Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:32:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn chuyện binh nghiệp  (Đọc 13173 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2021, 09:30:53 am »

Để ở đâu?


Giữa tháng 1-1947, Liên khu 1 Hà Nội đã nằm trong vòng vây xiết chặt của quân Pháp. Để giảm không khí căng thẳng sau các đợt chiến đấu, Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô chủ trương bình thường hoá sinh hoạt của chiến sĩ, mở các lớp đào tạo ngắn về chính trị, quân sự, bồi dưỡng đảng viên...


Chị Lê Thi, tuy mới 19 tuổi nhưng lại là đảng viên được xem là có trình độ lí luận khá, từng theo học các lớp do ông Trần Huy Liệu, Hải Triều giảng. Tại một lớp học chính trị, chị được phân công giảng bài "Nguồn gốc loài người". Trước những cán bộ tiểu đội, trung đội trẻ măng và nghịch ngợm, chị trình bày rất khúc triết rằng: "Loài người không phải do Chúa trời sinh ra mà từ loài khỉ tiến hoá dần lên". Chị giảng vừa dứt, tất cả anh em cười ầm lên như vừa nghe một câu chuyện khôi hài. Một người giơ tay xin hỏi: "... Nếu loài người từ các con khỉ mà ra, thì nay cái đuôi của khỉ để ở đâu? Đề nghị giải đáp ạ!". Mọi người cười tưởng vỡ bụng. Lê Thi đỏ bừng mặt, biết là bị trêu ghẹo nhưng vẫn tự tin, nhanh trí giải thích: "Trong quá trình từ khỉ hình thành người, cái đuôi không dùng đến nữa nên nó cụt dần di".

Thanh Tùng (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2021, 09:31:27 am »

Đừng nói dài dòng, vòng vo!


Cuối năm 1953, các đơn vị bộ đội của ta và của bạn trên chiến trường Trung - Hạ Lào gặp rất nhiều khó khăn về lương thực, thực phẩm. Ta và bạn đều thống nhất chủ trương vay lương thực, thực phẩm của nhân dân.


Bản Nong Phú được chọn vay thí điểm. Trong cuộc họp giữa cán bộ với dân bản, một cán bộ hậu cần của ta đã đọc một bài diễn văn "khá kêu", với đầy đủ các ngôn từ mĩ miều, và còn cả những thuật ngữ quân sự nữa. Anh còn nêu lên tầm quan trọng của công tác bảo đảm hậu cần chiến dịch, nhấn mạnh việc vay lương thực, thực phẩm của nhân dân là một chủ trương nhất quán của lãnh đạo chỉ huy Mặt trận... Vậy mà bà con vẫn tỏ ra chưa hiểu, chưa thấy ai hưởng ứng. Thấy vậy, ông Tài Xiêng là trưởng bản liền đứng lên nói: "Ta cho bộ đội vay gạo hay là để giặc chiếm bản cướp đi hết? Ai cho vay thì giơ tay?".

Ông trưởng bản vừa dứt lời thì hàng chục cánh tay đồng loạt giơ lên. Đồng chí ghi sổ đăng kí không kịp.

Thế là từ chỗ thiếu lương thực nghiêm trọng, chỉ trong vòng một tuần, Bộ chỉ huy Mặt trận đã có đủ số lương thực, thực phẩm cần thiết, bảo đảm cho bộ đội ăn trong suốt mùa chiến dịch.


Sau này, bạn và ta cùng rút kinh nghiệm, đại ý: "Nói dài dòng, nêu nhiều ý nghĩa quan trọng, quan điểm, chủ trương quá thì dân bản khó nắm được nội dung. Cứ nói cụ thể, ngắn gọn, làm cho cán bộ thông trước thì mọi việc sẽ xuôi".


Thiết nghĩ, câu chuyện trên đây cũng là một trong những bài học về công tác dân vận, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số của cán bộ, chiến sĩ ta hiện nay.

Đức Lê (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2021, 09:31:46 am »

Em bé Quyết Thắng


Ngày 10-4-1954, giặc Pháp tàn sát các bản Cò Mỵ, Long Nhai. Một phụ nữ Thái có mang, sống sót chạy trốn vào rừng tìm bộ đội. Nhưng giữa đường chị trở dạ, sinh đứa con trai, và chị qua đời luôn vì kiệt sức. Có 3 chiến sĩ pháo binh hành quân qua, nhìn thấy và đã cứu sống được em bé. Chưa có dịp gửi em về hậu phương, đơn vị đã nuôi em trong hầm pháo và đặt tên em là Quyết Thắng.


Quyết Thắng vừa ra đời, đã theo bộ đội pháo binh hành quân chiến đấu. Sau 27 ngày, đến chiều 7 tháng 5 năm 1954, bé Quyết Thắng cùng đơn vị pháo binh tiến vào đất Điện Biên Phủ rực màu cờ chiến thắng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2021, 08:34:25 pm »

"Em lạy chị rồi!"

Trong kháng chiến chống Pháp, theo sáng kiến của Hội phụ nữ Hưng Yên, phong trào du kích Hoàng Ngân phát triển mạnh, đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp kháng chiến. Dưới đây là một bài thơ vui về nữ du kích Hoàng Ngân:

   Thầy cai vào chợ ven làng
   Đầu đội mũ lệch, đít quàng súng côn.
   Thấy gái, thầy ngó, thầy nhòm.
   Thầy toét cái mồm, thầy nguẩy cái mông.
   Nhưng kìa, bỏ mẹ thầy không!
   Gái lao đòn gánh, gái vung đòn càn.
   Ngực thầy như nện trống làng.
   Mặt thầy thánh thót từng tràng mồ hôi:
   "Thôi, thôi em lạy chị rồi!"
   Hoàng Ngân du kích nhoẻn cười, chỉ tay:
   "Tiến lên hai bước, sau quay!
   Trong làng khối gái, mời thầy vào chơi!"
   Dày thừng lõng thõng đằng đuôi
   Nhìn thầy, cả chợ phì cười:"Sướng chưa"!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2021, 08:34:56 pm »

Hiện thực hoá khát vọng hoà bình

"Hết chiến tranh rồi! Hoà bình muôn năm!"

Đấy là tiếng reo vui bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới của hàng vạn tù binh vốn là lính Lê đương trong quân đội viễn chinh Pháp bị ta bắt, sau khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch bị ta băm hát (7-5-1954). Họ lũ lượt kéo nhau chui ra khỏi hầm lên mặt đất với những lá cờ trắng trên tay hoặc vuông dù trắng quấn vội lên đầu. Họ vẫy vẫy chiến sĩ ta và lễ phép cúi chào. Tuy trên mặt vẫn còn vương sự kinh hãi nhưng không kìm nổi niềm vui được sống nên reo vui: "Hết chiến tranh rồi! Hoà bình muôn năm!”.


Thế mới hay, chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử không những giải phóng nhân dân ta khỏi ách nô lệ cùa thực dân Pháp, mà còn hiện thực hoá khát vọng hoà bình của những người lính Lê dương với nhiều quốc tịch khác nhau, bất đắc dĩ phải phục vụ cho những cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu của đế Quốc, thực dân.

TV (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2021, 08:37:02 pm »

Không phải là "vô tình"

Đồn Vô Tình (Trực Ninh, Nam Định) bị bộ đội ta tiến công từ lúc nửa đêm. Khi trfi rạng sáng, người ta thấy một số "tên lính ngụy" chạy tới chạy lui đắp lại ụ súng và củng cố các hàng rào thép gai. Thỉnh thoảng trong đồn có những tiếng nổ cùng những cột khói bốc lên giống như đạn pháo của ta rót vào.


Một chiếc máy bay "Bà già" vè vè lượn đi lượn lại trên đồn, nó thả xuống đồn một cái vỏ đạn, bên trong đựng lá thư của trung tướng Đờ Linarét gửi cho đồn trưởng đồn Vô Tình. Trong thư, hắn hết lời khen ngợi tinh thần chiến đấu của các binh sĩ trong đồn, hứa sẽ cho đội "commăngđô" đến tiếp viện vào lúc 16 giờ.


Đúng hẹn, một tốp máy bay Đacôta rì rì bay tớỉ, chúng lần lượt thả xuống khu vực đồn Vô Tình gần 100 chiếc dù hàng với đủ các loại đạn, vũ khí và lương thực. Cùng lúc ấy, các chiến sĩ ta chớp lấy thời cơ, thu toàn bộ số hàng tiếp viện của địch.


Số là, sau khi chiếm được đồn ngay trong đêm, các chiến sĩ ta giả làm lính nguỵ, duy trì mọi hoạt động trong đồn, làm như thể đồn Vô Tình vẫn đang cầm cự với bộ đội ta để... "mong" được tiếp viện. Đúng như dự đoán, địch tìm cách tiếp viện cho đồn Vô Tình và đã rơi vào cái bẫy đang gài sẵn của ta. Sau này, Đờ Linarét đã lớn tiếng trách cứ thuộc hạ. Song chính ông ta cũng không thể hiểu nổi vì sao lại vô tình tiếp viện cho "địch".


Còn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Đồng Bằng thì hiểu: không phải vô tình hay may rủi, đó chính là sự mưu trí, sáng tạo trong đánh giặc của bộ đội ta.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2021, 08:38:10 pm »

Khởi thảo "án tử hình" thực dân, phong kiến trong nhà một tên... thực dân


Đấy là ngôi nhà 90 Hàng Bông Nhuộm, Hà Nội, nơi được chọn làm địa điểm để đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi thảo Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930.


Chủ của ngôi nhà này là của tên Đuyô, thanh tra tài chính của Phủ toàn quyền Đông Dương. Hàng ngày trong ngôi nhà, ngoài tên Đuyô (ở tầng 2), còn nữa là anh bếp Tạ Văn Bân, anh bồi Dung, anh kéo xe, cô sen mỗi người một phòng dưới căn nhà phụ. Riêng anh bếp Bân ở dưới tầng một của toà biệt thự và coi sóc mọi việc trong nhà.


Không ai ngờ rằng, "anh bếp Bân", một "quản gia" của tên Thanh tra tài chính thuộc Phủ toàn quyền Đông Dương lại là một đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Bân đã tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước cho ba người hầu hạ trong nhà tên Đuyô. Anh bồi Dung đã trở thành quần chúng cảm tình cách mạng. Đồng chí Bân đã khôn khéo, tranh thủ được sự tin cậy của tên Đuyô, xin với hắn cho một vài người trong quê ra ở nhờ một thời gian để xin việc làm.


Thế là, ngôi biệt thự của một tên thực dân Pháp, loại cáo già này đã làm cái "lá chắn" cho cơ quan Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam, và là nơi khởi thảo Luận cương chính trị của Đảng - một "bản án tử hình" chế độ thực dân, phong kiến, một văn kiện khai phá con đường cách mạng Việt Nam.

H (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2021, 07:18:03 pm »

Lễ duyệt binh tại Mường Phăng


Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, theo lệnh trên, mỗi đoàn cử một, hai đại biểu lên gặp Ban chỉ huy Lễ duyệt binh nhận nhiệm vụ.


Đại đoàn 308 có Anh hùng Nguyễn Quốc Trị, Chiến sĩ thi đua toàn quân Giáp Văn Khương; Đại đoàn 312 có Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, người dẫn tổ xung kích bắt sống tướng Đờ Cátxtơri, Nguyễn Xuân Đài, Chiến sĩ thi đua Đại đoàn công pháo 351.


Đại đoàn phó 312 Quang Trung, Chỉ huy trưởng lễ duyệt binh giao cho Nguyễn Quốc Trị nhiệm vụ tổ chức tổ kéo cờ. Tạ Quốc Luật được chỉ định kéo cờ, Nguyễn Xuân Đài nâng cờ. Đây là đại diện cho hai binh chủng chủ yếu tham gia chiến dịch (bộ binh và pháo binh).


Vừa chiến thắng xong, ở mặt trận không có nhạc kèn, Nguyễn Xuân Đài đề xuất sáng kiến: đại đội trọng pháo bắn 4 loạt (một loại 4 phát), tiếp đó đại đội pháo cao xạ bắn điểm xạ cho đến khi cờ kéo lên tới đỉnh cột thì kết thúc. Để đảm bảo an toàn, đạn đại bác 105mm phải tháo bỏ trái phá, đẽo trái phá bằng gỗ thay vào đế khi bắn liều thuốc pháo gây được tiếng nổ to.


Sau tiếng hô của Chỉ huy trưởng Quang Trung: "Nghiêm! Chào cờ, chào!", loạt đạn pháo đầu tiên nổ vang, tiếp đó quốc ca được cử lên do tổ trưởng tổ đàn là nhạc sĩ Lương Ngọc Trác trực tiếp chơi đàn Áccoocđêông chỉ huy. Cờ từ từ được kéo lên, khi tới đỉnh cột thì cũng là lúc lễ duyệt binh bắt đầu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần lượt duyệt đội ngũ các đơn vị và binh chủng dự lễ mừng chiến thắng.


Trần Duy Thành
(theo lời kể của đ/c Nguyễn Xuân Đài)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2021, 07:18:29 pm »

Mất bánh chưng, được bài hát để đời


Chuyện rằng, vào một ngày áp tết Nhâm Thìn (1952), Đoàn Văn nghệ tuyên truyền Liên khu 4 rậm rịch chuẩn bị đón tết thứ 7 của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đêm xuống, mọi người quây quần quanh bếp lửa luộc nồi bánh chưng, trò chuyện. Riêng nhạc sĩ Lê Yên (1917-1998) mải mê một mình bên ngọn đèn dầu trong lán cạnh đấy phổ nốt những nốt nhạc cuối cùng cho một bài hát ông đang sáng tác. Khuya, sương xuống lạnh, phần vì vãn chuyện, phần vì mệt mỏi do công việc ban ngày, lại thấy nhạc sĩ Lê Yên vẫn tỉnh như sáo bên cây đèn dầu, mọi người bèn giao cho nhạc sĩ vừa sáng tác vừa làm nhiệm vụ trông coi nồi bánh chưng, rồi lục tục kéo nhau đi ngủ. Quá mải mê với giai điệu "Hò giã gạo Khu 4" và làn điệu mượt mà, thiết tha của "dân ca quan họ Bắc Ninh" mà bài hát thể hiện, nhạc sĩ ta quên khuấy nhiệm vụ kiêm nhiệm. Thấy nồi bánh luộc không có ai trông, lợi dụng đêm tối, kẻ gian khoắng hết bánh rồi chuồn mất. Đến khi trời sáng thấy mọi người trong Đoàn nháo nhác gọi nhau vì chuyện mất bánh, nhạc sĩ Lê Yên mới "tỉnh". Và đấy cũng là giây phút cuối cùng nhạc sĩ hoàn thành bài hát "Bộ đội về làng" nổi tiếng.


Giai thoại mất bánh chưng, được bài hát để đời mà đồng đội cũ trong Đoàn văn nghệ Liên khu 4 kể về nhạc sĩ Lê Yên là thế.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2021, 07:18:56 pm »

"Mốc" cũng bán


Trong một trận đánh của chiến sĩ đường số 6 - Hoà Bình (12 năm 1951), pháo ta đang bắn mạnh vào sở chỉ huy địch, đồng chí Đại đội trưởng ở đài quan sát nghe điện thoại từ trận địa Trung đội 1 báo cáo:

- Báo cáo! Hết đạn nổ sát thương, chỉ còn đạn "Mốc". Xin chỉ thị!

Đại đội trưởng quan sát thấy trận đánh vẫn đang diễn ra rất quyết liệt, bộ binh rất cần pháo binh chi viện để xung phong đánh chiếm mục tiêu, liền hạ lệnh:

- "Mốc" cũng phải bắn, nổ viên nào tốt viên đó.

Thế là hàng loạt đạn "Mốc" nổ vang, màn khói trắng đục, dày trùm lên đầu giặc, chúng kinh hoàng bỏ chạy, bộ binh ta chớp thời cơ xung phong, trận đánh kết thúc thắng lợi.

Hôm sau, đơn vị rút kinh nghiệm chiến đấu, Đại đội trưởng mới hay: trên thân đạn pháo Mĩ có ghi kí hiệu "Smoke" (nghĩa là khói, dùng để bắn tạo màn khói che mắt địch, chứ không phải để sát thương địch), anh em thường quen gọi là "Mốc", Đại đội trưởng cứ tưởng là đạn cũ đã bị mốc!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM