Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:49:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong trào Nam tiến 1945-1946  (Đọc 4139 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2021, 07:31:50 pm »

CHI ĐỘI HẢI NGOẠI 4 (CHI ĐỘI TRẦN PHÚ)


Thiếu tướng LÊ QUỐC SẢN


Chi đội Hải ngoại 4 tức chi đội Trần Phú là một trong 4 đơn vị vũ trang, con em Việt kiều ở Thái Lan và Lào về chiến đấu ở Nam Bộ.

Nói về chi đội Hải ngoại 4, không thể không nói đến khối Việt kiều yêu nước ở Thái Lan và Lào.

Sự hình thành khối người Việt ở Thái Lan và Lào có mối quan hệ khăng khít với quá trình lịch sử và cách mạng ở nước ta. Nổi rõ nhất là những đợt di cư có tính chất tị nạn.

Những năm cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh cùng một số quan quân, bị quân Tây Sơn - Nguyễn Huệ đánh đuổi, phải chạy sang tị nạn ở Thái Lan (lúc đó gọi là Xiêm). Dưới thời Tự Đức, người Việt theo đạo Gia tô bị bức bách, năm 1885-1886 một số giáo dân chạy sang Lào rồi sang Thái Lan.


Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của các sĩ phu Văn Thân, Cần Vương hồi cuối thế kỷ XIX, các phong trào yêu nước Duy Tân, Đông Du những năm đầu thế kỷ XX đều thất bại. Những người yêu nước này đã vượt Trường Sơn sang Lào, rồi sang Thái Lan nương náu tạm thời để chờ thời cơ cứu nước.


Trước đó cũng có vài trăm gia đình sinh sống ở Thái Lan. Cùng với những người yêu nước sang đợt này, họ hợp thành những bản làng người Việt định cư dọc theo hai bên bờ sông Mê Công ở hai nước Thái Lan và Lào. Lớp người này đã trở thành những cơ sở cách mạng ở phía tây Tổ quốc, góp phần quan trọng vào việc tiếp đón, nuôi dưỡng, đào tạo cán bộ cho các phong trào cách mạng trong nước, đưa thanh niên yêu nước ra nước ngoài, đón các nhà ái quốc về nước.


Mùa thu năm 1928 đến cuối năm 1929, Việt kiều ở Thái Lan được đón tiếp Bác Hồ, lúc đó là Nguyễn Ai Quốc, lấy tên là Thầu Chín đến hoạt động trên đất Thái Lan. Bác đã đi nhiều nơi, mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước trong Việt kiều. Lòng yêu nước trong Việt kiều được nâng lên trình độ mới.


Năm 1930-1931, Xô Viết Nghệ Tĩnh bị dìm trong máu lửa, đảng viên và quần chúng cách mạng chạy sang Thái Lan, càng nâng cao chí căm thù và lòng yêu nước của Việt kiều.

Ở Lào, từ khi xâm lược ba nước Đông Dương, để khai thác tài nguyên của nước Lào, thực dân Pháp đã đưa sang Lào hàng vạn công nhân, viên chức người Việt làm việc ở các công sở, hầm mỏ, làm đường... Phong trào Việt kiều yêu nước ở Lào cũng phát triển song song với phong trào Việt kiều yêu nước ở Thái Lan. Năm 1930, Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, các đảng viên Lào - Việt sát cánh bên nhau, lãnh đạo quần chúng đấu tranh đình công, bãi thị chống chế độ hà khắc ở hầm mỏ, trên công trường làm đường...


Đế quốc Pháp bắt tay với phong kiến quân phiệt Thái Lan, khủng bố phong trào Việt kiều ở Lào và Thậi Lan. Hầu hết cán bộ và quần chúng cách mạng của ta bị bắt, bị tù đày, bị trục xuất. Phong trào Việt kiều ở Thái Lan, Lào tạm thời bị lắng xuống.


Những năm 1941-1942, cán bộ ta bị bắt, bị tù ở Thái Lan lần lượt được thả ra. Năm 1943, ban vận động Việt kiều được thành lập gây dựng lại phong trào, tổ chức quần chúng vào các hội tương tế. Năm 1944, thành lập Hội Việt kiều cứu quốc chống Pháp, chống Nhật. Phong trào phát triển lên cao, đòi hỏi phải tổ chức thống nhất và sự lãnh đạo phải chặt chẽ, nên đầu năm - 1945 các Hội Việt kiều cứu quốc thống nhất thành Tổng hội Việt kiều cứu quốc Thái - Lào...


Về lãnh đạo thì một số đồng chí trung kiên trong các ban vận động Việt kiều cứu quốc tổ chức lại thành đội Tiền phong. Trước tình hình thế giới và Đông Dương rất khẩn trương, đội Tiền phong chủ trương phát động rộng rãi phong trào cứu quốc trong Việt kiều và chuẩn bị lực lượng quân sự, cử người đi quan hệ với đảng Thái Tự do (Sérithay) là đảng có tư tưởng tiến bộ chủ trương chống Nhật, đề nghị họ giúp đỡ để thành lập Chiến khu Việt kiều. Do có sự quan hệ tốt từ trước, nhất là Việt kiều đã tích cực cùng nhân dân Thái Lan tham gia chống Nhật, nên được đảng Thái Tự do tán thành và tích cực giúp đỡ.


Tháng 3 năm 1945, một số đảng viên và nam nữ thanh niên Việt kiều ở Thái Lan và Lào tập trung về vùng núi Phu Phan, bản Tà Ngoi tỉnh Sakon (Đông bắc Thái Lan) để xây dựng chiến khu và thành lập "Việt Nam Độc lập quân". Chỉ trong vòng một tháng, đội quân này đã lên đến gần 140 người.


Tháng 6 năm 1945, theo chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương cho các đồng chí ở Lào và Thái Lan, đội Tiền phong trở thành "Xứ ủy Ai Lao lâm thời" có nhiệm vụ chuẩn bị mọi mặt khởi nghĩa cướp chính quyền ở Lào. Vì vậy "Việt Nam Độc lập quân" trong chiến khu Sakon được điều ra hai bên bờ sông Mê Công, gấp rút xây dựng lực lượng chuẩn bị cướp chính quyền ở Lào.


Ngày 15 tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật bị đánh bại, đầu hàng Đồng minh. Xứ ủy Ai Lao lâm thời căn cứ vào chỉ thị tháng 6 năm 1945 của Trung ương Đảng đã phát động Việt kiều ở Thái Lan và Lào cùng với Việt Nam Độc lập quân làm nòng cốt giúp nhân dân Lào khởi nghĩa thành công ở 3 tỉnh lớn: Viêng Chăn ngày 20 tháng 8 năm 1945, Savẳnnạkhệt ngày 23 tháng 8 năm 1945 và Thàkhẹt ngày 25 tháng 8 năm 1945. Tháng 10 năm 1945, chính quyền Trung ương Lào được thành lập. Sau đó Hiệp định liên quân Lào - Việt được ký kết.

Tháng 9 năm 1945, sau khi đã gây hấn và tiến chiếm các tỉnh ở Nam Bộ, quân Pháp trở lại chiếm đóng Cam-pu-chia và các tỉnh Hạ Lào.

Tháng 3 năm 1946, thực dân Pháp tập trung lực lượng lớn tấn công chiếm lại các thị xã ở Trung và Bắc Lào. Liên quân Lào - Việt, Việt kiều và nhân dân Lào đã chiến đấu anh dũng bảo vệ thị xã Savẳnnạkhệt.
Nhưng do tình hình bất-lợi, nên lực lượng vũ trang Lào - Việt đã rút qua Thái Lan. Toàn bộ 6 vạn Việt kiều 3 tỉnh lớn ở Lào, sinh sống dọc theo sông Mê Công cũng di cư sang Thái Lan làm vườn không nhà trống.


Thế là trên đất Thái Lan, cùng với 4 vạn Việt kiều đã ở từ trước, với 6 vạn Việt kiều từ Lào sang, hình thành lực lượng Việt kiều yêu nước đông đảo được giác ngộ, đoàn kết mang sẵn tinh thần đùm bọc lẫn nhau. Được sự tương trợ của các tầng lớp nhân dân Thái Lan và sự đồng tình ủng hộ của Chính phủ Thái Lan lúc đó, do ông Pha Nom Yong Pridi người của đảng Sérithay làm thủ tướng, kiều bào ở Lào tản cư sang nhanh chóng được ổn định. Với mối hận thù sâu sắc với thực dân Pháp, Việt kiều càng tăng thêm lòng yêu nước, hướng về Tổ quốc thân yêu.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2021, 07:32:32 pm »

Sau khi Việt kiều ở Lào tản cư sang Thái Lan ổn định cuộc sống, Xứ ủy Lào - Thái chủ trương tập hợp các lực lượng vũ trang đã chiến đấu ở Lào và tuyển mộ thanh niên để xây dựng lực lượng vũ trang, cử người đi quan hệ với chính quyền Thái Lan, xin mở những khu vực huấn luyện quân sự, lúc đó gọi là chiến khu. Chiến khu Um Kè - Nong Hỏi ra đời. Đầu tháng 8 năm 1946 đã có hơn 400 người tình nguyện từ các nơi tới. Ban chỉ huy được chỉ định gồm có các đồng chí: Nguyễn Chánh, Lê Quốc Sản, Đỗ Huy Rừa, Dương Cự Tẩm.


Để đỡ gánh nặng đóng góp nuôi quân của Việt kiều, chiến khu nhận thầu mở rộng con đường từ Um Kè - Nong Hỏi đi huyện Nake (Sakon). Trong thời gian học tập quân sự, chính trị các đơn vị thay nhau một tuần làm đường, một tuần học tập.


Sau 4 tháng học tập và lao động, ngày 10 tháng 12 năm 1946 đơn vị được lệnh về chiến đấu ở Nam Bộ. Ngày 20 tháng 12 năm 1946 tất cả cải trang giả làm phu đi đường, hành quân bằng xe khách. Qua hai ngày, đêm từ Thát Phanon (Trung Bộ Thái Lan) đến tập kết ở khu rừng Mường Đệt (Đông Nam Thái Lan). Trước ngày hành quân ít lâu, đơn vị được tăng cường thêm 3 cán bộ là các đồng chí Sơn Ngọc Minh cán bộ cách mạng Cam-pu-chia, Trần Văn Sáu ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh (sang Thái Lan mua vũ khí), Lê Quốc Trung (tức Hải Nam), đã hoạt động nhiều năm ở Thái Lan và 4 chiến sĩ.


Đơn vị tổ chức thành 3 đại đội chiến đấu, 1 phân đội trinh sát, 1 phân đội vận tải và đoàn bộ, gồm 426 người. Toàn đơn vị có 9 đảng viên, tổ chức thành một chi bộ, do đồng chí Trần Văn Sáu làm bí thư. Vũ khí trang bị phần lớn là các loại súng liên thanh mới, nhiều đạn. Quân phục thống nhất, dép da, ba lô, dây nịt, mũ sát. Ngoài trang bị, mỗi người mang 4 ngày lương khô (gạo rang) và 4 ngày gạo. Cán bộ và chiến sĩ đều phải mang vác khá nặng.


Đúng 16 giờ ngày 26 tháng 12 năm 1946, toàn đơn vị tập họp ở khu rừng Mường Đệt làm lễ xuất phát. Đồng chí Trần Văn Giàu, đại diện Bộ Quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và đồng chí Nguyễn Hữu Bỉnh đại diện quân sự Tổng hội Việt Nam trao cờ, danh hiệu "Chi đội Trần Phú" cho chi đội. Ban chỉ huy chi đội gồm các đồng chí Nguyễn Chánh chi đội trưởng; Lê Quốc Sản và Đỗ Huy Rừa chi đội phó; Trần Văn Sáu chính trị viên; Lê Quán Trung và Dương Cự Tẩm chính trị viên phó. Đồng chí Sơn Ngọc Minh là cố vấn.


Cuộc lễ trang nghiêm của buổi xuất phát tại rừng Ampho Đệt đã để lại trong tâm khảm anh em trong chi đội những ấn tượng không thể nào quên.

Từ ngày giặc Pháp trở lại xâm chiếm Nam Bộ, tiếng vang của bài hát Tiếng súng Nam Bộ đã hun đúc trong lòng anh em nỗi hận thù phải trả, trong đó có những tội ác của giặc Pháp khi trở lại xâm lược nước Lào (tháng 3 năm 1946) tàn sát Việt kiều hết sức dã man. Câu hát "ta muốn băng mình tới phương Nam" thôi thúc mãnh liệt đối với anh em trong giờ phút lên đường.


Cuộc hành quân bằng đôi chân, vai mang nặng, có thể phải mất hàng tháng, khó khăn, nguy hiểm chưa lường được, vì đường dài hàng ngàn ki-lô-mét, tình hình địch, địa hình, nhân dân, đều chưa ai biết.


Ngày 31 tháng 1 năm 1947, sau 5 ngày hành quân từ Ampho Đệt, chi đội vượt qua dãy núi Dang Reck, biên giới giữa hai nước Thái Lan và Cam-pu-chia.


Từ đây đi sâu vào nội địa Cam-pu-chia, toàn đơn vị chỉ có cố vấn Sơn Ngọc Minh là người thông thạo tiếng, phong tục, tập quán Cam-pu-chia và một trinh sát, anh Hồ Hải biết chút ít. Phương tiện đảm bảo cho cuộc hành quân đường dài, chỉ có một bản đồ lụa, tỉ lệ 1/500.000 và một địa bàn do đồng chí Nguyễn Chánh giữ. Đường đi không được nghiên cứu trước, hoàn toàn căn cứ vào bản đồ, khi thì đối chiếu trên bản đồ, địa bàn cắt rừng đi; khi thì hỏi dân, nhờ dân dẫn từng chặng đường, khi thì nhờ dân chỉ đường cho đi. Về lương thực, hoàn toàn dựa vào nhân dân Cam-pu-chia. Có nơi dân ủng hộ, có nơi phải mua, có nơi dân không đủ gạo, bộ đội phải cùng dân ra đồng cắt lúa, giã gạo mới có gạo ăn.


Trên đường hành quân, ngày 9 tháng 1 năm 1947, đơn vị phải chiến đấu trận đầu tiên với địch ở Roviêng. Trận này anh Nhót bị thương, đội vận tải phải cáng anh. Ngày 18 tháng 1 năm 1947 trên đường hành quân đến Présenke, một địa điểm trên bờ sông Mê Công (bên kia là thị trấn Krauchmar) nơi ban chỉ huy chỉ định cho đơn vị vượt sông thì được tin địch đã ngăn chặn, tuần tiễu cả ngày đêm trên bờ, dưới sông và ra lệnh cho dân hai bên bờ sông phải cất giấu xuồng ghe. Trước tình hình đó, anh Nhót thương binh đã tự nguyện ở lại với một gia đình Việt kiều có chòi làm cá trong rừng (đầu năm 1948 anh tìm đường về gia nhập bộ đội miền Đông Nam Bộ).


Để nghi binh, lừa địch, tìm chỗ sơ hở vượt sông, chi đội phải tránh các phum, sóc đi ngược lên Kratié. Nhưng ở đây cũng bị địch phong tỏa gắt gao. Đơn vị lại hành quân trở về phía nam.


Ngày 3 tháng 2 năm 1947, khi trở lại Présenke, trinh sát báo cáo địch đã tăng cường lực lượng ở bên kia sông một cách khác thường. Thế là một lần nữa kế hoạch vượt sông không thực hiện được. Không còn cách nào khác, chi đội lại vượt lên phía bắc một lần nữa, lên trên Kratié, Stung Treng. Chặng đường nghi binh phải đi mất 25 ngày là chặng đường gian nan nhất. Đơn vị phải tự mở đường rừng mà đi. Đường đi đã khó, lại thiếu lương thực vì phải tránh phum, sóc, nhưng cái khó và sợ nhất là khát. Thời tiết ở Cam-pu-chia lúc này là mùa khô, càng lên phía bắc càng nóng. Đói, khát, mệt nhọc làm bệnh tật phát triển. Có người bị sốt đái ra máu. Hoàn cảnh thật khó khăn. Những cuộc họp của chi bộ, của chỉ huy không ai bàn ra, chỉ bàn cách khắc phục khó khăn, giữ vững quyết tâm, tìm cho ra sơ hở của địch để vượt sông.


Căn cứ theo bản đồ, ban chỉ huy hạ quyết tâm chọn phum Achin làm bến vượt. Chọn nơi đây vượt sông quả là táo bạo và bất ngờ đối với địch, vì khúc sông này rộng đến 8 ki-lô-mét. Muốn qua bờ bên kia phải vượt qua 3 cù lao, qua 4 nhánh sông nhỏ. Con sông thứ nhất rộng 800 mét, nước chảy xiết. Bên kia bờ sông là khu rừng già, không có dân. Achin là phum đông dân, trù phú, có ghe đánh cá của dân, bộ đội chỉ làm thêm bè mảng. Đêm 12 tháng 2 năm 1947, toàn chi đội qua sông lớn. Ngày 13 qua các cù lao và sông nhỏ. Mờ sáng ngày 14 tháng 2 năm 1947, người cuối cùng lên bờ sông an toàn. Cả đoàn quân ai cũng phấn khởi.


Từ chỗ vượt sông Mê Công, tới biên giới Tây Ninh... chiếu theo bản đồ không còn xa. Ban chỉ huy xác định lộ trình gần nhất. Quân Pháp đã phát hiện ta qua sông, chúng tăng cường tuần tiễu các con đường ô tô để ngăn chặn. Ngày 25 tháng 2 năm 1947, khi đơn vị định vượt qua lộ Kratié đi Mimốt thì bị địch phục kích. Đơn vị tạm rút vào ven rừng. Sau vài giờ, một trung đội trở lại tìm đường khác vượt lộ thì lại đụng địch. Sau hơn nửa giờ chiến đấu, địch rút lui để lại 12 xác chết. Bên ra một chiến sĩ hy sinh, đó là anh Đặng Mạnh Thường sinh ở Thái Lan, chưa nói sõi tiếng Việt, chưa được biết Tổ quốc. An táng anh Thường xong, đơn vị lại tiếp tục hành quân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2021, 07:33:34 pm »

Ngày 27 tháng 2 năm 1947, lúc 5 giờ 30, chi đội về đến một làng không có tên trên bản đồ nằm trên Trại Bí, vùng biên giới Tây Ninh. Làng vừa bị bọn Cao Đài phản động càn quét đốt phá, không còn một người dân. Nhà cửa bị đốt cháy, giường tủ, lu khạp, chén đĩa bị đập phá. Giếng nước có xác người chết, cảnh tượng đau lòng đập vào mắt các chiến sĩ Hải ngoại mới bước chân về tới biên giới Tổ quốc, toàn chi đội đều ngậm ngùi và hết sức căm thù quân giặc. Lãnh đạo chi đội họp cán bộ để ổn định tư tưởng đơn vị. vì đã bị đói 3 ngày, chỉ huy tạm cho lấy trái mít non, chuối xanh chống đói, chờ liên lạc với địa phương. Hai ngày sau gặp Huyện ủy Châu Thành và chi đội 11, chi đội được dẫn về căn cứ Trà Vông của bộ đội Hải ngoại Ngô Thất Sơn (tức bộ đội Độc lập số 1 cũng mới ở Thái Lan về).


Chứng kiến cảnh xóm làng tan hoang điêu tàn, đồng chí Trần Văn Sáu đề nghị Tỉnh ủy Tây Ninh cho phép chi đội lấy danh nghĩa đơn vị Hải ngoại mới về nước, kêu gọi các chức sắc, tín đồ Cao Đài, các lực lượng đang bị kẻ địch lợi dụng, các giới đồng bào đoàn kết lại, chung sức chung lòng đánh kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược... Bản hiệu triệu ký tên chi đội Hải ngoại 4. Sở dĩ không lấy tên Trần Phú vì thời điểm chính trị lúc bấy giờ và cũng để báo cáo với đồng bào trong nước, lực lượng vũ trang con em Việt kiều Thái Lan - Lào đã có 4 đơn vị về chiến đấu ở Nam Bộ.


Về đến Tây Ninh, cuộc hành quân của chi đội về chiến trường Nam Bộ đã hoàn thành thắng lợi. Sau 65 ngày (từ 26 tháng 12 năm 1946 đến 29 tháng 2 năm 1947), vượt qua chặng đường dài hàng ngàn ki-lô-mét, xuyên rừng leo núi, lội suối, vượt sông, nhịn đói, nhịn khát, luồn lách che mắt địch và có lúc chiến đấu với địch, lòng yêu Tổ quốc thiết tha, tinh thần căm thù giặc sâu sắc đã tiếp thêm sức mạnh giúp đơn vị vượt qua khó khăn, gian khổ.


Sau ba ngày đóng quân ở chiến khu Trà Vông, đồng chí Nguyễn Chánh và Trần Văn Sáu về Khu 7 báo cáo và nhận nhiệm vụ. Cùng đi có 1 trung đội bảo vệ. Đoàn đến cơ quan Bộ tư lệnh buổi tối thì sáng hôm sau đã tham gia đánh quân Pháp nhảy dù ở Giồng Dinh và Giồng Thổ Địa. Hai đồng chí chỉ huy chi đội động viên anh em: "Phải đánh cho ra trò. Đây là thời cơ lập công, là trận đánh trình làng đó". Tuy lực lượng ít, nhưng được trang bị mạnh, địch bị bất ngờ nên cả hai trận đánh ta đều thắng giòn giã (trận buổi sáng đánh một đại đội nhảy dù xuống Giồng Dinh, trận buổi chiều đánh quân bộ vào Giồng Thổ Địa), tiêu diệt gần hết 2 đại đội địch, thu nhiều súng đạn. Chiến công đầu của chi đội gây tiếng vang lớn, mở đầu lịch sử chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của chi đội Hải ngoại 4.


Trong khi chờ hai đồng chí chỉ huy đi nhận nhiệm vụ, chi đội tham gia liên quân B của Khu 7, cùng với các đơn vị chi đội 11, bộ đội Hải ngoại 1, bộ đội Hoàng Thọ... hành quân chiến đấu ở hai huyện Trảng Bàng, Gò Dầu (Tây Ninh).


Sau khi nhận nhiệm vụ trên giao, hai đồng chí Chánh và Sáu trở về chi đội phổ biến quyết định của trên, về hoạt động ở tỉnh Sa Đéc. Toàn đơn vị rất phấn khởi khi được về hoạt động ở vùng đồng bằng đông dân.


Sau mấy ngày hành quân, ngày 2 tháng 4 năm 1947 chi đội về đến Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ Hội (huyện Cao Lãnh). Ban chỉ huy đi gặp Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính và ban chỉ huy chi đội 18 (lúc đó chi đội 18 đang hoạt động ở Sa Đéc). Căn cứ vào nhiệm vụ của Bộ tư lệnh Khu 8 giao và yêu cầu của tỉnh, chi đội Hải ngoại về hoạt động ở hữu ngạn sông Tiền gồm các huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò và thị xã Sa Đéc, nơi có đông đồng bào theo đạo Hòa hảo bị bọn phản động lôi kéo, kích động chống lại cách mạng. Chi đội 18 hoạt động bên tả ngạn sông Tiền (Cao Lãnh, Hồng Ngự, Tân Châu). Tháng 7 năm 1947 Bộ tư lệnh khu tăng cường đại đội Xung phong (đại đội tập trung đầu tiên của khu) vào đội hình của chi đội. Như vậy chi đội có 4 đại đội.


Trên chiến trường Sa Đéc, chi đội đã đánh hàng trăm trận lớn, nhỏ, vừa chủ động tiến công vừa đánh địch càn quét giành nhiều thắng lợi, góp phần đưa phong trào địa phương phát triển mạnh. Một số trận đánh tốt, có ảnh hưởng lớn trong vùng như:

- Trận đột nhập thị xã Sa Đéc đêm 18 tháng 5 năm 1947, lập thành tích mừng thọ Bác Hồ 57 tuổi. Toàn chi đội cùng với công an xung phong, du kích của hai huyện Châu Thành và Lai Vung, tấn công vào trung tâm thị xã, đốt kho xăng dầu, đánh địch ở Cầu Quay và làm công tác vũ trang tuyên truyền phát động quần chúng. Ta làm chủ suốt đêm 18 đến rạng sáng 19 tháng 5 năm 1947.


- Trận đánh ở Rạch Chân Đùng huyện Chợ Mới Long Xuyên, tiêu diệt 1 tiểu đoàn lê dương thiện chiến mang danh tên tướng Nyo của Pháp.


- Trận phục kích trên sông Cái Tầu Thượng, đánh đoàn tàu tiếp tế, có tàu chiến hộ tống. Ta bắn chìm tàu và một số ghe chài, thu nhiều vũ khí có cả đại liên và nhiều quân trang, quân dụng, giải thoát hơn 100 đồng bào đang bị địch đưa đi thủ tiêu.


- Trận phục kích đoàn xe chở quân Pháp trên đường Sa Đéc đi Vĩnh Long tháng 12 năm 1947, diệt 6 xe, thu toàn bộ vũ khí và quân dụng. Sau đó ít ngày, ta lại đánh tiếp 1 trận nữa cũng ở đoạn này, diệt 3 xe quân sự, thu nhiều vũ khí.


- Trận đánh 2 đơn vị (khoảng 2 tiểu đoàn) "Dân xã” đầu sỏ của Năm Lửa, Hai Ngoán tháng 2 năm 1948 tại rạch Khoán Tiết, An Trường, Mỹ Thuận, diệt hơn 300 tên "Dân xã” nổi tiếng ác ôn, hung hãn, phá kế hoạch lấn chiếm của địch từ Cái Vồn lên huyện Châu Thành (Sa Đéc).


- Trận tiêu diệt một đại đội Âu Phi, khi chúng càn quét đánh phá để nối con đường từ Sa Đéc lên Cái Tầu Thượng. Ba Cụt (Lê Quang Vinh), một tên đầu sỏ "Dân xã" được giao việc này, nhưng không đủ sức. Giặc Pháp phải đưa thêm 1 đại đội Âu Phi lên để làm nòng cốt. Đại đội này rất hung bạo, tàn ác. Hàng ngày chúng hành quân càn quét vào các xã để cướp của, đốt nhà bắn giết, hãm hiếp phụ nữ. Hai đại đội 976 và 981 của chi đội Hải ngoại bố trí trận địa phục kích tại xã Tây Khánh, tiêu diệt đại đội Âu Phi này làm cho nhân dân trong vùng rất hả dạ. Sau trận đánh đại đội 976 phân tán lực lượng cùng du kích bao vây, đánh các đồn bốt lẻ buộc địch phải bỏ kế hoạch lấn chiếm, nối con đường Sa Đéc - Cái Tầu Thượng. Đồng thời, mở thông con đường giao lưu của ta từ tả ngạn sông Tiền sang hữu ngạn, cũng là con đường nối miền Đông với miền Tây Nam Bộ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2021, 07:34:21 pm »

Song song với nhiệm vụ chiến đấu, chi đội đã tiến hành vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở cách mạng ở những nơi bọn phản động Hòa hảo "Dân xã" và giặc Pháp chiếm đóng thuộc các huyện Lai Vung, Lấp Vò, một phần huyện Châu Thành và huyện Chợ Mới (Long Xuyên), ở các vùng này, nhất là ven sông Hậu, cán bộ và quần chúng cách mạng bị bọn "Dân xã" - Hòa hảo phản động khủng bố, bắt bớ, tàn sát phải chạy đi nơi khác. Quần chúng Hòa hảo bị bọn phản động dùng thần quyền mê tín, khống chế. Có nơi khi lực lượng ta đến, đồng bào đánh mõ báo động.


Trước tình hình đó, cuối tháng 5 năm 1947, theo chỉ thị của Khu 8, Tỉnh ủy Sa Đéc chủ trương mở đợt vũ trang tuyên truyền lớn ở huyện Lai Vung. Lực lượng được sử dụng gồm chi đội Hải ngoại 4, hai đại đội của chi đội 18 và đại đội 889 của tỉnh Bến Tre (được Bộ tư lệnh Khu 8 tăng cường) cùng với cán bộ dân, đảng. Khi lực lượng ta vào các xã vùng này, bọn "Dân xã" chống trả quyết liệt (quấy rối, bắn tỉa, đánh úp bộ phận đi lẻ). Trận đụng độ đáng kể xảy ra với đại đội 1 của Hải ngoại và đại đội 889 của Bến Tre ở Bò Húc, xã Phong Hòa. Sau trận này, bộ đội và cán bộ dân, đảng ở lại vùng này suốt một tuần lễ để xây dựng cơ sở quần chúng và chính quyền.


Cuối tháng 6 năm 1947 Xứ ủy Nam Bộ chủ trương mở đợt vũ trang tuyên truyền quy mô lớn vào hai huyện Lấp Vò, Chợ Mới (Long Xuyên). Lực lượng huy động có chi đội Hải ngoại 4, chi đội 18 của Khu 8 và 2 đại đội của Khu 9, cùng với cán bộ dân, đảng. Ngay trong ngày ra quân, vào lúc 6 giờ sáng, các cánh quân bắt đầu tiến vào vùng hoạt động được phân công. Một tình huống ngoài dự kiến đã xảy ra ở chi đội Hải ngoại 4. Khi đại đội 1 hành quân đến xã Định Yên ven sông Hậu, thì bị tàu chiến địch bắn chặn, ở hướng đại đội 2 và 3, khi đến ngọn rạch Chân Đùng thì phát hiện 1 tiểu đoàn địch đang từ Vàm Nao băng đồng xuống rạch Chân Đùng. Chỉ huy chi đội triển khai đội hình, dựa vào bờ rạch bố trí đánh địch. Cuộc chạm súng nổ ra quyết liệt, dữ dội. Quân địch tập trung hỏa lực mở nhiều đợt xung phong. Đại đội 2 và 3 đánh trả quyết liệt, bẻ gãy các đợt tấn công của địch. Trong lúc đó, đại đội 1 ở xã Định Yên, nghe tiếng súng dữ dội ở rạch Chân Đùng, đã linh hoạt cho đơn vị băng đồng đánh xuyên hông. Được đại đội 1 chi viện, đại đội 2 và 3 nhanh chóng tổ chức xung phong tiêu diệt địch. Kết quả, ta tiêu diệt 1 tiểu đoàn lê dương thiện chiến, mang danh hiệu tên tướng Nyo của Pháp, bắt tù binh thu nhiều vũ khí. Trận đánh có tiếng vang lớn lúc bấy giờ. Sau trận đánh này, toàn bộ lực lượng tham gia ở lại hai huyện Chợ Mới và Lấp Vò trong thời gian hơn 2 tháng để làm công tác tuyên truyền phát động, tổ chức quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng.


Sau 2 đợt vũ trang tuyên truyền quy mô lớn, chi đội phân tán từng đại đội, trung đội, tiểu đội vũ trang tuyên truyền ở từng khu vực (liên xã, xã, có khi ở một ấp).

Từ giữa năm 1947 đến năm 1949, chi đội kiên trì làm công tác vũ trang tuyên truyền, phát động quần chúng đạt kết quả tốt, góp phần xây dựng các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính quyền, đẩy mạnh phong trào du kích ở hầu hết các xã thuộc huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò. Chi đội được Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh đề nghị Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ biểu, dương khen thưởng.


Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, xây dựng cơ sở cách mạng, trung đoàn 109 (Hải ngoại 4), đã cùng với địa phương tổ chức đường giao liên quân sự, bảo đảm cho các cơ quan Xứ ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ di chuyển từ Đồng Tháp Mười xuống miền Tây Nam Bộ an toàn. Cũng qua đường dây liên lạc này, việc vận chuyển lương thực từ miền Tây lên miền Đông, trong lúc miền Đông gặp khó khăn về lương thực được an toàn và kịp thời.


Quá trình hoạt động, đơn vị được mang danh hiệu chi đội Trần Phú, chi đội Hải ngoại 4, trung đoàn 109. Khoảng giữa năm 1949, trung đoàn 109 cùng với trung đoàn 111 tổ chức thành liên trung đoàn 109-111 hoạt động ở ba tỉnh Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh (gọi tắt là Vĩnh - Sa - Trà). Theo chỉ thị của Bộ tư lệnh Khu 8, trước khi cùng với trung đoàn 111 tổ chức liên trung đoàn, trung đoàn 109 để lại một số cán bộ chiến sĩ, tổ chức thành tiểu đoàn 325, do đồng chí Nguyễn Như Văn làm tiểu đoàn trưởng tiếp tục hoạt động ở các huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò và thị xã Sa Đéc. Đồng thời, đưa một số cán bộ đại đội về huyện đội, cán bộ trung đội, tiểu đội về làm xã đội và tiểu đội du kích xã.


Trong gần 8 năm hoạt động và công tác trên quê hương Sa Đéc (từ 2 tháng 4 năm 1947 đến Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954), chi đội Hải ngoại 4 đã trưởng thành. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, được đảng bộ, các cơ quan, đoàn thể các cấp và nhân dân hết lòng giúp đỡ, cán bộ, chiến sĩ chi đội Hải ngoại sau là trung đoàn 109 và tiểu đoàn 325 đã hoàn thành mọi nhiệm vụ chiến đấu, góp phần xây dựng, phát triển các đoàn thể cách mạng và phong trào nhân dân du kích chiến tranh trên các huyện thuộc hữu ngạn sông Tiền, tỉnh Sa Đéc. Gần 300 cán bộ, chiến sĩ Hải ngoại 4 đã hy sinh anh dũng trên đất Sa Đéc, quê hương của Hải ngoại 4. Nhiều anh em Hải ngoại đã trở thành con em của nhân dân Sa Đéc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2021, 07:18:48 pm »

NHỚ NHỮNG NGÀY NAM TIẾN XÂY DỰNG CƠ SỞ
ĐÁNH QUÂN PHÁP XÂM LƯỢC Ở HÀ TIÊN


VÕ VĂN DOÃN


Sau ngày Hà Nội giành được chính quyền (19-8-1945), tôi và một số cán bộ đảng viên được Tỉnh ủy Thái Bình cử đi học lớp quân chính tại Hà Nội. Lớp học cấp tốc để có cán bộ cho lực lượng vũ trang nên nội dung rất ngắn gọn thiết thực. Những bài học chính trị là chương trình Việt Minh, phương pháp công tác cách mạng, tình hình chính trị trước mắt, các bài nói khi đến thăm trường của Bác Hồ, anh Văn (Võ Nguyên Giáp), anh Trần Huy Liệu... Sau thời gian học tập (khoảng 15 đến 20 ngày), trường tổ chức kiểm tra và lựa chọn một số cán bộ tự nguyện đưa vào Nam Bộ và Trung Bộ. Nam Bộ lúc ấy đang đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp, cả nước sục sôi chiến đấu trước họa "thù trong giặc ngoài" và sẵn sàng chi viện lực lượng vào Nam Bộ chống xâm lược.


Anh em chúng tôi gồm 72 người, sau khi được kiểm tra và xem xét quá trình tham gia hoạt động Việt Minh... đã được trên lựa chọn. Trong số đó, 26 người được điều vào chiến trường Nam Bộ, tất cả được Bộ Quốc phòng phong là cán bộ trung đội, mỗi người được cấp 1 bộ quần soóc tây, giày săn-đá, mũ ca-lô... Bộ Tài chính cho mỗi người 50 đồng (lúc này ở Hà Nội giá một quả trứng vịt là 1 đồng). Nhà trường và Ủy ban nhân dân Hà Nội tổ chức một buổi liên hoan nhỏ ở Tòa thị chính thành phố, có bác sĩ Trần Duy Hưng Chủ tịch Ủy ban và đồng chí Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền dự, chia tay dặn dò. Sau đó được xem kịch do anh em sinh viên biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội.


Sáng hôm sau, nhà trường, Ủy ban nhân dân Hà Nội cùng đông đảo nhân dân Thủ đô tiễn đưa chúng tôi ở ga Hàng Cỏ. Buổi tiễn đưa không rầm rộ, nhưng rất cảm động, đầy khí thế cách mạng. Đây là buổi tiễn đưa đoàn cán bộ Nam tiến đầu tiên của Trung ương vào miền Trung và Nam Bộ. Không có nước mắt và sự bịn rịn, mọi người đều vui vẻ, tin tưởng hẹn ngày chiến thắng, chan chứa tình Trung - Nam - Bắc một nhà. Con tàu chuyển bánh vào Nam... Hai bên đường nhân dân vẫy chào hoan hô... Cờ đỏ sao vàng khắp nơi... Tàu đến bờ bắc cầu Ninh Bình, do cầu đã bị bom Mỹ phá, chúng tôi phải hành quân bộ sang thị xã. Nhưng vào thời điểm đó, tất cả các chuyến tàu vào Thanh Hóa đã bị quân Tưởng huy động chở binh lính của chúng vào phía Nam. Các đồng chí lãnh đạo địa phương giúp chúng tôi thương lượng lấy lại dù chỉ một toa cũng không được... Nói với cố vấn Mỹ đi theo quân Tưởng thì họ bảo gặp sĩ quan Tàu... Nói với sĩ quan Tàu thì họ bảo "vì nước lụt, họ hành quân bị chậm, bây giờ phải đi gấp vào Huế nên không thể giải quyết được". Chúng tôi phải ở lại Ninh Bình. Đoàn thanh niên thị xã đưa chúng tôi đi xem núi Non Nước, vào thăm nhân dân ở xóm Núi Thúy. Đêm hôm ấy, Ủy ban nhân dân tỉnh trưng dụng 3 xe khách đưa chúng tôi vào Thanh Hóa. Anh chị em ở ga Thanh Hóa đã giấu đi một toa hạng nhất cho đoàn chúng tôi. Sau khi quân Tưởng đánh số vào từng toa cho quân lính của chúng, toa tàu được kéo ra lắp ngay trên đầu đoàn tàu quân sự. Chúng tôi đem cờ đỏ sao vàng ra treo lên đầu toa mặc cho quân Tưởng phản đối, coi đây là đoàn tàu quân sự của chúng.


Đến cầu cách Vinh 20 ki-lô-mét đoàn tàu phải dừng vì cầu bị bom Mỹ phá. Hai bên đường, cũng như ở các ga đã đi qua, nhân dân cầm cờ đỏ sao vàng, tươi cười vẫy chào chúng tôi, cho rất nhiều quà bánh, cam Vinh chất đầy một góc toa. Khoảng 8 giờ tối, chúng tôi xuống đò vượt sông sang đoàn tàu khác, tiếp tục hành quân vào phía Nam.


Tháng 10 năm 1945, đoàn chúng tôi đến ga Trảng Bom. Nhân dân vùng này củng như anh em phục vụ đều là công nhân cao su quê ở khắp ba miền Nam, Trung, Bắc. Anh chị em rất vui vẻ, chân tình trò chuyện, ai cũng sẵn sàng đánh giặc Pháp xâm lược. Nhiều người hỏi chúng tôi về tình hình nạn đói và lũ lụt ở miền Bắc. Khoảng hai, ba ngày sau, các đồng chí Trần Văn Giàu, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ và anh Nguyễn Bình lên gặp chúng tôi. Các anh cho biết giặc Pháp được liên quân Anh - Ân giúp sức, đã đánh chiếm Sài Gòn. Chúng đang tổ chức lực lượng và chờ quân tăng viện ở Pháp sang để đánh chiếm toàn Nam Bộ. Các lực lượng của ta còn rất non kém và chưa có sự lãnh đạo thống nhất. Nhiệm vụ của chúng tôi là về các đơn vị ấy để giúp huấn luyện, củng cố tinh thần chiến đấu. Một thời gian sau, tôi và đồng chí Thức được điều về mặt trận Châu Đốc - Hà Tiên. Lúc này, một số tàn quân Pháp, sau khi chiếm lại Cam-pu-chia, đã cùng một số ngụy Khơ me đánh sang Nam Bộ bằng hai đường: qua Châu Đốc và qua Hà Tiên. Một số đơn vị vũ trang ở Bạc Liêu và Cần Thơ đã được điều lên chi viện cho hai mặt trận này.


Anh Phan Trọng Tuệ (tù Côn Đảo về, là thanh tra quân đội miền Tây) đưa tôi và đồng chí Thức đi khảo sát một số mặt trận. Sau đó anh Thức ở lại mặt trận Châu Đốc làm việc với anh Ba Vàng (lúc ấy anh Vàng là ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân Châu Đốc). Tôi đi với anh Tuệ sang mặt trận Hà Tiên. Thời gian này ở Hà Tiên có một lực lượng bán vũ trang của tỉnh Rạch Giá do đồng chí Nguyễn Văn Châu phụ trách đóng ở Hòn Chông và Ba Hòn, khoảng một trung đội vũ trang của tỉnh Bạc Liêu do anh Minh phụ trách đóng ở thị xã Hà Tiên. Lực lượng vũ trang của tỉnh có khoảng hai trung đội đóng ở Thạch Động và huyện Giang Thành, ngăn chặn quân Pháp từ Cam-pu-chia sang, ở thị xã Hà Tiên còn có lực lượng quốc vệ đội (công an) do đồng chí Nhẫn phụ trách, làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. Quân đội Nhật ở đây có khoảng một trung đội, một kho vũ khí ở Tô Châu. Lãnh đạo tỉnh Hà Tiên đã thương lượng với quân Nhật lấy được kho vũ khí này trang bị cho bộ đội. Quân ta tổ chức phòng ngự, xây dựng công sự bằng đá gạch, bố trí hỏa lực tập trung. Tôi xin ý kiến đồng chí Gia Long (Bí thư Tỉnh ủy) và trao đổi với đồng chí Nhẫn tổ chức lớp quân chính 15 ngày cho các cán bộ lực lượng vũ trang tỉnh và huyện, kể cả ở Phú Quốc. Khoảng cuối tháng 11 năm 1945, lớp học gồm 20 người được tổ chức tại một trường học ở thị xã Hà Tiên do tôi phụ trách. Đây là một trong những lớp quân chính đầu tiên của miền Tây Nam Bộ. Nội dung giảng dạy ngoài phần quân sự còn có chương trình Việt Minh, các bước công tác cách mạng, 10 lời thề và các điều kỷ luật của quân giải phóng, góp phần nâng cao lòng yêu nước và tinh thần cách mạng theo con đường của Đảng và Bác Hồ, bước đầu gây cho anh em tính kỷ luật và lòng tự hào của người thanh niên yêu nước. Sau lớp học, tôi được đồng chí Phan Trọng Tuệ gửi thư khen và điều về Trường quân chính miền Tây ở đồn điền Phú Lộc tỉnh Sóc Trăng. Trường do đồng chí Nguyễn Xuân Hoàng và Võ Quang Anh (đều là cán bộ ở tù Côn Đảo về) phụ trách. Đồng chí Nguyễn Xuân Hoàng, giám đốc Trường quân chính Phú Lộc hỏi han rất tỉ mỉ về phong trào Việt Minh sau Nhật đảo chính ở Bắc Bộ, tình hình khó khăn, thù trong giặc ngoài sau 19 tháng 8 năm 1945 ở Hà Nội. Anh còn trao đổi với tôi về các vấn đề chính trị, quân sự, các vấn đề cần bổ sung vào chương trình huấn luyện quân chính lúc ấy...


Lúc này thực dân Pháp đã chiếm Cần Thơ, đang chuẩn bị đánh chiếm Sóc Trăng. Một số đồng bào Khơ me và Hoa kiều ở thị xã bị bọn phản động thân Pháp xúi giục "nổi dậy" chống Việt Minh. Lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng của ta dưới sự lãnh đạc của Tỉnh ủy đã kịp thời ngăn chặn được âm mưu nguy hiểm này. Khi quân Pháp đánh chiếm Sóc Trăng, cơ quan Tỉnh ủy1 (Sau một thời gian ở Trường quân chính, tôi được điều về văn phòng Tỉnh ủy Sóc Trăng) rút về vùng Chắc Băng - Thới Bình. Bộ chỉ huy Quân khu 9, do đồng chí Vũ Đức ở miền Bắc vào làm tư lệnh, đồng chí Phan Trọng Tuệ làm chính trị bộ chủ nhiệm. Lãnh đạo Xứ ủy, Quân khu 8, Quân khu 9 chủ trương bám trụ xây dựng lực lượng đánh địch. Tôi và đồng chí "An Tư Mui" (tù Côn Đảo về) được điều về Hà Tiên, ở đây, đời sống nhân dân rất khó khăn, quần áo toàn bẳng vải bố, nhiều gia đình ở huyện An Biên trẻ con không có quần áo, cả nhà chỉ có một cái màn cũng bằng vải bố. Có gia đình hai vợ chồng chỉ có một cái quần xà lỏn vải bố, thay nhau đóng khố... Tôi cũng chỉ có một cái quần đùi vải bố, một cái áo vải đen. Nhưng đi đến đâu, bà con nghe giọng miền Bắc đều tin tưởng, thương mến và đùm bọc. Quân khu cấp cho tôi một cái xuồng con chở vài cây súng, tìm cách trở lại Hà Tiên hoạt động. Tôi và đồng chí An đến Rọ Ghẹ gặp các đồng chí Trần Đình Khôi, Phan Thành Dân và đồng chí Bính. Nhưng chỉ ở với nhau được ít ngày, mỗi người lại mỗi ngả... Tôi theo ghe biển đi Phú Quốc gặp anh Sáu "răng đen". Anh Sáu phân công tôi xuống ngay Cây Dừa (xã An Thới) để củng cố lực lượng phòng thủ. Đêm hôm đó quân Pháp đổ bộ chiếm Dương Đông và Cây Dừa. Lực lượng vũ trang ở đây quá yếu không ngăn được quân xâm lược có tàu chiến và vũ khí đầy đủ. Nhân dân bỏ nhà chạy vào rừng. Quân Pháp bắn giết bừa bãi, vơ vét tài sản của nhân dân. Chân ướt chân ráo vừa tới Phú Quốc, tôi cũng theo đồng bào vào rừng, cảnh tan tác, máu chảy khắp thôn xóm. Tôi chạy vào các rẫy ở Dương Tơ, bụng đói, người mệt. Thấy có nhà ở sâu trong rẫy còn ngọn đèn leo lét và tiếng người đàn ông hát ê a, tôi ghé vào xin ngủ nhờ. Cả hai anh chị đón tiếp tôi chân tình như người em đi xa mới về. Biết tôi là cán bộ của Cụ Hồ ở Bắc vào đang bị giặc săn lùng, anh Chín Nhỏ đưa tôi vào sâu trong rừng, cất một cái chòi con cho tôi ở, hàng ngày anh chị tiếp tế cơm nước cho tôi. Anh Chín Nhỏ rất thông minh, dũng cảm, trở thành người liên lạc giữa tôi và đồng chí Sáu "răng đen" ở bắc đảo. với các đồng chí Huỳnh Thành Nghĩa, Hai Xê, Hai Bộ (đã học Trường quân chính Hà Tiên)... Từ các đầu mối này, tôi đã cùng các đồng chí ở Phú Quốc gây dựng lại phong trào, xây dựng lực lượng vũ trang và chính quyền cách mạng huyện đảo Phú Quốc.


Sau khi liên lạc được với nhau và với các đồng chí ở trong đất liền ra, cơ sở quần chúng được tổ chức lại ở khắp các xã, thôn trong huyện. Sau vụ đồng chí Nhung (tù Côn Đảo về) cùng một số anh em tổ chức ám sát tên quận trưởng Pháp ở Phú Quốc không thành, cơ sở quần chúng có nguy cơ tan vỡ, một số anh em ở Phú Quốc bị địch bắt. Vào đúng thời điểm đó, tôi được giao nhiệm vụ làm chính trị viên ban quân sự Hà Tiên. Tôi quyết định tập hợp anh em ở Phú Quốc, tổ chức lực lượng vũ trang, tiến hành chiến tranh du kích; đánh chiếm các đồn lẻ của địch ở Hàm Ninh, Cây Dừa, Bài Bổn... Đến trước Tạm ước 14 tháng 9 năm 1946, phần lớn huyện đảo đã được giải phóng. Địch chỉ còn một lực lượng nhỏ ở trong đồn tại thị trấn Dương Đông...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2021, 07:19:49 pm »

XUNG PHONG HỌC CỨU THƯƠNG ĐỂ VÀO BỘ ĐỘI NAM TIẾN


PHAN THỊ QUẾ


Lúc ấy là tháng 9 năm 1945, tôi làm công tác Phụ nữ cứu quốc ở thành phố Vinh, phụ trách thiếu nhi. Tin quân Pháp khởi hấn ở Nam Bộ làm cho nhân dân rất công phẫn. Phong trào Nam tiến chi viện miền Nam phát triển mạnh ở nhiều nơi. Tôi xung phong đi học cứu thương để vào bộ đội Nam tiến. Đồng chí phụ nữ cấp trên của tôi (chị Đinh Thị Cẩn) nói: "Con người bé nhỏ thế này thì đi sao được". Tôi phản đối, nói: "Thế thì phụ nữ giới thiệu em đi học cứu thương để làm gì?". Tổ chức phải cho tôi đi. Tôi vận động một chị bạn nữa cùng đi là chị Nguyễn Thị Sinh Quang (hiện nay là cán bộ hưu trí ở Vinh).


Chúng tôi được nhận quân trang, tập trung vào một trung đội độc lập gọi là trung đội An (tên anh trung đội trưởng là An, người Huế). Đội viên phần nhiều là lính khố xanh đi theo cách mạng, những người này đã được luyện tập quân sự, biết sử dụng vũ khí. Trung đội phó kiêm chính trị viên là Ngô Hy Sinh, nghe nói là cán bộ ở Chiến khu Việt Bẳc về. Tôi nhớ tên ba người trung đội trưởng là: Đặng Trần Thanh (con bác sĩ Đặng Trần Anh nổi tiếng ở Vinh), anh Hoàng Nha - cháu bốn đời của Hoàng Diệu và anh Vinh. Trung đội có 2 nữ cứu thương là Sinh Quang và tôi.


Chúng tôi đi bằng chuyến tàu hỏa riêng, có quân nhạc đi tiễn đến sân ga giữa tiếng hoan hô của nhân dân thành phố. Ông Trần Văn Quang (nay là thượng tướng, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam) huấn thị.


Trên tàu chúng tôi học những bài ca cách mạng do anh chính trị viên dạy. Đến ga nào cũng có đồng bào ra rất đông để chào đón chúng tôi cũng bằng những bài ca cách mạng, và cho rất nhiều quà. Trước khi tàu chuyển bánh chúng tôi cũng đáp lại bằng những bài ca cách mạng mới toanh và nồng cháy.


Tàu dừng lại ở Quảng Ngãi, chúng tôi nghỉ lại mấy ngày. Tôi còn nhớ các chị du kích Quảng Ngãi mặc quần đùi, da đen trũi, tóc cắt ngắn, mặt gân guốc như con trai. Thấy chúng tôi các chị bảo: "Trông các cô liễu yếu đào tơ thế này, ra mặt trận đánh đấm cái gì? Đi để các anh phải cõng à?". Chúng tôi im lặng, vẫn giữ lòng tin tưởng ở mình.


Trên đường từ Quảng Ngãi vào Ninh Hòa, trung đội tôi ghé nghỉ ở Bình Định mấy ngày. Địa phương tổ chức liên hoan chào mừng. Anh chị em chúng tôi hát, một số anh chị em địa phương múa võ Bình Định. Riêng hai đứa nữ cứu thương chúng tôi hát vài bài ca cách mạng mới học chưa thạo và bài "tủ" Trông hoa bướm lượn theo điệu xàng xê mà chúng tôi rất thích từ khi còn là nữ sinh.


Tôi nhớ mãi bà con Bình Định hết sức nhiệt tình, thân thiết với chúng tôi như đón người nhà ở xa về và mổ trâu chiêu đãi. Tôi là con gái mới lớn chưa có kinh nghiệm nên thú thật trông các đĩa thức ăn thì vui, nhưng thường ngày ở nhà đã không quen ăn thịt trâu, lại càng không dám đụng đũa vào thịt trâu làm khác khẩu vị của mình. Sau này trưởng thành, mỗi khi nhớ lại tôi cứ tự ngượng mới mình.


Tàu đi tiếp đến Ninh Hòa, dừng lại ở hầm số 1, nơi có trụ sở của ban chỉ huy (lúc đó có ông Hà Văn Lâu chỉ huy mặt trận Khu 6). Chúng tôi ở đó một ngày rồi ra mặt trận.

Trong những tháng chiến đấu ở mặt trận Khánh Hòa, tôi nhớ nhất hai trận địch tấn công ác liệt. Đơn vị chúng tôi ở mặt trận Xóm Bóng. Một số nơi khác tôi còn nhớ tên là Cây Đa, Bến Giếng, Đồng Dài, Đất Sét. Lần đầu tiên tôi được "nếm mùi" đạn đum đum, chiến sĩ ta chỉ có súng trường. Chúng tôi đi đến đâu đều thấy vườn không nhà trống. Bộ đội ta rất nghiêm không lấy một thứ gì của dân. Địch tấn công khi đêm đã khuya, bắn rất nhiều đạn đum đum, rát cả tai. Khi tiếng súng im dần, giữa ánh trăng mờ (khoảng 2 giờ sáng) hai nữ cứu thương chúng tôi đi đến từng hầm chiến đấu đưa bánh mì cho các chiến sĩ. Các anh nói đùa: "Hai nàng tiên xuất hiện giữa đêm khuya".


Trận thứ hai chúng tôi cho là ác liệt nhất, gọi là trận ca nông. Pháo địch bắn liên tục hơn một tuần lễ, càng ngày càng dày, làm tan nát nhiều nhà dân, cắt đứt cả những cây to, những hàng dừa rất sai quả bị rụng sạch. Trước cuộc tấn công dữ dội của địch, các đơn vị bạn rút lui vì đã có lệnh trên. Đơn vị tôi chưa nhận được lệnh.


Giữa ban ngày và trên địa hình đồng bằng, ca nông và liên thanh của địch trên núi Bà Nghè vẫn bắn xuống, chúng tôi bò rất chậm. Các chiến sĩ nam trêu: "Các chị ơi bò nhanh, đi trước đi". Tôi bật cười nói: "Cứu thương đi sau để băng bó cho chiến sĩ khi bị thương chứ sao lại chạy trước?".


Thế rồi chúng tôi cũng về đến địa điểm an toàn. Đơn vị tôi về sau cùng nên nhiều người tưởng chúng tôi đã bị tiêu diệt. Các mẹ chiến sĩ nói: "Chúng tôi thương quá, tưởng hai chị cứu thương đã chết cả rồi".


Thời gian này, các đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Văn Hiến, đặc phái viên của Chính phủ, ra tiền tuyến thăm bộ đội. Sau khi ở mặt trận về, đồng chí Lê Văn Hiến đã viết thư khen ngợi, động viên các nữ cứu thương. Có những câu làm chúng tôi rất xúc động: "Đứng trước súng đạn các chị tỏ ra rất bình tĩnh. Tổ quốc không bao giờ quên những người con ưu tú như các chị".


Đơn vị tôi được điều ra Cam Ranh. Đến Ngã ba, dừng lại nghỉ mấy ngày ở một đồn điền, được chủ nhân tiếp đãi nồng hậu. Vùng này khí hậu rất độc. Ông trưởng ga Ngã ba cho uống một thứ trà có chất êmêtin để chống kiết lỵ và chữa kiết có hiệu quả. Anh chị em bị kiết đều khỏi.


Sau đó, tôi được phái đi Quảng Ngãi cùng bác sĩ Lê Khắc Quyến (phụ trách chiến trường Khu 6) để lấy thuốc. Đi đến Sông Cầu được điện báo, mặt trận Buôn Ma Thuột vỡ. Ở hầm số 1 có nhiều bộ đội các nơi dồn về trong đó có cả một số anh em thuộc đơn vị tôi. Qua Đất Sét, chúng tôi phải rút bằng con đường số 14, đi băng rừng vượt đèo Varela, phá vòng vây của địch. Mỗi ngày được phát một nắm cơm, ai cũng cố ăn để giữ sức còn đi tiếp, ở trong rừng cứ độ mười phút lại bị một trận mưa, hết mưa lại nắng, cứ như vậy khoảng chừng 20 ngày. Hai bàn chân đã được băng lại nhưng vẫn bị đá đâm nát gan bàn chân. Ban đêm chúng tôi được dừng chân mấy tiếng, ngủ ngay giữa rừng. Để vượt vòng vây của địch, chúng tôi phải qua một con sông nhỏ. Hàng ngàn người nối nhau đi, chỉ nghe tiếng lội nước và thỉnh thoảng tiếng người nói khẽ.


Sau khi nghỉ ở Tuy Hòa mấy hôm, tôi được về Huế điều trị khoảng nửa tháng vì hai chân bị sưng tấy, sau đó về Vinh. Lúc ấy khoảng tháng 3, tháng 4 năm 1946.

Tôi tiếp tục công tác ở Hội phụ nữ cứu quốc Nghệ An, xung phong đi miền núi Kẻ Bọn, Quỳ Châu, làm nhiều việc khác nhau, nhưng kỷ niệm những ngày Nam tiến vẫn vô cùng sâu sắc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2021, 07:24:17 pm »

NGƯỜI CHỈ HUY DŨNG CẢM CỦA BỘ ĐỘI NAM TIẾN
Ở MẶT TRẬN BUÔN MA THUỘT 1945-1946


NGUYỄN VĂN HÙNG


Lời BBT - Những mẩu chuyện dưới đây của tác giả Nguyễn Văn Hùng, nguyên trưởng ban chính trị trung đoàn 95 (Quảng Trị), hiện ở nhà số 65, đường Yersin thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Bài viết được ban chính trị trung đoàn 95 ấn hành nămi 1947 (in litô, họa sĩ Trần Thanh Tâm viết chữ, vẽ và in). Chúng tôi trích, đăng lại. Từ ngữ và câu văn giữ nguyên như bản in năm 1947.


Hùng Việt tên thật là Đinh Huy Phan, người làng Đổng Lư, phủ Nam Trực, tỉnh Nam Định, con một của ông Đinh Đức Long và bà Đinh Thị Thường, sinh năm 1908 giữa một gia đình Nho giáo. Vợ ông tên Lưu Thị Sửu hiện sống với năm con (năm 1947).


Lớn lên, Hùng Việt theo học chữ Nho với cha là thầy giáo lúc bấy giờ. Đến 14 tuổi, ông bắt đầu học chữ Việt và Pháp ở Nam Định, ở đấy ông giáo Du, một ông giáo mà Hùng Việt yêu nhất, đã thường kể cho Hùng Việt nghe những câu chuyện của các ông Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu làm khích lệ tinh thần yêu nước của Hùng Việt từ lúc ấy. Học lớp nhất được ba tháng, ông đi học ở trường "Huấn luyện võ bị Pháp". Một năm sau, ông bị nghi ngờ về việc thông đồng với Nguyễn Thái Học nên bị nhốt ở nhà pha nhà binh hơn bốn tháng. Vì không có bằng cớ đích xác nên ông được tha.


Những năm 1936, 1937, 1938, ông đi làm thuê ở các mỏ Uông Bí và Vàng Danh. Liên lạc với ông sư ở chùa Cả và chùa Cội ở Nam Định (những nhà cách mạng ẩn thân), ông Hùng Việt nhận trách nhiệm đi rải truyền đơn và khẩu hiệu đình công, đòi tăng lương cùng là treo cờ, nói chuyện ở các mỏ như Hòn Gai, Uông Bí. Bị vỡ lở nhưng thoát bắt, ông về Đông Triều để hoạt động như cũ. Trong thời kỳ ấy ông làm thư ký chấm công, trả công rồi đến đốc công ở mỏ. Sinh hoạt mỗi ngày một đắt đỏ, những cuộc đấu tranh, đình công iiên tiếp, ông đi Thái Nguyên để tìm kế sinh nhai. Đến năm 1939 ông lại về các mỏ Vàng Danh, Uông Bí làm thư ký, kế toán rồi đến phó trưởng ban chấm công. Biệt tài của ông là nhận diện rất giỏi, tính toán phân minh nên được ông chủ tin cậy. Lợi dụng lòng mến yêu của ông chủ, ông Hùng Việt thường đi nói chuyện với các anh em thợ thuyền ở bãi than nên bị Ty liêm phóng nhiều lần để ý. Tiếp cuộc đình công ở đó xảy ra, ông Hùng Việt bị Cung Đình Vận bắt về tra khảo và bị thải ra khỏi mỏ. Năm tháng sau, ông đi buôn than. Được ít lâu ông bị Cung Đình Vận kêu về tra tấn và kết hai tháng tù treo.


Năm 1940, ông lại bị bắt cùng với mấy người bạn hoạt động ở Lạng Sơn, đưa về Hà Nội bị kết án ba năm tù và bị đày lên Tam Đảo.

Vừa được cơ hội, ông thoát ly được nhà lao Tam Đảo nhưng sau cũng bị bắt, án lại tăng thêm hai năm tù nữa.

Ở Tam Đảo, ông liên lạc với các đồng chí mặt trận Việt Minh và tham gia hoạt động.

Tiếp tới cuộc đảo chính Pháp của Nhật, ở Tam Đảo một người Việt lên thay giám binh người Pháp. Người này được ông Hùng Việt tuyên truyền và giác ngộ nên ông được tự do đi lại lấy tài liệu hoạt động và công tác tuyên truyền ở các làng Lúa và Mạ ở phủ Vĩnh Tường. Sau bị lộ bí mật, đoàn thể địa phương quyết định đánh lấy Tam Đảo. Ông Hùng Việt hăng hái tham gia tác chiến và sau hai ngày chiến đấu dữ dội kết quả thu lại rất mỹ mãn! Giết hết tụi phát xít Nhật ở đó, thu thập được hết khí giới, giải phóng được một số lớn người Pháp trong số đó có hai vợ chồng giáo sư Bernard.


Ông Hùng Việt lúc bấy giờ sung vào đội quân du kích "Quang Trung". Sau khi được dự lớp quân chính ông tiếp tục chiến đấu đến khi cướp chính quyền, tham gia tác chiến ở Thái Nguyên, trận đánh quyết liệt trong sáu ngày sáu đêm.


Cách mạng thành công, ông Hùng Việt được tin cậy, về Thủ đô làm tự vệ cho Hồ Chủ tịch.

Bọn thực dân Pháp gây hấn ở miền Nam, ông Hùng Việt tình nguyện xin vào giết giặc.

Tháng 11 năm 1945 ông vào Nam. Đến Ninh Hòa rồi lên Buôn Ma Thuột, ông được cử làm chỉ huy phòng tuyến A ở Ca Đa.

Cuối tháng chạp, ông được ủy nhiệm làm chỉ huy mặt trận Buôn Hồ, đông bắc Buôn Ma Thuột.

Mặt trận Buôn Ma Thuột - Ninh Hòa vỡ, ông được cử làm phó chỉ huy mặt trận miền bắc Buôn Ma Thuột.

Ở đây ông đã làm cho bọn thực dân kinh hồn và khiếp đảm lối đánh vận động quân vô cùng chớp nhoáng.

Tới ngày 10 tháng 4 năm 1946, ông được cử làm tham mưu trưởng chi đội 5 (Gia Lai), nhưng sau ông lại giữ chức tiểu đoàn trưởng để tiện việc trực tiếp chỉ huy mặt trận ấy. Đáng chú ý nhất là trận tập trung hỏa lực phá gọng kềm Buôn Đá ngày 3 tháng 5 năm 1946, một chiến công rực rỡ đã nêu rõ sự sáng suốt của ông.


Trước sức mạnh ồ ạt của địch, ông đã khéo điều khiển cuộc rút lui, bộ đội không tan rã, vũ khí được vẹn toàn.

Tới Phú Mỹ, ông Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam nước Việt Nam tỏ lời khen ngợi ông và chỉ định ông làm trung đoàn trưởng trung đoàn 67.

Đến ngày 7 tháng 10 năm 1946, ông được lệnh dẫn một tiểu đoàn tấn công vào mặt trận An Khê.

Trong trận đột kích ở đồn Kannach, ông đã nêu cao tinh thần gan đảm phi thường hùng hổ như "một con cọp khi hăng", thúc đẩy bộ đội vào một trận đánh xung phong quyết liệt.

Quân địch xoay hướng, gây hấn ở miền Bắc Việt Nam, theo nghị quyết của Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam, ông được lệnh ra Khu 4 để nhận chức trung đoàn trưởng trung đoàn Quảng Trị.


Gặp lúc quân địch tấn công ở biên giới Lào - Việt, ông Hùng Việt bố trí sắp đặt phòng thủ con đường số 9 và gần đấy những trận địa lôi chiến ở Rào Quán, Mò Ô, Đầu Mầu đã chấm vào ký ức bọn thực dân Pháp những dấu ghi đáng sợ và cũng đã tỏ cho mọi người thấy mưu trí và kế hoạch của ông Hùng Việt thu được rất nhiều kết quả tốt đẹp.


Tài cầm quân của ông không một ai ở Quảng Trị mà không biết tiếng. Đồng bào toàn tỉnh và anh em bộ đội đang đặt nhiều tin tưởng vào sự cương quyết chỉ huy của ông.

Ai gặp ông Hùng Việt lúc đầu cũng cho là một người sắt đá, nhưng sát cánh với ông lâu, thì mới biết tính tình ông rất tốt.

Ông rất quan tâm đến đời sống anh em binh sĩ từ cái ăn đến cái mặc, nhất là đặc biệt chú ý đến anh em đau ốm.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2021, 07:25:07 pm »

Ông Hùng Việt đến đâu là những ai dĩ công vi tự lần lượt phơi ra ánh sáng nhờ ông có tài về điều tra và phần lớn là nhờ ở sự ân cần chăm sóc đến miếng ăn anh em từng ngày một.


Tôi còn nhớ có lần, ông đuổi cả một ban tiếp tế chạy vào rừng vì đã để cho anh em bị thương nhịn đói, và cũng đã nhiều lần, tôi được thấy ông ngồi hàng giờ bên cạnh anh em bị thương để tỏ lòng an ủi và nâng đỡ tinh thần.


Bởi vì ông Hùng Việt là một người yêu nước tha thiết nên chẳng những ông mến người đồng đội mà lòng yêu của ông lại tràn ngập tất cả mọi người đồng chủng.

Tháng hai vừa qua, khi trận Đầu Mầu thất thủ, bộ đội tán loạn rút lui. Được tin, hôm ấy ông tức giận đến cực điểm hết vò đầu đến giậm chân, hết phê bình cấp chỉ huy đến khiển trách bộ đội. Cả ngày hôm ấy, ông ngồi thừ người trên bàn giấy, đến đêm người ta thấy trên gò má xương xo điểm vài giọt lệ đau thương. Hình như ông Hùng Việt đã tưởng tượng nhiều đến sự tàn khốc sắp diễn. Bọn thực dân Pháp như ngọn nước lở bờ, đồng bào bị tha hồ khủng bố.


Ông Hùng Việt đã sống mãi trong thâm tâm mọi người chung lòng yêu mến của ông, với tất cả.

Ai cũng rõ ông Hùng Việt mỗi khi nghe hoặc thấy những sự không vừa ý đối với ông là thẳng thắn nói, phê bình ngay hoặc đôi khi không dằn được bản tính, ông thốt ra nhiều lời lẽ như búa bổ. Cái tính "thấy sao nói vậy" đã làm nhiều người mới thoáng qua không vừa ý cho lắm. Tuy nhiên sau mỗi lần nhận thấy mình có thái độ không hợp lý, ông lại là một người rất thành thực tự chỉ trích, nhận lỗi và cố tâm sửa chữa.


Lúc bình thường, ông Hùng Việt rất vui vẻ, bình dân, thân mật đối với tất cả.

Bởi vậy những người nào đã hiểu rõ ông đều phục ông hơn là sợ ông.

Ông Hùng Việt không thẹn mỗi khi nói "Chúng ta phải can đảm và xung phong trong sự nghiệp cứu quốc.

Trong trận Ngã Tư Sòng tháng hai vừa aua (1947), quân địch bắn liên thanh và đại bác không ngớt qua vị trí ta. Tinh thần bộ đội có phần lung lay.

Hôm ấy ông đến thăm anh em ở tiền tuyến để khuyến khích tinh thần và để chỉ bảo vài kế hoạch tác chiến. Đến nơi thì quân địch tấn công ồ ạt vào vị trí ta. Tiếng súng liên thanh của địch nổ liên tiếp. Tuy còn xa nhưng anh em bộ đội đã lăn bò và có ý sợ sệt. Ông Hùng Việt thấy vậy, vội xấn bước quát anh em "Địch còn xa mà anh em sợ như thế thì ai là người đánh giặc. Đi như thế này thì có chết không?". Thế rồi ông hùng hổ chạv về hướng địch, trong khi tiếng súng một lúc một gần liên tiếp nổ không ngớt. Tinh thần can đảm gương mẫu ấy đã đưa bộ đội đến chỗ vững tâm chiến đấu và kết quả là toàn thể xoay về một hướng, phòng ngự một cách anh dũng cương quyết cho đến lúc quân địch rút lui.


Trận đột kích đồn Kannach ở mặt trận An Khê đã chứng tỏ sự can đảm phi thường của ông trước sức mạnh của địch. Ai đã dự trận ấy cũng đều cảm  phục sự cương quyết hy sinh của ông Hùng Việt đã thúc đẩy toàn bộ một tiểu đoàn vào một trận quyết tử đáng ghi.


Lòng biết yêu người, tính thành thực, thêm sự can đảm gương mẫu, chí cương quyết hy sinh của ông làm nổi đức tính của một quân nhân cách mạng, đáng cho mọi người tin, mến phục.

Tháng 4 năm 1946, ông Hùng Việt lúc bấy giờ là một tiểu đoàn trưởng phụ trách mặt trận Buôn Ma Thuột.

Tuy Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 đã ký, quân thực dân phản động vẫn cố ý lấn át về mặt quân sự. Chúng tập trung một số quân rất lớn ở Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Buôn Ayun và muốn chiếm đoạt nhanh chóng tỉnh Gia Lai bằng cách tấn công dọc theo đường số 14.


Lực lượng của chúng có đến hai - ba ngàn quân, lại có thêm đại bác, xe tăng, phi cơ yểm hộ.

Bên ta được một tiểu đoàn, nhưng hỏa lực rất kém lại thêm vì khí hậu độc địa, một số khá đông bị đau ốm, không thể đưa ra trận tuyến được.

Tình thế rất là khó xử. Liên tiếp mấy ngày liền, phi cơ địch bắn phá dữ dội vào phòng tuyến 52 và Buôn Rừng, một vài đội quân địch tấn công lẻ tẻ vào tiền tuyến của ta.

Trong khi chúng chọc ở mặt tiền thì hai bộ phận lực lượng khá mạnh của chúng bí mật len lỏi giữa rừng tránh những phòng tuyến, vị trí của ta xuyên hai bên đường số 14, định dùng lối gọng kềm đánh bọc hậu quân ta.


Được tin bộ phận bên mặt của địch đã đến Buôn Đá sau tiền tuyến của ta độ 30 cây số và định cùng gọng kềm bên trái tập trung tại cây số 82 đường 14 đánh tập hậu quân ta, ông Hùng Việt vội tập trung tất cả hỏa lực, thu quân tất cả dồn về cây số 78, mặc dầu ở tiền tuyến quân địch luôn luôn nghi binh đánh phá.


Kế hoạch thu quân đã đạt, ông cấp tốc cho một đại đội quyết tử chặn đánh đường tiến của bộ phận địch bên mặt và đồng thời để một số quân đóng các ngả thối (lui) của gọng kềm ấy.


Quả nhiên quân địch ồ ạt từ Buôn Đá kéo ra đường số 14 bị quân ta phục kích, quyết liệt chiến đấu, giết được viên quan ba chỉ huy của chúng, một số quân địch bất ngờ bị tử trận còn những đứa sống sót sợ hãi quay gót đâm đầu, băng rừng một mạch trở về vị trí cũ của chúng và không hề dám ghé vào một buôn nào để nghỉ chân. Gọng kềm bên trái của địch tiến đến cây số 82, bỡ ngỡ như những nàng dâu không gặp rể. "Liên lạc mất rồi ư? Hay là bộ phận kia bị tiêu hủy? Hay là đầy bộ đội Việt Nam đang giăng bẫy...??". Lạnh lùng và kinh hoảng trong trơ trọi, rồi không biết chúng nghĩ gì hơn, chỉ thấy chúng lủi thủi ôm gói băng rừng trở về vị trí cũ, thỉnh thoảng lại giật mình ngó lui.


Trận phá gọng kềm Buôn Đá này đã làm tan kế hoạch chung của địch và đã làm chậm bước tiến của chúng non một tháng rưỡi.

Trận phá gọng kềm Buôn Đá này đánh dấu vào những kinh nghiệm tác chiến, một phương pháp đối thủ có kết quả, một sáng kiến đáng ghi.

Trận phá gọng kềm Buôn Đá này là một chiến công oanh liệt của ông Hùng Việt và cũng là một chứng cớ hiển nhiên cho tài xuất chúng cầm quân của người chiến sĩ Hùng Việt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2021, 07:26:15 pm »

Chẳng những ông Hùng Việt có tài về quân sự mà ông lại là một người khéo tổ chức quần chúng, có căn bản giác ngộ và có một sự nhận định chính trị sâu sắc.

Trong khi ông là phó chỉ huy mặt trận miền bắc Buôn Ma Thuột, ngoài nhiệm vụ chiến đấu với quân thù, ông là một chiến sĩ vận động cho dân tộc thiểu số giác ngộ sự nghiệp giải phóng, chống xâm lăng.

Dân chúng địa phương thường gọi ông là "Khua Prong"1 ("Khua Prong" tiếng Ê Đê nghĩa là "ông lớn") hết sức thương mến ông, phục tùng ông và coi ông như một vị anh hùng.

Ngoài công việc tuyên truyền cho anh em thiểu số, ông thành lập và tổ chức các Ủy ban kháng địch, các đoàn thể thanh niên, đội quân du kích địa phương, các ban do thám tình hình địch và các ngành liên lạc.

Trong một thời gian rất ngắn mà ông đã tập hợp được toàn dân địa phương quay vào một hướng: diệt địch, đánh thực dân.

Trình độ dân chúng mỗi ngày một cao, sự ủng hộ của dân chúng đối với bộ đội mỗi ngày một mạnh.

Chúng ta có thể nói, sở dĩ ở mặt trận bắc Buôn Ma Thuột bộ đội ta thâu được nhiều thắng lợi, ấy cũng là nhờ một phần lớn ở sự gia khẩn công tác chính trị của ông Hùng Việt.

Đánh về miền rừng, ông Hùng Việt thường dùng chông hoặc giăng cung, một lợi khí mà ông rất chú ý.

Trong trận Buôn Ayun tháng 3 năm 1948, ông đã làm cho địch thiệt hại vì chông.

Buôn Ayun là một làng ở giữa hai vị trí ta và địch, ta không đóng và địch cũng thế, nhưng cả hai bên thường hay lui tới để xem địch tình.

Một hôm ông Hùng Việt cho anh em bộ đội đến Buôn Ayun đào phòng tuyến trước ngả địch vào làng. Theo sự chỉ bảo, anh em đào rất nhiều hầm tròn nấp máy bay một người, xong đâu đấy rồi về. Ngày sau tình báo địch đến xem và hết sức ngạc nhiên. Nhưng sau đó không việc gì xảy ra nên địch không chú ý nữa. Cách nửa tháng sau, có tin địch tấn công mạnh vào vị trí ta, ông Hùng Việt biết chắc thế nào địch cũng dùng đường Buôn Ayun qua nên vội vàng ông cho một tiểu đội bố trí xếp đặt kế hoạch đối phó ở buôn đó. Ông Hùng Việt cho anh em phục kích sau chỗ đào hầm tròn trước kia độ 30 thước. Ông bí mật cho anh em cắm chông ở dưới hầm tròn và xung quanh đấy rồi lấy lá khô ủ lấp rất kín đáo.


Đúng theo dự đoán, sáng hôm sau quân địch ồ ạt kéo đến Buôn Ayun. Khi quân địch đến gần chỗ các hầm tròn đã đào sẵn, quân ta phục kích ở sau ném rất nhiều lựu đạn. Thấy nổ lung tung, địch quân nhận thấy các hầm hố đào sẵn bên đường bèn tranh nhau nhảy xuống hầm toan tránh mảnh đạn. Nào ngờ! Chông nhọn không hề tha kẻ cướp nước, nhiều tên địch bị chông xuyên qua mình, qua ngực, qua đầu chết một cách ghê tởm.


Trận này địch thiệt hại nặng vì chông và mưu mô của ông Hùng Việt tuy thô sơ nhưng đã thành công trong việc chặn bước tiến của địch.

Ông Hùng Việt thích đánh địch bằng bom địa lôi hoặc treo, hoặc giật, dùng địa lôi chiến. Ông Hùng Việt thường nắm phần chắc thắng và quân địch đã trăm lần mắc mưu cả trăm. Bất cứ ở đâu, lúc nào, ông Hùng Việt cũng thường dùng lối đánh này.


Ở các trận Rào Quán, Đầu Mâu, Mò Ô, quân địch mấy lần hốt hoảng và thiệt hại vì những quả bom chôn. Tránh đường này đi đường khác chúng củng bị bom nổ. Một cây đổ giữa đường là một cái bẫy lựu đạn. Một thây chết bên sấn là một cái mưu khôn. Địch sợ lắm! Sợ đến nỗi, một hôm, trong một trận phục kích một đội viên ta bỏ quên một bầu nước ở giữa đường, bọn địch khi thấy vội tránh xa, lấy súng bắn xả liên tiếp vào bầu nước ấy đến khi sứt ra từng mảng vụn mới thôi.


Nghe đến tên Hùng Việt, địch cũng đã khiếp vía và đã nhiều lần, chúng treo đầu ông bằng một giá rất cao, rất đắt.

Thế rồi..., trong một túp nhà lá, ông Hùng Việt đã bỏ mình.

Hôm ấy, liên lạc viên các biệt động đội về báo cho ông hay những tin tháng trận, ông vồn vã, hỏi han và luôn tiện ông bày vẽ cho các anh em ấy cách dùng bom giật, mong trao thêm kinh nghiệm về tác chiến. Trong một phút vô ý, một trái bom nổ. Ông Hùng Việt đã hy sinh một cách đáng tiếc.

Đời của ông Hùng Việt là một chuỗi ngày tranh đấu đáng ghi.

Mà cái chết của ông Hùng Việt lại là một bài học đáng nhớ.   

Cuộc kháng chiến của toàn dân thiếu một chiến sĩ cứu quốc trung kiên.

Quân đội quốc gia thiếu một viên chỉ huy tài cán.

Ông Hùng Việt chết giữa lúc quân phản động thực dân định đẩy chúng ta vào con đường nô lệ cũ.

Cái chết của ông Hùng Việt thúc giục chúng ta cố gắng, cố gắng thêm nữa. Chúng ta nguyện noi gương chiến đấu của người chiến sĩ quá cố, vượt những nỗi khó khăn, đưa nước nhà đến hoàn toàn độc lập và thống nhất dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Viết tại Chiến khu, ngày 20-9-1947
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2021, 07:24:14 pm »

NHỮNG ĐOÀN QUÂN NAM TIẾN


QUỐC HƯNG


Đất nước độc lập chưa tròn tháng, ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp núp sau quân Anh, nổ súng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Từ Sài Gòn vang lên "tiếng kều sơn hà nguy biến"!.


Sáng 24 tháng 9, tại cơ quan Bộ Tổng tham mưu, số nhà 16 đường Ri-ki-ê1 (Nay là số 18 phố Nguyễn Du), Hà Nội, Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái triệu tập cơ quan truyền đạt chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bọn Pháp đã đánh Sài Gòn. Bộ Tổng tham mưu cần tổ chức gấp lực lượng và điều cán bộ chi viện ngay cho Nam Bộ. Theo lệnh của Tổng tham mưu trưởng, văn phòng viết giấy triệu tập, đóng dấu "hỏa tốc", giao cho đội viên đội liên lạc đặc biệt dùng xe Jeep đến mời các đồng chí Nam Long, Vi Dân, Hữu Thành, Thu Sơn, Quang Trung... là những người trong danh sách do đồng chí Võ Nguyên Giáp đề nghị và được Bác Hồ duyệt, về Bộ nhận nhiệm vụ chỉ huy các đoàn quân vào Nam Bộ chiến đấu. Bộ Tổng tham mưu còn gửi gấp điện, công văn cho các chi đội giải phóng quân, các tỉnh, các trường quân chính yêu cầu chọn, cử cán bộ, tổ chức ngay các đoàn quân Nam tiến.


Tại Hà Nội, trên nhiều đường phố xuất hiện những bàn ghi tên thanh niên tình nguyện vào Nam đánh giặc. Ga Hàng Cỏ nhộn nhịp cảnh đưa tiễn người thân. Hầu như ngày nào cũng có những đoàn tàu rời ga, tiến về phía Nam. Chi đội Nam Long, chi đội Vi Dân và nhiều đơn vị khác hành quân từ Thủ đô, vào đến cầu Bình Lợi (Sài Gòn), Xuân Lộc, Phan Rang, Buôn Ma Thuột, Nha Trang... cùng nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương chiến đấu ngăn chặn quân xâm lược.


Tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Yên, Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh đã tuyển chọn một số cán bộ và đơn vị giải phóng quân lập ra chi đội Nam tiến Bắc Bắc Quảng. Đồng chí Lư Giang được cử làm chi đội trưởng, đồng chí Lê Văn Lương làm chính trị viên. Vũ khí tốt được ưu tiên dành cho chi đội Nam tiến. Chiến sĩ có súng trường (của các nước Nga, Pháp, Nhật chế tạo do bộ đội và nhân dân thu được trong Cách mạng tháng Tám). Hỏa lực có một vài khẩu cối 60 ly, đại liên "Hốt-kít". Cán bộ chỉ huy trung đội có súng ngắn và kiếm. Chỉ huy chi đội có ống nhòm. Quần áo thì có gì mặc nấy, có người mặc cả quân áo của lính Nhật, lính bảo an, mang xanh-tuya rông, quần soóc, đi giày da... Sau khi tham gia bỏ phiếu bầu quốc hội (6-1-1946), thực hiện quyền lợi thiêng liêng của công dân một nước độc lập, toàn chi đội tập trung ở thị trấn Lục Nam chuẩn bị lên đường. Đồng chí Hà Thị Quế, ủy viên quân sự tỉnh Bắc Giang thay mặt lãnh đạo ba tỉnh đọc lời chào mừng và giao nhiệm vụ cho chi đội vào Nam Bộ cùng đồng bào chiến đấu. Ngày 10 tháng 1 năm 1946, chi đội lên đường bằng ba chiếc tàu thủy mang tên Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư và Ký Con. Tàu nổ máy, hàng chục thanh niên vẫn chạy đuổi theo, xin được vào Nam đánh giặc... Qua đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo bên bến Lục Đầu Giang, ba con tàu dàn hàng ngang tổ chức trọng thể lễ tuyên thệ trước uy linh tổ tiên. Đồng chí Ngô Từ Vân, chỉ huy phó chi đội Bắc Bắc Quảng nhớ mãi một kỷ niệm sâu sắc. Rời Hải Dương, đoàn tàu chở chi đội xuôi xuống Ninh Giang rồi theo sông Thái Bình xuống Nam Định. Một buổi chiều chi đội nhận được điện động viên của Bác Hồ. Bức điện dài kín ba tờ giấy của bưu điện. Đồng chí Ngô Từ Vân giữ bức điện ấy, nhưng đến năm 1949 thì bị mất trong trận chống càn ở Hòn Hèo. Bác viết: "Nghe tin các cháu tình nguyện nhiều lần, nay đã được cấp trên đồng ý cho Nam tiến ủng hộ bộ đội và đồng bào trong Nam đánh giặc Pháp. Tôi hoan nghênh lòng yêu nước của các cháu... Thanh niên được cống hiến cao nhất là ra tiền tuyến, đó là phần thưởng cao quý mà Tổ quốc dành cho các cháu... Kẻ địch thực dân Pháp được bọn Anh, Ấn giúp sức đều là quân hùng tướng mạnh, nhưng ta có chính nghĩa thì nhất định thẳng. Các cháu không được chủ quan khinh địch, thắng không kiêu, bại không nản. Các cháu vào Nam phải thực hiện đoàn kết Bắc - Trung - Nam, gương mẫu dũng cảm khắc phục khó khăn. Bộ đội và đồng bào miền Nam đang hăng hái dũng cảm diệt địch, các cháu phải noi gương học tập để xứng đáng là thanh niên Việt Nam. Tôi bận việc, tiếc là không đến thăm được, vậy đánh điện thay lời chúc các cháu lên đường mạnh khỏe, lập nhiều chiến công". Bức điện bị mất, nhưng đồng chí Ngô Từ Vân còn nhớ như in từng chữ, từng lời của Bác!


Tại ba tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, theo chỉ thị của Bác Hồ và đồng chí Võ Nguyên Giáp, một chi đội Nam tiến - chi đội Thu Sơn được thành lập gồm ba đại đội của ba tỉnh1 (Đồng chí Thu Sơn, nguyên là tiểu đội trưởng trong Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập ngày 22-12-1944 được cử xuống Nam Định cùng lãnh đạo địa phương tổ chức một chi đội Nam tiến. Chi đội này do Thu Sơn làm chi đội trưởng, mang tên "chi đội Thu Sơn"). Đại đội 1 lấy từ chi đội Lạc Quần (Nam Định) gồm các đội viên tự vệ đã tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Nam Định, một số công nhân nhà máy dệt, một số thanh niên học sinh và cựu binh sĩ theo cách mạng. Đại đội 2 (Ninh Bình) nòng cốt là cán bộ chiến sĩ từng tham gia đánh quân Nhật ở chiến khu Quỳnh Lưu. Đại đội 3 lấy từ chi đội giải phóng quân tỉnh Hà Nam. Mỗi đại đội có khoảng 150 người, chia thành 3 trung đội. Đại đội bộ có tổ liên lạc, trinh sát, y tá và quản trị trưởng. Trung đội có liên lạc, trinh sát cứu thương và cấp dưỡng. Cán bộ đại đội có súng ngắn, cán bộ trung đội có tiểu liên, chiến sĩ có súng trường. Chiến sĩ đại đội 1 có hai bộ đồng phục màu xanh và màu nâu may bằng vải của nhà máy dệt Nam Định. Chiến sĩ đại đội 2 có một bộ quần áo ka-ki vốn là quân phục của lính Pháp. Đồng chí Trần Minh Vân, nguyên chính trị viên trung đội thuộc chi đội Thu Sơn còn nhớ: Khoảng 2 giờ chiều một ngày cuối tháng 10 năm 1945, bộ đội tập trung đầy đủ ở ga Đồng Giao tổ chức lễ thành lập và xuất quân. Đồng chí Hoàng Sâm, Khu trưởng Chiến khu 2 tuyên bố thành lập chi đội, giao nhiệm vụ và trao tặng chi đội một thanh kiếm và một lá cờ Tổ quốc. Đồng chí Thu Sơn hứa với Khu trưởng và đại biểu nhân dân ba tỉnh kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Buổi lễ thành lập và tiễn đưa ngắn gọn, trang nghiêm, đầy xúc động. Bộ đội lên tàu hỏa, vừa đi, vừa hát vang những bài ca cách mạng. Tàu đến ga nào cũng có đồng bào mang cờ, khẩu hiệu, hoa. quà bánh ra chào đón, động viên. Tết nguyên đán Bính Tuất (1946), nhiều đơn vị đã cùng đồng bào ăn tết ngay tại mặt trận Cực Nam Trung Bộ.


Tại Thái Bình, cơ quan quân sự tỉnh tổ chức tiếp nhận quân tình nguyện của hai tỉnh Hải Phòng, Kiến An, cùng với lực lượng của tỉnh thành lập một đơn vị Nam tiến mang tên "chi đội Hải Kiến Thái".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM