Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:06:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lửa của đất  (Đọc 5973 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2021, 09:11:36 pm »

Chương tám
CỦNG CỐ LỰC LƯỢNG

1


Sau khi rút khỏi "Ba Hòn", các bộ phận đi theo hai hướng, một về kinh Tám Ngàn Bình Sơn, một về hướng Nam Thái. Địa phương quân với số quân còn lại không đầy một trung đội được phân tán xuống các xã hoạt động với du kích.


Về xã hoạt động lúc này không còn cái thế như hồi trước Mậu Thân. Địch thực hiện "kế hoạch bình định cấp tốc", mỗi kinh mọc lên một đồn đến hai đồn đóng chừng một tiểu đội đến một trung đội. Tuyến kinh xáng Nam Thái mọc lên bảy đồn và một chi khu. Kết hợp với hệ thống đồn bốt, chúng đưa tới huyện hai đoàn bình định "Ca-rê 4 và Ca-rê 6" phân tán "ba cùng" với dân để "thanh lọc", truy bắt cán bộ, khống chế cơ sở cách mạng.


Đại đội địa phương quân trong tình trạng phải phân tán nhỏ, tự tìm mục tiêu tác chiến vừa với sức của mình, phối hợp với các xã phá kế hoạch bình định của Mỹ - ngụy.

Một lần vào mùa khô năm 1970, chính trị phó Huyện đội Hà Văn Tý dẫn một tiểu đội (chín người), phần đông là cán bộ, với ý định cùng du kích Mỹ Hiệp Sơn đánh phá bọn phòng vệ dân sự và củng cố cơ sơ chính trị của ta.


Trời đã xế chiêu, họ vừa đi đến khu rừng tràm gần Kinh Mười xã Nam Thái, nghe thấy tiếng động cơ nổ trên không ồn ào. Hàng đàn máy bay trực thăng nối đuôi nhau đổ quân xuống trảng trống gần đó. Họ dừng lại ẩn nấp. Từ lúc máy bay đổ quân, Sáu Tý không phút giây nào rời mắt khỏi khoảng trống của lá rừng, nơi đường bay của máy bay địch qua. Anh nhẩm đếm số lần máy bay hạ cánh, rồi nói với trung đội phó Sang ngồi gần đó:

- Chúng đổ xuống một tiểu đoàn chứ không ít.

Sang nói:

- Cung cách này, chúng lại càn quét dọc theo tuyến đường vận tải 1C.    Chúng ta khó có thể vượt qua đêm nay.

Trao đổi với nhau vài câu ngắn rồi mỗi người lại theo đuổi ý nghĩ riêng của mình. Sáu Tý suy nghĩ tới tình hình chiến sự trên chiến trường của toàn huyện mấy tháng qua. Trung đoàn 16 (thuộc sư đoàn 9 ngụy) liên tục "đổ dò" chà đi xát lại trên hành lang vận tải chiến lược. Ta chưa đánh được một trận nào đáng kể để ngăn chặn sự hung hăng của chúng. Lực lượng của ta quá mỏng, không đánh đối mặt được với chúng. Chẳng lẽ chúng chủ quan như thế lại không bộc lộ sơ hở, và sự sơ hở của chúng nếu ta nắm được thì không cần số lượng đông vẫn có thể cho chúng một vài đòn cảnh cáo...


Nghĩ vậy Sáu Tý xách khẩu K2 đứng vụt dậy, vẫy tay gọi trung đội trưởng Luyện lại chỗ mình. Sáu Tý nói với các cán bộ trung đội:

- Chúng vừa đổ quân, chắc bữa nay chưa thể tổ chức được việc càn quét, chỉ còn vài giờ nữa chúng xoay sở chỗ nghỉ quân là tối. Ý định của tôi: Ta đi điều nghiên ngay bây giờ, nếu địch sơ hở ta thực hành tập kích liền. Chúng ta có một B41, hai B40, mọi người đều mang K2 hỏa lực như vậy đủ để uy hiếp chúng ngay từ đầu. B41 nổ làm hiệu lệnh, nếu nơi thuận lợi cho việc ném lựu đạn, sẽ ném hết số lựu đạn mang theo rồi dùng tiểu liên quét.

Sang và Luyện nhìn Tý không chớp mắt. Tý đã gợi ra việc cần phải làm mà họ chưa kịp nghĩ ra. Lâu nay bàn tới chiến trận, họ vẫn mong có một trận đánh ra trò. Phải chăng điều Tý vừa nói trở thành hiện thực, và như vậy ý nghĩa sẽ lớn lao. Họ tin ở người chỉ huy trẻ trung, tài ba của mình. Không phải hiện tại, mà cách đây khoảng 3 năm, tên tuổi của Hà Văn Tý đã gắn với truyền thống của đơn vị.


Trận phối hợp với đại đội địa phương tỉnh đánh vào bọn "cán bộ bình định CR9" ở tại thị trấn Tri Tôn. Lúc đó Tý làm tiểu đội trưởng đặc công. Trận đánh đã vào đoạn kết thúc. Bọn cán bộ bình định đã bị bắn tan tác, phía địa phương quân huyện quân số thương vong năm, sáu người chưa kịp chuyển về phía sau. Số địch còn lại ngoan cố chống cự quyết liệt. Một khẩu trung liên của địch đang lia cái lưỡi lửa sát mặt lộ, làm cho quân ta tiến, lui đều gặp khó khăn. Tý gan góc xông lên dưới làn hỏa lực địch, ném liên tiếp hai trái lựu đạn, diệt luôn ổ súng.


Lệnh lui quân, đơn vị không còn đủ số người mang thương binh tử sĩ. Sáu Thố bị thương nhẹ, vẫn cố gắng cõng một thương binh nặng. Còn lại Bảo đang ở trạng thái hôn mê. Bảo vóc người to lớn. Việc cõng Bảo về căn cứ là một việc làm quá sức với vóc nhỏ bé của Tý. Vác bạn lên vai đi được một đoạn, cái cơ thể kềnh càng, mềm nhũn của Bảo lại truội xuống. Cứ như thế. Vác lên... rồi lại đặt xuống. Đi được hơn một cây số, Bảo đã tắt thở. Tình thương yêu đồng đội không cho phép Tý dùng dây kéo hoặc bỏ bạn ở lại giữa cánh đồng hoang vắng này. Sáu Tý suy nghĩ chỉ còn một cách chờ cho xác của Bảo lạnh cứng mới dễ vác. Anh vuốt mắt, nắn chân tay cho bạn rồi ngồi bên cạnh chờ đợi. Chỉ có mình "ên" với thi thể một người đã chết hơn hai tiếng đồng hồ. Sương đêm đã thấm ướt vai áo. Tý sờ cơ thể của Bảo đã lạnh. Anh vác bạn lên vai như vác một khúc gỗ, lúc mệt lại để Bảo đứng xuống tựa vào vai mình...


Cả đơn vị đã về "Hòn" đủ cả. Trời sáng rồi vẫn chưa thấy Tý và Bảo về, mọi người ra cửa hang ngóng trông về phía Tri Tôn. Nghe tiếng súng liên thanh nổ dồn ở phía ấy, anh em càng lo lắng không hiểu Tý có gặp tai họa gì không. Một hồi lâu mới thấy mái tóc đen nhấp nhô trên đồng cỏ, anh em reo mừng và chạy ào ra khỏi hang đón Tý. Từ đó địa phương quân huyện nhìn Sáu Tý như một thần tượng về lòng dũng cảm của đơn vị mình.


... Kế hoạch trận đánh tập kích chớp nhoáng của Sáu Tý dễ dàng được anh em nhất trí. Số người được phân công dự trận đánh gồm Sang, Phát, Luyện, Hiền... Họ bí mật nhanh chóng tiếp cận địch. Tới bìa rừng họ giấu mình trong lùm cỏ, nhìn ra khoảng trống chỉ cách địch vài chục mét.


Bọn địch khoảng ba trăm tên, ngồi trong đội ngũ phô những tấm lưng "rằn ri" về phía họ. Trước mặt chúng treo một tấm bản đồ lớn bằng tấm chiếu đôi. Tên chỉ huy đang nói và chỉ trỏ lên bản đồ. Mấy tên lính gác ở gần đó tỏ ra chểnh mảng, chốc chốc lại nhìn về phía tên chỉ huy.


Đúng như dự đoán của Sáu Tý, bọn địch tỏ ra hết sức chủ quan. Tý lấy tay ra hiệu cho anh em triển khai đội hình. Mọi ngươi đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. "Bắn!". Xạ thủ B41, B40 vừa nhận lệnh của Sáu Tý. Những quả đạn đã bay vụt ra khỏi nòng, nối tiếp theo là loạt đạn tiểu liên không ngừng quét xâu táo vào những tấm lưng địch. Tiếp đến là tiếng lựu đạn nổ. Bọn lính ngụy kêu thét hỗn loạn, không biết đường nào mà chạy. Tiếng nổ gầm thét trong vòng 5 phút. Các chiến sĩ địa phương quân dũng cảm đã làm xong công việc của mình, họ lại lặng lẽ biến vào rừng.


Khoảng nửa giờ sau, mới thấy những tốp trực thăng mò tới bay lượn và bắn vung vãi xung quanh.

Anh em địa phương quân đã ngồi ở nơi an toàn. Họ đang chia nhau cùng hút điếu thuốc lá sợi, khoái trá kể với nhau những gì mình thấy trong khói súng.

Bóng đêm vừa tràn vào khu rừng, cũng là lúc những chùm pháo sáng bay lơ lửng trên trời. Tiếng máy bay trực thăng ồn ào, thay nhau đến thu quân và nhặt xác bọn lính ngụy vừa chết trận. Tiếng động cơ ầm ì không ngớt kéo dài tới khoảng 10 giờ đêm mới trả lại sự yên tĩnh cho khu rừng tràm.


Sáng hôm sau một số anh em công tác trên "đường dây" cùng các chiến sĩ địa phương quân huyện, tới xem hiện trường của trận đánh tập kích táo bạo của họ.

Những bông băng đẫm máu, trải rộng gần hết bề mặt những đám cỏ nhàu nát, rộng hàng ngàn mét vuông.

Một anh cán bộ "đường dây" vui mừng ôm lấy Sáu Tý:

- Các đồng chí đã đánh một trận tuyệt đẹp, đánh trúng vào tiểu đoàn "Trâu điên" là bọn ác ôn nhất. Chúng chết hàng trăm tên chứ không ít. Các đồng chí đã giúp chúng tôi mở thông hành lang chiến lược.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2021, 09:17:45 pm »

2


Từ sau Mậu Thân phong trào của xã Mỹ Lâm có chiều hướng đi xuống. Du kích phải chống đỡ liên tục với những đợt phản kích mạnh của địch. Nhiều trận càn, chúng đóng quân lại dài ngày để làm áp lực cho bọn phản động ở địa phương truy bắt cán bộ và bọn bảo an dân vệ đóng đồn. Chỉ trong vòng một năm chúng dựng đồn bốt trấn giữ khắp các ấp: đồn Chủ Kiều, đồn Quảng Xo, đồn Kinh Hãng, đồn Tư Hiền, đồn cảng Đất, đồn kinh Tư Chè... Khoảng bảy tám trăm mét, chúng dựng một đồn, đóng chừng một tiểu đội đến một đại đội. Đồn Kinh Hãng có cả trận địa pháo. Đồn bốt trở thành chỗ dựa cho bọn tề ngụy và bọn phản động hoạt động. Chúng lùng sục khắp các xóm ấp suốt đêm ngày. Cán bộ và du kích của xã bị địch bắt và hy sinh trong chiến đấu không kịp bổ sung. Số du kích xã chỉ còn lại ba cán bộ xã đội: Ba Ó, xã đội trưởng, Hai Tiếp và Hai Ất, xã đội phó. Trong vòng hơn hai tháng, hy sinh hai bí thư chi bộ. Ba Hanh bị địch moi hầm ở đìa nước ngọt, đã cùng ba chiến sĩ du kích bật nắp hầm, ném lựu đạn diệt một số địch rồi chạy vào rừng, tiếp đó họ đã chiến đấu rất kiên cường trong điều kiện không cân sức và hy sinh tất cả. Huyện ủy điều đông Sáu Tho, chi ủy viên của chi bộ Nam Thái sang thay Ba Hanh. Sáu Tho mới tới khoảng một tháng đã bị địch phục kích giết chết tháng 7 năm 1970.


Ba Non nhận được lệnh thuyên chuyển về Mỹ Lâm, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Vào một đêm trời đầy sao, Ba Non cùng với Tường, đội trưởng đội phòng thủ Huyện ủy lội qua cánh đồng nước về Mỹ Lâm. Hai anh em đến nhà ông Hai Khỏe, một cán bộ cơ sở. Ông Hai tỏ ra vui mừng, nói với Ba Non:

- Chu cha! Lâu lắm mới gặp lại chú Ba... Lại về công tác ở xã nhà hen?

- Dạ. - Ba Non muốn đi ngay vào công việc. Anh hỏi. - Anh Ba Sung có đây không Bác Hai?

- Hai bữa nay không thấy đến. Có thể ở nhà ông Tư Hiền.

- Xin phép bác, có công chuyện gấp tôi phải đi ngay, thế nào cũng còn có dịp đến thăm bác chuyện trò dài hơn.

Ông Hai cười nói:

- Qua hiểu... bữa nào tiện công tác đến ở nhà qua một ngày. Lâu lắm rồi chỉ nghe thấy tiếng mà không gặp được người.

Hai anh em lại đi tiếp đến nhà ông Tư Hiền ở cuối xóm.

Nghe Ba Non nói cần gặp Ba Sung, ông Tư vồn vã mời hai người ngồi xuống cái ghế dài:

- Muốn tìm ai thì tìm, cứ ngồi nghỉ một lát, sẽ có người đi tìm cho. Đã ăn uống gì chưa?

- Đói meo rồi, chú có cơm nguội cho mỗi đứa một chén.

Ông Tư bưng nồi cơm, bát đũa và đĩa mắm cá đặt lên bàn, vừa nói với thằng con trai khoảng mười tuổi:

- Bây sang nhà ông Năm Diệm, nếu không có thì tới nhà ông Hai Còm tìm chú Hai về đây, nói với chú có người đang chờ rất cần nghen.

Hai vị khách không chờ lời mời, họ đã xúc cơm ăn tự nhiên như ở nhà mình.

Thằng nhỏ đã quen với việc liên lạc, nó lặng lẽ ra khỏi cửa đi vào đêm tối. Hai anh vừa ăn xong hai lưng cơm đã thấy thằng nhỏ về. Nó nói vừa đủ cho mọi người nghe:

- Du kích ở nhà ông Năm, các chú biểu mời các chú sang bển, chú Ba không ở đó.

Ba Non cùng với Tường sang nhà ông Năm Diệm. Vừa nhìn thấy Ba Non và Tường, tất cả mọi người như đồng thanh "ô" lên một tiếng rất vui mừng, rồi đứng dậy lần lượt bắt tay.

Họ đều là người quen thuộc cả, không ai cần phải giới thiệu. Ba Non tự giới thiệu nhiệm vụ mới của mình:

- Tôi được huyện điều về làm bí thư chi bộ ta.

Nghe Ba Non nói, mắt mọi người đều hướng về phía anh, gửi gắm sự tin cậy. Mọi người im lặng hồi lâu, sau lời giới thiệu của Ba Non. Cái không khí trầm lắng ấy mách bảo anh nhiều điều, mà họ không tiện nó ra bằng lời. Ba Non ngồi xuống trước ngọn đèn dầu hỏa vừa đủ soi rõ mặt mọi người.


Anh hỏi anh em về tình hình địch, tình hình ta. Trong thâm tâm Ba Non muốn có ngay một trận đánh "ra mắt" chi bộ. Anh hỏi anh em rất kỹ những hoạt động lẻ của địch, nhằm tìm một mục tiêu vừa sức với số lượng nhỏ bé của đội du kích còn lại. Các mục tiêu vũ trang của địch, anh em nêu ra không có mục tiêu nào dễ "sài". Ba Non nghĩ tới việc diệt tề. Anh hỏi:

- Có tên ác ôn nào đã có hồ sơ được Thường vụ Huyện ủy duyệt cho xử chưa?

- Có. - Ba Ó trả lời. - Thằng Ch là điệp ngầm đã chỉ điểm giết đồng chí Bảy Hải huyện đội trưởng.

Hai Ất góp ý kiến với thái độ tự tin:

- Đánh mục tiêu nào thì khó, chớ việc bắt thằng Ch thì không khó. Nó vừa về thăm vợ nó hồi chiều. Chỉ cần bảy người lại bao nhà nó, là bắt được.

Ba Non giơ tay xem đồng hồ, rồi nói:

- Bây giờ là mười hai giờ kém mười lăm rồi. Ba Ó viết bản án đi, xong ta đi ngay. Ta phân công nhau trước, ai bao ở ngoài, ai vô nhà bắt nó.

Tất cả mọi người đều giơ tay tình nguyện vào bắt tên Ch. Ba Nôn phải chỉ định:

- Ba Ó và Tường vô bắt nó, còn tất cả bao ở ngoài. Bắt nó đưa nó ra ngoài, đến đầu cầu mới xử.

Ba Ó viết bản án xong, gấp tờ giấy bỏ vào túi ngực rồi xăm xắn nói với mọi người:

- Chúng ta đi không thôi muộn.

Bốn anh em đi theo bờ kinh. Vừa đi được vài chục mét, Ba Non bảo mọi người dừng lại. Anh nói:

- Hồi nãy chúng ta chưa bàn tới việc, nếu nó đề phòng trước và dùng vũ khí chống lại, hoặc có một hai thằng nữa ở nhà nó thì chúng ta tính sao.

Hai Ất nói:

- Ta đi qua nhà cô Út Vàng hỏi thêm tình hình rồi hãy đến nhà nó.

Họ lại đi tiếp đến nhà Út Vàng. Nghe tiếng Ba Ó gọi, Út Vàng đang mơ mơ ngủ, vội vùng dậy ra đứng sau liếp cửa.

- Chị Út có thấy chiều tối nay thằng Ch còn ở nhà không?

- Buổi chiều nó với mấy thằng lính "Thần hổ” làm thịt chó nhậu ngay ở nhà nó, nhậu xong bọn "Thần hổ" về, còn nó vẫn ở nhà.

Nghe Út Vàng nói, mọi người yên tâm vì kế hoạch của mình không bị hẫng. Họ lặng lẽ bước từng bước thận trọng vào vườn nhà thằng Ch. Ba Ó và Tường nhón chân bước tới chái nhà. Các anh áp tai vào vách lắng nghe động tĩnh bên trong. Tiếng ngáy khoọc khoọc đều đều từng nhịp chứng tỏ nó đang ngủ say. Ba Ó và Tường xê dịch vị trí về phía cửa. Theo kế hoạch hai người đã bàn trước, Tường sẽ bấm đèn pin rọi thẳng vào mặt thằng Ch, đồng thời hạ lệnh cho vợ nó trói nó lại, nếu nó có hành động chống lại, sẽ nổ súng. Ba Ó sẽ xông vào trong nhà thu vũ khí và áp giải nó ra.


Ánh đền pin vừa soi vào mặt tên Ch, Tường hô gằn giọng:

- Nằm im. Động đậy tao bắn chết ngay.

Ba Ó đạp cái cửa rầm một tiếng, cánh cửa bật tung. Ba Ó xông vào trong nhà. Thằng Ch đang ú ớ chưa kịp tỉnh ngủ đã bị cái báng súng của Ba Ó giáng xuống đầu. Vợ tên Ch ngồi bật dậy hoảng sợ, lấy bàn tay che ánh đèn, miệng méo xệch kêu không thành tiếng. Tên Ch ưỡn mình định chồm dậy rồi lại nằm xuống bất động. Ba Ó thọc tay xuống đầu giường thu khẩu súng ngắn của hắn, rồi lấy dây định trói hắn lại. Tường chạy vào trong nhà vẫn giữ tư thế cảnh giác, một tay bấm đèn, một tay cầm ngang khẩu AK. Chỉ còn ba bước nữa tới chỗ thằng Ch, bất ngờ, thằng Ch vùng dậy chạy. Tường lập tức lao khẩu súng theo, đế báng súng trúng vào gáy hắn. Cú đánh trời giáng làm cho tên Ch chết không kịp kêu một tiếng.


Đồn địch đóng chỉ cách nhà thằng Ch vài trăm mét, mọi hoạt động của họ đều phải thật bí mật nhanh gọn. Ba Ó đặt tay lên ngực, lên mũi thằng Ch, thấy nó đã tắt thở. Anh lấy bản án rải lên ngực hắn.


Vợ tên Ch vẫn ở trong trạng thái mất hồn, đang ngồi gục đầu thổn thức. Tường nói với chị ta một câu cụt lủn:

- Thằng Ch là tên phản bội Tổ quốc, cách mạng xử tội nó làm gương cho kẻ khác.

Nói xong, cả hai người bước nhanh ra khỏi cửa. Một anh đứng bao vây ở bên ngoài hỏi khẽ:

- Nó đâu rồi.

- Xử xong rồi.

Mọi người lặng lẽ rút vào trong đêm tối.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2021, 09:21:21 pm »

3

Anh em đang ngồi ở nhà ông Năm Diệm, chờ bữa cơm sáng, ăn xong sẽ họp chi bộ. Lúc này Ba Sung, phó bí thư chi bộ vừa mới ở ấp Mỹ Tú về được khoảng hai tiếng đồng hồ. Ba Non và Ba Sung đang hội ý bàn về chương trình nội dung cuộc họp chi bộ, triển khai nghị quyết của Huyện ủy. Ngươi gác chạy vào báo có khoảng một đại đội địch từ Ba Thê xuống đã tới gần ấp 5. Mọi người chạy vội ra cánh đồng "chém vè" trong đám cỏ đế. Tới xế chiều người nào cũng đói mèm. Ba Ó lặng lẽ đi tới rẫy nhà ông Ba Khỏe, nhờ con ông Ba Khỏe đi xin cơm.


Ba Sung tìm ra được chỗ "chém vè" của Ba Non. Anh vui mừng nói ngay vào câu chuyện dở dang ban sáng:

- Tình hình nặng nề quá, tôi đang mong huyện cử người về, được anh về tôi rất mừng. Lực lượng xã mình độ này mỏng quá. Ở ấp Mỹ Tú, từ hôm thằng Sáu Liêm, ấp đội trưởng lấy bốn khẩu súng đi đầu hàng, nó quay lại chỉ chọc. Cơ sở có nhiều người hoang mang. Lâu rồi mình không có trận đánh nào, chúng nó tỏ ra khinh thường, bọn điệp ngóc đầu dậy hoạt động.

Ba Sung nhìn xung quanh không thấy Ba Ó, anh hỏi:

- Ba Ó đi đâu rồi?

- Vừa đi ra ngoài rẫy liên hệ với bà con kiếm ít cơm.

Ba Sung nói tiếp:

- Chắc anh đã nghe Ba Ó nói rồi, vừa qua chúng càn quét liên tục, có cả xe bọc thép, tàu FOCA yểm trợ, có khi chúng nằm lỳ ở xã ta mấy ngày liền để cho bọn lính địa phương lập đồn bốt. Không hiểu hôm nay có chuyện gì mà bọn bảo an của An Giang tới. Nghe dân báo: nó đóng thêm một đồn nữa ở ngay nhà ông Tư Hiền.

- Bọn mình vừa xử thằng Ch đêm qua. Chắc rồi bọn chúng sẽ biết du kích thường ở ấp này.

Ba Sung vẫn giữ nguyên giọng điềm đạm:
   
- Thằng Ch đã làm án từ lâu rồi, còn vài thằng nữa, đã có tội lỗi cụ thể, buổi họp tới chúng ta phải xét để báo cáo lên trên...

- Đồng chí xem địa điểm họp ở đâu.

Ba Sung nói đắn đo:

- Họp ở đây thì dễ lộ, vào rừng tràm dưỡng thì xe tăng, trực thăng... chúng quần luôn. Hay là ta lên ấp 5, ở đó cơ sở của ta vững... nhưng ở ấp 5 thì bọn bảo an ở Ba Thê cũng hay mò xuống.

- Vào rừng họp là tốt nhất, ở đó bí mật, an toàn hơn. Chúng muốn càn vô cũng phải có quân đông, không phải một chốc lát có thể tổ chức một cuộc càn như thế. Còn trực thăng thì do cách ăn ở của chúng ta, nếu chúng ta giữ bí mật tốt thì làm sao chúng phát hiện được.


Hai người ngừng trao đổi khi nghe thấy tiếng huýt gió ám hiệu. Ba Ó xuất hiện sau lùm cỏ dại. Khuôn mặt rám nắng của anh bóng nhẫy mồ hôi, miệng nở nụ cười, hàm răng trắng lóa:

- Đủ sống ba ngày rồi. - Ba Ó cười nói. - Có cơm nguội mắm sông đây, mỗi người ăn tạm một chén cho đỡ đói.

Nghe thấy nói có cơm, khuôn mặt khắc khổ của mọi người rạng rỡ hắn lên. Mọi người không ai bảo ai ngồi xúm lại bốc ăn.

Ăn xong mọi người xách súng đeo bòng chuyển chỗ ở. Họ im lặng bám theo nhau. Mặt trời lặn. Không gian càng trở nên hoang vắng. Tiếng cóc nhái, tiếng loài chim ăn đêm xa gần gọi nhau. Màu đen của đêm tối ùa đến bao phủ làng mạc cánh đồng... Trước mắt họ mọi vật đã nhòa lẫn, bụi cây bờ cỏ chỉ còn là một khối đen, không còn chi tiết. Bước lên một bờ mương Ba Non vướng chân vào một cái que, tình cờ anh cúi xuống nhặt, sờ tay thấy dây dợ lằng nhằng, thì ra đây là một gắp câu. Anh lẩm bẩm: "Của này quý đây, có lưỡi câu nhất định mai sẽ có cá ăn". Gặp cái may nho nhỏ khiến anh vui hơn.


Đến nơi ở, vừa đặt bòng xuống Ba Non đã nghĩ ngay đến việc câu cá. Anh hỏi:

- Cậu nào có dây dù không?

- Làm gì bằng dây dù?

- Tao vừa nhặt được một gắp câu, có dây dù rút ruột dù làm dây câu, tối nay bủa câu chắc chắn mai có cá ăn.

Tường nói:

- Dây dù thì có ngay đây. Đưa tôi buộc lưỡi câu cho. Tôi là tay sát cá số dách đây.

Mọi người xúm lại mỗi người làm một việc, người buộc lưỡi câu, người làm cần câu, người kiếm mồi câu, chỉ mươi phút đã xong mọi việc.

Câu cá là môn giải trí thú vị, ai cũng tỏ ra hào hứng. Họ kéo nhau tới bờ đìa gần đó, rồi tản ra mỗi người một chỗ. Chỉ vài phút sau đã thấy tiếng reo khe khẽ "hay quá!", "chú mày khá quá!"... Khoảng hơn một giờ anh em đã câu được mười chín con cá lóc, con nào cũng to bằng bắp tay, bắp chân béo nhẫy. Khi mọi ngươi gom cá lại, Ba Ó ứng khẩu thành thơ: "Ôi! Mùa xuân đã đến rồi. Cá ta câu đầy chậu. Cơm ta nấu đầy nồi. Ăn no ta thắng giặc. Tiến lên anh em ơi!".

Mọi người cười nói bình mấy câu thơ của Ba Ó.

Sáng hôm sau vợ Ba Sung và vợ Ba Tình mang chè thuốc và bát đũa tới. Mọi ngươi vui mừng xúc động trước sự sum họp quây quần đầm ấm trong điều kiện hết sức mỏng manh này.

Chị Ba Sung chớp chớp cặp mắt đầy nước mắt. Chị nói:

- Thấy chúng nó càn tới đông, súng nổ nhiều, chẳng hiểu tình hình các anh ra sao, ngồi đứng chẳng yên. Tôi tới rủ chị Ba cùng đi, hỏi thăm nhà ông Ba, được biết các anh chạy vội mang theo được mấy cái nồi, chẳng có gạo muối bát đũa gì. Chúng tôi đoán các anh sẽ vô rừng, chúng tôi đi kiếm để có gì thì biết đường mà tiếp tế.

Ba Ó nói đùa:

- Ông Ba Sung linh thiêng dẫn đường cho các chị tới đó... Nói cho vui chớ chuyến này may thiệt. Tưởng sáng nay ăn cơm muối, thì tối qua đi câu một lát mà được bao nhiêu cá, tưởng nhịn thèm không có thuốc thì tự nhiên có người mang thuốc tới.

Hai Ất đổ bòng cá ra khoe với khách mới đến. Các chị tấm tắc khen các anh kiếm cá giỏi. Vợ Ba Tình nhanh nhảu nhận phần làm cá.

- Các anh đưa dao em làm cho. Biết thế này em đã mang theo một ít lá chua.

- Các chị cứ ngồi nghỉ ngơi, để anh em chúng tôi làm.

Ba Non hỏi hai chị:

- Mấy ngày hôm nay ở trong ấp, tình hình bà con mình thế nào... các chị.

Vợ Ba Sung nói:

- Từ ngày chúng đóng đồn Chủ Kiều, Quản Xe bọn lính mò vô ấp hàng ngày nên bà con mình không dám quan hệ với nhau, chỉ có người nào thiệt tin nhau mới dám chuyện trò. Mấy ngày hôm nay ở đồn Kinh Hãng chúng đưa đến hai khẩu pháo và đưa máy ủi đến san ủi suốt ngày. Đạn ca-nông đêm qua chúng mới bắn thử vào đầu ấp mấy quả.


Ba Sung nhìn vợ bằng cặp mắt đầy thương yêu, rồi đưa mắt về phía Ba Non ý muốn nói: "Có cách nào gỡ, không thì bà con mình sẽ giảm sút lòng tin". Nhớ tới cuộc họp của chi bộ, Ba Sung nói với vợ Ba Tình:

- Chị về nói với ảnh và anh Năm Lầu, tối nay đến đây nghen.

Cuộc họp chi bộ đã được thực hiện ngay ngày hôm sau, có đủ mặt năm đảng viên (Ba Non, Ba Sung, Ba Ó, Năm Lầu và Ba Tình). Họ bàn bạc, phân công nhau xuống các ấp bám dân, làm hầm bí mật ở tại chỗ để giáo dục ổn định tư tưởng quần chúng cơ sở, phát hiện và ngăn chặn các tổ chức địch hoạt động; vận động, lựa chọn người vào lực lượng vũ trang và thu đảm phụ quốc phòng...


Họp xong Ba Non lục bòng lôi cuốn vở học sinh đã bị cong các góc ra đặt lên đầu gối, viết báo cáo vê huyện. Viết dược vài dòng nói về tình hình địch, anh ngừng lại suy nghĩ, mắt đăm đăm nhìn cành lá đang đung đưa trước mặt. Cái khó của việc làm báo cáo thường gặp, làm anh ngại nhất là khái quát thế nào cho đúng với thực chất tình hình. Một câu hỏi đang cựa quậy trong đầu anh: "Địch rải quân ra đóng nhiều đồn bốt, mục tiêu chủ yếu của chúng để làm gì?". Trong đầu Ba Non như có hai người tranh luận. Nếu như huyện Hòn Đất này không có con đường 1C đi qua, liệu chúng có đưa quân tới đông như vậy không? Có thể lắm nhưng nó sẽ đóng ở các ấp đông dân. Những đồn địch vừa đóng rõ ràng có mục đích ngăn chặn tuyến đường vận tải của ta. Ba Non ghi tiếp trên trang giấy: "... mục đích chủ yếu của các đồn bốt vừa mới đóng trên xã tôi, chúng nhằm vào việc ngăn chặn tuyến đường chiến lược, kết hợp với kế hoạch bình định là âm mưu lâu dài thường xuyên của địch. Chủ trương của chúng tôi, sẽ cố gắng phá sạch các tổ chức phản động và tai mắt của địch, làm cho đồn bốt của địch bị cô lập mất chỗ dựa. Mặt khác chúng tôi phân công nhau bám các ấp củng cố cơ sở chính trị, tăng cường lực lượng vũ trang...".


Viết xong bản báo cáo, Ba Non xé trang giấy, rồi gấp thành hình chữ nhật, đưa cho Tường, nhờ chuyển cho thường vụ Huyện ủy.

Tập trung tư tưởng để nhả ra hai trang báo cáo, anh không để ý gì đến xung quanh.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2021, 09:22:19 pm »

Mấy anh em du kích đang ngồi đấu khẩu với nhau chuyện gì đó, chắc là chuyện vui, thỉnh thoảng họ lại cười rộ lên, đến bây giờ anh mới lắng nghe. Thì ra họ đang nói chuyện về chị Sáu "Bãi lửa". Sáu Bắc, người nữ bí thư đẹp gái, tài năng, dũng cảm, mưu trí được nhân dân cả xã này tin yêu. Cuộc đời riêng của chị đầy bi kịch, năm lần hứa hôn là năm lần người chồng chưa cưới bị chết trận. Anh em du kích đã đặt cho chị cái tên "Bãi lửa" (kể đặt tên như thế cũng không phải nhưng chiến tranh mà). Nói tới Sáu Bắc là Ba Non nhớ ngay đến một kỷ niệm. Ngày được Huyện ủy giao cho trọng trách mới, bí thư chi bộ xã Sóc Sơn, Ba Non thổ lộ tư tưởng với Sáu Bắc: "nhiệm vụ nặng nề khó khăn không biết tôi có làm nổi không?". Sáu Bắc đã trao cho anh một "bảo bối", chị nói: "sức mạnh lớn nhất có ở mỗi chúng ta lúc này là lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, đối với Đảng. Khi tôi được Đảng trao nhiệm vụ bí thư chi bộ, tôi còn dốt hơn đồng chí. Mọi việc chúng ta làm đều vì nhân dân, vì Đảng, nếu ta chưa biết thì ta hỏi dân, hỏi các đồng chí xung quanh, mọi người sẽ chỉ cho, rồi từ tấm lòng trung thành với dân với nước của mình, sẽ đẻ ra sáng kiến trong công việc". Tấm gương và phương châm sống của Sáu Bắc đã giúp cho anh vượt qua nhiều khó khăn và trưởng thành như hôm nay.

- Một lần chị Sáu...

Ba Ó đang ngồi, thấy Ba Non tới ngồi bên cạnh, anh ngừng lại. Ba Non vỗ vào vai Ba Ó:

- Cứ nói tiếp đi.

- Chị đi cùng với cậu Tiền, xã đội phó vào khu trù mật Kinh Hãng xây dựng cơ sở. Khi trở về gặp địch phục kích. Xuồng của chị bơi gần bờ phía chúng phục. Một tên trong bọn chúng quát "ai"? Chị bình tĩnh đáp "tôi", ngay lúc đó chị hạ lệnh cho Tiền bắn để giành chủ động. Tiền bắn một loạt AK vào bọn địch trên bờ, rồi cả hai người nhảy xuống sông. Sau loạt đạn bất ngờ, chúng lúng túng hồi lâu rồi mới gọi đèn và bắn xỉa xuống cái xuồng bị lật úp. Cậu Tiền hy sinh. Chị Sáu nhảy xuống ngụp bơi vào bờ sát chỗ địch đứng. Bọn địch vẫn rọi đèn và bắn vào xung quanh cái xuồng một hồi nữa, chúng nói với nhau: "Chúng nó chết chìm hết rồi". Nghe rõ tiếng chúng bàn bạc với nhau, chị Sáu biết chắc chắn bọn chúng đã bị đánh lạc hướng. Chị bí mật luồn vào nhà Tám Long ở sát ngay chỗ địch "kích", mượn xuồng rồi bơi vô rừng. Chị Sáu gan góc mưu trí quá trời. Nếu lúc đó bám ở xuồng cũng chết cùng với cậu Tiền, mà có bơi sang bờ bên kia cũng khó thoát. - Ngừng một lát, Ba Ó đốt một điếu thuốc, hút một hơi rồi nói tiếp. - Tôi cũng đi với chị Sáu nhiều trận. Trước Tết Mậu Thân chị đưa tất cả du kích ấp xã lên gần cầu số 3 đắp mô, phá lộ, gài mìn đánh xe, phát loa kêu gọi binh lính địch. Tới gần sáng mới rút sang bên này xong. Anh em chui vào bụi để nghỉ ngơi. Khoảng nửa tiếng đồng hồ, có người đã ngủ, có người còn thức. Nghe tiếng huýt gió ở bờ sông, Ngọc Anh nói: "Hình như có tiếng huýt gió gì đó nghe kỳ lắm". Anh em lắng nghe không thấy, có người nói: "Làm gì có, nếu có thì cũng là dân đi làm lúa thôi". Chị Sáu ngồi nghiêng đầu lắng nghe. Xa mù lúc này dày đặc không nhìn thấy gì. Chị bảo An: "Cậu đi ra hướng Rạch Giá dòm xem có gì không?". Một lát sau, An về báo địch tới rất gần rồi. Chị Sáu hạ lệnh: "Mọi người ở tại chỗ sẵn sàng chiến đấu". Một số anh em du kích ấp bỏ chạy. Chị Sáu động viên "đứng lại chiến đấu. Cố gắng các cậu ơi". Nhưng làm sao giữ được chân mấy anh thỏ đế. Lúc này chỉ còn lại tôi, Ngọc Anh, Ân, Thạch bên cạnh chị Sáu. Chúng tôi nổ súng chặn địch lại. Nhưng suy tính mình có bắn chặn chúng tới một chừng nào đó rồi mình cũng phải rút. Lo cho chị Sáu phụ nữ chậm chạp, Ngọc Anh cứ thúc giục chị: "... Rút trước đi, cứ để chúng tôi chiến đấu, khi rút chị chạy chậm nguy hiểm lắm". Giục chị lui mãi chị không chịu...


Người nọ nối tiếp người kia kể về Sáu Bắc và những kỷ niệm chiến đấu của xã mình. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm kiên cường của Sáu Bắc, Hai Hoóng, Ba Hanh... lần lượt được nhắc tới, hâm nóng thêm nhiệt tình của mọi người chuẩn bị bước vào đợt chiến đấu mới.


Chỉ trong vòng một tháng các đảng viên và du kích về bám cơ sở, đã xây dựng được cơ sở trong hai liên toán phòng vệ dân sự, diệt một liên toán trưởng ác ôn, thu hai khẩu súng, giết ba tên ác ôn khác (cơ sở nội tuyến hoạt động rất tốt, đến năm 1972 đã phá vỡ hoàn toàn hai liên toán phòng vệ dân sự này, thu 30 súng), đội du kích xã đã có bảy người trang bị đủ súng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2021, 07:58:33 pm »

4

Đầu năm 1970 Huyện ủy quyết định thành lập đội biệt động thị trấn với nhiệm vụ diệt ác phá kềm và xây dựng cơ sở. Ngày thành lập đội, anh em về đông đủ trong nhà dân ở Kinh Năm. Ba Lời, chính trị viên Huyện đội trực tiếp giao nhiệm vụ cho đội. Quân số của đội kể cả bí thư chi bộ thị trấn cả thảy có năm người (bốn người của địa phương quân) do anh Trường là đội trưởng. Khoảng hai tháng sau Trường hy sinh, Bé Hai lên thay. Năm, sáu tháng liền anh em phải sống phân tán ở hầm bí mật trong nhà dân, hàng đêm đi móc nối xây dựng cơ sở. Qua những tháng củng cố và xây dựng cơ sở của đội biệt động, cơ sở cách mạng trong thị trấn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở đã thường xuyên là nơi cung cấp tình hình hoạt động của địch và giúp đỡ hậu cần của huyện mua sắm những nhu yếu phẩm.


Tháng 10 năm 1970, Huyện đội quyết định đánh đồn Sóc Xoài. Lực lượng tác chiến gồm tổ biệt động thị trấn và một tổ đặc công của huyện do Đức Dõng chỉ huy.

Các đơn vị tập trung về Hòn Me làm công tác chuẩn bị. Việc khó khăn đầu tiên họ phải gặp là khoảng cách từ Hòn Me tới Sóc Xoài quá xa, giữa mùa nước nổi, nếu đi trinh sát không thể đi rồi về trong đêm. Họ phải tìm một địa điểm trung gian không có dân làm vị trí tập kết.


Tổ điều nghiên gồm Đức Dõng, Bé Hai và Bảy Thuận, do Đức Dõng chỉ huy. Đêm hôm ấy, trên vai mỗi người ngoài vũ khí phải mang nồi xoong, những bó cọc nạng và sáu ngày gạo. Họ hành quân tới giàn gừa1 (Cây si) vào lúc quá nửa đêm. Anh em chui vào bụi cỏ dại ngủ một giấc ngon lành cho tới sáng. Mặt trời lên cao đánh thức họ dậy. Đức Dõng thận trọng bước ra khỏi bụi cỏ rồi lần theo lối mòn quan sát địa hình xung quanh. Tiếp theo đến Bé Hai, Bảy Thuận ra khỏi cái tổ tạm bợ ấy. Họ đều là những quân báo viên gan góc và từng trải. Sau khi xem xét địa hình xong, mọi người thấy yên tâm. Nơi đây đã lâu rồi, có lẽ từ ngày bọn biệt kích Mỹ bị nổ mìn ở cửa vàm biển tới giờ, không có người qua lại. Những lối mòn đã bị cỏ dại mọc trùm lên, những buồng dừa nặng trĩu quả không có người hái, họ chuẩn bị bữa ăn sáng. Mỗi người một việc, người kiếm củi, người vo gạo, tới khi bưng nồi gạo ra Bé Hai mới nhớ rằng nơi đây không có nước ngọt. Anh buông một câu nói trống không như tiếng thở dài: 

- Không có nước ngọt lấy gì mà nấu cơm.   

Đức Dõng cười chỉ tay lên buồng dừa:

- Nước ngọt trên đó thiếu chi.

- Mình chưa thấy ai nấu cơm bằng nước dừa.

- Vì chưa có ai gặp hoàn cảnh như chúng ta.

Thế là họ nấu cơm bằng nước dừa. Nồi cơm dần đi dần lại, những hạt gạo vẫn sống sụi ra không chịu chín cho. Họ đành phải ăn cho qua bữa. Ăn xong tráng miệng bằng nước dừa sao mà khó nuốt quá. Mọi người ước ao được một ngụm nước lã.


Bảy Thuận là người trẻ nhất trong tổ, vóc người gầy khô nhưng rất nhanh nhẹn tháo vát. Anh nhớ có một lần trèo lên cây dừa, nhìn vào nách cái bẹ của nó đều chứa một vũng nước mưa. Mấy trận mưa mới vừa rồi. Chắc chắn mỗi cây dừa sẽ còn lưu giữ được ít nhiều. Nghĩ vậy, Bảy Thuận trèo lên cây dừa ở gần đó, rồi ngó vào các hốc dưới chân bẹ. Các hốc còn đầy nước. Bảy Thuận khoái trá reo lên:

- Ai uống nước ngọt lên đây, xin mời cứ thoải mái. Ở đây có cả một kho nước ngọt.

Từ lúc phát hiện ra nguồn nước ngọt, mọi người thấy yên tâm, nếu có phải ở đây cả tuần cũng vẫn sống đàng hoàng.

Đêm hôm ấy họ băng qua một cánh đồng nước, rồi tới ngâm mình ở cạnh đồn địch. Đêm đã khuya lắm rồi, mà trong đồn địch vẫn còn sáng đèn và bọn lính vẫn đi lại cười nói ồn ào. Chúng đang cờ bạc gì đó. Những chiến sĩ quân báo vẫn ngâm mình dưới nước chờ đợi. Lũ đỉa đói được dịp kiếm ăn, chúng kéo tới bám vòi vào cơ thể họ. Chúng hút máu tới no mọng rồi tự rời ra. Họ đang dồn tâm trí vào mọi diễn biến trước mặt, không ai suy nghĩ tới một điều gì khác. Tiếng gà gáy xa gần đổ hồi... rồi trở lại vắng lặng. Ánh đèn măng-xông trong đồn phụt tắt. Toàn tổ quân báo từ từ nhổm dậy rồi nhón chân bước từng bước một, vào sát hàng rào chì gai. Đức Dõng ra hiệu cho các bạn nằm lại. Anh nhẹ nhàng đưa hai bàn tay về phía trước dò mìn, rồi lấy cọc nạng chống từng sợi dây thép gai lên, mở lối. Vào chưa hết được các lớp rào, Đức Dõng đã gỡ được ba quả lựu đạn bẫy. Bé Hai và Bảy Thuận như con mối lần lượt bò theo.


Đêm vắng lặng sâu thẳm. Tiếng sóng biển vỗ bờ ầm ì kéo dài vô tận. Tiếng cóc nhái thở than rên rỉ bên ruộng nước. Đàn muỗi kéo tới thi nhau vo ve bên tai các chiến sĩ quân báo, họ cắn răng chịu đựng lũ chúng đốt. Đêm hôm đó họ mới vào tới lớp rào thép gai thứ hai, trời gần sáng, phải quay ra. Họ phải mất bốn đêm "điều nghiên" mới nắm vững được cách bố trí binh hỏa lực của địch.


... Trận đánh được tiến hành. Dựa vào cửa mở của tổ quân báo đã bí mật mở từ trước, các mũi bí mật vượt qua. Mũi thứ nhất do Đức Dõng chỉ huy đã vượt lên đánh thắng vào lô cốt số hai. Quả bộc phá đặt vào lô cốt số hai do Đức Dõng điểm hỏa thay mệnh lệnh nổ súng, đã phát ra một tiếng nổ dữ dội. Sự yên tĩnh của đêm khuya khoắt bị phá vỡ. Tiếp theo là hàng chùm tiếng nổ của lựu đạn, thủ pháo của ta nổ trong lô cốt một và hai của địch. Bọn địch không kịp trở tay đã chết luôn trong giấc ngủ.


Địch ở lô cốt ba đã thức giấc, chúng bắn như điên như cuồng. Những chuỗi đạn lửa của súng tiểu liên, đại liên nối tiếp nhau lia trên mặt sân, không lúc nào ngớt.

Dựa vào công sự đã chiếm được, Bé Hai dùng cối M79, Bảy Thuận dùng tiểu liên bắn chế áp vào lô cốt số 3 để cho các bạn mình thu chiến lợi phẩm. Đạn M79 của Bé Hai rơi khá chính xác, làm cho hỏa lực địch phải câm lặng, hoặc bay vọt lên trời.


Thu xong chiến lợi phẩm (16 khẩu súng), Đức Dõng hạ lệnh rút. Trận đánh tuy chưa tiêu diệt toàn bộ đồn địch, nhưng với một tiểu đội anh em đã tiêu hao nặng một trung đội địch trong công sự vững chắc, cũng là một trận đánh hay nhất của lực lượng vũ trang toàn huyện kể từ Mậu Thân tới giờ. Trận đánh đồn Sóc Xoài đã có sức động viên mạnh mẽ các chiến sĩ biệt động của thị trấn Tri Tôn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2021, 07:49:34 pm »

Chương chín
THU HÚT ĐỊCH

1


Năm 1971. Lần lượt các trung đoàn 3, trung đoàn 10, trung đoàn 20, trung đoàn 101 từ miền Đông đã vượt qua tuyên đường 1C máu lửa tới vùng U Minh. Những trung đoàn mới đến đã tạo ra sự chuyển động mạnh mẽ trên toàn bộ chiến trường miền Tây. Từ chỗ lúng túng bị động, ta đã vươn lên giành thế chủ động.


Chủ trương của quân khu là mở rộng địa bàn hoạt động của bộ đội chủ lực ở vùng ruột Hậu Giang, một vùng có ý nghĩa chiến lược. Muốn vậy phải căng kéo mỏng lực lượng của địch ra khắp nơi vào thời điểm ta lựa chọn.


Kể từ ngày tuyến đường 1C hình thành, Hòn Đất đã trở thành một chiến trường nhạy cảm, nó có ý nghĩa sinh tử với cả đôi bên. Đã nhiều lần địch đưa hàng sư đoàn được sự yểm trợ hỏa lực tối đa, kể cả B52 để hòng cắt đứt sự chi viện của ta từ Trung ương tới miền Tây.


Cuộc họp ở An Biên vào đầu năm 1971 gồm đại diện thường vụ các tỉnh ủy và đại diện ban chỉ huy các tỉnh đội của toàn quân khu đã thông qua các phương án tác chiến của các tỉnh.

Trước đó ít ngày thường vụ tỉnh Châu Hà đã hạ quyết tâm chọn Cô Tô và Ba Thê là nơi tập trung lực lượng để thu hút địch, quyết tâm ấy đã được Bộ tư lệnh Quân khu thông qua. Khi cuộc họp bàn tới chiến trường thu hút địch, Mười Hồng, tham mưu trưởng Tỉnh đội đã đề nghị thay đổi phương án cũ. Anh phân tích:

- Ta đánh Ba Thê cũng có thể thu hút được địch, nhưng đánh Ba Thê có những điều bất lợi: Ba Thê là vùng đồi trọc không có dân, đánh rồi ta khó giữ nổi được thời gian dài như dự định. Như vậy thời gian kìm chân địch sẽ không được như ý muốn. Và đánh ở đây ít tác động đến việc mở mang giành dân, chống phá kế hoạch bình định của địch. Tôi đề nghị đánh vô "Ba Hòn", nếu ta chiếm được "Ba Hòn” sẽ khống chế một khu vực rộng lớn đông dân. "Ba Hòn" vốn là căn cứ của huyện, của tỉnh và của tuyến đường 1C, nếu ta đứng ở "Ba Hòn", chủ lực địch phải đến giải tỏa. Với địa hình ở đây chúng ta có đủ điều kiện đánh giữ dài ngày...


Ý kiến của Mười Hồng làm cho các cử tọa trong cuộc họp xôn xao. Tư lệnh Lê Đức Anh cho cuộc họp tạm nghỉ. Ra ngoài hành lang hội trường, nhiều bạn bè vây lấy Mười Hồng, họ tỏ ra lo lắng thay cho anh. Anh trưởng phòng tác chiến quân khu nói nửa đùa nửa thật:

- Mày liều mạng chọc vào tổ ong vò vẽ, mày có biết quyết tâm chọn Ba Thê là nơi thu hút địch của thường vụ, đã được ông Sáu Nam1 (Sáu Nam là tên thường gọi của đồng chí Lê Đức Anh) thông qua mà mày dám to gan bác bỏ. Liệu phương án đánh của mày có kéo được sư 21, lữ dù, và hai chiến đoàn xe bọc thép về đó không?


Qua thực tế chiến đấu "bảy mươi tám ngày đêm" ở "Ba Hòn" và đổi phó với địch trên tuyến đường 1C, Mười Hồng đủ sức lý giải bảo vệ phương án của mình.

Cuộc họp tiếp tục. Tư lệnh Lê Đức Anh đặt trúng ngay mấy câu hỏi mà mấy bạn đồng cấp của Mười Hồng vừa sát hạch:

- Căn cứ vào đâu mà đồng chí tin rằng có thể thu hút được số địch mà chúng ta đã dự kiến? Quyết tâm sử dụng lực lượng của đồng chí như thế nào?

- Tôi có ý kiến. - Mười Hồng nói sôi nổi tự tin. - "Ba Hòn" là căn cứ then chốt có tính sinh tử của tuyến đường 1C, là điểm cao không chế một vùng đông dân, là căn cứ quan trọng của Châu Hà. Từ lâu địch với ta đã giành giật nhau ở nơi này. Tôi tin rằng nếu ta đánh chiếm "Ba Hòn" thì lập tức địch sẽ triển khai lực lượng ngay. Ta sẽ kéo được sư 21 và bộ phận quan trọng của sư 9, một đến hai chiến đoàn xe bọc thép. Phải chừng ấy lực lượng, địch mới đủ sức giành giật với ta. Quyết tâm của tôi: sử dụng hai tiểu đoàn bộ binh của tỉnh (A11, A12), hai đại đội đặc công, một đại đội đặc công trinh sát, một đại đội thông tin cộng với lực lượng của huyện Châu Thành A. Với lực lượng như vậy tôi tin có thể kìm chân địch, chứ không đủ sức tiêu diệt gọn tiểu đoàn địch.

Tư lệnh Lê Đức Anh gợi ý:

- Đồng chí thấy cần đề nghị gì thêm cứ nêu.

- Trong lúc chúng tôi đánh địch trên "Hòn", đề nghị trên cho lực lượng chặn viện của địch từ Hà Tiên về. Xin quân khu cho một triệu để chi phí cho việc chuẩn bị.

Tư lệnh Lê Đức Anh tỏ ra hài lòng:

- Được... Quân khu sẽ cho, không phải một triệu mà sáu triệu. Đồng chí nhớ về báo cáo lại với Thường vụ tỉnh và ban chỉ huy Tỉnh đội. Thôi không thực hiện phương án Ba Thê, mà thực hiện phương án "Ba Hòn". Đồng chí trình bày chi tiết với các đồng chí đó, một mặt tôi sẽ điện cho Tỉnh ủy và Tỉnh đội biết.


Vào những tháng cuối năm 1970 trở đi tình hình chiến sự ở khu vực Hòn Đất mỗi lúc một căng lên, tuy chưa có một cuộc đụng độ lớn, nhưng mật độ các trận đánh nhỏ dày đặc hơn; suốt ngày đêm hầu như không có giờ phút nào ngừng tiếng máy bay trinh sát, máy bay cường kích bay trên bầu trời, và không mấy lúc ngớt tiếng bom, tiếng đạn nổ. Đêm đêm trên tuyến đường 1C các đội vận tải, các đơn vị bộ binh liên tục di chuyển và số quân vào "Ba Hòn" mỗi lúc một đông.


Khoảng bốn giờ chiều ngày 6 tháng 1 năm 1971, tiểu đoàn "A11" và địa phương quân Hòn Đất đã tập kích vào quân địch đóng trên Hòn Đất và Hòn Me. Trận đánh diễn ra quyết liệt. Sau hơn một tiếng đồng hồ ta đã làm chủ trận địa, tiêu hao nặng hai đại đội địch. Ngay đêm hôm đó quân ta tiến sang bao vây Hòn Sóc.


Địch thấy nguy cơ mất "Ba Hòn", lập tức chúng tăng cường chi viện. Chúng huy động hỏa lực, các trận địa pháo ở quanh vùng kể cả pháo hạm thuộc hạm đội 7 Mỹ ở ngoài khơi quay nòng nhả đạn vào "Ba Hòn". Các loại máy bay địch nhào tới dội bom, tiếp theo là các lực lượng bộ binh thiết giáp của sư đoàn 21, sư đoàn 9 và cả lữ dù ngụy ùn ùn kéo đến.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2021, 07:50:21 pm »

Kế thu hút địch của tỉnh Châu Hà đã hiệu quả. Trận chiến ở "Ba Hòn" trở nên nóng bỏng. Hà Xuân Thịnh thời gian đó là trung đội phó đặc công địa phương quân huyện kể lại:

"Khi địch phản kích đánh vô "Hòn", lúc đó chúng tôi có một tổ còn đang ở gần cầu số 3. Vào lúc sẩm tối, nhìn về "Hòn", những chớp bom B52 lóe sáng đuổi nhau liên tục, tiếp đến những ánh chớp chồng chéo của đạn pháo. Chúng tôi đoán chúng nó chuẩn bị đổ quân. Ngay đêm hôm đó chúng tôi băng qua cánh đồng về hang Hòn Me, ở chung với anh em công trường huyện. Tôi gặp Tư Cương, anh Tư cho biết số anh em công trường hiện này đang làm nhiệm vụ dẫn quân trên đường 1C ở nhà chỉ còn hai người. Chúng tôi bàn với nhau kế hoạch đánh địch, bảo vệ hang. Ngay sau đó chúng tôi đã đặt hai trái cơ-lây-mo1 (Loại mìn định hướng của Mỹ) chặn lối địch có thể đến cửa hang. Sáng hôm sau người gác báo có địch đến. Tôi, y tá Mười và một người của công trường chạy ra cửa, thấy bọn địch vác súng đi nghênh ngang rất chủ quan, chưa tới chỗ đặt trái. Tôi nói với anh em: cứ mặc kệ nó, chờ nó vào đúng phương án mới châm trái. Chúng tiếp tục dẫn nhau tới chỗ chúng tôi đặt mìn. Hai trái mìn định hướng của chúng tôi quét hết sạch một trung đội đi đầu của địch. Nghe tiếng nổ anh em chúng tôi xung phong ra, thu được một máy vô tuyến PRC25 và mấy khẩu súng rồi lại rút nhanh vào trong hang. Bọn địch đi sau, từ lúc nghe tiếng mìn nổ, chúng ẩn vào sau những tảng đá, gọi pháo yểm trợ một hồi lâu mới hò hét thúc nhau lên kéo xác đồng bọn".


"Vài hôm sau tổ đặc công chúng tôi gồm: Tôi, Bé Hai, Hồng, Chinh và một tổ bộ binh địa phương quân nhận lệnh tập kích vào trận địa pháo địch ở Hòn Me để hợp đồng với đặc công của trung đoàn 20 đánh địch ở mỏm 334. Mấy hôm nay địch rải bột hóa học hơi cay vào các cửa hang, ban đêm không biết đâu mà tránh dễ bị ngạt, buộc chúng tôi phải tìm đường đi trong hang để tiếp cận địch ban ngày. Chúng tôi tìm được một cửa hang cách trận địa pháo của địch khoảng bốn, năm mươi mét. Trời vẫn chưa tối, chúng tôi nhìn thấy bọn lính đang đốn cây làm công sự. Mờ tối chúng tôi đặt xong bệ phóng của sáu quả đạn rốc-két. Tên lính gác đứng cách chỗ chúng tôi khoảng ba chục mét vẫn cầm ngang súng nhìn ngang nhìn ngửa mà không thấy gì. Chúng tôi châm điện, sáu quả rốc-két đồng loạt phóng theo một hướng. Đạn rốc-két nổ, khói bụi trùm kín trận địa pháo của địch. Khi khói bụi tan chúng tôi nhìn thấy một khẩu pháo 105ly đổ nghiêng, nòng chúi xuống đất. Bọn lính còn sống sót hớt hải sợ hãi, không biết những tiếng nổ kinh hoàng vừa rồi từ đâu dội tới. Giữa lúc đó anh em đặc công của trung đoàn 20 cũng nổ súng tấn công vào bọn địch đóng ở mỏm 334 Hòn Me, và đã tiêu diệt gọn một đại đội địch".


Địch kéo đến mỗi ngày một đông, chúng như đàn ruồi bâu kín cả "Ba Hòn". Hàng ngày không có giờ nào là không có tiếng bom đạn nổ. "Ba Hòn" như những cái đầu có nhiều sẹo lớn, do chiến trận hồi "bảy mươi tám ngày đêm" chưa lành, đến nay những cây cỏ đang bị bom đạn đào bới nốt những mảng còn lại. Nếu đứng từ xa nhìn về "Hòn", từng ngày thấy "Hòn" thay đổi; màu xanh của cây cỏ nhường chỗ cho màu trắng xám lấn dần.


Trận đánh này, khác với trận "bảy mươi tám ngày đêm", bộ đội ta được chuẩn bị kỹ và chiến đấu với tinh thần chủ động hơn. Gạo dự trữ trong hang đủ ăn vài ba tháng. Anh em tìm được nguồn nước trong hang, có đơn vị dùng ống cao su dẫn nước tới chỗ ở của mình. Đường đi lối lại trong hang được nối với nhau bằng một sợi dây, cứ lần theo dây có thể tới nơi mình cần đến không bị lạc. Đêm nào không đi chiến đấu họ có thể tổ chức từng nhóm ra bờ biển hoặc các đìa xung quanh đó kiếm cá...


Ngay từ ngày đầu địch mới đến, Huyện đội đã hạ lệnh cho các đơn vị của huyện ở trong "Hòn" phải bám lấy đỉnh núi, đánh địch từ xa; tổ chức đánh liên tục bằng các hình thức, tập kích nhỏ, đánh mìn, bắn tỉa... không cho địch có thời gian nghỉ ngơi hồi sức.


Các đơn vị thuộc huyện đã có nhiêu kinh nghiệm chiến đấu phòng ngự trong hang núi, tiêu biểu nhất là đội quân y. Nhiều trận anh em dùng mìn định hướng chặn các múi tấn công và tập kích vào địch có hiệu quả. Trận đầu tiên chỉ có một tổ gồm: Bảy Giang, Năm Rự và Thịnh nằm ngoài cửa hang bắn tỉa vào đội hình hành quân của địch. Anh em đoán chúng sẽ đi qua nóc hang của mình, họ đã gài sẵn một quả mìn định hướng. Bọn địch tới gần họ nghe rõ hai tên lính nói chuyện với nhau:

- Đi coi chừng "Việt cộng", chúng đón đường mày chết.

- Nó bắn chết tao, tao cho phép nó về ở với vợ tao.

Bảy Giang ấn nút điện. Quả mìn bắn ra hàng nghìn viên gang, quét gần sạch một trung đội. Hai tên lính đi đầu đã vượt qua quả mìn, nghe tiếng mìn nổ chúng nhào vào tảng đá trước mặt để tìm chỗ ẩn núp, không ngờ "Việt cộng" lại đứng ở chỗ đó. Mũi súng của Năm Rự chĩa sát vào bụng hai tên lính ngụy. Chúng kêu ú ớ như kẻ mất hồn, một tên nhảy liều xuống một cái hang kề đó, tên thứ hai chạy ngược lên núi.


Tên nhảy xuống hang chưa kịp kéo nòng súng xuống, Năm Rự chụp được. Hai bên kéo co nhau một hồi, Năm Rự bực mình bắn xuống hang một loạt.

Thịnh nhìn thấy tên lính đứng trước Năm Rự tháo chạy lên núi, tiện tay đang cầm quả lựu đạn đã rút chốt an toàn, anh quẳng theo nó. Không may quả lựu đạn va vào tảng đá văng trở lại. Tình huống nguy hiểm khẩn cấp, Bảy Giang chỉ kịp kéo Thịnh nằm xuống. Lựu đạn nổ, tung lên lưng họ một lớp bụi đất, may mắn làm sao, không có ai bị thương. Nghe tiếng nổ tên lính ngụy vội nằm mọp xuống. Bảy Giang nổi giận ném theo một quả lựu đạn trúng giữa lưng hắn. Hình dáng tên lính ngụy bị xóa luôn trong đám khói bụi mờ mịt.


Những trận đánh nhỏ như vậy luôn luôn diễn ra ở khắp "Ba Hòn". Ở Hòn Đất đội quân y phối hợp với một bộ phận đặc công của trung đoàn 20 đã đánh nhiều trận thể hiện tài nghệ quân sự. Họ tỏ ra rất ham mê chiến đấu. Một lần anh em đi trinh sát về báo cáo với đội trưởng Út Sơn, cách chỗ đơn vị đang ở khoảng hai trăm mét, có một hang rộng bằng cái nhà ba gian, trước cửa hang có cây trứng cá tỏa bóng mát. Hàng ngày có một trung đội địch đến đó, tựa súng ở ngoài cửa ngồi xúm lại đánh bài... Út Sơn nói với anh em "Nó ở xa ta, ta gài trái đánh bỏ". Tối hôm đó Mười Huấn, chính trị viên đội quân y, Thịnh và y tá Bảy Giang mang một đầu đạn đại bác 105ly tới gài vào chỗ địch thường tập trung.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2021, 07:51:05 pm »

Mười Huấn trở về, còn Thịnh và Bảy Giang ngủ lại ở cái hang bên dưới chỗ vừa đặt trái pháo. Khoảng bảy giờ sáng đã nghe thấy thiếng người nói ở hang trên:

- Mày đi đâu đấy?

- Tao đi kiếm cào cào.

Giang và Thịnh ngó đầu lên xem bọn địch làm gì. Một thằng đang ngồi dưới gốíc cây trứng cá, một thằng đang đi nhặt đầu mẩu thuốc lá, còn một số khác đi lại tản mạn ở ngoài cửa hang. Tên ngồi dưới gốc cây trứng cá mở máy PRC25 ra nói gì đó, rồi một lát sau cả bọn kéo nhau đi. Khoảng năm giờ chiều chúng lại về. Cả bọn đều tỏ ra mệt mỏi. Chúng dựng súng ở trước cửa hang rồi mở cơm nắm ra ăn. Bảy Giang nhìn thấy mục tiêu ngon lành quá. Anh điểm hỏa, không thấy mìn nổ. Bảy Giang cắt bớt một đoạn dây rồi lại châm điện. Châm đến lần thứ ba quả mìn vẫn không nổ. Hai anh em tiếc ngẩn ngơ: giá như có vũ khí tốt thì cả bọn chúng không có đứa nào thoát. Chờ tới tối họ gỡ đầu đạn pháo mang về.


Vừa tới nhà chưa kịp thở, anh em đã hỏi dồn:

- Kết quả khá không?

- Được mấy tên?

Bảy Giang thở hắt ra, nói:

- Mìn mang về để ngoài kia kìa. Không hiểu sao, mà làm thế nào nó cũng không nổ. Mình sợ dây dài quá điện yếu không đủ kích nổ, đã cắt bớt. Mình nối thêm một lô pin nữa vẫn không nổ. Nhìn một đống súng có cả M79 của chúng, mình đã có ý nghĩ nếu mìn nổ mình sẽ nhảy lên cướp ngay khẩu M79 trước tiên...


Có tiếng xuýt xoa, cắt ngang câu nói của Bảy Giang:

- Tiếc quá hen.

Bảy Giang nói tiếp:

- Hãy còn thời cơ. Ngày mai nhất định chúng lại đến. Ta kiểm tra xem tại sao mìn không nổ, chuẩn bị thật kỹ. Lần này đánh thì ta sẽ tổ chức hai tổ. Khi mìn nổ thì một tổ xung phong lên lấy súng, một tổ yểm hộ.


Nếu lấy được M79 thì hay quá, trong kho của ta còn rất nhiều đạn.

Họ bàn tán với nhau một hồi lâu rồi lăn ra ngủ. Sáng ra Bảy Giang và Thịnh kiểm tra lại mìn, họ đã phát hiện không phải là tại điện, mà do kíp bị thối.

Trận đánh mới được chuẩn bị ngay sau bữa ăn sáng, số người được lựa chọn là Khảm, Thịnh, Huệ (bộ đội chủ lực ở miền Bắc mới vào), vẫn do y tá Bảy Giang chỉ huy. Họ lại chôn mìn như cũ. Trong lúc chờ địch tới, Bảy Giang nhắc lại nhiệm vụ:

- Huệ chú ý, khi phát hỏa thì cậu bắn yểm hộ nhé.

Huệ nói ngập ngừng:

- Em không dám đánh. Lực lượng mình ít quá, lỡ bị thương thì rút thế nào?

Nghe tiếng nói ở hang trên, Bảy Giang biết địch đã đến. Lúc này không có thì giờ bàn bạc để thay đổi phương án. Anh nói với Huệ:

- Không dám đánh thì cứ ở đây, khi nào tôi xông lên cướp súng thì quan sát, tùy theo tình hình có thể bắn chi viện. Khi nào đánh xong, gặp nhau ở hang dưới này.


Khoảng mười hai giờ trưa, bọn địch đi đâu đó rồi trở về ngồi xúm lại ở cửa hang như hôm qua. Bảy Giang châm điện. Quả mìn nổ, gây ra một trận bão ở trong hang. Tiếng rào rào và tiếng sỏi đá rơi lách cách một hồi lâu. Khảm đứng trước Bảy Giang, nhảy lên trước. Bảy Giang nhảy tiếp. Một tiếng nổ thủ pháo ngay bên cạnh Khảm. Nghe tiếng Khảm gọi ở trong đám khói "em bị thương rồi", Bảy Giang tới bê xốc Khảm đưa xuống hang dưới rồi lại lên ngay.


Một tên tính ngụy bị thương, tay hắn còn cầm khẩu M79, hắn lết trên vũng máu. Của quý mà Bảy Giang ao ước đây rồi. Anh chửi tên lính ngụy "Đ. má mày, muốn sống thì bỏ súng xuống". Tên lính vội vàng đặt khẩu súng sang một bên. Bảy Giang chụp luôn. Để chắc ăn, anh quăng khẩu súng xuống hang dưới, rồi trở lại thu các loại súng khác. Lúc này anh mới để ý đến bọn lính ngụy nằm chết đè lên nhau và những vũng máu ngập nửa bàn chân.


Thịnh, cái anh chàng lính trẻ mới làm quen chiến trận này, cũng nhặt được bổn, năm khẩu tiểu liên AR15. Súng sẵn, đạn sẵn Thịnh cao hứng bắn vung vãi. Bọn địch ở trên nóc hang quang lựu đạn xuống. Giang và Thịnh chết hụt. Họ vội vàng xuống hang dưới.


Khi trở về người nào cũng mang đầy chiến lợi phẩm. Anh em trong đơn vị kể cả thương binh còn nhúc nhích được cũng ngồi dậy đón mừng họ.

Tối họp rút kinh nghiệm. Bảy Giang nhắc đến quả thủ pháo đã làm Khảm bị thương, không hiểu ai ném.

Huệ xúc động nói thành khẩn:

- Tôi thiếu bình tĩnh, không quan sát kỹ... Tôi xin nhận khuyết điểm, tôi hứa trận sau sẽ lập công như các anh.

Anh em trong đội quân y huyện cười xòa thông cảm "... trận đầu tiên mà". Họ rất thương cậu lính trẻ ở miền Bắc mới vào, chân ướt chân ráo đã phải xông vào trận mạc ngay.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2021, 07:52:14 pm »

3

Cái mốc thời gian, không gian ở đây đổi thay chỉ được chú ý đến khi chúng có liên quan tới sinh mệnh của họ. Mỗi tảng đá ở góc núi này đều thấm máu, dù bom đạn đã tẩy xóa họ vẫn nhó dòng máu của ai đã thấm lên chúng vào thời gian nào. Ở trước cửa hang quân y có một tảng đá bằng ba bốn chiếc tủ đứng, nó trở thành cái lá chắn quý giá chắn đạn pháo và lựu đạn của địch. Chỉ trong vòng một tháng trời cái lá chắn ấy đã bị mảnh đạn gọt đẽo chỉ còn lại một ụ nhỏ như một nấm mồ. Những chiến sĩ chiến đấu ở đây chú ý tới hiện tượng đó. Tảng đá ấy báo cho họ biết: ở đây ranh giới giữa cái sống và cái chết là rất mỏng manh.


... Độ này sự tiếp xúc giữa ta và địch rất gần, có thể nghe tiếng ho của nhau. Đôi bên rình nhau như mèo rình chuột, bất cứ bên nào, chỉ cần nhô cái đầu lên qua cái tảng đá mình ẩn núp một chút trong vòng vài ba tích tắc, là có thể mất mạng. Hàng ngày anh em quân y và đại đội 2 (bộ đội chủ lực) cùng nhau cảnh giới và chiến đấu. Sớm hôm ấy khoảng trung tuần tháng tư, Mười Phình và Năm Rự ở cửa hang dưới cảnh giới. Hai anh em rủ nhau đi gài mìn vào nơi địch thường tới ẩn nấp để đánh vào cửa hang. Họ xuống một cái thung lũng nhỏ. Rự nhìn thấy chi chít những mô giống như những người ngồi gục đầu. Năm Rự mải nhìn bước hụt, gây ra tiếng động, nhưng những mô kia vẫn yên lặng. Lúc này Năm Rự đã nhìn rõ, đó không phải là mô đá. Anh ghé vào tai Mười Phình nói:

- Địch.

- Mình thấy rồi, chúng nó ngủ gục.

- Tôi với anh tập kích luôn.

- Anh bắn, tôi ném mấy trái da láng này.

Đại đội phó Mười Phình, người dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình, gan góc và thiện xạ. Y tá Năm Rự dũng cảm lanh lợi là người địa phương quen với chiến trường. Hai ngươi rất tin nhau. Họ rỉ tai nhau không đầy một phút đã hình thành kế hoạch của trận đánh. Mỗi người núp vào sau một tảng đá cách địch trong tầm lựu đạn. Mười Phình bắn găm vào chỗ quân địch nằm, ngồi dày đặc nhất, từng loạt đạn dài liên tiếp. Tiếng lựu đạn của Năm Rự đồng thời với tiếng tiểu liên của Mười Phình, cứ như thế kéo dài tới ba, bốn phút liền, cả một trung đội địch chết luôn trong giấc ngủ, không kịp có một phản ứng nào, ngoài tiếng kêu rên trước lúc tắc thở.


Không hiểu làm sao bọn địch ở phía trên núi biết bọn dưới thung lũng đã bị tiêu diệt, có lẽ chúng gọi điện cho nhau thấy mất liên lạc mà đoán ra. Chúng bắn đạn hóa học vào cửa hang của ta, và phóng lên trời từng chùm pháo sáng, rồi xua nhau đi thu xác.


Khói quả đạn pháo vừa nổ, làm cho họ ho sặc sụa và chảy nước mắt. Năm Rự đã có kinh nghiệm đối phó với loại vũ khí này. Anh nhanh chóng đái vào khăn mặt để thay mặt nạ. Phình hít phải khí độc suýt chết ngạt.


Tới gần sáng pháo sáng mới tắt. Dưới thung lũng yên tĩnh. Anh em trong đội quân y rủ nhau xuống thu chiến lợi phẩm. Họ đã thu được ba mươi cái ba lô quần áo, lương thực, một máy bộ đàm PRC25 và rất nhiều đạn và lựu đạn.


Sau trận đánh tập kích ngẫu nhiên ấy, hầu như ngày nào cũng có một vài trận đánh ở ngay trước cửa hang. Có lần địch đánh vào ban đêm, hai anh lính mới thấy địch đông quá đã bỏ chạy. Bé Út Kiến mới mười ba tuổi cùng cảnh giới thấy vậy, đã chạy theo níu áo mấy lính mới lại. Không níu được, em bực tức quay ra cửa, nhặt khẩu súng của một anh bỏ lại. Chờ địch đến gần, Út Kiến xả súng. Bọn địch bị chết vài tên, chúng lui về phía sau.


Bảy Giang và một số anh em nghe thấy tiếng súng, chạy ra tiếp ứng. Út Kiến chỉ vào hai cái xác lính ngụy nằm vắt ngang trên tảng đá, cách cửa hơn một chục mét:

- Chúng nó xô tới đông quá, cháu bắn đó.

Thấy Út Kiến tỏ ra chủ quan, Bảy Giang lấy bàn tay ấn đầu Út Kiến xuống và nhắc:

- Cháu còn nhỏ chưa chiến đấu được đâu, vào hang đi, ở đây nguy hiểm lắm.

Bảy Giang biết lời nhắc nhở của mình khó có thể thuyết phục thằng nhóc "hiếu chiến" này. Đây không phải là lần đầu, có lần đơn vị đi tập kích địch, đã ngăn cản không cho nó đi, anh em đi khá xa rồi ngoảnh lại đã thấy nó ở sau lưng mình. Hành động cưỡng lệnh của nó, không làm cho các chú giận mà càng thấy thương yêu nó. Mỗi lần gặp Út Kiến là Bảy Giang lại nhó đến cái giây phút lâm chung của ông Sáu Khoái. Ông Sáu Khoái bị thương nặng từ ngày đầu của "bảy mươi tám ngày đêm". Trước khi nhắm mắt ông trăng trối với anh em đội phẫu: "Tôi nhờ các chú chăm nom cháu". Từ đó Út Kiến đã trở thành một chiến sĩ nhỏ nhất trong đội quân y.


Rồi một đêm địch tập kích vào trong hang quân y. Nghe thấy tiếng nổ, Út Kiến như con sóc chạy vụt ra cửa. Bảy Giang và Thịnh chạy theo sau. Một quả đạn cối M79 hất Út Kiến ngã xuống sau một tảng đá.

Sau một hồi chiến đấu đẩy được địch ra ngoài xa, Bảy Giang mới trở lại nâng Út Kiến dậy. Anh sờ vào ngực thằng bé, thấy tim đã ngừng đập, Bảy Giang rên rỉ: "Ôi Út Kiên! Mày chết thật rồi ư?". Nghe thấy Bảy Giang nói Út Kiến đã chết, Thịnh cũng chạy đến. Họ đều chảy nước mắt khóc thương thằng nhỏ côi cút. Họ bàn với nhau việc mai táng Út Kiến ngay trong đêm. Út Kiến được gói gọn trong một tấm vải mủ thay quan tài. Trận địa đã im ắng tiếng súng. Những ngôi sao đêm khuya khoắt trải ánh sáng lạnh xuống những tảng đá khấp khểnh trước mặt họ. Thịnh vác Út Kiến lên vai, bất giác anh thốt lên một giọng ảo não:

- Út Kiến ơi! Hôm nay tao vác mày, không biết ngày mai ai sẽ vác tao đây?!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2021, 07:25:00 pm »

4

Mặt trời buổi sớm chiếu chênh chếch, làm hằn rõ những dấu vết chiến trận trên sườn núi. Những hố bom, hố đạn pháo đen ngòm, những tảng đá bị bom đạn gọt đẽo và nung nóng vôi hóa loang lỗ kỳ dị, những đám cây cỏ bị cháy còn ngún khói... Các chiến sĩ "giữ mũi" không rời mắt khỏi những quang cảnh trước mặt. Một cánh quân địch khá đông đang lô nhô vượt qua những tảng đá tiến về phía họ. Bảy Giang và Năm Rự mỗi người nằm sau một tảng đá, bên cảnh họ để một chồng băng đạn AR15 đã nạp đầy đạn. Ý định của họ sử dụng loại tiểu liên chiến lợi phẩm rất sẵn đạn này để bắn một trận thỏa thích. Một tiểu đội địch vừa vượt qua một tảng đá lớn, lọt vào đường ngắm của họ. "Bắn"! Bảy Giang phát lệnh đồng thời níu cò. Tiếng súng của ta, của địch chen lấn nhau ào ào lên như một trận bão. Anh em "giữ mũi’' ở vị trí lợi thế có vật che đỡ vững chắc, đạn liên thanh của địch tha hồ bắn phá, tảng đá đứng trước mặt họ vẫn không suy suyển. Thỉnh thoảng có một viên đạn cối nổ gần, tung bụi lên lưng áo của họ.


Như thường lệ, bọn địch bị thương vong vài tên là chúng chùn lại, tìm chỗ kín ẩn nấp rồi bắn chỉ thiên cho hết giờ.

Thấy địch đã lùi xa ra mà tổ "giữ mũi" ở hang trên vẫn nổ súng, Bảy Giang nhìn lên tổ bạn. Khẩu trung liên do Khảm đang làm giá súng cho Thịnh bắn vẫn liên tiếp lóe lửa ngay trên đầu Khảm. Bảy Giang nhìn ra xung quanh, thấy một bộ phận địch tách ra khỏi đội hình, chúng đang bò gần tới tổ của Thịnh, nhưng họ mải bắn bọn địch phía trước mặt, không chú ý bên sườn. Bảy Giang lấy khăn tay phẩy phẩy làm tín hiệu có ý báo cho Thịnh biết địch tới gần. Thịnh nhận được tín hiệu nhưng tưởng các bạn báo "cho nổ mìn", anh lấy tay vẽ lên không gian một vòng tròn, ý muốn báo với các bạn mình "mìn đã hết". Địch vào rất gần rồi, không có cách gì làm cho tổ của Thịnh hiểu. Năm Rự nói với Bảy Giang:

- Hãy còn hỏa tiễn M72 đây, tao bắn vào bọn địch một phát, vừa báo động cho thằng Thịnh biết.

- Mày bắn không khéo đám thằng Thịnh cũng chết luôn.

Họ chưa tìm ra cách gì để cứu đồng đội của mình, thì đã thấy khói mù và một tiếng nổ kép rung chuyển trên hang của Thịnh. Năm Rự đau đớn nói với Bảy Giang:

- Chết rồi! Tổ thằng Thịnh nguy mất rồi!

Khoảng mười phút sau Khảm chạy về, quần áo, mặt mày, tóc tai của cậu ta đều cháy xém. Bảy Giang lo lắng hỏi:

- Có ai làm sao không?

- Em không biết ai sống ai chết thế nào.


Tối hôm đó Út Sơn giao cho y tá Năm Rự và Bảy Thuận (B) đi tìm Thịnh. Họ lần mò gần tới nửa đêm mới thấy xác của Thịnh dưới hang sâu. Hai anh em thay nhau mang thi thể của bạn về chỗ ở. Vừa đặt Thịnh xuống sàn đá mọi người xúm lại thăm hỏi.


Năm Rự nói:

- Khi bị thương có thể cậu ấy bị choáng, bò vào trong hang, chẳng may rơi xuống hang sâu.

Bảy Giang nói giọng bùi ngùi:

- Hôm vác thằng Út Kiến đi chôn, cậu ấy đã nói gở...

Út Sơn nói cắt ngang tiếng trao đổi xì xầm của mọi người:

- Việc mai táng đồng chí Thịnh, tôi phân công: Năm Rự với cô Nhàn đào huyệt. Bảy Giang, Giá, Thuận, Biếc phụ trách việc khâm liệm và khiêng thi hài đồng chí ấy. Chúng ta phải làm khẩn trương xong trước khi trời sáng.


Mọi người im lặng tản ra tìm phương tiện làm nhiệm vụ của mình.

Năm Rự ngại, đi với con gái lỡ có tình huống gì thêm vướng chân, anh đề nghị với Út Sơn, xin cho Nhàn ở nhà.

Cô Nhàn nói năn nỉ với Út Sơn:

- Anh Út để cho em cùng đi với anh Năm Rự, phụ với anh ấy, một mình anh Năm sợ không kịp.

Năm Rự từ chối khéo:

- Một mình tôi là đủ rồi, nếu có gì đã có mấy cậu khênh Thịnh xuống làm tiếp một chút. Ở dưới đó đất mềm.

Nhàn lý sự:

- Lỡ anh bị thương thì ai kè?

- Ừ thì cô đi nhưng pháo nó bắn đừng có bỏ chạy nhé.

Ý kiến qua lại vài câu rồi hai người vác xẻng cuốc ra khỏi hang.


Bảy Giang cùng anh em tìm đủ gỗ đóng cho Thịnh một cỗ quan tài. Khâm liệm xong, họ khênh Thịnh xuống núi. Vừa ra khỏi cửa hang vài chục mét đã thấy sau lưng mình chớp lóe và tiếng lựu đạn nổ dồn dập. Ai đó nói "địch đánh chiếm hang của chúng ta rồi", thế là họ đặt vội quan tài xuống, rồi mạnh ai người nấy chạy về, không còn kể trời đất gì. Vượt qua cả đội hình địch, mặc kệ chúng ném lựu đạn đuổi theo, cuối cùng họ đã về chỗ ở của mình an toàn.


Tiểu đoàn phó Tư Luyến và Mười Huấn, chính trị viên quân y đang ngồi trước ngọn đèn dầu hỏa tỏa ánh sáng vàng vọt. Họ im lặng nhìn vào vách đá. Bảy Giang bước tới trước mặt hai người, anh vừa thở vừa nói:

- Các anh không châm trái ư?

Mười Huấn trở lời lạnh lùng:

- Châm hết sạch rồi. - Im lặng một lát, Mười Huấn nói tiếp giọng lo buồn. - Chúng nó đang ngồi trên đầu chúng ta.

... Năm Rự mải miết đào, cán len trong tay anh nóng lên, những tảng đất được hất lên đều đều như máy. Lỗ huyệt mỗi lúc một sâu xuống. Nhàn đứng trên xếp những tảng đất gọn ghẽ xung quanh huyệt. Không ai nói với ai nửa lời. Mỏi lưng, mỏi tay quá, Năm Rự chống len ngửa mặt lên trời hít thở một hơi dài. Bầu trời đầy sao, không một gợn mây, không khí trong lành, mấy hơi thở làm cho Năm Rự cảm thấy dễ chịu. Anh toan thốt lên "Trời hôm nay đẹp quá!" thì hai chiếc máy bay OV10 từ đâu nhào tới. Chúng phóng những loạt đạn 20 ly xuống gần ngay chỗ họ đào huyệt. Thay vào lời lẽ mơ mộng, Năm Rự kêu lên:

- Nhàn ơi! Xuống ngay không chết bây giờ.

Tiếp theo những loạt đạn của máy bay bắn xuống là hàng chục quả đạn pháo nổ xung quanh họ. Giữa khoảng cách của những loạt đạn pháo, Năm Rự nghe thấy tiếng bọn địch ở phía hang của đơn vị mình, chúng đang hô xung phong.


Trời gần sáng rồi. Trong đầu Năm Rự nung nóng những suy tính: "Chạy lên chỗ anh Hai Phuông chỉ cách đây vài trăm mét... Hay là ta chạy về Sóc Sơn rồi trở về Nam Thái...". Năm Rự cầm tay Nhàn, kéo Nhàn lên khỏi lỗ huyệt. Vừa chạy được một đoạn đã nghe tiếng rú của đạn pháo, họ vội vàng nằm xuống một hố đạn pháo còn nóng bỏng, rồi kéo nhau chạy tới một hố bom nhảy đại xuống. Năm Rự lấy len đào bới như điên như rồ, làm được một cái hàm ếch để hai người tạm ẩn nấp.


Hàng chục trái pháo sáng lơ lửng trên tầng không, sáng như ban ngày. Không thấy tiếng đạn pháo nổ nữa, Năm Rự đứng dậy nhìn vê phía hang của đơn vị mình.

Anh chỉ thấy một mảng núi đen sẫm im ắng. Năm Rự nói với Nhàn:

- Ta về thôi. Chẳng có lý... chết hết được sao.

Hai người lên khỏi hố bom, đi một đoạn Năm Rự rẽ ngang nhặt dù pháo sáng. Cô Nhàn kêu lên trách móc:

- Trời đất ơi! Lúc này mà anh còn đi lượm những thứ đó.

Tao lượm về để có thứ mà chống đạn hóa học của chúng nó.

Nhặt được một ít dù, Năm Rự cặp vào nách, rồi nói với Nhàn:

- Chạy về suối Ông Tiết hen. Đi cửa hang đó về nhà. Tao chạy trước. Nói xong Năm Rự cắm đầu chạy.

Út Sơn đang đứng ở cửa hang, thấy Năm Rự về có một mình, anh hỏi:

- Con Nhàn, con Nga đâu?

Năm Rự ngạc nhiên, hỏi lại:

- Con Nga nào? Chỉ có cái Nhàn nó đang về sau tôi.

- Tao cho con Nga nó đi tìm mày. Thôi chết rồi...

Lại một đợt pháo nữa, đạn nổ như sấm như sét dưới sườn núi. Năm Rự đứng nhìn qua cửa hang. Ánh pháo sáng đã tắt rụi, thay cho chúng là những ánh chớp của đạn nổ. Năm Rự lo cho mấy đứa con gái mới mười bảy, mười tám tuổi yếu đuối, không hiểu chúng nó có thoát chết trong trận pháo này không.


Khoảng nửa giờ sau, Nhàn và Nga tóc tai xõa xượi chạy vào hang. Vừa nghe tiếng nói của Út Sơn, hai cô đã khóc òa lên.

- Thôi nào. - Út Sơn mắng thương. - Ra trận mà khóc ha.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM