Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 05:27:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử khai phá và bảo vệ chủ quyền vùng đất Châu Đốc thời Nguyễn  (Đọc 3779 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2021, 06:34:56 pm »

- Thiên Chúa giáo

Kể từ năm Nhâm Thìn (1532) khi vị Thừa sai đầu tiên đến Việt Nam được sử sách nói đến, đó là giáo sĩ Inikhu đi đường biển vào giảng đạo Công giáo tại làng Ninh Cường và Trà Lũ (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay), thì Thiên Chúa giáo ở phương Tây bắt đầu truyền vào Việt Nam. Còn ở Đàng Trong người truyền đạo sớm nhất là giáo sĩ Tây Ban Nha Diego Adverte năm 1569.


Cũng như Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn Đàng Trong, đã cấm người Tây giảng đạo trong nước và giết người giảng đạo [45, tr.160]. Cho đến năm 1742, khi Đức Giáo hoàng Benoit XIV ra Tông hiến Exquo Singulari cấm các tín đồ Thiên Chúa giáo thờ cúng tổ tiên, đã gây nên sự bất bình trong dân chúng. Các cố đạo Đàng Trong phải tuân theo sắc lệnh Toà thánh La Mã, vì thế mà họ phải chịu những tai vạ thử thách về sau. Ở Đàng Ngoài, năm 1754, chúa Trịnh Doanh giết các đạo trưởng và đạo đồ. Còn ở Đàng Trong thì ngay từ năm 1750, chúa Võ vương đã ra chỉ dụ cấm đạo và trục xuất giáo sĩ, phá huỷ tất cả các nhà thờ, trừ ông Kofler và nhà thờ của ông gần cạnh điện chúa [134, tr.34]. Do các cuộc bách hại dữ dội đời các chúa Minh vương, Võ vương nên số tín đồ Đàng Trong hầu như không phát triển, thậm chí còn giảm sút. Năm 1693, Đức Giám mục Perrez ước tính có khoảng 38.000-40.000 giáo hữu ở Đàng Trong, thì đến năm 1747 trong danh sách do chính các Hội Dòng thiết lập ra và gửi cho Giám mục Khâm mạng Toà thánh cũng chỉ có khoảng 39.000 giáo hữu [80, tr.124]. Trước tình hình trên, nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo đã đến miền Tây Nam Kỳ tỵ nạn. Năm 1780 có 3 chị em tín đồ Thiên Chúa ở miền Bắc, trong cơn bức hại của chúa Trịnh Sâm, xiêu lạc vào Gia Định, đến lánh nạn ở cù lao Giêng (Châu Đốc) lập gia đình và định cư tại đây. Từ đây, Thiên Chúa giáo chính thức xuất hiện ở vùng Châu Đốc. Đến năm 1782, có hai anh em   là Trùng Thiền và Bà Huỳnh cũng đến cư ngụ, nhưng lúc này vẫn chưa có họ đạo. Năm 1783, khi ông Lê Văn Sanh (ông nội của Á thánh Phụng) đến cù lao Giêng, lúc này họ đạo có 23 gia đình Thiên Chúa. Năm 1778 ở Cái Đôi, năm 1779 ở Bò Ót (Thốt Nốt), Năng Gù (Châu Phú), Trà Đư (Hồng Ngự) đã hình thành nên các họ đạo, khi vùng đất này mới được người Việt khai phá chưa lâu.


Năm 1875, linh mục Gaziguol đứng ra xây dựng nhà thờ Cù Lao Giêng to lớn, hoàn thành năm 1889. Nhà thờ xây dựng theo kiểu "Style Roman", cao 30m, dài 50m, rộng 10m. Lòng nhà thờ có sức chứa 800 giáo dân đứng và ngồi trong cuộc lễ. Năm 1876, 6 nữ tu sĩ dòng Công giáo ngươi Pháp đã xây dựng Tu viện Chúa Quan Phòng (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới). Đây là một cơ sở lớn nhất miền Nam của Công giáo. Tu viện gồm nhiều dãy nhà đồ sộ, dày đặc trên 2ha đất. Mỗi dãy thường là 2 tầng có 11-13 căn, dài 52m, rộng 13m cao 15m. Tại tu viện có căn nhà chính rộng 15m, dài 52m cao 17m theo kiến trúc Gôtic.


Vào năm 1858, ở Đàng Trong có 4 giáo phận, tín đồ Thiên Chúa giáo An Giang và Hà Tiên thuộc giáo phận Cao Miên (giáo phận Cao Miên gồm toàn quốc Cao Miên, miền Nam Lào và hai tỉnh An Giang, Hà Tiên), giáo dân chủ yếu thuộc 2 tỉnh này. Dòng Chúa Quan Phòng ở cù lao Giêng có tập viện gồm 50 dì, các nữ tu này điều hành 5 cô nhi viện, ở cù lao Giêng cũng thành lập một chủng viện, thuộc giáo phận Cao Miên, có 82 chủng sinh. Giáo phận Cao Miên cũng có 77 trường với 3.336 học sinh, có 5 cô nhi viện do các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng với 588 trẻ, có 5 bệnh viện, năm 1897 có tới 2.676 bệnh nhân [12, tr.102].


Theo tài liệu Giáo hội Công giáo, ở tỉnh lỵ Châu Đốc, năm 1870 đã hình thành một xứ đạo, do hai thừa sai người Pháp là cha Martin và Gonet đến khẩn hoang được 50 mẫu ruộng, vừa xây nhà thờ, nhà xứ, vừa chia cho giáo dân canh tác, hình thành nên một cộng đồng Công giáo nhỏ. Nhà thờ Châu Đốc đầu tiên được xây dựng năm 1871 ở bờ phía Tây sông Hậu, làm bằng gỗ lá. Đến năm 1882, do sông Hậu bị lở, linh mục quản xứ lúc ấy là cha P. A. Noroberne dời nhà thờ vào trong cách 100m, ở vị trí ngày nay. Từ đó, nhà thờ được xây dựng kiên cố, với kiến trúc mái vòm kiểu La Mã và chọn thánh phó tế Laurenso làm quan thầy. Năm 1947, nhà thờ Châu Đốc được trùng tu khu vực cung thánh, đến năm 1996, xây dựng to lớn như hiện nay. Họ đạo thị xã Châu Đốc năm 1999 có 3.000 giáo dân, trong đó gần một phần ba tín đồ là Việt kiều từ Campuchia về trong thập niên 70 của thế kỷ XIX [135, tr.16].


Theo sách Monographie de la province de Chaudoc, vào cuối thế kỷ XIX, tín đồ Công giáo toàn vùng Châu Đốc đã có 3.399 người, có 5 nhà thờ, có một giáo sĩ sống ở thủ phủ và một giáo sĩ khác sống ở cù lao Tây [156, tr.53]. Còn theo J. C Baurac thì năm 1894 ở vùng Châu Đốc có 2 xứ đạo, một ở Châu Phú do ông P. Martin đứng đầu và một ở Tân Qưới do ông P. Lavastre lãnh đạo [154, tr.321].


Như vậy, bên cạnh những lưu dân tự do người Việt và các tổ chức chiêu mộ đồn điền của nhà nước, các cuộc tỵ nạn của các nhóm tôn giáo đã góp phần tích cực vào việc mở rộng đất hoang, lập thôn xóm người Việt ở Châu Đốc, trong đó sự đóng góp của các đoàn lưu dân Công giáo có một vị trí rất quan trọng đối với việc khẩn hoang vùng đất mới Châu Đốc từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2021, 06:36:06 pm »

- Hồi giáo

Hồi giáo đã đóng một vai trò rất quan trọng, chi phối toàn "bộ đời sống của người Chăm Châu Đốc từ những sinh hoạt vật chất như ăn mặc, xây cất Thánh đường, đến đời sống tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo và cả đến tổ chức xã hội...


Đạo Hồi là một tôn giáo lớn của thế giới, phát sinh tại Mecca thuộc Ả rập Xê út do vị giáo chủ Môhamét [571, tr.632] sáng lập. Toàn bộ giáo lý Hồi giáo được tập trung trong quyển kinh Coran, được coi là "những lời của Allah". Hồi giáo chủ trương "nhất thần" thể hiện trong câu kinh nhật tụng khẳng định của các tín đồ chỉ có Allah là thượng đế cao cả ("Ashaduallaila ha illollohh"). Allah tồn tại vĩnh viễn không có màu sắc, mùi vị, không có hình ảnh và cũng không thể hiện dưới bất cứ hình thức nào. Chính vì quan niệm này mà các tín đồ Hồi giáo tuyệt đối không thờ những thần tượng như các tôn giáo khác [54? tr.65].


Rường cột giáo lý gồm có 5 điều chính gọi là "Rukun Islam” vốn là những điều căn bản tối thiểu mà mỗi tín đồ Islam ở vùng Châu Đốc phải biết và thực hành là:

1. "Kalimah Sahađat"..., đó là những câu kinh nhật tụng, căn bản đức tin của người Hồi giáo. Chỉ có Allah là thượng đế cao cả và Tiên tri Môhamed là Thiên sứ của Allah mà thôi.

Người Chăm Châu Đốc khắc ghi vào tâm não những câu trên và đọc nó trong các lễ cầu nguyện hằng ngày, cả những lúc nóng giận, cần chế ngự mình để được bình tĩnh hơn, họ cũng thốt ra câu "La ila ha illolloh".

2. Ưsgolli: Sự hành lễ cầu nguyện hằng ngày, mỗi ngày 5 lần: 5 giờ sáng, 12 giờ trưa, 16 giờ chiều, 18 giờ chiều và 20 giờ tối.

3. Nhịn đói tháng Ramadan: Trong tháng này hằng ngày mọi tín đồ không được ăn uống kể cả hút thuốc lá từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều.

4. Zakat: Hằng năm (vào tháng Ramadan) mọi tín đồ phải bố thí cho kẻ nghèo trong bổn đạo.

5. Đi hành hương tại Thánh địa Mecca.


Có thể nói người Chăm Islam Châu Đốc thực hiện một cách nghiêm túc các bổn phận của một tín đồ. Ở đây, Hồi giáo chi phối sâu sắc mọi mặt trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của họ. Hồi giáo giữ vai trò chủ đạo trong các mối quan hệ từ phạm vi cá nhân, gia đình, xóm ấp đến toàn cộng đồng. Người Chăm Châu Đốc có một quan niệm cũng như một đời sống tinh thần hoàn toàn dựa trên đức tin Hồi giáo. Họ tin tưởng tuyệt đối vào sự cứu giúp của Allah về "ngày tận thế", về "ngày phán xét cuối cùng" và thành tâm thực hiện các bổn phận của mình để Allah cứu giúp lên Thiên đàng trong ngày phán xét. Họ cầu nguyện mỗi ngày 5 lần, chí ít cũng ba lần tại Thánh đường, surao hay bất cứ nơi nào thuận tiện. Trưa thứ 6 hằng tuần nam tín đồ tắm rửa sạch sẽ, y phục chỉnh tề lũ lượt đến Thánh đường làm lễ. Phụ nữ có thể cầu nguyện tại surao hoặc tại nhà. Họ thực hiện nghiêm túc bổn phận nhịn ăn tháng Ramadal và luôn ước ao được đi hành hương. Họ tin tưởng tuyệt đối vào Thánh kinh Coran và xem đó không chỉ chứa đựng toàn bộ giáo lý Hồi giáo mà còn bao hàm cả những nguyên tắc tổ chức xã hội, luật pháp, luân lý và đạo đức... [6, tr.331].


Có thể nói, giáo lý Hồi giáo, luôn luôn khép kín tâm hồn, tư tưởng người tín đồ của mình, từng phút, từng giờ, từng ngày, từ tháng này sang năm khác cho đến hết cuộc đời: sống chết vì Thánh Allah, vì nhà Tiên tri Môhamed, vì thánh kinh Coran.


- Phật giáo Tiểu thừa của người Khmer

Đạo Phật Tiểu thừa từ thế kỷ XIII đến nay là tôn giáo chủ yếu chi phối sinh hoạt tinh thần của người Khmer.

Tuy nhiên, ở địa bàn Châu Đốc đã có một thời gian khá dài cư dân ở đây theo đạo Bàlamôn, ngay từ thế kỷ thứ I sau Công nguyên, thời mà vùng đất này còn thuộc lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam. Đến thế kỷ thứ IX, Phật giáo Đại thừa được truyền vào người Khmer và rất thịnh hành trong những năm 1181-1218. Những tư liệu khảo cổ học và các tư liệu thành văn cho thấy đạo Bà la môn và Phật giáo đã có mặt ở vùng đất này. Đặc biệt ở vùng Bảy Núi và Ba Thê, những bi ký và một số tượng đá phát hiện được đã chứng tỏ nơi đây là một trung tâm Bàlamôn giáo đáng kể thời bấy giờ [146, tr.74-75]. Đến cuối thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa từ người Xiêm truyền sang dần dần phổ cập trong người Khmer, chiếm địa vị độc tôn, đẩy lùi và đi đến xoá nhòa hẳn đạo Bà la môn [150, tr.86].


Hầu hết người Khmer từ khi mở mắt chào đời đã trở thành một tín đồ của đạo Phật. Từ đó đến lúc trưởng thành, rồi về già đến lúc chết, mọi buồn vui đều diễn ra ở chùa. Ngôi chùa là nơi tiêu biểu cho bộ mặt của phum, sóc, là nơi thiêng liêng nhất của cuộc sống người Khmer. Dân sóc sống quây quần chung quanh các ngôi chùa và coi ngôi chùa là không gian thiêng của phum, sóc. Chùa có vị trí rất lớn trong đời sống tâm linh của từng cá nhân và cả cộng đồng người Khmer. Có thể nói, đời sống tinh thần của người Khmer đã gắn chặt với tôn giáo, với ngôi chùa trong suốt cả cuộc đời. Vì ngôi chùa không chỉ là một trung tâm tôn giáo, mà còn là một trung tâm văn hoá khu vực, là nơi học kinh, học chữ, học đạo lý làm người. Một số chùa còn là thư viện cất giữ những thư tịch cổ, là viện bảo tàng, là công trình kiến trúc mỹ thuật và điêu khắc. Chùa còn là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng của người Khmer trong sóc. Những tín ngưỡng dân gian như thờ Neak Tà, cầu mưa, cầu được mùa..., đều là những hoạt động và trách nhiệm chung của mỗi thành viên. Đó cũng là những hoạt động cộng đồng về mặt tinh thần của phum sóc. Và, cuối cùng, chùa còn là nơi mà khi con người chết đi hài cốt được vĩnh viễn bảo lưu trong tháp từ đời ông cha đến đời con cháu mãi mãi về sau.


Theo sách Monographie de la pronvince de Chaudoc, thì đến năm 1899 ở Châu Đốc có 44 chùa Phật của người Khmer. Trong đó có 2 chùa chính là chùa Tri Tôn và chùa Vĩnh Trung. Các chùa khác trong vùng lệ thuộc vào hai chùa này. Cũng năm 1899, có 497 nhà sư trong các chùa [156, tr.53]. Cho đến cuối thế kỷ XIX Phật giáo Tiểu thừa ở vùng Châu Đốc có hai giáo phái, giáo phái Mohanikay và giáo phái Thommayutt.


Mohamikay nghĩa là "phái lớn", mấy thế kỷ qua người Khmer Châu Đốc chỉ tu theo phái Mohanikay. Vậy nhưng, cuối thế kỷ XIX-XX, giáo phái Thammayutt (nghĩa là "đúng theo Phật pháp") từ Cao Miên truyền bá sang Nam Bộ. Đặc biệt là chùa nào chịu bỏ phái Mohamikay để chuyển sang Thommayutt sẽ được đầu tư tài chính. Vì vậy, có những chùa phái Mohamikay đã đểi sang Thommayutt, như chùa Prey Veng ở gần quận lỵ Tri Tôn, Châu Đốc vốn đã xây dựng gần 300 năm.


Theo Lê Hương, từ khi phái Thommayutt truyền đến Châu Đốc cho đến 1965, phái này đã thu nạp được ở vùng này 18 ngôi chùa với khoảng 250 vị sư sãi, còn ở những nơi khác của Nam Bộ thì Thommayutt không gây dựng được chùa nào [40, tr.170].
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2021, 06:36:43 pm »

- Từ đời sống văn hoá của vùng Châu Đốc, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

+ Đời sống văn hoá của cư dân Châu Đốc là kết quả của quá trình phát triển văn hoá truyền thống và bảo lưu văn hoá cội nguồn của người Việt và các tộc người Khmer, Chăm, Hoa.

Đến vùng đất mới người Việt vẫn lưu giữ và "tái sử dụng" vốn liếng văn hoá cội nguồn từ phóng tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo đến việc ăn, ở, đi lại..., những ký ức văn hoá đọng trong trí nhớ, được tái tạo, sử dụng "có bài bản" như xưa.

Văn hoá Việt gồm nhiều lớp, xuất phát từ một cội nguồn, đến Châu Đốc, qua hệ Bắc Bộ, Trung Bộ, Đồng Nai - Gia Định, là chất kết dính lưu dân Việt ở Châu Đốc với cội nguồn, là yếu tố chủ đạo thể hiện trong quá trình giao lưu văn hoá mà vẫn bảo lưu bản sắc văn hoá Việt truyền thống.


+ Sự giao tiếp văn hoá tạo nên những yếu tố đồng nhất.

Có sự va chạm giữa các nền văn hoá, có yếu tố đồng nhất văn hoá, thậm chí có hiện tượng cưỡng bức văn hoá và phản ứng chống cưỡng bức văn hoá, nhưng nhìn chung sự tiếp xúc giao lưu văn hoá, khoan dung là cơ bản, nên đã tạo ra sự thống nhất.

Mỗi dân tộc Việt, Khmer, Chăm, Hoa có sắc thái văn hoá riêng, hệ tư tưởng riêng, kiểu tổ chức xã hội và tôn giáo tín ngưỡng riêng. Văn hoá Ấn Độ qua người Khmer, văn hoá Hán qua người Hoa, văn hoá Hồi giáo qua người Chăm... Song sự đa dạng được gắn kết, hoà nhập lại trong một nền văn hoá đầy bản sắc và thống nhất.

Biểu hiện: cả bốn tộc người đều ảnh hưởng kiểu làm nhà của nhau cả nhà sàn và nhà đất, chiếc khăn rằn của 4 dân tộc đều dùng là do ảnh hưởng vay mượn của người Khmer, chiếc phảng, cái cà ràng... vốn của người Khmer được người Việt cải tiến thành dụng cụ quen thuộc. Người Khmer, Hoa đều ăn tết như người Việt, ngôn ngữ Hoa, Khmer, Chăm có ảnh hưởng ngôn ngữ của người Việt và ngược lại, phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hoá đều có ảnh hưởng lẫn nhau.
   
Động lực của sự liên kết: Người Việt đã đưa cốt cách của nền văn hoá Việt vào vùng đất mới dưới những biểu hiện độc đáo, phát huy được nghề trồng lúa nước cổ truyền. Tổ chức làng xã tuy có biến thái khác Bắc Bộ nhưng vẫn gắn làng với nước, ý thức cộng đồng vẫn được nuôi dưỡng, tư tưởng cởi mở, khoan dung tôn giáo vẫn là truyền thống của người Việt... Vì vậy, văn hoá Việt có sức mạnh, lôi cuốn, tập hợp và tạo nên những yếu tố đồng nhất.


+ Tiếp xúc, giao lưu văn hoá, thụ ứng văn hoá ở Châu Đốc tạo nên những tiếp biến văn hoá, sự cách tân, làm cho văn hoá Châu Đốc có đặc điểm riêng, độc đáo, là khu vực văn hoá đa tôn giáo, tín ngưỡng và đan xen các lớp văn hoá của các tộc người điển hình ở Nam Bộ.

Đó là sự thừa hưởng những thành quả văn hoá của nền văn minh thuở xưa: Pho tượng Bà Chúa Xứ, linga và yôni trong miếu Bà Chúa Xứ. Đó là sự giao lưu đậm đà văn hoá của bốn tộc người. Vùng Châu Đốc là nơi có địa hình "sơn bất tại cao, thuỷ bất tại thâm", "Tiền tam giang, hậu thất lĩnh", "Thất sơn mầu nhiệm", được coi có linh khí, nơi tu luyện của các đạo sĩ và các vị hoạt Phật "Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi"..., là vùng đất mới hoang dã, con người thấy bé nhỏ, bất lực trước đời sống hiện thực..., vì vậy tư tưởng hữu thần có điều kiện phát triển, con người phải tìm tới tôn giáo để tự an ủi, động viên, hy vọng sự bình yên cho đời sống tinh thần.


Bởi vậy, văn hoá Châu Đốc có đặc điểm riêng, là khu vực văn hoá in đậm dấu ấn đa tôn giáo tín ngưỡng, đa tộc người điển hình ở Nam Bộ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2021, 09:27:30 am »

Chương 4
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BIÊN GIỚI
VÀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
CỦA TRIỀU NGUYỄN Ở VÙNG ĐẤT CHÂU ĐỐC


1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG BIÊN GIỚI QUỐC GIA Ở VÙNG ĐẤT CHÂU ĐỐC

Như phần trên đã trình bày, năm Đinh Sửu (1757) quốc vương Chân Lạp hiến đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn để trả ơn. Vì vậy, về mặt pháp lý vùng đất này thuộc chủ quyền chúa Nguyễn từ năm 1757.


Tuy nhiên, giới hạn địa lý vùng đất Tầm Phong Long thì không thấy thư tịch cũ nói đến. Vì thế, về sau khó hình dung đầy đủ "cố thổ" Tầm Phong Long. Duy chỉ có tác giả Nguyễn Văn Hầu trong bài "Sự thôn thuộc và khai thác đất Tầm Phong Long" [27] đề cập đến giới hạn vùng đất này, tương tự biên giới giữa Châu Đốc - Campuchia hiện nay: ở vùng thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu, từ giáp Hà Tiên đến phía bắc sông Tiền; phía bắc vùng Tầm Phong Long kéo dài từ biên giới vùng Đồng Tháp, bắc sông Tiền xuống đến Sa Đéc, Vĩnh Long; phía tây nam, từ biên giới phía tây nam sông Hậu chạy dài đến đất Hà Tiên; phía Đông đến vùng Cần Thơ ngày nay. Tuy nhiên, đây cũng chỉ phỏng định một cách tương đối theo lời sử cũ: Từ cố thổ Tầm Phong Long, chúa Nguyễn lấy đất này đặt Tân Châu đạo, vùng đầu nguồn sông Tiền, Châu Đốc đạo vùng đầu nguồn sông Hậu và Đông Khẩu đạo, tức vùng Sa Đéc về sau [21, tr. 80].


Đất Châu Đốc đạo tồn tại từ năm 1757 đến năm 1832, gọi là Châu Đốc tân cương có ranh giới phía bắc là dòng sông Tiền, phía tây bắc là biên giới Châu Đốc - Cao Miên, phía tây nam giáp đất Hà Tiên và phía đông nam giáp đất Sa Đéc (Đồng Tháp - Cần Thơ ngày nay). Từ năm 1832 đến năm 1867, triều Nguyễn lấy đất Châu Đốc thuộc vào tỉnh An Giang mới lập.


Về ranh giới quốc gia giữa Châu Đốc và Cao Miên từ năm 1757 về sau đã có những biến động.

Trước năm 1824, đất phủ Mật Luật của Cao Miên chưa thuộc chủ quyền chúa Nguyễn. Sách Gia Định thành thông chí ghi "Thủ phủ Mật Luật nước Cao Miên ở bờ Đông sông Châu Đốc, đó là đất giáp giới giữa nước Cao Miên với trấn Vĩnh Thanh" [21, tr.58].


Như vậy, ranh giới giữa Châu Đốc đạo và Chân Lạp nằm giữa ngã ba sông Hậu - sông Châu Đốc, từ ngã ba sông ranh giới hai nước chạy dọc theo sông Châu Đốc lên đến cửa kênh Vĩnh Tế, phía sau đồn Châu Đốc. Điều này được ghi trong sách Gia Định thành thông chí như sau: Huyện Vĩnh Định... phía tây giáp đất ba phủ Nam Vang, Linh Quỳnh, Chân Sâm của nước Cao Miên..., bắt đầu từ cửa trên sông Hậu, qua cửa dưới sông Châu Đốc, sông Vĩnh Tế mới đào đến cửa dưới sông Thụy Hà [21, tr.116]. Như vậy, vùng đất huyện An Phú (tỉnh An Giang nay) vốn là đất phủ Mật Luật của Chân Lạp.


Năm 1824, nước Chân Lạp dâng đất ba phủ Chân Sâm, Mật Luật và Lợi Ý Bát cho triều Nguyễn, sử cũ ghi việc này như sau: Mùa hạ, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), Quốc vương Chân Lạp là Nặc Chăn đưa thư đến quan bảo hộ Chân Lạp Nguyễn Văn Thụy nói rằng: "Nước ấy ông cha cháu con đời đời làm phiên thuộc, trên nhờ triều đình bồi đắp giữ được nhân dân, dưới có Thụy trước sau bảo hộ, trừ nạn nước Xiêm, dẹp yên giặc Kế, kể công gấp mười Mạc Thiên Tứ, xin cắt đất ba phủ Lợi Ỷ Bát, Chân Sâm, Mật Luật đề báo đức của Thụy cũng như việc cũ báo Mạc Thiên Tứ". Nguyễn Văn Thụy đem thư ấy báo cho thành thần Gia Định biết. Thành thần tâu lên, vua hạ lệnh cho đình thần tự suy xét và bàn kỹ. Các quan Nguyễn Đức Xuyên, Nguyễn Hữu Thận cho rằng: "Đất đai của Chân Lạp là bờ cõi của triều đình, Thụy dẫu có hiền tài và khó nhọc cũng là phận sự của bầy tôi mà thôi. Chăn! Sao được cắt đất để đền ơn riêng. Thụy! Sao được tự lấy làm công của mình mà nhận báo ơn, không nên cho". Nguyễn Văn Hưng nói: "Đất ấy nên lấy mà không lấy ngay; nay hãy sai thành thần lấy chuyện báo riêng là phi lý mà bẻ, mà mật khiến Thụy bảo Chăn sai sứ trước xin đặt quan để vỗ về, nhân thế "dùng Hạ mà biến Di" rồi sau nhân dân ba phủ ấy cũng sẽ như Uy Viễn ngày nay, đất đai ba phủ ấy cũng sẽ như Trà Vinh, Mân Thít ngày nay, thế là không lấy mà lấy vậy". Phạm Đăng Hưng nói: "Đất ba phủ ấy gần kề Châu Đốc vượt mà lấy được thì cái thế tân cương ngày thêm mạnh, ấy cũng là cơ hội tốt, nhận lấy là phải". Lê Văn Duyệt cho rằng: "Chân Lạp báo ơn Thụy không phải là bản tâm đâu, chỉ vì cớ người Xiêm nuôi nấng em nó cho nên muốn giữ vững sự giúp đỡ của ta mà thôi. Nếu nhận lấy thì hơi tham mà người Xiêm lấy cớ nói được. Từ không lấy cả thì sợ trái với ý trù biên của Thế tổ Cao hoàng đế ta. vả lại, ba phủ ấy thì Lợi Ý Bát hơi xa không nhận cũng phải, còn Chân Sâm và Mật Luật thì Giang Thành, Châu Đốc của ta ở ngay chính giữa, thần xin nhận lấy đất mà trả lại thuế má, để cho họ biết là triều đình ta chỉ vì kế sách bờ cõi chứ không phải vì lợi vậy. Nhân đấy mà vỗ về thương yêu nhân dân, khiến cho dân sâu ngấm ơn ta, vui lòng theo về, ngày sau sẽ có lúc dùng đến. Nếu nay bỏ không lấy, giả sử có việc lôi thôi ở biên giới thì Châu Đốc, Hà Tiên chưa hẳn giữ được, mà hàng rào của Gia Định sẽ yếu vậy".


Trịnh Hoài Đức cho rằng: "Cơ hội không nên bỏ quá, sự biến chẳng biết thế nào là cùng; cơ biến mà lường đo được là ở người sáng suốt. Duyệt giữ trọng khổn đã lâu, biết rõ biên tình, xin châm chước lời của Duyệt mà làm là tốt nhất". Khi các lời bàn dâng lên. Minh Mệnh xuống dụ bảo rằng: "Trẫm xem những lời tâu của các khanh, duy chỉ có lời bàn của Duyệt là hơi vừa ý trẫm... một vài phủ cỏn con đối với triều đình, có hay không cũng chẳng làm gì. Chỉ nghĩ nước Chân Lạp là nước nhỏ ở xen vào giữa hai nước lớn, cái lòng sợ ngoại xâm rất là thiết tha, cho nên cố kết giao tình với bảo hộ (quan bảo hộ Nguyễn Văn Thoại) là ý muốn cho căn bản được bền vững mà thôi. Trẫm xét tấm lòng thành thực không nỡ phụ nguyện vọng của họ. Vậy hạ lệnh cho Nguyễn Văn Thụy, nhận lấy nhân dân hai phủ Chân Sâm và Mật Luật họ hiến mà coi giữ dạy bảo cho biết giới luật để gìn giữ bờ cõi của họ. Còn như lệ thuế thì đều do quốc vương Chân Lạp chiếu quản" [87, tr.41].


Như vậy, triều Nguyễn đã nhận hai phủ Chân Sâm và Mật Luật do Chân Lạp hiến vào năm 1824. Ranh giới quốc gia ở phía tây Gia Định được mở rộng thêm.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2021, 09:28:21 am »

Vào năm 1829, sau khi quan bảo hộ Chân Lạp Thoại Ngọc Hầu chết, vua Chân Lạp là Nặc Chăn lại sai người đưa thư đến Gia Định nói rằng: Trước Nguyễn Văn Thụy bảo hộ nước ấy, người nước ấy muốn cảm ơn đức, muốn cắt đất ba phủ Chân Sâm, Mật Luật và Lợi Ý Bát dâng nộp để đền ơn, đã có dụ sai Văn Thụy, chỉ tiếp thu người dân hai phủ Chân Sâm, Mật Luật gần đồn Châu Đốc để quản hạt và huấn luyện, đến như thuế lệ hai phủ và Lợi Y Bát thì giao trả cho Chăn quản lý. Chăn tự nghĩ dân số hai phủ không mấy lại lấy phủ Lợi Y Bát giao riêng cho (Nguyễn Văn Thụy - CTT). Nay Thụy đã chết xin lại đem ba phủ ấy thuộc về đồn Châu Đốc mãi mãi, do viên bảo hộ mới quản lý, thuế lệ thì giao cho đầu mục thu giữ, đề phòng cần đến khi có việc sai phái.


Khi thành thần đem việc đó tâu lên, vua giao xuống đình thần để bàn, các quan đều nói: Chân Lạp khi trước nhỏ yếu bị nước láng giềng áp bức, chỉ nhờ cậy uy đức của triều đình mà bảo vệ được nước, lâu không có mối lo khổ sở lưu ly như thế thì không một thước đất, không một người dân của nước Chân Lạp là không ở trong phạm vi che chở. Vua Phiên dâng nộp đất đai, sửa lễ cống hiến, đời nào cũng giữ đạo phiên phụ. Tự biết là ơn to của nhà vua không thể báo đền được, nhưng thấy viên bảo hộ Nguyễn Văn Thụy giúp đỡ cho là có ơn, xin cắt đất ba phủ để trả ơn.


Thụy đã từng vâng lời dụ rõ ràng, chỉ thu hai phủ, khiến người huấn luyện nhân dân mà giữ đất đai cho họ, thật là ý chí bồi đắp cho nước nhỏ. Nay vua Phiên lại xin nộp đất ba phủ, tuy thành khẩn, song trong đó hai phủ trước đã giao quản thì có lời lẽ rồi, đến như phủ Lợi Ý Bát là đất giao riêng mà viên bảo hộ cũ nhận riêng thì có lẽ nào lại cho là việc cũ mà giao cho viên bảo hộ mới. Xin theo lời dụ trước mà làm. Hạ lệnh cho thành thần tuyên bảo đức ý của triều đình khiến vua Phiên biết lòng vỗ về của triều đình mà càng gắng giữ lâu dài để tỏ cái nghĩa tôn thần. Vua Minh Mệnh khen là phải [89, tr.329].


Vì vậy, đến tháng 12 năm Kỷ Hợi (1839), triều Nguyễn đã xếp đặt lại tổ chức hành chính ở vùng biên giới An Giang, Hà Tiên.

Nguyên trước đó, thự bố chính An Giang là Lê Quang Huyên nói rằng: những phủ huyện mới đặt trong hạt tỉnh lị ấy, như hai phủ huyện Ba Xuyên, Ô Môn, địa giới ở lẫn vào các thôn Hoà Mỹ, An Thái thuộc huyện Vĩnh Định; hai huyện Chân Thành, Ngọc Luật địa giới ở lẫn vào các thôn Toàn Thịnh, Vĩnh Nguyên thuộc huyện Tây Xuyên. Dân Kinh, dân Thổ cùng ở lẫn lộn với nhau. Xin chiếu theo sự liên tiếp mà chia lệ thuộc đế dễ xử trí. Minh Mệnh bèn sai quan đến tận nơi "hội khám", tuỳ theo địa thế mà thiết lập như sau:

Phủ Tuy Biên, trích lấy huyện Ngọc Luật (huyện Thổ cũ từ Mật Luật đổi tên thành) hợp vào với huyện Tây Xuyên làm một huyện. Lại lấy huyện Ô Môn (huyện Thổ cũ) đổi tên là huyện Phong Phú, cho thuộc vào phủ Tuy Biên. Phủ Tân Thành trích lấy ba tổng huyện Vĩnh An đặt riêng làm huyện An Xuyên. Lại lấy huyện Đông Xuyên thuộc phủ Tuy Biên trước lệ thuộc vào phủ Tân Thành.


Lấy 4 tổng về tả ngạn sông Vĩnh Tế của huyện Chân Thành (nguyên huyện Thổ tên Chân Sâm đổi thành), số đinh hơn 1.040 ngươi, điền thổ hơn 1.150 mẫu [99, tr.275] và 8 thôn ở huyện Tây Xuyên [63, tr.39] đặt ra huyện Hà Am. Lại lấy 4 tổng về hữu ngạn sông Vĩnh Tế (đinh số hơn 1.480 người, điền thổ hơn 2.080 mẫu) [99, tr.275] và 10 thôn ở huyện Tây Xuyên [63, tr.39] đặt ra huyện Hà Dương. Đặt ra phủ Tĩnh Biên để "thông trị". Phủ nha kiêm lý huyện Hà Âm, thống hạt huyện Hà Dương và đổi thuộc về quản hạt Hà Tiên [994, tr.275].


Đến tháng 6 năm Nhâm Dần (1842), đổi huyện Hà Dương tỉnh Hà Tiên thuộc vào quản hạt phủ Tĩnh Biên tỉnh An Giang [102, tr.242]. Tháng 8 năm Giáp Thìn (1844), đôi huyện Hà Âm, tỉnh Hà Tiên cho lệ thuộc phủ Tĩnh Biên, tỉnh An Giang [103, tr.118].


Như vậy, đến thời kỳ này, vùng đất Châu Đốc có 4 huyện biên giới: huyện Đông Xuyên (phủ Tân Thành), huyện Tây Xuyên (phủ Tuy Biên), huyện Hà Âm, huyện Hà Dương (phủ Tĩnh Biên).


Đường biên giới thời kỳ này biến động, khác trước vì có thêm đất hai huyện Hà Dương và Hà Âm mới lập, vốn là phần đất hai phủ Chân Sâm (Chân Thành), Mật Luật (Ngọc Luật) quốc vương Chân Lạp đã hiến cho Thoại Ngọc Hầu năm 1824.


Đường ranh giới quốc gia giữa vùng Châu Đốc và Chân Lạp đi từ ngã ba sông Châu Đốc - sông Bình Di chạy thẳng đến đất Vĩnh Điều, Giang Thành (Hà Tiên), cách trung tâm Châu Đốc 28km (nay đường biên giới cách trung tâm Châu Đốc 1,2km).


Vì vậv, trong luận án Tiến sĩ luật học "Biên giới của Campuchia" (Les frontières du Cambodge) bảo vệ tại Pa-ri, 1964, việc Sarin Chhak viện dẫn ý kiến của vua Ang Dương trong thư gửi Nã-phá-luân đệ tam ngày 25-11-1856 nói rằng "Minh Mệnh con trai kế vị vua Gia Long cho đào con kênh (Vĩnh Tế) chia Campuchia ra từ Hà Tiên cho tới Mot Chrut (Châu Đốc) và đặt để trong các tỉnh đã lấy đi nền hành chính và những người An Nam..." [155, tr.152] là thiếu chính xác. Bởi Sarin Chhak có thể không biết việc làm của quốc vương Chân Lạp năm 1824 đã hiến hai phủ Chân Sâm và Mật Luật. Cho nên bên kia kênh Vĩnh Tế thời kỳ này còn có huyện Hà Âm của triều Nguyễn. Có thể, Sarin Chhak không biết rõ lịch sử dân tộc mình hoặc là cố tình không biết?


Cũng vì vậy, năm 1844 quốc vương Cao Miên là Sá Ong Giun ủy cho bọn thổ mục đưa công văn đến tỉnh An Giang xin chuyển lại bảo Bình Di, Khánh An [102, tr.24], cũng như năm 1851, Sá Ong Giun xin trả về các sứ Ô Môn, Thất Sơn, Ba Xuyên, Kiên Giang và mượn đường sông Vĩnh Tế để đi ra biển. Vua Nguyễn truyền rằng không hợp lý nên đã không cho [105, tr.268].
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2021, 09:28:59 am »

Năm 1852, vua Tự Đức cấp một loạt 13.069 sắc Thần cho cả nước [105, tr.132], với tước hiệu Thành hoàng bản cảnh ở các đình làng Nam Bộ, nghĩa là vị thần Thành hoàng của một vùng đất cụ thể, nơi có đình của một làng, là người đại diện cho "Thiên tử" để bảo hộ cho dân làng. Mục đích của việc phong sắc là nhằm xác định quyền lực của triều đình Trung ương đối với làng xã ở vùng đất mới. Mặt khác, việc phong thần này còn có mục đích chính trị, xác lập chủ quyền của nhà nước Đại Nam trên các vùng đất đai chưa có thần Thành hoàng. Việc cấp sắc cho thần Thành hoàng là một sự công nhận có tính chất chính thức của nhà vua, đã là một bộ phận của quốc vương thuỷ thổ [132, tr.155].


Vì vậy, sau khi thực dân Pháp xâm chiếm miền Tây Nam Bộ (1867) và sau khi hiệp ước hoạch định biên giới Nam Kỳ - Cao Miên do quốc vương Campuchia ký với nhà nước thuộc địa Nam Kỳ, chính xác hơn là sau khi thực hiện phân giới cắm mốc trên thực địa, nhiều thôn làng Việt Nam đã bị nằm bên kia biên giới. Chứng tích là các đình, chùa, miếu của người Việt và các thôn làng đó vẫn tồn tại cho đến thế kỷ XX. Đặc biệt, có thôn còn giữ được sắc phong của vua Tự Đức (1852) như sắc phong đình thôn Lý Nhân (tổng An Lương, huyện Đông Xuyên)... Điều đó chứng tỏ, trên thực tế, đường biên giới Nam Kỳ - Cao Miên không phân ranh chính xác theo chủ quyền thực tế mà người Việt khai phá và định cư nơi đây.


Cho nên, sau hiệp ước hoạch định biên giới các năm 1870, 1873 giữa Nam Kỳ và Cao Miên và sau khi phân ranh trên thực địa đến đầu thế kỷ XX, vùng Châu Đốc của nước Đại Nam đã mất đi vùng đất huyện Hà Âm bên kia kênh Vĩnh Tế, mà trước năm 1873 vốn là lãnh thổ của triều Nguyễn. Ngoài ra, một số thôn của người Việt đã bị chính quyền thực dân Pháp thực hiện chia cắt có tính cách độc đoán (vì các nước Đông Dương hồi đó đều mất chủ quyền về tay người Pháp) để cho nó nằm về phía đất Cao Miên như thôn Lý Nhân, đối diện với thôn Đồng Đức Thượng, huyện Đông Xuyên, phía Bắc biên giới đầu nguồn sông Hậu.


Về sau, việc qua lại biên giới có những khó khăn, thuế ở Cao Miên cao hơn Nam Kỳ nên một số người Việt trên các làng Việt bị cắt sang phía đất Cao Miên đã quay về đất Châu Đốc sinh sống, một số đình, chùa cũng được chuyển về Châu Đốc như đình Đồng Đức, đình Nhân Hội, đình ở Vĩnh Hội Đông,... Tuy nhiên, một số làng Việt với các đình, chùa Việt vẫn còn tồn tại trên đất Campuchia cho đến ngày nay.


Như vậy, với việc phân ranh biên giới Nam Kỳ - Cao Miên cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, trên thực tế một số thôn vùng đất Châu Đốc đã bị cắt sang cho phía Cao Miên và cả một vùng đất rộng lớn, chiều rộng 28km từ bờ kênh Vĩnh Tế đến thôn Nhơn Hội, chiều dài khoảng 50km từ Nhơn Hội đến vùng Giang Thành (Hà Tiên) khoảng 1.400km2.


Tuy nhiên, Sarin Chhak hình như không biết việc này, cho nên trong luận án của ông vẫn nói "Việc hoạch định này đã làm cho Campuchia chịu nhiều thiệt hại. Nó để lại bờ bên kia của kênh Vĩnh Tế rất nhiều tổng Campuchia có những tổ chức hành chính và xã hội riêng của họ không giống chút nào với cái của người An Nam. Tri Tôn nằm đối diện với lãnh thổ Campuchia hiện nay, tiêu biểu cho một kiểu của những tổng đó đang còn giữ cấu trúc xã hội Campuchia" [155, tr.135]. Đây là sự nhìn nhận thiếu chính xác và bất hợp lý của Sarin Chhak.


Như ta biết, đối với vấn đề ranh giới Việt Nam, đất Nam Kỳ bấy giờ là thuộc địa của người Pháp và đã thành lãnh thổ Việt Nam từ lâu nên quốc vương Nô-rô-đôm ký hai bản nghị định phân ranh biên giới Nam Kỳ - Cao Miên vào ngày 9-7-1870 và ngày 15-7-1873.


Nam Bộ Việt Nam bấy giờ do người Pháp chiếm đóng làm thuộc địa gọi là Nam Kỳ (Cochinchine) đã hoàn toàn thuộc về Việt Nam do các đấng tiên vương Cao Miên nhượng cho chúa Nguyễn để đền ơn bảo hộ và che chở ngai vàng. Khi nhờ người Pháp bảo hộ, quốc vương Nô-rô-đôm không thể nêu lý do nào để đòi lại được phải ký nghị định ấn định ranh giới. Trái lại, nước Xiêm vì dùng vũ lực chiếm mấy tỉnh miền Bắc Cao Miên bấy giờ phải hoàn lại. Ngày 9-12-1946, các tỉnh bị người Thái chiếm, được giao lại cho Cao Miên, còn Nam Kỳ thì ngày 4-6-1949 Pháp đã thông qua Luật 49-733 trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam. Mặc dù, chính quyền Campuchia đã tìm mọi cách vận động Chính phủ Pháp giúp thực hiện yêu sách lãnh thổ đối với vùng đất Nam Bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu này của phía Campuchia đã không được Pháp chấp nhận. Ngày 8-6-1949, Chính phủ Pháp đã gửi một bức thư cho Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-núc, trong đó nêu rõ quan điểm: "Ngoài những lý do thực tiễn, những lý do về pháp lý và lịch sử không cho phép Chính phủ Pháp trù tính các cuộc đàm phán song phương với Campuchia để sửa lại các đường biên giới của Nam Kỳ. Quốc vương hắn cũng biết rằng Nam Kỳ đã được An Nam nhượng cho Pháp theo các Hiệp ước 1862 và 1874... Chính từ triều đình Huế mà Pháp nhận được toàn bộ miền Nam Việt Nam... Lịch sử ngược lại với luận thuyết cho rằng miền Tây Nam Kỳ vẫn còn phụ thuộc triều đình Khmer lúc Pháp tới. Giữa những ví dụ khác, xin phép nhắc lại rằng Hà Tiên đã được đặt dưới quyền tôn chủ của Hoàng đế An Nam từ năm 1715 và kênh Vĩnh Tế nối Hà Tiên với Châu Đốc được đào theo lệnh của các quan An Nam từ nửa thế kỷ trước khi chúng tôi đến". Như vậy, một lần nữa Pháp đã nhắc lại cho chính quyền Campuchia thấy rõ những thực tế lịch sử và những cơ sở pháp lý vững chắc về chủ quyền vùng đất Nam Bộ là   của Việt Nam.


Đường biên giới Châu Đốc - Chân Lạp theo Hiệp ước 1873 được chính quyền Nhà nước thực dân Pháp bấy giờ cai trị Nam Kỳ ký với quốc vương Cao Miên gồm có các cột môc từ số 84 đến 120. Sau khi hoạch định phân vạch biên giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay, dù trên thực địa và các bản đồ còn có những sai lệch, nhưng trên cơ bản đương biên giới Việt Nam - Campuchia đoạn Châu Đốc vẫn như Hiệp ước 1873.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2021, 10:19:25 am »

2. HỆ THỐNG ĐỒN, BẢO QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN Ở VÙNG ĐẤT BIÊN GIỚI

a- Quá trình hình thành hệ thống đồn, bảo ở vùng biên giới

Sau khi thành lập Tân Châu đạo, Châu Đốc đạo và Đông Khẩu đạo, vùng "tân cương" này cơ bản vẫn là nơi hoang địa mênh mông rừng rậm, thú dữ và chướng khí, lưu dân chưa có, các đạo mới lập mang nặng tính chất quân sự.


Để bảo vệ "chốn địa đầu" biên thùy, chúa Nguyễn đã đem binh dinh Long Hồ để ngăn chặn "những chỗ yếu hại" [21, tr.80]. Kể từ đây, hệ thống đồn, bảo ở vùng đất Châu Đốc được hình thành và tồn tại cho đến năm 1867, khi thực dân Pháp đem quân đến chiếm thành Châu Đốc. Buổi đầu cả vùng đất rộng lớn An Giang về sau chỉ mới đặt một số đồn, bảo và ở những vị trí này quân số thường khá đông.


Sử liệu đầu tiên cho biết, số lượng binh lính, thuyền chiến các đồn thủ đầu nguồn biên giới Phiếm Bái, Dao Chiêu, Rạch Ông Chưởng, thủ Tân Châu, thủ Chiến Sai, thủ Hùng Thắng... là "quân 3 đội, mỗi đội 3 thuyền, mỗi thuyền 40 người, cộng 360 người". Các thủ ngự ở Hậu Giang, thủ Cường Uy "quân 5 đội, mỗi đội 3 thuyền, mỗi thuyền 40 người, cộng 720 người; chiến thuyền 15 chiếc [20, tr. 197-198]. Năm 1789, chúa Nguyễn mới lập thêm một số thủ: thủ Châu Giang, thủ Vĩnh Hùng, thủ Cường Thành, thủ Đông Xuyên,...


Thời kỳ này các đồn, bảo cách khá xa, chắc hắn nhiệm vụ chủ yếu của những dinh trại và binh thuyền này là ngăn ngừa xâm lăng từ phía tây, quản lý chủ quyền vùng đất mới và bảo vệ lưu dân Việt đến làm ăn sinh sống. Sử triều Nguyễn nhiều lần ghi, chúa Nguyễn sai các võ tướng thay nhau trấn giữ đồn, bảo vùng Tân Châu, Châu Đốc: nàm 1790, Vũ Công Lễ; 1792, Phan Văn Triệu; 1792, Nguyễn Đức Thành; 1793, Nguyễn Khoa Cương; 1794, Nguyễn Đức Thành;...


Thời kỳ này các sở, quan, tấn, nguyên, thủ đặt ra danh sắc các chức cai án, tri bạ, bình luận, thủ hợp, giang quan, cai quan, cổn quan, cai thuộc, cai thu, tuần ty... Các danh sắc này có thấy trong thời Lê và chắc hẳn có sự kết hợp giữa trấn giữ và tuần ty (thu thuế).


Sau năm 1802 trở đi, trước yêu cầu quản lý và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền, vua Gia Long quan tâm đến việc điều binh, chia đồn thú để giữ gìn bờ cõi; Minh Mệnh cũng quan niệm: "Quân là nanh vuốt của quốc gia phải đi tuần thú" [109, tr.238] giữ gìn an ninh, đề phòng việc bất trắc xảy ra.


Từ năm 1804 về sau, Gia Long phân biệt rõ: ở các đầu nguồn cửa biển, những chức tri án, cai hợp, cai án, tri bạ, bình luận, phẩm trật đều tòng thất phẩm, còn ở những nơi đồn thủ thì đặt chức thủ hợp bậc bát phẩm, chức lệnh sử thì tòng cửu phẩm.


Sự thật thì, đầu thời Gia Long, đất nước mới thoát ra từ cuộc nội chiến khốc liệt, kéo dài nhiều năm, cần có nhiều trí, lực để ổn định, sắp đặt một xã hội hoang tàn, nên Gia Long "chưa rỗi để lo việc biên cương". Tuy nhiên, từ năm 1810 trở đi, khi tình hình chính trị, đối ngoại, nhất là ở phía Tây Nam đã có những dấu hiệu phức tạp, cho nên đối với những vùng đất như "Châu Đốc Tân Cương" Gia Long không thể không để tâm lo liệu. Nhận thức được vị trí "trọng địa", cửa ngõ phía tây của Gia Định, Gia Long từng nói: "Châu Đốc - Hà Tiên bờ cõi không kém Bắc thành" [84, tr.317]. Bởi vậy, Gia Long đã sai đắp "bảo hiểm" Châu Đốc (1816) nhằm "giữ nơi trọng trấn của cõi Nam". Để "phòng giữ nghiêm ngặt nơi biên phòng quan yếu", Gia Long còn cho xây đắp thêm các bảo Châu Giang, Tân Châu và Chiến Sai (1819).


Vì tính chất quan trọng của biên thùy Châu Đốc, từ năm 1812 về sau, các viên trấn thủ Vĩnh Thanh không còn trú đóng ở trấn lỵ (thị xã Vĩnh Long ngày nay), mà từ Lưu Phước Tường trở đi, phải đến "án thủ" ở đồn Châu Đốc, để giải quyết biên sự kịp thời, kiêm quản biên vụ Hà Tiên và bảo vệ "Cao Miên quốc ấn".


Đến thời Minh Mệnh, triều đình quy định, phàm lấy cai hợp sung hiệp thủ ở các đồn bảo thì đặt bát phẩm thư lại, nếu sung hiệp thủ thì đổi làm cửu phẩm thư lại sung hiệp thủ. Như các đạo Tân Châu, Chiến Sai, Hùng Ngự vốn trước đã có quản đạo, đến năm 1826, Minh Mệnh cho đặt thêm một chức hiệp thủ. Năm 1827, chức hiệp thủ ở các đồn, bảo được bậc tòng thất phẩm; đồng thời bỏ bớt các tên gọi bình luận, cai thuộc, lệnh sử, cai thu, giang quan, tuần ty, thủ hợp và ký thuộc đã đặt ra từ trước.


Ở các thủ Tân Châu, Chiến Sai, Hùng Ngự, triều đình đều đặt một viên thủ ngữ và phái một quan to quản binh để điều lãnh công việc chung 3 thủ và lấy trấn binh của thành Gia Định đến thú. Tuy nhiên, do đi lại xa, mỗi khi thay đổi lính thú khó khăn nên đến năm 1830, Minh Mệnh cho mộ "dân ngoại tịch" lập thành 3 đội An Châu nhất, nhị, tam để phân phái và cho mộ thêm mỗi thủ 50 người để đủ làm việc [90, tr.317].


Năm 1832, Minh Mệnh bỏ bớt những viên giữ chức hàm hiệp thủ ở các nguyên, hải, tấn, thủ; nơi nào nhiều việc thì đặt một bát phẩm thư lại, nơi ít việc như bảo An Lạc, Chu Giang,... thì chọn lý trưởng hoặc người làm trong làng làm được việc cho theo với viên thủ ngự làm việc.


Theo quy định của triều Nguyễn, ở các quan, tấn, đồn, bảo đều đặt các quan viên đóng giữ, viên chức chuyên trách đóng ở đấy trường kỳ hoặc cắt phiên thay đổi nhau và tuỳ theo công việc nhiều ít mà đặt từ 1 đến 2, 3 viên. Các đồn, bảo, quan tấn ở vùng Châu Đốc có tấn Cường Thắng được đặt phòng thủ úy 1 người, đội trưởng 1 người, ngoại ủy đội trưởng 2 người; tấn Tân Châu đặt 1 tấn thủ, 1 thứ đội trưởng, 2 ngoại ủy đội trưởng...


Năm 1834, triều Nguyễn cho xây đắp ở Châu Đốc 3 đồn: đồn Vĩnh Tế và đồn Vĩnh Nguyên ở hai bên sông Vĩnh Tế, cách đồn Châu Đốc 5km; đồn Chu Phú đắp cạnh đồn Châu Đốc. Cũng năm này, Minh Mệnh cho thủ binh ở các thủ, chiếu theo tên thủ đều đổi thành "đội". Thủ binh ở Tân Châu chia làm hai đội: Tân Châu nhất, nhị; ở An Lạc là đội An Lạc..., mỗi đội 50 người.


Năm 1835, triều Nguyễn đưa quân trú đóng ở Trấn Tây, nên đất An Giang coi như "nội địa". Bởi vậy, dọc tuyến biên giới Châu Đốc chỉ giữ lại những thủ, sở xung yếu: Tân Châu, An Lạc, Chu Giang, Cường Thắng..., còn các thủ, sở Cường Thành, Cường Uy, Thuận Phiếm, Vĩnh Hùng đều cho rút bỏ [94, tr.268].


Đến năm 1837, triều Nguyễn cho đổi tên tất cả các thủ gọi là "tấn". Như thủ Đông Xuyên đổi gọi tấn Đông Xuyên, thủ binh có 21 người đổi là tấn binh; thủ Tân Châu đổi thành tấn Tân Châu, có 53 tấn binh; thủ An Lạc đổi gọi là tấn An Lạc, có 20 tấn binh...


Vào tháng 12 năm Đinh Dậu (1837), Minh Mệnh cho định lại các ngạch lính "cho danh hiệu được chính". Trong đó, các tấn bảo đêu đổi gọi là "đồn". Như đồn Nghi Giang, quân số 4 người; đồn Đông Xuyên, quân số 21 người; đồn Tân Châu, quân số 53 người; đồn An Lạc, quân số 20 người; đồn Chu Giang, quân số 91 người; đồn Cường Thắng, quân số 54 người,...


Từ tháng 8 năm Canh Tý (1840) đến tháng 8 năm Nhâm Dần (1842), Xiêm ngầm mưu khiến Chân Lạp nổi lên chống lại cuộc bảo hộ của nhà Nguyễn, không chỉ ở 10 phủ, 23 huyện tại Trấn Tây mà còn lan tới các tỉnh Nam Kỳ. Sử triều Nguyễn ghi: ở Hà Tiên, Vĩnh Tế, An Giang, Định Tường... "giặc kết hàng trăm, hàng nghìn", "chỗ nào cũng như muỗi tụ", vây quanh các đồn Tân Châu, An Lạc, Hùng Ngự, Thông Bình, phá luôn huyện lỵ Đông Xuyên, lấp cả sông Vĩnh Tế, cắt đứt con đường tư báo vận lương từ Châu Đốc đi Hà Tiên, cô lập Hà Tiên... Trước tình hình căng thẳng đó, triều Nguyễn cho lập thêm các bảo Tiên Nông, Vĩnh Thông, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều và lập "trường luỹ" để ngăn giặc. Hơn hai vạn giặc Thổ, giặc Xiêm ở Hà Am theo một dãy "trường luỹ" từ Vĩnh Điều đến Tiên Nông kết liên tiếp 8 đồn, dựa vào "trường luỹ" đắp thành gần các đồn Vĩnh Thông, Tiên Nông, Thân Nhân, Vĩnh Lạc mưu đồ đánh phá. Thế giặc rất mạnh, chúng lại lập 13 trại trong rừng, mỗi nơi khoảng 2.000 tên...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2021, 10:20:05 am »

Từ tháng 3 đến tháng 8 năm Nhâm Dần (1842), Thiệu Trị sai các tướng Phạm Văn Điển, Nguyễn Lương Nhàn, Đoàn Quang Mật đưa 5.000 quân chia thành 5 đạo ra sức đánh, phá hơn 20 đồn giặc, chém tại trận được những tên đầu mục giặc Thổ và bè lũ chúng "hơn trăm nghìn đầu", "quân Xiêm, Man bị thương, bị chết không sao kể xiết" [102, tr.158]. Thiệu Trị nghe tin thắng lớn khen ngợi và nói: "từ nay bụi sạch".


Sau khi biên giới tạm yên, triều Nguyễn cho đặt thêm các đồn, bảo và đưa quân trấn giữ: bảo Giang Nông (1842) có 51 biền binh; bảo Vĩnh Thành, bảo Tân Châu, bảo An Lạc. Đặt bảo Giồng Tượng sau khi đào kênh Vĩnh An (1844) và trích lấy 50 biền binh ở 2 đồn Tân Châu, An Lạc để đóng giữ; đặt đồn Tắc Suất (1846), Cần Thăng (1841), Bắc Nam (1845), Tiến An (1847), Hưng Nhượng (1847),...


Cuối năm 1845, quân Nguyễn và quân Xiêm ký hoà ước về vấn đề Chân Lạp. Năm 1846, người Cao Man dâng biểu xin vua Nguyễn đến Kinh "xưng làm tôi, nộp lễ công". Thiệu Trị cho sửa sang đồn, bảo biên giới, lưu quân phòng thủ cho bờ cõi ngoài biên được vững, để quân kinh binh và cơ binh được nghỉ ngơi. Những nơi địa đầu quan yếu ở An Giang, Hà Tiên, Thiệu Trị chủ trương đặt đồn có quan to để "giữ được cái lo bất trắc" [104, tr.201]. Trên tuyến biên giới Tây Nam, ở Tiền Giang từ Sách cần cho đến Việt Giang; ở Hậu Giang từ Tầm Vu cho đến Long Sơn các đồn, bảo đều lần lượt được triệt huỷ. Riêng chỉ có An Giang do "tiếp liền với cảnh thổ Chân Lạp" nên lấy Bình Di làm địa đầu sông Hậu, đồn Tiến An làm địa đầu sông Tiền, cùng với đồn trại nguyên đặt ở duyên biên các tỉnh An Giang, Định Tường, Định Biên, sửa rộng ra để lưu quân phòng thủ.


Hệ thống đồn bảo ở vùng biên giới Châu Đốc, những chỗ quan yếu, sát cõi Chân Lạp, năm 1847 được triều Nguyễn phải đặt như sau: bảo Tân Châu, 71 lính; bảo Vĩnh Thành, 31 lính; bảo Cần Thăng, 21 lính; bảo Trung Khoa, 31 lính; bảo Tái Suất, 82 lính; bảo Giáng Sơn, nguyên phái 136 quân, liệu giảm 56, còn lưu lại 80 quân, bảo Bình Thiên nguyên phái 154 quân, liệu giảm 54, còn 100 quân; các bảo ở sông Vĩnh Tế, nguyên phái 285 quân, còn lưu lại 200 quân. Rút bỏ 51 biền binh ở đồn Đa Phúc. Bảo Bình Di ở nơi quan trọng thì trích lưu 100 thú binh và 32 đội binh hương dũng; bảo Tiến An lưu 150 thú binh. Sau bỏ bớt bảo Trung Khoan và 2 bảo Tân Châu, An Lạc, còn các tấn Tân Châu, An Lạc vẫn lưu tấn binh phòng thủ.


Các bảo lớn thì vẫn lưu lại ở Giang Nông 50 quân, Vĩnh Thông, Vĩnh Điều đều 30 quân; Vĩnh Gia 20 quân, ở Vĩnh Thông đặt một quản viên, kiêm quản cả 4 biền binh ấy, còn mỗi sở khác thì đặt một viên suất đội. Về sau, các bảo nhỏ trước đây đã đặt không quan trọng lắm như: Vĩnh Tế, Vĩnh Thịnh, Tĩnh Biên, Thân Nhân, Vĩnh Lạc, Vĩnh Hoà, Thuyết Nật, Đàm Triết, Vĩnh Gia, gồm 9 bảo đều bỏ bớt [66, tr.409].


Cho đến tháng 12 năm Kỷ Mùi (1859), tổng đốc An Giang - Cao Hữu Bằng tâu: "người Man cùng người Tây dương giao thông, sắp có lòng khác". Vì vậy, để phòng bị các nơi địa đầu quan yếu, Thiệu Trị cho lập thêm đồn, bảo, gọi họp lính đồn và dân dõng "tuỳ thế đóng giữ" để cho việc phòng thủ được nghiêm.


Đầu năm 1860, quân Cao Man đánh vào An Giang, Hà Tiên và khắp tuyến biên giới Tây Nam, quấy rối các đồn, bảo, cắm tre ngăn chặn ở Vĩnh Tế. Tỉnh thần An Giang xin đem số quân chia làm 3 ban, 2 ban lưu lại để đánh giặc 1 ban cho về nghỉ để chờ sai phái. Tuy nhiên, do tình hình biên giới không yên, nên lính ở 2 tỉnh An Giang, Hà Tiên từ năm 1857 đến năm 1864 "vẫn phải toàn số để chiến đấu và trấn giữ, khó nhọc và mỏi mệt quá lâu. Về sau triều Nguyễn sai 2 tỉnh xét đồn, bảo trong hạt, nơi nào rất quan yếu thì vẫn để quân lại đóng giữ, còn thì liệu lượng cho rút bớt về nghỉ ngơi [108, tr.136]. Hệ thống đồn, bảo này tồn tại cho đến năm 1867, khi thực dân Pháp đem quân chiếm thành Châu Đốc.


Qua quá trình hình thành hệ thống đồn, bảo, thủ, tấn ở vùng đất Châu Đốc, có thể rút ra nhận xét sau đây:

Sự tăng thêm hay giảm bớt số lượng đồn, bao, số quân từng vị trí đồn, bảo vùng biên giới Châu Đốc tùy thuộc vào mối tương quan giữa các quốc gia khu vực trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau, về khách quan, nó bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài, do tác động bởi chính sách từ phía Chân Lạp và Xiêm La. Về mặt chủ quan, chính sách đối nội, đối ngoại của triều Nguyễn. Đồng thời, nó cũng phản ánh rõ yêu cầu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia độc lập có chủ quyền, nhằm ổn định và phát triển đất nước ở nửa đầu thế kỷ XIX. Tình hình thực tế những năm 1771, 1790, 1812, 1813-1835, 1840-1847, 1859-1860 như nêu trên phản ánh khá rõ điều đó.


Ngoài ra, số lượng đồn, bảo, thủ, tấn và đồn binh, bảo binh, thủ binh, tấn binh còn tuỳ thuộc vào tình hình, đặc điểm, vị trí nơi trấn giữ.

Ở những vị trí "chính thủ", "hiểm yếu", như đồn Châu Đốc, Tân Châu, Tiến An, Bình Di, Tái Suất..., là những nơi địa đầu, luôn được xây đắp thành bảo lớn hơn và duy trì quân số khá đông từ 71 đến 150 quân. Các vị trí ít quan trọng hơn chỉ bố trí từ 30-70 lính, những nơi xa biên giới hơn có 20-30 quân, thậm chí có nơi chỉ có 4 lính (thủ Đông Xuyên). 


Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là, với chính diện biên giới khoảng 100km luôn có khoảng 15-16 đồn, bảo trấn giữ. Đâv là một mật độ đồn bảo khá dày đặc so với tuyến biên giới khác.


Về lực lượng canh giữ đồn, bảo: có kinh binh, trấn binh của thành Gia Định, cơ binh các tỉnh và cơ binh của tỉnh An Giang. Ngoài ra, lực lượng binh dũng, dân ngoại tịch, xã nhân, tù phạm dồn bổ cũng được sử dụng, cho theo các viên thủ ngự, tấn thủ, bảo thủ... để sai phái, làm việc.


Đây cũng là một đặc điểm sử dụng lực lượng ba thứ quân dưới thời phong kiến: quân triều đình (kinh binh) + quân địa phương (trấn binh, cơ binh) + hương binh (xã dân, hương dũng...).


Triều Nguyễn thực hiện biền binh ban lệ, chia ban. Lúc bình thường tuỳ theo, thú binh 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm thay đổi một lần. Thường là một ban tại ngũ, 2 ban về làm ruộng. Lúc có biên sự thì 2 ban tại ngũ, 1 ban về nghỉ, thậm chí huy động toàn số. Đó chính là chính sách "Tĩnh vi nông, động vi binh" của triều Nguyễn.


Về quan chế: Mặc dù tư liệu chưa thể hiện thật rõ ràng điều này nhưng bước đầu nhận thấy: Nửa cuối thế kỷ XVIII ở các quan, tấn, nguyên, thủ, chúa Nguyễn đặt ra các danh sắc, các chức: cai án, bình luận, thủ hợp, cai quan, côn quan,... và chưa ban cấp, phẩm hàm. Sang thế kỷ XIX, triều Nguyễn dần dần bỏ hết các danh sắc các chức trên. Thay vào đó là các tên thủ ngự, tấn thủ, thủ bảo, phòng thủ úy, thủ hợp, hiệp thủ, quản thủ, lệnh sử,... Thời Gia Long chức thủ hợp có phẩm hàm là bát phẩm, lệnh sử là tòng cửu phẩm. Thời Minh Mệnh, chức hiệp thủ đặt bát phẩm thư lại, sung hiệp thủ đặt cửu phẩm thư lại. Đến năm 1827, chức hiệp thủ đặt tòng bát phẩm; năm 1832, hiệp thủ đặt bát phẩm thư lại. Ở cấp tỉnh, những nơi có đồn thủ, cửa ải như An Giang đặt chức thành thủ úy, trật tòng tứ phẩm.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2021, 10:21:06 am »

b- Trang bị vũ khí ở các đồn, bảo

Để tìm hiểu cụ thể hơn về các đồn, bảo vùng biên giới Châu Đốc, cần tham khảo thêm tình hình trang bị vũ khí và vũ khí phương tiện chiến đấu như sau:

Vào năm 1834, triều Nguyễn cho đặt ở đồn Châu Đốc các hạng súng là 40 cỗ và 13.000 hòm đạn ngang. Cũng năm đó, sau lại đặt cho đồn Châu Đốc 27 cỗ đại bác. Đồn Vị Giang 8 cỗ đại bác, đồn Chu Phú 4 cỗ, đồn Vĩnh Tế 2 cỗ, đồn Vĩnh Nguyên 2 cỗ. Các đại bác Đại luân xa, Phách Sơn, Hồng Y, mỗi cỗ 100 phát thuốc đạn; súng Quá Sơn mỗi cỗ 300 phát thuốc đạn [69, tr.292-293]. Ngoài ra, ở các đồn, bảo còn trang bị một số thuyền chiến để làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu và vận chuyên binh mã lương thảo,...


Tháng 12 năm Ất Mùi (1835), triều Nguyễn lại chia đặt các cỗ súng lớn cho 6 tỉnh Nam Kỳ. Các đồn, bảo tỉnh Gia Định 70 cỗ, tỉnh thành Biên Hoà 32 cỗ, tỉnh thành Vĩnh Long 36 cỗ, tỉnh thành Định Tường 32 cỗ, tỉnh thành Hà Tiên 80 cỗ, tỉnh thành An Giang 100 cỗ. Chắc hẳn đây là năm triều Nguyễn trang bị các súng lớn nhiều nhất ở Nam Kỳ [95, tr.225].


Ngoài các hạng pháo, ở các đồn, bảo Châu Đốc được cấp các loại vũ khí khác như: tấn Tân Châu được cấp 10 thương dài (năm 1826),...

Năm 1836, triều Nguyễn cho rằng, các tấn bảo trừ chỗ đặt pháo đài có phái lính phòng thủ, ngoài ra còn nơi nào xung yếu mà chỉ có dân binh trú phòng thì phải cấp Bắc cơ điểu sang 10 cây hoặc 5, 7 cây giúp phòng bị. Năm 1837, trừ thủ Mỹ Thanh được cấp 10 cây súng Bắc cơ điểu sang, thủ Trấn Di 7 cây ở vùng biển; ở Châu Đốc có thủ Đông Xuyên được cấp 5 cây, thủ Cường Thắng được cấp 5 cây,...


Nhìn chung, số lượng và chất lượng vũ khí trang bị cho các đồn, bảo vừa ít, vừa thô sơ. Ngay cả các cơ lính ở tỉnh, theo biên chế đủ mỗi cơ 500 người, mà trang bị súng Thạch cơ điểu sang và thương dài chỉ có 200 chiếc, khẩu; 50 dao nhọn chuôi dài; 21 kỳ đao; 5 trống gỗ, chiêng, trống, la đồng, kèn đồng,...


Quy định của triều Nguyễn về vũ khí của các cơ lính ở tỉnh (1834) phản ánh điều trên: tỉnh có 1.000 lính thì cho 400 cầm điểu thương, 400 cầm thương trượng, cònlại thì cho mang cờ trống [92, tr.250].

Như vậy, ngoài việc xây đắp các thành đất (thổ bảo) có cấu trúc và kỹ thuật đơn giản, lạc hậu, khả năng phòng thủ thấp, thì việc trang bị vũ khí thô sơ và ít như ta thấy, cùng với trình độ tác chiến kém, phương tiện chiến đấu thuyền chiến chèo tay là chủ yếu ở vùng sông rạch, đã hạn chế rất nhiều khả năng chiến đấu của các đồn, bảo. Điều này phù hợp với nhận xét của Ang-ghen: "Toàn bộ việc tổ chức và phương pháp chiến đấu của quân đội và do đó thắng lợi và thất bại đều rõ ràng phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào nhân lực và vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của dân cư và cả kỹ thuật nữa" [4, tr.290]. Lực lượng, thành luỹ và vũ khí như trên chỉ đủ đối phó với các đội quân hậu kỳ phong kiến lạc hậu trong khu vực, chứ khó có thể đương đầu với các đội quân của phương Tây tư bản đã tiến bộ hơn nhiều. 


c- Vị trí và cấu trúc các đồn, bảo

- Về vị trí: Hầu hết các đồn, bảo đều đặt gần bờ rạch, ven sông để thuận tiện cơ động giao thông thuỷ là chủ yếu như: bên bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Châu Đốc, Vàm Nao, bờ kênh Vĩnh Tế, bờ rạch Bình Di, kênh Vĩnh An,... Ngoài ra, do các sông rạch tự nhiên hoặc nhân tạo là những thuỷ đạo phân ranh lãnh thổ, cho nên phần lớn các đồn, bảo được bố trí dọc theo chính diện biên giới để làm nhiệm vụ an ninh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ngăn ngừa và chống xâm lăng, chống nội loạn, hộ tống các trạm chuyển đạt công văn từ Châu Đốc đi Hà Tiên, bảo vệ lưu dân Việt làm ăn khai phá, lập làng, phát triển kinh tế...

- Về cấu trúc các đồn, bảo:

+ Hầu hết các đồn, bảo đều xây đắp bằng thành đất (thổ bảo). Dù có quy mô lớn như thành Châu Đốc cho đến các thổ bảo trung bình hoặc nhỏ hơn đều được cấu trúc đơn giản chủ yếu bằng đất...

+ Có 3 loại cấu trúc: hình lục giác như thành Châu Đốc, hình bán nguyệt như thành Châu Giang và còn lại phần lớn hình vuông.

+ Cao rộng nhất có thành Châu Đốc: cao 9 thước, chu vi 362 trượng. Chu vi thành 60 trượng trở lên có: đồn Hưng Nhượng, Cần Thăng, An Lạc và Vĩnh Thông. Loại thành trung bình, chu vi từ 30-60 trượng có: Thân Nhân, Vĩnh Long (lớn), Giang Nông, Vĩnh Điều, Bình Di (phía tả), Nhân Hội (Tắc Suất). Loại thành nhỏ hơn từ 30 trượng trở xuống có: Vĩnh Tế, Vĩnh Lạc, Vĩnh Long (nhỏ), Tân Châu, Châu Giang, Bình Di (phía hữu), Bắc Nam, Tiên An,...


Như vậy, cấu trúc các đồn bảo ở Châu Đốc thời Nguyễn khá đơn giản, phản ánh điều kiện của nền kinh tế nông nghiệp chậm phát triển. Điều đó, lại một lần nữa thể hiện rõ nhận xét của Ăng-ghen: "Việc tiến hành chiến tranh phải phụ thuộc vào sức sản xuất và phương tiện giao thông ở hậu phương cũng như chiến trường" và "đó là những cái giúp cho bạo lực đạt được thắng lợi" [4, tr.291-292].


Tuy nhiên, dưới thời Nguyễn, hệ thống đồn, bảo ở Châu Đốc nói riêng và ở tuyến Tây Nam nói chung đã có những vị trí nhất định, bước đầu có thể rút ra những nhận xét về vai trò, tác dụng của nó như phần sau.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2021, 10:21:55 am »

d- Vai trò, tác dụng của các đồn, bảo vùng Châu Đốc

Do yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng đất biên thuỳ Tây Nam, hệ thống đồn, bảo hình thành từ năm 1757 và tồn tại cho đến khi thực dân Pháp chiếm thành Châu Đốc giữa năm 1867. Hơn 100 năm tồn tại, các đồn, bảo không chỉ đơn thuần là những đồn binh làm nhiệm vụ quân sự, mà thực chất là những tổ chức hành chính - quân sự, một đồn ải biên phòng ở chốn địa đầu xung yếu. Hoạt động của hệ thống đồn, bảo trong hơn 1 thế kỷ tồn tại thể hiện:

1. Là cơ quan đại diện cho bộ máy quyền lực của chính quyền Nhà nước phong kiến Nguyễn ở vùng đất mới để tảo trừ giặc cướp, ổn định an ninh và trật tự trị an địa bàn biên giới. Nơi vốn toàn là rừng rậm, sông nước, nơi các băng đảng trộm cướp thường xuyên đi về, ẩn náu; vùng đầy rẫy mê tín của người Việt, bùa ngải của người Khmer, Chăm... Các đồn, bảo cũng làm nhiệm vụ ngăn ngừa và chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ lãnh thổ ở vùng "cửa ngõ" phía tây của Gia Định, hỗ trợ cho Hà Tiên, Rạch Giá, "tiếp ứng cho Nam Vang".

Là địa bàn quan trọng nên triều Nguyễn thường đưa kinh binh, trấn binh Gia Định và cơ binh các tỉnh đến đóng giữ ở Châu Đốc để tiện khi cần. Nếu ở Hà Tiên hay Nam Vang có việc thì đem lực lượng này đến cho nhanh [93, tr.302].


2. Ngoài nhiệm vụ quân sự, các đồn, bảo Châu Đốc còn thực hiện những chức năng kinh tế - xã hội: chiêu mộ, khuyến khích lưu dân Việt, Khmer, Chăm, Hoa,... đến Châu Đốc lập phố chợ, buôn bán, làm đồ gốm, trồng dâu, nuôi tằm, trồng cây, khai hoang, lập thôn ấp, phát triển kinh tế, tạo cơ sở xã hội cho chính quyền phong kiến Nguyễn. Vì vậy, cuối đời Gia Long mới bắt đầu khuyến khích lưu dân đến Châu Đốc, mà đến năm 1836 đã lập được 91 thôn xã, khai khẩn được hơn 33.000 mẫu ruộng. Các đồn, bảo đại diện cho Nhà nước Nguyễn cho dân vay vốn, giống, ngưu canh điền khí, lương thực, giúp đỡ lưu dân đến làm ăn, cứu đói kém, dịch bệnh, bảo vệ đời sống, sản xuất cho lưu dân, chông tranh chấp ruộng đất.


Binh lính các đồn, bảo là lực lượng "tĩnh vi nông, động vi binh”, trực tiếp khẩn hoang, sản xuất lương thực trong thời bình, kết hợp luyện tập quân sự, tham gia chiến đấu khi có biên sự và khi xảy ra chiến tranh xâm lược.


Năm trăm lính đồn Châu Đốc và 1.000 dân thuộc 4 huyện của tỉnh An Giang đã khai ngòi, đắp đê bảo vệ 250 mẫu ruộng ở tỉnh thành, đắp đường từ tỉnh thành đến đồn Vĩnh Tế 1.472 trượng, từ đầu đồn Vĩnh Tế đến núi Sam 388 trượng. Năm 1840, biền binh khẩn ruộng ở sau tỉnh thành được 770 mẫu, thu được 9.000 hộc thóc, được vua thưởng 600 quan tiền [100, tr.51].


Binh lính các đồn, bảo còn tham gia có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế, xã hội khác: thu thuế khoá ở kho Đốc Tín (đồn Châu Đốc) và ở các tấn thủ Tân Châu, Bình Di, Châu Giang..., bảo đảm lưu thông buôn bán trục Gia Định - Nam Vang. Vì vùng Châu Đốc có sông Tiền, sông Hậu, sông Châu Đốc,... từ Chân Lạp chảy đến, do điều kiện đường thủy liền nhau, sông nước mênh mông nên thuyền dân người Kinh, người Thanh, người Man, người Thổ từ Nam Kỳ đi buôn ở Cao Miên, thuyền người nước Thanh, Thổ từ Cao Miên đến tỉnh An Giang, Gia Định buôn bán [105, tr.227]. Vì vậy, nhà Nguyễn thu được nhiều thuế quan tân ở vùng Châu Đốc: năm 1837 là 10.387 quan; năm 1839: 18.484 quan; năm 1840: 16.120 quan... Ở 4 cửa sông Đông Xuyên, Châu Giang, Tân Châu, An Lạc, nguồn thuế thủy lợi trong 18 năm, từ 1832-1848 và 2 năm 1812; 1830 thu được hơn 1.043.090 quan.

Nếu không bị chiến tranh biên giới xảy ra liên miên, chắc hẳn số thuế quan tân và thủy lợi ở vùng Châu Đốc thu được còn lớn hơn nhiều.

Binh lính các đồn, bảo còn tham gia đào kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế, kênh Vĩnh An, xây đồn, đắp lộ, dựng thành trì phủ, huyện,...

3. Là vùng biên khổn quan trọng, là "đường các thuộc quốc đi lại phải qua", đường sứ Chân Lạp thường đi về, các đồn bảo Châu Đốc, Tân Châu thường đưa đón, hộ tống các sứ đoàn đến Gia Định về Kinh để chầu, cống vua Nguyễn và tống tiễn ra khỏi biên giới.

Từ năm 1791, chúa Nguyễn sắc cho đạo Tân Châu rằng: Từ nay có sứ Chân Lạp đến thì cũng chỉ cho 2 chiếc thuyền chở chánh, phó sứ đi theo sông Tiền tiến vào, còn lại bao nhiêu thì lưu hết ở thủ sở [82, tr.136]. Đến đời Gia Long, từ năm 1816 trở đi, vua Chân Lạp xin vua Nguyễn mỗi năm sang chầu một lần, thường năm cứ tháng 6 thì đến Kinh, tháng 7, 8 thì trở về; các năm 1833, 1847, 1860 đổi định lại, thượng tuần tháng 2 đến An Giang, thượng tuần tháng 4 đến Kinh, lấy các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi, 3 năm 1 lần sang chầu. Theo quy định năm 1874, cho sứ bộ nước Cao Miên: 1 chánh sứ, 1 phó sứ, 1 thông ngôn, 2 thầy thuốc và 9 lính đi theo, lấy 15 người làm hạn. Khi đến Kinh thì chỉ được đi 7 ngươi gồm: chánh, phó sứ, thông ngôn, thầy thuốc, còn những người khác ở lại biên giới tỉnh An Giang [65, tr.466, 468, 500]. Năm 1850, dụ tỉnh An Giang và các tỉnh phải cung đốn vật chất và tiền cho sứ bộ, hộ tống khi đến, khi về An Giang và ra khỏi cõi. Cho đến năm 1860, vì ở Cao Miên sinh sự rắc rối nên thôi việc chầu cống [107, 98].


4. Trong những lần nội bộ triều đình Chân Lạp xảy ra tranh quyền soán ngôi, hoặc các lần Chân Lạp bị phong kiến Xiêm xâm lược (các năm 1807, 1812, 1833)... quốc vương Chân Lạp phải bôn tẩu, lánh nạn sang Nam Bộ, được đồn Châu Đốc, Tân Châu che chở, cưu mang và tâu báo về triều.

Năm 1812, quan hệ Xiêm La - Chân Lạp căng thẳng. Xiêm đem quân xâm lược, đánh chiến thành La Bích của Chân Lạp, quốc vương Chân Lạp bỏ thành La Bích chạy đến Tân Châu cầu cứu nhà Nguyễn. Sau quân Nguyễn sai 13.000 quân đưa vua Chân Lạp về nước. Trước thế mạnh của quân Nguyễn, lực lượng Xiêm La phải rút về [21, tr.83].

Năm 1833, quân Xiêm xâm lược, quốc vương Chân Lạp là Nặc Ông Chân nghe tin hoảng sợ "cưỡi chiếc thuyền nhỏ chạy đến An Giang". Sau triều Nguyễn cho về ở Vĩnh Long, chu cấp ăn nghỉ, rồi sai quân hộ tống quốc vương Chân Lạp về nước,...


5. Từ thế kỷ XV - XIX, những biến động lịch sử đã xô đẩy một bộ phận người Chàm rời bỏ quê hương, đến sinh sống tại Chân Lạp. Tuy nhiên, số phận của họ cũng không được yên ổn. Do sự hiểu lầm, bị kích động cùng với sự kỳ thị, phong kiến Chân Lạp đã xua đuổi người Chàm. Vì vậv, số ngươi Chàm này phải bỏ Chân Lạp, trôi dạt về sinh sống ở vùng Châu Đốc vào những đợt 1840-1841, 1854, 1858-1859... các đồn binh Châu Đốc đã cưu mang giúp đỡ họ. Trong cảnh tha hương, triều Nguyễn đã cho họ định cư lại ở 2 bên bờ sông Hậu và rạch Bình Di trên 7 làng. Họ đã lập nên những đội dân binh Chàm dưới sự chỉ huy của các vị hiệp quản đội những chiếc "khôn" đỏ [50, tr.35] và đã khai phá, góp phần cùng các đồn, bảo đánh giặc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền vùng đất biên giới Tây Nam của triều Nguyễn.


Từ ngày đầu thành lập - năm 1757, cho đến năm 1832, do điều kiện vùng đất mới, xã thôn còn ít ỏi, triều Nguyễn chưa thành lập bộ máy hành chính ở đạo Châu Đốc. Vì vậy, các đồn, bảo ở vùng này vừa làm nhiệm vụ quân sự, an ninh, vừa có chức năng hành chính. Năm 1832, khi triều Nguyễn lấy đất đạo Châu Đốc, gộp đất hai huyện Vĩnh An, Vĩnh Định (phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh) lập nên tỉnh An Giang thì đất Châu Đốc trở thành tỉnh lỵ và đồn Châu Đốc trở thành thành tỉnh. Đất Châu Đốc đạo và Tân Châu đạo cũ đổi thành phủ Tuy Biên của tỉnh An Giang mới, gồm 2 huyện: huyện Đông Xuyên (phía đông sông Hậu) và huyện Tây Xuyên (phía tây sông Hậu). Sau năm 1867, đất phủ Tuy Biên lập thành tỉnh Châu Đốc. Mặc dù vậy, ở vùng đất biên ải Tây Nam, tổ chức chính quyền cấp tỉnh, phủ, huyện... vẫn mang đậm dấu ấn của bộ máy hành chính - quân sự trong mọi hoạt động cho đến khi thực dân Pháp đem quân chiếm thành Châu Đốc vào tháng 6 năm Đinh Mão (1867).


Điều đó phản ánh tính chất đa năng của các đồn binh thời Nguyễn. Các đồn, bảo này vừa có chức năng hành chính - quân sự vừa có nhiệm vụ của một đồn ải biên phòng ở vùng cửa ngõ đất Gia Định. Các đồn, bảo vừa thể hiện vai trò tiên phong trong quá trình khẩn hoang, lập thôn ấp, góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội, cố kết cộng đồng, ổn định nhân tâm, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc người Việt, Khmer, Chăm, Hoa có cùng số phận lịch sử, chung sống ở vùng đất này. Các đồn, bảo ở vùng Châu Đốc còn là công cụ đắc lực của nhà nước phong kiến Nguyễn để quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bảo vệ trật tự an toàn địa bàn, chiến đấu chống xâm lược, góp phần phát triển vững chắc vùng đất Châu Đốc trở thành một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của quốc gia Đại Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM