Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:16:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường tới toàn thắng  (Đọc 5642 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #90 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2021, 06:49:33 am »

PHI ĐỘI QUYẾT THẮNG


Đại tá nhà văn HÀ BÌNH NHƯỠNG


30 năm đã trôi qua. Đến nay đồng chí Trung tướng Tư lệnh Quân chủng Lê Văn Tri - người trực tiếp chỉ huy PHI ĐỘI QUYẾT THẮNG ngày ấy đã vượt quá tuổi "cổ lai hy". Các phi công trong Phi đội trừ Hoàng Mai Vượng đã hy sinh, tất cả đều đã thâm niên mang hàm Đại tá, giữ các trọng trách trong Quân chủng và đều đã và sắp là ông nội, ông ngoại, nhưng nhớ lại hào khí trong PHI ĐỘI QUYẾT THẮNG ngày đó đều thấy mình như đang còn rất sôi nổi trẻ trung.


Cuối tháng 12 năm 1974, đoàn không quân Yên Thế được lệnh chuyển về các sân bay phía Nam luyện tập. Việc chuyển trường chưa từng có ấy với Nguyễn Văn Lục đã như chim én bay về báo hiệu mùa xuân. Niềm hy vọng, vui sướng tràn ngập lòng anh. Lục náo nức cảm thấy có cái gì đấy rất mới và trọng đại lắm sắp mở ra...


Lục là một đại đội trưởng trẻ tuổi. Năm nay anh vừa tròn 28 tuổi. Vào bộ đội một thời gian, Lục được chọn đi học trường không quân và tốt nghiệp lái máy bay MIC.17. Năm 1968, sau ngày ra trường về đơn vị, trong trận đánh đầu tiên Lục đã bắn hạ chiếc máy bay không ngươi lái của giặc Mỹ khi nó vừa xâm phạm vùng trời miền Bắc. Đến ngày 6 tháng 5 năm 1972, anh đã cùng với Nguyễn Văn Bảy cất cánh trong một biên đội hai chiếc. Lần này tình huống quyết liệt hơn, nhưng Lục đã tỏ ra rất mưu trí dũng cảm, bắn tan xác một máy bay F.4 của Mỹ trên bầu trời Thanh Hóa.


Thế rồi Hiệp định Pa-ri ký kết. Lục tưởng rằng còn lâu mới có cơ hội lập công. Nào ngờ giữa lúc cả đơn vị đang náo nức say mê luyện tập thì Lục cùng mấy anh em khác được thủ trưởng đoàn gọi lên giao nhiệm vụ đột xuất: cấp tốc học lái máy bay A.37 ta mới thu được của địch để đánh địch.


Suốt đời Lục sẽ không bao giờ quên được những ngày lịch sử vĩ đại này. Đó là những ngày mà chiến sự của cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 đang diễn ra rầm rộ và nhanh chóng chưa từng thấy. Khi Lục được giao nhiệm vụ đột xuất này, thì quân ta đã giải phóng hoàn toàn các tỉnh từ Quảng Trị tới Phan Rang, Phan Thiết... Địch đang bị dồn tới tận sào huyệt cuối cùng của chúng là Sài Gòn, Gia Định. Cấp trên quyết định mở chiến dịch lớn cuối cùng mang tên Bác Hồ vĩ đại, nhằm tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù để giải phóng Tổ quốc.


Sau mấy ngày luyện tập căng thẳng, vất vả tại sân bay ứng dụng, ngày 24 tháng 4 năm 1975 cấp trên quyết định thành lập một phi đội đặc biệt lấy tên là “Phi đội Quyết Thắng”. Phi đội nằm trong đại đội 4, đơn vị anh hùng thuộc đoàn Yên Thế cùng là đơn vị anh hùng. Với truyền thống ấy, cấp trên đã giao nhiệm vụ và rất tin tưởng vào “Phi đội Quyết Thắng". Phi đội gồm có: Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Thành Trung, Từ Đễ, Hán Văn Quảng, Hoàng Mai Vượng. Tất cả đều là những phi công trẻ, tuổi đời chưa quá 30. Họ là những cánh chim đại bàng đại diện cho bộ đội Không quân tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử này.


Nguyễn Thành Trung - cơ sở nội tuyến của ta cài trong hàng ngũ địch, sau khi ném bom dinh “Độc Lập” trở về vùng giải phóng, được lệnh tham gia “Phi đội Quyết Thắng”, đã sung sướng đến ứa nước mắt. Anh bồi hồi trên đương đi tới Đà Nẵríg. Tại đây hiện có một số phi công của ngụy mà trong khi hốt hoảng sợ hãi tột độ, tên chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh - sư trương sư đoàn 1 không quân ngụy cuốn gói chạy trốn đã bỏ lại. Nguyễn Thành Trung đến sân bay này. Anh gặp lại Trần Văn On và Trần Ngọc Sanh, hai phi công cùng học lái loại máy bay A.37 ở Mỹ với anh trước đây. Sanh và On đã được cách mạng chọn vào sân bay làm việc để có dịp đới tội lập công. Riêng On còn vinh dự hơn, được tham gia vào “Phi đội Quyết Thắng”, được cùng ngồi chung một máy bay với Hoàng Mai Vượng. On xuất thân từ một gia đình nông dân quê ở Gò Công, người nhỏ nhắn, ít nói. Ngay từ khi còn đi học với nhau và sau này về nước, Trung biết On bị bắt buộc phải đi lính. Khánh bỏ chạy, On và Sanh đã ra trình diện sớm nhất với cách mạng. Được gặp Trung, lại vinh dự cùng ở phi đội với Trung, On rất mừng. Nguyễn Thành Trung còn sung sướng hơn, từ bao năm ao ước, giờ đây đã thực sự được sống cùng với các phi công cách mạng, những người đồng chí của mình. Đó là Từ Đễ - một thư sinh đã lớn lên ở Thủ đô có chiều cao vượt tiêu chuẩn phi công và phong cách rất Hà Nội. Đề là con trai Giáo Sừ, đại tá quân y Từ Giấy. Anh được cử đi học đại học ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhưng đã tình nguyện xin vào bộ đội. Đễ không ngờ mình được đào tạo thành chiến sĩ không quân lái máy bay MIC. 17, và nhất là không thể ngờ có vinh dự tham gia chiến dịch vĩ đại này. Cùng lớp học với Đễ có nhiều đồng chí đã lập công, có đồng chí đã trở thành Anh hùng quân đội như Nguyễn Tiến Sâm, Nguyễn Đức Soát. Anh ở đơn vị bay đêm, nên chưa có dịp thử sức mình. Vì thế, được chọn vào “Phi đội Quyết Thắng” lần này, Đễ sung sướng như bay trong khát vọng.


Vượng cũng vậy. Là một “cánh bay” rất đĩnh đạc, bản lĩnh, nhưng sống xuề xòa dễ tính, nói chuyện rất có duyên và mủm mỉm cười nụ suốt ngày. Vượng đồng cảnh và cùng một tâm tư như Từ Đễ, nên khi được chọn vào “Phi đội Quyết Thắng”, anh vỗ tay nhảy lên reo vui vì sung sướng.


Quảng, chàng trai quê ở Phú Thọ lại có dáng vóc đậm đà lúc nào cũng tươi tỉnh hòa nhã, ai mới gặp cũng dễ mến. Mỗi lần bay trên bầu trời Tổ quốc, qua rừng cọ, đồi chè, qua dòng sông Lô và cầu Việt Trì của quê hương, nhất là qua đất Tổ, Đền Hùng, Quảng lại mong mình là nhà thơ để nói lên được hết cảm xúc của mình. Anh đã làm thơ, nhưng thơ của anh không sao diễn tả hết được những điều anh muốn nói.


Một chiếc máy bay trực thăng được lệnh chở “Phi đội Quyết Thắng” tới một sân bay phía Nam mà ta mới chiếm được của địch. Vừa bước xuống đường băng, các chiến sĩ đã nhìn thấy ngay một chiếc A.37 đỗ sừng sững. Họ bắt tay ngay vào làm quen với máy bay mới, rồi luyện tập luôn. Thời gian lúc này đối với họ vô cùng quý giá. Lãng phí một phút, lơ là để lỡ thời cơ là có tội với Tổ quốc.


Theo chỉ thị của Bộ Chỉ huy chiến dịch, Không quân ta chỉ được đánh vào chiều 28 tháng 4. Sớm nữa, chưa phải thời cơ tốt nhất. Không đánh được sẽ không còn ngày nào khác. Thời điểm đó đã được tính toán chi li, và đây là trận đánh mang ý nghĩa tầm vóc lớn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


Như vậy chỉ còn ba ngày. Vì thế các chiến sĩ ta đã miệt mài quên ăn, quên nghỉ để thực hiện ý đồ tác chiến của trên, và cũng là nguyện vọng nóng bỏng của cả phi đội.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #91 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2021, 06:53:17 am »

Nắng chang chang như đổ lửa xuống đường băng, hắt hơi nóng hầm hập. Mặc nắng. Mặc nóng. Ai cũng sợ lỡ thời cơ. Vừa bay xong, mồ hôi đang còn nhễ nhại ướt đẫm, các chiến sĩ “Phi đội Quyết Thắng” lại xin được tiếp ngay bài bay mới. Một ngày phải hoàn thành mấy bài bay: bay đơn, bay không vực, bay bổ nhào, ném bom... Không đủ trình độ như thế làm sao chiến đấu được?


Bình thường những khối kiến thức ấy phải học, phải tập luyện hàng mấy tháng. Bây giờ chỉ rút xuống ba ngày. Trong ba ngày, phải sử dụng thành thạo loại máy bay ném bom hiện đại A.37 này. Đó là mệnh lệnh, là trách nhiệm mà Tổ quốc đã tin cậy trao cho. Vinh dự hết sức vẻ vang, nhưng trách nhiệm vô cùng nặng nề. Bởi A.37 là loại máy bay cấu tạo phức tạp. Đặc biệt hệ thống đồng hồ của A.37 bố trí không gọn, nó trải ra cả hai bên khoang lái. Các ký hiệu trên đó toàn bằng tiếng Anh. Điều mới nữa, A.37 là loại máy bay ném bom, nên riêng hệ thống điều khiển bom cũng phức tạp. Có rất nhiều nấc trên một trụ xoay. Nấc dự bị, nấc một quả, nấc hai quả, nấc bốn quả, nấc khẩn cấp. Ở mỗi nấc lại có một kiểu xoay... tất cả sự cấu tạo phức tạp ấy đòi hỏi các phi công ta phải học thuộc, phải sử dụng thật thành thạo. Đấy là chưa kể việc nhào lượn, xác định đúng mục tiêu và ném bom mà trận đánh này phải ném bom thật chính xác. Đó không những là yêu cầu về mặt quân sự mà còn có ý nghĩa rất lớn về chính trị.


Những chiến sĩ thợ máy ở đại đội 12 của Lại Trọng Kha và Nguyễn Quang Phảng cũng chỉ được có thời gian cấp tốc ba ngày như thế. Ba ngày, đang từ làm nhiệm vụ bảo quản, sửa chữa máy bay MIC. 17 phải đảm bảo cho các phi công ta bay bằng máy bay A.37. Họ phải làm quen nhanh với cách cấu tạo, bố trí máy và ký hiệu hoàn toàn bằng tiếng Anh. Mọi phương tiện phục vụ cho một chuyến bay không đầy đủ, có nền nếp như ở sân bay căn cứ của mình. Địch tháo chạy, vứt lung tung. Tuy có được bổ sung một số nhân viên kỹ thuật ngụy, dưới sự điều khiển hướng dẫn của phó tiến sĩ Hồ Thanh Minh - một cán bộ kỹ thuật của không quân ta, nhưng mọi việc từ bơm dầu, mắc bom... các chiến sĩ đại đội 12 hoàn toàn phải làm chủ.


Trong khi các chiến sĩ khẩn trương say mê luyện tập thì tại cơ quan tham mưu, những mái tóc đã hoa râm chụm lại, đăm chiêu, suy nghĩ, bàn bạc xác định phương án chiến đấu. Một câu hỏi đặt ra: đánh vào đâu? Biết bao nhiêu mục tiêu quan trọng cần tiêu diệt: kho bom Nhà Bè, bộ tổng tham mưu, dinh “Độc Lập”, bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia, sân bay Tân Sơn Nhất... Cuối cùng, theo gợi ý ở trên, phương án chiến đấu được quyết định nhằm vào khu vực để máy bay tại sân bav Tân Sơn Nhất. Cây chì đỏ trong tay đồng chí Tư lệnh Quân chủng khoanh một vòng tròn ở vị trí quan trọng ấy. Nhưng một khó khăn vô cùng lớn, mục tiêu oanh kích chỉ cách nơi ở của hai phái đoàn quân sự ta khoảng 300 mét. Bằng mọi cách, phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đồng chí ấy.


Đúng 2 giờ chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, cả phi đội được tập trung trong một căn nhà nhỏ tại sân bay. Đồng chí Tư lệnh Quân chủng mái tóc đã bạc quá nửa, da sạm nắng, lanh lẹ bước vào. Mọi người đứng dậy. Trong không khí trang nghiêm, đồng chí Tham mưu trưởng trải lên mặt bàn tấm bản đồ lớn nhiều ký hiệu đã được đánh dâu trên đó. Tư lệnh gọi các phi công lại gần. Tất cả đều yên lặng, chăm chú nghe phổ biến phương án chiến đấu, nhận rõ đường bay, trận địa cao xạ, tên lửa của ta và hỏa lực phòng không của địch. Tham mưu trưởng chỉ đường bay xong, liền phổ biến những quy định nghiêm ngặt trong khi bay để đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ cho trận đánh.


Không khí mỗi lúc một trang nghiêm, xúc động. Đồng chí Lê Văn Tri - Tư lệnh Quân chủng, người trực tiếp tổ chức chỉ huy trận tấn công lịch sử này, đứng lên. Ông lặng lẽ nhìn kỹ từng gương mặt các chiến sĩ thân yêu của mình rồi dõng dạc ra lệnh. Giọng ông sang sảng:

- Các đồng chí! Theo tinh thần mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, tiếng bom của không quân ta ở Tân Sơn Nhất sẽ là hiệu lệnh tổng công kích cho đại quân ta đồng loạt nổ súng tiến công giải phóng Sài Gòn. Đây là trận đánh hiệp đồng quân, binh chủng lớn nhất từ trước đến nay của quân ta. Tôi ra lệnh cho các đồng chí cất cánh đi ném bom trúng khu để máy bay của địch ở Tân Sơn Nhất!

Các đồng chí hãy quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang này, chúc các đồng chí thành công!

Nghe tiếng nói giọng Quảng Bình, tuy dõng dạc nhưng đầy xúc động của Tư lệnh, các chiến sĩ trong “Phi đội Quyết Thắng” đều thấy lòng mình bừng bừng. Hơn lúc nào hết, giờ đây từng người càng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình: đại diện cho quyết tâm, ý chí của toàn binh chủng. Đôi mắt Nguyễn Thành Trung mở to, chớp chớp. Anh đứng nghiêm thay mặt phi đội hứa trước đồng chí Tư lệnh: bằng bất cứ giá nào "Phi đội Quyết Thắng” cũng hoàn thành nhiệm vụ trở về. Cả phi đội cùng xúc động. Nhịp đập của những trái tim đều rung theo tiếng nói của Trung, coi đó là lời thề thiêng liêng của mình trước Tổ quốc.


Đúng 16 giờ 15 phút, từ đài chỉ huy, hai phát pháo hiệu đỏ vút lên. Giờ thiêng liêng đã đến: năm chiếc A.37 lướt trên đường băng rồi lao vút lên không trung.

Bầu trời rộng bao la, phía trước là những đám mây khổng lồ tím sẫm cuồn cuộn đùn lên.

Lên tới độ cao quy định, phi đội tập hợp theo phương án: Nguyễn Thành Trung bay số 1, Từ Đễ bay số 2, Nguyễn Văn Lục bay số 3, Hoàng Mai Vượng và Trần Văn On bay số 4 và Hán Văn Quảng bay số 5.

Đây là một phi đội lớn, tổ chức hành quân chiến đấu trong điều kiện đặc biệt. Có thể coi đó là những chiến sĩ đặc công rất tinh nhuệ hoạt động trên bầu trời. Bởi thông thường trong những trận chiến đấu mà các chiến sĩ phi công đã tham gia trước đây, việc chỉ huy, liên lạc từ mặt đất và trên không là hoàn toàn thông suốt liên tục. Họ thường xuyên nhận được chỉ thị từ mặt đất điện lên. Đồng thời các phi công cũng luôn trao đối với nhau phối hợp, xử trí những tình huống phức tạp. Nhưng trong trận này, ta sử dụng máy bay địch để đánh địch, nên không thể lấy cùng hệ thống vô tuyến điện trong không quân của chúng. Bởi thế, để giữ được bí mật, trên bầu trời bao la, cả phi đội đều âm thầm lặng lẽ, không ai được nói một lời nào.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #92 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2021, 06:54:07 am »

Cả phi đội bám sát theo máy bay Nguyễn Thành Trung. Mây mưa đùn lên mỗi lúc một dày đặc với những tia chớp lằng nhằng. Có người băn khoăn. Nhưng không, phải lợi dụng ngay những đám mây này. Trong khi tất cả mọi phi tuần của địch được lệnh ngừng hoạt động vì thời tiết xấu, thì đúng lúc ấy ta sẽ tiến công. Quả đấm bất ngờ bao giờ cũng khủng khiếp và có sức mạnh gấp bội. Nguyễn Thành Trung nhìn thấy những đám mây ấy có một lỗ hổng. Anh quyết định phải chui vào lỗ hổng hiếm hoi đó. Cả phi đội theo Trung từ hướng Y bay qua B rồi tiến thẳng về Tân Sơn Nhất. Tất cả đều im lặng, nhưng lòng mỗi người đều cồn cào. Họ bay dọc theo quốc lộ 1 nườm nượp từng binh đoàn ta tiến quân như nước chảy trong vùng giải phóng. Vùng giải phóng trải dài theo cánh bay, phấp phối rợp trời cờ cách mạng. Và đây rồi: Sài Gòn rộng mênh mông với những dãy phố, những tòa nhà, những con sông uốn lượn quanh co. Ôi Sài Gòn thân yêu! Chúng tôi đang đến đây!...


Cả phi đội đã tới vùng B. Tiếng nói của quân địch đang điều khiển máy bay từ Tân Sơn Nhất đã dội lên lao xao trong ống nghe. Hơn lúc nào, các phi công của ta tập trung hết nghị lực và trí tuệ chuẩn bị cho trận tấn công này. Họ khéo léo lẩn tránh những đám mây giông, và trong chốc lát cả phi đội đều nhận rõ ám hiệu của Trung báo cho biết đường băng sân bay Tân Sơn Nhất đang ở ngay phía trước.


Tất cả đều rất tỉnh táo thận trọng, kiểm tra lại mục tiêu oanh kích cho thật chính xác. Phía bên kia, bên phải cánh tay là khu nhà nơi hai phái đoàn ta trong Ban liên hiệp quân sự đang ở. Phải xác định thật đúng đường bay, bảo đảm an toàn cho các đồng chí trong phái đoàn quân sự ta...


Bỗng trong tai nghe các chiến sĩ ta vọng lên giọng nói dồn dập của viên sĩ quan ngụy phụ trách đài chỉ huy sân bay:

- A.37 của phi đoàn nào? A.37 của phi đoàn nào?...

Cả phi đoàn vẫn ung dung lặng lẽ bay qua và nhanh chóng chuyển sang đội hình tập kích. Lòng căm thù địch sục sôi trong tim họ. Dưới cánh bay, trên đường băng Tân Sơn Nhất kia đã hiện lên những chiếc máy bay Mỹ nằm xếp hàng dài. Chính những chiếc máy bay này đã đem bom đi giết hại bao nhiêu đồng bào ta, tàn phá quê hương ta...


Nguyễn Thành Trung lên cao, lấy đà nhào xuống cắt bom. Từ Đễ nhào theo, vừa cắt bom vừa quát lên trả lời bọn ngụy:

- Máy bay A.37 của Mỹ chế tạo đây!

Tiếp theo đó là Lục, Vượng rồi Quảng... từng cột khói đen kịt dựng lên. Tiếng nổ dây chuyền nối tiếp nhau. Lửa bốc cháy dữ dội. Những chiếc máy bay quân sự Mỹ tung ra từng mảnh. Tiếng la hét hoảng loạn của bọn tướng tá ngụy từ dưới gọi chỉ huy sân bay dội vào ống nghe: “Chết cha rồi! Việt cộng oanh kích! Việt cộng oanh kích!”.


Khi người cuối cùng trong phi đội hoàn thành nhiệm vụ, Nguyễn Thành Trung ra hiệu tập hợp đội hình, thì sân bay Tân Sơn Nhất đã ngùn ngụt lửa khói. Bấy giờ từ phía dưới, bọn lính phòng không bảo vệ sân bay mới vội vã bắn được mấy loạt đạn. Nguyễn Thành Trung vòng lại, trút nốt quả bom cuối cùng lên đầu chúng, rồi làm nhiệm vụ bay phía sau yểm hộ cho "Phi đội Quyết Thắng” trở về...


Cũng trong lúc ấy, tại sân bay căn cứ, từ đồng chí Tư lệnh quân chủng tới các đồng chí sĩ quan tham mưu chính trị, chiến sĩ, thợ máy và rất đông cán bộ, chiến sĩ các binh chủng khác đang sống trong giờ phút căng thắng. Bởi theo dự kiến thì 18 giờ 40 phút các chiến sĩ ta đã về sân bay xuất phát. Vậy mà đồng chí trợ lý tác chiến cứ sau mấy giây lại hỏi một lần: “Sao Băng đâu? Sao Băng đâu? Bắc Đẩu gọi, nghe rõ, trả lời!...”.


Nhưng trong máy nói cao không, vẫn hoàn toàn im lặng. Tư lệnh Lê Văn Tri thấy người nóng ran. Đồng chí chắp tay sau lưng bước những bước dài trở đi trở lại.

Để đỡ bồn chồn, Tư lệnh quay sang hỏi chuyện đồng chí Trần Mạnh và Trần Hanh - hai cán bộ chỉ huy của không quân đã từng lặn lội với những chiến sĩ “Phi đội Quyết Thắng” từ mấy hôm nay. Nhưng chỉ một đôi câu, đồng chí lại bước đi những bước dài trên sàn lầu chỉ huy.

Thực ra, các chiến sĩ ta chỉ im lặng khi chưa đến mục tiêu. Họ đã reo vui trong vô tuyến điện khi thấy cảnh hỗn loạn của kẻ thù. Và khi ấy Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Lục đã gọi điện báo: các anh đang trên đường về. Nhưng vì bay thấp, thời tiết lại xấu quá, Bắc Đẩu vẫn không nghe được tiếng Sao Băng.


Mãi tới lúc cả phi đội bay về tới gần sân bay căn cứ, liên lạc giữa mặt đất và trên không mới được thông suốt.

Lúc này, mặt đồng chí trợ lý tác chiến bỗng tươi rói:

- Báo cáo thủ trưởng, đã thấy Sao Băng!

- Sao Băng đâu? Bắc Đẩu gọi!

- Sao Băng đây! Sao Băng đây!

Cả đội Sao Băng lần lượt đáp tiếng gọi của Bắc Đẩu.

Từ chân trời phía Nam một chấm rồi hai chấm nhỏ xuất hiện. Những chấm đen rõ dần thành những cánh chim. Số 1, số 2 rồi cả năm cánh chim đại bàng làm xốn xang cả bầu trời. Từng con “chim đại bàng” lần lượt lướt trên đường băng...


Mọi người sung sướng chạy ùa tới, máy bay vừa dừng lại. Trước lúc ấy, Tư lệnh đặt tay xuống mặt bàn như đập quân cờ cuối cùng, kết thúc một ván cò thắng lợi. Ông chạy vội xuống cầu thang ra đầu sân bay, và vô cùng cảm động lần lượt ôm hôn rất lâu từng “con chim đại bàng”, khi họ vừa từ trên buồng lái bước xuống. Không chỉ có anh em trong không quân, cả chiến sĩ bộ binh với bao con mắt, nụ cười, bàn tay... đổ dồn, xô đến, quây lấy các chiến sĩ "Phi đội Quyết Thắng”. Nhiều người rưng rưng nước mắt.


Sau đó không lâu, đồng chí Tư lệnh Quân chủng nhận được bức điện báo của cấp trên khen ngợi và cho biết: Cuộc oanh kích do "Phi đội Quyết Thắng” thực hiện rất chính xác, hiệu quả chiến đấu rất cao và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho phái đoàn quân sự ta. Tin ấy làm cho các chiến sĩ trong phi đội càng thêm sung sướng, xúc động, tự hào.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #93 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2021, 07:07:36 am »

CUỘC “GẶP GỠ” BẤT NGỜ


Đại tá, nhà văn THÁI HẢI AN


Trận tiến công của không quân ta bằng máy bay A.37 vừa đoạt được của địch ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất trong Chiến dịch Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử. Nó đã được gọi là “Hiệu lệnh tổng công kích” cho đại quân ta Tổng tiến công giải phóng Sài Gòn.


Tầm vóc của chiến công lớn này không phải qua miêu tả trực tiếp sự chỉ đạo tài giỏi của các cấp chỉ huy từ Bộ Tổng tư lệnh trở xuống trong việc lấy máy bay địch đánh địch bất ngờ, đúng thời cơ. Cũng không phải là sự phản ánh, tái hiện lại sự thông minh, mưu trí quả cảm của các chiến sĩ không quân ta đã vượt qua vô vàn khó khăn, nhất là trong khi chỉ có 5 ngày vừa thu lượm máy bay vừa tự huấn luyện chuyển loại - một kỷ lục chưa từng có để chiều 28 tháng 4 năm 1975, đúng ngày giờ quy định của Bộ Chỉ huy đã từ Phan Rang bay đi ném bom chính xác vào mục tiêu đã định ở sân bay Tân Sơn Nhất. Sự kiện được thể hiện qua chính những sĩ quan cao cấp của không quân Sài Gòn mô tả và bái phục trong cuộc “gặp gỡ” giữa họ với các phi công trong Phi đội Quyết Thắng, trong đó có Nguyễn Thành Trung - người chiến sĩ nội tuyến mà cách đó ít ngày còn là “chiến hữu” của họ.


Nguyễn Thành Trung kết thúc thắng lợi trận tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất của Phi đội Quyết Thắng bằng bốn trái bom của mình. Anh lệnh cho Hán Văn Quảng đang ở phía trước dẫn đầu phi đội bay về sân bay căn cứ còn mình bay lại sau cùng bảo vệ phi đội. Dưới đôi cánh bay của anh, ngọn lửa ở phi trường vẫn rừng rực bốc cao; Qua khỏi vùng trời Sài Gòn, Trung lại bay lên phía trước dẫn đầu phi đội. Khi gần tới sân bay Thành Sơn - căn cứ xuất phát cũng là nơi phi đội hạ cánh - nỗi lo lắng bỗng cồn cào trong lòng anh. Nhìn đồng hồ chỉ số liệu dầu trước mặt, Trung biết cả phi đội đã cạn dầu, trong đó Từ Đễ là người đang ở trong tình trạng khẩn cấp nhất. Anh lệnh cho Đễ tắt bớt một động cơ và nhường cho Đễ vào hạ cánh trước, cả phi đội vô cùng mừng rỡ khi nghe thấy tiếng gọi dồn dập của “Sao Băng”:

- Số 2 vào hạ cánh trước. Nhớ bật đèn pha nghe!

Đễ rất cảm động, bởi biết Trung đang lo lắng cho mình. Anh nhìn hết lượt núm nút trước mặt, nhưng vẫn không tìm thấy chiếc công tắc đèn ở đâu. Với 5 ngày học chuyển loại gấp, thật ra cả phi đội chẳng ai để ý tới cái nút này. Nhưng không sao - Đễ tự bảo mình - qua khoang lái vẫn còn nhìn rõ đường băng, chỉ cần bình tĩnh giữ cần lái cho thật chính xác, hướng thẳng vào vệt đường trắng lờ mờ để cho máy bay tiếp đất là được.

- Số 2 nhớ bật đèn pha nghe! - Trung nhắc Đễ một lần nữa, vì anh vẫn chưa thấy vệt sáng trước máy bay của Đễ.

- Rõ! - Đễ đáp gọn. Anh cũng chỉ đáp được thế, bởi lúc này đang tập trung trí lực vào việc tiếp đất. Chỉ sớm muộn một hai giây, hay một động tác nhỏ không chính xác là có thể dẫn đến tai họa.

Hai mắt Đễ căng ra. Mồ hôi càng ướt đầm trong mũ bay, tới lúc hai bánh xe phía trước chun chút siết trên đường băng tưởng như tiếng mẹ hôn con, toàn bộ hệ thống thần kinh của anh mới chùng xuống. Chiếc máy bay khu trục A.37 theo đà tiếp tục lướt về cuối sân. Nhưng vừa đến gần hết đường băng, nó đã nằm ịch ra không chịu sự điều khiển của anh nữa.


Thật thót tim! Nó mà nằm ì ra trước đây một phút thì... Sau Đễ đến Quảng, Lục, Vượng, rồi cuối cùng Trung mới hạ cánh. Vừa ra khỏi máy bay, anh cũng như tất cả anh em trong phi đội liền bị xiết chặt trong những vòng tay đến nghẹt thở. Xúc động quá, nhiều người nước mắt rưng rưng...


Cũng như những phút giây được gặp lại các đồng chí, đồng đội ở sân bay Phước Long ngày 8 tháng 4 sau khi ném bom xuống dinh tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước đây, những giây phút này mãi mãi ghi sâu vào ký ức của Trung.


Ba ngày sau, cùng cả phi đội được trở lại nhìn tận mắt chiến công của mình, khi Sài Gòn và cả miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, Trung cũng xúc động không kém.


Các đồng chí trong phái đoàn quân sự của ta nắm chặt tay các anh rất lâu, cảm ơn, khen ngợi không quân ta đã ném bom rất chính xác, không một trái bom nào rơi vào nhà ở của phái đoàn ta, mặc dầu khoảng cách rất gần. Các anh còn hể hả kể về sự hoảng loạn đến cực độ của lũ Mỹ - ngụy sau trận tiến công. Trước mắt Trung và các đồng chí trong phi đội của anh, bên cạnh hai mươi bốn chiếc máy bay Mỹ - ngụy bị trúng bom tan tành là hàng trăm chiếc xe du lịch đậu ngổn ngang. Đấy là dấu ấn cuối cùng của sự hoảng loạn cùng đường của lũ chóp bu tướng tá ngụy quyền Sài Gòn. Chiếc xe con chở phi đội của Trung phải đi len lỏi trong bãi “tha ma” xe du lịch đó để đến xem Đại sứ quán Mỹ, nơi Ma-tin tổ chức cho bọn chúng di tản bằng máy bay lên thẳng, vì sợ Tân Sơn Nhất còn tiếp tục bị bom nữa.


Từ nơi đây trở về, một cuộc “gặp gỡ” bất ngờ đã diễn ra với phi đội các anh.

Đó là “cuộc gặp gỡ” giữa các anh với mấy viên đại tá trong không quân ngụy ở một trường học cạnh sân bay Tân Sơn Nhất - nơi các sĩ quan cấp tá của ngụy quyên Sài Gòn ra trình diện với cách mạng.


Hai sĩ quan không quân ngụy mà Trung và anh em phi đội gặp mặt đầu tiên là Nguyễn Anh Tuấn - đại tá tham mưu phó sư đoàn 5 và Chu Ngọc Thành - đại tá sĩ quan hành quân trong bộ tham mưu không quân ngụy.


Hai viên đại tá vốn là phi công đã từng thét ra lửa với hạ cấp, được gọi đến gặp các sĩ quan của ta. Tưởng là còn vấn đề gì khai báo chưa rõ phải thẩm vấn lại nên Tuấn và Thành rất lo. Cả hai mặt mày đều xanh tái khi đứng trước các anh. Nhưng rồi có lẽ do linh cảm nghề nghiệp, Tuấn và Thành nhận ra những sĩ quan đang ngồi trước mặt mình là phi công của ta nên cả hai có phần đỡ lo sợ hơn.

- Giới thiệu với các anh, đây là các đồng chí phi công trong không quân chúng tôi - Đồng chí cán bộ quân quản nhìn về phía anh em trong phi đội của Trung, nói.

- Dạ, thưa quý ông, mới nhìn chúng tôi cũng đoán ra như vậy - Tuấn nói - Mấy ông hoa tiêu1 (Trong không quân ngụy thường gọi phi công là hoa tiêu) của cách mạng, ông nào cũng khỏe, đẹp, cân đối chứ không như chúng tôi...

Nghe viên đại tá ngụy nói vậy, Từ Đễ và Hán Văn Quảng cười. Quảng nghĩ: “Tên này giở cái bài nịnh quen thuộc với quan thầy Mỹ ra đây”. Nhưng điều ấy qua mấy ngày đầu gặp Sanh và On ở Đà Nẵng, các anh đã rõ. Khi đồng chí sĩ quan quân quản của ta dẫn Sanh và On đến giới thiệu: “Đây là hai hoa tiêu chúng tôi chọn trong trại Phi Hổ đến hướng dẫn thêm mấy anh về máy bay A.37 để họ có thời cơ lập công chuộc tội”, Quảng đã thấy rất lạ. “Hoa tiêu với phi công gì mà cả hai đứa đều như hai bộ xương thế kia!”. Sau đấy khi tiếp xúc với hai hoa tiêu đó, các anh mới rõ. Thì ra việc nuôi dưỡng bọn chúng hoàn toàn thả lỏng. Cứ phát lương và cả phụ cấp bay hàng tháng, muốn ăn đâu thì ăn, ở cư xá hay gia đình cũng tùy ý. Không những thế chúng còn tha hồ trác táng “đỏ đen” sát phạt nhau. Vì thế, nhiều tên chỉ nửa tháng đầu đã nhẵn túi phải “thổi ác-mô-ni-ca” trước khi bay. Nghe Sanh nói, bọn chúng vừa đi đến sân bay vừa “thổi ác-mô-ni-ca”, lúc đầu anh em trong phi đội Quảng đều thấy lạ, tưởng rằng bọn này yêu văn nghệ lắm. Có lẽ những tên chỉ huy bày trò cho bọn chúng thổi kèn để ra vẻ là quân chủng trí thức như bọn chúng vẫn thường vỗ ngực với các sắc lính khác trong quân ngụy hoặc để lên dây cót tinh thần theo cách của đám sĩ quan chiến tranh tâm lý. Nhưng khi hiểu rõ thực chất của lũ lính công tử, con cưng này phải “thổi ác-mô-ni-ca”, tức là vì trác táng hoặc quá đông con nên đã tiêu pha hết tiền, kể cả phụ cấp bay, ngay từ đầu tháng, phải vừa ăn bánh mì vừa đi đến sân bay đê thi hành công vụ, thì Quảng và Vượng cười phá lên. “Cha mẹ ơi! Bọn này dùng hình tượng văn nghệ để mỉa mai cuộc đời làm lính đánh thuê của mình cũng khá hay đấy chứ!”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2021, 07:09:42 am »

Quảng thầm nghĩ như vậy và bây giờ, trước mặt các anh là hai viên sĩ quan cỡ bự, những kẻ từng vơ vét viện trợ Mỹ nặng túi và ăn bớt cả khẩu phần của cấp dưới nên cả hai đều đẫy đà, không như hai hoa tiêu Sanh và On. Tuy vậy, qua các anh, chúng không những khen để lấy lòng mà còn có sự so sánh. Thực ra, sự so sánh ấy đã có và là một ấn tượng rất mạnh mẽ từ trận Phi đội Quyết Thắng của ta ném bom sân bay Tân Sơn Nhất mà Tuấn và Thành là những tên sĩ quan không quân ngụy thực sự ngấm đòn nhất.


Chính vì thế nên khi nghe đồng chí sĩ quan ta nói: “Đây chính là những phi công đã ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất chiều ngày 28 tháng 4 vừa rồi” thì sự sửng sốt và kính nể thể hiện rất rõ trên mặt hai viên đại tá không quân ngụy.

- Thưa các ông, chúng tôi có nghĩ đến khả năng bị tấn công từ trên không, khi sân bay Đà Nẵng đã trong tay các ông. Nhưng chỉ nghĩ đến máy bay MIC, chứ không ngò rằng các ông lại dùng chính những chiếc máy bay A.37 của chúng tôi để oanh kích. Cho nên trận tấn công đó thật bất ngờ và khủng khiếp đối với chúng tôi - Chu Ngọc Thành nói - Vâng! Thưa các ông, đó là lần đầu tiên mà...

- Và cũng là lần cuối cùng đối với không lực Việt Nam Cộng hòa nữa chứ? - Từ Đễ mỉm cười hỏi lại.

- Dạ, đúng thế - Tuấn nhanh nhẩu đáp.

Và anh ta cảm thấy mấy ông phi công cách mạng này cũng độ lượng, dễ dàng tiếp chuyện nên tiếp tục kể lại sự kiện ấy với vẻ tự nhiên hơn.


Tuấn kể: “Lúc ấy là 6 giờ 30 phút chiều. Sài Gòn đang có cơn mưa. Những khối mây đen ùn ùn kéo tới. Vì thời tiết xấu nên chúng tôi được lệnh ngừng tất cả mọi chuyến bay. Ngay khi đó bỗng xuất hiện ba, rồi năm chiếc A.37 không biết từ đâu bay tới. Đây là loại máy bay ném bom của không quân chúng tôi. Nhưng loại này hiện giờ chỉ còn có ở sân bay Trà Nóc, Cần Thơ. Cần Thơ lại cách xa Tân Sơn Nhất gần 200 ki-lô-mét. Thông thường, các máy bay A.37 ở sư đoàn rất ít bay tới đây. Bây giờ tại sao chúng lại đột nhiên bay đến mà không thông báo? Nghi ngờ, tôi gọi điện cho sân bay Cần Thơ và các sân bay còn lại. Tất cả trả lời “Không có phi tuần A.37 nào cất cánh!”. Cùng lúc ấy điện cũng tới tấp gọi lên không trung:

- Máy bay A.37 của phi đoàn nào bay vào Sài Gòn, trả lời ngay!

- Máy bay A.37 của phi đoàn nào?

- Phi đoàn nào? Phi đoàn nào?

Lần thứ nhất không thấy trả lòi. Lần thứ hai vẫn im lặng. Tới lần thứ ba, cùng với tiếng bom nổ mới có tiếng đáp:

- Máy bay của phi đoàn A-mê-ri-ca chúng mày đấy!

Ngay sau đấy là những trái bom liên tiếp vun vút lao xuống và từng cột khói đen cuồn cuộn bốc lên cao. Tiếng nổ hỗn loạn, lửa bốc lên ngùn ngụt. Mặt đất rung chuyển. Một cảnh náo động chưa từng có diễn ra khắp sân bay. Những tiếng kêu thất thanh “Oanh kích! Việt cộng oanh kích!” bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh rối rít trong vô tuyến điện. Người Mỹ lúc ấy càng cuống quýt hơn. “Oanh kích! Đang bị oanh kích! Hãy bay xa Tân Sơn Nhất! Bay xa, bay xa Tân Sơn Nhất!”. Họ vội vã thông báo cho những chiếc máy bay đang lao tới làm nhiệm vụ di tản. Họ có hệ thống chỉ huy riêng mà.


Khi ở trong tay chúng tôi, những chiếc A.37 này nhỏ bé, bình thường. Nhưng giờ đây, sao chúng có uy lực thật ghê sợ vô cùng, cả năm chiếc bay theo đúng đội hình chiến đấu, hùng dũng lao xuống cắt bom. Bom rơi rất trúng, rất tập trung vào khu vực để máy bay của chúng tôi. Mỗi lần máy bay bổ nhào, tiếng nổ càng dữ dội hơn, liên hồi hơn. Những cột lửa màu đỏ rực lại bốc lên cao hơn. Bom lao trúng vào những chiếc máy bay vận tải C.119, C.130 chứa đầy dầu, vào những chiếc A.37, F.5 đang mang bom đậu thành một dãy dài gây nên một dây chuyền nổ thật khủng khiếp.


Cả sân bay rung chuyển. Điện thoại bị cắt đứt. Hàng loạt đèn nê-ông trong phòng làm việc rơi xuống, vỡ tan trên các mặt bàn. Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên, sư trưởng của chúng tôi, như điên lên, ông gào to trong máy điện thoại. Ông lệnh cho tôi gọi điện tới các đơn vị phòng không của sân bay yêu cầu bắn trả mãnh liệt hơn. Ông kêu gọi các phi đoàn F.5 của chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính đang đỗ tại đây nhanh chóng cất cánh lên đánh lại để cứu nguy. Nhưng mọi mệnh lệnh của tướng Tiên - và ngay cả lệnh của trung tướng Trần Văn Minh - tư lệnh không quân, truyền xuống lúc này đểu vô hiệu, vả lại, khi đó, chính cả tướng Tiên và các sĩ quan trong bộ tư lệnh sư đoàn 5 cũng khiếp sợ. Tướng Huỳnh Bá Tính chẳng hiểu chuồn đâu biệt tăm, không thấy trả lời. Tất cả các sĩ quan, binh lính, mạnh ai nấy chạy. Xô lên nhau chạy tán loạn. Nơi nào tránh được bom là nhào tới. Các hoa tiêu trực cũng bỏ máy bay mà chạy. Mãi tới phút chót của cuộc oanh kích, pháo phòng không mới bắn lên được mấy loạt rời rạc thì những chiếc A.37 kia đã vượt qua phủ tổng thống bay xa...”.

- “Dậy” hậu quả của trận bom đối với mấy ông thế nào?

Nghe giọng Nam Bộ của Nguyễn Thành Trung, cả Thành và Tuấn đều ngước mắt lên với cái nhìn ngờ ngợ.

- Các anh biết đó là ai không? - Hán Văn Quảng hỏi - Đồng chí Nguyễn Thành Trung, người dẫn đầu phi đội của chúng tôi, một phi công mà cách đây gần một tháng còn ở trong đội ngũ các anh đấy.

- Ủa, ra đây là ông Trung! Chúng tôi đã biết rõ tên tuổi ông từ sau vụ ông đáp bom xuống dinh tổng thống, nhưng thưa các ông, vì tôi không cùng sư đoàn nên không rành mặt. Chỉ thầm khâm phục ông Trung đã ẩn mình rất tài giỏi để rồi đã làm nên chuyện động trời ấy, làm náo động cả không quân chúng tôi.


Trung mỉm cười. Còn Tuấn và Thành đều sửng sốt, và tiếp đó là sự mặc cảm hiện lên rất rõ trong mắt của hai viên đại tá ngụy. Thành tiếp lời Tuấn kể qua mấy câu chuyện về ảnh hưởng của vụ “phản chiến” của Trung trong không quân ngụy. Sau đó Tuấn lại nói tiếp để trả lời câu hỏi ban nãy của Trung: “Kết quả trận oanh kích của các ông rất tốt. Tôi tưởng tham gia trận tấn công ấy là hoa tiêu của chúng tôi đã quy phục các ông như ông Trung. Nhưng gần đây, mới biết, đấy hầu hết lại là hoa tiêu của Giải phóng mà chắc chắn mới chỉ làm quen với loại máy bay A.37 này chừng mấy ngày, quả thật là tài tình và dũng cảm. Bom trúng tất cả vào khu vực để máy bay, 14 chiếc F.5, A.37 và hàng chục máy bay vận tải, máy bay trực thăng bị phá hủy”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #95 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2021, 07:10:37 am »

Tuấn dừng lại uống nước trước khi kể tiếp về sự ghê sợ và hoang mang rệu rã của sư đoàn 5 cùng tất cả các sĩ quan, binh lính ngụy ở sân bay Tân Sơn Nhất sau vụ oanh kích đó.

... Sớm hôm sau, qua một đêm hoàn toàn không ngủ, Tuấn tới phòng làm việc của tướng Tiên. Qua hàng hiên, Tuấn đã thấy những bộ mặt tái nhợt của những sĩ quan. Sắc mặt của Tuấn cũng không hơn họ lúc này. Nhưng khi mở cửa bước vào, Tuấn càng xanh xám hơn bởi thấy sự biến sắc đến kỳ lạ ở tướng Tiên và đại tá phó tư lệnh Đinh Thành On. Tuấn vẫn thường khen Tiên tóc tuy bạc nhưng có nước da hồng hào của một người yêu thể thao. Vậy mà giờ đây, cả hai ngồi đó đều như kẻ mất hồn, không ai nói với ai, mái đầu của Tiên như trắng hết và bù xù rũ xuống bộ mặt nhợt nhạt, trông càng thảm hại hơn.


Thấy Tuấn, mãi một lúc sau, Tiên mới buồn rầu hỏi:

- Ông đã thống kê được hết số máy bay và các thiết bị khác bị phá hủy vì trận oanh kích chiều qua và cả trận pháo kích đêm qua chưa?

- Dạ, chưa. Mấy ông sĩ quan được giao làm việc đó đã bỏ chạy hết. Họ sợ những trái bom còn nằm trong máy bay của ta chuẩn bị đi ném bom, bị đánh văng ra sẽ tiếp tục nổ nên không ai dám đến gần. Họ sợ đang trên đường đi lại bị oanh kích, bị pháo kích. Họ chạy về lo cho vợ con di tản. Vì thế tôi chẳng chỉ huy được ai.

Tuấn miễn cưỡng phải nói ra điều đó. Nói xong Tuấn hồi hộp chờ đợi một trận “bão lửa” vốn có của Tiên dội lên đầu. Nhưng khác với mọi lần, hôm nay Tiên ngồi im không nóng nẩy, ngược lại còn tỏ sự đồng cảm với Tuấn:

- Tình hình như thế đòi hỏi làm ngay cũng khó. Mà có thống kê bây giờ mình cũng không có kế gì giải quyết được. Ông đã biết tin thêm về Biên Hòa chưa?

- Dạ biết, nhưng chưa rành rọt.

Đinh Thành On tiếp lời Tuấn. On định nói thêm về sự khủng khiếp từ trận bom chiều qua, nhưng kìm lại được, chuyển sang hỏi về chuyến di tản của vợ con Tuấn. Giữa lúc ấy chuông điện thoại đổ dồn. Tiên chồm tối cầm lấy Ống nghe. Trong máy nói gì không rõ, nhưng sau đó, Tuấn thấy mặt mày viên tư lệnh tươi tỉnh hẳn lên, quay ra bảo Tuấn:

- Ông Tuấn ở nhà nhé, có điện gọi tôi và ông On lên bộ tư lệnh không quân họp. Mọi việc của sư đoàn ông toàn quyền giải quyết.

Nói xong Tiên và On vội vã ra đi. Trước lúc lên xe, Tiên còn quay lại:

- Chắc là họp nhanh thôi, chừng một, hai giờ là nhiều, chúng tôi sẽ về.

Nhưng một giờ, hai giờ rồi ba giờ trôi qua, trong khi cả sư đoàn mỗi lúc một hỗn loạn, Tuấn đợi mãi cũng chẳng thấy tư lệnh và phó tư lệnh về. Bọn sĩ quan, binh lính chửi bới nhau và tranh cướp máy bay để chạy trốn.


Sau trận đánh chiều qua, tất cả các máy bay F.5 còn lại của sư đoàn 5 như một bầy quạ bị đánh tan tác cùng lúc vội vã cất cánh bay đi. Lũ hoa tiêu của tên tướng Huỳnh Bá Tính cũng chẳng cần chỉ huy. Chúng chen nhau trên đường băng, miễn sao chuồn nhanh được tới Thái Lan hoặc ít nhất tới Cần Thơ.


Bọn tàn quân của sư đoàn 1 và cả sư đoàn 2 mà tư lệnh của chúng là chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang bị ta bắt ở Phan Rang, được lệnh chờ bọn F.5 bay hết mới được di tản. Nhưng chẳng cần chờ, tên nào chen được trên đường băng là cất cánh.


Cái cảnh ấy lại diễn ra sáng nay với mức độ hỗn loạn cao hơn khi chúng bị tiếp thêm một trận pháo kích khủng khiếp chưa từng thấy hồi đêm. Hàng trăm quả pháo 130mm từ nhiều hướng dồn dập nã xuống trúng khu để máy bay. Những xác lính ngụy chết do trận bom chiều qua còn nằm ngổn ngang, lại tiếp thêm bao tên khác phải chịu chung số phận của kẻ đánh thuê. Lửa khói rừng rực, mỗi lúc một cao hơn. Sân bay Tân Sơn Nhất đỏ như một biển lửa.


Kể đến đây, cả Nguyễn Anh Tuấn và Chu Ngọc Thành cùng kêu lên: “Thật khủng khiếp! Khủng khiếp, ghê rợn quá trời, thưa các ông!”. Với Thành, vì ở Bộ Tư lệnh không quân ngụy nên có dịp chứng kiến rõ hơn tình trạng hoảng loạn của bọn chóp bu cầm đầu quân ngụy. Chúng tìm mọi cách tháo chạy sao cho nhanh hơn.


Đâu chỉ có Tiên và On mà cả Huỳnh Bá Tính cũng cướp một chiếc trực thăng UH-1A, số hiệu 536, chạy ra đảo Côn Sơn. Cùng lúc ấy, Trần Văn Minh - tư lệnh không quân ngụy, cũng lủi ra khỏi bộ tư lệnh, chạy trốn bằng một chiếc máy bay riêng. Không như Cao Văn Viên trước đây còn gài bốn ngôi sao cấp đại tướng lên máy bay, Trần Văn Minh giấu biệt tấm biển in ba ngôi sao của hắn xuống dưới đệm ngồi bởi sợ quân lính biết sẽ theo hắn. Rồi sau đó là Võ Xuân Lành, thiếu tướng, cũng ba chân bổn cẳng chạy lên máy bay “tùy nghi di tản”.


Khi vội vã lên máy bay, bọn lính thấy trong lũ tướng lục quân nhốn nháo ở sân bay có cả Vĩnh Lộc, vừa mới được chỉ định thay Cao Văn Viên làm tổng tham mưu trưởng. Nhưng mặc thây bọn Lộc, bọn Minh lờ đi, vì bây giờ Lộc chẳng còn chỉ huy được ai, vả lại chúng cũng chẳng dại gì nán thêm một phút ở cái chốn đầy nguy hiểm này, không biết sẽ bị ném bom, pháo kích bất cứ lúc nào.


Thì ra cái lý do tổng tham mưu trưởng Vĩnh Lộc “vắng mặt” mà hai hôm sau chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, một viên tướng có năng lực, nhưng bị Nguyễn Văn Thiệu ghét và nghi là có cảm tình với Việt cộng buộc phải về hưu non, mới từ Cần Thơ vượt lộ 4 ra đã phải thay hắn kêu gọi tư lệnh các quân khu hạ súng đầu hàng là như thế. Mới chỉ cách đấy hai hôm, khi Lê Nguyên Khang - tổng tham mưu phó, bỏ chạy, Lộc còn gân cổ lên chửi lũ tướng tá hèn nhát theo chân Thiệu, theo chân Khang là “lũ chuột”. Bây giờ đến lượt hắn thì hắn lại câm miệng hến giống y Nguyễn Cao Kỳ. Cũng chỉ cách đây mấy hôm thôi, Kỳ còn huênh hoang rằng hắn sẽ chọn một cái chết anh hùng. Y khoác lác: “Chạy ra nước ngoài làm gì? Để làm thuê, làm đĩ hay làm đầu bếp cho ngoại bang?”.


Vậy mà, bây giờ cũng hết vểnh “ria trê” và chẳng còn “tư cách” hơn Khang và Lộc. Cũng sợ mất mạng, y đã vội vã lao lên một máy bay trực thăng, hốt hoảng chuồn khỏi Sài Gòn, bay ra hướng biển để rồi bị một viên sĩ quan Mỹ làm nhục khi y hạ cánh xuống tàu US Midway của Hoa Kỳ. Có điều nỗi nhục này chưa bằng những tên tướng ngụy khác phải van vỉ, cố sống, cố chết bám theo được mụ vợ của Ma-tin để lên máy bay trực thăng của Mỹ mà “sân bay” là nóc tòa nhà Đại sứ Hoa Kỳ. Cái “cầu hàng không” chưa từng có trong lịch sử với Mỹ ấy, Ma-tin vừa mới cấp tốc thiết lập để cấp tốc di tản người Mỹ theo lệnh của tổng thống Pho.


Bởi vậy, cái “sân bay” mới này, sau trận Tân Sơn Nhất bị ném bom, cũng ầm ĩ như chợ vỡ. Không có chuyên nào là không diễn ra cảnh sĩ quan đội lốt dân sự và nhân viên tòa Đại sứ Mỹ đánh lộn trên máy bay.


Tình hình khu hàng không quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất cũng tệ hại không kém. Tại đây, những gia đình và những sĩ quan cấp tướng ngụy ở Bộ Tổng tham mưu, ở tổng cục chiến tranh chính trị, những tổng trưởng, thứ trưởng và những tên có nhiều nợ máu với nhân dân cũng chen chúc tháo chạy. Chúng xô đẩy, đánh lộn nhau để tranh lên máy bay. Tổng thống Pho lệnh cho Ma-tin phải đưa toàn bộ các phi công lái máy bay quân sự và các sĩ quan từ cấp tá của ngụy di tản sang Mỹ là để thực hiện ý đồ nham hiểm của chúng sau này. Nhưng đến bây giờ, cả đến cấp tướng cũng bị bỏ lại. Xung quanh sân bay quốc tế trở thành một ga-ra khổng lồ, lộn xộn, ngổn ngang đủ các loại xe: Nào Pho, Méc-xê-đéc, Pơ-giô, Đát-xun, nào xe mang nhãn hiệu “con chim xanh”, “con chim trắng”... Nhiều tên cho xe chạy được đến đó là sấn sổ chen lên máy bay, mặc xe ì ầm nổ máy cho đến lúc hết xăng...


Cuộc “gặp gỡ” giữa phi đội Quyết Thắng của Nguyễn Thành Trung với mấy viên đại tá không quân ngụy đã diễn ra rất thú vị, trong khung cảnh và không khí rất nhộn nhịp, mới mẻ của những ngày đầu Sài Gòn vừa được giải phóng như thế, ở một trường học gần khu chợ Lăng Cha Cả, quận Tân Bình. Có lẽ cuộc “gặp gỡ” đó cũng là một kỷ niệm rất khó quên trong bước ngoặt cuộc đời của họ. Bởi hôm ấy, trong số hàng ngàn sĩ quan ngụy tấp nập đên trình diện với cách mạng ở nhiều điểm khác nhau trong khắp thành phố Sài Gòn - Gia Định này, họ là người may mắn nhất.


Còn Trung, khi ở vùng giải phóng về Đà Nẵng rồi vinh dự được dẫn đầu Phi đội Quyết Thắng cất cánh bay đi, đúng là anh chưa hình dung hết kết quả này. Với anh, đây là một kỷ niệm đẹp đẽ và sâu sắc nhất kể từ sau ngày được “sổ lồng” tung cánh bay về với “Mẹ”. Người đảng viên, chiến sĩ nội tuyến ấy suốt bao năm giấu mình hoạt động trong lòng địch ngước nhìn lên bầu trời trong nhịp đập bồi hồi của trái tim mình. Đã mấy ngày rồi anh vẫn chưa hết xúc động trước rừng cờ cách mạng trên bầu trời thành phố Sài Gòn - thành phố sau này chính thức được mang tên Bác Hồ kính yêu - và cả miền Nam thân yêu.


Qua những giờ phút xúc động và cuộc “gặp gỡ” giữa các anh - những người chiến thắng - với những kẻ chiến bại, Trung càng thấy rõ hơn ý nghĩa, giá trị trận tấn công của phi đội mình. Đấy cũng là cuộc “gặp gỡ” thật thú vị giữa anh với những kẻ mà chỉ một tháng trước, anh còn phải gọi là “chiến hữu”, là thượng cấp.


Với anh, cuộc “gặp gỡ” ấy là một kỷ niệm mãi mãi không quên. Anh tin rằng nó cũng như sự sụp đổ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn tái diễn, mà chỉ còn có những cuộc gặp gỡ của những người con Việt Nam một lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh, tươi đẹp hơn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #96 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2021, 07:13:21 am »

ĐƯỜNG VÀO CHIẾN DỊCH Hồ CHÍ MINH


Theo lời kể của
Đại tá HUỲNH VĂN TÁM


Đồng chí đại tá Huỳnh Văn Tám (Tám Quyết) - nguyên Phó chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng Tỉnh đội Đồng Nai vừa qua một cơn bạo bệnh, người còn yếu lắm. Thực tình chúng tôi không muốn làm phiền, bởi ông lúc này đang rất cần sự nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Nhưng, khi biết mục đích biên soạn một cuốn sách có liên quan tới nhiều nhân chứng lịch sử, thế là, dường như ông được khỏe ra. Bao ký ức của một người lính - người chỉ huy dạn dày trận mạc lại dào dạt hiện về, đặc biệt là những diễn biến ở một hướng chiến trường quan trọng như Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch mà ông tận mắt chứng kiến. Phấn chấn là thế, nhưng vẫn biết rất rõ sức khỏe của mình, ông phải chủ động “tăng tốc” mấy lát sâm Cao Ly để lấy lại phong độ rồi lần lượt vào câu chuyện.


"... Cuối năm 1974 và những tháng đầu năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã bước sang một giai đoạn mới. Tình thế cách mạng nói chung và tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường miền Nam đã xuất hiện những thời cơ mới cần phải chớp lấy để giành thắng lợi quyết định. Đặc biệt là chiến dịch Tây Nguyên ta đã phá vỡ địa bàn chiến lược quan trọng của địch. Tiếp đến, ta giải phóng Huế, Đà Nẵng và duyên hải miền Trung. Địch co cụm về lập phòng tuyến ở Phan Thiết, Phan Rang trong một tình thế bị động. Quân lính thì bạc nhược, mất hết tinh thần chiến đấu, có chiều hướng tan rã hàng mảng lớn, nếu bị ta tiến công dồn dập, mãnh liệt sẽ thất bại liên tiếp.


Trước tình thế mới rất có lợi cho cách mạng nước ta, theo chỉ thị của Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền: Quân và dân tỉnh Biên Hòa nói chung, cụ thể là quân và dân hai huyện Long Thành - Nhơn Trạch, địa bàn mà đại quân đi qua sẽ chuẩn bị một lực lượng về lương thực, thực phẩm, chiếm giữ một số tuyến đường huyết mạch; huy động ghe thuyền cho bộ đội vượt sông để làm nhiệm vụ chiến lược.


Lúc ấy tôi là Tham mưu trưởng Tỉnh đội Biên Hòa, được Ban chỉ huy phân công trực tiếp đốc chiến các huyện đội Long Thành, Nhơn Trạch, phối hợp chặt chẽ giữa quân dân, chính, đảng để thực hiện nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng ngàn năm có một này.


Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của cơ hội ấy, Huyện ủy Long Thành cử một cán bộ là ủy viên Thường vụ Huyện ủy trực tiếp chỉ đạo các xã huy động trên một trăm dân công, trong đó hầu hết là nữ thanh niên và các chị ở độ tuổi trung niên còn khỏe mạnh chuẩn bị mấy chục thùng phi và thùng nhựa có dung tích từ 200 lít trở lên, đựng đầy nước ngọt giấu hai bên đường 10 để bộ đội hành quân qua có nước uống. Hết tới đâu bổ sung tới đó, không được để bộ đội thiếu nước uống dọc đường hành quân qua địa bàn mình phụ trách. Tuyến đường 25B từ ngã ba Dầu Giây vể tiếp giáp với Long Thành, đoạn đi qua những lô cao su, ta phải huy động lực lượng cưa cây. Nhưng không phải cưa đứt, cây ngã ngổn ngang sẽ bị lộ ý đồ lớn, mà chỉ cưa hai phần ba thân cây. Như vậy nó vẫn còn sống được. Nhưng khi xe tăng trong đội hình hành tiến, chỉ cần xô nhẹ là cây có thể đổ và cứ thế giữ vững nhịp độ tiến quân của ta. Cùng với những công việc ấy, Long Thành còn phải chuẩn bị trên một trăm tấn lương thực. Xin thưa, một trăm tấn lương thực - chủ yếu là gạo, đâu phải là ít? Đặc biệt quá trình chuẩn bị phải hết sức giữ bí mật. Vậy mà từ trong nhân dân các ấp, các xã lần lượt được huy động. Không những đủ số lượng mà còn vượt cả chỉ tiêu, trước sự ngỡ ngàng và thán phục của các cán bộ hậu cần quân đội tiếp nhận mặt hàng quan trọng này.


Còn huyện Nhơn Trạch, số lượng chuẩn bị còn nhiều hơn thế, với 200 tấn gạo và huy động các mẹ, các chị đông vượt trội cả Long Thành để nấu, nắm hàng ngàn vắt cơm đặt các trạm dọc đường trao tận tay bộ đội đi qua. Được chứng kiến hình ảnh hết sức hào hùng và sôi động của những đoàn quân trùng trùng ra trận mà có các má, các chị em động viên tinh thần, vật chất thật như đi trẩy hội vậy. Chính các má, các chị tay thoăn thoắt đưa cơm cho bộ đội mà ánh mắt chan chứa ân tình rộn lên một niềm vui khó tả. Những người phụ nữ thủy chung, nhân hậu còn ân cần động viên:

- Anh em cứ ăn no mà đánh thắng quân thù. Được chứng kiến ngày vinh quang Tổ quốc toàn thắng thì có... chết cũng sướng rơn à.

Có những má, những chị bất chợt gặp chồng con mình trong đoàn quân ra trận ấy mà chưa kịp chào hỏi trọn câu thì đã hòa vào dòng người rộn bước vào chiến trận rồi.


Với phương châm: xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh. Để thực hiện phương châm ấy, các địa phương triệt để phát huy: hai chân, ba mũi, ba lực lượng. Đặc biệt là hết sức khôn khéo, linh hoạt áp dụng mũi binh vận nhằm nhanh chóng làm tan rã hàng ngũ địch, tránh đổ máu hy sinh vào thời điểm lịch sử này.


Cùng phối hợp với cánh quân chủ lực hùng mạnh đang tiến về, Tiểu đoàn 240 Biên Hòa, từ nhiều năm nay là một đơn vị lực lượng vũ trang địa phương, bám trụ kiên cường, anh dũng chiến đấu một mất, một còn với địch tại địa bàn. Đồng thời tuyên truyền giác ngộ quần chúng, gây dựng cơ sở cách mạng trong nhân dân. Nay đón thời cơ mới, ai nấy hết sức xao xuyến và náo nức đến cháy bỏng.


Nhiệm vụ cụ thể của Tiểu đoàn 240 là đánh chiếm cầu Phước Thiền, trên tuyến tỉnh lộ 17, kiên quyết tiêu diệt địch bảo vệ cầu để giữ vững hành lang. Cùng thời điểm ngày 27 tháng 4, một bộ phận lực lượng võ trang tỉnh sau khi giải phóng huyện lỵ Long Thành, thọc xuống chi viện cho Nhơn Trạch để đánh cụm pháo 105mm ở xã Phước Thiền. Địch hạ nòng pháo bắn sát mặt đất, nhưng bị anh em ta đánh úp, một số tên ngoan cố bị tiêu diệt, số còn lại tháo chạy. Ta thu nguyên vẹn ba khẩu pháo. Nhờ vậy đơn vị pháo 130mm phát triển xuống nhằm chiếm lĩnh trận địa đêm 26 tháng 4 năm 1975 để sang các ngày 27-28 tháng 4 phát hỏa khống chế sân bay Tân Sơn Nhất và Tiểu đoàn 240 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chính vì vậy, các cỗ pháo như những chú voi thép dập dờn trong cành lá ngụy trang lần lượt vào vị trí dưới sự điều khiển của những người lính. Thế rồi vun vút giáng xuống đầu thù những đòn sấm sét ngay giữa sào huyệt của chúng. Trong thời khắc lịch sử ấy, các anh đã chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của đồng chí Tông Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng: - Bằng mọi giá, ngày 27 và 28 tháng 4 năm 1975, pháo 130mm của ta phải chiếm lĩnh cho được trận địa tại huyện Nhơn Trạch để khống chế sân bay Tân Sơn Nhất.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #97 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2021, 07:14:04 am »

Miền Đông Nam Bộ (không kể các sân bay loại nhỏ, sân bay dã chiến) thì có hai sân bay chiến lược vào loại lớn tầm cỡ Đông Nam Á lúc bấy giờ là sân bay quân sự Biên Hòa và sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Vào thời điểm sắp đến hồi kết của cuộc chiến đầy tàn bạo của quan thầy chúng, thì phi trường Biên Hòa từ chỗ bị không chế từng thời điểm, đến khống chế mạnh mẽ làm tê liệt hoàn toàn bằng những trận mưa pháo của quân giải phóng. Riêng sân bay Tân Sơn Nhất khi những cỗ pháo 130mm chiếm lĩnh trận địa ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Biên Hòa thì thật là một tai họa khôn lường đối với chúng. Những trận sấm sét liên tiếp giáng xuống sân bay không chỉ khống chế những con quạ sắt đi gây tội ác, mà làm rung chuyến cả một chế độ bán nước, hại dân. Trước tình thế vô cùng nguy ngập ấy, chúng đã cuống cuồng dùng máy bay trực thăng đưa đám cố vấn Mỹ, bọn quan chức cao cấp Sài Gòn cùng gia đình vợ con tướng tá di tản xuống sân bay Trà Nóc, Cần Thơ để rồi lại đi tiếp ra biển Đông nơi các hạm tàu đang chờ sẵn.


Trước tình thế tiến công như vũ bão của đại quân ta, ngụy quyền Sài Gòn hoảng loạn. Những diễn biến mau lẹ trên chiến trường báo hiệu giờ cáo chung của chúng chỉ còn tính từng ngày, từng giờ.

Để kịp thời giúp cấp dưới xử lý một khối lượng công việc khá lớn và kịp thời, hiệu quả, Tỉnh đội Biên Hòa tăng cường thêm hai cán bộ cho Tiểu đoàn 240. Tỉnh ủy Biên Hòa còn chỉ đạo huyện ủy Nhơn Trạch huy động trên một trăm xuồng ghe để kịp thời đáp ứng cho Sư đoàn 325 vượt sông Cát Lái tiến về Sài Gòn...".


Đã từng là một người lính qua thời trận mạc, nhưng giờ ngồi nghe ông kể chuyện kỷ niệm một thời chiến đấu, tôi thấy thật thích thú, sống động. Trước mắt như cả một không khí hào hùng ngày ấy hiện về. Tôi cứ tưởng cựu đại tá Huỳnh Văn Tám đã thấm mệt, tạm dừng để hôm sau tiếp tục. Nhưng chính ông lại cổ vũ tôi:

- Ta cứ tiếp tục cho xong, để dở chừng “cụt hứng” lắm.

Chiều lòng ông, tôi tiếp tục ghi nhận những điều tâm sự quý giá từ một con người đã trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và cả trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Trong niềm xúc động, ông kể tiếp:

- Tôi là một người có may mắn, hạnh phúc gắn bó nhiều năm với mảnh đất đầy máu lửa này. Vào những năm 1970, 1971, 1972 địch dùng xe tăng, xe bọc thép, xe ủi - càn quét triệt hạ những cánh rừng nghi có lực lượng bộ đội và du kích trú quân. Đạn địch dày đặc như mưa rào. Cán bộ, bộ đội và nhân dân tổn thất, hy sinh rất nhiều. Nhưng dân vẫn một lòng theo Đảng, tin vào chính nghĩa sẽ thắng nên sẵn sàng nghe và làm theo. Tình hình cách mạng ở một địa bàn trọng yếu như Nhơn Trạch dần dần phát triên đi lên cùng với sự tiến bộ chung của tỉnh Biên Hòa. Giờ đây vào thời điểm sắp tới đỉnh cao toàn thắng, niềm tin ấy như nhân lên bội phần. Chính vì vậy chỉ trong thời gian ngắn tuyên truyền vận động chủ trương của cách mạng, vậy là lòng dân phơi phới tham gia. Một cảnh tượng hết sức náo nức là huy động được trên một trăm chiếc xuồng, ghe từ trong dân lần lượt đưa ra phục vụ bộ đội. Có gia đình đóng góp nhũng hai, ba chiếc cả người và phương tiện tích cực phục vụ bộ đội. Chính vì vậy mà chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975, một lực lượng khá lớn của Sư đoàn 325 vượt sông Cát Lái an toàn, kịp thời hợp điểm với các cánh quân bạn, đánh chiếm Sài Gòn, buộc chính quyền ngụy đầu hàng vô điều kiện.


Những con thuyền nhỏ bé xinh xinh, phương tiện cần thiết cho người dân buông chài thả lưới, vì kế sinh nhai nhưng khi cách mạng cần, nó biến thành phương tiện đưa đón những đoàn quân qua sông diệt thù. Tinh thần ấy bắt nguồn từ lòng căm thù giặc sâu sắc, được nuôi dưỡng bằng tình yêu quê hương, đất nước nhen nhóm từ bao lâu nay, giờ mới có cơ hội trỗi dậy như hào khí mùa xuân Quang Trung - Nguyễn Huệ tiến vào thành Thăng Long thuở nào, đánh bại gần ba mươi vạn quân Thanh kiêu căng và ngạo mạn.


Tự hào xen lẫn cảm xúc trước một không khí sông động ấy, đồng chí Nguyễn Văn Thông - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa đã viết lên những dòng để ca ngợi rằng:

Chiều hai mươi chín vui mừng
Vượt phà Cát Lái, chuyển từng cánh quân
Xe tăng lội nước ùn ùn
Triển khai kế hoạch đánh vùng mục tiêu
Xông lên như gió đẩy diều
Giặc tan!
Thương lắm một chiều quê hương...


Để dọn sạch địa bàn tại chỗ cho đại quân triển khai đội hình, xây dựng trận địa pháo chuẩn bị cho tấn công, Tiểu đoàn 240 có nhiệm vụ hết sức nặng nề. Từ sáng ngày 28 tháng 4, Tiểu đoàn cùng với lực lượng du kích các xã Long Tân, Phú Thạnh tiến công chi khu Nhơn Trạch. Địch ngoan cố chống trả lại khá quyết liệt. Tuy nhiên, chúng không thể chịu đựng nổi trước phong trào “Hai chân - Ba mũi” của ta. Chiều hôm ấy, địch thúc nhau bỏ chạy về phà Cát Lái để thoát thân. Huyện ủy Nhơn Trạch kịp thời chỉ đạo bố trí lực lượng tiếp quản trong điều kiện chi khu tan hoang. Sáng ngày 29 tháng 4, bộ đội ta tiếp tục phát triển đánh chiếm yếu khu kho bom Thành Tuy Hạ và trưa hôm ấy địch hốt hoảng tháo chạy bằng tàu để thoát thân. Cùng chiều 29 tháng 4, anh Trần On - Tỉnh đội trưởng trực tiếp chỉ huy lực lượng bộ đội và du kích tiến ra giải phóng các xã vùng Duyên Hải (Cần Giờ) lúc ấy còn thuộc tỉnh Biên Hòa.


Trưa 30 tháng 4 năm 1975, cờ cách mạng đã tung bay trên nóc phủ tổng thống ngụy Sài Gòn, báo hiệu giờ phút khải hoàn toàn thắng của toàn dân tộc.

Giờ hồi tưởng lại toàn cảnh của không khí cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 30 năm về trước trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lòng tôi vẫn cảm thấy đầy náo nức, tự hào xen lẫn niềm thương nhớ bâng khuâng những anh  em đồng chí, đồng đội, có người đi suốt hai cuộc trường chinh của dân tộc, có người tuổi đời còn rất trẻ đã nằm xuống trên con đường sắp tới đỉnh vinh quang...".


Người thể hiện
NGUYỄN QUỐC HOÀN
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #98 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2021, 07:23:24 am »

NGƯỜI TREO CỜ TRÊN DINH ĐỘC LẬP


Đại tá, nhà văn HÀ BÌNH NHƯỠNG


Lịch sử không lặp lại, nhưng đôi khi có chuyện tương đồng thật thú vị. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thần thánh của dân tộc, nhân dân Thái Bình - quê tôi tự hào bởi đã có hai người con cắm cờ ở hai thời điểm lịch sử chói lọi của đất nước.


Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật đã dẫn đầu tổ xung kích bắt sống tướng Pháp Đờ Cát-xtơ-ri, phất cao lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của Quân đội ta trên nóc hầm của y ngày 7 tháng 5 năm 1954, báo hiệu chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng. Còn Đại đội trưởng Bùi Quang Thận đã cùng với chính trị viên Vũ Đăng Toàn dẫn đầu đoàn xe tăng Quân giải phóng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, mở đường cho quân ta tràn vào buộc tổng thống Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện và chính anh, người con của Thái Bình đó đã kéo cao lá cờ Giải phóng trên nóc dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975, báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng.


Anh Tạ Quốc Luật tôi đã gặp đôi lần. Còn Bùi Quang Thận phải tới dịp kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh Thái Bình, năm 1990 tôi mới gặp anh.

Qua anh cùng những điều mắt thấy tai nghe còn nóng hổi trong “Phủ Đầu rồng” và Sài Gòn dạo đó, rồi thú vị hơn, qua cuộc hội ngộ sau 20 năm ở chính dinh Độc Lập, nơi các chiến sĩ đã có mặt đầu tiên ở đây từ lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm ấy, trong đó có cả cấp trên và nhiều đồng đội cùng Đại đội 4 của Thận, tôi càng có thêm thông tin để hệ thống đầy đủ và chính xác giờ phút lịch sử này.


Bùi Quang Thận là Đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn thiết giáp 203 của Quân đoàn 2, nhưng khi đó anh đã trực tiếp làm xe trưởng xe tăng số 843 do Lữ Văn Hỏa lái. Với Thận, từ khi xa quê hương “tiếng trống năm ba mươi”1 (Lời một bài hát ca ngợi truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân tỉnh Thái Bình) đi cứu nước, chưa bao giờ anh được chiến đấu trong đội hình lớn, tiến quân “Thần tốc” thắng địch tựa chẻ tre như lần này.


Ngày 25 tháng 3 sau khi vừa tiêu diệt sư đoàn 1 bộ binh ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn tên địch, giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên - Huế, Quân đoàn 2 của anh lại tiếp tục cùng với quân và dân Quân khu 5 tiến công, bao vây, truy quét tiêu diệt quân đoàn 1 ngụy... để đến ngày 29 tháng 3 giải phóng tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.


Từ đây sau khi truyền nhau nội dung bản nhật lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng", khí thế của Quân đoàn ngày càng như triều dâng, thác đổ.


Địch co cụm lại lập tuyến phòng thủ ở Phan Rang quyết chặn đứng quân ta dừng lại ở đây để giữ được Sài Gòn từ xa. Cuộc tăng đấu tăng, pháo đấu pháo giữa ta và địch tại đây đã diễn ra vô cùng quyết liệt. Nhưng với quyết tâm “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến” để còn “đảm nhiệm" một hướng tiến quân quan trọng cùng các cánh quân khác giải phóng Sài Gòn, mà Bộ Tổng tư lệnh đã trao, Quân đoàn đã không chỉ phá tan được “lá chắn” Phan Rang còn giải phóng tiếp Phan Thiết, Tuy Phong, Hàm Tân... đảm bảo đúng 3 giờ sáng ngày 24 tháng 4, toàn Quân đoàn đã có mặt ở vị trí tập kết cùng hướng nòng súng về phía sào huyệt cuối cùng của địch.


Trong đợt tiến quân “thần tốc” này mỗi ngày lữ đoàn xe tăng của Thận đã đi được tới 180 ki-lô-mét. Đấy là tốc độ kỷ lục đối với loại xe tăng hạng nặng chạy bằng xích sắt.

Với sức đột phá cực mạnh và tốc độ kỷ lục đó mà ngày 23 tháng 4 tại Suối Cát, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203 của anh đã được Quân đoàn trao cho nhiệm vụ trọng yếu: “Bộ binh sẽ đánh chiếm cầu xa lộ Long Bình. Sau đó toàn Lữ đoàn tăng thiết giáp 203 thành đội hình tập trung làm mũi xung kích chủ yếu của Quân đoàn đánh thẳng từ Biên Hòa vào tới dinh Độc Lập, Sài Gòn”.


Khi nghe chính ủy Lữ đoàn Bùi Văn Tùng truyền đạt lại mệnh lệnh đó của Quân đoàn, Bùi Quang Thận và cán bộ chiến sĩ trong đại đội anh đã mừng vui hết nói. Trong đợt tổng công kích vào sào huyệt cuối cùng của địch với những người lính còn gì hạnh phúc, vinh quang hơn là được đánh thẳng vào cơ quan đầu não, cắm một nhát dao vào trái tim của chúng.


Nhưng để có được niềm vinh quang đó, bao khó khăn thử thách ở phía trước đang chờ. Bởi thế ngày 26 tháng 4, quyết tâm của các anh càng được củng cố bằng nghị quyết của Đảng ủy Lữ đoàn: “Dù bộ binh chưa chiếm được cầu Long Thành, xe tăng cũng kiên quyết vượt lên phá vỡ phòng tuyến địch, chọc thẳng vào Sài Gòn, chiếm dinh Độc Lập”.


Song rất may mắn cho các anh. Đêm 26 tháng 4, khi Quân đoàn đồng loạt nổ súng tấn công ba cứ điểm lớn Nước Trong, Long Thành, Bà Rịa, các chiến sĩ của Trung đoàn 116 đặc công đã chiến đấu cực kỳ tài trí và anh dũng lúc mà địch còn đang phòng thủ dày đặc để chiếm được cầu Long Bình rồi tiếp đêm sau chiếm được cả cầu Sài Gòn. Địch đã dùng cả xe tăng phản kích điên cuồng giành giật lại trong mấy ngày liền. Nhưng các chiến sĩ đoàn 116 vẫn kiên cường chiến đấu giữ được cầu để đến sáng 30 tháng 4, từ ngã tư Thủ Đức, toàn bộ đội hình hơn 100 xe tăng, xe thiết giáp, pháo cao xạ, pháo mặt đất... của Lữ đoàn đã thành một hàng dọc vừa đi vừa đánh địch mà tiến thẳng vào Sài Gòn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2021, 07:24:06 am »

Cuộc chiến đã diễn ra quyết liệt bên cầu Sài Gòn. Sau khi đã chọc thủng, phá tan các tuyến phòng thủ của địch trên đường mà hai xe tăng của ta đã bị địch bắn cháy, bảy chiếc xe tăng thuộc đại đội 1 của Bùi Quang Thận đã được lệnh vượt lên dẫn đầu đội hình. Cũng như anh em trong Lữ đoàn, ngồi trên xe tăng của mình, Thận và cán bộ, chiến sĩ trong đại đội anh đều thuộc lòng một lời chỉ dẫn vắn tắt: “Vượt qua cầu Thị Nghè, đi thẳng theo đường Hồng Thập Tự, đến ngã tư thứ bảy rẽ sang trái thì đến dinh Độc Lập!”.


Cầu Thị Nghè đây rồi! Nhưng để tới được đây, từ sáng đến giờ, riêng Tiểu đoàn 1 của Thận đã phải đánh trả bao đợt phản công, bắn cháy 10 xe tăng, xe thiết giáp của địch. Nhiều đồng chí trong đó có thượng úy Ngô Quang Nhỡ - Tiểu đoàn trưởng của anh đã ngã xuống khi chỉ còn vài giờ nữa là thắng lợi hoàn toàn.


Qua cầu Thị Nghè, ba xe tăng đi đầu trong đại đội của Thận, chiếc thứ nhất mang số hiệu 843 do Thận trực tiếp là xe trưởng, chiếc thứ hai mang số hiệu 390 do chính trị viên Vũ Đăng Toàn trực tiếp chỉ huy, chiếc thứ ba mang số hiệu 387 do trung đội trưởng Lê Tiến Hưng làm xe trưởng, cả ba cùng rầm rầm lăn xích trên đường Hồng Thập Tự. Tưởng đến đây các anh chỉ còn qua bảy ngã tư nữa là đến dinh Độc Lập. Nhưng không, bọn địch vẫn rất ngoan cố chống trả, mặc dù trên đài Sài Gòn đang phát đi lời kêu gọi ngừng bắn để “thương thuyết (!)” của tổng thống Việt Nam cộng hòa. Hai xe M.41 điên dại lao ra bắn loạn xạ. Một chiếc bị xe tăng của chính trị viên Vũ Đăng Toàn bắn cháy. Chiếc thứ hai cũng bị tan xác ngay trước nòng pháo xe tăng của Bùi Quang Thận.


Đi được một quãng, Thận cho xe dừng lại hỏi hai tên lính ngụy mặc quần áo rằn ri đang chạv trên đường:

“Các anh biết dinh Độc Lập ở đâu không?” - Một tên trả lời: - “Em biết!”. Anh cho tên này lên xe dẫn đường. Tuy vậy ở trên xe Thận vẫn cất tiếng hỏi dồn dập những toán người đang chạy ngược chiều với xe các anh: “Dinh Độc Lập ở đâu? Dinh Độc Lập ở đâu?”. Một cô gái trong số đó đã ngước nhìn anh bằng ánh mắt long lanh, dịu hiền, nhanh nhảu đáp:

- Các anh đang đi tới gần dinh Độc Lập rồi đó. Từ đây rẽ sang trái tới đại lộ Thống nhất, đi đến cuối lộ là cổng dinh Độc Lập!


Thận cảm ơn cô gái. Anh cho tên lính ngụy xuống. Khi đó đồng chí Tu chỉ huy chiếc xe tăng 879 dẫn đầu một bộ phận ngoặt luôn, còn xe của Thận và xe của Toàn tiến thẳng vào phía cổng chỉnh tạo thành hai mũi tấn công như hai gọng kìm đột thẳng vào dinh Độc Lập.


Đây rồi! Trước mặt Thận là một tòa nhà lớn nhiều lầu, màu trắng toát, ngự trị trong một khuôn viên rộng mênh mông được bao bằng một hàng rào màu trắng. Trên nóc tòa nhà, bên cạnh những dàn ăng-ten là một cột cờ ở chính giữa và ở trên đó là cờ ba que đang vật vờ như bóng ma nhơ nhuốc.


Thận nhận ngay ra đó là dinh Độc Lập. Hai chiếc xe tăng 843 và 390 nối nhau rầm rầm tiến thẳng vào trước cổng. Khi xe đến cách cổng chừng 10 mét, Thận thấy rất rõ ngay những lời cảnh báo “Khu quân sự, vượt rào, lính nổ súng!” treo la liệt xung quanh dinh, cần chi phải vượt rào, chiếc xe tăng của Thận liền húc thẳng vào cổng phụ bên trái. Nhưng xe của anh chưa tiến ngay được vào sân dinh. Thấy thế, Vũ Đăng Toàn lệnh cho Nguyễn Văn Tập nhấn ga rồ máy, húc bật hai cánh cổng sắt cổng chính đang khép kín, lao vào giữa sân, để chiếc xe tăng mang số hiệu 390 được ghi dấu ấn trong lịch sử là chiếc xe tăng đầu tiên của quân đội ta tiến vào dinh Độc Lập. Chiếc xe tăng mang số hiệu 843 của Thận bám sát tiếp sau. Và khi xe vừa lọt qua cổng, Bùi Quang Thận liền rút cần ăng-ten có lá cờ cách mạng vẫn cắm trên đầu xe tăng của anh rồi nhảy lẹ xuống khỏi xe chạy thẳng vào tòa nhà lón trước mặt. Nhiều Ống kính máy chụp hình, quay phim của các phóng viên trong và ngoài nước trong đó có Francoise Demulder, nữ ký giả nổi tiếng người Pháp đã ghi lại hình ảnh của lịch sử về những chiếc xe tăng và các anh lúc này. Ở đây, khi bước lên tiền sảnh, người đầu tiên gặp anh là một viên chuẩn tướng. Sau này anh mới biết viên chuẩn tướng có vóc dáng cao lớn ấy là ông Nguyễn Hữu Hạnh - một “cơ sở” trong hàng ngũ địch mà binh vận ta móc nối được đã góp phần làm rã từ “đầu não” địch trong những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn này. Phía sau Hạnh là tổng thống ngụy Dương Văn Minh và cùng 30 người khác. Đó là phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, thủ tướng Vũ Văn Mẫu cùng “nội các” của Mẫu. Họ có mặt khá đầy đủ ở đây để theo như kế hoạch 10 giờ 30 phút sáng nay “nội các” của Vũ Văn Mẫu sẽ ra mắt. Nhưng “lễ ra mắt” của họ đã biến thành “lễ tiếp đón” Quân giải phóng.

Thận nhìn suốt một lượt bọn họ, rồi hỏi:

- Ai là Dương Văn Minh?

- Thưa ông, tôi đã ra lệnh cho quân đội của chúng tôi buông súng và đang sẵn sàng đón các ông.

Không cần dừng lại ở đây lâu, bởi vì “nói chuyện” với “bộ phận đầu não này” đã có các đồng chí trong Bộ Chỉ huy Quân đoàn và lữ đoàn đang sắp vào tối dinh. Bùi Quang Thận dõng dạc bảo tướng Minh:

- Ông cho người đưa ngay tôi lên tầng gác cao nhất để cắm cờ!

- Dạ, thưa ông, chúng tôi có người đưa ngay! - Dương Văn Minh sốt sắng đáp và cử ngay người làm việc này.


Bùi Quang Thận thoăn thoắt bước lên các bậc cầu thang. Khi lên đến nóc tầng cao nhất của dinh Độc Lập, anh giật phắt lá cờ úa vàng ba que xuống. Diềm cờ nhùng nhằng. Anh dùng răng cắn đứt, vứt lá cờ xuốhg và đạp lên như đạp một thứ rác rưởi dưới chân mình. Xong, anh liền rút chiếc bút máy ở túi ngực viết lên góc lá cờ Giải phóng đã từng phấp phới bay trên đầu xe tăng của anh trong suốt quá trình tham gia chiến dịch đang còn đầy cát bụi trường chinh một dòng chữ vắn tắt: “11 giờ 15 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 - Thận treo cờ!”. Anh thận trọng buộc chặt hai đầu vào mấu rồi trương lá cờ Giải phóng trên nóc dinh Độc Lập.


Đây là lá cờ Giải phóng đầu tiên và được treo ở vị trí cao nhất trên nóc dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngọn cờ được gió thổi lồng lộng tung bay trong nắng Sài Gòn. Thận và các đồng chí trong đại đội xe tăng của anh có mặt lúc này cùng đứng nghiêm, xúc động ngước nhìn lên lá cờ vinh quang đã dẫn đương cho các anh đi đến ngày toàn thắng mà thấy nơi khóe mắt mình cay cay. Hình ảnh Tiểu đoàn trưởng Nhỡ ban sáng cùng biết bao đồng bào, đồng chí đã ngã xuống đang như hiện lên trước mắt anh. Và hiện lên rõ hơn tất cả là bóng dáng và khuôn mặt hiển hậu của Bác Hồ kính yêu, Người đã đưa đường cho cả dân tộc Việt Nam ta tới đích hôm nay, lúc này như đang tươi cười, giơ tay chào vẫy các anh, chào vẫy đồng bào cả nước...


Lúc này là 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lịch sử đã sang trang. Sài Gòn - “hòn ngọc Viễn đông” như bừng lên rực rỡ. Cả thành phố mà sau đó không lâu đã vinh dự được mang tên Bác Hồ kính yêu. Xung quanh dinh Độc Lập bây giờ không chỉ còn có những xe tăng, bệ pháo và đồng đội của Bùi Quang Thận. Anh cảm giác như cả thành phố Sài Gòn đang đổ cả về đây với những nụ cười và bàn tay chào vẫy. Bà con quây tròn lấy các anh xiết đỗi mừng vui. Và, chẳng ai bảo ai tất cả đều cùng ngước mắt nhìn lên lá cờ Tổ quốc đang phần phật bay trên nóc dinh Độc Lập với bao nỗi khát khao giờ đây mới hả dạ, thỏa lòng.


Thành phố Hồ Chí Minh Xuân 2005
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM