Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:15:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn chuyện binh nghiệp  (Đọc 13163 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #160 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2021, 07:33:59 pm »

Những chiếc "hầm di động"


Sau Tết Mậu Thân 1968, Ban Cơ yếu T4 phải sơ tán về Cai Lậy (Mỹ Tho). Vấn đề gay cấn nhất lúc đó là làm sao có thể cất giấu, bảo quản an toàn tài liệu mật mã trong điều kiện địa hình sình lầy, cây cối bị tàn phá trơ trọi không thể đào hầm bí mật cất giấu tài liệu như ở miền Đông và Tây Nguyên được, các chiến sĩ Cơ yếu T4 đã nghĩ ra những chiếc "hầm bí mật di động". Anh em dùng thùng đại liên của Mỹ để đựng tài liệu, phương tiện làm việc bọc kỹ ni lông, khi cần thì lặn sâu xuống nước moi một lỗ sâu chôn dọc bờ mương. Trường hợp đang hành quân trên sông thì hé mở nắp thùng, gặp địch lập tức ném xuống sông, nước tràn vào thùng chìm xuống phi tang luôn tài liệu. Bằng những chiếc "hầm di động" này, trong nhiều năm ở chiến trường Nam Bộ, anh em Cơ yếu đã bảo vệ an toàn tài liệu và phương tiện làm việc.


Việt Ân
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #161 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2021, 07:34:24 pm »

Những " thùng hàng đặc biệt” và những chiến sĩ "3C"


Cuối năm 1966 đầu 1967, những ai hành quân vào Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh thỉnh thoảng nhìn thấy các chiến sĩ giao liên đeo trên vai những chiếc thùng rất lạ. Ai cũng biết rằng trong thùng chứa một thứ hàng đặc biệt. Nhưng hàng gì thì ít ai đoán ra. Ngay các binh trạm giao liên cũng chỉ biết rằng "thứ hàng đặc biệt này phải được chuyển liên tục, không được phép giấu tạm ở bất cứ một địa điểm nào mà phải mang đi bằng hết". Sau này người ta mới biết rằng, trong những "thùng hàng đặc biệt" chứa những tài liệu của Ngành Cơ yếu. Đó cũng là đợt vận chuyển tài liệu vào Nam lớn nhất của Ban Cơ yếu Trung ương.


Các chiến sĩ Cơ yếu trên đường vào Nam luôn luôn được coi là "khách đặc biệt" của các trạm giao liên. Họ được cấp giấy chứng minh Trường Sơn đóng đấu đỏ 3 chữ C (CCC). Đây là ký hiệu chỉ các cán bộ có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Nhưng vì trên đường hành quân lính Cơ yếu luôn phải chạy (chạy máy bay, chạy biệt kích, chạy địch càn, thậm chí gặp địch cũng không được đánh) để về tới đích an toàn. Do đó họ thường phiên biệt hiệu "3C" của mình là "co cẳng chạy".


Hải Đăng
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #162 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2021, 07:34:58 pm »

Nồi canh môn thục


Ở Trường Sơn, cánh lính gọi món canh môn thục là "canh tiểu đội". Số là rau môn thục thì hiếm. Mỗi lần kiếm được một chét, mang về thả vào xoong, đổ nước suối vào, thêm một ít ruốc bông, một nắm muối đun chín, cả tiểu đội xì xoạt đến là mát ruột.


Cái khổ của người lính ở Trường Sơn là thiếu rau. Riêng hai loại: cây môn thục và chua me đất là còn có thể đi dọc theo suối may ra gặp vài bụi, lâu lâu lá lại mọc ra, đoàn khác cũng được nhờ.


Môn thục thuộc họ khoai nước, thân mềm, không ngứa, tựa cây khoai môn, ăn lành, mát ruột. Một hôm, anh nuôi là lính thị thành, vì thương đồng đội ốm thèm rau, kiếm nhiều trái cây khoai ngứa, chỉ nấu đủ một ăng gô để "bồi dưỡng người ốm". Đồng đội vừa ăn xong đã thấy nôn nao quá xá, đòi móc họng, ngứa từ dạ dày ngứa ra. Anh nuôi vừa thương vừa lo cho bạn, ứa cả nước mắt, vội vàng lấy nước muối loãng để bạn súc miệng. Cũng phải nửa ngày mới hết ngứa. Bây giờ mâm cỗ, mâm nhậu chất đầy, vẫn nhớ đến kỷ niệm Trường Sơn, sao mà anh em thương nhau đến thế!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #163 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2021, 07:35:29 pm »

Nước Trong mà thiếu nước dùng


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Sư đoàn 304 đảm nhiệm tiến công trên hướng Đông Nam, đánh chiếm khu vực ngã ba đường 15 đi Nước Trong, cầu sông Buông, Long Bình, mở đường, tạo bàn đạp cho lực lượng thọc sâu chiến dịch của Binh đoàn đánh vào trung tâm thành phố. Tuyến phòng thủ ngã ba đường 15 đi Nước Trong, địch xây dựng, củng cố vững chắc, tập trung lực lượng, phương tiện để tử thủ với ta đến cùng. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra rất ác liệt, ta và địch giành giật nhau từng mục tiêu, từng tấc đất. Dưới trời nắng như đổ lửa, mặt đất như bị nung nóng, sức tàn phá của bom, đạn cộng với cái nóng gió tây cuối mùa khô ở miền Đông Nam Bộ càng làm cho cuộc chiến ác liệt hơn. Sư đoàn chiến đấu ở khu vực Nước Trong mà không tìm đâu ra nguồn nước, bộ đội bị khát vì thiếu nước. Những bi đông nước mang theo chỉ còn đủ cung cấp cho thương binh một cách hạn chế; nhiều chiến sĩ đã phải nhai cỏ tranh cho đỡ khát. Sư đoàn đã dùng xe téc chở nước, nhưng bị địch đánh phá dữ dội, nước không đến được với bộ đội đang chiến đấu ở phía trước. Muốn giải quyết tình trạng thiếu nước, Sư đoàn chỉ còn cách đánh địch ở điểm cao 39, nơi chúng án ngữ, khống chế đường 15 ra sông Buông. Thế nhưng, mục tiêu này không nằm trong kế hoạch tiến công trước mắt. Không thể để bộ đội thiếu nước, Sư đoàn xin ý kiến cấp trên được đánh điểm cao này trước. Được sự đồng ý của cấp trên, Sư đoàn đã lệnh cho đại đội 5 thuộc trung đoàn 24, đánh chiếm điểm cao 39, mở đường ra cầu sông Buông, lấy nước tiếp tế cho bộ đội. Sau một thời gian ngắn, trận chiến đấu đã kết thúc thắng lợi, ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở điểm cao 39 đường ra cầu sông Buông đã thông, Sư đoàn có đủ nước sinh hoạt, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mở đường, tạo bàn đạp cho lực lượng thọc sâu chiến dịch của Binh đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn đúng kế hoạch. Đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến chiến dịch Hồ Chí Minh, nhiều cán bộ của Sư đoàn vẫn không quên nhắc tới chuyện ’’Nước Trong mà thiếu nước dùng".


N.M.K.(st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #164 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2021, 07:35:49 pm »

Phải giữ bí mật như thế đấy


Thượng tướng Lê Ngọc Hiền kể:

Tháng 4 năm 1974, tôi từ Nam Bộ ra Bắc, được giao nhiệm vụ Phó Tổng tham mưu trưởng, và được cấp trên cho nghỉ phép 15 ngày. Nhưng mới nghỉ được 5 hôm thì đồng chí Văn Tiến Dũng bảo: "tình hình rất khẩn trương, đồng chí cùng Cục Tác chiến làm ngay kế hoạch...". Ngày 16-1, tôi lên đường vào mặt trận Tây Nguyên, họp với các anh: Vũ Lăng (Tư lệnh), Đặng Vũ Hiệp (Chính uỷ), Nguyễn Năng (Phó tư lệnh), đi đến thống nhất mở chiến dịch Tây Nguyên, rồi ngay sau đó, được lệnh trở ra báo cáo với Quân uỷ... Khi tôi ra đến nam cầu Hiền Lương, thì lại có lệnh của Bộ, bảo tôi phải quay trở lại sở chỉ huy Đoàn 559 và chờ ở đó. Vào đây, đồng chí Đồng Sĩ Nguyên - Tư lệnh đoàn cũng động viên tôi: "Cứ nằm chờ...". Sau này, tôi mới biết lý do Bộ lệnh cho tôi ở lại không ra Hà Nội nữa, là để giữ tuyệt đối bí mật cho chiến dịch.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #165 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2021, 07:26:26 pm »

Phải tìm bằng được thi thể liệt sĩ


Năm 1972, đồng chí Trần Tất Thanh (sau này là Trung tướng), liệt sĩ, là tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 631 Tây Nguyên. Trong trận đánh vào cứ điểm 664, trên đường 5, từ thị xã Plâycu đi Chư Nghé, ta thắng lớn, song ngay sau đó địch bắn pháo cấp tập vào trận địa, bộ đội nhận lệnh rút nhanh tránh thương vong. Nhưng khi nghe tin hướng đại đội 9 còn hai chiến sĩ hi sinh chưa lấy được thi thể, ông lập tức chỉ thị cho đại đội cử một trung đội ở lại, tìm cho bằng được xác của hai liệt sĩ này. Và ông cùng các chiến sĩ trung đội kia lặn ngụp dưới mưa pháo, cho tới 5 giờ sáng hôm sau, mới đưa được xác hai liệt sĩ ra khỏi cứ điểm...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #166 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2021, 07:27:04 pm »

Quà chị út


Thằng Mỹ - ngụy độc ác hơn con thú dữ. Nó giết không trừ ai. Con gái khổ thêm một nỗi: nếu chẳng may sa vào tay chúng sẽ bị hãm hiếp đến chết. Chính vì thương chị em, thương lũ làng, vì căm thù thằng Mỹ-nguỵ mà Rơmắc Sao đã xin cha cho vào du kích.


Vào du kích, Sao chỉ được giao nhiệm vụ ở nhà nấu cơm. Đành rằng chị I Len gùi trên 100kg hàng, I-Bnông cấp dưỡng có nhiều thành tích, đều trở thành những chiến sĩ thi đua, được đi báo cáo ở đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua toàn Mặt trận. Thế nhưng Sao vẫn thích được như các chị Hơ Sin, Hơ Sách, Hơ Tơ Răng ở Đắc Lắc, vào đồn đánh giặc lập công, diệt nhiều Mỹ-nguỵ. Ngặt một nỗi bọn con trai làng Đok Klan lại không muốn cho Sao đi đánh chung với nó. Năn nỉ mãi, thỉnh thoảng Sao mới được đi xem đánh mìn trên đường 14.


Một hôm, Sao đến nói thẳng với xã đội trưởng chỉ huy: "Mày cho tao 1 quả mìn. Tao cũng đi đánh xe. Chỉ mình tao thôi kẻo nhỡ cái xe không chết lũ nó cười cho!".

Ngay trận đầu tiên Sao đã đánh tan xác 1 xe M113 của giặc, giết hết những thằng Mỹ trên xe. Đánh được rồi, đánh nữa, trận nào Sao cũng thành công. Tiếng khen của đồng đội và lũ làng không để đâu cho hết. Nhưng Sao lại thích chị em khác cũng đánh được như mình. Sao động viên, dìu dắt, cho chị em du kích huyện 4 Gia Lai biết đánh xe.


Đánh được 14 trận thì Sao đã đạt 2 danh hiệu: "Dũng sĩ diệt Mỹ" và "Dũng sĩ diệt xe cơ giới" cấp ưu tú; được công nhận là "Ngọn cờ đầu diệt xe cơ giới của phụ nữ Tây Nguyên". Hay tin Sao đánh giỏi, nữ anh hùng Quân giải phóng Nguyễn Thị Út (Tịch) gửi tặng Rơmắc Sao 1 khẩu súng Carbin. Đó chính là món quà của các bạn Cu Ba tặng cho chị út.


Lê Sĩ
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #167 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2021, 07:27:26 pm »

Rau... Kỳ Sơn


Cuối năm 1968, đời sống cán bộ, chiến sĩ trên tuyến Trường Sơn rất vất vả, nhất là vùng cuối tuyến. Nhiều thứ rau ăn được trong rừng cạn dần, có nơi bệnh phù phát triển.

Nhìn đồng đội bệnh tật, Kỳ Sơn rất đau lòng. Một hôm, anh lấy võng buộc vào một sào gồ rồi đi gọi hai chiến sĩ còn khoẻ đến, chỉ vào cái nồi trên bếp nói: "Đây là loại rau mọc rất nhiều ở ven suốỉ, lên rất nhanh, tớ luộc ăn thử. Nếu tớ có làm sao, hai cậu khiêng ngay tớ về trạm xá để cấp cứu và nói cho bác sĩ biết lý do. Nói xong, Kỳ Sơn ăn hết số rau và húp luôn nước luộc. Hai người ngồi xem Sơn ăn, ban đầu có vẻ lo lắng, nhưng sau đó trò chuyện tới khuya quên cả chuyện rau.


Từ đấy, người chiến sĩ Trường Sơn có thêm tên gọi một loại rau rừng: "Rau Kỳ Sơn". Chẳng bao lâu, rau Kỳ Sơn được phổ biến ở nhiều binh trạm với "vinh dự’ được đứng ngang hàng với rau ngót rừng, rau chân vịt, môn thục, địa liền, mảnh cộng... trong danh mục "Rau của chiến sĩ Trường Sơn" những năm chống Mỹ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #168 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2021, 07:27:48 pm »

Sơ lược lịch sử xe tăng


Xe tăng tiến hoá từ chiến xa (War Chario) - là một loại xe trận có bánh dùng ngựa kéo, có lớp bảo vệ bằng gỗ lim. Thời cổ đại, người Hán nhờ sử dụng chiến xa đã đánh bại được bộ tộc Miêu. Năm 1482, Lêônađô đờ Vanhxi (Leonardo de Vinci) đã sáng chế ra mẫu chiến xa bọc giáp kín do người ở bên trong đẩy đi. Sau đó, động cơ hơi nước rồi động cơ đốt trong ra đời đã có ảnh hưỏng lớn tới sự phát triển của chiến xa. Năm 1901, ở Pháp xuất hiện xe hơi bọc giáp có đặt súng máy. Năm 1911, ở châu Âu xuất hiện ý tưởng xe chạy trên bánh xích để tăng khả năng vượt chướng ngại vật song chưa được chú ý lắm. Năm 1915, Xuyntơn (Swinton) ở Anh và Exchiên (Estienne) ở Pháp đã độc lập chế ra những chiếc xe tăng đầu tiên. Đó là loại xe bọc thép tấm, dùng bánh xích để dễ vượt rào, được trang bị mạnh với súng máy và pháo. Biệt danh xe tăng được đưa ra để đánh lạc hướng mật vụ Đức, các chiến xa được chứa trong các kiện hàng có dán nhãn Tank, nghĩa là các thùng 49 xe tăng đầu tiên MK1 của Anh xuất trận lần đầu tại Xôm (Somme) ở Pháp tháng 9-1916. Trong thẾ chiến 2, xuất hiện chiến thuật đánh tập trung, cơ động bằng các binh đoàn xe tăng lớn. Cuộc hội chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử là trận Cuốcxcơ (Kursk) tháng 7-1943 ở Liên Xô với sự tham chiến của hơn 6.000 xe tăng của cả hai bên. Riêng trận đánh ngày 13-7-1943, 1.500 xe táng Xô viết loại T.34 đã vây diệt 400 trong số 600 xe tăng của quân Đức chủ yếu là loại Con Hổ (Tiger), loại xe tăng tiên tiến nhất của Đức lúc đó. Cũng trong thế chiến II, lần đầu tiên xe tăng được sử dụng cho các chiến dịch mang ý nghĩa chiến lược như chiến dịch công phá Béclin (Đức), chiến dịch Mãn Châu Lý (Trung Quốc) của Hồng quân Liên Xô năm 1945, chiến dịch Noócmăngđi (Pháp) của quân Đồng Minh năm 1944.


Ở Việt Nam, trong chiến dịch Gianxơn Xity (Junction City) năm 1967, tại Tây Ninh, lần đầu tiên đế quốc Mỹ sử dụng xe tăng đội hình lớn để càn quét, song rất nhiều xe tăng và xe bọc thép của địch đã bị tiêu diệt bởi súng B.40 bắn gần.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #169 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2021, 07:28:13 pm »

Tạc tượng Bác Hồ bằng ngôn ngữ trái tim


Đến thăm bảo tàng các dân tộc Tây Nguyên, được chiêm ngưỡng và được nghe câu chuyện về bức tượng đồng cao 12,5cm, tạc chân dung Bác Hồ chỉ huy chiến dịch Biên Giới, mang dáng dấp già làng Tây Nguyên... làm chúng ta hết sức cảm động.


Chuyện kể rằng, vào những năm 1959-1960, khi Mỹ - Diệm lê máy chém đi khắp miền Nam đàn áp đẫm máu phong trào cách mạng, thì người Gia Rai ở xã Ya Lang (Đức Cơ, Gia Lai) đã bí mật tạc tượng Bác Hồ theo trí nhớ (đồng bào đã được bộ đội cho xem ảnh Bác từ trong kháng chiến chống Pháp) để giữ vững tấm lòng sắt son, thuỷ chung đi theo Bác Hồ, theo Đảng, theo cách mạng của mình. Và từ đó, mỗi lần chi bộ xã kết nạp đảng viên, đoàn viên, tượng Bác là vật phẩm linh thiêng không thể thiếu trong các buổi lễ.


Để giữ trọn bức tượng Bác trong 20 năm chống Mỹ, cứu nước, đồng chí Rơ Mah Yua, Phó bí thư chi bộ, trong một lần chiến đấu chống giặc, bảo vệ buôn làng, đồng chí bị địch bắn trọng thương. Trước khi hy sinh, đồng chí giao tượng Bác cho đồng chí Kpui Yao. Đồng chí Kpui Yao chiến đấu hi sinh, bức tượng Bác lại được giao cho đồng chí Rơ Mah Bơng cất giữ... Cứ thế, bức tượng Bác Hồ được các đảng viên và đồng bào thay nhau gìn giữ. Có tượng Bác Hồ, đồng bào xã Ya Lang vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vượt qua mưa bom, bão đạn của quân thù, một lòng tin tưởng vào Bác Hồ, vào Đảng, vào cách mạng, chiến đấu chống quân xâm lược cho đến ngày toàn thắng của toàn dân tộc.


T.V. (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM