Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:07:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn chuyện binh nghiệp  (Đọc 13179 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #330 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2021, 10:57:02 am »

"Chiến thuật khỉ ngửi mắm tôm"


Ngôn từ rất ngộ này có xuất xứ từ sau trận đánh cứ điểm số 6 trong cụm cứ điểm Phu Khe năm 1969 của Trung đoàn 165. Đi trinh sát chuẩn bị cho trận đánh về, cả mũi trưởng, mũi phó, cán bộ đại đội và trinh sát đều chắc mẩm trận này rất thuận lơi, chỉ còn phải nắm quy luật hoạt động và di chuyển của địch để khỏi lo đánh hụt. Công sự, vật cản của chúng sơ sài lắm, khỏi lo lắng quá! Nhưng khi thực hành chiến đấu, kết quả hoàn toàn ngược lại. Trung đoàn trưởng Nguyễn Chuông phân tích: "Nguyên nhân thất bại đã rõ cả rồi đấy. Chung quy lại vẫn là cái "tật" trinh sát địch kém, nắm địa hình không cụ thể, không đến nơi đến chốn. Do chủ quan, coi thường hàng rào vật cản nên khi bộ đội tiềm nhập qua hàng rào "sừng hươu” vướng phải mìn, bị lộ, bị thương vong, làm mất yếu tố bất ngờ. Địch nó quẳng lựu đạn ra hàng giờ, ta ở dưới dốc, công sự không chuẩn bị, giơ lưng ra chịu đòn từ cán đến quân mặt dúm lại như "khỉ ngửi mắm tôm" cả!. Câu nói này được truyền miệng khắp trung đoàn và thành tên một loại "chiến thuật".

Thanh cảnh (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #331 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2021, 10:57:31 am »

"Chiến thuật ruồi bâu"


Thời kỳ đầu chiến dịch "139" ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1969), Trung đoàn trưởng trung đoàn 165 Nguyễn Chuông rất coi trọng chiến thuật. Từ những bài học xương máu, ông rút ra kinh nghiệm bằng những từ nghe rất ngộ nhưng lại rất gây ấn tượng và dễ nhố như: chiến thuật "Ruồi bâu”, chiến thuật "khỉ ngửi mắm tôm”, chiến thuật "gà mẹ, gà con"...


Xuất xứ của chiến thuật "Ruồi bâu” là: sau một loạt trận đánh ở thị xã Xiêng Khoảng và Phu Choong Voong kéo dài, đội hình chiến đấu không phát triển được, mặc dù địch phản ứng không mạnh lắm, đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm, trung đoàn trưởng nói: "Cái hại của các ông là trinh sát địch không tỉ mỉ, đứng xa chĩa ống nhòm vào. Mục tiêu phản công không rõ ràng. Huấn luyện bổ sung chung chung. Trên sa bàn chỉ trỏ đại khái, khi tiếp cận địch thì không chắc chắn đúng hướng. Thấy địch nổ súng chỗ nào thì bu lại chỗ đó, bỏ cả mục tiêu chính, có khi một tên địch cũng ba bốn lần tiêu diệt bằng cả B.40, lựu đạn; 1 ngách hầm choen hoẻn mà lẳng vào 2,3 quả thủ pháo. Đánh thế là đánh theo kiểu "Ruồi bâu", và tốn máu lắm.”

Yên Thành (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #332 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2021, 10:57:55 am »

Danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ"


Năm 1965, Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam Việt Nam làm dấy lên phong trào toàn quân, toàn dân đánh Mỹ. Do vậy ngay trong năm đó, ngày 20 tháng 11 năm 1965, Bộ Tư lệnh Miền đã đề ra danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ (DSDM) nhằm khen thưởng kịp thời cho các đơn vị và cá nhân dũng cảm lập công. Cục Chính trị đã đưa ra tiêu chuẩn và các cấp danh hiệu cụ thể như sau: DSDM cấp III diệt 3 tên Mỹ hoặc bắn thương 5 tên; cấp II diệt 6 tên Mỹ, làm bị thương 9 tên, cấp I diệt 9 tên hoặc làm bị thương 15 tên, diệt 15 tên trở lên cấp ưu tú. Tiếp sau, ngoài DSDM còn có Dũng sĩ diệt ngụy, Dũng sĩ diệt xe cơ giới, Dũng sĩ diệt máy bay.


Ngày 8 tháng 1 năm 1966, Mỹ - ngụy mở cuộc hành quân lớn vào Củ Chi hòng tiêu diệt cơ quan đầu não Khu Sài Gòn - Gia Định và lực lượng ta. Chúng huy động một lúc 12.000 quân Mỹ - ngụy, chư hầu, 300 máy bay các loại trong đó có pháo đài bay B-52, 600 khẩu pháo 105 và 155 ly, 700 xe cơ giới trong đó có xe tăng, xe bọc thép M-41 và M-113, 50 con chó bécgiê. Trong cuộc càn này, sư đoàn bộ binh sô 1 mệnh danh là "Anh cả đỏ" là lực lượng chính. Đây là đội quân hùng mạnh nhất nước Mỹ, chưa từng nếm mùi thất bại kể từ Thế chiến thứ II và Triều Tiên. Trên trời, máy bay đổ mưa bom đạn và napan. Dưới mặt đất, chúng hùng hổ lùng sục. "Anh cả đỏ” và bè lũ "tìm diệt" cả tuần lễ không thấy Việt Cộng đâu, nhất là không tóm được đầu não. Sau nhiều ngày mất ăn, mất ngủ bơ phờ, được lệnh rút quân; "Anh cả đỏ” chuẩn bị chuồn thì "Cộng quân" từ đất chui lên, từ rừng rậm lao ra giáng cho những đòn chí tử.


Để động viên kịp thời chiến công đánh Mỹ, ngày 25-1-1966 trên mảnh đất còn nóng bỏng khí thế diệt Mỹ, lần đầu tiên Đại hội tuyên dương danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ quận Củ Chi đã được tổ chức ngay trung tâm vùng chiến sự vừa xảy ra. Đại hội tuyên dương 209 đơn vị và cá nhân, trong đó có cấp ưu tú 15 người, cấp I có 7 người, cấp II có 19 người, cấp III có 57 người, tập thể có 16 đơn vị đạt danh hiệu "Anh hùng diệt Mỹ" (chưa kể đợt hai). Tên cá nhân, đơn vị tuyên dương lần đầu tiên được thêu trên lá cờ truyền thống của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Quang Hưng (st)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #333 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2021, 08:28:11 am »

Danh hiệu "Tuổi cao chí càng cao”


Ngày 14 tháng 10 năm 1967, trung đội lão dân quân xã Hoằng Trường huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá) dùng súng bộ binh bắn rơi chiếc máy bay thứ 2.400 của Mỹ trên miền Bắc.


Ngày 17 tháng 10, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh thưởng Huân chương Quân công hạng ba cho trung đội lão dân quân xã Hoằng Trường và gửi thư khen các cụ "Tuổi cao chí càng cao” nêu gương sáng cho đồng bào cả nước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #334 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2021, 08:28:29 am »

Dốc bảy tời, đồi ông Mậu


Kéo pháo vào trận địa qua dốc đứng là việc làm hết sức công phu để giữ được bất ngờ. Chính Đờ Cát cũng tự tin là đối phương không có sức gì để đưa lựu pháo qua những dốc đứng được. Nhưng bằng sức người của cả bộ binh chung sức, dùng tời 7 đợt, kéo pháo lên đỉnh núi. Để tiện chỉ huy và động viên bộ đội kịp thời, đồng chí Phạm Ngọc Mậu, chính uỷ đại đoàn công pháo đã cho dựng một chiếc lều con trên đỉnh dốc. Anh em bộ đội thân mật đặt tên cho nó "dốc bảy tời, đồi ông Mậu”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #335 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2021, 08:28:45 am »

"Dũng sĩ Cát Bi"


Ngày 7 tháng 3 năm 1954 đã diễn ra trận tập kích của 32 chiến sĩ bộ đội địa phương Kiến An vào sân bay Cát Bi (Hải Phòng) nằm sâu trong hậu phương địch, được bảo vệ bằng hai tuyến phòng thủ của 6 tiểu đoàn (có 4 tiểu đoàn Âu Phi). Với sự giúp đõ của nhân dân Kiến Thụy, Tiên Lãng, Hải An, đêm 6 tháng 3 các chiến sĩ chia làm hai mũi (mũi một - 17 người, mũi hai - 15 người) bí mật đột nhập, ém sẵn gần đường băng, đến 01 giờ ngày 7 tháng 3 đồng loạt xông vào khu đỗ máy bay dùng bộc phá phá huỷ 59 máy bay trong 15 phút và rút lui an toàn. Sân bay bốc cháy suốt 17 giờ. Trận Cát Bi sử dụng lực lượng nhỏ, với cách đánh táo bạo, và hiệu suất chiến đấu cao, góp phần phát triển chiến tranh du kích trong chiến cục đông xuân 1953 - 1954, hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954). Các chiến sĩ tham gia trận Cát Bi được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu "Dũng sĩ Cát Bi".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #336 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2021, 08:29:01 am »

"Dũng sĩ Điện Ngọc"


"Dũng sĩ Điện Ngọc” là danh hiệu tôn vinh của quân và dân ta đối với 10 chiến sĩ du kích xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam kiên cường đánh trả, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của một đại đội biệt động và gần 10 trung đội bảo an, dân vệ quân ngụy Sài Gòn, diệt và làm bị thương gần 100 địch trong ngày 26 tháng 4 năm 1962. Về phía ta, 4 chiến sĩ anh dũng hy sinh, 1 bị thương, 5 chiến sĩ còn lại bám trận địa chiến đấu đến tối mới rút ra ngoài. Chiến công của 10 dũng sĩ Điện Ngọc có tiếng vang lớn và là một trong những điển hình chiến đấu anh dũng, mưu trí của du kích miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #337 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2021, 08:29:16 am »

Đại đội Kí Con


Đại đội Kí Con, đại đội nổi tiếng của Liên khu 3 mang bí danh của Đoàn Trần Nghiệp (1910 - 1930, người tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái, ngày 9-18 tháng 2 nàm 1930), một trong những đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của chiến khu Trần Hưng Đạo. Tổ chức tiền thân: tiểu đội Kí Con, thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1945 (sau chiến thắng Bí Chợ - bắt sống cả đại đội địch, thu hơn 100 súng), rồi trung đội Kí Con (đơn vị chủ lực trong trận đánh chiếm tỉnh lỵ tỉnh Quảng Yên ngày 20 tháng 7 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Hải Phòng ngày 23 tháng 8 năm 1945). Cuối tháng 8 năm 1945 phát triển thành đại đội Kí Con với nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng ở Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai (1945 - 1946). Trong thời gian này, đại đội Kí Con đă lập nhiều chiến công xuất sắc, tiêu biểu là đánh chiếm 2 tàu chiến Pháp Crayxăc (ngày 7 tháng 9 năm 1945) và Ôđaxiơ (ngày 11 tháng 9 năm 1945) đánh dẹp quân Việt - Cách (tháng 9 năm 1945) tại Hòn Gai, cùng các đơn vị khác đánh lui hàng chục đợt tiến công của quân Pháp tại Hải Phòng (tháng 11 năm 1946). Sau đó phát triển thành tiểu đoàn, rồi trung đoàn Kí Con (trung đoàn 66). Đại đội trưởng (trước đó là trung đội trưởng, tiểu đội trưởng) đầu tiên: Lê Phú.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #338 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2021, 08:30:14 am »

Địa đạo Củ Chi


- Địa đạo Củ Chi có từ bao giờ, ở đâu?

Địa đạo Củ Chi có từ năm 1946, đầu tiên ở 2 xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An, cách trung tâm Sài Gòn 25 - 30km... lúc này, chi bộ Tân Phú Trung có 20 đảng viên do đồng chí Đặng Văn Hai làm bí thư. Hàng ngày đa số đảng viên trú ở ngoài bưng Bến Đò, đến 5 giờ chiều tụ tập vào nhà ông Ba Hồ (Trần Văn Hồ) để hội họp. Tại đây, chi bộ đã đào được 4 hầm bí mật ở 4 góc vườn. Sau, các hầm này được nối với nhau.

Đầu năm 1947, ở gốc Cây Da, lực lượng dân quân làm nòng cốt cùng khoảng 200 người bắt đầu đào địa đạo. Cuối năm đó, một hệ thống địa đạo ra đời nối liền ấp Bàu Sim - Cây Da (Tân Phú Trung) với Bình Giã (Phước Vĩnh An) có độ dài chừng 5000m.


Mỹ - ngụy đã thực hiện bao nhiêu cuộc càn quét vào vùng căn cứ địa Củ Chi?   

Năm 1960 (mở đầu giai đoạn "chiến tranh đặc biệt") cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ (tháng 4 nầm 1975), Mỹ - ngụy đã thực hiện 5000 cuộc hành quân càn quét vào vùng căn cứ cách mạng Củ Chi. Trung bình mỗi năm có khoảng 330 trận càn với đủ sắc lính, các cấp hành quân, các loại hình chiến thuật. Trong đó gần phân nửa các cuộc hành quân có phối hợp của các binh chủng xe tăng thiết giáp, pháo binh, không quân, công binh, hoá học... Hoặc bộ binh với tàu thuyền chiến đấu trên sông Sài Gòn, Rạch Tra...Có hàng tràm cuộc hành quân đánh sâu vào vùng căn cứ và càn phá dài ngày. Những cuộc hành quân lớn có phối hợp cả "pháo đài bay" B52 đánh phá dữ dội, huỷ diệt trước khi tiến hành tàn phá.

Ngoài ra còn vô số cuộc hành quân, cảnh sát ruồng bố truy bắt trong vùng ấp chiến lược nhằm "tảo thanh" lực lượng đối phương "nằm vùng".


- Về danh hiệu "Củ Chi đất thép thành đồng"

Kể từ năm 1966 - 1967, qua 2 cuộc đọ sức cực kỳ ác liệt với quân xâm lược Mỹ, quân và dân Củ Chi đã tỏ rõ tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường, bất chấp mọi gian khổ hy sinh và lập được nhiều chiến công xuất sắc, ý chí sắt thép của Củ Chi chiến đấu "Vì độc lập tự do" đã góp phần khẳng định khả năng đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân ta. Với thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn, tinh thần bám trụ "một tấc không đi, một ly không rời", chiến đấu dũng cảm, sáng tạo, mưu trí, phát huy khí thế toàn dân đánh giặc mạnh mẽ. Củ Chi trở thành một trong những lá cờ đầu diệt Mỹ của toàn miền Nam và được Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tặng danh hiệu "Củ Chi đất thép thành đồng" ngày 17 tháng 9 năm 1967 cùng với 2 địa phương khác là Long An và Quảng Nam - Đà Nẵng.

Từ đó danh hiệu vẻ vang này trở thành niềm tự hào to lớn, động viên khích lệ quân và dân Củ Chi tiếp tục tiến lên lập nhiều thành tích, chiến công trong chiến đấu cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hôm nay và ngày mai.


- Củ Chi được giải phóng ngày nào?

Vào cuối tháng 4 năm 1975, các cánh quân của ta từ 4 hướng đã khép chặt Sài Gòn.

Quân đoàn 3 thuộc cánh quân hướng tây bắc có xe tăng và pháo binh yểm trợ mở cuộc tấn công vào căn cứ Đồng Dù (căn cứ của sư đoàn 25 ngụy đóng trên đất Củ Chi) lúc 5 giờ 30 phút ngày 29 tháng 4. Trong 2 giờ liền pháo của ta bắn cấp tập vào cứ điểm Đồng Dù và chế áp trận địa pháo của địch. Đúng 10 giờ 30 phút ta đã đánh chiếm và làm chủ toàn bộ căn cứ Đồng Dù, 3000 quân địch bị bắt và bị tiêu diệt. Ta thu toàn bộ vũ khí, trang bị, phương tiện, kho tàng.. Tên đại tá sư đoàn phó bị bắt sống, tên chuẩn tưởng sư đoàn trưởng chạy thoát, nhưng sáng hôm sau y bị bắt sống cùng toàn bộ ban chỉ huy chiến đoàn 46 và 1860 tên tại đồng bưng An Hạ.

Trong trận chiến đấu ác liệt cuối cùng này, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 3 đã anh dũng hy sinh trước giờ toàn thắng của dân tộc.

Căn cứ Đồng Dù, điển hình của tội ác Mỹ - ngụy trên đất Củ Chi tồn tại 10 năm đã bị tan tành thảm hại trong ngày 29 tháng 4 năm 1975.

Đúng 13 giờ ngày 29 tháng 4, ta đã cắm cờ giải phóng trên các cơ sở chỉ huy của bọn bảo an. Bà Nguyễn Thị Lánh ở xã Tân Thông Hội xông vào đồn cảnh sát hạ cờ ngụy, rồi giương cao ngọn cờ giải phóng. Toàn huyện Củ Chi được giải phóng. Trong cuộc tấn công và nổi dậy cuối cùng này, quân và dân Củ Chi vừa chiến đấu khắp trên địa bàn vừa phối hợp với quân chủ lực thu dọn căn cứ Đồng Dù đã diệt 47 tên địch, bắt 347 tù binh, thu 579 khẩu súng cỡ lớn cùng 10.795 khẩu súng các loại. Ngày hôm sau, 12.600 binh sĩ ngụy ra trình diện chính quyền cách mạng Củ Chi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #339 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2021, 08:30:39 am »

Mỗi người dân là một chiến sĩ hậu cần


Lực lượng du kích Củ Chi với thế trận địa đạo kỳ diệu, đã liên tục gây cho hàng binh đoàn Mỹ - ngụy những tổn thất nặng nề. Không tiêu diệt nổi du kích Củ Chi bằng bom đạn, bằng xe tăng, xe ủi cày xới địa đạo, bọn Mỹ - ngụy đã mở những "chiến dịch" triệt nguồn tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men...Bằng những biện pháp rất khốc liệt hòng làm cho lực lượng du kích Củ Chi tê liệt sức chiến đấu bằng đói khát, bệnh tật,... Nhân dân Củ Chi đã nghĩ ra trăm phương ngàn kế để tiếp tế cho con em họ dưới lòng đất, đủ sức bám trụ, chiến đấu lâu dài. Các má, các chị "cơ sở" mở những "chiến dịch lặng lẽ vận động, quyên góp trong bà con xóm ấp". Mỗi đêm anh chị em du kích nhận được hàng tạ gạo, hàng chục ki-lô-gam muối... Từ các cửa bí mật của địa đạo những người dân ở xa "cơ sở" (cửa hầm bí mật xuống địa đạo chỉ có người cơ sở chí cốt được biết), thì mỗi người mỗi cách, từ ngươi nông dân kéo xe phân, xe rác ra đồng, ngư dân đi xuồng đánh cá trên sông rạch, đến các cụ già chống "gậy trúc" đi thăm đồng, các em thiếu nhi vác gậy gộc và súng làm bằng những đoạn ống tre, kéo nhau ra đồng tập trận giả... đều có gạo hoặc muối đem theo, dấu ở các điểm hẹn, có người chuyển tiếp. Các bà má toả đi chợ Củ Chi, Hóc Môn, Bến Thành, Trảng Bàng... mua đủ các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ, bông băng,... (đương nhiên là phải ngụy trang rất tài tình để che mắt địch) đem về gói buộc cẩn thận, chuyển dần ra địa đạo...


Góp gió thành bão, mỗi người dân Củ Chi đã trở thành một chiến sĩ hậu cần. Chẳng những lực lượng du kích Củ Chi không gặp khó khăn thiếu thốn về vật chất mà các đơn vị bộ đội về hoạt động ở vùng địa đạo, cũng được bà con Củ Chi chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM