Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:21:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lửa của đất  (Đọc 6113 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2021, 07:26:12 pm »

5

Trận đánh đã kéo dài hơn ba tháng. Hang quân y ở Hòn Đất là nơi giằng co quyết liệt nhất, ở đây sức ta càng ngày càng đuối, không còn đủ sức đưa lực lượng ra chiến đấu ở xa cửa hang. Sau cái đêm địch tập kích, chúng đóng lỳ ở ngoài cửa. Chúng lấy đá lấp tất cả các cửa hang địch nghi ngờ ta có thể lọt ra được, chỉ còn lại một cửa hang lớn. Khoảng mười lăm hai mươi phút, chúng lại ném xuống hang một vài quả lựu đạn, kể cả lựu đạn hóa học. Thương tâm nhất là những thương binh bị chấn thương sọ não. Mỗi lần có tiếng nổ là anh em lại co quắp người lại rồi gào rú đến ghê sợ.


Đã mấy ngày liền không ra ngoài kiếm củi được, chị em nuôi quân phải gỡ ván sàn, cầu thang; xem cái gì không quan trọng thì gỡ dần ra làm củi đun, lần lần chẳng có gì quan trọng cả. Thấy tình trạng tất cả cầu thang có thể sẽ chui vào bếp, điều đó có nghĩa là chịu chết ở trong hang ban chỉ huy đội quân y quyết định dù có nguy hiểm cũng phải phân công nhau ra ngoài kiếm củi.


Tinh thần mọi người trong hang quân y giống như một sợi tơ mành bị níu kéo căng thẳng tới tột độ. Họ chuẩn bị cho trận chiến đấu cuối cùng. Chi bộ họp kiểm điểm lại lực lượng, kêu gọi tinh thần quyết tử bảo vệ hang, bảo vệ thương binh. Những người còn khỏe mạnh, bất kể nam hay nữ, cứ hai người trấn giữ một cửa hang.


Đại đội phó Mười Phình và y tá Năm Rự bàn với nhau: chẳng lẽ chúng ta chịu chết hết trong hang nay sao, chúng ta thử đánh lên, đánh hết đợt này đến đợt khác nhất định chúng phải bật ra.

Tám giờ sáng hôm ấy Mười Phình và Năm Rự bò ra một cửa hang trên cao nhìn xuống, thấy bọn lính đông nghịt, đứa đứng đứa ngồi, chúng đang nhìn xuống dưới núi. Họ dùng tiểu liên bắn găm vào chỗ bọn lính đứng dày đặc. Những loạt đạn chủ động bất ngờ giáng xuống làm cho bọn địch hoảng hốt không kịp đối phó. Khi chúng nhận ra chuyện gì vừa xảy ra thì họ đã tụt xuống hang.


Địch trả đũa bằng cách rót lựu đạn, thuốc nổ xuống hang. Sau những loạt tiếng nổ đinh tai, nhức óc, chúng lại chõ loa vào kêu gọi chiêu hồi. Chiều hôm đó đơn vị điểm lại quân số, không kể các cậu Huệ, Năm, Dịp bị mất tích từ ba hôm trước, hôm nay lại thấy mất y sĩ Điền nữa, mọi người nháo nhác hỏi nhau. Rõ ràng khoảng hai giờ chiều có nhiều người thấy Điền ở đây. Hay anh ấy ngủ ở ngách hang nào đó. Họ chia nhau đi tìm các ngách hang xung quanh không thấy tăm hơi gì. Có người nghi ngờ: "Anh ta mang súng ngắn theo, có thể bị chúng chiêu hồi?".


Khoảng năm giờ chiều Bảy Thuận (B) bò ra cửa hang quan sát, thấy hai thằng lính ngụy đang tắm ở dưới hố bom. Bảy Thuận (B) quay vào báo cho Bảy Giang. Hai người bàn với nhau bí mật bò ra cửa, Bảy Giang bắn vào hai tên đang tắm, Bảy Thuận (B) sẽ tung lên "mái" hang một quả thủ pháo để giết những tên địch nằm trên đó. Họ thực hiện ngay kế hoạch vừa bàn với nhau. Bảy Giang bắn chết một tên, còn một tên bỏ chạy. Bảy Thuận tung quả thủ pháo lên mái đá bị vướng lại rơi xuống. Họ ôm lấy nhau chờ chết. Cũng may mảnh thủ pháo chỉ gây cho họ chấn thương nhẹ. Sau đó vài giây, lựu đạn của địch từ trên mái đá lăn xuống lạch cạch, họ lui vội vào trong hang.


Bảy Giang kể lại cho Út Sơn và Mười Huấn nghe diễn biến vừa xảy ra. Bảy Giang tỏ ra tiếc rẻ:

- Nếu quả thủ pháo không lăn xuống, thì tôi bắn chết nốt một thằng nữa. Thằng ấy da rất trắng, to cao.

Mười Huấn liên tưởng tới sự mất tích của y sĩ Điền anh nói:

- Năm Điền cũng to con, trắng trẻo, có thể y bị chiêu hồi rồi chúng đưa y xuống tắm.

Từ câu chuyện của Bảy Giang kể và liên tưởng của Mười Huấn, mọi người khẳng định: "Y sĩ Năm Điền đã đầu hàng địch, như vậy không thể ở đây được nữa, phải cấp tốc di chuyển sang Hòn Me". Tất cả mọi người không còn giữ được tinh thần bình tĩnh, người khỏe nháo nhác chuẩn bị, anh em thương binh thấy y tá đi qua, có người khóc lóc: "các anh đừng bỏ chúng tôi". Mười Huấn được phân công ở lại, anh vặn to ngọn đèn dầu hỏa, hơ muội đèn vào tường thay bút viết khẩu hiệu "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"...


Giữa lúc không khí hốt hoảng chưa kìm giữ lại được thì Năm Điền xuất hiện. Có người chui vội vào một ngách hang, tưởng rằng Năm Điền đã dẫn địch vào.

Út Sơn bình tĩnh hỏi Năm Điền:

- Anh đi đâu về?

Năm Điền thấy mọi người hốt hoảng trước mặt mình, anh ngơ ngác vài giây rồi nói:

- Tôi xuống hang dưới, định nghỉ một lát, chẳng dè ngủ quên mất.

Câu chuyện "Năm Điển đã đầu hàng địch" do rối trí của mọi người mà sinh ra vừa gạt sang một bên, lại một chuyện khác đến.

Khoảng mười giờ ngày hôm sau có tiếng loa "chiêu hồi" oang oang phóng vào trong hang. Thứ âm thanh từ lâu mọi người nghe đã nhàm tai, bỗng nhiên gây được sự chú ý:

"Tôi là Nguyễn Minh Huệ đây... tôi là Nguyễn Minh Huệ đây...", tiếp theo là tiếng nhiễu roọc roọc... hồi lâu. Anh em sởn gai óc khi nghe thấy tiếng nói của Huệ trên cái loa khốn nạn đó. Cách đây ba hôm, Huệ, Năm và Dịp cảnh giới bị mất tích. Từ lúc nghe tiếng Huệ ở cái loa chiêu hồi, anh em càng xao xuyến. Tiếng loa nói tiếp: "... Tôi đã bị quân quốc gia bắt sống. Tôi kêu gọi anh em hãy hồi chánh quốc gia". Tiếng loa vừa tắt, kế vào đó là tiếng bọn lính la thét, "Nó chạy... Nó chạy... đuổi bắt... bắn bắn", một loạt đạn liên thanh nổ. "Nó chết chưa... chết rồi". Từ lúc đó không còn nghe tiếng nói của Huệ nữa.

Tiểu đoàn phó Luyến nói giọng thiểu não:

- Chết rồi... thằng Huệ lính của đơn vị tao đấy.

Mười Huấn thở dài sườn sượt:

- Chúng mình chắc chết trong hang này thôi.

Qua những âm thanh ở phía ngoài vừa dội vào trong hang, mọi người đều khẳng định rằng Huệ đã không chịu đầu hàng địch.

Không khí xao xuyến lo sợ luôn luôn bám riết lấy mọi người. Tối hôm đó cả đơn vị họp để động viên nhau giữ vững tinh thần, đang họp nghe thấy người gác lên đạn và quát "ai?". Rồi tiếp ngay lúc đó có tiếng nói to xúc động:

- Chết mẹ rồi... thằng Dịp mày đã về.

Mọi người bỏ cuộc họp chạy ra, hỏi han ồn ào. Dịp đã kiệt sức, nằm dưới sàn đá. Tiếng nói của cậu ấy khao khao như tiếng gió, phải áp tai vào gần mới nghe rõ.

- Thằng Huệ bị bắt. - Dịp nói. - Còn thằng Nam...

- Thằng Nam làm sao?

- Cho tôi một miếng nước.

- Bảy vào pha cho cậu ấy một cốc sữa.

Anh em xúm lại dựng Dịp ngồi dậy. Người đưa nước, người đưa sữa tới. Ai cũng nóng lòng muốn nghe Dịp kể lại, ba ngày qua các cậu ấy gặp những tai họa gì.

Uống xong Dịp nhắm mắt lại một hồi lâu, mới đáp lại được ý muốn của anh em.

- Sáng hôm đó chúng nó tràn xuống. - Giọng nói của Dịp chậm rãi mệt mỏi. - Chúng nó xúm quanh cái xác cậu Thịnh. Một thằng la to: "Để tao mổ xác thằng này xem nó là quân Bắc Việt hay Việt cộng". Chúng tôi ném mấy quả lựu đạn vào bọn chúng, rồi rút về cái hang gần đó, lần theo hang đi đi mãi không biết lối nào mà ra. Tôi hôm đó chúng tôi đang ngồi nghỉ, thấy nước đái chảy xuống đầu mình. Chúng tôi đoán như vậy nghĩa là có cửa hang ngay trên đầu mình. Chúng tôi áp tai vào vách đá lắng nghe, thấy chúng gọi điện cho nhau, chúng nói bình thường không dùng tiếng lóng. Một thằng thiếu tá đang nói chuyện với một thằng đại úy ở đâu đó. Rõ ràng đây là sở chỉ huy, ít nhất là cấp tiểu đoàn. Chúng tôi chui lên ném lưu đạn vào bọn chúng, rồi lại rút xuống hang. Một lúc sau chúng ném lựu đạn thường và lựu đạn hóa học xuống hang. Nam hy sinh, tôi và Huệ bị ngạt nhẹ. Khi thấy tình hình êm, Huệ bàn với tôi bò qua cửa hang rồi chạy về. Chúng tôi thực hiện ngay. Không ngờ chúng phục sẵn trên cửa hang, Huệ vừa nhô đầu lên chúng chĩa súng bắt đầu hàng. Tôi nghe thấy chúng tra tấn đánh đập nhưng Huệ không hề khai báo. Còn lại một mình tôi, tôi tìm đường về.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2021, 08:17:49 pm »

6

Đội du kích Thổ Sơn (gồm cả thị trấn) quân số có bảy người do Sáu Chập chỉ huy. Kể từ khi bước vào đợt chiến đấu thu hút địch tới giờ đội du kích Thổ Sơn đã có bước tiến vượt bậc. Từ người chỉ huy đến chiến sĩ đều linh hoạt, dũng cảm áp dụng các loại chiến thuật du kích, chiến đấu có hiệu suất cao. Trong toàn đợt, kể cả phối hợp với chủ lực, đội đã đánh 33 trận, diệt 369 tên. Trên đoạn đường từ Tri Tôn đi Lình Quỳnh không mấy ngày là không có xe địch nổ tung vì mìn của du kích Thổ Sơn. Anh em đã phá 78 xe các loại (có 3 xe tăng).


Những trận đánh thắng đã khích lệ tinh thần toàn đội. Nhiều đêm anh em ra mặt đường chôn mìn, ban ngày vẫn tham gia những trận đánh trong "Hòn". Một lần anh em ngồi vào mâm cơm chuẩn bị ăn, có người vừa nâng bát lên miệng, người gác vào báo cáo:

- Trực thăng của địch vừa đưa bọn điếm tới, bọn lính đang đứng bu lại xung quanh bọn điếm.

Sáu Chấp bỏ bát đũa xuống theo người gác ra ngoài cửa hang, anh thấy bọn lính bu lại xung quanh những đứa con gái mặc áo xanh đỏ, chúng tỏ ra rất chủ quan. Thấy thời cơ mở ra một trận đánh thắng, anh phác qua kế hoạch chiến đấu trong đầu, rồi trở vào nói với anh em:

- Chúng ta đi đánh đã rồi vế ăn tiếp. Phải thật khẩn trương không sẽ mất thời cơ. Trận đánh này chúng ta tập kích bằng hỏa lực. Khi bố trí xong tôi bắn B40, Ba Suôn châm trái, hai khẩu AK bắn đón phía sau.

Nghe thấy Sáu Chấp nói "đi đánh", mọi người buông bát đũa đứng dậy, lấy vũ khí rồi theo nhau luồn trong hang, đến gần địch. Họ nhanh chóng triển khai chiếm những mô đá ở gần cửa hang, chỉ cách địch khoảng bốn năm chục mét, khoảng cách rất lý tưởng cho trận đánh tập kích ban ngày. Bọn địch, kể cả chỉ huy lẫn binh lính địch đang tít mắt trước bọn gái điếm ăn mặc hở hang, không còn đứa nào nhìn nhõi phía sau.


Du kích đặt xong ba quả rốc-két 95 lên bệ phóng. Ba Suôn báo cho Sáu Chấp biết mọi việc đã xong. Quả đạn B40 từ trên vai của Sáu Chấp vọt ra khỏi nòng, lập tức những quả đạn rốc-két bay vút theo. Chỉ trong chớp mắt những quả đạn đã nổ như sấm sét vào nơi địch đang đứng tập trung. Cùng lúc đó tiếng tiểu liên, lựu đạn hòa chung vào âm thanh hào hùng của trận đánh. Những cụm khói xám bốc lên từ đống xác lính địch nằm ngổn ngang (chết 36 tên). Bọn địch bất ngờ bị một đòn trời giáng, trong lúc chúng còn đang tối tăm mặt mũi, anh em du kích đã về hang của mình an toàn.


Ở "Hòn" công việc nặng nề căng thẳng dai dẳng vẫn là việc bảo vệ nơi trú quân. Không có đủ lực lượng giăng ra để ngăn chặn các hướng để chặn địch. Cũng như nhiều đơn vị đã làm, du kích Thổ Sơn dùng "bãi lửa" cảnh giới thay cho lực lượng sống. Nhiều lần bãi lửa đã phá vỡ cuộc hành quân của địch.


Số lượng mìn trên phát quá ít, anh em phải tự tìm đạn pháo, đạn cối, kể cả M79 của địch bắn không nổ để cải tiến thành mìn.

Một hôm Sáu Chấp nhìn thấy bọn lính ngụy vào vườn ở dưới sườn núi hái xoài. Anh nghĩ đây cũng là một mục tiêu, có thể dùng "bãi lửa" để tiêu diệt. Kiểm tra lại kho mìn của mình, Sáu Chấp thấy chỉ còn một quả đạn cối 60 ly và vài chục quả M79. Sáu Chấp đã được anh em công trường chỉ vẽ cách xếp lại các bộ phận trong đầu ngòi nổ của đạn M79 để biến nó thành một quả mìn đạp nổ. Tri thức đó lúc này thật quý giá. Anh tự làm và hướng dẫn cho vài anh em du kích cùng làm. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ họ đã có đủ số mìn xây dựng một "bãi lửa". Tối hôm đó họ xuống vườn xoài, tìm những cây xoài sai quả nhất, đặt mìn dưới gốc và đón lõng những lối địch có thể đi qua.


Ngày hôm sau họ ngồi trên cửa hang nhìn xuống. Đúng như Sáu Chấp dự đoán, bọn lính mò vào vườn kiếm xoài. Khoảng mười tên đi vào trong vườn, chỉ một lát sau đã nghe tiêng nổ. "Chết tổ nội chúng bây rồi", mấy chiến sĩ cười khoái trá. Khoảng hơn mười phút sau chúng khênh mấy thằng chết và bị thương ra. Từ hôm đó trở đi không thấy những tên lính ngụy hung hăng sục sạo như trước.


Mặt trận "Ba Hòn” đã thu hút được một bộ phận quan trọng của Vùng IV chiến thuật (ngụy), không phải một tháng, mà kéo dài tới 105 ngày, vượt yêu cầu của Bộ tư lệnh Quân khu đề ra; tạo điều kiện thuận lợi cho chủ lực của quân khu mở rộng địa bàn hoạt động ở "vùng ruột Hậu Giang", là một thắng lợi to lớn. Ngay cả những ngày cuối cùng của đợt thu hút địch, các đơn vị trong "Hòn" bị dồn ép, số thương vong tăng lên, khó khăn trong việc lui quân chồng chất, nhưng Bộ chỉ huy Mặt trận vẫn ý thức được thắng lợi của mình đã thu được.

Mười Hồng, chỉ huy trưởng mặt trận thanh thản báo cho Trường nhân viên cơ yếu:

- Cậu ghi vào báo cáo với quân khu: Chúng tôi xin tạm biệt. Điện ngay cho quân khu và đề nghị trả lời ngay.

Mọi người nhìn theo Trường khuất vào bóng tối, rồi bắt đầu cuộc họp thảo luận bổ sung kế hoạch rút lui toàn bộ lực lượng ra khỏi "Hòn".

Nhiều việc đã được cuộc họp vạch ra cách giải quyết hợp lý, cũng có việc giải quyết cách nào cũng còn chỗ hở. Việc ngăn chặn không để địch bám theo đội hình rút lui của ta, việc đưa thương binh tới nơi an toàn là những việc nan giải nhất.


Mật độ các trận đánh tập kích nhỏ có hiệu quả cũng là một biện pháp quan trọng để ngăn địch bám, đã được triển khai tích cực. Kế bên cuộc họp của Bộ chỉ huy ở hang dưới, một bộ phận của địa phương quân huyện cũng đang chuẩn bị một trận đánh kết thúc, trước khi rút quân.


Bộ chỉ huy đang thảo luận tới vấn đề chuyển thương binh, một tiếng nổ lớn, khói lùa đầy hang, mọi người vội vàng nằm rạp cả xuống. Chỉ độc có một tiếng nổ rồi trở lại im ắng. Mọi người nhìn nhau lo lắng, suy xét vài giây rồi mỗi người nói ra điều mình vừa nghĩ.

- Lúc đầu tôi tưởng rằng địch tập kích.

- Tiếng nổ hình như ở hang dưới.

- Đúng rồi, khói ở hang dưới lên kia.

- Chết cha rồi, mấy cậu địa phương quân huyện ở dưới đó lại đánh nổ cái gì.

Mọi người đứng bật dậy, đi xuống hang dưới. Họ đau xót nhìn những chiến sĩ địa phương quân đang quằn quại trong vũng máu. Mười Hồng lay gọi từng người xem còn ai sống sót. Mười Hồng thở dài: "Họ chết hết rồi". Anh đưa tay sờ ngực Hai Đỏ, huyện đội phó một lần nữa, thấy tim còn đập thoi thóp. Mười Hồng gọi to:

- Hai Đỏ... Hai Đỏ ơi!

Hai Đỏ từ từ mở mắt mấp máy môi rất nhỏ. Mười Hồng chỉ nghe được một câu "... sửa trái pháo dù..." rồi Hai Đỏ tắt thở.

Cái tai họa của sáu chiến sĩ địa phương quân không đáng có, đã làm nặng nề thêm cho việc lui quân. Mười Hồng nói với huyện đội trưởng Bảy Tần:

- Anh giao cho một cán bộ nào giải quyết hậu quả ngay tối nay.

Cuộc họp của Bộ chỉ huy lại tiếp tục giải đáp câu hỏi:

- Chúng ta có hơn tám mươi thương binh, trong tay không có một cái xuồng ghe nào, làm sao đưa anh em sang tận đất Cam-pu-chia được?

- Giao cho một cán bộ có tinh thần trách nhiệm tốt, linh hoạt phụ thêm vào với anh em quân y, vào trong dân mượn xuồng ghe, nếu không đủ ghe ta có thể tổ chức đi nhiều chuyến.

- Chừng ấy người nếu có một cái ghe bầu là có thể chuyển hết, nếu mượn không được ta cho phép anh em có thể trưng dụng.

Bàn đi bàn lại, cuộc họp mới chỉ nêu ra được phương hướng và gợi ra khả năng cho cấp dưới thực hiện.

Vừa họp xong, y sĩ Út Sơn tới gặp Mười Hồng.

- Cậu đến thiệt đúng lúc. - Mười Hồng dùng hai bàn tay to bè của mình lắc lắc đôi vai gầy của Út Sơn rồi nói tiếp. - Chúng tó vừa bàn tới vấn đề thương binh chuyển đi như thế nào? Bàn rồi nhưng vẫn thấy còn lo. Các cậu giải quyết đến đâu rồi.

- Số thương binh nhẹ và trung thương, chúng tôi đã chuyển ra hết ở Hòn Quéo. Số thương binh nặng mười một người, hiện nay vẫn còn ở hang Hòn Đất. Tình hình rất gay, địch đã chiếm cửa hang, chúng liên tục ném lựu đạn, thuốc nổ vào hang. Anh em không còn đủ sức đẩy chúng ra nữa. Tôi đề nghị anh cho thêm người chuyển toàn bộ số thương binh nặng sang bên này.

- Cho thêm người ha. - Mười Hồng nắn nắn đầu ngón tay của mình, rồi lắc đầu, nói tiếp. - Thiệt khó đây. Cậu vào qua đây cậu thấy rồi đó, có ba bốn tử sĩ để ngoài cửa ấy, rồi lại mấy cậu địa phương quân vừa chết vì trái pháo dù của chính mình, chưa giải quyết được. Cậu thử hỏi bên huyện đội Bảy Tần vừa ở đây mới về... Nhưng thôi cũng đừng hỏi nữa, không còn người đâu. Các cậu cố gắng khéo thu xếp hen.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2021, 08:19:03 pm »

Út Sơn không nói thêm một câu, và cũng không chào, anh lặng lẽ ra cửa. Trời đã chạng vạng tối. Mười Hồng ngồi xuống khêu ngọn đèn dầu hỏa. Chiến sĩ báo vụ bước tới, đưa cho Mười Hồng cuốn sổ điện.

- Báo cáo thủ trưởng, trên quân khu đòi trả lời ngay.

Mười Hồng đưa cuổn sổ điện vào sát ngọn đèn, anh đọc khe khẽ:

- Bộ tư lệnh Quân khu yêu cầu báo cáo rõ, hiện nay các đồng chí đang gặp khó khăn gì. Tại sao lại có bức điện "Chúng tôi xin vĩnh biệt".

Mười Hồng không còn giữ nổi bình tĩnh, anh quát chiến sĩ thông tin:

- Gọi ngay thằng Trường ra đây.

Nghe thấy gọi tới tên mình, Trường ở ngách hang bước ra. Mười Hồng cầm cuốn sổ điện gí vào mặt Trường và nói giận dữ:

- Mày làm ăn thế hả... Mày không phân biệt thế nào là tạm biệt thế nào là vĩnh biệt hả... Tao sẽ giao mày cho bảo vệ người ta xem mày là loại gì!

Đêm 15 tháng 5 đội quân y đã đưa được gần hết số thương binh sang Hòn Me, còn lại mười một thương binh nặng. Số người khỏe ở lại bảo vệ thương binh có Mười Huấn, Bảy Giang, Năm Rự, Bảy Thuận (B) và hai cán bộ của bộ đội chủ lực là Tư Luyến và Mười Phình.    Ngày 16 là một ngày nặng nề. Địch vẫn ném lựu đạn thuốc nổ xuống hang theo kiểu cầm canh. Mỗi lần có tiếng nổ lớn, ngọn đèn dầu hỏa kéo dài ngọn lửa lên rồi tắt phụt và riếng rú đau đớn của thương binh sọ não, là tất cả mọi người lại chuẩn bị một trận đánh. Ánh sáng trong hang lúc nào cũng lờ mờ, không phân biệt ngày hay đêm tối. Khái niệm thời gian ở đây bị tước đi cái vỏ của nó. Không có tiếng gà gáy. Không có hừng đông. Không có chiều tà. Trong cảm giác mỗi người, tưởng như thời gian đang trôi qua cả cuộc đời mình. Ý thức được thời gian họ phải nhìn vào cái kim nhỏ bé của chiếc đồng hồ đeo trên cổ tay.


Đã tới giờ thực hiện trận đánh tập kích. Bảy Giang và Năm Rự vẫn là hai con sư tử của đội quân y, sẵn sàng nhận nhiệm vụ xông vào trước họng súng của địch.

Đêm đã khuya. Tiếng lựu đạn cầm canh của địch thưa dần, rồi vắng lặng. Bảy Giang và Năm Rự xách súng nhón chân bước rất nhẹ tới cửa hang. Một mảng trời đầy sao ùa vào mắt họ. Những ngày sống tù túng trong hang hằng mơ ước được sống dưới bầu trời khoáng đãng sáng sủa, riêng lúc này thì ngược lại. Trời sáng quá, nếu nhô đầu ra khỏi cửa hang, có thể gặp tình huống của cậu Huệ, những nòng súng lạnh ngắt của địch gí vào cổ. Họ nín thở thận trọng nghe ngóng để tránh mọi sai sót có thể xảy ra. Bảy Giang, Năm Rự nắm chặt quả lựu đạn da láng đã rút chốt an toàn, rồi bò ra khỏi cửa hang. Vừa nhìn thấy những tảng đá nhấp nhô, nơi địch thường lợi dụng để đánh vào hang, họ vụt luôn lựu đạn vào đó. Tiếp theo tiếng nổ của lựu đạn, Năm Rự lia đạn tiểu liên và Bảy Giang phóng đạn M79 tới tấp vào nơi bọn địch đang ngủ. Bọn địch bị đánh bất ngờ, hoảng loạn kêu thét, đến một phút sau mới phản ứng bằng những loạt đạn ngái ngủ không có phương hướng. Hai anh em an toàn rút vào trong hang, tới mười phút sau vẫn còn nghe thấy tiếng đạn liên thanh nổ.


Trận tập kích mang tính chất trinh sát, giúp cho họ rút ra một kết luận: Không thể nào rút lui qua cửa hang lớn được nữa.

Ngày hôm sau, họ bàn bạc đi tới quyết định: phải rút lui theo một con đường ngang hẹp vòng vèo khá xa, nhưng hy vọng an toàn hơn. Để lại bốn thương binh nặng nhất, giao cho Mười Phình và y tá Bảy Thuận (B) chăm sóc, đêm hôm ấy họ luồn xuống hang sâu. Đường rất khó đi, nhiều lúc tưởng đến phải bỏ nhau ở dọc đường, nhưng cuối cùng họ đã tới Hòn Me.


Ngày 19. Bảy Giang đứng gác ở cửa hang Hòn Me. Khoảng tám giờ anh nghe thấy một tiếng nổ lớn như tiếng bom ở phía Hòn Đất. Bảy Giang bồi hồi suy tưởng, lo lắng cho những đồng chí mình còn ở lại. Nhớ lại hôm chuẩn bị rút, anh với Mười Phình đặt khối bộc phá lớn ở cửa hang Mười Phình nói: "Nổ quả mìn này xong là hai đứa chúng tao đánh giáp lá cà với chúng nó". Bảy Giang lo lắng nhìn về phía Hòn Đất. Có thể các cậu ấy đang quyết tử chống lại địch và cũng có thể các cậu ấy đã hy sinh hết rồi.

Nửa đêm hôm đó, Bảy Giang ra thay gác, nghe thấy tiếng người gác nói chuyện rì rầm ở ngoài cửa. Bảy Giang hỏi:

- Ai đó?

- Tao và Bảy Thuận vừa về tới đây.

Thấy Mười Phình và Bảy Thuận về Bảy Giang rất mừng, hỏi:

- Có đưa được thương binh nào về không?

Nghe thấy tiếng nói của Bảy Giang, Mười Phình không trả lời vào câu hỏi. Anh nói luôn tình hình diễn biến trong ngày:

- Chúng nó ném lựu đạn dồn dập nhiều hơn mấy hôm trước. Tao nghe thấy nó xung phong ngay trước cửa. Tao châm quả mìn cuối cùng ấy. Xong chúng tao đưa mấy thương binh xuống hang dưới, để lại nồi cơm và toàn bộ mì tôm cho anh em. Chúng tao về đây hỏi xem ý kiến các thủ trưởng như thế nào.


Bảy Giang thầm lo cho số phận của mấy anh em thương binh. Anh buồn rầu nhìn vào khoảng không đen tối.

Ngày 20. Lệnh của Mười Hồng báo cho đội phẫu: chuyển nốt số thương binh còn ở Hòn Đất về Hòn Me. Một tổ gồm Hai Đính, Tư Rô do y tá Năm Rự phụ trách làm nhiệm vụ chuyển thương. Anh em vừa ra khỏi cửa hang được hơn một trăm mét đã gặp chuyện không may. Tư Rô bị trượt chân ngã gãy cột sống, súng văng xuống một cái hang sâu không tìm được. Thế là cuộc hành quân của họ đành hoãn lại, phải cõng nhau trở về.


Bảy Giang chỉ huy một tổ thay tổ của Năm Rự. Khoảng nửa đêm họ tới sườn Hòn Đất, cách cửa hang lớn của quân y vài trăm mét. Trời sáng trăng vằng vặc. Ở dưới nhìn lên rất rõ những lều bạt. Chỗ này chỗ kia thỉnh thoảng lại có một tốp địch tuần tiễu hoặc nháng ánh đèn pin. Bảy Giang cùng tổ của mình dừng lại quan sát khá lâu. Anh thấy địch còn đông, chúng canh gác cẩn mật, không thể đột phá vào trong hang. Mỗi lần có tiếng lựu đạn nổ ở trong hang, Bảy Giang lại thấy lòng mình nhức nhối xót thương đồng đội của mình nằm trong ấy. Anh cố nằm chờ đợi một thời cơ nào đó xuất hiện. Sương đêm làm mọi người đã thấm lạnh, nhưng tình hình trước mặt vẫn không có gì thay đổi. Thấy không còn khả năng vào hang, Bảy Giang mới cho tổ của mình rút.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2021, 08:20:15 pm »

9

Trời chạng vạng tốỉ. Mười Hồng, Sáu Chấp và anh em trong sở chỉ huy vừa khoác bòng lên vai chuẩn bị rút. Một anh giao liên của Huyện ủy từ cửa hang bước vào, đứng trước Mười Hồng.

- Báo cáo anh Mười. - Anh giao liên vừa nói vừa thở, làm cho câu nói luôn luôn bị đứt quãng. - Anh cho ý kiến... có một đại đội tân binh... từ miền Bắc mới vô... sốt rét và thương vong dọc đường... hiện còn gần sáu mươi người... anh em mất tinh thần... nghe tiếng súng gần là bỏ chạy... Cách giải quyết bây giờ thế nào.

Mười Hồng im lặng giây lát, nhìn những người xung quanh rồi nói lưỡng lự:

- Hay là ta đưa anh em xuống đồng bằng?

Sáu Chấp trả lời ngay vào câu hỏi của Mười Hồng vừa đặt ra:

- Đưa xuống đồng bằng lúc này sẽ chết hết. Tốt nhất là cứ đưa anh em đi thẳng giao cho quân khu.

Anh giao liên nói:

- Chúng tôi không còn người dẫn đường, đề nghị anh Mười cho người.

Mười Hồng quay lại nói với Sáu Chấp:

- Đồng ý với Sáu Chấp. Việc này Sáu Chấp ở lại sau lo cho nghen.

Mười Hồng cùng đoàn tùy tùng rút. Trong hang chỉ còn lại cán bộ và du kích xã Thổ Sơn. Ánh sáng của ngọn tọa đăng như được trải rộng hơn trước, Sáu Chấp mở bức thư của bí thư Huyện ủy vừa gởi tới, đưa sát vào ngọn đèn rồi đọc lẩm bẩm: "Ngày 19 tháng 5. Báo riêng cho mày biết, tao đang ở hang Tầm Moọc. Khi nào mày rút phải đợi lệnh của tao. Hai Hiểu". Đọc xong thư, Sáu Chấp nói với anh em du kích:

- Như các đồng chí đã biết, chúng ta phải cử ngươi dẫn tân binh tới Bệ Dầy Heo giao cho Rạch Giá. Việc này có nhiều khó khăn, tôi đề nghị lấy tinh thần xung phong.

- Tôi...

- Tôi xin xung phong!

Tất cả anh em đều giơ tay. Sáu Chấp chỉ định xã đội phó Quyền. Xong việc cử người dẫn quân, Sáu Chấp cho đơn vị di chuyển.

Tới gần con lộ, họ dừng lại nghe ngóng. Sáu Chấp nói với anh em:

- Đề phòng địch "kích", tao ra đằng kia hô xung phong, nếu phát hiện thì bọn bây nổ súng ngay.

Sáu Chấp núp sau một tảng đá hô to "anh em xung phong". Hô xong, Sáu Chấp nghiêng tai lắng nghe. Bỗng cổ tiếng ai đó ở bên kia đường gọi hối hả:

- Sáu Chấp ơi! Sáu Chấp ơi!...

Sáu Chấp im lặng không trả lời. Không hiểu ai đó sao lại biết tên mình. Có nên tới đó không? Sáu Chấp đang suy nghĩ, nên xử trí thế nào, thì lại có tiếng gọi:

- Sau Chấp ơi! Tao là Thuận, giao bưu Huyện đội đây.

Lần này Sáu Chấp nhận ra tiếng nói của Thuận. Anh phân vân tự hỏi: Thuận bị thương cụt cả hai chân sao lại nằm ở đây?

Sáu Chấp đến chỗ Thuận đang nằm. Thuận nói xúc động nghẹn ngào:

- Khi rút anh em biểu bò ra ngoài hang rồi có người đón... chẳng thấy ai đón... nhờ nhớ đường tôi bò tới đây.

Đội du kích Thổ Sơn ngồi quây lấy Thuận. Họ lặng người trước cảnh ngộ của bạn. Sáu Chấp nói với Thuận:

- Anh em đã rút hết rồi, chỉ còn vài người, nếu đưa cậu lên hang, địch đánh vô hang thì không đưa cậu đi được, bây giờ đành phải như thế này, cậu "chém vè" quanh đây, hàng ngày chúng mình mang cơm tới.

Thuận im lặng, không tỏ ra bằng lòng hay phản đối.

Mấy chiến sĩ du kích Thổ Sơn thay nhau cõng Thuận tới một bụi cây cóc kèn rậm rạp, giấu Thuận vào trong bụi rồi kéo nhau lên hang.

Trong hang Tà Moọc vẫn còn dấu vết người ở. Chiếu còn trải trên sàn. Đâu đó còn phảng phất mùi khói. Những hạt gạo vương vãi... vắng tanh vắng ngắt không một bóng người. Sáu Chấp biết Hai Hiểu ở trong hang này nhưng không biết anh ở tầng nào, ngách nào. Hang động chằng chịt phức tạp, nếu không biết đích xác, không dễ gì tìm nổi nhau trong đêm. Sáu Chấp cho anh em ngủ chờ sáng.

Mãi tới chiều hôm đó họ mới tìm tới được chỗ Hai Hiểu "chém vè" ở dưới hang sâu. Họ kéo nhau lên ngồi ở cửa hang cho thoáng.

Hai Hiểu nói:

- Ý tao, tao ở lại sau cùng giải quyết hết mọi việc rồi ra sau. Tao vừa nghe qua máy PRC25 chúng nó nói với nhau, ngày mai chúng sẽ đánh đúng vô điểm mình đang ở. Mọi việc như thế là tạm ổn, tối nay phải rút hết.

- Tôi nhất trí. - Sáu Chấp, tỏ ra lo lắng. - Nhưng còn cậu Thuận giao bưu cụt cả hai chân, không hiểu sao khi chuyển thương anh em bỏ sót. Tối qua chúng tôi gặp cậu ấy, tạm giấu cậu ấy trong bụi cóc kèn dưới chân núi.

Hai người im lặng suy nghĩ tìm cách đưa Thuận đi như thế nào. Sáu Chấp nhìn xuống dưới chân núi, thấy một chiếc xuồng nằm giữa những hố bom. Anh khẽ reo:

- Hay quá! Thằng Thuận gặp hên rồi!

Hai Hiểu chưa hiểu ý Sáu Chấp định nói gì. Anh hỏi:

- Còn hên cái gì nữa.

- Anh có nhìn thấy cái xuồng bên hố bom không. Nếu có xuồng thì có thể đưa thương binh được rồi.

Sáu Chấp ngoảnh vào trong hang gọi Út Thắng. Anh chỉ chỗ chiếc xuồng rồi căn dặn Út Thắng:

- Cậu xuống lấy chiếc xuồng ấy, đưa cậu Thuận ra Hòn Quéo.

Những người ngồi ở cửa hang nhìn theo Út Thắng xuống núi. Út Thắng chỉ cách chiếc xuồng vài chục thước. Bỗng hàng chục viên đạn pháo nổ, khói bụi trùm lên chiếc xuồng và không ai nhìn thấy Út Thắng đâu nữa.

Sáu Chấp than thở:

- Thôi, thế là Út Thắng nó chết rồi.

Khi hết những ánh chớp của đạn pháo, cũng là lúc bóng tối đã tràn đến xóa mò mọi cảnh vật trước mắt mọi người.

Anh em còn đang xúm lại bàn tính việc đi tìm Út Thắng. Nhìn thấy có một bóng người từ dưới núi đi lên. Họ hồi hộp theo dõi. Có tiếng reo bật lên:

- Thằng Út về rồi.

Út Thắng dừng lại ở cửa hang, nói trong tiếng thở gấp:

- Tôi đi gần tới thì một viên đạn pháo trúng vào chiếc xuồng vỡ tanh bành...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2021, 02:15:47 pm »

Chương mười
LẠI BÁM DÂN BÁM ĐẤT


Đội du kích Thổ Sơn còn ba người do Sáu Chấp chỉ huy đã rời "Hòn" vượt qua Lình Quỳnh tới ém ở cách đồng cỏ dại. Trong bòng của họ không còn dính một hạt gạo. Hàng ngày họ phải ra bờ kinh bắt ba khía luộc ăn trừ bữa.


Trưa hôm ấy Tụng đang móc ba khía ở ven bờ kinh thì nhìn thấy chiếc xuồng từ xa, đang tiến về phía mình. Anh vội lên bờ tạm lánh vào sau lùm cây. Chiếc xuồng lại gần. Tụng nhìn thấy người ngồi trước mũi xuồng là Đực (cối), cũng là người trong đội, người ngồi phía sau là một nông dân ở xóm Vàm Đồng. Tụng bước ra chỗ trống, ngoắc tay gọi họ vào bờ.


Nhận ra người đứng trên bờ là đồng đội, Đực cho mũi xuống quay gấp khúc lao vào bờ. Mũi xuồng vừa ghé vào thềm đất, Đực đã nhảy tót lên làm cho con xuồng chòng chành suýt đắm.

- Tao gặp hên rồi. - Đực ôm chặt lấy Tụng trong vòng tay của mình và cười nói phấn khởi. - Tao đã dẫn bộ đội chủ lực tới điểm an toàn rồi. Trên đường về "Hòn" tao cứ lo, chẳng biết tình hình trỏng ra sao. Sáu Chấp có ở đây không?

- Ở gần đây thôi.

Tụng dẫn Đực về chỗ ở. Sáu Chấp đang ngồi bó gối, suy nghĩ tới một số anh em thương binh. Không hiểu út Thắng và Bảy Thuận B (em ruột Chấp) có chuyển được số thương binh còn lại tới nơi an toàn chưa. Nghe thấy tiếng người, Sáu Chấp nhìn ra thấy Tụng và Đực đang đi tới.

Đực vẫn giữ thái độ phấn khởi vô tư như ban nãy. Anh nói với Sáu Chấp:

- Rất hên là tao gặp mày ở đây. Tao mừng lắm.

- Đừng mừng vội.

Thái độ nghiêm hơi lạnh của Sáu Chấp không hề làm cho Đực cụt hứng. Anh vẫn giữ nguyên thái độ hồ hởi:

- Còn công chuyện chi nữa, biểu tao, tao làm liền.

- Anh mượn xuồng, đêm nay đi ngay vô "Hòn" gặp Út Thắng và Bảy Thuận ở hang Tà Moọc, chuyển thương binh tới trạm chuyển thương xong về báo cáo với Huyện ủy ở rừng Nam Thái.

- Tao mượn được xuồng rồi. Tao đi đây.

Nhìn theo dáng người to kềnh càng của Đực, Sáu Chấp thầm cảm ơn sự hăng hái chất phác của anh.

Anh em bị đứt bữa mấy ngày, lúc nào họ cũng cảm thấy thèm được một bữa cơm no. Rảnh lúc nào là họ thì thầm kể với nhau về những bữa ăn ngon, mình đã trải qua và ước ao lúc này có được bữa ăn như vậy. Giống như chuyện thần thoại, họ vừa ước ao, đã thấy một ông già đeo một bị nặng đi vào chỗ họ ở.

Ông già nói:

- Tôi đi tìm người bị lạc. Chắc anh em đây cũng bị lạc chưa có cơm ăn.

Ông già vừa nói vừa bày ra năm ổ bánh mì, một cặp vịt đã mổ sẵn và khoảng bốn năm kí lô bún. Anh em sung sướng kinh ngạc trước những món quà của ông già vừa mang tới. Họ chưa kịp hỏi tên tuổi, quê quán thì ông đã vội vã đi ra bờ kinh. Mãi tới về sau này anh em vẫn nhắc tới bữa ăn cực ngon của ông già "trời sai xuống" cho. Họ muốn tìm gặp ông già, nhưng không ai gặp ông lần nào nữa.


Du kích vừa ăn xong bũa tiệc của ông già vô danh khao, họ đang vui vẻ bàn tán về cái may mắn bất ngờ đó, thì nhận được điện của bí thư Huyện ủy, báo cho Sáu Chấp biết: địch đưa xuống đồng bằng (Hòn Đất) một trung đoàn có xe bọc thép yểm trợ, chúng sẽ càn vào nơi du kích Thổ Sơn đang ở. Cái tin vừa đến làm cho họ đang vui chuyển sang lo. Một câu hỏi "đi đâu?" đặt ra trước mắt họ. Quay trở vô "Hòn" tạm né tránh cuộc càn của địch chăng. Vào "Hòn” lấy gì mà sống? Vào bám cơ sở... Sáu Chấp suy nghĩ tới Nghị quyết 01 của Trung ương Cục anh vừa được phổ biến ở trong "Hòn" mấy hôm trước. Sáu Chấp nói với anh em:

- Chúng ta phải bám lấy dân, xây dựng cơ sở, dân sẽ bảo vệ chúng ta.

Đã nhiều lần họ "đột" vào vùng địch tạm chiếm xây dựng cơ sở, phá tề trừ gian, nhưng lần này họ cảm thấy mình đang làm một việc mạo hiểm, bởi đã hơn ba tháng nay không nắm tình hình cơ sở. Lực lượng của mình chỉ có một tổ với ba khẩu súng trường, mà vào ấp có đồn địch đóng, nếu gặp địch sẽ đối phó như thế nào. Họ vẫn tiến bước về phía ấp Lình Quỳnh với sự phập phồng lo lắng.


Cả một vùng kinh rạch, cánh đồng hoang vắng chìm trong giấc ngủ, thỉnh thoảng có một vài tiếng nổ ở từ nơi xa dội đến. Tổ du kích vượt qua một khu vườn hoang, cỏ dại ngập đầu người, họ dừng lại trước một căn nhà lá. Sáu Chấp vào, nói qua phên liếp:

- Ông chủ nhà ơi!... Chúng tôi là người của cách mạng xin gặp gia đình ta có công chuyện.

Nghe có tiếng người trở mình rồi lại yên lặng.

Sáu Chấp nói tiếp:

- Chúng tôi là người của cách mạng. Mở cửa cho chúng tôi vô có công chuyện xin nói với gia đình... không phải lo ngại gì.

Anh đèn dầu bật sáng ba gian nhà hẹp. Người đàn ông gầy guộc đứng tuổi ra mở cửa:

- Xin mời các ông vô.

Ông chủ nhà đứng nhìn từ đầu tới chân mấy thanh niên ăn vận nhếch nhác, xem ra họ không có gì nguy hiểm, lúc đó ông mới lên tiếng:

- Mời các chú ngồi.

Sáu Chấp nói ngắn gọn những thắng lợi mới của địa phương mình, và kêu gọi sự tham gia đóng góp của nhân dân đối với công cuộc cách mạng. Ông Ba Lùn, chủ nhà không đáp ngay vào điều Sáu Chấp vừa nói, nhưng biểu lộ tình cảm hết sức thực tế. Ông xuống bếp lấy lên một đĩa khoai lang luộc rồi đặt lên bàn.

- Các chú đến không báo trước. - Ông Ba Lùn nói. - Nhà tôi chỉ còn ít khoai luộc và ít cơm nguội, các chú ăn tạm cho đỡ đói.

Anh em ăn uống xong, nhờ ông Ba Lùn dẫn sang những gia đình có cảm tình với cách mạng để tuyên truyền tổ chức cơ sở. Đêm đầu tiên bám dân có kết quả tốt. Gần sáng họ ra cánh đồng hoang, chui xuống lớp cỏ rậm, chờ khi mặt trời lặn lại vào ấp.


Một trung đoàn chủ lực ngụy cùng bảo an, dân vệ ở địa phương được máy bay, xe bọc thép yểm trợ, chúng quần đi quần lại từ rừng tràm này sang rừng tràm khác, vẫn không truy tìm được đôi tượng chúng cần tìm. Du kích Thổ Sơn và các đơn vị vũ trang của huyện vẫn sống an toàn trên mảnh đất thân thuộc của mình. Du kích Thổ Sơn xây dựng xong tổ chức cơ sở ở Lình Quỳnh, họ tiến vào thị trấn Tri Tôn. Từ xây dựng cơ sở chính trị, họ đã mở rộng sang việc vận động quần chúng đóng góp lương thực, tiền của cho công cuộc kháng chiến cứu nước, ở Tri Tôn có gia đình đã ủng hộ 9.000 đồng (tiền Sài Gòn). Nhờ dân đóng góp, du kích Thổ Sơn đã có hàng tấn gạo dự trữ để hoạt động dài ngày.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2021, 02:17:03 pm »

2
   

Ba Đằng, Năm Thịnh và Năm Điều được phân công đi trước về rừng Nam Thái làm hầm bí mật cho cơ quan Huyện đội. Yêu cầu của ban chỉ huy Huyện đội, trong mười ngày phải làm xong mười lăm cái hầm. Vị chi mỗi người phải làm năm cái mà trong tay không có một chút phương tiện. Không phải đây là lần đầu nhận lệnh "chay", không có cơ sở vật chất tối thiểu để bảo đảm. Họ biết rõ thực tế, dù đòi hỏi cũng chỉ nhận được vài điều gợi ý về công tác vận động quần chúng.


Ba anh em hăng hái vượt qua hàng rào xe tăng, bộ binh địch ngăn chặn, gần sáng mới về tới rừng Nam Thái. Họ chụm đầu lại bàn bạc kế hoạch thực hiện. Việc đầu tiên phải nghĩ tới là phương tiện, tối thiểu mỗi người phải có một cái leng, một con dao, một cái thau và vài gam đinh... lấy ở đâu. Những thứ đó giá trị vật chất không lớn, nhưng kiếm được chúng trong lúc địch đang khống chế tới từng gia đình không phải là chuyện dễ. Họ nghĩ tới các má chiến sĩ như má Gấm, má Phụng, má Cồi, má Đoàn, má Tần, má Thân, má Xinh... chỉ có các má mới gỡ khỏi nước bí này. Ngay đêm đó họ chia nhau về Kinh Tư, Kinh Năm nhờ các má giúp đỡ. Các má giống như các bậc thánh. Họ vừa đặt ra trước các má những đề nghị, các má đều trả lời gần giống nhau "Đêm mai mốt các con đến, sẽ có đủ".


Đêm thứ tư họ bắt tay vào đào hầm bí mật. Bí quyết của đào hầm bí mật có đạt được mục đích hay không là việc tẩy xóa tất cả những dấu vết có thể gây cho địch nghi ngờ, và chính nó cũng là một việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều công phu nhất. Họ phải mang từng thau đất đổ xuống đìa cách xa bốn năm trăm mét. Khi đào xong lai phải kiểm tra từng lá cây ngọn cỏ, làm sao cho những con mắt soi mói cũng không thấy được khu rừng này có người đang ở.


Mới có chín ngày họ đã làm xong công trình được Huyện đội giao cho.

Cơ quan Huyện đội về ở được một ít ngày. Một hôm đang họp bị địch tới tập kích, anh em rút chạy vội vã, đã bỏ lại toàn bộ gạo nước, xoong nồi. Thế là "cơ nghiệp" của hậu cần lại một lần nữa phải xây dựng từ đầu. Các đơn vị lại phải xé lẻ ra từ đó.


Năm Điều cùng với Sáu Chấp, bí thư chi bộ xã Thổ Sơn chạy tới Kinh Năm. Họ biết gia đình bà Do thường nuôi chứa cán bộ, còn hầm bí mật. Đến nơi, họ nêu đề nghị của mình, bà Do tỏ ý ngần ngại:

- Tao chẳng giấu gì chúng bây, thằng Tẩng, rể của tao nó vừa đi chiêu hồi, nếu mấy đứa bây còn tin tao, tao chẳng ngại gì nuôi chứa chúng bây.

- Chúng con tin ở má!

Sáu Chấp thoáng nghĩ về mối quan hệ của gia đình bà Do. Bà có ba con trai đi bộ đội và từ trước tới nay cả gia đình bà đều tích cực tham gia công tác cách mạng. Dù thằng Tẩng con rể bà trở thành một tên phản bội, cũng không ảnh hưởng gì. Sáu Chấp nói tiếp:

- Thằng Tẩng nó sai lầm nó phải chịu trách nhiệm, không liên quan gì tới má.

Sáu Chấp và Năm Điều ở nhà bà Do được vài ngày yên ổn. Một hôm thằng Tẩng dẫn nửa tiểu đội lính ngụy tới nhà bà Do. Hai anh em xuống hầm bí mật ở gầm giường. Họ nghe khá rõ những tiếng động ở trên mặt đất. Mấy thằng lính hỏi thăm má Do, rồi ngồi nói chuyện phiếm với nhau khá lâu. Câu chuyện chúng nói với nhau chứng tỏ chúng không có nghi ngờ gì gia đình này. Họ thấy yên tâm khi không bị chúng xăm hầm, mỗi người theo đuổi ý nghĩ riêng của mình.


Năm Điều nhớ đến những ngày long đong lận đận, trước khi "Hòn" bị bao vây "bảy mươi tám ngày đêm". Nghe tin bà mẹ vừa bị địch bắt, Năm Điều được về phép thu xếp công việc gia đình. Anh cùng xã đội phó Quyến vừa về tới Kinh Sáu, đã nghe thấy bom B52 nổ ở "Hòn" hết đợt này đến đợt khác. Dứt tiếng bom lại tới tiếng đạn pháo nổ rền. Trời gần sáng. Năm Điều chờ ở ngoài ngõ, Quyến vào trong nhà nói chuyện với gia đình về việc ăn ở của hai người. Nhìn về "Hòn" thấy ánh chớp lóe liên tục, Năm Điều rất lo việc trở lại "Hòn" như thế nào. Quyến ở trong nhà ra báo cho anh thêm một tin đáng lo nữa:

- Cái hầm bí mật tôi nói với anh khi ở "Hòn", mẹ tôi sợ bà ấy đã lấp đi mất rồi. Chúng ta đành phải vào rừng ngủ tạm một đêm, đêm mai ta sẽ liên hệ với cơ sở.

Hai anh em chống xuồng vào rừng, mỗi người tự tìm lấy chỗ ngủ qua đêm. Tối hôm sau Năm Điều tới ngồi chờ ở nhà Quyến, đến hai giờ sáng không thấy Quyến về như đã hẹn. Không thể chờ lâu hơn được, Năm Điều đành phải tự tìm kiếm chỗ ẩn nấp. Anh nhớ đến nhà má Cồi, là một bà mẹ chiến sĩ nổi tiếng trung kiên gan góc ở xóm "nuôi chứa cán bộ". Má Cồi nuôi chứa cán bộ liên tục từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ đến nay. Năm Điều đến ở nhà má Cồi mười ngày, sống trong tình trạng "trở đi mắc núi, trở lại mắc sông". Muốn về "Hòn" không biết đơn vị mình ở chỗ nào địch ở chỗ nào. Muốn về nhà mình cũng khó, không biết bọn địch có phục kích xung quanh nhà mình không, về lúc này có khi gây tai họa cho người thân của mình.


Đến ngày thứ mười một, một toán lính ngụy đến đóng quân ngay ở nhà má Cồi. Căn hầm bí mật gần gốc cây đào trước sân, qua lỗ nẻ, Năm Điều thấy bóng bọn lính đi qua đi lại. Một tên hỏi má Cồi:

- Có tin Năm Điều trở về nhà bà đêm rồi.

Má Cồi trả lời:

- Nhà tôi không có ai là Năm Điều, các chú cứ hỏi hàng xóm, nếu có cứ kéo tôi ra mà bắn.

Chiều tối bọn địch mối rút. Má Cồi mở nắp hầm cho Năm Điều lên. Anh chưa kịp bày tỏ sự vui mừng, vì vừa qua cơn nguy hiểm, má Cồi đã nói:

- Độ này nó lục soát quá lắm, nó đã nghi rồi, tao hết dám chứa mày.

Tối hôm đó Năm Điều đánh liều về thẳng nhà mình. Hai cô em gái thấy anh về, các cô vừa nói vừa khóc:

- Tình hình như thế này tại sao anh về có một mình?

- Anh xem có gì nói với các em, rồi đi ngay đi, không thì chết hết.

Ba anh em vội vã nói với nhau về tình hình gia đình, rồi Năm Điều dặn lại em gái:

- Anh chưa thể đi được, phải chờ đợi ở đây ít ngày, anh sẽ "chém vè" ở ngoài đồng, hàng ngày các em giả làm người đi kiếm cá mang cơm cho anh.

Hàng ngày em gái mang cơm tới chỗ anh "chém vè", làm cho nỗi lo lắng ngày càng tăng thêm. Không phải lo cho mình, mà lo nhiều hơn cho mấy đứa em, không chừng chỉ vì mình mà chịu chết chóc, tù đày... Nghĩ tới đó anh liên tưởng tới các gia đình nuôi chứa mình, họ không hề có liên quan gì tới tình máu mủ, mới thấy hành động ấy cao cả nhường nào...


... Sáu Chấp thỉnh thoảng lại co duỗi đôi chân sếu của mình cho đỡ mỏi. Từ lúc biết chắc chắn mấy tên lính ngụy tới đây không có ý mò hầm, anh chuyển đề tài suy nghĩ. Anh điểm lại cơ sở của mình đã xây dựng trong đại đội phòng về dân sự của địch, điểm lại diễn biến tư tưởng của anh em đoàn viên gài vào làm nội tuyến, nếu như thực hiện việc binh biến... vẫn cái công việc phức tạp, khó khăn dai dẳng "phá kế hoạch bình định" của địch. Nhiều năm nay ta đã tốn khá nhiều công sức và xương máu. Địch xây, ta phá, địch lại xây, ta lại phá... cứ như kéo co với nhau, ai bền bỉ dẻo dai thì người ấy thắng.


Cuối năm 1968 địch lập chi khu kiểu mẫu, đổi tên thị trấn Tri Tôn thành Kim Sơn. Chúng lập khu định cư Sóc Sơn. Chúng tổ chức được một đại đội phòng vệ dân sự làm nòng cốt, đi đôi với sự tàn bạo của mấy tên ác ôn, chúng đã dựng được hình hài của "chi khu Kim Sơn kiểu mẫu", chỉ còn chờ ngày cắt băng khánh thành. Nhưng đội biệt động của thị trấn do anh chỉ huy đã làm cho ý đồ của chúng bị đảo lộn tất cả. Vào một đêm tháng tám, đội biệt động kết hợp với nội tuyến đã tiêu diệt gọn ban chỉ huy đại đội và bắt hai mươi tên phòng vệ dân sự, thu mười hai khẩu súng. Thực tế chi khu kiểu mẫu của chúng đã bị sụp đổ, nhưng bọn ngụy ngoan cố cố níu giữ ý đồ cũ, tới nay chúng lại nhen nhóm việc lập thị trấn Kim Sơn. Mấy hôm nay Sáu Chấp đã tổ chức cho đội biệt động thị trấn dùng bê-ta1 (Mìn lõm) đã phá hủy được ba bốn xe vận tải của chúng ở gần thị trấn. Các đoàn xe vận tải của chúng vẫn không ngừng vận chuyển trên tuyến đường Rạch Giá - Hà Tiên. Sáu Chấp suy nghĩ: Nếu cắt đứt được tuyến đường huyết mạch này của chúng sẽ gây được tác động rất lớn, vượt xa sự mong mỏi của huyện và ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ tức thì đối với "chi khu Kim Sơn kiểu mẫu". Làm thế nào? Không thể đưa hàng trăm dân công lên phá đường, đắp vật cản như hồi năm 1962-1963 được. Nếu có thuốc nổ với khối lượng lớn... nhưng lấy ở đâu? Bom lép? Đúng rồi, nếu tìm được một quả bom lép... Sáu Chấp mỉm cười khoan khoái. Anh đang hứng thú suy nghĩ thì nghe thấy tiếng động trên nóc hầm. Một ô ánh sáng hình chữ nhật hiện ra. Tiếng bà Do nói vọng xuống:

- Chúng nó đi hết rồi.

Hai anh em bước lên mặt đất, họ vươn vai trút một hơi thở thật dài, cho bõ lúc ngột ngạt tù túng ở trong hầm. Bà Do đăm chiêu nhìn họ, tỏ niềm cảm thông. Bà nói:

- Mấy thằng đốn mạt ấy ngồi nói chuyện dai, tao lo bọn bây bị ngạt nhưng chẳng có cách chi đuổi chúng đi được.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2021, 02:17:49 pm »

3

Năm Điều và Sáu Chấp ở nhà bà Do gần một năm trời. Hằng đêm họ lại ra đi, mỗi người làm công việc của mình. 

Năm Điều thời kỳ này là tiểu đội trưởng quân báo, anh đã tổ chức được một mạng lưới theo dõi tình hình địch trong chi khu Tri Tôn. Anh nhận được tin tức hoạt động hàng ngày của địch khá đều đặn, qua những hòm thư chết.


Công việc của Sáu Chấp đã được tiến hành đúng như dự tính. Anh em du kích đã kiếm được quả bom nặng 200 kí đưa về, nhờ công trường thay ngòi nổ. Họ phải mất ba bốn đêm vất vả nguy hiểm mới chuyển được quả bom ấy từ "Hòn" về Chòm Sao trên lộ 80. Quả bom nổ đã tạo ra một cái hố sâu cắt lộ 80, nối đầu một con rạch với sông Rạch Giá - Hà Tiên. Giữa mùa nước lũ, nước trên cánh đồng đầy ứ cứ theo con rạch chảy qua hố bom ra sông. Đoạn đường bị cắt, mỗi lúc một mở rộng, không thể khắc phục trong vài ngày, bọn địch phải đưa quân tới đóng ở Chòm Sao để bảo vệ cho quân làm đường.


Trong lúc đoạn đường bị phá ở Chòm Sao chưa kịp nối lại thì du kích biệt động của thị trấn đã dùng một trăm kí thuốc nổ (lấy từ đạn pháo lép) phá cống Sư Nam. Địch phải đưa quân tới đóng đồn Sư Nam. Vài ngày sau anh em lại cắt một đoạn đường ở Tà Xen. Tuyến đường Rạch Giá - Hà Tiên bị chặt đứt kéo dài hàng tháng trời địch mới nối lại được. Tiếp những ngày sau đó, du kích biệt động của thị trấn liên tục dùng mìn đánh phá hủy nhiều xe vận tải của địch; đi đôi với diệt ác ôn và phá tổ chức quần chúng của địch làm cho ý đồ lập "chi khu Kim Sơn kiểu mẫu" của địch một lần nữa tan rã hoàn toàn.


Anh em cán bộ và du kích vẫn phải ăn ở phân tán trong nhà dân. Khi nào địch đến, họ phải xuống hầm bí mật tạm né tránh. Sáu Chấp và Năm Điều thấy việc thằng Tẩng, con rể bà Do luôn dẫn bọn biệt động ngụy vào xóm khui hầm. Ở nhà bà Do lâu quá rồi có thể bị lộ, họ bàn với nhau chuyển chỗ ở. Năm Điều đi trước, anh về ở với gia đình mình. Các em gái đã sơ tán, ở nhà chỉ còn cô Xuân (em dâu) với đứa con mới đẻ. Năm Điều ở nhà hai ngày, bọn lính đã kéo đến. Chúng vừa bước tới sân, đã có một tên lên giọng hạch sách:

- Thằng Năm Điều vừa mới về, nó ở đâu?

Xuân bế con đứng ở cửa, trả lời dõng dạc:

- Ở đây không có ai là Năm Điều.

- Nếu tôi tìm được thằng Năm Điều ở trong nhà này thì sao?

- Nếu các anh kiếm được ai là Năm Điều ở đây thì cứ bắn tôi ngay chỗ này.

Tên chỉ huy xua bọn lính, chúng dùng thuốn sắt xăm hết nền nhà rồi ra ngoài vườn. Rất may là hầm ở ngay nơi trống trải bất ngờ, bọn lính đi qua lại nhiều lần nhưng vẫn không thấy.


Thằng chỉ huy thổi còi tập hợp lính chuẩn bị rút. Tiếng eo éo từ chiếc máy bộ đàm PRC25 phát ra: "Ó xám gọi cọp vằn. Thằng Tẩng nó biểu Năm Điều mới về đó, phải tìm cho bằng được". Thằng chỉ huy lầu bầu chửi tục:

- Đ. má! Biểu thằng Tẩng đến mà kiếm.

Tên chỉ huy lại hô lính tỏa ra tìm kiếm trong nhà ngoài vườn một lần nữa.

Xuân nghe thấy chúng nói với nhau "Thằng Tẩng báo...", cô thấy tình hình nguy hiểm, nhưng vẫn bình thản vạch vú ra cho con bú và nói nựng con như chẳng có chuyện gì xảy ra.

Lần này bọn lính làm chiếu lệ, chúng đi loanh quanh một hồi rồi báo cáo với thằng chỉ huy là không thấy gì.

Trời xế chiều, bọn lính ngụy mới rút. Xuân chờ cho chúng rút thật xa mối đi kiểm tra xung quanh. Biết chắc chắn chúng đã rút hết, lúc đó cô mới mở nắp hầm cho Năm Điều lên.

- Anh Năm. - Xuân không giấu sự lo lắng nói với Năm Điều. - Chúng nó biết anh mới về đây do thằng Tẩng báo.

- Ở dưới hầm anh có nghe thấy chúng nó nói với nhau... cũng đoán được điều đó. Tối nay anh phải đi.

Ăn cơm xong, trời vừa tối. Năm Điều dặn dò em dâu chuyển lời thăm mẹ và các em gái rồi khoác bòng biến vào đêm tối.

Anh đến nhà bà Do. Sáu Chấp vẫn còn ở đó. Năm Điều nói nhỏ với Sáu Chấp:

- Thằng Tẩng biết chúng ta về đây, nó báo cho bọn lính đến xăm hầm ở nhà tôi. Chúng ta phải rời khỏi đây ngay thôi.

Sáu Chấp nói:

- Tình hình bây giờ khác rồi. Chúng ta kéo nhau ra rừng ở.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2021, 09:56:08 pm »

4

Các cán bộ đoàn thể của huyện được phân công xuông vùng cơ sở yếu bám dân bám đất xây dựng cơ sở, tiến tới diệt ác phá kìm, mở rộng vùng ta làm chủ. Nguyễn Đức Toàn (Ba Toàn), bí thư huyện đoàn thanh niên, cùng với Bình, Thành, Danh thành một tổ công tác về xây dựng cơ sở xã Bình Sơn.
Phần đông nhân dân các ấp trong xã Bình Sơn bị địch dồn ra ấp lộ 80 để chúng dễ bề kiểm soát. Hàng ngày bọn lính bảo an, dân vệ, mật vụ tới từng nhà dân, chúng tuyên truyền lừa mị và khủng bố đe dọa. Các tổ chức cơ sở cách mạng của Bình Sơn một lần nữa lại nhão ra từng mảng. Nhân dân giảm sút lòng tin, không dám tiếp xúc với cán bộ cách mạng.


Nhóm của Ba Toàn có nhiệm vụ "đột" vào một ấp trên lộ. Hai tuần lễ liền họ đã phải "chém vè" ngoài đồng cỏ, hằng đêm vào ấp như vào trận đánh. Mỗi tuần gặp một hai lần địch phục kích. Cái chết như đang chờ đón họ ở mọi phía. Ba Toàn không tin rằng sau đợt công tác này mình sẽ còn sống trở về. Anh đã viết sẵn những bức thư để lại lời trăng trối, gởi Huyện ủy, gởi chi bộ và gởi gia đình mình. Anh tự xác định như mình đã chết, để nhẹ bớt lo buồn trước những ngày đói khổ nguy hiểm này.


Đến ngày thứ mười bốn, họ vào nhà ông Năm Bảo. Vợ chồng ông Năm câm lặng không đáp lại một lời trước những lời lẽ thiết tha gần như van vỉ của Ba Toàn. Hàng nửa giờ mắt ông Năm nhìn vào khoảng không đen tối, như một tín đồ sùng đạo đang tìm tới sự thiêng liêng của thượng đế. Ba Toàn nói hết lời. Anh ngồi im lặng chờ đợi. Ông Năm bỗng đứng bật dậy nói với cô con gái:

- Con đưa mấy anh ra vườn sau chỉ chỗ...

Không khí im lặng thiêng liêng chiếm lĩnh căn nhà nhỏ. Tất cả mọi người có mặt lúc đó đều hiểu, những tiếng nói của ông Năm vừa rồi là sự ký cược toàn bộ tính mạng, tài sản của gia đình vì lợi ích của cách mạng.


Hai Hạnh, con gái ông Năm đang độ tuổi dậy thì, xinh xắn và đầy nhiệt tình. Mấy tối nay, các anh cán bộ vào vận động ông Năm cho anh em được làm hầm bí mật trong nhà. Hạnh vẫn ngồi bên cạnh mẹ lắng nghe từng lời. Cô thầm mong bố mình đồng ý. Tối nay, khi nghe thấy ông Năm bảo cô "chỉ chỗ", cô mỉm cười đứng bật dậy. Cô đưa mấy anh cán bộ thẳng tới vị trí cô đã chủ động lựa chọn từ mấy hôm trước.


Từ hôm có hầm bí mật trong nhà ông Năm Bảo, nhóm công tác của Ba Toàn như được sống lại. Ít ngày sau họ phát triển cơ sở có hầm bí mật sang nhiều gia đình trong ấp. Ông Sáu Cứu, ông Tám Đê, ông Tư Tài trở thành những gia đình nuôi chứa họ. Ít lâu sau ông Tám Đê được kết nạp đảng, ông Tám đã móc nối được một cơ sở nội tuyến là một người lính truyền tin ở ấp Ông Tà. Anh lính truyền tin là cháu ruột của ông Tám đã báo cho tổ công tác những hoạt động của địch ở trong xã.


Địch đánh hơi thấy sự hoạt động củạ cách mạng trên tuyến lộ và trong xã Bình Sơn. Chúng đưa tới tăng cường cho Vàm Rầy một đại đội thám báo biệt kích, do tên trung úy Trung chỉ huy.

Mỗi lần tới ấp tên Trung thường đi mò gái. Hắn thấy cô Hai Hạnh là người có nhan sắc, có lần tới ấp hắn bỏ lính ở một chỗ rồi lẩn vào nhà cô Hai Hạnh để tán tỉnh.

Hành động của tên đại đội trưởng đại đội thám báo đã không qua được mắt tổ công tác. Họ quyết định phải bắt sống tên Trung.

Một hôm, vào khoảng tám giờ tối, Hai Hạnh báo cho tổ công tác biết, có một mình tên Trung vào trong nhà, toàn đại đội của hắn ở ngoài bờ kinh, cách khoảng một trăm mét.

Ba Toàn cùng một tổ đặc công của tỉnh Châu Hà ém sẵn ở dưới bếp. Trong lúc tên Trung đang giở ngón tán tỉnh, mũi súng của tổ đặc công đã gí vào lưng hắn. Việc bắt tên đại đội trưởng thám báo không hề gây ra một tiếng động.

Bọn lính thám báo ngồi chờ ở bờ kinh lâu quá không thấy đại đội trưởng, chúng bắn chỉ thiên vài loạt rồi kéo nhau về.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2021, 09:57:32 pm »

5

Từ cuối năm 1971 đến năm 1972, phong trào cách mạng Hòn Đất phát triển toàn diện. Cơ sở chính trị ở hầu khắp các xã được xây dựng và củng cố vững chắc, làm chỗ dựa cho lực lượng vũ trang mở ra nhiều trận đánh thắng lợi. Việc vận động quần chúng đóng góp vào quỹ đảm phụ quốc phòng cũng vào nền nếp, toàn huyện đã có quỹ lương thực bảo đảm nuôi quân, nuôi cán bộ hoạt động dài ngày.


Sự thường xuyên hoạt động mạnh mẽ đều khắp của cả hai lực lượng chính trị và vũ trang trong toàn huyện đã buộc địch phải co lại, giảm bớt các cuộc càn quét lùng sục.

Tình hình thuận lợi ấy tạo điều kiện cho các xã ngày một mở rộng hoạt động giành quyền làm chủ. Các xã Nam Thái, Mỹ Lâm, Sóc Sơn đã mở ra những "lõm" giải phóng, và làm chủ các khu rừng tràm.

Xã Thổ Sơn vốn là xã yếu so với phong trào toàn huvện, đến nay cơ sở chính trị và hoạt động của du kích đã khá hơn. Cuối năm 1972 Sáu Chấp lên công tác ở huyện, Bảy Thuận về thay làm bí thư chi bộ. Chỉ trong vòng một năm hoạt động, người bí thư trẻ tuổi ấy đã nổi tiếng, làm cho nhân dân trong xã tin yêu, làm cho kẻ thù kiêng nể. Thời kỳ này, xe của địch đi trên đoạn đường từ Vàm Răng tới Lình Quỳnh luôn luôn bị mìn của du kích làm nổ tung. Những tên ác ôn tỏ ra hung hăng ở đất Thổ Sơn, lần lượt bị du kích tiêu diệt. Nhiều tên tề điệp có nợ máu với nhân dân, hàng ngày vào lúc xế chiều là chúng chui vào trong đồn.


Một lần ở "cứ" rừng Sơn Nam, anh em đi công tác vắng, chỉ còn Bảy Thuận và Hậu là thương binh cụt một tay. Khoảng bốn giờ chiều ông Ch, dân cơ sở trong lòng địch ra "cứ" báo cho Bảy Thuận biết: thằng Q một tên mật vụ ác ôn vừa về nhà.

Nghe tới tên Q, Bảy Thuận từng theo dõi hắn, biết hắn là tên mật vụ lợi hại, có võ giỏi, rất xảo quyệt. Anh nghĩ ngay tới việc tìm cách bắt sống hắn. Nhưng lực lượng của mình mảnh quá, mình chỉ có hai người sức vóc yếu ớt, liệu có thực hiện được ý muốn không. Thoáng nghĩ như vậy, nhưng Bảy Thuận vẫn hỏi kỹ ông Ch những điều cần thiết.

- Chú có thấy hắn mang theo súng không?

- Có. Súng côn.

- Liệu tối nay hắn có ngủ ở nhà không?

- Nó về chiều như thế này thường ở lại với vợ nó.

- Tối nay chúng cháu sẽ vô ấp, chú xem tình hình an toàn thì thắp đèn làm ám hiệu báo cho chúng cháu. Có địch "kích" thì thôi.

Xong việc, ông Ch vác một bó củi ra khỏi rừng, như những người đi kiếm củi trở về.

Bảy Thuận ngồi một mình, tựa lưng vào gốc tràm suy tính tới những tình huống sẽ gặp. Nếu nó còn thức đã phát hiện ta từ xa, nó chạy?... Nếu ta vào nhà nó mà vẫn giữ được bí mật?... Sau khi suy tính kỹ, Bảy Thuận gọi Hậu tới trao đổi. Hai người thống nhất quyết tâm về kế hoạch thực hiện.


Khoảng tám giờ tối hôm đó, trời mưa lâm thâm, hai anh em đã tới vườn khoai cách nhà ông Côn vài trăm mét. Họ nằm lại nghe ngóng, ngọn đèn ám hiệu của ông Ch vọt ra những tia sáng nhỏ qua vách liếp. Bảy Thuận nhận được ám hiệu rồi nhưng vẫn còn nằm một hồi lâu nghe ngóng thận trọng rồi mới bước vào trong nhà.

Nghe tiếng Bảy Thuận, ông Ch mở cửa.

Thuận hỏi nhỏ:

- Hắn còn ở nhà không?

- Còn.

- Chú dẫn chúng tôi tới nhà hắn.

Ba người len lỏi theo lối mòn đầy cỏ rậm, đi khoảng chừng hơn hai trăm mét đến nhà tên Q. Ông Ch hướng dẫn cho Bảy Thuận lối ra vào của căn nhà, rồi quay về.

Căn nhà tên Q chìm lặng trong bóng tối. Bảy Thuận và Hậu nhón chân đi từng bước xung quanh nhà. Thỉnh thoảng họ lại áp tai vào vách lắng nghe. Tiếng ngáy từ trong căn nhà ghép bằng ván gỗ phát ra đều đều.


Biết chắc vợ chồng tên Q đã ngủ say, họ bắt tay hành động. Hậu gác chặn lối cửa sau. Thuận ở cửa chính, anh dùng bàn tay khẽ luồn qua khe của hai cánh cửa, đẩy dần cái then cài cửa sang một bên. Cánh cửa kẹt lên một tiếng rồi mở tung, ngay lúc đó ánh đèn pin của Bảy Thuận rọi thẳng vào mặt vợ chồng tên Q. Anh ra lệnh:

- Nằm im. Đứa nào đụng đậy, trái lệnh tao, tao bắn võ sọ... Thằng Q nằm úp mặt xuống, hai tay để sau gáy... Mụ kia đứng xuống đất... lật các gối lên... vất khẩu súng xuống nền nhà... rút dây võng kia... trói tay thằng lại... trói thật chặt... siết nữa... nữa.

Vợ chồng thằng Q làm theo lệnh của Bảy Thuận như một cái máy.

Nghe tiếng hô của Bảy Thuận, Hậu đi vòng về cửa trước hỗ trợ bạn. Hậu vào trong nhà thu vũ khí, kiểm tra lại sợi dây trói, rồi hạ lệnh cho tên Q đi ra.

Trời vẫn lất phất mưa, tối như bưng, cách nhau hai ba mét chỉ nhìn thấy hình khối lù lù không đường nét. Thằng Q đi trước, vờ đi chậm lại rồi thình lình đá một cú móc hậu vào bụng Bảy Thuận, rồi cắm đầu chạy. Thuận bị ngã nhưng vẫn giữ được bình tĩnh, anh rọi đèn theo Q. Hắn mới chạy được hơn chục mét, Bảy Thuận và Hậu cùng nhằm vào cái bóng chạy nghiêng ngả phía trước siết cò. Hai tiếng nổ gần như trùng nhau xô tên Q ngã sấp xuống mặt đất.


Thấy tiếng sung nổ gần, bọn lính trong đồn thổi còi báo động. Tiếp theo là những loạt đạn liên thanh bắn loạn xạ.

Từ ngày tên Q bị giết, bọn lính trong đồn cứ tối đến là đóng chặt cổng, không có đứa nào dám la cà ngoài ấp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2021, 09:58:45 pm »

6

Sau đợt chiến đấu thu hút địch ở "Hòn", địa phương quân rút về khu vực xã Sóc Sơn. Về hình thức, địa phương quân lúc này có một đại đội với đầy đủ ban bệ, nhưng thực chất quân số chỉ có khoảng một trung đội. Đơn vị thường bị xé lẻ phục vụ đường 1C và công tác xây dựng cơ sở của toàn huyện.


Thời gian này, xã đội trưởng Ba Non đã được bổ nhiệm làm huyện đội trưởng. Anh trực tiếp nắm trung đội địa phương quân, dồn sức vào việc khuấy động phong trào du kích chiến tranh ở hai xã Mỹ Lâm và Sóc Sơn. Ngoài những việc diệt ác và đánh giao thông trên lộ 80, địa phương quân (cuối 1971-1972) đã làm được những việc đáng kể: trực tiếp làm áp lực cho anh em nội tuyến trong hai liên toán "thanh niên chiến đấu" khởi nghĩa, thu hai mươi khẩu súng, có hai trung liên. Tuyển được ở trong số "thanh niên chiến đấu" ấy hai mươi tân binh. Phục kích ở Tà Lúa, bắn chìm một vỏ vọt, tiêu hao nặng một trung đội biệt kích... Những việc làm của địa phương quân dưới sự chỉ huy của Ba Non, được nhân dân địa phương hết sức tin cậy.


Một lần có mấy ông già người xã Sóc Sơn đến "cứ" của du kích gặp Ba Non. Các ông than phiền về cái đồn Vàm Biển. "Thằng khùng đồn trưởng là mối tai họa cho dân cả vùng này. Nó muốn bắt ai bỏ tù, muốn đánh đập ai thì đánh. Biết bao nhiêu người mang thương tật trên người vì đòn roi của thằng khùng ấy".


Vốn là thổ công ở vùng này, Ba Non không lạ gì đồn Vàm Biển; không lạ gì tiếng tăm hung ác của thằng đồn trưởng mà dân thường gọi là thằng khùng. Nhiều lần Ba Non muốn tính sổ với cái đồn Vàm Biển nhưng hiềm một nỗi du kích không có đủ sức. Và cái đồn ấy ở cách biệt khỏi vùng dân cư như một ốc đảo, việc tiếp cận nó để trinh sát gặp nhiều khó khăn.


Nghe mấy ông già nói, Ba Non thân mật đáp lại:

- Thằng khùng đáng tội chết rồi đó. Nhưng chúng tôi chưa tìm cách nào vào đồn của nó được. Cô bác muốn chúng tôi trừ được cái tai họa do thằng khùng gây ra. Chúng tôi nhờ cô bác giúp theo dõi trong đồn nó có bao nhiêu quân, bao nhiêu súng, đặt ở chỗ nào, ngày đêm chúng ăn ở đi lại như thế nào?...

Một ông già nói:

- Được rồi, việc theo dõi chúng nó như mày vừa nói để chúng tao lo. Nhưng tao hỏi thiệt, mày có đủ gan diệt nó không?

- Sao lại không. Các tía không tin thằng Ba Non này hen.

- Chúng tao tin. Nếu bọn mày giết được thằng khùng thì chúng tao đãi chúng bây một bữa bia đái ra quần...

Câu chuyện tưởng như vui vẻ bình thường ấy, nhưng những ngày sau đó nhiều bà con ở gần đồn Vàm Biển đã lặng lẽ tự nguyện làm theo yêu cầu của Ba Non. Thời gian kể từ ngày gặp mấy ông già qua đi hơn hai tháng. Một hôm trời còn sớm tinh mơ, anh Tám Chuông, dân cơ sở ra "cứ" báo cho Ba Non biết tin: "Đêm hôm qua thằng khùng và thằng Tiến, tiểu đội trưởng đánh bạc thua, chúng phải mượn xuồng của dân, sớm nay chúng đi xúc nhao trâu để bán lấy tiền trả nợ".


Khi nghe Tám Chuông báo cáo xong, Ba Non nghĩ ngay tới lực lượng để bắt sống thằng khùng. Lúc này ở "cứ" chỉ còn anh và một lính mới mặt còn bấm ra sữa. Ba Non hạ quyết tâm dù có hai thầy trò cũng ra ngay cửa vàm đón bắt thằng khùng, không sẽ mất thời cơ.    Ba Non đang dặn dò anh lính trẻ về các tình huống cần xử trí trong việc bắt thằng khùng, thì Năm Thịnh và Năm Ưng về.

- Thiệt là hên quá chừng.

Ba Non vui mừng chỉ còn thiếu reo to lên. Họ trao đổi với nhau ngắn ngọn nội dung công việc phải làm, rồi xách súng đi thẳng ra cửa vàm.

Nhiều xuồng ghe đánh cá vào xúc nhao trâu ở ven biển đã trở về. Theo lệnh của bộ đội giải phóng, họ đậu lại ven bờ để kiểm soát.

Ba Non đặt hai bàn tay khum khum lên sát miệng làm loa, anh nói to:

- Tất cả những người xúc nhao trâu lên bò.

Lần lược những ngươi trên những con xuồng gắn máy nhảy lên bờ, đi ngang trước mặt mấy anh bộ đội. Tên khùng ăn vận như những người dân khác vừa đi qua trước mặt Ba Non mà anh không biết. Một ông già đi tới nói khẽ với Ba Non:

- Trời ơi! Thằng khùng vừa đi qua mặt anh. Lần này không giết được nó thì sẽ có nhiều người chết với nó.

Ba Non hạ lệnh cho anh em bắt giữ người đàn ông vừa đi qua được vài bước. Thằng khùng định đóng tiếp vai kịch dân lương thiện, nhưng không kịp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM