Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:44:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự  (Đọc 6957 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #130 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2021, 07:06:02 am »

1. Xây dựng và phát triển ngành kỹ thuật quân sự từng bước tiến lên chính quy, hiện đại bảo đảm vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang

a) Xây dựng và phát triển ngành kỹ thuật quân sự từng bước tiến lên chính quy, hiện đại

Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã sớm để ra chủ trương xây dựng quân đội nhân dân từng bước tiến lên chính quy, hiện đại.

Ngày 5 tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết "Về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng". Nghị quyết xác định: Tăng cường xây dựng quân đội nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân ta. Cần phải xây dựng quân đội ta thành một quân đội cách mạng, chính quy tương đối hiện đại...


Tháng 3 năm 1957, Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) phê chuẩn Kế hoạch xây dựng quân đội 5 năm (1955 - 1959). Một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch này là: chú trọng đào tạo nhân viên kỹ thuật, hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ biết cách giữ gìn và sử dụng vũ khí, trang bị mới.


Để xây dựng, phát triển ngành kỹ thuật quân sự tiến lên chính quy, hiện đại, ta đã tập trung vào mấy vấn đề cơ bản là xây dựng, phát triển về tổ chức, về cơ sở vật chất kỹ thuật và về con người.

Xây dựng, phát triển vế tổ chức và cơ sở vật chất kỹ thuật:

Sau kháng chiến chống thực dân Pháp, trang bị của quân đội ta chủ yếu vẫn là súng bộ binh với gần 160.000 khẩu gồm nhiều chủng loại, chất lượng kỹ thuật thấp...

Từ năm 1958, nhờ có viện trợ về vũ khí, phương tiện kỹ thuật, nên bộ đội ta được trang bị thêm vũ khí mối như súng CKC, AK, RPĐ, đại liên và một số loại pháo mặt đất, pháo phòng không, tăng thiết giáp, máy bay, tàu chiến... cùng các phương tiện bảo đảm như ô tô, máy thông tin... Do vậy, quân đội ta đã từng bước tiến lên chính quy, hiện đại. Cụ thể là:

Đến năm 1960, về bộ binh quân đội ta có 7 sư đoàn, 6 lữ đoàn, 12 trung đoàn. Pháo binh có 4 lữ đoàn, 2 trung đoàn được trang bị pháo nòng dài 122mm, pháo chống tăng 85mm và cối, tổng số có 3.000 khẩu với 2.000 ô tô kéo pháo. Phòng không có 8 trung đoàn, trang bị pháo phòng không 57ram, 100mm và rađa cảnh giới. Tăng thiết giáp có một trung đoàn xe tăng T.34 và pháo tự hành với 35 xe tăng T.34, 16 xe thiết giáp CAY.76. Thông tin có 4 trung đoàn cả vô tuyến và hữu tuyến điện. Bộ đội phòng hoá có 1 tiểu đoàn và 8 phân đội súng phun lửa, 214 xe đặc chủng, 400 mặt nạ và quần áo phòng độc. Không quân có 1 trung đoàn máy bay vận tải IL.14 và AN.2. Hải quân có 2 đoàn tàu tuần tiễu ven biển với 4 tàu trọng tải 50 tấn, 24 tàu trọng tải 79 tấn, vũ khí trên tàu có pháo phòng không 40mm và 20mm, rađa kiểu K.513. Vận tải có 3 trung đoàn xe ô tô và một đội ca nô.


Từ năm 1961, vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự của ta lại được nâng cao thêm một bước mới, có nhiều chủng loại hiện đại hơn, số lượng tăng thêm. Mỗi sư đoàn bộ binh được trang bị 5.000 súng bộ binh mới, 174 pháo và súng cối, 40 pháo phòng không 37mm và 20mm 190 ô tô vận tải và xe kéo pháo, một bộ cầu nhẹ, 250 máy vô tuyến điện và 36 tổng đài với 300 máy điện thoại, 300km dây. Sức mạnh chiến đấu của sư đoàn bộ binh đã tăng lên rõ rệt. Pháo binh được tổ chức thành 70 tiểu đoàn, 100 đại đội với 1.000  khẩu pháo, 1.700 súng cối và ĐK.7. Tăng thiết giáp có 1 trung đoàn xe tăng gồm 3 tiểu đoàn T.34, T.54, PT.76 và pháo tự hành.


Thông tin tổ chức thành các trung đoàn và trung tâm thông tin ở các quân khu, quân chủng được trang bị máy vô tuyến điện 50W, 400W, 1.000W. Phòng không có 12 trung đoàn được trang bị các loại pháo phòng không 37mm, 57mm và 100 mm. Binh chủng rađa ra đời với 3 trung đoàn rađa cảnh giới. Bắt đầu hình thành khung của trung đoàn tên lửa phòng không (nhưng chưa có vũ khí). Không quân có thêm các máy bay L.12, MI.4, MIG.17 tổ chức thành 3 trung đoàn. Hải quân đẵ có 100 tàu gồm các loại tàu tuần tiễu, tàu phóng lôi, tàu săn ngầm, tàu vận tải, tàu trinh sát.


Đến năm 1964, quân đội ta đã có đủ 3 quân chủng Lục quân, Phòng không - Không quân và Hải quân. Vũ khí, khí tài của các quân chủng đều thống nhất và tương đối hiện đại.

Tháng 8 năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, các lực lượng vũ trang chuyển sang biên chế thời chiến. Vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại được tăng thêm, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích được tăng cường. Trong năm 1965 bộ đội địa phương đã có 28.000 người được tổ chức thành 16 tiểu đoàn, 32 đại đội và các phân đội binh chủng như pháo phòng không, pháo bờ biển, công binh: lực lượng dân quân tự vệ có khoảng hai triệu người với 3.000 tô, đội bắn máy bay bay thấp và một số đội pháo binh bờ biển. Bộ đội chủ lực, chỉ tính riêng bộ binh đã tăng gấp đôi với 10 sư đoàn, 6 trung đoàn và một số tiểu đoàn. Bộ đội pháo binh cũng tăng gấp đôi quân số. Lực lượng thiết giáp tăng gấp 6 lần. Thông tin tăng gấp 3 lần. Đặc biệt, bộ đội phòng không phát triển rất nhanh lên tới 21 trung đoàn, 41 tiểu đoàn pháo phòng không và 3 trung đoàn tên lửa SAM2. Không quân có 3 trung đoàn máy bay MIG.17, MIG.19. Bộ đội rađa có trung đoàn rađa cảnh giới, 5 tiểu đoàn rađa bờ biển, 5 đại đội rađa dẫn đường bay.


Trong quá trình đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, quân đội ta cũng có bước tiến nhảy vọt về vũ khí, phương tiện kỹ thuật mới và ngày càng hiện đại. Đến năm 1972, lục quân đã có thêm tên lửa vác vai, tên lửa chống tăng, pháo phòng không tự hành 2 nòng, pháo phòng không tự hành 4 nòng. Pháo binh có thêm pháo tầm xa 130mm. Phòng không có thêm tên lửa SAM3. Không quân-có 4 trung đoàn: MIG.17, MIG.19, MIG.21. Ngoài ra, quân đội ta còn được viện trợ 75.000 xe ô tô và xe bánh xích kéo pháo. Tổng số hàng viện trợ đến năm 1972 gồm 1.515.000 tấn các loại.

Đi đôi với hiện đại hoá vũ khí, phương tiện kỹ thuật, ta đã từng bước hiện đại hoá công tác bảo đảm kỹ thuật.

Từ chỗ là một bộ phận trong hệ thống công tác hậu cần, công tác kỹ thuật quân sự có bước phát triển nhanh chóng và ngày càng hoàn chỉnh, trở thành một ngành độc lập của từng quân chủng, binh chủng rồi thành hệ thống của toàn quân. So với thời kỳ chống Pháp, công tác bảo đảm kỹ thuật quân sự trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ phát triển cao hơn, cả về khối lượng, nội dung, trình độ và quy mô. Sự xuất hiện nhiều binh chủng, quân chủng mới với vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại làm cho công tác bảo đảm kỹ thuật thêm đa dạng, phức tạp. Đảng và quân đội ta đã sớm đề ra những chủ trương đúng đắn và thực hiện nhiều biện pháp phù hợp, sáng tạo để phát huy vai trò của vũ khí phương tiện kỹ thuật như tổ chức huấn luyện hướng dẫn cho bộ đội nắm vững và làm chủ kỹ thuật mới, sử dụng có hiệu quả; xây dựng hệ thống nhà xe, pháo, kho vật liệu, đạn dược, các trạm, nhà máy sửa chữa; xây dựng hệ thống quy tắc chế độ tài liệu kỹ thuật cần thiết cho công tác bảo đảm kỹ thuật; cải tiến và hoàn thiện một số vũ khí trang bị phù hợp với điều kiện chiến trường; tích cực chủ động nghiên cứu cải tiến chế tạo một số vũ khí đồng thời chú ý tìm hiểu vũ khí, kỹ thuật mới của địch, từ đó tìm ra các biện pháp chống phá, hạn chế tác dụng của các loại vũ khí kỹ thuật hiện đại và các thủ đoạn tinh vi nham hiểm của chúng. Nhờ có chủ trương đúng đắn, kịp thời, ta đã tổ chức tốt việc bảo đảm kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và tác chiến trên các chiến trường miền Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #131 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2021, 07:06:42 am »

Xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức cơ quan kỹ thuật:

Nhiều năm trong kháng chiến chống Mỹ, công tác hậu cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả hai mặt công tác hậu cần và kỹ thuật. Nhưng do sự phát triển trang bị kỹ thuật quân sự nên các tổ chức cơ quan kỹ thuật cũng dần phát triển thành hệ thống.


Bộ Tổng Tham mưu có 2 Cục phụ trách công tác trang bị. Cục Tác chiến, căn cứ vào ý định xây dựng quân đội định ra các chủng loại và số lượng vũ khí, phương tiện kỹ thuật. Cục Quân lực lo việc trang bị vật tư, tạo nguồn vũ khí, kiểm tra tiếp nhận và cấp phát cho các đơn vị thuộc các quân chủng, binh chủng và các lực lượng vũ trang địa phương hoặc đưa vào kho dự trữ chiến lược.


Tổng cục Hậu cần có ba cục: Cục Quân khí, Cục Quân giới, Cục Quản lý xe máy là những cơ quan có chức năng chỉ đạo, quản lý các hoạt động liên quan đến mặt công tác kỹ thuật đối với vũ khí, trang bị kỹ thuật trong toàn quân. Riêng Cục Quân giới được tổ chức như cơ quan quản lý công nghiệp. Trực thuộc Cục có 13 xí nghiệp, Viện Thiết kế vũ khí, Viện Công nghiệp và 2 trường đào tạo.


Tại các quân chủng Hải quân và Phòng không - Không quân có Cục Kỹ thuật chỉ đạo hệ thống cơ quan kỹ thuật của các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh. Các cục này đều được thành lập vào cuối năm 1960, bao gồm nhiều chuyên ngành kỹ thuật...


Đến năm 1974, khối lượng công tác kỹ thuật phát triển mạnh, trong khi khối lượng công tác hậu cần cũng ngày một tăng. Vì vậy, ngày 5 tháng 4 năm 1974. Quân uỷ Trung ương ra Nghị quyết số 39/QUTƯ về việc thành lập Tổng cục Kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam và đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng chuẩn y cử đồng chí Đinh Đức Thiện giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật. Về chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Kỹ thuật, nghị quyết chỉ rõ: "Tổng cục Kỹ thuật là cơ quan giúp Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng chỉ đạo các công tác quản lý và bảo đảm trang bị, bảo đảm kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang, nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự và trực tiếp quản lý các xí nghiệp quốc phòng...".


Sau khi có Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần đã chuyển dần một bộ phận Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Văn phòng, Phòng Tài vụ cùng các Cục Quân giới, Cục Quân khí, Cục Quản lý xe máy để hình thành Tổng cục Kỹ thuật. Ngày 22 tháng 6 năm 1974, Bộ Quốc phòng ra quyết định chuyển Viện Kỹ thuật quân sự thuộc Bộ Tổng Tham mưu về trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật.


Như vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, hệ thống tổ chức cơ quan, cơ sở kỹ thuật quân sự được xây dựng, phát triển nhanh chóng tương ứng với sự phát triển vê vũ khí, trang bị kỹ thuật của quân đội đang xây dựng theo hướng tiến lên chính quy, hiện đại. Tuy còn một số hạn chế trong quá trình xây dựng, phát triển tổ chức và cơ chê điều hành phối hợp giữa các cơ quan, nội dung công tác kỹ thuật có chỗ chưa phù hợp, đầy đủ nhưng kết quả của việc xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức kỹ thuật đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kỹ thuật trong chiến tranh.


Về huấn luyện, đào tạo kỹ thuật:

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội từng bước tiến lên chính quy, hiện đại, trong khi rất coi trọng vũ khí, trang bị. Đảng ta luôn khẳng định vai trò quyết định của con người, coi con người sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự là yếu tố quyết định nhất tạo sức mạnh chiến đấu và chiến thắng. Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã đề ra nhiều chủ trương và biện pháp huấn luyện, đào tao cán bộ chỉ huy và nhân viên kỹ thuật như mở các lớp tâp huấn, huấn luyện tại chức, bổ túc ngắn hạn, đào tạo cơ bản, dài hạn, cử người đi học ở nước ngoài, mở các trường kỹ thuật, tuyển chọn những người có trình độ văn hoá và khoa học kỹ thuật bổ sung cho quân đội. Đưa kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật quân sự vào chương trình đào tạo, huấn luyện quân sự. Tổ chức tổng kết kinh nghiệm để học tập sau mỗi đợt công tác hoặc sau mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch. Nhiều chuyên gia kỹ thuật quân sự được mời đến giảng dạy ở các trường quân đội hoặc hướng dẫn ngay tại đơn vị, có khi cả trong chiến đấu...


Từ năm 1954 đến 1957, ngành quân khí và ngành xe máy đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn công tác chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ và nhân viên kỹ thuật từ đơn vị cơ sở đến cơ quan quân khu, quân chủng.


Từ năm 1957, ta bắt đầu mở các trường đào tạo cán bộ kỹ thuật cơ bản chính quy và dài hạn. Trường Hậu cần được tổ chức lại và mở rộng thành Trường Sĩ quan Hậu cần đào tạo và bổ túc cán bộ, trong đó có các hệ kỹ thuật như quân giới, quản lý xe máy, xăng dầu. Cùng thời gian này, Cục Quân khí và Cục Quân giới cũng mở các trường đào tạo nhân viên kỹ thuật và các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý để tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ của Liên Xô, Trung Quốc. 300 cán bộ được cử đi học ở nước bạn.


Từ tháng 8 năm 1960, để thực hiện Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương về đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật cho chiến trường miền Nam và cho cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, Cục Quân giới liên tiếp mở 6 khoá huấn luyện về kỹ thuật nhồi lắp lựu đạn, mìn và sửa chữa vũ khí bộ binh, súng pháo phòng không cho dân quân tự vệ. Sau đó các trường kỹ thuật như Trường kỹ thuật 557 chuyên đào tạo cán bộ, công nhân viên quân giới để đưa vào chiến trường miền Nam và Trường trung cấp kỹ thuật quân giới đào tạo, bổ túc cán bộ kỹ thuật trung cấp đáp ứng yêu cầu phát triển vũ khí trang bị bảo đảm cho chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc được thành lập. Từ năm 1965 Đảng và Nhà nước quyết định mở Trường Đại học Kỹ thuật quân sự và 10 trường trung cấp kỹ thuật chuyên ngành, tuyển học sinh cấp ba và cán bộ tốt nghiệp đại học vào quân đội, huấn luyện thành nhân viên, cán bộ kỹ thuật quân sự. Nhiều cán bộ, chiến sĩ được cử ra nước ngoài học tập về kỹ thuật quân sự. Tính đến năm 1974, Trường Đại học Kỹ thuật quân sự đã đào tạo được hơn 1.000 kỹ sư kỹ thuật quân sự.


Từ năm 1965 đến năm 1972, các trường lái xe thuộc Cục Quản lý xe máy và các quân khu, quân chủng đã đào tạo được 57.770 lái xe và 15.374 thợ sửa chữa; bổ túc được 24.264 lái xe và 10.000 thợ sửa chữa, riêng tuyến chi viện chiến lược 559, trong thời gian này đã được bổ sung 9.542 lái xe. Đây là lực lượng nòng cốt bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam.


Ngoài việc đào tạo, các trường trong quân đội còn tổ chức dịch và biên soạn, xuất bản nhiều tài liệu khoa học, kỹ thuật phổ biến rộng rãi tới cán bộ, chiến sĩ để nâng cao trình độ khai thác sử dụng vũ khí trang bị ngày càng hiện đại.


Công tác nghiên cứu kỹ thuật quân sự trong nhiều năm được giao cho cơ quan quản lý kỹ thuật kiêm nhiệm hoặc giao cho cơ quan nghiên cứu kỹ thuật kiêm chức năng quản lý. Mặt khác, ta cũng thành lập lại Viện Nghiên cứu kỹ thuật vào năm 1960. Tuy còn một số hạn chế nhưng cũng đã đáp ứng các nhu cầu bảo quản, cải tiến thiết kế, chế tạo một số vũ khí, trang bị kỹ thuật phù hợp với cách đánh của ta, nghiên cứu đề xuất các biện pháp đối phó có hiệu quả với hầu hết các vũ khí kỹ thuật, thủ đoạn kỹ thuật luôn được cải tiến hiện đại hoá của địch.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #132 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2021, 07:07:34 am »

b) Tổ chức kỹ thuật để vận chuyển, bảo đảm vũ khí, trang bị cho các chiến trường

Sau khi có Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (1959) quyết định tiến hành đấu tranh vũ trang ở miền Nam, việc bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang ta chiến đấu ở chiến trường miền Nam trở thành nhiệm vụ cấp thiết và rất khó khăn phức tạp.


Về tổ chức kỹ thuật để vận chụyển chi viện cho miền Nam:

Việc vận chuyển vũ khí phương tiện kỹ thuật từ miền Bắc vào miền Nam qua tuyến chi viện chiến lược 559 (cả đường bộ và đường biển) thời kỳ đầu rất khó khăn vĩ phải tiến hành bí mật, lại bị địch đánh phá ngăn chặn... Do vậy, việc tổ chức đóng gói vũ khí phương tiện kỹ thuật là khâu rất quan trọng, tốn nhiều công sức. Tính từ năm 1959 đến 1972, các đơn vị ở miền Bắc đã sử dụng tới 6.790.000 hòm hộp các loại, để bao gói vũ khí, phương tiện kỹ thuật chuyển vào chiến trường. Từ năm 1959 đến 1974, ta đã chuyển vào chiến trường miền Nam được 167.560 tấn vũ khí, đạn dược (nếu kể cả chiến trường Lào, Cam-pu-chia là 204.832 tấn), chưa tính số lượng vũ khí, đạn dược do bộ đội mang theo khi hành quân (gồm 2 triệu súng bộ binh, 7.550 súng cối các cỡ, 3.670 súng máy phòng không, 108 ĐKB... 394 triệu viên đạn súng bộ binh, 1,15 triệu viên đạn chống tăng, 3,036 triệu viên đạn cối... 8.770 máy thông tin vô tuyến, 16.000 máy điện thoại, 159 xe tăng, thiết giáp, 2.000 xe ô tô, 535.510 tấn xăng dầu1 (Biên niên sự kiện lịch sử quân khí, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, H.1996, tr.333-334),.v.v...


Ngoài vũ khí phương tiện kỹ thuật chuyển từ miền Bắc vào, các lực lượng vũ trang ta ở miền Nam còn tự sản xuất lựu đạn, mìn, quân cụ, các vũ khí thô sơ và thu vũ khí trang bị của địch. Nhờ đó đã đáp ứng yêu cầu bảo đảm trang bị cho việc xây dựng phát triển lực lượng vũ trang và chiến đấu thắng lợi ở chiến trường miền Nam.


Về công tác bảo đảm kỹ thuật:

Bảo đảm kỹ thuật cho lực lượng vũ trang chiến đấu ở chiến trường miền Nam chủ yếu tập trung vào việc bảo đảm kỹ thuật vũ khí. Những tổ chức bảo đảm kỹ thuật ở các địa phương, đơn vị vừa làm nhiệm vụ sửa chữa, vừa sản xuất vũ khí cơ bản và quân cụ, giống như trong kháng chiến chống Pháp. Hầu hết các thiết bị, dụng cụ, cán bộ nhân viên kỹ thuật, thợ sửa chữa, sản xuất được đưa từ miền Bắc vào (riêng Trường 557 và Phân viện Kỹ thuật sửa chữa đã đào tạo bổ sung cho chiến trường 3.000 cán bộ, công nhân kỹ thuật. Khu 5, Nam Bộ, mỗi nơi nhận được từ 250 đến 300 tấn thiết bị, dụng cụ để xây dựng 2 xưởng quân khí).


Mỗi khi có chiến dịch hoặc đợt hoạt động quân sự lớn. Bộ lại tăng cường cho các chiến trường các đội sửa chữa có đầy đủ dụng cụ và cán bộ nhân viên kỹ thuật. Riêng Cục Quân giới đã cử 10 đội sửa chữa tăng cường cho các chiến trường.


Từ năm 1972 đến năm 1975, ta mở các chiến dịch hiệp đồng binh chủng lớn ở chiến trường miền Nam, công tác bảo đảm kỹ thuật cho các chiến dịch cũng có sự phát triển cao hơn những năm trước. Trong chiến dịch Trị Thiên năm 1972 đã tổ chức 4 đại đội sửa chữa vũ khí, 9 trạm sửa chữa vừa, 13 trạm sửa chữa nhỏ với quân số 367 người. Quá trình diễn ra chiến dịch, lực lượng kỹ thuật đã tiến hành 3.179 lượt sửa chữa nhỏ và vừa đối với xe xích, 955 pháo mặt đất, 8.131 lượt pháo phòng không. Đồng thời có 15.519 khẩu súng AK, 2.228 khẩu B.40, 86 khẩu pháo phòng không 37mm, 35 khẩu pháo phòng không 57mm, 15 pháo Đ.74, 18 pháo 130mm được bổ sung. Đây là chiến dịch đầu tiên ta sử dụng vũ khí A.72, B.72 và xe tăng T.34... Chiến dịch đã tiêu thụ 21.376 tấn vũ khí đạn.


Bảo đảm kỹ thuật cho tuyến vận tải chiến lược 559 cũng có khối lượng rất lớn và phức tạp. Do địch đánh phá ác liệt, vũ khí phương tiện kỹ thuật của ta bị tổn thất lớn, có năm bị phá huỷ trên 2.000 xe và hàng trăm tấn vũ khí, khí tài; số vũ khí, phương tiện bị hư hỏng cần sửa chữa còn cao hơn. Để bảo đảm cho tuyến 559 hoạt động, có năm hậu phương phải bổ sung thêm 1.500 xe ô tô, nhiều xe máy chuyên dùng và 500 khẩu súng pháo phòng không. Bộ Quốc phòng cho Bộ Tư lệnh 559 được phép dùng từ 18% đến 20% quân số làm nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật. Đây là tỷ lệ cao chưa từng có ở bất kỳ binh chủng nào. Toàn tuyến có 3 xưởng sửa chữa ô tô và 1 nhà máy sửa chữa vũ khí, khí tài. Các sư đoàn khu vực và sư đoàn binh chủng đều có xưởng sửa chữa vừa, các trung đoàn vận tải có trạm sửa chữa nhỏ tăng cường.


Việc bảo đảm kỹ thuật cho tuyến 559 còn được thực hiện tích cực ở tuyến hậu phương. Các viện nghiên cứu kỹ thuật của quân đội phối hợp với các viện của Nhà nước tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để chống phá các thủ đoạn đánh phá của địch ở tuyến 559 như chống phá bom từ trường, bom nổ chậm, bom vướng nổ, hàng rào điện tử, v.v.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #133 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2021, 07:09:11 am »

2. Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng phục vụ yêu cầu chiến đấu của quân đội

a) Xây dựng và phát triển các nhà máy sản xuất vũ khí, đạn

Sau kháng chiến chống thực đân Pháp, trước yêu cầu của tình hình mới, ngành quân giới được chấn chỉnh, tổ chức, sắp xếp lại lực lượng. Từ 13 xưởng trước đây, đến nay toàn quân chỉ còn 6 xưởng sản xuất vũ khí. Thực hiện chủ trương chung về giảm quân số thường trực sau chiến tranh, phần lớn cán bộ nhân viên quân giới chuyển ngành. Từ 3.673 người đầu năm 1954, đến cuối năm 1954 chỉ còn 940 người.


Đầu năm 1959, Trung ương Đảng ra Nghị quyết 15 về chuyển hướng đấu tranh cách mạng ở miền Nam thì yêu cầu sản xuất trở lại một số vũ khí mới được đặt ra một cách cấp thiết. Hai nhà máy Z1 và Z2 được mở rộng để sản xuất một số bộ phận khí tài quang học và 20 triệu viên đạn K56 K53... Đến năm 1960, Trung Quốc lại giúp ta mở rộng 2 nhà máy Z1 và Z2 lần nữa cùng với 6 nhà máy khác. Nhờ đó ta đã sản xuất được khối lượng lớn vũ khí, đạn (nhà máy Z1 có thể sản xuất được 3 vạn khẩu CKC và 2 vạn khẩu AK mỗi năm; nhà máy Z2 nâng sản lượng đạn con lên 40 triệu viên và 12 triệu viên đạn 12,7mm một năm; nhà máy 6.501 đúc 1 triệu vỏ đạn cối 60mm và 82mm mỗi năm; nhà máy 6.505 sản xuất 1 triệu ngòi đạn cối, 5 vạn ngòi đạn B40, 1 vạn ngòi mìn hẹn giờ..). Các nhà máy trên đã tạo thành một hệ thống sản xuất súng, đạn bộ binh thế hệ mới khá hoàn chỉnh.


Năm 1970, dự đoán trước tình hình quốc tế sẽ diễn ra phức tạp hơn nên ta đề nghị với Trung Quốc giúp đỡ xây dựng một số nhà máy nữa như: Nhà máy sản xuất súng B40, B41; Nhà máy sản xuất ngòi đạn pháo phòng không; Nhà máy sản xuất thuốc đạn, chất nổ... (Tính riêng súng B40 đến khi kết thúc chiến tranh, Nhà máy V125 đã sản xuất được 40.000 khẩu). Cục Quản lý xe có một số nhà máy sản xuất bộ phận thay thế như các bộ phận của máy nổ, bánh răng xe ô tô, bình điện, phục hồi đắp lốp.


Cục Xăng dầu có Nhà máy Q164 sản xuất các bể chứa xăng dầu và sửa chữa máy bơm xăng.

Cục Vật tư có Nhà máy Z176 chuyên sản xuất sơn và chi tiết bằng chất dẻo.

Với hệ thống các nhà máy sản xuất trên, kết hợp với việc nghiên cứu của Viện Kỹ thuật quân sự, ta đã thiết kế và chế tạo thành công nhiều loại vũ khí trang bị đáp ứng yêu cầu cách đánh ở các chiến trường như: mìn bám có ngòi chống tháo, trang bị cho đặc công đánh máy bav địch ở các sân bay; mìn đáy (thuỷ lôi) cung cấp cho đặc công nước đánh tàu di chuyển trên sông; phương tiện phá rào (FR) gồm một đoạn dây dài buộc những ống bộc phá nối tiếp nhau kích nổ bằng ngòi quán tính, dùng quả tên lửa phóng cả chuỗi bộc phá để phá tan cả hệ thống hàng rào và mìn. Ngoài ra, ta còn cải tiến tên lửa đất đối đất thành tên lửa phòng không để đánh trả máy bay địch trên tuyến 559; cải tiến nâng tầm bắn của ĐKB lên 15km bằng sử dụng 2 động cơ tên lửa ĐKB gắn vào nhau thành tên lửa hai tầng, dùng loại ngòi nhoi để điểm hỏa tầng sau. Đặc biệt, Viện Kỹ thuật quân sự còn cải tiến giàn tên lửa BM14 thành A12 (tháo giàn tên lửa BM14 thành từng ống pháo riêng biệt, rồi thiết kế ống pháo mới bằng tôn, lắp trên bệ gỗ nhẹ, toàn bộ chỉ nặng 10,5kg. Một tiểu đội có thể mang 12 ống. Tên lửa A12 chỉ cần 1 người từ xa cũng có thể bắn vào sân bay, căn cứ địch, tác dụng phá hoại rất lớn, phù hợp với cách đánh du kích và đặc công. Bên cạnh đó, ngành kỹ thuật quân sự còn nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chống nhiễu, góp phần cùng quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi máy bay B52,v.v.


Như vậy, việc xây dựng và phát triển các nhà máy sản xuất vũ khí, đạn trong kháng chiến chống Mỹ giữ vai trò rất quan trọng. Nó cùng với một số nhà máy sản xuất một số phương tiện kỹ thuật quân sự khác do quân đội quản lý trở thành nòng cốt của nền công nghiệp quốc phòng, đáp ứng nhanh và đúng yêu cầu của chiến tranh.


Qua việc sản xuất súng đạn ở các nhà máy quân giới trên miền Bắc và các xưởng quân giới ở các chiến trường, các cơ quan nghiên cứu kỹ thuật và các xí nghiệp đã tập trung mọi cố gắng, phát huy trí thông minh sáng tạo, tinh thần tự lực tự cường đáp ứng được yêu cầu của chiến đấu. Tuy vậy, cũng có một số mặt hàng sản xuất công phu nhưng không sử dụng rộng rãi vì tác dụng hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu, hoặc có loại, chiến trường yêu cầu sản xuất, nhưng khi được cung cấp lại ít sử dụng như AT, lựu phóng, cối "Giải phóng"...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #134 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2021, 07:10:11 am »

b) Tăng cường công tác quản lý, xây dựng chế độ bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí trang bị

Tăng cường công tác quản lý xí nghiệp:

Ngay từ trước những năm 1960, các nhà máy đã đặc biệt quan tâm đến quản lý kỹ thuật nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. Mỗi nhà máy đều có phân xưởng bổ trợ (dụng cụ và sửa chữa cơ điện), có các phòng thí nghiệm, phòng đo lường kiểm định dụng cụ đo, có các phương tiện, nơi thí nghiệm, trường bắn... Tổng cục Hậu cần sớm ban hành điều lệ kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) và yêu cầu các nhà máy thực hiện nghiêm ngặt. Các xí nghiệp qưôc phòng cũng sớm thực hiện thống kê số liệu ban đầu ở các khu sản xuất, theo kiểu mẫu của Nhà nước. Nhờ vậy, có thể kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hàng ngày, kiểm soát năng suất lao động... điều hành sản xuất một cách khoa học.


Xây dựng chế độ bảo đảm kỹ thuật:

Trong 2 năm 1955 và 1956, toàn quân đã kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra hiệu chỉnh gần 16 vạn súng bộ binh. Qua đó, ta phát hiện ra phần lớn súng bộ binh đều bị hao mòn, hư hỏng và đã vận dụng công nghệ khoan đầu nòng súng và nắn nòng, phục hồi và tiếp tục sử dụng một số lớn vũ khí đáng lẽ phải huỷ bỏ.


Với chủ trương xây dựng quân đội tiến lên chính quy hiện đại, trong lĩnh vực kỹ thuật, các văn bản quy định, điều lệ công tác ngành, các quy định vể sử dụng bảo quản và tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại vũ khí trang bị được xây dựng. Những tài liệu này thường được dịch từ tài liệu của các nước đã chế tạo và chuyển giao vũ khí, khí tài cho ta, nhưng được ta biên soạn lại cho phù hợp, sau đó được in thành sách và được Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần, các quân binh chủng ban hành từ năm 1958.


Trong công tác bảo đảm kỹ thuật thì việc bảo dưỡng kỹ thuật được coi là quan trọng nhất, vì công việc này vừa bảo đảm tình trạng kỹ thuật tốt, sẵn sàng chiến đấu, vừa có tính dự phòng hư hỏng và hạn chế hư hỏng. Đến năm 1965, ta đã thống nhất trong toàn quân chế độ bảo dưỡng cho tất cả vũ khí, khí tài.


Ngay từ đầu những năm 60, Bộ Quốc phòng đã đặc biệt quan tâm đến việc cất giữ dự trữ vũ khí phương tiện kỹ thuật. Bộ đã dành một khoản kinh phí khá lớn cho việc mua sắm dụng cụ, xây dựng nhà kho ở các cấp. Cấp trung đoàn, sư đoàn có đủ các nhà kho đạn dược, nhà xe, nhà pháo, kho khí tài quang học, kho vật liệu bảo quản và sửa chữa. Những kho này được xây dựng theo thiết kế thống nhất, đúng quy cách kỹ thuật. Cấp Bộ có hệ thống kho dự trữ chiến lược trực thuộc các ngành quân khí, quản lý xe máy, vật tư kỹ thuật. Hệ thống kho này được bố trí trên toàn miền Bắc theo ý định tác chiến của Bộ. Đến năm 1965 ta đã xây dựng được 6 kho đạn, 1 kho vũ khí, 3 kho xe và 1 kho vật tư tổng hợp (mỗi kho đạn có 22 nhà kho, mỗi kho chứa 200 đến 250 tấn đạn).


Cho đến trước khi xảy ra chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, tại hệ thống các kho dự trữ chiến lược đã có khoảng 20.000 tấn đạn được dự trữ. Tại hệ thống kho của các quân khu, quân chủng, lượng đạn dự trữ tương đương. Khi chiến tranh xảy ra, tất cả các kho dự trữ chiến lược, chiến dịch được sơ tán nên tuy bị địch đánh phá nhiều lần nhưng tổn thất không lớn. Khi sơ tán, ta đã đưa đạn dược vào trong hang, ra rừng, vào làng xóm, đồng thời vẫn liên tục tiếp nhận lượng vũ khí đạn dược do các nước anh em viện trợ. Có lúc tổng dự trữ các kho đạn lên tới trên 19 vạn tấn. Số đạn này ta để ở khắp nơi, ngoài 19 kho chứa, ta còn phân phát cất giấu 57.100 tấn trong các hang động, 52.779 tấn ở kho lán dã chiến trong rừng, 2.000 tấn ở trong nhà dân... Do hoàn cảnh chiến tranh không có điều kiện chấp hành đầy đủ mọi quy tắc chế độ bảo quản, bảo dưỡng nên hòm gỗ bị mục nhanh, đạn xuống cấp, gây ra nhiều vụ cháy nổ làm thiệt hại không nhỏ.


Bảo dưỡng kỹ thuật là khâu đầu tiên duy trì tính năng vũ khí, khí tài, còn sửa chữa là để phục hồi tính năng đó. Vì vậy, ngay từ năm 1954 và suốt quá trình chiến tranh, ta đã rất quan tâm đến việc sửa chữa vũ khí, khí tài, coi đó là nguồn bổ sung thường xuyên cho chiến đấu. Vũ khí, phương tiện hư hỏng do nhiều nguyên nhân; chủng loại khác nhau thì tỷ lệ hư hỏng trong từng tình huống cũng khác nhau. Vì vậy, ta đã xây dựng các quy định về chế độ sửa chữa cho thích hợp với thời bình, thời chiến: phân cấp tình trạng kỹ thuật theo 5 cấp tương ứng với mức độ hư hỏng để phân cấp sửa chữa.


Căn cứ vào định mức sửa chữa cho từng loại vũ khí, khí tài và phân cấp cho ngành kỹ thuật, Bộ Quốc phòng đã tổ chức mạng lưới sửa chửa cho từng ngành từ dưới lên, có sự điều tiết trang thiết bị hợp lý (như ngành quân khí, phân cấp sửa chữa cho cấp trung đoàn bộ binh đảm nhiệm sửa chữa nhỏ, cấp sư đoàn bộ binh và cấp trung đoàn binh chủng đảm nhiệm sửa chữa vừa, cấp quân khu có xưởng sửa chữa lớn...).


Ở cấp chiến lược, những phân xưởng sửa chữa vũ khí, ban đầu nằm trong các nhà máy sản xuất, sau đó được tách dần ra thành các nhà máy sửa chữa lớn. Đến năm 1974, ngành quân khí có 4 nhà máy sửa chữa lớn, ngành quản lý xe máy có 5 nhà máy sửa chữa lớn. Bên cạnh đó, các ngành còn tổ chức nhiều đội sửa chữa cơ động. Binh chủng Thông tin, Công binh; Quân chủng Hải quân và Phòng không - Không quân đều có nhà máy sửa chữa lớn, các trang bị kỹ thuật thuộc quân, binh chủng mình.


Trong kháng chiến chống Mỹ, hệ thống các nhà máy, cơ sở sửa chữa của toàn quân đã phát huy hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu chiến đấu. Tuy nhiên, trong chiến tranh, việc mỗi ngành kỹ thuật đều có nhà máy sửa chữa chuyên ngành bố trí ở một vị trí nào đó là chưa phù hợp, vì các chiến trường, các đơn vị không có điều kiện đưa trang bị kỹ thuật hư hỏng từ các nơi về sửa chữa.


Như vậy, so với thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp thì vấn đề kỹ thuật quân sự trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược có sự phát triển mới cả về quy mô tổ chức và tính chất phức tạp trong các mặt hoạt động.


Để bảo đảm về kỹ thuật quân sự cho lực lượng vũ trang ta đánh thắng đế quốc Mỹ - tên đế quốc đầu sỏ có tiềm lực quân sự, khoa học kỹ thuật mạnh hơn ta nhiều lần, Đảng, Nhà nước và quân đội ta đã có nhiều chủ trương và tổ chức thực hiện toàn diện các giải pháp. Đó là xây dựng và phát triển ngành kỹ thuật quân sự từng bước lên chính quy hiện đại cả về tổ chức, về cơ sở vật chất kỹ thuật và con người, xây dựng nền công nghiệp quốc phòng... thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự trong quân đội. Trên cơ sở ấy, chúng ta đã tổ chức bảo đảm trang bị, bảo đảm kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang hoạt động tác chiến trên các chiến trường với quy mô ngày càng lớn, đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và làm thất bại các chiến lược chiến tranh của chúng ở miền Nam. Đặc biệt là bảo đảm trang bị, bảo đảm kỹ thuật cho tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết thúc chiến tranh.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #135 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2021, 07:34:54 pm »

III- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC VỀ KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG 30 NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC

Trong 30 nàm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giữa ta và địch luôn có sự chênh lệch lớn về vũ khí, trang bị kỹ thuật. Pháp và Mỹ đều là những nước đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ hơn hẳn ta. Đặc biệt trong chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại của chúng đã nhanh chóng chuyến thành sức mạnh của vũ khí trang bị kỹ thuật mới.


Đặc trưng của thế hệ vũ khí trang bị kỹ thuật mới của Mỹ thời kỳ này là đã có sự hỗ trợ rộng rãi của máy tính điện tử, công nghệ mạch tổng hợp quy mô lớn cùng những phát triển mới về vật lý, kỹ thuật điện tử - tin học. Vì vậy, đây là các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại nhất mà trước đó chưa thể có. Nó có uy lực lớn trong chiến tranh, tạo cho đế quốc Mỹ có ưu thế hơn hẳn đối phương. Điều này được thể hiện ở mấy đặc điểm lớn:

Một là, ưu thế tuyệt đối trên không, dựa trên các lực lượng chiến đấu rất mạnh, với các loại máy bay phản lực siêu âm hiện đại như F105, F4, F111 và cả máy bay chiến lược B52, máy bay trinh sát điện tử RF4C, SR7I, máy bay chiến tranh điện tử EB 66...

Hai là, khả năng cơ động cao cả trên không, trên bộ, trên sông rạch bằng số lượng lớn máy bay vận tải, máy bay lên thẳng, xe tăng, xe bọc thép MI 13, các tàu chạy nhanh trên sông, ven biển...

Ba là, khả năng hỏa lực mạnh, độ chính xác ngày càng cao với các loại thế hệ vũ khí mới, tên lửa, bom đạn tự điều khiển, tự tìm đến mục tiêu. Độ chính xác cao đó được phát huy nhờ kết hợp với khả năng cơ động trinh sát - thông tin - chỉ huy có máy tính hỗ trợ.

Bốn là, khả năng cao về trinh sát, phát hiện nhìn đêm và tiến hành chiến tranh điện tử...

Bao trùm lên tất cả là khả năng chung về chỉ huy, điểu khiển, thông tin và tình báo.

Với những đặc điểm nói trên, cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh phát triển theo hướng chiến tranh công nghệ cao. Đó là thách thức lớn lao mà quân, dân ta và các lực lượng khoa học kỹ thuật quân sự của ta phải đương đầu, đặc biệt là từ năm 1964 đến khi kết thúc chiến tranh.


Trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, suốt 30 năm kháng chiến. Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân ta đã giải quyết đúng đắn và sáng tạo nhiều vấn đề to lớn và phức tạp, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, với tình hình thực tế con người và đất nước Việt Nam nên đã góp phần tích cực vào thắng lợi chung của dân tộc.


Từ thực tiễn lịch sử 30 năm kháng chiến, có thế rút ra một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược vê kỹ thuật quân sự, và đó cũng là những bài học kinh nghiệm:

1. Coi trọng vị trí của kỹ thuật quân sự, xây dựng ngành kỹ thuật quân sự theo hướng phát triển của thời đại.

Kỹ thuật quân sự là lĩnh vực liên quan đến các hoạt động tổ chức sản xuất, tạo nguồn, nghiên cứu cải tiến, bảo đảm kỹ thuật và khai thác sử dụng các phương tiện kỹ thuật quân sự để bảo đảm cho các lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ quân sự. Phương tiện kỹ thuật quân sự gồm nhiều loại, trong đó vũ khí, trang bị là những loại chủ yếu và chiếm khối lượng lớn nhất.


Đảng ta luôn coi kỹ thuật quân sự là một thành tố quan trọng tạo nên sức mạnh chiến thắng của các lực lượng vũ trang. Trong chiến tranh hiện đại, vai trò của kỹ thuật quân sự ngày càng lớn, vì nó trực tiếp tạo ra những thay đổi rõ rệt trong chiến đấu, chiến tranh. Đặt đúng vị trí của kỹ thuật quân sự trong sự nghiệp đấu tranh vũ trang, trong chiến tranh, tức là chúng ta đã nhận thức được tính tất yếu của sự phát triển kỹ thuật quân sự. Điều này được thể hiện trên mấy điểm lớn sau:


a) Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và chiến tranh cách mạng, Đảng ta đã không ngừng coi trong phát triển kỹ thuật quân sự, sớm đề ra và thực hiện một cách nhất quán ba biện pháp tạo nguồn vũ khí, trang bị kỹ thuật là chiếm của giặc, tự chế tạo và tranh thủ sự giúp đở của quốc tế.

Đầu những năm 1930, ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã có nghị quyết về tổ chức các đội tự vệ và chỉ ra phương hướng tạo nguồn là "phải tìm cách lấy súng giặc mà trang bị cho mình, càng nhiều vũ khí càng tốt để huấn luyện và chiến đấu khi cần thiết".


Đến giai đoạn chuẩn bị Tổng khởi nghĩa (năm 1940), Đảng đã tổ chức một số cơ sở làm bom và lựu đạn thô sơ; vận động nhân dân bí mật quyên góp lấy tiền mua sắm vũ khí cho các đội tự vệ du kích. Chỉ thị Sửa soạn Tổng khởi nghĩa nhấn mạnh: "Có hai cách kiếm vũ khí là: tự chế, mua sắm và chiếm của giặc", "Cái gì không tự chế được phải mua hoặc chiếm của địch...". Nhờ đó, phong trào đấu tranh vũ trang được đẩy mạnh.


Sau Cách mạng tháng Tám thành công, các biện pháp tạo nguồn nói trên được mở rộng ra cả nước, phát triển quy mô lớn để chuẩn bị lực lượng bước vào kháng chiến chống Pháp (khi bước vào kháng chiến toàn quốc, ta đã có 17.000 súng trường, 3.000 súng liên thanh, chuyển ra vùng căn cứ kháng chiến 40.000 tấn máy, vật tư.,xây dựng 200 xưởng quân giới).


Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ta tiếp tục đẩy mạnh việc tạo nguồn vũ khí, trang bị kỹ thuật bằng tự chế tạo, chiếm của địch, đồng thời tranh thủ nguồn viện trợ của các nước anh em.


Coi trọng kỹ thuật quân sự còn được thể hiện trong việc sớm thành lập và không ngừng phát triển các tổ chức cơ quan và cơ sở kỹ thuật.


b) Đặt đúng vị trí kỹ thuật quân sự, không chỉ ở chủ trương, nhận thức mà có những biện pháp cụ thể phù hợp, chăm lo tạo nguồn vũ khí, đồng thời quan tâm không ngừng hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chiến tranh.

Trong lịch sử 30 năm kháng chiến, Đảng ta đã sớm nhận thấy chiến tranh sẽ ngày càng hiện đại, và để đáp ứng, quân đội cũng phải từng bước hiện đại. Trong khi khả năng của đất nước còn có hạn, ta đã hết sức tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, tìm mọi biện pháp để tiếp nhận những nguồn trang bị mà ta chưa chế tạo được như tiếp nhận nguồn viện trợ của Trung Quốc từ sau chiến thắng Biên giới năm 1950 để có pháo binh, cao xạ, xe vận tải... góp phần bảo đảm đánh thắng trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.


Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, trước kẻ thù mới là đế quốc Mỹ, Đảng ta sớm nhận rõ phải xây dựng quân đội từng bước lên chính quy, hiện đại. Với sự chi viện của Trung Quốc, Liên Xô và các nước anh em cùng với kết quả của quá trình xây dựng, phát triển kinh tế ở miền Bắc đã tạo điều kiện cho ta tiến hành một cuộc cách mạng kỹ thuật trong quân đội, đưa quân đội ta từ chủ yếu là bộ binh phát triển thành một lục quân mạnh có đủ các binh chủng kỹ thuật, xây dựng được những cơ sở đầu tiên của quân chủng Phòng không - Không quân và Hải quân.


Khi đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc, ta tiếp tục nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô. Trung Quốc; đồng thời đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ để tiến hành một bước phát triển nhảy vọt về vũ khí, trang bị. Đặc biệt Quân chủng Phòng không - Không quân đã nhanh chóng được hiện đại hóa, trang bị các loại pháo phòng không, tên lửa, máy bay hiện đại, kịp thời đối phó với chiến tranh công nghệ cao của Mỹ phá hoại miền Bắc nước ta.   


c) Nhận thức đúng vai trò, vị trí của kỹ thuật quân sự trong kháng chiến còn biểu hiện ở chỗ chúng ta đã sớm thấy tính tất yếu phải phát triển toàn diện và đồng bộ về kỹ thuật quân sự

Đó là tổng thể các hoạt động cần thiết để bảo đảm cho vũ khí, trang bị kỹ thuật được khai thác sử dụng có hiệu quả, phát huy hết tính năng sẵn có và bảo đảm cho chúng giữ được tình trạng tốt, bền luôn sẵn sàng chiến đấu. Trong tổng thể các hoạt động đồng bộ này có nhiều hoạt động được tiến hành rất công phu, từ huấn luyện, tiếp nhận kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng bảo đảm kỹ thuật, xây dựng và thực hiện các chế độ bảo dưỡng, kiểm tra kỹ thuật bảo quản cất trữ đến sửa chữa phục hồi, sản xuất phụ tùng thay thế, thanh lý, thu hồi... Để làm được những viêc đó lại có nhiều nội dung bảo đảm cho nó như chuẩn bị con người, tài liệu, xây dựng kho tàng, trạm xưởng và cung cấp vật chất kỹ thuật...


Tuy nhiên, trong quá trình kháng chiến, không phải lúc nào ở đâu, vị trí của kỹ thuật quân sự cũng được nhận thức đúng đắn và được thể hiện đầy đủ trong thực tiễn xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang. Khi có nguồn viện trợ trang bị hiện đại, có lúc ta đã coi nhẹ việc xây dựng nền công nghiệp quốc phòng và cả công tác nghiên cứu triển khai. Trong chỉ đạo tổ chức thực hiện xây dựng cơ quan, cơ sở của ngành kỹ thuật, có thời kỳ thiếu đồng bộ và toàn diện. Vì vậy, quá trình giải quyết vấn đề kỹ thuật trong kháng chiến cũng là quá trình đấu tranh khắc phục những nhận thức chưa thật đúng đắn và đầy đủ về vị trí, vai trò của kỹ thuật quân sự.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #136 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2021, 07:35:49 pm »

2. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đồng thời tranh thủ khai thác sức mạnh thời đại để phát triển kỹ thuật quân sự.

Trong 30 năm chiến tranh, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến, ý chí kiên cường, tinh thần tự lực, tự cường của quân và dân ta đã khiến cả loài người tiến bộ cảm phục và dành cho sự ủng hộ ngày càng to lớn. Nhờ có sự giúp đỡ đó, nên mặc dù nước ta là một nước nông nghiệp, kinh tế, khoa học kỹ thuật còn thấp kém, quân và dân ta vẫn có và làm chủ được vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, lần lượt đánh thắng những đế quốc to. Biết dựa vào sức mình và biết khai thác sức mạnh của thời đại để giải quyết vấn đề kỹ thuật quân sự là yếu tố rất quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của 30 năm kháng chiến.


a) Phát huy cao độ tinh thần tự lực tự cường, phát triển nguồn vũ khí, trang bị kỹ thuật bảo đảm cung cấp vũ khí, trang bị cho các lực lượng vũ trang chiến đấu và thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật, hiện đại hóa quân đội.

Trong xây dựng lực lượng vũ trang, một trong những khó khăn lớn nhất là cung cấp vũ khí, trang bị kỹ thuật. Các biện pháp tạo nguồn bằng tự nghiên cứu sản xuất, mua sắm và chiếm của địch mà Đảng ta đề ra ngay từ thời kỳ hoạt động bí mật và được toàn quân, toàn dân ta tích cực thực hiện trong suốt 30 năm kháng chiến, đã thể hiện tinh thần cách mạng và khoa học, tự lực giải quyết vấn đề vũ khí, trang bị kỹ thuật. Khác với thông thường, ta không chỉ dựa vào nền kinh tế và trình độ công nghiệp để có vũ khí, trang bị kỹ thuật, mà kết hợp sáng tạo các biện pháp, trên cơ sở động viên tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và trí tuệ của quân và dân ta.


Sau Cách mạng tháng Tám, ta cần mua vũ khí để trang bị cho lực lượng vũ trang mới thành lập, Chính phủ đã phát động toàn dân quyên góp tiền của để mua sắm vũ khí. Chỉ trong Tuần lễ vàng và Quỹ Độc lập, nhân dân đã đóng góp được 20 triệu đồng và 370kg vàng, ta đã dùng phần lớn số tiền vàng này mua được gần 5.000 khẩu súng các loại.


Dựa vào tài trí và lòng dũng cảm của quân và dân ta, bằng nhiều cách, chúng ta đã đoạt được nhiều súng đạn của địch để trang bị cho mình. Chiến tranh càng quyết liệt thì nguồn vũ khí chiến lợi phẩm càng dồi dào hơn.


Biểu hiện nổi bật nhất của tinh thần tự lực, tự cường là những nỗ lực cao độ của Đảng, Nhà nước và quân, dân ta trong việc xây dựng ngành chế tạo, sản xuất vũ khí, trang bi kỹ thuật. Ngay trong những năm đầu, ngành đã chế tạo nhiều kiểu loại vũ khí khác nhau bảo đảm cho yêu cầu phát triển chiến thuật của chiến tranh nhân dân. Các hoạt động sản xuất, chế tạo vũ khí đã bảo đảm nhiệm vụ cung cấp vũ khí trong những năm đầu quân dân ta chiến đấu trong vòng vây. Khi biên giới được khai thông, ta có nguồn viện trợ to lớn của các nước anh em, nhưng việc tự sản xuất vũ khí vẫn được coi trọng, đặc biệt là ở chiến trường miền Nam.


Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các biện pháp tạo nguồn lại tiếp tục được phát huy, nhất là ở chiến trường miền Nam. Nhờ đó trang bị vũ khí cho các đơn vị vũ trang đầu tiên ở miền Nam trong những năm 1959 - 1960 được bảo đảm. Trên cơ sở đó, ta đã tiếp tục xây dựng khối chủ lực ở những năm sau.


Tinh thần tự lực, tự cường cũng được thể hiện ở quyết tâm tổ chức vận chuyển, cung cấp vũ khí, trang bị kỹ thuật đến các chiến trường. Đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta đã khắc phục nhiều khó khăn ác liệt để vận chuyển vũ khí, trang bị kỹ thuật cung cấp cho các chiến trường qua tuyến vận tải chiến lược 559.


Tinh thần tự lực, tự cường còn đưjc biểu hiện ngay trong quá trình tiến hành cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự để hiện đại hóa quân đội và bảo đảm kỹ thuật, phục vụ chiến đấu đạt hiệu quả cao. Đây không chỉ là những nỗ lực để tạo nguồn vũ khí, trang bị kỹ thuật mà còn là những nỗ lực để tiếp nhận và vươn lên làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả trong chiến đấu. Biểu hiện rõ rệt nhất là trong giai đoạn tiếp nhận vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại mà Liên Xô, Trung Quốc chi viện cho ta để từng bước hiện đại hóa quân đội. Chúng ta đã nghiên cứu, cải tiến nhiều loại vũ khí, góp phần quan trọng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc cũng như bảo đảm cơ động, bảo đảm kỹ thuật cho tác chiến hiệp đồng các quân binh chủng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành thắng lợi quyết định.


b) Tranh thủ khai thác sức mạnh thời đại để phát triển kỹ thuật quân sự

Bằng đường lối đối ngoại đúng đắn, khôn khéo, Đảng ta đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ và sự chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa anh em đối với sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ta trong suốt 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vì vậy, lực lượng vũ trang ta có được những vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại trong khi trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta còn thấp kém. Nhờ đó, quân đội ta có bước nhảy vọt thực sự về chất lượng vũ khí, trang bị, có điều kiện thực hiện những lần đổi mới vũ khí trang bị vào những năm 1956, 1958 và những năm tiếp sau, đặc biệt là khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc nước ta. Chỉ tính từ năm 1955 đến năm 1974, khối lượng hàng viện trợ mà ta nhận được từ các nước anh em lên tới 2.345.000 tấn, trị giá 4,185 tỷ rúp. Thực ra số lượng, trọng lượng và trị giá bằng tiền chưa thể nói hết những đóng góp và sự giúp đỡ to lớn của quốc tế đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Ngoài khối lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật to lớn, là trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, thuộc loại hiện đại của thế giới mà chúng ta tiếp thu được. Bên cạnh vật chất, kỹ thuật, các nước anh em đã giúp ta tiếp cận nhanh chóng về kiến thức, vê thông tin, trình độ chung vê kỹ năng quản lý kỹ thuật quân sự, về tổ chức chỉ huy chiến đấu trong điều kiện hiện đại và sử dụng nó với quy mô lớn.


Thực tiễn lịch sử 30 năm kháng chiến cho thấy, trong hoạt động nhiều mặt về kỹ thuật quân sự thì việc tạo nguồn vũ khí, trang bị kỹ thuật luôn luôn là một nội dung cốt lõi và quan trọng nhất. Và nó đã được giải quyết một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn đất nước trong từng giai đoạn, từng thời kỳ chiến tranh từ hai hướng tự lực, tự cường và phát huy sức mạnh thời đại.


Mặc dù còn một số hạn chế như có lúc còn coi nhẹ tự sản xuất, chưa xử lý tốt vấn đề quản lý và phát huy hiệu quả vũ khí, trang bị kỹ thuật có trong tay, nhưng về cơ bản ta đã kết hợp đúng đắn giữa hai yếu tố tự lực, tự cường và khai thác phát huy sức mạnh thời đại. Điều đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong 30 năm kháng chiến vừa qua, mà vẫn rất quan trọng sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc ngày nay.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #137 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2021, 07:37:22 pm »

3. Nỗ lực phát triển đồng bộ kỹ thuật quân sự bảo đảm khai thác sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang bị kỹ thuật

Khi đã có nguồn vũ khí, trang bị kỹ thuật trong tay thì vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào để khai thác, sử dụng chúng một cách có hiệu quả.

Để khai thác sử dụng có hiệu quả cao vũ khí, trang bị kỹ thuật thì phải triển khai nhiều mặt hoạt động phức tạp một cách đồng bộ. Trong điều kiện cụ thể như ở nước ta với một nển kinh tế nông nghiệp lạc hậu, việc triển khai các hoạt động đó thường có nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nó phải được quan tâm thích đáng.


Về tổng quát, phải triển khai đồng bộ các mặt hoạt động kỹ thuật quân sự bao gồm những nội dung sau:

- Bảo đảm cơ sở hạ tầng cho hoạt động của vũ khí (như phải có đường băng cho máy bay cất, hạ cánh: phải có bến cảng neo giữ, bảo vệ tàu; có đường, cầu cho xe cơ giới cùng các công trình kiến trúc quân sự...).

- Bảo đảm đội ngũ sử dụng và quản lý bằng hoạt động đào tạo, huấn luyện để vũ khí trang bị kỹ thuật được khai thác trực tiếp, hết khả năng thiết kế của chúng, phát huy tác dụng và hiệu quả cao trong chiến đấu.

- Bảo đảm cho hoạt động bình thường, lâu bền, đáng tin cậy của vũ khí, trang bị. Đó là những công việc thuộc về công tác bảo đảm kỹ thuật, gồm chế độ bảo dưỡng, bảo quản thường xuyên trong cất giữ tạm thời hoặc niêm cất dài hạn.

- Những hoạt động xử lý có hiệu quả khi vũ khí, trang bị kỹ thuật bị xuống cấp, hư hỏng bằng công tác kiểm tra, sửa chữa, thay thế, phục hồi, thanh lý...

Đây là những hoạt động mới mẻ, chúng ta phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, nghiêm túc học tập kinh nghiệm của các nước bạn, triển khai vận dụng trong thực tiễn, đặc biệt từ những năm 1960 trở đi. Nhờ quan tâm tổ chức chỉ đạo làm tốt các nội dung này nên mặc dù còn một số khó khăn hạn chế, ta đã bảo đảm cho cuộc cách mạng kỹ thuật trong quân đội đạt nhiều thành công, tạo điều kiện cho chiến đấu thắng lợi.


4. Phát huy trí tuệ Việt Nam, đẩy mạnh nghiên cứu kỹ thuật quân sự, góp phần nâng cao hiệu quả chiến đấu của các lực lượng vũ trang

Để chỉ đạo và khai thác sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự đòi hỏi phải đẩy mạnh nghiên cứu kỹ thuật quân sự.

Hoạt động nghiên cứu kỹ thuật quân sự của ta đã sớm được triển khai từ trước, đến ngày 4 tháng 2 năm 1947, Nha Nghiên cứu kỹ thuật thuộc Cục Quân giới chính thức được thành lập. Trong buổi đầu, hoạt động nghiên cứu và sản xuất ở nước ta không tách rời nhau. Từ khi thành lập cơ quan nghiên cứu kỹ thuật thì hoạt động nghiên cứu kỹ thuật quân sự được đẩy mạnh lên, đã giải quyết được những yêu cầu đặt ra của nhiệm vụ chiến đấu (như nghiên cứu chế tạo badôca, AT, SKZ... cùng các loại hóa chất thiết yếu). Tuy nhiên, do nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ và nhiều lý do khác, nên 6 năm sau ngày thành lập (1953), ta đã giải thể cơ quan nghiên cứu kỹ thuật quân sự. Mãi đến thấng 10 năm 1960, cơ quan này mới thành lập lại với tên gọi Cục Nghiên cứu kỹ thuật, sau đó đổi tên thành Viện Kỹ thuật quân sự cho đến ngày nay. Ở các quân, binh chủng, từ giữa năm 1960, cơ quan nghiên cứu chuyên ngành của mình mới lần lượt được thành lập.


Trong 30 năm kháng chiến, hoạt động nghiên cứu kỹ thuật quân sự đã góp phần rất quan trọng vào việc phát huy năng lực sáng tạo và hiệu quả chiến đấu của lực lượng vũ trang. Điều này được thế hiện ở các nội dung lớn sau:

- Phát triển nhanh và rộng khắp việc sản xuất, chế tạo "Vũ khí căn bản" cho chiến tranh nhân dân, tạo điều kiện cho chiến tranh du kích ngày càng phát triển trong suốt 30 năm kháng chiến.

- Vận dụng các nguyên lý hiện đại, phát triển những loại vũ khí có tính năng chiến đấu cao, những công nghệ chế tạo phù hợp với trình độ, khả năng sản xuất của ta (như súng badôca, SKZ, AT, mìn bám, thủy lôi APS, FR, A12 cải tiến từ rốc két nhiều nòng BM14).

- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật bảo đảm cho vũ khí, trang bị kỹ thuật được khai thác với hiệu quả cao, kéo dài thời gian sử dụng (như chống nhiễu, thông tin dẫn đường cho phòng không - không quân bắn rơi máy bay B52; nghiên cứu chống lại tác động của môi trường khí hậu nhiệt đới để bảo quản vũ khí, đạn dược...).

- Nghiên cứu làm vô hiệu hóa vũ khí của địch (như thiết kế chế tạo thành công các phương tiện phóng từ để phá bom từ trường, máy làm liệt bom KC70, các biện pháp kỹ thuật kết hợp với chiến thuật để đối phó với các phương tiện trinh sát điện tử của địch...). Đây là một hướng nghiên cứu rất đúng đắn có tác dụng to lớn, kịp thời đă góp phần làm thất bại các âm mưu và biện pháp kỹ thuật mới của địch.


Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay, các thế lực thù địch đang và sẽ lợi dụng sự phát triển của vũ khí công nghệ cao đế chống phá ta nên ta cần phải kế thừa và phát triển kinh nghiệm nghiên cứu kỹ thuật quân sự lên một bước mới.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #138 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2021, 07:38:07 pm »

5. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng con người với phát triển kỹ thuật quân sự và nghệ thuật quân sự tạo nên sức mạnh chiến thắng

Sức mạnh của vũ khí trang bị nói riêng và sức mạnh của kỹ thuật quân sự nói chung, tự thân nó chưa thể khẳng định được hiệu quả trong chiến đấu, mà phải thông qua yếu tố con người và nghệ thuật quân sự để phát huy tác dụng. Trong mọi cuộc chiến tranh, hoạt động quân sự là sự kết hợp của nhiều yếu tố mà trước hết là con người, kỹ thuật quân sự và nghệ thuật quân sự. Vấn đề khác nhau giữa các quân đội là ở vị trí, vai trò từng yếu tố đó và cách kết hợp, phát huy chúng. Với đặc thù riêng của mình, từ thực tiễn 30 năm kháng chiến cho thấy, sức mạnh của sự kết hợp giữa con người với kỹ thuật quân sự và nghệ thuật quân sự là sức mạnh tổng hợp. Đó là sự kết hợp giữa sức mạnh vật chất kỹ thuật với sức mạnh tinh thần và sức mạnh trí tuệ con người Việt Nam. Kết hợp tốt các yếu tố trên cũng tức là chúng ta đã huy động đến mức cao các sức mạnh vật chất, con người và môi trường, địa lý, truyền thống, lịch sử đất nước... vào cuộc chiến tranh nhằm trực tiếp giáng vào đầu kẻ thù và cuối cùng đánh thắng chúng.


Phát huy yếu tố con người trong các hoạt động kỹ thuật quân sự là sự cụ thể hóa mối quan hệ giữa con người với kỹ thuật quân sự. Nó thể hiện trên 2 mặt: Con người làm ra vũ khí, trang bị kỹ thuật và con người sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật. Con người Việt Nam, mang trong mình truyền thống của hàng ngàn năm lịch sử, có tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường bất khuất, lòng hiếu học và trí thông minh sáng tạo, khi bước vào cuộc kháng chiến 30 năm với cơ sở vật chất kỹ thuật rất nhỏ vếu, nhưng đã khắc phục vô vàn khó khăn để làm ra vũ khí đánh giặc. Số lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật làm ra ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao là do quân dân ta biết làm theo cách của mình với tinh thần tự lực, tự cường cao độ. Với tinh thần đó, khi được sự chi viện về vũ khí, trang bị kỹ thuật của các nước anh em, chúng ta đã nhanh chóng tiếp nhận kỹ thuật có trình độ kiến thức hiện đại, sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang bị kỹ thuật đó vào chiến đấu đê giành thắng lợi.


Để phát huy yếu tố con người trong hoạt động kỹ thuật quân sự của cuộc kháng chiến 30 năm, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên chăm lo giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, động viên khí thế thi đua yêu nước, giết giặc lập công trong toàn quân, toàn dân. Đồng thời, hết sức coi trọng công tác huấn luyện đào tạo với nhiều hình thức sinh động, phong phú nên đã bồi dưỡng một thế hệ con người Việt Nam vừa có ý chí cách mạng kiên cường, vừa có trí thức cần thiết về khoa học và kỹ thuật quân sự theo yêu cầu từng thời kỳ phát triển của chiến tranh.


Cuộc kháng chiến 30 năm là một quá trình phát triển của kỹ thuật quân sự Việt Nam. Đó cũng là quá trình kết hợp giữa kỹ thuật quân sự và nghệ thuật quân sự, chúng dựa vào nhau, bổ sung cho nhau phát triển, Đường lối và phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân đã định hướng cho quá trình hình thành và phát triển của ngành kỹ thuật quân sự Việt Nam. Những yêu cầu của chiến thuật, của phương thức tác chiến, của nghệ thuật quân sự đã thúc đẩy sự phát triển nhanh và đầy sáng tạo của kỹ thuật quân sự. Mặt khác, sự phát triển của kỹ thuật quân sự thông qua chủng loại, tính năng, trình độ và số lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật và trình độ sử dụng chúng cũng tạo cơ sở cho sự phát triển của chiến thuật, của phương thức tác chiến, tác động tới quy mô, trình độ tổ chức lực lượng và nói chung là nghệ thuật quân sự (như sự phát triển của vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự khá hiện đại trong kháng chiến chống Mỹ đã tạo cơ sở cho việc tổ chức các quân đoàn và tác chiến hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh...).


Kết hợp hoạt động nghiên cứu kỹ thuật quân sự với nghệ thuật quân sự còn giúp ta giải quyết có hiệu quả việc hạn chế sức mạnh vũ khí, trang bị của kẻ thù (tiêu biểu như việc kết hợp để đối phó có hiệu quả trong chống địch đánh phá tuyến vận tải 559 hoặc như trong chống chiến tranh điện tử khi địch tập kích chiến lược bằng máy bay B52 và bắn rơi chúng...). Điều đó khẳng định một định hướng: đối phó làm vô hiệu hóa vũ khí, trang bị hiện đại công nghệ cao của địch là điều ta có thể thực sự làm được trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ngày nay nếu nó xảy ra.


Như vậy, với cuộc kháng chiến 30 năm, trong điều kiện ta luôn yếu hơn địch về vũ khí, trang bị kỹ thuật thì việc kết hợp chặt chẽ giữa 3 yếu tố là "con người Việt Nam - Kỹ thuật quân sự Việt Nam - Nghệ thuật quân sự Việt Nam" đã giúp ta tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn hơn địch, tạo điều kiện để ta đánh thắng bọn xâm lược. Đây là một bài học quý báu để kế thừa và phát triển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay.


Nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của vũ khí, trang bị kỹ thuật trong chiến tranh, Đảng ta đã sớm đề ra ba biện pháp tạo nguồn vũ khí, trang bị kỹ thuật, hết sức quan tâm tạo điều kiện cung cấp cho các lực lượng vũ trang những vũ khí, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại đáp ứng yêu cầu của 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Vũ khí, trang bị kỹ thuật tạo nên sức mạnh vật chất trực tiếp, có vai trò hết sức quan trọng, nhưng riêng bản thân nó không phải là yếu tố quyết định thành bại của chiến tranh. Chỉ có kết hợp vũ khí, trang bị kỹ thuật với yếu tố con người (trong chế tạo vũ khí, trang bị kỹ thuật và sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật bằng tinh thần tự lực, tự cường để giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật quân sự và bằng nghệ thuật quân sự Việt Nam) mới tạo nên được sức mạnh để giành thắng lợi quyết định.


Trong cuộc kháng chiến 30 năm, quân và dân ta đánh giặc dựa trên sức mạnh tổng hợp của con người và vũ khí, trang bị kỹ thuật. Vũ khí, trang bị kỹ thuật là công cụ để con người tiến hành chiến tranh, nhưng trong chiến đấu, con người còn dựa vào những sức mạnh khác của chính bản thân mình là sức mạnh tinh thần, sức mạnh trí tuệ. Đảng ta không cho rằng yếu tố tinh thần của con người sẽ quyết định tất cả, mà phải có cơ sở yật chất nhất định mới đảm bảo thắng lợi trong chiến tranh. Điều đó đòi hỏi vũ khí, trang bị kỹ thuật phải đạt tới trình độ nào đó thì sức mạnh tổng hợp chung của ta mới đủ lớn để có thể chiến thắng sức mạnh quân sự của kẻ thù.


Ở tầm chiến lược, quan trọng nhất là đề cao ý chí tự lức tự cường, biết tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế và triển khai đồng bộ các hoạt động kỹ thuật quân sự để khai thác có hiệu quả cao vũ khí, trang bị kỹ thuật, phát huy cao độ vai trò của trí tuệ luôn là nét nổi bật trong chiến lược phát triển kỹ thuật quân sự. Đó là đường lối chính trị và quân sự đúng đắn, là nghệ thuật quân sự tiên tiến, là cách đánh mưu trí sáng tạo để "lấy ít địch nhiều", "lấy yếu chống mạnh" và giành thắng lợi cuối cùng. Trong kỹ thuật quân sự, lấy nhỏ thắng lớn, ít địch nhiều, "lấy trí thắng lực" là biết tạo nên cách giải quyết vấn đề đặt ra, đó là vừa phát huy mặt ưu việt của cách đánh truyền thống, vừa năng động, sáng tạo, biết vượt qua mọi hạn chế thực tại để vươn tới những thành công lớn mà nền công nghiệp hiện có của đất nước chưa thể bảo đảm được...


Bên cạnh những thành công to lớn trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự mà thực tiễn lịch sử đã khẳng định, trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện từng mặt kỹ thuật quân sự ở từng thời kỳ chiến tranh cũng còn những hạn chế, bất cập làm giảm hiệu quả và chất lượng như: coi nhẹ việc tự nghiên cứu và sản xuất một số vũ khí cần thiết sau năm 1950, khi có chi viện của nước bạn; tổ chức triển khai các hoạt động kỹ thuật quân sự thường thiếu đồng bộ: quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật quân sự chưa chặt chẽ, nên chất lượng, hiệu quả có thời kỳ chưa cao v.v... Đó là những vấn đề cần được quan tâm giải quyết.


Từ chiến thắng vang dội mùa Xuân 1975 đến nay, gần 30 năm đã trôi qua, nhưng những bài học chủ yếu về giải quyết vấn đề kỹ thuật quân sự trong 30 năm kháng chiến vẫn còn ý nghĩa thực tiễn đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM