Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:45:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Giải phóng quân Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hoà Chi đội 12 Trung đoàn 312  (Đọc 3284 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2021, 07:16:30 pm »

Tên sách: Lịch sử Giải phóng quân Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hoà Chi đội 12 Trung đoàn 312 - 1945 - 1949
Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
Năm xuất bản: 2001
Số hoá: ptlinh, quansuvn


Ban chỉ đạo:
   - Trung tướng PHAN TRUNG KIÊN (Trưởng ban)
   - Thiếu tướng LÊ THÀNH TÂM (Ủy viên)
   - Trung tướng TS. NGUYỄN THỚI BƯNG (Ủy viên)
   - Thiếu tưởng TỘ KÝ (Ủy viên)
   - Đại tá ĐINH VĂN HUỆ (Thư ký công trình)

Người viết:
   - Thượng tá TS. HỒ SƠN ĐÀI (chủ biên, chương kết luận)
   - Thượng tá HỒ SĨ THÀNH (chương mở đầu, chương một)
   - Đại tá TRẦN PHẤN CHẤN (chương hai, chương ba)

Tư liệu:
   - Đại tá NGUYỄN VĂN LAI
   - Thiếu tướng CAO LONG HỶ
 

LỜI GIỚI THIỆU


Giải phóng quân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, về sau phát triển thành Chi đội 12, rồi Trung đoàn 312 là đơn vị võ trang cách mạng được thành lập rất sớm ở miền Đông Nam Bộ từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Thành phần tham gia Giải phóng quân đa số là thanh niên nông dân ngoại thành phía bắc, tây bắc Sài Gòn, giàu lòng yêu nước và ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc. Điều đặc biệt là, Giải phóng quân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa được đồng chí Lê Duẩn chỉ đạo xây dựng ngay từ đầu và có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chí huy gồm toàn những đảng viên kỳ cựu, những cán bộ cốt cán từng được trui rèn trong quả trình vận động cách mạng 1930-1945, trong các nhà tù đế quốc Côn Đảo, Bà Rá, Tà Lài, có bản lĩnh kinh nghiệm hoạt động cách mạng và uy tín cá nhân cao. Vì vậy ngay từ những ngày đầu thành lập, đơn vị đã tập hợp được đông đảo thanh niên địa phương từ các huyện thuộc tỉnh Gia Định, tỉnh Chợ Lớn và công nhân, học sinh, trí thức từ thành phố Sài Gòn.


Tồn tại trong vong bốn năm (11-1945 - 11-1949), Giải phóng quân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, Chi đội 12, Trung đoàn 312 đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trên các mặt trận phục vụ kháng chiến, bám trụ giữ vững địa bàn, làm nòng cốt cho phong trào chiến tranh nhân dân phát triển trên một hướng chiến lược vùng ven đô, xây dựng cơ sở chính trị, cơ sở kinh tế kháng chiến từ bên ngoài vào đến nội đô Sài Gòn, xây dựng và bảo vệ căn cứ địa và hành lang vận tải liên lạc cho Nam Bộ, cho Khu 7, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn và tỉnh Gia Định. Trong vô vàn gian khổ ác liệt, các thế hệ cán bộ chiến sĩ của đơn vị vẫn một mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, bền bỉ và dũng cảm chiến đấu, công tác, góp phần xây tạo nên những truyền thống vẻ vang của đơn vị, của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.


Sau ngày Trung đoàn 312 được sắp xếp lại trong các tổ chức đơn vị mới (11-1949), cán bộ chiến sĩ của đơn vị vẫn hăng hái tiếp tục chiến đấu, công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cương vị mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiều cán bộ, chiến sĩ của Giải phóng quân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa năm xưa, nay đã trưởng thành, trở thành những cán bộ cao cấp, những tướng lĩnh trong bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước và Quân đội.


Từ trước đến nay, lịch sử xây dựng, công tác và chiến đấu của Giải phóng quân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, Chi đội 12, Trung đoàn 312 mới chỉ được đề cập rải rác, cục bộ trong các công trình tổng kết chiến tranh, biên soạn lịch sử quân sự của Quân khu 7 và các địa phương thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Chưa có một công trình lịch sử nào nghiên cứu trình bày một cách hệ thống, toàn diện quá trình hình thành, phát triển của đơn vị trên tất cả các mặt xây dựng, chiến đấu, công tác và xuyên suốt các giai đoạn lịch sử. Trong khi đó, tư liệu thành văn (gốc) còn lại không nhiều, tư liệu trí nhớ (nhân chứng lịch sử) đang ngày càng mai một đi.


Việc nghiên cứu biên soạn cuốn “Lịch sử Giải phóng quân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, Chi đội 12, Trung đoàn 312 (1945-1949)” trước hết nhằm đáp ứng nguyện vọng tha thiết của đông đảo cựu chiến binh và thân nhân các cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, của cố Thiếu tướng Tô Ký, vị chỉ huy, người Anh Cả kính mến của Giải phóng quân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa; để ghi nhớ công ơn những người đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc; để góp phần giáo dục lịch sử truyền thống cho thế hệ trẻ; và sau cùng, để qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ xây dựng lực lượng võ trang, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện lịch sử hiện nay.


Trong thời gian chưa đầy một năm, bộ phận nghiên cứu biên soạn đã cố gắng sưu tầm gom góp tư liệu, đối chiếu thẩm định từ nhiều nguồn lưu trữ khác nhau, bước đầu trình bày một cách hệ thống và tương đối đầy đủ quá trình lịch sử xây dựng, chiến đấu và công tác của đơn vị. Tuy nhiên, vì những lý do nằm ngoài nỗ lực chủ quan của những người nghiên cứu biên soạn, chắc chắn cuốn sách còn thiếu nhiều chi tiết cần được tiếp tục bổ sung hoặc một số chi tiết cần được chỉnh lý hoàn thiện thêm. Dù sao, đây cũng là một công trình nghiên cứu lịch sử được thực hiện công phu, có sự góp sức của nhiều nhân chứng lịch sử, và về cơ bản, đáp ứng được những yêu cầu cần có đối với một đề tài khoa học lịch sử quân sự.


Với ý nghĩa ấy, tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn “Lịch sử Giải phóng quân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, Chi đội 12, Trung đoàn 312 (1945-1949)” cùng đông đảo bạn đọc.


Tháng 9 năm 2000
Trung tướng PHAN TRUNG KIÊN
ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
TƯ LỆNH QUÂN KHU 7
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2021, 07:53:48 pm »

Chương mở đầu
CHIẾN TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢI PHÓNG QUÂN
HÓC MÔN - BÀ ĐIỂM - ĐỨC HÒA


Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa là địa danh thuộc hai tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, nằm ở trung tâm miền Đông Nam Bộ.


Miền Đông Nam Bộ là cụm danh từ chỉ vùng đất phía đông của Nam Bộ, gồm Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh (theo sự phân chia địa lý hành chính năm 1945).


Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), miền Đông Nam Bộ là chiến trường trọng điểm của Nam Bộ, được tổ chức thành hai khu: Khu 7 và khu Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tỉnh Gia Định nằm trong khu Sài Gòn - Chợ Lớn, án ngữ một địa bàn quan trọng bao quanh thành phố Sài Gòn từ các mặt tây bắc, bắc, đông và đông nam, gồm các quận Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè; nằm trên vùng đất miền Đông Nam Bộ, nơi ra đời của Giải phóng quân liên quận Hóc Món - Bà Điểm (thuộc tỉnh Gia Định) và Đức Hòa (thuộc tỉnh Chợ Lớn).


Hóc Môn là một trong bốn quận của tỉnh Gia Định (Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè), nằm về phía tây bắc thành phố Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 20km.

Suốt dọc chiều dài phía đông của Hóc Môn1 (Ngày nay Hóc Môn chia thành huyện Củ Chi, Hóc Môn và quận 12) là sông Sài Gòn, dài 17 km, làm ranh giới tự nhiên giữa hai quận: Hóc Môn và Thuận An2 (Ngày nay Thuận An bao gồm các quận Lái Thiêu, Dĩ An (Thủ Dầu Một)) (Bình Dương). Ngoài ra còn có nhiều sông rạch nhỏ với các hệ thống kinh mương chằng chịt khắp huyện như: rạch Bến Cát, rạch Bà Hồng, Rạch Tra, kinh cầu Xáng từ Rạch Tra chảy qua cầu Bông đến cầu An Hạ (Đức Hòa - Long An). Sông ngòi trong quận chiếm 1/3 đất đai, bồi đắp phù sa cho những ruộng vườn dọc ven sông bôn mùa đều có hoa quả xanh tươi màu mỡ. Trong quá trình cách mạng, việc qua lại bằng giao thông thủy đã đóng góp lớn cho các cuộc kháng chiến chống xâm lược, của địa phương.


Hóc Môn có các tuyến đường bộ quan trọng như quốc lộ 1 cũ (nay là quốc lộ 22), xuất phát từ thành phố đi Tây Ninh sang Cam-pu-chia. Tỉnh lộ 15 từ tỉnh lỵ Gia Định (nay là quận Bình Thạnh) chạy qua Hóc Môn 7 km, từ cầu Đông Hưng Thuận (Chợ cầu) đến cầu Xáng lên các xã, huyện Củ Chi. Các tỉnh lộ 9, 14, 16, hương lộ 1, hương lộ 12 chia ngang xẻ dọc khắp các xã trong huyện và sang các huyện bạn thuộc các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Dương... Do giao thông thủy bộ thuận lợi nên việc tiếp xúc giữa huyện với thành phố và các tỉnh bạn dễ dàng, nhanh chóng.


Huyện Hóc Môn nằm trên vành đai ngoại ô của thành phố Sài Gòn, là một địa bàn giao thông chuyển tiếp quan trọng cho việc giao lưu hàng hóa, việc tiếp xúc mọi hoạt động của thành phố về quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội với các tỉnh bạn.


Hóc Môn chia làm ba vùng: Vùng đất gò, vùng đất triền và vùng đất trũng. Vùng đất gò và vùng đất triền gồm các xã xung quanh thị trấn. Hai vùng này có nhiều ruộng lúa, hoa màu, vườn trầu, tre trúc, và vườn cao su... Vùng trũng ven sông Sài Gòn chạy suốt dọc phần đất phía đông bắc với nhiều sông rạch chi chít. Đất đai khá phì nhiêu, màu mỡ, có nhiều ruộng lúa, mía, vườn cây ăn quả... Địa hình rất thuận lợi cho hoạt động cách mạng nên đã từng được chọn làm nơi đặt cơ quan đầu não của các đồng chí Trung ương, Xứ ủy, Tỉnh ủy Gia Định, lấy nơi đây làm cơ sở cho hoạt động cách mạng chỉ đạo chung cho thành phố và các tỉnh. Nơi đây, năm 1930 cũng đã có những chi bộ Đảng đầu tiên thuộc Đảng bộ huyện Hóc Môn ra đời và không ngừng phát triển.


Từ năm 1950 trở về trước, Hóc Môn (gồm cả quận 12 và huyện Củ Chi ngày nay) có 4 tổng và 25 xã, là một trong bốn quận của tỉnh Gia Định cũ. Phía bắc quận (Củ Chi hiện nay) là vùng đất cao, có nhiều rừng rộng hàng trăm héc ta trải dài tiếp giáp với các huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), Bến Cát (Bình Dương), nối liền Hóc Môn với các căn cứ kháng chiến lớn nổi tiếng của nghĩa quân thời chống Pháp như vùng bưng. Từ Vườn Điều (Xuân Thới Sơn), có thể nối với bưng Tràm Lạc (Mỹ Hạnh - Đức Hòa), vượt sông Vàm Cỏ Đông rồi xuống tận Đồng Tháp Mười, về phía tây có vùng bưng Xuân Thới Tây, Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhứt tiếp giáp vùng Gò Mây, Vĩnh Lộc (Bình Chánh), có nhiều rừng cây thấp mênh mông như giồng Bằng Lăng nổi tiếng. Vùng rừng từ Tân An Hội chạy dài đến Truông Mít, tiếp cận vùng núi Bà Đen (Tây Ninh) và biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Những cánh rừng này là nguồn lợi đáng kể bị bọn thực dân Pháp độc chiếm chuyển thành những rừng cao su để thu lợi. Các khu rừng trên đây, ngày xưa là nơi trú ẩn hoạt động của nghĩa quân Trương Định rồi Trương Quyền để chống quân xâm lược Pháp. Sau khi Trương Định rút về Gò Công thì một bộ phận nghĩa quân Hóc Món, Củ Chi, Bến Cát rút về lập căn cứ ở núi Cậu; sau đó bị bọn phản bội dẫn quân Pháp ở Thủ Dầu Một lên tấn công. Năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, các chiến sĩ cộng sản đã rút về đây để củng cố lực lượng chiến đấu. Trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các vùng rừng này là những căn cứ địa vững chắc của quân, dân tỉnh Gia Định. Ở phía đông, vượt sông Sài Gòn là sang địa phận huyện Thuận An và Bến Cát của Bình Dương, nối liền Hóc Môn với các căn cứ kháng chiến hiểm trở nổi tiếng ở miền Đông Nam Bộ như chiến khu Bời Lời, Dương Minh Châu (Tây Ninh), chiến khu Đ (Đồng Nai), chiến khu Long Nguyên (Thủ Dầu Một).


Có thể nói huyện Hóc Môn kết hợp với các huyện Gò Vấp, Đức Hòa, Trảng Bàng, Bến Cát, Bình Chánh... tạo thành một khu vực chiến lược có tầm quan trọng sống còn đối với lực lượng cách mạng, tiên thoái đều thuận lợi1 (Căn cứ 4 xã Bình Mỹ, Bình Lý, Tân Mỹ, Đông Thạnh (hai bên Rạch Tra) và một phần làng Tân Thới Tam, Tân Thới Tứ, Tân Hiệp, Xuân Thới Sơn. Riêng xã Tân Xuân xây dựng được xã chiến đấu có địa đạo, có hàng rào sát quốc lộ 1, cách giếng nước Tân Thới Nhì 500m). Vì thế nên Hóc Môn còn được gọi là “vành đai đỏ” trong thời kỳ bí mật chống thực dân Pháp ở vùng ngoại vi Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2021, 07:54:57 pm »

Dân cư Hóc Môn mang những nét bản chất của người dân Nam Bộ. Họ là những người nông dân Việt Nam từ các miền Trung, Bắc, vì không chịu nổi áp bức bóc lột của bọn phong kiến Trịnh, Nguyễn, vì nghèo đói cơ cực quá không sống nổi nên đã rời bỏ quê hương di chuyển vào phương Nam tìm vùng đất mới để tạo dựng cuộc sống tự do, no ấm.


Người dân Hóc Môn xưa đã phải lao động gian khổ chống các thú dữ, chống với thiên nhiên khắc nghiệt, ra sức khai phá các rừng rậm, bãi hoang, chịu khó trồng tỉa, chăn nuôi, tạo những vùng đất hoang vu này trở thành những vùng đất canh tác màu mỡ.


Người dân sống chủ yếu là nghề nông, trồng lúa khoai và hoa màu rồi dần dần phát triển trồng cây ăn quả, đặc biệt là trồng trầu cau thành những vườn xanh tốt.

Bà Điểm nằm trong xã Tân Thới Nhứt quận Gò Vấp xưa. Bà Điểm lại ở sát cánh với huyện Hóc Môn, thuộc phần đất của 18 thôn Vườn Trầu, về địa lý hành chính liên quan mật thiết với Hóc Môn, nằm sát nách Sài Gòn, là cửa ngõ ra vào thành phố về phía tây bắc. Bà Điểm, Hóc Môn thuộc tỉnh Gia Định. Đầu thế kỷ XIX, đời vua Minh Mạng triều Nguyễn, Hóc Môn - Bà Điểm được gọi chung là 18 thôn Vườn Trầu. Khi đó 18 thôn Vườn Trầu phần lớn nằm trên đất Hóc Môn - Gò Vấp - Đức Hòa, dân cư trù phú, có nhiều vườn trầu, và nơi đây cũng trở thành vùng chuyên canh trồng trầu, cau.


Lịch sử 18 thôn Vườn Trầu gắn liền với sự phát triển vùng Sài Gòn, (tức Bến Nghé) của người Việt. Khi hình thành 18 thôn Vườn Trầu thì xung quanh vùng này còn là rừng rậm, có nhiều cọp beo nên đã nổi tiếng là “cọp dữ như cọp Vườn Trầu” và rất nhiều thú dữ khác.


Khi nói về lịch sử đấu tranh ngày xưa, Bà Điểm (có thời là quận Bà Điểm) thường được gọi chung với quận Hóc Môn trong tên gọi Mười tám thôn Vườn Trầu.

Quận Đức Hòa là địa phương thứ ba trong các địa phương hình thành liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Làng Mỹ Hạnh quận Đức Hòa là nơi diễn ra lễ ra mắt của Giải phóng quân liên quận.

Quận Đức Hòa trước năm 1945 là một trong bốn quận của tỉnh Chợ Lớn (gồm Cần Giuộc, Thủ Thừa, Đức Hòa, Trung Quận).

Tháng 10 năm 1945, khi Nam Bộ chia thành ba khu, thì tỉnh Chợ Lớn thuộc Khu 7 và Đức Hòa là một trong bốn quận của tỉnh Chợ Lớn (Đức Hòa, Trung Quận, Cần Giuộc và Cần Đước).

Ngày nay huyện Đức Hòa là một trong 14 huyện, thị của tỉnh Long An. Trung tâm Đức Hòa cách Tân An khoảng 40 km về hướng bắc, cách Sài Gòn 30 km về hướng tây.

Phía bắc Đức Hòa giáp huyện Củ Chi, Trảng Bàng (Tây Ninh), phía đông giáp huyện Hóc Môn, Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh), phía nam giáp huyện Bến Lức, phía tây là sông Vàm Cỏ Đông và giáp huyện Đức Huệ của tỉnh Long An.


Địa hình Đức Hòa chia làm 3 khu vực: phía tây, giáp sông Vàm Cỏ dáng đất thấp, nhiều khu vực lầy lội và nhiều kênh rạch nhỏ. Ở giữa là vùng đất “giồng” tương đối cao ráo có nhiều làng mạc với các lũy tre xanh bao bọc, phía đông bắc là vùng đất thấp giáp thành phố Hồ Chí Minh.


Nhìn chung, địa hình địa thế Đức Hòa mang nhiều tính chất của đồng bằng miền Đông Nam Bộ, có pha trộn một số nét của đồng bằng Tây Nam Bộ.

Giao thông thủy ở Đức Hòa khá thuận lợi với sông Vàm Cỏ khá lớn chạy dọc suốt chiều dài của huyện và nhiều kênh rạch nhỏ hơn từ đó chạy sâu vào các cánh đồng, vừa dẫn nước tưới tiêu vừa là đường vận chuyển khá tốt bằng xuồng ghe.


Giao thông đường bộ ở Đức Hòa khá phát triển với trục lộ số 10 chạy giữa trung tâm và suốt chiều dài huyện. Đức Hòa còn có lộ số 6, lộ số 7 số 8 số 9 cắt ngang lộ số 10 và cách nhau tương đối đều tạo thành một mạng lưới giao thông khá cân đối trên tất cả các vùng của huyện. Lộ số 9 nối với lộ số 31 thông ra quốc lộ số 1A.


Đức Hòa có mối giao lưu kinh tế - xã hội tương đối rộng rãi trong vùng. Nhiều người dân Đức Hòa có mối thân tộc với dân ở Hóc Môn, Tân Bình, Bình Chánh, Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, xét về mặt địa lý hành chính, Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa đều là những vùng đất của miền Đông Nam Bộ. Ba địa phương ở gần sát bên nhau, sát nách trung tâm Sài Gòn, cách Sài Gòn 20 đến 30 km. Hóc Môn - Bà Điểm nằm ở hướng bắc, Đức Hòa cách Sài Gòn 30 km về hướng tây.


Từ Hóc Môn - Bà Điểm đến Đức Hòa có thể đi bằng đường bộ, (lộ 10, lộ 8, lộ 9, lộ 7) và có đường liên tỉnh lộ thông ra quốc lộ số 1 bằng đường thủy từ Hóc Môn - Bà Điểm nhờ sông Sài Gòn chảy qua cầu Bông đến cầu An Hạ. Từ Đức Hòa, theo sông Vàm Cỏ có thể vận chuyển bằng xuồng ghe đến các huyện bạn một cách dễ dàng, nhanh chóng.


Về đặc điểm địa lý quân sự, do đặc điểm địa lý hành chính sát nách Sài Gòn, lại có những điều kiện thuận lợi về mặt hành chính, đi lại thuận lợi dễ dàng bằng các loại phương tiện thủy, bộ... nên Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa là những địa bàn quan trọng cho hoạt động cách mạng sau này.


Cư dân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa mang đặc điểm truyền thống của nhân dân Nam Bộ. Họ đều là những người dân từ Bắc, Trung di cư vào Nam để tránh cuộc phân tranh đẫm máu giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn (thế kỷ thứ XVI). Những người dân tha phương đã đoàn kết với nhau vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, đấu tranh với thú dữ, và chiến đấu chống bệnh tật, có truyền thống yêu thương nhau “lá lành đùm lá rách” để sống và tồn tại. Trong cuộc sống họ đã từng đoàn kết bên nhau chống lại kẻ thù.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2021, 07:27:05 pm »

Nhân dân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa vốn có truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh anh dũng chống kẻ thù xâm lược.

Từ năm 1859, quân xâm lược Pháp nổ súng lần đầu tiên tiến công thành Gia Định. Nhân dân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa gia nhập nghĩa quân do những người yêu nước chiêu mộ, tiêu biểu nhất là nghĩa quân do Trương Định lãnh đạo, đã đánh địch ngay tại trung tâm Gia Định. Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa là những căn cứ của quân nổi dậy; giúp nghĩa quân Trương Định đánh tan đồn Thuận Kiều.


Sau đó, nhân dân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa tiếp tục ủng hộ các cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Anh Thủ (1871) và Phan Công Hớn (1885) lãnh đạo.

Từ đầu thế kỷ XX, những tư tưởng cách mạng cấp tiến đã bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam. Do vị trí sát Sài Gòn và có địa thế lợi hại nên Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa trở thành địa bàn hoạt động khá mạnh của các nhóm và các tổ chức có tư tưởng tiến bộ. Tổ chức đầu tiên có tinh thần yêu nước hoạt động ở Gia Định - Chợ Lớn là hội kín Phan Xích Long lây tên là “Thiên Địa Hội”. Tổ chức này đã tập hợp khá rộng rãi những người nông dân yêu nước chống thực dân Pháp.


Đêm ngày 23 tháng 3 năm 1913, nghĩa quân vùng ngoại thành Hóc Môn - Bà Điểm cùng các tỉnh lân cận đột nhập vào nội thành tiến công một số cơ sở của Pháp như Sở thanh tra, Khám lớn Sài Gòn...

Đêm ngày 14 tháng 2 năm 1916 nghĩa quân dự kiến tiến công dinh thống đốc Nam Kỳ, Khám lớn Sài Gòn giải thoát cho Phan Xích Long nhưng kế hoạch bại lộ, bị đàn áp dữ dội và tan rã.

Năm 1925, nhà trí thức yêu nước Nguyễn An Ninh về nước để tuyên truyền tư tưởng cách mạng, ông đã chọn ngay Đức Hòa làm địa bàn hoạt động của mình. Nguyễn An Ninh đã gặp những người yêu nước ở Thiên Địa Hội. Những buổi lễ “trích máu ăn thề”, “kết nghĩa huynh đệ” của ông với những người yêu nước đã diễn ra ở Đức Hòa.


Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa cũng là nơi diễn ra mạnh mẽ phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh, đòi thả cụ Phan Bội Châu (1926)... là địa bàn hoạt động quan trọng của hội kín Nguyền An Ninh (1926 - 1929).


Có thể nói các phong trào trước khi có Đảng lãnh đạo đã diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, trong đó nổi bật ở các huyện Đức Hòa (Chợ Lớn) và Hóc Môn - Bà Điểm (Gia Định). Các phong trào yêu nước đã khơi sâu lòng căm thù sâu sắc đối với thực dân Pháp và tay sai, khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân, tạo nên những tiền đề hết sức thuận lợi cho việc tập hợp, tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.


Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ ở Gia Định, Chợ Lớn và các địa bàn miền Đông Nam Bộ. Đức Hòa là một trong những nơi ra đời các chi bộ Đảng đầu tiên ở Nam Bộ và trở thành căn cứ và nơi hoạt động của Xứ ủy. Ở Hóc Môn - Bà Điểm nổi lên cuộc đấu tranh chống sưu thuế của nông dân (tháng 6 năm 1930)... đã làm cho kẻ thù hoảng sợ. Ngày 4 tháng 6 năm 1930, 2000 công nhân Đức Hòa biểu tình đòi thực dân Pháp giảm sưu thuế, không được áp bức công nhân (do đồng chí Châu Văn Liêm, Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn lãnh đạo).


Ngày 1 tháng 8 năm 1930, Đảng bộ Gia Định chủ trương một cuộc đấu tranh bằng đồng khởi ở hai quận Hóc Môn - Bà Điểm. Từ đây, nhân dân Hóc Môn - Bà Điểm càng thêm khăng khít bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.


Sang đầu năm 1931, phong trào đấu tranh của quần chúng ở vùng nông thôn Hóc Môn - Bà Điểm - Gò Vấp vẫn diễn ra sôi nổi.

Từ những năm 1930-1931, phong trào đấu tranh của nhân dân Gia Định - Chợ Lớn lên rất cao, nhất là vùng Hóc Môn - Bà Điểm (Gò Vấp), Đức Hòa, các tổ chức Đảng phát triển nhiều đảng viên, cơ sở quần chúng ở địa phương như Nông hội đỏ càng tập trung thêm nhiều nông dân tích cực, quần chúng rất tin tưởng vào sức mạnh của Đảng, qua đó cơ sở quần chúng của Đảng được phát triển lan ra khắp vùng.


Cao trào 1932-1935, tình hình địa phương Hóc Môn - Bà Điểm rất căng thẳng, đế quốc Pháp đàn áp khủng bố cộng sản gay gắt càng làm cho khí thế đấu tranh của quần chúng ngày một tăng lên. Chúng tăng cường bộ máy cai trị, đưa tên cò Bataille khét tiếng, trưởng bót và tên Rigaut, phó bót cùng một tiểu đội lính Pháp về đóng tại Bà Điểm, hòng ngăn chặn sự đấu tranh của quần chúng mà chúng cho Bà Điểm là trung tâm của cộng sản.


Làn sóng khủng bố của thực dân Pháp đã tràn qua vùng Hóc Môn - Gò Vấp, làm cho một số tổ chức cơ sở bị tan rã, một số cán bộ, đảng viên bị bắt nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì Đảng khôi phục lại ngay, tổ chức Đảng ở cơ sở các làng vẫn được giữ vững và phát triển.


Trong cao trào 1936-1939, Bà Điểm, 18 thôn Vườn Trầu đã được Đảng chọn làm căn cứ địa cách mạng của Trung ương để lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước.

Trong thời gian từ năm 1936 đến năm 1939, Trung ương Đảng đóng trụ sở tại Bà Điểm và mở nhiều cuộc hội nghị quan trọng nhưng không một đồng chí nào bị lộ, bị địch bắt tại đây; các đảng viên cơ sở và những quần chúng tốt đã đảm bảo bí mật và an toàn tuyệt đối cho các đồng chí Trung ương.


Cũng trong thời gian này ba địa phương: Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa hình thành một “vành đai đỏ” ở phía tây bắc Sài Gòn. Vành đai đấu tranh cách mạng ấy đã làm cho quân Pháp tốn không ít công sức để đối phó.


Những năm 1936-1939 là thời kỳ đấu tranh rất sôi nổi ở Gia Định (Hóc Môn - Bà Điểm) và Chợ Lớn (Đức Hòa). Đảng bộ đã vận dụng khá sáng tạo và linh hoạt sự chuyến hướng chỉ đạo chiến lược mục tiêu đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, chống phát xít nhưng trong tình hình cụ thể, Đảng bộ đã nhạy bén khai thác được những vấn đề nổi cộm nhất: ở Đức Hòa là quyền lợi của người trồng thuốc lá và trồng mía: Đòi quyền tự do trồng cây thuốc lá không hạn chế số lượng, đòi bỏ thuế đoan và thuế đi lại đối với người buôn bán thuốc lá; đòi bỏ thuế đoan và môn bài đối với loại thuốc đã xắt thành sợi. Cuộc đấu tranh đã thu được thắng lợi. Sau đó là cuộc đấu tranh của những người trồng mía đòi tăng giá mía. Cuộc đấu tranh của bà con nông dân được sự đồng tình ủng hộ của công nhân hãng đường và những người khuân vác, chuyên chở mía. Có được sự phối hợp hành động nhịp nhàng giữa bên ngoài và bên trong là do có sự chỉ đạo của huyện ủy về sự kết hợp giữa chi bộ nhà máy và “Nông hội đỏ”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2021, 07:28:06 pm »

Ở Hóc Môn - Bà Điểm, nhiều cuộc biểu tình của quần chúng nổ ra rầm rộ ở trong huyện, kết hợp với các cuộc biểu tình của công nhân hãng Ba Son. Bà con nông dân Hóc Môn - Bà Điểm đã tích cực đóng góp giúp đỡ công nhân kéo dài các cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi, thể hiện sự liên minh chặt chẽ giữa nông dân và công nhân, giữa nội thành, ngoại thành Sài Gòn - Gia Định trong cuộc đấu tranh chung giành thắng lợi.


Năm 1938, được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Gia Định, quần chúng ba quận Hóc Môn, Gò Vấp, Đức Hòa phối hợp biểu tình kéo vào thị trấn Hóc Món đấu tranh đòi giảm thuế, đòi thi hành các quyền tự do dân chủ, đòi địa chủ giảm tô và chống bắt lính.


Phong trào Đông Dương Đại hội (1936-1939) có ý nghĩa to lớn, đã tập hợp đông đảo quần chúng tại địa phương vào trận tuyến mới của Đảng sau thời gian phong trào tạm lắng (1932-1935). Chính thắng lợi của phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng hoạt động được trong điều kiện lúc bấy giờ mà vẫn bảo đảm được an toàn cơ sở.


Qua các cuộc biểu dương lực lượng và đấu tranh của quần chúng, uy tín của Đảng ta thêm sâu rộng, trình độ giác ngộ chính trị và trình độ của quần chúng được nâng cao. Với phong trào Đông Dương Đại hội, Đảng đã tập hợp quần chúng, tập dượt họ, kiểm nghiệm họ để chuẩn bị cho cao trào đấu tranh mới. Các cơ sở Đảng ở Hóc Môn, Bà Điểm và Đức Hòa phát triển nhanh chóng, một lần nữa ba địa phương đã sát cánh bên nhau dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong các cuộc biểu tình, đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động.


Năm 1940 Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa lại sát cánh bên nhau kiên cường bất khuất trong khởi nghĩa Nam Kỳ. Tháng 11 năm 1940, các ủy ban khởi nghĩa quận tống đều họp kiểm tra sự chuẩn bị và đặt kế hoạch cho từng địa phương.


Quận Hóc Môn có nhiệm vụ vào quận lỵ tuyên truyền vận động quần chúng trong thị trấn, kêu gọi binh lính đi với cách mạng, triệt hạ đồn Hóc Môn và tiêu diệt bọn gian ác, đồng thời tiếp ứng cho Sài Gòn.

Quận Gò Vấp chịu trách nhiệm diệt bót Bà Điểm, bót Vườn Tiêu Tân Sơn Nhất, bót ngã năm Vĩnh Lộc; ngoài ra còn nhiệm vụ đưa quân vào tiếp ứng cho Sài Gòn.

Quận Đức Hòa có nhiệm vụ cướp chính quyền ở địa phương và chi viện cho Sài Gòn để phối hợp với cuộc binh biến của binh sĩ đồn Ô-ma.

Ngày 20 tháng 11 năm 1940, Thường vụ Xứ ủy ra lệnh khởi nghĩa. Thời gian khởi nghĩa được xác định vào đêm ngày 22 tháng 11 năm 1940. Lệnh đã gửi đi các tỉnh trong toàn xứ thì trưa ngày 23 tháng 11 năm 1940, đồng chí Phan Đăng Lưu ở ngoài Bắc vào, mang chỉ thị của Trung ương hoãn cuộc khởi nghĩa, nhưng lệnh khởi nghĩa đã xuống đến các cơ sở, không thể thu hồi lại được, nên cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã nổ ra. Trước giờ khởi nghĩa, các đồng chí lãnh đạo xứ và thành ủy đều bị bắt. Một số đảng viên phản bội đầu hàng đã khai báo với địch về chủ trương khởi nghĩa nên kế hoạch đã bị lộ.


Gia Định, Chợ Lớn và các vùng xung quanh thành phố, đêm ngày 22 tháng 11 năm 1940 vẫn tiến hành khởi nghĩa vì không bắt được liên lạc với Thành ủy và Xứ ủy.

Tại quận Gò Vấp, nghĩa quân đã tấn công các đồn bót địch Lăng Cha Cả, bót Vườn Tiêu, bót ngã năm Vĩnh Lộc và bót Phú Lâm...

Quận Hóc Môn huy động một lực lượng lớn quần chúng tham gia khởi nghĩa, cùng lực lượng nghĩa quân của 4 tổng chia thành 4 mũi tấn công áp sát dinh lũy tên quận trưởng Hóc Môn...

12 giờ đêm ngày 22 tháng 11 năm 1940, các cánh nghĩa quân tiến công đồn Hóc Môn. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, ta làm chủ tình hình, nhưng đến 4 giờ sáng thực dân Pháp cho hai đội quân từ Thủ Dầu Một và Gia Định đến giải vây.


Ở Đức Hòa, huyện ủy chủ trương tiếp cận thị trấn ngã ba Chùa Ông, sau đó trừ diệt một số tên ác ôn. Đến sáng ngày 23 tháng 11, quân Pháp đưa về thị trấn Đức Hòa một đại đội lính lê dương cùng xe bọc thép, máy bay yểm trợ mở cuộc càn vào xã Đức Hòa và vùng ven thị trấn.


Cũng như Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa và một số vùng Sài Gòn - Gia Định, cuộc khởi nghĩa không thành và bị thực dân Pháp khủng bố, trả thù đẫm máu.

Trước tình hình đó, để bảo tồn lực lượng, quận ủy Đức Hòa buộc phải phân tán lực lượng, chỉ để lại một số đồng chí còn giữ được bí mật ở lại bám cơ sở, số còn lại chia làm hai cánh.

Cánh thứ nhất do bí thư Nguyễn Văn Yến và đồng chí Huỳnh Văn Một chỉ huy rút về giồng Bốt, qua Hóc Môn - Bà Điểm rồi về Truông Mít - Tây Ninh.

Cánh thứ hai ít người hơn, do phó bí thư Lê Văn Lao chỉ huy rút về Mô Ba Làng - Hậu Thanh rồi nhập với nghĩa quân Thủ Thừa - Bến Lức, Trung Quận. Cánh quân do bí thư Nguyễn Văn Yên của Đức Hòa rút về Hóc Môn, gặp cánh quân quận Gò Vấp cũng rút về đây. Ba lực lượng Đức Hòa, Gò Vấp, Hóc Môn rút về làng Mỹ Hạnh (quận Đức Hòa - Chợ Lớn), được nhân dân tiếp tế lương thực, thực phẩm. Một cuộc họp giữa lãnh đạo và chỉ huy ba lực lượng được tổ chức để bàn việc thống nhất lực lượng.


Sau đó cánh lực lượng nghĩa quân Hóc Môn, Gò Vấp, Đức Hòa rút về rừng cao su Phước Vĩnh An (quận Hóc Môn). Ban lãnh đạo chỉ huy ba quận nhât trí cử ra Ban chi ủy Đảng để lãnh đạo gồm 7 đồng chí (2 đồng chí của tỉnh ủy và cán bộ xứ, 2 đồng chí của Đức Hòa, 1 đồng chí của Gò Vấp và 2 đồng chí của Hóc Môn), do đồng chí Nguyễn Văn Mùi (tức Hà Đăng Nam) làm bí thư và đồng chí Đặng Văn Cơ (Tỉnh ủy viên Gia Định làm phó bí thư).


Lực lượng nghĩa quân thống nhất ba quận Hóc Môn, Gò Vấp, Đức Hòa gồm khoảng 150 chiến sĩ (có 1 nữ) với 30 súng trường, 8 súng lửa và các loại lười lê, dao mác, một ít đạn và các dụng cụ khác.

Lực lượng nghĩa quân hoạt động đến cuối tháng 12 năm 1940 thì nhận được chỉ thị của Xứ ủy Nam Kỳ (do nữ đồng chí Nguyễn Thị Sao đưa đến) phân tán để trở về địa phương.

Như vậy, một lần nữa ba địa phương đã tổ chức thành một liên quân thống nhất dưới sự chỉ huy của một ban chi ủy Đảng lãnh đạo, tạo tiền đề cho việc tổ chức lực lượng sau này.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2021, 07:28:44 pm »

Phong trào cách mạng tạm lắng xuống do cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, các cơ sở Đảng đa số bị phân tán, một số đảng viên trụ cột bị bắt.

Đến cao trào 1941-1945, Đảng bộ tích cực hoạt động khôi phục cơ sở. Chỉ mấy năm sau, Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa lại hoạt động trở lại, trở thành địa bàn hoạt động mạnh của các tổ chức yêu nước như Thanh niên tiền phong, Thanh niên giải phóng và nhiều tổ chức khác.


Năm 1944, trong tỉnh Gia Định, thực dân Pháp và tay sai tề ngụy, mật thám, tuy bề ngoài còn hoạt động mạnh, nhưng bên trong đã rất rệu rã. Bọn phát xít Nhật hung hãn, chúng chiếm đóng và nắm hết các vị trí quan trọng trong tỉnh, trong đó có Hóc Môn, Gò Vấp, Bà Điểm... Hàng ngày thường xảy ra những vụ lính Nhật hoành hành, hạch sách nhân dân ta, thỉnh thoảng có những vụ xung đột đánh nhau với lính Pháp. Tuy Nhật - Pháp có mâu thuẫn nhau ngày càng gay gắt, nhưng đối với cách mạng nước ta thì chúng cấu kết nhau chặt chẽ để tiêu diệt.


Đầu năm 1945, Ban cán sự tỉnh Gia Định bổ sung thêm một số đồng chí để củng cố tỉnh ủy, chỉ đạo các quận ủy chuẩn bị cho cách mạng nổ ra khi có thời cơ.

Cuối năm 1944, đầu năm 1945, tình hình trong và ngoài nước có những chuyển biến hết sức khẩn trương. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn kết thúc. Mâu thuẫn Nhật - Pháp ở Đông Dương ngày càng trở nên gay gắt.


Đêm ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, thay quyền thống trị ở Việt Nam dưới chiêu bài “cho Việt Nam độc lập”. Cách mạng Việt Nam lại một lần nữa dấy lên phong trào khởi nghĩa quyết liệt và rộng rãi khắp trong cả nước. Cho đến lúc này Đảng bộ Sài Gòn bước vào trực tiếp chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tổ chức Đảng thuộc Xứ ủy Giải phóng được bổ sung và củng cố lại. Mặt trận Việt Minh, vùng Hóc Môn, Bà Điểm, Đức Hòa phát triển mạnh mẽ.


Cũng trong tháng 3 năm 1945, hoạt động xây dựng lực lượng võ trang diễn ra sôi nổi. Nhân dân tự sắm sửa giáo mác, xà mâu và gậy tầm vông vạt nhọn, tự tìm cách lấy súng, đạn của Pháp Nhật tổ chức mò vớt súng của địch ở dưới sông, lấy súng của bọn lính làng, hội tề, địa chủ. Máy bay Mỹ bị Nhật bắn rưi tại Bàu Công gần chợ Hóc Môn 2 chiếc, Bà Trà - Tân Khánh 1 chiếc. Nhân dân tổ chức gỡ súng liên thanh trên những chiếc máy bay này để đánh giặc. Sau này khi chi đội sử dụng đại liên "trâu già”, giặc Pháp, Cao Đài, lính ngụy nghe tiếng súng nổ biết ngay gặp phải Chi đội 12. Các chi bộ Đảng tích cực hoạt động, củng cố tổ chức Đảng và các đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh như: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ lão cứu quốc.


Cùng với các đội võ trang chiến đấu của nông dân và công nhân, phong trào Thanh niên tiền phong ra đời và phát triển mạnh mẽ ở Gia Định, Chợ Lớn. Tại Đức Hòa tháng 4 năm 1945, Thanh niên tiền phong tổ chức đại hội có đến 10 ngàn người tham dự. Tháng 5 năm 1945, tổ chức Thanh niên tiền phong ra đời ở Hóc Môn - Bà Điểm.


Các đoàn thể Thanh niên tiền phong ngày đêm luyện tập đội ngũ, canh gác giữ gìn trật tự đường phố, tập hát những bài “Thanh niên hành khúc”, “Lên đàng”... hun đúc tinh thần yêu nước, nâng cao khí thế đấu tranh cho độc lập dân tộc, không khí hừng hực lửa chiến đấu.


Các quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa tổ chức “đội nghĩa quân Hóc Môn - Gò Vấp - Đức Hòa” (trong khởi nghĩa Nam Kỳ) bung ra võ trang tuyên truyền, tập hợp thêm lực lượng, sắm sửa vũ khí. Một bộ phận trong số họ gia nhập các tổ chức Thanh niên cứu quốc, Tự vệ chiến đấu và Thanh niên tiền phong ở địa phương. Một bộ phận tiếp tục duy trì tổ chức đơn vị du kích như cũ, phát triển lực lượng, sẵn sàng tham gia tổng khởi nghĩa.


Ngày 15 tháng 8 năm 1945, được tin Nhật đầu hàng đồng minh, ban cán sự quận Hóc Môn (tức quận ủy) trực tiếp chỉ đạo các đoàn thể theo dõi tình hình diễn biến hàng ngày để chuẩn bị cướp chính quyền.


Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Hà Nội cướp chính quyền thành công. Ngày 21 tháng 8 năm 1945, Xứ ủy triệu tập hội nghị ở Chợ Đệm lần thứ hai quyết định phát động khởi nghĩa, lấy Tân An làm thí điểm.

Ngày 20 tháng 8 năm 1945, Hóc Môn đã tổ chức mít tinh với hơn 1.000 quần chúng tham dự.

Ngày 24 tháng 8 năm 1945, Đức Hòa khởi nghĩa. Rạng sáng ngày 25 tháng 8, nhân dân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa cùng nhân dân Gia Định - Chợ Lớn kéo về Sài Gòn biểu tình, cướp chính quyền dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Gia Định.


Hai đoàn Hóc Môn - Bà Điểm nhập tại Tham Lương rồi kéo xuống Sài Gòn. Đoàn Đức Hòa gặp hai đoàn Hóc Môn - Bà Điểm tại đường Nô-rô-đôm (nay là đường Lê Duẩn), hợp thành một đoàn thống nhất của tỉnh. Cùng lúc đó các đoàn biểu tình của các quận Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè, Trung Quận, Lái Thiêu... và các đoàn của tỉnh Chợ Lớn, Tân An, Thủ Dầu Một, Biên Hòa... cùng hàng triệu nhân dân Sài Gòn tham dự mít tinh, tuần hành. Cả thành phố Sài Gòn là một biển người, một rừng cờ đỏ rực, những ngọn tầm vông nhọn cùng với giáo mác, súng gươm, bừng bừng khí thế khởi nghĩa, dạt dào niềm hạnh phúc của ngày độc lập đầu tiên.


Từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 8 năm 1945, các địa phương Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa đều giành chính quyền về tay nhân dân.

Cách mạng Tháng Tám thành công là một cuộc đổi đời, là kết quả của một quá trình vận động cách mạng từ năm 1930 đến năm 1945, trải qua 15 năm đầy hi sinh gian khổ, vượt qua mọi khó khăn thử thách, bất chấp sự đàn áp khủng bố khốc liệt của quân thù, nhất là trong khởi nghĩa Nam Kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa một lòng một dạ tin theo Đảng chấp nhận mọi hy sinh xương máu, dù nhà cửa tan nát, tính mạng thiệt hại, vẫn không sờn lòng nhụt chí. Những người dân của Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa đã khăng khít bên nhau, cùng đi theo Đảng, quyết bảo bọc nuôi nấng bảo vệ Đảng trong lúc Trung ương Đảng hoạt động tại địa phương. Ba địa phương sát cánh bên nhau, thống nhất trong một tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng đứng lên lật nhào bọn đế quốc phong kiến, góp phần làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2021, 07:25:28 pm »

Chương một
GIẢI PHÓNG QUÂN HÓC MÔN - BÀ ĐIỂM - ĐỨC HÒA
(11-1945 - 3-1946)


I. NAM BỘ KHÁNG CHIẾN, SỰ RA ĐỜI CỦA GIẢI PHÓNG QUÂN HÓC MÔN - BÀ ĐIỂM - ĐỨC HÒA

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, nhân dân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa cùng nhân dàn Gia Định - Chợ Lớn phấn khởi hân hoan kéo về Sài Gòn dự cuộc mít tinh mừng lễ tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Nôrôđôm (sau nhà thờ Đức Bà) và diễu hành biểu dương sức mạnh quật khởi của quần chúng nhân dân Nam Bộ quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của Tố quốc.


Nhưng niềm vui mừng chưa tận hưởng thì bọn thực dân Pháp được quân Anh dung dưỡng đã từ trên lầu cao bắn nhiều phát súng xuỐng đoàn biểu tình đang tuần hành làm chết một chiến sĩ và bị thương một số người. Hàng triệu người đang có mặt rất phẫn nộ và hiểu ngay rằng đây là hành động của bọn thực dân Pháp âm mưu quay trở lại xâm chiếm Đông Dương. Lập tức, đội võ trang thanh niên xung phong và quần chúng xông lên vây bắt hàng trăm tên Pháp và bọn phản động, tước súng và đưa đi giam giữ.


Gần một thế kỷ bị nô lệ, bị áp bức bóc lột đến tận xương tủy bởi thực dân Pháp rồi phát xít Nhật, nhân dân Hóc Môn - Bà Điểm (Gia Định), Đức Hòa (Chợ Lớn) đã vùng lên cùng nhân dân Nam Bộ bẻ gãy xiềng xích nô lệ, đánh đổ hai kẻ thù Pháp - Nhật, giành lại độc lập tự do. Nỗi vui sướng và niềm tự hào của nhân dân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa cùng toàn thể dân tộc Việt Nam trong những ngày hội non sông rạng rỡ thì bọn thực dân Pháp được quân Anh giúp sức, âm mưu quay lại xâm chiếm Đông Dương lần thứ hai.


Liên tiếp từ ngày 5 đến ngày 20 tháng 9 năm 1945, phái bộ Anh đến Sài Gòn có một đại tá và 30 sĩ quan, những ngày sau đó chúng đòi chiếm dinh hành chính Nam Bộ (tức dinh thống đốc Nam Kỳ cũ). Ngày 11 tháng 9 năm 1945, tướng Gracey đến Sài Gòn cùng theo có một đại đội lính Pháp mặc quân phục Anh cùng tên đại tá Cédille. Chúng ra lệnh thả 3.000 tù binh Pháp và trả trang bị vũ khí lấy của Nhật. Tên Cédille nhận chức thống đốc Nam Kỳ, chúng tiến hành hàng loạt vụ khiêu khích, đòi tước vũ khí của quân ta.


Ngày 18 tháng 9 năm 1945, chúng ra lệnh giới nghiêm thành phố.

Ngày 20 tháng 9 năm 1945, chúng đòi ta giao các bót cảnh sát quận 2, quận 3. Sau nhiều lần khiêu khích, lúc 12 giờ đêm 22 tháng 9 năm 1945, quân Anh - Pháp phối hợp đã tiến đánh trụ sở của ủy ban cách mạng Nam Bộ và các công sở của ta. Trước tình hình trên, sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, Xứ ủy và ủy ban cách mạng Nam Bộ mở hội nghị liên tịch tại trụ sở đường Cây Mai (Chợ Lớn) đã quyết định nổ súng kháng chiến và lập Ủy ban kháng chiến Nam Bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm chủ tịch, Ủy ban ra mệnh lệnh và lời kêu gọi nhân dân Sài Gòn, Chợ Lớn cùng nhân dân Nam Bộ đứng dậy cầm vũ khí bảo vệ Tổ Quốc đang lâm nguy, ra lệnh cho nhân dân tản cư gấp rút. Cuộc kháng chiến bùng nổ, quân dân ta trong khí thế hiên ngang của những người dân một nước độc lập, trong tinh thần sôi sục cách mạng, thề hi sinh tất cả chớ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Tinh thần và sức mạnh quật khởi trong Cách mạng tháng Tám của nhân dân ta, giờ đây đang sôi sục căm thù bọn giặc Pháp mưu toan cướp nước ta một lần nữa. Muôn triệu trái tim cùng hòa một nhịp đập, theo tiếng gọi của non sông, đứng lên quyết chiến đấu với quân thù.


Tại Hóc Môn, sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập chưa thể hiện được sự thống nhất ý chí nên Đảng bộ chủ trương củng cố từ Ủy ban Cách mạng lâm thời quận xuống các làng. Việc phải giải quyết trước hết là vấn đề củng cố tổ chức, phải trên tinh thần đoàn kết hợp nhất giữa các đồng chí của hai nhóm Tiền phong và Giải phóng. Ủy ban cách mạng lâm thời quận được củng cố, đồng chí Nguyễn Văn Thức được tín nhiệm bầu chính thức Chủ tịch Ủy ban hành chính, hai đồng chí Lê Phẩm Thinh và Cao Đức Luốc được bầu là Phó chủ tịch và các ủy viên khác như: Phạm Đăng Bửu (tổng thư ký), Phạm Đăng Lâm (ủy viên tài chính), Lê Thanh Châu, Lâm Minh Tường, Lâm Quanh Minh và các ủy viên khác... Ủy ban đổi tên là Ủy ban hành chính quận Hóc Môn.


Tại Bà Điểm, tổ chức Ủy ban hành chính quận Bà Điểm do đồng chí Lê Ngọc Hương (Tư Điển) làm chủ tịch. Ủy ban trực tiếp lãnh đạo các làng thuộc phía tây bắc Gò Vấp.

Tại Đức Hòa, Ban cán sự bắt đầu tiến hành một loạt công tác cấp bách. Trước tiên là củng cố kiện toàn bộ máy lãnh đạo.

Với số cán bộ mới được giải thoát từ Côn Đảo về (Trần Trung Tam, Huỳnh Văn Bằng, Trần Văn Nhà, Huỳnh Văn Đại, Thuận, Thiện, Tiểu, Bùi Văn Tranh), Đức Hòa khôi phục lại quận ủy và phân công lại một số mặt công tác.


Đồng chí Bùi Tấn Triển (Tám Tranh) được cử làm bí thư quận ủy. Đồng chí Thuận làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến, đồng chí Huy làm ủy viên chính trị, Huỳnh Văn Cảnh làm trưởng công an (“Quốc gia tự vệ cuộc”). Đồng chí Truyện làm ủy viên chính trị bộ đội Đức Hòa, đồng chí Tư Nhỏ chủ tịch mặt trận Việt Minh.


Sau khi được củng cố về tổ chức, quận ủy các địa phương nhanh chóng củng cố lực lượng võ trang, tự tạo, mua sắm, vũ khí, tổ chức luyện tập, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Tại Hóc Môn, quận ủy đã tổ chức 5 khu quân sự (khu 1, khu 2, khu 3, khu 4, khu 5); các khu quân sự tích cực chuẩn bị lực lượng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2021, 07:26:12 pm »

Tại Đức Hòa, quận ủy chủ trương tăng cường củng cố lực lượng võ trang, “Tự vệ chiến đấu quân” được chuyển lên thành “chi đội giải phóng quân Đức Hòa”, do Huỳnh Văn Một làm chi đội trưởng.. Chi đội được biên chế thành 3 phân đội đóng trên từng khu vực. Sẵn sàng phát hiện và ngăn chặn quân Pháp.


Trong thời gian này vùng Gò Vấp, Hóc Môn có các lực lượng bộ đội của đồng chí Nguyễn Thược ở Phú Thọ Hòa, bộ đội của đồng chí Nguyễn Bá Bội, Nguyễn Văn Bâu ở Bà Quẹo, bộ đội của đồng chí Huỳnh Tấn Chùa ở Thuận Kiều... Bà Điểm, bộ đội của các đồng chí Tô Ký, Lý Của, Phan Văn Ngói, Cao Đức Luốc, Trần Văn Bằng, Nguyễn Minh Sanh, Lê Bình Đẳng... Ngoài ra còn nhiều bộ đội lẻ tẻ khác ở các làng.


Trong thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn, quân Anh - Pháp bị quân ta bao vây chặt, các cuộc chiến đấu ở nội thành diễn ra suốt ngày đêm, ác liệt nhất là mặt trận cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Thị Nghè... quân ta diệt hàng trăm giặc Pháp và tay sai của chúng.


Được quân Anh - Ấn mở đường, giặc Pháp nống ra vùng ngoại ô phía bắc thành phố. Chúng kéo quân ra định chiếm cầu Tham Lương để làm bàn đạp đánh sâu ra vùng Bà Điểm, Hóc Môn, hòng chiếm 18 thôn Vườn Trầu, “vành đai đỏ” của thành phố. Cầu Tham Lương nằm trên quốc lộ 1 từ Sài Gòn đi Nam Vang (Cam-pu-chia) là con đường chiến lược quan trọng phía Tây Bắc thành phố.


Để ngăn chặn quân xâm lược Anh - Pháp đánh lấn ra ngoại vi thành phố, quận ủy Hóc Môn chủ trương lập các mặt trận cầu Tham Lương, cầu Bến Phân (chợ Cầu). Ngày 10-9-1945, quận ủy đã thành lập Ban chỉ huy thống nhất chiến đấu và quyết giữ các cầu này.


Sau 5 ngày đêm chiến đấu, lực lượng võ trang Hóc Môn - Bà Điểm đã giết và làm bị thương nhiều tên, ta giữ vững trận địa cầu Tham Lương không cho chúng qua.

Ở mặt trận cầu Bến Phân (chợ Cầu) do đồng chí Huỳnh Tấn Chùa chỉ huy, xung kích cảm tử ta đánh nhau ác liệt với quân Anh - Pháp đánh lấn ra, chặn đứng không cho chúng qua cầu...

Sau ngày 23 tháng 9 năm 1945, các lực lượng tự vệ, xung phong công đoàn nội thành Sài Gòn đã chiến đấu dũng cảm, bao vây ngăn chặn địch trong thành phố. Bấy giờ sư đoàn Cộng hòa vệ binh rút quân ra khỏi thành phố.


Một số đơn vị Đệ nhị, Đệ tam, Đệ tứ sư đoàn cùng một số lực lượng khác như bộ đội Hồng Tảo (HT29), bộ đội Bùi Thế Phiệt... diễn ra sự phân hóa sâu sắc. Những tên cầm đầu và nhiều bộ phận hoặc tự biến mình thành thổ phỉ hoặc quay về Sài Gòn đầu hàng giặc. Một bộ phận còn lại rút về Hóc Môn.


Trong thời gian đóng quân tại địa bàn Hóc Môn, Gò Vấp, bọn Đệ tam sư đoàn đã khủng bố chính quyền, cướp lương thực, thực phẩm, đoạt súng của tự vệ xã và du kích, cướp của nhân dân, bắt gái đẹp đem theo, thủ tiêu cán bộ địa phương... Còn Đệ tứ sư đoàn của Lý Hoa Vinh thì rút quân qua chợ Cầu, qua thị trấn Hóc Môn, Cây Sộp (Phước Vĩnh An) trụ lại ở xã Nhuận Đức. Chúng đã rút bộ phận tham gia mặt trận cầu Tham Lương, bắn chết 5 chiến sĩ của bộ đội đồng chí Sáu Ngói, tước vũ khí của một tiểu đội đồng chí Nguyễn Minh Sanh, chặn lấy lương thực thực phẩm của Hóc Môn gởi ra tiếp tế mặt trận. Chúng còn uy hiếp Ủy ban hành chính quận Hóc Môn đòi phải cung cấp 50 chiến sĩ tự vệ và giao nộp hết súng đạn, đến Tân Phú Trung và Trung Lập tự tiện chiếm kho thuốc của hãng thuốc Míc Pháp mà địa phương đang quản lý để đem bán lấy tiền. Đi đến đâu chúng cũng khủng bố chính quyền địa phương, cướp bóc nhân dân, bắt gái, tước vũ khí tự vệ đến đó. Dã man hơn chúng bắt anh em công nhân chở của cải cướp được đưa lên đào hầm cất giấu ở núi Cậu Dầu Tiếng, rồi giết hết số công nhân này. Vì tính chất phi nghĩa của chúng nên một số binh lính cấp dưới đồng tình làm binh biến kéo nhau nhập về Giải phóng quân.


Bộ đội Hồng Tảo (HT29) từ Gò Vấp rút về An Thành (Thủ Dầu Một) qua An Nhơn Tây (Hóc Môn) và Trảng Bàng (Tây Ninh)... Nói chung những sư đoàn bộ đội đó đều thổ phỉ hóa, không đánh giặc, chuyên đi cướp bóc, hãm hiếp, khủng bố nhân dân. Đây là một đội quân ô hợp, phi chính trị, rất phức tạp. Tại An Nhơn Tây, đồng chí Lâm Thành Hổ (vốn tham gia cách mạng từ năm 1938, được đồng chí Huỳnh Tấn Chùa cử đầu quân vào bộ đội Hồng Tảo để vận động binh sĩ mang súng trở về với cách mạng) đưa 1 tiểu đội gồm 12 người, 12 súng tách khỏi bộ đội Hồng Tảo gia nhập bộ đội Huỳnh Tấn Chùa.


Trước hành động xâm lược của giặc Pháp, với lòng yêu nước thiết tha và với khí thế hừng hực cách mạng sau ngày Tổng khởi nghĩa, chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng võ trang của ta đã phát triển hết sức nhanh chóng.


Tuy nhiên, thành phần hợp thành các đơn vị võ trang khá phức tạp, hầu hết chưa có kinh nghiệm chiến đấu và thiếu trang bị, từng đơn vị hoạt động chiến đấu độc lập, thiếu chỉ huy chung, thậm: chí một số đơn vị nằm ngoài sự lãnh đạo quản lý của tổ chức Đảng và chính quyền cách mạng địa phương. Tình hình đặt ra cần có một chủ trương đúng đắn nhằm thống nhất, xây dựng lực lượng võ trang cách mạng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của cuộc kháng chiến.


Ngày 25 tháng 10 năm 1945, Xứ ủy lâm thời Nam Bộ họp hội nghị mở rộng tại Thiên Hộ (Mỹ Tho), đề ra nhiệm vụ lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc kháng chiến và củng cố, xây dựng lực lượng võ trang cách mạng ở Nam Bộ, đặt lực lượng võ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng.


Sau hội nghị mở rộng tại Thiên Hộ, Xứ ủy chỉ thị cho Gia Định: Nên thống nhất lực lượng võ trang của Đảng, tổ chức tập trung lại để đủ sức mạnh, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân, đánh được quân thù.


Cuối tháng 10 năm 1945, tại một nhà dân ở đầu “Cầu Quang” chợ Hóc Môn, một số đồng chí tỉnh ủy Giải phóng, Xứ ủy họp, trong đó có mặt các đồng chí Tô Ký, Trần Văn Trà, Cao Đức Luốc, Phan Văn Voi, Hoàng Dư Khương, Ba Súng, Năm Râu, Sáu Ngói, Phan Đức, Hoàng Tường và Ba Nhỏ (Ba Nhỏ đại điện cho Huỳnh Văn Một). Hội nghị nhận định Pháp sắp tấn công chiếm đóng Hóc Môn - Bà Điểm, các sư đoàn và bộ đội Hồng Tảo không có hành động chống giặc mà nhiễu hại nhân dân. Hội nghị đã nhất trí thành lập một lực lượng võ trang thống nhất của ba quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa với tên gọi: Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2021, 07:26:47 pm »

Thực hiện chủ trương của Xứ ủy và Tỉnh ủy, lực lượng võ trang của 3 quận được tổ chức thống nhất thành đơn vị vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 tại làng Mỹ Hạnh (quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn) lấy tên là “Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa”.


Ban Chỉ huy giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa bao gồm một số cán bộ Xứ ủy, tỉnh ủy viên tỉnh Gia Định, những đồng chí đảng viên cộng sản trung kiên từ những năm 1930-1940. Đó là các ủy viên chính trị Hoàng Dư Khương, Hoàng Tế Thế... và các ủy viên quân sự Tô Ký, Cao Đức Luốc, Huỳnh Văn Một, Huỳnh Tấn Chùa. Sau đó, Trần Văn Trà thay Hoàng Dư Khương làm ủy viên chính trị, Tô Ký giữ trách nhiệm chỉ huy trưởng.


Các bộ phận trực thuộc gồm: Bộ phận công tác chính trị (Hoàng Tế Thế phụ trách), bộ phận trinh sát địch tình (Hoàng Đức Tường phụ trách), bộ phận vũ khí trang bị (Cao Đức Luốc phụ trách), bộ phận tiếp tế vận chuyển (Phan Văn Voi phụ trách), bộ phận hồng thập tự (Tư Hiển phụ trách).


Về tổ chức Đảng để lãnh đạo quân sự, liên quận ủy Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa được hình thành do các đồng chí Nguyễn Oắng (bí thư) Huỳnh Văn Thớm, Phan Văn Voi, Trịnh Thị Miếng, nữ đồng chí Ba Đen, Lô Văn Đen là ủy viên. Giải phóng quân liên quận ngoài nhiệm vụ chiến đấu, đồng thời còn được giao nhiệm vụ làm nòng cốt thống nhất các lực lượng võ trang, chống lại các lực lượng quấy rối, bảo vệ cơ sở Đảng và tổ chức quần chúng.


Chấp hành nghị quyết hội nghị Tỉnh ủy và Xứ ủy, lực lượng ở các khu lần lượt kéo về Mỹ Hạnh. Ban chỉ huy về trước, đóng trụ sở tại nhà cai tổng Nhung. Do chiến đấu, các lực lượng về Mỹ Hạnh không đủ, thời gian đầu có: Lực lượng An Phú Xã của đồng chí Bảy Sanh, Sáu Sai, lực lượng khu vực bến đò Thủ Dầu Một của đồng chí Hai Của, đồng chí Phần, đồng chí Đắc. Đồng chí Bảy Voi và gia đình đồng chí Sáu Kim Nguyên ở Bà Điểm lên cùng ban Hồng thập tự 16 người (8 nam, 8 nữ trong đó có chị Ngà, chị Sáu, chị Tư, anh Bảy Khai từ Sài Gòn lên; lực lượng của đồng chí Sáu Ngói khoảng một trung đội ở chợ Hóc Môn ra) lực lượng “Quốc gia tự vệ cuộc” quận Hóc Môn về gia nhập.


Trong những ngày đầu lực lượng đã có tới trên 200 người, 160 súng. Những ngày tiếp sau đó, tự vệ các xã tiếp tục tới như tự vệ xã Tân Xuân gồm 4 người trong đó có anh Ba Tới phụ trách, lực lượng này tới Mỹ Hạnh được ghép chung với lực lượng của đồng chí Sáu Ngói, chính lực lượng tự vệ, du kích xã và nhân dân tự võ trang về Mỹ Hạnh làm cho số lượng giải phóng quân tăng nhanh. Có một số đồng chí tham gia Nam Kỳ khởi nghĩa 1940 rút về Truông Mít (Tây Ninh) chôn súng lẩn tránh nay cũng trở lại cùng với một số súng trường, lựu đạn.


Thông qua sự liên lạc giữa các đồng chí Sáu Ngói, Tư Thược, Bảy Sanh ở thành phần lực lượng giải phóng quân còn có 3 tiểu đội 20 súng của các anh Trần Văn Chói, Út Bưng, Út Liêm, Mười Tùng ở Trảng Bàng, sáp nhập vào. Đồng chí Trần Văn Trà và đồng chí Đức Sơn lo việc nắm quân số vũ khí, tổ chức bố trí lực lượng, phân chia khu vực hoạt động. Khu vực Vàm Cỏ Đông, cầu Mù U, gò Gió do cánh quân của đồng chí Huỳnh Văn Một phụ trách. Khu vực cầu Tham Lương, chợ Cầu, chợ Cây Xoài do đồng chí Huỳnh Tấn Chùa phụ trách, đồng chí Hai Của phụ trách cánh quân từ bến đò Thủ Dầu Một giáp An Phú Xã. Phân chia lúc đầu như vậy (đến sau ngày giặc Pháp tấn công chiếm căn cứ Mỹ Hạnh ngày 15 tháng 12 năm 1945, Giải phóng quân chia thành 3 đại đội: Đại đội 1 đo đồng chí Huỳnh Tấn Chùa, Bội, Châu phụ trách; Đại đội 2 do đồng chí Tô Ký, Bứa, Của, phụ trách; Đại đội 3 do đồng chí Sanh, Bằng phụ trách.


Ngày 1 tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân làm lễ ra mắt trước nhân dân Mỹ Hạnh. Ngày ra mắt Giải phóng quân có mặt các đồng chí lãnh đạo Đảng: Cao Hồng Lĩnh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Đức Thuận, Hoàng Tế Thế, Hoàng Dư Khương, Hồ Minh Định. Tổ chức lễ ra mắt khồng gì to lớn nhưng ảnh hưởng lan rộng nhanh khắp 3 quận Hóc Môn, Bà Điểm, Đức Hòa. Nhân dân ba địa phương vui mừng nói đây chính là lực lượng của Đảng, bộ đội của mình, từ nay không sợ ai uy hiếp. Nhân dân khen bộ đội giải phóng quân rất kỷ luật, không cãi cọ, đánh mắng, không bắn súng bừa bãi, không xâm phạm gì về tài sản của cải của nhân dân... được nhân dân tiếp tế lương thực, thực phẩm. Có địa phương cho cả xe ngựa, xe hơi để làm phương tiện vận tải, không cho luôn thì cũng giúp công, không lấy tiền. Bộ đội, cán bộ giải phóng quân đi công tác bằng xe ngựa không tốn tiền. Thuốc lá bộ đội hút không hết, có gia đình như ở chợ Bà Điểm gửi cho cả máy cán để cán vỏ đạn.


Trong thời gian trước, trong và sau ngày thành lập Giải phóng quân, các đồng chí Trung ương thường lui tới như các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lĩnh, Trần Ngọc Danh. Đồng chí Lê Duẩn nói với Ban chỉ huy giải phóng quân: “Các đồng chí phải có trách nhiệm với Giải phóng quân, và nói rõ nhiệm vụ của Giải phóng quân, phương pháp, cách thức thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành trách nhiệm của Ban chỉ huy. (Đồng chí Lê Duẩn sau khi tới Giải phóng quân, đã đi ra miền Bắc). Năm 1947 đồng chí Lê Duẩn trở lại Chi đội 12 (lúc này Giải phóng quân đã hình thành Chi đội 12, Chi đội 15). Các đồng chí Trung ương tới Giải phóng quân để giúp đỡ xây dựng nhưng đồng thời cũng là chỗ tin cẩn của các đồng chí để hoạt động cách mạng. Đồng chí Trần Văn Trà và đồng chí Tô Ký với ý thức tổ chức cao, khảng khái trước đồng chí Nguyễn Bình: “Trung ương phái anh vào đây, chúng tôi nghĩ rằng thống nhất các lực lượng võ trang lại là việc cần trước tiên, anh có thể tin vào chúng tôi, tin vào lực lượng Giải phóng quân này, lấy nó làm nòng cốt để thống nhất các lực lượng võ trang miền Đông”.    Chắc hẳn ý kiến này có liên hệ đến cuộc hội nghị quân sự đầu tiên của Khu 7 (tháng 3 năm 1946), thống nhất các lực lượng miền Đông Nam Bộ tổ chức thành 17 chi đội.


Bước đầu Giải phóng quân tổ chức cơ quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp cho đến cấp tiểu đội. Nhờ có tài liệu của các đồng chí Trung ương gửi đến, trong đó gồm nhiều bài do đồng chí Cao Hồng Lãnh biên soạn như Việt Minh vấn đáp, anh em bộ đội có tài liệu học tập, nâng cao được nhận thức tư tưởng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2021, 07:07:12 pm »

II. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ CÔNG TÁC CỦA GIẢI PHÓNG QUÂN LIÊN QUẬN HÓC MÔN - BÀ ĐIỂM - ĐỨC HÒA (11-1945 -3-1946)

Sau khi thống nhất chỉ huy, Giải phóng quân đã thành lập các tổ chiến đấu thay phiên nhau vào mặt trận Sài Gòn hoạt động có tính chất thực tập, đồng thời chỉ đạo cho các lực lượng khẩn trương xây dựng phương án phòng thủ khu vực của mình.


Ở Đức Hòa, lực lượng Giải phóng quân bắt đầu phá một số đoạn đường đắp mô trên các lộ 7, 8, 9, 10, đóng cọc, làm cản trên sông Vàm Cỏ Đông và các con kênh lớn. Có nơi ta phải nhấn chìm từng xuồng chở đá để tạo cản trên sông. Trên các hướng chủ yếu của Đức Hòa, lực lượng Giải phóng quân đều có các chòi quan sát để có thế phát hiện địch từ xa, ở đầu làng, cuối xóm đều có vọng gác của tự vệ và du kích, đề phòng bọn gián điệp trà trộn. Ngoài ra, các lực lượng còn thống nhất qui định các ký hiệu báo động cho từng trường hợp.


Từ tháng 10 và tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã đánh địch nhiều nơi như thành pháo thủ (R.A.C), đồn Bình Thới, đồn Cây Mai, đồn Phú Lâm, cầu Tham Lương, cầu Bến Phân, chợ Cây Xoài, Xuân Thới Thượng, Bàu Cua, Hóc Thơm, gò Gió; đánh địch lấn chiếm căn cứ Mỹ Hạnh (ngày 15 tháng 12 năm 1945). Ngày 1 tháng 1 năm 1946 đánh trận Cây Đào, sân bay Biên Hòa, Bình Ý, Tân Phong, sân bay Tân Sơn Nhất và vùng phụ cận Bà Quẹo, về mặt trận cầu Tham Lương, chợ Cây Xoài, cầu Bến Phân mở ra để ngăn chặn địch cho phía sau có đủ thời giờ chấn chỉnh các mặt, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Lực lượng của địch là bọn Anh-Ấn mà địa phương còn gọi là Chà Chớp đóng bên kia cầu Tham Lương hướng Sài Gòn lên, lực lượng ta chủ yếu là du kích, tự vệ, một số lực lượng tập trung của đồng chí Sáu Ngói giữ cầu. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Sáu Ngói, bộ đội tá dùng chai xăng ném vào đội hình đóng quân của địch, dùng cả khí đá và ống tre làm ống lói để gây tiếng nổ. Địch sử dụng cả đạn “đum đum” gây tiếng nố sau đội hình ta làm cho mọi người ngơ ngác.


Mặt trận cầu Bến Phân đo đồng chí Trương Văn Tuội (Bảy Tuội) chỉ huy chặn địch ở đây. Các lực lượng của ta ngày nghỉ đêm đánh, một chiến sĩ chiến đấu ở phía trước, hàng chục người lo phục vụ ở phía sau. Ban chỉ huy thống nhất các mặt trận cầu Tham Lương, cầu Bến Phân, chợ Cây Xoài do đồng chí Huỳnh Tấn Ghùa làm chỉ huy trưởng. Sở chỉ huy đóng tại Thuận Kiều. Đồng chí Chùa tên thật là Hòa, một đảng viên cũ từng tổ chức lãnh đạo, chỉ huy các đội tự vệ đỏ trong các cuộc đấu tranh năm 1931 và thời kỳ trước sau Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Đồng chí là người đã đóng góp lực lượng vào Giải phóng quân, đảm nhận chức chi đội phó chi đội 12, trực tiếp nắm một đại đội chiến đấu ở Đồng Tháp Mười, sau đó là quân khu Đông Thành. Đồng chí bị bệnh và mất ở đây năm 1947, được phong cấp trung đoàn trưởng. Trong chỉ huy, đồng chí thường mặc bộ bà ba đen, đội nón da, tay cầm gậy, đi hết mặt trận này đến mặt trận khác để động viên cổ vũ mọi người chiến đấu. Với chiến sĩ cán bộ dưới quyền đồng chị rất nhẹ nhàng, hết lòng chăm sóc. Đồng chí Hùynh Tấn Chùa là một hình ảnh đẹp về người chỉ huy lúc bấy giờ. Đồng chí Hồ Thị Hoa (Năm Bi) đảm nhiệm việc tiếp tế cho mặt trận cầu Bến Phân của đồng chí Bảy Tuội chỉ huy. Nhân dân địa phương đã chăm lo chu đáo cho bộ đội có cơm ăn với trứng, cá khô, mắm và dưa chuột.


Ngày 20 tháng 11 năm 1945, hội nghị quân sự Nam Bộ được tổ chức tại An Phú xã (Hóc Môn) do đồng chí Nguyền Bình triệu tập, có 49 đại biểu đủ các thành phần quân-dân-chính thuộc các tỉnh miền Đông tham dự. Mục đích hội nghị là thống nhất quân đội, thống nhất chỉ huy và chương trình hành động. Hội nghị đã nhât trí bầu đồng chí Nguyễn Bình làm Tổng tư lệnh Giải phóng quân, đồng chí Vũ Đức làm Chính ủy. Hội nghị An Phú Xã đã chấn chỉnh một bước lực lượng võ trang của thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và các tinh thuộc Khu 7. Ba địa phương Hóc Môn, Bà Điểm, Đức Hòa đều thuộc Khu 7.


Cuối tháng 11 năm 1945, một đơn vị giải phóng quân liên quận do các đồng chí Phan Văn Ngói chỉ huy trưởng, Bảv Lam chỉ huy phó, trên đường hành quân đã bất ngờ tiến công quân Nhật ở gò Gió (xã Mỹ Hạnh quận Đức Hòa). Trận đánh diễn ra quyết liệt, ta diệt nhiều tên, thu 16 súng. Bên ta 4 chiến sĩ hy sinh.


Trên dọc đường số 1, đường 15, trung đội Giải phóng quân do các đồng chí Lâm Thành Hổ, Nguyễn Thành Lân và Nguyễn Văn Bá (Lý Ngươn Bá) chỉ huy tổ chức đánh nhiều trận gây cho quân Pháp những thiệt hại đáng kể.


Đầu tháng 12 năm 1945, được viện binh bên Pháp sang, quán Pháp mở cuộc tiến công lớn ra vùng Gia Định - Chợ Lớn, với ý đồ tiêu diệt lực lượng Giải phóng quân và bộ phận đầu não chỉ huy của ta đang đóng ở Mỹ Hạnh. Các đơn vị do đồng chí Phan Văn Ngói, Võ Văn Tới, Bảy Khai, Bảy Tuôi chỉ huy đã phục kích sẵn sàng nổ súng. Hàng trăm quân Pháp có xe bọc thép mở đường và máy bay Hencat oanh tạc dữ dội, bằng hai gọng kìm định tiêu diệt quân giải phóng. Mặc dù lực lượng không cân xứng nhưng với tinh thần quyết chiến để bảo vệ quê hương, quân ta đã chiến đấu quyết liệt, giữ vững trận địa một tiếng đồng hồ, diệt nhiều giặc và bảo toàn lực lượng.


Ngày 18 tháng 12 năm 1945, tại ngã ba Tân Mỹ (Hóc Môn), một đơn vị giải phóng quân do đồng chí Nguyễn Văn Bứa chỉ huy đã chặn đánh cuộc hành quân của quân Pháp, giết chết một sĩ quan, làm bị thương nhiều tên. Chiến sĩ ta xung phong thu được 1 súng col 12 và một túi tài liệu mật của một tên sĩ quan Pháp.


Đầu tháng 1 năm 1946, Giải phóng quân liên quận đưa lực lượng đi lên mặt trận Lạc An (Biên Hòa) theo lệnh của Bộ Tư lệnh Khu 7. Toàn bộ lực lượng chia làm hai cánh: Cánh đi Tân Uyên do đồng chí Tô Ký chỉ huy, cánh đi Cây Đào, Cây Gáo do đồng chí Huỳnh Tấn Chùa chỉ huy. Các đơn vị quân Giải phóng quân đã dự một số trận đánh... Mặt trận Lạc An bị vỡ, lực lượng Giải phóng quân rút về Gia Định. Đêm 30 tết Bính Tuất (1946) hành quân về đến nơi, đại đội của đồng chí Nguyễn Thược trở về Bình Hưng Hòa (Gò Vấp), đại đội của đồng chí Nguyễn Văn Bứa về Tân Mỹ - Bình Lý (Hóc Môn), đại đội đồng chí Nguyễn Minh Sanh về An Phú Xã (Hóc Môn).


Ngày 4 tháng 2 năm 1946, đơn vị đồng chí Nguyễn Văn Bứa phối hợp với đơn vị đồng chí Trần Văn Bằng, tổ chức đánh bót cầu Bà Hồng (Làng Nhị Bình - Hóc Môn). Trận đánh diễn ra nhanh gọn, ta tiêu diệt hoàn toàn bót cầu Bà Hồng, thu toàn bộ vũ khí.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM