Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:30:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn chuyện binh nghiệp  (Đọc 13658 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #260 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2021, 07:12:31 pm »

Ngày đầu tiên các đài ra đa của ta chính thức phát sóng trên toàn mạng, cảnh giới bầu trời Tổ quốc


Ngày 1 tháng 3 năm 1959, các đài rađa thuộc trung đoàn 260 bố trí ở Điện Biên (Lai Châu), Đồ Sơn (Hải Phòng), Trùng Quang (Nam Định), Quảng Xương (Thanh Hoá), Điền Lư (Nam Quân khu 4) chính thức phát sóng trên toàn mạng, cảnh giới bầu trời Tổ quốc. Ngày 1 tháng 3 trở thành ngày truyền thống của bộ đội rađa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #261 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2021, 07:13:34 pm »

Ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam


Hải quân nhân dân Việt Nam cùng Bộ đội Phòng không, lực lượng vũ trang và nhân dân Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Ninh đánh bại cuộc tiến công "Mũi tên xuyên" của không quân Mỹ, bắn rơi 8 máy bay.

Ngày 5 tháng 8 trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #262 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2021, 07:14:03 pm »

Ngân sách quân sự đầu tiên


Trước khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Bác Hồ đã thay mặt Thường vụ Trung ương Đảng giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp 500 đồng bạc Đông Dương để lo việc quân sự. Đây được coi là ngân sách quân sự đầu tiên của các Lực lượng vũ trang nhân dân ta. Số tiền không lớn nhưng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đối với sự nghiệp xây dựng đội quân cách mạng.


Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã trích từ ngân sách quân sự đầu tiên số tiền 20 đồng Đông Dương giao cho đồng chí Văn Tiên, người chăm lo hậu cần và tiền nong của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.


Việc nuôi quân lúc này cũng đơn giản. Toàn đội có 2 chiếc nồi đồng vừa để nấu cơm, nấu cháo, nấu nước và bung ngô do đồng bào ủng hộ. Nhân dân vùng giải phóng lập "hũ gạo tuyên truyền", "kho gạo tuyên truyền", "muối tuyên truyền" để ủng hộ giải phóng quân. Quần áo mặc, súng kíp, dao rừng, đội viên mang từ nhà đến. Đánh xong một trận, trên đường rút về, các chị em "trung kiên" đưa phần cơm và thức ăn gói sẵn, bộ đội chỉ dừng vài phút nhận phần cơm, uống hớp nước, rồi đi ngay. Quản lý Văn Tiên rất tâm lý, nấu nồi nước nóng đón ở giữa đường để bộ đội giải lao.


Buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, theo yêu cầu của các đội viên, đội tổ chức một bữa cơm nhạt, không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng. Những đồng bạc Đông Dương đoàn thể giao cho, dùng vào việc tối cần thiết về xây dựng đội và phát triển lực lượng.


Từ tháng 4 năm 1945, Đảng phát động phong trào "đồng tiền cứu nước", được quần chúng cách mạng nhiệt liệt hưởng ứng. Những "đồng tiền cứu nước" gom góp từ nhiều nơi được nhanh chóng tập trung về cơ quan tài chính dùng để mua sắm vũ khí, lập cơ sở chế tạo vũ khí, mua lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men, cung cấp cho các đội vũ trang đang trên đà phát triển mạnh.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #263 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2021, 03:39:50 pm »

Người bắt sống phi công Mỹ đầu tiên


Chiến công đầu đánh thắng không quân Mỹ (ngày 5 tháng 8 năm 1964) làm nức lòng nhân dân cả nước, củng cố niểm tin cho bạn bè khắp năm châu. Niềm vui được nhân lên gấp bội khi ta công bố bắt sống được tên giặc lái Ivơrít Anvarét (Evereet N. Alvarez). Nhưng ai là người bắt được tên phi công Mỹ đầu tiên này và quá trình tổ chức vây bắt diễn/ra như thế nào thì do yêu cầu "bí mật quân sự" nên/báo đài chỉ công bố: Do cha con một ông lão dân chài bắt.


Ngày 15 tháng 8 năm 1964, Báo Quân Bạch Đằng của Quân khu Đông Bắc tường thuật trận đánh, có tiết lộ 2 chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam bắt sống Anvarét. Ngày 22 tháng 8 năm 1964, Chính uỷ Quân khu ký bằng khen nhưng không công bố rộng.


Bẵng đi một thời gian, năm 1986, thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ thị: Việc bắt sống phi công Mỹ đầu tiên Anvơrét đã đi vào lịch sử, phải tìm ra nhân chứng... 30 năm sau (1994), đồng chí Trần Minh Thái, nguyên là thượng úy, cán bộ tác chiến của Quân khu Đông Bắc nêu lại vấn đề trên báo Quân khu 3. Ngày 22 tháng 6 năm 1996 nhà báo Trương Thiếu Huyền cũng viết một bài trên báo Quảng Ninh, song vẫn bặt vô âm tín.


Tháng 7 năm 1997, nhờ đọc bài "Người bắt sống phi công Mỹ đầu tiên ngày 5 tháng 8 năm 1964 ở Quảng Ninh hiện ở đâu?" Đăng trên báo Cựu Chiến binh số 144, ngày 26 tháng 6 năm 1997, trong một lần sinh hoạt của Hội Cựu chiến binh phường Cẩm Phú, thì đồng chí Nguyễn Kim Bảo mới nhận mình là ngươi bắt Anvơrét. Nguyễn Kim Bảo quê ở Hưng Hà, Thái Bình nhập ngũ năm 1952, về hưu 1973 với quân hàm thượng úy, sống tại phường cẩm Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Đồng chí Nguyễn Xuân Trọng, phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Cẩm Phú đã viết bài đăng và có ảnh kèm theo trên báo Cựu Chiến binh khẳng định: Đã tìm được người bắt sống phi công Mỹ đầu tiên. Sau đó các báo Cựu Chiến binh, Văn nghệ Quảng Ninh cung cấp thêm nhiều chi tiết cụ thể như người bắt sống phi công Mỹ đầu tiên là nhân viên cơ yếu, chụp lại ảnh bằng khen ghi rõ: Nguyễn Kim Bảo, Thượng sĩ đảo Cô Tô, ngày 5 tháng 8 máy bay địch oanh tạc đã bình tĩnh chỉ huy bắt được tên phi công Mỹ; khẳng định thêm 2 chiến sĩ cùng tham gia bắt Anvơrét là bác Lộc quê Đại Bình, Quảng Hà và bác Giang quê Phú Hải, Quảng Hà.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #264 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2021, 03:40:13 pm »

Người cán bộ quân giới đầu tiên và những quả lưu đạn Việt Nam đầu tiên


- Người cán bộ quân giới đầu tiên được giao nhiệm vụ phụ trách thành lập một số cơ sở sửa chữa, sản xuất vũ khí cho các lực lượng vũ trang của Đảng là đồng chí Đặng Văn Cáp. Cơ sở này lấy tên là Lê Tổ thành lập năm 1944 đã chế tạo ra những quả lựu đạn Việt Nam đầu tiên.


- Tháng 10 năm 1944, những quả lựu đạn đầu tiên được vinh dự trang bị cho đồng chí Lê Thiết Hùng và một số đồng chí khác lên biên giới đón Hồ Chủ tịch. Trên đường về đến Đạo Ngạn gặp bọn địch chặn đường, các đồng chí đã dùng lựu đạn ném trả địch để bảo vệ Bác.


- Trong thời kỳ trước Tổng khởi nghĩa, các cơ sở bí mật tại tỉnh Bắc Ninh, do đồng chí Ngô Gia Khảm phụ trách đã sản xuất loại lựu đạn đập, loại này đã được dùng đánh phục kích một đoàn xe Nhật ở đèo Mỏ Ga (Thái Nguyên), diệt 11 tên.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #265 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2021, 03:40:31 pm »

Người đầu tiên của bộ đội chủ lực ta ở miền Nam được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước


Ngày 18 tháng 10 năm 1963, tiểu đoàn bộ binh 5 (trung đoàn 2 chủ lực Miền) được tăng cường một đại đội đặc công diệt một đại đội bảo an địch ở đồn Cây Trường, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát (Thủ Dầu Một). Trong trận này, tiểu đội trưởng Trừ Văn Thố đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện cho đồng đội diệt đồn địch. Anh là người thứ 3 trong quân đội ta (sau Trần Cừ trong trận Đông Khê ở chiến dịch Biên Giới và Phan Đình Giót ở Điện Biên Phủ) lấy thân mình lấp lỗ châu mai, nêu gương hy sinh cao cả vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Liệt sĩ Trừ Văn Thố được truy tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba và là người đầu tiên của bộ đội chủ lực ta ở miền Nam được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #266 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2021, 03:40:56 pm »

Người nữ anh hùng đầu tiên của quân đội ta


Trong Đại hội Liên hoan Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (19 tháng 5 năm 1952) có 5 người được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà phong tặng Anh hùng Quân đội. Một trong 5 người đó là nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên.


Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Khi được tuyên dương anh hùng, chị là trung đội trưởng trung đội nữ du kích xã, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trung đội nữ du kích xã Tán Thuật do chị Chiên chỉ huy nổi danh trong kháng chiến chống Pháp với những trận đánh phục kích chống địch đi càn quét và đánh đồn bốt địch.


Tháng 12 năm 1951, trung đội nữ du kích do chị chỉ huy phối hợp với bộ đội phục kích đánh địch đi càn quét. Lợi dụng lúc địch chủ quan, không đề phòng, chị và đồng đội bất ngờ xông ra bắt sống 4 tên, trong đó có tên quan hai chỉ huy. Khi địch tiến công vào làng chiến đấu của ta, chị và đồng đội dũng cảm, mưu trí đánh thắng địch. Riêng trận này, chị Chiên đã bắn chết 3 tên, bắt sống 1 tên và giật được 1 súng của giặc.


Tháng 1 năm 1952, trung đội nữ du kích Tán Thuật, phối hợp với bộ đội đánh bốt An Bồi, chị Chiên đã cùng đồng đội dũng cảm bò vào cắt rào dây kẽm gai, ném lựu đạn và xông vào bốt bắt sống 6 tên giặc ngoan cố, trong đó có tên đồn trưởng. Trong trận này, chị Chiên còn cõng được thương binh ra ngoài an toàn.


Nữ du kích Thái Bình nổi tiếng đánh giặc giỏi trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là tài "tay không bắt giặc". Trong chiến công chung ấy có sự đóng góp tích cực của người nữ anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #267 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2021, 03:41:18 pm »

Người phi công đầu tiên của Việt Nam bắn rơi máy bay không người lái


Đó là phi công Nguyễn Hồng Nhị, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Hồng Nhị lái máy bay MIG - 21 đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ (3 F4, 3 F-105, 1 F8, 1 không người lái) và chỉ huy biên đội bắn rơi 2 chiếc khác.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #268 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2021, 03:41:33 pm »

Người phi công Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất?


Đó là phi công Nguyễn Văn Cốc, Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân. Trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Văn Cốc lái máy bay MIG - 21 bắn rơi 9 máy bay Mỹ, yểm hộ đồng đội và chỉ huy đội bắn rơi 9 chiếc khác.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #269 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2021, 03:41:56 pm »

Nhà văn quân đội đầu tiên được nhận giải thưởng đặc biệt 5 năm (1984 -1989) của Bộ Quốc phòng


Nguyễn Minh Châu (1930-1989), nhà văn quân đội, quê Quỳnh Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Nhập ngũ 1950, đại tá (1978), đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam 1968. Năm 1950 - 1959 phục vụ tại Sư đoàn 320. Từ 1960 làm công tác văn hoá, văn nghệ trong quân đội. Nguyễn Minh Châu đã để lại những tác phẩm: "Cửa sông" (1966), "Những vùng trời khác nhau" (1970), "Dấu chân người lính" (1972), được đánh giá là một trong số nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi thời kỳ chống Mỹ. Sau chiến tranh, có "Miền cháy" (1977), "Lửa từ những ngôi nhà" (1977), "Những người đi từ trong rừng ra" (1982), "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983), "Bến quê" (1986), "Chiếc thuyền ngoài xa" (1988), và "Cỏ lau" (giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1988). Nguyễn Minh Châu là người đầu tiên được Bộ Quốc phòng trao giải thưởng đặc biệt 5 năm (1984 - 1989) cho tiểu thuyết "Mảnh đất tình yêu" (1977) và chùm truyện ngắn về đề tài chiến tranh và quân đội. Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá II. Huân chương Quân công hạng ba...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM