Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:22:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn chuyện binh nghiệp  (Đọc 13152 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2021, 09:11:47 pm »

Khối bộc phá ngàn cân dưới lòng đồi A1


Tính đến trung tuần tháng 4-1954, bộ đội ta đã trải qua 36 ngày đêm chiến đấu căng thẳng, quyết liệt, giành giật từng tấc đất với địch trên đồi A1. Song dựa vào hệ thống hầm ngầm kiên cố, địch vẫn chiếm giữ được một nửa phía tây đồi A1, gây cho ta rất nhiều khó khăn. Làm thế nào để đánh chiếm điểm cao A1, tạo điều kiện cho bộ đội ta tiến công tiêu diệt những điểm cao cuối cùng của địch ở Điện Biên Phủ? Tình hình đặt ra hết sức khẩn trương. Bộ chỉ huy Mặt trận đã thông qua phương án đào đường hầm, đưa một lượng thuốc nổ lớn vào phá công sự ngầm của địch đưới lòng đồi A1. Một phân đội gồm 20 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn Công binh 151 được giao làm nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này.


Đêm 20-4, công việc đào đường hầm bắt đầu. Vị trí đào cửa đường hầm chỉ cách địch hơn 10 mét. Để tránh sát thương của địch và bảo đảm tuyệt đối giữ bí mật ý định của ta, việc đào hầm chỉ tiến hành vào ban đêm. Khi đào hầm, bộ đội ta phải nằm ngửa, chân hướng lô cốt địch, đào từng tí đất một, đất đào được bỏ vào túi chuyển ra ngoài. Suốt ba đêm đầu, vị trí cửa hầm mới được đào xong. Một số chiến sĩ đã hi sinh. Chưa hết, càng đào vào sâu, công việc lại càng khó khăn gấp bội. Do đường hầm ngập nước và thiếu dưỡng khí, nhiều chiến sĩ đã bị ngộp thở, ngất đi ngất lại mấy lần trong một đêm. Song vượt lên tất cả, trải qua 16 đêm không nghỉ, các chiến sĩ ta đã hoàn thành một đường hầm dài 49 mét. Chiều và đêm 4-5, khối bộc phá 1000kg đã được đặt vào cuối đường hầm. Sự dũng cảm quên mình của 20 cán bộ, chiến sĩ đã được đền đáp. 20 giờ 30 phút, một tiếng nổ lớn chưa từng có trên mặt trận Điện Biên Phủ đã phát ra từ đây. Đó cũng là tín hiệu để Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316) xung phong đánh chiếm toàn bộ Đồi A1. Sức công phá của khốỉ thuốc nổ đã làm hệ thống hầm ngầm cố thủ của địch ở đồi A1 bị vô hiệu hoá, nhiều tên địch chết ngay tại chỗ, số còn lại chưa kịp hoàn hồn đã bị quân ta tiêu diệt hoặc bắt sống. 4 giờ 30 phút sáng hôm sau, ta hoàn toàn làm chủ đồi A1.


Nói về đường hầm lịch sử và khối bộc phá 1000kg, đồng chí Lưu Viết Thoảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, là một trong những người trực tiếp làm nhiệm vụ, đã rất tự hào: "Đó là tiếng nổ hạnh phúc nhất của đời lính Công binh".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2021, 09:12:21 pm »

Lão bà giết giặc


Báo QĐND, số 51 ngày 21-6-1952 đăng một câu chuyện như sau:

... Quân Pháp càn vào làng D.L. Bà cụ không chạy vì đã có dụng ý. Trước đó, cụ đã được anh em du kích hướng dẫn cách đặt mìn. Nhặt được một quả mìn, cụ quyết định phải ở lại giết giặc. Cụ gài mìn ở ngay rìa chuồng gà.   Nghe thấy tiếng gà kêu, chúng sục vào nhà, rối rít:

- Pulê! Pulê! (Gà tơ! Gà tơ!)

Nấp trong hầm, quan sát thấy giặc đã vào đúng chỗ đặt mìn, thế là cụ giật. Mìn nổ, hai tên Tây đen chết tại chỗ. Hai tên Tây trắng phát hiện thấy hầm, định xông vào nhưng lại sợ có mìn, bèn đốt lửa hun khói vào. Nhưng hầm có chắn và cụ đã kịp thoát sang ngách khác. Chiều xuống, Tây rút. Cụ ra khỏi chỗ trú ẩn, kể lại cho dân làng nghe rồi rủa thêm: "đáng đời quân ăn cướp".


Ngọc Tự (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2021, 09:12:49 pm »

Lão du kích Bắc Ninh vật Tây


Tháng 5-1952, giặc Pháp càn vào Bắc Ninh. Sau trận Trắc Nghiệt - Lư Miết, bị chết nhiều tên, địch phải dạt về phía Chợ Bướm, Phương Lưu chờ tiếp viện. Bộ đội du kích ta theo dõi sát từng hành động của chúng. Đêm ấy, một lão du kích đã ngoài 60 tuổi xin xung phong đi dò xét tình hình. Cụ lần theo bờ lúa tiến đến khu Chợ Bướm. Cụ vượt qua bức tường thấp của làng thì thấy hai tên Pháp đang ngủ, ngáy khò khò. Cụ khấp khởi mừng thầm: "Phen này ắt mình phải đoạt ngon ít nhất một khẩu súng”. Cụ bò se sẽ về phía một thằng Tây. Bỗng nhiên tên giặc nhỏm dậy, ôm ghì lấy cụ. Bị bất ngờ quá, cụ giật nảy mình, rồi nhanh như cắt cụ húc đầu vào bụng thằng Tây, hai tay nắm hai chân nó, lấy hết sức hất nó lộn ra đằng sau. Tên Tây chúi đầu xuống đất, kêu cứu ầm ĩ. Cả trại giặc nhốn nháo, súng bắn lia lịa. Nhưng lão du kích đã băng được ra ngoài vườn tre, lẩn về ruộng lúa, báo cáo tình hình địch với bộ đội.


Thế Trình (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2021, 09:13:09 pm »

Lựu đạn Ơ.C.G. là gì?


Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, mỗi khi bị ta đánh đồn, liệu không chống giữ được, địch rút cả xuống hầm xây kiên cố. Quân ta chiếm được mặt bằng đồn, thu chiến lợi phẩm mà không tiêu diệt được địch, phải rút lui vì dịch dưới hầm có thể gọi pháo bắn chụp lên đồn, hoặc gọi máy bay đến ném bom, bắn phá...Thời ấy, ta không có nhiều thuốc nổ hoặc vũ khí hữu hiệu để đánh hầm ngầm. "Cụ" Hàm, Trung đoàn trưởng 803, sau là Thiếu tướng, đã giao cho quân khí Trung đoàn sản xuất lựu đạn có tên là Ơ.C.G. chuyên trị hầm ngầm. Sau đó, khi vào trận, lúc địch chui vào hầm, ta đưa lựu đạn Ơ.C.G. tới, ném vào mấy quả rồi bịt chặt miệng hầm lại. Sau vài phút, không chịu nổi, quân địch lớp ngóp chui ra hàng. Tên nào cũng nhắm mắt, miệng ho sặc sụa và chảy nước mắt vì khói. Ai cũng nghĩ, trước Cách mạng "cụ" Hàm là thầy giáo trung học chắc đã nghiên cứu ứng dụng "công thức hoá học" gì đặc biệt cho loại lựu đạn này. "Cụ" cười nói: "Có gì lạ đâu, mình áp dụng "thuốc hun chuột" trong hang của lũ trẻ chăn trâu bò ở quê thôi!” "ơ" là ớt bột, "CG" là cứt gà phơi khô, tán nhỏ trộn với thuốc cháy, nhồi vào lựu đạn! Đến chuột cống, chuột đồng còn không chịu nổi khói này, phải chui ra khỏi hang, huông chi là lũ "chuột Tây"!


Vũ Hà (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2021, 09:13:42 pm »

"Mìn Bưởi"


Nhân dân vùng Cẩm Giàng, Hải Dương rất căm ghét bọn lính Pháp, vì cứ mỗi lần đi tuần vào làng nhìn thấy nhà ai có cam, bưởi, chanh là chúng ngang nhiên vừa vặt ăn vừa vứt đi... Không ai dám ngăn cản. Nắm được "sở thích" này của tụi Pháp, du kích Cẩm Giàng bàn nhau cho chúng một vố. Ngày 6-7- 1949, du kích ta lấy một quả mìn chôn xuống đất và buộc đầu dây phát hoả vào cuống quả bưởi rồi đặt trên một đoạn đường nhỏ. Một nữ dân quân được bố trí chuẩn bị sẵn một gánh bưởi. Đúng như dự kiến, gần trưa hôm ấy, một toán lính toàn lính Pháp đi tuần từ hướng Cẩm Giàng lên, đợi cho bọn chúng đến gần từ trong ngõ một cô gái gánh 2 sọt bưởi đi ra, trông thấy chúng liền rẽ phải chạy trốn. Thấy mồi ngon cả bọn hết đứng lại, nhưng cô gái cứ giả điếc vẫn cắm cổ chạy. Bọn giặc tức tốc đuổi theo, đến gần chỗ quả bưởi gài mìn, chị ra vẻ hốt hoảng quang cả gánh bưởi tung toé bỏ chạy vào làng, cả bọn dừng lại cười hô hố rồi xô cả đến cướp bưởi. Đang lúc hỗn độn, một tiếng nổ vang trời, 4 cái xác giặc ngã lăn xuống ruộng lúa, máu lênh láng. Sau một hồi hoảng sợ chúng bắn bừa mấy băng đạn vào làng rồi khấp khểnh khiêng mấy xác chết về đồn bỏ dở cả cuộc tuần. Từ đấy khi đến Cẩm Giàng, trông thấy bưởi chúng cũng không dám lăn xả vào ăn cướp nữa. Nhân dân trong vùng hết sức khen ngợi du kích Cẩm Giàng giỏi mẹo đánh giặc.


Vũ Thanh Hải (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2021, 07:51:31 pm »

Mìn gậy


Tại Thái Bình, thực dân Pháp điên cuồng tìm hầm bí mật. Chúng thuốn, chọc tứ tung trên mặt đất, xua cả chó bécgiê đi đánh hơi khắp ngõ ngách. Không tìm được dấu vết hầm bí mật, quân Pháp hậm hực chửi bới nguỵ binh: "Chúng mày là đồ ăn hại! Suốt buổi sáng mà chưa tìm ra được cái nào".


Sau đó, chúng bắt đồng bào, đánh đập, tra khảo, doa dẫm. Nhưng đồng bào vẫn cắn răng chịu đựng, chẳng ai hé răng khai nửa lời. Đến trưa, chúng tìm được vết cửa hầm bí mật. Chúng reo lên, xô lại bật nắp hầm lên. Nhưng vụt một cái, một chiếc gậy có mìn dây buộc lòng thòng nhô từ dưới hầm lên mặt đất. Bọn giặc hoảng hốt, chưa kịp nằm thì mìn đã nổ diệt luôn 6 tên và một số bị thương.


Những tên sống sót, tức tối, xô lại ném lựu đạn xuống hầm rồi hun khói. Nhưng du kích đã lẩn ra ngách và theo đường giao thông ngầm bò sang một hầm bí mật khác.


Trần Nguyên (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2021, 07:52:20 pm »

Một công đôi việc


Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, bác Nguyễn Hữu Cầu chiến đấu trên địa bàn Liên khu 2 mặt trận Tây Nam Hà Nội, ở tiểu đoàn do đồng chí Nguyễn Anh Đệ làm tiểu đoàn trưởng. Bác là chính trị viên phụ trách bí thư chi bộ đại đội do đồng chí Lê Công Tẩm làm đại đội trưởng. Những kỷ niệm trong chiến đấu có rất nhiều song hẳn rằng câu chuyện giết thịt mèo vừa để giữ bí mật vừa làm món ăn thì nhiều người chưa biết. Số là bác được đồng chí Vương Thừa Vũ giao nhiệm vụ đưa đồng chí Hồ Chí Dân (một đảng viên người Đức, rất am hiểu về quân sự) vào xem xét tình hình khu vực Nhà dầu Shell phố Khâm Thiên (nay là trụ sở của Petrolimex). Để đảm bảo an toàn, có một việc phải làm ngỡ như là khó tin mà có thật. Đó là việc diệt mèo vì mèo dễ làm lộ bí mật. Hồi ấy người Hà Nội tản cư bỏ lại mèo. Mèo đói hễ thấy anh Vệ quốc đoàn ở đâu là bâu tới kêu đòi ăn, cứ gào lên nheo nhéo, ban đêm nghe càng to. Đã có trường hợp bị thương vong vì tiếng mèo như thế.


Bác Cầu bàn bạc với các cô tự vệ phố Khâm Thiên là phải bắt mèo làm thịt để vừa có thực phẩm cho bộ đội lúc đó đang thiếu thốn lại không còn sợ bị lộ bí mật nữa. Các cô bảo là không thể bắt được vì mèo nhớ chủ nó quấn quýt mình nhưng sờ vào thì bị nó cào xước chảy máu liền. Bác Cầu nghĩ ra một mẹo là lấy lồng gà, đặt mồi, cho mèo nhảy vào, được độ dăm ba con thì sập nắp lại, ngâm xuống nước cho chúng chết ngạt rồi mới lôi lên làm thịt. Số mèo bắt được theo cách đó độ bốn năm chục con. Thế là nhiệm vụ của bác dẫn đường cho đồng chí Hồ Chí Dân được chu toàn mà lại vừa có thịt mèo cải thiện. Mà các cô tự vệ phố Khâm Thiên ngày ấy nấu món sốt vang mèo cũng tuyệt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2021, 07:53:01 pm »

Mưu mẹo chị Sáu


Năm 1945, trong một trận đánh ở xã Tân Hương, chị Sáu Mành (quê ở Bình Hiệp, Mộc Hoá, Tân An) bị địch bắt, bị xích chân tay đưa vào một bót gần bờ sông. Chị nói với lính canh: "Các ông canh gác dày đặc rồi xích tay tôi làm gì, chi bằng cho tôi đi gánh nước, nấu cơm, giặt giũ, giúp đỡ các ông!”. Nghe bùi tai, bọn lính cởi xích trói cho chị. Được tự do, chị gánh nước cho chúng song cũng vừa tranh thủ quan sát địa hình, địa thế. Một hôm, thừa lúc bọn lính canh vô ý, chị quẳng đôi thùng xuống sông lặn mất. Bọn lính phát hiện được, đuổi theo vãi đạn như trấu. Khi trồi lên, chị gặp một chiếc xuồng con và một cô gái. Chị quá giang đến bờ tràm để vô vùng sâu. Khi lên bờ tràm, chị cắm đầu chạy mãi đến lúc mệt lả gặp một bầy trâu, tiếng súng vẫn còn đuổi rát sau lưng. Chị lanh trí lựa bắt một con trâu, nắm chặt dây vầm, nhảy phóc lên lưng trâu, thúc đôi chân vô be sườn trâu. Con trâu dường như hiểu được nỗi hiểm nguy của chị, chạy băng băng vô cánh đồng xa... Chị mệt lả, miệng đắng ngắt vì khát nhưng vẫn ôm chặt lưng trâu và ngất đi... Khi tỉnh dậy, chị thấy mình đang ở Phú Mỹ, vây quanh là các mẹ, các chị với ánh mắt tràn ngập yêu thương, kính phục. Mọi người hỏi chị: "Sao dám bắt trâu người ta? Sao biết đường vô đây?”. Chị cười bẽn lẽn: "Đuối sức quá phải làm dại, vả lại "lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu” mà!".


Một lần khác, tại chợ Phú Mỹ, chị diệt một tên ác ôn. Địch vây ráo nết, chị chạy băng qua đồng rồi chạy xuống sông. Một thằng Tây rượt theo kịp, giương súng kêu chị đầu hàng. Chị lội trở lại, đưa hai tay lên song bất ngờ lại nói lớn: "Cái anh kia, anh đi với tôi, tôi bị bắt, anh ở lại chịu chung chớ sao lại chạy?”. Thằng Tây giật mình ngoái lại dáo dác nhìn người kia. Chớp thời cơ, chị hụp xuống nước rồi lặn mất.


Quốc Liên (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2021, 07:53:30 pm »

Nhè "bộ hạ" mà đánh


5 giờ 30 phút sáng 7-5-1950, như thường lệ, đội dân phu Thanh Hương (Thái Bình) lại mang theo cuốc, rựa, dao vào đồn làm ruộng. Chỉ có điều số dân phu hôm đó đông hơn mọi khi khiến quân Pháp nghi ngờ. Sau khi khám xét xong, chúng chia nhỏ ra nhiều bộ phận. Trước tình thế bất ngờ đó, đồng chí Phạm Đăng Trình, chỉ huy "đội dân phu" đã quyết định táo bạo, cho hành động ngay. Sau tiếng hô "Đánh đi anh em ơi! Nhè bộ hạ chúng mà đánh", hàng chục con người, trong đó có nhiều du kích cải trang đã nhào vô, dùng vũ khí thô sơ phang túi bụi vào "chỗ hiểm" của bọn lính. Nhiều tên địch quang súng, ngã lăn ra quằn quại.


Trận đánh diễn ra quá bất ngờ khiến địch không kịp trở tay. Sau 15 phút "chiến đấu", du kích Thanh Hương đã tiêu diệt 13 tên địch, trong đó có 3 lính Pháp. Sau trận đó, đồn Thanh Hương bị "hạ cấp" xuống Bảo chính đoàn.


Đăng Thanh (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2021, 07:53:57 pm »

Những lọ nước thần


Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, bộ đội và nhân dân ta gọi những lọ thuốc penixilin do bác sĩ Đặng Văn Ngữ sản xuất là "những lọ nước thần". Bởi kháng sinh rất cần để điều trị các vết thương trong chiến tranh.


Bác sĩ Ngữ từ Nhật về tham gia kháng chiến, mang theo một loại nấm, từ đó điều chế ra penixilin. Sau những kết quả đầu tiên thu được ở vùng tự do Liên khu 4, đầu năm 1950, ông lên Việt Bắc, triển khai rộng rãi việc sản xuất penixilin, phục vụ điều trị thương bệnh binh trong các chiến dịch trung du, đồng bằng, Tây Bắc... Từ khi có penixilin, việc điều trị các vết thương cho bộ đội gặp rất nhiều thuận lợi. Lúc viện quân y, đội điều trị các tuyến hậu cần chiến dịch đểu tổ chức sản xuất penixilin tại chỗ, phục vụ kịp thời thương bệnh binh, nhanh chóng trả anh em về đơn vị chiến đấu. Cán bộ, công nhân các xí nghiệp ở vùng tự do Liên khu 4, ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang... có công lớn trong việc sản xuất hàng ngàn chai lọ, ống thuỷ tinh để đựng penixilin phục vụ bộ đội. Các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Trần Danh Tuyên, Nguyễn Công Hoà, Bùi Quỳ... trực tiếp đến các cơ sở sản xuất thuỷ tinh, động viên công nhân thi đua cung cấp nhiều chai lọ cho bộ đội điều chế penixilin phục vụ thương bệnh binh với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM