Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:01:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc vượt ngục kỳ diệu  (Đọc 3288 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2021, 07:44:45 pm »

Xe chạy về đến Sỉkhay tôi đưa ngay bản đồ cho anh Kích và hỏi: "Không đào đâu ra được tỷ lệ xích 1/50.000, chỉ có 2 cái này có dùng được không, anh em suýt chết vì nó đấy!". Anh Mân chạy đến, tôi báo cáo tin tức ở tuyến phòng thủ phía trước. Trong lúc đó, anh Lê Kích dùng đèn pin và đèn bão soi đi soi lại trên bản đồ: "May quá, cũng dùng được, có thể vận dụng tính toán được nhưng hơi lâu hơn 1 tý, chết nỗi địa danh vùng này tôi không thạo, bản đồ lại chua toàn chữ Pháp, tôi không đọc được...". Anh Mân nhìn tôi: "Đồng chí Dĩnh giúp anh Kích việc này". Thế là tôi trở thành trợ lý và thông dịch viên tiếng Pháp và tiếng Lào cho một thủ trưởng pháo binh ở ngay chiến trường - nơi chỉ có mệnh lệnh và thi hành mệnh lệnh. Anh Kích hỏi tôi: "Bến tàu km4 ở đâu? cách đây mấy cây số?", tôi chỉ tay trên bản đồ: "Cây số 4 là tính từ bưu điện trung tâm thành phố, từ đó đến chỗ này 4km nữa, vậy cự ly này là 8km", tôi cầm đèn pin soi trên bản đồ, anh ấy tay compa, tay thước tính, đo đo vạch vạch, miệng lẩm nhẩm, rồi hí hoáy ghi chép. Tiếp đến: Chinaimô ở đâu? Cơ quan Viện trợ Mỹ ở đâu? Sứ quán Mỹ ở đâu? Noong Khai ở đâu?, v.v... Cứ mỗi khi cần bắn vào đâu, anh lại gọi tôi và rất hài lòng vì bao giờ tôi cũng đáp ứng được liền, không mất thời gian dò tìm trên bản đồ. Loạt đạn pháo cấp tập đầu tiên của ta tập trung vào khu vực đóng quân của địch ở km4 - bến tàu, trong đó có 10 viên bắn sang trận địa pháo của Thái Lan bên kia bờ sông Mê Kông (đất Nỏng Khai). Anh em lính trung lập ở chỉ huy sở Koongle chạy đến bắt tay pháo thủ ta trong đêm tối, ánh đèn pin loang loáng. Khoảng 20 phút sau, sĩ quan liên lạc ở tuyến trước phóng xe về báo cáo: "Các anh bắn hay lắm, giỏi lắm... đạn rơi chính xác xuống khu vực bến tàu. Bị thương vong nhiều và lần đầu tiên nghe tiếng nổ của đạn pháo ta, quân địch hoảng loạn bỏ chạy hết về phía Chinaimô, quân ta thì rất phấn khởi, đã ào lên chiếm lại bến tàu, đang củng cố lại công sự phòng thủ". Anh Lê Kích và anh em pháo thủ Việt Nam đã thực sự tạo ra chuyển biến lớn trong cục diện chiến trường Viên Chăn qua trận đánh hoả lực đầu tiên này cũng như qua các trận đánh tiếp theo. Quân phái hữu và quân Thái Lan vốn rất sợ pháo nay thực tế "ăn đòn" pháo của ta nên càng run sợ. Để chuẩn bị cho pháo ta có thể bắn tới Chinaimô một cách chính xác, anh Mân lệnh cho 2 khẩu 105mm di chuyển vào km1 nội thành (nay là khu vực Sở Địa chất, đối diện chùa Bàng Long), Koongle cho 2 xe thiết giáp vào theo, chốt ở phía trước trận địa pháo để bảo vệ và cho 1 trung úy trực tiếp chỉ huy trận địa, tuyến phòng thủ này. Vì số đạn pháo có hạn, sau khi triển khai xong trận địa mới, anh Mân chỉ thị chỉ cho bắn cầm canh xuống phía trại Chinaimô, cứ mỗi tiếng đồng hồ chỉ cho bắn 1 viên đạn. Thế mà hôm sau theo lời tù binh địch khai: cứ mỗi phát pháo ta nổ lại có thêm mấy lính địch ở Chinaimô đào ngũ. Một chuyện xảy ra tôi còn nhớ mãi là đêm hôm sau nữa, khoảng 2 giờ sáng, có tin địch chuẩn bị đợt tấn công mới lớn hơn, có tăng, có pháo yểm trợ. Anh Kích và anh trung úy bạn đang cùng tôi chúi mũi vào tấm bản đồ dưới ánh đèn pin bên cạnh mâm pháo để chuẩn bị các điểm, các hướng có thể bắn pháo khi địch tiến vào, thì khẩu đại liên trên chiếc xe thiết giáp AM bảo vệ chúng tôi - ở cách chúng tôi gần 100m - bỗng nhiên nổ súng "pằng pằng pằng"... Theo phản xạ tự nhiên mỗi người chúng tôi nằm phục xuống và lết tới một gốc cây, một góc tường, súng các-bin, súng lục lên nòng, 5 phút rồi 10 phút trôi qua không có động tĩnh gì thêm. Rồi một bóng đen từ phía chiếc thiết giáp chạy sầm sập đến, gọi to: "Không có gì đâu! Không có gì đâu!". Anh Kích và tôi lồm cồm bò dậy từ cùng 1 gốc cây. Thì ra là cậu lính thiết giáp trực chiến mệt quá ngủ quên, mơ thấy địch đến thế là ngón tay đặt trên cò súng bóp luôn...


Hú vía. Mọi người lại về vị trí cũ và ngả lưng tranh thủ ngủ được phút nào hay phút ấy. Riêng anh Kích thì 2 hôm nay, tôi thấy anh ngoài bữa ăn ra hầu như không có giờ phút nào rời chiếc bản đồ bên cạnh mâm pháo, mắt lúc nào cũng đỏ ngầu. Nhưng hai chúng tôi đợi mãi không thấy ông trung úy của Koongle đâu. Hôm sau mới biết khi có loạt tiếng nổ đầu tiến của súng đại liên trên chiếc AM bảo vệ đêm qua, anh ta đã chạy bộ tót về Sỉkhay báo cáo địch đã vào đến km1, biết chuyện, Koongle đã điều một trung úy khác đến thay.


Cuộc chiến sáng ngày 11, ngày 12 tháng 12 vẫn diễn ra theo kiểu quân phái hữu tấn công rát quá thì quân Koongle lui dần vào nội thành củng cố rồi lại phản công mạnh, quân phái hữu lại tháo lui. Mỗi ngày 2, 3 đợt như vậy. Lúc này tuyến phòng thủ phía trước của ta đã có thêm 2 đại đội Pathét Lào từ Hủakhủa - Nason do đồng chí Sithoong chỉ huy vào tăng cường. Sân bay Văttay vẫn còn sử dụng được, đạn pháo và xăng dầu vẫn được tiếp tế từ Hà Nội...


Có tin quân của Phummi Nosavẳn có quân Thái Lan trà trộn từ Trung Lào đưa lên, đã đến bến phà Bản Hày trên đường 13 cách Viên Chăn 30km. Chúng đợi xe tăng, thiết giáp và pháo binh đến đủ sẽ mở tấn công theo đường 13 phối hợp với quân của Kupaxit từ Chinaimô đánh vào. Dự kiến cánh quân Phummi ở phía đông sẽ không đánh theo trục quốc lộ vào thẳng nội thành, mà chúng sẽ chỉ tiến đến Đon Nủn rồi mở mũi vu hồi vòng qua ngoại thành phía bắc thành phố, nhanh chóng đánh chiếm sân bay Văttay và bọc sườn, bọc hậu quân ta trong khi quân Kupaxit tiếp tục đánh vỗ trước mặt từ phía nam lên.


Ngày 13 tháng 12, đúng như dự kiến của ta, quân Phummi và quân Kupaxit đồng thời mở cuộc tấn công toàn lực trên toàn tuyến phía đông và phía nam thành phố, với ưu thế hơn hẳn về quân số và trang bị vũ khí, có quân Thái Lan yểm trợ. Sân bay Văttay đóng cửa. Cầu hàng không tạm thời gián đoạn. Tuy nhiên được sự yểm trợ của 2 đại đội pháo binh ta, quân trung lập phối hợp với quân Pathét Lào ở các hướng đều đánh rất hăng, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của bộ binh địch.


Từ sáng sớm, bạn đã quyết định rời sở chỉ huy ra km8 theo đường 13 phía bắc, nơi có nghĩa trang công giáo của thành phố. Khoảng quá trưa, tiếng đạn pháo 105mm của địch nổ ngày càng gần. Rồi bỗng một tiếng nổ ầm vang hơn tiếng sấm lẫn tiếng sét ở bên tai tôi. Một quả đạn pháo rơi cách chỗ chúng tôi chưa đến 50m. Lúc đó mới ăn bữa trưa xong, tôi đang ngồi cùng tướng Mân và mấy sĩ quan Cục Tác chiến trên một chiếc "thiểngna" (lều canh lúa và nghỉ ngơi của nông dân Lào ở đồng ruộng). Âm vang tiếng nổ chưa dứt, tất cả anh em trong đó có tôi đều đã nhảy ào xuống đất, phóng ra ven ruộng nhảy xuống cái mương ngồi núp. Hoàn hồn rồi, nhìn quanh không thấy anh Mân đâu, anh em bảo nhau chạy trở lại thiểngna. Thấy anh em đến, anh Mân ngồi ở trên thiểngna đang buộc dây giày mới chậm rãi bước xuống và nói ngay: "Theo quy tắc bắn pháo, do phạm vi sát thương rộng, nên không có ai bắn lặp lại vào tuyến cũ, vào điểm rơi cũ, mà thông thường quả đạn sau sẽ vượt qua quả đạn trước, cách xa quả trước một cự ly nào đó. Vì vậy không việc gì phải chạy". Anh nói vừa dứt lời một quả đạn khác đã bay vụt qua đầu chúng tôi nổ ùng oàng ở cách chúng tôi hàng trăm mét. Nhưng không ai chạy nữa mặc dù vẫn còn thót tim do tiếng nổ vẫn lớn lắm. Thái độ ung dung bình tĩnh và phân tích ngắn gọn của anh Mân đã truyền tinh thần dũng cảm tiếp sức cho mọi người. Đúng là phong cách của một vị tướng mà lần đầu tiên tôi được thấy trong đời ở nơi chiến trường đang nóng bỏng.


Sau đó cả sở chỉ huy ta lại lên mấy xe tải di chuyển về Hủakhủa vào lúc chiều tối. Khi đó cuộc - chiến ở nội thành tiếp diễn quyết liệt trong ngày theo hình thái địch dấn lên ta đẩy lại, giằng co quyết liệt trên mọi hướng, địch vẫn chưa chiếm được sân bay. Hai bên thương vong đều cao hơn mọi ngày. Đồng chí Sithoong đã hy sinh ngay trong đợt công kích đầu tiên của địch (sau này đồng chí đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lào). Quân trung lập và Pathét Lào chỉ còn khả năng đánh chặn, làm chậm bước tiến của địch, không còn khả năng phản công, phản kích lấy lại trận địa đã mất, do đó phải lui dần về phía Sỉkhay. Trận địa pháo của ta vẫn trụ lại ở km8, chỉ còn đạn để bắn cầm chừng, nhưng vẫn uy hiếp tinh thần quân địch, buộc chúng phải rất dè dặt trong tiến công. Tôi vẫn tiếp tục nhiệm vụ quân báo chiến trường và làm con thoi liên lạc giữa trận địa pháo của anh Kích với chỉ huy sở tiền phương ở Hủakhủa - Nason. Khi di chuyển đến đó, để gọn nhẹ sở chỉ huy, anh Mân đã cho bộ phận điện đài cơ yếu của đồng chí Đa và đồng chí Khiết trở về phục vụ căn cứ 50 ở Na Nhang gần đó vì đã có điện đài của Bộ Tổng Tham mưu ta tăng cường... Đến tối ngày 15 thâng 12, Koongle mới có lệnh chỉ để lại 1 đơn vị nhỏ đánh du kích, quấy rối nghi binh, còn toàn bộ quân trung lập, kể cả các lực lượng sinh viên, thanh niên tình nguyện rút khỏi thành phố theo đường 13 lên phía bắc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2021, 07:45:27 pm »

3. Rút khỏi thành phố lên Cánh đồng Chum

Ngày 16 tháng 12 năm 1960, trong thành phố chỉ còn tiếng súng lẹt đẹt đây đó hoặc vài loạt tiểu liên bắn vu vơ. Nhưng quân phái hữu vẫn dò dẫm tiến rất chậm. Chúng đã chiếm sân bay và vào chiếm đóng bên trong thành phố rồi tạm dừng để củng cố chứ chưa dám truy kích đuổi theo quân đối phương, bởi chúng cũng chưa nắm được quân đối phương sẽ còn phản công, phản kích hay rút đi đâu.


Địch thực sự không ngờ rằng với ưu thế hoả lực và quân số hơn gấp nhiều lần, chúng chỉ chiếm được thành phố chứ không tiêu diệt được, không làm tan rã được lực lượng trung lập yêu nước liên minh hợp tác với Neo Lào Hắc Xạt. Ngược lại các đoàn xe của quân trung lập và Neo Lào Hắc Xạt đã rút khỏi thành phố Viên Chăn với hàng trăm chiếc, bao gồm cả xe chở quân, xe kéo pháo và xe thiết giáp đã nhanh chóng hành tiến trong trật tự theo quốc lộ 13 lên phía bắc. Trong đoàn hành quân này có anh Mân (tức Thao Chăn), anh Bảy (tức đồng chí Cayxỏn), anh Phun Sipasốt, ông Kinin và Koongle. Đoàn đã nhanh chóng vượt qua Phôn Hông và ngày 14 tháng 12 đã chiếm đóng Văng Viêng - một huyện lỵ lớn trên đường 13 ở phía bắc, cách Viên Chăn 180km. Từ đó cầu hàng không Văng Viêng - Hà Nội lại hoạt động liên tục hàng ngày. Vũ khí (kể cả pháo, cối và đạn dược), xăng dầu, đồ hộp, lương khô lại được tiếp tế. Cán bộ chuyên gia giúp bạn, pháo thủ, thông tin, quân báo được tăng cường. Tuyến phòng thủ then chốt để bảo vệ Văng Viêng là cầu Hỉn Hợp trên đường 13 vắt qua sông Năm Lịch, cách huyện lỵ Văng Viêng hơn 40km về phía nam. Trận địa pháo của anh Lê Kích được triển khai ngay ở gần đầu cầu. Lúc đầu tôi cũng được bố trí ở đó để vừa giúp anh Lê Kích, vừa cùng đồng chí Xiêng Xổm nắm tin địch và làm con thoi liên lạc với chỉ huy sở ở huyện lỵ.


Chúng tôi đã bám trụ ở đó cho đến ngày bắn hết viên đạn cuối cùng của khẩu pháo cuối cùng ở trận địa này, cũng là ngày máy bay T28 của Thái Lan xuất hiện lần đầu tiên xả rốc két xuống đầu chúng tôi. Tôi và đồng chí Xiêng Xổm cùng nấp 1 chỗ trong lòng con suối cạn, ép chặt mình vào vách suối bên trên có tán cây trùm lên, cũng là lần đầu tiên trong đời chúng tôi tận mắt nhìn thấy 2 vệt lửa dài từ T28 phóng thẳng xuống mặt đất kèm theo tiếng nổ kinh hồn, rồi đất đá trên bờ suối tung toé trên đầu trên cổ, trên người chúng tôi, khi T28 bay khỏi, chúng tôi trèo lên bờ thì thấy một quả tên lửa lúc nãy đã rơi trúng bờ suối chỉ cách chúng tôi có vài mét, còn để lại một cái hố nhỏ đường kính chưa đầy 1m, chiều sâu khoảng 60 phân.


Ngày hôm đó anh em được lệnh rút sau khi bắn hết viên đạn cuối cùng và cài mìn cho nổ sập cầu Hỉn Hợp để làm chậm bước tiến của quân địch. Đến 4 giờ chiều, pháo thủ rút cái cơ bẩm ở nòng pháo ra vứt xuống lòng sông Năm Lịch và thực hiện lệnh rút. Tất cả ta và bạn lèn chật cứng cái thùng xe tải GMC chạy về Văng Viêng. Cũng theo lệnh trên, chỉ còn cỗ pháo đã oai hùng chiến đấu từ nội thành Viên Chăn ra đến đây, đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế lịch sử của nó, nay nằm lại một mình như khối sắt vụn đen sì mà nòng vẫn ngạo nghễ vươn lên trời cao như thể tiếp tục uy hiếp tinh thần quân địch.


Khả năng rút khỏi thành phố Viên Chăn để bảo toàn lực lượng đã được đặt ra ngay từ đầu cuộc chiến ở nội thành, có nhiều phương án được đưa ra bàn thảo giữa các vị lãnh đạo trên đường hành quân nhưng chưa ngã ngũ: Huyện lỵ Văng Viêng chỉ có thể là nơi trú quân tạm thời vì địa hình lòng chảo nhỏ hẹp, không có nguồn tiếp tế khi cầu hàng không bị đứt... Đưa toàn bộ lực lượng này về Sầm Nưa - căn cứ địa cách mạng của Neo Lào Hắc Xạt thì ông Kinin và bộ sậu Koongle dứt khoát không muốn, họ viện lý do đường hành quân quá dài (hơn 500km), phải qua nhiều đồn trại phái hữu, e rằng đi được đến nơi thì lực lượng còn lại chẳng bao nhiêu - thực ra còn một lý do nữa họ không muốn nói ra, đó là họ không muốn phụ thuộc vào Neo Lào Hắc Xạt. Hoặc rút quân về Mường Phương - vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh Viên Chăn, cách Viên Chăn khoảng 100km về phía tây bắc, nhưng địa thế chật hẹp, lại gần biên giới Thái Lan, dễ bị bao vây chia cắt, v.v... Cho đến khi đoàn lên tới Văng Viêng và dừng chân ở đó thì cuộc bàn thảo giữa anh Mân, anh Bảy, anh Phun, ông Kinin và Koongle cũng đi đến nhất trí hoàn toàn theo phương án: Đưa toàn bộ lực lượng hiện có bí mật, bất ngờ tấn công đánh chiếm Cánh đồng Chum và thị xã Xiêng Khoảng - một cao nguyên nổi tiếng có vị trí địa - quân sự, địa - chính trị hết sức quan trọng, có thể xây dựng thành căn cứ chiến lược để củng cố và phát triển lực lượng về mọi mặt. Hà Nội cũng hoàn toàn nhất trí và tích cực phối hợp với phương án này. Sau khi nhất trí, ông Kinin lên máy bay về nghỉ ở Hà Nội. Anh Bảy, anh Phun còn ở lại bàn thảo tiếp phương án hành quân và tấn công cụ thể, đến ngày 29 tháng 12 năm 1960, hai anh và các bộ phận giúp việc cồng kềnh cũng lên máy bay trở về. Tối hôm đó đoàn quân đi tấn công đánh chiếm Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng gồm hàng trăm xe cũng xuất phát lên đường từ huyện lỵ Văng Viêng dưới sự chỉ huy của Koongle và Singkapô, có Cố vấn Chu Huy Mân đi cùng. Sau 2 ngày 3 đêm vừa hành quân vừa tác chiến dọc đường vô cùng gian khổ để nhổ các cứ điểm địch như Sala Phukhun, Mường Sủi, Phu Sủng và diệt các toán phỉ Mèo Vàng Pao ra phục kích chặn đường, đúng 1 giờ sáng ngày 1 tháng 1 năm 1961, đoàn quân đã tiến vào sân bay Cánh đồng Chum và 9 giờ sáng hôm đó đã làm chủ thị xã Xiêng Khoảng.


Cuộc rút lui khỏi thành phố Viên Chăn của lực lượng trung lập yêu nước trong tình thế vô cùng nguy nan, nhưng được sự hợp tác của Neo Lào Hắc Xạt và sự chi viện của Việt Nam đã biến thành cuộc tiến công chiến lược đại thắng lợi, mở ra một giai đoạn phát triển mới của cách mạng giải phóng dân tộc Lào.


Cuộc chiến đấu trong nội thành Viên Chăn tiếp nối liền sau cuộc giải thoát chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo Neo Lào Hắc Xạt, dẫn đến hành trình tiến công giải phóng Cánh đồng Chum lần đầu tiên giành thắng lợi, chẳng những cứu vãn tình thế đang rất đen tối của cách mạng Lào do sự lật lọng của địch, mà còn mở ra một giai đoạn mới: giai đoạn hình thành 3 phái ở Lào, trong đó lực lượng trung lập yêu nước Lào, đã liên minh hợp tác với Neo Lào Hắc Xạt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo nên chuyển biến nhanh chóng và to lớn trong so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Lào. Nhớ lại và ghi lại hồi ức này, những nỗi vui, buồn lẫn lộn bỗng dâng lên trong lòng tôi, vui vì đã có vinh dự được chứng kiến, được kề vai sát cánh cùng quân và dân Lào anh hùng trong cuộc chiến đấu ác liệt giai đoạn đó và liên tục đến ngày thắng lợi hoàn toàn, buồn vì nghĩ đến bao đồng đội, bạn bè đã ngã xuống, không thể trở về để có mặt trong ngày vui toàn thắng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2021, 06:47:40 pm »

XIÊNG XỔM KUNLAVÔNG
NGƯỜI ANH HÙNG CỦA CUỘC VƯỢT NGỤC LỊCH SỬ


Tôi quen biết anh Khăm Bang (tên thật của đồng chí Xiêng Xổm) từ năm 1956. Hồi đó là sau Hiệp định Giơnevơ 1954, tôi và đồng chí Phò Sa Vẻng (tức Thit Khên) - Chủ tịch Mặt trận Neo Lào Hắc Xạt tỉnh Viên Chăn cũng là ủy viên Ban Cán sự Đảng tỉnh Viên Chăn, cùng phụ trách vùng đồng bằng Phôn Hông Tulakhôm và nội thành Viên Chăn... Chúng tôi đóng trụ sở bí mật ở khu rừng Đàn Sủng, dựa vào làng Na Nhang phía bắc Viên Chăn 22km theo quốc lộ 13. Một hôm cơ sở vùng Đon Nủn phía đông ngoại thành 11km, báo tin có anh Khăm Bang bị cảnh sát lùng bắt, đã trốn từ nội thành sang Thái Lan, nay về ẩn náu ở nhà bạn là đồng chí Thao Nẹn. Sở dĩ bị truy nã vì anh đã tham gia nhóm thanh niên yêu nước trong nội thành tụ tập nhau phản đối việc Mỹ đưa tay sai Katày Đônsasolit lên làm thủ tướng chính phủ Vương quốc (như con bài Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam) để Mỹ nhảy vào thay thế Pháp ở Lào.


Được tin này, đồng chí Phò Sa Vẻng và tôi đã giao nhiệm vụ cho anh Thao Nẹn thẩm tra kỹ càng rồi tuyên truyền vận động Khăm Bang tham gia tổ chức Mặt trận Itsala bí mật ở Viên Chăn, sau đó đưa Khăm Bang về công tác ở Na Nhang với chúng tôi.


Khăm Bang sinh ngày 19 tháng 11 năm 1931 trong một gia đình nông dân ở làng Xoỏng Mưởng hạ, huyện Noỏng Bôk gần thị xã Thakhek thuộc tỉnh Khăm Muộn. Bố mẹ mất sớm, nhà nghèo, đông con nhưng Khăm Bang học giỏi lại sớm có chí tự lập, từ bé đã xa nhà vào chùa được các sư thầy nuôi cho ăn học, học hết lớp nhất đã thi đỗ bằng Cao đẳng tiểu học ở thị xã Thakhek. Năm 1950, Khăm Bang và em trai được sư thầy Mahả Kệt - tu ở Viên Chân, đưa lên ở chùa Vắt Ôngtự. Năm 1953 Khăm Bang đã thi vào trường trung cấp bưu điện học nghề đánh moóc (nay gọi là báo vụ viên vô tuyến điện), rồi được nhận vào làm viên chức cấp thấp ở Sở bưu điện thành phố Viên Chăn, lúc này vẫn còn có giám đốc người Pháp. Những cảnh áp bức bóc lột bất công của chế độ cũ, của bọn Pháp, bọn Nhật và bọn quan lại đã từ nhiều năm đập vào tai vào mắt nhân dân Lào, nhất là đối với lớp thanh niên ít nhiều có học vấn như Khăm Bang. Họ đã tụ tập nhau, nhen nhóm nhau để tổ chức đình công đòi tăng lương, đòi đuổi giám đốc người Pháp thay bằng người Lào, cùng nhau ra báo, in truyền đơn phản đối chính quyền Lào đã cho các hãng xe khách của Thái Lan vào Viên Chăn bóp chết các xe khách của Lào, họ còn cùng nhau phục kích dùng súng và lựu đạn đánh các xe tải chở hàng của Thái Lan vào Lào. Họ đã tiến tới chuẩn bị đảo chính lật đổ chính quyền tay sai, nhưng việc bại lộ không thành và bị khủng bố. Sau khi Pháp thua ở Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Giơnevơ 1954, Mỹ nhảy vào thay Pháp ở Lào, Khăm Bang cùng các bạn trong nội thành Viên Chăn lại tiếp tục hoạt động chống Mỹ và tay sai, tiếp tục phát hành báo chí phê phán các âm mưu hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ, đưa quân lấn chiếm 2 tỉnh tập kết của Pathét Lào, phá hoại công cuộc hoà hợp dân tộc... Chính Khăm Bang đã cùng các bạn mang hắc ín đến bức tường ngôi chùa Phôn Xay ở trung tâm thành phố và tường của trạm biến thế điện, tường của các cơ quan công sở quét lên đó hàng chữ đen thẫm "Katày bán nước", "USA go home" (Mỹ cút về), v.v... Chính phủ Katày đã phát lệnh truy lùng bắt bớ, chúng đã bắt được một số thành viên của phong trào, số còn lại đã phải phân tán đi khắp nơi. Khăm Bang đã chạy sang Thái Lan liên lạc với cơ sở, sau đó lại trở về Lào về tạm trú ở làng Đon Nủn, cuối cùng đã được giác ngộ theo đường lối của Mặt trận Lào yêu nước (Neo Lào Hắc Xạt) và đã về Na Nhang. Đây là lần đầu tiên Khăm Bang gặp tôi cũng là lần đầu tiên gặp và làm việc với một đồng chí Việt Nam trong ban lãnh đạo của phong trào yêu nước ở Viên Chăn. Từ đó Khăm Bang về công tác ở cơ quan cùng tôi và Phò Sa Vẻng trong năm 1956 và năm 1957. Khăm Bang đã đổi tên thành Xiêng Xổm từ đó. Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân 2 tỉnh Sầm Nưa, Phong Saly lần lượt đánh bại mọi đợt tấn công của quận đội Vương quốc và phong trào đấu tranh của nhân dân 10 tỉnh do chính quyền Vương quốc tạm thời kiểm soát, ngày càng sôi nổi và mạnh mẽ, buộc chính phủ Vương quốc phải chấp nhận đàm phán đi đến thành lập chính phủ liên hiệp lần đầu tiên có phe Pathét Lào tham gia, tổ chức tổng tuyển cử bổ sung trên toàn quốc, tiếp nhận lực lượng Pathét Lào hoà nhập vào cộng đồng quốc gia với sự ra mắt công khai hợp pháp của Mặt trận yêu nước Lào.


Còn nhớ sau khi chính phủ liên hiệp được công bố thành lập tháng 11 năm 1957, tôi và anh em Việt Nam còn ở lại nằm vùng đều được lệnh rút về nước. Tôi còn nhớ trong buổi lễ Xù Khoăn (buộc chỉ cổ tay cầu phúc) để tạm biệt, có mặt đông đủ Phò Sa Vẻng, đồng chí Xiêng Xổm (tức Khăm Bang) cùng anh em cơ quan và một số cán bộ, nhân dân cơ sở làng Na Nhang. Xiêng Xổm đã tặng tôi vật kỷ niệm là cuốn tự điển bách khoa LaRousse của Pháp mà đồng chí đi đâu cũng luôn luôn mang theo người để tự học. Còn tôi thì tặng lại đồng chí cuốn sách "Giáo dục Cộng sản" (Education Communiste) của Kalinin mà tôi mang theo trong ba lô từ khi rời Uđon - Thái Lan để bắt đầu nhập ngũ tại Mặt trận Tây Lào. Trong buổi chia tay ấy, cũng như thường lệ có "tip" xôi, con gà luộc, hoa quả và cây chỉ để buộc cổ tay cho người lên đường, có thầy mo khấn vái theo bài vở trong dân gian kết hợp với tài sáng tác theo vần theo điệu của thầy mo. Khấn vái và buộc chỉ cổ tay xong, ông thầy mo rút cái mỏ cứng ở đầu con gà luộc ra để xem bói, xem xong ông tuyên bố: "Con Khăm Sỉng chắc chắn còn quay trở lại với dân làng chúng ta, chúng ta vẫn còn có những dịp gặp lại Khăm Sỉng". Quả nhiên tôi về nước chỉ hơn một năm, tháng 6 năm 1959 tôi đã trở lại Viên Chăn, trở lại Loong Tòn - căn cứ của tỉnh ủy và trở lại làng Na Nhang với nhiệm vụ đặc biệt sang giúp bạn tổ chức giải thoát Hoàng thân Xuphanuvông và các vị lãnh đạo Lào bị địch bắt giam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2021, 06:48:23 pm »

Ở Loong Tòn tôi đã gặp, làm việc và thống nhất phương hướng kế hoạch với các đồng chí Thit Muôn, Chan Mi (đều là 2 đồng chí ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Lào) để cử đồng chí Salyvông Khămsao chủ trì Ban chỉ đạo công tác đặc biệt, cử đồng chí Xiêng Xổm và Xiêng Phiên vào nhóm hoạt động đặc biệt ở nội và ngoại thành Viên Chăn. Thế là tôi gặp lại Xiêng Xổm sau gần 2 năm xa cách, nơi gặp nhau là ở nhà ông Phò Bốt - cơ sở nội thành. Xiêng Xổm được phân công làm tổ trưởng tổ xây dựng tuyến đường tắt bí mật từ phía sau trại Phôn Khênh đến Nongtha Tạy, tắt qua cánh đồng Nỏng Phannha đi tới suối Nặm Khêm - Đông Boong, đi qua Khốcmạyxạt đi tiếp đến Nakhunnoi vượt qua đường 13 ở quãng giữa bản Hủa Xang và bản Hủakhủa - Nason, rồi đi lên núi Phu Phanăng, đến Đàn (thảm đá) Bắc Kít theo đường ghềnh đá Hỉn Lạt - Tạt Nhao để đến khu vực Phu Hủa Mợi (bắc Đàn Sủng) là căn cứ an toàn đầu tiên, dựa vào cơ sở làng Na Nhang.


Tổ đi tìm đường với Xiêng Xổm còn có đồng chí Têm người làng Nason, đồng chí Thit Nẹn người làng Đon Nủn, có Phò Văn tức Chan Phẳn, người làng Đon Nủn, đồng chí Ma Hả Tàn và Phò Thổm người bản Na Nhang. Các đồng chí này đều rất thông thạo địa hình và quen biết cơ sở nhân dân các bản làng xung quanh thành phố Viên Chăn. Họ đã từng hoạt động bí mật ở các vùng từ Na Ngơm, Na Tàn, Xốc Nọi, Xốc Nhàng, Na Khu qua Đoông Nhàng, Na Hốc, Thồng Hạp và các làng bản thuộc Tàxẻng Nặmkiệng huyện Naxai Thoong... Họ phải cân nhắc, chọn lựa 2 đến 3 con đường bí mật khác nhau. Họ đã phải mò mẫm qua các cánh đồng, cánh rừng, qua các làng bản nương rẫy, đóng vai lúc thì người đi tìm bò lạc, lúc làm người đi bán trâu hoặc người thợ cưa đi làm thuê, nhiều lần vấp phải các toán lính hiến binh tuần tra xét hỏi, đồng chí Xiêng Xổm đều trả lời trôi chảy và được chúng cho qua. Đi như vậy cả ngày lẫn đêm suốt 3 tháng trời (từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1960), các đồng chí đó đã thuộc hết các ngóc ngách, đánh dấu từng chặng, từng khúc quanh, rồi mới thống nhất với nhau lấy con đường thứ nhất đã nói ở trên.


Sau khi nghe Xiêng Xổm báo cáo, đồng chí Salyvông Khămsao và tôi đểu đi kiểm tra đường để xem mức độ an toàn và tính toán giờ giấc. Tôi đã đóng vai một lái buôn ngà voi đi xe đạp từ Naháyđiểu đến Nakhunnoi, theo đường xe bò, đường đá ong ở rìa các bản làng có thể nhìn thấy những cánh đồng, cánh rừng mà đoàn tù sẽ đi qua, từ đó quan sát và tính toán. Nếu đi xe đạp với tốc độ trung bình và đi một lèo không dừng lại thì quãng đường đó chỉ đi hết khoảng 2 tiếng đồng hồ (trên dưới 20km). Đồng chí Salyvông đi thử về, tỏ ra phấn khởi nói trong cuộc họp: "Đánh là ăn chắc rồi! Ta đi bình thường thì như thế nhưng lúc đã vượt ngục ra rồi thì chắc chắn ai nấy đều sẽ rất khẩn trương, nhanh nhẹn, có khi không bảo cũng chạy ấy chứ! Chỉ mất 3 đến 4 tiếng đồng hồ thôi là đến nơi an toàn rồi. Thế là ăn chắc rồi!".


Thực tế không dễ như vậy. Chúng tôi đã không thấy hết tình trạng sức khoẻ của các lãnh tụ ở tù ra sao, nhiều đồng chí già yếu, có người mang trong mình bệnh mãn tính đau xương, đau khớp, v.v...

Tình hình vào lúc này đang hết sức phức tạp. Thủ tướng Phủi Sananikon sau khi được quốc hội bù nhìn của chúng giao quyền hạn đặc biệt, theo ý đồ của hắn, hắn đã ra lệnh xúc tiến việc đưa ra xét xử Hoàng thân Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo bị bắt giam với tội danh phản quốc nhưng vì bị dư luận phản đối và phong trào đấu tranh của quần chúng ngày càng mạnh mẽ, hắn càng điên cuồng gia tăng đàn áp, bắn giết nhân dân, cán bộ kháng chiến cũ và các cơ sở cách mạng. Cán bộ kháng chiến cũ và phần lớn thanh niên yêu nước không thể yên ổn làm ăn ở các bản làng thôn xóm theo tinh thần hoà hợp dân tộc được nữa. Một số bỏ làng lẩn trốn vào thành phố, một số lánh đi ở nhờ bà con họ hàng ở vùng khác, còn số khác thì chạy vào rừng...


Chấp hành chỉ thị nghị quyết của Trung ương về chuyển hướng chiến lược, chỉ trong thời gian ngắn, Tỉnh ủy Viên Chăn và Ban chỉ đạo cuộc vượt ngục đã nhanh chóng tập hợp lại lực lượng, huy động mọi tầng lớp tiếp tục đấu tranh bằng chính trị, pháp lý và bằng dư luận quần chúng lên án phái hữu và tranh thủ các nhân sĩ trí thức theo khuynh hướng tiến bộ, nhất là các luật sư tiến bộ lên tiếng đứng trên công lý để đấu tranh bác bỏ các luận điệu vu cáo đối với các lãnh tụ Neo Lào Hắc Xạt, dùng cơ sở nội ngoại thành in ấn rải truyền đơn phản đối việc bắt giam trái phép Hoàng thân Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo Lào, phản đối việc xử án các vị này. Đồng thời, các tổ chức đoàn thể quần chúng của Mặt trận Lào yêu nước ở các huyện trong tỉnh đều được phục hồi, nhất là ở các vùng căn cứ kháng chiến cũ như Nặm Thơn, Nặm Xẳng, Mường Phương, Long Lịch, Nhọt Ngừm, Tulakhôm. Lực lượng vũ trang địa phương của tỉnh cũng đã xây dựng được một đại đội do đồng chí Khăm Phim chỉ huy. Đơn vị này đã tấn công tiêu diệt đồn Phônxaạt (Phukhẩukhoai, bắc Viên Chăn 80km), Trung ương lại tăng cường cho tỉnh Viên Chăn 2 đại đội, lấy danh nghĩa tiểu đoàn 2 thoát vây ở cánh đồng Chum, nay về đóng ở Đàn Buộc Kốp (bắc Đàn Sủng) đi khoảng 2km tới Phu Hủa Mợi. Lực lượng chủ lực này đo các đồng chí Khăm Phim, Khăm Phổn, Thoong Đươn và Bun Thiền chỉ huy. Họ đều là những cán bộ đã trải qua nhiều trận đánh thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ 2 tỉnh tập kết của Pathét Lào mấy năm qua. Do mâu thuẫn tranh giành quyền lợi và lợi dụng bất mãn của quần chúng đối với chính quyền Phủi Sananikon ngày càng lan rộng, ngày 1 tháng 1 năm 1960 tướng Phummi Nosavẳn tiến hành đảo chính lật đổ Phủi Sananikon, đưa Chậu Sômsanít lên thay. Bọn này xúc tiến cái gọi là "Kế hoạch ngăn chặn hiểm họa cộng sản do Neo Lào Hắc Xạt gây ra" bằng cách đưa các lãnh tụ Neo Lào Hắc Xạt ra tòa án để xét xử với tội danh phản quốc trong vòng 1 tháng phải xong. Đồng thời chúng càng tặng cường đàn áp, bắt tiếp những người có quan hệ hợp tác với Neo Lào Hắc Xạt, ra sức đánh phá phong trào cách mạng.


Mặc dù khó khăn là vậy nhưng công việc chuẩn bị cho cuộc giải cứu các lãnh tụ vẫn đang tiến triển tuy thầm lặng nhưng rất khẩn trương. Công việc này lấy khâu xây dựng đường dây liên lạc là khâu quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của kế hoạch vượt ngục. Đến giờ phút này, mọi thông tin liên lạc qua đường dây giữa bên trong và bên ngoài trại giam, giữa tổ công tác nội, ngoại thành và ban chỉ đạo của tỉnh cũng như giữa ban chỉ đạo với Trung ương Đảng đều đã thông suốt và bảo đảm liên tục, bí mật, an toàn tuyệt đối. Trong tù, đồng chí Nủhắc báo cáo ra "đã tuyên truyền được khoảng 40 người trong đại đội canh gác tù, trong đó có 11 người do quản U Đon phụ trách là đáng tin cậy nhất". Thực tế là mấy tháng qua công việc liên lạc từ trong tù ra bên ngoài thông qua trạm liên lạc là nhà bác gái Khămpheng chủ yếu vẫn do Uđon đảm nhiệm. Ở bên ngoài thì đã chuẩn bị xong con đường tắt từ phía sau trại giam Phôn Khênh về đến Đàn Sủng - Na Nhang, căn cứ an toàn đầu tiên của tỉnh.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2021, 06:48:57 pm »

Trước tình hình khẩn trương sau cuộc đảo chính của Phummi Nosavẳn, thông qua điện đài của Tổ công tác đặc biệt Việt Nam, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân Lào điện chỉ thị "quyết tâm tổ chức cho các lãnh tụ vượt ngục càng sớm càng tốt trước khi bị chúng đưa ra toà xét xử và đặt chỉ tiêu thực hiện không quá tháng 5 năm 1960”. Nhận được chỉ thị này, đồng chí Saly Vôngkhămsao - trưởng ban chỉ đạo công tác đặc biệt phía Lào đã cùng tôi và đồng chí Xiêng Phiên (tức Đao Viêng) bàn bạc ở cơ quan mật tại Đàn Sủng - Na Nhang. Sau đó giao cho đồng chí Xlêng Phiên vào nội thành triệu tập cuộc họp bí mật tại nhà bác gái Khămpheng Bupha ở cạnh chùa Xiêng Vè. Mặc dù cảnh sát địch vẫn công khai đứng gác trước cửa, nhưng các thành viên dự họp chờ lúc chập choạng tối đã lần lượt lẻn vào cửa sau trót lọt, gồm có Xiêng Xổm, quản U Đon, bác gái Khămpheng do Xiêng Phiện chủ trì để phổ biến chỉ thị của Trung ương Đảng và ý kiến của đồng chí Saly Vôngkhămsao. Cuộc họp đã thể hiện quyết tâm cao và phân chia công việc chuẩn bị gấp rút cho giờ G, giao cho quản U Đon theo dõi lịch cắt gác nhà giam hàng ngày, hôm nào đủ 10 người của ta gác thì báo cáo bác Nủhắc là người chỉ đạo chung trong tù để bác ấy thông tin quyết định giờ G (ngày, giờ hành động cụ thể) cho Ban chỉ đạo bên ngoài. Đồng chí Xiêng Phiên chịu trách nhiệm liên lạc với bên ngoài và với đồng chí Saly Vôngkhămsao thường trực chỉ đạo tại cơ quan mật Đàn Sủng, Na Nhang. Đến ngày vượt ngục thì dẫn 2 đại đội đã chuẩn bị tới điểm hẹn để đón đoàn lãnh tụ vượt ngục tại suối Nặm Khêm ở cánh rừng Đồng Xiêng Đi. Đồng chí Xiêng Xổm được giao tăng cường theo dõi tình hình trong nội thành Viên Chăn báo cáo lên Ban chỉ đạo để nắm chắc tình hình và xử lý mọi tình huống kịp thời, đồng thời duy trì liên lạc thường xuyên với bác Nủhắc ở trong tù thông qua U Đon. Riêng bác gái Khămpheng thì theo dõi dư luận quần chúng và các tầng lớp trong nội thành Viên Chăn, lãnh đạo phong trào đấu tranh tiếp tục phản đốil các việc làm phi pháp của chính phủ Sổmsạnít, đặc biệt khi chính phủ này mở phiên toà xét xử các lãnh tụ ta thì sẵn sàng cùng với gia đình các lãnh tụ huy động bà con, nhân dân đi đấu tranh với các cấp chính quyền theo kế hoạch đã định, nhất là khi chúng đưa tin các lãnh tụ đã vượt ngục Phôn Khênh thì phải huy động nhân dân càng đông càng tốt, đi đầu là các gia đình, họ hàng bà con của các lãnh tụ bị bắt, kiến nghị đưa đơn đòi chồng con, hô hoán ầm ĩ rằng chính phủ này đã bí mật đem những nhà yêu nước đi thủ tiêu bất hợp pháp...


Sau cuộc họp, mỗi người ra đi khẩn trương thực hiện công việc của mình đã được phân công. Điểm trọng yếu nhất mà ai nấy đều chăm chú quan tâm là cái ngày đại đội cảnh vệ thuộc tiểu đoàn cảnh vệ Phôn Khênh lên danh sách cắt gác nhà giam các lãnh tụ yêu nước. Nếu đúng tới phiên 10 cảnh vệ nhân mối của ta cùng gác thì ngày đó cũng mặc nhiên là ngày vượt ngục bởi vì mọi việc đã được kiểm tra bảo đảm sẵn sàng, chỉ chăm chú mong chờ đến ngày đó mà thôi. Nhưng đến khi theo dõi danh sách cắt gác không hôm nào đủ cả 10 người của ta. Hễ có 10 người gác thì thường chỉ có 5 người của ta còn lại là người của họ. Hàng ngày chúng lên lịch gác xong, 12 giờ mới dán lên bảng do sĩ quan cấp đại uý cắt gác chứ không phải U Đon. Nếu là U Đon cắt gác thì kiểu gì cũng cắt 10 người của ta ngay rồi. Nhưng lại do người khác cắt gác nên chẳng hôm nào đủ cả. Cứ thế sợ đến tháng 7, tháng 8, thậm chí đến sang năm cũng không chắc đã đủ, nên Xiêng Xổm phải bàn với U Đon tìm cách khác, U Đon bảo rằng: "Thì cũng có kiểu gác đúp, gác thêm đấy". Bởi vì anh em gác quen đổi phiên, gác thay, gác bù cho nhau, kiểu tuần này anh nào bận việc nhà hoặc đi nghỉ thì đến tuần sau phải gác bù cho người gác thay. Nếu vậy xem hôm nào có 5 người của ta gác rồi thì tìm cách cho người của ta xin gác thay cho 5 người còn lại đó trong tuần này, tuần sau họ sẽ gác bù lại, viện cớ tuần sau bận việc nhà, bận đi đây đi đó. Nói với bọn họ rồi mua thuốc lá COTAP mời là nó đồng ý ngay. Cuối cùng đã đến ngày lên đủ danh sách 10 người gác theo ý đồ của ta và dán ở bảng lúc 12 giờ. U Đon thấy danh sách phiên gác rồi vội chạy đi báo cáo ngay và chúng tôi tranh thủ họp bàn ngay để kịp thời bắt tay vào việc. Đến 1 giờ trưa ngày 23 tháng 5 năm 1960 là ngày mong đợi, U Đon cầm ra mẩu giấy nhỏ của bác Nủhắc ấn vội vào tay Xiêng Xổm với nét mặt có vẻ lo lắng hơn bình thường... Khi nhận thư Xiêng Xổm rất hồi hộp, đoán là thời cơ đã đến rồi và bóc ra đọc. Quả đúng như dự đoán, bác ấy đã viết trong thư như sau: "Đêm nay là đêm quyết định vượt ngục theo kế hoạch, các đồng chí bàn bạc thật cụ thể để đảm bảo an toàn tuyệt đối, đồng ý cho một số sư do U Đon yêu cầu cho đi theo nhưng họ phải làm lễ hoàn tục xong trong đêm nay, cũng phải cử người đi đón họ, bàn với U Đon về 2 ngọn đèn pha ở 2 bên đường vào cổng trại giam nên xử lý như thế nào? Nếu nó hay tắt thường xuyên thì nên tìm cách tắt trước khi vượt ngục, còn nếu nó được bật suốt thì mặc kệ không động chạm đến kẻo lộ bí mật. Riêng 2 chiếc xe bọc thép đỗ quay mặt vào cửa nhà giam giao cho 10 người cảnh vệ của ta giác ngộ hoặc mua rượu mời bọn chúng uống say. Yêu cầu Ban chỉ đạo cử cán bộ tin cậy vào trong nhà giam lúc 20h30 phút. Mua 32 mảnh vải ni lông, mỗi mảnh dài 2m. Mua 32 cái bánh mỳ đưa cho quản U Đon mang vào trước".


Sau khi đọc xong thư, Xiêng Xổm bàn bạc sơ bộ với U Đon rồi hẹn 17 giờ 30 phút gặp lại U Đon tại nhà cơ sở mật ở xóm chùa Xạ Vàng để bàn bạc thêm và trả lời những vấn đề bác Nủhắc nêu trong thư. Sau đó Xiêng Xổm giáo Xiêng Phiêng thuê xe ô tô về Na Nhanh liên lạc báo cáo ngay Ban chỉ đạo. Ai nấy đều mong đợi cái ngày này từ lâu, nên đồng chí Saly Vôngkhămsao cùng chúng tôi họp bàn chớp nhoáng và nhất trí lấy ngày giờ G sẽ là 0 giờ 30 phút đêm nay (tức là đêm 23 rạng ngày 24 tháng 05 năm 1960). Một mặt Ban chỉ đạo cử đồng chí Xiêng Phiêng đi đón đơn vị bộ đội do Khăm Phim, Khăm Phon chỉ huy, từ Đàn Buộc Kốp đưa tới điểm hẹn trước 0 giờ đêm nay. Mặt khác giao Xiêng Xổm đích thân đột nhập vào trại giam lúc 20h30 phút đêm và trước đó sẽ gặp U Đon lúc 17h30 phút như đã hẹn để thông báo quyết định của Ban chỉ đạo đồng ý đáp ứng mọi yêu cầu của đồng chí Nủhắc. Đồng thời giao Xiêng Xổm kiểm tra lần cuối xem biểu hiện quyết tâm của 10 anh em cảnh vệ như thế nào khi biết tin này, bàn với U Đon xử lý đèn pha ở trước cửa nhà giam sẽ tắt hay bật? Bọn gác ở 2 xe bọc thép xử lý ra sao? Vấn đề quân phục cảnh vệ và vũ khí trang bị bổ sung nhiều hay ít.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2021, 06:49:35 pm »

Qua cuộc gặp U Đon lần 2 trong ngày này Xiêng Xổm thấy rằng thái độ, quyết tâm của anh em cảnh vệ cả 10 người không có gì thay đổi, ai nấy đều vẫn sẵn sàng quyết tâm giải thoát lãnh tụ dù bản thân mình có phải hy sinh tính mạng, còn tỏ ra hào hứng khi biết tin đêm nay sẽ hành động. Còn về hai ngọn đèn pha thì U Đon cho biết: từ khi lắp đèn mỗi khi nó tắt là có người đến kiểm tra ngay, do đó Xiêng Xổm quyết định không động chạm tới nó. Về súng, U Đon nói sẽ cố gắng lấy thêm 11 khẩu các-bin cộng với 10 khẩu súng sẵn có của 10 cảnh vệ. Riêng đối với bọn lính gác ở 2 xe bọc thép, U Đon đã giao cho On Xả sẽ tổ chức một sòng bạc ở nhà gần đó rủ chúng sang chơi rồi mua bia rượu cho uống, không thành vấn đề gì. Quần áo, giầy, mũ, quân hàm, quân hiệu bảng đỏ (băng kiểm soát quân sự), v.v... U Đon sẽ chuẩn bị đầy đủ bảo đảm trăm phần trăm. Thống nhất xong, Xiêng Xổm hẹn gặp U Đon trước cổng đồn Phồn Khênh lúc 20h30 phút để U Đon đưa Xiêng Xổm vào trại giam. Sau này Xiêng Xổm đã kể lại cho tôi nghe chi tiết về cuộc đột nhập trại giam ly kỳ và đầy hiểm nguy này như sau:


Bảy giờ tối hôm đó, từ nhà cơ sở ra, Xiêng Xổm đến thuê taxi ở rạp chiếu phim Bua Sạ vẳn đi Phôn Khênh. Đến Phôn Khênh, Xiêng Xổm vào ngồi trong 1 cửa hàng ăn đối diện với đồn Phôn Khênh để đợi ở đó. Bác gái chủ cửa hàng ăn đó đến nay vẫn còn sống. Chồng bác ấy không còn nữa. Bác ấy là người Pak Xê, đồng hương với U Đon. U Đon hay ăn cơm ở đó và nhận làm chị em kết nghĩa. Hẹn với U Đon lúc 20h30 phút gặp nhau tại đó như đã nói trong cuộc họp lúc 17h30 phút. Vào trong quán, đặt gói bánh mỳ và vải ni lông lên bàn ở trong góc rồi gọi cà phê sữa uống và ăn bánh ngọt. Uống hết một cốc vẫn chưa thấy U Đon tới: Nếu gọi tiếp cốc nữa cũng dở vì uống xong là họ dọn dẹp bàn luôn. Đang lúng túng chưa biết xoay sở ra sao, bác gái chủ quán hỏi: "Chắc chú có hẹn chờ ai hả?". Không biết trả lời thế nào đành phải đáp: Vâng! "Hẹn gặp ai?" - bác ấy lại hỏi. Lúc này lại càng khó nói, không biết nên nói rõ hay là không. Nếu không nói rõ lúc gặp họ sẽ bảo mình nói dối là hẹn gặp người này lúc gặp lại gặp người khác. U Đon chắc cũng biết chủ quán. Nghĩ đi nghĩ lại rồi Xiêng Xổm trả lời: "Hẹn gặp thầy U Đon" (vì U Đon trước đi tu đến chức sư thầy). "Chú là thế nào với thầy U Đon?’’. Bác ấy tiếp tục hỏi, Xiêng Xổm đáp: "Trước đây tôi tu ở chùa vắt Ông Tự. U Đon cũng tu ở đó nên quen nhau, U Đon hoàn tục ra làm cảnh vệ ở đây, còn tôi thi về quê nay có dịp trở lại nên ghé thăm".


Nói hết chuyện này đến chuyện khác để tránh bị nghi ngờ. Lúc U Đon tói, bác gái ấy nói: "Kia kìa, bạn anh ra tìm kìa". Quả nhiên U Đon tới thật. Ngồi nói chuyện một lúc cả hai đi vào trong đồn Phôn Khênh, U Đon cầm túi bánh mỳ đi trước, qua "ba-ri-e" thấy tên lính gác đang đọc thư dưới ánh đèn điện, U Đon đùa: "Nhận được thư của người yêu hả". Thằng đó thấy U Đon liền cho vào. Đến cửa nhà giam có toán lính gác chĩa súng đứng ở đó, U Đon nói: "Người mình!", rồi mở cửa đẩy Xiêng Xổm vào, sau đó đóng lại, khoá luôn. Bên trong tối đen không thấy gì cả cứ phải lần mò mà đi. Bác Nuhắc Phumsavẳn chạy tới cùng với một người nữa mà mãi sau này mới biết là bác Xixanạ, bác ấy ôm hôn và sờ lên ngực Xiêng Xổm xem tim có đập mạnh không rồi nói: "Ô tim đồng chí vẫn đập bình thường đấy".


Bấy giờ bác Nuhắc cứ hỏi liên tục. Câu hỏi cứ mỗi lúc mỗi sâu thêm, nhưng hỏi đến đâu Xiêng Xổm trả lời rõ đến đấy vì mọi việc đã chuẩn bị sẵn sàng rồi và đưa túi bánh mỳ cho bác, sau đó bác đi khỏi để triệu tập phổ biến hay bàn bạc gì Xiêng Xổm chẳng biết. Bác chỉ dặn là đừng nói gì, đừng động đậy gì, cứ giữ im lặng đã. Xiêng Xổm nằm quay mặt vào tường để ngủ. Chốc chốc lại có người đến sờ nắn Xiêng Xổm, chắc là những người không dự cuộc họp của Ban lãnh đạo. Họ hỏi làm thế nào ra được? Đơn vị bộ đội đóng ở đâu? Đón ở đâu? Nhiều ít thế nào?, v.v... Xiêng Xổm sợ họ lo lắng, không tin tưởng không dám đi, nên trả lời:

- Cả tiểu đoàn 2 đón.

- Tiểu đoàn 2 ở đâu? - Họ hỏi.

- "Ngay sát cạnh đồn Phôn Khênh" - Xiêng Xổm đáp, vì nếu nói đón ở Nặm Khêm cách 3 - 4km sợ họ lo lắng đành trả lời: "Ở ngay Phôn Khênh đây, cứ ra là gặp ngay”.


Mãi sau này mới biết người hỏi là bác Singkapô. Hồi trước Xiêng Xổm có biết ai đâu. Từ khi tham gia cách mạng, ra hoạt động tại Viên Chăn thường chỉ nghe tên ông này, ông kia chứ không biết mặt. Kể cả các mẩu giấy con từ trong tù gửi ra thấy ký tên "Nủhắc" chứ có thấy mặt đâu. Hoặc cũng có khi bác ký tên là bác Thoong. Nhưng Xiêng Xổm biết bác Thoong cũng chính là bác Nủhắc.


Khoảng 23h30 phút bác Nủhắc kéo tay Xiêng Xổm dẫn đến chỗ nhà tiêu tối om ở trong góc nhà giam và bảo không được ho hay hắt hơi cho đến lúc bác quay lại đón. Sau đó bác bỏ đi, làm như vậy là để tránh sự kiểm tra của tên Lăm Ngơn. Bởi vì hàng ngày cứ đúng 12 giờ đêm là tên đại tá Lăm Ngơn chỉ huy trưởng cảnh vệ Phôn Khênh đích thân đi kiểm tra khoá cửa từng phòng giam. Đến 0h15 phút bác Nuhắc quay lại dẫn Xiêng Xổm đến dự cuộc họp phổ biến kế hoạch và hạ quyết tâm vượt ngục đêm nay. Bác phân chia quần áo mũ, giầy cho mọi người, không cho mang vật nặng, chỉ duy nhất bộ quần áo đang mặc. Sau đó tổ chức thành 3 nhóm rồi phát súng cho từng nhóm. Nhóm của Xiêng Xổm được trang bị 3 súng cạc-bin. Xiêng Xổm 1 khẩu, bác Sithôn 1 khẩu còn một khẩu giao cho bác Singkapô.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2021, 06:50:10 pm »

0 giờ 30 phút bắt đầu vượt ngục và chia nhau thoát ra theo thứ tự nhóm 1, nhóm 2, sau cùng là nhóm 3, mỗi nhóm cách nhau 3 phút. Quy ước là nếu bị lộ, có tiếng súng nổ ở bên ngoài thì phải đánh xông ra ngoài. Điểm hẹn tập kết tại gốc cây Sảm Sả lớn ở cánh đồng hướng đường đi Nam Nỏng Tha (bây giờ là trạm phát điện Phôn Tọng). Lúc đó bác Nủhắc đã đồng ý với U Đon cho 3 nhà sư (trong đó có em trai của U Đon đi cùng) nhưng họ phải làm lễ hoàn tục xong trước đêm nay. Họ đã nhờ hoà thượng Vì Chít ở chùa Thạt Luông làm lễ hoàn tục cho nhanh. Sau đó U Đon đã cử Chănthạvi và Bunteng đi đón về, thống nhất với nhau là đón các sư hoàn tục, đưa tới điểm hẹn chỗ gốc cây Sảm Sả mà Xiêng Xổm đã đánh dấu chữ z ở gốc đó. Chănthạvi sợ không chắc chắn nên sau khi đón các sư, đã trở vào trại Phôn Khênh để kiểm tra xem có đúng là vượt ngục thật không, thì chẳng còn thấy ai, mới vội vã quay ra đưa các sư đến điểm hẹn tại gốc cây Sẳm Sả. Trong lúc đó những người vượt ngục đã tới điểm hẹn, chờ sốt cả ruột. Chờ gần một tiếng đồng hồ, cuối cùng U Đon quyết, định đi tiếp. Vừa đi khỏi được 100m thì nghe thấy tiếng bì bõm từ phía sau. Tưởng là địch đuổi theo nên U Đon ra lệnh sẵn sàng chiến đấu. Khi hỏi đáp mật khẩu mới biết là Chănthạvi. Sau khi quân số đã đủ lại tiếp tục lên đường, nhưng đã mất khá nhiều thời gian. Còn nhiều sự cố tiếp theo nữa. Sự phân công trước lúc vượt ngục là chia 3 nhóm: Nhóm 1 do U Đon đảm nhiệm có bác Hoàng thân Xuphanuvông, bác Phumi Vôngvichít; nhóm 2 do Xiêng Xổm đảm nhiệm có bác Singkapô, bác Si thôn, bác Nủhắc, bác Phun Sipasót... nhóm 3 do đồng chí On Xả phụ trách, có Bua Sỉ và mấy người còn lại. Thống nhất với nhau chỉ phụ trách nhóm là người biết và đã đi kiểm tra điểm hẹn tập kết tại gốc cây Sẳm Sả mà Xiêng Xổm đã đánh dấu chữ z. Ai tới trước thì đợi ở đó. Nhóm 1 xuất phát rồi, Xiêng Xổm rất lo vì không biết sẽ có chuyện gì xảy ra ở bên ngoài. Chỉ chăm chú nghe xem có tiếng súng là đánh thẳng ra ngoài. Anh em cứ lần lượt từng người một thoát ra. Chạm nhẹ vào tường tôn thì tiếng động cũng rất lớn, một lúc lại có tiếng chó sủa. Lộ hay không cũng chẳng ai quan tâm, chỉ chú trọng nghe tiếng súng, nếu có là chiến đấu ngay, chó sủa cũng mặc. Đến lúc không có tiếng chó sủa mà cũng chẳng nghe tiếng súng nào, nhóm 2 lại tiếp tục thoát ra ngoài theo kế hoạch cứ cách 3 phút 1 nhóm. Đến lượt nhóm Xiêng Xổm thoát ra theo lối trường dạy tiếng Anh của quân đội. Hàng rào dây thép gai của trại lính này có 3 - 4 lớp chỉ dùng chân đi giày dẫm là nó tụt xuống ngay. Vì là loại hàng rào dây thép gai dùng ngăn chặn trâu, bò nên đi qua dễ dàng. Nhóm của Xiêng Xổm mới đi đước một lúc, thấy có đèn của một xe máy chiếu tới, Xiêng Xổm vội giơ tay ra lệnh cấm qua đường này. Chỉ mới thấy cánh kiểm soát quân sự đội mũ sắt viền đỏ mặc trang phục đi tuần tra, là anh ta đã chuồn rẽ sang hướng khác ngay. Bọn lính ở hai xe bọc thép thì lúc đầu cánh On Xả, Bunteng cùng đến chơi với họ, mua bia, rượu về vừa nhậu nhẹt vừa đánh bài với họ, họ càng đánh càng ham, càng uống càng say, anh em ta lủi dần về chúng cũng không biết, chúng say rồi lăn ra ngủ. Xe bọc thép cũng để nằm ở đó. Anh em ta vừa đi vừa nghe thấy tiếng bọn chúng lè nhè, mặc kệ chúng, cứ đi luôn, mấy con chó nằm cạnh gốc cây chạy ra chạy vào cũng vậy. Bọn đánh bài có đứa nửa tỉnh nửa say nhìn thấy đoàn đi nhưng thấy toàn quân phục cảnh vệ nên chúng cũng bỏ qua, chẳng quan tâm nữa. Ta tha hồ đi vòng qua trường dạy tiếng Anh của quân đội, thoát khỏi hàng rào rồi lội qua mương Hoòng Seng. Từ đó đi tiếp tới điểm hẹn. Lúc đến nơi im ắng chẳng thấy ai, sao thế nhỉ? Nhóm 1 ra trước, sao không thấy đến điểm hẹn trước? Xiêng Xổm bèn đưa các bác vào trôn trong cánh rừng thưa cạnh đó (chỗ trạm phát điện Phôn Tọng bây giờ), rồi Xiêng Xổm chạy quay trở lại, được một đoạn thì gặp U Đon đi loạng choạng tới, Xiêng Xổm hỏi:

- Thế mọi người đâu cả rồi?

U Đon đáp:

- Không biết! Đi cứ thấy rơi rớt dần.

- "Ồ! không thể như thế được".

Xiêng Xổm kéo tay U Đon chạy quay trở lại thấy Hoàng thân Xuphanuvông đang ngơ ngác, do không chịu bỏ cái bàn viết của mình, đi đến đâu cũng tranh thủ đặt bàn xuống viết, thì ra lúc nào bác cũng đeo cái bàn có chân gập ở sau lưng, khi ngồi thì lập tức dựng lên để viết. Người khác vác giúp bác cũng không chịu. Xiêng Xổm bảo U Đon: "Anh dắt tay bác chạy tới điểm hẹn ngay đi", còn Xiêng Xổm tiếp tục quay lại tìm kiếm và thấy mỗi chỗ 2 - 3 người đang ngơ ngác ở gần đó, thấy ai cũng bảo họ: "Cứ đi thẳng tới gốc cây Sam Sả kia kìa, đấy cây cao nhất, xanh xanh đằng kia kìa... đi đi".


Trước đấy giữa Nỏngthatay và cánh đồng Nỏngphanha là rừng rậm. Hồi tháng 3, Xiêng Xổm đi kiểm tra không thấy có ai phát rẫy ở đó. Nhưng nay lại thấy người ta đã phát rẫy và cây bị chặt đổ ngang đổ ngửa còn chưa kịp đốt. Nếu đi vòng tránh sẽ mất rất nhiều thời gian, Xiêng Xổm đành dẫn đoàn đi xuyên thẳng qua rẫy này theo đường cũ. Lúc đó do vướng gai vuốt mèo và các loại gai khác chằng chịt nên tiến đã khó thoái còn khó hơn. Xiêng Xổm thì nóng ruột không biết sẽ đi qua rẫy bằng cách nào. Hôm trước đã thông nhất với anh Salyvông là hôm nào ra thì trong đêm đó phải tới được nơi an toàn ngay. Bây giờ thực tế xem ra có vượt qua được rẫy, ra đến cánh đồng làng Nỏngphanha thì trời cũng sáng mất, lo đến muốn tắt thở, bây giờ khi vướng rẫy mới phát chưa đốt, ai cũng ra sức chui lách mà không nhích được bao nhiêu. Trời lại tối sầm, mây đen kéo đến kín trời, thỉnh thoảng có ánh chớp loằng ngoằng, nhiều người bị kẹt trong đám cành lá đầy gai góc, bị gai đâm vào da thịt chảy máu, đau nhức, bước đi càng chậm.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2021, 06:50:35 pm »

Bỗng nhiên cũng chẳng hiểu là tiếng gì giống như tiếng nổ lớn, lớn lắm ùng oàng từ phía Phôn Khênh mà ai cũng nghe thấy chứ không riêng gì Xiêng Xổm. Có người nói "nghe như tiếng đạn súng cốỉ 80mm". Ai cũng nghĩ là bị lộ rồi, Xiêng Xổm bèn hô to: "Địch đuổi theo sau rồi! Đi mau! Đi mau!". Mọi người như có một sức mạnh lạ kỳ thúc đẩy, đã ùa chạy qua được rẫy đó lúc nào không biết, chẳng cần biết cành lá gai góc chằng chịt đâu cả, chỉ loáng một cái đã ra tới cánh đồng. Đủ cả, chẳng thiếu một ai. Đến lúc này trời bỗng nổi cơn mưa to gió lớn ầm ầm như trút nước kèm theo sấm động chớp giật liên hồi. Chẳng mấy chốc, cánh đồng Nỏngphanha đã tràn ngập nước đến đầu gối. Trận mưa to kéo dài cả tiếng đồng hồ, đến khi chúng tôi đã vượt qua cánh đồng gần 2km, vào được sâu trong rừng rậm Đông Boong rồi, mưa mới giảm dần và dứt hẳn. Ai nấy đều bảo: "Trận mưa này là trời phật phù hộ cho đoàn vượt ngục được an toàn đây!". Xiêng Xổm nhớ lại có khá nhiều dấu vết của đoàn để lại trên đường từ lúc ra khỏi nhà giam Phôn Khênh: như lúc vượt qua mương Hoong Seng hay đi trên các bờ ruộng, vết chân giầy đinh dẫm trên đất, trên bùn thành vệt ngay, may mà trận mưa xoá sạch dấu vết, mọi người mừng quá; hay lúc mới đi được một đoạn, bác Sithôn trượt chân ngã, văng mất mũ nên bác ấy dừng lại để tìm. Vì sợ mất thì giờ và lộ bí mật, nên bất kể người đó là ai, Xiêng Xổm cũng cứ ra lệnh "đi!". Cũng may bây giờ mưa to thế, nên có lẽ mũ đã bị cuốn trôi tận đâu rồi. Giả thử không có trận mưa này, chiếc mũ còn đó, vết giầy trên đường còn đó, ban ngày có thể trở thành dấu hiệu chỉ đường cho kẻ thù truy lùng một cách dễ dàng, chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Hơn thế nữa trong cơn mưa to, lại có ánh chớp loé lên luôn luôn cũng đủ soi đường cho anh em chạy nhanh được một đoạn đường dài. Tuy lúc vào tới rừng thì trời có giảm mưa nhưng tối om chẳng nhìn thấy gì. Mọi người đều kiếm các lá cây, các loại nấm có lân tinh cài lên áo quần để người đi sau có thể thấy bóng người đỉ trước, rồi người nọ bám vào lưng người kia để Xiêng Xổm dẫn đi. Xiêng Xổm là người duy nhất thông thuộc địa hình khu rừng này do trải qua 3 tháng tìm đường ở đây. Có thể nói Xiêng Xổm thuộc từng gốc cây ngọn cỏ và nhất là nhớ các ngọn cây cao mới có thể xác định được mình đang ở vị trí nào. Kinh nghiệm kiếm tìm đường ban đêm không phải nhìn xuống dưới thấp mà phải quan sát ngọn cây cao xem các cành nó chĩa sang hướng nào thì phải nhớ lấy cẩn thận. Nếu chỉ chú ý nhìn chỗ thấp thì đêm tối làm sao mà thấy, nên muốn thấy phải nhìn lên cao, từ đó nhận ra cây này là ở điểm nào, ban ngày đã kiểm tra thấy cành nó chĩa hướng nào thì ban đêm sẽ nhận ra không bị lạc.


Vào sâu trong rừng thì mưa tạnh hẳn. Gà rừng gáy khắp nơi. Thời đó gà rừng rất nhiều nên chúng gáy râm ran khắp cả. Trời sắp sáng rồi, tính theo kế hoạch là phải tới chân núi Bắc Kít rồi lên núi Phu Phạnăng khoảng 4km nữa mới tới căn cứ an toàn. Xem ra mới đi được hai phần ba đoạn đường mà trời sắp sáng, nguy to rồi, sợ không kịp. Muốn đi nhanh mà bắt các đồng chí chạy cũng không được nữa vì đã thử chạy rồi. Lúc qua đầm Nỏng Tha, bác Xuphanuvông bị chuột rút không đi được phải dừng lại cho anh em xoa bóp khá lâu mới tiếp tục đi cà nhắc được. Còn bác Thao Ma bị chóng mặt bảo chạy lần nào là chóng mặt lần ấy, toàn phải cõng. Các bác khác cũng vậy, không thể chạy được đành phải để các bác đi bình thường. Do vậy sai với kế hoạch mà anh Salyvông bảo chỉ chạy mất có 2 đến 3 tiếng là tới đích, là ăn ngon rồi... Bấy giờ đến suối Nặm Khêm do mưa to nước dâng cao nếu còn lội thử hoặc đi theo bờ đến chỗ có cầu thì xa, sợ trời sáng, nên Xiêng Xổm quyết định cho cả đoàn bơi ào qua, vượt qua gai góc mà lên được bờ bên kia thì trời cũng vừa sáng và đã gặp ngay được đơn vị bộ đội của Khăm Phổn, Khăm Phim, Thong Đươn chờ đón ở đó. Mọi người đều mừng không tả được tuy chưa hết lo. Vấn đề cấp bách là cho đoàn tạm trú ngụ ở đâu, chứ không thể cho đoàn tiếp tục đi theo kế hoạch.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2021, 06:50:54 pm »

Xiêng Xổm mở cuộc họp bàn chớp nhoángvới bác Nủhắc, bác Phun Sipasớt, đồng chí Khăm Phim và Thong Đươn. Xiêng Xổm đề xuất ý kiến: "Bây giờ trời đã sáng, đã nhìn thấy trâu, bò dân thả đi ăn ở cánh đồng quanh đây. Họ sẽ nhìn thấy cả đoàn chúng ta mất. Nếu đi trú vào rừng Đồng Độk ở hướng Đông cách đây 500m chẳng khác nào quay trở lại. Kẻ thù có đuổi theo sẽ đi theo đường đó rất nguy hiểm. Dù sáng cũng mặc kệ, phải đi ngay tới cánh rừng Đồng Boong ở phía trước cách 2km. Thống nhất xong liền ra lệnh tất cả phải chạy. Bây giờ là mệnh lệnh hẳn hoi, người nào không chạy được thì có bộ đội dìu chạy. Như bác Xuphanuvông, bác Ma bị chóng mặt, anh Sỉsanạ chân cà nhắc, không chạy được, bộ đội xúm lại thay nhau cõng chạy cho bằng được. Tới rừng Đồng Boong, cử bộ đội gác xung quanh nhiều lớp và tuần tra theo rõi, còn lại tất cả lăn ra ngủ li bì. Ban chỉ huy dự kiến nếu gặp ai là người lạ đến thì bắt giữ vài hôm, cử 2 chiến sĩ ở lại trông giữ đến khi đoàn đi xa rồi mới thả. Ở trong rừng Đồng Boong cả 1 ngày, khát khô cả cổ, mưa thì to thế mà chẳng có tí nước đọng nào cả. Khát quá đành phải đi tìm cắt các loại cây cỏ, dây dợ để mút lấy nước uống, miễn không độc là được, Xiêng Xổm và anh em đã ở rừng nhiều năm, đã từng ăn qua các thứ đó rồi, nên đi quanh rừng cắt về cả đống và đem số bánh mỳ của bộ đội đã chuẩn bị sẵn chia cho mọi người ăn và uống với nước cắt từ các cành cây, dây leo đó cho đỡ khô cổ. Tạnh mưa, trời nắng nóng oi bức ngay. Hôm đó rất may không có dân vào rừng, chỉ có máy bay trinh sát bay qua bay lại rà soát khắp nơi. Kệ xác nó, anh em chẳng động tĩnh gì và chẳng quan tâm đến chúng. Thế là mất cả ngày im, lìm ở đó. Đúng 17h30 phút ra lệnh tiếp tục lên đường ngay. Từ rừng Đồng Boong tắt sang Na Khun Nọi, không đi men theo rìa làng Na Xai, mà tắt qua cánh đồng đi tiếp. Rồi lại xảy ra chuyện rắc rối do liên lạc ám hiệu không ăn khớp, do bên này nói sai mật khẩu nên bên kia không dám nhận mà suýt nữa bị nguy hiểm. Theo quy ước, đại đội của Bun Thiềng đón ở đường 13 phía bắc tại đoạn Hủa Xạng và Phôn Sọt gần Hủakhủa chỗ tắt qua chân núi Đàn Bắc Kít để vòng lên núi Phu Phạnăng. Họ nằm phục sát đất ngay cạnh mép đường cái, khi đoàn Xiêng Xổm tối đó còn cách khoảng 1km thì dừng lại, cử anh Têm đi bắt liên lạc với đại đội đó. Anh Têm cứ đi dọc theo đường cái, vừa đi vừa hô mật khẩu ầm ĩ lên, đáng lẽ phải gọi kín đáo, lại còn hô sai mật khẩu nữa. Đại đội của Bun Thiềng sinh nghi không trả lời để xem sao đã, họ cũng đoán là người mình nên không bắn, không bắt nhưng họ cũng không trả lời vì chưa chắc chắn. Loanh quanh một lúc mệt rồi anh Têm quay lại báo cáo là không thấy có ai đón cả. Lúc đó đã khoảng một giờ đêm. Đầu óc Xiêng Xổm căng thẳng như muốn vỡ ra: Vì sao bộ đội không đến đón? Đây là kế hoạch lớn, không thể sai hẹn được? Hay là do có địch hoạt động ở khu vực này hoặc đóng mai phục ở gần đó? Xiêng Xổm nhận định: dù tình huống nào thì đoàn đã đến dây là gần sát chân núi Phu Phạnăng, đoàn cũng đã có lực lượng bảo vệ đủ vũ khí, vượt qua đường cái sang được bên kia là chân núi an toàn rồi... Trời lại bắt đầu mưa là cơ hội tốt để vượt qua đường cái trống trải. Xiêng Xổm tức khắc quyết định ra lệnh cho đơn vị Khăm Phim bố trí cảnh giới hai đầu, còn lại rời khỏi vị trí ẩn nấp, không đi thành hàng dọc mà dàn hàng ngang chạy thật nhanh, băng qua đường quốc lộ luôn một lần. Khi chạy qua đường, có người suýt nữa dẫm vào đầu của các chiến sĩ nằm mai phục đón ở bờ ruộng sát đường. Anh em đi đón thấy rõ là đoàn tù vượt ngục rồi nhưng chỉ huy cho lệnh không xuất hiện vội, sợ đoàn giật mình hoảng sợ, dễ xảy ra nổ súng, hơn nữa gặp nhau giữa đường cái trống trải dễ bị lộ và mất thì giờ, nên cứ để đoàn vượt sang bên kia đường cho an toàn đã, bộ đội đi đón sẽ đi sát theo sau để bảo vệ cho chắc ăn. Sau khi vượt qua đường quổc lộ rồi, đoàn còn cố gắng chạy tiếp đến đỉnh Hỉn Lạt - Tat Nhao. Đang chạy, thấy tiếng chân chạy thình thịch đằng sau, Khăm Phổn nghi là địch đuổi theo, liền dừng lại bố trí sẵn sàng chiến đấu chặn địch. Súng máy Brenô và súng trường đều giương lên đợi lệnh, may mà bên Bun Thiềng đã kịp hô to mật khẩu mới biết là người mình, không thì đã xảy ra bắn nhau trong đêm tối. Cuối cùng cả đoàn từ chân núi Phu Phạnăng cũng đã tới được Đàn Bắc Kít là vùng tương đối an toàn, rồi tới Phu Phạnăng. Đến đây Xiêng Xổm liền ra lệnh cho đoàn ngủ lại cho tới sáng lại tiếp tục lên đường. Sáng ra anh em bảo vệ đã bẻ cành cây quét sạch đoạn đường mà đoàn chạy lên núi để xoá dấu vết ở trên cát. Từ đây chúng tôi không cần phải vội vã như trước vì đang ở trong khu vực an toàn, đã tới vùng rừng sâu núi dầy, có thể đi đứng thoải mái được. Khi tới gần suối Huội Xai Nọi đã có những cơ sở trung kiên của Mặt trận Lào yêu nước là dân làng Na Nhang, Hủakhủa - Nason tới đó từ trước để làm lán, dựng lều trại ở đó rồi, do anh Saly Vôngkhămsao huy động từ đêm hôm qua... Bộ phận trinh sát của đoàn đi trước nghe thấy tiếng động liền quay lại báo cáo không rõ là tiếng gì, có thể là địch đang tắt đường đuổi theo chăng? Trước tình hình đó Xiêng Xổm ra lệnh: "Tất cả im lặng, chuẩn bị chiến đấu". Mọi người đều phục xuống chỗ ẩn nấp, chờ lệnh. Xiêng Xổm đang bàn bạc với bộ phận chỉ huy thì thấy anh Salyvông vừa đi vừa cười nói: "Không sao! Không sao! Quân ta cả đây mà!" rồi nhanh chóng tiến đến gần ôm chầm lấy bác Xuphanuvông, bác Nủhắc và mọi người trong đoàn. Mọi người ôm nhau, kẻ cười người khóc vì vui sướng, rộn cả lên. Lúc ấy chẳng khác nào người chết đi sống lại gặp nhau. Trải qua hành trình đầy gian lao nguy hiểm nên không ai cầm được nước mắt. Tất cả cùng khóc vì mừng đã thoát khỏi nơi tử địa rồi, một nỗi vui mừng không có gì so sánh nổi. Anh Salyvông cũng nghẹn ngào mãi và các lãnh tụ cũng đều khóc sụt sùi. Sau đó anh Salyvông dẫn đầu đưa cả đoàn cùng nhau đi tới nơi họp mặt. Nào là nam nữ, nào là già trẻ đều chắp tay cung kính vái các lãnh tụ và rất sung sướng được bắt tay ôm chầm lấy các vị. Dân đã dựng ở khoảng trống giữa rừng hai dãy lều, lấy vải ni lông căng lên, chặt các gốc cây làm ghế rồi cùng nhau ngồi và mời nhau uống nước lá cây "kăm lăng sữa khồng" (lá cây sức mạnh cọp điên) đựng trong cốc ống nứa. Ai đã từng hoạt động ở núi Phu Phạnăng đều biết đến "lá sức mạnh cọp điên" cho vào ống nứa mỏng đun lấy nước uống rất khỏe. Sau đó làm lễ Xù Khoẳn (buộc chỉ cổ tay, chúc phúc, giải hạn) uống rượu rất vui vẻ, chẳng còn lo sợ gì cả. Lễ buộc chỉ cổ tay và trò chuyện kéo dài đến 15 giờ, rồi chúng tôi tiếp tục lên đường, còn nhân dân quay lại làng của mình. Đoàn đi tiếp đến cơ quan mật ở núi Phu Hủa Mợi - Nhọt Năm Hủm. Cơ quan của Ban chỉ đạo công tác đặc biệt đặt trên ngọn núi đó bí mật và hiểm trở hết sức, dù kẻ thù tìm đến bằng đường nào cũng không sợ. Như đã nói ở trên, mọi người đều không quen đi bộ, chân sưng phồng lên, chữa gần 2 tuần mới khỏi. Hàng ngày có bộ đội bảo vệ, tuần tra canh gác xung quanh, còn phân công nhau đi bắt rùa, bắt kỳ đà, còn làm bẫy bắt được cả lợn rừng... Thời kỳ đó ở núi Phu Phạnăng thú rừng và chim muông nhiều vô kể nên thức ăn bồi dưỡng rất phong phú, các vị hồi phục sức khoẻ rất nhanh, về phần Xiêng Xổm sau khi bàn giao các vị lãnh tụ thoát ngục cho anh Saly rồi trở về Viên Chăn phối hợp với Xiêng Phiên, Khăm Sing và các đồng chí trong nội thành, liên lạc gặp nhau ở bản Hồng Khạ là cơ sở của ta. Vì Khăm Sing - tức là tôi, và Xiêng Phiêng cũng không đi theo đoàn mà đã về nội thành Viên Chăn để nắm tình hình xem có động tĩnh gì. Xiêng Xổm còn có nhiệm vụ đến lấy tiền ở chỗ bác Sổmxỉ Đêxakhămphu tại cơ quan của Mặt trận Lào yêu nước trước đây đặt ở Sì Hỏm. Bác ấy ở lại trông nom tài sản của cơ quan và không bị bắt. Số tiền ở đó còn 3 triêu rưỡi kíp. Xiêng Xổm được ủy nhiệm tới đó lấy tiền mua vải võng, mũ, giầy, dép, thuốc men, đồ hộp, v.v... để chuẩn bị cho đoàn các lãnh tụ hành quân đường dài trở về căn cứ phía bắc. Tình hình Viên Chăn lúc này vẫn còn náo động lắm. Xe nhà binh, xe bọc thép chạy rầm rầm khắp phố. Máy bay trực thăng và T28 lên xuống không ngớt. Tin tức các lãnh tụ yêu nước vượt ngục đã được các đài phát thanh loan tin. Các thầy mo, thầy cúng trong thành đều bói là các vị đã an toàn rồi. Sự thật là hôm đó, đến 8 giờ sáng kẻ địch mới biết, vì người nấu ăn đưa thức ăn sáng vào ngục thì thấy cửa phòng giam đóng nhưng không khoá, lúc mở cửa ra chẳng thấy ai, hoảng sợ quá, vội chạy đi báo các sĩ quan cảnh vệ ơ Phôn Khênh. Lăm Ngơn liền quay điện thoại gọi lên báo cáo cấp trên ở khắp thành phố. Trước sự kiện đó, chính phủ, sĩ quan quân đội và cảnh sát vội triệu tập các cuộc họp khẩn cấp. Tin tức này lan truyền rất nhanh khắp các đường phố. Các hang cùng ngõ hẻm, nhất là ở các quán cà phê, dư luận bàn tán rất xôn xao, nửa tin nửa ngờ, nửa lo lắng cho rằng phái hữu bày trò để ám hại Hoàng thân Xuphanuvông, nửa lại vui mừng và hi vọng tin tưởng rằng Hoàng thân và các nhà lãnh đạo yêu nước đã thoát ngục an toàn rồi... Được tin này, bác Khămpheng Bupha theo đúng kế hoạch liền tập hợp vợ con, họ hàng của các vị bị giam đi gặp thủ tướng Xổm Xạnít để đấu tranh. Chỉ có một mình bác Khămpheng là biết sự thật còn các người khác không biết thì khóc lóc thật sự vì tưởng rằng địch đã đưa chồng con họ đi thủ tiêu, làm ầm ĩ cơ quan chính phủ, ầm ĩ cả Viên Chăn. Các bà tố cáo chính phủ có kế hoạch đem các lãnh tụ yêu nước đi thủ tiêu. Trong lúc đó chính phủ phái hữu và Bộ tổng tư lệnh tiếp tục họp bàn. Cuộc họp kéo dài trong sự cãi vã, đổ tội cho nhau, thậm chí chửi mắng lẫn nhau. Bàn về việc truy lùng tù vượt ngục, một số nói: "Ai đuổi thì đi mà đuổi! Các ông lãnh tụ này chẳng đời nào đi bộ đâu, ít ra cũng phải đi ô tô, không thì cũng bằng máy bay kia!". Cùng lúc ấy có báo cáo từ trường cảnh sát Đon Tiu báo về rằng: lúc 0 giờ 30 phút đêm qua có xe GMC (xe tải nhà binh) chạy từ Viên Chăn đi với tốc độ cao, ra hiệu dừng lại không dừng mà chạy về hướng Phukhẩukhoai. Tiếp đó còn có một báo cáo nữa là tại cây số 47 đường đi Paksăn thấy có một chiếc xe ô tô tải vứt lại cách đường 4km không có người, không thấy chủ xe. Nghe thấy thế bọn chúng chỉ vào mặt nhau nói: "Mày đi mà đuổi theo đi! không khéo đêm nay họ sẽ về tấn công Viên Chăn đấy!". Bởi vì trước đó các cơ sở nội thành đã tung tin ông Châu Súc Vôngsắc dẫn cảm tử quân Việt Nam gồm 2 sư đoàn về đóng ở núi Phu Huột - Phu Xe rồi, nên có đứa nói: "Thấy chưa, tuần trước họ đánh Phu Khẩu Khoai chết bao nhiêu người và đêm nay có thể sẽ tiến đánh Viên Chăn. Đấy đuổi theo đi!". Bọn chúng cãi nhau là nên đuổi theo đường này, nên đi đường kia nhưng cuối cùng chỉ nói mồm vậy thôi. Có tên trong số đó nói: ai đuổi thì cứ đuổi, chứ có khi bây giờ các vị ấy đang uống cà phê hay nghỉ ngơi thoải mái ở Hà Nội rồi đấy! Thử tính mà xem chiếc xe đó chạy qua Đon Tiu lúc 12h đêm với tốc độ cao như vậy, đến Phukhẩukhoai bao nhiêu kilômét? Chỉ hơn 60 kilômét là cùng. Chậm nhất thì 4h30 phút là tới Phukhẩukhoai rồi. Biết đâu từ đêm hôm qua Quân đội Việt Nam đã đem 2 - 3 chiếc trực thăng chờ sẵn trong rừng. Họ đã trèo lên trực thăng đi Hà Nội rồi. Bây giờ đang ngồi uống cà phê ở Hà Nội kia kìa, đấy đuổi theo đi". Mỗi người một phách, rốt cuộc cũng thống nhất rằng tốt hơn hết là phải chuẩn bị phòng thủ Viên Chăn trước đã vì chắc không bao lâu nữa quân Việt Nam sẽ vào giải phóng Viên Chăn. Bọn phái hữu đều mất tinh thần. Do đó chúng lấy việc chuẩn bị phòng thủ Viên Chăn làm trọng tâm vì sợ ta đánh Viên Chăn như ta đã tung tin trước đó. Còn việc tiếp tục truy đuổi tìm kiếm tù vượt ngục thì giao cho đại tá Lăm Ngơn chịu trách nhiệm chỉ huy... Bọn họ dùng cả máy bay trực thăng để truy tìm, rà đi rà lại các nơi, nhưng đoàn tù đâu có ở chỗ trống trải cho chúng nó thấy, kể cả khi đoàn ở trong rừng Đông Boong có xa xôi gì đâu. Ngày nay rừng Đông Boong xưa đã trở thành cánh đồng rồi. Nếu như bọn chúng biết rõ và đuổi theo thì đuổi kịp quá đi chứ, vì đoàn tù ngủ lại đó cả ngày chẳng có vấn đề gì. Chúng tôi đã làm cho địch hoang mang chẳng biết đường nào mà lần, mà truy tìm. Cũng từ đó tình hình ở Viên Chăn trở nên phức tạp. Ba tuần sau bọn chúng còn cho tiểu đoàn dù 2 nhảy dù xuống Mường Phương, nhảy dù xuống cả cánh đồng Na Lưỏng - Na Khưa, ở trước mặt đập thủy điện Nặm Ngừm bây giờ. Một số khác còn nhảy dù xuống Sẻn Xum, Hỉn Hợp để phục kích tìm kiếm tung tích nhưng chẳng thấy gì. Vì chúng tôi lúc đó đang ở sâu trong rừng rồi và đang được bảo vệ bởi bức trường thành vĩ đại nhất, an toàn nhất, đó là lòng dân.


Cũng từ đó tình hình Viên Chăn càng trở nên rối ren hơn. Mâu thuẫn nội bộ chính quyền của Phummi Nosavẳn ngày càng tăng, phong trào đấu tranh chống lại bọn chúng ngày càng lan rộng. Sau đó không lâu, ngày 09 tháng 8 năm 1960 xảy ra cuộc đảo chính của Koongle. Xiêng Xổm, Xiêng Phiên và tôi được giao nhiệm vụ cùng với Tỉnh ủy Viên Chăn giúp đỡ phục vụ đoàn cán bộ cấp cao của mặt trận Neo Lào Hắc Xạt, do bác Nủhắc Nosavẳn làm đại diện, gồm quá nửa số tù nhân mới thoát khỏi ngục Phôn Khênh đã quay trở lại nội thành để lãnh đạo lực lượng đảo chính Koongle và chỉ đạo công cuộc hợp tác với lực lượng trung lập yêu nước nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn mới của lịch sử. 


Sau khi nước Lào được hoàn toàn giải phóng, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được thành lập, tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc của Lào năm 1978, Xiêng Xổm đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng dân tộc của nước Lào, từ đó đến nay anh tiếp tục không ngừng công hiến cả cuộc đời mình cho cách mạng, được nhân dân và bạn bè hết sức quý mến. Anh đã lần lượt đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Cục trưởng Cục Quân báo Lào, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Lào và đã nghỉ hưu với quân hàm Trung tướng ở độ tuổi 75. Từ đó đến nay, mỗi lần sang Việt Nam để công tác hay nghỉ ngơi, chữa bệnh anh đều đưa gia đình đến thăm gia đình tôi ở nhà riêng tại Hà Nội. Và tôi cũng đã nhiều lần đưa gia đình mình sang thăm gia đình anh ở Viên Chăn, thường tâm đắc với nhau về mọi mặt của cuộc sống. Chúng tôi đã từng nói với nhau và nói với bạn bè rằng: ai muốn đi tìm minh chứng cho quan hệ đặc biệt Việt - Lào, Lào - Việt thì xin mời đến hai gia đình chúng tôi, hai gia đình đã kết Xiều (kết nghĩa) với nhau hơn nửa thế kỷ nay.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2021, 07:32:36 pm »

NHỚ VỀ ĐỒNG ĐỘI


Khi viết về cuộc vượt ngục giải cứu Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo Lào, tôi thấy thật là thiếu sót lớn nếu không viết rõ, viết kỹ về những đồng đội của tôi, nhất là về những anh em đã cùng cộng tác với tôi trong chuyến đi lịch sử, chuyến công tác đặc biệt tháng 5 năm 1959 đó, cũng như trong nhiều chặng đường khác của sứ mạng quốc tế giúp cách mạng Lào.


Do hoàn cảnh chiến tranh, mỗi người chúng ta thường có sự thay đổi về nhiệm vụ, thuyên chuyển đơn vị và cơ quan công tác. Trải qua hai, ba thập kỷ chiến đấu khốc liệt, công tác xa nhà, với các bạn bè đồng đội cũ, chỉ khi có cơ hội do nhu cầu công tác đi qua địa phương, đi qua đơn vị của nhau thì được gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Bởi vậy tôi cũng như nhiều anh em cán bộ lão thành khác, đến khi được nghỉ hưu mới có thời gian lục tìm kí ức, hồi tưởng lại những câu chuyện quá khứ hào hùng của anh em đồng đội cùng thế hệ. Tôi cũng đã dành thời gian để tìm kiếm những anh em lâu ngày không được gặp hoặc thậm chí mình có thiếu sót lón là tạm thời lãng quên. Tôi hỏi han bạn bè, cơ quan để tìm địa chỉ, tìm nơi ở, hoặc viết thư hỏi thăm hay đi đến gia đình họ. Cũng nhờ vậy mà tôi đã biết được rõ hơn, sâu hơn về hoàn cảnh từng đồng chí và gia đình của những đồng chí ấy sau hoà bình, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, hoàn toàn được độc lập tự do. Thật cũng là một sự may mắn vì tôi đã tìm lại được địa chỉ của hai phần ba số anh em trong tổ công tác cùng tôi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt sang giúp bạn Lào giải thoát các lãnh tụ của bạn sau gần nửa thế kỷ.


I. NHỮNG ĐỒNG CHÍ ĐÃ KHUẤT

1. Đồng chí Trương Vân Quý

Đầu tiên phải kể đến là đồng chí Trương Văn Quý, người tổ phó hết sức tin cậy của tôi trong tổ công tác đặc biệt nói trên. Thực ra trước khi tôi lên đường hành quân sang Lào trong chuyên công tác đặc biệt này, tôi chưa được gặp mặt đồng chí Quý mà chỉ được anh Trần Hiệu và anh Nguyễn Vũ giới thiệu là sẽ có đồng chí Quý cùng đi sang giúp tôi, vì thời gian khẩn trương tôi phải đi trước và vào nội thành Viên Chăn, còn đồng chí Quý sẽ đưa nhóm đặc công và điện đài cơ yếu cùng vũ khí nhẹ đi sau. Tôi đi một nửa hành trình là đường công khai hợp pháp trên đất Thái Lan để tranh thủ thời gian, còn đồng chí Quý đưa anh em đi trong nội địa Lào, toàn bộ hành trình là xuyên rừng, trèo đèo, lội suối nên mất thời gian, dự tính nhanh cũng phải mất 1 tháng, còn tôi có thể đi nhanh hơn (khoảng 1, 2 tuần). Sau khi nắm tình hình ở nội thành, nắm tình hình và vẽ sơ đồ các trại giam xong, tôi ra căn cứ Loong Tòn theo đường giao liên, theo quy ước liên lạc để sang đó gặp các đồng chí tỉnh ủy viên cũ của Lào và anh em trong tổ công tác đặc biệt ở đó.


Sang đến nơi tôi mới thực sự gặp mặt các đồng chí đó và đồng chí Trương Văn Quý. Khi gặp đồng chí tôi đã mừng thầm vì trên đã chọn một người giúp tôi hết sức đáng tin cậy, lại giống người Lào vì đồng chí có nước da ngăm đen, anh em thường gọi là đồng chí Quý đen (phân biệt với đồng chí Nguyễn Tử Quý, thường gọi là Quý râu). Quý râu và Quý đen cùng từng là trung đội trưởng và trung đội phó trung đội giao thông quốc tế Việt - Lào - Thái, đó là con đường duy nhất để liên lạc với thế giới bên ngoài của cách mạng khi Việt Nam bị bao vây thời chống Pháp.


Lần này đồng chí làm tổ phó cho tôi, tuy đồng chí hơn tôi 5 - 6 tuổi, nhập ngũ và sang chiến đấu ở Lào trước tôi, nhưng khi gặp hay khi làm việc và mãi sau này đồng chí vẫn hết sức khiêm tốn, gọi tôi là thủ trưởng hoặc gọi anh xưng tôi. Đồng chí làm việc cẩn trọng và luôn luôn cân nhắc mọi việc trước khi quyết đoán.


Theo các đồng chí đặc công và báo vụ cơ yếu kể lại, khi đồng chí phụ trách anh em đi sau thì dọc đường anh em rất cảm phục và yêu mến, tôn trọng và chấp hành mọi ý kiến anh Quý đưa ra, anh đoàn kết được mọi người trong đội xung quanh nhiệm vụ. Mặc dù trên đường đi anh em chỉ biết đây là nhiệm vụ đặc biệt, còn không rõ cụ thể là giải thoát các vị lãnh đạo cách mạng Lào đã bị bắt giam. Cũng như mọi lần, anh em đi chiến dịch, cứ cấp trên ra chỉ thị bảo đi thì đi, bảo dừng là dừng, bảo đánh là đánh. Vào đến căn cứ cũng chưa biết. Chỉ có tôi và đồng chí Quý cùng một đồng chí của bạn làm trưởng ban công tác đặc biệt Tỉnh ủy Viên Chăn là rõ kế hoạch.


Anh em còn kể đồng chí rất gương mẫu, trên đường đi từ đất Xiêng Khoảng về Viên Chăn lục đó vào tháng 5, bắt đầu mùa mưa, sông suối ngập nước, đường rất khó đi, đồng chí luôn dành phần mang vác nặng. Có lần về gần Loong Tòn thì anh Quý bị sốt rét nặng, cứ lên cơn lại rên hừ hừ, đắp bao nhiêu chăn cũng không đủ ấm, anh vẫn cố khoác chăn vào để đi, leo núi. Anh em bàn nhau chặt đòn tre, lấy võng vải dù để thay nhau khiêng đồng chí cho kịp thời gian. Cứ đến chỗ nghỉ là đồng chí cố gắng ngồi dậy để ghi chép, viết báo cáo điện về, giữ liên lạc thông suốt cho đến khi tập kết ở căn cứ Loong Tòn.


Thời gian đó chỉ có một mình tôi ra vào nội thành cùng đồng chí Saly Vôngkhămsao, Xiêng Xổm, Xiêng Phiên, từ căn cứ tỉnh ủy lúc thì đi thẳng vào thành, lúc vượt qua sông Mê Kông đi vòng sang Thái Lan để giảm bớt sự nghi ngò, đảm bảo bí mật tuyệt đối. Trong những lúc tôi vắng mặt như thế, đồng chí Quý thường xuyên ở lại căn cứ, nhận tin tức của tôi, bàn bạc cùng Tỉnh ủy Viên Chăn, rồi các đồng chí bạn gửi báo cáo về Trung ương Đảng bạn, tổ công tác phía ta thì báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu và Quân ủy Trung ương ta. Tôi bàn với đồng chí Quý về tình hình địch, trại giam, tình hình bạn, các ý kiến đề xuất, sau khi thống nhất với bạn, lại gửi báo cáo trực tiếp về. Các thông tin của bên nhà, đồng chí lại gửi vào nội thành cho tôi.


Thỉnh thoảng những lần ra căn cứ tôi lại mang đường sữa cho anh em. Quan trọng nhất là thông tin nên tôi mua cái đài rađiô loại tốt nhất, nhãn Philip mang ra để anh em nghe, anh em vô cùng phấn khởi. Thời gian đó đồng chí sinh hoạt cùng anh em, chỉ đạo nhóm đặc công huấn luyện cho bạn, chỉ đạo đồng chí Vinh báo vụ viên và đồng chí Khiết cơ yếu viên tranh thủ thời gian để bồi dưỡng đào tạo thêm báo vụ viên cho bạn. Tóm lại đồng chí Quý đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Đến khi giải thoát được các lãnh tụ ra, hai đồng chí Quý và Vinh được phân công tháp tùng đoàn Chủ tịch Xuphanuvông hành quân về căn cứ của Trung ương ở Sầm Nưa. Trên đường hành quân bí mật có anh em cảnh vệ Vương quốc giác ngộ đi cùng, thường là hai tiểu đội Pathét Lào đi trước cùng anh em Việt Nam, sau đó là các lãnh tụ, cuối cùng là anh em cảnh vệ yêu nước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM