Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:01:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến trên chiến trường Trường Sơn đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến  (Đọc 3880 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2021, 03:16:55 pm »

I- XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG HOÀN CHỈNH, VỮNG CHẮC THEO HÌNH THỨC KỲ HÌNH, ĐA DẠNG, COI ĐÓ LÀ MỘT YÊU CẦU CẤP BÁCH TRONG CÔNG TÁC VẬN TẢI CHIẾN LƯỢC

Trong giai đoạn đầu, cầu đường ta ở thế độc đạo nên địch thực hiện được ý đồ ngăn chặn. Từ đó ta quy hoạch phát triển một mạng lưới cầu đường kỳ hình, đa dạng, liên hoàn đồng bộ, coi đó là biện pháp tối ưu để xoá thế độc đạo đơn tuyến nhằm đánh thắng cuộc chiến ngăn chặn chi viện của đế quốc Mỹ trên chiến trường Trường Sơn.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khi kẻ địch tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miển Nam, mở rông chiến tranh phá hoại ra miền Bắc; để đánh thắng cuộc chiến tranh hiện đại ấy, ta phải có mạng đường tương ứng với quy mô tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng. Trong toàn cục cuộc chiến tranh giải phóng cũng như trong phạm vi hoạt động hậu cần vận tải chiến lược, hệ thống giao thông giữ vị trí quyết định, chi phối mọi khâu thực hiện nhiệm vụ, nếu mạng cầu đường không phát triển hoặc không vững chắc thì không thể đạt bất cứ một chỉ tiêu kế hoạch nào đáng kể. Do đó, trên tuyến vận tải Trường Sơn, yêu cầu tất yếu phải có một mạng giao thông hoàn chỉnh, vững chắc mới đủ sức đối phó với kẻ địch chiếm ưu thế tuyệt đối về hoả lực không quân và có điều kiện sử dụng rộng rãi kỹ thuật điện tử vào chiến tranh ngăn chặn.


Trên địa bàn Trường Sơn, mạng cầu đường là trận tuyến cả chiều dài và chiều rộng, là thế trận chung của các binh chủng hợp thành trong một chiến trường tổng hợp, trong cơ cấu tổ chức vận tải quân sự chiến lược. Vì thế, việc xây dựng mạng giao thông phải quán triệt phương châm chỉ đạo bám sát mục tiêu quân sự và phải nắm thật vững sự so sánh thế và lực giữa ta và địch một cách toàn diện, trong phạm vi chiến tranh ngăn chặn chi viện của Mỹ để cải tạo địa hình Trường Sơn, từng bước xây dựng thành thế trận giao thông hoàn chỉnh, ngày càng vững chắc, phù hợp với vận chuyển binh lực, hoả lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các chiến trường ta và của bạn.


Hệ thống giao thông hoàn chỉnh vững chắc theo hình thức kỳ hình, đa dạng là một mạng đường gồm nhiều loại đường khác nhau như: hệ thống các trục đường vượt khẩu và các trục đường ra các chiến trường; hệ thống các trục đường dọc xuyên Bắc - Nam, đường liên hoàn Đông - Tây Trường Sơn, đường vòng tránh, đường ngang liên thông các trục dọc; hệ thống đường cầu quân sự dã chiến với đường cầu xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 4 miền núi; hệ thống đường ống dẫn xăng dầu xuyên Trường Sơn; hệ thống đường sông, đường thông tin tải ba; hệ thống đường "hồ" - đường công khai, hệ thống đường "kín", đường bí mật, đường nghi binh thu hút địch; hệ thống đường chiến lược, đường chiến dịch, đường chiến thuật; đường vận tải vật chất kỹ thuật, đường cơ động binh lực và binh khí kỹ thuật; đường hành quân bộ, đường gùi thồ, đường hành quân giao liên cơ giới... Mạng đường, cầu kỳ hình, đa dạng là thành quả của cuộc chiến tranh chống ngăn chặn, là kết tinh sự sáng tạo đầy lý thú của bộ đội công binh Trường Sơn. Đó là một trong các biện pháp mang tính chiến lược góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược và cuộc chiến tranh ngăn chặn của Mỹ.


Thế trận giao thông đó đã đạt được các yêu cầu cơ bản sau đây:

1. Có chính diện rộng, bảo đảm triển khai được nhiều trục dọc, trục ngang liên hoàn phá thế độc đạo, đảm bảo đội hình chiến thuật của các binh chủng chuẩn bị bước vào chiến đấu, vượt hệ thống trọng điểm

Do đặc điểm về địa hình vùng tiếp giáp giữa hai tuyến vận tải quân sự hậu phương và Trường Sơn trong điều kiện không quân Mỹ đánh phá rất ác liệt, như là một thực nghiệm có tính chiến lược của Mỹ thì việc chuẩn bị để tổ chức vận chuyển "nhập tuyến" rất quan trọng. Hằng năm, toàn bộ khối lượng vật chất kỹ thuật chuyển lên cho các chiến trường đều tập trung tại khu vực tiếp giáp giữa hai tuyến là căn cứ cơ bản của tuyến phía trước, tức là tuyến Trường Sơn. Các lực lượng phòng không, công binh phải sẵn sàng đánh thắng mọi thủ đoạn oanh tạc đánh phá của Mỹ. Cuộc chiến đấu đó mang tính chất một chiến dịch "tiến công đột phá" lưới lửa ngăn chặn của địch. Thực tế chiến đấu đòi hỏi phải có một khu vực triển khai đội hình tác chiến, đội hình nhiều mũi cơ giới có thể cơ động thọc qua vùng địch ngăn chặn. Nếu không tổ chức được một "chính diện" rộng thì không thể tổ chức chiến đấu hiệp đồng, bảo đảm vượt khẩu trên nhiều hướng trong cùng một thời gian, thậm chí còn bị tổn thất nghiêm trọng.


Phạm vi "chính diện" của tuyến chi viện chiến lược phải đủ rộng để triển khai toàn bộ các đội hình cơ giới và các tổ chức cơ bản bao gồm nhiều vùng kho bố trí phù hợp để tiếp nhận được khối lượng hàng của tuyến hậu phương quốc gia chuyển lên, thông thường hai tháng đầu mùa khô đã tiếp nhận 25 - 30% tổng khối lượng hàng cả năm, các khu tập kết bộ binh hành quân và các đoàn binh khí kỹ thuật hành quân đi các hướng chiến trường, các khu vực triển khai được đội hình vận tải vượt khẩu theo thứ tự ưu tiên. Mạng cầu đường ngang dọc cơ động thuận lợi trong phạm vi "chính diện", các điểm tổ chức tác chiến bảo vệ "chính diện"; có hệ thống công sự và ngụy trang chống địch oanh tạc, bảo đảm an toàn lực lượng, phương tiện hàng hoá.


Căn cứ những yêu cầu cơ bản đó, dựa vào địa hình cho phép và địa hình địch thường đánh phá, tuyến vận chuyển chi viện chiến lược đã triển khai "chính diện" từ 90 - 150km có diện tích 250-270km2.


Mặc dù năm nào địch cũng liên tục đánh dữ dội, nhưng nhờ có "chính diện" rộng, chuẩn bị chu đáo, ta đã hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất và hoàn toàn chủ động thay đổi các hướng đột phá vượt khẩu dễ dàng khi cần thiết, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ ngay từ chặng đầu.


Phải có từ 4 đến 5 trục vượt khẩu trên "chính diện" mới phát huy được sức mạnh đồng đều của các lực lượng cơ giới. Trên mặt trận vận chuyển chi viện chiến lược, các hướng vận chuyển trong chiến tranh đều mang tính chất "trục tiến công" của binh chủng cơ giới. Đối với tuyến Trường Sơn, do điều kiện địa lý tự nhiên, các trục giao thông phải cắt ngang dãy Trường Sơn, từ phía Đông vượt sang phía Tây Trường Sơn và Tây Trường Sơn vượt qua Đông Trường Sơn; trong hoàn cảnh địch đánh ngăn chặn rất ác liệt, các đơn vị vận tải cơ giới, các đơn vị binh khí kỹ thuật đều phải tổ chức vượt qua vùng trọng điểm của không quân Mỹ. Mặt khác, trên các trục vượt khẩu, kẻ địch đặc biệt tập trung oanh tạc hủy diệt những địa hình hiểm yếu. Nếu chỉ có 1 đến 2 trục vượt khẩu thì hoàn toàn không thể tổ chức vận chuyển lớn, cũng không sao bảo đảm nổi cho các đơn vị binh khí kỹ thuật vào tới vị trí theo yêu cầu. Ví dụ những năm 1971-1972, địch đã tiến hành 11.036 phi vụ cường kích cộng 3.667 phi vụ B.52 đánh vào 4 cửa khẩu, nếu chỉ có 1 cửa khẩu thì phải chịu tới 226.233 quả bom, sẽ không một xe nào đi qua nổi trọng điểm.


Thực tiễn chiến đấu buộc tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn phải mở đến 5 trục vượt khẩu, sử dụng thường xuyên 4 trục trong cả năm mới thực hiện được nhiệm vụ chi viện. Do có nhiều trục vượt khẩu, cho phép công tác chỉ huy chiến dịch vận tải trong giai đoạn đầu mùa khô ta giành quyền chủ động, chọn trục đường có nhiều thuận lợi nhất làm hướng đột kích chủ yếu vượt trọng điểm ngăn chặn. Hoặc có thể cơ động chuyển hướng vượt khẩu khi cần thiết, cũng như có thể quy định riêng đường hành quân cho bộ binh, cho binh chủng kỹ thuật, riêng đường vận chuyển hàng hoá thích hợp với tính năng việt dã của phương tiện.


Khi đã có nhiều trục vượt khẩu, ta buộc địch phải phân tán hoả lực, không thể tập trung lực lượng đánh phá dài ngày với lực lượng bom đạn tương tự, trong cùng thời gian trên tất cả các cửa khẩu, đó là chỗ hạn chế của Mỹ, mặc dù Mỹ là một nước giàu mạnh nhất thế giới.


Trước năm 1965, ta mới cải tạo khôi phục được một con đường vượt khẩu là đường 12, có từ thời Pháp, từ Khe Ve qua Bãi Dinh, Mụ Giạ đến Lằng Khằng nhập vào trục 128 là trục dọc ta mới mở dài 88km.


Để phá thế độc đạo, ta mở thêm đường 20 Quyết Thắng từ Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình) qua dốc Ba Thang, U Bò, Cà Roòng, cua Chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La Nhích, Ka Tốc đến Lùm Bùm nối trục dọc 128, là con đường vượt khẩu lớn, phải tổ chức chiến dịch mở đường, chỉ trong vòng 5 tháng mở xong đưa vào sử dụng ngay.


Những năm tiếp theo, ta mở tiếp đường vượt khẩu - đường 18 - từ đường 10 qua Trà Vinh, đến Huội Thôn, Kho Vinh nối với đường số 9; đồng thời, mở luôn đường vượt khẩu đường 16 từ Thạch Bàn, Quảng Bình, qua cầu Khỉ, Mường Trương, Cha Ky đến Bản Đông nối với đường 9, dài 112km.


Nhìn chung, việc xây dựng, phát triển mạng đường vượt khẩu là xuất phát từ nhận biết âm mưu thủ đoạn quy luật đánh phá ngăn chặn của Mỹ, từ tư tưởng chủ động tấn công, ta quyết giữ quyền chủ động trong mọi tình huống, do đó phải đầu tư công sức liên tục qua nhiều năm, năm trước phải chuẩn bị cho năm sau nhiều hơn so với mọi khu vực khác trên tuyến.


Phải dựa vào những phương án vận chuyển mà tổ chức chỉ huy hết sức chặt chẽ, tích cực tranh thủ cải tạo địa hình, đổi mới thế trận bảo đảm chống địch ngăn chặn bằng sức mạnh của các binh chủng hợp thành. Tuy nhiên, so với toàn tuyến, hầu hết các năm địch đánh ác liệt (1965-1972), các lực lượng trên những khu vực vượt khẩu vẫn chịu tổn thất lớn nhất.


Tuyến chi viện chiến lược do hoàn cảnh địa lý từ các trục dọc đi đến các chiến trường, ta phải xây dựng các trục ngang từ hành lang Tây Trường Sơn vượt đỉnh Trường Sơn sang phía Đông để tiếp cận hậu phương các quân khu. Trên các trục ngang ra chiến trường lại hình thành những trọng điểm vượt khẩu tương tự như ở hậu phương vượt lên Tây Trường Sơn. Kẻ địch ra sức ngăn chặn tại đây, không chỉ bằng không quân mà cả lục quân, thường xuyên tiến công lấn chiếm. Tuyến vận chuyển chiến lược phải phối hợp chặt chẽ với các quân khu để đánh trả địch, cải tạo các trục ngang thành đường hai chiều, hình thành mạng đường chiến dịch liên hoàn với mạng đường chiến lược.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2021, 03:18:10 pm »

2. Xây dựng hệ thống đường cầu liên hoàn, đồng bộ Đông, Tây Trường Sơn đáp ứng yêu cầu vận chuyển lớn binh lực, hoả lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các chiến trường ta và chiến trường bạn

Tuyến vận chuyển chi viện chiến lược có chiều sâu nằm dọc cao nguyên Trường Sơn. Xét về mặt chiến lược quân sự, nó là vùng hậu phương trực tiếp rộng lớn, vững chắc bảo đảm cho các đòn tiến công chiến lược của ta. Xét riêng góc độ chi viện, đây là địa bàn triển khai các binh chủng của một chiến trường tổng hợp tác chiến của các binh chủng vận tải đa phương thức, công binh xây dựng mạng cầu đường kỳ hình, đa dạng, bộ binh giải phóng đất đai xây dựng căn cứ chiến lược, phòng không triển khai tác chiến đánh địch trên không, hậu cần chiến lược triển khai kho tàng, cơ sở đảm bảo kỹ thuật, dự trữ chiến lược và chiến dịch...


Nhận rõ mối nguy cơ dẫn đến thất bại trên chiến trường miền Nam, trên chiến trường Đông Dương nếu không chặn được nguồn tiếp tế chủ yếu này, nên Mỹ đã sử dụng khối lượng bom đạn lớn nhất hòng xoá bằng được tuyến vận chuyển chiến lược của ta. Để chiến thắng âm mưu thâm độc của Mỹ, tuyến chi viện chiến lược không có cách nào khác phải tổ chức kiểu chiến đấu hiệp đồng binh chủng lấy vận tải làm trung tâm để đảm bảo vận chuyển liên tục cho các chiến trường, đồng thời đẩy nhanh tốc độ xây dựng cầu đường tạo thành một hệ thống giao thông đồng bộ liên hoàn cả Đông và Tây Trường Sơn.


Đường Hồ Chí Minh có nhiều trục dọc, chạy song song từ các cửa khẩu xuống phía Nam. Những trục dọc được nối liền với nhau bằng nhiều đường ngang, dần dần xoá bỏ thế độc đạo trong chiều sâu của tuyến chi viện chiến lược. Trong tình hình địch đánh phá ngăn chặn cầu đường ngày càng quyết liệt, một trong những phương thức đánh phá nổi trội nhất của chúng là gây trọng điểm ở những địa hình hiểm yếu, phát triển từ trọng điểm đơn đến trọng điểm kép, trọng điểm liên hoàn đến trọng điểm liên hoàn cực lớn. Từ đầu mối các cửa khẩu đến đầu mút vào các chiến trường Mỹ đã mở ra trên 50 trọng điểm vừa và lớn kế tiếp nhau; chặt tuyến vận tải của ta ra từng đoạn. Phương thức giải toả trọng điểm của ta là nối các đường vòng tránh trên tuyến lại với nhau, lúc đầu chỉ là trục dọc chiến thuật từng đoạn, tiếp theo nối các trục dọc chiến thuật lại thành nhiều trục dọc bổ trợ chiến lược. Trục dọc 128A là một trục dọc xuyên Trường Sơn, bên cạnh có các trục 129 và 128B, 22, 23 và 24. Trục ngang cũng như vậy, trục ngang vượt các cửa khẩu cũng như trục ngang vào các đầu mút chiến trường, nối các đường vòng tránh trọng điểm trên các trục ngang thành nhiều trục ngang. Trục ngang 20A là một trục ngang từ Đông lên Tây Trường Sơn, bên cạnh đó có các trục 20B, 20C, 20Đ, 20E, 20K. Đến khi có một tập đoàn trục dọc chiến lược là lúc ta hoàn toàn vô hiệu hoá phương thức gây trọng điểm ngăn chặn của địch và đồng thời ta có một mạng đường đạt tỷ lệ thích ứng với mật độ lưu lượng xe của vận chuyển quy mô lớn.


Có như vậy mới thực hiện tốt chỉ tiêu nhiệm vụ vận tải chiến lược và bảo đảm được các binh chủng cơ giới vào chiến trường với quy mô trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn. Trên thực tế ta đã xây dựng thành công hệ thống trục dọc hay là tập đoàn trục dọc chiến lược chạy dài hai sườn Đông - Tây Trường Sơn.


Do địa hình thời tiết, nhất là do tình hình đánh phá của địch, các trục dọc chiến lược phía Tây được hình thành trước, số lượng nhiều hơn phía Đông (phía Tây có 4 trục, phía Đông có 1 trục).


Trục dọc đầu tiên xuyên suốt trung tâm Trường Sơn là trục 128A. Với ý nghĩa một trục dọc mở đầu tiên trên toàn tuyến nên đã được Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo rất chặt chẽ hướng tuyến và các biện pháp thực hiện. Đây là trục mang tính định hướng chiến lược làm cơ sở để mở các hướng tuyến khác.


Bằng các chiến dịch tiến công, liên quân Lào - Việt từ tháng 12 năm 1960 đã giải phóng một vùng đất đai rộng lớn từ Cam Cốt, Lạc Sao, Mường Phin, Sê Pôn, Bản Đông, tạo thành một hành lang dài với một chiều rộng từ Đông sang Tây dài 60km.

Trục dọc đường 128A.

Chuẩn bị cho việc xây dựng tuyến đường, Bộ tư lệnh Công binh đã cử các đội khảo sát vào tuyến, định tuyến trên thực địa xong đoạn Bản Đông đi Sê Kông (Bạc) theo đúng ý đồ của Bộ Tổng tham mưu qua các điểm khống chế đã định vị trên bản đồ. Đầu năm 1964, Bộ đã lệnh điều động Trung đoàn dự bị công binh 98 vào tuyến, giữa năm 1965 là Trung đoàn 279. Hai trung đoàn đã triển khai theo đội hình "cuốn chiếu", "nhảy cóc" bắt đầu từ Nam Bản Đông, Mường Noòng qua La Hạp, Đèo Long, Bô Phiên, Sê Ca Mán, Sê Sụ, Phi Hà, Tà Xẻng, Ngã ba Đông Dương. Để bảo đảm bí mật bất ngờ của trục dọc đầu tiên nên Trung đoàn 98 chủ yếu thi công bằng công cụ thô sơ. Qua 17 tháng (từ ngày 9 tháng 8 năm 1964 đến khi tới điểm cuối là Tà Xẻng ngày 31 tháng 12 năm 1965) trục dọc đầu tiên từ Nam đường số 9, dài 250km, đã được hình thành. Tiếp theo, năm 1965, đường nối từ Mụ Giạ đến đường số 9 tại Na Bo dài 176km. Năm 1966 thi công đường 35 (sau đó đổi là đường 128A) tính đến Tà Xẻng, đường có chiều dài 586km. Những năm sau, Trung đoàn 98 mở tiếp nối liền đến Sê Rê Pốc, toàn trục dọc có chiều dài 831km.


Trục dọc đường 23 Mường Phin đi Át Ta Pư.

Trục 23 phía Tây được xây dựng sau chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Ta tận dụng được một số đoạn đường đã có từ thời Pháp, tương đối bằng phẳng, mặt đường rộng hơn đáp ứng được đội hình vận chuyển lớn, binh khí kỹ thuật đi thẳng vào Nam Bộ gần hơn, an toàn hơn.


Đường 22 (Sa Đi - Tăng Cát C).

Là trục dọc nằm giữa trục đọc đường 128 và trục dọc đường 23. Trục này từ Sa Đi đến điểm cuối đường 35 qua Suối Hai, Hội Môn nối với trục dọc 128 tại K4 đi Tăng Cát C. Trục dọc 22 có các đường liên hoàn gọi là trục dọc chiến thuật ở phía Nam đường 9 hỗ trợ tích cực cho hai trục dọc 128 và 23 trong mùa vận chuyển.


Trục dọc đường "kín" 24 từ kilômét 54 đường 20 và từ kilômét 6 đường 18 đến kho K4 Binh trạm 37.

Trục đường 24 là một trục đường "kín", xe vận chuyển ban ngày xuyên suốt từ Tây Quảng Bình qua các tỉnh vùng Trung - Hạ Lào kéo dài đến Sê San (Tây Nguyên) do các trung đoàn công binh cơ động 10, 217, 98, 4 và các lực lượng của 9 binh trạm thi công trong một thời gian rất ngắn từ cuối năm 1971 đến đầu năm 1972. Nếu tính cả đường tránh, đường đôi đi kín tổng số chiều dài là 3.000km, có nhiều đường liên thông qua các trục đường chính, đường ngang đường tránh, nhiều đoạn là kín. Đường "kín" xuyên Trường Sơn là một sáng tạo độc đáo chống chiến tranh ngăn chặn, thay đổi quy luật hoạt động vận chuyển của ta, vô hiệu hoá phương thức đánh phá bằng AC.130, phương thức cuối cùng của Mỹ trên chiến trường Trường Sơn.


Trục dọc đường Đông Trường Sơn xây dựng cơ bản có tiêu chuẩn cấp 4 miền núi, từ Tân Kỳ, Nghệ An đến Chơn Thành, Bình Phước 1.200km.

Tuyến đường này qua hai giai đoạn thi công. Giai đoạn đầu: sau khi giải phóng Khe Sanh năm 1968; giai đoạn cuối: sau khi Hiệp định Pari được ký kết.

Để thoả mãn được nhu cầu vật chất phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới từ năm 1971-1972 trở đi, kịp thời phục vụ những chiến dịch của các chiến trường, Bộ tư lệnh Trường Sơn đã liên tục nghiên cứu quy luật thời tiết khác nhau ở hai vùng Đông - Tây Trường Sơn vạ, nghiên cứu phương án mở thêm hệ thống phía Đông Trường Sơn, thực hiện chủ trương "lấn mùa" bằng phương pháp "lật cánh", đặt ra tiền để tăng khối lượng chi viện trên cơ sở tăng thời gian vận chuyển trong năm với tổng số phương tiện vận chuyển không đổi. Tuy nhiên, trong điều kiện so sánh lực lượng địch - ta chưa có lợi cho ta ở khu vực phía Đông, nên công binh mới chỉ xây dựng được những đoạn đường có tính chất bổ trợ. Nhưng sau khi Hiệp định Pari được ký kết, thế và lực của địch ở Tây Nguyên đã yếu đi, Bộ tư lệnh Trường Sơn chấp hành quyết tâm của trên, mở nhanh tuyến Đông Trường Sơn vào Nam Bộ theo tiêu chuẩn cấp 4 miền núi. Chỉ sau một thời gian tương đối ngắn, mạng cầu đường đã phát huy tác dụng tích cực, đạt được giá trị đặc biệt quan trọng là:


Về mặt quân sự: Trục phía Đông tạo được khả năng vận tải dồn dập khối lượng lớn vật chất kỹ thuật đến ngay hậu phương chiến dịch của các quân khu; sớm dứt điểm được chỉ tiêu nhiệm vụ trước mắt, tăng được khả năng tạo nguồn dự trữ chiến lược của Bộ; thúc đẩy các cấp chiến dịch xuống với cấp dưới một cách chắc chắn hơn, giảm được nhiều công gùi thồ của bộ đội chiến đấu.


Về mặt kinh tế: Tuyến vận tải phía Đông Trường Sơn ngắn hơn tuyến phía Tây Trường Sơn gần 400km, giảm được rất nhiều chi phí cho 1 tấn vận chuyển, tỷ lệ tiêu hao kỹ thuật cũng nhỏ hơn (từ 0,79% xuống 0,25%).


Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, để chuẩn bị tích cực đẩy nhanh công cuộc giải phóng miền Nam, với Quyết định so 247/TTg ngày 17 tháng 11 năm 1973 của Chính phủ, tuyến Đông Trường Sơn được xây dựng cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp 4 miền núi, có đoạn đạt cấp 3 (vùng A Sầu, A Lưới) cầu cống bê tông cốt thép, trọng tải lớn, tổng chiều dài 1.200km.


Do yêu cầu tiến độ nên lực lượng xây dựng được huy động khá lớn, quân số (38.000 người) gồm các sư đoàn công binh 473, 472, 470, 565, lực lượng thanh niên xung phong một số tỉnh. Lực lượng các trường đại học Xây dựng, Giao thông vận tải, Mỏ - Địa chất, kỹ sư cầu đường các cơ quan nhà nước cũng được huy động bổ sung cho Trường Sơn. Xe máy, thiết bị thi công các loại của Nhà nước, quân đội, viện trợ của các nước Cu Ba, Thụy Điển được tăng cường, đặc biệt là của Cu Ba.


Trục dọc Đông Trường Sơn áp sát các căn cứ phía Đông của các quân khu đã trở thành một trong những tuyến cơ động các binh đoàn chủ lực và binh khí kỹ thuật hiện đại vào giải phóng Buôn Ma Thuột, giải phóng Huế - Đà Nang, tiếp theo là chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam.


Tuy nhiên, trong tình hình chiến tranh đang diễn biến phức tạp, để giữ vững quyền chủ động, Bộ tư lệnh Trường Sơn chủ trương đẩy mạnh tốc độ hoàn thiện hệ thống chiến lược Đông Trường Sơn; đồng thời ra sức cải tạo nâng chất lượng hệ thống trục dọc Tây Trường Sơn, tranh thủ xây dựng tốt các trục đường ngang, củng cố thế liên hoàn vững chắc của tuyến vận tải chiến lược, bảo đảm chi viện ngày càng lớn cho các chiến trường Nam Đông Dương... Đây là chủ trương hết sức chính xác, vừa bảo đảm tính vững chắc lâu dài, đồng thời vẫn đạt được tính chủ động chuẩn bị lớn cho thời cơ chiến lược.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2021, 03:19:02 pm »

3. Xây dựng công trình vượt sông, suối thích nghi với hoàn cảnh chiến tranh, bảo đảm đội hình xe lớn vượt liên tục, bí mật, an toàn

Do đặc điểm địa hình Trường Sơn, các trục vận chuyển phải vượt rất nhiều sông suối, kẻ địch thường xuyên tập trung đánh mạnh những bến vượt, cầu phà của ta, nên cuộc chiến đấu ở đây phải giành giật từng giờ, từng ngày đêm với địch.


Bộ đội công binh phải xây dựng trên mỗi khu vực vượt sông thành một trận địa vượt sông kiên cường, có diện tích rộng từ 5 đến 7km mới đủ cho lực lượng cơ giới triển khai vượt sông; ở những khu vực địch đánh mạnh phải có ít nhất từ 3 đến 4 bến vượt cách nhau khoảng 2km để có thể tập trung đội hình tranh thủ vượt sông nhanh gọn. Ở hai đầu bến vượt, nhất thiết phải tạo ra được khu tập kết xe và phải có những đường "kín" cơ động tới các bến vượt khác khi cần thiết như ở các bến vượt sông Sê Băng Hiên, năm 1972.


Công tác chỉ huy vượt sông đặc biệt quan trọng, trên những hướng chủ yếu phải do binh trạm trực tiếp chỉ huy các binh chủng hiệp đồng chiến đấu mới xử trí được các tình huống phức tạp.

Trên tuyến vận chuyển chi viện chiến lược Trường Sơn đã áp dụng 5 phương pháp vượt sông bằng: cầu nổi, phà, cầu quân sự, cầu cáp và đường ngầm đá. Tùy theo hoạt động cụ thể của địch và đặc điểm thiên nhiên ở từng nơi, từng lúc mà chọn phương pháp thích hợp. Dù chọn phương pháp nào cũng phải đạt yêu cầu "bảo đảm đội hình xe lớn vượt sông liên tục, an toàn".

- Vượt sông bằng ngầm (ngầm đá, ngầm rọ sỏi đá), là phương pháp dễ đảm bảo bí mật, địch khó phát hiện, bộ đội cơ giới vận động cả ngày đêm đều thuận tiện. Trong điều kiện địch đánh phá ác liệt cần phải tôn cao, mở rộng ngầm cho hai làn xe tránh nhau và làm nhẵn mặt ngầm, có như thế mới bảo đảm cho đội hình xe lớn vượt sông trong một thời gian ngắn nhất, lúc ấy hệ thống ngầm ở khu vực vượt sông không chỉ là để xe vượt sông theo nghĩa bình thường mà hệ thống ngầm là một phương thức chiến thuật vượt sông đầy đủ tác dụng quân sự của nó.

- Vượt sông bằng cầu nổi cũng là phương pháp bảo đảm cho đội hình xe lớn vượt liên tục trong mùa nước, hoặc trên khúc sông tương đối hẹp, nước sông sâu, không có khả năng làm ngầm (cầu nổi Sê Băng Hiên mùa khô 1972 của Binh trạm 32 là một ví dụ), cầu nổi là hình thức vượt sông có nhiều thuận lợi, không phụ thuộc vào chất đất đá lòng sông, nhưng lại phụ thuộc tình hình hoạt động của địch, không thể triển khai ban ngày, trừ thời cơ thuận lợi như địch không hoạt động, đoạn vượt sông rất kín, trời có sương mù dày đặc...

- Vượt sông bằng cầu quân sự là công trình có giá trị lớn về mặt kinh tế - kỹ thuật. Đối với địa hình có nhiều sông, suối cắt ngang thì loại cầu này là biện pháp tốt nhất để giữ được tốc độ bình quân cao nhất của cơ giới, có thể thực hiện phương thức tháo lắp như Đội cầu 10 anh hùng đã áp dụng rất tốt, nhưng trên Trường Sơn không thể sử dụng nó ở các sông, suối lớn. Đến giai đoạn chuẩn bị chiến lược và tiến công chiến lược (1973-1975), mức đánh phá bằng không quân của địch đã giảm thì phương pháp vượt sông bằng cầu quân sự chiếm địa vị chủ yếu.

- Cầu cáp và các loại cầu khác: Trên tuyến chi viện chiến lược có đặt cầu cáp một vài nơi như vượt sông Ta Lê, vượt nhánh thượng nguồn sông Long Đại...; không có điều kiện để áp dụng phổ biến trong chiến tranh ở Trường Sơn vì loại cầu này có nhiều nhược điểm và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, khó khôi phục.

- Phà kéo tay hay gắn máy: Đều là hình thức vượt sông gián đoạn, không bảo đảm cho đội hình xe lớn vượt sông nhanh gọn và khi bị địch đánh, đội hình dễ bị chia cắt, phà bị phụ thuộc bến bãi và sức kéo, nên chỉ có thể hoạt động ban đêm và bảo đảm cho đơn vị nhỏ ở hướng thứ yếu.


Với năm phương thức vượt sông đã ứng dụng ở chiến trường Trường Sơn, qua thực tế kiểm nghiệm, chỉ có hai phương thức vượt bằng cầu nổi và ngầm là thích hợp với vận chuyển lớn, trong đó vượt bằng ngầm vẫn ưu việt nhất trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2021, 03:22:07 pm »

II- BIỆN PHÁP TÁC NGHIỆP MỞ ĐƯỜNG

Tư tưởng chủ đạo được quán triệt trong việc mở đường mói là mở đường để phục vụ chiến đấu, mở đường để phục vụ vận chuyển. Tuyến đường được mở phải đáp ứng các yêu cầu:

- Các phương thức vận chuyển, các chiến thuật vận tải trong các chiến dịch vận tải, có tính đến trọng tải xe tăng dần và số lượng xe lưu thông cũng tăng dần.

- Các chủng loại binh khí kỹ thuật bao gồm cả xe xích, xe tăng, xe kéo pháo, kéo tên lửa cơ động vào chiến trường một cách an toàn nhất, khẩn trương nhất.

- Đáp ứng triển khai đồng bộ một hệ thống về chỉ huy, về bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm sức khoẻ cho con người.

Các yêu cầu trên phải được công binh thể hiện trong quá trình thiết kế đến thi công, đến công tác đảm bảo.

1. Về công tác chọn tuyến

- Tuyến cố gắng đi vào địa hình bằng phẳng, ít đèo dốc cao, đi sát vào các hang đá, hốc đá thiên nhiên để tận dụng cho công binh bám trụ đường, nơi đặt chỉ huy sở, kho tàng. Khi địch đánh cũng không ngại phải khắc phục khối lượng lớn.

- Để đảm bảo tuyến đường khô ráo, dễ thoát nước, tuyến cần bám vào đường phân thủy ở mỗi quả đồi, hoặc chọn tuyến để ta luy dương về phía có ánh sáng, độ nóng mặt trời lớn.

- Hạn chế tối đa điểm vượt sông, vượt suối; chọn nơi sông, suối dễ bắc cầu, tận dụng tối đa nơi có nhiều đá làm ngầm.

- Để đảm bảo được tốc độ xe, cố gắng đi trên địa hình bằng phẳng, địa chất tốt, các yếu tố kỹ thuật bán kính đường vòng độ mở rộng đường phải đạt tránh đổ xe, rệ xe, đảm bảo đội hình xe.

- Đảm bảo hướng tuyến bớt dốc, dễ làm, tận dụng đương mòn của dân, hay đường của thú rừng thường qua lại.

- Lực lượng công binh tại chỗ phải khảo sát địa hình để chuẩn bị mở các đường vòng, đường tránh trọng điểm chủ động khắc phục chông tắc đường. Các đường vòng, đường tránh khoảng cách có thể xa hoặc gần, càng nhiều đường dự bị càng tốt. Trọng điểm A.T.P có tới 4 đường tránh (20B, 20C, 20K, 20D); ngầm Tha Mé cũng có nhiều đường vòng tránh chằng chịt, tạo thêm được hàng chục bến vượt.


2. Một số chiến thuật mở đường

a. Chiến thuật nhiều mũi, nhiều hướng: Vận dụng phổ biến trong các trường hợp:

Đường dài, phải phân chia nhiều đoạn, nhiều giai đoạn để đạt mục đích triển khai đội hình được rộng và phân tán. Đã sử dụng hầu hết các tuyến như 128, đường 20... Đoạn đèo dài, độ dốc cao, dùng nhiều mũi công kích từ nhiều phía, gặp nhau ở đỉnh dốc, đỉnh đèo. Đường xuống ngầm cầu: dưới đánh lên, trên đánh xuống gặp nhau ở lưng chừng dốc hoặc ở một điểm nhất định.


b. Chiến thuật "3 nhanh 1 chắc''

Thi công nhanh, ngụy trang nhanh, rút quân nhanh, tổ chức đội chắc.

Vận dụng trong tác chiến thi công ở vùng chiến sự, nơi gần sát địch. Mục đích làm thật khẩn trương, dứt điểm gọn gàng, giữ được bí mật; điển hình là: đường 15N do Trung đoàn 217 thi công, đường C50 gần căn cứ Plây Cần do Trung đoàn 98 thi công...


c. Chiến thuật một hướng, nhiều đường, nhiều ngách

Chiến thuật này nhằm giữ bí mật, không có điều kiện mở rộng mặt đường, để đảm bảo cho xe đi theo một chiều, không ảnh hưởng đội hình xe khi bị địch đánh phá. Đường "kín" 24K mặt đường rộng 4,5m cho 1 làn xe nhưng có 2 đường song song, nhiều đường ngách tránh xe.


d. Chiến thuật thi công trong hành tiến (mở đường thần tốc)

Chiến thuật này áp dụng trong địa hình phẳng, dễ làm, cần thi công nhanh, giữ bí mật cho chiến dịch, cho tuyến đường. Vừa khảo sát vừa thi công, đội trinh sát chỉ cần phát cây vạch tuyến, đội thi công hạ ba lô làm ngay, rồi lại tiếp tục hành tiến theo chu trình trên. Trung đoàn 10 làm đường "kín", Trung đoàn 98 làm đường C4.


e. Chiến thuật nhiều mũi, nhiều tầng của máy ủi

Dùng cho đoạn đường nhiều tầng đất đá tập trung, có nhiều máy ủi, cần dứt điểm nhanh. Máy tạo tầng: theo kỹ thuật nhất định. Máy ủi phá lớn: Mỗi tầng có thể dùng từ 2 đến 3 máy ủi theo đội hình hàng ngang. Phương pháp này có hiệu suất cao. Trung đoàn 6 làm đoạn Đắc Cơ Rông - đường Hồ Chí Minh, Trung đoàn 217 làm đường Pê Ke - đường Hồ Chí Minh.


g. Chiến thuật thi công dây chuyền liên hoàn đồng bộ
   Áp dụng thi công đường tiêu chuẩn cơ bản phía Đông. Nền đi trước cùng với cầu, cống song song,
óng đường rồi mặt đường nhựa hoặc cấp phối. Mỗi đội thi công được chuyên môn hóa sâu, mỗi phân đội được chuyên môn hóa một công việc.


h. Chiến thuật phối hợp bốn sức mạnh: Thuốc nổ, mã lực, công cụ cải tiến và nhân lực

Dùng cho đoạn đường có khối lượng đất đá trong xây dựng cơ bản đường Hồ Chí Minh (những năm 1973-1975). Trang bị xe máy nhưng chưa đồng bộ hoàn toàn, tận dụng nhân lực và công cụ cải tiến. Thuốc nổ phá bung đất đá, máy ủi, máy san ủi đất, nhân lực hoàn thiện ta luy, rãnh đường, lề đường.


i. Chiến thuật, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ

Trên tuyến đã áp dụng phương pháp kỹ thuật nổ nhỏ, nổ lớn, nổ vi sai. Mỗi phương pháp áp dụng cho một tình huống cụ thể, mục đích nâng cao hiệu quả bộc phá. Phương pháp "bộc phá nhỏ liên tục" là một sáng tạo mới. Khi mở đường 20 Quyết Thắng, Trung đoàn 10 áp dụng nổ lớn tại dốc Ba Thang, mở đường cơ bản phía Đông; Trung đoàn 98 tại Bù Lạch, A Đớt, Trung đoàn 29 áp dụng nổ lớn, tại A.T.P cho Trung đoàn 217 áp dụng nổ vi sai tại đèo Pê Ke... ở mỗi tình huống đều có thiết kế cụ thể do lực lượng kỹ thuật ở từng đơn vị phụ trách, rất chú ý đến khâu an toàn.


3. Vận dung nghệ thuật chiến dịch, chiến lược trên mặt trận cầu đường

Mạng đường chiến lược Trường Sơn lúc đầu là đường đi bộ, đường gùi thồ cho đến lúc xây dựng cơ bản đường cấp 4 miền núi Đông Trường Sơn. Đó là quá trình luân lưu phối hợp các lực lứợng mở đường để giải phóng đất đai, giải phóng đất đai để mở đường. Nhà nước và quân đội ta đã sử dụng một lực lượng rất lớn quân đội, thanh niên xung phong và dân công hoả tuyến thể hiện tính chất chiến tranh nhân dân trên mặt trận cầu đường. Để phục vụ kịp thời cho yêu cầu vận chuyển chi viện chiến lược ngày càng lớn, chỉ có một phương sách tốt nhất là mở thành các đợt hoạt động mang tính chất chiến dịch.


Đã có một số loại hình mở đường mang tính chất chiến dịch như sau:

- Chiến dịch "chọc thủng Trường Sơn, mở đường thắng lợi" đầu tiên như mở đường 128, đường 20, đường 16 (1965); tiếp đến mở đường 10, đường 18, đường 16 kéo dài (1967-1969).

- Chiến dịch mở đường để khắc phục một thủ đoạn đánh phá hiểm hóc của địch bằng máy bay AC.130 như chiến dịch mở đường "kín" (1971).

- Chiến dịch xây dựng cơ bản đường Đông Trường Sơn được coi như một chiến dịch trọng điểm của Nhà nước (1973-1975).

Các chiến dịch mở đường ở Trường Sơn không giống như các chiến dịch của các binh đoàn chủ lực và cũng khác với các chiến dịch của các binh chủng bạn ở chiến trường Trường Sơn. Mùa mưa cũng là mùa làm đường cho vận chuyển mùa khô, theo tinh thần: cầu đường đi trước một bước. Chiến dịch cũng diễn ra liên tục và khẩn trương, trong khi đó cơ sở vật chất, đảm bảo vật tư, hậu cần thường không đầy đủ, kịp thời.


Chiến dịch cầu đường thường lấy cấp trung đoàn, liên trung đoàn, sư đoàn, liên sư đoàn làm lực lượng thực hành chiến dịch, lấy mục tiêu của một tuyến đường làm mục tiêu phấn đấu của chiến dịch. Thời gian của chiến dịch có thể dài hay ngắn tùy theo nhiệm vụ phải đạt được, nếu dài quá thì phân ra từng giai đoạn nhỏ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2021, 03:23:03 pm »

MỘT SỐ CHIẾN DỊCH TIÊU BlỂU

Chiến dịch mở đường 20 Quyết Thắng

Ở hậu phương từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn chỉ có một trục ngang (đường 12 từ Khe Ve đi Mụ Giạ) bị máy bay địch Mỹ đánh phá. Ở Tây Trường Sơn, đường vượt khẩu qua Seng Phan mùa mưa thành túi nước khổng lồ kéo dài đến tháng 12 hằng năm. Do vậy, phải mở thêm một tuyến thứ hai xuyên thẳng từ Đông Trường Sơn đến đường 128, dài 123km. Bộ tư lệnh Trường Sơn cùng Bộ Giao thông vận tải và tỉnh Quảng Bình tổ chức hai mũi khảo sát tuyến, một mũi từ Phong Nha sang, một mũi từ Lùm Bùm về gặp nhau ở đỉnh U Bò. Tuyến này có 30km đi qua khu vực đá, khó thi công nhưng rất thuận lợi đảm bảo giao thông.


Ở phía Tây vượt đèo Phu La Nhích, tính theo đường chim bay chỉ có 20km, phải triển khai dài gấp đôi để bảo đảm độ dốc. Thời gian khởi công tháng Giêng (âm lịch) năm 1966, hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1966. Lực lượng thi công gồm 8.000 người, phía Đông sử dụng 3 trung đoàn và 5 đội thanh niên xung phong. Phía Tây do 2 trung đoàn đảm nhiệm, có 3.000 quân và một giàn xe máy đưa từ hậu phương vào. Toàn tuyến sử dụng 270 tấn thuốc nổ. Giải pháp kỹ thuật là kết hợp xe máy, thuốc nổ và công cụ cầm tay kết hợp lượng nổ lớn với lượng nổ nhỏ ở những địa đoạn thích hợp. Tổ chức sẵn sàng chiến đấu đánh địch và ngụy trang triệt để. Ở phía Tây, ngoài các trung đoàn hiện có còn được tăng cường thêm Trung đoàn công binh 5.


Ngày 14 tháng 4 năm 1966, đường được mở thông nhưng phải đến ngày 31 tháng 5 năm 1966 mới chính thức thông xe.


Chiến dịch mở đường "kín" 24 trong mùa mưa hai năm 1971 và 1972   

Đến hết mùa khô 1970-1971, mạng đường Trường Sơn đã có 3 trục dọc, 4 trục vượt khẩu và nhiều trục ngang sang phía Đông. Địch đánh phá vô cùng quyết liệt kết hợp cường kích và B.52 rải thảm cùng bộ binh đánh chiếm vùng đường số 9 nhằm chặt đứt tuyến chi viện chiến lược của ta. Nhưng tất cả âm mưu ấy đều bị thất bại.


Nhờ vào một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, Mỹ đã nghiên cứu hệ thống khí tài điện tử khuếch đại ánh sáng mờ, máy cảm ứng nhiệt và các máy tính chuẩn xác dễ dàng phát hiện được phương tiện của ta từ tia lửa điện ở động cơ xe máy. Chúng dùng máy bay AC.130 săn lùng, khi bắt được mục tiêu dùng pháo 20mm và pháo 40mm bắn vào đoàn xe. Thủ đoạn đánh phá mới rất hiểm hóc này gây cho ta nhiều khó khăn, ta bị tổn thất nặng nề về phương tiện, người và hàng hoá.


Vì thế, qua thực tế vận chuyển, một số binh trạm mở đường "kín" chạy ngày thành công như Binh trạm 14 và Binh trạm 32, Binh trạm 27, Bộ tư lệnh Trường Sơn chủ trương mở chiến dịch làm đường "kín" cho xe chạy ngày trong mùa mưa năm 1971.


Đội hình mở đường như sau: Trung đoàn 6, Trung đoàn 217, Trung đoàn 10, Trung đoàn 98 và các binh trạm 14, 39, 9, 37, 50, 51, 53, 44, 46, 47. Sau khi đường "kín" hoàn thành, lập 5 binh trạm mới 29, 30, 45, 46, 47 và các binh trạm cũ: 37, 50, 51, 53 quản lý sử dụng đường "kín” 24. Xây dựng tốt các khu trú đậu xe tuyệt đối kín đáo. Tổ chức các trạm chỉ huy giao thông chặt chẽ. Tổ chức hệ thống vượt sông ngụy trang tuyệt đối giữ bí mật cầu ngầm. Trục dọc đường "kín" 24 là một sáng tạo có giá trị cao, bảo đảm xe chạy ngày theo đội hình lớn. Nhờ vậy, mùa khô 1971-1972 đã vận chuyển được 16 vạn tấn, đạt 130% kế hoạch, giao cho chiến trường đạt 200%. Từ đây, cuộc chiến tranh ngăn chặn chi viện của Mỹ bị xoá sổ hoàn toàn, góp phần vào thắng lợi của quân và dân ta trên hai miền Nam - Bắc buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (1-1973).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2021, 03:24:23 pm »

III. BẢO ĐẢM ĐƯỜNG CẦU THÔNG SUỐT LÀ MỘT MẶT TRẬN CHIẾN ĐẤU LIÊN TỤC PHỨC TẠP, QUYẾT LIỆT VỚI KẺ ĐỊCH VÀ THIÊN NHIÊN

Do có tiềm lực quân sự lớn, không quân Mỹ thường mở rộng đánh phá nhiều nơi trong cùng một thời gian, tuy nhiên chúng không thể hoạt động cùng một cường độ ở khắp mọi nơi mà phải chọn những địa hình thích hợp với mục đích ngăn chặn chi viện của chúng mới phát huy được hiệu lực vũ khí của chúng.


Khái quát chung quy luật đánh phá ngăn chặn của địch như sau:

- Tập trung đánh dồn dập khi bắt đầu mùa khô ở Trường Sơn và tiếp tục duy trì đánh phá ở mức độ nhỏ bằng không quân và biệt kích trong mùa mưa.

Riêng hoạt động đánh phá bằng không quân có bốn thủ đoạn chúng sử dụng nhiều nhất là:

+ Gây trọng điểm ngăn chặn ở những địa đoạn hiểm yếu như đèo dốc, cua gấp, bến vượt, đầu mối giao nhau giữa các tuyến đường, vách đá...

+ Giăng bẫy bom mìn hỗn hợp diệt xe, diệt người, diệt hàng, đó là một cái "bẫy hoả lực" lớn để cắt giao thông, ngăn chặn lực lượng khôi phục đường, gây tắc giao thông kéo dài.

+ Đánh theo kiểu "săn đuổi, tìm diệt" xe hoạt động trên đường vận chuyển. Đối tượng săn đuổi, tìm diệt là xe, là hàng, là người theo quy luật vận chuyển của ta từ ngoài vào (từ 16 giờ đến 23 giờ), từ trong ra (từ 24 giờ đến 5 giờ sáng).

+ Chặn đầu, chặn đuôi, oanh kích diệt gọn đoàn xe bằng các loại bom phá, bom cháy, bom bi...

Trong đó, phần lớn bom đạn của Mỹ tập trung tối đa vào các trọng điểm. Trên các trục vận chuyển từ cửa khẩu vào đến khu vực hậu phương các chiến trường, nhất là vào các trận địa phòng ngự kiên cường ở các địa hình hiểm yếu đèo dốc cao, khu vực vượt sông thành những điểm then chốt, vùng "yết hầu" của toàn tuyến. Với cách đánh của địch như vậy, nếu tuyến vận chuyển độc đạo, chỉ đơn thuần có lực lượng bảo đảm giao thông thì không thể giữ nổi trận địa. Phải bằng phương thức tác chiến hiệp đồng các binh chủng dưới sự tổ chức chỉ huy tập trung thống nhất trực tiếp, tạo ra uy lực mới thắng được địch. Công binh, Cao xạ, Bộ binh, Vận tải là những binh chủng bám trụ chiến đấu ngoan cường, mưu trí, sáng tạo bẻ gãy hết mọi chiến thuật ngăn chặn của địch, giữ vững và phát triển mạng đường ngày càng có nhiều trục dọc, trục ngang, bảo đảm cho quy mô vận chuyển tập trung lớn, binh khí kỹ thuật hành quân vào chiến trường ngày càng nhiều.


Từ thực tiễn của nhiều năm chiến đấu, ta đã tìm ra những phương thức bảo đảm cầu đường thông suốt như sau:

a. Tổ chức thế trận chiến đấu hiệp đồng chống phá hoại trên cơ sở nhận thức con đường là thế trận

Đặc trưng nổi bật của chức năng chống phá hoại bảo đảm giao thông chiến lược trên chiến trường Trường Sơn là phải đối phó với một kẻ địch có sức đánh phá mạnh và rất cơ động trên không gian dài. Quân số, phương tiện kỹ thuật, tức là nhân lực và xe máy của lực lượng công binh so với mạng đường cần sử dụng rất thấp, lại không có lực lượng nhân dân địa phương hỗ trợ. Để tập trung được sức mạnh thực hiện nhiệm vụ bảo đảm giao thông, cần giải quyết thật tốt hai vấn đề sau:

- Phải tổ chức chiến đấu chống phá hoại trong thế trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng, chỉ huy tập trung, thống nhất trực tiếp và coi đó là uy lực nội tại của ta.

- Trên từng khu vực lấy binh trạm là đơn vị vận tải cơ bản với cung chiến thuật 100-120km.


Các binh trạm kế tiếp nhau như những mắt xích trong dây chuyền công nghiệp, hoạt động thống nhất trên toàn tuyến dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ tư lệnh Trường Sơn, coi một ngày đêm là một trận chiến đấu.


Bộ đội công binh áp dụng chiến thuật chốt và cơ động trong nhiệm vụ bảo đảm giao thông chống địch phá hoại đường và đánh chặn xe. Lực lượng chốt gồm đài quan sát, trinh sát dọc tuyến, trực cấp cứu người và xe, giải quyết ách tắc trên đường; với khối lượng nhỏ, các lực lượng này có mặt thường xuyên ở hai đầu trọng điểm, có hầm chữ A vững chắc hoặc ở các hang hốc dọc đường; các trọng điểm dài khi cần phải có lực lượng chốt giữ trọng điểm mới kịp thời giải quyết ách tắc. Đại bộ phận còn lại là lực lượng cơ động; công việc thường xuyên là cải tạo đường, khi cần chuyển sang cấp cứu bảo đảm giao thông.


Tỷ lệ quân số giữa chốt và cơ động tùy thuộc vào mức độ đánh phá của địch trong từng thời gian mà điều chỉnh.

Để nâng cao năng suất và giảm mật độ người trên trọng điểm, các đơn vị công binh đã kết hợp tốt giữa nhân lực, bộc phá và xe máy công binh để cải tạo đường và khắc phục hư hại trên các trọng điểm địch đánh phá. Máy ủi là phương tiện phát huy tốt nhất trong việc san gạt đất sụt và lấp hố bom, kết hợp san gạt mà mở rộng thêm làm cho tuyến đường có mặt đường rộng, dẫu địch có thể ném bom trúng tim đường, đoàn xe tiến công vẫn vượt qua bình thường. Xe ben và máy khoan đá là phương tiện để sản xuất và vận chuyển đá xây dựng các ngầm vượt sông, suối, gia cố ngầm từ 1 làn xe lên 2 làn xe, khắc phục ngầm, gia cố mặt đường ở nơi nền đường yếu và thấp. Xe phóng từ gây nổ bom từ trường là sản phẩm sáng tạo của ngành khoa học kỹ thuật quân sự cùng với sử dụng mìn định hướng, bộc phá để diệt trừ thủ đoạn rải bom nổ chậm, bom hẹn giờ và bom mìn hỗn hợp của địch đã giăng bẫy diệt xe, diệt người, diệt hàng; giải phóng mặt đường nhanh, đảm bảo vận chuyển liên tục.


Trong thế chiến đấu binh chủng hợp thành, bộ đội cao xạ cũng vận dụng chiến thuật kết hợp chốt trận địa ở trọng điểm và cơ động phục kích bắn rơi máy bay địch, bảo vệ giao thông vận tải. Lực lượng cao xạ nghiên cứu sâu chiến thuật đánh phá của máy bay Mỹ, xác định các đường bay bổ nhào đánh trọng điểm, tìm ra cách đánh của ta có hiệu nghiệm để bắn rơi ngay máy bay Mỹ tại chỗ, nếu địch sợ bắn rơi tại chỗ mà né tránh cao xạ của ta thì chúng ném bom không trúng đường, không trúng xe.


Cũng trong thế trận chiến đấu binh chủng hợp thành, bộ đội xe rèn luyện thành thạo chiến thuật chạy xe bôn tập lúc đường thông suốt và chạy xe mật tập vượt nhanh gọn qua trọng điểm giữa hai đợt công kích trọng điểm của máy bay Mỹ.


Cơ quan chỉ huy và người chỉ huy thông qua đăng ký phương cách đánh phá của máy bay Mỹ, rút ra được các "bài bản” tác chiến của quân đội Mỹ - một quân đội chính quy, hiện đại, hành động nhất nhất theo điều lệnh chiến đấu, từ đó có thể đoán được các phương cách bài bản đánh phá của máy bay Mỹ trong ngày, trong đêm, biết cách đánh ngày như thế nào là đoán đúng cách đánh đêm đó sẽ diễn ra, nơi đánh và thời gian đánh của chúng, hoặc khi máy bay Mỹ đánh trận đầu tiên trong đêm ở địa bàn nào có thể đoán được toàn bộ cách đánh của chúng cả đêm ấy. Nắm được quy luật đánh phá của địch để điều hành xe chạy tránh nơi đánh và giờ đánh của chúng, vô hiệu hoá sự đánh phá của địch.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2021, 03:25:24 pm »

b. Tổ chức giải toả các trọng điểm đánh phá của địch hữu hiệu nhất là mở đường vòng tránh qua trọng điểm, mở nhiều trục khác nhau qua trọng điểm

Trên thực tế, địch gây trọng điểm lớn, ta có khả năng giải toả bằng đường vòng tránh từ 1 đến 4 trục. Thực tế ở chiến trường Trường Sơn, Mỹ cũng đã mở loại trọng điểm cực lớn liên tiếp tăng cường độ đánh phá dữ dội, nhất là những địa bàn vượt sông, và đầu mối giao nhau của những trục đường liên hoàn. Trong tình huống đó, biện pháp hữu hiệu nhất là xoá bỏ ngay thế độc đạo bằng mở thêm đường vòng, đường tránh thích hợp để không lâm vào thế bị động đối phó với địch trên trọng điểm ác liệt mà đối phương đã chọn; địch đánh ta sửa, ta sửa xong địch lại đánh; lâm vào cảnh "dã tràng xe cát" chịu tổn thất mà đường vẫn tắc.


Về quân sự, có thời điểm ta mắc mưu địch, do địch nắm được quy luật hoạt động của ta, đẩy ta vào thế bị động phòng ngự. Nhưng ta cũng nhận thức rằng, đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế lớn, nếu ta tiếp tục mở thêm đường vòng, đường tránh công khai khác để giải toả trọng điểm vẫn có khả năng địch mở rộng khu vực trọng điểm. Trong tình huống này, biện pháp hữu hiệu nhất là ta mở một đường "kín" chiến thuật, giữ thật bất ngờ hai đầu vào - ra, địch không phát hiện được đường "kín" chiến thuật ấy như trường hợp đường "kín" chiến thuật QZ25 của Binh trạm 14 (1971-1972). Còn tại trọng điểm vận dụng phương pháp xác suất, ta mở một con đường giữa trọng điểm ở những nơi chưa có hố bom hoặc chỉ có rải rác hố bom cho một bộ phận xe nhỏ vượt trọng điểm bình thường, còn đại bộ phận xe luồn qua đường "kín" chiến thuật liên tục vận chuyển hàng lên phía trước.


Trường hợp mùa khô 1972, địch phong toả hệ thống vượt sông Sê Băng Hiên của Binh trạm 32 bằng máy bay AC.130 kết hợp với cường kích, một mặt ta vẫn tổ chức một lượng xe thích hợp đi trên ngầm công khai thu hút địch đánh phá vào đó; mặt khác, ta mở ngầm "kín", cầu bí mật cho đội hình xe lớn đi trên cầu. Đó là cách giải toả trọng điểm triệt để.


c. Cải tạo mạng cầu đường, rào đường "hở" thành đường "nửa kín, nửa hở”, mở đường "kín" xuyên Trường Sơn, thay đổi quy luật hoạt động của ta chạy đêm chuyển sang chạy ngày, làm thất bại thủ đoạn địch dùng AC. 130 ngăn chặn đội hình xe vận chuyển

Sau hàng loạt thủ đoạn đánh phá bằng máy bay cường kích, máy bay B.52 hủy diệt từng vùng rộng lớn tạo ra trọng điểm hoả lực bom mìn hỗn hợp, săn đuổi tìm diệt, chặn đầu khóa đuôi đoàn xe, rải hàng vạn máy trinh sát điện tử vẫn không ngăn chặn được tuyến vận tải chiến lược của ta, đế quốc Mỹ thay đổi chiến thuật mới: ban ngày liên tục tuần thám vũ trang dọc các trục giao thông, thả máy trinh sát tiếng động và đánh tức thời những mục tiêu phát hiện; ban đêm dùng AC.130 được trang bị hệ thống khí tài điện tử đuổi đánh các đoàn xe vận tải ở các khu vực. Do những hiệu quả đạt được, Bộ Quốc phòng Mỹ đề cao tuyệt đốì "thủ pháp màu nhiệm" này; chúng đã lập một ngân sách 562 triệu đô-la để tăng 50% loại máy bay AC.130 trong tháng.


Nhưng qua quá trình trực tiếp nghiên cứu thử nghiệm, ta đã phát hiện được những nhược điểm của thủ đoạn này: phi công phải bay với tốc độ chậm và phải giữ độ cao ổn định 3.000 - 3.500m mới có thể bắn chính xác mục tiêu di động ban đêm. Do tốc độ chậm, tầm cao ổn định dễ bị cao xạ 57mm bắn trúng, nên phải tránh hoạt động lúc trời sáng và khi pháo đối không của ta bắn bằng khí tài.


Để chiến thắng thủ đoạn kỹ thuật có giá trị chiến lược này của địch, ta đã xây dựng phương án tác chiến tổng hợp bằng thủ đoạn chiến thuật của các binh chủng.

- Xây dựng công trình hệ thống đường "kín", củng cố hệ thống đường "hở", đường nghi binh, mở các đường ngang chiến thuật nối các trục đường "kín" song song, tạo thành hệ thống đường "kín" liên hoàn trên toàn tuyến.

- Bộ đội cao xạ, bộ binh tăng cường đánh tiêu diệt và chế áp địch từ xa, tổ chức phục kích với hoả lực mạnh tên lửa kết hợp với pháo cao xạ có trang bị khí tài, bất ngờ tiêu diệt máy bay AC. 130, máy bay trinh sát vũ trang đẩy bật địch ra xa hệ thống đường "kín”.

- Công binh và một đội hình xe nhỏ trên đường "hở" liên tục chạy xe ban đêm, nghi binh thu hút địch vào đường "hở", lừa địch, kéo địch vào đánh phá đường "hở" nhằm mục đích giữ bí mật cho đường "kín”; để đội hình xe lớn chạy ngày trên đường "kín" đòi hỏi phải sáng tạo những biện pháp ngụy trang vô cùng nghệ thuật, kể cả mở ngầm "kín" cho xe chạy ngày, vượt sông.


Trên cơ sở những điều kiện cơ bản được tạo ra để thay đổi quy luật hoạt động, binh chủng xe nhanh chóng chuyển sang vận chuyển ban ngày, sử dụng đội hình xe chạy cung chiến dịch 350 - 400km thực hiện gọn chu kỳ vận tải. Các phân đội bảo đảm nhiên liệu, kỹ thuật, hậu cần, các khu kho đều di chuyển đến vị tri tương ứng cung độ mới và cũng thay đổi thời gian hoạt động thích hợp với phương án chiến đấu của binh chủng vận tải.


Với biện pháp tổng hợp đó, về căn bản ta đã làm thay đổi toàn bộ thế trận vận tải và phương án tác chiến thích hợp. Chỉ qua một mùa mưa dốc toàn lực chuẩn bị mùa khô năm sau, Bộ đội Trường Sơn đã vô hiệu hoá thủ đoạn chiến tranh điện tử mới của không quân Mỹ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2021, 03:26:10 pm »

IV. CÔNG BINH TRƯỜNG SƠN LỰC LƯỢNG DỰ BỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CHỖ CỦA BỘ TRONG CÁC CHIẾN DỊCH LỚN TỪ NĂM 1968 ĐẾN NĂM 1975   

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài nhiệm vụ thường xuyên chủ yếu là xây dựng cầu đường và bảo đảm giao thông phục vụ vận chuyển chi viện chiến lược, lực lượng công binh Trường Sơn còn là lực lượng dự bị chiến lược tại chỗ của Bộ trong các chiến dịch lớn. Trong đó, phải kể đến chiến dịch lỚn nhất là chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào (1971) và Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.


Mục đích cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của địch là đánh phá, cắt đứt tuyến vận chuyển chiến lược từ gốc, tập trung hủy diệt cơ sở hậu cần chiến lược, làm cho quân chủ lực ở miền Nam không thể đánh lớn trong mùa khô năm 1972 và cả năm 1972, buộc phải quay về hoạt động du kích để quân Mỹ rút dần theo kế hoạch và quân ngụy vẫn mạnh lên, đưa quân ngụy miền Nam thực nghiệm vai trò thay quân Mỹ trong một kế hoạch tác chiến cao nhất của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh".


Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, lực lượng công binh Trường Sơn được giao nhiệm vụ: củng cố các tuyến đường vận tải chiến lược luôn luôn thông suốt, bảo đảm cơ động binh khí đạn dược cho chiến dịch và chiến lược. Mở mới nhiều đường phục vụ chiến dịch triển khai lực lượng tác chiến, bổ sung thêm pháo tầm cao cho lực lượng phòng không Trường Sơn, tổ chức các đội súng máy 12,7mm của công binh tiêu diệt trực thăng đổ quân. Xây dựng các công trình trận địa cho các đơn vị hoả lực và trận địa tên lửa. Phá gỡ mìn, bảo đảm đường tiến công của quân ta. Gài mìn chống cơ giới của địch, đánh xe tăng, xe bọc thép M.113... Các nhiệm vụ trên bộ đội công binh Trường Sơn đã hoàn thành xuất sắc.


Trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, với chiến dịch Tây Nguyên, Sư đoàn công binh 470 Trường Sơn đã thi công khẩn trương, bí mật trục đường 50B, 50C, 50D nối vào mạng đường do Trung đoàn công binh 7 mở để các đơn vị cơ động bí mật từ Bắc Tây Nguyên tiến vào Nam Tây Nguyên đánh trận mỏ màn then chốt vào thị xã Buôn Ma Thuột.


Trung đoàn công binh 575 phối thuộc chiến dịch hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mở đường đảm bảo cho các đơn vị tiến công và truy kích trên hướng tây bắc Buôn Ma Thuột về Phước An.

Sư đoàn công binh 470 đảm bảo giao thông đường 14 từ Đắc Công đến Chơn Thành, đường 19 từ Plây Ku đi Bình Định, đường 77 từ Mỹ Trạch đến Cheo Reo, đường 21 từ Buôn Ma Thuột về Ninh Hoà, đường 20 tới Gi Ri.


Trong chiến dịch Thừa Thiên - Huế, chiến dịch Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung đoàn công binh 531, Trung đoàn cầu 509, Trung đoàn cầu 99, Sư đoàn công binh 473 đảm bảo giao thông và bắc cầu Belây dọc quốc lộ 1A.


Trung đoàn công binh 8 đảm bảo giao thông đường 14B để cơ động Sư đoàn bộ binh 324 đánh xuống quốc lộ 1A và Huế, khắc phục chướng ngại vật, các bãi mìn, làm đường vòng tránh, khắc phục cầu truồi và bắc cầu phao Bến Tuần, tây thành phố Huế.


Từ Đà Nẵng vào Nha Trang dài 640km địch phá hầu hết các cầu, các trung đoàn 99, 509, 531, 8 bảo đảm giao thông cho cánh quân Duyên Hải, cơ động từ Huế vào Nha Trang, Sài Gòn, Phan Rang, Đà Lạt, Sài Gòn - đường 13, Sài Gòn - Vũng Tàu, Sài Gòn - Tây Ninh..., đã khôi phục 96 cầu, trong đó có 93 loại vừa và lớn với tổng chiều dài 3.300m.


Trên hai hướng tiến quân: quốc lộ 1A và đường Trường Sơn, lực lượng công binh Trường Sơn đã đảm bảo cho các quân đoàn binh chủng hợp thành thần tốc tiến vào giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Như vậy, lực lượng công binh Trường Sơn đã làm tròn nhiệm vụ lực lượng dự bị tại chỗ của Bộ trong các chiến dịch lớn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2021, 02:24:15 pm »

NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN BẢO VỆ TUYẾN VẬN CHUYỂN CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG SƠN


NGÔ HUY BIÊN
Nguyên Tham mưu trưởng Phòng không Bộ tư lệnh Trường Sơn
NGUYỄN LY SƠN
Nguyên Cục trưởng Cục Chính trị Tổng cục Kỹ thuật,
nguyên Chính ủy Sư đoàn phòng không 377 - Bộ tư lệnh Trường Sơn

TRẦN BÚT
Nguyên Phó Tham mưu trưởng Tổng cục Xây dựng kinh tế,
nguyên Trưởng phòng Cục Tham mưu Phòng không - Bộ tư lệnh Trường Sơn


Tác chiến phòng không trên tuyến vận chuyển chiến lược Trường Sơn là một bộ phận của cuộc chiến tranh nhân dân chống lại cuộc chiến tranh ngăn chặn bằng hải, lục không quân Mỹ hòng cắt đứt sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam và sự chi viện của quốc tế cho Việt Nam, hòng cô lập, chia cắt độc chiếm miền Nam nước ta.


Do tính chất phức tạp của cuộc chiến tranh nên đã diễn ra hết sức quyết liệt và dai dẳng, thực tế kéo dài 8 năm (1964-1972) ở miền Bắc và 16 năm (1959-1975) ở chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.


Vấn đề lớn nhất và phức tạp nhất của tác chiến phòng không là phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tiêu diệt địch và bảo vệ mục tiêu; phải căn cứ sự so sánh lực lượng giữa ta và địch, tính chất nhiệm vụ của bộ đội phòng không trên tuyến vận chuyển chiến lược mà vận dụng sao cho phù hợp.


Tuy cũng làm nhiệm vụ chống chiến tranh ngăn chặn phá hoại bằng không quân của Mỹ là chính, nhưng do đặc điểm của hai khu vực có nhiều khác biệt nên chức năng nhiệm vụ và tổ chức lực lượng, nghệ thuật tác chiến ở hai khu vực cũng khác nhau.


Đối với miền Bắc, đế quốc Mỹ không thể tự do đánh phá bất cứ nơi đâu và áp dụng bất cứ thủ đoạn, phương tiện gì của chúng, nên chúng phải áp dụng cách đánh leo thang từng mục tiêu, từng khu vực, từng phương tiện chiến tranh... về ta, lực lượng phòng không - không quân miền Bắc mạnh, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; lấy việc đánh tập trung là chủ yếu, bảo vệ từng khu vực mục tiêu trọng điểm với phương châm: "Đánh kết hợp với phòng tránh sơ tán”, lấy việc đánh rơi càng nhiều máy bay, càng nhiều giặc lái càng tốt, khiến cho đế quốc Mỹ "bị thiệt hại nhiều máy bay, không đạt được mục đích ngăn chặn mà phải xuống thang chịu thất bại.


Tuyến vận chuyển chi viện chiến lược nằm trên hành lang Tây Trường Sơn, trên đất nước Lào là chủ yếu. Địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, lại nằm ở khu vực thuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ chi phối, nên chúng đã không từ một thủ đoạn nào để thực hiện âm mưu ngăn chặn, kể cả rải chất độc hoá học và sử dụng các loại phương tiện trinh sát điện tử, máy bay hiện đại nhất... Vì vậy, cuộc chiến tranh xâm lược và cuộc chiến tranh ngăn chặn đan xen vào nhau rất ác liệt, phức tạp. Lực lượng phòng không của ta trên tuyến cũng phát triển từng bước theo yêu cầu của hai nhiệm vụ vận chuyển chi viện và đánh địch ngăn chặn chi viện.


Do đặc điểm tuyến đường và so sánh lực lượng mà cách đánh của Trường Sơn cũng không thể giống như miền Bắc được. Lực lượng phòng không ở đây chủ yếu là cao xạ cỡ nhỏ, hoạt động cả ngày lẫn đêm, lấy hoạt động đêm là chính (trong thời gian đầu), phương châm chỉ đạo tác chiến của lực lượng phòng không Trường Sơn là: Đánh kết hợp với phòng tránh ngụy trang nghi binh, đánh địch mà đi, mở đường mà tiến.


Lực lượng cao xạ chiến đấu không phải chỉ nhìn vào máy bay địch, mà còn phải nhìn vào con đường, từng chiếc xe, chuyến hàng mà bắn rơi máy bay địch mới hoàn thành nhiệm vụ; như vậy có nghĩa là lực lượng cao xạ Trường Sơn nếu bắn rơi được nhiều máy bay địch cũng tốt, nhưng nếu để địch đánh tắc đường, cháy xe và hàng là không hoàn thành nhiệm vụ. Bởi vậy, lực lượng cao xạ Trường Sơn phải làm sao tiêu diệt được máy bay địch ngay trên mục tiêu bảo vệ hoặc ít nhất cũng đánh bật địch ra khỏi khu vực bảo vệ hoặc bắt chúng phải bay lên cao, không ném bom trúng mục tiêu bảo vệ, mới hoàn thành nhiệm vụ. Quan điểm vận dụng sức mạnh tổng hợp của chiến trường Trường Sơn cũng khác miền Bắc. Chiến trường Trường Sơn không có dân ta mà chỉ có các lực lượng phòng không chuyên trách, phải tận dụng các lực lượng phòng không chuyên đánh máy bay địch bằng các loại súng bộ binh và tổ chức ngụy trang, phòng tránh nghi binh thật tốt - là những biện pháp đánh địch có hiệu quả.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2021, 02:25:06 pm »

I. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN

Lực lượng phòng không Trường Sơn là một trong bốn lực lượng chủ yếu của Bộ đội Trường Sơn, là lực lượng chính đánh trả máy bay địch, bảo vệ giao thông vận tải chiến lược, nằm trong thế trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng lấy vận tải làm trung tâm. Lực lượng phòng không Trường Sơn góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược lãnh thổ và cuộc chiến tranh ngăn chặn chi viện của địch. Ngoài ra còn là lực lượng tác chiến làm nhiệm vụ dự bị chiến lược tại chỗ của Bộ tăng viện cho các chiến dịch lớn từ năm 1971 đến năm 1975.


Sự phát triển và trưởng thành của lực lượng phòng không Trường Sơn gắn liền với sự hình thành, phát triển của tuyến chi viện chiến lược và quá trình đánh phá ngăn chặn của máy bay Mỹ trên chiến trường Trường Sơn.


Từ năm 1959 đến năm 1964, phương thức chi viện cho chiến trường là lấy gùi thồ hành quân bộ nên chưa có lực lượng phòng không.


Từ năm 1965 đến năm 1966 bắt đầu vận chuyển cơ giới với quy mô nhỏ và máy bay địch bắt đầu oanh tạc một số điểm Bắc đường 9. Lực lượng phòng không mới có 3 tiểu đoàn và 7 đại đội súng máy 12,7mm. Tiểu đoàn cao xạ 20 vào tuyến sớm nhất và bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên ngày 24 tháng 7 năm 1965.


Mùa khô 1966-1967, vận chuyển cơ giới vươn vào đến Bạc, xe vận tải đi theo đội hình trung đội. Địch hoạt động mạnh hơn, tập trung đánh phá một số điểm từ Bạc trở ra. Lực lượng phòng không phát triển lên 6 tiểu đoàn cao xạ 37mm và 14 đại đội súng máy 12,7mm. Bảo vệ một số điểm giao thông hiểm yếu trên tuyến.


Mùa khô 1967-1968, vận tải cơ giới tiếp tục phát triển lên quy mô vừa, các đường ô tô B45, B46 đến các chiến trường được mở ra. Địch đánh phá giao thông vận tải với cường độ cao hơn, lực lượng phòng không được tăng lên 14 tiểu đoàn. Các đại đội súng máy 12,7mm biên chế vào các tiểu đoàn cao xạ hoặc tăng cường cho các đơn vị công binh đảm bảo giao thông.


Mùa khô 1968-1969, vận tải cơ giới tiến lên quy mô lớn lấy chạy đêm và lấn sáng, lấn chiều là chính.

Đặc biệt, sau khi Mỹ tạm ngừng đánh phá miền Bắc, hoạt động của không quân Mỹ trên chiến trường Trường Sơn tăng vọt, tập trung ngăn chặn các cửa khẩu và một số điểm Bắc đường 9. Máy bay B.52 rải thảm hủy diệt bắt đầu hoạt động mạnh, gây ra những trọng điểm lớn trên cửa khẩu đường 12, đường 20 và đường 128 cũng như Bắc - Nam đường 9.


Đánh máy bay địch ở khu vực cửa khẩu, Bộ giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân đảm nhiệm. Lực lượng phòng không trên tuyến phát triển lên 20 tiểu đoàn và Trung đoàn cao pháo 591.


Mùa khô 1969-1970, vận chuyển cơ giới đi đội hình tiểu đoàn tập trung, các binh trạm lớn đi đội hình 2 tiểu đoàn tập trung, ngoài lực lượng phòng không do Quân chủng phối thuộc cho các cửa khẩu, lực lượng phòng không trực thuộc ngoài Trung đoàn cao pháo 591 phát triển lên 23 tiểu đoàn.


Mùa khô 1970-1971, vận chuyển cơ giới tiến lên quy mô lớn, hàng đêm có trên 3.000 xe hoạt động trên tuyến. Lực lượng phòng không có Sư đoàn 377 phối thuộc với 4 trung đoàn cao pháo và 1 trung đoàn tên lửa và có 2 trung đoàn (591, 210) trực thuộc cơ động, tất cả có 27 tiểu đoàn đã có pháo 57mm. Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, tổ chức thêm 30 trung đội súng máy 12,7mm đánh máy bay trực thăng đổ bộ.


Mùa khô 1971-1972, tuyến chi viện chiến lược tổ chức thành 4 sư đoàn khu vực và vận chuyển lớn ban ngày trên đường "kín". Lực lượng phòng không có Sư đoàn 377 phối thuộc với 4 trung đoàn pháo và 1 trung đoàn tên lửa. Lực lượng phòng không trực thuộc có 38 tiểu đoàn và 3 trung đoàn cao xạ cơ động là Trung đoàn 591, Trung đoàn 593, Trung đoàn 210.


Mùa khô 1972-1973, trước khi ký kết Hiệp định Pari, địch tiếp tục đánh phá ác liệt. Lực lượng phòng không Trường Sơn được Bộ điều động tăng cường cho chiến trường Tây Nguyên Trung đoàn cao pháo 593, tăng cường cho chiến trường Nam Bộ Trung đoàn cao pháo 210 và 18 tiểu đoàn cao pháo độc lập. Lực lượng còn lại tổ chức thành những trung đoàn cao xạ phiên chế trong đội hình các sư đoàn binh chủng hợp thành khu vực là Trung đoàn 595, Trung đoàn 245, Trung đoàn 546, Trung đoàn 528, Trung đoàn 531... Sư đoàn 377 trực thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn với 3 trung đoàn (224, 218, 227) giao cho Sư đoàn 377 chỉ huy các trung đoàn 545, 591, 528 (trả về Quân chủng Phòng không - Không quân Trung đoàn 224, Trung đoàn 227 và Trung đoàn tên lửa 275). Lực lượng phòng không lúc này có 1 sư đoàn, 9 trung đoàn và 30 tiểu đoàn. Riêng Sư đoàn bộ binh 968 có 2 tiểu đoàn cao xạ.


Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả lực lượng phòng không giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân bảo vệ vùng giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM