Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 05:39:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổng kết Lịch sử đấu tranh chống gián điệp 1945-2005  (Đọc 9163 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #110 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2022, 07:24:40 am »

Hệ thống tổ chức MACVSOG (Thực hiện kế hoạch OPLAN 34A)

Tổng quát

Năm 1961, Washington phát động chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam và hoạch định nhiều kế hoạch nhằm đảm bảo cho cuộc chiến kết thúc với phần thắng về phía Mỹ. Trong đó có Kế hoạch OPLAN 34A (Apha-34A). Kế hoạch OPLAN 34A chủ yếu là hoạt động bí mật và bán quân sự đối với miền Bắc Việt Nam gồm hàng loạt những hoạt động ngầm, phong phú và đa dạng, quấy nhiễu, trừng phạt và lật đổ miền Bắc.


Dưới chính quyền Kennedy, đến nửa đầu năm 1963, tình hình miền Nam ngày càng xấu; chính quyền Ngô Đình Diệm khủng hoảng, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị bế tắc. Cuộc chiến tranh bí mật ra miền Bắc không thu được kết quả đáng kể; bộ đội và súng đạn từ miền Bắc theo đường mòn Hồ Chí Minh vào miền Nam ngày càng nhiều.


Bộ Chỉ huy quân sự Thái Bình Dương buộc phải xem lại toàn bộ hoạt động của lực lượng Mỹ, xem lại những kế hoạch chiến tranh đối với miền Nam Việt Nam và đối với Hà Nội. Cuối cùng, MACV xây dựng được một kế hoạch hoạt động trình lên Hội đồng tham mưu trưỏng liên quân vào ngày 17-6-1963 để báo cáo Tổng thông Mỹ phê duyệt.


Bản Kế hoạch của MACV xây dựng là kết quả của nghiên cứu 34A để chọn ra những loại hoạt động có hiệu quả, ít nguy hiểm, điều phối được lực lượng mạnh tham gia nhằm đảm bảo thúc đẩy và hình thành phong trào chống đối miền Bắc; kích động các tổ chức chống cộng sản, lôi kéo quần chúng chống lại Đảng Cộng sản; làm cho miền Bắc suy yếu đi đến hạn chế chi viện cho miền Nam. Nếu có thể, phải chấm dứt hoàn toàn sự chi viện.


Ngày 9-9-1963, Hội đồng tham mưu trương liên quân thông qua kế hoạch của MACV, gồm 72 loại hình hoạt động đối với miền Bắc. Nếu được thực hiện sẽ có 2.962 điệp vụ riêng biệt được tiến hành trong 12 tháng đầu tiên. Bộ Chỉ huy quân sự Thái Bình Dương (MACV) cùng với chi nhánh CIA tại Việt Nam phối hợp thực hiện.


Ngày 21-12-1963, Tổng thống Mỹ Jonhson giao cho một uỷ ban nghiên cứu, thẩm tra lại kế hoạch trước khi phê chuẩn. Tất cả 9 thành viên trong uỷ ban đều đồng ý và đề nghị Tổng thông phê chuẩn. Cuối cùng, ngày 2-1-1964, Tổng thống Jonhson phê chuẩn Kế hoạch chống Hà Nội và chọn ra 33 loại hoạt động để thực hiện ở giai đoạn I trong một năm.


Hoạt động

Theo Kế hoạch đã được Tổng thống Mỹ phê duyệt ngày 2-1-1964, MACV và CIA sẽ tiến hành 5 loại hoạt động đối với miền Bắc Việt Nam:

Loại thứ nhất: Cài cắm điệp viên thông qua các biện pháp điện tử, viễn thông để thu thập tin tức tình báo.

Loại thứ hai: Hoạt động chiến tranh tâm lý nhằm vào cả hai mục tiêu là giới lãnh đạo và dân chúng Việt Nam để khai thác tối đa tác động và tạo ra sự chia rẽ bao gồm việc hỗ trợ cho một phong trào chống đối (cả thật và giả).

Loại thứ ba: Hoạt động gây sức ép chính trị bằng cách tổ chức hoạt động bán quân sự chuyên sâu, làm cho Hà Nội ý thức được tính nghiêm trọng và giá phải trả cho việc tiếp tục dính líu vào Lào và Nam Việt Nam. Nếu Hà Nội không bị khuất phục thì sẽ có các hành động trả đũa nặng nề hơn.

Loại thứ tư: Thúc đẩy hình thành một phong trào chống đối để làm tăng nhiệt độ ở Hà Nội; có thể mang lại sức ép hữu hiệu đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, buộc giới lãnh đạo Hà Nội phải đánh giá lại và chấm dứt chính sách xâm lược của họ.

Loại thứ năm: Hoạt động phá hoại thông qua việc tập kích đường không và đường biển cùng với hoạt động thám báo phối hợp với không kích nhằm vào miền Bắc Việt Nam.


Tổ chức thực hiện

Ngày 24-1-1964, Bộ Chỉ huy quân sự Thái Bình Dương ra Chỉ thị số 6, thành lập “Nhóm nghiên cứu và quan sát” - MACVSOG gọi tắt là SOG trực thuộc MACV.

SOG có 4 bộ phận nghiệp vụ chính để tổ chức hệ thống các chiến dịch hoạt động bán quân sự ngầm:

1. Mạng lưới gián điệp biệt kích và đánh lạc hướng

Cài cắm và chỉ đạo các toán gián điệp biệt kích nằm vùng lâu dài, tạo ra một chiến dịch nghi binh phức tạp, trong đó có cả việc tuyển mộ tù binh của Bắc Việt Nam là nhiệm vụ của “Nhóm không vận” - mật danh OP34.

Cuối năm 1967, có thêm hai nhiệm vụ nữa là bay trinh sát và tham gia chương trình đánh lạc hướng. Đến năm 1968, OP34 được chia ra 3 bộ phận:

- OP34A: Hoạt động gián điệp.

- OP34B: Xâm nhập biệt kích.

- OP34C: Hoạt động đánh lạc hướng.


2. Hoạt động ngầm trên biển

Bao gồm việc: phá hoại; bắt cóc cán bộ và ngư dân miền Bắc; bắn phá các mục tiêu trên bờ; ngăn chặn và phục kích các tàu vận tải của miền Bắc chi viện cho miền Nam; tán phát hàng chiến tranh tâm lý; tung các toán gián điệp biệt kích qua đường biển và thu thập tin tức tình báo ven biển. Đây là nhiệm vụ quan trọng thứ hai của SOG. Nhiệm vụ này được giao cho “Nhóm hoạt động trên biển” - OP37 (hay còn gọi là Bộ phận Cố vấn Hải quân, được thành lập tháng 11-1964 tại Đà Nẵng).


3. Chiến tranh tâm lý

Năm 1964, CIA chuyển giao hoạt động này cho SOG, nhóm có mật danh là OP39. Hoạt động này được gọi là tuyên truyền “đen”, tạo ra trên danh nghĩa một phong trào chống đối có tên là Gươm thiêng ái quốc (SSPL), tuyên truyền chiến tranh tâm lý với số ngư dân bị bắt cóc tại đảo Thiên Đường (tức Cù Lao Chàm); đài phát thanh; rải truyền đơn và quà tâm lý; các lá thư gia gửi cán bộ và công dân miền Bắc từ nước thứ ba; làm tiền giả và đặt các loại bẫy nổ ở Lào.


4. Hoạt động ngầm chống lại đường mòn Hồ Chí Minh

Nhiệm vụ cuối cùng của SOG là dùng các toán thám báo người Thượng và Nùng để ngăn chặn nguồn tiếp tế của miền Bắc đối với miền Nam: xác định mục tiêu không kích, bắt cóc bộ đội, đặt máy nghe trộm và phân phát tài liệu chiến tranh tâm lý. Hoạt động này được giao cho “Nhóm nghiên cứu mặt đất” - OP35.

Ngoài 4 nhiệm vụ chính, SOG còn có 3 bộ phận hỗ trợ chính:

* Bộ phận Nghiên cứu hàng không - OP32 và Nhóm nghiên cứu hàng không - OP75. OP32 vạch kế hoạch hỗ trợ hàng không; OP75 có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch do OP32 vạch ra.

* Phòng Hậu cần - Bộ phận này làm việc với Văn phòng Hỗ trợ chống bạo loạn và Văn phòng Hậu cần Viễn Đông tuyệt mật của CIA được đặt tại Okinawa. Hai cơ quan này cung cấp cho SOG các thiết bị chiến tranh đặc biệt: vũ khí chuyên dụng, trang phục của Quân đội miền Bắc cho các đơn vị thám báo; súng AK47; các loại bẫy; thiết bị nghe trộm đặc biệt và hoá chất làm gạo nhiễm độc.

* Phòng Thông tin liên lạc - OP60:

Có nhiệm vụ đảm bảo liên lạc an toàn với các nhân viên của SOG đang hoạt động trên thực địa. Một trong những trạm chuyển tiếp tiền tiêu của Phòng được đặt trên đỉnh ngọn núi dựng đứng ở Nam Lào. Vị trí này là trung tâm của hệ thống tình báo kỹ thuật hiện đại của Cơ quan An ninh quốc gia thu tin và gây nhiễu thông tin của Quân đội Bắc Việt; đồng thời hỗ trợ cho hoạt động của SOG và hoạt động tình báo liên quan khác.
   
HỆ THỐNG CHỈ ĐẠO MACV SOG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MACV SOG



Các bộ phận hỗ trợ

- OP 32 và OP 75 (Nhóm Nghiên cứu hàng không)

- OP 40 (Phòng Hậu cần)

- OP 60 (Phòng Thông tin)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #111 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2022, 04:07:23 pm »

PHẦN III
ẢNH




Hội đồng nghiệm thu đề tài “Tổng kết lịch sử đấu tranh chống gián điệp (1945-2005)” tổ chức tại Tổng cục An ninh, ngày 10-12-2008




Từ năm 1953 đến 1958, lực lượng An ninh đấu tranh thắng lợi chuyên án TN25 theo chiến thuật “dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch” (khai quật kho vũ khí và máy VTĐ tại phố Đội cẩn, Hà Nội, năm 1958)




Từ năm 1953 đến 1958, lực lượng An ninh triển khai thắng lợi chiến dịch phản gián C30, vừa bóc gỡ mạng lưới gián điệp cài lại và lực lượng ngầm ở miền Bắc, vừa điều tra trinh sát nhiều lần thâm nhập vào trung tâm tình báo Mỹ tại Sài Gòn, nắm âm mưu địch từ trung tâm chỉ huy (bắt, khám xét nơi ở của Vũ Đình Đích, năm 1958)




Ngày 4-4-1959, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa công khai xét xử bọn tội phạm trong tổ chức gián điệp C30 do Trần Minh Châu (tức Cập) cầm đầu




Năm 1965, lực lượng An ninh đấu tranh thắng lợi chuyên án GM65, làm rõ sự câu móc giữa bọn gián điệp với bọn phản động. (Phiên tòa xét xử bọn tội phạm trong chuyên án GM65)




Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử Âu Trạch Niên, Âu cần Tiên, Âu Nguyệt Mỹ phạm tội hoạt động gián điệp




Từ năm 1961 đến năm 1975, lực lượng An ninh tổ chức đấu tranh 27 chuyên án gián điệp biệt kích của Mỹ, ngụy theo chiến thuật “dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch” góp phần bắt và diệt 103 toán gồm 885 tên gián điệp biệt kích (quản lý thông tin liên lạc trong chuyên án PY27)




Từ năm 1981 đến 1988, lực lượng An ninh triển khai thắng lợi kế hoạch phản gián KHCM12 và ĐN10, bắt và diệt 189 tên gián điệp xâm nhập, trấn áp 10 tổ chức phản động trong nội địa, thu gần 300 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh, 14 tấn tiền giả và 2 tàu vận tải (chuẩn bị phương án đón bắt chuyến cuối cùng xâm nhập vào Hòn Đá Bạc, ngày 9-9-1984)




Tháng 12 năm 1984, Tòa hình sự tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đưa bọn tội phạm CM12 ra xét xử công khai. Nhân dân, các phóng viên trong nước và nước ngoài đến theo dõi phiên tòa và xem các loại phương tiện chiến tranh bọn tội phạm đem vào nước ta
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #112 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2022, 04:16:47 pm »



Từ năm 1987 đến năm 1989, lực lượng An ninh đấu tranh thắng lợi chuyên án HM29 đập tan 3 cuộc “hành quân Đông tiến”, bắt và diệt gần 300 tên trong đó có Hoàng Cơ Minh, Đào Bá Kế là những kẻ cầm đầu “Mặt trận Quốc gia giải phóng Việt Nam”, góp phần đánh bại hoàn toàn kiểu “chiến tranh phá hoại nhiều mặt” của bọn phản động quốc tế




Ngày 1-3-1993, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đến Tổng cục An ninh, trực tiếp chỉ đạo lực lượng An ninh phá vụ án LH90, đập tan kế hoạch gây nổ, gây bạo loạn, lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân vào ngày 7-3-1993 của Hoàng Việt Cương và đồng bọn




Đồng chí Nguyễn Văn Hưởng, Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị I (nay là Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an) xét hỏi Đỗ Hữu Tài, đối tượng trong chuyên án ĐT93




Đồng chí Nguỵễn Văn Hưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (nay là Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an) chỉ đạo các đơn vị tham gia chuyên án HC96 đồng loạt bắt các đối tượng chính trong chuyên án




Đồng chí Phạm Dũng, Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị I (nay là Thiếu tướng, Tiến sỹ, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh) trực tiếp xét hỏi đối tượng trong chuyên án HC96




Đồng chí Thiếu tướng, Tiến sỹ Phạm Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh kiểm tra công tác ứng dụng khoa học công nghệ của lực lượng An ninh đáp ứng yêu cầu đấu tranh với tổ chức “Việt Tân”




Đồng chí Đại tướng Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an kiểm tra phương tiện “chèn cướp sóng” do lực lượng An ninh thu giữ của tổ chức “Việt Tân"




Hội thảo về đường lối đấu tranh chống gián điệp, tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1998




Sơ kết chuyên án SB36, tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999




Từ năm 1961 đến năm 1973, Đội Trinh sát 19-5 đã thực hiện thẳng lợi các kế hoạch trinh sát bí mật B12, M1, M2; là đơn vị đầu tiên của Bộ Công an được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #113 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2022, 04:23:44 pm »



Đại diện lực lượng An ninh các tỉnh tham gia đấu tranh chuyên án HM26 về dự họp mặt tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007




Đồng chí Hoàng Kông Tư, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài “Tổng kết lịch sử đấu tranh chống gián điệp (1945-2005)" điều hành Hội nghị nghiệm thu, ngày 10-12-2008




Đồng chí Thiếu tướng Hoàng Đức Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh trả lời câu hỏi của Hội đồng nghiêm thu đề tài “Tổng kết lịch sử đấu tranh chống gián điệp (1945 - 2005)”




Gặp mặt nhân chứng Đội 19-5 nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân tổ chức tại Hà Nội, ngày 19-5-2006




Đội chống gián điệp biệt kích thuộc Cục 61 (mật danh Đội khảo sát sông Đà) đã tổ chức đấu tranh hàng chục chuyên án lớn, góp phần đánh bại chiến tranh gián điệp biệt kích của Mỹ, ngụy; được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, năm 1981




Đồng chí Phạm Hùng, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ gắn Huy hiệu Anh hùng do Nhà nước tặng cho đơn vị An ninh K4/2 lên lá cờ truyền thống của lực lượng An ninh




Cục Bảo vệ chính trị I đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước phong tặng, năm 1995




Đồng chí Trần Đông, ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của Tổng cục An ninh (tháng 8-1985)




Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình thay mặt Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng cho Ngành Phản gián (nay là lực lượng An ninh nhân dân), năm 1996




Chủ tịch nước Trần Đức Lương thay mặt Đảng, Nhà nước tuyên dương công trạng và phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho lực lượng An ninh (ngày 12-7-2001)




Đồng chí Nguyễn Minh Triết gắn Huân chương Sao vàng lên lá cờ truyền thống của Tổng cục An ninh, ngày 12-7-2006
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM