Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:09:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập 3  (Đọc 4060 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2021, 05:12:15 pm »

- Xây dựng căn cứ và cách đánh giặc linh hoạt

Điểm chung của tất cả các cuộc khởi nghĩa dù lớn hay nhỏ là đều có căn cứ phòng thủ. Các cuộc khởi nghĩa lớn, địa bàn hoạt động rộng đều có một căn cứ phòng thủ chính và các căn cố phòng thủ nhỏ hỗ trợ. Nhiều căn cứ phòng thủ được xây dựng trên những địa thế rất hiểm trở nhằm đẩy quân địch vào tình thế khó khăn và tạo ra thuận lợi cho nghĩa quân cả khi tấn công và phòng thủ.


Khởi nghĩa Bãi Sậy có hai căn cứ lớn: căn cứ Bãi Sậy - là căn cứ lớn nhất, do Nguyễn Thiện Thuật trực tiếp chỉ huy và căn cứ Hai Sông do Đốc Tít xây dựng. Căn cứ Bãi Sậy được xây dựng trên một cánh đồng rộng mênh mông với lau, sậy um tùm, là nơi tiếp giáp giữa hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Từ Bãi Sậy nghĩa quân có thể khống chế được những trục đường giao thông quan trọng như: trục Hải Phòng - Hải Dương - Hà Nội và trục Thái Bình - Hưng Yên - Hà Nội. Nét độc đáo và khác biệt của căn cứ Bãi Sậy so với các căn cứ khác là ở chỗ không có thành cao và công sự đàng hoàng trên mặt đất. Nó chỉ có những con đường nhỏ hẹp, lầy lội thông ra bên ngoài. Nghĩa quân cắm rất nhiều bẫy chông để bảo vệ căn cứ. Căn cứ Hai Sông lại được xây dựng trên một vùng núi đá vôi có nhiều hang động. Dựa vào căn cứ lợi hại này, nghĩa quân có thể áp dụng nhiều chiến thuật chiến đấu rất linh hoạt và dễ dàng tiến đánh địch ở các vùng xung quanh.


Khác với Bãi Sậy, căn cứ Ba Đình lại được xây dựng thành một đồn lũy kiên cố trên ba làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thịnh, xung quanh là một cánh đồng trũng, nước sâu, bùn lầy. Mỗi làng ở đây được bao bọc bởi những lũy tre dày đặc, kín mít. Để vào ba làng, người ta chỉ có thể đi bằng một con đường duy nhất chạy từ bờ đê sông Đào xuống. Cách xây dựng chiến lũy như vậy vừa bảo đảm cho nghĩa quân tác chiến linh hoạt, vừa có thể hạn chế đến mức thấp nhất thương vong có thế xảy ra, trong điều kiện phải lấy thô sơ chống chọi với hiện đại1 (Xem Vũ Huy Phúc (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam 1858- 1896, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr.673). Chính thực dân Pháp cũng rất ngạc nhiên và khâm phục những người chỉ đạo xây dựng căn cứ: "Việc nghiên cứu bên trong Ba Đình khiến chúng tôi (giặc Pháp - BBS) hết sức ngạc nhiên vì chứng tỏ các công sự đã được xây dựng với một kỹ thuật cao như thế nào. Đường các công sự đã được xây dựng gấp khúc để tạo thành khắp nơi những ổ tác chiến vững chắc"1 (Đặng Huy Vận, Lê Ngọc Dong, Đinh Xuân Lâm: Bàn thêm về cuộc chiến đấu ở cứ điểm phòng ngự Ba Đình - Thanh Hóa, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 99-1967, tr.44). Hỗ trợ cho Ba Đình là căn cứ Phi Lai (Phúc Thọ) của Cao Điển, Quảng Hóa của Trần Xuân Soạn ở huyện Vĩnh Lộc, nhất là căn cứ Mã Cao của Hà Văn Mao - nằm ở phía tây bắc Ba Đình với một hệ thống công sự rất kiên cố, gồm 1 pháo đài chính và 6 cụm pháo đài nhỏ, trên địa bàn rộng khoảng 3 km2. Điểm yếu của căn cứ Ba Đình là xây dựng trên trục đường Bắc - Nam, con đường giao thông huyết mạch của đất nước nên thực dân Pháp không thể không tập trung hết sức để công phá.


Dựa vào địa thế hiểm trở của núi rừng các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, nghĩa quân Phan Đình Phùng đã xây dựng một hệ thống căn cứ phòng thủ liên hoàn. Một số căn cứ quan trọng được xây dựng khá kiên cố nhằm kiểm soát và bảo vệ những tuyến đường giao thông huyết mạch. Căn cứ Cồn Chùa (Hà Tĩnh) án ngữ con đường sang Nghệ An. Đây cũng là nơi cất giấu lương thực và chế tạo vũ khí. Căn cứ Thượng Bồng - Hạ Bồng (tây nam Đức Thọ) được xây dựng trên địa thế hiểm trở của hai con sông là Ngàn Sâu và Ngàn Trươi. Căn cứ này có một hệ thống hào lũy kiên cố, đồn trại, kho lương và bãi tập. Căn cứ Trùng Khê - Trí Khê (Hương Khê) là căn cứ dự bị, có đường thông sang Lào, phòng khi bị địch bao vây. Căn cứ Vụ Quang được xây dựng trên một vùng núi hiểm trở, giáp giới với địa phận nước Lào. Để bảo vệ căn cứ Vụ Quang, nghĩa quân đã xây dựng nhiều đồn trú kiên cố gần sông, suối trên một chặng đường dài gần một trăm dặm từ đại đồn đến các dãy núi Trùng Khê, Trí Khê. Đây là đại bản doanh, căn cứ lớn nhất của nghĩa quân Hương Khê.


Lối đánh giặc được các đội nghĩa quân áp dụng phổ biến là chiến thuật du kích. Bằng cách đánh này, nghĩa quân vừa có thể bám trụ trên những địa hình hiểm trở, đồng thời vừa đối phó với quân địch có hỏa lực mạnh yểm trợ. Để tránh bị tiêu hao, tiêu diệt, hầu hết các thủ lĩnh nghĩa quân đã thực hiện chiến thuật phân tán lực lượng. Họ thường huy động tập trung lực lượng khi bị quân địch tấn công vào những căn cứ chính hoặc mở những trận phản công và tấn công vào những mục tiêu quân sự khá lớn của địch. Phương pháp phân chia lực lượng thành các toán quân nhỏ cũng phù hợp với cách đánh du kích và ít bị tổn hao lực lượng.


Lợi dụng vị thế tự nhiên thuận lợi, nghĩa quân Bãi Sậy không tổ chức thành những đội quân lớn mà chia ra thành nhiều đội nhỏ, thường từ 20 đến 25 người, được phân bố đóng ở hầu khắp vùng đồng bằng. Phương thức tác chiến cơ bản mà các thủ lĩnh nghĩa quân áp dụng là chủ động tấn công địch và đánh du kích. Các toán nghĩa quân "luồn sau lưng địch mà đánh, nhằm bên sườn địch mà đánh, nhè chỗ địch yếu mà đánh bất thình lình"1 (Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Chí Thanh: Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, Sđd, tr.287) bằng những trận tập kích chớp nhoáng hoặc chặn đường giao thông tiếp tế và vận tải của địch. Đó là lối đánh lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, dùng mưu hơn là dùng sức. Với cách đánh này, nghĩa quân đã gây cho địch những tổn thất đáng kể và nhiều lần đẩy lùi được các cuộc càn quét của chúng. Tại căn cứ ở Bắc Ninh, nghĩa quân do Đội Văn lãnh đạo2 (Một bộ phận của nghĩa quân Bãi Sậy ở Bắc Ninh) đã vận dụng nhiều cách đánh địch rất linh hoạt và biến hóa khôn lường như: rút quân khi bị bao vây để nhử cho quân Pháp tiến sâu vào nơi đã được chuẩn bị rồi tập trung lực lượng đánh phản công bằng những đòn quyết định gây cho địch nhiều thiệt hại. Chính lối đánh du kích này làm cho quân Pháp rất khó chịu: "50 vạn dân của 6 huyện (trong số 14 huyện của tỉnh Bắc Ninh) đã nhiệt liệt đi theo Đội Văn và hầu như nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta (quân Pháp - BT). Đội Văn đã tuyển mộ 300 đồng đảng khỏe mạnh, dũng cảm, kỷ luật. Một nửa lực lượng này được vũ trang bằng súng trường, nửa còn lại thì vũ trang bằng súng mổ cò và gươm giáo các loại... Nghĩa quân sử dụng vũ khí rất thành thạo"3 (Nguyễn Phan Quang: Việt Nam cận đại - những sử liệu mới, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, t.I, tr.116).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2021, 05:13:16 pm »

Khác với lối đánh du kích đa dạng và biến hóa của nghĩa quân Bãi Sậy, các thủ lĩnh nghĩa quân Ba Đình lại chọn cách đánh cố thủ trong thành. Lực lượng nghĩa quân có khoảng 300 người và được chia thành 10 toán, mỗi toán do một hiệp quản chỉ huy. Số lượng tuy không nhiều, nhưng lợi dụng địa hình, địa vật, nghĩa quân đã áp dụng chiến thuật mật phục, đợi cho giặc tới gần rồi từ trong bắn ra. Kiểu phòng thành như thế ban đầu tỏ ra rất có hiệu quả. Quân Pháp đã liên tiếp mở nhiều cuộc tấn công lớn vào căn cứ Ba Đình nhưng đều bị thất bại. Sau nhiều lần tấn công không thành, quân Pháp đã phải thay đổi chiến thuật: lập đồn, đắp lũy dày đặc xung quanh căn cứ Ba Đình và ngày đêm nã đại bác liên tục vào khu căn cứ. Đồng thời, đêm đêm chúng cho binh lính bắt dân phu vác củi dàn hàng ngang đi trước vừa làm bia đỡ đạn, vừa chuẩn bị làm mồi lửa đốt căn cứ nghĩa quân. Đối phó với âm mưu của giặc, nghĩa quân Ba Đình dùng loa kêu gọi binh lính nguỵ quay súng lại đánh thực dân Pháp, bình tĩnh đợi địch đến gần mới nổ súng khiến chúng không sao tiến vào được, buộc phải tháo lui. Điểm mạnh của căn cứ Ba Đình là khả năng phòng thủ, còn điểm yếu lại là khả năng tấn công và thoái lui. Trên một địa bàn khá bằng phẳng, quân địch dễ dàng xây dựng một hệ thống đồn bốt để xiết chặt vòng vây. Mặt khác, các hệ thống công sự phòng thủ đã bị phá tan trước sức mạnh của pháo binh địch. Sau nhiều ngày kháng cự, thế mạnh phòng thủ không còn, căn cứ Ba Đình trở nên trơ trọi, nghĩa quân bị quân Pháp đàn áp.


Nghĩa quân Hùng Lĩnh không áp dụng lối đánh vận động của nghĩa quân Bãi Sậy hay cố thủ một chỗ như nghĩa quân Ba Đình mà kết hợp hài hòa giữa công và thủ. Nghĩa quân chọn những địa điểm hiểm yếu để làm căn cứ đánh địch. Khi địch mạnh và liên tục tấn công thì nghĩa quân rời căn cứ đi nơi khác. Với chiến thuật linh hoạt này, nghĩa quân Hùng Lĩnh đã duy trì được cuộc chiến đấu trong một thời gian khá dài (6 năm).


Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có nhiều cách đánh giặc phong phú nhất. Nghĩa quân dựa vào địa thế hiểm yếu của núi rừng và công sự kiên cố để đương đầu với địch. Mặc dù có những căn cứ thủ hiểm vững chắc nhưng nghĩa quân cũng thường xuyên di chuyển và phân tán để dễ bề hoạt động. Nghĩa quân sử dụng nhiều hình thức chiến đấu phong phú: khi công đồn diệt viện, khi chống càn, khi chặn đường giao thông tiếp tế của địch... Có những trận đánh nghĩa quân đã dùng chiến thuật điệu hổ ly sơn nhử quân Pháp ra khỏi vị trí phòng thủ rồi phá đồn, hay tổ chức những trận tập kích lớn đánh thẳng vào thị xã Hà Tĩnh1 (Vào đêm ngày 23-8-1892, Bá hộ Thuận đã chỉ huy một toán nghĩa quân bất ngờ tập kích vào thị xã Hà Tĩnh để phá nhà lao và giải thoát được 700 tù chính trị ở đây); hoặc sử dụng lối đánh du kích như dùng chông và bẫy để tiêu diệt địch. Nhờ những cách đánh sáng tạo đó, nghĩa quân đã duy trì được cuộc chiến đấu trong suốt hơn 10 năm, cho dù lực lượng của địch mạnh gấp mấy lần.


Nhìn chung, phong trào Cần Vương là một mốc son đậm nét trong trang sử chống ngoại xâm của dân tộc; nói lên tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp kiên cường của nhân dân Việt Nam. Phong trào Cần Vương phản ánh tư tưởng quân sự Việt Nam thông qua các hoạt động chống thực dân Pháp của các văn thân, sĩ phu yêu nước trên một số khía cạnh như:

Một là, các văn thân, sĩ phu đã biết kế thừa và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân đánh giặc giữ nước. Nếu triều đình "khi dân" (coi thường dân) thì họ lại biết trọng dân, dựa vào lòng yêu nước của dân, khai thác và phát huy sức mạnh trong dân, động viên sức mạnh vật chất, tinh thần và trí tuệ của dân để đánh giặc.


Hai là, các văn thân, sĩ phu đã biết phát huy các kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của các thế hệ trước để lại. Khi phải đối mặt với kẻ thù có ưu thế tuyệt đối về vũ khí, lại được sự giúp sức của bọn phong kiến đầu hàng, họ đã đề cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chủ trương trường kỳ kháng chiến, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lợi dụng địa hình, địa thế đánh giặc, phát huy điểm mạnh của ta và khoét sâu điểm yếu của địch,... Nhờ đó, phong trào Cần Vương đã tồn tại trong một thời gian khá dài (hơn 10 năm), gây nhiều thiệt hại cho thực dân Pháp về người và của.


Ba là, dù quyết tâm, sẵn sàng xả thân đánh giặc, tích cực sáng tạo nhiều biện pháp đánh giặc độc đáo, nhưng các văn thân, sĩ phu không thể xác định được một đường lối quân sự cụ thể, có được phương pháp tổ chức và lãnh đạo đấu tranh thích hợp mang tính thống nhất, có tính chất toàn quốc.


Bốn là, mặc dù tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân nhưng các văn thân, sĩ phu vẫn chưa phát huy được tối đa sức mạnh toàn dân và nhất là "đã không thể toàn tâm, toàn ý đi với nhân dân từ đầu đến cuối, không thể hòa nhập thân cùng nhân dân, và nửa chừng họ đã bị phong trào của quần chúng vượt qua và bỏ rơi"1 (Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh: "Bàn thêm về tính chất và vai trò lãnh đạo phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược Pháp vào cuối thế kỷ XIX", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6-1986, tr.35). Hạn chế này khiến những người lãnh đạo phong trào chưa thể quy tụ toàn bộ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp về một mối thống nhất.


Năm là, các cuộc khởi nghĩa ít nhiều đã có sự liên hệ, phối hợp với nhau nhưng mới chỉ bó hẹp trong từng địa phương hoặc khu vực cụ thể, mà chưa tạo ra được một mạng lưới chống thực dân Pháp trên phạm vi toàn quốc. Chính vì tư tưởng đơn phương thủ hiểm một vùng này nên họ đã bị thực dân Pháp lợi dụng để cô lập và đàn áp từng cuộc khởi nghĩa.


Sáu là, trong số các văn thân, sĩ phu lãnh đạo phong trào, không ít người trước sự đàn áp, khủng bố, mua chuộc và dụ dỗ của kẻ thù đã dao động hoặc buông xuôi, hoạt động cầm chừng, hoặc đầu hàng hay lui về ở ẩn, thậm chí trở thành tay sai cho giặc. Bản thân những người lãnh đạo cao nhất cũng không có được niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng. Tư tưởng thất bại đè nặng lên họ và thực tế chỉ dám nghĩ "được thua phó mặc trời xanh"1 (Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn, Sđd, tr.43). Họ không có được tinh thần quyết chiến, quyết thắng lững lẫy như hào khí Đông A, Sát Thát ngày nào. Ngay trong Chiếu Cần Vương, Vua Hàm Nghi đã phần nào bộc lộ thái độ khi viết: "May trỜi cũng chiều người, chuyển loạn làm trị, chuyển nguy làm an, thu lại đất đai, phục lại bờ cõi, cơ hội này phúc cho nước nhà, tức là phúc cho thần dân"2 (Phan Canh, Đào Đức Chương: Thơ ca Việt Nam thời Cần Vương, Sđd, tr.16).


Bảy là, về chiến lược, chiến thuật, mỗi cuộc khởi nghĩa đều bộc lộ những điểm yếu mà địch dễ dàng khai thác. Ví như chiến thuật đánh du kích của nghĩa quân Bãi Sậy rất phù hợp khi tác chiến trên địa bàn đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Nhưng do phải dịch chuyển liên tục, không có căn cứ thủ hiểm, nên khi quân địch bao vây, nghĩa quân đã bị chia cắt và đi đến thất bại nhanh chóng. Khác với Bãi Sậy, căn cứ Ba Đình lại nổi lên như một hòn đảo giữa cánh đồng bùn lầy nước trũng và hoàn toàn cô lập khi bị quân địch tấn công. Đối với nghĩa quân Hùng Lĩnh, chiến thuật đánh du kích được coi là sở trường nhưng cũng chỉ góp phần làm tiêu hao sinh lực địch. Có thể nói, chưa thấy một thủ lĩnh Cần Vương nào có kế hoạch mở một trận quyết chiến chiến lược để giành thắng lợi quyết định. Dù cuối năm 1893, Cao Thắng có lập kế hoạch một trận đánh lớn để chiếm ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Nhưng cuộc tấn công của nghĩa quân lại diễn ra trong tình trạng để gỡ thế bị bao vây, hơn nữa tương quan lực lượng giữa ta và địch khá chênh lệch nên không thể thực hiện được. Rõ ràng, do những yếu kém về nhiều mặt, nên hầu hết các văn thân, sĩ phu Cần Vương nặng về thủ hơn là công. Điều này tạo điều kiện để quân Pháp giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy các nghĩa quân vào thế bị động đối phó. Lợi thế địa hình thuộc về nghĩa quân, nhưng lợi thế về chiến lược toàn cục lại hoàn toàn thuộc về quân Pháp. Đó là những đặc trưng hình thái quân sự của Phong trào Cần Vương chổng thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2021, 05:15:04 pm »

2. Các quan điểm quân sự trong phong trào nông dân chống thực dân Pháp

Là một lực lượng xã hội đông đảo, chiếm hơn 90% dân số, nông dân là một lực lượng kháng chiến cực kỳ quan trọng. Những người nông dân tuy ít học, suy nghĩ đơn giản, nhưng lại có lòng yêu nước sâu sắc. Họ thấu hiểu một chân lý: "Nước mất nhà tan", nên "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Ngay khi thực dân Pháp xâm lược, họ đã hăng hái tham gia lực lượng kháng chiến của triều đình, gia nhập các đội quân chống Pháp của các văn thân, sĩ phu yêu nước. Một số cuộc khởi nghĩa nông dân đã trở thành một bộ phận kháng chiến do các sĩ phu lãnh đạo. Mặc dù cùng nằm trong dòng chảy của các phong trào yêu nước, bên cạnh dòng chủ lưu là phong trào Cần Vương, phong trào kháng chiến tự phát của nông dân và các dân tộc thiểu số vẫn mang những đặc trưng riêng.


Phong trào nông dân chống Pháp bắt đầu từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và kéo dài cho đến đầu thế kỷ XX. Khi quân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng, những người nông dân nơi đây đã phối hợp chặt chẽ với quan quân triều đình cản giặc. Khi quân Pháp tiến vào đánh chiếm phía Nam, các đội quân dân ấp, dân lân ở Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của triều đình, của các văn thân, sĩ phu yêu nước đã hăng hái ra trận đánh giặc bảo vệ quê hương. Tuy chỉ có trong tay gậy gộc, tầm vông, mã tấu,... nhưng nghĩa quân đã làm cho quân Pháp bao phen kinh hoàng, bạt vía. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ đứng lên chống Pháp đã được Nguyễn Đình Chiểu mô tả rất sinh động, dung dị: "Nhớ linh xưa: côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ". Nhưng khi đất nước có giặc, họ đã chiến đấu với tinh thần quyết tử: "Gươm đeo làm bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ... Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có" (Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc).


Triều đình phong kiến đầu hàng, phong trào chống thực dân Pháp của các văn thân, sĩ phu thất bại, nhưng những người nông dân vẫn quyết tâm kháng chiến. Họ chiến đấu để bảo vệ những quyền lợi thiết thân trước mắt (giữ đất, giữ làng) và đánh đuổi bọn cướp nước giành lại độc lập, tự do (giải phóng đất nước). Mục tiêu riêng và chung đó không tách rời nhau mà hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Đến cuối thế kỷ XIX, phong trào nông dân chống thực dân Pháp vẫn phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.    Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài nhất trong lịch sử chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, với gần 30 năm (1884-1913). Trong thời kỳ đầu (1884 - 1892), ở Yên Thế có rất nhiều đội nghĩa quân hoạt động như nghĩa quân của Đề Công, Đề Dương, Đề Hà, Thống Luận, trong đó lực lượng nghĩa quân của Đề Nắm là lớn nhất và có uy tín nhất. Năm 1892, Đề Nắm chết, Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) lên nắm quyền chỉ huy nghĩa quân Yên Thế. Ông chiêu tụ các đội nghĩa quân đang hoạt động riêng lẻ ở Yên Thế và xây dựng thành một lực lượng chống thực dân Pháp lớn nhất cả nước lúc đó. Đường lối đánh giặc của nghĩa quân Yên Thế được thể hiện ở những điểm sau:


Về lực lượng: Nghĩa quân chủ yếu là những nông dân vùng Yên Thế (Bắc Giang). Họ vốn từ nhiều vùng miền, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, hợp về Yên Thế mở làng, lập xóm. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ, tấn công lên Yên Thế, để bảo vệ quê hương, những người nông dân Yên Thế đã tự động đứng lên chống Pháp. Họ thành lập nhiều đội nghĩa quân và cuối cùng tụ hợp lại dưới ngọn cờ của thủ lĩnh Đề Thám. Bên cạnh lực lượng tại chỗ, khởi nghĩa Yên Thế còn thu hút được nhiều nhân sĩ và nghĩa sĩ ở các địa phương khác, nhất là khi phong trào Cần Vương thất bại.


Về căn cứ: Cũng như nhiều cuộc khởi nghĩa trước đó, Đề Thám và nghĩa quân đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên hiểm trở để xây dựng các căn cứ chống Pháp ở Yên Thế. Căn cứ Yên Thế nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, có diện tích rộng chừng 40 đến 50 km2, có nhiều cây cối rậm rạp, và gò bụi um tùm. Từ Yên Thế có thể dễ dàng di chuyển đến Thái Nguyên, Vĩnh Yên và Phúc Yên. Căn cứ kháng chiến đầu tiên của nghĩa quân đặt tại làng Thế Lộc và làng Sặt. Xóm Khủa (Thế Lộc), nơi ở của thủ lĩnh Đề Nắm, được xây dựng thành một đại đồn vững chắc1 (Xem Nguyễn Xuân cần: Lương Văn Nắm và vai trò của ông trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 64-1960, tr.60). Xung quanh đại đồn là một hệ thống các đồn trại hỗ trợ khác. Năm 1892, khi tiến hành các cuộc hành quân vào vùng Yên Thế, bọn Pháp đã phải thừa nhận: "Sào huyệt của quân nổi loạn gồm nhiều đồn lũy rải ra trên 4-5 km. Hệ thống này gồm 4 cụm đặt dưới quyền chỉ huy của từng tướng lĩnh và tương đối độc lập với nhau. Cụm thứ nhất cũng là quan trọng nhất, là cụm đồn lũy của Đề Nắm... Y xây dựng ở vùng cửa sông Sỏi một tổng thể đồn lũy rất quan trọng. Trước hết là đồn trung tâm, hầu như là cả một làng chiến đấu với một pháo đài. Sát ngay cạnh đồn trung tâm là những đồn lũy phụ..."1 (Nguyễn Phan Quang: Việt Nam cận đại - những sử liệu mới, Sđd, tr.72). Đến thời kỳ Đề Thám cầm quyền, hệ thống đồn lũy phòng thủ được củng cố, mở rộng và vững chắc hơn. Căn cứ Phồn Xương là lớn nhất, có quân số thường trực đông nhất.


Đề Thám chủ trương dựa vào dân đánh giặc. Vốn xuất thân từ nông dân, đại diện cho lợi ích của nông dân, nghĩa quân có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với người nông dân. Họ chủ trương dựa vào dân để đánh giặc. Mặc dù có một hệ thống công sự phòng thủ kiên cố, địa hình rừng núi hiểm trở, nhưng nghĩa quân xác định căn cứ chống giặc vững bền nhất là ở chính ngay lòng dân. Một hệ thống làng chiến đấu trong dân đã hình thành. Nhờ có sự đùm bọc, che chở và ủng hộ của dân, nghĩa quân mới có thể chiến đấu ngoan cường với giặc Pháp ròng rã suốt 30 năm trời. Trong mọi hoàn cảnh, Đề Thám đều dựa vào núi rừng Yên Thế, bám dân để chống lại những đợt tấn công ác liệt của địch và để khôi phục lại lực lượng sau mỗi lần bị địch càn quét, bao vây, đánh cho ly tán.


Đề Thám đã thực hiện tư tưởng "tĩnh vi nông, động vi binh", vừa chiến đấu, vừa sản xuất trong suốt thời gian kháng chiến. Các đồn lũy vừa là công sự chiến đấu, vừa là nơi sản xuất. Ngoài một số ít nghĩa quân được phân công thường trực chiến đấu, đa số còn lại vẫn tham gia lao động sản xuất như những nông dân bình thường. Khi chiến sự nổ ra, thì công việc sản xuất phải tạm gác lại, tất cả nghĩa quân đều tham gia chiến đấu. Nhờ cách tổ chức này, nghĩa quân đã bảo đảm được những điều kiện thiết yếu nhất cho một cuộc kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2021, 05:15:57 pm »

Để tránh bị tổn thất lớn về lực lượng, Đề Thám đã phân chia lực lượng của mình thành các đội quân nhỏ, đóng ở trong các đồn trại riêng lẻ. Mỗi đồn trại có quân số khoảng trên dưới 50 người. Các đồn lớn và quan trọng có quân số đông hơn. Đồn Phồn Xương có quân số gần 200 người. Các đội nghĩa quân được đặt dưới quyền lãnh đạo tối cao của thủ lĩnh Đề Thám. Bằng chiến thuật phân tán lực lượng, các đội nghĩa quân có thể kiểm soát chặt chẽ địa bàn của mình, có khả năng chiến đấu độc lập và phối hợp tác chiến khi tổ chức những trận đánh lớn.


Trong thời gian nghỉ chiến đấu, nghĩa quân tham gia sản xuất nhưng vẫn phải thường xuyên luyện tập quân sự nhằm xây dựng một đội quân thiện chiến, bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu khi bị địch tấn công. Dưới sự chỉ huy của Đề Thám, nghĩa quân Yên Thế không những thiện chiến mà còn rất dũng cảm và trung thành. Tài luyện quân của Đề Thám được phía đối phương rất vị nể: "Rèn luyện và đào tạo những nghĩa quân... thành những con người hoàn hảo trên chiến trường dũng cảm và quyết đoán. Ông có một uy tín tuyệt đối... Ông biết duy trì kỷ luật... phương thức không cứng rắn, biết dùng những biện pháp mềm dẻo, linh hoạt để xây dựng sự tận tụy, lòng trung thành"1 (Nguyễn Văn Kiệm: Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003, tr.355). Do được tập luyện thường xuyên, liên tục, nên nghĩa quân nắm vững các thao tác chiến đấu, vận dụng nhuần nhuyễn, hiểu cặn kẽ địa bàn tác chiến của mình. Việc rèn luyện ý thức chiến đấu được đề cao. Nghĩa quân không ngại khó, ngại khổ và phải có tinh thần xả thân đánh giặc. Viên Tướng Frey chỉ huy trận đánh tại Cao Thượng (cuối năm 1890), thừa nhận: "Trong trận này... quân số của địch chắc chắn không quá 100 người, nhưng cuộc kháng cự diễn ra rất kịch liệt và người ta không hiểu nổi tại sao một nhóm người ở trong một địa bàn nhỏ hẹp lại có thể đương đầu với đại bác đặt cách không đầy 300 m và trong một thời gian khá lâu như vậy"2 (Frey: Giặc cướp và phiến loạn ở Bắc Kỳ, Binh sĩ ta ở Yên Thế; bản dịch viết tay, tư liệu của Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ký hiệu LS-TL/00612).


Để đối phó với binh lực mạnh của địch, nghĩa quân đã áp dụng lối đành du kích rất linh hoạt. Dựa trên hệ thống công sự, nghĩa quân giữ thế chủ động cả trong tấn công và phòng thủ. Họ thường mở những trận đột kích bất ngờ để tiêu hao sinh lực địch và làm cho chúng bị hoảng loạn. Khi quân Pháp tổ chức những cuộc càn quét lớn, nghĩa quân lại tản ra các làng mạc, hòa vào trong dân, lúc ẩn, lúc hiện bất thường. Điều này làm cho quân Pháp rất khó xác định mục tiêu tấn công. Ngày 20-12-1892, nghe tin Đề Thám đang tập trung quân ở làng Binh Động, giặc Pháp lập tức tổ chức tấn công. Nhưng khi chúng kéo tới, nghĩa quân đã rút đi. Đầu năm 1893, biết tin nghĩa quân đang hoạt động ở Nhã Nam, quân Pháp vội vã tổ chức tấn công. Nhưng một lần nữa chúng lại chậm chân. Nghĩa quân còn tăng cường các hoạt động quấy rối địch. Ngày 27-6-1893, Đề Thám điều một đội nghĩa quân bí mật tấn công trại lính khố xanh gần Đáp Cầu (Bắc Ninh). Trong trận đánh này, nghĩa quân đã tiêu diệt hai tên và làm một tên bị thương. Nhận được tin cấp báo, Công sứ Bắc Ninh Boulloche tức tốc điều 36 lính Pháp và một đại bác đến trợ chiến. Nhưng khi chúng tới, nghĩa quân đã đi xa1 (Xem Trần Huy Liệu, Nguyễn Công Bình: Tài liệu tham khảo cách mạng cận đại Việt Nam, Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa xuất bản, Hà Nội, 1961, t.II, tr.15). Rõ ràng, đánh du kích là sở trường của nghĩa quân Yên Thế. Với chiến thuật này, nghĩa quân có thế hạn chế thương vong, ngăn cản được các đợt tiến công lớn của địch, làm cho chúng hoang mang, lo sợ và bị động.


Bên cạnh việc đánh địch, nghĩa quân Yên Thế còn tích cực thực hiện công tác binh vận, kêu gọi những binh lính người Việt Nam trong hàng ngũ Pháp bỏ trốn và không giết hại đồng bào. Họ còn vạch ra bản chất phi nghĩa của thực dân Pháp: "Những người Pháp các ông đã đem sức mạnh quân sự để chiếm đoạt nước An Nam... Kẻ đi xâm chiếm đất đai của người khác là bọn người tham lam. Kẻ đã bị bại trận mà không biết thoái lui là bọn người ngu dại. Nếu các ông cứ tiếp tục những tư tưởng ấy thì hậu quả là dân chúng và cả binh sĩ trong hàng ngũ của các ông sẽ bất bình, sẽ gây nên binh biến, tất cả sẽ nổi dậy"1 (Trịnh Nhu, Đinh Xuân Lâm: "Cuộc khởi nghĩa Yên Thế - một điển hình ngời sáng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4-1984, tr.51).


Đề Thám đã áp dụng chiến thuật lúc chiến, lúc hòa một cách linh hoạt và mềm dẻo. Tùy theo cục diện chiến trường mà Đề Thám và thực dân Pháp tiến hành thương lượng đình chiến. Đây cũng là một điểm độc đáo trong tư tưởng quân sự của ông. Hòa không phải để hàng giặc mà hòa là để tránh bị tiêu diệt, để tranh thủ thời gian củng cố và phát triển lực lượng. Trong suốt 11 năm đình chiến (1898-1908), nghĩa quân không chỉ giữ vững tinh thần chiến đấu, mà còn tập trung củng cố lực lượng vững chắc về mọi mặt, sẵn sàng đối phó với địch bất cứ lúc nào.


Nhìn chung, bộ chỉ huy nghĩa quân Yên Thế, đứng đầu là Đề Thám, đã áp dụng khá thành công nghệ thuật đánh giặc, phù hợp với những điều kiện thực tế của cuộc kháng chiến, góp phần duy trì cuộc khởi nghĩa trong một thời gian dài, gây cho địch nhiều tổn thất về người và của. Đây cũng là sự kết tinh và ngưng đọng của tư tưởng quân sự Việt Nam truyền thống, của những người nông dân yêu nước, trong điều kiện thực tiễn chiến tranh giải phóng đất nước của dân tộc ta vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.


Bên cạnh những thành công to lớn, tư tưởng quân sự của thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế lớn nhất là tính chất cục bộ, địa phương. Mặc dù đã có sự phối hợp đáng kế với những thủ lĩnh Cần Vương, quan hệ với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hà Nội), nhưng về cơ bản cuộc khởi nghĩa này vẫn diễn ra trong thế đơn độc, thủ hiểm ở một vùng. Do đó, Đề Thám và đội nghĩa quân không thể đối phó được với một đạo quân xâm lược nhà nghề và cuối cùng cũng bị thực dân Pháp tập trung đàn áp.


Cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại đã kết thúc một chặng đường đấu tranh vũ trang vô cùng oanh liệt của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: "Khi nhà ái quốc Đề Thám chết thì công cuộc chống Pháp có tổ chức và có vũ trang chấm dứt. Người anh hùng dân tộc ấy cùng với một ít nghĩa quân kiên quyết của ông đã chiếm lĩnh cả một tỉnh nhỏ và đương đầu với thực dân Pháp trong nhiều năm"1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.1, tr.437). Sự kết thúc này mở ra một giai đoạn mới trong chặng đường đấu tranh của dân tộc Việt Nam vào thế kỷ XX.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2021, 05:16:36 pm »

Như vậy, cho đến hết thế kỷ XIX, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã diễn ra vô cùng sôi nổi và mạnh mẽ. Nó chứng tỏ tinh thần yêu nước sâu sắc và ý chí đánh giặc ngoại xâm cao độ của nhân dân Việt Nam. Mặc dù yêu nước nồng nàn, quyết chí và xả thân đánh giặc giữ nước, nhưng các phong trào yêu nước đó đều lần lượt thất bại. Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại là do các phong trào này chưa có tư tưởng quân sự đúng đắn soi đường. Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau:

1) Trước khi thực dân Pháp xâm lược, triều Nguyễn đã có nhiều biện pháp tăng cường khả năng quốc phòng nhằm đối phó với nguy cơ xâm lược từ phương Tây như xây dựng quân đội, xây dựng tuyến phòng thủ dọc bờ biển, mua sắm và cải tiến trang bị vũ khí. Thế nhưng triều Nguyễn cũng mắc phải nhiều sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược quốc phòng. Một trong những sai lầm nghiêm trọng đó là tư tưởng xa dân. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858), triều Nguyễn lại mắc phải những sai lầm liên tiếp trong chỉ đạo đánh giặc. Sai lầm đầu tiên là tư tưởng co cụm, thủ thành và không dám tiến công địch. Do không có tư tưởng tiến công, nên triều Nguyễn đã để tuột mất rất nhiều cơ hội lãnh đạo toàn dân vùng lên đánh bại kẻ thù. Sau khi để mất Gia Định, nội bộ triều Nguyễn bị phân hóa sâu sắc. Đa số các quan lại đầu triều có tư tưởng sợ giặc, muốn hòa nghị. Có thể khẳng định tư tưởng thất bại chủ nghĩa đã bao trùm, chi phối chủ trương đánh giặc của triều Nguyễn. Do không có một đường lối kháng chiến thống nhất, luôn ở trong trạng thái dùng dằng giữa đánh hay hòa, chiến hay thủ, triều Nguyễn đã gây tổn hại to lớn đến phong trào đánh giặc cứu nước của nhân dân ta. Một sai lầm lớn khác nữa của triều Nguyễn là đã không đánh giá hết được sức mạnh to lớn của nhân dân, không biết dựa vào dân để đánh giặc. Thậm chí, khi nhân dân nổi dậy chống thực dân Pháp, triều đình đã sợ dân hơn sợ giặc và tìm mọi cách đàn áp nhân dân.


2) Mặc dù triều Nguyễn thỏa hiệp và đầu hàng giặc, nhưng phong trào kháng chiến của các tầng lớp nhân dân vẫn phát triển. Dưới sự lãnh đạo của một số quan lại và các văn thân, sĩ phu yêu nước, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã nổ ra liên tiếp. Ban đầu còn chịu sự chi phối của tư tưởng trung quân ái quốc nên họ đã chiến đấu dưới ngọn cờ lãnh đạo của triều đình. Nhưng trước thái độ bạc nhược, thỏa hiệp và đầu hàng giặc của triều đình, một số sĩ phu, văn thân đã tự đứng lên tổ chức kháng chiến. Họ không chỉ đánh giặc giữ nước mà còn chống triều đình đầu hàng.


3) Vua Tự Đức chết đã làm cho phe chủ hòa yếu thế trong triều đình. Phái chủ chiến đã tiến hành cuộc bạo động ở Kinh thành Huế. Cuộc bạo động tuy thất bại nhưng lại làm dấy lên một làn sóng cứu nước mạnh mẽ mới. Làn sóng đó được khơi nguồn từ việc Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương cứu nước. Lực lượng nòng cốt của phong trào Cần Vương là các văn thân, sĩ phu yêu nước. Trước khi Vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự lãnh đạo của triều đình kháng chiến. Sau khi Vua Hàm Nghi bị bắt, triều đình kháng chiến tan rã, vai trò lãnh đạo phong trào Cần Vương đã chuyển hẳn về tay tầng lớp văn thân, sĩ phu.


4) Khác với tư tưởng đầu hàng của triều Nguyễn, tư tưởng của các văn thân, sĩ phu yêu nước không có chữ "hòa" mà chỉ có chữ "chiến". Họ tin vào sức mạnh của dân, dựa vào dân để đánh giặc. Họ tin tưởng vào sức mạnh chính nghĩa của cuộc đấu tranh giữ nước, và lấy đó làm cơ sở để động viên nhân dân đánh giặc. Các văn thân, sĩ phu bên cạnh việc xây dựng các chiến lũy phòng thủ, đã biết dựa vào làng xã, coi làng xã là pháo đài kiên cố chống giặc. Trong kháng chiến, họ đã áp dụng nhiều kinh nghiệm đánh giặc truyền thống như lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh..., biết phát huy những lợi thế về thiên thời, địa lợi đánh giặc, nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của ta và địch, ứng phó nhạy bén với những diễn biến trên chiến trường. Lối đánh du kích, cơ động linh hoạt của nghĩa quân làm cho quân địch rất lúng túng và bị động trong việc tìm cách đối phó.


5) Bên cạnh những ưu điểm thì trong tư tưởng quân sự của các văn thân, sĩ phu cũng bộc lộ không ít những hạn chế. Những hạn chế đó nhiều khi lại nằm trong ngay cái vốn được coi là thế mạnh, sở trường của mỗi cuộc khởi nghĩa, hay của cả phong trào. Trong chỉ đạo kháng chiến, các thủ lĩnh nghĩa quân mang nặng tư tưởng phòng thủ hơn là tấn công.


6) Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa do tầng lớp văn thân, sĩ phu lãnh đạo dưới danh nghĩa Cần Vương cứu nước, còn có các cuộc nổi dậy của nông dân. Các quan điểm quân sự của Đề Thám được nhận diện rõ nét qua cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Các quan điểm quân sự đó không khác biệt nhiều so với các quan điểm quân sự của các văn thân, sĩ phu, vẫn là thân dân, dựa vào dân, phân tán lực lượng, xây thành, đắp công sự chiến đấu và sử dụng lối đánh du kích. Nhưng dường như cách đánh giặc của nghĩa quân Yên Thế mềm dẻo hơn, biến hóa tài tình hơn và hiệu quả hơn. Vì vậy, trong khi khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa dài nhất, lớn nhất và tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chỉ tồn tại được 10 năm, thì khởi nghĩa Yên Thế đã kéo dài trong gần 30 năm.


7) Thất bại của phong trào Cần Vương nói riêng và của cả phong trào chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX nói chung cho thấy ở Việt Nam còn thiếu vắng đội ngũ lãnh đạo đủ năng lực: "Từ khi mất nước cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước, phong trào đấu tranh chống đô hộ của người Pháp là những cuộc vận động ở từng nơi, từng lúc do những nhân sĩ phong kiến Cần Vương cầm đầu, tuy rằng cuộc vận động ấy được sự ủng hộ của nhân dân, nó chỉ có thể dấy lên rồi tắt, chính vì thiếu lực lượng lãnh đạo đủ năng lực"1 (Phạm Văn Đồng: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959, tr.15).


Lãnh đạo phong trào chống thực dân Pháp chủ yếu là các văn thân, sĩ phu yêu nước, sản phẩm của chế độ phong kiến đã lỗi thời. Do chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến, của tầng lớp xuất thân và của thời đại, nên họ đã không thể vạch ra một đường lối quân sự đúng đắn để lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Phong trào Cần Vương thất bại đã chấm dứt vai trò của ý thức hệ phong kiên, của tư tưởng quân sự phong kiến trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Từ đây, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước vào một thời kỳ mới.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2021, 05:38:18 pm »

Chương II
TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ VIỆT NAM
THỜI KỲ 1897-1930


I- CÁC QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ THEO XU HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN (1897-1930)

Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, bên cạnh truyền thống tư tưởng, văn hóa dân tộc mà nổi bật là tinh thần yêu nước, ý thức độc lập, tự cường được nuôi dưỡng suốt hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc thì những chuyển biến về cơ cấu kinh tế - xã hội trong nước và trào lưu tư tưởng tư sản phương Tây qua Trung Quốc, Nhật Bản tràn vào nước ta đã tạo tiền đề mới cho cuộc vận động giải phóng dân tộc. Trong giới sĩ phu yêu nước thức thời lúc bấy giờ, xuất hiện hai xu hướng tư tưởng khác nhau trong vấn đề lựa chọn phương pháp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Khuynh hướng thứ nhất, do Phan Bội Châu1 (Phan Bội Châu (1867-1940), tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam; sinh ngày 26-12-1867 ở thôn Sa Nam, xã Đông Liệt, sau dời về xã Đan Nhiễm (nay là xã Nam Hòa), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) lãnh đạo, chủ trương dựa vào sự giúp đỡ của bên ngoài (chủ yếu là Nhật Bản) để tiến hành bạo động vũ trang, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến, rồi tiến hành canh tân đất nước kết hợp chấn hưng kinh tế, phát triển giáo dục, nâng cao tinh thần yêu nước... Khuynh hướng thứ hai, do Phan Châu Trinh1 (Phan Chu Trinh (1872-1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, sinh ngày 9-9-1872 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước (nay là xã Tam Lộc), huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đại diện, chủ trương canh tân đất nước bằng cách phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa, cải cách văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, bằng con đường hợp pháp làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam.


1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động vũ trang

Chứng kiến sự thất bại của phong trào Cần Vương, đồng thời chịu ảnh hưởng trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, Phan Bội Châu sớm nhận thức rằng, muốn đánh thắng Pháp - một cường quốc tân tiến phương Tây có vũ khí hiện đại thì không thể đi theo con đường cũ. Do đó, Phan Bội Châu dần từ bỏ con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến để hội nhập và hướng đến những con đường mới. Qua thực tiễn hoạt động cứu nước phong phú, sôi động của hai tổ chức Duy tân Hội và Việt Nam Quang phục Hội do Phan Bội Châu lãnh đạo và qua những tác phẩm của ông đã thể hiện nhiều quan điểm quân sự.


a) Quan điểm dùng bạo lực lật đổ ách thống trị thực dân, xây dựng nước Việt Nam mới

Tiếp nối truyền thống đấu tranh quật cường của dân tộc và bằng trực quan nhạy bén, Phan Bội Châu sớm nhận thức mâu thuẫn gay gắt giữa thực dân Pháp xâm lược và toàn thể nhân dân Việt Nam chỉ có thể giải quyết bằng phương pháp bạo lực. Phan Bội Châu cho rằng, trong hoàn cảnh một nước thuộc địa mà bất cứ sự phản kháng nào dù là hòa bình cũng bị đàn áp dã man, thì "không còn chỗ đất nào để gieo rắc tuyên truyền", cũng như "không thể ở trong tay người ta ràng buộc mà toan cất lời ca, tiếng nói, bàn chuyện ái quốc, ái chủng được. Điều đó khác nào như ngồi trước mặt đạo tặc mà bàn cách khu trừ đạo tặc"1 (Chương Thâu: Phan Bội Châu - về một số vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr.95).


Vì thế, muốn giành lại độc lập dân tộc, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác ngoài con đường bạo động vũ trang. Cương lĩnh hành động của tổ chức Duy tân Hội do Phan Bội Châu sáng lập khẳng định "Đánh giặc phục thù mà thủ đoạn là bạo động"2 (Phan Bội Châu niên biểu, Phạm Trọng Điền và Tôn Quang Phiệt dịch, Nxb. Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1957, tr.31). Suốt từ đầu thế kỷ XX cho đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đã dành hết tâm lực và kiên trì tuyên truyền, tổ chức, vận động cho chủ trương bạo động.


Phan Bội Châu khẳng định, một nước được gọi là độc lập thì phải hội đủ các yếu tố nhân dân, đất đai và chính quyền. Và "Điều quan trọng của nước là ở chủ quyền; điều quan trọng của chủ quyền là độc lập, tức là ở bên ngoài thì không bị người khác áp chế, bên trong thì nắm giữ được quyền bính"1 (Phan Bội Châu: Toàn tập, Chương Thâu sưu tầm và biên soạn, Nxb. Thuận Hóa, Huế và Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2000, t.3, tr.60). Nay nhân dân, đất đai và chính quyền đều nằm trong tay thực dân Pháp, vì thế, giành lại độc lập, chủ quyền là nhiệm vụ hàng đầu và là nhiệm vụ lớn nhất; không có sự thỏa hiệp, dung hòa giữa nhân dân mất nước với bọn thực dân xâm lược. Theo Phan Bội Châu, chỉ vì săn đuổi quyền lợi kinh tế, thực dân Pháp đã dùng mọi thủ đoạn tàn bạo nhất nhằm vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam và những trường học, báo chí... mở ra chẳng qua cũng chỉ là công cụ phục vụ cho việc thống trị của họ được dễ dàng mà thôi, còn trong thực tế thì hãm người Việt Nam vào tình trạng ngu muội, tiêu diệt những mầm mống phản kháng. Bằng cách bóc trần lối cai trị tàn bạo và lừa bịp của thực dân Pháp, Phan Bội Châu không coi Pháp là người "bảo hộ", người truyền bá "văn minh" mà xem là giặc, là quân ăn cướp.


Không những chỉ rõ kẻ thù chính của dân tộc, Phan Bội Châu còn lên án gay gắt bọn vua quan phong kiến chỉ vì quyền lợi cá nhân đã chấp nhận làm tay sai cho giặc, để đất nước bị xâm lược, nhân dân bị nô dịch, lầm than. Ông cho rằng, muốn phá vỡ bộ máy thống trị của thực dân Pháp, cần tiến hành bạo động vũ trang bằng sức mạnh của nhiều người; đồng thời tiến hành hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm thức tỉnh đồng bào. Phan Bội Châu kiên quyết chống lại đường lối đấu tranh "hòa bình" và cho rằng, nếu ách áp bức của thực dân Pháp còn được tiếp tục duy trì thì không những Việt Nam sẽ phải cam chịu "thảm trạng mất nước", mà ngay cả sự tồn tại của dân tộc rồi sớm muộn cũng sẽ bị xóa bỏ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2021, 05:39:14 pm »

Năm 1906, trên đất Nhật Bản, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã có cuộc tranh luận khá gay gắt về đối tượng, phương pháp cách mạng Việt Nam. Phan Châu Trinh cho rằng: "không đập tan được nền quân chủ thì dù có khôi phục được nước cũng không phải là hạnh phúc của dân"1 (Phan Bội Châu niên biểu, Sđd, tr.70, 72). Phan Châu Trinh không tán thành vận động đánh đổ Pháp mà chủ trương dựa vào Pháp để chống triều đình lạc hậu, để truyền bá tư tưởng cộng hòa trong nhân dân. Ông cho rằng, "không cần hô hào đánh Pháp, chỉ nên đề xướng dân quyền; dân đã giác ngộ được quyền lợi của mình bấy giờ mới có thể dần dần mưu tính đến việc khác"2 (Phan Bội Châu niên biểu, Sđd, tr.70, 72). Cuộc tranh luận cuối cùng ý kiến vẫn trái ngược nhau. Phan Bội Châu kể lại: "Ông (Phan Châu Trinh - TG) thì muốn trước hết đánh đổ ngay quân chủ để làm cơ sở xây dựng dân quyền; tôi (Phan Bội Châu - TG) thì muốn đánh đuổi ngay giặc Pháp, đợi khi nước ta độc lập rồi, sẽ mưu tính đến việc khác. Ý tôi là muốn lợi dụng quân chủ, thì ông cực lực phản đối, ý ông là muốn đánh đổ quân chủ, đề cao dân quyền, thì tôi không tán thành, vì ông với tôi cùng một mục đích nhưng thủ đoạn khác nhau rất xa. Ông thì dựa vào Pháp để đánh đổ vua, tôi thì từ chỗ đánh đổ Pháp mà phục Việt, do đó mà khác nhau"1 (Phan Bội Châu niên biểu, Sđd, tr.72). Sau đó, Phan Bội Châu còn gửi thư chân tình bày tỏ với Phan Châu Trinh: "Dân không còn nữa, mà chủ với ai", rằng "lý luận và thực hành bao giờ cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng..."2 (Phan Bội Châu: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.272).


Khác với Phan Châu Trinh là người chủ trương "bất bạo động", dựa vào Pháp để vận động dân chủ, ngay từ đầu Phan Bội Châu đã xác định rõ kẻ thù dân tộc là thực dân Pháp và nhiệm vụ trung tâm là sử dụng bạo lực giành lại chính quyền.


Trong quá trình tuyên truyền, vận động cho chủ trương bạo động vũ trang, Phan Bội Châu còn vận dụng thuyết tiến hóa xã hội3 (Hay còn gọi là chủ nghĩa Đácuyn xã hội. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, những người theo chủ nghĩa Đácuyn đã xem học thuyết của S.Đácuyn (1808-1882) về chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn áp dụng vào trong lĩnh vực đời sống xã hội) để luận giải vấn đề dân tộc, để khẳng định quyết tâm sử dụng bạo lực, đấu tranh không khoan nhượng với thực dân xâm lược. Theo quy luật "cạnh tranh sinh tồn", thì ưu thắng, liệt bại; mình không tiêu diệt được đối phương thì đối phương sẽ tiêu diệt mình chứ nhất quyết không có sự dung hòa, thỏa hiệp. Vì thế, Phan Bội Châu cho rằng, để bảo tồn giống nòi và nền độc lập dân tộc, nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác ngoài con đường tự cường, đồng tâm, hiệp lực để lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Học thuyết "cạnh tranh sinh tồn" không phải là cơ sở khoa học để giúp Phan Bội Châu nhận thức đầy đủ bản chất chủ nghĩa thực dân, xác định đúng đắn đường lối cách mạng, nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, vận dụng học thuyết này lại có ý nghĩa tích cực, vì nó góp phần kích thích, cổ vũ nhân dân ta vùng dậy đấu tranh lật đổ ách thống trị thực dân, bảo vệ giống nòi.


Năm 1918, sau những thất bại liên tiếp, do lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối, Phan Bội Châu dao động, muốn thay đổi chủ trương bạo động bằng đường lối đấu tranh hòa bình với tư tưởng chỉ đạo "Pháp - Việt đề huề". Nhưng sau vấp váp đó, bằng nội lực cách mạng của mình và dưới tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), ông thức tỉnh trở lại, tiếp tục chủ trương bạo động để đánh đuổi kẻ thù. Vì chỉ có sử dụng bạo lực để chống lại thì mới phù hợp với yêu cầu giải quyết mâu thuẫn đối kháng giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, mới có tác dụng thổi bùng lên ngọn lửa căm thù quân giặc, thôi thúc nhân dân ta kiên trì đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.


Gắn với chủ trương dùng bạo lực lật đổ ách thống trị thực dân, việc xác định mục tiêu cách mạng Việt Nam cũng được Phan Bội Châu và các đồng chí của ông sớm đặt ra. Năm 1903, trong tác phẩm Lưu Cầu huyết lệ tân thư, Phan Bội Châu cho rằng, nước ta muốn có độc lập, chủ quyền thì phải giành lấy quyền lực từ tay thực dân Pháp. Nhưng khác với các quan điểm đấu tranh giải phóng của nhiều sĩ phu và văn thân, Phan Bội Châu khẳng định: "Quyền bính của nước là ở quan lại, nhân dân, tài sản"1 (Phan Bội Châu: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.95); vua không còn được coi là gốc của nước mà mọi người dân đều có quyền tham gia vào đời sống của nhà nước, trong một chế độ xã hội không còn bị kẻ cầm quyền ức hiếp, lộng quyền như trước nữa. Theo xu hướng đó, trong Hội nghị thành lập Duy tân Hội (1904), Phan Bội Châu và các đồng chí đặt ra nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ Pháp, khôi phục Việt Nam, kiến thiết nước quân chủ lập hiến. Nhiệm vụ trung tâm là chuẩn bị những điều kiện cần thiết, làm bùng nổ một cuộc bạo động để giành lại chính quyền và nền độc lập dân tộc.


Trong thời kỳ hoạt động ở nước ngoài, quan điểm của Phan Bội Châu về chính thể, chính quyền nhà nước có điểm tiến bộ. Trong tác phẩm Tân Việt Nam (1907), Phan Bội Châu đã hình dung ra một mô hình thể chế nhà nước dân chủ sau khi đánh đổ thực dân Pháp. Đó là một nhà nước mà quyền lực thuộc về nhân dân: "Bao nhiêu việc chính trị đều do công chúng quyết định. Thượng nghị viện phải đợi Trung nghị viện đồng ý, Trung nghị viện phải đợi Hạ nghị viện đồng ý mới được thi hành. Hạ nghị viện là nơi đa số công chúng có quyền tài phán việc của Trung nghị viện và Thượng nghị viện. Phàm nhân dân nước ta, không cứ là sang hèn, giầu nghèo, lớn bé đều có quyền bỏ phiếu bầu cử"1 (Phan Bội Châu: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.179). Chính phủ nước Việt Nam mới phải thực sự là của dân, làm những điều dân cho là phải, không được phép làm những điều dân cho là trái; giữa nhân dân và chính phủ có quan hệ mật thiết, trong đó dân có nghĩa vụ giám sát chính phủ làm tròn nghĩa vụ của mình, còn chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ dân, chăm lo cuộc sống cho dân...


Tuy nhiên, phải đến năm 1912, khi Việt Nam Quang phục Hội ra đời với tôn chỉ: Quang phục quân vừa đánh đuổi giặc Pháp, vừa xây dựng một nước cộng hòa dân chủ. Quyền bính của nước là của chung toàn dân. Những dấu vết độc hại của chính thể chuyên chế không còn nữa2 (Phan Bội Châu: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.179) thì mới đánh dấu việc Phan Bội Châu và các đồng chí của ông khẳng định dứt khoát việc từ bỏ quân chủ để đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản.


Từ năm 1924, sau khi tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga, Phan Bội Châu đã nhận ra ưu thế của thời đại. Ông viết: Gần đây nhất như cuộc cách mạng tháng 11 năm 1917 ở nước Nga, chủ nghĩa lao nông đã thành công, nó là nguồn sáng tạo ra cách mạng của thế giới loài người: Đây là một cuộc cách mạng triệt để và chân chính. Người nước ta không nói làm cách mạng thì thôi, chứ nói cách mạng thì phải bắt tay vào làm cách mạng xã hội. Mặc dù lúc bấy giờ nhận thức về "cách mạng xã hội" của Phan Bội Châu còn chưa chính xác, chưa hoàn chỉnh nhưng đã đánh dấu bước tiến mới về nhận thức con đường cứu nước theo hướng ngày càng tiếp cận đến chân lý của ông.


Đặt vấn đề sử dụng bạo lực cách mạng để giành độc lập dân tộc, Phan Bội Châu đã nhận thức kẻ thù dùng bạo lực để chiếm đoạt, cai trị nhân dân ta, thì việc sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại chúng là con đường và phương pháp đúng đắn để giành thắng lợi, tuy rằng lập trường đấu tranh vũ trang của Phan Bội Châu có lúc dao động, nhưng xét tổng thể, quan điểm bạo động vẫn là quan điểm chủ đạo. Quan điểm sử dụng bạo lực để lật đổ chính quyền thực dân của Phan Bội Châu góp phần khẳng định một chân lý là muốn đánh đuổi thực dân Pháp tàn bạo, giành độc lập dân tộc, cách mạng Việt Nam phải sử dụng bạo lực cách mạng. Hơn nữa, nếu như phong trào Cần Vương chỉ đặt ra vấn đề chống thực dân Pháp xâm lược, khôi phục lại chế độ quân chủ, thì đến đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đặt vấn đề không những dùng bạo lực đánh đuổi thực dân Pháp giành lại chủ quyền mà còn thiết lập một chính quyền mới do dân làm chủ. Quan điểm đó đã trở thành ngọn cờ tập hợp, cổ vũ quần chúng đấu tranh chống thực dân và phong kiến.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2021, 05:40:55 pm »

b) Quan điểm về phương thức tiến hành bạo động

Phan Bội Châu khi còn trẻ đã khởi xướng và tổ chức nhiều hoạt động cứu nước dưới nhiều hình thức khác nhau như viết hịch Bình Tây thu Bắc (1882), lập đội "thí sinh'' gồm 60 người gọi là ''Sĩ tử Cần Vương đội" để ứng nghĩa (1885)... Sau nhiều hoạt động nhưng không mang lại kết quả, Phan Bội Châu chú tâm nghiên cứu "những sách binh thư của đời Chiến Quốc như Tôn Tử thập tam thiên, Vũ Hầu tâm thư, cho đến sách Hổ trướng khu cơ, Binh gia bí quyết... để dự bị mô phỏng vào đấy mà thực hành sau này"1 (Phan Bội Châu niên biểu, sđd, tr.28); đồng thời thu thập tài liệu về các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương; mở rộng kết giao với những người đồng tâm, đồng chí; bí mật liên lạc với "những người cũ của đảng Cần Vương"2 (Phan Bội Châu niên biểu, sđd, tr.28) - lực lượng mà theo ông là sẽ dùng vào việc lớn nay mai.


Thời kỳ đầu, "thủ đoạn" tiến hành bạo động của Phan Bội Châu và các đồng chí của ông là tập hợp lực lượng anh hùng lục lâm và những người trong đảng Cần Vương còn sót lại để dựng cờ khởi nghĩa ở khoảng Nghệ Tĩnh. Thực hiện điều đó, tháng 7-1901, Phan Bội Châu đã tập hợp được 20 người, trong đó có Phan Bá Ngọc (con trai Phan Đình Phùng), Vương Thúc Quý - bạn học cùng làng, Trần Hải và Hà Văn Mỹ (đều người huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) là dư đảng Cần Vương thân tín, đồng thời vận động cả lính khố xanh làm nội ứng quyết đánh úp thành Nghệ An đúng ngày Quốc khánh Pháp (14-7). Do cơ mưu bại lộ, kế hoạch đánh thành không thực hiện được.


Từ thất bại này, Phan Bội Châu và các cộng sự của ông nhận thấy, muốn đấu tranh bạo động thắng lợi thì không thể thủ hiểm ở một vùng theo phương thức hoạt động của phong trào Cần Vương và nghĩa quân Yên Thế, mà phải xây dựng phong trào toàn quốc, trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam để giam chân chia bớt sức mạnh của bên địch. Thực hiện chủ trương này, Phan Bội Châu đã hành trình từ Bắc vào Nam để tập hợp lực lượng, gây dựng cơ sở phong trào. Kết quả của cuộc vận động đó, Phan Bội Châu cho biết: khắp các tỉnh thành châu quận trọng yếu, chúng tôi đều ngấm ngầm sắp đặt vây cánh phe đảng đâu đó hẳn hoi, chỉ còn đợi thời cơ là khởi sự. Trong tư tưởng của Phan Bội Châu và các đồng chí của ông lúc bấy giờ, "thời cơ" khởi sự chính là khi đã có đủ ba điều: thu phục được lòng người, có số tiền lớn và sắp đặt mua sắm vũ khí cho đủ.


Năm 1904, sau quá trình vận động xây dựng phong trào ở Bắc, Trung, Nam, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải thành lập một tổ chức thống nhất để xúc tiến hoạt động cứu nước. Trong Hội nghị thành lập Duy tân Hội, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đã đề ra ba nhiệm vụ trọng tâm trước mắt: 1) Phát triển thế lực hội về người cũng như về tài chính; 2) Xúc tiến việc chuẩn bị bạo động và các công việc sau khi phát lệnh bạo động; 3) Chuẩn bị xuất dương cầu viện, xác định phương châm và thủ đoạn xuất dương1 (Xem Phan Bội Châu niên biểu, Sđd, tr.33).


Trước khi sang Nhật cầu viện, Phan Bội Châu và các đồng chí trong tổ chức Duy tân Hội đã hình dung một cuộc bạo động vũ trang trên phạm vi toàn quốc theo phương thức "nội công, ngoại kích", nghĩa là vừa phát huy sức mạnh trong nước, vừa kết hợp với lực lượng ngoại viện để giải phóng dân tộc. Thế nhưng, ngay trong chuyến xuất dương đầu tiên sang Nhật Bản (1905), kế hoạch cầu viện quân sự đã bị phá sản. Các chính khách Nhật Bản từ chối việc viện trợ quân sự và khuyên Phan Bội Châu trước hết phải chuẩn bị thực lực trong nước và nhẫn nại chờ đợi.


Từ thực tế đó, Phan Bội Châu nhận thấy, để cứu nước thì phải tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính, còn ngoại viện chỉ là hỗ trợ. Muốn giải phóng dân tộc, đánh đổ chế độ thực dân thì không thể dừng lại ở hoạt động bạo động vũ trang đơn thuần mà phải tiến hành mở rộng cuộc vận động cách mạng trên các mặt chấn hưng kinh tế, phát triển giáo dục, bồi dưỡng nhân tài, xuất bản sách báo, lập các đoàn thể, nâng cao lòng yêu nước căm thù giặc; chăm lo xây dựng thực lực trong nước, vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp, xúc tiến việc đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán cho cách mạng, trong đó có lĩnh vực quân sự.


Phan Bội Châu tán đồng quan điểm của Madini "bạo động và giáo dục phải song song tiến hành"1 (Phan Bội Châu niên biểu, Sđd, tr.75), nhưng cho rằng, trong điều kiện một nước đã mất chủ quyền, thì bạo động phải làm môi giới cho giáo dục, còn tuyên truyền giáo dục hay đấu tranh hòa bình chỉ là để phụ giúp vào mà thôi. Chỉ có bạo động mới xúc tiến được công cuộc cách mạng, mới tổ chức và rèn luyện được quần chúng. Bởi vậy, từ năm 1905, Phan Bội Châu bắt đầu chú trọng đến hình thức đấu tranh hợp pháp, đấu tranh chính trị để tiến tới bạo động vũ trang. Ông viết nhiều tác phẩm văn học, lịch sử nhằm tuyên truyền tư tưởng yêu nước, tư tưởng bạo động cách mạng. Trong chuyên từ Nhật Bản trở về nước vào cuối năm 1906, Phan Bội Châu không chỉ đến căn cứ Phồn Xương gặp Hoàng Hoa Thám để bàn kế hoạch phối hợp hành động mà còn dành thời gian tổ chức nhiều hội cứu quốc (công, nông, thương, học) để tập hợp, rèn luyện quần chúng đấu tranh cách mạng với nhiều hình thức khác nhau. Tại Bắc Ninh, ông đã có cuộc gặp những người trọng yếu ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ để nắm bắt tình hình và thảo luận kế hoạch tiến hành. Cuộc họp nhất trí chia thành hai phái để hỗ trợ cho nhau trong hoạt động cứu nước: phái "hòa bình" chuyên chú những việc học đường, diễn thuyết, tuyên truyền và quyên góp tiền nong; phái "kịch liệt", lo việc vận động quân đội, trù bị võ trang, thực hành bạo động1 (Xem Phan Bội Châu niên biểu, Sđd, tr.84), về phân công trách nhiệm, ở Bắc Kỳ thì giao cho Võ Hải Thu (tức Nguyễn Hải Thần), ở Trung Kỳ giao cho Đặng Tử Kính đảm nhiệm. Đặng Thái Thân được giao nhiệm vụ liên lạc, giúp đỡ cả hai phái. Từ năm 1906 - 1908, ở các tỉnh miền Trung đã có 70 cơ sở của phong trào Duy tân hòa binh kết hợp với kịch liệt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2021, 05:42:01 pm »

Trước ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của phong trào, thực dân Pháp tiến hành đàn áp khốc liệt nhằm ngăn chặn mọi hoạt động cách mạng ở trong nước, cho dù đó là hoạt động đấu tranh hòa bình; đồng thời cấu kết với đế quốc Nhật triệt phá cơ sở Duy tân ở Nhật Bản và giải tán phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng, lãnh đạo. Một phương thức hoạt động mới vừa được nhen nhóm đã bị bọn thực dân chặn đứng.


Năm 1912, Việt Nam Quang phục Hội được thành lập. Lúc bấy giờ tình hình trong nước đã thay đổi nhiều so với thời Duy tân Hội. Bộ máy chính quyền thuộc địa của địch ngày càng được củng cố. Thực dân Pháp tăng cường lực lượng quân đội, mật thám khắp nơi nhằm trấn áp, tiêu diệt mầm mống phản kháng từ trong trứng nước; lính tập cũng bị kiểm soát gắt gao hơn. Mọi hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân, binh lính của hội gặp rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, để vận động nhân dân trong nước, "thực hiện được cách mạng vũ trang và cách mạng bạo động"1 (Phan Bội Châu niên biểu, Sđd, tr.158), Phan Bội Châu và các đồng chí trong tổ chức Việt Nam Quang phục Hội chủ trương phải có tiếng vang "kinh thiên động địa" thì mói có hiệu quả. Trên cơ sở khẳng định, bạo động là chỗ dựa để đẩy mạnh hành động cách mạng của nhân dân trong nước, có bạo động mới xúc tiến được công cuộc cách mạng, mới tổ chức và rèn luyện được quần chúng, chủ trương ám sát cá nhân để làm thức tỉnh lòng người, hâm nóng nhiệt tình cứu nước của nhân dân, tỏ rõ ý chí của dân tộc trước kẻ thù và trước nhân dân thế giới cũng được Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đề ra và thực hiện.


Có thể nói, trong bối cảnh phong trào Đông du bị Chính phủ Nhật giải tán, ở trong nước bọn thống trị thực dân ra sức đàn áp phong trào yêu nước, những vụ trừ gian, diệt địch do hội thực hiện ở Thái Bình, Hà Nội (1913), trên thực tế đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, làm cho bọn tay sai hoang mang, lo sợ. Nhưng thực dân Pháp nhân đó càng tăng cường khủng bố, bắt giam 254 người, kết án tử hình 7 người, trong đó có những người trực tiếp tham gia vụ ném bom ở Thái Bình và Hà Nội. Cuối năm 1913, Phan Bội Châu và một số yếu nhân khác lần lượt sa vào tay giặc.


Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nhiều cuộc bạo động của Việt Nam Quang phục Hội tiếp tục nổ ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng do cơ sở của hội ở trong nước rất mỏng, không có đường lối quân sự đúng đắn, cách thức tổ chức thiếu khoa học, kế hoạch hành động không rõ ràng... nên hoạt động của hội không được tiến hành liên tục, rộng khắp mà chỉ dừng lại ở các cuộc bạo động nhỏ lẻ, rời rạc. Sự nỗ lực cao nhất của Việt Nam Quang phục Hội được thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Duy Tân (1916) và khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) nhưng cuối cùng đều bị thất bại.


Về sau, từ nhận thức, vũ lực không phải một sớm một chiều mà thành công được mà phải có sự chuẩn bị chu đáo và phải đấu tranh lâu dài, trong tác phẩm Trùng Quang tâm sử, được viết khoảng năm 1917, Phan Bội Châu đã xác định ba giai đoạn của công cuộc "quang phục": thời kỳ vận động, thời kỳ tiến hành, thời kỳ kiến thiết1 (Xem Phan Bội Châu: Toàn tập, Sđd, tr.47-48). Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, khi viết Truyện Phạm Hồng Thái (1924), trên cơ sở nhận thức vai trò của công nhân và nông dân trong cuộc cách mạng xã hội, Phan Bội Châu đề xướng biện pháp bãi công, huấn luyện cách mạng; sự cần thiết phải có đoàn thể, có đảng cho giai cấp công nhân nhằm đoàn kết nghìn vạn người thành một khối. Ông khẳng định sự cần thiết phải tiến hành bạo động bằng tập hợp sức mạnh của nhiều người, đồng thời vẫn tán thành hành động bạo lực cá nhân như một phương pháp tuyên truyền cần thiết. Điều đó cho thấy, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chưa thoát khỏi hoạt động quân sự đơn lẻ, chưa phần biệt được bạo lực cách mạng với manh động và ám sát cá nhân. Tuy rằng, về sau, ông cho rằng mưu sát cá nhân là "điều bất đắc dĩ".


Phan Bội Châu từng viết: "Một đời người định mưu, chỉ cốt ở nơi mục đích, cầu lấy được năm phút đồng hồ cuối cùng. Đến như thủ đoạn, phương châm, tuy có lúc cải cách, mà cũng không kể"1 (Phan Bội Châu niên biểu, Sđd, tr.23). Điều đó, giúp chúng ta lý giải vì sao Phan Bội Châu và các đồng chí của ông có thể thay đổi cách thức tổ chức hoạt động cứu nước một cách nhanh chóng và thức thời như vậy: từ chủ trương bạo động nhỏ lẻ ở một vùng miền, đến tư duy liên kết lực lượng bạo động khắp toàn quốc; từ cầu viện quân sự, linh hoạt chuyển sang cầu học; từ bạo động đơn thuần sang kết hợp bạo động với tuyên truyền, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, bồi dưỡng nhân tài, sử dụng cả biện pháp bãi công, biểu tình... Tất cả những chủ trương đó của Phan Bội Châu đều tuân thủ tinh thần tùy thời, bám sát tình hình cách mạng trong nước và những biến động trên thế giới. Tuy nhiên, do hạn chế của thời đại, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chưa nhận thức được mối quan hệ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tiến hành nhiều cuộc bạo động riêng lẻ và hoạt động ám sát cá nhân như một phương pháp đấu tranh, tuyên truyền cách mạng mà chưa có biện pháp vận động, tổ chức nhân dân đấu tranh từ hình thức thấp đến hình thức cao.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2021, 05:43:08 pm »

c) Quan điểm tập hợp lực lượng, mở rộng mặt trận đoàn kết đánh giặc, cứu nước

Kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc và theo xu hướng phát triển của thời đại, trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đặc biệt coi trọng xây dựng "mặt trận" đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế nhằm quy tụ sức mạnh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ năm 1901, Phan Bội Châu đã tìm cách liên kết với những người trong dư đảng Cần Vương Phan Đình Phùng và ở Nam - Ngãi, đảng Bạch xỉ như Kiểm và Cộng, đảng Hắc Long như Đồ cả, với cả những lang đạo Mường miền thượng du Thanh Hóa như Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao. Năm 1902, Phan Bội Châu bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm, tập hợp thêm những người có chí khí, có quyết tâm chống thực dân Pháp khắp ngoài Bắc trong Nam. Ông lên căn cứ Phồn Xương (Yên Thế, Bắc Giang) để gặp Hoàng Hoa Thám, nhưng chỉ gặp Cả Trọng, hai bên thống nhất nếu Trung Kỳ khởi nghĩa, Yên Thế sẽ hưởng ứng. Năm 1903, ông theo học ở Quốc Tử Giám để tiện việc giao thiệp với đồng chí; sau đó vào Quảng Nam tìm gặp Tiểu la Nguyễn Hàm (Nguyễn Thành), một nhà hoạt động Cần Vương nổi tiếng. Nguyễn Hàm cho rằng muốn khởi sự thành công thì việc quan trọng hàng đầu là phải "thu phục được nhân tâm" và phải "có danh nghĩa của một ông hoàng" thì mới dễ bề tập hợp lực lượng. Theo gợi ý của Nguyễn Hàm, Phan Bội Châu trở về Huế tìm cách liên lạc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để, một người thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn có tư tưởng chống Pháp. Cũng năm này, ông viết cuốn Lưu cầu huyết lệ nhằm khơi dậy tinh thần chống Pháp, tìm kiếm sự ủng hộ chủ trương bạo động của một số quan lại trong triều đình, nhưng không thành. Tuy nhiên, nhờ cuốn sách này, ông kết giao được với một số nhà nho tâm huyết như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng... Sau đó, Phan Bội Châu tiếp tục vào Nam Kỳ vận động nhân dân giúp đỡ và phối hợp "bạo động vũ trang". Chuyến đi của ông đã liên kết được nhiều người, thu được những ý kiến sâu sắc, bổ sung cho kế hoạch được nung nấu lâu nay.


Năm 1904, Duy tân Hội được thành lập. Trong ba nhiệm vụ trước mắt mà hội đề ra, nhiệm vụ hàng đầu là "phát triển thế lực hội về người". Việc mời Cường Để làm Hội chủ cũng nhằm mục đích "thu phục nhân tâm'', tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhiều người. Trong cuốn Việt Nam vong quốc sử (1905), trên cơ sở vạch trần tội ác của thực dân Pháp và sự yếu hèn, bạc nhược của vua quan triều Nguyễn, Phan Bội Châu khẳng định, muốn giải phóng đất nước, bảo vệ giống nòi thì trước hết phải có sự đồng tâm tất cả đồng bào trong cả nước. Vì vậy, ông chủ trương "đồng tâm hiệp lực, kẻ này nắm tay, người kia xoè ngón, người thổi lửa, kẻ chất rơm, tất cả đều bước lên cùng đấu tranh với người Pháp"1 (Phan Bội Châu: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.70, 143) để qua đó phân tích, chỉ rõ cho mọi người thấy được sức mạnh của chính mình và sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cứu nước. Ông cho rằng, việc cứu nước là việc lớn, là lợi ích chung không thể một vài người làm được, mà phải có sự đoàn kết, hợp lực của tất cả mọi người, của năm mươi triệu người trong nước2 (Từ  năm 1925 trở về trước, Phan Bội Châu cho rằng dân số Việt Nam là khoảng 50 triệu người) không phân biệt trẻ già, trai gái, tôn giáo... Khi lực lượng toàn dân ta cùng đoàn kết, chung sức, đồng lòng thì việc cứu nước sẽ thành công. Cho nên, Phan Bội Châu nêu lên kế sách mà theo ông là "độc nhất vô nhị cùng trời kiệt đất" để thu phục đất nước là "sự đồng lòng của người trong ngoài nước"3 (Phan Bội Châu: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.70, 143).


Phan Bội Châu khẳng định với đồng bào rằng, nếu chung sức, đồng lòng thì việc gì dù khó đến đâu chúng ta cũng làm được. Ngược lại, dù thời thế có thuận lợi nhưng lòng của mỗi người mỗi ý thì tai họa luôn rình rập, lòng đã không đồng, thì họa sẽ không bao giờ dứt.


Cho nên, Phan Bội Châu rất coi trọng thế trận lòng dân và sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Lòng tin đó bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc, từ niềm tin vào tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì nước của lực lượng toàn dân tộc. Quan điểm đó được thể hiện trong nhiều tác phẩm của ông, có sức thu hút và tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.


Từ việc nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc đoàn kết, tập hợp lực lượng toàn dân đánh giặc, nhận thức của Phan Bội Châu về vai trò của nhân dân cũng có sự phát triển. Nếu như trong tác phẩm Việt Nam vong quốc sử (1905), Phan Bội Châu chia những người trong nước ra làm năm bậc, thì đến tác phẩm Hải ngoại huyết thư (1906), Phan Bội Châu đã đề cập đến "mười hạng người đồng tâm'', đó là phú hào, quý tộc, sĩ phu, lính tập, giáo đồ, du đồ hội đảng, nhi nữ anh sĩ, thông ngôn ký lục bồi bếp, con em có mối thù nhà và sự đồng lòng của người trong ngoài nước ta và chỉ rõ vai trò, vị trí của từng hạng người trong xã hội. Điều đặc biệt, khác với quan niệm của nho giáo và các sĩ phu đương thời, Phan Bội Châu rất coi trọng vai trò của phụ nữ, sự cần thiết phải đoàn kết đồng bào lương, giáo trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong mặt trận ấy, nét đặc sắc là Phan Bội Châu đề cập đoàn kết lương giáo và đề cao vai trò phụ nữ. "So với triều đại phong kiến trọng nam khinh nữ, so với triều Nguyễn "bình Tây, sát tả", đàn áp Công giáo, không phân biệt bạn - thù, trong lúc người ta đang cần đoàn kết lương giáo chống giặc ngoài thì đây là một bước tiến quan trọng. Đó là kinh nghiệm, là sự khởi đầu tốt đẹp cho chính sách đoàn kết lương giáo, nam nữ bình quyền, đề cao chính đáng người phụ nữ mà Mặt trận Tổ quốc, Đảng và Nhà nước sau này đã phát huy, biến thành điều kiện, đi tới thành công tốt đẹp"1 (Trường Đại  học Khoa học xã hội và Nhân văn: Phan Bội Châu - con người và sự nghiệp, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, tr.34).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM