Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:58:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908  (Đọc 3657 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2021, 08:02:49 pm »

Chúng tôi thường mời tướng Bertrand của quân đội Trung Quốc dùng bữa. Ông là cố vấn quân sự riêng của tướng Tô, tư lệnh trưởng tỉnh Quảng Tây. Tướng Tô lúc ở thành phố Long Châu, lúc ở trong trại tại Bằng Tường. Bằng Tường nằm giữa đường đi từ tỉnh lỵ Quảng Tây tới biên giới với Bắc Kỳ. Ở Bằng Tường, tướng Bertrand có nhà riêng trong có những ghế sa lông giống hệt châu Á bằng gỗ khảm ngồi khá cứng. Tuy nhiên, các phòng trang điểm tinh tế theo kiểu Paris mới lịch sự nhất. Trong cái đế chế sắc đẹp đó là cả một công xưởng phấn, chổi quét, ống sắt cuộn tóc, dũa móng tay, lược đủ loại, xà phòng, nước thơm và các loại nước hoa hiếm nhất dành cho phụ nữ. Ngoài ra, ông ta còn có những phòng tắm đặc biệt cho nam giới rộng đến mức mười người có thể vào cùng một lúc không cần phải xếp hàng. Có người tỏ ý ngạc nhiên với viên tướng khi thấy những bộ đồ nghề, những kho tiếp liệu quá nhiều và quá hoàn chỉnh như vậy, ông ta chỉ mỉm cười nói: "Đã thấm gì so với những kho khác. Mời ông hãy xem qua!". Trong một ngôi nhà tựa như kho đóng kín chứa đầy thực phẩm và đồ hộp loại hiếm nhất, những thứ có thể chống đỡ cho căn cứ bị vây hãm hàng nhiều tháng. Còn hầm nhà thì tương thích với rượu về số lượng và chất lượng.


Con người tướng Bertrand luôn luôn bí hiểm; một số người khẳng định đó là một người phiêu lưu. Nhưng ít ra ông cũng là người có nhiều dáng vẻ. Phong độ đẹp, hàng râu ấn tượng và chiếc cằm nhỏ, bộ quân phục gắn đầy sao làm ta nghĩ tới tướng Boulanger* (Tướng và chính khách Pháp, chạy trốn sang Bỉ và tự tử ở đó bên mộ người tình - ND). Tướng Tô theo đuổi đường lối thân Pháp, do đó toàn quyền Doumer cố gắng lôi kéo ông ta qua người đồng bào (chỉ tướng Bertrand) trung gian để càng ngày càng có ích cho quyền lợi của chúng ta. Trong tinh thần đó, đầu năm 1901, ở Đồng Đăng chúng tôi được thay một nghị định của toàn quyền cấp phát mọt khoản tiền ba mươi nghìn đồng cho tướng Tô để xây dựng con đường nối ga cuối cùng của đường sắt Hà Nội với con đường đi Long Châu ở biên giới Trung Quốc.


Chúng tôi khoái chí với bản thông báo về món tặng phẩm ngoại giao trứ danh đó vì trước đây đã có một con đường do nhà cầm quyền quân sự Pháp xây dựng, từ Đồng Đăng, ga cuối cùng trong lãnh thổ Bắc Kỳ, tới cửa Nam Quan, nơi bắt đầu con đường đi Bằng Tường. Chu đáo hơn, nước Pháp còn xây dựng một đọan đường sắt từ ga Đồng Đăng tới Nam Quan tức là nối với đường đi Bằng Tường. Tiện đây, tôi xin được dừng lại nói vài dòng về tướng Tô bất hạnh. Khi bị thất sủng, ông ta bị bà thái hậu già Từ Hi ra lệnh nhốt trong một chiếc cũi sắt. Đương nhiên ông ta phải luyến tiếc thời kỳ sung sướng khi cộng tác với những người Pháp đáng yêu và dễ chịu, nhưng phải chăng chính sự liên minh tốt đẹp đó đã làm ông ta mắc tội, đã làm bà già dữ tợn đầy quyền uy thôi không sủng ái vị quan võ uy tín này? Người ta đồn rằng ở trong cũi tướng Tô vẫn đeo cuống chiếc huân chương Bắc đẩu Bội tinh do chính phủ Pháp tặng và từ đó người ta cho rằng người tù có tên tuổi này muốn bằng cách đó cho dân chúng thấy mình là một trường hợp hiếm hoi nước Pháp cần phải can thiệp mà không can thiệp được. Nếu đúng như vậy, tôi nghiêng về ý kiến cho rằng chính nhà cầm quyền Trung Quốc buộc tướng Tô mang chiếc cuống đó nhằm làm nhục nước Pháp ở cấp độ huân huy chương quốc gia vì một khi đã bị kết án tử hình và bị tịch thu hết tài sản, chắc chắn chẳng ai được tự do trong việc mang huân chương, thứ không phải không có giá trị tinh thần.


Trở lại chuyện tướng Bertrand. Ông thường làm nhiệm vụ con thoi giữa Long Châu và Hà Nội và vai trò đại sứ lưu động đó đã mang lại cho ông ta một số uy tín. Ngoài ra, do sống mưu mẹo, tướng Bertrand biết nhiều chuyện của triều đình Trung Quốc và qua ông chúng tôi biết được nhiều chuyện hết bi lại hài hết hài lại bi, chuyện nào cũng đậm đà các mầu sắc.


Một hôm, không hiểu tôi nói với ai rằng thật là đại may cho nước Pháp có một tướng như tướng Tô trấn nhậm ở tỉnh liền với Bắc Kỳ. Tôi nói: "Tôi nghe nói ở Lạng Sơn người ta thường khoe về sự mẫn cán của các quan Thiên triều trong việc truy nã và bắt giữ những tên trộm trâu, buôn lậu, trộm cướp... từ Bắc Kỳ chạy sang Trung Quốc. Chỉ có điều trong khi chúng ta muốn các tên tội phạm phải bị đưa về Bắc Kỳ xét xử thì các quan Trung Hoa quá nghiêm khắc chỉ trả lại chiếc đầu mới chém của các tên tội phạm”. Với con mắt ranh mãnh, tướng Bertrand trả lời tôi: "Khi yêu cầu của các ông tới được các quan đạo đài (tao-tai) thì không cần tới mười lăm phút đầu của những tên tội phạm đã lìa khỏi cổ. Bốn tên tội phạm bị truy nã à? Thế thì bốn cái đầu. Do những cuộc truy tìm chẳng di đến đâu cả trong một xứ đầy núi non khó khăn như thế, đơn giản nhất là chặt đầu những tên tù nghèo khổ chẳng có tội gì ngoài tội chạy trốn. Thế là nhà cầm quyền Phâp có đủ số đầu bêu ở gần chợ Lạng Sơn để răn đe. Các anh hãy tin tôi đi, như thế ai cũng được thỏa mãn. Chẳng hơi đâu phải thay đổi những thứ đã thành nếp".


Một hôm, tướng Bertrand đưa tới Hải Phòng một cô gái trẻ đẹp đến say đắm, nói tiếng Pháp khá tốt. Chúng tôi tổ chức một bữa ăn đặc biệt vì muốn để lại ấn tượng dễ chịu cho vị khách đặc biệt và đáng yêu này.


Vài tháng sau, viên tướng xuống ngựa bước vào đồn quan thuế nói: "Một lát nữa vợ tôi mới đi kiệu tới. Tôi muốn ăn ngay để đi kẻo muộn" - "Nhưng, - Duclos nói, chúng ta cũng phải chờ bà nhà chủ?" - "Không cần, bà này bị ốm và sẽ không ăn gì". Thế là chúng tôi ngồi vào bàn. Chúng tôi vừa mới uống khai vị thì chiếc kiệu tới. Rất bặt thiệp, chúng tôi nhanh nhảu chạy ra trong khi nét mặt vị tướng tỏ vẻ khó chịu. Ông ta nhìn theo chúng tôi đi xuống, sau đó theo chúng tôi xuống tầng trệt, quả quyết vợ mình không cần gì và sẽ ngồi chờ trong kiệu. Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, viên tướng quyết định mở cửa chiếc kiệu. Trước mắt chúng tôi hiện ra người đẹp với đôi mắt thất thần, mớ tóc dài rối tung, bị trói vào kiệu như tù. Tướng Bertrand nói: "Cô ấy bị điên rồi". Chúng tôi đề nghị để cô gái nghỉ trong phòng. Viên tướng nhìn thấy một chiếc ghế mây dưới gầm cầu thang liền đặt người bệnh lên đó và trói lại một cách tàn nhẫn, sau đó lên gác. Chúng tôi đi theo và bữa tiệc kết thúc với không quá hai mươi câu. Khi viên tướng Trung Hoa (đúng hơn là Trung Hoa gốc Pháp) đi ra, Jean Duelos và tôi trao đổi với nhau những suy nghĩ về sự kiện kỳ lạ này.


Sự thật ra sao? Người ta khẳng định với chúng tôi rằng cô gái trẻ không điên, rằng do thất vọng phải xa Bằng Tường, nơi cô gần như bị cấm cung, nên cô đã vờ điên. Nếu đúng như vậy thì chính Bertrand đã đánh hơi thấy sự giả vờ đó và làm ra vẻ tin vợ mình điên. Điều đó giải thích sự thiếu quan tâm của ông ta. Nhưng ai biết chúng tôi đã tiếp cận với tấn thảm kịch nào?
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2021, 08:03:40 pm »

Khách thăm nối tiếp nhau và, giống như ngày tháng trôi đi, chẳng khách nào giống khách nào... Sau mùa diễn, mùa tôi phải vắng mặt vì bị đày lên biên giới, một số nghệ sĩ ở lại Bắc Kỳ để chạy xuống các tỉnh làm giàu. Trong số họ, có hai gương mặt đáng chú ý của ban nhạc Alix.


Dumail, ca sĩ giọng nam trầm, trước đây đăng ký làm luật sư tại tòa án Rennes với tên thường gọi Delille, nhưng sau đó, anh vứt bỏ mũ luật sư để theo đuổi một nữ diễn viên và trở thành ca sĩ bất đắc dĩ. Dumail rất đẹp trai, giọng rè rè nhưng là một nhạc sĩ giỏi và với vốn văn hóa sẵn có cho phép anh sáng giá trong mọi trường hợp. Người con gái anh yêu là ca sĩ hát theo trong các vở tiểu ca kịch. Cô Roques, một cô gái rất đẹp không quan tâm tới trang điểm lắm, được trời phú cho một giọng khá tốt. Delille - Dumail là bạn cùng lớp với Jean Duelos khi học ở trường trung học Rennes, vì thế chúng tôi ngạc nhiên khi đôi trai gái này cho chúng tôi biết họ định tới Đồng Đăng nghỉ vài ngày trước khi biểu diễn ở Lạng Sơn. Đồn quan thuế của chúng tôi chưa bao giờ vui như vậy và có lẽ sau này các bức tường sẽ chẳng bao giờ lại vang lên tiếng hát của những trích đoạn trữ tình hôm đó.


Hôm trình diễn, tôi đi theo hai nghệ sĩ xuống Lạng Sơn bằng xe goòng chạy trên đường sắt. Tối hôm sau, Jean Duclos theo xuống bằng chiếc xe nhỏ kiểu Anh. Căn phòng khá rộng của khách sạn Comme đầy nghẹt người. Tất cả các sĩ quan, công chức, nhiều hạ sĩ quan và lính có mặt. Ngồi ở hàng đầu là ba hay bốn phụ nữ châu Âu, những người tạo thành xã hội đàn bà ở Lạng Sơn. Chương trình gồm những đoạn nhạc kịch, các bài hát, các đoạn độc thoại. Tất cả do hai ca sĩ thực hiện trong đó Dumail phải đệm piano. Có một trích đoạn vở Hắn ta (Lui) của nhà soạn kịch hiện thực Oscar Méténier nói về một cô gái điếm đọc báo thấy ảnh của một tên sát nhân và thông báo thưởng cho ai tố cáo hắn. Cô gái theo thói quen nghề nghiệp ra cửa sổ hóng khách. Cô vẫy tay ra hiệu cho một người đàn ông. Người này trông thấy và leo lên gác với vẻ bồn chồn lo lắng. Vào được phòng, việc đầu tiên người đàn ông làm là khóa cửa phòng cẩn thận. Chẳng cần biết hay dở, anh ta leo lên giường ngủ. Nhưng chắc là lo lắng điều gì nên không sao ngủ được. Đầu óc rối tung, người đàn ông ra lệnh cho cô gái đang khiếp sợ (vì đã nhận ra hắn là kẻ bị truy nã trên báo) đi lấy một chai sâm banh. Cô gái không có tiền. Không sao, người đàn ông túi đầy tiền, miễn là cô đi nhanh lên và đừng có eo sèo. Trong giấc ngủ chập chờn, hắn lảm nhảm: "Cắt đầu". Cô gái đi báo cảnh sát rồi mang chai sâm banh và mấy cái cốc về. Người đàn ông vồ lấy chai rượu và cho chiếc nút chai phụt lên. Kịch bản là như thế nhưng than ôi, chai rượu thuộc loại xoàng nên chiếc nút chai bị gãy nằm ngang trong cổ chai, bọt rượu không sao thoát ra được. Trước trục trặc không lường được đó, diễn viên buộc phải biến báo: "Đưa ngay cái mở nút chai nếu không ta sẽ cắt đầu ngươi". Cô gái khốn khổ vờ tìm trong ngăn kéo thứ đạo cụ không có trong kịch bản. Cô định bước vào cánh gà tìm thì đúng lúc đó tên cướp lại lên tiếng đòi và ông chủ khách sạn vừa chạy tới vừa kêu lớn: "Mở nút chai đây!” và ném lên sân khấu chiếc mở nút chai.


Với khán giả là dân di thực đa nghi lại ngồi chỉ cách các nhân vật của vở kịch có hai mét thì không một kiểu diễn cương nào qua được mắt họ. Tuy nhiên, do sự thành thực của các diễn viên nên khán giả tỏ ra lịch sự, coi như không có sự gì xảy ra và như cuốn hút vào tình huống. Nhưng khi ông Comme can thiệp vào, tính bi giả vờ đáng yêu biến mất và cả cử tọa cười ồ lên. Nếu hai diễn viên tiếp tục diễn theo lương tâm nghề nghiệp thì cũng chẳng có ai xem nữa. Mọi chú ý dồn vào ông Comme và ai cũng cho rằng ông này thiếu thiên tư.


Ở Đồng Đăng, tôi cảm thấy ngày, nhất là đêm, rất dài. Tuy nhiên, cuộc tranh luận giữa tôi với một nhà nghiên cúu âm nhạc trẻ tuổi ăn chung bếp với tôi ở Hải Phòng trước đây là một dịp cho tôi tiêu bớt thời gian. Vốn là học sinh cũ của nhà soạn nhạc Jules Massenet ở nhạc viện Paris, Gaston Knosp trong các bài viết cho một tờ báo ở Hà Nội về các sự kiện âm nhạc chỉ viết về thầy mình bằng các từ ngữ khoa trương và chẳng đả động một lời nào tới các nhà soạn nhạc lớn khác. Sự thiên vị đó làm tôi viết bài phản đối trên một tờ báo khác. Ngôn từ của cuộc tranh luận khá gay gắt như thể âm nhạc không làm dịu được thói đời.


Giữa những sự việc vụn vặt đó, Jean Duclos được bổ nhiệm phụ trách quan thuế tại Hội Chợ đang chuẩn bị mở ở Hà Nội vào năm 1902. Tôi ở lại Đồng Đăng một mình và bắt đầu buồn chán mặc dù có thi sĩ viên chức đường sắt là hàng xóm. Săn bắn, thú tiêu khiển duy nhất, lại càng làm tôi chán hơn. Chỉ có một lần, với vài phát súng, tôi mang về một con chim ngói và một con chim trĩ. Những thứ này trong tay tôi cũng chỉ như những con gà bình thường.


Cứ thế cho tới khi tôi phải mặc áo lính. Tôi yêu cầu giám đốc cử người thay tôi trong tương lai. Người ta phái tới một người thay tôi vào tháng 12. Đó là anh bạn Bouras. Thế là tôi rời đồn quan thuế sau đúng một năm để gia nhập trung đoàn pháo binh thuộc địa số 4 ở Hà Nội.


Do đường sắt Phủ Lạng Thương - Gia Lâm đã được khánh thành ngày 1-10-1900 nên tôi có thể đi xe lửa từ Đồng Đăng tới sông Hồng, sau đó đi phà sang Hà Nội.

Tôi không luyến tiếc miền biên giới vì đời sống ở đó quá đắt đỏ đối với túi tiền của tôi. Thật vậy, do thiếu khách sạn kiểu châu Âu ở Đồng Đăng nên những người đi tham quan Trung Hoa Môn thường đột xuất yêu cầu chúng tôi cho ăn. Thế là lúc nào chúng tôi cũng phải có một kho thực phẩm và dĩ nhiên ai lại lấy tiền khách ăn. Tình trạng đó buộc tôi phải xin phụ cấp đắt đỏ dựa vào các hóa đơn khi mua hàng của các hiệu trong vùng. Đơn của tôi bị ông giám đốc Rojier bác. Ông phê vào đơn: "Tôi công nhận cuộc sống đắt đỏ nhưng ông Bourrin phải trả tiền chai rượu Chablis". Nguyên là trong số hóa đơn tôi trình lên có hóa đơn một chai vang đỏ do một người Tàu ở Nacham nhái tên Chablis. Một chai vang xoàng không hề có lấy một giọt nước nho nhưng vì rất khát sau một chuyến đi tuần xa nên tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc khi vớ được nó.


Qua bút phê, ông giám đốc cho rằng mình đã điểm trúng cái huyệt hoang toàng của tôi. Thực tế, một nhân viên quèn như tôi phải vay mượn mới giữ được trong sạch ở nơi mình phải có mặt, nơi những viên chức đang làm nhiệm vụ đâu có muốn ra đi chỉ vì những khoản tốn kém không đâu.


Ngoài ra, chúng tôi ở Đồng Đăng bỗng giống như người canh Trung Hoa Môn. Rất nhiều khách thăm Trung Hoa Môn tới gặp chúng tôi với thư giới thiệu, thế là, theo đạo lý, chúng tôi phải đưa họ tới tận đèo Nam Quan. Đèo này được đóng kín bằng một đoạn tường tượng trưng, ở đó chúng tôi đã quá quen với những chiếc đầu bị chặt bỏ trong giỏ treo dưới vòm cửa chính.


Ở đó cũng có thể thường xuyên nhìn thấy những người tù mang gông. Đó là một bản gỗ to dày rất nặng dùng để gông cổ và hai cổ tay người tù. Cổ người tù khốn khổ như bị chiếc gông to lớn cưa ra theo đúng nghĩa của từ này và không biết làm thế nào để ngủ. Đây là chưa nói tới ruồi họp chợ đen đặc trên mặt bi trát đường mật... Những tên cướp khốn khổ bị bêu như vậy để làm gương cho kẻ khác... Từ khi có sự chiếm đóng của người Pháp, ở Đông Dương không còn những cảnh dã man như vậy.


Khi thăm cửa Nam Quan, cần phải đề phòng bọn ăn cắp. Tự nhiên người ta thấy bị một bọn trẻ con rách rưới xô đẩy. Chúng trắng trợn giật can, cà vạt, kính, máy ảnh, ống nhòm... làm ra vẻ thèm xem những thứ đó. Chỉ cần một chút lãng tâm thế là món đồ được truyền từ tay nọ sang tay kia và xa dần chủ. Khi muốn lấy lại thì không biết ở đâu nữa.


Ở vùng phụ cận của Nam Quan và trên đường đi Bằng Tường, người Trung Quốc xây dựng các pháo đài cheo leo trên những nền bê tông đổ trên các tảng đá. Trông mà phát hoảng, nhưng một hôm tướng Tô đi qua đó và, không hiểu vì lý do long trọng nào, một người nào đó ra lệnh bắn đại bác chào thế là các pháo đài đổ sập xuống ngay từ loạt đạn đầu chỉ vì tất cả được xây bằng vật liệu kém. Hôm đó, pháo bắn chào phải ngừng bắn suốt dọc đường nhờ một đơn vị nhỏ vội vã lên đường để truyền lệnh ngừng bắn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2021, 08:13:44 pm »

1902 -1903

HÀ NỘI, MỘT THỦ ĐÔ ĐẸP - PHÁO BINH THUỘC ĐỊA - LÍNH PHÁO MỚI - MAURICE KOCH, MỘT NGƯỜI HIẾU KHÁCH - ÔNG FRÉZOULS, TỔNG GIÁM ĐỐc QUAN THUẾ - KHÁNH THÀNH CẦƯ VƯỢT SÔNG HỒNG - SUY NGHĨ VỀ PAUL DOUMER - NHỮNG CUỘC DIỄN TẬP LỚN - DIỄU BINH Ở PHÚ LẠNG
THƯƠNG TRƯỚC VUA THÀNH THÁI - BỊ TRƯNG DỤNG VÀO QUAN THUẾ - HỘI CHỢ HÀ NỘI - NHỮNG TRÒ VUI - DỊCH HẠCH: CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHUỘT - ĐI NGHỈ PHÉP.


Hà Nội! Ôi vui sướng biết bao gặp lại nó sau một năm phải lưu đày ở biên giới. Hà Nội! Nơi đây, cuộc sống náo nhiệt về đêm tràn ngập ánh đèn của các hiệu cà phê và các cửa hàng, phố xá tráng lệ đầy nghẹt người. Thật vui sướng sau những ngày đáng nguyền rủa dài dằng dặc sống trong cô đơn buồn bã. Tôi được hưởng sự đổi đời đáng giá đó ba ngày. Bị chuyển thành lính pháo thủ sau đó, tôi cảm thấy kém thoải mái mặc dù được sống quanh một nơi vui thú như Hồ Gươm và trên chiếc quần đỏ của tôi có một đường nẹp mảnh trang trí.


Bằng cách tuyển binh ngay tại thuộc địa cho trường pháo thủ, người ta đã thành lập được khẩu đội sơn pháo 80 gồm 6 người: Đó là Bory, thợ làm bánh; Hamelle, nhân viên quan thuế; Dubuisson, nhân viên kế toán; Pignolet thợ máy; Crétin, tay đua có cặp giò trứ danh kiêm chuyên gia tàu bè; và tôi. Ba người đầu sinh ở Pháp và chết trước khi mãn hạn ở Đông Dương không cần chờ thế chiến nổ ra. Pignolet là người lai sinh ở đảo Réunion, còn Crétin sinh ở Đông Dương. Gốc gác như thế lẽ tự nhiên hai ngươi có sức đề kháng tốt nhưng vẫn không bằng tôi vốn được thấm đẫm rượu ngọt xứ Nantes trong thời niên thiếu.


Crétin và tôi vào phân đội một do viên hạ sĩ quan Mouilleseaux chỉ huy. Chắc chắn những lời lẽ phỉnh nịnh của viên quản Flick de Courteline đã ru ngủ viên hạ sĩ quan cắm cẩn như chó này nhưng cánh lính động viên ở thuộc địa như chúng tôi chẳng ai chịu lui tới chỗ ông ta. Mouilleseaux liền cho chúng tôi biết thế nào là mùi gian khổ của đời lính đồng thời tỏ vẻ khó chịu vì thấy chúng tôi trong giờ nghỉ thường nói chuyện thoải mái với các sĩ quan như các trung uý Lardry, Barbaud và Bourreau. Chỉ huy khẩu đội pháo là đại úy Coléno. Chúng tôi tiếc là không quen chỉ huy trưởng Thomeuf, người hai năm trước đây đã làm Varin thán phục vì sự lém lỉnh đặc Pháp. Trong một lần tập hợp để tổng diễu binh, chính viên sĩ quan này, để tỏ ý không hài lòng với các pháo thủ bản xứ luôn luôn lề mề khi xếp hàng, đã ngồi trên ngựa hô lớn: "Nào các bà, không cần gì phải vội!"


Thực ra đời sống nhà binh không có gì nặng nề vào giai đoạn khoan hoà này mặc dù trong sổ lính của ai cũng đươc ghi hàng chữ "Ở Bắc Kỳ trong tình trạng chiến tranh". Thực tế, cánh lính động viên chỉ phải đứng dưới cờ có mười tháng nhưng được ghi hàng chữ trên chỉ vì tham gia hai chiến dịch.


Thứ nhất là hàng ngày được đi dạo bằng la không có yên cương. Có những con đốt xương sống lòi ra rất rõ. Các sĩ quan luôn luôn chọn cho mình những con da thịt đầy đặn, để lại cho lính những con xương xẩu và chúng tôi có thể nói như anh chàng Sancho Panca trong vở Don Quichotte của Massenet:

Ta thấy rõ những chiếc mấu
Của chiếc yên lừa
Trời ban cho ta
Để thúc vào ta


Thật đáng thương cho những chiếc mông của chúng tôi! Guillaume Crétin bao giờ cũng dềnh dàng nên luôn luôn vớ được con tồi tệ nhất. Anh không sao quen được việc cọ xát với xương sườn con vật.

Phải nhiều ngày sau khi nhập ngũ, Crétin và tôi mới được phép ra khỏi trại chơi, vẫn phải đóng chiếc áo khoác dày cộp, chúng tôi đi về phía cổng trại lính. Tới vọng gác, chúng tôi giơ tay chào viên hạ sĩ quan theo nghi thức nhà binh với sự vụng về của lính mới. Chỉ còn vài bước nữa là đại lộ Carnot (nay là phố Phan Đình Phùng, Hà Nội - ND), chúng tôi sẽ được hít thở không khí tự do, sung sướng trong bốn giờ thoát được ách bạo chính của viên khẩu đội trưởng quái ác. Đúng lúc đó không hiểu sao viên khẩu đội trưởng tôi đang nghĩ tới lại xuất hiện ở khung cửa.


Chúng tôi gần như sắp qua cổng nên giả vờ không nhìn thấy ông ta. Viên khẩu đội trưởng liền kêu lên giọng thô bạo: "Hai anh pháo thủ!". Chúng tôi dừng lại, chết điếng. Khẩu đội trưởng tiếp: "Tại sao không chào hạ sĩ quan?". Tôi kịp biến báo: "Điều lệnh cho phép không phải chào trong doanh trại" - "Anh nói ở trong doanh trại?" - "Vâng, ở trong doanh trại" - "Đúng là được miễn như anh nói, nhưng anh hãy nhìn chân tôi xem nó có ở trong doanh trại không?". Quả thực, đúng như Mouilleseaux nói, chân của ông ta đã ra ngoài phố. Một cách ngượng ngập, tôi và Crétin phải nhận có lỗi. Ngượng chín người, chúng tôi giơ tay lên vành mũ kêpi đứng yên chờ bản án phạt. Viên đội như muốn cười nhưng kìm được. Cuối cùng ông ta nói: "Thôi chào! Lần sau không được như thế nữa". Vào buổi cầu kinh tối hôm đó, nhất định ông ta sẽ kể chuyện mình đã bắt mấy thằng "ngang như cua" chào chân mình như thế nào.


Crétin và tôi chỉ có rất ít tiền. Ra ăn ngoài là một việc xa xỉ, chúng tôi không thể đãi nhau thường xuyên. Vì thế chúng tôi rất sung sướng khi có ai đó "dân sự", bạn của cha tôi, mời ăn. Trong số những người mời như thế, người đáng yêu nhất, có lẽ do anh ta nghèo nhất, là một nhà báo chúng tôi quen trong một quán cà phê. Nhà báo này tên là Maurice Koch. Anh điều hành một tờ báo mới ra, tờ Người Đông Dương (Indo - Chinois) có trụ sở ở phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền - ND), đối diện với Hanoi Hôtel. Koch không giàu có lắm, tự nấu tại nhà những bữa ăn đạm bạc. Tuy nhiên, thấy chúng tôi vô tư, anh không ngần ngại mòi chúng tôi dự bữa. Anh nói: "Khi không đủ cho một người thì sẽ thừa cho ba người" - Maurice Koch thân mến, suốt đời anh, anh đã thoát ra khỏi những ràng buộc vật chất như vậy đó! Là nhà báo, nói chính xác hơn là trưởng phòng hộ tịch của đốc lý Hà Nội, anh không bao giờ có tiền nhưng giàu có về lòng tốt và tình cảm sâu sắc đối với những người xung quanh. Là người nghiện nặng cà phê, trong nhiều năm anh làm chủ một chiếc bàn ở hiệu Gà Trống Vàng (Coq d'or - tiệm uống nổi tiếng lúc đó, nay ở giao điểm Tràng Tiền - Ngô Quyền • ND). Ở đó, lúc nào anh cũng có phong thái tuyệt vời với những câu chuyện hóm hỉnh đặc Pháp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2021, 08:14:20 pm »

Sau những khóa hướng dẫn cấp tốc, cánh lính động viên chúng tôi được bổ việc. Tôi được phân làm tuỳ phái kiêm điện thính viên cho đại tá Boissié, chỉ huy trung đoàn trong khi anh bạn Crétin của tôi được phó thác cho thư viện.


Những sự kiện trọng đại của năm này là khóa học bắn ở Sơn Tây và cuộc diễn binh lớn ở Phủ Lạng Thương. Trong thời gian tập bắn, tôi tới thăm ông Troisgros, kiểm hóa viên quan thuế. Ông nói với tôi: "Chúc mừng sự thăng cấp của anh" - "Thăng cấp nào?” - "Tham biện chứ còn gì nữa!" (tới lúc này tôi mới chỉ là tham tá) - "Tôi không biết gì cả" - "Vậy thì tôi rất sung sướng báo cho anh biết điều đó. Anh được thăng cấp từ ngày 1-1. Tôi đọc thấy tin đó trong công báo”.


Tôi rất ngạc nhiên về những hành động ra ơn một cách cố ý của ông tổng giám đốc Fréjouls. Năm 1899, ông Fréjouls gặp cha tôi trên một chuyến xe hỏa. Lúc đó ông nói với cha tôi: "Con ông làm ở cơ quan tôi. Anh ấy là một nhân viên tốt. Tôi sẽ bổ anh ấy làm tham biện đúng ngày anh ấy gia nhập trung đoàn". Ông Fréjouls cho rằng bổ nhiệm ngay các nhân viên trẻ tuổi chưa qua nghĩa vụ quân sự trong khi những người qua rồi phải chờ đợi nhập lại ngành quan thuế là một bất công. Tôi thấy một lời hứa do giới quan chức cao cấp thực hiện chẳng có gì khó khăn cả nhưng giữ được lời hứa thì quả là ít thấy. Ngay thời xa xưa đó, chuyện như thế cũng ít thấy nên chuyện này tôi phải kể ra vi ông Fréjouls vẫn nhớ tới tôi sau hai năm rưỡi ngẫu nhiên gặp và hứa với cha tôi.


Ông Fréjouls là thanh tra thuộc địa. Ông có năng khiếu về tổ chức. Chính ông là người tổ chức cơ chế tài chính cho ngân sách toàn xứ và đặt ra các sắc thuế toàn quyền rất cần để thực hiện các dự án to lớn. Để minh chứng cho công việc của mình, ông đã để lại nhiều báo cáo viết tay sáng sủa và rõ nghĩa. Con người này biết tự mình làm việc, ngược hẳn với nhiều người bình thường sau khi chiếm đươc địa vị cao muốn yên vị chỉ còn biết trông cậy vào tài năng của các thuộc viên thân cận. Vị quan chức quan trọng này biết rằng càng muốn quản lý nhân viên thì càng cần phải rèn họ. Ông cố gắng tự mình động viên những nhân viên thấp nhất và không bao giờ bỏ qua cơ hội tìm hiểu họ. Có một thông tư yêu cầu các nhân viên ở các tỉnh khi qua Hà Nội (và Sàigòn khi ông làm sếp ở đó) tới gặp tổng giám đốc. Khi một nhân viên thông báo tên để trình diện, ông Fréjouls liền yêu cầu bộ phận văn thư chuyển cho ông hồ sơ của khách thăm để ông liếc qua. Vài phút sau hồ sơ được đút vào ngăn kéo và một vị khách râu xồm được đưa vào. "À, ông Durand đấy à, tiếc là trước đây chưa gặp ông. Ông có bằng lòng với chỗ làm việc không?" - "Thưa ông tổng giám đốc, cũng kha khá". - "Thế cháu gái Rosette, cháu mấy tuổi rồi?" - "Cháu sắp hai tuổi" - "Đúng, tôi nhớ ra cái giấy báo khai sinh ông gửi cho tôi rồi. Thế còn bà Durand thế nào, tai nạn của bà tháng trước không có hậu quả gì nghiêm trọng đấy chứ?” - ’’Thưa ông không, thoạt đầu cứ tưởng gãy xương nhưng chỉ là bong gân" - "Thế thì tốt quá, nhờ ông nói với bà Durand là tôi mừng cho bà ấy. Thế còn cái tay thu ngân ở chỗ ông, ông đã chịu nghe hắn ta chưa? Năm ngoái hai người đã nặng lời với nhau, như thế không tốt" - "Thưa ông, hiện nay chúng tôi nói năng với nhau không thể chê được. Ông Dupont thường tới chỗ tôi uống rượu vì vợ ông ấy ốm rất nặng phải về Pháp. Chính bà ấy bố trí chơi xấu tôi" - "Phải thế chứ! Tôi biết nhất định hai người sẽ phải thu xếp ổn thỏa vì ông bà là người tốt, cả ông Dupont cũng là người tốt. Tôi đã nghĩ kỹ, rồi tôi sẽ chuyển ông đi chỗ khác. Tôi biết ông ở đó đã quá lâu mà ăn uống lại kém. Nhưng đó là một nơi rất khó khăn cần phải có người tin cậy. Vì quyền lợi chung, tôi muốn để ông ở đó đã. Ông chỉ còn phải ở đó một năm và ông sẽ được thăng hạng hai”.


Người nhân viên ra về một cách thoải mái. Ông ta kể với vợ rằng ông Fréjouls không quen biết họ nhưng biết tất cả những chuyện xảy ra ở sở, rằng ông ta đặc biệt quan tâm tới họ, cả đến con bé Rosette ông ta cũng biết, rằng chắc chắn sang năm mình sẽ được thăng cấp. Việc này chắc như đinh đóng cột vì ông Fréjouls đã ghi vào sổ và không khi nào ông ta nuốt lời hứa.


Khi có xung đột giữa nhân viên của mình với đại diện của giới hành pháp, thường là xác định xem thuế có đúng không, ông Fréjouls tự mình tìm hiểu. Khi chắc rằng nhân viên của mình không nhầm, ông bảo vệ họ tới cùng. Nếu sự việc không giải quyết được ông trình lên Paul Doumer và người đứng đầu Liên bang nhanh chóng cho ông thắng lý. Vì thế các nhân viên quan thuế rất nhiệt tình làm việc và người cầm đầu ngành quan thuế có thể yêu cầu họ làm bất cứ việc gì. Ngoài ra, ông Fréjouls còn có bàn tay sắt khi cần phải trừng trị ai. Kết quả là kỷ luật hồi đó tốt hơn bây giờ nhiều. Bây giờ cái gọi là bảo lãnh của hội đồng kỷ luật thường chỉ đi tới chỗ không trừng phạt những người phạm lỗi thực sự hoặc chà đạp suốt đời những người chỉ phạm những sai sót rất nhỏ. Sở dĩ như vậy vì các hội đồng kỷ luật chỉ giới hạn trong việc trả lời những vấn đề trình lên người cầm đầu một sở, do đó muốn cho vô tội hay kết tội một nhân viên nào đó của mình chỉ cần khôn khéo đưa ra những câu hỏi theo ý đồ riêng.


Chiếc cầu đường sắt qua sông Hồng (1680m) vừa được hoàn thành ở Hà Nội. Triển lãm mớ cửa vào cuối năm 1902. Toàn quyền quyết định khánh thành thật long trọng cây cầu và đoạn đường sắt vừa mới hoàn thành nối Hà Nội (bờ phải) với Gia Lâm. Việc khánh thành đòi hỏi sự có mặt của vua An Nam, ngài Thành Thái (lúc đó cách gọi hoàng đế ít được dùng). Cái đinh của lễ khánh thành là cuộc duyệt binh của hàng ngàn binh lính vừa kết thúc diễn tập ở vùng Bắc Giang.


Trung đoàn chúng tôi lên đường vào một buổi sáng đẹp trời. Các cỗ pháo vượt sông trên những chiếc phà nhỏ vì không những cầu chưa cho lưu thông mà còn bởi người ta thậm chí còn chưa tính tới cho xe hơi và người đi bộ qua cầu. Tuy nhiên vẫn còn có trước mắt nhiều năm để xây dựng đường đi hai bên cánh ở dạng treo. Việc vượt sông chiếm gần hết một ngày. Vào cuối buổi chiều, người ta cho chúng tôi cắm trại trong một thửa ruộng cách ga Gia Lâm vài trăm mét. Người thổi còi của ga chính là ông Didier, bạn của cha tôi. Sau khi dựng xong trại, tôi nghĩ có thể ra ga thăm ông. Thật không may cho tôi: một viên sĩ quan nhìn thấy tôi đi xa dần trại liền cho người đuổi theo ra lệnh cho tôi phải lập tức quay về trại trình diện đại úy. Đúng lúc đó ông Didier tới mời tôi ăn tối để thử món đùi sóc. Ông kêu lớn: "Lát nữa nhé" trong khi tôi thẫn thờ quay đi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2021, 08:15:07 pm »

Đại úy Coléno nghiêm khắc hỏi: "Anh định đi đâu như vậy mà không xin phép?" - "Tôi đi hỏi ông sếp ga vì ông ấy mời tôi ăn cơm” - "Anh không được quan hệ với những người ngoài quân đội. Chúng ta đang diễn tập, phải thi hành đúng như trong chiến tranh. Anh không được dời trại nếu không có phép. Nhớ lấy!". Tôi đằng sau quay thật đúng cách và ngay lập tức đón nhận được những lời chế nhạo của đồng đội: "Người ta bị động viên mà, người ta tưởng cái gì cũng được phép, người ta thèm gì cái thứ pháo thủ xoàng xĩnh này, người ta đi lại với các sếp ga cơ. May mà trời có mắt".


Nửa tiếng sau, viên đại úy lại cho gọi tôi. Ông ta nói: "Lúc nãy tôi đã nói với anh những gì cần nói và tôi hy vọng anh sẽ nhớ mãi. Nhưng tôi không muốn cưỡng lại việc ông sếp ga mời anh ăn cơm, vậy tôi cho phép anh tới chỗ ông ấy nhưng phải trở về trước chín giờ". Tôi sung sướng cảm ơn và ra đi không thèm cho các bạn đồng ngũ biết. Họ điếng người nhìn tôi đi về phía nhà ga nhưng không chịu im: "Thằng mỏ khoét, thằng đi dày". Vào thời đó, ba phần tư binh lính và thậm chí một số hạ sĩ quan tin tưởng sắt đá rằng những người Pháp sống ở thuộc địa là những người bị lưu đày hay con của những người lưu đày không có quyền quay về tổ quốc.


Tôi kể lại sự gian truân từ trại tới ga cho ông Didier. Ông chờ tôi kể hết câu chuyên mới nói: "Anh bạn thân mến, có một điều anh không biết là tôi đã gửi cho đại úy của anh một bức thư mời ông ta và các sĩ quan ngủ trong phòng đợi nhà ga còn hơn là ngủ trong lều nhưng ông ấy đã nhã nhặn từ chối. Tuy nhiên để đáp lễ với tôi, ông ấy đã cho anh tới đây. Vì thế lúc nãy khi anh quay đi, tôi đã kêu lên: "Lát nữa nhé". Chỉ một lúc nữa, tàu chỗ ngài toàn quyền qua đây về Hà Nội rồi, chúng mình sẽ uống khai vị".


Tôi đi dạo trên sân ga chờ tàu qua. Nguyên là ông Paul Doumer muốn cùng với ông Guillemoto, kỹ sư trưởng Nha Công chính Đông Dương, làm một chuyến đi lên tận Phủ Lạng Thương trước ngày đại lễ. Đoàn tàu rất ngắn gồm đầu tàu, toa than, toa hàng và toa sa long. Toa này không hiểu ngẫu nhiên thế nào lại đỗ ngay trước mặt tôi. Ngay lập tức ngài toàn quyền bước xuống sân ga hỏi: "Sao lại đỗ ở đây?". Tôi, chào theo kiểu nhà binh và định trả lời không biết vì tưởng mình bị hỏi thì ông Dardenne, kỹ sư trưởng của Công chính Bắc Kỳ, ló mặt ra trả lời: "Thưa ngài toàn quyền, dừng lại để xin đường". Ông Doumer hách dịch: "Không phải xin đường mà yêu cầu phải có đường".


Đó là lần duy nhất tôi có vinh dự được gần Paul Doumer. Nhưng chỉ một lần đó cũng đủ cho tôi hiểu tính cách của con người chứa đầy ý chí và kiên trì này.

Nếu tôi có viết tự truyện chi tiết vể những nhân vật có vai trò hàng đầu trong lịch sử thuộc địa và có liên quan tới tôi, tôi sẽ bỏ cách viết sáo mòn thường dùng để ghi lại những kỷ niệm cá nhân.


Về Paul Doumer, tốt nhất là tôi sẽ góp chuyện bằng cách lướt qua con người ông ta, một người tôi chỉ gặp thoáng qua mấy tháng trước khi ông ta về nước vĩnh viễn. Giờ đây, sau bốn mươi năm, cuộc sống ở Đông Dương không còn dấu vết của những nỗ lực ban đầu của chúng ta, trong đó có những giá trị căn bản của vị toàn quyền đầu tiên, người đặc biệt sắc sảo và là người duy nhất trong những năm trước chiến tranh có những ý tưởng mạnh mẽ đối với các công trình dài hạn.


Chính vì thế, qua những trang này tôi có dịp nhấn mạnh là Đông Dương chắc sẽ có một số phận sáng sủa hơn nếu một con người như thế không đột nhiên bị mất quyền lãnh đạo. Có người phản bác lại rằng Doumer, do vị trí to lớn của ông ta trong đời sống ở chính quốc, không thể ở mãi nước ngoài. Thậm chí có người còn đưa ra chứng cố cho rằng Doumer nhận làm chấp chính ở Đông Dương để tái ổn định tình hình ngân sách khá tồi tệ ở chính quốc, nơi trước đó ông làm tổng trưởng tài chính. Nếu đã nói như thế thì chẳng còn gì để nói nữa vì có rất nhiều người thường xây dựng tại nơi công tác một nền tài chính riêng bằng những cách không mấy danh dự lắm. Nhưng lệnh triệu hồi Paul Doumer về Paris, một lệnh ảnh hưởng tới cả chuyện bếp núc của bà Paul Doumer, liệu có cần không? Nếu chính Paul Doumer muốn rời bỏ thuộc địa thì ông ta cần gì phải cố chen vào đội ngũ các nhà chính trị ganh đua nhau? Đúng, cần gì trong khi ông ta đã hiến dâng năm năm trời cho một nhiệm vụ lôi cuốn và cao quý ở nơi xa xôi khác hẳn những công việc vô bổ ở Nghị viện ngập những sự chống đối thấp kém của các đảng phái?


Phải chăng con người ở chức vụ cao đó làm việc vì cái tham vọng tầm thường là lấy lại chức bộ trưởng đã mất? Phải chăng ông bị cuốn hút vào chức vụ tối cao, một chức vụ phải trả giá bằng kết cục bi thảm? (Paul Doumer bị ám sát khi làm tổng thống - ND). Hay Paul Doumer chưa xứng đáng lắm ngồi ở điện Elysée vì đã thực hiện trong hai mươi năm một chính sách chuyên chính theo kiểu thuộc địa và đã, bằng thiên tài của mình, biến Đông Dương thực sự thành một "chính quốc thứ hai", điều mà cho tói giờ mới chỉ là những phác thảo?


Thực ra các nghị sĩ của chúng ta sẽ chỉ chấp nhận làm việc ở thuộc địa vì những lợi ích riêng, việc hoàn thành nhiệm vụ đối với họ chỉ là thứ yếu. Họ chỉ nhận chức vụ tạm thời. Ít ra thì những thành công bề ngoài của họ cũng tạo thành một bậc thang để leo lên những bậc thang tôn ty trong chính trị. Không hiểu đó có phải là trường hợp của Paul Doumer không? Tôi không rõ liệu ông có để lại những tâm tư riêng về việc mình phải từ bỏ một công cuộc chỉ mới ở giai đoạn phác thảo không. Tuy nhiên, người ta đã nhìn thấy con người này bị cuốn hút vào các hoạt động trong năm năm chấp chính, chạy khắp bán đảo một cách không mệt mỏi để thúc đẩy công việc và mỗi khi cưỡi ngựa đi thăm thú nơi nào đó trong một xứ còn chưa có đường xe hơi ông thường tới đích trước các nhân viên bảo vệ. Được phù tá bởi một bộ tham mưu gồm những người kiệt xuất như Guillemoto ở công chính, Fréjouls ở quan thuế, Broni ở Vụ Dân sự, Paul Doumer đã đặt nền móng cho việc tổ chức toàn xứ theo những phương pháp được ngày nay khẳng định. Thành quả nổi bật là một liên bang dưới sự bảo trợ của Pháp gồm Trung Kỳ và Bắc Kỳ với Cao Miên và Nam Kỳ, một liên bang tự tin nhìn về phía Vân Nam, một trái chín sẵn sàng để hái gài lên vòng nguyệt quế.


Nghiêm khắc với bản thân nên con ngươi không bao giờ cười này có thể yêu cầu và buộc người khác phải phục tùng. Ông đã làm tối đa cho bộ máy rất không hoàn chỉnh mà nền Cộng hòa trao cho ông. Nhưng, đây mới là cái nút của vấn đề: chính quyền ở chính quốc cho phép ông điều hành công việc theo ý ở mức độ nào? Người ta chẳng đã dựa vào luật để ngăn trở ông một cách xuẩn ngốc đó sao? Ôi, tầm nhìn về phía Vân Nam... Lại còn việc Doumer không chịu phát biểu một câu: không có sách viết để lại cho các con, không có các bài viết trên báo, phải chăng vì ông đã dùng hết sức lực để chống lại sự không thông cảm của chính quyền trung ương, một sự không thông cảm làm ông phải ra đi trước khi hoàn thành công trình?
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2021, 08:15:46 pm »

Có người nói rằng Paul Doumer sẽ còn ở Đông Dương lâu hơn nữa nếu không bị gọi về, thậm chí người ta còn đồn là có một chiếc tuần dương hạm sẵn sàng cho ông dùng nhưng sẽ buộc ông phải xuống tàu lên đường nếu không chịu nhường chỗ cho người khác... Những chuyện như vậy chỉ là những chuyện tô vẽ ra nhưng có điều chắc chắn là các hoạt động mang tính trí tuệ của Paul Doumer đã phủ bóng đen lên các nhà chính trị dốt nát ở chính quốc. Mặc dù rất ôn hòa, trong lời nói đầu cuốn Hồi tưởng cúa mình, vị cựu toàn quyền vẫn tỏ ra cay đắng.


Tại sao như vậy? Chỉ cần đọc lại cuốn Những lá thư từ Bắc Kỳ (Lettres du Tonkin) do Lyautey viết khi là phó rồi sau đó là tham mưu trưởng ở Hà Nội thì sẽ hiểu được Paul Doumer cứ mỗi khi muốn hành động lại vấp phải những lực cản giống hệt những lực cản những người trước ông ta như Lanessan và Rousseau đã gặp mỗi khi cố làm một cái gì đó có ích. Trong tuyển tập các bức thư của Lyautey còn có một số ghi chép của Galliéni trong đó ông ta gào thét vô vọng chống lại những việc làm xấu xa của các nhà chính trị ở Paris. Lyautey viết: "Những ý chí quý báu của cá nhân bị vô hiệu hóa bởi các nhà lãnh đạo thiếu vững vàng, không có khả năng và chuộng hình thức".


Thật là thất vọng khi thấy chẳng có gì thay đổi về mặt này. Cáo trạng của nhà thiết kế đế quốc (chỉ Lyautey - ND), người dựng nên xứ Maroc thuộc Pháp, không chỉ có giá trị cho quá khứ. Vẫn những thói cũ.


Chính ra cần phải đưa chế độ ra tòa thay vì đặt vấn đề đối với sự nóng vội của Doumer muốn đóng một vai trò chủ chốt ở Pháp. Con người của hành động như vậy đã vấp phải sự trì trệ của những kẻ ba hoa, những kẻ chỉ thấy ngôn từ là thực tại và chẳng bao giờ làm được điều gì có ích.


Nhân dịp nhiệm chức thay Gaston Doumergue (chính khách Pháp từ 1863-1937, tổng thống từ 1924-1931 - ND) ở Viện hàn lâm khoa học luân lý ngày 29-4-1939, ông Etienne de Nalèche nói đại ý những ai thấy sự hỗn loạn của một nhà nước mất phương hướng sẽ nghĩ tới ngay những gì Doumergue để lại. Ý kiến kính nể của vị chủ bút báo Tranh luận (Journal des débats) đôi với Gaston Doumergue, một người cũng là dân Đông Dương nhưng làm việc chỉ ở mức độ xoàng, có thể áp dụng chính xác hơn nhiều vào Paul Doumer, một người có tầm cỡ và có ý chí phục vụ rất rõ ràng. Ở đây ý kiến của ông Nalèche đã gặp gỡ với ý kiến của Jules Lemaitre: "Chế độ cộng hòa là chế độ duy nhất trong đó các thiết chế không cứu được các cá nhân về tinh thần mà ngược lại chính các cá nhân buộc phải cứu vãn sự vô lý của các thiết chế".


Dưới một chế độ đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, người ta đã bảo thẳng với con người thành công ở Đông Dương: "Ông hãy về Pháp nghỉ vài tháng, hội ý với chúng tôi, sau đó ông sẽ quay lại bên ấy tiếp tục công trình đang thực hiện. Chúng tôi sẽ cung cấp cho ông mọi phương tiện cần thiết" - "Nhưng tôi thích..." - "Ông chẳng có gì thích hơn sự vĩ đại của nước Pháp và bước nhảy vọt của xứ ông đã sáng tạo ra. Nếu ông bỏ việc thì hãy nhớ rằng ông sẽ bị cấm đảm nhiệm mọi chức vụ ở Pháp".


Ai có thể ngờ rằng một người đặt quyền lợi tổ quốc lên trên hết như Paul Doumer đã lưỡng lự khi nhận lại trọng trách của mình trong khi biết rằng có thể làm được nhiều việc lớn.


Mặc dù gặp nhiều cản trở, người đồng bào tốt Paul Doumer của chúng ta đã làm nhiều cho nước Pháp ở Đông Dương. Ngừng coi mình là đại biểu chẳng đại diện cho ai và bất lực trong một nhà nước không có chính thể rõ ràng, ông đã hành xử một cách đàng hoàng. Bằng ý chí kiên cường và sau đó bằng tâm hồn, ông bị chao đảo theo những khiếm khuyết của hệ thống chính trị Pháp.


Ông còn có thể phục vụ tốt hơn nữa nếu, khi trở lại Paris, công khai phủ nhận những khó khăn người ta đã tạo ra cho mình khiến nước Pháp chịu thiệt thòi vì những khó khăn đó. Cuối cùng chính điều này là điều tôi không hiểu nổi: những người sinh ra vì sự vĩ đại của tổ quốc là những người như thế nào và người ta làm thế nào để ngăn cản họ không phản kháng? Phải chăng vì họ xuất thân từ chế độ nên không thể phản kháng chế độ và luật chơi cấm tố cáo sự yếu kém và những tì vết của chế độ?


Bất cứ chế độ chính trị nào cũng chỉ là cái vỏ ngoài nhất thời của tổ quốc vậy thì tại sao người ta lại thích cái vỏ bên ngoài đơn giản đó hơn là chính tổ quốc với bản thể bất biến?


Tính cứng nhắc của Paul Doumer đã biến ông thành nạn nhân mà ông không biết. Trong cuốn Sách của các con tôi (Livre de mes fils) ông đã đề tặng như sau: "Tặng các con khi tới tuổi hai mươi". Các con ông cũng chỉ vừa khéo tới tuổi đó như nhiều thanh niên khác của một nước Pháp mất bộ não lãnh đạo và không có cỗ máy chiến tranh đủ mạnh: các con của Doumer đã hy sinh trong lò thiêu xác cùng với nhiều người Pháp khác.


Cuộc diễn tập diễn ra không có sự cố gì đáng kể. Dĩ nhiên pháo của chúng tôi bắn không có đầu đạn nhưng tiếng nổ làm các bày hươu vùng Bắc Giang hoảng hốt chạy khỏi những bụi cây nhỏ. Moulleseaux giục giã tôi khi tới lượt tôi châm ngòi. Lúc nào cũng canh cánh lo chân bị súng giật lại làm gãy nên tôi thà chịu kém cứ làm như lý thuyết và cuối cùng vẫn điều khiển được sợi dây. Moulleseaux vẫn khăng khăng: "Đó không phải cách người ta dạy anh. Anh phải đặt chân trái...". Hạ sĩ quan trưởng Tisseyre, người sau này là kế toán trưởng Nha Công chính, cáu tiết cắt ngang: "Để cho nó yên với lý thuyết vì nó đã bắn được rồi. Chúng ta ở đây đánh trận chứ không phải ở trường dạy bắn".


Ôi, nếu Moulleseaux có thể ăn thịt được tôi! Cuộc diễn tập kết thúc, chúng tôi đóng quân trong một ngôi chùa gần Phủ Lạng Thương và chỉnh trang quân phục cho cuộc duyệt binh lớn vào sáng hôm sau. Trời hãy còn tối thì kèn đồng báo thức đã vang lên. Guillaume Crétin vốn là tay đua xe đạp nên được ưu tiên miễn đi diễu binh vì lúc đó xe đạp không phải là phương tiện được thừa nhận chính thức trong các pháo đội. Tuy vậy con người có cặp giò ưu việt này đã có hảo ý là mang cho tôi một chai vang lâu năm. Anh nói với tôi: "Mình nhận được một thùng nhỏ của bố mình (bố Crétin làm thầu khoán ở Hải Phòng từ năm 1874, từ thời còn chế độ lãnh sự), cậu phải uống ngay tại trận". Tôi nghĩ sẽ làm theo lời Crétin.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2021, 08:13:50 pm »

Chúng tôi tới địa điểm quy định trên một quảng trường rộng lớn, nơi sẽ diễn ra cuộc duyệt binh. Trước mặt chúng tôi là những khán đài mênh mông; chúng tôi nhìn về phía đó, cố phân biệt ai là vua An Nam, ai là toàn quyền.


Các tướng lĩnh chuyển lên phía trước hàng quân, các đơn vị vào điểm tập kết chờ diễu binh. Lúc tạm nghỉ, tôi cho là cơ hội thuận lợi để mở chai rượu. Khi mở, chiếc nút do lâu năm nên vỡ ra từng mảnh. Ai đó kêu lên: "Nhanh lên các cậu ơi! Đưa ca-ra đây không thì lại tập hợp giờ". Tôi rót vừa phải vì có tới sáu chiếc ca của sáu con người khát bỏng đang vây quanh tôi. Tôi đang rót vào chiếc ca thứ hai thì người thứ nhất chưa thưởng thức hết ca rượu đã nhăn nhó kêu lên: "Ôi trời ơi! Không phải rượu! Như là vec-ni ấy! Đúng là thuốc độc". Người thứ hai, được cảnh báo và chắc là sung sướng vì thoát chết, đổ ngay thứ nước trong ca xuống đất. Để hiểu đầu đuôi ra sao, tôi thử nếm vài giọt nước bí hiểm: Tuyệt vời, không phải thứ vang nhẹ nhàng của Bordeaux hay thứ vang chát Beaujolais mà là một thứ vang được ủ lâu năm, cái kiểu như vang Madère hay vang Malaga để lâu năm. Tôi vội vàng nhăn mặt nói với người bạn bị đầu độc: "Cậu nói đúng. Đúng là một vố của con lợn Crétin. Rồi nó sẽ biết". Tôi đổ hết nước trong bi đông ra và đổ thứ nước vec-ni đáng ghét vào. Tôi biết người thứ nhất trong khi đang chờ đợi một thứ vang dân dã thì lại bị chối vì hương vị tinh diệu của thứ thánh tửu. Tôi nghĩ mình sẽ là thằng ngố nếu nằn nì những cái mỏ to như thế này thưởng thức tiếp. Một thứ nước khoái miệng như thế này không phải là thứ đáng cho họ hưởng.


Nào đều bước lên đường diễu binh! Không hiểu các quan khách có phân biệt được nét mặt chúng tôi từ xa không nhưng những chú la làm bụi tung mù mịt đến nỗi chúng tôi chỉ có thể đoán ai là nhà quý tộc của vương quốc An Nam, ai là nhân vật chủ chốt của nền Cộng hòa; tóm lại là những người ngày nay được gọi là thành phần hợp thành đế chế.


Về tới ngôi chùa đóng quân, tôi tập hợp cánh lính động viên và một lúc sau, chẳng cần ly pha lê theo lệ cho rượu quý, chúng tôi nếm náp thứ rượu vang không đâu sánh được trong một chiếc hộp thiếc. Sáu chiếc miệng cùng lúc chép chép trong sự im lặng thiêng liêng. Borry, đầu bếp, tỉnh ra dài miệng nói: "Có lẽ là vang Madère". Đúng là Madère, thứ không phải dành cho cái đám ngố đến chán người trước khi duyệt binh.


Mặc áo lính được bảy tháng thì tôi được bổ nhiệm sang làm việc phục vụ triển lãm theo yêu cầu của Jean Duclos. Thế là tôi có thể tự hào là sớm thoát khỏi sự gò bó nhưng vẫn chỉ là tạm thời dưới quyền dân sự nên khi tôi yêu cầu được mặc áo dân sự, người ta đã thẳng thừng từ chối. Tuy vậy, người ta để tôi được ăn lương tự do, điều này cho phép tôi được miễn ăn ngủ trong trại lính. Đám kỵ binh của khẩu đội 16 tiếp tục ỉ eo: "Bọn lính động viên này, chúng chỉ biết có chúng".


Paul Doumer về Pháp vĩnh viễn và triển lãm do người kế nhiệm ông ta là Paul Beau khai mạc ngày 16-11-1902. Đây là toàn quyền thứ ba mang tên Paul sau Paul Bert và Paul Doumer.

Cuộc triển lãm này là một nỗ lực to lớn, để lại một công thự lớn do kiến trúc sư Bussy xây dựng. Công thự này hiện nay được biết dưới cái tên Bảo tàng Maurice Long. Trong mấy tháng làm việc ở triển lãm, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều nhân vật khác nhau ở Hà Nội hoặc Bắc Kỳ trong đó có Pierre Mille. Lúc đó, anh vẫn chưa có tên tuổi gì nhưng chắc chắn là nhân vật ít nhiều có uy tín về mặt sáng tác cũng như báo chí.


Tôi có một căn phòng nhỏ trong khu triển lãm nên nói chung ít ra ngoài, vừa bị giữ chân vì công việc vừa bị giữ chân vì các đêm diễn của hết đoàn này tới đoàn khác, viết hàng trang cho các báo, chẳng có lúc nào nghỉ ngơi nữa. Chỉ có một lần tôi đi xem biểu diễn của ca sĩ giọng nam trung Nury thuộc đoàn ca kịch thành phố ở nhà hát phố Takou (nay là Hàng Cót - ND). Trong triển lãm, có một nhà hát đặc biệt dành cho các tiểu phẩm hài hoặc tiểu ca kịch và một số tiết mục giao hưởng do Maurice Dupuis, một người điều hành dàn nhạc cỡ tỉnh, điều khiển. Tại đây, người ta qua hàng giờ thoải mái với ca sĩ Spark, người mới đây vẫn còn hát trong các quán ở Paris, với diễn viên độc thoại Jenny Law, với diễn viên hài Goneau rất độc đáo trong vở kịch Nói tiếng Anh như thể... (L'Anglais tel qu'on le parle), với ca sĩ nhỏ nhắn Aline Dupuis, vợ giám đốc nhà hát.


Hôm đầu tiên, người soát vé và xếp chỗ đến muộn nên những khán giả tới sớm mạnh ai người ấy ngồi chẳng trình vé cho ai cả. Khi người soát vé tới, ông ta tỏ vẻ khó chịu, buộc mọi người cho xem vé và ngồi đúng chỗ. Không ai ngờ rằng thái độ ngang với công chúng như vậy lại bị một người Tàu báo thù.


Người Tàu này ngồi hai chỗ do cái dáng bệ vệ của ông ta. Người soát vé nhắc nhỏ ông ta với thái độ xấc xược. Người Tàu đáp lại rằng mỗi ghế chỉ đủ cho nửa thân ông ta và chẳng có quy định nào cấm một người ngồi hai chỗ. Lời đối đáp bằng tiếng Pháp rất chuẩn không ai có thể ngờ rằng lại do một người Tàu nói, một ông Con Trời rất cổ điển, tóc tết đuôi sam bóng láng, áo ngắn trùm lên áo thụng. Người xếp chỗ lớn tiếng: "Quy định hay không, tôi cấm anh ngồi hai ghế". Người Tàu phản pháo luôn: "Vậy thì tôi sẽ khiếu nại vì tôi đã mua hai vé và tôi có quyền ngồi hai chỗ". Nói xong, anh ta chìa hai chiếc vé vào mặt anh nhân viên khó tính. Bài học, được nhấn mạnh bởi trận cười của mọi người, có tác dụng tốt cho những lần sau. Chuyện này tôi đã kể lại trên một tờ báo trong đó nhấn mạnh sự ngu ngốc của người xếp chỗ chậm hiểu.


Chính người Tàu này, khi lái một chiếc xe ngựa nhỏ trang trí rất đẹp tới hội hoa, đã nhận một bó hoa tử đinh hương do bà Raoul Debeaux, vợ của nhà tổng đại lý rượu, liệng vào mặt. Người Tàu vui thích kêu lên: "Quès aco" trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Phải nói rằng ông Con Trời rất giàu và bẩn cóc cách này trước đây đã học ở Lyon và Aix en Provence. Anh ta từ Thượng Hải tới và người ta nói rằng anh khách duy nhất thăm triển lãm bằng tiền túi.


Ngoài Lâu đài bí mật (Palais du Mystère), một Mê cung và một số gian lừa trẻ con bằng những trò mạo hiểm, triển lãm có một gánh xiếc Philippin rất hay dưới sự điều khiển của Weill; các tiết mục được trình diễn một cách đáng yêu dưới sự phụ trợ của một dàn kèn hơi rất nhiệt tình, nhất là những chiếc chũm chọe. Hình như những con người này từ sáng tới tối chỉ sống vì nhạc.


Tôi được giải ngũ vài tuần trước khi bế mạc triển lãm. Triển lãm phải kết thúc vì lúc đó ở Hà Nội có dịch hạch. Tâm điểm ổ dịch lại chính là khu triển lãm do, theo như người ta nói, chuột trong các kiện hàng nhập khẩu từ Ân Độ. Một tối, tôi bị thức giấc vì những tiếng kêu rên vọng tối từ khu trại của những người gác An Nam. Tôi tới xem thì thấy nhiều người quằn quại trên đất, biểu hiện các triệu chứng đáng ngờ. Tôi liền cấp báo và bệnh viện cho người tới đưa các bệnh nhân đi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2021, 08:15:04 pm »

Sáng hôm sau lại có thêm nhiều trường hợp nữa trong đó có một số trường hợp tử vong. Người bồi trẻ tuổi của tôi cũng bị và định bỏ trốn khi nghe tới bệnh viện. Tôi phải đích thân lôi anh ta tới đồn cảnh sát và nói cặn kẽ với cảnh sát. Tuy nói như vậy nhưng vẫn không cản được chú nhóc bỏ trốn và mang mầm bệnh về làng. Vậy mà không hiểu sao, sau khi gây ra cái chết cho một số người nhà, anh bồi lại sống khỏe.


Trong một bài viết vui trên tạp chí Đời sống Đông Dương (Vie Indochinoise) do mình sáng lập năm 1896, bác sĩ Le Lan đã trách vui bác sĩ Yersin dùng phương pháp huyết trị liệu ngăn chặn sự mất máu do bệnh dịch gây ra trong đám dân đông như kiến của đại đế quốc bên cạnh. Giờ đây, dịch hạch xảy ra với dân An Nam và tôi ngờ rằng người viết biên niên sắt đá ấy lại dám viết với sự đùa cợt đó lắm.


Gì đi nữa, trận dịch đã lan rộng và bắt đầu lan tới thành phố do sự phát triển nhung nhúc của chuột. Người ta vội vàng chuyển các bộ trưng bày đi và lính cứu hỏa, vốn nhàn rỗi trong thời gian diễn ra triển lãm, đốt trụi những gian nhà phụ. Người ta đào một chiec hào quanh khu vực nhiễm bệnh và lũ chuột tránh lửa chạy xuống hào liền bị vôi giết như ngả rạ. Có đến hàng ngàn con như vậy.


Trái với dư luận chung, thực ra dịch hạch không phát sinh từ triển lãm vì trước khi các kiện hàng từ Ấn Độ tới, toà thị chính đã có những biện pháp diệt chuột. Nghị định 23-4-1902, tức là sáu tháng trước khi khai mạc triển lãm, thưởng bốn xu cho mỗi con chuột bị giết hoặc bắt được. Vài tuần sau tiền thường hạ xuống còn một xu vì dân An Nam săn lùng chuột tận những vùng xa dần thủ đô làm cho chi phí diệt chuột trở nên đáng kể. Nếu cứ giữ tiền thưởng ở mức bón xu, có lẽ họ sẽ sang tận Ấn Độ lùng hàng lô hàng lốc chuột dịch hạch. Ngay mức thưởng một xu cũng đã làm cho săn chuột thành một thương vụ có giá vì thế những người được bảo hộ khôn ngoan đã thẳng tay nuôi chuột trong thành phố để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Từ tháng 6, tiền thưởng hạ xuống còn nửa xu cho một con chuột còn đuôi. Nguyên do là cảnh sát chặt đuôi chuột đốt đi để người ta không thể trình xác một con chuột nhiều lần để lĩnh thưởng. Mặc, mỗi sáng số chuột mang tới sở cảnh sát vẫn không giảm, một hiện tượng cho thấy tình trạng cùng cực của dân chúng Bắc Kỳ. Từ ngày 10-7, chính quyền hạ tiền thưởng xuống một xu cho năm con, một biện pháp cho phép kết thúc một ngành công nghiệp cực kỳ nguy hiểm vì biện pháp tưởng là tiêu diệt chuột, thực tế, lại tạo thuận lợi cho sự phát triển chúng.


Tuy nhiên, năm 1903, dịch hạch lại xuất hiện và bột phát vào cuối mùa khô. Phải có những biện pháp diệt chuột. Ngày 3-4, người ta keo kiệt chỉ thưởng một xu cho năm con chuột bắt được. Những người nuôi - bắt chuột làm ngơ. Mười lăm ngày sau, tiền thường phải tăng lên một xu cho hai con, sau đó là một xu một con vào ngày 1- 5. Người ta tin rằng công nghiệp chuột không được dân chúng quan tâm nữa, bằng chứng là tiền thưởng tăng dần mà dân chúng vẫn làm ngơ: tiền thưởng ngày 1-12 là hai xu một con, ngày 4-2-1904 là ba xu một con. Chỉ tới ngày 22-2-1904, khi tiền thưởng là bôn xu một con thì chuột dự trữ, chuột nuôi cấp tốc từ các nơi đổ về sở cảnh sát. Người ta phải vội vàng đề ra các hình phạt đối với những người vận chuyển chuột từ những vùng không được thưởng về. Cần chú ý rằng để chống dịch hạch hữu hiệu, cơ chế thưởng cũng vươn tới những tỉnh bị nhiễm dịch.


Việc cấm vận chuyển chuột đã chấm dứt việc buôn lậu chuột của các tay nuôi chuột và như vậy gần như vĩnh viễn chấm dứt một thảm họa.

Để kể lại sự kiện lịch sử chiến đấu chống loài vật mang mầm bệnh dịch hạch tôi đã lan man lên trước thời gian, nay xin trở lại đầu năm 1903.

Sau khi được ngành quan thuế nhận lại, tôi xin về Pháp nghỉ phép. Trong khi chờ đợi lên đường, tôi được thuê sắp xếp hồ sơ của Triển lãm. Tại Hải Phòng, tôi lên tàu Charente, một chiếc tàu chở hàng của hãng Messagerie Maritimes. Rất may là tôi đã lên tàu một hay hai tuần trước cơn bão tháng 6-1903, một cơn bão chà sát Bắc Kỳ, đặc biệt là vùng Hà Nội.


Khởi hành ra khơi từ Sàigòn, hành khách chúng tôi chỉ có hai mươi mốt người, nhưng khi ngồi vào bàn ăn trên tàu cùng với các sĩ quan thì con số lên khoảng ba mươi.

Hành trình kéo dài khoảng năm mươi bốn ngày, một hành trình quá dài so với năm ngày ngồi trên máy bay của các bạn, những độc giả hiện đại (hiểu là năm 1940 - ND).

Vậy mà, mặc dù có lúc thời tiết xấu, chúng tôi vẫn cảm thấy rất ngắn do phong cách giao lưu của tay cẩm Ramel đi cùng tàu. Con người vui tính gốc Nimes này, người dường như chẳng biết làm gì khác ngoài đùa cợt, biết cách chết như một anh hùng khi cùng với thuyền trưởng chìm theo chiếc Athos bị trúng ngư lôi ở Địa Trung Hải. Tên của Ramel được đặt cho một chiếc tàu của công ty.


Tàu ít ghé các cảng vì ở cảng Penang nó đã chất đầy khô dừa, thứ làm quanh chúng tôi đầy gián. Từ Penang, chiếc Charente trực chỉ Djibouti không dừng lại ở Colombo. Để tránh gió mùa, tàu đi theo đường mà một hôm chúng tôi nhận ra các đảo Maldives và Laquedives ở phía Nam, gần các đảo Chagos.
Việc băng ngang xích đạo là một sự kiện đặc biệt đối với các hành khách Đông Dương. Ramel muốn buổi lễ băng ngang xích đạo theo truyền thống phải khác với một buổi vui chơi với những chai nước đổ vào cổ những người ngủ trưa. Anh bố trí những vòi nước tưới thật mạnh tại phòng của các thủy thủ và thế là, bất chấp sự phản đối của thủy thủ và đám phụ nữ, hai mươi mốt hành khách được làm lễ rửa tội ướt sũng bằng nước biển xích đạo. Các thủy thủ trẻ và các ma mới trên tàu chưa qua xích đạo lần nào cũng phải chịu cảnh như chúng tôi. Điều buồn cười là họ chấp nhận trò đùa không mấy vui vẻ như hành khách.


Trong số những cặp vợ chồng hiếm hoi trên tàu có vợ chồng Ponchont. Người chồng gốc Pondichéry (thành phố Ấn Độ thuộc Pháp - ND) làm chưởng khế. Lần về Pháp này là lần về đầu tiên của họ. Qua Ramel chúng tôi biết bà Ponchont tên là Félicie và sinh nhật rơi vào một ngày tàu đang trên đường đi, thế là mười chín người bàn nhau và nhất trí tổ chức sinh nhật cho bà Ponchont. Ngày sinh nhật tới, khi mọi người ngồi vào phòng ăn có trang trí những chuỗi hoa giấy, người khách đi tàu nhiều tuổi nhất liền xin phép được ôm hôn bà Ponchont. Bà từ chối và bảo người đó hôn chồng mình. Người chồng, băn khoăn và lúng tụng, nhưng đồng ý với vẻ thoải mái. Người khách nhiều tuổi liền huyên thuyên đọc một bài diễn văn tràng giang đại hải nêu lên đức độ của một nữ công dân, một người vợ, một người mẹ trong bà Ponchont. Người đàn bà chẳng mảy may để ý vì chưa có con; hình như bà tự hỏi: "Tất cả những chuyện đó để làm gì?". Diễn giả kết thúc bài diễn văn bằng cách chúc bà Ponchont một buổi lễ vui vẻ, một kỳ nghỉ tuyệt vời ở Pháp và sự thịnh vượng của gia đình. Sau đó ông ta trao bài diễn văn trang trí rất hoa mỹ cho bà Ponchont và ôm hôn bà ta hai lần với sự vui sướng ra mặt vì phải nói rằng đó là một phụ nữ khá đẹp như vẫn thường thấy ở các phụ nữ Pondichéry.


Tới lúc đó Ramel mới lên tiếng với giọng hùng hồn: "Tất cả chúng tôi quý mến bà Ponchont và thật là bất hạnh cho chúng tôi nếu bà bị đau khổ do chúng tôi gây ra". Người đàn bà mủi lòng bật khóc và chúng tôi càng an ủi bà lại càng chứa chan nước mắt. Thế là chúng tôi vờ khóc theo làm như bị cơn khóc của bà lôi cuốn. Cả ông chồng cũng ngạc nhiên không hiểu sao mình vẫn còn những giọt lệ ướt át.


Là hành khách trẻ nhất, tôi được trao nhiệm vụ tặng hoa cho nhân vật chính của buổi lễ. Khi tôi mang hoa lên, người đàn bà càng khóc nức nở vì tuyệt tác tôi mang tặng do bếp trưởng gọt tỉa khoai tây, cà rốt, củ cải rồi viền xà lách vào. Bà vẫn khóc khi nhìn thấy chiếc bánh có tên mình đúc bằng kem trên mặt. Thuyền trưởng mở và rót sâm banh cho mọi người và buổi tối kết thúc một cách vui vẻ. Vợ chồng Ponchont nhất định phải nhớ chuyến vượt biển trên chiếc Charente.


Ramel còn nghĩ ra nhiều trò trẻ con kiểu như vậy. Gần anh ta, không ai có thể buồn được.

Khi mọi người nhìn thấy nhà thờ Đức Bà Hộ mệnh, Ramel hỏi bà Ponchont: "Bà đã nhìn rõ mẹ hiền chưa?". Bà Ponchont trả lời chứng tỏ chả hiểu gì cả: "Đấy là nước Pháp à?" - "Không, đây là Marseille, nước Pháp ở ngay sau đó".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2021, 07:35:15 pm »

1903-1904

GẶP LẠI NƯỚC PHÁP - CUỘC SỐNG Ở PARIS - HAI TRĂM FRANCS CỦA VARIN - SỰ TÚNG BẤN CỦA ĐÁM THANH NIÊN BẮC KỲ - KHỞI ĐẦU CHÔNG GAI CỦA DÂN BẮC KỲ - ĐI ĐU QUAY - TRONG ĐU QUAY VỚI NGƯỜI ĐẸP LILO - MỘT DON JUAN CỦA ĐƯỜNG PHỐ PARIS - DẠO PHỐ PARIS VỚI ÔNG HOÀNG LÀO - TRỞ LẠI ĐÔNG DƯƠNG: NHỮNG TRÒ ĐÙA CỦA RAMEL - ĐƯỢC BỔ NHIỆM Ở ĐÀ NẴNG - CÂU LẠC BỘ PHÁP: KHỞI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ TRONG VAI HÀI NGHIỆP DƯ VÀ VIẾT BI KỊCH - HAI BỘ LẠC HIỆN ĐẠI: GIA ĐÌNH RÉTHORE VÀ GIA ĐÌNH MORIN - TRỞ LẠI BẮC KỲ - NHỮNG VỞ MỚI TRÊN SÂN KHẤU HẢI PHÒNG: HAI CHÀNG LÍNH DỰ BỊ VÀ TRÊN NHỮNG TẤM LÁT.


Thế là tôi gặp lại nước Pháp sau năm năm xa cách. Sau mấy tuần vui thú với gia đình ỏ Nantes, tôi lên Paris ở. Tôi biết thành phố tráng lệ này lần đầu tiên vào dịp triển lãm 1889. Triển lãm đã chất đầy đầu tôi, như bao trẻ nhỏ khác, nhiều kỷ niệm khó quên: khánh thành tháp Eiffel, đường sắt Decauville trên Quảng trường Phế binh (Invalides), sau này toàn bộ được chuyển sang Lạng Sơn, đặc biệt là một quán ăn phát kinh người chỉ bán toàn lòng lợn, vậy mà ai cũng thích.


Khi người ta hai mươi ba tuổi người ta thấy mình luôn luôn giàu dù không biết trong túi có bao nhiêu tiền. Tuy vậy tôi không đến nỗi vung phí hết số tiền trợ cấp cho thủ đô to lớn. Theo quy chế trợ cấp, chính quyền Đông Dương đã chi một khoản tối thiểu một trăm năm mươi francs một tháng cho những công chức xoàng nhất đi nghỉ phép. Cộng với số tiền tám mươi francs dành dụm trong năm năm, có những hôm tôi thấy đời rất đẹp.


Ở Paris, tôi gặp lại Pasturaud và Varin. Hai người đang thực tập tại cơ sở trung ương của Ngân hàng Đông Dương và cũng nhận được trợ cấp như tôi: 150 francs một tháng. Đúng là mỗi ngày một trận thỏa thuê: ăn trưa 1,2 francs, ăn tối 1,2 francs thêm hai xu cho người phục vụ; tiền khách sạn 1,7 francs một ngày. Như vậy mỗi ngày chỉ còn được tiêu 0,8 francs cho mua sắm, quần áo, giặt là, ăn sáng, tàu xe đi lại, rượu chè và hoa cho các quý bà!


Còn 80 francs để dành? Tôi phải hy sinh gần hết số tiền đó để mua một cái tủ áo rất lịch sự... May thay, chúng tôi biết kiếm những nguồn thu phụ từ đủ mọi người, mọi giới, đủ để ngày nào cũng trốn được bữa trưa hoặc bữa chiều. Một hôm vào ngày cuối tháng, sáu người chúng tôi tụ tập trong phòng của Varin và, thành thực rà soát tiền nong còn lại của mình, thấy chỉ còn đúng 7 xu cho mỗi người. Phải đi mua bánh mì và patê với 2,1 francs về ăn chung hay rút thăm chọn hai người ra tiệm ăn với số tiền đó? Sau khi nhất trí, chúng tôi chọn giải pháp là tất cả kéo nhau ra một phòng cà phê ấm cúng để uống rượu và tới tận khuya mới kéo nhau về leo lên giường.


Hàng tháng, cứ từ ngày 20 trở đi tình hình tài chính của chúng tôi nói chung rất căng thẳng. Varin giận sùi bọt mép nói: "Sau khi thực tập xong, mình sẽ kiếm được khá nhưng trong khi chờ tới lúc đó thì đã chết đói rồi, chưa bước lên tàu hướng tới biển tiền bạc của thuộc địa thì đã chết chìm rồi... Thật là vô lý, thật là chó má". Thế là Varin đánh điện tín cho gia đình ở Hải Phòng gửi cho mình 200 francs và chúng tôi như sống trong mộng với khoản tiền tương lai. Tin tưởng vững chắc vào đáp ứng của gia đình, Varin đã mua một đôi giày với giá không thể nào tin được: 7,5 francs! Một sự điên rồ nhét nhiều dạ dày của mấy thanh niên vào gót giày của anh ta. Tôi cũng bị ảnh hưởng lây. Tới ngày 25, vẫn không có đồng nào từ Bắc Kỳ gửi sang.


Chiều nào tôi cũng đợi Varin ở cửa văn phòng Ngân hàng Đông Dương nằm trên đường Lafitte. Mỗi lần như vậy, từ xa anh đã lắc đầu đáp lại ánh mắt hỏi han của tôi. Sau đó chúng tôi cùng đi về phía đại lộ, không ai nói một câu. Năm ngày liền như vậy, chúng tôi duy trì một đường mòn không thể chê được. Buổi chiều cuối cùng của cơn bĩ cực, Varin đi lại phía tôi với vẻ vui vẻ. Tôi hỏi: "Anh đã nhận được tiền à?" - "Chưa, nhưng bố già Masson mời mình ăn vào trưa mai" - "Mẹ kiếp! cậu phải mang về cho mình một miếng pho mát đây".


Ông Masson là một tham tá già của quan thuế Hải Phòng và bóng ông đại tá có ria mép một thời lừng lững ra dáng thường át hết mọi người. Người ta biết ông trước hết ở cái tật uống rượu Pernod như uống nước lã và sáng nào cũng uống ở quán rượu Pousset, nơi hò hẹn của dân thuộc địa thời đó. Không nói trước với Varin, sáng hôm sau tôi lượn lờ trước quán rượu nổi tiếng đó. Quả nhiên ông Masson đang ngồi ở đó với ly rượu mầu xanh lục thơm phức. Tôi tiến thẳng về phía ông ta, vờ ngạc nhiên: "Tôi không ngờ ông cũng ở Paris" - "Cứ ngồi xuống đây đã!" - "Như thế có làm phiền ông không? Ông có chờ đợi một người đẹp nào không đấy?" - "Chuyện ấy không phải là chuyện của tuổi tôi nữa. Thế anh uống gì?". Tôi sợ không kham nổi rượu ngải (một loại rượu người Pháp ở Đông Dương hay uống đầu thế kỷ - ND) sau ba ngày nhịn ăn nên chọn một ly Noilly không pha. Ông Masson lại nói: ’'Vậy là anh biết Varin. Tôi đang chờ anh ta". Thế là câu chuyện đi đúng hướng, tôi nói: "Varin là người bạn tốt nhất của cháu". Chúng tôi đang thi nhau ca ngợi người thanh niên tốt bụng và vẽ ra bức tranh tương lai huy hoàng của anh ta thì chính người thanh niên đó xuất hiện. Trông thấy tôi, mắt Varin sáng lên và hiểu ngay trò ranh ma của tôi. Ba chúng tôi nói hết chuyện này sang chuyện khác. Thời gian cứ trôi. Tôi cảm thấy ngồi đây rất dễ chịu mặc dù rất mỏi mệt vì uống nhiều. Sự mỏi mệt đó do tuổi trẻ chưa quen với rượu lại được nhân thêm lên vì ly vermouth. Trong cái thế giới nhỏ bé mới hình thành này, tôi chẳng hề tỏ ra muốn đứng dậy. Ông Masson băn khoăn nhìn đồng hồ. Mời tôi chăng? Nhưng sẽ nói thế nào với bà vợ nét mặt sa sầm, mồm lẩm bẩm trước ba người ăn. Trong khi tôi đang chùng chình thì đột nhiên ông Masson quyết định: "Anh bạn thân mến, trưa nay Varin sẽ ăn ở nhà tôi. Tôi sợ không đủ thức ăn, nhưng nếu sáng nay anh rỗi, hãy đến ăn với chúng tôi, nhiều no ít đủ" - "Không hiểu do sự may mắn kỳ lạ nào, sáng nay cháu lại rỗi. Điều cháu muốn nhất là được tới thăm bà Masson. Ê, bồi! Tính tiền!" - "Thôi, để đấy. Chết thật, gần một giờ rồi". Con người tốt bụng khi lên xe buýt còn trả tiền vé cho chúng tôi vì không hiểu sao hôm đó Varin và tôi chỉ có tiền mệnh giá lớn. Đến giờ tôi vẫn không biết các món bà Masson nấu có ngon không nhưng món nào cũng biến mất trong nháy mắt và các đĩa đều sạch trơn. Phát biểu ý kiến với bà Masson, Varin nói rằng bữa ăn ngon tuyệt, đúng ra phải dành cho sáu người ăn. Về phần chủ nhà, bà Masson tỏ ra sung sướng thấy các vị khách trẻ ăn ngon miệng. Để tiêu hóa bữa tiệc, tôi tiễn bộ Varin tới tận ngân hàng anh làm việc. Buổi tối chúng tôi có thể bỏ bữa mà không thấy hề hấn gì vì ngày kia là đã có lương.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2021, 07:35:55 pm »

Một lần khác, chúng tôi vẫn còn phiếu ăn nhưng không còn một xu trong túi trong khi Varin được sếp của anh mời ăn. Làm thế nào ra mắt tươm tất trong bữa ăn với bộ râu tám ngày chưa cạo trong khi túi không một đồng mà lại không biết tự cạo (thời đó chưa có lưỡi dao cạo an toàn và những người vụng về đều thuộc trường phái Figaro). Tôi nói với Varin: "Mình trông cũng khó coi lắm. Có lẽ mình phải làm thế nào cạo râu không mất tiền. Nếu mình làm được, cậu sẽ làm như mình”.


Hồi đó tôi ở phố Damrémont. Tôi liền vào một hiệu cắt tóc ở phố đó. Khi tới lượt, tôi nói với người chủ là không có một xu trong người, tôi ở số nhà 9 ngay đây trong nhà một người bạn nhưng anh ta đã ra khỏi nhà mang theo chìa khóa tủ. Người chủ đáp: "Ồ, thưa ông, đừng để ý tới chuyện đó. Hôm khác ông trả cũng được. Thế ông muốn gì?" - "Chỉ cạo râu thôi”. Râu cạo xong, người thợ chơi đẹp đề nghị tôi cho xịt nước hoa. Tôi đồng ý và bước ra khỏi hiệu với vẻ bóng bảy thơm tho. Varin chờ ở nhà tôi. Tôi giải thích cho anh cách thức, thế là Varin diễn lại vở kịch với sự thành công tất nhiên là ở hiệu cắt tóc... khác.


Một lần khác tôi vào một quán ăn "giá cố định" ở bên đường, nới chúng tôi đã ăn tối một hay hai lần. Tôi gọi trước một đĩa súp và một chai rượu quả, định sẽ gọi tiếp. Đúng lúc nuốt thìa súp cuối cùng, tôi chợt nhớ ra là trong ngày mình đã, không hiểu sao, mua một cái cà vạt, một hộp giấy viet thư; tóm lại là không còn đủ tiền để thanh toán bữa an khoảng 1,25 francs. Tôi hướng ra cửa và ra hiệu với một người bạn tưởng tượng, sau đó nói với người phục vụ: "Có người bạn tìm tôi, tôi không thể ăn tiếp được, tôi sẽ thanh toán món súp” - "Nhưng thưa ông, còn chai rượu" - "Tôi chưa uống nó - "Vâng, nhưng nó đã mở - "Chắc là anh có thể bán nó cho một ông khách khác ngay chiều nay". Người phục vụ không nằn nì nữa và tôi vừa bước ra phố vừa nghĩ tới tội ăn quỵt nếu ăn xong bữa ăn trong cửa hàng sang trọng đó.


Varin vẫn không nguôi giận về chuyện cha mẹ không trả lời bức điện của mình, cả đến thư giải thích vì sao không gửi tiền cũng không. Một sáng chủ nhật đẹp trời, chúng tôi gặp một người tên là Hallauer, trước đây làm công cho một hãng buôn ở Hải Phòng. Anh nói với chúng tôi: "Tôi vừa mới mua chiếc đu quay lớn ở đường Suffren và tôi sẽ chuyển nó thành vòng trượt để khai thác". Varin có vài francs trong túi liền mời Hallauer đi uống với hy vọng một người có tiền mua đu quay thế nào cũng mời chúng tôi ăn cơm. Varin vừa uống vừa nói: "Anh hãy kể cho chúng tôi biết vòng trượt (Bouclage de la Boucle) như thế nào?" - "Như thế này: đó là một chiếc xe nhỏ chạy trên ray. Xe được kéo lên đỉnh một đường nghiêng để trượt xuống lao vào một vòng tròn thẳng đứng, chạy hết một vòng và sau đó dừng lại trên một đường nằm ngang..." - "Thế nếu xe dừng lại trong vòng tròn thì sao?" - "Ít ra về mặt lý thuyết thì không thể như vậy được, nhưng nếu chuyện đó xảy ra thì các xe sẽ được treo vào đường ray nhờ những cái móc phòng trước" - "Trong xe sẽ có khách chứ?” - "Đương nhiên, không thế thì ai giải trí?" - "Vậy nếu xe bị treo ở giữa vòng tròn thì hành khách sẽ như thế nào khi đầu lộn ngược xuống?" - "Họ sẽ được giữ chặt bằng các đai chằng" - "Hừm, tôi không tin như vậy" - "Vậy các anh hãy thử. Chiều thứ bảy tới chúng tôi sẽ thử trước mặt các đại diện cảnh sát. Mời cả hai anh tới. Các anh sẽ thấy xe trượt như thế nào. Tôi trông đợi ở các anh đấy". Hallauer dừng ở đây để, anh nói với chúng tôi, đi ăn tối với khách hàng của anh.


Tối hôm hẹn, Varin được tự do, chúng tôi sang bờ trái (sông Sein - ND) và vẫn tôn sùng phương thức đi bộ mỗi khi túi trống rỗng. Trên đại lộ Suffren, đã có một số bạn bè và những người quen biết của Hallauer cũng như nhiều quan chức cảnh sát cao cấp. Bộ khung trượt có kích thước khá ấn tượng mặc dù nằm ngay cạnh chiếc quay đồ sộ kề bên.


Trên xe trượt, có một bao cát khoảng tám mươi cân được neo chặt vào xe. Hallauer ngồi cạnh bao cát, tự tay buộc mình bằng một chiếc thắt lưng to bản. Người ta cho xe hoạt động và xe trượt một vòng trong nháy mắt không một trục trặc. Mọi người hoan hô ầm ỹ. Không hề lộ vẻ xúc động, Hallauer lại cho xe trượt thêm một vòng nữa nhưng với hai bao cát. Anh trượt suôn sẻ. Rồi ba bao cát. Lại thành công. Thế là thử nghiêm được khẳng định.


Có một điểm yếu duy nhất là khi ra khỏi vòng lượn với tốc độ khá lớn, xe phải chạy trên mọt đoạn bằng để dừng lại mà đoạn này lại quá ngắn do mảnh đất Hallauer thuê khá hẹp nên xe phải hãm lại để dùng lại trên một sân quay rồi sau đó được đưa ra khỏi sàn. Đối với người còn đang ngơ ngác khi ra khỏi vòng nhào lộn, khó khăn là ở chỗ anh ta phải làm chủ để dừng lại ở đúng chỗ trên chiếc sàn quay vẫn còn cách mặt đất khoảng tám mét. Khi người đại diện của cảnh sát thấy những thao tác nguy hiểm do Hallauer lặp lại ba lần với một kỹ xảo đặc biệt chắc chắn, ông ta chúc mừng anh nhưng nói trò chơi quá nguy hiểm và nếu muốn được cảnh sát cho phép hoạt động cần phải bỏ phần hãm và chiếc sàn quay...


Varin và tôi nhất trí với nhau là chỉ có điên như Hallauer mới ngồi lại chiếc xe trượt như thế này. Đúng lúc đó, tay quỷ đội lốt người lên tiếng: "Bây giờ ta sẽ thay các bao cát bằng khách thực. Ai muốn đi vòng đầu tiên cùng với tôi?". Vòng đầu tiên à? Tôi nghĩ bụng: "Mày phải nói sẽ là vòng đầu tiên và vòng cuối cùng". Và chúng tôi nhìn những người khác với vẻ nghiêm khắc. Đám bạn của Hallauer có vẻ không quyết định. Đúng là lũ hèn. Hallauer quay về phía hai chúng tôi kêu lên: "Này, hai ông Bắc Kỳ, hai ông không muốn là những người đầu tiên cùng với tôi thử môn thể thao thú vị này à?". Tôi nhìn Varin. Anh hơn tôi một tuổi và thường được ưu tiên ra các quyết định, nhưng lần này anh nín lặng dường như không nghe thấy gì cả. Đúng lúc đó có một đôi nam nữ tới. Họ có vẻ lịch sự pha chút hãnh diện. Đó là khách mời vừa mới tới của Hallauer và tôi nhận ngay ra họ: Dumail Delille, luật sư kiêm ca sĩ ở Rennes, và cô bạn gái dịu dàng Roques. Hai người trước đây là vai chính trong sự kiện cái mở nút chai ở Lạng Sơn. Mọi người thăm hỏi chúc tụng cặp trai gái mới tới. Sau đó, Hallauer nhắc lại lời mời: "Ai theo tôi đi chuyến đầu tiên?". Không chút lưỡng lự và không cần biết nguy hiểm, cô Roques nhận lời ngay. Hiện cô đang ra mắt Paris như một ca sĩ ngôi sao trong các quán cà phê nhạc dưới cái tên De Lilo. Tại quán cà phê nhạc Parisiana, cô đã sáng tác bản van-xơ Hãy quên quá khứ và nhiều ca khúc sau này trở nên rất quen thuộc. Với một người nhiều tham vọng như vậy, đề nghị của Hallauer thật là một cơ hội vàng, nhất là trước đám phóng viên ảnh... vẻ không thỏa mãn, Hallauer vẫn cố mời chào: "Còn hai chỗ nữa". Dumail không trả lời vì anh vừa châm một điếu xì gà và đang nhả khói... De Lilo nhìn chúng tôi... Đôi mắt tuyệt vời... như nói với chúng tôi: ”Đây này!". Hallauer đế thêm: "Nếu gãy chân, các báo ở Paris sẽ nói về Bắc Kỳ và như vậy sẽ tuyên truyền tốt cho Đông Dương". Trò nhào lộn này chẳng có gì bảo đảm an toàn nên cảnh sát yêu cầu một người chúng tôi phải viết một bản cam đoan sẽ không buộc người tổ chức chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM