Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:48:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổng kết Lịch sử đấu tranh chống gián điệp 1945-2005  (Đọc 8978 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #100 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 10:11:18 am »

22. Trích: Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 26/11/1984 của Bộ Chính trị vẽ công tác an ninh

I- Tình hình và âm mưu hoạt động tình báo của đich ở nước ta và ba nước Đông Dương

1. Chủ trương chiến lược tình báo của địch hiện nay

Trước đây, đế quốc Mỹ và các thế lực phản động khác tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm đặt ách thống trị thực dân kiểu mới ở trên đất nước ta và cả ba nước Đông Dương. Mục đích của công tác tình báo chiến lược của địch là đi sâu tìm hiểu tình hình quân sự và chính trị của ta, nhất là về mặt quân sự nhằm chủ động đánh phá ta để giành thắng lợi.


Sau khi miền Nam Việt Nam được giải phóng, thống nhất đất nước và cuộc chiến tranh chống bọn bành trướng, bá quyền Trung Quốc xảy ra, ý đồ chiến lược tình báo của Trung Quốc và Mỹ dã có sự thay đổi về cơ bản.

Phương hướng chiến lược lâu dài của Trung Quốc là nhằm thôn tính nước ta bằng nhiều cách. Hiện nay chúng đang đánh ta cả trước mặt và sau lưng. Ở biên giới phía Bắc tiến hành một dạng chiến tranh lấn chiếm, ở phía sau chúng tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt nhằm làm cho ta suy yếu, tạo nên những cuộc bạo loạn và lật đổ. Đồng thời phối hợp với chiến trường Cam-pu-chia, giúp đỡ và chỉ đạo bọn tay sai ở đó nhằm đánh chiếm lại địa bàn Cam-pu-chia bằng nhiều cách, ở Lào, chúng cũng tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mật và làm áp lực quân sự ở biên giới, gây phỉ trong nội địa để tìm cách phá hoại và lật đổ.


Đế quốc Mỹ và các thế lực phản động khác nhân cơ hội này câu kết với bọn bành trướng, bá quyền Trung Quốc nhằm trở lại Việt Nam và ba nước Đông Dương bằng cách xâm nhập tình báo kết hợp với lực lượng ở trong nội địa để tiến hành phá hoại ta nhiều mặt, chờ thời cơ thuận lợi tạo nên những cuộc bạo loạn và nổi dậy từ bên trong. Đồng thời giúp bọn tay sai của chúng câu kết với bọn phản động khác ở Cam-pu-chia nhằm đánh chiếm lại Cam-pu-chia.


Để phục vụ cho ý đồ chiến lược chung của chúng đối với ba nước Đông Dương mà Việt Nam là địa bàn quan trọng bậc nhất, nhiệm vụ chiến lược của tình báo Trung Quốc và Mỹ đối với ta đều chung một mục đích là xâm nhập vào nội bộ của ta trên những địa bàn, mục tiêu quan trọng và đưa người, trang bị, vũ khí vào nội địa nhằm thu thập tin tức để có kế hoạch phá hoại, gây bạo loạn và lật đổ từ bên trong. Chúng đang lợi dụng tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước ta đang có nhiều mặt tiêu cực và quản lý lỏng lẻo để dễ bể thực hiện ý đồ chiến lược tình báo của chúng.


2. Những âm mưu và thủ đoạn hoạt động của địch

Sau ngày miền Nam Việt Nam được giải phóng, bộ máy tình báo của Mỹ và các thế lực phản động khác ở cả miền Bắc và miền Nam phần lớn đã bị tan rã; bộ máy tình báo của Trung Quốc cũng bị tan rã nhiều. Nhưng mấy năm nay chúng đã trở lại hoạt động một cách ráo riết nhằm hình thành mạng lưới tình báo. Địa bàn chính mà chúng làm bàn đạp để xâm nhập vào nội địa của ta, Lào, Cam-pu-chia là biên giới Trung Quốc (đáng chú ý chúng tổ chức các chợ đường biên ở phía Bắc), biên giới Thái Lan và đường biển (nhất là vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ) để xâm nhập, móc nối nhằm đánh vào những địa bàn, mục tiêu quan trọng của ta về kinh tế, chính trị, tư tưởng, khoa học kỹ thuật, quân sự, ngoại giao, các khu dân cư có nhiều vấn đề (dân tộc, tôn giáo...) và những thành phần phức tạp trong xã hội. Chúng còn kết hợp với các địa bàn cố định và lưu động ở trên đất nước ta như các cơ quan sứ quán nước ngoài, các phái đoàn lâm thời, các chuyên gia, lưu học sinh và những đoàn vào thăm viếng để đánh ta. Ở ngoài nước, chúng nhằm đánh vào các địa bàn cố định của ta, như: các cơ quan đại diện, các lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, các công nhân học nghề, lao động Việt Nam và đánh vào các địa bàn lưu động của ta, như: các đoàn của ta ra công tác ở nước ngoài, đường hàng không và tàu viễn dương của ta ra nước ngoài.


Các thủ đoạn hoạt động của địch thường dùng là: hàng, tiền, gái, văn hoá phẩm đồi trụy và thu tin bằng cách trực tiếp là chính; đồng thời kết hợp với mặt kỹ thuật. Việc làm này có tính chiến lược chứ không chỉ ở trong phạm vi chiến thuật. Mặt khác, chúng kết hợp các hoạt động tình báo với những tệ nạn xã hội và các lực lượng phản động khác ở trong nước để phá hoại.


Những âm mưu và thủ đoạn của địch nói trên có đạt được kết quả đến đâu còn tùy thuộc vào chỗ mạnh, chỗ yếu trong công tác an ninh giữa ta và địch. Hiện nay, bộ máy tình báo của địch ở trong nước và ngoài nước đang tích cực triển khai. Nhưng chỗ dựa của chúng ở trong nước ta là lực lượng chính trị thì không có nhiều, về ta, tuy bộ máy an ninh còn yếu nhưng cơ sở chính trị của ta mạnh, mặc dầu ta còn nhiều nhược điểm nhất là trong tình hình tiêu cực hiện nay. Nếu ta không tích cực khắc phục những tiêu cực đó thì nó trở thành vấn đề chính trị nghiêm trọng mà dịch có thể triệt để lợi dụng.

II- ...........................
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 10:24:58 am »

III- Chủ trương của ta về công tác an ninh

1. Vị trí quan trọng của công tác an ninh

Từ trước đến nay có nhiều đồng chí chưa quan niệm đúng đắn và chưa thấy hết tầm quan trọng chiến lược của công tác an ninh; cho công tác an ninh chỉ là để truy quét, bắt bớ bọn gián điệp; có lúc lẫn lộn công tác an ninh với công tác tổ chức Đảng. Những việc nói trên, vừa qua đã được uốn nắn một phần.


Công tác an ninh là một công tác vô cùng quan trọng; trong thời bình đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thì công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội phải đứng hàng đầu. Trong chiến tranh, công tác quân sự phải đứng hàng đầu, còn công tác an ninh vừa phải đánh gián điệp và phản động, giữ vững hậu phương, vừa phải hỗ trợ đắc lực cho quân đội để đánh địch. Nhưng tình hình đất nước ta hiện nay vừa có hòa bình, vừa đương đầu với dạng chiến tranh lấn chiếm ở biên giới và đối phó với kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của bọn bành trưỏng, bá quyền Trung Quốc câu kết với đế quốc Mỹ và các thế lực phản động khác, vừa phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó với chiến tranh quy mô lớn nếu địch gây ra nên công tác an ninh cũng như công tác quân sự đều có nhiệm vụ rất quan trọng, để bảo vệ Tổ quốc. Công tác an ninh có nhiệm vụ nắm toàn bộ tình hình địch, phát hiện những âm mưu và thủ đoạn hoạt động của địch, để xuất với Bộ Chính trị và Trung ương Đảng những chủ trương có tính chất chiến lược để đánh địch, phá tan âm mưu và hoạt động của địch nhằm bảo vệ đường lối của Đảng, các cơ quan đầu não và trọng yếu của Đảng và Nhà nước. Không những nó có tầm quan trọng đối với nước ta mà cả ba nước Đông Dương.


2. Nhiệm, vụ chiến lược của công tác an ninh

Căn cứ vào nhiệm vụ chiến lược chính trị trước mắt và lâu dài của Đảng đã đề ra; căn cứ vào tình hình vào âm mưu thủ đoạn hoạt động của địch trong thời gian nhất định (giữa Trung Quốc và Mỹ có chỗ khác nhau) mà xác định nhiệm vụ chiến lược của ngành An ninh; xác định địa bàn, mục tiêu và đối tượng hoạt động của ta về kinh tế, chính trị, tư tưởng, khoa học kỹ thuật, quân sự, ngoại giao và các khu dân cư có nhiều vấn đề (dân tộc, tôn giáo...) và những thành phần phức tạp trong xã hội nhằm bảo vệ ta và đánh bại âm mưu chiến lược trước mắt và lâu dài của địch.


Nhiệm vụ và phương hướng chiến lược trung tâm của công tác an ninh hiện nay là đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn phá hoại, gây bạo loạn và lật đổ của địch từ bên trong nội bộ; góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Với tinh thần chủ động tấn công kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự và tấn công thành một chiến lược đổ đánh địch.


3. Bộ máy tổ chức lãnh đạo của công tác an ninh

Phải tổ chức lại bộ máy an ninh cho phù hợp với nhiệm vụ chiến lược đánh địch và tính chất của ngành An ninh. Trước mắt, vẫn để Bộ Nội vụ nhưng phải tách An ninh và cảnh sát thành hai ngành riêng biệt, trừ một vài bộ phận còn phải tổ chức chung. Phải bổ sung một số Thứ trưởng để có đủ người phụ trách ở hai ngành. Đồng chí Bộ trưởng cũng như Giám đốc Công an các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phải dành đại bộ phận thời gian làm công tác an ninh và lãnh đạo phối hợp giữa hai ngành An ninh và cảnh sát. Ở Bộ cũng như Ban Giám đốc Công an các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phải phân công hai đồng chí Thứ trưởng (hoặc hai Phó Giám đốc) thứ nhất thường trực để giúp Bộ trưởng, Giám đốc điều hành công việc ở hai ngành. Riêng đồng chí Thứ trưởng, Phó Giám đốc thứ nhất phụ trách cảnh sát phải được tăng thêm quyền hạn để thay mặt Bộ trưởng, Giám đốc giải quyết công việc của ngành Cảnh sát để đồng chí Bộ trưởng, Giám đốc tập trung đại bộ phận thời gian lo về công tác an ninh.


Bộ máy tổ chức an ninh trong Quân đội trước mắt phải gấp rút chấn chỉnh, tổ chức lại và đặt mối quan hệ chặt chẽ với Bộ Nội vụ theo một quy chế riêng (sẽ có quy định sau).

Các lực lượng vũ trang biên phòng phải tổ chức thành hệ thống thống nhất lực lượng biên phòng và tăng cường công tác nghiệp vụ an ninh, đặt mối quan hệ chặt chẽ với Bộ Nội vụ về công tác an ninh cùng như công tác an ninh trong Quân đội như đã nói trên. Để cho sự phối hợp được chặt chẽ giữa công tác an ninh trong Quân đội và lực lượng vũ trang biên phòng với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng cần bàn với Bộ Nội vụ có một quy chế riêng để công tác phối hợp được chặt chẽ hơn.


Trong tình hình hiện nay, tổ chức an ninh trong Quân đội và lực lượng vũ trang biên phòng trực thuộc uỷ ban Quốc phòng của Đảng.

Riêng bộ đội bảo vệ sau khi đã được chấn chỉnh lại, cần giao các đơn vị này về Bộ Nội vụ (sẽ có một quy chế).

Bộ máy tổ chức an ninh phải tổ chức theo địa bàn và mục tiêu, không nhất thiết tổ chức theo hệ thống hành chính. Trong bộ máy công an nói chung và ngành An ninh nói riêng phải rất chú ý củng cố cơ quan lãnh đạo ở các cấp cả về số lượng, chất lượng, nhất là mặt chất lượng và phải chú trọng củng cố bộ phận tham mưu chiến lược và chiến thuật.


Về mặt tổ chức, phải kết hợp chặt chẽ giữa An ninh với các ngành liên quan, như: tổ chức Đảng, Bộ Ngoại giao, Ngoại thương, các cơ quan đối ngoại và tuyên truyền của Đảng và Nhà nước... Phải định một quy chế làm việc chặt chẽ với các ngành, nhất là công tác bảo mật phòng gian; quản lý những mục tiêu, đối tượng quan trọng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước; quản lý những đoàn ra và vào nước ta.


Phải phân cấp quản lý về mặt bắt, giam giữ, điều tra xét hỏi và quản lý hồ sơ; nhưng phải củng cố cho được bên dưới thì việc phân cấp mới có hiệu lực.

Trong bộ máy phải làm cho nội bộ thật trong sạch, vững mạnh, cho nên phải chống mọi biểu hiện tiêu cực, đưa những phần tử tiêu cực và có những quan hệ phức tạp ra khỏi bộ máy Công an nói chung và ngành An ninh nói riêng và có kỷ luật nghiêm minh. Đồng thời, vừa phải chống quan liêu, hành chính bao cấp, vừa phải chống tự do tuỳ tiện, thực hiện sự lãnh đạo thật chặt chẽ.


Trong ngành An ninh phải có chế độ bảo mật phòng gian, bảo quản tài liệu và hồ sơ cho thật nghiêm ngặt.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nắm chắc tình hình để phát huy ưu điểm và kịp thời sửa chữa những thiếu sót.

Hệ thống tổ chức an ninh phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Thường vụ các cấp uỷ Đảng.

Công tác an ninh còn phải kết hợp chặt chẽ với bạn Lào và Cam-pu-chia thành một chiến lược chung; quan hệ hợp tác chặt chẽ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.


4. Tổ chức màng lưới của An ninh

Tổ chức màng lưới của An ninh phải rộng khắp, cả trong nước và ngoài nước theo nguyên tắc: bí mật và đơn tuyến. Muốn vậy, phải căn cứ vào nhiệm vụ chiến lược của công tác an ninh và tình hình, âm mưu thủ đoạn hoạt động của địch mà xác định địa bàn, mục tiêu, đối tượng cụ thể trong từng vị trí, từng ngành, từng bộ phận quan trọng ở trong nước cũng như ở ngoài nước.


Trên cơ sở xác định địa bàn, mục tiêu, đối tượng như nói ở trên mà bố trí màng lưới tình báo và phản gián có trọng tâm, trọng điểm, tránh phân tán. Việc tổ chức, bố trí màng lưới phải kết hợp giữa phòng ngự và tấn công, giữa trong nước và ngoài nước. Chú ý kết hợp chặt chẽ màng lưới ở cơ sở giữa trinh sát đặc tình, điều tra xét hỏi và tổ an ninh dân phố. Màng lưới ở cơ sở hết sức quan trọng, gắn liền phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc với công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu; nếu không tổ chức và củng cố được những màng lưới này thì không thể đánh địch được.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #102 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 10:25:55 am »

5. Phương châm đánh địch

Việc đánh địch hiện nay có khó khăn nhất định (như lẫn lộn giữa tiêu cực trong đội ngũ cán bộ hoặc giữa khuyết điểm trong quản lý và kỹ thuật với địch phá hoại...). Cho nên, phải xây dựng tốt tổ chức Đảng (đảng uỷ, chi bộ), xây dựng cơ chế và nội quy quản lý của xí nghiệp và cơ quan cho thật hoàn chỉnh, phối hợp chặt chẽ với ngành Công an. Đồng thời, muốn đánh địch có hiệu quả còn phải tổng kết rút kinh nghiệm từng vụ, việc.


Ngoài việc tổ chức tham mưu về mặt chiến lược phải chú trọng tổ chức tham mưu về mặt chiến thuật để nghiên cứu những âm mưu và thủ đoạn hoạt động của địch; đề ra cách đánh đối với từng loại đối tượng khác nhau.


Đánh địch phải hết sức chủ động, linh hoạt, nhạy bén. Phải kết hợp giữa lực lượng nổi và chìm; phải đánh địch tận gốc và đánh từ xa; đánh cả bề rộng lẫn bề sâu và triệt để. Phải theo dõi lâu dài, tránh ăn non và không được nửa chừng bỏ dở.


Biện pháp đánh địch lợi hại nhất là sử dụng đặc tình, nhất là dùng người của địch đánh trở lại, cắm được vào trong lòng địch; đồng thời kết hợp với mặt kỹ thuật.

Muốn chủ động phòng ngự cũng như tấn công phải lấy cơ sở đảng, cơ sở quần chúng làm chỗ dựa rất cơ bản để bảo vệ ta và đánh địch theo chiều rộng; kết hợp với nghiệp vụ công an để đánh địch theo chiều sâu. Hiện nay cơ sở đảng, cơ sở quần chúng ở nhiều nơi, nhất là ở những vùng thành phần dân cư phức tạp còn yếu. Nên phải chú ý củng cố cơ sở đảng, cơ sở quần chúng thì mới làm chỗ dựa vững chắc cho An ninh đánh địch.


Muốn đánh địch có hiệu quả phải kết hợp một cách đồng bộ và chặt chẽ giữa trinh sát nội, ngoại tuyến, đặc tình, điều tra xét hỏi, kỹ thuật và tổ an ninh dân phố. Tránh những khuyết điểm như: sử dụng đặc tình bừa bãi, ăn non, bỏ dở, truy bức, mớm cung.


6. Vấn đề đào tạo cán bộ

Vấn đề đào tạo cán bộ hiện nay rất quan trọng (cả về số lượng và chất lượng) để hình thành cho được tổ chức và màng lưới của ngành An ninh, nhất là tình báo.

Phải chấn chỉnh chương trình giáo vụ một cách thiết thực và phương pháp đào tạo sao cho thích hợp với yêu cầu của công tác tình báo. Chú trọng huấn luyện trong thực tế. Phải tổng kết những kinh nghiệm của ta để huấn luyện và đào tạo cán bộ. Cách đào tạo cán bộ phải từ trình độ thấp nâng dần lên trình độ cao (như học xong sơ cấp ra công tác một thời gian rồi đưa đi học trung cấp... cứ trình tự như vậy nâng đến đại học).


Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tình báo và yêu cầu của tổ chức bộ máy lãnh đạo và màng lưới an ninh mà có quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ cho trước mắt và lâu dài, đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Cách lựa chọn, tiêu chuẩn cán bộ phải tùy từng loại tình báo và phản gián khác nhau mà tuyển lựa. Hết sức chú trọng đào tạo cán bộ lãnh đạo ở các cấp và cán bộ an ninh như: trinh sát, đặc tình, điều tra xét hỏi và kỹ thuật. Ngoài tiêu chuẩn về phẩm chất cao và năng lực nghiệp vụ, phải chú ý những người có đức tính: trung thực, dũng cảm, bình tĩnh, nhạy bén, linh hoạt và yêu nghề. Đào tạo từng mặt và toàn diện, việc đào tạo cán bộ cho ngành An ninh thì đào tạo trong nước là chính.


Cần tuyến chọn những cán bộ tốt trong các ngành, có đủ phẩm chất và năng khiếu để tăng cường cho tổ chức an ninh.

Phải có quy chế quản lý cán bộ an ninh cho thật chặt chẽ.

Phải tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đi đôi với việc chăm lo giải quyết đời sống, đề cao kỷ luật; ba biện pháp đó phải kết hợp chặt chẽ với nhau để bài trừ các biểu hiện tiêu cực hiện nay. Phải cương quyết đưa ra khỏi ngành Công an những cán bộ có những biểu hiện tiêu cực, không đủ tiêu chuẩn.


Đối với số cán bộ đến tuổi hưu hoặc nếu ốm yếu không làm việc được thì cho về hưu; nếu đến tuổi hưu vẫn còn khỏe mạnh và còn khả năng làm việc tốt thì để lại vì loại cán bộ này tích luỹ nhiều kinh nghiệm.


7. Chế độ, chính sách, phương tiện hoạt động và ngân sách

Để bảo đảm cho ngành An ninh và cảnh sát hoạt động có hiệu quả, phải xem xét lại loàn bộ các chế độ, chính sách hiện nay, ngang với tiêu chuẩn chế độ của Quân đội và theo một thể chế chính quy như Quân đội. Riêng về An ninh phải có ngân sách đặc biệt và phải có chính sách cho từng loại cán bộ an ninh khác nhau.


Đồng thời, phải tăng cường các phương tiện và điều kiện làm việc cho ngành An ninh và cảnh sát, nhất là các phương tiện đi lại, thông tin, nghiệp vụ; có đủ điều kiện làm việc và chỗ ăn, ở.


8. Chế độ, chính sách bắt, giam giữ, cải tạo và quản lý hộ khẩu.

Phải thi hành đúng chế độ bắt giữ theo lệnh khẩn cấp theo quy định đã ban hành, tránh bắt bừa bãi, đồng thời phải xem xét lại trong quy chế cũ có những điều gì cần thêm bớt cho hợp lý.

Phải chấn chỉnh việc bắt, giam giữ, xét hỏi và đưa đi cải tạo và phải xét duyệt chặt chẽ theo quy định đã ban hành; đồng thời phải xem xét lại việc phân cấp cho hợp lý và giải quyết kịp thời, không để các việc ứ đọng như hiện nay.


Tội phạm chính trị không được giam chung với tội phạm hình sự mà phải có chỗ giam riêng. Cách giam giữ, đối xử với tội phạm này cũng có chỗ khác với hình sự.

Phải xem lại các chế độ nhà tù, giam giữ và cải tạo và phải cải thiện chế độ, chính sách hiện nay (kể cả việc tổ chức cho phạm nhân tự lao động sản xuất để cải thiện thêm) bảo đảm cho đúng với chính sách nhân đạo của ta.


Phải tăng cường công tác quản lý hộ khẩu và nhân khẩu để bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Việc xét duyệt hộ khẩu và nhân khâu phải do uỷ ban nhân dân quyết định, tránh tình trạng làm khó dễ vô lý và hối lộ khá phổ biến hiện nay.


Việc chấn chỉnh và tăng cường tổ chức ngành An ninh hiện nay hết sức khẩn trương và vô cùng quan trọng. Bộ Nội vụ phải phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Quốc phòng để cụ thể hóa nghị, quyết này và có kế hoạch thực hiện từng bước. Ban Bí thư thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thi hành nghị quyết này.


Bộ Nội vụ cần nghiên cứu và trình Ban Bí thư về việc chấn chỉnh tổ chức của ngành cảnh sát nhân dân.

Nghị quyết này chỉ được phổ biến đến các đồng chí Uỷ viên Trung ương, các Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, các đồng chí Bộ trương, Trưởng ban ở Trung ương về những phần có tính chất chung và một số vấn đề có liên quan đến các cấp, các ngành; còn về công tác an ninh thì không phổ biến. Riêng đối với cán bộ trung, cao của ngành An ninh và cảnh sát thì phổ biến toàn bộ nghị quyết này.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #103 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2022, 08:30:52 am »

23. Chỉ thị số 59/CT-BNV(A11), ngày 3/8/1989 của Bộ Nội vụ về tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu xác minh, xử lý đối tượng nội gián do Mỹ-ngụy cài lại trước 30-4-1975

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và nhất là trước khi rút khỏi miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ và tay sai đã thực hiện kế hoạch cài cấy nội gián vào các cơ quan của Đảng, chính quyền, đoàn thể của ta ở các cấp. Đây là âm mưu rất thâm độc nhằm phá hoại cách mạng nước ta trước mắt và lâu dài.


Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có nhiều chỉ thị về tăng cường bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lượng cách mạng chống địch phá hoại, trong đó nhấn mạnh đến công tác chống địch hoạt động nội gián và đã lập ra “Tiểu ban đặc biệt” đề chuyên lo công tác này. Bộ Nội vụ đã có Chỉ thị số 17/BNV ngày 21-7-1977 về đẩy mạnh công tác chống nội gián và thành lập Phòng Đấu tranh chống nội gián trực thuộc Cục Bảo vệ nội bộ, Tổng cục I có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Bộ theo dõi và chỉ đạo công tác phát hiện và bóc gỡ màng lưới nội gián do Mỹ và tay sai cài cấy lại.


Qua một thời gian tập trung lực lượng nghiên cứu, rà soát đã đạt những kết quả nhất định: làm rõ một mức âm mưu của Mỹ - ngụy cài cấy nội gián vào phá hoại nội bộ ta; phát hiện hơn 2.000 đầu mối nghi nội gián mà địch đã cài cấy vào nội bộ ta trước ngày 30-4-1975; Công an các cấp đã điều tra xác minh, kết luận rõ là nội gián và đề xuất xử lý 675 trường hợp, minh oan và giải oan cho 118 trường hợp; bước đầu đã bóc gỡ màng lưới nội gián, chống địch phá hoại nội bộ, góp phần vào việc củng cố xây dựng và bảo vệ Đang, chính quyên và lực lượng cách mạng từ cơ sở.


Tuy vậy, khối lượng công tác bóc gỡ màng lưới nội gián cũ còn tồn đọng rất nhiều, nhất là từ khi Ban Bí thư chủ trương giải thể “Tiểu ban đặc biệt”, giao công tác xác minh những đầu mối nội gián cho tổ chức Đảng các cấp tiến hành, vổ phía Công an cũng không có kế hoạch tiếp tục giải quyết những vấn đề còn tồn đọng. Hơn 1.000 đối tượng nghi nội gián chưa được xác minh, kết luận xử lý, có 22 vạn hồ sơ về người của ta bị địch bắt và số đối tượng chiêu hồi, khai báo nghiêm trọng nghi có hoạt động nội gián và hơn 50 ngàn hồ sơ mật báo viên, tình báo viên do địch để lại - cho đến nay ta mới thống kê số lượng mà chưa tổ chức khai thác kỹ để kết luận làm rõ vấn đề; lực lượng chuyên trách làm công tác này bị phân tán; tài liệu, hồ sơ bị mất mát thất lạc, đang tạo ra những sơ hở mà địch có thể lợi dụng.


Trong tình hình hiện nay, Nhà nước ta đang mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực; đã có nhiều biểu hiện bọn tình báo gián điệp bên ngoài lợi dụng những hoạt động công khai để bí mật móc nối liên lạc với các đầu mối nội gián cũ và chỉ đạo số này tiếp tục hoạt động.


II
Để chủ động đấu tranh với âm mưu và hoạt động này của địch, lực lượng phản gián ở các cấp phải tập trung vào một số công tác sau:

1) Rà soát, thống kê lại toàn bộ các loại hồ sơ bao gồm: hồ sơ “đầu mối”, hồ sơ “kế hoạch”, hồ sơ “người bị địch bắt đã đầu hàng phản bội”, hồ sơ “đối tượng chiêu hồi”, hồ sơ “mật báo viên”, “tình báo viên” va “cộng tác viên”... của địch để lại mà ta thu được còn tồn ở các đơn vị, địa phương chưa được khai thác xử lý. Có kế hoạch tập trung khai thác hết hồ sơ này. Đối chiếu danh sách đối tượng nội gián, nghi nội gián trước đây để phát hiện hết số đối tượng nội gián mà địch cài lại.

2) Trên cơ sở đó phải thống kê phân loại: số đã xác minh, kết luận, xử lý; số chưa xác minh; số còn ở trong nội bộ; số đã chuyển ra ngoài xã hội; số chuyển đi nơi khác hoặc đã xuất cảnh; số đã chết.

3) Có kế hoạch xác minh từng đối tượng, theo đúng quy trình xác minh đối tượng nội gián như chỉ thị số 17 ngày 21-7-1977 của Bộ đã quy định tập trung vào số đối tượng hiện còn trong các cơ quan, nhất là bộ phận thiết yếu quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước. Ưu tiên xác minh trước những đối tượng đang giữ các chức vụ về Đảng và chính quyền từ cấp quận (kể cả huyện và thị xã); trưởng, phó ban ngành trực thuộc quận trở lên.

4) Những đối tượng đã rõ là nội gián thì nghiên cứu đề xuất các đối sách xử lý thích hợp.

- Những đối tượng nội gián có biểu hiện hoạt động hiện hành hoặc chưa bị vô hiệu hóa, qua nghiên cứu xét thấy có điều kiện mở rộng công tác đánh địch, phục vụ yêu cầu công tác phản gián trước mắt và lâu dài thì tiến hành lập án đấu tranh, những phải hết sức chú ý đề phòng và hạn chế những thiệt hại mà đối tượng có thể gây ra.

- Những đối tượng còn trong cơ quan, đơn vị (ngoài diện lập án) thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để kiến nghị và bàn kế hoạch với thủ trưởng có thẩm quyền điều chuyển đối tượng ra khỏi bộ phận thiết yếu, quan trọng, sang cơ quan khac; cho nghỉ hưu, cho thôi việc hoặc xử lý bằng biện pháp hành chính khác. Trong xử lý phải cân nhắc kỹ giữa công, tội và hậu quả do họ gây ra. Các biện pháp điều chuyển xử lý phải tiến hành khéo léo, đảm bảo bí mật, tránh thô bạo, gây ảnh hưởng xấu về chính trị. Đối với con cái họ khi bố trí sắp xếp ngành nghề, đi học tập công tác phải tuân thủ các quy định, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước.

- Những đối tượng trước đây được công nhận các danh hiệu: anh hùng, dũng sĩ... hoặc công nhận là liệt sỹ (đối với những đối tượng đã chết), hay qua xác minh đã làm rõ là nội gián thì thông báo, kiến nghị cấp uỷ, chính quyền có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan khác làm thủ tục để xóa các danh hiệu đó.

- Những đối tượng đã chết hoặc chạy ra nước ngoài thì phải làm đủ thủ tục hồ sơ để lưu. Những đối tượng đã chuyển đi nơi khác thì thông báo và làm thủ tục hồ sơ chuyển cho Công an nơi đối tượng chuyển đến biết để phối hợp xử lý.

5) Tập trung khai thác hồ sơ những người bị địch bắt đã có khai báo nghiêm trọng; khai thác hồ sơ những đối tượng chiêu hồi, đầu hàng, phản bội gây hậu quả nghiêm trọng; xác minh làm rõ hoàn cảnh, lý do và mức độ khai báo, phản bội, đầu hàng; phát hiện những tín hiệu đối tượng nhận làm việc cho địch để tiến hành điều tra kết luận.

6) Những người trước đây kết luận là nội gián và đã bị xử lý, nay qua điều tra xác minh kết luận không phải là nội gián thì phải phối hợp với Ban Bảo vệ Đảng, Kiểm tra Đảng, thủ trưởng có thẩm quyền và các Ban, Ngành có liên quan khác để tiến hành minh oan, giải oan cho họ. Làm các thủ tục kết thúc hồ sơ, sửa sai, phục hồi các quyền lợi, đền bù các quyền lợi mà họ được hương theo chế độ, chính sách của Nhà nước. Làm tốt công tác ổn định tư tưởng cho họ, đề phòng những hoạt động kích động đối với số này.

7) Xác minh, kết luận, xử lý đối tượng nội gián cũ là một công tác có liên quan nhiều đến sinh mạng chính trị của cán bộ đảng viên. Vì vậy phải hết sức thận trọng, khách quan, chính xác theo Chỉ thị số 17 ngay 21/7/1977 của Bộ Nội vụ đã hướng dẫn. Những đối tượng qua kiểm danh, kiểm diện thấy họ là đảng viên hoặc đang giữ các chức vụ trong các tổ chức Đảng, chính quyền, khi thẩm tra xác minh kết luận và xử lý phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ báo cáo xin ý kiến đã được quy định trong Quyết định số 54 và Chỉ thị 236/BBT của Ban Bí thư ra ngay 18/9/1976.


III

1) Để đảm bảo việc theo dõi, chỉ đạo tập trung, thống nhất, Bộ giao cho Cục Bảo vệ nội bộ trách nhiệm tham mưu giúp Bộ về công tác này. Cục Bảo vệ nội bộ và hệ thống tổ chức bảo vệ nội bộ ở Công an các địa phương có nhiệm vụ:

- Theo dõi, tổng hợp tình hình, hướng dẫn công tác và phối hợp với các tổ chức: kiểm tra Đảng, tổ chức Đảng (gồm bộ phận bảo vệ Đảng) các cấp để tiến hành thẩm tra, xác minh kết luận và đề xuất hình thức xử lý.

- Tổng kết rút ra những âm mưu, phương thức, thủ đoạn của địch và kinh nghiệm công tác đấu tranh của ta để giúp Bộ và Giám đốc công an các địa phương để chỉ đạo và hướng dẫn.

- Phát hiện đầu mối nội gián cho các đơn vị trinh sát.


2) Trong khi tiến hành đấu tranh xử lý những đối tượng nội gián cũ, nếu phát hiện các đối tượng này có hoạt động hiện hành thì báo cáo cho Tổng cục Phản gián hoặc Bộ, Ban Chỉ huy phản gián các địa phương để có sự phản công; chỉ đạo lực lượng tổ chức đấu tranh chuyên án. Những lực lượng được phân công tiến hành đấu tranh cần có sự phối hợp chặt chẽ với Bảo vệ nội bộ.


3) Cục Hồ sơ an ninh ở Bộ và Phòng Hồ sơ an ninh ở các địa phương có trách nhiệm khai thác để thống kê, phân loại chính xác những tài liệu về đối tượng nội gián; phối hợp với lực lượng Bảo vệ nội bộ và các lực lượng khác khai thác những hồ sơ cũ còn tồn tại; tổ chức tốt việc quản lý hồ sơ không để thất lạc, mất mát, hư hỏng.


4) Để giúp lãnh đạo Bộ theo dõi công tác nghiên cứu xác minh, xử lý đối tượng nội gián cũ, ở Cục Bảo vệ nội bộ lập Phòng “Nghiên cứu xử lý đối tượng nội gián cũ”, để Cục Bảo vệ nội bộ chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ trên.

Công an các tỉnh từ Quảng Trị trở vào căn cứ vào số lượng đối tượng nội gián, nghi nội gián cũ còn tồn tại mà bố trí một tổ chuyên trách từ 3-5 cán bộ đặt ở Phòng Bảo vệ nội bộ, do 1 đồng chí lãnh đạo phòng phụ trách, ở các tỉnh phía Bắc, tuỳ theo tình hình số lượng đầu mối nội gián cũ mà cử từ 1-2 cán bộ ở phòng Bảo vệ nội bộ giúp ban chỉ huy phản gián địa phương về vấn đề này.

Lãnh đạo Công an và Ban chỉ huy phản gián các địa phương phải quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác này, đảm bảo chế độ báo cáo định kỳ về Bộ. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của cấp uỷ Đảng trong việc xác minh xử lý đối tượng nội gián.

Cán bộ làm công tác nội gián ở Bộ và địa phương phải là đảng viên, có tác phong làm việc khách quan, thận trọng, có ý thức tổ chức kỷ luật chặt chẽ, có phẩm chất và năng lực để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

Các địa phương cần nghiên cứu kỹ và có kế hoạch thực hiện đầy đủ Chỉ thị này. Quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc báo cáo về Bộ (A11, A25) để Bộ nghiên cứu hướng dẫn tiếp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #104 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2022, 08:08:59 pm »

PHẦN II
CÁC TỔ CHỨC CỦA ĐỊCH


Các tổ chức gián điệp hoạt động ở Đông Dương (1945-1954)

A. Tổ chức gián điệp

I. Thuộc hệ thống quân sự

1. Phòng Nhì quân đội Pháp ở Đông Dương

* Phòng Nhì quân đội Pháp ở Viễn Đông (Deuxième bureau de troupes francaises en Extrême Orient - 2èB T.F.E.O.).

* Phòng Nhì quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương (Deuxième bureau de troupes françaises en Indochine du Nord - 2èB T.F.I.N.).

* Phòng Nhì quân đội Pháp ở Trung Đông Dương (Deuxième bureau de troupes françaises en Indochine du centre 2èB T.F.I.C.).

* Phòng Nhì quân đội Pháp ở Nam Đông Dương (Deuxième bureau de troupes françaises en Indochine du Sud 2eB T.F.I.S).


2. Phòng Nhì quân đội Pháp ở Việt Nam

* Phòng Nhì thuộc khu vực có chiến sự ở Bắc Kỳ (Deuxième bureau de la zone opérationelle du Toukin - 2B Z.O.T.).

* Phòng Nhì ở các binh chủng

- Phòng Nhì lục quân (Deuxième bureau des forces terretres).

- Phòng Nhì hải quân (Deuxième bureau de la marine).

- Phòng Nhì không quân (Deuxième bureau de l’air).


3. Quân báo (Service de renseignements - S.R.)

- Quân báo lục quân.

- Quân báo thuỷ quân.


4. Bảo an quân đội (Sécurité militnire - S.M.)

- Bảo an lục quân (Sécurité militaire * S.M.)

- Bảo an hải quân (Sécurité navale - S.N.)

- Bảo an không quân (Sécurité air - S.A.)


5. Cơ quan tình báo quân sự (Service d’intelligence générale - S.I.G); ngụy trang là: Sở Nghiền cứu lịch sử (Service d’ etudes historiques - S.E.H.).


6. Cơ quan phản gián (Bureau de contre espionnage - B.C.E.).


7. Biệt kích hỗn hợp nhảy dù (Groupement de commandos mixtes aéroportés - G.C.M.A.).


II. Hệ thống tổ chức ngành hành chính

* Sở Liêm phóng liên bang (Sûreté fédérale).

* Cơ quan thu thập tình báo hải ngoại và phản gián (Service de documentations extésrieures et de contre espionnagge - S.D.E.C.E.).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #105 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2022, 08:14:06 pm »

B. Các tổ chức do thám khác

* Anh:

- Cơ quan tình báo Anh (Intelligence service - I.S.).

* Mỹ:

- Cục Điều tra liên bang Mỹ (Federal bureau of investigation - F.B.I.).

- Cục Tình báo Trung ương Mỹ (Central Intelligence agency - C.I.A.).

Hai tổ chức này trực thuộc một cơ quan trá hình của Mỹ là detachement sino (Trung Quốc), burmano (Miến Điện), Indien (Ấn Độ). Từ năm 1950, CIA và FBI tập trung điều tra tình hình có tính chiến lược về chiến tranh, xu hướng chính trị của nhân dân, viện trợ quốc tế, đảng phái chính trị... ở nước ta.


Từ năm 1951, chúng thành lập trên đất nước ta những tổ chức trá hình đó là: “Tổ chức đại chúng học vụ”, “Tổ chức y tế lưu động”, “Hội bảo hiểm nhân thọ”; vừa hoạt động tình báo, vừa gây chiến tranh tâm lý.

* Tưởng:

- Quân thống (Tổ chức trong quân đội).

- Trung thống (trong Quốc dân đảng).

- Tuý tinh quân đội và bảo mật cục.

* Nhật


C. Cơ quan điều tra do thám ngụy quyền

* Công an ngụy quyền: Từ năm 1948, Công an ngụy quyền phát triển về tổ chức và lực lượng; cấp tỉnh gọi là Ty Bảo an (an ninh); ở Bắc Bộ có Sở Cảnh binh Bắc Việt; Trung Bộ có Sở Cảnh binh Trung phần. Từ năm 1950, ngụy quyền thống nhất các cơ quan này thành Nha Công an và sau đó là Bộ An ninh.


* Do thám Công giáo: Thời kỳ đầu có tên là Phòng Nhì Việt binh đoàn, thường làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ lực lượng quân sự của các khu công giáo. Từ năm 1950, thành lập Phòng 2 tự lực Bùi Phát và tiến hành hoạt động do thám.


Phòng Nhì (Deuxième bureau - 2eB)

Phòng Nhì là một cơ quan tình báo thuộc Bộ tham mưu quân đội Pháp, có nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu của các cơ quan do thám thuộc hệ thống quân sự cũng như hành chính, phục vụ yêu cầu của Bộ tham mưu quân đội Pháp. Phòng Nhì hướng dẫn hoạt động của các cơ quan do thám khác và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan quân báo (R.S), Bảo an quân đội (S.M).


Phòng Nhì quân đội pháp ở Bắc Dông Dương (Deuxième bureau de troupes françaises en Indochine du Nord - 2eB T.F.I.N.)

I. Nhiệm vụ của Phòng Nhì quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương

Tập trung tài liệu, tình hình quân sự ở tất cả các khu thuộc địa bàn Bắc Bộ, nghiên cứu những kế hoạch nghi binh, hành binh, chống gián điệp và cung cấp tài liệu cho Bộ chỉ huy quân sự Pháp.

II. Tổ chức của Phòng Nhì của quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương

* Gồm 3 phòng trực thuộc:

1. Phòng nhân viên (Bureau personnel): Có nhiệm vụ tung gián điệp ra hậu phương, tuyển lựa nhân viên, tổ chức và điều khiển hoạt động của điệp viên.

2. Phòng nghiên cứu tổng hợp (Bureau centralisatear etudes et recherches): có nhiệm vụ tập trung tài liệu của các khu, tổ chức nghiên cứu phát hiện những vấn đề nghi vấn.

3. Cơ quan thu thập tình báo hải ngoại và phản gián (Service documentation exteriéures et contre espionnage).


* Phòng Nhì quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương còn trực tiếp tổ chức hoạt động tình báo ở nội, ngoại, thành Hà Nội và chia ra làm 4 khu vực:

- Ban miền Bắc (Section Nord);

- Ban miền Nam (Section Sud);

- Ban nội thành (Section elephant);

- Ban đạo Thiên Chúa (Section catholiques).

Các khu vực hoạt động theo địa bàn và chịu trách nhiệm thu thập tin tức gửi về Phòng để nghiên cứu, xử lý theo yêu cầu của các khu chiếm đóng.


Phòng Nhì thuộc chiến trường Bắc Bộ (Deuxième bureau de la zone opérationelle du Tonkin- 2 B.Z.O.T)

Phòng Nhì thuộc chiến trường Bắc Bộ có hệ thống ở 4 miền và 1 khu tự trị. Dưới miền và khu tự trị có các khu; tại những địa bàn trọng điểm còn có các tiểu khu:

I. Miền biên giới Đông Bắc (Zone frontiere Nord - Est) đóng tại Lạng Sơn gồm có 2 khu:

1- Khu Lạng Sơn:

- Tiểu khu Lạng Sơn;

- Tiểu khu Lộc Bình;

- Tiểu khu An Châu.


2- Khu Thất Khê:

- Tiểu khu Thất Khê;

- Tiểu khu Cao Bằng;

- Tiểu khu Đông Khê.


II- Miền bờ biển (Zone côtiere) gồm có 2 khu:

1. Khu Hải Phòng:

- Tiểu khu Bắc Hải Phòng;

- Tiểu khu Nam Hải Phòng;

- Tiểu khu Hải Dương;

- Tiểu khu Kiến An.


2. Khu Cẩm Phả:

- Tiểu khu Hòn Gai;

- Tiểu khu Cẩm Phả;

- Tiểu khu Tiên Yên;

- Tiểu khu Móng Cái.


III. Miền Bắc châu thổ (Zone delta Nord) gồm 4 khu:

Khu Hà Nội:

- Tiểu khu Liễu Giai.

2. Khu Hà Đông:

- Tiểu khu Sơn Tây (đặt tại Trung Hà).

3. Khu Bắc sông Hồng:

- Tiểu khu Phúc Yên;

- Vĩnh Yên.

4. Khu Gia Lâm:

- Tiểu khu Phủ Lạng Thương;

- Tiểu khu Bắc Ninh;

- Tiểu khu Gia Lâm;

- Tiểu khu Phủ Lỗ;

- Tiểu khu Bắc Hà Đông;

- Tiểu khu Bần Yên Nhân.


IV. Miền Nam châu thổ (Zone delta Sud) đóng tại Hà Nội:

* Khu Nam Định:

- Tiểu khu Nam Định;

- Tiểu khu Thái Bình;

- Tiểu khu Phát Diệm.


V. Khu tự trị tại Lai Châu (Secteur autonome) gồm 6 tiểu khu:

1. Tiểu khu Fammeau;

2. Tiểu khu Sơn La;

3. Tiểu khu Tuần Giáo;

4. Tiểu khu Mộc Yên;

5. Tiểu khu Nghĩa Lộ;

6. Tiểu khu Lào Cai.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #106 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2022, 08:42:00 pm »

Cơ quan Tình báo quân sự (Service d’ intelligence générale - SIG)

Tên hoá trang là: Sở Nghiên cứu lịch sử (Service d'etudes historiques-S.E.H)

* S.I.G có tên gọi hoá trang là Sở Nghiên cứu lịch sử. Thực chất là một tổ chức gián điệp của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Viễn Đông, hoạt động tình báo quân sự phục vụ cho chiến dịch. Hoạt động của S.E.H nhằm điều tra, phá hoại về mọi mặt nhưng chủ yếu là điều tra về quân sự, về các đơn vị chủ lực của ta và tổ chức hoạt động nội gián.

- S.E.H chịu sự hướng dẫn của 2eB, thuộc lực lượng quân sự Pháp ở Viễn Đông (F.A.E.O).

- Thời gian đầu, S.E.H được thiết lập ở Bắc Bộ và Nam Bộ, sau phát triển 4 chi nhánh: Bắc Bộ (S.E.H.A.N), Trung Bộ (S.E.N.A.M), Nam Bộ (S.E.S.A.S) và ở Miên (S.E.C.A.M).


+ Ở Bắc Bộ:

- Sở Nghiên cứu lịch sử miền Bắc (S.E.H.A.N) gồm 4 phòng và 2 chi nhánh:

1. Phòng Nghiên cứu báo chí và hoạt động của cộng sản.

2. Phòng Nghiên cứu tin tức, phạm vi hoạt động trong nội địa.

- Phòng Nghiên cứu dư luận chung, tin tức, phạm vi hoạt động trên các mặt của xã hội.

3. Phòng Nghiên cứu dư luận chung, tin tức, phạm vi hoạt động trên các mặt của xã hội.

5. Chi nhánh Lạng Sơn.

6. Chi nhánh Hải Phòng.


+ Ở Trung Bộ:

- Sở Nghiên cứu lịch sử miền Trung (S.E.N.A.M) có 1 chi nhánh đặt tại Đồng Hới.


+ Ở Nam Bộ:

- Sở Nghiên cứu lịch sử miền Nam (S.E.S.A.G).


+ Ở Miên:

- Sở Nghiên cứu lịch sử Miên (S.E.C.A.M).


Các chi nhánh của S.E.H hoạt động biệt lập với Bộ tư lệnh các kỳ, nhưng khi cần vẫn cung cấp tài liệu cho 2eB các kỳ.


Cơ quan thu thập tình báo hải ngoại và phản gián (Service de documentations extérieures et de contre espionnage - S.D.E.C.E.)

- Cơ quan thu thập tình báo hải ngoại và phản gián (S.D.E.C.E) có phạm vi hoạt động rộng, điều tra, sưu tập các tài liệu về mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, quân sự... ở tất cả các nước trên thế giới.

- Nó đảm nhiệm cả việc điệp báo và phản gián của hai cơ quan trước đây là Phòng Điều tra quân sự và hành động trung ương (Bureau central de renseignements et d’action - BCRA) và Tổng cục Nghiên cứu và Điều tra (Direction générale des etudes et de renseignemenrs - DGER).

- Tại Đông Dương, tổ chức của cơ quan tình báo chiến lược và phản gián là một chi nhánh của S.D.E.C.E ố Pari có nhiệm vụ:

Về điệp báo: Điều tra tình hình mọi mặt ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á, Trung Hoa...

Về phản gián: Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan liêm phóng liên bang (S.F.) để giữ gìn an ninh trật tự và an ninh địa bàn chiếm đóng.

Nắm sự hoạt động của các giới Pháp ở Đông Dương và các khu vực thuộc chi nhánh quản lý.

Tổ chức cơ quan quân báo (Service de renseignements - S.R)

Cơ quan quân báo là cơ quan điều tra gắn liền với cấp quân đội, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Nhì (2èB) để thu thập tài liệu hoạt động quân sự ở Đông Dương, báo cáo cho bộ chỉ huy Quân đội Pháp.

Hệ thống tổ chức của cơ quan quân báo biệt lập; có một hệ thống nằm cạnh các cơ quan tham mưu ở các binh chủng, đơn vị quân đội cho đến tận từng trung đội, tiểu đội; một hệ thống được bố trí theo khu vực, hệ thống này vừa hoạt động về quân sự vừa hoạt động về chính trị.


- Tổ chức cơ quan quân báo:

+ Cơ quan quân báo lục quân (S.R. militaire).

+ Cơ quan quân báo hải quân (SR. marine).

+ Cơ quan quân báo không quân (S.R. air).


Tổ chức theo địa phương:

Tổ chức này có tính chất tự trị để đảm bảo duy trì an ninh và mạng lưới thu lượm tin phục vụ cho các đơn vị quân đội Pháp đến móc nối.

Mạng lưới Trung Hoa ở Bắc Bộ

1. Tỉnh Cao Bằng

Tổ chức tình báo “Cảnh vị Vân Nam” chịu trách nhiệm điều tra các hoạt động quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chính phủ Việt Nam; điều tra về chính trị, quân sự của chính phủ Việt Nam tại Trung Quốc.

2. Tỉnh Lạng Sơn

Đặc vụ Trung Hoa tập trung ở vùng Thất Khê, có nhiệm vụ điều tra tình hình chính trị, quân sự ở Thất Khê, lôi kéo Hoa kiều hoạt động gián điệp và tâm lý chiến.

- Ban điện đài.

- Ban kinh tế.

- Ban giao thông liên lạc.

3. Hà Nội: Có 2 nhóm Quốc dân đảng

Nhóm 1: Đặt trụ sở tại 223 Hàng Bông, do Jules Voòng (Vương Chí Ngũ) dưới hình thức chủ bút báo Thái Bình Dương và Trương Viên Văn Hoa (Hopital Chinois) phụ trách. Nhân viên phần lớn ở trong tổ chức Viễn Đông báo cục.

Nhóm 2: Trụ sở tại Mã Mây do Chu - Loi phụ trách, chịu trách nhiệm điều tra các đảng viên Đảng Cộng sản và mối liên lạc của Đảng Cộng sản Trung Quốc với Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức này có quan hệ mật thiết với 2eB để trao đổi thông tin.

4. Tại Hải Phòng

Tại Hải Phòng có một nhóm đặc vụ, trụ sở tại ngõ 7 Thuận Thái, phố Dương Cát, do điệp viên Diệp Văn phụ trách. Nhân viên là những công chức làm trong các công sở.


Gián điệp biệt kích hỗn hợp nhảy dù (Groupement de commandos mixtes aéroportés - GCMA)

* GCMA thành lập tháng 5 năm 1951, chịu sự chỉ huy trực tiếp của Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. GCMA là một tổ chức gián điệp vũ trang, hoạt động chủ yếu ở vùng tự do của ta và vùng tranh chấp giữa ta và địch với hai hình thức xâm nhập đường bộ và đường dù. Hoạt động với phương châm: Nhanh chóng, bí mật.


* Tổ chức GCMA:

1. Cơ quan Trung ương đóng tại Sài Gòn do Trung tá Grall chỉ huy.

2. Dưới cơ quan Trung ương có GCMA cấp kỳ:

GCMA Bắc Kỳ, GCMA Nam Kỳ, GCMA Trung Kỳ, GCMA Cao Miên, GCMA Lào.

GCMA kỳ gồm 6 phòng: Liên lạc, biên thuỳ, trường huấn luyện, văn thư, quản trị, tác chiến.

3. Dưới cấp kỳ có cấp chi nhánh GCMA đặt ở những địa bàn trọng điểm:

- Nam Kỳ có các chi nhánh Bến Tre, Sa Đéc, Trà Vinh...

- Trung Kỳ có các chi nhánh ở Hòn Mê, Quảng Bình, Phú Thọ, Sơn Tây, Hà Đông, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Đồng Văn, Hòn Mê (Thanh Hoá).

GCMA chi nhánh gồm 4 bộ phận:

+ Trinh sát võ trang.

+ Hành động.

+ Tổ chức chính trị.

+ Tuyên truyền.

Công an ngụy quyền Bùi Chu

Năm 1949, tại Bùi Chu có 2 cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ trật tự và an ninh trong khu vực Bùi Chu và 6 huyện phía Nam tỉnh Nam Định: Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Trực Ninh và Nghĩa Hưng.

Ngày 24-4-1950, Tổng bộ Bùi Chu thống nhất Ty Quân báo và Ty Cảnh binh thành Ty Công an bộ tổng Bùi Chu gồm có 4 ban, 3 phòng: Ban Tư Pháp, Ban trật tự; Ban điều tra; Ban tuyên, nghiên, huấn; Phòng văn thư; Phòng trinh sát.

* Phòng trinh sát chịu trách nhiệm về hoạt động của các tổ trinh sát các quận:

+ Quận 1: Huyện Xuân Trường.

+ Quận 2: Huyện Hải Hậu.

+ Quận 3: Huyện Giao Thuỷ.

+ Quận 4: Huyện Trực Ninh.

+ Quận 5: Huyện Nam Trực.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #107 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 01:54:22 pm »

Hệ thống cơ quan đặc biệt của Mỹ

1. Hội đồng An ninh quốc gia

Thành lập năm 1947 theo pháp lệnh 1233 do Tổng thống Tru-Man ký. Thành phần gồm:

+ Tổng thống Mỹ, đứng đầu.

+ Những người đứng đầu trong các cơ quan tình báo Mỹ.

+ Các nhân vật quan trọng trong nội các Mỹ.


2. Cộng đồng tình báo

Được thành lập theo pháp lệnh 1233 do Tổng thống Mỹ ban bố năm 1947. Là một tổ chức đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Cục Tình báo trung ương; có trách nhiệm thực thi toàn bộ kế hoạch có tính chiến lược, chiến thuật của Hội đồng An ninh quốc gia. Cộng đồng gồm có: Hội đồng Tình báo đối ngoại và Ủy ban Cố vấn tình báo đối ngoại.


3. Cục Tình báo trung ương (CIA)

Thành lập 18-9-1947 theo pháp lệnh 1233 do Tổng thống Mỹ ban bố năm 1947. CIA là cơ quan tình báo chính của Mỹ, có nhiệm vụ:

+ Thu thập tin tức từ nước ngoài và phản gián từ nước ngoài.

+ Thực hiện các lệnh đặc biệt của Giám đốc tình báo trung ương Mỹ và Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia.

Tổ chức của CIA gồm 4 bộ phận chính:

+ Cục Hoạt động (Phó Cục tình báo trung ương phụ trách).

+ Cục Khoa học - công nghệ (Phó Cục tình báo trung ương phụ trách).

+ Cục Tình báo (Phó Cục tình báo trung ương phụ trách).

+ Cục Hành chính (Phó Cục tình báo trung ương phụ trách).


4. Cục Tình báo Bộ Quốc phòng (DIA)

Thành lập năm 1952. Là đơn vị cung cấp tin tức tình báo về quân sự và phản gián; đáp ứng các yêu cầu về tin tình báo cho Bộ Quốc phòng và điều phối các yêu cầu về tin tình báo của Bộ Quốc phòng cho các đơn vị khác. DIA có nhiệm vụ phục vụ cho các hoạt động trong và ngoài nước Mỹ.


5. Cục An ninh quốc gia (NSA)

Trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Tiến hành hoạt động tình báo điện tử đối với thế giới, tiến hành an ninh thông tin trên các phương diện:

- Trực tiếp triển khai các trung tâm điện tử trong và ngoài nước Mỹ.

- Trang bị phương tiện khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho các cơ quan tình báo khác.

- Sản xuất và ứng dụng các bộ khoá mã.

- Kiểm soát thông tin viễn thông.


6. Cục Điều tra liên bang (FBI)

Thành lập năm 1908 nằm ở Bộ Tư pháp Mỹ. Có nhiệm vụ đảm bảo tình hình an ninh nội địa.


7. Cơ quan phòng nghiên cửu của Bộ Ngoại giao (INR)

Nhiệm vụ: cung cấp thông tin và sản phẩm cuối cùng của cộng đồng tình báo cho Bộ Ngoại giao; tự tiến hành thu tin tình báo phục vụ cho Bộ Ngoại giao. Phối hợp các hoạt động tình báo của Bộ Ngoại giao để trợ giúp lợi ích của Mỹ trong công việc đối ngoại.

Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #108 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 01:57:11 pm »

Hệ thống tế chức CIA ở miền Nam Việt Nam

Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thành lập chi nhánh CIA hoạt động ở Châu Á; dưới có hệ thống chi nhánh CIA Đông Nam Á.

Chi nhánh CIA Đông Nam Á đặt trụ sở tại Băngcốc, Thái Lan; chỉ đạo các chi nhánh ở Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Lào và Việt Nam.

Chi nhánh CIA tại Việt Nam thành lập năm 1955, trụ sở đóng ở Sài Gòn, thời kỳ đầu do đại tá Conein phụ trách.

CIA chỉ đạo hoạt động và có quan hệ chặt chẽ với Tình báo Quân sự thuộc các lực lượng Lục quân, Không quân, Hải quân, Lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại Việt Nam; các cơ quan tình báo, cảnh sát, quân sự, dân sự, đảng phái chính trị của ngụy quyền Sài Gòn.


Hệ thống tổ chức gồm 13 đầu mối:

1- Phòng cố vấn

Phụ trách và điều khiển hoạt động của các cơ quan tình báo, đàn áp của ngụy (Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, Cảnh sát quốc gia, Cảnh sát đặc biệt, các trung tâm thẩm vấn, Trung tâm chiêu hồi, Đoàn bình định nông thôn, Uỷ ban Phượng Hoàng... Các cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (USIS), Phát triển kinh tế và viện trợ (USAID), Tổ chức Tình nguyện Quốc tế...) của Mỹ tại Việt Nam.


2- Phòng Chính trị

Chuyên trách về tôn giáo, đảng phái và các tổ chức tình báo trá hình, tổ chức chính trị: Đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Hoà Hảo, đạo Cao Đài; Đại Việt, Quốc dân đảng, Hạ nghị viện, Thượng nghị viện, Trung tâm chiêu hồi, Trung tâm thẩm vấn...


3- Phòng Việt Cộng

Chuyên trách điều tra về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam; tổ chức người xâm nhập vào hàng ngũ chính trị, quân sự và các tổ chức, đoàn thể cách mạng miền Nam.


4- Phòng Tình báo

Chịu trách nhiệm tổng hợp, phân tích tin tình báo thu được từ các nguồn, báo cáo về cơ quan Trung ương tại Mỹ.

5- Phòng Phản gián

6- Phòng An ninh

7- Phòng Hành chính nhân sự

8- Phòng Làm báo động

9- Phòng Ngoại kiều

10- Phòng Hậu cần

11- Phòng Y tế

12- Đội hành động đặc biệt

13- Đội công tác vùng chiến thuật

Phụ trách 4 đội công tác tại 4 vùng chiến thuật:

* Đội công tác quân khu I, đóng tại Đà Nẵng.

* Đội công tác quân khu II, đóng tại Nha Trang.

* Đội công tác quân khu III, đóng tại Biên Hoà.

* Đội công tác quân khu IV, đóng tại Cần Thơ.

Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #109 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 02:00:46 pm »

Các trung tâm chỉ huy gián điệp biệt kích của Mỹ, ngụy

I- Sở Kỹ thuật

Đầu năm 1957, Mỹ phát triển “Liên đội quan sát số I” thành “Sở Kỹ thuật”, trụ sở tại Sài Gòn.

* Từ năm 1957 đến 1967, Sở Kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ:

- Huấn luyện, tổ chức tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc bằng đường không, hoạt động dài ngày và ở sâu trong nội địa để thu tin tình báo, phá hoại, gây cơ sở.

- Huấn luyện, tổ chức tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc bằng đường biển, hoạt động nhanh, phá hoại và thả hàng tâm lý.

- Huấn luyện, tổ chức tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc bằng đường bộ (vượt biên, thậm thụt qua biên giới), hoạt động trên các trục đường giao thông chiến lược, thu tin tình báo và phá hoại.


* Hệ thống tổ chức gồm 6 phòng:

- Phòng An ninh.

- Phòng Truyền tin.

- Phòng Hành quân.

- Phòng Tài chính.

- Phòng Theo dõi khoá sinh.

- Phòng Tâm lý chiến.


Phòng Hành quân gồm 3 hệ thống:

1. Hệ thống Red-Dragon: Đóng tại Long Thành (Biên Hoà) chuyên trách xâm nhập bằng đường không vào sâu trong nội địa.

2. Hệ thống Strata: Đóng tại Sơn Trà (Đà Nẵng) chuyên trách xâm nhập khu vực biên giới Việt-Lào, hoạt động trên các trục đường giao thông tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.

3. Hệ thống nhái: Đóng tại Mỹ Khê (Đà Nẵng); chia làm 2 loại

+ Nhái ướt: Xâm nhập bằng đường biển, mỗi toán từ 3 đến 4 tên, phá hoại các mục tiêu dưới nước, sát bờ biển hoặc cửa sông và thả hàng tâm lý.

+ Nhái khô: Xâm nhập bằng đường biển, mỗi toán từ 10 đến 20 tên, phá hoại các mục tiêu ở sâu trong đất liền, đánh nhanh, rút nhanh và thả hàng tâm lý.



II- Sở liên lạc mới

Thành lập năm 1967, đóng tại Sài Gòn, có nhiệm vụ huấn luyện, tung gián điệp biệt kích ra vùng giải phóng, vùng giáp ranh và dọc biên giới Việt-Miên-Lào (từ vĩ tuyến 17 trở vào). Sở Liên lạc mới chia làm 3 khối: Khối hành chính, Khối Kế hoạch, Khối Công tác.

- Khối hành chính: có 4 Ban (Nhân viên, Tiếp liệu, Y tế quân xa).

- Khối Kế hoạch: có 2 Phòng (Phòng Tình báo, Phòng Thông tin).

- Khối Công tác: có 2 Phòng (Phòng Hành quân, Phòng Đại diện ở Mỹ Khê, Đà Nẵng). Dưới 2 Phòng có 2 tiền doanh Phú Bài và Kon Tum. Dưới 2 tiền doanh là các D xung kích và các toán nhỏ “Lôi Hổ” trực tiếp xâm nhập. Do yêu cầu của cuộc chiến tranh xâm lược, Sở Liên lạc mới còn được giao nhiệm vụ huấn luyện địa phương quân, dân vệ theo phương thức gián điệp biệt kích; cài cắm ở lại để thu tin, phá hoại sau mỗi trận càn quét.


III- Trung tâm Khăm Khao (Lào)

Thành lập năm 1966, có nhiệm vụ huấn luyện, tung gián điệp biệt kích ra vùng giải phóng Pathét (Lào), dọc biên giới Lào-Việt, Thái Lan, Cam-pu-chia. Trung tâm Khăm Khao có 5 quân khu trong đó quân khu II, do trung tướng phỉ Vàng Pao chỉ huy, đặt căn cứ ở Long Chẹng (thủ đô của bọn phản động người Mèo). Quân khu II huấn luyện gián điệp biệt kích phần lớn là người Mèo; tung biệt kích ra vùng giải phóng Pathét và địa bàn người Mèo sinh sống trên đất Lào, Việt Nam, dọc biên giới Việt-Lào từ Quảng Bình đến Lai Châu.

Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM