Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 03:43:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân Đoàn 3 (1964-2005)  (Đọc 7700 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #30 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2021, 04:11:27 pm »

*

   Với thế và lực mới, ngày 3 và 4 tháng 2 năm 1967, Thường vụ Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên họp mở rộng, quyết định chuyển đợt hoạt động đệm thành Chiến dịch Sa Thày 21; nhằm tiêu diệt tiêu hao sinh lực, phương tiện chiến tranh của địch, mở rộng vùng giải phóng, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị và phát triển chiến tranh du kích ở địa phương, phối hợp với các chiến trường toàn miền Nam; đồng thời rèn luyện và nâng cao khả năng của cơ quan, trình độ tổ chức chỉ huy, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng chủ lực cơ động B3 gồm Sư đoàn bộ binh 1 và Trung đoàn pháo binh 40 đánh địch trên hướng chính đông - tây sông Sa Thày, sẵn sàng phát triển vào Chư Pa - Sùng Thiện. Trên các hướng phối hợp: Tiểu đoàn 101, Trung đoàn 95 (thiếu) hoạt động ở khu vực nam đường 19 đến bắc Plei Me; Trung đoàn 33 tác chiến ở bắc Buôn Ma Thuột Trung đoàn 24 đảm nhiệm bắc Kon Tum, Tiểu đoàn 6 Tây Ninh đánh địch ở khu vực Pa Kha - Tà Xẻng. Ở các hướng tác chiến đều  có lực lượng vũ trang địa phương phối hợp.

   Trong khi ta chuẩn bị chiến dịch Sa Thày 2, cũng là lúc Mỹ, ngụy đẩy mạnh cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai (1966 - 1967) với hai gọng kìm song song là tìm diệt chủ lực đối phương và bình định nông thôn, tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ. Sau thất bại trong cuộc hành quân Át-Tơn Bo-rơ (14.9-25.11.1966) ở Tây Ninh, chúng huy động một lực lượng lớn binh lực mở liên tiếp các cuộc hành quân Xi-đa-phôn (8-26.1.1967 đánh phá vùng ''Tam giác sắt'': Bàu Bàng - Bến Súc - Củ Chi), Gian-xơn Xi-ty (22.2-14.5.1967 đánh phá căn cứ Dương Minh Châu nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam); đồng thời mở các cuộc hành quân ở Khu 5, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, tổ chức phòng ngự Đường 9 - Bắc Quảng Trị, xây dựng hàng rào điện tử Mác Na-ma-ra ở vùng giới tuyến, tiếp tục leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, tiến công ngoại giao và củng cố ổn định tình hình chính trị nội bộ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, củng cố tập đoàn tay sai Thiệu - Kỳ.

   Nằm trong kế hoạch phản công chiến lược lần thứ hai, ngay từ đầu năm 1967, quân địch ở Tây Nguyên mở nhiều cuộc hành quân liên tiếp. Tại Gia Lai, từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 10 tháng 2 năm 1967, chúng huy động một lực lượng lớn gồm 2 lữ đoàn dù, 1 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 25, 1 tiểu đoàn thuộc sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ, liên đoàn 2 biệt động quân (thiếu), trung đoàn 3 thiết giáp, sau đó tăng thêm lữ đoàn 1 sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ và 2 tiểu đoàn pháo mở cuộc hành quân Sam-hút-tơn. Đây là chiến dịch phòng ngự cơ động nhằm ngăn chặn và phá chuẩn bị tiến công của ta vào vùng tây Plei Gi Răng. Tiếp đó, từ giữa tháng 2 đến ngày 30 tháng 4, địch mở cuộc hành quân Frăng-xi Ma ri-ôn vào vùng tây Gia Lai với lực lượng 2 lữ đoàn (1, 2) sư đoàn bộ binh 4, 2 tiểu đoàn thiết giáp và 2 tiểu đoàn pháo hỗn hợp Mỹ. Phối hợp với các cuộc hành binh của quân Mỹ trên hướng tây, quân khu 2 - quân đoàn 2 ngụy cũng mở nhiều cuộc hành quân càn quét: Tân Thắng 131 (vào vùng Đắc Đoa, Suối Đôi), Tân Thắng 135 đến 144 (khu vực đường 19 kéo dài) xúc 14.000 dân vào các ''khu định cư'' Plei Dịt, Tân Lạc. Tháng 5 chúng mở tiếp các cuộc hành quân vào vùng Chư Pa, Đức Vinh, trục đường 15, Giáo Trạch, Ba Bỉ, Chư Pông. Ở Đắc Lắc, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1967, địch huy động lữ đoàn 1 (sư đoàn dù 101 Mỹ) cùng trung đoàn 45, tiểu đoàn 23 biệt động quân, một lực lượng bảo an, trung đoàn 8 thiết giáp, các tiểu đoàn pháo mở các cuộc hành quân Xim-sơn (ở vùng  Krông Pách, Krông Dung), Phi Bằng 5 - 6 (ở Buôn Hồ, Mê Van, Quảng Nhiêu, Lạc Thiện, Đạt Lý, Khánh Dương, Phước An). Hướng Kon Tum, chúng dùng trung đoàn 42, lực lượng bảo an, biệt kích mở cuộc hành quân Tân Thắng 132 - 134 ở vùng Đắc Tô, Kon Kô, rồi mở rộng hoạt động biệt kích ở ba trọng điểm: Sa Thày, tây  Đắc Tô và đông bắc Tân Cảnh.

   Trên hướng chính của chiến dịch, đầu tháng 2 năm 1967 địch làm đường, bắc cầu sắt qua sông Pô Kô, đỗ quân chiếm khu B bên bờ tây sông Sa Thày, lập các trận địa pháo ở Pông Giông, công trường Đất Đỏ (bờ đông).

        Giữa tháng 2, lữ đoàn 2 Mỹ tổ chức hai mũi tiến quân sang bờ tây sông chiếm bãi D10 và C16 lập bàn đạp nhằm đánh sâu vào căn cứ của ta. Tại mỗi vị trí có 1 tiểu đoàn bộ binh và 1 đại đội pháo binh Mỹ. Như vậy, ta c chưa khêu ngòi, quân địch đã ra. Bộ tư lệnh Chiến trường quyết định cho các đơn vị nổ súng mở đầu chiến dịch Sa Thày 2. Chấp hành mệnh lệnh, sáng ngày 15 tháng 2 Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 tập kích tiểu đoàn 1 (trung đoàn 12, lữ đoàn 2 Mỹ) ở vị trí D10, tiêu hao nặng 2 đại đội địch. Cùng thời gian này, Trung đoàn 320 tập kích hỏa lực vào vị trí C16 diệt nhiều tên Mỹ, phá hủy 1 trực thăng. Tiếp đó, trưa ngày 17, Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 diệt gọn đại đội C (tiểu đoàn 2 Mỹ), bắn rơi 2 trực thăng ở Mít Dép (bờ đông sông Sa Thày); Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 320 phục kích ở phía tây C16 diệt đại đội C và 1 trung đội của đại đội A (tiểu đoàn 1, trung đoàn 22, lữ đoàn 2 Mỹ). Bị thua đau, ngày 3 tháng 3 địch đưa một lực lượng của sư đoàn kỵ binh không vận số 1 từ An Khê lên Sa Thày ứng cứu và đưa lữ đoàn 1 sư đoàn dù 101 từ Phan Rang lên Tây Nguyên. Nhưng quân ứng cứu vừa đổ xuống đất đã bị Trung đoàn 320 đánh liên tiếp ba trận ở tây bắc C16, đông bắc công trường Đất Đỏ và bị Đại đội 1 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 88) tiến công ở tây D10 mỗi trận ta diệt từ 1 trung đội đến 1 đại đội Mỹ. Ngày 8 tháng 3, địch buộc phải rút chạy khỏi D10.

   Trên các hướng phối hợp, Trung đoàn 95 liên tục tiến công: Tiểu đoàn  đánh 8 trận ở đường 19 và bắc Plei Me diệt 119 tên địch, bắn rơi 5 trực thăng, phá hủy 5 xe quân sự và 1 khẩu pháo 105mm. Tiểu đoàn 2 phục kích diệt 1 đại đội ngụy ở Quynh Xom, pháo kích cứ điểm
Tân Lạc, phá ấp Huy Bang giải phóng 700 dân. Công binh đánh giao thông phá hủy 11 xe (có 8 xe bọc thép) diệt 116 lính Mỹ. Những trận đánh của Trung đoàn 95 đã buộc địch phải chấm dứt cuộc hành quân Tân Thắn 131 và chuyển thành Tân Thắng 135 ở vùng Đức Cơ để đối phó với ta. Phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, lực lượng vũ trang địa phương Gia Lai tập kích hỏa lực vào căn cứ của sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ ở An Khê, diệt và làm bị thương 120 tên, phá hủy 38 máy bay, 7 lô cốt, 3 nhà lính. Ở Đắc Lắc, Trung đoàn 33 đẩy mạnh các hoạt động, phá ấp Buôn DLung, diệt gần hết một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 45 ngụy (22.2). Hướng Kon Tum, Tiểu đoàn 6 Tây Ninh diệt một số biệt kích.

   Trong khí thế tiến công sôi động và tiếng súng giết giặc đầu xuân nổ vang trên các hướng, ngày 24 tháng 2 Đại hội mừng công lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên lần thứ nhất khai mạc trọng thể. Hơn 100 Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ tiêu biểu cho phong trào thi đua của ba thứ quân lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên đã tham dự. Qua 2 năm (1965-1966) chiến đấu gian khổ, bền bỉ, liên tục và anh dũng, hưởng ứng phong trào thi đua ''Quyết thắng giặc Mỹ xâm lược'' được phát động từ chiến dịch Piei Me, các lực lương vũ trang Tây Nguyên đã giành được những kết quả to lớn: loại khỏi vòng chiến đấu 13.225 tên địch, bắt 586 tên, thu 1.299 sáng các loại, phá hủy phá hỏng 326 xe quân sự, bắn rơi và phá hủy 266 máy bay các loại. Qua thực tiễn chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã xuất hiện 86 đơn vị ''Anh dũng diệt Mỹ'', 411 Dũng sĩ, 636 Chiến sĩ thi đua, 108 Chiến sĩ quyết thắng, được tặng thưởng hai Huân chương Quân công hạng nhất, 1 Huân chương Quân công hạng nhì, 3 Huân chương Quân công hạng ba. Hai đơn vị: Đại đội 8 (Trung đoàn 66) và Đại đội 3 (Trung đoàn 33) được tặng cờ danh dự ''Đại đội anh dũng diệt Mỹ'' đầu tiên của chiến trường. Kết luận Đại hội, Thiếu tướng Chu Huy Mân - Tư lệnh kiêm Chính ủy Chiến trường Tây Nguyên kêu gọi: "Mỗi chúng ta phải xứng đáng với sự nghiệp vĩ đại của nhân dân, với sự tích anh hùng của dân tộc. Muốn thế, trước hết phải kiên định lập trường giai cấp và ý chí đấu tranh cách mạng, trau dồi tư tưởng, khí tiết và phẩm chất cách mạng, phải có kỷ luật tự giác cao. Đó là cái quý nhất, cao đẹp nhất của con người, của những chiến sĩ gang thép trong đội quân gang thép''. Mang theo nhiệt huyết, quyết tâm và kinh nghiệm đánh Mỹ, diệt ngụy từ Đại hội, các đại biểu nhanh chóng tỏa về đơn vị cơ sở làm nòng cốt thúc đẩy phong trào thi đua, đưa chiến dịch Sa Thày 2 phát triển thắng lợi.

   Đầu tháng 3 năm 1967, đợt 1 chiến dịch Sa Thày 2 kết thúc thắng lợi giòn giã. Bộ tư lệnh Chiến trường chủ trương nhanh chóng điều chỉnh lực lượng, tiếp tục tiến công đợt 2 (11-31.3). Mở đầu đợt hoạt động, ngày 12 tháng 3 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 88 vây ép, pháo kích quân địch ở C16; cùng lúc Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 vận động tiến công tiêu hao nặng 1 đại đội thuộc lữ đoàn 2 sư đoàn 4 Mỹ và đánh thiệt hại 1 đại đội khác của tiểu đoàn 2, trung đoàn 35, sư đoàn 25 Mỹ ở Mít Dép. Đêm hôm sau (13.3), Tiểu đoàn pháo binh 31 (Trung đoàn 40) tập kích hỏa lực ba đợt vào lữ đoàn bộ lữ đoàn 2 sư đoàn 4 ở Sùng Thiện, loại khỏi vòng chiến đấu 350 tên Mỹ, 70 tên ngụy, phá hủy 8 pháo lớn, 7 máy bay trực thăng và 30 xe quân sự. Sau hai đợt pháo kích, đặc công của ta đột nhập vào Sùng Thiện phá hủy 2 xe quân sự, 1 máy bay trực thăng và đốt cháy 1 kho xăng. Cùng đêm 13, ta pháo kích C16, công trường Đất Đỏ gây nhiều thiệt hại cho địch. Bị đánh tơi tả, tiêu hao nặng lữ đoàn 2, sư đoàn 4 Mỹ phải tháo chạy khỏi bờ tây sông Sa Thày. phát huy thắng lợi, ta phát triển tiến công sang bờ đông sông và dùng một lực lợơng đánh về hướng Chư Pa, buộc địch phải đưa lữ đoàn 1 sư đoàn 4 Mỹ từ Tuy Hòa lên Tây Nguyên đối phó. Nhưng lữ đoàn 1 vừa đổ quân xuống Chư Pa đã bị pháo kích tiêu hao và ngày 23 tháng 3 bị Tiểu đoàn 101 chặn đánh tiêu diệt gần 2 đại đội. Cùng thời gian này, trung đoàn 35 sư đoàn 25 Mỹ bên bờ đông sông Sa Thày cũng bị đánh liên tiếp, bị Trung đoàn 320 đánh vận động tiêu diệt một đại đội và tiêu hao 1 đại đội khác ở phía bắc công trường Đất Đỏ. Để tránh bị tiêu diệt, ngày 28 tháng 3, quân Mỹ phải rút chạy khỏi Chư Pa và bờ đông sông Sa Thày, co về phòng thủ trên tuyến  đường 15 (Sùng Thiện, Sùng Lễ, Lệ Thanh). Phối hợp với hướng chính, Trung đoàn 95 đánh mạnh trên đường số 5, đường 19 tây, Plel Me, Phú Nhơn; Trung đoàn 24 pháo kích thị xã Kon Tum; Trung đoàn 33 pháo kích vào Buôn Hồ, Buôn Đôn... tiêu hao một lực lượng quân ngụy buộc địch phải phân tán đối phó, tạo điều kiện cho hướng chính của chiến dịch phát triển thuận lợi.

   Cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1967, địch rút bỏ Sùng Thiện, đưa lữ đoàn 2 sư đoàn 4 và tiểu đoàn 2 lữ đoàn 3 sư đoàn 25 về Pleiku củng cố, đồng thời dùng lữ đoàn  sư đoàn 4 Mỹ mở cuộc hành quân Frăng-xi Ma-ri-ôn và cho tiểu đoàn 11 biệt động quân ngụy càn quét vùng Tân Lạc, Thanh Giáo, Lệ Ngọc nhằm bảo vệ phía nam Piei Ku, gom dân lập ấp chiến lược. Trước diễn biến mới về địch, Bộ tư lệnh Chiến trường quyết định chuyển sang đợt 3 chiến dịch (1-30.4). Trong suốt một tháng chiến đấu, ta đánh 50 trận, trong đó có 4 trận phục kích và chống càn cấp tiểu đoàn của Trung đoàn 88 và Trung đoàn 95 ở khu vực phía nam đường 19 tây. Trên hướng  phối hợp, Trung đoàn 24 tập kích vào Kon Tây, Trung đoàn 33 pháo kích Buôn Đôn gây cho địch một số thiệt  hại.

   Ngày 30 tháng 4, chiến dịch Sa Thày 2 kết thúc thắng lợi. Sau 75 ngày đêm chiến đấu, bộ đội chủ lực Tây Nguyên được lực lượng vũ trang địa phương phối hợp đã đánh 140 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 4.941 tên địch (có 3.397 tên Mỹ, 1.541 tên ngụy), bắt 4 tên; tiêu diệt 10 đại đội, 1 trung đội Mỹ và 1 tiểu đoàn, 3 đại đội, 3 trung đội ngụy; tiêu hao 1 tiểu đoàn, 14 đại đội, 1 lữ đoàn bộ binh Mỹ và 4 đại đội, 1 trung đội ngụy; bắn rơi 61 máy bay, phá hỏng 180 xe quân sự và 20 khẩu pháo; thu l29 súng các loại và 17 vô tuyến điện. Những kết quả to lớn trong chiến dịch Sa Thày 2 không những có ý nghĩa về tiêu diệt sinh lực địch, hỗ trợ phong trào phá ấp giành dân, phối hợp chiến trường, rèn luyện bộ đội; mà còn đánh dấu bước phát triển mới về nghệ thuật khêu ngòi bằng gây ép nhử địch vào các khu vực ta đã chuẩn bị sẵn để tập trung lực lượng bao vây, tiêu diệt. Điểm nổi bật trong chiến dịch này là ta sử dụng rất thành công hỏa lực pháo cối tập kích địch đồng loạt cùng một thời gian đạt hiệu quả cao, góp phần nhanh chóng cải thiện thế chiến dịch, tạo điều kiện cho bộ binh mở thêm hướng tiến công mới, làm chiến dịch phát triển, giành thắng lợi lớn.





------------------------------------------------------------------
1. Chiến dịch Sa Thày 2 còn được gọi là đợt tiến công mùa Xuân 1967.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #31 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2021, 04:16:04 pm »

*


   Tiếng súng tiến công mùa Xuân vừa tạm lắng, ngày 2 tháng 5 năm 1967 Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên chủ trương ''đẩy mạnh hoạt động tác chiến, tiếp tục tiến công địch'' mở đợt tiến công mùa hè. Hướng tiến c ông chủ yếu ở khu vực Chư Pa, các hướng phối hợp ở trục đường 19 tây, Tây bắc Kon Tum, bắc Buôn Ma Thuột.

   Trong khi ta đang chuẩn bị đợt hoạt động hè, bị địch phát hiện dấu vết trên hướng chính, chúng liền phản ứng. Ngày 15 tháng 5, lữ đoàn 1 sư đoàn 4 Mỹ từ Đức Cơ, Sùng Lễ mở hai mũi tiến công ra vùng Chư Dam, Chư Pa, định phá sự chuẩn bị tiến công và đẩy ta ra xa. Thời cơ tiêu diệt địch đã đến, các đơn vị trên hướng chính được lệnh chuyển sang chặn đánh cả hai cánh quân địch. Từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 5, chiến sự nổ ra rất ác liệt ở vùng rừng núi Chư Dam, Chư Pa, Chư Lom. Tại Chư Dam, Trung đoàn 320 đánh 4 trận diệt 420 tên địch, bắt 1 tên, bắn rơi 6 trực thăng, thu 36 súng và 2 vô tuyến điện. Hướng Chư Pa, Trung đoàn 66 cũng đánh liên tiếp 4 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 392 tên, bắn rơi 2 trực thăng, thu 3 súng và 1 vô tuyến điện. Trung đoàn 88 đánh 11 trận, diệt 272 tên, bắn rơi 2 trực thăng, phá 8 xe quân sự. Sau 8 ngày chiến đấu, Sư đoàn bộ binh 1 đã đập tan cuộc hành quân ''tìm diệt'' của lữ đoàn 1 sư đoàn 4 Mỹ. Địch bị đánh tơi tả buộc phải tháo lui co về giữ tuyến phòng thủ đường 15. Phối hợp chặt chẽ với hướng chính, Trung đoàn 95 đánh mạnh ở hai huyện 4 và 5 Gia Lai diệt 77 tên Mỹ, phá 5 xe quân sự; Trung đoàn 33 đánh 5 trận, diệt 68 tên Mỹ và 90 tên ngụy, bắn rơi 3  trực thăng, phá 1 xe; Trung đoàn 24 đánh 6 trận, diệt 312 tên, thu 38 súng.

   Để đối phó với ta trên hướng bắc Kon Tum, từ ngày lê tháng 6 năm 1967, địch đưa lữ Đoàn dù l73 lên Tân Cảnh và mở cuộc hành quân Greely. Chủ động đánh địch, đêm 16 và tối 17 tháng 6, ta dùng ĐKB, cối 120mm, 82mm đánh căn cứ Tân Cảnh, phá cơ sở hậu cần của cuộc hành quân. Hỏang sợ trước sự xuất hiện của loại hỏa tiễn mang vác ĐKB, địch ráo riết lùng sục và treo giải thưởng 100.000 đồng cho ai cung cấp tin tức về loại vũ khí mới này. Ngày 20 tháng 6, địch đổ bộ một tiểu đoàn của lữ đoàn 173 Mỹ xuống Ngọc Kring thăm dò, sau đó tiến sang Ngọc Bờ Biêng, nhưng bị Tiểu đoàn 6 Tây Ninh đánh trận phủ đầu đẫm máu. Để cứu nguy cho lữ đoàn 173, chiến đoàn dù số 1 thuộc lực lượng tổng dự bị của quân ngụy Sài Gòn và 2 tiểu đoàn thuộc sư đoàn kỵ binh không vận số 1 được vội vã đưa lên Tây Nguyên mở cuộc hành Quân ''Dân Thắng 161'' ở Tây bắc Kon Tum; một trung đoàn Nam Triều Tiên cũng được cấp tốc đưa lên cao nguyên.

   Trong tháng 6, hướng Gia Lai, Trung đoàn 88, Trung đoàn 95 đánh một số trận nhỏ lẻ và pháo kích. Nổi bật là trận tập kích xuất sắc của Tiểu đoàn 952 đặc công vào thị xã Plei Ku (10.6), Tiểu đoàn địa phương Gia Lai đánh ấp Lệ Chí, loại khỏi vòng chiến đấu 338 tên địch (có 183 tên Mỹ), bắt 18 tên, giáng một đòn mạnh vào hậu cứ của địch. Riêng hướng Đắc Lắc, Trung đoàn 33 hoạt động yếu.

   Đầu tháng 7, địch tăng quân mở các cuộc càn quét lùng sục xung quanh các cứ điểm Tân Cảnh, Đức Cơ, Chư Kram, Lang Beng. Nhưng tinh thần binh lính địch bạc nhược, gặp ta là bỏ chạy, có hiện tượng tránh đụng độ với chủ lực ta. Vì vậy trong tháng 7, Trung đoàn 1741 và Tiểu đoàn 101 chỉ đánh được một số trận phục kích và pháo kích ở Đắc Siêng, vận động tiến công ở Đắc Vai Kông tiêu hao đại 2 đội Mỹ; Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 đánh một trận xuất sắc tiêu diệt 2 đại đội Mỹ ở nam Đức Vinh; Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 320 phục kích diệt một số địch ở bắc Da Bo.

   Ngày 20 tháng 7, đợt tiến công mùa hè của quân và dân Tây Nguyên kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 2.763 tên Mỹ và 1.560 tên ngụy, bắt 32 tên, phá hủy 75 xe quân sự và 22 pháo lớn, bắn rơi phá hỏng 27 máy bay, thu 273 súng các loại và 17 vô tuyến điện. Đợt tiến công mùa hè đã phá tan âm mưu chiến lược của địch là kiềm chế Tây Nguyên tập trung quân đánh phá đồng bằng, đẩy địch vào thế đối phó lúng túng bị động, buộc phải chuyển vào phòng ngự sớm hơn trước mùa mưa. Cùng với thắng lợi của chiến dịch Sa Thày 2, kết quả của đợt tiến công mùa hè đã tạo cho quân và dân Tây Nguyên thế và lực mới, mở những chiến dịch giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn.




------------------------------------------------------------------
1. Trung Đoàn bộ binh 174 do trung tá Đàm Văn Ngụy làm trung đoàn trưởng, đồng chí Hoàng Thanh Trà làm chính ủy, đồng chí Lý Long Quân làm trung đoàn phó, có 2.883 cán bộ, chiến sĩ, vào chiến trường Tây Nguyên ngày 30.5.1967.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #32 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2021, 04:24:16 pm »

3. Giữ vững quyền chủ động tiến công địch, mở chiến dịch Đắc Tô 1, đánh bại cuộc phản kích mùa khô lần thứ ba của Mỹ, ngụy.

   Cuối tháng 7 năm 1967, Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên họp đánh giá thắng lợi to lớn của quân dân Tây Nguyên qua ba đợt hoạt động đông, xuân, hè 1966-1967, chỉ những ưu khuyết điểm và rút ra những kinh nghiệm quý giá trong lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời đề ra nhiệm vụ phương hướng, yêu cầu lãnh đạo Chiến trường thời gian tới, trong đó tập trung làm công tác chuẩn bị cho chiến dịch Đắc Tô 1. Cùng thời gian này, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh cử thiếu tướng Hoàng Minh Thảo làm tư lệnh và đại tá Trần Thế Môn làm chính ủy Chiến trường Tây Nguyên thay Thiếu tướng Chu Huy Mân về làm Tư lệnh quân Khu 5; đại tá Cao Văn Khánh được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên. Tiếp đó, đảng ủy Khu 5 chỉ định đồng chí Trần Thế Môn - đảng ủy viên (Đảng ủy Khu 5) làm Bí thư Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên và đồng chí Hoàng Minh Thảo - đảng ủy viên (Đảng ủy Khu 5) làm Phó bí thư.

   Tuy đầu tháng 9 năm 1967, sau khi được cấp trên phê chuẩn, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên mới chính thức quyết định mở Chiến dịch Đắc Tô 1; nhưng công tác chuẩn bị chiến dịch được chủ động tiến hành ngay từ khi đợt tiến công mùa hè vừa kết thúc. Trong hai tháng 7, 8 các đoàn cán bộ của B3 và Sư đoàn bộ binh 1 đã đi chuẩn bị chiến trường. Cuối tháng 8, cán bộ quân sự từ cấp tiểu đoàn trở lên rời tây nam Gia Lai lên khu vực Đắc Tô trinh sát địa hình, sau đó ở lại đón bộ đội và làm công tác tổ chức chuẩn bị chiến đấu. Song song với công tác chuẩn bị chiến trường, việc chuẩn bị lực lượng theo phương châm: ''Ra sức tăng cường chất lượng, để chiến thắng số lượng đông của địch'' được tiến hành tích cực, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng chính trị, chiến thuật, kỹ thuật để ''diệt lữ đoàn Mỹ''. Do thường xuyên phải tác chiến với quân địch đông về số lượng, lắm bom nhiều đạn, liên tục ác liệt dài ngày, trong khi ta còn thiếu thốn, trang bị có hạn nên Đảng ủy, Bộ tư lệnh Chiến trường đặc biệt quan tâm xây dựng cho bộ đội tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Công tác xây dựng chi bộ 4 tốt được chú trọng; dân chủ được phát huy; những vướng mắc về tư tưởng được phát hiện và giải quyết. Lần đầu tiên trên toàn chiến trường Tây Nguyên dấy lên phong trào tự nguyện đăng ký chỉ tiêu diệt Mỹ rộng khắp; từ chiến sĩ nuôi quân đến đồng chí Tư lệnh đều đăng ký chỉ tiêu thi đua. Những từ ''Đánh to Thắng lớn'', ''Diệt lữ đoàn Mỹ'' được mọi người nhắc đến với lòng tin tưởng và quyết tâm rất cao.

   Giữa những ngày chuẩn bị chiến dịch khẩn trương sôi động, Đoàn văn công Tổng cục Chính trị và Đội văn nghệ xung kích B3 chia ra từng tổ, đến tận trung đội, đại đội biểu diễn động viên bộ đội trước khi bước vào chiến đấu. Để đạt được chỉ tiêu đã giao ước, các đại đội, tiểu đoàn tích cực luyện tập chiến thuật tập kích, vận động tiến công kết hợp chốt theo phương án tiêu diệt đại đội, tiểu đoàn Mỹ. Từng tổ 3 người, từng tiểu đội tự động ra thao trường ôn luyện ngoài giờ về chiến thuật, kỹ thuật bắn các loại súng khi lên dốc, xuống dốc. Các đồng chí trong Bộ tư lệnh và cán bộ ba cơ quan Chiến trường xuống tận đại đội kiểm tra, động viên bộ đội, vừa nắm thực chất và kịp thời uốn nắn việc chuẩn bị bộ đội, chuẩn bị vật chất, vừa tạo gắn bó trên dưới, vun đắp truyền thống đoàn kết của lực lượng vũ trang Tây Nguyên.

   Chiến dịch Đắc Tô 1 được mở trong khu vực rừng núi trùng điệp phía tây bắc tỉnh Kon Tum, cách thị xã Kon Tum khỏang 40km. Ngoài vùng thung lũng Đắc Tô - Tân Cảnh và dọc đường 18 đến Plei Kần (gần ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) do quân địch đóng giữ thành cụm cú điểm lớn, địa hình khu vực tác chiến chia ra làm hai phần rõ rệt bắc và nam đường 18. Phía bắc có các dãy núi Ngọc Van (1.416m), Ngọc Sia (1.556m), Ngọc Tụ (700-900m). Phía nam gồm nhiều dãy núi có độ cao từ 700m đến 1.300m, bị hai con suôí Đắc Klong và Đắc Kal (phụ lưu sông Sa Thày) chia cắt.

        Phía đông suối Đắc Klong có dãy Ngọc Bờ Biêng (1.262m, cách Đắc Tô 7km về phía nam), Ngọc Tang, Ngọc Rinh Rua, Ngọc Dơ Lang cao trên 1.000m, rồi thấp dần về phía bãi bằng Plei Lăng Lô Kram. Bờ tây suối Đắc Klong là dãy Ngọc Kom Liệt (826m, cách Plei Kần 2km về phía nam); nam suối Đắc Kal có dãy Ngọc Kring (882m), xa hơn khỏang 4km là điểm cao 875 có nhiều bãi le, tương đối bằng, tiện lợi cho việc đổ bộ trực thăng. Địa hình khu vực tác chiến tuy không rộng lắm, nhưng có đầy đủ các yếu tố để mở chiến dịch tiến công quy mô sư đoàn tăng cường. Từ các dãy núi bên bờ tây sông Pô Kô như Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Tang, Ngọc Rinh Rua ta có thể bố trí hỏa lực khống chế toàn bộ thung lũng Đắc Tô, Tân Cảnh, buộc địch phải đưa quân ra phản kích. Khu vực trung tuyến Ngọc Dơ Lang là khu quyết chiến thứ nhất có thể triển khai hàng trung đoàn, đánh bại đợt phản kích và đòn phản kích thứ nhất của địch. Khu vực Ngọc Kom Liệt, Bãi Le, điểm cao 875 là trung tâm không gian chiến dịch, nơi triển khai lực lượng chủ yếu của ta thực hiện trận quyết chiến then chốt chiến dịch. Các khu vực phía bắc đường 18, đông, đông bắc Tân Cảnh có thể triển khai lực lượng vừa và nhỏ đánh vào sau lưng đội hình địch, khống chế sân bay Đắc Tô, uy hiếp Tân Cảnh, cắt giao thông đường 14... hỗ trợ cho hướng chủ yếu chiến dịch.

   Ngày 15 tháng 9, khi Bộ tư lệnh Chiến trường quyết định chính thức chuyển vào giai đoạn chuẩn bị chiến dịch, và ngày 22 quyết tâm chiến dịch được thông qua lần cuối, công tác vận chuyển gạo đạn và cơ động lực lượng chiếm lĩnh trận địa, làm công sự diễn ra bí mật, nhưng rất khẩn trương sôi động. Khu vực mở chiến dịch nằm trong tầm khống chế của hỏa lực pháo binh và máy bay địch nên công tác chuẩn bị được lãnh đạo tổ chức rất chặt chẽ. Dưới trời mưa tầm tã, bộ đội và dân công phải đi xa chặt hàng vạn cây lồ ô, nứa đan phên lát hàng trăm kilômét đường thồ, làm dàn ngụy trang ở những đoạn đường trống. Khi chiến dịch mở màn, đã có tới gần 500km đường bộ được mở phục vụ vận chuyển và cơ động lực lượng. Nhưng khó khăn nhất và sôi động nhất là công tác bảo đảm hậu cần chiến dịch. Do nguồn hàng ở xa, núi dốc đường trơn, tất cả đều vận chuyển bằng đôi vai và xe đạp thồ, nên một lực lượng lớn được huy động vào vận tải. Bên cạnh các đơn vị vận tải bộ của Phòng Hậu cần, các binh trạm, Sư đoàn 1 và các trung đoàn, Bộ tư lệnh Chiến dịch còn huy động Trường Quân chính, Trường Quân y, các bệnh viện, xưởng dược, xưởng quân giới và cơ quan B3 tham gia ''chiến dịch'' vận chuyển. Một lực lượng lớn gồm 3.400 thanh niên xung phong và dân công của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc cũng được huy động tham gia phục vụ chiến dịch. Với quyết tâm ''Không vì hậu cần mà ảnh hưởng đến chiến đấu'', các chiến sĩ vận tải động viên, giúp đỡ nhau, thi đua tăng cân tăng chuyến, gùi hàng vượt trọng lượng cơ thể băng qua ''dốc Trăm bậc'', đỉnh đồi ''Cây đa gió lộng'' cao hàng nghìn mét, vượt sông Sa Thày chảy xiết bền bỉ tiến ra phía trước. Đội nữ vận tải Phòng Hậu cần đưa năng suất gùi bình quân 50kg/1người/1chuyến; Tiểu đoàn 6 vận tải đạt năng suất 42kg; cán bộ, chiến sĩ viện Quân y 211 chưa quen gùi thồ cũng đưa năng suất thồ xe đạp lên 120kg và gùi lên 60kg. Xưởng dược X38 tổ chức một đội xe đạp thồ vận chuyển suốt cả chiến dịch. Trong đợt vận chuyển này xuất hiện nhiều kỷ lục gùi hơn 100kg, thồ xe đạp 2 tạ/chuyến. Trong gian lao, vất vả các chiến sĩ vận tải rất yêu đời. Những lời ca:

      "Tôi là người chiến sĩ giải phóng quân       
                  Vượt dốc, băng sông, xuyên rừng, lội suối                    
                  Còn trẻ lắm, năm nay mười tám tuổi…"


   Sôi nổi, say sưa luôn được các nữ chiến sĩ cất lên mỗi tạm dừng chân trên đường ra trận. Thi đua với bộ đội thanh niên xung phong và dân công cũng liên tục đưa suất vận chuyển tăng lên. Có gia đình đi dân công bà mẹ đi gùi gạo theo sau là đứa con lớn cõng em hàng tháng trời; có chị gùi đạn sau lưng, địu con trước; có bà mẹ dân tộc thiểu số gần 60 tuổi cũng chẳng bằng được đi dân công và gùi tới 40kg đạn là nhiều ngày. Ngoài vận chuyển, thanh niên xung phong dân công còn tích cực làm đường, dựng kho tàng, đào sự cáng thương, nuôi dưỡng thương bệnh binh.

   Với quyết tâm cao hơn núi'', đến trước ngày chiến dịch nổ súng, đã có 679 tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược thuốc men, trong đó có 10.000 bánh lương khô tự chủ chỗ của quân nhu Tây Nguyên được chuyển đến các trận địa. Riêng Tiểu đoàn 6 Tây Ninh (do đồng chí Cơ làm đoàn trưởng và đồng chí Tiêu Văn Mẫn làm chính trị viên) làm nhiệm vụ chốt chiến dịch được cấp 4.000 bánh lương khô bảo đảm cho đơn vị đánh địch trong 7 ngày. Toàn chiến dịch có 2.500 tấn rau tươi, 28 con trâu bị, 30 con lợn và hàng trăm con gà được đưa ra mặt trận phục vụ bộ đội. Trong chiến dịch này có sự đóng góp giúp đỡ quý báu của địa phương. Có gia đình đã ủng hộ đến 75% số lượng ta chỉ giữ lại 25% để nuôi sống và làm giống; có gia đình chỉ để lương thực đủ làm giống, ủng hộ toàn bộ cho bộ đội, còn gia đình ăn sắn và rau rừng.

   Để tăng quân số trực tiếp chiến đấu, lực lượng quân y toàn Chiến trường mở một đợt thi đua điều trị đột xuất, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trả nhanh quân số về đơn vị. Chỉ trong  2 tháng (28.8 28.10) các bệnh viện, bệnh xá, tiểu đoàn thu  dung đã điều trị 1.646 thương bệnh binh đủ sức khỏe trở về đơn  vị, vượt 100% chỉ tiêu được giao. Ngoài ra quân y Chiến trường  còn mở một lớp tập huấn 8 ngày (7-15.9) cho 86 y bác sĩ nhằm nâng cao chất lượng cứu chữa bệnh. Thời gian này, tờ nội san  ''Quân y Tây Nguyên'' cũng ra số đầu tiên đăng tải 8 bài, kịp thời giới thiệu những kinh nghiệm quý rút ra từ thực tiễn khám chữa và phòng chống bệnh ở chiến trường. 

    Những kết quả to lớn toàn diện trong gần 3 tháng chuẩn  bị chiến dịch ở khu vực nằm sâu trong tầm khống chế của  địch, bảo đảm tuyệt đối bí mật đến trước giờ nổ súng không những là một kỳ công, mà còn là một thành công lớn của nghệ Thuật chuẩn bị chiến dịch, sự vận dụng sáng tạo quan điểm sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân và tinh  thần chủ động tích cực khắc phục khó khăn của Đảng ủy, Bộ tư lệnh, các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên Chiến  trường Tây Nguyên.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #33 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2021, 04:26:20 pm »

*

    Thực hiện kế hoạch tác chiến chiến dịch, ngày 15 tháng 10  các đơn vị làm nhiệm vụ trên hướng chính cơ động lực lượng vào khu vực tập kết. Các đơn vị chủ lực tại chỗ được lệnh cùng lực lượng vũ trang địa phương đẩy mạnh tác chiến  nghi binh, thu hút sự chú ý của địch. Tại Gia Lai, đêm 15 tháng 10, ta dùng 1 trung đội cối 82mm pháo kích Đức Cơ. Tưởng ta chuẩn bị tiến công lớn trên hướng Plei Ku, sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ vội vàng mở cuộc hành quân Mác Ác-Tơ (Mác Arthur) ra vùng tây Gia Lai. Trong khi lữ đoàn 1 Mỹ  đang hành quân thăm dò ở tây Đức Cơ, thì đêm 26 tháng 10 Tiểu đoàn 33 pháo binh dùng ĐKB tập kích hỏa lực vào sở chỉ huy quân đoàn 2 ngụy, căn cứ La Sơn và sở chỉ huy sư đoàn 4 Mỹ ở Plei Ku, giết và làm bị thương 300 tên, phá hủy 15 xe quân sự. Ngày 30 tháng 10, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 95 tiêu diệt 1 trung đội ngụy, phá hủy 3 xe GMC ở tây bắc Plei Ku. Phối hợp với bộ đội chủ lực, từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 10 du kích Huyện 4 Gia Lai tích cực hoạt động đánh nhỏ lẻ diệt 103 tên địch, phá hủy 7 xe quân sự, thu 3 súng. Những trận đánh kết hợp với các hoạt động nghi binh khác của ta trên hướng tây Gia Lai đã thu hút được sự chú ý của địch về hướng này.

   Ở Đắc Lắc, do địch đang dùng tiểu đoàn 1 lữ đoàn 2 sư đoàn 4 Mỹ và trung đoàn 45 ngụy đánh ra vùng Chư Diê Lia, Mê Van nên các lực lượng ta trên hướng này được lệnh nổ súng từ ngày 20 tháng 10 trở đi. Đêm 27, hai đại đội đặc công tỉnh tập kích sở chỉ huy sư đoàn 23 và một đại đội pháo của tiểu đoàn 232 ngụy ở tây thị xã Buôn Ma Thuột 2km, diệt 250 tên, phá 3 pháo 105mm, 30 xe quân sự (có 4 xe bọc thép), đốt cháy 1 kho xăng, làm nổ tung 1 kho đạn, thu 6 súng. Địch thú nhận trận này chúng bị chết và bị thương hơn 200 tên, chủ yếu là sĩ quan. Cùng đêm, ta pháo kích vào sở chỉ huy trung đoàn 8 thiết giáp, phá hủy 4 xe bọc thép và diệt 50 tên địch. Tiếp đó từ ngày 28 đến 31 tháng 10, Trung đoàn 33 tập kích tiểu đoàn 1 (trung đoàn 12, lữ đoàn 2, sư đoàn 4 Mỹ) ở nam Ya Súp diệt 40 tên, chặn đánh thiệt hại nặng sở chỉ huy trung đoàn 8 thiết giáp ngụy, phá hủy một số xe khi chúng đi ứng cứu quân Mỹ. Đại đội 1 Tiểu đoàn 301 địa phương và du kích phục kích giao thông trên đường 21, liên tục đánh vào trung đoàn 45 ngụy từ khu vực Phước An đến Buôn Ma Thuột, diệt và bắt hàng chục tên địch, thu 17 súng, phá sập 1 cầu.

   Trước khi mở màn chiến dịch, ta đã hoạt động nghi binh khá thành công, cầm chân được sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ và nhiều đơn vị chủ lực ngụy ở Gia Lai, Đắc Lắc; diệt 807 tên (có 340 tên Mỹ), phá hủy 3 pháo, 28 xe quân sự (có 8 xe bọc thép), phá 2 cầu, 1 kho đạn, là kho xăng, thu 20 súng; làm cho La - Xâu tư lệnh quân Mỹ ở Tây Nguyên lo sợ báo cáo lên Oét-mo-len: ''Tình hình Tây Nguyên ngày càng trở nên đáng lo ngại... Mối đe dọa ở Pleiku, Buôn Ma Thuột rất nghiêm trọng, nếu không tăng thêm lực lượng thì chúng ta sẽ bị o ép mạnh''. Ngày 30 tháng 10, lữ đoàn 173 Mỹ được đưa vội vã từ Phú Yên lên Tây Nguyên.

   Tranh thủ thời cơ quân địch bị giam chân ở Gia Lai, Đắc Lắc, các lực lương trên hướng chính chiến dịch đã khẩn trương, hoàn thành những công việc chuẩn bị cuối cùng vào ngày 25 tháng 10. Ngày 26, một trung đội của Tiểu đoàn 6 Tây Ninh chiếm lĩnh trước một số điểm cao ở Ngọc Bờ Biêng và ngày 29 toàn tiểu đoàn hoàn thành chiếm lĩnh trận địa chết chiến dịch ở Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Kông  Kreng, Ngọc Tang, sớm hơn kế hoạch bốn ngày. Cùng thời gian này, các lực lượng pháo binh, phòng không của Trung đoàn 40 bí mật triển khai trận địa ở các khu vực. Riêng Đại đội 1 Tiểu đoàn 31 tháo rời 2 khẩu sơn pháo 75mm, kiên trì bền ba đua được hai khối thép lên đỉnh Ngọc Bờ Biêng sẵn sàng khống chế căn cứ Tân Cảnh, sân bay Đắc Tô; đồng thời dùng 2 khẩu ĐKZ 75 và 6 khẩu cối 82mm phối thuộc Tiểu đoàn 6 giữ cụm chốt chiến dịch. Tối mùng 3 tháng 11, Sư đoàn bộ binh 1 cơ bản chiếm lĩnh xong trận địa theo kế hoạch: Trung đoàn 320 ở khu vực Ngọc Dơ Lang, Lăng Lô Kram, Trung đoàn 66 ở Ngọc Kom Liệt, Đắc Vang Công, Tiểu oàn 2 Trung đoàn 174 ở Đắc Vang Kham.

        Hướng đông đường 14, lực lượng vũ trang địa phương triển khai xong thế trận sẵn sàng nổ súng; riêng Trung đoàn 24 đến ngày 5 tháng 11 vẫn chưa triển khai xong. Trong khi ta triển khai lực lượng chiến dịch, quân địch vẫn không phát hiện được gì. Chúng dùng tiểu đoàn 3 (trung đoàn 8, lữ đoàn 1, sư đoàn 4 Mỹ) tiến hành các hoạt động thăm dò ở vùng Plei Kần, chốt Ngọc Rinh Rua; triển khai trận địa pháo ở Tân Cảnh, Đắc Mót, Plei Kần. Ngày 2 tháng 11, qua lời khai báo của một tên phản bội đầu hàng, địch mới biết hướng tiến công chính của ta, liền vội vàng điều quân đối phó. Ngày 3 tháng 11, địch mở cuộc hành quân Mác Ác-Tơ 2 với lực lượng lữ đoàn 1 (sư đoàn 4), lữ đoàn dù 173, 1 tiểu đoàn (của sư đoàn kỵ binh không vận số 1), liên đoàn 2 biệt động quân và tiểu đoàn 3 trung đoàn 42 ngụy. Ý định của địch là dùng hai lữ đoàn Mỹ cùng một lúc tiến hành phản kích trên hai hướng tây và tây nam Tân Cảnh. Lữ đoàn 1 sư đoàn 4 triển khai trên hướng tây nam đánh chiếm Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kông Kring. Lữ đoàn dù 173 đánh trên hướng tây chiếm các điểm cao phía nam Plel Kần, Ngọc Kom Liệt. Cả hai cánh sẽ hợp vây chiến dịch tại khu vực điểm cao 875. Thực hiện ý định đó, 10 giờ ngày 3 tháng 10 hai đại đội của tiểu đoàn 3 trung đoàn 8 lữ đoàn 1 đổ bộ chiếm điểm cao 882 Ngọc Dơ Lang; 13 giờ 30 phút chúng đổ tiếp 2 đại đội xuống Ngọc Non và triển khai các trận địa pháo 105mm ở Plei Kần, Ngọc Rinh Rua, Tân Cảnh, Sân bay Đắc Tô 2, Đắc Mót. Lữ dù 173 từ An Khê được đưa cấp tốc lên Kon Tum. Ngày 5 tháng 11 tiểu đoàn 9 dù ngụy từ Phú Bài (Huế) cũng được đưa lên Đắc Tô.

   Theo kế hoạch, ngày 5 tháng 11 ta mới bắt đầu nổ  súng mở màn chiến dịch. Nhưng quân Mỹ ra sớm, lại đổ ngay vào hai khu quyết chiến của ta là Ngọc Kom Liệt, Ngọc Dơ Lang và Ngọc Kông Kring. Trước diễn biến mới về địch, nhận định đây là thời cơ thuận lợi, ta đã rút ngắn được thời gian khêu ngòi, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định: Tiểu đoàn 6 Tây Ninh kiên quyết ngăn chặn tiêu hao địch, giữ vững khu chốt, đồng thời dùng hỏa lực khống chế sân bay Đắc Tô, Tân Cảnh hỗ trợ cho lực lượng chính tiêu diệt địch ở khu quyết chiến; Sư đoàn bộ binh 1 phải giữ kín lực lượng, chờ địch vào khu quyết chiến đã chuẩn bị sẵn, liên tục xuất kích tiêu diệt từng đơn vị quân Mỹ bằng các hình thức chiến Thuật chốt kết hợp vận động tiến công, phục kích, tập kích, đánh liên tục nhiều trận nhằm tiêu diệt từng tiểu đoàn địch. Trung đoàn 24 và lực lượng vũ trang Kon Tum đánh nhỏ trong những ngày đầu, thời gian cao điểm vây diệt tiểu đoàn 3 trung đoàn 42 ngụy ở đông bắc Đắc Tô, đánh phá thị xã Kon Tum, đường 14.

   Thực hiện quyết định trên, 15 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút ngày 3 tháng 11 trên mỏm đồi Yên Ngựa dãy Ngọc Bờ Biêng, Tiểu đội 7 (Đại đội 11 Tiểu đoàn 6) mở màn chiến dịch Đắc Tô 1 bằng một trận đánh quyết liệt với 2 đại đội Mỹ, diệt hàng chục tên, thu 3 súng. Tối mùng 3, địch pháo kích dữ dội vào trận địa Tiểu đội 7, làm liên lạc với cấp trên bị đứt. Trong đêm, các chiến sĩ tranh thủ củng cố công sự chuẩn bị cho trận đánh ngày hôm sau. Sáng mùng 4, địch dùng máy bay ném bom đào, bom xăng, bom na pan, bom mang chất độc hóa học vào trận địa Tiểu đội 7, làm nhiều đoạn hào bị san phẳng, cây cối bị phát quang, cháy trụi. Từ 8 giờ sáng đến chiều, địch dùng 2 đại đội bộ binh có hỏa lực chi viện mạnh tiến công 8 đợt vào chốt ta, nhưng đều bị các chiến sĩ Tiểu đội 7 dũng cảm mưu trí đánh lui; 120 tên Mỹ phơi xác trước trận địa, 5 súng và 1 vô tuyến điện bị tịch thu. Do trận địa hư hỏng nặng, tối mùng 4 Tiểu đội 7 được lệnh rời khỏi chốt. Ngày hôm sau (5.11) địch chiếm đồi Không Tên, 1 đại đội Mỹ bất ngờ ập đến trận địa thứ hai của Đại đội 11 ở Ngọc Tang. Tại đây, ta chỉ có 1 trung đội bộ binh (thiếu) và 2 khẩu ĐKZ, nhưng các chiến sĩ không hề nao núng, dũng cảm dùng lưỡi lê, báng súng, dao găm, lựu đạn đánh giáp lá cà với địch, diệt 70 tên. Chiến sĩ Nguyễn Tấn lẩn đầu ra trận chiến đấu rất quả cảm, khi chỉ còn 1 viên đạn cuối cùng đã chờ cho tên Mỹ đến thật gần mới nổ súng tiêu diệt.

   Bị thất bại, ngày 7 tháng 11 địch tăng quân rồi liên  tục tiến công lên chốt Ngọc Tang suốt 2 ngày 8 và 9. Trước quân địch đông, lắm bom nhiều đạn, lực lượng chốt của ta vừa kiên cường giữ trận địa, vừa dùng các tổ cơ động xuất kích ngắn đánh vào bên sườn đội hình tiến công của địch. Với cách phòng ngự tích cực này, ta tiêu hao nặng 2 đại đội Mỹ. Tối mùng 9, sau khi dùng ĐKZ bắn phá sân bay Đắc Tô, sở chỉ huy lữ Đoàn 1 Mỹ, ta chỉ để lại 1 tiểu đội tiếp tục chốt giữ Ngọc Tang, còn toàn bộ lực lượng rời khỏi chốt. Ngày hôm sau, tiểu đội ở lại chốt ỗa chiến đấu liên tục, đánh lui 5 lần tiến công của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 70 tên Mỹ, thu 1 súng rồi lợi dụng đêm tối lui quân an toàn. Ngày 11 địch chiếm Ngọc Tang sau khi đã bị tiêu hao nặng một tiểu đoàn, 310 tên bị chết. Những trận đánh của lực lượng chết chiến dịch ở Ngọc Tang đã buộc địch phải phân tán đối phó, hỗ trợ đắc lực cho Sư đoàn bộ binh 1 tiến công tiêu diệt địch tại khu quyết chiến, đồng thời tạo điều kiện cho hai khu chốt chính của Tiểu đoàn 6 ở Ngọc Bờ Biêng và Ngọc Kông Kring tiếp tục củng cố vững chắc.

   Trong khi chiến sự diễn ra quyết liệt ở khu chốt chiến dịch phía đông, thì những trận đánh với hai cánh quân Mỹ của Trung đoàn 66 và Trung đoàn 320 ngày càng trở nên ác liệt. Trên hướng tây bắc, lúc 13 giờ 30 phút ngày 6 tháng 11, hai đại đội của tiểu đoàn 1 và hai đại đội của tiểu đoàn 4 trung đoàn 503 lữ đoàn 173 Mỹ từ Plei Kần cơ động bằng đường bộ và trực thăng đến chiếm các điểm cao của dãy Ngọc Kom Liệt, rồi hình thành hai mũi đánh vào sườn phải Sư đoàn bộ binh 1. Mũi tiến quân đường bộ của tiểu đoàn 1 Mỹ đã bị Đại đội 9 Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 66 chốt ở điểm cao 823 chặn đánh thiệt hại nặng đại đội D, diệt 70 tên, thu 2 súng và 1 vô tuyến điện. Khi Đại đội 9 nổ súng, Tiểu đoàn 9 cơ động lực lượng chi viện nhưng cán bộ tiểu đoàn đi trước dẫn đường bị thương vong, đơn vị đến chậm, địch đã chiếm được Ngọc Kom Liệt. Trong 4 ngày tiếp theo, Tiểu đoàn 9 mất liên lạc với Trung đoàn 66, không chủ động đánh địch. Cùng thời gian này, mũi đổ bộ đường không của tiểu đoàn 4 Mỹ vừa xuống điểm cao 823 đã bị bộ phận đài quan sát và trinh sát Trung đoàn 66 chặn đánh diệt 60 tên, tiêu hao nặng đại đội B, nhưng chúng vẫn chiếm được điểm cao này. Tối mùng 6 tháng 11, Trung đoàn 66 dùng Đại đội 3 (Tiểu đoàn 7) định tập kích chiếm lại điểm cao 823, khi tiếp cận bị lộ, địch dùng hỏa lực sát thương, ta phải lui quân. Ngày hôm sau (7.11) Trung đoàn sử dụng cối 82mm bắn 100 quả đạn vào điểm cao 823, gây cho địch nhiều thiệt hại buộc chúng phải rút bỏ điểm cao này lui về phía bắc dãy Ngọc Kom Liệt.

   Tại khu chiến Ngọc Dơ Lang, ngày 3 tháng 11 địch đổ bộ 2 đại đội của tiểu đoàn 2 lữ đoàn 1 Mỹ xuống đông bắc rồi chiếm điểm cao 882 làm bàn đạp. Ngày 6, hai đại đội này đánh sang chốt của Đại đội 9 Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 320 ở điểm cao 843. Ta sử dụng chiến Thuật chốt kết hợp vận động tiến công diệt được 20 tên địch, nhưng do sơ hở bị chúng chiếm mất chốt. Ngày hôm sau (7.11) địch từ điểm cao 843 tiến sang điểm cao 724, bị Đại đội 9 đánh vận động diệt đại đội C, loại khỏi vòng chiến đấu 100 tên, thu 6 súng, nhưng ta bị mất tiếp điểm cao 724. Ngày 8 tháng 11, địch đổ bộ tiếp 2 đại đội của tiểu đoàn 3 lữ đoàn 1 xuống nam điểm cao 865 dãy Ngọc Dơ Lang.
 
   Theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trên hai hướng tiến công của địch, dự đoán chúng sẽ tăng quân và tiến sâu hơn, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định: Trung đoàn 174 dừng vận chuyển, khẩn trương cơ động ra khu vực phía tây Lăng Lô Kram, gấp rút hoàn thành mọi công tác chuẩn bị sẵn sàng bước vào chiến đấu; đồng thời lệnh cho Sư đoàn bộ binh 1 dùng phân đội nhỏ đánh vây ép, tranh thủ đánh vận động ngoài công sự, nắm chắc thời cơ tập kích địch trong công sự, bằng nhiều trận liên tức tiêu diệt tiểu đoàn Mỹ; Trung đoàn 24 và lực lượng địa phương đánh mạnh ở phía đông đường 14, thị xã và giao thông; Tiểu đoàn 6 vừa đánh địch vừa củng công sự và sơn pháo 75 sẵn sàng bắn vào Đắc Tô, Tân Cảnh theo mệnh lệnh.

   Thực hiện mệnh lệnh trên, tối mùng 8 tháng 11 Sư đoàn bộ binh 1 sử dụng hai tiểu đoàn (6 và 4) của Trung đoàn 320 tập kích địch ở điểm cao 724. Khi Tiểu đoàn 4 hành quân tiếp cận mục tiêu, cũng là lúc 2 đại đội Mỹ từ điểm cao 724 tiến về phía tây để tránh ta tập kích đêm. Lập tức Tiểu đoàn 4 nhanh chóng chuyển sang đánh vận động. Tiểu đoàn 6 kịp thời cơ động đến phối hợp. Sau 2 giờ chiến đấu ta đánh thiệt hại nặng 2 đại đội A, B tiểu đoàn 3 Mỹ, diệt 150 tên, số còn lại chạy ngược trở lại điểm cao 724; ta truy kích nhưng bị máy bay địch ném bom trúng đội hình, cán bộ hai đại đội 1, 2 và nhiều chiến sĩ thương vong, đại đội mất sức chiến đấu không dứt điểm được. Kịp thời chi viện cho Trung đoàn 320 đánh địch, pháo binh ta tập kích hỏa lực vào Ngọc Rinh Rua (phá hủy 2 pháo, diệt 20 tên) và điểm cao 823 (diệt 30 tên, phá 2 trực thăng).

   Trong tuần đầu chiến địch, Tiểu đoàn 6 Tây Ninh, Trung đoàn 66 và Trung đoàn 320 đã tiêu hao 5 tiểu đoàn Mỹ (tiểu đoàn 1, 2, 3 lữ đoàn 1 sư đoàn 4 và tiểu đoàn  ,4 lữ đoàn 173) chặn đứng hai hướng tiến công, phá vỡ âm mưu của địch đánh vào phía sau đội hình tiến công của ta; đồng thời tiếp tục dụ địch tiến sâu vào thế trận mà ta đã chuẩn bị sẵn để đánh những đòn tiêu diệt.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2021, 04:50:05 pm »

*

   Với lực lượng 12 tiểu đoàn cơ động, được pháo binh máy bay chi viện tối đa, sau một tuần ra quân cuộc hành quân Mác Ác-Tơ không đem lại kết quả như mong muốn; trái lại, địch bị đánh liên tiếp, bị tiêu hao, cả hai cánh quân đều bị chặn đứng. Không cam chịu thất bại, từ ngày 11 tháng 11 địch tiếp tục pháo kích và dùng tới 700 gần chiếc máy bay phản lực, trong đó có hàng chục lần chiếc B52 mỗi ngày ném bom xuống khu vực rừng núi tây nam Đắc Tô; đồng thời thúc bộ binh phản kích quyết liệt trên các hướng. Về phía ta, các đơn vị vẫn trụ bám kiên cường, liên tục tiến công tiêu diệt địch tạo thành một đợt chiến đấu cao điểm từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 11.

   Tại Ngọc Kom Liệt, mờ sáng ngày 11, sau khi dùng bom pháo dọn đường tiểu đoàn 4 Mỹ từ điểm cao 823 mở cuộc hành quân giải tỏa về hướng tây. Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 được điểm chốt trinh sát yểm trợ kịp thời vận động chặn đánh cánh quân này. Trận đánh diễn ra rất ác liệt, kéo dài  suốt 8 giờ; với lối đánh gần, chia cắt địch ra từng mảng để  diệt, Tiểu đoàn 7 đã tiêu diệt gần hết tiểu đoàn địch, chỉ còn  một số tên liều chết chạy thóat về đồi Không Tên cụm lại, liền bị Tiểu đoàn 8 vận động đến tiêu diệt. Để cứu nguy cho 11 tiểu đoàn 4, 16 giờ 30 phút cùng ngày, lữ đoàn 173 cấp tốc tung 2 đại đội của tiểu đoàn 1 trung đoàn 503 từ Ngọc Kom Liệt xuống tiếp ứng. Nhưng chúng bị Tiểu đoàn 8 và phân đội 12,7mm của Trung đoàn 66 chặn đánh tiêu diệt đại bộ phận. Hàng trăm xác địch bỏ lại ngổn ngang trên trận địa, địch phải dùng cả máy bay B52 ném bom cứu nguy, nhưng lại ném bom nhầm vào đám tàn quân làm chết 40 tên Mỹ. Ngay buổi tối ngày 11, quân Mỹ dùng máy bay ném bom phá, bom xăng hủy xác đồng bọn. Như vậy, chỉ trong một ngày Trung đoàn 66 đã cơ bản tiêu diệt tiểu đoàn 4 và tiêu hao nặng tiểu đoàn 1 trung đoàn 503 lữ đoàn dù 173 Mỹ, diệt 490 tên, thu 21 súng và 6 vô tuyến điện. Trận đánh ''chốt kết hợp vận động tiến công'' xuất sắc của Trung đoàn 66 ở điểm cao 823, tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn Mỹ đã giáng một đòn mạnh mẽ vào lực lượng nòng cốt chiến dịch của địch, mê đầu bước phát triển mới về trình độ tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực Tây Nguyên.

   Cũng trong ngày 11, khi chiến sự diễn ra quyết liệt ở Ngọc Kom Liệt, tại Ngọc Dơ Lang Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 320 kịp thời vận động chặn đánh 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 3 trung đoàn 8 lữ đoàn 173 Mỹ từ điểm cao 724 nống ra, diệt gọn  đại đội B và tiêu hao nặng đại đội C, loại khỏi vòng chiến đấu 120 tên, bọn còn lại chạy ngược trở lại co cụm trên hai mỏm đồi. Lập tức Đại đội 2 Tiểu đoàn 4 được lệnh tiến công tiêu diệt cụm địch. Bộ đội nhanh chóng vận động áp sát mục tiêu, nhưng chưa kịp xung phong đã bị bom địch đánh trúng đội hình. Trước tình hình đó, tối ngày 11 Trung đoàn 320 tiếp tục sử dụng Tiểu đoàn 5 tiến công quân địch co cụm. Do hiệp đồng không chặt, khi cối 82mm bắn hết 60 viên đạn vào mục tiêu, bộ binh vẫn chưa kịp xung phong, nên trận đánh không thành công. Đêm 11 và sáng ngày 12, ta dùng súng cối bắn vào điểm cao 724 phá hủy 2 trực thăng và diệt 40 tên địch.

   Những trận đánh thắng giòn giã liên tiếp của Trung đoàn 66 và Trung đoàn 320 trong những ngày đầu tháng 11 và chốt chiến dịch của Tiểu đoàn 6 Tây Ninh như cái đinh đóng vào hông kẻ địch làm cho quân Mỹ chóang váng, lúng túng bị động đối phó. Trong cơn bấn loạn, quân Mỹ tiếp tục dấn sâu hơn nữa vào cái bẫy ''Đắc Tô'' của ta. Tranh thủ thời cơ thuận lợi, Trung đoàn 174 nhanh chóng hoàn thành tổ chức hai điểm chốt chiến dịch ở điểm cao 882 và 875, sẵn sàng bước vào trận then chốt quyết định của chiến dịch.

   Đúng như dự đoán của ta, sau những đợt phản kích, phản đột kích ở Ngọc Kom Liệt và Ngọc Dơ Lang không thành, bộ chỉ huy quân Mỹ tức tốc cử tướng A-bơ-Ram, phó tư lệnh Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên Tây Nguyên xem xét tình hình, quyết định tổ chức một đòn phản đột kích mới vào sau lưng đội hình chiến dịch của ta, hòng xoay chuyển tình thế. Địa hình địch chọn để thực hiện đòn đánh mới là dãy điểm cao 845, 882, 875,  trong đó trọng tâm là điểm cao 875 vì nó có vị trí khá đặc biệt. Nằm cách quận lỵ Đắc Tô khỏang 25km về phía tây nam và cách Plei Kon 10km về phía nam, có chiều dài khỏang 500m, chiều rộng 350m, rừng già bao phủ, điểm cao 875 vừa có giá trị chiến Thuật, vừa án ngữ con đường tiến vào quần thể các điểm cao ở vùng rừng núi tây nam Đắc Tô, là nấc thang đầu tiên bước lên dãy Ngọc Tô Ba, một trong những căn cứ của ta ở Tây Nguyên. Bộ chỉ huy Mỹ cho rằng nếu chiếm được điểm cao 875 làm bàn đạp sẽ khống chế toàn bộ khu vực, từ đó thực hiện đòn đánh vu hồi vào sau lưng đội hình chiến dịch của ta, thay đổi thế trận.

   Phán đoán đúng âm mưu mới của địch và từ thực tế các trận đánh của Trung đoàn 66, Trung đoàn 320 đã chứng minh: với hình thức chiến thuật ''chốt kết hợp vận động tiến công'' bộ đội ta có thể đánh liên tục dài ngày dưới phi pháo ác liệt của địch để giành thắng lợi. Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định tập trung Trung đoàn 174 và Trung đoàn 66 của Sư đoàn bộ binh 1 thực hiện trận then chốt quyết định. Trong đó Trung đoàn 174 làm nhiệm vụ chủ yếu của trận then chốt, bố trí ở điểm cao 875; Trung đoàn 66 triển khai đội hình ở dãy Ngọc Kom Liệt, điểm cao 823 và 845 đánh địch vòng ngoài bảo vệ sườn trái. Đồng thời các trung đoàn 320, 24, Tiểu đoàn 6 Tây Ninh, lực lượng pháo binh, phòng không... đẩy mạnh tiến công địch trên các hướng.

   Thực hiện ý định của Bộ tư lệnh chiến dịch, trong các ngày 12, 15, 16 Đại đội 1 pháo binh dùng 2 khẩu pháo 75 trẽn dãy Ngọc Bờ Biêng bắn phá sân bay Đắc Tô 2 và căn cứ Tân Cảnh. Với cách đánh táo bạo đưa pháo lên cao, vào gần, bắn thẳng, ta đã làm tê liệt sân bay, gây thiệt hại nặng cho sở chỉ huy dã chiến sư đoàn bộ binh 4 Mỹ, xóa sổ trại biệt kích ngụy, diệt trên 350 tên (có 150 tên Mỹ), phá hủy 3 máy bay vận tải C130 chở đầy lính, 4 xe quân sự, bắn cháy 2 kho xăng, làm nổ tung 1 kho đạn trên 1000 tấn và phá hủy một cụm thông tin. Chỉ huy địch bị rối loạn, cái dạ dày dùng cho 16.000 quân bị vỡ, tiếp tế bị gián đoạn càng làm cho địch thêm rối bời. Bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn đã phải hốt hỏang kêu lên: ''Đây là cơn bão lửa kinh khủng nhất... Việt cộng bắn cả ngày lẫn đêm rất chính xác, gây thiệt hại, cho quân đồng minh".

   Cùng thời gian trên, Trung đoàn 24, lực lượng công binh, bộ đội địa phương tỉnh Kon Tum đẩy mạnh tiến công địch trên hướng đông bắc Tân Cảnh và đường 18. Ngày 11 tháng 11, Tiểu đoàn 304 tỉnh đội Kon Tum phục kích trên đường 14 diệt một đoàn xe 7 chiếc (có 3 xe tăng) và 100 tên Mỹ. Tiếp đó, đêm 14 một đại đội của Tiểu đoàn 406 đặc công tỉnh tập kích trại Nghĩa Binh ở thị xã Kon Tum, diệt 100 tên địch, thu 4 súng. Nổi bật là trận đánh luồn sâu đêm 16 rạng ngày 17 tháng 11 của Đại đội 6 Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 24, tiêu diệt hoàn toàn đồn cảnh sát và làm chủ thị trấn Tân Cảnh, đánh bại lực lượng phản kích của địch, diệt 6 xe (có 2 xe M113); đồng thời tập trung nhân dân mít tinh ủng hộ cách mạng ngay trong hậu phương địch đã gây tiếng vang lớn về chính trị và mở ra khả năng hiện thực đánh chiếm các mục tiêu ở sâu trong vùng địch kiểm soát. Từ ngày 14 đến ngày 19 tháng 11, địch huy động một lực lượng lớn gồm trung đoàn 42, chiến đoàn dù tiểu đoàn 23 biệt động quân do đích thân trung tướng Vĩnh Lộc, tư lệnh quân khu 2 - quân đoàn 2 ngụy trực tiếp chỉ huy và hơn một đại đội Mỹ thay nhau đánh lên các chốt của ta ở Ngọc Sia, điểm cao 1030, 1423 Ngọc Wan... nhưng đều bị Trung đoàn 24 đánh bại, loại khỏi vòng chiến đấu 500 tên địch (có 50 tên Mỹ).

   Những trận đánh liên tiếp của Trung đoàn 24, Tiểu đoàn 6 Tây Ninh, Đại đội 1 pháo binh (Trung đoàn 40), các phân đội trinh sát công binh và lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum đã gây cho địch nhiều thiệt hại, mất ổn định hậu phương chiến dịch, buộc phải phân tán lực lượng đối phó trên hướng đông bắc; đồng thời tạo thế trận chiến dịch của ta ngày càng vững chắc và điều kiện thuận lợi cho Sư đoàn bộ binh 1 tiến công tiêu diệt địch ở khu quyết chiến.

   Trên hướng chính của chiến dịch, chiến sự diễn ra  ác liệt ngay từ những ngày đầu trung tuần tháng 11. Sau đòn chóng váng ở Ngọc Bom Liệt, Bộ chỉ huy quân Mỹ lúng túng bị động đối phó nhưng vẫn rất ngoan cố, ngạo mạn tiếp tục tung quân ''tìm diệt''. Chiều ngày 11, lữ đoàn 173 Mỹ đỗ bộ tiểu đoàn 2 trung đoàn 503 xuống điểm cao 845. Liên tiếp trong ba ngày 12, 13, 14 chúng tổ chức hàng chục đợt tiến công lên điểm cao 862, nhưng đều bị Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 174 chốt chặn ở đây đánh bại, gây thiệt hại nặng 3 đại đội, diệt 220 tên, bắn rơi 1 trực thăng, thu 6 súng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tối 14 tháng 11 Tiểu đoàn 3 được lệnh rời khỏi điểm cao 882. Trong quá trình Tiểu đoàn 3 chiến đấu, ta dùng cối 120 và 82mm tập kích hỏa lực vào điểm cao 823 phá hủy 5 trong số 6 khẩu pháo 105mm, tiêu hao nặng đại đội A tiểu đoàn 4 Mỹ. Lực lượng phòng không và ĐKZ 75 bám sát các trận địa địch, tích cực đánh máy bay, bắn rơi và phá hủy 10 chiếc trực thăng. Đêm 17, ta pháo kích vào 2 trận địa của tiểu đoàn 3 (sư đoàn 4 Mỹ) ở nam Ngọc Dơ Lang và điểm cao 530, phá 6 khẩu pháo 105 và ĐKZ 106,7mm, diệt 70 tên địch.

   Bị thất bại liên tiếp, địch phải huy động một lực lượng lớn pháo binh và 700 lần chiếc máy bay, trong đó có hàng chục lần chiếc B52 mỗi ngày ném hàng nghìn quả bom, bắn hàng nghìn quả đạn pháo hòng hủy diệt đối phương. Vùng núi rừng trùng điệp, cây cối um tùm ở tây nam Đắc Tô bỗng chốc sạch quang, cháy trụi, trơ trọi nham nhở chi chít hố bom. Ở các trận địa của ta, nhiều đoạn hào, công sự bị san phẳng. Trong các chốt bị bom đạn Mỹ cày xới tưởng chừng như không còn sự sống, bộ đội ta vẫn bình tĩnh, kiên cường trụ bám trận địa, chủ động tổ chức những trận đánh kết hợp giữa chốt với xuất. kích ngắn đẩy lùi các đợt tiến công của địch. Những khẩu hiệu ''Quyết giữ trận địa đến cùng'', ''Phấn đấu đạt dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú'' ở khắp chiến hào có sức cổ vũ động viên bộ đội vượt qua mọi ác liệt, hăng hái giết giặc lập công.

   Đúng như dự đoán của Bộ tư lệnh Chiến dịch,  sáng ngày 18 tháng 11, sau khi dùng pháo binh máy bay đánh phá dữ dội dọn đường, hai tiểu đoàn 1 và 2 trung đoàn 503 lữ đoàn 173 Mỹ chia làm hai mũi tiến về hướng điểm cao 875. Tiểu đoàn 1 tiến quân bên phải, lúc 14 giờ 30 phút đến sườn tây bắc điểm cao 882, bị Tiểu đoàn 8 và một đại đội của Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 66 chặn đánh diệt 90 tên, thu 6 súng buộc phải dừng lại. Cùng thời gian này, tiểu đoàn 2 địch từ điểm cao 845 tiến xuống chiếm đồi ''Biệt kích'' ở tây bắc điểm cao 875 khỏang 1km tạo bàn đạp. Ở phía đông, hai đại đội thám báo từ Bãi Le tiến công thăm dò lên điểm cao 875, bị Đại đội 7 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 174 chặn diệt. 28 tên, thu 3 súng. Ta khống chế trận địa, không cho địch lấy xác, buộc chúng phải đánh tiếp.

   Sau khi dùng máy bay B52 dội bom suốt đêm 18 và dùng máy bay phản lực, trực thăng vũ trang, pháo binh đánh phá hơn ba giờ liền vào sáng ngày 19; từ 9 giờ 45 phút tiểu đoàn 2 địch tổ chức tiến công 7 lần lên trận địa chốt của Đại đội 7 ở sườn đông bắc điểm cao 875, nhưng đều bị đẩy lùi đánh chính diện không được, địch bí mật chuyển hướng sang chiếm đồi Yên Ngựa ở phía bắc điểm cao 875 làm bàn đạp tiến công tiếp. Kịp thời phát hiện âm mưu mới của địch, Sư đoàn 1 nhanh chóng điều chỉnh đội hình, Trung đoàn 174 xuất kích Tiểu đoàn 2 (thiếu) và Đại đội 1 (Tiểu đoàn 1), hình thành bốn mũi bất ngờ đồng loạt xung phong đánh thẳng vào đội hình địch. Trận đánh diễn ra quyết liệt từ 14 giờ đến 18 giờ, ta tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn 2 Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu 300 tên, thu 18 súng và 6 vô tuyến điện. Trong cơn bấn loạn, để cứu tiểu đoàn 2, Mỹ lại cho máy bay ném bom nhầm cả vào đám tàn quân làm chết và bị thương một số. Địch thú nhận trận này có 16 trong số 18 sĩ quan của tiểu đoàn 2 chết và bị thương, 3 đại đội trưởng thì 1 chết và 1 bị thương. Bộ chỉ huy quân Mỹ phải thừa nhận: ''Họ (Quân giải phóng) để lại một đám tàn quân của lữ đoàn dù 173 sau khi họ đã bao vây tiêu diệt bằng súng máy và súng cối''.

   Ngày 20 tháng 11, ta khống chế cả trên không và mặt đất, bắn rơi 12 trực thăng. Trước tình thế lữ đoàn dù 173 bị thiệt hại nặng, địch một mặt dùng phi pháo oanh tạc mạnh vào điểm cao 875, mặt khác huy động tiểu đoàn 2 trung đoàn 8 lữ đoàn 1 sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ tăng viện phản kích. Ngày 21, tiểu đoàn 2 địch đổ bộ xuống Bãi Le rồi liên tục tiến công lên trận địa chốt của Đại đội 7 (Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 174). Từ những chiến hào bị bom đạn địch cày xới nát vụn tưởng như không còn sự sống, các chiến sĩ Đại đội 7 bất thần bật dậy bắn mãnh liệt vào đội hình tiến công của địch. Trung đội trưởng Nguyễn Văn Xảo đứng hiên ngang trên chiến hào, AK kẹp nách bắn quét gục từng tợp địch và chỉ huy phân đội lập công. Chiến sĩ Bùi Đình Ước gan góc dùng B40, AK, lựu đạn diệt 20 tên địch. Đặc biệt tổ ba người Phùng Quang Chí, Bùi Xuân Lộc, Đỗ Văn Chuyên với quyết tâm ''Thà hy sinh, không để mất chốt'' đã dũng cảm mưu trí đánh bại nhiều đợt xung phong của địch, diệt 102 tên Mỹ, nêu kỷ lục xuất sắc về thành tích diệt địch của tổ ba người trong một trận chiến đấu.

   Tuy bị mất gần một đại đội, nhưng lính Mỹ vẫn cố sống cố chết lao lên chốt theo lệnh chỉ huy. Cuộc chiến đấu diễn ra ngày càng quyết liệt. Ta và địch giành giật nhau từng đoạn chiến hào. Lúc 17 giờ ngày 21, quân địch chiếm được một đoạn hào dài 200m. Quyết tâm tiêu diệt địch, khôi phục lại trận địa, 4 giờ 30 phút ngày 22, Đại đội 7 phản kích chiếm lại được đoạn hào, đẩy địch xuống chân đồi. Sau khi tổ chức tiến công tiếp nhưng không thành, hàng chục tên chết và bị thương không lấy ra được, địch dùng bom xăng ném ồ ạt trên diện rộng để thiêu hủy xác và xóa dấu vết bại trận. Về phía ta, sau khi giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến thuật, hoàn thành trận then chốt quyết định, Bộ tư lệnh Chiến dịch ra lệnh rút bỏ điểm cao 875, chỉ dùng một bộ phận nhỏ hỏa lực và bộ binh cơ động kiềm chế. Thực  hiện mệnh lệnh, đêm 22 tháng 11 Đại đội 7 rời trận địa chốt. Hôm sau, địch dò dẫm lên điểm cao 875, nhưng trận địa đã không một bóng người.

   Chiến thắng oanh liệt của Trung đoàn 174 tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn 2 trung đoàn 503 lữ đoàn 173 và 1  đại đội thuộc tiểu đoàn 2 sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ ở điểm cao 875 (loại khỏi vòng chiến đấu 400 tên có 372 tên Mỹ, bắn rơi 7 máy bay) đánh dấu bước phát triển tương đối hoàn chỉnh chiến thuật ''chốt kết hợp vận động tiến công''1, đồng thời là bước trưởng thành của trung đoàn trong trận đầu đọ sức với quân viễn chinh Mỹ ở chiến trường Tây Nguyên. Về trận đánh này, Bộ tư lệnh chiến trường Tây Nguyên đã nhận xét: ''Chiến thắng của Trung đoàn 174 ở điểm cao 875 là một bước phát triển tương đối hoàn chỉnh hình thức dùng điểm chốt khống chế, thu hút địch, tạo điều kiện cho lực lượng cơ động xuất kích từ bên sườn và phía sau bao vây tiêu diệt. Trận đánh... đã làm cho địch chóang váng, khiếp sợ cách đánh mới của ta và trước tinh thần anh dũng tuyệt vời của cán bộ, chiến sĩ ta''.

   Trong những ngày chiến sự diễn ra ác liệt ở điểm cao 875, ta cũng đẩy mạnh tác chiến trên các hướng khác. Tại Ngọc Dơ Lang, Trung đoàn 320 liên tục đánh kiềm chế và dùng hỏa lực tiêu hao tiểu đoàn 3 sư đoàn 4 Mỹ, diệt hơn 100 tên, phá hủy 6 khẩu pháo làm cho chúng phải ''án binh bất động''. Ở khu vực chốt chiến dịch, Tiểu đoàn 6 Tây Ninh đã dũng cảm đánh bại hàng chục đợt tiến công của hai tiểu đoàn Mỹ (trong đó có tiểu đoàn 1, lữ đoàn 1 sư đoàn 4 do đích thân tướng Pers, tư lệnh sư đoàn chỉ huy đánh lên điểm cao 1338), loại khỏi vòng chiến đấu 600 tên địch, rồi lui quân an toàn. Đại đội 1 pháo binh, sau khi bắn hết số đạn vào Đắc Tô, Tân Cảnh hoàn thành nhiệm vụ cũng được lệnh trở về căn cứ.

   Phối hợp với hướng chính chiến dịch, trên các hướng Gia Lai, Đắc Lắc ta đẩy mạnh các hoạt động quân sự nhằm cầm  chân, tiêu hao địch chia lửa với Sư đoàn 1. Tại Gia Lai, từ ngày 3 đến ngày 22 tháng 11, ta đánh 10 trận, diệt 189 tên địch (có 114 tên Mỹ), bắn rơi 5 máy bay, phá hủy 7 xe quân sự (có 2 xe bọc thép). Nhưng hoạt động của Trung đoàn 95 ở hướng này còn yếu, không hoàn thành nhiệm vụ giam chân sư đoàn 4 Mỹ. Ở Đắc Lắc, Trung đoàn 33 đánh một số trận ở Buôn Drằng (ngày 3 tháng 11, tiêu hao 1 đại đội, loại khỏi vòng chiến đấu 150 tên Mỹ thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 12 sư đoàn 4, phá 2 pháo lớn, 2 xe M113, bắn rơi 2 trực thăng, phá hủy 1 hầm đạn), bắc Mê Van (ngày 17 tháng 11 diệt 1 trung đội Mỹ). Lực lượng vũ trang tỉnh Đắc Lắc pháo kích vào sân bay thị xã phá hủy 22 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu 60 tên địch (có 48 tên Mỹ).

   Ngày 22 tháng 11, chiến dịch Đắc Tô 1 kết thúc toàn thắng. Sau 20 ngày đêm chiến đấu liên tục, ta đã đánh 78 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 3.670 tên địch (có 2.690 tên Mỹ). Nếu tính cả giai đoạn hoạt động nghi binh chiến dịch và các hướng phối hợp, có 4.570 tên địch (4.030 tên Mỹ) bị loại khỏi vòng chiến đấu; 3 sân bay bị đánh hư hại nặng, 70 máy bay bị phá hủy và bắn rơi; 18 pháo lớn, 52 xe quân sự (16 xe bọc thép), 2 kho đạn bị phá hủy, 3 kho xăng bị đốt cháy; 104 súng các loại và 14 vô tuyến điện bị tịch thu. Về đơn vị, ta đã đánh qụy lữ đoàn dù 173, lữ đoàn 1 (sư đoàn 4) Mỹ, tiêu diệt gần hết 2 tiểu đoàn Mỹ và đánh thiệt hại nặng 6 tiểu đoàn (có 4 tiểu đoàn Mỹ), diệt 6 đại đội khác (có 2 đại đội Mỹ), làm mất sức chiến đấu 1 tiểu đoàn của sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ và chiến đoàn 3 ngụy.

   Chiến thắng Đắc Tô 1 ''ghi thêm vào trang sử quyết thắng của dân tộc ta những nét vàng son chói lọi... là một trong những chiến thắng lớn nhất mở đầu Đông Xuân quyết thắng 1967-1968 của miền Nam anh hùng''l. Sau thất bại ở Đắc Tô, Bình Long - Phước Long và các chiến trường khác, quân Mỹ và chủ lực ngụy Sài Gòn buộc phải co dần vào thế phòng ngự chiến lược, giữ các thành phố và căn cứ lớn, từng bước thực hiện ''quét và giữ''. Đối với Bộ đội chủ lực Tây Nguyên, chiến dịch Đắc Tô 1 đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch (lừa dụ địch, tiêu diệt địch ở khu quyết chiến), hoàn chỉnh thêm chiến thuật ''vận động tiến công kết hợp chốt'' và mở ra những khả năng mới về đánh tiêu diệt địch trên chiến trường. Đây là một cống hiến xuất sắc đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự của Quân đội ta. Với chiến công oanh liệt Đắc Tô 1, Chiến trường Tây Nguyên và các đơn vị tham gia chiến dịch được tặng thưởng hai Huân chương Quân công giải phóng (hạng nhì, ba).




------------------------------------------------------------------
1. Sau này chiến thuật ''chốt kết hợp vận động tiến công " được Bộ bổ sung, gọi là ''vận động tiến công kết hợp chốt''.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2021, 09:31:06 pm »

4. Chiến trường Tây Nguyên trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.

   Cuối năm 1967, ''chiến tranh cục bộ'' của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã phát triển tới mức cao, nhưng bị quân và dân ta đánh bại một bước rất quan trọng. Do thất bại có tính chất chiến lược trong hai cuộc phản kích mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 ở miền Nam, đế quốc Mỹ lâm vào ''tình thế tiến thóai lưỡng nan về chiến lược''1. Mặc dù liên tiếp gặp những khó khăn lớn về quân sự, chính trị, tài chính, nội bộ lục đục, địa vị  quốc tế suy yếu và bị loài người tiến bộ lên án mạnh mẽ; nhưng với bản chất đế quốc và hiếu chiến, đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục theo đuổi và dấn sâu hơn vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cuối năm 1967, Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh Việt Nam 40% số sư đoàn  bộ binh sẵn sàng chiến đấu của cả nước Mỹ, 30% lực lượng không quân chiến thuật và 60% máy bay chiến lược B52, một phần ba lực lượng hải quân (4 tàu sân bay trong tổng số 12 chiếc). Đến tháng 1 năm 1968, lực lượng địch ở miền Nam có 1.195.000 tên, trong đó có 486.000 quân Mỹ, 57.800 quân chư hầu và 650.000 quân ngụy. Với lực lượng quân sự khổng lồ, địch chủ trương tiếp tục thực hiện chiến lược hai gọng kìm ở quy mô nhất định, giữ vững các vị trí then chốt, giữ thế giằng co cho tới khi bầu cử tổng thống ở Mỹ (11.1968), đồng thời tiếp tục tiến công ngoại giao buộc ta phải thương lượng trên thế mạnh của chúng.

   Về phía ta, sau hơn 13 năm kháng chiến và nhất là qua hơn 2 năm đương đầu với ''chiến tranh cục bộ'' của đế quốc Mỹ, ''chúng ta đã thắng địch cả về chiến lược và chiến thuật, lực lượng quân sự và chính trị của ta ở miền Nam đã lớn mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào, ta đang nắm quyền chủ động trên khắp chiến trường'', ''chúng ta đang đứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược lớn''2. Để giáng cho địch một đòn quyết định, giành thắng lợi to lớn, tạo nên sự chuyển biến nhảy vọt, buộc Mỹ phải thua về quân sự, tháng 12. năm 1967 Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp và ra Nghị quyết lịch sử:

        ''Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam của ta sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định''; đồng thời chủ trương: ''Động viên những nổ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định''.

   Nghị quyết tháng 12 năm 1967 của Bộ Chính trị đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (khóa III) thông qua (1.1968) và nhanh chóng biến thành hành động cách mạng của quân và dân hai miền Nam, Bắc. Hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ trên miền Bắc được biên chế thành các trung đoàn, sư đoàn vượt Trường Sơn kịp thời bổ sung cho các mặt trận Trị Thiên, Khu 5, Tây Nguyên, Nam Bộ nâng tổng số Quân giải phóng miền Nam lên 220.000 bộ đội chủ lực và 57.000 bộ đội địa phương. Những chiến dịch chi viện vật chất kỹ thuật cho miền Nam diễn ra sôi động bằng Đường Hồ Chí Minh trên bộ, trên biển, qua đường Cam-pu-chia và ''hậu cần nhân dân'' phong phú đa dạng trên khắp miền Nam.

   Trong khí thế khẩn trương, bí mật chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quân và dân Tây Nguyên tích cực chủ động chuẩn bị mọi mặt để các hướng, các địa phương nổ súng tiến công đúng thời gian quy định. Cuối tháng 11 năm 1967, sau khi được phổ biến sơ bộ chủ trương của cấp trên, Thường vụ Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên họp ra Nghị quyết ''Về kế hoạch Đông - xuân - hè 1967-1968"; đồng thời quyết định thành lập ở mỗi tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc một Đảng ủy và ban chỉ huy thống nhất, gồm đại diện Đảng ủy Bộ tư lệnh B3, đại diện tỉnh ủy tỉnh đội, trung đoàn chủ lực tại chỗ ở địa phương. Các Đảng ủy và Ban chỉ huy trên đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy và Bộ tư lệnh B3. Tiếp đó Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường họp hội nghị liên tịch với các đồng chí Bí thư tỉnh ủy ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc thống nhất kế hoạch ''Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa'' trên toàn bộ khu vực Tây Nguyên và từng địa phương.

   Cuối tháng 11 năm 1967, các Đảng ủy và Ban chỉ huy chung của các mặt trận Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc được thành lập và bước vào hoạt động. Tại Kon Tum, Ban chỉ huy chung do đồng chí Vương Tuấn Kiệt - Tham mưu phó B3 làm chỉ huy trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Tiềm (Bùi Anh) - Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum làm chính ủy, đồng chí Phùng Bá Thường - trung đoàn trưởng Trung đoàn 24 làm chỉ huy phó, đồng chí Nguyễn Phùng (Nguyễn Tập) - Phó bí thư tỉnh ửy làm phó chính ủy, đồng chí Lê Tấn Thuận - chính trị viên tỉnh đội làm chỉ huy phó cánh quân phía đông. Cùng thời gian này, Bộ tư lệnh chiến trường Tây Nguyên tăng cường cho Tỉnh đội Kon Tum: 1 đại đội ĐKB, l đại đội công binh và 331 tân binh.

   Ở Gia Lai, Ban chỉ huy chung mang ký hiệu ''Mặt trận 300'' do đồng chí Trần Văn Trân - Tham mưu phó B3 làm chỉ huy trưởng, đồng chí Võ Trung Thành - Khu ủy viên Khu 5, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai làm chính ủy, đồng chí Kpã Thìn Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy Tỉnh đội trưởng làm chỉ huy phó, đồng chí Trần Xuân Lư (phó chủ nhiệm chính trị B3) làm phó chính ủy.

   Tại Đắc Lắc, Ban chỉ huy chung gồm có: chỉ huy trưởng Trương Cao Dũng (Tham mưu phó B3), chính ủy: đồng chí Bốn Đạo (Bí thư Tỉnh ủy Đắc Lắc), chỉ huy phó: Nguyễn Cự (Tỉnh đội trưởng Đắc Lắc) và Ma Văn Minh (trung đoàn trưởng Trung đoàn 33), phó chính ủy: Huỳnh Văn Cần (chính trị viên tỉnh đội).

   Ngày 28 tháng 12 năm 1967, Bộ Tổng tư lệnh xác định nhiệm vụ cho Chiến trường Tây Nguyên trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 gồm ba điểm:

   1- Thu hút kiềm chế địch, phối hợp với chiến trường toàn miền Nam.
   2- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực Mỹ, ngụy.
   3- Đánh vào thị xã, diệt ngụy quyền, đẩy phong trào quần chúng vùng lên.

   Quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Bộ Chính trị (12.1967) và nhiệm vụ Bộ Tổng tư lệnh giao, ngày 2 tháng 1 năm 1968 Thường vụ Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên chỉ thị cho các mặt trận Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc về nhiệm vụ, phương châm, nguyên tắc chỉ đạo ''Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa'' và chủ trương, mục đích, yêu cầu phương châm, tư tưởng, nguyên tắc chỉ đạo tác chiến chiến dịch trong ''Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa'' ở Tây Nguyên. Chỉ thị xác định rõ: ''Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa là cả một giai đoạn chứ không phải là một đợt, một lúc. Trong suốt cả giai đoạn này có thể diễn ra Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa đi lại nhiều lần để đi đến thắng lợi hoàn toàn''. ''Mục đích của Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa là đập tan ngụy quân ngụy quyền, tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực quân Mỹ, biến hậu phương địch thành tiền phương ta; tăng cường lực lượng của ta gấp hai, ba lần, nhanh chóng tiếp tục chiến đấu kịp thời chống phản kích của địch thắng lợi... để đập tan ý chí xâm lược của địch''3.

   Tháng 1 năm 1968, cả Tây Nguyên chuyển vào nhiệm vụ mới với nhịp độ khẩn trương chưa từng có. Chỉ trong một thời gian ngắn, 27.800 bộ đội chủ lực, trên 6.000 bộ đội địa phương và khỏang 16.000 du kích được triển khai trên các hướng. Sư đoàn bộ binh 1 và các đơn vị binh chủng tập trung trên hướng đường 18 - Plei Kần, nơi dự kiến quân Mỹ sẽ xông ra phản kích khi ta đánh thị xã Kon Tum và thực hiện đòn tiêu diệt lớn. Các trung đoàn 24, 95, 33 được tăng cường cho các mặt trận Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Lực lượng tiến công các thị xã được bổ sung đủ một tiểu đoàn đặc công, một đại đội hỏa tiễn hỗn hợp (ĐKB, ĐKZ, 12,7mm). Cùng với chuẩn bị lực lượng vũ trang, công tác vận động quần chúng, tổ chức lực lượng đấu tranh chính trị và nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền được các tỉnh, huyện rất chú trọng. Hàng chục nghìn quần chúng được vận động sẵn sàng bước vào các cuộc đấu tranh, phục vụ chiến đấu.

   Bên cạnh những nhiệm vụ trên, công tác hậu cần được đẩy mạnh, vừa bảo đảm cho các lực lượng tiến công trên các mặt trận, các cánh, các hướng trong dịp Tết Mậu Thân, vừa bảo đảm cho các đợt ''Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa'' tiếp theo trong năm 1968. Ngoài sự chi viện đắc lực của Đoàn 559, Đoàn 17, Đoàn 86, sự giúp đỡ của ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Hậu cần Chiến trường còn tích cực thu mua tiểu ngạch, đẩy mạnh tăng gia tự túc, sản xuất vũ khí. Cả năm 1968 Bộ đội chủ lực toàn Chiến trường thu từ 6 nguồn trên được 8.894 tấn gạo, 928 tấn thực phẩm, 458 tấn muối, 92 tấn thuốc và dụng cụ y tế, 1.226 tấn đạn dược vũ khí và trên ba vạn lít xăng dầu. Trong đó, ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc giúp đỡ 669 tấn gạo; bộ đội chủ lực tăng gia tự túc được 6,7 triệu gốc sắn, hơn 380 tấn lúa ngô, hàng chục tấn đậu lạc chăn nuôi 1.400 con lợn, 6.300 con gà, săn bắn được 176 tấn thịt thú rừng, sản xuất 199kg cao xương động vật, 130kg cao thảo mộc, 85.360 lít và 1.125.700 viên thuốc đông y, 4.786 lít và 6.166.810 viên thuốc tây y, 714 lít cồn, 41.310 cuộn băng cá nhân và 30.600 ống tiêm. Quân y B3 bảo đảm 26.000 giường bệnh tuyến trung đoàn, 23.000 giường bệnh tuyến bệnh viện có thể tiếp nhận với 8.000 thương binh. Quân giới chế tạo được 1.107 quả mìn, 46.055 quả lựu đạn thủ pháo, tháo bom được 4.298kg thuốc nổ, thu  16 tấn sắt thép, sửa chữa gần 5.000 lượt khẩu súng các loại. Để bảo đảm hậu cần cho các lực lượng hoạt động trên hướng nam Tây Nguyên, Hậu cần B3 mở thêm Binh trạm 4 ở Đắc Lắc. Nhằm vận chuyển một khối lượng lớn vật chất bảo đảm ''Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa'' ở Tây Nguyên và cho chiến trường Nam Bộ, từ cuối năm 1967 và trong năm 1968 ta đẩy mạnh vận chuyển bằng ô tô trên đường 128 phía tây Tây Nguyên, từ Binh trạm Bắc đến Binh trạm Nam, mở thêm nhiều đoạn đường cơ giới khác với tổng chiều dài 350km. Ngoài ra, ta còn mở, soi thêm các đường gùi thồ từ phía tây sang các khu vực tác chiến phía đông, vươn dài tới các thị xã, thị trấn. Phương thức vận chuyển  cũng đa dạng: Đoàn 559 bảo đảm đến các chân hàng, Đoàn 17 đến VQ5, Đoàn 86 đến V4; Phòng Hậu cần B3 chuyển về các kho tàng ở các binh trạm; các đơn vị nhận từ các kho chuyển về vị trí tập kết. Hàng nghìn dân công của ba tỉnh được huy động vào các chiến dịch vận chuyển. Riêng bảo đảm vũ khí cho các đơn vị địa phương đánh địch trong các thị xã được vận chuyển bằng nhiều phương tiện, thực hiện từ trước, dựa vào dân. Nhiều nơi, lợi dụng địch sơ hở, chiến sĩ vận tải, quần chúng cách mạng giấu súng, đạn trong hàng hóa đưa vào nội thị. Đặc biệt ở thị xã Kon Tum có ông Du Dư Tòng không sợ hiểm nguy, dũng cảm dùng xe lam của gia đình chở 9 khẩu AK, 1 khẩu K54, 1 khẩu B40, 85kg thuốc nổ và nhiều lựu đạn vào nội thị ngay trước họng súng kiểm soát dày đặc gắt gao của địch hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bà Nguyễn Thị Khảm - một cơ sở trong thị xã Kon Tum tự mua 30 bộ quần áo lính ngụy để bộ đội ta cải trang đánh địch, làm gương cho nhiều cơ sở noi theo...

   Trước ngày nổ súng ''Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa'', Bộ tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên mở một đợt tiến công cao điểm bằng lực lượng ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích) từ ngày 15 đến ngày 25 tháng 1 năm 1968. Mục đích của đợt hoạt động là: tiêu diệt sinh lực phương tiện chiến tranh của địch, giam chân thu hút lực lượng Mỹ lên hướng đường 18 - Plei Kần, kéo chủ lực địch ra ngoài thị xã tạo điều kiện cho các lực lượng của  ta áp sát mục tiêu, chuẩn bị bàn đạp, tập dượt và rèn luyện bộ đội, đồng thời bảo đảm bí mật cho Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân.

   Trên hướng đường 18 - Plei Kần, Sư đoàn bộ binh   1 đánh nhiều trận nhỏ và vừa, bắn máy bay, giam chân 3 tiểu đoàn Mỹ (thuộc sư đoàn bộ binh số 4 và lữ đoàn dù 173), trung đoàn 42 và tiểu đoàn dù 6 ngụy, diệt 1 đại đội ngụy và tiêu hao 1 đại đội Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu 725 tên địch (có 565 tên Mỹ), bắn rơi 33 máy bay, phá hỏng 26 xe quân sự và 7 đại bác, thu 37 súng các loại và 3 vô tuyến điện. Ở Kon Tum, ta áp sát thị xã đánh 3 trận tập kích và một số trận giao thông trên đường 14, giết 419 tên, bắt 43 tên, thu 60 súng và 4 vô tuyến điện; phá hủy 117 xe quân sự (có 18 xe bọc thép), 3 đại bác, 1 cầu và khu chứa máy bay, phá hủy và bắn rơi 50 máy bay. Nổi bật là trận đánh táo bạo vào sân bay Kon Tum của Tiểu đoàn đặc công 406 tỉnh đêm 10 tháng 1, loại khỏi vòng chiến đấu 250 tên Mỹ, phá hỏng 30 trực thăng, 104 xe quân sự (có 7 xe tăng) cùng khu nhà chứa máy bay, sau đó tập kích ấp Krông (20.1) diệt 1 đại đội bảo an, bắt 43 tên, thu 30 súng. Tại Gia Lai, liên tiếp diễn ra các trận tập kích, phục kích của Trung đoàn 95, Tiểu đoàn đặc công 408... loại khỏi vòng chiến đấu 818 tên địch (có 680 tên Mỹ), bắn rơi và phá hỏng 81 máy bay, 207 xe quân sự (có 25 xe bọc thép), 3 pháo lớn, đốt cháy 800 tấn xăng dầu. Có nhiều trận đánh xuất sắc: Tiểu đoàn đặc công 408 tập kích công binh xưởng (đêm 8.1) diệt gọn 1 đại đội bảo vệ và nhân viên chuyên môn kỹ thuật (120 tên), phá 2 khu cơ khí và 39 xe ủi, sau đó đánh sân bay Aréa (26.1) phá hủy 75 máy bay, 65 tấn đạn và đốt cháy 5 vạn lít xăng; Trung đoàn 95 đánh 2 trận phục kích giao thông đường 19 (15.1) diệt 150 tên địch, phá hủy 89 xe quân sự và đốt 50 tấn xăng dầu. Hướng Đắc Lắc, Trung đoàn 33 và lực lượng vũ trang tỉnh hoạt động liên tục tập trung vào các mục tiêu là đầu não ngụy quân, ngụy quyền địa phương, sân bay, kho tàng ở thị xã Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận làm cho địch hoang mang lúng túng bị động đối phó, tạo khí thế cách mạng trong quần chúng lên cao. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 404 tên địch (có 7 0 tên Mỹ), diệt gọn 2 đại đội bảo an, chi khu Lạc Thiện; phá hủy 34 máy bay, 6 xe quân sự và 1.000 tấn bom đạn, thu 87 súng và 2 vô tuyến điện. Nổi bật là trận đánh sân bay thị xã (4.1) diệt 70 tên Mỹ, phá 20 máy bay, phá sập nhà dinh tỉnh trưởng; pháo kích sở chỉ huy trung đoàn 45 ngụy; đánh kho Mai Hắc Đế (21.1) phá hủy 1.000 tấn bom đạn; tiến công quận lỵ Lạc Thiện (24.1) diệt 2 đại đội bảo an, 2 đội bình định bắt 20 tên, thu 57 súng, phá 6 xe quân sự; đặt mìn ở phòng tham mưu sư đoàn 23 ngụy (26.1) diệt một số sĩ quan; tập kích quận lỵ Buôn Hồ (25.1).

   Trong đợt tiến công cao điểm trước Tết Mậu Thân, các lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã đánh 36 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 2.366 tên địch (có 1.608 tên Mỹ), bắt 88 tên; diệt gọn 7 đại đội (có 1 đại đội Mỹ) và 1 chi khu; phá hủy 361 xe quân sự (có 62 xe bọc thép), 17 pháo lớn, trên 3.000 tấn bom đạn xăng dầu; bắn rơi và phá hỏng 198 máy bay, thu 205 súng các loại và 9 vô tuyến điện. Đòn tiến công trước tết của quân và dân Tây Nguyên đã phối hợp nhịp nhàng với đòn tiến công lớn của ta thu hút địch về hướng Nậm Bạc (Lào), Khe Sanh (Quảng Trị) tạo sơ hở trên chiến trường miền Nam. Điểm nổi bật trong đợt này là kết hợp chặt chẽ giữa tiến công địch rộng khắp với đòn đánh sâu vào các mục tiêu nằm trong hậu cứ của Mỹ, ngụy ở Tây Nguyên một khâu yếu mà xưa nay ta chưa làm được, buộc địch phải căng kéo, lúng túng bị động đối phó trên các hướng, tạo điều kiện thuận lợi và giữ bí mật cho ta chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy. Đây là đợt diễn tập khá toàn diện của quân và dân Tây Nguyên trước khi bước và cuộc chiến đấu mới quyết liệt hơn.




------------------------------------------------------------------
1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975. Những sự kiện quân sự, Sđd, tr. 177.
2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975. Những sự kiện quân sự. Sđd, tr. 177.
3. Trích điện số 505/Tgk ngày 2.l.1968 của Thường vụ Đảng ủy B3, tr. 2, 3.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2021, 09:45:36 pm »

*


   Trước Tết Nguyên đán, miền Bắc công bố lịch mới, trong đó đón năm Mậu Thân 1968 sớm hơn một ngày so với lịch cũ. Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị lui cuộc Tổng tiến công lại một  ngày để thống nhất hành động theo giờ G trên toàn miền Nam. Đêm 29 tháng 1 năm 1968, Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên nhận được lệnh trên, nhưng lúc này lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng đã triển khai trên các hướng sẵn sàng hành động, không thể rút ra hoặc giấu  quân tại chỗ an toàn được nữa. Vì vậy Bộ tư lệnh Chiến trường vẫn quyết định tiến công theo đúng kế hoạch vào đêm 29 rạng ngày 30 tháng 1 năm 1968.

   Trong giờ phút chuyển mình của lịch sử, cả miền Nam sục sôi khí thế ra quân, anh dũng xốc tới đáp lời hịch vang vọng núi sông của Bác Hồ:

      "Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,
      Thắng trận tin vui khắp mọi nhà,
      Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
      Tiến lên! Toàn thắng ắ về ta".


   Đúng 0 giờ 30 phút ngày 30 tháng 1, Sư đoàn bộ binh 1 sử dụng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 174 có lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương phối hợp nổ súng đánh chiếm làm chủ hoàn toàn thị trấn Tân Cảnh, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân năm 1968 trên chiến trường Tây Nguyên và toàn miền Nam1.

   Trên hướng trọng điểm thị xã Buôn Ma Thuột tỉnh  Đắc Lắc, ta tiến công lúc 0 giờ 45 phút. Lực lượng địch ở đây tương đối yếu so với hai thị xã Plel Ku và Kon Tum. Quân Mỹ có bộ tư lệnh viện trợ quân sự và nhân viên kỹ thuật, 1 đại đội trực thăng với gần 400 tên. Quân ngụy có 1 tiểu đoàn bộ binh (trung đoàn 45), trung đoàn 8 thiết giáp (có 30% quân số, số còn lại đi phép Tết), bộ tư lệnh sư đoàn 23, sở chỉ huy trung đoàn 45, đại đội thám kích 413, đại đội trinh sát 23, đại đội vận tải 514, đại đội địa phương quân 702 và đại đội 23 biệt động quân. Ngay từ phút đầu cuộc tiến công, ta dùng súng cối, ĐKB bắn phá mạnh vào bộ tư lệnh sư đoàn 23 ngụy, sở chỉ huy trung đoàn 45, sân bay thị xã, sân bay Hòa Bình. Cùng lúc ở hướng chủ yếu đông nam, Trung đoàn 33 từ suối Ea Nao tiến công bộ tư lệnh sư đoàn 23, ta hành chính tỉnh, ban chỉ huy tiểu khu, đại đội 514 vận tải. Ở hướng tây bắc Tiểu đoàn 301 đặc công và Tiểu đoàn 401 bộ binh của tỉnh đánh vào căn cứ pháo binh (tiểu đoàn 231, 232), sau đó phát triển sang khu hành chính, chiếm Ty Ngân khố. Tiểu đoàn 3 đặc công (mới được trên bổ sung) đánh vào trung đoàn 8 thiết giáp nhưng bị lạc, gần sáng mới đưa được một mũi vào bên trong, diệt một số xe M113. Hướng tây nam, Tiểu đoàn 39 đánh chiếm Đài phát thanh rồi phát triển tiến công tiểu đoàn 4 (trung đoàn 45 ngụy)  và trại huấn luyện nghĩa quân, diệt và bắt hơn 300 tên địch. Tiểu đoàn 101 đánh vào bộ tư lệnh sư đoàn 23 ngụy và Băng-ga-lô (Mỹ). Nhìn chung đợt tiến công đầu tiên ta chiếm được một số mục tiêu quan trọng trong thị xã, nhưng không diệt được cơ quan đầu não ngụy quyền, không chiếm được bộ tư lệnh sư đoàn 23 và sở chỉ huy trung đoàn 8 thiết giáp Từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 4 tháng 2, địch huy động lực lượng trung đoàn 45, chiến đoàn 318, trung đoàn 8 thiết giáp, bảo an, biệt kích tiến hành phản kích quyết liệt trên các hướng. Các lực lượng của ta vừa tích cực đánh địch phản kích, vừa tổ chức đột phá vào bộ tư lệnh sư đoàn 23, sở chỉ huy trung đoàn 8 t thiết giáp và một số mục tiêu khác nhưng không thành công. Pháo binh tiếp tục bắn vào các mục tiêu địch. Cùng với đòn tiến công địch trong thị xã Buôn Ma Thuột, lực lượng vũ trang các huyện đồng loạt tiến công vào các vị trí Buôn Hồ, Quảng Nhiêu, Buôn Du, Đạt Lý, Trung Hòa, Kim Châu Phát, Khánh Dương, Đức Lập, Gia Nghĩa.

   Phối hợp với tiến công quân sự, lực lượng chính trị quần chúng Đắc Lắc rầm rập xuống đường đấu tranh. Trong thị  xã Buôn Ma Thuột, khi bộ đội nổ súng, nhân dân ở các khu phố nổi dậy chiếm trụ sở ngụy quyền, xé cờ ba que, treo cờ giải phóng, rải truyền đơn, lùng bắt bọn tề điệp ác ôn, kêu gọi binh lính địch đầu hàng. Học sinh Trường kỹ thuật Đắc Lắc xé cờ ngụy, treo cờ giải phóng lên cột cờ nhà trường rồi chia nhau dẫn đường cho bộ đội. Quần chúng ấp 3 và 4 nổi dậy truy lùng bọn ác ôn bắt nhốt đầy trường A Dục. Sáng mùng 1 Tết, 7.000 quần chúng tập hợp trước sân chùa Khải Đoan ngay giữa thị xã nghe tuyên truyền đường lối cách mạng. Tại vườn cao su cổng 3, trên 3.000 quần chúng biểu dương khí thế cách mạng. Nhiều gia đình tham gia giúp bộ đội lập chiến lũy trên đường phố chặn đánh địch, dẫn đường, tiếp tế, cứu chữa nuôi dưỡng thương binh.

   Để tiếp ứng cho thị xã, một lực lượng lớn quần chúng cách mạng ở vùng ven và các huyện ở Đắc Lắc được huy động xuống đường đấu tranh. Ngày 30 tháng 1 có 18.000 đồng bào Kinh, Thượng từ các căn cứ, các buôn làng vùng giáp ranh và ven thị chia làm năm hướng trương băng cờ khẩu hiệu tiến về Buôn Ma Thuột. Hướng bắc, hơn 6.000 đồng bào vùng giải phóng H4, H5 tiến đến Buôn Chuôr Dăng bị địch xả súng bắn chết và bị thương nhiều người, phải lui về Tư Cung củng cố. Hướng nam, gần 2.500 quần chúng thuộc huyện 10 và vùng ven bị địch bắn chặn ở suối Ea Nao làm nhiều người thương vong, không tiến lên được. Ở hướng chủ yếu phía đông, hơn 9.000 quần chúng từ vùng giải phóng và căn cứ huyện 9 đã đi từ ngày 28 vì đường xa; sáng 30 đoàn biểu tình đến khu chiêu hồi ''Tình thương'' cách thị xã 9km trên đường 21, bị địch chặn lại. Đồng bào đấu tranh quyết liệt với địch, dùng loa kêu gọi nhưng bọn ác ôn vẫn dùng đại liên bắn xối xả vào đoàn người tay không. Trước sự tàn ác dã man của địch, quần chúng cách mạng vẫn xiết chặt đội ngũ, người trước ngã xuống, người sau tiếp tục tiến lên và hô vang các khẩu hiệu át cả tiếng súng quân thù. Má Hai ở dinh điền Khuê Ngọc Điền ba lần bị thương vẫn hiên ngang giương cờ, hô hào chị em tiến lên. Khi Má Hai ngã xuống, chị Mười xông lên giữ vững lá cờ rồi anh dũng hy sinh. Chị Ban ôm con nhỏ đi biểu tình bị địch giết con, chị lặng lẽ đặt xác con dưới tán cà phê bên đường tiếp tục xông lên đấu tranh với địch. Em gái H'Nam cầm cờ đi đầu đoàn biểu tình, địch bắn trọng thương đã trao cờ cho chị ruột là H'Lan và nhắc chị giữ vững lá cờ. Trong lúc địch điên cuồng tàn sát đồng bào, đồng chí Bùi Thế Châu và 5 đồng chí cán bộ binh vận đã quyết tử xông lên chặn họng súng đại liên địch. Trong cuộc đấu tranh này đã có trên 200 đồng bào ngã xuống trước cửa ngõ Buôn Ma Thuột.

   Ngày 6 tháng 2, đợt tiến công Tết Mậu Thân ở Đắc Lắc kết thúc. Chỉ hơn một tuần chiến đấu, quân và dân  mặt trận Đắc Lắc đã diệt và làm tan rã 2.000 tên địch, bắt 90 tên (có 1 tỉnh phó, 1 nghị viên quốc hội ngụy, 1đại úy FULRO), phá hủy 180 xe (có 15 xe bọc thép), 5 pháo l ớn,bắn rơi và phá hủy 28 máy bay, đốt cháy 12 kho xăng dầu bom đạn, thu 140 súng các loại và 9 vô tuyến điện; hơn 5.000 quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ. Cuộc tiến công của quân và dân Đắc Lắc mà tiêu biểu là trận đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột là nổi bật nhất, là một điển hình trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 trên địa bàn Tây Nguyên.

   Tại Gia Lai, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra đúng 0 giờ 45 phút ngày 30 tháng 1 năm 1968. Ngay từ phút đầu, lực lượng vũ trang tỉnh chia làm nhiều hướng nhiều mũi đánh thẳng vào trung tâm thị xã Pleiku. Hai đại đội 90 (đặc công) và 21 đánh vào tỉnh đoàn bảo an, tiểu khu Plei Ku, khu cảnh sát vùng 2, tòa hành chính tỉnh, diệt hàng trăm tên địch, bắn cháy nhiều xe quân sự, giải thóat gần 2.000 cán bộ và nhân dân bị địch giam giữ. Tiểu đoàn 408 đặc công tỉnh đánh vào sân bay Aréa bộ tư lệnh quân đoàn 2 ngụy, khu biệt động quân ở Biển Hồ phá hủy 45 máy bay trực thăng, 35 xe quân sự, gần 1.000 tấn bom đạn và hàng vạn lít xăng dầu. Tiểu đoàn 15 bộ binh tỉnh nhận lệnh chậm, đã hành quân cấp tốc trong đêm, kịp triển khai một lực lượng phối hợp với Đại đội 90 đặc công đánh địch ở đường Hoàng Diệu (nay là đường (nay là đường Hùng Vương); còn mũi thứ hai tiến về căn cứ trung đoàn 3 thiết giáp ngụy ở ngã ba Phù Đổng, nhưng vừa bố trí đội hình thì trời sáng. Cùng thời gian này hỏa lực ĐKB của ta liên tục bắn vào bộ tư lệnh quân đoàn 2 ngụy, phá hỏng dàn ra đa viễn thông. Trung đoàn 95 bộ binh chủ lực B3 diệt một đoàn xe 26 chiếc tại khu vực cầu Ayun (đường 19), không cho địch cứu viện Plei Ku. Từ 7 giờ sáng ngày 30 tháng 1, địch dùng pháo binh, máy bay đánh phá dữ dội và đến 10 giờ chúng cho bộ binh, xe tăng phản kích rất mạnh trong thị xã. Cuộc chiến đấu của ta ở nội thị Pleiku diễn ra rất quyết liệt, liên tục suốt mấy ngày, tiêu hao một số sinh lực địch, bắn cháy một số xe quân sự, rồi lui quân.

   Song song với tiến công quân sự, trong đêm giao thừa ta tổ chức đưa được hơn 40 cán bộ các ban ngành của tỉnh và thị xã vào nội thị; huy động hơn 10.000 quần chúng vùng ven, các huyện 3, 4, 5, 6 tiến về Plei Ku. Nhưng hầu hết cán bộ bị địch phát hiện, chặn đánh; lực lượng quần chúng bị đàn áp dã man từ ngoại vi thị xã, nên không tạo được sức mạnh của đòn tiến công chính trị và tỉnh lỵ. Trong cuộc đấu tranh chính trị có nhiều tấm gương dũng cảm xuất hiện: các đồng chí Võ Tiêu, Đặng Tiết (Mét), Nguyễn Thị Hương... dẫn đầu quần chúng xông vào thị xã.

   Phối hợp nhịp nhàng với đòn tiến công ở thị xã Pleiku, ta hoạt động mạnh ở các huyện 2, 3, 4, 5, 6. Bằng tiến công quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, binh vận ta đã giành được quyền làm chủ ở nhiều nơi, giải tán tề, diệt ác ôn, gây cho địch nhiều thiệt hại.

   Đợt tiến công mở đầu Tết Mậu Thân 1968, quân và dân mặt trận Gia Lai đã loại khỏi vòng chiến đấu 3.500 tên địch (có 1300 tên Mỹ), phá hủy phá hỏng 580 xe quân sự, 35 khẩu pháo, nhiều máy bay, đốt cháy hàng triệu lít xăng dầu. Để giành được chiến công lớn lao đó, chỉ tính riêng tỉnh Gia Lai đã có 350 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào anh dũng hy sinh, 1.849 người bị địch bắt giam cầm tra khảo, 177 người bị thương và mất tích2.

   Ở thị xã Kon Tum, ta nổ súng lúc  giờ 15 phút ngày 30 tháng 1 (tức mùng 1 Tết theo lịch cũ). Trong khi ĐKB bắn dồn dập vào các mục tiêu biệt khu 24, khu 40 thì Tiểu đoàn 406 đặc công và Tiểu đoàn 304 bộ binh tỉnh đội Kon Tum cùng tự vệ mật chia làm bốn mũi tiến công đồng loạt vào các mục tiêu nằm sâu trung nội thị. Từ hướng tây, Tiểu đoàn 406 đặc công (cải trang thành lính ngụy) đánh vào toà hành chính, ty cảnh sát và tỉnh đoàn bảo an; lực lượng thị đội và trinh sát đánh vào cư xá sĩ quan địch. Ở hướng đông, Tiểu đoàn 304 bộ binh đánh chiếm sân bay Kon Tum. Trên - hướng nam, Đại đội đặc công 207 đánh vào trụ sở Châu Thành và các mục tiêu khác. Sau 30 phút chiến đấu, ta làm chủ được hai phần ba thị xã, trong đó có các mục tiêu quan trọng: tòa hành chính, ty cảnh sát, tiểu khu Kon Tum và sân bay. Riêng Trung đoàn 24 bộ binh chủ lực B3 (do trung tá Phùng Bá Thường làm trung đoàn trưởng và trung tá Lưu Quý Ngữ làm chính ủy) có nhiệm vụ đánh vào các mục tiêu chủ yếu là biệt khu 24, khu 40 trung tâm huấn luyện sĩ quan, nhưng vào chiếm lĩnh muộn, bị địch ngăn chặn sát thương gặp rất nhiều khó khăn. Tiểu đoàn 5 đảm nhiệm đánh biệt khu 24, khi bộ đội tiếp cận bị địch dùng pháo cối ngăn chặn dữ dội, máy bay trinh sát thả pháo sáng và trực thăng vũ trang bắn chặn trước tiền duyên, đội hình ta bị rối loạn. Hai đại đội 7 và 8 đánh từ phía bắc xuống nhưng không đột phá được phải dừng lại làm công sự chuyển sang đánh vây lấn. Chỉ có Đại đội 6 đánh vào được khu 40, cùng với lực lượng đặc công chiếm đầu cầu, nhưng sau đó bị địch chặn lại và bao vây. Tiểu đoàn 4 đột phá vào biệt khu 24 cũng không thành, bị đánh bật ra, thương vong cao.

   Sau đòn phủ đầu chóang váng, từ sáng ngày 30 tháng 1 trung đoàn 42, lực lượng biệt động quân, bảo an sau tăng cường 1 tiểu đoàn Mỹ dựa vào biệt khu 24, khu 40 và các cứ điểm khác tổ chức phản kích rất dữ dội trong thị xã Kon Tum, gây cho ta nhiều tổn thất3. Mặc dù lực lượng chênh lệch, tác chiến trong vòng vây của địch, nhưng các chiến sĩ đặc công, bộ binh chiến đấu rất anh dũng. Chiến sĩ A Xâu4 (Tiểu đoàn 406 đặc công tỉnh Kon Tum) một mình bám trụ tại khu vực chợ thị xã chiến đấu 2 ngày 3 đêm liền, xông pha giữa hang ổ giặc, bị thương nhiều lần đều tự băng bó, đánh lui 16 đợt tiến công của lũ biệt kích ''Lôi Hổ'' diệt nhiều tên. Dũng sĩ A Thang mới 16 tuổi chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, mở vòng vây về với đồng đội. Chiến sĩ liên lạc nội thị Trần Văn Hai không may sa vào tay giặc (ngày 29 tháng 1), bị địch tra tấn dã man vẫn không khai báo; lợi dụng sơ hở của bọn thẩm vấn, đã cướp lựu đạn diệt địch và anh dũng hy sinh. Song khốc liệt nhất là trận đánh của đại đội 6 Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 24 sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968. Địch dùng bộ binh xe tăng bao vây rồi liên tục tiến công hơn một giờ đồng hồ. Cán bộ, chiến sĩ và cả thương binh phân đội đặc công quyết tâm tử thủ, kiên quyết đánh trả diệt hàng chục tên địch, phá hủy 3 xe bọc thép, bắn đến hết đạn và hy sinh đến người cuối cùng. Cả Đại đội 6 chỉ còn 3 thương binh là Rỹ, Ngôn và Trúc che mắt địch, tối bò ra trở về đơn vị. Trong khi Đại đội 6 chiến đấu, đêm 30 tháng 1 Tiểu đoàn 5 tổ chức lực lượng tiếp viện nhưng mấy lần đều không vào được trận địa. Tấm gương chiến đấu hy sinh vô cùng quả cảm của tập thể Đại đội 6 đã làm cả Trung đoàn 24 lắng đi vì xúc động. Sau trận đánh vào thị xã Kon Tum không thành, các đồng chí trung đoàn trưởng và chính ủy Trung đoàn 24 bị thi hành kỷ luật và được điều về B3; đồng chí Đặng Dự Nhượng (trung đoàn phó Trung đoàn 174) được giao tạm quyền trung đoàn trưởng và đồng chí Vũ Khắc Thịnh được cử làm chính ủy; đồng thời Trung đoàn 24 được lệnh chuyển sang đánh địch ở vòng ngoài thị xã Kon Tum...

   Trong đợt đầu tiến công Tết Mậu Thân, quân và dân trên mặt trận Kon Tum đã loại khỏi vòng chiến dấu 1.500 tên địch (có 650 tên Mỹ), phá hủy phá hỏng 253 xe quân sự (cớ 67 xe bọc thép), bắn rơi và phá hủy 37 máy bay, đốt cháy 5 kho xăng, làm nổ tung 3 kho đạn. Nhiều vùng nông thôn, ven thị quần chúng vùng lên khởi nghĩa phá ấp phá đồn, giành quyền làm chủ. Những nỗ lực hy sinh lớn lao của quân và dân ta ở Kon Tum góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của toàn chiến trường Tây Nguyên trong đầu xuân 1968.

   Ngày 9 tháng 2 tiếng súng diệt địch ở cao nguyên thưa dần. Trong 10 ngày đầu Tổng công kích và nổi dậy đầu xuân 1968, quân và dân Tây Nguyên ''đã thu được  những thắng lợi chưa từng có'', làm rung chuyển toàn bộ hệ thống ngụy quân, ngụy quyền, đánh thiệt hại nhiều đơn vị quân Mỹ, ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu 5.630 tên địch (có 1.600 tên Mỹ), bắt 90 tên; phá hủy, bắn rơi 171 máy bay, phá hủy 520 xe quân sự (có 130 xe tăng, xe bọc thép) và 27 pháo lớn; thu 180 súng các loại và 12 vô tuyến điện. Giải phóng 39 ấp làng với khỏang 25.000 dân.

   Đánh giá cao những đóng góp quan trọng của quân và dân Tây Nguyên vào thắng lợi chung của toàn miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ngày 4 tháng 2 Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Thường trực Quân ủy Trung ương điện ''Nhiệt liệt khen ngợi những thành tích vừa qua của quân dân Tây Nguyên, đặc biệt là thành tích của quân, dân thị xã Buôn Ma Thuột, Kon Tum, Pleiku và vị trí Tân Cảnh''. Đồng thời Đại tướng chỉ thị: ''Hãy thừa thắng xông lên, đánh mạnh, đánh trúng, đánh giòn giã hơn nữa, tiếp tục tiến công và phản công tiêu diệt địch nhiều hơn nữa... làm cho chúng tê liệt, đánh cho không không ngóc đầu dậy nổi, hỗ trợ đắc lực và động viên thúc đẩy quần chúng nổi dậy giành quyền, mở rộng vùng nhân dân làm chủ''.




------------------------------------------------------------------
1. Ở thị xã Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, quân ta tiến công vào lúc 0 giờ ngày 30.1.1968
2. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai, tập1 (1945-1975). Nxb Chính trị quốc gia; H.1996, tr. 353.
3. Đợt phản kích này của địch làm Tiểu đoàn 406 mất gần 2 đại đội,Tiểu đoàn 304 mất 1 trung đội, Đại đội công binh tổn thất một nửa, Trung đoàn 24 tổn thất hơn 1 đại đội.
4. Đồng chí A Xâu dân tộc Giẻ Triêng, xã Đắc Pen, huyện Đắc Glei, chiến sĩ Tiểu đoàn 406 đặc công tỉnh Kon Tum, được tuyên dương Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân ngày 23.12.1969.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #37 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2021, 09:54:41 pm »

*

   Tiếp tục thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng và chỉ thị của Quân ủy Trung ương, với tư tưởng kiên quyết ''giữ vững và phát triển thế tiến công'', Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang và nhân dân ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc mở liên tiếp bốn đợt hoạt động cao điểm từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 6 năm 1968.

   Trong đợt một tiến công cao điểm (17-25.2), với đội hình cơ bản vẫn bố trí như trước, có điều chỉnh (đưa Trung đoàn 209 bộ binh mới được tăng cường về đứng chân ở Plei Kần thay Trung đoàn 320 cơ động về hướng Buôn Ma Thuột và đưa Trung đoàn 174 về khu vực đường 14 bắc Pleiku), ta duy trì liên tục các hoạt động nhỏ và vừa đánh vào thị xã và vùng phụ cận, củng cố và mở rộng bàn đạp, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. Toàn đợt một, ta đánh 22 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 632 tên địch (có 324 tên Mỹ), bắt 4 tên; phá hủy 29 xe quân sự, 6 pháo lớn, 1 trực thăng; thu 72 súng và 13 vô tuyến điện; giải phóng 7 ấp. Nổi bật là các trận đánh tiêu diệt đồn Kom Săm Lũ (17.2), diệt tổng đoàn dân vệ ở ấp Hà Mòn, Đắc Vác (của Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 24), phá đồn Trung Nghĩa, diệt đồn bảo an ở đông bắc Plei ku, phục kích đường 19 đoạn tây An Khê (20.2 của Trung đoàn 95), phục kích ở Buôn Tor tây nam Buôn Ma Thuột và Buôn Ana.

   Sau khi điều chỉnh lực lượng, chỉ duy trì Trung đoàn 66 và một bộ phận pháo binh hoạt động trên hướng Plei Kần, từ ngày 3 đến ngày 15 tháng 3 toàn Tây Nguyên mở đợt tiến công cao điểm thứ hai tiếp tục đánh vào các mục tiêu xung quanh ba thị xã Kon Tum, Plei Ku, Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận. Hướng Gia Lai ta hoạt động liên tục và kết quả tốt hơn các hướng khác. Các đơn vị: Tiểu đoàn 6 (trung đoàn 320), Trung đoàn 95, Tiểu đoàn 304 Kon Tum đánh tốt. Nhiều trận đánh có hiệu suất cao: trận Chư Thoi của Tiểu đoàn 6 (diệt 1 đại đội Mỹ), phục kích đường 19 của Trung đoàn 95 (diệt 145 xe quân sự), phục kích đường 14 của Trung đoàn 174 (diệt 98 xe, bắn rơi 17 máy bay), trận tiến công ở bắc Buôn Ma Thuột của Trung đoàn 320 (diệt tiểu đoàn 4 ngụy), các trận đánh của Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 24 ) ở Chư Go Tông (tiêu hao 2 tiểu đoàn Mỹ, diệt 200 tên, thu 35 súng). Toàn đợt hai ta đánh 103 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 3.984 tên địch (có 2.943 tên Mỹ), bắt 26 tên, bắn rơi và phá hỏng 135 máy bay; phá hủy 373 xe quân sự bắn rơi và phá hỏng 135 máy bay; phá hủy 373 xe quân sự (có 68 xe bọc thép), 8 pháo lớn,  1 cầu, 1 kho đạn, 15 kho xăng, 1 khu ra đa; thu 103 súng các loại và 8 vô tuyến điện giải phóng 10 ấp.

   Được điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào và chiến sĩ miền Nam cổ vũ, từ ngày 25 tháng 3 đến ngày 15 tháng 4 quân và dân Tây Nguyên bước vào đợt tiến công cao điểm thứ ba, trọng điểm là hướng Kleng ( tây Kon Tum ). Ý định của ta là tập trung Sư đoàn bộ binh 1 (gồm Trung đoàn 66, Trung đoàn 209) được tăng cường Trung đoàn 24 (thiếu) và một bộ phận hỏa lực diệt đồn Kleng, đánh viện binh địch chuẩn bị bàn đạp sang phía đông thị xã Kon Tum; các hướng Gia Lai, Buôn Ma Thuột đẩy mạnh các hoạt động phối hợp. Khi ta đang chuẩn bị đánh Kleng, thì địch phát hiện được tuyến vận chuyển ô tô về hướng này, chúng liền đổ quân xuống Chư Tăng Kra để ngăn chặn (21.3). Chưa vây điểm, địch đã ra sớm, ta chuyển sang thực hiện phương án B. Đêm 25 tháng 3, Sư đoàn bộ binh 1 mở đầu đợt hoạt động bằng trận kỳ tập vào Chư Tăng Kra, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2 đại đội Mỹ. Tiếp đó là các trận vận động ở Chư Go Tông và Ngọc Bay, tiêu hao nặng tiểu đoàn 3 (trung đoàn 8 ) và tiểu đoàn 1 (trung đoàn 35) thuộc sư đoàn 4 Mỹ. Phối hợp chặt chẽ với Sư đoàn bộ binh 1, Trung đoàn 24, Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 174) và Tiểu đoàn 304 Kon Tum đánh tiêu hao gần 2 tiểu đoàn Mỹ thuộc lữ đoàn  dù 173; Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 24) tập kích 2 trận ở phía đông bắc thị xã Kon Tum diệt gần 2 đại đội ngụy. Trên các hướng khác, ta dùng hỏa lực, đặc công, bộ binh tập kích, pháo kích các mục tiêu trong thị xã Kon Tum, sân bay Aréa (phá hủy kho bom), thị xã Buôn Ma Thuột. Trong 20 ngày tiến công, ta loại khỏi vòng chiến đấu 2.039 tên địch (có 1.379 tên Mỹ), bắt 5 tên; phá hủy 173 xe quân sự (có 57 xe bọc thép), 11 pháo lớn, 1 kho bom, 6 cầu, bắn rơi và phá hỏng 92 máy bay; thu 112 súng các loại và 6 vô tuyến điện.

   Quý II năm 1968, Chiến trường Tây Nguyên được  Bộ Tổng tư lệnh tăng cường Sư đoàn 325C1, 2 trung đoàn pháo binh 208 và 1582; đồng thời một số đơn vị bộ binh cũng lần lượt rời Tây Nguyên vào miền Đông Nam Bộ (B2). Thực hiện mệnh lệnh tiến công mùa hè (1968) của Bộ Tổng tư lệnh, từ ngày 28 tháng 4 đến ngày 25 tháng 5 quân và dân  Tây Nguyên bước vào đợt 4 hoạt động cao điểm với ''nhiệm vụ hàng đầu'' ''là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch quan trọng và thu hút lực lượng cơ động Mỹ, ngụy càng nhiều càng tốt"3. Trên hướng chính tây Kleng, Sư Đoàn bộ binh 1 được tăng cường Trung đoàn 24 và hỏa lực, vây đánh 2 tiểu đoàn địch, nhưng chúng rút sớm. Do ta không dự kiến khả năng này nên gặp khó khăn về bảo đảm hậu cần và triển khai lực lượng khi địch co về cố thủ ở Chư Tăng Kra, Chư Ben, Chư Tô Bla. Vì vậy cả đợt hoạt động, hướng chính chỉ tổ chức đánh được 25 trận nhỏ lẻ, loại khỏi vòng chiến đấu 768 tên địch, bắn rơi 29 máy bay. Ở khu vực đường 18, Sư đoàn 325C tập kích địch ở Ngọc Hồi (2 lần), Ngọc Pơ và điểm cao 824. Các hướng phối hợp, ta dùng đặc công và hỏa lực tập kích các mục tiêu trong thị xã Plei ku, Buôn Ma Thuột, Kon Tum, tích cực đánh giao thông và phá ấp mở dân ở vùng Lệ Trung, Lệ Chí, Lệ Cần, Ninh Đức (Gia Lai) thu nhiều kết quả. Nhìn chung đợt hoạt động này ta đánh đồng loạt vào cả ba thị xã, duy trì được thế tiến công liên tục, giữ quyền chủ động chiến trường, thắng lợi giòn giã: loại khỏi vòng chiến đấu 2.808 tên địch (có 1.816 tên Mỹ), bắt 16 tên; phá hủy 237 xe quân sự (có 49 xe bọc thép), 24 pháo, 8 kho xăng và đạn, bắn rơi và phá hỏng 42 máy bay, thu 50 súng và 6 vô tuyến điện. Bên cạnh những kết quả trên, đợt này ta tiến công chưa mạnh, nhất l à ở các thị xã, chưa phối hợp chặt chẽ giữa hướng trọng đ iểm với các hướng khác, chưa phá vỡ được hệ thống phòng ngự điểm chốt của địch, phát triển chiến dịch chậm.

   Ngày 25 tháng 5 năm 1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đầu năm 1968 ở Tây Nguyên kết thúc thắng  lợi. Trong suốt 115 ngày đêm (30.1 - 25.5) quân và dân Tây Nguyên đã tổ chức thành công đợt tiến công Tết Mậu Thân và mở liên tiếp 4 đợt tiến công cao điểm giành được kết quả to lớn, toàn diện. Ngay từ phút đầu và cùng một úục ta tiến công đồng loạt, mãnh liệt vào ba thị xã, thị trấn Tân Cảnh và một số quận lỵ, đánh trúng tất cả các mục tiêu chủ yếu với thế bất ngờ, áp đảo, sau đó liên tục duy trì thế tiến công. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.223 tên địch (có 8.088 tên Mỹ), bắt 144 tên; bắn rơi và phá hỏng 451 máy bay, phá hủy 1.332 xe quân sự (có 325 xe tăng, xe bọc thép), 65 pháo cối lớn, 15 cầu, trên 50 kho với hơn 3.000 tấn bom đạn, đốt cháy hàng triệu lít xăng dầu, thu 520 súng các loại và 55 vô tuyến  điện; giải phóng 2.000 người khỏi lao tù và 55.000 dân ở 107 làng, ấp. Chiến công đầu năm 1968 của quân và dân Tây Nguyên đã góp phần quan trọng vào thắng lợi to lớn của toàn miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Riêng với Tây Nguyên nó làm thay đổi, tương quan lực lượng và hình thái bố trí binh lực của địch trên chiến trường; đánh dấu sự trưởng thành nhiều mặt, sự phát triển nhảy vọt về tác chiến, mở ra nhiều khả năng để tiến công địch trong các thị xã, thị trấn và sự phối hợp đấu tranh hai chân (quân sự, chính trị), ba mũi (quân sự, chính trị, binh địch vận) đánh đổ từng bộ phận chính quyền địch, thiết lập chính quyền cách mạng. Mặc dù còn một số hạn chế trong chỉ đạo, sử dụng lực lượng, trình độ tác chiến, bảo đảm hậu cần, phối hợp tiến công quân sự và đấu tranh chính trị, giải phóng nông thôn... nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở cao nguyên mãi mãi là một mốc son tươi thắm trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Tây Nguyên.




------------------------------------------------------------------
1. Sư đoàn 325C vào Tây Nguyên đổi tên thành Sư đoàn 6, trong Sư đoàn có 2 trung đoàn bộ binh 95C, 10lC và một số phân đội hỏa lực bảo đảm.
2. Hai trung đoàn pháo binh 208 và 158 đến Tây Nguyên sáp nhập vào Trung đoàn pháo binh 40. Ban chỉ huy Trung đoàn pháo binh 40 gồm các đồng chí Tô Thuận (trung đoàn trưởng), Lê Ngọc Tuệ (chính ủy), Võ Khắc Phụng(trung đoàn phó), và Phạm Việt Thọ (phó chính ủy).
3. Trích điện số 552 ngày 13.4.1968 của Bộ Tổng tư lệnh giao nhiệm vụ mùa hè năm 1968 cho Chiến trường Tây Nguyên.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #38 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 10:26:36 am »

*

   Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 trên toàn miền Nam của quân và dân ta đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Chỉ trong một thời gian ngắn ta đã tiến công vào 5 trên 6 thành phố, 37 trên 44 thị xã, 64 trên 242 thị trấn quận lỵ, tiêu diệt và làm tan rã 147.000 tên địch (có 43.000 tên Mỹ), phá hủy 34% vật tư dự trữ chiến tranh của Mỹ ở miền Nam, phá 4.200 (trong tổng số 5.400) ấp chiến lược, giải phóng thêm 1,4 triệu dân. ''Thắng lợi rất oanh liệt của đòn tiến công và nổi dậy táo bạo, bất ngờ đó đã làm đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược ''chiến tranh cục bộ'', làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pa-Ri''1.

   Tháng 3 năm 1968 Tổng thống Mỹ Giôn-xơn cách chức tổng chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam của Oét-mo-len và đưa Abram tên thay, tuyên bố ngừng mọi hoạt động bằng không quân và hải quân chống Việt Nam dân chủ cộng hòa từ vĩ tuyến 20 trở ra (31.3) và đồng ý bước vào đàm phán với chính phủ ta, đồng thời không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo. Về chiến lược quân sự, Mỹ chủ trương chuyển từ ''tìm diệt'' sang ''quét và giữ'' củng cố nâng cao hiệu lực chiến đấu cho quân ngụy Sài Gòn nhằm cải thiện thế phòng ngự để từng bước ''phi Mỹ hóa chiến tranh''. Thực hiện chiến lược quân sự mới ''quét và giữ'' Mỹ, ngụy vừa ra sức xây dựng tuyến phòng thủ xung quanh các thành phố, căn cứ, tiểu khu, chi khu quân sự, chốt trên các trục đường giao thông, lập vành đai ngăn chặn các cuộc tiến công mới của ta; đồng thời tổng động viên và tối tân hóa quân ngụy, đẩy các sư đoàn chủ lực ngụy ra phía trước cùng với quân Mỹ mở hàng loạt cuộc hành quân giải tỏa, càn quét hòng đẩy chủ lực ta ra xa các đô thị, căn cứ quân sự, bảo đảm an ninh cho chính quyền Sài Gòn.  

Tại Tây Nguyên, địch ra sức đôn quân bắt lính, điều động thêm lực lượng từ các nơi khác đến mở nhiều cuộc phản kích, đưa tướng Lữ Lan thay thế tướng Vĩnh Lộc làm tư lệnh quân khu 2, quân đoàn 2. Trong suốt hè thu năm 1968, Mỹ, ngụy ráo riết lùng quét ở các thị xã Kon Tum, Plei ku, Buôn Ma Thuột, đồng thời mở nhiều cuộc hành quân giải tỏa trên các hướng tây bắc Buôn Ma Thuột, tây bắc Kon Tum, tây Plei Ku. Từ tháng 8, quân Mỹ co về phòng thủ thị xã Plei ku, giao dần địa bàn Kon Tum và Đắc Lắc cho quân ngụy đảm nhiệm. Được sự hỗ trợ của hỏa lực và từ 1 đến 2 tiểu đoàn Mỹ phối hợp, quân ngụy mở 7 cuộc hành quân với lực lượng từ 1 đến 2 tiểu đoàn, thời gian từ 5 đến 7 ngày và các vùng Ngọc Vin, H16, bắc Kon Tum, nam bắc đường 19 đông, tây nam Đức Cơ, đông và đông nam La Sơn, tây bắc An Khê và bắc Buôn Ma Thuột. Tháng 12 chúng mở cuộc hành quân Gét-ti-phơn (cơn bão lớn) ở khu vực từ tây Kon Tum đến Plei ku nhằm phá thế chuẩn bị tiến công của ta.

Thực hiện chủ trương mở đợt 3 Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của Bộ Chính trị và quyết định của Trung ương Cục Miền Nam, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên mở đợt tiến công hè thu với hai đợt thường xuyên (tháng 6, 7 đầu tháng 8 ) và cao điểm (cuối tháng 8 ) nhằm giành thắng lợi to lớn... chuẩn bị điều kiện thật tốt cho đông xuân tiến công mãnh liệt hơn, quyết cùng toàn Miền giành thắng lợi quyết định''.

Trong đợt hoạt động thường xuyên, Bộ tư lệnh Chiến trường rút Sư đoàn bộ binh 1 và Trung đoàn 24 ở hướng Kon Tum về phía sau củng cố, chỉ để lại một trung đoàn bộ binh, Trung đoàn pháo binh 40 và Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 24) có lực lượng vũ trang địa phương phối hợp, tiến hành vây ép, tiêu hao, giam chân địch ở đường 18, tây Kleng, đường 14, thị xã Kon Tum. bằng 52 trận đánh nhỏ và vừa với nhiều hình thức chiến thuật: tập kích, phục kích, pháo kích, đánh giao thông... ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.566 tên địch (có 961 tên Mỹ), bắn rơi phá hỏng 31 máy bay, 95 xe quân sự, 19 pháo lớn, 2 kho đạn, 1 kho xăng, thu 3 súng và 4 vô tuyến điện. Ở Gia Lai, Trung đoàn 95 cùng công binh tỉnh luân phiên đánh nhỏ lẻ trên đường 19 các phân đội đặc công, ĐKB, súng cối phối hợp với các lực lượng vũ trang thị đội đánh nhỏ ở thị xã Plei Ku... loại khỏi vòng chiến đấu 1.212 tên địch (có 747 tên Mỹ), bắn rơi 2 máy bay, phá hủy 226 xe quân sự (có 48 xe bọc thép), 1 pháo, 36 nhà, 2 kho đạn, thu 21 súng. Hướng Đắc Lắc lực lượng địa phương liên tục đánh nhỏ, diệt 618 tên địch, bắn rơi và phá hỏng 19 máy bay, phá hủy 34 xe quân sự, thu 22 súng; đồng thời tích cực chuẩn bị gạo, đạn, địa bàn để đón Sư đoàn bộ binh 1 về hoạt động. Đợt hoạt động thường xuyên, toàn B3 loại khỏi vòng chiến đấu 3.359 tên địch (có 1.938 tên Mỹ), bắn rơi và phá hỏng 85 máy bay, phá hủy 418 xe quân sự (có 157 xe bọc thép), 20 pháo lớn, 41 lô cốt, 38 nhà lính, 4 kho đạn, 1 kho xăng, thu 80 súng và 6 vô tuyến điện.

Sau khi điều chỉnh lại lực lượng, đưa Sư đoàn bộ binh 1 về Đắc Lắc, từ ngày 14 đến 30 tháng 8 ta tiến hành đợt hoạt động cao điểm hè thu. Trên hướng chủ yếu tây Đắc Lắc, Sư đoàn bộ binh 1 và lực lượng vũ trang địa phương nổ súng tiến công quận lỵ Đức Lập và một loạt vị trí đóng quân của địch trên toàn tuyến Đắc Sắc, Sa Pa, Đắc Lao,... chặn đánh các cánh quân đến giải tỏa, diệt hơn 1.300 tên địch, làm tan rã hệ thống ngụy quyền từ quận đến xã, giải phóng hàng nghìn dân. Phối hợp chặt chẽ với hướng chủ yếu, các đơn vị chủ lực B3 và lực lượng vũ trang H80, H16, thị đội Kon Tum đồng loạt tiến công địch: ngày 14 tháng 8 vây ép địch ở điểm cao 824, pháo kích Đắc Uy, đánh giao thông đường 14; ngày 17 tập kích Đắc Siêng; ngày 23 pháo kích sân bay Kon Tum, biệt khu 24, sở chỉ huy lữ đoàn 1 (sư đoàn 4 Mỹ)... loại khỏi vòng chiến đấu 598 tên địch, bắn rơi và phá hỏng 7 máy bay, phá hủy 39 xe quân sự, 2 pháo lớn và 2 kho. Ở Gia Lai, ta đồng loạt đánh giao thông đường 19 và 14 vào ngày 14 tháng 8; ngày 17 Trung đoàn 95 đánh một trận phục kích xuất sắc trên đường 19 diệt 53 xe quân sự (có 4 xe tăng); Trung đoàn 24 liên tục đánh giải tỏa Chi Pou diệt 276 tên địch. Từ ngày 23, các đơn vị chủ lực và địa phương Gia Lai đồng loạt tiến công các mục tiêu KơTy Prông, khu nhân viên quân sự Mỹ, tiểu đoàn bảo an, sân bay Cù Hanh, sân bay Aréa, liên đoàn công binh Mỹ, cư xá sĩ quan, cắt giao thông đường 14 và 19; phá ấp Plei Beng, Ngô Sơn... loại khỏi vòng chiến đấu 1.605 tên địch (có 805 tên Mỹ), bắn rơi và phá hỏng 26 máy bay, phá hủy 334 xe quân sự (có 64 xe bọc thép), 5 pháo lớn, 1 kho đạn, 4 kho xăng, thu 41 súng.

Ngày 31 tháng 8, đợt tiến công cao điểm hè thu năm 1968 kết thúc thắng lợi. Chỉ trong nửa tháng tiến công, bộ đội chủ lực Tây Nguyên và lực lượng vũ trang địa phương đã đánh 126 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 4.114 tên địch (có 1.154 tên Mỹ, giết tên tướng ngụy Trương Quang Ân, 1 đại tá cố vấn Mỹ và nhiều sĩ quan), bắt 99 tên, bắn rơi và phá hỏng 89 máy bay, 424 xe quân sự (có 105 xe bọc thép), 16 pháo lớn, 2 cầu, 2 cống, 50 lô cốt, 81 nhà, 7 kho xăng, 3 kho đạn, 1 kho súng, thu 91 súng và 4 vô tuyến điện; phá 14 ấp chiến lược, giải phóng 6.000 dân. Thắng lợi của đợt tiến công hè thu năm 1968 ở Tây Nguyên là một nỗ lực rất lớn của quân và dân trên địa bàn trong điều kiện ta gặp rất nhiều khó khăn. Nó không những giữ vững thế chủ động tiến công, giáng tiếp những đòn mạnh vào dinh lũy cuối cùng của địch ở Tây Nguyên, củng cố mở rộng vùng giải phóng mà còn tạo điều kiện cho phong trào cách mạng địa phương phát triển mạnh mẽ. Tháng 7 năm 1968, tỉnh Gia Lai tiến hành Đại hội thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh. Đồng chí Ksor Ní (Phó bí thư Tỉnh ủy) được bầu làm chủ tịch tỉnh, Anh hùng Núp (Tỉnh ủy viên) và đồng chí Ngô Thành (Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy) làm phó chủ tịch. Tại nhiều huyện, xã nhân dân nô nức đi bầu hội đồng nhân dân giải phóng các cấp; tiếp đó các ủy ban nhân dân cách mạng cũng lần lượt ra đời và bước vào hoạt động.




------------------------------------------------------------------
1. Báo cáo chính trị tại Đại  hội lần thứ IV Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nxb Sự thật, H. 1977, tr. 17, 18.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #39 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2021, 10:33:56 am »

*

Mùa khô năm 1968, Bộ Tổng tư lệnh điều động một số đơn vị của Sư đoàn 325C (tức Sư đoàn 6) từ Tây Nguyên vào miền Đông Nam Bộ và Sư đoàn bộ ra miền Bắc; một số tiểu đoàn binh chủng của B3 được chuyển về Quân khu 5 và các chiến trường khác. Vì vậy kế hoạch thành lập Đoàn 1 đứng chân ở nam Tây Nguyên và Lữ đoàn 1 (gồm Trung đoàn 66, 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo cối) của Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên đều không thực hiện được. Nhằm củng cố nâng cao khả năng chiến đấu của các đơn vị và bộ đội, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường rút Sư đoàn bộ binh 1 về phía sau củng cố, kiện toàn Đảng ủy và Bộ tư lệnh Sư đoàn1, đồng thời tổ chức chỉnh huấn lực lượng vũ trang toàn chiến trường. Nội dung đợt chỉnh huấn này được quy định cụ thể cho từng đối tượng. Cán bộ trung cao cấp học tập Nghị quyết của Trung ương Cục Miền Nam và Nghị quyết của Đảng ủy B3, học tập thư của Bác Hồ (3.1968), các chuyên đề về chống chủ nghĩa cá nhân và chống chiến tranh tâm lý của địch. Cán bộ sơ cấp và chiến sĩ học tập đề cương “Tình hình và nhiệm vụ”, học tập thư Bác Hồ và Nghị quyết Trung ương Cục Miền Nam. Dân quân du kích do các tỉnh đội tổ chức học tập, thời gian từ 2 đến 3 ngày.

Để phát huy hơn nữa sức mạnh to lớn của lực lượng vũ trang địa phương trong giai đoạn cách mạng mới. Cuối tháng 9 năm 1968 Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên tổ chức hai hội nghị chuyên đề về chiến tranh du kích và công tác quân sự địa phương. Các đồng chí bí thư, thường vụ Tỉnh ủy, đoàn đại biểu ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và bốn huyện miền tây  (huyện 4, 5 tỉnh Gia Lai, huyện 6, 7 tỉnh Kon Tum, huyện 5 tỉnh Đắc Lắc) cùng nhiều cá nhân xuất sắc của bộ đội địa phương, dân quân du kích tham dự. Hội nghị đã khẳng định thành tích và bước trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang địa phương trong năm 1968. Cuối năm 1967 toàn Tây Nguyên có 5.311 bộ đội địa phương và 13.868 du kích, nhưng đến cuối năm 1968 bộ đội địa phương đã có 6.316 đồng chí và du kích là 16.322 người2. Về thành tích chiến đấu, năm 1968 lực lượng vũ trang địa phương Tây Nguyên đã loại khỏi vòng chiến đấu 14.559 tên địch (có 5.392 tên Mỹ), bắt 259 tên (chiếm 113 tổng số sinh lực địch bị diệt); diệt gọn 1 tiểu đoàn, 20 đại đội, 21 trung đội ngụy, 1 đội bình định, 5 trung đội Mỹ; tiêu hao 1 tiểu đoàn, 10 đại đội, 12 trung đội ngụy, 1 đại đội Mỹ; diệt 2 quận lỵ; bắn rơi và phá hủy 500 máy bay, 1.521 xe quân sự, trong đó có 455 xe bọc thép (chiếm 112 số máy bay và xe địch bị diệt), 45 pháo cối lớn, 77 kho, 247 nhà lính, thu 524 súng các loại; mở 88.195 dân (chiếm 21% dân số bị kìm kẹp)3. Quán triệt sâu sắc hơn vị trí chiến lược, nhiệm vụ phương châm của chiến tranh du kích, Hội nghị xác định phương hướng trong thời gian tới là: ''Ra sức xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang vững mạnh toàn diện, làm nòng cốt cho phát triển du kích chiến tranh, tích cực phá ấp giành dân, giải phóng toàn bộ vùng nông thôn. Ra sức xây dựng căn cứ địa. Tăng cường công tác chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân địa phương''. Về phương châm xây dựng, Hội nghị khẳng định: ''Dân quân du kích phải đạt tỷ lệ 12%, phải nắm chắc vấn đề chất lượng... phải đưa đại bộ phận Đảng viên vào du kích...  đưa hết thanh niên trung Đoàn vào du kích... Hàng ngũ du kích phải trong sạch về chính trị, bảo đảm cây súng ở trong tay những người trung thành tuyệt đối''. Sau hội nghị chiến tranh du kích và công tác quân sự địa phương, lực lượng vũ trang và bán vũ trang ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc có bước phát triển mới, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội chủ lực tác chiến trên địa bàn, đưa chiến tranh nhân dân ở Tây Nguyên ngày càng phát triển mạnh mẽ.

        Tiếp sau chỉnh huấn, tổng kết năm, từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 11 năm 1968 Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên lần thứ hai được tổ chức trọng thể tại khu giải phóng bên bờ sông Sa Thầy. Dự Đại hội có gần 300 đại biểu tiêu biểu cho phong trào thi đua giết giặc lập công và các lĩnh vực công tác của các đơn vị chủ lực và  địa phương trên toàn Chiến trường Tây Nguyên. Đoàn đại biểu ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, anh hùng Núp, Kpa Kơlơng và các đội văn công ba tỉnh cũng tham dự. Trong gần bốn ngày làm việc, các đại biểu đã nghe bản báo cáo tổng kết phong trào thi đua của toàn Chiến trường do đại tá Trần Thế Môn - Bí thư Đảng ủy, chính ủy Chiến trường Tây Nguyên trình bày và 60 bản báo cáo của các cá nhân, tập thể điển hình; đồng thời tham gia thảo luận chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm chiến đấu và công tác. Được sự ủy quyền, Bộ tư lệnh Chiến trường đã trao cờ thi đua luân lưu: "Quyết chiến, quyết thắng'' của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Trung đoàn bộ binh 95; cờ “Dũng mãnh đánh giỏi diệt gọn lữ đoàn Mỹ'' cho Sư đoàn bộ binh 1 (đã vào miền Đông Nam Bộ); cờ ''Giữ vững mở rộng phong trào, trụ bám giành dân, tiêu diệt nhiều địch'' của Ủy ban Mặt trận miền Trung Trung Bộ cho quân và dân tỉnh Gia Lai; cờ ''Liên tục tiến công, đánh giỏi diệt gọn nhiều đơn vị Mỹ, ngụy'' của Ủy ban Mặt trận miền Trung Trung Bộ cho Tiểu đoàn 304 Kon Tum; cờ ''Trung dũng kiên cường, liên tục tiến công vào thị xã'' của Ủy ban Mặt trận miền Trung Trung Bộ cho thị xã Buôn Ma Thuột; cờ ''Luồn sâu đánh giỏi, liên tục tiến công thị xã và căn cứ Mỹ'' của Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên cho Tiểu đoàn 408 Gia Lai; tặng danh hiệu ''Thành đồng quyết thắng'' cho 3 tiểu đoàn, danh hiệu Chiến sĩ thi đua  cho 1.156 cá nhân; trao 1 Huân chương Thành đồng hạng nhì, 10 Huân chương Quân công hạng nhất, 11 Huân chương Quân công hạng nhì và hạng ba cho các đơn .vị. Đại hội đã thay mặt toàn thể đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên gửi thư quyết tâm lên Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ lòng nhớ thương, tin tưởng và hứa với Người: Đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn ác liệt, cùng cả nước bền gan chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng để sớm được đón Bác vào thăm. Đại hội liên hoạn Anh hùng, Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ lần thứ hai của lực lượng vũ trang Tây Nguyên là hình ảnh sinh động, tiêu biểu của khối đại đoàn kết của quân, dân các dân tộc và sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên địa bàn rừng núi Tây Nguyên.

Ngày 30 tháng 11 năm 1968, cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vô cùng xúc động nhận được điện thăm hỏi của Bác Hồ4. Người viết:

“Thân ái gửi đồng bào, cán bộ và chiến sĩ Tây Nguyên.

Tôi rất vui mừng nhận đưa thư báo cáo thành tích của Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua, Dũng sĩ lần thứ 2 của các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Tây Nguyên.

Như vậy là quân và dân Tây Nguyên, già trẻ, gái trai, Kinh, Thượng, Đoàn kết một lòng, luôn luôn nêu cao truyền thống anh hùng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thi đua diệt giặc, lập công, giữ gìn buôn rẫy, thu được những thành tích to lớn, cùng đồng bào cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược...

         Tôi nhiệt liệt khen ngợi các Anh hùng, Chiến sĩ thi đua, Dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân giải  phóng, cán bộ, chiến sĩ và toàn thể đồng bào Tây Nguyên đã dũng cảm chiến đấu, xây dựng hậu phương vững mạnh, phục vụ tiền tuyến lập công vẻ vang. Giặc Mỹ và tay sai bị thua to trên khắp nước ta, đã phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom, bắn phá miền Bắc và chịu ngồi nói chuyện với đại diện hai miền nước ta. Nhưng chúng còn rất ngoan cố, hiếu chiến, chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược. Vì vậy nhiệm vụ của quân và dân cả nước ta còn rất nặng nề.

Đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên đã đoàn kết càng phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, cố gắng không ngừng, phát huy mạnh mẽ thắng lợi đã giành được, luôn luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của địch, ra sức củng cố và phát triển vùng giải phóng và phục vụ tiền tuyến.

Tôi tin chắc rằng Tây Nguyên nhất định cùng cả nước tiến lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

Tôi xin gửi đến cụ Chủ tịch và các vị trong Phong trào Dân tộc tự trị và toàn thể đồng bào Tây Nguyên, các cháu thanh niên và nhi đồng lời thăm hỏi ân cần và lời chào quyết thắng.


Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 1968

                                                   HỒ CHÍ MINH


Vô cùng phấn khởi trước tình yêu thương bao la ấm áp, sự ân cần động viên khen ngợi của Bác Hồ, một phong trào học tập làm theo thư Người được tiến hành sâu rộng khắp các đơn vị và địa phương trên chiến trường Tây Nguyên. Tình cảm kính yêu và lòng tin tưởng vô hạn đối với Bác Hồ đã nhanh chóng biến thành hành động cách mạng, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng ủy Chiến trường: ''Nỗ lực vượt bậc kiên quyết tiến lên giành thắng lợi to lớn nhất trong thời gian tới'', cùng toàn miền Nam đánh bại chiến lược ''Việt Nam hóa chiến tranh'' của đế quốc Mỹ.




------------------------------------------------------------------
1. Bộ tư lệnh Sư đoàn 1 gồm: đồng chí Trần Văn Trân - tư lệnh, đồng chí Nguyễn Văn Viên - chính ủy, đồng chí Lê Hữu Đức - tư lệnh phó, đồng chí Định - phó chính ủy, đồng chí Trần Duy Huynh – tham mưu trưởng. Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn gồm 5 đồng chí trên.
2. Cuối năm 1967 tỉnh Kon Tum có l.651 bộ đội địa phương và 4.763 du kích; năm 1968 có 1.796 bộ đội và 4.208 du kích. Cuối năm 1967 tỉnh Gia Lai có 1.837 bộ đội địa phương và 7.258 du kích; năm 1968 có 2.504 bộ đội và 9.689 du kích. Cuối năm 1967 tỉnh Đắc Lắc có 1.823 bộ đội địa phương và 1.847 du kích; năm 1968 có 2.016 bộ đội và 2.425 du kích.
3. Sau định càn quét dồn xúc lại, ta giữ được 22.477 người dân.
4. Bác Hồ điện nhờ cụ I Bi ALê Ô - Phó chủ tịch Đoàn Chủ tịchU.B.T.Ư.M.T.D.T.G.P miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Phong trào dân tộc tự trị Tây Nguyên chuyển.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM