Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:33:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử khai phá và bảo vệ chủ quyền vùng đất Châu Đốc thời Nguyễn  (Đọc 3696 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2021, 07:21:44 pm »

3. TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI Ở CHÂU ĐỐC TỪ NĂM 1757 ĐẾN NĂM 1874

a- Tình hình buôn bán từ năm 1757 đến năm 1802

Mặc dù sau năm 1757, khi đạo Châu Đốc mới thành lập, lưu dân Việt đến đây còn ít ỏi. Nhưng con đường buôn bán Gia Định - Nam Vang dần được hình thành. Nửa sau thế kỷ XVIII, chúa Nguyễn đã lập ra ở vùng Châu Đốc các quan tấn Châu Giang, Tân Châu, Đông Xuyên, Chiến Sai,... để vừa kết hợp quản lý chủ quyền, vừa kiểm soát thu thuế tuần ty với các thuyền buôn Gia Định - Nam Vang.


Trên cơ bản, thời kỳ cuối thế kỷ XVIII ở Nam Bộ, Nguyễn Ánh có hai chính sách kinh tế quan trọng. Khuyến nông, cấm giết trâu, bò, để làm sức kéo sản xuất, nhằm có nhiều lương thực cho lương quân và buôn bán với nước ngoài, đổi lấy vũ khí nhằm đánh lại vương triều Tây Sơn.


Nguyễn Ánh cấm dân buôn bán với người nước ngoài, nếu lén lút sẽ bị trừng trị nặng. Chính quyền Nguyễn Ánh giành độc quyền buôn bán để phục vụ nhiệm vụ quân sự. Khuyến khích tàu nước ngoài đến bán vũ khí, đạn dược, hay nguyên liệu để chế thành súng đạn. Như vào tháng 5 năm Kỷ Dậu (1789), quy định: Từ nay, những thuyền buôn người Thanh hễ chở đến 4 thứ: sắt, gang, kẽm, lưu huỳnh thì nhà vua mua cả. Nếu số hàng đem đến nhiều thì miễn không thu thuế cảng, lại còn cho mua nhiều hàng chở về. Nếu tàu nào chở đến 10 vạn cân được xếp hạng nhất, miễn thuế cảng, cho chở gạo về 30 vạn cân, chở đến 6 vạn cân là hạng nhì, cho chở gạo về 22 vạn cân, chở đến 4 vạn cân thì cho chở về 15 vạn cân... [82, tr.15]. Với chính sách này, đã có nhiều thuyên buôn mang hàng quân dụng đến bán nên Nguyễn Ánh mua sắm được số lượng vũ khí khá dồi dào.


Khi chính sách buôn bán với người Thanh có kết quả tốt, Nguyễn Ánh cũng đã có những chính sách tương tự với người Xiêm. Năm 1797, quy định: Nếu thuyền buôn người Xiêm có đến buôn ở Nam Bộ, hạng thuyền lớn phải chở 30.000   cân sắt, hạng trung 20.000 cân, hạng nhỏ 10.000 cân trở lên, còn diêm tiêu thì không kể nhiều ít, đến bán theo giá cả thì mới được mua các sản vật tơ, vải,... Nếu không thì bị cấm, không cho đến buôn bán [82, tr.271]. Với những quy định như trên, Nguyễn Ánh đã thu được những kết quả như mong muốn.


Việc cấm dân buôn bán đường biển ra nước ngoài và thuyền buôn các nước không được chở trộm vật cấm như thóc gạo, kỳ nam, trầm hương, ngà voi, sừng tê, ngoài mục đích như nói trên còn có thể có nguyên nhân khác là Nguyễn Ánh không muốn cho tư thương chở gạo bán ra phía Bắc, địa bàn quân Tây Sơn.


Tuy vậy, khác với chính sách ngăn cấm buôn bán phía tuyến biển, đối với Chân Lạp và Xiêm La thì Nguyễn Ánh lại không cấm. Có chăng, những lúc cấm đó, chỉ là "việc quyền nghi một thời", nhằm tranh thủ Chân Lạp, vì sợ tư thương Việt ngoài buôn bán còn tranh chiếm và làm những việc tổn thương đến quan hệ "hoà hiếu" của "lân bang" mà Nguyễn Ánh đang muốn tranh thủ, lợi dụng nhằm tạo một địa bàn, một chỗ dựa an toàn, tiến thoái khi "thiên nan vạn nan", để tập trung lực lượng chống lại Tây Sơn ở Đàng Ngoài. Ví như, năm 1790, Nguyễn Ánh cấm thuyên buôn Nam Kỳ không được đi qua các đạo thủ Quang Hoá, Tuyên Uy, Thông Bình để sang buôn ở Chân Lạp, hoặc sai lấy 68 sở Thuỷ lợi ở Hậu Diện thuộc Tiền Giang và ở Châu Đốc, thuộc Hậu Giang trả về Chân Lạp, cấm người Việt không được xâm lấn hoặc mua riêng [82, tr.243].


Chính sách tranh thủ Xiêm, Chân Lạp của Nguyễn Ánh đã góp phần làm cho lực lượng Đàng Trong được bảo toàn. Trong những lần bị quân Tây Sơn đuổi dài, Nguyễn Ánh "tẩu quốc" đến nương nhờ Xiêm vương, chờ cơ hội "phục quốc". Ngoài ra, người Xiêm còn sai quân để giúp Nguyễn Ánh về đánh lại Tây Sơn. Tuy nhiên, do Nguyễn Văn Thành can ngăn, nên Nguyễn Ánh từ chối. Trong thời gian dốc sức cuối cùng để giành thắng lợi quyết định với quân Tây Sơn, vì thiếu lương quân, Nguyễn Ánh phải nhờ đến lương thực Xiêm, Chân Lạp. Đầu năm 1802, Nguyễn Ánh sai đi mua thóc ở Xiêm 500 xe và thu ở Chân Lạp 1.000 xe để cấp cho quân sĩ [83, tr.13]. Thắng lợi của Nguyễn Ánh trước Tây Sơn, một phần quan trọng do tranh thủ được Chân Lạp và Xiêm La.


Vì vậy, nửa sau thế kỷ XVIII, ở tuyến biển Nguyễn Ánh "đóng cửa" cấm ngặt dân Nam Bộ buôn bán ra nước ngoài và cấm tàu thuyền nước ngoài mua những thứ cấm. Trái lai ở tuyến Tây Nam, Nguyễn Ánh mở cửa cho buôn bán, cho thuyền buôn Chân Lạp và thuyền buôn nước ngoài đi từ Ba Xắc đến Nam Vang (1795) như vua Chân Lạp xin, bởi lẽ Nguyễn Ánh muốn tranh thủ Chân Lạp như nói ở trên. Người Chân Lạp đến buôn ở Nam Kỳ chủ yếu là muối và gạo, những thứ họ thiếu nhiều nhất. Vì vậy, Nguyễn Ánh đã ban ấn "Ngự tứ thông hành" để họ đi qua cửa khẩu trấn Di và cửa khẩu Châu Đốc được thuận tiện (1795) [tr82, tr.206]. Dân Nam Kỳ đi buôn Nam Vang cũng được phê bằng đóng dấu triện "Thông hành thủ tín" (thông hành giữ làm tin) [82, tr.225].


Như vậy, ở tuyến biển, trong nửa sau thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh giữ độc quyền buôn với nước ngoài, nhằm mua bán vũ khí phục vụ chiến tranh chông Tây Sơn, còn cấm hẳn tư thương buôn bán lén lút (ai làm trái thì bị trị tội nặng, xử 100 roi, xiềng sung dịch 3 năm, tài sản sung công) [82, tr.94]. Nhưng đối với Chân Lạp và Xiêm La thì Nguyễn Ánh không cấm, thậm chí còn tạo điều kiện cho con đường buôn bán Gia Định - Nam Vang thông thương, mà chủ yếu qua cửa khẩu Châu Đốc, vì đi vòng đường biển Hà Tiên thì xa hơn nhiều.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2021, 07:34:33 pm »

b- Tình hình buôn bán ở Châu Đốc với các vùng Nam Kỳ (1802-1874)

- Chính sách buôn bán

Từ năm 1802 cho đến tháng 9 năm Bính Thân (1836), triều đình không thu thuế các thuyền buôn giữa Châu Đốc với các vùng thuộc Nam Kỳ.

Tháng 9 năm Giáp Ngọ (1834), Minh Mệnh hạ lệnh cho các tỉnh: phải cấp "bằng chiếu" cho những thuyền bè của dân đi lại hay đi buôn ở trong tỉnh hạt mình, nếu đi sang hạt khác dưới 2 ngày thì thôi, còn từ 3 ngày trở lên tổng lý phải xét thực cấp giấy, 10 ngày trở lên do phủ huyện cấp giấy, hạn không quá 3 tháng, mãn hạn rồi phải đổi giấy khác [93, tr.192].


Năm 1835, thự bố chính An Giang Trương Phúc Cương lại xin "ra lệnh cho các tỉnh khám kỹ các thuyền ở sông trong hạt, chia ra từng hạn cấp bằng đánh thuế" để những dân xô theo mạt nghệ sẽ có thể quay về làm ruộng [95, tr.122].


Sau đó, triều đình quy định lệ thuế thuyền đi buôn ở sông lục tỉnh Nam Kỳ 1836 như sau: thuyền có bề ngang rộng từ 4 thước trở lên đóng thuế quan 1 quan 5 tiền, từ 5 thước trở lên thì 3 quan, 6 thước trở lên thì 5 quan [96, tr.25]. Tuy nhiên, chỉ thu thuế hàng hoá còn thuyền chở thóc gạo và những vật cần dùng lặt vặt đều được miễn thuế.


Triều Nguyễn quy định: "phàm họ tên thuyền buôn, thước tấc phân thuyền cùng số tiền thuế thu được hằng tháng biên ghi, cuối tháng phải báo tỉnh, tỉnh đem sổ lớn, hằng tháng tư bộ. Cuối năm làm thành sổ dâng lên, do bộ xem xét trước định ngạch thuế. Bắt đầu từ ngày 1 tháng Giêng năm Đinh Dậu (1837) sở nào hơn số địa phương thu hơn lần trước thì được nghị thưởng, nếu kém hoặc thiếu thì nghị phạt và bắt phải bồi, nơi nào dám có trưng thu ngoài ngạch thuế để thiệt cho người buôn thì địa phương phải hặc, nêu thiên tư che chở sẽ bị phạt" [97, tr.309, 310]. Theo quy định của nhà nước, ai buôn bán các thứ hàng hoá khác thì mới tuỳ hạn đánh thuế, còn nếu chỉ chở thóc gạo đều được miễn thuế. Thế nhưng, các sở thuế quan vẫn cứ đánh thuế những người buôn thóc gạo, lại còn những người buôn hàng hoá khác thì tìm mọi cách để trốn thuế. Tổng đốc Vĩnh Long - Định Tường là Đàm Văn Phúc đề nghị cấp giấy cho những người đi buôn để đánh thuế, còn những người làm ruộng chỉ chở thóc lúa đi bán thì thôi, đồng thời trị tội nặng những kẻ buôn bán gian lận và những sở quan thuế lạm thu... Vì vậy, triều đình quy định lại việc miễn thuế chở thóc gạo cho thuyền ở sông kể cả của nhà nông và cả người đi buôn, chỉ thu thuế buôn hàng hoá khác [98 tr.195]. Từ trước đã có lệ thuế cho thuyền buôn các tỉnh Nam Kỳ, tuy nhiên hạng thuyền lớn thì chưa có lệ thuế. Đến năm 1839, Minh Mệnh định rõ lại như sau:


[Nguồn 99, tr.47]


Từ tháng 8 Canh Dần (1840) trở đi, chiến tranh xảy ra tàn phá nặng nề, mất mùa, gạo đắt, thuyền buôn ít đi lại, đời sống dân rất khổ. Vì thế, 4 tháng cuối năm Tân Sửu (1841) triều Nguyễn đình chỉ không thu thuế quan nữa [101, tr.358]. Từ năm 1842 đến năm 1843, chiến tranh vẫn chưa kết thúc, Thiệu Trị cho đình chỉ việc thu thuế quan ở 6 tỉnh Nam Kỳ từ tháng 5 đến hết năm 1843. Chiến tranh đến năm 1847 mới kết thúc. Sau 8 năm bị tàn phá, đứng trước nhu cầu cấp bách hồi phục kinh tế, ổn định đời sống, vua Tự Đức phải ra lệnh tha miễn thuế cửa quan lâu dài.


Như vậy, từ năm 1802 đến năm 1836, triều Nguyễn không thu thuế buôn bán nội vùng Nam Kỳ. Có hơn 10 năm thu thuế hàng hoá, nhưng không thu thuế thóc gạo (1836-1847). Cũng có khi triều Nguyễn cấm buôn bán lúa gạo, nhưng việc đó do tác động của chiến tranh biên giới hoặc do dân buôn bán lậu gạo cho giặc. Trên cơ bản, từ năm 1802 đến năm 1867 không thu thuế hàng hoá, đặc biệt là lúa gạo. Mục đích đánh thuế được triều Nguyễn nói rõ "nhằm át nghề ngọn khuyên chăm nghề gốc", "để làm cho dân xô theo mạt nghệ sẽ có thể quay về làm ruộng"... Tuy nhiên, mức thuế như quy định năm 1839 (thuyền 4 thước thuế 1,5 quan)1 (Thời giá trung bình ở An Giang năm 1825: 1 phương gạo giá 9 tiền 55 đồng; 1841: 1 phương gạo giá 2 quan 1 tiền 20 đồng) thì không hẳn là quá cao với vùng đất Nam Kỳ và đến năm 1848 thì bỏ hẳn.


Như vậy, mặc dù những biến động chính trị - quân sự đã tác động mạnh đến chính sách buôn bán ở Nam Kỳ. Trên cơ bản, triều Nguyễn không đánh thuế hàng hoá ở Nam Kỳ, nhằm làm cho thóc gạo lưu thông, điều hoà giá cả, ổn định đời sống dân cư.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2021, 07:39:21 pm »

- Việc buôn bán

Trên thực tế, gần cuối đời Gia Long, những chính sách kinh tế, xã hội và gắn liền với nó là chính sách quản lý chủ quyền lãnh thổ mới được thể hiện rõ nét ở Châu Đốc. Sau khi kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế đào xong, việc giao thương buôn bán giữa Châu Đốc - Hà Tiên và trong vùng được đẩy mạnh. Những cư dân người Việt sông trên Châu Đốc vùng cù lao giữa sông Tiền và sông Hậu trồng lúa trên 24.500 mẫu, cung cấp một khối lượng lớn thóc gạo, hàng hoá cho trong vùng và cho cả nhà nước.


Ngoài canh tác lúa nước và hoa màu, cư dân Châu Đốc còn đánh bắt cá tôm, một nguồn lợi tự nhiên rất lớn ở sông rạch. Họ chỉ cần thả câu, buông lưới hoặc vạch bùn, rẽ cỏ, lượng bắt thì đã thu được rất nhiều. Nguồn lợi sông rạch ở Châu Đốc rất dồi dào, cư dân ở đây ngoài ăn dùng không hết đã "đem bán các ngả" với số lượng rất nhiều.


Bản thống kê thuế thuỷ lợi tỉnh An Giang sau đây cho thấy một phần điều đó.




[Nguồn 63, tr.586, 592]
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2021, 07:42:39 pm »

Ngoài nguồn lợi từ ao đầm, sông rạch, vùng núi Thất Sơn có vô vàn sản vật quý khai thác được, thừa ăn cư dân còn đem trao đổi, bán đi khắp vùng. Triều Nguyễn hằng năm cũng thu được nhiều thuế sản vật nơi đây. Sử triều Nguyễn ghi: tháng 6 năm Giáp Dần (1854) "vua hạ lệnh hằng năm chiếu thu thuế sản vật ở An Giang, Hà Tiên (tôm gạo khô, cá lẹ khô, hồ tiêu, tổ yến) để bàn giao cho chứa vào kho ở Đà Nẵng, đợi giao cho thuyền buôn nước Thanh đem đi bán [106, tr.31]. Ngoài ra, những địa phương nào lắm sản vật nhà nước cũng bỏ tiền ra mua khá nhiều như ngà voi, sừng tê, để làm đồ công, tuỳ việc chi dùng và bán ra nước ngoài. Năm 1836, triều đình đặt lệ hằng năm thu mua sản vật các tỉnh trong đó An Giang có:
"da hươu, da nai, gân hươu, đậu khấu, sừng tê, nhung hươu, hạt sen 10.000 cân, tôm khô đã bóc vỏ 3.000 cân, cá thiết linh khô 5.000 cân, các hạng ván gỗ táu, gỗ tử thuận" [106, tr.296]. Ngoài số lượng sản vật nộp thuế và cho nhà nước, số lượng lớn còn lại được người dân bán ra thị trường trong khu vực.


Bảng thống kê sản vật An Giang mua nộp cho nhà nước các năm 1836, 1837 sau đây thể hiện một phần điều trên.




Nguồn [961, [97]


Trong khi những lưu dân Việt đến Châu Đốc và Nam Bộ ra sức khẩn hoang lập làng xóm, phát triển sản xuất nông nghiệp thì những người Hoa đến đây đã lập nên những phố phường buôn bán. Mặc dù số lượng người Hoa ở Châu Đốc không nhiều nhưng họ có tài làm thủ công nghiệp và buôn bán, họ nắm vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thương mại. Người Hoa đã góp phần quan trọng để hình thành nên những trung tâm buôn bán như chợ Châu Phú (Châu Đốc), Long Sơn (Tân Châu), Bình Long (Cái Dầu), Cái Vừng, góp phần không nhỏ cho thương mại Châu Đốc phát triển ở thế kỷ XIX.


Do có mỏ đất sét tốt ở Nam Quy (Tri Tôn) nên người Khmer có nghề gốm làm cà ràng, trách, om,... khá nổi tiếng. Hàng của họ bán đi nhiều nơi khắp Nam Kỳ và sang tận Nam Vang, cũng có khi khách hàng phải đợi vì không đủ hàng bán cho thị trường.


Những làng Chăm ven bờ sông Hậu: Châu Giang, Phủm Soài, Katabong, Lama, Khánh Hoà, Đa Phước, rạch Bình Di,... không chỉ nổi tiếng về "ngư điếu và khẩn hoang", mà họ còn rất giỏi về buôn bán nhỏ, mang hàng đi bán chịu khắp vùng biên giới Việt Nam - Cao Miên, đến tận Sài Gòn, Nam Vang,...


Như vậy, với điều kiện địa lý ở vùng biên giới, môi trường tự nhiên thuận lợi, nông nghiệp hàng hoá phát triển khá, lại được kích thích bởi kinh tế hàng hoá trong vùng và của con đường buôn bán Gia Định - Nam Vang, việc buôn bán ở Châu Đốc đã có những chuyên biến khá mạnh trong 6 thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, theo đó phát triển chung trong vùng và vươn ra buôn bán với ngoài vùng tận Nam Vang và nước Cao Miên.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2021, 07:44:35 pm »

c- Buôn bán giữa Châu Đốc - Chân Lạp từ năm 1802 đến năm 1874

- Chính sách buôn bán

Do tiếp liền với cảnh thổ Chân Lạp, lại có sông Tiền, sông Hậu nối liền Gia Định - Nam Vang, vì vậy Châu Đốc trở thành cửa khẩu thông thương quan trọng trên con đường buôn bán Gia Định - Nam Vang.


Chính sách buôn bán của triều Nguyễn đối với biên giới Tây Nam là sự tiếp tục chính sách của Nguyễn Ánh nửa sau thế kỷ XVIII, mà luồng buôn bán, giao thương qua hai đường chính là cửa khẩu Châu Đốc và đường biển Hà Tiên. Tuy nhiên, nếu thuyền buôn Gia Định đi Nam Vang qua cửa khẩu Châu Đốc sẽ gần hơn đi vòng đường biển Hà Tiên, vì Châu Đốc cách Nam Vang chỉ có 244 dặm rưỡi [80, tr.185].


+ Về lệ thuế: Năm 1802, khi vừa lên ngôi vua, Gia Long quy định lệ thuế thuyền Nam Kỳ đi buôn Nam Vang chia làm 3 hạng như sau: Hạng nhất tiền thuế 210 quan, hạng nhì 140 quan, hạng ba 70 quan. Tuy nhiên, thời kỳ này do không quy định thước tấc nên người buôn dùng tre kết thành bè chở hàng không có hạn lượng. Mãi đến năm 1836, Minh Mệnh mới sai địa phương đo kích thước bề ngang thuyền làm thành danh sách nộp tại sở tào chính địa phương và định lại mức thuế:

Thuyền hạng nhất có xà ngang 7 thước trở lên mỗi lần tiền thuế 200 quan, hạng nhì 6 thước trở lên thuế 150 quan, hạng ba 5 thước thuế 100 quan [63, tr.463]. Còn những thuyền buôn trong 5 tỉnh Nam Kỳ, nếu đi buôn Chân Lạp mà thân thuyền ngắn hơn, không sâu rộng như thuyền đi buôn Chân Lạp thì đánh thuế thân như sau: Thuế nội hạt bề ngang lòng thuyền 6 thước thu 5 quan, 5 thước thu 3 quan, nay thu gấp đôi. Thuế nội hạt loại thuyền 4 thước 8, 9 tấc trở xuổng là 1,5 quan nay thu gấp rưỡi là 2 quan 2 tiền 30 đồng [97, tr.84]. Đến năm 1839, quy định thêm lệ thuế thuyền buôn Nam Kỳ đi buôn Chân Lạp như sau: Thuế như năm 1836: Thuyền 4 thước 8, 9 tấc, trở xuống thu 2 quan 1 tiền 30 đồng; thuyền 5 thước trở lên thu 6 quan; thuyền 6 thước trở lên thu 10 quan. Thuế mới định: Thuyền 7 thước trở lên thu 14 quan; thuyền 8 thước trở lên thu 18 quan; thuyền 9 thước trở lên thu 22 quan; thuyền 10 thước trở lên theo lệ trên tăng thêm [99, tr.47].

Ngoài lệ thuế buôn bán, triều Nguyễn còn có những quy định khá cụ thể điều lệ xét hỏi việc kiểm soát buôn bán qua biên giới ở cửa khẩu Châu Đốc. Theo quy định năm 1851 thì:


+ Thuyền dân người Kinh, người Hoa, người Man, người Thổ Nam Kỳ muốn đi buôn Cao Miên đều phải kể rõ họ tên "quán chỉ" thuyền, số người bao nhiêu, đi bao nhiêu ngày thì về, cần có lý trưởng, bang trưởng "kết nhận", quan tỉnh xét thực phê vào làm bằng. Nếu mang hàng cấm, người dị dạng thì bắt giải về tỉnh để xét. Nếu quá hạn dưới một tháng thì "tạm ghi lỗi", ngoài một tháng thì phạt nặng chủ thuyền, ngoài 3 tháng mà không thấy trở về thì đem những người bảo đảm "kết nhận", xét rõ trị tội nặng.


+ Thuyền người nước Thanh, người Thổ nước Cao Miên, xin giấy ở quan Phiên đến tỉnh An Giang buôn bán phải qua các đồn, bảo xét thực cho đi, khi xong việc trở về đem giấy phê làm bằng trước, đổi cho "tò trát", hết hạn đem về nộp. Nếu quá hạn thì tra xét xem, thuyên ấy đã đến hạt nào tư cho hạt ấy đuổi về thu lại trát của tỉnh, phát giao giấy bằng cũ rồi tha về. Nếu chở trộm vật cấm thi bắt giải tỉnh xét,...


+ Việc "đóng cửa", "mở cửa" biên giới buôn bán ở cửa khẩu Châu Đốc và tuyến Tây Nam: Từ năm 1802 đến năm 1833, quan hệ giữa nhà Nguyễn và Chân Lạp bình thường nên con đường buôn bán Gia Định - Nam Vang diễn ra tốt đẹp, thậm chí có lúc Gia Long còn tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền buôn Chân Lạp và miễn thuế cho, như từ năm 1806 đến năm 1808 Gia Long lại ban ấn "Ngự tứ thông hành chiếu" cho người Chân Lạp và miễn thuế những người Chân Lạp, người Thanh buôn bán ở Nam Kỳ, nếu có bài thuyền và ấn triện hợp lệ [83, tr.309]. Nhưng từ sau khi Lê Văn Khôi khởi loạn ở Nam Kỳ (1833), việc buôn bán giữa Gia Định - Nam Vang bị cấm hẳn. Cuối năm 1834, tỉnh thần An Giang là Nguyễn Công Trứ tâu xin, Minh Mệnh tạm bỏ lệnh cấm tư nhân chuyên chở gạo muối cho dân Kinh được sang Chân Lạp buôn bán và đến tháng 4 năm At Mùi (1835) thì bỏ hắn lệnh cấm, cho thông thương như cũ.

Tuy nhiên, năm 1840 chiến tranh xảy ra khắp đất Nam Kỳ, tàn phá đất Châu Đốc, Vĩnh Tế, Thất Sơn, Hà Tiên kéo dài mãi đến năm 1847. Vì vậy, việc giao thương giũa Nam Kỳ - Chân Lạp bị đình chỉ. Năm 1846, triều Nguyễn cho mở trường giao dịch (chợ biên giới) ở Đa Phúc gần thành Châu Đốc và phủ Tây Ninh, tỉnh Biên Hoà, để dân vùng biên giới thông thương. Sau chiến tranh năm 1847, triều Nguyễn lại mở cửa biên giới cho buôn bán trở lại [104, tr.332]. Cho đến năm 1853, dân Cao Miên bị đói, triều đình sợ người Miên đến Nam Kỳ mua nhiều thóc gạo làm cho giá cả đắt lên nên cấm mua bán,...


Như vậy, từ năm 1802 đến năm 1867, trên cơ bản triều Nguyễn mở cửa "cho buôn bán thông thương giữa Nam Kỳ - Chân Lạp, đặc biệt hai thứ muối, gạo". Việc "đóng cửa" hay "mở cửa" trục buôn bán Gia Định - Nam Vang qua cửa khẩu Châu Đốc nhìn chung không xuất phát từ lý do để phát triển kinh tế mà chủ yếu do nguyên nhân chính trị và quân sự.


Dưới thời phong kiến, nhà Nguyễn vẫn coi nước Chân Lạp là một phiên thuộc, dân Chân Lạp là "con đỏ của triều đình", cho nên việc mở cửa cho buôn bán cũng là để thể hiện "lòng nhân đều như một". Điều đó, có thể giải thích rõ một phần, tại sao ở tuyến biển cấm rất chặt, không cho tư nhân buôn bán ra ngoài, cho đến năm 1876 Tự Đức mới mở cửa "thì ở tuyến Tây Nam triều Nguyễn không cấm" (trừ những thời gian ngắn có chiến tranh). Thời kỳ này cuộc tranh giành ảnh hưởng của người Việt và Xiêm diễn ra khá gay gắt, thể hiện bằng cuộc xung đột 1840-1847, tàn phá đất Tây Nam, buôn bán bị tắc nghẽn và đời sống của dân Nam Kỳ khổ cực, một phần do ảnh hưởng nặng nề của nạn can qua.


+ Việc thu thuế thuyền buôn bằng hiện vật.

Trong lệ thuế Minh Mệnh năm 1836 quy định: Các thuyên buôn đến buôn bán từ Nam Kỳ đến Chân Lạp và ngược lại đều chiếu thu gạo muối bằng 1/10 số lượng hàng hoá (giá mỗi phương gạo 1 quan tiền, 1 phương muối giá 3 quan tiền) trừ vào tiền thuế. Nếu các thuyên buôn chở hàng hoá đi qua lại địa phận các đồn thủ ở An Giang như: Châu Giang, Tân Châu, An Lạc, Trấn Di và nhánh sông Đông Xuyên thuộc Hậu giang đều do viên đồn khám đo, chiết hạng thu thuế. Hoặc là khi thuyền đi buôn Chân Lạp, thuyền ấy thuộc hạng nào, chở số muối, gạo bao nhiêu, quan địa phương phê giấy nói rõ khi đến nơi xét thực đánh thuế bằng 1/10 hàng hoá, thu thuế bằng muối, gạo như trên. Nếu thiếu muối, gạo, thì thu thuế tiền cho đủ ngạch thuế, nếu thừa muối, gạo, thì mua hết cả và trả tiền theo giá quy định trên. Thuyền Nam Kỳ đi buôn Chân Lạp hoặc ngược lại tính theo lệ này thu thuế [99, tr.47]. Lệ thuế năm 1839 cũng nhắc lại lệ thu thuế bằng muối, gạo thay tiền thực hiện như trước.


Như vậy, thuế được thu bằng hiện vật: gạo và muối thay tiền. Tại sao lại như vậy? Thời kỳ này ở tuyến Tây Nam thường xảy ra chiến tranh biên giới và bị Xiêm xâm lược (1833, 1841), có lúc chiến tranh kéo dài (1840-1847) trên đất Nam Kỳ và Chân Lạp. Vì vậy, khi có chiến tranh quan quân Nguyễn đến Nam Kỳ và Chân Lạp rất đông. Lượng lương thực cho quân tốn phí rất nhiều. Vì vậy, việc thu thuế buôn chuyến bằng gạo, muối thay tiền nhằm lấy làm lương quân là một biện pháp kinh tế - quân sự ở thời Nguyễn. Đây là một biện pháp đã có kết quả nhất định và làm lợi cho nhà nước khá nhiều.


+ Mức thuế.

Có 2 loại tiền thuế: thuế cửa quan bến tuần và thuế hàng hoá. Thuế cửa quan bến tuần là thuế đánh vào phương tiện theo chuyến phân hạng thu theo kích thước lớn nhỏ của tàu thuyền buôn. Thuế hàng hoá, là thuế đánh vào khối lượng hoặc số lượng hàng hoá buôn bán. Mức thuế bằng 1/10 giá trị hàng hoá (tức 10%) [97, tr.84].
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2021, 07:46:30 pm »

- Việc buôn bán

Như trên đã nói, do vị trí địa lý gần Nam Vang hơn Hà Tiên, lại có 2 thuỷ đạo lớn thông thương nên Châu Đốc là cửa khẩu trên trục buôn bán Gia Định - Nam Vang. Thứ hai, do điều kiện sông rạch, đường thuỷ liền nhau "nên dân phần nhiều ở thuyền buôn bán kiếm lời". Điều kiện địa lý và địa hình đã hình thành một cách tự nhiên luồng buôn bán này. Thứ ba, đến thời Nguyễn kinh tế hàng hoá đã phát triển, đặc biệt ở Nam Kỳ khá mạnh. Lợi nhuận do buôn bán tạo ra hấp dẫn rất nhiều người đi buôn, tâm lý buôn bán cũng sớm hình thành trong suy nghĩ của người dân Châu Đốc.

"Cắt lúa làm chi đau lưng mỏi cổ
Bước xuống ghe hàng cầm chỗ bán buôn"

Hơn nữa, Chân Lạp dù đất rộng, phì nhiêu nhưng "dân Phiên phần nhiều vì có lòng sợ khó, ngại khổ, bỏ không cày cấy..." cho nên đói kém vẫn thường hay xảy ra. Vì thế, những thứ mà người Chân Lạp thường thiếu nhất là muối với gạo và thường họ phải đến Hà Tiên, Châu Đốc và Nam Kỳ để mua. Mặt khác, thời đó đất Chân Lạp rất nhiều sản vật quý, những núi đậu khấu làm người Xiêm rất thích, ngà voi, sừng tê, sa nhân, gân hươu, mật ong, gỗ quý,... giá cả lại rẻ, người Chân Lạp thì có những thứ không biết cách khai thác,... vì vậy, đã cuốn hút nhiều người đi buôn Chân Lạp, đặc biệt những người Hoa ở Nam Kỳ.


Con đường buôn bán Gia Định - Nam Vang diễn ra khá tấp nập. Có lúc dân Nam Kỳ đi buôn thành từng đoàn lên đến 500 người ở các sách man Cỗ Khăng, Bồ Lô (Chân Lạp), lại cầm binh khí để tự vệ. Làm cho những người Xiêm cũng phải sợ, đề phòng..., nên sau Gia Long quy định, chỉ được cấp giấy thông hành tối đa là 10 người, để láng giềng khỏi phải sợ [84, tr.275].


Ở Châu Đốc, huyện Đông Xuyên là nơi trồng dâu nuôi tằm nổi tiếng, đặc biệt mặt hàng lụa Mỹ Á, Cẩm Tự của Tân Châu được bán sang tận Chân Lạp, Lào, thậm chí sang cả đến Xiêm, Hạ Châu (Singapore), Ấn Độ, Philippin. Giữa thế kỷ XVIII, lái buôn phương Tây Pierre Poire đến Gia Định đã đặc biệt chú ý tơ lụa Tân Châu. Trong ký ức người Chăm nơi đây vẫn còn lưu giữ những giai thoại, những hình ảnh về những chiếc thuyền con của người Chăm buôn hàng từ Chân Lạp về chạy ngang luồn lách đến nỗi canô tuần tiễu của thực dân Pháp không tài nào đuổi bắt được. Người Hoa ở Châu Đốc nắm vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thương mại. Khi người Pháp mới đến miền Tây đã vấp phải sự cạnh tranh của thương nhân Hoa kiều vì họ có đường dây buôn bán với Trung Hoa qua ngả Hà Tiên và Cao Miên [36, tr.121]. Người Hoa buôn lúa gạo, tơ lụa Tân Châu,... đưa sang Nam Vang và thu gom các sản phẩm quý của núi rừng như mật ong, đậu khấu, sa nhân, nhung hươu, ngà voi,... Vùng gốm của người Khmer ở Tri Tôn hằng năm xuất nhiều nồi, cà ràng, trách, om,... ở các làng Nam Quy, Châu Lăng, Trà Đảnh sang Nam Vang.


Để tăng cường giao thương buôn bán của cư dân hai bên biên giới, triều Nguyễn cho mở trường giao dịch (chợ biên giới) ở Đa Phúc, gần thành Châu Đốc (1844), mỗi tháng chợ họp 6 kỳ, mỗi kỳ 2 ngày. Người Kinh, Thổ, Thanh, Chàm đi lại buôn bán rất nhiều. Việc mở trường giao dịch ở Châu Đốc không chỉ để lưu thông hàng hoá, làm sinh kế cho dân mà còn nhân đó để triều Nguyễn nắm tình hình biên giới và "bí mật phòng ngừa", "không để cho tình hình ngoài biên giới tiết lậu" [103, tr.247]. Trong thời gian biên giới yên ổn, việc giao thương qua cửa khẩu Châu Đốc được duy trì, thuyền buôn qua lại nhiều thì nhà nước cũng thu về một số tiền thuế đáng kể. Bảng thống kê tình hình thu thuế ở các cửa quan ở Châu Đốc từ năm 1837 đến năm 1840 thể hiện một phần điều đó:




[Nguồn 63, tr. 443, 498,500, 504]


Từ tháng 8 năm Canh Tý (1840), do có chiến tranh biên giới nên thuế năm này thu được ít hơn trước. Năm 1843, triều Nguyễn cho đình miễn thu thuế ở cả 4 sở này.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2021, 07:47:25 pm »

Vài nhận xét:

Thứ nhất, nằm trong điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất đai, khí hậu thời tiết và nhân văn, có ruộng đất tư phát triển, thủ công nghiệp khá, kinh tế hàng hoá phát triển sớm, tâm lý buôn bán sớm hình thành, lại được kích thích bởi kinh tế hàng hoá trong vùng và nằm trên trục đường buôn bán Gia Định - Nam Vang, nên việc buôn bán và kinh tế Châu Đốc được kích thích, phát triển.

Tình hình buôn bán ở Châu Đốc tác động đến phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, làm động lực cho phát triển xã hội, hỗ trợ một phần cho ổn định và quản lý bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đồng thời góp phần vào việc trao đổi và giao lưu văn hoá giữa các tộc người trong và ngoài vùng.


Thứ hai, chính sách buôn bán của triều Nguyễn ở Châu Đốc và Nam Kỳ luôn gắn liên với nhiệm vụ chính trị - quân sự, chống xâm lược, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và ổn định trật tự xã hội phong kiến.

Lúc bình thường thì mở cửa cho buôn bán, lúc có chiến tranh hoặc chiến sự thì nghiêm cấm. Vừa mở cửa cho buôn bán nhưng thông qua đó để nắm tình hình biên giới, vừa cho phát triển buôn bán vừa kết hợp các quy định thu thuế bằng hiện vật gạo, muối để sung đủ lương quân nơi biên giới, vừa có chính sách an dân chiêu tập, phát triển buôn bán, ổn định cuộc sống của các nhóm dân cư.


Thứ ba, người Hoa ở Châu Đốc cũng như Nam Kỳ có tài buôn bán, làm chủ thị trường thương mại, nhưng lại bị sức mạnh của bộ máy hành chính quan liêu áp chế, phong toả nên cũng chỉ phát triển trong chừng mực, không thoát ra khỏi sức mạnh của thể chế. Mặc dù vậy, người Hoa ở Châu Đốc có nhiều đóng góp hình thành nên các trung tâm buôn bán Châu Đốc, Tân Châu, Cái Dầu,... trong vùng và phát triển buôn bán ra ngoài vùng, góp phần làm cho buôn bán Châu Đốc phát triển.


Thứ tư, triều Nguyễn mở cửa cho buôn bán tuyên Tây Nam, nhưng cấm hẳn tư thương buôn bán tuyến biển vì sợ tiết lậu tình hình, cũng như sợ gạo, muối bị bán đi nhiều làm cho giá cả cao và gây thiếu đói. Điều đó kết hợp với những tai biến bất thường xảy ra, gây nên những hậu quả xã hội như nông dân phiêu tán, tụ họp nhau đi cướp phá, bạo động, nguyên nhân của các bệnh dịch, giết hại dân lành, dẫn đến tình trạng bất an cho xã hội và gây mất ổn định trật tự xã hội.

Như vậy, triều Nguyễn coi trọng và đề cao ổn định trật tự xã hội phong kiến mà ít quan tâm, nói đúng hơn là không quan tâm đến phát triển kinh tế đất nước, "đóng cửa" cố thủ trong thành lũy "trọng nông ức thương" đã tồn tại từ lâu.


Thứ năm, triều Nguyễn vẫn luôn nói đến "trọng nghề gốc, bỏ nghề ngọn", "dĩ nông vi bản". Cho nên, tuy vẫn cho buôn bán, nhưng khi thấy dân buôn bán quá nhiều thì lại muốn cấm nghề buôn bán để cho dân quay trở về làm ruộng.

Năm 1853, sau mấy năm bỏ thuế quan tân và bỏ các cửa quan bến tuần tại Nam Kỳ, thấy dân "xô nhau đi buôn quá nhiều", vua Tự Đức "muốn hạn chế nghề buôn đuổi dân về làm ruộng" [105, tr.387]. Điều đó, không chỉ biểu hiện thái độ lừng chừng, mà nó thể hiện tư tưởng "ức thương" đến lúc này vẫn là tư tưởng thường trực của triều Nguyễn thế kỷ XIX. Vì vậy, nhà nước vẫn cho buôn, nhưng đó chỉ là ở tuyến Tây Nam, với nước bảo hộ, phiên thuộc, còn trên cơ bản buôn bán với nước ngoài bằng tuyến biển thì bị phong toả, cấm hẳn. Tuy nhiên, quy luật cung cầu làm cho buôn bán vẫn diễn ra. Đặc biệt, dù cấm tư thương buôn bán tuyến biển nhưng hàng lậu vẫn bán cho người Thanh và thuyền của dân vẫn đến Hạ Châu bán rất nhiều gạo, triều Nguyễn không thể nào ngăn được, rồi sau đó lại mua thuốc phiện trở về Việt Nam ngày một nhiều, làm cho triều Nguyễn cấm không được cuối cùng phải cho buôn bán và đánh thuế thuốc phiện. Mãi đến năm 1876, Tự Đức mới mở cửa biển cho dân đi buôn ra nước ngoài thì Nam Kỳ lục tỉnh đã mất về tay thực dân Pháp rồi và cái ách nô lệ đó đang chuẩn bị tròng vào cổ người Việt Nam trên toàn cõi.


Vì vậy, nói ở tuyến biên giới Tây Nam do chiến tranh nhiều nên đã làm cho buôn bán bị đình trệ, chậm phát triển, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Bởi vì, nếu chiến tranh không xảy ra thì kinh tế Nam Kỳ cũng khó có được những chuyển biến lớn lao.


Tâm lý "trọng nông ức thương" của nhà nước, cùng với hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam thời đó đã ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý buôn bán của cư dân. Trừ một số ít người Hoa đã hình thành nên một tầng lớp phú thương tuy không phổ biến, còn lại đa phần trong xã hội đều là buôn bán nhỏ. Mục đích đi buôn của người dân mang tính sách lược và rất cụ thể là giải quyết khó khăn cuộc sống đời thường trước mắt.

Đi buôn đi bán có lời
Kiếm tiền kiếm bạc đem về nuôi con


Trừ một số rất ít người có ít vốn kha khá, thì cuối cùng cũng lại mua ruộng tậu trâu vì họ không biết đầu tư vào đâu, để làm gì vì tầm nhìn của họ bị hạn chế. Tư tưởng "dĩ nông vi bản" và "tứ dân" đã làm cho cả xã hội từ triều đình đến cư dân ở trong vòng luẩn quẩn, dẫm chân tại chỗ. Một xã hội như vậy là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất an trong xã hội và kinh tế, là nguyên nhân xáo động ở nông thôn Việt Nam thế kỷ XIX, nhất là những khi có tai biến bất thường do mùa vụ, dịch bệnh hoặc do thời tiết khí hậu tạo ra,...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2021, 08:49:46 pm »

4. THỦ CÔNG NGHIỆP   

a- Dâu tằm - nghề dệt

Ngoài kinh tế nông nghiệp và buôn bán, ở Châu Đốc có một nghề nổi tiếng hơn cả là nghề trồng dâu nuôi tằm, xe tơ dệt lụa của người Việt. Nó đã trở thành nghề truyền thống quan trọng, chủ yếu của cư dân vùng Tân Châu, huyện Đông Xuyên.

... Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Tháng ngày dệt lụa trồng dâu
Thờ cha nuôi mẹ quản bao tháng ngày...


Theo địa bạ năm 1836, cả vùng Châu Đốc có 628 mẫu 5 sào đất trồng dâu, tập trung chủ yếu ở huyện Đông Xuyên 423 mẫu 3 sào. Diện tích trồng dâu được phân bố trong 9 thôn của 5 tổng, nhưng nhiều nhất là thôn Tân Hưng 345 mẫu 8 sào. Có nhiều làng chuyên sống về nghề tằm tơ như Long Phú, Long Thuận, Long Khánh, Thường Thới, cù lao Ma, Tân An, Vĩnh Hoà,... Tân Châu là trung tâm sản xuất và buôn bán tằm tơ nổi tiếng ở Nam Kỳ và Campuchia. Công việc trồng dâu, chăn tằm, xe tơ được tiến hành quanh năm. Cuối thế kỷ XIX ở Tân Châu đã có sự phân công hoá giữa những người sản xuất, có người chuyên trồng dâu bán lá, các nhà tằm thì chuyên mua lá chăn tằm, những trại ươm tơ chuyên mua kén tằm và có lúc đã lên tới 150 lò ươm, sau đó họ bán tơ cho các xưởng dệt thủ công gia đình và cuối cùng đến người buôn bán tơ tằm với thị trường gần xa.


Với điều kiện tự nhiên, thời tiết thuận lợi nắng ấm quanh năm, lại không có mùa đông giá rét, vào thế kỷ XIX, dâu ở Tân Châu mỗi năm có thể thu hoạch 5 lứa lá [157, tr.31], đầu thế kỷ XX mỗi năm có thể thu hoạch được 8 lứa lá, hơn hẳn nghề trồng dâu ở miền Trung và miền Bắc. Sản phẩm ở đây có lụa Mỹ A nổi tiếng, sau đến cẩm tự hoa dâu, hoa cúc,... Lụa Tân Châu đẹp, bền màu, mặc mát, là mặt hàng lý tưởng cho vùng khí hậu quanh năm nắng nóng. Hàng lựa Tân Châu được ưa chuộng khắp Nam Kỳ và ra nước ngoài Chân Lạp, Lào, thậm chí còn đi xa hơn sang tận cả Xiêm, Hạ Châu (Singapore), Ấn Độ, Philippin. Giữa thế kỷ XVIII, lái buôn phương Tây Pierre Poire đến Gia Định đã đặc biệt chú ý đến tơ lụa Tân Châu. Lúc đầu người ta nhuộm lụa bằng vỏ dà, bằng lá chàm, rồi dùng thuốc nhuộm. Tuy vậy, vẫn chưa bền màu và đẹp. Về sau, họ nhuộm lụa bằng trái mặc nưa mua từ Chân Lạp và dần dần người Tân Châu trồng được cây mặc nưa không phải đi mua.


Nghề tằm tơ Tân Châu phát triển mạnh, lại nằm trên ở sông Tiền, trên luồng thương mại Gia Định - Nam Vang nên những thuyền buôn người Hoa đi về tấp nập. Tân Châu trở thành trung tâm tằm tơ nổi tiếng của Nam Kỳ, để rồi ngày càng trở thành trung tâm buôn bán tấp nập. Vì vậy, đến thời Pháp thuộc, Viện Tằm tơ được thành lập ở Tân Châu (1907).


Ngoài người Việt nổi tiếng về nghề dệt tơ tằm, người Khmer và người Chăm vùng Châu Đốc vẫn thường duy trì nghê dệt truyền thống của mình để phục vụ nhu cầu ăn mặc,... theo tập tục. Đặc biệt, phụ nữ, con gái Chăm từ lúc lớn lên cho đến lúc lấy chồng "khuê môn bất xuất", hầu như không ra ngoài, suốt ngày xe tơ, dệt vải.


Cho đến cuối thế kỷ XIX, mặc dù hàng hóa nước ngoài tràn vào Nam Bộ, nghề dệt bị cạnh tranh gay gắt, nhưng nghề dệt truyền thống trong các tộc người Khmer, Chăm vẫn được bảo tồn, vì nó gắn liền với sinh hoạt, tập tục ăn mặc khá riêng biệt của họ.


b- Nghề nhuộm

Cùng với nghề tằm tơ, nghề nhuộm ở Châu Đốc xưa cũng khá nổi tiếng. Đặc biệt là kỹ thuật nhuộm lụa bằng trái mặc nưa, làm cho lụa bền màu, bóng, đẹp.

Lúc đầu trái mặc nưa chỉ có ở Chân Lạp, dân Châu Đốc hằng năm phải đi mua về để nhuộm, có năm phải mua đến 12.000 tấn. Dần dần họ trồng được không phải đi mua nữa. Nghề nhuộm chủ yếu thực hiện trong từng gia đình có nghề ươm tơ dệt lụa. Nhuộm là công đoạn sau cùng để hoàn tất sản phẩm. Từ cuối thế kỷ XIX, nghề ươm tơ bị sa sút, thực dân Pháp lại cấm không cho phát triển dệt tại vùng Châu Đốc, nghề nhuộm có xu hướng giảm sút, nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá. Đầu thế kỷ XX, vùng cù lao Giêng, Chợ Mới có 18 xưởng nhuộm (1927), đến sau giảm xuống còn 16 xưởng (1929). Ở Chợ Mới tập trung đến 8 xưởng nhuộm của gia đình và các cơ sở dệt nhuộm lụa của Hội truyền giáo ở cù lao Giêng. Ở vùng Tân Châu các xưởng nhuộm tập trung ở trung tâm Tân Châu.


Nhìn chung, nghề nhuộm ở Châu Đốc thế kỷ XIX đã đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt kinh tế, xã hội của vùng, góp phần phát triển đời sống và giao thương buôn bán trong và ngoài vùng.


c- Nghề gốm

Nghề gồm ở Châu Đốc phát triển từ đầu thế kỷ XIX khi Gia Long cho chiêu tập các sắc dân đến đây cho tụ họp đông đúc. Những người trồng cây, chăn nuôi, buôn bán, thợ gốm, thợ rèn, đều cứ theo nghiệp của mình [84, tr.311].


Đặc biệt, nghề gốm phát triển mạnh ở vùng Tri Tôn, do ở đây có mỏ đất sét tốt, sản phẩm gốm làm ra chất lượng khá cao. Trong đó, sóc Phnom Pu (núi Đôi), nay là ấp An Thuận, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, có đông đảo bà con Khmer sinh sống, chuyên sản xuất đồ gốm thủ công. Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nghề gốm vùng này rất phát triển. Ghe thuyền các nơi về ăn hàng đậu chật bến sông, kéo dài dọc hai bên cầu Hàng Me. Đồ gốm của Tri Tôn không chỉ bán khắp các tỉnh miền Tây, mà còn sang tận Chân Lạp, cạnh tranh với đồ gốm Kông-pông Chnăng là nơi sản xuất gốm nổi tiếng. Chất lượng gốm của người Khmer Tri Tôn được nhiều nơi ưa thích. Đất làm gốm được khai thác dưới chân núi Nam Quy, cách sóc hơn một cây số, là loại đất sét xám có nhiều cát mịn. Sản phẩm gốm ở Tri Tôn khá đa dạng, như các loại nồi, cà-ràng, trách, bếp lò,... Nhưng đặc biệt nhất là cà-ràng và ống khói lò nấu đường thốt nốt. Cà-ràng của Tri Tôn khá nổi tiếng và là một mặt hàng bán chạy nhất. Bếp nấu cà-ràng khá linh hoạt, có thể để trên sàn nhà bằng tre nứa, ván gỗ, có thể để ngay trên ghe thuyền không sợ bị cháy mặt sàn, gọn nhẹ, dễ di chuyển.


Vào cuối thế kỷ XIX, sách Monographie de la province de Chaudoc có nói đến các sản phẩm gốm, nồi, lò,... ở Nam Quy được dân bản xứ đánh giá rất cao [157, tr.34]. Nhưng mấy chục năm gần đây nghề gốm vùng này đã sa sút. Hiện nay, một số gia đình không còn làm gốm, các gia đình khác chỉ sản xuất cầm chừng, sản phẩm khó tiêu thụ, giá thành lại rẻ, thu nhập thấp, các thương lái lại ép giá,...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2021, 08:50:42 pm »

d- Nghề mộc

Ở Châu Đốc, nghề mộc được phát triển khá sớm. Bằng chứng đầu tiên được sử triều Nguyễn ghi lại năm 1778, Nguyễn Ánh sai cai đội Trần Văn Năng đến Tân Châu đóng thuyền đi biển [82, tr.31], cho thấy nghề mộc vùng này đã phát triển khá sớm.


Đặc điểm địa hình vùng đất Châu Đốc là sông ngòi chằng chịt như mắc cửi. Đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức đã nói, ở xứ này không có thuyền bè không thể đi lại được [21, tr.150]. Mọi sự vận chuyển, giao dịch ở vùng này đều bằng đường thuỷ. Như vậy, yếu tố địa hình không chỉ quy định phương thức làm ăn mà còn quy định phương tiện giao thông, việc đi lại của cư dân. Trong môi trường tự nhiên như vậy, việc giao thông chỉ có thể sử dụng thuyền bè là chính, còn các phương thức đi lại, vận chuyển trên bộ chỉ giữ vai trò phụ. Mỗi gia đình không chỉ sắm xuồng ghe làm phương tiện đi lại, "sắm xuồng là để làm chân", mà còn đi chợ, thăm bà con, chở củi, gạo, đi buôn bán, đi làm ruộng, đi câu, đi đánh bắt cá, vận chuyển..., mọi việc đều đi lại bằng thuyền. Vì vậy, thuyền ghe được coi là phương tiện giao thông quan trọng bậc nhất của vùng sông nước. Có những gia đình dùng thuyền làm nhà ở, gắn bó với ghe thuyền, suốt đời sống lênh đênh trên mặt nước, chẳng phải vì họ nghèo mà vì thói quen, tập quán của gia đình.


Thiên nhiên vùng Châu Đốc thế kỷ XVIII, XIX, ưu đãi cho nghề mộc, nghề đóng thuyền phát triển. Rừng rậm bao phủ vùng Thất Sơn, nhiều gỗ sao ở núi Đài Tôn, núi Ngất Sum, cù lao Cái Sao [21, tr.200], gỗ dầu ở Cái Dầu, rừng Chân Lạp sát kê Châu Đốc,... Sách Monographie de la province de Chaudoc đã nói đến 17.397 hécta rừng Châu Đốc và thống kê những loại danh mộc của vùng: gỗ sao, cam xe, dầu ca-chất, sến,... [157, tr.29]. Đặc biệt gỗ sao (Hopca Odorata), dùng đóng thuyền rất tốt, bền, là loại gỗ nổi tiếng ở Nam Bộ được ca tụng "nhẹ chắc dùng để đóng thuyền, có sức chịu đựng rất cao, chôn dưới đất 100 năm vẫn không hư nát".


Như vậy, điều kiện tự nhiên và địa hình đã tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của con người, là điều kiện khách quan làm cho nghề mộc ở Châu Đốc phát triển sớm. Đến cuối thế kỷ XIX, nghề mộc ở Châu Đốc vẫn tiếp tục tồn tại trong các gia đình đã từng có tay nghề cao, hoạt động mang tính chất gia đình, cha truyền con nối. Nghề mộc hầu như có mặt khắp nơi trong vùng. Đầu thế kỷ XX toàn vùng có 49 xưởng mộc thủ công chuyên làm đồ gia dụng, đóng thuyền bè (35 xưởng mộc và 14 xưởng đóng thuyền), nhiều nhất ở thôn Mỹ Luông có 19 xưởng mộc [36, tr.106].


Như vậy, nghề mộc phát triển khá sớm và nổi tiếng ở vùng Châu Đốc, nghề mộc không chỉ sản xuất đồ gia dụng, làm nhà cửa mà còn đóng những thuyền ghe, những phương tiện giao thông đi lại bậc nhất của xứ sở được mệnh danh là văn minh kênh rạch.


Ngoài những nghề trên, ở Châu Đốc còn có những nghề khác như khai thác lâm sản, đánh bắt cá, chăn nuôi,... phục vụ cho đời sống và đưa một phần sản phẩm trao đổi buôn bán trên thị trường trong và ngoài vùng,...


Trong lịch sử phát triển kinh tế của vùng đất Châu Đốc thời Nguyễn ta có thể thấy một số vấn đề sau:

- So với các tỉnh Nam Bộ, vùng đất Châu Đốc thành lập muộn, nhưng tốc độ phát triển khá nhanh. Điều đó không chỉ do tác động của yếu tố địa lý, do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, do sức ép của tình hình chính trị và đối ngoại mà còn do yêu cầu quản lý bảo vệ lãnh thổ. Trong đó, yếu tố nhà nước, vai trò của thể chế đã đóng một yếu tố khá tích cực, có tác dụng thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, xã hội vùng đất này từ năm 1802 đến khi thực dân Pháp xâm chiếm Châu Đốc.

- Do điều kiện môi trường sinh thái, dù nền kinh tế dựa vào nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu, nhưng bên cạnh đó, Châu Đốc rất có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế quan trọng khác, tạo thế mạnh khá toàn diện cho kinh tế Châu Đốc như buôn bán, dâu tằm tơ, nghề mộc, khai thác và đánh bắt thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây ăn trái,... Thực tế, ngày càng chứng tỏ vùng đất Châu Đốc có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế nông - công - thương - du lịch, tiềm năng ít có tỉnh nào đồng bằng sông Cửu Long sánh được.

- Là vùng đất mới, điều kiện khai phá thuận lợi, nhiêu ruộng đất tư, ít ruộng đất công, đã có hiện tượng tích tụ và tập trung ruộng đất, đã có nền nông nghiệp hàng hoá phát triển, lại là vùng đất biên giới và được tác động, kích thích bởi con đường giao thương Gia Định - Nam Vang, tâm lý buôn bán sớm phát triển, là địa bàn cộng cư của các tộc người điển hình ở Nam Bộ, Việt, Khmer, Chăm, Hoa, mỗi dân tộc có một tiềm năng riêng, đã làm cho vùng Châu Đốc có những thế mạnh không chỉ về văn hoá mà còn tiềm ẩn những khả năng phát triển nhiều mặt, phong phú, mang đậm sắc thái Tây Nam.

- Tuy ẩn chứa nhiều tiềm năng, nhưng khu vực dân cư này vẫn tồn tại tâm lý "tạm bợ" trong người Việt, tâm lý thụ động, cầu an, không thích làm giàu của người Khmer, tâm lý buôn bán nhỏ, đóng kín... trong người Chăm, cũng như việc dành nhiều tiền của, thời gian cho thực hành đức tin tôn giáo đã lãng phí thời gian và hạn chế sự phát triển sản xuất, kìm hãm sự phát triển chung của vùng đất này.


Tuy nhiên, từ khi thành lập cho đến khi bị thực dân pháp cai trị, kinh tế Châu Đốc đã có vị trí rất quan trọng. Thứ nhất, nó vừa là nền tảng, vừa là động lực và vừa là mục tiêu của sự phát triển. Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ổn định chính trị, ổn định xã hội, khẳng định chủ quyền ở địa bàn biên giới, là điều kiện vật chất quan trọng cho sự phát triển dân cư, tạo cơ sở xã hội cho nhà nước ở vùng đất mới. Thứ hai, là động lực phát triển của xã hội, kinh tế Châu Đốc đã tạo cơ sở vật chất và tiềm lực quốc phòng tại chỗ, hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức bảo vệ chủ quyền, chiến lược phòng thủ ở khu vực khá nhạy cảm về chính trị, lãnh thổ, tộc người, tôn giáo và tín ngưỡng. Thứ ba, kinh tế Châu Đốc đã thực sự làm bệ đỡ cho văn hoá, giao lưu văn hoá giữa các tộc người, là yếu tố quan trọng trong việc cố kết cộng đồng, ổn định tâm lý lưu dân, vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khẩn hoang buổi đầu ở một địa bàn biên giới phức tạp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2021, 07:32:28 pm »

Chương 3
ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐẤT CHÂU ĐỐC


1. VĂN HOÁ ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG

Khi xét đến văn hoá đảm bảo đời sống, những yếu tố quan trọng nhất thường được đề cập đó là việc ăn, mặc, ở, đi lại. Trong đó, ăn là một nhu cầu cơ bản, là "vũ khí sinh tồn", có ăn con người mới tồn tại. Vì vậy, ăn chiếm vị trí hàng đầu trong ăn, mặc, đi lại... của con người. Và ăn không chỉ thể hiện tính vật chất mà còn biểu hiện tập quán, nếp sống văn hoá của cư dân trong môi trường địa lý tự nhiên nhất định: "văn hoá ẩm thực" và còn là một nghệ thuật sống.


a- Ăn uống của các cộng đồng dân cư

- Ăn uống của người Việt

Bất cứ ở đâu, con người muốn tồn tại cũng phải lấy ăn làm đầu. Vì vậy, cách đây mấy nghìn năm Kinh Thư đã nói: "Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi thiên" (Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm trời).


Môi trường tự nhiên Châu Đốc (đất, nước, khí hậu, ánh sáng...) rất thuận tiện cho sự tăng trưởng của nhiều loại động vật và thực vật, từ chim muông, rùa, rắn, ếch, tôm, cá trai, ốc... đến rau củ, trái cây... mà sách Gia Định thành thông chí [21, tr. 157-158] và Đại Nam nhất thống chí đã thống kê khá đầy đủ [80, tr. 197-198]. Vì vậy, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến bữa ăn của cư dân rất rõ rệt. Trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày cũng như trong tổng thể khối lượng thức ăn tiêu thụ của cư dân Châu Đốc, ngoài cơm là thành phần chất bột chủ yếu không thể thiếu thì thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bởi vậy, công thức cơm cá trong cơ cấu bữa ăn đã trở thành chuyện thường ngày [75, tr.50] của cư dân Châu Đốc. Từ cá, cư dân Châu Đốc có thê chế biến thành hàng chục món ăn khác nhau. Chế biến để ăn ngay thì có món luộc, kho, chiên, nướng, hấp, nấu ám, nấu chua, làm gỏi, làm chả. Để dự trữ có cá khô, cá muối, cá thính và các loại mắm. Riêng cá nướng, một kiểu ăn có nguồn gốc xa xưa từ thời khẩn hoang thì người dân Châu Đốc cũng có nhiều cách, mà độc đáo nhất là cá lóc nướng trui bọc trong bùn non hay lá chuối khi cá vừa được bắt lên [75, tr.80].


Tuy nhiên, trong cơ cấu bữa cơm thường ngày người dân Châu Đốc cũng như Nam Bộ quen ăn món có vị mặn kèm theo canh (cơm + món mặn + canh/rau). Trịnh Hoài Đức đã nói đến khẩu vị mặn được tất cả mọi người ưa thích [21, tr.147]. Sách Gia Định thành thông chí cũng đã nói đến tài ăn mắm của dân Nam Kỳ, có người ăn vã 2 thùng cá mắm đến hơn 20 cân, chỉ ăn một bữa hết, để làm trò đánh đố" [21, tr.148].


Ngoài loại mắm kho trong các bữa cơm còn có mắm sông. So với mắm Nam Bộ thì người dân vùng Châu Đốc nổi tiếng với các loại mắm hàng thế kỷ qua, như mắm thái, măm trên, mắm lóc, mắm ruột...

   Mắm Châu Đốc
   Dốc Nam Vang
   Bò Châu Giang
   Kênh Vĩnh Tế [2, tr.29].

Ngày nay, còn những nhà làm mắm nổi tiếng ở đường Thượng Đẳng Lễ - thị xã Châu Đốc, sản phẩm được gửi bán khắp nơi. Cũng là xứ "ưa ăn mắm" ở Nam Bộ như Trịnh Hoài Đức đã nói, nhưng mắm Châu Đốc là nơi "lẫy lừng và nổi tiếng từ xưa ở Nam Kỳ lục tỉnh" [39]. Trong đó, có một loại mắm được coi là "đệ nhất danh mắm" ở Châu Đốc là mắm ruột. Mắm này được làm từ ruột cá lóc hoặc cá bông. Nếu nói, sử dụng ruột cá là một biểu hiện sang trọng trong tiêu dùng cá, thì việc lấy ruột cá làm mắm là đệ nhất sang trọng [136, tr.24]. Đối với người Việt, mắm giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn đạm động vật cho các bữa ăn hằng ngày của con người. Sau cơm, mắm phải kể đến món canh. Với khí hậu nóng bức quanh năm người dân Châu Đốc không thể thiếu món canh trong từng bữa ăn.


Thời kỳ khẩn hoang, đời sống còn khó khăn, thiếu thốn, sau một ngày phát cỏ đẵn cây, ngoài cá, tôm, cua bắt được ở bưng đìa, lưu dân nhặt bông súng, kèo nèo, rau dừa, rau mác, rau ngổ, rau đắng nấu nồi canh tập tàng. Canh tập tàng từng là món ăn đắc dụng đối với những lưu dân người Việt thời khẩn hoang. Lương thực có khi phải lấy hạt bông súng ăn cho đỡ đói... Gạo thời đó làm ra từ lúa trời, đuôi dài. Nồi cơm, bát canh tập tàng, đĩa dưa mắm, đĩa rau là bữa ăn đạm bạc nhưng đem lại sức lực cho những lưu dân buổi đầu mở cõi.


Nói đến bữa ăn của người dân Châu Đốc, canh là món phổ biến. Tuy nhiên, canh chua được xem là món cốt lõi của bữa ăn. Buổi đầu, khí hậu còn khá khắc nghiệt, nắng nóng quanh năm, bệnh tật, dịch lệ thường hoành hành nên cư dân thường ăn món chua để có thể chống lại bệnh tật [140, tr.79]. Nguyên liệu nấu canh chua rất đa dạng, phong phú, nhưng hai món chủ yếu quyết định cấu thành nồi canh chua là cá với chất chua (me chua, me đất, lá bứa, khế, bần...)- Theo quan niệm y học Đông phương, những thức ăn có vị đắng (măng, mướp đắng, rau đắng, rau ngổ, rau sam đắng, mơ lông), vị chua (khế, me, chua me...) và vị mặn có tính bình, mát và thuộc âm [131, tr.351], có tác dụng làm bữa ăn trở nên ngon miệng, dễ ăn, giải nhiệt, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống cảm cúm, tạo sự cân bằng âm dương. Đó là lý do giải thích tại sao những ngươi dân Châu Đốc có truyền thống, kinh nghiệm hay ăn mắm, canh chua trong điều kiện nang nóng quanh năm.


Trong bữa ăn, các loại rau đối với người Việt không chỉ là một loại thực phẩm, mà đặc biệt còn có công dụng (ít hoặc nhiều) trong việc phòng trị bệnh. Người Việt thường có câu "cơm không rau như đau không thuốc". Đặc biệt các loại rau gia vị, ngoài những hương vị riêng, làm cho món ăn thêm màu sắc hấp dẫn, tạo cảm giác ngon miệng, kích thích tiêu hoá, còn là những cây thuốc có chất phytoncid, là chất sát trùng thực vật, giải cảm, trị sốt, ho... [10, tr.9] như hành, tỏi, tía tô, kinh giới, hương nhu, rau răm, húng chanh,... Vì vậy, người Việt thường coi mỗi món ăn là một vị thuốc. Ngoài những món ăn mang tính cổ truyền của người Việt: cơm, mắm kho, canh, còn có những món ăn phản ánh điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long mà các nơi khác hiếm thấy, được coi là đặc sản: thịt chuột đồng, thịt rùa, thịt rắn, thịt cá sấu, con đuông,... mang tính xài sang, cao cấp.


Trong những ngày lễ, tết, người dân Châu Đốc thường gói hai loại bánh, bánh tét và bánh ít để cúng ông bà tổ tiên. Ngoài ra, còn có bánh phồng làm từ nguyên liệu bột nếp để cúng quảy trong dịp giỗ, tết... Nghề làm bánh phồng nay vẫn phát triển mạnh ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, bạn hàng các tỉnh đến mua hàng khá tấp nập [30, tr.19]. Vào những dịp làm cỗ đãi khách, các món ăn được bày khá nhiều, vừa thể hiện sắc thái đậm đà của khẩu vị, điều kiện tự nhiên phương Nam, vừa biểu hiện tư tưởng hào phóng, thoải mái của người Châu Đốc. Ngoài các món ăn, đồ uống như rượu đế được làm từ nếp lên men, là món nhậu được giới đàn ông người Việt ưa thích. Trà là thứ nước giải khát thông dụng, tuy cách thưởng thức không giông người Việt phường Bắc, xem uống trà là một thứ tao nhã, thưởng thức. Đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức gọi trà là "chè Huế", mà mỗi người Nam Bộ đều thích uống [21, tr.148]. Người đàn bà Việt vẫn giữ thói quen ăn trầu, còn đàn ông thì hay hút thuốc.


Cộng cư lâu đời với các tộc người khác, cư dân Việt vừa bảo tồn truyền thống vừa sáng tạo, tiếp thu, cải biến những món ăn của người Khmer, Hoa, Chăm làm phong phú, đặc sắc thêm món ăn của mình. Món canh chua trong bữa ăn người Việt là kết quả của sự tiếp thu, cải biến, điều chỉnh canh chua của người Khmer cho hợp khẩu vị dân tộc (người Khmer nêm canh chua với cơm mẻ và mắm bò-hóc (prahoc), người Việt nêm bằng me và nước mắm). Người Việt cũng ảnh hưởng người Hoa những món ăn như lạp xưởng, thịt quay, mì, cháo quẩy, bánh bao...; ảnh hưởng của người Chăm món cà ri bò hay gà, nhưng thay vì cà ri nấu với sữa tươi, người Việt nấu với nước cốt dừa,...


Có thể nói, là tộc người nông nghiệp, di cư về phương Nam, người Việt vẫn bảo lưu cách ăn truyền thống và lối ăn cơm bằng đũa. Cơ cấu bữa ăn vẫn là cơm, món mặn (cá, thịt kho...) canh chua và rau. Cách ăn của cư dân Việt Châu Đốc không chỉ mang tính cách dân tộc, linh hồn dân tộc, tình cảm quê hương mà còn là vũ khí sinh tồn, là chất keo đoàn kết các thành viên trong cộng đồng, có khả năng làm người ta khuây khoả nỗi nhớ làng, nhớ quê hương, cội nguồn. Cách ăn uống của người Việt Châu Đốc không đi vào cách thức nấu nướng cầu kỳ, tỉ mỉ, thưởng thức cái tinh tế của lối sống kiểu như người Huế và Bắc Bộ mà thiên về sự dư dật, phong phú, ít chú ý tới cái tinh vi trong cách nấu, cách bày, tới mỹ cảm trong ăn uống. Người Châu Đốc ăn nhiều, ăn no, ăn thoải mái [125, tr.20]. Tuy nhiên, do cần thích nghi với khí hậu, tự nhiên, xã hội và văn hoá nên món ăn của người Việt Châu Đốc cũng có những tiếp thu, biến đổi để hợp với khẩu vị, tư tưởng dân tộc nhưng mang sắc thái mới mẻ, độc đáo của văn hoá đảm bảo vật chất ở vùng đất Tây Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM