Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:47:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn chuyện binh nghiệp  (Đọc 13183 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #100 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2021, 07:09:30 pm »

Câu đối ra đời sau khi bắn rơi máy bay Mỹ


Trung đoàn 282 cao xạ 100mm do Thiếu tá Cao Phong chỉ huy phục săn B52 ở đất lửa Vĩnh Linh. Tuy chưa bắn rơi được B52 nhưng cũng buộc chúng phải dạt xa và nâng độ cao, không dám tác oai tác quái như hồi đầu nữa. Cuối 1967, đơn vị được lệnh ra Quảng Bình bảo vệ trọng điểm phà Long Đại, đập Cẩm Ly đầu đường 20-4. Ngoài đại đội 2 pháo 100mm còn có tiểu đoàn pháo 37mm của Quân khu 4 tăng cường. Đón xuân, đơn vị trực sẵn sàng chiến đấu trên mâm pháo. Đón giao thừa, ngày mồng 1 tết đều yên tĩnh, nhưng sáng mồng 2 tết thì máy bay địch mò vào đánh phá. Đại đội 2 pháo 100mm và các đại đội cao xạ 37mm trong cụm do đồng chí Trần Tích chỉ huy, nhịp nhàng nhả đạn đánh trả, bắn rơi ngay 2 chiếc phản lực Mỹ. Mừng chiến công đầu xuân, anh em dựng ngay chiếc cổng chào trước cổng doanh trại, và kẻ đôi câu đối vừa "sáng tác" kịp thời đầy ý nghĩa, mà đến nay anh em vẫn còn nhớ:

   Đất Vĩnh Linh, Cao Phong rá oai hổ
   Phà Long Đại, Trần Tích thắng giặc trời.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2021, 07:09:52 pm »

Cây súng


Đầu tháng 12-1960, anh Trần Cồi ở xã cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, quyết lấy cho được khẩu súng cửa tên trung sĩ nguỵ hay ra vào ấp Búng Gội (Cửa Dương)... Một buổi trưa nọ, tên trung sĩ chạy xe từ chợ thị trấn Dường Đông về Búng Gội. Trần Cồi cầm gậy giả làm người chăn bò, đứng nép bên đường, chờ khi tên địch đi qua chỗ núp, anh hối hả chạy theo lấy cớ xin quá giang để tìm mấy con bò bị lạc. Hắn dừng xe lại nhưng ngùng ngoằng không chịu cho Trần Cồi cùng đi. Khi hắn xoay người trở lên xe, Trần Cồi từ phía sau dùng gậy đập mạnh, tên địch ngã xuống bất tỉnh. Khẩu súng Thompson còn rất mới cùng 50 viên đạn được Trần Cồi mang về cắn cứ và xin gia nhập vào đơn vị vũ trang của huyện.


Vào thời điểm này, cả đơn vị chỉ có 2 khẩu súng ngắn và 1 khẩu súng trường cũ kỹ, bắn lúc nổ, lúc không. Anh em ai cũng mong muốn có được những khẩu súng tốt để chiến đấu. Có khẩu súng do Trần Cồi mang về, đơn vị có thêm vũ khí tốt để đánh địch, giành nhiều thắng lợi, thu nhiều vũ khí, tiếp tục tự trang bị... Từ đó anh em thường gọi vui cây súng này là "cây súng nái" với hàm ý từ cây súng này "đẻ" ra những cây súng khác.


Diệp Hoàng Du
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #102 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2021, 07:10:13 pm »

Chiếc áo của con gái Đại tướng


Một hôm, sau bữa cơm chiều mùa hạ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng gia đình đang ngồi hóng mát trước sân nhà, đồng chí Ca, Trung tá, thư ký của Đại tướng đến chơi, thấy cháu Hà (con gái lớn của đồng chí Nguyễn Chí Thanh) mặc chiếc áo công nhân màu xanh, có miếng vá ở vai, buột miệng nói:

- Con Đại tướng mà mặc áo vá à?

Biết Ca nói đùa, đồng chí Thanh cười, thân mật nói lại:

- Dân mặc áo vá, vì sao con Đại tướng không mặc áo vá được? Đồng chí đừng đùa thế, các cháu sinh hư.


Câu nói của đồng chí Đại tướng thật giản dị nhưng hết sức sâu sắc, thể hiện rõ: không có sự phân cách về lối sống giữa gia đình cán bộ, đảng viên với gia đình nhân dân. Đó cũng là bài học cho những ai nuông chiều con cái quá mức (muốn gì được nấy), để cho con cái ỷ thế bố mẹ đòi hưởng thụ cao hơn cuộc sống bình thường của nhân dân, của toàn xã hội... Hậu quả tác hại sẽ thật khó lường.


H.T. (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #103 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2021, 07:10:30 pm »

Chiến tranh Việt Nam và sách giáo khoa lịch sử Mỹ


Người Mỹ từ lâu vẫn coi chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh gây tranh cãi nhất trong lịch sử nước Mỹ và cho tới nay nước Mỹ vẫn chưa đi đến một quan điểm đồng nhất liên quan đến để tài này, tạo thách thức lớn cho các giáo viên Mỹ dạy môn lịch sử về chiến tranh Việt Nam. Các nhà biên soạn Mỹ gần đây mới đưa thêm chương "Chiến tranh Việt Nam” vào sách giáo khoa lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, chiến tranh Việt Nam thường là bài giảng cuối cùng được đề cập trong chương trình môn học và thường chỉ được giảng qua loa, trong khi giáo viên phải giảng cho học sinh cả 400 năm thăng trầm của lịch sử Mỹ.


Tiến Sơn (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #104 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2021, 07:10:56 pm »

Chuẩn bị cho cuộc tiến công bất ngờ


Đầu năm 1975, Sư đoàn 470 được giao nhiệm vụ bí mật mở đường cho bộ đội ta tiến công Buôn Ma Thuột, mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ, Trung đoàn 575 của Sư đoàn đã rải quân trên con đường dự kiến mở, cưa sát gốc cây rừng nhưng không đứt hẳn. Gần ngày chuyển quân, các máy ủi chỉ việc gạt lớp đất hữu cơ và cây rừng sang hai bên để các đoàn xe ào ào xông lên. Chính yếu tố bí mật, bất ngờ này là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên chiến thắng trận mở màn.


Quốc Khánh (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #105 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2021, 07:13:25 pm »

Chuyện "con rắn vuông" ở nước Mỹ


Ngày 25-3-1968, Tổng thống Giônxơn cùng các cộng sự thân cận nghe thuyết trình về tình hình miền Nam Việt Nam trong cuộc tấn công Tết. Sau khi nghe bài thuyết trình của Trung tướng U. Đơpuy, phụ tá Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, ông Gônbéc, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc hỏi Đơpuy: "Bài thuyết trình của ông cho biết là địch bị giết 80.000 người trong cuộc tấn công Tết. Vậy, tỷ lệ thông thường giữa số bị thương và bị giết là bao nhiêu?". "Mười trên một". Gônbéc nói tiếp: "Đó là một con số lớn, liệu có thể coỉ tỉ lệ ba trên một như là con số vừa phải được không?”. "Được" Đơpuy quả quyết. Gônbéc: "Theo ông thì họ có bao nhiêu quân chiến đấu thực sự có hiệu lực đang hoạt động trên chiến trường?". Đơpuy: "Khoảng 230.000 người". Gônbéc sửng sốt: "Vậỵ thưa Trung tướng, tôi không phải là nhà toán học giỏi, nhưng với con số 80.000 bị giết và với tỉ lệ giữa số bị thướng và bị giết là ba trên một, hoặc là 240.000 bị thương vong sơ với tổng số là 230.000, như thế thì chúng ta đang đánh nhau với cái ma quỷ gì đây?"

Hóa ra ở Mỹ cũng có chuyện con rắn vuông?


Lê Quang Lạng (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #106 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2021, 07:13:44 pm »

Chuyện về chiếc bút ký Hiệp định Pari


Nhà báo Hồng Hà, nguyên Tổng biên tập báo Nhân dân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, kể lại: Những ngày tháng 1-1973, ông có mặt trong phái đoàn ta tham gia Hội nghị Pari. Đêm trước ngày ký Hiệp định, ông là phóng viên duy nhất có mặt. Gần đến giờ ký chính thức Hiệp định, phái đoàn ta mới biết ký vào văn bản Hiệp định phải dùng bút dạ nhưng ta vẫn chưa có. Đồng chí Xuân Thuỷ nói với ông điều này, lập tức ông lên xe của phái đoàn ta đi đến một phố lớn ở Pari vào một cửa hàng văn phòng phẩm mua một lúc 10 chiếc về trao tận tạy đồng chí Trưởng phái đoàn ta. Sau khi chứng kiến lễ ký kết giữa hai đoàn, ông lập tức sang nhờ máy phát tín truyền tin ký kết thắng lợi Hiệp định về trong nước.


Thanh Hải (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #107 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2021, 07:49:36 pm »

Chung một ý chí


Một nhà báo Úc nổi tiếng là người tôn trọng sự thật. Khi sang Việt Nam, ông được nghe lời kêu gọi cả nước đứng lên chống Mỹ, cứu nước của Hồ Chủ tịch. Lời kêu gọi có đoạn viết: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".


Nhà báo nước ngoài muốn hiểu ý nghĩa của lời kêu gọi đã tã thấm đến nhân dân ta ra sao. Một hôm chiếc xe con đưa ông ta ra tiền tuyến, đến quãng đường thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, đột nhiên xe dừng lại theo yêu cầu của nhà báo. Nhà báo đến gặp một bác xã viên để phỏng vấn. Bác xã viên, vai còn đang vác chiếc cày, nhìn nhà báo rồi nhìn ra cánh đồng lỗ chỗ hố bom, nói:

- Bom đạn quả là đáng sợ thật, nhưng so với ách chiếm đóng của bọn thực dân thì không nghĩa lý gì. Đất nước chúng tôi dù có bị tàn phá, thì chúng tôi lại tự xây dựng lại.


Nhà báo cám ơn bác xã viên rồi lên xe. Ông nói với mọi người trên xe như nói với chính mình: "Không sức mạnh nào có thể khuất phục nổi dân tộc này khi mà lãnh đạo và nhân dân cùng chung một ý chí".


H.T. (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #108 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2021, 07:49:59 pm »

Chưng nước mặn thành nước ngọt


Sống giữa bốn bề sông nước, nhưng bộ đội Rừng Sác rất thiếu nước ngọt để sinh hoạt.

Vào mùa mưa, anh em thường làm bồn chứa nước bằng các cành cây ghép lại, lót ni lông bên trong, dẫn nước từ thân cây xuống để dự trữ. Vào mùa khô, bộ đội phải dựa vào một số giếng nước ngọt hiếm hoi của nhân dân quanh vùng. Địch biết khó khăn này của bộ đội ta nên tăng cường càn quét, phong toả chặt các giếng nước ngọt. Việc đi lấy nước ngày càng khó khăn. Nhiều chiến sĩ đã hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ.


Bộ đội ta nghĩ cách tạo ra nước ngọt theo kiểu những người nấu rượu. Anh em đổ nước vào thùng phi, đun sôi ở bên dưới, nhưng lại dội nước lạnh phía trên nắp đậy. Nước bốc hơi bên trong, gặp lạnh ngưng tụ lại sẽ được một dụng cụ hứng dẫn chảy ra ngoài. Với cách làm này, hai chiến sĩ nấu 24 tiếng đồng hồ có thể thu được 300 lít nước ngọt, đủ cho một trung đội ăn uống trong một ngày. Sáng kiến chưng nước mặn thành nước ngọt tuy đơn giản nhưng đã giải quyết được một vấn đề sinh tử trong đời sống, sinh hoạt của bộ đội ta.


Trần Thị Nhung (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #109 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2021, 07:50:23 pm »

Có "thơm" không?


Hai anh bộ đội miền Nam tập kết đi trên bờ sông, thấy một cô gái bơi thuyền. Nhớ lại cái ghe xuồng đi trong kênh rạch mùa thu hoạch dứa ở vàm về, thèm quá, hai anh gọi:

- Cô ơi, ghe cô có thơm không?

Khốn nỗi tiếng "ghe" và '‘thơm” ở đây không đùng để chỉ cái "thuyền" và trái "dứa”. Cô gái đỏ mặt bỏ đi. Tưởng gió thổi làm cô gái không nghe rõ, anh bộ đội gào to: "Cô ơi, ghe cô có thơm không?". Tức quá, cô gái lẩn bẩm: "Bộ đội đâu mà thô lỗ" rồi chèo thuyền đi thẳng.


Về đơn vị, hai chàng lính trẻ kể lại chuyện trên sông, một cán bộ Nam tiến cười ầm lên và giải thích cách đùng từ ở đây, mới giải toả được ấm ức của lính ta. Và muốn gặp lặi cô gái để xin lỗi, mà không có dịp. Đúng là oan Thị Kính!


Ngọc Lan (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM