Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:36:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn chuyện binh nghiệp  (Đọc 13148 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #350 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2021, 01:33:55 pm »

"Nhằm thẳng quân thù, bắn"


Ngày 18 tháng 11 năm 1964, tại Cha Lo (miền Tây Quảng Bình) đại đội 3 tiểu đoàn 14 pháo cao xạ 37 ly (sư đoàn bộ binh 325) do đại đội trưởng Lê Hữu Mai và chính trị viên Nguyễn Viết Xuân chỉ huy, bắn rơi một máy bay RF.101 và 2 chiếc T.28. Lời hô "nhằm thẳng quân thù, bắn" của chính trị viên Nguyễn Viết Xuân trong trận đánh trở thành khẩu lệnh chiến đấu của bộ đội phòng không - không quân và các lực lượng vũ trang nhân dân trên miền Bắc trong suốt những năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #351 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2021, 01:34:25 pm »

Những "Trụ hậu cần" trên chiến trường Trung Nam Bộ


Những ai đã có mặt trên chiến trường Trung Nam Bộ những năm 1962, đều nghe đến một cái tên trìu mến "Trụ hậu cần".

Một ngày đầu xuân 1962, trong cuộc họp lãnh đạo Phòng Hậu cần Trung Nam Bộ, các đồng chí Ba Đoàn, Sáu Chung, Ba Hùng, ...đề cập đến một vấn đề rất trọng yếu: làm sao để hậu cần bám sát phân đội và xây dựng được mạng lưới phục vụ rộng khắp, vững chắc?


Hội nghị đi đến quyết định thành lập các "trụ hậu cần". Ở mỗi "trụ" như vậy, có một số trợ lý chuyên ngành bám sát địa bàn, nắm nguồn hàng, phát hiện nguồn bổ sung, phân phối, quản lý phân phối, giải quyết kịp thời nhu cầu đơn vị, thường xuyên cũng như đột xuất.

Bước đầu thành lập 5 "trụ" ở 5 khu vực:

- Trụ B ở xóm Đào, Mỹ Hạnh Đông (khu vực Bắc Cai Lậy, Mỹ Tho).

- Trụ Đ ở căn cứ 20 - 7, ỏ phía nam lộ 4 (Cai Lậy).

- Trụ G ở kênh Mareng (thuộc Long An).

- Trụ H ở khu vực chợ Gạo (Mỹ Tho)

- Trụ N ở vùng 4 (Kiến Tường)

Trụ N (Kiến Tường) có một xưởng quân trang cỡ nhỏ làm nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa quân trang cho bộ đội và một phân đội vệ binh.

Trong quá trình chiến đấu, các "trụ hậu cần" đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ bộ đội tác chiến, lập nhiều thành tích.

Các xưởng quân giới X5A, X5B; các đội điều trị X12A; các đơn vị vận tải X15, X16 v.v... của Trung Nam Bộ đều có phong trào thi đua lập công sôi nổi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #352 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2021, 01:34:43 pm »

"Pháo binh sông Lô"và "Trung đoàn sông Lô"


Trong các ngày 23, 24 tháng 10 và ngày 10 tháng 11 năm 1947 đã diễn ra trận sông Lô. Đây thực chất là các trận phục kích đường sông của lực lượng pháo binh Khu 10, có sự phối hợp của Trung đoàn bộ binh 112 và dân quân du kích địa phương, đánh tàu Pháp trên sông Lô (địa phận Tuyên Quang - Phú Thọ), trong chiến dịch Việt Bắc (ngày 7 tháng 10 đến ngày 22 tháng 12 năm 1947). Ngày 23 tháng 10 tại Khoan Bộ với 1 sơn pháo 75mm và 1 súng chống tăng 25mm, trung đoàn bộ binh 175 bắn trọng thương 2 tàu vận tải. Trưa 24 tháng 10 tại trận địa chân Gò Đồi (gần bến phà Đoan Hùng), với 2 pháo 75mm trung đội pháo binh 200 đã bắn chìm và bắn bị thương 4 trong số 5 tàu địch có máy bay hộ tống, từ Tuyên Quang về Đoan Hùng. 10 giờ ngày 10 tháng 11, tại Khe Lau (ngã ba sông Gâm - Sông Lô), với 1 sơn pháo 75mm, trung đội pháo binh 225 đã bắn chìm 2 và bắn bị thương 1 tàu chở quân từ Chiêm Hoá về Tuyên Quang, diệt hàng trăm địch. Là chiến công đầu của pháo binh Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Bằng cách đánh gần, bắn thẳng, bí mật bất ngờ bố trí trận địa sát bờ sông, kết hợp nghi binh (tạo khói thu hút máy bay, dùng bưởi sơn đen giả làm thuỷ lôi trên sông lừa địch vào hướng đã định), trận sông Lô đã góp phần bẻ gãy gọng kìm phía tây trong cuộc bao vây tiến công của quân Pháp vào Việt Bắc. Sau chiến thắng Sông Lô, lực lượng pháo binh Khu 10 và trung đoàn 112 được tặng danh hiêu "Pháo binh sông Lô" và "Trung đoàn sông Lô".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #353 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2021, 01:37:58 pm »

Pháo đàỉ Láng - trở thành tên phố


Một đường phố thuộc phường Láng Thượng (Đống Đa, Hà Nội) đã được đặt tên là Pháo Đài Láng. Song không phải ai cũng hiểu rõ ngọn ngành của tên gọi này.


Chuyện rằng, năm 1940, thực dân Pháp xây dựng trên cánh đồng làng Láng một pháo đài, gồm 4 khẩu súng cao xạ 75 ly, nên thường gọi là pháo đài Láng. Khi Nhật hất cẳng Pháp, chúng chiếm luôn pháo đài. Cách mạng Tháng Tám thành công, pháo đài Láng thuộc về tay Quân đội nhân dân Việt Nam.


Vào lúc 20 giờ 3 phút ngày 19 tháng 12 năm 1946, pháo đài Láng vinh dự được bắn phát đạn đầu tiên vào thành Hà Nội, làm hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp theo lời kêu gọi thiêng liêng của Hồ Chủ tịch. Sau đó, pháo đài Láng liên tiếp lập công, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, trong đó có cả một chiếc máy bay trinh sát của chúng, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của bộ đội và nhân dân Thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến.


Để ghi nhớ những chiến công có ý nghĩa lịch sử đó, cùng với quyết định bảo tồn, công nhận di tích lịch sử cách mạng, tháng 7 năm 2000, tại kì họp thứ 3, khoá 12, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định đặt tên cho con đường chạy qua pháo đài Láng là: Phố Pháo Đài Láng. (Con đường này dài 800m, từ chỗ tiếp giáp 2 phố Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng, đến số nhà 778 đường Láng).


Đức Lê (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #354 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2021, 06:58:38 am »

"Pháo lục tỉnh"


Tháng 2 năm 1947, bộ đội ta thu được 1 khẩu sơn pháo 75 ly của giặc Pháp nhưng đã bị hỏng nặng và thiếu nhiều bộ phận. Quyết tâm làm sống lại "pháo", cán bộ và chiến sĩ của xưởng sửa chữa pháo Đoan Hùng đã lặn lội khắp địa bàn 6 tỉnh Bắc Bộ tìm kiếm vật tư, phụ tùng thay thế. Sau 3 tháng vật lộn tìm kiếm và sửa chữa vất vả, khẩu pháo đã được "cải tử hoàn sinh”. Ngày 24 tháng 10 năm 1947, tại Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ), khẩu pháo này đã cùng đơn vị pháo binh bạn bắn chìm 4 tàu chiến của Pháp trên sông Lô. Ngày 10 tháng 11 năm 1947, vẫn chính khẩu pháo đó đã bắn chìm 2 tàu LCM của Pháp trên cửa sông Gâm, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Thu - Đông năm 1957.


Bộ đội pháo binh Khu 10 âu yếm gọi khẩu pháo đó là "pháo lục tỉnh”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #355 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2021, 06:58:57 am »

Pháo nối nòng


Trong trận Bản Pẻ (tháng 11 năm 1949), khi pháo ta đang bắn cấp tập chi viện cho bộ binh chiến đấu thì bất ngờ khẩu sơn pháo 75 ly của Đại đội 301 bị một viên đạn xuống cấp nổ ngay ở đầu nòng, làm đầu nòng pháo bị toác ra như ống muống.


Bộ đội ta rất cần có pháo để chiến đấu. Xưởng sửa chữa pháo Lũng Phầy đã quyết định cưa một đoạn đầu nòng pháo cùng loại (bị hỏng trong trận Ngòi Mác) nối vào nòng khẩu pháo này, ghép thành một nòng pháo hoàn chỉnh. Nòng được ghép bằng ren, có vòng ốp ngoài tăng độ bền chắc. Cái khó nhất trong quá trình làm là nối ghép làm sao để hai đoạn nòng pháo trùng khớp các rãnh xoắn. Với trí thông minh, tinh thần say mê sáng tạo, cán bộ, chiến sĩ của xưởng đã hoàn thành việc nối nòng đúng với yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Khẩu pháo nối nòng được trang bị cho tiểu đoàn pháo binh 40. Trong chiến dịch Lê Hồng Phong I (tháng 2 năm 1950), khẩu pháo này đã lập công xuất sắc, bắn chính xác chi viện cho bộ binh kịp thời, hiệu quả cao.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #356 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2021, 06:59:15 am »

Quỹ "Mùa đông binh sĩ" và "áo trấn thủ"


Tháng 10 năm 1946, Chính phủ lập quỹ "Mùa đông binh sĩ", Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng áo, tư trang và lương của Người cho bộ đội. Các tầng lớp nhân dân, đoàn thể cứu quốc quyên góp được nhiều vải, quần áo, chăn, màn.


Áo trấn thủ, do một cửa hàng ở phố Hàng Trống, Hà Nội may bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong quân đội.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #357 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2021, 06:59:31 am »

Thảm sát Sơn Mỹ


Vụ thảm sát Sơn Mỹ (xảy ra ngày 16 tháng 3 năm 1968). Đây là vụ giết người hàng loạt tại xã Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi), do lữ đoàn 11, sư đoàn 23 quân Mỹ gây ra trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sáng 16 tháng 3, sau hơn 30 phút dùng hoả lực pháo binh và máy bay trực thăng vũ trang bất ngờ bắn phá liên tục vào các thôn Tư Cung, Trương Định, Cổ Luỹ, Mĩ Lai, lữ đoàn 11 đổ bộ bằng máy bay trực thăng ập đến bao vây, chặn kín các ngõ xóm. Thực hiện chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch, trong vòng 8 giờ, quân Mỹ sát hại hơn 500 người (có 60 cụ già, 182 phụ nữ, 173 trẻ em), thiêu huỷ 247 ngôi nhà của hai xóm Thuận Yên (thôn Tư Cung) và Mĩ Hội (thôn Cổ Luỹ). Vụ thảm sát này đã bị dư luận tiến bộ Mỹ và cả thế giới kịch liệt lên án.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #358 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2021, 06:59:48 am »

Thanh niên xung phong


Thanh niên xung phong là lực lượng thanh niên Việt Nam tự nguyện, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu và một số nhiệm vụ khác (mở đường, sửa chữa đường, điều chỉnh giao thông, vận chuyên hàng quân sự, tải thương, quan sát và đánh dấu vị trí bom nổ chậm, thuỷ lôi của địch,...). Hình thành năm 1950, trước yêu cầu gấp rút sửa chữa và mở đường phục vụ chiến dịch Biên Giới; phát triển nhanh trong những năm cuối kháng chiến chống Pháp (với tên gọi: "Thanh niên xung phong công tác") và từ 1965 - 1975 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước). Thanh niên xung phong công tác tổ chức thành đội, liên đội, gồm những đội viên thuộc diện dân công làm nhiệm vụ kháng chiến (sắc lệnh 93-SL 22 tháng 5 năm 1950 của Chủ tịch nước), hoạt động chủ yếu ở những địa bàn chiến dịch. Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước tổ chức thành trung đội, đại đội, tổng đội, gồm những đội viên hầu hết quê ở các tỉnh miền Bắc (quyết định của Thủ tướng Chính phủ tháng 6 năm 1965), hoạt động chủ yếu trên đường mòn Hồ Chí Minh, điều chỉnh và bảo đảm giao thông thời chiến ở các trọng điểm địch đánh phá và trên những đường chiến lược từ Quân khu 4 vào Nam. Thanh niên xung phong được quân sự hoá vê tố chức và sinh hoạt, hoạt động độc lập hoặc phối hợp với bộ đội (công binh, vận tải, quân y...). Sau 1975, một số địa phương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,...) tổ chức Tổng đội thanh niên xung phong làm nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #359 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2021, 07:00:15 am »

Thời khắc ra đời của bàì hát "Chiến thắng Điện Biên”


Mùa Xuân 1954, nhằm tập trung lực lượng "mở đường thắng lợi" cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Đoàn văn công Tổng cục Chính trị nhận lệnh tạm ngừng biểu diễn, đi sửa đường cho bộ đội kéo pháo vào trận địa. Thế là nhạc sĩ Đỗ Nhuận và các chiến sĩ văn nghệ rời trận địa Him Lam về đơn vị làm đường. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận được cử làm tổ trưởng, phụ trách một cung đường ở bản Mường Phăng, cách Mường Thanh 60 km. Các chiến sĩ văn công, tay cuốc, tay choòng ra sức mở đường thắng lợi. Đêm nào họ cũng ra mặt đường đón xem những cỗ pháo hiện đại của ta đi qua.


Chiều ngày mồng 7 tháng 5 năm 1954, khi các chiến sĩ văn công đang cuốc đất, rải đá thì một đồng chí giao liên đạp xe đạp vụt qua reo lớn:

- Mường Thanh, địch hàng rồi! Giải phóng Điện Biên rồi!

Nghe vậy, cả đoàn văn công ngừng tay cuốc ôm nhau nhảy, không cần nhạc đệm. Đỗ Nhuận cứ nhảy một mình, nhảy tít thò lò, mà đầu cứ phảng phất câu "giải phóng Điện Biên".


Đêm đó, bên bếp nhà sàn đỏ lửa, nhạc sĩ Đỗ Nhuận thức thâu đêm, tay cứ búng dây đàn của chiếc đàn Viôlông, miệng khe khẽ hát. Từng nốt nhạc, từng lời ca hình thành trên trang giấy: "...Súng đại bác quấn lá ngụy trang, từng đàn bươm bướm giỡn lá ngụy trang...". Rồi là: "Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc, đồng bào náo nức..."


Cả ngày hôm sau, nhạc sĩ hoàn chỉnh lời 1 và lời 2 bài hát.... Thế là, bài hát "Chiến thắng Điện Biên” ra đời. Bài hát được lan truyền nhanh chóng từ Đoàn văn công đến đơn vị pháo binh và các đơn vị khác trên toàn mặt trận.


Từ đó mãi mãi về sau, bài hát "Chiến thắng Điện Biên" vang vọng trong lòng các thế hệ một chiến công lừng lẫy của dân tộc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM