Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:42:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân Đoàn 3 (1964-2005)  (Đọc 7487 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #70 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 04:13:33 pm »

*

   Song song với xây dựng về quân sự, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên đặc biệt coi trọng công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang. Trước bước ngoặt của lịch sử, Mỹ đã ''cút'' nhưng nhiệm vụ đánh cho ngụy ''nhào'' còn rất nặng nề; vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, đa số cán bộ, chiến sĩ phấn khởi tin tưởng vào chủ trương đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng, xác định rõ trách nhiệm trong giai đoạn cách mạng mới, nâng cao cảnh giác, khắc phục khó khăn tiếp tục cống hiến hy sinh để bảo vệ thành quả và đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Song điều kiện mới, hoàn cảnh mới cũng đã nảy sinh xuất hiện những lệch lạc ở không ít bộ đội. Có những cán bộ, chiến sĩ lập trường giai cấp thiếu vững vàng, nhận thức chưa hết ý nghĩa to lớn của Hiệp định Pa-ri, xem xét phiến diện tình hình địch - ta, dẫn đến thiếu cảnh giác, chủ quan khinh địch. Cũng có không ít người ''xả hơi'' thỏa mãn, lo lắng tính toán tiền đồ, thu vén cá nhân, đòi hỏi chính sách đãi ngộ; thậm chí có kẻ sa ngã trước sự cám dỗ của vật chất và chiến tranh tâm lý thâm độc của địch. Chính vì vậy, một số cán bộ giảm sút trách nhiệm quản lý giáo dục chỉ huy bộ đội, làm việc theo chủ nghĩa trung bình trên không chê dưới không trách; chiến sĩ mất cảnh giác làm lộ bí mật bị địch ném bom nổ 2 kho đạn (10 tấn); Đoàn 671 cho ca nô chạy giữa ban ngày bị máy bay bắn thiệt hại; chiến sĩ Trung đoàn 234 thiếu ý thức trong sử dụng lương thực gây lãng phí, chậm được ngăn chặn. Hiện tượng tự do, kỷ luật không nghiêm, dùng chất nổ không dùng mục đích hầu như ở đơn vị nào cũng có.

   Đúc rút nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn chiến trường và chủ động nhạy bén trước sự kiện lịch sử ký kết Hiệp định Pa-ri, Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến trường kịp thời tập trung lãnh đạo chính trị, giáo dục tư tưởng nhằm làm chuyển biến căn bản về tổ chức, con người phù hợp với tình hình nhiệm vụ. Tổ chức Đảng, chỉ huy các cấp được kiện toàn, đại hội Đảng được tiến hành từ cơ sở đến sư đoàn và tương đương theo một kế hoạch thống nhất. Việc nghiên cứu chỉ đạo đấu tranh chính trị, binh vận và pháp lý buộc địch phải thi hành lệnh ngừng bắn chấp hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pa-ri được gấp rút tiến hành. Ban Tổng hợp nghiên cứu trực thuộc Phòng Chính trị B3 được thành lập.

   Kiên quyết đẩy lui khắc phục những nhận thức và hành động lệch lạc trong cán bộ, chiến sĩ, Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến trường tiếp tục đẩy mạnh ''Cuộc vận động dân chủ, đề cao kỷ luật, tăng cường đoàn kết trong Quân đội" triển khai cuộc vận động ''Nâng cao chất lượng chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu''; tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ học tập bài viết "Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân'' của Chủ tịch Hồ Chí Minh; kịp thời ra các chỉ thị: ''Về quản lý, sử dụng lương thực, thực phẩm''. ''Nâng cao ý thức làm chủ tập thể; quản lý sử dụng tốt cơ sở vật chất kỹ thuật''. Tháng 3 năm 1974, Thường vụ Đảng ủy chiến trường phát động phong trào thi đua ''Giành ba đỉnh cao quyết thắng'' trong thanh niên các lực lượng vũ trang Tây Nguyên. Ba nội dung chính gồm: ý chí quyết tâm cao, kỹ thuật giỏi, kỷ luật nghiêm nếp sống đẹp. Vừa đẩy mạnh giáo dục động viên, Đảng ủy và Bộ tư lệnh còn tích cực tổ chức kiểm tra. Hội nghị tập huấn về chức trách, chế độ kiểm tra trong Quân đội được tổ chức, "Chỉ thị về chỉ đạo công tác kiểm soát và chấp pháp hình sự'' được ban hành. Tháng 12 năm 1973, đoàn kiểm tra của Mặt trận do đồng chí Vương Tuấn Kiệt (Tham mưu trưởng B3) làm trưởng đoàn xuống kiểm tra Sư đoàn 10, làm rõ nguyên nhân đơn vị không tổ chức được những trận đánh then chốt trong năm 1973, đồng thời đề ra những biện pháp cụ thể để khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới. Năm 1974, Bộ tư lệnh chiến trường quyết định thành lập ''Hội đồng kiểm tra tài chính nội bộ'' để tiến hành kiểm tra ở tất cả các đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong toàn mặt trận; trực tiếp kiểm tra Ban tài vụ Phòng Hậu cần B3, Đoàn 671, kịp thời chấn chỉnh và cho ngừng việc thu  mua ở hướng Lò Gò, Kra Chiê (Cam-pu-chia), nắm chắc việc thu mua ở  hướng Pắc Xế, Mường Khồng (Lào).

   Cuối tháng 9 năm 1973, Hội nghị đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tây Nguyên lấn thứ nhất được tổ chức.'Tham dự Hội nghị có 118 đại biểu thuộc các Đảng bộ Sư đoàn 320, Sư đoàn 10, các trung đoàn: 7, 26, 675, 40, 234, 593, 273, Trường Quân chính, Trường Quân sự địa phương, Đoàn 671, Đoàn liên hiệp Khu vực 3; các đảng bộ tiểu đoàn trực thuộc: 1, l2, 20, 33, 408, bộ phận sĩ quan liên lạc và phục vụ quốc tế ở Đức Cơ; Đảng bộ các phòng: Tham mưu, Chính trị, Hậu cần và 8 đồng chí trong Đảng ủy chiến trường. Đoàn chủ tịch Hội nghị gồm 7 đồng chí: Trần Thế Môn, Hoàng Minh Thảo, Đặng Vũ Hiệp, Trần Xuân Lư, Nguyễn Mạnh Quân, Phí Triệu Hàm, Nguyễn Đức Giá. Trong 6 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương các đại biểu nghiên cứu thảo luận đóng góp ý kiến vào bản dự thảo báo cáo đề án của Khu ủy Khu 5 và bản ''Báo cáo kiểm điểm lãnh đạo của Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên từ năm 1968 đến tháng 9 năm l973''; đồng thời bầu 16 đại biểu đi dự Hội nghị đại biểu Đảng bộ Khu 5 lần thứ ba. Đây là lần đầu tiên Đảng bộ Mặt trận tổ chức hội nghị đại biểu quy mô toàn chiến trường. Hội nghị không những rút ra những kinh nghiệm quý giá trong 6 năm lãnh đạo lực lượng vũ trang, mà còn thể hiện ý chí của toàn thể đảng viên, đoàn viên, cán bộ, chiến sĩ bộ đội chủ lực quyết tâm cùng quân dân Tây Nguyên và cả nước đánh cho ngụy  nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

   Tháng 11 năm 1973, đồng chí Trần Thế Môn (Năm Minh) - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên được Quân ủy Trung ương điều động đi nhận nhiệm vụ mới. Đồng chí Hoàng Minh Thảo -Tư lệnh Mặt trận kiêm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Đặng Vũ Hiệp - Phó Chính ủy được giao phụ trách Chính ủy Mặt trận. Tiếp đó tháng 4 năm 1974, Quân ủy Trung ương bổ nhiệm đồng chí Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên, đồng chí Vương Tuấn Kiệt (Tham mưu trưởng) làm Phó tư lệnh Tham mưu trưởng mặt trận, đồng chí Thái Bá Nhiệm làm Chủ nhiệm Chính trị mặt trận. Tháng 6 năm 1974, Thiếu tướng Vũ Lăng - Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu được bổ nhiệm làm Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên thay Trung tướng Hoàng Minh Thảo về làm Phó tư lệnh Quân khu 5. Cùng thời gian này Thường vụ Đảng ủy Quân khu 5 ra nghị quyết chỉ định Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên gồm các đồng chí: Đặng Vũ Hiệp - Bí thư, Vũ Lăng - ủy viên Thường vụ, Vương Tuấn Kiệt - ủy viên Thường vụ. Sau khi được kiện toàn, đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên lãnh đạo chỉ huy toàn chiến trường khẩn trương kiện toàn tổ chức biên chế theo hướng binh đoàn chủ lực binh chủng hợp thành, đẩy mạnh huấn luyện theo hướng tác chiến hiệp động binh chủng nâng cao sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng bước vào cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa xuân năm 1975.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #71 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 04:17:43 pm »

*

   Để giữ vững và xây dựng vùng giải phóng Tây Nguyên ngày càng vững mạnh, tích cực góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mau đến thắng lợi cuối cùng, song song với các nhiệm vụ tác chiến, huấn luyện, củng cố xây dựng lực lượng, công tác đảng, công tác chính trị, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận chủ trương: ''Nhanh chóng xây dựng căn cứ và vùng giải phóng, xây dựng hậu phương quân đội; đặc biệt là xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất tăng nhanh tiềm lực kinh tế và tiềm lực quân sự tại chỗ để đánh thắng địch trong bất kỳ tình huống nào".

    Được sự giúp đỡ của đại diện Ủy ban Kế hoạch Nhà nước1, Bộ tư lệnh Mặt trận nhanh chóng hoàn chỉnh dự kiến phương hướng xây dựng kinh tế 3 năm (1974-1976) trong phạm vi vùng giải phóng. Cuối tháng 3 năm 1973, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận tổ chức, chủ trì Hội nghị chuyên đề về phương hướng nhiệm vụ xây dựng căn cứ 4 huyện miền tây: huyện 67 (Kon Tum), huyện 4 và 5 (Gia Lai), huyện 5 (Đắc Lắc). Tiếp đó, giữa năm 1973 Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận họp hội nghị liên tịch với Thường vụ tỉnh ủy và Thường trực ủy ban nhân dân cách mạng các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc thống nhất kế hoạch xây dựng và bảo vệ vùng căn cứ, vùng giải phóng, xây dựng hậu phương, bảo đảm hậu cần tại chỗ và cải thiện đời sống nhân dân trong năm 1973 và các năm sau.

   Thực hiện chủ trương của Đảng ủy và chỉ tiêu kế hoạch Bộ tư lệnh giao, lực lượng vũ trang Tây Nguyên vừa chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng và huấn luyện, vừa tận dụng tranh thủ thời gian phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, kho, trạm, xưởng), bố trí thế trận hậu cần; đồng thời tích cực giúp đỡ địa phương khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, mở mang văn hóa, phát triển y tế giáo dục. Xác định sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, trong đó sản xuất lương thực là trung tâm, ngoài việc giao chỉ tiêu hàng năm cho các đơn vị, Bộ tư lệnh Mặt trận tổ chức hai khu vực sản xuất lớn tập trung ở Plei Kần (cánh Bắc) và Tiểu Teo (cánh Nam) với 4 tiểu đoàn sản xuất chuyên nghiệp. Riêng cánh trung, bố trí 1 tiểu đoàn, 1 đại đội sản xuất chuyên nghiệp và 1 đại đội chăn nuôi. Các xưởng: dược, giấy, may, sửa chữa ô tô, quân giới được mở rộng và nâng cấp. Các bệnh viện V1 (cánh Bắc), V2 (cánh Nam), bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối 211 (cánh Trung) và 3 đội điều trị (3, 17, 25), 1 đội vệ sinh phòng dịch được củng cố xây dựng theo hàng lâu dài. Hệ thống kho tàng được củng cố thành 2 tuyến: kho mặt trận ở phía sau, kho các đơn vị ở phía trước. Năm 1973 toàn chiến trường củng cố sửa chữa được 120 kho cũ, làm mới 220 kho. Năm 1974 xây dựng 2 kho chứa xăng dầu (A5) ở hai cánh Bắc và Nam, mỗi kho có sức chứa 1.000 tấn, kịp thời tiếp nhận nhiên liệu từ đường ống dẫn dầu xuyên qua Tây Nguyên vào miền Đông Nam Bộ. Nhằm đáp ứng yêu cầu vận chuyển cơ giới ngày càng tăng, các đoạn đường 14, 18, 19 trong các vùng giải phóng được dò gỡ mìn và sửa chữa lại.

    Nhiều cầu cống được khởi phục và làm mới như cầu Diên Bình, Thanh Giáo, Ngọc Lốc, Đắc Psi; phà Đắc Mót và Bến 8 được tổ chức đi vào hoạt động. Nhiều đường mới được mở ra, trong đó có đường 220 (dài 44,7km) nối đường 14 từ Võ Định qua đông bắc thị xã Kon Tum gặp đường 19 ở Măng Yang tạo thế uy hiếp địch. Trong 2 năm 1973, 1974 có 900km đường ô tô được mở mới, nâng tổng số đường cơ giới trong vùng giải phóng lên 1.332km. Bên cạnh hệ thống đường bộ, ta còn sửa chữa lại sân bay Đắc Tô, khai thông 110km đường sông, sử dụng ca nô vận chuyển hàng từ Bô Khăm (Cam-pu- chia) về các bến sông Sa Thày và suối Ia Lon. Hệ thống thông tin liên lạc với hàng trăm ki-lô-mét đường dây tải ba chạy dọc, ngang Tây Nguyên, giữ vững sự chỉ đạo của Trung ương với B3 và từ Bộ tư lệnh Mặt trận với các đơn vị trong toàn chiến trường.

   Với những cố gắng lớn, trong 2 năm 1973, 1974, Mặt trận Tây Nguyên đã tiếp nhận 34.224 tấn hàng hóa vật chất và hàng nghìn tấn xăng dầu do Trung ương chi viện và thu mua từ các nguồn; sản xuất được 8.240 tấn lúa, hàng chục triệu gốc sắn, hàng trăm tấn đậu lạc vừng, hàng nghìn tấn rau củ quả; chăn nuôi 21.820 con lợn và hàng chục nghìn gia cầm; hàng chục tấn hàng may mặc, thuốc chữa bệnh và hàng quân giới. Trong hoàn cảnh ta còn nhiều khó khăn về vật chất, kinh nghiệm sản xuất tập trung lớn ở chiến trường chưa nhiều, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, địch thường xuyên đánh phá, bọn phản động trong giới lãnh đạo Khơ Me đỏ ở Quân khu Đông Bắc Cam-pu-chia ra sức ngăn cản... những kết quả về xây dựng kinh tế, tạo dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị chiến trường là thành tích to lớn của lực lượng vũ trang Tây Nguyên. Thành quả do bàn tay, khối óc của bộ đội tạo ra kịp thời phục vụ những nhu cầu thiết yếu thường nhật, cứu đói cho dân, tăng nguồn dự trữ chiến lược trực tiếp của chiến trường, chuẩn bị cho đánh to, thắng lớn.

   Tuy Bộ tư lệnh B3 chỉ được giao nhiệm vụ cùng các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc xây dựng về mặt quân sự và tiến hành xây dựng căn cứ bàn đạp đứng chân, xây dụng mạng lưới giao thông vận chuyển trong vùng giải phóng Tây Nguyên; nhưng với bản chất truyền thống quân đội cách mạng và sự gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc trên địa bàn, lực lượng vũ trang Tây Nguyên tích cực chủ động tham gia xây dựng căn cứ địa.

   Dưới sự lãnh đạo chỉ huy của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Mặt trận và sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Chính trị B3 nhiều hội nghị giữa các đơn vị chủ lực và địa phương nơi đứng chân được tổ chức; nhiều tổ, đội công tác, tuyên truyền vũ trang tỏa xuống các làng buôn, thôn xã hoạt động; Đoàn văn công B3 và các đội chiếu phim kịp thời hướng về cơ sở phục vụ nhân dân. Trong 2 năm 1973-1974, bộ đội B3 đã tham gia giúp địa phương tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân, củng cố chính quyền cách mạng và các tổ chức quần chúng ở hàng chục xã; cấp hàng trăm héc ta đất và hàng chục tấn giống, huy động hàng vạn ngày công giúp dân sản xuất, dựng nhà, đào hầm, làm trường học, bệnh xá và trồng gần 10 triệu gốc sắn. Các bệnh xá Kon Đào (huyện 80 Kon Tum), xã B3 (huyện 4, Gia Lai), xã 4 (huyện 5, Đắc Lắc) được xây dựng, 54 ban y tế xã được củng cố và đi vào hoạt động, 16.180 lượt người dân được chữa bệnh, 17.439 lượt người được khám và cấp thuốc; 1.800 người tham gia xóa mù và học bổ túc văn hóa trong 170 lớp, 818 em thiếu nhi được học tập trung; 2 đội văn nghệ huyện và 75 đội văn nghệ xã dược củng cố đi vào hoạt động phục vụ 56.500 lượt người xem. Phong trào kết nghĩa quân dân phát triển mạnh: Trung đoàn 26 với xã B7, B14; Trung đoàn 64 với xã B8, B9; Trung đoàn 95 với xã B1, B2, B3; Trung đoàn 675 với xã B11, B13; các tiểu đoàn 33, 20 với xã B4, B6; Binh trạm Bắc với xã Đắc Xu, Rờ Kơi; Trung đoàn 28 với xã Đắc Cấm, Đắc Psi; Trung đoàn 25 với xã H5; Trung đoàn 40 với xã Tân Cảnh, Kon Đào 4, Kon Hơ Rinh. Tiêu biểu cho phong trào đoàn kết quân dân có Trung đoàn 95 với phong trào ''Nhường cơm sẻ áo''; Tiểu đoàn 20 với ''Rẫy vì dân'', Trung đoàn 64 với xây dựng làng Đoàn Kết ở khu 5 Gia Lai, Tiểu đoàn 631 và Sư đoàn 320 trong dìu dắt giúp đỡ phát triển phong trào du kích tây Gia Lai. Đặc biệt khi nạn đói lớn xảy ra ở các tỉnh Tây Nguyên mùa hè năm 1973 đe dọa tính mạng hàng vạn người, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên đã huy động hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ và các phương tiện vận tải không kể ngày đêm đưa 1.355 tấn gạo, 109 tấn muối, 309 kiện và 4 tấn thuốc chữa bệnh, hàng vạn mét vải của Trung ương chi viện đến tay nhân dân. Nhiều đơn vị xuất cả gạo của mình để kịp thời cứu dân, quyết không để một người nào trong vùng đóng quân bị chết vì đói. Trong đợt này, lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã giúp dân 68,8 tấn gạo, 37 tấn muối, 3 tấn giống 29.000 gốc sắn, hàng nghìn bộ quần áo và hàng  trăm mét vải. Những việc làm hết lòng vì dân và sự nghiệp cách mạng của bộ đội B3 đã thắt chặt mối quan hệ máu thịt, tình đoàn kết keo sơn với Đảng bộ, chính quyền cách mạng địa phương và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Tin tưởng, mến phục Bộ đội Cụ Hồ, nhiều người dân trong vùng mới giải phóng, trước đây còn băn khoăn hòai nghi cách mạng do kẻ địch tuyên truyền xuyên tạc, nay nhanh chóng xóa bỏ mọi mặc cảm, phấn khởi yên tâm sản xuất xây dựng cuộc sống mới và tích cực tham gia công tác cách mạng.

   Bên cạnh những công tác trên, thời gian này Mặt trận Tây Nguyên còn được Quân ủy Trung ương và Bộ tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ tổ chức đón tiếp 5.000 đồng chí bị địch bắt, nay trao trả theo Hiệp định Pa-ri. Với tình cảm biết ơn sâu sắc, hiểu rõ vinh dự, trách nhiệm được giao, 169 cán bộ, chiến sĩ trong Đoàn đón tiếp đã lao động không kể ngày đêm dựng hàng nghìn mét vuông nhà, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất xong trước thời gian quy định 20 ngày. Với khẩu hiệu hành động: ''Dù thiếu vật chất, không được thiếu tình cảm'', cán bộ, chiến sĩ Đoàn đón tiếp B3 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm tuyệt đối an toàn, chăm sóc chu đáo, đưa các đồng chí ''Chiến thắng'' về Khu 5 đầy đủ, được cấp trên khen ngợi.

   Qua 2 năm thực hiện Hiệp định Pa-ri, các lực lượng vũ trang Tây Nguyên, nòng cốt là bộ đội chủ lực đã kề vai sát cánh cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn kiên trì phấn đấu, vừa giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, vừa tích cực tạo thế xây dựng căn cứ địa, xây dựng hậu phương chiến lược trực tiếp ngày càng vững mạnh. Đây là giai đoạn chuẩn bị vô cùng quan trọng để quân dân Tây Nguyên cùng quân dân cả nước Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 trên toàn miền Nam.




----------------------------------------------------------------
1. Đồng chí Huỳnh Bá Vân - Ủy viên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước vào làm việc với Bộ tư lệnh Mặt trặn Tây Nguyên tháng 3.1973.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #72 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 04:27:14 pm »

3. Chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân 1975.

   Sau 2 năm thi hành Hiệp định Pa-ri, đầu năm 1975 "so sánh lực lượng địch - ta, trên phạm vi cả nước cũng như trên chiến trường miền Nam, đã có những chuyển biến cơ bản rõ rệt có lợi cho cách mạng, ta đã mạnh hơn địch''1.

   Trên chiến trường miền Nam, quân ngụy Sài Gòn phải lui vào phỏng ngự chiến lược, giữ các đô thị, các đường giao thông và các địa bàn trọng yếu. Chúng không còn khả năng đánh chiếm lại những vùng đất quan trọng bị mất ở Nha Bích, Tống Lê Chân (Đông Nam Bộ), Tánh Linh (Khu 6) Đắc Pét, Măng Đen, Măng Bút, Chư Nghé, Ya Súp (Tây Nguyên), Nông Sơn, Giá Vụt (Khu 5). Đặc biệt Chiến thắng Đường 14 - Phước Long (6.1,1975) của quân và dân Đông Nam Bộ càng khẳng định quân chủ lực ngụy không thể đương đầu với chủ lực ta. Trong khi quân ngụy ngay càng sa sút lại bị Mỹ cắt giảm viện trợ  quân sự. Sau vụ Oa-tơ-ghết, Ních-xơn phải từ chức, G. Pho lên làm Tổng thống càng làm giảm khả năng can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Quân ngụy Sài Gòn vốn sống bằng đô-la và bắn giết bằng vũ khí Mỹ, nay bị ông chủ ''thờ ơ'' càng làm cho những khó khăn cố hữu bản chất không sao khắc phục nổi, đồng thời tạo ra một chỗ hổng về lòng tin đưa đến sự sa sút nghiêm trọng về tinh thần của binh lính. Tuy binh lực vẫn còn rất lớn: 1.351.000 tên, 2.074 xe tăng, xe bọc thép 1.556 khẩu pháo, 536 máy bay phản lực và 580 tàu xuồng các loại; nhưng do những nhận định chủ quan, sai lầm về đối phương, địch bố trí thế phòng thu trên chiến trường miền Nam theo kiểu ''nặng hai đầu'' tập trung binh lực trên hướng quân khu 1 (Trị - Thiên, Quảng Đà) và quân khu 3 (Sài Gòn Biên Hòa); còn ở giữa: quân khu 2 trong đó có Tây Nguyên, lực lượng ít hơn. Đầu năm 1975, toàn quân khu 2-quân đoàn 2 ngụy có 2 sư đoàn, 7 liên đoàn, 24 tiểu đoàn bộ binh chủ lực, 86 tiểu đoàn và 81 đại đội bảo an, 1.304 trung đội dân vệ cảnh sát; 13 tiểu đoàn, 8 đại đội, 5 trung đội Pháo binh (376 khẩu); 5 thiết đoàn, 13 đại đội xe tăng thiết giáp (487 xe); 16 phi đoàn (487 chiếc máy bay). Riêng khu vực Tây Nguyên (không kể Tuyên Đức, Lâm Đồng) lực lượng địch bao gồm: sở chỉ huy quân đoàn 2- quân khu 2, sư đoàn bộ binh 23, 7 liên đoàn biệt động quân (21, 22, 23, 24, 25, 4, 6), nhiều tiểu đoàn bộ binh chủ lực (30.900 tên) và 33 tiểu đoàn, 36 đại đội bảo an, 477 trung đội dân vệ, 5 đại đội và 2 trung đội cảnh sát; 8 tiểu đoàn, 7 đại đội, 25 trung đội pháo binh (230 khẩu); 4 thiết đoàn, 5 đại đội xe tăng thiết giáp (371 xe); 4 phi đoàn không quân (1 phi đoàn chiến đấu 32 chiếc, 2 phi đoàn trực thăng 86 chiếc, 1 phi đoàn quan sát huấn luyện 32 chiếc), tổng số 150 máy bay các loại2. Lực lượng tuy nhiều 63.000 tên, nhưng địch phải căng ra phòng ngự khắp Tây Nguyên, nuôi tham vọng giữ bằng được địa bàn chiến lược này. Hướng phòng ngự chủ yếu của địch là thị xã Plei Ku và Kon Tum. Hướng thị xã Buôn Ma Thuột chúng có sơ hở và yếu hơn cả.

   Về ta, tranh thủ điều kiện thuận lợi do Hiệp định Pa-ri đem lại, quân và dân hai miền Nam, Bắc nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng giành được những thắng lợi rất lớn. Hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa tập trung sức nguời, sức của khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi lễ tế, đẩy mạnh sản xuất tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng v ũ trang. Hai năm 1973, 1974 miền Bắc được mùa, sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp vượt mức kế hoạch, giao thông vận tải được khôi phục, 150.000 thanh niên nhập ngũ, 68.000 quân và hàng vạn thanh niên xung phong vượt Trường Sơn vào miền Nam chiến đấu, hàng chục vạn tấn vũ khí, lương thực, xăng dầu được chuyển đến các chiến trường. Ở miền Nam thế và lực của ta đã lớn mạnh vượt bậc, quyền chủ động chiến lược vẫn được giữ vững. Các quân đoàn và các khối chủ lực mạnh đứng vững trên các địa bàn chiến lược. Đường Đông Trường Sơn và đường ống dẫn dầu đã vươn tới Bù Gia Mập (miền Đông Nam Bộ), bảo đảm sức người, sức của cho đánh lớn, liên tục, dài ngày theo kế hoạch tác chiến chiến lược. Trong vùng địch kiểm soát, phong trào đấu tranh đòi hòa bình, dân sinh, dân chủ, hòa hợp dân tộc và lật đổ chính quyền Thiệu phát triển mạnh. Bên cạnh đó, những thắng lợi mới của cách mạng Lào và Cam-pu-chia càng tạo thêm điều luận thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta mau tiến đến đích cuối cùng.

   Nắm vững quy luật chiến tranh cách mạng và thời cơ chiến lược đang đến, tháng 10 năm 1974 và tháng 1 năm 1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp, kịp thời phân tích đánh giá đúng thực chất, khách quan khoa học tình hình mọi mặt và kết luận: ''Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, để tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc''3. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị quyết định: ''Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, trong thời gian 1975, 1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam theo hướng có lợi cho ta, tiến hành rất khẩn trương và hoàn thành công tác chuẩn bị mọi mặt, tạo điều kiện chín muồi, tiến hành tổng công kích - tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã nguy quân, đánh đổ ngụy quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân''4. Ngoài kế hoạch chiến lược cơ bản giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976, Bộ Chính  trị còn dự kiến một phương án khác và một phương hướng hành động cực kỳ quan trọng dể khi ''thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975''5.

   Ngay sau khi Hội nghị Bộ Chính trị, ngày 9 tháng 1 năm 1975, Thường trực Quân ủy Trung ương họp quán triệt và bàn tổ chức thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến dịch Tây Nguyên. Tại Hội nghị này, ý định đánh Buôn Ma Thuột hình thành rõ rệt và chiến dịch Tây Nguyên chính thức được quyết định mở với mật danh "Chiến dịch 275''.

   Do chiến dịch Tây Nguyên - chiến dịch mở đầu cuộc tiến công chiến lược năm 1975 có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn lao, nên Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương cử Đại tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam vào chiến trường để trực tiếp chỉ dạo chiến dịch và tổ chức sở chỉ huy tiền phương của Bộ ở Tây Nguyên. Đồng thời Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên6. Trung tướng Hoàng Minh Thảo (Phó tư lệnh Quân khu 5) được cử làm  Tư lệnh, đại tá Đặng Vũ Hiệp (Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên) làm Bí thư Đảng ủy và Chính ủy, Thiếu tướng Vũ Lăng và các đại tá Phan Hàm, Nguyễn Năng, Nguyễn Lang làm Phó tư lệnh, đại tá Phí Triệu Hàm làm Phó chính ủy. Cơ quan chiến dịch được hình thành trên cơ sở nòng cốt là 3 cơ quan Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Bên cạnh Bộ tư lệnh chiến dịch có đồng chí Bùi San - Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu 5 cùng một bộ phận cơ quan giúp việc để chỉ đạo các tỉnh ủy Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum huy động mọi khả năng của địa phương phục vụ chiến đấu.

   Căn cứ vào ý định tác chiến chiến lược của ta, phân tích lực lượng và thế bố trí của địch trên toàn chiến trường và riêng ỏ Tây Nguyên, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chủ trương gấp rút tăng cường lực lượng, vật chất kỹ thuật, đẩy nhanh công tác chuẩn bị chiến dịch, tích cực hoạt động nghi binh thu hút địch ở Mặt trận Tây Nguyên và các hướng phối hợp.

   Trong thời gian từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 2 năm 1975, nhiều đơn vị bộ binh, binh chủng, bảo đảm lần lượt đến Tây Nguyên theo sự điều động của Bộ Tổng Tham mưu. Sư đoàn bộ binh 968 do đồng chí Thanh Sơn làm sư đoàn trưởng và đồng chí Trần Trác làm chính ủy, từ Hạ Lào hành quân đến Gia Lai, Kon Tum ngày 15 tháng 1. Sư đoàn bộ binh 316 do đồng chí Đàm Văn Ngụy làm sư đoàn trưởng và đồng chí Hà Quốc Toàn làm chính ủy, được Trung đoàn vận tải ô tô 525 bí mật chuyển từ Nghệ An và đến khu vực tập kết Đắc Đam (tây Đắc Lắc) ngày 5 tháng 2. Cùng thời gian này, Trung đoàn bộ binh 95B (Sư đoàn 325), Tiểu đoàn đặc công 24, Trung đoàn phòng không 232, Trung đoàn công binh 575, một tiểu đoàn công binh cầu phà, một tiểu đoàn vận tải ô tô, một tiểu đoàn thông tin, một đại đội trinh sát, một trung đội khí tượng, Đội điều trị 48, ba trạm sửa chữa xe pháo và 8.000 quân bổ sung cũng có mặt ở Tây Nguyên. Các đơn vị phối thuộc bí mật tiến vào các vị trí quy định: Sư đoàn bộ binh 3 (Quân khu 5) đến khu vực đường 19 An Khê, Trung đoàn bộ binh 271 và Đại đội  đặc công 14 (Bộ tư lệnh Miền) lên Gia Nghĩa, Tiểu đoàn bộ binh 21 (Sư đoàn 470) đến Bản Đôn. Đến ngày mở màn (4.3.1975), lực lượng ta tham gia chiến dịch Tây Nguyên gồm 5 sư đoàn bộ binh (10, 320, 316, 968, 3), 4 trung đoàn bộ binh (95A, 95B, 25, 271), 1 trung đoàn (198) và 2 tiểu đoàn đặc công (27, 14), 1 trung đoàn xe tăng (273), 2 trung đoàn pháo binh (40, 675), 3 trung đoàn phòng không (232, 234, 593), 2 trung đoàn công binh (7, 575), 1 trung đoàn thông tin (29), 6 tiểu đoàn vận tải, một số đơn vị bảo đảm của Bộ và Mặt trận Tây Nguyên, lực lượng vũ trang địa phương các tỉnh diễn ra chiến dịch. Tổng quân số. 65.141 người, trong đó có 43.020 người trực tiếp tham gia chiến dịch. Riêng khôn chủ lực Mặt trận Tây Nguyên (B3) có 36 tiểu đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn đặc công, 13 tiểu đoàn pháo mặt đất, 18 tiểu đoàn pháo phòng không, 3 tiểu đoàn xe tăng, quân số 44.900 người; vũ khí, trang bị có 88 khẩu pháo lớn, 1.561 súng chống tăng, 6 cơ cấu bắn B72, 343 súng phòng không, hàng vạn súng bộ binh, 57 xe tăng xe bọc thép, 679 ô tô các loại... tham gia chiến dịch.

   Song song với việc tăng cường các đơn vị bộ binh, binh chủng, bảo đảm Bộ Tổng tư lệnh còn bổ sung một lượng vật chất rất lớn cho Mặt trận Tây Nguyên. Trên tuyến vận tải chiến lược và chiến dịch có trên 1.000 xe ô tô của Đoàn 559, các quân khu và Bộ Giao thông vận tải ngày đêm vận chuyển vật chất vào chiến trường Tây Nguyên. Đến cuối tháng 2 năm 1975, Đoàn 559 và các lực lượng tăng cường đã thực hiện được 110% kế hoạch vận chuyển cho chiến dịch. Lượng vật chất dự trữ toàn mặt trận đạt 17.359 tấn, riêng chuẩn bị cho chiến tích là 10.603 tấn; trong đó lương thực thực phẩm đạt 114%, vũ khí đạt 83%, xăng dầu đạt 24%. Quá trình chỉ đạo trực tiếp chiến dịch vận chuyển cho Tây Nguyên, đồng chí Đinh Đức Thiện - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, thành viên cơ quan đại diện Bộ Quốc phòng trong chiến dịch Tây Nguyên đã kịp thời điều động đạn súng cối 160mm từ kho hậu cần B2 về B3. Những cố gắng cao của Ngành Hậu cần chiến lược và chiến dịch đã tạo cho Mặt trận Tây Nguyên có một lượng dự trữ vật chất rất lớn, bảo đảm cho bộ đội tác chiến hiệp động binh chủng dài ngày.




-------------------------------------------------------------------
1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 -1975. Sđd, tr. 300.

2. Số liệu dẫn theo báo cáo ''Tổng kết về địch trong chiến dịch tiến công giải phóng Tây Nguyên tháng 3 năm 1975'' của Phòng Trinh sát Quân đoàn 3 ngày 29.5.1975, tr. 21, 22.

3. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước... Sđd, tr. 300, 301.

4. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước... Sđd, tr. 301.

5. Đại tướng Văn Tiến Dũng. Đại thắng Mùa Xuân. Nxb QĐND; H.1977. tr. 35.

6. Gọi là: ''Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên''.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #73 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 04:31:22 pm »

*

   Những tháng cuối năm 1974 và đầu năm 1975, công tác chuẩn bị chiến dịch ở Tây Nguyên diễn ra bí mật, nhịp độ ngày một khẩn trương và quy mô ngày càng lớn. Tháng 9 năm 1974, sau khi được Bộ Tổng tư lệnh giao nhiệm vụ mở chiến dịch ''nam Tây Nguyên'' với khu vực tác chiến chủ yếu là Đức Lập - Thuần Mẫn, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên triển khai ngay công tác chuẩn bị chiến trường. Giữa tháng 10, Trung đoàn công binh 7 (thiếu) và Tiểu đoàn 17 Sư đoàn 10 từ bắc Kon Tum vượt 300 km vào tây bắc Đức Lập; từ ngày 28, tổ chức thi công các con đường 6b, 2b, N1, N5, 14C, 22, 23, 128. Cùng thời gian này, một tiểu đoàn công binh của Trung đoàn 7 và lực lượng của Sư đoàn 10, Trung đoàn 273, Trung đoàn 40, Trung đoàn 234 gấp rút sửa chữa, khôi phục các trục đường từ vị trí đứng chân ra đến đường 128 chuẩn bị cho cơ động về phía nam.Tháng 11 năm 1974, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh xác định ''Chiến trường Tây Nguyên là hướng chủ yếu chung cho cả miền Nam'' trong năm 1975 và giao nhiệm vụ lần hai cho Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên trực tiếp tổ chức chỉ huy ''Chiến dịch nam Tây Nguyên'' với yêu cầu cao hơn, địa bàn mở rộng đến hai thị xã Gia Nghĩa và Cheo Reo; công tác chuẩn bị chiến  dịch càng được đẩy mạnh. Các đoàn trinh sát chỉ huy, trinh sát hậu phương của Mặt trận mở rộng phạm vi hoạt động. Đầu tháng 12 năm 1974, trinh sát của các sư đoàn bộ binh, các trung đoàn binh chủng triển khai nắm địch, địa hình... trên hướng được phân công. Nhiều tuyến đường được sửa chữa và làm mới; hàng loạt cầu, phà, ngầm trên tuyến đường chiến lược 128 xuyên dọc Tây Nguyên và các đường cơ giới được gấp rút hoàn thành. Ngày 12 tháng 12, các chiến sĩ công binh bắc xong chiếc cầu phao trọng tải 50 tấn qua sông Pô Kô; bốn ngày sau, chiếc cầu phao thứ hai nối liền hai bờ sông Sê Rê Pôk cũng được đưa vào sử dụng. Cùng thời gian này cơ quan Mặt trận di chuyển về nam Tây Nguyên; hậu cần chiến dịch triển khai các kho, trạm và từ ngày 9 tháng 10 những chuyến hàng đầu tiên đã được chuyển vào các kho K10, K20, K37. Tháng 1 năm 1975, chiến dịch Tây Nguyên với trận đánh mở đầu then chốt Buôn Ma Thuột chính thức dược Bộ Chính trị quyết định, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ đạo; Bộ tư lệnh C hiến dịch tập trung mọi nỗ lực cho công tác chuẩn bị chiến địch, từ xây dựng quyết tâm, chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị vật chất, chuẩn bị bộ đội đến điều quân, cơ động lực lượng, tổ chức nghi binh lừa dịch. Trong đó, nhiệm vụ ''trung tâm số một'' là xây dựng quyết tâm, phương án tác chiến chiến dịch và các trận đánh then chốt, quyết định. Mặc dù quá trình chuẩn bị, phải thay đổi điều chỉnh quyết tâm, phương án tác chiến chiến dịch đến 3 lần theo nhiệm vụ trên giao, lần sau nặng nề hơn lần trước; nhưng Phòng Tham mưu B3, sau đó là cơ quan Tham mưu chiến dịch đã tập trung cao độ, vận dụng sáng tạo nghệ thuật chiến dịch Việt Nam và kinh nghiệm tổ chức chiến dịch trong 11 năm đánh Mỹ của Mặt trận Tây Nguyên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Sau một quá trình điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét mọi vấn đề một cách công phu khoa học, vận dụng linh hoạt sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam vào tình hình cụ thể ở Tây Nguyên; Bộ tư lệnh chiến dịch đã hoàn chỉnh quyết tâm và phương án tác chiến chiến dịch. Trên cơ sở quyết tâm chính thức của Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch, trong ba ngày 17, 18, 19 tháng 2 năm 1975 Hội nghị mở rộng bàn và xác định phương án tác chiến chiến dịch là: tiến công, nghi binh nhử, kéo địch về Plei ku và Kon Tum, cắt đứt các con đường 14, 19, 21 ''trói'' chặt địch ở bắc Tây Nguyên; nhanh chóng đánh chiếm Đức Lập, Thuần Mẫn cô lập địch ở thị xã Buôn Ma Thuột; tập trung lực lượng chủ yếu giáng đòn quyết định giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột và đánh bại lực lượng phản kích của địch.  Tiếp đó, phát triển tiến công đánh chiếm Cheo Reo, Gia Nghĩa, giải phóng ba tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức tạo điều kiện và thời cơ phát triển tiến công trên các hướng khác. Riêng trận then chốt quyết định Buôn Ma Thuột được xác định hai phương án: đánh quân địch chưa có phòng ngự dự phòng và đánh địch đã có lực lượng tăng cường phòng ngự dự phòng.

   Đêm 25 tháng 2 năm 1975, tại Sở chỉ huy chiến dịch trong một cánh rừng già ở Đông nam điểm cao 501 (1,5km) cách Buôn Ya Wằn 3km về phía đông thuộc tỉnh Đắc Lắc, giữa tiếng đại bác địch bắn cầm canh, Bộ tư lệnh chiến dịch thông qua phương án tác chiến và quyết tâm chiến dịch trước dại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh. Các đồng chí Hoàng Minh Thảo, Đặng Vũ Hiệp ký quyết tâm; Đại tướng Văn Tiến Dũng ký phê chuẩn. Việc Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên, chọn thị xã Buôn Ma Thuột để đánh trận then chốt là quyết định chính xác và sáng suốt. Quyết định đó đã được Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên cụ thể hóa bằng quyết tâm và kế hoạch tác chiến chặt chẽ, khoa học, táo bạo, công phu. Các nhà chiến lược phương Tây đã bình luận: ''Chỉ riêng việc đó thôi (tức chọn Buôn Ma Thuột đã là thiên tài rồi!" Thực tiễn diễn biến chiến dịch Tây Nguyên vượt xa mức dự kiến ban đầu và phát triển thành chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tiến công lịch sử mùa Xuân năm 1975.

   Theo kế hoạch tác chiến, chiến dịch Tây Nguyên sẽ diễn ra những trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đánh địch trong thành phố. Các đơn vị tham gia  chiến dịch đều được chuẩn bị tốt, quyết tâm chiến đấu cao; nhưng trình độ và kinh nghiệm tác chiến hiệp đồng bệnh chủng không đều; có đơn vị mới lần đầu vào Tây Nguyên chưa quen thuộc chiến trường và đối tượng tác chiến. Để khắc phục những nhược điểm đó, Bộ tư lệnh chiến dịch đã dành nhiều thời gian cho các đơn vị huấn luyện bổ sung. Các hình thức chiến thuật: tiến công địch trong công sự vững chắc, đánh địch trong thành phố bằng lực lượng binh chủng hợp thành... được chú trọng. Sư đoàn 10 giành nhiều thời gian huấn luyện cách đánh hiệp đồng ''cặp đôi'' 1 xe tăng, 1 xe bọc thép có bộ binh đi cùng nhằm tăng sức mạnh đột kích. Sư đoàn 320 tập trung huấn luyện tác chiến hiệp đồng giũa bộ binh và pháo binh có xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Sư đoàn 316 hoàn thành tốt đợt huấn luyện bổ sung ngắn về các mặt chiến thuật, kỹ thuật đánh địch trong đô thị.

   Song song với công tác huấn luyện, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch lãnh đạo chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, động viên tư tưởng làm cho cán bộ, chiến sĩ nhận rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, nhiệm vụ của chiến dịch nắm chắc tư tưởng chỉ đạo tác chiến: ''Mạnh bạo, chắc thắng, chủ động, cơ động, linh hoạt, bí mật bất ngờ"; thấy rõ đặc điểm chiến trường, nhiệm vụ của đơn vị và bản thân, vinh dự và trách nhiệm. Từ đó xây dựng quyết tâm chiến đấu cao, tinh thần chiến đấu dũng cảm, đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ.

   Để giữ bí mặt công tác chuẩn bị chiến tích và cơ động lực lượng vào cài thế trên các hướng, từ tháng 11 năm 1974 đến cuối tháng 2 năm 1975 một kế hoạch nghi binh tuyệt mật mang mật danh ''Kế hoạch tác chiến B'' được Bộ tư lệnh mặt trận, sau đó là Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên triển khai thống nhất, chặt chẽ, liên tục trên diện rộng với nhiều lực lượng tham gia. Mục đích của kế hoạch này là: ''Tranh thủ tiêu hao, tiêu diệt một số sinh  lực, phương tiện chiến tranh của địch trên một số điểm trọng yếu. Giam chân, thu hút, căng kéo chủ lực địch ở tại chỗ, không cho địch cơ động lực lượng về C3 (khu vục Đức Lập), C4 (khu vực Gia Nghĩa), C9 (Thuần Mẫn) luôn luôn làm cho địch hiểu lầm ta triển khai đánh Kon Tum; cắt đường 19 đông, uy hiếp Plei Ku. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hướng C3, C4, C9 triển khai các mặt chuẩn bị''1.

   Thực hiện kế hoạch nghi binh, từ đầu tháng 11 năm 1974 những hoạt động ''chuẩn bị chiến dịch'' diễn ra rầm rộ ở bắc Tây Nguyên. Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn công binh 7 tăng cường máy húc và sử dựng nhiều bộc phá tiếp tục mở đường 220 (nối đường 14 ở bắc Võ Định vòng qua đông bắc thị xã Kon Tum đến đường 19 đoạn gần đèo Măng Yang); hai bến phà ở khu vực cầu Diên Bình và sông Đăk Bla được triển khai, một số trận địa pháo giả được xây dựng ở xung quanh thị xã Kon Tum. Đêm đêm các xe kéo pháo, xe tăng cơ động thay đổi vị trí; các xe vận tải bật đèn gầm tăng cường hoạt động chở hàng trên hướng tây bắc và đông bắc Kon Tum. Sư đoàn 10 ra sức củng cố hầm hào, công sự chiến đấu ở các khu vực trực tiếp tiếp xúc với địch; dùng súng cối bắn vào thị xã Kon Tum. Sư đoàn 320 tăng cường các hoạt động ở khu vực đường 19 tây. Pháo binh của ta bắn vào La Sơn, Thanh An, Đồn Tầm. Trung đoàn 95 chặn đánh các đoàn xe quân sự, tập kích một số chốt địch trên trục đường 19 đông. Trung đoàn 198 đặc công tập kích kho xăng Plei Ku. Hệ thống thông tin vô tuyến diện của các sư đoàn 10, 320 và các trung đoàn 40, 234, 273, 675 vẫn giữ nguyên vị trí, liên tục phát đi các bức điện, mệnh lệnh, báo cáo giả với tần suất ngày càng cao. Ngoài ra ta còn bố trí các đài vô tuyến điện 15W hoạt động ở khu vực Kleng, đông bắc Võ Định, bắc điểm cao 518 bên đường số 19 đông. Theo kế hoạch, dân công các huyện 40, 67, 30, 80, Diên Bình, Tân Cảnh (Kon Tum), huyện 4 và 5 (Gia Lai) rầm rộ mở đường. Các địa phương nô nức chuẩn bị đón tiếp bộ đội giải phóng. Nhiều người dân đi tìm người thân ở vùng địch kiểm soát, phao tin sắp đánh lớn ở Kon Tum. Giữa lúc địch bị hút vào các hoạt động nghi binh của ta, Sư đoàn 968 bí mật vào thay thế Sư đoàn 320 ở hướng tây Gia Lai và Sư đoàn 10 ở tây bắc Kon Tum, để hai đơn vị này hành quân vào nam Tây Nguyên. Các đơn vị binh chủng cũng rút dần lực lượng, cơ động vào Đắc Lắc.

   Những hoạt động nghi binh của ta rất hiệu quả, thu hút một lực lượng lớn chủ lực địch về hướng bắc Tây  Nguyên, làm cho chúng luôn lúng túng bị động đối phó trong một thời gian khá dài. Cuối năm 1974, địch phán đoán ta sắp mở chiến dịch ở bắc Tây Nguyên, lấy Kon Tum làm mục tiêu chủ yếu, chúng điều động 4 liên đoàn biệt động quân (6, 21, 22, 24) lên tăng cường dự phòng khu vực thị xã. Tháng 1 năm 1975 chúng phát hiện ta tăng thêm 1 sư đoàn ở tây nam Gia Lai, nên vội vã đưa liên đoàn biệt động quân 23 và 2 trung đoàn đoàn (44, 45) tăng cường cho Plei Ku. Tiếp dó, đầu tháng 2 địch phát hiện có lực lượng của hai sư đoàn 10, 320 ở nam Tây Nguyên. Chúng cho rằng 2 sư đoàn này ở đâu là ở đó có đánh lớn. Vì vậy địch tung ngay trung đoàn 53 ra lùng sục ở khu vực Quảng Nhiêu, Buôn Hồ; đưa trung đoàn 45 từ Plei Ku xuống phía tây Thuần Mẫn, Ia Hleo; đổ biệt kích thám báo xuống khu vực đứng chân của Sư đoàn 320 ở phía tây đường số 14. Ngày 10 tháng 2, quân khu 2 địch thông báo cho thuộc cấp: ''Chiến dịch đông xuân của Việt Cộng có thể bắt dầu từ ngày 10 tháng 2 và mạnh từ 18 tháng 2 tại Đắc Lắc, trọng điểm là Buôn Ma Thuột''2.

   Trước tình hình phức tạp về địch, Bộ tư lệnh chiến dịch nhận định: ''Những hoạt động lùng sục của địch có tính chất bị động, rời rạc'', ''chưa có triệu chứng địch phát hiện được ý định và lực lượng chiến dịch của ta''; đồng thời chủ trương ''kiên trì giữ bí mật ý định và lực lượng ở khu vực tác chiến chủ yếu, tích cực khôn khéo hoạt động nghi binh hơn nữa để nhử dịch về hướng bắc, tạo điều kiện cho quân ta tiếp tục chuẩn bị tốt ở hướng nam"3.

   Thực hiện mệnh lệnh của Bộ tư lệnh chiến dịch, Sư đoàn 320 co ngay đội hình về phía sau, chỉ để lại những tổ trinh sát bám địch. Sư đoàn 968 đánh vào một loạt vị trí địch, tiêu diệt chết Mỹ, bức rút đồn Tầm, chiếm dãy điểm cao 605, Chư Kra, Chư Gôi, uy hiếp mạnh các cứ điểm Thanh Bình, Thanh An (tây Gia Lai), đánh nhỏ ở bắc Kon Tum, cắt đường số 14 ở nam Tân Phú. Nhân dân vùng giải phóng Gia Lai, Kon Tum được huy động rầm rộ làm đường, làm trận địa pháo. Địch lầm tưởng ta sắp tiến công lớn vào Plei Ku, nên vội vã rút trung đoàn 45 đang lùng sục ở Cẩm Ga (Thuần Mẫn) về Thanh An đối phó.

   Những hoạt động nghi binh chiến dịch của ta đã thành công. Đầu tháng 3 năm 1975 phần lớn chủ lực quân đoàn 2 quân khu 2 địch vẫn bị giam chân ở Kon Tum, Gia Lai. Ở Đắc Lắc và khu vực Buôn Ma Thuột không có gì thay đổi. Ta có điều kiện và thời cơ tiến c công địch trong thị xã Buôn Ma Thuột theo phương án địch không có phòng ngự dự phòng.




------------------------------------------------------------------
1. Trích "Kế hoạch tác chiến B'' của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, tr. 9.

2. ''Tóm tắt một số tình hình địch phát hiện và đánh giá về chủ trương hoạt động của ta trong mùa khô năm 1974-1975'' của Ban Trinh sát Mặt trận Tây Nguyên ngày 5. 3.1975, tr. 3.

3. Trung tướng Hoàng Minh Thảo. Chiến dịch Tây Nguyên... Sđd, tr. 69, 70.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #74 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 04:41:43 pm »

*

   Đầu tháng 3 năm 1975, các lực lượng tham gia chiến dịch Tây Nguyên đã hoàn thành tập kết trên các khu vực quy định. Cụm lực lượng tiến công Buôn Ma Thuột có Sư đoàn bộ binh 316, Trung đoàn bộ binh 95b, Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 24), Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn xe tăng 273 (thiếu), 2 cụm pháo của Trung đoàn pháo bình 40 (thiếu) và Trung đoàn pháo binh 675, Trung đoàn phòng không 232 và Trung đoàn phòng không 234 (thiểu), Trung đoàn công binh 7 và Trung đoàn công binh 575, Trung đoàn thông tin 29, một số phân đội bảo đảm và lực lượng vũ trang tỉnh Đắc Lắc. Cụm lực lượng trên hướng Đức Lập, Quảng Đức gồm Sư đoàn bộ binh 10 (thiếu), Trung đoàn bộ binh 271, Tiểu đoàn đặc công 14, một tiểu đoàn pháo (Trung đoàn pháo binh 40), 2 tiểu đoàn phòng không (Trung đoàn 234). Cụm lực lượng trên đường 14 khu vực Thuần Mẫn có Sư đoàn bộ binh 320. Khu vực Bình Khê - Plei Bôn có Sư đoàn bộ binh 3 (thiếu) Quân khu 5, Trung đoàn 95A. Lực lương cắt đường 21 do Trung đoàn bộ binh 25 đảm nhiệm. Hướng Gia Lai, Kon Tum có Sư đoàn bộ binh 968 và lực lượng vũ trang địa phương đang triển khai đánh địch. Thời điểm tiến công địch đã đến, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết địch cho các lực lượng đánh cắt giao thông nổ súng chia cắt chiến dịch, tạo thế, mở màn chiến dịch Tây Nguyên.

   Đêm 3 rạng ngày 4 tháng 3, Trung đoàn 95A đánh cắt giao thông đường số 19, diệt căn cứ A Dun và một số chốt  giao thông, làm chủ một đoạn đường dài 20km từ ngã ba Plei Bôn đến ấp Phú Yên. Một bộ phận của Sư đoàn 320 cắt đường 14 ở bắc Cẩm Ga. Ngày 4 tháng 3, Sư đoàn 3 (Quân khu 5) cắt đường số 19 ở đèo Thượng  An đến cầu số 13, diệt 9 chết và 2 đại đội địch. Đêm 4 rạng ngày 5 Trung đoàn 25 diệt một đoàn xe địch, cắt đứt đường số 21 ở đông Chư Cúc. Trung đoàn 9 Sư đoàn 320 đánh chặn một đoàn xe 15 chiếc của trung đoàn 45 ngụy ở Cẩm Ga, diệt 8 xe, thu 2 pháo 105mm, nhưng địch chạy thóat 7 xe, trong đó có tên sư đoàn phó sư đoàn 23, đường số 14 bị cắt đứt.

   Địch ở Tây Nguyên bị cô lập hoàn toàn với đồng bằng duyên hải phía đông, hai cụm bắc và nam Tây N Nguyên cũng bị cắt rời nhau. Trước diễn biến bước đầu thuận lợi, Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch hạ quyết tâm đánh địch theo phương án địch không có phòng ngự dự phòng ở thị xã Buôn Ma Thuột, đồng thời xác định những biện pháp cụ thể để bảo đảm cho các đơn vị hoàn thành triển khai đội hình tiến công. Tận dụng những nhận định sai lầm của địch cho rằng hướng tiến công chính của ta ở bắc Tây Nguyên và tập trung binh lực đối phố trên hướng đường 19 An Khê - Plei Bôn và phía tây Gia Lai, Bộ tư lệnh chiến tích ra lệnh cho Sư đoàn 320 dùng Trung đoàn 48 đánh chiếm cứ điểm Chư Xê (7.3) và quận lỵ Thuần Mẫn (8.3)1, kéo trung đoàn 53 từ Buôn Ma Thuột và lên đoàn 21 biệt động quân (vừa từ Kon Tum đổ xuống sân bay Hòa Bình) lên đối phó. Tận dụng thời cơ khi địch ở Buôn Ma Thuột bị thu hút lên hướng Thuần Mẫn, Buôn Hồ, 2 trung đoàn công binh (7 và 575) khẩn trương khai thông các đoạn còn lại của đường 51, 57b, 57C, 50B, 50C, 50D để xe pháo cơ động tiến công thị xã. Riêng tuyến dường phía tây và tây nam (20C), để giữ bí mật, các chiến sĩ Trung đoàn công binh 7 cưa sẵn ba phần tư đường kính gốc cây, liên kết bộc phá ở các bến vượt, đến giờ quy định sẽ cho nổ và nhanh chóng dọn đường. Cùng thời gian này, Trưng đoàn thông tin 29 gấp rút triển khai mạng hữu tuyến điện; Sư đoàn 316 và lực lượng đặc công tiến vào các vị trí quy định. Hậu cần chiến dịch chuẩn bị sẵn những xe đạn dược,  xăng dầu sẵn sàng cơ động cùng đội hình hành quân chiếm lĩnh của các đơn vị.

   Theo đúng kế hoạch, ngày 9 tháng 3 Sư đoàn 10 (thiếu) được tăng cường đặc công, pháo binh, cao xạ do sư đoàn trưởng Hồ Đệ và chính ủy Lã Ngọc Châu chỉ huy bất ngờ tiến công quận lỵ Đức Lập. Tại đây, quân địch có 2.391 tên (chủ lực và bảo an), 12 pháo lớn, 15 xe tăng xe bọc thép... bố trí tập trung ở 5 vị trí: căn cứ 23, quận lỵ Đức Lập, Núi Lửa, Đắc Sắc, Đắc Song; ngoài ra còn nhiều chốt lẻ vòng ngoài như Bác Ái, Tư Minh, Ya Bét... và 2.500 tên phòng vệ dân sự. Với cách đánh táo bạo bỏ qua tuyến phòng ngự vòng ngoài của lực lượng bảo an dân vệ, tập trung lực lượng đánh thẳng vào mục tiêu chủ yếu, chỉ trong hơn 3 giờ tiến công Trung đoàn 28 và Trung đoàn 66 đã làm chủ hoàn toàn căn cứ Núi Lửa và căn cứ 23. Khi phát triển tiến công quận lỵ Đức Lập ta gặp khó khăn do nổ súng sớm trong khi nắm địch chưa kỹ, hiệp đồng không chặt. Ngày hôm sau (10.3) ta điều chỉnh bố trí lực lượng, tăng cường chỉ huy, tiến công lần thứ hai tiêu diệt hoàn toàn quận ly Đức Lập, làm chủ các mục tiêu Đắc Min, Đắc Sắc, Đắc song. Sau gần 2 ngày chiến đấu, Sư đoàn 10 đã đập tan tuyến phòng thủ tây nam Buôn Ma Thuột, tiêu diệt 2 tiểu đoàn địch, bắt hơn 100 tên, thu 14 pháo lớn và 20 xe tăng, xe bọc thép, giải phóng một khu vực rộng lớn với hàng chục nghìn dân. Chiến thắng Đức Lập ''ngoài ý nghĩa dứt điểm để có thể cơ động lực lượng sớm cho Buôn Ma Thuột... còn có ý nghĩa bảo đảm hành lang cho các lực lượng tiến công vào hướng nam... thu hút thêm sự chú ý của địch... bảo đảm bất ngờ cao nhất cho trận đánh then chốt quyết định''2. Đến đây, giai đoạn đánh tạo thế chiến dịch đã hoàn thành. Bộ tư lệnh chiến dịch kịp thời cơ động Sư đoàn 10 và lực lượng tăng cường về triển khai ở đông , bắc thị xã Buôn Ma Thuột sẵn sàng đánh địch phản kích.

   Trong khi tiếng súng tiến công trên hướng Đức Lập còn đang nổ, đêm mùng 9 tháng 3 từ các khu vực tập kết cách Buôn Ma Thuột từ 15 đến 25km, theo lệnh của Bộ tư lệnh chiến dịch, 12 tiểu đoàn bộ binh và binh chủng hình thành 5 mũi hành tiến cơ giới như 5 cánh sao ầm ầm tiến về phía thị xã. Từ 2 giờ sáng ngày 10 tháng 3, khi Trung đoàn đặc công 198 và hỏa lực ĐKB, H12 đánh vào kho Mai Hắc Đế, sân bay thị xã sân bay Hòa Bình và hậu cứ trung đoàn 53, các đoàn xe bật đèn pha mở hết tốc lực vượt qua tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch đưa bộ đội vào chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công.

   Đúng 6 giờ 30 phút ngày 10 tháng 3, các cụm pháo chiến dịch của ta bắt đẩu trút bão lửa xuống các mục tiêu trong. thị xã Buôn Ma Thuột, làm tê liệt nhiều hành động chiến đấu của địch. Đại tá Nguyễn Trọng Luật - chỉ huy trưởng tiểu khu Đắc Lắc hỏang sợ, bỏ nhiệm sở trốn sang hầm ngầm của đại tá Vũ Thế Quang - phó tư lệnh sư đoàn 23 vừa được tướng Phạm Văn Phú (tư lệnh quân đoàn 2 - quân khu 2) giao cho làm tư lệnh chiến trường nam Tây Nguyên. Được sự chi viện của hỏa lực, các mũi tiến công binh chủng hợp thành gồm bộ binh, xe tăng, xe thiết giáp, pháo phòng không đồng loạt đột phá trên các hướng.

   Trên hướng tiến công chủ yếu phía bắc, Trung đoàn 95B sử dụng Đại đội 6 thuộc Tiểu đoàn 5 diệt chốt ngoại vi ở điểm cao 596 lúc 4 giờ sáng ngày 10 tháng 3. Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 4 đặc công (Trung đoàn 198) đánh chiếm làm chủ hai phần ba sân bay thị xã, dồn đại đội bảo vệ của địch về góc đông bắc sân bay. Lợi dụng kết quả chiến đấu của đặc công và hỏa lực pháo binh, Trung đoàn 95 tiến theo hai đường phố Cao Thắng và Phan Chu Trinh chiếm khu nhà thờ; 6 giờ, Tiểu đoàn 5 đánh chiếm Ngã Sáu Tại đây, cuộc chiến đấu diễn ra rất quyết liệt. Địch cho xe tăng, xe bọc thép và bộ binh ra phản kích, dùng máy bay ném bom làm Tiểu đoàn 5 tổn thất phải lui ra củng cố. Tiếp đó, Trung đoàn 95B dùng Tiểu đoàn 4 và 4 xe tăng tiến công lần thứ 2 chiếm được Ngã Sáu rời trụ lại đánh phản kích, đồng thời từng bước phát triển tiến công về hướng tiểu khu Đắc Lắc. Địch ngoan cố chống cự bắn cháy 1 xe tăng ta, nhưng đến 15 giờ toàn bộ tiểu khu và các khu hành chính, quân cảnh đều bị ta chiếm. Ở sân bay thị xã, lực lượng đặc công được 3 xe tăng chi viện cũng làm chủ toàn bộ mục tiêu lúc 17 giờ. Sự xuất hiện của xe tăng ta ngay giữa trung tâm thị xã Buôn Ma Thuột như cú sét đánh ngang tai, Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu vội vã lệnh cho Phạm Văn Phú phải tử thủ giữ thị xã này bằng mọi giá.

   Ở hướng tây bắc, theo phương án tác chiến Trung đoàn 148 chiếm điểm cao Chư Ebua và triển khai xong đội hình chiến đấu lúc 5 giờ 30 phút. Song do pháo, cao xạ và một số xe tăng bị lạc đường vào chậm, trong khi hỏa lực của đơn vị chưa đủ mạnh để kiềm chế hỏa lực địch, nên chỉ huy trung đoàn cho bộ đội lợi dụng địa hình lồi lõm trong nghĩa trang ẩn nấp đợi lệnh xung phong và đề nghị cấp trên chi viện hỏa lực trực tiếp để mở cửa, xung phong. 9 giờ, các cụm pháo binh chiến dịch và pháp Sư đoàn 316 tập trung bắn yểm hộ cho Trung đoàn 148, tiêu diệt nhiều mục tiêu, đánh trúng trận địa pháo địch, làm một kho đạn bốc cháy. Lợi dụng kết quả hỏa lực, bộ binh mở cửa. Do cửa mở không sạch, xe tăng vừa tiến và đã bị dây thép gai quấn xích, địch chống trả quyết liệt gây cho ta nhiều thương vong. Trước tình thế đó, thượng sĩ trung đội phó Nguyễn Quang Trung3 chủ động thay cán bộ đại đội bị thương vong, chỉ huy mở cửa và dùng cảm ôm bộc phá xông lên đánh rộng cửa mở cho xe tăng, bộ binh vượt qua, rồi đưa đơn vị phát triển đánh chiếm các mục tiêu. Chiến sĩ công binh Vì Anh Đôi (Đại đội 7) ba lần bị thương vẫn quyết tâm mở đường cùng bộ binh xung phong đánh chiếm lô cốt, cướp đại liên địch bắn chi viện cho đồng đội xung phong. Y tá Tống Viết Bá vừa kịp thời cấp cứu thương binh, vừa tích cực đánh địch, bắn 9 quả B40, B41 diệt 5 lô cốt và 9 tên địch rồi anh dũng hy sinh. Đến 13 giờ, Trung đoàn 148 làm chủ các mục tiêu: tiểu đoàn 1 trung đoàn 45, khu pháo binh, khu thiết giáp, tổ chức hướng dẫn cho dân sơ tán, truy quét tàn binh; đồng thời đại bộ phận phát triển theo đường Phan Bội Châu, đánh tan cụm địch ở trường trung học Bồ Đề, quét sạch địch ở chùa Khải Đoan và tiến ra Ngã Sáu bắt liên lạc với Trung đoàn 95B.

   Cùng thời gian này, mũi thọc sâu phía tây của Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 24) có Đại đội 9 xe tăng và Đại đội 6 thiết giáp (Trung đoàn 273) tăng cường, chiến sự cũng diễn ra quyết liệt. Đúng 8 giờ Đại đội 2 do đại đội trưởng Lê Xuân Chuyển chỉ huy nổ bộc phá đánh bung cả bốn hàng rào trong ít phút, rồi nhanh chóng chiếm khu vực đầu cầu và phát triển vào bên trong. Cửa mở vừa thông, tiểu đoàn trưởng Trương Quang Oánh dẫn đầu thê đội một thọc sâu gồm bộ binh, xe tăng xe thiết giáp vượt qua cửa mở đánh xuống phía nam vào khu vận tải và khu kỹ thuật. Tại đây, phân đội thọc sâu bị địch dùng súng cối, M79... dành chặn rất mạnh, máy bay địch lao đến trút bom. Tiểu đoàn trưởng Oánh và trung đội trưởng Định xuống xe chỉ huy chiến đấu. Một khẩu đại liên địch bất ngờ xuất hiện bắn xối xả về phía ta, cả hai đồng chí Oánh và Địh ngã xuống. Cùng thời gian này Đại đội 3 và lực lượng dự bị của Tiểu đoàn 4 cũng bước vào chiến đấu đánh vào khu truyền tin. Tại khu vực cột cờ, 9 chiến sĩ lần lượt ngã xuống, đại đội trưởng đại đội 6 bị thương, nhưng cuối cùng các chiến sĩ chiếm được trung tâm truyền tin. Sau nhiều đợt tiến công, lúc 13 giờ 30 phút ngày 10 tháng 3, ta làm chủ hoàn toàn các khu gia binh, vận tải, truyền tin nhưng cũng bị tổn thất lớn: 60 đồng chí thương vong, trong đó có tiểu đoàn trưởng và một số cán bộ đại đội. Được lệnh của Bộ tư lệnh chiến dịch, Tiểu đoàn 4 do tiểu đoàn phó Bùi Văn Bịn chỉ huy, tạm dừng củng cố, sẵn sàng tiến công vào sáng hôm sau.

   Hướng tây nam, 2 giờ 10 phút Đội 2 đặc công (Trung đoàn 198) nổ súng đánh kho Mai Hắc Đế và làm chủ khu kho lúc 5 giờ. Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 174 đánh chiếm Chư Duê. 6 giờ, địch dùng bộ binh và 5 xe thiết giáp từ hậu cứ sư đoàn 23 ra phản kích vào kho và Chư Duê  nhưng bị đặc công và bộ binh ta đánh bại. Do xe tăng, pháo binh tăng cường vào muộn, nên 10 giờ ngày 10 tháng 3 Trung đoàn 174 mới tổ chức đột phá và đánh thọc thẳng và trung tâm thị xã. Trên đường hành tiến, bộ binh địch liên tục ngăn chặn phản kích, pháo binh máy bay oanh tạc dữ dội; nhưng bộ binh, xe tăng, pháo binh ta hiệp đồng chặt chẽ, chiến đấu dũng cảm, lần lượt chiếm ấp Ba Lê, khu Phạm Ngũ Lão, khu tham mưu địch. Nhiều chiến sĩ bị thương nhưng không rời vị trí, chiến đấu rất dũng cảm như Nguyễn Như Lai, Hà Ngọc Kim đều diệt được từ 4 đến 11 tên địch, bắt 20 tên. Do không nắm chắc địa hình và tình hình địch nên tiến đến sát khu sở chỉ huy sư đoàn 23 thì Trung đoàn 174 dừng lại củng cố.

   Trên hướng nam thị xã, Tiểu đoàn 5 Trung đoàn đặc công 198 nổ súng bất ngờ đánh địch ở sân bay Hòa Bình, nhưng vì quân địch đông đánh trả quyết liệt nên đến sáng ngày 10 tháng 3 ta mới chiếm được một số mục tiêu quanh đài kiểm báo và khu cảnh sát sân bay, phải tạm dừng, chuyển sang chốt giữ chờ bộ binh. Trung đoàn 149 cơ động tiếp cận mục tiêu bị địch phát hiện dùng máy bay pháo binh đánh chặn ở khu vực suối Ea Tam và đường Thống Nhất Nhưng bộ đội vẫn kiên quyết vận động, tiến công dũng mãnh vào các mục tiêu. Tiểu đoàn 7 đánh chiếm được khu cư xá sĩ quan, khu nhà thờ quân  đội rồi đánh vào ngã 5 sở chỉ huy sư đoàn 23, bị địch phản kích phải dừng lại Tiểu đoàn 8 lần lượt chiếm khu tiếp vận, sở thú y, ngân khố, phát triển chiếm một phần khu nhà lao, cùng Trung đoàn 95B đánh chiếm tiểu khu Đắc Lắc rồi dừng lại  củng cố. Tiểu đoàn 9 làm nhiệm vụ luồn sâu diệt chi khu quận lỵ Hòa Bình rồi tiến vào sân bay cùng Trung đoàn 198 tổ chức một đợt tiến công mạnh vào khu cố thủ chính của địch nhưng không thành công. Trời tối, tiểu đoàn phải dừng lại, củng cố để hôm sau đánh tiếp. Trải qua 1 ngày chiến đấu quyết liệt, ta đã thu được thắng lợi lớn: chiếm 2 trong 3 mục tiêu quan trọng nhất ở Buôn Ma Thuột là sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc và sân bay thị xã, chiếm được một phần quan trọng và vây chặt sư đoàn bộ sư đoàn 23, khống chế sân bay Hòa Bình, bắn rơi 6 máy bay AD6. Lực lượng còn lại của địch trong thị xã Buôn Ma Thuột bị vây chặt, hoang mang dao động, quân cứu viện chưa kịp đến. Chiều ngày 10 tháng 3, quân địch  biết rõ ý định đánh chiếm Buôn Ma Thuột của ta thì đã muộn. Lực lượng địch ở bắc Tây Nguyên và các tỉnh trung Bộ còn đông nhưng các con đường 14, 19, 21 đã bị cắt không thể ứng cứu cho Buôn Ma Thuột. Về phía ta, các đơn vị đều chiến đấu rất dũng cảm, hoàn thành nhiệm vụ bước một, bộ đội rất phấn khởi và đang tích cực chuẩn bị cho nhiệm vụ bước hai. Lực lượng ta tiêu hao ít, vẫn đủ khả năng đánh chiếm nhanh toàn bộ sư đoàn bộ sư đoàn 23 và các mục tiêu còn lại trong thị xã trước khi địch đưa lực lượng đến phản kích. Để giành thắng lợi triệt để cho trận then chốt mở đầu giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột; Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định giữ vững các vị trí đã chiếm được, đồng thời tập trung lực lương mạnh tổ chức một đợt tiến công mới vào sáng ngày 11 tháng 3, tiêu diệt sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy và các mục tiêu còn lại.

   Sau một đêm củng cố chuẩn bị, bổ sung phương án, điều chỉnh dội hình và lực lượng, tổ chức hiệp đồng; sáng sớm ngày 11 tháng 3, bộ binh, xe tăng, xe thiết giáp của ta đã áp sát mục tiêu, sẵn sàng nổ súng; các trận địa pháo lớn sẵn sàng bắn vào sở chỉ huy sư đoàn 23 nguy. Giờ tận số của địch ở Buôn Ma Thuột đã điểm. Từ 6 giờ đến 8 giờ sáng ngày 11 tháng 3, pháo binh ta ầm ầm trút bão lửa xuống sở chỉ huy sư đoàn 23. Hỏa lực chuẩn bị vừa dứt, quân ta từ bốn hướng ào ạt tiến công đánh chiếm mục tiêu Trung đoàn 95B đánh trên hướng đông, bị địch chống cự mạnh, 2 xe tăng bị máy bay ném bom phá hủy, nhưng bộ đội vẫn kiên quyết tiến công đánh chiếm khu Biệt điện và tiến vào cổng chính sở chỉ huy sư đoàn 23. Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 có xe tăng, xe thiết giáp đi cùng đột phá trên hướng tây, đánh chiếm liên đoàn 350 rồi phát triển vào sở chỉ huy. Trên hướng nam, Tiểu đoàn 7 Trưng đoàn 149 vượt qua khu trường học công giáo, chiếm khu vực đại đội tổng hành dinh và tiến vào trung tâm chỉ huy. Tiếp đó Trung đoàn 148 từ hướng tây bắc dùng 1 đại đội và 2 xe tăng tiến vào sở chỉ huy sư đoàn địch.

   Trong đợt đột phá cuối cùng vào sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy, xe tăng 980 do đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy đã xô đổ cổng sắt, cùng xe tăng của Bùi Mạnh Hùng, Phạm Hồng Vách dẫn dắt bộ binh đột phá chiếm trung tâm chỉ huy. Lúc 10 giờ ngày 11 tháng 3, lá cờ chiến thắng thấm máu các chiến sĩ đoàn Trung Dũng đã được 3 đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Phạm Văn Vị và Đàm Duy Tộ thuộc Đại đội 1 Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 Sư đoàn 10 cùng đơn vị bạn4 cắm lên nóc nhà sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy, báo hiệu trận đánh đã thắng lợi. Từ nơi hội tụ của 4 mũi tiến công ở sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy vừa bị đánh chiếm, bộ đội nhanh chóng tỏa ra các hướng truy lùng tàn binh, nhanh chóng quét sạch quân địch còn lại trong thị xã Lợi dụng lúc quan quân hỗn loạn, Vũ Thế Quang và Nguyễn Trọng Luật chạy trốn, nhưng sau đó đều bị bắt làm tù binh. 11 giờ ngày 11 tháng 3 năm 1975, trận tiến công thị xã Buôn Ma Thuột kết thúc toàn thắng.

   Sau 32 giờ chiến đấu anh dũng, bộ đội ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 10.210 tên địch, thu 3.215 súng các loại (có 42 pháo lớn), 765 xe cơ giới, 3.200 tấn đạn, 1.170 vô tuyến điện và hàng triệu lít xăng dầu, bắn rơi và phá hủy 50 máy bay; giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột - trung tâm quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa ở nam Tây Nguyên có diện tích 25km2 với 12 vạn dân. Trận then chốt quyết định Buôn Ma Thuột đã ''điểm trúng huyệt'', làm cho địch chóang váng bất ngờ, làm rối loạn sự chỉ đạo chiến lược và đảo lộn thế phòng thủ của địch ở chiến trường Tây Nguyên; đồng thời mở ra cục diện mới và thời cơ rất thuận lợi cho ta phát triển thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên. Chiến thắng Buôn Ma Thuột cũng đánh dấu bước trưởng thành mới của quân đội ta nói chung và bộ đội chủ lực Tây Nguyên nói riêng về nghệ thuật chọn hướng chiến dịch và đánh trận then chốt, về tổ chức chỉ huy chiến dịch, tác chiến hiệp đồng binh chủng, nghệ thuật nghi binh, tạo thế, chuẩn bị chiến trường, vận dụng cách đánh địch phòng ngự trong thành phố một cách sáng tạo, có hiệu quả cao. Đánh giá về trận đánh này, báo Pháp ''Thế Giới'' số ra ngày 21 tháng 3 năm 1975 đã viết: ''Trong vài ngày, bản đồ quân sự miền Nam Việt Nam đã bị đảo lộn, chỉ có trận Buôn Ma thuột mà khiến cho từng mảng cấu trúc do chế độ Thiệu dựng lên bị sụp đổ. Hóa ra Buôn Ma Thuột mang cái đà của một bước ngoặt trong cuộc xung đột, đến nay đã được 30 năm''.

   Đêm 11 tháng 3, Bộ tư lệnh chiến dịch họp, nhận định: địch bị mất thị xã Buôn Ma Thuột nhưng các căn cứ bàn đạp ngoại vi vẫn còn, chúng có thể đổ quân tăng viện phản kích, chủ yếu trên hướng đông bắc nhằm chiếm lại thị xã; đồng thời chủ trương: nhanh chóng phát huy thắng lợi tiêu diệt quân địch ở các vùng phụ cận ngoại vi, trọng điểm là căn cứ 45 và 53, quét sạch tàn binh trong thị xã, từng bước củng cố khu vực đã chiếm, tiếp tục khẩn trương cơ động lực lượng còn lại của Sư đoàn 10 sang phía đông bắc Buôn Ma Thuột chuẩn bị đánh địch phản kích lớn.

   Thực hiện chủ trương đó, từ ngày 12 đến ngày 17 tháng 3 các đơn vị đẩy mạnh truy quét và tiến công địch. Ngày 12, Trung đoàn 174 có xe tăng phối thuộc đánh chiếm khu vực cầu Thọ Thạnh (Sê Rê Pok), diệt và bắt 95 tên, thu 3 pháo 105mm; .Trung đoàn 95B truy quét trong thị xã, bắt 100 tên ở khu nhà lao; Trung đoàn đặc công 198 bám chắc sân bay Hòa Bình, đánh lui các đợt phản kích của địch từ căn cứ 53 sang; Trung đoàn 24 (thiếu) được tăng cường xe tăng tiến công tiêu diệt căn cứ 45 và trung tâm huấn luyện 23, diệt và bắt 353 tên địch, thu 12 pháo lớn, 29 súng cối, 2 xe M113 và 241 ô tô, hơn 1.000 khẩu súng, gần 5 vạn viên đạn cối, hàng trăm máy thông tin.

   Trong không khí tràn ngập niềm vui chiến thắng và đồng loạt tiến công địch trên các hướng, ngày 12 tháng 3 quân và dân Tây Nguyên rất phấn khỏi được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương điện: ''Nhiệt liệt khen ngợi cán bộ; chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, anh chị em công nhân viên đã nêu cao tinh thần quyết thắng, anh dừng, mưu trí, sáng tạo, táo bạo và khẩn trương giành nhiều thắng lợi to lớn ngay trong những ngày đầu chiến dịch. Cần nhanh phóng nắm lấy thời cơ thuận lợi giành thắng lợi to lớn hơn nữa''. Chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị đẩy mạnh truy quét, tiêu diệt các cứ điểm còn lại của địch ở ngoại vi và cơ động lực lượng sang phía đông sẵn sàng đánh phản kích.

    Ngày 13 tháng 3, Trung đoàn 148 đánh chiếm ấp chiến lược Châu Sơn; Trung đoàn 64 giải phóng Buôn Hồ, Chư Pao, Đạt Lý. Phối hợp với bộ đội chủ lực, lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Đắc Lắc tiến công, làm chủ quận lỵ Lạc Thiện. Ngày hôm sau (14.3), Tiểu đoàn 5 hung đoàn 24 giải phóng Chư Nga; Tiểu đoàn 21 Đoàn 559 giải phóng Bản Đôn Trung đoàn 149 có xe tăng phối thuộc tiến công căn cứ 53 nhưng không thành công. Trong khi các đơn vị bạn dồn dập tiến công địch, Trung đoàn 66, Trung đoàn 28 và các đơn vị binh chúng nhanh chóng cơ động từ khu vực Đức Lập về phía đông bắc thị xã tham gia chiến đấu. Lực lượng phòng không tích cực đánh máy bay bảo vệ vùng mới giải phóng.

   Phối hợp với hướng chính của chiến dịch, các lực lượng của ta hoạt động mạnh khắp Tây Nguyên, giữ vững thế chia cắt, giam chân vả buộc địch phải phân tán đối phó. Trung đoàn 25 vẫn cắt đứt đường 21 ở đông Chư Cúc, diệt một số xe, đánh bại lực lượng địch từ Khánh Dương lên giải tỏa. Trên đường 19 đông, Trung đoàn 95A diệt cụm địch ở ngã ba Plei Bôn, đánh bại các đợt phản kích giải tỏa, đánh thiệt hại nặng hai chi đoàn thiết giáp; Sư đoàn 3 Quân khu 5 đánh bại các cánh quân giải tỏa của sư đoàn 22 ngụy, diệt nhiều lực lượng địch ở khu vực lăng Mai Xuân Thưởng, Vườn Xoài, phát triển tiến công Bình Tân, Bình Tường, Đồng  Phú. Sư đoàn 968 đánh chiếm 2 chốt địch ở tây nam Plei Ku, áp sát Thanh Bình, uy hiếp Thanh An, dùng pháo binh đánh phá sân bay Cù Hanh và Kon Tum. Hướng Gia Nghĩa, Trung đoàn 271 đánh ấp Nhân Cơ, Nhơn Hải, áp sát sân bay Nhân Cơ.

    Cùng thời gian này, các chiến trường trên toàn miền Nam đẩy mạnh tiến công phối hợp với Tây Nguyên. Lực lượng tổng dự bị của địch vẫn bị giam chân ỏ hai đầu: Trị - Thiên Huế và Nam Bộ. Ở khu 5 ta đánh chiếm hai quận lỵ Tiên Phước, Phước Lâm, uy hiếp thị xã Quảng Ngãi, Tam Kỳ. Ở Thừa Thiên ta tiến công căn cứ Chúc Mao và nhiều mục tiêu trên trục đường số 1.




------------------------------------------------------------------
1. Trận tiến công quận lỵ Thuần Mần (Cẩm Ga) ta diệt 219 tên địch, bắt 121 tên, thu 200 khẩu súng (có 2 pháo 105mm) và 18 xe quân sự.

2. Trung tướng Hoàng Minh Thảo. Chiến dịch Tây Nguyên.. Sđd, tr 87, 88.

3. Đồng chí Nguyễn Quang Trung được Quốc hội và Chính phủ tuyên dương Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân tháng 2 năm 1976.

4. Trung đội 2 Đại đội 1 Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 149 Sư đoàn 316 đánh vào sở chỉ huy sư đoàn 23 đã lấy 1 lá cờ của ta trong phòng truyền thống của địch, dùng bút bi viết tên đơn vị lên mép cờ, sau đó 3 đồng chí Nguyễn Đức Thịnh, Ngô Văn Quyền và Trần Văn Thanh mang cắm lên nóc sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #75 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 04:45:02 pm »

*

   Buôn Ma Thuột thất thủ đã làm chấn động toàn miền Nam, lan tới Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Đại sứ Mỹ Ma-tin phải cấp tốc gửi cho Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu một bức thư khích lệ: ''Ở Hoa Thịnh Đốn, mặt trận đấu tranh thời gian tới sẽ vô cùng gay go, nếu có thể có cơ  hội trong và tuần tới quân lực Việt Nam Cộng hòa đánh một trận đẹp mắt với quân Bắc Việt Nam để công chúng thấy rõ thì điều đó có tác dụng; phản ứng chính trị ở đây (Mỹ) sẽ rất tất đẹp nếu như có sự kiện như vậy... Đó là canh bạc có thể đem lai lợi ích tốt đẹp''1.

   Vâng lời chủ Mỹ, Nguyễn Văn Thiệu và Cao Văn Viên ký lệnh "tử thủ Buôn Ma Thuột'' và ra lệnh cho tướng Phạm Văn Phú - tư lệnh quân đoàn 2-quân khu 2 phải "tái chiếm Buôn Ma Thuột'' bằng mọi giá. Đồng thời, địch ra sức bưng bít tin đại bại ở Tây Nguyên, cho cảnh sát bắn chết nhà báo Pháp, Pôn Lê-ăng-đri vừa đưa tin về sự việc ta đã thật sự làm chủ Buôn Ma Thuột2.

   Lực lượng quân đoàn 2 - quân khu 2 ngụy ở bắc Tây Nguyên và duyên hải Trung Bộ tuy còn đông. Nhưng mọi con đường đổ về Buôn Ma Thuột đã bị cắt đứt, không còn cách nào khác ngoài đổ bộ bằng máy bay trực thăng. Trong cơn bấn loạn, trên thúc ép, tuyến bàn đạp dự kiến lại bị mất căn cứ 45, căn cứ 53 bị vây chặt, chuẩn tướng Lê Trung Tường - sư đoàn trưởng sư đoàn 23 vừa tình nguyện nhận chức tư lệnh lực lượng phản kích buộc phải đổ quân xuống khu vực không xác định trước ở Nông Trại - Phước An (đông Buôn Ma Thuột). Từ nhiều ngày 12 đến hết ngày 13 tháng 3, sau khi dùng hơn 100 lần chiếc máy bay ném bom dọn bãi, 145 lần chiếc trực thăng đổ bộ trung đoàn 45, pháo đội 232 xuống trục đường 21 từ điểm cao 581, Nông Trại đến Phước An, Chư Cúc. Tiếp đó, chúng lại đổ thêm trung đoàn 44 và sở chỉ huy sư đoàn 23 xuống vùng này. Địch hy vọng với lực lượng sư đoàn 23 con cưng ''Nam bình, Bắc phạt, Tây Nguyên trấn'' và bọn tàn quân liên đoàn 21 biệt động quân có thể ''đánh một trận đẹp mắt với quân Bắc Việt Nam'' ở đông Buôn Ma Thuột để xin viện trợ Mỹ, tiếp tục kéo dài chiến tranh.

   Chủ động đón đầu chuẩn bị và nắm chắc thời cơ thuận lợi tiến công tiêu diệt địch ngoài công sự, Bộ tư lệnh chiến dịch và Sư đoàn 10 kịp thời đua Trung đoàn 24, Trung đoàn 28 và lực lượng xe tăng, pháo binh, phòng không vào chiến đấu trên hướng đường 21. Đêm 13 rạng ngày 14 tháng 3, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 24 có xe tăng phối thuộc lợi dụng ánh sáng đèn dù vào chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công. Đúng 7 giờ 7 phút ngày 14, trận tiến công tiểu đoàn 2 trung đoàn 45 địch ở điểm cao 581 mở màn. Ngay từ phút đầu pháo chiến dịch và hỏa lực cối 82, ĐKZ, 12,7mm của Tiểu đoàn 6 bắn dồn dập, chính xác vào các mục tiêu. 8 giờ 45 phút, bộ binh, xe tăng đồng loạt xung phong và làm chủ hoàn toàn trận địa sau 2 giờ tiến công. Gần 400 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, hàng trăm khẩu súng các loại bị tịch thu. Thấy tiểu đoàn 2 ở phía trước bị tiêu diệt, lực lượng còn lại của trung đoàn 45 địch co về khu vực đồn điền cà phê ngã ba Nông Trại nhập với tàn quân của liên đoàn 21 bảo vệ mặt phía tây quận lỵ Phước An. Ngày hôm. sau, địch đổ bộ tiếp trung đoàn 44 xuống khu vực này, nâng quân số của chúng ở Nông Trại - Phước An lên 5.600 tên.

   Địch tuy đông, nhưng công sự vật cản rất sơ sài, hỏa lực chi viện hạn chế, tinh thần quân lính rệu rã hoang mang. Chớp thời cơ thuận lợi, Trưng đoàn 24 được lệnh phát triển tiến công tiêu diệt địch ở Nông Trại - Phước An đồng thời Trung đoàn 28 cũng khẩn trương cơ động về hướng này dành địch. Bộ tư lệnh chiến dịch cử đại tá Nguyễn Năng - Phó tư lệnh chiến dịch xuống trực tiếp giúp Trung đoàn 24, thông qua phương án tiến công, ấn định thời gian nổ súng. Sau một đêm chuẩn bị, sáng ngày 16 tháng 3 pháo cối của ta bắn dồn dập vào các mục tiêu địch trong vòng 25 phút. Hỏa lực chuyển làn, lập tức bộ binh, xe tăng, xe thiết giáp dũng mãnh tiến công, nhanh chóng đập tan sự kháng cự của tiểu đoàn 3 địch, rồi thọc thẳng vào sở chỉ huy trung đoàn 45. Với cách đánh nhanh, táo bạo của ta toàn bộ ban chỉ huy trung đoàn 45 ngụy và chiếc trực thăng đang nổ máy chúng định dùng để chạy trốn đều bị tóm gọn. Lúc 8 giờ 15 phút, ta làm chủ hoàn toàn khu vực Nông Trại, thu 6 khẩu pháo 105mm còn nguyên vẹn và rất nhiều chiến lợi phẩm. Sáng hôm sau (17.3), Trung đoàn 24 làm chủ Phước An, sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy đã rút về Chư Cúc. Sau bốn ngày tiến công, Trung đoàn 24 và lực lượng tăng cường đã đánh tan trung đoàn 45, tiêu diệt 477 tên, bắt 377 tên, thu 1.806 súng các loại, 4 giàn hỏa tiễn X202, 1 máy bay trực thăng và rất nhiều đạn dược, giải phóng một vùng rộng lớn dọc trục đường 21, tạo điều kiện cho đơn vị bạn tiếp tục phát triển tiến công.

   Trước diễn biến thuận lợi, Bộ tư lệnh chiến dịch và Sư đoàn 10 dùng Trung đoàn 28 và một lực lượng xe tăng, pháo phòng không tiếp tục đánh địch trong hành tiến theo dọc trục đường 21 về hướng Khánh Dương. Từ chiều ngày 18 đến sáng ngày 19 tháng 3, Trung đoàn 28 và Tiểu đoàn 2 xe tăng (Trung đoàn 273) đánh tan tiểu đoàn 1 trung đoàn 44 địch, rồi tiếp tục truy kích đến cầu số 13. Tại khu vực cầu số 13, địch đánh sập cầu và lập tuyến chốt chặn bên bờ đông, kết hợp với máy bay, pháo binh hòng chặn bước tiến quân của ta. Nhưng trước sức tiến công mạnh mẽ của Trung đoàn 28, lực lượng địch chốt chặn nhanh chóng bị quét sạch; thừa thắng đội hình tiến công binh chủng hợp thành đánh chiếm chi khu quân sự Chư Cúc và làm chủ hoàn toàn khu vực thị trấn lúc 12 giờ. Trong cơn hỏang loạn, chuẩn tướng Lê Trung Tường chạy tháo thân, song chiếc máy bay trực thăng bị trúng đạn, y được đồng bọn lôi ra khỏi máy bay và đưa đi trốn. Tàn quân địch từ Chư Cúc chạy về hướng đông đã bị Trung đoàn 25 diệt và bắt 500 tên. Trong khỏang 20 giờ tiến công hành tiến, Trung đoàn 28 và lực lượng tăng cường đã vượt chặng đường dài 40km, đánh nhiều trận làm tan rã hoàn toàn trung đoàn 44, tàn quân liên đoàn 21 biệt động quân và lực lượng bảo an, diệt 250 tên, bắt 800 tên, thu 6 pháo lớn và nhiều vũ khí phương tiện chiến tranh, giải phóng một vùng đất rộng lớn dọc trục đường 21, tạo điều kiện cho các lực lượng chiến dịch phát triển về hướng đông.

   Trong khi tập trung một lực lượng mạnh đánh bại quân địch phản kích trên đường 21, Bộ tư lệnh chiến dịch sử dụng Trung đoàn 66 Sư đoàn 10 và Trung đoàn 149 Sư đoàn 316 tiến công tiêu diệt căn cứ 53. Nằm trên trục đường 27, cách trung tâm thị xã Buôn Ma Thuột 8km về phía đông nam, căn cứ 53 có hình chữ nhật chiều dài 1,2km, rộng 1km, có hệ thống công sự kiên cố, hầm ngầm chỉ huy ở giữa bằng bê tông, xung quanh có tuyến tường hộp dày 1,5m, cao 2m và 4 đến 6 hàng rào thép gai. Khi ta tiến công, lực lượng địch ở đây có ban chỉ huy trung đoàn 53, 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội bảo vệ sân bay, 1 đại đội pháo, 1 chi đội thiết giáp, 1 đại đội thông tin, 1 đại đội vận tải, 200 nhân viên phục vụ và số tàn binh từ các cứ điểm xung quanh chạy về, tổng số khỏang 1.300 tên. Sau khi đẩy lui các đợt tiến công của một phân đội đặc công thuộc Trung đoàn 198 và Trung đoàn 149, bọn chỉ huy ác ôn ở đây càng ngoan cố, ráo riết tổ chức cố thủ để chờ quân tiếp viện. Để khích lệ bọn địch trong căn cứ này, Nguyễn Văn Thiệu dùng thủ đoạn phong cho tên trung tá Võ Ấn - trung đoàn trưởng trung đoàn 53 lên đại tá và đưa mồi vật chất ra nhử bọn lính. Mặc dù vậy, số phận của căn cứ 53 cũng nhanh chóng được định đoạt.

   Từ 17 giờ 10 phút ngày 16 tháng 3, hai trung đoàn (66 và 149) tổ chức tiến công. Trung đoàn 66 do trung đoàn trưởng Nguyễn Đình Kiệp chỉ huy, được tăng cường xe tăng, pháo binh, phòng không mở 2 cửa trên hướng bắc và hướng đông. Hướng chủ yếu phía bắc, Tiểu đoàn 7 do tiểu đoàn trưởng Hoàng Ngọc Toái và chính trị viên Phạm Quang Vinh chỉ huy bị địch tập trung đánh chặn quyết liệt gặp khó khăn, mãi đến 5 giờ 10 phút sáng 17 mới mở thông cửa mở. Hướng thứ yếu phía đông, Tiểu đoàn 9 do tiểu đoàn trưởng Bạch Công Nghĩa và chính trị viên Phạm Chào chỉ huy, bộ đội chiến đấu rất dũng cảm, dùng bộc phá đánh bung các hàng rào rồi xung phong chiếm được đầu cầu lúc 18 giờ 15 phút. Sau đó tiểu đoàn mở rộng khu vực đầu cầu, chiếm một phần cứ điểm rồi trụ lại trong đêm. Trước diễn biến trận đánh, đêm 16 Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn 66 quyết định chuyển hướng thứ yếu của Tiểu đoàn 9 thành hướng chủ yếu và tăng cường cho hướng này 2 xe tăng, khẩn trương xốc lại đội hình sẵn sàng tiến công tiếp vào sáng hôm sau. Cùng thời gian này, Trung đoàn 149 cũng tổ chức đột phá trên hai hướng tây và tây nam, mở thông hai cửa mở lúc 22 giờ, chiếm được đầu cầu rồi trụ lại, chuẩn bị tiến công tiếp. 6 giờ 35 phút ngày 17 tháng 3, ta đồng loạt tiến công đợt hai trên cả bốn hướng. Quân địch ngoan cố chống trả quyết liệt, gọi máy  bay ném bom vào các khu vực cửa mở. Nhưng trước sức tiến công mạnh mẽ của ta, chúng suy yếu nhanh buộc phải tháo chạy. Đến 8 giờ ngày 30 ta làm chủ hoàn toàn căn cứ 53, loại khỏi vòng chiến đấu 400 tên địch, 120 tên bị bắt, 4 xe tăng và 2 pháo lớn bị phá hủy, trên 300 khẩu súng bị tịch thu. Do ta vây không chặt, một số lớn địch chạy thóat, trong đó có tên trung đoàn trưởng bị thương.

   Phối hợp với đòn tiến công của bộ đội chủ lực ở phía đông Buôn Ma Thuột, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương nổi dậy mạnh mẽ, quét sạch 13 khu dồn, 35 ấp chiến lược và bộ máy kìm kẹp của địch; giải phóng hoàn toàn 70 buôn và 11 dinh điền, chính quyền cách mạng nhanh chóng được thiết lập ở các cấp. Ngày 18 tháng 3, tại ngôi chùa xã Lạc Giao đường Trần Hưng Đạo, Ủy ban quân quản tỉnh Đắc Lắc được thành lập, đại tá YBLốc làm Chủ tịch và đồng chí Lê Chí Quyết làm Bí thư Đảng ủy. Từ đây đồng bào các dân tộc tỉnh Đắc Lắc đã thực sự làm chủ vận mệnh của mình, ra sức khắc phục khó khăn ổn định mọi mặt, tích cực tham gia vào các công việc của cách mạng, giúp đỡ bộ đội tiến công về miền duyên hải và Nam Bộ.

   Trong hơn năm ngày tiến công, Sư đoàn 10 và các đơn vị xe tăng, pháo binh, phòng không chiến dịch đã lập chiến công vang dội, hoàn thành xuất sắc trận then chốt thứ hai của chiến dịch: đập tan cuộc phản kích ''tái chiếm'' Buôn Ma Thuột của quân đoàn 2 ngụy, xóa sổ sư đoàn 23 và liên đoàn 21 biệt động quân; diệt và bắt 5.266 tên, thu 3.718 súng các loại, 305 xe quân sự và 1 máy bay trực thăng; giải phóng hoàn toàn vùng đồng bắc tỉnh Đắc Lắc. Chiến thắng trên đường 21 đã góp phần quan trọng thúc đẩy chiến dịch  phát triển, tạo thế chia cắt địch về chiến lược, đẩy quân đoàn 2 quân khu 2 ngụy ở bắc Tây Nguyên đến ngày cơ tan vỡ và bị tiêu diệt nhanh chóng khi tháo chạy trên đường số 7, mở đầu bước suy sụp không thể cứu vãn nổi của quân ngụy. Thắng lợi của trận đánh khẳng định sự trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật chỉ huy chiến tích, về trình độ tổ chức và thực hành tiến công địch trong hành tiến tiêu diệt lực lượng lớn quân địch phản kích bằng đổ bộ đường không và tinh thần chiến đấu rất dũng cảm của bộ đội ta.




------------------------------------------------------------------
1. Lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nxb QĐND, H.1980, tr. 317, 318.

2. Đại tướng Văn Tiến Dũng. Đại thắng mùa xuân. Sđd, tr. 91.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #76 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 04:47:47 pm »

*

   Buôn Ma Thuột bị mất, sư đoàn 23 bị đánh tơi tả trên đường 21, sư đoàn 22 bị tiêu diệt một bộ phận và đang bị bao vây ở đông An Khê, phần lớn lực lượng biệt động quân bị tiêu hao và giam chân ở bắc Tây Nguyên, các con dường 19, 14, 21 vẫn bị cắt triệt; Nha Trang, Cam Ranh bị bỏ ngỏ, hy vọng tái chiếm Buôn Ma Thuột bị tiêu tan, khối chủ lực quân đoàn 2 - quân khu 2 bị vậy chặt ở Plei Ku, Kon Tum và có nguy cơ bị tiêu diệt. Trước tình hình nguy ngập đó, ngày 14 tháng 3 tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu vội vã đến Cam Ranh tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Phạm Văn Phú, quyết định rút toàn bộ lực lượng ở Plei Ku và Kon Tum theo đường số 7 về giữ vùng đồng bằng duyên hải Trung Bộ để bảo toàn lực lượng.

   Theo kế hoạch, địch sẽ rút trong 3 ngày: ngày 15 tháng 3 rải quân chốt bảo vệ và sửa đường 7, ngày 16 rút khỏi Kon Tum và ngày 17 rút khỏi Plei Ku. Lực lượng địch rút chạy gồm có: 6 liên đoàn biệt động quân, lữ kỵ binh 2 (3 thiết đoàn 19, 21, 3), 6 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 44, tiểu đoàn 89 liên đoàn 21, liên đoàn 20 công binh, liên đoàn 66 truyền tin, cơ quan quân đoàn 2, bộ phận sĩ quan của sư đoàn 6 không quân, 2 liên  đoàn bảo an và tàn quân các nơi chạy về. Ngoài ra còn có lực lượng đồn trú trong các căn cứ, quận lỵ, thị xã từ Phú Thiện đến Củng Sơn. Theo lệnh Thiệu, để giữ bí mật lực lượng địa phương không được thông báo ''để cho chúng chống giữ khi chủ lực rút'', còn ''địa phương quân là người Thượng thì trả chúng về với Tây Nguyên''.

   Thực hiện kế hoạch, đêm 14 rạng ngày 15 tháng 3, bộ tư lệnh quân đoàn 2 và lãnh sứ quán Mỹ ở Plei Ku tháo chạy bằng đường không về Nha Trang. Ngày 15, chúng đưa liên đoàn biệt động quân 23, thiết đoàn 21 và 1 tiểu đoàn pháo triển khai chốt giữ các điểm cao khống chế dọc đường số, từ Phú Thiện đến cầu Ơi Nu; một tiểu đoàn biệt động nống ra phía tây Cheo Reo chiếm dãy Chư Ba, bảo vệ vòng ngoài. Ngày 16, liên đoàn 6 biệt động quân, thiết đoàn 19, liên đoàn  công binh 20 từ Kon Tum, Plei Ku rút về Cheo Reo, triển khai tu sửa đường, bắc cẩu. Các liên đoàn biệt động quân 22 (ở Plei Ku), 7 (hướng đường 5a, 5b), 25 và 4 (đường 19, 20, 21) được lệnh triệt phá và tháo chạy. Địch cho nổ kho đạn ở Plei Ku, đốt phá nhiều tài liệu gây những đám cháy trong thị xã. Do đường 7 hẹp, chất lượng xấu, xe pháo địch chạy
hàng ba hàng bốn va quệt, húc đổ lẫn nhau làm cho giao thông luôn bị tắc nghẽn. Cuộc tháo chạy ngày càng lâm vào tình trạng hỗn loạn. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương, trong phạm vi một chiến dịch, có một quân đoàn địch được trang bị hiện đại phải bỏ địa bàn chiến lược quan trọng rút chạy.

   Về phía ta, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã sớm dự kiến một cuộc rút lui chiến lược của địch ở Tây Nguyên. Đêm 16 tháng 3, Đại tướng Văn Tiến Dũng thông báo địch đã rút bỏ Kon Tum, Plei Ku đang theo đường số 7 về Cheo Reo và lệnh cho Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên khẩn trương cơ động lực lượng truy kích và đánh nhanh vào Plei Ku, Kon Tum; đồng thời lệnh cho sở chỉ huy tiền phương Quân khu 5 ở Bình Định điều động bộ đội địa phương tỉnh Phú Yên lên chốt đường số 7 không cho địch chạy về Tuy Hòa.

   Chấp hành lệnh của trên, trước thời cơ tiêu diệt lớn quân địch xuất hiện, lúc 20 giờ 30 phút ngày 16 tháng 3 Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho Sư đoàn 320 (được tăng cường Trung đoàn 95B, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn xe tăng 273, Trung đoàn pháo binh 675, Trung đoàn phòng không 593) truy kích tiêu diệt dịch trên đường số 7; Sư đoàn 968 đánh chiếm Plei Ku, Kon Tum; Trung đoàn 95A đánh theo đường 19 chiếm Kon Tầng, phát triển về Lệ Trung, Plei Ku.

   Khi nhận lệnh, các đơn vị của Sư đoàn 320 và lực lượng tăng cường đang làm nhiệm vụ phân tán trên các hướng: Trung đoàn 64 (thiếu) và Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 đang truy quét ở Đạt Lý, Phước An; Trung đoàn 48 đứng chân ở tây Cheo Reo và Cẩm Ga; Trung đoàn 9 cơ động đánh địch ở Kênh Săn; Trung đoàn pháo binh 54, Trung đoàn phòng không 593 và sở chỉ huy Sư đoàn ở phía tây đường 14, Trung đoàn 95B (tăng cường) đang làm dự bị cho Sư đoàn 10 trên hướng dường 21. Để kịp thời chặn địch lại, tạo điều kiện cho lực lượng lớn cơ động đến tiêu diệt, 22 giờ 30 phút sư đoàn trưởng Nguyễn Kim Tuấn lệnh cho Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 là đơn vị đứng gần đường số 7 nhất, cơ động ngay về nam Cheo Reo chặn địch. Cũng trong đêm 16 và ngày 17 tháng 3, hậu cần chiến dịch và Sư đoàn 320 huy động 110 xe ô tô cấp tốc chở các đơn vị ở đông bắc Buôn Ma Thuột về Thuần Mẫn, rồi hành quân theo dường 7B tiến về hướng Cheo Reo.

   Đêm 16 rạng ngày 17 tháng 3, cán bộ và chiến sĩ Tiểu đoàn 9 hành quân liên tục vượt chặng đường dài gần 20km, qua nhiều dốc cao, khe sâu, rừng cây, đồi đá lởm chởm. Để chạy đua với cơ giới địch, có đoạn bộ đội phải dùng nứa làm đuốc, đốt cả quai dép cao su soi đường, bàn chân phồng rộp bật máu vẫn nén đau tiến về phía trước. 11 giờ 30 phút ngày 17 tháng 3, Đại đội 11 đi đầu đội hình Tiểu đoàn 9 đã ra đến đường số 7, cách Cheo Reo 2km về phía nam. Nhưng do trận địa chốt không đứng vị trí, Tiểu đoàn 9 được lệnh lui xuống phía nam 2km, lập trận địa mới. 16 giờ 35 phút, một đoàn xe địch lọt vào trận địa, các chiến sĩ nổ súng tiêu diệt gọn tốp xe đi đầu làm đội hình phía sau phải lùi lại, đường 7 bị cắt đứt. Ngoài số xe địch chạy thóat sáng ngày 17 về Củng Sơn, đại bộ phận lực lượng rút chạy của quân đoàn 2 - quân khu 2 nguy bị chặn lại, ùn ùn đổ về thị xã Cheo Reo.

   Trước nguy cơ bị bao vây tiêu diệt, dịch tập trung lực lượng quyết nhổ chốt của ta, mở đường máu về phía Củng Sơn. Sáng ngày 18 tháng 3, địch dùng 21 xe tăng, xe bọc thép, 25 xe chở bộ binh và 24 xe kéo pháo đánh tràn vào trận địa chốt của hai đại đội 9, 10 và trận địa phía sau của Tiểu đoàn 9 làm chiến sự diễn ra rất quyết liệt không phân tuyến, ngày càng lan rộng. Dưới sự chỉ huy kiên quyết của tiểu đoàn trưởng Nghiêm, chính trị viên Nguyễn Hữu Khản và tiểu đoàn phó Phạm Xuân Hùng, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 9 chiến đấu rất dũng cảm, đánh chặn địch ở trước chốt và trong trận địa. Ở đại đội 9, nhiều chiến sĩ lần đầu ra trận nhưng chiến đấu rất gan dạ, mưu trí, trở thành những dũng sĩ diệt xe tăng như Sẻng Vạn Vầu, Tạ Văn Kính, Nguyễn Văn Nhất, Hà Hồng Môn, Trần Văn Tuyển. Đại đội 11 có chiến sĩ Nguyễn Văn Quế vừa bổ sung về tháng 1 năm 1975, ngay từ những quả đạn đầu đã diệt 1 chiếc xe tăng M48 và 1 xe M113. Tiểu đội của Nguyễn Vi Hợi hầu hết là chiến sĩ mới lần đầu chiến đấu nhưng ai cũng lập công. Riêng tiểu đội trưởng Nguyễn Vi Hợi trong trận này diệt 6 xe bọc thép, ''bắt'' 6 xe bọc thép khác, diệt 20 tên địch và cùng đồng đội bắt 120 tên. Thấy nhân dân bị địch cưỡng ép chạy theo đói lả dọc đường, đồng chí đã tổ chức cho thanh niên đi lấy gạo, muối về cứu giúp, đồng thời vận động được trên 200 người dân trở về quê cũ, được bà con rất biết ơn mến phục. Khi xe tăng địch tràn vào vị trí chỉ huy tiểu đoàn, tất cả cán bộ, chiến sĩ trinh sát, thông tin, y tá, nuôi quân đều xông ra đánh địch, bắt được tên trung tá lữ đoàn trưởng lữ đoàn 23 biệt động quân. Sau một ngày chiến đấu quyết liệt, Tiểu đoàn 9 đã bẻ gãy ba lần phản kích của địch, diệt và bắt hàng trăm tên, hơn 50 xe tăng, xe bọc thép, thu 200 khẩu súng, giữ vững chốt, cắt triệt đường số 7, phá vỡ ý đồ dùng xe tăng bộ binh mở đường của dịch.

   Đánh ngày không được, địch chuyển sang đánh đêm. Chúng dùng máy bay C130 và Trực thăng bắn dọc hai bên đường số 7 và chiếu đèn cho xe tăng bí mật đến sát trận địa chốt của ta, rồi tất cả các xe bất ngờ bật đèn pha vừa bắn xối xả vừa chạy hết tốc độ lao qua. Nhưng thủ đoạn mới mở đường máu của địch bị Trung đoàn 64 đánh bại, gần 2.000 tên địch bị diệt và bị bắt, hơn 100 xe tăng, xe bọc thép, ô tô và hàng nghìn khẩu súng bị phá hủy và bị tịch thu, 1 máy bay trực thăng bị bắn cháy. Đặc biệt tổ vận chuyển thương binh tử sĩ của Đại đội 3 Tiểu đoàn 7 có 4 chiến sĩ khi cơ động đã phát hiện một bộ phận xe tăng, xe thiết giáp của thiết đoàn 19 và hàng trăm tên lính thuộc liên đoàn 2 biệt động quân sắp tràn vào sở chỉ huy Trung đoàn 64. Các chiến sĩ lập tức tổ chức đánh chặn. Chiến sĩ trẻ Trần Xuân Thiện dùng B40 diệt chiếc xe tăng đi đầu và bắn đứt xích 1 chiếc M113 đang bất ngờ chồm tới; sau đó cùng đồng đội dùng hỏa lực trên xe tiêu diệt địch. Với cách đánh táo bạo dũng cảm, chỉ trong hơn một giờ chiến đấu, 4 chiến sĩ đã diệt và bắt hơn 100 tên địch, bắn cháy 4 xe tăng và xe bọc thép, ''bắt'' 2 chiếc khác và 2 xe GMC. Đây không chỉ là một kỷ lục trong chiến đấu mà còn là chiến công của lòng dũng cảm, tinh thần chủ động  phối hợp, hiệp đồng tác chiến.

   Trong khi Trung đoàn 64 dựng lên ''cánh cửa thép''  ngăn chặn địch ở phía nam Cheo Reo, Sư đoàn 320 kịp thời cơ động lực lượng bộ binh và binh chủng vào chiếm lĩnh trận địa tiến công địch. Trên hướng bắc, Trung đoàn 9 phát hiện địch sắp tháo chạy đã chủ động chuyển sang tiến công làm chủ các vị trí Kênh Săn; Phú Nhơn, Mỹ Thạch, chấố chặn Chư Xê cắt đứt đường 7 và đường 14, cô lập Cheo Reo. Ở hướng tây, Trung đoàn 48 vừa cơ động đến đã tổ chức diệt bọn địch nống ra Chư Ba, dùng một tiểu đoàn cắt đường 7 ở bắc Cheo Reo 3km, lực lượng còn lại áp sát và sẵn sàng tiến công địch trong thị xã. Hướng tây nam, Trung đoàn pháo binh 54 dùng H12 bắn vào tiểu khu, trại Ngô Quyền và các cụm pháo binh, xe tăng địch ở Cheo Reo, nhanh chóng triển khai các trận địa pháo 122, 105 và 85mm. Trung đoàn pháo binh 675 và Trung đoàn phòng không 593 khẩn trương cơ động chiếm anh trận địa, triển khai đội hình chiến đấu.

   Ngày 18 tháng 3, Cheo Reo đã hoàn toàn bị cô lập và bao vây trên cả ba hướng: bắc, tây và nam, phía đông là dòng sông Ba; mọi con đường rút chạy bị cắt đứt, các mục tiêu địch nằm trong tầm súng của ta. Chiếc ''chảo khổng lồ'' thung lũng Cheo Reo với cái cán là con đường số 7 đang nóng lên từng giờ; số phận của đội quân lớn tay sai Mỹ với hàng chục ngàn tên đủ mọi sắc lính, pháo xe đã từng một thời ''hùng cứ cao nguyên Trung phần''đang được định đoạt.

   Sau khi dùng pháo bắn mạnh vào các mục tiêu địch ở Cheo Reo trong gần 8 giờ liền, đúng 17 giờ ngày  18 Trung đoàn 48 ào ạt xung phong, nhanh chóng làm chủ sân bay, trại Ngô Quyền, ty cảnh sát, đài phát thanh rồi mở đợt tiến công cuối cùng vào lực lượng co cụm của địch ở khu vục tiểu khu, giải phóng hoàn toàn thị xã Cheo Reo lúc 24 giờ cùng ngày.

   Phát huy thắng lợi, ngày 20 tháng 3 Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 cơ động theo đường số 7 về phía đông. Trong khi Trung đoàn 64 đập tan những chốt đề kháng dọc đường, làm chủ Phú Túc và tiến về phía Củng Sơn; lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Phú Yên đã cắt giao thông đường số 7 đoạn đông Củng Sơn, giam chân một lực lượng lớn địch ở khu vực quận lỵ. Được sự phối hợp tác chiến của Tiểu đoàn 96 địa phương và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Phú Yên giúp đỡ, Trung đoàn 64 nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu áp sát mục tiêu, nắm chắc thời cơ địch sắp tháo chạy, kịp thời chuyển sang tiến công vào chiều ngày 24 tháng 3. Địch ỷ vào quân đông, lắm xe nhiều súng ngoan cố chống cự và dùng máy bay đánh vào đội hình tiến công của  ta làm một số chiến sĩ thương vong. Nhưng các chiến sĩ Trung đoàn ''Quyết Thắng'' và Tiểu đoàn 96 địa phương kiên quyết đột phá, lần lượt làm chủ các mục tiêu: Hòn Một, Hòn Ngang, khu Sơn Tịnh, sân bay, truy kích theo đường số 5 bắt toàn bộ quân địch và 600 xe quân sự ở tây bắc ngầm sông Ba. Địch chỉ thóat được 11 xe M113 và một bộ phận liên đoàn 6 biệt động quân về thị xã Tuy Hòa.

   Ngày 24 tháng 3, cuộc truy kích thần tốc trên đường số 7 của Sư đoàn 320 và các đơn vị bộ binh, binh chủng tăng cường có sự phối hợp của quân và dân địa phương đã kết thúc toàn thắng. Chỉ trong tám ngày chiến đấu (17-24.3 ta đã diệt gọn toàn bộ tập đoàn quân địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, Loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn tên địch, trong đó cớ 14.729 tên lính chủ lực1, thu 5.75 súng các loại (có 79 pháo lớn), 499 máy thông tin, thu và phá 2.000 xe các loại (có 207 xe tăng, xe bọc thép), bắn rơi 6 máy bay. Để góp phần làm nên chiến thắng Cheo Reo - Củng Sơn, 56 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và 100 đồng chí bị thương.

   Tiếp theo hai trận then chốt giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột và đập tan lực lượng phản kích của địch trên đường 21, trận truy kích Cheo Reo - Củng Sơn là trận then chốt thứ ba của chiến dịch Tây Nguyên. Đây cũng là trận truy đuổi địch lớn nhất trong lịch sử chiến tranh cách mạng Đông Dương, là trận đánh xuất sắc nhất, ''ngoạn mục'' nhất của Đại đoàn Đồng Bằng trên chiến trường rừng núi Tây Nguyên. Ngoài ý nghĩa lớn lao về tiêu diệt sinh lực, phá hủy phương tiện chiến tranh, đập tan âm mưu co cụm lớn để giữ đồng bằng của địch, tạo điều kiện cho ta phát triển tiến công xuống duyên hải Trung Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ; trận đánh còn để lại những kinh nghiệm quý giá về nắm thời cơ, xây dựng quyết tâm và chỉ huy chiến đấu truy kích, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật giành thắng lợi lớn trong thời gian ngắn.

   Giữa lúc Sư đoàn 320 truy kích địch trên đường số 7, ngày 18 tháng 3 Sư đoàn 968, Trung đoàn 95A cùng lực lượng vũ trang địa phương hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum tiến công giải phóng hoàn toàn thị xã Plei Ku, Kon Tum và các khu vực khác. Một tiểu đoàn của Sư đoàn 3 Quân khu 5 và một tiểu đoàn của Trung đoàn 95A giải phóng An Khê (22.3). Trung đoàn 271 đánh chiếm Kiến Đức và giải phóng thị xã Gia Nghĩa. Ngày 25 tháng 3 toàn bộ Tây Nguyên sạch bóng quân thù. Ước mơ cháy bỏng trong suốt 30 năm theo Đảng trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đã được thực hiện.




------------------------------------------------------------------
1. Trong số 14.729 tên lính chủ lực, có 1.044 tên chết và 13.685 tên bị bắt có 635 sĩ quan từ chuẩn  úy đến đại tá.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #77 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 04:49:41 pm »

*

   Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng. Ngày 21 tháng 3, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh giao nhiệm vụ bổ sung cho Bộ tư lệnh chiến dịch Tây. Nguyên: ''Tiếp tục phát triển chiến đấu trên ba trục đường 19, 7, 21 giải phóng Phú Yên, Khánh Hòa, phối hợp với Sư đoàn 3 Quân khu 5 giải phóng Bình Định. Mục tiêu chủ yếu là diệt lữ dù 3, trung đoàn 40 ở Khánh Dương, đèo Ma ĐRắc - Phượng Hoàng và tiến xuống chiếm lĩnh Nha Trang, Cam Ranh".

   Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên nhanh chóng tổ chức lực lượng phát triển tiến công về phía đông. Ba cánh quân: Sư đoàn 968 và Trung đoàn 95A, Sư đoàn 320, Sư đoàn 10 được tăng cường lực lượng binh chủng mạnh, như ba dòng thác lớn từ vùng cao nguyên đất đỡ ào ạt đổ về các tỉnh duyên hải phía đông theo ba trục dường 19, 7, 21 nhanh chóng nhấn chìm bọn ngụy quân, cuốn phăng bộ máy ngụy quyền mà địch đã dày công 30 năm xây dựng.

   Từ ngày 29 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh Quân khu 5, Sư đoàn 968 và Trung đoàn 95A cùng Sư đoàn 3 và quân dân tỉnh Bình Định liên tục tiến công tiêu diệt và làm chủ các vị trí Thủ Thiện, Lai Nghi, Phú Phong, Bình Khê, núi Trà Lam, lăng Mai Xuân Thưởng, sân bay Gò Quánh, giải phóng thị xã Quy Nhơn, vượt biển đánh chiếm các đảo Hòn Tre, Cù Lao Thu xóa sổ sư đoàn 22 - đơn vị cuối cùng của quân đoàn 2 ngụy, giải phóng hoàn toàn tỉnh Bình Định.

   Cùng thời gian này, Sư đoàn 320 và lực lượng xe tăng, pháo binh, phòng không tăng cường được quân dân tỉnh Phú Yên phối hợp giúp đỡ đã nhanh chóng diệt địch ở Hòn Một, cắt đường số 1 từ Phú Khê đến cầu Hòa Xuân, tập trung lực lượng tiến công giải phóng hoàn toàn thị xã Tuy Hòa lúc 9 giờ ngày 1 tháng 4. Ta diệt và bắt nhiều địch, thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh. Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm - tư lệnh phó quân đoàn 2 kiêm tư lệnh chiến trường Phú Yên và đại tá Vi Văn Bình thanh tra quân đoàn 2 đều bị bắt làm tù binh.

   Trên hướng đường 21, từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4, Sư đoàn 10, Trung đoàn 25, Trung đoàn pháo binh 40, một tiểu đoàn xe tăng, lực lượng phòng không liên tục tiến công làm tan rã trung đoàn 40 và 4 tiểu đoàn bảo an, giải phóng Khánh Dương; sau đó tiêu diệt hầu hết lữ dù 3 địch ở đèo Ma ĐRắc - Phượng Hoàng, đập tan chiếc ''lá chắn phía tây'' Ninh Hòa của địch, ào ạt tiến xuống đồng bằng. Thừa thắng, bộ binh, xe tăng truy kích địch, đánh chiếm Dục Mỹ, Ninh Hòa, iếen theo đường số 1 giải phóng thành phố Nha Trang (2.4), quân cảng Cam Ranh (3.4).

   Ngày 3 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng. Kết quả chiến dịch rất to lớn, vượt xa mức dự kiến ban đầu. Trong 30 ngày đêm liên tục tiến công, ta đã diệt và làm tan rã quân đoàn 2, một bộ phận lực lượng dự bị chiến lược, toàn bộ lực lương địch ở Tây Nguyên và hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Về đơn vị, đã diệt gọn sư đoàn 23, sư đoàn 22, lữ đoàn dù 3 cùng 7 liên đoàn biệt động quân (số 4, 6, 7, 21, 22, 23, 25), 4 trung đoàn thiết giáp (9, 8, 21, 19), 11 tiểu đoàn và 11 đại đội pháo. Tiêu diệt hầu hết và làm tan rã trung đoàn 40 của sư đoàn 22, một liên đoàn công binh và liên đoàn 24 biệt động quân. Tiêu diệt và làm tan rã 7 tiểu khu, 26 chi khu, 50 tiểu đoàn và 51 đại đội bảo an; toàn bộ dân vệ, phòng vệ dân sự, cảnh sát 7 tỉnh; đánh thiệt hại nặng sư đoàn 6 không quân. Loại khỏi vòng chiến đấu 28.514 tên lính chủ lực ngụy (diệt 4.502 tên có 165 sĩ quan, bắt 16.822 tên - có 779 sĩ quan, phóng thích 7.190 tên); thu và phá 17.183 súng các loại, 767 máy thông tin, 1.095 xe quân s ự, bắn rơi 44 máy bay, thu và phá 110 chiếc khác; thu hồi toàn bộ hệ  thống kho tàng, thiết bị chỉ huy, cơ sở h ậu cần - kỹ thuật của quân đoàn 2 và hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. 

   Với thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên ta đã giải  phóng địa bàn chiến lược Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức và các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với khỏang 1.600.000 dân.

   Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng đã tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh lực lượng và  thế trận giữa ta và địch, dẫn đến sự sụp đổ và đột biến về chiến lược và tinh thần của  ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn, tạo bước ngoặt quyết định đưa cuộc tiến công chiến lượt phát triển thành tổng tiến công chiến lượt trên toàn miền Nam. Qua chiến dịch, quân đội ta nói chung và bộ đội chủ lực Tây Nguyên nới riêng đã có bước trưởng thành vượt bậc về trình độ tổ chức, chỉ huy và thực hành chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, về nghệ thuật đánh chìm thành phố, đánh địch phản kích lớn bằng đổ bộ đường không và truy kích tập đoàn quân địch rút chạy trên địa hình rừng núi. Chiến dịch Tây Nguyên để lại nhiều bài học kính nghiệm quý báu, đóng góp xứng đáng vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam.

   Đánh giá cao và kịp thời động viên quân và dân Tây Nguyên vừa làm nên chiến thắng vang dội, ngày 30 tháng 3 năm 1975, Quân ủy Trung ương đã gửi điện khen ngợi, bức điện có đoạn: ''Quân và dân cả nước vô cùng phấn khởi trước thắng lợi rực rỡ của quân và dân Tây Nguyên. Quân ủy Trung ương nhiệt liệt khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên đã lập chiến công xuất sắc và tuyên dương công trạng của các đồng chí trong toàn quân''. Tiếp dó, Quốc Hội và Chính phủ đã tặng thưởng Huân Chương Quân công hạng nhất cho lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên và 3 sư đoàn (10, 320, 316); tặng Huân chương Quân công hạng nhì cho Sư đoàn 968 và các trung đoàn binh chủng tham gia chiến dịch; nhiều đơn vị và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và Huân chương Chiến công các hạng. Những phần thưởng cao quý đó là nguồn cổ vũ động viên lớn cán bộ, chiến sĩ hăng hái thi đua giết giặc lập công trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #78 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 04:50:47 pm »

*

   Sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, so sánh lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã thay đổi về căn bản. Thế và lực của ta đã hơn hẳn địch và ngày càng lớn mạnh, những điều kiện mới thuận lơi càng làm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta tiến nhanh đến đích cuối cùng. Trong điều kiện vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, bộ đội chủ lực Tây Nguyên sát cánh cùng quân dân địa phương bước vào nhiệm vụ mới: kiên quyết đấu tranh buộc địch phải thi hành Hiệp định Pa-ri, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, đồng thời tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao sức mạnh chiến đấu, tích lực, tạo thế, xây dựng củng cố căn cứ địa, nắm vững thời cơ, mở chiến dịch tiến công giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên.

   Với vai trò nòng cốt trên mặt trận đấu tranh quân sự ở địa bàn, bộ đội chủ lực Tây Nguyên nhanh chóng vượt qua những khó khăn ban đầu, kiên quyết đánh trả quân địch lấn chiến vùng giải phóng, giữ vững tuyến phòng thủ trực tiếp tiếp xúc trên hướng tây bắc Kon Tum và tây nam Plei Ku. Từ đầu mùa khô năm 1973 - 1974, ta giành lại quyền chủ động chiến trường, tìm phương thức tác chiến mới, liên tiếp giáng những đòn trừng trị nghiêm khắc và đập tan âm mưu ''hồi sức'' của địch. Những chiến thắng ở Chư Nghé, đường 5b, Lệ Ngọc, Làng Siêu, Kon Rốc, điểm cao 800, Đắc Pét, Măng Đen... đã đánh dấu bước trưởng thành mới toàn diện của bộ đội chủ lực trong tác chiến hiệp đồng binh chủng và tiến công địch trong công sự vững chắc. Bên cạnh đòn quân sự, cán bộ và chiến sĩ còn tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh pháp lý buộc địch phải thi hành Hiệp định Pa-ri; tích cực hoạt động trên mặt trận binh địch vận góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của quân và dân Tây Nguyên.

   Vừa làm tốt nhiệm vụ chiến đấu giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên triệt để tranh thủ điều kiện thuận lợi, chủ động nắm bắt những yêu cầu của chiến tranh cách mạng giai đoạn cuối,  kế thừa những kinh nghiệm về xây dựng lực lượng trong những năm trước, tập trung mọi nỗ lực xây dựng khối chủ lực Tây Nguyên theo hướng của một quân đoàn chủ lực cơ động binh chủng hợp thành. Đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang địa phương có chất lượng ngày càng được nâng cao, số lượng hợp lý, cơ cấu cân đối đủ sức đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong cuộc đấu tranh quân sự ở địa phương, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng.

   Cùng với chiến đấu và xây dựng, bộ đội chủ lực Tây Nguyên còn tích cực tham gia xây dựng căn cứ địa, củng cố chính quyền cách mạng cơ sở và các đoàn thể quần chúng, vận động nhân dân, khôi phục sản xuất phát triển kinh tế, văn hóa, kịp thời cứu đói và chữa bệnh cho dân; giúp đỡ lực lượng vũ trang địa phương chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng, giữ gìn trật tự an ninh địa bàn và huấn luyện nâng cao khả năng mọi mặt.

   Những kết quả toàn diện về củng cố và phát triển lực lượng, xây dựng chính quy nâng cao sức mạnh chiến đấu và xây dựng căn cứ địa của bộ đội chủ lực Tây Nguyên trong 2 năm (1973-1974) không những đáp ứng yêu cầu chiến đấu giữ vững và mở rộng vùng giải phóng mà còn là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng trước khi bước vào những chiến dịch lớn. Với khối chủ lực binh chủng hợp thành mạnh và lực lượng vũ trang địa phương được chuẩn bị tốt, quân và dân Tây Nguyên đã bước vào chiến dịch cuối cùng với sức mạnh dời non lấp biển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, mở đầu thắng lợi cuộc Tổng tiến công lịch sử mùa xuân năm 1975.

   Sau 11 năm trường kỳ, gian khổ kháng chiến, sống và chiến đấu trong tình yêu thương đùm bọc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đến đây Mặt trận Tây Nguyên (Chiến trường Tây Nguyên - B3) đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử của mình, phát triển thành Quân đoàn 3 - quân đoàn chủ lực cơ động thứ tư của Quân đội nhân dân Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2021, 05:00:20 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #79 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2021, 10:18:16 am »

Chương năm
      QUÂN ĐOÀN 3 THÀNH LẬP,
   THAM GIA CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
(26.3 - 30.4.1975)


   1. Thành lập Quân đoàn 3.

   Sau Hiệp định Pa-ri, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đang bước vào giai đoạn cuối. Để thực hiện triệt để mục tiêu chiến lược của cách mạng là đánh đổ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc cần phải mở những chiến dịch quy mô lớn kế tiếp nhau có nhiều quân, binh chủng tham gia. Vấn đề xây dựng các quân đoàn chủ lực binh chủng hợp thành của lục quân đảm nhiệm vai trò quyết định trong các chiến dịch tiến công lớn có ý nghĩa chiến lược trở thành một yêu cầu cấp bách, tất yếu, khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của chiến tranh và điều kiện của quân đội ta.

   Tháng 10 năm 1973, Bộ Chính trị Trung ương Đảng phê chuẩn đề nghị thành lập các quân đoàn chủ lực của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh. Ngày 24 tháng 10 năm 1973, Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng) ra đời đứng chân trên miền Bắc. Trong đội hình Quân đoàn có 3 sư đoàn bộ binh 308, 312, 320B, Sư đoàn phòng không 367, Lữ đoàn xe tăng 202, Lữ đoàn pháo binh 45, Lữ đoàn công binh 299, Trung đoàn thông tin 140. Thiếu tướng Lê Trọng Tấn (Phó Tổng tham mưu trưởng) được cử làm tư lệnh và Thiếu tướng Lê Quang Hòa (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) làm Chính ủy Quân đoàn 1. Tiếp đó, ngày 17 tháng 5 năm 1974 Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) được thành lập trên chiến trường Trị - Thiên. Hợp thành quân đoàn là 3 sư đoàn bộ binh 304, 325, 324, Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm Tư lệnh và Thiếu tướng Lê Linh làm Chính ủy Quân đoàn 2. Hơn hai tháng sau, ngày 20 tháng 7 năm 1974, Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) được thành lập tại miền Đông Nam Bộ. Trong quân đoàn có 2 sư đoàn bộ binh (7 và 9), Trung đoàn phòng không 71, Trung đoàn pháo binh 24,  Trung đoàn đặc công 429, ba tiểu đoàn thông tin. Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân đoàn 4. Việc hình thành các quân đoàn chủ lực binh chủng hợp thành đánh dấu bước phát triển mới cả về quy mô tổ chức lực lượng và về chất của quân đội ta sau gần 30 năm xây dựng; ta đã có đủ khả năng mở các chiến dịch tiến công bằng lực lượng binh chủng hợp thành quy mô lớn trên các hướng chiến lược, kết thúc chiến tranh.

   Trong khi tổ chức các quân đoàn 1, 2, 4 đứng chân trên các địa bàn chiến lược, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh sớm quan tâm xây dựng khối chủ lực Tây Nguyên theo hướng một binh đoàn tác chiến hiệp đồng binh chủng mạnh chuẩn bị cho những chiến dịch lớn. Khi chiến dịch tiến công có quy mô cấp quân đoàn tăng cường ở Tây Nguyên vào xuân hè 1972 kết thúc mặc dù còn nhiều khó khăn về bảo đảm hậu cần, ta vẫn duy trì một lực lượng lớn chủ lực ở đây. Từ sau Hiệp định Pa-ri, khối chủ lục B3 ngày càng được củng cố và phát triển lớn mạnh. Đến đầu năm 1974, Bộ Tổng tư lệnh đánh giá: ''Chiến trường B3 có khối chủ lực và binh khí kỹ thuật khá mạnh; có vùng giải phóng rộng và tương đối hoàn chỉnh, được sự chi viện trực tiếp của hậu phương lớn, có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến lược'' Cùng thời gian này, Quân ủy Trung ương chủ trương đẩy mạnh xây dựng khối chủ lực Tây Nguyên theo hướng chính quy, nâng cao khả năng tác chiến, "Tiến tới tổ chức quân đoàn ở Tây Nguyên''.

   Thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương, tháng 6 năm 1974 Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định xây dựng khối chủ lực B3 thành binh đoàn tác chiến hiệp đồng binh chủng. Các sư đoàn, trung đoàn bộ binh và binh chủng được tổ chức biên chế cơ bản và bổ  sung đầy đủ quân số, trang bị. Ba cơ quan mặt trận được kiện toàn, củng cố lại bảo đảm tinh, gọn, nhẹ, hiệu quả. Với những nỗ lực cao, toàn diện trong việc xây dựng, củng cố, huấn luyện nâng cao sức mạnh chiến đấu, đầu năm 1975 khối chủ lực B3 đã trở thành một lực lượng hùng mạnh, tiến hành thắng lợi chiến định Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa xuân năm 1975.

   Ngay sau khi ta giải phóng Tây Nguyên, ngày 26 tháng 3 năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ủy viên  Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định (số 54/QP-QĐ) thành lập Quân đoàn 3 trực thuộc Bộ Quốc phòng. Quyết định thành lập Quân đoàn đã được Đại tướng Văn Tiến Dũng công bố ngày 27 tháng 3, tại sở chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên1. Quân đoàn 3 ra đời có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ kết thúc vẻ vang sứ mệnh lịch sử của Mặt trận Tây Nguyên (Chiến trường Tây Nguyên, B3) và đánh dấu sự ra đời của quân đoàn chủ lực cơ động thứ tư của Quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn là bước phát triển mới về chất của bộ đội chủ lực Tây Nguyên.

   Ngày 27 tháng 3, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra quyết định (số 2347/NQ-TW) thành lập Đảng bộ Quân đoàn 3, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương về mọi mặt, chỉ định đồng chí Đặng Vũ Hiệp làm Bí thư Đảng ủy và đồng chí Vũ Lăng làm Phó Bí thư; đồng thời ra quyết định (số 2348/NQ) bổ nhiệm Thiếu tướng Vũ Lăng (Tư lệnh Mặt trận B3, Phó tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên) làm Tư lệnh Quân đoàn và đại tá Đặng Vũ Hiệp (Chính ủy kiêm Bí thư Mặt trận B3 và chiến dịch Tây Nguyên) làm Chính ủy Quân đoàn. Cùng ngày, Quân ủy Trung ương chỉ định 10 đồng chí làm ủy viên chính thức Đảng ủy Quân đoàn: Phí Triệu Hàm, Nguyễn Kim Tuấn, Nguyễn Quốc Thước, Lã Ngọc Châu, Bùi Huy Bổng, Hà Quốc Tỏan, Đoàn Hồng Sơn, Nguyễn Hải Bằng, Nguyễn Hữu Hưu, Nguyễn Minh Khang và 2 đồng chí ủy viên dự khuyết: Bùi Đình Hòe, Bùi Tố Tọa; đồng thời bổ nhiệm các đồng chí: đại tá Nguyễn Việt Năng , đại tá Nguyễn Kim Tuấn làm Phó tư lệnh và đại tá Phí Triệu Hàm là Phó chính ủy Quân đoàn.    Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, buổi đầu thành lập cơ cấu tổ chức của Quân đoàn 3 bao gồm: Bộ tư lệnh, ba cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần và các đơn vị: Sư đoàn bộ binh 10, Sư đoàn bộ binh 320, Sư đoàn bộ binh 316, Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn pháo binh 40, Trung đoàn pháo binh 675, Trung đoàn phòng không 234, Trung đoàn phòng không 232, Trung đoàn phòng không 593, Trung đoàn xe tăng 273, Trung đoàn công binh 7, Trung đoàn thông tin 29, Trường Quân chính  và các đoàn sản xuất, thu mua.

   Tuy mới thành lập, nhung Quân đoàn 3 chính là khối bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên phát triển, trưởng thành trong giai đoạn cách mạng mới. Nhiều sư đoàn trung đoàn có lịch sử và truyền thống vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đều lập chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến dịch Tây Nguyên . Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã 11 năm liên tục sát cánh với Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang địa phương đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi vượt qua bao gian nan thử thách, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến lập nên những chiến công vang dội, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên.

   Ba cơ quan Quân đoàn: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị , Cục Hậu cần do ba phòng Tham mưu, Chính trị, Hậu cần Mặt trận Tây Nguyên chuyển thành. Đây là cơ quan cấp chiến dịch đã có nhiều kinh nghiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm tham mưu cho Đảng ủy, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên; đồng thời trực tiếp chỉ huy, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị và bảo đảm theo chức trách trong các chiến dịch và hoạt động chiến đấu, xây dựng thường xuyên.

   *Bộ Tham mưu Quân đoàn là cơ quan chỉ huy, cơ quan trung tâm hiệp đồng với các cơ quan, các ngành, các đơn vị hữu quan, có chức năng làm tham mưu và giúp Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân đoàn về công tác quân sự. Tổ chức biên chế ban đầu của Bộ Tham mưu gồm 13 phòng, ban: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Trinh Sát, Pháo binh, Phòng không, Thiết giáp, Công binh, Thông tin, Hóa học, Cơ yếu, Quản lý hành chính và Chính trị; 3 tiểu đoàn: trinh sát, cảnh vệ, trinh sát pháo binh; hai đại đội: công binh, hóa học và trạm sửa chữa thông tin. Tham mưu trưởng: đại tá Hồ Đệ; tham mưu phó: thượng tá Nguyễn Quốc Thước và thượng tá Lê Minh.

   *Cục Chính trị Quân đoàn là cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị. Tổ chức biên chế gồm 5 phòng: Tuyên huấn, Cán bộ, Tổ chức, Bảo vệ, Dân vận; hai ban: Chính sách, Tổng hợp hành chính; Viện kiểm sát, ủy ban kiểm tra Đảng ủy, Nhà Văn hóa và xưởng in. Chủ nhiệm chính trị: đại tá Thái Bá Nhiệm, phó chủ nhiệm: trung tá Nguyễn Đằng.

   *Cục Hậu cần Quân đoàn là cơ quan giúp Đảng ủy và Bộ tư lệnh Tổ chức các mặt bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Tổ chức biên chế gồm 10 phòng: Tham mưu kế hoạch, Chính trị, Quân nhu, Quân y, Quân khí, Quản lý xe máy, Vận tải, Doanh trại, Tài vụ, Xăng dầu; các đơn vị trực thuộc: bệnh viện, đội điều trị, vệ sinh phòng dịch, các tiểu đoàn vận tải ô tô vận tải bộ, thu dung, kho, trạm, xưởng, đội sản xuất, phân dội công binh, thông tin. Chủ nhiệm hậu cần : thượng tá Cấn Văn Tại; các phó chủ nhiệm: trung tá Đặng Văn Khóat, trung tá Lưu Sĩ Hiệp, trung tá Đỗ Thuyên.

   Ba sư đoàn bộ binh 10, 320, 316 trong đội hình Quân đoàn đều là những đơn vị vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đang phát triển chiến dịch Tây Nguyên. Đây là những sư đoàn bộ binh chủ lực tinh nhuệ, thiện chiến, lập nhiều chiến công. Với thế mạnh riêng, lại thường xuyên bổ sung hỗ trợ lẫn nhau, sức mạnh của mỗi đơn vị sẽ được nhân lên gấp bội trong ''ngôi nhà chung'' Quân đoàn 3 binh chủng hợp thành.

   * Sư đoàn bộ binh 10 (Đoàn Đắc Tô) thành lập ngày 20 tháng 9 năm 1972 tại tỉnh Kon Tum. Bộ tư lệnh Sư đoàn thuở ban đầu gồm các đồng chí: Nguyễn Mạnh Quân (Tu lệnh phó Mặt trận Tây Nguyên) là sư đoàn trưởng, Đặng Vũ Hiệp (Phó Chính ủy Mặt trận Tây Nga.yên ) làm chính ủy, Hồ Đệ sư đoàn phó, Lã Ngọc Châu - phó chính ủy. Tuy ra đời muộn so với các sư đoàn bạn trong Quân đoàn, nhưng các trung đoàn bộ binh và các tiểu đoàn binh chủng hợp thành Sư đoàn 10 đều ra đời rất sớm trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu nhiều năm trên Chiến trường Tây Nguyên, lập nhiều chiến công. Từ khi thành lập đến đầu năm 1975, Sư đoàn tổ chức đánh nhiều trận, góp phần làm thất bại âm mưu ''tràn ngập lãnh thổ'' của địch ở tỉnh Kon Tum, từng buộc mở rộng vùng giải phóng. Trong chiến dịch Tây Nguyên, Sư đoàn được tăng cường binh khí kỹ thuật đập tan cụm cứ điểm Đức Lập, cơ động về phía đông đánh bại cuộc phản đột kích lớn của địch trên đường 21, tiêu diệt lữ dù 3 ngày ở đèo Ma ĐRắc - Phượng Hoàng, phát triển tiến công giải phóng Nha Trang, Cam Ranh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong sư đoàn có Trung đoàn bộ binh 66 (Đoàn Plei Me), tiểu đoàn bộ binh 7 (Trung đoàn 66), Đại đội bộ binh 2 (Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66), Đại đội bộ binh 10 (Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 28), Đại đội pháo binh 2 (Tiểu đoàn 32) và các đồng chí: Hoàng Khắc Dược, Lê Văn Nổ, Phạm Văn Vượng, Nguyễn Hồng Quảng được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; trong đó Đại đội bộ binh 2 Tiểu đoàn 7 hai lần được tuyên dương Anh hùng. Khi đứng trong đội hình Quân đoàn 3, Sư đoàn 10 gồm có: Bộ tư lệnh và 3 cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần; ba trung đoàn bộ binh: 66, 28, 24, Trung đoàn pháo binh 4 và một số tiểu đoàn, đại đội trực thuộc. Bộ tư lệnh Sư đoàn: thượng tá Đoàn Hồng Sơn - sư đoàn trưởng, đại tá Lã Ngọc Châu - chính ủy, trung tá Võ Khắc Phụng sư đoàn phó, thượng tá Lưu Quý Ngữ - phó chính ủy.

    * Sư đoàn bộ binh 320A (Đại đoàn 320, Đại đoàn Đồng Bằng) thành lập ngày 16 tháng 1 năm 1951 tại đình Mống Lá, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Sư đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên: Văn Tiến Dũng. Trong kháng chiến chống Pháp, Sư đoàn 320 hoạt động ở vùng địch hậu lập nhiều chiến công cùng quân và dân đồng bằng Bắc Bộ giải phóng nhiều tỉnh. Trong kháng chiến chống Mỹ, Sư đoàn tham gia cuộc Tổng tiến công năm 1968 ở Quảng Trị, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), chiến dịch bắc Tây Nguyên và chiến dịch tổng hợp ở tây nam Gia Lai (1972), giữ vững vùng giải phóng. Trong chiến dịch Tây Nguyên (1975) Sư đoàn được tăng cường binh khí kỹ thuật hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  truy kích địch ở đường số 7 làm nên chiến thắng Cheo Reo - Củng Sơn, phát triển tiến công giải phóng thị xã Tuy Hòa. Trong Sư đoàn có Tiểu đoàn bộ binh 9 (Trung đoàn 64), Đại đội bộ binh 11 (Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 48) và các đồng chí: Trương Công Man, Nguyễn Phú Vỵ, Đỗ Văn Châu, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Ngữ, Nguyễn Như Hoạt, Phùng Quang Thanh được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Biên chế của Sư đoàn khi thành lập Quân đoàn 3, bao gồm: Bộ tư lệnh và 3 cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần; 3 trung đoàn bộ binh: 48, 64, 9, Trung đoàn pháo binh 54 và một số phân đội trực thuộc. Bộ tư lệnh Sư đoàn: thượng tá Bùi Đình Hòe - sư đoàn trưởng, thượng tá Bùi Huy Bổng - chính ủy, trung tá Ngô Huy Phát sư đoàn phó, thượng tá Đặng Văn Trượng - phó chính ủy.

   * Sư đoàn bộ binh 316 (Đại đoàn 316, Đoàn Bông Lau) thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1951 tại Cốc Lùng, huyện Thóat Lãng (nay là huyện Văn Lãng), tỉnh Lạng Sơn; do đồng chí Lê Quảng Ba làm sư đoàn trưởng và đồng chí Chu Huy Mân làm chính ủy. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Sư đoàn 316 tham gia nhiều chiến dịch lớn trên chiến trường chính Bắc Bộ: Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ; được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng cờ ''Quyết Chiến Quyết Thắng''. Từ năm 1961 đến năm 1973, Sư đoàn làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, tham gia các chiến dịch: Nậm Thà, Nậm Bạc, 139, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khỏang. Trong chiến dịch Tây Nguyên mùa xuân 1975, Sư đoàn là lực lượng đột kích chủ yếu trong trận then chốt quyết định giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, trong Sư đoàn có 7 đơn vị: Trung đoàn 174, Đại đội 11 (Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 174), Đại đội 3 (Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 148), Đại đội 9 (Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 148), Đại đội 21 (Trung đoàn 148), Đại đội 2 (Tiểu đoàn 14), Đại đội 5 (Tiểu đoàn 11) và 13 cán bộ, chiến sĩ: La Văn Cầu, Nông Văn Vương, Bế Văn Đàn, Triệu Văn Báo, Lý Văn Mưu, Đàm Văn Ngụy, Đặng Đức Song, Lương Tuyết Sơn, Đèo Văn Khổ, Hoàng Văn Vịnh, Đỗ Văn Trì, Vi Văn Pụn, Nguyễn Như Hành được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Khi đứng trong đội hình Quân đoàn 3, Sư đoàn 316 gồm có: Bộ tư lệnh và 3 cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần; 3 trung đoàn bộ binh: 174, 149, 148, Trung đoàn pháo binh 178 và một số phân dội bảo đảm phục vụ. Bộ tư lệnh Sư đoàn: trung tá Nguyễn Hải Bằng - sư đoàn trưởng, thượng tá Hà Quốc Tỏan - chính ủy, trung tá Nguyễn Văn Thơi - sư đoàn phó, thượng tá Đoàn Độ - phó chính ủy.




-------------------------------------------------------------------
1. Lúc này sở chỉ huy chiến thành đã chuyển về tây Thuần Mẫn, gần sở chỉ huy Sư đoàn 320. Khi Đại tướng Văn Tiến Dũng công bố quyết định thành lập Quân đoàn 3, có các đồng chí: Thiếu tướng Vũ Lăng (phó tư lệnh chiến dịch), thượng tá Nguyễn Quốc Thước (phụ trách cơ quan Tham mưu chiến dịch), đồng chí Thế Nguyên (cán bộ Cục Tác chiến tăng cường làm Tham mưu phó chiến dịch), đồng chí Hoàng Dũng (Văn phòng Bộ Quốc phòng).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM