Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:37:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử khai phá và bảo vệ chủ quyền vùng đất Châu Đốc thời Nguyễn  (Đọc 3794 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2021, 07:33:23 pm »

- Ăn uống của người Khmer

Cũng như người Khmer đồng bằng sông Cửu Long, người Khmer Châu Đốc là những cư dân nông nghiệp, nên nguồn lương thực chính của họ vẫn là lúa gạo. Trong ăn uống người Khmer vẫn còn giữ được khá rõ nét yếu tố văn hoá tộc người.


Nếu ngươi Việt Châu Đốc ưa ăn mắm và có những loại mắm cá nổi tiếng, thì người Khmer có món mắm bò-hóc là món ăn ưa thích. Mắm bò-hóc có thể dùng để nêm canh, nêm món ăn hoặc ăn sống, có hương vị đặc biệt. Món bún nước lèo đặc trưng nổi tiếng của người Khmer cũng được nêm bằng mắm bò-hóc. Người Khmer lấy nước này ăn với bún trong bữa ăn ngày giỗ, tết, lễ làm phước, cúng chùa. Có một món mắm mà người Khmer rất thích đó là mắm chua (pha-ớt). Mắm chua khi ăn có rượu ngon, là một món ăn tuyệt vời của người Khmer [140, tr.157]. Người Khmer rất thích các vị chua, cay và béo, đặc biệt là vị chua. Vì vậy, họ có nhiều món canh chua ("xiêm-lo-mò-chu").


Trong hầu hết món ăn mặn và ngọt của người Khmer đều nấu với nước béo của quả dừa. Đây là một công thức khá độc đáo mà không phải dân tộc nào cũng có thể chấp nhận dễ dàng [140, tr.159]. Trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của người Khmer, bánh ngọt giữ một vị trí khá quan trọng và chiếm một số lượng phong phú trong những dịp cưới, tết, lễ tôn giáo nhập hạ, ra hạ, Phật đản. Người Khmer rất tự hào về các loại bánh ngọt cổ truyền. Cốm dẹp (angbok) là món truyền thống không thể thiếu vào dịp lễ tạ ơn mặt trăng (Ok Angbok), một lễ hội nông nghiệp của người Khmer. Họ cũng thích dùng đường thốt nốt để nấu các món ăn ngọt lẫn mặn nhằm tăng hương vị thơm ngon [140, tr.163]. Người Khmer cũng ưa thích uống rượu, nhất là trong những dịp lễ, Tết,... Nước thốt nốt cũng là thứ nước giải khát lâu đời của họ.


Cũng như nhiều tộc người Việt, Hoa, Chăm ở Châu Đốc, người Khmer cũng luôn có ý thức dùng thức ăn để trị bệnh. Như một số món ăn có tác dụng hạ nhiệt tránh chứng bệnh sởi, ban phát trong mùa hè, dùng thịt cóc chữa bệnh suy dinh dưỡng và bệnh bụng báng của trẻ em, suy nhược cơ thể của người lớn... Mỗi loại thức ăn, lễ vật dâng cúng theo quy ước thường chỉ phục vụ cho từng cuộc lễ nhất định và được đặt trong những vật dụng riêng. Vì vậy, có khi chỉ cần nhìn vào thức ăn dâng cúng cũng có thể hiểu được đó là lễ gì.


- Ăn uống của người Chăm

Trong việc ăn uống người Chăm Châu Đốc phải tuân theo những quy định khắt khe của giáo luật Hồi giáo. Những điều cấm tín đồ ăn uống trong kinh Coran được tóm tắt như sau:

1. Cấm ăn các loại động vật sống trong nước, nếu khi đưa lên bờ đã chết thì mới được ăn (trừ thú độc). Loài nào vừa sống dưới nước vừa sống được trên cạn (sống ở 2 nơi) thì không được ăn như rùa, rắn...; 2. Ăn được các loài thú 4 chân sống trên mặt đất, trừ loài thú có 2 nanh và loài thú hung dữ, ăn giựt (nết ăn xấu) thì không được ăn; 3. Được ăn thịt tất cả các loại chim bay trên trời. Cấm ăn thịt những loài chim bổ nhào giựt mồi (nết ăn xấu) như quạ, diều hâu... Vì giáo luật muốn tín đồ ăn cái lành, không muốn tín đồ ăn thịt vật hung dữ, sẽ lây nhiễm tính hung dữ của chúng.


Giáo luật Islam cũng cấm tín đồ ăn thịt heo, vì heo là con vật ghê bẩn, ngoài heo còn có rắn, chuột, mèo, rùa cũng không được ăn. Trong tháng ăn chay Ramadal (tháng 9 Hồi lịch), tín đồ phải nhịn ăn từ khi mặt trời sắp mọc (lần cầu kinh đầu tiên của ngày) đến sau khi mặt trời lặn (lần cầu kinh buổi tôi). Trong suốt tháng Ramadal, tín đồ chỉ được ăn uống vào ban đêm, còn ban ngày không ăn, không hút thuốc, kiêng các nhu cầu xác thịt... Tháng ăn chay nhằm giúp tín đồ rèn luyện ý chí, di dưỡng tinh thần. Người Chăm ưa thích món "cà boh" (cà-búa). Họ lấy thịt bò, gà, trâu, dê loại ngon xắt miếng, ướp gia vị, tỏi, hành, tiêu, cà ri, nước dừa,... nấu vài giờ là được. Món này thường được ăn với cơm, để lâu khoảng nửa tháng không hỏng. Đặc biệt, món cà-búa thường được dùng trong đám cưới, lễ sinh nhật của Môhamet, cúng cơm tập thể. Trong bữa ăn thường ngày, người Chăm thích ăn canh chua nấu thịt hoặc cá.


Bánh ngọt giữ một vai trò quan trọng trong việc ăn uống của người Chăm Châu Đốc. Ngươi Chăm rất thích dùng bánh ngọt nên trong các dịp lễ, tết, đám cưới, tháng chay Ramadal... họ thường làm bánh ngọt đế biếu tặng, ăn bánh ngọt, uống trà [140, tr.270]. Về thức uống, theo giáo luật Islam, tín đồ uống được tất cả, chỉ cấm những thứuống bị say. Vì mỗi ngày 5 lần tụng kinh, nếu uống say thìtín đồ quên cả thánh Allah và quên những nhiệm vụ của mình trong xã hội. Trà là đồ uống phổ biến dùng để giải khát của người Chăm.


- Ăn uống của người Hoa

Việc ăn uống của người Hoa thể hiện đời sống ẩm thực lý thú, phong phú, là đặc điểm riêng của tộc người và là truyền thống văn hoá đặc sắc của người Hoa.


Buổi đầu đến vùng Châu Đốc, phần lớn người Hoa nghèo đều có thói quen ăn sáng cháo nóng, kèm với hột vịt muối, củ cải muối ngâm vào nước tương, trái cà na ngâm muối. Sau khi ăn cháo ai muốn ăn thêm gì nữa thì tuỳ ý. Người Hoa Châu Đốc cũng như Nam Bộ chế biến được rất nhiều món ăn ngon và đã trở thành cả một nghệ thuật.


Đặc điểm của món ăn của người Hoa thường là sự tổng hợp từ một món chính (như thịt, cá, tôm, cua...) với món phụ (các loại rau, quả, đậu...) nấu kèm theo món chính để làm cho món ăn trở nên phong phú, không đơn điệu mà lại thêm ngon miệng.


Một đặc điểm khác nữa là món nước lèo của người Hoa. Hầu như bếp ăn nào của họ cùng có nồi nước lèo để nấu với mì sợi, hủ tiếu, nấu canh, nấu xúp... Cách chế biến thức ăn của người Hoa nói chung đều giống nhau trên đại thể, song trong từng nhóm địa phương như Triều Châu, Quảng Đông, Phước Kiến, Hẹ,... cũng có nhưng phong cách riêng. Gia vị để nêm vào thức ăn của người Hoa cũng có một danh mục phong phú. Dù gạo là lương thực chính, người Hoa còn bổ sung thêm nguồn lương thực chế biến từ bột mì như mì vằn thắn, mì sợi. Tuy nhiên, ở mỗi nhóm địa phương người Hoa có cách thức chế biến món mì khác nhau [140, tr.208, 209]. Người Hoa có món bánh đặc trưng không thể thiếu là bánh củ cải. Tuy nhiên, vì bánh này làm tốn thời gian, cầu kỳ, nên chỉ có trong dịp giỗ, lễ, tết. Đám cưới người Hoa có hai thứ không thể thiếu là kẹo thèo lèo và bánh bía. Kẹo thèo lèo được làm bằng đậu phộng, mè, đường mật, rất được người Hoa ưa thích, bánh bía làm bằng bột gạo, mì, nhân đậu xanh, đường cát ngọt.


Bánh ngọt, loại bánh truyền thống của người Hoa có rất nhiều như: bánh tổ, có hình tròn, để lâu không hỏng, phù hợp với điều kiện khó khăn cần dự trữ; bánh nếp đỏ có hình chữ nguyệt là loại bánh truyền thống thường dùng trong những dịp Tết Thanh minh, Tết Nguyên đán, Tết mồng 5 tháng 5... Người ta còn thống kê được, riêng về bánh của người Hoa Triều Châu có khoảng 24 loại khác nhau [140, tr.211].


Đồ uống của người Hoa cũng thể hiện yếu tố văn hoá tộc người. Trong đó, rượu là một loại đồ uống rất quan trọng, vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe, vừa có vai trò lớn trong giao tiếp, quan hệ xã hội, đặc biệt là những dịp vui, hội hè, đám cưới, lễ, tết,... Trước đây có gia đình ông Vĩnh Phong Long làm rượu trắng có tiếng không chỉ ở Châu Đốc mà còn khắp lục tỉnh. Trà cũng là một thứ đồ uống truyền thống thể hiện yếu tố văn hoá vật chất nhưng mang đậm phong cách, lối sống, văn hoá ẩm thực của người Hoa. Đặc biệt, người Hoa Triều Châu rất nổi tiếng về kỹ thuật ướp trà [140, tr.212]. Hiện nay, ở thị xã Châu Đốc còn có những hiệu trà của người Hoa Triều Châu nổi tiếng như cửa hiệu "Thành Hưng" (đường Bạch Đằng), "Bình Bình" (đường Lê Công Thành), "Hiệu trà 111" (đường Thượng Đẳng Lễ...).


Người Hoa rất thích màu đỏ, trong đời sống vật chất kể cả đời sống tinh thần, màu đỏ luôn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Bắt nguồn từ sự tích của người Hoa, ngày xưa có con Niên hay quấy phá con người nhưng nó rất sợ màu đỏ. Vì vậy, trong cuộc sống người Hoa luôn sử dụng màu đỏ, biểu hiện cho sự an toàn, điềm lành, đưa lỳ xỳ bao màu đỏ, cô dâu mặc áo đỏ, viên chè ỉ nhuộm màu đỏ, ngày đầy tháng của trẻ em cúng quả trứng nhuộm đỏ... và số đỏ là số may mắn, tốt lành.


Nhìn chung ăn uống của người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long phản ánh đậm nét văn hoá tộc người, nó là một loại biểu tượng (symbol) văn hoá nhằm biểu thị ý nghĩa tín ngưỡng, thái độ ứng xử, niềm ước mong, tư tưởng của con người. Người Hoa là một dân tộc có ý thức trong việc kết hợp ăn uống và chữa bệnh. Để phù hợp với môi trường nắng nóng quanh năm, người Hoa thường sử dụng các món ăn có vị hàn - âm, giải nhiệt, dễ tiêu hoá, giúp cho cơ thể cân bằng âm dương... Phương pháp dinh dưỡng - trị bệnh bằng ăn uống của người Hoa theo nguyên tắc thức ăn phải phù hợp với môi trường sinh thái [140, tr.217-218]. Đối với người Hoa, thức ăn cũng là lễ vật thể hiện lòng thành của con người dâng lên tổ tiên, thần thánh. Thức ăn cũng giữ vai trò thiết yếu trong tín ngưỡng của người Hoa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2021, 07:35:12 pm »

b- Trang phục của các tộc người

- Trang phục của người Việt

Trang phục là một nhu cầu thiết yếu của con người. Nó quan hệ đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, địa lý, lịch sử, kinh tế, lễ giáo, đẳng cấp, tập tục, tín ngưỡng... Nên nói đến trang phục của một tộc người là nói đến một nội dung khá rộng và phức tạp. Trong khuôn khổ công trình và tư liệu ít ỏi, chúng tôi chỉ có thể cố gắng đề cập đến những nét khái quát, đặc trưng của y phục, chứ chưa có điều kiện và có thể đi sâu tìm hiểu nhiều mặt của trang phục tộc ngươi Việt.


Về y phục, người Việt Châu Đốc thời Nguyễn, có lịch sử ăn mặc tương đồng các vùng đất khác ở Nam Bộ. Khởi đầu, phải nói đến y phục của Đàng Trong. Theo thư tịch cũ, đến năm 1744, ngoài người Việt, xứ Đàng Trong còn có nhiều tộc người khác như người Đường, người Cao Miên, người Chà Và..., nhưng y phục, đồ dùng thì người nước nào theo phong tục người nước ấy. Duy người Việt thì vẫn ăn mặc theo tục cũ của người Giao Chỉ. Người có quan chức đội mũ "Cao sơn", mặc áo "Phi phong", đi giày da, còn dân thường thì húi tóc, đi chân không. Nam nữ đều mặc áo cổ cứng, tay áo ngắn, áo đều may liền ở hai nách; không có quần dài, quần đùi, đàn ông dùng một đoạn vải quấn từ lưng xuống đến mông buộc thắt ở rốn, gọi là cái khố, con gái mặc váy không có lót, đội cái nón to... [21, tr.143].


Đến năm Giáp Tý (1744), thời kỳ Nguyễn Phúc Khoát ở ngôi chúa Đàng Trong, xảy ra những biến cố được coi là kỳ lạ, hiện tượng cát bồi ở cửa Thuận An, lời đoán của một thầy bói,... và khi đó ở Nghệ An có truyền câu sấm "Bát thế hoàn Trung đô" (Tám đời trở lại Trung đô) [20, tr.66]. Phúc Khoát là đời chúa thứ 8 có ý "chống mệnh", bèn tham chước cách ăn mặc các triều đại Trung Quốc từ đời Hán Đường đến Đại Minh, để chế ra kiểu mới, đổi y phục trong dân gian, áo mặc, nhà ở, đồ dùng của thường dân thì "đại lược" như thể chế của nhà Đại Minh [81, tr.208] "bỏ hết thói hủ lậu của người Bắc Hà" [21, tr.143]. Có tác giả cho rằng, chúa Nguyễn truyền cho quan, quân, dân ăn mặc theo sách "Tam tài đồ hội" [140, tr.51] và quy định cụ thể các kiểu dáng y phục, tuy nhiên không hiểu sách này như thế nào.


Như vậy, có thể nói đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát y phục của Đàng Trong và Đàng Ngoài đã khác nhau về cơ bản. Sang thế kỷ XIX, vào năm 1802 khi bàn về phong tục, vua Gia Long cho quần áo dân Bắc Hà không đẹp "phải nên một phen sửa định" để cả nước giống nhau. Tuy nhiên Gia Long cũng thấy "sửa đổi phong tục cũng phải dần dần" [83, tr.97]. Nên sau 26 năm đất nước thống nhất, mà y phục cả nước còn quá khác biệt. Đấy là lý do để năm 1828, Minh Mệnh phải ra chỉ dụ bắt dân từ sông Gianh trở ra phải thay đổi y phục giống như phía Nam [89, tr.118]. Thế nhưng, mãi mười năm sau (1837), từ sông Gianh trở ra Bắc vẫn chưa đổi cho thống nhất để "hết thảy ăn mặc theo lối nhà Hán, nhà Minh", mà miền ngoài vẫn theo tục cũ, con trai đóng khố, con gái mặc áo vạt khép với nhau, dưới mặc váy. Minh Mệnh ra chỉ dụ, trong năm Đinh Dậu (1837) phải thay đổi tất cả, nếu năm sau vẫn còn người ăn mặc theo tục cũ thì trị tội [97, tr.231].


Như vậy, ở Đàng Trong từ năm 1744 trở đi, đã thay đổi lối ăn mặc, cách ăn mặc này cơ bản có lẽ được duy trì cho đến cuối thế kỷ XIX. Mặc dù, từ năm 1802 trở đi, các vua Nguyễn đã có một số chỉ dụ để bổ sung như: năm 1828, 1837... nhưng cơ bản có thể theo lối năm 1744.


Cư dân Việt vào khẩn hoang vùng Châu Đốc phần lớn là những người nghèo, có gốc gác miền Trung nên ảnh hưởng cách ăn mặc của người Đàng Trong. Nam cũng như nữ khi lao động mặc áo cánh ngắn (áo lá) bằng vải ta, cổ thấp, không có tay, xẻ vạt kiểu miền Trung hoặc mặc áo "cụt đà" nhuộm màu giang, áo lục nâu, áo vạt hò (áo cài khuy một bên) là kiểu áo thường nhật. Quần của nam giới chỉ ngắn tới gối, quần của phụ nữ dài hơn (quần vải ta, vải địa phương dệt tay, thô sợi). Phụ nữ Đàng Trong không còn mặc váy nhưng có người vẫn còn dùng yếm [124, tr.78]. Màu sắc chủ yếu của y phục thời kỳ này là màu nâu sẫm (nhuộm bằng cây dà) hoặc chàm sẫm ngả sang đen mốc (nhuộm bằng cây cóc mọc dại, rồi đem dấn bùn cho thẫm màu) [140, tr.53]. Về sau, ở Châu Đốc do có nghề tằm tơ phát triển đã nhuộm vải bằng trái mặc nưa, màu đẹp và bền hơn. Ngươi Việt Châu Đốc cũng như Nam Bộ hầu hết đi chân đất theo tập quán lâu đời, những người giàu có, quan lại mới mang hài, dép.


Lễ phục của nam giới cũng như nữ giới thuộc tầng lớp bình dân là áo dài đen, quần đen, khăn xếp hoặc bới tóc, đi chân đất, có khi đi guốc. Chiếc áo dài Việt Nam thời kỳ này được xem vừa là lễ phục vừa là quốc phục của cả hai phái nam nữ. Kiểu áo của cả hai phái đều không khác nhau nhiều về dáng vẻ, chất liệu vải, cỡ rộng hẹp [140, tr.54]. Đặc điểm chung của lễ phục người Việt thời đó là rộng dài, thể hiện sự kín đáo, nghiêm trang tề chỉnh, thể hiện đặc trưng của tộc người. Ngày nay, y phục đó còn được những tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở An Giang vẫn còn dùng mặc rất phổ biến, thể hiện ý thức bảo tồn phong tục tập quán dân tộc từ thế kỷ XIX đến nay.


Thế kỷ XIX, người phụ nữ Châu Đốc và Nam Bộ đều mặc áo dài thường xuyên, kể cả khi lao động nặng nhọc. Phụ nữ bình dân thông thường mặc quần áo dài, đi chân đất, đầu đội khăn hoặc nón lá. Phụ nữ ra đồng làm ruộng hay khi dệt vải, xay lúa ở nhà cũng như buôn bán ở chợ đều mặc áo dài... Có thể nói, đó là chiếc áo dài thường nhật của phụ nữ, từ người nghèo cho đến những tầng lớp trên giàu có. Đầu thế kỷ XX, phụ nữ Châu Đốc và Nam Bộ vẫn thường xuyên mặc áo dài [140, tr.64], không chỉ vì thói quen mà vì nó còn là trang phục kín đáo, che kín cơ thể cả phía trước lẫn phía sau và còn do quan niệm luân lý thẩm mỹ, tập quán ăn mặc kín đáo của phụ nữ phương Đông. Như có học giả đã nói: Người Việt cực kỳ kinh sợ sự trần truồng, người ta có thể mặc áo rách, nhưng người ta không bao giờ cởi truồng, nhất là phụ nữ, thuộc âm, nguyên lý của bóng tối lại phải càng rất kín đáo [38, tr.465]. Vào nửa cuối thế kỷ XIX, Châu Đốc có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa phát triển, đặc biệt là vùng Tân Châu, nên cư dân ở đây ăn mặc khá đẹp, đặc biệt là phụ nữ [36, tr.27].


Như vậy, đến thế kỷ XIX, lễ phục truyền thống của dân tộc Việt được kết tinh thành những đặc điểm sau: quần chùng - áo dài - khăn xếp. Lễ phục và triều phục của triều Nguyễn cũng giữ theo lệ ấy, chỉ khác về chất liệu vải,  về dáng, màu sắc của từng bộ phận kết thành: quan (mũ), đai (thắt lưng), bào (áo dài), hốt, cân (khăn), nài (dây), miệt (tất chấn), bổ tử trên ngực áo,... Các loại lễ phục của quan lại nói trên không thoát ra khỏi y phục truyền thống, đã trở thành lễ phục - quốc phục của người Việt với 3 yếu tố cơ bản hợp thành: quần chùng - áo dài (tay thụng) - khăn đóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2021, 07:35:39 pm »

Ngoài các y phục nói trên của người Việt Châu Đốc và Nam Bộ, thế kỷ XIX được coi là thời điểm xuất hiện của bộ quần áo bà ba [140, tr.62]. Tuy nhiên, ý kiến đó đến nay cũng chỉ là phỏng định và vì vậy thời gian xuất hiện và nguồn gốc ra đời đáng tin cậy của bộ bà ba còn nhiều điều mơ hồ. Có ngươi cho rằng áo bà ba là kiểu áo được du nhập từ đảo Pi-năng ở Malaixia, nơi có tộc người Ba-ba sinh sống, đó là một tộc người mang hai dòng máu Hoa và Malaixia. Kiểu áo này của người Ba-ba du nhập vào Nam Bộ theo con đường giao thương của người Hoa. Hoặc có thể áo bà ba được ảnh hưởng, cách tân từ áo lá với áo "xá xẩu" may bằng vải buồm đen của người Hoa lao động, là kiểu áo cổ đứng, giữa cài nút thắt [140, tr.62]. Cũng có người cho áo bà ba là kết quả của một quá trình cải tiến từ bộ áo cài nút và quần hai ống đã được dân Đàng Trong dùng từ thời chúa Nguyễn [35, tr.15].


Phụ trang đi kèm với bộ bà ba là chiếc khăn rằn. Khăn răn là loại khăn có nguồn gốc của người Khmer mà người Việt đã ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi tiếp thu khăn rằn của người Khmer, người Việt Nam Bộ đã làm cho nó trở thành đa dụng. Đêm sương lạnh dùng làm khăn quấn quanh cổ và ngực cho ấm, ngày nắng thì quấn lên đầu thay nón mũ, khi tắm xong quấn quanh hông để thay quần áo, lau mồ hôi lúc lao động, khi ngủ có thể làm chăn đắp [35, tr.20]... Mặc dù thời điểm xuất phát bộ bà ba chưa được xác định rõ, nhưng đến đầu thế kỷ XX đã thấy những người tham gia khởi nghĩa Phan Xích Long mặc nó (1913-1916) và mãi đến sau năm 1945, hầu hết thanh niên nam nữ mới bỏ hẳn bộ quần áo dài và thay vào đó là bộ bà ba được mặc phổ biến cho đến ngày nay [140, tr.66].


Y phục ngày tết, ngày lễ, đám cưới của người Việt Châu Đốc và Nam Bộ như nói trên ở thời Nguyễn đối với cả hai giới đàn ông và đàn bà, già trẻ có lẽ phải là bộ quần áo dài - khăn đóng truyền thống. Trong đám cưới, chú rể mặc áo dài, khăn đóng, cô dâu mặc áo dài, đội "hoành" (khăn xếp nhiều nếp) trên đầu.


Về tang phục (hiếu phục) người Việt Nam Bộ và Châu Đốc thời Nguyễn vẫn sử dụng tang phục theo "Thọ mai gia lễ" tương tự như người Việt miền Bắc và miền Trung. Tuỳ theo mối quan hệ, tang phục thường có 5 loại (ngũ phục đồ): Trảm thôi: mặc áo xổ gấu để tang 3 năm; Cơ niên (Tư thôi): mặc áo vén gấu để tang 1 năm; Đại công: để tang 9 tháng; Tiểu công: để tang 5 tháng; Ti-ma: để tang 3 tháng.


Để biểu hiện tình cảm đau buồn của người thân trong gia đình đối với người qua đời, tang phục phải dùng vải thô, vải xấu màu trắng. Tang phục còn biểu hiện mối quan hệ thân tộc của ngươi mặc nó đối với những người quá cố. Trong đám tang cha, con trai mặc áo xô "Trảm thôi" (vải chỉ to sợi, xổ lai), còn trong tang mẹ thì mặc áo "Tư thôi" (vải chỉ to sợi may lai), bên ngoài khoác áo gai ngắn (chỉ sự đau xót, khổ sở), sau lưng kết miếng vải vuông, gọi là "phụ bản" (ngụ ý người con trai cõng trên lưng sự thương nhớ người quá cố), đầu đội khăn bít cân "dây rơm mũ bạc", tay chống gậy tre nếu tang cha, chống gậy ngô đồng hay cây vông nếu tang mẹ.


Như vậy, qua tang phục người Việt ta thấy, nó không chỉ thể hiện mối quan hệ giữa người chết và người đang sống mà còn nhắc nhở người sống biểu lộ tình thương yêu và sự biết ơn đối với người đã khuất. Tang phục của người Việt dù đơn giản song biểu thị thái độ nghiêm túc, mang được những ý nghĩa sâu sắc, cũng là một mặt của đời sống văn hoá của người Việt Châu Đốc nói riêng và của người Việt nói chung.


Nhìn chung lại, y phục người Việt Châu Đốc và Nam Bộ thời Nguyễn có thể chia thành hai giai đoạn: Trước năm 1744, người Việt Châu Đốc sử dụng y phục theo kiểu cũ. Từ năm 1744 trở đi, chúa Nguyễn định sắc phục mới, dần dần hình thành bộ quốc phục quần chùng - áo dài - khăn đóng cho cả nam nữ và trở thành quốc phục - lễ phục cho người Việt. Có thể là đến cuối thế kỷ XIX - XX, bộ quần áo bà ba bắt đầu xuất hiện ở Nam Bộ. Đặc biệt, từ giữa thế kỷ XX về sau, bộ bà ba, khăn rằn đã phổ biến trong đời sống. Đây là sự tiếp thu, cải biến văn hoá từ các tộc người khác của người Việt. Như vậy, vừa kế thừa truyền thống vừa tiếp thu yếu tố bên ngoài và vừa sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh môi trường, người Việt Nam Bộ và Châu Đốc đã định hình y phục của mình vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, điều này cũng bị tác động mạnh mẽ bởi những quy định của chính sách chính trị, xã hội và văn hoá từ thời các chúa Nguyễn đến các vua Nguyễn, thế kỷ XIX y phục Việt được định hình chính thức, mặc dù trong quá trình đó, được nhiều lần điều chỉnh, bổ sung thêm cho hoàn chỉnh và ổn định hơn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2021, 07:36:22 pm »

- Trang phục người Khmer

Trang phục của người Khmer Châu Đốc và Nam Bộ thế kỷ XIX thể hiện yếu tố văn hoá tộc người.

Đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Văn Siêu đã nói đến cách mặc của người Khmer "người ở trần truồng không mặc quần áo. Lấy vải hoa quàng ngang lưng. Tục gọi là cái văn" [115, tr.330]. Sách Liệt truyện cũng ghi tương tự "lấy vải sặc sỡ quấn ngang lưng, không mặc quần áo" [113, tr.563]. Trang phục thường ngày của đàn ông hay đàn bà Khmer là những chăn (tấm vải rộng), khi mặc xếp mối về phía trước, đây là những "xà-rông", chiếc khố của nam giới, mình để trần, chân đi đất. Đàn bà thường quấn chăn, mặc áo bà ba, không có cổ. Trang phục truyền thống đám cưới của chú rể là "sampôt hôi" (tấm vải rộng, khi vận quanh người từ hông trở xuống, kéo vải từ phía trước luồn giữa 2 chân vòng ra sau thành một loại như quần, phồng to và ngắn ngang gối) để thẳng bình thường (như chiếc xà-rông), màu đỏ hoặc màu sẫm, có hoa văn. Chú rể có thể mặc loại áo Khmer ngắn màu đỏ hoặc màu trắng, kiểu cổ đứng, tay dài, cài cúc phía trước. Trang phục cưới truyền thống của cô dâu là chiếc "sampốt" lộng lẫy, dài đến cổ chân, có hoa văn cùng chiếc áo ngắn tay bó chân hoặc để hở một bên vai. Sau cùng là cái mũ cưới hình tháp nhọn 3 tầng kết hoa lộng lẫy. Tập tục nhuộm răng cho cô dâu, chú rể biểu thị quan điểm thẩm mỹ của người Khmer truyền thống mang màu sắc tín ngưỡng tôn giáo [140, tr.151]. Tóc của người Khmer thường quăn gợn sóng tự nhiên,...


Vào thế kỷ XIX, nhà Nguyễn buộc người Khmer đổi bỏ y phục, ăn mặc theo lối người Việt. Sách Gia Định thành thông chí ghi năm 1816, nhà Nguyễn ban cho các quan Cao Miên những đồ văn võ triều phục. Kể "từ đấy y phục khí dụng của quan và dân Cao Miên đều bắt chước theo phong tục của ta, các man tục như trùm vải lên đầu, quấn vải làm váy... đều dời bỏ cả" [21, tr.85], Năm 1825, triều Nguyễn theo lời xin của lính đồn Oai Viễn (trấn Vĩnh Thanh) xin cải y phục theo như người Việt [112, tr.129]. Năm 1838 triều Nguyễn chuẩn cho 3 tỉnh An Giang, Hà Tiên và Vĩnh Long sai lần lượt quan dân người Khmer trong hạt học tập tiếng nói, áo mặc, ăn uống theo người Kinh [98, tr.78]. Mục đích của triều Nguyễn có thể thấy rõ tính tích cực ở vùng biên thuỳ Tây Nam, tuy nhiên đã động chạm đến phong tục tập quán là một việc khó dời đổi.


Tuy nhiên, trong quá trình cộng cư lâu dài với người Việt, người Khmer đã dần dần ảnh hưởng cách ăn mặc của người Việt. Cũng như y phục người Việt, bộ quần áo bà bà đen, khăn rằn là y phục thường ngày của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long. Còn trong những ngày lễ tết, cưới, người Khmer mới ăn vận y phục truyền thống.


Cũng như các nét sinh hoạt vật chất khác, ăn uống, nhà ở... trang phục của người Khmer Châu Đốc thể hiện khá rõ nét hai vấn đề, vừa bảo lưu những yếu tố truyền thống, bản sắc tộc người vừa giao lưu ảnh hưởng văn hoá của các tộc người khác như người Việt, Hoa trong nhà cửa, ăn uống và trang phục ở trên cùng một địa bàn cộng cư.


- Trang phục của người Chăm

Trang phục không đơn thuần phản ánh một nội dung quan trọng của văn hoá vật chất, mà còn là một biểu hiện tiêu biểu của đời sống văn hoá tinh thần tộc người, vì vậy nhìn trang phục có thể phân biệt khá rõ đặc điểm của mỗi dân tộc. Đối với người Chăm Châu Đốc điều này được thể hiện rất rõ ràng.


So với các tộc người khác ở Châu Đốc thì người Chăm đã bảo lưu khá đậm nét trang phục truyền thống của mình từ xưa đến nay. Trong đó, bộ nữ phục của người Chăm gồm 3 thứ cơ bản, khăn đội đầu (khănhpum), áo (táh) và váy (khănh). "Khănh-pum" là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bộ nữ phục Chăm trong ngày lễ lẫn ngày thường. Chiếc áo dài cổ truyền ("táh") của phụ nữ Chăm là kiểu áo dài quá gối, rộng, may bít tà, cổ áo rộng để khi mặc có thể chui đầu. Tay áo dài đến cổ tay, bó chặt... Chiếc áo dài cổ truyền này được phụ nữ Chăm mặc trong những ngày lễ, tết, ngày cưới, còn ngày thường họ chỉ mặc áo ngắn như áo sơ mi. Ngày cưới cô dâu cũng mặc áo "táh" cổ truyền, tuy nhiên đẹp và rực rỡ hơn dịp khác [140, tr.252-253]. Váy của người Chăm có 2 loại, người lớn thì mặc váy quấn, còn trẻ em thì mặc váy dài đến tận gót chân. Trang phục của người Chăm thường sử dụng màu xanh chàm và màu đen - màu sắc truyền thống từ lâu đời của họ.


Ảnh hưởng cách ăn mặc truyền thống và tuân thủ giáo luật Islam quy định, nên phụ nữ Chăm phải luôn mặc váy với áo dài tay và phải choàng khăn lên đầu, đặc biệt khi đi ra ngoài nơi ở. Đây là một tập quán thể hiện sự kín đáo, đứng đắn chuẩn mực mà mỗi phụ nữ Chăm phải tuân theo. Đối với nam giới, bộ thường phục của người Chăm gồm có mũ, áo và xà rông. Tín đồ nam từ nhỏ đến lớn, khi ở nhà cũng như lúc đi ra ngoài đều phải đội mũ. Thời Nguyễn các vị Hiệp quản chỉ huy các đội dân binh Chàm ở Châu Đốc, được nói tới hay đội chiếc "khôn" bằng nỉ đỏ. Đàn ông người Chăm thường ở trần mặc xà rông hoặc mặc áo "chêva" rộng, màu trắng, dài quá mông.


Trong đám cưới, trang phục chú rể Chăm giống như trang phục của vị Hadji đi hành hương ở thánh địa La Mèque. Đó là áo "kơrông" màu trắng, dài chấm gót, cùng với xà rông trắng, đầu quấn khăn trắng và đội thêm chiếc vòng "ykal" bằng gỗ, kim loại hoặc dây vải quanh đầu để giữ chặt chiếc khăn quàng [140, tr.262-263]. Thời Minh Mệnh, triều đình bắt người Chăm thay đổi trang phục, chữ viết, ngôn ngữ theo người Việt. Đến đời Thiệu Trị, triều đình cho hồi phục phong tục và trang phục như cũ cho người Chăm.


Như vậy, trang phục của người Chăm vừa bảo lưu những yếu tố truyền thống vừa in đậm dấu ấn của tôn giáo (đạo Hồi) vừa ảnh hưởng điều kiện tự nhiên môi trường sinh thái Tây Nam.


- Trang phục người Hoa

Phụ nữ Hoa thường ngày mặc bộ quần áo màu sẫm hoặc vải đen, kiểu áo ngắn có tay dài hoặc ngắn ngang khuỷu, có hàng cúc phía sườn phải nút thắt, cổ áo cao mềm, tà xẻ từ hai bên hông hoặc loại áo xẻ ở giữa, cài nút thắt [140, tr.203].


Đàn ông thường mặc quần đùi đen rộng dài đến đầu gối lúc ở nhà. Khi lao động họ mặc quần áo màu đen, áo "xá xẩm" cổ truyền như kiểu Tôn Trung Sơn, cổ đứng xẻ giữa từ cổ xuống vạt, cài nút thắt, lưng áo có đường nổi [140, tr.205]. Người Hoa thích đội nón "hạt dưa", đi giày bố. Trang phục cưới cô dâu người Hoa là bộ đồ màu đỏ (kam hoành), vì màu đỏ biểu thị sự may mắn tốt đẹp. Bộ áo cưới gồm chiếc xiêm đỏ bằng gấm thêu, dài chấm gót và chiếc áo ngắn bằng gấm ngũ sắc, cổ đứng xẻ giữa, nút thắt to, tay áo dài và rộng để lộ chiếc áo trắng bên trong. Bộ đồ cưới gồm xiêm với áo dài, gọi là "tai khoành", là bộ áo truyền thống của người Hoa. Theo cổ tục, cô dâu bới tóc, thoa dầu, giắt trâm hình cành hoa đỏ và lá trắc bá diệp xanh tươi, tượng trưng cho sự trẻ trung. Cô dâu Quảng Đông còn đội thêm chiếc mũ phượng gồm hình chim phượng và các bông hoa đỏ, phía trước mặt có tấm rèm thưa bằng hạt châu để che mặt [140, tr.204]. Chú rể người Hoa mặc bộ xiêm và áo bằng vải xanh, dệt chữ Thọ hoặc chữ Phúc bằng Hán tự. Xiêm có thể cùng hoặc khác màu với áo. Áo kiểu thường dài, cổ áo cao, tay dài và rộng, cài cúc ở sườn phải hay ở giữa. Bên trong mặc áo trắng, trên đầu đội mũ quả bí hoặc mũ dưa hấu màu xanh sẫm, chân đi hia bọc gấm [140, tr.205-206].


Nhìn chung, người Hoa đến đồng bằng sông Cửu Long phần lớn là người nghèo, phải lao động cật lực để kiếm sống, vì vậy cách ăn mặc đơn giản, xuê xoà vì họ là tầng lớp bình dân và còn phù hợp với khí hậu nóng quanh năm.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2021, 07:10:22 pm »

c- Nhà ở của cư dân Châu Đốc

- Nhà ở người Việt

Tuy cuộc sổng chưa thực sự ổn định, nhưng ngay từ lúc mới bước chân đến vùng Châu Đốc, những lưu dân Việt đã phải tạo cho mình một không gian để cư trú, đó là những lán trại hoặc nhà "bè nổi" ở những nơi ngập nước.


Nếu là lều, trại thì có cột bằng cây, gỗ và lợp, che bằng cỏ lá. Dù kiến trúc đơn sơ thế nào thì những lán trại này cũng có hai bộ phận quan trọng là khung sườn và mái che, còn tường vách có thể có hoặc có thể không. Còn về kiểu nhà bè cỏ nổi, theo lời những vị cao niên vùng Láng Linh được ông bà mấy đời truyền lại cho biết: Thời kỳ lưu dân mới đến, vùng này còn bưng trấp bạt ngàn, họ lấy cỏ lá, lau sậy xếp thành lớp dày, sau lấy gỗ, củi gác lên trên, rồi lại chất tiếp lớp cỏ khác, tiếp đến lớp gỗ củi... Cứ như vậy, tạo thành cái bè nổi. Người ta sống tạm trên bè. Hai kiểu nhà "dã chiến" trên đây là tạm bợ cho những lưu dân khẩn hoang buổi đầu, của những trại, nậu ăn ong, săn thú, của những hộ nhựa trám, hộ dầu rái, của những tín đồ Thiên Chúa giáo lánh nạn.


Từ sau năm 1744, chúa Nguyễn quy định thay đổi y phục, đồ dùng Đàng Trong, thì nhà ở Châu Đốc phổ biến kiểu "nhà xuyên trinh" theo lối nhà chữ Hợp của Trung Quốc mà Bình Nguyên Lộc đã nói khá phổ biến ở người Việt miền Trung và miền Nam [140, tr.316]. Tuy nhiên, không như người Việt miền Bắc và miền Trung, thường coi trọng nơi ở, "an cư lạc nghiệp", "sống cái nhà, già cái mồ", lưu dân Việt Châu Đốc nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung phần lớn sống trong những ngôi nhà tương đối tạm bợ, thường gọi là "nhà đạp", "nhà đá". Bởi vì, khi không có thể ở lại, họ dùng chân đá, đạp bỏ để ra đi. Do hoàn cảnh lịch sử và tâm lý, người Việt Châu Đốc không có tư tưởng sống ở một nhà, chết chôn một mồ như người Việt miền ngoài.


Điều đó có thể giải thích từ nguyên nhân lịch sử và điều kiện tự nhiên. Thời kỳ đầu, cuộc sống lưu dân còn rất gian nan, nên nhà cửa chưa phải là quan trọng nhất. Hơn nữa, nền đất sình lầy, nên làm nhà to rất khó khăn, vả lại, là vùng đất biên giới, binh hoả liên miên, cuộc sống bấp bênh, bao phen nhà mới dựng đều bị phá huỷ. Ngoài ra, một nguyên nhân rất quan trọng, tác động đến kiến trúc nhà ở của người Việt đồng bằng sông Cửu Long là thời tiết khá ôn hoà, không có gió bão, không có nắng chói chang thiêu đốt và rét cắt thịt như ở miền Bắc, nên người ta có thể sống tạm trong những lều, trại quanh năm.


Mãi đến thế kỷ XIX, khi cuộc sống lưu dân đã tương đối ổn định, từ những túp lều nhỏ hẹp, một số người Việt đã dần cất được những ngôi nhà to đẹp, vững chãi hơn từ những danh mộc, vật liệu tốt. Ngoài dòng kiến trúc chính thống, kiến trúc cung đình, dinh thự, trại lính, kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo,... nhà dân gian người Việt Châu Đốc về mặt bằng nhìn chung có hai dạng tương đối phổ biến là nhà đất và nhà sàn. Trong đó, thông dụng hơn là loại nhà đất.


+ Nhà đất là loại hình cư trú chủ yếu của người Việt, là kiểu nhà truyền thống của người Việt ở miền Bắc và miền Trung được người dân khẩn hoang đưa vào vùng đất mới. Trong đó "nhà chữ Đinh" khá phổ biến, là loại nhà có một căn ngang (nhà dưới, nhà phụ) liền với một căn dọc (nhà trên, nhà chính) dạng chữ Đinh "J" Hán tự. Căn nhà chữ Đinh thường được làm gỗ lá 1, 2 hoặc 3 gian, có chái, phía trước gian chính có hiên che [140, tr.22]. Ngoài nhà chữ Đinh còn có nhà chữ Công, nhà sắp đọi, nhà thảo bạt... tuy không phổ biến.

Về kết cấu kỹ thuật: nhà thường có hệ thống khung sườn chịu lực. Sườn nhà là bộ phận cốt yếu nhất của nhà, thể hiện kết cấu và trình độ kỹ thuật xây dựng nhà. Phổ biến là kiến trúc kết cấu gỗ với mái dốc. Các thành phần gỗ của nhà đều liên kết mộng khớp chặt chẽ mà không dùng đến đinh, có thể thay thế từng bộ phận khi hỏng hoặc tháo ra di chuyển dễ dàng. Cũng chính vì vậy có người cho nhà của người Việt vừa là bất động sản vừa là động sản.


+ Nhà cột giữa, thuộc kết cấu kỹ thuật cổ truyền mang tính bản địa của người Việt ở Trung Bộ [7, tr.329]. Yếu tố cơ bản của nhà này là cột cái (cột giữa) đâm thẳng từ nền nhà lên nóc nhà, đỡ và gắn chặt trực tiếp vào cây đòn dông. Từ đầu cột giữa liên hệ với đầu cột trước và đầu cột sau bằng một chiếc kèo đơn hoặc kèo kép có một con xỏ chốt ngang. Toàn bộ sườn nhà liên kết với nhau bởi những miếng nêm, mộng, hoặc buộc dây [7, tr.329]. Tuy nhiên, nhược điểm của kết cấu nhà này là không gian nhà bị vướng, hẹp và khó bày biện do các hàng cột giữa.


+ Nhà xuyên trinh: là dạng nhà có bộ khung không có cột cái ở chính giữa, thay bằng hàng cột giữa là hai hàng cột cái đưa ra hai bên lòng nhà. Hai cột cái của mỗi vì được liên kết vững chắc bởi cây "trinh" xuyên ngang, thường là cây "trinh" thẳng, không uốn cong như ở miền Trung. Nhà thường có 4 vì kèo (nhà 3 gian), những vì kèo này dỡ lấy mái nhà có sườn nghiêng dốc. Chiều dọc các hàng cột được nối với nhau bởi các xà gỗ cho bộ khung thêm vững chắc, gọi là "trinh xuyên lãng" (miền Trung gọi là xà dọc) [7, tr.329]. Nhà trinh tiện lợi hơn nhà cột giữa, không chỉ nhờ khung nhà vững chắc hơn mà lòng nhà còn rộng rãi hơn [140, tr.30]. Nhà xuyên trinh là kiểu nhà từ miền Trung được đưa vào và có lẽ xuất hiện ở miền Nam sau năm 1744 mà Bình Nguyên Lộc nói đó là ảnh hương kiểu nhà của người Trung Quốc và Trịnh Hoài Đức cũng nói người Việt ảnh hưởng theo nhà ở của nước Đại Minh [21, tr.143]. Nhà xuyên trinh là dạng nhà thể hiện trình độ kiến trúc cao ở nông thôn Nam Bộ, kiểu nhà này vốn là biến thể từ loại "nhà rường" ở Trung Bộ.


- Nhà sàn: Từ thủa xưa, cư dân Phù Nam vùng này đã ở bằng nhà sàn lợp lá [53, tr.347]. Đây là một cố gắng nổi bật để thích ứng với tự nhiên và nỗ lực chế ngự thiên nhiên của cư dân sống trên đồng lầy và đồng bằng thấp ngập nước.

Đến thời khẩn hoang, lưu dân Việt ở Châu Đốc vùng ngập nước và những nơi đất thấp, quá ẩm ướt cũng phải làm nhà sàn để ở, vì họ không thể làm nhà ngay trên mặt đất như nơi khác, về kiểu dáng, kết cấu kỹ thuật, vật liệu xây dựng nhà sàn của người Việt Châu Đốc tương tự như của căn nhà đất bình thường. Chỉ khác nhà trệt là thêm hệ thống cột sàn, sàn, cầu thang [140, tr.34]. Tuy nhiên, ngay cả vùng ven chân núi như ở Thất Sơn, người Việt cũng làm nhà sàn để ở. Mục đích của loại nhà này thì không phải để tránh nước lụt, mà chủ yếu là tránh ẩm ướt, thú dữ, rắn rết, côn trùng độc hại, phòng vệ,... Nhà sàn có ưu điểm là sạch sẽ, mát mẻ, thoải mái và sáng sủa hơn nhà đất. Như vậy, nhà sàn của người Việt Châu Đốc được xây dựng ở hai vùng địa lý khác nhau, vùng thấp ngập nước và vùng cao Thất Sơn. Ở đây có thể thấy nhà ở không chỉ vừa ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên mà còn có thể ảnh hưởng kiểu nhà sàn của người Khmer trong vùng. Trong quá trình định cư ở Châu Đốc ngứời Việt cũng sản sinh ra loại nhà nửa sàn nửa đất, mà phía trước nhà là bờ sông rạch. Ngoài ra, do nhiều sông rạch, chỗ nào cũng có thuyền ghe, nên nhiều người dân lấy thuyền làm nhà [21, tr.149], lênh đênh trên mặt nước để sinh sống.


Như vậy, nhà ở của người Việt Châu Đốc nhìn chung có hai loại, nhà sàn và nhà đất, trong đó phổ biến kiểu nhà xuyên trinh và nhà cột giữa. Nhà cột giữa là kiểu nhà truyền thống, bản địa của người Việt, nhà xuyên trinh có lẽ xuất hiện chính thức sau năm 1744, theo cải cách của chúa Nguyễn. Về hình dáng, nhìn chung, nhà người Việt ở Châu Đốc có hình chữ nhật là kiểu nhà phổ biến nhất.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2021, 07:10:55 pm »

Về vật liệu xây dựng, được khai thác tại chỗ hoặc lân cận, như gỗ tràm, đước, cau, dừa, tre... có khắp nơi, hoặc gỗ sao khai thác ở vùng Cái Sao, gỗ dầu khai thác ở vùng Cái Dầu, gỗ căm xe khai thác ở Thất Sơn hoặc mua tận Chân Lạp. Mái nhà và tường, vách lợp bằng lá dừa nước, cỏ gianh vùng Thất Sơn... rất sạch, mát và bền. Như vậy, vật liệu xây dựng khai thác tại chỗ đã quyết định cấu trúc và hình ảnh ngôi nhà. Ngôi nhà làm bằng vật liệu tự nhiên hoà hợp với phong cảnh chung quanh, đồng thời nó cũng phản ánh nhà ở ảnh hương mạnh mẽ của môi trường tự nhiên.


Về phân bố mặt bằng sinh hoạt: Dù là nhà đất, nhà sàn hay "nhà thuyền", dù to hay nhỏ, người Việt luôn thu xếp để có hai phần không gian nhà trên - nhà dưới. Chủ nhà luôn tập trung mọi nỗ lực để làm đẹp cho công trình chính (nhà trên), ở nhà chính, căn phòng rộng và thông thoáng, tốt nhất ở giữa nhà thường nổi bật là bàn thờ tổ tiên, mà có lúc người Việt làm cho nó gần giống với một phần công trình tôn giáo. Vì vậy, tác giả Nguyễn Văn Huyên cho rằng, ngôi nhà của người Việt trước hết là một ngôi nhà của gia đình và là một nhà thờ [38, tr.655]. Bàn thờ tổ tiên là nơi che chở cho những người trong gia đình, thường đặt sát tường phía sau của gian giữa nhà chính. Trước bàn thờ là nơi tiếp khách, thể hiện tinh thần hiếu khách, trọng khách, là một đặc điểm khá rõ nét của người Việt.


Nhà chính còn là không gian của đàn ông, ông chủ và con trai. Vì vậy, nhìn vào nhà của người Việt, người ta nhận thấy khá rõ sự chi phối bởi tư tưởng tôn trọng và sự phân cách nam nữ. Điều này cũng chứng tỏ, trong đời sống vật chất lẫn tinh thần, người Việt Châu Đốc vẫn bị ảnh hưởng khá nặng tư tưởng Nho giáo. Không gian nhà ngang, là nơi dành cho phụ nữ, con gái, có bếp, nhà kho, nơi để đồ đạc, nông cụ, đặt gần giếng nước, gần nơi chăn nuôi gia súc..., là nơi nấu nướng, ăn uống, sinh hoạt trong gia đình. Bếp là nơi tập hợp chính cho cả nhà. Người ta ăn uống và làm việc quanh bếp, có khi cả nghề phụ ngoài nông nghiệp. Như vậy, nhà ở của người Việt, ngoài chức năng sinh hoạt và thờ cúng, còn đáp ứng nhu cầu kinh tế, bố trí thích hợp với nhu cầu của nghê nông (người - tài sản - súc vật).


Qua báo cáo của chính quyền Pháp năm 1878 cho thấy, nhà người Việt đồ đạc rất đơn sơ [140, tr.40-41], cũng như đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức đã nói "nhà của người Việt làm thấp, trải chiếu ngồi xuống đất, không có bàn ghế" [21, tr.143]. Tuy nhiên, đó chỉ là hình ảnh ngôi nhà của những người Việt khẩn hoang nghèo. Trái lại, nhà của những điền chủ, quan lại, thương nhân thì vẫn khá to, đẹp và làm bằng những danh mộc... Do ở xa triều đình Huế nên những quy định khắt khe của triều Nguyễn, dân Việt vùng Châu Đốc ít ảnh hưởng hơn. Nhưng, dẫu sao ngôi nhà của họ cũng đã không tiến triển nhiều, bởi những quy định dân thường không được phép xây dựng và ở nhà gạch lợp ngói [38, tr.653].


Nhìn chung, ngôi nhà của người Việt không chỉ thể hiện yếu tố vật chất trong đời sống của xã hội mà nó còn là yếu tố tinh thần nữa. Vì nếu không tuân thủ những tập tục, lễ nghi: cúng đất đai, thổ thần, lễ phạt mộc, lễ thượng lương... xem tuổi, xem hướng nhà theo Bát quái, nhị thập tứ sơn... sẽ gây thiệt hại cho những ngươi cư trú trong gia đình. Vì làm nhà là một sự kiện hệ trọng, cuộc sống của những người trong nhà phụ thuộc rất lớn vào việc làm nhà của họ. Tuy nhiên, là những cư dân nghèo đến khẩn hoang vùng đất mới xa cội nguồn, qua nhiều lần chuyển cư, những ký ức cũ về Kinh Dịch, về phong thuỷ, những quan niệm về âm dương ngũ hành... đã phai nhạt đi ít nhiêu. Trái lại khung cảnh địa lý, điều kiện thời tiết, khí hậu lại có khác miền Trung, miền Bắc, nên trong việc cất nhà, một số người Việt đã đơn giản hoá những nghi lễ, tập tục cho phù hợp với thực tiễn. Tuy những nét căn bản như kiểu dáng, cấu trúc kỹ thuật, bố trí mặt bằng sinh hoạt nhìn chung vẫn kế thừa tư tưởng, tập tục của người Việt miền ngoài và có cải biến một số tiêu tiết (hoặc có giao lưu) để thích ứng với điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên tại chỗ như nhà xuyên trinh có sườn xuyên lãng, sườn trốn cột, sườn trảo bẹt,...


Nhưng, những thay đổi từ nội dung đến hình thức đều rất ít, không đáng kể. Đặc biệt là giải pháp tổ chức không gian hình khối ngôi nhà chính, thể hiện sự kế thừa tổ chức không gian của nông thôn người Việt đã tương đối ổn định trong một xã hội nông nghiệp cổ truyền. Điều này do điều kiện kinh tế, xã hội quy định, là tâm lý, tập quán từ thế hệ này sang thế hệ khác, nên không có những biến đổi cơ bản. Nó vừa biểu hiện trạng thái tương đối tĩnh, ngưng đọng của kỹ thuật kiến trúc nhà ở cổ truyền của người Việt, do kinh tế thấp, đời sống bấp bênh, thiên tai, giặc giã và những quy định khắt khe của nhà nước phong kiến. Đồng thời, qua những cải tiến, dù ít ỏi nhưng cũng phản ánh tâm lý thích nghi, cởi mở, năng động, trước những yêu cầu của đời sống thực tiễn.


Nhà ở phản ánh rõ nhất ảnh hưởng của môi trường, qua tính chất của những vật liệu được sử dụng. Nhà ở là sản phẩm của khí hậu từng khu vực và ảnh hưởng của môi trường địa lý cũng rất quan trọng, nhưng còn một điểm gây ảnh hưởng lớn nhất đến cấu tạo nhà, bố cục bên trong là lối sống, luật lệ dân cư: là cách tư duy và tư tưởng truyền thống của tộc người. Trong bố cục mặt bằng nhà ở người Việt Châu Đốc nói riêng và người Việt cả nước nói chung đều duy trì nguyên tắc thế cân bằng đối xứng hai bên qua trục chính, gian giữa là quan trọng vì đó là nơi thờ tổ tiên dòng họ, thờ Phật, thánh, thần, nhà ở cũng thể hiện sự trọng nam khinh nữ... Tất cả những nguyên tắc đó có nguồn gốc tôn giáo tín ngưỡng, tổ chức xã hội, tập quán sinh hoạt và cách tư duy...


Như vậy, sự ra đời của nhà ở người Việt không chỉ phục vụ cho sinh hoạt, chức năng nông nghiệp mà còn dựa vào chức năng tôn giáo tín ngưỡng, ngoài ra còn mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật trong kiến trúc. Nói cách khác, nhà ở người Việt Châu Đốc nói riêng và người Việt nói chung là một đơn vị cư trú, một đơn vị sản xuất (một đơn vị kinh tế), một đơn vị cân bằng sinh thái. Đó còn là một tổ chức không gian vừa đóng vừa mở, vừa biệt lập vừa giao lưu, một đơn vị đạo đức, tinh thần, một đơn vị tín ngưỡng, nó vừa mang tính ổn định và có biến đổi trong điều kiện địa lý tự nhiên và không gian xã hội mới rộng mở so với không gian xã hội truyền thống.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2021, 07:11:25 pm »

- Nhà ở người Khmer

Người Khmer ở vùng Châu Đốc sống tập trung chủ yếu ở vùng Thất Sơn. Trịnh Hoài Đức khi viết về vùng núi này đã nhiều lần nói tới họ: Dân Cao Miên chia nhau ở theo triền núi và đường rừng [21, tr.50].


Nhà ở của người Khmer Châu Đốc có 2 loại: nhà sàn và nhà đất. Nhà sàn là kiểu nhà truyền thống của họ. Đây là loại nhà chân cao có bộ khung liền cột chịu lực, mái dốc. Vì tập quán ngại cư trú trên sông nước nên nhà sàn của người Khmer thường xây dựng trên các khu đất cao như ở chân đồi, sườn núi. Người Khmer xưa rất ít làm nhà trệt như người Việt vì họ quan niệm mặt đất vốn là nơi các vị thần thường đi lại [40, tr.78]. Vì vậy, họ làm nhà sàn cao không chỉ thoáng, mát, tránh côn trùng, thú dữ mà còn vì tránh va chạm các vị thần. Tuy nhiên, đến thế kỷ XIX do điều kiện môi trường và kinh tế, xã hội thay đổi, lại cộng cư lâu dài với người Việt, người Hoa nên dần dần người Khmer cũng đêu làm nhà đất để ở. Trong việc xây cất nhà người Khmer tiến hành với nhiều nghi thức và rất thận trọng, nhiều kiêng kỵ. Khi làm nhà họ thường cậy nhờ đến ông Achar bày vẽ để tránh va chạm đến các thần linh và ma quỷ [140, tr.143].


Người Khmer tin vị thần Arak-pteach, là vị thần bảo hộ nhà cửa nên trong mỗi gia đình đều thờ Arak-pteach, vì vị thần đó trông coi, bảo hộ đời sống vật chất lẫn tinh thần của gia đình và phum, sóc Khmer.


- Nhà ở người Chăm

Phần lớn người Chăm ở Châu Đốc đến định cư trên bờ sông Hậu khá muộn nên triều Nguyễn sắp xếp cho họ ở những vùng khá thấp, thường bị ngập sâu vào mùa lũ. Vì vậy, họ không làm nhà đất mà đều làm nhà sàn khá cao, người ta thường gọi là "nhà cao cẳng", từ 1,5-2m [156, tr.50].


Nhà sàn người Chăm thuộc loại bốn mái, mái rất dốc [156, tr.50], gồm hai mái chính và hai mái phụ ở đầu hồi. Người Chăm cho rằng nhà của họ là hình ảnh của chiếc thuyền úp ngược. Vật liệu làm nhà là tranh tre, gỗ lá khai thác được trong khu vực. Hướng nhà lý tưởng là cửa chính đầu hồi nhà, đầu đòn dông luôn quay về hướng sông rạch. Họ cho rằng, vốn là dân sông nước, đi biển, đi sông nhiều nên đầu hồi cũng như đòn dông nhà được quan niệm như mũi thuyền, phải quay thẳng hướng ra sông, ra biển. Nhà sàn người Chăm có kết cấu nhà cột giữa, cột giữa là cột cái. Trước đây, người Chăm có dạng kết cấu nhà cột giữa với loại vì cột không kèo. Đây là kiểu nhà đặc trưng của nhà sàn Chăm vùng Phan Rang. Trong đó cột là bộ phận chủ yếu, vừa có chức năng cột vừa có chức năng thay thế kèo để đỡ đòn tay và đòn dông, cột giữa biến dạng thành trụ ngắn tựa trên xà ngang thành loại vì cột trốn không kèo [140, tr.242-243].


Kết cấu bộ cột nhà người Chăm thường gồm 3 cột cái, 6 cột hàng nhì và 6 cột hàng ba. Nhờ vậy bộ sườn nhà của nhà sàn khá vững chắc [140, tr.243]. Buổi đầu mới đến vùng Châu Đốc, nhà sàn người Chăm còn làm tạm bợ bằng vật liệu tranh tre, nứa, cột nhà được chôn xuống đất. Dần dần về sau đời sống khấm khá, từ đầu thế kỷ XX đến nay nhà sàn người Chăm được xây cất vững chãi và khá đẹp.


Về bố trí mặt bằng sinh hoạt, nhà người Chăm thường dành gian ngoài để tiếp khách, đồng thời là nơi dành cho đàn ông, ông chủ. Đây là nơi được xem trang trọng nhất của căn nhà, đồng thời là nơi tiến hành tắm rửa xác chết khi nhà có tang. Gian giữa được ngăn để làm buồng riêng cho con gái trong gia đình, phần còn lại dành cho việc xe tơ, dệt vải, thêu thùa may vá của phụ nữ. Gian trong cùng là nhà bếp và nơi để dụng cụ, lương thực. Hiên sau là nơi để lu nước, nhà tắm. Vì người Chăm không thờ tổ tiên nên trong nhà không có bàn thờ, họ theo đạo Hồi nhưng tôn giáo này không thờ tượng cốt, do vậy trong nhà hầu như không có trang trí gì. Bàn ghế để tiếp khách cũng không có. Mỗi khi khách đến, chủ nhà mang chiếc chiếu trải ở gần phía cửa ra vào của nhà sàn mời khách ngồi [140, tr.245-247].


Trong thời gian xây dựng nhà mới, người Chăm Châu Đốc có hai lễ chính là lễ dựng cột và lễ lên nhà mới. Sau khi làm nhà xong, họ thường dùng hai lá "bùa" dán ở trước cửa và sau nhà, vì tin sẽ ngăn ngừa được quỷ "say tron" (loại quỷ chuyên cám dỗ con người vào con đường tội lỗi), ngăn được mọi điều rủi vào nhà và cầu phúc nơi thượng đế Allah của họ [140, tr.248]. Tàn dư tín ngưỡng mẫu hệ vẫn còn được bảo lưu qua việc người Chăm Châu Đốc coi cột cái giữa nhà tượng trưng cho người phụ nữ - trụ cột chính trong gia đình. Tuy nhiên, cũng có người cho đó tượng trưng cho cột buồm con thuyền của người Chăm xưa ở miền Trung vốn thạo nghề sông biển.


Như vậy, nhà ở của người Chăm Châu Đốc vừa mang tính kế thừa truyền thống, vừa mang yếu tố tôn giáo và điều kiện tự nhiên ở vùng đất mới Tây Nam đất nước.


- Nhà ở người Hoa

Cùng đến đồng bằng sông Cửu Long một thời kỳ với người Việt, lại có những nét tương đồng về văn hoá nên trong sinh hoạt vật chất của người Hoa cũng có những yếu tố không khác lắm so với người Việt.

Người Hoa vùng Châu Đốc cũng có 2 loại nhà sàn và nhà đất mà thoạt nhìn không khác gì lắm của người Việt. Người ta chỉ có thể phân biệt nó nhờ những tờ giấy đỏ viết bằng chữ Hán dán ở cột và vách trước của nhà, chi tiết ở người Việt hiếm có [140, tr.192]. Cũng như người Việt, nhà người Hoa có loại 1 gian, 3 gian, 5 gian... và thường cất theo lối xếp đọi (từ một đến ba dãy), hoặc có khi là nhà một gian hai chái. Hầu hết nhà đất lẫn nhà sàn của người Hoa đều là nhà xuyên trinh. Có tác giả đã tạm chia thành hai loại kết cấu kỹ thuật của nhà người Hoa là: nhà có "vì không kèo" và nhà "vì có kèo". Trong đó nhà xuyên trinh "vì không kèo" là kiểu nhà truyền thống của người Hoa, còn nhà xuyên trinh "vì có kèo" là thể hiện yếu tố giao tiếp văn hoá với người Việt [140, tr.196]. Ở vùng ngập nước, người Hoa cũng ở nhà sàn như người Việt. Phân bố mặt bằng sinh hoạt nhà sàn người Hoa cũng không khác nhà sàn người Việt mấy.


Nhà của người Hoa ngoài chức năng là nơi cư trú còn là nơi thờ cúng tổ tiên, thần thánh, nơi sản xuất, làm ăn..., cho nên khi xây cất nhà họ rất quan tâm đến việc cúng "thổ thần" để cầu phúc cho nhà ở. Việc thờ cúng nơi ở rất được người Hoa quan tâm, một hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo được hình thành ngay từ ngoài sân vào tận bếp. Bàn thờ Thiên quan (như bàn thờ Thiên người Việt) ở ngoài sân, để thờ vị thần giữ cửa xua đuổi tà ma, đem lại bình yên cho gia đình. Ở cửa chính có thể treo bùa "bát quái tiên thiên", "hậu thiên" hoặc hình "Tử vi đại đế" (chúa tể các vì sao) để ngăn chặn những luồng khí xấu vào nhà. Trong nhà người Hoa thường thờ ông Bổn (người giúp đỡ người Hoa di cư), thờ Quan công và một số vị thần khác. Người Hoa cũng có bàn thờ tổ tiên, bàn thờ thổ thần, bàn thờ thần tài, ông Táo,...


Mặc dù, với người Hoa, đối tượng được thờ phụng rất nhiều và có rất nhiều bàn thờ, nhưng nhìn chung lại tất cả những tín ngưỡng đó đều thể hiện mong ước nhà cửa được bình yên, không bị tà ma, ác quỷ quấy phá, làm ăn phát tài, phát lộc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2021, 01:49:14 pm »

2. VĂN HÓA TINH THẦN

a- Phong tục tập quán

Theo quan niệm của người Việt xưa nay và ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, người Việt coi phong tục tập quán có 4 nội dung chính rất quan trọng: quan, hôn, tang, tế. Tục lệ quan, hôn là việc thiết yếu của người đang sống, tang tế là việc hiếu nghĩa, tế tự đối với người đã khuất. Những nội dung trên không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân mà còn mang tính xã hội sâu sắc.


Quan là lễ gia quan (lễ đội mũ), lễ trưởng thành cho người con trai khi đến tuổi 20. Tuy nhiên, lễ quan xưa ở người Việt không được thịnh hành, có chăng chỉ hạng vua chúa, sĩ phu mới làm, còn trong dân gian có lẽ không phù hợp nên không thấy thực hiện. Hôn là việc cưới gả, lấy vợ, lấy chồng. Tang là việc ma chay, tế là việc tế tự tổ tông, thần kỳ. Đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức có nói phong tục Nam Kỳ có đủ lễ quan, lễ hôn, lễ tang, lễ tế. Lễ hôn có đủ 6 lễ (lục lễ) nhưng chỉ sĩ phu mới làm được [21, tr.142].


Trong nội dung phong tục tập quán, chúng tôi chỉ xin được trình bày phần hôn nhân và tang ma, còn "quan" không được thịnh hành ở xã hội Việt chúng tôi xin không bàn tới; riêng "tế", việc tế tự liên quan đến tín ngưỡng, tế tự thần kỳ, chúng tôi sẽ trình bày ở phần tín ngưỡng cuối chương này.


- Hôn nhân

+ Hôn nhân người Việt

Hôn nhân là việc rất thiêng liêng, hệ trọng, việc "chung thân đại sự" trong cuộc đời của một con người. Người xưa đã cho "hôn lễ là đầu mối của đạo nhân" [83, tr.163] và "phối thất chi tế vạn phúc chi nguyên" nghĩa là việc hôn nhân là nguồn gốc của muôn hạnh phúc.


Trong xã hội Việt Nam xưa, nếu người con trai nào đấy không lấy vợ, độc thân hoặc không có con, đều bị coi là bất hiếu. "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" (tội bất hiếu có ba, mà tội không có con là lớn hơn hết). Không những có khi anh ta không được dự hội làng, hoặc bị mất chỗ ngồi ở chiếu trên mà còn có thể bị khinh rẻ và bị chế diễu trong xã hội [38, tr.568]. Mục đích chính của hôn nhân là lưu truyền dòng dõi và duy trì việc thờ cúng tổ tiên. Vì vậy, tác giả Nguyễn Văn Huyên cho rằng: "Cùng với cái chết, lấy vợ, lấy chồng là hành vi trọng thể nhất" [38, tr.568]. Việc hôn nhân ở Nam Kỳ thế kỷ XIX được Trịnh Hoài Đức nói tới có 6 lễ (lục lễ). Đó là lễ nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ, thân nghênh [21, tr.142].


Sáu lễ (lục lễ) trên là theo Chu Công có từ thời Xuân Thu [138, tr.394], nhưng ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XIX, theo Trịnh Hoài Đức, lục lễ đó chỉ hạng sĩ phu mới làm được. [21, tr.142]. Vậy trong dân gian, có lẽ phiền phức thái quá nên không làm theo lục lễ? Có lẽ, vì vậy nên đến năm 1855 vua Tự Đức đã phải định lại "lục lễ" thành "tam lễ" và giảm số lượng lễ vật khi gả chồng cho công chúa [105, tr.100]. Đó là, nạp thái phụ vào với vấn danh; nạp trưng phụ với nạp cát; thỉnh kỳ, lễ điệu nhạn gộp với lễ thân nghênh (lễ nạp nhạn trước nằm trong lễ nạp thái) [105, tr.100]. Có lẽ từ đấy về sau, "lục lễ" đã thu lại chỉ còn tam lễ. Điều này được sách Đại Nam nhất thống chí khẳng định "Việc hôn thú chỉ có 3 lễ: vấn danh, thỉnh kỳ và thân nghênh" [80, tr.10]. Ở Nam Bộ, việc hôn nhân được gọi tên 3 lễ này có khác các nơi nhưng chung quy 3 lễ trên đều được tiến hành cơ bản không khác người Việt nơi khác. Đó là lễ "dạm" (nạp thái), lễ ăn hỏi (vấn danh) và lễ cưới (thân nghênh). Thứ tự các lễ tiến hành từng bước một, lễ sau quan trọng hơn lễ trước. Trong lễ cưới của người Việt thường gồm lễ vu quy tại gia đình nhà gái và lễ thành hôn tại gia đình nhà trai.


Theo tục xưa, sau lễ cưới còn có lễ hợp cẩn. Lễ này chỉ dành riêng cho đôi tân hôn. Trong phòng đặt con heo quay nhỏ, một trái bầu non, chồng cầm dao cắt trái bầu làm đôi, thành hai cái ly để vợ chồng rót rượu vào uống gọi là chữ "cẩn", rồi mỗi người cầm một miếng bầu, ăn thịt heo quay và uống rượu gọi là "hiệp". Khi uống, hai người cầm chén rượu mà trao với nhau gọi là "giao bôi". Sau khi kết thúc xong lễ cưới là coi như kết thúc việc hôn lễ. Thông thường đám cưới người Việt Châu Đốc và đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức vào đầu mùa khô, sau khi mùa gặt kết thúc, khoảng trước hoặc sau tết. Đây là dịp nông nhàn, đường sá khô ráo, sạch sẽ, thuận tiện cho hôn lễ.


Việc hôn nhân xưa của người Việt không chỉ thực hiện theo lễ mà còn theo tục lệ [80, tr.129]. Ví như trước hay sau khi cử hành hôn lễ, người Việt có lễ "cheo" (hay lễ treo), gọi theo chữ Hán là "lan nhai" hay "lan dai". Tục xưa gọi thế, chưa rõ nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, ở đám cưới người Việt từ Nam đến Bắc vùng nào cũng có [123, tr.331]. Vào năm 1855, tiên cheo được nhà nước quy định nộp cho hương trưởng là: người giàu 1 quan 2 tiền, người vừa 6 tiền, người nghèo 3 tiền, người làng khác thì thu gấp đôi [105, tr.136]. Về sau, vào năm 1860, triều đình nhắc lại việc nộp cheo như trên một lần nữa, nhưng quy định từ lúc vấn danh cho đến lúc cưới không được để lâu quá 6 tháng [108, tr.137]. Cũng theo cổ tục, con gái có 5 điều không được lấy làm vợ ("nữ hữu ngũ bất thú"): con nhà nghịch, con nhà loạn pháp, người có tội, có ác tật (hủi...), người có tang cha mẹ (nghịch gia tử bất thú, loạn gia tử bất thú, thê hữu hình nhân bất thú, hữu ác tật bất thú, tang phụ trưởng tử bất thú) [71, tr.9]. Theo lệ xưa, người chồng cũng có quyền bỏ vợ khi vợ có thất xuất (7 điểu xấu): không thuận với cha mẹ, vô sinh, dâm loạn, ghen tuông, có tật xấu (ác tật), hay ngồi lê đôi mách, gian giảo. Nhưng luật Gia Long cũng quy định 3 trường hợp không được bỏ vợ: khi không còn cha mẹ nương ngụ, khi vợ đã chịu tang cha mẹ chồng 3 năm và khi lấy nhau người chồng còn nghèo khổ, sau trở nên giàu có [38, tr.574].


Việc kén vợ chọn chồng bị quan niệm "môn đăng hộ đối" chi phối, đó không chỉ bởi ý thức coi trọng chức tước quyền uy, danh vọng mà còn do chi phối bởi của cải, đồng tiền..., nghĩa là vì danh lợi. Nếu là người con có hiếu thì "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" (phụ mẫu sở sinh sở định). Chế độ đa thê cũng tồn tại hợp pháp ở Việt Nam dưới thời phong kiến, nó đáp ứng trước hết lý tưởng về hạnh phúc là có nhiều con, mục đích của nó là tiếp nối dòng dõi, sau nữa vì tính sĩ diện, khoe khoang, tự hào vì có nhiều vợ. Vì vậy, không tránh khỏi chuyện "năm thê bảy thiếp", nhất là những người có quyền thế và giàu sang. Người Việt có tâm lý rất sợ tuyệt tự. Vì vậy, khi người vợ bị vô sinh, người chồng phải lấy vợ hai để có con, đặc biệt là con trai để nối dõi và thờ cúng tổ tiên [38, tr.579]. Và cũng bởi nhà nước không quy định tuổi lấy vợ, lấy chồng nên đã dẫn đến nạn tảo hôn thường xảy ra trong xã hội [76, tr.539]. Do khi có tang thì không được cưới hỏi, vì vậy nảy sinh việc "cưới chạy tang". Nhà Nguyễn đã nhiều lần quy định để điều chỉnh việc hôn thú (các năm 1804, 1855, 1860, 1864...) để hạn chế sự xa xỉ, khuyên răn tiết kiệm, tuỳ theo điều kiện kinh tế [105, tr.136].


Như vậy, trong "quan hôn tang tế", thì việc hôn nhân được người Việt rất coi trọng. Đối với người Việt, việc hôn nhân bao giờ cũng được coi là công việc gia đình chứ không phải là một hành vi của cá nhân chỉ liên quan đến cô dâu, chú rể. Và mặc dù có những tục lệ, nhưng nhìn chung khi xét về hôn nhân của người Việt thì những lễ nghi Nho giáo rất được coi trọng trong xã hội.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2021, 01:50:09 pm »

+ Hôn nhân người Khmer

Theo chế độ hôn nhân xưa của người Khmer, người đàn ông được quyền lấy nhiều vợ, nhưng đàn bà chỉ được lấy một chồng, về tuổi thành hôn, luật tục không quy định. Khi nào con người ở tuổi "biết xấu hổ", "biết tự trọng" là có quyền lấy vợ hoặc lấy chồng [120, tr.18].


Người Khmer tuyệt đối ngăn cấm quan hệ hôn phối giữa những người cùng huyết thống, trực hệ như cha mẹ với con cái, cô dì chú bác với cháu... nhưng ở bàng hệ, hôn nhân chỉ bị ngăn cấm giữa các anh chị em ruột thịt, còn hôn nhân con cô con cậu, con chú bác, con dì đều được chấp nhận. Những cuộc hôn nhân như trên phản ánh chế độ nội tộc hôn xa xưa của ngươi Khmer và nhằm mục đích bảo vệ của cải gia đình không để vào tay người ngoài. Ngoài ra, tập tục cư trú bên nhà vợ sau hôn nhân phản ánh tàn dư của một chế độ cư trú theo mẫu hệ xa xưa [137, tr.68-70].


Theo cổ tục của người Khmer, trước khi cưới vợ cho con, đàng trai phải nhờ "mai mối" gọi là "Sua-đon-đal". Khi đồng ý, nhà gái định ngày đám hỏi ("tâl-don-dâl"). Trong tiệc hỏi, hai bên định ngày cưới ("chul-thngay-ca") và định lễ cưới do một bên nào hay hai bên cùng chịu. Đàng trai tặng đàng gái đồ nữ trang, mùng, mền, chiếu gối... Tháng cưới đẹp thường từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch, sau khi mùa màng đã xong. Còn từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch không có đám cưới vì là mùa nhập hạ của sư sãi. Trước lúc cưới có tập tục ở rể nhiều gian khổ khoảng 3 năm mới được cưới.


Đến ngày cưới ("pi-thi-à pia-ni-pua"), hai họ nhờ 2 vị cao niên gọi là Achar điều khiển buổi lễ, chi phí cho 2 người này đa phần do nhà trai chịu. Trong tục lệ cưới của người Khmer có lễ cột tay (Chen-đay) thủ nghĩa vợ chồng gắn bó suốt đòi. Lễ này diễn ra từ sáng tới tối. Sáng hôm sau hai họ làm lễ "chọn giờ tốt", gọi là "yót-uê-lia", được cử hành trước sân nhà, dưới bàn thờ trời (Ri-ên) có đủ mặt cha mẹ họ hàng thân thích và 2 ông Achar. Cô dâu, chú rể ngồi trên chiếu, ngoảnh mặt về hướng Đông, chờ lúc mặt trời chiếu đủ ánh sáng mới bắt đầu làm lễ, nếu có mây, mưa che mặt trời thì chờ đến khi một con chim hay đàn chim bay qua có tiếng hót rõ ràng mới cử hành lễ, gọi là lấy con vật thế mặt trời. Cha mẹ đôi bên, hai ông Achar và thân thích lần lượt chúc tụng đôi tân hôn xong rồi thì bế mạc lễ cưới. Buổi chiều, gia chủ dọn tiệc mời hai vị Achar và những người giúp đám, ngỏ lời cảm ơn và xin lượng thứ nếu có sơ suất. Tối đến, cô dâu chú rể nhờ khoảng 4 người đông con, gia đình hoà thuận giăng mùng để động phòng. Theo tục lệ, những người này nằm ngủ phía ngoài mùng cô dâu chú rể, chân đè lên chăn màn trong 3 đêm liền để xem hai người có sự gì không báo cho gia đình để thu xếp [40, tr.92-93].


Ngày xưa, người Khmer Nam Bộ theo cổ tục của người Khmer ở Cao Miên nên việc hôn nhân rất phức tạp. Vào thế kỷ XIX trở đi, ở cạnh người Việt, Hoa, sự giao lưu, ảnh hưởng đã làm cho thủ tục đám cưới đơn giản hơn nhiều.


+ Hôn nhân của người Chăm

Gia đình Chăm Hồi giáo ở Châu Đốc là gia đình phụ quyền, người chồng có quyền cưới nhiều vợ, là chủ gia đình. Tuy nhiên, do tàn dư mẫu hệ nên khi lấy vợ, người con trai vẫn phải gửi rể bên nhà vợ.


Khi nhà trai tìm được cô gái vừa ý, thì nhờ ông mai (ôn-ma-ha) hay bà mai (mụ-ma-ha) đến trao đối với nhà gái. Sau khi hai bên đồng ý, các cha mẹ cho con mình biết để chấp hành. Tiếp theo, nhà trai tổ chức lễ "khẳng định lời hứa" như lễ hỏi của người Việt. Sau "đám hỏi", cô dâu, chú rể tương lai có thể thăm viếng nhau nhưng không được trực tiếp trò chuyện hoặc quá gần gũi.


Thời gian làm đám cưới (la-khah) do hai bên quyết định vào thời gian thuận tiện nhất. Đám cưới kéo dài hai ngày. Trước ngày cưới, nhà trai đem tiền chợ (Pa-lan-chơ) sang nhà gái, với các thứ áo quần, chăn gối cho cô dâu. Đám cưới bên nhà gái thường tổ chức đông vui, linh đình hơn nhà trai. Trước lễ cưới một ngày là ngày nhóm họ (Hagây pađưng bariuk). Bên nhà trai trang hoàng hoa đăng, chú rể mặc áo dài trắng, đầu đội mũ vải trắng như những Hadji từng đã hành hương ở thánh địa Mecca và làm "lễ lên ghế" (Tà cộ Kghề) trước lúc kết hôn, do ông Ôn Uôk (có vai trò như một thầy pháp) hướng dẫn. Ngày nhóm họ bên nhà gái, cô dâu mặc áo dài nhung đỏ, vận xà rông tơ tằm, ngồi trên ghê làm lễ do "mụ Uôk" (như một thầy pháp) thực hiện.


Ngày cưới chính thức là ngày nhà trai đưa rể sang nhà gái. Trước lúc rời khỏi cầu thang, mọi người cùng hát bài hát giã từ cha mẹ (La mệ la mư). Khi nhà trai đến cổng đại diện nhà gái ra mời họ nhà trai lên nhà. Nhà gái tiếp nhận lễ và tiến hành làm lễ "Kobol" (lễ gả con gái). Chú rể đến trước mặt cha mẹ vợ và ông mai. Một người có chức vị trong đạo Hồi đọc nguyên tắc, tập tục hôn nhân (Khot bah). Sau đó, chủ hôn nhà gái nắm tay chú rể, long trọng tuyên bố: "Gia đình tôi bằng lòng gả con gái tôi tên là... cho chàng trai này tên là... với số tiền đồng là...". Chàng rể đáp lại "Tôi xin nhận người con gái này, từ nay là vợ chính thức của tôi. Tôi có nộp số tiền đồng là...". Tiếp đến, mọi người chào mừng. Ông Ôn Uôk đưa chàng rể vào phòng cô dâu. Cô dâu ngồi xếp bằng trên giường, có "mụ Uôk" ngồi cạnh. Chàng rể đến trước mặt cô dâu, đưa tay rút cây trâm cao nhất trên đầu cô dâu. Một vị bô lão cầu nguyện, chúc phúc đôi vợ chồng son. Rồi chàng rể thay đổi y phục ra ngoài tiếp khách.


Đêm hợp cẩn, cô dâu chú rể ăn cơm tượng trưng trong cùng một mâm và một đĩa. "Mụ Uôk" mời một bà có chồng, gia cảnh sung túc đến chuẩn bị giường cho đôi tân hôn hợp cẩn. Khi đôi tân hôn bước vào giờ phút bước ngoặt cuộc đời, thì ở dưới giường một ngọn đèn dầu sáng lên và cháy mãi trong 3 ngày tiếp theo, thủ nghĩa phá bùa phép của kẻ xấu, chống ma quỷ đến gần.


Ba ngày trăng mật đi qua. Đến ngày thứ tư, cha mẹ, họ hàng chú rể tới thăm viếng nhà gái, mang theo vật dụng để vợ chồng trẻ bắt đầu xây dựng gia đình riêng. Nếu bên chú rể khấm khá sẽ cất cho đôi tân hôn một căn nhà mới cạnh nhà cha mẹ vợ. Mặc dù nam giới là chủ gia đình, nhưng con trai Chăm khi lấy vợ theo tập tục vẫn phải ở rể.


+ Hôn nhân của người Hoa

Theo tục lệ người Hoa, để đôi thanh niên nam nữ nên vợ nên chồng, hai họ trai gái phải qua nhiều nghi lễ, gọi là "lục lễ" như tập tục của người Trung Hoa xưa.

Trước tiên là lễ nạp thái (nạp tài), bên nhà trai đem lễ vật sang nhà gái (như lễ chạm ngõ người Việt). Nếu nhà gái đồng ý thì xong bước một. Bước thứ hai: làm lễ viết tên chàng trai (bằng chữ "Càn" tên quẻ đầu trong Bát quái, tượng Trời và cô gái bằng chữ Khôn, cũng tên quẻ trong tám quẻ của Dịch (chủ về Đất) và thiệp hồng rồi đặt trong hũ gạo bên nhà trai. Sau ba ngày, nếu trong hai họ mọi chuyện yên vui thì đó là điềm lành. Bước thứ ba là: lễ nạp kiết. Hai họ thông báo cho nhau biết đôi trẻ được tổ tiên, Trời Phật phù hộ, có thể nên vợ chồng. Bước thứ tư là: lễ nạp tệ. Nhà trai đem tiền nộp cho nhà gái để mua sắm áo quần, đồ trang sức... cho cô dâu tương lai. Ngoài ra, nhà trai còn phải mang lễ vật sang cúng bên nhà gái. Trong đó, không thể thiếu những món đồ ngọt: kẹo thèo lèo, mè dẻo... tượng trưng một cuộc sống ngọt ngào, thắm thiết bên nhau của cặp vợ chồng trẻ tương lai. Bước thứ năm là: lễ thỉnh kỳ: định ngày cưới cho đôi trẻ. Bước thứ sáu là: lễ thân nghinh, tổ chức đón dâu. Khi đón dâu về nhà, bên họ nhà trai làm lễ cúng gia tiên. Họ hàng thân thuộc, bè bạn tặng quà cưới. Người cao tuổi tặng trước, người ít tuổi tặng sau. Đồ tặng có khi là trang sức bằng vàng, ngọc... hoặc tiền trong phong bao giấy hồng điều. Trong ngày đưa dâu, rước dâu ở cả nhà trai, nhà gái, dù nghèo đến mấy cũng có tiếng pháo nổ.


Người phụ nữ Hoa xưa do ảnh hưởng Nho giáo, nặng đạo "Tam tòng", đã "xuất giá" thì "tòng phu", chồng là ông chủ thực sự trong nhà bảo gì thì vợ phải nghe theo.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2021, 01:51:10 pm »

- Việc tang lễ

+ Tang lễ của người Việt

Cái chết là một sự kiện rất hệ trọng đối với mỗi con người. Từ hàng nghìn năm trước Khổng Tử đã từng dạy học trò có ba việc quan trọng nhất của thiên hạ là ăn, tang và tế "Sở trọng giả, thực, tang, tế". Trong ba việc này, thiếu một việc gì cũng đều không được. Riêng đối với người Việt, từ trong nếp nghĩ, nếp cảm đến thực tế cuộc sống, tử vong vốn được coi là một trong bốn "đại sự" của đời người: quan, hôn, tang, tế.


Xưa, tục lệ tang ma của ngươi Việt ở Châu Đốc cũng không có gì khác biệt nhiều so với các vùng khác ở Nam Bộ và cả nước. Người Việt coi trọng biểu lộ lòng hiếu thảo của con cái và thể hiện sự thương đau của người đang sống đối với người đã chết. Trong việc tang, thì lễ tang cha mẹ trọng hơn cả. Vì công ơn cha mẹ đối với con như trời biển. Cho nên hiếu nghĩa của con đối với lễ tang cha mẹ là điều hệ trọng bậc nhất của nhân sinh.


Ở Nam Kỳ, Trịnh Hoài Đức đã nói, người Việt dựa theo sách Văn Công gia lễ (sách lễ của nhà Văn Công, tức Chu Hy đời Tống), sách Khâm thị nghi tiết, để làm tang lễ [21, tr.142]. Triều Nguyễn cũng quy định "việc tế táng điếu phúng hết thảy theo như Gia lễ của Chu Văn Công" [83, tr.164]. Nói chung, lễ tang của người Việt dù ở địa phương nào cũng gồm những công việc chính: An bài người chết, phát tang, tẩm liệm, thành phục, phúng điếu, động quan, an táng, táng hậu.


Khi trong nhà có tang, người ta thường mời một vị cao niên có kinh nghiệm và am tường các chi tiết nghi thức, tập tục đứng ra làm "hộ lễ", điều khiển toàn bộ công việc. Khi người thân trong gia đình sắp nhắm mắt, con cháu thường được gọi về để nhìn mặt lần cuối, hoặc nghe trăng trối trước lúc "đi xa" vào cõi vĩnh hằng. Sau khi thân nhân chết, gia đình phải "an bài thi hài" như vuốt mắt, nắn sửa chân tay, dùng nước thơm lau mình cho ngươi chết, nút chặt bông vào hai lỗ tai, hai lỗ mũi, đặt nằm ngay ngắn hai tay duỗi xuôi, buộc 2 ngón chân lại với nhau, phủ mặt bằng tờ giấy bản trắng (hay miếng vải trắng), với ý nghĩa để người chết không thấy con cháu buồn và cũng không để lộ ra làm đau lòng thêm cho người thân.


Theo lệ xưa, cũng có người làm lễ phạn hàm, là dùng gạo, tiền để bỏ vào miệng, hàm nghĩa là ngươi con hiếu thảo chẳng nỡ để miệng cha mẹ trống không. Ở Nam Bộ, khi làm lễ phạn hàm, nhà giàu thường bỏ vàng, hạt trân châu vào miệng người chết, còn giới bình dân thường bỏ gạo. Tiếp theo, hoặc đồng thời với công việc kể trên là việc "phát tang", báo cho thân tộc, bạn bè người chết biết tin buồn. Người Việt thường phải chọn "ngày giờ tốt" để làm các lễ tẩm liệm (gói người chết đặt vào quan tài) để khỏi gây rủi ro cho những người thân trong gia đình. Kể từ lúc làm lễ nhập quan xong, đặt linh cữu ra gian giữa, lập bàn thờ thì mọi nghi thức của đám tang mới thực sự bắt đầu.


Xưa các nhà giàu thường có tục quàn linh cữu trong nhà nhiều ngày, có khi cả tuần lễ, cả tháng, tiến hành các nghi lễ cúng tế phúng viếng [77, tr.585]. Đây là một hủ tục có ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, đáng lo ngại nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm. Tệ ăn uống linh đình, giết trâu, mổ heo để đãi khách phúng viếng khá phổ biến. Đó là tập tục lạc hậu, vừa mất vệ sinh vừa tốn kém, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhiều người xung quanh, gây không khí bi ai kéo dài trong gia đình và cả hàng xóm.


Bước tiếp sau đó là lễ an táng, tức là di quan từ nhà đến huyệt mộ. Tang ma của người Việt theo tục thổ táng. Trước khi hạ huyệt, người ta phải làm lễ cúng "thổ thần" để xin phép được an táng, cúng xong, lễ hạ huyệt bắt đầu. Khi hạ huyệt, những người thân thiết trong nhà, những người ruột thịt hoặc những người chịu ơn nuôi dạy... ném mấy hòn đất xuống huyệt, như để biểu lộ sự vĩnh biệt cuối cùng với ngươi quá cố. Sau đó là lấp huyệt và đắp nấm mộ. Cuối cùng là lễ thắp nhang trước mộ, vái lạy rồi ra về.


Vào thế kỷ XIX, ở Láng Linh (Châu Đốc), mùa nước nổi không còn đất để chôn, nhiều nhà nghèo phải lấy chiếu bó thây ngươi chết hay quấn đệm, bó lại bằng vạc tre, đàn ông 7 miếng, đàn bà 9 miếng, neo bằng cối đá, đợi nước rút, lượm xương cải táng lại [119, tr.187] hoặc buộc vào gốc cây, có khi bị đứt dây, nước lũ trôi mất xác. Nếu gần vùng Thất Sơn, người ta bỏ xác lên thuyền, chèo tít lên vùng núi để chôn cất. Nếu ở xa, có khi người ta đưa xác người chết vào nơi có rừng tràm, lùm cây giữa cánh đồng xa vắng đóng cọc chéo, đặt quan tài quàn tạm tại đây, hoặc dùng dây treo quan tài lên cành cây...


Lễ mở cửa mả, đắp mộ hoặc làm nhà mộ được tiến hành 3 ngày sau khi an táng. Trong đám tang người Việt, một số gia đình có lập đàn, rước thầy chùa tới tụng kinh cho linh hồn người chết được siêu thoát. Vì quan niệm "sống dầu đèn, chết kèn trống" nên người Việt có lệ mời đội tang nhạc đến đánh trống thổi kèn từng chặp để đuổi tà khí và để người chết khuây khỏa. Trịnh Hoài Đức cũng nói đám tang người Việt Nam Bộ hay dùng nhạc tang [21, tr.142]. Lễ táng hậu là lễ thờ cúng liên tục 3 ngày sau khi chết. Trong thời gian này, bàn thờ người chết đặt tại gia đình luôn có hương đèn, ngày hai hay ba bữa bới cơm cúng đặt lên bàn thờ. Ngày thứ ba, ra mộ làm lễ "mở cửa mả", với lòng tin là linh hồn người chết biết đường biết nẻo mà về nhà, chứng giám lòng thành của người thân và phù hộ cho gia đình [75, tr.114].


Đến 49 ngày sau khi người thân chết, người ta làm tuần chung thất. Nhà giàu xưa kia nhân dịp này rước thầy chùa về tụng kinh sám hối dùng cỗ chay cúng 49 ngày [21, tr.142], nhà bình dân chỉ bày mâm cơm, cúng có hương đèn, trà, nước, hoa trái... Đúng 100 ngày, làm tuần tốt khốc (lễ thôi khóc). Kể từ tuần này trở đi, con cháu sẽ không còn khóc nữa và cũng thôi cúng cơm mỗi ngày hai bữa. Vào tuần này, con cháu cúng tế lần cuối cùng, người ta có làm một tiệc lớn. Tuần tốt khốc còn gọi là tuần "Bách nhật" (100 ngày). Đến đúng một năm thì làm giỗ đầu gọi là Tiểu tường. Đến hết hai năm làm giỗ thì gọi là "Đại tường". Đại tường cũng gọi là giỗ hết. Thế nhưng, phải đợi tới hai tháng sau nữa để chọn một ngày làm lễ trừ phục, nghĩa là bỏ hết đồ tang (tất cả đồ tang chế đều đem đi hoá sau một cuộc lễ) và con cháu, những người để tang trong nhà mặc lại thường phục như trước. Thực tế là thời gian từ "Đại tường" tới lễ "trừ phục" là 3 tháng, cộng với hai năm trước là 27 tháng.


Người Việt có có tục, khi trong nhà có một người chết, phải dùng nhiều rượu thịt, cỗ bàn để thết đãi khách khứa viếng đưa quá tốn kém [21, tr.142]. Vì vậy, triều Nguyễn quy định không được "quá xa hoa", cỗ bàn ăn uống nhiều ít phải tuỳ ở nhà có tang, không được vịn lệ đòi hỏi [83, tr.164]. Tuy nhiên, vì là "nợ miệng" nên khi có tang là "nhất nhân tử vạn nhân túy" (một người chết mà muôn người say). Dân gian không chỉ lên án những người làm con kiêu bạc "Sống thì con chẳng cho ăn. Lúc chết xôi thịt làm văn tế ruồi", mà còn lên án những kẻ lợi dụng người chết để cầu danh, trục lợi. Từ đời Gia Long về trước có tục tin địa lý nên để quan tài lại hằng năm để chọn đất chôn vừa mất vệ sinh, vừa gây ô nhiễm, đến thời Minh Mệnh có lệnh cấm, nên nhiều người phải bỏ [21, tr.142]...


Như vậy, tang ma của người Việt Châu Đốc, cũng như cả nước chẳng còn là chuyện riêng của người chết, mà là chuyện của những người đang sống từ gia đình, dòng họ cho đến cả cộng đồng. Tang lễ đã trở thành một nghi thức có tính cách luân lý của xã hội. Trong bất cứ tập thể người Việt nào, vấn đề tang lễ vẫn được coi là nghi thức quan trọng để biểu lộ tình cảm của những người thân đối với kẻ quá cố. Người Việt nặng tình cảm, coi trọng huyết thống gia đình, thân tộc, coi trọng tinh thần báo hiếu nên đã từ lâu, vấn đề tang ma được thực hiện một cách quy củ, chu đáo và cẩn thận. Lễ tang của người Việt Châu Đốc cũng nhằm biểu lộ lòng tiếc thương người vừa mất, tiễn đưa linh hồn người ấy đến nơi an nghỉ một cách trọn vẹn để được mồ yên mả đẹp. Do đó, không gây phiền hà cho đời sống, mà còn tạo ra cơ may vận tốt cho gia đình về danh vọng, của cải, sức khoẻ nhiều đời sau, "làm quan có mã, kẻ cả có dòng", "sống về mồ mả, ai sống về cả bát cơm". Điều đó thể hiện quan niệm "sống khôn thác thiêng", "dương sao âm vậy", thể hiện quan hệ giữa người chết và người sổng rất chặt chẽ, thông qua việc "phù hộ" hay "trừng phạt". Trong lễ tang của người Việt phản ánh rất rõ ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, của Nho, Phật và Lão. Lâu ngày các định lệ này đã thành ra tục lệ và những biến thể phù hợp với nếp sống riêng của người Việt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM