Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:16:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lửa của đất  (Đọc 5970 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2021, 06:58:44 pm »

6


Mặt trời đã vượt khỏi cánh rừng tràm phía đông. Từ sáng tới giờ không nghe thấy tiếng súng nổ. Anh em trong tổ quân y của quân y tiền phương của quân khu đang ở Kinh Hai hy vọng được yên tĩnh nghỉ ngơi. Họ đang ngồi trò chuyện bù khú với nhau ở trong nhà. Nhàn B đứng gác ở ngoài vào báo tin:

- Không hiểu bộ đội nào từ Kinh Tư dàn hàng ngang ở cánh đồng, và ở kinh Nam Thái cũng có khoảng một đại đội.

Mọi người tranh nhau nói:

- Làm gì có bộ đội nào ở đây mà đông thế?

- Nếu là địch mấy lần càn vừa rồi đều có xe tăng đi theo.

- Tốt nhất là ta cứ xuống hầm trước. Cảnh giác không thừa.

Ba anh bộ đội và Sáu Tháo, bí thư chi bộ kéo nhau xuống hầm. Mọi người vững tâm với cái hầm mình đang trú. Nó đã được thử thách qua mấy trận địch càn, chúng lấy lưỡi lê và thuôn sắt xăm chung quanh, nhưng không phát hiện được gì.

Hầm ở dưới cái giá kê bồ lúa, nắp hầm có khe hở nên nghe rất rõ tiếng động ở bên ngoài.

Tiếng giày nện cồm cộp và tiếng trao đối với nhau của bọn lính ngụy mỗi lúc một ồn ào. Anh em hồi hộp và cũng mừng thầm, mình đã xuống hầm kịp thời.

Một tên lính tới gần bồ thóc, nói to:

- Rõ ràng có một con bé từ chỗ này đi ra.

- Kiểm tra kỹ, có thể nó có hầm bí mật đâu đây.

Những người ngồi trong hầm chột dạ. Vừa rồi con gái của chị Nhỡn đậy nắp hầm trở về có thể chúng nó nhìn thấy chăng?

Tiếng lưỡi lê đâm "sột sột" xuống nền đất lấn dần vào phía cửa hầm. Bỗng nhiên có một luồng ánh sáng lờ mờ tràn xuống hầm. Một tên lính ngụy kêu hoảng hốt:

- Nắp hầm bọn bay ơi!

Y sĩ Nhàn ngồi gần cửa nói với Nhàn B đưa cho anh một quả lựu đạn. Ba Nhàn tính toán cách xử trí. Trong hầm chỉ có một khẩu cạc-bin và một quả lựu đạn, nếu ném lựu đạn rồi chạy ra cũng khó thoát, nhưng ngồi yên chờ địch ném lựu đạn xuống, càng nguy hiểm hơn. Anh quyết tâm chọn cách thứ nhất.

Bọn địch dùng sào dài thọc xuống cửa hầm, đầu sào chạm vào cái thùng dụng cụ mổ. Nghe tiếng động chúng chọc thêm vài cái rồi phán đoán với nhau:

- Đ.má thùng đại liên, đúng là thùng đại liên nghe tiếng va vào nó tao biết liền.

- Như vậy chúng nó có đại liên.

- Tản khai nhanh, chết bỏ ông nội bây giờ.

Tiếng chân chúng nện trên nền đất, rồi im lặng vài giây, lại có tiếng nói:

- Biết đâu chẳng phải cái kho của chúng nó, để tao làm cái cù nèo móc lên xem hòm gì.

Ba Nhàn thấy tiếc một thời cơ có thể ném lựu đạn. Giá ném ngay từ phút đầu, bây giờ chúng phân tán mất rồi.

Lại có tiếng "lục cục" trên thùng đồ mổ. Mỗi tiếng động như níu kéo các đầu dây thần kinh vốn đã căng thẳng của mỗi người trong hầm. Họ ngồi co lại sát gần nhau, không dám thở mạnh.

Bọn lính ngụy kéo được cái thùng đồ mổ lên mặt đất. Chúng cãi nhau:

- Cái này của tao.

- Đ.má công tao lấy lên.

- Mang về bán, cho cả trung đội làm một bữa nhậu.

Ba Nhàn phán đoán: "chắc lúc này chúng đang xúm lại xung quanh hòm đồ". Anh rút chốt quả lựu đạn da láng, toan ném, nhưng nghĩ lại, nếu ném lựu đạn ra còn mấy giây mới nổ, chúng có thể tránh được. Anh đứng dậy đẩy quả lựu đạn quả lựu đạn lăn về phía bọn lính đang đứng túm tụm. Một tên lính thét lên kinh hoàng "lựu đạn", cũng vừa lúc tiếng nổ chùm lên. Ba Nhàn giật khẩu cạc-bin ở tay Nhàn B, nhìn ra thấy khói mù mịt. Anh hô to "các đồng chí xung phong" rồi nhảy ra khỏi hầm. Nhảy theo y sĩ Nhàn là Nhàn B và Sáu Tháo. Thừa lúc bọn địch còn chưa hoàn hồn, mỗi người chạy theo một hướng mình tự lựa chọn.


Vừa ra khỏi hầm Ba Nhàn nhìn thấy một tên lính bị thương đang bò lên thềm nhà. Anh níu cò. Đạn nổ. Tên lính nằm sấp mặt, bất động. Một tên nữa đang bò ở mương cạn. Anh níu cò. Một tên nữa về chầu Diêm Vương. Trên mảnh vườn anh đang đứng, không còn một tên địch nào nữa. Có thể chúng nằm ở ngoài bờ kinh. Ba Nhàn quan sát và hạ quyết tâm rất nhanh. Nếu chạy vào rừng có thể gặp địch, tốt nhất là chạy tắt cánh đồng giữa Kinh Năm và Kinh Sáu. Chợt nhớ súng của mình sắp hết đạn, anh quẳng nó xuống mương nước, rồi quay ra chỗ xác lính chết ngổn ngang, nhặt ba khẩu tiểu liên quàng lên vai và xách một khẩu rồi ù té chạy. Một viên đạn M79 không biết từ đâu bắn ra, làm Ba Nhàn bị thương nhẹ. Anh tiếp tục chạy men theo chái nhà. Nhìn thấy một tên lính giương khẩu súng ga-răng nhằm về phía mình, Ba Nhàn nhanh tay hơn, anh găm về phía đó một loạt đạn tiểu liên, rồi tiếp tục chạy.


Sáu Tháo khi lên khỏi hầm chạy vào nhà dân, mượn quần áo cải trang làm lái buôn. Bọn lính đang lục soát trong xóm, nhìn thấy Sáu Tháo. Một tên hỏi:

- Chị này ở đâu?

- Tôi tới đây mua lúa.

Không may cho Sáu Tháo, một tên chiêu hồi đã nhận ra chị. Nó nói với tên chỉ huy:

- Chính nó là Sáu Tháo, bí thư chi bộ.

Mấy tên lính ngụy xông vào trói nghiến Sáu Tháo lại, rồi đẩy xuống chiếc xuồng dưới kinh kề đó.

Nhàn B chạy ra đến bãi tha ma, bị địch bắn chết.

... Các loại đạn tiểu liên, súng cối bắn đuổi theo Ba Nhàn, chưa đủ, chúng còn gọi trận địa pháo Tri Tôn nã pháo bắn chặn. Ba Nhàn bị thêm hai vết thương nữa. Đến gần Kinh Sáu, chỉ còn lại chiếc máy bay "cầu tiêu" vòng lượn rất thấp để ngăn chặn anh. Lúc này Ba Nhàn phần vì đã chạy một đoạn đường khá dài, phần vì vết thương, anh đã kiệt sức cố lê từng bước một. Đạn trên máy bay địch bắn xuống cày đằng trước cày đằng sau, nhưng "số phận" đã che chắn cho anh không bị trúng đạn.


Ba Nhàn cố lê vào nhà cô Út Mượt. Anh biết ở trong nhà ấy có hầm bí mật. Khi ngoảnh lại phía sau anh nhìn thấy vết máu in hình bàn chân trên lối đi. Ba Nhàn cởi áo xoa hết vết máu xong, mệt quá, anh ngồi tựa vào gốc tre tạm nghỉ, rồi ngất lịm đi lúc nào không hay.


Khi tỉnh dậy đã thấy mình ở trong rừng, anh ngơ ngác nhìn cảnh vật và những bóng người đi lại, vẫn tưởng mình đang trong giấc mơ. Anh nhắm nghiền mắt lại một vài giây rồi mở mắt ra vẫn thấy bóng hai cô gái, một cao mảnh khảnh và một bé loắt choắt như đứa trẻ lên mười, đang tất bật làm gì đó.

Cô gái loắt choắt nhìn thấy anh mở mắt. Cô reo lên:

- Chị Út ơi!... Chú Ba tỉnh rồi.

Lúc này Ba Nhàn mới chắc mình đang sống. Cô gái loắt choắt kia là Năm Nhỏ, con gái ông Sáu Ăng-lê, còn người kia là Út Dơi, em gái Sáu Tháo (vợ anh). Không hiểu mình đến đây từ lúc nào. Ba Nhàn tự hỏi. Tại sao người mình đau ê ẩm thế này.

- Chú Ba! Chú có nhận ra con không? Con là Năm Nhỏ đây.

Út Dơi tới ngồi bên cạnh Năm Nhỏ. Cô ngắt lời Năm Nhỏ:

- Anh Ba có nhận ra em không?. Thấy Ba Nhàn mỉm cười gật đầu, Út Dơi nói tiếp. - Chúng em đi tìm anh hoài, thấy anh nằm cạnh bụi tre. Ôi may quá. Chúng em đưa anh về đấy. Chắc anh khát nước lắm rồi, anh cố chờ một lát nữa, em lấy cháo cho anh ăn.

Bây giờ Ba Nhàn mới nhớ lại tất cả những gì vừa xảy ra đối với mình.

Ba Nhàn hỏi Năm Nhỏ:

- Ở đây chỉ có hai đứa bây?

- Dạ! Các chú về "Hòn" cả rồi.

Ba Nhàn đưa bàn tay lên vuốt đám tóc mềm mại của Năm Nhỏ. Anh nói với tình cảm của một người cha:

- Con còn quá nhỏ... làm cách mạng khó khăn lắm... dù thế nào cũng phải gắng chịu.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2021, 08:07:59 pm »

Chương sáu
CHUYỂN THẾ

1


Năm 1968. Với cái Tết Mậu Thân, huyện Hòn Đất giống như đống củi đang cháy được khơi lên hết mức, ngọn lửa bùng lên ánh sáng kỳ diệu, mọi người tràn đầy hy vọng, tưởng như cuộc tổng tấn công và tổng khởi nghĩa chỉ trong vài tháng là có thể quét sạch quân thù ra khỏi mảnh đất quê hương của mình.


Không lâu, niềm hy vọng đang căng phồng ấy xẹp dần, xẹp dần, không ít người tự hỏi: "Cái Tết Mậu Thân mình có bồng bột thái quá không?" và những câu hỏi tiếp sau đó.

Chiến tranh thật khắc nghiệt và khẩn trương, chẳng bao giờ chờ đợi mọi người thông hiểu mọi điều và nó cũng không dung nạp các loại lý thuyết dài dòng viển vông, nó đi theo cách của nó.

Chỉ vài tháng sau Tết Mậu Thân, lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của Hòn Đất bị đẩy lui. Lúc đó cũng có người vẫn nhấn mạnh "Ta đang ở thế thắng, địch đang ở thế thua". Nhiều người muốn gạt sự đánh giá chiến lược chung chung sang một bên, thôi không bàn nữa, cứ nhìn ngay trước mắt xem tình hình ta, địch thế nào...


Các cơ quan Huyện ủy, bộ đội địa phương huyện lần lượt rời bỏ những cánh rừng tràm, rời bỏ những thôn ấp mà trước Tết Mậu Thân còn là căn cứ an toàn trở về Ba Hòn1 (Theo khẩu ngữ địa phương gọi Hòn hoặc Ba Hòn cũng coi là địa danh chỉ ba hòn núi: Đất, Me, Sóc).


Ba Hòn là những trái núi "rỗng" cô lập ở ven biển phía tây huyện. Nếu có cái ống nhòm, đứng trên bất kỳ hòn nào cũng có thể nhìn rõ khói bếp của từng căn hộ, từng ấp trong huyện. Nhưng khi đã vào cái căn cứ đặc biệt ấy tự nó đã tạo ra một khoảng cách, cộng với tác động của địch làm cho khoảng cách giữa cơ quan lãnh đạo của huyện với cơ sở quần chúng càng lớn.


Giữa lúc phong trào đang xuống, lực lượng vũ trang toàn huyện bị tiêu hao nặng nề không kịp bổ sung; cơ sở chính trị bị địch đánh phá liên tục, tư tưởng quần chúng xao xuyến, làm sao giữ vững mối liên hệ giữa lãnh đạo với quần chúng, làm sao ổn định được tình hình và đưa phong trào lên... là những câu hỏi không dễ dàng giải đáp.


Mấy hôm nay anh Hai Hiểu cân nhắc trong số huyện ủy viên, cán bộ phong trào ai có khả năng củng cố phong trào xã Bình Sơn. Chị Tư Ngần đã được xếp vào đầu bảng để lựa chọn. Từ lâu Tư Ngần thường được giao nhiệm vụ "gỡ rối". Năm 1966 cơ sở Đảng xã Bình Sơn bị địch đánh phá mất hết cấp ủy, chị được phân công xuống đây củng cố và đưa phong trào lên. Quen thuộc thân thế và con người của xã Bình Sơn, trong số huyện ủy viên có mặt trong hòn không ai hơn Tư Ngần. Nhưng Hai Hiểu còn đắn đo: giao việc giữa lúc cô ấy đang bệnh liệu có gây ra phản ứng gì không?


Hai Hiểu đến bệnh viện thăm và trao đổi công việc với Tư Ngần.

Trong hang dân y ngày cũng như đêm, phải có ánh đèn mới nhìn thấy mặt nhau. Tư Ngần và cô cứu thương Năm Nhỏ đang ngồi trò chuyện trước ngọn đèn dầu hỏa, nghe thấy có tiếng ai đó hỏi tên mình, Tư Ngần đáp rồi hướng mắt về phía đó.

- Cô Tư... sức khỏe đã khá chưa?

Nghe rõ tiếng Hai Hiểu, Tư Ngần vặn to đèn, ánh sáng màu vàng vọt tỏa rộng hơn trước một chút.

- Anh Hai. - Giọng nói của Tư Ngần nhỏ nhẻ yếu ớt. - Đã khá hơn, nhưng đi lại...

Chị định nói tiếp "chưa thật vững, mắt thường bị hoa", nhưng kịp dừng lại, chị thấy nói điều đó lúc này vô nghĩa, vì những người được coi là khỏe xung quanh mình cũng đều mang chứng bệnh ấy.

Chị nói lảng sang chuyện khác:

- Tôi nằm đây mới hơn một tuần lễ, mà sốt ruột quá chừng. Tình hình có gì mới không anh?

Hai Hiểu ngồi bệt xuống, ngả lưng vào vách đá, không trả lời ngay vào câu hỏi của Tư Ngần.

- Tôi đến thăm sức khỏe của cô. - Anh nói giọng trầm thư thả có vẻ quan trọng. - Tình hình có chiều hướng phức tạp hơn, có công chuyện tôi định nói với cô.

Nghe thấy bí thư Huyện ủy nói có "công chuyện", em Năm Nhỏ ý tứ đứng dậy đi chỗ khác.

Hai Hiểu nói tiếp:

- Vừa rồi lực lượng vũ trang của xã Sóc Sơn và Mỹ Lâm có đánh được vài trận. Mìn của du kích Sóc Sơn đã tiêu diệt gọn một trung đội biệt kích Mỹ. Cũng là gặp hên thôi, nó lấy được mìn của mình rồi, không hiểu làm sao chúng xúm quanh lại rồi để mìn nổ. Du kích xã Mỹ Lâm bắn chìm một "FOCA", bọn Mỹ ở trong tàu chết sạch. Anh em công binh huyện đánh cháy hai xe vận tải chở lính, số lính chết bao nhiêu chưa rõ. Bà con xã Nam Thái phục vụ việc chuyển quân vận tải trên tuyến hành lang chiến lược rất đắc lực, ngoài số thanh niên thiếu niên tham gia việc dẫn quân và vận tải, các bà má hằng đêm nấu cơm phục vụ bộ đội đi qua, có đêm nấu tới ba đợt. Hành lang chiến lược qua huyện ta vẫn được bảo đảm thông suốt, về hoạt động của địch, bọn biệt kích Mỷ dựa vào những tên phản bội ác ôn như thằng Tiến Đảnh, chúng liên tục "nhảy dò" và phục kích bắt cán bộ phá cơ sở của ta, gây cho ta nhiều tổn thất. Bình Sơn là xã bị địch đánh phá tổn thất lớn nhất. Không đầy ba tháng hy sinh hai bí thư chi bộ, số cán bộ xã đội bị thương vong liên tục, không kịp đào tạo người thay thế. Đồng chí Hòa mới được thường vụ quyết định là bí thư chi bộ, Hòa thì dũng cảm hăng hái đó nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm công tác phong trào, nhất là trong lúc tình hình rất khó khăn phức tạp như hiện nay. Cô cũng biết đó. Bình Sơn là tuyến ngăn chặn thứ hai của địch trên hành lang chiến lược của ta, nếu ta không nhanh chóng củng cố tổ chức Đảng và lực lượng vũ trang ở đây thì nhiệm vụ trung tâm của chúng ta là bảo đảm đường hành lang thông suốt không thể hoàn thành nổi. Một mình Tư Hòa sợ bộn việc quá lại sinh ra sơ hở, cần có sự tăng cường chỉ đạo của Huyện ủy, nên cô xuống là thích hợp nhất. Cô xem sức khỏe thế nào, vài hôm nữa có thể đi được không?
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2021, 08:08:34 pm »

Tư Ngần thông cảm với sự đắn đo của đồng chí bí thư, chị cười nói:

- Anh yên tâm, tôi hết sốt rồi, mai mốt có thể đi được.

Hai Hiểu nói thêm về khả năng phát triển của tình hình và nêu ra những biện pháp tiến hành công tác, rồi anh tạt vào thăm anh em thương bệnh binh.

Ngồi một mình, đôi mắt tư lự của Tư Ngần nhìn vào khoảng không đen tối. Hình ảnh cái xã dài loằng ngoằng như một sợi dây bám lấy dòng kinh Tám Ngàn, hình ảnh những người thân quen ở xã Bình Sơn và những công việc mới mẻ sắp đến đang choán tâm hồn chị.


Hơn mười năm công tác cách mạng, những điều đã trải qua, đủ để cho Tư Ngần suy ngẫm cái hiện tại một cách vững vàng. Những người làm công tác phong trào không được phép chao đảo trước tình hình phức tạp, trước bước lui của lịch sử, dù có phải ngụp lặn gần như chết chìm cũng phải tìm thấy chỗ đứng của mình. Từ năm 1954 đến năm 1959 trong hoàn cảnh tay không một tấc sắt, tên đao phủ Ngô Đình Diệm lê máy chém đi khắp nơi, chém đầu bất kỳ ai tỏ thái độ chống lại chúng. Những năm đen tối ấy tưởng không bao giờ ngẩng đầu lên được, nhưng ý chí kiên cường bất khuất của những người cách mạng, của nhân dân dưới sự chèo lái anh minh của Đảng đã đưa tới đồng khởi năm 1960. Từ năm 1960 đến năm 1963 Mỹ - ngụy đưa ấp chiến lược - một thứ trại tập trung trá hình chụp lên các xã ấp trong toàn huyện, cán bộ và nhân dân phải sống những năm tháng lao đao lận đận, nhưng lòng vững tin ở thắng lợi của cách mạng và quyết tâm sáng suốt của lãnh đạo huyện đã đưa tới việc "tốc khu" năm 1963...


Tư Ngần biết khá rõ xã Bình Sơn như thế nào. Đã có lần vào năm 1966 địch tiêu diệt gần hết đảng viên và du kích xã, sau đó lần lần củng cố, tới Mậu Thân đã đưa được phong trào lên, và ngay sau Mậu Thân phong trào lại tụt xuống nhanh. Tới nay, địch coi Bình Sơn là một trọng điểm đánh phá, một tuyến ngăn chặn trên hành lang chiến lược của ta. Hầu như hàng ngày các loại máy bay (kể cả B.52) liên tục thả bom bắn phá dọc theo kinh Tám Ngàn, đêm đến tàu "FOCA” biệt kích Mỹ, máy bay trực thăng thay nhau tuần tiễu soi đèn trên mặt kinh như soi cá, chúng thấy bất kỳ vật gì đụng đậy là xả súng bắn không tiếc đạn. Dọc theo kinh Tám Ngàn, chúng xây dựng chiến lũy (kiểu hàng rào điện tử Mác Na-ma-ra) hàng rào kẽm gai nối liền chạy dài hai mươi cây số, dưới là bãi mìn và máy thu tiếng động; bên cạnh đó là "hàng rào” mật vụ, biệt kích, thám báo... Nhân dân các ấp không chịu đựng nổi sự đánh phá của địch đành bỏ nhà cửa ruộng vườn chạy lên lộ 80, và ấp Đạc Sáu chịu sự kiểm soát của chúng. Số cán bộ, đảng viên và du kích còn lại điểm trên đầu ngón tay, sống "lưu vong" bơ vơ ngay trên đất quê hương mình.


Phải làm gì để vực tình hình lên với lực lượng vật chất mỏng manh đó, nếu không có tổ chức chặt chẽ và ý chí sắt thép của những cán bộ đảng viên còn sống sót. Phải đưa họ vào các ấp bám lấy quần chúng, củng cố lại các tổ chức quần chúng, khai thác sức mạnh vô tận trong nhân dân để đưa phong trào lên. Không còn phép màu nhiệm nào khác nếu không bám được quần chúng. Suy nghĩ và suy nghĩ làm đầu chị nóng bừng choáng váng, Tư Ngần hoảng hốt sợ cơn sốt tái phát, sẽ giữ chân mình ở bệnh viện lâu hơn. Đối với chị bệnh viện là những ngày dài tù túng ngán ngẩm. Còn một lý do khác thôi thúc chị không chịu ngồi yên trong cái hang tối tăm đầy mùi thuốc men này. Cách đây không lâu, trong vòng ba tháng ba tấm khăn đại tang choàng lên đầu chị là cha, mẹ và cậu em ruột đã bị kẻ thù giết hại. Nước mắt nhớ thương và thù hận còn chưa khô trên khóe mắt chị. Bóng dáng những người thân thương oan khuất luôn luôn kêu gọi chị tiến lên. Tư Ngần đứng dậy vươn vai, mắt bỗng tối sầm lại, người lảo đảo muốn ngã, chị vội vã vịn vào tảng đá bên cạnh.


Ở ngách hang phía trong, tiếng Năm Nhỏ vọng ra:

- Chị Tư vô ăn cơm.

- Năm lại đây. - Trong lúc chờ thần kinh ổn định, Tư Ngần dặn dò Năm - Nhỏ. - Em nói với anh y sĩ chuẩn bị cho chị ít thuốc cảm sốt và cuộn bông băng, tối nay chị đi công tác nghen.

- Chị Tư... Chị đã khỏi bệnh đâu.

- Có công chuyện cần, chị phải đi. Ra công tác bên ngoài ở đồng bằng là chị hết bịnh. Em chuẩn bị mấy thứ đó, ăn cơm xong đưa cho chị nghen.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2021, 08:09:20 pm »

2

Đêm sáng trăng suông, cỏ cây sông nước đều phủ lên một màu xam xám bàng bạc. Không gian vắng lặng, tiếng gà gáy nghe mơ hồ rất xa như trên lộ Hà Tiên vọng tối. Vài mươi phút lại có tiếng máy bay trực thăng "ùn ụt" bay dọc theo kinh Tám Ngàn. Mỗi lần có tiếng máy bay, Hai Sơ lại chui vào bụi cỏ dại, mắt hướng về phía đó, nếu thấy ánh đèn pha trên máy bay không soi sáng về phía mình, anh lại tiếp tục kéo những sợi dây câu. Ôi may mắn kỳ lạ! Thả ba gắp câu, anh kéo lên, hầu như mỗi lưỡi câu được một con cá, con nào nấy to bằng bắp tay, bắp chân.


Anh xốc cái bòng đựng cá lên vai, thầm ước lượng: "Chừng này có thể đổi được hai giạ gạo”.

Mấy tháng nay số cán bộ, đảng viên "bất hợp pháp” của xã Bình Sơn vì liên lạc với gia đình bị đứt nối liên tục, anh em không được tiếp tế đều đặn, sống bữa đói bữa no. Họ phải tự túc bằng cách kiếm cá, nhờ dân (cơ sở) đem bán lấy tiền đong gạo và mua sắm những thứ cần thiết.


Kiếm được nhiều cá, Hai Sơ vui mừng như vừa lập chiến công. Anh nhanh nhẹn trở về căn cứ.

Nghe tiếng huýt gió làm ám hiệu, biết Hai Sơ đã kiếm cá về, Bảy Phước hỏi:

- Liệu có đủ bữa cháo không anh Hai?

Hai Sơ đặt bòng cá nặng trịch xuống trước mặt mọi người. Bảy Phước đặt tay lên sờ nắn túi cá rồi cười khà khà:

- Biết mà, anh Hai là vua sát cá. Thế này nhé. Bây giờ đói cũng không ngủ nổi đâu, các anh chờ tôi nấu một nồi cháo cá.

Hai Sơ không để ý đến điều Bảy Phước vừa nói. Anh hỏi:

- Các cậu cũng vừa về hen. Tình hình có gì không?

- Hiệp đồng tuyệt đẹp. Vừa về chưa kịp ngồi thì nghe thấy ám hiệu của anh.

- Đẹp. - Hai Phèn cười nói xen ngang. - sắp sửa phải nhịn đói rồi phải không anh Bảy.


Sau chuyến vào cơ sở "móc" gạo bị địch đuổi theo hút chết, Bảy Mốc đến bây giờ mới thấy thấm mệt, anh nằm xoài trên nền cỏ, không buồn góp chuyện, nghe Hai Phèn nhắc đến thất bại của mình, anh lên tiếng:

- Chúng mày yên trí, thua keo này ta bày keo khác, chúng ta kiếm được nhiều cá là chúng ta sẽ có gạo.

Không khí vui vẻ được Bảy Phước - anh chàng xã đội trưởng vừa tới tuổi thành niên khơi bùng lên ngắn ngủi rồi tắt ngấm. Sự mệt mỏi và nỗi lo lắng trước tình hình bi đát của xã, kéo tâm trạng mọi người trở lại trầm lắng. Mấy người lớn tuổi đốt thuốc hút, mắt chứa đầy suy tư nhìn vào đêm tối; còn mấy du kích trẻ vừa đặt lưng đã ngáy khò khò.


Đêm về khuya tiếng động càng vang xa. Thỉnh thoảng từ nơi xa xôi nào đó lại dội đến một loạt tiếng nổ của đạn pháo nghe như sấm rền. Loại tiếng động đó nhen vào lòng họ một nỗi buồn lo vu vơ.

Nghe tiếng đạn liên thanh và tiếng lựu đạn xen nhau nổ kéo dài trùm lên tất cả những tiếng động khác, Bảy Mốc nói với Hai Phèn:

- Tiếng nổ đó ở phía Lình Quỳnh, anh em mình lại gặp nó kích rồi.

- Có thế đoàn 195 dẫn quân qua hướng đó.

Hai Sơ đang nấu cháo nói vọng ra:

- Cháo sắp được rồi, gọi mấy đứa dậy là vừa.

- Im nào... nghe như có tiếng huýt gió... đúng rồi. Bảy Mốc vươn cổ lắng nghe rồi đáp lại ám hiệu. Nhận ra người mình, anh hỏi:

- Ai đó?

- Em... Tiên đây.

- Mày đi với ai đó?

- Chị Tư.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2021, 08:10:35 pm »

3

Thêm một ngày nữa họ sống yên ổn trong mảnh rừng tràm xen lẫn cỏ đưng lác.

Tư Ngần ngồi lắng nghe các đảng viên kể lại diễn biến tình hình trong xã mấy tháng qua. Có nhiều điều nếu ở trên huyện nghe báo cáo, không thể hình dung nổi, và như vậy việc chỉ đạo sẽ chuệch choạc khó tránh khỏi thiếu sót.


Nhìn vào số đảng viên chỉ còn sáu người, với số du kích xã không đủ một tiểu đội. Xã không còn một căn cứ nào ổn định... trong hoàn cảnh địch luôn luôn dùng lực lượng mạnh gấp hàng chục, hàng trăm lần liên tục càn quét đánh phá. Nếu chỉ thấy có thế thôi, thì không thể đầy đủ niềm tin vào việc vực phong trào của xã này lên được.


Những điều các đảng viên của xã vừa kể đã uốn nắn sự đánh giá của chị trước đó. Quần chúng có hoang mang vì sự càn quét và bom đạn của địch đánh phá triền miên, họ buộc phải chạy vào vùng chúng kiểm soát, nhưng cán bộ đảng viên vẫn móc nối được với cơ sở cũ, nhân dân vẫn một lòng hướng về cách mạng. Những ấp đông dân nhất như Tám Ngàn, Kinh Hạt, Đạo Sáu tổ chức cơ sở của ta vẫn giữ vững, địch dùng mọi thủ đoạn khủng bố nhưng vẫn chưa khống chế nổi. Điều đáng khích lệ đó sẽ là nền tảng cổ vũ niềm tin của cán bộ đảng viên đưa phong trào lên.


Đêm hôm đó Tư Hòa từ ấp Đạo Sáu trở về "cứ" khá sớm. Mấy đảng viên còn thức ngồi dưới ánh trăng suông uống nước trà, nói chuyện gẫu.

Bất kỳ ai vào bám cơ sở trở về, anh em ở "cứ" gặp lại nhau cũng vui mừng xúc động tưởng chừng bạn bè xa nhau rất lâu mới gặp. Mọi người vồn vã kéo Hòa ngồi xuống cùng uống trà, kể lại với nhau những chuyện mình gặp mấy ngày qua. Chuyện trò một hồi, có ai đó nhắc đến "Chị Tư trên huyện mới xuống".


Tư Ngần vào màn có ý tránh muỗi, để chờ Tư Hòa về. Trong giấc ngủ chập chờn, chị vẫn nghe thấy cánh đàn ông chuyện trò, tiếng được tiếng mất, tới khi có người nhắc đến tên mình thì chị tỉnh táo thực sự.

Chị ngồi dậy hỏi cánh đàn ông:

- Anh Tư về rồi hen?

- Chào chị Tư. Tôi vừa mới về.

Tư Ngần đứng dậy vung tay làm động tác hít thở, rồi gọi Hòa tới chỗ mình. Hai người ngồi xuống đệm cỏ. Tư Hòa tỏ ra vui mừng khi được tin Tư Ngần xuống tăng cường cho xã. Anh nói:

- Chúng tôi đang mong, chị xuống giúp chúng tôi thì còn gì bằng. Chị xem lực lượng của xã hẻo quá, mà địa bàn của xã quá rộng không biết bám nơi nào, bỏ nơi nào.

- Chúng ta cùng bàn bạc sẽ tìm ra cách giải quyết. Thường vụ giao nhiệm vụ cho tôi và các đồng chí đưa phong trào lên. Anh em đảng viên ở cả đây. Theo tôi, ngay tối nay chúng ta họp chi bộ, rồi phân tán ngay xuống nắm cơ sở, không nên tập trung ở căn cứ như thế này...


Hai người trao đổi thống nhất nội dung cuộc họp chi bộ. Ý kiến ngắn gọn về đánh giá tình hình và cách giải quyết của Tư Ngần được Tư Hòa trân trọng chấp nhận.

Cuộc họp chi bộ được triển khai ngay sau khi hai người hội ý. Không khí cuộc họp khẩn trương, thảo luận xoay quanh việc bám trụ giữ vững tinh thần quần chúng, bổ sung lực lượng người cho du kích xã, và tổ chức một trận đánh để cổ vũ phong trào.


Ngay sau khi giải tán cuộc họp, một số đảng viên đã trở về bám ấp mình được phân công.

Sớm hôm sau, vừa thức dậy, chưa kịp ăn cơm, họ đã nghe thấy tiếng động cơ xe M.113 và tiếp ngay sau đó máy bay lên thắng gào rú như một trận bão trên đầu.

Địch đổ bộ ở bờ kinh Tám Ngàn, cách căn cứ khoảng hơn một nghìn mét.

Lâu nay hoạt động của lực lượng vũ trang ta hoạt động yếu ớt, địch chủ quan coi thường, khi đổ bộ chẳng cần bắn dọn bãi, chúng cứ việc từ xa ào xuống đổ quân như sân bãi của mình. Chỉ mươi phút sau xe bọc thép đã áp sát tới bìa rừng, chúng bắn dữ dội vào tất cả những bờ bụi mà chúng nghi ngờ.


Tư Ngần, huyện đội phó Năm Thắng và một cô thanh niên xung phong rút chạy về phía Mũi Tàu. Thấy địch đến gần, họ chui vào trong một bụi sậy. Một tổ du kích ngăn chặn địch trên bờ kinh, buộc địch vòng xuống cánh đồng.

Năm Thắng nhìn thấy một toán địch đang tiến về phía mình, anh nói với Tư Ngần:

- Chị thấy không, bọn lính đang lại đây, chạy thôi.

- Không được chạy. Mình lạ nước lạ cái, chạy đi đâu. Ngồi lại đây nếu chúng đến gần ta dùng lựu đạn chiến đấu, có khi lập công, chạy lúc này nó không bắt sống thì cũng bắn chết.

- Chị không chạy thì em chạy. Ngồi đây chẳng có chi che chắn bảo đảm.

- Cậu phải nghe tôi. Cậu chạy là chết cả ba.

Nghe Tư Ngần, Năm Thắng đặt một quả lựu đạn ra trước mắt, một quả khác nắm trong tay.

Một tiểu đội lính ngụy cắp súng ngang hông đi lom khom dò từng bước một, chỉ còn cách chỗ họ nấp vài ba chục mét.

Tư Ngần ghé vào tai Năm Thắng nói thầm:

- Chúng nó chưa phát hiện mình, cứ để nó vào gần, không vội.

Mắt vẫn bám chặt những tên địch trước mặt, nhưng tay Tư Ngần vẫn khe khẽ nhấc những ngọn cỏ dại phủ lên cô thanh niên xung phong nằm kế bên. "Tội nghiệp con bé mới mười sáu mười bảy tuổi đầu, nếu địch phát hiện". Tư Ngần thoáng nghĩ đến giây phút mất còn, sắp sửa diễn ra.

Một tên lính nói với đồng bọn:

- Chưa biết chừng bọn "Việt cộng’' nằm ngay trong bụi đế kia.
   
Mọi người nín thở chờ đợi thời khắc dữ dội sắp đến, nếu chúng giương súng, lập tức họ sẽ vút lựu đạn tới. Một câu hỏi chợt đến với Tư Ngần "ném lựu đạn rồi liệu có chạy thoát không?". Bọn lính ngụy dừng lại nhìn soi mói giây lát rồi rẽ theo hướng khác, đi xa dần. Tư Ngần khẽ rung mình như trút bỏ được cái gì nặng hàng tấn đè lên tâm trí của mình.


Phía ngoài bờ kinh vẫn hỗn độn đủ mọi loại âm thanh. Tiếng xe tăng rồ máy, tiếng súng liên thanh, tiếng đại bác đua nhau gầm thét.

Bọn lính bộ binh sục sạo dưới cánh đồng, chúng lần lượt rút lên bờ kinh.

Thắng nói như nhận lỗi với Tư Ngần:,

- Em không nghe theo lời chị, chắc chết rồi.

Mắt Tư Ngần vẫn không rời những hành động của địch trên bờ kinh.

Máy bay lên thẳng ào ào như một trận bão, lần lượt hạ cánh rồi lần lượt cất cánh, đón bọn biệt kích "nhảy cóc" đi chỗ khác.

Nhóm Tư Ngần đi về phía Mũi Tàu, đến gần bờ kinh thấy một nhóm người đang chuẩn bị mai táng một tử sĩ, họ dừng lại. Tư Ngần hỏi Tư Hòa về kết quả chống càn. Tư Hòa nói tóm tắt vài câu "anh em đánh chặn, nó không vào "cứ" được, ta hy sinh một, số thương vong của địch chưa rõ, chỉ thấy chúng vất nhiêu bông băng", rồi anh lại tiếp tục công việc của mình.


Về tới căn cứ gần Mũi Tàu, lúc này Tư Ngần mới thấy cơ thể mình muốn rã ra từng mảnh. Chị ngồi tựa lưng vào gốc tràm, mắt nhắm nghiền lại một hồi lâu, tai vẫn lắng nghe động tĩnh xung quanh. Anh em đang xôn xao về việc hết sạch không còn hạt gạo nào.

- Chỉ còn cách là ra vét số gạo địch đã đổ xuống kinh mấy hôm trước.

- Nó thối sình lên còn gì mà vớt.

- Chưa thối đâu, có xa đây không?

- Vài trăm mét thôi. Chỗ gạo của anh Bảy Mốc bị chúng lấy đó. Hai chục giạ chứ có ít đâu.


Họ rủ nhau đi vét gạo dưới kinh. Khoảng một giờ sau họ mang về được một bòng gạo. Nói là gạo cũng chưa hẳn đúng, vì nó còn đâu hình thù hạt gạo, mùi ung ủng như mùi nước gạo để lâu ngày. Họ khích lệ nhau "Dù thế nào thì nó vẫn là gạo. Có chất gạo vào bụng là sống rồi".

Mấy người xúm lại nấu cháo, ngồi chuyện trò xuýt xoa tiếc số cá của Hai Sơ kiếm được không kịp mang theo.

Mọi người không ngờ, cái mùi thum thủm của gạo ngâm lâu, khi nấu thành cháo lại khó ngửi đến thế.

Năm Thắng, một tay nâng bát cháo, một tay bịt mũi rồi húp một hơi, làm cho mọi người cười sặc sụa.

Tư Ngần buồn cười nhưng cố nín, chị nhắc Năm Thắng:

- Cố mà ăn đi. Cậu đừng bày trò nữa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2021, 08:11:24 pm »

4

Trong vòng hơn ba tháng, cán bộ đảng viên xã Bình Sơn đã móc nối củng cố cơ sở ở các ấp Tám Ngàn, Đạo Sáu, Ranh Hạt và xây dựng được một số cơ sở ở Vàm Rầy. Du kích xã được bổ sung người và vũ khí đủ một tiểu đội, đưa hoạt động vũ trang lên tuyến lộ 80 từ Vàm Rầy đến Ranh Hạt, trấn áp bọn phản động, đánh giao thông, đánh phục kích hạn chế hoạt động của bọn biệt kích thám báo.


Một lần, nhân dân báo cho đội du kích biết: vào lúc sẩm tối hàng ngày thường có khoảng một trung đội địch, đi bằng vỏ lãi qua cống Bà Đào. Tư Ngần gặp Bảy Phước và Hai Sơ, là đảng viên trong đội du kích, hỏi xem anh em xử trí với cái tin ấy thế nào.

Hai Sơ nói:

- Chúng tôi đã kiểm tra đúng như vậy. Đã lâu chúng ta không đánh trận nào ở khu vực này. Chúng đi lại rất chủ quan. Chúng tôi định tổ chức một trận phục kích.

Tư Ngần hỏi Phước, quyền xã đội trưởng:

- Ý của anh em trong tiểu đội thế nào.

- Quyết tâm rất cao. Anh em tin trận đánh này sẽ diệt gọn trung đội địch. Địa hình chỗ đó tất cả anh em chúng tôi rất thuộc.

- Tôi đồng ý. - Tư Ngần nói. - Ta phải có trận đánh ở khu vực này, nhưng phải hết sức thận trọng, lực lượng của ta còn mỏng yếu. Phải giữ được bí mật bất ngờ, đánh thật nhanh, diệt gọn rồi di chuyển nhanh mới tránh được thương vong. Nếu có trận thắng ở đây, sẽ làm cho địch hoang mang, đẩy được phong trào quần chúng lên...


Đã nhiều năm là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội, Tư Ngần tích lũy khá phong phú kinh nghiệm chiến tranh du kích. Chị nhắc nhở anh em tính chủ động linh hoạt và không quên nhắc việc tiết kiệm đạn. Trận đánh do quyền xã đội trưởng Bảy Phước thực hiện.


Từ đêm trước họ đã vào nằm trong những bụi cỏ kín đáo, sát bờ kinh. Một ngày chịu phơi dưới nắng nóng như thiêu như đốt, khát nước tới cháy họng, nước kế ngay bên cạnh nhưng không ai dám nhúc nhích.

Bảy Phước luôn dướn cổ về phía trước, lắng nghe không bỏ sót một tiếng động nhỏ. Mỗi lần có tiếng máy đẩy nổ trên dòng kinh, là một lần anh hồi hộp nghĩ đến tình huống bất trắc có thể xảy ra.


Mặt trời chuyển dịch xuống gần đỉnh núi Mo Xo, ánh nắng yếu dần. Niềm hy vọng của đội du kích tăng lên. Mỗi chiến sĩ chủ động khéo léo gạt những lá cỏ che trước mặt mở cho mình một "cửa" quan sát trên dòng kinh. Vào giờ này những ghe xuồng của nhân dân đi lại vắng dần. Sương lam xóa mờ dần cảnh vật, mặt nước trên dòng kinh chuyển màu xám sẫm lại. Trong tiếng gió chiều xào xạc anh em du kích nghe thấy tiếng máy nổ rõ dần.

Bảy Phước hạ lệnh cho người bên cạnh vừa đủ nghe:

- Có địch tới, chuẩn bị sẵn sàng!

Lệnh chuẩn bị được chuyền nhanh khắp toàn đội. Chiếc vỏ lãi đi đầu vừa lọt vào đường ngắm khẩu B40 của Phước, phát đạn B40 quật trúng vỏ lãi, làm cho nó mất lái quay tròn tại chỗ. Cùng lúc đó đạn tiểu liên của du kích trùm lên chiếc vỏ lãi. Trong lúc hưng phấn Phước bắn thêm một phát B40 nữa, nhưng đạn trượt ra ngoài. Chiếc vỏ lãi thứ hai, thấy bị phục kích, địch vội vàng nhảy ùa xuống kinh để chạy trốn, nhưng hỏa lực tiểu liên của du kích đã ấn đầu chúng xuống, nhiều tên vĩnh viễn không bao giờ bơi tới bờ.


Trận đánh diễn ra chớp nhoáng trong vòng ba đến năm phút, tiểu đội du kích xã Bình Sơn đã tiêu hao nặng một trung đội địch.

Bảy Phước tới báo cáo Tư Ngần kết quả trận đánh. Nghe xong chị biểu dương tinh thần anh em đã dũng cảm hoàn thành nhiệm vụ. Chị nhắc riêng Bảy Phước:

- Trận đánh này mà cậu xài đến hai quả B40 lãng phí quá. Đánh địch đi trên vỏ lãi hoặc xuồng không có mui che chắn dùng tiểu liên là đủ.

Bảy Phước gãi đầu cười cười nhận lỗi:

- Lúc đó hăng lên, em quên mất.

Sau trận phục kích khoảng mười ngày, địch đưa khoảng một tiểu đoàn có xe bọc thép yểm hộ tới càn vào căn cứ. Địch mạnh. Anh em du kích phải rút lui. Khi rút Bảy Phước bị thương nặng. Anh ẩn nấp vào trong một bụi rậm, địch đi qua nhưng không phát hiện được.

Thấy địch vẫn tiếp tục truy đuổi theo đơn vị mình, Bảy Phước đã bước ra đứng ở chỗ trống rồi hô to:

- Việt cộng đây. Đừng kiếm nữa mất công.

Nghe tiếng gọi bọn lính ngụy quay lại, chúng quây xung quanh anh hòng bắt sống. Chờ chúng tới gần, anh rút chốt lựu đạn.

Bảy Phước anh dũng hy sinh, đồng thời giết thêm được bốn năm tên địch và tạo điều kiện cho đồng đội rút lui an toàn. Cho tới nay mỗi khi nhắc tới truyền thống chống Mỹ, cứu nước, nhân dân xã Bình Sơn vẫn dành lời trân trọng nhất để ca ngợi tấm gương anh hùng của Bảy Phước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2021, 07:22:17 pm »

5

Khoảng thời gian cuối 1968 đến đầu năm 1969, nếu ta đứng ở bất kỳ điểm cao nào của Ba Hòn, nhìn về đồng bằng của huyện, bất kể giờ nào suốt ngày đêm, đều có thể thấy những chớp lửa bom, đạn hoặc những đám cháy. Và âm thanh chiến tranh lúc nào cũng rền rĩ chảy dài trên khắp các dòng kinh tưởng như không bao giờ dứt.


Không mấy ngày là không có thêm những khăn tang chụp lên đầu các bà mẹ, người vợ và lũ trẻ thơ, do bom đạn Mỹ gây ra. Nhất là xã Nam Thái Sơn, mười gia đình có tới chín gia đình mang khăn tang. Vào lúc đêm khuya khoắt tĩnh mịch, đi qua bất kỳ thôn ấp nào cũng thấy tiếng hờ khóc đau đớn vì cái chết của người thân.


Cuộc chiến đấu của nhân dân Hòn Đất đang ở vào thời kỳ gay go quyết liệt nhất. Lực lượng vũ trang của ta yếu hơn địch, tuy vậy anh em vẫn khôn khéo gan góc tránh mạnh đánh yếu, sà quần với chúng, không cho chúng thực hiện âm mưu một cách dễ dàng.


Chiến tranh là như vậy, đối phương chẳng bao giờ ngừng gây khó khăn cho nhau, cản bước nhau. Công bằng mà nói, ở Hòn Đất lúc này, phía cách mạng đang gặp khó khăn nhiều hơn. So với trước và trong dịp Tết Mậu Thân, vùng giải phóng của Hòn Đất bị thu hẹp nhanh chóng, ở tất cả các thôn ấp, cứ khoảng năm trăm đến một nghìn mét địch lại đóng một cái đồn (cấp tiểu đội đến trung đội). Hàng ngày chúng lùng sục, phục kích đánh phá cơ sở của ta. Điều kiện đi lại ban ngày từ xã này sang xã khác rất hạn chế, thời gian hoạt động tự do cho mọi lưc lượng cách mạng thường vào ban đêm.


Kể từ sau Mậu Thân, một trong nhiệm vụ trung tâm của huyện là tham gia việc bảo đảm vận tải và chuyển quân trên tuyến đường 1C (nhân dân thường gọi là đường Hồ Chí Minh). Đây là một đoạn hành lang chiến lược có tính chất sinh tử của miền Tây, nếu nhìn rộng ra, nó còn là một bộ phận của đầu mút của con đường chiến lược nối liền từ miền Bắc vượt qua Trường Sơn vào miền Nam.


Đêm đêm những đoàn vận tải bằng xuồng, ghe, bằng khuân vác; những đơn vị hành quân nối tiếp nhau, hầu hết là người miền Bắc, nhiều tân binh mặc quần áo mới còn thơm mùi hồ vào bổ sung cho lực lượng vũ trang Quân khu 9. Nhân dân Hòn Đất, nhất là xã Nam Thái Sơn từ người già đến các thiếu niên nam cũng như nữ đều tham gia việc dẫn quân và vận tải. Các bà trong hội bà mẹ chiến sĩ cắt canh nhau lo chỗ ăn chỗ nghỉ cho bộ đội. Trong Ba Hòn hầu như liên tục có khoảng hàng nghìn quân dừng lại nghỉ ngơi lấy sức để đi tiếp cung đường mới.


Mỗi chuyến dẫn quân hoặc đi vận tải, khó khăn nguy hiểm không kém vào một trận đánh.

Người được phân công làm giao liên dẫn quân, không chỉ là người thông thuộc đường sá, mà còn biết xử trí tình huống khi gặp những trắc trở trên đường. Việc dẫn quân trên tuyến đường 1C nhiều người cùng lứa tuổi thời ấy, thường nhắc đến xã đội trưởng Phan Thị Lánh. Mới hai mươi ba tuổi cô đã nổi tiếng là người gan góc hăng hái. Trung đội nữ pháo binh của huyện, do cô chỉ huy từng làm cho nhiều đồn địch ở khu vực Tri Tôn mất ăn, mất ngủ. Khi ấp Tám Ngàn bị địch "xúc", "tát" hết dân trên lộ và dồn vào ấp chiến lược Đạo Sáu, được trên phân công trở về địa phương công tác phong trào, cô đã cùng với các đồng chí của mình kiên trì bám dân xây dựng và củng cố cơ sở cách mạng, phục vụ trên tuyến đường 1C.


Một đêm Sáu Lánh cùng một tổ du kích nhận lệnh của Huyện đội tới khu rừng tràm Gọc Xây (Hà Tiên) nhận quân. Vào giữa mùa mưa, trận mưa rào đột ngột ập xuống. Mọi người ướt như chuột lột. Sáu Lánh rùng mình ớn lạnh, da thịt gai gai như sắp lên cơn sốt rét. Tiếng anh cán bộ đường dây loãng vào tiếng gió mưa ào ào:

- Ai phụ trách dẫn quân của Châu Thành?

Sáu Lánh không nghe rõ ai đang nói gì đó. Cô đứng thu mình lại chống với cái rét đang xâm nhập vào cơ thể. Tiếng sào va vào mạn xuồng lạch cạch. Một cảm giác gần như mơ hồ, có con xuồng vừa dừng lại trước mặt mình, và ai đó đang ở xuồng bước lên bờ.


Đêm tối mưa gió, đứng cách nhau ba bước mà không sao nhận ra nhau. Anh cán bộ đường dây nhắc lại câu hỏi ban nãy của mình, ngay trước mặt Sáu Lánh:

- Ai phụ trách dẫn quân của Châu Thành?

- Tôi đây.

Nhận ra tiếng người quen, anh cán bộ giao liên vui mừng:

- Chị Sáu hả? Chị đứng đây mà tôi hỏi hoài không trả lời.

- Anh Ba... Nào tôi có nghe thấy chi.

- Tối nay dẫn một đại đội, đại đội trưởng là anh Năm Viễn, tất cả có mười một xuồng chở tám mươi ba người, không kể người dẫn đường. Số anh em đang bị sốt rét chừng mười người.


Sáu Lánh phân công mấy chiến sĩ đi cùng, cô không quên nhắc lại cách xử trí các tình huống có thể xảy ra dọc đường, rồi bước xuống chiếc xuồng đi đầu đội hình cặp mé gần đó.


Trận mưa đã tạnh, ánh sáng sao thấp thoáng trên bầu trời. Đại đội trưởng Viễn có cảm giác người dẫn đường mới, vừa xuống ngồi phía sau lưng mình là một cô gái.

- Đồng chí ơi! - Viễn ngoảnh lại rụt rè hỏi Sáu Lánh. - Đồng chí có thể cho biết tình hình đoạn đường sắp tới, ta tới đâu đó?

Sáu Lánh ngoảnh lại nói:

- Chỉ còn vài cây số nữa ta sẽ đi vào huyện Châu Thành. Anh là Ba Viễn phải không?

- Vâng. Xin chị cho biết, chị thứ mấy?

- Tôi là Sáu Lánh. - Sáu Lánh im lặng giây lát rồi nói tiếp. - Phía trước chúng ta có ba điểm địch thường "kích". Anh cứ yên tâm, tôi sẽ báo cho anh biết trước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2021, 07:23:13 pm »

Sáu Lánh nâng sào nhịp nhàng đẩy con xuồng lao đi. Những con xuồng phía sau lần lượt chuyển động bám theo sau. Chợt nhớ tới chuyến đi trước, Sáu Lánh mỉm cười. Do hiểu lầm từ ngữ địa phương đã sinh ra chuyện rắc rối đến tức cười và khá bực mình. Đội hình hành quân bộ gặp sông, cô phổ biến "chỗ này phải lội qua" anh em bộ đội miền Bắc tưởng trước mặt mình nước cạn, cứ để nguyên cả quần áo trên người bước xuông sông, có người suýt chết đuối. Cô phải la to "Nước sâu phải cởi quần áo...", mấy anh bộ đội tới lúc đó mới hiểu tiếng Nam Bộ "lội" có nghĩa là bơi. Giữa địa điểm nguy hiểm, đáng ra phải vượt thật nhanh, họ đã dồn lại co kéo nhau, và còn khúc khích cười với nhau nữa chớ...

... Đoàn xuồng đã ra khỏi cánh rừng, đang lao về phía đồng cỏ rộng mênh mông. Nhìn thấy pháo sáng bay lơ lửng tạo ra một quầng sáng rộng và những ánh chớp của đạn nổ phía trước, Viễn lo lắng hỏi:

- Chỗ sáng kia là ở đâu thế chị?

- Ba Hòn... đêm nay chúng ta sẽ tới nghỉ ở đó.

Viễn đã chiến đấu nhiều năm trên chiến trường miền Đông, nơi đó có rừng rậm bạt ngàn, tạt vào đâu cũng có vật che chắn. Lần đầu tiên xuống đồng bằng, mặc dầu đã được cấp trên phổ biến khá kỹ đặc điểm của chiến trường mình sắp đến, lúc này anh vẫn có cảm giác lo ngại vu vơ. Nếu xảy ra chiến đấu, nước mênh mông thế này đào công sự như thế nào, trường hợp di chuyển không có thuyền bè thì sao... Anh thầm cảm phục những chiến sĩ du kích dẫn đường. Họ bình tĩnh gan góc lạ kỳ. Đêm hôm qua, khi máy bay trực thăng địch tới, chúng dùng đèn pha rọi xuống rõ từng ngọn cỏ. Cô gái dẫn đường vẫn đẩy sào đều đều không ngừng lại. Viễn nhắc cô tạm dừng lại ẩn nấp, cô trả lời tỉnh queo "nó chiếu phía kinh bên kia, kệ nó"... Viễn bất giác quay lại nhìn Sáu Lánh, anh có cảm nghĩ cô gái này với cô gái dẫn đường đêm trước có phong cách giống nhau như đúc khuôn. Bên cạnh họ anh thấy yên tâm. Đoàn xuồng đã vượt qua sông Lình Quỳnh len lỏi vào một rạch nhỏ, hai bên bờ cỏ rậm rạp. Sáu Lánh tự nhiên ngưng tay chèo. Cô nói nhỏ với Viễn:

- Điểm này địch hay kích, các anh dừng ở đây, tôi lên trển xem thế nào.

Đoàn xuồng phải dừng lại, một mình Sáu Lánh xách súng lên bộ đi trinh sát. Cô đi khá lâu làm cho Viễn lo lắng, không hiểu có chuyện gì xảy ra.

Sáu Lánh nhón chân bước rất nhẹ như chiến sĩ đặc công đang mò trong đồn địch, đi một đoạn cô lại ngồi xuống lắng tai nghe ngóng, mũi cô bắt gặp mùi thuốc lá thơm trong không khí. Không nghi ngờ gì nữa, có bọn địch phục kích gần đâu đây.

Sáu Lánh trở lại chỗ xuồng của mình. Cô nói với Viễn:

- Anh nói với anh em, đưa xuồng lên khênh bộ một đoạn, khoảng hơn trăm thước thôi. Phải hết sức bí mật và nhắc anh em sẵn sàng chiến đấu.

Cô không nói với Viễn những gì vừa phát hiện được ở phía trước. Viễn cũng không hỏi gì thêm, anh lặng lẽ đi ngược trở lại báo cho cấp dưới của mình đúng những điều Sáu Lánh vừa nói.

Anh em khênh xuồng tới cái rạch nhỏ khác rồi lại bơi đi tiếp. Mọi người đinh ninh rằng mình vừa gặp con rạch cụt phải sang con rạch này mới đi được.

Đoàn xuồng tới cách "Hòn" chẳng còn bao xa nữa. Thỉnh thoảng lại có những loạt đạn pháo và loạt bom B57 nổ. Bom đạn nổ mỗi lúc một gần, nhưng tay chèo của Sáu Lánh không ngừng đưa đẩy trên dòng nước. Trong đầu cô suy nghĩ miên man "Không hiểu có bộ binh địch đánh chiếm trong hang "Hòn" không, liệu những người chỉ huy còn ở hang cũ hay đã thay đổi...". Tới ngoài tầm sát thương của bom đạn, cô ngừng tay chèo rồi nói với Viễn:

- Anh cho tất cả anh em lên bờ, tản ra đề phòng pháo địch bắn lạc. Tôi vô trỏng coi tình hình thế nào?

- Chị đi có lâu không?

Không trả lời câu hỏi của Viễn, Sáu Lánh lặng lẽ xách súng đi về phía đang có tiếng nổ. Vào càng gần tới chân núi, cô thấy càng nhiều hố bom đạn mới cày xới. Cây cối, đổ ngổn ngang, có chỗ lấp mất lối đi, cô phải đi vòng vèo mất khá nhiều thì giờ, nếu không phải là người quen, chỉ còn cách bỏ cuộc.


Cô đã tìm thấy khe suối bên cạnh có hòn sỏi khổng lồ nhẵn nhụi như đầu ông sư, đây là vật thể đáng nhớ để leo lên hang tỉnh đội. Đang định leo lên tảng đá trước mắt, nghe thấy một loạt tiếng nổ ở đầu nòng pháo, cô nhanh nhẹn nằm mọp xuống giữa khe của hai tảng đá. Một viên đạn pháo nổ gần, bụi đất đá tung lên rồi rơi xuống như một trận mưa rào. Sáu Lánh nằm chờ hết đợt tiếng nổ mới vùng dậy, lấy tay phủi qua bụi đất trên đầu mình rồi đi tiếp...


Ở ngoài xa Viễn nhìn thấy những ánh chớp vàng chói, và những tiếng nổ đinh tai, nhức óc phủ trên hướng đi của Sáu Lánh. Một loạt tiếng nổ, là một lần cơ thể anh sởn gai ốc, lo sợ cho cô gái dẫn đường. Nếu như có mệnh hệ gì đến với cô, việc di chuyển quân qua vòng lửa kia, chuyện gì sẽ xảy ra, ai mà biết được.


Đại đội trưởng Viễn suy tưởng miên man, nhưng mắt anh không một giây rời khỏi hướng đi của Sáu Lánh. Một bóng đen lờ mờ xuất hiện, rồi rõ dần, đang đi về phía mình. Đúng là Sáu Lánh đã về. Nỗi lo âu vừa rồi tan biến, Viễn chỉ thấy lòng mình tràn ngập nỗi vui mừng. Chờ Sáu Lánh tới gần anh reo lên khe khẽ:

- Chị Sáu... Tôi mong chị quá.

Sáu Lánh đáp lại tình cảm của Viễn bằng vài câu khô, lạnh:

- Anh Năm báo cho anh em đi thôi, đoạn đường này phải vượt thật nhanh. Chắc anh đã nhìn thấy gì rồi đó.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2021, 07:24:18 pm »

6

Kinh Vĩnh Tế, hàng rào Bình Sơn, lộ Cái Sắn là những tuyến ngăn chặn cố định, không đủ sức bóp ngẹt hành lanh chiến lược 1C. Trên huyện Hòn Đất độ này Mỹ ngụy tăng cường nhiều biện pháp đánh phá ngăn chặn sự vận chuyển của ta. Chúng dùng bom đạn, thuốc hóa học liên tục đánh phá vào những khu rừng tràm nằm trên tuyến đường. Chúng mở những trận càn quét lớn, nhỏ liên tục dài ngày ở một khu vực. Chúng dùng trực thăng đổ bọn biệt kích, dùng chiến thuật "nhảy cóc" tập kích vào các kho tàng hoặc phục kích đón lõng những đoàn vận tải của ta.


Một lần anh Ba Phước, giao liên huyện nhận nhiệm vụ dẫn hai đại đội nữ thanh niên xung phong, phần đông chị em ở tỉnh Cà Mau, họ chưa quen thung thổ chiến trường này.

Mấy ngày liền địch càn quét lùng sục, rồi cho bộ binh và xe bọc thép phục kích trong rừng Mỹ Lâm. Anh em trong cơ sở phát hiện được hành động của địch, nhưng mất liên lạc với anh em "rút" bảo vệ tuyến đường, không biết báo cho ai.


Ba Phước dẫn đầu đội quân "tóc dài" qua mảnh rừng tràm cây mọc thưa thớt rồi theo bờ kinh đi qua một cánh đồng rộng mênh mông. Ánh trăng hạ tuần mờ nhạt soi lên lối mòn và dòng kinh thẳng tắp. Phía trước họ là một đường viền đen thẫm, như một bức thành chắn ngang trước mặt. Sắp đến khu rừng tràm rậm rạp thuộc xã Mỹ Lâm. Nghe tiếng lá khô nát vụn dưới đôi bàn chân mình, Ba Phước cảm thấy rờn rợn. Đã nhiều năm làm công tác giao liên mò mẫm đêm hôm, biết bao lần thoát chết trong các trận địch phục kích, đến đây anh linh cảm một điều gì hết sức nguy hiểm sắp xảy ra. Anh huy động tất cả các giác quan sục sạo bốn xung quanh. Không gian vẫn yên lặng, không mách bảo anh điều gì khác, vẫn những làn gió nhè nhẹ rung xào xạc cây cỏ. Vẫn cái mùi hương tràm quen thuộc, vẫn tiếng côn trùng rên rỉ muôn thuở... Thoáng nghĩ đến tình huống gặp địch phục kích, anh thấy ớn lạnh xương sông. Làm gì để bảo vệ tính mạng của hàng trăm cô gái ở độ tuổi tràn đầy hạnh phúc, đang đi sau mình. Mãi về sau này Ba Phước cũng không thể phân tích nổi tại sao, cái gì đã khiến anh linh cảm rằng nguy hiểm sắp đến.


Gần hết tràn ruộng, Ba Phước ngoái lại phía sau ra lệnh:

- Bám chặt đội hình, đi nhanh lên.

Chị em vượt lọt vào rừng được hơn một trung đội. Địch xả các loại súng vào giữa đội hình. Nghe tiếng súng nổ, biết đơn vị mình đã lọt vào trận địa phục kích, Ba Phước chỉ kịp hô "bình tĩnh chạy theo tôi". Không chờ lệnh của Phước, lúc đó mạnh ai người ấy chạy. Số người theo Ba Phước chỉ còn hơn ba chục người.


Trời gần sáng. Tiếng súng vẫn nổ như pháo rang ở sau lưng họ. Những cành cây bị đạn tiện đứt rơi lả tả trước mặt mọi người. Ba Phước quyết định chạy ngoặt sang hướng khác. Đến một cái đìa cỏ, anh nói với chị em "mỗi người tự tìm một chỗ chém vè". Các cô gái tỏ ra sợ hãi lúng túng, không dám rời nhau nửa bước. Ba Phước nhảy ào xuống đìa, các cô gái như đàn giồng giồng bơi theo sau, rồi họ ngụp xuống chui vào trong bụi cỏ dại. Thật may mắn cho họ. Cái đìa khá rộng này có cả một rừng cỏ dại, đủ thứ ô rô, cóc kèn, cỏ đê và nhất là loại lúa tầm ma, chúng kết thành từng bè lớn. Đã ấn vào đây, có cả sư đoàn địch đến tìm mò cũng khó mà phát hiện được. Nói vậy, nhưng họ là người đang lẩn trốn, nên luôn phập phồng lo sợ, cứ tưởng như mình ở chỗ địch dễ dàng thấy.


Trời hừng đông. Những lá cỏ đẫm sương đêm vây kín xung quanh họ. Mỗi người chỉ nhìn thấy một mảng trời bị lá cỏ cắt nát thành hình kỷ hà. Họ bị tách ra khỏi thê giới bên ngoài. Thỉnh thoảng lại nghe thấy một loạt đại liên "cục cục cục..." xa xôi và đơn điệu. Một câu hỏi chung cồn cào trong lòng mọi người "ai chết, ai sống. Địch còn ở chỗ nào, chúng đang làm gì". Những câu hỏi ấy cứ bám riết trong đầu mỗi người, không sao giải đáp được. Thỉnh thoảng người này người kia cũng trao đối với nhau bằng ánh mắt ngụ ý "cứ yên tâm" hoặc nỗi lo âu.


Thời gian yên tĩnh trôi qua được chừng một tiếng đồng hồ, cái thứ yên tĩnh khắc khoải đến khổ sở ấy, thà nó cứ bùng nổ ra một cái gì đó còn hơn. Ít ai tin rằng sự yên tĩnh ấy là triệu chứng tốt lành.

Ba Phước nhìn lên bầu trời thấy đàn chim bay về phía biển, anh nhẩm đếm từng con, cho quên cái thời gian dài lê thê, rồi thầm ước "giá như mình có đôi cánh...". Thấy ngứa ngáy ở cổ, anh khẽ đưa tay lên gãi, eo ôi một con đỉa trâu đã hút máu no mọng.


Một loạt đạn tiểu liên nổ rất gần đâu đây, đúng là AK, tiếp đó ào ào như một trận bão tiếng nổ của súng AK15 đối lại, chấm dứt thời gian yên tĩnh. Tiếng nổ tạm ngừng vài giây, rồi tiếng súng AK lại nổ, rồi cũng như lần trước, hàng chục khẩu "AR15" dội trở lại. Cứ như thê kéo dài hàng tiếng đồng hồ.


Đám khói như một đám mây lớn tạo thành một bóng râm che kín đìa cỏ. Bọn dã man đã đốt rừng. Tiếng súng đã im bặt, thay bằng tiếng nổ lép bép của cây cỏ bị cháy. Người nào vừa nổ súng AK đó còn sống hay đã hy sinh? Tiếng súng nổ vừa rồi làm lóe lên một niềm hy vọng đốỉ với những người ẩn trong đìa cỏ, thì đám cháy rừng đã dập tắt.


Tiếng loa chiêu hồi của địch như phóng thẳng vào tai mọi người. "Hỡi anh em cán binh Việt cộng. Chúng tôi biết anh em đang lẩn trốn trong rừng và trong đìa cỏ. Anh em đã bị bao vây chặt, không còn con đường nào thoát. Chỉ có con đường hồi chánh, sẽ được hưởng chánh sách khoan hồng của quốc gia". Suốt ngày đên đêm, rồi ngày hôm sau, cái điệp khúc "hồi chánh quốc gia" nhức nhối ruột gan ấy cứ lải nhải mãi không thôi. Nó gieo vào số chị em trẻ dại nỗi hoảng sợ, tưởng như địch đã nhìn thấy, chúng đang chĩa mũi súng vào mình.


Đến ngày thứ ba ẩn dưới đìa cỏ, có người không chịu đựng được sự đói khát mệt mỏi và nhất là cái loa của địch đe dọa, đã định nhoai lên bờ đầu hàng. Thấy biểu hiện dao động xuất hiện trong hàng ngũ, chị em chủ động bảo vệ lẫn nhau, người nhúc nhích định bỏ cuộc, lập tức người bên cạnh níu kéo lại.


Rạng sáng ngày thứ tư, kể từ khi bị vây, tiếng súng lại rung chuyển cả khu rừng, có cả tiếng súng lớn và tiếng lựu đạn nổ không ngớt cho đến sáng mới dứt. Có cái gì đó khác hẳn những tiếng súng của địch bắn vu vơ mấy ngày hôm trước. Anh chị em lắng nghe, hồi hộp hy vọng có lực lượng chi viện đến cứu đơn vị mình.


Khu rừng trở lại vắng lặng. Tiếng đàn chim sâu ríu rít trên cành cây, tiếng cuốc kêu thiết tha gọi bạn báo hiệu một ngày mới. Ánh sáng vàng rực trải trên đìa cỏ. Các cô gái mở to mắt nhìn nhau khi nghe thấy tiếng gọi: "Các đồng chí ơi. Địch đã rút chạy rồi. Chúng tôi là bộ đội tiểu đoàn 401 đây". Tiểu đoàn 401 là đơn vị bảo vệ đường dây, ai cũng biết, nhưng kẻ địch xảo duyệt giả danh thì sao. Trong lòng mọi người xôn xao vui mừng, nhưng vẫn cảnh giác, đứng nguyên ở vị trí, không ai nhúc nhích.

Tiếng gọi mỗi lúc một gần, của nhiều người, ở nhiều hướng khác nhau vang động cả khu rừng.

"Anh chị em ơi! Địch rút rồi. Tôi là Ba Hanh đây".

"Tao là Sáu Chồn đây. Bọn bay ẩn đâu ra đi. Địch rút rồi".

Nghe rõ tiếng Ba Hanh, xã đội trưởng xã Mỹ Lâm và tiếng ông Sáu Chồn, cơ sở của đường dây, Ba Phước nói với chị em:

- Đúng là tiếng gọi của chú Sáu. Chúng ta lên thôi.

Ông Sáu Chồn, tên thật là Trần Văn Tui. Mọi người trong xã ít biết Tui là ai, nhưng nói đến Sáu Chồn thì họ có thể "à a" một tiếng kéo dài rồi nói: "Tưởng ai, chứ ông Sáu thì ai chả biết. Ông đã dẫn đàn chó vào rừng thế nào cũng xách về một con chồn, nên mới có tên là Sáu Chồn". Sáu Chồn nguyên quán ở Sa Đéc, thời còn trẻ trong đội ngũ Vệ quốc đoàn đánh Pháp, năm 1947 chuyển về công tác địa phương làm xã đội trưởng Tân Hội (Châu Thành, Rạch Giá) đã giết tên ác ôn Mười Khùng. Sau khi bộ đội ta tập kết ít lâu, để né tránh địch theo dõi, Sáu Chồn đưa cả gia đình sang Mỹ Lâm, tiếp tục hoạt động bí mật. Ông đã bắt sống tên Sen, tình báo đường dài của Mỹ (năm 1959). Khi có tuyến đường 1C, ông được Huyện ủy trao trách nhiệm là một đầu mối liên lạc của Đoàn 195 vận tải của Quân khu 9.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2021, 07:25:13 pm »

Đêm hôm ấy Sáu Chồn thao thức khó ngủ, vì tình hình nội bộ của Đoàn 195 mấy ngày gần đây diễn ra rất xấu. Chỉ trong vòng một tuần lễ, riêng "cái nút" ở Mỹ Lâm đã có một đại đội trưởng và một tiểu đội trưởng đầu hàng địch. Những tên đó đã từng được ông coi như người trong gia đình. Thằng Ư, tiểu đội trưởng, quê ở Sóc Trăng, sau lần mẹ hắn đến thăm hắn đã biến mất. Ông hy vọng hắn về quê không quay lại phá phách. Với thằng Hiến, đại đội trưởng thì hoàn toàn khác. Ngay từ cách thức chạy trốn của hắn cũng đã gây cho ông một "cú sốc". Một buổi tối, hắn cùng cô Thanh Vân, thanh niên xung phong đến nhà ông, hắn nói trí trá rằng: đơn vị hết gạo "nhờ chú Sáu chạy gấp cho hai mươi giạ". Ông đi "móc" kho gạo gửi bà con trong ấp được hai mươi giạ giao cho nó. Nhận được gạo, nó và cô Thanh Vân cho xuống xuồng đi ngay. Khoảng vài phút sau ông nghe thấy một loạt tiểu liên nổ ở hướng nó đi tới. Ông lo cho nó và cô Vân gặp địch phục ở dọc đường. Khoảng quá nửa đêm hôm đó có hai cô thanh niên xung phong đến hỏi ông: "Hiển và Vân có đây không?". Nghe ông kể lại việc thằng Hiển đến lấy gạo, hai cô thở dài, rồi im lặng trở về. Ông có cảm giác thằng Hiển đã gây ra một việc gì đó không bình thường trong đơn vị, không tiện hỏi. Cách một ngày nữa ông mới được tin cụ thể: thằng Hiển nói dối cô Thanh Vân để cô cùng đi lấy gạo nhưng vừa ra khỏi nhà ông khoảng một cây số, nó vất gạo xuống sông, rồi đè Vân xuống định cưỡng hiếp. Vân chống lại, nó đã bắn cô bị thương, nhét cô vào trong bao tải, rồi nó chèo xuồng tới đồn Sóc Xoài đầu hàng. Ngay ngày hôm sau nó dẫn đường cho máy bay lên thẳng đổ xuống rừng Mỹ Lâm đào kho súng của ta cất giấu ở đó, lấy 300 khẩu AK và hai khẩu cối 82 ly.


Những chuyện ấy đã làm ông mất ngủ nhiều đêm.

... Mờ sáng ông đã vùng dậy, ra chái nhà lấy mái chèo. Bà Sáu thấy động lục cục, đoán được ý ông, bà can ngăn:

- Ông Sáu nè, ông có nghe thấy tiếng súng đó không. Việc chi mà vội vàng vậy.

Xưa nay bà không bao giờ can thiệp vào công việc của ông. Công việc cụ thể của ông là gì bà không biết, bà chỉ biết đại lược ông đang công tác cách mạng, việc gì ông cần giúp, bà vui vẻ sẵn sàng. Gần một năm nay kể từ khi ông là đầu mối liên lạc của Đoàn 195, chẳng mấy đêm nhà bà vắng khách, có đêm bà phải thức vài lần để nấu cơm. Họ là khách của ông, nhưng có người qua lại nhiều lần trở thành khách của gia đình. Bà không hề than phiền những công việc không tên, do công tác của ông mà bà phải gánh vác. Những tháng sôi sục tham gia cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, mọi người, mọi việc của cách mạng đều công khai, bà thấy tự hào mình có một chút công lao đóng góp. Nhưng những ngày gần đây, không hiểu sao bọn địch muốn đến chỗ nào cũng được, không có bộ đội nào ngăn cản chúng. Thỉnh thoảng lại có người trong hàng ngũ cách mạng đầu hàng khai báo dẫn địch đến bắt người đã nuôi và che giấu mình. Từ ngày nghe tin thằng Hiển đầu hàng bà càng thêm lo, nhà mình giống như cái quán trọ, người qua kẻ lại nhiều làm sao biết hết lòng dạ từng người.


Nghe bà nói, ông biết ý bà nhắc ông thận trọng. Ông chống mái chèo nhìn ra dòng kinh. Trên dòng kinh lác đác một vài chiếc xuồng tam bản qua lại, một chiếc đi tạt gần lại chỗ ông đang đứng. Ông Sáu nhận ra người ngồi trên xuồng là cô giao liên của xã. Ông bước ra sát bờ kinh, nói với cô giao liên:

- Rất may tôi đang định đi tới chỗ cô Sáu.

Cô gái ngồi trên xuồng nói vọng lên:

- Cô Sáu biểu cách đấy ba hôm có đơn vị thanh niên xung phong vận tải vũ khí bị chúng "kích" thiệt hại nặng. Số tử sĩ và số người lạc còn ở trong rừng, chú liên hệ với B80 tổ chức giải quyết hậu quả, có gì khó khăn báo cho cô Sáu biết.

- Súng nổ buổi sớm nhiều lắm, không hiểu có đơn vị nào chiến đấu.

- Suýt nữa cháu quên. Có tin trận chiến đấu vừa rồi thắng lớn, ta bắn cháy hai xe bọc thép, diệt nhiều địch buộc chúng phải rút chạy.

- Đã chắc nó rút thiệt chưa?

- Cháu chẳng biết gì hơn những điều cô Sáu biểu.

Một anh bộ đội khoác một khẩu AK bùn đất lấm lem từ đầu tới chân, từ dưới cánh đồng bước lên bờ kinh.

Ông Sáu ngoảnh nhìn về phía anh bộ đội, rồi nói với cô giao liên:

- Cháu về đi. Có thằng Tư bộ đội đến, chắc sẽ rõ mọi chuyện.

Bước tới trước mặt ông Sáu, anh bộ đội vừa thở vừa nói:

- Chú mượn giúp cháu bốn, năm cái leng...

- Mày nói tao nghe, trận đánh tối qua thế nào.

- Xin lỗi chú vội quá... Tối qua tiểu đoàn chúng cháu tập kích, tiêu diệt sở chỉ huy tiểu đoàn cộng một đại đội địch, tiêu hao nặng hai đại đội khác. Ta hy sinh và bị thương có năm người. Số địch còn lại chạy tán loạn. Bây giờ chúng cháu phải lo chôn cất số chị em thanh niên xung phong bị địch phục kích cách đây mấy hôm. Hiện nay còn một số chị em ẩn trong rừng, chúng cháu đang đi tìm.

- Mày có biết số thanh niên hy sinh khoảng bao nhiêu không?

- Nhiều. Có đến năm mươi người chứ không ít hơn.

Cô giao liên vẫn ngồi trên xuồng nghe hai người nói chuyện. Ông Sáu nói với cô giao liên:

- Mày về nói với Ba Hanh phải vận động thêm số hội viên nông hội cùng du kích giải quyết hậu quả, khoảng mười lăm người nghen. Phải thiệt khẩn trương nghen.

- Chú Sáu. - Anh bộ đội cười lộ hàm răng trắng bóng. - Được các chú giúp đỡ thiệt mừng. Thủ trưởng cháu đề nghị, mọi việc phải làm xong trong buổi sáng, càng sớm càng tốt. Có thể sáng mai địch sẽ có cuộc càn lớn. Cháu xin phép chú cháu về trước có được không. Đằng nào lát nữa các chú cũng đến.

- Ừ, mày cứ về trước đi.

Ông Sáu dẫn một số người len lỏi vào lối mòn, trong khu vực thanh niên xung phong bị địch phục kích.

Một cảnh khủng khiếp và thương tâm diễn ra trước mắt họ. Chỗ hai ba xác chết, chỗ sáu bảy xác chết... nằm nghiêng nằm sấp co quắp các kiểu. Những cô gái nằm đó còn để lại những dấu hiệu nỗi đau đớn ghê gớm trước giây phút tắt thở. Những đôi bàn tay nhỏ nhắn trắng như sáp, nắm chặt lấy bụi cỏ hoặc bấm sâu xuống nền đất. Những cái miệng há hốc méo xệch như đang gào thét kêu cứu. Có cái xác còn hơi ấm chừng như vừa tắt thở cách đấy vài phút.


Họ đi vào một vạt rừng mới bị đốn, gần ngay bờ đìa cỏ, những lửa than còn ngún khói. Tới gốc một cây tràm lớn đang cháy dở, dưới gốc tràm có một xác cô gái bị cháy hết quần áo. Cái thi thể trần trụi đó ở tư thế nằm bắn, đôi tay vẫn giữ chặt khẩu AK. Bên cạnh cô là một đống vỏ đạn. Mọi người đứng lặng vài giây để tỏ lòng ngưỡng mộ người chiến sĩ vô danh ấy.


Văng vẳng tiếng gọi của anh em bộ đội đang gọi những người đang còn ẩn nấp. Mấy người làm nhiệm vụ thu nhặt thi hài liệt sĩ thì thầm bàn tán.

- Có khi chị em ẩn ngay gần đây, nhưng sợ địch chưa rút nên chưa dám ra.

- Gọi to như thế, chẳng lẽ không nghe thấy.

- Tôi có lần "chém vè", địch rút lâu rồi, có người gọi nhưng còn nghe ngóng chán, vì sợ địch đóng giả.

- Có lý. - Ông Sáu Chồn nói. - Tao là người quen nhiều đứa trong bọn nó. Nghe tiếng tao chắc chúng nhận ra ngay. Gần đây có cái đìa cỏ rậm lắm. Chắc chúng chém vè ở đó.

Ông Sáu xăm xăm bước về phía đìa cỏ đưa hai bàn tay khum khum làm loa "Tao là Sáu Chồn đây. Chú tới tìm các cháu", ông nhắc đi nhắc lại vài lần câu nói đó.

Trong đám sậy dưới đìa bỗng lay động, và từ đó có tiếng con gái yếu ớt:

- Chú Sáu cứu chúng cháu với.

- Ôi chú Sáu. Ôi các anh kéo em lên với. Chân em tê không bước được.

...

Những người đứng trên bờ không ai bảo ai, đều lội ào xuông đìa dìu chị em lên.

Mừng vì qua được cơn hoạn nạn, các cô gái đều khóc nức nở. Cánh đàn ông cũng không cầm được nước mắt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM