Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:13:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử khai phá và bảo vệ chủ quyền vùng đất Châu Đốc thời Nguyễn  (Đọc 3691 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2021, 07:31:32 pm »

Tên sách: Lịch sử khai phá và bảo vệ chủ quyền vùng đất Châu Đốc thời Nguyễn
Tác giả: Cao Thanh Tân
Nhà xuất bản: Quân Đội Nhân dân
Năm xuất bản: 2009
Số hoá: ptlinh, quansuvn


LỜI TÁC GIẢ


Do duyên may, tôi có điều kiện đến một số vùng đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc để thực hiện trách vụ và cũng đã không ít lần bâng khuâng, có những cảm giác khác nhau về cảnh sắc đất trời biên thuỳ nước Việt. Rồi một trong những dịp quý giá đó, tôi đã bị cuốn hút mạnh mẽ bởi khung cảnh địa lý và không gian văn hoá - lịch sử đầy huyền thoại của vùng đất Châu Đốc và do vậy đã hình thành ý tưởng vào lúc thuận lợi sẽ thực hiện một chuyên khảo về vùng đất này.


Dịp may đó đã đến và khi được các nhà khoa học ủng hộ, động viên, tôi đã bắt tay vào xây dựng kế hoạch và thực hiện khảo sát thu thập tư liệu về vùng đất Tây Nam; dù gặp không ít khó khăn, trở ngại, mà điều đó trước hết lại xảy ra chính ở ngay tại Hà Nội khi tiếp cận nguồn tài liệu địa bạ chữ Hán, rồi sau nữa là do địa bàn nghiên cứu quá xa, thời gian điền dã không nhiều, nguồn tư liệu khai thác, được lại không như mong muốn,... Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của nhiều người và cố gắng của bản thân nên cuối cùng cuốn sách cũng đã hoàn thành, dẫu chưa đúng hẹn. Dù vẫn biết, trong điều kiện thuận lợi không nhiều và khả năng có hạn, nội dung công trình chưa đạt được mong muốn, nên chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết. Tác giả vô cùng cảm ơn, và mong nhận được sự góp ý, phê bình của các nhà khoa học và các độc giả để nâng cao chất lượng công trình.


Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, tác giả trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của GS - TSKH. Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, GS - TS. Nguyễn Quang Ngọc - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, các nhà khoa học của Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ, nhăn dân và các chiến sĩ biên phòng tỉnh An Giang đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành công trình này.

TÁC GIẢ
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2021, 08:18:08 pm »

MỞ ĐẦU


Trên con đường thiên lý nghìn năm khai phá, làm chủ miền phù sa Nam Bộ của người Việt, nếu Bà Rịa - Đồng Nai là nơi in những dấu chân lịch sử đầu tiên của lưu dân, thì Châu Đốc lại là chặng dừng chân cuối cùng của người Việt ở phương Nam.


Với huyền thoại "Tiền tam giang, hậu thất lĩnh", "Thất Sơn mầu nhiệm" nơi "sơn bất tại cao, thuỷ bất tại thâm" của chốn "địa linh"..., vùng đất mới Châu Đốc nổi danh về sự lung linh huyền ảo của một miền cổ tích truyền kỳ nơi xứ sở miền Tây quê lụa. Vùng đất này không những có ý nghĩa chiến lược trên nhiều phương diện mà còn là một khu vực tộc người tiêu biểu của Nam Bộ: Việt, Khmer, Chăm, Hoa; là trung tâm phát sinh tôn giáo, tín ngưỡng như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hoà Hảo,... Sự hình thành và phát triển của vùng đất Châu Đốc từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX và có vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ vùng đất biên ải Tây Nam do vị trí "cửa ngõ" hiểm yếu phía tây thành Gia Định.


Trong lịch sử khai phá và bảo vệ chủ quyền mấy thế kỷ qua, Châu Đốc đã thực sự chứng tỏ là một vùng biên cương quan trọng. Hiện tại và tương lai vùng đất này không chỉ là địa phương đầy tiềm năng phát triển về giao thông, thương mại, du lịch và văn hoá, năng động về kinh tế, mà vẫn còn ẩn chứa nhiều phức tạp về tôn giáo, tộc người và chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu vùng đất này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn.


Xuất phát từ nhận thức, nghiên cứu lịch sử đất nước không thể bỏ qua việc tìm hiểu lịch sử một địa bàn cụ thể, một thành tô quan trọng của lịch sử dân tộc. Nghiên cứu lịch sử một khu vực sẽ không chỉ giúp chúng ta vừa hiểu sâu sắc một vùng đất, bô sung cho bức tranh toàn cảnh về diện mạo lịch sử đất nước, để không chỉ tìm hiểu cái riêng trong cái chung và ngược lại.


Từ tiếp cận đối tượng bằng nhiều hướng khác nhau để nghiên cứu vùng đất Châu Đốc, cuốn sách hy vọng không chỉ đem lại cho bạn đọc nhận thức mới về một vùng biên giới cụ thể, mà hơn thế còn cung cấp những cơ sở khoa học cho việc nhận thức toàn bộ biên giới Tây Nam và lịch sử chủ quyền vùng đất phía Nam của Tổ quốc.


Trong khuôn khổ của khảo cứu, tác giả bắt đầu tìm hiểu lịch sử vùng đất này từ lúc thành lập "Châu Đốc đạo" (1757) cho đến Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Đây là một giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu quá trình xác lập, khẳng định chủ quyền hoàn toàn của triều Nguyễn ở vùng đất Tây Nam, tạo cơ sở pháp lý cho nhà nước Đại Nam quản lý vững chắc và lâu dài vùng đất này.


Cho đến khi thực dân Pháp xâm lược ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867), Châu Đốc đã trở thành một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của nước Việt và cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Châu Đốc chống thực dân Pháp để bảo vệ chủ quyền nói lên điều đó. Năm 1868, sau khi thực dân Pháp đàn áp phong trào kháng chiến của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá và năm 1873, sau khi dập tắt "ngọn lửa" khởi nghĩa Bảy Thưa - Láng Linh của tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Châu Đốc; sự thực, đến lúc này mới đánh dấu việc thực dân Pháp cơ bản kết thúc giai đoạn bình định miền Tây Nam Kỳ.


Với sự kiện ký kết hiệp ước phân ranh biên giới Nam Kỳ - Cao Miên (1873) và đặc biệt là Hiệp ước Giáp Tuất (1874) giữa triều đình Huế và Pháp; đến đây thực dân Pháp đã chính thức hoá việc chiếm hữu toàn thể xứ lục tỉnh (như Điều 5 Hiệp ước nói rõ "Hoàng đế Đại Nam công nhận chủ quyền hoàn toàn của nước Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ"). Từ đây kết thúc thời kỳ khai phá vùng đất Châu Đốc của người Việt, mở đầu thời kỳ của chủ nghĩa thực dân. Nam Bộ trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Công trình kết thúc ở thời điểm này.


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của cuốn sách có 4 chương, ở chương I, đề cập ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, lịch sử đến sự hình thành vùng đất và dân cư; tổ chức xã hội của các tộc người Việt, Khmer, Chăm, Hoa ở Châu Đốc. Chương II, kinh tế và vai trò của kinh tế đối với sự phát triển của vùng đất Châu Đốc. Chương III, sự thống nhất trong đa dạng về văn hoá của cư dân Châu Đốc và ảnh hưởng của văn hoá đến quá trình khai phá, bảo vệ chủ quyền vùng đất biên thuỳ. Chương IV, đề cập quá trình hình thành đường biên giới quốc gia ở vùng Châu Đốc và một số chính sách của triều Nguyễn về xây dựng và bảo vệ chủ quyền vùng đất "phên dậu" Tây Nam Tổ quốc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2021, 09:37:32 pm »

Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT VÀ DÂN CƯ


Môi trường địa lý và hoàn cảnh lịch sử là những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi vùng đất. Do vị trí địa lý của mình, mỗi dân tộc sống không chỉ trong môi trường tự nhiên mà cả trong môi trường lịch sử nhất định và tự mình trải qua ảnh hưởng của môi trường ấy.


1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Môi trường địa lý tự nhiên của một vùng đất là điều kiện tất yếu và thường xuyên của phát triển xã hội, là nền tảng không thể thiếu được cho sự sinh tồn của con người. Từ môi trường địa lý con người rút ra những thứ cần cho sinh hoạt cũng như cho lao động; bất kỳ lúc nào con người cũng cần có môi trường và không thể thoát ly môi trường được.


Lao động của con người sáng tạo ra của cải, nhưng sáng tạo từ vật chất có sẵn trong thiên nhiên và bằng cách sử dụng lực lượng của thiên nhiên. Người ta không thể lấy bất cứ cái gì thay cho thiên nhiên.

Là chỗ dựa cho quá trình hoạt động của con người, ảnh hưởng của điều kiện địa lý sẽ có vai trò đẩy mạnh hay làm chậm quá trình phát triển của vùng đất, sẽ có tác động đến cách thức sản xuất, cách ăn uống, mặc, ở, đi lại của con người, thậm chí, chi phối cả tình cảm, tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng và đời sống văn hoá tinh thần của cư dân.


Đối với sự phát triển của xã hội loài người, hoàn cảnh địa lý là tất yếu thường xuyên. Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử vùng đất Châu Đốc, không thể bỏ qua hay coi thường ý nghĩa của hoàn cảnh địa lý được.

a- Vị trí, giới hạn

Sau khi chiếm đóng thành Châu Đốc ngày 22-6-1867, thực dân Pháp đã phân chia Nam Kỳ, Châu Đốc trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh vào những thập niên cuối thế kỷ XIX.

Diện tích của tỉnh Châu Đốc khoảng 300.000ha, được tạo thành bởi đất phủ Tuy Biên, gồm 3 huyện Tĩnh Biên, Tây Xuyên và Đông Xuyên của tỉnh An Giang thời Nguyễn. Tỉnh Châu Đốc nằm giữa 102°30 và 103°20 kinh tuyến Đông và 11°30 vĩ tuyến Bắc, cách Sài Gòn 220km [154, tr.313]. Vào năm 1876, một Ủy ban xác lập biên giới đã hoạch định biên giới đoạn Châu Đốc với Campuchia là những cột mốc bằng gỗ cứng từ số 84 đến số 124.


Phía bắc Châu Đốc giáp với Campuchia, tuyến đường quy ước qua cột mốc 84, từ đó chạy dọc theo phía đông, vượt qua sông Hậu cho đến cột mốc số 89, đến rạch Bình Di, tới sông Châu Đốc qua cột mốc số 96, sau đó đến kênh Vĩnh Tế với khoảng cách độ 1.200m và đến cột 124 là giới hạn cuối cùng giữa Campuchia với hai tỉnh Châu Đốc và Hà Tiên. Phía đông Châu Đốc giáp với tỉnh Tân An và Long Xuyên, phía nam được phân chia bởi Rạch Giá và một phần thuộc tỉnh Long Xuyên, phía tây giáp Hà Tiên và đường biên dọc theo kênh Hà Tiên tới tận Châu Đốc [154, tr.313].


Vùng đất này bốn bề đều là đồng bằng thông với các xứ "như cái tang hoa tụ lại ở bầu xe" [80, tr.164]. Sách Đại Nam nhất thống chí nói: "Thực là đất hình thắng quan yếu ở miền Tây" [80, tr.164]. Sách Gia Định thành thông chí cũng nhận xét Châu Đốc "thực là nơi yếu địa biên phòng" [21, tr.198]. Với vị trí địa lý này, sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến nhiều mặt kinh tế, xã hội, văn hoá của tỉnh Châu Đốc, mà chúng ta sẽ xem xét ở những phần sau.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2021, 08:01:45 pm gửi bởi quansuvn » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2021, 08:00:57 pm »

b- Địa hình

Địa hình của khu vực Châu Đốc, là yếu tố ngoại mạo nổi bật nhất của cảnh quan, yếu tố bền vững nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thành phần khác của tự nhiên. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng sâu sắc và thường xuyên đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của con người. Châu Đốc là một vùng đất có tính chất khá độc đáo và đa dạng so với các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long, vừa có đồng bằng, vừa có núi, tạo nên địa hình cảnh quan kỳ thú hiếm có ở Nam Bộ. Có thể chia địa hình Châu Đốc làm hai khu vực chính sau đây:

- Khu vực giữa hai sông: sông Tiền và sông Hậu từ Cao Miên đổ vào Châu Đốc, chảy song song về phía đông ôm gọn vùng đất giữa hai sông từ Vĩnh Xương về đến Chợ Mới. Đây là vùng đất cù lao màu mỡ, dân cư đông đúc, xưa nay vân gợi lên trong tâm trí người Việt hình ảnh của sự phú túc, ấm no. Vùng đất này có nhiều sông rạch chia cắt và nối liền hai sông như rạch Ông Chưởng, sông Vàm Nao, kênh Vĩnh An,...

- Vùng đất đồng bằng và đồi núi phía tây sông Hậu có tỉnh lỵ Châu Đốc. Từ trung tâm của đạo Châu Đốc (1757-1832), tỉnh lỵ An Giang (1832-1867), đến cuối thế kỷ XIX, Châu Đốc trở thành tỉnh lỵ tồn tại đến năm 1975. Châu Đốc là trung tâm trọng yếu, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá quan trọng, có thể liên hoàn với vùng núi trong mọi hoạt động, không bị ngăn cách như vùng cù lao bởi con sông Hậu. Vùng đồi núi phía tây là 3 dãy liên hoàn nhau, gồm Dài lớn, Dài nhỏ và Phú Cường, có khoảng 33 ngọn đồi lớn nhỏ nằm rải rác từ Tịnh Biên vào Tri Tôn, với mức độ đồi núi san sát bên nhau, trong đó có vùng Thất Sơn. Thất Sơn là dãy núi hùng vĩ, với những ngọn cao thấp không đều nhau, kéo rộng ra thành hình cánh cung dài trên 30km, rộng khoảng 17km, chiếm khoảng 1/7 diện tích tỉnh Châu Đốc.

Về hình thế, Thất Sơn được coi là xương sống của Châu Đốc, là nơi "dung thân vạn đại" của kẻ chí sĩ, là khu vực chiến lược tính kế lâu dài cho quốc gia. Thất Sơn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng đất mà còn là nhân tố khá đặc biệt chi phối đời sống văn hoá tâm linh của cư dân vùng này.


c- Đồi núi

Nằm ở phía tây nam Nam Bộ, vùng Châu Đốc có cảnh quan địa lý khá độc đáo, vừa có đồng bằng vừa có núi. Ngoài những hòn lẻ: núi Sam, núi Sập khá nổi tiếng, đồi núi Châu Đốc chủ yếu tập trung ở vùng Thất Sơn.


Với diện tích khoảng 43.000ha [148, tr.344], Thất Sơn tạo cho miền này không chỉ có vẻ đẹp khác thường, phong cảnh núi non hùng vĩ mà còn mang nhiều truyền thuyết về một vùng Thất Sơn huyền bí, linh địa "Tiền tam giang, hậu thất lĩnh". Thất Sơn (bảy ngọn núi) có nhiều tài liệu ghi khác nhau. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chưa thấy nói đến danh hiệu Thất Sơn. Đến đời Tự Đức sách Đại Nam nhất thống chí viết về Thất Sơn có 7 núi sau: 1. Núi Tượng, 2. Núi Tô 3. Núi Cấm, 4. Núi Ốc Nhẫm, 5. Núi Nam Vi, 6. Núi Tà Biêt, 7. Núi Nhân Hoà. Trong đó, núi Tượng (tức Kỳ Lân Sơn) ở xã Ba Chúc, cao khoảng 124m, chu vi 5.000m; núi Tô (tức Cô Tô hay Phụng Hoàng Sơn) cao 614m, chu vi 30.000m; núi Cấm (Bạch Hổ Sơn), cao 710m, chu vi 46.000m; núi Nam Vi cao 135m, chu vi 2.000m.


Với cảnh sắc của vùng núi ở giữa đồng bằng, Thất Sơn đã tô điểm cho cảnh quan Châu Đốc nét đẹp hiếm có. Sách Gia Định thành thông chí đã hết lời khen vùng núi Châu Đốc "vách dốc ngậm mây, suối cong tắm ngọc...” (núi Ca - Âm) [21, tr.50]; núi Nam Sư "tròn như đống vàng ở trên hồ vọt lên mặt đất trang trọng tươi đẹp"; núi Tà Biệt "nhỏ mà tự cường, thấp mà không khuất phục, có khí lỗi lạc ở trong" [21, tr.50j; núi Đài Tốn "gà gáy trăng dưới núi, tiếng chó sủa xuân trong động, thực có vẻ yên hà ở ngoài đời" [21, tr.51]. Những ghi chép của Trịnh Hoài Đức cho thấy, Thất Sơn là một vùng núi không chỉ đẹp, giàu như trong mơ mà còn là vùng đất ẩn chứa khí thiêng của sông núi.


Theo quan niệm phong thuỷ, Thất Sơn là nơi tụ "huyệt Long Đảnh" và mười hai huyệt huyền diệu [151, tr.88], nơi có "Kim Thành huyệt" được coi là Bảo Sơn (số 7), tương ứng với Cửu Long (số 9) - là Cửu Long huyệt hay Minh Đường huyệt - nơi âm dương hoà hợp, thánh nhân ra đời [52, tr.43]. Thất Sơn hiểm trở, lại ở vùng biên thuỳ "sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh, thuỷ bất tại thâm hữu long tắc linh", nên trở thành nơi tu tiên luyện đạo, "Tu Phật Phú Yên, tu Tiên Bảy núi", điểm xuất phát đầu tiên của các tôn giáo Nam Bộ: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hoà Hảo,... Vùng núi Châu Đốc còn chứa đựng một nguồn của cải quý giá. Trong các thế kỷ XVII, XIX, khi các lưu dân người Việt, Khmer, Chăm, Hoa đến đây, họ đã được nuôi sống bằng nguồn tài nguyên quý giá, nhiều loại thú rừng như hươu nai, hổ báo, rùa, rắn,... và nguồn lâm sản dồi dào, nguồn dược liệu vô tận.


Từ xưa, ông cha ta đã dựa vào Thất Sơn để chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Để hỗ trợ và phát huy tính ưu việt của Thất Sơn, triều Nguyễn đã nỗ lực rất lớn để khai thống kênh Vĩnh Tế nối liền vùng biên giới Châu Đốc, Hà Tiên (1820-1824). Ở phía đông Thất Sơn, triều Nguyễn còn đào kênh Thoại Hà, nối liền Long Xuyên - Rạch Giá (1817). Đây là những công trình phòng thủ quan trọng tạo cho vùng đất chiến lược Châu Đốc có khả năng đập tan các đội quân xâm lược từ phía tây, bảo vệ "cửa ngõ" Tây Nam hiểm yếu của Gia Định.


Trong lịch sử, núi rừng Châu Đốc đã trở thành hào luỹ tự nhiên, sừng sững bao bọc phía Tây Nam đất nước, tiền đồn bảo vệ cửa ngõ phía tây Gia Định. Hiện tại và tương lai, Thất Sơn vẫn là một địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh và trong sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ biên giới Tây Nam.


d- Đất đai

Châu Đốc được may mắn đón tiếp vị "phúc thần" Cửu Long ở hai ải địa đầu huyện Tân Châu và huyện An Phú.

Nhờ vậy, phần lớn đất đai thuộc vùng Châu Đốc là phù sa rất tốt còn một số rất ít là đất cát và đất sét lẫn mùn. Có thể chia đất ở Châu Đốc thành hai loại như sau:

- Đất phù sa: Hằng năm nước sông Cửu Long dâng cao, có năm lên 4 - 5m, mang theo phù sa chảy tràn vào đồng ruộng dọc hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu. Sau khi lũ rút, phù sa lắng lại trên đất cũ một lớp dày khoảng 2cm rất màu mỡ và phù hợp cho canh tác nông nghiệp.

- Đất cát pha: Loại này nằm trong vùng núi non thuộc phủ Tĩnh Biên xưa, nay là hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, gồm cát và phân thổ (nhiều lá cây mục nát thành phân) thích hợp cho việc trồng trọt các loại củ sắn, khoai, làm rẫy, trồng lúa,...


Năm 1985, theo phân loại Soil Taxonomy/ƯSDA, Trường đại học Cần Thơ, đất An Giang được phân thành sáu nhóm chính: Nhóm thứ nhất, nhóm đất phù sa ngọt, có diện tích 157.626,28ha, chiếm 44,86% tổng diện tích, là nhóm đất tốt nhất, không nhiễm phèn hay các độc tố khác, hàm lượng dinh dưỡng từ khá đến cao và cân đối, được phù sa sông bồi dày và nhiều. Nhóm thứ hai, nhóm đất phèn, chiếm 17.674,50ha, bằng 5,03% tổng diện tích, là nhóm đất xấu nhất, có nhiều độc chất làm hại cây trồng, sinh vật cũng như môi trường. Nhóm thứ ba, nhóm đất phù sa có phèn, chiếm 98.217,85ha, bằng 29,5% tổng diện tích, là nhóm đất có tầng sinh phèn xuất hiện khá sâu, ít có khả năng gây độc hại. Nhóm thứ tư, nhóm đất than bùn hữu cơ, chiếm 1.777,04ha, bằng 0,5% tổng diện tích. Nhóm thứ năm, nhóm đất phát triển tại chỗ và phù sa cổ chiếm 26.334,78ha, bằng 7,49% tổng diện tích, nghèo dinh dưỡng. Nhóm thứ sáu, các loại khác, bao gồm núi đá và đất tự xáo trộn, chiếm 49.785,53ha, bằng 14,17% tổng diện tích. Diện tích mặt nước của các sông rạch lớn chiếm 10.269ha, bằng 2,92% tổng diện tích, gồm chủ yếu là hệ thống sông Tiền và sông Hậu [152, tr.29, 31].
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2021, 08:02:53 pm »

e- Sông rạch

Trong lịch sử phát triển của vùng Châu Đốc, sông nước luôn đóng vai trò quan trọng. Sông nước không những cần cho sự sống của mọi sinh vật mà còn là nhân tố quyết định sự phát triển mọi mặt của vùng đất này.


Trên thế giới, ngay từ thời viễn cổ, không phải ngẫu nhiên mà các nền văn minh lớn ra đời gắn liền với những lưu vực lớn của thế giới như: Văn minh sông Nil, sông Ấn, sông Hằng, Hoàng Hà và Trường Giang,...


Với vùng đất Châu Đốc, sông nước là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định sự phân bố dân cư, phân bố lực lượng sản xuất ngay từ khi những lưu dân đầu tiên đặt chân đến nơi này. Sông rạch là những yếu tố thiên nhiên được người dân Châu Đốc sử dụng về nhiều mặt hơn cả. Trước tiên và phổ biến nhất là những lưu dân dùng sông rạch để đi lại và cũng vì vậy mà các thôn ấp thường được lập nên ven các sông rạch. Điều này được sách Monographie de la province de Châu Đốc xác nhận cuối thế kỷ XIX: "Hầu như toàn bộ dân cư sống ở bờ sông. Rất hiếm người định cư ở bên trong đất liền" [156, tr.47]. Sông rạch ở Châu Đốc cũng là những mạch máu tập trung phần lớn hoạt động của địa phương, quyết định sự hình thành các trung tâm hành chính, kinh tế của vùng như Châu Đốc, Tân Châu, Long Xuyên,... Người Châu Đốc từ mấy thế kỷ nay đã lợi dụng sông nước để giải quyết vấn để thức ăn và giao thông, tưới nước cho vụ mùa và đem đến cho ruộng đồng nguồn phù sa đáng kể, nhất là trong mùa lũ, từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm.


Sông Tiền từ Cao Miên chảy đến Châu Đốc qua biên giới ở thôn Vĩnh Xương, về Tân Châu, Sa Đéc,... đổ ra biển Đông. Theo Trịnh Hoài Đức, đầu thế kỷ XIX mặt sông Tiền rộng 830 tầm 2 thước [21, tr.58]. Ngày nay, sông rộng khoảng 1,2km, lưu lượng nước chảy xiết. Là nguồn nước chủ yếu cho các cánh đồng giữa hai sông, sông Tiền có nhiệm vụ tải lũ nên lượng nước chảy trên sông rất lớn, nó nhận đến hai phần ba lưu lượng của sông Cửu Long và có lòng sâu nên là con sông mang nhiều nước và phù sa nhất. Sách Gia Định thành thông chí nói về sông Tiền: "... Nước ngọt rưới nhuần, bừa ruộng gieo mạ, được thóc kể có gấp trăm lần, vườn thì sẵn trầu cau, dừa quả, dâu phai, ngòi lạch thì đầy rẫy cá, tôm, cua, lươn, nhà tự đi bắt lấy để ăn, chẳng phải đi mua ở chợ, vườn trước ruộng sau, đều có nghề sẵn, dân khen là nơi giàu có và đông người" [21, tr.52].


Sông Hậu chảy qua địa phận Châu Đốc ở làng Khánh An, đến Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng rồi đổ ra biển. Đây là nguồn nước tưới cho hầu hết đất nông nghiệp trong vùng Châu Đốc bằng hệ thống kênh mương. Sách Gia Định thành thông chí viết về Hậu giang: "... tưới dội ruộng vườn, bao hàm bến bãi, làm nguồn lợi về sông nước, thóc gạo, cá mú không thể xiết ăn" [21, tr.52]. Năm 1836, triều đình Huế đúc Cửu đỉnh, khắc hình tượng sông Hậu vào Huyền đỉnh; năm Tự Đức thứ ba (1850), ghi vào điển thờ, là một danh xuyên của nước Việt.


Lưu lượng dòng chảy của sông Cửu. Long rất lớn, chừng 34.000m3/giây ở đỉnh châu thổ (Phnôm Pênh) vào mùa lũ lớn nhất, còn trung bình là 10.700m3/giây. Hằng năm cứ đến tháng 7, khi trận lũ mùa bắt đầu thì mực nước sông Tiền cao hơn sông Hậu. Trong những tháng mùa khô, nước sông hạ xuống, mực nước hai sông gần bằng nhau. Người ta ước tính hằng năm, sông Cửu Long chuyển tải ra biển khoảng hơn 500 tỉ mét khối nước, gấp bốn lần lượng nước hằng năm của sông Hồng, trong đó có hàng tỉ mét khối phù sa và nếu tích tụ số phù sa sông Cửu Long trong vòng 60 năm thì có thể trải ra trên toàn bộ diện tích Nam Bộ cao đến 1 mét. Sự lưu thông trên các con sông nói trên rất là thuận tiện, vì sông lớn tàu bè cập bến tại tỉnh thành, phủ, huyện hai bên sông dễ dàng, giúp ích cho đi lại, đời sống, buôn bán phồn thịnh. Trong mùa nước lớn, nước sông Cửu Long dâng lên, tràn ngập kênh rạch, đồng ruộng, đất đai phì nhiêu, giúp cho nghề nông và nghề chài lưới được trúng mùa sung túc.


Ngoài hai sông lớn, vùng Châu Đốc còn những sông nhỏ khác. Từ biên giới, sông Hậu có một chi lưu chảy về hướng Tây Nam đi sát với biên giới, đến Nhơn Hội hợp với sông Châu Đốc chảy từ Cao Miên về. Đoạn sông phân ranh biên giới này (chạy song song biên giới khoảng 100m) gọi là Bình Di (Ben-ghi). Từ Nhơn Hội, sông Châu Đốc chảy về gặp sông Hậu ở tỉnh lỵ Châu Đốc tạo thành ngã ba sông. Sông Châu Đốc dài 28km, chạy song song cách đường biên giới 1.200m. Sách Gia Định thành thông chí ghi: sông Châu Đốc ở phía tây thượng lưu Hậu giang, rộng 70 tầm, sâu 9 tầm. Ngoài cửa sông Châu Đốc theo dòng lớn Hậu giang chảy vào Nam, rộng 300 tầm, khi nước lên sâu 10 tầm [21, tr.58].


Sông Vàm Nao (Hồi Oa, kênh Thuận, Thuận Cảng) nối sông Tiền với sông Hậu, dài khoảng 6,5km. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: "Kênh Thuận, rộng 4 trượng sâu 1 trượng, cửa trên tự Tiền giang chia ra, chảy về phía nam chừng mười ba dặm, cửa dưới thông với Hậu giang" [80 tr.172]. Đầu thế kỷ XIX, dòng Vàm Nao cuộn chảy xiết nhiều cá sấu trú nấp ở đây. Khẩu truyền, lúc đầu là đường voi đi sau thành rạch nhỏ. Rồi dần dần do mực nước sông Tiền cao hơn sông Hậu, nên sức nước chảy rất xiết. Hằng năm, từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch lũ về mạnh, đến Vàm Nao quẹo phải tạo nên dòng nước xoáy tròn (Hồi Oa thuỷ), xuồng ghe đi lại rất nguy hiểm hay bị nhấn chìm. Đầu thế kỷ XIX, những người dân đào kênh Vĩnh Tế vì sưu dịch nặng nề bỏ trốn về qua đây, leo lên tre bờ bên này vít ngọn xuống để trèo sang bò bên kia vượt sông vì sợ cá sấu. Về sau, vì nước chảy mạnh lâu ngày, sông lở và lớn dần, nay sông Vàm Nao rộng tương đương sông Hậu. Khi quân Xiêm xâm lược Nam Bộ năm 1841, bị quân Nguyễn đánh cho tan tác tại nơi đây phải trốn chạy về nước. Năm 1939, làng Hoà Hảo bên bờ Vàm Nao trở thành Thánh địa của đạo Hoà Hảo khi Huỳnh Phú Sổ khai sáng tôn giáo này ở Châu Đốc.


Ngoài sông ngòi, Châu Đốc còn có hệ thống kênh rạch khá dày đặc. Kênh rạch là hình ảnh tiêu biểu của quê hương Nam Bộ nói chung và của Châu Đốc nói riêng kể từ những ngày đầu khai phá. Hệ thống kênh rạch đóng vai trò quan trọng trong giao thông thuỷ, xổ phèn thoát lũ trong mùa nước lên và đưa nước ngọt vào đồng ruộng phục vụ canh tác lúa và các loại cây trồng. Mấy thế kỷ qua, kênh rạch vừa có vai trò phòng thủ vừa cơ động lực lượng. Cùng với sông Tiền, sông Hậu, kênh rạch tạo nên hệ thống phòng ngự lợi hại bằng thuỷ đạo trong chống xâm lược và bao vệ chủ quyền lãnh thổ Tây Nam.


Trong hệ thống kênh rạch ở Châu Đốc, trước hết phải kể đến vai trò nổi bật của kênh Vĩnh Tế. Đó là một thuỷ đạo quan trọng, được khai thông không chỉ để đẩy mạnh khai phá vùng đất chiến lược tân cương, phân ranh lãnh thổ Tây Nam, cơ động nhanh lực lượng từ Châu Đốc hỗ trợ cho vùng Hà Tiên khi có chiến tranh xâm lược xảy ra mà còn có giá trị lớn về giao thông, thương mại, dân sinh, xổ phèn thoát lũ vùng tứ giác Long Xuyên, đưa nước ngọt vào đồng ruộng, đẩy mạnh tốc độ khẩn hoang, lập làng ở vùng đất hoang vu đầu thế kỷ XIX ở vùng biên cương Tây Nam. Năm 1843-1844, vua Thiệu Trị cũng cho đào kênh Vĩnh An nối liền Tân Châu - Châu Đốc. Mục đích chính đào kênh là để nối liền sông Tiền và sông Hậu ở vùng biên giới, cơ động nhanh lực lượng từ Hậu giang ra Tiền giang, khỏi đi đường vòng qua sông Vàm Nao quá xa và phát triển khẩn hoang, lập thôn ấp ở vùng này.


Ngoài các sông rạch lớn trên, ở Châu Đốc còn có rất nhiều kênh rạch nhỏ khác. Sông Tân Giang, ở bờ phía nam sông Tiền, là chỗ giáp giới giữa tỉnh Châu Đốc và Cao Miên. Sông Tú Điền, rộng 4 trượng, sâu 3 thước. Sông Lễ Công, cửa trên rộng 4 trượng, sâu 8 thước, chảy về phía nam 60 dặm gặp sông Hậu. Bờ phía tây sông xưa có thủ sở Hùng Sai, phía tây cửa trên của sông có đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh [80, tr.172]. Ngoài ra, còn có rạch trên Châu Đốc, rạch dưới Châu Đốc, rạch Ruột Ngựa, rạch Tân Ca, rạch Triều Thuỷ, rạch Vĩnh Hậu,...


Châu Đốc cũng có nhiều ao hồ thiên nhiên. Đặc biệt, ở huyện Tây Xuyên (nay là huyện An Phú) có búng Bình Thiên, diện tích trên 3.000ha, được coi là "Biển Hồ" của Châu Đốc. Búng thông với sông biên giới Bình Di, nằm giữa hai xã Khánh Bình - Nhơn Hội, tuyến địa đầu biên giới, có nhiều cá, tôm.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2021, 08:23:19 pm »

f- Giao thông

Đặc điểm địa lý của vùng Châu Đốc là có nhiều sông lớn kênh rạch chằng chịt rất thuận tiện cho giao thông thuỷ tuy nhiên phát triển giao thông đường bộ hạn chế.

Đường bộ vùng Châu Đốc thời Nguyễn còn ít ỏi, do bị địa hình sông rạch và hồ ao chia cắt. Thời Minh Mệnh, thư tịch chỉ nói đến hai con đường. Một đường bộ từ lỵ sở Châu Đốc vào núi Sam, dài 5km, do Thoại Ngọc Hầu đứng ra đốc suất binh dân làm. Con đường này được đắp rất gian khổ, vì băng qua cánh đồng nước rất sâu, đầy bùn lầy và cỏ năn, cỏ lác. Con đường thứ hai chạy dọc theo phía bắc bờ kênh Vĩnh Tế, từ Châu Đốc đến Hà Tiên, được tạo nên sau khi đào kênh Vĩnh Tế.


Vào thời Nguyễn, ở Châu Đốc việc công tư, vận chuyển binh mã, lương thảo và dịch trạm chủ yếu bằng ghe thuyền trên đường thuỷ. Các tuyến đường giữa hai sông Tiền và sông Hậu do địa hình bị chia cắt nên ngắn, giá trị sử dụng hạn chế trong vùng, không thuận tiện bằng giao thông thủy.


g- Khí hậu, thời tiết

Ở Châu Đốc, thời tiết, khí hậu không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đối với hoạt động của con người mà còn góp phần quyết định tính cách, lối sống của cư dân.

Trong sản xuất nông nghiệp, đất nước và khí hậu là những yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, đất và nước là những yếu tố con người có thể cố gắng để cải tạo được, còn riêng yếu tố khí hậu, con người chưa thế cải tạo mà phải thích nghi, ở Châu Đốc, hiệu quả khí hậu thời tiết còn thể hiện trong nhiều mặt hoạt động khác nữa của con người. Khí hậu không chỉ tác động đến nông nghiệp, được mùa hay mất mùa mà còn chi phối nhiều đặc điểm về tập quán sinh sống, làm ăn của con người, quyết định hiệu quả của các phương thức khai thác chế ngự tự nhiên, quyết định những điều kiện lao động và sức khoẻ của cư dân. Khí hậu cũng có những tác động rất quan trọng đến cách nghĩ, cách tư duy, tín ngưỡng, lễ hội, tập quán, sinh hoạt văn hoá tinh thần của cư dân Châu Đốc.


Ngay từ thời mới đặt chân đến Nam Bộ, ảnh hưởng của khí hậu đã tác động đến toàn bộ đời sống của cư dân Việt cả về mặt thuận lợi và bất lợi, những dấu ấn đó còn in đậm trong ký ức cũng như trong văn hoá dân gian ở Châu Đốc: "Giang lưu xà vĩ đoạn. Vũ đả Phật đầu khai" (Nước chảy đứt đuôi rắn. Mưa đánh vỡ đầu Phật).


Điều kiện khí hậu, thời tiết ở Châu Đốc, trước hết biểu hiện do vị trí địa lý tạo nên.

- Về nhiệt độ

Là vùng đất nằm gần xích đạo và có vĩ độ thấp nên Châu Đốc có số lượng ngày nắng rất nhiều trong năm. Trong sách Gia Định thành thông chí, khi nói về khí hậu, Trịnh Hoài Đức có nhắc đến những tư tưởng của Kinh Dịch "Phương Nam thuộc quẻ Ly. Ly là tượng mặt trời, thuộc hành Hoả", "khí hậu Gia Định thường nóng", "Nam Việt khí trời nóng mà đất lại ẩm thấp, nên hoả hun đúc, khí biển xung khích cổ động thành ra sấm sét, cho nên mỗi khi mưa thì đồng thời sấm sét" [21, tr.16, 17]. Sách Đại Nam nhất thống chí nói về khí hậu tỉnh An Giang "khí trời nóng nực, chất đất ẩm thấp", "từ tháng chạp đến cuối mùa xuân khí nóng lưu hành" [80, tr.164].


Do việc tìm hiểu khí hậu thời tiết vùng Châu Đốc thời Nguyễn gặp nhiều khó khăn, vì không có phương tiện kỹ thuật đo đếm nên thư tịch cũng chỉ nhắc đến một cách khái lược như trên. Tuy nhiên, theo địa lý học, sự thay đổi khí hậu thời tiết qua thời gian một trăm năm trên một khu vực địa lý không khác nhau nhiều. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ đầu thế kỷ XIX trở lại đây, nói chung không có biến chuyển gì thật đặc biệt, khí hậu dao động trong những giới hạn thông thường tương tự thế kỷ XX này [128, tr.33].


Tham khảo kết quả nghiên cứu khí tượng từ đầu thế kỷ XX đến nay, chúng ta biết được nhiệt độ không khí hằng năm ở vùng Châu Đốc: nhiệt độ trung bình năm của Tân Châu và Long Xuyên chênh nhau 0,4°c, so với Cần Thơ là nơi có nhiệt độ thấp nhất chênh từ 0,6°C-1°C, so với thành phố Hồ Chí Minh từ 0,1°C-0,5°C, so với Rạch Giá 0°c-0,6°c [74, tr.27].


Xét về nhiệt độ trung bình, tháng nóng nhất là tháng 1, nhiệt độ hơn 28°c. Nhưng những tháng mùa nóng nhiệt độ tối cao của không khí đạt tới những trị số rất lớn và trong một số trường hợp đã vượt qua giới hạn sinh lý của nhiều loại cây trồng và gia súc nhiệt đới (41,7°C), thường xuất hiện vào tháng 3 hoặc tháng 4. Nhiệt độ không khí tối cao trung bình vào khoảng 35°C-36°C. Tháng chạp là tháng lạnh nhất ở Châu Đốc chỉ có 26°c, nhưng những tháng mùa đông, nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 15°C-16°C đối với vùng đồng bằng và 13°C-14°C với vùng Thất Sơn [133, tr.33].


Từ năm này qua năm khác, từ mùa khô đến mùa mưa, cũng như tháng này qua tháng khác, nhiệt độ ở Châu Đốc đều có những thay đổi, biến động nhất định, nhưng sự thay đổi đó không lớn như các khu vực khác ở miền Bắc và miền Trung.

+ Nắng

Ở Châu Đốc, một năm chỉ có hai mùa khá rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.

Mùa khô, số giờ nắng trung bình ở Châu Đốc từ 225- 270 giờ/tháng. Mùa mưa số giờ nắng thường từ 160- 200 giò/tháng và khoảng từ 6-7 giò/ngày. Mặc dù đất Châu Đốc hầu như có nắng quanh năm, có lúc nắng ghê gớm, nhưng không gay gắt như miền Trung và miền Bắc.


Các nhà nghiên cứu về khí hậu nước ta cho rằng, ở Châu Đốc nói riêng và Nam Bộ nói chung, những ngày nóng nhất trong mùa hạ cũng không hơn những ngày đông thường lệ là mấy. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất chỉ hơn mùa đông chưa đầy 3°c và nếu so sánh chung các tháng mùa hạ với các tháng mùa đông thì chênh lệch chỉ vào khoảng 1°c [128, tr.73], thành thử tuy gần xích đạo mà trái với ấn tượng thông thường, mùa hạ không gay gắt, thời tiết tương đối dịu, dễ chịu. Mọi tập quán sinh hoạt sản xuất theo mùa, thay đổi theo đặc điểm chế độ mưa nhiều hơn là theo chế độ nhiệt độ và có thể coi khí hậu Nam Bộ như chỉ có một mùa hạ vĩnh cửu. Cùng với nước, nắng cũng là một điều kiện quyết định đối với sản xuất nông nghiệp. Dưới ánh nắng, chất lượng cũng như sản lượng mùa màng đều tăng. Đối với con ngươi sự thừa thãi ánh nắng và gió của vùng Châu Đốc cũng kích thích các quá trình tăng lớn của cơ thể.


Như vậy, với điều kiện nắng thừa thãi quanh năm không chỉ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mà còn có tác dụng tốt đối với cơ thể con người. Vì mùa nắng cơ thế không bị hao phí nhiệt lượng để chống rét, có điều kiện tích luỹ năng lượng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2021, 08:23:55 pm »

+ Mưa

Mùa hạ ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Châu Đốc nói riêng cũng trùng với mùa mưa. Mùa mưa ở Châu Đốc thường bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 11 hằrg năm. Trong khi 6 tháng mùa khô lượng mưa chỉ chiếm không đầy 8-10% lượng mưa cả năm, thì trong 6 tháng mùa hạ, lượng mưa vượt quá 80%.


Mưa mùa hè ở Châu Đốc đã tạo ra những thuận lợi có tính chất căn bản cho ngành trồng trọt, đem lại nguồn nước tự nhiên dồi dào cho cây trồng. Những cơn mưa ở Châu Đốc, đặc biệt là mưa giông có tác dụng đặc biệt tạo thành các loại muối Nitơ thiên nhiên rơi theo nước mưa xuông mặt đất. Theo các kết quả phân tích cho thấy, trong những cơn giông, kèm theo sấm chớp, tác dụng của những tia lửa điện có thể làm cho khí Nitơ chứa trong khí quyển kết hợp với các chất khác, tạo thành Nitrat và Amoniac, là loại phân đạm rất quý rơi xuống theo mưa. Ở nước ta các cơn mưa giông có khả năng đem lại cho mỗi héc-ta đồng ruộng từ 20 đến 100 kilôgam đạm nguyên chất [127, tr.112]. Đó là nguồn tài nguyên khí hậu quý giá cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có tính chất căn bản trên, ở Châu Đốc, nếu mưa nhiều cũng có những khía cạnh bất lợi, làm thoái hoá đất, nước cuốn trôi các chất vôi tăng độ chua thay đổi cấu tượng của đất, làm đất tơi xốp, bạc màu nhanh chóng.


Chế độ mưa ở Châu Đốc có sự phân hoá sâu sắc theo hai mùa gió. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào cuối tháng 4 năm sau. Trong suốt mấy tháng liền lượng mưa trung bình không tháng nào quá 100mm, thông thường chỉ đạt 50-60mm vào các tháng đầu và cuối mùa, 5-15mm vào các tháng giữa mùa. Lượng mưa của các tháng mùa khô cộng lại không vượt quá 150mm, chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa hằng năm. Trịnh Hoài Đức ghi: "khí hậu Gia Định thường nóng, cuối mùa xuân mới bắt đầu mưa, đến hè là mùa mưa, mùa thu hay mưa rào" [21, tr.16]. Thư tịch cũ cũng viết: "tháng tư, tháng năm trở đi mới có mưa, mưa đêm thì ngày tạnh, ngày mưa thì đêm tạnh" [80, tr.164]. Như vậy, những ghi chép ở thế kỷ XIX về tình hình mưa ở Châu Đốc không khác gì chế độ mưa hiện nay. Mưa nhiều nhất vẫn tập trung trong các tháng 7, 8 và 9. Lượng mưa hằng năm ở Châu Đốc vào khoảng 1.400- 1.500mm và ít biến động qua các năm. Giá trị cực đại lượng mưa hằng năm ở đây chỉ đạt tới 2.100mm và giá trị cực điểm là 900mm. So với lượng mưa hằng năm miền Đông (1.800-2.000mm) và ở miền cực Tây (2.000-2.200mm) thì Châu Đốc thuộc vào khu vực ít mưa [74, tr.29-30].


Như vậy, ở Châu Đốc mưa là yếu tố quan trọng bổ sung dòng chảy cho sông ngòi, kênh rạch, cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Đặc điểm ở miền Tây Nam Bộ, nơi mà quanh năm nhiệt độ và ánh sáng dư thừa thì mưa kết hợp với tốc độ lũ của sông lớn trở thành nhân tố chính không chỉ chi phối thời vụ, cơ cấu cây trồng, năng suất mùa màng và chất lượng sản phẩm mà mùa mưa còn chi phối lịch lễ hội, tín ngưỡng dân gian của cư dân Châu Đốc. Ví như, lễ Kỳ yên thường được tổ chức vào tháng 4 - 5 hằng năm, thực chất là để đón mưa, cầu mưa.


+ Gió bão

Chế độ gió ở Châu Đốc cũng giống chế độ gió ở miền Tây Nam Bộ.

Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, ở Châu Đốc có gió Đông Bắc hoặc Bắc - Đông Bắc. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam hoặc Nam - Tây Nam. Tốc độ gió khá lớn. Hầu hết khắp nơi trong vùng tốc độ gió trung bình đều đạt 3 mét/giây. Trong năm, tốc độ gió mạnh nhất cũng không vượt quá 25-30 mét/giây. Có hai ngọn gió thổi nhiều nhất và mạnh nhất ở Châu Đốc là ngọn gió nồm (hướng gió Nam) và ngọn gió chướng (hay gió bấc). Gió Nam bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch đem lại mưa rào một mùa. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi rằng: "các tháng hè thường nhiều gió nồm" [80, tr.164]. Trong khoảng thời gian này khí hậu thay đổi, từ tháng 3 bắt đầu nóng nực gọi là lập hạ, cho đến tháng 8 mưa nhiều thì khí hậu dịu dần là lập thu. Qua đến tháng 10 thì mưa bớt dần và khí hậu trở nên mát mẻ, gọi là lập đông. Gió chướng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, đem lại sự lạnh lẽo và báo hiệu mùa khô khan sắp tới.


Nam Bộ nói chung và Châu Đốc nói riêng là khu vực ít bị bão tố nhất nước ta. Trịnh Hoài Đức lấy tư tưởng Dịch để lý giải điểu này và kết luận: "Gia Định không có gió bão" [21, tr.17]. Sách Đại Nam nhất thống chí cũng nói, vùng này ít có gió bão, gió Tây cũng rất ít [80, tr.164]. Những nghiên cứu gió bão từ đầu thế kỷ XX đến gần đây cho thấy, mùa bão trên toàn quốc từ tháng 7 đến tháng 11, cực đại vào tháng 9, gồm 85% tổng số bão. Mùa bão và tần suất bão không đồng nhất từ Bắc chí Nam. Theo thống kê nhiều năm, hằng năm có 3,74 cơn bão đổ bộ vào duyên hải Việt Nam, 1,42 cơn vào Bắc Bộ và Thanh Hoá, 1,35 cơn vào từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, 0,82 cơn vào Nam Trung Bộ và chỉ có 0,15 cơn vào Nam Bộ [48, tr.85]. Bão hay đổ bộ vào Nam Bộ những tháng 11-12, nhưng tần suất rất nhỏ, không phải năm nào cũng xảy ra, đồng thời bão mùa này rất yếu, không gây nhiều tác hại như những nơi khác. Vì vậy, vùng Châu Đốc rất hiếm khi có bão.


Từ những tìm hiểu về điều kiện tự nhiên vùng Châu Đốc, chúng ta biết được Châu Đốc là vùng biên ải địa đầu của miền Tây Nam Bộ có khí hậu thời tiết điều hoà, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Địa hình Châu Đốc vừa có đồng bằng vừa có núi đồi, có nhiều sông rạch ao hồ, đó không chỉ là vựa lúa, vựa cá mà còn có thể mạnh trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, nghề thủ công, chăn nuôi, làm đồ gốm, buôn bán,... Vị trí địa lý, địa hình và điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, mưa gió điều hoà, ít có bão tố..., không chỉ tác động đến đời sống kinh tế của cư dân mà còn tác động đến lịch lễ hội, tín ngưỡng và đời sống tâm linh của con người nơi đây.


Là địa bàn biên giới của vùng Tây Nam, Châu Đốc trở thành nơi tụ cư không chỉ của lưu dân người Việt trong buổi đầu mà còn là địa bàn người Khmer sinh sống từ nhiều đời, của người Chăm, Hoa và sự thiên di các tộc người này trong nhiều thế kỷ do những biến động chính trị, xã hội. Điều đó làm cho vùng đất Châu Đốc trở thành nơi cộng cư khá tiêu biểu của các tộc người chủ yếu ở Nam Bộ: Việt, Khmer, Chăm, Hoa.


Với những điều kiện tự nhiên và xã hội trên, Châu Đốc đã trở thành nơi giao lưu của các nền văn hoá lớn, văn hoá Ấn Độ của người Khmer, văn hoá Hán trong người Hoa, văn hoá Hồi giáo của người Chăm, trong đó văn hoá Việt trở thành văn hoá chủ thể trong cộng đồng cư dân nơi đây. Cũng do điều kiện địa lý và lịch sử, vùng Châu Đốc trở thành địa bàn hiểm yếu, cửa ngõ giao thương quan trọng trong buôn bán giữa Gia Định và Nam Vang, là vị trí chiến lược quan trọng, là con đường sứ thần các nước thường qua lại, là hướng tiến quân quan trọng của quân xâm lược khi chúng tấn công Nam Kỳ. Vì vậy, Châu Đốc trở thành vị trí chiến lược trong kế hoạch phòng thủ và tổ chức lực lượng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng đất Tây Nam từ thời Nguyễn đến nay.


Như vậy, điều kiện tự nhiên, mà đặc biệt là yếu tố địa lý đã ảnh hưởng rất quan trọng đến các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng... của vùng đất Châu Đốc. Cũng do những yếu tố địa lý và lịch sử hình thành vùng đất Châu Đốc có những điểm đặc biệt hơn so với các vùng khác ở Nam Bộ, điều mà chúng ta sẽ đề cập tới trong phần sau đây.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2021, 02:09:39 pm »

2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT VÀ DÂN CƯ

a- Lịch sử hình thành vùng đất Châu Đốc

Những tư liệu sử học, dân tộc học và khảo cổ học đến nay cho thấy, cách đây khoảng 5.000 năm đã có cư dân sinh sống ở vùng đất Nam Bộ (sọ cổ An Sơn).

Vào thế kỷ I sau Công nguyên, khi nước Phù Nam xuất hiện, thì các bộ tộc giôống người Indonesien đã cư trú ở khắp ven biển Nam Đông Dương. Từ thế kỷ I - VII, đã xuất hiện một nước Phù Nam có nền kinh tế và văn hoá khá phát triển. Điển hình là sự tồn tại một trung tâm Óc Eo và nền văn hoá Óc Eo phát triển rực rỡ. Những chứng tích cổ nhân học bước đầu cho thấy, chủ nhân của nền văn hoá Óc Eo được xếp vào loại hình nhân chủng Indonesien mà bộ phận cư dân theo tín ngưỡng đạo Bàlamôn, chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Ấn Độ cổ đại. Văn hoá Óc Eo phát triển từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ thứ VII trên đồng bằng Nam Bộ, ở vào vị trí trung tâm của Vương quốc Phù Nam trong thời cổ đại, mà ranh giới kéo dài từ Võ Cạnh (Nha Trang) cho đến vùng Mê Nam, bán đảo Mã Lai và cả vùng hải đảo phía Nam, mà một hình ảnh cụ thể hơn có thể quan niệm được là một tập hợp các tiểu quốc và những bộ lạc lớn được phân bố theo tộc người.


Vào thời đại Óc Eo, Nam Bộ ở trong vùng hội tụ của những dòng giao lưu giữa các dân tộc khác nhau của vương quốc Phù Nam rộng lớn mà những quan hệ văn hoá mở rộng đến Trung Hoa, Java, Thái Lan, Mã Lai, Ấn Độ, thế giới Địa Trung Hải và có thể cả Trung Á [25, tr.109]. Kinh đô Phù Nam ở Vyâdhapura gần đồi Ba Phnom, cách biển chừng 200km. Hải cảng giao thương với nước ngoài ở Óc Eo, gần núi Ba Thê (thuộc tỉnh An Giang ngày nay). Thư tịch cổ của Trung Quốc ghi rõ vị trí của Phù Nam. Theo Thuỷ kinh chú, chương 36...: "Lâm Ấp, hướng Đông giáp biển, hướng Tây đến nước Từ Lang, hướng Nam giáp nước Phù Nam, hướng Bắc giáp nước Cửu Đức...", "dân rợ Từ Lang ở miền thượng lưu sông Lâm Ấp. Đi về hướng Nam sẽ đến vương quốc Phù Nam [73, tr.233]. Nam Tề thư cũng nói: "hàng hoá bán của Phù Nam thường là vàng, bạc, lụa, hàng" hoặc "năm 244, một cơ quan thương mại Phù Nam thành lập gần thủ phủ Nam Kinh gọi là Phù Nam quán" [73, tr.233]ĩ


Trong sách Ethnographie des peuples étranges à la Chine (Lés Méridionaux Traduit par Le Marquisd' Hervey de Saint - Denis, Genève, 1883), ở mục lục cuối sách ghi tên 74 nước "ngoại tộc Nam man" nói những nước ở phía Nam Trung Quốc, trên bán đảo Đông Dương và quần đảo Nam Dương của Mã Đoan Lâm, thu thập tất cả sử sách nói về phương Nam Trung Quôc từ trước đến thế kỷ XIII, có ghi 11 nước, trong đó có ghi Lâm Ấp, Phù Nam, Chân Lạp, là ba nước lớn ở gần nhau [25, tr.142]. P.Pelliot, trong Nam Tề thư cũng nói, nửa sau thế kỷ VII, nhà sư Nghĩa Tình cho rằng: "Thời xưa gọi là Phù Nam... Người xứ ấy thờ nhiều vị thiên thần. Ngoài ra, Phật pháp cũng thịnh hành. Nhưng rồi một tên vua hung bạo đã huỷ diệt hết" [60, tr.255].


Đến thế kỷ VI, từ một thuộc quốc của Phù Nam, tiểu quốc Khmer mạnh lên, thành lập nước Chân Lạp và bành trướng thế lực đánh chiếm Phù Nam. Những tranh chấp trong triều đình Phù Nam diễn ra trước đó đã làm suy yếu triều đình Trung ương, cùng với sự tấn công của Chân Lạp đã làm cho Phù Nam nhanh chóng thất bại và bị Chân Lạp thôn tính. Sau khi bị Chân Lạp xâm chiếm và bị tàn phá nặng nề, trung tâm Óc Eo (miền Tây sông Hậu) rơi vào tình trạng hoang vắng, tiêu điều. Còn Chân Lạp với dân cư ít ỏi, đất đai quá rộng lớn, không thể nào đủ sức cai quản. Quan trọng hơn, vùng đất thấp đó không phù hợp với truyền thống canh tác và truyền thống cư trú của họ. Chân Lạp - "một tộc người tự đóng mình trên thềm đất cao của lưu vực sông Mê Kông và không biết gì đến biển", "không quen sông nước và chủ yếu là không cần cuộc sống gắn với sông nước, với biển” - BP Groslier, Indochine, carrefour des arts, Paris, 1961, tr.67, 68 [60, tr.254-255]. Sau cuộc tấn công của Chân Lạp vào khoảng năm 550 và sự tan rã của Phù Nam, những cư dân ở Nam Bộ vẫn tiếp tục sinh sống trên vùng đất cũ của mình. Trung tâm chính trị của Chân Lạp lúc bấy giờ ở vùng Tong-le Sap (Biển Hồ) cách xa xã hội của các dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, chính quyền Trung ương cũng không có những ảnh hưởng nào sâu đậm lắm tới họ [25, tr.110].


Từ thế kỷ IX cho đến XI, là thời kỳ củng cố vương triều Angkor và bành trướng thế lực về phía tây, ảnh hưởng của vương triều Angkor chưa kịp lan rộng đến Nam Bộ. Những thế kỷ XII và XIII là những thời kỳ binh biến ở phía đông với những cuộc chiến triền miên giữa Chân Lạp và Champa. Tiếp theo đó là các đợt xâm lăng của đế quốc Nguyên - Mông vào các nước Đông Nam Á. Do đó, ảnh hưởng chính trị, kinh tế và văn hoá của các triều đại Angkor vào vùng châu thổ sông Cửu Long có thể nói rất là yếu. Cũng vào thời kỳ này, có lẽ đã diễn ra quá trình tan rã trong cơ cấu của nhiều cộng đồng cư dân bản địa vì không thích nghi được với hoàn cảnh chính trị mới, với sự hiện diện của tộc người Chân Lạp mới du nhập, với tình trạng chiến tranh... đã dần dần rời bỏ địa bàn sinh hoạt của họ và rút về những vùng núi ở miền Đông Nam Bộ và phía nam Trường Sơn. Vào các thế kỷ XIV - XVII, những mâu thuẫn phong kiến giữa Đại Việt và Champa, giữa vương quốc Thái và Chân Lạp đã đưa đến sự dồn nén của một số cư dân Chăm xa hơn về phía nam, một số cư dân Khmer xa hơn về phía đông [25, tr.112], gây nên những tranh chấp mới giữa Champa và Chân Lạp.


Tình trạng hoang dã của đồng bằng Nam Bộ được Châu Đạt Quan mô tả trong chuyên công du đến Chân Lạp bằng đường sông Cửu Long cuối thế kỷ XIII trong cuốn Chân Lạp phong thổ ký: "hầu hết cả vùng đều là bụi rậm của khu rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chạy dài hàng trăm lý, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú xum xuê. Tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi. Vào nửa đường trong cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cảnh đồng ruộng bỏ hoang, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy rẫy. Hàng trăm nghìn trâu rừng tựu họp từng bầy trong vùng này. Tiếp đó, nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm lý" [78, tr.80]. Vào khoảng những năm 1516-1550, có nhiều đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha đến cửa Tiểu, cửa Đại. Họ định chiếm Mỹ Tho để lập một thương cảng nhưng sau đó phải bỏ ý định. Vì vùng này hầu như không có dân [132, tr.11]. Cho đến tận đầu thế kỷ XVII, đất Nam Bộ vẫn còn khá hoang vu. Sách Phủ biên tạp lục ghi rằng: "... từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại trở lên toàn là rừng rậm hàng nghìn dặm" [19, tr.439-440]. Tình hình Nam Bộ trong thế kỷ XVII cũng được nhà truyền giáo Alexandre de Rhode mô tả "quạnh hiu, hoang mạc" và chú thích "không có vật gì thuộc về sự sống" [A Rhodes - Những cuộc viếng thăm Trung Quốc và các vương quốc phương Đông, Paris, 1653 [44].
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2021, 02:10:11 pm »

Thực tế lịch sử cho thấy, việc Chân Lạp sợ mất nước do Xiêm xâm lăng là sự thật lịch sử đau lòng tiếp diễn trong 3 thế kỷ. Từ năm 1351 trở đi, kinh đô Angkor huy hoàng luôn luôn bị Xiêm đánh phá. Từ đó về sau, người Chân Lạp không lúc nào được yên thân, hết người Chàm đến người Xiêm luân phiên cướp phá. Triều đình phải dời đô về Phnôm Pênh (tức Nam Vang) năm 1434. Xiêm tiếp tục xâm lấn một lần nữa, Cao Miên lại phải thiên đô đến Lôvek (tức La Bích) năm 1528. Nhưng Xiêm lại tàn phá cung điện và chùa chiền nguy nga ở Lôvek, đốt phá cả kho tàng, sử sách và kinh kệ quý báu (1593). Từ đó, coi như Xiêm trực tiếp thông trị Cao Miên. Việc phế lập vua chúa Cao Miên đều do Aythia quyết định [25, tr.148].


Triều đình Chân Lạp phải tập trung lực lượng để đối phó với Xiêm đang tiếp tục lấn đánh Chân Lạp ở phía tây. Vì vậy, trong nhiều thế kỷ chiếm đất Phù Nam, vua Chân Lạp không làm gì lớn lao để phát triển vùng đất Nam Bộ [40, tr.26]. Trên danh nghĩa đất Nam Bộ thuộc Chân Lạp nhưng "thuộc một cách lỏng lẻo", các dân tộc vẫn sống tự trị và mấy sóc Khmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chính thuộc triều đình Chân Lạp. Trong khi đó, triều đình Chân Lạp phải tập trung lực lượng ở phía nam Biển Hồ (sau khi bỏ Angkor ở phía bắc) để đối đầu với Xiêm La đang tiếp tục lấn đất ở phía tây. Cho nên, khi lưu dân Việt bắt đầu tới khẩn hoang lập ấp thì vùng Sài Gòn và Nam Bộ vẫn là đất tự do của các dân tộc mà hầu như là vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa [25, tr.236].


Như vậy, từ thế kỷ XIII - XVII, vùng đất Nam Bộ hình như đang ở trong quá trình hoang hoá do sự tan rã trong cơ cấu dân cư. Những nhóm người thưa thớt chỉ còn quần tụ ở một số vùng Vũng Tàu - Bà Rịa, Prei Nokor, Sóc Trăng, Trà Vinh, Thất Sơn,... Trừ một vài nhóm lẻ tẻ người Khmer nghèo khổ đi tìm cuộc sống nói trên, trong một thời gian dài vùng hoang dã Nam Bộ là nơi bôn tẩu, ẩn nấp của những phe phái thất thế, những "phó vương", "đệ nhị vương",... khi tranh giành quyền lực ở triều đình Chân Lạp, nơi tụ họp của những phần tử bất hảo, nơi những người Khmer nghèo bị áp bức bóc lột đến lánh nạn,... Những người dân này không bị ràng buộc bởi một chính quyền nào.


Việc không đủ sức cai quản, không phù hợp với truyền thống canh tác, tập quán cư trú và sự buông lỏng, thờ ơ với đất Nam Bộ của Chân Lạp kéo dài cho đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào thiết lập nền hành chính ở Nam Kỳ của người Việt. Năm 1708, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn mà quốc vương Chân Lạp chẳng có ý kiến gì. Bởi họ chẳng mấy thiết tha với vùng Nam Bộ bấy giờ còn "điểu thú quần hoang" này. Từ khi tháp nhập đất Hà Tiên vào Đàng Trong đến năm 1757, trong nửa thế kỷ mà chúa Nguyễn đã chiếm lĩnh trọn đất đồng bằng sông Cửu Long. Đó là cuộc mở mang bờ cõi quan trọng nhất và nhanh nhất của chúa Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam.


Sở dĩ, sự mở rộng lãnh thổ của Đàng Trong nhanh như vậy, vì sự tháp nhập đất Hà Tiên của Mạc cửu trở thành một yếu tố quan trọng, "tạo thành một thế gọng kìm" [58, tr.268], khiến sự mở cõi của chúa Nguyễn trở thành bước nhảy vọt. Khi Hà Tiên đã là của Đàng Trong thì lịch sử sẽ "xoay vần", vì Chân Lạp bị đe doạ, xâm lược từ phía Xiêm, vì Chân Lạp muốn tìm sự nương nhờ từ chúa Nguyễn, vì lợi ích của Đàng Trong,... Đây là những nguyên nhân lịch sử để cho Gia Định và Hà Tiên sớm nối liền một dải.


Ở Chân Lạp, từ khi Nặc Nguyên về làm vua, thường hay hà hiếp "rợ Côn Man" (người Chàm) và lại thông sứ với chúa Trịnh ngoài Bắc để lập mưu đánh chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn biết được việc ấy nên sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên (1753). Đến năm 1755, Nặc Nguyên thua, bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên nương nhờ Mạc Thiên Tứ. Năm sau, Thiên Tứ dâng thư lên chúa Nguyễn nói rằng, Nặc Nguyên xin dâng hai phủ Tầm Đôn (Long An) và Soài Rạp (Gò Công) để chuộc tội và xin về nước. Chúa Nguyễn không muốn cho, Nguyễn Cư Trinh bèn dâng sớ bày tỏ cách khai thác đất ấy. Chúa Nguyễn bèn nhận hai phủ và cho Nặc Nguyên về nước [46, tr.332].


Năm Đinh Sửu (1757), Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận làm giám quốc (coi việc nước). Nặc Nhuận đang còn lo hiến đất Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre) và Ba Thắc (Sóc Trăng - Bạc Liêu) [134, tr.43] để xin chúa Nguyễn phong cho làm vua thì bị con rể là Nặc Hinh giết rồi cướp lấy ngôi. Quan tổng suất là Trương Phúc Du thừa thế sang đánh, Nặc Hinh thua chạy đến Tầm Phong Xoi, bị phiên liêu (quan chức Chân Lạp) là Oc-nha Uông giết. Bấy giờ con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang nhờ Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên. Thiên Tứ cũng vì Nặc Ông Tôn trần tấu, dâng thư về chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) xin lập Nặc Tôn làm vua Chân Lạp, chúa Nguyễn thuận cho, ban sách phong tặng Ông Tôn làm quốc vương, khiến Mạc Thiên Tứ hiệp binh tướng 5 dinh đem Ông Tôn về nước. Khi được ngôi tôn, Ông Tôn bèn dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn để tạ ơn. Chúa Nguyễn bèn sai Trương Phúc Du và Nguyễn Cư Trinh lấy đất Tầm Phong Long lập ra 3 đạo: Tân Châu đạo, Châu Đốc đạo, Đông Khẩu đạo [21, tr.80]. Sau đó, Nặc Tôn lại dâng đất 5 phủ phía tây Hà Tiên là Hương Ức, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt và Linh Quỳnh để tạ ơn riêng Mạc Thiên Tứ. Thiên Tứ đem những vùng đất ấy dâng cho chúa Nguyễn, chúa Nguyễn cho thuộc vào trấn Hà Tiên quản hạt.


Do đó, đất Châu Đốc được chính thức thành lập vào năm Đinh Sửu - 1757 từ cố thổ Tầm Phong Long. Giới hạn Tầm Phong Long thời đó có thể hình dung là: Phía tây tương đương với đường biên giới Việt Nam - Campuchia hiện nay; phía bắc chạy dọc phía bắc sông Tiền đến Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu; chiều ngang, từ Hà Tiên sang tận Tầm Bôn (Tân An) và từ Ba Thắc đến Long Hồ (Vĩnh Long ngày nay) [27, tr.11].


Như vậy, từ năm 1708 đến năm 1757, do sức ép xâm lược Chân Lạp từ phía Xiêm, do sự tranh giành quyền lực của triều đình Chân Lạp làm suy yếu thế nước, những yếu tố khách quan đó đã giúp chúa Nguyễn mở rộng sự chiếm cứ của mình lên toàn cõi đồng bằng sông Cửu Long trong nửa thế kỷ. Vùng đất Châu Đốc được thành lập trong điều kiện lịch sử như đã nêu trên.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2021, 02:11:26 pm »

b- Lịch sử hình thành các cộng đồng dân cư Châu Đốc

- Người Việt

Mặc dù đến năm 1757 đạo Châu Đốc mới trở thành chủ quyền chúa Nguyễn, nhưng lưu dân Việt đã có mặt ở đây từ trước, đặc biệt là ở những cù lao giữa sông Tiền và sông Hậu.

Năm Kỷ Mão (1699), Nặc Thu đắp lũy Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam cướp bóc dân buôn người Việt. Tướng Long môn là Trần Thượng Xuyên bấy giờ đóng giữ Doanh Châu (cù lao Giêng) báo lên. Chúa Nguyễn sai Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm thông suất hợp với tướng sĩ Long môn đi đánh, đi đến đâu quân Chân Lạp tan rã đến đấy. Tháng 4 năm Canh Thìn (1700), Nặc Thu xin hàng, Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về đóng ở cồn Cây Sao báo tin. Nguyễn Hữu Cảnh và nhiều binh lính bị bệnh dịch nặng, nhiều người bị chết sau khi rút khỏi nơi này. Trong đội quân của Nguyễn Hữu Cảnh có thể có một số người bệnh tật, ốm yếu xin ở lại, một số đào ngũ, bỏ trốn,... Vì vậy, sử thời Nguyễn chép: Nguyễn Hữu Cảnh có công dẹp yên Cao Miên rồi mở mang đất này nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ [21, tr.57]. Tương truyền ông huy động binh dân nạo vét lòng sông, nên sông được đặt tên sông Ông Chưởng và dân chúng đã lập đền thờ ghi ơn ông từ đó cho đến ngày nay.


Nếu đúng như vậy, thì rất có thể đây là những người Việt, người Hoa đầu tiên đã đến khai phá vùng Châu Đốc. Tuy nhiên, đất Châu Đốc thời kỳ này chưa phải là chủ quyền của chúa Nguyễn nên người Việt đến sinh sống chưa nhiều, vả lại, vùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu thấp, ngập lụt quá sâu, vùng Thất Sơn đồi núi đất xấu. Cả vùng Châu Đốc thời này hầu như mênh mông lầy rậm, hoang dã, đầy cọp, sấu, rắn rết vì "xuống sông hốt trứng sấu, lên bò xỉa răng cọp".


Tình trạng trên đã làm nản lòng thối chí không ít người Việt muốn đến đây để khai phá, mưu sinh. Ngay cả đến đầu thế kỷ XIX, vùng đất này vẫn còn là nỗi sợ hãi của những lưu dân đào kênh Vĩnh Tế.

"Núi Sập sấm rền vang tiếng muỗi
Vàm Nao nước chảy đứt đuôi xà”.

Sau năm Đinh Sửu (1757), khi đạo Châu Đốc, đạo Tân Châu thành lập, lưu dân người Việt mới chính thức đến đây làm ăn sinh sống. Tuy nhiên, thời kỳ này có lẽ chỉ mới có thêm một ít người Việt và gia binh cư ngụ xung quanh các đồn, bảo ít ỏi Châu Đốc, Tân Châu, Hùng Ngự, trên những giồng đất gần bờ rạch ven sông [27, tr.11]. Họ phá rừng làm ruộng, trồng lúa, hoa màu, khai thác thu nhặt nguồn lợi tự nhiên dồi dào trên rừng, đánh bắt cá trên sông rạch để sinh sống. Nửa cuối thế kỷ XVIII, mấy lần quân Xiêm xâm lược Nam Bộ các năm 1772, 1784,... tràn qua Châu Đốc, Tân Châu, cư dân vùng này không khỏi bị tàn phá, thiệt hại. Thời kỳ nội chiến khốc liệt cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh mải lo chống chọi với Tây Sơn và bôn tẩu lánh nạn Tây Sơn không với tay quản lý được vùng Tây Nam xa xôi, nên không có ai lo tổ chức xã, thôn ở vùng đất mới Châu Đốc. Nếu có những xóm ấp mói lập ở vùng này, thì hẳn đây là sự di dân tự do của người Việt, do nguyên nhân chiến tranh, đào ngũ, lánh nạn hoặc thành phần bất hảo,...


Theo gia phả dòng họ Nguyễn của ông Nguyễn Văn Lân, một chi của họ Nguyễn theo phò tá Nguyễn Định Vương chạy đến Long Xuyên thì khi Định Vương bị bắt, ông và Nguyễn Ánh chạy lạc mỗi người một nơi. Ông vào huyện Vĩnh An tỵ nạn. Trong cơn binh cách, Tây Sơn ngày càng mạnh, nên ông thế cùng lực tận "quả bất địch chúng", phải "mai danh ẩn tích" chờ cho yên ổn qua năm 1783. Sau ông ở lại khai khẩn vùng này. Ông mất ngày 5-11-1790 [41, tr.220] tại huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang.


Cả vùng Châu Đốc chỉ có vùng cù lao giữa hai sông là nơi được khai khẩn nhiều và sớm hơn cả. Sử triều Nguyễn đã nói đến đất Vàm Nao thời kỳ này có nhiều cau khô. Vì vậy, khi bị quân Tây Sơn đánh, chạy về Vàm Nao các năm 1787 và 1789, Nguyễn Ánh cho quân lấy hạt cau khô kết làm đạn để bắn [81, tr.31]. Và việc năm 1778, Nguyễn Ánh sai cai đội Trần Văn Năng đến Tân Châu đóng thuyền đi biển [81, tr.31] cho thấy vùng đất này đã có nhiều dân cư. Năm 1744, do sắc lệnh cấm tín đồ Thiên Chúa người Việt thờ cúng tổ tiên, nên trong đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1865) dấy lên một làn sóng phản ứng mạnh mẽ. Sau khi chúa Nguyễn ban hành chỉ dụ cấm đạo 1750, các giáo sĩ bị trục xuất, bắt bớ, nhiều tín đồ bị sát hại. Các tín đồ Thiên Chúa tỵ nạn đã đến Cái Đôi, bên kia bờ sông Hậu, bãi Dinh, cù lao Giêng vào năm 1778, đến Bò Ót năm 1779. Họ đã phá rừng làm ruộng, mở ấp lập làng và lập giáo đường để duy trì tín ngưỡng của mình [27, tr.14]. Trước đó, vào năm 1750, người Chàm cư ngụ ở U Đông và Kompong Chàm bị Chân Lạp ngược đãi đã kéo về định cư bên bờ sông Hậu, tại làng Châu Giang, về sau, những ngươi Chăm ở Chân Lạp về, lại được triều Nguyễn cho định cư tại 9 làng Chăm ở bên rạch Bình Di và bờ sông Hậu vào năm 1859.


Vào đời Gia Long (1802-1820), đạo Châu Đốc vẫn đặt dưới chế độ quản lý quân sự, gọi là "Châu Đốc tân cương" do một quản đạo đứng đầu, trực thuộc quan trấn thủ Vĩnh Thanh. Tuy nhiên, do tình hình biên giới phức tạp nên từ năm 1812, viên trấn thủ Vĩnh Thanh là Lưu Phước Tường phải rời lỵ sở đến đóng tại đồn Châu Đốc [40, tr.102]. Kể từ đây trở đi, đồn Châu Đốc trở thành trung tâm chính trị của vùng đất này. Do ở vị trí xung yếu, viên trấn thủ Vĩnh Thanh ngoài việc đóng giữ đồn Châu Đốc, còn lãnh chức bảo hộ Cao Miên quốc ấn và kiêm lý việc biên vụ Hà Tiên.


Gia Long thấy rằng, đối với tuyến Tây Nam thì Châu Đốc là nơi "yếu địa". Hai yếu tố sơn xuyên, dãy Thất Sơn là địa lợi về cứ hiểm quân sự; sông Tiền, sông Hậu là hai thuỷ đạo thương mại, giao thông, quốc phòng,... Sông Cửu Long trước khi chảy đến Gia Định phải qua biên giới Châu Đốc. Đây là con đường chính mà Xiêm, Chân Lạp thường hay tiến quân mỗi khi xâm lược Nam Bộ. Vả lại, Châu Đốc là vùng sông nước, rừng rậm, vùng biên giới Thất Sơn hiểm trở, tiện lợi cho các băng đảng, trộm cướp, gian thương thường xuyên đi về ẩn náu, là vùng đầy rẫy mê tín của người Việt, bùa ngải của người Khmer, Chăm,... Nhưng đây là vùng đất chưa được khai khẩn, dân cư, thôn ấp còn ít ỏi, kinh tế còn nghèo nàn. Vì vậy, để phát triển kinh tế, xã hội và quản lý bảo vệ chủ quyền, triều đình đã lưu tâm hơn đến vùng đất này. Gia Long từng nói: "Châu Đốc, Hà Tiên bờ cõi không kém Bắc Thành" [84, tr.317]. Vì vậy, năm 1816 triều đình sai đắp bảo Châu Đốc để "giữ nơi quan trọng ở biên thuỳ" [84, tr.273]. Để thúc đẩy phát triển kinh tế và dân cư, Gia Long chọn cử những viên quan tài năng, mẫn cán bổ làm quan ở Châu Đốc như Diệp Hội (1817) - người Hoa, vì "nhanh nhẹn, giỏi giang, xử sự cũng được lòng người". Gia Long sai "chiêu tập dân Hán [Việt], dân Thổ và người Thanh đến ở, cho được đông đúc. Phàm kẻ làm nghề trồng cây, chăn nuôi, buôn bán, thợ gốm, thợ rèn, đều cứ theo nghiệp mình, kẻ cùng thiếu thì nhà nước cho vay" và chiếu dụ: "Nay mới phủ dụ, chiêu tập nên nhân việc có lợi mà chỉ dẫn cho họ yên nghiệp làm ăn" [84, tr.311].
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM