Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:55:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn chuyện binh nghiệp  (Đọc 13144 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #230 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2021, 05:04:09 pm »

Chiếc xe đạp gùi thồ đầu tiên vào Trường Sơn


Đó là chiếc xe đạp Favorit có số khung 20.220 được đưa vào đường Hồ Chí Minh từ năm 1961. Từ năm 1963 đến năm 1965 đại đội 9 (đoàn 70) đã dùng chiếc xe này thồ hàng từ đường số 9 qua Sêbănghiêng vào tới sát vùng giáp ranh. Chiếc xe này đã từng chở được 1.800 tấn hàng vào chiến trường. Năm 1966, chiếc xe Favorit trên được đưa về trạm 34 do đồng chí Hồng, tiểu đội trưởng sử dụng thồ hàng vào và chở thương binh ra. Đường hẹp, nhiều dốc cao, vực thẳm, nhiều tháng mưa lầy lội nhưng đồng chí Hồng luôn bảo đảm an toàn cho thương binh. Có ngày đồng chí đưa được 2 chuyến thương binh qua chặng đường khó khăn đảm bảo an toàn.


Từ năm 1969 đến tháng 4 năm 1970, chiếc xe này đã chở được 50 thương binh nặng, 450 ba lô, 1000kg rau, gạo và thực phẩm. Dùng xe đạp chở thương binh đã tiết kiệm được hơn 500 công cáng bộ.


Chiến dịch đầu tiên của bộ đội chủ lực trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ Chiến dịch Bình Giã diễn ra từ ngày 2 tháng 12 năm 1964 đến ngày 3 tháng 1 năm 1965. Lực lượng tham gia: 2 trung đoàn bộ binh: 1 và 2, đoàn 80 pháo binh chủ lực Miền, 2 tiểu đoàn bộ binh 500 và 800 (Quân khu 7) tiểu đoàn bộ binh 186 (Quân khu 6) và lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn chiến dịch.


Ban chỉ huy chiến dịch có các đồng chí: Trần Đình Xu - Chỉ huy -trưởng, Lê Văn Tưởng - Chính uỷ, Nguyễn Hoà - Phó chỉ huy trưởng kiêm tham mưu trưởng, Nguyễn Văn Bứa - Phó chỉ huy trưởng, Lê Xuân Lựu - Chủ nhiệm chính trị.


Trong hơn một tháng chiến đấu, các đơn vị đã đánh 5 trận cấp trung đoàn, 2 trận cấp tiểu đoàn, diệt 2 tiểu đoàn chủ lực ngụy (có một tiểu đoàn thuộc lực lượng dự bị chiến lược, đánh bại các biện pháp chiến thuật "Trực thăng vận" và "Thiết xa vận” của địch.


Đây là chiến dịch đầu tiên của bộ đội chủ lực trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, một chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu sự thất bại của Mỹ - ngụy trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #231 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2021, 05:04:28 pm »

Chiến dịch đầu tiên và cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp


- Chiến dịch đầu tiên là chiến dịch Việt Bắc (thu - đông năm 1947). Trong chiến dịch này, quân và dân ta đã tiêu diệt: 3300 tên địch, thu và phá 8067 súng các loại; 18 máy bay, 54 tàu thuỷ, ca nô, 255 xe các loại của địch cũng bị phá. Bức địch phải rút lui, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc, bảo vệ được các cơ quan trung ương, bảo toàn được chủ lực.


- Chiến dịch cuối cùng là chiến dịch Đông - Xuân năm 1953 - 1954. Trong chiến dịch này, chỉ tính riêng Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và nhảy dù, 3 tiểu đoàn trọng pháo và súng cối nặng, 10 đại đội bộ binh ngụy, 1 thiếu tướng, 16 quan năm, 353 sĩ quan từ quan một đến quan tư và 1.396 hạ sĩ quan. Hạ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí kho tàng trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #232 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2021, 05:05:01 pm »

Chiến sĩ phá quả bom nổ chậm đầu tiên ở miền Bắc


Bỗng anh dùng hai tay vặn nhẹ lấy được đầu nổ quả bom giơ lên cao và hô lớn: "Báo cáo các thủ trưởng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ!” Mọi người thở phào nhẹ nhõm, hết sức vui mừng phấn khởi, khâm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm của người cán bộ công binh trẻ. Anh phổ biến phương pháp tháo dỡ bom cho đại đội 3, vừa giảng lý thuyết vừa tự tay tháo mấy quả khác.


Suốt đêm hôm đó, đơn vị đã phá xong hơn 30 quả bom còn lại, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Rạng sáng hôm sau, nhân dân được lệnh hồi cư, ai cũng vui mừng phấn khởi, khâm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm của anh Bộ đội Cụ Hồ.


Sau đó 3 ngày, Nguyễn Nhất Thắng lại được điêu động ra đảo Ngư, xử lý hàng chục quả bom khác. Là người đầu tiên phá bom nổ chậm của Mỹ trên miền Bắc, anh xứng đáng được phong vượt cấp quân hàm chuẩn úy với chức vụ trung đội trưởng và trở thành đối tượng của Đảng. Lúc đó anh vừa tròn 20 tuổi. 


Sau đó anh được điều vào chiến đấu ở các chiến trường miền Nam. Hiện nay Nguyễn Nhất Thắng là thương binh, hội viên cựu chiến binh, nghỉ hưu tại phưòng Cửa Nam, thành phố Vinh.


Ghi theo lời kể của trung tá Trần Sĩ Khiêm
nguyên chính trị viên E 15 - F 342 - Quân khu 4.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #233 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2021, 05:05:21 pm »

Chiến sĩ văn nghệ đầu tiên của quân độỉ ta ngã xuống trên chiến trường


Nhà văn quân đội Trần Đăng (Đặng Trần Thi), sinh năm 1921, quê Tây Tựu, Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, sinh viên luật Hà Nội. Sau cách mạng, làm việc trong Ban liên kiểm Việt - Pháp. Năm 1946 làm việc ở văn phòng Bộ Quốc phòng, sau đó làm phóng viên báo "Vệ Quốc quân” - tiền thân báo "Quân đội nhân dân". Trần Đăng đã có mặt ở nhiều nơi nóng bỏng của chiến trường Bắc Bộ, viết hàng loạt bài báo, truyện ngắn, bút ký về anh Bộ đội Cụ Hồ. Tác phẩm tiêu biểu: "Một lần tới Thủ đô" (1948, tác phẩm đầu tiên về đề tài "Bộ đội Cụ Hồ"), "Trận phố Ràng" (1949), "Một cuộc chuẩn bị" (1949). Năm 1954, những truyện ngắn và ký của Trần Đăng được xuất bản thành tập truyện và ký sự. Ngày 26 tháng 12 năm 1949, hy sinh tại vùng biên giới Việt - Trung và được ghi nhận là chiến sĩ văn nghệ đầu tiên ngã xuống trên chiến trường. Huân chương: Kháng chiến hạng nhất, chiến thắng hạng ba...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #234 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2021, 06:43:43 pm »

Chính trị viên đầu tiên của quân đội ta


Dương Mạc Thạch (Dương Mạc Cam, Xích Thắng; 1915 - 1979), Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương và chính trị viên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tháng 12 năm 1944 đến tháng 8 năm 1945) dân tộc Tày, quê xã Gia Bằng, châu Nguyên Bình (Nay là xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Tham gia cách mạng từ 1934, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1934. Năm 1936 đến năm 1944 Bí thư Chi bộ, sau đó là Bí thư châu uỷ, chủ nhiệm Việt Minh châu Nguyên Bình. 1944 - 1945 tham gia các trận Phai Khắt, Nà Ngần, Đồng Mu, Hà Hiệu, Đèo Giàng và trận giải phóng thị xã Bắc Cạn. Tháng 9 năm 1945 đến năm 1948 Chủ tịch uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Bắc Cạn. Năm 1948 - 1949 đặc phái viên Bộ tư lệnh tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Năm 1950 phụ trách công tác thuế nông nghiệp của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Yên Bái. Năm 1951 - 1957, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính (sau là Ủy ban hành chính) tỉnh Hà Giang, phó Bí thư tỉnh uỷ. Năm 1958 - 1975 Khu ủy viên khu tự trị Việt Bắc, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Nông nghiệp Việt Bắc (1971 - 1976). Huân chương: Kháng chiến hạng nhất...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #235 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2021, 06:44:04 pm »

Cuộc chiến không đối không đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta


Đó là ngày 3 tháng 4 năm 1965. Trong ngày này, biên đội MIG.17 do biên đội trưởng Phạm Ngọc Lan chỉ huy bắn rơi 2 chiếc F.8. Ngày 4 tháng 4, biên đội MIG.17 do biên đội trưởng Trần Hanh chỉ huy bắn rơi 2 chiếc F.105. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta xuất hiện cuộc chiến không đối không. Ngày 3 tháng 4 trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Không quân nhân dân Viêt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #236 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2021, 06:45:03 pm »

Đại đoàn chủ lực cơ động đầu tỉên của quân đội ta


Đại đoàn bộ binh 308 thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1949, tại thị trấn Đồn Đu, huyện Đồng Hỷ (nay là Phú Lương, Thái Nguyên). Biên chế: Ba trung đoàn bộ binh: 88, 102, 36, tiểu đoàn bộ binh 11 (tiểu đoàn Phủ Thông), tiểu đoàn pháo binh 410 và một số đơn vị binh chủng trực thuộc. Trung đoàn 88 thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1949 gồm các tiểu đoàn: 23 29, 38, 322. Trung đoàn trưởng: Nguyễn Thái Dũng Chính uỷ: Đặng Quốc Bảo. Trung đoàn 102 (trung đoàn Thủ đô) gồm các tiểu đoàn: 18, 69, 79. Trung đoàn trưởng: Vũ Yên, chính uỷ: Hoàng Thế Dũng. Trung đoàn 36 (trung đoàn Bắc - Bắc) thành lập tháng 8 năm 1946 gồm các tiểu đoàn : 54, 55, 56. Trung đoàn trưởng: Phạm Hồng Sơn, chính uỷ: Hoàng Xuân Tuỳ.


Đại đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Đại đoàn 308: Vương Thừa Vũ.


Đại đoàn 308 là sư đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân đội ta, mang danh hiệu "Quân Tiên Phong".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #237 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2021, 06:45:20 pm »

Đại đoàn công - pháo đầu tiên của quân độI ta


Đại đoàn công - pháo 351 thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1951. Biên chế: trung đoàn 151 công binh (thành lập tháng 1 năm 1951), trung đoàn 675 sơn pháo 75 ly (được tổ chức trên cơ sở 3 tiểu đoàn pháo binh thuộc đại đoàn 308, trung đoàn 174 và trung đoàn 209), trung đoàn 45 pháo xe kéo 105 ly (nguyên là trung đoàn 34 "Tất Thắng" thuộc Liên khu 3), xưởng sửa chữa xe, pháo, khí tài và các cơ quan. Đồng chí Vũ Hiển nguyên Phó tổng tham mưu trưởng được bổ nhiệm làm Đại đoàn phó, quyền đại đoàn trưởng, đồng chí Phạm Ngọc Mậu - Ủy viên Liên khu uỷ Việt Bắc, Chính uỷ trung đoàn 246 (Trung đoàn bảo vệ căn cứ của Bộ Tổng tư lệnh) được bổ nhiệm làm chính uỷ kiêm Bí thư Đảng uỷ. Đây là đại đoàn binh chủng (công binh - pháo binh) đầu tiên của quân đội ta.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #238 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2021, 06:45:49 pm »

Đôi nét về đơn vị pháo phòng không đầu tiên của quân đội ta


Đơn vị pháo phòng không đầu tiên của quân đội ta là một đại đội pháo cao xạ 37mm, mang phiên hiệu đại đội 612. Đại đội được thành lập vào nửa cuối năm 1951 ở Cao Bằng. Cán bộ, chiến sĩ trong đại đội từ nhiều nơi tập trung về, nhưng nòng cốt là đại đội 612, thuộc tiểu đoàn pháo mặt đất 690, tiểu đoàn này do đồng chí Bùi Cúc chỉ huy, trước đó thuộc Liên khu 10, nhưng từ giữa năm 1951 được điều về đại đoàn 351.


Là đơn vị pháo phòng không đầu tiên của quân đội ta được trang bị vũ khí tương đối hiện đại nên đại đội 612 được cấp trên tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ. Ngoài số chiến sĩ có kinh nghiệm chiến đấu, đại đội còn được bổ sung thêm một số bộ phận học viên trường Không quân Việt Nam thuộc Bộ Tổng tham mưu, vừa tốt nghiệp khoá học vào tháng 5 năm 1951, có trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn kỹ thuật khá. Nhiều cán bộ cấp trung đội trực tiếp làm khẩu đội trưởng. Số đông pháo thủ lúc đầu do cán bộ tiểu đội đảm nhiệm.


Sau khi được thành lập, đại đội 612 tách khỏi tiểu đoàn 690 về trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Đại đội được tổ chức thành 3 trung đội: 2 trung đội pháo cao xạ 37 mm, mỗi trung đội có 2 khẩu và một trung đội súng máy phòng không, trang bị bằng súng đại liên và 12,7 mm.


Nhiệm vụ của đại đội là bảo vệ một chiếc cầu trên một trục đường giao thông quan trọng thuộc tỉnh Cao Bằng. Sau chiến thắng Biên giới 1950, một phần giao lưu của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa thông qua trục đường này.


Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, đại đội 612 đã nhanh chóng làm chủ được vũ khí, trang bị, bảo vệ an toàn yếu địa được giao. Đại đội cũng đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ và pháo thủ cao xạ pháo đầu tiên của quân đội ta, góp phần xây dựng những đơn vị phòng không sau này. Đầu năm 1953, hơn 20 cán bộ đại đội, trung đội, khẩu đội của đại đội 612 được điều đi xây dựng trung đoàn pháo cao xạ 367. Bộ phận còn lại, được bổ sung quân số, tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ ở Cao Bằng cho đến khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành được thắng lợi. Sau khi hoà bình lập lại, đại đội 612 được điêu về sáp nhập với các đơn vị pháo cao xạ khác thuộc trung đoàn 367.


Trong hơn 3 năm làm nhiệm vụ ở Biên giới có hai sự kiện đáng ghi nhớ nhất của đại đội 612 là mùa xuân 1952 được Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đến thăm và sau đó hơn 2 tháng, trong phong trào thi đua sôi nổi thực hiện những lời Bác dạy, đại đội đã bắn rơi tại chỗ một máy bay Hencat của bọn thực dân Pháp. Do thành tích này, đại đội đã vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #239 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2021, 06:46:14 pm »

Đơn vị bắn rơi chiếc B52 đầu tiên (chiếc đầu tiên bị rơi tại chỗ ở Việt Nam) trong chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972


Đó là trung đoàn 261, trung đoàn tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam, đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được mang danh hiệu "Đoàn tên lửa Thành Loa".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM