Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:31:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổng kết Lịch sử đấu tranh chống gián điệp 1945-2005  (Đọc 8976 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #80 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2022, 07:15:20 pm »

2- Trong mọi công tác đấu tranh chống gián điệp cụ thể đều phải quán triệt tinh thần phòng ngừa và đánh địch:

a) Phải tổ chức tốt, chặt chẽ, toàn diện những công tác nhằm phòng ngừa hoạt động của gián điệp địch, cần phải quán triệt ý nghĩa và tác dụng rất lớn của những công tác nhằm phòng ngừa địch trong công tác đấu tranh chống gián điệp nói chung. Nâng cao cảnh giác cách mạng đề phòng mọi sự hoạt động phá hoại của gián điệp phái đi liền với những biện pháp về tổ chức và đối sách phòng ngừa. Vì thế, để làm tốt những công tác nhằm phòng ngừa địch thì một mặt phải không ngừng củng cố những tổ chức bảo vệ ở cơ quan, xí nghiệp, đơn vị quân đội, khu phố, xã, hợp tác xã; mặt khác phải luôn luôn cải tiến những chế độ nội quy bảo vệ, những quy định về chính sách và biện pháp cụ thể cho phù hợp với những chuyển biến mới trong âm mưu, thủ đoạn hoạt động của địch, cũng như phù hợp với trình độ giác ngộ và trình độ tổ chức của quần chúng.


Để nâng cao cảnh giác của cán bộ và nhân dân thì tốt nhất là bằng những việc cụ thể và người cụ thể. Cơ quan Công an cần phải tích cực trinh sát để đi đến phá án và lấy những tài liệu có thể công bố thuộc về những vụ án gián điệp đã khám phá và trừng trị để đề cao tính cảnh giác cách mạng của cán bộ và nhân dân. Nhưng cùng không nên quan niệm một chiều là muốn nâng cao cánh giác thì chỉ bằng cách phổ biên địch tình, nếu địch tình chưa biết điều gì mới hoặc có những điều bí mật không thể phổ biến được thì nội dung nâng cao cảnh giác sẽ trở thành nghèo nàn, khô khan và công thức. Bên cạnh việc phổ biến và phân tích một số điểm về âm mưu thủ đoạn hoạt động của địch, nội dung nâng cao cảnh giác thích hợp với từng địa phương, từng đơn vị, từng thời gian, tốt nhất là thường xuyên nắm chắc những việc mất cảnh giác, sơ hở, khuyết điểm cụ thể của đơn vị, của cá nhân trong đơn vị, phân tích gắn liền với âm mưu, thủ doạn của địch, để nâng cao nhận thức về cảnh giác đồng thời có biện pháp tích cực giải quyết ngay việc cụ thể.


Việc nâng cao cảnh giác của mọi người là việc làm nhằm phòng ngừa địch theo bề rộng. Bên cạnh đó cần giải quyết tốt việc bảo vệ bí mật quốc gia về chính trị, quân sự, kinh tế v.v... không để có sơ hở, không để lộ bí mật với kẻ địch là tích cực bảo vệ có trọng điểm chống gián điệp địch. Việc làm trong sạch những cơ quan, bộ phận và khu vực trọng yếu có nhiều bí mật quốc gia phải được tiến hành một cách chủ động nhằm mục đích thu hẹp tiến tới bịt những sơ hở mà kẻ địch có thể lợi dụng. Phải hết sức coi trọng công tác bảo vệ nội bộ trong công tác đấu tranh chống gián điệp.


Cần phải tiến hành một cách phổ biến những công tác nhằm phòng ngừa địch mà toàn dân đều có trách nhiệm làm và đều có thể làm được. Riêng trong ngành Công an thì tất cả các ngành nghiệp vụ không riêng gì ngành trinh sát đều phải có ý thức phòng ngừa địch, bảo vệ mình, không riêng gì các ngành chuyên trách về bảo vệ nội bộ mà các ngành hoạt động ngoài xã hội cũng phải có ý thức phòng ngừa địch, bảo vệ mình, không riêng các bộ phận nghiệp vụ trong cơ quan Công an mà Công an xã, Bảo vệ dân phố v.v... đều phải làm những công tác nhằm phòng ngừa địch.


Trước mắt cần đẩy mạnh phong trào bảo vệ trị an ngoài xã hội với nội dung phòng gian thiết thực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao cảnh giác trong toàn Đảng, toàn dân chống mọi âm mưu hoạt động gián điệp, biệt kích của địch; nghiêm chỉnh và khẩn trương thi hành chỉ thị làm trong sạch biên giới, bờ biển, giới tuyến; nắm tình hình cụ thể từng khu vực quan trọng về chính trị, quốc phòng, kinh tế, có kế hoạch phối hợp làm trong sạch trong nội bộ và ngoài xã hội ở những khu vực đó. Trong các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường thì phải thường kỳ tổ chức phổ biến tình hình địch (trong phạm vi có thể) kết hợp với kiểm điểm các sơ hở mất cảnh giác, kiểm điểm việc thi hành chế độ nội quy để thiết thực nâng cao cảnh giác và đẩy mạnh việc đôn đốc chấp hành các chế độ nội quy được bổ sung, gấp rút hoàn thành những văn bản chính thức quy định cụ thể phạm vi bí mật quốc gia, quy định việc giao dịch với những người ngoại quốc, việc quay phim chụp ảnh v.v... Các ngành Bảo vệ cơ quan văn hoá và Bảo vệ kinh tế phải điều tra nghiên cứu toàn diện những cơ quan, cơ sở ngành mình phụ trách và vạch kế hoạch toàn diện nhằm thuần khiết các cơ quan, cơ sở trước hết những nơi quan trọng và nắm vững chắc tình hình trong cơ quan, cơ sở.


b) Trong công tác trấn áp phản cách mạng phải coi nội dung đấu tranh chống gián điệp là một vấn đề rất quan trọng. Phải tiến tới phát hiện cho kỳ được tất cả những tên gián điệp ẩn náu để đấu tranh bắt giữ và trừng trị chúng một cách kịp thời.


Muốn như thế, trong từng địa phương một, trong từng ngành nghiệp vụ một phải xác định rõ những đối tượng gián điệp mà địa phương hay ngành nghiệp vụ phải đấu tranh. Phải căn cứ các đối tượng vạch ra mà bố trí kế hoạch đấu tranh một cách đúng đắn ở từng địa bàn khác nhau thích hợp với từng nơi như biên giới, bờ biển và giới tuyến; các thành phố, các khu kinh tế, quân sự, đường giao thông chiến lược, trong nội bộ quân đội và các cơ quan xí nghiệp.


Về cách đấu tranh thì phải khéo léo kết hợp với việc đánh tỉa từng tên hay từng nhóm nhỏ với việc quét những mẻ lưới lớn (bắt giữ hoặc tập trung cải tạo), kết hợp việc đánh địch bằng đấu tranh chuyên án với trấn áp có tính chất quần chúng (cải tạo, khoanh vùng). Bên cạnh việc trực diện đấu tranh chống bọn gián điệp, phải hết sức coi trọng việc đối phó với những cơ sở xã hội của bọn gián điệp có biểu hiện hoạt động. Trong tình hình hiện nay, đấu tranh chống bọn phản động lợi dụng tôn giáo, bọn phản động miền núi, bọn phản động trong tầng lớp tề ngụy và bọn đảng phái phản động cũ có tác dụng rất tốt đối với công tác chống gián điệp.


Trong cách đấu tranh, cách xử lý thì phải nắm vững chính sách và sách lược, có phân biệt và có kế hoạch chu đáo thích hợp với bọn có cương vị ngoại giao và bọn không có cương vị ngoại giao, với bọn đên lâm thời và bọn nằm lỳ, với bọn chuyên hoạt động tình báo, bọn có hoạt động phá hoại và bọn làm giao thông liên lạc, với bọn ngoại quốc và bọn là người Việt Nam; phải phân biệt ngoài xã hội với trong nội bộ. Về sách lược và phương pháp phải khôn khéo và linh hoạt, nhưng phải quán triệt đầy đủ sâu sắc nguyên tắc “bảo vệ mình tiêu diệt địch”. Chính vì thế mà phải thống nhất nhận định về phương châm công tác trinh sát “tính toán lâu dài, trinh sát nội tuyến”, không để hiểu lệch lạc có hại. Đối với trong nội bộ các cơ quan và xí nghiệp cần phải chỉ đạo công tác đánh địch một cách khẩn trương và tích cực không được để kéo dài có hại, nhất là ở những bộ phận cơ mật trọng yếu thì phải khôn khéo điều kẻ địch ra chiến trường khác, đồng thời phải tránh khuynh hướng nhất loạt gạt ra khỏi cả những bộ phận không có gì bí mật làm địch cảnh giác.


Từng địa phương phải có phương án đấu tranh với bọn gián điệp một cách cụ thể, có phân công thi hành giữa các cấp, các bộ phận, và phân công cụ thể cho từng cá nhân. Căn cứ Chỉ thị 69 ngày 14-12-1960 cần hoàn thành dự kiến công tác để trình cấp uỷ Đảng và Bộ duyệt y. Trong dịp thi hành chỉ thị về việc tập trung cải tạo, phải tích cực lập danh sách những bọn gián điệp nguy hiểm cần tập trung. Nắm vững tình hình hoạt động chống đối của các loại đối tượng, tăng cường việc nhặt thường xuyên những tên có hành động chống đối tích cực, trắng trợn. Tiếp tục tích cực tiến hành công tác khoanh vùng trấn áp phản cách mạng, công tác cải tạo bọn tề, ngụy, phản động cũ, trước hết ở các khu vực xung yếu. Đẩy mạnh công tác chuyên án đấu tranh chống bọn gián điệp ẩn núp bí mật để mau chóng phá án tốt. Cần nghiên cứu một số chính sách và pháp luật cụ thể phục vụ đắc lực cho việc đấu tranh chống gián điệp, nhằm trừng trị nghiêm ngặt bọn gián điệp, đồng thời góp phần làm tan rã tư tưởng và tổ chức chúng. Trước mắt phải khẩn trương tổ chức tốt việc đề phòng và chổng gián điệp biệt kích Mỹ-Diệm.


c) Phải quán triệt tinh thần phòng ngừa và đánh địch trong từng loại công tác thuộc về trinh sát bí mật, quản lý hành chính công khai, vận động quần chúng và trong công tác cụ thể của mọi ngành nghiệp vụ Bảo vệ chính trị, Trinh sát biên phòng, Phái khiển, Bảo vệ kinh tế, Bảo vệ cơ quan văn hoá, Bảo vệ quân đội, Trinh sát hình sự, Trị an dân cảnh, Chấp pháp, Lao cải... của các cấp Công an từ Trung ương đến khu, tỉnh, huyện, xã, khu phố và các cơ sở bảo vệ. Phải mau chóng thanh toán nhận thức tách rời một cách máy móc tinh thần hai mặt phòng ngừa và đánh địch của công tác đấu tranh chống gián điệp, hoặc chỉ thiên về một chiều phòng ngừa đơn thuần hay đánh địch đơn thuần.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2022, 07:16:05 pm »

3- Công tác đấu tranh chống gián điệp phải được tiến hành và phải được đẩy mạnh theo 3 loại công tác: tăng cường công tác trinh sát phản gián; nâng cao hiệu suất của các biện pháp quản lý hành chính công khai và các chế độ nội quy bảo vệ; vận động đông đảo quần chúng tham gia công tác đấu tranh chống gián điệp.


a) Tăng cường đội ngũ trinh sát về số lượng và chất lượng là vấn đề quan trọng để đẩy mạnh việc điều tra nghiên cứu và đánh địch. Các cán bộ làm công tác chống gián điệp phải được rèn luyện về tư tưởng, chính trị và nghiệp vụ. Làm cho các cán bộ trinh sát đều thành thạo các công tác nghiệp vụ cơ bản của trinh sát: Sưu tra, xác minh hiềm nghi, đấu tranh chuyên án, xây dựng đặc tình nghiên cứu. Chỉ có thành thạo các công tác nghiệp vụ cơ bản của trinh sát thì mới có thể nâng cao được hiệu suất công tác trinh sát. Song song với việc học tập tại chức, cần mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đấu tranh chống gián điệp ngắn ngày; tại trường Công an Trung ương, nội dung công tác đấu tranh chống gián điệp phải được rất chú ý trong các bài mục.


Mấu chốt chính để đẩy mạnh công tác trinh sát bí mật là mạng lưới đặc tình rộng rãi và có chất lượng. Các địa phương, các ngành nghiệp vụ phải thường xuyên chăm lo xây dựng mạng lưới đặc tình, quán xuyến được đầy đủ các địa bàn, các đối tượng, và có chất lượng cao, đúng nguyên tắc “cần thiết và có thể”. Phải có kế hoạch cụ thể để trong một thời gian nhất định sáu tháng hay một năm, không kể ở địa bàn nào, đối với đối tượng nào, đều phải có đặc tình có tác dụng đảm bảo nắm được tình hình địa phương và loại đối tượng đó một cách vững chắc; số lượng đặc tình cần thiết phải xây dựng là tuỳ theo nhu câu thực tế và khả năng hiện nay của mạng lưới đặc tình sẵn có để đề ra mức phấn đấu cho từng nơi, từng đối tượng. (Ví dụ: hai địa bàn, địa dư như nhau nhưng do tầm quan trọng khác nhau về mặt kinh tế, chính trị, quân sự, v.v... mà số đặc tình ở địa bàn này phải nhiều hơn địa bàn kia - 2 loại đối tượng, số lượng ngang nhau, nhưng do tính chất nguy hiểm khác nhau mà số đặc tình đi vào loại đối tượng này phải nhiều hơn so với loại đối tượng kia). Đối với những đối tượng quan trọng, những địa bàn quan trọng, nhất thiết không được phép để trắng không có đặc tình. Cần chú trọng xây dựng đặc tình vào đủ mọi hạng người, trước hết là vào những tầng lớp phức tạp và những phần tử địch chịu đầu hàng ta. Việc vận dụng các cơ sở (tư tưởng chính trị, quyền lợi vật chất, tội trạng) để xây dựng đặc tình phải linh hoạt. Đối với những đặc tình không có chất lượng, hiềm nghi hai mặt, phản bội, thì đều không được tiếp tục để trong mạng lưới đặc tình, mà phải có kế hoạch khéo léo thanh loại. Phải quản lý các đặc tình có chất lượng một cách chặt chẽ để sử dụng các đặc tình đó một cách linh hoạt cơ động, và do đó phát huy đến mức cao nhất tác dụng của các đặc tình sẵn có. Tất cả các chế độ công tác đặc tình đều phải được chấp hành nghiêm chỉnh để nâng cao hiệu suất công tác đặc tình, trước hết là phải vạch cho từng đặc tình đường lối hoạt động đúng đắn; những cuộc sinh hoạt đặc tình phải được chuẩn bị chu đáo và cán bộ trinh sát phải hết sức tôn trọng công tác bí mật đối với đặc tình.


Tiếp tục đẩy mạnh công tác sưu tra đi vào bề sâu, nắm vững tình hình các cơ sở xã hội mà địch thường chú ý lợi dụng, đồng thời không bỏ qua những hiện tượng nghi có địch hoạt động nhưng thuộc vào các tầng lớp giai cấp khác, cũng như những biểu hiện có địch mà chưa thấy đối tượng. Từng địa phương, từng ngành nghiệp vụ có kế hoạch công tác sưu tra một cách toàn diện, đồng thời có kế hoạch sưu tra sâu sắc từng đối tượng, từng vấn đề, từng địa bàn, từng cơ quan, cơ sở. Tất cả các hiềm nghi đã xác định đều phải được duyệt kịp thời, đúng thủ tục, có kế hoạch phân loại và lần lượt xác minh cho đến hết, tránh làm tràn lan không trọng điểm, đồng thời cũng không được để công việc kéo dài. 


Để đẩy mạnh công tác chuyên án cần để cao mưu trí để thúc đẩy các chuyên án tiến triển tốt và giành chủ động trong cuộc đấu tranh. Tất cả các địa phương chưa có chuyên án hoặc có ít chuyên án cần phải tích cực đẩy mạnh công tác Sưu tra xác minh hiềm nghi đi tới lập án, những nơi đã có chuyên án nhưng tiến triển không tốt cần kiểm điểm lại và có kế hoạch thúc đẩy; những chuyên án có thể kết thúc thì cần nghiên cứu kết thúc. Tiếp tục đẩy mạnh việc rút kinh nghiệm công tác chuyên án và đặc tình trong chuyên án để bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm cho cán bộ trinh sát toàn ngành.


Phải đẩy mạnh công tác phái khiển mà trọng tâm là công tác phái khiển đối với miền Nam. Tất cả các lực lượng trinh sát, các đơn vị nghiệp vụ trong ngành Công an đều có trách nhiệm tính toán và chăm lo công tác phái khiển, luôn luôn chú trọng phát hiện và giới thiệu các đầu mối có thể phái khiển. Bộ phận chuyên trách phái khiển thì phải sử dụng hết những thuận lợi sẵn có để đẩy mạnh công tác phái khiển trong thời gian tới.


Cần có kế hoạch củng cố hơn nữa các bộ phận Trinh sát ngoại tuyến, Kiểm tra tài liệu bí mật, và Trinh sát kỹ thuật khác phù hợp với đặc điểm của nước ta, theo nhu cầu cống tác và khả năng.

Đối với các ngành phụ trách bảo vệ nội bộ cần khéo léo tổ chức công việc để vừa đẩy mạnh các công tác công khai có tính chất quần chúng, đồng thời đẩy mạnh công tác trinh sát, không thiên về bên này mà coi nhẹ bên kia.


Tiếp tục nghiên cứu và sắp xếp cơ cấu tổ chức của các ngành trinh sát cho thật thích hợp hơn nữa với cuộc đấu tranh, đảm bảo tổ chức trinh sát có đầy đủ tính chất chiến đấu cơ động. Giữa các bộ môn nghiệp vụ trinh sát một mặt phải có sự phân công ranh giới trách nhiệm rõ ràng, mặt khác lại phải tăng cường phối hợp chặt chẽ.


b) Muốn nâng cao hiệu suất của các công tác quản lý hành chính công khai và các chế độ nội quy bảo vệ các thể lệ chế độ của Nhà nước có quan hệ đến cuộc đấu tranh chống gián điệp (như vấn đề quản lý ngoại kiều, quản lý xuất nhập cảnh, chế độ tuyển dụng, bảo mật...) thì trước hết phải làm cho mọi cán bộ trong ngành Công an, (kể cả các cán bộ trinh sát chính trị và cán bộ trị an dân cảnh v.v...) đều hiểu rõ vị trí và tác dụng của các công tác quản lý hành chính công khai trong cuộc đấu tranh chống gián điệp.


Các công tác quản lý hành chính, các chế độ nội quy bảo vệ sẵn có phải được phát huy tác dụng phục vụ tốt cuộc đấu tranh chống gián điệp; các biện pháp nào chưa đủ đáp ứng nhu cầu đấu tranh chống gián điệp thì phải được nghiên cứu đề nghị bổ sung sửa chữa; cần phải kịp thời nghiên cứu đề nghị ban hành các biện pháp còn thiếu.


Các cán bộ làm công tác trinh sát bí mật và cán bộ làm những công tác công khai đều phải chủ động phối hợp chặt chẽ trong mọi công tác, mọi trường hợp.


c) Công tác đấu tranh chống gián điệp cũng như những công tác cách mạng khác là sự nghiệp đấu tranh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng, có cơ quan chuyên môn giúp việc. Cuộc đấu tranh chống gián điệp tuy là cuộc đấu tranh chống kẻ địch bí mật nhưng phải khẳng định rằng nhân dân đông đảo có nhiều khả năng rất to lớn tham gia từ việc phòng ngừa, phát hiện, truy tìm kẻ địch đến việc ngăn chặn và trấn áp trừng trị hoạt động phá hoại của kẻ địch. Vì thế trong khi tiến hành công tác đấu tranh chống gián điệp thì song song với những công tác trinh sát bí mật, quản lý hành chính công khai, chúng ta phải hết sức chú ý đề ra nhiều hình thức linh hoạt để vận động quần chúng tham gia trực tiếp và tích cực vào cuộc đấu tranh chống gián điệp. Có thể kể những hình thức như thơ ca, hò vè, nói chuyện, triển lãm, điện ảnh, phong trào bảo vệ trị an, cải tạo tể ngụy, khoanh vùng trấn áp phản cách mạng... Tất cả những hình thức vận động quần chúng kể trên đều nhằm nâng cao trình độ chính trị và tính cảnh giác cách mạng của quan chúng, phát, động khí thế đấu tranh cách mạng của quần chúng chống bọn phản cách mạng nói chung và bọn gián điệp nói riêng. Không nên quan niệm cố định chỉ dùng hình thức này hay hình thức khác mà phải biết dùng những hình thức thích hợp nhất đối với từng loại quần chúng, từng địa phương, trong từng lúc. Tránh khuynh hướng phô trương hình thức trong việc vận dụng các hình thức vận động quần chúng mà phải nhằm mục đích quan trọng nhất là nâng cao được tính cảnh giác của quần chúng nhân dân, huy động được lực lượng đông đảo của quần chúng nhân dân trực tiếp bắt tay vào công tác chống bọn phản cách mạng nói chung và bọn gián điệp nói riêng.

   (Phần III, IV một số công tác 8 trang 13x19).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2022, 09:23:37 am »

11. Chỉ thị số 7 VP-P4, ngày 13/5/1963 của Bộ Công an về việc đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng chống gián điệp biệt kích

I- Từ năm 1961, trước tình hình âm mưu địch có những biểu hiện mới, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 20 CT-TW ngày 22-6-1961 về việc đẩy mạnh công tác phòng chống gián điệp biệt kích của Mỹ-Diệm và Bộ Công an cũng đã ra Chỉ thị số 75 VP-P4 ngày 28-6-1961 và nhiều chỉ thị, thông tri khác hướng dẫn chung hoặc cụ thể cho các địa phương về công tác này.


Trong Nghị quyết sô 39 của Bộ Chính trị đảu năm 1962 nói về nhiệm vụ và những vấn đề cơ bản đấu tranh trấn áp phản cách mạng củng nhấn mạnh về âm mưu hoạt động gián điệp biệt kích của Mỹ-Diệm và yêu cầu nhiệm vụ đối phó của ta.


Trong gần hai năm qua, tình hình hoạt động của địch đã chứng minh rất rõ rệt sự nhận định đúng đắn của Trung ương Đảng nói trong Chỉ thị số 20 của Ban Bí thư và trong Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị. Từ năm 1961, với kế hoạch Stalây - Taylo, bọn Mỹ-Diệm một mặt ra sức đàn áp hòng dập tắt phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của nhân dân ta ở miền Nam, mặt khác tăng cường hoạt động tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm thu thập tình báo, phá hoại, gây cơ sở, lập căn cứ vũ trang chống đối lâu dài hoặc chờ cơ hội phối hợp với cuộc tấn công của địch từ ngoài vào. Gần đây, bọn gián điệp biệt kích của Mỹ-Diệm bắt đầu chuyển sang thực hiện một cách ráo riết âm mưu phá hoại các đường giao thông, cầu cống, đường điện thoại, kho tàng, phương tiện quốc phòng, phương tiện vận tải... và bọn Mỹ-Diệm hiện đang tích cực chuẩn bị những lực lượng biệt kích lớn để tiếp tục tung hàng loạt vào miền Bắc nước ta.


Chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị của Trung ương Đảng và của Bộ Công an về phòng chống gián điệp biệt kích, trong gần hai năm qua, các địa phương đã có những thành tích đáng kể về công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao cảnh giác của cán bộ và quần chúng, phát động và củng cố phong trào bảo vệ trị an, nhận thức về chuyên chính và đấu tranh trấn áp phản cách mạng, nâng cao hiểu biết về âm mưu, phương thức hoạt động của gián điệp biệt kích Mỹ-Diệm v.v...


Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích bước đầu kể trên, công tác phòng, chống gián điệp biệt kích của Mỹ-Diệm hiện nay còn tồn tại nhiều khuyết điểm và nhược điểm lớn, đáng chú ý là nhận thức về âm mưu địch chưa được sâu sắc đúng với yêu cầu của Trung ương Đảng, nhận thức về sự quan hệ gắn bó giữa hai mặt của vấn đề phòng, chống gián điệp biệt kích chưa được rõ ràng, nhận thức về vị trí quan trọng của xã (thôn, bản) trong công tác đấu tranh phòng chống gián điệp biệt kích chưa thật đầy đủ đúng mức. Ngoài ra về các mặt công tác khác như làm trong sạch tình hình chính trị và củng cố các vùng xung yếu, công tác điều tra nghiên cứu nắm vững tình hình địch, việc hợp đồng tác chiến giữa các ngành, các lực lượng... còn nhiều địa phương chưa thực hiện tốt.


II- Để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống gián điệp biệt kích của Mỹ-Diệm trong thời gian sắp đến, căn bản vẫn là phải thi hành nghiêm chỉnh và toàn diện Chỉ thị số 20 CT-TW của Ban Bí thư và các chỉ thị tiếp theo của Trung ương Đảng.

Căn cứ vào việc kiểm điểm phong trào đã qua, trong khi tiếp tục chấp hành Chỉ thị số 20 CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, cần chú ý giải quyết tốt những vấn đề lớn sau đây thuộc về nhận thức và về công tác cơ bản:

1) Cần phải quán triệt sâu sắc hơn nữa những nhận định của Trung ương Đảng về âm mưu, tính chất hoạt động của gián điệp biệt kích Mỹ-Diệm. Cần nhận thức rõ rằng Mỹ-Diệm muốn thông qua hoạt động gián điệp biệt kích để kích động những lực lượng phản cách mạng, những cơ sở xã hội của chúng, đã có sẵn ở miền Bắc nổi dậy phá hoại trật tự an ninh của miền Bắc hiện nay và chuẩn bị điều kiện cho một cuộc chiến tranh xâm lược sau này; và càng thất bại lớn ở miền Nam thì Mỹ-Diệm càng tung nhiều gián điệp biệt kích ra miền Bắc với mức độ điên cuồng, liều lĩnh hơn.

Các cấp Công an cần nhận rõ âm mưu địch một cách sâu sắc để thấy phương hướng đúng nhằm giành chủ động trong cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của Mỹ-Diệm, do đó cần khẩn trương tiến hành mọi công việc trên những vấn đề cơ bản thuộc về chiến lược.


2) Cần nhận thức rõ phòng và chống gián điệp biệt kích là hai mặt gắn bó không thể tách rời trong cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích, không thể chỉ có phòng đơn thuần và cũng không thể chỉ có chống đơn thuần.

Phòng gián điệp biệt kích là tích cực xoá bỏ càng sớm càng tốt những cơ sở xã hội của địch đã có sẵn ở miền Bắc, là khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng mọi chiến trường để đón bắt gián điệp biệt kích một cách gọn gàng, chủ động khi chúng xuất hiện, cụ thể là:

- Quét bọn phản cách mạng có sẵn ở miền Bắc;

- Cải tạo bọn tề, ngụy, phỉ, phản động cũ;

- Bảo vệ nội bộ và những mục tiêu hay khu vực quan trọng;

- Phát động khí thế cách mạng của quần chúng;

- Tổ chức việc nắm tình hình;

- Chuẩn bị chiến trường để sẵn sàng đón bắt kẻ địch.

Chống gián điệp biệt kích là chủ động, tích cực xác minh hiện tượng gián điệp biệt kích xuất hiện, kiên quyết truy tìm hoặc truy lùng để săn bắt bọn chúng cho kỳ hết, cụ thể:

- Nắm vững động thái hoạt động của địch;

- Phát hiện và săn bắt cho kỳ hết bọn gián điệp biệt kích xâm nhập;

- Đấu tranh chuyên án mở rộng công tác đánh địch.

Phòng, chống gián điệp biệt kích tốt phải trên cơ sở phong trào bảo vệ trị an vững chắc, ở đâu và lúc nào cũng phải tích cực phòng, ở đâu và lúc nào thấy địch xuất hiện thì nơi đó phải tích cực chống. Trong bất cứ tình hình nào đều phải kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, không được coi nhẹ mặt nào. Phòng gián điệp biệt kích tốt và chu đáo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chống gián điệp biệt kích một cách chủ động và có hiệu quả. Chống gián điệp biệt kích tốt càng chỉ rõ phương hướng đề phòng được đúng đắn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #83 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2022, 09:24:11 am »

3) Cần đẩy mạnh việc thực hiện những công tác cơ bản sau đây:

1- Phát động và củng cố phong trào bảo vệ trị an nhằm phát động được khí thế cách mạng của quần chúng tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng chống gián điệp biệt kích.

Các địa phương phải nghiên cứu kỹ tình hình địa phương mình, chọn những nơi xung yếu để tiến hành trước việc phát động hoặc củng cố phong trào bảo vệ trị an ở những nơi đó cho thật tốt, rút kinh nghiệm để tiến hành ở các nơi khác nhằm phục vụ tốt kế hoạch phòng, chống gián điệp biệt kích của địa phương.

b- Soát lại và hoàn chỉnh các phương án phòng, chống gián điệp biệt kích ở địa phương và đề nghị với cấp uỷ Đảng bổ sung những vấn đề cần thiết trong phương án chung của cấp uỷ địa phương; khẩn trương tiến hành các công tác cụ thể nhằm thực hiện tốt các phương án đó.

c- Phải nắm vững xã (thôn, bản) là cơ sở thực hành công tác phòng chống gián điệp biệt kích, cần tích cực đẩy mạnh và củng cố phong trào bảo vệ trị an ở xã mà nội dung phải bao gồm công tác phòng, chống gián điệp biệt kích. Đối với những xã khó khăn về địa dư, dân tộc, tôn giáo thì phải có kế hoạch củng cố một cách kiên nhẫn.

Quan trọng nhất là phải hướng dẫn, đôn đốc giúp đỡ cho xã lập được phương án phòng chống gián điệp biệt kích ở xã. Cố gắng trong một thời gian ngắn tất cả các xã đều có phương án với nội dung đầy đủ như Bộ đã hướng dẫn, riêng các xã vùng xung yếu phải hoàn thành trước.

d- Chú trọng đẩy mạnh công tác tập trung cải tạo những phần tử nguy hiểm cho an ninh trật tự và cải tạo những người trước đây là tề, ngụy, phỉ, đảng phái phản động hiện ỏ ngoài xã hội.

đ- Nâng cao hơn nữa hiệu suất công tác điều tra nghiên cứu nắm vững tình hình địch và phát hiện địch, phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu sâu sắc âm mưu chung của địch, đồng thời để chủ động và kịp thời săn bắt cho kỳ hết bọn gián điệp biệt kích do dịch tung vào nội địa ta.

e- Nâng cao hơn nữa hiệu suất truy tìm và truy lùng bọn gián điệp biệt kích. Tích cực điều tra xác minh các hiện tượng nghi vấn có gián điệp biệt kích xâm nhập hoạt động, không được để hiện tượng nghi vấn về gián điệp biệt kích mà không có kết luận; không được để tình trạng có manh mối rõ ràng có kẻ địch đã xâm nhập mà không tìm ra.


4) Việc tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng chống gián điệp biệt kích cần theo đúng đường lối công tác mà Chỉ thị số 20 CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ: “Cấp uỷ Đảng thống nhất lãnh đạo, huy động và phối hợp chặt chẽ lực lượng quần chúng và các ngành, nhất là lực lượng Công an, Quân đội và dân quân du kích”.

Các đồng chí lãnh đạo Công an ở các cấp cần nhận rõ trách nhiệm nòng cốt của ngành mình trong công tác phòng, chống gián điệp biệt kích để phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của mình, nghiên cứu phát hiện và đề xuất vấn đề cho cấp uỷ Đảng nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống gián điệp biệt kích ở địa phương tiến triển thuận lợi.


Phải khẩn trương tổ chức việc hợp đồng tác chiến giữa các ngành, các lực lượng tham gia phòng chống gián điệp biệt kích một cách chặt chẽ (nhất là Công an và Dân quân), với tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp uỷ Đảng.


III- Trước âm mưu hoạt động của Mỹ-Diệm ngày càng tăng cường một. cách ráo riết thâm độc, cuộc đấu tranh phòng, chống gián điệp biệt kích trong thời gian sắp đên rất nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải có tinh thần cảnh giác cao độ, tinh thần kiên quyết, chủ động, khán trương, tích cực hơn trước rất nhiều.

Cán bộ, chiến sỹ toàn ngành Công an là những người trước tiên phải quán triệt sâu sắc hơn nữa những nhận định và chỉ thị của Trung ương Đảng đôi với công tác phòng chống gián điệp biệt kích. Từng bộ phận, từng cấp, từng địa phương cần liên hệ thực trạng công tác phòng chống gián điệp biệt kích trong thời gian qua để phân tích phê phán những nhận thức tư tưởng lệch lạc, xác định rõ vị trí và ý nghĩa đúng đắn của công tác phòng chống gián điệp biệt kích trong thời gian sắp đến nhằm nâng cao hơn nữa quyết tâm đẩy mạnh công tác. Cần thực hiện với tinh thần nghiêm chỉnh và khẩn trương những nội dung công tác đã được nêu rõ trong các văn bản của Hội nghị chuyên đề phòng chống gián điệp biệt kích họp vào cuối tháng 3-1963 vừa qua đã được tóm tắt lại trong bản chỉ thị này.


Các Khu, Sở, Ty cần báo cáo về Bộ biết những công việc cụ thể về phòng chống gián điệp biệt kích của Mỹ-Diệm đã làm từ sau Hội nghị chuyên đề phòng chống gián điệp biệt kích đến nay và tiếp tục báo cáo thường xuyên để Bộ theo dõi, hướng dẫn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #84 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2022, 07:26:54 am »

12. Trích: Chỉ thị số 66/CT/TW ngày 11/9/1963 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

“Khi có gián điệp biệt kích do Mỹ-Diệm tung đến thì cấp ủy Đảng phải chỉ huy cuộc truy lùng cho nhanh gọn, phối hợp tất cả các lực lượng Công an nhân dân, Công an vũ trang, bộ đội”.


13. Trích: Chỉ thị số 125-CT/TW ngày 29-4-1966 của Bộ Chính trị

“Phải dựa trên cơ sở phát động triệt để khí thế cách mạng sôi nổi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đề cao cảnh giác, tích cực khẩn trương tiến hành tốt các mặt công tác bảo vệ công cuộc xây dựng kinh tế và văn hóa, bảo vệ quốc phòng, bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước, giữ vững trật tự an ninh, tăng cường lực lượng quốc phòng và trị an, chủ động, kịp thời đập tan mọi hoạt động tập kích, thả gián điệp biệt kích, gây bạo loạn, gây phá hoại, điều tra tình báo, chiến tranh tâm lý của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trong tình huống chiến tranh phá hoại cũng như khi có chiến tranh cục bộ xảy ra”.


“Âm mưu phá hoại của kẻ địch đối với miền Bắc nước ta rất là to lớn thâm độc và hoạt động của chúng thật là ráo riết và điên cuồng, nhưng công tác đấu tranh chống gián điệp biệt kích và các bọn phản cách mạng khác trong những năm qua đã thu được thành tích to lớn và về căn bản ta đã làm thất bại âm mưu phá hoại của kẻ địch”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2022, 07:28:12 am »

14. Chỉ thị số 349/K.48/1, ngày 2/4/1969 của Bộ Công an về đấu tranh chống âm mưu đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai tung gián điệp trà trộn trong số bộ đội bị chúng bắt tha trở về miền Bắc

1) Do bị thất bại nặng nề về quân sự, chính trị, ngoại giao, đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom không điều kiện miền Bắc. Nhưng do bản chất xâm lược, hiếu chiến, nên chúng vẫn tăng cường chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý chống lại nhân dân ta và tiếp tục tiến hành chuẩn bị kế hoạch trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc, hoặc chuẩn bị khi có giải pháp chính trị về vấn đề miền Nam.


Một trong những phương thức hoạt động nổi bật rất nguy hiểm và xảo quyệt của các cơ quan tình báo Mỹ và tay sai trong thời gian gần đây là chúng đã tích cực lợi dụng một số bộ đội bị chúng bắt, khống chế, mua chuộc giao nhiệm vụ rồi tung ra miền Bắc, ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau (bộ đội đi nghỉ phép, đi công tác, đi an dưỡng, bộ đội bỏ ngũ, lạc ngũ...). Theo tài liệu sơ bộ ta nắm được đã có trên 20 tên được tung về bằng nhiều cách, như: nhảy dù, trực thăng, vượt qua biên giới, phối hợp với hoạt động của gián điệp biệt kích, đi lẻ tẻ từng người hoặc từng tốp hai, ba người. Trang phục, đồ dùng của số này là những thứ do các cơ quan tình báo Mỹ, ngụy lấy được của bộ đội ta ở chiến trường. Ngoài ra, số này còn mang theo giấy tờ giả, quân hàm giả, máy VTĐ, mực hóa học... Mục tiêu hoạt động của chúng trước hết là đi vào các tỉnh Khu Bốn cũ, Thủ đô, thành phố lớn và các địa phương khác, để thu thập tin tức tình báo, gây cơ sở và hoạt động chiến tranh tâm lý.


Tháng 8 năm 1968, Bộ đã thông báo về phương thức hoạt động nói trên, đã nhắc các địa phương theo dõi, nắm tình hình phát hiện địch và hướng đến cách giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể. Nhờ tinh thần cảnh giác của nhân dân, cán bộ, bộ đội và tinh thần quyết tâm đánh địch của toàn ngành nên bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định, song so với âm mưu hoạt động ráo riết của kẻ địch, so với yêu cầu đấu tranh chống phương thức hoạt động mới này của địch một cách chủ động và có hiệu quả thì trong cuộc đấu tranh của ta còn nhiều sơ hở, nhiều khuyết điểm. Ta còn bỏ lọt nhiều trường hợp nhiều tên gián điệp đã lợi dụng sơ hở của ta để đi sâu vào nội địa ta và hoạt động tình báo.


Nguyên nhân chính là do nhận thức của toàn ngành về âm mưu phương thức hoạt động thâm độc mới của địch còn chưa nhạy bén, sâu sắc và toàn diện. Do đó, trong quá trình đối phó với phương thức hoạt động mới của địch, ở một số địa phương đã nảy sinh những khuynh hướng lệch lạc. Có nơi cho đây chỉ là thủ đoạn chiến tranh để tìm ra gián điệp; có nơi gây nghi ngờ tràn lan, giải quyết việc thiếu thận trọng, tư tưởng chính sách, sách lược không đúng đắn nên đã gây ảnh hưởng không tốt trong số cán bộ, bộ đội phục vụ tiền tuyến trở về cũng như những người chuẩn bị đi chiến đấu ở tiền tuyến. Chính vì những nhận thức thiếu sâu sắc, thiếu nhạy bén nên nhiều địa phương, nhiều ngành nghiệp vụ không kịp thời phát hiện tình hình một cách có hệ thống; công tác tham mưu cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ và các cấp uỷ địa phương còn bị thiếu chặt chẽ nên chưa phát huy hết hiệu lực của các đối sách, tác dụng của các biện pháp trong khi thực hiện các kế hoạch đấu tranh với phương thức hoạt động này của địch.


2) Trong tình thế ngày càng bị thua to dồn dập ở miền Nam, đế quốc Mỹ và tay sai càng tăng cường việc tung gián điệp trà trộn trong số bộ đội bị địch bắt, tha trở về miền Bấc, hy vọng có thể sử dụng khả năng thuận lợi sẵn có và các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng đội trước đây, để dễ ẩn nấp hoạt động, vừa nhằm phục vụ cho những yêu cầu trước mắt, vừa phục vụ cho âm mưu lâu dài của chúng đối với nước ta trong đó có âm mưu diễn biến hòa bình, khi chúng không thể thôn tính được nước ta bằng vũ trang xâm lược. Âm mưu của địch rõ ràng là rất nguy hiểm, xảo quyệt. Nhưng chúng không thể dễ dàng thực hiện được như ý muốn chủ quan của chúng, vì bản chất quân đội ta rất tốt đẹp, rất cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước vô cùng ác liệt, quân đội và nhân dân ta nói chung được rèn luyện thử thách nên trình độ giác ngộ chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng được nâng cao không ngừng. Tuy nhiên, nếu ta không thường xuyên giáo dục cảnh giác cho cán bộ, bộ đội và quần chúng đối với âm mưu phương thức thủ đoạn mới của kẻ địch, không kịp thời tăng cường việc nắm tình hình và các biện pháp đối phó, không vận dụng tốt đường lối chính sách của Đảng đối với lực lượng vũ trang của ta trong thời chiến, thì không những việc phát hiện kẻ địch, ngăn chặn, làm thất bại mọi hoạt động của chúng sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại, mà còn dễ mắc mưu gây chia rẽ và các thủ đoạn hoạt động chiến tranh tâm lý của chúng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #86 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2022, 07:30:05 am »

II

1) Để đẩy mạnh công tác đấu tranh với phương thức tung gián điệp trà trộn trong số bộ đội bị địch bắt thả trở về miền Bắc, trước hết cán bộ ngành Công an phải có nhận thức đúng đắn, sâu sắc toàn diện về âm mưu, phương thức thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm của địch. Trong quá trình nắm tình hình và vận dụng các biện pháp đấu tranh, thực hiện các đối sách, cán bộ Công an phải quán triệt tư tưởng chính sách của Đảng đối với bộ đội đào ngũ, bỏ ngũ, lạc ngũ v.v... phải làm cho họ cảnh giác với âm mưu địch, tranh thủ sự đồng tình của họ, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Công an tập trung mũi nhọn đánh mạnh, đánh trúng kẻ địch, làm thất bại hoàn toàn âm mưu phương thức, thủ đoạn hoạt, động của địch ngụy trang bất cứ dưới hình thức xảo quyệt nào.

Đây là một công tác phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, có liên quan đến các chính sách, đến tình cảm của quần chúng, của bộ đội và gia đình họ. Vì vậy phải có sự lãnh đạo toàn diện chặt chẽ của Đảng và cần có sự tham gia tích cực của nhiều ngành có liên quan.


Để kịp thời đối phó với tình hình hiện nay, trong phạm vi chức năng của ngành Công an, Bộ quy định nhiệm vụ, nội dung đối sách và biện pháp công tác của ngành Công an sau đây:

a. Nhiệm vụ của cơ quan Công an các cấp là:

“Tăng cường điều tra nghiên cứu nắm tình hình phát hiện bọn gián điệp trà trộn trong số cán bộ, bộ đội bị địch bắt tha trở về miền Bắc, kịp thời đấu tranh ngăn chận làm thất bại mọi âm mưu phương thức, thủ đoạn hoạt động tình báo, phá hoại, gây cơ sở và chiến tranh tâm lý của chúng, phục vụ tốt cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”:


Trong khi thực hiện nhiệm vụ trên đây, phải quán triệt tư tưởng chỉ đạo chung là hết sức khẩn trương, thận trọng, chắc chắn, không có định kiến cho rằng tất cả những bộ đội lạc ngũ, thậm chí bỏ ngữ, đào ngũ đều là người xấu, có nghi vấn cả.


Phải thông cảm tính chất ác liệt, phức tạp ở chiến trường để giải quyết các trường hợp bộ đội lạc ngũ, bỏ ngũ thiếu giấy tờ v.v... một cách có tình, có lý; đồng thời phải có ý thức sâu sắc về trách nhiệm bảo vệ Đảng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ lực lượng vũ trang chống phương thức hoạt động xảo quyệt của địch, mà tiến hành có trọng điểm công tác sưu tra phát hiện gián điệp trà trộn ẩn nấp để kịp thời đấu tranh trấn áp.


b. Về đối sách chung:

Nói chung, cán bộ bộ đội bị địch bắt, tha trở về miền Bắc đều thuộc thành phần cơ bản. Gia đình và bản thân họ đều tốt.

Trước khi tham gia bộ đội, họ là cán bộ, công nhân, xã viên hợp tác xã, phần lớn là đoàn viên thanh niên lao động, có một số đông là đảng viên. Vào bộ đội đi chiến đấu ở các chiến trướng, họ đã đem tính mệnh, trực tiếp đấu tranh bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, bảo vệ thắng lợi của cách mạng. Phần lớn anh chị em cũng đã trải qua chiến đấu dũng cảm và có những thành tích nhất định. Tuy nhiên khi bị địch bắt, vì lý do này, lý do khác, với mức độ khác nhau có một số người đã mắc mưu địch, nhận việc địch giao cho, khi về miền Bắc, nhiều người đã ra tự thú với tổ chức nhưng cũng có một số không ít còn ngần ngại chưa dám ra tự thú, hoặc tự báo nhưng chưa đầy đủ, chưa triệt để, chưa dứt khoát với địch. Do đó về đối sách, chúng ta phải kiên trì giáo dục thuyết phục, phân hóa, tạo điều kiện cho họ tự ra báo cáo, và chỉ tiến hành trinh sát với những phần tử thật ngoan cố cam tâm làm tay sai cho địch.

- Đối với những người nghi vấn đã nhận nhiệm vụ địch giao mà còn chưa ra tự báo hoặc nghi vấn là tay sai địch đóng giả bộ đội mà ta chưa có điều kiện xác minh, thì trong thời gian đang xác minh chưa có kết luận rõ ràng, không được đưa trở vào lực lượng vũ trang, không tuyển vào các cơ quan, xí nghiệp công trường, nông trường, không để tham gia các cơ quan lãnh đạo ở xã, khu phố; nhưng về đời sống, phải giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện cho họ tham gia lao động sản xuất ở địa phương.

- Đối với những người đă ra tự thú, cần động viên giáo dục làm cho họ tin tưởng ở chính sách của Đảng và Chính phủ để họ tự khai báo thành thật. Nếu họ tự báo đầy đủ rõ ràng thì tuỳ theo hoàn cảnh, mức độ sai lầm và thái độ hối cải mà xử lý thích hợp cho về địa phương, tham gia sản xuất, tham gia công tác không quan trọng tiếp tục quản lý, giáo dục và giúp đỡ về đời sống; nghiên cứu nếu cần thiết và có điều kiện thì có thể bí mật sử dụng cho công lác đánh địch lâu dài.

- Đối với những người có căn cứ nghi vấn là còn giấu giếm không nói đúng sự thật thì cũng cho về địa phương, xác lập hiềm nghi và bố trí kế hoạch xác minh.

- Đối với những phần tử đã có chứng cứ nhận nhiệm vụ của địch mà ngoan cố không báo cáo hoặc đúng là tay sai của địch, đã trải qua một thời gian giáo dục mà vẫn ngoan cố che giấu, khai báo bịa đặt theo kế hoạch của địch thì phải giam giữ để khai thác.


2) Để thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên, toàn ngành phải làm tốt những công tác cụ thể dưới đây:

a. Công tác giáo dục cảnh giác cho quần chúng nhân dân, cán bộ, bộ đội:

Thông qua phong trào bảo vệ trị an, tiến lên xây dựng xã hội vững mạnh về chính trị và trật tự trị an ngoài xã hội và phong trào bảo mật phòng gian, xây dựng đơn vị an toàn trong cơ quan, xí nghiệp; công trường, nông trường, và qua công tác bảo mật phòng gian trong các lực lượng vũ trang, các Sở, Ty, Cục Bảo vệ chính trị và Cục Bảo vệ quân đội vạch kế hoạch, biên soạn tài liệu giáo dục rộng rãi tinh thần đoàn kết thương yêu, giúp đỡ bộ đội, không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác đối với âm mưu hoạt động gián điệp và thủ đoạn chiến tranh tâm lý của kẻ địch nói chung. Phải căn cứ tình hình cụ thể từng nơi, nếu thấy có hiện tượng địch đã tung tay sai về hoạt động theo phương thức mới nói trên thì cần lấy người thật việc thật, vạch trần âm mưu thủ đoạn xảo quyệt của địch để mọi người có ý thức phát hiện đầu mối nghi vấn cho Công an. Nhưng phải chú ý lãnh đạo tư tưởng chặt chẽ, đề phòng lệch lạc mắc mưu trung tâm địch, gây ảnh hưởng chính trị không tốt.


b. Công tác điều tra nghiên cứu:

Cần có kế hoạch sưu tra toàn bộ số bộ đội đào ngũ; bỏ ngũ, lạc ngũ v.v... một cách cụ thể, tỷ mỷ, có hệ thống. Để tránh gây rung động về chính trị và đảm bảo bí mật, có thể lấy danh nghĩa cơ quan quân sự ở xã, khu phố, cơ quan chỉ huy tự vệ ở các cơ quan, xí nghiệp công trường, nông trường mà tiến hành việc lập danh sách số người bộ đội khai là đi công tác hoặc đi phép về qua địa phương mà không có giấy tờ đầy đủ hoặc có giấy tờ nhưng có hiện tượng nghi vấn cũng như số bộ đội đào ngũ, lạc ngũ, bỏ ngũ có mặt ở địa phương, ở cơ quan, xí nghiệp, theo mẫu thống nhất.


Các bản kê khai nói trên sẽ gửi tới Công an huyện, khu rồi Công an huyện, khu có trách nhiệm nghiên cứu phân loại theo từng chiến trường, theo đơn vị sơ bộ xác minh và lên danh sách từng loại gửi về Sở, Ty Công an. Các Sở, Ty phải khẩn trương chủ động phối hợp với các ngành có liên quan, nhất là bảo vệ quân đội hoặc thành đội, tỉnh đội để nhanh chóng xác minh và kêt luận về những trường hợp có nghi vấn và báo cáo đầy đủ về Bộ.


Trên cơ sở tài liệu sưu tra và xác minh hiềm nghi, sở, Ty phải lập hồ sơ đầy đủ về từng cá nhân có biểu hiện nghi vấn và những người đã ra tự báo hoặc bị ta bắt giữ, nghiên cứu tổng hợp, phân tích các tài liệu, phát hiện hoạt động cụ thể của các trung tâm chỉ huy gián điệp Mỹ và tay sai đối với địa phương mình và bố trí kế hoạch đấu tranh, truy tìm những tên còn lẩn lút, đồng thời báo cáo đầy đủ và kịp thời về Bộ. Ngoài ra, còn phải nghiên cứu qua lời khai của những người đã tự thú với ta hoặc lời khai của người đã bị ta bắt mà lập danh sách số người địch đang huấn luyện chuẩn bị tung ra Bắc, hoặc đã tung ra Bắc mà ta chưa biết; lập danh sách số cán bộ, bộ đội đã đầu hàng hoặc đã bị địch bắt mà ta chưa rõ địch có lợi dụng hay không, kịp thời báo cáo lên Bộ để thông báo cho các địa phương, các ngành có liên quan chuẩn bị đề phòng bố trí kế hoạch đón bắt, và để phục vụ lâu dài cho công tác nghiên cứu phát hiện địch sau này.


c. Công tác kiểm soát và quản lý hành chính công khai:

Cục Bảo vệ chính trị, Cục Cảnh sát nhân dân và Công an nhân dân vũ trang biên phòng phối hợp với phòng nghiên cứu biên soạn tài liệu hướng dẫn Công an xã, dân quân du kích cũng như các lực lượng tự vệ trong các đơn vị lâm trường, nông trường, địa chất, giao thông vận tải, các đơn vị thanh niên xung phong sản xuất chiến đấu và công tác ở biên giới, giới tuyến, bờ biển và dọc đường giao thông biết cách làm tốt công tác kiểm tra giấy tờ, phát hiện những loại giấy tờ giả, những đồ dùng phương tiện nghi vấn, cách giải quyết trường hợp thấy có biểu hiện khả nghi. Đặc biệt chú ý công tác kiểm soát tuyến đường từ biên giới, giới tuyến, bờ biển đi vào nội địa. Đối với những người khả nghi, Công an xã hoặc dân quân du kích, chỉ huy các trạm kiểm soát phải đưa họ tới Công an huyện, Công an khu, đồn Công an gần nhất. Công an huyện, khu, đồn Công an cần phải kiểm soát, nghiên cứu những đồ dùng, giấy tờ phương tiện mang theo để phát hiện vấn đề và khẩn trương báo cáo Sở, Ty Công an. Mọi trường hợp nghi vấn có liên quan đến số bộ đội đào ngũ, bỏ ngũ, lạc ngũ trên dọc đường đưa đi vào nội địa dù giải quyết thế nào Sỏ, Ty đều phải ghi lại trong hồ sơ và PK.48 phải lưu trữ có hệ thống, để nghiên cứu theo dõi lâu dài đồng thời báo cáo ngay về Bộ.


Các đồn, trạm Công an khi tiếp nhận giải quyết các trường hợp khả nghi đưa đến để xét hỏi, xác minh, cần phải cảnh giác để phòng địch lợi dụng sơ hở lấy cắp giấy tờ, vũ khí, phá hoại, ám sát... nhưng phải khéo léo kín đáo, tránh gây hiểu lầm đối với người tốt và đánh động kẻ địch.


Lực lượng Cảnh sát nhân dân, Công an nhân dân vũ trang, cần phối hợp với các đội tuần tra kiểm soát nhân khẩu do tỉnh, đội, thành đội tổ chức trên các trục đường giao thông chiến lược, các cửa khẩu biên giới, các nhà ga, bến xe, quán trọ. Tổ chức giáo dục lái xe vận tải của ngành giao thông hoặc của Quân đội khi thấy bộ đội xin đi nhờ xe trên dọc đường thì phải đề cao cảnh giác, xem xét giấy tờ cẩn thận.


Cục Bảo vệ quân đội cần phải tăng cường biện pháp quản lý hộ khẩu ở khu tập thể bộ đội, quản lý chặt chẽ số bộ đội tạm trú, tạm vắng, hướng dẫn kỹ công tác bảo vệ các trạm thu dung và các cơ sở chỉ huy của bộ đội.


d. Công tác trinh sát:

Phải chỉ đạo chặt chẽ công tác trinh sát bí mật, trước hết phải làm tốt công tác sưu tra và xác minh hiềm nghi. Trong công tác xác minh hiềm nghi phải vận dụng khéo léo các biện pháp, phối hợp tốt các lực lượng, kết hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan, nhất là Bảo vệ quân đội, thông qua các quan hệ gia đình, đồng đội để thẩm tra xác minh làm rõ những vấn đề lịch sử, quan hệ v.v...


Đối với số ra tự báo với Công an là người đã nhận làm tay sai cho địch thì các Phòng Bảo vệ chính trị phải bố trí khai thác bí mật. Trong quá trình khai thác, phải có thái độ khách quan, tránh nôn nóng, vừa phải chú trọng động viện chính trị, thuyết phục để đối tượng khai báo thành thật, lại vừa có đặc tình tiếp cận để nắm diễn biến tư tưởng, đề phòng đầu thú giả hoặc khai báo không thành thật, còn che giấu tội lỗi hay là che giấu các phương tiện hoạt động bí mật do địch trang bị v.v... Phải có kế hoạch giám sát bí mật đề phòng trốn, tự sát hoặc có hành động bất ngờ gây ảnh hưởng xấu, làm cho công tác trinh sát trở nên phức tạp, mất phương hướng. Ở những nơi có điều kiện thuận tiện thì phải biết tận dụng khả năng công tác trinh sát kỹ thuật.


Việc xử lý cụ thể từng trường hợp phải rất thận trọng, có tính toán lợi hại về mặt chính trị, nghiệp vụ một cách toàn diện sâu sắc.

Đối với những trường hợp có đủ căn cứ lập án, cần khẩn trương báo cáo về Bộ. Cần nghiên cứu kế hoạch phái khiển đối với những trường hợp có đầy đủ điều kiện thuận lợi, đảm bảo bí mật để phát triển công tác.

Đối với những trường hợp vì lý do nào đó, có người nằm trong diện có vấn đề chưa rõ mà đã được trở lại quân đội, hoặc chuyển vào cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường... thì các Cục Bảo vệ quân đội, Bảo vệ nội bộ còn có kế hoạch tiếp tục sưu tra tìm hiểu sâu về quá trình tham gia bộ đội, trường hợp bị địch bắt và thả ra, phát hiện thêm tình hình để nghiên cứu kế hoạch đấu tranh. Nếu đối tượng đã bố trí trở lại chiến trường B, C thì phải kịp thời thông báo cho đơn vị sử dụng để có kế hoạch chủ động đấu tranh, ngăn ngừa mọi tác hại có thể xảy ra. Nêu đối tượng nghi vấn còn ở trạm thu dung thì Bảo vệ quân đội cần có kế hoạch thông qua việc học tập và thông qua tổ chức mà tìm hiểu quá trình hoạt động, phát hiện những người đã có căn cứ là đã nhận nhiệm vụ với địch, khéo léo cho về địa phương và có kế hoạch đấu tranh tiếp tục.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #87 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2022, 07:30:32 am »

III

Công tác đấu tranh chống phương thức mới của địch tung gián điệp trà trộn trong số bộ đội bị địch bắt tha trở về miền Bắc rất phức tạp, đòi hỏi phải có tổ chức chỉ đạo thực hiện thật chặt chẽ, huy động được các lực lượng một cách nhịp nhàng và quán triệt vận dụng đường lối, chính sách của Đảng một cách sâu sắc. Do đó, các đồng chí phụ trách Sở, Ty phải chú ý lãnh đạo chặt chẽ cuộc đấu tranh; các đồng chí phụ trách các ngành nghiệp vụ đều có trách nhiệm phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đã quy định mà bố trí kế hoạch thực hiện trong ngành mình, đồng thời phải có kế hoạch chủ động phối hợp trao đổi các tin tức tài liệu được nhanh chóng, phục vụ cho việc nghiên cứu, kiểm tra xác minh, kết luận các đầu mối hiềm nghi được kịp thời, chính xác.


Để cho việc chỉ đạo của Bộ được thuận lợi, Bộ quy định hai Cục Bảo vệ chính trị và Bảo vệ quân đội chịu trách nhiệm định kỳ tổng hợp tình hình đề xuất ý kiến với Bộ về phương hướng, biện pháp đấu tranh với các đối sách chung đối với vấn đề này (Cục Bảo vệ chính trị chủ trì). 


Các đồng chí phụ trách Sở, Ty và các Vụ, Cục sau khi nhận được chỉ thị cần nghiên cứu vạch kế hoạch thực hiện và báo cáo về Bộ duyệt trong tháng 6 năm 1969.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #88 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2022, 05:18:35 pm »

15. Chỉ thị số 10/CT-75, ngày 22/6/1975 của Thường vụ Trung ưang Cục gửi các Khu uỷ, Tỉnh uỷ, Thành uỷ Sài Gòn - Giạ Định, Tây Ninh, Bình Phước, các Ban, Ngành về những vấn đề trước măt trong công tác trấn áp bọn phản cách mạng

I- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của quân, dân cả nước ta đã kết thúc thắng lợi vẻ vang: Ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, xoá bỏ hoàn toàn bộ máy ngụy quân, ngụy quyền của địch từ Trung ương đến xã, ấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, thực hiện đúng Di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ tịch.

Ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn, có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc nhưng đế quốc Mỹ và bọn tay sai bị thua đau vẫn không từ bỏ dã tâm chống lại cách mạng và mộng tưởng khôi phục lại chế độ cũ.

Đặc điểm đáng chú ý trong thất bại kỳ này của địch là trước sức tấn công mãnh liệt của quân dân ta, ngụy quyền Sài Gòn đã đầu hàng không điều kiện. Binh lính và sỹ quan ngụy thua trên các chiến trường miền Trung chạy dồn về các thị xã, nhất là Sài Gòn - Gia Định đầu hàng và rã tại chỗ rất đông, số ra trình diện phần lớn là binh sỹ, sỹ quan ngụy. Tỷ lệ số tình báo, công an và bọn ác ôn, chiêu hồi ra trình diện còn thấp. Số vũ khí đạn dược ta thu được khá nhiều nhưng súng ngắn, lựu đạn, chất nổ, phương tiện thông tin liên lạc bằng điện đài chúng nộp rất ít. Số tàn quân địch còn lẩn trốn, một số ẩn náu trong một số nhà thờ, chùa chiền, vùng tôn giáo, vùng đông đảo Hoa kiều, một số chạv về vùng giáp biên giới, vùng ven biển với hy vọng tìm cách tẩu thoát ra nước ngoài; Một số khác tụ tập tàn binh ẩn náu ở vùng căn cứ cũ của ta hòng quấy rối và chống lại cách mạng; một số nữa thay hình đổi dạng trà trộn trong nhân dân, chui vô các tổ chức cách mạng, các đội tự vệ, du kích tự dộng tổ chức các uỷ ban nhân dân cách mạng giả, hoặc giả danh là bộ đội giải phóng hay cán bộ cách mạng để hoạt động bừa bãi gây tiếng xấu cho cách mạng.


Về phần ta, sau khi đã giải phóng hoàn toàn các đô thị, thị xã, thị trấn và vùng nông thôn trước đây bị tạm chiếm, cán bộ chiến sỹ ta đã nhanh chóng thiết lập nền chuyên chính cách mạng dưới hình thức uỷ ban quân quản và ủy ban nhân dân cách mạng. Ta đã thông qua trình diện, bắt giữ một số ác ôn, tổ chức học tập cải tạo cho toàn bộ binh lính sỹ quan ngụy và nhân viên ngụy quyền Sài Gòn, đã giải quyết một bước những khó khăn trước mắt trong đời sống nhân dân và những tệ nạn xã hội do địch để lại, có chú ý phát động quần chúng và thông qua phát động quần chúng đã giúp ta phát hiện, truy lùng và bắt giữ một số tên phản động đang lẩn tránh hoặc lén lút hoạt động.


Bên cạnh những việc ta đã làm tốt nói trên, khuyết điểm có tính chất phổ biến trong cán bộ chiến sỹ ta là thoả mãn với thắng lợi, lơi lỏng cảnh giác nghiêm trọng, hữu khuynh trong việc tiếp tục tấn công truy quét địch, quá đơn giản, thiếu khẩn trương, kém suy nghĩ tìm tòi trong việc trấn áp và diệt tận gốc các lực lượng phản động đang còn ẩn nấp hoạt động để bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng của ta.


Nhiều nơi, quần chúng đã phát hiện cho ta biết chỗ một số tên phản động ẩn náu và hoạt động phi pháp của bọn lưu manh côn đồ nhưng cơ quan An ninh và các đơn vị của ta lại không kịp thời khám xét, bắt giữ những can phạm. Việc thu nhận người mới vào cơ quan khá bừa bãi, có trường hợp cán bộ phụ trách của ta sử dụng sỹ quan của địch để lái xe cho mình; việc canh gác, bảo vệ cơ quan lỏng lẻo; các hồ sơ tài liệu địch cũng như những tên ác ôn nắm những vị trí then chốt trong bộ máy gián điệp và ngụy quyền đã bắt được, ta chưa đủ cán bộ và chưa tổ chức khai thác cho mau, cho tốt. Có trường hợp bắt được tên trung tá Đặc uỷ tình báo Trung ương, ta lại cho nó đi phép về thăm gia đình ở Sài Gòn; Trường hợp khác để tên nội gián quan trọng ta đang khai thác tự tử chết bịt mất các đầu mối v.v... Một vấn đề rất nghiêm trọng là bọn tề điệp, ác ôn ở cơ sở xã ấp, phường khóm tại rất nhiêu nơi, kể cả tại những nơi cơ sở, phong trào ta mạnh vẫn chưa bị trừng trị, trấn áp.


Những khuyết điểm kể trên của ta đã phản ánh nhận thức còn nông cạn của một số cán bộ đảng viên, chiến sỹ ta đối với âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trong việc chống lại chính quyền cách mạng ta vừa mới thành lập, về tính chất quyết liệt và gay gắt của đấu tranh giai cấp giữa ta và địch trong tình hình mới, và mặt khác cũng cho thấy tinh thần kiên quyết liên tục tấn công tiêu diệt địch trên quan điểm và lập trường cách mạng không ngừng của giai cấp công nhân trong một số cán bộ chiến sỹ ta còn rất yếu.


II- Để phát huy các thắng lợi đã giành được, giữ vững các thành quả cách mạng, củng cố chính quyền cách mạng, tiêu diệt tận gốc và ngay trong trứng âm mưu và hoạt động phá hoại của bọn phản cách mạng và quan thầy chúng là đế quốc Mỹ và những đế quốc khác, cần làm tốt các việc sau đây;

1. Cần giáo dục làm cho toàn thể cán bộ, chiến sỹ, đảng viên ta từ trên xuống dưới nhận thức sâu sắc về:

- Thắng lợi lịch sử trọn vẹn của quân dân cả nước. Ta giải phóng hoàn toàn và vĩnh viễn miền Nam, sẽ thống nhất đất nước, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở cả nước Việt Nam. Những thế lực phản động bị đánh đổ khỏi chính quyền vẫn còn âm mưu chống lại ta, hy vọng khôi phục những đặc quyền đặc lợi đã mất và sẽ chống ta với lòng căm thù và phục thù rất sâu sắc.

- Trong cuộc đấu tranh giai cấp này, ta có nhiều thuận lợi rất cơ bản vì ta đang nắm chính quyền, ta có chính nghĩa, quần chúng nhân dân đứng về ta và do đó ta hoàn toàn có khả năng đánh bại và tiêu diệt tận gốc những mầm mống phản cách mạng.

Bọn phản động trong và ngoài nước đang một mặt tìm cách khoét sâu những khó khăn của ta trong việc giải quyết đời sống của nhân dân để kích động quần chúng đấu tranh đòi hỏi làm rối cho lãnh đạo, một mặt khác, chúng đang liên lạc móc nối các tổ chức ngầm mà chúng đã cài lại, tập hợp lực lượng, ẩn náu trong những vùng tôn giáo (nhất là một số khu công giáo di cư), vùng biên giới và các căn cứ cũ của ta, vùng đông dân phức tạp như vùng Hoa kiều, kết hợp với bọn cao bồi lưu manh để hoạt động phá hoại, phá rối, ám sát cán bộ (nhất là cán bộ lãnh đạo) gây ra những cuộc biểu tình chống đối và xây dựng lực lượng để chờ thời cơ hy vọng làm đảo chính lật đổ.


Do đó hướng trấn áp bọn phản cách mạng phải hướng vào đó để đánh và đánh có trọng tâm trọng điểm, đánh thật đau và diệt đúng đối tượng.

Công tác đánh địch của ta phải rất toàn diện và tiến hành thường xuyên liên tục. Phải truy quét địch thật kiên quyết, phải đánh địch từ bên ngoài và đánh cả địch đang chui vào nội bộ ta. Phải tập trung đánh bọn phản động đang chống lại chính quyền cách mạng, đồng thời phải trừng trị và có biện pháp giải quyết bọn trộm cướp, cao bồi lưu manh, gái điếm... làm rối loạn trật tự an ninh xã hội tạo môi trường thuận lợi cho bọn phản động. Phải kết hợp đánh địch thường xuyên với từng cao điểm.

- Vấn đề trấn áp địch phải đi đôi với việc phát động nâng quyền làm chủ của quần chúng, chăm lo giải quyết những vấn đề cấp bách về đời sống nhân dân, bao gồm các mặt kinh tế, y tế, văn hoá, giáo dục và giải toả đô thị, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân. Chỉ có phát huy vai trò làm chủ của quần chúng trên cơ sở đời sống nhân dân được ổn định, bọn phản động mới hoàn toàn bị cô lập (không dựa được vào chỗ sơ hở của ta để kích động quần chúng) và không thoát được lưới kiểm soát của nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #89 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2022, 05:19:25 pm »

2- Phải xác định rõ đối tượng, địa bàn và phương pháp đánh địch để trên cơ sở đó mà xây dựng toàn bộ kế hoạch đánh địch lâu dài và đánh địch trong từng bước một.

a) Đối tượng trấn áp: Hiện nay, các lực lượng phải trấn áp có thể chia thành các loại sau đây:

- Hệ thống Công an, Tình báo, CIA, các loại gián điệp của địch và bọn phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, nội gián.

- Bộ máy ngụy quân, ngụy quyền từ Trung ương đến xã, ấp.

- Các đảng phái phản động.

- Lãnh tụ tôn giáo phản động.

- Bọn tư sản, địa chủ phản động.

- Số ngoại kiều phản động.

- Bọn tội phạm hình sự, lưu manh, trộm cướp, giết người.

Trong mỗi loại nay ta lại phải nghiên cứu kỹ để phân ra bọn cầm đầu phản động ngoan cố nguy hiểm, có nhiều nợ máu với nhân dân; bọn có gây tội ác nhưng không thuộc loại nguy hiểm, những công chức làm trong bộ máy địch.

- Với bọn ác ôn ngoan cố thường là bọn đầu sỏ phản động từ Trung ương đến các cấp tỉnh, huyện, xã, ấp và những tên Công an biệt phái sang các ngành chuyên môn để kềm kẹp quần chúng, ta nghiêm khắc xử trí: Bắt giam, khai thác, xử tội trước nhân dân, có những tên phải xử tử để làm gương.

- Với bọn có tội ác nhưng không thuộc loại nguy hiểm ta đưa chúng đi lao động cải tạo một thời gian dài, ngắn tùy thái độ chính trị của bọn này.

- Những công chức phải làm với địch do hoàn cảnh sinh sống thúc ép, đời sống họ, trừ một số tham nhũng, hối lộ sống dư dả, đầy đủ còn số đông thì vừa đủ hoặc túng thiếu và khổ cực, ta không gọi là ngụy quyền. Họ cũng là những người lao động trí óc hoặc lao động chân tay. Họ không phải là những người có tội ác (trừ một số ít làm tay sai gián điệp) mà chính họ cũng là nạn nhân của các tội ác của Mỹ - Thiệu, của chế độ cũ.

Đối với những người này, việc học tập là rất cần, là phát động tư tưởng của họ, làm cho họ thấy phấn khởi tự hào với thắng lợi của cả dân tộc, nhân dân nay đã làm chủ đất nước, căm thù, đoạn tuyệt với chế độ cũ, phấn khởi được trở về với nhân dân lao động, với giai cấp, với dân tộc, phục vụ cách mạng, phục vụ cho nhân dân.


Tất nhiên trong số này cũng có thể có bọn xấu len vào trốn tránh nhưng ta không được cho tất cả đều là xấu mà phải thấy chính trong khi phát động tư tưởng đúng, họ sẽ phát hiện và chỉ cho ta những tay xấu để ta xử trí.


Trong các loại trên đây, trọng điểm trước mắt của ta là bọn ác ôn cầm đầu ngụy quân, ngụy quyền ở các cấp, bọn đầu hàng địch và nội gián. Nhưng ở từng địa phương, từng vùng một, các cấp uỷ cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình mà định cho thích hợp.


b) Địa bàn đánh địch: Như trên đã nói, hiện nay bọn phản động đang tụ tập móc nối nhau ở các vùng căn cứ kháng chiến cũ của ta, ẩn tránh và bí mật hoạt động, ở các vùng tôn giáo (nhất là các khuôn viên, nhà thờ, chùa, thánh thất), vùng đông dân phức tạp như vùng Hoa kiều ở Chợ Lớn, vùng biên giới giữa ta và CPC, và vùng ven biển Vũng Tàu, Gò Công, Rạch Giá...) địch đang hoạt động ở nhiều nơi, ẩn núp ở nhiều vùng, nhưng hiện nay địa bàn đánh địch chủ yếu của ta là Sài Gòn - Gia Định, một vài thành phố như Cần Thơ, Mỹ Tho, Vũng Tàu.


Địa bàn ta cần bảo vệ là các cơ quan lãnh đạo cách mạng, các sân bay, hải cảng, kho tàng, xí nghiệp quan trọng.

Các địa bàn khác ta vẫn chú ý nhưng cần phải nắm vững địa bàn chủ yếu để có kế hoạch sử dụng lực lượng và phương tiện để lục soát, truy lùng bắt giữ khai thác địch đúng mức, tiêu diệt những hang ổ chủ yếu của địch, lấy đó mà uy hiếp, bức bách bọn khác phải ra đầu thú.


c) Biện pháp trấn áp địch:

Việc trấn áp địch nói chung là phải bằng cả biện pháp chính trị và vũ trang, phải tiến hành giáo dục cải tạo đi đôi với trừng trị, phải bằng sức mạnh của lực lượng quần chúng kết hợp với lực lượng An ninh và quân sự, trong đó vấn đề phát động và phát huy sức mạnh của quần chúng để truy lùng trấn áp cũng như cải tạo địch là vấn đề căn bản có tính chất quyết định. Chỉ có dùng các biện pháp trên kết hợp chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau ta mới đảm bảo diệt địch tận gốc được.


Cụ thể, cần tiến hành những việc sau đây:

- Tiến hành học tập cải tạo cho số đã ra trình diện như các nơi đã làm.

Phải có chương trình học tập chính trị cụ thể cho họ, đi đôi với chương trình giáo dục họ bằng phim ảnh, sách báo giải trí và kế hoạch lao động sản xuất để chúng tự cải thiện đời sống, cần phải thấy đây là công tác rất phức tạp, do đó phải chọn lựa và giao nhiệm vụ cho những đồng chí thật vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao và yên tâm công tác, đồng thời phải đả thông cho các đồng chí thấy rõ trách nhiệm nặng nề của mình với việc Đảng giao cho, nắm vững và thực hiện đúng chính sách của Đảng, luôn luôn cảnh giác đề phòng những âm mưu nổi loạn, cướp trại, kéo nhau ra vùng căn cứ cù của cách mạng để chống lại ta.

- Xúc tiến nhanh việc bắt giữ và khai thác kịp thời những tên phản động hiện hành cũng như những tên đầu sỏ nguy hiểm không chịu đi trình diện học tập, hoặc trình diện rồi lại trốn để nắm cho được kế hoạch hoạt động và tổ chức của chúng, nhất là tổ chức gián điệp địch cài trong đội ngũ của ta và biện pháp chúng dùng để đánh ta.

Cần tập trung cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm để khai thác, hỏi cung những tên này (có trường hợp cấp uỷ phải đến hỏi cung).

- Mở các cuộc truy lùng càn quét đánh vào căn cứ đầu não của địch bằng lực lượng quân sự địa phương, lực lượng An ninh vũ trang để tiêu diệt hang ổ chúng (khám xét, truy lùng ngay những nơi nghi có địch đang ẩn náu, kể cả các khuôn viên, nhà thờ, chùa hay thánh thất khi ta đã biết chắc và phải tuyên truyền trong dân đạo để họ không hiểu lầm là ta khủng bố đạo và đồng tình với ta). Không nên vì sợ đụng đến tôn giáo mà lương sượng trong việc truy quét bọn phản động.

- Để làm tốt các việc trên, vấn đề có tính chất bao trùm là phải phát động quần chúng, thông qua quần chúng phát hiện bọn phản động, bọn ác ôn, dựa vào quần chúng để phân loại các loại cầm đầu phản động và bọn tay sai, dùng quần chúng để giáo dục, bao vây uy hiếp, trấn áp bọn chống lại cách mạng.



3. Phải tăng cường Ban An ninh các cấp đủ mạnh, chấn chỉnh tổ chức và lề lối làm việc giữa An ninh và các bộ phận có liên quan, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đối với ngành An ninh để An ninh có thể làm tròn công tác đánh địch trong tình hình hiện nay.

- Trong đợt trình diện học tập cải tạo binh sỹ, sỹ quan và nhân viên ngụy quyền các cấp hiện nay, giữa Quân sự và An ninh phân công như sau: Quân sự chịu trách nhiệm học tập cho binh lính sỹ quan ngụy; An ninh phụ trách các đối tượng ngụy quyền, đảng phái tôn giáo phản động, Công an, cảnh sát v.v... Đối với những tên cần bắt giữ hỏi cung khai thác thì do An ninh phụ trách, còn quân sự thì phụ trách tổ chức lao động cải tạo cho các đối tượng, cho tất cả những tên cần phải cải tạo của cả ngụy quân và ngụy quyền.

Trên đây là mấy vấn đề về phương hướng lớn về công tác trấn áp bọn phản cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

Các cấp uỷ cần nghiên cứu kỹ, nắm chặt tinh thần chỉ thị này, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương mình mà đề ra kế hoạch đánh địch sát hợp cho địa phương mình và báo cáo về Trung ương Cục để góp ý chỉ đạo thêm.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM