Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:39:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân Đoàn 3 (1964-2005)  (Đọc 7480 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #50 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 11:14:28 am »

*

   Cuối tháng 4 năm 1970, tiếng súng diệt địch trên hướng Đắc Siêng còn đang nổ, cũng là lúc chiến sự bùng lên mạnh mẽ trên hướng Đông bắc Cam-pu-chia, nơi có chung hàng trăm kilômét biên giới với Tây Nguyên. Ngày 29 tháng 4, Mỹ, ngụy huy động một lực lượng rất lớn gồm sư đoàn 1 kỵ binh bay, sư Đoàn 25 bộ binh Mỹ và 6 sư đoàn (5, 25, 18, 7, 9, 21), 3 lữ đoàn (dù, lính thủy đánh bộ) 5 liên đoàn biệt động quân ngụy cùng nhiều xe tăng, pháo lớn, máy bay mở cuộc tiến công bất ngờ xâm lược Cam-pu-chia trên toàn tuyến biên giới. Mục tiêu của cuộc hành quân là tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của cách mạng miền Nam và khối bộ đội chủ lực Miền, phá hủy cơ sở hậu cần của ta, thực hiện kế hoạch ''Việt Nam hóa chiến tranh'', đồng thời đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Cam-pu-chia.

   Thực hiện tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao  nhân dân Đông Dương1, bộ dội ta được lệnh phối hợp chặt chẽ với bạn ''tiến mạnh về phía tây'', chủ động đánh nhanh, đánh mạnh, dành liên tục không hạn chế, tạo một bước chuyển biến quan trọng về cục diện chiến lược có lợi cho ta và bạn trong một thời gian ngắn. Chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trưng ương Đảng, từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 30 tháng 6 năm 1970, ta phối hợp với bạn mở cuộc phản công lớn đánh trả quân địch ở vùng Đông Bắc Cam-pu-chia. Trên hướng Đông và Đông nam, ta tập trung 4 sư đoàn chủ lực Miền (1, 5, 7, 9) do đồng chí Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục lám Chính ủy và đồng Chí Hoàng Văn Thái - Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Miền làm Tư lệnh.
 
        Hướng đông bắc, một lực lượng chủ lực của Chiến trường Tây Nguyên gồm: Trung đoàn 24, Trung đoàn 95, một số tiểu đoàn độc lập được lệnh tiến sang Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia đánh địch.

   Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ''Giúp bạn là tự giúp mình'', với tình cảm quốc tế trong sáng thủy chung, cuối tháng 4 năm 1970 Trung đoàn 24 (thiếu Tiểu Đoàn 5) được tăng cường Tiểu Đoàn 2 Trung đoàn 28 và 1 đại đội ĐKB, cối 120mm) do trung Đoàn trưởng Nguyễn Quốc Thước và Chính ủy Vũ Khắc Thịnh chỉ huy nhanh chóng rời Tây Nguyên sang Hạ Lào, đứng chân trong đội hình chiến đấu của Bộ tư lệnh 968 (Bộ tư lệnh mặt trận An Sơn)2. Nhiệm vụ trước mắt của Trung đoàn 24 là giải phóng thị xã A Tô Pơ, mở rộng địa bàn, bảo vệ đường hành lang chiến lược và tạo điều kiện cho cách mạng bạn phát triển. Mặc dù đường hành quân xa phải vượt núi băng sông, địa hình chưa quen thuộc, đối tượng địch mới lạ, ngôn ngữ bất đồng... nhưng với quyết tâm rất cao, lại được sự giúp đỡ của các đơn vị bạn và nhân dân địa phương nên trung đoàn đã nhanh chóng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, khẩn trương bước vào chiếm lĩnh trận địa tiến công.

   A Tô Pơ là một thị xã nhỏ (có khỏang l vạn dân) được sông Sê Kông bao bọc ba mặt (bắc, đông, nam) lưu thông với thị xã Saravan (phía bắc) và huyện Xiêmpạng (nước Cam-pu-chia) chủ yếu bằng đường sông.   

        Phía đông thị xã có cụm điểm cao Phuxaphong (600m), phía tây cách 7km là cao nguyên Bôlôven. Tại A Tô Pơ, lực lượng địch có 2 tiểu đoàn bộ binh: 4BI phòng thủ phía bắc và BV43 chốt giữ Phuxaphong phía đông; ngoài ra còn 1 đại đội công tác vũ trang, 1 đại đội trinh sát, 2 trận địa pháo (ở nam điểm cao 1001 và đông bắc thị xã 4km), với tổng quân số khỏang 1.000 tên do đại tá Khăm Còm (ngụy Lào) chỉ huy.

   Thực hiện kế hoạch tác chiến, từ 24 giờ ngày 7 tháng 4 bộ đội ta đồng loạt tiến công 6 vị trí địch ở thị xã A Tô Pơ và vùng phụ cận. Trên hướng chủ yếu, hai tiểu đoàn 4 và 6 Trung đoàn 24 nhanh chóng tiêu diệt sở chỉ huy 4BI, lám chủ hoàn toàn cứ điểm sau 40 phút tiến công. Thấy chỉ huy bị diệt, bọn địch ở hai đồn phía bắc bỏ chạy. Hiệp đồng chặt chẽ, khi tiếng bộc phá lệnh trên hướng chính nổ, các hướng khác đồng loạt nổ súng tiến công. Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 28) và đặc công đánh chiếm hai trận địa pháo; Tiểu đoàn 3 (quân tình nguyện Việt Nam ở Lào) đánh vào đồn địch bên bờ nam sông Sê Kông; Tiểu đoàn 4 đặc công tập kích vào các chốt ở Phuxaphong làm lửa cháy dữ dội. Phát huy thắng lợi, Tiểu đoàn 6 và Tiểu đoàn 2 có hỏa lực tăng cường tiến công các mục tiêu địch trong thị xã A Tô Pơ. Bọn ngụy Lào chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng tan rã. Tên đại tá Khăm Còm và đại đội văn phòng bỏ chạy về hướng cao nguyên Bôlôven, 600 tên địch đầu hàng quân cách mạng. Lúc 10 giờ sáng ngày 8 tháng 4, các chiến sĩ Đại đội 6 và Đại đội 7 Tiểu đoàn 2 đánh chiếm và cắm lá cờ chiến thắng lên nóc dinh tỉnh trưởng, báo hiệu thị xã A Tô Pơ đã hoàn toàn giải phóng. Ngày 11 tháng 5, trước sự chứng kiến đồng đủ của Tỉnh ủy A Tô Pơ và các cơ quan quân, dân, chính địa phương bạn, Trung đoàn 24 bàn giao thị xã và toàn bộ chiến lợi phẩm thu được cho bạn, rồi nhanh chóng tiến lên phía bắc đánh địch trên cao nguyên Bôlôven.

   Trong những ngày tiếp theo, Trung đoàn 24 tổ chức trận địa phòng ngự trên đỉnh Phu Lăng Kẹo, một vị trí như bức bình phong bảo vệ thị xã A Tô Pơ. Địch cũng hiểu rõ giá trị của ngọn núi này. Vì vậy, từ ngày 8 đến ngày 13 tháng 5 chúng dùng một tiểu đoàn ngụy Lào có pháo binh ở căn cứ PS.38 và máy bay chi viện, liên tục tiến công lên chốt Phu Lăng Kẹo do Đại đội 13 phòng giữ. Các chiến sĩ giữ chốt chiến đấu rất dũng cảm, đẩy lùi hàng chục đợt tiến công của địch, đồng thời tích cực xuất kích ngắn đánh vào bên sườn phía sau đội hính tiến công của chúng, tiêu diệt nhiều sinh lực, giữ vững trận địa. Ngày 10 tháng 5, Đại đội 3 (Tiểu đoàn 3) do tham mưu trưởng Trung đoàn 24 trực tiếp chỉ huy, trên đường chi viện cho chốt Phu Lăng Kẹo đã phục kích bắt sống toàn bộ 56 tên thuộc đại đội văn phòng, thu 56 khẩu súng các loại và nhiều đạn dược.

   Đánh ngày không được, dịch chuyển sang đánh đêm. Tối 13 tháng 5 chúng dùng pháo bắn nghi binh, rồi bí mật cho một tiểu đoàn tập kích bất ngờ, chiếm trận địa chốt của ta: Trước tình hình đó, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 28 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Sáu chỉ huy cơ động tiếp cận Phu Lăng Kẹo ngay trong đêm 13 rạng ngày 14 tháng 5. Lúc 6 giờ ngày 14, Tiểu đoàn 2 bất ngờ nổ súng, đồng loạt xung phong. Sau 30 phút chiến đấu, ta làm chủ hoàn toàn trận địa, khôi phục lại chốt Phu Lăng Kẹo, diệt 120 tên, thu 200 súng các loại, trong đó có 3 khẩu ĐKZ 75, 4 khẩu súng cối. Với chiến công xuất sắc trong trận đánh này, Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 được Quân khu Nam Lào tặng Huân chương Chiến công hạng hai.

   Bị tổn thất gần hai tiểu đoàn, bọn ngụy Lào phải từ bỏ ý định chiếm lại Phu Lăng Kẹo. Địch trong căn cứ PS.38 hoang mang bỏ chạy. Tiểu đoàn 2 tích cực truy kích, diệt một số vị trí địch trong khu vực, mở rộng vùng giải phóng thêm hàng chục kilômét vuông trên cao nguyên Bôlôven.

   Trong 15 ngày chiến đấu ở Hạ Lào, Trung đoàn 24 và các đơn vị tăng cường phối thuộc đoàn kết chặt chẽ với lực lượng vũ trang và nhân dân bạn liên tục tiến công, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.000 tên địch, giải phóng thị xã A Tô Pơ và vùng phụ cận. Trung đoàn đã được tặng Huân chương Quân công hạng ba và được Bộ tư lệnh Mặt trận An Sơn đánh giá ''hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vượt yêu cầu thời gian quy định''. Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 17 tháng 5 năm 1970 Trung đoàn 24 (thiếu) được lệnh cơ động về Đông Bắc Cam-pu-chia đánh địch. Riêng Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 28) được giao nhiệm vụ ở lại A Tô Pơ giúp bạn phòng giữ thị xã và bảo vệ Chính quyền cách mạng.




------------------------------------------------------------------
1. Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương họp ngày 24 và 25 tháng 4 năm 1970.
2. Bộ tư lệnh mặt trận An Sơn do đại tá Hoàng Kiện (Tư lệnh phó Quân khu 4) làm Tư lệnh, thượng tá Ngọc Sơn làm Chính ủy; trung tá Tô Đình Khản và đồng chí Nguyễn Quốc Thước (trung đoàn trưởng Trung Đoàn 24) làm Tư lệnh phó.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #51 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 06:04:52 pm »

*

      Trung đoàn 24 hành quân sang Đông Bắc Cam-pu-chia vào lúc các đơn vị chủ lực Miền đang đánh bại một bước cuộc hành quân lớn của Mỹ, ngụy, giúp bạn giải phóng nhiều đánh, trong đó Sư đoàn 5 đang tiến về hướng Stung Treng.

Thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm Xiêm Pạng tạo bàn đạp phối hợp với Sư đoàn 5 tiến công thị xã Stung Treng. Đêm 18 rạng ngày 19 tháng 5 năm 1970, Trung đoàn 24 sử dụng Tiểu đoàn 4 và đại đội đặc công bí mật áp sát mục tiêu dịch. Đúng 5 giờ sáng, ta nổ súng. Sau ít phút, bộ đội đã tràn ngập căn cứ Xiêm Pạng, 450 tên địch bị bắt, toàn bộ vũ khí bị tịch thu. Thị trấn Xiêm Pạng được giải phóng, bọn lính ở các đồn bảo an trong vùng đều hốt hỏang bỏ chạy.

   Thực hiện lệnh cấp trên, đêm 19 tháng 5 Trung đoàn 24 để lại Đại đội 2 (Tiểu đoàn 4) ở lại Xiêm Pạng chờ bạn đến bàn giao, còn toàn bộ lực lượng lên 28 chiếc ca nô chở gạo của thương nhân Việt Kiều xuôi dòng Sê Kông tiến về hướng Stung Treng và lúc 10 giờ sáng hôm sau (20.5) đến cách thị xã 1km. Trung đoàn cho một bộ phận đánh chiếm sân bay Stung Treng và một bộ phận tiến về thị xã, nhưng Stung Treng vừa được đơn vị bạn giải phóng, Trung đoàn 24 được lệnh chuyển sang làm nhiệm vụ quân quản giúp bạn. Đồng chí Vũ Khắc Thịnh (Chính ủy trung đoàn) tham gia ban quân quản tỉnh được cử làm cố vấn chính trị; đồng chí Hà Đình Thuyên (tham mưu trưởng) làm chủ tịch quân quản thị xã Stung Treng. Trong những ngày cuối tháng 4 năm 1970, Trung đoàn 24 để lại Tiểu đoàn 4 (thiếu) giúp bạn bảo vệ thành quả cách mạng, ổn định tình hình mọi mặt ở địa phương; đồng thời cơ động Tiểu đoàn 6, Đại đội đặc công và Đại đội 2 Tiểu đoàn 4 do trung đoàn trưởng và phó chính ủy trung đoàn trực tiếp chỉ huy giải phóng tỉnh Prếtvihia.

   Đường đến Prếtvihia xa xôi, chủ yếu cắt rừng, vượt sông suối, địa hình lạ, khí hậu khắc nghiệt, ngôn ngữ bất đồng... nhưng được nhân dân giúp đỡ Trung đoàn 24 hành quân liên tục trong 10 ngày, vượt sông Mê Kông đến vị trí tạm dừng bước vào chuẩn bị chiến đấu ngay. Đối tượng tác chiến của đơn vị là 1 tiểu đoàn ngụy Lonnon, 1 đại đội cảnh sát cạnh dinh tỉnh trưởng và các đồn biên phòng dọc biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan. Nhìn chung khả năng tác chiến của địch hạn chế. Sau một thời gian chuẩn bị, đúng 0 giờ ngày 16 tháng 6, Tiểu đoàn 6 và Đại đội đặc công bất ngờ nổ súng tiến công tiểu đoàn địch ở Prếtvihia. Chỉ trong vòng 15 phút chiến đấu, ta làm chủ hoàn toàn căn cứ, bắt gọn 600 tên địch, thu toàn bộ vũ khí. Đại đội cảnh sát và bọn lính ở nhiều đồn biên phòng hoang mang tan rã. Ta tiến đến đâu vùng giải phóng mở ra đến đó.

   Trong khi Trung đoàn 24 hoạt động mạnh trên hướng Stung Treng và Prếtvihia, từ ngày 3 đến ngày 27 tháng 6 Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên tập trung 4 tiểu đoàn (394, 2, 631, 1/95) tiến theo hướng đường 19 tây sang Đông Bắc Cam-pu-chia đánh địch. Các chiến sĩ Tây Nguyên và lực lượng bạn giải phóng tỉnh Ratanakiri, quận Chép, quận lỵ Cheyxeng, thị xã Tabomanchay.

   Ngày 27 tháng 6, đợt ba chiến dịch Đắc Siêng kết thúc, cũng là kết thúc toàn chiến dịch. Trong gần 3 tháng chiến đấu, lực lượng vũ trang Tây Nguyên liên tục cơ động đánh địch trên khắp chiến trường Tây Nguyên, Hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia. Ta đánh 1.519 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 13.715 tên địch (có 2.937 tên Mỹ, trong đó có tướng ba sao Jôn Đin - là tư lệnh công binh Mỹ ở miền Nam và tướng hai sao Ađam bị diệt, 589 tên ngụy Cam-pu-chia; 330 tên ngụy Lào), bắn rơi và phá hủy 316 máy bay, 771 xe quân sự (có 320 xe tăng, xe bọc thép), 68 pháo lớn, 211 lô cốt, 18 cầu cống, 54 kho đạn và xăng dầu, thu 1867 súng các loại và 62 vô tuyến điện. Đặc biệt, lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội chủ lực Tây Nguyên làm nhiệm vụ quốc tế. Với tinh thần trong sáng vô tư, trong gần hai tháng các chiến sĩ Tây Nguyên đã sát cánh cùng quân và dân hai nước bạn Lào và Cam-pu-chia liên tục chiến đấu, giải phóng các tỉnh A Tô Pơ, Ratanakiri, Stung Treng, Prếtvihia góp phần mở rộng vùng giải phóng liên hoàn trung Đông Dương. Khu căn cứ cách mạng Tây Nguyên, Hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia nối liền, đường hành lang chiến lược xuyên Đông Dương được bảo vệ vững chắc, mở ra thế chiến lược mới của cách mạng mỗi nước, trong đó có Chiến trường Tây Nguyên.

   Với thành tích xuất sắc đó, tiếp sau chiến dịch Plei Me (1965) quân giải phóng Tây Nguyên lại vinh dự được nhận Huân chương Quân công hạng nhất; được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh gửi điện khen ngợi. Phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm động viên của cấp trên là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quân và dân Tây Nguyên hăng hái thi đua lập những chiến công mới.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #52 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 06:09:18 pm »

*

   Hè, thu năm 1970, Quân ủy Trung ương chỉ thị xây dựng căn cứ địa cho các chiến trường ở miền Nam và coi đây "là một nhân tố rất quan trọng để kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến lâu dài đến thắng lợi" cũng như để xây dựng kinh tế củng cố quốc phòng trong cả nước khi chiến tranh kết thúc thắng lợi''. Đối với Tây Nguyên, Quân ủy chỉ rõ: "Ý định của Trung ương là xây dựng căn cứ địa Tây Nguyên và giúp bạn mở mang căn cứ địa Đông Cam-pu-chia và Hạ Lào thành một địa bàn vững chắc và có khả năng ngày càng lớn về kinh tế cũng như về quốc phòng, tăng thêm dự trữ ngoài này vào, mở mang nông nghiệp, từng bước xây dựng công nghiệp, mở mang đường giao thông bộ và thủy''1. Cũng trong thời gian này Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Khu ủy Chiến trường Tây Nguyên (gọi tắt là B6, nhưng do tình hình thay đổi nên nghị quyết không thực hiện được); đồng thời Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương giao cho Chiến trường Tây Nguyên phụ trách ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và trực tiếp giúp đỡ hai tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia (Stung Treng, Ratanakiri) và một số tỉnh Hạ Lào (A Tô Pơ, Si Thăn Đon, Chăm Pát Xắc). Về quân sự, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị B3 phải ''Chú trọng việc xây dựng chủ lực, chăm lo tăng cường lực lượng tại chỗ, chú trọng tổ chức đường sá, tổ chức tuyến hậu cần và chú trọng công tác tổng kết kinh nghiệm'', giữ vững và phát triển thế tiến công, cải thiện hơn nữa thế chiến lược của ta, uy hiếp địch hơn nữa, chuẩn bị cho đánh lớn trong thời gian tới.

   Quán triệt và thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, ngày 20 tháng 7 năm 1970, Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên ra nghị quyết "Về phương hướng nhiệm vụ và công tác 6 tháng cuối năm 1970'', xác định rõ nhiệm vụ chiến lược cơ bản lâu dài của chiến trường là đẩy mạnh thế tiến công tiêu diệt địch, ra sức xây dựng củng cố hậu phương chiến lược vững mạnh toàn diện; tổ chức và đẩy mạnh việc sản xuất tự túc giúp bạn xây dựng củng cố và phát triển lực lượng về mọi mặt,  khẩn trương xây dựng Tây Nguyên thành căn cứ địa vững mạnh toàn diện.

         Cùng thời gian này, Đảng ủy Chiến trường ra nghị quyết ''Về cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp lớp đảng viên Hồ Chí Minh'', coi đây là công tác trọng tâm của xây dựng Đảng.

   Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, trong suốt hè thu năm 1970 Bộ tư lệnh Chiến trường tổ chức củng cố mọi mặt, triển khai tập huấn quân sự, chính trị cho các đơn vị bộ đội chủ lực và địa phương, động viên toàn mặt trận thu hoạch một vụ mùa thắng lợi. Sau đợt tập huấn, bộ đội chủ lực bước vào diễn tập cấp tiểu đoàn bộ binh, bắn đạn thật cho hỏa lực đi cùng, hội thao kiểm tra kỹ thuật đều đạt kết quả tốt. Công tác tổng kết chiến dịch, chiến đấu được chú trọng. Tới cuối năm đã có 17 bản tổng kết hoàn thành, tập trung đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn đánh chiến đoàn, trung đoàn ngụy, các hình thức chiến thuật bao vây đánh lấn, tập kích, bao vây tiến công liên tục, đánh ấp, đánh giải tỏa, đánh giao thông, chống phá bình định gom dân; về kinh nghiệm trong nắm địch, công tác tham mưu cấp tiểu đoàn, trung đoàn và tỉnh đội, kinh nghiệm sử dụng pháo binh, thông tin trong một số hình thức chiến thuật. Những kết quả nghiên cứu được đưa vào huấn luyện, góp phần nâng cao năng lực, trình độ chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và đơn vị, tích cực góp phần phát triển nền nghệ thuật quân sự Việt Nam. Để giữ vững căn cứ địa và đánh bại âm mưu đánh phá của địch, Bộ tư lệnh Chiến trường tổ chức ''Hội nghị bảo vệ căn cứ''. Hội nghị tập trung bàn các nhiệm vụ: đánh biệt kích thám báo, đánh máy bay bảo vệ hậu cứ, sản xuất, hành lang; lần đầu tiên đặt ra nhiệm vụ sẵn sàng đánh bọn Khơ Me phản động; đồng thời khoanh vùng bảo vệ giao cho các binh trạm, cụm kho đảm nhiệm và lập hệ thống chỉ huy thống nhất. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của chiến tranh cách mạng, xây dựng căn cứ địa Tây Nguyên ngày càng lớn mạnh. Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường quyết định thành lập Trung đoàn đặc công 400 (gồm 3 tiểu đoàn 20, 37, 9) giải thể Ban đặc công (thuộc Phòng Tham mưu B3), chuyển Tiểu đoàn 394 độc lập về Trung đoàn 95, bổ sung Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 95 cho Tỉnh đội Gia Lai, khôi phục lại Trường Quân chính Tây Nguyên. Tiếp đó Đoàn vận tải quân sự 470 (chuyên làm nhiệm vụ ''vận chuyển hàng hóa, đưa khách ra vào, vận chuyển thương binh đi ra của B3, B2 và các tỉnh phía nam Quân khu 5 cũng như của cách mạng Cam-pu-chia''), Đoàn sản xuất 670 (có hai nhiệm vụ cơ bản là sản xuất và chiến đấu) và Đoàn 237 làm nhiệm vụ chuyên gia giúp lực lượng cách mạng Cam-pu-chia và Lào ở những vùng giáp chiến trường Tây Nguyên) cũng lần lượt ra đời và bước vào hoạt động. Các đoàn 470, 670, 237 và Trung đoàn đặc công 400 đều trực thuộc Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường. Song song với nhiệm vụ củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng mọi mặt lực lượng vũ trang ba thứ quân và xây dựng căn cứ địa; trong nửa cuối năm 1970, quân dân Tây Nguyên lại giành được nhiều thành tích trong chiến đấu. Sau thắng lợi của đợt hoạt động đánh biệt kích dọc hành lang, chống phá càn líp khắp ba tỉnh Tây Nguyên2; từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 20 tháng 10 ta sử dụng 8 tiểu đoàn, 10 đại đội bộ đội tỉnh và lực lương các huyện đội, du kích mở đợt tiến công mùa thu (H.25).

Khi ta sắp nổ súng địch mở chiến dịch bình định đặc biệt với hàng chục cuộc hành quân càn quét khắp Tây Nguyên, trọng điểm là các khu 5, 6, 7 tỉnh Gia Lai. Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Chiến trường chủ trương tập trung lực lương vũ trang địa phương kiên quyết đánh bại các cuộc càn quét của địch. Trên hướng Kon Tum, ta kịp thời chuyển hướng tiến công từ Măng Đen vào thị xã và ở phía tây thị xã, Hà Mòn, Đắc Vát. Tiểu đoàn 406 và Tiểu đoàn 304 đánh vào Trung Nghĩa, Hà Mòn, Đắc Vát, diệt ấp Đác Tem, Krông; phục kích diệt hàng chục tên địch trong cuộc hành quân ''Nguyễn Huệ'' ở vùng Đắc Mông, Đắc Hà; dùng ĐKB bắn vào sân bay Kon Tum, biệt khu 24 gây cho địch nhiều thiệt hại.

   Ở Gia Lai, Tiểu đoàn 67 chặn đánh địch ở Khu 6; Tiểu đoàn 631 và Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 95) đánh mạnh ở Khu 5, Tiểu đoàn 2 và các đại đội công binh 17, 18 đánh cắt giao thông đường 19; các đại đội 59, 50 tập kích Quen Mép. Tại Đắc Lắc, Tiểu đoàn 301 tập kích ấp Phú Quang, Plei Quen, Plei Te; Tiểu đoàn 394 tập kích Haranga (nam Khu 6); lực lương tuyên truyền H3 đột nhập hai ấp Plei La Nú và Plei Sâm. Đợt hoạt động này ta loại kho vòng chiến đấu 3.178 tên địch (có 457 tên Mỹ) làm bị thương 91 tên, bắt 31 tên; bắn rơi và phá hủy 5 máy bay, 248 xe quân sự (có 81 xe tăng, xe bọc thép), 5 pháo lớn, 3 súng cối, 32 đại liên, thu 71 súng và 4 vô tuyến điện.

   Bộ tư lệnh Chiến trường đã đánh giá về đợt tiến công mùa thu: ''Trong tình hình địch ra sức tiến hành bình định đặc biệt, lực lương chủ lực cơ động củng cố, lực lượng địa phương phải hoạt động liên tục dài ngày, bảo đảm cơ sở vật chất có khó khăn, nhưng ta đã tăng cường nỗ lực, kiên quyết tấn công và duy trì được thế tấn công liên tục trên ba tỉnh, giữ vững và phát triển thế tấn công ở chiến trường nông thôn và đã từng bước giành được thắng lợi trong việc chống phá bình định gom dân của địch''.

   Cuối tháng 1l và trong tháng 12 năm 1970, khi địch càn vào Binh trạm Nam, các lực lương vũ trang địa phương ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc phối hợp  chặt chẽ với Trung đoàn 24, Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 20 và Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 95)... mở đợt tiến công mùa Đông. Ta đánh mạnh vào các mục tiêu Hà Mòn, Đắc Vát (Kon Tum), chống bình định ở Khu 6 (Gia Lai), tiến công ở Buôn Hồ (Đắc Lắc) diệt nhiều sinh lực, phá hủy một số phương tiện chiến tranh, buộc địch phải bỏ dở cuộc hành quân ra biên giới, rút toàn bộ lực lượng về đối phó.
 
   Trong khi tiếng súng diệt địch liên tục nổ ở Tây Nguyên, ở chiến trường Hạ Lào, Trung đoàn 28 cũng lập nhiều chiến công. Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1970, Trung đoàn 28 do trung đoàn trưởng Nguyễn Quốc Thước và Chính ủy Nguyễn Đằng chỉ huy, vượt qua những dãy núi đá tai mèo hiểm trở, chiếm lĩnh trận địa trên dãy Phu Luông, dũng cảm liên tục chiến đấu đánh bại cuộc hành binh ''Măng Con'' của 11 tiểu đoàn ngụy Lào, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phát huy thắng lợi, Trung đoàn chuyển sang tiến công đánh chiếm nhiều mục tiêu chủ yếu của địch trên dãy Phu Luông, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn thuộc sườn Đông cao nguyên Bôlôven, rồi trở về ngã ba biên giới kịp thời tham gia chỉnh huấn, chuẩn bị cho chiến dịch xuân hè 1971.




------------------------------------------------------------------
1. Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên, Quân Đoàn 3. Biên niên sự kiện. Sđd, tr.226.
2. Đợt hoạt động này, ta loại khỏi vòng chiến đấu 715 tên địch (có 134 tên Mỹ), bắt 20 tên, gọi hàng 821 tên, bắn rơi và phá hủy 4 máy bay, 70 xe quân sự, thu 319 súng các loại, giải phóng 700 dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #53 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 06:12:07 pm »

*

   Bị thất bại nặng nề trên khắp các chiến trường Đông Dương trong năm 1970, nhất là việc mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia, song đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai vẫn không cam chịu. Ngày 30 tháng l năm 1971, dưới sự chỉ huy của Mỹ, được không quân và một vạn lính Mỹ ở phía sau yểm trợ, cùng 4 tiểu đoàn ngụy Lào phối hợp, hơn ba vạn quân chủ lực ngụy Sài Gòn có 460 xe tăng, xe bọc thép, 250 pháo lớn, 700 máy bay mở cuộc hành quân lớn mang tên ''Lam Sơn 719'' đánh ra khu vực Đường 9 - Nam Lào. Mục đích của cuộc hành quân là cắt đứt hoàn toàn tuyến vận tải chiến lược của ta, hòng thực hiện âm mưu đen tối '''chiến tranh bóp nghẹt''; đồng thời chứng minh sự thành công của chiến lược ''Việt Nam hóa chiến tranh'', tạo thêm thế mạnh ép ta nhân nhượng trong cuộc đàm phán ở Pari. Đây là cuộc hành quân lớn nhất và điển hình kiểu ''Việt Nam hóa chiến tranh'' của địch. Để phối hợp với ''Lam Sơn 719'', quân khu 2-quân đoàn 2 ngụy mở cuộc hành quân ra vùng biên giới, nhằm chiếm Tà Xẻng -Phi Hà (A Tô Pơ) triệt phá hành lang vận chuyển của ta, kết hợp với lính đánh thuê Thái Lan và ngụy Lào từ Pắc Xế đánh sang hòng chiếm Sa ra van, A Tô Pơ. Hướng Đông Bắc Cam-pu-chia địch huy động 25 tiểu đoàn bộ binh và 5 tiểu đoàn thiết giáp ngụy Sài Gòn và Lon Non mở cuộc hành quân ''Toàn Thắng'' (1.1971) ở khu vực đường 7 nhằm thu hút lực lượng và phá dự trữ hậu cần của ta ở vùng này.

   Để đánh bại cuộc hành quân ''Lam Sơn 719'' của địch, ta tập trung 5 sư đoàn, 2 trung đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn đặc công, 20 trung đoàn binh chủng và nhiều đơn vị bảo đảm mở chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào. Trên các hướng Tây Nguyên, Đông Bắc Cam-pu-chia... các lực lượng vũ trang cách mạng được lệnh đẩy mạnh tiến công tiêu diệt địch, phối hợp chiến trường.

   Tại Tây Nguyên, từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 2 năm 1971, quân khu 2, quân đoàn 2 ngụy dùng 5 tiểu đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn pháo và 4 đại đội lẻ do bộ tư lệnh tiền phương sư đoàn 22 chỉ huy, mở cuộc hành quân "Quang Trung 4'' vào vùng rừng núi thượng nguồn sông Sa Thầy. Đây là bước thăm dò và chuẩn bị bàn đạp để đánh ra vùng ba biên giới. Ngày l4 tháng 2, trung đoàn 42, tiểu đoàn 22 biệt động quân và 2 pháo đội đã ra Chư Hinh, sau đó chúng tăng lên 4 tiểu đoàn càn quét lùng sục vùng Cà Đin - Xóm 9 và hai bờ đông tây sông Sa Thầy. Từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 2, địch chuyển hướng hành quân lên phía bắc tiến vào Ngọc Tô Ba. Do không gặp chủ lực ta nên quân địch khá chủ quan.

   Địch đã ra quân, trong khi ta đang gấp rút chuẩn bị mở chiến dịch ở vùng Đắc Siêng - bắc đường 181. Bộ chỉ huy tiền phương chiến dịch đã lên chỉ đạo triển khai những công việc cuối cùng. Các trung đoàn 28, 66, 40 đang vào cài thế trên hướng chính. Trước diễn biến mới về địch và được lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, ngày 14 tháng 2, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên quyết định chuyển hướng chiến dịch từ phía bắc về phía nam đường 18, tập trung chủ lực tiêu diệt địch ở khu vực Ngọc Tô Ba, điểm cao 1030, 842. Với phương châm vây điểm, diệt điểm, diệt viện, lấy diệt viện làm chính, chiến dịch Ngọc Tô Ba phải đạt được mục đích đánh thiệt hại nặng một số tiểu đoàn địch, thu hút giam chân nhiều lực lượng chủ lực, đập tan âm mưu đánh ra vùng ba biên giới của chúng, tích cực phối hợp với mặt trận Đường 9 - Nam Lào. Trên các hướng phối hợp, ta đẩy mạnh phá ấp giành dân và tiến công địch rộng khắp ba tỉnh Tây Nguyên. Đây là một quyết định kịp thời đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế khách quan, vừa thuận lợi cho bộ đội tác chiến ở địa hình quen thuộc, vừa bảo đảm được hậu cần, thể hiện bản lĩnh dày dạn và mưu trí thao lược của Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên.

   Thực hiện ý định tác chiến mới, ngay sau hội nghị quân chính toàn mặt trận (15.2) các trung đoàn 66, 28, 40 hành quân lật cánh trở lại phía nam đường 18 đánh địch. Khi ta hành quân vào khu vực tác chiến, cũng là lúc địch lập xong trận dịa pháo lớn, đưa sở chỉ huy trung đoàn 42 đến điểm cao 1030 và bắt đầu mở hai mũi tiến quân về phía hậu cứ của ta. Mũi một do tiểu đoàn 22 biệt động quân đaem nhiệm tiến về Điểm Năm vào vùng ba biên giới. Mũi hai có tiểu đoàn 1 trung đoàn 42 tiến lên khu vực đểm cao 935. Nắm chắc mọi diễn biến về địch, Bộ tư lệnh Chiến dịch kịp thời ra lệnh cho Trung đoàn 66 sử dụng 2 tiểu đoàn (7 và 8 ) bao vây tiêu diệt tiểu đoàn 1 trung đoàn 42, dùng Tiểu đoàn 9 truy đuổi, ngăn chặn, bao vây tiểu đoàn 22 biệt động quân. Trung đoàn 28 từ phía bắc đường 18 chuyển xuống đứng chân ở Đắc Văng Kram sẵn sàng cơ động lên hướng điểm cao 1030 cùng Trung đoàn 66 đánh địch trong khu quyết chiến. Riêng Tiểu đoàn 3 vào triển khai ở Đông nam điểm cao 875 phối thuộc cho Trung đoàn 66 tiêu diệt tiểu đoàn 22 biệt động quân.

   Sau khi chặn đánh, bao vây, chiếm được một số công sự địch, 12 giờ 4 phút ngày 1 tháng 3 Trung đoàn 66 đồng loạt tiến công vào tiểu đoàn 1 ở điểm cao 935 và làm chủ trận địa lúc 13 giờ cùng ngày. Tiểu đoàn địch bị tiêu diệt phần lớn, số còn lại tháo chạy theo hai hướng tây bắc và đông nam bị Đại đội 5 (Tiểu đoàn 8 ), Đại đội l (Tiểu đoàn 7) cùng phân đội 12,7mm truy diệt hầu hết, chỉ còn một số tên chạy được về trận địa pháo ở điểm cao 1030. Nhưng trận địa pháo này lại bị súng cối và ĐKZ của Trung đoàn 66 bắn phá mạnh, phá hủy 4 khẩu đại bác 105mm, diệt nhiều tên. 16 giờ trận đánh kết thúc, 354 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, 125 khẩu súng các loại và 21 vô tuyến điện bị tịch thu, 5 máy bay bị bắn rơi. Đây là một trận đánh có hiệu suất chiến đấu cao, đánh dấu bước tiến bộ mới về tốc độ đánh tiêu diệt của bộ đội chủ lực trong chiến thuật vận động bao vây tiến công liên tục ở địa hình rừng núi Tây Nguyên2.

   Bị đòn phủ đầu chóang váng, địch vội vã đổ bộ tiểu đoàn 2 (trung đoàn 42) xuống điểm cao 1030, xua tiểu đoàn 22 biệt động quân đi ứng cứu, tung tiểu đoàn 4 trung đoàn 42 xuống phía nam Plei Kần 6km. Trước diễn biến mới, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương dùng Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 66) bao vây chặt tiểu đoàn 2 địch ở điểm cao 1030, tập trung hai tiểu đoàn 7, 9 (Trung đoàn 66) và Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 28 ) vây diệt tiểu đoàn 22 biệt động quân ở bắc điểm cao 935 khỏang 1km. Do tổ chức vây không chặt, Tiểu đoàn 9 chỉ diệt được khỏang 100 tên của tiểu đoàn 22, số còn lại chạy thóat về Plei Kần đêm mùng 3 rạng ngày 4 tháng 3.

   Sau khi tiểu đoàn 1 bị diệt, tiểu đoàn 22 biệt động quân phải tháo chạy, địch đổ tiếp 2 tiểu đoàn 3 và 4 (trung đoàn 42) xuống điểm cao 830 tây bắc Ngọc Tô Ba nhằm yểm trợ cho tiểu đoàn 2 rút chạy. Phán đoán đúng âm mưu của địch, ta sử dụng Tiểu đoàn 8 và Đại đội 2 Tiểu đoàn 7 bí mật phục kích ở bắc điểm cao 1030 để diệt tiểu đoàn 2, đồng thời dùng 2 tiểu đoàn 1 và 2 (Trung đoàn 28 ) bao vây chặn diệt tiểu đoàn 2 và 3 trung đoàn 42 vừa đổ xuống. Đúng như dự đoán của ta, lúc 17 giờ ngày 4 tháng 3 đội hình rút lui của tiểu đoàn 2 địch lọt vào trận địa phục kịch, bị đánh tan tác. Do trời tối, nên trận đánh kéo dài đến 10 giờ sáng hôm sau (5.3) mới kết thúc. Phần lớn tiểu đoàn 2 địch bị diệt, một bộ phận nhỏ có tên tiểu đoàn trưởng lều chạy về phía nam được trực thăng đến cứu, hai toán khác chạy về phía Đông bị Tiểu đoàn 3 và các lực lượng trinh sát, công binh, pháo binh truy diệt. Sau 15 giờ chiến đấu, ta diệt 230 tên địch, bắt 73 tên, thu 125 súng và 19 vô tuyến điện.

   Sáu ngày đầu ra quân, địch bị mất 1 tiểu đoàn, 2 tiểu đoàn bị tiêu hao thiệt hại nặng, 736 tên bị diệt, 180 tên bị bắt, 12 máy bay bị bắn rơi, 16 xe và 9 pháo cối lớn bị phá hủy. Lúng túng, hoang mang, ngày 5 tháng 3 chỉ huy sư đoàn 22 ngụy buộc phải rút nốt hai tiểu đoàn 3, 4 khỏi khu vực điểm cao 830. Cuộc tiến công ra vùng ba biên giới để phối hợp với cuộc hành quân ''Lam Sơn 719'' của quân đoàn 2, quân khu 2 ngụy bị đập tan ngay từ giai đoạn triển khai.
   
   Ngay khi giai đoạn một chiến dịch Nam đường 18 vừa kết thúc, Quân ủy Trung ương đã gửi điện khen ngợi các đơn vị vừa làm nên chiến thắng Ngọc Tô Ba: ''Đánh giỏi, lập công xuất sắc, trưởng thành nhanh chóng''. Phấn khởi, tự tin cán bộ, chiến sĩ Tây Nguyên lại hăm hở bước vào chuẩn bị cho những trận đánh sắp tới.




------------------------------------------------------------------
1. Theo kế hoạch cũ, Chiến trường Tây Nguyên được tăng cường Sư đoàn 2 Quân khu 5, mở chiến dịch ở khu vực Đắc Siêng - bắc đường 18 vào cuối tháng 3.1971. Khi địch đánh ra Đường 9 - Nam Lào, Tây Nguyên không được tăng cường lực lượng.
2. Trận này, Trung đoàn 66 có 22 đồng chí hy sinh, 60 đồng chí bị thương. Tiêu thụ 52 viên đạn B40, B41; 168 viên đạn cối 82, 60mm; 6 bình phun lửa; 361 lựu đạn thủ pháo...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #54 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 06:13:44 pm »

*

   Sau thất bại ở Ngọc Tô Ba, địch phải rút về tuyến phòng ngự đường 18: Plei Kần, Đắc Mót, Tân Cảnh và giữ khu điểm cao Ngọc Rinh Rua, Ngọc Bờ Biêng. Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương tranh thủ thời cơ thuận lợi, phát huy thắng lợi và quyền chủ động, chuyển từ phản công sang tiến công vào tuyến phòng ngự cơ bản của địch, buộc chúng phải bị động tập trung binh lực đối phó, từ bỏ ý đồ đánh ra vùng ba biên giới. Ý định chiến dịch trong đợt hai của ta là: bí mật, bất ngờ tiến công tiêu diệt cứ điểm Ngọc Rinh Rua, biến vị trí có giá trị chiến thuật chiến dịch này thành cái ngòi buộc địch phải ra giải tỏa, dụ địch vào khu quyết chiến ở phía bắc, Đông - Đông bắc, đông nam (Ngọc Rinh Rua). Tập trung lực lượng bố trí sẵn thành thế trận, đánh diệt từ 2 đến 3 tiểu đoàn địch bằng chiến thuật vận động bao vây tiến công liên tục và vận động tiến công kết hợp chốt.

   Tranh thủ thời gian quý giá giữa hai đợt chiến dịch, ta củng cố và huấn luyện bổ sung những nội dung thiết yếu nhất cho bộ đội theo phương án đánh địch trong công sự vững chắc trên điểm cao bằng bao vây đánh lấn; đồng thời tích cực chuẩn bị chiến đấu. Riêng các đơn vị chủ lực tại chỗ và lực lượng vũ trang địa phương ba tỉnh Tây Nguyên được lệnh đẩy mạnh tiến công. Trên hướng trọng điểm giành dân ở Gia Lai, từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4, Trung đoàn 95, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 24, Tiểu đoàn đặc công 20 và các tiểu đoàn 394, 301, 67, bảy đại đội lẻ, các huyện đội, du kích liên tục tiến công dịch ở Phú Nhơn, Phú Thiện, ngã ba Mỹ Thạch. Trong một tháng rưỡi chiến đấu, ta diệt quận lỵ Phú Nhơn, tiểu đoàn 2 trung đoàn 45, 6 đại đội, 3 trung đội, 1 cụm xe pháo, 1 đội bình định; đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, 1 chi đoàn thiết giáp và 3 đại đội; đánh tiêu hao 2 tiểu đoàn (1, 4/45), 3 đại đội; loại khỏi vòng chiến đấu 2.341 tên (có 46 tên Mỹ), bắt 154 tên, phá hủy 86 xe quân sự (có 42 xe tăng, xe bọc thép), 12 pháo cối lớn, 2 kho đạn, bắn rơi 14 máy bay, thu 238 súng các loại và 10 vô tuyến điện; giải phóng 7.453 dân. Các hướng khác, ta tập kích địch ở Hà Mòn, Đắc Vát, Plei Lăng Lô (Kon Tum), kho Mai Hắc Đế, chốt Buôn Hđốt, Buôn Kly, đột nhập dinh điền Quảng Trạch (Đắc Lắc)... diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, giải phóng 3.500 dân.

   Được chiến thắng vang dội ở Mặt trận Đường 9 - Nam Lào và những chiến công giòn giã của quân dân Tây Nguyên cổ vũ, cán bộ, chiến sĩ trên hướng chính bước vào đợt hai chiến dịch với quyết tâm rất cao. Mở đầu đợt hoạt động, 5 giờ sáng ngày 31 tháng 3 Tiểu đoàn 7, Đại đội 19 đặc công và Đại đội 15 ĐKZ của Trung đoàn 66 từ bốn hướng đồng loạt nổ súng tiến công tiểu đoàn hỗn hợp của địch ở điểm cao 1001 Ngọc Rinh Rua. Trên hướng chủ yếu đông bắc, Đại đội 2 Tiểu đoàn 7 do đại đội trưởng Nguyễn Văn Doãn và Chính trị viên Lê Bảy chỉ huy, dùng mìn ĐH10 và bộc phá mở thông 5 hàng rào kẽm gai. Khi bộc phá viên lên đánh hàng rào cuối cùng thì 2 khẩu đại liên địch bất ngờ xuất hiện bắn chéo cánh sẻ bịt cửa mở, làm một số chiến sĩ thương vong. Lập tức, đại đội trưởng Nguyễn Văn Doãn dũng cảm mưu trí dùng B40 dập tắt 2 hỏa điểm nguy hại, yểm trợ cho tiểu đội trưởng mở cửa Vương Văn Chài ôm bộc phá đánh bung hàng rào cuối cùng. Cửa mở vừa thông, Nguyễn Văn Doãn và Vương Văn Chài dẫn đầu đội hình đánh chiếm lô cốt đầu cầu rồi phát triển sang khu cố vấn. Hướng thứ yếu phía Đông gặp khó khăn, Trung đoàn kịp thời cho Đại đội 3 cơ động theo cửa, mở của Đại đội 2 vào bên trong đánh địch. Sau ba đợt tiến công, đến 10 giờ 30 phút ta chiếm được hai phần ba cứ điểm, địch dồn về phía tây nam ngoan cố chống cự. Để cứu nguy cho đồng bọn ở Ngọc Rinh Rua, địch dùng pháo binh, máy bay đánh phá mạnh vào xung quanh cứ điểm và các khu vực cửa mở. Nhưng các trận địa pháo ở Tân Cảnh, Đắc Tô, Plei Kần, Đắc Mót vừa phát hỏa đã bị pháo của Trung đoàn 40 bắn trả chính xác, phá hủy 6 khẩu đại bác, 5 xe làm chết hàng chục pháo thủ. Từng tốp máy bay AD6, A37 lao đến giội bom, hàng chục máy bay trực thăng đến bắn rốc két và đạn 20mm vào trận địa ta, bị súng máy phòng không và súng bộ binh đánh trả quyết liệt. 11 giờ, 2 chiếc trực thăng đều chết sà xuống định bốc bọn chỉ huy, lập tức Vương Văn Chài giương súng bắn rơi l chiếc; chiếc còn lại vừa chạm đất đã bị đạn cối bắn trúng, bốc cháy. Trong trận đánh này, chiến sĩ Vương Văn Chài đạt danh hiệu ''Dũng sĩ 5 nhất'': mở cửa thông trước nhất, đánh chiếm lô cốt đầu cầu trước nhất, bắt tù binh trước nhất, bắn rơi máy bay trước nhất và đánh vào sở chỉ huy địch trước nhất.

   15 giờ, ta mở đợt tiến công cuối cùng. Sau ít phút hỏa lực chuẩn bị ngắn, 4 mũi tiến công của 3 đại đội 2, 3, 1 đồng loạt xung phong đánh thẳng vào sở chỉ huy tiểu đoàn, trận địa pháo, khu thông tin. Trước sức tiến công mạnh của ta, địch bị chia cắt, rối loạn, chống cự yếu dần rồi rút chạy về hướng đông nam. Mặc dù cho máy bay đến ném bom mạnh vào xung quanh cứ điểm và thả hỏa mù tạo màn khói ngụy trang cho bọn tàn quân tháo chạy, nhưng ta đã phục sẵn ''cất vó'' toàn bộ. 16 giờ trận đánh kết thúc. Tiểu đoàn hỗn hợp địch gồm tiểu đoàn 4 (thiếu 2 đại đội), 1 đại đội bảo an, 1 đại đội pháo (thiếu 1 trung đội, thuộc tiểu đoàn 63) bị tiêu diệt hoàn toàn; 220 tên bị chết, 34 tên bị bắt, 5 máy bay bị bắn rơi, 4 pháo 105mm và nhiều súng đạn, đồ dùng quân sự bị tịch thu. Ngày hôm sau (1.4) những khẩu pháo chiến lợi phẩm ở Ngọc Rinh Rua được Đại đội 8 Trung đoàn pháo binh 40 quay nòng và bắn 104 quả đạn vào 2 căn cứ Đắc Tô, Tân Cảnh, gây cho địch nhiều thiệt hại.

   Trận tiến công Ngọc Rinh Rua là một trận đánh xuất sắc. Đây là lần dầu tiên ta tiến công cứ điểm có công sự vững chắc trên điểm cao trong tầm phi pháo ác liệt giữa ban ngày. Thắng lợi của trận đánh không những đã đập tan một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ tây nam Đắc Tô, Tân Cảnh của địch, tạo điều kiện cho chiến dịch phát triển, mà còn mở ra khả năng cho chủ lực Tây Nguyên tiến lên tiêu diệt những căn cứ có công sự vững chắc lớn hơn trên tuyến phòng ngự cơ bản của địch.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #55 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 06:15:36 pm »

*

   Mất chiếc lá chắn Ngọc Rinh Rua, lại bị pháo binh ta uy hiếp mạnh, địch phản ứng quyết liệt. Từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 5 tháng 4, chúng huy động một lực lượng lớn binh lực ở Tây Nguyên thành lập 5 chiến Đoàn (41, 44, 47, 53 và biệt động quân) liên tiếp phản kích ra khu vực Ngọc Rinh Rua nhằm đẩy lực lượng ta ra xa, bảo vệ căn cứ Đắc Tô, Tân Cảnh. Quân đoàn 2 ngụy cũng di chuyển sở chỉ huy nhẹ lên Tân Cảnh để trực tiếp chỉ huy phản kích. Phán đoán đúng âm mưu mới của địch, Bộ tư lệnh chiến dịch kịp thời điều chỉnh đội hình chiến đấu, tập trung lực lượng đánh bại từng chiến đoàn địch. Từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 4, Trung đoàn 66 liên tục tiến công chiến Đoàn 41: bao vây khống chế tiêu hao tiểu đoàn 1 đổ bộ xuống Ngọc Rinh Rua, chặn đánh tiểu đoàn 2 từ Đắc Tô qua Đắc Ri Peng lên và đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 4; diệt khỏang 600 tên, bắt 22 tên, bắn rơi 7 máy bay, thu 90 súng và 7 vô tuyến điện. Cùng thời gian này, pháo binh ta đánh mạnh vào Đắc Tô, Tân Cảnh, Plei Kần khống chế các trận địa pháo, phá hoại cơ sở hậu cần, uy hiếp sở chỉ huy hành quân... hỗ trợ đắc lực cho bộ binh chiến đấu. Ngày 4 tháng 4, cuộc hành quân giải tỏa của chiến đoàn 41 thất bại hoàn toàn.

   Bị thất bại liên tiếp, địch cố tìm cách gỡ. Ngày 5 tháng 4 chúng tung chiến đoàn 53 vào trận. Cùng lúc đổ bộ 2 tiểu đoàn của chiến đoàn này xuống Ngọc Rinh Rua và Ngọc Rinh Rong, tiểu đoàn 11 biệt động quân được tung ra phía bắc điểm cao 887 bảo vệ sườn đông đội hình phản kích. Ngày hôm sau từ bàn đạp này địch tiến về hướng Ngọc Rinh Rua. Quá trình chiến đoàn 53 đổ bộ và tiến quân địch dùng pháo binh và huy động tới 50 lần chiếc máy bay phản lực; có hàng chục lần chiếc B52 chi viện. Nắm chắc mọi diễn biến về địch, Bộ tư lệnh tiền phương chiến dịch kịp thời ra lệnh cho Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 28 và Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 311 chặn diệt cánh quân từ Ngọc Rinh Rong lên giải tỏa và tiếp tục dùng Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 66 vây hãm Ngọc Rinh Rua. 15 giờ ngày 7 tháng 4, tiểu đoàn 4 địch lọt vào trận địa phục kích của Tiểu đoàn 9 Trung đòn 31 và bộ phận chặn đầu của Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 66 ở điểm cao 821. Do hiệp đồng chưa chặt nên trong 1 giờ tiến công ta chỉ diệt được 150 tên địch, bắt 3 tên. Ngày 8 tháng 4, chiến đoàn 53 rút chạy khỏi khu chiến.

   Hai lần giải tỏa Ngọc Rinh Rua đều thất bại, địch vội vã đưa trung đoàn 47 lên Đắc Tô, tăng lực lượng tham chiến lên 16 tiểu đoàn bộ binh và 9 pháo đội. Ngày 9 tháng 4, địch tập trung 2 chiến đoàn, tiến theo hai hướng lên giải tỏa Ngọc Rinh Rua. Chiến đoàn 47 từ Đắc Tô vượt sông Pô Kô chiếm Đắc Ri Peng và bắc điểm cao 702. Cùng lúc chiến đoàn 44 cũng vượt sông Pô Kô tiến theo hướng Đắc Ri Lốp lên điểm cao 717, qua sườn nam điểm cao 702 lên Ngọc Rinh Rua. Trong 2 ngày (9 và 10), Trung đoàn 28 tích cực bao vây tiến công, tiêu diệt hầu hết tiểu đoàn 1, tiêu hao tiểu đoàn 2 và 3 chiến đoàn 47. Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 31 cũng diệt gọn 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 4 chiến đoàn 44. Riêng Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 chưa tích cực lùng sục truy diệt để địch chạy thóat. Bị đòn đau, ngày 10 tháng 4 Mỹ dùng B52 ném bom rải thảm vào khu chiến nhằm xóa dấu vết bại trận. Ngày 11 và 12 hai chiến đoàn 44, 47 rút chạy khỏi khu chiến.

   Tập trung hầu hết lực lượng cơ động của quân đoàn 2, quân khu 2 giải tỏa Ngọc Rinh Rua đều thất bại. Cứ điểm 1001 vẫn bị vây chặt, tuyến phòng ngự cơ bản tiếp tục bị uy hiếp mạnh, buộc địch phải điều lữ đoàn dù số 2 lên Tây Nguyên, đồng thời vét tiểu đoàn 3 ở Mỹ Thạch và tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42) ở Dục Mỹ lên Kon Tum mở cuộc hành quân giải tỏa lần thứ 4. Ngày 13 tháng 4, dưới sự chỉ huy trực tiếp của tiền phương quân đoàn 2 ngụy ở Tân Cảnh, 3 chiến đoàn hành quân theo ba hướng tiến lên Ngọc Rinh Rua: chiến đoàn 44 hướng bắc, chiến đoàn 41 hướng đông và chiến đoàn dù hướng nam. Địch ra quân đông và sớm hơn dự kiến. Bộ tư lệnh tiền phương chiến dịch nhận thấy ý định tiến công tiêu diệt địch ở cứ điểm 1001 Ngọc Rinh Rua lần 2 không còn phù hợp, vì vậy chủ trương tập trung lực lượng tiêu diệt cho được 1 tiểu đoàn dù - một thắng lợi có ý nghĩa chính trị, đồng thời tiếp tục vây hãm Ngọc Rinh Rua và kiềm chế các cánh quân còn lại bằng pháo cối. Trong đợt này diễn ra một số trận đánh vừa và nhỏ của 2 tiểu đoàn 8, 9 Trung đoàn 66 và 1 trung đội thuộc Đại đội 5 Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 31, tiêu diệt tiểu đoàn 3, tiêu hao tiểu đoàn 4 chiến đoàn 41, loại khỏi vòng chiến đấu gần 400 tên, bắt 7 tên, thu 71 súng và 8 vô tuyến điện. Xét thấy tập trung lực lượng tiếp tục đánh địch trên hướng chính không hiệu quả, nửa cuối tháng 4 Bộ tư lệnh chiến dịch lần lượt cho các trung đoàn rời khỏi khu chiến về phía sau củng cố, chuẩn bị cho đợt 3 chiến dịch.




------------------------------------------------------------------
1. Trung đoàn 31 thuộc Sư đoàn 2 Quân khu 5 được tăng cường cho Mặt trận Tây Nguyên từ cuối tháng 3 đến tháng 6 năm 1971. Trung đoàn 31 tiền thân là Trung đoàn 64 Sư đoàn 320A, vào chiến trường Khu  5 từ tháng 1.1966, nay thuộc Sư đoàn 309, Quân đoàn 4.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #56 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 06:16:25 pm »

*

   Sau một thời gian ngắn chuẩn bị, ngày 20 tháng 5 đợt 3 chiến dịch xuân hè 1971 ở Tây Nguyên mở màn. Trên hướng chính, lúc 3 giờ 30 phút ngày 22 tháng 5 Trưng đoàn 28 được phối thuộc Tiểu đoàn 9 Trung đoàn đặc công 400, bất ngờ tiến công tiểu đoàn 2 trung đoàn 42 ở điểm cao 1338 nhằm kéo quân địch ra giải tỏa để ta tập trung lực lượng tiêu diệt ở khu quyết chiến đông - đồng bắc. Do tổ chức chỉ huy chiến đấu thiếu chặt chẽ, tư tưởng chiến thuật quán triệt chưa sâu, không có lực lượng luồn lót sẵn nên cả 4 mũi đốt phá đều không thành công, đội hình bị ùn tắc trước cửa mở, thương vong cao. Trời sáng dần, ta vẫn chưa chiếm được đầu cầu nên Bộ tư lệnh tiền phương chiến dịch lệnh cho Trung đoàn 28 chuyển sang bao vây, tiêu hao, chuẩn bị thêm để tiến công tiếp và sẵn sàng diệt viện.

   Để cứu nguy và giữ 1338, từ ngày 23 đến ngày 31 tháng 5, quân đoàn 2 ngụy huy động 2 chiến đoàn (40 và biệt động quân) cùng một số đơn vị binh chủng với lực lượng 10 tiểu đoàn bộ binh, 2 chi đoàn thiết giáp, 5 pháo đội do bộ tư lệnh tiền phương sư đoàn 22 chỉ huy, mở cuộc hành quân giải tỏa mang tên ''Quyết thắng 22''. Địch tiến quân theo hai hướng. Hướng chủ yếu, chiến đoàn 40 chiếm Ngọc Non và điểm cao 978; hướng thứ yếu, chiến đoàn biệt động quân đổ xuống điểm cao 1001, 1089 rồi cùng tiến về phía điểm cao 1338. Chúng tiến rất dè dặt, chậm chạp.

   Ngày 1 tháng 6, Trung đoàn 28 tiến công địch ở điểm cao 1338 lần thứ hai. Do mở cửa chưa sạch, tổ chức hiệp đồng giữa bộ binh và hỏa lực, giữa các mũi không chặt, chỉ huy thiếu sâu sát, xử lý tình huống chậm nên hướng Tiểu đoàn 1 mở được 5 lớp rào lại bị địch ngăn chặn, thương vong nhiều, bộ đội phải chuyển sang bao vây để đánh giải tỏa. Trong những ngày nửa đầu tháng 6, địch tập trung 13 tiểu đoàn bộ binh tổ chức thành 5 chiến đoàn, đưa 3 chiến đoàn đi giải tỏa cho 1338. Trước diễn biến mới về địch, ta nhanh chóng củng cố lực lượng, điều chỉnh đội hình chuyển sang đánh vận động, phục kích tiêu hao, diệt hàng trăm tên địch thuộc các tiểu đoàn 7, 1, 2. Sau một số trận đánh vừa và nhỏ, lực lượng ta bị tiêu hao, sức khỏa bộ đội giảm sút. Nhận thấy khả năng tiêu diệt tiểu đoàn địch khó khăn, ngày l4 tháng 6, Bộ tư lệnh Chiến trường chủ động kết thúc chiến dịch trên hướng chính. Phối hợp tác chiến, trong đợt ba chiến dịch, hai trung đoàn 24, 95, các tiểu đoàn 406, 304, 631, 2 đẩy mạnh tiến công, đánh nhiều trận vừa và nhỏ, phá hoại nhiều phương tiện chiến tranh của địch, giải phóng một số ấp.

   Sau ba tháng rưỡi chiến đấu, chiến dịch Ngọc Tô Ba - Ngọc Rinh Rua thu được thắng lợi to lớn. Với 1.107 trận đánh lớn nhỏ, quân dân Tây Nguyên đã diệt 6 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 8 tiểu đoàn, đánh tiêu hao 12 tiểu đoàn khác, loại khỏi vòng chiến đấu 11.152 tên địch (có 229 tên Mỹ), bắt 730 tên; phá hủy 600 xe quân sự (có 190 xe tăng, xe bọc thép), 57 pháo cồn lớn, 20 kho, bắn rơi và phá hỏng 110 máy bay, thu 1.240 súng các loại và l37 vô tuyến điện; giải phóng 20.725 dân, đưa hàng nghìn lượt người dân tham gia đấu tranh chính trị, nổi dậy phá ấp giành quyền làm chủ. Đây là lần đầu tiên ở Tây Nguyên ta mở một chiến dịch phản công đánh bại hoàn toàn một cuộc tiến công lớn của địch và chuyển từ phản công sang tiến công địch thắng lợi. Về chiến dịch này, Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên đã nhận xét: ''Chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ cả chiến dịch, đã đạt được các mục địch đề ra, đạt được những chỉ tiêu cơ bản của chiến dịch, đã giành được thắng lợi to lớn, toàn diện có ý nghĩa chiến lược''. Một nguyên nhân thắng lợi và là điểm đặc sắc trong chiến dịch này là ta đã tổ chức được thế trận vững chắc, sâu và hiểm trên hướng chính ngay sát tuyến phòng ngự cơ bản của địch. Với thế trận tốt, chỉ huy mưu lược đã tăng thêm lực cho ta. Vì vậy, chỉ với 2 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, cuối chiến dịch tăng thêm 1 trung đoàn bộ binh trên hướng chính, ta đã đánh bại chủ lực quân đoàn 2, quân khu 2 và tổng dự bị quân ngụy đông gấp 3 lần có máy bay pháo binh chi viện mạnh, đã tiêu diệt, đánh thiệt hại nặng, tiêu hao 17 tiểu đoàn trong số 26 tiểu đoàn của 9 trung đoàn, liên đoàn địch. Qua cuộc đọ sức ở Ngọc Tô Ba-Ngọc Rinh Rua đã khẳng định: bộ đội chủ lực Tây Nguyên mạnh hơn hẳn chủ lực quân đoàn 2 quân khu 2 ngụy, đồng thời mở ra khả năng đánh tiêu diệt lớn quân địch ngay trên tuyến phòng ngự cơ bản của chúng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #57 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 06:18:14 pm »

*

   Tháng 7 năm 1971, Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên ra nghị quyết "Về quán triệt tình hình nhiệm vụ nỗ lực phấn đấu, quyết tâm đánh bại chiến lược ''Việt Nam hóa chiến tranh'' của Mỹ, ngụy ở Tây Nguyên'' và '' Quyết tâm phấn đấu giành thắng lợi vụ mùa 1971''. Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, những tháng cuối năm 1971 Bộ tư lệnh Chiến trường chỉ để lại một số đơn vị chủ lực tại chỗ cùng lực lượng vũ trang địa phương tiếp tục duy trì các hoạt động tác chiến, đánh vào hậu cứ kho tàng, đường giao thông, căng kéo địch. Còn toàn bộ khối chủ lực tập trung về hậu cứ củng cố, huấn luyện, tăng gia sản xuất thu hoạch vụ mùa.

   Từ tháng 8, toàn mặt trận bước vào đợt tập huấn, huấn luyện, củng cố toàn diện về chính trị tư tưởng, tổ chức và kỹ thuật, chiến thuật theo phương châm ''lấy chính trị làm cơ sở, cán bộ làm trung tâm, kỹ chiến thuật là quan trọng, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ là quyết định''. Về huấn luyện quân sự, cán bộ trung, cao cấp từ tiểu đoàn trở lên được tập huấn chiến thuật vận động bao vây tiến công liên tục, bao vây đánh lấn, đánh giải tỏa, đánh giao thông, cách đánh diệt chiến đoàn địch. Cán bộ tỉnh đội tập trung huấn luyện các nội dung đánh giải tỏa, chiến thuật đánh ấp. Từ tháng 10 tập trung huấn luyện cán bộ cấp đại đội, trung đội về chiến thuật đánh công sự vững chắc với các nội dung: mở cửa, đánh chiếm đầu cầu, chiến đấu bên trong. Thời gian này, việc huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật từng người, tổ, tiểu đội đến trung đội, đại đội được chú trọng. Các đơn vị đặc công tập trung học kỹ, chiến thuật binh chửng, đánh bám trụ. Pháo binh, phòng không rèn luyện kỹ thuật bắn, đánh hiệp đồng trong đội hình của bộ binh, đánh bám trụ và đánh bộ binh. Các đơn vị thông tim, công binh, hóa học đều rèn luyện theo yêu cầu đánh hiệp đồng trong đội hình tiểu đoàn, trung đoàn và chiến dịch. Cuối năm, các đơn vị chủ lực thực hành diễn tập đánh địch trong công sự vững chắc ở khu vực Đắc Son, điểm cao 1048 và khu vực gần biên giới Việt - Lào; các tỉnh đội tổ chức hội thao chiến thuật, kỹ thuật đạt kết quả tốt. Đây là lần đầu tiên ở Mặt trận Tây Nguyên, bộ đội có một thời gian khá dài tập trung củng cố, huấn luyện khá cơ bản, toàn diện, nâng cao chất lượng mọi mặt. Tư tưởng tiến công, quyết tâm dành tiêu diệt, tác phong chiến đấu: ''Xuất kích kiên quyết - Xung phong mạnh mẽ - Bám trụ kiên cường - Tiêu diệt triệt để - Đoàn kết và chủ động hiệp đồng" đã thấm sâu vào mỗi cán bộ, chiến sĩ.

   Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy chiến trường, trên mặt trận sản xuất, bảo đảm hậu cần cũng diễn ra rất sôi động. Phong trào thi đua, thực hiện cho được chỉ tiêu: 315 kg thóc, 16 kg đậu lạc vừng, 1.000 gốc sắn, 80kg rau xanh, 6kg thịt chăn nuôi, 5 cây ăn quả, 5 cây thuốc lá, 1 hốc mía trên 1 người do Bộ tư lệnh phát động được các đơn vị, cơ quan và từng cá nhân hưởng ứng mạnh mẽ. Những nương rẫy ngày một lan rộng về phía Đông sông Sa Thầy tạo thế trận hậu cần chiến dịch uy hiếp địch. Cùng với việc đẩy mạnh tăng gia sản xuất, ngành hậu cần mặt trận còn có nhiều biện pháp tận thu các nguồn, bảo đảm kịp thời vũ khí, đạn dược, ăn mặc cho bộ đội, tích cực cứu chữa thương binh trả nhanh quân số khỏe về đơn vị, bảo vệ hành lang kho tàng, chấn chỉnh củng cố các binh trạm và hệ thống kho, mở thêm các tuyến đường vận tải cơ giới, thồ, gùi. Để tiếp nhận, thu mua, bảo quản, vận chuyển một lượng lớn hàng hóa từ Đông Bắc Cam-pu-chia và Hạ Lào cho Chiến trường Tây Nguyên, đồng thời giúp bạn củng cố căn cứ địa, giải quyết mối quan hệ giữa ta và bạn, tháng 7 năm 1971 Bộ tư lệnh Chiến trường thành lập Đoàn 671. ''Binh trạm miền Tây'' này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo thêm một khối lượng vật chất dự trữ chiến lược khá lớn cho Mặt trận Tây Nguyên trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

   Giữa những ngày sôi động thi đua huấn luyện, củng cố, sản xuất và chiến đấu, Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn Mặt trận Tây Nguyên lần thứ năm được tổ chức. Hơn 300 đại biểu dự Đại hội. Thay mặt cho Bộ tư lệnh Chiến trường, Chính ủy Trần Thế Môn đọc báo cáo tổng kết, biểu dương những đơn vị và cá nhân lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lập công đền ơn Đảng, Bác; rút ra 5 bài học kinh nghiệm quý. Đại hội quyết định tuyên dương 19 ngọn cờ đầu tiêu biểu cho lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Tây Nguyên trong năm 1971. Về tập thể có: Đại đội 2 (Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66), Đại đội 2 vận tải (thuộc Tiểu đoàn 2 trực thuộc Mặt trận), Phân đội thông tin 33, Khoa Nội (thuộc Viện Quân y 211), Đại đội 52 cao xạ, Đại đội 48 cao xạ, Tiểu đoàn 394, Tiểu đoàn 631, Tiểu đoàn 7 (thuộc Trung đoàn 66), Trung đoàn 66, Trung đoàn 95, xã Đắc Uy (tỉnh Kon Thum). Về cá nhân có các đồng chí: Vương Văn Chài, Trần Phúc Yên, Sầm Văn Khèn, Y Buông... Tin vui nối tiếp tin vui, ngày 20 tháng 9 năm 1971 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 21 đơn vị lập thành tích đặc biệt xuất sắc. Trong đó chiến trường Tây Nguyên có 5 đơn vị: Đại đội 42 súng máy cao xạ (thuộc Tiểu đoàn 30, Trung đoàn 40), Đại đội 2 vận tải (thuộc Tiểu đoàn 2 trực thuộc Mặt trận), Đại đội 7 bộ binh (thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 95), Đại đội 2 đặc công (Tiểu đoàn 430, tỉnh đội Gia Lai), dân quân du kích xã Đắc Uy (huyện 16, tỉnh Kon Tum). Những phần thưởng cao quý đó là nguồn cổ vũ động viên mạnh mẽ quân và dân Tây Nguyên hăng hái thi đua lập nhiều thành tích mới. 

    Để chuẩn bị cho Tây Nguyên tiến lên ''đánh to thắng lớn'', cuối năm 1971, bộ đội chủ lực Tây Nguyên được chấn chỉnh về biên chế tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tăng quân số chiến đấu, tăng hỏa lực cho các trung đoàn bộ binh; thành lập thêm cơ quan tư lệnh pháo binh; lực lương đặc công tổ chức thành hai bộ phận chuyên trách: cơ động và đánh hậu cứ.


   Thời gian này, bộ đội chủ lực Tây Nguyên có bước phát triển mới. Sau khi bổ sung Trung đoàn 83 công binh (4.1971), Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục bổ sung cho Chiến trường Tây Nguyên: Trung đoàn pháo binh 6751, Tiểu đoàn xe tăng 2972, Trung đoàn 7 công binh3, Đại đội 2 tên lửa chống tăng mang vác có điều khiển Maliútca (B.72), Đội sửa chữa quân giới T61. Đồng thời nhiều đoàn cán bộ của các tổng cục, binh chủng cũng lần lượt đến Tây Nguyên giúp Bộ tư lệnh, các cơ quan và các đơn vị tổ chức kiện toàn lực lượng, tập huấn nâng cao chất lượng chiến đấu và công tác. Những cố gắng không mệt mỏi của quân và dân Tây Nguyên trong suốt 17 năm kháng chiến chống Mỹ và tay sai, nhất là kết quả toàn diện trong năm 1971 đã tạo cho chiến trường thế và lực mới để bước vào cuộc tiến công chiến lược xuân hè 1972 với sức mạnh: ''Trường Sơn chuyển mình, Pô Kô dậy sóng, quét sạch quân thù, giải phóng Tây Nguyên''.




------------------------------------------------------------------
1. Trung đoàn pháo binh 675 do đồng chí Trần Ngự làm trung đoàn trưởng, đồng chí Hà Sĩ Quế làm chính ủy.
2. Tiểu đoàn xe tăng 297 có 5 đại đội, 37 xe tăng T54, T59, 3 cao xạ tự hành, 16 ô tô do đồng chí Đặng Vi làm tiểu đoàn trưởng và đồng chí Đồng Hữu Thao làm Chính trị viên. Vào đến Tây Nguyên tiểu đoàn được bổ sung Đại đội 16.
3. Trung đoàn công binh 7 do đồng chí Trần Đình Thiện làm trung đoàn trưởng, đồng chí Đoàn Văn Khóat làm chính ủy.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #58 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 06:24:29 pm »

4. Chiến dịch xuân hè 1972 - đòn tiến công chiến lược quy mô lớn đầu tiên ở Tây Nguyên.

   Sau hơn 3 năm thực hiện chiến lược ''Việt Nam hóa chiến tranh'', đẩy mạnh ''Chiến tranh đặc biệt tăng cường" ở Lào và mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia, quân xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai ở Đông Dương càng thêm suy yếu.

        Đặc biệt những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ba nước Đông Dương trong năm 1971 ở Đường 9 - Nam Lào, Cánh Đồng Chum, Krek - Công Pông Thom đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cục diện chiến tranh. Tại miền Nam Việt Nam, đầu năm 1972 quân ngụy Sài Gòn còn trên 1 triệu tên, được gần 10 vạn quân Mỹ, máy bay, pháo binh hỗ trợ, nhưng sức chiến đấu đã sa sút, buộc phải chuyển hẳn vào thế phòng ngự.

   Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (5.1971); ''Phát triển thế tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam, đánh bại chính sách ''Việt Nam hóa chiến tranh'' của Mỹ, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trong thế thua'', xuân hè 1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược trên 3 hướng: Trị - Thiên (chủ yếu) Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (phối hợp). Trong đó chiến trường Tây Nguyên được Bộ Tổng tư lệnh giao nhiệm vụ: ''Tiêu diệt địch, giải phóng Đắc Tô - Tân Cảnh, có điều kiện thì giải phóng thị xã Kon Tum. Hướng phát triển có thể là hướng Plei Ku, có điều kiện thì mở rộng vùng giải phóng tây Plei Ku, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, hình thành căn cứ địa hoàn chỉnh nối liền với căn cứ địa miền Đông Nam Bộ''1.

   Quán triệt, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và chỉ thị, nhiệm vụ của Quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh giao, cuối tháng 10 năm 1971 Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên họp bàn ra nghị quyết (số 116/A1) về chiến dịch xuân hè năm 1972, xác định quyết tâm: "Tích cực tạo mọi điều kiện, tập trung bộ đội chủ lực và binh khí kỹ thuật mở chiến dịch tấn công, đồng thời sẵn sàng phản công đánh bại quân địch, sau đó chuyển sang tấn công và mở chiến dịch tổng hợp phá ấp giành dân ở các tỉnh, nhằm: tiêu diệt một số chiến đoàn, trung đoàn địch, đánh qụy sư đoàn thuộc quân đoàn 2 và tổng dự bị quân ngụy; giải phóng một vài thị xã và giải phóng phần lớn nông thôn, mở Tây Nguyên thành căn cứ địa hoàn chỉnh nối liền với căn cứ địa rừng núi Trị -Thiên đến miền Đông Nam Bộ và Hạ Lào, Đông Bắc, Cam-pu-chia, hình thành căn cứ địa vững mạnh rộng lớn của cách mạng ba nước Đông Dương''.

   Ngay sau hội nghị của Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên, công tác chuẩn bị chiến dịch được tiến hành tích cực, khẩn trương và bí mật. Trong khi Bộ tư lệnh, cơ quan mặt trận, chỉ huy các đơn vị đi chuẩn bị chiến trường, nắm địch, xây dựng quyết tâm kế hoạch, thì một lực lương lớn bộ đội được huy động vào làm đường, vận chuyển đạn gạo. Để bảo đảm giao thông, 12 vạn công được huy động mở thêm các đường 50K, 60, 70A, 110 với 508km đường mới; sửa chữa mở rộng nâng cấp 480km đường cũ, phá ngầm mở thông hàng trăm kilômét đường sông... kịp thời khắc phục tình trạng độc tuyến trên các hướng. Trên mặt trận vận tải, một chiến dịch vận chuyển lớn được tổ chức với sự tham gia của hàng nghìn người thuộc các đơn vị chuyên nghiệp, các trung đoàn bộ binh, pháo binh, đặc công, Trường Quân Chính, Trường Quân y, Viện 21l, các đội điều trị. Ta tổ chức 5 tuyến có vận tải cơ giới: tuyến 50K được tăng cường Đại đội 2 vận tải ô tô do Binh trạm Bắc phụ trách; hai tuyến 60, 70 có ba đại đội vận tải ô tô (141, 1, 4 thuộc Tiểu đoàn 10) do Trung đoàn 83 công binh tổ chức bảo đảm; tuyến C09 thuộc Binh trạm Trung được tăng cường Đại đội 3 ô tô và Tiểu đoàn 6 vận tải bộ. Các tuyến vận tải bộ cũng vươn dài theo bước chân của các chiến sĩ gùi, thồ. Quá trình vận chuyển cũng là quá trình vật lộn gian khổ với đèo cao, dốc đứng, sông sâu, đánh máy bay, biệt kích địch bảo vệ xe, hàng. Những tấm gương dũng cảm xuất hiện ngày càng nhiều, kỷ lục mới luôn được lập. Chiến sĩ Nguyễn Công Thức thồ được 450kg, có chuyến thồ được 2 phuy xăng, đạt kỷ lục cao nhất thồ bằng xe đạp ở Chiến trường Tây Nguyên. Các đại đội vận tải ô tô 141 và 4 băng qua bom đạn của kẻ thù, bền bỉ vượt qua những dốc núi cheo leo kiên quyết đưa hàng ra phía trước. Chiến sĩ lái xe Hà Văn Thêm có lần bị máy bay địch bắn đuổi dọc đường, xe trúng đạn bốc cháy, toàn thân bỏng rộp vẫn giữ vững tay lái đưa hàng tới đích. Với những cố gắng rất lớn, từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1972, lực lượng vận tải đã bảo đảm cho chiến dịch: 6.137 tấn hàng các loại, gồm 932 tấn đạn dược, 5.311 tấn lương thực (có 1.300 tấn tự túc và 300 tấn do nhân dân huyện 80 và 16 tỉnh Kon Tum ủng hộ), 315 tấn muối, 383 tấn thực phẩm, 128 tấn sữa và 351.668 lít xăng, 116.221 lít dầu mazút. Trung đó vận chuyển bằng cơ giới chiếm 89% tổng khối lượng, còn 11% do bộ đội gùi thồ. Đây là lần đầu tiên chuẩn bị bảo đảm cho một chiến dịch tiến công lớn nhất từ trước đến nay ở Tây Nguyên, với nhiều binh chủng kỹ thuật tham gia; trong điều kiện địa bàn rộng, thời tiết phức tạp, nguồn cung cấp từ hậu phương lớn vào luôn gặp khó khăn, địch rình rập đánh phá ác liệt, sức vận chuyển có hạn, kinh nghiệm vận tải cơ giới quản lý bảo quản sử dụng còn ít.
   
   Vì vậy ngay từ giai đoạn chuẩn bị và trong suốt quá trình thực hành chiến dịch luôn thiếu đạn, gạo so với kế hoạch và nhu cầu, nhất là giai đoạn đầu và giai đoạn cuối chiến dịch, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả chiến đấu. Tuy vậy, những kết quả trên mặt trận giao thông vận tải chiến dịch bắc Tây Nguyên xuân hè 1972 là một cố gắng lớn, một bước tiến vượt bậc, một kỳ công của Chiến trường Tây Nguyên.

   Để tạo điều kiện cho Tây Nguyên hoàn thành thắng lợi chiến dịch, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1972 Bộ Tổng tư lệnh và Bộ tư lệnh Quân khu 5 bổ sung, tăng cường cho B3 các đơn vị: Sư đoàn bộ binh 320A, Trung đoàn bộ binh 24b2, Sư đoàn bộ binh 2 (thiếu Trung đoàn 31) Quân khu 5, Tiểu đoàn đặc công 20, 3 tiểu đoàn pháo phòng không 37mm, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 14,5mm, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn vận tải ô tô (827), 2 tiểu đoàn vận tải bộ, 2 đội điều trị (17, 25) và một số phân đội bảo đảm, hậu cần, kỹ thuật. Bộ đội chủ lực Tây Nguyên có bước phát triển nhảy vọt cả về số lương và chất lượng.

   Trước khi chiến dịch mở màn, khối chủ lực B3 có 2 sư đoàn bộ binh (320A, 2), 4 trung đoàn bộ binh độc lập (66, 28, 95, 24B), 1 trung đoàn đặc công (400), 2 trung đoàn pháo binh hỗn hợp (40, 675), 1 tiểu đoàn xe tăng (297), 4 tiểu đoàn phòng không, 2 trung đoàn công binh (83, 7) và nhiều đơn vị trinh sát, thông tin, hậu cần - kỹ thuật cùng 423 xe (216 xe tác chiến, 207 xe vận tải). Tổng quân số lên đến 47.647 người, gấp 2 lần so với năm 1971 (24.483 người). Số tiểu đoàn bộ binh (29 tiểu đoàn) nhiều hơn thời kỳ cao điểm của năm 1968 (27 tiểu đoàn). Các trung đoàn bộ binh đều có trên 2.000 người, quân số chiến đấu từ 1.700 đến 1.800 người. Trung đoàn pháo binh 40 tổ chức thêm một tiểu đoàn pháo cơ giới, trang bị pháo 105 và 155mm thu được của địch.

   Thời gian này, nhiều đồng chí lãnh đạo, chỉ huy được tăng cường cho Mặt trận Tây Nguyên. Ban Bí thư Trung ương Đảng cử đồng chí Tư Thuận (Trương Chí Cương) - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng vào trực tiếp làm Chính ủy chiến dịch; Bộ Tổng Tham mưu cử đồng chí Nguyễn Hòa vào làm Tư lệnh phó chiến dịch. Các cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần cũng cử nhiều cán bộ, phái viên vào công tác giúp đỡ B3 mở chiến dịch.

   Cùng thời gian này, sở chỉ huy tiền phương chiến dịch được thành lập, đứng chân ở phía đông Đắc Tô - Tân Cảnh, trực tiếp chỉ huy lực lượng tác chiến trên hướng đông. Bộ tư lệnh tiền phương chiến dịch (Mặt trận cánh Đông) và chủ trì ba cơ quan gồm các đồng chí: Tư lệnh Nguyễn Mạnh Quân, Chính ủy Đặng Vũ Hiệp, Tư lệnh phó Hồ Đệ, phó chính ủy Lã Ngọc Châu, Tham mưu trưởng Trần Quốc Biên, Chủ nhiệm chính trị Nguyễn Hữu Hưu, Chủ nhiệm hậu cần Đặng Văn Khóat. Từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1972 Bộ tư lệnh tiền phương bước vào hoạt động, trực tiếp chỉ đạo chỉ huy các trung đoàn 66, 28... sau đó là Sư đoàn 2 và các lực lượng binh chủng, đặc công, hậu cần - kỹ thuật triển khai công tác chuẩn bị chiến dịch.

   Nhằm phá giao thông vận chuyển, tiêu diệt tiêu hao một bộ phận sinh lực, phá hủy nhiều xe máy phương tiện chiến tranh, buộc địch phải phân tán binh lực đối phó, tạo điều kiện cho toàn mặt trận đẩy nhanh triển khai lực lượng chuẩn bị chiến dịch, đồng thời rèn luyện ba thứ quân; từ ngày 20 tháng 2 đến ngày 26 tháng 3, Bộ tư lệnh B3 mở một đợt tiến công trước chiến dịch xuân hè. Trong hơn một tháng chiến đấu, ta đã đánh 226 trận (có 44 trận đánh giao thông), diệt 1.150 tên địch (có 9 tên Mỹ); bắt 13 tên, bắn rơi và phá hủy 15 máy bay, 304 xe quân sự (có 50 xe tăng, xe bọc thép), 1 nhà máy điện, 7 lô cốt, 1 cầu, thu 31 súng và 2 vô tuyến điện. Nổi bật là các trận đánh giao thông cắt đường 14 của Trung đoàn 95 ở khu vực Chư Thoi, Chư Pao, của Tiểu đoàn 2 và bộ đội huyện, du kích các khu 2, 3, 5 tỉnh Gia Lai. Riêng Sư đoàn 320 quá trình vào chiếm lĩnh trận địa, cài thế chiến dịch đã đánh 14 trận nhỏ ở phía tây sông Pô Kô, diệt 109 tên địch, bắn rơi và phá hỏng 8 máy bay.

   Quá trình ta chuẩn bị chiến dịch, tình hình địch ở Tây Nguyên có nhiều thay đổi. Đầu năm 1972 địch phán đoán ta sẽ tiến công lớn, hướng chủ yếu ở Kon Tum, hướng thứ yếu là Đường 9 và miền Đông Nam Bộ; thời điểm tiến công sẽ vào dịp Tết Nhâm Tý, sau lại cho là trong mùa hè. Do vậy, ngay từ đầu năm 1972 chúng điều trung đoàn 47 lên cùng trung đoàn 42 phòng thủ Tân Cảnh, ra sức củng cố công sự, tăng thêm chướng ngại vật và dự trữ vật chất ở căn cứ 42. Song song với các hoạt động trên, địch đẩy mạnh thăm dò đánh phá kho tàng, đường vận chuyển của ta, bằng máy bay, biệt kích tập trung trên các khu vực Pô Kô Hạ, nam - bắc đường 18, các trục đường 60, 70. Mặc dù ta đã cố gắng giữ bí mật, nhưng địch cũng phát hiện được những bộ phận nhỏ của Trung đoàn 95, Trung đoàn 28 ở hướng đường 14 và bộ phận thông tin của Sư đoàn 320 ở đông Chư Mom Ray, biết ta làm đường 70B ở phía tây sông Pô Kô hướng về phía Võ Định.

   Không tin vào khả năng phòng giữ của quân khu 2 quân đoàn 2, ngày 4 tháng 3 địch điều lữ dù 2 lên Kon Tum và ngày 7 đổ bộ 2 tiểu đoàn của lữ đoàn này xuống lập tuyến phòng ngự ngăn chặn vòng ngoài ở dãy điểm cao bờ tây sông Pô Kô. Cùng lúc, trung đoàn 47 và bọn biệt động biên phòng được tung ra phía bắc Plei Kần, Pô Kô Hạ, Kon Kô ngăn chặn làm đường, phá kho tàng và chuẩn bị chiến dịch của ta. Đến ngày 30 tháng 3 (mở màn chiến dịch), địch đã tập trung ở Tây Nguyên 22 tiểu đoàn bộ binh (thuộc 7 trung đoàn của hai sư đoàn (22, 23), lữ dù 2; liên đoàn 2 biệt động quân), 8 tiểu đoàn thiết giáp (thuộc 4 trung đoàn 19, 3, 14, 8 ), gần 10 tiểu đoàn pháo và một lượng lớn máy bay. Ngoài quân chủ lực, chúng còn có 25 đại đội bảo an, 112 trung đội dân vệ, 3 đại đội thám báo, 1  chi khu 4 phân khu cảnh sát và 30 đoàn bình định. Riêng khu vực Đắc Tô - Tân Cảnh có 12 tiểu đoàn. Địch bố trí: trung đoàn 42 ở Tân Cảnh, Đắc Mót, Ngọc Rinh Rua, Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Cung Giao, Plei Kần; trung đoàn 47 chốt giữ điểm cao 1015, nam Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Rinh Rong và La Sơn (nam Plei Ku); trung đoàn 53 bảo vệ đường 14 đoạn Pleiku - Kon Tum; liên đoàn 2 biệt động quân lên phản kích ở khu vực Ngọc Lũ bắc Tân Cảnh bị Trung đoàn 28 chặn đánh phải lui về Biển Hồ củng cố, lữ dù 2 ở tây sông Pô Kô (tiểu đoàn 1 ở điểm cao 966, Cư Tơ Sung; tiểu đoàn 2 ở điểm cao 1049, nam 1015; tiểu đoàn 3 ở điểm cao 838, Ngọc Bờ Biêng), chỉ huy lữ đoàn dù ở Võ Định, trận địa pháo 155 - 105 ở Kon Trang Klả; trung đoàn 45 ở Phú Nhơn, Buôn Ma Thuột; trung đoàn 44 bảo vệ đường 14; các tiểu đoàn thiết giáp triển khai trên các hướng Tân Cảnh, Pleiku - An Khê, Buôn Ma Thuột. Quá trình chiến dịch diễn ra, địch đưa tiếp bộ tư lệnh sư đoàn dù 2, lữ dù 3, liên đoàn 6 biệt động quân lên Tây Nguyên, nâng tổng số binh lực lên khỏang 6 vạn tên (18.000 quân chủ lực, 27.000 quân địa phương, còn lại là dân vệ, nghĩa quân, cảnh sát, bình định).




------------------------------------------------------------------
1. Trích điện số 236 của Bộ Tổng tư lệnh gửi Chiến trường Tây Nguyên, Quân khu 5 và Miền, ngày 10.9.1971.
2. Giữa tháng 1 năm 1972, Trung đoàn 24B vào Tây Nguyên thì Trung đoàn bộ binh 24A rời Tây Nguyên vào Nam Bộ chiến đấu.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #59 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 08:22:14 am »

*

   Phối hợp chặt chẽ với các hướng trong cuộc tiến công chiến lược toàn miền Nam. Đúng 6 giờ ngày 30 tháng 3 năm 1972, Trung đoàn bộ binh 52 Sư đoàn 320 do trung đoàn trưởng Hồ Hải Nam và Chính ủy Đặng Ngọc Truy chỉ huy, nổ súng vây ép tiểu đoàn dù 2 ở điểm cao 1049, mở đầu chiến dịch bắc Tây Nguyên xuân hè 1972. Do bố trí trận địa vây lấn quá xa mục tiêu, hướng thứ yếu (tây bắc) và kiềm chế (đông nam) bị lộ khi vào chiếm lĩnh, địch lấy được tài liệu, biết kế hoạch chiến đấu của ta, nên tập trung lực lượng đối phó và gọi pháo binh máy bay đánh phá dữ dội vào trận địa. Mặc dù bộ đội chiến đấu rất dũng cảm đẩy lui nhiều đợt phản kích của địch từ điểm cao 1049 nống ra và Đại đội 1 súng máy phòng không 12,7mm do Đỗ Văn Bảy chỉ huy bắn rơi 4 máy bay... nhưng kết quả ngày đầu vây ép của trung đoàn rất hạn chế, ta tổn thất thương vong nhiều. Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Sư đoàn 320 kịp thời chỉ rõ nguyên nhân kết quả chiến đấu thấp là do vây chưa sát, cách dành không phù hợp, tổ chức hiệp đồng thiếu chặt chẽ, không thực hiện đúng kế hoạch tác chiến, thông tin liên lạc kém. Chấp hành mệnh lệnh của Sư đoàn, đêm 30 rạng ngày 31 tháng 3 Trung đoàn 52 rút kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch, điều chỉnh đội hình, cử nhiều cán bộ xuống từng hướng quán triệt ý định, động viên bộ đội, củng cố quyết tâm, đưa trận địa vây áp sát mục tiêu và tập kích tiêu diệt 1 trung đội địch ở đồi C. Hai ngày (31 tháng 3 và 1 tháng 4), Trung đoàn 52 tiếp tục xiết chặt vòng vây quanh cứ điểm, dùng hỏa lực bắn phát một chính xác diệt hàng chục lô cốt ụ súng ở đồi A và B; chặn đánh các toán quân tiếp ứng gần, chuẩn bị tiến công dứt điểm. Thấy vòng vây của đối phương như chiếc thòng lọng đang siết dần quanh cổ, tên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn dù 2 điện khẩn xin thượng cấp chi viện. Nhưng tướng Ngô Du - tư lệnh quân khu 2-quân đoàn 2 và tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh sư đoàn dù 2 cùng bọn chỉ huy lữ dù 2 cũng không tìm ra phương cách cứu nguy hữu hiệu. Cuối cùng, chúng chọn phương án tiếp tục cho tiểu đoàn dù 2 cố thủ, dùng máy bay pháo binh chi viện hỏa lực rất mạnh và cho 2 tiểu đoàn (1, 3) từ ngoài đánh vào 1049. Hoang mang lo sợ, bọn lính đi ứng cứu cứ chạm súng với ta là lùi lại không chịu tiến. Sau những cố gắng giải tỏa không hiệu quả, địch tung lữ dù 3 vào trận, dùng trực thăng đổ tiểu đoàn dù 11 xuống tây nam điểm cao 1015, rút tiểu đoàn dù 3 khỏi điểm cao 838.

   Địch đổ quân tăng viện ra bờ tây sông Pô Kô. Mục đích vây ép đã đạt được, Trung đoàn 52 được lệnh chuyển sang tiến công tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn dù 2, làm chủ điểm cao 1049. Thực hiện kế hoạch chiến đấu, 3 giờ 30 phút ngày 3 tháng 4 các hướng các mũi đồng loạt nổ súng tiến công. Hỏa lực chuẩn bị bắn dồn dập vào sở chỉ huy, tiêu diệt nhiều mục tiêu địch ở đồi A và B. Lợi dụng kết quả hỏa lực, bộ binh nổ mìn định hướng, đánh bộc phá liên tục mở toang những hàng rào cuối cùng. 4 giờ cửa mở đã thông, bộ đội ào ạt xông lên đánh chiếm đầu cầu, phát triển vào bên trong. Bọn lính dù điên cuồng chống cự nhưng không cản được sức tiến công mạnh mẽ của đoàn quân ''Tây Tiến''. Người trước ngã xuống, người sau tiếp tục xông lên. Tiểu đội trưởng Đỗ Thượng Vượng, liên lạc viên Lê Xuân Chữ, y tá Lê Văn Niết xông pha lửa đạn, tả xung hữu đột. 7 giờ, ta chiếm sở chỉ huy tiểu đoàn dù 2 và một nửa đồi B, đồi A. Phần lớn quân địch bị diệt, chỉ còn khỏang 40 tên chạy dạt về đông nam đồi A và bắc đồi B. Tên tiểu đoàn trưởng kêu cứu khẩn cấp. Máy bay, pháo binh địch đánh trùm lên toàn bộ trận địa. Do công tác tổ chức chiến đấu ở giai đoạn cuối trận đánh thiếu chặt chẽ, bộ đội chưa được quán triệt kỹ tư tưởng đánh chiếm xong trụ bám vững chắc, truy diệt triệt để; khi bị thương vong nhiều do bom pháo đã rối loạn đội hình, tự động rút ra trận địa vây lấn. Bọn tàn binh địch ở đông nam đồi A thừa cơ phản kích chiếm lại đỉnh đồi lúc 8 giờ cùng ngày. Chiến sự diễn ra rất ác liệt, khẩn trương nhưng thông tin liên lạc bị đứt hoàn toàn, chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn không nắm được tình hình, không kịp thời xử trí tình huống. Xét thấy khả năng tiến công lại điểm cao 1049 của Trung đoàn 52 không còn chắc thắng, vì đơn vị bị tổn thất nặng, địch lại đổ thêm 3 đại đội của tiểu đoàn dù 4 cho cứ điểm này; nên Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định chỉ để lại một lực lượng của Tiểu đoàn 4 và hỏa lực tiếp tục giữ thế vây, kiềm chế địch ở 1049, tạo điều kiện cho Trung đoàn 64 tiến công tiêu diệt tiểu đoàn dù 11 ở điểm cao 1015, lực lượng còn lại về phía sau củng cố và sẵn sàng đánh chiếm lại điểm cao này khi có lệnh.

   Mặc dù trận mở màn chiến dịch chưa đạt mục đích đề ra là tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn dù 2 làm chủ điểm cao 1049, nhưng Trung đoàn 52 đã đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn địch, diệt 190 tên, bắn rơi 12 máy bay... giáng một đòn thôi động vào tuyến phòng ngự vòng ngoài bên bờ tây sông Pô Kô, buộc địch phải đưa quân ra khu vực này để đơn vị bạn tiến công tiêu diệt, tạo điều kiện cho chiến dịch phát triển đúng ý định. Trên đường chinh chiến tiếp sau, Trung đoàn 52 lập bao chiến công oanh liệt, vì đã nghiêm khắc rút kinh nghiệm và không bao giờ quên ''mối hận 1049 năm 1972''.

   Để thực hiện cho được ý định nhanh chóng đập vỡ tuyến phòng thủ ngăn chặn vòng ngoài của địch, đưa lực lượng tiến sang đường 14. Bộ tư lệnh chiến dịch và Sư đoàn 320 giao cho Trung đoàn 64 tiến công tiêu diệt tiểu đoàn dù 11 thuộc lữ dù 3 ở tây nam điểm cao 1015.
   
   Chấp hành mệnh lệnh chiến đấu, đêm 11 rạng ngày 12 tháng 4, Trung đoàn 64 do trung Đoàn trưởng Khuất Duy Tiến và Chính ủy Phạm Văn Đông chỉ huy, bí mật tiến vào chiếm lĩnh trận địa xung quanh điểm cao 1015. Quá trình cơ động bị tám trận bom cắt ngang đội hình và địch ra sức ngăn chặn, nhưng đến 5 giờ ngày 12 toàn đơn vị hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, bộ đội sẵn sàng nổ súng. Đúng 6 giờ sáng, cụm pháo chiến dịch bắn chuẩn bị vào sở chỉ huy tiểu đoàn dù ở M1. 40 phút sau hỏa lực đi cùng trên các hướng tiến công tham gia bắn diệt một số mục tiêu ở phía trước và hai bên cửa mở. Lợi dụng kết quả hỏa lực, bộ binh thực hành mở cửa. Trên hướng tiến công chủ yếu (tây nam) đại đội trưởng Đại đội 10 Đặng Văn Lưu trực tiếp chỉ huy Trung đội 3 nổ mìn định hướng và đánh bộc phá mở thông cửa; rồi phối hợp với mũi thứ hai do đại đội phó Nguyễn Văn Hỏa và trung đội trưởng Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy, xung phong đánh chiếm được một số công sự, dồn địch ở M13 về một phía. Bọn lính dù co cụm chống cự quyết liệt, máy bay pháo binh đánh phá dữ dội vào đội hình tiến công của ta. Tiểu đoàn 9 đưa hai đại đội 9 và 10 vào phát triển chiến đấu nhưng đến 10 giờ 30 phút vẫn chưa chiếm được hoàn toàn mục tiêu. Cùng thời gian này, ở hướng tiến công thứ yếu phía tây, Đại đội 7 Tiểu đoàn 8 chiếm được trận địa pháo địch trên đồi D3, khi phát triển sang mục tiêu M11 bị địch ngăn chặn phải tạm dừng. Mũi tiến công của Đại đội 6 vào mục tiêu D2 gặp khó khăn.

   Thấy hỏa lực chuẩn bị chưa đủ mạnh, chiều ngày 12, tư lệnh Sư đoàn 320 Nguyễn Kim Tuấn ra lệnh cho pháo lựu 122 và cối 120mm tiếp tục bắn phá liên tục 2 giờ liền vào điểm cao 1015. Hỏa lực Trung đoàn 64 và hai tiểu đoàn 8, 9 tham gia bắn cùng cấp trên, sau đó bộ binh xung phong đánh chiếm mục tiêu. Hướng chủ yếu ta làm chủ M13 và chiếm được một số công sự tuyến ngoài của mục tiêu M12 phải tạm dừng, củng cố. Hướng thứ yếu, vị trí chỉ huy Tiểu đoàn 8 bị trúng bom, tiểu đoàn trưởng Đàm Vũ Hiệp và Chính trị viên Nguyễn Văn The hy sinh. Đồng chí tham mưu phó trung đoàn được cử xuống trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 8, động viên bộ đội giữ vững thế trận tiến công.

   Sau một ngày đánh địch phản kích, giữ vững trận địa; đêm 13 tháng 4 bộ đội trên các hướng giãn đội hình ra cách địch 150m giữ khỏang cách an toàn cho pháo bắn. Từ 9 giờ đến 16 giờ 35 phút ngày 14, ta dùng pháo Đ74, pháo lựu 122, cối 120mm bắn phá mạnh vào các mục tiêu M1, D2. Các tiểu đoàn tổ chức hỏa lực tiêu diệt mục tiêu trên hướng đảm nhiệm. Pháo binh ta bắn chính xác trúng sở chỉ huy tiểu đoàn địch, phá sập nhiều công sự, diệt nhiều sinh lực và cháy 2 kho. Bọn địch ở M11 dao động, một số bỏ chạy về hướng đông bị Đại đội 10 chặn đánh, chạy ngược trở lại. 16 giờ 35 phút, đội hình địch rối loạn, trung đoàn trưởng hạ lệnh xung phong. Hướng chủ yếu, bộ đội ào ạt xông lên đánh chiếm M12.

        Một toán địch lợi dụng công sự và cây gỗ to đổ chắn ngang điên cuồng chống trả, nhưng hai mũi tiến công của Đại đội 10 do Chính trị viên phó Dương Văn Niên và trung đội trưởng Bùi Huy Điển chỉ huy nhanh chóng đột phá qua, đánh vào bên trong. Khi trận đánh diễn ra quyết liệt, phân dội dự bị của trung đoàn kịp thời bước vào phát triển chiến đấu, làm chủ hoàn toàn M12 lúc 17 giờ 20 phút. Số địch còn lại co cụm về M11. Phối hợp với hướng chủ yếu, Đại đội 7 Tiểu đoàn 8 do Nguyễn Văn Hinh chỉ huy vượt qua khu lòng chảo đánh lên phía bắc M11, nhưng đồi dốc, địch bắn chặn không tiến được. Để cứu nguy cho bọn lính dù, máy bay địch lao đến oanh tạc dữ dội trận địa ta. Lực lượng phòng không chiến đấu mưu trí dũng cảm bắn rơi nhiều chiếc. Riêng Đại đội 2 (Tiểu đoàn 16) súng máy phòng không 12,7mm do Khuất Đình Nuôi chỉ huy đi phối thuộc cho Tiểu đoàn 8 đã bắn rơi 5 máy bay trong vòng 15 phút. Với cách đánh táo bạo, thông minh, trong trận đánh điểm cao 1015 Đại đội 2 đã hạ 9 máy bay các loại. Đêm 14 rạng ngày 15 tháng 4, Trung đoàn 64 làm chủ hoàn toàn điểm cao 1015, truy diệt thêm 80 tên địch (có tên Mễ - tiểu đoàn phó), bắt 30 tên. Số địch còn lại gồm 191 tên chạy về hướng đông, rơi vào trận địa phục kích đã bày sẵn của Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 ở Ngọc Đi Ốc, thêm 107 tên bị bắt và 78 tên bị diệt.

   Sau 3 ngày tiến công, tiểu đoàn dù 11 bị tiêu diệt hoàn toàn, hơn 350 tên bị loại khỏi vòng chiến đấu, 20 máy bay bị bắn rơi, hàng trăm súng bị phá hủy và gần 160 khẩu bị tịch thu. Đây là trận tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn  dù đầu tiên trên Chiến trường Tây Nguyên, hạ uy thế các gọi là "lực lượng tin cậy nhất trong các lực lượng trù bị quốc gia'' của quân ngụy Sài Gòn. Bọn lính mũ đỏ hùng hổ kéo ra bờ tây sông Pô Kô hòng ''rửa mối hận'' năm trước ở Đường 9 - Nam Lào1, cho máy bay rải truyền đơn khắp núi rừng với lời lẽ huênh hoang, thách Sư đoàn 320 giao chiến và rùm beng tuyên bố với giới báo chí rằng sẽ ''nghiền nát Sư đoàn 320 Bắc Việt tại Tây Nguyên'', đã thảm bại nhục nhã. Chiến thắng ở điểm cao 1015 đã hoàn thành trận then chốt thứ nhất của chiến dịch, chọc thủng tuyến phòng thủ vòng ngoài bên bờ tây sông Pô Kô của địch, góp phần quan trọng tạo thế phát triển cho toàn mặt trận. Với chiến công vẻ vang này, Trung đoàn 64 vinh dự được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba.

   Sau khi ta làm chủ khu vực điểm cao 1015, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương nhanh chóng mở thông đường 70B, đồng thời sử dụng Trung đoàn 64 tiếp tục cài thế sẵn sàng tiêu diệt quân địch phản kích chiếm lại khu vực này. Về phía địch, tướng Ngô Du - tư lệnh quân khu 2-quân đoàn 2 ngụy vội vàng lên Võ Định bàn với tư lệnh sư đoàn dù 2 Dư Quốc Đống tìm cách chiếm lại điểm cao 1015. Nhưng dù thượng cấp ban lệnh, bọn lính dù hoang mang không chịu đi, cuối cùng chỉ huy địch phải bỏ ý định chiếm lại điểm cao này. Cũng vào trung tuần tháng 4 năm 1972 ta tiến công mạnh trên toàn miền Nam, nhất là hướng Bình Long và Quảng Trị. Địch cũng thấy được hướng tiến công chiến lược chủ yếu của ta không phải ở Tây Nguyên; nên mặc dù tuyến phòng ngự phía tây sông Pô Kô bị chọc thủng, chúng vẫn phải điều động bộ chỉ huy nhẹ sư đoàn dù 2 và lữ dù 2 đi tăng cường cho Bình long, đưa liên đoàn biệt động quân 6 và tiểu đoàn 1 trung đoàn 47 lên Kon Tum. Trước thời cơ thuận lợi, Bộ tư lệnh chiến dịch kịp thời chỉ đạo Sư đoàn 320 đón đánh tiêu diệt 1 đại đội và đánh thiệt hại nặng 1 đại đội khác của tiểu đoàn dù 3 từ Đắc Kêng Peng mò sang khu vực Kon Kô Dốp (17.4), đánh chiếm lại điểm cao 1049 (21.4) rồi vượt sông Pô Kô phối hợp cùng Trung đoàn 28 cắt đường 14, tạo điều kiện cho lực lượng trên hướng bắc đánh chiếm Đắc Tô - Tân Cảnh.

   Phối hợp với Sư đoàn 320 tiến công địch bên bờ tây sông Pô Kô, các hướng khác đều tích cực hoạt động. Ở phía bắc, Sư đoàn 2 do sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn và chính ủy Lê Đình Yên chỉ huy pháo kích, tập kích vào trận địa pháo, sở chỉ huy trung đoàn 47, bao vây tiểu đoàn 9 thuộc lữ dù 3 và đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 4, tiêu hao tiểu đoàn 1 ở Ngọc Tụ. Trên đường 14 đoạn Kon Tum - Diên Bình, Trung đoàn 28 sau khi diệt tiểu đoàn 23 biệt động quân (24-28.3), tập trung lực lượng đánh phá giao thông, pháo kích Võ Định, tập kích diệt trận địa pháo ở Kông Trăng Lăng Loi (7.4) phá 9 pháo lớn, 20 xe, 3 kho đạn, 1 kho xăng, diệt 130 tên địch. Ở nam thị xã Kon Tum, Trung đoàn 95 tổ chức 7 chốt hỏa lực trên dãy Chư Thoi, chặn đánh một số đoàn xe trên đường 14 và đánh quân giải tỏa, phá hủy gần 100 xe, diệt hàng trăm tên; buộc địch phải huy động 2 trung đoàn 53, 45 và 2 chi đoàn thiết giáp có pháo binh máy bay chi viện mạnh nhưng vẫn không mở thông được đoạn đường huyết mạch này.

   Trong khi chủ lực đánh mạnh, trên hướng Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc lực lượng vũ trang địa phương tích cực đánh nhỏ và mở dân. Ở Kon Tum ta đánh khu kho Nguyễn Huệ trong thị xã, tập kích Kon Mơ Na, bắn ĐKZ vào đội hình tiểu đoàn 22 biệt động quân đang tập trung lên máy bay. Tại Gia Lai, bộ đội địa phương đánh giao thông ở đường 19, tập kích Be Len Tua, giải phóng 7.000 dân ở làng Dịt và Hà Lòng. Hướng Đắc Lắc, các đơn vị tỉnh, huyện đánh phá đường 7, giải phóng dân ở xã Đức An và Đức Lập.




-----------------------------------------------------------------
1. Trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Trung đoàn 64 do đồng chí Khuất Duy Tiến chỉ huy đã tiêu diệt chỉ huy lữ dù 3, tiểu đoàn 3, tiểu đoàn pháo binh địch ở căn cứ 31, diệt 370 tên, bắt 137 tên, trong đó có đại tá lữ trưởng Nguyễn Văn Thọ (20-25.2.1971).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM