Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:29:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân Đoàn 3 (1964-2005)  (Đọc 7485 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #20 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 09:14:45 pm »

*

   Tháng 9 năm 1965, trong khi ta đang khẩn trương chuẩn bị để mở chiến dịch giải phóng bắc Tây Nguyên, thì sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ đổ bộ vào cảng Quy Nhơn, rồi lên chiếm đóng An Khê (từ 14.9.1960).

         Theo Oét-mo-len, mục đích đưa sư đoàn kỵ binh không  vận số 1 đến Tây Nguyên là ''nhằm đối phó với cuộc khủng hỏang ở cao nguyên miền Trung'' nơi có 3 trung đoàn chủ lực của đối phương đang hoạt động ở vùng tây  nam Plel Ku. Nhưng thực chất quân Mỹ lên Tây Nguyên   nhằm đạt tham vọng tiêu diệt chủ lực ta, dập tắt phong trào cách mạng, làm chủ vùng đất chiến lược này; vừa  thực hiện được chia cắt miền Nam và Đông Dương, khống chế miền duyên hải phía Đông, vừa đối phó với cuộc tiến công của ta sắp mở ở bắc Tây Nguyên mà chúng mới dò biết được. Đồng thời đây cũng là một hướng trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của địch trên toàn miền Nam.

   Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 à ''con đẻ'' của bộ rưởng quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra, được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1965 tại trung tâm huấn luyện Pho Ben-ninh (Fort Ben nông) bang Gioóc-gia (Mỹ), trên cơ sở sư đoàn kỵ binh số 1 (thành lập năm 1921, đã chiến đấu ở Tây, Tây nam Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai và tham gia chiến tranh Triều Tiên 1950-1953). Khi đến Việt Nam, sư đoàn này có 15.787 quân, 434 máy bay trực thăng, 1.600 xe các loại (trong đó có 26 xe bọc thép hạng nhẹ), 54 khẩu pháo 105mm, 78 dàn rốc két (với 1972 ống phóng cỡ 70mm lắp trên trực thăng); tổ chức thành ba lữ đoàn gồm 9 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn trinh sát đường không, 5 tiểu đoàn trực thăng rốc két, 3 tiểu đoàn trực thăng công kích chi viện, 3 tiểu đoàn lựu pháo 105mm; tổng hành dinh đóng tại An Khê (Gia Lai), do tướng Kin - na (Harry W.B. Kin nard) chỉ huy. Đây là sư đoàn không vận cơ động đầu tiên, tinh nhuệ nhất của quân Mỹ.

   Với quân đông, vũ khí phương tiện chiến đấu nhiều và hiện đại, tầm hoạt động trung bình có bán kính từ 100km đến 150km, tối đa từ 250km đến 300km, chiến thuật chủ yếu của sư đoàn kỵ binh không vận số 1 là tập  kích bằng đỗ bộ đường không, sử dụng từng lữ đoàn tác  chiến độc lập. Thường chúng đổ bộ từ đại đội đến tiểu đoàn theo kiểu ''cóc nhảy'' vào cả phía trước, phía sau, bên sườn mục tiêu, nhằm ''bủa lưới'' rồi hợp vây ''cất vó'', ''phóng lao'' tiêu diệt đối phương. Bên cạnh những ưu thế về sức đột kích lớn, cơ động cao ít phụ thuộc vào địa hình thời tiết, tập trung lực lượng tiến công nhanh mạnh và bất ngờ vào các mục tiêu gần hoặc nằm sâu trong hậu phương của ta, giải quyết các nhiệm vụ hết sức đa dạng trong tiến công và phòng ngự, được không quân chi viện  mạnh, có nhiều phương tiện trinh sát, thông tin chỉ huy hiệp đồng thuận lợi; sư đoàn này cũng có những điểm  yếu khó khắc phục: tiêu thụ quá lớn, hậu cần nặng nề, máy bay trực thăng dễ bị hỏa lực tầm thấp tiêu diệt, binh  lính chủ quan khi bị đánh gần dễ hoang mang dao động, không phát huy được binh khí kỹ thuật. Song sư đoàn kỵ binh không vận số 1 vẫn dược các nhà quân sự Mỹ coi là một ''đơn vị lý tưởng'' của lục quân trong mọi loại địa hình; còn bộ trưởng quốc phòng Mắc Na-ma-ra cho rằng sư đoàn này ''đã tạo ra cho lục quân một khả năng mà không một lục quân nào khác trên thế giới ngày nay có được''. Vừa đặt chân lên Tây Nguyên, sư đoàn kỵ binh không vận số 1 mở các cuộc hành quân tìm diệt ở Bình Định và gấp rút chuẩn bị các cơ sở hậu cần, sân bay để hoạt động lớn ở Gia Lai.

   Trước những diễn biến mới về địch trên chiến trường, thực hiện chủ trương của Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương: ''tranh thủ thời cơ đánh đau quân ngụy, làm suy yếu chỗ dựa về bình định, không để quân Mỹ rảnh tay tìm diệt, đồng thời khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng đánh thắng quân Mỹ ngay từ trận đầu, nỗ lực cao nhất đánh bại chiến lược đánh nhanh giải quyết nhanh'' tiến lên đánh bại chiến lược ''chiến tranh cục bộ'' của Mỹ''1, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định thay đổi chủ trương giải phóng bắc Tây Nguyên và hạ quyết tâm mở chiến dịch tiến công Plei Me. Mục đích của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, ngụy,  mở rộng vùng giải phóng, xây dựng căn cứ, phát triển chiến tranh du kích, rèn luyện và nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy của cơ quan chiến tích, đội ngũ cán bộ các cấp và khả năng tác chiến của bộ đội.

   Sau khi nghiên cứu thực địa và phân tích kỹ, Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định chọn địa bàn chiến dịch trong khu vực tứ giác: Plei Me - Bàu Cạn - Đức Cơ - Plei Thê rộng 1.200km2 thuộc phía Tây nam tỉnh Gia Lai, giáp biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Địa hình nơi đây chủ yếu là rừng khoọc tương đối bằng, xen kẽ là những tráng cỏ tranh, gần các trục đường có một số nương rẫy... thuận lợi cho các hoạt động tác chiến của bộ binh, song cũng tiện cho địch sử dụng trực thăng đỗ bộ đường không. Nổi lên đột xuất quanh khu vực có một vài dãy núi độc lập như Chư Yé (5.22m) ở phía bắc, Chư Gô (751m) ở phía đồng, Chư Pông (725m) ở phía tây nằm vắt ngang đường biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Trong khu vực tác chiến không có sông lớn, chỉ có con sông nhỏ Ia Đrăng và các suối Ia Muer, Ia Kreng, về mùa khô không gây nhiều trở ngại cho việc cơ động lực lượng. Chạy dọc phía bắc khu tứ giác là quốc lộ 19 tây, phía đông là quốc lộ 14, thuận tiện cho cơ giới. Ngoài ra còn một số đường đất như tỉnh lộ 21, đường nối quốc lộ 19 và quốc lộ 21 nằm ở phía đông và bắc khu tác chiến chiến dịch có thể cơ động xe cộ dễ dàng. Dân cư trong khu vực thưa thớt, hầu hết các làng, xã đều là vùng căn cứ cách mạng hoặc ta đã xây dựng dđợc cơ sở, vừa sống ''bất hợp pháp'' vừa ''hợp pháp'' với địch. Lực lượng địch đồn trú trong vùng chỉ có ba cứ điểm lớn là Đức Cơ, Tân Lạc và Plei Me, ta có thể vây để kéo viện binh. Nhưng cứ điểm Tân Lạc gần địch khó đánh, nếu vây cứ điểm Đức Cơ địch sẽ đổ bộ về phía biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia không có lợi cho viện bảo vệ hành lang và hậu phương ta. Vì vậy, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên chủ trương vây cứ điểm Plei Me (quân số khỏang 500 tên, do 36 cố vấn Mỹ chỉ huy) nằm sâu trong tứ giác. Đây là căn cứ biệt kích hiểm yếu trấn giữ vừng tây nam Plei Ku; nếu ta vây, địch sẽ ứng cứu giải tỏa. Việc lựa chọn khu vực tứ giác Plei Me - Bàu Cạn - Đức Cơ - Plei Thê làm địa  bàn tác chiến chiến dịch bảo đảm đầy dủ các yếu tố thuận lợi cho cách đánh vây điểm diệt viện của ta. Với lực lượng khỏang một sư đoàn, ta có thể bí mật triển khai trên các hướng: vây cứ điểm Plei Me, đánh quân ngay cứu viện bằng đường bộ trên đường 21, bố trí thế trận có chiều sâu đánh quân Mỹ dỗ bộ đường không, đồng thời  có điều kiện bảo đảm hậu cần cho chiến dịch.

   Để bảo đảm chỉ đạo, chỉ huy chặt chẽ, kịp thời các  lực lượng trong từng giai đoạn chiến dịch, bên cạnh Bộ tư lệnh và cơ quan chiến dịch (do Bộ tư lệnh và cơ quan  Mặt trận Tây Nguyên chuyển thành), ta còn tổ chức một  sở chỉ huy tiền phương do đại tá Nguyễn Chánh, đại tá Huỳnh Đắc Hương phụ trách (giai đoạn đánh ngụy) và thượng tá Nguyễn Hữu An, trung tá Đặng Vũ Hiệp đảm  nhiệm (giai đoạn đánh Mỹ), đặt ở bắc núi Chư Pông.

   Mùa thu năm 1965, công tác chuẩn bị cho chiến  dịch Plei Me được khẩn trương tiến hành. Cùng với việc chuẩn bị chiến trường, kế hoạch tác chiến, vật chất hậu cần... Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận đặc biệt coi trọng  công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, nhằm làm  cho cán bộ, chiến sĩ quán triệt suất sắc tình hình nhiệm vụ, xây dựng quyết tâm dám đánh và quyết thắng Mỹ. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng ủy Mặt trận, Thường vụ Đảng ủy tập trung chỉ đạo các đơn vị, cơ quan tiến hành  đại hội Đảng các cấp, quán triệt nghị quyết của Đảng ủy sâu rộng đến toàn thể bộ đội, coi đây là yếu tố tiên quyết để giành thắng lợi. Tiếp đó các đơn vị trong toàn Mặt trận mở đợt sinh hoạt chính trị tập trung quán triệt nhiệm vụ chiến dịch, nội dung tập trung vào cách đánh ''vây điểm, diệt viện'', xây dựng quyết tâm đánh thắng quân Mỹ, ngụy ngay từ trận đầu, ''phát huy truyền thống đánh gần, đánh thọc sâu bao vây chia cắt, đánh mạnh, xung mạnh, truy mạnh bảo đảm đã đánh là thắng, đã đánh là tiêu diệt gọn'', ''kiên quyết chống mọi biểu hiệu hữu khuynh, tiêu cực mà chủ yếu là sợ gian khổ, sợ ác liệt, sợ hy sinh, thắng kiêu,khó nản, thỏa mãn dừng lại''2, thiếu lòng tin đánh thắng Mỹ. Công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng thực hiện tốt phương pháp ''cơ bản cổ truyền'' là phát động tư tưởng, phát động giai cấp, phát động căm thù đới với quân xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai bán nước; khơi dậy lòng tự hào đối với truyền thống anh hùng thống ngoại xâm của dân tộc, truyền thống kiên  cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên và vị trí chiến lược của Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; đồng thời chú ý tuyên truyền chiến thắng của ta ở Đồng Xoài, Ba Gia... đặc biệt là những trận  đầu diệt Mỹ ở Núi Thành, Vạn Tường, quán triệt phương châm ''bám thắt lưng dịch mà đánh'' khi giao chiến với quân viễn chinh Mỹ. Đợt sinh hoạt chính trị lớn đầu tiên được tổ chức trên phạm vi toàn Mặt trận có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những xây dựng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ - một nhân tố cơ bản hàng đầu làm nên chiến thắng Plei Me lịch sử; mà còn khẳng định năng lực thực tiễn, tính chủ động sáng tạo và nhạy bén của Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên.

   Công tác chuẩn bị hậu cần chiến dịch được tiến  hành khẩn trương. Tổng nhu cầu vật chất bảo đảm cho chiến dịch là 202 tấn lương thực, thực phẩm, 50 tấn đạn và các cơ sở cứu chữa cho hàng trăm thương binh, bệnh binh. Mặc dù phải triển khai trong điều kiện giữ bí mật  cao, luôn bị địch rình rập đánh phá, vận chuyển chỉ bằng đôi vai, đường rừng, nhưng Phòng Hậu cần Mặt trận chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, có dân công địa phương tăng cường đã cơ bản hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu được giao. Lực lượng hậu cần chiến dịch tổ chức  thành hai bộ phận: căn cứ hậu cần phía sau có chỉ huy hậu cần, vận tải, kho đạn lương thực thực phẩm, trạm quân giới, Bệnh viện 2 (có khả năng thu dung điều trị 700 thương bệnh binh); căn cứ hậu cần phía trước ở làng Ba Bỉ (huyện 5), gồm có: chỉ huy hậu cần tiền phương, 2 trung đội vận tải, 100 dân công, kho đạn và bệnh viện tiền phương. Giữa hai căn cứ hậu cần phía sau và tiền phương có trạm tiếp chuyển T2. Các trung đoàn, tiểu đoàn, cơ quan chiến dịch được cấp phát đầy đủ đạn được, lương thực thực phẩm theo quy định. Riêng Trung đoàn 320 và Trung đoàn 33 được tăng cường mỗi đơn vị một tổ phẫu và 100 dân công. Mặc dù một số chỉ tiêu về lương thực, đạn dược vẫn còn thiếu, nhưng đây là một cố gắng lớn của ngành hậu cần Mặt trận còn non trẻ, lần đầu tiên phục vụ bảo đảm chiến dịch ở Tây Nguyên.

   Bên cạnh lực lượng chủ lực Mặt trận, Tỉnh ủy và Tỉnh đội Gia Lai nhất là quân dân huyện 5 - nơi chiến dịch sắp diễn ra, tích cực phối hợp với B3 làm công tác chuẩn bị. Tỉnh Gia Lai thành lập cơ quan chi viện tiền phương phục vụ chiến dịch, cử nhiều đoàn cán bộ xuống các xã vận động nhân dân đi dân công, huy động lương thực, thực phẩm. Các đồng chí Lê Tam - Bí thư huyện ủy và đồng chí Lư - Phó bí thư huyện ủy huyện 5 trực tiếp chỉ đạo chiến dịch phối hợp với bộ đội chủ lực. Tiểu đoàn bộ binh H15 của tỉnh được lệnh về triển khai ở phía đông đường 14, từ Mỹ Thạch đến tây sông A Yun để phối hợp đánh địch vòng ngoài. Hội phụ nữ giải phóng huyện do chị Rah Lan H-Bình làm hội trưởng tích cực huy động nhân dân đóng góp sức người, sức của cho bộ đội, vừa tổ chức sẵn các đội nữ đấu tranh chính trị khi  chiến dịch diễn ra. Nhiều cụ già ở các làng Sinh, Mùi, Nú, Hoa gói cơm nếp, gùi chuối, mía, gà đi hàng chục cây số thăm hỏi động viên bộ đội. Tạo các làng, hàng vạn công được huy động vào giã gạo, cả các cụ ông người dân tộc thiểu số cũng tham gia cho kịp phục vụ chiếu đấu, một việc mà bao đời nay người đàn ông dân tộc ở đây không bao giờ làm.

   Trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, quân và dân Gia Lai đóng góp cho chiến dịch 70 tấn gạo, 2 tấn thực phẩm và trên 20 nghìn ngày công là một nỗ lực phi thường, là nguồn động viên cổ vũ vô giá đối với cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Tây Nguyên, là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch3.

    Đầu tháng 10 năm 1965, khi Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh thông qua quyết tâm và kế hoạch chiến dịch Plei Me của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, thì cũng là lúc những công tác chuẩn bị cuối cùng cho chiến dịch được gấp rút hoàn thành. Trước ngày chiến dịch nổ súng, các trung đoàn: 320, 33, Tiểu đoàn đặc  công 952, Tiểu đoàn 200 pháo binh, Tiểu đoàn 32 súng  máy phòng khơng v các đơn vị bảo đảm, hậu cần đã triển  khai xong ở các vị trí quy định. Các lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc cũng sẵn sàng nổ súng phối hợp.




------------------------------------------------------------------
1. Đại tướng Chu Huy Mân: Thời sôi động. Nxb QĐND, H.2004, tr 417, 418.
2. Mấy vấn đề công tác chính trị chiến đấu trong Chiến dịch Plei Me, từ 19.10 đến 25.11.1965. Phòng chính trị B3, Số 94/CT, tr. 2.
3. Theo báo cáo của Tỉnh ủy Gia Lai tại Hội thảo khoa học ''Chiến thắng Plei Me 30 năm sau nhìn lại'' thì mùa thu năm 1965 nhân dân Gia Lai huy động 1.200 tấn lương thực, lúc cao nhất có 2.500 dân công thanh niên phục vụ hỏa tuyến.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 09:26:15 pm »

*

   Thực hiện kế hoạch chiến dịch, 4 giờ sáng ngày 19 tháng 10 năm 1965 Trung đoàn 33 bắt đầu rời vị trí tập kết ở Quênh Kla, cách Plei Me 15km về phía Tây, bí mật hành quân về phía mục tiêu1. Đến 17 giờ cùng ngày, đơn vị đến cách Plei Me 1,5km, sau đó lợi dụng đêm tới Tiểu đoàn 3 (thiếu Đại đội 2) vào chiếm lĩnh trận địa tiến công tiền đồn Chư Ho. Cùng lúc Đại đội 2, một trung dội (thuộc Đại đội 1 Tiểu đoàn 1) và hỏa lực Trung đoàn 33 bí mật tiếp cận xây dựng công sự vây ép Plei Me trên ba hướng: Tây nam, đông nam và Tây bắc, cách hàng rào địch từ 50m đến 100m. Nhằm nghi binh lừa địch, lúc 19 giờ Tiểu đoàn 200 pháo kích vào căn cứ Đức Cơ, một đại đội của Tiểu đoàn 952 nổ súng đánh Tân Lạc, một đại đội súng cối và một tổ công binh đánh vào ngã ba Phú Mỹ. Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 15 (mới thành lập) bộ đội địa phương tỉnh Gia Lai tập kích vào trung đội dân vệ ở nhà thờ Mỹ Thạch. Tưởng ta tiến công hai cứ điểm Tân Lạc, Đức Cơ từ 19 giờ l5 phút đến 24 giờ, địch huy động máy bay đến thả pháo sáng, bắn phá xung quanh hai cứ điểm này.

   Đúng 22 giờ 45 phút ngày 19, trung đoàn trưởng Trung đoàn 33 ra lệnh cho Tiểu đoàn 3 nổ súng tiến công tiền đồn Chư Ho, làm hiệu lệnh chung vây lấn Plei Me. Lập tức hai khẩu cối 82mm bắn dồn dập vào đồn trong ít phút, bộc phá viên lên mở cửa nhưng chỉ nổ một quả, quả thứ hai không nổ, hàng rào thép gai bung lên rồi lại rơi xuống nhưng không dứt. Đại đội trưởng Long (Đại đội 3) và đồng chí bộc phá viên lao lên dùng ống bộc phá không nổ đè lên hàng rào, kết hợp tay chân vít dây thép gai xuống cho bộ đội xung phong. Chớp thời cơ, tiểu đội trưởng Thương dẫn đầu tổ thọc sâu nhanh chóng vượt qua hàng rào đánh thẳng vào nhà chỉ huy đồn, diệt khẩu đại liên cắt đứt đường rút lui của địch về hướng Plei Me, tạo điều kiện thuận lợi cho các mũi phát triển chiến đấu. Sau sáu phút nổ súng, ta làm chủ hoàn toàn Chư Ho (điểm cao 468), diệt gọn một trung đội địch.

   Cùng thời gian này, Tiểu đoàn  và hỏa lực súng cối, ĐKZ của Trung đoàn bắn phá Plei Me, diệt một số địch, phá sập một số lô cốt, nhà lính gây nhiều đám cháy. Lúc 23 giờ 02 phút, hai mũi vây ép ở hướng tây nam và  tây bắc đánh bộc phá mở thông hai hàng rào. Dưới ánh sáng của đèn dù và lứa cháy, bộ đợi tích cực đào công sự  vây ép xung quanh Plei Me. Ngay trong đêm, lực lượng phía sau của Tiểu đoàn 1 và cơ quan Trung đoàn 33  chuyển gỗ, nứa lên các trận địa vây lấn để làm hầm, vòng vây xung quanh cứ điểm Plei Me đã khép chặt.

   Chư Ho bị diệt, Plei Me bị tiến công và đang bị vây chặt làm cho chỉ huy quân đoàn 2 và biệt khu 24 ngụy lúng túng bị động. Phán đoán ta có thể phát triển đánh vào Phú Mỹ, Mỹ Thạch, Phú Nhơn, nên tư lệnh biệt  khu 24 chỉ thị cho thuộc cấp tăng cường phòng thủ các vị trí trên, nếu không giữ được thì rút về Hàm Rồng. Từ 2 giờ 30 phút ngày 20 tháng 10, máy bay địch đánh phá dữ dội vào trận địa vây ép của ta với cường độ ngày càng cao và ác liệt. Tính đến ngày 22, chúng đã huy động tới  360 lần chiếc máy bay các loại đánh phá xung quanh Plei Me. Để chuẩn bị ứng cứu bằng đường bộ, lúc 9 giờ ngày 20, một đại đội thám báo địch chia thành nhiều tốp nhỏ, từ ngã ba Ogri sục sạo hai bên đường 21 rồi tiến về phía Plei Me. Do Trung đoàn 320 làm tốt việc ngụy trang giữ  bí mật, nên địch không phát hiện được trận địa phục kích của ta xây dựng đêm 17, sáng 18 tháng 10 ở phía tây đường.

   Thực hiện mệnh lệnh của Bộ tư lệnh chiến dịch: tích cực bao vây tiêu hao địch ở Plei Me, cắt tiếp tế, triệt nguồn nước, khống chế đường không, sẵn sàng cơ động diệt viện. Trong ngày 20, bộ đội trên các hướng vây ép dũng cảm chịu đựng bom đạn ác liệt, vừa tích cực đào công sự, vừa linh hoạt mưu trí dùng hỏa lực, xung lực tập kích các toán quân trong đồn ra phản kích, khống chế sân bay, đường ra suối lấy nước, khu thông tin... gây cho địch nhiều thiệt hại. Tại trận địa chết giữ Chư Ho, một tiểu đội của Tiểu đoàn 3 chiến đấu rất quyết liệt, vừa đánh quân địch phản kích vừa đánh trả hàng chục lấn máy bay địch, giữ vững trận địa.

   Sáng ngày 21 tháng 10, địch dùng trực thăng đổ bộ tiểu đoàn 91 biệt kích dù xuống làng Khọp (Plei Xom) cách Plei Me 5km về phía bắc để thăm dò, cho trực thăng nghi binh trên hướng đồn Bo. Giữa trưa, biệt khu 24 đưa  chiến đoàn 3 thiết giáp tiểu đoàn 21 biệt động quân và tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42) từ Plei Ku đến Phú Mỹ (ngã ba đường 14  và tỉnh lộ 21), đồng thời cho quân sục sạo ven đường 21 nhưng không phát hiện được gì.  Song  song với các hoạt động trên, máy bay địch đánh phá mạnh vào các trận địa vây lấn của ta xung quanh Plei Me. Đại đội 1 (Tiểu đoàn 3) bị bom đánh trúng đội hình làm đại đội trưởng Phúc hy sinh và một số chiến sĩ thương vong. Đại đội phó và chính trị viên Đại đội 1 dao động, cho phân đội rút ra. Nhưng chỉ có bộ phận vây phía sau nhận được lệnh rút, bộ đội không được tổ chức nên một số bị lạc, trong đó có đại đội phó. Đến chiều tối ngày 21 có 70 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn  rời trận địa vây về đến đơn vị. Lúc này, lực lượng vây ép phía trước chỉ còn Tiểu đội 9 (Trung đội 3 Đại đội 1) và bộ phận hỏa lực gồm 1 đại liên, 1 ĐKZ 75 do trung đội phó Biên chỉ huy  huy tiếp tục chiến đấu, vẫn trụ bám sát hàng rào, nhưng bị mất liên lạc với cấp trên và không được tiếp tế. Lúc 16 giờ khỏang một đại đội địch từ trong cứ điểm nống ra trận địa vây của ta. Đợi chúng đến cách chiến hào 50m các chiến sĩ mới bất ngờ nổ súng, diệt tên đại đội trưởng và một số tên, bọn còn lại bỏ chạy vào đồn. Đêm 21, rạng ngày 22 bộ đội tranh thủ củng cố  công sự, đào thêm hố bắn, hàm ếch chuẩn bị cho trận đánh mới. Sáng sớm ngày 22, sau khi cho một trung đội nống ra bị đánh lui, địch tập trung pháo cối và máy bay đánh phá rất ác liệt vào trận địa của Tiểu đội 9; chúng dùng nhiều bom bi, bom na pan và bom xăng hòng hủy diệt trận địa. Khi tin rằng lực lượng đối phương bị tiêu diệt, 15 giờ hai đại đội địch từ trong đồn tiến ra trận địa vây. Mặc dù địch đông, nhưng các chiến sĩ vẫn bình tĩnh, dựa chắc vào công sự, hàm ếch chờ chúng đến thật gần mới bất ngờ dùng đại liên, trung liên bắn mãnh liệt vô tốp địch đi đầu buộc chúng phải tháo chạy ngược trở vào, bỏ lại nhiều xác chết và một số tên bị thương. Về phía Tiểu đội 9 cũng bị tổn thất: tiểu đội trưởng hy sinh, tiểu đội phó bị thương, đồng chí Châu xạ thủ trung liên bị thương lần thứ hai máu chảy nhiều đã tự dùng đất đắp vào vết thương để  cầm máu, không dám dùng băng vì sợ màu trắng dễ bị lộ. Sau đợt ra lấy xác đồng bọn  lúc 18 giờ 30 phút bị diệt thêm, địch tiếp tục đánh phá mạnh vào trận địa ta. Đến 19 giờ lực lượng vây ép chỉ còn 7 người, vũ khí còn 1 đại liên, 1 ĐKZ75 và một số AK, lựu đạn do trung đội phó Biên chỉ huy, nhưng ai củng quyết tâm chiến đấu giữ vững trận địa dù nhịn đói, chịu khát và phải hy sinh đến người cuối cùng.

   Đêm 22 tháng 10, chỉ huy Trung đoàn 33 chỉ thị cho Tiểu đoàn 1 tăng cường ngay một tiểu đội bộ binh trang bị mạnh do đại đội phó Sự (Đại đội 1) trực tiếp chỉ huy cho bộ phận vây ép, và quyết định tặng danh hiệu ''Đơn vị quyết thắng" cho Tiểu đội 9. Nhưng địa hình bị bom pháo làm biến dạng, nên đến 4 giờ sáng ngày 23 hai chiến sĩ Lành và Ngôn đem cơm nước mới tìm thấy trận địa vây ép. Có người chưa kịp ăn thì địch ập đến. Lập tức các chiến sĩ chặn đánh quyết liệt bằng AK, lựu đạn, lưỡi lê. Sau 20 phút chiến đấu, khỏang 20 tên địch bị diệt, số còn lại buộc phải tháo lui. Trong trận cuối cùng này, hầu hết vũ khí bị hư hỏng, chiến sĩ bị thương, kiệt sức, phải rút ra. Lúc 23 giờ cùng ngày, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho Trung đoàn 33 chuyển sở chỉ huy về Quênh Xom, đưa Tiểu đoàn 3 về đội hình, đồng thời tiếp tục dừng Tiểu đoàn 1 vào vây ép cứ điểm Plei Me ngay trong đêm 24 tháng 10.

   Sau năm ngày vây lấn, Trung đoàn 33 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vây ép Plei Me, tiêu diệt 249 tên địch, làm bị thương nhiều tên, trong đó có tên đại úy Mỹ đồn trưởng bị thương nặng; bắn cháy 4 xe thiết giáp và 1 xe tăng, bắn rơi 13 máy bay, phá sập 10 lô cốt và nhiều nhà lính. Trận vây ép Plei Me không những buộc quân địch phải đi cứu viện, tạo điều kiện cho Trung đoàn 320 tiêu diệt, mà còn tìm hiểu thêm một bước trong hành động chiến thuật và chiến dịch của địch; đồng thời đánh dấu bước phát triển mới về nghệ thuật vây điểm của bộ đội chủ lực Tây Nguyên: dùng binh lực ít và không phải  công kiên dứt điểm vẫn kéo được viện binh lớn của địch.




------------------------------------------------------------------
1. Theo kế hoạch, ngày nổ súng mở màn chiến dịch Plei Me là 18.10, nhưng xét thấy Trung đoàn 33 cần chuẩn bị thêm, khi địch đã phát hiện dấu vết cho phát quang xung quanh cứ điểm... nên Bộ tư lệnh chiến dịch cho lui ngày nổ súng vào hôm sau (19.10).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #22 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 09:29:06 pm »

*

   Để cứu đồng bọn đang lâm vào tình trạng khốn quẫn ở Plei Me, ngày 23 tháng 10 tướng ngụy Vĩnh Lộc tư lệnh quân khu 2 - quân đoàn 2 quyết định đưa một lực  lượng lớn gồm: chiến đoàn 3 thiết giáp, tiểu đoàn 21 biệt động quân và tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42) với hơn 1.000 tên do trung tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy, theo đường 21 đến giải vây cho Píei Me; đồng thời đổ bộ tiểu đoàn 22 biệt động quân xuống Plei Me Tô, đưa sở chỉ huy tiền phương biệt khu 24 đến Phú Mỹ. Chiến đoàn 3 thiết giáp là chiến đoàn cơ giới duy nhất của biệt khu 24 lúc đó, có 3 chi đoàn với trên 40 xe tăng, xe M113 và nhiều xe chở đạn, xăng dầu. Mặc dù quân đông, trang bị nhiều, cơ động nhanh, hỏa lực mạnh lại được máy bay pháo binh chi viện, trinh sát nhưng địch vẫn rất thận trọng. Lúc 12 giờ, địch rời Phú Mỹ theo đường 21 tiến về phía trận địa phục kích của Trung đoàn 320 ở khu vực từ điểm cao 601 đến điểm cao 538. Đội hình hành quân kéo dài 5km, chia làm bốn bộ phận, đi cách nhau 500m. Đi đầu là tốp xe tăng, xe bọc thép và khỏang 1 đại đội biệt động quân; tiếp đó là bộ phận chính gồm chỉ huy, cố vấn Mỹ, nhiều  xe cơ giới và hai đại đội biệt động quân; đoàn thứ ba ngoài số xe bọc thép có 2 xe kéo pháo (105mm), xe chở xăng dầu, đạn dược, và 2 đại đội bộ binh bảo vệ; sau cùng là 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 1  trung đoàn 42.

   Mọi diển biến của lực lượng cứu viện địch đều bị trinh sát ta nắm chắc và báo cáo kịp thời về sở chỉ huy Trung đoàn 320 ở bình độ 530 phía tây cuối Ia Muer. Do địch thay đổi đột ngột tốc độ hành quân, chuyển sang đi  bộ, bắn phá ném bom dọn đường... nên trung đoàn  trưởng Tô Đình Khản phải nhiều lần ra lệnh cho hai tiểu  đoàn 635 và 334 đang xuất kích phải tạm dừng. Thời gian vận  động từ vị trí ém quân đến trận địa phục kích kéo dài gần 150 phút (từ 14 giờ 4 phút đến 16 giờ 30 phút) làm tinh thần của bộ đội rất căng thẳng, nhưng ai cũng chấp hành nghiêm mệnh lệnh, giữ được bí mật bất ngờ đến phút chót. Đúng 16 giờ 52 phút, Đại đội 1 Tiểu đoàn 635 bất ngờ nổ súng bắn cháy chiếc xe tăng đi đầu và bắn hỏng chiếc thứ hai, chặn đứng đội hình tiến quân của địch, làm hiệu lệnh cho trận (lệnh. Lập tức các cỡ súng của Tiểu Đoàn 635 từ trận địa phục kích bên tây đường đồng loạt bắn vào đoàn xe địch. Hai phút sau, Tiểu đoàn 334 cũng nổ súng mãnh liệt vào các mục tiêu. Các trận địa súng máy phòng không tích cực bắn máy bay địch bảo vệ đội hình chiếu đấu. Tiểu đoàn 966 từng bước cơ động sẵn sàng bước vào chiếu đấu trên các hướng theo mệnh lệnh của Trung đoàn.

   Trên hướng Tiểu đoàn 635, quân địch rất đông, bom pháo địch rất ác hệt, một số cán bộ, chiến sĩ bị thương vong, nhưng Đại đội 1 làm nhiệm vụ chặn đầu chiến đấu rất dũng cảm chặn đứng đoàn xe địch. Lúc 17 giờ hai đại đội 2 và 3 đồng loạt xung phong ra mặt đường đánh chia cắt đội hình địch, bắn cháy nhiều xe, diệt nhiều  bộ binh. Chiến sĩ Nguyễn Văn Hàm bình tĩnh bắn cháy 5 xe M113, Nguyễn Văn Lãng bắn 3 phát B40 diệt 3 xe tăng, Lương Văn Bạt cũng diệt 2 chiếc xe tăng khác. Ở Đại đội 3 có chiến sĩ bị thương nặng vẫn không rời trận địa, tiếp tục ở lại chiến đấu. Bị ta đánh mạnh, phần lớn lực lượng đi đầu và đi giữa đội hình hành quân của địch  bị tiêu diệt, số còn lại vừa điên cuồng chống trả vừa co cụm về phía đồng đường. Nhưng bộ phận đối diện hoang mang không đám nổ súng, nên khỏang 10 xe M113, xe tăng và gần một đại đội bộ binh địch chiếm được đồi cây Độc Lập. Theo dõi sát diễn biến trận đánh, trung đoàn trưởng Trung đoàn 320 lệnh cho Tiểu đoàn 635 tổ chức tiến công tiêu diệt ngay bọn địch co cụm. Sau nhiều lần tổ chức xung phong nhưng Tiểu đoàn 635 vẫn không chiếm được đồi cây Độc Lập, một Số chiến sĩ thương vong, trong đó có 5 cán bộ đại đội, buộc phải tạm dừng.

   Hướng khóa đuôi của Tiểu đoàn 334 do tiểu đoàn trưởng Luyện Bá Di và chính trị viên Vũ Năm chỉ huy,  chiến sự cũng diễn ra rất ác liệt. Đại đội 2 (tức Đại đội 14) khi vận động đến cách đường 21 khỏang 150m đến  200m, phát hiện nhiều xe địch cụm lại ở đỉnh điểm cao 601; cán bộ đại đội nhanh chóng hội ý, quyết định chuyển từ phục kích sang bao vây tập kích cụm địch này. Sau ít phút, đại đội chia làm hai mũi từ phía đông và phía Tây bắc tiếp cận mục tiêu. 17 giờ 04 phút đại đội trưởng chỉ huy hỏa lực bắn chuẩn bị dồn dập vào cụm địch. Bộ đội tiếp cận bị địch phát hiện bắn chặn quyết liệt. Chính trị viên đại đội hô lớn "xe cụm lại nhiều là thời cơ tốt cho đại đội ta lập công!". Lời động viên phát ra đúng lúc, có tác dụng cổ vũ mạnh, cán bộ, chiến sĩ bất chấp bom đạn dũng cảm xung phong đánh vào đội hình địch. Khẩu đội ĐKZ bắn cháy liền 4 xe, xạ thủ B40 bắn phát đầu tiên tiêu diệt 1 chiếc M113. Chớp thời cơ, trung đội trưởng Thông dẫn dầu đội hình xung phong, phối hợp nhịp nhàng với Trung đội 2 do đồng chí Tình chỉ huy đánh thọc sâu, chia cắt. Cách đánh áp sát dũng cảm của ta làm cho xe thiết giáp địch không phát huy được hiệu quả, bộ binh địch hoang mang chống cự yếu dần, rồi lần lượt bị tiêu diệt và xin hàng, máy bay pháo binh địch chỉ oanh tạc vòng ngoài. Sau hơn một giờ chiến đấu, Đại đội 2 làm chủ hoàn toàn điểm cao 601, diệt và bắt hơn 200 tên địch, bắn cháy phá hủy 30 xe quân sự và 2 pháo 105mm làm lứa cháy sáng rực một góc trời.

   Cùng thời gian này, Đại đội 13 Tiểu đoàn 334 tiến vào đồi Blou, tuy không thấy địch nhưng đại đội trưởng Đại đội 13 lại báo cáo cấp trên: địch ở đây rất đông. Do không kiểm tra kỹ, tiểu đoàn trưởng lệnh cho cối 81mm bắn dồn dập vào thung lũng Blou, đồng thời đưa Đại đội 15 (dự bị) xuất kích khi tới thung lũng không thấy địch. Trung đoàn cũng lệnh cho một đại đội (của Tiểu đoàn 966) cơ động về hướng thung lũng Blou chi viện cho Tiểu đoàn 334. Đến 17 giờ 13 phút, sau khi tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 334 báo cáo đã chiếm được thung lũng, trung đoàn trưởng lệnh cho tiểu đoàn dùng Đại đội 13 đánh lên đồi cây Độc Lập chi viện cho Tiểu đoàn 635. Nhưng cán bộ Đại đội 13 chấp hành không nghiêm mệnh lệnh đó, tự động cho bộ đội tiến về phía điểm cao 601.

   Sau hai giờ chiến đấu, lúc 18 giờ 30 phút ngày 23 tháng 10, quân địch ở trong trận địa của Trung đoàn 320 bị tiêu diệt phần lớn, chỉ còn lại 6 xe tăng và một số bộ binh (trong đó có tên Nguyễn Trọng Luật chiến đoàn trưởng và cố vấn Mỹ) co cụm ở đồi cây Độc Lập, 4 xe tăng ở bắc điểm cao 538, 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 42 cùng một số xe ở bình độ 600 (gần ngã ba Ogri). Trước tình hình đó, chỉ huy Trung đoàn quyết tâm tiêu diệt gọn cụm địch ở đồi cây Độc Lập và bắc điểm cao 538, sau đó phát triển về phía bắc đánh địch ở bình độ 600. Lực lượng tiến công gồm Đại đội 8 (Tiểu đoàn 966), hai trung đội (Đại đội 15), hai đại đội 2, 3 cùng hỏa lực Tiểu đoàn 635, Đại đội cối 81mm, một trung đội ĐKZ 75, một trung đội 12,7mm do đồng chí tham mưu phó trung đoàn trực tiếp chỉ huy. Tiểu đoàn 334 được lệnh bám sát địch ở bình độ 600, sẵn sàng tiến công.

   Đúng 2 giờ ngày 24, ta nổ súng tiến công địch ở  đồi cây Độc Lập. Nhưng do nắm địch không chắc, tổ chức chiến đấu chậm, hành động của bộ đội lộ liễu, bị địch phát hiện bắn chặn quyết liệt làm trung đội đi đầu thương vong nhiều cán bộ chỉ huy dao động chỉ cho bắn súng cối và mục tiêu, không tổ chức xung phong. Sáng 24, địch dùng trực thăng bốc tên chiến đoàn trưởng và cố vấn Mỹ về Plei Ku. Đêm 24, Đại đội 3 Tiểu đoàn 635 được lệnh đánh vào đồi  cây Độc  Lập, nhưng cán bộ do dự, không nổ súng, tự lui quân.

   Trong hai ngày chiến đấu, Trung đoàn 320 đã tiêu diệt hầu hết chiến đoàn 3 thiết giáp ngụy, diệt gọn tiểu đoàn 21 biệt động quân và một đại đội thuộc tiểu đoàn 2;  giết và làm bị thương khỏang 900 tên địch, bắt 6 tên; phá hủy phá hỏng 29 xe M113, 6 xe tăng, 6 xe đạn, gần 40 xe GMC, 2 pháo 105mm và bắn rơi 3 máy bay phản lực; thu 42 súng, 20.000 viên đạn, 8 máy thông tin. Về phía ta có 87 đồng chí hy sinh và 84 đồng chí bị thương. Đây là lần đầu tiên trên chiến trường Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta đã tiêu diệt một chiến đoàn thiết giáp  ngụy, bẻ gãy một cánh quân tiếp viện lớn trên địa hình không mấy thuận lợi, hoàn thành xuất sắc trận then chốt thứ nhất của chiến dịch Plei Me. Với dòn chí mạng giáng vào chủ lực ngụy ở đường 21, quân Mỹ buộc phải nhảy  vào cuộc chiến theo đúng ý định của ta.

   Ngày 24 tháng 10, tướng Kin-na vội vã đưa lữ  đoàn 1 thuộc sư đoàn kỵ binh không vận số 1 lên Plei Ku và lúc 7 giờ 15 phút 93 lần chiếc trực thăng đổ bộ một tiểu đoàn Mỹ xuống tây nam Phú Mỹ 2km. Đến 15 giờ cùng ngày chúng đổ bộ tiếp một tiểu đoàn Mỹ khác cùng pháo 105mm, cối 106,7mm xuống Plei Đô Đoát cách đông bắc Plei Me 10km. Được quân Mỹ hỗ trợ, ngày 25 và 26 tháng 10  tàn quân chiến đoàn 3 thiết giáp, tiểu đoàn 22 biệt động quân, tiểu đoàn 91 biệt kích và tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42)  ngụy mở cuộc hành quân mới theo đường 21 nhằm giải  vây cho Plei Me. Trưa ngày 26 đã diễn ra một trận đánh ác liệt giữa 11 chiến sĩ ta đang vây ép phía đông nam Plei Me do trung đội trưởng Đậu Văn Phơn chỉ huy với một  tiểu đoàn bộ binh và 20 xe bọc thép, xe tăng địch. Cả năm  đợt tiến công của chúng đều bị đánh lui. Dưới làn bom đạn dữ dội giữa hai đợt chiến đấu, các chiến sĩ thu nhặt vũ khí  của đồng đội hy sinh, sử dụng hai đến ba loại súng đánh  địch. Trung đội trưởng Đậu Văn Phơn bị thương vẫn ráng  chịu đau bình tĩnh chỉ huy, động viên chiến sĩ. Trận đánh  kéo dài đến chiều tối, địch bị mất 40 tên ngụy, 3 cố vấn  Mỹ, 3 xe M113 và 2 xe tăng nhưng vẫn không sao nhổ  được trận địa ta. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,  trung đội Đậu Văn Phơn được lệnh lui quân. Mặc dù chỉ  còn 5 chiến sĩ mệt lả vì đói khát, mình đầy thương tích  nhưng vẫn khiêng cáng hết thương binh, tử sĩ, mang theo súng đạn rời khỏi trận địa. Sau đó phân đội bị lạc 10 ngày mới tìm được đơn vị. Phân đội Đậu Văn Phơn đã nêu một tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu dũng cảm, ý chí chấp hành mệnh lệnh và tình yêu thương đồng chí đồng đội.

   Xét thấy nhiệm vụ của ''Pha 1'': vây Plei Me, diệt viện trên đường 21 đã hoàn thành, quân Mỹ đang từng  bước tham chiến; 16 giờ ngày 25 tháng 10, Bộ tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho Trung đoàn 33 ''mở vây toàn bộ'' Plei Me, nhanh chóng điều chỉnh đội hình đưa Tiểu đoàn   về làng Khô, Tiểu đoàn 2 về khu vực suối Ia Muer, Tiểu đoàn 3 về tây Chư Ho sẵn sàng đánh quân Mỹ đỗ bộ. Trung đoàn 320 cũng được lệnh cơ động về dừng chân ở đông nam sông Ia Đrăng và Plei Bon Ga sẵn sàng cơ động đánh quân Mỹ trên hướng Tân Lạc và Plei Me.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 09:37:09 pm »

*
   
   Trước thất bại nặng nề của quân ngụy, ngày 26 tháng 10 năm 1965 tướng Oét-mo-len tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam lên Tây Nguyên, ra lệnh cho tướng Kin-na tư lệnh sư đoàn kỵ binh không vận số 1 ngừng ngay cuộc càn quét của lữ đoàn 3 ở Bồng Sơn (Bình Định), tập trung lực lượng tham chiến ở khu vực Plei Me nhằm: ''Đi tìm địch và cướp lấy quyền chủ động về tay mình''. Đồng thời Oét-mo-len còn quyết định đưa một trung đoàn Nam Triều Tiên, 2 chiến đoàn dù ngụy, 2 trung đoàn vận tải lên Plei Ku. Để trấn an quân ngụy, làm đẹp lòng chủ Mỹ và lừa bịp dư luận, ngày 28 lũ tướng nguy Sài Gòn do Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu mò đến Plei Me và kHoóc lác: ''Đây là trận cuối cùng mà Việt Cộng có thể gắng gượng được tại cao nguyên!''.

   Những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm  1965 vùng tây nam Gia Lai vang động tiếng máy bay trực thăng và bom pháo địch. Quân Mỹ bước vào tham  chiến đã làm cho cường độ hỏa lực pháo binh, không quân tăng lên đột ngột, nhất là khu vực phía tây Plei Me. Sau khi đưa sở chỉ huy lữ đoàn 1 đến Bàu Cạn và các tiểu đoàn Mỹ đóng dọc khu vực Hòn Rồng, Phú Mỹ, Bàu Cạn, Plei Đô Đoát. Từ ngày 27 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11, địch dùng 2 chiến đoàn thủy quân lục chiến lùng sục dọc hai bên tỉnh lộ 21; đồng thời đổ bộ từng đại đội, trung dội Mỹ vào sâu hậu phương chiến địch của ta để lùng sục thăm dò, tập kích nhằm phát hiện đối phương, tìm cách giành quyền chủ động và chuẩn bị cho những đòn phản đột kích chiến dịch của lữ đoàn 3. Trong quá trình đỗ bộ ''nhảy cóc'', địch đã bị các lực lượng ta chặn đánh tiêu hao. Ngày 1 tháng 11, một đại đội Mỹ tập kích vào trạm phẫu Trung đoàn 33, bị tiểu đội bảo vệ cùng y tá, bác sĩ, hộ lý, nhân viên hậu cần, thương binh chặn đánh quyết liệt; sau đó được một đại đội của Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 33 đến giải vây, diệt 60 tên. Địch tăng quân đánh chìm đại trạm phẫu, gây cho ta nhiều thiệt hại1. Ngày 3, khỏang một đại đội Mỹ và một trung đội ngụy đỗ xuống đông nam Plei Thê, bị một đại đội đi lấy gạo của Trung đoàn 33 đánh diệt một trung đội. Ngày hôm sau (4.11), một đại đội Mỹ và một đại đội ngày tập kích vào khu lán trại cũ của Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 33, bị Tiểu đoàn 3 vận động đến diệt một trung đội. Cùng thời gian này, Đại đội 8 Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 trên đường hành quân đến Ba Bỉ gặp một đại đội Mỹ, đã nổ súng diệt hơn 10 tên, phá hủy 2 trực thăng. Tiếp đó, ngày 6 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 33 diệt hàng chục tên mỹ, rồi đánh thiệt hại nặng đại đội tiếp viện. Tuy đây chỉ là những trận nhỏ lẻ, diệt khỏang 5 trung đội Mỹ, chưa thực hiện được ý định của Bộ tư lệnh chiến dịch: tiêu diệt từng đại đội địch, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng. Nó tạo ra những điều kiện và thế trận thuận lợi cho trận đánh then chốt sắp tới, bộ đội có những kinh nghiệm bước đầu nhưng rất quý giá trước đối tượng tác chiến mới là quân viễn chinh Mỹ. Về phía địch, những trận tập kích bằng đỗ bộ đường không trong ''Pha 2" chiến dịch làm cho chúng đang từ thế bị động chuyển sang thế chủ động về chiến thuật trong thế bị động về chiến dịch''2.

   Ngày 8 tháng 11 năm 1965, Đảng ủy chiến dịch Plel Me họp mở rộng dưới sự chủ trì của đồng chí Chu Huy Mân, thống nhất đánh giá kết quả giai đoạn một của chiến dịch đã hoàn thành; đồng thời chủ trương: ''Tiếp tục châm ngòi ở Plei Me nhử cho Mỹ vào sâu hậu phương ta, kiên quyết tập trung mọi lực lượng để tiêu diệt bằng được một bộ phận quan trọng sinh lực của chúng, đánh bại một bước chiến thuật "nhảy cóc'' của sư đoàn kỵ binh không vận số 1 để gây lòng tin tưởng và khí thế cho bộ đội quyết tìm Mỹ mà đanh, gặp Mỹ là  diệt, đồng thời dể rút kinh nghiệm đánh Mỹ, một vấn đề mà ta còn lúng túng chưa có kinh nghiệm''3.  Để kịp thời chỉ huy các đơn vị chiến đấu trong ''Pha 3'' chiến dịch, đảng ủy quyết định cử thượng tá Nguyễn Hữu An và trung tá Đặng Vũ Hiệp làm Tư lệnh và chính ủy tại sở chỉ huy tiền phương. Xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan  trọng của trận đánh phủ đầu quân viễn chinh Mỹ ở Tây Nguyên, khi tiễn chân đồng chí Nguyễn Hữu An và đồng chí Đặng Vũ Hiệp, Tư lệnh chiến dịch Chu Huy Mân căn dặn: "Trên cơ sở đã chuẩn bị, hai đồng chí có quyền một đổi một cũng đánh thắng trận này, nhưng chỉ được lần này thôi''4.

   Tiếp đó trong hai ngày 9 và 10, Bộ tư lệnh chiến dịch mở hội nghị quân chính sơ kết ''Pha 1'', ''Pha 2'' và triển khai ''Pha 3'' theo chủ trương của Đảng ủy và kế hoạch của Bộ tư lệnh. Nghị quyết sát đúng của  Đảng ủy và sự chỉ đạo kịp thời của Bộ tư lệnh chiến dịch đã làm cho hiệu quả chiến đấu trong ''Pha 3''  chiến dịch Plei Me nâng lên rõ rệt.

   Những ngày đầu của trung tuần tháng 11 năm 1965, cuộc chạy đua quyết liệt giữa ta và địch diễn ra từng ngày, từng giờ. Về phía ta, sau khi Trung đoàn 66 hành quân vào chiến trường, các trung đoàn được điều chỉnh lại cho phù hợp ý định chiến dịch. Trung đoàn 66 đứng chân ở phía đông nam Chư pông: sở chỉ huy trung đoàn ở bắc làng Trung 1, Tiểu đoàn 7 ở  bắc làng Trung 2, Tiểu đoàn 9 ở đông bắc Chư Pông, Tiểu đoàn 8 ở khu vực Ba Bỉ. Trung đoàn 33 bố trí sở chỉ huy, các tiểu đoàn 2, 3 và Đại đội 1 (Tiểu đoàn 1) ở khu vực gần làng Briêng; Tiểu đoàn 1 (thiếu) ở khu vực suối cạn gần Ba Bỉ. Trung đoàn 320 cơ động về triển khai ở Plei Thê giáp biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Tiểu đoàn 952 đặc công vẫn đứng chân trên hướng Bàu Cạn. Phối hợp với bộ đội chủ lực, các lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Gia Lai sẵn sàng đánh địch ở An Khê, Bàu Cạn, diệt biệt kích thám  báo, bảo vệ kho tàng trong khu tác chiến chiến dịch. Đảng bộ và quân dân Đắc Lắc vừa tích cực ủng hộ lương thực cho chủ lực, vừa chủ động sử dụng Tiểu đoàn 301, các đội công tác H5 tập kích 4 đại đội Hòa Hảo khét tiếng gian ác ở Quảng Nhiêu, giam chân sư đoàn 23 ngụy.

   Trong khi ta đang điều chỉnh thế bố trí và chuẩn bị "Pha 3'' chiến dịch, thì ngày 10 tháng 11 lữ đoàn 3 kỵ binh không vận (do đại tá Tim Brao chỉ huy) đã đổ bộ xuống Bàu Cạn và Hàm Rồng thay cho lữ đoàn 1. Ngày hôm sau (11.11) một bộ phận của lữ đoàn 3 được đổ xuống Plei Ngo cách Plei Me  10km về phía tây. Trước diễn biến mới, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định: ''Tạm thời đình phương án đánh lại Chư Ho và đánh Plei Me để câu viện... mà trước mắt tập trung đánh bọn Mỹ đã ra và hiện còn trong hậu phương ta''5.

   Thực hiện mệnh lệnh của Bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 11 tháng 11, 26 chiến sĩ và 4 khẩu cối của Tiểu đoàn  952 đặc công bất ngờ tập kích vào sở chỉ huy lữ đoàn 3 Mỹ ở Bàu Cạn. Sau 30 phút chiến đấu, ta diệt một đại đội chỉ huy (khỏang 200 tên), phá hủy 40 máy bay trực thăng. Cùng đêm, lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai tập kích sở chỉ huy sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ ở An Khê gây nhiều thiệt hại cho địch. Đây không chỉ là trận đánh mở màn "Pha 3'' chiến dịch, mà còn là tiếng súng phối hợp với chiến trường Đông Nam Bộ tiến công quân Mỹ ở Bàu Bàng rạng sáng ngày 12 tháng 11 năm 1965.

   Phát hiện vị trí trú quân của Tiểu đoàn 9 Trung  đoàn 66 ở đông bắc núi Chư Pông, sáng 14 tháng 11 địch dùng máy bay và pháo lớn từ các trận địa gần Ia Muer, Plei Ngon đánh phá trong nhiều giờ; lúc 10 giờ 37 phút tiểu đoàn 1 (trung đoàn 7, lữ đoàn 3 Mỹ do trung tá Harold Moore chỉ huy đổ bộ xuống khu rừng (địch gọi là bãi đáp ''Tia X'') cách vị trí chỉ huy Tiểu đoàn 9 khỏang 1km về phía đông. Cùng thời gian này, chúng lập 2 trận địa pháo (12 khẩu 105mm) ở Tây nam quênh Kla 2km và đông nam Ia Đrăng 3km (địch gọi là Phan-cơn) để chi  viện cho tiểu đoàn 1. Ngay khi xuống đất, đại đội B (do đại úy John D. Herren chỉ huy) bắt được một chiến sĩ ta (đào ngũ). Qua khai thác, biết lực lượng ta ở gần đó, đại đội B Mỹ chia làm hai mũi tiến vào vị trí chỉ huy Tiểu đoàn 9, bắn chết chiến sĩ cảnh giới.

   Khi địch đánh vào, Tiểu đoàn 9 mới biết. Lúc này tiểu đoàn trưởng, tham mưu trưởng, chính trị viên phó tiểu đoàn đi công tác vắng, chỉ có chính trị viên tiểu đoàn ở vị trí chỉ huy, nhưng lại bỏ vị trí xuống Đại đội 12;  trong khi các phân đội đóng quân dọc theo suối lại không triển khai kế hoạch tác chiến tại chỗ. Trước tình hình đó, đồng chí trợ lý tác huấn trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn chiến đấu, lệnh cho cán bộ, chiến sĩ cơ quan tiểu đoàn kiên quyết đánh chặn địch; đồng thời lệnh cho Đại đội 13 vận động đánh vào bên phải phía sau đội hình địch và Đại đội 11 đánh chặn mũi tiến công bên trái của chúng. Ở khu vực tiểu đoàn bộ, ngay từ những phút đầu nổ súng, chiến  sĩ vận tải Đinh Quốc Sủng chỉ huy tổ cảnh giới bắn gục 7  tên Mỹ rồi ở lại chặn địch và anh dũng hy sinh tạo điều kiện cho đồng đội kịp về báo cáo cấp trên; trợ lý chính trị tiểu đoàn Vũ Thanh Xuân tổ chức bộ phận trinh sát, thông tin, y tá, nuôi quân, vận tải chiếm lĩnh công sự dũng cảm chiến đấu đánh lùi nhiều đợt tiến công của địch; trợ lý quân nhu Vũ Quốc Sự, binh nhất Lê Văn Đính và Trịnh Minh Thái bắn rất chính xác, cứ nổ súng là hạ gục một tên địch.

   Chủ động phối hợp chiến dấu, đại đội phó Đại đội 11 Bùi Hồng Cầu dẫn dầu phân đội xông thẳng vào quân địch, đánh giáp lá cà, diệt chúng bằng lưỡi lê, báng súng và lựu đạn làm quân Mỹ khiếp sợ tháo lui. Từ bờ sông Ia Đrăng, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Định thấy phía đơn vị có tiếng súng nổ đã chủ động tìm cách quay về, khỏang 11 giờ đến Đại đội 11, liền tổ chức đại đội này, một bộ phận của Đại đội 12 hỏa lực và 1 khẩu cối 82mm tiếp tục phản tập kích. Trước sự đánh trả quyết liệt của ta, cả hai mũi tiến công của đại đội B Mỹ bị chặn lại rồi lùi dần. Tiến công thất bại, địch dùng máy bay, pháo binh oanh tạc dữ dội vào đội hình chiến đấu của ta, đồng thời đưa đại đội A tăng viện cho đại đội B. Nhưng quân tăng viện vừa vượt qua con suối cạn đã bị Tiểu đoàn 9 chặn đánh thiệt hại nặng. Lúc 16 giờ 20 phút, được sự yểm trợ của hỏa lực pháo binh và rốc két, tiểu đoàn 1 Mỹ mở cuộc tiến công cuối cùng trong ngày, khi tiến được 150m thì bị đánh bật trở lại. Đên 19 giờ địch đổ bộ tiếp đại đội B (tiểu đoàn 2, trung đoàn 7) tăng cường cho tiểu đoàn 1 và dùng phi pháo oanh tạc dữ dội vào trận địa ta. Các đại đội của Tiểu đoàn 9 tự động rời vị trí chiến đấu: Đại đội 11, 12, 15 rút về tây bắc suối Khon Cha, Đại đội 13 rút về hướng tây nam. Trên đường lui quân, Đại đội 13 gặp chính ủy Trung đoàn 66 Lã Ngọc Châu. Sau khi nắm tình hình chiến đấu của Tiểu đoàn 9, đồng chí chính ủy Trung đoàn tổ chức ngay một trung đội (của Đại đội 13) tiếp tục bám nắm địch, đồng thời lệnh cho Tiểu đoàn 7 tổ chức tập kích cụm địch ngay trong đêm và báo cáo Tiền phương Bộ tư lệnh chiến dịch.

   Sau gần 9 giờ chiến đấu, Tiểu đoàn 9 đã hoàn thành xuất sắc trận phản tập kích, loại khỏi vòng chiến đấu 150 tên địch, bắn rơi 1 máy bay và truy kích chúng chạy gần 2km. Trận đánh có ý nghĩa ''quan trọng về mặt chiến thuật: ngay từ đầu cuộc tiến công của địch đang từ
thế tiến công đột nhiên chuyển sang thế phòng ngự. Về chiến dịch trận phản tập kích này có thể coi như là bắt đầu ngòi nổ của ''Pha 3'' và đã giành thắng lơi giòn giã. Ngoài ra còn có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho Tiểu đoàn 7 tập kích đêm 14 rạng ngày 15 tháng 10''6.




------------------------------------------------------------------
1. Theo J.Pim Lott trong cuốn "Việt Nam những trận đánh quyết định", trong trận tập kích vào trạm phẫu, địch sát hại 15 chiến sĩ, bắt 43 người khác, lấy đi một số tài liệu, dụng cụ y tế.
2. Đại tướng Chu Huy Mân. Thời sôi động. Sđd, tr. 49.
3. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp. Ký ức Tây Nguyên. Nxb QĐND, H.2000, tr. 72.
4. Đại tướng Chu Huy Mân. "Mấy ý kiến với chương II" bản thảo Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân đoàn 3 (1964 2005), tr. 2, 3 (ngày 20.8.2004).
5. Trận vận động tiến công của Trung đoàn bộ binh 66 ở thung lũng Ia Đrăng từ ngày l4 đến 17.11.1962, tr 2. Hồ sơ: 02-F10 Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng.
6. Nhận xét của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên trong Tổng kết chiến dịch Plei Me, tr.6. Hồ sơ 02-F10.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #24 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 09:41:08 pm »

*

   Sau khi bị Tiểu đoàn 9 đánh thiệt hại nặng và truy kích, tiểu đoàn 1 Mỹ rút chạy hơn 2km và co cụm lại ở bãi tia X. Trước thời cơ tiêu diệt địch, 21 giờ 30 phút ngày 14 tháng 11, Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 được lệnh tập kích ngay cụm địch này. Mặc dù nhận nhiệm vụ gấp, địa hình mới lạ, đêm tối, các ,đại đội đều có một số chiến sĩ đi lấy gạo chưa về kịp... nhưng được chiến thắng của đơn vị bạn cổ vũ, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 7 háo hức lập công. Sau 80 phút chuẩn bị, 22 giờ 50 phút, tiểu đoàn hành quân về phía mục tiêu, vừa đi vừa phổ biến nhiệm vụ, động viên bộ đội và củng cố tổ chức; chủ trương tích cực truy tìm tiêu diệt địch, gặp là bám sát, triệt để đánh gần của Đảng ủy tiểu đoàn được quán triệt tới từng cán bộ, chiến sĩ. Do địch di chuyển trong đêm, nên đến gần 5 giờ sáng ngày 15 trung đội trưởng Nguyễn Văn Chương (Đại đội 2) mới phát hiện được mục tiêu. Sau khi trực tiếp vào kiểm tra nắm rõ địch và cho các hướng vào chiếm lĩnh, lúc 5 giờ 10 phút tiểu đoàn trưởng Phạm Công Cửu hạ lệnh nổ súng. Lập tức 2 khẩu súng cối 82mm bắn dồn dập 14 quả đạn vào mục tiêu. Hỏa lực chuẩn bị vừa rứt, đại đội 1 và đại đội 2 từ hai hướng đông - đông nam và tây - tây nam đồng loạt đánh thẳng vô đội hình địch. Trung đội 2 (Đại đội 2) đánh trúng sở chỉ huy tiểu đoàn, Tiểu đội 6 của Vũ Hải Triều nhanh chóng diệt trung tâm thông tin cắt đứt liên lạc làm cho máy bay pháo binh địch không thể yểm trợ bộ binh đang bị đánh. Cuộc chiến đấu ở bãi Tia X diễn ra rất quyết liệt, bộ đội đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê, báng súng, dao găm, lựu đạn. Đại đội trưởng Đại đội 2 Lê Văn Tam, tiểu đội phó Hà Huy Trọng, các chiến sĩ Phạm Văn Tiết, Trần Minh Duyên, Đỗ Văn Vinh đều diệt được từ 5 đến 7 tên địch, đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Bị đánh bất ngờ, áp sát, địch bàng hoàng chống trả rồi tháo chạy. Sau 10 phút tiến công, ta cơ bản làm chủ trận địa. Số địch còn lại chạy dạt về hai phía, lợi dụng gốc cây, ụ  mối ngoan cố chống cự. Để cứu nguy cho tiểu đoàn 1 địch đổ thêm 2 đại đội pháo (12 khẩu 105mm) lập trận địa ở Cô-lơm-bớt (Columbus) và cho máy bay phản lực oanh tạc vào chiến địa. Trong cơn bối rối, một chiếc F100 đã ném 2 thùng napan vào sát nơi cố thủ của tiểu đoàn trưởng . Mo-re. Sau 25 phút truy lùng diệt thêm một số địch, lúc 5 giờ 45 phút trận đánh kết thúc; địch thú nhận có 40 tên bị giết. Bộ đội nhanh chóng rời khỏi trận địa. Ta chỉ để lại một trung đội thuộc Đại đội 1 và 2 khẩu cối 82mm ở bìa rừng gần bãi Tia X để phục kích diệt trực thăng địch đến lấy xác. Tiểu đoàn 7 cho bắn thử ngay súng M79 vừa thu được của địch để sử dụng đánh địch. Trên đường ta lui quân, máy bay địch chặn đánh ác liệt Các chiến sĩ dùng súng bộ binh bắn hạ 4 chiếc trực thăng. Trong cuộc chiến đấu với không quân Mỹ, chiến sĩ Nguyễn Hữu Tài (Trung đội 1 Đại đội 1) lấy thân mình làm giá súng trung liên để đồng đội bắn rơi 1 chiếc AD6. làm sống lại hình ảnh Bế Văn Đàn ở Tây Nguyên; có chiến sĩ hy sinh trên lưng còn cõng thi hài đồng đội.

   Bị đòn đau, trong suốt ngày 15 địch bắn tới 6.000 viên đạn pháo và sử dụng từ 130 đến 140 lần chiếc máy bay đánh phá rất dữ dội vào khu vực tác chiến; trong đó lần đầu tin Mỹ sử dụng B52 (24 lần chiếc) làm nhiệm vụ chi viện chiến thuật cho bộ binh ở Tây Nguyên. Dưới làn bom đạn địch, các chiến sĩ phục kích dũng cảm bám trừ, kịp thời bắn hạ 2 chiếc trực thăng, khống chế bãi Tia X,  làm cho địch tăng viện khó khăn, đến 17 giờ mới đổ thêm được 2 đại đội (C và H) của tiểu đoàn 2 xuống trận địa và nhặt xác đồng bọn. Trong đêm 15, tàn quân tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 địch co cụm lại thành ba điểm ở phía bắc trận địa cũ.

   Theo dõi sát diễn biến trận đánh, thấy Tiểu đoàn 7  còn sung sức, Bộ tư lệnh tiền phương chiến dịch lệnh cho tiểu đoàn tổ chức tập kích lần thứ hai vào cụm quân Mỹ ở bãi Tia X trong đêm 15 rạng sáng ngày 16 tháng 11. Lực lượng sử dụng gồm Đại đội 3, Trung đội 1 Đại đội 1 và 2 khu cối 82mm. Thực hiện mệnh lệnh chiến đấu, Đại đội 3 do trung úy Vũ Đình Thước làm đại đội trưởng và trung úy Phạm Văn Chẩn làm chính trị viên vừa đi lấy gạo và tải thương về đã khẩn trương xuất kích. Đúng 2 giờ 30 phút trận thứ hai bắt đầu. Súng cối bắn liên tục 21 quả đạn vào mục tiêu, tiếp đó bộ binh đồng loạt xung phong. Hướng đông, trong vòng 10 phút đầu Trung đội 1 (Đại đội 1) do đại đội trưởng Lê Triệu chỉ huy đánh chiếm trận địa súng cối, phá hủy 3 khẩu cối 81mm rồi phát triển đánh địch ở cụm 2. Ở hướng nam, Trung đội 1 Đại đội 3 đánh vào cụm 1 địch. Trung đội 3 bị lạc đã chủ động tìm về phía có tiếng súng nổ, tạo thành một mũi vu hồi bất ngờ. Trong ít phút nổ súng địch ở cụm 1 bị tiêu diệt hầu hết; Đại đội 3 nhanh chóng phát triển tiến công sang cụm 3. Do yếu tố bất ngờ không còn, địch ở cụm 2 và 3 dùng hơi lực tập trung ngăn chặn, pháo lớn từ các vị trí xung quanh bắn trùm lên trận địa làm các mũi tiến công của Tiểu đoàn 7 gặp khó khăn. 5 giờ, tiểu đoàn trưởng cho các phân đội rời khỏi trận địa. Quá trình lui quân, một số chiến sĩ không nhận được lệnh rút, vẫn ở lại chiến đấu cả ngày 16. Chiến sĩ Trịnh Văn Thu một mình một súng dũng cảm đánh lui toán địch phản kích, sau đó đem theo tử sĩ và đầy đủ súng đạn rút ra an toàn.

   Hai trận tập kích liên tiếp, Tiểu đoàn 7 đã diệt đại đội C, trung đội chỉ huy, trung đội súng cối, loại khỏi vòng chiến đấu 250 tên địch, bắn rơi 6 trực thăng (trong đó có chiếc chở đại tá  Brao " lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 Mỹ). Địch thú nhận bị chết 79 tên, bị thương 128 tên và mất gần hai phần ba số sĩ quan tiểu đoàn. Ta thu 72 khẩu súng, 22 vô tuyến điện; phá hủy 3 khẩu cối 81mm. Về phía Tiểu đoàn 7 có 51 cán bộ, chiến sĩ hy sinh.  Ý nghĩa của trận đánh đó được Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên khẳng định: ''Hai trận tập kích liên tiếp của Tiểu đoàn 7 đã quyết định dứt khóat thế bị động hoàn toàn của quân Mỹ về mặt chiến thuật, buộc chúng rút lui có tính chất tháo chạy'', ''Tiểu đoàn 7 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ''.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #25 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 09:51:26 pm »

*

   Để tránh bị tập kích đêm, sau khi nghi binh, chiều ngày 16 tháng 11 tàn quân tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 Mỹ vội vã rút khỏi bãi Tia X bằng đường bộ, đi về phía trận địa pháo Columbus và Albany ở hướng đồng. Cùng thời gian này, Chỉ huy tiền phương chiến dịch chỉ thị cho Trung đoàn 66 nhanh chóng cơ động Tiểu đoàn 8 từ Ba Bỉ về tiêu diệt lực lượng còn lại của 2 tiểu đoàn địch; đồng thời khẩn trương cho Tiểu đoàn 9 theo đường làng Sinh, Trạm 5 về triển khai ở khu vực làng Tung chặn địch. Chiều ngày 16, mệnh lệnh trên được chính ủy Trung đoàn 66 Lã Ngọc Châu giao cho chiến sĩ liên lạc  Nguyễn Đức Tăng chuyển đến Tiểu đoàn 8. Khi tiểu đoàn trưởng Lê Xuân Phôi nhận được mảnh giấy ghi mệnh lệnh từ trong túi áo đẫm máu thì cũng là lúc Nguyễn Đức Tăng trút hơi thở cuối cùng.

   Nhận rõ  tính khẩn cấp và ý thức được thời cơ tiêu diệt tiểu đoàn Mỹ đã đến, Đảng ủy Tiểu đoàn 8 họp xác định quyết tâm lãnh đạo đơn vị cơ động chiến đấu theo mệnh lệnh của trung đoàn. Tiếp đó, cán bộ tiểu đoàn, đại đội bàn kế hoạch hành quân, dự kiến cách đánh khi gặp địch trên đường cơ động (tao ngộ chiến) và sơ bộ hiệp đồng chiến đấu theo các tình huống. Thực hiện kế hoạch, chiều ngày 16 Tiểu đoàn 8 rời khu vực Ba Bỉ và đến trưa ngày hôm sau (17.11) tiến vào ngã ba làng Tung và làng Sinh, khu vực suối cạn.

   Cũng trong buổi sáng ngày 17, khỏang 400 quân Mỹ thuộc lực lượng còn lại của tiểu đoàn 1 (trung đoàn 7) và tiểu đoàn 2 (trung đoàn 5) lữ đoàn 3 hành quân về phía ngã ba làng Tung và làng Sinh. 9 giờ sáng bộ phận đi đầu của địch vượt qua suối cạn đã bắt được 2 chiến sĩ trong tổ săn máy bay của Đại đội 1 Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 33. Sau khi dừng lại 20 phút để tra hỏi, địch lại tiếp tục hành quân.

   Lúc 12 giờ, nhận được tin đơn vị bạn thông báo phía trước có địch, tiểu đoàn trưởng Lê Xuân Phôi cho đơn vị dừng lại khẩn trương triển khai đội hình chiến dấu thành hai thê đội. Bộ đội chiếm lĩnh trận địa xong thì 2 trung đội Mỹ tiến vào. Đợi địch vào thật gần, cách 40 - 50m, Đại đội 6 mới bất ngờ nổ súng đồng loạt rồi xung phong. Sau 5 phút chiến đấu, 2 trung đội Mỹ đi đầu bị tiêu diệt gọn, 2 chiến sĩ bị địch bắt trước đây được giải thóat.

   Đợt đánh mở đầu vừa kết thúc, cũng là lúc đội hình hành quân chính của địch tới cách trận địa 300m. quân Mỹ vừa đi vừa bắn, pháo binh máy bay đánh mạnh vào trận địa, nhưng các chiến sĩ Đại đội 6 vẫn kiên quyết chiếm địa hình có lợi, rồi hình thành nhiều mũi chiến đấu, từ phía bắc đánh mạnh vào đội hình quân địch. Chủ động hiệp đồng theo tiếng súng, Đại đội 8 quay lại bất ngờ đánh vào sườn tây. Cùng lúc, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 33 Bùi Thế Luận lệnh cho Đại đội 2 đánh một mũi trên hướng bắc - đông bắc, còn mình trực tiếp chỉ huy Đại đội 1 đánh từ hướng đông lại. Hỏa lực cối 82mm của Tiểu đoàn 8 bắn mạnh vào các mục tiêu,  chi  viện bộ binh chiến đấu. Đại đội 7 cũng được lệnh bước vào chiến đấu trên hướng Đại đội 6, nhưng bị bom địch đánh cắt ngang đội hình, chỉ có một trung đội kịp lên tham chiến.

   Bị bao vây và đánh mạnh cả bốn mặt, địch co cụm trên  một dải đất hẹp, mỗi chiều chừng 200m nhưng vẫn ngoan cố chống cự. Trên trời, máy bay địch từng đàn thi nhau ném bom, bắn rốc két và đạn 20mm hòng cứu nguy cho đồng bọn trên mặt đất. Bộ đội dũng cảm áp sát đội hình quân địch, thực hiện đánh gần, đánh liên tục, kiên quyết tiêu diệt quân Mỹ. Càng về chiều, trận đánh càng trở nên khốc liệt. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 Lê Xuân Phôi bị đạn pháo thủng bụng lòi một đoạn ruột máu chảy đầm đìa nhưng cố gượng dậy dùng tấm vải dù ngụy trang buộc ép lại rồi tiếp tục chỉ huy bộ đội chiến đấu và anh dũng hy sinh1; chính trị viên tiểu đoàn bị thương nặng; nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Trước tình hình đó, tiểu đoàn phó Bùi Thế Luận phụ trách chỉ huy chung hai tiểu đoàn tiêp tục chiến đấu. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 8 nghiêm chỉnh tự giác chấp hành mệnh lệnh. Lòng căm thù giặc Mỹ, tấm gương anh hùng của người chỉ huy quả cảm và đồng đội đã ngã xuống càng tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ. Các phân đội siết chặt đội hình, các tổ, mũi chiến đấu bám sát yểm hộ cho nhau đánh giáp lá cà, tiêu diệt địch bằng lưỡi lê, báng súng, dao găm. Chính trị viên phó Đại đội 6 Đinh Văn Đế ba lần bị thương vẫn kiên quyết ở lại chỉ huy đơn vị chiến đấu, bắn chết 5 tên  và dùng dao găm đâm chết ba tên khác. Chiến sĩ Cao Đình Thơ bằng một đường lê chính xác đâm chết một tên Mỹ, cứu sống đồng đội các đồng chí: trung úy Đoàn Ngọc Đảnh đại đội trưởng Đại đội 8, thiếu ý Nguyễn Xuân Ngạch - trung đội trưởng (Đại đội 7), trung úy Vũ Đình Dự - chính trị viên Đại đội 8, thiếu úy Vũ Đức Thắng - trung đội trưởng (Đại đội 8 ), đồng chí Chương - trung đội phó Trung đội 3 (Đại đội 6), đồng chí Mỹ - tiểu đội trưởng (Trung đội 2, Đại đội 6), chiến sĩ Lê Văn Quỳnh, xạ thủ trung liên A (dân tộc thiểu số, Trung đội 2, Đại đội 6), tiểu đoàn phó Bùi Thế Luận là những tấm gương chiến đấu rất dũng cảm, diệt từ 5 đến 15 tên Mỹ. Chiến sĩ Huân xông pha trong lửa đạn cứu chữa thương binh, chuyển tử sĩ không để sót một người nào.

       Khi tiểu đoàn phó Bùi Thế Luận hy sinh2, cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 1 tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Sau gần 8 giờ chiến đấu vô cùng quyết liệt, khỏang hơn 17 giờ ngày 17 tháng 11 trận đánh kết thúc thắng lợi. Gần 400 tên địch của tiểu đoàn 1(trung đoàn 7) và tiểu đoàn 2 (trung đoàn 5) lữ đoàn 3 Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu, chỉ còn vài chục tên sống sót chạy được về căn cứ. Địch thú nhận có 151 tên tử trận và 121 tên bị thương trong trận đánh này. Đây là một trận đánh thể hiện khí phách anh hùng và lòng dũng cảm vô song của cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Tây Nguyên; đồng thời là trận đánh khủng khiếp nhất và thất bại thảm hại nhất của quân viễn chinh Mỹ trong chiến dịch Plei Me. Về trận đánh này, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên đã nhận xét đây ''không những là một trận kết thúc của một cuộc chiến đấu về mặt chiến thuật, mà về mặt chiến dịch nó là một trận then chốt quyết định về sự thất bại căn bản đối với mục đích và nhiệm vụ của lữ đoàn 3 Mỹ trong chiến dịch Plei Me''.

   Để tiếp tục giáng cho quân Mỹ những đòn chí mạng, ngày 18 tháng 11 Bộ tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho Trung đoàn 33 tập kích trận địa pháo Phan-cơn ở phía tây suối Ia Muer. Thực hiện mệnh lệnh, từ 16 giờ 30 phút ngày 18, hai tiểu đoàn 2 và 3 cùng phân đội súng cối do tham mưu trưởng trung đoàn trực tiếp chỉ huy nổ súng tiến công trận địa pháo địch. Sau ít phút chiến đấu, ta diệt một đại đội và chỉ huy tiểu đoàn 2 trung đoàn 7 Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu 200 tên địch, phá hủy 3 khẩu pháo 105mm, 1 khẩu cối 81mm, 5 máy bay trực  thăng và bắn rơi 2 chiếc khác; thu 750 viên đạn pháo và 30 viên đạn cối.

   Quân Mỹ bị thất bại nhục nhã, lữ đoàn 3 kỵ binh không vận bị đánh tơi tả ở thung lủng Ia ĐRăng, buộc địch phải ném lực lượng dự bị cơ động chiến lược của ngụy ra đỡ đòn cho quân Mỹ. Ngày 17 tháng 11, chiến đoàn dù số 1 ngụy đỗ xuống Đức Cơ và sau đó được đưa tiếp đến Plei Thê và tây suối Ia Kreng. Cùng ngày, chiến đoàn dù số 2 cũng được đổ xuống đông suối Ia Muer nhằm đánh vào hậu phương và cắt đứt đường vận chuyển của ta.

   Trước diễn biến mới về địch, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương sử dụng Trung đoàn 320 (dự bị chiến dịch trong pha 3) đang dừng chân ở Plei Thê và phía bắc núi Chư Pông tiến công tiêu diệt từ 1 đến 2 tiểu đoàn dù ngụy, đồng thời cơ động Trung đoàn 66 về làm lực lượng  dự bị chiến dịch. Nhưng khi địch đỗ bộ đúng như phương án dự kiến, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 635 dao động, cho đơn vị rút về hướng núi Chư  Pông. Trung đoàn 320 chỉ còn Tiểu đoàn 334 nằm kẹp giữa hai chiến đoàn dù ngày. Từ ngày 18 đến 27 tháng 11, Trung đoàn chỉ tổ chức đánh được 3 trận nhỏ, diệt khỏang 200 tên; bỏ lỡ thời cơ tiêu diệt địch không hoàn thành nhiệm vụ.

    Ngày 19 tháng 11 năm 1965, lữ đoàn 3 kỵ binh không vận Mỹ hốt hỏang rút hết lực lượng còn lại khỏi thung lũng Ia Đrăng cái viễn cảnh cho cuộc tiến công vô thung lũng Ia Đrăng ''chẳng khác gì một cuộc dạo chơi nhỏ dưới ánh mặt trời và sau đó trở về căn cứ dể ăn thức ăn nóng và tắm mát bằng vòi phun hoa sen'' mà quân Mỹ tưởng tượng ra đã bị đảo ngược, trở thành một thảm bại, hãi hùng trong thực tế ngay khi chúng đặt chân lên Tây Nguyên.

   Trong quá trình diễn ra chiến dịch Plei Me, các lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc tích cực tiến công và đấu  tranh trực diện với địch phối hợp chặt chẽ với hoạt động của bộ đội chủ lực. Đặc biệt, quân và dân Gia Lai liên tục hoạt động tạo vành đai diệt Mỹ xung quanh các căn cứ An Khê, Bàu Cạn... diệt gần 100 tên Mỹ - ngụy, phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh; du kích các xã huyện 5 tích cực bắn tỉa làm cho địch nơm nớp lo sợ... có tác dụng căng kéo địch, hỗ trợ cho bộ đội chủ lực Mặt trận tác chiến. Trong cuộc đấu tranh trực diện với địch, chị Kpã HNét hội trưởng đội phụ nữ xã E5 dũng cảm cởi áo nằm chặn đầu xe địch không cho chạy vào làng, phá rẫy, buộc lính Mỹ phải nhượng bộ. Ở Ia Me, chị Goch phải dằn lòng hy sinh đứa con nhỏ để giữ bí mật cho bộ đội Trung đoàn 320. Lực lượng dân công phục vụ chiến dịch không quản ngày đêm, bom đạn ác liệt. Nhiều chiến sĩ bị thương lạc rừng được bà con đồng bào dân tộc thiểu số bí mật cứu chữa, đưa về nuôi dưỡng, sau trở về đơn vị cũ. Ngoài ra còn biết bao hành động và chiến công thầm lặng, những hy sinh mất mát của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phối hợp hành động với chiến dịch Plei Me không thể tính được.

   Ngày 26 tháng 11, chiến dịch Plei Me kết thúc toàn thắng. Trải qua 38 ngày đêm chiến đấu liên tục (19.10- 26.11), ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 2.974 tên địch (có khỏang 1.700 tên Mỹ); tiêu diệt tiểu đoàn 2 và đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 1, lữ đoàn 3, sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ; tiêu diệt chi đoàn 3 thiết giáp, tiểu đoàn 21 biệt động quân, 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 2 trung đoàn 42, đánh tiêu hao một lực lượng của chiến đoàn dù số 1 và 2 ngụy; đánh thiệt hại nặng lực lượng biệt kích trong cứ điểm Plei Me; phá hủy 88 xe quân sự (có 42 xe tăng và xe bọc thép), 5 khẩu pháo 105mm, bắn rơi 59 máy bay; thu 73 khẩu súng các loại và 58.000 viên đạn. Về phía ta, có 554 cán bộ, chiến sỹ hy sinh và 669 đồng chí bị thương.

Chiến dịch tiến công Plei Me là chiến dịch đầu tiên ở Tây Nguyên, động thời là chiến dịch tiến công quân Mỹ đầu tiên của ta ở chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. ''Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng''3, nó là bản anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân Tây Nguyên, là nguồn động viên cổ vũ lớn lao quân và dân hai miền Nam, Bắc thi đua giết giặc lập công, đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965-1966) của quân Mỹ. Âm hưởng của chiến thắng nhanh chóng vượt qua không gian một khu vực, trường tồn mãi với thời gian, làm chấn động cả nước Mỹ và thế giới. Từ thực tiễn chiến dịch đã giải đáp một vấn đề nóng hổi: Việt Nam có đánh được Mỹ không? Và khẳng định: chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là vô địch, nhất định sẽ đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; bộ đội ta với trang bị mang vác vẫn có thể tiêu diệt gọn tiểu đoàn bộ binh Mỹ, đánh bại chiến thuật cơ động bằng máy bay trực thăng của Mỹ những đơn vị tinh nhuệ nhất của chúng ở chiến trường rừng núi trong  "Chiến tranh cục bộ'' ở miền Nam. Chiến thắng Plei Me không chỉ là mốc son lịch sử sáng chói của quân và dân Tây Nguyên, mà còn để lại nhiều bài học có giá trị về nghệ thuật quân sự. Đó là bài học về nghệ thuật nghiên cứu dự báo đúng đối tượng tác chiến mới; lựa chọn cách đánh đúng và thắng địch ngay từ trận đầu; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các loại hình chiến thuật trong điều kiện cụ thể từng trận, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta; về nghệ thuật chỉ huy xuất sắc trong chiến dịch; đặc biệt là bài học về công tác đảng - công tác chính trị đã xây dựng được ý chí quyết tâm dám đánh và quyết thắng Mỹ. Khẩu hiệu ''Tìm Mỹ mà diệt'', "Tìm ngụy mà đánh'' đã trở thành phong trào sôi nổi trong các lực lượng vũ trang Tây Nguyên và toàn miền Nam. Đây là những viên ngọc quý trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam.

   Với chiến công đặc biệt xuất sắc, các đơn vị tham gia chiến dịch Plei Me đã được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng hai Huân chương Quân công hạng nhất4; 2 đơn vị và 13 cá nhân được tặng Huân chương Chiến công giải phóng hạng hai,  6 đơn vị và 53 cá nhân được tặng Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba; 2 đại đội được tặng danh hiệu ''Đại đội Anh dũng diệt Mỹ''; 5 trung đội được tặng danh hiệu Trung đội Anh dũng diệt Mỹ''; 3 tiểu đội được tặng danh hiệu ''Tiểu đội Anh dũng''; 54 cá nhân được tặng danh hiệu ''Dũng sĩ diệt Mỹ'', 3 cá nhân được tặng danh hiệu ''Chiến sĩ diệt M113 và xe tăng''. Đặc biệt, liệt sĩ đại úy Lê Xuân Phôi - tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 66 được Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1995).




------------------------------------------------------------------
1. Đại úy Lê Xuân Phôi tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân ngày 30.8.1995.
2. Đồng chí Bùi Thế Luận được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhì.
3. Phát biểu của Đại tướng Đoàn Khuê - Ủy viên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Hội thảo ''Chiến thắng Plei Me, 30 năm sau nhìn lại'' tại Hà Nội, năm 1995.
4. Trong bức điện gửi Bộ tư lệnh Măt trận Tây Nguyên tháng 12 năm 1965, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Quân ủy Trung ương giải thích: "Quân đội ta không có huân chương nào cao quý hơn Huân chương Quân công hạng nhất, nhưng để xứng đáng với chiến thắng Plei Me, nên tặng chiến thắng này hai Huân chương Quân công hạng nhất".
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #26 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2021, 03:02:13 pm »

2. Tạo thế, tạo lực, liên tục tiến côn   'đánh bại cuộc phản kích mùa khô lần thứ hai của địch ở Tây Nguyên.

   Mặc dù đưa một lực lượng lớn quân viễn chinh Mỹ là chư hầu vào miền Nam, thực hiện ''chiến tranh cục bộ'', nhưng trong thu Đông 1965 quân địch vẫn bị thất bại liên tiếp ở Vạn Tường, Plei Me, Đất Cuốc, Bàu Bàng - Dầu Tiếng, Đồng Dương trên 30.000 tên địch, trong đó có 9.000 tên Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu. Biện pháp ''tìm diệt'' bị đánh phủ đầu, gọng kìm ''bình định'' vẫn dậm chân tại chỗ, chiến tranh phá hoại miền Bắc bị giáng trả đích đáng. Nhưng với bản chất xâm lược và ngoan cố Mỹ, ngụy tiếp tục leo thang chiến tranh bằng hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 hòng giành thắng lợi quyết định. Trong cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất (12.1965 - 6.1966) địch thực hiện kế hoạch ''5 mũi tên'', tập trung lực lượng Mỹ, chư hầu và quân ngụy nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực và đối phó với các hoạt động quân sự của ta trên hai hướng Khu 5 và miền Đông Nam Bộ.

   Với 206.772 quân Mỹ và chư hầu cùng 520.000 quân ngụy, trong 6 tháng đầu năm 1966 địch đã tổ chức 1.880 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên, sử dụng 191.378 lần chiếc máy bay (trong đó có 1.976 lần chiếc B52), 54.163 lần chiếc tàu thủy yểm trợ hành quân và đánh phá căn cứ địa của ta. Song song với cuộc phản công ở miền Nam, Mỹ tiếp tục mở lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc, lần đầu tiên dùng máy bay B52 ném bom đèo Mụ Giạ miền tây Quảng Bình; bước đầu xây dựng hàng rào điện tử ở khu phi quân sự; tiến công ngoại giao xảo quyệt dưới nhân hiệu ''hòa bình thương lượng'' hòng lừa bịp dư luận và che giấu bộ mặt xâm lược phi nghĩa của chúng.

   Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta họp hội nghị lần thứ 12 (27.12.1965) đề ra ''Nghị quyết lịch sử'' khẳng định: ''Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn''; đồng thời quyết định: "Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước''. Nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước hiện nay rõ ràng là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc ta, của nhân dân ta từ Nam chí Bắc''. Phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến là đánh lâu dài, nhưng hướng phấn đấu tích cực là: ''Tập trung lực lượng của cả hai miền, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn''.

   Thực hiện Nghị quyết 12 của Trung ương Đảng, chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh1 và Bộ chính trị, Quân ủy  Trung ương chủ trương phát triển thế chủ động tiến công, giành thắng lợi quân sự ngày càng lớn, tiến lên giành thắng lợi quyết định trên chiến trường chính miền Nam.

        Để miền Nam đánh mạnh thắng to, lực lượng bộ đội tập trung trong năm 1966 được đưa lên từ 27 vạn đến 30 vạn, gồm 35 trung đoàn chủ lực, 51 tiểu đoàn bộ đội địa phương, đồng thời phát triển dân quân du kích rộng khắp. Các đơn vị binh chủng trong bộ đội chủ lực được tăng cường, lực lượng đặc công biệt động phát triển mạnh, các đơn vị chuyên trách đánh giao thông đô thị được xây dựng. Trong xuân hè 1966 đã có 9 trung đoàn bộ binh, 3 trung đoàn pháo binh mặt đất, cùng một số đơn vị phòng không, công binh, thông tin với đầy đủ quân số vũ khí trang bị được lệnh hành quân vượt Trường Sơn vào chiến trường Tây Nguyên, Khu 5 và miền Đông Nam Bộ.

   Là một chiến trường trọng điểm đánh tiêu diệt sinh lực địch, cuối năm 1965 đầu năm 1966 Mặt trận Tây Nguyên được tăng cường một lực lượng lớn các đơn vị bộ binh, binh chủng, bảo đảm và từng bước được xây dựng củng cố về mọi mặt. Tháng 2 năm 1966 Trung đoàn 24A2 do thiếu tá Phùng Bá Thường làm trung đoàn trưởng và thiếu tá Nguyễn Mạnh Thạch làm chính ủy đã hành quân vượt Trường Sơn vào bổ sung cho Mặt trận Tây Nguyên. Tiếp đó là trung đoàn bộ trung đoàn pháo binh 68A, một đại đội chỉ huy và Tiểu đoàn pháo binh 11 (có 12 khẩu pháo 105mm do trung đoàn trưởng Nguyễn Đức Giá chỉ huy), trung đoàn bộ binh 88 (Sư đoàn bộ binh 308), Tiểu đoàn 96 pháo binh (có 12 khẩu cối 120mm),

         Sư đoàn bộ binh 325B3 (do đồng Chí Vương Tuấn Kiệt (Vương Phú) làm sư đoàn trưởng, đồng chí Trần Văn Trân làm sư đoàn phó, đồng chí Quốc Tuấn làm chính ủy, đồng chí Trần Xuân Lư làm phó chính ủy, đồng chí Thái Bá Nhiệm làm chủ nhiệm chính trị, đồng chí Nguyễn Lương Thầm làm trưởng ban tác chiến, đồng chí Nguyễn Quốc Thước làm phó ban...) cũng lần lượt vào chiến trường. Cùng thời gian này, Tổng cục Hậu cần chi viện cho chiến trường Tây Nguyên Quân y viện 84 (tức Viện Quân y 211) do bác sĩ Võ Văn Vinh - Cục phó Cục Quân y làm Viện trưởng, đồng chí Khuất Duy Kính làm Chính ủy và ba viện phó là: bác sĩ Lê Cao Đài, bác sĩ Trần Nam Hưng, đồng chí Lê Công Viện. Đội ngũ cán bộ của bệnh viện được chọn trong các chuyên viên ở hai bệnh viện tuyến cuối của quân đội là Viện Quân y 108 và Viện Quân y 1034. Cục Quân giới cũng bổ sung cho Tây Nguyên hai đoàn cán bộ. Đoàn 10 do đồng chí Tô Văn Của làm trưởng đoàn, Đoàn 30 do đồng chí Lê Văn Chức làm trưởng đoàn. Một đoàn cán bộ của Bộ Quốc phòng do đại tá Vũ Văn Cẩn - Phó chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần kiêm Cục trưởng Cục Quân y, làm trưởng đoàn cũng được tăng cường vào Tây Nguyên để nghiên cứu tình hình và trực tiếp giúp đỡ các ngành của Mặt trận.

   Trên cơ sở lực lượng chủ lực tại chỗ và những đơn vị vừa từ miền Bắc chi viện, tháng 12 năm 1965 Mặt trận Tây Nguyên thành lập 2 sư đoàn bộ binh (1 và 6). Sư đoàn bộ binh 1 gồm 3 trung đoàn bộ binh vừa tham gia chiến dịch Plei Me: 320, 33, 66 và một số phân đội hỏa lực, bảo đảm do đồng chí Nguyễn Hữu An làm sư đoàn trưởng và đồng chí Hoàng Thế Thiện làm chính ủy. Sư đoàn bộ binh 6 gồm 2 trung đoàn bộ binh: 24, 88, Tiểu đoàn 200 pháo binh, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không, một đại đội công binh. Nhưng 2 trung đoàn (24, 88) đang trên đường hành quân vào chiến trường, nên Sư đoàn 6 mới hình thành bộ tư lệnh, cơ quan và một số phân đội trực thuộc. Đầu tháng 4 năm 1966, khi Sư đoàn 325B vào chiến trường, vẫn được giữ nguyên tổ chức biên chế và đổi phiên hiệu thành Sư đoàn 10 (mật danh là Nông trường 10). Bên cạnh các đơn vị trực tiếp chiến đấu, lực lượng bảo đảm phục vụ cũng được củng cố, tổ chức cho phù hợp yêu cầu chiến trường: thành lập 2 tiểu đoàn vận tải bộ: Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2, Xưởng quân giới X53, xúc tiến xây dựng các căn cứ hậu cần ở cánh Bắc, cánh Nam và cánh Trung. Việc tăng cường quân số lên 32.000, thành lập các sư đoàn bộ binh và các phân đội, cơ sở bảo đảm phục vụ đánh dấu sự lớn mạnh vượt bậc, là bước tiến nhảy vọt của Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên nhằm đáp ứng yêu cầu đánh tiêu diệt lớn quân địch; song cũng làm mất cân đối giữa khả năng có hạn về bảo đảm hậu cần với nhu cầu cho các hoạt động của bộ đội. Đây cũng là vấn đề nan giải của chiến trường Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến thống Mỹ, cứu nước.

    Để tăng cường, thống nhất việc lãnh đạo, chỉ huy Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên và đáp ứng tình hình phát triển của chiến tranh trên địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng này, ngày 27 tháng 4 năm 1966 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết ''Về việc thành lập Đảng ủy, Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên''; xác định rõ nhiệm vụ của Đảng ủy và Bộ tư lệnh Tây Nguyên là: ''Lãnh đạo và chỉ đạo việc xây dựng, tác chiến của các lực lượng chủ lực hoạt động ở Tây Nguyên, bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quân sự mà Trung ương và Quân ủy Trung ương giao cho''. Về quan hệ giữa Đảng ủy, Bộ tư lệnh Tây Nguyên với Khu ủy và Quân khu 5, Bộ Chính trị quy định: giải quyết theo ''nguyên tắc quan hệ giữa bộ đội chủ lực hoạt động ở địa phương với cấp ủy địa phương. Đảng ủy và Bộ tư lệnh Tây Nguyên có nhiệm vụ giúp đỡ cấp ủy địa phương chỉ đạo việc xây dựng, tác chiến của các lực lượng vũ trang địa phương, phối hợp hoạt động giữa chủ lực và địa phương''. Đối với Trung ương Cục miền Nam, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Tây Nguyên ''có nhiệm vụ liên lạc và báo cáo tình hình... phối hợp chiến trường, trao đổi kinh nghiệm''5.

   Cùng ngày, Bộ Chính trị ra Nghị quyết ''... chỉ định Đảng ủy  "Chiến trường Tây Nguyên'' gồm 11 đồng chí: Bí thư Đảng ủy Chu Huy Mân, Phó bí thư Lê Trọng Tấn6 và các ủy viên: Hoàng Kiện, Đặng Vũ Hiệp, Hoàng Phương, Quốc Tuấn, Nguyễn Nam Khánh, Vương Tuấn Kiệt, Thái Dũng, Bùi Nam Hà, Nguyễn Hữu An.

   Việc kiện toàn Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến trường Tây Nguyên, xác định rõ nhiệm vụ chức năng, các mối quan hệ giữa lãnh đạo chỉ huy chiến trường với Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Khu 5, Quân khu 5 và địa phương các tỉnh Tây Nguyên của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng là một quyết định đúng đắn, kịp thời. Nó không những đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phương hướng xây dựng phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh tác chiến, đưa chiến tranh cách mạng ở địa bàn chiến lược quan trọng Tây Nguyên hòa nhịp với toàn chiến trường miền Nam; mà còn tăng thêm sức mạnh cho khối chủ lực, làm cho mối quan hệ giữa Đảng ủy, Bộ tư lệnh và các đơn vị chủ lực với Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương càng thêm gắn bó.




--------------------------------------------------------------------
1. Ngày 16.1.1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Hội nghị cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội  nghiên cứu quán triệt Nghị quyết 12 Ban Chấp hành Trung ương.
2. Đây là Trung đoàn 42 Trung Dũng thuộc Quân khu 3, khi đến chiến trường Tây Nguyên, đơn vị có 2.634 cán bộ, chiến sĩ.
3. Sư đoàn bộ binh 325B có 8.059 cán bộ, chiến sĩ; trong Sư đoàn có 2 trung đoàn bộ binh 95B và 101B. Trung đoàn bộ binh 95B do đồng chí Lê Khắc Cần làm trung đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Hữu Hưu làm Chính ủy. Trung đoàn l01B do đồng chí Ma Văn Minh làm trung đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Thế Hân làm chính ủy.
4. Đầu tháng 5.1966 cán bộ, chiến sĩ Quân y Viện 84 vào đến chiến trường Tây Nguyên.
5. Lịch sử bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân Đoàn 3, Biên niên sự kiện, Nxb Quân đội nhân dân, H. 2002, tr. 50:
6. Do yêu cầu nhiệm vụ thay đổi, đồng chí Lê Trọng Tấn không vào tham gia Đảng ủy chiến trường Tây Nguyên.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #27 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2021, 03:11:48 pm »

*

   Sau chiến dịch Plei Me, bên cạnh ý nghĩa to lớn của trận đầu thắng Mỹ, tình hình tư tưởng trong bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên cũng có những diễn biến phức tạp. Do hành quân chiến đấu liên tục, dài ngày, ác liệt, thương vong; ăn uống kham khổ, thuốc men thiếu thốn, bệnh tật, nhất là sốt rét ác tính và bệnh tê phù hoành hành. Triệt để lợi dụng khó khăn của ta, địch ráo riết tiến hành chiến tranh tâm lý rất thâm độc, hăm dọa; dụ dỗ, kêu gọi chiến sĩ ta ''chiêu hồi''... đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng bộ đội. Trong khi đó củng cố, lãnh đạo chính trị, giáo dục tư tưởng sau chiến thắng ở không ít đơn vị cơ sở chưa theo kịp yêu cầu tình hình, chưa chủ động tích cực đấu tranh trước các biểu hiện tiêu cực sa sút; có nơi buông lỏng lãnh đạo, chỉ huy quản lý, cán bộ thiếu ân cần chăm sóc và thuyết phục cấp dưới lúc khó khăn... làm cho nội bộ đơn vị mất đoàn kết, nhiều đồng chí không yên tâm với nhiệm vụ chiến đấu, xây dựng chiến trường lâu dài. Nghiêm trọng hơn có những cán bộ, chiến sĩ sa sút ý chí chiến đấu, dao động, thôi thúc nhiệm vụ; vi phạm kỷ luật, chính sách.

   Trước tình hình trên, Đảng ủy Mặt trận kịp thời đề ra "chủ trương tiến hành củng cố bộ đội toàn diện. Trước hết tập trung nâng cao ý chí chiến đấu, phẩm chất khí  tiết, xây dựng quyết tâm đánh Mỹ đến cùng''1. Thực hiện chủ trương trên, đợt chỉnh huấn chính trị tập trung lớn đầu tiên cho cán bộ trung cao cấp toàn Mặt trận được tổ chức. Từ ngày 25 tháng 12 năm 1965 đến ngày 5 tháng 1 năm  1966, 166 cán bộ trung cao cấp (gồm 13 cán bộ trung đoàn, 29 cán bộ tiểu đoàn, 124 cán bộ cơ quan trung đoàn và Mặt trận) được quán triệt tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam, chiến trường Tây Nguyên; học tập truyền thống và bản chất quân đội, thực hiện lời dạy của Bác Hồ... liên hệ kiểm điểm cá nhân sâu sắc, tự giác dân chủ đề cao tự phê bình và phê bình. Kết thúc đợt chỉnh huấn, Thiếu tướng Chu Huy Mân tuyên bố và đợt tất cả những bản kiểm điểm về khuyết điểm, tất cả cán bộ giữ bản ưu điểm của mình để phát huy, rồi trao dây trói tù binh Mỹ cho chính ủy các trung đoàn 66, 33, 320 trong tiếng vỗ tay vang dậy. Ngay sau đợt chỉnh huấn chính trị thành công, Bộ tư lệnh Mặt trận tổ chức tập huấn về nghệ thuật chiến dịch tiến công cho cán bộ trung đoàn, sư đoàn và đầu ngành ba cơ quan Mặt trận; đồng thời chuẩn bị cho đợt tiến công mùa xuân Bính Ngọ 1966.

   Từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 7 tháng 4 năm 1966, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên mở đợt tiến công mùa Xuân, nhằm tiêu diệt và kìm chân một bộ phận Quân Mỹ - ngụy, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng và phối hợp chiến trường toàn miền Nam.
    
        Trong đợt 1 (15-20.2) Trung đoàn 66 và Trung đoàn 320 (Sư đoàn bộ binh 1) đánh 4 trận quy mô cấp tiểu đoàn, trung đoàn ở khu vực Ia Vầm (Đắc Lắc) tiêu hao một lực lượng của trung đoàn 45 ngụy, phá hủy một số xe thiết giáp. Đợt 2 (21.2-27.3) ta đánh một số trận nhỏ lẻ chống cuộc càn quét của lữ đoàn 3 sư đoàn 252 Mỹ ở bắc Buôn Ma Thuột. Sang đợt 3 (30.3-7.4), Trung đoàn 66 và Trung đoàn bộ binh 88 (vừa hành quân vào chiến trường, phối thuộc cho Sư đoàn bộ binh 1) đách bại đợt tiến công của lữ đoàn 3 sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ ở Chư Pông. Nổi bật là trận đánh ngày 2 tháng 4 của Trung đoàn 66. Khi ta tập kích cụm địch ở Đồi Xanh không thành công, địch dừng một tiểu đoàn bộ binh từ Đồi Xanh tiến lên đồi Đá Trắng, bị Tiểu đoàn 8 chặn đánh diệt 80 tên. Kết quả đợt tiến công mùa xuân 1966 tuy còn hạn chế: loại khỏi vòng chiến đấu gần 600 tên địch, diệt gọn 1 đại đội bộ binh và 1 chi đội xe bọc thép, bẻ gãy cuộc càn quét của địch ra khu vực buôn Ia Vầm và Chư Pông..., nhưng nó đã giam chân một lực lượng địch đáng kể, tạo điều kiện cho Khu 5, Đông Nam Bộ, đập tan cuộc  phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của Mỹ, ngụy.

   Sau đợt tiến công mùa xuân, Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên dự định mở tiếp cuộc tiến công mùa hè ở cánh Bắc (Kon Tum), nhưng công tác bảo đảm hậu cần khó khăn nên phải chuyển xống cánh Nam. Hướng tác chiến chủ yếu được chọn ở tây nam Plei Ku, bao gồm khu vực Plei Gi Răng, Bàu Cạn, Plei Me, Chư Pông, Đức Cơ do hai sư đoàn bộ binh 1 và 10 đảm nhiệm. Hướng tiến công thứ yếu ở bắc Kon Tum: khu vực Đắc Pét, Đắc Tô, Tu Mơ Rông, đường 14 do Sư đoàn bộ binh 6 phụ trách. Đợt tiến công mùa  hè kéo dài từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8 và chia làm ba đợt.

    Trong đợt 1 (21-30.5) chiến sự diễn ra đồng thời trên cả hai hướng tây nam Gia Lai và bắc Kon Tum. Hướng chính, do chuẩn bị chưa đầy đủ nên Tiểu đoàn 966 Trung đoàn 320 phải chuyển từ công kiên sang vây điểm Plei Gi Răng (21-27.5); Trung đoàn 66 diệt địch nống ra Đồn Mo (24.5). Ngày 27 tháng 5 địch đổ bộ một lực lượng xuống Sùng Lễ, ta chủ trương mở vây Plel Gi Răng để tập trung tiêu diệt quân ứng cứu. Nhưng do chấp hành kỷ luật không nghiêm, Tiểu đoàn 21 súng máy phòng không Sư đoàn bộ binh 1 bị máy bay địch đánh trúng đội hình, không tổ chức đánh trả, tự động, rút quân, bị địch lấy mất 5 khẩu 12,7mm. Ngày 29 tháng 5 Trung đoàn 66 chuyển sang tiến công cụm địch đổ bộ ở Chư Pa, khi tiêu diệt được khỏang 2 đại đội địch, bộ đội lại tự động lui quân. Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Sư đoàn 1 lệnh cho Trung đoàn 33 và Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 66) tiếp tục tiến công quân địch còn lại ở Chư Pa. Quá trình tiến công bị địch đánh chặn, khả năng tiến công giảm sút, ta phải lui quân.

   Trên hướng thứ yếu bắc Kon Tum, từ ngày 19 đến ngày 24 tháng 5, Đại đội 5 Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 24 có hỏa lực tăng cường, vây ép cứ điểm Tu Mơ Rông. Chiều ngày 24, địch đưa trung đoàn 42 (thiếu), tiểu đoàn 21 biệt động quân lên ứng cứu, song lại rơi vào trận địa phục kích của Trung đoàn 24 ở khu vực đèo Đắc Rô Gia; ta phá hủy 27 xe (có 3 xe M113), loại khỏi vòng chiến đấu  khỏang 300 tên địch, thu gần 100 súng các loại. Để cứu nguy cho quân ngụy, Mỹ buộc phải đưa lữ đoàn dù 1 thuộc sư đoàn dù 1013 vào tham chiến. Ngày 6 tháng 6, khi lực lượng đi đầu của lữ đoàn dù 1 vừa đặt chân lên Tân Cảnh đã bị Trung đoàn 24 bất ngờ tập kích ở Đắc Prông, diệt chỉ huy tiểu đoàn 1, 1 đại đội và 2 trung đội, loại khỏi vòng chiến đấu 150 tên, phá hủy một trận địa pháo. Để gỡ thế bị động và tìm diệt lực lượng ta, ngày hôm sau (7.6) lữ đoàn 1 bổ sung quân số, vũ khí cho Đắc Prông, động thời dùng 1 đại đội thám báo lần theo dấu vết lui quân của ta, rồi đổ bộ một lực lượng xuống Đắc Trâm định đánh vào sau lưng Trung đoàn 24. Ngày 7 tháng 6, Đại đội 7 Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 24 do đại đội phó Bân chỉ huy đánh bật đợt xung phong của 1 đại đội Mỹ, diệt 40 tên, thu một số súng đạn. Ngày hôm sau (8.6) một đại đội địch từ hai hướng Đắc Mong và Đắc Sia tiến vào trận địa Đại đội 1 Tiểu đoàn 4, nhưng bị ta chặn đánh quyết liệt. Chủ động hiệp đồng theo trung đội súng, Đại đội 2 kịp thời xuất kích chi viện cho phân đội bạn, trung đội súng cối của Tiểu đoàn 4 cũng kịp chi viện hỏa lực cho bộ binh chiến đấu. Sau ít phút nổ súng, ta diệt 116 tên, số địch còn lại tháo chạy về phía sau.

   Buổi chiều và đêm 8 tháng 6, địch dùng máy bay, pháo binh đánh phá rất mạnh vào khu vực nam Đắc Trâm, thả pháo sáng đổ thêm quân, chuẩn bị cho đợt tiến công ngày hôm sau. Nắm chắc mọi diễn biến mới về địch, ban chỉ huy Trung đoàn 24 quyết định di chuyển toàn bộ đội hình lên dãy núi Cơ Nông ngay trong đêm, dựa vào công sự trận địa làm trước của đơn vị, đánh tập trung tiêu diệt nhiều địch. Đúng như ta dự đoán, lúc 11 giờ 30 phút ngày 9 tháng 6, khỏang 200 tên Mỹ dược hỏa lực phi pháo chi viện, chia làm bốn mũi đánh vào trận địa các đại dội 8, 6 và 12. Để cho địch vào cách chiến hào tiền duyên hơn chục mét, các chiến sĩ bất ngờ đồng loạt ném lựu đạn, nổ súng mãnh liệt đánh bật chúng xuống sườn núi. Chớp thời cơ, súng cối, đại liên, B40 từ trận địa nhiều tầng bắn xối xả vào quân địch co cụm. Bị đòn bất ngờ, hơn 100 tên địch bỏ xác tại trận, bọn còn lại tháo chạy. Đợt đầu tiến công bị thất bại, địch dùng máy bay, pháo cối bắn phá rất ác liệt dai dẳng vào toàn bộ trận ta, rồi mở đợt tiến công thứ hai vào lúc 16 giờ, nhưng lại bị đánh bật trở lại. Trong đợt chiến đấu này, xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm: đồng chí Trọng (Đại đội 12), đồng chí Am (Đại đội 13)...  luôn sâu sát gương mẫu, quyết đoán chỉ huy phân đội diệt nhiều địch, giữ vững trận địa, bảo vệ được thương binh có sức cổ vũ bộ đội hăng hái chiến đấu.

   Bị mất tiếp hơn 100 quân và không chiếm được trận địa đối phương trong đợt tiến công cuối chiều, địch chuyển sang tiến công ban đêm nhưng đã bị Tiểu đoàn 5 đánh bại. Thấy đánh dàn trải không được, địch tập trung đánh vào từng điểm chốt của ta trong đêm. Với thủ đoạn xảo quyệt này, từ 17 giờ 30 phút đến 24 giờ ngày 9 tháng 6, hàng trăm tên địch mở liên tiếp 8 đợt tiến công vào trận địa chốt của Đại đội 7, mỗi đợt có từ 50 đến 60 tên, có hỏa lực phi pho chi viện mạnh. Tuy chiến đấu rất  dũng cảm nhưng quân số Đại đội 7 bị tiêu hao dần, nên đợt tiến công thứ 7, quân địch đột nhập vào một phần trận địa. Với quyết tâm cao, lực lượng còn lại của Đại đội 7 do đại đội trưởng Hà chỉ huy, được hỏa lực Tiểu đoàn 5 chi viện đã tổ chức phản kích thành công trong đêm, khôi phục lại trận địa. Đợt tiến công thứ 7 thất bại, địch tập trung pháo cối, dùng máy bay ném bom napan đánh phá hủy diệt trận địa Đại đội 7, rồi cho bộ binh chia làm bốn mũi xung phong đánh chiếm. Mặc dù quân số Đại đội 7 còn ít, ai cũng mệt mỏi đói khát, một số bị thương nhưng cán bộ, chiến sĩ động viên nhau kiên quyết tiêu diệt địch, giữ vững trận địa. Đợt chiến đấu thứ 8 diễn ra khốc liệt, địch chiếm được trận địa. Ngay trong đêm, 16 cán bộ, chiến sĩ còn lại của Đại dội 7 do đại đội trưởng Hà chỉ huy đã dũng cảm mưu trí tập kích, diệt 48 tên địch, thu 30 súng khôi phục lại trận địa.

   Ngày và đêm 10 tháng 6, địch tiếp tục dùng pháo binh, máy bay kể cả B52 đánh phá, thả bom na pan, bắn đạn hóa học hủy diệt trận địa ta; đồng thời đỗ quân xuống điểm cao 986 nhằm vây chặt, ''cất vó'' Trung đoàn ở Đắc Trâm. Về phía ta, tuy đánh bại các đợt phản kích của địch, giữ vững trận địa, nhưng lực lượng bị tiêu hao, số thương binh lên đến hơn 200, đạn súng cối và gạo đã hết, nước uống không có. Để bảo toàn lực lượng, tiếp tục chiến đấu lâu dài, thực hiện mệnh lệnh của đồng chí Nguyễn Hữu An - Phó tư lệnh chiến trường Tây Nguyên trực tiếp chỉ đạo lực lượng chủ lực hoạt động trên cánh Bắc, Trung đoàn 24 tổ chức lui quân đêm mùng 10 rạng sáng ngày 11 tháng 6, mang theo thương binh và súng đạn trở về vị trí tập kết an toàn.

    Trong đợt 1 hoạt động mùa hè, Trung đoàn 24 đã tiêu diệt tiểu đoàn 1, tiêu hao nặng tiểu đoàn 2 (thuộc lữ đoàn dù 1 sư đoàn dù 101 Mỹ) và 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 42 ngụy; loại khỏi vòng chiến đấu hơn l.000 tên Mỹ, 300 tên ngụy; phá hủy 27 xe quân sự, 6 pháo 105mm, 2 cối 106,7mm, bắn rơi 2 máy bay; thu trên 500 súng các loại, buộc địch phải rút khỏi cứ điểm Tu Mơ Rông; góp phần cùng quân và dân Kon Tum giải phóng một vùng rộng phía tây bắc tỉnh. Đặc biệt, chiến thắng Đăc Trâm đã giáng đòn phủ đầu nặng và lữ đoàn dù 1 sư đoàn dù 101 Mỹ khi chúng hùng hổ ra quân ''tìm diệt'' đầu tiên ở bắc Tây Nguyên. Với chiến công xuất sắc này, Trung đoàn 24 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và được Tỉnh ủy Kon Tum gửi thư khen ngợi.

   Sau đợt 1 hoạt động hè, ta nhanh chóng củng cố và chuẩn bị mọi mặt, tiếp tục mở đợt tiến công thứ hai (19.6- 15.7). Trong đợt này, ta chủ trương đánh công kiên cứ điểm Tân Lạc, tập trung bốn trung đoàn bộ binh: 66, 320, 33, 95 diệt viện đổ bộ đường không ở khu vực nam đường 19 tây. Nhưng địch không ra đúng ý định, ta chỉ đánh được 14 trận nhỏ (có 6 trận đánh mìn), nổi bật là các trận đánh quân Mỹ của Trung đoàn 66 ở tây suối Ia Le (của Đại đội 13, Tiểu đoàn 9 diệt 137 tên Mỹ ngày 19, 20 tháng 6) và tây Đức Vinh (của Tiểu doàn 7 diệt gần 100 tên Mỹ, bắn cháy 4 xe M113 ngày 3 tháng 7). Đặc biệt, trận tây Đức Vinh đã hình thành bước đầu chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt, mở ra khả năng mới để nâng tốc độ đánh tiêu diệt của bộ đội chủ lực chiến trường Tây Nguyên lên trình độ cao hơn.


   Trong đợt 3 hoạt động hè (20.7-15.8 ), ta sử dụng  Sư đoàn bộ binh 1 đánh địch trong khu vực Plei Thê, Thanh Giáo, Bàu Cạn, Plei Me, Phú Nhơn, Ia Muer. Sư đoàn 10 đảm nhiệm khu vực Lệ Thanh, Sùng Lễ, Chư Pa đến nam Plei Gi Răng. Đợt này ta đánh 28 trận vừa và nhỏ, tiêu biểu là trận đánh gặp địch (tao ngộ) của Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 320 ở tây bắc Ba Bỉ (8.8, diệt gọn 1 đại đội Mỹ, giết 130 tên, thu nhiều vũ khí) và hai trận phục kích, vận động tập kích của Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 ở nam Chư Pông (14, 15.8, loại khỏi vòng chiến đấu 160 tên địch, bắn rơi 2 trực thăng).

   Ngày 15 tháng 8 năm 1966, đợt tiến công mùa hè của quân và dân Tây Nguyên kết thúc thắng lợi. Trong gần 3 tháng chiến đấu, bộ đội chủ lực được sự phối hợp của quân và dân địa phương, đã loại khỏi vòng chiến đấu 3.813 tên địch (có 2.828 tên Mỹ), diệt gọn 2 tiểu đoàn, 3 đại đội và 10 trung đội Mỹ, 2 đại đội ngụy, phá hủy 48 xe quân sự (có 26 xe M113) và 10 pháo cối lớn, bắn rơi 35 máy bay, thu hàng trăm súng các loại. Thắng lợi của đợt tiến công mùa hè đã hạ uy thế lữ đoàn dù 1 (sư đoàn 101), lữ đoàn 3 (sư đoàn 25) Mỹ, giam chân một lực lượng cơ động quan trọng của địch ở Tây Nguyên, phối hợp chặt chẽ với các chiến trường Khu 5, Trị Thiên và miền Đông Nam Bộ.




------------------------------------------------------------------
1. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp. Ký ức Tây Nguyên. Sđ d, tr. 121.
2. Sư đoàn bộ binh 25 Mỹ mệnh danh ''Tia chớp nhiệt đới", thành lập ngày 1.10.1941 tại Ha-oai, tham gia chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh Tiều Tiên (1950-1953), đến Việt Nam từ ngày 29.12.1965, rút khỏi Việt Nam tháng 4.1971.
3. Sư đoàn dù 101 Mỹ thành lập trong chiến tranh thế giới thứ hai, đến miền Nam từ ngày 29.7.1965, rút khỏi miền Nam ngày 10.3.1972. Thương vong trong chiến tranh Việt Nam khỏang 20.000 quân, gấp 2 lần thương vong trong chiến tranh thế giới thứ hai (9.328).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #28 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2021, 03:36:08 pm »

*

   Mùa thu năm 1966, bộ đội chủ lực Tây Nguyên phát triển thành 3 sư đoàn bộ binh, trong khi lực lượng vũ trang địa phương phát triển chậm hơn, không theo kịp yêu cầu hỗ trợ cho chiến tranh chính quy, thiếu cân đối giữa ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân
quân du kích. Bên cạnh đó, việc bảo đảm hậu cần cho các đơn vị chủ lực gặp nhiều khó khăn vì ''xa hậu phương, giao thông vận tải tiếp tế khó khăn... nhân dân Tây Nguyên nhất mực trung thành với cách mạng, hết lòng giúp đỡ bộ đội; nhưng dân số thưa, kinh tế nghèo lại bị bóc lột phá hoại trong nhiều năm, không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cần thiết của đánh vận động với những binh đoàn lớn''1. Để giải quyết những mâu thuẫn trên và bảo đảm cho chiến trường liên tục phát triển tiến công giành nhiều thắng lợi mới, tháng 8 năm 1966 Đảng ủ y và Bộ tư lệnh chiến trường quyết định giải thể Sư đoàn bộ binh 6 và Sư đoàn bộ binh 10; cán bộ cơ quan hai sư đoàn được tăng cường cho cơ quan B3. Bộ đội chủ lực Tây Nguyên được tổ chức thành hai khối: cơ động và tại chỗ. Khối cơ động gồm Sư đoàn bộ binh 1 (có Trung đoàn 320, Trung đoàn 66, các tiểu đoàn binh chủng), Trung đoàn bộ binh 88 và Trung đoàn bộ binh 101B. Khối chủ lực tại chỗ gồm 3 trung đoàn bộ binh đứng chân ở 3 tỉnh: Trung đoàn 24A ở Kon Tum, Trung đoàn 95 hoạt động ở huyện 4 và 5 Gia Lai, Trung đoàn 33 ở bắc Buôn Ma Thuột.

   Cùng thời gian này, Bộ tư lệnh Chiến trường quyết định thành lập Trường Quân Chính B3 (mang tên Trường Huấn luyện cán bộ) (20.8 ) do đồng chí Hồ Bắc làm hiệu trưởng và đồng chí Đoàn Trọng Thông làm chính ủy; thành lập 3 tiểu đoàn bộ binh độc lập: Tiểu đoàn 101 (lựa chọn những đồng chí quê ở Việt Bắc, Tây Bắc trong Trung đoàn 101B), Tiểu đoàn 35 và Tiểu đoàn 36 (rút từ 2 trung đoàn 24A và 33); đẩy nhanh việc xây dựng căn cứ hậu cần, tổ chức 3 binh trạm: Binh trạm Bắc, Binh trạm Trung, Binh trạm Nam. Các đội điều trị ĐT3, ĐT4 bố trí cơ động theo các hướng tác chiến của bộ đội; 2 tiểu đoàn thu dung 22, 23 và các xưởng dược, quân giới... được tổ chức củng cố đi vào hoạt động. Công tác tăng gia sản xuất lương thực, trồng sắn (mì) được đưa vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng, vào kế hoạch của các đơn vị và Bộ tư lệnh chiến trường, được coi là một nhiệm vụ quan trọng như nhiệm vụ chiến đấu. Thực hiện chủ trương của Đảng ủy Chiến trường, với khẩu hiệu hành động ''biến rẫy hoang thành nương sắn'', một chiến dịch khai hoang đã diễn ra rộng khắp. Bộ đội ngày luyện tập, đêm lợi dụng ánh trăng đào đất tra hom. Chỉ trong một thời gian ngắn những nương sắn xanh rờn đã xuất hiện ở khắp nơi, ven các bìa rừng, đường giao liên, trong thung lũng, ven bờ sông Sa Thầy. Xúc động trước tinh thần lao động quên mình của bộ đội, chiến sĩ hậu cần Trần Bích đã sáng tác bài thơ ''Cây sắn tiến công", có đoạn:

      "Một cây sắn ta trồng,
      Là một tên Mỹ gục.
      Ngàn cây sắn ta vun,
      Là ngàn tên ngụy tan thây".


   Sau một năm đánh Mỹ, ta rút ra dược quy luật phản kích và thủ đoạn tác chiến của quân Mỹ ở Tây Nguyên. Chúng ỷ vào sức cơ động của trực thăng, hỏa lực không quân, pháo binh mạnh; khi phát hiện lực lượng đối phương là đổ quân ''nhảy cóc'' sâu vào sau lưng thực hiện bao vây, chia cắt, chặn đường tiếp tế rồi đánh bật đối phương ra khỏi khu chiến. Quân Mỹ thường rất chủ quan và dễ bị mắc lừa. Vì vậy tháng 9 năm 1966, Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến trường Tây Nguyên quyết định mở chiến dịch Sa Thầy, dùng mưu kế lừa địch vào khu vực rừng già có nhiều ngọn núi nhô cao ở hai bên bờ đông, tây sông Sa Thày để tiêu diệt. Đây là vùng căn cứ của ta, bộ đội quen thuộc địa hình, việc cơ động lực lượng và bảo đảm hậu cần cớ nhiều thuận lợi, có điều kiện nhử địch vào khu quyết chiến đã chuẩn bị sẵn. Với địch, địa hình khu vực tác chiến mới lạ, xa căn cứ, nhiều khe sâu rừng rậm bao bọc dễ bị chia cắt, cơ lập, tiêu diệt.    Để đạt mục đích tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Mỹ, ngụy; hỗ trợ phong trào phá ấp giành dân, phát triển chiến tranh du kích của địa phương, rèn luyện bộ đội; phối hợp với các chiến trường toàn miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của đ ịch. Bộ tư lệnh Chiến trường huy động toàn bộ khối chủ lực B3 tham gia chiến dịch. Trên hướng chính: đông, tây sông Sa Thày bố trí Sư đoàn bộ binh 1, Trung đoàn bộ binh 88, Trung đoàn bộ binh 95 (thiếu), 3 tiểu đoàn pháo binh, phòng không. Ở hướng phối hợp có lực lượng chủ lực tại chỗ và lực lượng vũ trang địa phương: Trung đoàn bộ binh 24A ở Kon Tum, Trung đoàn 33 ở Đắc Lắc, 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 95 ở nam đường 19 tây đến bắc Buôn Ma Thuột.

   Thực hiện kế hoạch, giữa mùa mưa năm 1966 công tác chuẩn bị cho chiến dịch được gấp rút triển khai. Các đơn vị cơ quan chiến dịch tiến hành trinh sát, làm kế hoạch, chuẩn bị trận địa, vận chuyển đạn, gạo từ phía tây ra các vị trí tập kết, liên tục, bền bỉ, bí mật. Trong quá trình chuẩn bị, nhân dân miền Tây Gia Lai mặc dù còn thiếu thốn, khó khăn nhưng đã giúp đỡ bộ đội hơn 140 tấn gạo, 12 tấn sắn, 56 tấn ngô và hàng chục trâu bò ''để bộ đội ăn no đánh thắng''. Ngoài ra địa phương còn chi viện hàng trăm dân công làm công tác vận chuyển phục vụ chiến dịch. Nhiều bà con làng Nú, làng Sinh vai gùi gạo, tay ôm bó sắn luộc; có những cô gái gùi đạn nặng gần gấp hai trọng lượng cơ thể, như YLeng vóc người không lớn lắm đã gùi được 112kg. Phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch, lực lượng vũ trang các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc dẩy mạnh các hoạt động đánh địch nghi binh. Tiêu biểu là trận tập kích vào sân bay Tân Tạo của Tiểu đoàn 407 đặc công Gia Lai đêm mùng 3 tháng 9. Ta nổ súng đúng lúc, sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ đang làm lễ kỷ niệm 1 năm tới Việt Nam, làm nhiều tên đang dự lễ chết gục ngay tại chỗ, 40 máy bay bị phá hủy.

         Sau khi đã chuẩn bị cho hướng chính của chiến dịch 1005 tấn vật chất (829 tấn gạo, 91 tấn thực phẩm, 85 tấn vũ khí) và làm xong chiếc cầu giả, mắc dây điện thoại qua sông Pô Kô (15.10). Trong hai ngày 18 và 19 tháng 10, Trung đoàn 95 pháo kích vào cứ điểm Plei Gi Răng khêu ngòi, dụ địch. Bị mắc lừa, ngày 23 và 24 tháng 10, địch dùng 24 lần tốp B52 và pháo lớn (155, 17, 203mm) từ các trận địa mới lập ở Sùng Lễ, Sùng Thiện đánh phá dữ đội vào khu vực cầu treo; đồng thời vội vã mở cuộc hành quân Pôn-ri-vơ 4 đổ bộ lữ đoàn 2 sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ2 và cho biệt kích xuyên rừng tiến vào vùng đông và tây sông Sa Thày. Trong thế trận đã chuẩn bị, từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 10, Trung đoàn 95 và Trung đoàn 320 đánh nhiều trận cấp tiểu đoàn, tiêu diệt từng đại đội, trung đội của lữ đoàn 2 sư đoàn 4 Mỹ ở tây bắc Plei Gi Răng 10km (26.10), khu vực B1, B2 điểm cao 621, làng Mít Dép, bắc Sơn Ló, bắc Chư Grou (khu A). Do nhận thức không đầy đủ về nhiệm vụ, trong khi địch tiếp tục đổ quân vào khu chiến, Trung đoàn 320 để lại Tiểu đoàn 6 đánh nhỏ lẻ, còn toàn đơn vị hành quân lên phía bắc. Căn cứ vào tình hình cụ thể địch, ta Bộ tư lệnh chiến tích chủ động cho các đơn vị kết thúc đợt 1 chiến dịch để củng cố và chuẩn bị bước vào đợt 2.

   Để tiếp tục dụ địch vào sâu hơn nữa, ta dùng một bộ phận nhỏ hoạt động thu hút dịch ra bờ sông Sa Thày và cho công binh bắc cầu giả qua sông ở khu vực C và D. Hoạt động nghi binh của ta đã làm cho địch tiếp tục đổ bộ lữ đoàn 2 sư đoàn 4, lữ đoàn 3 sư đoàn 25 Mỹ và tung biệt kích ngụy vào các khu vực C, D, B; đồng thời tập trung hỏa lực đánh phá dữ dội vào hai bên bờ đông, tây sông Sa Thày. Sau các trận đánh mở đầu đợt 2 của Tiểu đoàn 6  trung đoàn 320 (ngày 5.11 diệt 1 trung đội Mỹ), Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 66 (ngày 10.11 diệt 100 tên ở D1) và Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 88 (ngày 11.11 tiêu hao lực lượng lữ đoàn 2 sư đoàn 25 Mỹ ở Bãi 9) địch phản ứng mạnh. Ngay sau khi dùng máy bay F100 và pháo 175mm bắn phá dọn bãi, từ 9 giờ đến 14 giờ ngày 11 tháng 11 địch dùng 125 lần chiếc trực thăng (có cả loại H21 chở pháo) đổ bộ tiểu đoàn 2, 1 đại đội pháo 105mm (6 khẩu), 1 trung đội cối 106,7mm thuộc trung đoàn 8, lữ đoàn 2, sư đoàn 4 Mỹ và 1 đại đội biệt kích ngụy xuống bãi C1. Quá trình đổ bộ, chúng dùng máy bay trực thăng nghi binh đổ bộ giả ở bãi C2 và đổ 1 đại  đội xuống bãi C9 để bảo vệ sườn phía nam cho lực lượng  chính ở C1.

   C1 là một cái rẫy bỏ hoang lâu ngày nằm trên một quả đồi có diện tích khỏang 24 ha (dài 600m, rộng 400m) nằm ở phía tây sông Sa Thày, trên trục giao liên bắc- nam và ở sâu trong hậu phương ta. Đây là vị trí có giá trị chiến thuật, đã từng là trọng điểm của các đợt tiến công ''tìm diệt'' của địch ở khu vực này3. Do hiểu rõ địa hình C1 và ném bom phát quang 200m trên đỉnh đồi, ngay khi đổ bộ, địch tổ chức đội hình vòng tròn khép kín với ba tuyến công sự; bố trí chỉ huy tiểu đoàn 2, một đại đội chỉ huy ở giũa, trận địa pháo 105mm ở phía tây, trung đội cối 106,7mm ở phía đông, 2 đại đội bộ binh ở vòng ngoài; trọng tâm phòng ngự hướng về phía tây nam và đông nam. Địch ở C1 tuy quân số nhiều, hỏa lực chi viện mạnh nhưng công sự vật cản dã chiến, tinh thần binh lính có phần sa sút.

   Việc địch đổ bộ chiếm C1 diễn ra đúng như dự kiến của ta. Vì vậy, ngay khi chúng xuống C1, Trung đoàn 88 được tăng cường Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 và hỏa lực đã triển khai đội hình tiến công ban ngày vẫn giữ  được bí mật. Lúc 16 giờ 57 phút, trung đoàn trưởng Trung đoàn 88 ra lệnh cho súng cối bắn chuẩn bị sớm hơn kế hoạch 9 phút và kéo dài hơn tạo điều kiện cho bộ binh áp sát mục tiêu. Đúng 18 giờ, bộ đội được lệnh xung phong đánh chiếm C1. Trên hướng chủ yếu của Tiểu đoàn 2 đảm nhiệm, Đại đội 7 do đại đội trưởng Vực chỉ huy từ phía tây bắn đánh lên chiếm một số công sự vòng ngoài rồi phát triển vào bên trong. Quá trình tiến công, đại đội trưởng bắn một quả B40 làm nổ tung kho đạn 105mm, đội hình thọc sâu phải tạm dừng. Cùng thời gian này, đại đội 6 tiến công ở phía bắc, nhưng bị bom bi rơi trúng đội hình, bộ đội đánh đến gần đỉnh C1 không đủ sức phát triển tiếp. Đại đội 5 bị lạc, nhưng sau đó cũng lần lượt đưa được các trung đội vào tham chiến. Khi đánh chiếm được tuyến công sự vòng ngoài, địch bị dồn lên đỉnh C1 thì đại đội trưởng Quang, chính trị viên Tiểu đoàn 2 (đi cùng Đại đội 5) và một số chiến sĩ Trung đội 1 hy sinh, liên lạc với cấp trên bị đứt, mũi tiến công b bị chững lại. Trước tình hình đó, cán bộ đại đội lúng túng, không xử trí tình huống kịp thời. Tiểu đoàn không nắm được các đại đội, phân đội cối 82 và ĐKZ ở phía sau bị bỏ quân không sử dụng...

   Hướng tiến công thứ yếu, sau khi dừng cối 82 bắn 38 quả đạn vào đánh C1, Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 66) nhanh chóng đánh chiếm đồi C1B, nhưng bị bom bi chặn ngang không phát triển tiến công sang C1 theo kế hoạch. Cũng thời gian này, mũi phối hợp phía đông cơ động đến Khe Trâu thì tự ý dừng lại (cán bộ báo cáo lên trên: quân địch chặn mất đường!). Chỉ có một tiểu đội công binh hoàn thành tốt nhiệm vụ thu hút nhiều hỏa lực địch về phía đông.

   Đêm 12, rạng ngày 13 tháng 11, quân Mỹ ở C1 bị tiêu diệt phần lớn, chỉ còn gần một đại đội co cụm lên đỉnh đồi tiếp tục chống cự. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 88 quyết định đưa đại đội dự bị vào chiến đấu, cùng 2 tiểu đoàn 2 và 7 tiếp tục tiến công tiêu diệt tàn quân địch; đồng thời tăng cường đồng chí tham mưu phó và đồng chí chủ nhiệm chính trị trung đoàn xuống Tiểu đoàn 2 để tổ chức động viên bộ đội chiến đấu. Nhưng do tổ chức chiến đấu chậm, trời gần sáng vẫn không nổ súng được, nên trung đoàn trưởng ra lệnh lui quân, chỉ để lại phân đội cối 120mm tiếp tục tập kích hỏa lực vào C1 diệt thêm một số quân địch. Sáng ngày 13 tháng 11, địch đổ quân dọn xác đồng bọn ở C1 và buổi chiều rút hết quân khỏi cứ điểm này. Kết quả trận C1: ta đã đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 2 trung đoàn 8, lữ đoàn 2, sư đoàn 4 Mỹ, phá 6 pháo 105mm, 3 cối 106,7mm. Mặc dù chưa tiêu diệt gọn tiểu đoàn địch, nhưng chiến thắng C1 đã giáng một đòn nặng đầu tiên vào sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ, gây cho chúng lúng túng về mặt chiến dịch, đây ''là một trận điển hình về hiệp đồng đánh quân Mỹ đổ bộ đường không''.

   Phát huy thắng lợi, ngày 13 tháng 11, Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 66 tiến công tiêu diệt gọn 1 đại đội thuộc lữ đoàn 3 sư đoàn 25 Mỹ ở nam C1 khỏang 12km; Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 9 cũng tiêu diệt gọn 1 đại đội Mỹ khác ra lùng sục ở phía tây khu D. Từ ngày 19 đến 21, Trung đoàn 66 tiếp tục tiến công lữ đoàn 3 sư đoàn 25 Mỹ ở khu D, diệt hơn 100 tên, bắn rơi 3 máy bay. Bị đánh đau, địch buộc phải co cụm lại ở hai điểm lớn là C16 và D10, mỗi vị trí khỏang 1 tiểu đoàn bộ binh, 1-2 đại đội pháo (105mm); đồng thời đổ tiếp 2 tiểu đoàn Mỹ xuống nam, bắc khu B nhưng bị Trung đoàn 320 và Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 95 phục kích tiêu hao phải chùn lại. Ngày 27, 28 tháng 11 địch vội vã cho máy bay bốc quân rút chạy khỏi khu vực đông, tây sông Sa Thày.

   Phối hợp với hướng chính của chiến dịch, các đơn vị chủ lực tại chỗ và quân dân địa phương đẩy mạnh các hoạt động tiến công địch. Ở tây nam Gia Lai, Tiểu đoàn 101 và lực lượng vũ trang địa phương đánh nhiều trận nhỏ lẻ ở khu vực Thăng Đức, diệt 1 đại đội Mỹ (thuộc tiểu đoàn 1, lữ đoàn 2, sư đoàn kỵ binh không vận số 1), bắn rơi 3 máy bay (21.11); một phân đội pháo binh tập kích hỏa lực cứ điểm Plei Me (26.11). Trên hướng bắn Kon Tum, Tiểu đoàn 6 hoạt động mạnh ở khu vực Plei Kần, cùng địa phương tiêu hao, giam chân quân địch ở các căn cứ, tích cực đánh giao thông ngăn chặn địch cơ động và tiếp tế.

   Nắm chắc những diễn biến mới về địch, để giải quyết khó khăn về lương thực, ngày 27 tháng 11 Bộ tư lệnh chiến dịch chủ động kết thúc đợt 2 chiến dịch rút 2  trung đoàn 95 và 320 về Xóm 10 cũ, chỉ để lại Tiểu đoàn 6 đánh nhỏ lẻ ở khu vực làng Nú và đường 5b; đồng thời khẩn trương củng cố rút kinh nghiệm để bước vào đợt 3. Những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 1966, trong khi ta khẩn trương chuẩn bị theo hướng dụ địch vào đế đánh tiếp một số trận tiêu diệt sinh lực địch ở khu C và khu D, thì địch dùng không quân, pháo binh đánh phá rất dữ dội vào khu chiến. Mỗi ngày có tới hàng trăm tấn bom và hơn 100 tấn đạn pháo, hàng chục lần chiếc má y bay B52 được huy động ném bom rải thảm dọc hai bờ đông, tây sông Sa Thày4. Ngày 6 tháng 12, địch dùng 111 lần chiếc trực thăng dỗ quân xuống Xóm 10 (Cà Đin) và đẩy trung đoàn 42 ngụy nống ra Plei Kleng và Plei Le (Kon Tum). Ta chủ trương rút chủ lực vào bí mật để chuẩn bị cho các nhiệm vụ tới; chỉ dùng Tiểu đoàn pháo binh 200 pháo kích Cà Đin, tiêu hao nặng 1 tiểu đoàn bộ binh và 1 đại đội pháo binh Mỹ. Sau khi dùng một lực lượng trinh sát B3 và trinh sát Trung đoàn 320 hoạt động nghi binh nhằm kéo địch ra lại hướng chính đông, tây sông Sa Thày, nhưng không dụ được dđch, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ động kết thúc chiến dịch.

   Chiến dịch Sa Thày thắng lợi giòn giã: ta đánh 73 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 2.410 tên địch (có 2.050 tên Mỹ); diệt gọn 1 tiểu đoàn, 8 đại đội Mỹ và 5 đại đội, 2 trung đội ngụy, tiêu hao nặng 1 tiểu đoàn Mỹ khác; phá hủy 25 khẩu pháo, 17 xe quân sự, bắn rơi 20 máy bay, thu 71 súng các loại. Nét độc đáo của chiến dịch Sa Thày là ta đã "thành công trong nghệ thuật chuẩn bị, lừa địch, buộc địch hành động theo ý định của ta":. Cùng với chiến dịch Plei Me, chiến dịch Sa Thày đã giáng một đòn nặng nề, làm mất hiệu lực chiến thuật ''trực thăng vận'' của quân Mỹ ở chiến trường Tây Nguyên, buộc địch về sau phải dè dặt, cơ động từng tiểu đoàn trên một trục, một hướng để tránh bị tiêu diệt. Với chiến thắng Sa Thày, bộ đội chủ lực B3 đã góp phần quan trọng cùng quân dân Tây Nguyên và toàn miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của địch, giáng một đòn chí mạng vào chiến lược ''chiến tranh cục bộ'' của đế quốc Mỹ. Với chiến thắng oanh liệt ở Sa Thày, bộ đội chủ lực chiến trường Tây Nguyên được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba.




----------------------------------------------------------------------
1. Nghị quyết của Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên ''Về công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng trong các đơn vị chủ lực ở Tây Nguyên'', ngày 31.8.1966.
2. Sư Đoàn bộ binh số 4 Mỹ thành lập năm 1917, tham gia Chiến tranh thế giới thứ 2 ở châu Âu, có mặt ở miền Nam từ ngày 25.9.1966, sở chỉ huy đóng tại La Sơn (nam Plei Ku), rút khỏi miền Nam ngày 7.12.1970.
3. Tháng 1 và tháng 4 năm 1966, địch đã đổ bộ 1 đại đội bộ binh và 2 khẩu pháo 105mm xuống C1, sau đó rút đi.
4.Trong chiến dịch Sa Thày, địch sử dụng 306 lần chiếc máy bay B52, ném 10.500 tấn bom.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #29 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2021, 04:01:19 pm »

*

   Sau chiến dịch Sa Thày, Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên nhanh chóng tổ chức tổng kết chiến dịch, rút kinh nghiệm, chỉnh huấn, củng cố tổ chức biên chế lại theo nguyên tắc gọn nhẹ cơ quan và trực thuộc, tăng cường và xung lực và các thành phần trực tiếp chiến đấu,
lấy tinh binh, tinh cán nâng cao chất lượng làm chính; quyết tâm thực hiện thắng lợi ''nhiệm vụ trước mặt'' mà Đảng ủy chiến trường đã đề ra: ''khẩn trương nâng cao sức chiến đấu cho bộ đội, liên tục đánh nhỏ khắp nơi đồng thời sẵn sàng tranh thủ thời cơ đánh một số trận tiêu diệt vừa và lớn, để phối hợp chiến trường''1. Trong lần chỉnh huấn này, cán bộ cao cấp tập trung nghiên cứu học tập tài liệu ''Tình hình và nhiệm vụ mới'' của đồng chí Nguyễn Chí Thanh; cán bộ trung cấp học tập quán triệt nghị quyết của Đảng ủy Chiến trường, kết hợp tổng kết chiến dịch, chiến thuật, chú trọng tự phê bình và phê bình, quán triệt quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, nâng cao ý chí chiến đấu, ý thức tổ chức kỷ luật, quan điểm quần chúng. Cán bộ sơ cấp và chiến sĩ học tập một số tài liệu nhằm củng cố nâng cao lập trường cách mạng và ý hí chiến đấu, tính tổ chức kỷ luật. Công tác xây dựng Đảng tập trung xây dựng chi bộ ba tốt gắn với xây dựng khí tiết cách mạng. Được sự chi viện giúp đỡ của Tổng cục chính trị, đầu năm 1967 Báo Tây Nguyên, Phân xã Thông tấn xã Giải phóng, Đội văn nghệ xung kích, Đội chiếu bóng, Nhà in trực thuộc Phòng Chính trị B3 lần lượt ra đời bước vào hoạt động, góp  phần tăng cường củng cố thêm trận địa tư tưởng cách mạng và kịp thời phục vụ nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

   Song song với xây dựng ý chí quyết đánh, quyết thắng Mỹ, việc huấn luyện quân sự để bộ đội biết đánh, biết thắng địch được tiến hành chặt chẽ, toàn diện cả về tư tưởng quân sự, chiến thuật, kỹ thuật, tổ chức chỉ huy, quản lý bộ đội, tác phong chiến đấu. Các hình thức chiến thuật: phục kích, tập kích, đánh gặp địch (tao ngộ chiến), tiến công địch trong công sự, vây điểm, đánh giao thông, bắn máy bay trực thăng; các thủ đoạn chiến đấu: đột phá, thọc sâu bao vây, chia cắt, vu hồi được chú trọng huấn luyện, thục luyện nâng cao. Đặc biệt chiến thuật tổ 3 người được tập trung xây dựng, cách đánh xe cơ giới được rèn luyện kỹ.

   Nhằm bảo đảm các nhu cầu trước mắt, thường nhật và lâu dài, công tác hậu cần thời gian này vừa tập trung đẩy mạnh phong trào nui quân phòng bệnh nâng cao sức khỏe, chăm lo cải thiện đời sống bộ đội; vừa tích cực tiếp nhận, khai thác các nguồn hàng, đồng thời chủ động tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực thực phẩm, phấn đấu đạt chỉ tiêu 1.000 gốc sắn 1 người ở đơn vị chiến đấu và 1.500 - 2.000 gốc sắn 1 người ở cơ quan và đơn vị phía sau. Với tinh thần chủ động sáng tạo, vượt khó khoa Dược của Viện Quân y 211 đã sản xuất được cồn bằng men lá cây theo cách làm của đồng bào dân tộc địa phương, và kinh nghiệm này được phổ biến nhanh chóng, góp phần hạn chế áp xe do tiêm thiếu cồn khử trùng da. Tiếp đó, bộ phận X.quang của Viện đã lắp đặt thành công và đưa vào sử dụng máy X.quang đầu tiên ở chiến trường Tây Nguyên, tạo điều kiện cho công tác chẩn đoán điều trị thương bệnh binh. Cho đến đầu tháng 2 năm 1967, trước khi bước vào đợt hoạt động xuân, hậu cần Chiến trường Tây Nguyên được củng cố toàn diện và có bước phát triển mở rộng. Hệ thống tổ chức hậu cần Chiến trường bao gồm ba binh trạm (Bắc, Trung, Nam), các quân y viện (1, 2, 3, 4, 211, đội phẫu), lực lượng vận tải (Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2, Đại đội vận tải dân tộc), các đường hành lang (C02, C05, C07)... hoạt động đồng bộ, hiệu quả. Lượng đạn toàn B3 sau chiến dịch Sa Thày chỉ còn l.500 quả đạn cối 82, thuốc nổ thiếu nghiêm trọng, nay tăng lên 450 tấn; gạo có 3.000 tấn, quần áo 5.000 bộ, 20.000 chiếc màn, thuốc men đủ dùng đến hết tháng 6. Lần đầu tiên bộ đội ở Tây Nguyên được cấp thuốc lá, bàn chải và thuốc đánh răng, giấy viết thư. Quân số khỏe đạt 87%, có đơn vị như Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 66 đạt 90%. Phong trào tăng gia tự túc do Bộ tư lệnh chiến trường phát động thu dược nhiều kết quả. Trong 6 tháng đầu năm 1967, toàn B3 trồng được 14 triệu gốc sắn, gieo 1 vạn ký lúa giống và 1.500kg ngô; chăn nuôi được 8.900 con gà, 700 con lợn, 30 trâu bò. Các đơn vị Binh trạm Nam, Viện 4, Trung đoàn 320, K28... vượt chỉ tiêu tăng gia. Quân y sản xuất được 17kg cao động vật, 23.000 viên thuốc và 11.000 lít thuốc chữa bệnh các loại. Quân giới sản xuất 144 quả mìn định hướng, 40 mìn xe, 200 lựu đạn 1289 con dao; chữa 2.500 quả lựu đạn, 467 khẩu súng, bộ đội săn bắn dược 53 tấn thịt thú rừng. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên vẫn dành 159 tấn lương thực cấp cho lực lượng vũ trang địa phương và 19 tấn gạo kịp thời cứu đói choàng, bảo đảm cho hàng nghìn lượt bộ đội và cán bộ qua lại chiến trường.

   Trước yêu cầu tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng ngày càng lớn ở Tây Nguyên, Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến trường quyết định thành lập Trung đoàn pháo binh 40 (mật danh công trường 40). Ngày 5 tháng 2 năm 1967 Trung đoàn pháo binh 40 ra đời, trong biên chế có chỉ huy, cơ quan, 4 tiểu đoàn súng cối, súng máy phòng không (30, 31, 32, 34), 2 đại đội trực thuộc (trinh sát, thông tin). Chỉ huy trung đoàn gồm các đồng chí Nguyễn Đức Giá (trung đoàn trưởng), Sơn Hùng (chính ủy), Nguyễn Xô và  Nguyễn Thành Lai (trung đoàn phó). Sự ra đời của trung đoàn pháo binh đầu tiên đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của bộ đội pháo binh Tây Nguyên và s ự trưởng thành lớn mạnh của bộ đội chủ lực trên chiến t rường. Từ đó về sau, ngày 5 tháng 2 trở thành ngày truyền thống của Trung đoàn pháo binh 40 tiền thân của Lữ đoàn pháo binh 40 ngày nay.



------------------------------------------------------------------
1. Nghị quyết "Sau chiến dịch mùa khô năm 1966'' của Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên, họp ngày 15-17.12.1966.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM