Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:42:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự  (Đọc 7150 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #120 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2021, 08:11:56 pm »

2. Những truyền thống vẻ vang

Trải qua hơn nửa thế kỷ vừa xây dựng, vừa chiến đấu, quân đội ta do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện, được nhân dân thương yêu, đùm bọc, che chở, đã cùng toàn dân lập nên những chiến công oanh liệt, đánh thắng những tên thực dân, đế quốc đông, mạnh, hung hấn của thời đại, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời làm tròn nhiệm vụ quốc tế với hai nước bạn Lào và Cam-pu-chia anh em.


Cùng với những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về một quân đội nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu, quân đội ta đã viết nên những truyền thống cao đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ". Đó là: "Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Cán bộ và chiến sĩ thương yêu nhau như ruột thịt, chia ngọt sẻ bùi. Quân và dân như cá với nước, đoàn kết một lòng, học hỏi giúp đỡ lẫn nhau"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, sđd, tr.350).


Truyền thống cách mạng của quân đội ta, phẩm chất cao đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" được xây dựng, phát huy từ khi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời và trải qua các thời kỳ Tổng khởi nghĩa tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp, càng ngời sáng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vừa qua, trở thành những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

a) Trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tư do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội

Quân đội ta trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp đó đem lại độc lập chủ quyền cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Đó là mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc, là nguyện vọng chính đáng của toàn thể nhân dân Việt Nam, đó cũng là nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ quân đội ta. Vì vậy, trong cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt có thể mất mát, hy sinh, nhưng hy sinh để dân tộc được độc lập tự do, nhân dân được ấm no, hạnh phúc thì cán bộ và chiến sĩ ta không ngần ngại, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn đó.


Trong lịch sử xây dựng và chiến đấu lâu dài của quân đội, cán bộ và chiến sĩ ta dù ở bất cứ cương vị nào cũng đều nhận thức sâu sắc, luôn biểu thị lòng trung thành vô hạn của mình đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, thực hiện triệt để nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội, thường xuyên bám sát và kiên trì chấp hành đường lối chính trị, đường lối quân sự trong từng giai đoạn của cách mạng. Lòng trung thành thể hiện ở sự tin tưởng tuyệt đối, tinh thần bảo vệ kiên quyết, chấp hành triệt để và quyết tâm giành thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng chân chính của Đảng, của nhân dân.


Lúc thuận lợi cũng như khi gặp khó khăn, vất vả, dù phải đương đầu với những đội quân xâm lược lớn mạnh, hung bạo đến đâu, quân đội ta vẫn luôn vững vàng, kiên định, tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa, vào thắng lợi của cách mạng, xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén, tin cậy của Đảng và Nhà nước, luôn sẵn sàng theo tiếng gọi của Tổ quốc và Đảng thân yêu, vượt mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.


Trong công cuộc xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng, trước tình hình quốc tế có những biến động lớn, cán bộ, chiến sĩ quân đội ta vẫn giữ vững lập trường, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của Đảng, kiên định con đường cách mạng và mục tiêu chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #121 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2021, 08:12:45 pm »

b) Quyết chiến quyết thắng, biết đánh và biết thắng.

Thiết tha với sự nghiệp giành độc lập, tự do của dân tộc, quân đội ta không quản ngại khó khăn, gian khổ không lùi bước trước ác liệt, đã xây dựng nên truyền thống quyết chiến, quyết thắng rất vẻ vang. Kế thừa và phát huy truyền thống quân sự quý báu của dân tộc, truyền thống quyết chiến quyết thắng của quân đội ta được nâng lên ở một trình độ mới, biểu hiện ở tinh thần gan dạ, trí thông minh, sáng tạo. Với quyết tâm đánh thắng địch, quân đội ta đã tranh thủ từng giờ, từng phút để nâng cao trình độ, chạy đua với thời gian, khắc phục những lề thói lạc hậu để học tập, rèn luyện.


Mỗi cán bộ, chiến sĩ đã kiên trì học tập, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại để không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu của mình. Để đánh thắng địch, quân đội ta không chỉ có lòng dũng cảm phi thường, nghị lực cách mạng kiên định, mà phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo cách đánh độc đáo, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Kẻ địch tìm trăm phương, nghìn kế để phát huy sức mạnh của chúng, hòng đè bẹp tinh thần kháng chiến của quân dân ta, nhưng chúng đã thất bại trước sức kháng chiến mạnh mẽ của quân và dân ta.


Kiên cường giữ vững trận địa, một tấc không đi, một ly không rời, một người, một súng cũng chiến đấu. Không chịu cảnh đất nước bị quân thù giày xéo, bị chia cắt dưới ách thống trị của thực đân, đế quốc, nên mỗi cán bộ, chiến sĩ ai cũng cố vắt óc tìm mưu đánh giặc. Cán bộ và chiến sĩ quyết tìm mọi cách để đánh thắng địch bằng những mưu hay kế giỏi, vượt mọi khó khăn, chịu cực nhọc để nghĩ ra cách đánh thắng, để thực hiện tư tưởng tiến công.


Trong lao động sản xuất, nhân dân ta đã từng "vắt đất ra nước, thay trời làm mưa", thì trong chiến đấu, quân đội ta lại biết "tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt". Trong bất kỳ tình huống nào, bộ đội ta cũng chiến đấu bằng tất cả lòng dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo và nghệ thuật đánh giặc độc đáo của dân tộc Việt Nam trong điều kiện mới. Có thể nói, quyết chiến quyết thắng, biết đánh, biết thắng, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu, cần cù trong lao động, sẵn sàng chiến đấu cao, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng là truyền thống thứ hai của quân đội ta.


c) Xây dựng và phát triển mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí

Vốn sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng và chiến đấu vì nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, quân đội ta thường xuyên được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục ý thức gắn bó chặt chẽ với nhân dân như máu-thịt và luôn xây dựng, giữ vững quan điểm quân với dân một ý chí. Đây là mối quan hệ bình đẳng, được xây dựng trên cơ sở hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa quân và dân. Quân đội ta luôn tôn trọng chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng, xây dựng và bảo vệ chính quyền của nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, ra sức thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến và kiến quốc.


Là quân đội của nhân dân, cán bộ chiến sĩ ta đã hết lòng phục vụ nhân dân, sẵn sàng xả thân để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, kẻ thù nham hiểm đã tốn bao công sức hòng chia rẽ bộ đội với nhân dân nhưng chúng đều phí công vô ích. Biết bao lần chúng gây cho nhiều đơn vị bộ đội ta những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng được nhân dân che chở, giúp đỡ, những đơn vị đó đã phá được âm mưu của địch và hoàn thành nhiệm vụ của mình.


Nhân dân ta, dân tộc ta đối với quân đội nhân dân, con em của mình thật là tình sâu, nghĩa nặng. Các tầng lớp nhân dân ta đã luôn sát cánh chiến đấu với quân đội của mình, chia lửa với con em mình trên khắp mọi miền của Tổ quốc chống quân xâm lược. Quân đội được nhân dân chia lửa cùng đánh giặc bất kể chúng ở mặt đất hay trên trời, dưới biển. Hễ nơi nào có dân là ở đó có mặt trận đánh giặc. Khi thì đấu tranh chính trị với những hình thức công khai hoặc bí mật, khi thì đấu tranh quân sự với quy mô, phương thức thích hợp. Tiêu biểu là cuộc chiến đấu của hàng triệu dân quân du kích, tự vệ trên các bản làng, đường phố; là cuộc chiến đấu của các đội quân chính trị trước họng súng quân thù trên các chiến trường; là cuộc đấu tranh của đông đảo nhân dân ở vùng tạm bị chiếm, nhất là các đô thị. Đó còn là cuộc chiến đấu không có tiếng súng của hàng triệu người con yêu nước trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội... phối hợp với quân đội của mình đánh giặc.


Mối quan hệ máu thịt giữa quân và dân nổi bật ở chỗ, nhân dân đã tình nguyện đưa hàng triệu con em của mình vào quân đội cầm súng đánh giặc. Nhân dân đã giáo dục, rèn luyện quân đội lòng yêu nước, chí căm thù giặc, chiến đấu kiên cường, dũng cảm, chịu đựng gian khổ của toàn dân. Sức chiến đấu của quân đội ta được nhân lên nhiều lần khi được nhân dân tận tình giúp đỡ: nhường nhà cho bộ đội ở, nhường hầm cho chiến sĩ đánh giặc và ẩn nấp, che giấu bảo vệ bộ đội bằng mọi cách: cung cấp lương thực, thuốc men, cứu chữa, chăm sóc thương, bệnh binh... Có thể nói, dựa chắc vào dân, được nhân dân che chở, đùm bọc, nuôi dưỡng, quân đội ta đã có thêm sức mạnh vượt qua mọi thử thách để đánh thắng kẻ thù. Chính Hăng-ri Na-va, nguyên Đại tướng, Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương cũng đã phải thừa nhận mối quan hệ quân và dân ta bền chặt: "Quân đội Việt Minh nằm ở trong dân, cả về vật chất và tinh thần"1 (Dẫn theo: Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.339).


Đáp lại tấm lòng cao cả của nhân dân, quân đội ta đã chiến đấu quên mình, chịu đựng mọi gian khổ hy sinh vì lợi ích của nhân dân. Như vậy, truyền thống thứ ba là xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa quân đội với nhân dân, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, tôn trọng, học hỏi, giúp đở và bảo vệ nhân dân, dựa vào nhân dân mà hoạt động, cùng với nhân dân mà chiến đấu và chiến thắng, thực hiện quân với dân một ý chí.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #122 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2021, 08:38:43 pm »

d) Đoàn kết nội bộ chặt chẽ, dân chủ rộng rãi, kỷ luật nghiêm minh

Sức mạnh của quân đội ta trong xây dựng và chiến đấu được nhân lên nhiều lần do truyển thông đoàn kết. dân chủ và kỷ luật không ngừng được phát huy. Truyền thống này vừa thể hiện ở tình đoàn kết nội bộ, trên dưới đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, cán bộ và chiến sĩ thương yêu nhau như ruột thịt; vừa thể hiện bản chất dân chủ, tính kỷ luật tự giác, nghiêm minh của quân đội cách mạng kiểu mới; đồng thời thể hiện tính truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam.


Một yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh của quân đội ta, đó là không ngừng xây dựng, phát triển mối quan hệ đoàn kết, thống nhất, bình đẳng, yêu thương, giúp đỡ nhau như ruột thịt giữa cán bộ và chiến sĩ, cấp trên và cấp dưới. Đây là mối quan hệ tiêu biểu giữa những con người cùng chung mục tiêu chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, có lợi ích chung duy nhất là sống trong độc lập, hoà bình, hạnh phúc và văn minh. Mục tiêu chiến đấu và lợi ích chung đó đã gắn bó cán bộ và chiến sĩ thành một khối thống nhất ý chí và hành động.


Tình đoàn kết trong quân đội ta được xây dựng trong thời bình cũng như thời chiến. Cuộc sống trong đại gia đình quân đội dù ở tiền tuyến hay hậu phương, cán bộ và chiến sĩ đều thương yêu nhau như ruột thịt, trên dưới một lòng trung thành giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ và không ngừng tiến bộ giữa tình đồng đội, đồng chí; cùng chiến đấu hy sinh, đồng cam, cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, kể cả hy sinh một phần thân thể, tính mạng để bảo vệ nhau, giúp nhau tiêu diệt địch. Trong mọi nhiệm vụ, ý thức tự giác phục tùng tổ chức, chấp hành nghiêm chỉnh mọi mệnh lệnh và chỉ thị của cấp trên đã trở thành hành động hàng ngày của mọi quân nhân. Vì cùng chiến đấu cho mục tiêu cao cả, nên mọi quân nhân đều bình đẳng về chính trị. Thực hiện bình đẳng, dân chủ giữa các quân nhân trên các lĩnh vực xây dựng, chiến đấu, công tác và những nhiệm vụ khác đều được chấp hành một cách tự giác theo khẩu hiệu trong sáng: nhận khó khăn về mình và nhường thuận lợi cho bạn.


Xây dựng, phát triển mối đoàn kết nội bộ chặt chẽ là quá trình giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ, dân chủ và kỷ luật, tự giác và bắt buộc. Việc xây dựng một cơ chế dân chủ trong quân đội, chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và kỷ luật quân đội đóng vai trò quan trọng nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội. Có thể nói, xây dựng, củng cố, tăng cường đoàn kết nội bộ chặt chẽ, bình đẳng, yêu thương giúp đỡ nhau như ruột thịt giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cấp trên và cấp dưới; chấp hành đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội một cách tự giác, nghiêm minh, thống nhất ý chí, hành động. Đó là truyền thống tốt đẹp thứ tư của quân đội ta.


đ) Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, son sắt chí nghĩa, chí tình

Trong quá trình xây dựng và chiến đấu chống các đội quân viễn chinh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân đội ta luôn tăng cường củng cố tình đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, góp phần làm thắm đượm nghĩa tình "bốn phương vô sản đều là anh em". Cán bộ chiến sĩ ta chú trọng nghiên cứu, chân thành học hỏi kinh nghiệm quý báu của quân đội các nước Liên Xô, Trung Quốc và qưân đội của các nước xã hội chủ nghĩa để nâng cao trình độ của mình. Coi sự nghiệp cách mạng của nhân dân các nước anh em như chính sự nghiệp của nhân dân nước mình, quân đội ta luôn cố vũ, động viên, chàm lo phát triển tình hữu nghị với các phong trào giải phóng dân tộc, với nhân dân tiến bộ, yêu chuộng công lý trên toàn thế giới trong cuộc dấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.


Đối với cách mạng các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, kẻ địch xảo quyệt định cô lập cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta, chia xẻ nhân dân ba nước Đồng Dương. Quân đội ta luôn có ý thức củng cố và phát huy truyền thống quốc tế của Đảng, của nhân dân ta. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "giúp bạn là tự giúp mình", quân đội ta đã gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của bạn, sát cánh cùng với quân đội và nhân dân hai nước Lào. Cam-pu-chia anh em chiến đấu chống kẻ thù, giành thắng lợi chung.


Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến đổi sâu sắc. Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong việc bảo vệ hoà bình, an ninh ở khu vực và trên thế giới. Quân đội ta tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế với quân đội hai nước Lào và Cam-pu-chia; đồng thời tiếp tục mở rộng quan hệ với quân đội các nước. Điều này phù hợp với đường lối đối ngoại mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng và Nhà nước ta. Đường lối đối ngoại quân sự của ta nhằm phục vụ nhiệm vụ duy trì sự ổn định về an ninh, bảo đảm hoà bình ở Đông Nam Á và châu Á, nơi từng chịu nhiều đau thương, mất mát trong mấy chục năm do chiến tranh, nay cần có môi trường ổn định để phát triển.


Trên cơ sở các mối quan hệ hữu nghị bước đầu tốt đẹp với các nước trong khu vực, nhất là với các nước láng giềng, sự hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội ta với quân đội các nước càng tốt đẹp hơn. Như vậy, truyền thống thứ năm của quân đội ta là có tinh thần quốc tế vô sản và tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa cao cả, đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung son sắt, chí nghĩa, chí tình. Nó thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao đẹp của Đảng, quân đội và nhân dân ta.


Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân đội ta dã xây dựng nên bản chất cách mạng cao đẹp và tô thắm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng. Đó là thành quả phấn đấu rèn luyện thường xuyên, bền bỉ theo đường lối của Đảng, bằng bao công sức và xương máu của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã cống hiến cả tuổi xuân, cả cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng, chiến đấu của quân đội ta, từ Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vừa qua là bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp luôn được phát huy mạnh mẽ.


Được xây dựng và trang bị cho mình bản chất cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, Quân đội nhân dân Việt Nam trước kia, ngày nay cũng như sau này, không hề thay đổi, vì quân đội ta bao giờ cũng là quân đội nhân dân, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo; từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Quân đội nhân dân Việt Nam là tiêu biểu cho quân đội kiểu mới của dân tộc - "Bộ đội Cụ Hồ", "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Có thể nói "thành quả vĩ đại nhất của quá trình cách mạng... là nhân dân ta đã giành được độc lập hoàn toàn và thống nhất trọn vẹn cho Tổ quốc, cả nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội và có một quân đội nhân dân vô địch... Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chưa bao giờ nhân dân ta có một quân đội mạnh như ngày nay. Đây là một nhân tố cơ bản bảo đảm Tổ quốc ta đời đời bền vững, nhân dân ta vĩnh viễn sông trong độc lập, tự do"1 (Lê Duẩn: Về chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước ở Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, tr.316).


Tự hào về chặng đường lịch sử hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta càng phải nỗ lực đoàn kết, chung sức, chung lòng phấn đấu xây dựng quân đội ta thực sự là quân đội cách mạng của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; một quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Ngày nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều sự biến đổi, phát triển về nội dung chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, và nghệ thuật quân sự trọng những điều kiện lịch sử mới của đất nước, của khu vực và trên thế giới. Những đặc điểm trong quá trình xây dựng, chiến đấu của quân đội nhân dân trong hơn nửa thế kỷ qua, đặc biệt là việc xây dựng bản chất cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, thực hiện Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt quân đội nhân dân và những truyền thống vẻ vang của quân đội ta vẫn cần được giữ vững, tiếp tục kế thừa, phát triển sáng tạo phù hợp với điều kiện mới, xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, cùng toàn dân đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #123 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2021, 07:48:55 am »

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG 30 NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ
(1945-1975)


Kỹ thuật quân sự là lĩnh vực liên quan đến các hoạt động sản xuất tạo nguồn, nghiên cứu cải tiến, bảo đảm kỹ thuật và khai thác sử dụng các phương tiện kỹ thuật quân sự để bảo đảm cho các lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ quân sự. Phương tiện kỹ thuật quân sự gồm nhiều loại, trong đó vũ khí, trang bị kỹ thuật là những loại chủ yếu và chiếm khối lượng lớn nhất.


Kỹ thuật quân sự là một thành tố quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang để chiến đấu và chiến thắng.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam ta đã thể hiện tài năng chế tạo vũ khí và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật quân sự rất sáng tạo để chiến thắng. Tiêu biểu như tổ chức các công trường chế tạo cung nỏ, mũi tên đồng từ thời đại Văn Lang - Âu Lạc; chế tạo hàng vạn thuyền chiến cùng các loại "Vũ khí nóng" như hỏa pháo, hỏa đồng, hỏa hổ và nhiều pháo thần công lớn, nhỏ... trang bị cho bộ binh, thủy binh, tượng binh... ở các triều đại Lê, Lý, Trần, Tây Sơn... nên đã góp phần quan trọng tạo nên những chiến thắng vang dội trong các trận quyết chiến chiến lược như của Lý Thường Kiệt trong trận tiến công sang Châu Ung và phòng ngự - phản công trên phòng tuyến sông cầu; của Trần Hưng Đạo trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng; của Nguyễn Huệ - Tây Sơn trong tiến công thần tốc giải phóng Thăng Long và cơ động bằng hàng ngàn thuyền chiến vào đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút...


Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật thời kỳ 1930 - 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn tìm mọi cách để giải quyết vấn đề vũ khí, trang bị để tiến hành khởi nghĩa vũ trang như phát động phong trào "Đồng tiền cứu nước", kêu gọi nhân dân đóng góp để mua vũ khí súng đạn, lập các cơ sở để sản xuất vũ khí thô sơ, lấy vũ khí của địch... Nhờ vậy đã có hàng ngàn khẩu súng các loại trang bị cho lực lượng vũ trang tiến hành khởi nghĩa thắng lợi.


Kế thừa, phát triển truyền thống và kinh nghiệm đó, trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân ta đã giải quyết đúng đắn sáng tạo các vấn đề có ý nghĩa chiến lược về kỹ thuật quân sự, phù hợp với tình hình thực tế của con người, đất nước Việt Nam. Nhờ vậy đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc.


Theo khái niệm đầy đủ thì vấn đề kỹ thuật quân sự có nhiều nội dung, phương tiện kỹ thuật quân sự cũng gồm nhiều loại thuộc nhiều ngành. Chuyên đề này mới tập trung chủ yếu vào nội dung chỉ đạo giải quyết vấn đề vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự.


I- VẤN ĐỀ KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

Tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân ta tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn lịch sử, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.


Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phải đứng trước tình thế cực kỳ nghiêm trọng. Dưới danh nghĩa lực lượng đồng minh vào giải giáp quân Nhật, gần 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch cùng bọn phản động kéo vào miền Bắc nước ta, quân Anh kéo vào miền Nam. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, được quân Anh tiếp tay, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Cùng với nạn ngoại xâm, bè lũ Việt gian tay sai cũng ráo riết hoạt động chống phá cách mạng.


Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài trong lúc tình hình kinh tế tài chính, văn hóa, xã hội gặp muôn vàn khó khăn. Nhưng với quyết tâm thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ, nhân dân tA đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp trong 9 năm (1945-1954) kết thúc bằng thắng lợi của Hiệp nghị Giơ-ne-vơ.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có những đặc điểm:

- Là cuộc chiến tranh chính nghĩa của một dân tộc nhỏ chống một đế quốc to; một nước nông nghiệp lạc hậu vốn là nước thuộc địa nửa phong kiến chống một nước công nghiệp phát triển lại được đế quốc Mỹ viện trợ to lớn về tài chính và phương tiện chiến tranh.

- Là cuộc chiến tranh của toàn dân tộc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân làm nòng cốt; đánh địch toàn diện, trong đó đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định, chống chiến tranh xâm lược tàn bạo theo kiểu chiến tranh cổ điển bằng quân đội chính quy của thực dân Pháp.

- Là chiến tranh cách mạng để tiếp tục thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng trong chiến tranh; vừa chiến đấu, vừa xây dựng, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, vừa phục vụ kháng chiến thắng lợi, vừa đặt cơ sở cho xây dựng chế độ mới, xây dựng đất nước về lâu dài.

- Là cuộc chiến tranh mà sức mạnh tự lực, tự cường của dân tộc ta được phát huy rất cao, kết hợp với tích cực tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #124 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2021, 07:50:17 am »

1. Ngành kỹ thuật quân sự hình thành và phát triển nhanh chóng theo phương hướng tự lực, tự cường (1945-1950)

a) Nhanh chóng hình thành và phát triển ngành quân giới bảo đảm vũ khí cho lực lượng vũ trang trong những năm đầu kháng chiến

Nhận thức rõ tầm quan trọng của trang bị, vũ khí trong xây dựng, phát triển và đấu tranh vũ trang, ngày 9 tháng 9 năm 1945, chỉ một tuần sau khi chính thức tuyên bố nước nhà độc lập, Chính phủ thành lập Phòng Thông tin liên lạc quân sự và tiếp đó ngày 15 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Phòng Quân giới thuộc Bộ Quốc phòng do đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân phụ trách. Phòng Quân giới có nhiệm vụ thu thập, mua sắm và tổ chức cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí để trang bị cho quân đội. Ở các tỉnh trong toàn quốc, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban quân sự đều có bộ phận chuyên lo việc cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang địa phương.


Ngày 25 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 34/SL quy định tổ chức Bộ Quốc phòng, trong đó có Chế tạo quân giới Cục và Công binh giao thông Cục. Đến tháng 5 năm 1946, Chế tạo quân giới Cục đổi thành Cục Chế tạo quân giới để thống nhất tổ chức và đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở chế tạo vũ khí. Cùng thời gian này, tại các khu cũng thành lập cơ quan quân giới trực tiếp chỉ đạo các công binh xưởng và các xưởng vũ khí dân quân bảo đảm cung cấp vũ khí cho bộ đội và dân quân tự vệ. Từ Cực Nam Trung Bộ trở ra có các ty quân giới; Khu 7 có Phòng quân giới; Khu 8 có Ban giám đốc Công binh xưởng. Các ty, phòng, ban quân giới đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các địa phương và sự chỉ đạo chuyên môn theo ngành dọc của Cục Chế tạo quân giới. Nhưng do địa bàn xa cách nên Cục Chế tạo quân giới mới trực tiếp theo dõi chỉ đạo được các ty quân giới từ Khu 4 trở ra, còn các cơ quan và cơ sở quân giới từ Khu 5 trở vào đều do Đảng bộ và chính quyền địa phương chỉ đạo về mọi mặt nên tháng 8 năm 1946, Trung ương Đảng quyết định thống nhất sự lãnh đạo các xưởng vũ khí vào Bộ Quốc phòng và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Chế tạo quân giới. Từ cuối tháng 10 năm 1946, tất cả các công binh xưởng sản xuất, sửa chữa vũ khí thuộc vệ quốc đoàn đều do Cục Chế tạo quân giới quản lý. Đồng chí Nguyễn Duy Thái được bổ nhiệm làm Tổng giám đôc các công binh xưởng.


Ngày 19 tháng 10 năm 1946, Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng họp, đã nhận định: "Nhất định không sớm thì muộn. Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp'"1 (Văn kiện quân sự của Đảng, tập 2, Nxb QĐND, H.1979, tr.64). "Phải tự tin rằng, tuy kém về kỹ thuật, vũ khí nhưng với một tinh thần dẻo dai bền bỉ, mình nhất định thắng"2 (Văn kiện quân sự của Đảng, tập 2, Nxb QĐND, H.1979, tr.64). Hội nghị quyết định "Phải nghiên cứu cách phân phối vũ khí cho hợp lý. Các nhà máy chế tạo phải thống nhất và có kế hoạch sản xuất những thứ cần thiết. Phải thu hút những nhân tài chuyên môn"3 (Văn kiện quân sự của Đảng, tập 2, Nxb QĐND, H.1979, tr.64).


Cuối tháng 10 năm 1946, sau khi nghe đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân báo cáo tình hình sản xuất vũ khí của các cơ sở, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: "Có thể giặc Pháp sắp tân công mình... về quân giới, phải gấp rút chuyển hết máy móc, nguyên liệu ra khỏi Hà Nội, mang lên rừng núi lập căn cứ chống lại nó"4 (Hồ Chí Minh - Biên niên sự kiện và tư liệu quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, H.1990, tr.7).


Thực hiện các chủ trương trên, hệ thống tổ chức quân giới tiếp tục được kiện toàn. Ngày 5 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp bổ nhiệm đồng chí Phạm Quang Lễ (kỹ sư - Việt kiều ở Pháp về nước cùng với Người tháng 10 năm 1946) làm Cục trưởng Cục Quân giới và được Người đổi tên là Trần Đại Nghĩa. Trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nọ, ngành quân giới đã bí mật tiến hành di chuyển thiết bị, nguyên vật liệu từ các đô thị vê nông thôn, rừng núi và căn cứ kháng chiến. Nhũng thứ được chuyển đi gồm hàng trăm máy tiện, phay, bào, khoan, dập, nhiều máy động lực, hàng ngàn tấn sắt thép, đồng, chì... cùng nhiều nguyên vật liệu khác. Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19 tháng 12 năm 1946), cuộc di chuyển tiến hành rộng lớn, ồ ạt, mạnh mẽ trở thành đợt "tổng di chuyển" rầm rộ trong cả nước, sử dụng kết hợp mọi lực lượng, phương tiện cơ giới, thô sơ để di chuyển hàng chục ngàn tấn (tính riêng 3 tháng đầu năm 1947, các xưởng quân giới từ Khu 5 trở ra đã vận chuyển được 38.000 tấn).


Kết quả của cuộc tổng di chuyển và sắp xếp lại tổ chức quân giới đã tạo được khối lượng vật chất kỹ thuật quý báu để tổ chức sản xuất, sửa chữa vũ khí, đáp ứng yêu cầu cấp thiết và lâu dài của cuộc kháng chiến. Ngay trong năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (1947), cả nước đã hình thành 200 cơ sở sản xuất sửa chữa vũ khí với khoảng hơn 20.000 người. Cục Quân giới thuộc Bộ Quốc phòng được kiện toàn một bước gồm các nha chuyên môn và chỉ đạo thống nhất toàn ngành. Nhờ vậy, những năm đầu kháng chiến chống Pháp, ngành quân giới đã đạt được những thành tựu đáng kể.


Về sản xuất chế tạo vũ khí:

Trước ngày Toàn quốc kháng chiến, các xưởng quân giới chủ yếu sản xuất chế tạo vũ khí thô sơ như mã tấu, dao găm, kiếm, cung, lựu đạn, mìn... Một số nơi bước đầu nghiên cứu chế tạo súng, đặc biệt là quân giới ở Hải Phòng đã nghiên cứu chế tạo thành công súng và đạn cối 60mm. Đây là những khẩu súng cối đầu tiên do quân giới Việt Nam sản xuất.


Tháng 4 năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị chỉ rõ: "Cần chú trọng chế tạo các loại vũ khí chống xe tăng (badôca) chống ca nô (thủy lôi) và vũ khí thô sơ (lựu đạn, súng kíp...), phải chống khuynh hướng coi thường vũ khí thô sơ mà chỉ chú trọng vũ khí tối tân; đồng thời chống khuynh hướng thiên về chế tạo vũ khí thô sơ mà không để ý hay không gắng sức chế tạo vũ khí tối tân. Động viên nhân dân làm nguyên vật liệu và tham gia sản xuất vũ khí thô sơ. Phổ biến cách chế tạo lựu đạn và súng kíp đơn giản cho dân... và tự vũ trang"1 (Văn kiện quân sự của Đảng, sđd, tr.111).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #125 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2021, 07:55:01 am »

Thực hiện chủ trương trên, các xưởng quân giới tiếp tục chế tạo vũ khí thô sơ, mìn, lựu đạn... Phần lớn các xưởng nghiên cứu chế tạo nhiều loại mìn diệt bộ binh, cơ giới (gọi là địa lôi), đánh ca nô, tàu chiến (thủy lôi). Ở Nam Bộ ta đã nghiên cứu chế tạo thành công loại mìn lõm (badômin, FT) nổ định hướng có sức công phá lớn để đánh cầu, công sự, hầm ngầm... Nhiều đoàn tàu quân sự của địch đã bị ta phá hủy bằng mìn như trận Bàu Cá (ngày 14 tháng 7 năm 1947) lật nhào 2 đoàn tàu hỏa của địch... Thủy lôi đánh chìm tàu Xanh-lu-ba 7.000 tấn trên sông Lòng Tàu (ngày 26 tháng 5 năm 1950); đánh chìm tàu, diệt một đại đội địch trong trận La Hoàng ở Việt Bắc, Thu Đông 1947...


Số lượng lựu đạn, mìn ta sản xuất được trong nhữmg năm từ 1946 đến 1950 như sau2 (Tổng kết công tác của các cục thuộc Tổng cục Cung cấp (1945-1954), Tổng cục Hậu cần, 1983, tr.202-203):



Chế tạo súng, đạn bộ binh cũng được đẩy mạnh ở nhiều xưởng (tính từ Khu 4 trở ra trong các năm từ 1948 đến 1950, ta đã sản xuất và nhồi lại được 2.834.000 viên đạn DAM, 2 năm 1949-1950, chế tạo mới được 2 triệu viên đạn DAM).


Về súng cỡ lớn, nhiều xưởng thuộc các liên khu và Cục Quân giới vẫn tiếp tục sản xuất các loại súng và đạn cối (cỡ 60mm, 51mm), một số xưởng còn chế tạo súng cối cỡ 81, 120, 187mm (nòng bằng vỏ bình ô xy).


Đầu năm 1947, được Cục Quân giới cung cấp bản vẽ thiết kế, nhiều xưởng đã chế tạo được lựu phóng và súng phóng lựu theo kiểu của Nhật và Pháp, bắn xa tới 400m. Trong năm này, riêng các xưởng ở Bắc Bộ đã sản xuất được gần 1 vạn quả phóng lựu.


Giữa năm 1947, Nha Nghiên cứu kỹ thuật chế thử thành công đạn AT, loại đạn chống tăng cỡ nhỏ, khi bắn lắp ở đầu súng trường. Sau đó nhiều xưởng đã chế tạo hàng loạt phục vụ bộ đội.

Đặc biệt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trần Đại Nghĩa, việc nghiên cứu chế tạo súng và đạn badôca được tiến hành ráo riết. Sau nhiều lần thử nghiệm, ta đã chế tạo thành công đạn badôca đạt yêu cầu kỹ thuật tương đương với viên đạn mẫu của Mỹ, kịp thời cấp cho bộ đội ở mặt trận Đường 6 bắn cháy xe tăng địch tại Trúc Sơn, Chùa Trầm. Việc chế tạo thành công súng và đạn badôca là một thành công lớn của ngành kỹ thuật quân sự Việt Nam, khiến cho địch hết sức bất ngờ.


Đầu năm 1949, Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng ra nghị quyết nhấn mạnh: "Sản xuất vũ khí cần đi đôi với yêu cầu chiến thuật. Bên cạnh những vũ khí đã chế tạo được, cần nỗ lực hơn nữa trong việc chế tạo vũ khí tối tân".


Thực hiện nghị quyết trên, Cục Quân giới tiến hành nghiên cứu chế tạo súng không giật SKZ. Đây là loại vũ khí công đồn và diệt chiến xa, sử dụng đạn lõm, có sức công phá lớn gấp ba lần đạn badôca. Đồng chí Trần Đại Nghĩa xây dựng tài liệu thuật phóng và chỉ đạo Nha Nghiên cứu kỹ thuật triển khai thiết kế chế tạo. Sau một thời gian chế thử, ta đã sản xuất thành công súng và đạn SKZ cỡ 60mm và trực tiếp hướng dẫn xưởng TD 97 (Khu 10) sản xuất hàng loạt. Đạn SKZ nặng 9kg, tầm bắn hiệu quả đến 100m, sức xuyên bê tông dày 0,6m. Trong chiến dịch Lê Hồng Phong I (tháng 2 năm 1950), Đại đoàn 308 sử dụng SKZ tiêu diệt được nhiều lô cốt địch. Đây là lần đầu tiên ta sử dụng SKZ tự tạo và đã giành được thắng lợi lớn.


Với các chủ trương, biện pháp đúng đắn, từ 1945 đến 1950, trong điều kiện tự lực cánh sinh, ngành quân giới đã sản xuất được hàng ngàn tấn vũ khí các loại và cùng với các xưởng của ngành công binh, thông tin liên lạc sản xuất 120.000 quân cụ cải tiến, lắp ráp 150 máy thu phát kiểu SX-A2... nhờ đó đã bảo đảm nhu cầu cơ bản phục vụ chiến đấu những năm đầu kháng chiến.


Về tạo nguồn trang bị bằng thu vũ khí của địch:

Phương châm "lấy vũ khí giặc đánh giặc" được quân dân ta tích cực thực hiện. Sau Cách mạng tháng Tám, trước tình hình quân Nhật hoang mang vì thua trận, quân Tưởng vào giải giáp vũ khí quân Nhật lại ô hợp nên ta đã tích cực dùng binh vận để lấy súng và dùng tiền mua yũ khí của chúng. Ở nhiều nơi, quân ta còn đột nhập vào các ,kho vũ khí, tiến công trại lính hoặc đánh địch trên đường chúng vận chuyển để lấy súng đạn. Ở Đáp Cầu, ta lấy được một kho vũ khí gồm thuốc nổ, đạn và súng các loại, có cả một khẩu đại bác 75mm của quân Tưởng. Tại Vân Thái, ta tổ chức đánh chiếm một đoàn xà lan của quân Nhật thu 200 tấn vũ khí. Ở Đình Ấm, ta thu được 300 quả đại bác...


Ngày 29 tháng 6 năm 1946, với số pháo thu được của địch, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập ba trung đội pháo binh tại Pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh. Đây là những đơn vị pháo binh đầu tiên của quân đội ta.


Sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ thì nguồn cung cấp vũ khí của ta chủ yếu là ở tiền tuyến. Tính đến mùa hè 1947, riêng trên chiến trường Khu 7 ta đã thu được 6.776 súng trường, 346 tiểu liên, 187 trung liên, 66 đại liên. Trong chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947 ta thu được 2 đại bác 75mm, 16 khẩu pháo 20mm, 337 súng liên thanh các cỡ. Trong 2 năm 1947-1948, trên chiến trường Bắc Bộ, riêng bộ đội chủ lực đã thu được 17.095 súng trường, 3.495 trung liên, đại liên và hàng chục pháo cối nhỏ. Đến tháng 10 nâm 1950, số vũ khí ta thu được của địch đủ trang bị cho 426 đại đội về súng trường, 296 đại đội về súng liên thanh, 23 đại đội về súng cối, 17 đại đội về pháo không giật1 (Lịch sử quân giới Việt Nam (1945-1954), Nxb Lao động, H.1990, tr.36).


Về quyên góp, mua sắm vũ khí:

Từ sau Cách mạng tháng Tám đến ngày 19 tháng 12 năm 1946, hầu hết số tiền và vàng nhân dân đóng góp trong Quỹ Độc lập và Tuần lễ vàng được chính phủ sử dụng vào việc mua vũ khí của quân Tưởng như súng trường, tiểu liên, súng cối... Ở Hải Phòng, ta đã sử dụng tới 2 triệu đồng Đông Dương mua được hàng ngàn khấu súng các loại. Ở Vĩnh Yên, ta còn mua được mấy toa tàu chở đầy vũ khí chuyển thẳng vào Nam Bộ. Trong 2 năm 1948-1949. Nha Mậu dịch thuộc Cục Quân giới đã mua được 27.279kg kaliclorat, 11.141 bánh đinamit gôm, 119.838 ống nổ... Xứ ủy Nam Bộ tổ chức một số đoàn vượt biển sang Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Hồng Kông... mua nguyên vật liệu. Ngoài số vàng do Xứ ủy cấp; các đoàn còn nhận được sự ủng hộ rất to lớn của bà con Việt kiều nên đã mua được hàng trăm tấn vũ khí, nguyên vật liệu quý hiếm, hóa chất, máy thông tin liên lạc.


Đây là nguồn bổ sung rất quan trọng bên cạnh nguồn vũ khí, phương tiện kỹ thuật ta lấy được của địch.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #126 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2021, 07:56:58 am »

b) Bước đầu xây dựng nền công nghiệp quốc phòng

Về tổ chức cơ sở sản xuất:

Như đã nói ở trên, trước ngày toàn quốc kháng chiến nổ ra, ngành quân giới đã bí mật di chuyển thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu từ đô thị về nông thôn và các vùng căn cứ. Nhờ vậy, sau ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ta đã xây dựng được gần 200 cơ sơ sản xuất, sửa chữa vũ khí.


Để giải quyết khó khăn về nguyên vật liệu, quân và dân trong cả nước cùng ngành quân giới tạo nguồn nguyên vật liệu bằng nhiều cách theo nhiều hướng:

Một là, triệt để khai thác nguồn sẵn có như đường ray, tà vẹt,... Tính đến năm 1948, ta đã bóc được 1.000km đường ray và tà vẹt. Ta còn thu được gần 100 đầu máy, toa xe lửa, hàng ngàn vành, bánh, trục xe lửa, hàng vạn tấn sắt thép cũ của hàng trăm cây cầu, hàng chục xe lu lăn đường, hàng trăm xe ô tô cũ... Tại sông Sở Thượng (Khu 8 ), quân và dân cùng cán bộ, công nhân quân giới đắp đập ngăn rồi tát cạn cả một khúc sông để lấy vũ khí từ chiếc tàu bị đắm của địch, sau đó chặt tàu ra hàng ngàn mảnh làm nguyên vật liệu.


Hai là, vận động nhân dân hưởng ứng phong trào quyên góp vật liệu để làm vũ khí. Kết quả, ta thu được hàng ngàn tấn kim loại, trong đó có cả lư hương, đỉnh đồng...

Ba là, các xưởng quân giới tích cực tổ chức sản xuất các loại nguyên, hóa liệu như phuminat thủy ngân, diêm tiêu...


Về tổ chức nghiên cứu kỹ thuật quân sự, chế tạo vũ khí:

Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt chú ý đến việc huy động đội ngũ trí thức tiến bộ trong nước và Việt kiều ở nước ngoài hăng hái tham gia nghiên cứu kỹ thuật quân sự, chế tạo vũ khí. Đội ngũ này gồm những thanh niên đã học xong hoặc đang học trong các trường đại học, cao đẳng, các trường kỹ nghệ. Đồng thời còn có những cán bộ kỹ thuật, đốc công đã từng làm trong các nhà máy của Pháp hoặc trí thức từ nước ngoài về như các đồng chí Trần Đại Nghĩa, Lê Tâm, Dương Hữu Thời. Chính đội ngũ trí thức này đã có những đóng góp to lớn trong nghiên cứu kỹ thuật quân sự, đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền công nghiệp quốc phòng non trẻ, đã nghiên cứu chế tạo thành công nhiều loại lựu đạn, mìn, súng badôca, SKZ, súng đạn cối, đạn AT,... kịp thời phục vu cho yêu cầu chiến đấu.


Công tác nghiên cứu kỹ thuật quân sự được tiến hành tại hầu khắp các cơ sở sản xuất. Ngoài việc tập trung nghiên cứu chế tạo vũ khí, ta còn đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, thay đổi các quy trình công nghệ phù hợp... nhờ đó đã nâng cao hơn được năng suất, chất lượng (sản xuất quân giới năm 1949 gấp 5 lần năm 1947...).


Về tổ chức huấn luyện và bảo đảm kỹ thuật:

Để đáp ứng nhu cầu cấp bách của các xưởng vũ khí, việc huấn luyện đào tạo cán bộ, công nhân quân giới được đặc biệt coi trọng, chủ yếu bằng phương pháp tổ chức các hội nghị quân giới và mở các lớp học chuyên môn kỹ thuật cho từng loại đối tượng, kết hợp với hướng dẫn, kèm cặp lẫn nhau ở cơ sở. Tháng 2 năm 1947, tại Ứng Hòa - Hà Tây, đồng chí Trần Đại Nghĩa - Cục trưởng Cục Quân giới trực tiếp tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về vũ khí. Đây là lớp học đầu tiên về vũ khí của quân đội ta. Học viên phần lớn là cán bộ kỹ thuật thuộc các nha và cơ quan Cục Quân giới, về sau họ đều trở thành cán bộ chủ chốt về kỹ thuật vũ khí của ngành kỹ thuật quân sự nước nhà.


Để bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí trang bị ở các đơn vị chiến đấu, ngành quân giới đã xây dựng quy tắc bảo quản vũ khí, phương tiện kỹ thuật và ban hành nhiều tài liệu hướng dẫn sử dụng vũ khí phổ biến cho các đơn vị; tổ chức ra các kíp lưu động đi theo đơn vị chiến đấu để sửa chữa kịp thời vũ khí hư hỏng.


Như vậy, từ năm 1945 đến năm 1950, vấn đề kỹ thuật quân sự đứng trước nhiệm vụ cấp bách nặng nề, vừa tổ chức xây dựng ngành kỹ thuật quân sự, vừa bảo đảm vũ khí cho cuộc chiến tranh nhân dân trong điều kiện vô cùng thiếu thốn.


Hệ thống tổ chức của ngành đã nhanh chóng được xây dựng từ Trung ương đến cơ sở, hình thành một mạng lưới cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí là chủ yếu, (cùng với một số cơ sở sửa chữa, lắp máy thông tin, sửa chữa ô tô, chế tạo quân cụ...) để đảm bảo cho các lực lượng vũ trang. Dựa vào sự ủng hộ to lớn của nhân dân để tạo nguồn tài chính, vật tư kỹ thuật, ngành quân giới đã chế tạo ra một số loại vũ khí cung cấp cho bộ đội chiến đấu.


Việc nghiên cứu chế tạo vũ khí và một số lĩnh vực kỹ thuật quân sự khác lúc đầu còn mò mẫm, sau được tổ chức ngày càng tốt hơn do đã thu hút được nhiều trí thức, nhà khoa học trong nước và Việt kiều về nước tham gia kháng chiến cùng với cán bộ, công nhân quân giới phát huy trí thông minh, sáng tạo, tự lực, tự cường. Nhờ vậy, chúng ta đã nghiên cứu thành công một số vũ khí tương đối hiện đại như badôca, SKZ... đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến, góp phần phát triển chiến thuật và nghệ thuật chiến dịch của quân đội.


Vũ khí do ta sản xuất đã đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh nhân dân, vừa bảo đảm cho du kích và bộ đội địa phương (vũ khí thô sơ, vũ khí cơ bản), vừa đáp ứng yêu cầu của bộ đội chủ lực, từ du kích chiến lên vận động chiến (như các loại súng, côi, badôca, SKZ...).


Nguồn vũ khí phương tiện kỹ thuật ta mua và thu của đich cũng góp phần quan trọng giải quyết yêu cầu trang bị vũ khí cho các lực lượng vũ trang, tạo điều kiện phát triển nhanh lực lượng chiến đấu.


Công tác huấn luyện kỹ thuật và bảo đảm kỹ thuật được triển khai một bước, nhất là vận dụng có hiệu quả các hình thức và phương pháp huấn luyện, đào tạo kết hợp giữa mở các lớp cấp tốc, ngắn hạn với hướng dẫn kèm cặp vừa làm vừa học.


Tuy nhiên, giải quyết vấn đề kỹ thuật quân sự trong những năm đầu kháng chiến cũng còn những khuyết điểm, hạn chế: các cơ sở tự chế tạo nhiều kiểu, loại vũ khí, nhưng chất lượng có loại không cao; một số cơ sở chọn mẫu vũ khí để chế tạo chưa phù hợp với khả năng và thiết bị, chưa có quy tắc chặt chẽ nên đã xảy ra mất an toàn, gây thương vong (từ 1945-1949 có tới 200 người chết trong quá trình nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm). Công tác bảo đảm kỹ thuật chưa được triển khai đồng bộ...


Tuy còn một số hạn chế, nhưng nhìn chung thời kỳ 1945- 1950, ngành kỹ thuật quân sự đã có bước phát triển nhanh chóng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo, tìm mọi cách bảo đảm vũ khí kỹ thuật cho lực lượng vũ trang. Sự nghiệp phát triển kỹ thuật quân sự được toàn dân tham gia phục vụ có hiệu quả trong những năm đầu kháng chiến.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #127 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2021, 09:27:31 am »

2. Chuyển hướng sản xuất, triệt để khai thác mọi nguồn vũ khí trang bị bảo đảm cho sự nghiệp kháng chiến đi tới thắng lợi (1950-1954)

Từ giữa năm 1950 và đặc biệt là từ sau khi chiến thắng Biên giới (tháng 9 năm 1950), ta bắt đầu nhận được sự chi viện của các nước anh em, chủ yếu là của Trung Quốc và Liên Xô. Hàng viện trợ chủ yếu là vũ khí, trang bị vật tư, máy móc (vũ khí viện trợ gồm: ĐKZ 75, badôca; cối 60, 81, 82; sơn pháo 75; lựu pháo 105; pháo phòng không 37; tiếu liên K50; súng trường; trọng liên...).


Nguồn viện trợ đã góp phần nâng cao chất lượng kỹ thuật quân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tiếp sau Đại đoàn 308, các đại đoàn chủ lực 304, 312, 316, 320, 325, Đại đoàn công pháo 351 và một số trung đoàn mạnh lần lượt được thành lập, được trang bị thống nhất và tương đối đủ vũ khí bộ binh. Một số đơn vị binh chủng như công binh, pháo binh, thông tin... cũng được tăng cường và phát triển.


Với lực lượng lớn mạnh, ta đã liên tiếp mở nhiều chiến dịch trên các chiến trường, phát triển chiến tranh du kích ở khắp nơi giành thắng lợi to lớn.

Tình hình đó đặt ra cho công tác kỹ thuật quân sự phải giải quyết những vấn đề phát triển mới so với mấy năm đầu kháng chiến trong vòng vây.

a) Chuyển hưởng sản xuất, bảo đảm kỹ thuật quân sự phục vụ kháng chiến

Về tổ chức hệ thống kỹ thuật:

Ngày 11 tháng 7 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 121/SL thành lập Tổng cục Cung cấp (sau này đổi tên là Tổng cục Hậu cần) thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh. Tổng cục Cung cấp có nhiệm vụ quản trị, trang bị, cấp dưỡng quân đội và sản xuất quốc phòng. Tổng cục Cung cấp gồm các cục Quân vụ, Quân nhu, Quân y, Vận tải, Quân giới và Phòng quân khí.


Do yêu cầu tác chiến phát triển, ta liên tiếp mở các chiến dịch và do có nguồn chi viện vũ khí, phương tiện kỹ thuật của các nước anh em nên tổ chức hệ thống kỹ thuật được chấn chỉnh một bước. Các cơ quan, cơ sở quân giới được củng cố, biên chế gọn, hợp lý, lề lối làm việc được cải tiến; đồng thời hệ thống quân khí được tổ chức. Cụ thể:

Cuối năm 1950, cơ quan Cục Quân giới chấn chỉnh tổ chức biên chế. Bộ máy cơ quan Cục từ 20 phòng, ban trực thuộc còn lại 7 phòng, ban. Nha Nghiên cứu kỹ thuật được chuyển thành Viện Nghiên cứu kỹ thuật. Cuối năm 1953, qua đợt chỉnh biên lần thứ hai, cơ quan Cục Quân giới còn 5 phòng, 1 ban trực thuộc. Viện Nghiên cứu kỹ thuật giải thể. Công tác nghiên cứu kỹ thuật được giao cho Phòng Quản lý sản xuất. Mục đích của việc chấn chỉnh tổ chức nhằm làm cho bộ máy chỉ huy điều hành gọn nhẹ, giảm bớt đầu mối, rút người đưa ra đơn vị chiến đấu và thực hành chỉ đạo cơ sở sản xuất.

Tháng 12 năm 1950, Phòng Quân khí được thành lập, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Cung cấp. Phòng có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận, dự trữ, quản lý, phân phối, hướng dẫn sử dụng vũ khí, đạn dược cho các đơn vị trong toàn quân. Ngay sau khi thành lập, Phòng Quân khí đã lên đường phục vụ các các chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung. Đến tháng 9 năm 1951, do yêu cầu phục vụ chiến đấu ngày càng lớn (quân số của Phòng lúc này có tới 570 người kể cả số quản lý ở các kho). Tổng cục Cung cấp quyết định chuyển Phòng thành Cục Quân khí. Sau một thời gian hoạt động, biên chế Cục Quân khí tăng lên 1.062 người, hệ thống tổ chức quân khí cũng từng bước được hình thành từ trên xuống dưới: ở đại đoàn có Ban quân khí, ở trung đoàn có Tiểu ban quân khí. Các tổ sửa chữa lưu động của Cục Quân giới được chuyển sang cho Cục Quân khí quản lý.


Chuyển hướng sản xuất vũ khí:

Do có nguồn vũ khí phương tiện kỹ thuật các nước anh em viện trợ, nguồn chiến lợi phẩm ngày càng dồi dào nên Đảng chủ trương chuyển hướng sản xuất vũ khí ở chiến trường phía Bắc. Quân giới tập trung sản xuất mìn, lựu đạn và bộc phá. Việc sản xuất đạn cối, đạn súng trường và súng badôca, SKZ giảm dần. Đến năm 1952 các xưởng phía Bắc ngừng sản xuất 9 loại vũ khí, trong đó có bom phóng, badôca, SKZ, các loại cối. Thay vào đó, việc sản xuất lựu đạn, mìn, bộc phá và các bộ phận thay thế súng pháo phục vụ cho sửa chữa được tăng cường. Đến năm 1954, các xưởng sản xuất được 400 bộ phận với hơn 50.000 sản phẩm. Đồng thời, việc sửa chữa pháo, cối cũng được tăng cường.


Tại các chiến trường phía Nam, quân giới vẫn tiếp tục đẩy mạnh sản xuấltcác loại vũ khí như những năm trước đây. Ở miền Đông và Tây Nam Bộ, các xưởng quân giới đều được tổ chức gọn nhẹ, dễ di chuyển để chống địch tăng cường đánh phá. Tại các xưởng này, ta đã chế tạo được súng và đạn SS (loại vũ khí không giật như SKZ). Ở Liên khu 5, các xưởng tăng cường sản xuất súng phóng bom và bom phóng, súng đạn SKZ, thủ pháo, bộc phá ống... với số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn trước: đồng thời còn cử nhiều cán bộ khá về chuyên môn kỹ thuật tới các đơn vị làm Trưởng ban quân khí mặt trận, tỉnh đội, trung đoàn để tổ chức việc chuẩn bị vũ khí đạn dược và hướng dẫn bộ đội sử dụng vũ khí.


Tạo nguồn vũ khí trang bị bằng thu của địch:

Thực hiện phương châm lấy vũ khí địch để đánh địch, "vừa đánh vừa vũ trang", quân và dân ta đã thu được của địch một lượng vũ khí rất lớn, chiếm 68% tổng số vũ khí mà quân và dân ta sử dụng trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt là trong cảc chiến dịch lớn, số vũ khí, trang bị của địch ta thu được càng nhiều:

Trong chiến dịch Biên giới, ta thu 642 tấn vũ khí: chiến dịch Điện Biên Phủ ta thu trên 1.000 tấn vũ khí.

Ở chiến trường Liên khu 5, năm 1951 trong trận diệt đồn Kon Plong, ta thu 20 tấn vũ khí, đủ trang bị cho 4 đại đội. Trong trận An Khê (1952), ta thu 100 tấn, có cả pháo phòng không 88mm, đại bác 155mm và nhiều súng liên thanh các cỡ. Số vũ khí này đủ trang bị cho 4 tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn trợ chiến...

Tính từ 1950 đến 1954 ta thu được của địch 319.359 khẩu súng bộ binh và hàng trăm khẩu pháo các loại. Số vũ khí đó đủ trang bị cho hàng chục trung đoàn.


Tranh thủ nguồn viện trợ vũ khí của các nước anh em: Từ sau chiến thắng Biên giới, ta có điều kiện tiếp nhận viện trợ vũ khí của các nước anh em với số lượng ngày càng tăng, năm 1950 là 1.018 tấn, năm 1954 là 6.164 tấn1 (Hồ sơ số 674, Phông Viện trợ quốc tế, Lưu trữ Tổng cục Hậu cần, tr.139). Tính chung, nguồn vũ khí viện trợ chiếm khoảng 22% tổng số vũ khí mà quân dân ta sử dụng.

Nhờ có nguồn vũ khí viện trợ, từ năm 1951 ở chiến trường miền Bắc. vũ khí chiến lợi phẩm (trừ các loại pháo) của các đơn vị chủ lực dần dần được chuyển sang trang bị cho bộ đội địa phương và dân quân du kích. Riêng Đại đoàn 320, chủ yếu chiến đấu ở vùng địch hậu nên vẫn trang bị bằng vũ khí chiến lợi phẩm để tiện việc bổ sung trong chiến đấu.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #128 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2021, 09:28:58 am »

b) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và huấn luyên kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu chiến đấu góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến tới thắng lợi

Do có sự viện trợ vũ khí của các nước và yêu cầu ngày càng cao của tác chiến nên công tác nghiên cứu và huấn luyện kỹ thuật cũng đòi hỏi phải được đẩy mạnh.

Để giải quyết khó khăn về nguyên liệu, nhất là gang thép, hóa chất, bảo đảm tiếp tục sản xuất mìn, lựu đạn và phụ tùng, từ năm 1951 đến 1953, Viện Nghiên cứu kỹ thuật và một số cơ sở đã nghiên cứu sản xuất gang, thép và hóa chất. Quân giới Liên khu 3 nghiên cứu sản xuất gang bằng lò cao ở Như Xuân (Thanh Hóa). Năm 1952, tại đây ta đã sản xuất được 200 tấn gang cung cấp kịp thời cho các xưởng ở Liên khu 4 trở vào; Viện Nghiên cứu kỹ thuật nghiên cứu luyện thép ở Bản Thi và công nghệ điều chế hóa chất để chế tạo thuốc nổ.


Trọng điểm nghiên cứu kỹ thuật giai đoạn này là nghiên cứu khai thác, sử dụng, bảo quản vũ khí và nghiên cứu thiết kế, chế tạo các bộ phận, chi tiết thay thế phục vụ cho sửa chữa súng pháo. Cục Quân giới và Cục Quân khí đã tổ chức biên soạn nhiều tài liệu hướng dẫn sử dụng, tìm hiểu nguyên lý cấu tạo, cách bảo quản, sửa chữa các loai vũ khí trang bị và tổ chức nhiều kíp cán bộ tới các đơn vị để hướng dẫn thực hiện, đặc biệt là các đơn vị pháo mặt đất và pháo phòng không. Kết quả nghiên cứu đã được đưa vào sản xuất hàng trăm loại chi tiết, bộ phận thay thế với hàng chục ngàn sản phẩm, kịp thời cung cấp cho các đơn vị và cơ sở, đáp ứng yêu cầu bảo đảm kỹ thuật cho chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.


Từ năm 1951 đến 1954, ngành kỹ thuật đã tổ chức 22 lớp huấn luyện về kỹ thuật nghiệp vụ cho 1.427 cán bộ công nhân viên kỹ thuật. Mỗi lớp huấn luyện từ một đến ba tháng. Đối tượng huấn luyện chủ yếu là cán bộ, công nhân kỹ thuật các xưởng, công nhân viên quân khí ở cơ sở và một số trợ lý quân khí trung đoàn. Ngoài đào tạo huấn luyện trong nước, ta còn cử cán bộ đi học tập ở nước ngoài để tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, nắm vững nguyên lý cấu tạo, sử dụng, bảo quản sửa chữa tốt các loại vũ khí được viện trợ.


Như vậy, ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta đã rất quan tâm đến vấn đề bảo đảm vũ khí, phương tiện kỹ thuật cho lực lượng vũ trang. Chủ trương của Đảng là tự sản xuất, lấy vũ khí của địch, tổ chức mua sắm... Thời gian đầu, trang bị của ta chủ yếu là vũ khí thô sơ. Với tinh thần "ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm...", quân và dân ta nhất tề đứng lên đánh giặc. Phát huy trí thông minh, sáng tạo và sức mạnh của toàn dân, ta đã từng bước phát triển công tác sản xuất vũ khí và nghiên cứu kỹ thuật bảo đảm cho quân và dân ta thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ của Đảng.


Việc triển khai các tổ chức kỹ thuật quân sự sớm được thực hiện. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, các tổ chức cơ quan quân giới ở trung ương, ở địa phương và hệ thống các xưởng vũ khí ở khắp nơi trong cả nước nhanh chóng được thành lập. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm vũ khí, bảo đảm kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang.


Tiếp sau đó, Tổng cục Cung cấp được thành lập đã thống nhất lãnh đạo, chỉ huy Cục Quân giới, Cục Quân khí cùng các cục chuyên ngành khác làm tốt chức năng sản xuất, sửa chữa, bảo quản, cấp phát, vận chuyển vũ khí trang bị, phục vụ đắc lực cho các lực lượng vũ trang chiến đấu và chiến thắng.


Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện mỗi giai đoạn, hoạt động kỹ thuật quân sự có hướng phát triển thích ứng. Những năm đầu kháng chiến (1946-1950), sức mạnh toàn dân được phát huy triệt để cho sự phát triển vũ khí, trang bị nhằm đáp ứng cho chiến tranh du kích. Nhiều hình thức động viên sức người, sức của trong nhân dân được phát động như tổ chức "Quỷ độc lập". "Tuần lễ vàng", "Quỹ đảm phụ quốc phòng",... để xây dựng cơ sơ vật chất cho hoạt động kỹ thuật quân sự. Do vậy, mặc dù phải chiến đấu trong vòng vây của kẻ thù, các lực lượng vũ trang vẫn có vũ khí và sử dụng vũ khí một cách sáng tạo, có hiệu quả, từng bước đánh bại chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của địch, từng bước giành được thế chủ động chiến lược.


Sau năm 1950, ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của các nước anh em, nhờ đó, tiềm lực kỹ thuật quân sự phát triển nhanh chóng, tạo nên bước chuyển biến mới về chất trong sự phát triển vũ khí, trang bị kỹ thuật. Đồng thời, ta đã điều chỉnh hoạt động kỹ thuật quân sự phù hợp với tình hình mới. phát huy được tác dụng của vũ khí, trang bị kỹ thuật được viện trợ.


Công tác nghiên cứu kỹ thuật quân sự luôn được chú trọng. Ta đã tiếp cận được với tri thức khoa học kỹ thuật của thời đại và đã có những vận dụng sáng tạo phù hợp với đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Ta đã chế tạo thành công một số loại vũ khí tương đối hiện đại (súng đạn badôca, SKZ, AT, SS...) đáp ứng yêu cầu cấp thiết của kháng chiến.


Trong suốt cuộc kháng chiến, ta vừa chú ý sản xuất vũ khí cơ bản, thô sơ cung cấp cho bộ đội và dân quân du kích, vừa cố gắng chế tạo vũ khí tương đối hiện đại cung cấp cho bộ đội chủ lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển chiến thuật...


Công tác huấn luyện kỹ thuật quân sự đã góp phần xây dựng, đào tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân ngay trong chiến tranh, đồng thời đẩy mạnh sản xuất, sửa chữa bảo quản, khai thác sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật.


Việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật quân sự cũng đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.

Tuy đã đạt được những kết quả đáng kể, song bên cạnh đó cùng còn những hạn chế như: một số vũ khí do ta chế tạo chưa phù hợp với khả năng công nghệ, thiết bị, vật liệu... gây lãng phí, chất lượng còn thấp, ảnh hưởng tới kết quả chiến đấu: sự điều chỉnh tổ chức, biên chế ngành kỹ thuật quân sự những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến tiến hành quá nhanh, chưa chú ý đầy đủ tới việc giải quyết mối quan hệ giữa tự lực, tự cường và viện trợ của nước ngoài; việc giải thể Viện Nghiên cứu kỹ thuật quân sự (năm 1953), cũng như việc đình chỉ sản xuất một số loại vũ khí và một số loại nguyên vật liệu... làm cho công tác nghiên cứu kỹ thuật quân sự bị gián đoạn...


Mặc dù có một số thiếu sót, nhưng những phương hướng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đề ra cho công tác kỹ thuật quân sự đã được thực tiễn lịch sử 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp chứng minh là chính xác, sáng tạo. Công tác kỹ thuật quân sự đã đạt được những thành tựu to lớn, tạo cơ sở cho việc xây dựng ngành kỹ thuật quân sự trong những giai đoạn sau.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #129 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2021, 07:04:26 am »

II- VẤN ĐỀ KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ (1954 - 1975)

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân ta lại bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, công tác bảo đảm vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ; đồng thời bảo đảm cho quân và dân ta ở miền Nam "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào".


Vấn đề bảo đảm vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự cho lực lượng vũ trang diễn ra trong điều kiện mới của lịch sử:

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hoà bình, công lý trên toàn thế giới, đặc biệt là sự chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Nhờ có sự chi viện đó, ta có được một khối lượng lớn vũ khí, trang bị và phương tiện chiến tranh hiện đại.

- Miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp quốc phòng. Nhưng do xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nên nền công nghiệp của đất nước nói chung còn nhiều mặt hạn chế.

- Trải qua 9 năm kháng chiến chống Pháp, quân đội ta đã lớn mạnh, ta thu được một khối lượng lớn vũ khí, trang bị của địch, có thêm kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề kỹ thuật quân sự; hệ thống tổ chức các ngành kỹ thuật đã được hình thành, các cơ sở vật chất kỹ thuật để tự sản xuất một số vũ khí thông thường được xây dựng... Nhưng trang bị vũ khí còn thiếu thống nhất, nền nếp quản lý, chỉ huy ở mỗi đơn vị còn khác nhau; trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật còn thấp...

- Kẻ thù của chúng ta là đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế và quân sự đứng hàng đầu các nước đế quốc. Với sức mạnh của vũ khí, trang bị và trình độ khoa học công nghệ cao, đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam và cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc nước ta với quy mô lớn và hết sức ác liệt.


Tình hình trên đây tác động trực tiếp đến các mặt hoạt động trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta, trong đó có Vấn đề bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM