Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:10:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân Đoàn 3 (1964-2005)  (Đọc 7481 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #120 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2021, 08:53:16 am »

*

   Luôn xác định rõ sụ lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là Đảng bộ Quân đoàn là nhân tố quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của Quân đoàn qua các thời kỳ lịch sử; việc xây dụng đơn vị vững mạnh toàn diện chỉ thành công khi tổ chức Đảng thực sự phát huy vai trò lãnh đạo của mình. Vì vậy, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân đoàn thường xuyên quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện một cách chủ động, linh hoạt Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng các nghị quyết của Bộ Chính trị về nhiệm vụ quốc phòng, nghị quyết và chỉ thị của Quân ủy Trung ương. Tập trung xây dựng Đảng bộ Quân đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cơ sở để xây dựng Quân đoàn vững mạnh toàn diện. Bảo đảm quân đoàn luôn luôn là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, của Tổ quốc và nhân dân; sẵn sàng chiến đấu cao và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn, thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng.

   Từ năm 1991 đến năm 1995, Đảng bộ Quân đoàn tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ 4 (1991), Đại hội Đảng bộ giữa nhiệm kỳ (3.1994) và chỉ đạo Đảng bộ các cấp tổ chức tốt đại hội. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 03/NQ-TƯ (6.1992) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ''Về một số nhiệm vụ đổi m mới và chỉnh đốn Đảng'' và Nghị quyết số 79/NQ-ĐUQSTƯ của Đảng ủy Quân sự Trung ương về đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong Đảng bộ Quân đội; Đảng bộ Quân đoàn tiến hành tự đổi mới, chỉnh đốn đồng bộ trên cả 3 nội dung: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong đó kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới và chỉnh đốn, lấy chỉnh đốn là chính, với các hình thức, biện pháp và bước đi phù hợp đặc điểm của Đảng bộ Quân đoàn nói chung và từng cấp nói riêng. Xác định xây dựng về chính trị tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là một khâu đột phá, Đảng bộ Quân đoàn và cấp ủy Đảng, cơ quan chính trị các cấp đã vận dụng tổng hợp các biện pháp về giáo dục, tuyên truyền và tổ chức. Làm cho đội ngũ cán bộ đảng viên, trước hết là cán bộ trung cao cấp, cán bộ chủ trì nâng cao thêm trình độ và bản lĩnh chính trị, kiên định  mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nhất trí cao đối với cương lĩnh cách mlạng, quan điểm đường lối đổi mới của Đảng và yêu cầu nhiệm vụ quân sự trong tình hình mới, tin tưởng vào khả năng thực hiện nghị quyết của cấp ủy, chi bộ, Đảng bộ. Vì vậy, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khó khăn trong nước, toàn Quân đoàn vẫn vũng vàng ổn định về chính trị tư tưởng, đảng viên, đoàn viên, cán bộ, chiến sĩ tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, không có thóai hóa về chính trị sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

   Song song với xây dựng về chính trị tư tưởng, Đảng bộ Quân đoàn còn tích cực chấn chỉnh về tổ chức. Trước những thay đổi về tổ chức biên chế, Đảng ủy Quân đoàn kịp thời chấn chỉnh, kiện toàn, thành lập các tổ chức Đảng. Tháng 3 năm 1994, tại Đại hội Đảng bộ Quân đoàn giữa nhiệm kỳ, 3  đồng chí: Mai Hồng Bỉnh (phó sư đoàn trưởng chính trị Sư đoàn 10), Vũ Khắc Đua (Phó tư lệnh quân sự Quân đoàn) và Phạm Xuân Hùng (sư đoàn trưởng Sư đoàn 320) được bầu bổ sung vào Đảng ủy Quân đoàn. Một điểm nổi bật trong chỉnh đốn về tổ chức là tập trung kiện toàn các tổ chức Đảng cơ sở và khôi phục chi bộ ở đại đội đủ quân làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết khắc phục sự mất cân đối và thiếu hụt về tỷ lệ lãnh dạo. Năm 1992, số chi bộ ở đại đội đạt 39,09%, đến tháng 6 năm 1995 tỷ lệ này đã nâng lên 51,17%; trong đó chi bộ ở đại đội đủ quân là 66,2%; số chi bộ ở đại đội có từ 5 đảng viên trở lên đạt 68,8%.

   Để giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối,  trực tiếp về mọi mặt quân đội, nâng cao hiệu lực lãnh đạo và chất lượng công tác, các cấp ủy rất coi trọng việc đổi mới về quy trình chuẩn bị nghị quyết và ra nghị quyết. Quy chế làm việc từ Đảng ủy Quân đoàn đến chi bộ được xây dựng. Công tác kiểm tra các tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành kỷ luật Đảng, chấp hành nghị quyết và thực,hiện nhiệm vụ được chú trọng. Từ năm 1991 đến năm 1995, Đảng ủy và Ủy ban kiểm tra các cấp trong toàn Đảng bộ Quân đoàn đã tiến hành kiểm tra 219 tổ chức Đảng, trong đó có 5 cấp ủy trên cơ sở, 16 đảng ủy trung đoàn, 12 đảng ủy tiểu đoàn, 186 chi bộ và 4.027 đảng viên. Kết quả công tác kiểm tra đã góp phần chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật Đảng, nâng cao chất lượng lãnh đạo của các tổ chức Đảng và trách nhiệm của đảng viên, kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề sai lệch, tiêu cực mới nảy sinh, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng ở Quân đoàn. Do giữ vững nguyên tắc, có biện pháp linh hoạt, phát huy dân chủ tập trung, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình, làm tốt công tác kiểm tra nên đã từng bước khắc phục được các biểu hiện dân chủ hình thức, tập trung quan liếu, sinh hoạt lỏng lẻo trong các tổ chức cơ sở Đảng; nâng dần chất lượng sinh hoạt lãnh đạo của các cấp ủy, chi bộ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong đội ngũ đảng viên đối với công tác xây dựng Đảng. Hàng năm, các tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh tăng lên, số yếu kém giảm dần. Năm 1992, toàn Đảng bộ Quân đoàn có 47,21% số chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, 4,09% số chi bộ yếu kém và 5,71% Đảng bộ cơ sở yếu kém; đến năm 1993 không còn Đảng bộ cơ sở yếu kém và năm 1995 số chi bộ đạt trong sạch vững mạnh đạt tỷ lệ 56,49%. Cùng với sự chuyển biến tiến bộ trong xây dựng chỉnh đốn  Đảng về tổ chức, chất lượng đảng viên ngày càng được nâng cao thêm. Tỷ lệ đảng viên tiền phong gương mẫu hàng năm tăng trung binh 3,16%, số đảng viên vi phạm tư cách giảm dần. Đến năm 1995 số đảng viên đủ tư cách chiếm 92,86% trong tổng số đảng viên toàn Đảng bộ, số đảng viên vi phạm tư cách chỉ còn 3,05%. 5 năm Đảng bộ Quân đoàn phát triển được 1.546 đảng viên mới, kịp thời bổ sung cho Đảng những quần chúng ưu tú và đủ tiêu chuẩn; đồng thời kiên quyết xử lý hơn 553 đảng viên vi phạm kỷ luật, trong đó khai trừ ra khỏi Đảng 68 đồng chí.

   Những thành công trong công tác xây dựng Đảng, nhất là xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng bộ Quân đoàn trong nửa đầu thập kỷ chín mươi của thế kỷ XX là nhân tố cơ bản, quyết định xây dựng Quân đoàn vững mạnh toàn diện, không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

   Hiểu rõ ý nghĩa rất quan trọng của phong trào thi đua yêu nước, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân đoàn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức tốt công tác thi đua. Từ năm 1991 đến năm 1993, Quân đoàn phát động phong trào ''Thi đua quyết thắng, giành 4 đỉnh cao'', tập trung vào 4 mục tiêu chủ yếu: ''Tư tưởng vững vàng, đoàn kết, dân chủ, kỷ luật tốt. Huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Lao động sản xuất giỏi, tổ chức đời sống tốt. Giữ gìn, bảo quản, sử dụng và quản lý tốt vũ khí, trang bị, kỹ thuật. Hai năm 1994, 1995, Quân đoàn phát động phong trào thi đua "Hai tốt''1 nhằm lập nhiều thành tích chào mừng các ngày lễ kỷ niệm lớn: 65 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 105 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, 50 năm thành lập Quân đội nhân dân , 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 20 năm thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và 20 năm thành lập Binh đoàn Tây Nguyên. Tại các đơn vị, cơ quan và các ngành, nhiều phong trào thi đua hướng vào các nhiệm vụ cụ thể trọng tâm cấp bách được phát động. Nét mới của phong trào thi đua Binh đoàn thời kỳ này là mở rộng giao ước thi đua giữa các đơn vị trong Quân đoàn với các đơn vị bạn trong toàn quân; trong đó có giao ước thi đua giữa Sư đoàn bộ binh 10 và Sư đoàn bộ binh 316 (Quân khu 2), tạo nên những sắc thái mới.

   Để đưa công tác thi đua ngày càng đi vào nền nếp và đạt hiệu quả lơn, ngày 15 tháng 1 năm 1994, Tư lệnh Quân đoàn ra Quyết định (số 84/QĐ) thành lập Ban thi đua Quân đoàn, gồm 7 đồng chí, do Phó tư lệnh Chính trị Quân đoàn làm trưởng ban. Ban thi đua có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan chính trị giúp Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân đoàn xây dựng chỉ tiêu, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thi đua, nghiên cứu đề xuất chủ trương, biện pháp chỉ dạo và tổ chức phong trào thi đua theo phương hướng công tác thi đua hàng năm của Quân đoàn. Do công tác thi đua đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sự điều hành trực tiếp của người chỉ huy và sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan chính trị các cấp; nội dung thi đua cụ thể, chỉ tiêu rõ ràng, gắn chặt với các hình thức hội thi, hội thao, có sơ kết, tổng kết, chú trọng nhân điển hình tiên tiến, phát huy vai trò nòng cốt của Đoàn thanh niên... nên đã thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ tham gia, đem lại những kết quả thiết thực. Chất lượng bộ đội được nâng cao hơn, cả về chính trị, tư tưởng và năng lực hành động; các mặt yếu, khâu yếu từng bước được khắc phục; đơn vị, cơ quan đều có sự chuyển biến cơ bản, toàn diện đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

   Thấm nhuần đạo lý ''uống nước nhớ nguồn'' và thực hiện tốt công tác chính sách, Quân đoàn tích cực giải quyết những tồn đọng sau chiến tranh như công tác liệt sĩ, thương binh, mất tin, mất tích. Ngày 29 tháng 10 năm 1994, Tư lệnh Quân đoàn ra quyết định thành lập Đội chuyên trách công tác mộ liệt sĩ (gồm 15 người) trực thuộc Cục Chính trị Quân đoàn. Với tinh thần trách nhiệm rất cao và tình cảm biết ơn sâu sắc các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc; Đội công tác và các đơn vị trong Quân đoàn đã vượt qua nhiều khó khăn, tích cực tìm kiếm, khảo sát, cất bốc, quy tập được hàng trăm hài cốt liệt sĩ nằm rải rác trong các cánh rừng Tây Nguyên về các nghĩa trang địa phương.

   Ý thức rõ tầm quan trọng chiến lược và yêu cầu cấp thiết của mối quan hệ quân dân cá nước, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 8b của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị 137 của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chỉ thị 5b của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 127 của Tổng cục Chính trị về tăng cường công tác dân vận trong tình hình mới; phát huy truyền thống và kinh nghiệm công tác dân vận của Binh đoàn, trong 5 năm (1991-1995) Quân đoàn 3 đẩy mạnh công tác vận động quần chúng và thu được nhiều kết quả tốt. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng, lập hàug trăm sổ tiết kiệm tặng các gia đình thương binh liệt sĩ, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đồng bào vùng bị thiên tai, đoàn kết với nhân dân Cu Ba, tặng quà cho các cháu thiếu nhi, các trường học và phụng dưỡng 2 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Dưới sự lãnh đạo, tổ chức của cấp ủy, chỉ huy các cấp, chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan chính trị, các hoạt động kết nghĩa giữa đơn vị bộ đội với địa phương nơi đóng quân được đẩy mạnh. Đến năm 1995, các cơ quan đơn vị trong toàn Quân đoàn đã kết nghĩa được với 56 xã, phường, nhà trường, bệnh viện. Nội dung hoạt động kết nghĩa ngày càng phong phú, hình thức đa dạng, có hiệu quả hơn. Để làm công tác vận động quần chúng ở vùng sâu vùng xa, hàng năm Quân đoàn cử hàng chục đội công tác đến các buôn làng hẻo lánh ở các huyện Đức Cơ, Chư Pả (Gia Lai), Sa Thày (Kon Tum). Được sự giúp đỡ của địa phương, các đội công tác đã tiến hành tuyên truyền đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, giúp đỡ củng cố các đoàn thể quần chúng, vận động đồng bào định canh định cư, làm lúa nước, phát triển kinh tế văn hóa xã hội, khám chữa bệnh, thực hiện nếp sống vệ sinh khoa học. Năm 1993 Quân đoàn có 14 đội công tác và gần 500 lượt cán bộ, chiến sĩ đến vùng sâu vùng xa vận động nhân dân; năm 1994 đã tăng lên 24 đội và hơn 800 lượt người xuống cơ sở. Cùng với các hoạt động trên, Quân đoàn còn tổ chức tốt các đợt hành quân dã ngoại kết hợp làm công  tác dân vận. Trong 2 năm 1994, 1995, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn đã giúp địa phương hơn 10.000 ngày công, sửa chữa 48km đường liên thôn liên xã, 6,2km kênh dẫn nước, làm 2,2 héc-ta lúa nước, 10,5 tấn gạo, trên 231 triệu đồng, khám chữa bệnh cho 1.821 lượt người dân. Đặc biệt, tháng 7 và 8 năm 1995 Tây Nguyên có mưa lũ lớn, hàng trăm hộ đồng bào dân tộc Ba Na, Ê Đê ở lòng hồ Ayun Hạ có nguy cơ bị nước nhấn chìm. Trước tình hình tính mạng và tài sản của nhân dân bị ''thần nước'' đe dọa, yêu cầu cấp bách bằng mọi cách phải cứu lấy dân; Bộ tư lệnh Quân đoàn đã kịp thời huy động hơn 600 cán bộ, chiến sĩ, gần 30 xe vận tải, phà và ca nô đến giúp dân. Mặc dù nhiệm vụ gấp, mưa lũ ngăn trở, đường sá khó khăn nhưng cán bộ, chiến sĩ dũng cảm dầm mình trong nước lũ ghép phà, lái ca nô, chặt cây chống lầy, mở thêm đường cơ động, khẩn trương cứu người và vận chuyển tài sản của đồng bào ra khỏi vùng ngập lụt về nơi định cư mới. Sau gần 2 tháng vật lộn với mưa lũ, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn đã thực hiện 214 chuyến phà, 316 chuyến xe và nhiều lượt ca nô , di dời an toàn 5 làng với 246 hộ đồng bào dân tộc từ lòng hồ Ayun Hạ về nơi ở mới cách xa hơn 40km. Nổi bật trong nhiệm vụ đột xuất này là 50 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 5 Trung đoàn công binh 7 do thiếu tá Ngô Minh (Tham mưu trưởng tiểu đoàn) chỉ huy đã ghép thành công phà 35 tấn, 1 ca nô, mở hàng chục ki-lô-mét đường qua vùng núi cao đèo dốc, chuyển được 139 hộ với gần 1.000 người và toàn bộ tài sản ở làng Hơ Bông. Với thành tích xuất sắc đó, Trung đoàn công binh 7 đã được Nhà nước tặng Huân chương Chiến công hạng nhì.

   Mặc dù công tác dân vận của Quân đoàn trong những năm 1991-1995 chưa thật đồng đều và còn chưa thật nhiều nhưng rất có ý nghĩa. Nó không chỉ góp phần cùng địa phương củng cố, nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức quần chúng cách mạng, ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, củng cố mối quan hệ quân dân cá nước; mà còn củng cố trận địa lòng dân, đấu tranh chống âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, hạn chế hoạt động của bọn xấu lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc chống phá cách mạng và nhân dân. Thông qua các hoạt động thực tiễn vận động quần chúng, Quân đoàn rút ra nhiều kinh nghiệm quý trong chỉ đạo và tổ chúc, cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức về công tác dân vận của Đảng và tình cảm trách nhiệm vì dân, tạo những cơ sở quan trọng để đẩy mạnh công tác dân vận trong những năm sau. Đánh giá tốt về những hoạt động dân vận của cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân các tỉnh Gia Lai, Kon Tum đã tặng nhiều bằng khen cho tập thể và cá nhân các đội công tác vận động quần chúng của Sư đoàn 320, Sư đoàn 10, Trung đoàn công binh 7, Tiểu đoàn trinh sát 28 Bộ Tham mưu.

   Bên cạnh những thành tích toàn diện trong công tác quân sự, công tác Đảng, công tác chính trị, hậu cần, kỹ thuật; trong 5 năm đầu thập kỷ chín mươi của thệ kỷ XX, Quân đoàn 3 còn có những chuyển biến mới trong công tác khoa học quân sự. Hội đồng Khoa học quân sự quân đoàn và Hội đồng Sáng kiến cải tiện kỹ thuật được kiện toàn, củng cố. Cán bộ được tập huấn về tác chiến điện tử. Công nghệ thông tin từng bước được đưa vào áp dụng. Nhiều đề tài khoa học về nghệ thuật quân sự, kỹ thuật quân sự, y dược quân sự hoàn thành; nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật ra đời. Công tác tổng kết chiến tranh và lịch sử quân sự được đẩy mạnh; 4 tập tổng kết trận đánh và cuốn Lịch sử Trung đoàn công binh 7 được xuất bản. Kết quả nghiên cứu khoa học quân sự đã góp phần thiết thực vào mọi mặt hoạt động, cả trước mắt và lâu dài. Điểm nổi bật của công tác khoa học quân sự giai đoạn này là Bộ tư lệnh Quân đoàn đã phối hợp chặt chẽ với Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức thành -công Hội thảo khoa học: ''Chiến thắng Plei Me - 30 năm sau nhìn lại'' vào ngày 12 tháng 10 năm 1995 tại Hà Nội. Dự Hội thảo có Đại tướng Đoàn Khuê - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Võ Nguyễn Giáp - nguyên Tổng tư lệnh, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Chu Huy Mân - nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên, trực tiếp chỉ đạo chỉ huy chiến dịch Plei Me; Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ đã trực tiếp tham gia chiến dịch Plei Me lịch sử, các cán bộ Quân đoàn 3; cán bộ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại biểu các hiện nghiên cứu, các trường đại học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh ủy Gia Lai, Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông - địa bàn diễn ra chiến dịch Plei Me đã gửi tham luận tới Ban tổ chức hội thảo.

   Tại Hội thảo, 10 bản tham luận (trong tổng số 40 bản tham luận tham gia hội thảo) được trình bày. Trong đó có 29 bản tham luận được tuyển chọn in trong cuốn kỷ yếu: ''Chiến thắng Plei Me - ba mươi năm sau nhìn lại'' do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản. Thấm nhuần đạo đức truyền thống ''Uống nước nhớ nguồn'' những người dự Hội thảo đề nghị Đảng, Nhà nước, Quân đội và cơ quan chức năng là Bộ Văn hóa - Thông tin sớm xét xếp hạng di tích lịch sử cho địa danh chiến thắng Plei Me, đồng thời xây dựng tại đây một tượng đài chiến thắng tương xứng với tầm vóc và ý nghĩa của chiến công đặc biệt quan trọng này.

   Trong những tháng năm kiên trì phấn đấu, sát cánh cùng Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Tây Nguyên, Khu 5 thực hiện đường lối đổi mới của  Đảng; cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên vô cùng phấn khởi được đón nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Quân đội đến thăm: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười (5.1992), Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo (10.1991), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (11.1993), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (11.1994), Thượng tướng Đào Đình Luyện - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (4.1992), Trung tướng Nguyễn Thế Bôn - Phó Tổng tham mưu trưởng (12.1993).

   Nói chuyện với cán bộ Quân đoàn 3, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười phân tích tình hình thế giới, tình hình trong nước, một số chủ trương của Đảng ta và nhiệm vụ xây dựng Tây Nguyên vững mạnh về mọi mặt. Đồng chí căn dặn cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn phải nêu cao cảnh giác cách mạng, thường xuyên nắm chắc tình hình, xây dựng tốt các kế hoạch chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu cao, huấn luyện giỏi, bảo quản tốt vũ khí trang bị, có lệnh là chiến đấu thắng lợi. Đồng thời, Quân đoàn phải tích cực tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống bộ đội, làm tốt công tác dân vận, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ''Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng''. Thay mặt cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 3, đồng chí Lê Quang Bình - Tư lệnh Quân đoàn tặng đồng chí Tổng Bí thư tượng đài ''Chiến sĩ Tây Nguyên''.

   Do yêu cầu nhiệm vụ, trong thời gian từ năm 1991đến năm 1995 Bộ tư lệnh, 4 cơ quan Quân đoàn và chỉ huy một số đơn vị có sự thay đổi. Tháng 12 năm 1993 Thiếu tướng Lê Quang Bình (Tư lệnh Quân đoàn) được điều động đi nhận nhiệm vụ mới; đại tá Đỗ Công Mùi (Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn) được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn (11.1993); thượng tá Nguyễn Hữu Hạ (sư đoàn trưởng Sư đoàn 10) được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn (9.1993). Tại các cơ quan Quân đoàn: đại tá Phạm Chào (phó sư đoàn trưởng chính trị Sư đoàn 10) được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn, đại tá Trần Đình Hạng (phó sư đoàn trưởng chính trị Sư đoàn 320) được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm chính trị Quân đoàn; đại tá Hà Vi dược bổ nhiệm làm Phó tham mưu trưởng Quân đoàn. Sư đoàn 10: đại tá Nguyễn Khang Đàm được bổ nhiệm làm sư đoàn trưởng, thượng tá Mai Hồng Bỉnh được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng chính trị, đại tá Phí Đình Tơm được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng tham mưu trưởng. Ở Sư đoàn 31: đại tá Phạm Ngọc Châu được bổ nhiệm làm sư đoàn trưởng, thượng tá Nguyễn Ngọc Cường được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng chính trị, thượng tá Nguyễn Minh Tác được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng tham mưu trưởng.

   Mùa xuân năm 1995 trong không khí tưng bừng của cả nước kỷ niệm những ngày lịch sử trọng đại, ngày 26 tháng 3 Quân đoàn tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (26.3. 1975 -26.3. 1995). Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi thư chúc mừng và tặng lẵng hoa cho Quân đoàn. Các đồng chí Đại tướng Đoàn Khuê - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Đại tướng Chu Huy Mân, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Thiếu tướng Trần Tất Thanh và nhiều đại biểu của các cơ quan Trung ương, Bộ Quốc phòng, các quân khu, các tỉnh và các đơn vị trong Quân đoàn dự mít tinh, tham gia các hoạt động truyền thống: đêm lửa- trại của thanh niên, thăm quan khu Truyền thống Binh đoàn và các đơn vị. Cũng trong dịp này, nhiều hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Quân đoàn diễn ra sôi động tại các đơn vị và địa phương nơi đóng quân, thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia. Việc tổ chức thành công lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Binh đoàn Tây Nguyên là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Quân đoàn giai đoạn 1991-1995. Đây không những là một đợt sinh hoạt chính trị sâu sắc, một hoạt động lớn hướng về nguồn, trực tiếp góp phần xây dựng củng cố mọi mặt cơ quan, đơn vị; mà còn tạo cơ sở và động lực mới thúc đẩy Binh đoàn tiến mạnh trong những năm sau.

   Năm năm đầu thập kỷ chín mươi của thế kỷ XX, Quân đoàn làm nhiệm vụ trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên và Khu 5 với bao khó khăn thử thách. Phát huy truyền thống ''Quyết thắng, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, nghiêm túc, tự lực'' của đơn vị anh hùng, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn nỗ lực phấn đấu vươn lên, giành được những kết quả toàn diện, nâng cao một bước quan trọng chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu. Nhiều đơn vị trong Quân đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước và cấp trên khen tặng. Sư đoàn 320 được tặng Huân chương Chiến công hạng ba về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động quản lý sử dụng xe máy tốt, bền, an toàn, tiết kiệm; Trung đoàn công binh 7 được tặng Huân chương Chiến công hạng nhì về công tác cứu dân ở lòng hồ Ayun Hạ; Lữ đoàn phòng không 234 được tặng cờ ''Đơn vị khá nhất'' của Bộ Quốc phòng và bằng khen về thành tích hội thao phòng không lục quân; Trường Quân sự được tặng 2 bằng khen của Bộ Quốc phòng về thành tích xuất sắc trong tập huấn cán bộ và tập huấn giáo viên các trường quân sự quân khu quân đoàn; Sư đoàn 10 được tặng 2 cờ của Trung ương Đoàn và Ban tổ chức cuộc thi tuổi 'trẻ với Bộ đội Cụ Hồ. Đặc biệt, ngày 30 tháng 8 năm 1995, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh tuyên dương danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trâng nhân dân cho Tiểu đoàn thông tin 29 Bộ Tham mưu Quân đoàn 3; truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ đại uý Lê Xuân Phôi (tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66, Mặt trận Tây Nguyên) và liệt sĩ Vương Văn Khảng (tiểu đội trưởng, thuộc Đại đội 3 đặc công Tiểu đoàn 631, Mặt trận Tây Nguyên). Vô cùng phấn khởi tự hào trước những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và cấp trên khen tặng, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên hăng hái thi đua quyết tâm lập nhiều thành tích mới.




-----------------------------------------------------------------
1. Mục tiêu của phong trào thi đua ''Hai tốt'' là: ''Xây dựng nền nếp chính quy tốt và thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm''. Khẩu hiệu hành động: ''Phát huy truyền thống, đoàn kết vươn lên, giành cờ hai tốt''.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #121 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2021, 09:05:35 am »

*

   Được thắng lợi toàn diện sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới cổ vũ, mùa xuân năm 1996 không khi thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội lần thứ VIII của Đảng và đại hội Đảng bộ các cấp diễn ra rất sôi động trên đất nước ta. Tại binh đoàn Tây Nguyên, cán bộ, chiến sĩ hăng hái thực hiện phong trào thi đua ''Ba nhất'' ngay từ đầu năm 1996, nhằm đạt 3 yêu cầu lớn: ''1. Ý chí, quyết tâm cao nhất. 2. Kỷ cương nghiêm nhất. 3. Tình thương, lối sống đẹp nhất''. Cùng thời gian này, tờ tin "Binh đoàn Tây Nguyên'' do Cục Chính trị Quân đoàn phát hành nội bộ đã hoạt động trở lại, ra số đầu tiên kịp thời phản ánh khí thế thi đua ''Ba nhất'' của Quân đoàn.

   Giữa những ngày xuân Binh Tý tràn đầy nắng và gió cao nguyên, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đoàn 3 lần thứ 5 được tiến hành tại Quân đoàn bộ (thị xã Plei Ku, tỉnh Gia Lai). Dự Đại hội có 198 đại biểu thay mặt cho 3.510 đảng viên trong toàn Đảng bộ Quân đoàn. Đại biểu cấp trên và các đơn vị bạn có các đồng chí: Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Nguyễn Văn Sĩ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Gia Lai; Nguyễn Xuân Sang - Phó tư lệnh Chính trị Binh đoàn 15.

   Với tinh thần: ''Dân chủ, tập trung đoàn kết, hiệu quả'' trong hơn 3 ngày Đại hội, các đại biểu đã nghe, thảo luận đóng góp ý kiến vào bản dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản  Việt Nam và báo cáo kết quả, ưu khuyết điểm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng Đảng bộ Quân đoàn nhiệm kỳ 4; phương hướng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng Đảng bộ Quân đoàn nhiệm kỳ 5 (1996 - 2000) và những công tác chính năm 1996. Đại hội bầu 13 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng  bộ mới và 8 đồng chí đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quân. Đại hội cũng gửi thư đến toàn thể đảng viên, đoàn viên, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trong Quân đoàn.

   Đại hội xác định mục tiêu tổng quát xây dựng Quân đoàn từ năm 1996 đến năm 2000 là: ''Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quân lần thứ VI, nắm chắc nhiệm vụ từng thời kỳ, ra sức phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn. Tập trung xây dựng Quân đoàn cách mạng, chính quy, tinh nhuệ có sức chiến đấu ngày càng cao, kiên định vững vàng về chính trị, trong sạch vững mạnh về tổ chức; tinh thông về chỉ huy, quản lý; giỏi về trình độ kỹ thuật, chiến thuật; có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao; bảo đảm và phát huy tốt trang bị kỹ  thuật hiện có, từng bước đầu tư thích đáng cho công tác bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật của Quân đoàn, tạo ra một bước chuyển biến vững chắc về chấp hành kỷ luật, xây dựng ngày càng nhiều các đơn vị vững mạnh toàn diện, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ trên giao''.

   Phát biểu với Đại hội, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nhiệt liệt biểu dương thành tích của Đảng bộ Quân đoàn trong những năm qua và nêu rõ: ''Quân đoàn 3 là quân đoàn chủ lực cơ động của Bộ, đứng chân trên vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, giàu truyền thống cách mạng, kinh tế xã hội còn chậm phát triển, song lại có vị trí quan trọng về nhiều mặt. Quân đoàn phải sẵn sàng chiến đấu trên các địa bàn được phân công và sẵn sàng cơ động hoàn thành nhiệm vụ trong các tình huống có thể xảy ra ở các địa phương khác... Quân đoàn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, ở mọi quy mô, bằng mọi hình thức chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Quân đoàn phải làm tốt chức năng đội quân công tác... phải làm tốt hơn nữa công tác lao động sản xuất cải thiện đời sống''.

   Đại hội bầu 13 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ khóa 5 là: Lê Xuân Thanh (Bí thư Đảng ủy), Đỗ Công Mùi (Phó Bí thư Đảng ủy), Nguyễn Hữu Hạ (Ủy viên Thường vụ Đảng ủy), Phạm Chào (Ủy viên Thường vụ Đảng ủy) và các đảng ủy viên: Vũ Khắc Đua, Trần Đình Hạng, Bùi Khắc Hải, Phạm Xuân Hùng, Phạm Hải Nhân, Dương Văn Niên, Mai Hồng Bỉnh, Phạm Ngọc Châu, Hà Văn Vi.

   Đại hội bầu 8 đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ toàn quân là: Lê Xuân Thanh (Phó tư lệnh chính trị Quân đoàn), Đỗ Công Mùi (Tư lệnh Quân đoàn), Phạm Chào (Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn), Phạm Xuân Hùng (sư đoàn trưởng Sư đoàn 320), Phạm Hải Nhân (Chủ nhiệm Hậu cần Quân đoàn), Bùi Khắc Hải (Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân đoàn), Mai Hồng Bỉnh (phó sư đoàn trưởng chính trị Sư đoàn 10), Hà Văn Vi (Phó tham mưu trưởng Quân đoàn). Tại Đại hội Đảng bộ Quân đội, đồng chí Đỗ Công Mùi được bầu vào Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.

   Từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 năm 1996, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ VIII. Đại hội đã đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tổng kết 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới; đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2000 và 2020. Đại hội khẳng định: cần ''Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa''1. Về nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong 5 năm (1996 - 2000) và những năm đầu thế kỷ XXI, Đại hội xác định: ''Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và thế trận an nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang, bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; ngăn ngừa và làm thất hại mọi âm mưu và hành động gây mất ổn định xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; ngăn chặn và trừng trị mọi loại tội phạm, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội''2 . Đại hội Đảng VIII đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa; là Đại hội có ý nghĩa quyết định vận mệnh dân tộc và tương lai đất nước trước khi bước vào thế kỷ XXI.

   Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đoàn 3 lần thứ 5; trong 5 năm cuối của thế kỷ XX, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên ra sức thi đua yêu nước, xây dựng Quân đoàn theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lập thành tích toàn diện trên tất cả các mặt công tác.

   Trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm 8 năm xây dựng trên dịa bàn chiến lược Tây Nguyên, Khu 5, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân đoàn tiếp tục tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Binh đoàn lên một bước mới, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và phòng chống ''diễn biến hòa bình''.

        Nắm vững vị trí, chức năng, yêu cầu, nhiệm vụ của một binh đoàn chủ lực cơ động dự bị chiến lược của Bộ đội với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, thường trực cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn ''diễn biến hòa bình'', bạo loạn lật đổ của địch trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên; Quân đoàn luôn duy trì nghiêm các chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với địa phương phát hiện nắm vững và có biện pháp, giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các khu vực đảm nhiệm, góp phần giữ vững ổn định chính trị địa bàn. Trong 5 năm (1996-2000), Quân đoàn củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống sở chỉ huy các cấp; hoàn thiện tổng đài điện tử của Binh đoàn, tổng đài tự động của Đoàn Đồng Bằng, Đoàn Lam Hồng, Đoàn Sơn Lâm; xây dựng công trình chiến đấu đạt chất lượng khá. Lượng dự trữ sẵn sàng chiến đấu luôn được bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng ngày một tốt hơn và đồng bộ. Thực hiện nhiệm vụ mới về sẵn sàng chiến đấu do Bộ Quốc phòng giao, Bộ tư lệnh Quân đoàn chủ động, tích cực tổ chức cán bộ đi nghiên cứu địa hình các khu vực mới và hiệp đồng chặt chẽ với các quân khu, đơn vị bạn liên quan; xây dựng, điều chỉnh và bổ sung hoàn thiện các kế hoạch tác chiến theo phương án cơ bản A, A2, A3, B, kế hoạch phòng chống bão lụt, kế hoạch phòng chống cháy nổ, phương án chiến đấu tại chỗ. Tăng cường kiểm tra, luyện tập một số phương án để rèn luyện từ chỉ huy cơ quan Quân đoàn đến phân đội, chiến sĩ. Các đơn vị: Đoàn Đắc Tô, Trung đoàn Thăng Long (Đoàn Đồng Bằng), 1 tiểu đoàn pháo binh (Đoàn 40), 1 tiểu đoàn phòng không (Đoàn Tam Đảo), 1 tiểu đoàn công binh vượt sông (Đoàn Hùng Vương), Tiểu đoàn vận tải 827 và một số phân đội được báo động cơ động lực lượng đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.

   Nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị và toàn Quân đoàn, từng bước nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ các cấp và rèn luyện bộ đội; hàng năm trong Quân đoàn đều tổ chức các cuộc diễn tập chỉ huy cơ quan ở các cấp và đạt kết quả khá, tốt. Nổi bật nhất là các cuộc diễn tập trong đội hình lớn do Bộ Quốc phòng chỉ đạo. Trong cuộc diễn tập PT-99 (diễn ra từ ngày 3 đến ngày 10.12.1999), lực lượng Quân đoàn tham gia gồm: Thủ trưởng Bộ tư lệnh và 4 cơ quan Quân đoàn, chỉ huy và cơ quan các đơn vị: Đoàn Đắc Tô, Đoàn Đồng Bằng, Đoàn Lam Hồng, Đoàn Hùng Vương, Đoàn Sơn Lâm, Đoàn 40, Đoàn Tam Đảo với tổng quân số 450 cán bộ, chiến sĩ; có thực binh 1 tiểu đoàn xe tăng, BMP-1, một tiểu đoàn pháo 105mm. Kết thúc diễn tập PT-99, Quân đoàn đã được Ban chỉ đạo cuộc diễn tập và cơ quan Bộ Quốc phòng đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt 9 điểm; trong đó có nhiều nội dung, nhiều bộ phận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thông qua đợt diễn tập này, Quân đoàn rút ra một số kinh nghiệm thiết thực và bổ ích, làm cơ sở bổ sung cho phương hướng nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng đơn vị mạnh trong những năm sau và phương pháp phối hợp hiệp đồng với đơn vị bạn. Phát huy thành tích và vận dụng linh hoạt kinh nghiệm các cuộc diễn tập trước, tháng 6 năm 2000 Quân đoàn tham gia cuộc diễn tập mang tên ''MT-2000'' do Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo, đạt loại giỏi. Bộ Quốc phòng đã tặng bằng khen cho Trung đoàn bộ binh Trung Dũng và Đoàn Sơn Lâm. Từ thực tiễn diễn tập, đã giúp cho Bộ tư lệnh Quân đoàn đánh giá sát hơn khả năng sẵn sàng chiến đấu, trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ và kỹ năng chiến đấu của bộ đội, động thời rút ra nhiều bài học quý vận dụng vào việc hoàn chỉnh các phương án tác chiến cơ bản, phù hợp với tình hình mới. Ngay sau cuộc diễn tập, Tư lệnh Quân đoàn đã tặng bằng khen cho 3 đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là: Trung đoàn bộ binh Trung Dũng (Đoàn Đắc Tô), Đại đội xe tăng 7 (Đoàn Sơn Lâm), Phòng Tác chiến (Bộ Tham mưu); tặng giấy khen cho 3 đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ là: Đại đội pháo phòng không 3 (Đoàn Tam Đảo), Tiểu đoàn 28 và Tiểu đoàn 29 (Bộ Tham mưu).

   Để có được những kết quả cao trong sẵn sàng chiến đấu, 5 năm cuối thế kỷ XX, Quân đoàn đã nỗ lực rất lớn trong công tác huấn luyện. Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức của Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân đoàn, các chỉ thị, mệnh lệnh huấn luyện của Bộ Quốc phòng được thực hiện nghiêm túc. Nhiều nội dung huấn luyện được bổ sung, điều chỉnh cho sát với đặc điểm, nhiệm vụ và từng đơn vị. Công tác xây dựng, điều hành kế hoạch huấn luyện, chuẩn bị cơ sở vật chất, thao trường, bãi tập và thực hiện các chế độ huấn luyện được chỉ đạo chặt chẽ thống nhất, có nền nếp. Việc tập huấn bồi dưỡng cán bộ các cấp, các ngành được chú trọng, tiến hành đều đặn hàng năm. 5 năm (1996-2000) đã có hơn 20.000 lượt cán bộ các cấp được tập huấn; trong đó cán bộ chỉ huy, cơ quan từ Quân đoàn đến trung đoàn được nghiên cứu tập trung về lý luận và tập bài nhiều lần, có những vấn đề mới và diễn tập với quy mô hình thức khác nhau. Trong quá trình huấn luyện, Quân đoàn đã quán triệt tốt phương châm ''cơ bản, thiết thực, vững chắc'' vận dụng linh hoạt sáng tạo 3 quan điểm, 8 nguyên tắc, 6 mối kết hợp; đặc biệt chú trọng huấn luyện đêm, lấy thực hành là chính, tăng cường báo động kiểm tra; tích cực tổ chức các cuộc hội thi, hội thao ở các cấp, các ngành. Vì vậy, kết quả huấn luyện được giữ vững và ngày càng nâng cao. Quân số tham gia huấn luyện luôn đạt 98% đến 99%. Các nội dung kiểm tra đạt 100% yêu cầu, có từ 70% đến 80% khá giỏi, trong đó các môn kỹ thuật thường đạt loại giỏi, chiến thuật loại khá. Kết quả huấn luyện chung của toàn Quân đoàn đều có sự đóng góp quan trọng của Trường Quân sự. Từ trung tâm huấn luyện duy nhất của Binh đoàn, hàng nghìn cán bộ phân đội và nhân viên chuyên môn kỹ thuật được đào tạo, bổ túc tốt nghiệp ra trường đem theo kiến thức cơ bản tỏa về các đơn vị công tác Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức dạy văn hóa, bồi dưỡng cho các thí sinh dự thi tuyển sinh quân sự, liên kết với trường bạn dạy đại học đại cương cho cán bộ, lưu lượng hàng trăm lượt người mỗi năm. Chất lượng huấn luyện của Trường Quân sự luôn ổn định và tiến bộ không ngừng; được Cục Nhà trường Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra toàn diện (10.1996), đánh giá đạt loại giỏi (8,91 điểm).

   Cùng với những kết quả cao trong huấn luyện lực lượng trong biên chế, từ năm 1996 đến năm 2000 Quân đoàn còn giành được nhiều kết quả trong huấn luyện quân dự bị động viên và giáo dục quốc phòng cho sinh viên, học sinh. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh về Dự bị động viên (8.1996) và nhiệm vụ được giao, Quân đoàn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền, cơ quan quân sự địa phương đưa công tác quản lý, xây dựng và huấn luyện lực lượng dự bị đi vào nền nếp; từng bước nâng cao chất lượng huấn luyện cho các đối tượng quân dự bị. Mặc dù còn không ít trở ngại trong việc nắm, quản lý nguồn dự bị do địa bàn rộng, nhận thức về nhiệm vụ động viên của địa phương và quân nhân dự bị chưa đồng đều, một số quy định về dự bị động viên còn bất cập..., nhưng hai năm (1999-2000) toàn Quân đoàn đã huấn luyện được 9.927 cán bộ, chiến sĩ dự bị, đạt 78,79% kế hoạch; tổ chức thành công 2 cuộc diễn tập có thực binh 2 tiểu đoàn dự bị. Đồng thời giáo dục quốc phòng cho hàng nghìn học sinh, sinh viên đạt kết quả tốt. Để đánh giá kết quả, rút ra những kinh nghiệm quý, tiếp tục đưa công tác dự bị động viên phát triển mạnh trong những năm tới; ngày 28 tháng 9 năm 2000 Quân đoàn tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm (1999-2000) về công tác quản lý, xây dựng và huấn luyện lực lượng dự bị động viên. Dự Hội nghị có 229 đồng chí, gồm: Thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân đoàn, các cục và các phòng ban cơ quan Quân đoàn; chỉ huy trưởng, chỉ huy phó chính trị; trưởng các phòng, ban, tiểu ban các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn, Trường Quân sự; đại diện Ban chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh về Dự bị động viên Bộ Quốc phòng, Cục Quân lực, Cục Quân huấn (Bộ Tổng Tham mưu); Cục Tổ chức, Cục Cán bộ (Tổng cục Chính trị); Bộ Tham mưu (Tổng cục Hậu cần), Bộ Tham mưu (Tổng cục Kỹ thuật), Cục Tài chính (Bộ Quốc phòng); Bộ tư lệnh, Phòng Quân lực (Quân khu 5); đại biểu Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự, trưởng ban quân lực 5 tỉnh thành phố. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Chủ trì hội nghị: Đại tá Trần Minh Hùng - Phó tư lệnh Quân đoàn 3. Hội nghị đã đánh giá những thành công, chỉ rõ những điểm còn hạn chế và nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm, thống nhất những công việc cần làm tốt trong thời gian tới. Hội nghị đã biểu dương các đơn vị: Đoàn Lam Hồng, Đoàn Đồng Bằng, Đoàn 40 và cơ quan Quân đoàn lập nhiều thành tích trong nhiệm vụ dự bị động viên trên địa bàn Quân khu 5.

   Tuy vẫn còn những vấn đề cần phải khắc phục, nhưng 5 năm (1996-2000) Quân đoàn 3 đã tiến những bước dài khá vững chắc và hoàn thành tốt công tác huấn luyện chiến đấu. Nhiều đơn vị trong Quân đoàn đạt đơn vị huấn luyện giỏi 3 năm liền. Kết quả huấn luyện của Quân đoàn còn được khẳng định qua các đợt kiểm tra, thanh tra của Bộ Quốc phòng và hội thi hội thao toàn quân. Hai năm 1998, 2000, Bộ kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu, đều đánh giá Quân đoàn đạt loại giỏi; thanh tra nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của Quân đoàn năm 1999 và quý 1 năm 2000 đánh giá đạt loại khá, trong đó các đơn vị: Đoàn Đắc Tô, Đoàn Tam Đảo, Đoàn 40, Trường Quân sự đạt loại giỏi. Các đội tuyển của Quân đoàn tham gia hội thao giành nhiều giải cao: giải nhất công binh khu vực phía Nam, giải ba thể thao và hóa học toàn quân (1996); giải nhì binh chủng pháo binh và giải ba binh chủng xe tăng (1998); giải nhất binh chủng pháo binh, giải nhì binh chủng thông tin khu vực phía Nam và Trung đoàn Trung Dũng (Đoàn Đắc Tô) xếp thứ ba thi diễn tập chỉ huy - cơ quan trung đoàn bộ binh toàn quân (2000). Những kết quả cao trong công tác huấn luyện đã góp phần trực tiếp nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và chất lượng tổng hợp của Quân đoàn.

   Thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị số 37 của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chỉ thị số 282 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chỉ thị số 85 của Tổng Tham mưu trưởng, từ năm l996 đến năm 2000, Quân đoàn đẩy mạnh xây dựng chính quy, giáo dục pháp luật và rèn luyện kỷ luật. Hàng trăm triệu đồng và nhiều công sức của bộ đội được huy động vào củng cố, làm mới hệ thống sổ sách, bảng, biển, thiết bị ở cơ quan, đơn vị, kho trạm... bảo đảm tính thống nhất cao. Được thường xuyên quán triệt, giáo dục thấy rõ ý nghĩa nhiệm vụ xây dựng chính quy nên bộ đội tự giác chấp hành kỷ luật, thực hiện nếp sống văn hóa, tích cực cải thiện cảnh quan môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp. Hàng năm, Quân đoàn vẫn tuyển nhận hàng nghìn chiến sĩ mới, nhưng tỷ lệ vi phạm kỷ luật và đào - bỏ ngũ ngày càng giảm mạnh. Năm 1996 có 4% quân số đào - bỏ ngũ, năm 1999 chỉ còn 0,7% và đến năm 2000 chỉ còn 0,59%. Có nhiều tiểu đoàn, trung đoàn huấn luyện chiến sĩ mới không có đào - bỏ ngũ. Những cố gắng liên tục trong nhiều năm xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật đã tạo nên ý thức tự giác của bộ đội làm việc, học tập, công tác theo chức trách, hành động theo điều lệnh, nâng cao sức mạnh Binh đoàn. Từ ngày 8 tháng 1 năm 2000, toàn Quân đoàn chuyển sang thực hiện chế độ làm việc 40 giờ trong một tuần, nghỉ 2 ngày thứ bảy và chủ nhật. Do được chuẩn bị chu đáo, tổ chức chặt chẽ nên việc thực hiện chế độ làm việc mới không gây xáo trộn, nhanh chóng đi vào ổn định, nền nếp. Các đơn vị, cơ quan vẫn bảo đảm được các hoạt động như trước. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng có thêm điều kiện, thời gian đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí, củng cố sức khỏe và làm các công việc khác.

   Chủ động, linh hoạt trong cơ chế quản lý kinh tế mới, trong 5 năm (1996-2000) Ngành Hậu cần tích cực khai thác, tạo nguồn, bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi tiêu chuẩn, chế độ cho cán bộ, chiến sĩ. Phong trào tăng gia sản xuất có nhiều chuyển biến tích cực. Diện tích cây công nghiệp đạt gần 700 héc-ta, trong đó có 180 héc-ta cà phê, 270 héc-ta cao su, 24 héc-ta bời lời; thường xuyên duy trì đàn bò 300 con và đàn lợn 1.500 con. Cùng với các hoạt động trên, Quân đoàn còn tích cực tham gia xây dựng các công trình kinh tế - Quốc phòng của Nhà nước: Thủy điện Yaly và Sê San 3, đường dây 500KV, Đường Hồ Chí Minh, rà phá bom mìn... thu về hàng trăm triệu đồng. Thành quả từ lao động sản xuất được đưa thêm vào bữa ăn, việc thực hành tiết kiệm, cải tiến chế biến được chú trọng... nên chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội luôn ổn định và từng bước được nâng cao. Năm 2000 có 85% tổng số bếp đạt tiêu chuẩn ''Bếp nuôi quân giỏi, quản lý tốt'', tăng 8% so với năm 1996; không còn bếp kém. Bảo đảm về mặc và phòng chữa bệnh cho bộ đội cũng có những chuyển biến tiến bộ. Từ năm 1998 không còn tử vong do sốt rét ác tính, quân số khỏe bình quân hàng năm đạt 98,5%, cao nhất từ khi trở lại Tây Nguyên, Khu 5. Chương trình 12-2 kết hợp quân dân y được thực hiện có hiệu quả, hàng nghìn lượt người dân được khám và chữa bệnh. Về xây dựng doanh trại đã tập trung có trọng tâm, trọng điểm theo hướng cơ bản lâu dài; 100% đơn vị có điện và nguồn nước sạch cho bộ đội sinh hoạt và phục vụ các hoạt động công tác.

   Trong điều kiện địa bàn đóng quân rộng, khí hậu môi trường không thuận lợi, kinh phí hạn hẹp, vũ khí trang bị kỹ thuật sử dụng nhiều năm; công tác kỹ thuật đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, tích cực bảo dưỡng bảo quản sửa chữa nâng cấp duy trì vũ khí trang bị kỹ thuật hiện có, đáp ứng được các yêu cầu về sẵn sàng chiến đấu huấn luyện và công tác. Đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý, khai thác, sử dụng, bảo đảm an toàn, không để xảy ra cháy nổ, mất mát vũ khí trang bị, đạn dược.

   Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Tổng cục Chính trị, bám sát định hướng công tác đảng, công tác chính trị những năm 1996-2000 và nhiệm vụ chính trị của Quân đoàn, kế thừa kinh nghiệm đã có; trong 5 năm cuối thế kỷ XX công tác đảng, công tác chính trị của Binh đoàn có nhiều thành công. Việc giáo dục chính trị, lãnh dạo tư tưởng đã tập trung quán triệt tốt Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Đảng ủy Quân sự Trung ương và nghị quyết của Đảng ủy Quân đoàn, nhiệm vụ đơn vị. Quy chế, chương trình giáo dục chính trị hàng năm được thực hiện tốt, nội dung ngày càng phong phú, hình thức đa dạng sát với đặc điểm từng đối tượng cụ thể. Công tác thi đua khen thưởng từng bước được đổi mới. Ban thi đua các cấp được kiện toàn. Phong trào thi đua được đẩy mạnh cả bề rộng và chiều sâu, tạo được khí thế sôi động và động lực mạnh mẽ góp phần làm chuyển biến tình hình mọi mặt đơn vị. Những vấn đề tư tưởng mới nảy sinh trong thực tiễn được nắm bắt giải quyết kịp thời. Chính vì vậy, trước diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng vẫn vững vàng về chính trị, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định lập trường chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững phẩm chất đạo đức "Bộ đội Cụ Hồ", thực sự yên tâm gắn bó với Quân đội, Quân đoàn, đoàn kết thống nhất, ra sức thi đua xây dựng Quân đoàn vững mạnh toàn diện.

   Song song với giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, công tác tổ chức xây dựng Đảng tập trung vào xây dựng các cấp ủy Đảng và chi bộ trong sạch vững mạnh, nhất là chi bộ ở đại đội đủ quân. Năm 1996 số đại đội có chi bộ đạt 62,69%, năm 2000 đã đạt 91,97%, trong đó có 10,31% chi bộ có chi ủy. Do đẩy mạnh chất lượng sinh hoạt, làm tốt việc tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 và Trung ương 6 (lần 2), tăng cường công tác kiểm tra nên sức chiến đấu của các chi bộ được tăng lên rõ rệt. Hàng năm, số tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh, đảng viên đủ tư cách mức 1 không ngừng tăng lên. Năm 1996 có 57,64% tổng số tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh và 74,64% đảng viên đủ tư cách mức 1; đến năm 1999 tăng lên 70,73% tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh và 83,13% đảng viên đủ tư cách mức 1, không còn tổ chức cơ sở Đảng yếu kém. Từ năm 1996 đến năm 2000, Đảng bộ Quân đoàn phát triển được 1.761 đảng viên mới. Đội ngũ cán bộ các cấp được chú trọng xây dựng, bảo đảm cơ bản đủ về số lượng, nâng cảo về chất lượng, đồng bộ và có tính kế thừa. Cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp được quan tâm xây dựng ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu nhiệm vụ của Quân đoàn và các đơn vị.

   Nhằm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết và các phong trào thi đua, rút ra kinh nghiệm thiết thực, tiếp tục thúc đẩy phong trào phát triển tiến lên. Từ năm 1996 đến năm 2000, Quân đoàn tổ chức: Tổng kết phong trào thi đua ''Hai tốt'' (3.1996), Tổng kết 5 năm đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị (8.1996), Tổng kết thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (khóa VII) về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, tổ chức thi tuyên truyền viên trẻ (7.2000). Cũng trong thời gian này, Cục Chính trị Quân đoàn phối hợp với Ban Biên tập chương trình Phát thanh Quân đội Đài tiếng nói Việt Nam mở lớp bồi dưỡng cộng tác viên tại Quân đoàn; chỉ đạo Hội Phụ nữ tổ chức thành công Đại hội Phụ nữ toàn Quân đoàn lần thứ nhất (20.2.1997), kiện toàn Ban chấp hành Hội, đẩy mạnh phong trào thi đua ''Giỏi việc nước, đảm việc nhà'', "Nuôi con khỏe, dạy con ngoan'', ''Kế hoạch hóa gia đình'' và 5 chương trình công tác của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nụ Việt Nam. Đoàn thanh niên các cấp cũng được kiện toàn, hoạt động có hiệu quả, phát triển được 11.375 đoàn viên mới và giành nhiều thành tích trong phong trào "Thanh niên phấn đấu xứng danh Bộ đội Cụ Hồ''.

   Nhân dịp kỷ niệm 110 năm sinh nhật Bác Hồ, 31 năm ngày Bác đi xa và kỷ niệm 56 năm thành lập nước (2.9.1945 - 2.9.2000), Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân đoàn tổ chức trọng thể lễ đặt tượng Bác Hồ tại Hội trường Nhà văn hóa Quân đoàn. Dự buổi lễ có các đồng chí trong Bộ tư lệnh, thủ trưởng và đông đảo cán bộ cơ quan Quân đoàn, đơn vị. Đây là pho tượng được đúc bằng đồng, do Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng tặng cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên.

   Thực hiện tốt Pháp lệnh Người có công với cách mạng, trong 5 năm (1996-2000), Quân đoàn thường xuyên quản lý tốt các dối tượng chính sách; chủ động tham gia giải quyết những tồn đọng sau chiến tranh. Quân đoàn vẫn tiếp tục duy trì các đội tìm kiếm quy tập mộ liệt sĩ. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đặc biệt này đã không quản gian khổ, hiểm nguy xuyên rừng lội suối đến các trận địa cũ từ bắc Kon Tum đến nam Đắc Lắc để tìm kiếm cất bốc, quy tập được 665 hài cốt liệt sĩ về các nghĩa trang; trả lời nhiều thư và hướng dẫn thân nhân liệt sĩ thăm viếng, tìm tin. Năm 1997, Đoàn Đắcc Tô đã hoàn thành xây dựng Nhà bia tưởng niệm hơn mười nghìn liệt sĩ, thể hiện lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc những chiến sĩ đã hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho sự nghiệp giải phóng Tây Nguyên. Cùng với các hoạt động trên, hàng năm Quân đoàn cử nhiều đội công tác đến các vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum vận động nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị; quyên góp hàng trăm triệu đồng làm công tác đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị bão lụt; huy động hàng vạn ngày công làm đường giao thông, làm thủy lợi, xây dựng làng buôn định canh định cư và khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 1999, Quân đoàn phụng dưỡng 10 Mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi tặng quà 254 lượt gia định chính sách với số tiền trị giá 76 triệu đồng; tổ chức sửa chữa 36 căn nhà, cử 36 đội công tác, huy động 2.960 ngày lượt cán bộ, chiến sĩ làm công tác dân vận thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ tham gia xóa đói giảm nghèo ở 6 xã đặc biệt khó khăn ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt gần 222,5 triệu đồng. Năm 2000, Quân đoàn nhận phụng dưỡng 13 Mẹ Việt Nam anh hùng, quyên góp được 96 triệu đồng xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, làm công tác dân vận ở 36 xã, xóa đói giảm nghèo ở 6 xã, làm được 26,5km đường giao thông, 6,4km kênh mương, 6 héc-ta lúa nước, 90 ngôi nhà tình nghĩa, quyên góp giúp đỡ 170 triệu đồng xây dựng làng mới, tuyên truyền chính sách cho 32.000 lượt người dân, khám chữa bệnh cho 760 lượt người. Khi đồng bằng sông Cửu Long bị lũ lụt tàn phá, Quân đoàn đã kịp thời cơ động một lực lượng quân y đến huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp giúp dân, khám chữa bệnh cho bà con ở 11 xã, cấp phát thuốc trị giá 40 triệu đồng. Tháng 6 năm 1997, nhân dân huyện Ayun Pa tỉnh Gia Lai gặp khó khăn trong thu hoạch mía, Quân đoàn đã huy động 714 cán bộ, chiến sĩ, thu hoạch 3.320 tấn mía và bắc một cầu phao qua sông Ba để vận chuyển mía về nhà máy đường; được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá cao và rất hoan nghênh.

   Những hoạt động kết nghĩa, hành quân dã ngoại rèn luyện bộ đội kết hợp làm công tác dân vận, cử các đội công tác cơ sở xuống vùng sâu vùng xa, đẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa... của Quân đoàn đã góp phần thiết thực cùng địa phương tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền cơ sở, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng cách mạng, phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, giữ gìn ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ trong thế trận chiến tranh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn Tây Nguyên, Khu 5. Thông qua các hoạt động dân vận, khối đoàn kết quân dân càng thêm gắn bó; niềm tin của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương vào Quân đoàn càng được củng cố, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

   

   


-----------------------------------------------------------------
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, H.1996, tr. 61.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội... Sđd, tr.80.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #122 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2021, 09:06:57 am »

        Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 2 (khóa VIII) về ''Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ'', Nghị quyết số 10/ĐUQSTƯ (ngày 8 tháng 1 năm 1999), của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương ''về đẩy mạnh nghiên cứu, phát huy vai trò của khoa học lịch sử quân sự trong thời kỳ mới'' và các Chỉ thị số 19/ĐUQSTƯ (ngày 19 tháng 3 năm 1997) của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chỉ thị số 462/CT-QP (ngày 26 tháng 3 năm 1997) của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về khoa học công nghệ; Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân đoàn đã tổ chức quán triệt đầy đủ các nghị quyết chỉ thị của cấp trên cho cán bộ các cấp, đồng thời xây dựng triển khai chương trình hành động đến năm 2000. Được sự giúp đỡ của các cơ quan Bộ Quốc phòng, với nỗ lực cố gắng rất cao, từ năm 1996 đến năm 2000, Quân đoàn đã hoàn thành nhiều đề tài khoa học về nghệ thuật quân sự, tổng kết - lịch sử quân sự, khoa học xã  hội và nhân văn, hậu cần - kỹ thuật quân sự, y dược học quân sự. Trong đó có 2 đề tài khoa học cấp Bộ: ''Tổng kết chiến thuật trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của Quân đoàn 3 (1945 - 1975)'' (do Phòng Khoa học công nghệ - môi trường biên soạn) và Sử dụng và bố trí lực lượng vũ trang tác chiến trên địa bàn Tây Nguyên trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc'' (do đại tá tiến sĩ Phạm Xuân Hùng - Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Quân đoàn làm chủ nhiệm) đã được Hội đồng nghiệm thu Bộ Quốc phòng đánh giá đạt loại xuất sắc. Đề tài tổng kết chiến thuật đã xuất bản thành sách, kịp thời phục vụ cán bộ nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Quân đoàn. Về tổng kết - lịch sử quân sự đã hoàn thành và in thành sách các tập 5, 6 ,7 tổng kết trận đánh, biên niên sử công tác đảng, công tác chính trị, lịch sử và tổng kết Ngành Kỹ thuật; lịch sử các đơn vị: Đại Đoàn Đồng Bằng (tập 4), Đoàn Lam Hồng, Đoàn Tam Đảo, Đoàn 40, Trung đoàn Trung Dũng, Trung đoàn PleiMe, Trung đoàn 28. Đề tài khoa học bao gồm nhiều lĩnh vực: dân vận, kiểm tra (Cục Chính trị), châm tê trong phẫu thuật, dùng Atêmisinine đều trị sốt rét (Viện Quân y 211), kỹ thuật quân sự (Cục Kỹ thuật) nhanh chóng được triển khai áp dụng vào thực tiễn, đem lại nhiều kết quả thiết thực. Hàng chục sáng kiến cải tiến kỹ thuật và mô hình học cụ ra đời góp phần nâng cao năng suất, giảm giá thành trong lao động sản xuất và chất lượng huấn luyện. 

     Đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn Quân đoàn từng bước được tin học hóa, việc sử dụng máy vi tính đã trở thành phổ biến trong các cơ quan, đơn vị đem lại hiệu quả ngày càng cao. Thực hiện chủ trương, kế hoạch đại học hóa đội ngũ cán bộ, hàng trăm cán bộ được học đại học đại cương, đi tu nghiệp ở các học viện trong và ngoài quân đội. Năm 1996, đội ngũ cán bộ Quân đoàn có 7,87% có trình độ đại học, đến năm 2000 đã tăng lên 22%. Những kết quả tương đối toàn diện trong nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến không chỉ góp phần nâng cao chất lượng mọi mặt công tác, mà còn khẳng định hướng đi đúng và bước phát triển mới trong công tác khoa học quân sự của Binh đoàn.

        Cũng như các giai đoạn trước, trong những năm cuối thế kỷ XX, Quân đoàn 3 thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ, động viên của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng. Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội đến thăm, làm việc, kiểm tra Quân đoàn và động viên cán bộ, chiến sĩ: Chủ tịch Nước Lê Đức Anh (4.1996), Thủ tướng Phan Văn Khải (1.1999), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đỗ Mười (9.1998), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đoàn Khuê (1.1997), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà (4.1998), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tổng Tham mưu trưởng Lê Văn Dũng (11.1998 và 2.1999), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động 50 - Trương Khánh Châu (11.1999)... Đây là nguồn cổ vũ rất lớn cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn hăng hái thi đua xây dựng Quân đoàn vững mạnh toàn diện trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng đã giao phó.

   Trong 5 năm 1996-2000, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân đoàn và các cơ quan, đơn vị có một số thay đổi về cán bộ. Thiếu tướng Đỗ Công Mùi (Tư lệnh Quân đoàn) được điều động làm Phó tư lệnh Quân khu 3 (12.1997), đại tá Nguyễn Hữu Hạ (Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Quân đoàn) được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn (12.1997), đại tá tiến sĩ Phạm Xuân Hùng (sư đoàn trưởng Sư đoàn 320) được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Quân đoàn (12.1997), đại tá Trần Minh Hùng (Phó tham mưu trưởng Quân khu 5) được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh Quân đoàn (12.1998).

   Tháng 3 năm 1998, Đảng ủy Quân sự Trung ương ra quyết định: đồng chí Nguyễn Hữu Hạ giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Quân đoàn, đồng chí Phạm Xuân Hùng giữ chức Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân đoàn, hai đồng chí Phí Đình Tơm và Nguyễn Tiên Phong là Ủy viên Đảng ủy Quân đoàn.

    Bốn cơ quan Quân đoàn cũng có sự thay đổi: đại tá Phí Đình Tơm (phó sư đoàn trưởng tham mưu trưởng Sư đoàn 10) và đại tá Đỗ Văn Tắc được bổ nhiệm làm phó tham mưu trưởng Quân đoàn, đại tá - phó giáo sư - tiến sĩ Lương Minh Cao (Học viện Lục quân) thực tế Phó tham mưu trưởng Quân đoàn; đại tá Tô Bá Ánh (Học viện Chính trị Quân sự) và đại tá Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân Hà Minh Thám (Quân khu 5) được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm chính trị Quân đoàn, đại tá Phạm Hải Nhân được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hậu cần Quân đoàn, đại tá Nguyễn Ngọc Nghĩa được bổ nhiệm lám Phó cục trưởng Cục Hậu cần Quân đoàn.

   Sư đoàn 10: thượng tá Trần Quốc Phú được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng tham mưu trưởng, thượng tá Đào Mạnh Chỉnh được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng. Sư đoàn 320: đại tá Hoàng Văn Hoặc được bổ nhiệm làm sư đoàn trưởng, đại tá Nguyễn Thế Tân được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng tham mưu trưởng, đại tá Nguyễn Tiên Phong được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng chính trị. Sư đoàn 31: đại tá Nguyễn Vĩnh Phú được bổ nhiệm làm sư đoàn trưởng, thượng tá Nguyễn Ngọc Cường được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng chính trị, thượng tá Đỗ Quang Trung được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng tham mưu trưởng. Trường Quân sự: đại tá Võ Mạnh Thắng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng, thượng tá Ngô Thế Tuyền được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng chính trị, thượng tá Lưu Tiến Chức được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng quân sự. Tại các đơn vị khác cũng có một số thay đổi về cán bộ chủ trì phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

   Năm năm cuối thế kỷ XX là giai đoạn tương đối ổn định và có nhiều thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ của Binh đoàn Tây Nguyên. Quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, nắm vững nhiệm vụ kế thừa kinh nghiệm, phát huy truyền thống, tích cực chủ động sáng tạo trong thực hiện, ''Quân đoàn 3 có bước trưởng thành rất quan trọng, hoàn thành và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, có nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, đạt và vượt một số mục tiêu, chỉ tiêu do Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đoàn lần thứ 5 đề ra; nhiều mặt công tác năm sau tiến bộ hơn năm trước; một số cơ quan, đơn vị tiếp tục được củng cố, có chiều hướng phát triển tốt; một số mặt yếu kém được đẩy lùi; trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh tổng hợp của Quân đoàn có bước tiến bộ trưởng thành mới, có mặt hơn hẳn so với thời kỳ đầu trở lại Tây Nguyên. Hoàn thành được các nhiệm vụ chiến đấu trong các tình huống chiến tranh do Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng giao''1. Trong vườn hoa thi đua muôn màu tươi thắm của Binh đoàn Tây Nguyên, có 6.029 tập thể và hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ được khen thưởng, 296 tập thể đạt danh hiệu  "Đơn vị quyết thắng'', 14 cơ quan đơn vị được Bộ tư lệnh Quân đoàn tặng cờ thi đua. Dẫn đầu, toàn diện trong phong trào thi đua 5 năm 1996 - 2000 là Đoàn 40; được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Chiến công hạng nhất (năm 2000), được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng tặng cờ ''Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua''. Đoàn Đồng Bằng là đơn vị có nhiều thành tích trong công tác kỹ thuật, được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba. Đoàn Đắc Tô nổi bật trong công tác dân vận, chính sách được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Đoàn Hùng Vương hoàn thành xuất sắc cuộc vận động 50 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Ngoài ra, nhiều đơn vị cơ quan trong Quân đoàn được Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh xã hội, Trung ương Đoàn Thanh cộng sản Hồ Chí Minh tặng Bằng khen, cờ luân lưu và tặng phẩm.

        Đặc biệt, Đoàn Lam Hồng, Trung đoàn bộ binh 866 được Chủ tịch Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Khăm Tày Xi Phăn Đon tặng Huân chương Ít Xa La - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Lào. Những phần thưởng vinh dự đó không những đánh dấu bước trưởng thành mới toàn diện của Quân đoàn trong những năm cuối của thế kỷ XX; mà còn là cơ sở vững chắc, là nguồn cổ vũ động viên lớn lao cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên hăng hái vươn lên lập những thành tích mới trong những năm đầu của thế kỷ XXI.



------------------------------------------------------------------
1. Trích Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đoàn lần thứ 6, tr. 7
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #123 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2021, 09:24:25 am »

        3. Đẩy mạnh xây dựng Quân đoàn theo hướng "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại', vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới.

   Giữa tháng 11 năm 2000, tại Quân đoàn bộ (thành phố Plei Ku, tỉnh Gia Lai), Đảng bộ Quân đoàn 3 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ 6. Dự Đại hội có 179 đại biểu thay mặt cho gần 4.000 đảng viên ở 13 Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Quân đoàn. Đại biểu cấp trên và địa phương có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Huy Hiệu - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đỗ Tiến Hoàng - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai, Nguyễn Thanh Cao - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum và một số đại biểu cơ quan Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, với tinh thần dân chủ, trí tuệ và tập trung thống nhất cao, Đại hội đã nghe, thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam; Báo cáo chính trị của Đảng ủy Quân sự Trung ương trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ VII; đánh giá tình hình, tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng bộ Quân đoàn nhiệm kỳ 1996-2000 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2001-2005.

   Về phương hướng xây dựng Quân đoàn 3 năm 2001 - 2005, Đại hội xác định: ''Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quân lần thứ VII, phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân ''Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại''. Nắm vững vị trí, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đoàn chủ lực, chính quy, vững mạnh bảo đảm sức chiến đấu, khả năng cơ động cao và là lực lượng chủ yếu giữ vững địa bàn chiến lược Tây Nguyên; nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường. Tập trung xây dựng Quân đoàn có trình độ khoa học quân sự, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có khả năng tác chiến chiến dịch (chiến đấu) trong mọi điều kiện; kỷ luật nghiêm; đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện; quản lý khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm; cảnh giác sẵn sàng chiến đấu cao; toàn Quân đoàn là một khối thống nhất ý chí và hành động, không ngừng nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu tổng hợp của Quân đoàn, sẵn sàng hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong mọi tình huống''.

   Phát biểu với Đại hội, Trung tướng Nguyễn Huy Hiệu đã chuyển lời biểu dương của Đảng ủy Quân sự Trung ương về những kết quả thành tích mà Đảng bộ Quân đoàn 3 đã đạt được trong 5 năm 1996-2000; đồng thời đi sâu phân tích về tình hình thế giới, khu vực có liên quan, thông báo những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước, kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của Quân đội trong những năm qua, nhất là 2 năm 1999-2000; khẳng định tính khoa học sáng tạo, sự đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm rõ những yêu cầu phát triển mới và những vấn đề có tính nguyên tắc trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới; nhắc nhở Đảng bộ Quân đoàn tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, kiên quyết khắc phục mặt hạn chế, xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch vững mạnh, lãnh đạo xây dựng Quân đoàn vững mạnh toàn diện, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

   Đại hội bầu 13 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ Quân đoàn khóa 6 là: Lê Xuân Thanh (Bí thư Đảng ủy), Nguyễn Hữu Hạ (Phó Bí thư Đảng ủy), Phạm Xuân Hùng (Ủy viên thường vụ Đảng ủy), Phạm Chào (Ủy viên thường vụ Đảng ủy) và các đảng ủy viên: Trần Minh Hùng, Phí Đình Tơm, Phạm Hải Nhân, Bùi Khắc Hải, Trần Đình Hạng, Nguyễn Tiên Phong, Mai Hồng Bỉnh, Nguyễn Vĩnh Phú, Võ Mạnh Thắng.

   Đại hội bầu 7 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ VII là: đại biểu chính thức: Lê Xuân Thanh, Nguyễn Hữu Hạ, Phạm Xuân Hùng, Phạm Chào, Phạm Hải Nhân, Bùi Khắc Hải, Mai Hồng Bỉnh. Đại biểu dự khuyết: Võ Mạnh Thắng. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ VII, đồng chí Nguyễn Hữu Hạ được bầu làm đại biểu Đảng bộ Quân đội tham gia Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đoàn 3 lần thứ 6 thành công là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành mới toàn diện của Đảng bộ và tầm vóc của Quân đoàn ở tuổi 25; thể hiện ý chí nguyện vọng của toàn thể đảng viên, đoàn viên, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới.

   Năm 2001, năm đầu tiên của thế kỷ XXI được đánh dấu bằng một sự kiện lịch sử trọng đại trên đất nước ta: Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4.2001). Đại hội đã tổng kết những thành tựu to lớn, rất quan trọng và bài học chủ yếu sau 15 năm đổi mới; đồng thời đề ra đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước ta vững bước tiến vào thiên niên kỷ thứ ba. Về quốc phòng - an ninh, Nghị quyết Đại hội khẳng định: ''Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc''. Đồng thời chỉ rõ phải: ''Xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng... có trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu ngày càng cao; thường xuyên cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, ngăn chặn và đẩy lùi các tội phạm nguy hiểm và các tệ nạn xã hội, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội''1.

   Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng hòa trong khí thế thi đua yêu nước sôi động của toàn quân, toàn dân; cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên vững bước, tin tưởng, hăng hái thực hiện phong trào thi đua ''Bốn dẫn đầu'' với các mục tiêu: ''1. Xây dựng chính trị tư tưởng vững, tổ chức mạnh; 2. Hoàn thành các nhiệm vụ chính trị đạt chất lượng cao; 3. Duy trì nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật nghiêm; 4. Quan hệ quân dân tốt''. Quyết tâm thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đoàn lần thứ 6 đề ra ngay từ những tháng đầu, năm đầu.

   Đầu tháng 2 năm 2001, Tây Nguyên xảy ra vụ bạo loạn chính trị phản cách mạng. Thực hiện âm mưu ''diễn biến hòa bình'', bọn phản động trong tổ chức FULRO lưu vong ở Mỹ, do Ksor Kớt cầm đầu, được các thế lực phản động quốc tế dung dưỡng giật dây, đã móc nối với bọn phản động nội địa tổ chức lôi kéo, kích động, lừa gạt, ép buộc một số đồng bào dân tộc thiểu số ở hai tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc biểu tình gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trước tình hình hết sức cấp bách và được lệnh của Bộ Quốc phòng, toàn Quân đoàn chuyển lên trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, tăng cường các biện pháp nắm địch, cơ động một số lực lượng làm nhiệm vụ, bảo vệ chặt chẽ các mục tiêu, tích cực phối hợp cùng địa phương ổn định tình hình.
 
        Tiếp đó, Quân đoàn đã tổ chức một đợt hoạt động dân vận trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Với tinh thần khẩn trương và kiên quyết, ngay từ khi đến địa bàn, các tổ đội công tác đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đến từng buôn làng, kiên trì tuyên truyền cho đồng bào về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vạch rõ âm mưu ''diễn biến hòa bình'' bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, nhất là thủ đoạn thâm độc lợi dụng tôn giáo, dân tộc để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Cùng với tuyên truyền thuyết phục, cán bộ, chiến sĩ còn tích cực giúp dân làm đường, dựng trường học, khám chữa bệnh và cấp phát thuốc trị giá 20 triệu đồng. Quân đoàn quyên góp được 70 triệu đồng, kịp thời mua gạo, muối giúp đỡ đồng bào trong lúc giáp hạt. Bằng các việc làm thiết thực, Quân đoàn đã góp phần cùng địa phương nhanh chóng ổn định tình hình tại các buôn làng, đưa mọi hoạt động trở lại bình thường. Đồng bào các dân tộc hiểu và tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tin tưởng ''Bộ đội Cụ Hồ'', ''bộ đội B3'', không nghe theo bọn xấu hại dân, hại nước.

   Quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Trung ương Đảng, Đảng ủy Quân sự Trung ương, thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh và Chỉ thị 1662/CL-BQP của Bộ Quốc phòng, nắm vững chức năng nhiệm vụ, từ năm 2001 đến năm 2005 công tác sẵn sàng chiến đấu của Quân đoàn có bước tiến vững chắc. Các chế độ sẵn sàng chiến đấu được duy trì chặt chẽ, nghiêm ngặt ở tất cả các cấp. Việc báo động rèn luyện bộ đội và đơn vị theo các phương án tác chiến được tổ chức thường xuyên. Hệ thống thông tin liên lạc được củng cố, nâng cao chất lượng. Công tác nắm tình hình địa bàn và quan sát trên không thực hiện tốt. Vì vậy, ngay trong những ngày tết Nguyên đán Giáp Thân (2004) hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đoàn Đắc Tô kịp thời tham gia chữa cháy rừng ở Kon Tum; toàn Quân đoàn sẵn sàng chiến đấu cao khi bọn phản động gây ra vụ biểu tình gây rối ở Tây Nguyên tháng 4 năm 2004.

   Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, hàng năm Quân đoàn tiến hành điều chỉnh tổ chức biên chế ở một số cơ quan, đơn vị; đưa tiễn khối lượng lớn chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự về các địa phương từ Thanh Hóa đến Bình Thuận an toàn, chu đáo, đồng thời tuyển nhận hàng nghìn chiến sĩ mới, trong đó có nhiều đồng chí là người dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên. Do làm tốt công tác xây dựng lực lượng, nên tỷ lệ quân số toàn Quân đoàn luôn đạt ở mức cao, nhất là các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

   Trước những hoạt động ráo riết ''diễn biến hòa bình'', bạo loạn lật đổ của địch ở Tây Nguyên, theo dõi chặt chẽ các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan (2002) và I-rắc (2003); công tác huấn luyện chiến đấu của Quân đoàn vừa bảo đảm hoàn thành các nội dung, chương trình theo mệnh lệnh chỉ thị của Bộ, vừa chú trọng bổ sung các nội dung mới phù hợp với nhiệm vụ, truyền thống, đặc điểm của Quân đoàn và mỗi đơn vị.  Được chuẩn bị chu đáo, nắm vững phương châm nguyên tắc, duy trì nghiêm kế hoạch tiến trình, tích cực cải tiến phương pháp, coi trọng thực hành rèn luyện dã ngoại, thường xuyên tổ chức hội thi hội thao, kiểm tra rút kinh nghiệm kịp thời... nên kết quả huấn luyện chiến dấu của Quân đoàn luôn ổn định và tiến bộ.

        Các khoa mục chung, kỹ thuật chiến đấu bộ binh, binh chủng đều đạt 100% yêu cầu trong đó có 75% đến 86% khá, giỏi, nhiều môn đạt giỏi. Điểm nổi bật trong huấn luyện thời gian này là 100% cán bộ đã huấn luyện được theo phân cấp; trọng đó cấp trung đội có 70 - 75% khá giỏi, cấp đại đội tiểu đoàn đạt 80% khá giỏi, cán bộ cơ quan đạt 100% hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách. Tại Trường Quân sự trung tâm đào tạo duy nhất của Quân đoàn, hàng trăm cán bộ phân đội và nhân viên chuyên môn kỹ thuật tốt nghiệp ra trường mỗi năm, mang theo kiến thức cơ bản tỏa về các đơn vị công tác.

   Nhằm đánh giá, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, trình độ đội ngũ cán bộ các cấp và rèn luyện bộ đội, từ năm 2001 đến năm 2004, Quân đoàn thường xuyên tổ chức diễn tập chỉ huy - cơ quan các cấp; chỉ đạo các đơn vị diễn tập vòng tổng hợp đại đội, tiểu đoàn, diễn tập bắn đạn thật của bộ binh và binh chủng. Năm 2001, Quân đoàn tổ chức cuộc diễn tập ''ĐT- 01'' có bắn đạn thật đạt kết quả tốt, bảo đảm an toàn. Năm 2003, Trung đoàn bộ binh Trung Dũng hoàn thành tốt cuộc diễn tập thực nghiệm cơ động nhanh, chuẩn bị chiến đấu gấp đánh địch đổ bộ đường không. Năm 2004, Quân đoàn hoàn thành tốt cuộc diễn tập MN- 04. Kinh nghiệm rút ta từ các cuộc diễn tập được phổ biến nhanh đến các đơn vị và vận dụng vào huấn luyện bộ đội, đem lại kết quả thiết thực.

   Công tác dự bị động viên của Quân đoàn trong những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều tiến bộ. Các kế hoạch mang tính cơ bản lâu dài được xây dựng; công tác nắm, quản lý, phúc tra nguồn, sắp xếp biên chế lực lượng dự bị được đẩy mạnh và ngày càng chặt chẽ. Đến cuối năm 2004, Quân đoàn nắm nguồn dự bị đạt 82,9% so với kế hoạch, sắp xếp đúng chuyên nghiệp quân sự đạt 48,3%. Hàng năm, việc phát lệnh tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên và tổ chức huấn luyện quân dự bị được tiến hành chặt chẽ, chú trọng huấn luyện phân đội và chuyển loại chuyên nghiệp quân sự. Nhiều cuộc diễn tập chỉ huy cơ quan, có động viên tiểu đoàn bộ binh dự bị được tổ chức thành công. Phát huy thành tích và kinh nghiệm trong huấn luyện quốc phòng những năm trước, từ năm 2001 đến năm 2004 các đơn vị trong Quân đoàn đã huấn luyện cho hàng nghìn sinh viên, học sinh trên địa bàn, đạt số lượng đông nhất từ trước đến nay. Những kết quả ngày càng tiến bộ trong công tác dự bị động viên và giáo dục quốc phòng của Quân đoàn không những góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, trực tiếp bảo vệ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tuyên truyền vận động thanh niên địa phương có hiệu quả, thắt chặt hơn mối quan hệ đoàn kết quân dân; mà còn đóng góp cả lý luận và cơ sở thực tiễn về xây dựng lực lượng dự bị động viên ở địa bàn Khu 5 trong giai đoạn cách mạng mới.

   Kết quả huấn luyện toàn diện của Quân đoàn trong những năm đầu của thế kỷ XXI còn được khẳng định qua các cuộc hội thi, hội thao và các đợt kiểm tra của Bộ Quốc phòng. Năm 2001, các đội thi huấn luyện pháo binh, công binh, hóa học kiêm nhiệm, súng máy phòng không 12,7mm của Quân đoàn đều đạt giải nhì và giải ba hội thao toàn quân. Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác huấn luyện của Đoàn Sơn Lâm và Trung đoàn bộ binh cơ giới Thăng Long (Đoàn Đồng Bằng) đều đánh giá đạt loại giỏi. Năm 2002 công tác huấn luyện cơ quan Quân đoàn được Bộ đánh giá đạt loại giỏi (8,25 điểm). Năm 2003, các đội thi toàn quân về: cán bộ tăng thiết giáp huấn luyện giỏi, đại đội trưởng phòng không, hậu cần, vận tải, quân y đều đoạt giải. Đoàn 40 đạt đơn vị huấn luyện thể lực giỏi của Bộ Quốc phòng. Công tác chuẩn bị huấn luyện và huấn luyện năm 2003 của Quân đoàn được bộ trực tiếp kiểm tra, đánh giá đạt loại giỏi.

   Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 37 của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chỉ thị 917 và Quyết định 2530 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chỉ thị 85 của Tổng Tham mưu trưởng, công tác xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật của Quân đoàn trong những năm 2001 - 2004 có nhiều chuyển biến tiến bộ. Các chế độ, chức trách được duy trì, thực hiện nghiêm túc; công tác quản lý bộ đội ngày càng chặt chẽ; việc phổ biến pháp luật, quán triệt chỉ thị được tổ chức kịp thời. Cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ và nâng cao ý thức tự giác chấp hành kỷ luật quân đội và pháp luật Nhà nước, nên số vụ vi phạm kỷ luật hàng năm giảm đáng kể. Năm 2002 tỷ lệ vi phạm kỷ luật là 1,36%, năm 2003 chỉ còn 0,83%; đến năm 2004 tỷ lệ đào ngũ cắt quân số chỉ chiếm 0,08%. Đây là lấn đầu tiên sau 16 năm trở lại Tây Nguyên, Khu 5, tỷ lệ đào ngũ, vi phạm kỷ luật của Quân đoàn được giảm xuống mức thấp nhất.

   Phát huy thành quả và kinh nghiệm trong những năm trước, thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị trung tâm và sẵn sàng đáp ứng các nhiệm vụ đột xuất; công tác hậu cần của Quân đoàn trong những năm đầu thế kỷ XXI ngày càng nâng cao chất lượng và đi vào chiều sâu. Lượng dự trữ sẵn sàng chiến đấu theo phân cấp luôn bảo đảm đủ về số lượng, tốt về chất lượng. Bữa ăn của bộ đội ổn định và tăng thêm từ 300 đồng đến 500 đồng một người một ngày. Quân trang bảo đảm đầy dủ cho các đối tượng. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; thuốc nam được trồng và sử dụng rộng rãi. Quân số khỏe luôn đạt từ 98% trở lên, bệnh sốt rét giảm xuống còn 0,1%- một tỷ lệ thấp nhất từ trước đến nay. Kinh doanh của Công ty Lam Sơn vừa có hiệu quả, vừa thực hiện được kinh tế gắn với quốc phòng trên địa bàn. Bên cạnh việc duy trì đàn gia súc, gia cầm, củng cố các căn cứ hậu cần, ở nhiều đơn vị, cơ quan đã bước đầu xây dựng được các mô hình sản xuất tăng gia mới: vịt siêu trứng, gà siêu trứng, vườn rau tập trung cấp trung đoàn, lữ đoàn. Một thành công trong xây dựng cơ bản của Quân đoàn trong thời gian này là tập trung đầu tư xây dựng những công trình có chất lượng cao như: doanh trại Trung đoàn bộ binh Trung Dũng, doanh trại Tiểu đoàn 1 Đoàn Tam Đảo, Nhà Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên, Hội trường Quân đoàn, Thư viện Quân đoàn, Trạm khách Q1, Nhà truyền thống Đoàn Đắc Tô, Bệnh xá Trung đoàn bộ binh cơ giới Thăng Long (Đoàn Đồng Bằng), Công trình nước sạch Đoàn 40. Ngoài ra, Quân đoàn còn tổ chức triển khai các khu doanh trại mới của Đoàn Sơn Lâm, nâng cấp nhà làm việc, nhà ở bốn cơ quan Quân đoàn, nghiên cứu thiết kế và xây dựng 10 nhà ở dã ngoại cho lực lương phòng không trị giá 415 triệu đồng.

   Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 50/CT-QP của Bộ Quốc phòng, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động ''Quản lý khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông'', đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đầu tư kinh phí hợp lý... nên công tác kỹ thuật của Quân đoàn từ năm 2001 đến năm 2004 luôn bảo đảm đầy đủ, đồng bộ đáp ứng các yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, công tác. Hàng năm, các chỉ tiêu bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp đều đạt từ 100% đến 105%. Hệ số kỹ thuật nhóm tác chiến luôn bằng 1, nhóm huấn luyện bằng 0,98 trở lên. Năng lực chất lượng sửa chữa của các trạm, xưởng kỹ thuật ngày một tiến bộ. Đội ngũ lái xe được nâng cao nhận thức về chấp hành luật lệ giao thông, được bồi dưỡng tay nghề, nhất là lái xe trên các địa hình phức tạp và lái xe ban đêm. Cán bộ, chiến sĩ được học tập về luật giao thông đường bộ, quy định về sử dụng xe gắn máy. Tại hội thi thợ sửa chữa vũ khí đạn giỏi toàn quân tháng 8 năm 2001, đoàn tuyển thủ của Quân đoàn đoạt giải nhì.

   Một trong những nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của Quân đoàn trong những năm đầu của thế kỷ XXI là đã phát huy tốt vai trò công tác đảng, công tác chính trị. Công tác đảng, công tác chính trị của Quân đoàn đã nắm vững định hướng lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đoàn; đồng thời coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của các tổ chức Đảng, phát huy tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên, bám sát thực tiễn, hướng về cơ sở, có nhiều biện pháp sáng tạo, thường xuyên chăm lo kiện toàn nâng cao chất lượng cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp... nên đã thu được những kết quả toàn diện.

   Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Ở Việt Nam những hoạt động ráo riết ''diễn biến hòa bình'', bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, nhất là các vụ bạo loạn chính trị, biểu tình phản cách mạng ở Tây Nguyên đã tác động mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tư tưởng và hành động của cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn. Bám sát tình hình chung, tình hình cụ thể của địa phương và chức năng nhiệm vụ đơn vị, ngày 5 tháng 2 năm 2001 Đảng ủy Quân đoàn đã họp ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trong tình hình mới. Nghị quyết xác định rõ âm mưu của địch và tình hình diễn biến bạo loạn ngày 2 tháng 2 ở Tây Nguyên, đồng thời đề ra 6 biện pháp lãnh đạo chủ yếu. Nghị quyết của Đảng ủy Quân đoàn nhanh chóng được quán triệt đến cán bộ, chiến sĩ, góp phần củng cố lòng tin, nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu và đẩy mạnh các mặt công tác.

   Xác định rõ tầm quan trọng hàng đầu của trận địa tư tưởng, từ năm 2001 đến năm 2004 Đảng ủy, Bộ tư lệnh là Cục Chính trị Quân đoàn đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt cho bộ đội Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, các nghị quyết Hội nghị 4, 5, 6, 7, 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, học tập các chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ 7, Chỉ thị của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Tổng cục Chính trị; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đoàn lần thứ 6. Đồng thời hoàn thành tốt các chương trình giáo dục thường xuyên, thông báo thời sự, nói chuyện chuyên đề. Quá trình giáo dục đã quán triệt tốt 5 khâu: ''nắm chắc nội dung, chuẩn bị chu đáo, truyền đạt dễ hiểu, thảo luận nghiêm túc, kiểm tra chặt chẽ''.

        Do tích cực chủ động liên tục xây dựng và củng cố lòng tin, nâng cao ý chí quyết tâm cho bộ đội, nhạy bén kịp thời uốn nắn những tư tưởng lệch lạc, kiên quyết đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc của địch về chủ nghĩa Mác - Lê-nin và đường lối quan điểm của Đảng, nên trận địa tư tưởng của Quân đoàn luôn được giữ vững.

    Gắn chặt công tác tư tưởng với công tác tổ chức xây dựng Đảng và công tác cán bộ, Đảng ủy Quân đoàn luôn lấy xây dựng Đảng làm trung tâm, xây dựng đội ngũ cán bộ làm khâu then chốt, kết hợp chặt chẽ với quản lý rèn luyện đảng viên cán bộ, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh gắn chặt với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, lấy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm làm thước đo. Vì vậy số tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, đại đội có chi bộ, đảng viên đủ tư cách ngày càng tăng lên. Hàng năm, toàn Đảng bộ Quân đoàn phát triển được gần 500 đảng viên mới. Đội ngũ cán bộ cơ bản bảo đảm về số lương, chất lượng ngày càng nâng cao, cơ cấu cân đối; trong đó ở các cấp đại đội, tiểu đoàn đều cơ bản bố trí đủ 2 cán bộ chính trị. Năm 2003, Đảng ủy Quân đoàn và Cục Chính trị đã chỉ đạo các Đảng bộ cơ sở, và Đảng bộ bộ phận, tiến hành thành công đại hội nhiệm kỳ 2003-2005.

   Công tác tổng kết rút kinh nghiệm trong thời kỳ này cũng rất được coi trọng. Từ năm 2001 đến năm 2003 nhiều hội nghị tổng kết, sơ kết đã diễn ra: Tổng kết 2 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng (2001), sơ kết 5 năm công tác giáo dục chính trị, tổng kết 10 năm xây dựng môi trường văn hóa; sơ kết 5 năm phổ biến giáo dục pháp luật (2002); tổng kết 5 năm đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới, tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở (2003). Qua tổng kết, sơ kết nhiều kinh nghiệm quý rút ra được nhanh chóng vận dụng vào thực tiễn và phát huy hiệu quả.

   Ý thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ máu thịt quân dân một ý chí; nó vừa mang tính cơ bản lâu dài và cấp bách, vừa là truyền thống và tình cảm của Binh đoàn với nhân dân Tây Nguyên, Khu 5; nên Quân đoàn luôn coi trọng công tác dân vận và ngày càng thu được nhiều kết quả. Năm 2001, các đơn vị trong Quân đoàn đã tổ chức kết nghĩa với 2 huyện, 28 xã, phối hợp hoạt động với 51 tổ chức quần chúng và 15 trường học, cử 2.970 lướt cán bộ, chiến sĩ làm công tác vận động quần chúng ở 21 xã; giúp nhân dân địa phương 67.000 ngày công, 93,6 triệu đồng, khám chữa bệnh cho hơn 8.000 lượt người, cấp phát thuốc trị giá 40 triệu đồng. Năm 2002 có 3 tiểu đoàn, 78 đại đội, 107 lượt tổ đội làm công tác dân vận ở 27 xã thuộc 22 luyện của 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định; giúp dân làm 102km đường liên thôn, 6 cầu gỗ, nạo vét 29km kênh mương, sửa chữa 193 căn nhà và 63 phòng học, khám chữa bệnh cho 15.300 lượt người. Năm 2003 Quân đoàn tổ chức 18 đội công tác tăng cường cho 18 xã trọng điểm, 18 lượt tiểu đoàn, 25 lượt đại đội, 40 lượt trung đội với 5.518 cán bộ, chiến sĩ làm công tác dân vận ở 62 xã, 24 huyện thuộc 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Nội dung hoạt động của đội công tác là giúp địa phương củng cố xây dựng cơ sở Đảng, củng cố, lập mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các chi đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các đội dân quân tự vệ đúng với chức năng, nhiệm vụ. Ngoài ra 250 thanh niên của Quân đoàn tham gia hoạt động mùa hè tình nguyện ở tỉnh Bình Định và Gia Lai.

   Trong 3 năm (2001-2003) cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn quyên góp được hơn 540 triệu đồng xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, hàng trăm triệu đồng góp vào quỹ xóa đói giảm nghèo, ủng hộ đồng bào gặp thiên tai bão lụt hơn 270 triệu đồng, phụng dưỡng 9 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tặng quà gia đình chính sách và xây dựng nhà tình nghĩa trị giá gần 100 triệu đồng. Những hoạt động công tác vận động nhân dân của Quân đoàn trong những năm qua đã góp phần tích cực cùng địa phương củng cố, xây dựng cơ sở chính trị ở các làng xã ngày thêm vững chắc, giúp đỡ động viên đồng bào dân tộc thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống mới tiến bộ, làm cho nhân dân nhận rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù, càng thêm tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và Chính phủ. Đã xây dựng được nhiều làng xã từ chỗ yếu thành xã tiêu biểu như các xã: Rờ Kơi, Mo Ray, Đắc Côi, Văn Lem (Kon Tum); Ia Dom, Ia Lang, Chư A Thai...(Gia Lai) những địa phương trên là những xã khá điển hình trong xây dựng và bảo vệ địa bàn vững mạnh.

   Cùng với những thành công trong công tác quân sự, công tác đảng, công tác chính trị, hậu cần, kỹ thuật; trong những năm 2001-2004, công tác khoa học quân sự của Quân đoàn cũng có nhiều chuyển biến. Hội đồng Khoa học thường xuyên được kiện toàn, các ban lịch sử ở cơ quan Quân đoàn và một số đơn vị được củng cố và lập mới. Việc đưa công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động trở nên phổ biến, mạng INTRANET được nối thông giữa cơ quan Quân đoàn với Bộ Quốc phòng. Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được đẩy mạnh, việc xử lý môi trường được quan tâm. Trong 4 năm, nhiều đề tài khoa học về nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội nhân văn, lịch sử - tổng kết đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Quân đoàn xuất bản biên niên sử, tập tám tổng kết trận đánh; các Cục Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật và Bộ Tham mưu đều triển khai viết lịch sử ngành; các đơn vị hoàn thành xuất bản: Lịch sử Sư đoàn 10 (tái bản), Lịch sử Sư đoàn 31 (tái bản), Lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến, Lịch sử Trung đoàn bộ binh cơ giới 48 Thăng Long, Lịch sử Trường Quân sự Quân đoàn. Tiến tới kỷ niệm 30 năm thành lập Quân đoàn, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân đoàn quyết định tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản công trình "Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên, Quân đoàn 3 (1964-2005)'' và coi đây là một công trình trọng điểm trong kế hoạch chuẩn bị cho lễ kỷ niệm.

   Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, Bộ tư lệnh Quân đoàn và thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị có sự thay đổi. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hạ (Tư lệnh Quân đoàn) được điều động làm Hiệu trưởng Trường Sĩ quan lục quân 1 (2.2002), Thiếu tướng Phạm Xuân Hùng (Tư lệnh Quân đoàn) được điều động làm Tư lệnh Quân khu 3 (2.2004), đại tá Trần Minh Hùng (Phó tư lệnh Quân đoàn) được điều động làm Phó cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu (5.2003). Các đồng chí Thiếu tướng Lê Xuân Thanh (Phó tư lệnh Chính trị Quân đoàn) và đại tá Vũ Khắc Đua (Phó tư lệnh Quân đoàn) nghỉ hưu. Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tuấn Dũng (Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quân sự) được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh chính trị Quân đoàn (2.2002); đại tá Nguyễn Trung Thu (Phó cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu) được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn (2.2004); đại tá Hoàng Văn Hoặc (sư đoàn trưởng Sư đoàn 320) được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Quân đoàn (2.2002) sau đó được điều động làm Phó Giám đốc Học viện Quân y (6.2002); đại tá Nguyễn Vĩnh Phú (sư đoàn trưởng Sư đoàn 31) được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Quân đoàn (6.2002); đại tá Nguyễn Khang Đàm (sư đoàn trưởng Sư đoàn 10) được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh Quân đoàn (12.2001), đại tá Trần Quốc Phú (sư đoàn trưởng Sư đoàn 10) được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh Quân đoàn (7.2004); đại tá Nguyễn Trọng Huy (Quân khu 5) được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh chính trị Quân đoàn (7.2004).

   Các cơ quan Quân đoàn: đại tá Trần Đình Hạng (Phó Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn) được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn, đại tá Hồ Phí Thiện (phó sư đoàn trưởng chính trị Sư đoàn 10) được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn; đại tá Khuất Duy Hoan (sư đoàn trưởng Sư đoàn 31) được bổ nhiệm làm Phó Tham mưu trưởng Quân đoàn, đại tá Dương Kim Hồng (Học viện Lục quân) đi thực tế Phó Tham mưu trưởng Quân đoàn; đại tá Nguyễn Phi Sơn (Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân đoàn) được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Hậu cần Quân đoàn; đại tá Lại Mạnh Được và đại tá Nguyễn Văn Hoạt được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân đoàn; đại tá Tạ Văn Dũng (phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân đoàn) được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân đoàn, thượng tá Trần Minh Đức được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân đoàn. Đại tá Đỗ Văn Tắc (Phó tham mưu trưởng Quân đoàn) được điều động về Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu. Đại tá Phạm Chào (Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn), đại tá Phạm Hải Nhân (Chủ nhiệm Hậu cần Quân đoàn), đại tá Hoàng Xuân Khoát (Phó Chủ nhiệm Hậu cần), đại tá Bùi Khắc Hải (Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân đoàn) và đại tá Nguyễn Công Hiển (Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân đoàn) nghỉ hưu.

   Cán bộ chủ trì các đơn vị cũng có một số thay đổi. Sư đoàn 10: đại tá Nguyễn Đức Hải được bổ nhiệm làm sư đoàn trưởng, đại tá Nguyễn Duy Quyền được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng chính trị, đại tá Đậu Đình Toàn được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng tham mưu trưởng, thượng tá Trần Quốc Thái được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng. Sư đoàn 320: đại tá Nguyễn Thế Tân được bổ nhiệm làm sư đoàn trưởng, đại tá Đỗ Ngọc Viễn được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng tham mưu trưởng, thượng tá Nguyễn Xuân Trương được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng chính trị, đại tá Lê Văn Lan được bổ nhiệm lám phó sư đoàn trưởng. Sư đoàn 31: đại tá Đào Mạnh Chỉnh được bổ nhiệm làm sư đoàn trưởng, đại tá Nguyễn Duy Minh được bổ nhiệm làm phó sư đoàn trưởng chính trị. Các đơn vị binh chủng cũng có một số thay đổi về cán bộ chủ trì cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ.

   Trong những năm đầu thế kỷ XXI, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên rất phấn khởi được đón nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội đến thăm, kiểm tra và động viên: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh (9.2001), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (4.2002), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (2.2003), Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (2.2001), Bí thư Trung ương Đảng - Tòng Thị Phóng (9.2001), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà (4.2003), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Văn Dũng (9.2002), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tổng Tham mưu trưởng Phùng Quang Thanh (2003), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Rinh (9.2001), Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Phùng Khắc Đăng (12.2001), Phó Tổng Tham mưu trưởng Đỗ Trung Dương và nhiều đồng chí lãnh đạo ở các cơ quan Trung ương và địa phương. Trong buổi nói chuyện với cán bộ Quân đoàn chiều ngày 14 tháng 9 năm 2001, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thông báo những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh mà nhân dân ta đã giành được, đồng thời động viên cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt, luôn phát huy tốt truyền thống vẻ vang, biến hành động anh hùng trong chiến đấu thành hành động anh hùng trong xây dựng, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

   Bốn năm đầu của thế kỷ XXI (2001-2004), cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, nỗ lực thi đua yêu nước, đẩy mạnh xây dựng Quân đoàn theo hướng ''cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại'', giành được nhiều thành tựu quan trọng toàn diện trên tất cả các mặt quân sự, công tác đảng, công tác chính trị, hậu cần kỹ thuật. Binh đoàn không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của một Quân đoàn chủ lực cơ động dự bị chiến lược của Bộ đứng chân trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, Khu 5; mà còn luôn luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, của Tổ quốc và nhân dân. Cùng với sự trưởng thành lớn mạnh của Binh đoàn, hàng nghìn tập thể và cá nhân lập thành tích xuất sắc đã được khen tặng. Tiêu biểu cho phong trào thi đua quyết thắng trong thời gian này là các đơn vị: Trung đoàn bộ binh Plei Me và Đoàn 40 (dẫn đầu toàn diện); Đoàn Đắc Tô (dẫn đầu về kỹ thuật), Trung đoàn bộ binh cơ giới Thăng Long (dẫn đầu về hậu cần). Đặc biệt, Đoàn công binh Hùng Vương, Trung đoàn Plei Me và Tiểu đoàn vận tải ô tô 827 (Cục Hậu cần) lập thành tích đặc biệt xuất sắc được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đoàn Đồng Bằng được tặng Huân chương Quân công hạng nhì, Đoàn Đắc Tô được tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, Lữ đoàn pháo binh 40 và Phòng Quân y (thuộc Cục Hậu cần) được tặng Huân chương Chiến công hạng ba. Hàng chục đơn vị được tặng bằng khen và cờ thưởng của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

   Vô cùng phấn khởi tự hào trước những thành tích đã đạt được cán bộ và chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên đang phát huy cao độ truyền thống ''Quyết thắng, Sáng tạo, Đoàn kết, Thống nhất, Nghiêm túc, Tự lực'' ra sức thi đua lập nhiều thành tích mới thiết thực chào mừng những ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước trong năm 2005 và 30 năm thành lập Binh đoàn Tây Nguyên Anh hùng.




-----------------------------------------------------------------------
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, H.2001, tr. 117, 118.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #124 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2021, 09:26:22 am »

KẾT LUẬN


   Nếu tính cả giai đoạn tiền thân của mình là Mặt trận Tây Nguyên, đến đầu năm 2005 Lịch sử Binh đoàn Tây Nguyên đã được hơn 40 năm. Trong suốt chặng đường chiến đấu và xây dựng gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt đó dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mà trực tiếp là Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sát cánh cùng quân dân Tây Nguyên và cả nước hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm tròn nhiệm vụ quốc tế cao cả. Quân đoàn đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được tặng thưởng 2 Huân chương Hồ Chí Minh và 296 huân chương các hạng, được Nhà nước Cam-pu-chia tặng Huân chương Ăng Ko. Trong Quân đoàn có 4 sư đoàn, 14 trung đoàn lữ đoàn, 18 tiểu đoàn, 34 đại đội, 3 đơn vị quân y và 31 cán bộ, chiến sĩ cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

   Khi mới thành lập, Mặt trận Tây Nguyên có 3 tiểu đoàn, một số phân đội bảo đảm và cán bộ nòng cốt của các phòng, ban thuộc tiền phương Quân khu 5. Với phương châm vừa chiến đấu vừa xây dựng, được sự chi viện mọi mặt của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và Quân khu 5, sự giúp đỡ của địa phương, Mặt trận Tây Nguyên lớn mạnh nhanh chóng. Đến đầu mùa khô năm 1965, bộ đội chủ lực Mặt trận đã là một tổ chức quân sự hoàn chỉnh, có lực lượng mạnh bao gồm Bộ tư lệnh và 3 cơ quan, 3 trung đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn binh chủng và được lực lượng vũ trang địa phương 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc phối hợp tác chiến.

   Trước hành động phiêu lưu leo thang chiến tranh cực kỳ nguy hiểm của đế quốc Mỹ: đưa quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam, tiến hành ''chiến tranh cục bộ''; đáp lời ''hịch cứu nước'' vang dậy núi sông ngày 20 tháng 7 năm 1965 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù so sánh lực lượng chênh lệch nhưng Bộ đôi chủ lực Mặt trận Tây Nguyên đã bước vào cuộc đọ sức trực tiếp đầu tiên đánh quân Mỹ với niềm tin sắt đá vào thắng lợi và quyết tâm cao độ: ''Dù phải một đổi một, cũng kiên quyết đánh thắng trận đầu''. Với tài thao lược của Bộ tư lệnh chiến dịch, tinh thần chiến đấu dũng cảm vô song của cán bộ, chiến sĩ và sự giúp đỡ hết lòng của địa phương, trong 38 ngày đêm liên tục chiến đấu ta đã đánh bại sư đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ, tiêu diệt chiến đoàn 3 ngụy, làm nên chiến thắng Plei Me lịch sử, làm nức lòng quân dân cả nước và chấn động nước Mỹ. Từ thực tiễn chiến dịch đầu tiên thắng Mỹ của Quân đội ta, đã giải đáp một vấn đề nóng hổi: Việt Nam có đánh được Mỹ không? Và khẳng định: Chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là vô địch, nhất định sẽ đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

   Nối tiếp chiến thắng Plei Me, với thế và lực mới Mặt trận Tây Nguyên tiến hành thắng lợi các chiến dịch Sa Thày (1966), Đắc Tô 1 (1967) giáng cho sư đoàn 4, sư đoàn 25 ''Tia chớp nhiệt đới'' và lữ đoàn dù 173 "Thiên thần mũ đỏ'' những đòn chí mạng, bẻ gãy hoàn toàn hai cuộc phản công mùa khô của quân Mỹ ở Tây Nguyên. Trên đà thắng lợi, quân dân Tây Nguyên bước vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 sớm nhất, đồng loạt bất ngờ đánh vào tất cả các thị xã và mục tiêu lớn của địch ở 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Sau 115 ngày đêm Tổng công kích tổng khởi nghĩa, ta đã làm chủ nhiều đồn bốt, quận lỵ, thị trấn, thị xã, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đưa cuộc chiến tranh đến tận hang ổ của chúng ở Tây Nguyên; góp phần xứng đáng vào thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân l968, làm phá sản chiến lược ''chiến tranh cục bộ'', lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pa-ri.

   Năm 1969, Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược  ''Việt Nam hóa chiến tranh'' và sớm chọn Tây Nguyên làm nơi thí điểm học thuyết Ních-xơn. Mặc dù gặp muôn vàn khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được, nhưng bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên đã sát cánh cùng đồng bào các dân tộc địa phương kiên trì dũng cảm vượt qua thử thách, trụ bám chiến trường, vừa chiến đấu vừa sản xuất, liên tiếp giành chiến thắng. Ngay đầu xuân Kỷ Dậu (1969), ta giành thắng lợi oanh liệt ở Chư Pa đánh bại trận ra quân cuối cùng của bộ binh Mỹ và bước đầu thử nghiệm ''phi Mỹ hóa'' ở Tây Nguyên, được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện khen ngợi. Phát huy thắng lợi, Mặt trận Tây Nguyên mở các chiến dịch Đắc Tô 2, Bu Prăng - Đức Lập (1969), Đắc Siêng (1970), Ngọc Tô Ba - Ngọc Rinh Rua (1971) và chiến dịch Bắc Tây Nguyên xuân hè 1972 góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại chiến lược ''Việt Nam hóa chiến tranh'', buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, rút quân khỏi Việt Nam.

   Hiệp định Pa-ri có hiệu lực, nhưng quân ngụy Sài Gòn vẫn rất ngoan cố, tiếp tục thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của chủ Mỹ, gây chiến tranh khắp nơi, liên tiếp xâm phạm vùng giải phóng miền Nam. Trước bước ngoặt mới của lịch sử, Bộ đội chủ lực Tây Nguyên sát cánh cùng quân dân địa phương vừa tích cực chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng, vừa đẩy mạnh xây dựng căn cứ địa cách mạng, tranh thủ điều kiện thuận lợi xây dựng khối chủ lực Tây Nguyên theo hướng Quân đoàn chủ lực cơ động, sẵn sàng đáp ứng thời cơ chiến lược.

   Tháng 3 năm 1975, Mặt trận Tây Nguyên rất vinh dự được Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh tin tưởng giao cho nhiệm vụ mở chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy lịch sử mùa Xuân năm 1975. Với sức mạnh áp đảo, chỉ trong một tháng tiến công quân và dân Tây Nguyên đã làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột, đập tan cuộc phản kích của địch trên đường 21, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên, thần tốc truy kích địch về hướng đông, giải phóng các tỉnh duyên hải miền Trung, cắt đôi quân địch ở miền Nam. Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng đã đánh dấu sự lớn mạnh và trưởng thành vượt bậc của Bộ đội chủ lực Tây Nguyên và mở ra một bước ngoặt đưa cuộc chiến tranh từ tiến công có ý nghĩa chiến lược đến Tổng  tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.
   
   Tây Nguyên hoàn toàn giải phòng, sứ mệnh lịch sử của Mặt trận Tây Nguyên đã hoàn thành. Ngày 26 tháng 3 năm 1975, Quân đoàn 3 ra đời trên cơ sở khối chủ lực Tây Nguyên chuyển gọn thành. Quân đoàn 3 thành lập đáp ứng yêu cầu khách quan của cuộc chiến tranh cách mạng, thể hiện sinh động quy luật xây dựng lực lương vũ trang cách mạng và quân đội nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là bước phát triển nhảy vọt về chất của Bộ đội chủ lực Tây Nguyên, phù hợp với nguyện vọng của quân và dân Tây Nguyên.

   Khi mới thành lập, trong đội hình Quân đoàn gồm có: Bộ tư lệnh Quân đoàn, 3 cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần; các đơn vị: Sư đoàn 10, Sư đoàn 320, Sư đoàn 316, Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn xe tăng 273, Trung đoàn pháo binh 40, Trung đoàn pháo binh 675, Trung đoàn phòng không 234, Trung đoàn phòng không 593, Trung đoàn phòng không 232, Trung đoàn công binh 7, Trung đoàn công binh 575, Trung đoàn thông tin 29, Trường Quân chính. Trong đó nhiều đơn vị được thành lập và có bề dày truyền thống từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đều lập thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuy mới ra đời nhưng Quân đoàn 3 đã là một Binh đoàn chủ lực binh chủng hợp thành mạnh, hoàn chỉnh và chỉ 10 ngày sau đã nhận nhiệm vụ tiến công trên hướng chủ yếu tây bắc Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

        Với sức mạnh áp đảo và được sự chi viện hỏa lực của cấp trên, sự phối hợp của các đơn vị bạn và địa phương, trong 10 ngày đêm chiến đấu, Quân đoàn 3 đã đập tan tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch từ Gò Dầu Hạ, Trảng Bàng đến Đồng Dù, rồi tiến công bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, thọc sâu đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất cùng đơn vị bạn làm chủ bộ tổng tham mưu ngụy và Quận 3 Sài Gòn, ''Hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt xuất sắc", góp phần quan trọng vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

   Đất nước hòa bình thống nhất, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên hăng hái bước vào xây dựng chính quy, nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ địa bàn đứng chân và tham gia truy quét FULRO ở nam Quân khu 5, lập nhiều thành tích mới. Khi chủ quyền quốc gia và cuộc sống bình yên của nhân dân ta ở biên giới Tây Nam bị bọn phản động Pôn Pốt - Iêng Xary xâm hại nghiêm trọng; Quân đoàn nhanh chóng cơ động lực lượng lên Tây Ninh đánh địch. Với phương châm vừa chiến đấu, vừa xây dựng củng cố, Quân đoàn đã nhanh chóng vượt qua những thử thách ban đầu, mở nhiều chiến tích và các đợt hoạt động, đánh bại quân địch từng bước, giữ vững địa bàn và giúp đỡ lực lượng cách mạng Cam-pu-chia phát triển. Trước thời cơ chiến lược và đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết Dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, Quân đoàn đồng loạt tiến công, truy kích thần tốc trên chặng đường 600km, giải phóng 6 tỉnh, góp phần giải phóng hoàn toàn đất nước Cam-pu-chia. Nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng vô tư, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên tiếp tục giúp bạn truy quét tàn binh địch làm trong sạch địa bàn, xây dựng củng cố chính quyền cơ sở, giúp dân phục hồi sản xuất ổn định đời sống, được bạn tín nhiệm, tin yêu mến phục.

   Tháng 7 năm 1979, Quân đoàn cơ động toàn bộ lực lượng từ Cam-pu-chia về phía Bắc Tổ quốc làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, xây dựng chính quy, củng cố nền quốc phòng toàn dân và xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trên địa bàn chiến lược xung yếu. Được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo giúp đỡ của cấp trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, Quân đoàn nhanh chóng vượt qua khó khăn, sớm thích nghi với hoàn cảnh mới, kiên trì xây dựng Quân đoàn theo hướng ''cách mạng, chính quy, hiện đại, tinh nhuệ''. Tám năm làm nhiệm vụ trên hướng chiến lược phía Bắc Tổ quốc, Quân đoàn không những hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc; mà còn có những bước tiến dài trên con đường xây dựng chính quy, nâng cao sức mạnh chiến đấu.

   Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, quân đội ta tiến hành chấn chỉnh tổ chức và điều chỉnh thế bố trí chiến lược nhằm từng bước hoàn chỉnh thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vững chắc hơn. Thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, cuối năm 1987 và đầu năm 1988, Quân đoàn hoàn thành thắng lợi cuộc hành quân lịch sử trong thời bình, cơ động toàn bộ lực lượng từ miền Bắc vào Tây Nguyên, Khu 5. Được sự lãnh đạo chỉ đạo thường xuyên của cấp trên, sự giúp đỡ tạo điều kiện mọi mặt của Đảng bộ, chính quyền địa phương và các đơn vị bạn, sống trong tình yêu thương đùm bọc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, cán bộ và chiến sĩ Quân đoàn phát huy truyền thống anh hùng, vượt mọi khó khăn thử thách nhanh chóng ổn định mọi mặt ra sức xây dựng Quân đoàn vững mạnh toàn diện theo hướng ''cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại'', trở thành một quân đoàn chủ lực cơ động dự bị chiến lược mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam; luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, của Tổ quốc và nhân dân, lực lượng chủ yếu giữ vững địa bàn chiến lược Tây Nguyên, răn đe có hiệu quả đối với những thế lực phản động đang âm mưu thực hiện ''diễn biến hòa bình'', bạo loạn lật đổ trên địa bàn chiến lược quan trọng này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #125 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2021, 10:03:03 am »

*

   Chặng đường hơn 40 năm qua của Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân đoàn 3 là chặng đường chiến đấu và xây dựng của một Binh đoàn chủ lực cơ động gắn liền với lịch sử hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả. Như ngọc càng mài càng sáng, bản chất cách mạng và phẩm chất cao đẹp của ''Bộ đội Cụ Hồ'' đã được xây dựng và tôi luyện trong suốt 11 năm đánh Mỹ và diệt ngụy càng tỏa sáng trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Bằng sức lực trí tuệ và máu xương lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên đã hun đúc nên truyền thống vẻ vang: ''Quyết thắng, Sáng tạo, Đoàn kết, Thống nhất, Nghiêm túc, Tự lực". Truyền thống đó được thể hiện cụ thể ở những đặc trưng sau:

   1. Trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; chấp hành vô điều kiện mệnh lệnh, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.

   Là một trong những mặt trận ra đời sớm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam, Mặt trận Tây Nguyên thuở ban đầu là nơi hội tụ của một số tiểu đoàn quân chính quy từ miền Bắc chi viện và các phân đội cán bộ nòng cốt của Quân khu 5. Trong quá trình chiến đấu và xây dựng, Mặt trận được bổ sung nhiều đơn vị chính quy từ miền Bắc, được tăng cường nhiều đơn vị của Quân khu 5 và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương; đồng thời chi viện nhiều đơn vị, cán bộ, chiến sĩ cho các chiến trường bạn, các tỉnh Tây Nguyên. Về vũ khí trang bị, lúc đầu Bộ đội chủ lực Tây Nguyên chỉ có vũ khí mang vác, sau được bổ sung nhiều vũ khí trang bị mới hiện đại; nhưng nhìn chung còn chênh lệch so với vũ khí trang bị của địch.

   Đối tượng tác chiến của Bộ đội chủ lực Tây Nguyên là những đơn vị tinh nhuệ của quân đội viễn chinh Mỹ và quân đoàn 2, quân khu 2 ngụy, có quân số hàng vạn tên, được huấn luyện chuyên nghề bắn giết, với những tướng tá chỉ huy có tiếng ở nước Mỹ và quân ngụy Sài Gòn. Quân địch được trang bị tận răng, vũ khí tối tân: máy bay phản lực, xe tăng, xe bọc thép, pháo lớn và được pháo đài bay B52 trực tiếp chi viện chiến thuật.

        Trong nhiều trận quân Mỹ sử dụng hàng trăm lần chiếc máy bay trực thăng và phản lực, hàng chục lần chiếc máy bay B52 ném bom rải thảm, bắn hàng vạn quả đạn pháo. Với quan điểm quân sự tư sản chúng tưởng rằng bằng tiếng động cơ xé trời của máy bay, sức tàn phá hủy diệt ghê gớm của bom đạn, xe tăng, xe bọc thép và bộ binh dày đặc trên mặt đất có thể dễ dàng đánh bại được chủ lực quân giải phóng Tây Nguyên.

   Để đánh thắng kẻ địch có ưu thế về quân số và vũ khí phương tiện chiến tranh, luôn thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh ''Chúng ta phải dùng tinh thần hăng hái của toàn dân để tìm cách giải quyết sự thiếu kém về vật chất''; Đảng ủy, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên và cấp ủy chỉ huy các cấp đã tổ chức, kiên trì giáo dục, huấn luyện bộ đội. Làm cho truyền thống yêu nước, lòng căm thù giặc Mỹ xâm lược và bè lũ bán nước trong mỗi cán bộ, chiến sĩ luôn hòa quyện với niềm tin tưởng tuyệt đối vào đường lối quân sự, đường lối chiến tranh nhân dân vô địch của Đảng. Giữ vững niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cách mạng, trong suốt 11 năm đánh Mỹ, diệt ngụy gian khổ, Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên đã đánh bại quân viễn chinh Mỹ và quân ngụy Sài Gòn, lập nên những chiến công vang dội, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên và góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

   Đất nước thống nhất, cán bộ và chiến sĩ Quân đoàn chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh, ra sức khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng chính quy, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Trong những năm cơ động làm nhiệm vụ trên các hướng chiến lược của Tổ quốc, Quân đoàn luôn chấp hành vô điều kiện mọi mệnh lệnh nhiệm vụ cấp trên giao, vượt qua mọi khó khăn thử thách, không chút chao chạnh ngả nghiêng, tin tưởng tuyệt đối vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vào sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, vững vàng trước mọi diễn biến đổi thay trên thế giới và tình hình trong nước.

   Trải qua chiến đấu và xây dựng đã xuất hiện biết bao đơn vị Anh hùng, những tấm gương trung liệt. Đó là các đồng chí: Lê Xuân Phôi, Hồ Dục, Vương Văn Khảng, Trần Phúc Yên, Phạm Văn Vượng, Nguyễn Đình Kiếp, Đoàn Sinh Hưởng, Bế Văn Thành, Nguyễn Kim Tuấn, Hoàng Đình Hợp, Trần Minh Xung... Chính lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, lòng kính yêu vô hạn đối với Bác Hồ, niềm tin tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng và tình yêu nhân dân, tình yêu Tổ quốc vô bờ đã tạo nên cho cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên có một sức mạnh diệu kỳ, to lớn đến thế!

2. Quyết thắng và biết cách đánh thắng mọi kẻ thù, tích cực chủ động sáng tạo trong xây dựng, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

   Truyền thống Quyết thắng của Quân đoàn bắt nguồn từ lòng tin tuyệt đối vào mục tiêu lý tưởng cao cả của cách mạng, vào đường lối quân sự, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ truyền thống quyết chiến quyết thắng của quân đội ta và truyền thống bất khuất của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Trong chiến đấu, truyền thống quyết thắng được thể hiện sinh đồng bằng quyết tâm dám đánh và quyết thắng quân Mỹ ngay từ khi chúng đặt chân lên Tây Nguyên, được duy trì và liên tục phát triển trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Phát huy truyền thống quyết thắng trong kháng chiến chống Mỹ vào nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, cán bộ và chiến sĩ Binh đoàn đã đánh thắng các đối tượng tác chiến mới, luôn làm chủ chiến trường, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng trưởng thành. Trong xây dựng, truyền thống quyết thắng đó được thể hiện ở tinh thần kiên quyết khắc phục khó khăn, vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt, nỗ lực xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh. Đặc biệt trong mỗi lần cơ động chuyển địa bàn đứng chân, tinh thần quyết thắng được thể hiện rõ nét ở mỗi cán bộ, chiến sĩ bằng chiến thắng chính bản thân mình.

   Không chỉ có tinh thần quyết chiến quyết thắng, mà Binh đoàn còn biết cách đánh thắng mọi kẻ thù. Ngay từ khi ra đời, Mặt trận Tây Nguyên đã được Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh giao nhiệm vụ xây dựng thành đội quân chủ lực mạnh đánh tiêu diệt lớn quân Mỹ, ngụy, thu hút và giam chân lực lượng chủ lực cơ động của địch, phối hợp với các chiến trường trên toàn miền Nam. Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ đó, Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên luôn tích cực chuẩn bị mọi mặt: nắm địch và địa hình, xây dựng quyết tâm, huấn luyện bộ đội, phối hợp chặt chẽ với địa phương và đơn vị bạn mở các chiến dịch tiến công ngày càng lớn đánh những đòn tiêu diệt quân chủ lực địch, từng bước làm thay đổi tương quan lực lượng, cục diện chiến trường, tiến lên tiêu diệt toàn bộ quân địch giải phóng Tây Nguyên. Những chiến dịch Plei Me, Sa Thày, Đắc Tô, Đắc Siêng, Ngọc Rinh Rua - Ngọc Tô Ba, Đắc Tô - Tân Cảnh, Tây Nguyên..., không chỉ đánh dấu chặng đường chiến thắng của Bộ đội chủ lực Tây Nguyên trước mọi đối tượng tác chiến Mỹ, ngụy, mà còn là những mốc son về sự sáng tạo cách đánh chiến dịch với đặc điểm nổi bật là bày mưu, lập thế, đồng thời mở đầu những chiến thuật mới của quân đội ta. Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quân đoàn đã sáng tạo và vận dụng thành công những cách đánh mới; nổi bật là cách đánh hành tiến thọc sâu bằng sức mạnh hiệp đồng binh chửng tiến công vào đô thị, đánh địch đổ bộ đường không phản kích chiến tích và truy kích địch bằng lực lượng binh chủng hợp thành.

   Kế thừa và vận dụng sáng tạo những cách đánh phong phú từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, Quân đoàn nhanh chóng trưởng thành, đánh giỏi cả tiến công và phòng ngự, đánh thắng các đối tượng tác chiến mới, trong đó tiêu biểu là trận đánh vượt sông Kông Pông Chàm bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, tiến công luồn sâu bằng bộ binh và cơ giới vào mục tiêu địch nằm sâu trong rừng núi ở Tà Sanh, Xăm Lốt, Tức Sóc và phòng ngự trên địa hình núi đá ở Vị Xuyên.

   Phát huy truyền thống quyết chiến quyết thắng và biết đánh thắng mọi kẻ thù trong chiến đấu thành tinh thần tích cực chủ động sáng tạo trong xây dựng hòa bình; cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn đã lập nên những thành tích mới: hoàn thành thắng lợi nhiều cuộc diễn tập với các quy mô và hình thức khác nhau. Có những cuộc diễn tập thực nghiệm hoàn thành xuất sắc, những cuộc diễn tập lực lượng dự bị động viên có chất lượng ngày càng cao, là cơ sở để cung cấp tư liệu, góp phần từng bước hoàn thiện lý luận về cách đánh và xây dựng lực lượng dự bị động viên trong giai đoạn mới.

        Truyền thống quyết thắng và biết thắng đó cũng được thể hiện cụ thể trong khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn tiến hành thắng lợi công tác đảng, công tác chính trị, bảo đảm hậu cần - kỹ thuật và vận động nhân dân, góp phần đưa chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Binh đoàn tiến lên những bước vững chắc.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #126 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2021, 10:04:36 am »

        3. Đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, thắt chặt mối quan hệ máu thịt với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, thực hiện quân với dân một chí.

   Đoàn kết là truyền thống, là sức mạnh của dân tộc ta, là biểu hiện đặc trưng củn quân đội cách mạng. Luôn ý thức rõ điều đó, Đảng ủy Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên - Quân đoàn 3 và cấp ủy chỉ huy các cấp luôn chăm lo xây dựng toàn Binh đoàn thành một khối vững chắc, thống nhất ý chí và hành động, gắn bó mật thiết với nhau cả trong chiến đấu và trong xây dựng, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Trong chiến đấu ác liệt, hoàn cảnh nghiệt ngã, các đơn vị chủ động hiệp đồng theo tiếng súng, chia lửa với đơn vị bạn. Nhiều đồng chí không chút do dự hy sinh tính mạng để cứu chữa thương binh, có đồng chí bị địch vây bốn bề vẫn chiến đấu dũng cảm rồi tìm cách luồn lách đưa đồng đội bị thương về nơi an toàn. Trong chiến dịch Đak Tô, trung đội phó Bùi Xuân Xuyên bị thương nặng biết mình sắp hy sinh, đã dành bông băng cho đồng đội bị thương nhẹ để chiến đấu giữ chốt.

        Chiến sĩ thông tin Nguyễn Văn Mai chiến đấu ở đèo Măng Yang bị thương, biết không qua khỏi đã nhường nắm cơm duy nhất của mình cho đồng đội để lấy sức tiếp tục chiến đấu... Truyền thống đoàn kết của Bộ đội chủ lực Tây Nguyên còn được thể hiện trong phối hợp tác chiến với Quân khu 5 và toàn miền Nam, với lực lượng vũ trang địa phương. Từ chiến trường Tây Nguyên, nhiều đơn vị chủ lực chi viện kịp thời cho chiến trường Nam Bộ, Khu 5; nhiều phân đội và cán bộ, chiến sĩ được bổ sung cho ba tỉnh đội Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc tạo nên mối đoàn kết thống nhất: Tây Nguyên Khu 5 là một chiến trường, toàn miền Nam là một chiến trường. Có thời kỳ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Bộ tư lệnh Quân khu 5; nhưng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa lãnh đạo và phục tùng luôn được giữ vững, tạo nên truyền thống đoàn kết và luôn giữ được mối quan hệ tốt đẹp cả khi Đảng ủy, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên trực thuộc Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Truyền thống đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng trong chiến đấu được cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên giữ vững và phát huy trong hòa bình, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn bảo đảm cho Quân đoàn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

   Là một đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam, sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng và vì nhân dân mà chiến đấu; Binh đoàn Tây Nguyên thường xuyên gắn bó máu thịt với Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ủy và Bộ tư lệnh, các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ luôn quan hệ chặt chẽ với địa phương ba tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc; tạo nên sự thống nhất cao ý chí và hành động. Để giúp địa phương đánh giặc và giảm bớt khó khăn về bảo đảm lương thực, ở mỗi tỉnh Tây Nguyên thường xuyên có một trung đoàn bộ binh của mặt trận tăng cường. Cán bộ, chiến sĩ vừa trực tiếp chiến đấu vừa giúp đỡ địa phương tổ chức huấn luyện lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng và các hoạt động khác. Trong quá trình làm nhiệm vụ, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ nhân dân, bảo vệ căn cứ địa và vùng giải phóng. Đặc biệt, khi nạn đói xảy ra ở Tây Nguyên, Bộ tư lệnh Mặt trận đã huy động một lực lượng lớn, nhiều phương tiện vận tải trực tiếp cứu đói cho dân. Ngoài ra còn tổ chức Trường Quân sự địa phương, Trường Văn hóa thiếu nhi và mở nhiều lớp huấn luyện cho cán bộ địa phương, tích cực giúp dân sản xuất, khám chữa bệnh, xóa nạn mù chữ và thực hiện nếp sống vệ sinh khoa học. Thương yêu bộ đội B3 như chính con em của mình; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tây Nguyên thường xuyên đóng góp lương thực thực phẩm, huy động hàng vạn ngày công phục vụ các chiến dịch của Bộ đội chủ lực, tích cực phối hợp tiến công địch trong chiến đấu. Nhiều bà mẹ Tây Nguyên lưng trần cháy nắng quanh năm làm rẫy ăn sắn ăn măng để dành gạo nuôi bộ đội Bok Hồ; có bà mẹ lưng gùi đạn, địu con trước ngực, tay dắt đứa lớn, dùng lá chuối che đầu tự nguyện đi dân công hàng tháng phục vụ chiến dịch. Chính tình đoàn kết quân dân ấy luôn là nguồn sức mạnh vô địch, vô tận của lực lượng vũ trang Tây Nguyên. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng hòa bình, Binh đoàn luôn nhận được sự giúp đỡ to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên các địa bàn miền Đông Nam Bộ, Khu 5, miền Bắc và nhân dân nước bạn. Đáp lại tình cảm to lớn của địa phương, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân đoàn luôn chú trọng làm tốt công tác vận động nhân dân, xây dựng mối đoàn kết quân dân một ý chí, xứng đáng với lòng tin cậy và mến yêu của Đảng bộ chính quyền và nhân dân các địa phương.

   4. Tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, cần kiệm xây dựng Binh đoàn trong mọi hoàn cảnh.

   Tự lực, tự cường là truyền thống và bản chất của quân đội ta. Truyền thống quý báu đó luôn được Binh đoàn Tây Nguyên giữ vững và phát huy trong mọi hoàn cảnh. Trong chiến đấu, đất nước còn nhiều khó khăn, địa bàn hoạt động thường xa hậu phương, gian khổ khắc nghiệt, quân địch thường xuyên dùng bom đạn, chất độc hóa học hủy diệt ngăn chặn mọi sự tiếp tế. Với ý thức tự lực tự cường rất cao, trí thống minh và lòng dũng cảm, từ đồng chí Tư lệnh chiến trường đến người chiến sĩ cầm súng chiến đấu đều tích cực tăng gia tự túc, coi hoàn thành chỉ tiêu sản xuất như kết quả chiến đấu. Chính vì vậy, Mặt trận Tây Nguyên đã vượt qua được khó khăn lớn năm 1969-1970, tiếp tục trụ bám chiến trường đánh giặc, từng bước tích lũy cho thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên. Khi làm nhiệm vụ xây dựng trong hòa bình, địa bàn đóng quân của Binh đoàn thường ở những nơi núi đồi, đất đai bạc màu, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện phát triển kinh tế sản xuất khó khăn. Nhưng với tinh thần tự lực sáng tạo, cần kiệm, kết hợp sử dựng có hiệu quả nguồn cung cấp của trên, Quân đoàn không những xây dựng được những doanh trại khang trang sạch đẹp, có điện nước đầy đủ cho bộ đội sinh hoạt công tác; mà còn tìm ra những phương thức làm kinh tế có hiệu quả, góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và làm công tác chính sách, xã hội.

   
*

   Hơn 40 năm Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân đoàn 3 đã đi qua. Một chặng đường chiến đấu và xây dựng oai hùng với những kỳ tích tận trung với nước tận hiếu với dân của Binh đoàn Tây Nguyên đã đi vào lịch sử. Nhưng truyền thống ''Quyết thắng, Sáng tạo, Đoàn kết, Thống nhất, Nghiêm túc, Tự lực" mà lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ xây đắp nên bằng sức lực trí tuệ và máu xương sẽ mãi mãi trường tồn. Nó như mạch nước ngầm chảy mãi bồi đắp cho lớp lớp thế hệ hiện tại và mai sau, luôn âm vang như một bài ca không bao giờ tắt, hàng ngày hàng giờ giục giã cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên hăng hái tiến lên vượt qua khó khăn lập những kỳ tích mới; mãi mãi xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, của Bác Hồ, của nhân dân và kỳ vọng của các thế hệ cha anh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #127 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2021, 10:09:27 am »

PHỤ LỤC

I. CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN, QUÂN ĐOÀN 3 QUA CÁC THỜI KỲ



A. MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN (1.5.1964 - 26.3.1975)

a. Tư lệnh:

1. Đại tá Nguyễn Chánh (5.1964 - 7.1965).

2. Thiếu tướng Chu Huy Mân (kiêm Chính ủy) (7.1965 - 7.1967).

3. Thiếu tướng, Trung tướng Hoàng Minh Thảo (7.1967 - 6.1974).

4. Thiếu tướng Vũ Lăng (6.1974 - 3.1975).



b. Chính ủy:

1. Đại tá Đoàn Khuê (5.1964 - 7.1965).

2. Thiếu tướng Chu Huy Mân (7.1965 - 7.1967).

3. Đại tá Trần Thế Môn (7.1967 - 11.1973).

4. Đại tá Đặng Vũ Hiệp (6.1974 - 3.1975).

(11.1973 - 5.1974: phụ trách Chính ủy).



c. Phó Tư lệnh:

1. Thượng tá Nguyễn Hữu An (1964 - 1967).

2. Đại tá Nguyễn Chánh (7.1965 - 1966).

3. Đại tá Cao Văn Khánh (1966 - 1968).

4. Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo (11.1966 - 6.1967).

5. Đại tá Nguyễn Mạnh Quân
(kiêm Tham mưu trưởng), (4.1970 - 9.1972).

6. Đại tá Nguyễn Hòa (tăng cường) (12.1971 - 1972)

7. Đại tá Vương Tuấn Kiệt
(kiêm Tham mưu trưởng), (4.1974 - 2.1975).

8. Đại tá Nguyễn Việt Năng (10.1974 - 3.1975).



B. QUÂN ĐOÀN 3 (26.3.1975 - 26.3.2005):

Ngày tháng năm ghi theo quyết định bổ nhiệm


a. Tư lệnh Quân đoàn (và quyền Tư lệnh):

1. Thiếu tướng Vũ Lăng (26.3.1975 - 3.1977).

2. Đại tá, Thiếu tướng Nguyễn Kim Tuấn
(Nguyễn Công Tiến) (3.1977 - 3.1979).

3. Đại tá, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Thước (5.1979 - 11.12.1979: quyền Tư lệnh), (11.12.1979 - 5.1982 và 3.1983 - 12.1983).

4. Đại tá Bùi Đình Hòe (quyền Tư lệnh) (5.1982 - 3.1983).

5. Đại tá, Thiếu tướng Khuất Duy Tiến (20.12.1983 - 2.1989).

6. Thiếu tướng Trần Tất Thanh (31.1.1989 - 1.1991).

7. Đại tá, Thiếu tướng Lê Quang Bình (12.9.1991 -   1.9.1993)

8. Đại tá, Thiếu tướng Đỗ Công Mùi (12.11.1993 - 30.12. 1997).

9. Đại tá, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hạ (30.12.1997 - 1.2.2002).

10. Đại tá, Thiếu tướng, TS. Phạm Xuân Hùng (1.2.2002 - 16. 2.2004).

11. Đại tá, Thiếu tướng Nguyễn Trung Thu (từ 16.2.2004 - ...).


b. Chính ủy, Phó tư lệnh về chính trị:

1. Đại tá Đặng Vũ Hiệp (3.1975 - 3.1977).

2. Đại tá Phí Triệu Hàm (3.1977 - 2.1979).

3. Thiếu tướng Phạm Sinh (3.1979 - 12.1979).

4. Đại tá, Thiếu tướng Hà Quốc Toản (12.1979 - 10.1987).

5. Đại tá, Thiếu tướng Tiêu Văn Mẫn (15.10.1987 - 1990).

6. Đại tá, Thiếu tướng Lê Xuân Thanh (1991 - 4.2004).

7. Đại tá, Thiếu tướng PGS, TS. Nguyễn Tuấn Dũng (từ 1.2.2002 - ...).

9. Đại tá Nguyễn Trọng Huy (từ 6.7. 2004 - ...).


c. Phó tư lệnh:

1. Đại tá Nguyễn Kim Tuấn (Nguyễn Công Tiến) (3.1975 - 3.1977).

2. Đại tá Nguyễn Việt Năng (3.1975 - 1976).

3. Đại tá Hồ Đệ (1978).

4. Đại tá Nguyễn Quốc Thước
(Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng) (1978 - 5.1979).

5. Đại tá Bùi Đình Hòe (5.1979 - 1.1980: Phó tư lệnh)
(Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng: 25.1.1980 - 5.1982)

6. Đại tá Khuất Duy Tiến (1979 - 2.1983: Phó tư lệnh)
(Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng): (23.2.1983 - 12.1983)

7. Thượng tá Lưu Sĩ Hiệp
(Phó tư lệnh về Hậu cần: 28.12.1979 - 13.11.1982).

8. Thượng tá Đỗ Thuyên
(Phó tư lệnh về trang bị và kỹ thuật: 28.12.1979 - 1980).

9. Thượng tá Nguyễn Văn Thanh
(Phó tư lệnh, Chủ nhiệm Kỹ thuật: 1981 - 1983).

10. Đại tá Phạm Duy Tân (12.1983 - 1990).
(Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng, tháng 12.1983 đến tháng 9.1984).

11. Đại tá Đinh Xuân La
(Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng: 8.11.1984 - 15.10.1987).

12. Đại tá, Thiếu tướng Trần Tất Thanh
(Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng: 15.10.1987 - 31.1.1989).

13. Đại tá Lê Quang Bình
(Phà tư lệnh, Tham mưu trưởng: 21.10.1988 - 12.9.1991).

14. Đại tá Đỗ Công Mùi
(Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng: 25.8.1989 - 12.11.1993).

15. Đại tá Vũ Khắc Đua (12.10.1989 - 2001).

16. Thượng tá, đại tá Nguyễn Hữu Hạ
(Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng: 1.9.1993 - 30.12.1997).

17. Đại tá, TS. Phạm Xuân Hùng
(Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng: 29.11.1997 - 1.2.2002).

18. Đại tá Trần Minh Hùng (7.12.1998 - 29.5.2003).

19. Đại tá Nguyễn Khang Đàm (từ 11.12.2001 - ...).

20. Đại tá Hoàng Văn Hoặc
(Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng: 1.2.2002 - 24.6.2002)

21. Đại tá Nguyễn Vĩnh Phú
(Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng: từ 24.6.2002 - ...).

22. Đại tá Trần Quốc Phú (từ 6.7. 2004 - ...).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #128 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2021, 04:23:14 pm »





















Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #129 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2021, 04:26:48 pm »











Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM