Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:24:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908  (Đọc 3667 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2021, 07:38:45 pm »

Chúng tôi ngồi vào chỗ, buộc chặt đai an toàn, mũ kéo chặt xuống vì thời đó xuất hiện trước công chúng với đầu trần là một điều không đẹp mắt. Bằng mọi cách, phải chỉnh tề, ngay trên bãi biển nếu không tắm cũng không được tháo bỏ cổ giả, cà vạt, thậm chí kim ghim cà vạt với cổ giả cũng không được tháo ra.


Chiếc tời kéo chiếc xe trượt của chúng tôi lên. Sau đó chúng tôi lao xuống và ra khỏi vòng trượt với đôi chút ê ẩm nhưng vẫn đủ tỉnh để nhận ra Hallauer dừng lại trên sàn quay.

Trời bắt đầu mưa và không muốn đi bộ về, Varin cho rằng Hallauer có tiền nên thử moi anh ta một trăm xu. Rất phũ phàng, Hallauer nói: "Tôi đang cháy túi đây vì bao nhiêu tiền đổ hết vào vụ này rồi". Trong khi ngồi trên xe trượt, tôi nói với Varin là đáng lẽ chúng tôi phải thử hỏi một trăm xu trước khi tiến hành thử nghiệm vì lúc đó Hallauer đang cần chúng tôi và phải hiểu ngay rằng lời mời của anh ta có nghĩa là mang mạng mình cùng với mạng anh ta ra đánh cuộc với cái chết... Vì thế khi Hallauer được phép mở cơ sỏ ở đường Apollo để phục vụ công chúng với những điều kiện an toàn tuyệt đối, dù hàng tháng dòng công chúng Paris lũ lượt kéo tới xem tính chúng tôi cũng không thèm ló mặt tới. Với vai trò là những tên ngố đầu tiên mang tính mạng ra ngồi cạnh một trong những người đẹp của Paris cũng đủ làm cho chúng tôi vinh quang.


Sau đó ít lâu, Varin xuất sắc vượt qua kỳ kiểm tra kêt thúc đợt thực tập. Trước khi lên tàu trở lại Đông Dương anh nhận được từ Ngân hàng Đông Dương một khoản trợ cấp đi đường khá cao, một trợ cấp đầu tiên loại này cho các thuộc địa. Cũng chính lúc đó anh giũ hết bực mình khi nhận được phiếu chuyển hai trăm francs từ Hải Phòng sang bằng đường biển kèm theo thư của mẹ anh. Thư viết: "Bố mẹ ở Đồ Sơn hai tháng, lúc trở về mới thấy bức điện tín của con. Người bồi chuyển ra cho bố mẹ từng bức thư một thì lại cẩn thận xếp bức điện trong ngăn kéo vì sợ bị lạc...". Có lẽ người bồi sẽ phải chui xuống đất khi Varin cập cảng Hải Phòng. Cá nhân tôi, tôi không có ý kiến xấu về người giúp việc quá ngăn nắp này vì chính tôi có lúc đã làm rơi không biết ở đâu hai tờ bạc mệnh giá lớn.


Việc lên đường của Varin được đánh dấu bằng một bữa ăn mỗi suất một trăm xu ở nhà hàng Pousset. Lúc ra khỏi nhà hàng, tôi thấy người bạn tuyệt vời sắp lên tàu với bao vinh dự đã hôn bụng của nữ thần Nymphe (thần cây cỏ, sông nước - ND) cầm đuốc trang trí cho chiếc cầu thang của nhà hàng nổi tiếng này.


Varin đi làm tôi rất thiếu tiền. Bù lại, tôi rất vui mừng gặp lại Joseph Dejean, một đồng nghiệp cũ ở quan thuế Hải Phòng và trên biên giới Trung Quốc. Thỉnh thoảng tôi còn đi thăm phố với Đông cung thái tử của vương quốc Luang Prabang, người hiện đang trị vì vương quốc dưới danh hiệu Sisavong. Những chuyến đi dạo như vậy không thể không tốn.


Luôn luôn bận rộn với việc chinh phục phụ nữ, Dejean lao vào nghiên cứu các thói tục. Trong túi anh lúc nào cũng có những tờ giấy viết sẵn, những trang xé từ sổ tay ra trên đó chữ nguệch ngoạc như viết vội. Tùy theo ngoại hình người phụ nữ anh để ý trên đường, trong quán cà phê, trong rạp hát, trên xe điện,... mặc cho có người đi kèm hay không, anh tìm cách chuyền cho họ một trong những tờ giấy êm dịu đó trên có ghi rõ địa chỉ và giờ tiếp khách của anh. Những bức thư đó, tình cảm thì: "Tôi thấy cô đau khổ. Tôi cũng có những nỗi đau. Tôi sẽ thấy dịu hơn nếu được thổ lộ những nỗi đau đó với cố; bông đùa thì: "Tôi cho rằng cô là người yêu cuộc sống. Tôi là người sinh ra để hiểu riêng cố; bả lả thì: "Tôi chưa bao giờ gặp một phụ nữ có những ý nghĩ gần tôi như cô. Tôi phát điên lên vì mong được gặp cô trong sự thân mật thầm kín". Trong những lần đi câu đầy may rủi đó, anh chàng Dejean tội nghiệp thường móc phải cá mập mà cứ tưởng cá. Một hôm anh thú nhận với tôi rằng hiệu suất câu khoảng mười phần trăm...


Như đã nói, hồi đó tôi ỏ phố Damrémont thuộc khu Montmartre. Mỗi khi leo lên phòng ở trên gác, tôi phải đi qua cửa phòng ông Marcel Sembat, nghị sĩ đại diện cho quận. Căn phòng của ông khá khiêm tốn nhưng thích hợp cho một nghị sĩ xã hội chủ nghĩa. Một hôm, gặp ông ở hành lang trước cửa phòng ông, tôi đánh bạo xin được vào lâu đài Bourbon. Đang chắc tôi là cử tri của mình, ông Sembat liền cho tôi một chiếc thẻ. Thế là tôi được dự một phiện họp khá chán hay đúng hơn tôi cho là chán. Trong cuộc họp có một cuộc tranh luận dài giữa hai diễn giả là Jean Jaurès và Camille Pelletan về vấn đề tàu ngầm. Tôi thấy chủ đề tranh luận chẳng có gì lôi cuốn. Chắc chắn những ông nghị như thế không thể cống hiến hết sức mình cho vấn đề tàu ngầm như cho lý tưởng của họ hay như khi có bầu cử. Trong lĩnh vực thực tế và lĩnh vực quốc phòng, họ lộ rõ bộ mặt chạy mánh không sao chịu nổi.


Tuần lễ sau đó, tôi bấm chuông phòng ông Sembat nhiều lần với ý định cám ơn và hỏi xin ông ta một số thẻ nữa để vào lâu đài Bourbon nhưng chẳng có ai ra mở cửa. Người gác cho tôi biết đây chỉ là một căn phòng giả để tiếp các cử tri của nghị sĩ vào những ngày cố định, đó là các công chức và tầng lớp tiểu tư sản. Hình như ông ta còn một ngôi nhà tạm nữa trong một phố còn bình dân hơn ở cùng quận. Thực ra, ông ta sống ở một nơi đâu như đại lộ Bois còn đàng hoàng hơn cả tư sản. Ông ta phải lừa cử tri của mình bằng cái vỏ bọc tuềnh toàng. Đối với người gác, những việc như thế là bình thường như việc mỗi tuần một lần người đó phải cắm hoa tươi vào bình ở tiền sảnh để khách thăm tưởng phòng lúc nào cũng có người ở. Tôi nói với người gác rằng ông nghị cần tiếp các cử tri ngay tại quận vì không thể mời họ về nhà riêng ăn cơm và như thế cần phải có một văn phòng; do đó trò hề có hai căn hộ trong khu nhà của giới vô sản, theo tôi, chỉ lừa được những người dân tốt bụng ngây thơ. Người gác, chắc là nhận được quà hậu hĩnh của vị khách thuê nhà giàu có dấu tên, không chịu nhận tôi nói đúng. Hôm vị nghị sĩ đáng yêu này chết, cũng là hôm người vợ tuyệt vọng tự tử bên xác chồng, thì những người đồng nhiệm của ông ta ở quận 12 mới phát hiện vị đảng viên này để lại một gia tài khá lớn, đương nhiên là không chung với ai.


Vị hoàng tử Lào, sau khi mãn khóa học ở trường Thuộc địa, trú tại phố Legendre ở nhà ông F. H. Schneider, người có nhà in đầu tiên ở Bắc Kỳ. Tôi tới thăm nhà doanh nghiệp đáng yêu này. Ông vẫn thích nằm phản. Lúc này công việc kinh doanh của ông đã giảm sút nhiều. Như đã nói, trước đây tôi viết nhiều bài cho tờ Tương lai Bắc Kỳ (L’Avenir du Tonkin) của ông và ông đối xử với tôi như bạn bè. Một hôm ống nói với tôi: "Tôi ở Paris chỉ vì phải theo dõi việc đúc chữ Lào cho nhà in chính phủ ở Luang - Prabang. Vị Đông cung (người sẽ nối ngôi vua - ND) đây cộng tác với tôi để thực hiện hợp đồng đặt hàng. Tôi thì già, ít đi ra ngoài mà vị hoàng tử này lại trẻ nên hay buồn, nhất là vào lúc đêm hôm. Vậy anh nên giúp anh ta vì tôi không muốn anh ta chạy khắp Paris một mình". Đó là lý do vì sao người ta thấy tôi la cà khắp nơi, lúc thì ở hiệu cà phê, lúc thì ở nhà hát, có lúc ở viện bảo tàng, có lúc ở triển lãm... và các quán cabaret (quán rượu có nhảy múa - ND) ở khu Montmartre. Đương nhiên là để tháp tùng thái tử Lào. Có lúc tôi muốn biết ý kiến của thái tử về một số vở kịch đã xem, nếu không tán thưởng hay vui thích thì cũng có vài ý kiến gì đó. Vậy mà thái tử hoàn toàn thờ ơ với các vở và khó lắm tôi mới nhận được một lời khen hay không tán đồng của thái tử. Mãi tới hôm nay tôi mới nhận ra rằng hoàng tử chẳng tìm thấy một thú vui nào trong cuộc sống của Paris. Sự dật dờ ườn ra đáng yêu của người Lào chắc chắn làm thái tử thích sự êm đềm dịu dàng của quê hương cũng như sự thoải mái của bộ y phục đơn sơ hơn sự náo động suốt ngày đêm của người da trắng và y phục chỉnh tề của xã hội châu Âu. Tôi phải thú nhận rằng tôi nhanh chóng mất thói quen giữ lịch sự và lễ phép với thái tử.


Ít lâu sau, thái tử xuống tàu về nước. Trên tàu, một số hành khách vô duyên và lạm dụng giao cho thái tử một số hộp xì gà và những chiếc cưa nhỏ tí. Nhiệt tình và khéo léo nhất trần đời, thái tử theo mẫu vẽ trên giấy đã làm ra những chiếc hộp đựng đồng hồ, giá để tẩu thuổc...


Thật đáng thương cho thái tử: tới Hà Nội để chào toàn quyền trước khi về Lào, thái tử nhận được tin cha mình, vua Zakharine chết nên vội vàng về Lào dự đám tang và sau đó lên ngôi vua.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2021, 07:39:39 pm »

Khi phải quay lại Đông Dương, tôi đi chiếc Australien, một chiếc tàu lớn của công ty Messa-geries Maritimes. Trên tàu, tôi vui sướng gặp lại tay cẩm Ramel. Lúc nào anh ta cũng vui vẻ.

Trên tàu có một tay "phiêu du", một từ chưa hết nghĩa để chỉ một người đã đi săn ở Ấn Độ. Hôm xuống tàu, người ta nhìn thấy tay Nemrod (thợ săn dũng cảm trong Kinh thánh - ND) vênh vang này chân dận xà cạp da, thắt lưng đeo đầy đạn cứ như sắp đấu với thú rừng. Tất cả như nói với mọi người là ta sẽ ra tay tàn sát. Lúc nào anh ta cũng trương ra tên tuổi những tay săn có kinh nghiệm, làm mọi người khó chịu, đặc biệt là anh bạn Ramel tinh tế của tôi. Anh quyết định lật tẩy máu gan lỳ và đầu óc sáng láng của Gérard Bombonnel (chắc là tên một nhà thiện xạ lúc đó - ND) tương lai. Anh cho một số người trong chúng tôi biết mưu mô của mình và sau đây là sự kiện nhớ đời đáng được ghi lại trong Nhật ký hành trình (Le journal des voyages):

Một buổi chiều đẹp, khi mọi người vừa thức dậy sau giấc ngủ trưa thì nghe thấy một thủy thủ kêu lên: "Kìa! Rắn biển!". Mọi người đổ xô ra lan can. "Đâu? Nó đâu?" - "Kia kìa, nhìn kia kìa, chỗ gần mạn. Các bạn ơi, người ta đã xiên được nó. Quả thực, người ta nhìn thấy một con vật to lớn trông như rắn. Chiếc đầu, mỗi lần nhô lên khỏi sóng, có dạng vừa như rắn vừa như rồng. Chiếc đầu nhô lên ngụp xuống sít sao theo sợi dây buộc quanh chiếc thân ghê gớm và người ta sợ rằng trong khi vùng vẫy con vật sẽ làm đứt sợi dây rất căng do tàu chạy nhanh. Làm thế nào? Hay là dừng tàu lại. Cần phải suy nghĩ. Đột nhiên có tiếng ai đó kêu lên: "Súng! Cô ai có súng không?". Thế là hành khách đổ dồn vào nhà thiện xạ la lên rầm rầm: "Đúng, cần phải có súng". Nhân vật chính hiểu ngay nhiệm vụ của mình; ông ta vội vã chạy lên phòng và trở lại với khẩu súng, loại chắc dùng để bắn voi hay hà mã. Mọi người nhường lối cho nhà thiện xa. Chẳng phải chờ lâu. Chỉ một phát đạn đã làm con vật quẫy mạnh sau đó yếu dần. Phải rất khó khăn các thủy thủ mới kéo được con vật lên qua cửa sổ tròn trên thân tàu, sau đó lôi lên boong, nước biển vẫn chạy ròng ròng. Một thủy thủ tập sự, với (nguyên văn avé đúng ra phải là avec - ND) giọng đặc vùng Toulon nói: "Ông ấy bán hông trượt" (nguyên văn il l'a pas raté đúng ra phải là il n'a pas raté - ND).


Nhà thiện xạ đứng trước đám đông, nét mặt rạng rỡ chỉ được một lúc: khi cúi xuống con vật, ông ta vội vàng quay lên và chuồn về phòng. Con rắn biển chẳng có gì khác hơn là một đoạn ống nước cứu hỏa bằng vải trong nhét đầy rơm rạ và báo cũ cộng thêm những nét tô vẽ của cây bút tài tình.


Nếu bạn nào thấy trong các tạp chí khoa học những thông tin mới về loại quái vật biển này, có lẽ bạn sẽ nhún vai nói: "Con vật ghê tởm và kỳ quái này làm gì còn tồn tại. Năm 1904, nó đã bị một hành khách trên tàu Australien bắn chết".


Trong một buổi lễ hội truyền thống trên tàu, Ramel, người lúc nào đầu óc cũng thường trực những sự tưởng tượng, đã nghĩ ra một đoạn hài kịch có kết thúc rất bi thảm. Cuối hoạt cảnh, các nhân vật đôi đáp với một nhân vật tính cách không sao chịu nổi nên bị họ nện túi bụi đến nỗi nằm bất động trên sân khấu. Chết cha, chuyện này lôi thôi to. Một người trong họ kêu lên: "Ở chỗ này". Thế là chiếc xác bị kéo vào cánh gà. Nhưng các kịch sĩ lỡ giết người lại vội vàng ra sân khấu với cái xác mềm nhũn. Họ bàn luận: "Tôi đã nói là có người ở quầu thang (nguyên văn escayer - escalier - cầu thang - ND)... - "Vậy thì đưa qua cửa sổ...’’. Chiếc cửa sổ được nói tới chỉ đơn giản là lan can tàu vì sân khấu được đặt ở boong sau của tàu. Những tên giết người liền quăng nạn nhân qua tay vịn lan can. Tất cả khán giả nhất loạt đứng dậy hoảng hốt kêu lên khi nghe thấy một tiếng "ầm" kinh hoàng... Ramel mặt tái xanh, lom khom tới chiếc ông thông gió, hình như sắp ngất đi. Chỉ có thuyền trưởng và bác sĩ trên tàu, thay vì ra lệnh khẩn cấp lại cười ngặt nghẹo hở cả rốn ra...


Người nộm được khéo léo thay cho diễn viên bị kéo vào cánh gà đã làm cho cử tọa khán giả xúc động chẳng kém gì những vở của Grand Guignol.

Trong thời gian chiến tranh (chỉ Đại chiến thế giới lần thứ nhất - ND) Ramel đã tình nguyện cùng với thuyền trưởng tàu Athos xuống nằm trong chiếc quan tài nước (ý nói cùng với thuyền trưởng chết theo tàu - ND), nơi mấy năm trước đó anh đã gửi xuống một con rối từ chiếc tàu Australien.


Tới Sàigòn, tôi mới biết là mình không được quay lại Bắc Kỳ mà phải đi Đà Nẵng (Tourane). Vậy là phải đi Trung Kỳ.

Ở Đà Nẵng không có nhà hát, bù lại ở đây có một câu lạc bộ của người Pháp rất năng động. Khi tôi tới thì vừa khéo câu lạc bộ đang chuẩn bị một vở kịch ngắn cho lễ hội hàng năm. Tôi có nhiều bạn mới và gặp lại một số bạn trước đây ở Bắc Kỳ, trong số đó có Victor Chodzko, tay kị sĩ hào hoa của gánh xiếc Harrisson. Còn tám ngày nữa thì câu lạc bộ cho ra mắt vở Tấn kịch Đà Nẵng (Tourane revue). Chính trong khoảng thời gian đó, chủ tịch câu lạc bộ là ông Escande, giám đốc bưu điện Trung Kỳ, tới gặp tôi đề nghị đóng thay cho một diễn viên phải vào bệnh viện. Đó là vai phải nói giọng Marseille. Tôi cố từ chối. Ông Escande thuyết phục tôi: ’'Khán giả sẽ bỏ qua thôi vì người ta biết anh phải diễn cương". Thế là lần đầu tiên tôi xuất hiện trên sân khấu trong vở Tấn kịch Đà Nẵng, một vở khoa trương một cách đáng yêu và khá trí tuệ của hai ông Imbert và Robert. Cả hai là hướng dẫn viên (conducteur) của sở Công chính. Ngày nay chức danh hướng dẫn viên được gọi là kỹ sư (ingénieur).


Được khuyến khích vì sự thành công trong lần đầu tiên, tôi cùng với một số thành viên của câu lạc bộ dàn dựng các vở của Courteline như Một khách hàng đứng đắn (Un client sérieux) Théodore tìm diêm (Théodore cherche des allumettes), Viên cẩm tốt (Le commissaire est bon enfant), Ngủ đi, Hortense (Hortense couche toi)... Trong vở Ngủ đi, Hortense, Victor Chodzko do không có râu nên đóng rất nổi vai một phụ nữ mang thai tên là Sarah Bernhardt.


Sau đó, tôi nảy ra ý viết một vở kịch châm biếm giới quan chức người châu Âu và những người giúp việc của họ. Vở kịch có nhan đề là Da trắng và da vàng (Blancs et jaunes), vở kịch có hai màn: một màn xảy ra ở văn phòng và một màn xảy ra ở bếp ăn chung. Người ta cho rằng công chúng sẽ thưởng thức vở kịch ngắn này mà không đòi hỏi gì nhiều. Có lẽ tôi sẽ không kể chuyện này ra đây nếu vở kịch không là một trong những vở đầu tiên thử sức một trong những diễn viên sáng chói nhất hiện nay của Nhà hát hài kịch Pháp: Maurice Escande. Anh là con trai chủ tịch câu lạc bộ. Hồi đó, Maurice là một cậu bé đẹp trai mười hay mười hai tuổi gì đó. Anh đã sáng tạo ra, nếu có thể nói như vậy, các vai béconpanka ở màn thứ nhất và vai phụ bếp ở màn thứ hai. Sau đó, anh diễn khá hơn nhiều.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2021, 07:40:24 pm »

Năm 1904, ở Đà Nằng có gia đình nhà Réthoré. Đó là một gia đình đặc biệt và rất có cảm tình. Chủ gia đình là một kỹ sư hàng hải. Cái "bộ lạc" (tác giả chơi chữ, dùng chữ "bộ lạc" để chỉ gia đình đông con - ND) này có khoảng trên chục người, từ người mẹ tới những đứa con trai, con gái nhỏ nhất, ai cũng vui vẻ, ai cũng biết hoặc hát, hoặc chơi một nhạc cụ gì đó, hoặc bắt chước người khác. Với những người như vậy, gia đình này bao giờ cũng có thể lao vào tổ chức một cái gì đó đơn giản và đáng yêu. Tôi thường nghĩ nếu ông Réthoré, chủ gia đình, đột nhiên mất chỗ làm hiện nay, thì ông có thể cùng với vợ con dựng một gánh xiếc, một gánh hát hay một dàn nhạc gì đó để kiếm sống.


Tóm lại, đó là những người có nhiều phương kế, không bao giờ chịu vo tròn và làm việc theo say mê vì sống giữa tình thương.

Sau một bữa ăn tốì thịnh soạn ở nhà họ, tiếp tối là buổi dạ vũ của câu lạc bộ kèm theo bữa tiệc kéo dài tới sáng, khi tôi chúc mừng bà Réthoré vì sự dẻo dai thì người vợ quý đồng thời là người mẹ đông con này trả lời: "Tôi à, chỗ tin tưởng, tôi nói để anh biết tôi sinh ra để chuyên nấu ăn".


Câu này thường được nói lại ở nhà Morin, chủ nhân của Đại Khách sạn (Grand Hôtel - không hiểu có phải là khách sạn Morin ở Huế không? - ND). Nhà Morin cũng là một "bộ lạc" dễ chịu. Ở Hải Phòng, tôi quen hai người con trai nhỏ tuổi nhất và hai cô con gái nhà này khi họ làm nhân viên bán hàng trong các cửa hàng của hãng Honoré Debeaux. Tôi gặp lại họ ở Đà Nẵng cùng với Emile, người anh cả. Emile nguyên là cảnh sát Bắc Kỳ. Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi đến nhận việc. Cả nhà là những người lao động cật lực, chịu hòa nhập và kiên trì như nông dân. Họ xứng đáng với sự thịnh vượng họ tìm kiếm được.


Trong buổi ban đầu ở Đà Nẵng, cửa hàng của họ thu hút rất nhiều khách hàng do không khí gia đình trong cửa hàng. Về phần tôi, tôi giữ một kỷ niệm biết ơn đối với sự đón tiếp thân tình và giúp đỡ mọi mặt của những con người dũng cảm đó. Tôi thấy sự giúp đỡ đó đến tự đáy lòng không một chút vụ lợi. Đối với những người còn sống của gia đình này, Laure và Wladimir, tôi luôn nhớ tới họ và trong tâm tưởng luôn luôn coi hai người như những người trong gia đình bị chết yểu.


Sau khi làm việc ở Đà Nẵng khoảng bốn hay năm tháng tôi được gọi về Bắc Kỳ trực tiếp làm việc dưới quyền ông giám đốc Victor Spas, anh sinh đôi của vua Bỉ Leopold II. Ông này có bộ râu trắng rất đẹp nhưng hơi bị cà nhắc.

Ở dưới quyền giám đốc quan thuế Hải Phòng, tôi được giao nhiệm vụ thảo các báo cáo, một công việc triền miên suốt năm.

Ngay lập tức, tôi lại viết những bản tin về sân khấu ca ngợi nhóm hài kịch Delamercie. Đây là nhóm hài có hạng, được hoan nghênh ở Bắc Kỳ. Họ đi hết tỉnh này tới tỉnh khác với các kịch mục mang hơi hướng Monmartre vui tươi nhất.

Thế là, con quỷ sân khấu nhập vào tôi. Ở Hải Phòng cũng như ở Đà Nẵng, tôi tiếp tục dàn dựng các vở và cùng với bạn bè trình diễn lấy tiền làm từ thiện. Có một lần, một diễn viên bi kịch đã làm khán giả say mê với những đoạn độc thoại rất hay của nhân vật Charles Quint trong các vở Hernani và Cuộc đình công của thợ rèn (La grève des forgerons). Trong đời mình, tôi chưa bao giờ nghe một diễn viên độc diễn các vở nổi tiếng đó với giọng chân thật, thông minh và có chừng mực như diễn viên này. Người diễn viên tuyệt vời đó chỉ là một người lính lê dương bình thường tuổi đã cứng, tên ông ta tôi không còn nhớ nhưng tôi tin rằng trước đó người lính này phải có một quá khứ kịch nghệ dưới một cái tên khác. Điều hơi buồn là người diễn viên tuyệt vời có giọng sâu lắng và độc đáo đó đã phải lên sân khấu với bộ quần áo đi mượn. Bộ quần áo mượn thiếu dây đeo nên khi diễn viên đó giơ hai tay lên trời để nhấn mạnh lời thoại thì chiếc áo trắng lòi ra giữa chiếc áo gilê và quần, biến bộ quần áo lỡ cỡ đó thành một yếu tố hài vì nó hoàn toàn ngược với nội dung lời thoại. Phải có bản lĩnh thế nào mới chế ngự được công chúng và làm mọi người mủi lòng trong điểu kiện khôi hài đó... Tối hôm đó, dân Hải Phòng đã được thấy một diễn viên bậc thầy.


Một lần khác, chúng tôi đưa vào chương trình đêm diễn liền một lúc ba vở kịch ngắn: Một ngày mưa (Par un jour de pluie), Hai người lính trù bị (Les deux réservistes), Trên tấm lát (Sur la dalle), vở thứ ba là một vở hài rùng rợn của Guignol. Bài trí sân khấu cho vở này chỉ có mỗi gian nhà xác. Để có những vai phụ cho vở này, chúng tôi tổ chức một cuộc thi tuyển trong vài người lính do một người trong số họ giới thiệu. Anh tên là Jean Gorce. Đó là một chàng trai đáng yêu, hiện nay là chuyên gia tài chính ở Paris và vẫn có quan hệ tốt đẹp với tôi. Một trong số những người lính đó phải đóng vai người gác nhà xác. Khi đêm tối xuống, nhân vật phải xuất hiện với một ngọn đèn xách tay và sau đó treo vào tường với thái độ phớt lờ những xác chết nằm xếp hàng trên tấm đá hoa cương. Tôi đã hướng dẫn cho diễn viên phải đi qua sân khấu như một người chán đời và làm nhiệm vụ như một cái máy. Tôi thấy người lính có vẻ bực tức với những chỉ dẫn của tôi vì có vẻ những chỉ dẫn đó hạn chế tài năng diễn bi kịch của anh ta. Tôi vẫn phải nhấn nhá: "Phải diễn như thực. Khi anh vào cũng như khi ra khỏi sân khấu, anh không được nhìn những xác chết cũng không được nhìn công chúng. Nếu không sẽ hỏng hết”. Thật là công cốc, thiên tài của chúng ta đã diễn cương và tôi chẳng có cách nào ngăn cản được con người ương bướng đó muốn làm gì thì làm. Anh ta bước ra sân khấu với ngọn đèn xách ở tay, chẳng ngó ngàng gì tới những thây ma. Như thế cũng còn được, nhưng tới chiếc hốc của người nhắc vở, anh dừng lại, ngắm gian phòng, gật gật đầu tựa như đau khổ lắm, sau đó mới treo cây đèn. Lúc quay lại, anh lại dừng lại trước công chúng, rõ ràng như chờ đợi sự hoan hô, vẻ mặt như có ý hỏi khán giả: "Tôi treo cây đèn được đấy chứ?". Sau đó, tên ngốc nghếch bước vài bước về phía những xác chết, ngắm nghía, nhún vai, vừa cười nửa miệng vừa ra khỏi sân khấu. Nếu không có chiếc thây ma trên sân khấu rồi thì có lẽ tôi đã giết hắn. Nhưng than ôi, không biết có còn sự ngớ ngẩn nào hơn nữa không: công chúng, còn ngớ ngẩn hơn cả diễn viên, đã nồng nhiệt tán thưởng diễn viên khi anh ta ra khỏi sân khấu. Diễn viên thản nhiên nói: "Anh thấy chưa!". Vào giây phút đó, trong đầu óc tôi có một sự căm ghét ghê gớm đối với những diễn viên mình dàn dựng.


Từ hôm đó, tôi viết và dàn dựng chỉ để thỏa mãn ý thích riêng và chiều lòng khoảng sáu, bảy người hiểu biết về sân khấu. Những người này, dù diễn viên tệ hại nhất luôn luôn có mặt trong phòng diễn. Những lúc như thế khi các diễn viên phụ chỉ muốn mau mau hạ màn thì khán giả vẫn động viên anh ta. Điều này làm các diễn viên xoàng hiểu rõ hơn những khó khăn của nghệ thuật sân khấu chân chính.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2021, 09:26:29 pm »

1905

THỂ THAO ÂM NHẠC Ở HẢI PHÒNG: LÃNH ĐỊA CỦA CAMILLE JACQUET - TUẦN DƯƠNG HẠM SULLY BỊ ĐẮM Ở VỊNH HẠ LONG: CÂU CHUYỆN CỦA MÁY TRƯỞNG LÉON BRUM - TRỞ LẠI HÀ NỘI: LÀM VIỆC VỚI TỔNG GIÁM ĐỐC QUAN THUẾ - NHỮNG CÁNH THÙ ĐỊCH NHAU: CÁNH CHÍNH QUỐC VÀ CÁNH TRƯỜNG THUỘC ĐỊA - MỘT CÔNG CHỨC HIẾM THẤY: PHÓ GIÁM ĐỐC LEVECQUE - NIÊN GIÁM QUAN THUẾ RA ĐỜI - CÁC CỰU HỌC SINH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC NANTES - HỘI HIẾU NHẠC - NHỮNG CHÚ LÍNH GIẢ CỦA TOÀN QUYỀN: UY TÍN CỦA DOUMER VÀ UY TÍN CỦA PAUL BEAU - CÁC DƯỢC SĨ CỔ VŨ NGHỆ THUẬT: JULIEN BLANC Ở HÀ NỘI VÀ EDMOND BRUSMICHE Ở HẢI PHÒNG - HỐC NHẮC VỞ Ở NHÀ HÁT THÀNH PHỐ! - DUVALLES VÀ NHỮNG TRỤC TRẶC TRÊN SÂN KHẤU.


Công việc của tôi dưới quyền Léopold II chẳng có gì ngoài sự dễ chịu. Đổng lý văn phòng của Đức điện hạ (tác giả diễu thủ trưởng mình là anh em sinh đôi với vua Bỉ - ND) là Camille Jacquet, nguyên trung úy pháo binh. Bề ngoài trông Camille có vẻ thô nhưng thực ra là một người nhạy cảm. Tại đây tôi có một đồng nghiệp rất đáng yêu là Gabriel Caffaréna. Sau này Gabriel làm việc trong ngành thuê muối.


Buổi chiểu, sau giờ làm việc, chúng tôi thường chơi thể thao. Nội dung của những buổi như vậy chỉ là tụ tập nhau trong phòng của Jacquet ở khách sạn. Anh là một nhạc sĩ giỏi, luôn luôn cho rằng không thể sống mà không có piano. Chúng tôi, Caffaréna, Antoini, Henri Berland và tôi, cởi bỏ áo khoác, vây quanh chiếc dương cầm Erard để nghe người hướng dẫn khó tính sỉ vả hàng giờ khi chúng tôi tập đồng ca các vở Sigurd, Samson và Dalila, Orphée và Iphigenie ở Aulide. Đã bao lần chúng tôi lên đường chinh phục xứ Walkyrie (tên địa danh trong một vở nhạc kịch kể trên - ND), rồi lật đổ ách thống trị ghê tỏm của người Philistins (tương tự chú trên - ND).


Chúng tôi thích nhất là các vở kịch của Gluck* (Nhà soạn nhạc người Đức, tác giả vở Orphée - ND) với những câu như:

Cô gái trinh nguyên vùng Latone
Lắng nghe chúng ta hát...
Bao ước nguyện, bao hương thơm của chúng ta
Bay tới chỗ nàng...

Nói thực là chúng tôi phải gồng mình lên để thỏa mãn các yêu cầu của tay cầm thủ khó tính và xương sườn chúng tôi thỉnh thoảng lại chịu những cú đấm như trời giáng...

Sau này được bổ nhiệm làm việc ở Luang Prabang, Jacquet đã sống một cuộc đời lý tưởng giữa những nàng phu-sô hay cười. Không thể chuyển chiếc piano tới một nơi xa như vậy, anh tự mình làm một chiếc khác tại chỗ và ngôi nhà của anh trở thành trung tâm của những niềm vui sảng khoái vì anh đã chơi trên chiếc đàn quý của mình đủ các loại bài hát của xứ Lào...


Jacquet không bao giờ kể về mình nhưng chúng tôi biết anh đã có vợ ở Pháp và có nhiều con. Anh gửi tiền đều đặn về cho gia đình để chu cấp cho sinh hoạt và học tập của các con nhưng không bao giờ đả động tới chuyện này. Chúng tôi hiểu anh có những ưu tư về chuyện gia đình. Anh ở lì ở thuộc địa... và tôi bặt tin anh cho tới khoảng năm 1920 hay 1921, khi làm việc ở Văn phòng Chính phủ Đông Đương trên đường Opéra ở Paris, tôi mới gặp lại anh ở đó. Trông anh thật khốn khổ. Anh nói với tôi: "Mình ở thuộc địa về. Mình ốm yếu quá vì bị kiết lỵ" - "Cậu tới nghỉ ở chỗ mình. Mình ở phố Louis Le Grand" - "Không, mình chỉ muốn bắt tay vĩnh biệt cậu vì mình biết, đối với mình, thế là hết. Lát nữa mình sẽ ra ga Saint Lazare lên tàu hỏa đi Rennes về với gia đình".


Ngay sau hôm tói Rennes, Jacquet đã nhắm mắt vĩnh viễn. Anh muốn chết bên những người thân yêu, trong tổ ấm gia đình.

Ngày 8-2-1905, ông Spas nhận được điện tín của một nhân viên thu ngân ở Vịnh Hạ Long báo tin chiếc tuần dương hạm Sully trưa hôm đó bị vỡ toang bụng khi va phải đảo Carnot trong hẻm Henriette. Bức điện cho biết tình hình chiếc tàu rất nguy ngập nhưng không cho biết có ai bị làm sao không.


Ngay lập tức tôi nghĩ tới anh bạn Léon Brum đang ở trên tàu. Nguyên Léon Brum trước đây cùng bán hàng với tôi trong một cửa hàng ở Nantes. Cửa hàng này bán hàng bách hóa một cách nhỏ giọt mà tôi đã nói qua. Sau khi tôi tới Bắc Kỳ hai năm, Brum viết thư cho tôi nói anh sẵn sàng theo tôi nếu tôi tìm được cho anh một việc gì đó. Lúc đó chính quyền đồng ý chi trả lộ phí cho các thanh niên muốn sang làm việc ở thuộc địa với điều kiện phải cam kết trước. Một nhà buôn khá tốt bụng ở Hải Phòng, ông Schiess, đồng ý ký cho tôi một bản chứng thư hứa sẽ thuê bạn tôi để anh có thể sang được nhưng ông ta lại nói với tôi là không thể bảo đảm lương cho bạn tôi vì thực tế không cần người. Tôi phấn khởi gửi tờ chứng thư cho Brum. Thật là tai hại: bạn tôi nhận được nó đúng một hôm sau hôm anh ký tên đăng vào hải quân năm năm. Nguyên anh bị cửa hàng ở Nantes cho thôi việc vì mùa mua sắm đã hết. Không một nguồn thu, thế là anh xin đăng vào hải quân.


Brum sẽ hết hạn đăng lính vào năm 1905. Biết chiếc tuần dương hạm Sully sẽ chạy tới Đông Dương, anh liền xin lên làm việc trên chiếc tàu đó với ý đồ sẽ giải ngũ ở thuộc địa và ở lại luôn. Giờ đây, biết anh đang trên chiếc Sully không rõ sống chết ra sao, tôi nghĩ bụng: "Ông bạn khốn khổ khốn nạn của mình lúc nào cũng bị vận xui theo đuổi, không khéo phải gửi thân trong nước biển của cái xứ Bắc Kỳ mơ ước suốt sáu năm nay". Nghĩ vậy, tôi liền gợi ý ông Spas đề nghị Bộ chỉ huy Hải quân phái một chiếc xà lúp của quan thuế ra để chỉ huy tàu Sully sai phái, đồng thời tôi xin được làm nhiệm vụ liên lạc... và có thể... cứu hộ. Chỉ một lúc sau, mọi việc được giải quyết xong, tôi lên đường ra đảo Cac-Ba (tức đảo Cát Bà hiện nay - ND) dưới quyền thuyền trưởng Apostoli.


Trong Vịnh Hạ Long, cảnh chiếc Sully bị một hòn đá ngầm cắm vào chính giữa, theo đúng nghĩa đen của từ này, trông thật tan hoang. Đó là một chiếc tàu mới tinh, theo người ta nói, trị giá ba mươi hai triệu francs. Theo những thông tin đầu tiên chúng tôi nhận được khi cập mạn vào chiếc Gueydon, không có thiệt hại về nhân mạng. Gueydon cũng là tuần dương hạm, lúc đó đang cùng chiếc Assas tới cứu hộ cho con tàu cùng hạm đội mắc nạn.


Chúng tôi dùng ca nô nhỏ chạy tới chiếc Sully. Tới nơi chúng tôi phải vất vả mới leo lên được vì thành tàu cao mà mũi tàu lại chúi xuống nước. Một sĩ quan nói với tôi rằng ở trên một con tàu như thế này là không thận trọng và người ta đã quyết định đúng khi sơ tán thủy thủ sang chiếc Gueydon. Trên chiếc Sully chỉ còn lại viên chỉ huy và ban tham mưu cùng vài người để làm thủ tục nếu chiếc tàu bị gãy làm đôi khi thủy triều xuống.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2021, 09:27:31 pm »

Không còn thủy thủ, chiếc tàu đã có vẻ như bị bỏ, chỉ còn lại lá cờ ba sắc ở đuôi tàu và những đốm xanh của những cây cọ trang trí trên boong khu chỉ huy.

Tôi tới trình diện viên chỉ huy khốn khổ, sẵn sàng nghe lệnh ông ta. Nhưng bị suy sụp vì mất tàu nên viên chỉ huy không thể trả lời tôi và chỉ huy tàu Gueydon, thuyền trưởng Ridoux, phải trả lời thay: "Chúng tôi phải hoàn thành một báo cáo trong vài giờ nữa. Chúng tôi sẽ giao nó cho anh chuyển cho Bộ Chỉ huy Hải quân ở Hải Phòng. Trong khi chờ đợi, nếu anh có cần sửa sang gì hãy sang tàu của tôi, chúng tôi sẵn sàng đón tiếp anh". Khi quay lại tàu Gueydon, tôi lao đi tìm máy trưởng Léon Brum. Không cần phải tả sự vui sướng của hai chúng tôi sau nhiều năm xa cách nhất là trong tình huống bi thảm như lúc đó. Brum sang chiếc Cac-Ba ăn trưa với tôi.


Vài tháng sau, chiếc Sully bị coi như đắm (thực tế nó bị vỡ trong một cơn bão), trong khi các thủy thủ được hồi hương thì Brum được gửi sang trạm chờ ở Hải Phòng. Sau đó, anh được giải ngũ và tôi giúp anh tìm được chân bán hàng ở cửa hàng Godard ở Hà Nội, cửa hàng này sau đổi thành Cửa hàng Hợp nhất (Grands Magasins réunis). Sau đó nữa, tôi dựa vào chút ảnh hưởng của mình trong ban giám đốc quan thuế chạy cho anh được tuyển dụng nhưng anh tự ái không nhận. Trong một lần về Pháp nghỉ, Brum lấy được bằng thợ máy thương thuyền và lại xuống tàu. Sau khi về hưu, Brum sống ở Trung Kỳ. Sống trong cảnh điền viên, anh qua những ngày êm đềm trong ngôi nhà đẹp dựng ở làng Ngọc Giáp, gần Thanh Hóa. Trong nhiều năm, các bức thư anh gửi đến là niềm vui đối với tôi vì phong cách tinh nghịch và chọc nhẹ nhau.


Tôi chỉ ở Hải Phòng có vài tháng, sau đó chuyển đi Hà Nội để làm việc ở Tổng nha Quan thuế.

Ông Fréjouls đã rời thuộc địa từ năm 1902. Thay thế ông là một thanh tra tài chính, ông Crayssac. Bộ sậu của ông (thanh tra quan thuế và thuế gián thu) toàn dân chính quốc. Bộ sậu này làm nhục cánh Trường Thuộc địa (École Coloniale). Họ coi các học sinh Trường Thuộc địa là không có kinh nghiệm thực tiễn và chỉ là lũ cạo giấy.


Tính đố kỵ đổ lên đầu đám Thuộc địa (tạm dịch cụm Ecoi - col - ND) đã làm đám thanh niên này tập hợp lại thành một nhóm quanh phó giám đốc bị huyền chức Levecque, người được chính quyền giữ cho một miếng pho mát ở Đông Dương. Do người cầm đầu như vậy nên cánh chính quốc gọi cánh thuộc địa là "đại hội của những người không có chuyên môn".


Thực tế, Levecque chẳng chủ tọa mà cũng chẳng điều hành bất cứ thứ gì. Ông chẳng bao giờ bước chân vào phòng giám đốc và chẳng có quan hệ gì với ông Crayssac trong khi trên văn bản, ông là cộng sự chính của ông Crayssac. Nếu không có nhân viên phát lương hàng tháng mang lương tới thì có lẽ nhân viên quân bưu là người duy nhất nói ông Levecque với chính quyền trong cơ quan.


Người ta cho rằng không thể để một giám đốc, thậm chí một phó giám đốc sống cách biệt mọi người như người bị dịch hạch mà không có gì bảo vệ. Vì thế ông Levecque cũng có một chánh văn phòng, hai thư ký và một tuỳ phái. Chánh văn phòng là Muraừe, một người dễ thương. Dưới quyền một ông phó giám đốc mà công việc duy nhất là đi đặt bẫy thú, Muraire cảm thấy cuộc đời thật êm dịu. Tôi hình dung ra cảnh sau mỗi lần diệt thú: Mấy người thư ký của ông Levecque, người thì cặm cụi thống kê lông mao, người thì suốt ngày so sánh lông vũ, còn anh tuỳ phái biến thành chân giữ sách, bằng lòng với đồng lương còm. Những chuyện như vậy cứ diễn ra tháng này sang tháng khác trong sự tự mãn chung.


Khi được bổ nhiệm vào chức vụ mới ở phòng kế toán, tôi được bố trí làm việc trong một căn phòng ở trong một ngôi nhà, hiện nay đã bị phá hủy, có tường liền ngay với mép nước Hồ Gươm, ở chỗ gần trùng với phố Balny kéo dài (nay là Trần Nguyên Hãn - ND). Cửa sổ phòng tôi trổ ra một điểm đẹp mê hồn của chiếc hồ huyền thoại màu ngọc bích. Thế nhưng ở đầu kia của ngôi nhà thì chúng tôi chỉ là mồi cho muỗi vì thời đó cả quạt Ý lẫn hương xua muỗi của Nhật Bản đều chưa có. Ngồi bên cửa sổ trông ra hồ tự nhiên tôi nảy ra tham vọng muốn ra một ấn phẩm mang tính nghề nghiệp giống như cuốn Niên giám Quan thuế (Les Annales des douanes) của hiệu sách Oudin de Poitiers ở Pháp. Nguyên từ lâu tôi để ý thấy các thuộc viên rất vất vả khi tìm lại các văn bản họ có trách nhiệm lưu giữ. Tương tự, một nhân viên nào đó muốn thẩm định hoặc ra các thông báo hành chính cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thế là tôi làm văn bản đề nghị ông Crayssac cho phép ra cuốn Niên giám Quan thuế Đông Dương (Les Annales des Douanes et Régies de l’Indochine). Sau nhiều tuần không có hồi âm. Tôi lại nêu ra vấn đề. Lại im lặng. Thế là tôi tự mình lên hỏi và người được chỉ định bác kế hoạch của tôi là ông André Kieffer, hiện làm nghề nuôi ngựa ở Trung Kỳ. Ông là dân "cạo giấy" duy nhất tìm được chỗ đứng trong cánh chính quốc do tính nhã nhặn bặt thiệp. Tôi biết nỗi khổ tâm của ông khi thấy đề nghị của tôi không được các giới chức để mắt tới. Ông cho tôi biết người ta cho rằng tôi còn quá trẻ đối với một công việc như vậy và cho rằng nên thành lập một hội đồng biên tập và bảo đảm lương thích đáng cho các thành viên. Tôi đồng ý ngay về nguyên tắc nhưng đề nghị bỏ điều kiện lương, vì không biết tôi có đủ tiền chi trả cho in ấn hay không. Ông Kieffer tỏ vẻ ngạc nhiên thấy tôi không sợ mạo hiểm. Cuối cùng, ông hứa thu xếp cho tôi gặp ông Crayssac để định ra những mục tiêu. Chắc chắn các mục tiêu này đang thu hút, gây xôn xao cánh chính quốc vì họ đang nóng lòng chờ đợi sự ra đời của một cơ quan ngôn luận riêng. Có thể ở đó họ sẽ tìm được một "diễn đàn tự do". Tôi cố gắng giữ thế trên bằng cách nêu lên công việc mình làm trong trường hợp này phù hợp với lợi ích công tác. Sau khi thảo luận, ông Crayssac đồng ý cho tôi ra niên giám nhưng chỉ đồng ý miệng vì, theo ông nói, không muốn chịu trách nhiệm không sao lường được trong vụ mạo hiểm này. Tôi thấy thái độ đó rất nguy hiểm cho mình: nó cho phép ban giám đốc rút lại sự ủng hộ bất cứ lúc nào, thậm chí cấm ấn phẩm ra mắt nếu họ thấy không được chính thống lắm. Thế là tôi liền viết thư cho ông Crayssac lấy cớ muốn làm rõ hơn tiêu chí của tờ báo. Bức thư mở đầu như sau: ''ông đã cho phép tôi xuất bản... như thế... như thế...". Tôi kèm bức thư vào trang đầu của số đầu ở Biên niên tôi cố cho ra thật nhanh và cố không gây ra phản ứng nào của ban giám đốc. Theo sau ngón láu ngoại giao đó, tờ Biên niên tiếp tục ra đều đều. Tới ngày 1-1-1940, tờ báo sẽ tròn ba mươi sáu tuổi. Nó đã trải qua nhiều thăng trầm, đặc biệt là sự chống phá của giám đôc (hiểu là giám đốc quan thuế - ND) Rircher sau chiến tranh (tức chiến tranh thế giới lần thứ nhất - ND). Tôi không bao giờ tự phụ về công sức của mình đối với sự ra đời của tờ báo, tôi chỉ muốn chứng minh rằng nếu có ý tưởng tốt - bằng chứng là những số báo đã ra thì, xét về mặt quản lý, tờ báo sẽ được giới quản lý ủng hộ bằng mọi biện pháp có trong tay họ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2021, 09:29:48 pm »

Khi ông Crayssac về Pháp, theo lẽ đương nhiên phó là ông Levecque sẽ tự động lên thay. Ông Crayssac rời phòng làm việc lúc 10 giờ sáng thì ông Levecque, được báo trước, tiến vào làm chủ căn phòng làm việc lúc 10h30. Động thái như vậy người ta gọi là "chuyển giao công việc". Sau đó, cánh chính quốc và phần lớn các nhân viên thuộc địa thỏa hiệp với đường lối Crayssac bị tản mát đi khắp nơi để tới lượt cánh Trường Thuộc địa lên nắm chính quyền. Một số nhân viên cấp địa phương chẳng gây hại cho ai được giữ nguyên vị trí, trong đó có tôi.


Vào thời kỳ này tôi quen một tham tá mới vào ngành quan thuế tên là Aristide le Fol, con trai tổng giám đốc Nha Công sản Đông Dương. Khi có người giới thiệu chúng tôi với nhau tôi nói với Le Fol: "Rất hân hạnh gặp anh số 19" - "Ồ, anh biet mã số của tôi. Vậy anh cũng hoc trường trung học Nantes à?". "Cũng như mọi người thôi. Hồi đó tôi đã nhìn thấy anh ở trường trung học Nantes và cỡ người anh, dù có thay đổi, đã gợi cho tôi một cách làm việc". Tôi giải thích cho Aristide ngày xưa mình làm nghề ghi mã số cho các bộ đồng phục và phụ việc thử áo như thế nào.


Một thời gian sau, tôi gặp một kĩ sư tên là Marcel Pierron trong phòng uống cà phê của khách sạn Métropole. Diễn lại trò cũ, tôi đọc to: "Số 149" - "Ồ, thế anh cũng học ở Nantes à?" Pierron có tư chất cực kỳ thông minh, nhưng chống đối một cách khốn khổ mọi giải pháp theo suy nghĩ thông thường. Ở trường trung học Nantes, Pierron được xem như một học sinh dốt nát và tính cách khó chịu của anh đã tìm được mảnh đất để phát triển. Chính mắt tôi đã nhìn thấy anh ta ném ra giữa sân trường bộ quần áo mùa hè mà người quản lý vừa phát vì cho rằng chúng trông buồn cười đối với một chàng trai đã có râu ria rậm rạp như anh.


Mang nặng đầu óc nổi loạn, suốt đời gay gắt, Pierron sống như một nghịch lý thường xuyên được đổi mới. Nhiều lần anh thử làm lại cuộc đời, nhưng sau đó lại bỏ ngang vì chán nản với cuộc chiến đấu chống lại số phận, một cuộc chiến trong đó kẻ thù không khoan nhượng không ai khác ngoài anh. Những người như Pierron không hiếm, họ không biết cách hòa nhập với cuộc sống bình thường để có một cuộc sống dễ chịu. Đối với họ, sống trong hiểm nguy là lẽ sống duy nhất. Có lẽ cần biết sự đau đớn nào của đứa trẻ, sự thất vọng nào của người thanh niên, bi kịch ban đầu nào... đã định hình khuynh hướng xấu cho những đầu óc siêu đẳng như vậy trong việc tìm kiếm hạnh phúc.


 Ở Hà Nội, tôi tìm được một chỗ lý thú: Hội Hiếu nhạc (Société Philharmonique). Từ nhiều năm nay, tại đây, người ta diễn hài kịch trước một cử tọa nhỏ. Tại đây tôi thấy rất rõ câu danh ngôn của Musset (nhà thơ lãng mạn Pháp - ND) qua bà Demorgny, vợ một nhà cai trị, và qua ông Brou, giám đốc Bưu chính và Điện tín, một người ở tuổi đầu gối kêu răng rắc mỗi khi quỳ trước mặt nữ diễn viên cùng diễn. Ông Brou là thiên thần của giới ăn mày toàn thành phố. Nơi diễn ra phép màu hàng ngày ở ngay trước nơi ở của ông: ngày nào cũng như ngày nào, mỗi khi ông ra khỏi nhà đi dạo thì xe hơi của ông lại bị đám người nghèo khổ vây chặt. Đám người này tin rằng ông là viên chức chuyên chịu trách nhiệm phân phát của bố thí. Gặp ông Brou, bạn sẽ có cảm tình và cảm tình đó không suy giảm vì bạn sẽ phải rút tiền túi ra trả giá cho cảm tình đó trong ngày hội làm phúc. Ngày nay, người ta nghiêm túc hơn và ta không còn thấy một sếp bước xuống xe cũng cẩn thận như lúc bước lên; nhìn chung, tôi không tin vào sự tiến bộ của trí thông minh loài người.


Ít ra đối với một người dốt nát và non tuổi như tôi, không có vấn đề trọng vọng uy tín trong cuộc chơi. Lúc đó, tôi có hai người em ở Hà Nội. Tôi nói với chúng: "Paris có ba anh em Coquelin, Hà Nội không thể không có. Chúng mình hãy cho Hà Nội Ba anh em Bourrin". Chúng tôi đã bắt đầu như thế với tiểu phẩm ngẫu hứng Những chiếc cằm xanh (Les mentons bleus) của Courteline. Sau đó chúng tôi được bà Blot tăng cường. Bà Blot là một phụ nữ đấng yêu, vợ của một nhà thầu khoán rất dễ có cảm tình. Ông chồng này sau đó cũng bị sân khấu lôi cuốn. Với sự tìm tòi tài tình của ông, chúng tôi đã dàn dựng các vở ngắn chuyên diễn trong phòng khách hay quanh các bình phong như các vở Ở nhà luật sư (Chez l'avocat), Kẻ bất trị (L’inroulable), Lời khuyên bảo (La recommandation), Télémaqưe, Đốm lửa (L’étincelle). Trong các vở đó, tôi tin rằng chiếc áo xanh da trời của trung úy lính sơn cước Phi châu do ông Sapière cho tôi mượn chính là loại áo ngày nay dân Sàigòn đang quen mắt. Hồi đó, ông Sapière là trung úy kỵ binh chỉ huy trung đội kỵ binh danh dự Bắc Kỳ.


Sau khi Paul Doumer lên nắm quyền, ông ta rất quan tâm tới việc tạo uy thế cho chính quyền trung ương bằng ê-kíp vây quanh. Vì thế ở Hà Nội lúc đó, có một "đội tuyển" rất hợp lý gồm sĩ quan đại diện cho các binh chủng. Trong các buổi lễ, nhất là lễ có kèm theo khiêu vũ hoặc dạ tiệc, các sĩ quan này vây quanh toàn quyền giống như một bộ tham mưu đủ mầu sắc điểm trên gam sẫm của những bộ đồng phục "thuộc địa": đủ các loại sắc phục khác nhau của lính sơn cước, lính Spahi (tên chỉ kỵ binh Thổ Nhĩ Kỳ, sau để chỉ kỵ binh người bản xứ - ND); thậm chí có một đại úy khinh binh (dragon, có thể gọi là long kỵ cũng được - ND) tới dự với chiếc mũ đồng phất phơ chòm lông đen ở trên.


Toàn quyền Beau (người kế nhiệm Paul Doumer - ND) là người ra chỉ thị cấm ngáy và người ta không thấy ông ngáy vì ông ta ít khi ra khỏi phủ toàn quyền, thậm chí ra khỏi nhà riêng. Vì thế ông ta ít có dịp trưng đội quân làm cảnh với những quần, những áo mầu sắc xanh, tím, đỏ chói mắt. Thế là ông ta không thay những người ra đi theo tỉ lệ một - một làm đội quân teo dần và chòm sao sáng trong phủ toàn quyền mờ dần.


Beau còn là người đẹp mã và tên ông (beau, tiếng Pháp có nghĩa là đẹp - ND) không mâu thuẫn với ngoại hình của ông ta. Có thể ông cho rằng một con người như mình xứng đáng với uy tín của đại diện cao nhất của nước Pháp. Ngoài ra, người ta thấy Beau ít xuất hiện trước công chúng và rất dè xẻn lời nói, chính sách đóng vai hoàng đế Nhật như vậy làm ông ta rất nổi tiếng trong dân chúng bản xứ. Nhưng chỉ trong dân chúng bản xứ thôi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2021, 09:35:19 pm »

Những cố gắng ban đầu của chúng tôi ở Hà Nội trong việc dàn dựng vở bi kịch được một người tốt bụng là ông Julien Blanc khuyến khích. Ông là dược sĩ có cửa hàng thuốc ở phố Paul Bert (nay là Tràng Thi - ND), là chủ tịch suốt đời của Hội Hiếu nhạc Hà Nội. Lòng tốt của ông Blanc không có giới hạn, sự rộng rãi đó đối với những thử nghiệm của chúng tôi gần như một cái gì đó vô định hình; nhưng sự rộng rãi đó không phải không có tính toán. Vị chủ tịch của chúng tôi tính toán bằng cách trả tiền thuê địa điểm để chúng tôi líu la líu lo trong năm đầu, ông sẽ chiếm được lòng tin của chúng tôi và qua công việc sẽ dạy chúng tôi ít ra cũng diễn được.


Hội Hiếu nhạc được đặt lên vai ông Blanc không chỉ vì ông phải cùng mấy người em lo cho nó thịnh vượng mà còn phải gánh vác những chi trả sau mỗi lần tập. Sau này người ta mới thấy bằng cách dựa vào thiện ý của chúng tôi "bố già" Blanc đã được tiếng thơm vì các buổi trình diễn bi kịch lôi kéo vào Hội những người không quan tâm tới âm nhạc và khiêu vũ.


Có một sự trùng hợp vui vui: ở Hải Phòng, người hoạt động cho Hội Nhạc cũng là một dược sĩ. Đó là ông Edmond Brousmiche. Ông này cũng phải dốc tiền túi ra nhưng được đền bù bằng niềm kiêu hãnh là được cầm đũa chỉ huy dàn nhạc một cách rất điệu nghệ.


Không chịu dừng lại ở sàn diễn của Hội Hiếu nhạc, tôi tìm cách xuất hiện trên sàn diễn nhà hát thành phố (chưa phải là Nhà Hát lớn ở đầu phố Tràng Tiền hiện nay - ND), nơi tôi giữ chân nhắc vở không lương. Ôi cái nhà hát nằm trên phố Takou (nay là Hàng Cót - ND)! Đó là một gian diễn cũ kỹ của người Tàu được sửa qua loa thành nhà hát và cứ trơ ra tồn tại bất chấp mọi sự bẩn thỉu.


Trong hốc nhắc vở (hốc sát mép sàn diễn, trổ quay về phía diễn viên để người nhắc vở ngồi ở phía dưới nhắc vở - ND), thỉnh thoảng những con chuột to đuổi nhau lại va vào ống chân tôi. Tôi thì chả sao cả nhưng cô gái nhắc vở mỗi khi tới phiên mà gặp chúng liền bỏ lên, mặt mũi tái mét, mặc diễn viên trên sân khấu. Tôi nói với cô: "Cô mặc quần dài của đàn ông thì không sợ nữa". Cô trả lời tôi: "Tôi thích lên sân khấu hát hơn". Đầu mỗi buổi diễn, cô gái chờ tôi tới để ôm tôi rồi mới về chỗ đánh phấn và thay quần áo. Một thời gian sau, nhờ tôi, công chúng được xem một vai diễn phụ rất quan trọng khoảng bốn lăm, năm mươi tuổi trong số những cô giáo trau chuốt thơ trong vở Airelle hoặc những cô gái vấn xì gà trong vở Carmen.


Nhắc vở không phải là diễn nhưng có thể nói trong điều kiện lúc bấy giờ nhắc vở mệt hơn và phải có trách nhiệm hơn diễn. Bà Diane Kenn, giám đốc nhà hát, là người rất khắt khe với diễn viên. Là người thích các vở bi kịch mới bà bắt các diễn viên trong vài ngày phải học thuộc các vở kịch đăng trong tờ Báo ảnh (l'lllustration). Tờ này được gửi đi từ Paris vào chuyến thư cuối cùng. Thế là các diễn viên chỉ còn biết trông vào người nhắc vở. Diễn viên ưu tú Duvalles, người sau này nổi tiếng trong điện ảnh và lôi cuốn khán giả tới rạp Palais Royal (ở Paris - ND) nhiều năm liền, lúc đó là diễn viên tiểu ca kịch (opérette) nhưng lại được giao đóng các vai anh không thích như vai người cha đáng kính hoặc các tay lý sự trong các vở hài kịch. Với sự thông minh sâu sắc và năng khiếu nghề nghiệp, Duvallès sáng tác, nói chính xác hơn là ứng tác, ra các nhân vật làm khán giả phải ngớ ra. Duy có điều là trước mỗi buổi diễn những tiết mục mang tính văn chương như vậy anh đều cầu cứu tôi: "Anh giúp tôi ở một nhé" (một là thuật ngữ sân khấu chỉ màn một). Một lúc sau, anh quay lại nói: "Nhớ đừng có bỏ tôi ở ba đấy". Đúng là cung cách của sự khởi đầu tồi. Một lúc sau, anh lại quay lại, thân mật nắm tay tôi nói: "Tôi hoàn toàn dựa vào ông ở hai đấy. Cảnh này tôi thuộc ít nhất". Duvallès thường nói với tôi: "Có anh ở trong hốc nhắc vở, tôi có thể diễn cả một vở mà không cần đọc trước". Các khán giả nhận ra một điều kỳ lạ là các diễn viên của bà Kenn có xu hướng kéo nhau tới đối thoại gần mép sân khấu, tức là chỗ gần bản thảo tôi đang cầm. Trường hợp một diễn viên hài, anh Pryot, có lần đứng ngây ra giải thích rất rõ vì sao lại có xu hướng trên. Câu chuyện tôi kể sau đây là chuyện của Pryot lần đó. Hôm đó, diễn vở Thế giới sầu bi (Le monde où l'on s’ennuie). Chỉ còn một trang rưỡi thì hết màn một. Tôi đang chăm chú theo dõi bản thảo thì đột nhiên nghe thấy lời thoại không khớp với bản thảo. Tôi vội lướt nhanh một trang rưỡi còn lại: chẳng có gì ăn nhập với đối thoại của các diễn viên trên sân khấu. Tôi có linh cảm là các diễn viên đã nhầm sang một màn khác. Tôi vội nhìn vào bản thảo vừa đọc như thét, vừa ra hiệu để các diễn viện trở lại lời thoại đúng. Các diễn viên chắc đã nhận ra sự nguy hiểm vì sau một lúc lưỡng lự họ liền bám vào lời thoại do tôi nhắc và chuyện coi như không có gì xảy ra. Khi kiểm tra lại kịch bản vào lúc thay màn, chúng tôi phát hiện ra các diễn viên đã nhảy vào cảnh cuối của màn cuối. Nếu như vậy, vở kịch sẽ được cởi nút vào quãng chín giờ tối trong khi màn chỉ mới mở lúc tám giờ.


Đương nhiên, trong các vở ca kịch nhỏ, sự có mặt của tôi trong hốc nhắc vở không quan trọng lắm vì các diễn viên thuộc kịch bản và những lời thoại ứng tác thêm ra có thể bỏ qua được. Tuy nhiên Duvalles đã không quên người nhắc vở. Trong vở Triều đại Đại Môgôn (Le grand Mogol), anh đóng vai thiếu tá Crackson, một nhân vật có tính cách cực kỳ quái dị. Anh nói với viên tổng trưởng Nicobar: "Ở Ấn Độ các ông, trời nóng quá. Ông có thể cho ba ly nước không”. Khi người hầu lễ phép mang ba ly nước ra, Nicobar hỏi: "Ly nước thứ ba cho ai vậy?’’. Duvalles giả vờ đưa cho diễn viên phụ rồi đưa qua lỗ cho tôi, sau đó hai diễn viên cúi xuống chạm ly với tôi và Duvalles nói với khán giả: "Anh ấy cũng làm việc như chúng tôi. Anh ấy được uống là công bằng thôi". Chỉ có khán giả thời đó mới dễ tính và thông cảm như vậy.


Sau mỗi lần diễn, nếu hứng chí bà Kenn lại đưa chúng tôi đi ăn súp pho mát và uống bia Hommel ở hãng bia trên đường Citadelle (phố Hoàng Hoa Thám ở Hà Nội hiện nay - ND). Sau những buổi tập và biểu diễn, những lúc thư giãn như vậy thật dễ chịu. Vào những giây phút thư giãn, chả còn ai vội vã với những nhiệm vụ thúc sau lưng: công việc ở công sở, nỗi lo cho bữa ăn, cho bộ cánh hoặc bộ tóc, chuyện lấy vợ lấy chồng, chuyện ma chay... Những lúc như vậy, đôi cánh thời gian như ngừng vẫy đập, người ta như sâu lắng hơn và những câu chuyện về sân khấu luôn luôn hấp dẫn đối với một người đi nhiều xem nhiều như tôi. Trong những lần tụ hội như vậy, tôi được nghe kể về các diễn viên hài, các ca sĩ và nhạc sĩ xuất thân danh gia chính phái nhưng không bao giờ vơ vào mình theo cái kiểu "anh đã thấy tôi như thế nào rồi đấy".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2021, 07:48:03 pm »

1906

GIÁM ĐỐC QUAN THUẾ MỚI: ÔNG JULES MOREL - VỤ CÂY CẦN SA VÀ TÍNH ĐA NGHI CỦA ÔNG TISSOT - VỢ CỦA CÁC SẾP LỚN: BÀ MOREL VÀ CÁC HÓA ĐƠN CÓ XU LẺ - CÚ CHƠI ĐẸP CỦA POLIGNAC - CHUYỆN BÀ EPINAY BỊ DỊCH HẠCH TRONG CÁC BỮA TIỆC - CÁI VỖ MÔNG CỦA BÀ MOREL - CÁC VỞ DIỄN TRÊN SÂN KHẤU HỘI HIẾU NHẠC: CÂU ĐỐ, TỬ TƯỚC PRIOLA - CỘNG TÁC VỚI CÁC ĐOÀN KỊCH CHUYÊN NGHIỆP: TRÌNH DIỄN VỞ FLIBUSTIER - VỞ BLANCHETTE TRONG CHUYẾN LƯU DIỄN CỦA EUGÈNE BRIEUX - MỘT NGHỆ SĨ LỚN: ANDRÉ FERRIER - LÊN ĐƯỜNG THANH TRA CÁC ĐỒNG MUỐI: THÁP TÙNG CÁC QUAN CHỨC - NẰM CÁNG TRÊN ĐƯỜNG CÁI QUAN - HUẾ - VỊNH CAM RANH - TỚI SÀI GÒN - HÀNH TRÌNH TỚI CAO MIÊN VÀ AI LAO - QUAY VỀ HÀ NỘI KHẨN CẤP.


Nói cho đúng, không thể để ông Levecque đứng đầu ngành quan thuế, vì thế toàn quyền bổ nhiệm một công sứ (Resident supérieur) vào chức vụ này. Đó là ông Morel. Ông này bắt đầu sự nghiệp quan chức cai trị của mình bằng nỗi nhục là đã ăn cắp một con voi đá. Con voi chẳng có giá trị mĩ thuật này khổ nỗi lại nằm trong một ngôi chùa đáng kính. Thế là tội phạm được mời đến chùa để đền con voi...


Ông Morel, người ở tỉnh X. (ở Pháp nhưng tác giả dấu tên - ND) là một người cần mẫn nhưng không có bản lĩnh. Ông ta quan tâm tới tham vọng riêng hơn là quan tâm tới việc tích tụ kinh nghiệm của một ngành hành chính đặc biệt đang đặt lên vai ông. Lạnh nhạt và tự phụ, ông chẳng có chút cảm tình nào. Đôi mắt lạnh như băng của ông làm tê cứng những ai nhìn chúng và chỉ soi mói tìm cách chỉnh mọi hành xử cho đúng nghi thức. Được bổ làm việc trong văn phòng của ông, lần đầu tiên tôi biết thế nào là làm việc với sếp lớn. Tuy thế tôi không bị ngợp bởi cung cách của sếp.    Để tỏ ra mình không phải là nhân vật xoàng, dĩ nhiên ông Morel có một phụ tá thân cận. Đó là ông Henri Tissot, một quan chức dân sự. Ông Tissot không phải là người không có thiện chí nhưng trông ông lúc nào cũng có cái vẻ khó chịu do nỗi lo sợ về trách nhiệm đang gánh vác. Ông chẳng bao giờ tự quyết định ẩu; biết mình mù tịt về các vấn đề quan thuế nên ông để các phòng chuyên môn đề xuất các quyết định. Là tham biện cao cấp, lúc nào ông Tissot cũng sợ có người mang chuyện trong phòng ra kể cho mọi người và sợ bị quy kết là ác. Để chuyển hồ sơ từ phòng này sang phòng khác, ông nghĩ ra những chiếc hộp có khóa chỉ các trưởng phòng mới có chìa mở.


Thật đáng thương cho ông Tissot: mặc dù có những chiếc hộp như vậy, nhưng có lần một tờ báo đã cho đăng một hồ sơ tuyệt mật về cây gai Ấn Độ (cannabis indica - ngày nay gọi là cây cần sa - ND). Tôi cho rằng hồ sơ đó do Bộ Thuộc địa gửi đi, ông Tissot cắt mép phong bì mở ra rồi đệ lên ông Morel; ông Morel lại cho gọi thư ký đặc biệt của mình là ông Ardenne de Tyjac lên và giao cho xếp vào tủ hồ sơ thật cẩn thận. Như vậy chỉ có ba người đó biết hồ sơ cây gai Ân Độ. Ngoài họ ra, tôi cũng là người duy nhất, do công việc, được gọi vào phòng ông Morel và phòng ông Tyjac ở liền bên. Do đó, người ta cho rằng tôi đã sao chép được hồ sơ và gửi cho báo vì tôi là cộng tác viên của báo. Ông Tissot liền khẳng định ngay như vậy và tôi bị ông Morel gọi lên căn vặn: "Anh vẫn viết cho các báo phải không?" - "Thưa ông, vâng" - "Anh có biết điều đó là cấm không?" - "Thưa ông, tôi chỉ viết cho các báo về hoạt động sân khấu" - "Anh chắc như thế chứ? Thế anh có gửi đăng tài liệu về cây gai Ân Độ phải giữ bí mật không? Anh có lấy hồ sơ đó ở chỗ ông Tyjac không?". Tôi nhất định không nhận. Có lẽ vẻ thực thà của tôi làm ông Morel tin tôi nói thực, ông nói với tôi: "Tôi tin anh, nhưng anh cố tìm hiểu xem tại sao hồ sơ đó chỉ có tôi và ông Tyjac biết lại có thể lọt ra cho báo chí".


Mấy hôm sau khi sắp xếp các ấn phẩm vừa mới gửi từ Nam Kỳ ra, tôi đọc tất cả các thông báo về cây gai Ấn Độ đăng trong tập Kỷ yếu của Phòng Thương mại và Nông nghiệp Cao Miên (Bulletin de la Chambre de Commerce et d’Agriculture du Cambodge). Sau đó, tôi hỏi dò tờ báo: "Các anh lấy tài liệu ở đâu cho bài báo về cây cần sa (haschich)?" - "Chúng tôi tìm thấy trong một tờ báo Sàigòn". Từ lúc đó, tôi tin chắc đó chính là một hồ sơ mật. Ngay lập tức, tôi tới phòng ông Morel báo cáo: "Thưa ông giám đốc, đây là bằng chứng cho thấy sự bất cẩn không phải do ngành chúng ta gây ra" và trình đoạn kỷ yếu Cao Miên chỉ in trước bài báo ở Hà Nôi mấy ngày. Ông Morel đứng bật dậy, thân mật siết tay tôi nói: "Thật là một bài học cho anh". Có lẽ ông chẳng có cách nào khác để biểu thị sự đáng tiếc là đã nghi ngờ tôi.


Về phần ông Tissot, nếu ông có gặp lại tôi sau nhiều năm xa cách, nhất định ông vẫn nghĩ: "Lại cái thằng ăn cắp tài liệu mật bán cho bọn nhà báo" vì ông là loại người không bao giờ bỏ được định kiến.

Giống như mọi người, sống cũng như chết, các sếp lớn cũng có những ưu điểm và khuyết điểm. Phần lớn họ đã có vợ, nhịp sống gia đình đòi hỏi họ phải có một người đàn bà để khoác tay trong những dịp tiếp khách. Vợ các sếp lớn, chắc chắn các bà cũng giống như bao phụ nữ khác trời sinh ra nhưng thường xuyên xuất hiện trước công chúng hơn những phụ nữ khác do địa vị của chồng và do vai trò phải đóng trong xã hội nên bị người đời thấy rõ hơn những khiếm khuyết đôi khi đến phát kinh người của họ. Nếu người chồng trông cậy vợ như một nữ trợ thủ, thì đôi khi lại vớ phải một bà giữ kho đầu óc không vượt nổi đầu óc của một vú em hoặc một cô trông trẻ. Tôi xin lỗi phải tạm thời đẩy câu chuyện tới thời điểm muộn hơn thời điểm tôi đang kể: những sự kiện sau chiến tranh (chỉ đại chiến lần thứ nhất 1914 - 1918 - ND) chứng minh rõ điều tai hại trên và những thí dụ gần đây nữa cho thấy các quan chức cao cấp thường có những thị hiếu xa lạ đối với đám dân dã. Rõ ràng một số thị hiếu của họ là "hợp pháp" ngay từ lúc họ bắt đầu cuộc đời quan chức và không hợp với sự trong sạch đòi hỏi ở các quan chức cai trị cấp cao. Chúng ta lấy làm tiếc là có một số "ông kễnh" không bao giờ đủ can đảm vứt bỏ những chuẩn mực của loại đàn bà đáng buồn đó.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2021, 07:49:08 pm »

Giờ tôi xin trở lại chuyện bà Morel. Thuộc giới có cuộc sống dễ chịu nhưng mù tịt về tự do ngôn luận, bà này có những nguyên tắc không gì lay chuyển được. Đối với bà, các hóa đơn sẽ không bao giờ được thanh toán nếu không giảm giá: cứ hóa đơn nào đưa tới, chẳng cần kiểm chứng sự chính xác của con số, bà cứ bỏ nghiến phần xu, hào lẻ để khoản tiền chỉ còn lại con số hàng đồng (piastre - đơn vị tiền tệ của Đông Dương trước 1945 - ND). Ban đầu, các thủ quỹ đáng thương chẳng biết nói với chủ thế nào trong khi các ông chủ nhất định cho là họ nói dối. Nhưng cung cách của bà Morel dần dần ai cũng biết, thế là tất cả các hóa đơn gửi cho bà Morel đều được làm tròn trước ở hàng đồng theo hướng tăng lên đồng thời các nhà cung ứng rộng rãi cũng không quên thêm vào mấy con số ở hàng hào (cent) để bà được hưởng cái thú gạt đi những con số hàng xu. Thật đáng thương cho bà: món đồ giá thực chỉ có 20đ80, người ta đưa cho bà một cái biên lai thu tiền 21đ90; bà chỉ trả 21đ00, trong lòng hân hoan vì đã bớt được 90 xu có biết đâu là đã mất 20 xu.


Bà Morel hay buồn; để giải khuây cho bà, các cộng sự của chồng bà mỗi tuần phải tới chơi bài với bà một lần.

Gặp bạn tôi, Fonjreide, người vừa kết thúc xuất sắc chức vụ tổng thủ quỹ ở Tuynidi, bà hỏi anh tại sao tôi không bao giờ tôi thàăm bà trong khi đã nhiều lần dự tiệc ở nhà bà. Thực ra, tôi luôn luôn là người được gọi tới bàn tiệc sau cùng, chắc chắn là để thay cho một khách mời thường xuyên nào đó phải cáo lỗi vào phút cuối cùng. Được chỉ định ngồi đủ chỉ để bữa tiệc khỏi mất vẻ long trọng hoặc để tránh con số 13 thực khách xúi quẩy, tôi chẳng nhẹ nhàng chút nào với bà chủ nhà nên nhiều khi làm bà bực mình.


Bà Morel, váy đen nịt vú đỏ, ngồi chủ tọa bữa tiệc, vừa rên khẽ vừa bắt chước một điệu bộ khá ngớ ngẩn đối với cái tuổi khá cứng như bà. Đã thế bà còn huyên thuyên làm khổ ông chồng. Nói chung, khách mời là các quan chức cao cấp, một số đứng riêng ra cho thoải mái. Nhưng ở nhà ông Morel, để được đánh giá cao cần phải làm bộ nghiêm và phải có mã. Trong những bữa an buồn như đưa đám đó, rượu vang mặc dù chất lượng khá ngon cũng không cậy được miệng ai... Tuổi đời non nớt và tên tuổi xoàng xĩnh của tôi đẩy tôi về đầu bàn tiệc chỗ gần cô Lucie Morel khá xinh dep. Chúng tôi chỉ trao đổi với nhau vài câu vì nói nhiều sợ không thích hợp với không khí trang trọng của các vị khách. Không chịu nổi không khí sùng kính như vậy, cô Lucie dịu dàng đã tỏ thái độ khó chịu bằng những câu nói hàm súc. Một buổi tối, tôi được xếp ngồi cách cô không xa, giữa Tổng đốc Chợ Lớn Đỗ Hữu Phương và Bộ trưởng Hải quan Cao Miên, ngài đại tá Montero, cô lao đến chỗ tôi ném một cái nhìn về phía bàn tiệc nói: "Anh hãy xem cái đám cứng như đá này".


Bà Morel chịu đựng được tính cẩu thả của tôi. Một buổi tối, tôi thể hiện được sự tôn kính đối với bà. Tối đó, Fonfreide cũng có mặt ở nhà bà và trận bài pôlinhâc đang sôi nổi. Bà Morel khẽ kêu lên, sung sướng thấy có người tới tăng viện. Mọi người hướng dẫn tôi cách chơi vì tôi chưa bao giờ đụng tới bài. Khó khăn lắm tôi mới hiểu nổi nhưng cũng đủ để nhận ra bà chủ nhà đáng kính đã chơi gian một cách đáng xấu hổ. Tôi nhìn Fonfreide, anh cười lấp liếm nói với tôi rằng chuyện đó không có gì quan trọng và luật chơi không đặt ra cho tất cả mọi người. Thay vì làm lơ, cứ mỗi lần bà Morel đánh sai tôi lại nhẹ nhàng nhắc lại luật đánh. Cáu tiết, bà Morel lý sự rằng tôi vừa mới học không thể chơi giỏi hơn bà. Cuối cùng bà thua và bị bẽ... còn tôi, tôi chẳng bao giờ dự trò giải trí đó nữa.


Như tôi đã nói, ông Morel luôn luôn mời tôi dự tiệc vào phút chót, biện bác rằng mình quên và bị vợ lừa. Một lần như vậy, tôi trả lời rằng mình đã đính hôn và không thể đáp ứng được lời mời của ông. Không biết ông có nhận ra tôi đã lật tẩy ông không nhưng từ lần đó trở đi bao giờ tôi cũng được mời trước cùng với các khách quan trọng. Sau một bữa tiệc như thế, tôi quyết định cố gắng cập nhật những chuyện đời thường với bà Morel. Một lần sau đó, tôi đến rất sớm cùng lúc với một bà. Mọi người ngồi trong phòng khách trao đổi với nhau những lời giao đãi rỗng tuếch. Đột nhiên bà khách hỏi: "Bà đã biết bà Epinay bị dịch hạch chưa?" - "Dịch hạch? Bà Epinay bị dịch hạch! Thật kinh khủng! Vậy ra bà Epinay, vợ ông chánh án bị dịch hạch à? Nhẽ nào bà ấy bị dân An Nam... Họ sống... nhưng người châu Âu mình... Ôi, bà Epinay! Thật kinh khủng!".


Bà Morel cứ lảm nhảm không ngừng như vậy. Xuất hiện một bà khách mới. Sau những câu khách khí thông thường, bà khách mới hướng câu chuyện sang những vấn để thời sự nóng hổi. Thế là bà Morel lại hăng hái nhắc lại cái điệp khúc: "... Bà Epinay bị dịch hạch. Thật kinh khủng! Không thể như thế được! Tôi biết người An Nam họ... nhưng đây là vợ ông chánh án...".


Một người khách thứ ba bước vào. Bà Morel lại còn hăng hái hơn nữa: "Bà nói thế nào? Có phải bà Epinay bị dịch hạch không? Không thể như thế được! Thật tội nghiệp cho bà ta!". Đúng lúc ấy cô Lucie bước vào phòng khách. Bà Morel vội vàng tới trước mặt con gái nói với một động tác hết sức bi ai: "Lucie, con nghe thấy chưa? Thật khủng khiếp! Bà Epinay có lẽ bị dịch hạch! Bà ấy là vợ ông chánh án...!”. Cô Lucie trả lời với nụ cười tuyệt vời: "Mẹ ơi, con biết rồi vì chính con kể cho mẹ chuyện ấy trong bữa ăn sáng nay".


Chuyện tôi kể cho bạn đọc là chuyện thực và tôi rút ra rằng những con người leo lên sân khấu chỉ là những anh học nghề so với các diễn viên hài trong cuộc sống hàng ngày. Một bên nhập vai một cách vất vả, một bên cứ tự nhiên như không.


Ông Morel phải đi Nam Kỳ. Sau khi ăn tối ở nhà ông Thị trưởng (Résident Maừe, chức danh dành cho quan chức Pháp cai trị Hải Phòng và Hà Nội, hai thành phố nhượng địa - ND) Hải Phòng, ông tới ngủ ở tàu của hãng Hải Vận (Messageries Maritimes). Một người bạn của ông Tyjac qua quán cà phê biết tin bạn mình cũng đi theo ông Morel; anh ta liền lên tàu hỏi người bồi phòng của thư ký đặc biệt của sếp lớn. Tìm được phòng, chàng viên chức trẻ thấy cửa mở, chắc vì trời nóng; anh ta liền kéo tấm ri đô đang phất phơ và nhìn thấy trong bóng tối chiếc bụng tròn ung ủng không một mảnh vải che. Anh ta liền vỗ đùa vào chiếc bụng nói: "Mẹ kiếp! Không ai ngủ một mình". Ông Morel vừa giật nẩy người vì câu nói xúc phạm thì thủ phạm đã biến mất. Anh chàng bố láo tìm được Tyjac ở hiệu cà phê và kể lại câu chuyện. Tôi cứ nghĩ tới cảnh ngài thư ký đặc biệt phải rón rén về phòng và không hiểu khi sếp thức dậy sẽ đón nhân viên thân tín của mình thế nào. Ít ra ông ta cũng nghĩ rằng Tyjac không biết chuyện vì De Tyjac là người rất lạnh lùng và không thể nghĩ ra những chuyện đùa cợt tới mức phát vào bụng ngài công sứ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2021, 07:49:46 pm »

Có nhiều người yêu thích sân khấu được chúng tôi tuyển vào Hội Hiếu nhạc để chơi trong các vở hài kịch. Trong số những người được tuyển, đáng kể có những người như bà Gilbert Desvallons duyên dáng, anh chàng Bois Lucv lịch sự, Alfred Maygnard khéo miệng và viên đại úy Peri vạm vỡ lúc nào cũng ầm ĩ. Tôi và bà Blot cùng với nhóm đó dàn dựng hai màn của vở Câu đố (Enigme) của Paul Hervieu. Các màn đó là thử nghiệm đầu tiên để cho ra đời sau đó một loạt các vở quy mô lớn, vượt quá tham vọng bình thường của các diễn viên nghiệp dư như chúng tôi.


Để bảo đảm phần trang thiết bị cho các buổi diễn chúng tôi có ông Mongodin, một nhân viên công chánh. Đó là một người cực kỳ năng động, tận tụy, có nhiều sáng kiến giải toả vướng mắc của các diễn viên thiện nguyện.


Cũng trong năm 1906 trên sâu khấu Hội Hiếu nhạc chúng tôi cho ra mắt vở kịch ba màn Tử tước Priola (Le marquis de Priola) của Henry Lavedan. Trong vở này, hình như đã tỏa sáng năng khiếu hài rất đặc biệt của Maurice de Monferrand, một tham tá Phòng Hộ tịch. Tôi nói "hình như" vì tôi không dự khán buổi diễn của anh ta. Như tôi đã nói nhiều lần, cho tới khi phải dời Hà Nội vì công vụ, tôi cũng chỉ có một vai trò không đáng kể trong giới sân khấu lúc đó.


Kinh nghiệm sân khấu của chúng tôi được khẳng định, giới sân khấu chuyên nghiệp đã phải hạ cố mời chúng tôi cộng tác. Kết quả là em Jean và tôi đã được đóng trong vở Flibustier của Jean Richepin cùng với bà Diane Kann, giám đốc nhà hát, và mẹ bà ta, bà Vergny, một người hay tỉ tê kiểu cổ.


Khi Eugène Brieux, một tên tuổi lớn của sân khấu bi kịch đồng thời là viện sĩ nổi tiếng của viện hàn lâm sân khấu Pháp sang Viễn Đông, bà Kenn liền dàn dựng vở Blanchette của ông, coi như một cách chào mừng. Để thực hiện vở diễn, bà đề nghị tôi đóng một vai rất phụ, vai con trai Morillon. Brieux tới xem những buổi tập cuối cùng và cho một số ý kiến. Chúng tôi lắng nghe một cách kính cẩn. Buổi diễn rất thành công do sự có mặt của tác giả hơn là do diễn xuất của chúng tôi.


Nhóm kịch đáp tàu hỏa xuông Hải Phòng diễn lại vở Blanchette. Trên đường đi, Brieux gọi chúng tôi sang toa ông ta và nhẹ nhàng chỉ ra những khiếm khuyết của chúng tôi để, như ông ta nói một cách ưu ái, không thể chê trách một lần nữa. Sau đó, như say sưa trong mạch nói, Brieux kể cho chúng tôi nghe chuyện của ông với các diễn viên nhà hát Hài kịch Pháp, nhất là với các phụ nữ. Các cô này đòi biết rõ hơn các chi tiết ông đưa vào tác phẩm. Ông kể ra một số tên và một số chuyện nhưng nhấn mạnh đây là chuyện tòĩ mật, không được kể lại với ai... Tuy nhiên, điều chắc chắn là con người nổi tiếng đó không thể không biết rằng chẳng có cách nào ngăn cản sự bạo mồm bạo miệng ở thuộc địa chuyện lại không tới tai những người cùng diễn với ông ở Pháp.


Nhân chuyến đi của Brieux tới Đông Dương, tôi viết một bài phóng sự dài đăng trên tờ Comoedm. Sáng lập viên của tờ này là Henry Desgrange; ông cũng là sáng lập viên của tờ Xe hơi (Auto) trước đó. Tôi quen biết Henry Desgrange trong kỳ nghỉ phép ở Paris năm 1903 và được ông chấp nhận cho làm thông tín viên tờ Comoedia ở Đông Dương. Có lẽ ông ta cho rằng công việc đó là một trò giải trí cho tôi vì cơ hội có những bài phóng sự hay khá hiếm hoi.


Sau khi Brieux trở về Pháp, chính quyền có sáng kiến quái dị là gán tên ông cho trường nữ tiểu học ở phố Takou (Takou là phố Hàng Cót hiện nay, ngôi trường trên chính là trường tiểu học Thanh Quan - ND). Như vậy là ngôi trường tọa lạc trong nhà hát cũ của người Tàu, nơi đã trình diễn vở Blanchette của Brieux. Hồi đó báo chí Bắc Kỳ đã không bỏ lỡ dịp nhấn mạnh tính hài hước của ngôi trường mang tên một tác giả như cố ý cho thấy những bất cập lè lè ra của giáo dục.


Năm đó, trong số những diễn viên ăn lương của bà Kenn ở nhà hát thành phố có một diễn viên có đẳng cấp đặc biệt cao là André Ferrier. Chuyện các ca sĩ hay diễn viên hài tài năng chiếm vị trí cao trong các nhà hát ở châu Âu bỏ đi để tham gia vào các nhóm kịch khiêm tốn ở thuộc địa đơn giản chỉ để biết đó đây chắc chắn là chuyện huyền thoại. Nhưng không quy luật nào là không có ngoại lệ và Ferrier là một minh chứng.


Ferrier từng hát ở Nhà hát ca kịch - hài trong các vai hát giọng nam cao như Don José, Werther, Manon, Gerald. Ngoài ra, anh còn đóng các vai trẻ ở nhà hát Odéon, nhất là vai Frédéri trong vở Người Arles. Đó là một diễn viên đa năng, hát cũng như diễn hài đều tốt. Là con trai một dược sĩ ở Caen và bản thân cũng đã học dược nhưng Ferrier bỏ ngang để sang Bắc Kỳ dạy cho nhóm kịch của các bạn anh. Anh đã thu lượm được những thành công đáng kể. Tôi tin rằng ngoài anh chắc không có nghệ sĩ nào tầm cỡ như anh sang Đông Dương.


Một ngày đẹp trời vào tháng 8 năm 1906, ông Spas vào phòng tôi với nét mặt rạng rỡ. Ông nói: "Ông tổng giám đốc vừa trao cho tôi một nhiệm vụ khá nặng. Tôi sẽ phải đi thanh tra tất cả các đồng muối ở Đông Dương và phải làm một báo cáo tổng quát về vấn đề muối". Tôi nghĩ bụng thế là ông Spas có dịp đi du lịch thay vì ngồi cạo giấy và tự nhiên thấy thèm được ở địa vị người tham tá nào tháp tùng ông ta, tôi hỏi: "Ông cho ai đi theo?" - "Chẳng có ai cả... hay nói đúng hơn là tôi chưa nghĩ tới vấn đề này, mà cũng chưa thấy ông Morel đả động tới" - "Chắc chắn ông sẽ phải có người đi theo vì đi đường bộ tới tận Sàigòn không thiếu gì sự cố. Có người đi cùng sẽ an toàn hơn và dễ chịu hơn".


Ngày hôm sau, ông Spas lại tới chỗ tôi, với vẻ mặt phấn khỏi hơn hôm trước, ông nói: "Ông Morel đã đồng ý cho tôi một sự vụ lệnh lưu khống để chọn người đi theo. Anh đi theo tôi nhé?". Tôi như muốn ôm chầm lấy người anh em sinh đôi của Léopold II nhưng vẫn vặn lại: "Tôi là người thuộc văn phòng của ông Morel. Có thể ông ấy không cho tôi đi".


Hôm sau nữa, ông Spas lại xuất hiện. Ông nói: "Coi như xong! Anh sẽ đi theo tôi. Ông Morel nói với tôi là ông ấy tiếc đã cấp cho tôi sự vụ lệnh lưu khống nhưng vẫn tôn trọng điều mình đã quyết định, do đó không phản đối anh đi với tôi".


Thế là một buổi sáng tháng tám, chúng tôi lên đường thực hiện chuyến đi thăm dò tới các đồng muối ở vùng Vanly (Văn Lý, Thái Bình? - ND) và Tieu Bang (? - ND). Ở các đồng muối đó, người ta làm muối bằng cách dùng lò nấu. Chuyến thăm dò thứ hai được thực hiện bằng xà lúp ra Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long cũng như đảo Gow - Town (nay là Cô Tô - ND).


Trở về Hà Nội, chúng tôi chuẩn bị cho chuyến đi chính thức vào phía Nam. Người ta bố trí cho chúng tôi một chiếc xà lúp; nó sẽ chờ chúng tôi ở những điểm hẹn trước dọc theo bờ biển nhưng chủ yếu chúng tôi sẽ đi bằng đường bộ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM