Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:43:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc vượt ngục kỳ diệu  (Đọc 3353 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2021, 10:06:26 pm »

Tên sách: Cuộc vượt ngục kỳ diệu
Tác giả: Phan Dĩnh
Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
Năm xuất bản: 2009
Số hoá: ptlinh, quansuvn



LỜI GIỚI THIỆU


Năm 1959 là một mốc khó khăn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Nhân dân Lào. Ngày 26 tháng 7 năm 1959, bọn phản động phái hữu đã bắt giam 16 cán bộ ưu tú của Đảng Nhân dân Lào và Mặt trận Lào yêu nước, đứng đầu là Hoàng thân Xuphanuvông. Sau 300 ngày bị giam giữ, chỉ trong một đêm 23 rạng ngày 24 tháng 5 năm 1960, cả đoàn tù cùng một tiểu đội hiến binh canh gác đã biến mất khỏi trại giam Phôn Khênh làm cho bọn phản động phái hữu hất sức kinh ngạc, bàng hoàng.


Gần 50 năm qua, sự kiện lịch sử trên đã được sách báo Lào và Việt Nam đề cập đến rất nhiều. Cuốn "Cuộc vượt ngục kỳ diệu" sẽ giúp bạn đọc được tiếp cận một cách trung thực, hoàn chỉnh, sinh động với sự kiện giải thoát các vị lãnh tụ Đảng Nhân dân Lào tháng 5 năm 1960 bởi tác giả - Đại tá Phan Dĩnh, nguyên là Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt Việt Nam được đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân ủy Trung ương trực tiếp duyệt kế hoạch và giao nhiệm vụ sang Viên Chăn giúp tổ chức cuộc giải thoát nói trên theo yêu cầu của Trung ương Đảng bạn.


Cuốn sách là một minh chứng của tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào như lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Cuộc giải thoát Chủ tịch Xuphanuvông là một chiến công đặc biệt tiêu biểu cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào. Chúng ta hãy giữ vững và phát triển tình hữu nghị đặc biệt ấy".

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!


NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2021, 10:07:23 pm »

MỘT THOÁNG LỊCH SỬ


Đất nước Lào trải dài trên 1.000km nằm bên tả ngạn dòng sông Mê Kông, dựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, trước thế kỷ XVIII đã từng là một vương quốc cường thịnh ở khu vực. Chầu Phạ Ngừm - vị vua có công thống nhất đất nước, lập vương quốc đầu tiên trên toàn bộ lãnh thổ này từ năm 1353, đã đặt tên nước là Lạn Xạng (Triệu Voi). Đó là nơi tụ hội của 49 bộ tộc, trong đó bộ tộc Lào - con cháu của Khun Bulôm và Khunlò di cư từ phía nam Trung Quốc xuống từ đầu thế kỷ VI - là bộ tộc lớn hơn cả, có số dân chiếm hơn 1/3 dân số cả nước. Tất cả các bộ tộc trên cùng sống hiền hòa với nhau, cùng chung cảnh ngộ, cùng chung một nền văn hóa có bản sắc riêng của Lào, thấm nhuần đạo đức nhân ái từ bi vị tha của Phật giáo. Họ đã bao đời chung lưng đấu cật xây dựng nên những đô thành, đô thị sầm uất như cố đô Luông Pha Băng êm đềm, thủ đô Viên Chăn náo nhiệt ngày nay, với những công trình cổ kính nổi tiếng đồ sộ và độc đáo như quần thể tháp chùa Thạt Luổng, Sisakệt, Phạ Kẹo (Viên Chăn), Xiêng Thong (Luông Pha Băng), That Inh Hằng (Khăm Muộn), Vặt Phu (Chăm Pa Xắc)... với những cánh đồng phì nhiêu bát ngát nằm giữa các thung lũng hay dọc các triền sông Mê Kông, sông Nặm Bạc, sông Nặm Ngừm, sông Nặm Thơn, sông Sêbăngphay, Sêbănghiêng, Sêđôn, sông Ba Xắc, cùng với những bản Mường xen kẽ nương rẫy bạt ngàn trên các dãy núi rừng trùng điệp từ Bắc đến Nam, với biết bao thắng cảnh làm ngây ngất lòng người như Cánh đồng Chum (Thượng Lào), Thác Khôn (Hạ Lào), Tát Sét (Trung Lào)...


Sống trên dải đất không có bờ biển lại bị bao quanh bởi 5 nước láng giềng to lớn hơn mình nhiều lần, nhân dân các bộ tộc Lào đã phải trải qua những chặng đường dài chiến đấu chống ngoại xâm để dựng nước và giữ nước, trong đó có 3 thế kỷ (thế kỷ XV, XVI, XVII) liên tiếp nhiều lần đánh bại và đẩy lùi các đạo quân xâm lược tàn bạo của phong kiến Xiêm La, Diến Điện và đã hơn 3 lần phải bắt tay xây dựng lại kinh đô Viên Chăn, Luông Pha Băng bị đốt phá, hủy diệt, san bằng.


Sau khi xâm chiếm xong Việt Nam và Campuchia, thực dân Pháp cũng hoàn thành công cuộc đặt ách đô hộ ở Lào từ năm 1893, nhưng chúng đã phải liên miên đối phó với các cuộc nổi dậy của nhân dân các bộ tộc Lào chống chính quyền thực dân, nổi bật là các phong trào nổi dậy của Pho Cạ Đuột Phum Mi Bun (1901-1907), Kôm Ma Đăm (1910-1934), Chau Pha Pắt Chay (1919-1921), Khu Khăm (1920), v.v...


Từ khi có Đảng Cộng sản Đông Dương - tiền thân của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay, nhân dân Lào đã dần dần tập hợp dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, kế tục truyền thống kiên cường bất khuất của cha ông, đã không ngừng đấu tranh giành lại độc lập tự do. Đồng thời với Cách mạng tháng Tám thành công ở Việt Nam, nhân dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, lập Chính phủ Itsala tuyên bố nền độc lập của nước Lào ngày 12 tháng 10 năm 1945. Nhưng Pháp đã đem quân trở lại đặt ách thống trị ở 3 nước Đông Dương một lần nữa, nhân dân Lào cùng với nhân dân Việt Nam và Campuchia đã kề vai sát cánh tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm kết thúc bằng Hiệp định Giơnevơ 1954. Lần đầu tiên nền độc lập của Lào được thừa nhận bằng một hiệp định quốc tế, lực lượng vũ trang kháng chiến cũng được thừa nhận với tên gọi là Lực lượng Pathét Lào và được tập kết về 2 tỉnh Sầm Nưa, Phông Saly ở phía bắc Lào. Nhưng đế quốc Mỹ đã nhảy vào thay thế Pháp thi hành chủ nghĩa thực dân kiểu mới, xây dựng ngụy quân, ngụy quyền Lào dưới cái vỏ độc lập, mưu toan xóa bỏ Hiệp định Giơnevơ 1954 về Lào, mở các đợt tiến công hòng xóa bở căn cứ 2 tỉnh tập kết của lực lượng Pathét Lào, tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng Lào.


Cuộc chiến đấu ngoan cường của quân dân hai tỉnh tập kết phía bắc được sự ủng hộ phối hợp đấu tranh chính trị của nhân dân ở 10 tỉnh còn lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào (thành lập ngày 21-3-1955) đã đập tan các cuộc tiến công đó của địch. Cuộc đấu tranh quân sự - chính trị song song đó đã dẫn tới Hiệp định Viên Chăn ngày 22 tháng 10 năm 1957 với nội dung thỏa thuận giữa hai bên là: Thành lập chính phủ liên hiệp lần đầu tiên có lực lượng Pathét Lào tham gia, sửa đổi hiến pháp, tiến hành tổng tuyển cử bổ sung, mặt trận Neo Lào Hắc Xạt ra mắt hoạt động trên phạm vi toàn quốc, 2 tỉnh tập kết và 2 tiểu đoàn Pathét Lào trở về hòa hợp trong cộng đồng Vương quốc Lào.


Cuộc tổng tuyển cử bổ sung đã được tiến hành ngày 4 tháng 5 năm 1958 với thắng lợi vang dội của mặt trận Neo Lào Hắc Xạt và đồng minh của mình là lực lượng hòa bình trung lập (Neo Lào Hắc Xạt được 9 ghế, hòa bình trung lập được 4 ghế, cộng là 13 ghế trong 21 ghế nghị sĩ bổ sung, đặc biệt có một nghị sĩ nữ đầu tiên của nước Lào là bà Khămpheng Bupha, Hoàng thân Xuphanuvông ứng cử ở Viên Chăn đã trúng cử với số phiếu cao nhất). Với thắng lợi này, nhân dân toàn quốc Lào vui mừng khôn xiết và hy vọng rằng trên đất nước Triệu Voi tươi đẹp này tiếng súng sẽ ngừng nổ, máu xương sẽ ngừng đổ từ đây; cuộc sống thanh bình sẽ trở lại trong không khí hòa hợp dân tộc và dựng xây lại đất nước phồn vinh trong điệu múa và tiếng khèn lăm vông muôn thuở yên vui.


Nhưng Mỹ và lực lượng phái hữu tay sai của họ không cam tâm chịu thất bại, không chịu bó tay trước viễn cảnh không còn ai tin vào những lời lẽ chống cộng mị dân của họ, không chịu chấp nhận sự thất bại hiển nhiên là toàn dân Lào đã hướng niềm tin vào những lãnh tụ chân chính và ưu tú của họ, vào ngọn cờ của Mặt trận Lào yêu nước do Đảng Nhân dân Lào lãnh đạo.


Chúng đã lập tức phản ứng điên cuồng bằng hành động bạo lực trắng trợn chà đạp công lý, bất chấp dư luận. Hơn 2 tháng sau cuộc tổng tuyển cử, ngày 22 tháng 7 năm 1958, chúng lật đổ chính phủ liên hiệp, đẩy Thủ tướng Xuvănnạ Phumma đi làm Đại sứ ở Pháp; ngày 18 tháng 8 năm 1958, Phủi Sananikon lên làm thủ tướng lập chính phủ không có Pathét Lào tham gia, tuyên bố Hiệp định Giơnevơ 1954 hết hiệu lực, đình chỉ hoạt động của Quốc hội - thực chất là tước quyền của các nghị sĩ yêu nước, đình báo Lào Hắc Xạt, đóng cửa các trụ sở của mặt trận Neo Lào Hắc Xạt.


Năm 1959 trở thành năm cực kỳ đen tối đối với đất nước và nhân dân Lào. Ngày 11 tháng 5 năm 1959 Phủi Sananikon ra lệnh bao vây hòng tước vũ khí tiểu đoàn 2 Pathét Lào đóng tại Cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng). Ngày 12 tháng 5 năm 1959 chúng cho cảnh sát bao vây nhà ở của các lãnh tụ và các nghị sĩ Neo Lào Hắc Xạt ở Viên Chăn. Đồng thời tiến hành một đợt càn quét khủng bố, bắt bớ tra tấn, bức hại các cán bộ và các cơ sở Neo Lào Hắc Xạt ở khắp các địa phương.


Trâng tráo hơn nữa trong âm mưu điệu hổ ly sơn rồi chặt đầu phong trào, ngày 26 tháng 7 năm 1959 Phủi Sananikon ra lệnh bắt giam đồng chí Xuphanuvông, các nghị sĩ và các nhà lãnh đạo, cán bộ của Neo Lào Hắc Xạt, tất cả là 16 đồng chí, gồm 7 nghị sĩ quốc hội Vương quốc, 9 ủy viên Trung ương Mặt trận Lào yêu nước, trong đó có 3 đồng chí sau này kế tiếp nhau làm Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (đồng chí Xuphanuvông, đồng chí Phummi Vongvichit, đồng chí Nủhắc Phumsavẳn).


Đó là bộ phận lãnh tụ cực kỳ quan trọng của cách mạng Lào, những cán bộ cốt cán ưu tú của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Mặt trận Lào yêu nước (Neo Lào Hắc Xạt), những người con yêu quý dũng cảm của nhân dân Lào. Hành động bắt giam trái phép những đồng chí trên thể hiện bản chất hung bạo và lật lọng làm sửng sốt mọi người, còn bọn quan thầy và tay sai phản động phái hữu thì chắc mẩm rằng phong trào cách mạng Lào sẽ không còn ngóc đầu dậy được nữa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2021, 10:07:54 pm »

Nhưng bọn phản động cực hữu Lào, được sự nuôi dưỡng và chỉ đạo của quan thầy đế quốc đã nhầm to: Chỉ sau 300 ngày bị giam giữ trong trại tù Phôn Khênh nằm trong khuôn viên Bộ Tổng tư lệnh quân đội Vương quốc, được canh gác nghiêm ngặt 24/24 giờ, bỗng chỉ trong một đêm 23 rạng ngày 24 tháng 5 năm 1960 cả đoàn tù 16 người cùng 1 tiểu đội lính hiến binh (quân cảnh) canh gác đã biến mất mà hàng chục năm sau kẻ địch cũng như công luận cũng vẫn coi đó là một hiện tượng kỳ lạ, chưa hiểu nổi cuộc vượt ngục - cuộc giải thoát lịch sử này đã được tiến hành bằng cách nào và đi con đường nào mà có thể thoát khỏi vòng vây trùng điệp và sự truy lùng gắt gao nhiều tháng trời ở mọi hướng của mọi lực lượng kẻ địch có trong tay, kể cả sử dụng lính nhảy dù thiện chiến chặn đầu, khóa đuôi mà vẫn không tìm ra một dấu vết nhỏ. Vào thời đó đã có tin đồn do sự đoán mò của bọn phản động và chúng dựa vào đó để che lấp tội ác và sự bất lực của chúng rằng "đã có một xe tải đón sẵn ở cổng trại giam để đưa tù nhân và lính gác chạy về hướng bắc theo đường số 10 lên dãy núi Phukhaukhoai cách Viên Chăn khoảng 80km đường chim bay, ở đó đã có trực thăng chờ sẵn để đón các vị về Hà Nội rồi"... Ngoài ra còn có những tin đồn thất thiệt khác, thậm chí sau này kể cả gần đây vẫn có những bài báo viết về sự kiện này nhưng chỉ mới phản ánh được phần nào sự thật, thậm chí có những chi tiết thiếu chuẩn xác, như có người viết "cuộc vượt ngục thành công là do tiểu đội lính gác tù được chính những người bị giam tuyên truyền giác ngộ nên đã mở cửa trại giam giải thoát” - đó chưa phải là toàn bộ sự thật. Sự thật là nếu không có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đảng nhân dân Lào, nếu không có sự chuẩn bị công phu tỉ mỉ của Tỉnh ủy Viên Chăn và đội ngũ cán bộ của tỉnh phối hợp với tổ công tác đặc biệt của Việt Nam phái sang hỗ trợ thì các vị lãnh đạo bị giam làm sao có thể tin và theo toán lính gác tù cùng trốn như thế được. Thậm chí ra khỏi trại giam rồi đoàn tù sẽ làm sao đi thoát khỏi vòng vây và sự lùng sục của hàng chục tiểu đoàn quân địch đóng ở nội thành và ngoại vi nếu không có sự phối hợp trong ngoài trại giam, giữa cơ sở nội thành với cán bộ ngoại thành tỉnh Viên Chăn và các địa phương đoàn tù sẽ đi qua, không có sự phối hợp với Trung ương, v.v... Tất cả đều đã được bài binh bố trận theo một phương án đã được bàn tính, điều chỉnh, bổ sung tỉ mỉ, liên tục trong 10 tháng trời, sử dụng hàng trăm cơ sở tin tức mật, cơ sở giao liên mật, bám sát mọi diễn biến của việc giam giữ, bố phòng trại giam và của cục diện chính trị - quân sự ở Viên Chăn cũng như ở trên đất nước Lào để đi đến quyết định giờ G chính xác và tổ chức thực hiện trọn vẹn cuộc giải thoát cũng như cuộc hành quân bí mật về căn cứ phía bắc mà không tốn một viên đạn, một giọt máu, hơn thế nữa lại vẫn giữ được tuyệt đối bí mật và tuyệt đối an toàn. Cho đến 3 năm sau ngày giải phóng toàn Lào, tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc Lào năm 1978, sự kiện trên mới được công bố thông qua việc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho đồng chí Xiêng Xổm nguyên cán bộ của Tỉnh ủy Viên Chăn - người duy nhất đã đột nhập trại giam và dẫn đường cho đoàn tù về đến căn cứ an toàn của tỉnh ủy ở ngoại thành và bà mẹ Phăn, giao liên mật của Tỉnh ủy Viên Chăn.


Sự kiện đặc biệt này có thể coi là cuộc vượt ngục hay là cuộc giải thoát đều đúng cả, bởi lẽ: Nếu những người tù nhân và lính gác không đồng lòng nhất trí vượt ngục trốn ra thì dù có một binh đoàn lớn đến giải thoát cũng không thể thành công được. Ngược lại dù các tù nhân và lính gác có tài giỏi đến đâu cũng không thể tự mình vượt ngục thành công, nếu không có kế hoạch bài binh bố trận sẵn từ bên ngoài trại giam do Tỉnh ủy Viên Chăn chỉ đạo tổ chức thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng Nhân dân Lào với sự tham gia góp phần đắc lực của tổ công tác đặc biệt Việt Nam được phái sang giúp bạn kịp thời theo yêu cầu của bạn. Tổ công tác đã tham gia giúp bạn từ khi lập kế hoạch ban đầu cho đến khi thực hiện hoàn hảo kế hoạch, không phải là chỉ đi đón các đồng chí sau khi đã thoát ra tù. Tổ đã vượt Trường Sơn ra đi theo yêu cầu của Trung ương Đảng Nhân dân Lào ngay từ khi mới nghe tin địch giam lỏng tại gia đối với các nhà lãnh đạo Mặt trận yêu nước Lào. Tổ công tác Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ theo yêu cầu của lãnh đạo bạn, thực hiện đúng chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Đây là công việc liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc bạn. Mọi việc do bạn Lào quyết định...”. Những công việc đó là truyền đạt được chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng Nhân dân Lào, điều tra, nghiên cứu tình hình địch cả trong và ngoài trại giam; làm tham mưu, đề xuất phương án giải thoát với Tỉnh ủy và Ban chỉ đạo của bạn; tổ chức đường dây liên lạc, giữ vững mạch máu liên lạc vô tuyến điện với Trung ương; tham gia cùng Ban chỉ đạo của bạn giải quyết các tình huống nảy sinh; đi hộ tống, bảo vệ Chủ tịch Xuphanuvông cùng đoàn đi bộ từ Viên Chăn xuyên qua 3 tỉnh về đến biên giới Việt - Lào tại Mường Thanh, Điện Biên Phủ; huấn luyện, đào tạo đặc công cho phía bạn... Tóm lại, đó là những khâu công tác khó khăn và phía bạn yêu cầu thì chúng tôi đảm nhận và đã hoàn thành xuất sắc, góp phần thực hiện hoàn hảo cuộc giải thoát. Những công việc đó là nhân tố góp phần không thể thiếu trong nguyên nhân tổng hợp dẫn đến thành công trọn vẹn của cuộc vượt ngục.


Trên hết, nguyên nhân cơ bản, sâu xa, có ý nghĩa quyết định nhất đối với thành công của cuộc giải thoát này chính là truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh ngoan cường hướng về chính nghĩa cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào, trong đó có anh em lính cảnh vệ Vương quốc đã được giác ngộ và hàng trăm cơ sở nhân dân nội, ngoại thành Viên Chăn và ở các căn cứ mà đoàn đi qua đã nuôi dưỡng, dẫn đường, làm giao liên, làm tai mắt nắm tin địch, chiến đấu đánh lạc hướng địch và bảo vệ, giữ bí mật an toàn tuyệt đối cho đoàn. Điều đó cũng nói lên tấm gương dũng cảm, mưu trí và uy tín rất cao của Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào, một nhân tố hết sức quan trọng dẫn đến thành công của cuộc vượt ngục nói riêng và của sự nghiệp đấu tranh lâu dài gian khổ để giải phóng các dân tộc Lào nói chung.


Cuộc vượt ngục lịch sử - cuộc giải cứu lãnh tụ kỳ diệu nói trên được diễn tả trung thực trong cuốn sách này là một nét son rực rỡ trong các trang sử vàng của truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân các bộ tộc Lào, đồng thời còn là "một chiến công tiêu biểu của mối tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt Lào - Việt" như lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá.


Nhưng sẽ là thiếu sót lớn nếu cuốn sách này chỉ diễn tả cuộc giải cứu các lãnh tụ cách mạng Lào cho đến khi kết thúc đưa các tù nhân thoát khỏi trại giam, mà không nói đến những sự kiện hệ quả, tác động, diễn biến hết sức quan trọng tiếp theo và gắn liền với cuộc vượt ngục lịch sử này. Đó là cuộc đảo chính của đại úy Koongle và lính dù Vương quốc ngày 9 tháng 8 năm 1960 (hơn 2 tháng sau cuộc vượt ngục). Đó là cuộc chiến đấu 7 ngày đêm anh dũng kiên cường trong nội thành Viên Chăn tháng 12 năm 1960 của quân đảo chính phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương của Mặt trận Lào yêu nước, có sự cố vấn và chi viện pháo binh của Việt Nam để bảo vệ chính phủ hợp pháp của Vương quốc do Hoàng thân Xuvănnạ Phumma làm thủ tướng. Đó là cuộc rút lui khỏi thành phố thủ đô bảo toàn được lực lượng để hành quân lên phía bắc đánh chiếm, giải phóng Cánh đồng Chum lần đầu tiên vào Tết dương lịch mồng 1 tháng 1 năm 1961. Cuốn sách này cũng sẽ diễn tả lại cuộc chiến đấu sôi động và quyết liệt đó tiếp theo sau cuộc vượt ngục lịch sử nói trên.


Nếu nói năm 1959 là năm đen tối của cách mạng Lào thì năm 1960 lại là một trong những trang sử vàng chói lọi của đất nước Lào. Thành công của cuộc giải cứu Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo Lào bị địch bắt giam gắn liền với những thắng lợi liên tiếp của công cuộc chuyển hướng chiến lược dưới sự lãnh đạo sáng suốt và dũng cảm của Đảng Nhân dân Lào, trong đó có sự kiện giải phóng Cánh đồng Chum, chẳng những phá vỡ mảng đầu tiên trong âm mưu chiến lược chiến tranh đặc biệt của bọn đế quốc ở Lào, chẳng những đã cứu vãn tình thế gay cấn của cách mạng Lào trước sự lật lọng hung bạo của địch, mà còn mở ra một cục diện mới ở Lào: cục diện hình thành 3 phái, trong đó phái trung lập yêu nước liên minh với phái Mặt trận Lào yêu nước, một cục diện so sánh lực lượng với lợi thế nghiêng hẳn về cách mạng Lào, tạo nên một đà mới cho cách mạng Lào tiếp tục tiến lên cho đến ngày toàn thắng: ngày 2 tháng 12 năm 1975 thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2021, 08:58:51 pm »

CHỦ TỊCH XUPHANUVÔNG KỂ CHUYỆN VUỢT NGỤC PHÔN KHÊNH*
(Trích hồi ký "Thời sôi động" của Đại tướng Chu Huy Mân, Nxb Quân đội nhân dân, H.2004)[/i


Sau ba trăm ngày sống trong ngục tù - trại Phồn Khênh của bọn phản động phái hữu Lào có cố vấn Mỹ chỉ đạo, đêm 23 rạng ngày 24 tháng 5 năm 1960 Hoàng thân Xuphanuvông cùng các nhà lãnh đạo Mặt trận Lào yêu nước bị giam đã được giải thoát ra khỏi trại giam trở về vùng căn cứ cách mạng.


Cuộc vượt ngục được chuẩn bị công phu trong gần 10 tháng trời đầy hiểm nguy, đã được thực hiện trót lọt một cách bí ẩn như thể các đồng chí có pháp thuật tàng hình. Tiếp theo là hành trình từ đó về đến căn cứ của Tỉnh ủy Viên Chăn (Na Nhang, Loong Tòn) và cuộc hành quân đường dài lên phía bắc trở về căn cứ địa cách mạng (Sầm Nưa) trong bối cảnh địch đang dùng mọi lực lương, mọi phương tiện bao vây, lùng sục, chặn đường, nhảy dù mai phục... cũng là một hành trình đầy gian lao, thử thách hiểm nghèo có thể xảy ra ở bất cứ đoạn đường hành quân nào. Phải mất 4 tháng trời sau khi thoát khỏi trại giam, hành quân xuyên qua 4 tỉnh (Viên Chăn, Luông Pha Băng, Phông Saly, Sầm Nưa) đoàn vượt ngục mời về đến đích cuối cùng.


Trong đoàn hành quân này có đồng chí Trương Văn Quý - tổ phó và đồng chí Nguyễn Văn Vinh - báo vụ viên vô tuyến điện trong Tổ công tác đặc biệt Việt Nam đi tháp tùng, phục vụ đoàn giữ liên lạc với Trung ương Đảng Nhân dân Lào và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Việt Nam. Trên đường hành quân, đoàn được Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham mưu Việt Nam hàng ngày thông báo tình hình bố trí lực lượng các cứ điểm địch và các cuộc hành quân lớn nhỏ của địch ở đoạn đường đoàn sẽ đi qua để cho đoàn né tránh, đi vòng và có biện pháp đối phó, khắc phục. Khi đoàn về đến biên giới Mường Thanh (cửa khẩu Long Nhai), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chuyên cơ của Người và cử đồng chí Nguyễn Khang lên Điện Biên Phủ cùng đồng chí Chu Huy Mân đi đón đoàn. Hồi đó đồng chí Chu Huy Mân đang là Thiếu tướng, Chính ủy Quân khu Tây Bắc. Đồng chí đã ghi lại lời kể của Chủ tịch Xuphanuvông về cuộc vượt ngục Phôn Khênh trong quyển hồi ký "Thời sôi động" của mình.


Lời kể của Chủ tịch Xuphanuvông dưới đây sẽ là minh chứng sống động nhất của cuộc vượt ngục lich sử này.

"... Đầu tháng 9 năm 1960 anh Nguyễn Khang - Ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, nguyên Bí thư Ban cán sự miền Tây từ Hà Nội lên Tây Bắc truyền đạt chỉ thị của Trung ương, tôi và anh cùng đi vào Điện Biên Phủ đón Hoàng thân Xuphanuvông. Chúng tôi vội lên xe chạy thẳng đến bản Long Nhai. Khó tả hết niềm vui và xúc động khi chúng tôi gặp Hoàng thân Xuphanuvông. Chiều hôm ấy và cả trong bữa cơm thân mật, chúng tôi được nghe Hoàng thân kể tỉ mỉ cuộc vượt ngục lịch sử của ông. Hoàng thân Xuphanuvông chậm rãi nói:


Ngay khi mới bị đưa vàọ trại giam, chúng tôi đã nghĩ ngay đến việc phải tìm cách thoát trở về lãnh đạo phong trào. Nhưng quan sát trại bốn bề tường kín, ba lượt rào cao, lại bị vây giữa một trại hiến binh và nhà ở của sĩ quan, nên muốn vượt khỏi trại giam sẽ phải tiến hành một cuộc chuẩn bị kiên trì, gian khổ và hết sức thận trọng mới có hy vọng. Chúng nhốt anh em chúng tôi mỗi người ở một buồng riêng, ngày đêm khóa cửa. Việc tiếp xúc với bên ngoài và sự liên lạc với nhau ở trong trại cũng bị cắt đứt. Chúng tôi sống trong cảnh hoàn toàn bị bưng bít, không có báo, không được tin tức từ bên ngoài, nên rất khó định đoạt hành động của mình.


Ngừng một lát, vẫn giọng trầm trầm chậm rãi, Hoàng thân kể tiếp:

Đã hơn một tháng, bọn địch như cảm nhận mọi việc đã ổn nên chúng rút cảnh sát, chỉ để lại hiến binh canh gác trại. Những người hiến binh lạnh lùng trước đây, nay qua thái độ của họ chúng tôi biết họ đã bắt đầu tỏ lòng thương cảm. Họ không dám chuyện trò nhưng vẻ mặt, cử chỉ mỗi lần ra vào mở cửa đã nói lên tấm lòng của họ. Thế là tôi chợt nảy ý định sẽ tìm cách giác ngộ những người hiến binh này. Những lúc chỉ có một hai người ở cửa buồng giam, tôi dần dà hỏi han chuyện trò khi một câu, khi vài câu với họ. Cứ thế thành quen, chúng tôi đã tìm thấy nhiều người tốt trong số hiến binh kia để tuyên truyền giác ngộ lòng yêu nước cho họ. Một số hiến binh đã từng ở chùa, dần dần bộc lộ sự thương xót vì kính trọng tôi và anh em cán bộ Pathét Lào. Có người bí mật giúp chúng tôi những đồ dùng thiết yếu. Chúng tôi bắt đầu liên lạc được với nhau và phân công bí mật giáo dục riêng từng người. Những người hiến binh được giác ngộ càng ngày càng quý mến chúng tôi. Sau 3 tháng, giám thị bắt đầu nới lỏng, một ngày cho chúng tôi ra ngoài ít giờ để lao động, tôi và anh em của ta đã cuốc đất trồng rau, biến mảnh đất nhỏ thành mảnh vườn xinh xắn. Một số anh em hiến binh đã tự kiếm những giống rau ngon, hoa đẹp về cho chúng tôi trồng. Đến khi thấy rau xanh tốt, hoa nở thắm tươi anh em hiến binh rất khâm phục những người trong Mặt trận Lào yêu nước. Một số hiến binh giác ngộ nhất bắt đầu giúp chúng tôi từ tiếp tế thực phẩm, đồ dùng, liên lạc với gia đình ở Viên Chăn để lấy tin tức hàng ngày. Vòng vây bưng bít của bọn tay sai bị phá tan dần. Chúng tôi đã biết được tình hình tiểu đoàn 2 Pathét Lào vượt vòng vây quân thù trở về căn cứ. Chúng tôi đã nghe tin tức kịp thời ở trong nước và cả những tin quan trọng trên thế giới.


Hơn một trăm hiến binh canh gác, chúng tôi đã giác ngộ được trên 40 người. Trong đó chúng tôi chọn một số trung kiên nhất, tổ chức họ thành từng nhóm bí mật với nhau tuyên truyền kỹ hơn.


Trước tinh thần giác ngộ của binh sĩ, chúng tôi tin tưởng và vạch kế hoạch vượt ngục. Chúng tôi tìm được 8 người giác ngộ và kiên quyết nhất để giao nhiệm vụ chuẩn bị vượt ngục, trong đó có hai anh em cai xếp U Đon và Chănthavi. Tôi nói anh Nủhắc làm kế hoạch cụ thể cho chuyến đi lịch sử sắp tới. Hai anh em U Đon và Chănthavi được bố trí bí mật liên lạc với cán bộ Neo Lào Hắc Xạt đang hoạt động ở Viên Chăn để tổ chức đón chúng tôi về căn cứ Pathét Lào gần nhất. Chănthavi còn được giao liên lạc với 4 nhà sư ở một ngôi chùa gần đó làm tổ dẫn đường trong chặng đầu từ Viên Chăn ra.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2021, 08:59:25 pm »

Dừng một lát, uống ngụm nước chè, Hoàng thân kể tiếp:

Vấn đề khó khăn nhất là làm sao cho 8 người được lựa chọn kia cùng gác vào một phiên với nhau, vì các lượt gác không thể chủ động bố trí nên cứ có người này lại thiếu người khác. Đáng khen cho anh Nủhắc rất khéo bày kế để họ bố trí sắp xếp đúng như kế hoạch. Cơ hội tốt đã đến!


Tối ngày 23 rạng ngày 24 tháng 5 năm 1960, 5 người trong số 8 anh em trung kiên cùng gác một phiên. Còn 3 người nữa cuối cùng cũng vận động gác thay cho những hiến binh khác.


Việc chuẩn bị đủ số quân phục hiến binh cần thiết và bảng tay tuần tra đóng giả hiến binh đi tuần tra cũng được anh Nủhắc giao cho hai anh em U Đon chuẩn bị đầy đủ trong ngày 23 tháng 5. Thực phẩm lương khô và nilông cũng được hai anh em U Đon chuẩn bị kỹ càng.


Ba giờ chiều ngày 23 tháng 5, tôi được tin bên ngoài cho biết đã bố trí xong người liên lạc và đón ở các địa điểm quy định. Ngay chập tối, một cán bộ liên lạc1 (Tức đồng chí Xiêng Xổm) từ bên ngoài cử tới được anh em hiến binh bí mật đưa vào nằm sẵn trong trại giam.


Tám giờ tối, tôi nói anh Nủhắc phổ biến kế hoạch cụ thể về việc lên đường, và lúc này 8 hiến binh kia mới biết quyết định vượt ngục của chúng tôi. Cả 8 anh em tuy đột ngột biết tin, nhưng đều tỏ ra sung sướng sẵn sàng ủng hộ kế hoạch của đoàn.


12 giờ kém 5 phút, một trinh sát báo cáo đã có thể đi được. Kế hoạch được nhắc lại một lần nữa, tôi và mọi người đã cải trang thành những hiến binh. Sau khi kiểm tra lại thêm một lần nữa, tôi cho lệnh lên đường. Thế là một đội hiến binh tuần tra gồm 25 người đi hàng một hồi hộp và náo nức tiến ra phía đường cái. Đèn pha vẫn sáng, các cửa trại giam mở ra rồi được khóa lại như thường lệ. Xung quanh vắng lặng, binh sĩ và sĩ quan đều đã ngủ say. Mấy người lính thiết giáp gác giờ này cũng chẳng thèm chú ý đến đội "hiến binh tuần tra” đang lộp cộp đi ngang qua.


Sang khỏi cầu Phôn Khênh, cả đoàn rẽ vào rừng chờ người dẫn đường. Một lát sau, thấy có tiếng người xì xào và loáng ánh đèn pin, chúng tôi hơi chột dạ. Tiếng Chănthavi rõ dần, chúng tôi lên tiếng nhận nhau. Từ đây cả đoàn gồm 30 người, chia thành 3 nhóm do đồng chí Xiêng Xổm dẫn theo con đường bí mật được chuẩn bị sẵn trong rừng. Trời tối mù mịt, không ai nhìn thấy ai. Đến một chỗ hơi trống trải tôi cứ theo hướng phía trước mà đi. Bỗng tôi giật mình, sao lại vắng vẻ thế này. Định thần một lúc, biết mình đã bị lạc. Do đã lường trước tình huống khi bị lạc trong đêm tối, hãy đứng im một chỗ sẽ có người tìm đến, vài chục phút sau anh em tìm thấy tôi. Mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm, đều vui mừng, chúng tôi tiếp tục lên đường.


Càng về khuya, tôi càng cảm thấy chân tay rã rời. Có lẽ tuổi đã cao, lại bị giảm cân do nhiều ngày trong gian khổ thiếu thốn, tôi cảm thấy đuối sức, hơn nữa chân đã bắt đầu sưng, bật máu nên ngã nhiều lần.


Anh em ái ngại. Nhưng vì tôi mà hỏng việc lớn sao đành, cách mạng Lào đang cần chúng tôi trở về, nghĩ đến lúc về căn cứ gặp lại đồng chí, đồng bào tôi như được tiếp sức mạnh. Thế là tôi cắn răng đứng dậy, vịn vào người khỏe hơn mà bước.


Khoảng 4 giờ sáng, chúng tôi đã đến gần đường số 13 phía bắc Viên Chăn. Ở đây đã có một trung đội Pathét Lào chờ sẵn, họ vui mừng tiếp tục đưa chúng tôi về căn cứ an toàn.


Tôi và anh Nguyễn Khang ngồi nghe Hoàng thân Xuphanuvông kể về những ngày không thể nào quên đối với ông. Tôi càng trân trọng tinh thần yêu nước của Hoàng thân, đã xem thường nguy hiểm gian nan đi làm cách mạng. Hoàng thân nhắc lại nhiều lần tinh thần và tình cảm của nhân dân các bộ tộc Lào đã dành cho ông và những nhà lãnh đạo Pathét Lào trong những ngày bị giam cầm, đặc biệt là sau khi ra khỏi nhà tù băng rừng về căn cứ đã được người dân chở che, nuôi nấng.


Chúng tôi cảm nhận được, qua thử thách tôi luyện, Hoàng thân Xuphanuvông cũng như các nhà lãnh đạo Neo Lào Hắc Xạt lớn lên với tầm vóc cao hơn nhiều. Những nhà lãnh đạo Pathét Lào thực sự là niềm tự hào, là hy vọng và chỗ dựa tinh thần cho nhân dân các bộ tộc Lào và cách mạng Lào. Trong bữa cơm chan hòa niềm vui hiếm có của tinh thần quốc tế và tình hữu nghị Việt - Lào, Hoàng thân Xuphanuvông mấy lần xúc động nhắc đến công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Lào, Hoàng thân cho biết trong lúc bị giam cầm trong nhà lao, hình ảnh thân thương của Bác đã giúp ông và các nhà lãnh đạo Neo Lào Hắc Xạt thêm sức mạnh để chiến đấu. Lần này về Hà Nội thế nào Hoàng thân cũng xin được gặp Bác để thăm và chúc sức khỏe Người.

Sáng hôm sau, Hoàng thân Xuphanuvông và anh Nguyễn Khang lên máy bay về Hà Nội, tôi trở lại Thuận Châu”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2021, 07:25:20 pm »

DANH SÁCH CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁN BỘ MẶT TRẬN LÀO YÊU NƯỚC BỊ BẮT GIAM Ở TRẠI PHÔN KHÊNH - VIÊN CHĂN
(Từ 26-7-1959 đến 24-5-1960)

Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2021, 07:26:24 pm »

NHIỆM VỤ ĐẶC BIỆT


1. Nhận nhiệm vụ

Sau khi Chính phủ hòa hợp dân tộc Lào (lần thứ nhất) được thành lập tháng 11 năm 1957, Ban cán sự Đảng bộ miền Tây giải thể. Tôi được thuyên chuyển về Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham mưu tháng 5 năm 1958. Qua một lớp "vỡ lòng" 3 tháng về nghiệp vụ, tôi được cử đi học lý luận Mác - Lênin ở trường Nguyễn Ái Quốc, một vinh dự to lớn và là mơ ước của nhiều cán bộ thời đó - nhưng vừa mới kết thúc học kỳ đầu tiên thì bỗng nhiên một hôm, sau bài giảng buổi sáng của giáo sư Liên Xô, tôi được Ban Giám hiệu gọi lên văn phòng và trao cho giấy triệu tập của Bộ Tổng Tham mưu yêu cầu tôi trở về ngay để nhận nhiệm vụ mới. Chiếc xe com-măng-ca đã chờ sẵn và đưa tôi về gặp đồng chí Cục trưởng Trần Hiệu. Lúc này tình hình ở Viên Chăn, phong trào ủng hộ mặt trận Lào yêu nước (Neo Lào Hắc Xạt) đang bị khủng bố nặng. Nhóm phản động cực hữu đưa Phủi Sananikon lên làm thủ tướng, xóa bỏ chính phủ liên hiệp, xóa bỏ Hiệp định Gidnevơ 1954 về Lào, đình bản báo Lào yêu nước, bao vây đòi tước vũ khí 2 tiểu đoàn Pathét Lào vào hòa hợp dân tộc, mở chiến dịch khủng bố bắt bớ cán bộ và cơ sở Neo Lào Hắc Xạt trên toàn quốc. Nghiêm trọng nhất là chúng đã bắt giam Hoàng thân Xuphanuvông cùng 15 cán bộ Neo Lào Hắc Xạt trong đó có 7 nghị sĩ Quốc hội đương chức, 8 ủy viên Trung ương Neo Lào Hắc Xạt.


Đại diện Neo Lào Hắc Xạt của tỉnh Viên Chăn bị địch bắt cóc đem ra rừng giết hại, liên lạc giữa cơ quan lãnh đạo từ tỉnh lên Trung ương bị gián đoạn, điện đài vô tuyến điện bị địch lùng sục phải đem ra rừng, bị hỏng do ẩm ướt.


Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng Nhân dân Lào đã yêu cầu Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cử một số đồng chí có năng lực và thông thạo tỉnh Viên Chăn trước đây, khẩn trương bí mật trở lại Viên Chăn giúp bạn tổ chức cuộc giải thoát đồng chí Xuphanuvông và các đồng chí bị giam kết hợp với việc truyền đạt triển khai nghị quyết của Trung ương Đảng Nhân dân Lào chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh quân sự chính trị song song, quân sự là chủ yếu. Đáp ứng yêu cầu của Đảng bạn và chấp hành chỉ thị của Quân ủy Trung ương ta, tổ công tác đặc biệt phía Việt Nam được thành lập gồm 9 đồng chí cán bộ của Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham mưu - do tôi (Phan Dĩnh), nguyên ủy viên Ban cán sự Đảng bộ tỉnh Viên Chăn, làm tổ trưởng, đồng chí Trương Văn Quý làm tổ phó, đồng chí Nguyễn Ngôn phụ trách nhóm đặc công (bao gồm đồng chí Kiều Thanh Đăng, đồng chí Du và đồng chí Lầu). Đồng chí Trần Văn Điển lái xe, đồng chí Nguyễn Văn Vinh báo vụ vô tuyến điện, đồng chí Trần Thanh Khiết cơ yếu.


Sau khi đồng chí Trần Hiệu - Cục trưởng giao nhiệm vụ, tôi được giới thiệu sang CP31 để học tập quán triệt nghị quyết của Trung ương Đảng Nhân dân Lào về tình hình nhiệm vụ mới của cách mạng Lào, chuyển hướng từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh quân sự chính trị song song, quân sự là chủ yếu. Rồi bắt tay vào chuẩn bị, trước hết là làm kế hoạch để trình duyệt.


Thế là đã rõ, ở Lào, Mỹ và tay sai đã lật lọng. Lại đánh nhau nữa rồi. Tôi sẽ lại phải ra đi chưa kịp cảm nhận cuộc sống thanh bình giữa lòng Hà Nội đang khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh... Lại sẽ vượt Trường Sơn, vượt sông Mê Kông, lại trèo đèo lội suối, lại rừng thẳm núi dày, lại chui lủi qua bao đồn địch, bao vùng đất do đối phương kiểm soát, lại ăn măng rừng uống nước suối, ngủ trên võng... nhưng hình như tôi không có thì giờ để nghĩ nhiều đến những gian khổ đó, phần vì tôi còn trai trẻ, lại đã quen lối sống bí mật, ở cơ sở địch hậu, ở rừng núi, mà phần lớn vì mải tập trung suy nghĩ về công tác sắp tới, về các tình huống, các phương án, các biện pháp để cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt này.


Chỉ trong một tuần, dưới sự hướng dẫn của đồng chí Trần Hiệu, tôi đã soạn thảo xong kế hoạch dựa trên hai tình huống lớn đối với các đồng chí bị bắt giam, một là địch còn giam lỏng tại gia đình, hai là địch đưa vào giam chặt trong nhà tù. Ở mỗi tình huống lớn lại giả định các khả năng cụ thể tùy theo quy chế giam giữ, tổ chức canh gác có nhiều hay ít sơ hở để vận dụng kết hợp các biện pháp, vận động tổ chức đưa ra bí mật bất ngờ dưới hình thức ngụy trang thích hợp hoặc dùng đặc công bịt mồm khóa tay lính gác, khống chế chúng để đưa các đồng chí bị giam ra khỏi nơi giam giữ. Dù tình huống nào, biện pháp nào thì cũng phải tổ chức nối được liên lạc trong ngoài, cũng phải chuẩn bị cơ sở ở nội thành và căn cứ ngoại thành để đưa các đồng chí bị giam thoát ra ẩn náu được nhanh chóng nhất, an toàn nhất...


Trên cơ sở các phương án đó, tôi đề nghị trang bị súng giảm thanh và thuốc mê cho các đồng chí đặc công sử dụng khi cần khống chế lính gác và đề nghị trong tổ có một đồng chí biết lái xe để khi cần dùng ô tô đưa các đồng chí thoát ra khỏi nội thành được nhanh chóng. Đồng chí Trần Hiệu trả lời: "Súng giảm thanh và lái xe thì có, còn thuốc mê thì không có, đồng chí nhờ cơ sở đến các hiệu thuốc hay bệnh viện ở Thái Lan hoặc ở Viên Chăn để mua ê te”.


Đồng chí lại bảo: "Anh viết lại tóm tắt kế hoạch này và chuẩn bị lên gặp anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) để báo cáo xin duyệt". Hôm sau xe com-măng-ca đưa tôi và đồng chí Trần Hiệu đến 30 Hoàng Diệu. Qua một khu vườn trống, chúng tôi bước vào một gian phòng rộng (cũng vẫn là phòng khách hiện nay của tòa nhà chính), tôi nhớ lúc đó còn trống và rộng lắm vì chỉ có mỗi một bộ sa lông. Chúng tôi chưa kịp ngồi, Đại tướng đã từ bên trong bước ra, mặc sơ mi trắng, khoác ngoài là một chiếc áo đại cán, nét mặt nghiêm nghị, đôi mắt sáng quắc, cười hiền hậu: "Tôi mới đi họp về, tình hình khẩn trương lắm. Các đồng chí báo cáo đi”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2021, 07:27:02 pm »

Sau khi nghe tôi trình bày kế hoạch, Đại tướng hỏi ngay: "Đồng chí Dĩnh đã ở địch hậu bao giờ chưa?". - "Tôi đã ở địch hậu Viên Chăn 8 năm, mới về nước đầu năm ngoái ạ". Đại tướng vừa gật gù, vừa nghiêm mặt nói: "Thế mà đồng chí lại vạch kế hoạch ra giấy thế này? Ở địch hậu thì phải có thói quen không được ghi chép bất cứ công việc gì dù là một mẩu giấy nhỏ". Đồng chí Trần Hiệu "đỡ đòn" cho tôi ngay: "Vì lần đầu tiên đồng chí Dĩnh gặp thủ trưởng để báo cáo nên tôi bảo đồng chí ấy viết gạch đầu dòng để báo cáo cho gọn và khỏi thiếu sót đấy ạ". Đại tướng nói: "Vậy cho tôi xin lại bản kế hoạch này và đốt ngay tại đây nhé. Các đồng chí đừng tưởng rằng ở đất Hà Nội này mà không có Phòng nhì và Intelligence Service. Đồng chí Dĩnh đi chuyến này cần nhớ giữ bí mật được là thắng lợi một nửa rồi đấy. Đồng chí đi không được mang giấy tờ, tài liệu, không được ghi chép công việc trên giấy". Đại tướng cầm 2 trang giấy của tôi đưa, đọc chăm chú rồi bỗng dừng lại: "Kế hoạch nghi binh sau khi đưa ra khỏi nội thành như thế này chưa được. Đưa ra hướng tây mà nghi binh hướng đông, nếu tôi là địch, tôi sẽ tập trung truy lùng ở hướng ngược lại đấy. Vậy thì một là không nghi binh gì hết, hai là nghi binh 3, 4 hướng một lúc, bằng nhiều hình thức khác nhau: khi đưa ra khỏi nơi giam giữ phải xóa mọi dấu vết và tìm mọi cách buộc địch phán đoán lung tung, tiêu phí mất nhiều thời gian lùng sục vô ích để ta có thời gian đưa các đồng chí tới căn cứ an toàn". Đại tướng nói tiếp: "Kế hoạch thế này đại thể là được rồi - anh Hiệu bố trí cho đồng chí Dĩnh đi biên giới Mường Xén ngay để báo cáo anh Bảy xin duyệt, đồng chí Dĩnh còn băn khoăn điều gì không?".


Tôi nói: "Có một tình huống tôi chưa báo cáo trên giấy là tình huống giả thiết các đồng chí bị giam không nhất trí trốn ra thì chúng tôi làm thế nào?" (đây là câu tôi đã hỏi đồng chí Trần Hiệu trong quá trình bàn bạc kế hoạch mà chưa được trả lời).


Đại tướng trả lời ngay: "Thì thôi, các đồng chí không phải làm gì nữa và rút về, coi như đã hoàn thành nhiệm vụ". Ngừng một lát đồng chí nói tiếp với vẻ mặt hết sức nghiêm túc: "Tôi nhắc lại: mọi chủ trương, phương án, kế hoạch giải thoát như thế nào đều do Đảng bạn quyết định, tình hình có thể thay đổi khi các đồng chí vào đến Viên Chăn, vì vậy đưa ra theo phương án nào, có đưa ra hay không cũng do lãnh đạo bạn quyết định. Đây là công việc hệ trọng liên quan đến vận mệnh dân tộc quốc gia của bạn".


Tôi ra xe hết sức phấn chấn về những lời nói của Đại tướng. Những ý kiến ấy đã cởi mở cho tôi điều lo lắng nhất trước khi lên đường, Đại tướng không biết rằng những câu nói đó chẳng những đã theo tôi trong suốt hành trình đi làm nhiệm vụ đặc biệt này mà còn trở thành cẩm nang của tôi trong chiến đấu và công tác trên đất bạn Lào với tư cách là anh bộ đội Cụ Hồ suốt hơn nửa thế kỷ qua.


Cho đến bây giờ nhớ lại, tôi càng thấm thía những lời nói đó chính là sự cụ thể hóa sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh: "Cách mạng Lào do người Lào làm lấy - giúp bạn là tự giúp mình, giúp bạn là nhiệm vụ quốc tế cao cả".


Tờ mờ sáng ngàỵ hôm sau xe com-măng-ca lại đưa tôi từ Hà Nội vào Nghệ An, qua Mường Xén sang căn cứ nước bạn để báo cáo và nhận chỉ thị của anh Bảy (bí danh của đồng chí Cayxỏn Phômvihản) lúc đó đang cùng anh Tám (bí danh của đồng chí Khămtày Siphănđon) có mặt ở đây để tiếp đón tiểu đoàn 2 Pathét Lào vừa mới thoát vây từ Cánh đồng Chum về đến căn cứ.


Đồng chí Tổng Bí thư của Đảng Nhân dân Lào đã nghe kỹ báo cáo kế hoạch của tôi và những ý kiến chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đồng chí hỏi thêm tôi chi tiết đường đi, thời gian đi đường..! Tôi báo cáo rành rọt: "Tổ chúng tôi chia 2 đường. Tôi đi trước vào Ròn (Quảng Bình), vượt Trường Sơn qua đất Mahaxay (tỉnh Khăm Muộn của Lào) vượt Mê Kông sang đất Thái đi ô tô trong nội địa rồi thuê ca nô sang nội thành Viên Chăn. Dự kiến đi nhanh nhất cũng mất 15 ngày: tôi phải khẩn trương vào nội thành trước để móc nối liên lạc với các cơ sở bí mật nắm tình hình giam giữ các đồng chí bị bắt, sau đó mới ra căn cứ Loong Tòn, đến điểm hẹn tập kết của tổ công tác đặc biệt chúng tôi, cũng là nơi chúng tôi sẽ tỏa đi tìm các đồng chí Tỉnh ủy Viên Chăn ở vùng căn cứ kháng chiến cũ này - còn bộ phận thứ 2 do tổ phó Trương Văn Quý và nhóm anh em trinh sát đặc công mang theo điện đài và vũ khí nhẹ hành quân theo đường Mường Xén qua đất Xiêng Khoảng và Borikhâmxay đi ngược lên Năm Nghiệp, Năm Săn, Năm Lịch, vượt đường 13 sang Mường Phương, Loong Tòn. Vì đi giữa mùa mưa, đi nhanh nhất cũng mất 30 ngày".


Nghe tôi báo cáo xong, anh Bảy nói: "Tôi hoàn toàn đồng ý với kế hoạch dự kiến của đồng chí và các ý kiến của anh Văn. Đồng chí Dĩnh đi tôi rất tin tưởng và yên tâm vì đồng chí là tỉnh ủy viên cũ của Đảng bộ Viên Chăn đã thông thạo đường đi lối lại, đã quen biết các cơ sở ở nội, ngoại thành. Đồng chí Xuphanuvông cũng đã biết đồng chí thời kỳ ở Na Mèo. Đồng chí khẩn trương sang bên ấy càng sớm càng tốt, sang đến nơi điện về ngay, tôi sẽ trực tiếp chỉ đạo việc này; cố gắng tìm được đồng chí Salyvông Khămsao (Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Lào) nghe nói cũng đã từ nội thành chạy ra vùng Loong Tòn, đang ở cùng đồng chí Thit Muôn và đồng chí Chan Mi (là 2 đồng chí ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Lào, quê gốc ở Loong Tòn).


Ngừng một lát, đồng chí nhấn mạnh với giọng nói đanh thép: "Mỹ và tay sai đã lật lọng xé bỏ Hiệp định Giơnevơ 1954 về Lào, đã phá hoại chính phủ liên hiệp và chính sách hòa bình trung lập hòa hợp dân tộc của Lào - cách mạng Lào đang ở thế "ngàn cân treo sợi tóc", phải gắn chặt việc giải thoát các đồng chí lãnh đạo bị giam giữ với việc triển khai nghị quyết chuyển hướng chiến lược phát động trở lại chiến tranh du kích song song với đấu tranh chính trị trên toàn quốc Lào, có chuyển hướng như vậy mới phục hồi và duy trì được cơ sở quần chúng yêu nước và phong trào đấu tranh của nhân dân, có phong trào đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị của nhân dân mới có điều kiện để giải thoát các đồng chí bị bắt giam được".


Huấn thị của đồng chí Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Lào đã trở thành điều tâm niệm của tôi trong suốt hành trình đi làm nhiệm vụ đặc biệt đột xuất này. Đó là tư tưởng chỉ đạo, là phương châm hành động trong bất kỳ công tác nào của tôi và của mọi cán bộ, bộ đội Cụ Hồ sang Lào làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn, cũng đều phải "lấy dân làm gốc”, đều phải dựa vào dân, xây dựng cơ sở nhân dân yêu nước và phong trào đấu tranh của nhân dân chống đế quốc xâm lược và tay sai, kể cả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này.


Thế là tôi lại vượt Trường Sơn vào một ngày đầu tháng 6 năm 1959, tiếp tục đi trên con đường "giúp bạn là tự giúp mình" mà lúc đó tôi không thể ngờ rằng con đường đầy gian nan này đã kéo dài suốt cả cuộc đời công tác của tôi.


Cuộc giải thoát 16 nhà lãnh đạo và cán bộ Neo Lào Hắc Xạt ra khỏi trại giam Phôn Khênh - Viên Chăn đã thành công tốt đẹp vào đêm 23 rạng ngày 24 tháng 5 năm 1960, trở thành kỳ tích có một không hai mà hàng chục năm sau đối phương vẫn không hiểu được đoàn tù nhân lớn như thế, quan trọng như thế đã thoát ra bằng cách nào, theo con đường nào mà chúng huy động bao nhiêu lực lượng để truy lùng, lục soát, kể cả sử dụng quân nhảy dù vây chặn các hướng trong nhiều tháng trời mà vẫn không tìm ra.


Chúng không biết được, không tìm ra được vì chúng không hiểu được các lãnh tụ Mặt trận Lào yêu nước dù ở trong hay ở ngoài ngục tù đều đã hết lòng phục vụ nhân dân, đã ẩn náu trong lòng dân, đi con đường của nhân dân, được nhân dân đùm bọc: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2021, 07:27:56 pm »

2. Hành quân bí mật đến mục tiêu

Theo kế hoạch đã dự kiến, xe com-măng-ca đưa tôi vào Ròn (Quảng Bình). Đường giây A25 của Trung ương đưa tôi vượt Trường Sơn sang đất Lào thuộc tỉnh Khăm Muộn. Chúng tôi không "xẻ dọc" Trường Sơn mà là "xuyên ngang" Trường Sơn - không phải là vượt qua một ngọn núi mà là các dãy núi trùng điệp, lớp lớp, hết ngọn thấp đến ngọn cao và ngược lại, hết dòng suối này đến mỏm thác kia, hết rừng rậm đến rừng thưa, hết nương rẫy này đến cánh đồng khác, có lúc ngày đi đêm nghỉ, có lúc ngày nghỉ đêm đi và ngủ trên võng, vẫn là vai mang ba lô, lưng đeo bao gạo và ống muối, vẫn là gối mỏi, chân chồn; mỗi chặng dừng chân nghỉ là có thể ngủ thiếp ngay trên thảm lá rừng hay trên phiến đá giữa lòng suối rộng. Cứ như vậy tôi đã đến địa điểm đã định là một ngôi làng bên bờ sông Mê Kông ở phía nam Thakhek đối diện với đất của Thái Lan. Mọi hành trang đi rừng đã được bở lại. Tôi mặc một bộ đồ cộc màu chàm, lưng quấn chiếc phá phe (khăn rằn) và vượt sông Mê Kông trên một con thuyền của dân đánh cá trên sông lúc 9 giờ đêm. Tất cả trong bóng tối, tất cả trong im lặng và mọi việc đều phải rất nhanh chóng. Không có chào hỏi, không có bắt tay tạm biệt - anh em giao liên bàn giao tôi cho một cơ sở Việt kiều rồi quay thuyền trở về bờ Lào ngay tức khắc. Thế là vượt Trường Sơn, vượt Mê Kông an toàn và nhanh chóng hơn dự kiến, trù tính mất 10 ngày mà chỉ đi có 7 ngày. Đêm hôm đó, tôi đã được gặp đồng chí Lê Văn Đại, lãnh đạo Việt kiều toàn Thái (lúc đó anh Đại là Bí thư Đặc ủy Việt kiều). Các đồng chí lãnh đạo Việt kiều cũ đều quen biết tôi, thậm chí rất thân thiết, từ thời tôi còn làm phó bí thư khu ủy Việt kiều U Đon (1949-1950) và đều biết tôi bấy lâu là tỉnh ủy viên tỉnh Viên Chăn công tác ở Lào. Các đồng chí thấy tôi đều mừng rỡ và chỉ biết tôi trở lại Lào tiếp tục nhiệm vụ cũ, chứ không biết gì về nhiệm vụ đặc biệt lần này. Mặc dù lúc này chính quyền quân phiệt Thái Lan vẫn đang khủng bố Việt kiều, các cán bộ lãnh đạo của Việt kiều đều phải sống bí mật chui lủi, nhưng gặp tôi các đồng chí mừng rỡ và đều hết sức giúp đỡ; thông báo tình hình, hướng dẫn đường đi lối lại, giới thiệu cơ sở chỗ dựa để đi lậi, lo lót làm giấy tờ tùy thân, v.v... Mặc dù xa đất Thái đã lâu, nhưng sinh hoạt, lối sống, phong tục, đường sá ở đây tôi vốn thông thạo từ trước và vẫn chưa khác trước là mấy. Hôm sau, tôi mặc áo kẻ sọc, quần ka ki cũ, đóng vai một thanh niên Thái đi thăm bà con và tìm việc làm, đón xe khách ở dọc đường cuối thị xã, đi qua tỉnh Sakôn Nakhon rồi đến U Đon vào ngủ tại nhà cơ sở cũ là nhà ông Cu Mộc, hôm sau đi tàu hỏa ra Nỏng Khai rồi đi thuyền máy ngược lên Tha Bo. Thời tôi còn làm tỉnh ủy viên (1955-1957) Tỉnh ủy Viên Chăn cũ đã bố trí một trạm liên lạc tại đây - đó là nhà bà Lan. Bà làm giá đậu, bán ở chợ. Giao liên của Tỉnh ủy Viên Chăn là bà mẹ Phăn ở Đông Na Sộc và mẹ Uđôm cùng với con gái là Nang Thoong ở Noỏng Xạ đã được đưa sang giới thiệu với bà Lan và qua lại với nhau nhiều năm nay. Mỗi khi có việc, một trong ba người nói trên lại từ Viên Chăn sang Tha Bo đóng vai như mọi người buôn bán qua lại sông Mê Kông hàng ngày. Bà Lan cho tôi biết đã lâu rồi, nhất là từ sau tổng tuyển cử ở Lào đến nay đã hơn 1 năm không thấy các bà Lào sang. Tình hình hiện nay ở Viên Chăn địch đang khủng bố Neo Lào Hắc Xạt, bắt bớ rất nhiều. Tôi nhờ bà Lan liên lạc với anh Phước phụ trách trạm giao liên này. Được tin tôi sang anh đã đến gặp tôi ngay, theo yêu cầu của tôi, đưa tôi lên huyện Xixiêng Mạy đối diện với thành phố Viên Chăn và giới thiệu cho tôi gặp chị Nụ bí thư chi bộ ở địa phương và em gái là Lý Thị Sửu giao thông viên cùng trạm. Hai người đã biết tôi và cùng tôi hoạt động ở cơ sở Hội Việt kiều cứu quốc từ hồi còn cùng ở U Đon (1946-1950). Các chị biết tôi công tác ở Lào nhưng không biết tôi làm gì. Tôi về ở nhà anh Sinh, một gia đình Thiên Chúa giáo, sống bằng nghề làm vườn trồng rau ở Đon Cò - là một xóm Việt kiều trồng rau ở cách xa thị trấn hơn 2km. Tôi đóng vai một người em họ của chị Sinh từ Khorat (Thái Lan) ra thăm anh chị và tá túc ít lâu để kiếm việc làm.


Thế là mới chỉ cách đây hơn 10 ngày tôi còn ở Ròn trên đất Việt Nam mà hôm nay đã đứng ở ven sông Mê Kông huyện lỵ biên giới Thái - Lào để nhìn sang thành phố Viên Chăn sáng rực ánh đèn. Vượt núi, vượt sông qua hai lần biên giới đã diễn ra nhanh hơn tính toán ban đầu. Tôi vừa mừng thầm và tăng thêm tin tưởng vào các cơ sở cách mạng đã giúp đỡ tôi vẫn còn nguyên vẹn, vừa tự tin hơn vì đã vượt qua khó khăn bước đầu.


Tuy nhiên, nỗi mừng đó chỉ là chốc lát và tình hình liên lạc đã khó khăn hơn nhiều so với dự kiến. Tôi đã thông qua trạm giao liên của Tỉnh ủy Viên Chăn nhắn tin theo quy ước cũ cho mẹ Phăn sang Tha Bo gặp bà Lan, nhưng một tuần rồi không có hồi âm. Như thế là đường dây liên lạc với Tỉnh ủy Viên Chăn đã bị gián đoạn. Tôi không đợi được nữa và quyết định tự mình trực tiếp sang nội thành Viên Chăn để nắm tình hình và bắt liên lạc. Tôi trà trộn trong đám người Lào, người Thái, người Hoa buôn bán, chở hàng và đi giao dịch qua lại trên sông Mê Kông bằng ca nô và thuyền gắn máy. Tôi qua cửa khẩu 2 bên sông trình giấy đàng hoàng với dáng vẻ tự nhiên nên không ai chú ý. Sang đến Văttay tôi thuê taxi tọt nhanh vào thành phố. Sau khi kiểm tra không có "cái đuôi" nào theo, tôi tìm đến nhà cơ sở cũ của tỉnh ủy ở Hoong Khà tên là ông Phò Bốt làm thợ nể ở sân bay Văttay, con gái ông có chồng làm bếp cho Tây cũng đã biết tôi từ hồi tôi phụ trách công tác nội thành của tỉnh ủy, thỉnh thoảng từ căn cứ đột nhập vào thành phố, tôi vẫn lấy đây làm chỗ dựa. Chiều tối ông Phò Bốt đi làm về. Khỏi phải nói sau phút ngỡ ngàng ông và tôi gặp nhau đều mừng rỡ như thế nào. Tôi đã yêu cầu ông cho con gái đến nhà mẹ Phăn xem tình hình thế nào, sau đó ông sẽ về quê Na Nhang (ở phía bắc nội thành 22km - 1 làng hẻo lánh dựa vào chân núi Phu Phăng) là nguyên quán của ông Phò Bốt nơi trước đây tôi đã trực tiếp xây dựng cơ sở căn cứ đóng cơ quan lãnh đạo của tỉnh, phụ trách địa bàn đồng bằng Tulakhôm - Phôn Hông và nội thành Viên Chăn (1956-1957). Phò Bốt về quê cử người đi Loong Tòn tìm liên lạc với các tỉnh ủy viên cũ. Tôi tiếp tục ăn ở tại nhà Phò Bốt, để chờ liên lạc với tỉnh ủy, đồng thời tranh thủ đi tìm liên lạc với 4 đồng chí cơ sở của Cục Nghiên cứu để nắm tình hình - ngày ngày tôi ra khỏi nhà Phò Bốt, lúc thì ban ngày, lúc thì chập tối, hôm thì quần áo chỉnh tề, đầu bôi bri-ăng-tin bóng lộn, hôm thì mặc áo màu chăm, đi dép tông như một người thợ, có hôm đi bộ, có ngày đi xe đạp. Tôi đã nối được liên lạc với 2 đồng chí theo đúng quy ước. Trong đó đồng chí Long (bí danh là Biên) là đồng đội quen biết từ trước khi còn cùng ở Đoàn 83, nguyên là một giáo viên Việt kiều. Còn đồng chí Trinh là người Nam Bộ, một đại đội trưởng đã từng nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long, nay làm viên chức cho một hãng tư nhân. Còn 2 đồng chí nữa thì không còn ở Viên Chăn mà 1 đã rời đi ở Thakhek và 1 đã trở về Sài Gòn.


Việc nối liên lạc giữa 2 người của tổ chức trong vùng đối phương kiểm soát bao giờ cũng đòi hỏi rất công phu, cẩn trọng nên cũng mất rất nhiều thì giờ.

Nào là đi tìm nhà, tìm nơi làm việc, nào là đi lại nhận dạng, quan sát, nào là mai phục theo dõi xem các mối quan hệ có gì đáng nghi ngờ cảnh giác, xem thói quen và giờ giấc sinh hoạt để xác định địa điểm, thời gian gặp gõ hợp lý nhất, ít bị người khác chú ý và nhất là không bị mật thám nghi ngờ theo dõi. Sau khi nối được liên lạc tôi đã đến ở tại một mảnh vườn của đồng chí Long. Ở ngoại ô, vườn trồng ngô, khoai sắn, có một ngôi nhà sàn nhỏ ở giữa vườn nơi đồng chí Long thỉnh thoảng ra trồng trọt, trông nom vườn và nghỉ ngơi cùng bạn bè hoặc vợ con. Đồng chí có một xe ôtô Renault hạt mít (2 chỗ ngồi) để đi làm, đi vườn, và trang bị cho tôi 1 xe đạp để tôi tiện đi lại ra vào thành phố.


Còn đồng chí Trinh chưa đưa được vợ con ở Nam Bộ lên, vẫn sống độc thân dựa vào một gia đình Việt kiều yêu nước có con trai ở Hà Nội. Tôi đã làm việc với 2 đồng chí này nhiều buổi, tất nhiên ở địa điểm, thời gian khác nhau với tư cách là phái viên của cấp trên xuống chỉ đạo giao nhiệm vụ và nghe báo cáo của các đồng chí theo các yêu cầu điều tra. Quả thật nếu không có 2 đồng chí này thì tôi mù tịt. Làm sao biết được tình hình chính trị, quân sự tại chỗ, làm sao nhanh chóng nắm bắt được tình hình bắt bớ giam cầm khủng bố Neo Lào Hắc Xạt...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2021, 07:29:38 pm »

Chính lúc này - chính xác là ngày 26 tháng 7 năm 1959 phái hữu do Phủi Sananikon làm thủ tướng đã trắng trợn ra lệnh bắt giam Hoàng thân Xuphanuvông, các nhà lãnh đạo và một số cán bộ của Mặt trận Lào yêu nước Neo Lào Hắc Xạt tổng cộng 16 người.


Mọi người bình thường cứ tưởng là họ tống giam các vị vào nhà tù Săm Khê của thành phố, một nhà tù được xây dựng to nhất và kiên cố nhất nước Lào, có khu dành riêng cho tù chính trị. Nhưng không phải vậy, qua điều tra tìm hiểu của các đồng chí trên, họ đã giam các vị ở một nhà giam bí mật mới lập trong trại lính Phôn Khênh - nơi đóng trụ sở Bộ Tổng tư lệnh quân đội Vương quốc, vẫn ở trong nội thành nhưng cách trưng tâm khoảng 4km. Sở dĩ phải giữ bí mật nơi giam giữ vì họ biết uy tín của Hoàng thân Xuphanuvông và Neo Lào Hắc Xạt rất lớn, họ đề phòng quần chúng nhân dân biểu tình kéo đến nhà tù Săm Khê đòi thả các vị bị giam, v.v... Để thẩm định, xác minh và biết thêm về trại giam bí mật ở Phôn Khênh, tôi đã trà trộn trong đám dân chúng đi chợ, đi làm, đóng vai người đi vào các xóm làng ở mé bên kia cánh đồng phía sau trại lính này để thu mua nông thổ sản và gà vịt về bán. Thời đó trại lính Phôn Khênh chưa có tường xây bao quanh như bây giờ, cũng chưa có tòa nhà xây 4 tầng như hiện nay, chỉ có 3 dãy nhà sàn chạy dài là nơi làm việc, phía trước là 1 sân cỏ rất rộng, có bãi cỏ trồng cột cờ và có sân đá bóng. Xung quanh là hàng rào dây thép gai sơ sài. Phía sau là một số dãy nhà sàn thấp cho lính ở. Còn nhà giam chỉ là 1 dãy nhà tôn, ở một góc gần vườn chuối cách xa các dãy nhà sàn khoảng hơn 100m, tường bằng các tấm tôn ghép lại, mái cũng lợp tôn, chỉ có 1 cửa ra vào bịt tôn. Tôi đã vẽ ra trong óc một bản đồ của trại giam này, với tất cả chi tiết và đường đi lối lại cần thiết cho 1 cuộc tiềm nhập hay 1 cuộc tập kích hoặc 1 chuyến ra vào giả trang làm lính gác để thoát ngục, v.v...


Tôi sốt ruột đợi Phò Bốt cử người đi Loong Tòn trở về để tôi sớm ra căn cứ làm việc với tỉnh ủy - và ngày ấy đã đến. Giao liên của tỉnh ủy là mẹ Uđôm đã đến gặp tôi ở nhà Phò Bốt với thông tin của đồng chí Thit Muôn và đồng chí Chan Mi nhắn tôi và hẹn tôi ngày N tức là 5 ngày nữa sẽ có giao liên về Tha Bo đón tôi sang căn cứ Loong Tòn. Hôm sau tôi cấp tốc thuê thuyền gắn máy trở về Xixiêng Mạy trà trộn trong đám dân buôn và hành khách qua lại cửa khẩu. Tôi đã thực sự sốt ruột và lo lắng - nếu không tìm được, không bắt liên lạc được với tỉnh ủy thì lời Đại tướng vẫn còn vẳng bên tai: "Mọi việc do bạn quyết định" sẽ ra sao nếu không có tỉnh ủy bạn? Ta có tự làm không? và làm bằng cách nào? Bộ phận đồng chí tổ phó Trương Văn Quý đi sau, bây giờ đã đến đâu? Ở đâu?


Đúng lúc sốt ruột nhất thì đúng hẹn giao liên của Tỉnh ủy Viên Chăn đến: đó là Phò Pha và Phò Bua Sỉ mà tôi đã biết từ trước. Mừng rõ nhất là Phò Pha mang theo 1 thư ngắn viết bằng mực hóa chất trên một tờ giấy báo bọc xôi, thư của đồng chí Trương và Quý báo vừa mới đến bản Cụa ở Loong Tòn ngày hôm qua và đã gặp được đồng chí Thít Muôn và Chan Mi ở đó, anh em cùng đi đều bình yên mạnh khỏe và đang đợi tôi. Hôm sau tôi lại cải trang thành dân buôn đi tìm nông, lâm thổ sản, theo Phò Pha và Phò Bua xuống thuyền gắn máy đã thuê sẵn khi 2 người từ căn cứ ra sông Mê Kông đi xuôi xuống nay lại chạy ngược lên, đi bên bờ Thái đến "bến hẹn" thì nhanh chóng tạt sang bờ Lào ở giữa rừng cách nội thành Viên Chăn hơn 30km, thuyền cấp tốc đổ chúng tôi lên bờ rồi quay lại ngay. Lại trèo núi xuyên rừng đi theo đường voi đi, ngủ 1 đêm dọc đường, sẩm tối hôm sau chúng tôi đến căn cứ bản Cụa. Trong đêm tối mọi người mừng không tả được, ôm chầm lấy nhau, vui sướng nhất là tôi gặp đủ mặt đồng chí Saly Vôngkhămsao và các đồng chí Thit Muôn, Chan Mi, Thoongpen, Phò Tiêng. Bấy lâu lo chạy khủng bố mỗi người một túp lều, mỗi người một mảnh rẫy quanh vùng, nay nghe tin ông Phò Bốt từ Na Nhang về liên lạc báo tin tôi sang, các đồng chí đã tự động đi tìm nhau tụ họp ở nơi căn cứ đóng cơ quan cũ. Sau bữa cơm tối chúng tôi hẹn nhau hôm sau sẽ họp làm việc cả ngày. Tôi rẽ sang lán trại bộ phận đồng chí Trương Văn Quý ở cách lán trại của tỉnh ủy chừng 20m, có thể gọi và nghe tiếng gọi của nhau nhưng không nhìn thấy nhau vì rừng rậm lắm. Anh em đã báo cáo và kể chuyện cho tôi nghe cuộc hành quân đúng 1 tháng 7 ngày mới tới được Văngmạ để đi sang Loong Tòn và 3 ngày sau nhờ đường dây giữa các làng ở vùng căn cứ này báo tin nên đồng chí Chan Mi cử người đi đón anh em ở Văngmạ. Mặc dù không biết anh em sang làm gì, nhưng biết là anh em Việt Nam ở Hà Nội mới sang theo đường dây cũ của tỉnh ủy là cứ đi đón đã. Thế là các đồng chí đã đến căn cứ tỉnh ủy trước tôi 5 ngày, không sai lệch kế hoạch ban đầu là bao. Theo đồng chí Quý và anh em kể lại thì hành trình này gian khổ hơn nhiều so với hành trình của tôi. Tuy không "xẻ ngang Trường Sơn" nhưng là "xẻ dọc" các triền núi cao phía bắc tỉnh Viên Chăn và Bolikhăn, phải vượt qua nhiều sông suối giữa mùa mưa lũ trong đó có Năm Nghiệp, Năm Săn, Năm Ngừm và Năm Lịch, có đoạn qua đất Xiêng Khoảng phải tự tìm đường cắt rừng mà đi, sang đất Bolikhăn mới bắt liên lạc được với đường dây cũ của Tỉnh ủy Viên Chăn, từ đó có cơ sở du kích cũ ở từng làng dẫn đường đi xuyên rừng tránh xa đồn địch, anh em không đi qua làng mạc, chỉ có đường dây vào bắt liên lạc với cơ sở ở làng tiếp theo để bàn giao đi tiếp. Vì đường dây trong rừng lâu ngày không sử dụng tới, nhiều cây có vết chặt đánh dấu đường đi không còn, nên người địa phương dẫn đường nhiều khi vẫn bị lạc, mất nhiều thời gian lòng vòng và mất sức nhiều, đến được rìa làng, trời tối mịt, bụng đói lả vẫn phải ngồi đợi để giao liên vào làng tìm cơ sở và tìm đồ ăn tiếp tế. Đồng chí Quý người to cao trông khỏe thế mà gần đến Văngmạ còn bị lên cơn sốt rét. Anh em phải cho nằm võng và thay nhau cáng đi. Còn đồng chí Vinh thì một mình đeo trên lưng bộ điện đài nặng hơn chục cân, kiên quyết không cho người khác vác giúp, sợ anh em vấp ngã làm hỏng đài. Vậy mà cứ dừng ở chặng nghỉ nào là lập tức lên đài làm việc ngay. Trung tâm ở nhà trực liên lạc với đài này liên tục 24 giờ, ở nhà thường xuyên thông báo tình hình địch ở dọc đường cho đoàn đi đề phòng và đối phó. Anh em đặc công thì ngoài mang vác vũ khí và đảm nhiệm mang bộ Ragônô1 (Ragônô: Máy phát điện quay tay, trang bị của quân đội Mỹ), mỗi chặng dừng chân lại thay nhau quay máy để phát điện cho đồng chí Vinh làm việc. Nhìn anh em tuy đã được nghỉ ngơi mấy ngày nhưng vẫn còn phờ phạc, hốc hác vì hành quân liên tục hơn một tháng trời trên rừng, trên núi, qua sông qua suối, ai nấy đôi mắt sâu hoắm nhưng ánh mắt đều tinh nhanh, phấn khởi vì đã đi đến đích an toàn và bí mật.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM