Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:59:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự  (Đọc 6968 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 01:38:00 pm »

Tên sách: Lịch sử Quân sự
Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
Năm xuất bản: 2003
Số hoá: ptlinh, quansuvn



Chỉ đạo nội dung:
   Đại tá, PGS, TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG

Biên soạn:
   - Đại tá, PGS, TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG
   - Đại tá, TS. LÊ ĐÌNH SỸ
   - Thiếu tướng, GS. BÙI PHAN KỲ
   - Đại tá, PGS. TRẦN BƯỞI
   - Đại tá, PGS, TS. NGUYỄN ĐÌNH SẮC
   - Đại tá, PGS, TS. LÊ VĂN QUANG
   - Đại tá, TS. PHẠM VĂN THẠCH
   - Đại tá, TS. NGUYỄN MẠNH HÀ
   - Thượng tá, TS. HỒ KHANG
   - Thượng tá, TS. DƯƠNG ĐÌNH LẬP
   - Thượng tá, TS. NGUYỄN MINH ĐỨC
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 01:38:47 pm »

LỜI NÓI ĐẦU


Viện Lịch sử quân sự Việt Nam là cơ quan khoa học đầu ngành về lịch sử quân sự của Quân đội và là trung tâm lịch sử quân sự của Nhà nước. Từ năm 1994, Viện được Thủ tướng Chính phủ giao cho nhiệm vụ đào tạo sau đại học, chuyên ngành "Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự".


Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện Quy chế đào tạo sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chấp hành chỉ thị 577/1998 CT-QP ngày 9 tháng 5 năm Ĩ998 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn, hoàn thiện hệ thống tài liệu huấn luyện, giáo trình, giáo khoa, điều lệnh và điều lệ trong toàn quân, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã triển khai biên soạn tài liệu: "Lịch sử quân sự" dùng cho nghiên cứu sinh chuyên ngành Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự. Sau một thời gian tổ chức thực hiện, đến nay, tài liệu đã hoàn thành.

Tài liệu gồm hai phần:

Phần một, giới thiệu một cách khái quát một số nội dung thuộc Lịch sử quân sự, quá trình chống ngoại xâm của dân tộc ta và những vấn đề nổi bật về chiến tranh và nghệ thuật quân sự trong gần suốt chiều dài lịch sử đất nước (từ thế kỷ III Trước công nguyên đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, 1975).

Phần hai là một số chuyên đề tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh nắm được những vấn đề cốt lõi về quan điểm tư tưởng, phương pháp nghiên cứu và một số nội dung chuyên sâu của chuyên ngành Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự.


Tài liệu được biên soạn, trận cơ sơ kết qụả nghiên cứu và tổng kết các mặt thuộc lĩnh vực lịch vực quận sự trong những năm gần đây, trong đó có một số đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ.


Mặc du tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, biên soạn, song do yêu cầu của công tác đào tạo sau đại học ngày càng cao, trình độ người viết có hạn nên chắc, chắn tài liệu không tránh khỏi khiếm khuyết. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoạ học và đông đảo bạn đọc để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn.


Nhân dip cuốn sách được xuất bản, chúng tội xin chân thành cảm ơn Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tạo điều kiện để cuốn sách sớm ra mắt bạn đọc.

VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 01:40:46 pm »

Phần một
LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM


KHỞI NGHĨA, CHIẾN TRANH VÀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ
TRONG LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA DÂN TỘC
(TỪ THẾ KỶ III TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ XVIII)


Lịch sử quân sự Việt Xam thời cổ - trung đại có nội dung rất phong phú, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực hoạt động quân sự. Nghiên cứu lịch sử khởi nghĩa, chiến tranh và nghệ thuật quân sự giai đoạn này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, nhằm dựng lại các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh, tìm hiểu các quy luật của lịch sử quân sự và tài thao lược của ông cha thuở trước, rút ra những bài học thành công và thất bại trong tiến trình lịch sử đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ tự do và độc lập dân tộc. Đó là một nhiệm vụ rất lớn của sử học quân sự nước ta. Dưới đây xin nêu một số đặc điểm khởi nghĩa, chiến tranh và nghệ thuật quân sự trong giai đoạn từ thế kỷ III trước công nguyên (TrCN) đến thế kỷ XVIII, với mục đích gợi mở để chúng ta cùng nghiên cứu lịch sử quân sự giai đoạn này.


I- KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỶ III TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ XVIII

1. Khái quát tiến trình lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh

Việt Nam là một quốc gia phát triển sớm và có lịch sử lâu đời. Trong lịch sử Việt Nam, lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm được biểu hiện đậm nét và oanh liệt nhất.

Nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên ở nước ta. Nước Văn Lang ra đời với một nền kinh tế phong phú, một tổ chức chính trị, xã hội đã phát triển và một nền văn hoá khá cao. Nền văn minh Văn Lang, còn gọi là văn minh sông Hồng mà đỉnh cao văn hóa Đông Sơn nổi tiếng là niềm tự hào của dân tộc ta. Nhưng vừa mới dựng nước thì nhân dân ta đã phải liên tiếp đương đầu với nhiều mối đe dọa dồn dập từ bên ngoài. Truyền thuyết dân gian đã kể lại cuộc chiến đấu chống nhiều thứ "giặc", như giặc "Man", giặc "Mũi đỏ", giặc "Đá", giặc "Ân"... Từ thời các vua Hùng, nhân dân ta đã phải nhiều lần đứng dậy chống ngoại xâm. Truyền thuyết về cậu bé làng Phù Đổng vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân, là câu chuyện đánh giặc giữ nước đượm màu thần thoại, nhưng có cái cốt lõi lịch sử của nó. Cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III TrCN) mà sử sách đã ghi lại được coi là cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên giữa dân tộc ta với thế lực bành trướng Đại Hán, lúc ấy kẻ đại diện là thế lực phong kiến Tần Thủy Hoàng, một đế chế lớn mạnh và tàn bạo nhất. Đó cũng là cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ (từ 214 đến 208 TrCN) mà sử sách đã ghi lại được coi là cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên giữa dân tộc ta với thế lực bành trướng Đại Hán, lúc ấy kẻ đại diện là thế lực phong kiến Tần Thủy Hoàng, một đế chế lớn mạnh và tàn bạo nhất. Đó cũng là cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ (từ 214 đến 208 TrCN) của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của vua Hùng và Thục Phán.


Sử chép rằng, thế kỷ III TrCN, đế chế Tần huy động 50 vạn quân chinh phục các khu vực phía Nam sông Dương Tử. Hàng vạn quân Tần vượt biên giới tràn vào lãnh thổ Văn Lang. Trước sức mạnh của giặc người Việt  trốn vào rừng, ngày ẩn đêm hiện, tiến hành cuộc chiến tranh du kích rộng lớn; "họ cùng nhau cử người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần" (Hoài Nam tử). Sau hơn mười năm chiến đấu, quân Tần bị giết chết, "thây phơi đầy nội, máu chảy đầy sông". Chủ tướng giặc là Đồ Thư bỏ mạng. Quân xâm lược của Tần Thuỷ Hoàng thất bại. Kháng chiến chống Tần là cuộc kháng chiến của một nước nhỏ chống lại một đế chế lớn mạnh, là cuộc chiến tranh kiên cường, thể hiện tài trí và khả năng đánh giặc của tổ tiên ta buổi đầu lịch sử.


Sau kháng chiến chống Tầu là cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo chống chiến tranh xâm lược của Triệu Đà từ 184 đến 179 TrCN. Đánh tan quân Tần, Thục Phán thay thế Hùng Vương, tự xưng là An Dương Vương, đổi tên nước là Âu Lạc, xây dựng thành Cổ Loa, chế nỏ Liên Châu để chống xâm lược. Thời kỳ này, ở phía Nam Trung Quốc xuất hiện một vương quốc mới gọi là Nam Việt, có kinh đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu) và vua là Triệu Đà đã nhiều lần đem quân xâm lược Âu Lạc, nhưng đều bị thất bại, bởi lúc đó nước Âu Lạc là một quốc gia văn minh, có quân đông, vũ khí tốt, có thành Cổ Loa kiên cố, mặt khác An Dương Vương lại có nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, v.v... Nhưng sau đó, Triệu Đà dùng kế gian, cho con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn công chua Mỵ Châu, xin ở rể tại thành Cổ Loa để dò xét tình hình và lung lạc tinh thần chiến đấu của vua tôi nước Âu Lạc. An Dương Vương mất cảnh giác, mắc mưu giặc để đất nước bị thôn tính.


Từ đấy, trong hơn một nghìn năm (từ 179 TrCN đến 938), nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phướng Bắc từ nhà Triệu, nhà Hán... đến nhà Tùy, nhà Đường đô hộ. Sử nước ta gọi đó là giai đoạn Bắc thuộc. Đây là một  thời kỳ thử thách hết sức nguy hiểm đối với sức sống của dân tộc ta.


Kẻ thù vơ vét, bóc lột nhân dân ta và mưu toan đồng hoá dân tộc ta. Chúng chia nước ta thành quận, huyện, và sáp nhập vào lãnh thổ nước họ. Chúng vơ vét của cải, bắt thợ thủ công, phá trống đồng, huỷ hoại di sản văn hoá dân tộc, buộc dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán, theo pháp luật và lễ giáo phong kiến phương Bắc. Dưới ách đô hộ tàn bạo và thâm độc của kẻ thù, nhân dân ta cực khổ, điêu đứng trăm bề. Không những cuộc sống của con người bị chà đạp mà đất nước ta có thể bị xoá bỏ vĩnh viễn và dân tộc ta, Tổ quốc ta đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.


Nhưng cũng chính trong thời gian mất nước kéo dài ấy, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần bất khuất, kiên cường và bển bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn, phát huy tinh hoa của nền vàn hoá lâu đời và quyết tâm giành lại bằng được nền độc lập tự chủ.


Thuở ấy, nhân dân ta mất nước nhưng không mất làng. Bám vào làng xã, đoàn kết đùm bọc lấy nhau, người Việt đã đấu tranh có hiệu quả chống lại chính sách nô dịch và đồng hoá của người Hán. Trong làng xã, nhân dân vẫn giữ được cốt cách làm ăn và phong tục tập quán riêng; không chỉ bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống, mà còn tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá ngoại nhập phù hợp với cuộc sống của mình và liên kết nhau trong cuộc đấu tranh giành lại đất nước. Tiếng Việt và vốn văn hoá - nghệ thuật gây dựng từ thời dựng nước vẫn được bảo tồn. Chính quyền đô hộ không can thiệp được vào cuộc sống của các làng xã. Dựa vào làng xã, nhân dân ta duy trì và phát triển sản xuất. Nhờ vậy, nền kinh tế - xã hội nước ta vẫn có những bước phát triển. Những thành quà đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá làm tăng thêm sức mạnh của dân tộc trong cuộc chiến đấu đánh đổ ngoại bang, giành lại chủ quyền dân tộc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 01:41:31 pm »

Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị cùng bà Triệu Thị Trinh tiêu biểu cho khí phách dân tộc, cho ý chí quật cường, quyết tâm đánh giặc "giành lại giang san, cởi ách nô lệ". Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (mùa Xuân năm 40) và tiếp đó là cuộc kháng chiến giữ nước (năm 42 - 44) do Hai Bà lãnh đạo cùng với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248) là bước phát triển mới của tinh thần dân tộc, mở đường cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong cả ngàn năm Bắc thuộc.


Khởi nghĩa Lý Bí thành công dẫn đến sự thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập (544), kháng chiến chống Lương (545 - 550), chống Tuỳ (602) cùng với các cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ nhà Đường như khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), của Mai Thúc Loan (722), của Phùng Hưng (766 - 791), của Dương Thanh (819 - 820) và cuộc nổi dậy khôi phục chính quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905) là những sự kiện lịch sử quân sự tiêu biểu trong tiến trình đấu tranh chống Bắc thuộc và chống đồng hoá của nhân dân ta. Hai cuộc kháng chiến chống Nam Hán các năm 931 và 938 do Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền lãnh đạo đã khẳng định quyết tâm giành và giữ nền độc lập tự chủ của cả dân tộc. Cuối năm 938, vua Nam Hán sai con là Hoằng Thao đem quân thủy sang cướp nước ta, và tự hắn đem quân đóng ở gần biên giới để sẵn sàng tiếp ứng. Nhưng đoàn thuyền giặc  vừa mới vượt biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng đã bị quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền chặn đứng và tiêu diệt đại bộ phận. Chủ tướng giặc bỏ mạng, Vua Nam Hán phải bãi binh. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đánh tan giặc Nam Hán là cột mốc lớn kết thúc giai đoạn mất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới của lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam.


Như vậy, kể từ khi kháng chiến chống Triệu bị thất bại cuối đời An Dương Vương (năm 179 TrCN) đến chiến thắng Bạch Đằng lịch sử (năm 938), thời Bắc thuộc kéo dài 1117 năm. Một dân tộc bị đô hộ trên mười thế kỷ quả là một thảm họa khủng khiếp. Tuy nhiên, đối với lịch sử Việt Nam, trong đêm trường bị đô hộ đó, không chỉ có Bắc thuộc mà còn có cả chống Bắc thuộc, không chỉ có Hán hóa mà còn cả chống Hán hóa. Trong hơn mười thế kỷ, biết bao cuộc khởi nghĩa dân tộc, chiến tranh giải phóng và chiến tranh tự vệ đã bùng nổ, được tổ chức lúc thành công lúc thất bại, có khi giành được độc lập và giữ chính quyền trong một thời gian... Nhưng nhìn chung phong trào dân tộc ngày càng phát triển từng bước nâng cao ý thức độc lập tự chủ, xây đắp nên những truyền thống đấu tranh thể hiện sức sống trường tồn của dân tộc ta trong cuộc trường chinh vì nền độc lập tự chủ.


Đất nước được độc lập, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Nhà nước tập quyền đã được xây dựng nhưng các thế lực địa phương vẫn có xu hướng cát cứ. Ngô Quyền mất, xu hướng đó trỗi dậy gây loạn "Mười hai sứ quân" tranh quyền lãnh đạo. Được nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh nhanh chóng dẹp yên loạn các sứ quân, khôi phục sự thống nhất đất nước.


Nhà Đinh đóng đô ở Hoa Lư, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Từ đó, trải qua các triều Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ1 (Triều Ngô (939-965), triều Đinh (968-979), triều Tiền Lê (980-1009), triều Lý (1010-1225), triều Trần (1225-1400), triều Hồ (1400-1407), triều Lê Sơ (1428-1527)) (thế kỷ X đến thế kỷ XV), quốc gia thống nhất ngày càng được củng cố và từ thời Lý, công cuộc xây dựng đất nước được tiến hành trên quy mô lớn. Nước Đại Việt thời Lý, Trần Lê Sơ, với kinh đô Thăng Long, là một quốc gia thịnh vượng ở châu Á. Đây là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của đất nước, được lịch sử mệnh danh là Kỷ nguyên văn minh Đại Việt.


Đất nước độc lập đang vươn lên xây dựng một quốc gia ngày càng có uy tín trong vùng, thì ở phương Bắc xuất hiện những thế lực bành trướng, xâm lược lớn mạnh và nạn ngoại xâm vẫn thường xuyên đe dọa. Vừa dựng nước vừa giữ nước là hai mặt không thể tách rời trong lịch sử Việt Nam.


Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, không có thế kỷ nào dân tộc ta không phải chống ngoại xâm, thậm chí có thế kỷ đến hai - ba  lần hay hàng chục năm phải liên tục đứng lên kháng chiến chống xâm lược. Trong năm thế kỷ phục hưng đất nước, quân và dân Đại Việt đã phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh giữ nước và một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc với bao võ công hiển hách.


Mùa Xuân năm 981, hai đạo quân thuỷ bộ nhà Tống cùng tiến đánh nước ta. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn - vị tướng tổng chỉ huy quân đội, được triều đình tôn lên làm vua tổ chức cuộc kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân và dân ta đã từng bước chặn đánh quân xâm lược Tống ở Hoa Bộ, Đồ Lỗ, ở Lục Giang, rồi sau đó đánh tan cả hai đạo quân giặc ở sông Bạch Đằng và Tây Kết.


Cuộc xâm lăng lần thứ nhất bị đánh bại, nhưng vua tôi nhà Tống vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược. Giữa thế kỷ XI, chúng lại ráo riết chuẩn bị cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai. Với một lực lượng quốc phòng - quân sự lớn mạnh, thực hiện chủ trương chiến lược "tiên phát chế nhân" (đánh trước để chế ngự đối phương) của Lý Thường Kiệt, quân nhà Lý mở cuộc tiến công bất ngờ đánh sang đất Tống nhằm tiêu diệt các căn cứ xâm lược của quân thù. Tiếp đó, bằng chiến tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu), quân và dân ta đã chặn đứng 30 vạn quân Tống khi chúng tiến sang xâm lược. Cuối mùa Xuân năm 1077, quân ta mở cuộc phản công lớn, đánh úp vào doanh trại địch ở bờ bắc bến Như Nguyệt, tiêu diệt đến năm, sáu phần mười đạo quân Tống. Với trận quyết chiến chiến lược Như Nguyệt, quân ta đã đánh tan quân Tống, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng. Từ đó, nhà Tống tuy còn tồn tại trên 200 năm nữa, những không dám xâm phạm nước ta.


Sang thế kỷ XIII, dân tộc ta phải đương đầu với nạn xâm lăng cực kỳ nguy hiểm của đế quốc Mông - Nguyên, một đế quốc lớn và hung hãn nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Những đoàn kỵ binh khét tiếng của vua chúa Mông - Nguyên làm mưa, làm gió trên các lục địa Á, Âu, làm chủ một đế quốc mênh mông nằm vắt ngang từ bờ biển Thái Bình Dương ở phía Đông sang đến bờ biển Hắc Hải ở phía Tây.


Trong vòng 30 năm (1258 - 1288), quân xâm lược Mông - Nguyên ba lần kéo sang định làm cở nước ta. Một tướng giặc ngạo mạn tuyên bố rằng: "càng bọ ngựa mà dám chống xe, liệu sẽ ra sao!". Hắn đe dọa: "Trong khoảng chốc lát, núi sông sẽ thành đất bằng, vua tôi (các ngươi) sẽ thành cỏ mục!"...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 01:42:14 pm »

Dưới sự lãnh đạo của triều đình nhà Trần, của các vua Trần và nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn, cả nước Đại Việt đứng lên, vua tôi đồng tâm, trên dưới một lòng, sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh gian khổ, quyết chiến quyết thắng, cả ba lần xâm lược của đế quốc Mông - Nguyên với tổng số quân viễn chinh huy động đến trên một triệu, đều bị thất bại. Nhiều tướng giặc lừng danh trên các chiến trường Á, Âu đà bị tiêu diệt. Những chiến thắng lẫy lừng ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội) trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258), ở Hàm Tử, Tây Kết (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Tây), Thăng Long (Hà Nội), Vạn Kiếp (Hải Dương) trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và đặc biệt là đại thắng Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288), càn mãi mãi âm vang, lưu truyền trong sử sách niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.



Sau ba lần thất bại nặng nề, ý chí xâm lược của đế quốc Mông - Nguyên bị đè bẹp. Hốt Tất Liệt, tên vua hiếu chiến của nhà Nguyên phải ngậm ngùi thừa nhận: "việc Nam chinh như ngứa ngáy trong tim ta", nhưng không dám mạo hiểm tiến hành thêm cuộc chiến tranh nữa. Một sứ giả nhà Nguyên tên là Trần Phu đến Thăng Long khi đang trong khí thế bừng bừng chiến thắng, đã đau xót nói lên nỗi kinh hoàng, lo lắng trong những câu thơ: "Bóng loè gươm sắt lòng thêm đắng, nghe tiếng trống đồng tóc đốm hoa”.


Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta hồi thế kỷ XIII chẳng những giữ vững được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn sự bành trướng của đế quốc Mông - Nguyên xuống vùng Đông Nam Á và có tác dụng thúc đẩy phong trào đấu tranh của các dân tộc ở châu Á thời bây giờ.


Đầu thế kỷ XV, dân tộc ta lại phải đối phó với một kẻ thù mới. Đó là nhà Minh, một triều đại phong kiến lớn mạnh đang lúc cường thịnh và có xu hướng bành trướng xâm lược. Cuối năm 1406, hàng chục vạn quân Minh ồ ạt vượt biên giới đánh chiếm nước ta. Lúc đó, triều Hồ vừa mới lên thay thế triều Trần. Vì không đoàn kết được toàn dân, không thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân chống xâm lược, cuộc kháng chiến do Hồ Quý Ly lãnh đạo đã thất bại nhanh chóng. Nhà Minh đặt ách đô hộ, nhưng không khuất phục nổi ý chí của dân tộc ta. Phong trào yêu nước phát triển rộng khắp và dần dần quy tụ vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo.


Cuộc khởi nghĩa nổ ra ban đầu như một đốm lửa ở miền núi rừng Lam Sơn, Thanh Hoá vào mùa Xuân năm 1418. Nghĩa quân lúc đó "cơm ăn thì sớm tối không được hai bữa, áo mặc thì đông hè chỉ có một manh, quân lính chỉ độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không" (Nguyễn Trãi). Đội nghĩa quân Lam Sơn có khi bị tổn thất nặng nề, chỉ còn hơn một trăm người. Nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, với tinh thần chiến đấu dũng cảm, bền bỉ, mưu trí và được sự đùm bọc của nhân dân, nghĩa quân đã vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu, từng bước trưởng thành, đi đến đâu cũng "chật đất người theo" và "càng đánh càng thắng...", "như phá vật nát, như bẻ cành khô".

Cuộc khởi nghĩa phát triển theo ba giai đoạn lớn:

- Giai đoạn tụ nghĩa và hoạt động du kích ở núi rừng Thanh Hoá (1418 - 1424);

- Giai đoạn chuyển hướng chiến lược xây dựng căn cứ địa từ Thanh Hoá đến Thuận Hoá (1424 - 1426);

- Giai đoạn phát triển tiến công ra phía Bắc, mở rộng hoạt động trong cả nước, thực hành tiến công, phản công tiêu diệt địch trên phạm vi toàn quốc (1426 - 1427). Cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng quy mô cả nước.


Sau mười năm chiến đấu gian khổ và anh dũng, cuộc chiến tranh yêu nước giành được thắng lợi oanh liệt và kết thúc bằng trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng - Xương Giang nổi tiếng cuối năm 1427 tiêu diệt 10 vạn viện binh địch. Sau chiến công vĩ đại này, tướng giặc Vương Thông và 10 vạn quân đang bị vây hãm trong các thành buộc phải xin hàng và thực hiện lời thề Đông Quan, rút quân về nước.


Mùa Xuân năm 1428, đất nước dạt dào trong niềm vui chiến thắng. Bình Ngô đại cáo được công bố như khúc ca khải hoàn vang động núi sông. Triều đại Lê Sơ được thiết lập (1428 - 1527).


Trong năm thế kỷ (X đến XV) mà hai lần phá Tống, ba lần bình Nguyên, hai mươi năm diệt Minh; đấy là những chặng đường quan trọng của lịch sử chiến tranh với biết bao võ công hiển hách trong lịch sử quân sự nước ta.


Đất nước ta sạch bóng quân xâm lược trong nhiều thế kỷ (từ XV đến XVIII). Tuy nhiên, các phe phái phong kiến thống trị trong các thế kỷ này đã giành giật, xâu xé nhau làm cho đất nước đắm chìm trong nội chiến, nhân dân cực khổ và tình trạng chia cắt đất nước diễn ra. Ngọn lửa chiến tranh nông dân bắt đầu dấy lên ở "Đàng Ngoài" đầu thế kỷ XVIII, đã nhanh chóng lan rộng khắp nước và đạt đến đỉnh cao chưa từng thấy với phong trào nông dân Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra vào mùa Xuân năm 1771 và đã phát triển như vũ bão, lần lượt đánh đổ ách thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động nhà Nguyễn, nhà Trịnh và vua Lê, xoá bờ ranh giới sông Gianh chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự thống nhất quốc gia.


Nhân lúc trong nước ta nội bộ không ổn định và thừa cơ bọn phong kiến phản động cầu cứu, các thế lực xâm lược ở phía Tây Nam và phía Bắc đưa quân sang chiếm nước ta. Năm 1784, 5 vạn quân Xiêm đánh vào Gia Định (Nam Bộ); năm 1788, 29 vạn quân Mãn Thanh vượt biên giới đánh chiếm Thăng Long.


Dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung, quân ta đã tổ chức những cuộc hành quân thần tốc vào Nam, ra Bắc lần lượt đánh tan quân giặc. Đầu năm 1785, bằng trận Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang), quân Tây Sơn, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ đã tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm. Từ đó, quân Xiêm "sợ quân Tây Sơn như sợ cọp", không dám trở lại đánh ta nữa. Và bằng cuộc tiến công chiến lược đầu Xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long. Lịch sử dân tộc lại ghi thêm một chiến công bất diệt: chiến thắng Ngọc Hồi - Đông Đa.


Nhờ sự kết hợp sức mạnh vùng lên của quần chúng nông dân với truyền thống yêu nước, ý chí độc lập của dân tộc, phong trào Tây Sơn đã lập nên sự nghiệp vẻ vang: đánh thắng thù trong, giặc ngoài, đặt cơ sở khôi phục quốc gia thống nhất, mở ra triều đại mới tiến bộ: triều Tây Sơn (1789- 1802).


Như vậy, thế kỷ XVIII, quân dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến thành công, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Sau cuộc kháng chiến chống Thanh năm 1789, về cơ bản họa xâm lược của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã chấm dứt. Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam bước sang trang mới; đó là những trang sử chống lại cuộc xâm lược của đế quốc tư bản phương Tây.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2021, 04:12:33 pm »

2. Một số đặc điểm của khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc từ thế kỷ III TrCN đến thế kỷ XVIII

a) Trong tiến trình lịch sử, nạn ngoại xâm là mối đe dọa thường xuyên và nguy hiểm nhất đối với sự sống còn của dân tộc; vì thế, khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm đã diễn ra hầu như liên tục, dựng nước luôn gắn liền với giữ nước

Nước ta có tài nguyên phong phú, lại ở vào vị trí địa lý quan trọng của vùng Đông Nam Á, vì thế nhiều đế chế cường thịnh, nhiều thế lực xâm lược đều thèm khát và đã âm mưu thôn tính, không những để bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, khai thác tài nguyên mà còn để biến nước ta thành một đầu cầu chiến lược bành trướng khắp vùng Đông Nam Á.


Ngay từ cuối thời Hùng Vương, người Việt đã phải chiến đấu chống ngoại xâm và luôn trong tư thế sẵn sàng đánh giặc. Gần như ở triều đại nào, thời đại nào nhân dân ta cũng phải cầm vũ khí đánh giặc giữ nước. Kể từ thế kỷ thứ III TrCN đến thế kỷ XVIII, trong hơn 20 thế kỷ với hàng chục cuộc chiến tranh giữ nước cùng hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, tính ra thời gian kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ ngoại bang đã hơn 10 thế kỷ. Họa mất nước có khi kéo dài mấy chục, mấy trăm, thậm chí tới hàng nghìn năm, có những thế kỷ nhân dân ta phải nhiều lần đứng lên đánh giặc. Điều đáng lưu ý ở đây là độ dài thời gian, tần số xuất hiện và số lượng các cuộc kháng chiến giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng ở nước ta quá lớn so với nhiều nước khác trên thế giới.


Không kể những trang sử chống ngoại xâm mang tính chất huyền thoại thời Hùng Vương như chuyện Thánh Gióng phá giặc Ân, chỉ tính từ cuộc kháng chiến chống Tần vào thế kỷ III TrCN trở đi, nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến chống Tần, chống Triệu, chống Đông Hán, chống Lương, chống Tuỳ, chống Đường, chống Nam Hán, (hai lần), chống Tống (hai lần), chống Mông - Nguyên (ba lần), chống Minh, chống Xiêm và chống quân Thanh xâm lược. Trong khoảng thời gian nói trên, có hai giai đoạn nhân dân ta phải chịu mất nước; đó là giai đoạn Bắc thuộc hơn một ngàn năm và giai đoạn sau cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. Trong những thời gian mất nước kéo dài này, nhân dân ta đã luôn giữ gìn bản sắc văn hoá của mình, đã nhiều lần vùng lên tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Dù phải trải qua bao gian khổ, hy sinh, nhưng cuối cùng nhân dân ta đã giành lại được độc lập dân tộc.


Chiến đấu chống ngoại xâm vừa là thử thách gay go, ác liệt nhất, vừa thể hiện ý chí quật cường, là niềm tự hào lớn nhất của nhân dân ta. Tất nhiên, chống ngoại xâm không phải là đặc điểm riêng của lịch sử Việt Nam. Trên trái đất này, có quốc gia nào, dân tộc nào mà trong lịch sử sinh tồn và phát triển của mình lại không có một đôi lần phải chiến đấu tự vệ? Tuy nhiên, nhân tố chống ngoại xâm trong lịch sử nhiều nước, chỉ là nhân tố nhất thời với những tác động hạn chế trong không gian và thời gian. Nhưng đối với Việt Nam, đây là một nhân tố được lặp đi lặp lại nhiều lần với tần số cao và tác động sâu sắc đến toàn bộ tiến trình lịch sử của dân tộc. Hiếm có một dân tộc nào mà quá trình đấu tranh giữ nước lại liên tục, lâu dài và oanh liệt như dân tộc Việt Nam.


Do điều kiện đặc biệt về vị trí chiến lược và hoàn cảnh lịch sử của đất nước, quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển của dân tộc ta từ sớm đã chịu sự chi phối thường xuyên của quy luật dựng nước gắn liền với giữ nước, nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc luôn gắn liền với nhiệm vụ chống lại âm mưu thôn tính và hành động xâm lăng độc ác của kẻ thù bên ngoài. Trong lịch sử, ông cha ta vừa phải chăm lo phát triển kinh tế và mở mang văn hoá, vừa phải luôn củng cố quốc phòng, sẵn sàng ứng phó với họa xâm lăng. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), vua Lý Nhân tống đã căn dặn con cháu: "cần phải sửa sang giáo mác để để phòng việc không ngờ". Khi cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai vừa kết thúc (1285). Thượng tướng Trần Quang Khải cùng các vua Trần khi trở lại Thăng Long đã làm thơ Tụng giá hoàn kinh sư trong đó có câu: "Thái bình tu trí lực, vạn cổ thử giang san" (Thái bình nên gắng sức, non nước vững ngàn thu). Vua Lê Thái Tổ, sau khi bình Ngô, xây dựng đất nước thịnh vượng, vẫn lo nghĩ: "Biên phòng hảo vị trù phương lược, xã tắc ưng tu kế cửu an" (Biên phòng cần có phương lược tốt, đất nước nên có kế lâu dài) và không quên di chúc cho con cháu đời sau phải luôn "lo giữ nước từ khi chưa nguy”. Vua Lê Thánh Tông cho rằng: "Phàm có nhà nước, tất có võ bị" và luôn nhắc nhở các quần thần, tướng lĩnh phải bảo vệ từng thước núi tấc sông của vua Thái Tổ đã để lại. Từ những nhận thức đó, nhiều vị vua sáng, tôi hiền, giỏi việc nước luôn luôn có những phương lược lớn và tiến bộ nhằm kết hợp dựng nước và giữ nước. Quốc sách "Ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nông), xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn dưới các thời Lý, Trần và Lê Sơ là một phương thức xây dựng lực lượng vũ trang thích hợp, liên kết hài hoà giữa "việc binh" và "việc nông", giữa "kinh tế và quân sự".


Chính vì đặc điểm nạn ngoại xâm là mối đe dọa thường trực và nguy hiểm nhất đối với sự sống còn của dân tộc, khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm liên tục nổ ra, nên các triều đại, ngay cả khi vừa kháng chiến thành công đã nghĩ đến phát triển mọi mặt, làm sao để dân giàu nước mạnh, quốc phú binh cường, đất nước cường thịnh để sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Câu trả lời của Trần Quốc Tuấn trước vua Trần khi sắp bước vào cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288) rằng: "Năm nay giặc đến dễ đánh", chứng tỏ sự chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến tranh giữ nước đã thật chu đáo. Trần Quốc Tuấn và quân đội nhà Trần bước vào cuộc đọ sức mới với lũ giặc hết sức chủ động, đầy niềm tin vào thắng lợi. Thực tế đã chứng tỏ điều tất yếu đó.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2021, 04:13:24 pm »

b) Trong phần lớn các cuộc chiến tranh, kẻ thù dân tộc ta là những thế lực xâm lược to lớn, giàu mạnh, có quân đông gấp nhiều lần quân ta; vì thế, dân tộc ta luôn phải "lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh"

Kẻ thù dân tộc trong lịch sử thời Cổ-Trung đại chủ yếu là những thế lực phong kiến lớn mạnh ở phương Bắc hoặc từ những vương quốc phía Nam. Đó là những thế lực xâm lược có cùng trình độ phương thức sản xuất, điều kiện vật chất và khoa học kỹ thuật quân sự so với ta không hơn kém nhau nhiều, nhưng là những nước lớn có tiềm lực kinh tế hơn ta, có quân đội đông và thiện chiến. Trải qua các triều đại, nhân dân ta đã phải tiến hành biết bao cuộc chiến tranh lớn vì độc lập tự chủ. Hoàn cảnh lịch sử của mỗi cuộc khởi nghĩa và chiến tranh có khác, nhưng điểm chung xuyên suốt trong cả dọc dài lịch sử là với một nước nhỏ, dân không đông, quân không nhiều mà người Việt thường xuyên phải đương đầu, chống lại các thế lực xâm lược có đất nước rộng lớn, dân số nhiều, quân đội thường trực đông và giàu mạnh, đã từng chinh phục nhiều quốc gia, lại ở sát gần biên giới phía Bắc đất nước.


Dân tộc ta phải chống ngoại xâm trong những điều kiện rất ác liệt, trong so sánh lực lượng quá chênh lệch. Nước đi xâm lược ngoại trừ vài ba trường hợp là những quốc gia không lớn lắm, so sánh về đất đai, dân số và tiềm lực các mặt không hơn kém nhiều (như Nam Việt, Nam Hán, Xiêm), còn lại là những đế chế giàu mạnh ở phương Bắc trong nhiều triều đại. Đế chế Tần cuối thế kỷ III TrCN huy động 50 vạn quân chinh phục các dân tộc Bách Việt, trong đó có một bộ phận lớn tiến vào Văn Lang. Bấy giờ, dân số nước ta chưa đầy một triệu người. Nhà Tống trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai (1075-1077) đã huy động hơn 30 vạn quân các loại; khi ấy dân số nước Đại Việt có khoảng 4 triệu và quân thường trực có khoảng 5-7 vạn người. Đế chế Mông-Nguyên thế kỷ XIII là một đế quốc giàu mạnh, rộng lớn, đã từng chinh phục khắp các lục địa Âu - Á. Trong hai lần chiến tranh xâm lược nước ta các năm 1285 và 1288, vua Nguyên đã huy động tất cả trên một triệu lượt quân: cuộc xâm lược năm 1285 có khoảng 60 vạn, cuộc xâm lược năm 1288 có trên 50 vạn quân. Lúc đó, nhà Nguyên đã thống trị toàn bộ Trung Quốc, có quân hùng tướng mạnh; còn Đại Việt có khoảng 5-6 triệu dân và quân thường trực của vương triều Trần lúc huy động cao nhất chỉ có khoảng 30 vạn. Đế chế Minh đầu thế kỷ XV đã huy động tới 80 vạn quân các loại để tiến công xâm lược Đại Việt. Cuối thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã sử dụng 29 vạn quân tiến công, chiếm đóng Thăng Long, còn quân đội của Nguyễn Huệ có chừng 10 vạn.


Như vậy, trong lịch sử chiến tranh giữ nước, dân tộc ta đã phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Đó vừa là một đặc điểm vừa là một quy luật của chiến tranh chống ngoại xâm trong lịch sử nước ta.


Chính do đặc điểm đó mà trong quan hệ láng giềng, các vương triều phong kiến ở Việt Nam xưa kia luôn luôn cố gắng giữ mối hoà hiếu, thực hiện nhiều biện pháp ngoại giao mềm mỏng để duy trì hoà bình như nhận triều cống, nhận lễ phong vương hiệu... Khi có nguy cơ bị xâm lược, ông cha chúng ta cũng hết sức tìm cách tránh chiến tranh và trì hoãn chiến tranh. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi nghiên cứu quan hệ ứng xử của triều Trần đối với đế chế Mông-Nguyên thế kỷ XIII. Nhưng một khi kẻ thù đã đẩy dân tộc ta vào thế không còn con đường nào khác, để bảo vệ độc lập và chủ quyền thì ông cha ta chấp nhận cuộc thử thách với tất cả quyết tâm, ý chí và nghị lực của mình, quyết chiến đấu và chiến thắng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2021, 04:14:04 pm »

c) Dựa vào dân, xây dựng lực lượng vũ trang từ nhân dân, thực hiện khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân, cả nước đánh giặc là phương thức thích hợp nhất dẫn đến thành công trong khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta

Sức mạnh to lớn cho phép một nước nhỏ đánh thắng một kẻ thù lớn mạnh là sức mạnh của cả dân tộc đứng lên bảo vệ và giải phóng Tổ quốc. Trong lịch sử, lực lượng đánh giặc không chỉ là lực lượng quân sự mà còn là lực lượng chính trị, kinh tế và văn hoá. Chế độ chính trị, nền kinh tế, văn hoá - xã hội và con người Việt Nam là cơ sở của sức mạnh giữ nước. Sức mạnh đó không chỉ là riêng của nhà nước (triều đình) mà còn là sức mạnh của mỗi địa phương, mỗi làng xã, động bản, mỗi gia đình (quốc gia tính lực), là sức mạnh của truyền thống cả nước đánh giặc, giữ nước.


Thấm nhuần quan điểm đó, khi tiến hành khởi nghĩa chống ách thống trị ngoại bang, ông cha ta thường dựa vào dân, xây dựng các căn cứ ban đầu từ các vùng đồng bằng, rừng núi, từng bước phát triển lực lượng, mở rộng địa bàn khởi nghĩa, đánh thắng từng bước, đi đến thực hiện khởi nghĩa toàn dân, đánh thẳng vào cơ quan đầu não của địch. Trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Lam Sơn..., các lãnh tụ nghĩa quân đều phải dựa vào dân để xây dựng nghĩa quân, vừa đánh giặc vừa xây dựng lực lượng và giành được thắng lợi cũng do đã phát động được đông đảo nhân dân tham gia đánh giặc.


Đặc biệt, trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, nhờ có tính chất chính nghĩa của nó, nhờ có quan điểm chính trị tiến bộ của Bộ chỉ huy mà các lãnh tụ nghĩa quân đã tập hợp được trong hàng ngũ nghĩa quân đông đảo các trai tráng khắp các bản làng. Ở khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lam Sơn, dân coi nghĩa binh như vị cứu tinh, như những người thân yêu của mình nên đã sẵn sàng đem tài năng, sức lực và của cải cống hiến cho quân đội. Không những thế, nghĩa quân đi đến đâu đều được nhân dân ở đó nổi dậy hưởng ứng giúp đỡ và xin cho con em mình được đứng trong hàng ngũ cứu nước. Trong một thời gian rất ngắn dân chúng 65 huyện thành đã nổi dậy tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sử cũ cũng đã ghi lại sự nhiệt tình của nhân dân khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn: "Quân đi đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn phương cõng địu nhau mà đến theo", "nhân dân dắt díu nhau đến đông như đi chợ", "đi đến đâu người ta nghe thấy đều quy phục, cùng nhau hợp sức đánh thành, diệt giặc", v.v...


Khi tiến hành chiến tranh, tổ tiên ta không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang, vào quân đội, mà còn dựa hẳn vào dân chúng. Những bậc minh quân, hiền thần đều nhận thức được vai trò của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nguyễn Trãi nói: "Thân với người có nhân là dân, mà chở thuyền lật thuyền cũng là dân" "lật thuyền mới biết sức dân như nước". Lúc thường thì khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc: lúc có chiến tranh thì huy động cả nước đánh giặc, thực hiện "toàn dân là lính", "trăm họ đều là binh", "cử quốc nghênh địch".


Lực lượng vũ trang trong đó có quân đội thường trực bao giờ cũng là lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân. Lực lượng đó bao gồm quân triều đình, quân địa phương ở các lộ, phủ, trấn và hương binh các bản làng. Quân chủ lực của triều đình, của nhà nước Đại Việt là lực lượng trụ cột có số lượng hợp lý và tinh nhuệ, được xây dựng theo phương thức: "Quân cần tinh không cần nhiều". Các nhà nước Lý, Trần và Lê Sơ - những nhà nước phong kiến tiến bộ, đều thực hiện chính sách "Ngụ binh ư nông", xây dựng quân đội nằm trong nhân dân, gắn liền với sản xuất, thực hiện "tinh vi nông động vi binh” (lúc hoà bình là nông dân, lúc chiến tranh là binh lính). Đó là cơ sở để thực hiện toàn dân là lính, cả nước đánh giặc.


Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thành công của dân tộc ta đều là chiến tranh nhân dân, với nền nghệ thuật quân sự tiêu biểu - nghệ thuật toàn dân đánh giặc, kết hợp sức mạnh chiến đấu của quân chủ lực với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, của toàn dân, của cả nước.


Thời Lý, trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075- 1077), nhân dân các làng bản ở phía Bắc đã nhiệt tình tham gia đánh giặc. Trong 10 vạn quân thực hiện "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt đã có hàng vạn trai tráng là thổ binh vùng biên giới do các tù trưởng yêu nước như Tông Đản, Thân Cảnh Phúc, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An... Sau đó, nhân dân lại tích cực tham gia đánh chặn quân giặc, khi 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy tiến công xâm lược. Nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống Tống thật đông đảo, nhiệt tình như lời thú nhận của Tể tướng Vương An Thạch trước vua Tống rằng: "Dân Man (chỉ người Đại Việt - TG) kéo hết cả nhà theo" và "cả nước Giao Chỉ nhà có 6 người thì 5 người tòng quân, còn một người không đi được phải ở lại”.


Sang thế kỷ XIII, dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần, cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Bấy giờ tầng lớp quý tộc còn tập hợp được đông đảo dân chúng quanh mình để đánh giặc. Giặc Mông-Nguyên đã giành thắng lợi ở nhiều nơi, nhưng khi tiến vào nước ta, chúng đã gặp phải một cuộc chiến tranh hoàn toàn khác. Chiến lược của quân giặc là đánh như chớp giật, như lửa cháy, đi đến đâu chúng cướp của cải và lương ăn, bắt người bản xứ phục vụ mình; nhưng điều đó chúng không thể thực hiện được ở Đại Việt. Trái lại, ở đây chúng không chỉ phải đọ sức với một quân đội tinh nhuệ của nhà Trần mà còn phải đương đầu với cả toàn thể nhân dân, với cả một dân tộc không chịu khuất phục. Do lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân cả nước đã thực hiện nghiêm mệnh lệnh của triều đình: "Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến đều phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng giặc". Những nơi giặc đi qua, nhân dân cất giấu lương thực, làm vườn không nhà trống. Việc đó đã gây cho địch nhiều khó khăn.


Nguyên sử cũng phải thừa nhận rằng, khi quân Mông-Nguyên tiến vào nước ta thì "Người Giao Chỉ bèn bở nước trống không, chạy trốn bằng đường biển", hoặc "Người Giao Chỉ giấu hết thóc gạo rồi trốn đi..." khiến chủ tướng Thoát Hoan "... đem quân vào sâu (đất Việt-TG) mà không thấy một người nào...". Đó là do nhân dân các làng xã thực hiện kế "thanh dã", "bất hợp tác" với kẻ thù. Vì thế, quân giặc đã lâm vào cảnh "không có lương ăn", buộc phải tổ chức các cuộc hành quân cướp bóc và nhân dân ta đã tổ chức chống lại. Tiêu biểu như dân làng Cổ Sở (xã Yên Sở) trong các năm 1258 và 1288; dân làng Yên Duyên (Thanh Hoá) đã đánh quân Toa Đô (1285); nhân dân xã Xối Đông (xã Trung Đông, Nam Ninh) đã tổ chức ba đồn binh đánh tan một cánh quân của Ô Mã Nhi ở cầu Vô Tình, khi chúng định sang sông cướp phá; hoặc như dân làng Phù Ninh (Vĩnh Phúc) chặn đánh giặc khi chúng chạy qua. Sách Đại Việt sử kỷ toàn thư khi tổng kết ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên cho biết, cả nước Đại Việt chỉ trừ có hai hương là Bàng Hà và Ba Điểm khi giặc đến không đánh, còn hầu hết các làng xã đều dựa vào luỹ tre làng, anh dũng chiến đấu, tiêu hao, chặn đứng và làm thất bại các cuộc hành quân của giặc. Trong tập Sử biên niên của Ba Tư, Rasít Utdin (1247-1318) đã viết về phong trào toàn dân chống giặc cướp bóc (1288) ở Đại Việt như sau:..."Bỗng đâu từ biển, từ rừng, từ núi xuất hiện những đội quân nước đó (chỉ Đại Việt - TG) đánh tan đạo quân của Tu Gan (Thoát Hoan) đang lao vào cướp bóc...".


Trong lịch sử quân sự Việt Nam thời xưa, cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỷ XIII) và chiến tranh giải phóng chống Minh (thế kỷ XV) là hai cuộc chiến tranh mang tính nhân dân sâu sắc nhất. Trong các cuộc kháng chiến đó, nhân dân ta đủ mọi tầng lớp, mọi dân tộc đã kề vai sát cánh cùng triều đình, cùng quân đội, cùng nghĩa quân chiến đấu giải phóng quê hương, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.


Dựa vào dân, tiến hành chiến tranh nhân dân, cả nước đánh giặc trở thành phương thức thích hợp, là chìa khoá thắng lợi và cũng là một đặc điểm nổi bật trong khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Tuy nhiên, trong lịch sử dân tộc ta, cũng có đôi ba lần phải chịu thất bại cay đắng khi tiến hành chiến tranh tự vệ, như dưới thời An Dương Vương (thế kỷ II TrCN), thời Hồ (đầu thế kỷ XV) và sau này là thời Nguyễn chống Pháp (thế kỷ XIX)... Bài học rút ra từ các lần mất nước nói trên là các vương triều đó đã không có một đường lối chính trị - quân sự đúng đắn để động viên, đoàn kết nhân dân cả nước cùng đứng lên đánh giặc giữ nước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2021, 05:37:24 pm »

II- NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỶ III TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ XVIII

Thực tiễn lịch sử quân sự dân tộc trong những thế kỷ nêu trên không chỉ chứng tỏ truyền thống quân sự vẻ vang, truyền thống đánh giặc giữ nước hào hùng và rất đáng tự hào của nhân dân ta mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật quân sự.


Dân tộc ta đã có những quan điểm chiến lược đúng đắn và sâu sắc: về cả nước đánh giặc (cử quốc nghênh địch), trăm họ đều là binh (bách tính giai binh); về lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh (dĩ quả địch chúng, dĩ nhược chế cường): về thế trận và thời cơ, v.v... Dân tộc ta lại có kinh nghiệm phát huy và kết hợp mọi lực lượng, mọi phương thức đấu tranh, tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để đánh tan quân xâm lược lớn mạnh.


Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta từ sớm đã xây dựng cho mình những quan điểm chiến lược tiến bộ, vận dụng nhiều cách đánh linh hoạt, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Thực tế lịch sử cho thấy, nếu chỉ đơn thuần dựa vào quân sự mà không chú ý đến yếu tố chính trị để phát động chiến tranh nhân dân thì không thể tránh khỏi thất bại trước những kẻ thù lớn và xảo quyệt. Với những quan điểm chiến lược tiến bộ, dân tộc ta đã vận dụng nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh độc đáo, trong đó nghệ thuật quân sự là nội dung cơ bản nhất.


Dưới đây là một số nét nổi bật của nghệ thuật quân sự của dân tộc trong khởi nghĩa và chiến tranh cứu nước từ thế kỷ III TrCN đến thế kỷ XVIII:

1. Một số vấn đề về chiến lược

a) Về tư tưởng chiến lược

Chiến lược quân sự là bộ phận chủ yếu của nghệ thuật quân sự, trong đó tư tưởng chiến lược là yếu tố có tác dụng chỉ đạo. Từ quan điểm cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc, lấy nhỏ đánh lớn và lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, dân tộc ta đã tạo dựng được một hệ thống tư tưởng chỉ đạo tác chiến thích hợp và hiệu quả.


Thứ nhất, tư tưởng lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.

Trần Quốc Tuấn tổng kết kinh nghiệm đánh giặc trong lịch sử dân tộc như sau: "Khái quát lại, địch cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh, lấy đoản chế trường là việc thường của binh pháp".

Nguyễn Trãi nói: "Kẻ có nhân lấy yếu chống mạnh, kẻ có nghĩa lấy ít địch nhiều”, "yếu chống mạnh hay đánh bất ngờ, ít địch nhiều thường dùng mai phục”.

Nguyễn Huệ cho rằng: "Người khéo thắng là thắng ở chỗ mềm dẻo, chứ không phải lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít".

Binh thư yếu lược viết: "Phàm hay lấy ít mà thắng nhiều, lấy yếu mà địch mạnh, lấy nhỏ mà chế lớn, thế mới gọi là thiện chiến", v.v...

Là một dân tộc nhỏ luôn phải chống lại những thế lực xâm lược to lớn nên từ rất sớm tổ tiên ta đã có tư tưởng "lấy nhỏ đánh lớn". Lần đầu tiên cách đánh đó được sử sách ghi lại là thời Hùng Vương chống lại sự xâm lược của nhà Tần (thế kỷ III TrCN). Thuở ấy, trước sức mạnh của quân Tần, người Việt trốn vào rừng, ngày ẩn đêm hiện, tiến hành cuộc chiến tranh du kích rộng lớn; "họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần” (Hoài Nam tử). Cuộc chiến đấu mưu trí, bền bỉ của người Việt đã làm cho quân Tần "lương thực bị tuyệt và thiếu, đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong" (Sử ký). Cuối cùng, khi thời cơ đến, người Việt đã tập trung lực lượng, tổ chức phản công, đánh lớn, tiêu diệt nhiều địch và đã giành được thắng lợi. Trong cái thế phải "lấy ít địch nhiều”, "lấy nhỏ đánh lớn", ông cha ta đã biết "đánh lâu dài", biết "thắng từng bước". Tư tưởng đó đã sớm xuất hiện, dần dần hình thành và hoàn thiện.


Dân tộc ta vận dụng tư tưởng chỉ đạo trên đây ở mọi quy mô, trong đánh lớn và đánh nhỏ, trong từng trận hay trong cả cuộc chiến tranh. Thế kỷ XI, Lý Thường Kiệt với quân chủ lực có khoảng 10 đến 15 vạn đã đánh tan đạo quân Tọng 29 vạn. Thời Trần, số quân chủ lực của triều đình khi huy động cao nhất được khoảng 30 vạn, nhưng đã ba lần đánh tan quân Mông-Nguyên đông và thiện chiến, có lúc quân địch có gần 60 vạn (trong cuộc chiến tranh lần thứ hai). Đầu thế kỷ XV, ở trận Tốt Động-Chúc Động (1426), quân Lam Sơn có khoảng 3-4 vạn mà đã đánh tan 10 vạn quân của Vương Thông. Trong trận đại phá quân Thanh giải phóng Thăng Long (1789), quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ thống lĩnh có khoảng 10 vạn mà đã đánh tan 29 vạn quân Thanh cùng một vạn quân bán nước Lê Chiêu Thống.


Quan điểm tư tưởng đó đối lập với quan điểm của quân xâm lược. Người phương Bắc thường vận dụng binh pháp truyền thống lấy nhiều hiếp ít, lấy mạnh đè yếu: "Phép dùng binh gấp 10 thì bao vây, gấp 5 thì tiến công, gấp đôi thì bắt địch phân tán, ngang nhau thì cũng có thể đánh được. Nhưng nếu binh lực nhỏ mà kiên trì đánh thì sẽ thành tù binh của kẻ địch lớn" (Binh pháp Tôn Tử).


Trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta, lấy ít địch nhiều, nhỏ đánh lớn là nét đặc thù, trở thành phổ biến và là một tư tưởng chỉ đạo tác chiến của ông cha ta.


Tuy nhiên, về tư tưởng chỉ đạo chiến lược thì lấy ít địch nhiều, song trong chiến thuật và khi có điều kiện, ông cha ta cũng đã tập trung binh lực lớn để đánh kẻ địch ít hơn, tạo nên những thắng lợi quyết định, nhất là vào giai đoạn phản công chiến lược. Nhưng dù lấy ít đánh nhiều hay lấy nhiều đánh ít, dân tộc ta đều có nghệ thuật tạo nên ưu thế và sức mạnh đè bẹp và tiêu diệt kẻ địch. Chẳng hạn ở trận Bạch Đằng (1288), trận Xương Giang (1427) hay trận Ngọc Hồi (1789)... Những lúc đó, như Nguyễn Trãi viết: "Binh đánh vào đâu như đá đập vào trứng", "lấy sức nặng ngàn cân đè lên trứng chim", "như lấy lửa đỏ rực đốt cháy lông gà”, như "tổ kiến hổng làm toang đê vỡ, trận gió rung rụng trút lá khô"... Nghĩa là tạo nên thế mạnh, thế áp đảo để thắng lớn.


Đó là bí quyết thành công: "chỉ dùng sức một nửa mà công được gấp đôi" như Lê Lợi đã nói.


Thứ hai, tư tưởng tiến công kiên quyết, phòng ngự vững chắc.

Lòng yêu nước thương dân, chí căm thù giặc, sự phối hợp đắc lực của nhân dân, tinh thần đoàn kết giữa các lực lượng, tài thao lược của chỉ huy, tướng lĩnh, v.v... là những cơ sở của sức mạnh tiến công. Những hình thức tiến công của cha ông rất phong phú, linh hoạt, như ngày ẩn đêm hiện (thời Hùng Vương đánh quân Tần, thời Triệu Việt Vương đánh quân Lương); chủ động tiến công sang đất giặc (thời Lý Thường Kiệt đánh Tống); lập thế trận mai phục, dụ địch rồi bất ngờ tiến công lúc quân địch tháo chạy (thời Trần Quốc Tuấn đánh Nguyên); tập kích, phục kích, đánh úp (thời Lê Lợi đánh Minh); tiến công vận động đánh chặn địch đang tiến công (thời Ngô Quyền đánh Nam Hán - 938 và Nguyễn Huệ đánh Xiêm - 1785); tiến công mãnh liệt, thần tốc, táo bạo, đánh bất ngờ bằng nhiều mũi, nhiều hướng (thời Quang Trung đánh quân Thanh - 1789)...


Trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh, hình thức tác chiến tiến công vẫn là chủ yếu. Tuy vậy, ông cha ta cũng đã biểu thị khả năng phòng ngự vững chắc để bảo vệ kinh đô, như trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Triệu, Lê Hoàn xây thành Bình Lỗ để ngăn chặn và đánh tan quân Tống hoặc Lý Thường Kiệt phòng ngự ở sông Như Nguyệt không cho quân giặc vào Thăng Long.


Tất nhiên, nếu chỉ đơn thuần phòng ngự, coi thường giặc, không dựa chắc trên cơ sở toàn dân đánh giặc thì sẽ dẫn đến thất bại cay đắng. Đó là bài học phòng ngự đơn thuần chỉ dựa vào thành trì và vũ khí như trong cuộc kháng chiến của An Dương Vương chống Triệu Đà, hoặc trong kháng chiến chống Minh thời Hồ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2021, 05:38:12 pm »

Thứ ba, tư tưởng chủ động và bất ngờ đánh lúc địch không phòng bị (công kỳ vô bị).

Quân địch đông, quân ta ít, nhưng ông cha ta trong chỉ đạo, chỉ huy không phải gặp đâu đánh đó một cách giản đơn, mà luôn luôn chủ động đánh địch, tìm cách điều khiển chúng theo ý định và cách đánh của mình, đưa địch vào nơi "tử địa", vào những chiến trường mà ta đã chuẩn bị sẵn để tiêu diệt.


Ngô Quyền bày sẵn thế trận mai phục ở cửa sông Bạch Đằng, chủ động dẫn dắt địch theo kế hoạch, để tiến công tiêu diệt khi nước triều xuống. Lý Thường Kiệt chủ động đánh trước để phá kế hoạch tiến công xâm lược của quân Tống theo chiến lược "Tiên phát chế nhân”: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của chúng". Trần Quốc Tuấn trong khắng chiến chống Nguyên lần thứ hai và thứ ba, đã chủ động điều quân Nguyên rút lui theo hướng mình đã chuẩn bị trận địa ở Vạn Kiếp (1285) hoặc ở Bạch Đằng (1288). Lê Lợi - Nguyễn Trãi: "Nhử người đến chứ không để người nhử đến...", phải "chế người chứ không để người chế mình", đã luôn luôn giành quyền chủ động trong chiến tranh giải phóng đầu thế kỷ XV. Nguyễn Huệ chủ động dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục ở Rạch Gầm - Xoài Mút (1785) để tiêu diệt, v.v...


Từ chủ động cả về chiến lược và chiến thuật, ông cha ta thực hiện đánh úp, đánh bất ngờ. Đánh bất ngờ là nét đặc sắc trong tư duy quân sự của dân tộc ta. Bất ngờ về phương hướng, mục tiêu tiến công, bất ngờ về cách đánh. Lê Lợi bất ngờ đánh vào Nghệ An (năm 1424) để xây dựng đất đứng chân, sau đó lại bất ngờ tiến ra Bắc bao vây các thành giặc (năm 1426). Bất ngờ về hướng mục tiêu như Phùng Hưng (791) đột nhiên đưa quân đánh vào phủ thành đô hộ ở Tống Bình; Lý Thường Kiệt bất ngờ tiến công sang Ung-Khâm- Liêm. Bất ngờ về cách đánh như Ngô Quyền, Lê Hoàn và Trần Quốc Tuấn bày trận địa phục binh đánh giặc trên sông Bạch Đằng; Nguyễn Huệ đánh quân Xiêm trên sông Tiền Giang. Bất ngờ về thời gian đánh địch như Nguyễn Huệ đánh quân Thanh vào đúng dịp Tết năm Kỷ Dậu (1789)...


Người tiêu biểu nhất có lối đánh bất ngờ là Nguyễn Huệ. Trong nghệ thuật dụng binh của mình, Nguyễn Huệ luôn luôn táo bạo, đánh địch vào những thời điểm mà chúng không ngờ tới; quân đi như chớp giật: "Tướng như từ trên trời rơi xuống, quân như ở dưới đất chui lên" (Hoàng Lê nhất thống chí). Đến nỗi tướng giặc Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng rút kiếm chém xuống đất than rằng: "Sao mà thần đến vậy!"


Để đạt bất ngờ phải hành động mau chóng, phải biết cách nghi binh, lừa địch. Nguyễn Trãi nói: "Việc binh phải mau chóng như thần, máy then mở đóng, như bánh xe chuyển, như đám mây bay, trong khoảng chốc lát, chợt nóng chợt rét, thay đổi khôn lường" và "Yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ", tiến công khi quân địch không phòng bị (công kỳ vô bị)... Để có bất ngờ, phải hành động bí mật, đánh ban đêm, như thời Văn Lang chống Tần: "Người Việt ngày ẩn, đêm hiện" và thời Triệu Quang Phục chống quân Lương: "Ngày thì ẩn náu, đêm lại đem quân ra đánh úp”. Quang Trung - Nguyễn Huệ đánh khi quân Thanh đang mải vui chơi, tiệc tùng ăn Tết...


Thứ tư, tư tưởng biết mình biết người, đánh địch linh hoạt.

Ông cha ta chủ trương rằng, đánh thắng giặc bằng mưu, bằng trí tuệ của mình, "phải quyền biến như đánh cờ, tuỳ cơ ứng biến" (Trần Quốc Tuấn), hoặc như Ngô Thì Nhậm nói: "Tướng giỏi ngày xưa, lường thế giặc rồi mới đánh, nắm phần thắng rồi mới hành động, tuỳ theo tình thế thay đổi mà bày chước lạ. Giống như đánh cờ, trước thì chịu thua người một nước, sau mới được người ta một nước, đừng có đem nước sau làm trước, đó mới là tay cao cờ" (Hoàng Lê nhất thống chí). Mỗi hoàn cảnh đánh một khác, tuỳ theo tình hình cụ thể, không máy móc, rập khuôn. Phép dùng binh phải "tri bỉ tri kỷ, năng nhược năng cường" (biết địch biết ta, hay yếu hay mạnh).


Ngô Quyền đánh quân Nam Hán ở ngay cửa sông Bạch Đằng khi chúng mới vào. Lý Thường Kiệt chặn địch trên sông Như Nguyệt, quyết không cho chúng xâm phạm kinh đô Thăng Long. Trần Quốc Tuấn cả ba lần kháng chiến đều rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng, đợi thời cơ phản công. Lê Lợi - Nguyễn Trãi chủ yếu dùng mai phục, đánh kỳ binh. Nguyễn Huệ thường dùng cách bất thần đánh úp. Trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền và Trần Quốc Tuấn đã dùng hai cách đánh khác nhau mà đều giành thắng lợi lớn: Ngô Quyền đánh quân Nam Hán khi chúng đang tiến công, Trần Quốc Tuấn đánh quân Nguyên khi chúng rút chạy. Ngô Thì Nhậm thì lại "cho địch ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi chúng đi"...

Tất cả đều rất linh hoạt và sắc sảo.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM