quansuvn
Moderator

Bài viết: 6389
|
 |
« Trả lời #110 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2021, 07:50:46 pm » |
|
Có thực tế, mới tổng kết, chỉ đạo được Năm 1975, khi cánh quân "Duyên Hải" chuẩn bị tiến công Phan Rang, Thiếu tướng tư lệnh binh chủng Tăng Thiết giáp Đào Huy Vũ đề nghị được đi với lữ đoàn thọc sâu 203. Có ý kiến cho là không cần thiết, vì lữ đoàn 203 nằm trong đội hình Quân đoàn 2, vả lại, Binh chủng cũng đã tăng cường tham mưu phó Nguyễn Chí Tam đi với sở chỉ huy quân đoàn. Tướng Vũ thuyết phục: "Đây là lần đầu sử dụng tập trung cả lữ đoàn vào trận, lại tác chiến theo hình thức "đánh trong hành tiến", nhiều cái mới sẽ nảy sinh... Hơn nữa, không trực tiếp đi với anh em, sau này tổng kết, chỉ đạo sao được...". Cuối cùng, sự việc phải trình lên Đại tướng Lê Trọng Tấn - lúc ấy là Trung tướng tư lệnh cánh quân "Duyên Hải". Đại tướng phê chuẩn ngay...
|
|
|
Logged
|
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
|
|
|
quansuvn
Moderator

Bài viết: 6389
|
 |
« Trả lời #111 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2021, 07:51:26 pm » |
|
Cộng sản hay kháng chiến? "Theo Cộng sản hay kháng chiến?" là câu hỏi thường trực nhằm phân hoá tù nhân của bọn cai ngục ở nhà tù Côn Đảo vào năm 1958, khi miền Nam còn nằm dưới ách thống trị của Mỹ, Diệm. Chúng đề cao kháng chiến, gắn kháng chiến với "Quốc gia" và hứa hẹn trả tự do cho những ai theo "kháng chiến quốc gia". Thế nhưng âm mưu phân hoá của chúng bị những tử tù Cộng sản ở nhà tù Côn Đảo vạch trần. Một hôm, tên tỉnh trưởng Bạch Vặn Bốn, xuất thân từ một cai tù nổi tiếng gian ác và bạo ngược, gọi nhóm tù nhân Trần Hữu Đại, Nguyễn Văn Khải, Lê Thành Thân đến để tra khảo. Bốn hỏi: "Tụi bay theo kháng chiến hay theo Cộng sản?" cả bốn người đều trả lời theo Cộng sản, theo Bác Hồ. Tên Bốn tức lắm quay lại chất vấn Trần Hữu Đại: - Mày nói là Cộng sản. Được, tao hỏi một câu, nếu mày trả lời được thì đúng mày là Cộng sản. Nếu trả lời không được, tao đánh mày 20 roi và đem nhốt hầm đá. Anh em tù nhân hồi hộp theo dõi cuộc đấu lý giữa em học sinh 17 tuổi với tên tỉnh trưởng khét tiếng gian ác. Bốn gườm gươm nhìn Nguyễn Hữu Đại rồi hỏi: - Mày năm nay mấy tuổi? - Mười bảy. - Hà, hà! 17 tuổi mà mày bảo là Cộng sản. Vậy chứ mày vào Đảng năm nào? Ai kết nạp mày? Đại vẫn bình tĩnh đáp: - Đúng ra tôi chưa có vinh dự là đảng viên Cộng sản, nhưng tôi được kết nạp từ ngày bị bắt, bị đày ra Côn Đảo và chính các ông là người kết nạp tôi. Hiểu ra thâm ý câu trả lời của Đại là chính sự tàn bạo của Mỹ, Diệm là dọn đất gieo mầm Cộng sản thúc đẩy những người dân yêu nước theo con đường cách mạng, con đường của Bác Hồ. Tên Bốn ra lệnh đánh chết Đại. Nguyễn Hữu Đại đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng như một đảng viên cộng sản. T.V. (st)
|
|
|
Logged
|
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
|
|
|
quansuvn
Moderator

Bài viết: 6389
|
 |
« Trả lời #112 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2021, 07:53:41 pm » |
|
Dân chủ để... vượt khó Sau thất bại của cuộc "Hành quân Lam Sơn 719", đế quốc Mỹ tìm mọi cách hòng ngăn chặn tuyến vận tải chiến lược 559 của ta với những thủ đoạn hết sức xảo quyệt. Chúng cho máy bay tăng cường bắn phá và rải các loại bom mìn hiện đại. Một trọng điểm ác liệt là đoạn đường B.70, từ Lào qua ngầm Sêpôn sang A Giơi (Thừa Thiên) do Đại đội 14, Tiểu đoàn 75 công binh, Binh trạm 41 đảm nhiệm. Ở đây lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1971, sau khi thả bom phá cộng với bom từ trường, địch đã rải trùm mìn vướng nổ lên trên nhằm ngăn chặn và sát thương sinh lực ta, không cho công binh ta ra khắc phục. Trên đường kiểm tra ngầm về, chiến sĩ công binh Quý vướng mìn bị thương. Anh em trong đơn vị ra cứu, Quý đã dặn với anh em: "Bom bi có dây đấy, chú ý". Để cứu đồng đội, anh em đã chặt những cây le dài, nằm xuống khều cho mìn nổ. Tuy nhiên, khi cứu được Quý đã có thêm một đồng chí khác bị thương. Trong buổi họp dân chủ thảo luận bàn cách khắc phục loại mìn mới này, anh em đã nhất trí với sáng kiến dùng vỏ thùng phuy đựng xăng làm lá chắn di động và dùng những cây le dài làm cần câu, câu mìn nổ để thông đường cho xe kịp đưa hàng ra tiền tuyến. Kinh nghiệm đó được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong Binh trạm và anh em còn sáng tạo ra nhiều cách phá mìn vướng nổ: dùng xe téc có vòi phun nước, dùng thủ pháo gây sức ép để phá... Và thế là nhờ dân chủ bàn bạc, chỉ bằng công cụ thô sơ cộng với trí thông minh và lòng dũng cảm, các chiến sĩ công binh Đoàn 559 đã giành chiến thắng, vô hiệu hoá các loại mìn hiện đại của Mỹ. Lê Văn Tô (st)
|
|
|
Logged
|
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
|
|
|
quansuvn
Moderator

Bài viết: 6389
|
 |
« Trả lời #113 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2021, 07:52:49 pm » |
|
Dấu chân lõm sâu trong thớ đá Đồng chí chính trị viên trạm giao liên T6 kể lại rằng: vào cuối năm 1966 khi ta mở đường số 20 (đường Quyết thắng) thì đường giao liên chạy song song cũng được hình thành. Đường này mở theo các triển núi, qua nhiêu đèo dốc. Có đoạn như dốc Ba Thang, vách đá rất cao, phải tốn nhiều sức mới qua được. Có đoạn phải bắc nhiều cầu mây qua các suối to và suối cạn. Cứ vừa mở, vừa đi. Đường to dần và quang dần. Cũng từ đó, bắt đầu hình thành các trạm giao liên T6, T7, T8... nối thành một hệ thống đường giao liên mới hoàn chỉnh. Hàng tháng, quân vào quân ra không kể hết. Chỉ biết các cầu phải bắc đi bắc lại nhiều lần. Ở trước trạm giao liên T6, địa thế rất hóc hiểm, có một hòn đá bên cạnh suối, bất cứ ai đi qua cũng phải đặt chân lên đó. Hàng triệu dấu chân ngày này tiếp ngày khác lần lượt đạp lên. Lâu dần hòn đá lõm xuống đến vài ba phân in sâu dấu chân người. Hồng Lam
|
|
|
Logged
|
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
|
|
|
quansuvn
Moderator

Bài viết: 6389
|
 |
« Trả lời #114 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2021, 07:53:09 pm » |
|
Diệt giặc bằng khúc cây chuối và chiếc mũ Mỗi lần bọn Mỹ - nguỵ từ thị xã Hậu Nghĩa, tỉnh Long An tràn vào các xã trong vùng càn quét đều bị tiêu diệt. Không chết vì đạn bắn tỉa, thì chúng cũng chết vì hầm chông và lựu đạn gài của du kích. Chỉ trong một thời gian ngắn mà du kích ở đây đã giết và làm bị thương gần 200 tên, vì thế cứ mỗi lần sục vào xã bọn địch thuộc sư đoàn 23 nguỵ lại nơm nớp lo sợ. Một hôm, tên đồn trưởng dẫn lính đi lùng sục. Hắn nghênh ngang đi trước, thấy một khúc cây chuối nằm trên đường, hắn chửi đổng cho là chắn lối đi của hắn, rồi vung chân đá mạnh vào khúc chuối. Một tiếng nổ đinh tai. Hắn và hai tên đi bên cạnh vật xuống đường. Bọn nguỵ chưa kịp khênh xác tên đồn trưởng thì một thằng khác chợt trông thấy chiếc mũ của Quân giải phóng "rơi gần đó", hí hửng xô tới toan chộp lấy. Mấy thằng đứng gần đấy thấy vậy cũng ào tới. Một thằng vừa cúi xuống nhặt thì lại một tiếng nổ ầm, thêm hai thằng nữa ngã lăn vì quả lựu đạn thứ hai của du kích bố trí bên cạnh. Bọn sống sót hoảng hốt tháo chạy về đồn, từ đấy cả bọn hết thói huênh hoang. Nguyễn Minh Hiếu
|
|
|
Logged
|
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
|
|
|
quansuvn
Moderator

Bài viết: 6389
|
 |
« Trả lời #115 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2021, 07:53:52 pm » |
|
"Đại đội chị", "Đại đội em" Vào thời điểm đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta ác liệt nhất, để bảo vệ quê hương, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, "Đại đội chị" - Đại đội pháo binh dân quân gái xã Ngư Thuỷ (Quảng Bình) được thành lập ngày 20 tháng 11 nắm 1967. Biên chế của đại đội gồm 34 chiến sỹ gái tuổi từ 16 đến 20, được trang bị 4 khẩu pháo nòng dài 85mm. Mới đầu làm quen với pháo, chưa từng biết tính toán phần tử, chưa hình dung các bước chấp hành khẩu lệnh bắn... các o thấy cái gì cũng mới lạ. Còn các mạ thì không giấu nổi lo âu: "Con gái bọn mi, chân yếu tay mềm thì mần ăn ra răng". Nhưng được sự giúp đỡ của Pháo binh chủ lực cùng với bản chất chăm chỉ vốn có, từng bước một, các chiến sĩ pháo binh gái đã dần nắm vững động tác chỉ huy, thao tác pháo, cách xác định và lấy phần tử bắn. Để huấn luyện sát với thực tế chiến đấu, dưới sự uy hiếp thường xuyên của máy bay địch, các o đã dũng cảm luân phiên nhau chèo thuyền ra khơi làm mục tiêu luyện tập. Kết quả luyện tập miệt mài đã không phụ công "Đại đội chị”. Ngày 7-2-1968 (sau hai tháng bảy ngày huấn luyện), chỉ với 3 loạt đạn, các o đã bắn cháy tàu địch. Trong các ngày tiếp theo đại đội tiếp tục bắn cháy 3 tàu khu trục khác. Vậy là, trong 4 lần ra quân thì 4 lần bắn cháy tàu chiến Mỹ. Sau thời kỳ chiến tranh phá hoại của Giônxơn, "Đại đội chị" đã dần dần lớn tuổi hoặc chuyển sang nhiệm vụ khác. Để chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mỹ, "Đại đội em" lại được thành lập. Biên chế của đại đội lần này có một số o là em gái của các o trong "Đại đội chị”. Trong đó cô bé là chiến sỹ tính toán phần tử của "Đại đội chị" ngày trước, nay làm chính trị viên "Đại đội em”. Đến lượt mình, "Đại đội em” đã 2 lần bắn trọng thương tàu chiến của Hạm đội 7 của địch. Lúc này thì câu nói "Con chị nó đi, con dì nó lớn" được các mạ nhắc tới nhiều lần. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc đó, Đại đội pháo binh dân quân gái xã Ngư Thủy đã được Bác Hồ tặng thưởng huy hiệu của Người và Nhà nước tuyên dương "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang". Đức Lê (st)
|
|
|
Logged
|
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
|
|
|
quansuvn
Moderator

Bài viết: 6389
|
 |
« Trả lời #116 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2021, 07:54:10 pm » |
|
Đào lỗ để giặt Lính thời chiến không phải lúc nào cũng có nước và thau chậu để thoải mái giặt giũ. Mặt khác, lúc hành quân mà mang theo nhiều đồ đạc thì rất nặng nề và bất tiện. Cánh lính nữ lúc đầu cũng cố mang theo nhiều thứ nhưng rồi nặng quá nên buộc phải thanh lọc tư trang càng gọn nhẹ càng tốt. Việc giặt đồ mà không có thau hay chậu thì quả là khó khăn. Chị em nảy ra sáng kiến lấy dao hoặc xẻng đào một cái lỗ rộng bằng thau, sau đó trải lên một tấm ni lông, rồi cứ thế đổ nước vào để giặt đồ. Khi giặt xong thì tát nước ra rất tiện lợi. Cách làm này còn hay ở chỗ cần giặt nhiều đồ thì đào lỗ lớn, giặt ít thì đào lỗ nhỏ. Khi giặt xong lau khô ni lông xếp lại, lần sau vẫn sử dụng được như thường. Lê Nhãn
|
|
|
Logged
|
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
|
|
|
quansuvn
Moderator

Bài viết: 6389
|
 |
« Trả lời #117 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2021, 07:54:41 pm » |
|
Đeo đá vượt suối lũ Trong kháng chiến chống Mỹ, có một đơn vị trú quân trong rừng sâu Quảng Ngãi. Để có lương thực dữ trữ, cứ ba ngày một chuyến, các chiến sĩ luân phiên nhau xuống đồng bằng chuyển gạo, ngô về cho đơn vị. Phương tiện vận chuyển bằng đôi vai, mỗi chiến sĩ một ba lô. Đi lấy gạo thường từ chiều hôm trước và trở về lúc 7-8 giờ sáng hôm sau. Hôm ấy đến lượt trung đội 1. Chiều hôm đó, mưa tầm tã. Đến suối, nước dâng cao ngang ngực, chảy mạnh như thác đổ. Trung đội trưởng tập hợp đơn vị và ra lệnh "Mỗi đồng chí nhặt khoảng 30kg đá cho vào balô và có một cây gậy dài. Sau 15 phút đã phải có đầy đủ. Yêu cầu làm ngay". Trong lúc chặt cây làm gậy và gom đá, vài chiến sĩ không hiểu lệnh của thủ trưởng lấy đá làm gì nhưng lệnh thì cứ làm. Đã đến giờ quy định, trung đội trưởng đi kiểm tra trọng lượng đá trong các ba lô. Sau đó, trung đội trưởng phát lệnh: - Các đồng chí chú ý, tất cả đeo ba lô, chống gậy qua suối! Lòng suối đá rêu trơn, nước lũ chảy xiết nhưng nhờ có ba lô đá và chiếc gậy, anh em bám nhau qua suối an toàn. Hải Hà (st)
|
|
|
Logged
|
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
|
|
|
quansuvn
Moderator

Bài viết: 6389
|
 |
« Trả lời #118 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2021, 07:56:03 pm » |
|
"Điệp viên" 131 là ai? Quân Pháp từng treo giá khá cao cho ai bắt sống hoặc bắn chết được một chỉ huy Việt Minh mà chúng gọi là madame Cent Trente (Bà 131). Nhưng Bà vẫn sống và đánh giặc dài dài hết "thời Tây" đến "thời Mỹ". Cả Pháp lẫn Mỹ đều mệnh danh Bà là "nữ tướng", như nhà báo Hilaire du Berrier đã dành cả một chương về Bà trong cuốn Background to Betrayed, xuất bản ở Mỹ. Nhưng Bà 131 là ai mà sao có cái "tên" giống như bí số một điệp viên vậy? Sự thật rất đơn giản. Nhân vật mà quân Pháp ở Hóc Môn coi là địch thủ đáng gờm chính là bà Năm Bi (Hồ Thị Bi). Bà Năm là nông dân thuần phác, không được đi học nên chỉ biết ký tên nguệch ngoạc bằng ba nét chữ in: một gạch đứng, một nét cong cong giống như số 3 và một gạch đứng nữa. Đó là chữ BI mà nét rời sẽ thành 131. Thu Hằng (st)
|
|
|
Logged
|
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
|
|
|
quansuvn
Moderator

Bài viết: 6389
|
 |
« Trả lời #119 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2021, 07:56:24 pm » |
|
Đi xe lam cho kịp... Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Tới - từng là cán bộ bảo vệ đồng chí Lê Trọng Tấn, kể: "Sớm 30-4-1975, trên đường tiến công vào Sài Gòn, anh Tấn đi trên chiếc xe Gát đã cũ. Xe đã vượt qua nhiều đoạn đường, bến phà đông nghịt, song tới gần Sài Gòn, thì không sao chen được nữa. Nhìn chiếc xe lam chở hàng và khách len lỏi nhoăn nhoắt ở phía trước, anh Tấn bảo tôi: "Để xe này lại, ta lên chiếc xe lam kia cho kịp chỉ huy...". Anh chui vào trong xe, còn tôi khoác khẩu AK đứng ở bệ lên xuống. Hành khách nhìn xoáy vào tôi - anh bộ đội giải phóng trong bộ quân phục chính quy mà có lẽ lần đầu họ thấy, chứ không ai để ý tới anh Tấn - một ông già quắc thước, tóc đã bạc, lại vận bộ bà ba như một lão nông Nam Bộ... Nhờ đi bằng chiếc xe lam ấy, mà Đại tướng Lê Trọng Tấn - khi ấy ông là Trung tướng Tư lệnh cánh quân "Duyên Hải", đồng thời là Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh - đã vào dinh Độc Lập sớm nhất".
|
|
|
Logged
|
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
|
|
|
|