Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 08:44:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến trên chiến trường Trường Sơn đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến  (Đọc 3937 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 08:13:15 am »

Trong năm 1968, phối hợp với cuộc Tổng tiến công và I nổi dậy Mậu Thân ở miền Nam Việt Nam, ở Nam Lào quân ta tiến công sâu vào Pha Lan, Không Sê Đôn, bẻ gãy các cuộc hành quân lấn chiếm của địch. Phối hợp với Thừa Thiên - Huế, Binh trạm 42, Binh trạm 44 đánh bại cuộc đổ bộ của quân Mỹ và ngụy lên khu vực A Sầu, A Lưới, Đông Sơn, bảo đảm an toàn khu tập kết cơ sở vật chất kỹ thuật của ta ở Tây Thừa Thiên. Sư đoàn kỵ binh bay số 1 Mỹ và lữ đoàn dù số 3 của ngụy vấp phải lực lượng tại chỗ của Bộ đội Trường Sơn vừa đông, vừa mạnh, được trang bị tốt, đánh phủ đầu quân địch trong khi đang đổ quân, bắn rơi hàng loạt máy bay trực thăng, buộc địch phải co cụm trên nhiều địa điểm phân tán; tiếp đó bị các đơn vị cơ động của ta bao vây chặt, tập kích liên tục, địch bị tiêu hao và tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh, nên phải rút. Đó là chiến quả của phương thức tác chiến kết hợp lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động.


Để đáp ứng với xu thế phát triển của mặt trận Nam Lào, tất yếu cần phải có một đơn vị bộ binh cơ động cấp sư đoàn, nên tháng 6 năm 1968, Bộ đã tách các đơn vị bộ binh tình nguyện ỏ Đoàn 565 thành lập Đoàn bộ binh 968 tương đương cấp sư đoàn. Đoàn 565 chuyên phụ trách công tác chuyên gia giúp bạn bên cạnh Quân khu Nam Lào. Sự chấn chỉnh nói trên nhằm tăng cường lực lượng bộ binh mạnh vừa giúp bạn đánh địch, mở rộng thêm vùng giải phóng, mở rộng căn cứ chiến lược Nam Đông Dương và bảo vệ an toàn tuyến vận chuyển chi viện chiến lược, vừa giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân phát triển chiến tranh du kích trên địa bàn.


- Mùa khô 1968-1969, Đoàn 968 mở chiến dịch phối hợp với quân dân bạn giải phóng thị trấn Tha Teng - một căn cứ quan trọng của địch, mở toang cánh cửa tiến vào cao nguyên Bô Lô Ven trên trục đường 23 và tiến công vào căn cứ Không Sê Đôn, nhằm cô lập thị xã Sa Ra Van - một chi khu quân sự quan trọng của vùng chiến thuật 4 ngụy Lào, vây ép chi khu Át Ta Pư ở Hạ Lào. Để giành thắng lợi trong chiến dịch này, Đoàn 968 đã vận dụng chiến thuật đánh đặc công kết hợp với sử dụng hoả lực pháo kích và sử dụng bộ binh bao vây, áp sát chia cắt địch.


- Mùa khô 1969, đế quốc Mỹ mở chiến dịch "Cù Kiệt" ở Bắc Lào; ở Trung Lào, địch dùng 8 tiểu đoàn ngụy Lào và quân Thái Lan của vùng chiến thuật 3, đánh chiếm Pha Lan, tiến công lấn chiếm thị trấn Mường Phin, đường 9, đường 23 gần sát tuyến chi viện chiến lược nhằm cắt tuyến vận chuyển của ta ở Hạ Lào; phải đánh bại cuộc lấn chiếm này của địch trước mùa khô 1969 để bảo đảm nhiệm vụ chi viện chiến trường trong mùa khô 1969-1970, các lực lượng của ta cùng với chủ lực quân khu bạn mở chiến dịch phản công tiêu diệt địch ở Mường Phin, thừa thắng truy kích địch giải phóng Pha Lan, giải phóng Đồng Hến, mở một hướng tiến công vào La Ha Nậm phía Tây đường 23 tiến vào Tà Leo, Keng Koọc, uy hiếp Xê Nô và thị xã Xa Vẳn Na Khẹt suốt mùa khô 1970.


Cách đánh của ta là ép các căn cứ vòng ngoài, pháo kích vào tung thâm Mường Phin, đồng loạt tiêu diệt các bộ phận ngoại vi, thọc sâu chia cắt địch, tiêu diệt địch, truy kích, đẩy địch ra xa.

Địch tháo chạy ở Pha Lan, Đồng Hến, quân ta bám đội hình tháo chạy của chúng để tiêu diệt, giải phóng Tà Leo, Keng Koọc.


Năm 1970, Sư đoàn 9681 (Lúc này Đoàn 968 đã phát triển thành Sư đoàn 968) còn phối hợp với mặt trận Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia đánh địch đổ quân vào khu vực Ngã ba Biên giới (trong chiến dịch Chenla 2 của Mỹ - ngụy). Nhân thời cơ Mỹ và ngụy Sài Gòn đang sa lầy ở Campuchia, thực hiện chỉ thị của trên, Bộ tư lệnh Trường Sơn mở chiến dịch giải phóng thị xã Mường Mày tỉnh lỵ Át Ta Pư, thành lập Bộ chỉ huy mặt trận X, do đồng chí Hoàng Kiện và đồng chí Trần Quyết Thắng chỉ huy, Bộ tăng cường cho mặt trận, Trung đoàn bộ binh 24 của mặt trận Tây Nguyên và Tiểu đoàn đặc công 10 của Bộ, sử dụng 2 tiểu đoàn tình nguyện, đặc công của Sư đoàn 968, tiểu đoàn chủ lực của quân khu bạn và lực lượng của Tỉnh đội Át Ta Pư bạn. Lực lượng địch có 4 tiểu đoàn ở thị xã phía dưới chân Phù Luổng (Nha Hón) có sông Sê Kông và sông Sê Ka Mán bao quanh thị xã. Ở vòng ngoài thị xã có trận địa pháo chiếm cao điểm khống chế được toàn bộ thị xã, bốn xung quanh đều có các vị trí bảo vệ.


Phương thức tác chiến của quân ta là: sử dụng đặc công luồn vào áp sát chiếm lĩnh khu tỉnh trưởng, khu cảnh sát, hành chính, cho hoả lực pháo bắn cấp tập vào sân bay và các chỉ huy sở các tiểu đoàn địch, bộ binh tiến công dùng B40, B41, bộc phá diệt các hoả điểm địch, quân ta làm chủ khu tỉnh trưởng, làm chủ đồn Sê Ka Mán, làm chủ Phu Xa Phong, đánh chiếm trận địa pháo địch trên cao điểm. Địch ở sân bay chống trả kịch liệt, nên trận đánh phải kéo sang ngày tiếp theo ta mới làm chủ hoàn toàn thị xã Mường Mày. Quân ta truy kích đến Phu Luổng cao nguyên Bô Lô Ven.


Đầu tháng 5 năm 1970, Bộ quyết tâm mở chiến dịch giải phóng thị xã Sa Ra Van - một chi khu quân sự vùng 4 chiến thuật của địch, chế ngự vùng giải phóng Hạ Lào, sát tuyến vận chuyển chi viện chiến lược. Quân địch ở thị xã Sa Ra Van bố trí lực lượng vòng trong liên kết với lực lượng vòng ngoài.


Kế hoạch tác chiến của ta lấy việc tiêu diệt sinh lực địch, dứt điểm từng khu vực; trước hết dứt điểm trung tâm tỉnh lỵ, tiếp đến dứt điểm Bản Khộc và các cao điểm phụ cận, cuối cùng tiến công dứt điểm Noọng Bùa.


Sáng ngày 6 tháng 6 năm 1970, với cách đánh kết hợp đặc công, pháo kích, xung kích ta làm chủ hoàn toàn thị xã, 2 tiểu đoàn địch chạy co cụm về Bản Khộc cùng với lực lượng tại chỗ hòng chấn chỉnh lại tái chiếm thị xã Sa Ra Van. Quân ta và bạn bao vây chia cắt địch không cho chúng hợp quân, tiến công căn cứ Bản Khộc và cao điểm Kà Tè, địch tháo chạy về Tha Teng. Quân ta tiến công Noọng Bùa, địch cố chống cự nhưng trước sức tiến công mạnh của ta chúng phải bỏ chạy. Ta hoàn toàn giải phóng thị xã Sa Ra Van. Vùng giải phóng Hạ Lào được mở rộng thêm, chính diện hành lang vận chuyển chiến lược được mở rộng thêm và bảo đảm vững chắc hơn.


Để xây dựng căn cứ chiến lược Nam Đông Dương vững mạnh bao gồm vùng giải phóng Nam Lào, vùng giải phóng Đông Bắc Campuchia, vùng giải phóng miền Nam Việt Nam; đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chi viện chiến trường I và để xây dựng và phát triển Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh lớn mạnh, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh quyết định sáp nhập lực lượng quân tình nguyện Đoàn 565 và Sư đoàn 968 vào Bộ tư lệnh Trường Sơn. Bộ tứ lệnh Trường Sơn đã đề nghị Bộ xây dựng Sư đoàn 968 thành một sư đoàn bộ binh mạnh khu vực Hạ Lào, xây dựng Đoàn 565 thành một cơ quan giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân để đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến tranh chống xâm lược và cuộc chiến tranh chống ngăn chặn của Mỹ.


Riêng Sư đoàn 968, Bộ tư lệnh Trường Sơn tăng cương Trung đoàn bộ binh 9, thành lập Trung đoàn hoả lực pháo mặt đất, pháo phòng không và đơn vị tăng - thiết giáp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 08:14:48 am »

Năm 1971, Binh chủng bộ binh Trường Sơn cùng với các binh chủng khác tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của Mỹ và quân đội Sài Gòn, quân đội Lào, quân Thái Lan.


Lực lượng bộ binh Trường Sơn được Bộ tăng cường Trung đoàn 48 Sư đoàn 320, Sư đoàn 2 Quân khu 5, 1 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn pháo mặt đất do Bộ tư lệnh Trường Sơn chỉ huy.


Như vậy, ngoài lực lượng tại chỗ, các binh trạm vận tải, các đơn vị phòng không, các đơn vị công binh, các đơn vị thông tin, Bộ tư lệnh Trường Sơn có một lực lượng bộ binh khá mạnh.


Bộ Tổng tư lệnh giao cho Bộ tư lệnh Trường Sơn phụ trách cánh Tây của chiến dịch, thành lập Sở chỉ huy Tiền phương do Phó Tư lệnh Nguyễn Hoà và Phó Chính ủy Hoàng Thế Thiện phụ trách; phạm vi cánh Tây là từ Bản Đông lên Sê Pôn - Mường Phin - Pha Lan, đường 9 và khu vực Bô Lô Ven - Hạ Lào. Toàn bộ cánh Tây hình thành ba bộ phận:

Tại bộ phận phía Đông của chiến dịch, quân ta cùng với đơn vị bạn đã tiêu diệt, bắt hầu hết quân địch, tiêu diệt phần lớn máy bay trực thăng đổ quân, đánh bại cuộc hành quân, nhiều đơn vị địch bị tiêu diệt hoàn toàn.

Tại bộ phận thứ hai hướng Tây - đường 9, quân ta đánh bại cánh quân của ngụy Lào, quân Thái Lan tận nơi chúng xuất phát là Pha Lan, Đồng Hến, La Hả Nậm; dồn quân địch về Xê Nô và thị xã Xa Vẳn Na Khẹt, giữ vững Mường Phin bảo đảm cho tuyến chi viện chiến trường vẫn hoạt động bình thường, liên tục vận chuyển vật chất kỹ thuật vào các chiến trường ta và bạn.


Bộ phận thứ ba là hướng Bô Lô Ven do Phó Tư lệnh Hoàng Kiện chỉ huy mặt trận Y tiến công mãnh liệt vào Bô Lô Ven, đánh bại âm mưu tái chiến thị xã Sa Ra Van và Át Ta Pư của địch; bao vây Pắc Xoòng.


Sau chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Bộ tư lệnh Trường Sơn điều Trung đoàn 102 Sư đoàn 2 và Trung đoàn 9 tăng cường cho mặt trận Y, tiêu diệt địch và hoàn toàn giải phóng thị xã Pắc Xoòng, đẩy quân địch về Y Tu, Bản Nhích, cách thành phố Pắc Xế 18km.


Cách đánh vẫn vận dụng lối đánh truyền thống của bộ binh Trường Sơn là bao vây áp sát địch, pháo kích cấp tập vào cứ điểm địch, xung kích thọc sâu tung thâm, dùng B40, B41 bộc phá diệt hoả điểm của địch, chia cắt địch để diệt địch gọn, tổ chức súng máy 12,7mm đánh máy bay địch, bảo vệ đội hình chiến đấu bộ binh.


Bộ tư lệnh chiến trường Trường Sơn thành lập Trung đoàn bộ binh 29 độc lập tác chiến ở đường 9 - Trung Lào trực thuộc Bộ tư lệnh chiến trường.


Cuối năm 1972, phối hợp với chiến dịch Bắc Tây Nguyên, Sư đoàn 968 mở chiến dịch tiến công vào đường 23 cách thành phố Pắc Xế 10km, diệt trung đoàn bộ binh Thái Lan và trận địa pháo của chúng.


Hướng đường 9 - Trung Lào, quân ngụy Lào với GM.33 lấn chiếm lại Pha Lan. Ở Hạ Lào, vùng chiến thuật 4, địch dùng trực thăng đổ hai GM.41 và 42 đánh thị xã Sa Ra Van.


Ngày 24 tháng 10 năm 1972, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng điện cho Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên, Chính ủy Đặng Tính, Phó Tư lệnh Hoàng Kiện phải chiếm giữ các khu vực quan trọng như Sa Ra Van, Pắc Xoòng, Tha Teng, Pha Lan, Đồng Hến... kiên quyết tập trung lực lượng sử dụng một bộ phận xe tăng - thiết giáp, pháo nòng dài liên tục đánh địch, buộc địch phải từ bỏ ý đồ lấn chiếm Sa Ra Van, Pha Lan và các vùng giải phóng của bạn. Bộ tư lệnh Trường Sơn mở chiến dịch phản công chiếm lại thị xã Sa Ra Van, Pắc Xoòng, Tha Teng, Không Sê Đôn, Pha Lan, Đồng Hến trước lúc có giải pháp chính trị ở Lào. Chiến dịch phản công cuối năm 1972 đầu năm 1973 diễn ra trên hai hướng: Sa Ra Van và Pha Lan.


Hướng Sa Ra Van có Sư đoàn bộ binh 968, Sư đoàn khu vực 471, Sư đoàn khu vực 470 phối hợp với quân, dân bạn do Phó Chính ủy Bộ tư lệnh Trường Sơn - Hoàng Thế Thiện chỉ huy. Hướng Pha Lan - đường 9 có Sư đoàn 472; các trung đoàn 29, 19, 49 phối hợp với quân, dân bạn do Phó Chính ủy Bộ tư lệnh Trường Sơn Trần Quyết Thắng chỉ huy.


Chính ủy Đặng Tính và Phó Tư lệnh - Hoàng Kiện thay mặt Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Trường Sơn chỉ đạo chung.

Ở hướng chủ yếu, Sư đoàn 968 tập trung tiến công biệt khu Sa Ra Van, Pắc Xoòng, Huội Coòng.

Ngày 18 tháng 10, ta tiến công ngã ba Lào Ngam, đánh tung thâm Không Sê Đôn, Phúc Khổng. Ngày 19 tháng 10, GM.41 địch được trực thăng đổ xuống Tây Nam thị xã Sa Ra Van, quân ta đánh bại các đợt phản kích của địch, đến chiều ngày 26 tháng 10 địch chiếm được thị xã Sa Ra Van. Ta chuyển hướng chiến dịch, lấy Sa Ra Van là hướng chủ yếu, tập trung lực lượng tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, thọc sâu vào khu trung tâm, làm cho đội hình địch tan rã; sau đó tiêu diệt, truy kích địch ra khỏi thị xã, ta đã giải phóng thị xã Sa Ra Van. Để giữ chắc thị xã Sa Ra Van và để tiếp tục đánh thị xã Pắc Xoòng, thị trấn Tha Teng, cao nguyên Bô Lô Ven, Không Xê Đôn..., Bộ tư lệnh Trường Sơn tăng cường cho Sư đoàn 968 Trung đoàn 59 (rút từ các đơn vị bộ binh sư đoàn khu vực 470, 471), nâng lực lượng tại Hạ Lào lên 6 trung đoàn bộ binh. Sư đoàn bố trí các trung đoàn 102, 19, 39 bảo vệ thị xã Sa Ra Van; các trung đoàn 9, 52, 59, tiến đánh bao vây thị xã Pắc Xoòng. Địch dùng máy bay cường kích B.52 đánh khu vực ngoại vi thị xã Pắc Xoòng, tổ chức các mũi phản kích, Trung đoàn 59 cắt đường 23, cô lập thị xã Pắc Xoòng. Quân ta kết hợp xe tăng, pháo kích bộ binh áp sát, thọc sâu vào trung tâm làm rối loạn đội hình của địch, địch hoang mang tháo chạy về, ta bao vây tiến công, địch chạy về Pắc Xế.


Phương thức tác chiến của Sư đoàn 968 là: kết hợp cách đánh đặc công, hoả lực các pháo côi, có xe tăng phối hợp đánh địch, sử dụng pháo nòng dài, pháo kích căn cứ pháo của địch, pháo kích các căn cứ hậu phương của địch, sử dụng pháo cao xạ và súng 12,7mm cơ động đánh máy bay địch, xung kích sử dụng B40, B41 bộc phá diệt các hoả điểm, làm chủ chiến trường.


Ở hướng đường 9 - Pha Lan, Bộ tư lệnh Sư đoàn 472 thi hành lệnh của Bộ tư lệnh Trường Sơn thành lập Trung đoàn bộ binh 49 cùng với các trung đoàn bộ binh tình nguyện 29, 19 và Trung đoàn 9 bạn, với chiến thuật tiến công đồng loạt các điểm chốt của địch, phát triển thê bao vây áp sát khép kín, pháo kích, thọc sâu, truy kích địch. Quân địch hoảng loạn luồn rừng chạy thoát về Sê Nô - đường 13. Máy bay B.52 Mỹ ném bom rải thảm chặn cuộc truy kích của quân ta, quân ta bám sát quân địch nên B.52 ném bom dữ dội nhưng không trúng mục tiêu.


Chiến dịch phản công của bộ đội Trường Sơn và bạn Lào giành thắng lợi to lớn, loại khỏi vòng chiến đấu 5.538 tên, 1 trung đoàn và 1 trận địa pháo quân Thái Lan. Ba GM (41, 42, 33) bị tiêu hao nặng, các cụm pháo của địch bị diệt gọn, 57 máy bay Mỹ bị bắn rơi. Một vùng đất rộng lớn với hàng loạt vị trí chiến lược của địch từ Pha Lan xuống Sa Ra Van, Bô Lô Ven, Át Ta Pư được giải phóng.

Phương thức tác chiến bộ binh Trường Sơn có sắc thái riêng, không giống các chiến trường khác, đó là:

Kết hợp tốt ba hình thức tác chiến, lực lượng tại chỗ các binh chủng trên tuyến, các đại đội, tiểu đoàn bộ binh trong đội hình binh chủng hợp thành, các binh trạm, các sư đoàn khu vực bảo vệ vòng trong đường tuyến; các trung đoàn độc lập, sư đoàn bộ binh cơ động bảo vệ vòng ngoài tuyến chi viện chiến lược và mở các chiến dịch tiến công, các chiến dịch phản công mở rộng vùng giải phóng, mở rộng căn cứ chiến lược Nam Đông Dương.


Việc vận dụng nghệ thuật quân sự trong tác chiến bộ binh xuất phát từ lợi thế chiến lược, chiến thuật địa bàn Trường Sơn, đối tượng tác chiến là quân ngụy Lào, Thái Lan, từ đó đã chỉ ra những cách đánh thích hợp: Phát huy uy lực của cách đánh đặc công, uy lực của pháo kích, uy lực của pháo binh, của xe tăng, của pháo phòng không và uy lực tác chiến bao vây áp sát thọc sâu của xung kích. Một số chiến dịch quan trọng đã vận dụng thành công nghệ thuật tác chiến của bộ đội hợp thành.

Hai năm 1973-1974, Sư đoàn bộ binh 968 và Đoàn chuyên gia 565 tiếp tục cùng bạn mở rộng, xây dựng, củng cố vùng giải phóng về mọi mặt.


Từ đây, chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã có một chính diện và chiều sâu lớn nhất, an toàn nhất. Vùng giải phóng của bạn nối liền với vùng giải phóng Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia tạo thành một căn cứ chiến lược vững chắc của ba nước Đông Dương.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 08:16:19 am »

Sư đoàn 968 làm nhiệm vụ dự bị chiến lược của Bộ trở về Tây Nguyên tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Sư đoàn 968 được giao làm nhiệm vụ một bộ phận dự bị chiến lược của Bộ, trở về Tây Nguyên tham gia chiến dịch Tây Nguyên.

Đầu năm 1975, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng giao cho Bộ tư lệnh Trường Sơn tăng cường cho Sư đoàn 968: 1 trung đoàn hoả lực pháo mặt đất, pháo phòng không, 1 đại đội xe tăng, 1 đội xe vận tải. Bước vào nhiệm vụ mới, ngày 20 tháng 1 năm 1975, Sư đoàn 968 thay phiên Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 làm nhiệm vụ nghi binh chiến dịch trên chiến trường Tây Nguyên.


Tháng 2 năm 1975, ta mở một mạng thông tin giả được tung lên không. Ở Plây Ku xuất hiện cụm điện đài của Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên và cụm điện đài của Sư đoàn 968, cụm điện đài Sư đoàn 10, Sư đoàn 320. Khi cụm điện đài của sư đoàn phát lên không trung, lập tức máy bay OV.10 thay phiên nhau ngày đêm đan chéo trên bầu trời. Máy bay B.52 liên tiếp ném bom tọa độ xuống xung quanh Plây Ku. Các tổ trinh sát của ta luồn sâu vào thị xã Plây Ku bắt cóc các toán địch đi lẻ để khai thác thêm tình hình. Pháo binh của ta thỉnh thoảng lại bắn ĐKB vào sân bay Cù Hanh, căn cứ La Sơn. Công binh Trường Sơn tiến hành mở gấp ba tuyến đường chiến dịch: tuyến thứ nhất ở Bắc Kon Tum, tuyến thứ hai ở Đức Cơ, tuyến thứ ba từ Đức Cơ qua Nam Lệ Ngọc, xuyên đường 14. Hai tuyến đường này hình thành thế gọng kìm khép chặt thị xã Plây Ku. Hàng nghìn nhân dân các huyện tham gia cùng bộ đội mở đường, trung đoàn xe vận tải thuộc Sư đoàn 470 Trường Sơn rầm rập nối đuôi nhau chạy suốt đêm. Lúc này địch đã phát hiện được Sư đoàn 968 của ta đang có mặt ở Nam Plây Ku.


Vậy là từ chỗ mò mẫm thăm dò, phán đoán, chỉ huy quân đoàn 2 ngụy đã khẳng định: "Việt cộng đã chuẩn bị đủ lực lượng để mỏ chiến dịch ở Tây Nguyên, hướng chính sẽ do Sư đoàn 320 và Sư đoàn 968 đánh vào Plây Ku, hướng phụ sẽ do Sư đoàn 10 đánh vào Kon Tum" - Phạm Văn Phú - tư lệnh quân đoàn 2 ngụy cấp tốc triệu tập bọn chỉ huy cấp cao về La Sơn họp bàn kế hoạch đối phó và ra lệnh báo động cấp 1 trong toàn quân đoàn, điều thêm một tiểu đoàn lên chốt ở Nam Plây Ku.


Kế hoạch nghi binh bước một đã thành công. Quân chủ lực ngụy ở Bắc Tây Nguyên còn 8 trung đoàn bộ binh, 4 thiết đoàn; ở hướng chiến dịch của ta, chúng chỉ để 2 trung đoàn.

Sư đoàn 968 tiếp tục triển khai bước hai nghi binh chiến dịch. Trên hướng Kon Tum, Trung đoàn 29 đưa Tiểu đoàn 5 ra cài ở quốc lộ 14.

Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 6 triển khai lực lượng ở hướng Tây Bắc và Đông Bắc thị xã. Tiểu đoàn 5 sẽ đón đánh địch rút chạy về phía Nam, Tiểu đoàn 4 sẽ chiếm Ngọc Bay, Tiểu đoàn 6 sẽ đánh chiếm Ngọc Quăn.

Trung đoàn hoả lực bố trí, củng cố xong các trận địa pháo mặt đất, phòng không, xe tăng để đánh các kho quân sự trong thị xã.

Trên hướng Plây Ku, Sư đoàn 968 sử dụng một lực lượng của Trung đoàn 19 tiến công ở phía Tây thị xã. Trung đoàn 19 chủ trương lấy cứ điểm Chốt Mỹ làm mục tiêu tiến công đầu tiên, đồng thời đây là trận đánh quan trọng nhất để buộc địch phải tung lực lượng tại chỗ ra đối phó, lôi kéo lực lượng địch từ Nam Tây Nguyên lên. Tại căn cứ Chốt Mỹ, ngay từ loạt 85mm bắn thẳng làm sập lô cốt tung thâm, phá sập khu thông tin, cối 120mm, ĐKZ75, pháo 105 giội vào lô cốt tiền tiêu. Sau 35 phút đánh cấp tập dồn dập, ta cho chuyển làn, bộ binh xông lên. Địch trong căn cứ bị bất ngờ không kịp phản ứng nên bị tiêu diệt hoàn toàn, quân ta cắm cờ mặt trận vào giữa tung thâm sở chỉ huy địch. 17 giờ cùng ngày, sở chỉ huy nhẹ tiểu đoàn 67 địch cũng bị Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 2 tiến công tiêu diệt. Quân ta phát triển tiên công tiêu diệt địch cao điểm 535, địch chạy về co cụm cao điểm 605 (cao điểm Chư Gối), quân ta tiến công cao điểm 605; sau một ngày chiến đấu, quân ta tiêu diệt gọn cao điểm 605, giải phóng một đoạn đường dài 4km trên quốc lộ 14.


Địch xác định: "Việt cộng đã mở màn chiến dịch" và mục tiêu là thị xã Plây Ku, hướng chính là đánh từ Thành An. Chúng chỉ thị cho các trung đoàn phải tập trung lực lượng để ngăn chặn ở hướng đó, liên đoàn 4 biệt động quân phải bỏ dở cuộc càn ở Tây Nam Chư San (Bắc đường 5A) về đứng chân ở La Đôn. Trung đoàn 45 từ Thuần Mẫn lên Thành An.


Thấy tình hình chiến dịch phát triển, địch đã vào thế "mắc câu", Đại tướng Văn Tiến Dũng chỉ thị: "Đánh mạnh hơn nữa". Bộ đội Trường Sơn tăng thêm đạn cho Sư đoàn 968 đánh vào sân bay Cù Hanh. Đại tướng còn lệnh cho đồng chí Thanh Sơn - Tư lệnh sư đoàn là phải thực hiện "đánh 1 la 10”.


Trung đoàn 19 cử ngay 1 khẩu đội ĐKZ và một trung đội trinh sát bí mật luồn sâu vào trong Thanh An, Bầu Cạn, bắn vào sân bay Cù Hanh. Tiểu đoàn pháo 13 bắn chế áp pháo địch ở Hòn Rồng, Bầu Cạn, Thanh An; Tiểu đoàn đặc công 19 tiến công vào sân bay Cù Hanh. Địch hoàn toàn bị tê liệt dưới tầm pháo của ta, chúng không ngờ súng lớn của ta đã vào gần sở chỉ huy quân đoàn 2 của chúng.


Phối hợp với Sư đoàn 968 trên hướng Bắc Tây Nguyên, ngày 4 tháng 3, Trung đoàn 95 Sư đoàn 3 Quân khu 5 tiêu diệt một loạt vị trí, cắt đường 19 trên hai đoạn phía Đông và phía Tây An Khê, địch phải điều 2 trung đoàn của sư đoàn 22 từ Bình Định lên giải toả.


Thế bao vây Thanh An đã hình thành, Trung đoàn 19 phát triển nhanh về Đông Bắc đường 19, tập trung đánh các cao điểm 708, 767, Chư Boi, tiến thẳng đường 19 khép chặt địch vào Thanh Bình 1, Thanh Bình 2.


Địch tổ chức phản kích vào Thanh Bình 1 và Thanh Bình 2 đều bị Trung đoàn 19 tiêu diệt, kể cả toán địch luồn rừng tiếp cận phía sau chốt Thanh Bình 1, Thanh Bình 2, nhưng đều bị quân ta đánh bật ra khỏi chốt, tiêu diệt 60 tên, thu 50 súng, giữ vững trận địa ...


Thấy Kon Tum và Plây Ku bị de dọa nghiêm trọng, địch phải điều liên đoàn 7 biệt động quân thuộc lực lượng tổng dự bị Sài Gòn đến Plây Ku để sẵn sàng làm lực lượng cơ động.

Trên hướng chính của chiến dịch Tây Nguyên, sáng ngày 8 tháng 3, Sư đoàn 320 đánh chiếm quận lỵ Thuần Mẫn, cắt đường số 14.

Ngày 9 tháng 3 một số đơn vị ở Nam Tây Nguyên đánh chiếm quận lỵ Đức Lập, Đắc Song, Núi Lở, mở thông hoàn toàn hành lang đường Hồ Chí Minh Bắc - Nam (trước đó phải đi vòng qua Campuchia).

Thế là đến hết ngày 9 tháng 3, ta đã triển khai lực lượng cài xong thế cờ chia cắt Tây Nguyên, hoàn toàn bao vây thị xã Buôn Ma Thuột.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 08:17:00 am »

Ở hướng nghi binh chiến dịch, Sư đoàn 968 của Bộ tư lệnh Trường Sơn đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Bộ Tổng tư lệnh và mặt trận B3 (Tây Nguyên) giao, đang tích cực tiến công buộc địch lùi dần về thế phòng ngự. Sư đoàn 968 kéo thêm được một trung đoàn chủ lực và một liên đoàn biệt động của địch từ hướng chiến dịch về hướng nghi binh, bước đầu đánh thắng cuộc giải tỏa ở Tây Thanh An.


Ngày 16 tháng 3, Trung đoàn 19 nhanh chóng bao vây Thanh An; 5 giờ sáng ngày 17 tháng 3, các mũi tiến công vào Thanh An gần như toàn bộ quân địch bị tiêu diệt, 100 tên bị bắt, bọn còn lại chạy về Bầu Cạn, Trung đoàn 19 đuổi đánh địch, giải phóng Bầu Cạn, Hòn Rồng.


Cùng ngày, Trung đoàn 29 cắt đường 14 đoạn Tân Phú đi Chư Thoi, chặn đánh tiểu đoàn 253 bảo an địch, diệt tại chỗ 52 tên, bắt 14 tên, thu 23 súng; 11 giờ 30 ngày 17 tháng 3, Trung đoàn 29 Sư đoàn 968 cùng Trung đoàn 95A Quân khu 5 tiến vào giải phóng thị xã Kon Tum.


Ngày 18 tháng 3, Sư đoàn 968 để lại Trung đoàn 29 làm nhiệm vụ tiếp quản thị xã Buôn Ma Thuột. Đồng chí Nguyễn Lang - Phó Tư lệnh Trường Sơn đồng thời là Phó Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên phối hợp với Sư đoàn 320 mặt trận Tây Nguyên, Sư đoàn xe ô tô 471 Bộ tư lệnh Trường Sơn, dùng xe ô tô chở bộ binh truy kích địch.


Theo lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, Sư đoàn 968 để lại Trung đoàn 29 làm nhiệm vụ tiếp quản thị xã Buôn Ma Thuột, trên điều Trung đoàn 95 thay Trung đoàn 29 trong đội hình Sư đoàn 968, và Sư đoàn 968 được tăng cường cho Quân khu 5 tham gia cánh Duyên Hải đánh vào Bình Định, Nha Trang, Phú Yên.


Chấp hành mệnh lệnh của Quân khu 5, Trung đoàn 19 tiến công đánh sân bay Phù Cát. Tại đây, cuộc chiến đấu diễn ra gay go, quyết liệt giữa quân ta và quân địch; đến 5 giờ sáng ngày 1 tháng 4, ta hoàn toàn làm chủ sân bay Phù Cát, đã tiêu diệt 229 tên, gọi hàng, bắt sống 2.783 tên, thu 38 máy bay chiến đấu F.5 còn nguyên vẹn, 12 khẩu pháo 105mm, 12 xe tăng, 12 xe M.113 (xe trang bị 12,7mm có 4 nòng), 500 xe ô tô và nhiều vật chất kỹ thuật khác.


Cùng thời gian trên, Trung đoàn bộ binh 9 Sư đoàn 968 truy kích địch ở phía Tây Phú Bổn, giải phóng quận lỵ Phú Nhơn, Phú Tiên, rồi tiến về đánh thị xã Tuy Hoà và tỉnh Phú Yên. 7 giờ 30 phút ngày 1 tháng 4 năm 1975, ta hoàn toàn làm chủ thị xã Tuy Hoà và tỉnh Phú Yên. Trung đoàn 9 đã phối hợp với lực lượng bộ đội địa phương đập tan 3 tiểu đoàn bảo an, diệt 239 tên, gọi hàng 609 tên, giải thoát 500 người bị địch bắt, thu trên 5.000 súng các loại, phá hủy trên 100 xe các loại và nhiều phương tiện khác.


Trung đoàn bộ binh 9 đã áp dụng cách đánh tập trung sức mạnh của hoả lực pháo binh cấp tập liên tục vào các mục tiêu quan trọng, phát huy tốt sức đột kích của xe tăng cùng các mũi tiến công của bộ binh lần lượt tiêu diệt các mục tiêu quan trọng, tiến tới làm chủ hoàn toàn thị xã Tuy Hoà.


Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Trung đoàn 9 giao thị xã cho Ủy ban quân quản để sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.


Đầu tháng 4 năm 1975, Bộ ủy nhiệm cho Quân khu 5 thành lập một trung đoàn pháo cho Sư đoàn 968. Ngày 4 tháng 4 năm 1975, Trung đoàn pháo binh 4 được thành lập, sau đó đã cùng các đơn vị trong sư đoàn giải phóng sân bay Gò Quánh, thị xã Phan Rang, tham gia phòng thủ, bảo vệ quân cảng Cam Ranh, Nha Trang trong những ngày quân ta đang tiến công vào sào huyệt địch ở Sài Gòn. Trung đoàn bộ binh 9 Sư đoàn 968 được lệnh nhập vào đội hình của Sư đoàn 320 cùng với Trung đoàn 48 đánh căn cứ Đồng Dù. Trước đây, Trung đoàn 9 và Trung đoàn 48 đã cùng nhau tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971. Được sự chi viện mãnh liệt của pháo binh, các mũi tiến công của Trung đoàn 9 hành quân cơ giới đã xốc tới hình thành thế bao vây căn cứ. Ở đây, địch phản kích quyết liệt, cản phá các mũi tiến công của trung đoàn bằng pháo, bằng xe tăng, bằng đại liên. Quân ta tổ chức các mũi tiến công bằng xe tăng, diệt các hoả điểm của địch, đồng thời sử dụng xung kích, lợi dụng khói đạn mù mịt, tiếp cận mục tiêu, dùng B.40, B.41 tiêu diệt 3 xe tăng địch; 2 chiếc xe tăng còn lại tháo chạy vào trung tâm căn cứ. Cả đội hình trung đoàn đồng loạt công kích đánh thẳng vào trung tâm căn cứ, cùng đơn vị bạn làm chủ hoàn toàn căn cứ Đồng Dù. Tiếp theo, quân ta tiến giải phóng Tân Quy, quận lỵ Củ Chi, tạo điều kiện cho các đơn vị đánh thẳng vào trung tâm Sài Gòn. Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và đánh thẳng vào bộ tổng tham mưu địch. Quân đoàn 4 đánh chiếm sở chỉ huy quân đoàn 3 ngụy ở Hốc Bà Thức, Hố Nai, Tam Hiệp. Quân đoàn 2 vượt sông Sài Gòn vào nội đô, đánh chiếm dinh Độc Lập.


11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân ta đã cắm cờ trên dinh Độc Lập; Dương Văn Minh - Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng, Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng, chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh đã toàn thắng.


Sư đoàn 968 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ một sư đoàn quân tình nguyện, một sư đoàn bộ binh của chiến trường Trường Sơn, một sư đoàn bộ binh cơ động của Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, xứng đáng là sư đoàn anh hùng của lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, với truyền thống: "Cơ động liên tục, khắc phục khó khăn, đoàn kết lập công, trọn vẹn nghĩa tình dân tộc - quốc tế".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 08:31:43 am »

TỔ CHỨC CHỈ HUY BINH CHỦNG HỢP THÀNH VẬN TẢI Ô TÔ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH


HOÀNG TRẢ
Nguyên Cục trưởng Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế,
nguyên Tư lệnh Sư đoàn ô tô Bộ tư lệnh Trường Sơn


Tổ chức hiệp đồng chiến đấu tạo ra sức mạnh tổng hợp để chuyển đổi tương quan lực lượng làm cho ta mạnh lên và mạnh hơn để đánh thắng địch. Song hiệu quả của tổ chức hiệp đồng chiến đấu lại tùy thuộc vào tổ chức chỉ huy. Với lĩnh vực vận tải quân sự, hiệu quả tổ chức chỉ huy lại tùy thuộc vào người chỉ huy trong việc chọn xác định mô hình tổ chức vận chuyển thích hợp.


Trên chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, Bộ tư lệnh Trường Sơn đã chọn ba mô hình tổ chức chỉ huy binh chủng hợp thành vận tải ô tô. Đó là:

Mô hình tổ chức chỉ huy binh chủng hợp thành trên cung phân đoạn 100 - 120km đối với đơn vị vận chuyển cơ bản là binh trạm.

Mô hình tổ chức chỉ huy binh chủng hợp thành trên cung khu vực 300 - 400km với đơn vị vận chuyển cơ bản là sư đoàn khu vực binh chủng hợp thành.

Mô hình binh đoàn vận chuyển chi viện chiến lược binh chủng hợp thành vận tải ô tô trên cung đi thẳng trực tiếp đến các chiến trường.

Việc xác định cung vận chuyển và đơn vị vận chuyển cơ bản xuất phát từ thực tế tương quan lực lượng giữa địch và ta trên chiến trường.

Thời kỳ đầu đi vào vận chuyển cơ giới, đường còn độc đạo, địch lại đánh phá ác liệt, liên tục, tương quan lực lượng giữa ta và địch ở thế giằng co, ta có mặt yếu hơn địch, có mặt thuận lợi hơn địch, người chỉ huy tất yếu phải chọn cung phân đoạn và tổ chức đơn vị vận chuyển cơ bản là binh trạm. Binh trạm có khả năng thực hiện tổ chức chỉ huy trực tiếp hợp đồng chiến đấu giữa các đơn vị binh chủng ngày một chặt chẽ, khắc phục có hiệu quả sự đánh phá ngăn chặn của địch, duy trì và phát triển nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến lược tiến lên.


Sau chiến thắng Đường 9 - Nam Lào (1971) và ta chuyển chạy xe ban đêm sang chạy xe ban ngày trên đường nửa "hở", nửa "kín" và đường '’kín" thì tương quan lực lượng giữa ta và địch thay đổi căn bản, đã nghiêng hẳn về ta. Ta đã nhạy bén kịp thời chuyển từ cung phân đoạn lên cung khu vực và lấy sư đoàn khu vực binh chủng hợp thành là đơn vị vận chuyển cơ bản.


Sau khi Hiệp nghị Pari được ký kết (1-1973) cuộc chiến tranh xâm lược lãnh thổ, xâm lấn hành lang và cuộc chiến tranh ngăn chặn chi viện của Mỹ đã phá sản. Trên chiến trường Trường Sơn, ta làm chủ hoàn toàn, thêm một lần nữa ta đã nhạy bén kịp thời chuyển cung khu vực lên cung đi thẳng đến các chiến trường và chuyển các sư đoàn khu vực binh chủng hợp thành thành binh đoàn vận chuyển chi viện chiến lược... Đến đây cấp chỉ huy trực tiếp binh chủng hợp thành là Bộ tư lệnh chiến trường.


Sự chuyển đổi nhạy bén, kịp thời là một quyết sách sắc bén của Bộ tư lệnh Trường Sơn, đây là một tư duy quân sự có giá trị về lý luận và thực tiễn.


I. TỔ CHỨC CHỈ HUY BINH CHỦNG HỢP THÀNH - VẬN TẢI Ô TÔ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH CẤP BINH TRẠM

1. Biên chế lực lượng chiến đấu hiệp đồng như sau:

- Có 1 đến 2 tiểu đoàn xe ô tô, có binh trạm có lúc 3 tiểu đoàn ô tô;

- Có 1 đến 3 tiểu đoàn công binh;

- Có 1 đến 2 tiểu đoàn pháo cao xạ;

- Có 1 tiểu đoàn kho hàng;

- Có 1 tiểu đoàn giao liên hành quân;

- Có 1 đến 2 đại đội bộ binh;

- Có 1 đại đội thông tin;

- Có 1 đội điều trị, bệnh xá, 1 đến 2 đội phẫu thuật. Ở các cửa khẩu chính được phối thuộc 1 trung đoàn cao xạ, cửa khẩu chủ yếu có phối thuộc thêm 1 trung đoàn tên lửa.

Các cơ quan giúp việc có tham mưu vận chuyển, tham mưu cầu đường, tham mưu tác chiến, chính trị và hậu cần.


2. Để đảm bảo yêu cẩu tổ chức chỉ huy hiệp đồng chiến đấu, tất yếu phải hình thành đồng bộ hệ thống tổ chức chỉ huy, bao gồm:

Chỉ huy sở cơ bản, chỉ huy sở tiền phương, chỉ huy tại trọng điểm, các trạm chỉ huy, điều chỉnh giao thông trên đường, cứ 3 đến 5km đặt 1 trạm, các trạm quan sát trên không có tầm quan sát rộng và chính xác trong không gian được phân giao; mạng lưới thông tin liên lạc kết hợp dây trần và dây bọc tỏa khắp trên địa vực của binh trạm. Bộ máy chỉ huy hoạt động liên tục 24/24 giờ/ngày đêm, thông qua 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hành và giai đoạn kết thúc một trận vận chuyển - chiến đấu (hiểu một chuyến vận chuyển như một trận chiến đấu).


a) Trong giai đoạn chuẩn bị vận chuyển, các đơn vị xe tổ chức tốt công tác đảm bảo kỹ thuật xe máy đạt hệ số kỹ thuật cao; cho xe đi lấy hàng sớm; sẵn sàng tập kết đội hình tiếp cận đường tuyến. Các đơn vị công binh kiểm tra tình hình đường, cầu, ngầm sau các trận oanh tạc ban ngày của địch, khắc phục hậu quả thông đường nhanh.

Các đơn vị phòng không chuẩn bị các phương án tác chiến và sẵn sàng chiến đấu;

Các đơn vị thông tin liên lạc kiểm tra toàn bộ mạng thông tin liên lạc trên tuyến; chuẩn bị nhân lực và phương tiện khôi phục thông tin liên lạc kịp thời;

Các phân đội bộ binh kiểm soát chặt chẽ ngoại vi đường vận chuyển và đánh địch trên các mỏm núi cao.

Mọi hoạt động được báo cáo về tổng trực ban để Ban chỉ huy binh trạm quyết định quyết tâm và truyền đạt quyết tâm đến các cấp.


b) Trong giai đoạn thực hành vận chuyển - chiến đấu.

Chỉ huy sở binh trạm tiến hành các công việc: Lệnh cho đơn vị xe tập kết vị trí xuất phát tiến công; lệnh cho các đơn vị đảm bảo chiến đấu chuyển trạng thái sẵn sàng chiếu đấu cấp 1. Phát lệnh cho xe xuất phát tiến công; theo dõi tốc độ hành tiến của xe ghi trên bản đồ chiến đấu - vận tải của binh trạm thông qua các trạm chỉ huy giao thông chỉ huy xe bôn tập trên đường, tập kết và mật tập qua trọng điểm, nắm xe đầu và xe cuối đến trả hàng, tổ chức cho xe quay vòng tăng chuyến và dừng lại trú đậu tại khu vực binh trạm phía trước. Trong quá trình vận chuyển - chiến đấu, chỉ huy binh trạm xử trí các tình huống xảy ra về xe cháy, xe hỏng, bộ đội thương vong trong chiến đấu; khắc phục hậu quả phá hoại cầu đường của địch.


c) Trong giai đoạn kết thúc vận chuyển - chiến đấu.

Chỉ huy sở cơ bản sau khi nắm chiếc xe cuối cùng về căn cứ và tổng số xe chuẩn bị cho chuyến vận chuyển tiếp theo, thông báo cho các đơn vị đảm bảo chiến đấu chuyển trạng thái về cấp 2, nắm lại toàn bộ diễn biến và kết quả chuyến vận chuyển ngày/đêm, tác nghiệp trên bản đồ; tiến hành giao ban binh trạm; tổng trực ban báo cáo, nhận xét. Chỉ huy binh trạm kết luận đánh giá chuyến vận chuyển; dự kiến quyết tâm trận vận chuyển - chiến đấu tiếp theo, thông báo quyết tâm sơ bộ xuống các cấp và chính thức báo cáo lên cấp trên. Cuộc giao ban thường diễn ra từ 7 giờ sáng đến 8 giờ sáng hằng ngày là kết thúc. Kíp trực ban mới bắt đầu vào việc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 08:33:16 am »

3. Những thủ đoạn đánh phá ngăn chặn của địch trên đường vận tải. Hình thức chiến thuật của địch và phương thức tác chiến hiệp đồng binh chủng của ta

a) Những thủ đoạn chiến thuật của địch đánh phá ngăn chặn chi viện

- Gây trọng điểm ở những địa đoạn hiểm yếu: các đèo dốc, các cua gấp, các bến vượt sông, các đầu mối giao thông, các vách đá... Từ gây trọng điểm đơn đến gây trọng điểm kép, gây trọng điểm lớn đến gây trọng điểm liên hoàn cực lớn. Địch cho máy bay cường kích oanh tạc, cho B.52 rải thảm, kết hợp cả cường kích oanh tạc với B.52 rải thảm, đánh liên tục dài ngày, đánh hủy diệt trên một khu vực lớn.

- Đánh theo kiểu "săn đuổi tìm diệt" xe hoạt động dọc đường vận chuyển; đối tượng gồm cả xe, hàng và người, theo quy luật vận chuyển của ta: từ ngoài vào từ 16 giờ đến 23 giờ, từ trong ra từ 24 giờ đến 5 giờ sáng.

- Giăng bẫy bom mìn hỗn hợp diệt xe, diệt người, diệt hàng: bom nổ chậm, bom hẹn giờ, bom từ trường, bom bi nổ chậm, các loại mìn vướng nổ, mìn lá, cây nhiệt đới...

- Chặn đầu, chặn đuôi oanh kích diệt gọn đoàn xe bằng các loại bom phá, bom cháy, bom bi.

- Đánh vào địa điểm tập kết xuất kích, bãi trú đậu trên đường, kho tàng, chỉ huy sở. Theo quy luật hoạt động của ta mà địch nhận thấy được qua hoạt động trinh sát.

Trên chiến trường Trường Sơn, địch đã sử dụng đến trên 4 triệu tấn bom đạn các loại, về sau chúng sử dụng tia la-de đánh vào mục tiêu ngầm, hang đá, trận địa cao xạ, trạm rađa tên lửa.


b) Phương thức tác chiến hiệp đồng binh chủng của ta là sử dụng phương thức chiến đấu hiệp đồng binh chủng để tạo ra sức mạnh tổng hợp, từng bước chuyển đổi tương quan lực lượng địch - ta trên chiến trường, đẩy lùi địch, từng bước vô hiệu hoá sự đánh phá ngăn chặn của địch, tiến lên đánh bại địch.

Trên thực tế chúng ta tiến hành các phương thức sau đây:

❖ Đối với thủ đoạn gây trọng điểm.

Bộ đội công binh: Tổ chức trận địa chốt tại trọng điểm, sử dụng nhân lực, thuốc nổ, xe máy khắc phục nhanh hậu quả đánh phá của địch; dùng xe phóng từ phá bom từ trường; mở đường vòng, đường tránh giải tỏa trọng điểm. Mở thành nhiều trục dọc, trục ngang bảo đảm cầu đường luôn luôn thông suốt trong mọi tình huống, vô hiệu hoá hoàn toàn gây trọng điểm của địch.

Bộ đội phòng không: Xây dựng trận địa phòng không tại vùng trọng điểm, nghiên cứu các thủ đoạn đánh phá của địch và cách đánh của ta để bắn rơi máy bay Mỹ tại chỗ hoặc máy bay Mỹ sợ bắn rơi nên ném bom không trúng đường, trúng xe. Đánh chế áp máy bay bằng các loại cao pháo, tên lửa, đánh trực tiếp vào đội hình của địch, đẩy địch lên cao, ra xa, ném bom không trúng đường, trúng xe. Cơ động trên đường phục kích máy bay địch bay thấp.

Bộ đội thông tin: Xây dựng mạng lưới thông tin khép kín, khi địch oanh tạc mất liên lạc, kịp thời xuất kích nối lại, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt. Các đài quan sát nắm địch tốt, chính xác. Các trạm điều chỉnh giao thông điều chỉnh xe chặt chẽ, kịp thời báo cáo thường xuyên về sở chỉ huy và chuyển lệnh của sở chỉ huy nhanh chóng, chính xác.

Bộ đội xe: Sử dụng đội hình hành tiến tập trung, đi gọn, đường thông dùng chiến thuật bôn tập, đường tắc tập kết gọn ở hai đầu trọng điểm, khi đường thông dùng chiến thuật mật tập qua trọng điểm nhanh gọn nhất.


* Đối với thủ đoạn địch đánh theo kiểu "săn tìm đuổi diệt" dọc đường.

Bộ đội công binh: Tổ chức những mũi nhọn trang bị bộc phá, địch đánh phá gây tắc ở đâu xung kích khắc phục hậu quả ngay ở đó.

Bộ đội phòng không: Cơ động lực lượng theo đội hình xe, đánh trả máy bay địch; bố trí rải lực lượng phòng không trên dọc đường đánh địch bảo vệ đội hình xe tiến công.

Bộ đội xe: Thực hiện chiến thuật đi phân tán từng tốp nhỏ; đi trên nhiều tuyến, nhiều trục khác nhau, tránh địch oanh tạc, luồn lách vượt qua vùng đánh phá của địch.


* Đối vớỉ thủ đoạn địch tập kích đoàn xe, chặn đầu, chặn đuôi, oanh kích diệt gọn

Phương thức đối phó của ta là khi xe hành tiến trên đường có hình dạng thùng đấu hoặc bên ta luy dương bên ta luy âm thì phải dãn đội hình, khi có máy bay địch nhanh chóng cho xe chui vào các khe cạn, lái xe vào ẩn các hầm dọc đường. Chỉ huy pháo 57mm, 100mm đánh cứu vây, hất máy bay địch lên cao, ra xa, hạn chế tối đa bom trúng đường, trúng xe, trúng hầm.

Thường xuyên đăng ký tổng hợp, phân tích cách đánh phá của địch rút ra quy luật đánh phá ngăn chặn của địch, phán đoán được cách đánh của địch để cho xe đi nơi địch chưa đánh, tránh nơi địch sắp đánh, cho xe đi giờ địch không đánh, tránh cho xe đi vào giờ địch sắp đánh, để vô hiệu hoá sự đánh phá của địch. Đây là biện pháp tốt nhất để vô hiệu hoá sự đánh phá của địch, bảo đảm vận chuyển an toàn.

Trong loại hình tổ chức chỉ huy binh chủng hợp thành cấp binh trạm đã rút ra những kết luận sau đây:

- Một binh trạm vận tải chiến đấu hiệp đồng binh chủng phải có một binh lực đồng bộ đủ mạnh, trang bị hiện đại về phương tiện và vũ khí tương đương một lữ đoàn.

- Phải có một hệ thống tổ chức chỉ huy tập trung thống nhất trực tiếp đến mọi nơi, mọi lúc 24/24 giờ một ngày đêm.

- Phải nắm được đầy đủ và kịp thời âm mưu thủ đoạn quy luật đánh phá ngăn chặn của địch.

- Phải có một hệ thống đường cầu kỳ hình, đa dạng bảo đảm vận chuyển liên tục trong mọi tình huống.

- Bộ đội chiến đấu binh chủng hợp thành phải có chiến thuật thích hợp đối phó với từng thủ đoạn đánh phá ngăn chặn của địch có bản lĩnh chiến đấu ngoan cường, có kỹ năng chiến đấu giỏi.

- Phải có một cung độ thích hợp đó là cung độ phân đoạn 100 - 120km phù hợp với tương quan lực lượng giữa ta và địch trong thời kỳ đầu địch đánh phá ác liệt.

Đó là những vấn đề cơ bản nhất để giành thắng lợi trong tổ chức chỉ huy chiến đấu hiệp đồng binh chủng của một binh trạm vận tải chiến đấu trong chiến tranh hiện đại; đó cũng là những kinh nghiệm quý giá được đúc kết trong thực tiễn chiến đấu trên chiến trường Trường Sơn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 08:36:24 am »

II. BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN KHU VỰC BINH CHỦNG HỢP THÀNH TỔ CHỨC CHỈ HUY VẬN CHUYỂN CHIẾN ĐẤU

Sau chiến thắng Đường 9 - Nam Lào (1971) và khi xuất hiện đường "kín", xe đi ban ngày thì cuộc chiến tranh ngăn chặn chi viện của Mỹ cơ bản bị phá sản, tương quan lực lượng địch - ta trên chiến trường Trường Sơn có sự chuyển đổi quan trọng, tương quan lực lượng đã nghiêng hẳn về ta. Lúc này, cung vận tải khu vực thay thế cho cung vận tải phân đoạn. Sư đoàn khu vực binh chủng hợp thành được thành lập và trở thành đơn vị vận tải cơ bản trên tuyến chi viện chiến lược.

1. Biên chế lực lượng chiến đấu

Ban đầu tạm duy trì hệ thống binh trạm, nhưng sau đó giải tán binh trạm, thành lập các trung đoàn binh chủng đặt dưới sự tổ chức chỉ huy hiệp đồng chiến đấu của Bộ tư lệnh sư đoàn.

- Lực lượng xe có từ 1 đến 2 trung đoàn.

- Lực lượng công binh có 1 đến 2 trung đoàn.

- Lực lượng phòng không có 1 trung đoàn.

Riêng khu vực đường số 9 và sông Sê Băng Hiên thuộc Sư đoàn 472, được phối thuộc 1 trung đoàn tên lửa.

- Các đơn vị trực thuộc khác: có 1 tiểu đoàn kho, 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn sửa chữa xe pháo, khí tài công binh, 1 tiểu đoàn quân y.

Cơ quan chỉ huy của sư đoàn khu vực binh chủng hợp thành có các phòng tham mưu tác chiến, phòng tham mưu vận chuyển, phòng tham mưu cầu đường, phòng chính trị và phòng hậu cần.

Cung độ vận chuyển từ 300 đến 400km với sức việt dã của bộ đội xe, đi 2 ngày 1 chuyến khép kín trên cung 4 ngày chuyến, hiệu suất vận tải tăng lên rõ rệt: cung phân đoạn binh trạm xe trọng tải 5 tấn chỉ đạt được 540 - 900 tấn/km/ngày đêm. Cung khu vực sư đoàn khu vực binh chủng hợp thành đạt 1.220 - 1.650 tấn/km/ngày đêm, lực lượng kho giảm, thời gian bốc dỡ hàng giảm từ 6 đến 8 lần.


2. Thủ đoạn, hình thức đánh phá ngăn chặn của địch trên khu vực vận chuyển của sư đoàn và phương thức tác chiến hiệp đồng binh chủng của ta.

a) Thủ đoạn, hình thức đánh phá ngăn chặn của địch

Sau thất bại của những thủ đoạn đánh phá trước đây, Mỹ tập trung chuyển hướng vào 2 hình thức đánh phá ngăn chặn mới:

- Dựng tuyến đánh phá, ngăn chặn dọc các tuyến sông lớn như Sê Băng Hiên, sông Sê Kông... Mục tiêu đánh chặn các bến vượt của ta và chủ yếu bằng sử dụng máy bay AC.130 đánh xe trên các bến vượt.

- Tập trung máy bay AC.130 trang bị điện tử khuếch đại ánh sáng mờ, sử dụng pháo 20mm, 40mm đánh vào đội hình xe ban đêm. Ban đầu, thủ đoạn này gây nhiều khó khăn cho ta; ngoài ra, ở tuyến trong, chúng sử dụng máy bay trinh sát vũ trang phát hiện mục tiêu là chuyển sang đánh phá mục tiêu ngay.


b) Phương thức tác chiến hiệp đồng binh chủng của ta

* Đối với thủ đoạn dựng tuyến ngăn chặn vượt sông:

Ta xây dựng một thế trận vượt sông có nhiều điểm vượt, bằng các phương thức: ngầm cầu kết hợp, công khai và bí mật kết hợp, thật và giả kết hợp.

Ngầm cầu bí mật thực hành ngụy trang và che giấu triệt để, các bến vượt dùng sảo cỏ xanh xếp liền bắc ngầm, nam ngầm, xoá hết dấu vết xe trên bến vượt, ngụy trang đường phía Bắc, đường phía Nam ngầm bằng trồng cây che hẳn con đường, che hẳn chiếc xe, địch không phát hiện được.

Có nhiều ngầm, cầu bí mật xây dựng dọc triền sông, cứ 5 đến 8km có 1 bến vượt. Đường lên xuống bến vượt là đường "kín", cấu tạo hết sức bất ngờ hoàn toàn trái quy luật thông thường, địch không tìm ra được đầu mối của đường, đầu mối của ngầm.

Nắm rất chặt chẽ, chính xác hoạt động đánh phá của máy bay Mỹ, rút ra được quy luật hoạt động của địch về thời gian và điểm oanh tạc, chỉ huy xe tập kết bến vượt chờ khi địch ngừng oanh tạc hoặc thời điểm địch chưa đánh phá hoặc đã đánh phá xong chuyển sang nơi khác, cho xe mật tập vượt sông.


* Đối với thủ đoạn dùng AC. 130 đánh vào đội hình xe ban đêm.

Sau khi nắm được thủ đoạn của địch, chúng ta đã có những phương thức đối phó đặc biệt có hiệu quả như sau:

* Chia cung vận chuyển thành nhiều cung ngắn, lợi dụng thời gian máy bay AC. 130 chưa đến, lợi dụng thời gian máy bay AC. 130 rút về, tổ chức cho xe chạy việt dã đến nơi giao hàng và quay về căn cứ trong đêm. Cách này đạt kết quả tốt, nhưng chỉ sử dụng được một thời gian, về sau địch thay đổi giờ hoạt động.

- Rào đường "hở" thành đường nửa "hở", nửa "kín", tổ chức chỉ huy chặt chẽ cho xe chạy ngày lấn từng đoạn.

- Mở đường "kín" một tuyến liền với tuyến đường "hở" cho xe chạy ngày đường "kín" và cho xe chạy đêm trên đường "hở".

- Cải tạo đường "hở" thành đường nửa "kín", nửa "hở" cho xe chạy ngày.

- Mở một tuyến đường "kín” xuyên Trường Sơn cho đội hình xe lớn chạy ngày, đồng thời duy trì một lượng xe nhỏ tiếp tục chạy trên đường "hở" để giữ bí mật cho đường "kín".

Dưới đây xin trình bày 2 phương thức tổ chức chỉ huy vận tải ô tô trên đường nửa "kín”, nửa "hở" và phương thức tổ chức chỉ huy đội hình xe lớn chạy ngày trên đường "kín" xuyên Trường Sơn.


* Tổ chức chỉ huy vận tải ô tô trên đường nửa "hở", nửa "kín".

Mùa khô 1971-1972, có nhiều phương thức tổ chức chỉ huy vận tải ô tô đối phó với thủ đoạn dùng máy bay AC. 130 đánh đội hình xe ban đêm có hiệu quả như đã nói ở trên.

Dưới đây xin diễn giải hai phương thức điển hình ở Sư đoàn khu vực 472.

Một là, tổ chức chỉ huy xe chạy ngày là chủ yếu trên đường "kín" và đường nửa "hở", nửa "kín".

Hai là, tiếp tục tổ chức chỉ huy xe chạy đêm trên đường "hở" chỉ nhằm mục đích nghi binh, lừa địch, giữ bí mật bất ngờ cho đội hình xe lớn chạy ngày trên đường "kín".


* Tổ chức chỉ huy tiểu đoàn, trung đoàn ô tô chạy ngày trên đường "kín" và tổ chức chỉ huy tiểu đoàn ô tô chạy ngày trên đường nửa "hở” nửa ’’kín".

Bộ tư lệnh Trường Sơn huy động một lực lượng lớn công binh mở một tuyến đường "kín” dài 3.000km xuyên Trường Sơn từ cửa khẩu đường 20 và đường 18 vào Tây Nguyên (sử dụng 4 trung đoàn công binh và lực lượng công binh của 9 binh trạm). Đường đi dưới tán cây rừng đại ngàn Trường Sơn cứ khoảng 20km có một "ga" cho xe tránh nhau, cũng có một số đoạn ngắn đường "hở" phải trồng cây ngụy trang che đường "hở", phải thật khôn khéo khi cho xe vượt qua những đoạn này. Ở đây công binh tích cực duy tu mặt đường để tăng tốc độ xe, dùng xe téc phun nước giữ độ ẩm cho tuyến đường khắc phục bụi khi xe đi qua; chỉ huy xe vào, ra tại các "ga" tránh nhau; dùng pháo 37mm bắn báo động khi có máy bay trinh sát trên không.


Tại các binh trạm khi chưa có tuyến đường "kín" xuyên Trường Sơn, cũng tìm cách cải tạo đường "hở" thành đường nửa "kín", nửa "hở", bằng cách mở đường vòng ở nơi rừng có tán lá tốt, hoặc lợi dụng các lùm cây xanh làm nơi giấu xe khi có máy bay địch trên không, hoặc lấy cây rào kín những đoạn hoàn toàn trống trải che mặt đường, che xe khi đi qua, hoặc cho xe tiếp cận khoảng đường trống không thể cải tạo được rồi tranh thủ lúc không có máy bay địch cho xe vượt nhanh qua được đường trống; bố trí đơn vị cao xạ chốt hai đầu ngầm trống dài và đoạn đường trống dài để đánh địch trên quãng đường ấy, bảo đảm cho xe vượt qua. Cũng dùng xe téc phun nước chống bụi mù khi xe đi qua, tổ chức các trạm chỉ huy giao thông điều chỉnh xe chạy lấn từng đoạn ban ngày.


Binh chủng Phòng không bố trí trận địa cao xạ, tên lửa ở các đoạn đường trống trải xen kẽ trên đường "kín" hoặc nửa "kín", nửa "hỏ" bắt buộc xe chạy ngày phải vượt qua để chui vào tuyến đường "kín". Các trận địa này có nhiệm vụ đánh tiêu diệt máy bay, bảo vệ đội hình xe chạy ngày và ban đêm.
Bộ binh có nhiệm vụ truy quét biệt kích thám báo, đẩy chúng ra xa tuyến đường và cùng công binh thu nhặt cây nhiệt đới (trinh sát tiếng động) địch rải thả trên khu vực tuyến đường "kín".


Bộ đội ô tô chạy ngày trên đường "kín" theo đội hình tiểu đoàn, trung đoàn tập trung bôn tập, khi phải vượt qua các đoạn trống trải dài phải mở rộng dãn cách từng xe trong tiểu đội, từng tiểu đội trong trung đội, từng trung đội trong đại đội theo sự chỉ dẫn của công binh để nhanh chóng vượt qua an toàn, sẵn sàng dụng cụ sửa chữa xe mang theo xe, dụng cụ công binh cũng mang theo xe trong trường hợp xe chạy cùng chiều bị hỏng hóc đột xuất, mở lối vòng tránh thông đường cho đoàn xe tiếp tục hành tiến.


Trên đường nửa "hở", nửa "kín", xe chạy đội hình đại đội, dãn cách thưa giữa các xe, bôn tập nhanh khi trên đường không có máy bay địch, nghe tiếng báo động máy bay, nhanh chóng lẩn vào rừng thưa theo đường công binh đã dọn sẵn. Xử trí rất nghiêm các xe không nghiêm chỉnh thực hiện quy định.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 08:36:58 am »

* Tổ chức chỉ huy xe chạy đêm trên đường "hở” nhằm mục đích nghi binh thu hút địch, đánh lừa địch, giữ bí mật bất ngờ cho đội hình xe lớn chạy ngày trên đường "kín", đường nửa "hở", nửa "kín”.

Ở các đơn vị có tuyến đường "hở” trước đây bố trí một lượng xe nhỏ, chuyên chạy đêm trên đường "hở", phải tạo ra dấu vết trên đường như thể có lượng xe lớn chạy, có nhiều lằn xe chạy xen kẽ nhau trên đường, đặc biệt là các ngầm lên xuống phải bộc lộ rõ có đoàn xe lớn đi qua.


Bộ đội công binh thực hiện nghi binh thu hút địch tạo ra nhiều dấu vết xe hoạt động trên đường và kéo xe đã bị đánh cháy hỏng, làm xe "bằng gỗ cây rừng" để nghi binh thu hút địch. Khi địch đánh vào đường thì gây thêm đám cháy, cháy càng to để kéo địch đến đánh phá. Cũng có những trường hợp máy bay phát hiện được "xe thật" đang chạy trên đường thì nhanh chóng cho xe chui vào rừng, tắt máy hoặc lúc xe đang đi đội hình tốp thì các trận địa pháo cao xạ đánh máy bay địch tức khắc thu hút địch về phía trận địa cao xạ, tạo điều kiện cho xe vượt lên phía trước an toàn.


Trong loại hình tổ chức chỉ huy binh chủng hợp thành cấp sư đoàn khu vực đã rút ra những kết luận sau đây:

- Khi đã có điều kiện cho phép thay đổi cung độ, nhất thiết không thể dừng lại, kéo dài hơn nữa quy mô binh trạm vận tải chiến đấu trên cung ngắn hay là cung chiến thuật mà phải chuyển ngay lên quy mô vận tải chiến đấu cao hơn: cung khu vực hay là cung chiến dịch với hình thức tổ chức đơn vị vận tải cơ bản là sư đoàn khu vực bộ đội hợp thành.

- Khi thay đổi cung độ vận tải thì phải thay đổi toàn bộ các mặt bảo đảm kỹ thuật, nhiên liệu, kho hàng, tổ chức đời sống phù hợp với cung độ mới.

- Phải thực hành vận tải đội hình trung đoàn tập trung, tiểu đoàn đi gọn, kết hợp chạy đêm và chạy ngày trên đường "hở" và đường "kín", để một bộ phận nhỏ đi trên đường "hở" thu hút địch để lực lượng xe lớn hoạt động trên đường "kín".

- Các trung đoàn công binh, pháo cae xạ tên lửa vận dụng chiến thuật kết hợp chốt với cơ động trên địa bàn phụ trách theo yêu cầu tổ chức đánh tập trung.

- Phải có một mạng đường cầu nhiều trục kết hợp đường "hờ" và đường "kín" có đường ngang liên thông giữa các trục, có đường công khai và bí mật.

- Phải kiến tạo mạng thông tin liên lạc từ chỉ huy sở sư đoàn đến các đầu mối, đối với sư đoàn phía sau và sư đoàn phía trước đối với các nơi tiếp nhận hàng, quân.


Những vấn đề nêu trên là cơ bản nhất để giành thắng lợi trong tổ chức chỉ huy chiến đấu hiệp đồng binh chủng của một sư đoàn khu vực trong chiến tranh hiện đại. Đó cũng là những kinh nghiệm quý giá được đúc kết trong thực tiễn trên chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 08:38:20 am »

III. BỘ TƯ LỆNH TRƯỜNG SƠN, TỔ CHỨC CHỈ HUY HIỆP ĐỒNG BINH CHỦNG VẬN TẢI Ô TÔ ĐI THẲNG ĐẾN TỪNG CHIẾN TRƯỜNG, THAM GIA CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔi DẬY XUÂN 1975

1. Chuẩn bị gấp rút thế và lực mới

Sau Hiệp định Pari được ký kết, tương quan lực lượng giữa ta và địch thay đổi về căn bản, từ đây ta có thể tạo ra thời cơ chiến lược mới để giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.


Sự thật Mỹ đã thua ta trên chiến trường Trường Sơn mặc dù Mỹ đã huy động sức mạnh của các quân - binh chủng tập trung đánh phá hết sức ác liệt, liên tục đường Trường Sơn; chúng coi đó là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện chính sách xâm lược miền Nam nước ta.


Sự thất bại của đế quốc Mỹ trên chiến trường Trường Sơn nhất định sẽ đi đến sự thất bại hoàn toàn của chúng trên chiến trường miền Nam Việt Nam và trên chiến trường Đông Dương.


Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà sớm hay muộn tùy thuộc hoàn toàn vào nỗ lực chủ quan của ta, trước hết là sự nỗ lực chủ quan của chiến trường Trường Sơn.


Nhận thức nhạy bén thời cơ chiến lược đó, Bộ tư lệnh Trường Sơn đã kịp thời phát huy nỗ lực chủ quan, sức mạnh nội tại của mình cùng với khai thác tối đa lợi thế chiến lược, chiến thuật của Trường Sơn chủ động tạo ra thế mới và lực mới thúc đẩy thời cơ chiến lược phát triển ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch.


Thế mới, lực mới mà Bộ tư lệnh Trường Sơn tạo ra là tạo cho kỳ được, một hạ tầng cơ sở đồng bộ đủ đáp ứng cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn, vì thế đã gấp rút, hoàn thành xây dựng hệ thống cầu đường liên hoàn, đồng bộ Đông - Tây Trường Sơn, vừa cải tạo nâng cấp tuyến Tây Trường Sơn, vừa xây dựng cơ bản tuyến Đông Trường Sơn, vừa nhanh chóng kéo dài tuyến đường ống đến chiến trường Nam Bộ để chiến trường Nam Bộ có đủ nhiên liệu, vừa kéo dài và mở rộng hệ thống thông tin tải ba đến các chiến trường, phục vụ trước mắt cho tổ chức chỉ huy vận tải hiệp đồng binh chủng và phục vụ sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp cho cấp chiến lược; vừa xây dựng hệ thống hậu cần chiến lược và chiến dịch tiếp cận các chiến trường. Tất cả các công trình đó đã được khai thác từ năm 1973 trở đi và đã hoàn tất vào cuối năm 1974.


Để thích ứng với thế trận mới, thêm một lần nữa Bộ tư lệnh Trường Sơn đã cải hoán tổ chức lực lượng thành một binh đoàn vận chuyển chi viện chiến lược mạnh nhằm hoàn thành nhiệm vụ bản thân và sẵn sàng làm lực lượng dự bị chiến lược tại chỗ cho Bộ khi thời cơ chiến lược xuất hiện. Sự cải hoán được tiến hành từng bước chắc chắn: Tháng 6 năm 1973 thành lập Sư đoàn ô tô 571 và Sư đoàn công binh 473; đến tháng 6 năm 1974 thành lập thêm Sư đoàn ô tô 471 và các trung đoàn ô tô độc lập, chuyển các sư đoàn khu vực 470, 472 và Đoàn 565 thành các sư đoàn công binh đứng chân trên hai tuyến Đông - Tây Trường Sơn. Kiện toàn lực lượng phòng không thành 1 sư đoàn phòng không - tên lửa mạnh và 6 trung đoàn cao pháo bảo vệ tuyến Đông Trường Sơn, kiện toàn Sư đoàn bộ binh 968 sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới. Kiện toàn Cục Đường ống xăng dầu, 2 trung đoàn giao liên cơ giới và 2 trung đoàn thông tin liên lạc...


Như vậy, đến tháng 6 năm 1974, thế và lực mới phục vụ cho thời cơ chiến lược đã sẵn sàng.



2. Trên cơ sở thế và lực mới, Bộ tư lệnh Trường Sơn đã phát động chiến dịch vận chuyển chi viện chiến lược thần tốc, chiến dịch này kéo dài liên tục 16 tháng (từ tháng 11 năm 1973 đến tháng 2 năm 1975).

Hai sư đoàn ô tô và 2 trung đoàn giao liên cơ giới vận chuyển liên tục, không có ngày nghỉ. Từ tháng 11 năm 1973 đến tháng 6 năm 1974 hoạt động liên tục trên tuyến Tây Trường Sơn, cùng với các trung đoàn công binh thuộc các sư đoàn khu vực nắn thẳng tuyến đường, mở rộng mặt đường, hạ độ dốc, nâng cấp các công trình vượt sông, suối, tăng tốc độ xe. Từ tháng 5 năm 1974 đến tháng 10 năm 1974 lật cánh về tuyến Đông Trường Sơn. Các sư đoàn công binh 473 và 472, 470 cải tạo và xây dựng cơ bản tuyến Đông Trường Sơn đến địa bàn Nam Bộ theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi, có đoạn tiêu chuẩn cấp 3 miền núi.


Từ tháng 11 năm 1974 đến tháng 2 năm 1975 hoạt động liên tục vận tải cả năm trên hai tuyến Đông - Tây Trường Sơn, chủ yếu trên tuyến Đông Trường Sơn.

Cho đến tháng 2 năm 1975 đã giao cho các chiến trường 51 vạn tấn, trước ba tháng.

Chở quân bằng ô tô giao cho các chiến trường 40 vạn quân, đưa vào chiến trường 25 đoàn binh khí kỹ thuật.

Sau khi hoàn thành kế hoạch vận chuyển cơ sở vật chất kỹ thuật và binh hỏa lực, Bộ đội Trường Sơn chuyển từ một binh đoàn vận chuyển chi viện chiến lược thành một binh đoàn dự bị chiến lược cơ động tại chỗ của Bộ, phối hợp cùng toàn quân tiến hành cuộc -Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2021, 08:39:23 am »

3. Bộ đội Trường Sơn tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà, kết thúc thắng lợi, trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước


Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 55 ngày đêm diễn ra trên một thế trận hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh với ba tuyến Tây Trường Sơn, Đông Trường Sơn, quốc lộ 1A, tuyến đường ống dẫn xăng dầu dọc Trường Sơn đến tận Nam Bộ. Tất cả hạ tầng cơ sở bảo đảm tối ưu cho một cuộc chiến tranh vận động quy mô lớn và các chiến dịch cơ động nối tiếp nhau. Bộ đội ô tô Trường Sơn vừa vận tải bổ sung các thứ vũ khí mà các chiến dịch yêu cầu, vừa cơ động lực lượng chiến đấu các quân đoàn bộ binh liên tiếp mở các chiến dịch Tây Nguyên, Trị Thiên - Huế, Đà Nẵng tiếp theo chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


Trong chiến dịch Tây Nguyên, Bộ đội Trường Sơn đã tham gia gần một nửa lực lượng của chiến dịch, mở đường ô tô bí mật tiếp cận thị xã Buôn Ma Thuột (cây cao chỉ cưa ba phần tư) chở bộ binh triển khai chiếm lĩnh trận địa, thực hành nghi binh chiến dịch kéo quân địch ra Bắc Tây Nguyên, bảo đảm hậu cần chiến dịch. Các trung đoàn xe Sư đoàn 471 chở bộ binh truy kích địch tháo chạy từ Tây Nguyên về đồng bằng.


Sư đoàn ô tô 571 cơ động Sư đoàn bộ binh 341 từ Quân khu 4 vào Đồng Xoài bổ sung cho Quân đoàn 4; cơ động sư đoàn bộ binh 325 từ tuyến Đông Trường Sơn vào tham gia chiến dịch Trị Thiên và chiến dịch Đà Nẵng; cơ động Quân đoàn 1 từ Vĩnh Linh vào Đồng Xoài, Nam Bộ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh; cơ động Quân đoàn 2 từ Đà Nẵng hành quân tác chiến dọc duyên hải vào Xuân Lộc, Đồng Nai, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.


Sư đoàn ô tô 471 cơ động Quân đoàn 3 từ Tây Nguyên về Lộc Ninh - Bình Phước, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.

Khi chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn, các tiểu đoàn ô tô Trường Sơn được tăng cường cho các quân đoàn 1, 2, 3, 4 cơ động tiến công vào sào huyệt quân địch, như cơ động Quân đoàn 2 đánh chiếm dinh Độc Lập, đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chiếm Đài phát thanh Sài Gòn; cơ động Quân đoàn 3 đánh chiếm Bến Cát, vượt cầu Sông Bé vào nội thành Sài Gòn đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy, đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, Củ Chi, Hóc Môn, sân bay Tân Sơn Nhất...


Trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh không những đã đáp ứng kịp thời cơ sở vật chất kỹ thuật, binh lực và hỏa lực cho các chiến trường từ Trị Thiên, đến Quân khu 5, Tây Nguyên, Nam Bộ, chiến trường Campuchia, mà còn làm nhiệm vụ lực lượng dự bị chiếm lược tại chỗ bảo đảm các hướng tiến công chiến lược và cơ động các quân đoàn hành tiến tiến công địch từ chiến dịch mở màn Tây Nguyên đánh lực lượng địch ở vùng chiến thuật 2 và quân đoàn 2 ngụy, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, đến chiến dịch Trị Thiên, chiến dịch Đà Nẵng đánh bại vùng chiến thuật 1 và quân đoàn 1 ngụy, đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà.


Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, bộ đội ô tô Trường Sơn đã biến các quân đoàn bộ binh trở thành các quân đoàn bộ binh cơ giới.

Trong loại hình tổ chức vận chuyển binh chủng hợp thành toàn tuyến đem đến cho chúng ta những kết luận như sau.

- Khi tình thế mới xuất hiện, Mỹ đã thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh ngăn chặn chi viện, ta đã làm chủ hoàn toàn trên phạm vi chiến trường Trường Sơn thì phải chuyển ngay từ một chiến trường tổ chức chiến đấu tổng hợp sang một binh đoàn vận chuyển chi viện hiệp đồng binh chủng trên toàn tuyến.

- Phải kết thúc sớm cung vừa hay là cung chiến dịch, thực hiện cung đi thẳng hay là cung chiến lược đến từng chiến trường, tranh thủ vận tải cả năm trên hai tuyến Đông và Tây Trường Sơn.

- Phải chọn tuyến Đông Trường Sơn liền kề với hậu phương các quân khu để đáp ứng sớm nhất, đầy đủ nhất, đồng bộ nhất các yêu cầu vật chất kỹ thuật và binh lực cho từng chiến trường.

- Phải bỏ hành quân đi bộ chuyển sang hành quân bằng cơ giới, binh lực, hoả lực bổ sung cho các chiến trường, làm cho các chiến trường ta mạnh lên một cách đột biến để sớm tạo thời cơ chiến lược.

- Khi công cuộc chi viện chiến lược đã thoả mãn yêu cầu của chiến lược, của chiến dịch và của chiến đấu rồi thì phải chuyển từ binh đoàn vận chuyển chi viện sang đội hình binh đoàn dự bị chiến lược cơ động tại chỗ của Bộ để vừa cơ động các quân đoàn, sư đoàn chiến đấu và đảm bảo hạ tầng cơ sở đường bộ, đường ống, đường sông trên toàn chiến trường miền Nam trong thế bao vây chia cắt địch về chiến lược, chiến dịch.

- Trong tình hình này, Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trở thành một lực lượng phối hợp với toàn quân thực hành cuộc chiến tranh vận động quy mô lớn, thực hành các chiến dịch cơ động khác nhau, vừa phục vụ chiến đấu vừa trực tiếp chiến đấu đánh bại quân địch trong thời gian ngắn nhất, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà.


Đó là những vấn đề cơ bản nhất để giành thắng lợi trong tổ chức chỉ huy chiến đấu hiệp đồng binh chủng của Bộ tư lệnh Trường Sơn trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Đó cũng là những bài học quý giá mà Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.


Trong phạm vi tổ chức chỉ huy vận tải ô tô chiến đấu hiệp đồng binh chủng đã tạo ra sức mạnh; bằng sự kết hợp hai mặt uy và lực. Lực là lực lượng chiến đấu hiệp đồng của các binh chủng xe, công binh, pháo... trên từng cung độ vận chuyển nhất định. Uy là sự thống nhất chỉ huy chiến đấu tập trung trực tiếp.


Tuy nhiên, uy và lực muốn phát huy tốt phải có những điều kiện nhất định, đó là đơn vị được tổ chức và chiến đấu theo phương thức chiến đấu hiệp đồng binh chủng lấy vận tải làm trung tâm; được triển khai trên một hệ thống cầu đường kỳ hình, đa dạng; trên phương thức tổ chức vận tải đa phương thức, trên sức mạnh chiến đấu bảo vệ giao thông vận tải của bộ đội phòng không, được bảo vệ an toàn khu vực đường tuyến của bộ binh và sự phục vụ đắc lực của các lực lượng khác.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM