Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:23:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân Đoàn 3 (1964-2005)  (Đọc 7506 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #40 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 10:35:41 am »

*

 Trong 21 năm trường kỳ gian khổ kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thì giai đoạn chiến tranh cục bộ là đỉnh cao của cuộc đụng đầu lịch sử giữa nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ. Khi ồ ạt đưa quân viễn chinh vào Việt Nam, Mỹ đã chọn Tây Nguyên làm chiến trường trọng điểm thi thố sức mạnh của quân đội chưa từng bị thua trận bao giờ trong các cuộc chiến tranh trước đó. Ngay khi bước vào cuộc chiến, bộ chỉ huy quân Mỹ tung con át chủ bài ''sư đoàn kỵ binh không vận số 1'' - một ''sáng kiến vĩ đại'' của Mác Na-ma-ra, được trang bị hiện đại bậc nhất với chiến thuật tân kỳ ''nhảy cóc'' lên Tây Nguyên. Với số quân đông gấp ba lần (35.200/12.000), lại có ưu thế tuyệt đối về máy bay, xe thiết giáp và đại bác, Mỹ, ngụy tưởng có thể ''tìm diệt'' quân giải phóng như cuộc dạo chơi dưới ánh mặt trời. Trước đối tượng tác chiến mới, quân và dân Tây Nguyên không hề nao núng. Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận đã triệt để phát huy ưu thế sự giác ngộ chính trị cao của bộ đội để giải quyết sự chênh lệch về trang bị vũ khí so với địch; kết hợp nhuần nhuyễn giữa tài thao lược của bộ chỉ huy chiến dịch với tính độc lập sáng tạo của từng đơn vị và tinh thần dũng cảm, trí thông minh của mỗi cán bộ, chiến sĩ, giữa bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang, quần chúng cách mạng địa phương tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, làm nên chiến thắng Plei Me lịch sử. Chiến thắng Plei Me không chỉ mở đầu giai đoạn đánh thắng chiến lược ''chiến tranh cục bộ'' của đế quốc Mỹ, mà còn giải đáp dứt khóat một vấn đề nóng hổi:  Việt Nam có đánh được Mỹ không? Tây Nguyên có đánh được Mỹ không? Và khẳng định chân lý: chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng ta là vô địch, nhất định sẽ đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

Nối tiếp chiến thắng Plei Me, bộ đội chủ lực Tây Nguyên được quân và dân địa phương phối hợp đã giáng những đòn sấm sét xuống đầu sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” Mỹ trong mùa mưa năm 1966. Khẩu hiệu ''Tìm Mỹ mà đánh, bám thắt lưng Mỹ mà diệt'' trở thành phong trào ở mọi đơn vị và là tư tưởng chỉ đạo khi bước vào trận của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Song song với đòn tiến công quân sự phủ đầu quân viễn chinh Mỹ, lực lượng vũ trang địa phương được chủ lực hỗ trợ dìu dắt lớn mạnh không ngừng, trưởng thành nhanh chóng, từng bước đảm nhiệm vai trò nòng cốt của chiến tranh nhân dân địa phương và hỗ trợ ngày càng hiệu quả cho bộ đội chủ lực. Những “pháo đài thép'' như xã Đắc Uy (Kon Tum), khu 4, khu 5 (Gia Lai), xã Khuê Ngọc Điền (Đắc Lắc) xuất hiện ngày càng nhiều tạo nên thế trận thiên la địa võng của chiến tranh nhân dân, những điều kiện thuận lợi cho chủ lực về hoạt động.

Bị thua đau trong cuộc phản kích chiến lược mùa khô lần thứ nhất 1965-1966, quân Mỹ tiếp tục tung sư đoàn bộ binh số 4 mở cuộc hành quân. Sam Hút-tơn vào đông tây sông Sa Thày. Mặc dù được máy bay B52, trực thăng, phản lực, pháo binh chi viện tối đa, có quân ngụy bảo vệ sau lưng và thi thố những chiến thuật ''tân kỳ'', những mánh khoé xảo quyệt đúc kết qua lần thất bại trước; nhưng tham vọng ''tìm diệt'' của chúng lại bị ''vùi sâu'' xuống dòng sông Sa Thày. Chiến thuật ''trực thăng vận'' đổ quân ồ ạt mất hiệu nghiệm, buộc quân Mỹ phải cơ động từng tiểu đoàn trên một trục, một hướng khi hành quân để tránh ba tiêu diệt gọn từng đơn vị. Với thế và lực ngày càng lớn mạnh cùng những kinh nghiệm quý qua hai mùa khô thắng Mỹ, lại được quân dân địa phương hết lòng giúp đỡ, bộ đội chủ lực Tây Nguyên chủ động cài bẫy nhử địch vào vùng rừng núi trùng điệp tây nam Đắc Tô để tiêu diệt. Trong 20 ngày đêm chiến đấu, ta đã giáng cho lữ đoàn dù 173 và lữ đoàn 1 sư đoàn 4 Mỹ những đòn thôi sơn. Bọn ''thiên thần mũ đỏ'' bàng hoàng hốt hỏang tháo chạy và lữ đoàn 1 thảm bại kinh hoàng kết thúc giai đoạn ''tìm diệt'' của chúng. Chiến dịch Đắc Tô 1 đã hoàn chỉnh chiến thuật ''vận động tiến công kết hợp chốt'' của bộ đội chủ lực Tây Nguyên và góp phần phát triển nghệ thuật chiến dịch Việt Nam.

        Bước vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quân và dân Tây Nguyên mang theo khí thế tiến công hào hùng của cả miền Nam, với quyết tâm sắt đá và lòng tin mãnh liệt vào chiến thắng. Trong suốt 115 ngày đêm chiến đấu, bộ đội chủ lực Tây Nguyên sát cánh cùng quân và dân địa phương đánh đồng loạt, liên tục tiến công và nổi dậy, đưa chiến tranh vào dinh lũy cuối cùng của địch, giáng một đòn quyết đánh vào chiến lược ''chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở Tây Nguyên, góp nốt nhạc hào hùng vào bản đại hợp xướng ''Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!'' của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng vang dội của bộ đội chủ lực và quân dân địa phương trên chiến trường Tây Nguyên đánh bại ''chiến tranh cục bộ'' của đế quốc Mỹ, đã tạo ra những tiền đề vững chắc để đánh thắng hoàn toàn chiến lược ''Việt Nam hóa chiến tranh'' của địch trên địa bàn.

        Nguyên nhân thắng lợi to lớn, toàn diện của quân và dân Tây Nguyên trong cuộc đọ sức với quân viên chinh Mỹ, trước hết bắt nguồn từ đường lối kháng chiến, đường lối quân sự và phương pháp tiến hành chiến tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát đúng của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh và Khu ủy Khu 5; là kết tinh của sự lãnh đạo, chỉ huy chặt chẽ, nhạy bén, tài trí, mưu lược của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên với tính linh hoạt, sáng tạo của chỉ huy các cấp và tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường, trí thông minh, dám xả thân vì sự nghiệp cách mạng của mỗi cán bộ, chiến sĩ đồng thời nó còn là biểu hiện sinh động của sự đoàn kết, chi viện, giúp đỡ chí tình của Bộ tư lệnh Quân khu 5, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, sự cưu mang đùm bọc  hết lòng của nhân dân ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và sự phối hợp của các chiến trường trên toàn miền Nam.

        Năm tháng trôi đi, nhưng những chiến công oanh liệt Plei Me, Sa Thầy, Đắc Tô 1... đánh bại ''chiến tranh cục bộ'' của đế quốc Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên mãi mãi là những trang hào hùng nhất, đẹp đẽ nhất trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẻ vang của bộ đội chủ lực và quân dân Tây Nguyên anh hùng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #41 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 10:43:28 am »

Chương ba
VƯỢT QUA THỬ THÁCH TRỤ BÁM CHIẾN TRƯỜNG, LIÊN TỤC TIẾN CÔNG ĐÁNH BẠI MỘT BƯỚC
CHIẾN LƯỢC ''VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH, CỦA MỸ, NGỤY Ở TÂY NGUYÊN                                  
(1969-1972)



1. Chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1969, đánh bại trận quân cuối cùng của bộ binh Mỹ và bước đầu thử nghiệm “phi Mỹ hóa'' ở Tây Nguyên.

Qua ba đời tổng thống (Ai-xen-hao, Ken-nơ-đi, Giôn- xơn) các chiến lược và kế hoạch xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam liên tiếp bị thất bại. Lên cầm quyền trong lúc ''nước Mỹ đang có khủng hỏang về tinh thần, mắc kẹt trong chiến tranh, cấu xé và chia rẽ, xơ xác tơi bời, chửi nhau như vỡ chợ''1; thế và lực của Mỹ đã suy yếu nhiều trên thế giới, Ních - xơn buộc phải ''điều chỉnh'' chiến lược toàn cầu phản cách mạng, đưa ra ''học thuyết Ních-xơn''. Việt Nam được Mỹ chọn làm nơi thí điểm học thuyết mới này, theo đó chiến lược ''chiến tranh cục bộ'' được thay bằng ''Việt Nam hóa chiến tranh''.

Thực chất ''Việt Nam hóa chiến tranh'' là chuyển gánh nặng chiến tranh cho quân đội ngụy Sài Gòn, ''thay màu da trên xác chết'', vẫn tiếp tục thực hiện ba biện pháp chiến lược cũ (bình định, tìm diệt, phong tỏa biên giới) nhưng dưới những cái tên mới (chiến tranh giành dân, chiến tranh hủy diệt, chiến tranh bóp nghẹt) và nâng cường độ hoạt động ngoại giao kiềm chế sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh'' rất thâm độc, nhưng nó là sản phẩm của sự thất bại, nên không tránh khỏi số phận thảm bại tiền định. Thực hiện chiến lược mới này, từ đầu năm 1969 đến năm 1972 địch vừa gấp rút xây dựng ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, vừa dẩy mạnh bình định nội địa, tiến hành nhiều cuộc hành quân đánh phá căn cứ, triệt đường tiếp tế và cơ sở hậu cần tại chỗ nhằm tiêu hao, đẩy lực lượng ta ra vùng biên giới; đồng thời mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia và Lào, từng bước rút dần quân Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh.

Nằm trong âm mưu đen tối và kế hoạch ''điều có chung của Mỹ, ngụy, Tây Nguyên sớm được chúng chọn làm nơi thực thi ''phi Mỹ hóa'' ở miền Nam. Đầu năm 1969 tổng binh lực của địch ở Tây Nguyên có 20 tiểu đoàn bộ binh, 9 tiểu đoàn thiết giáp, 9 tiểu đoàn pháo binh và một số đơn vị không quân với số quân là 68.792 tên, 246 khẩu pháo lớn 380 xe bọc thép và xe tăng, 371 máy bay các loại. Trong đó, quân Mỹ có sư đoàn bộ binh số 4, một tiểu đoàn của lữ đoàn dù 173 và các đơn vị cơ giới, không quân gồm 10 tiểu đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn thiết giáp, 6 tiểu đoàn pháo binh và 3 tiểu đoàn không quân với 15.600 tên co về phòng thủ thị xã Kon Tum, Plei Ku, vùng An Khê và trục đường 19. Ngoài ra một số quân Mỹ được tung ra chốt chặn các điểm cao ở Chư Tăng Kra, Chư Tăng An, Chư Tô Bla, Chư Pa, Chư Xang, Thanh An tạo thành tuyến ngăn chặn vòng ngoài. Lực lượng quân ngụy tăng nhanh cả về số lượng và vũ khí, phương tiện chiến tranh. Cuối tháng 2 năm 1969, quân cộng hòa (chủ lực ngụy) ở Tây Nguyên có trung đoàn bộ binh 42 (4 tiểu đoàn), trung đoàn bộ binh 45 (4 tiểu đoàn), trung đoàn bộ binh 47 (1 tiểu đoàn), liên đoàn 2 biệt động quân (3 tiểu đoàn), trung đoàn 8 thiết giáp (2 chi đoàn), trung đoàn 3 thiết giáp (3 chi đoàn), các tiểu đoàn pháo binh 221 (biệt khu 24), 232 (sư đoàn 23), 39 (quân đoàn 2) và 37; tổng số gồm 11 tiểu đoàn bộ binh, 5 chi đoàn thiết giáp, 3 tiểu đoàn pháo binh với 15.792 tên. Quân địa phương có 37.400 tên được tổ chức thành 4 tiểu đoàn bảo an, 95 đại đội địa phương quân, 70 đại đội biệt kích, 8 đại đội thám kích, 228 trung đội nghĩa quân, 4 đại đội cơ giới. Nhằm đối phó với các đợt tiến công của ta và từng bước ''phi Mỹ hóa'', quân ngụy được bố trí thành 5 cụm chính: Đắc Tô - Tân Cảnh, đường 18; Kon Tum, Kleng; Plei Ku, đường 19 tây; An Khê, đường 19 đông; Buôn Ma Thuột, đường 21, trọng điểm là thị xã Plei Ku, Kon Tum và An Khê - đường 19. Để tăng quân, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1969, địch tiến hành một đợt bắt lính lớn nhất ở Tây Nguyên; đồng thời đẩy mạnh đôn quân, đưa trung đoàn 14 thiết giáp từ đồng bằng Khu 5 lên đóng ở Đắc Tô - Tân Cảnh. Song song với tăng quân, địch phát triển thêm những tổ chức mới, lập thêm bộ chỉ huy lực lượng đặc biệt, tổ chức ở mỗi quận 1 liên đội bảo an (từ 3 đến 4 đại đội); lập thêm tiểu đoàn pháo 233 cho sư đoàn 23; bố trí ở mỗi tiểu đoàn bộ binh 1 trung đội trinh sát đồng thời địch thay toàn bộ súng ga răng và các bin bằng súng M16 cho các đơn vị cộng hòa, biệt động quân, từng bước trang bị cho địa phương quân.

Với binh lực lớn, lại được máy bay pháo binh Mỹ chi viện mạnh và một lực lượng bộ binh Mỹ hỗ trợ, ngay từ đầu năm 1969 quân ngày giữ vai trò chủ yếu tác chiến trên bộ ở Tây Nguyên. Trong tháng 1, chúng mở liên tiếp 3 cuộc hành quân ''Bình tây'' và tung nhiều toán biệt kích, dùng hàng trăm lượt máy bay ráo riết đánh phá sâu vào   vùng căn cứ của ta. Trong 3 tháng đầu năm 1969, địch tung 52 toán biệt kích, sử dụng 250 lần chiếc máy bay trinh sát và 260 lần chiếc phản lực đánh phá các kho tàng, đường vận chuyển cơ giới, cầu phà, rải chất độc hóa học...vào phía tây ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Cùng với các hoạt động trên, địch ra sức thực hiện âm mưu bình định cấp tốc, càn quét vây ráp. Chỉ tính riêng trong 2 tháng (1 và 2 năm 1969) đã có tới 147 cuộc càn quét với binh lực từ 1 đại đội đến hơn 1 tiểu đoàn; trọng tâm là các vùng Đắc Đoa, Lệ Ngọc (Gia Lai); Kla, Buôn Hồ, Phước An, Quảng Nhiêu (Đắc Lắc)...

Trước sự thay đổi chiến lược quân sự và âm mưu thủ đoạn mới của địch, quân và dân Tây Nguyên cũng như toàn miền Nam bình tĩnh, chủ động giáng trả và liên tiếp tiến công địch, kết hợp hai chân ba mũi; đồng thời đẩy mạnh xây dựng lực lượng, nâng cao chất lượng của ba thứ quân. Nhằm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát kịp thời hơn đối với lực lượng vũ trang Tây Nguyên, đầu tháng 1 năm 1969 Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định giao cho Khu ủy, Quân khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 5 lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên. Ngày 5 tháng 1 năm 1969, Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy quy định cụ thể về việc lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang Tây Nguyên, trong đó giao cho Đảng ủy, Bộ tư lệnh B3 chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp ba tỉnh đội Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Đến đây Chiến trường Tây Nguyên giữ vai trò của một ''phần khu quân sự'' của Quân khu 5, vừa làm nhiệm vụ bộ đội chủ lực của một mặt trận, vừa đảm nhiệm vai trò lực lượng vũ trang dịa phương ở Tây Nguyên. Sự hòa quyện giữa nhiệm vụ của đội quân chủ lực với công tác quân sự địa phương, sự đoàn kết gắn bó keo sơn giữa bộ đội chủ lực với lực lượng vũ trang và nhân dân Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc đã tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn chiến thắng quân thù là nét đặc sắc của Chiến trường Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Sau khi Bộ Tổng tư lệnh điều động Sư đoàn bộ binh 1 vào miền Đông Nam Bộ, đầu năm 1969 ngoài Bộ tư lệnh, cơ quan B3, lực lượng chủ lực Tây Nguyên còn lại ba trung đoàn bộ binh: 66, 24, 95, hai tiểu đoàn đặc công, Trung đoàn pháo binh 402 và các đơn vị bảo đảm, hậu cần, nhà trường, bệnh viện.

Ngày 28 tháng 1năm 1969 Trung  đoàn bộ binh 28 (do thiếu tá Hoàng Nhiên làm trung đoàn trưởng, thiếu tá Nguyễn Xuân Hệ làm chính ủy, đại úy Nghiêm Xuân Núi làm trung đoàn phó và đại úy Nguyễn Gia Hưu làm phó chính ủy) từ Quảng Bình hành quân vượt Trường Sơn v vào đến Tây Nguyên với đầy đủ quân số, vũ khí, trang bị. Tiếp đó, Chiến trường Tây Nguyên dược bổ sung Tiểu đoàn pháo binh 85. Tháng 2, tổng quân số bộ đội chủ lực B3 lên đến 28.000 người. Bên cạnh khối chủ lực, lực lượng vũ trang ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc có số lượng ngày càng đông, cơ cấu khá cân đối. Đến đầu tháng 4 năm 1969, toàn Chiến trường Tây Nguyên có 5.643 bộ đội địa phương tỉnh, huyện và 17.332 du kích xã thôn. Các tỉnh đội đều có 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc công, một số đại đội hỏa lực, bảo đảm; các huyện đội, thị đội tổ chức đại đội, trung đội3.

Để nâng cao chất lượng chiến đấu của bộ đội địa phương và du kích, ngoài việc thường xuyên chỉ đạo tổ chức huấn luyện cho các tỉnh đội, Bộ tư lệnh B3 đã mở 2 lớp huấn luyện cho 80 cán bộ đại đội, trung đội, huyện đội, xã đội, trợ lý dân quân và trợ lý tác chiến tỉnh đội. Ban Dân quân B3 cử nhiều lượt cán bộ xuống trực tiếp huấn luyện và dìu dắt 328 du kích các xã miền tây tỉnh Gia Lai, 60 du kích vành đai thị xã Plei Ku và 193 du kích huyện 67 tỉnh Kon Tum. Các trung đoàn và tiểu đoàn (độc lập) chủ lực B3 ngoài nhiệm vụ tác chiến còn được Bộ tư lệnh Chiến trường giao trực tiếp giúp đỡ huấn luyện, dìu dắt các đơn vị bộ đội địa phương và dân  quân du kích ở địa bàn hoạt động. Riêng Trung đoàn pháo binh 40 đảm nhiệm huấn luyện cho dân quân du kích ba xã miền tây huyện 67 Kon Tum. Với số lượng, chất lượng ngày càng tăng, khả năng chiến đấu được nâng lên, bộ đội dịa phương và du kích ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực B3 ngay từ những ngày tiến công đầu xuân 1969 và thu được nhiều thành tích.




-----------------------------------------------------------------
1. Thừa nhận của Ních- xơn trong ngày nhậm chức 20.1.1969.
2. Trong Trung đoàn pháo binh 40 có Đại đội xe tăng 16, có mặt ở Tây Nguyên ngày 18.4.1968.
3. Tỉnh Kon Tum có Tiểu đoàn 406 đặc công, Tiểu đoàn 304 bộ binh, Đại đội 6, Đại đội 7 công binh, Đại đội 3l ĐKB, 1 trung đội trinh sát, 1 trung đội thông tin, 1 đại đội vận tải (bộ đội đánh) và 3 đại đội, 7 trung đội (bộ đội huyện) với tổng quân số 1.706 cán bộ, chiến sĩ, cùng 5.195 du kích (trang bị l.561 súng các loại). Tỉnh Gia Lai có Tiểu đoàn 408 đặc công, Tiểu đoàn 67 bộ binh, Đại đội 2 (Tiểu đoàn 406 đặc công), 3 đại đội công binh, 1 đại đội trợ chiến, 1 đại đội ĐKB, các phân đội tỉnh sát thông tin vận tải vệ binh (bộ đội tỉnh) và 5 đại đội, 10 trung đội (bộ đội huyện) với tổng quân số 2.416 người; lực lượng du kích có 10.642 người (trang bị 1.555 súng các loại). ở Đắc Lắc, bộ đội tỉnh gồm Tiểu đoàn 401 đặc công, Tiểu đoàn 301 bộ binh, Đại đội 303 bộ binh, Đại đội 312 công binh, Đại đội 314 trợ chiến, 1 đại đội vận tải hành lang, các trung đội trinh sát, thông tin, vận tải; bộ đội huyện có 2 đại đội và 11 trung đội, tổng quân sốlà 1.521 người; du kích có 1.495 người (trang bị 469 súng).

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #42 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 10:47:54 am »

*

Thực hiện âm mưu ''phi Mỹ hóa'' ở Tây Nguyên, ngày 10 tháng 1 năm 1969, địch huy động trung đoàn 42 và tiểu đoàn 11 biệt động quân (ngụy) có máy bay, pháo binh Mỹ chi viện hỏa lực mạnh, mở cuộc hành quân Bình Tây 48 vào vùng rừng núi Chư Pa (cách thị xã Plei Ku trên 30km về phía tây bắc) nhằm đánh phá hành lang, kho tàng của ta. Ngay khi tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42 ngụy) vừa đỗ bộ xuống đã bị lực lượng vận tải, hậu cần của B3 chặn đánh. Cùng thời gian này, Trung đoàn 241 (do thiếu tá Nguyễn Quốc Thước làm trung đoàn trưởng và trung tá Vũ Khắc Thịnh làm chính ủy) đang vượt sông Pô Kô để sang vùng núi Chư Pa, xuống đường 14 đánh địch. Trước tmh hình địch đổ quân xuống Chư Pa ngăn chặn đường cơ động, chỉ huy Trung đoàn 24 đề nghị Bộ tư lệnh B3 cho đơn vị chuyển sang đánh quân địch ở Chư Pa và được cấp trên chấp thuận. Đồng thời Bộ tư lệnh B3 huy động các lực lượng của Phòng Hậu cần, Trường Quân chính, Binh trạm Trung vận chuyển đạn, gạo bảo đảm cho các đơn vị chiến đấu. Liên tiếp trong các ngày 11, 12, 13, 14 tháng 1 hai tiểu đoàn 4 và 6 (Trung đoàn 24) cùng Tiểu đoàn 8 liên tục tiến công đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 1, sở chỉ huy nhẹ trung đoàn 42 và tiểu đoàn 11 biệt động quân. Sau đó ta tập trung lực lượng đánh bốn tiểu đoàn 1, 3 (trung đoàn 42), 11, 22 (biệt động quân) và 1 đại đội Mỹ trên chốt Chư Pa.

Ngày 20 tháng 1 năm 1969, cuộc hành quân Bình Tây 48 - trận ra quân lớn đầu tiên của quân ngụy trong chương trình ''phi Mỹ hóa'' của địch ở Tây Nguyên bị thất bại hoàn toàn, 552 tên bị diệt. Trước thảm bại của quân ngụy, quân Mỹ không thể giữ mãi thái độ ''trùm chăn'' được nữa. Ngày 21 tháng 1, sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ đổ bộ 2 tiểu đoàn xuống khu vực Trăng Thu (phía nam ngọn núi Chư Pa khỏang 10km) cùng 3 tiểu đoàn biệt động quân ngụy (11, 22, 23) mở tiếp cuộc hành quân Bình Tây 49 chủ động đón đánh địch, trong hai ngày 21, 22 tháng , Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 24), Tiểu đoàn 631 (mới được tăng cường) tiến công tiêu diệt gọn chỉ huy nhẹ tiểu đoàn 11 và 2 dại đội bộ binh địch ở Chư Pa. Tiếp đó, từ ngày 23 đến ngày 25, ta liên tục tiến công diệt 1 trung dội Mỹ, diệt gọn tiểu đoàn 23, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 22 biệt động quân. Ngày 27, tàn quân của tiểu đoàn 2 (trung đoàn 42), tiểu đoàn 22 biệt động quân tháo chạy khỏi Chư Pa. Cuộc hành quân Bình Tây 49 thất bại. Đánh giá các trận đánh diễn ra tại Chư Pa trong những ngày này, hãng tin AFP (28.1.1969) đã nhận xét: ''Đây là trận đánh ác liệt nhất kể từ cuộc tiến công đẫm máu hồi Tết Mậu Thân đến nay''. Cay cú vì bị đòn đau ở Chư Pa, quân Mỹ cho máy bay, pháo lớn tập trung đánh phá có tính chất hủy diệt vào khu chiến và nhiều nơi khác. Ngày 23 tháng 1, chúng ném bom vào khu tập trung Kon Hơ Ring (Kon Tum), gây ra vụ thảm sát lớn đầu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số Xê  Đăng: làm chết 350 người dân theo đạo Thiên Chúa.

Mặc dù bị thất bại hên tiếp trong hai keo đầu, “phi Mỹ hóa'' ngày 28 tháng 1 tướng Lữ Lan tung tiếp tiểu đoàn 1 (trung đoàn 47 vừa từ Phú Yên lên), tiểu đoàn 4 (trung đoàn 42) và tàn quân tiểu đoàn 22 biệt động quân liều lĩnh mở cuộc hành quân Bình Tây 50. Song số phận cuộc hành quân này cũng không khác gì hai cuộc hành quân trước. Từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2, ta vừa kiềm chế tiểu đoàn 4, vừa tập trung lực lượng tiến công liên tục vào tiểu đoàn 22 biệt động quân và tiểu đoàn  (trung đoàn 47), diệt 240 tên địch. Nổi bật trong đợt tiến công này là trận đánh của Tiểu đoàn 4 và lực lượng đặc công vào tiểu đoàn Mỹ ở đỉnh Chư Pa, loại khỏi vòng chiến đấu 180 tên địch, thu 85 súng  các loại Ngày 3 tháng 2, tàn quân tiểu đoàn 22 biệt động quân rút chạy, địch đưa tàn quân tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42) ra thay nhưng lại bị tiêu hao nặng phải tháo lui. Ngày 8 tháng 2 cuộc hành quân Bình Tây 50 thất bại hoàn toàn.

Sau gần một tháng liên tục chiến đấu ở Chư Pa, bộ đội chủ lực có sự phối hợp của lực lượng vũ trang địa phương đã đánh bại 3 cuộc hành quân liên tiếp của chủ lực ngụy có hỏa lực và bộ binh Mỹ hỗ trợ. Ta đánh thiệt hại nặng liên đoàn 2 biệt động quân, trung đoàn 42, tiêu hao nặng trung đoàn 47 ngụy và diệt 1 tiểu đoàn Mỹ; loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.000 tên địch (có 371 tên Mỹ), phá hủy 9 khẩu pháo cối lớn, 1 kho đạn, bắn rơi 24 máy bay, thu 280 khẩu súng các loại. Chiến thắng Chư Pa là đòn phủ đầu đánh vào âm' mưu ''phi Mỹ hóa'' của địch trên Chiến trường Tây Nguyên.

Đợt chiến đấu đầu xuân Kỷ Dậu vừa kết thúc, Chủ tịch  Hồ Chí Minh đã gửi  điện khen ngợi cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 24 và các đơn vị lập công ở Chư Pa2. Đại đội 2 (Tiểu đoàn 2 vận tải), Đại đội 2 (Trung đoàn 24) và Đại đội 6 (Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66) dược tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất. Lời khen của Bác và những phần thưởng cao quý là nguồn động viên cổ vũ lớn lao quân và dân Tây Nguyên anh dũng tiến lên, hăng hái bước vào chiến dịch xuân, hè năm 1969.




------------------------------------------------------------------
1. Trung đoàn 24 thiếu Tiểu đoàn 5 (đang hoạt động ở hướng Kon Hơ Ring - Kon Tum).
2. Điện khen của Bác, sau khi phổ biến cho cán bộ, chiến sĩ được giao cho tổ cơ yếu Trung đoàn 24 giữ, nhưng bị bom B52 nên không còn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #43 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 10:51:25 am »

*

Được chiến thắng Chư Pa cổ vũ thôi thúc, đêm 22 rạng ngày 23 tháng 2 năm 1969 lực lượng vũ trang Tây Nguyên đồng loạt tiến công vào 37 mục tiêu địch trên khắp ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc mở đầu đợt tiến công mùa xuân. Tại Kon Tum, Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 24 và Tiểu đoàn 304 địa  phương giải phóng ấp Kon Hơ Rinh, đánh vào nhiều mục tiêu trong thị xã; Tiểu đoàn 20 đặc công tập kích sân bay Đắc Tô, Tân Cảnh; Tiểu đoàn 37 đặc công đánh vào căn cứ Lôi Hổ, Tân Phú. Trung đoàn 40C pháo binh lần đầu sử dụng pháo 85mm bắn phá căn cứ Plei Kần. Ở Gia Lai, Tiểu đoàn 408 đánh khu kho, sân bay Aréa, liên đoàn 2 biệt động quân, Ninh Đức;

Tiểu Đoàn 67 đánh Glar; Tiểu đoàn 6 đánh Plei Ku Ró. Tiểu đoàn 68 bảo an, Blang 3; Tiểu đoàn 31 pháo kích sân bay Cù Hanh, Aréa, bộ tư lệnh quân khu 2 quân đoàn 2 ngụy; Trung đoàn 95 và công binh cắt giao thông đường 19 ở đèo Măng Yang; Trung đoàn 24 cắt đường 14 ở khu vực Tà Uẩn; Trung đoàn 40B pháo kích Đức C Cơ. Hướng Đắc Lắc, Tiểu đoàn 401 đánh hậu cứ trung đoàn 45, sân bay thị xã Buôn Ma Thuột, khu thiết giáp, pháo binh; Tiểu đoàn 304 đánh phá quận lỵ Lạc Thiện; Tiểu đoàn 39 tiến công Ia Tan, trường huấn luyện; Tiểu đoàn 34 pháo kích, sở chỉ huy sư đoàn 23, sân bay Hòa Bình; công binh đánh xe trên đường 21. Trong một tuần (22-28.2), ta dã loại khỏi vòng chiến đấu 3.122 tên địch (có 965 tên Mỹ), bắt 55 tên, phá hủy 248 xe quân sự (có 163 xe bọc thép), 6 pháo lớn, 30 kho tàng, 996 đoạn ống dẫn dầu, phá sập 3 cống, thu 37 khẩu súng.

Chóang váng trước đòn tiến công đồng loạt, bất ngờ của ta, quân địch phản ứng dè dặt, chủ yếu dựa vào lực lượng tại chỗ, pháo binh, không quân chống đỡ phát huy thắng lợi và trước thời cơ thuận lợi, Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên quyết định mở tiếp đợt 2 tiến công mùa xuân (3- 19.3), tập trung 2 trung đoàn bộ binh (28, 66), Trung đoàn pháo binh 40, một tiểu đoàn công binh trên hướng chủ yếu phía tây Kleng nhằm tiêu diệt từng đơn vị cơ động Mỹ; đồng thời giữ vững và phát triển tiến công trên các hướng phối hợp. Thực hiện kế hoạch, đêm mùng 3 rạng ngày 4 tháng 3 lực lượng vũ trang Tây Nguyên tiến công đồng loạt vào các mục tiêu trong ba thị xã, vùng ven, các trục đường giao thông và cứ điểm Kleng. Trên hướng chính, ta dùng một lực lượng vây ép đồn Kleng, khêu ngòi, buộc sư đoàn 4 Mỹ phải mở cuộc hành quân vào khu vực rừng núi  phía tây cứ điểm này. Quân Mỹ dựa vào tuyến điểm chốt Chư Tăng Kra, Chư Tăng An đổ quân nống sâu vào đông, tây sông Sa Thầy hình thành tuyến ngăn chặn mới từ Ngọc Tô Ba đến Chư Hinh, Chư Mơ Nu. Đồng thời địch dùng một lực lượng biệt kích luồn sâu vào hậu phương ta, cho máy bay, pháo binh đánh phá ngăn chặn ta cơ động  lực lượng và vận chuyển. Đến ngày 6 tháng 3 trên hướng chính đã có 5 tiểu đoàn bộ binh (tiểu đoàn 1, 3 trung đoàn 8; tiểu đoàn 3 trung đoàn 12; 1 tiểu đoàn của lữ đoàn 3, 1 tiểu đoàn của lữ đoàn 2) sư đoàn 4 Mỹ và tiểu đoàn 4 thiết giáp. Trong thế trận đã bày sẵn, từ ngày 3 đến ngày 17 tháng 3 Trung đoàn 66 và Trung đoàn 28 có lực lượng  pháo binh chi viện, liên tục tiến công quân Mỹ. Nhiều trận đánh có kết quả tất như trận Chư Rơ Bang (của Đại đội 6 Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66, ngày 4.3), trận Chư Đô (của Đại đội 2 Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 28, ngày 5.4), trận Đồi Tranh (của Đại đội 1 Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 28, ngày 13 tháng 3). Trong hơn 10 ngày ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.672 tên địch (hầu hết là quân Mỹ), diệt gọn 5 đại đội Mỹ, đánh thiệt hại nặng 4 đại đội Mỹ khác, phá hủy 50 xe (có 27 xe bọc thép), 15 pháo lớn, bắn rơi và phá hỏng 58 máy bay.

Trong khi ta tập trung lực lượng tiêu diệt quân Mỹ trên hướng chính, thì ở hướng Plei Kần chiến sự cũng diễn ra rất quyết liệt. Đêm mùng 3 tháng 3, lần đầu tiên ở Tây Nguyên ta sử dụng 4 xe tăng lội nước PT76 và pháo 85mm, súng cối tiến công cứ điểm Plei Kần. Xe tăng bí mật tiến sát hàng rào, dùng hỏa lực tiêu diệt nhiều mục tiêu rồi xông thẳng vào cứ điểm. Hai xe tăng mang số hiệu 511 và 527 đánh được vào bên trong khu A. Sau hơn một giờ chiến đấu, xe tăng ta đã diệt 6 xe bọc thép, phá 1 khẩu đại bác 175mm, làm cháy nổ 4 kho đạn và xăng dầu, bắn sập 15 lô cốt, 3 nhà bạt, diệt nhiều tên địch. Với thắng lợi giòn giã trong lần đầu xuất trận, Đại đội xe tăng 16 đã đặt nền móng và mở đầu truyền thống đã ra quân là chiến thắng của bộ đội xe tăng Tây Nguyên. Riêng tập thể xe tăng 511 lập chiến công xuất sắc được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

Để cứu nguy cho đồng bọn ở Plei Kần và tây Kleng, địch dùng một lực lượng lớn không quân, pháo binh đánh phá rất dữ dội, ném cả bom napan và chất độc hóa học vào xung quanh hai cứ điểm và vùng chiến sự. Mặc dù lực lượng ít, lại chỉ có vũ khí phòng không tầm thấp nhưng các phân đội cao xạ vẫn kiên quyết đánh trả bắn rơi nhiều máy bay địch. ''Khẩu đội thép'' - Đại đội 48 phòng không do đồng chí Trần Trọng Diễn chỉ huy chiến đấu liên tục 30 ngày đêm, có ngày đánh trả 76 lần chiếc máy bay địch. Để giữ vững trận địa, Đại đội đã hy sinh  đến người cuối cùng Khẩu đội đại liên của Vương Tử Hoàng (Trung đoàn 28) đánh máy bay ở Chư Đô, nhiều lần bị bom đạn địch trùm lên trận địa. Giữa trận bom thù dữ dội, lửa napan cháy khắp thân mình như cây đuốc sống nhưng Vương Tử Hoàng vẫn hiên ngang trên vị trí, tiếp tục chỉ huy khẩu đội bắn rơi 2 máy bay Mỹ. Trước lúc hy sinh người khẩu đội trưởng dũng cảm vẫn dành hơi thở cuối cùng động viên đồng đội giữ vững ý chí chiến đấu.

Phối hợp với hướng chính, các đơn vị chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương đánh mạnh trên các hướng khác Tiểu đoàn 20 đặc công đánh vào sân bay Đắc Tô diệt gọn 1 đại đội Mỹ (5.3), tiến công sở chỉ huy trung đoàn 42 ngụy diệt 150 tên, trong đó có tên trung đoàn trưởng và nhiều sĩ quan (9.3). Trung đoàn 24 và Tiểu đoàn 304 địa phương liên tiếp mở 6 ấp: Đắc Kăm Peng, Đắc Kăm Lốt, Kon Hơ Nông, Kon Gung, Đắc Mót, Kông Trăng Loi rồi bám trụ tiêu diệt quân địch đi giải tỏa. Ở Gia Lai, ta đánh 42 trận, trong đó có nhiều trận hiệu suất chiến đấu cao như: trận tập kích Plei Ku Ró của Tiểu đoàn 6 (5.3), đánh chi đoàn 3 thiết giáp của Tiểu đoàn 408 (5.3), đánh giao thông đường 14 của Đại đội 1 (Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 24 từ ngày 3 đến ngày 17 tháng 3 buộc tiểu đoàn 1 Mỹ thuộc lữ đoàn 3 phải ra giải tỏa) và đánh giao thông đường 19 ở đèo Măng Yang của Trung đoàn 95 (diệt 1 đoàn xe 32 chiếc và hơn 100 tên Mỹ). Hướng Đắc Lắc, ta đánh vào Buôn Ma Thuột làm trung đoàn 45 ngụy phải bỏ dở cuộc hành quân ở Buôn Hồ co về bảo vệ thị xã.

 Phát huy thắng lợi của đợt hai, ngày 20 tháng 3 ta chuyển sang đợt ba tiến công mùa xuân. Mở đầu đợt hoạt động, đêm 20 rạng ngày 21 tháng 3, quân và dân Tây Nguyên lại đồng loạt tiến công vào 20 mục tiêu địch ở thị trấn Tân Cảnh,3 thị xã, 5 sân bay và nhiều thị trấn khác. Tại Tân Cảnh, ngay từ phút đầu các chiến sĩ đặc công Tiểu đoàn 20 đồng loạt nổ súng diệt nhiều mục tiêu trong căn cứ 42, làm hệ thống đèn điện tắt ngấm. Quân địch hỏang hốt xô nhau chui xuống các công sự, hầm ngầm; xe tăng địch gầm rú bắn loạn xạ. Ở hướng tiến công chủ yếu, phân đội của Phạm Văn Nhỏ đánh thẳng vào sở chỉ huy và cơ quan tham mưu trung đoàn 42. Khi ta đang phát triển thuận lợi thì bị khẩu trọng liên từ lô cốt ba tầng và hỏa lực xe tăng bắn chặn xối xả. Lập tức chiến sĩ Hoàng Văn Liên dùng súng chống tăng bắn sập lô cốt dập tắt hỏa điểm nguy hại, sau đó bắn đứt xích chiếc xe tăng đi đầu. Cùng lúc chiến sĩ Bân bắn cháy nhà máy điện làm tê liệt hệ thống truyền tin của địch. Tuyến ngăn chặn bị chọc thủng, các chiến sĩ xông lên dùng thủ pháo, lựu đạn diệt gọn từng tốp dịch trong giao thông hào, dưới hầm ngầm. Trong lúc trận đánh diễn ra quyết liệt ở khu vực sở chỉ huy trung đoàn 42, thì mũi tiến công thứ yếu của Tiểu đoàn 20 cũng chiếm được khu nhà lính. Một khẩu đại liên của địch bất ngờ xuất hiện bị chiến sĩ Lý Nông Hiệt diệt ngay, tạo điều kiện cho đồng đội phát triển chiến đấu. Ở phía nam căn cứ, một mũi tiến công của ta nhanh chóng đánh chiếm trận địa pháo binh, rồi đánh về phía sở chỉ huy. Trong vòng 30 phút, Tiểu đoàn 20 tiêu diệt 212 tên địch, phá hủy  hàng chục xe cộ, pháo lớn... giáng một đòn rất nặng vào cơ quan đầu não trung đoàn 42 ngụy.

Cũng trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 3, Tiểu đoàn 37 tập kích căn cứ lữ đoàn 1 Mỹ ở Tân Phú (nam thị xã Kon Tum) diệt 162 tên, phá hủy 100 xe quân sự, bắn sập 17 lô cốt, đốt 4 bể chứa xăng lớn làm lửa cháy suốt 6 giờ liền. Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 24 diệt trận địa pháo Kon Hơ Ring. Trên hướng Gia Lai, ta tiến công vào hàng loạt mục tiêu: căn cứ sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ ở La Sơn, khu nhân viên không quân Mỹ ở Plei Ku, khu sĩ quan Mỹ ở Tân Tạo, sân bay Aréa, cụm xe tăng ở cầu Hội Phú, ấp Trà Bá, Bàu Cạn. Ở Đắc Lắc, các mục tiêu: căn cứ sư đoàn 23 ngụy, trường huấn luyện biệt kích, sân bay thị xã, sân bay Hòa Bình, ấp Duy Hòa, Buôn Diêu, Liêm Sơn đều bị tiến công. Trong khi các hướng dồn dập nổ súng, ở thượng nguồn sông Sa Thầy, 2 trung đoàn 28 và 66 tiếp tục vây ép địch ở chư Hinh, điểm cao 467 và đánh địch nống ra giải tỏa. Từ ngày 23 đến 30 tháng 3, hai cánh quân nống ra của tiểu  đoàn 1 (trung đoàn 8 ) và tiểu đoàn 3 (trung đoàn 12) Mỹ bị đánh bại gần 200 tên bị diệt ở nam Chư Cô Tắc, Chư Kê Pắc và điểm cao 467. Bị thiệt hại nặng, ngày 30 tháng 3, lữ đoàn 1 Mỹ khiếp nhược buộc phải rút chạy khỏi vùng thượng nguồn sông Sa Thầy. Cuộc ra quân cuối cùng của sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ ở Tây Nguyên bị thất bại hoàn toàn.

Ngày 31 tháng 3 năm 1969, đợt tiến công mùa xuân Kỷ Dậu của quân và dân Tây Nguyên kết thúc toàn thắng. Trong 40. ngày đêm, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 12.704 tên địch (có 6.212 tên Mỹ), bắt 197 tên, phá hủy 999 xe quân sự (có 500 xe bọc thép), 62 pháo cối lớn, 24 kho đạn, 13 kho xăng, bắn rơi và phá hủy 24 kho đạn, 13 kho xăng, bắn rơi và phá hủy 243 máy bay, thu 336 khẩu súng và 36 vô tuyến điện. Về đơn vị, có 13 đại đội Mỹ và 8 đại đội, 18 trung đội ngụy bị diệt gọn, 13 đại đội Mỹ khác bị tiêu hao chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu với đòn phủ đầu quân ngụy trong bước thử nghiệm ''phi Mỹ hóa'' và đánh bại đợt ra quân cuối cùng của bộ binh Mỹ ở tây Kleng đã tạo thêm thế và lực để quân và dân Tây Nguyên mở các chiến địch mới, giành thắng lợi ngày càng lớn hơn.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #44 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 10:54:45 am »

2. Chiến dịch Đắc Tô 2 - đòn phủ đầu đối với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh''.

Thực hiện ý định của Bộ tư lệnh Quân khu 5: ''Tập trung một bộ phận lực lượng chủ lực B3 mở khu chiến ở tây bắc Kon: Tum (Đắc Tô - Tân Cảnh - Ngọc Bờ Biêng) nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng cơ động của địch, chủ yếu là Mỹ, diệt từ 1 - 2 tiểu đoàn Mỹ, đánh qụy 1 lữ của sư đoàn 4 Mỹ. Trên cơ sở tác chiến tiêu diệt mà kéo, kèm, thu hút, giam chân một bộ phận lực lượng cơ động của địch trên chiến trường Tây Nguyên, trực tiếp hỗ trợ cho địa phương diệt kẹp giành dân ở ven trục đường 14 và quanh thị xã Kon Tum''1. Mùa hè năm 1969, Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên mở chiến dịch Đắc Tô 2. Lực lượng tham gia chiến dịch bao gồm 3 trung đoàn (66, 28, 40), 3 tiểu đoàn (5, 20, 25) chủ lực và một tiểu đoàn địa phương (304) tác chiến trên bốn khu vực:

- Khu quyết chiến chiến dịch ở Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Kom Liệt, Ngọc Dơ Lang do Trung đoàn 66, Trung đoàn 28 (thiếu Tiểu đoàn 2) và 2 tiểu đoàn pháo binh đảm nhiệm.

- Khu vây hãm Plei Kần: bố trí Tiểu đoàn 2,  1 đại đội công binh và một bộ phận hỏa lực.

- Khu thọc sâu, cắt giao thông, đánh hậu cứ ở Đắc Tô, Tân Cảnh, Diên Bình do Tiểu đoàn 20 đặc công, Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 24), Tiểu đoàn 304 Kon Tum và 1 đại đội công binh đảm nhiệm.

- Trận địa hỏa lực khống chế Đắc Tô, Tân Cảnh: bố trí 1 tiểu đoàn pháo binh hỗn hợp.

Thời gian nổ súng được ấn định vào đêm mùng 9 rạng ngày 10 tháng 5 năm 1969.

Ngày 18 tháng 4, Bộ tư lệnh Chiến trường giao nhiệm vụ cho các đơn vị tham gia chiến dịch: Lập tức cả Tây Nguyên bừng bừng khí thế ra trận ''đánh cho sư 4 đảo điên, đánh cho quân ngụy ở Tây Nguyên tơi bời''. Cao trào thi đua ''Trẩy hội Điện Biên, lập công dâng Bác'' diễn ra sôi động khắp chiến trường. Trên những con đường mòn từ phía tây hướng ra phía công, bộ đội, dân công gửi thồ gạo đạn nườm nượp nối nhau ra phía trước, náo nức như trẩy hội. Bên cạnh các đơn vị vận tải chuyên nghiệp là các đội vận chuyển vừa được huy động gồm cán bộ, chiến sĩ ba cơ quan B3, Trường Quân chính, Viện Quân y 211, các đội điều trị, xưởng dược, xưởng quân giới. Nhiều kỷ lục mới được lập nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trên mặt trận vận tải xuất hiện. Đại đội 2 (Tiểu đoàn 2 vận tải) giữ vững danh hiệu ''Voi đầu đàn'' của ngành vận tải Tây Nguyên. Trong phân đội có nhiều kiện tướng gùn trên 100 kg  như Nguyễn Đình Cỏn, Võ Văn Hoan. Đặc biệt chiến sĩ Bùi Xuân Chế lập kỷ lục mới gùi 118kg một chuyến, gồm 5 đầu đạn ĐKB, súng, đạn, gạo, ba lô cá nhân trở thành tấm gương sáng thôi thúc cổ vũ bộ đội. Đội xe đạp thồ của Viện Quân y 211 gồm các y tá, hộ lý, bác sĩ, nuôi quân liên tục bám đường đưa hàng ra phía trước, nhiều chiến sĩ gái thồ tới 140kg. Cán bộ, chiến sĩ Binh trạm Bắc đã mạnh dạn tháo rời chiếc ô tô ra làm nhiều bộ phận, rồi khiêng gửi vượt núi cao sang tuyến đường mới lắp ráp lại vận chuyển rất hiệu quả. Trung đoàn 40 pháo binh phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ tìm ra sáng kiến cải tiến bánh xe pháo 37mm làm giá đỡ chở nòng pháo 85mm, rút số lượng người khiêng từ 24 xuống còn 15 người và tăng tốc độ từ 2km lên 4km một ngày... đưa pháo vào chiếm lĩnh trận địa đúng thời gian quy định. Với quyết tâm rất cao, lãnh đạo chỉ huy chặt chẽ, tổ chức linh hoạt hợp lý khoa học, vừa tập trung cho hướng trọng điểm vừa chú ý đến các hướng khác... nên trong điều kiện chuẩn bị có nhiều khó khăn về lương thực, địa bàn rộng, thời tiết mưa lũ, địch đánh phá mạnh... ta vẫn bảo đảm được 324,6 tấn đạn, 1.997 tấn gạo, 180 tấn thực phẩm đáp ứng cơ bản các yêu cầu của chiến dịch.

 Phát hiện ta mở chiến dịch, từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 5 địch mở cuộc hành quân ''Dân quyền 35'', tung 2 tiểu đoàn biệt kích ra điểm cao 731, Plei Phi Pháp và đổ bộ tiểu đoàn 1 trung đoàn 42 xuống phía bắc Plei Kần nhằm thăm dò, ngăn chặn chuẩn bị chiến dịch của ta. Đồng thời chúng gấp rút điều động lực lượng lên Đắc Tô. Đến ngày 11 tháng 5, địch đã tập trung được 12 tiểu đoàn bộ binh, 3 chi đoàn thiết giáp, 2 tiểu đoàn pháo trên hướng này. Để thống nhất chỉ huy cuộc hành quân, địch vội vã lập bộ chỉ huy hỗn hợp gồm tư lệnh biệt khu 24, liên đoàn biệt động quân, trung đoàn 42, trung đoàn thiết giáp và B12. Phối hợp với cuộc hành binh của quân ngụy trên hướng Đắc Tô, Tân Cảnh, từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 5 sư đoàn 4 Mỹ mở cuộc hành quân Grai - ti-pon (cơn  bão táp) vào phía tây Plei Ku. Trung đoàn 45 và trung đoàn 53 ngụy cũng tiến hành giải tỏa ngăn chặn ở vùng Buôn Dơ Rây và Kho Lý cách Buôn Ma Thuột 15km về phía tây nam.

Địch ra quân sớm, trong khi ta đang ở giai đoạn chuẩn bị chiến dịch và chiếm lĩnh trận địa. Nhưng với tinh thần chủ động, cảnh giác cao ta đã kịp thời xuất kích một lực lượng tiến công tiêu diệt địch, đồng thời đẩy nhanh tốc độ triển khai lực lượng trên các hướng. Ngày 5 tháng 5, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 28 vào chiếm lĩnh trận địa gặp hai tiểu đoàn biệt kích địch ở Plei Phi Pháp, lập tức đơn vị chuyển sang tiến công. Liên tục trong 4 ngày (5-8.5), Tiểu đoàn 2 tiêu diệt 125 tên địch. Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 66) trên đường hành quân vào chiếm lĩnh trận địa ở Ngọc Bờ Biêng đã kịp thời phát hiện tiểu đoàn 4 (trung đoàn 42 ngụy), liền dùng 2 trung đội tập kích diệt 1 đại đội địch. Kịp thời chi viện cho bộ binh, Trung đoàn pháo binh 40 dùng pháo 105mm bắn phá vị trí Ngọc Hồi, pháo 85mm bắn 85 viên đạn vào cứ điểm Plei Kần, điểm cao 824 và dùng ĐKB bắn 50 viên vào hai căn cứ Đắc Tô, Tân Cảnh... phá hủy 8 pháo lớn, 1 trực thăng, nổ tung một kho đạn cháy một kho xăng gây thiệt hại cho sở chỉ huy cuộc hành quân và nhiều sinh lực địch. Để tránh bị tiêu diệt, tối mùng 9 tháng 5 địch vội vã rút tiểu đoàn 4 ở Ngọc Bờ Biêng về Tân Cảnh, rồi dùng 20 lần chiếc máy bay B52 ném bom vào ngọn núi này. Ngày hôm sau (10.5) chúng rút ,tiếp tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42) từ Ngọc Hồi về bảo vệ Kon Tum. Đến đây cuộc hành quân ''Dân quyền 35'' thất bại hoàn toàn.

Trong khi các lực lượng ở hướng chính bước vào chiến đấu sớm, các đơn vị trên hướng phối hợp kịp thời chiếm lĩnh trận địa, chủ động nổ súng tiến công địch giành nhiều thắng lợi. Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 24) tập kích tiểu đoàn hỗn hợp Mỹ ở điểm cao 600 Làng Giả diệt 250 tên, bộ đội địa phương Đắc Lắc chặn đánh 1 tiểu đoàn ngụy ở tây nam Buôn Ma Thuột 28km diệt 1 đại đội; Tiểu đàn 631 tập kích căn cứ lữ đàn 3 Mỹ ở Tân Lạc loại khỏi vòng chiến đấu 300n, phá 12 pháo tự hành, 1 dàn ra đa, 10 xe quân sự, 4 kho đạn, 1 kho xăng; Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 24) và Tiểu đoàn 304 Kon Tum đánh vào Diên Bình diệt đại đội bảo an 749, phá sập cầu Diên Bình; Tiểu đoàn 406 đặc công tiến công sân bay Kon Tum. Nổi bật nhất là trận tập kích của Đội 58 Tiểu đoàn 20 đặc công và phân đội ĐKB, cối 82mm vào Tân Cảnh, phá nát căn cứ hành quân lên hợp Mỹ, ngụy loại khỏi vòng chiến đấu 300 tên Mỹ, Phá hủy 32 nhà tôn, 10 hầm ngầm, 6 lô cốt, 4 xe tăng, 4 máy bay trực thăng, 1 kho xăng... gây chấn động lơn đến toàn bộ quân địch ở tây bắc Kon Tum.

Bị uy hiếp mạnh cả ở sào huyệt lẫn vòng ngoài, ngày 12 tháng 5 địch vội vã mở cuộc hành quân ''Dân quyền 38'' tung 8 tiểu đoàn bộ binh và chiến đoàn 3 thiết giáp ra hướng tây bắc Kon Tum. Trong đó tiểu đoàn 23 biệt động quân được đổ xuống Plei Phi Pháp, tiểu đoàn 22 xuống Ngọc Rinh Rua, tiểu đoàn 4 (trung đoàn 42) xuống điểm cao 1338. Mặc dù quân ngụy vào khu quyết chiến từng tiểu đoàn, nhưng từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 5 hai trung đoàn 28 và 66 chỉ đánh được những trận nhỏ tiêu diệt đại đội địch. Nguyên nhân ta chưa tiêu diệt được tiểu đoàn ngụy là do sự chỉ đạo chưa chuyển kịp từ đánh quân Mỹ ban đầu sang đánh quân ngụy. Các đơn vị đều lưỡng lự và cho rằng nếu tập trung lực lượng diệt ngụy thì khi quân Mỹ nhảy vào sẽ không còn đủ sức để đánh. Bên cạnh đó kinh nghiệm đánh quân ngụy của Trung đoàn 28 và Trung đoàn 66 còn có hạn. Về khách quan, đối tượng tác chiến là quân ngụy tuy có thua kém quân Mỹ về hỏa lực song thủ đoạn chiến đấu lại có nhiều mặt tinh ranh hơn quân Mỹ. Chúng thông thuộc địa hành, giỏi luồn lách, thường tìm cách né tránh ta, lợi dụng rừng le đào công sự, ''tự do di tản'' khi bị tiến công. Những ngày đầu chiến dịch bộ đội ta phải lùng sục rất vất vả, cứ nổ súng là địch bỏ chạy, rất khó bao vây diệt gọn. Vì vậy việc tìm ra hình thức chiến thuật mới để đánh bại thủ đoạn của quân ngụy, giành thắng lợi cho chiến dịch, xây dựng lòng tin cho bộ đội là một yêu cầu bức thiết của ta.

Quan tâm, nắm chắc mọi diễn biến của chiến địch và kịp thời rút kinh nghiệm, quyết tâm tìm ra cách đánh hiệu quả, Bộ tư lệnh Chiến trường quyết định chuyển sở  chỉ huy chiến dịch vào khu chiến Ngọc Dơ Lang để chỉ huy chặt chẽ hơn; đồng thời tập trung 2 trung đoàn 66, 28 tiêu diệt bằng được 2 tiểu đoàn biệt động quân, dùng 1 tiểu đoàn pháo cơ giới kiềm diệt tiểu đoàn  ở điểm cao 830 (tây Ngọc Dơ Lang). Nhiều cán bộ của Phòng Tham mưu B3 nhanh chóng tỏa xuống bám sát các đơn vị, cùng bộ đội rút kinh nghiệm tìm ra cách đánh thích hợp.

Trong những ngày cuối tháng 5, bộ đội kiên trì xuyên rừng lùng sục suốt ngày đêm. Chỉ huy tiểu đoàn đi cùng đội hình đơn vị, kịp thời chỉ huy bộ đội triển khai vây địch, tiến công liên tục Với cách đánh mới vận động bao vây tiến công liên tục, từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 5 Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 đã đánh qụy tiểu đoàn 22 biệt động quân ở Ngọc Dơ Lang, loại khỏi vòng chiến đấu 210 tên địch, thu nhiều súng. Cùng thời gian này, tại Đắc Rơ Đê Hay, Tiểu đoàn 9 do tiểu đoàn trưởng Đinh Xuân La chỉ huy, đã liên tiếp vận động tập kích tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn biệt kích ứng chiến số 2, loại khỏi vòng chiến đấu 327 tên và đánh tiêu hao tiểu đoàn biệt kích ứng chiến số 1 đến cứu viện. Đây là một trận đánh có hiệu suất chiến đấu cao trong chiến dịch Đắc Tô 2. Ngày 25, địch đổ bộ tiểu đoàn 11 biệt động quân xuống điểm cao 882 Ngọc Dơ Lang để thay cho tiểu đoàn 22. Nhưng chúng đã bị Đại đội 11 (Tiểu đoàn 3, Trưng đoàn 28) vây đánh liên tiếp, diệt 132 tên. Trước nguy cơ bị diệt gọn, ngày 29 tiểu đoàn 11 buộc phải rút chạy về hướng điểmcao 785 để hợp điểm với tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42) ở điểm cao 702. Trên đường tháo chạy, bọn biệt động quân lại bị Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 66) và Đại đội 10 (Tiểu đoàn 3, trung đoàn 28) chặn đánh diệt hơn 1 đại đội. Trong 7 ngày tiểu đoàn 11 bị chết và bị thương 250 tên, cả ban chỉ huy tiểu đoàn bị xóa sổ. Cũng với cách đánh vận động bao vây tiến công liên tục, những ngày cuối tháng 5 hai tiểu đoàn 8 và 7 Trung đoàn 66 tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn 23 biệt động quân ở điểm cao 843 và bắc điểm cao 785, loại khỏi vòng chiến đấu 419 tên, bắt 6 tên, thu 17 khẩu súng các loại. Nhưng trận đánh then chốt của Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 28 trong những ngày cuối tháng 5 có ý nghĩa quyết định, tạo điều kiện cho chiến dịch phát triển thắng lợi.




-----------------------------------------------------------------
1. Báo cáo ''Diễn biến khu chiến tây bắc Kon Tum (từ ngày 5.5- 25.6.1969)'' của Phòng Tham mưu B3, tr. 2.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #45 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 10:56:52 am »

*

Ngày 1 tháng 6, địch rút chạy khỏi Ngọc Dơ Lang. Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định kết thúc đợt hai, khẩn trương điều chỉnh lực lượng, bổ sung đạn dược để chuyển sang đợt ba: tiếp tục vây hãm Plei Kần, kéo quân ngụy ra để diệt, buộc quân Mỹ phải tham chiến để ta đánh, làm thất bại âm mưu ''phi Mỹ hóa'' ở Tây Nguyên. Thực hiện kế hoạch, ngày 4 tháng 6 các lực lượng chiến dịch đã hoàn thành triển khai trên các hướng. Trung đoàn  28 tiếp tục dùng Tiểu đoàn 2, 1 khẩu cối 120mm, 4 khẩu 12,7mm, 8 khẩu ĐKZ vây hãm cứ điểm Plei Kần, lực lượng còn lại triển khai đánh địch ở phía nam đường 18. Trung đoàn 66 đứng chân ở Ngọc Rinh Rua, điểm cao 724. Trung đoàn 40 pháo binh vừa chi viện hỏa lực chung, vừa khống chế địch ở các cứ điểm Đắc Tô, Tân Cảnh. Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn  24) và Tiểu đoàn 304 Kon Tum đánh địch dọc đường 14 đoạn Đắc Tô - Kon Hơ Rinh. Trong những ngày tập trung mọi nỗ lực chạy đua với thời gian, chuẩn bị cho đợt ba chiến dịch, bộ đội rất phấn khởi được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Thường trực Quân ủy Trung ương  điện ''Nhiệt liệt khen ngợi cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang'' vừa giành được ''thắng lợi quan trọng, đánh bại một bước âm mưu phi Mỹ hóa'' ở Tây Nguyên; đồng thời chỉ rõ: ''Cần tiếp tục tiến công địch, mạnh bạo nắm thời cơ giành thắng lợi lớn nhất''. Cũng trong dịp này, Thường  vụ Khu ủy Khu 5 và Thường vụ Quân khu ủy Quân khu 5  gửi điện nhiệt liệt hoan nghênh chúc mừng thắng lợi ''có ý nghĩa chính trị quan trọng'' của B3 và động viên cán bộ, chiến sĩ tranh thủ thời cơ thuận lợi, khuếch trương chiến quả, phát huy cao độ mọi nỗ lực, kiên trì phương châm  ''lấy ít thắng nhiều, đánh dẻo dai bền bỉ'' giành những thắng lợi mới lớn hơn.

Mở đầu đợt ba chiến dịch, từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 6, ta liên tục pháo kích vào cứ điểm Plei Kần, Ngọc Rinh Rua phá hủy 2 pháo 105mm, 4 xe, diệt một số sinh lực địch. Để cứu nguy cho đồng bọn ở Plei Kần và ngăn chặn ta phát triển chiến dịch, từ ngày 3 đến ngày  7 tháng 6 biệt khu 24, trung đoàn 47 ngụy gắng gượng mở cuộc hành quân ''Dân quyền 40'', tung 5 tiểu đoàn bộ binh, một số đơn vị thiết giáp có pháo binh, không quân yểm trợ ra vùng tây – tây nam Ngọc Rinh Rua và tiến theo đường 18 lên giải tỏa cho Plei Kần. Cánh quân địch đỗ xuống Ngọc Rinh Rua bị Trung đoàn 66 bao vây tiến công liên tiếp ở điểm cao 782, Ngọc Rinh Rua, bị tiêu hao từng đại đội. Cùng lúc, cánh quân tiến theo đường 18 bị Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 28 chặn đánh diệt 1 đại đội. Đường 18 vẫn bị cắt đứt, Plei Kần bị vây chặt khiến cho bọn lính ở trong cứ điểm lâm vào tình trạng khốn quẫn, thiếu đạn dược, lương thực, thuốc men, nước uống buộc địch phải dùng máy bay C130 thả dù tiếp tế Mục đích tìm diệt chủ lực đối phương không thực hiện được, lai bị thiệt hại nặng, ngày 7 tháng 6 chỉ huy biệt khu 24, trung đoàn 42, trung đoàn 47 nhóm họp quyết định kết thúc cuộc hành quân ''Dân quyền 40'' và chuyển sang cuộc hành quân ''Dân quyền 41'' nhằm mở thông đường 18, giải tỏa Plei Kần.

Trước âm mưu mới của địch, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương tiếp tục vây hãm Plei Kần, đồng thời tập trung lực lượng tiêu diệt địch trên hướng đường 18 - Đắc Mót. Trong những ngày chiến đấu quyết liệt này, một tin vui lớn đã đến với quân dân Tây Nguyên và cả nước: Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam họp từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 6 năm 1969 đã tuyên bố thành lập chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch và Hội đồng Cố vấn Chính phủ do luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu. Ngay trong tháng 6 đã có 23 nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tại Tây Nguyên, ủy ban nhân dân giải phóng các cấp được thành lập khắp ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Lá cờ nửa đỏ nửa xanh ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh của Mặt trận tung bay khắp các buôn làng, các đơn vị lực lượng vũ trang, giục giã quân và dân hăng hái thi đua ''Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào'' thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Để chào mừng sự kiện lịch sử trọng đại này, Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên tổ chức mít tinh trọng thể, gửi điện lên Chính phủ cách mạng lâm thời khẳng định quyết tâm của quân và dân Tây Nguyên cùng toàn miền Nam kiên quyết đánh bại hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai; đồng thời ra lệnh cho các lực lượng vũ trang đẩy mạnh tiến công địch hơn nữa, thực hiện thắng lợi đợt ba chiến dịch Đắc Tô 2.

Trong thế trận đã chuẩn bị sẵn, từ ngày 6 đến ngày 13 tháng 6 Trung đoàn 28 đánh bại hàng chục đợt phản kích giải tỏa của nhiều đại đội địch, cắt đứt đường 18, khống chế chặt cứ điểm Plei Kần. Đặc biệt, trong một đợt chiến đấu không cân sức ngày 10 tháng 6, chiến sĩ Nguyễn Đình Lỡ thuộc Đại đội 10 Tiểu đoàn 3 cùng đồng đội xông thẳng ra mặt đường 18 giáp chiến với xe tăng, bộ binh địch đông gấp hàng chục lần. Khi đã bắn đến viên đạn cuối cùng thì một chiếc xe tăng địch chồm tới bắn xối xả về phía đồng đội. Không chút do dự, Nguyễn Đình Lỡ ôm quả mìn định hướng lao lên, dùng ngực áp chặt khối thuốc nổ vào thành xe rồi điểm hỏa và anh dũng hy sinh. Khiếp sợ trước hành động dũng cảm tuyệt vời của người chiến sĩ quân giải phóng, bọn địch còn lại hốt hỏang bỏ xe chạy dạt sang hai bên đường làm bia sống cho các cỡ súng của ta. Học tập noi theo tấm gương anh hùng của Nguyễn Đình Lỡ, nhiều chiến sĩ lần đầu ra trận cũng trỏ thành dũng sĩ. Riêng đại đội 10 đã có 50% quân số trở thành dũng sĩ diệt xe cơ giới trong chiến dịch Đắc Tô 2.

Tập trung lực lượng giải tỏa song không mấy kết quả ngày 13 tháng 6 địch đổ bộ tiểu đoàn 3 (trung đoàn 47) xuống Ngọc Bờ Biêng và tiểu đoàn 2 cùng 1 đại đội khác xuống tây Ngọc Non định bất ngờ đánh vào phía sau đội hình chiến dịch của ta. Cùng lúc, chúng đưa tiểu đoàn 2 (trung đoàn 42) lên chốt giữ Đắc Mót Lốp. Nắm chắc mọi diễn biến, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho Trung đoàn 28 tiếp tục đánh địch trên đường 18, vây hãm Plei Kần; Trung đoàn  66 vây diệt địch ở Ngọc Rinh Rua, tập trung pháo binh bắn phá vào Plei Kần, Ngọc Rinh Rua, Đắc Tô, Tân Cảnh. Từ ngày 13 đến 18 tháng 6, ta liên tục tiến công địch gây cho chúng nhiều thiệt hại. Riêng Trung đoàn 28 đánh thiệt hại nặng 2 chiến đoàn thiết giáp và tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42) diệt 206 tên, bắt 9 tên, phá hủy 34 xe quân sự (có 25 xe tăng) và chặn đánh thiệt hại nặng 1 đại đội địch, phá 1 khẩu pháo 175mm từ Plei Kần nống ra.

Ngày 21 tháng 6 cuộc hành quân ''Dân quyền 41'' bị thất bại, địch mở tiếp cuộc hành quân ''Dân quyền 42'' với lực lượng 7 tiểu đoàn bộ binh có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ. Cánh quân phía nam gồm 2 tiểu đoàn  (2, 4) của trung đoàn 42 đỗ xuống Ngọc Long Rua định đánh vào phía sau đội hình ta ở nam đường 18 đã bị Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 66) chặn đánh diệt 95 tên. Cùng lúc, mũi chính gồm hàng trăm tên có xe tăng đi cùng, máy bay pháo binh chi viện từ Đắc Mót tiến theo đường 18 cũng bị Trung đoàn 28 chặn đánh quyết liệt ở Đắc Rơ Leng diệt 202 tên và 31 xe (có 25 xe tăng). Nhưng địch đã lọt được 25 xe tăng và 10 xe vận tải chở quân vào Plei Kần. Trung đoàn 66 do dự, bỏ lỡ thời cơ diệt địch. Thấy khả năng chiến đấu của các đơn vị giảm sút do hoạt động liên tục dài ngày và mục đích chiến địch đã đạt được, ngày 27 tháng 6 Bộ tư lệnh Chiến trường chủ động kết thúc chiến dịch Đắc Tô 2.

Sau 45 ngày đêm chiến đấu, quân và dân Tây Nguyên đã đánh 659 trận lớn nhỏ diệt và đánh thiệt hại nặng 15 tiểu đoàn Mỹ, ngụy, tiêu hao 10 đại đội và chỉ huy cụm biệt kích 5, căn cứ 42 Tân Cảnh, Tân Lạc, La Sơn... loại khỏi vòng chiến  đấu 12.997 tên địch (có 5.014 tên Mỹ), bắt 168 tên; phá hủy 1151 xe quân sự (có 406 xe tăng, xe bọc thép), 74 pháo cối lớn 317 nhà, 392 lô cốt hầm ngầm, 6 dàn ra đa, 101 kho các loại, bắn rơi và phá hủy 266 máy bay, phá sập 11 cầu cống và 1409 ống dẫn dầu. Riêng hướng chính chiến dịch (tây bắc Kon Tum) ta đánh 318 trận, giết và làm bị thương 6.150 tên (có 607 tên Mỹ), phá hủy 260 xe quân sự (có 165 xe tăng, xe bọc thép), 46 pháo lớn, 26 kho tàng, bắn rơi và phá hủy 128 máy bay, thu 294 súng các loại.

Chiến dịch Đắc Tô 2 ''đã thu được thắng lợi to lớn toàn diện, vượt hẳn các chiến dịch trước đây về số lượng cũng như chất lượng... đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và những yêu cầu cơ bản của trên giao''. Chiến thắng Đắc Tô 2 đã giáng đòn phủ đầu vào chiến lược ''Việt Nam hóa chiến tranh'' của địch ở Tây Nguyên, làm thất bại một bước biện pháp chiến lược ''quét và giữ'', buộc chúng phải co về thế phòng ngự bị động. Điểm nổi bật của chiến dịch là nghệ thuật chọn hướng và khu vực tác chiến chủ yếu chính xác, tạo được thế và thời cơ đưa địch vào khu quyết chiến mà ta đã tập trung lực lượng, chuẩn bị sẵn để đánh trận then chốt tiêu diệt lực lượng chủ yếu của địch, giành thắng lợi quyết định. Về mặt chiến thuật, ta đã sử dụng thành công cách đánh mới: vận động bao vây tiến công liên tục, đánh bại chiến thuật đóng chốt trên điểm cao và thủ đoạn di tản, co cụm của quân ngụy. Đây cũng là chiến dịch ta thực hiện tốt phương châm ''lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều'', đạt hiệu suất chiến đấu cao; mở ra khả năng tổ chức những chiến dịch lớn hơn, có thể đánh qụy và tiêu diệt từng trung đoàn, đánh thiệt hại sư đoàn địch trên Chiến trường Tây Nguyên.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #46 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 11:01:08 am »

3. Vượt qua thử thách, trụ bám chiến trường, liên tục tiến công giành chiến thắng.

Do địch đánh phá rất ác liệt ngăn chặn tiếp tế từ hậu phương lớn miền Bắc vào chiến trường miền Nam, nên từ đầu năm 1969 Chiến trường Tây Nguyên đã xuất hiện những khó khăn ngày càng lớn về bảo đảm lương thực, đạn dược, thuốc men, quân trang. Cho đến mùa hè, tình hình lương thực trở nên đáng lo ngại và trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng ủy, Bộ tư lệnh và mọi cán bộ, chiến sĩ mặt trận. Số gạo còn lại của năm 1968 chuyển sang năm 1969 chưa đầy 63 tấn rưỡi. Lượng gạo dự trữ toàn B3 có lúc chỉ còn 40 tấn, lại phân tán xé lẻ ở nhiều nơi, góp lại cũng chỉ đủ nuôi quân một tuần: Trong khi đó chi viện từ miền Bắc vào bị tắc, lương thu mua từ các nguồn đều giảm sút do địch ngăn chặn phong tỏa. Mỗi chiến sĩ đi chiến đấu chỉ ăn có 4 lạng đến 4,5 lạng lương thực (kể cả sắn) một ngày, người ở phía sau chỉ ăn có 1,5 lạng. Thực phẩm cũng rất thiếu thốn, chỉ nhận được bằng 1/8 so với năm trước. Quân trang bình quân cứ 2 người chiến đấu và 8 người phục vụ mới có 1 bộ. Do không đủ lương thực, nên ngay khi tiếng súng ở vùng rừng núi Đắc Tô vừa lắng xuống, khối chủ lực Tây Nguyên không trở về hậu cứ tổng kết, ''khao quân” như mọi lần mà lật cánh về phía nam. Khi đến khu vực Cầu Lầy (Gia Lai) toàn bộ đội hình phải dừng lại để lấy sắn ăn thay cơm. Ngoài số bánh sắn mang theo, trên ba lô các chiến sĩ còn có thêm những bó lá sắn làm thức ăn dự trữ dọc đường. Trong đợt hành quân này, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 khiêng theo nhiều cuộn dây thép gai thu được của địch từ Kon Tum vào Phước Long để làm thao trường đánh công sự vững chắc. Hành quân ròng rã hơn một tháng trời với bao gian nan vất vả, nhưng không một ai tụt lại phía sau, tất cả bộ đội đều tới đích kịp thời gian chuẩn bị chiến dịch. Đến vị trí mới, cán bộ, chiến sĩ đặt ba lô là bắt tay ngay vào mở 200km đường, vận chuyển đạn gạo dưới trời mưa tuôn xối xả và bom đạn địch đánh phá suốt ngày đêm. Nhiều chiến sĩ đã hy sinh trong những ngày vô cùng gian khổ này, nhưng bộ đội không hề nao núng, giữ vững quyết tâm chiến đấu.

Địch củng hiểu rõ những khó khăn của ta, chúng càng rắp tâm đẩy mạnh cuộc ''chiến tranh bóp nghẹt''. Từ giữa năm 1968 và cả năm 1969, địch mở hàng trăm cuộc càn quét xúc tát gom dân, phá hoại sản xuất triệt nguồn sinh sống, thực hiện ''bình định cấp tốc'' vô cùng khốc liệt ở khắp Tây Nguyên1. Song song với âm mưu tách bộ đội ra khỏi dân, địch liên tục dùng máy bay, biệt kích đánh phá rất ác liệt dọc tuyến hành lang vận chuyển của ta ở phía tây. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 1969, chúng sử dụng 510 lần chiến máy bay và tung 52 toán biệt kích đánh phá tập trung vào các kho tàng của Binh trạm 4, Binh trạm Trung và Binh trạm Nam. Có trận chúng huy động một lực lượng lớn tập kích vào Viện quân y 211 nơi có gần 1.000 thương bệnh binh đang điều trị, cướp đi 7 tấn gạo, 380kg đường, đốt cháy nhiều nhà. Tàn bạo hơn, địch dùng cả chất độc CS phá hoại hầu hết các nương rẫy hòng gây ra cảnh đói khổ buộc quân và dân Tây Nguyên suy yếu mất sức chiến đấu và ''tàn lụi dần''.

Trong những ngày sóng gió, thử thách nghiêm trọng tưởng chừng như không thể vượt qua nổi, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Khu ủy, Quân khu ủy Quân khu 5 thấu hiểu những khó khăn của B3, thường xuyên gửi điện chỉ đạo, động viên, giúp đỡ Chiến trường Tây Nguyên tìm cách tháo gỡ khó khăn, quyết tâm vượt qua bước hiểm nghèo. Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường tập trung mọi trí tuệ, làm việc cả ngày đêm họp bàn với lãnh đạo chỉ huy các đơn vị, cơ quan và địa phương tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn; đồng thời động viên kêu gọi toàn thể Đảng viên, đoàn viên, cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận đoàn kết thành một khối vững chắc ''vạn người như một'' phát huy cao độ tinh thần cách mạng tiến công, truyền thống cần kiệm, tự lực khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ quyết tâm đứng vững trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên tiếp tục chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng. Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lênh2 và Khu ủy, Quân khu ủy Quân khu 5, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường tập trung chỉ đạo, tổ chức sản xuất tăng gia tự túc, kiên quyết giành 10% quân số để sản xuất chuyên nghiệp, giao cho các binh trạm bảo đảm cung cấp giống ngô, lúa... cho các đơn vị trong khu vực Để giảm bớt một  phần khó khăn trước mắt về lương thực, mùa hè năm 1969 Chiến trường Tây Nguyên đưa hầu hết thương bệnh binh nặng, Trường Quân chính, Trường văn hóa dân tộc và Trường Quân y với tổng quân số khỏang 5.000 người ra miền Bắc tiếp tục điều trị, học tập; đồng thời giải thể 5 tiểu đoàn pháo xe kéo, 2 bệnh viện cánh Bắc và Nam, giảm nhẹ khối cơ quan, phục vụ xuống tối đa. Khối chủ lực Tây Nguyên được kiện toàn lại, gồm 4 trung đoàn bộ binh (66, 28, 24, 95), 3 tiểu đoàn độc lập (631, 394, 5), 2 tiểu đoàn đặc công (20, 37), 1 trung đoàn pháo binh (40), Viện Quân y 211 và 3 cơ quan mặt trận.

Thực hiện phong trào thi đua ''Đẩy mạnh tăng gia sản xuất tự túc thực hành tiết kiệm'' do Bộ tư lệnh Chiến trường phát động, với khẩu hiệu hành động: ''Sản xuất như đánh giặc” các đơn vị, cơ quan vừa chiến đấu, công tác vừa giành từ 10% đến 15% quân số cho nhiệm vụ sản xuất. Bên cạnh những cây lượng thực chủ yếu như sắn, lúa, ngô bộ đội còn tích cực trồng nhiều khoai lang, bầu, bí, lạc, đậu, vừng; chăn nuôi trâu bò, lợn, gà; đánh bắt cá, săn bẫy thú rừng, thu lượm rau măng, mật ong, hái nấm, đào củ. Với bàn tay lao động cần cù, sáng tạo và thấm sâu ý nghĩa của lao động sản xuất bộ đội Tây Nguyên đã biến rừng hoang thành nương rẫy, bốn mùa xanh tốt lúa ngô, rau xanh nuôi quân đánh giặc Những nương rẫy từ phía tây ngày một lan rộng về phía đông sông Sa Thầy tạo thế uy hiếp địch. Vừa tranh thủ  ngày đêm sản xuất, các chiến sĩ vừa tích cực bảo vệ thành quả lao động: bắn máy bay, diệt biệt kích, chống thú rừng, sâu bệnh bảo vệ hoa màu, gia súc gia cầm, kho tàng. Nhiều tấm gương hy sinh quên mình bảo vệ sản xuất, kho tàng xuất hiện. Chiến sĩ Lê Văn Hiền không may sa vào tay giặc, bị tra tấn dã man, mổ bụng moi gan, vẫn không để lộ khu vực kho của đơn vị. Nữ du kích Y Huân dân tộc Ba Na bị địch đốt cả chân tay, vẫn nghiến răng không khai báo nơi để đạn gạo của bộ đội...

Nhằm khắc phục tình hình thiếu thuốc men tại chiến trường, với tinh thần tự lực, sáng tạo ngành quân y Tây Nguyên dã dựa vào dân, tiếp thu kinh nghiệm cổ truyền của đồng bào dịa phương tìm ra nhiều cây thuốc hay, nhiều bài thuốc quý, đưa phong trào sử dụng đồng y phát triển rộng khắp mặt trận, từ các đơn vị chủ lực đến địa phương. Xưởng X38 chế được cồn 900, sản xuất viên bổ Damin từ giun đất. Bộ phận sản xuất thủy tinh của Viện Quân y 211 do đồng chí Trần Bá Song phụ trách kỹ thuật, sản xuất được nhiều vỏ ống tiêm và dụng cụ y tế dùng cho xét nghiệm, cất giữ thuốc men. Các bệnh viện ở tuyến sau đã sản xuất tự túc được 10% thuốc chống sốt rét và kháng sinh, 30% thuốc an thần, 50% thuốc lỏng lỵ, 80% thuốc chống ghẻ lở và 100% cồn y học. Các bệnh xá tỉnh đội cũng sản xuất được nhiều loại thuốc, cao động vật, thực vật, nước giải khát từ quả dâu da, chôm chôm rừng. Riêng bệnh xá tỉnh dội Kon Tum, 6 tháng đầu năm sản xuất được hàng vạn viên bổ đẳng sâm từ cây thuốc quý sẵn có ở địa phương.

Kịp thời giới thiệu kỹ tthuật canh tác và phổ biến những kinh nghiệm lao động sản xuất, động viên bộ đội trên mặt trận quan trọng có ý nghĩa chiến lược này, Báo Quân giải phóng Tây Nguyên mở thêm chuyên mục về sản xuất. Phòng Hậu cần B3 dày công sưu tầm, biên soạn, xuất bản tập 1 'Sổ tay rau rừng'' giới thiệu 61 loại rau rừng ăn được, trong đó có hơn 50 loại có vẽ hình để bộ đội nhận dạng. Đội văn nghệ xung kích B3 và các đội tuyên truyền văn hóa của các trung đoàn 66, 28, 40, Phòng Hậu cần, Viện Quân y 211, ba binh trạm bám sát cơ sở động viên cổ vũ cho nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu, sáng tác nhiều tiết mục mới. Bài hát ''Cây sắn then công'' đã âm vang núi rừng Tây Nguyên trong những ngày này. Để phục vụ sản xuất, bên cạnh nhiệm vụ làm vũ khí, sửa chữa súng đạn, các xưởng quân giới và tổ rèn dẩy mạnh việc sản xuất nông cụ, bàn thái săn, lò sấy măng, công cụ làm bánh kẹo từ sắt thép phế liệu. Tiêu biểu trong phong trào lấy thuốc nổ, sắt thép của địch để sản xuất nông cụ, làm vũ khí là chiến sĩ công binh Đào Công Quỹ, nhiều năm dũng cảm cưa bom lấy được hàng tấn thuốc nổ và nhiều gang, thép.

Sau một năm kiên trì, bền bỉ phấn đấu gian khổ, toàn Chiến trường đã thu được 535 tấn thóc, 136 tấn ngô hạt, 11 tấn đậu lạc vừng, 18 tấn thịt, 937 tấn rau xanh và để , lại cho năm sau 13 triệu gốc sắn, 2.400 con lợn. Ngoài ra bộ đội còn khai thác được 74 tấn thịt thú rừng, 14 tấn măng khô và hàng trăm tấn rau tự nhiên các loại. Tổng khối lượng vật chất thu được từ lao động sản xuất tự túc của toàn mặt trận trong năm 1969 đạt 1.054,8 tấn, chiếm 13% tổng khối lượng vật chất của Chiến trường (7.690 tấn). Cùng với lượng vật chất tiếp nhận của trên, thu mua qua các nguồn (5.762 tấn), địa phương cung cấp (491 tấn), thành quả lao động của bộ đội vừa kịp thời giải quyết những khó khăn trước mắt vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài, không những bảo đảm cho trên 20 nghìn bộ đội chủ lực, hơn 10 nghìn bộ đội địa phương... mà còn cung cấp gần 500 tấn vật chất cho 61.500 lượt bộ đội, cán bộ qua lại hành lang phía tây Tây Nguyên.




-------------------------------------------------------------------
1. Hai tháng 1, 2 năm 1969, địch mở 147 cuộc càn quét với binh lực từ 1 đại đội đến 1 tiểu đoàn; trọng tâm là vùng Đắc Đoa (k3), Lệ Ngọc (k5) Gia Lai; vùng Kla (H6), Buôn Hồ (H4), Phước An (H8), Quảng Nhiêu (H5) Đắc Lắc. Mỗi cuộc càn chúng đều ập đến bất ngờ bắt hết dân đi cướp phá mọi của cải, chà nát hoa màu, ra sức tuyên truyền chia rẽ đồng bào các dân tộc với cách mạng.
2. Ngày 25.5.1969 Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị: Lực lượng vũ trang Tây Nguyên ''phải làm cả ba nhiệm vụ: chiến đấu và chủ yếu), tăng gia sản xuất và làm công tác cơ sở''.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 11:05:03 am »

*

Sau một thời gian củng cố và tổ chức chỉnh huấn chính trị làm cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc vị trí chiến lược của Chiến trường Tây Nguyên, phát huy truyền thống kiên cường bất khuất, ra sức khắc phục khó khăn gian khổ, tự lực tự cường, quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. Từ ngày 11 tháng 8 đến ngày 11 tháng 9 năm 1969 quân và dân Tây Nguyên bước và đợt tiến công mùa thu nhằm tiêu hao tiêu diệt địch rộng khắp, tạo điều kiện chuẩn bị cho chiến tích Bu Prăng - Đức Lập. Lực lượng tham gia đợt hoạt động này gồm 5 tiểu đoàn chủ lực (5, 631, 394, 2/95, 5/24) và ba tỉnh đội Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc.

Mở đầu đợt hoạt động, ta đồng loạt tiến công hàng chục vị trí địch ở khắp Tây Nguyên. Tại Đắc Lắc, ta đánh vào 30 mục tiêu ở thị xã Buôn Ma Thuột, Cheo Reo... nổi bật là các trận: pháo kích của Tiểu đoàn 394 vào sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy, tập kích của Tiểu đoàn 401 vào sở chỉ huy trung đoàn 45, tập kích của Tiểu đoàn 301 diệt đại đội bảo an ở dinh điền Tư Cung. Ở Gia Lai, ta diệt căn cứ Mỹ ở Cơ Ty Prông và tập kích nhiều vị trí địch ở khu vực Plei ku. Hướng Kon Tum ta đánh nhiều trận nhỏ. Trong một tháng tiến công, các lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.000 tên địch, phá hủy hàng chục xe quân sự, bắn rơi hơn 10 máy bay buộc địch phải co lại giữ căn cứ, đô thị tạo điều kiện cho ta chuẩn bị chiến dịch ở phía tây Đắc Lắc và tăng gia sản xuất. Với thành tích lập được trong đợt hoạt động mùa thu, ngày 28 tháng 8 các lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã được Bộ Tổng tư lệnh gửi điện khen ngợi.

Đầu tháng 9 năm 1969, giữa lúc Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi dua và Dũng sĩ của các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Tây Nguyên lần thứ ba chuẩn bị khai mạc và bộ đội đang hối hả chuẩn bị cho chiến dịch mới thì một tin đau đớn đã đến: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới từ trần1. Bác đã để lại bản Di chúc lịch sử. Đáp lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, với tình cảm tiếc thương biết ơn vô hạn, ngày 6 tháng 9 Đảng ủy và Bộ tu lệnh Chiến trường Tây Nguyên tổ chức trọng thể lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo dọc tóm tắt tiểu sử ôn lại công ơn trời biển của Người Và điếu văn viếng Bác; thay mặt toàn thể cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên, Đảng ủy Chiến trường gửi điện lên Ban Chấp hành Trung ương Đảng bày tỏ lòng xúc động tiếc thương vô hạn và ân hận vì chưa hoàn thành triệt để nhiệm vụ quét sạch quân thù để đón Bác vào thăm Tây Nguyên thực hiện ước mơ thiêng liêng suốt bao năm của quân và dân trên chiến trường. Đồng thời biểu thị lòng tin tưởng, đoàn kết chặt chẽ xung quanh Ban Chấp hành Trung ương, ra sức học tập tư tưởng, đạo đức tác phong của Bác, chấp hành nghiêm mọi chỉ thị mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, kiên quyết khắc phục khó khăn, đạp bằng mọi trở ngại “Đoàn kết, chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi'' hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, cùng cả nước đưa lá cờ bách chiến bách thắng của Người đến đích cuối cùng.

 Sau tuần để tang Bác, Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ lần thứ ba được tiến hành. Trong lễ khai mạc, toàn thể Đại hội kính cẩn mặc niệm trước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại hội làm việc trong 6 ngày. Sau bản báo cáo của đồng Chí Tư lệnh Chiến trường, có 29 bản báo cáo điển hình của tập thể và cá nhân được trình bày. Tiêu biểu cho phong trào thi đua có 5 đơn vị lập thành tích xuất sắc được tặng cờ danh dự, 15 đơn vị dược tuyên dương là ngọn cờ đầu trên các lĩnh vực  công tác, hàng chục đơn vị và cá nhân được tặng Huân chương Quân công và Huân chương Chiến công các hạng. Đại hội đã thông qua điện gửi lên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam, Khu ủy, Quân khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 5, Quân khu Tây Bắc, Quân khu Việt Bắc kết nghĩa hứa lập thành tích xuất sắc đóng góp tích cực nhất cùng quân dân cả nước đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào thực hiện kỳ được Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ. Đại hội cũng gửi thư kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Tây Nguyên thi đua giết giặc lập công, giành thắng lợi to lớn, toàn diện trong Đông xuân 1969-1970.

Tháng 9 năm 1969, sau khi trực tiếp nghe các đồng chí Giáp Văn Cương, Đoàn Khuê và Trần Thế Môn báo cáo tình hình, chủ trương và dự kiến sơ bộ phương hướng hoạt động mùa khô 1969-1970 của Chiến trường Khu 5 và Tây Nguyên, Thường trực Quân ủy Trung ương kết luận: “Chiến trường Tây Nguyên vẫn giữ một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Trước mắt và sau này dù khó khăn về tiếp tế hậu cần, ta vẫn quyết tâm khắc phục bằng mọi biện pháp tích cực nhất để duy trì bộ đội ta ở đó với số lượng nhất định bám đánh địch làm chủ vững chắc địa bàn này'', và xác định:' ''Chiến trường Tây Nguyên có ba nhiệm vụ chính là: chiến đấu, sản xuất, xây dựng và bảo đảm hành lang vận chuyển tiếp tế cho Nam Bộ... Ba nhiệm vụ trên đều có ý nghĩa chiến lược''.

Thực hiện chủ trương, ý định của Thường trực Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh và Khu ủy, Quân khu ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5, sau khi hoàn thành ''Chiến dịch đánh phá giao thông ba thứ quân'' và ''chiến dịch săn máy bay'', Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên mở chiến dịch Bu Prăng - Đức Lập nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, thu hút giam chân quân địch ở Tây Nguyên, giữ dân mở rộng vùng giải phóng, rèn luyện và  nâng cao trình độ tác chiến của ba thứ quân, phối hợp chiến trường toàn miền Nam. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: hai trung đoàn bộ binh (66, 28), Trung đoàn pháo binh 40, hai tiểu đoàn đặc công (20, 37) tác chiến trên hướng chính; Tiểu đoàn bộ binh 394 và lực lượng tỉnh đội Đắc Lắc đánh phá các mục tiêu ở khu vực thị xã Buôn Ma Thuột; hai trung đoàn (95, 24) cùng lực lượng vũ trang Gia Lai, Kon Tum tiến công địch trên các hướng phối hợp.

Để phân tán nghi binh lừa địch, từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 10 ta đồng loạt nổ súng tiến công. Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 24 và địa phương Kon Tum tiến công Tu Mơ Rông, Plei Kần - đường 18, Đắc Pét, Măng Bút, thị xã Kon Tum, pháo kích căn cứ 42 Tân Cảnh sân bay Đắc Tô. Trung đoàn 95 và tỉnh đội Gia Lai đánh giao thông đường 19, căn cứ Tân Lạc và nhiều mục tiêu khác trong thị xã Plei ku: Những trận đánh ở Kon Tum, Gia Lai diệt nhiều sinh lực địch, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh, làm rối loạn thế trận của địch, tạo điều kiện cho hướng chính của chiến dịch hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, nổ ,súng đúng kế hoạch.

 Rạng sáng ngày 29 tháng 10 năm 1969, Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 thực hành vây ép đánh lấn cứ điểm Ka Te trên điểm cao 936, chính thức mở màn chiến dịch Bu Prăng - Đức Lập. Đây là một căn cứ hỗn hợp bộ - pháo có vị trí quan trọng hàng đầu trong tuyến phòng thủ liên  hoàn phía tây nam Đắc Lắc, dọc biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia kéo dài suốt từ Bu Prăng đến Đức Lập. Ka Te cách biên giới 4km, cách đồn Bu Prăng 9km (về phía đông nam), có hình bầu dục diện tích 6.000m2 được địch xây dựng từ ngày 21 tháng 9 năm 1969 nhằm đối phó với cuộc tiến công của ta vào tháng 11 (theo tin chúng nắm được). Sau 37 ngày, địch đã hoàn chỉnh hệ thống công sự trận địa, vật cản khá vững chắc, gồm 92 hầm, công sự chiến đấu, nhiều nhà tôn nửa nổi nửa chìm, bao quanh có hàng rào thép gai bùng nhùng và bãi mìn chống bộ binh. Riêng khu trung tâm chỉ huy, thông tin, trận địa pháo và sân bay trực thăng có 2 hàng rào bảo vệ. Khi ta tiến công, lực lượng địch ở Ka Te có 1 đại đội pháo binh Mỹ (5 khẩu 105, 155mm), 2 đại đội ngụy thuộc cụm biệt kích số 5 (B13) với quân số 300 tên. Ngoài ra còn có 1 đại đội biệt kích cơ động ứng chiến bảo vệ vòng ngoài. Do Ka Te có vị trí rất quan trọng, nên bị tiến công, địch đưa quân ứng cứu giải tỏa ngay.

Ngày đầu vây lấn Ka Te, hỏa lực của ta đã đánh trúng trận địa pháo, nhà kho, nhà lính, diệt nhiều hỏa điểm và sinh lực buộc quân địch phải chui xuống hầm hào. Đại đội cơ động vòng ngoài của chúng nống ra bị Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 chặn đánh diệt 25 tên phải tháo chạy vào căn cứ. Địch huy động 18 lần chiếc máy bay đến bắn phá xung quanh Ka Te, bị Đại đội phòng không 49 (Trung đoàn 40) đánh trả quyết liệt, bắn cháy 1 chiếc. Rút kinh nghiệm, ngày hôm sau (30.10) các trận địa vây lấn của ta áp sát cách mục tiêu từ 40m đến 100m.Với cách đánh vây ép sát này, Tiểu đoàn 8 đã bắn sập 19 lô cốt, ụ súng, phá hủy 1 khẩu đại bác, diệt 40 tên, bắn rơi 6 máy bay trực thăng. Sân bay bị khống chế, nguồn nước bị cắt triệt, địch trong cứ điểm lâm vào tình trạng khốn quẫn. Để cứu nguy cho Ka Te, bọn chỉ huy B13 địch đưa tiểu đoàn biệt kích ứng chiến số 1 đến giải tỏa, nhưng Tiểu đoàn 7 chặn đánh phải tháo chạy. Ngày 31 tháng 10 và ngày 1 tháng 1 các chiến hào vây lấn của ta tiến sâu vào trong hàng rào xiết chặt thêm vòng vây, hỏa lực các cỡ của ta bắn tỉa chính xác diệt nhiều mục tiêu. Cuối ngày vây lấn thứ 3 có 50% ụ súng, lô cốt, công sự chiến đấu bị phá hủy và hai phần ba quân địch ở Ka Te bị thương vong. Lợi dụng đêm tối, quân địch rút chạy ra hướng đông bắc nhưng các chiến sĩ Đại đội 49 kịp thời phát hiện, hạ nòng súng 12,7mm bắn quét trên mặt đất diệt 30 tên, số còn lại chạy ngược trở lại cứ điểm. Hai tiểu đoàn biệt kích ứng chiến (số 1 và 5) đi giải tỏa, khi đến đồn điền chè Bu Prăng bị Tiểu đoàn 7 chặn đánh phải tháo lui. Thời cơ tiêu diệt Ka Te đã đến. Lúc 4 giờ 30 phút ngày 2 tháng 11 Tiểu đoàn 8 đồng loạt xung phong đánh chiếm những mục tiêu còn lại và làm chủ cứ điểm này sau một giờ tiến công.

Cứ điểm Ka Te bị diệt, 190 tên địch bị loại khỏi  vòng chiến đấu, 8 tên bị bắt, 14 máy bay bị bắn rơi, 62 súng bị tịch thu (trong đó có 2 pháo 155mm, 6 pháo 105mm còn nguyên vẹn) và hàng nghìn viên đạn, đã làm rung chuyển tuyến phòng thủ Bu Prăng - Đức Lập. Bọn địch ở các vị trí Bu Lon, Du Viên Via... hốt hỏang tháo chạy. Đặc biệt, thành công của việc vận dụng chiến thuật vây ép tiến lên diệt điểm không những củng cố lòng tin cho cán bộ, chiến sĩ về cách đánh địch trong công sự vững chắc bằng các thủ đoạn ''vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt'' - một yêu cầu mới đặt ra cho Chiến trường Tây Nguyên trong quá trình phát triển cuộc chiến tranh giải phóng mà còn làm cho quân địch khiếp sợ. Chúng đã phải thú nhận: ''Chiến thuật bao vây áp sát của Cộng sản Bắc Việt triển khai và áp dụng lần đầu tiên vào năm 1969 tại Cao nguyên Trung phần đã làm cho quân lực Việt Nam cộng hòa và đồng minh căng thẳng về thần kinh, ứng chiến bị động, buộc phải rời bỏ căn cứ''.

Mất Ka Te, địch huy động một lực lượng lớn đối phó, vội vã đổ tiểu đoàn 22 biệt động quân xuống bắc Đắc Song, tung trung đoàn 53 vào trận, đưa một liên đoàn hỗn hợp thuộc sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ đến Buôn Ma Thuột. Lực lượng phản kích của địch đã bị Trung đoàn 28 chặn đánh quyết liệt ở ngã ba Đắc Song, diệt gọn 3 đại đội, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội và 1 chi đội thiết giáp, bắn rơi nhiều máy bay. Chỉ tính riêng Tiểu đoàn 3 đã diệt và bắt hơn 300 tên. Cùng thời gian này, Trung đoàn 66 đánh tiểu đoàn biệt kích địch ở tây Bu Prăng, điểm cao 882, sau đó phát triển sang điểm cao 883. Nổi bật là trận đánh của Đại đội 2 Tiểu đoàn 7 do đại đội trưởng Nguyễn Đình Kiếp chỉ huy, trong một ngày diệt 220 tên địch, chiếm 120 công sự buộc tiểu đoàn biệt kích số 5 phải tháo chạy. Lực lượng pháo binh ta pháo kích Đắc Sắc, Bu Prăng; Tiểu đoàn đặc công 20 đánh chiếm quận lỵ Đức Lập... các hướng phối hợp hoạt động mạnh.

Từ, ngày 11 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12, địch huy động 8 tiểu đoàn của sư đoàn 23, 4 tiểu đoàn biệt kích, 6 đại đội lực lượng đặc biệt, 3 chi đoàn thiết giáp, 5 đại đội pháo, 3 đại đội trinh sát và 1 đại đội công binh Mỹ, tổ chức thành 3 chiến đoàn (53, 220 và hỗn hợp) liên tục phản kích giải tỏa. Trên hướng Bu Prăng, Trung đoàn 66 và các đơn vị binh chủng liên tục tiến công bao vây tập kích địch 5 ngày liền (13-17.11), diệt gần hết chiến đoàn 220. Tiếp đó, từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 11, Trung đoàn 66, Tiểu đoàn 37 và Đại đội 60 đặc công đánh thiệt hại nặng chiến đoàn 53 buộc chúng phải co về phòng thủ phía nam Bu Prăng. Cùng lúc hỏa lực ta tập trung đánh vào sở chỉ huy chiến đoàn 53 và căn cứ Bu Prăng, gây cho địch nhiều thiệt hại. Trận đánh then chốt quyết định diệt chiến đoàn 53 đã tạo điều kiện để kết thúc chiến dịch. Ở hướng Đức Lập - Đắc Song, Trung đoàn 28 vây ép điểm cao 804 tiêu hao một số địch, nhưng vây không chặt, đánh giải tỏa chưa tốt bỏ lỡ thời cơ khi địch thay quân.

Trên các hướng phối hợp, ta đánh hàng chục trận. Nổi bật là các trận đánh cắt giao thông đường 14 ở phía bắc Plei ku của Trung đoàn 24, đánh giao thông đường 19 của Trung đoàn 95 và hoạt động của lực lượng địa phương Đắc Lắc, Quảng Đức. Đặc biệt ngày 6 tháng 12, ta bắn rơi chiếc trực thăng ở tây nam Tu Mơ Rông, diệt tên đại tá Nguyễn Bá liên, tư lệnh biệt khu 24, 1 đại tá cố vấn Mỹ và nhiều sĩ quan khác. Tranh thủ thời cơ quân địch bị thu hút, kìm chân, tiêu diệt ở Bu Prăng - Đức Lập, lực lượng vũ trang địa phương và nhiều nơi ở Đắc Lắc, Gia Lai đẩy mạnh tiến công phá âm mưu ''bình định cấp tốc'', giành quyền làm chủ ỏ hàng chục làng với hơn 7.000 dân.

Ngày 5 tháng 12 chiến dịch Bu Prăng - Đức Lập kết thúc thắng lợi, 9.202 tên địch (có 2.053 tên Mỹ) bị loại khỏi vòng chiến đấu, 82 tên bị bắt; 618 xe quân sự (có 250 xe tăng, xe bọc thép), 48 pháo cối lớn, 212 lô cốt, 65 kho tàng, 368 nhà lính, 9 cầu cống, 1.407 ống dẫn dầu bị phá hủy; 163 máy bay bị bắn rơi và phá hỏng, 355 khẩu súng và 31 vô tuyến điện bị tịch thu. Với chiến công xuất sắc này, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Tây Nguyên đã được Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì, được Thường vụ Khu ủy Khu 5 điện khen ngợi. Chiến thắng Bu Prăng - Đức Lập đã kết thúc một năm đầy khó khăn thử thách nhưng cũng rực rỡ chiến công của quân và dân Tây Nguyên.




-----------------------------------------------------------------
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần lúc 9 giờ 47 phút ngày 2.9.1969.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #48 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 11:07:46 am »

*

Đầu năm 1970, Mỹ, ngụy tiếp tục đẩy mạnh ''quét và giữ'', đề ra kế hoạch ''Bình định phát triển'' đưa cuộc chiến tranh giành dân lên quy mô chưa từng có, với những thủ đoạn tàn khốc quyết liệt, ráo riết thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh'' khắp miền Nam. Ngày 18 tháng 3 năm 1970, Mỹ thủ mưu, tổ chức đảo chính lật đổ chính phủ hợp pháp, hợp hiến của Xăm-đéc Quốc trưởng Nô-rô-đôm Xi-ha-núc, trắng trợn cho quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn xâm lược Cam-pu-chia hòng xóa bỏ ''đất thánh'' của Việt cộng; đồng thời đẩy mạnh ''chiến tranh đặc biệt'' ở Lào. Là khu vực tiếp giáp giữa ba nước Đông Dương, có quan hệ hữu cơ với vùng Đông  Bắc Cam-pu-chia và vùng Hạ Lào, Tây Nguyên chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp của các sự kiện xảy ra ở hai nước bạn. Đồng thời  đây cũng là nơi địch tập trung một lực lượng lớn ráo riết đánh phá. Tuy bị thất bại nặng nề trong năm 19691, nhưng vào năm 1970, địch ở Tây Nguyên vẫn còn 65.757 tên (có 10.000 quân Mỹ), 242 xe tăng xe .bọc thép, 236 khẩu pháo cối lớn và 383 máy bay các loại. Ỷ vào quân đông, lắm xe, nhiều súng, lại được pháo binh không quân Mỹ chi viện mạnh, quân khu 2-quân đoàn 2 ngụy liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét đánh phá cơ sở, đường vận chuyển chiến lược, các kho tàng bến bãi, hậu cứ của ta, hòng đẩy chủ lực B3 ra vòng ngoài.

Về phía ta, bước sang năm 1970 tuy còn không ít khó khăn nhưng thế và lực của Chiến trường Tây Nguyên đã có bước phát triển mới. Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng:  ''kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tiếp tục phát triển chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ''; hạ tuần tháng 2 năm 1970 Đảng ủy, Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên quyết định mở chiến dịch Đắc Siêng, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch, đẩy mạnh phong trào phá ấp giành dân, rèn luyện và nâng cao sức chiến dấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân, tích cực phối hợp chiến trường toàn miền Nam. Hướng chủ yếu của chiến dịch là vùng Đắc Siêng, Đắc Tô - Tân Cảnh, Plei Kần do các trung đoàn 66, 28 (thiếu), 40 và hai tiểu đoàn đặc công (20, 37) đảm nhiệm. Các hướng phối hợp ở đông bắc Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc do các đơn vị chủ lực tại chỗ và lực lượng địa phương tiến hành. Để trực tiếp kịp thời chỉ huy lực lượng tác chiến trên hướng chủ yếu, đầu tháng 2 năm 1970 Bộ tư lệnh tiền phương chiến dịch Đắc Siêng được thành lập, gồm các đồng chí: Vương Tuấn Kiệt- Tư lệnh, Đặng Vũ Hiệp - Chính ủy, Nguyễn Đức Giá -tham mưu trưởng, Lã Ngọc Châu - chủ nhiệm chính trị, Phan Hoan - tham mưu phó, Đặng Văn Khóat - chủ nhiệm hậu cần, Lưu Quý Ngữ - chính ủy hậu cần. Ngay sau Tết Nguyên đán, Bộ tư lệnh tiền phương và cơ quan chiến dịch đã lên đường ra phía trước.

Để chiến dịch Đắc Siêng giành thắng lợi, ta đã có một thời gian khá dài để chuẩn bị và củng cố lực lượng. Ngay sau chiến dịch Bu Prăng - Đức Lập, khối chủ lực cơ động của Chiến trường lật cánh lên phía bắc Tây Nguyên, từng bước triển khai nhiệm vụ mới. Trong tháng 1 và 2 cán bộ từ cấp trung đội trở lên được tập huấn, bộ đội huấn luyện  25 ngày, tập trung vào hai hình thức chiến thuật: bao vây đánh lấn và tập kích theo kiểu đặc công, ôn luyện nâng cao kỹ thuật sử dụng binh khí, chú trọng bồi dưỡng xạ thủ. Việc phát triển ''lớp Đảng viên, đoàn viên năm 1970” được tổ chức đã ''tăng cường. thêm thành phần ưu tú mới vào Đảng, vào Đoàn'', ''tăng cường chất lượng và nâng cao sức chiến đấu của Đảng, phát huy vai trò xung kích của chi đoàn, động viên quần chúng tham gia xây dựng Đảng''. Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ toàn chiến trường vừa hoàn thành đợt học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm chiến đấu rất cao. Không khí thi đua ''Thực hiện lời Bác, biến thành cao trào hành động cách mạng, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào'', ''Dũng mãnh tiến công, đền ơn Đảng, Bác'' tràn ngập trong các đơn vị. Riêng công tác bảo đảm đạn, gạo cho chiến dịch được chuẩn bị từ rất sớm. Đầu tháng 1 năm 1970, hai tiểu đoàn vận tải bộ 5 và 7, hai đội điều trị 3 và 4 cùng một lực lượng của ba trung đoàn 66, 28, 40 đã bước vào vận chuyển cho chiến dịch. Lần này, việc vận chuyển được tổ chức theo phương pháp mới. Ở tuyến ngoài, ta tích lũy dần, nhịp độ bình thường không gây nên hiện tượng đột xuất. Còn ở tuyến trong, lực lượng gùi thồ không vào trước mà bám sát phía sau đội hình hành quân của bộ đội. Hướng Trung đoàn 28 do Tiểu đoàn vận tải 5 và Đội điều trị 3 bảo đảm, hướng Trung đoàn 66 do Tiểu đoàn vận tải 2 và Đội điều trị 4 phụ trách. Với cách tổ chức mới này, vừa giữ được bí mật, vừa bảo đảm kịp thời, đầy đủ cho các đơn vị bước vào chiến đấu Trước khi chiến tích mở màn, đã có 320 tấn gạo, 141 tấn đạn, 20 tấn thực phẩm và 5 tấn vật chất khác được vận chuyển đến vị trí quy định trên hướng chủ yếu và 332 tấn vật chất cho các hướng khác.

Chiến dịch tiến công Đắc Siêng được tiến hành theo cách vây điểm diệt viện. Mục tiêu ta chọn để vây ép là trại biệt kích Đắc Siêng. Đây là một cứ điểm nằm sâu trong vùng rừng núi huyện 40 tỉnh Kon Tum, cách thị trấn Tân Cảnh 30km về phía bắc, phía tây 10km là biên giới Việt - Lào, phía đông 3km là sông Pô Kô. Căn cử Đắc Siêng có diện tích khỏang 3.000m2, nằm gọn trong một thung lũng hẹp tương đối bằng phẳng, cạnh đường 14, xung quanh từ 500m trở ra có nhiều điểm cao, mỏm núi có giá trị chiến thuật như 668, 702, 768, 1043... đặc biệt hai điểm cao 923 và 925 của núi Éc có thể khống chế cứ điểm. Do nằm sâu trong vùng căn cứ của ta, lại bị đánh hai lần (năm 1968) nên địch xây dựng Đắc Siêng thành một căn cứ kiên cố với hệ thống lô cút hầm ngầm tháp canh tường hộp; vây quanh có 7 lớp do kẽm gai được cài màn dày đặc, giữa có hào rộng cắm chông. Các khu Mỹ, sở chỉ huy, trận địa cối đều có hàng rào phân  khu. Ở phía bắc có sân bay, máy bay C130 có thể lên xuống được. Chiếm giữ Đắc Siêng là 3 đại đội biệt kích (424 tên) do các cố vấn ''mũ nồi xanh'' Mỹ trực tiếp chỉ huy, huấn luyện và 1 trung đội thám báo, 1 trung đội chiến tranh tâm lý. Vũ khí trang bị có 2 khẩu đại bác 105mm, 3 cối 81mm, 2 cối 106,7mm, 2 ĐKZ 75 và nhiều vũ khí bộ binh. Mặc dù Đắc Siêng chỉ là một đồn nhỏ, cô lập giá trị về chiến thuật chiến dịch không lớn lắm, nhưng đây là nơi chứng minh cho sự ''đúng đắn'' của ''Việt Nam hóa chiến tranh'' và vai trò của quân ngụy ở Tây Nguyên. Vì thế, khi cứ điểm này bị tiến công, địch sẽ cố sức giữ và đưa lực lượng lên cứu viện.

Thực hiện kế hoạch chiến đấu, mờ sáng ngày 1 tháng 4 năm 1970 rừng núi Đắc Siêng bất thần rung lên trong tiếng nổ xé trời của các loại hỏa lực của Trung đoàn 28 cùng một lúc bắn vào cứ điểm. Chiến dịch Đắc Siêng chính thức mở màn. Ngay từ phút đầu, cối 120mm bắn trúng khu trung tâm, ĐKZ diệt nhiều lô cốt mục tiêu  ở khu vực đầu cầu và sân bay. Cùng lúc bộ binh áp sát hàng rào, dùng B40, B41, 12,7mm, đại liên ghìm đầu quân địch ở bên trong nhanh chóng phát triển chiến hào vây lấn xiết chặt quanh đồn. Quân địch hoàn toàn bị bất ngờ. Sau đòn phủ đầu chóang váng, chúng phản ứng quyết liệt, tập trung đại liên, súng cối, ĐKZ bịt cửa mở, đồng thời cho hàng chục lần chiến máy bay có cả B52 đánh phá dữ dội, ném bom bi, bom phá, bom na pan xuống các trận địa vây lấn của ta. Để cứu nguy cho Đắc Siêng, từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 4, biệt khu 24 đổ bộ 2 đại đội biệt kích xuống bắc và nam đồn và 3 tiểu đoàn (22, 23 biệt động quân, 4142) xuống Pô Kô Hạ. Đến ngày 7 tháng 4, địch đã huy động tới 50% lực lượng dự trữ cơ động ngụy ở Tây Nguyên, gồm 7 tiểu đoàn bộ binh, 4 chi đoàn thiết giáp và một lực lượng đáng kể pháo binh, không quân mở cuộc hành quân ''Tất thắng 17'' dể chi viện cho Đắc Siêng.

Ngay trong những ngày đầu chiến dịch, chiến sự ở Đắc Siêng diễn ra rất ác liệt. Dưới mưa bom bão đạn, bộ đội vẫn dũng cảm kiên quyết bám trụ, vừa đánh địch trong đồn phản kích vừa chặn đánh viện binh phía sau lưng. Các xạ thủ trung liên Tiểu đoàn  mang theo khí phách Vương Tử Hoàng vô cùng quả cảm, có khẩu đội chỉ còn một, hai người sau trận bom thù vẫn tiếp tục giá súng trên mặt đất trống trải kịp thời bắn quét hạ gục từng toán địch. Ở các trận địa súng cối, bộ đội có sáng kiến xẻ rãnh dẫn khói, dùng mũ tai bèo bịt nòng súng mỗi khi có máy bay trinh sát địch bay qua, hoặc dùng dây cao su nịt nòng súng để giảm tiếng vang làm bọn địch khó phát hiện vị trí trận địa. Lực lượng súng máy phòng không dựng lên lưới lửa tầm thấp thiêu cháy nhiều máy bay địch, khiến cho chúng tung cả hỏa mù mà hàng hóa thả xuống từ máy bay vẫn rơi phần lớn ra ngoài cứ điểm. Chính tướng Lữ Lan tư lệnh quân khu 2, quân đoàn 2 ngụy thú nhận: “ Hỏa lực của địch (tức quân giải phóng) khá mạnh nên đã ngăn trở việc vận chuyển bằng máy bay''.

Sau 6 ngày đêm vây lấn Đắc Siêng, Trung đoàn 28 và hỏa lực tăng cường giết và làm bị thương 240 tên địch (có 20 cố vấn Mỹ), phá hủy hơn 50% công sự, nhà. cửa, làm cháy nổ nhiều kho tàng đạn dược, phá hỏng 2 khẩu đại bác 105mm, 2 khẩu cối 106,7mm, 1 khẩu ĐKZ, bắn rơi 10 máy bay... buộc địch phải đưa quân lên ứng cứu giải tỏa đúng như dự kiến của ta. Xét thấy vây điểm đã kéo dược một lực lượng lớn quân địch vào khu quyết chiến và lực lượng vây lấn của ta không còn đủ sức đánh chiếm Đắc Siêng, ngày 6 tháng 4 Bộ tư lệnh tiền phương chiến thách ra lệnh cho Trung đoàn 28 rút lực lượng vây lấn trên hướng bắc - tây bắc ra để tập trung đánh quân ứng cứu, chỉ để lại một bộ phận chốt giữ núi Éc và khống chế sân bay. Cũng trong thời gian này, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 28 bám đánh địch đổ bộ ở khu vực Đắc Sang, núi Éc. Nhưng do cách đánh không phù hợp trước đối tượng địch liên tục luồn lách di chuyển nên tiểu đoàn chỉ thu được kết quả hạn chế.

Trong khi Trung đoàn 28 đánh mạnh ở Đắc Siêng, phía nam Trung đoàn 66 do trung đoàn trưởng Hộ Đệ và chỉnh ủy Lê Ngọc Tuệ chỉ huy, bí mật ém quân kiên trì chờ đợi và kịp thời nổ súng tiêu diệt viện binh địch. Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 4, trung đoàn liên tục chặn đánh tiểu đoàn 1 biệt kích ứng chiến), tiểu đoàn 2 (trung đoàn 42), tiểu đoàn 23 biệt động quân, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch. Nổi bật là trận đánh tiểu đoàn 23 ở điểm cao 763, diệt hầu hết tiểu đoàn này, trong đó có tên tiểu đoàn trưởng và 3 cố vấn Mỹ. Khi tiểu đoàn 22 biệt động quân từ Đắc Còn vượt qua điểm cao 629 tiến vào điểm cao 763 ứng cứu đồng bọn, lập tức bị Tiểu đoàn 7 chặn đánh thiệt hại nặng. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đánh địch phía trước, Đại đội 60 đặc công tập kích sở chỉ huy liên đoàn 2 biệt động quân diệt 90 tên; Đại đội 20 tập kích trận địa pháo ở Pô Kô Hạ, phá hủy 3 khẩu đại bác, diệt 50 tên. Ngày 7 tháng 4, địch tung tiếp tiểu đoàn 11 biệt động quân vào thay tiểu đoàn 22. Nhưng chúng vừa đến điểm cao 763 đã bị Tiểu đoàn 9 chặn đánh diệt 30 tên. Sau 9 ngày chiến đấu, Trung đoàn 66 đã diệt 973 tên, bắt 7 tên làm thất bại hoàn toàn âm mưu giải tỏa Đắc Siêng từ hướng nam của địch.

Phối hợp với hướng chính, các đơn vị đặc công pháo binh chiến dịch tập kích vào sở chỉ huy hành quân của địch ở Đắc Tô, kiềm chế trận địa pháo lớn của chúng ở Plei Kần, Pô Kô Hạ rất hiệu quả. Trên hướng Gia Lai,  Đắc Lắc chủ lực tại chỗ và lực lượng vũ trang địa phương giáng những đòn đau vào bọn Mỹ, ngụy ở sân bay Tân Tạo, Cù Hanh, Aréa, hậu cứ liên đoàn 2 biệt động quân và trung đoàn 47 gây cho chứng nhiều thiệt hại.





------------------------------------------------------------------
1. Năm 1969, quân địch ở Tây Nguyên bị loại khỏi vòng chiến đấu 47.747 tên (có 17.858 tên Mỹ), 475 tên bị bắt; 3.606 xe quân sự, 83 pháo cối lớn và 808 máy bay bị phá hủy, phá hỏng và bắn rơi; 1.343 khẩu súng và 144 vô tuyến điện bị tịch thu.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #49 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 11:11:08 am »

*

Cuộc hành quân ''Tất thắng 17'' bị thảm bại. Để che giấu sự thật, ngày 12 tháng 4 địch tuyên bố giải thể cuộc hành quân này và mở tiếp cuộc hành quân ''Tất thắng 18''. Mặc dù đã cố bưng bít, nhưng những tin xấu từ Đắc Siêng vẫn rò rỉ làm cho 600 lính người Thượng ở Plei Ku phản chiến, không chịu lên ô tô đi ứng cứu động bọn, buộc chỉ huy địch phải tung trung đoàn 42 chủ lực vào tham chiến. Bị cấm trại nghiêm ngặt nhưng bọn lính vẫn tìm mọi cách đào ngũ. Chỉ riêng tiểu đoàn 3 chủ công có cố vấn Mỹ đi kèm cũng có tới 30 tên trốn trại, viên thiếu tá tiểu đoàn trưởng chống lệnh hành quân bị phạt tù.

Sau khi đổ bộ tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42) và tiểu đoàn biệt kích số 4 xuống tây bắc Đắc Siêng 2km nhằm chuẩn bị bàn đạp tiến lên núi Éc. Trong 2 ngày (14 và 15 tháng 4), địch dùng 111 lần chiếc máy bay bắn phá núi Éc nhỏ hẹp rồi thực hành đổ bộ tiểu đoàn 3 (trung đoàn 42) xuống ngọn núi này. Âm mưu của chúng là chiếm ngọn núi có giá trị khống chế rộng ở bắc Đắc Siêng làm bàn đạp, phối hợp với bọn trong đồn phản kích đẩy ta ra khỏi thung lũng. Vì vậy chiến  sự ở Đắc Siêng ngày càng trở nên quyết liệt và lan rộng. Trên hướng tây bắc, tiểu đoàn  địch vừa đặt chân xuống đất đã bị Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 28 bám đánh, phai co cụm lại ở điểm cao 629. Ở phía bắc, tiểu đoàn 3 địch cũng bị các chiến sĩ chốt giữ núi Éc chặn đánh ngay từ đầu.

Tình huống chiến dịch đã xuất hiện. Bộ tư lệnh  tiền phương chiến dịch quyết định tập trung lực lượng lên phía bắc Đắc Siêng tiêu diệt tiểu đoàn 1, ngăn chặn tiểu đoàn 3 sau đó chuyển sang tiêu diệt nốt tiểu đoàn này. Thực hiện lệnh chiến đấu, đêm 16 tháng 4 Trung đoàn 66 cơ động lên phía bắc Đắc Siêng cùng với Trung đoàn 28 và Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 24 đánh địch ở khu quyết chiến mới. Ngày 18, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 28 được Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 24) phốil hợp, từ các trận địa vây chuyển sang tiến công tiểu đoàn 1 địch ở điểm cao 629. Do nghiên cứu địa hình và nắm địch chưa kỹ, kế hoạch hiệp đồng thiếu chặt chẽ, thông tin liên lạc không bảo đảm cho chỉ huy... nên trận đánh phải kéo dài suốt 5 ngày đêm. Ta phải tổ chức 6 đợt tiến công mới tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn 1. Khi ta đánh tiểu đoàn 1, địch đổ bộ thêm tiểu đoàn 4 1 (trung đoàn 42) xuống tây bắc Đắc Siêng cùng với tiểu đoàn 3 từ núi Éc tiến sang điểm cao 629 ứng cứu đồng bọn. Nhưng trên đường truy diệt tàn binh tiểu đoàn , Đại đội 9 Tiểu đoàn 3 phát hiện được tiểu đoàn 4 địch, liền chuyển sang tiến công diệt 55 tên, số còn lại bị cối 120mm của ta bắn trúng đội hình bỏ chạy tán loạn.

Ngày 21, tiểu đoàn 3 đi ứng cứu cũng bị Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 chặn đánh thiệt hại nặng phải tháo lui. Lúc 18 giờ ngày 22 tháng 4, trận đánh ở điểm cao 629 kết thúc thắng lợi, 300 tên địch bị diệt, 44 tên bị bắt, chỉ còn khỏang 60 tên liều chết chạy thóat về hướng Đắc Sang. Tiểu đoàn 1 của địch bị xóa sổ, thế trận của ta thêm vững chắc, tạo thuận lợi chuyển sang tiến công tiểu Đoàn 3 và tiểu Đoàn 4 địch.

   Đêm 22 tháng 4, Trung Đoàn 66 tập trung 2 tiểu Đoàn (7 và 8 ) bao vây tiểu Đoàn 3 trung Đoàn 42. Sau 2 ngày bị ta vây chặt ''vo tròn'', tập kích hỏa lực tiêu hao, gọi loa địch vận và tiểu đoàn 22 biệt động quân đi ứng cứu bị Tiểu đoàn 3 Trung Đoàn 28 chặn đánh đẩy lui, bọn lính tiểu đoàn 3 rất hoang mang. Thời cơ đã đến, ngày 25 và 26 Trung Đoàn 66 liên tục tập kích rồi chuyển sang tiến công "bóp bẹp'' tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn địch. Tiểu đoàn 3 là đơn vị chủ công của trung đoàn 42 ngụy, khi tham chiến có 450 tên, sau 5 ngày bị đánh có 338 tên chết, 82 tên bị bắt làm tù binh, chỉ còn 30 tên chạy thóat.1 Đây là một trận đánh không những có hiệu suất chiến đấu cao2 mà còn hoàn thiện thêm hình thức chiến thuật mới ''vận động bao vây tiến công liên tục'' của quân giải phóng Tây Nguyên.
   
Trong khi hai Trung Đoàn (66, 28) tập trung tiêu diệt từng tiểu Đoàn địch, thì cuộc chiến dấu ở trận địa chốt chiến dịch núi Éc diễn ra vô cùng quyết liệt. Trên ngọn núi hình đế giày, có 2 mỏm (923 và 925) ở hai đầu, giữa là yên ngựa dài 200m, ta đã bố trí 2 chốt từ trước. Chốt phía nam yên ngựa có 15 cán bộ, chiến sĩ của Đại đội 12 (Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 28) do đại đội trưởng Xuân và Chính trị viên phó Hòa chỉ huy, bên cạnh có trận địa cối 82mm do khẩu đội trưởng Thám phụ trách. Chốt phía Đông nằm trên đỉnh mỏm 923 gồm 12 tay súng của Đại đội 11 Tiểu đoàn 3 do đại đội phó Lê Minh Hồ chỉ huy và 5 chiến sĩ đại liên do tiểu đội trưởng Lương Xuân Thưởng phụ trách. Từ 10 giờ sáng ngày 15 tháng 4, sau khi dùng trực thăng và súng cối bắn dọn bãi, địch thực hành đổ bộ xuống yên ngựa. Khi chiếc trực thăng đi đầu vừa hạ cánh đã bị các chiến sĩ giữ chốt bắn cháy, diệt 1 cố vấn Mỹ và 2 tên ngụy, số còn lại bỏ chạy lên mỏm 925. Địch phản ứng mạnh, dùng máy bay, pháo cối đánh phá vào các chốt rồi tiếp tục đổ bộ. Nhưng cứ mỗi lần trực thăng địch tiếp đất là bị các tay súng bất ngờ xuất hiện trên mặt đất đã bị bom đạn cày xới ngổn ngang, lia những loạt đạn chính xác tiêu diệt. Với cách đánh này trong ngày đầu đã có 7 máy bay trực thăng bị phá hủy, hàng chục tên địch bị diệt, 16 súng và 5 vô tuyến điện bị tịch thu. Từ ngày 16 đến ngày 27 tháng 4, địch đánh phá rất dữ dội và tiếp tục đổ quân xuống núi Éc. Ngọn núi nhỏ bé rung chuyển dưới làn bom pháo địch, rừng cây bị cháy trụi, hố bom hố pháo chồng lên nhau? đất đá tơi vụn sém lửa na pan và sặc mùi chất độc hóa học. Nhưng cái tập thể nhỏ bé kiên cường chốt giữ vẫn tồn tại, các dũng sĩ luôn bất ngờ, kịp thời đánh trả mỗi khi địch xuất hiện. Hình ảnh dũng cảm của đại đội trưởng Xuân, đại đội phó Lê Minh Hồ, trung đội trưởng Trần Trọng Thóat, khẩu đội trưởng Lương Xuân Thưởng và các chiến sĩ Viên Đình Phúc, Lê Chí Vân, Mai Ngọc Xê, Nguyễn Đức Tại... băng qua lửa đạn rượt đuổi giặc, bên cạnh là những xác trực thăng ngùn ngụt cháy, mãi mãi in đậm trong tâm trí quân và dân Đắc Siêng. Những dũng sĩ núi Éc anh hùng gắn liền với chiến thắng oanh liệt Đắc Siêng đã ghi vào lịch sử kiên cường bất khuất của quân và dân Tây Nguyên những nét son tươi rói. 17 giờ ngày 27 tháng 4, lực lượng chốt giữ núi Éc bắn nốt 29 viên đạn cối còn lại vào mục tiêu địch rồi rút ra an toàn theo lệnh của cấp trên. Trong suốt 26 ngày đêm chiến đấu, các chiến sĩ chốt chiến dịch núi Éc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, diệt 153 tên địch, bắt 7 tên, bắn rơi và phá hủy 15 máy bay, thu 27 súng các loại và 6 vô tuyến điện. Cùng với chiến công của chốt hỏa lực Đại đội 13 (cối 82mm) và Đại đội 14 (súng máy phòng không) Trung Đoàn 28, khống chế sân bay Đắc Siêng nhiều ngày diệt 206 tên địch, bắn rơi 13 máy bay... các chiến sĩ núi Éc đã góp phần ngăn chặn, giam chân, thu hút một lực lượng lớn quân địch, tạo điều kiện cho các lực lượng chiến dịch phát triển tiến công giành thắng lợi.

   Trên cơ sở kết quả đợt một chiến dịch, căn cứ vào thực lực của ta sau khi đưa một lực lượng đi làm nhiệm vụ quốc tế và âm mưu mới của địch; trong đợt hai chiến dịch Đắc Siêng (3.5-2.6) Bộ tư lệnh chiến trường chỉ để lại trên hướng chính hai trung Đoàn (28 thiếu và 40) tiếp tục đánh địch. Trung Đoàn 66 và Tiểu Đoàn 5 Trung Đoàn 24 được lệnh cơ động về bắc đường 18 hoạt động. Từ ngày 5 đến ngày 31 tháng 5, địch liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét "Bình tây 1'', ''Bình tây 2'', ''Bình tây 4'' vào khu vực nam - bắc sông Ia Đrăng, Binh trạm Nam và ''Bình tây 3" vào Binh trạm 4 nhằm đánh phá các căn cứ hậu cần B3. Mỗi cuộc hành quân chúng thường huy động từ 8 đến 11 tiểu Đoàn bộ binh, thiết giáp có máy bay, pháo binh chi viện rất mạnh nhằm triệt phá cơ sở hậu cần của chủ lực Tây Nguyên. Trước âm mưu và diễn biến mới về địch, Bộ tư lệnh Chiến trường kịp thời chỉ đạo các binh trạm, Trường Quân chính, cơ quan B3, các đơn vị sản xuất kiên quyết chống càn. Tại cánh Trung, ta kịp thời thành lập Ban chỉ huy chống càn (6.5), sử dụng Trường Quân Chính, Tiểu Đoàn 20, lực lương tân binh, bảo vệ kho, Viện Quân y 211, Xưởng dược X38 và bộ phận tăng gia của Trung Đoàn 24, Tiểu Đoàn 631, Tiểu Đoàn 26, 28 liên tục chặn đánh diệt 726 tên (có 350 tên Mỹ), làm bị thương 144 tên (có 52 Mỹ), phá 6 pháo lớn, 4 súng cối, 6 xe tăng, xe bọc thép, bắn rơi 26 máy bay, thu nhiều vũ khí. Hướng Binh trạm 4 và Binh trạm Nam, ta diệt được từ 300 đến 400 tên địch, bắn rơi nhiều máy bay, phá hủy hàng chục xe quân sự. Mặc dù tiêu diệt được nhiều địch, bảo vệ sơ tán được thương bệnh binh, giữ được nhiều kho tàng, nhưng quân địch dã gây cho ta những tổn thất lớn về vật chất: phá hủy hàng trăm tấn lương thực, hàng hóa, cướp phá đốt trụi hàng nghìn héc ta hoa màu và hàng trăm nghìn gốc sắn, tàn sát hàng trăm trâu bò.




-----------------------------------------------------------------
1. Theo Báo cáo ''Diễn biến chiến dịch xuân hè 1970 tại Đắc Siêng của Trung Đoàn 66, B3''. Hồ sơ số 19-F10.
2. Trận đánh tiểu Đoàn 3 địch, Trung Đoàn 66 có 29 đồng chí hy sinh, 164 đồng chí bị thương. Trong số hy sinh có 1 cán bộ tiểu đoàn, 6 cán bộ đại đội, trung đội.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM