Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:29:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân Đoàn 3 (1964-2005)  (Đọc 7503 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #10 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 04:55:25 pm »

*

   Sau Đồng khởi, lực lương vũ trang cách mạng Tây Nguyên phát triển mạnh cả về quy mô, số lượng, chất lượng. Các tỉnh đội (Ban quân sự tỉnh) được củng cố kiện toàn; mỗi tỉnh đội xây dựng được từ 2 đến 3 đại đội bộ binh, trong đó có 1 đại đội đặc công, 1 đại đội người dân tộc thiểu số tây Nguyên và các trung đội trinh sát, công binh, thông tin, một số phân đội vận tải, hậu cần. Hầu hết các huyện đều xây dựng trung đội tập trung và một số đội vũ trang công tác. Do đường hành lang chiến lược phía tây từng bước được khai thông về Nam Bộ, nên Tây Nguyên được chi viện một số khung đại đội bộ binh hoàn chỉnh. Các tuyến vận chuyển từ tây sang đông được mở nối các căn cứ, để cơ động lực lương và chuyển vũ khí vật chất... do Ban giao bưu phụ trách.

   Tháng 5 năm 1961, Trung ương Đảng quyết định tổ chức lại chiến trường miền Trung thành Khu 5 và Khu 6, thành lập các quân khu tương ứng. Khu 5 bao gồm 9 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Binh Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai; đồng chí Võ Chí Công - Ủy viên Trung ương Đảng làm Bí thư Khu ủy. Tiếp đó ngày 27 tháng 7 măm 1961, Bộ tư lệnh Quân khu 5 được thành lập do đồng chí Nguyễn Đôn - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng làm tư lệnh kiêm chinh ủy. Về Đảng, Khu ủy 5 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo; về quân sự, Quân  khu 5 do Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy. Khu 6 bao gồm 7 tỉnh: Khánh Hòa, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng, đồng chí Trần Lê - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng làm Bí thư Khu ủy. Bộ tư lệnh Quân khu 6 do đồng chí Y Blốc làm quyền Tư lệnh, sau đó là đồng chí Nguyễn Minh Châu, đồng chí Nguyễn Mô (Tư Khiêm) làm chính ủy. Về Đảng, Khu ủy 6 chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam; về quân sự, Quân khu 6 do Bộ tư lệnh Miền trực tiếp chỉ đạo. Đến tháng 3 năm 1963, Đắc Lắc, Khánh Hòa được tách ra, sáp nhập vào Quân khu 5.

   Để xây dựng Tây Nguyên thành căn cứ lâu dài và cho toàn miền. Nam, đáp ứng yêu cầu mắt địa bàn ''trung tâm cơ động trên toàn chiến trường'' Khu 5, cả miền Nam và nam Đông Dương; nhằm tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh cách mạng đánh thắng ''chiến tranh đặc biệt'' của đế quốc Mỹ trên địa bàn, Bộ Tổng tư lệnh và Bộ tư lệnh Quân khu 5 từng bước đưa các đơn vị bộ đội chủ lực đến chiến trường Tây Nguyên.

      Tháng 5 năm 1961, Tiểu đoàn 200 pháo binh - đơn vị chủ lực đầu tiên của miền Bắc chi viện cho Tây Nguyên đã đến Kon Tum. Tiểu đoàn có 3 đại đội1 với 148 cán bộ, chiến sĩ hầu hết quê ở miền Nam tập kết ra Bắc, trong đó có 4 chiến sĩ gái người Ê Đê2, được chọn từ hai tiểu đoàn pháo của Sư đoàn 305 và Sư đoàn 324, trang bị 2 sơn pháo 75mm (có 208 quả đạn), cối 81mm và 60mm cùng một số tiểu liên. Đại úy Trần Trọng Sơn làm tiểu đoàn trưởng, đại úy Hồ Thắc làm chính trị viên. Khi vào đến Tây Nguyên, tiểu đoàn được Khu ủy Khu 5 giao nhiệm vụ: phân tán xuống các địa phương thuộc huyện 40 (Kon Tum), vừa đánh địch, bảo vệ vùng giải phóng, vừa xây dựng cơ sở, củng cố địa bàn, làm chỗ đứng chân cho lực lượng lớn của ta sau này; đồng thời tổ chức một bộ phận xoi đường trục bắc - nam dọc biên giới phía Tây và tìm tuyến đường từ Kon Tum xuống Khu 5. Giữa năm 1961, Tây Nguyên được chi viện Tiểu đoàn 407 đặc công và tăng cường Tiểu đoàn 90 (thiếu một đại đội Tiểu đoàn 30, Tiểu đoàn 50 của Quân khu 5... khẩn trương bước vào đợt hoạt động vũ trang mạnh trên phạm vi toàn khu, nhằm củng cố mở rộng căn cứ rừng núi, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá ''ấp chiến lược'' - cái xương sống của chiến lược ''chiến tranh đặc biệt'', giành quyền làm chủ.

 Mở đầu đợt hoạt động, đêm 30 rạng sáng 31 tháng 8 năm 1961, Tiểu đoàn 90, Tiểu đoàn 407 đặc công, một phân đội học viên Trường Quân chính Quân khu 5 và Đại đội 207 Tỉnh đội Kon Tum bất ngờ nổ súng tiến công tiêu diệt quận lỵ Đắc Hà (địch mới lập gọi là Tu Mơ Rông), xóa sổ một đại đội bảo an, một trung đội biệt kích cùng bọn dân vệ, cảnh sát, chọc thủng một mắt xích quan trọng trên phòng tuyến cứ điểm bắc Tây Nguyên3 của địch.

Bị đòn bất ngờ, ngày 2 tháng 9 hai tiểu đoàn của sư đoàn 22 ngụy từ Đắc Tô hùng hổ tiến về phía Đắc Hà định chiếm lại quận lỵ và tiêu diệt đối phương. Nhưng chưa kịp tới Đắc Hà quân cứu viện địch đã bị lọt vào trận địa phục kích bày sẵn của ta. Tuy lực lượng ta chỉ có hơn ba đại đội, nhưng khéo tận dụng lợi thế địa hình, tạo thế trận chia cắt và đánh từ nhiều hướng; bộ đội dũng cảm, liên tục tiến công trong suốt một ngày, diệt gần hết tiểu đoàn địch đi đầu và đánh tan tiểu đoàn đi sau, bắt hơn 100 tù binh, thu hàng trăm súng các loại. Phát huy thắng lợi, quân ta tiến công tiêu diệt đồn Kho Knar (huyện 67), cứ điểm Măng Đen, bao vây Măng Búk buộc địch phải dùng máy bay thả dù tiếp tế cho đồng bọn ở đây. Phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công quân sự, nhân dân 28 làng ở bắc Kon Tum đồng loạt nổi dậy phá tan bộ máy kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ. Chỉ trong hơn mười ngày tiến công và nổi dậy, quân và dân bắc Tây Nguyên đã loại khỏi vùng chiến đấu 640 tên địch; trong đó có tên quận trưởng Đắc Hà Nguyễn Hồng Ánh và các tên ác ôn phản động Prô, Plang, Niết, Kem phải đền tội. Hoang mang lo sợ, nhiều lính ngụy ở Kon Bi, Kon Kênh, bọn dân vệ mới được đôn lên bảo an ở Kon Tum bỏ ngũ. Các hoạt động vũ trang, chính trị, binh vận của ta ở bắc Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh Quản Nam, Quảng Ngãi, Bình Định không chỉ làm bọn ngụy quân ngụy quyền ở địa phương khiếp sợ, mà còn làm chấn động đến bọn chóp bu địch ở Sài Gòn. Cuối tháng 9 năm 1961, Bộ tổng tham mưu ngụy vội vã đưa một lực lượng lính dù và lính thủy đánh bộ thuộc lực lượng dự bị chiến lược lên Tây Nguyên cứu nguy cho đồng bọn nhưng không mấy hiệu quả. Địch lại phải rút bỏ thêm một số cứ điểm dọc trục đường số 5 từ Măng Đen đến Giá Vụt.

   Phối hợp chặt chẽ với đón tiến công chính ở bắc Tây Nguyên, Tiểu đoàn 30 và Tiểu đoàn 50 của Quân khu 5 cùng quân dân Gia Lai tập kích buộc địch phải rút bỏ cứ điểm Kanát, tập kích quân địch ở dinh điền Chầu Bầu, tiểu khu hành chính Chợ Đồn, đánh giao thông, chống càn quét, hỗ trợ quần chúng nổi dậy. Cùng thời gian này, một lực lượng của ta đột nhập thị trấn Củng Sơn giải thóat các nhân sĩ của phong trào đấu tranh cho hòa bình bị địch đưa đi an trí và giải thóat luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị địch quản chế ở Tuy Hòa. Trên hướng nam Tây Nguyên, dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Quân khu 6, lực lượng vũ trang tỉnh Đắc Lắc4 cũng tiến công rộng khắp: tập kích hỏa lực rồi tiến công đồn buôn Mghăn (19.9), Ea Rớt; huy động cả voi đánh địch ở danh điền Quảng Cơ, Khuê Ngọc Điền, buôn Yang Bông; diệt các chốt ở Chư M'gar, Quảng Nhiêu, Phú Học... hỗ trợ quần chúng nổi dậy, giành quyền làm chủ một vùng lớn ở phía bắc thị xã Buôn Ma Thuột.

   Đòn tiến công mạnh mẽ, rộng khắp trong tháng 9 năm 1961 đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của quân và dân Tây Nguyên. Lực lượng vũ trang cách mạng trưởng thành lớn mạnh thêm một bước mới và ba thứ quân hoàn chỉnh: bộ đội chủ lực, độ đội địa phương tỉnh huyện và du kích tự vệ làng xã. Đặc biệt thời điểm này đánh dấu sự xuất hiện và các hoạt động tác chiến đầu tiên của những đơn vị bộ đội chủ lực ở Tây Nguyên. Tuy số lượng ban đầu chỉ có mấy tiểu đoàn, trong đó một phần ba là lực lượng tăng cường cơ động, lại do hai quân khu (5 và 6) chỉ đạo, chỉ huy...nhưng đã thể hiện vai trò của  đội quân ''đàn anh''.

Ngay từ trận đầu ra quân đã đánh những đòn tập trung tiêu diệt, làm thôi động chiến trường, từng bước giữ vai trò nòng cốt trong đấu tranh quân sự ở địa bàn.




-----------------------------------------------------------------
1. Khi thành lập (22.12.1960) Tiểu đoàn 200 pháo binh có 4 đại đội. Hành quân đến tây Thừa Thiên để lại một đại đội cho địa phương.
2. Bốn chiến sĩ gái: Y Nay, Y Hồng, Y Ngoan, Y Na sau này hy sinh trong chiến đấu.
3. Phòng tuyến gồm các cứ điểm: Đắc Hà, Măng Đen, Măng Buk(Kon Tum) và Giá Vụt (Quảng Ngãi).
4. Lực lượng vũ trang tỉnh Đắc Lắc lục này có 6 đại đội và một số trung đội, các huyện có trung đội.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 05:00:45 pm »

*

   Năm 1962 Mỹ, Diệm đẩy mạnh chiến lược "chiến tranh đặc biệt'' ở miền Nam Việt Nam. Tại Tây Nguyên, địch tập trung các sư đoàn 22, 23, lực lượng bảo an, dân vệ mở hàng trăm cuộc càn quét, có cuộc càn quy mô sư đoàn kéo dài nhiều tháng vào các khu căn cứ của ta; tập trung chủ yếu ở hướng bắc Kon Tum, Kon Hà Nừng,  Đắc Bớt (Gia Lai) và nam vùng Lắc (Đắc Lắc). Địch không từ một thủ đoạn tàn bạo nào: ném bom, bắn pháo bừa bãi, rải chất độc hóa học, triệt hạ nhà cửa, hoa màu, cướp phá tài sản, tàn sát dã man hàng nghìn thường dân. Tại khu dồn Plei Krông - Rơ Lung (H67, Kon Tum), chúng trộn thuốc độc vào gạo phát cho dân ăn, gây nên cái chết thảm thương cho 80 đồng bào dân tộc thiểu số. Đến cuối năm 1962 địch đã dồn được 414 làng với 64.350 người ở hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai vào các ấp chiến lược. Ở Đắc Lắc, sau các cuộc càn quét khốc liệt ''An Lạc'', ''Dân Thắng'', ''An Dân'' của địch, đến đầu năm 1963 vùng căn cứ của ta chỉ còn 12 xã với hơn 3.000 dân.

   Trước cuộc tiến công điên cuồng của Mỹ, Diệm, phong trào cách mạng ở Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng quân và dân Tây Nguyên nêu cao truyền thống bất khuất, kiên cường, mưu trí sáng tạo, liên tục tiến công địch trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự và binh vận. Trong năm 1962 có trên 3.000 cuộc đấu tranh chính trị với hàng chục vạn lượt quần chúng Kinh - Thượng xuống đường. Lực lượng vũ trang ba thứ quân vẫn giữ vững và ngày càng phát triển, tích cực đánh địch bảo vệ căn cứ, mở rộng vùng giải phóng và hỗ trợ đấu tranh chính trị, binh vận. Mặc dù lực lượng còn chênh lệch lớn so với địch, nhưng các đơn vị bộ đội chủ lực được quân dân địa phương phối hợp, tích cực đánh địch càn quét, đánh giao thông, tiến công đồn bốt cứ điểm gây cho chúng nhiều thiệt hại. Đặc biệt, bộ đội địa phương Kon Tum đã bắn rơi chiếc trực thăng đầu tiên, diệt 4 tên Mỹ bằng súng trung liên, mở ra cách đánh máy bay địch bằng súng bộ binh.

   Hưởng ứng phong trào "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công'' do Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam phát động, thực hiện mệnh lệnh chiến đấu của Bộ tư lệnh Quân khu 5, các đơn vị bộ đội chủ lực ở Tây Nguyên sát cánh cùng quân dân địa phương tiến công địch rộng khắp. Mở đầu đợt hoạt động ''diệt giặc,  giành dân'', ngày 2 tháng 1 năm 1963,. Tiểu đoàn 407 đặc công được đại đội đặc công tỉnh Gia Lai phối hợp, bất  ngờ tiến công trung tâm huấn luyện biệt kích Plei Mơ Rông. Sau ba giờ chiến đấu, ta xóa sổ hoàn toàn cứ điểm này, 250 tên địch bị chết và bị thương (có 12 cố vấn Mỹ), 140 tên bị bắt lám tù binh, gây chấn động mạnh cả vùng Tây bắc thị xã Pleiku, tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân huyện 4 nổi dậy phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ. Trên hướng bắc, Tiểu đoàn 200 pháo binh được củng cố đã bước vào chiến đấu tập trung, dùng cối 81mm bắn phá cứ điểm Đắc Pét, chi viện cho lực lượng vũ trang địa phương đánh địch ở Đắc Tang, Đắc Rú, phục kích trên đường 14, phá vỡ hệ thống ấp chiến lược vòng ngoài của cứ điểm Đắc Pét. Tiếp đó, tháng 5 năm 1963, Tiểu đoàn 407 đặc công, một bộ phận của Tiểu đoàn 200 pháo binh cùng lực lương vũ trang Kon Tum đánh bại 57 cuộc càn lớn của trung đoàn 42 ngụy vào H40, tập kích sở chỉ huy trung Đoàn 41 ngụy ở bắc Kon Plong, phục kích giao thông trên đường số 5 đoạn Măng Đen - Cam Rẫy diệt hàng trăm tên địch, bắn rơi nhiều máy bay phá hủy nhiều xe quân sự. Hoạt động của ta ở Kon Tum đã góp phần phá vỡ kế hoạch mở đường cho cuộc hành quân lớn của ba sư đoàn ngụy, do Nguyễn Khánh - tư lệnh vùng 2 chiến Thuật chỉ huy, đánh vào khu căn cứ Măng Xin (vùng tiếp giáp ba tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi).

   Từ tháng 11 năm 1963, tranh thủ thời cơ thuận lợi khi Mỹ thay ngựa giữa dòng (Diệm, Nhu bị giết, Dương Văn Minh lên) nội bộ địch cắn xé lẫn nhau, tình hình chính trị rối ren, binh lính tề ngụy hoang mang dao động; quân và dân Tây Nguyên nổi dậy mạnh mẽ, phá vỡ từng mảng ''ấp chiến lược'' ở Đắc Tô, Đắc Glei (Kon Tum), các huyện 3, 6 và Khu 8 (Gia Lai), vùng B5, B3 (Đắc Lắc)1. Trong phong trào tiến công và nổi dậy cuối năm 1963, lực lượng chủ lực của Quân khu 5 hoạt động ở Tây Nguyên có 3 tiểu đoàn: 407 đặc công, 200 pháo binh, 303 súng máy, phối hợp chặt chẽ với quân dân địa phương, tích cực đánh địch. Nổi bật là trận tập kích hỏa lực rồi bao vây cứ điểm Đắc Pét diệt 96 tên địch, giải phóng hai ấp chiến lược với gần 1.000 dân, sau đó bức hàng một số đồn bốt khác. Tiếp đó cuối tháng 1 năm 1964, các đơn vị chủ lực và địa phương đồng loạt tiến công tiêu diệt vị trí Kon Bành. làm chủ Trí Đạo - Võ Định. Đặc biệt, ngày 1 tháng 2 năm 1964, một trung đội đặc công của Tiểu đoàn 407 cùng cơ sở nội thị tiến công khu cố vấn Mỹ trong thị xã Kon Tum (địch gọi là phái bộ MAAG) loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 tên địch (chủ yếu là Mỹ). Đây là trận tiến công quân Mỹ đầu tiên của bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương ở Tây Nguyên. Trận đánh đã làm cho địch hỏang sợ, phải ra  Kon Tum và vùng phụ cận. Chính hãng AP (Mỹ) đã thú nhận: ''Đây là một thất bại chưa từng có của Mỹ ở cao Nguyên Trung Bộ''.




------------------------------------------------------------------
1. Từ tháng 10 năm 1963,  hai tỉnh Đắc Lắc, Khánh Hòa được chuyển về Khu 5.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #12 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 08:32:05 pm »

3. Mặt trận Tây Nguyên ra đời.

   Sau ba năm thực thi kế hoạch Stalây - Taylo không mấy kết quả, năm 1964 đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy ''chiến tranh đặc biệt'' ở miền Nam Việt Nam đến mức cao, mở  đầu thời kỳ quá độ từ chiến lược ''chiến tranh đặc biệt''  sang chiến lược ''chiến tranh cục bộ''. Thực hiện tham vọng ''bình định'' miền Nam trong vòng 2 năm (1964-1965) và chống phá phong trào cách mạng, Mỹ thành lập ban chỉ huy liên quân Việt - Mỹ để nắm trọn quyền chỉ huy quân ngụy Sài Gòn; đồng thời ra sức tăng quân và vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại, đưa lực lượng cố vấn, yểm trợ Mỹ lên 26.200 tên, lực lượng ngụy quân lên 561.600 tên với 989 máy bay các loại và 732 xe cơ giới. Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động quân sự ''bình định'' ở miền Nam, Mỹ tiếp tục phá hoại miền Bắc, từng bước thực hiện ''chiến tranh đặc biệt'' ở Lào và can thiệp vào Cam-pu-chia.

   Tại Tây Nguyên, địch có 25.100 tên gồm 1.600 cố vấn và lực lượng yểm trợ Mỹ, 10.500 quân chủ lực ngụy và 13.000 quân địa phương; vũ khí trang bị lớn có 20 khẩu đại bác 155mm, 62 khẩu đại bác 105mm, 65 súng cối l06,7mm, 54 xe thiết giáp và 16 máy bay các loại. Bộ tư lệnh quân khu 2 quân đoàn 2 ngụy và một số đơn vị pháo binh, thiết giáp... Ở khu vực thị xã PleiKu, sư đoàn 22 ở tỉnh Kon Tum, sư đoàn 23 ở tỉnh Đắc Lắc. Ngoài ra, chúng còn bố trí các trại lính đặc biệt ở dọc biên giới phía tây, mỗi trại có từ 2 đến 3 đại đội dân vệ và một toán lính biệt kích.

   Trước tình hình Mỹ tiếp tục leo thang và mở rộng chiến tranh với quy mô ngày càng lớn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 9, chỉ rõ: ''Chúng ta cần phải và có khả năng kiềm chế và thắng địch trong loại ''chiến tranh đặc biệt''... tích cực chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó nếu đế quốc Mỹ mạo hiểm mở rộng cuộc chiến tranh ở miền Nam thành ''chiến tranh cục bộ''. Để thực hiện yêu cầu đó ''điều quan trọng nhất, quyết định nhất trong bất cứ trường hợp nào vẫn phải nỗ lực tăng cường lực lượng của ta về mọi mặt, đặc biệt là lực lượng quân sự''. Vì đấu tranh quân sự đóng vai trò quyết định trực tiếp ''trong việc đánh tan lực lượng quân sự của địch, chỗ dựa của nền thống trị của chúng, làm cho cách mạng thắng lợi''1.

   Thực hiện Nghị quyết 9 (khóa III) của Trung ương Đảng hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị chính trị đặc biệt (27.3.1964): ''Mỗi người phải làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền  Nam ruột thịt'', quân và dân cả nước hăng hái thi đua trên các mặt trận sản xuất' công tác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Miền Bắc xã hội chủ nghĩa sau 3 năm (1961-1963) thực hiện kế hoạch 5 năm lấn thứ nhất, đã có những biến đổi căn bản: thiết lập và củng cố quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế phát triển mạnh và đạt những thành tựu to lớn, ''đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và còn người đều đổi mới''2. Đây là cơ sở vững chắc, là nền tảng để nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam tiến tới thống nhất Tổ quốc. Đặc biệt, việc xây dựng lực lượng vũ trang mạnh, có đầy đủ các quân binh chủng, chính quy hóa và tương đối hiện đại, vững vàng về chính trị, có sức chiến đấu cao không những đủ sức hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ miền Bắc mà còn kịp thời chi viện ngày càng lớn, đáp ứng yêu cầu của các chiến trường.

    Thi đua với hậu phương lớn miền Bắc, quân và dân ta trên tiền tuyến lớn miền Nam đẩy mạnh tiến công địch trên các mặt trận quân sự, chính trị, binh vận ở cả ba vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng, đô thị, giành những thắng lợi quan trọng2. Ta đang ở thế thắng, thế chủ động; địch đang lâm vào thế thua, thế bị động, chiến  lược ''chiến tranh đặc biệt'' đang bị phá sản, chính quyền  ngụy Sài Gòn đang làm vào cuộc khủng hỏang trầm trọng, toàn diện. Từ thực tiễn chiến đấu và xây dựng, lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam phát triển vượt bậc cả về số lượng, chất lượng, trang bị và tác chiến hiệp đồng giữa ba thứ quân (chủ lực, địa phương, du kích), hai lực lượng (chính trị, quân sự). Bộ tư lệnh Miền được thành lập (10.1963); nhiều căn cứ địa được xây dựng và được xây dựng, củng cố và từng bước hoàn chỉnh; các qân khu có bước phát triển mới cả về lực lượng, tổ chức,  trang bị, cách đánh. Để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh  cách mạng, chuyển mạnh từ chiến tranh du kích sang tác chiến chính quy tập trung cơ động, nhiều đơn vị chủ lực  được gấp rút xây dựng trên cơ sở lực lượng vũ trang địa phương phát triển lên và những đơn vị chính quy được xây dựng huấn luyện ở miền Bắc lần lượt vượt Trường Sơn chi viện cho các chiến trường.




---------------------------------------------------------------------
1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975. Những sự kiện quân sự. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, H. 1988, tr.99.
2. Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 11. Nxb ST, H.19..., tr. 224.2. Chỉ tính riêng năm 1963, ta loại khỏi vùng chiến đấu 7,8 vạn tên địch, bắn rơi và phá hủy 160 máy bay, hàng trăm xe quân sự, 34 đoàn tàu, bắn chìm bắn cháy 236 tàu thuyền chiến đấu; thu 1,1 vạn vũ khí; phá 2.895 trong tổng số 6.164 ấp chiến lược, giải phóng gần 9 triệu dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #13 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 08:35:34 pm »

*

   Quán triệt Nghị quyết của Trung ương Đảng, chỉ thị của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, hiểu rõ vị trí chiến lược của Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; đầu năm 1964 Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 5 tổ chức bộ phận tiền phương của Quân khu tại Tây Nguyên, do đồng chí Hà Vi Tùng làm Tư lệnh và đồng chí Dương Liên làm Chính ủy. Tháng năm 1964, bộ phận tiền phương vừa đến Tây Nguyên đã khẩn trương bắt tay vào tổ chức đợt hoạt động hè, nhằm giam chân một lực lượng cơ động của quân khu 2 - quân đoàn 2 ngụy, phối hợp chặt chẽ với hướng hoạt động chủ yếu của Quân khu ở đồng bằng Khu 5.

   Dưới sự chỉ huy trực tiếp của tiền phương Quân khu 5, lực lượng vũ trang Tây Nguyên vừa tích cực đánh địch vừa xây dựng củng cố mọi mặt. Đến giữa năm 1964, lực lượng chủ lực ở Tây Nguyên có 3 tiểu đoàn: 407 đặc  công, 200 pháo binh, 303 súng máy; lực lượng địa phương được xây dựng ở các cấp và có bước trưởng thành. Các tỉnh đội Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc đều có chỉ huy - cơ quan, các tiểu đoàn, đại đội, trung đội trực thuộc, phân đội bảo đảm phục vụ. Các đại đội cũng có chỉ huy và đại đội, trung đội thuộc. Ở làng xã có du kích,
tự vệ. Bên cạnh xây dựng củng cố lực lượng vũ trang, các căn cứ chiến đấu và cơ sở hậu cần được tổ chức rộng khắp. Nhiều căn cứ có dung lượng lớn, có đủ điều kiện cho các đơn vị chủ lực đến đứng chân và cơ động tác chiến. Cùng thời gian này, tuyến đường hành lang chiến lược phía tây (Tuyến 559 - Đường Hồ Chí Minh) đã mở qua Bạc, Chà Vằn (Hạ Lào) và đang từng bước khai thông qua Tây Nguyên trở thành tuyến cơ động vận chuyển chủ yếu của ta, chi viện sức người, sức của từ  miền Bắc cho  các chiến trường phía Nam.

   Những yếu tố khách quan về tự nhiên, xã hội, tình hình địch - ta cùng sự nỗ lực của Khu ủy, Quân khu 5 và cấp ủy Đảng, quân dân địa phương đã làm cho Tây Nguyên hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết để phát triển chiến tranh chính quy, xây dựng thành chiến trường đánh tiêu diệt lớn của bộ đội chủ lực, thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng miền Nam và ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

   Trước yêu cầu cấp thiết, ngày 1 tháng 5 năm 1964 Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Tây Nguyên, lấy phiên hiệu là Chiến trường B31. Mặt trận Tây Nguyên đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh; đồng thời chịu sự lãnh đạo của Khu ủy 5 và quan hệ mật thiết, hiệp đồng tác chiến chặt chẽ với Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5 . Nhiệm vụ chủ yếu của Mặt trận Tây Nguyên được Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh xác định là: ''Xây dựa Tây Nguyên thành chiến trường đánh tiêu diệt lớn, có đội quân chủ lực mạnh làm nòng cốt thúc đẩy ba thứ quân phát triển; tiêu diệt, tiêu hao nhiều và rộng rãi sinh lực, phương tiện chiến tranh của địch, thu hút và giam chân lực lượng chủ lực cơ động Mỹ, ngụy, tạo điều kiện cho đồng bằng và thành phố nổi dậy; phối hợp chặt chẽ với Trị - Thiên, Đông Nam Bộ và các chiến trường khác tiến công địch trong những thời điểm chiến lược. Đồng thời xây dựng hậu phương trực tiếp của chiến trường thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng miền Nam và Đông Dương; xây dựng, bảo vệ hành lang chiến lược nối liền hậu phương với tiền tuyến lớn, phá thế chia cắt của địch, tiến lên chia cắt địch''.

   Phạm vi chủ yếu của Mặt trận Tây Nguyên gồm ba tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Bộ tư lệnh gồm: đại tá Nguyễn Chánh (nguyên Tư lệnh phó Quân khu 5) làm Tư lệnh và đại tá Đoàn Khuê (nguyên Phó chính ủy Quân khu 5) làm Chính ủy. Ba cơ quan của Mặt trận là Phòng Tham mưu, Phòng Chính trị, Phòng Hậu cần hình thành và từng bước được kiện toàn trên cơ sở cơ quan của bộ phận tiền phương Quân khu 5 và Bộ Quốc phòng chi viện. Các đơn vị trực thuộc Mặt trận gồm có: Tiểu đoàn 407 đặc công, "Tiểu đoàn 200 pháo binh, Tiểu đoàn 303 súng máy và một số phân đội bảo đảm, phục vụ.

   Mặt trận Tây Nguyên ra đời đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, phù hợp với những điều kiện địa lý, nhân văn, kinh tế của Tây Nguyên và đặc biệt do vị trí chiến lược của nó trong thế trận chiến tranh nhân dân của ta ở miền Nam và khu vực nam Đông Dương trong cuộc kháng chiến thống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Đồng thời, đó cũng là quy luật phát triển tất yếu của chiến tranh mạng: từ chiến tranh du kích tiến tiến lên chiến tranh chính quy, nhằm đánh những đòn tiêu diệt lớn, đánh bại lực lượng quân sự chỗ dựa chủ yếu của địch, góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi. Đối với Tây Nguyên, Mặt trận được thành lập không những đánh dấu bước phát triến nhảy vọt của phong trào cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn, mà còn là sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời và mở đầu chặng đường lịch sử vẻ vang của bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - tiền thân của Quân đoàn 3 ngày nay.




-----------------------------------------------------------------
1. Ngày 1.5.1964, Thượng tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh giao nhiệm vụ trực tiếp cho đồng chí Nguyễn Chánh, đặt tên mật danh cho Chiến trường Tây Nguyên là B3.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #14 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 08:37:59 pm »

*

   Tháng 5 năm 1964, Thường vụ Khu ủy và Đảng ủy, Bộ tư lệnh quân khu 5 chủ trương mở đợt hoạt động thu đông trên toàn địa bàn nhằm tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, phá ấp giành dân, rèn luyện lực lượng vũ trang và phối hợp với các chiến trường khác trong toàn miền Nam. Chỉ huy các đơn vị chủ lực của Mặt trận Tây Nguyên trong đợt hoạt động này vẫn do tiền phương Quân khu 5 tạm thời đảm nhiệm. Ba tiểu đoàn: 407, 200, 303 được lực lượng vũ trang địa phương và dân công hai huyện 40, 67 tỉnh Kon Tum hỗ trợ, có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt căn cứ Plei Krông (bắc Kon Tum). Đây là một trung tâm huấn luyện biệt kích lớn của địch, có hệ thống công sự khá vững chắc, vật cản nhiều tầng, hỏa lực mạnh do tiểu đoàn bảo an 104 đóng giữ, được tăng cường một trung đội huấn luyện  của chư hầu (Đài Loan), có 12 cố vấn Mỹ chỉ huy.

   Quá trình chuẩn bị chiến đấu gặp trời mưa tầm tã, đất rừng ướt sũng, đường trơn, núi cao vực sâu....  nhưng những bước chân của quân và dân Tây Nguyên vẫn kiên trì, bền bỉ tiến vào vị trí triển khai ở các hướng tiến công. Trên đường hành quân, các chiến sĩ vô cùng xúc động khi thấy từng đoàn dân công huyện 40 và 67 tỉnh Kon Tum không có áo che mưa, phải dùng lá chuối rừng che hàng, lặng lẽ tiến ra phía trước, tối đến ngồi dựa lưng vào nhau để ngủ. Có một bà mẹ người dân tộc thiểu số làng Đắc Xây gùi 4 viên đạn cối, tay dắt theo đứa con nhỏ, tay kia bế đứa con trước ngực, luồn rừng lội suối ra trận...

   Sau những ngày chuẩn bị khẩn trương, đêm mùng 3 rạng ngày 4 tháng 7 năm 1964, ba tiểu đoàn 407, 200 và 308 do đồng chí Dương Loan (đại diện Quân khu 5) chỉ huy tiến công trung tâm huấn luyện biệt kích Plel Krông. Được hỏa lực ĐKZ 75, cối 81mm của đại đội 1 tiểu đoàn 200 và súng máy của tiểu đoàn 303 chi viện, các chiến sĩ đặc công liên tục tiến công, đột phá. Trận đánh diễn ra rất ác liệt, kéo dài gần 10 giờ đồng hồ. Quân địch dựa vào công sự, lô cốt, hỏa lực nhiều tầng ngoan cố chống cự; nhưng trước sức tiến công mạnh mẽ của ta, cuối cùng cứ điểm đã bị san phẳng. Trận đầu ra quân, Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên đã lập chiến công xuất sắc: loại khỏi vòng chiến đấu 500 tên địch (có 9 cố vấn Mỹ và 1 thiếu tá, 1 đại úy, 1 trung úy ngụy bị diệt, 29 tên bị bắt), tiểu đoàn 104 bảo an và trung đội huấn luyện Đái Loan bị xóa sổ; thu 200 khẩu súng các loại (có 7 đại liên, 10 trung liên, 3 cối 60mm) và gần ba tạ muối; phá hủy 40 nhà lính, 3 kho súng đạn, 8 xe ô tô. Về phía ta có 11 đồng chí hy sinh và 30 đồng chí bị thương.

   Trận tiến công Plei Krông là một trận đánh có hiệu suất chiến đấu cao, có tiếng vang lớn làm quân địch ở bắc Tây Nguyên run sợ và bọn chỉ huy quân khu 2 - quân đoàn 2 ngụy chóang váng. Phát huy thắng lợi, các lực lượng vũ trang  ta ở bắc Tây Nguyên đẩy mạnh tiến công địch ở cứ điểm Kleng và một loạt đồn bốt dọc phía đông sông Pô Kô. Với thành tích xuất sắc tiêu diệt cứ điểm Plei Krông, các đơn vị tham gia trận đánh được Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba. Đây là tấm huân chương đầu tiên của bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

   Trong khi bộ đội chủ lực Mặt trận tập trung tiến công địch trên hướng Tây bắc Kon Tum, thì Tiểu đoàn 93 (Trung đoàn 2 bộ binh, Quân khu 5) được Đại đội 2 bộ binh và trung đội công binh (tỉnh đội Gia Lai) phối hợp do đồng chí Giáp Văn Cương (Quân khu 5) và đồng chí Kpã Thìn (tỉnh đội trưởng Gia Lai) chỉ huy đã bí mật triển khai trận địa phục kích giao thông trên đường 19, đoạn suối Đắc Pơ. Ngày 1 tháng 7 năm 1964, ta đánh một trận xuất sắc, diệt gọn một đoàn xe quân sự 41chiếc và đại đội hộ tống; làm sống lại hình ảnh các chiến sĩ Trung đoàn 96 và Tiểu đoàn 109 mười năm về trước chôn vùi binh đoàn cơ động 100 của thực dân Pháp. Trên hướng Đắc Lắc, lực lượng vũ trang tỉnh cũng đẩy mạnh tiến công địch: phục kích tiêu diệt đại đội biệt kích ác ôn ''Cọp đen'' (15.6), tập kích diệt một đại đội dân vệ ở ấp buôn Yun (29.6) và tiến công nhiều vị trí ở đông bắc Buôn Ma Thuột, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, hỗ trợ đắc lực cho phong trào phá ấp chiến lược và đấu tranh chính trị của quần chúng.

   Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của ''chiến tranh đặc biệt'' ở miền Nam, tháng 8 năm 1964 đế quốc Mỹ dựng lên ''sự kiện Vịnh Bắc Bộ'', dùng không quân đánh phá nhiều nơi trên miền Bắc. Hòa chung tiếng súng với quân dân miền Bắc giáng trả kịp thời, trừng trị đích đáng không quân Mỹ, quân dân miền Nam trả lời đanh thép bằng một loạt đòn tiến công vào tận hang ổ quân xâm lược Mỹ: khách sạn Caraven (25.8 ), tàu chở xăng ở Nhà Bè (17.10), sân bay Biên Hòa (111), khách sạn Bơrinh (tháng 12)... Trong không khí sục sôi đánh Mỹ của cả nước, quân và dân Tây Nguyên mở một đợt tiến công mới. Tháng 9 năm 1964, các đơn vị bộ đội chủ lực Mặt trận phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum liên tục tiến công, giải phóng hoàn toàn quận Tu Mơ Rông và phần lớn quận Đắc Tô, Đắc Sút, tiêu diệt và làm tan rã 20 đại đội, 60 trung đội địch, loại khỏi vòng chiến đấu 8.000 tên (có 50 tên Mỹ và 20 sĩ quan ngụy), thu 1.506 súng các loại, phá hủy phá hỏng 126 xe quân sự, bắn rơi 26 máy bay. Một vùng rừng núi nông thôn rộng lớn ở bắc Tây Nguyên được giải phóng, nhân dân phấn khởi nô nức tham gia xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. Những chiến thắng giòn giã của bộ đội chủ lực ở Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ đắc lực cho quân và dân địa phương đẩy mạnh tiến công địch, phá ấp giành dân, đấu tranh chính trị và binh địch vận. Trong năm 1964, lực lượng vũ trang ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc đã đánh 1399 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 8.450 tên địch (có hơn 130 Mỹ), phá hủy 250 xe quân sự, bắn rơi 15 máy bay. Ở hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum ta đã phá được 197 ấp chiến lược, giải phóng 74.000 dân; tổ chức được 913 cuộc đấu tranh chính trị với 192.000 lượt quần chúng tham gia. Trải qua thực tiễn đấu tranh, xuất hiện nhiều xã chiến đấu điển hình, các căn cứ được mở rộng và củng cố ngày càng vững chắc; lực lượng vũ trang địa phương phát triển cả về số lượng, chất lượng, trưởng thành trong cách đánh... tạo cơ sở địa bàn thuận lợi và phối hợp có hiệu quả với bộ đội chủ lực.


   Những tháng cuối năm 1964, Mặt trận Tây Nguyên được Bộ Tổng tư lệnh bổ sung khung cơ quan và một số phân đợt bảo đảm của Sư đoàn bộ binh 325, được Quân khu 5 chi viện cán bộ và một số phân đội phục vụ để xây dựng ngành hậu cần. Với nguồn cán bộ nòng cốt này, ba cơ quan của Mặt trận: Phòng Tham mưu, Phòng Chính trị và Phòng Hậu cần cơ bản được kiện toàn và củng cố một bước. Phòng Tham mưu có các ban: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Trinh sát, Pháo binh, Công binh, Thông tin, Cơ yếu. Phòng Chính trị có các ban: Tuyên huấn, Tổ chức, Cán bộ. Phòng Hậu cần có các ban: Quân nhu, Quân y, Quân giới, Vận tải, do đồng chí Võ Tác (Võ Thành Vinh) làm trưởng phòng. Nhiều đơn vị bảo đảm cũng lần lượt ra đời: Viện quân y 1 (trên cơ sở khung tiểu đoàn quân y của Sư đoàn 325); Cửa khẩu VQ5 (Tân Lập) do lực lượng vận tải Sư đoàn 325 làm nòng cốt, hoạt động trên đất Cam-pu-chia, vừa tiếp nhận hàng do Trung ương chi viện qua đường Cam-pu-chia, vừa thu mua hàng hóa, vật chất cho Mặt trận.

   Cũng trong thời gian này, nhiều đơn vị chủ lực được Bộ Tổng tư lệnh và các quân khu ở miền Bắc chi viện cho Mặt trận Tây Nguyên, lần lượt vào chiến trường. Tháng 9, Trung đoàn bộ binh 320 đã vượt Trường Sơn đến Tây Nguyên với đầy đủ quân số, vũ khí trang bị. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị được chọn lọc từ ba sư đoàn: 308, 304 và 350; đồng chí Tô Đình Khản làm trung đoàn trưởng, đồng chí Bùi Dự và sau đó là đồng chí Nguyễn Chức làm chính ủy. Đây là trung đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của Mặt trận Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cũng trong tháng 9, Quân  khu Tây Bắc chi viện cho Tây Nguyên Tiểu đoàn 545 bộ binh. Tiểu đoàn có 500 cán bộ, chiến sĩ, hầu hết là người dân tộc Tày, Nùng quê ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Vào đến chiến trường Tiểu đoàn 545 được sáp nhập với Tiểu đoàn 407 đặc công (có khỏang 100 đồng chí, chủ yếu là cán bộ) thành Tiểu đoàn 952 trực thuộc Bộ tư lệnh Mặt trận. Cuối năm 1964 đầu năm 1965, Tây Nguyên tiếp tục được bổ sung Trung đoàn 101 bộ binh (Sư đoàn 325) và Tiểu đoàn 32 pháo binh trang bị súng cối 120mm ( trước đây thuộc Trung đoàn 16 pháo binh). Bên cạnh những đơn vị trên, Bộ tư lệnh Mặt trận thành lập Tiểu đoàn 30 súng máy phòng không 12,7mm.

   Được sự chi viện của Bộ Tổng tư lệnh và các đơn vị bạn, sự giúp đỡ của địa phương, sau một thời gian kiện toàn, củng cố, cuối năm 1964 đầu năm 1965 Mặt trận Tây Nguyên đã tương đối hoàn chỉnh, bao gồm: Bộ tư lệnh và 3 cơ quan Mặt trận, 2 trung đoàn bộ binh (320, 101), 1 tiểu đoàn đặc công bộ binh hỗn hợp (952), 2 tiểu đoàn pháo binh (200, 32), hai tiểu đoàn súng máy phòng không (303, 30) và một số đơn vị bảo đảm, phục vụ: Viện quân y 1, Cửa khẩu VQ5... Với khối chủ lực cơ động ngày càng lớn mạnh và tinh thần sục sôi đánh Mỹ, bộ đội chủ lực Tây Nguyên nhanh chóng triển khai trên các hướng, sẵn sàng bước vào cuộc tiến công mùa xuân năm 1965 cùng quân và dân Tây Nguyên lập những chiến công mới.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 08:39:27 pm »

*
   

   Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, của nhân dân miền Nam, cả nước và ba nước Đông Dương nói chung, của phong trào cách mạng ở Tây Nguyên nói riêng, Mặt trận Tây Nguyên ra đời. Viện thành lập Mặt trận Tây Nguyên đánh đấu sự hình thành của một tổ chức quân sự mới với chức năng, tiềm lực lớn nhằm giải quyết những nhiệm vụ có tính chiến dịch, chiến lược gắn liền với địa bàn và trong mối quan hệ hữu cơ với các chiến trường. Đây là sự phát triển, thay đổi về chất của lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

   Quá trình ra đời của Mặt trận gắn liền với đường lối kháng chiến chống Mỹ của Trung ương Đảng, chủ trương biện pháp, lãnh đạo chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh và Khu ủy, Quân khu ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5 đối với Tây Nguyên. Phương thức hình thành là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chủ lực tại chỗ của Quân khu 5 với các đơn vị chủ lực chính quy từ miền Bắc chi viện, có sự giúp đỡ chí tình, tạo điều kiện mọi mặt của các cấp ủy, quân và dân ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Mặt trận Tây Nguyên là hình ảnh vô cùng sinh động về cả nước đoàn kết, hết lòng vì Tây Nguyên và Tây Nguyên vì cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sự ra đời của Mặt trận vừa có những nét đặc thù riêng, vừa nằm trong quy luật chung của quá trình hình thành, phát triển của quân giải phóng miền Nam.

   Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh giao, bộ đội chủ lực Mặt trận, Tây Nguyên phát huy truyền thống quân đội, truyền thống bất khuất của Tây Nguyên, Khu 5 đoàn kết chặt chẽ, sát  cánh cùng quân và dân các dân tộc trên địa  bàn vượt qua mọi khó khăn thử thách, vừa kiên trì xây dựng vừa tích cực chiến đấu, góp phần đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt", buộc đế quốc Mỹ phải chuyển sang thực hiện chiến lược ''chiến tranh cục bộ". Công cuộc xây dựng và chiến đấu của quân dân Tây Nguyên nói riêng, quân dân cả nước nói chung bước sang một giai đoạn mới.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 08:48:05 pm »

Chương hai
VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA XÂY DỰNG, CÙNG QUÂN VÀ DÂN TÂY NGUYÊN
GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC ''CHIẾN TRANH CỤC BỘ CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
(1965-1968)



1. Khẩn trương xây dựng, đẩy mạnh tiến công, mở chiến dịch Plei Me lịch sử

   Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân và dân ta, đến đầu năm 1965 chiến lược ''chiến tranh đặc biệt'' của  đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn. Ngụy quyền Sài Gòn tiếp tục khủng hỏang, các cuộc đảo chính liên tiếp xảy ra1. Để cứu vãn tình thế và tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược ở  Việt Nam, ngày 20 tháng 1 năm 1965 trong thông điệp nhậm chức, tống thống Mỹ L.Giôn-xơn tuyên bố. Mỹ ''phải có hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn của quân đội Việt Nam cộng hòa và chính quyền miền Nam, giữ vững Nam Việt Nam''.

        Tiếp đó ngày 1 tháng 4 năm 1965, L.Giôn-xơn quyết định tăng lực lượng yểm trợ Mỹ từ 18.000 quân lên  20.000 quân. Giới quân sự Mỹ coi quyết định này là cột mốc của sự chuyển hướng chiến lược "chiến tranh đặc biệt'' sang chiến lược ''chiến tranh cục bộ'' ở Nam Việt Nam.

   Thực hiện âm mưu đó, đầu tháng 3 năm 1965 Mỹ từng bước đưa lực lượng chiến đấu và chư hầu vào miền Nam Việt Nam, đồng thời mở rộng hoạt động không quân ném bom bắn phá miền Bắc, đẩy cuộc ''chiến tranh đặc biệt'' lên nấc thang mới, bắt đầu có những yếu tố của cuộc ''chiến tranh cục bộ''.

   Trước những âm mưu và hành động leo thang chiến tranh mới của đế quốc Mỹ, cuối tháng 3 năm 1965  Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III họp Hội nghị lần thứ 11 (đặc biệt) về nhiệm vụ cấp bách trước mắt đã xác định: Nhiệm vụ cơ bản của ta là tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc "chiến tranh đặc biệt'' ở mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc ''chiến tranh cục bộ'' ở miền Nam nếu địch gây ra... kiên quyết bảo vệ miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa bằng không quân và hải quân của địch''2. Tiếp đó Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam công bố lập trường 4 điểm và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa công bố lập trường 5 điểm, khẳng định ý chí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, không chịu khuất phục trước sức mạnh và chấp nhận một cuộc thương lượng theo điều kiện của quân xâm lược.

   Thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng và hưởng ứng mạnh mẽ tuyên bố trên, quân và dân hai miền Nam - Bắc thi đua trên các mặt trận chiến đấu, sản xuất, công tác giành nhiều thắng lợi. Trong khí thế tiến công địch rộng khắp ở miền Nam, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên hiệp đồng chặt chẽ, thống nhất hành động với  Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 5 mở đợt tiến công mùa xuân 1965 trên ba hướng trọng điểm: đông Gia Lai và Bình Định (lực lượng gồm Trung đoàn 2, Trung đoàn 10, Tiểu đoàn đặc công 409 chủ lực Quân khu và địa phương); tây Gia Lai và bắc Kon Tum (Trung đoàn 320, Trung đoàn 101, Tiểu đoàn đặc công 952 Mặt trận Tây Nguyên và lực lượng địa phương); vùng trung Quảng Nam (Trung đoàn 1 chủ lực Quân khu và địa phương).

   Để tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch, phá ấp, giành dân, mở rộng vùng giải phóng, tạo bước chuyển biến lớn cho chiến trường... phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực Khu 5 mở chiến dịch Đèo Nhông - Dương Liễu (Bình Định) và tiến công chi khu Việt An (Quảng Nam), Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên sử dụng tập trung 2 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh có lực lượng vũ trang địa phương phối hợp đánh địch trên hướng tây, tây bắc Plei Ku và tây bắc Kon Tum. Mở đầu đợt hoạt động, đêm 6 rạng ngày 7 tháng 2 năm 1965 Tiểu đoàn 409 đặc công, Đại đội cối 60mm (của Trung đoàn 2 Quân khu 5) và Đại đội 90 đặc công tỉnh Gia Lai bất ngờ tiến công sân bay Cù Hanh và trại lính Mỹ Hơ-lô-uây ở thị xã Pleiku. Theo người phát ngôn quân đội Mỹ tại Sài Gòn thú nhận: ''Việt Cộng đã giết chết và làm bị thương 117 lính Mỹ, phá hủy 21 máy bay và 52 căn trại lính thuộc tiểu đoàn không quân số 52''3. Trận đánh này đã buộc Tổng thống Mỹ L.Giôn-xơn phải triệu tập cuộc họp khẩn cấp Hội đồng An ninh quốc gia vào 7 giờ 45 phút tối 7 tháng 2, quyết định ''di chuyển phụ nữ, trẻ em Mỹ'' khỏi Sài Gòn và ra lệnh cho không quân Mỹ mở chiến dịch ''Mũi lao lửa'' ném bom ''trả đũa'' miền Bắc Việt Nam.

   Phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công ở PleiKu, ngày 7 tháng 2 Đại đội 1 Tiểu đoàn 334 Trung đoàn 320 phục kích đoạn Plei Mơ Rông, Ninh Đức diệt và làm bị thương 27 tên, phá hủy 7 xe quân sự; Đại đội 1 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 101 phá ấp Đắc Giao (H67) xóa sổ một trung đội dân vệ mở đầu cho hoạt động của bộ đội chủ lực B3 trên hai hướng. Tiếp đó, từ tháng 2 đến nửa đầu tháng 4, Trung đoàn 320 đánh một loạt trận phục kích giao thông, phá ấp ở Làng Bàng, Plei Te, Plei Grungrút. Nổi bật 1 trận tiến công cứ điểm Kleng và phục kích Krông của Tiểu đoàn 635, diệt 68 tên, bắt 12 tên, thu 11 súng. Cùng thời gian này, Trung đoàn 101 đánh liên  tiếp 13 trận tiêu diệt các đồn và ấp chiến lược của địch ở Đắc Giao, Rơ Bông, Đắc La, Đắc Siêng, Đắc Long, Đắc Tang, Đắc Ja, phục kích Mo Lẹt, Đắc La; trong đó nổi bật là các trận đánh của Tiểu đoàn 3 bộ binh trong hai ngày 21 và 22 tháng 2. Sau khi diệt ấp Rơ Bông và Đắc Giao, tiểu đoàn chuyển sang phục kích ở Đắc Long tiêu diệt một đại đội của tiểu đoàn 2 trung Đoàn 42 ngụy đi cứu viện, loại khỏi vùng chiến đấu 116 tên (có tên đại úy tiểu đoàn trưởng và 1 cố vấn Mỹ), bắt 5 tên, thu 25 súng các loại, 4.104 viên đạn, 2 máy thông tin 4. Trên hướng tây Gia Lai, Tiểu đoàn 952 kỳ tập đồn Ia Blan và Ia Châm, dinh điền Lệ Ngọc 1, Blang Dam. Hướng bắc Kon Tum, Tiểu đoàn 200 pháo binh pháo kích cứ điểm Đắc Pét... hỗ trợ cho địa phương phá ấp giành dân.

   Phối hợp chặt chẽ với chủ lực Mặt trận Tây Nguyên, các lực lượng Quân khu 5 và địa phương ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc đẩy mạnh tiến công địch  trên các hướng. Nổi bật là hoạt động của Trung đoàn 10 và Đại đội 1 địa phương ở phía đông tỉnh Gia Lai, tiến công tiêu diệt cứ điểm Kà Tung, đồn Kan Nát, uy hiếp đường 19 đoạn tây đèo Măng Yang, phục kích đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 22 biệt động quân... Những hoạt động của ta ở Gia Lai đã làm cho địch lo sợ, quân Mỹ phải dùng máy bay hạng nặng B57 và F100 từ sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng lên ném bom tàn sát nhiều vùng dân cư ở khu vực giữa An Khê và Piei Ku.

   Trước nguy cơ bị uy hiếp mạnh ở bắc Kon Tum cuối tháng 3 địch điều trung đoàn 42 (2 tiểu đoàn), trung đoàn 40 (1 tiểu đoàn) và tiểu đoàn 21 biệt động quân có chân đoàn 8 thiết giáp, 2 trung đội pháo binh cùng lực lương bảo an dân vệ phối thuộc mở cuộc hành quân phản kích ''Quyết thắng 129'' tại vùng núi Cơn thuộc tiểu khu Đắc Sút, rồi mở lai cuộc càn thứ 2 mang tên ''Quyết thắng 134'' ở vùng núi này vào trung tuần tháng 4: ''nhằm tiêu diệt cho bằng được chừng 3 tiểu Đoàn Việt Cộng đang uy hiếp Đắc Sút''.

        Quá trình càn quét, địch tăng thêm tiểu đoàn 3 dù thuộc lực lượng tổng dự bị quân ngụy Sài Gòn, sử dụng hàng trăm lần chiếc máy bay (cả B57) đến hỗ trợ. Để kịp thời chỉ huy cuộc hành quân, ban chỉ huy trung đoàn 42 và bộ tư lệnh sư đoàn 22 ngụy chuyển lên Tân Cảnh.

   Mặc dù lực lượng địch khá đông, có pháo binh, không quân hỗ trợ mạnh nhưng Trung đoàn 101 chủ động kiên quyết triển khai đánh địch. Trong 2 ngày 29 và 30 tháng 3, Trung đoàn (thiếu Tiểu đoàn 1) vận động phục kích đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 21 biệt động quân và tiểu đoàn 2 trung đoàn 42 ngụy, trong đó diệt gọn đại đội 4 (tiểu đoàn 21) và đại đội 2 (tiểu đoàn 2), thu hàng chục súng các loại, bắn rơi 3 máy bay trực thăng. Ngày 13 tháng 4, Đại dội 2 Tiểu đoàn 3 phục kích giao thông đánh đoàn xe của trung đoàn 42 ngụy đi thu quân, phá hủy 14 chiếc, diệt nhiều tên, thu một số súng. Khi lực lượng cứu viện của địch rút lui bọn bảo an dân vệ ở các đồn Đắc Tả, Đắc Vên, Mo Lẹt, Măng Bút... hoang mang bỏ chạy. Trận chống càn thành công của Trung đoàn 101 có ý nghĩa cả về chính trị và quân sự. Lần đầu tiên, bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên có sự hỗ trợ của địa phương đã đánh trận quy mô cấp trung đoàn trong nhiều ngày, đánh bại kẻ địch có quân đông, vũ khí nhiều, không quân, pháo binh chi viện mạnh. Trận đánh cũng đánh dấu sự lớn mạnh của bộ đội chủ lực Tây Nguyên.

   Trung tuần tháng 4 năm 1965, đợt tiến công mùa xuân của quân và dân Tây Nguyên kết thúc thắng lợi. Trong gần 70 ngày đêm chiến đấu, bộ đội chủ lực đã sát cánh cùng các lực lượng địa phương đánh 28 trận với những quy mô, hình thức chiến Thuật khác nhau: 2 trận tiến công cứ điểm, 2 trận đặc công, 12 trận phục kích, 9 trận phá ấp, 3 trận pháo kích; diệt 490 tên địch (có 2 sĩ quan Mỹ), làm bị thương 166 tên (có 3 Mỹ), bắt 144 tên, phá hủy 23 xe quân sự và 3 máy bay, thu hơn 100 súng  các loại và 19 máy thông tin. Chiến thắng giòn giã của bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên mùa xuân 1965, không những hỗ trợ Đắc lực quân và dân địa phương liên tục tiến công và nổi dậy, phá banh hàng loạt ấp chiến lưc, giải phóng trên 10.000 dân với vùng nông thôn rộng lớn,  mà còn giam chân một lực lượng chủ lực địch trên cao nguyên, tạo thuận lợi cho chủ lục Khu 5 giành thắng lợi lớn ở Dương Liễu, Đèo Nhông, giải phóng nửa phần phía bắc tỉnh Bình Định và vùng tây Quảng Ngãi.

   Trong khi tiếng súng tiến công mùa xuân Ất Tỵ của quân và dân Tây Nguyên còn đang nổ, đêm mùng 4 và 5 tháng 4, Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên họp đánh giá đợt hoạt động xuân 1965 ''đã thu được một số thành tích tương đối khá, từng bước đưa các mặt hoạt động lên tương đối đều, toàn diện''; nguyên nhân là do chỉ đạo  chặt chẽ kịp thời sát đúng, sự giúp đỡ tận tình của Đảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang địa phương và sự nỗ lực  của cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường. Đồng thời Đảng ủy Mặt trận cũng chỉ rõ: so với yêu cầu của cuộc chiến đấu ngày càng phát triển và ác liệt thì trình độ tổ chức chỉ huy, ý thức chấp hành kỷ luật, tác phong chiến đấu, tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của cán bộ, chiến sĩ ''còn chưa theo kịp''. Để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng củng cố lực lượng và tích cực tiến công địch, Đảng ủy quyết định tổ chức một đợt chỉnh huấn toàn Mặt trận, vừa khẩn trương chuẩn bị mọi mặt dể mở đợt tiến công mùa hè với phương hướng nhiệm vụ chung là: Khẩn trương tranh thủ thời cơ, liên tục chiến dấu diệt thật nhiều sinh lực địch, hỗ trợ tốt hơn cho phong trào cách mạng của địa phương, phối hợp nhịp nhàng với chiến trường chung với một sự nỗ lực vượt bậc'', làm cho chiến trường B3 có những bước ngoặt chuyển biến lớn, tạo cơ sở tốt cho viện hoàn thành nhiệm vụ của năm 1965.




----------------------------------------------------------------
1. Nguyễn Khánh và một số tướng đảo chính lật đổ Trần Văn Hương (25.1), Lâm Văn Phát và Phạm Ngọc Thảo đảo chính lật Khánh không thành (19.2), Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Chánh Thi lật đổ Khánh (20.2) ép Phan Khắc Sửu (Quốc trưởng) ký sắc lệnh chỉ địnhTrần Văn Minh làm quyền tổng tư lệnh.
2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975. Những sự kiện quân sự, Sđd, tr. 123.
3. Hiện nay số liệu về kết quả diệt địch trong trận đánh này ở nhiều cuốn sách và tài liệu chưa thống nhất.
4. Trận này ta có 3 đồng chí hy sinh và 2 đồng chí bị thương.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #17 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 08:59:54 pm »

*

   Ngày 27 tháng 4, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhận định: ''Cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam đã đến mức cao, có một số yếu tố chiến tranh cục bộ''; đồng thời chỉ thị cho các chiến trường: ''Đẩy mạnh tác chiến của bộ đội  chủ lực, mở những đợt hoạt động quy mô chiến dịch cùng lúc trên nhiều hướng, kết hợp tiến công quân sự với khởi nghĩa của quần chúng ở từng khu vực, thúc: đẩy nhanh quá trình sụp đổ của ngụy quân, ngụy quyền... chuẩn bị điều kiện đối phó và quyết thắng địch nếu chúng mở rộng thành chiến tranh cục bộ''. Đối với Mặt trận Tây Nguyên, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh xác định đấy là chiến trường chính để tiêu diệt sinh lực địch, phối hợp với Pa-thét Lào giữ vững và mở rộng  khu giải phóng Hạ Lào, tạo thành một căn cứ tương đối lớn ở miền Trung Đông Dương. Thực hiện chủ trương, chỉ thị của trên và nghị quyết của Đảng ủy Mặt trận, cán bộ, chiến sĩ vừa tích cực tập huấn vừa khẩn trương chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng bước vào đợt chiến đấu mới.

   Về phía địch, sau những thất bại liên tiếp đầu năm 1965, quân ngụy ở Tây Nguyên đã phải thu hẹp thế chiếm đóng ''tuyến kết hợp diện'' và bắt đầu co cụm. Mùa hè, địch có những thay đổi về cơ cấu tổ chức. Tháng 5, chúng tách hai tiểu khu Plei Ku và Kon Tum ra khỏi  vùng 2 chiến Thuật để thành lập biệt khu 24, sở chỉ huy biệt khu đóng tại thị xã Kon Tum; đồng thời tách trung đoàn 42 khỏi sư đoàn 22 thành trung đoàn độc lập đặt dưới quyền tư lệnh biệt khu này. Tại các trung đoàn bộ binh, địch tổ chức thêm một tiểu đoàn chiến đấu, gọi là  tiểu đoàn thứ tư. Tháng 6, địch bỏ tổ chức vùng chiến Thuật để thành lập quân khu. Vùng 2 chiến Thuật - quân đoàn 2 đổi thành quân khu 2 - quân đoàn 2, trung tướng ngụy Vĩnh Lộc thay Nguyễn Hữu Có làm tư lệnh quân đoàn 2 kiêm quân khu 2. Cùng thời gian này, địch đưa bộ tư lệnh sư đoàn 22, trung Đoàn 40? trung đoàn 41 từ Tây Nguyên xuống Bình định. Với lực lượng lính cộng hòa bị căng kéo, phân tán trên diện rộng, lực lượng dân vệ bảo an tinh thần bạc nhược, hành động dè dặt, quân địch ở Tây Nguyên chủ yếu giữ các vùng chiếm đóng và mở một số cuộc hành quân đối phó với các hoạt động của ta, nhằm ''ngăn chặn chiều hướng thua''.

   Sau thời gian ngắn chuẩn bị, bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên và lực lượng địa phương bước vào đợt tiến công mùa hè năm 1965 trên cả hai hướng Kon Tum và Plei Ku, phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công và nổi dậy của ta trên hướng nam Tây Nguyên, bắc Quảng Ngãi (chiến dịch Ba Gia của Quân khu 5) và chiến dịch Đồng Xoài của Bộ chỉ huy quân sự Miền. Theo kế hoạch tác chiến, đêm 25 tháng 5, ba trung đoàn: 2, 10 và 12 (tức Trung đoàn 18, Sư đoàn 325) vừa vào đến chiến trường nam Tây Nguyên đã bắt đầu nổ súng, diệt gọn các cứ điểm Ama, Hork nhưng không tiêu diệt được lực lượng tiếp viện của địch trên dường số 7. Đầu tháng 6, Trung đoàn  12 diệt cứ điểm Ơi Nu, đánh quân tiếp viện, cắt đứt đường số 7 từ Mlá đi  Ơi Nu và cắt đường 19 đoạn từ Măng Yang đi An Khê. Cùng lúc, Trung đoàn 10 thọc sâu vào đường 21, phục kích diệt gọn một đoàn xe tiếp tế của quân đoàn 2 ngụy, xóa sổ đại đội hộ tống, thu và đốt trên 100 tấn gạo; một lực lượng tiến công tiêu diệt cứ điểm Hoành Châm, bao vây quận lỵ Thuần Mẫn, uy hiếp giao thông đường chiến lược số 14 đoạn Plei Ku - Buôn Ma Thuột. Địch đưa một chiến đoàn đặc nhiệm gồm 2  tiểu đoàn dù (1, 5), tiểu đoàn 2 (trung đoàn 40) từ Cheo Reo lên ứng cứu, nhưng lại rơi vào trận địa phục kích của  Trung đoàn 2. Bị đánh bất ngờ, quân dịch lúng túng chống đỡ, rồi rút chạy, co cụm ngoan cố kháng cự. Quyết không để cho địch chạy thóat, Trung đoàn 2 tổ chức tập kích ngay trong đêm, diệt gọn tiểu đoàn dù số l, đánh thiệt hại nặng ban chỉ huy chiến đoàn đặc nhiệm và hai tiểu đoàn còn lại. Thấy đồng bọn đi cứu viện bị vây diệt,  địch ở Thuần Mẫn hoang mang tháo chạy khỏi quận lỵ; 3 cố vấn Mỹ bỏ đám ngụy quân, leo lên trực thăng thóat thân. Được tin dữ, tướng Mỹ Đơ-puy ở Sài Gòn phải bỏ dở cuộc họp báo, vội vã lên Tây Nguyên. Tranh thủ thời cơ thuận lợi, quân và dân địa phương nổi dậy mạnh mẽ phá banh nhiều ấp chiến lược, làm chủ một vùng rộng dọc hai bên quốc lộ 14 từ ngã ba Mỹ Thạch đến Buôn Hồ. Ngày 28 tháng 6, lực lượng vũ trang tỉnh Đắc Lắc đánh một trận phục kích giao thông xuất sắc ở cây số 38 đường 21, phá hủy 18 xe quân sự (có 1 xe tăng), diệt 11  tên địch, bắt 8 tên, làm bị thương 6 tên.

   Trong lúc quân địch đang tập trung đối phó với chủ lực Quân khu 5 ở Đắc Lắc, thì bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên cùng lực lượng vũ trang địa phương hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum đánh mạnh vào hệ thống phòng ngự của địch. Trọng hướng trọng điểm phía tây Gia Lai,
đêm 31 tháng 5, rạng ngày 1 tháng 6 Tiểu đoàn bộ binh 952 bất ngờ nổ súng tiến công quận lỵ Lệ Thanh. Ngay từ phút đầu, đạn súng cối của ta đã trùm lên khu chỉ huy,  dãy nhà lính và trận địa, hỏa lực địch. Các chiến sĩ ĐKZ sáng tạo đắp công sự nổi, đặt súng lên bắt vượt trên hàng  rào diệt nhiều lô cốt hỏa điểm bên trong. Khi hỏa lực  chuẩn bị vừa chuyển làn, trên các hướng bộ đội đồng loạt xung phong đánh chiếm các mục tiêu được phân công. Bị đánh bất ngờ, địch chống cự rời rạc, yếu dần. Sau gần một giờ chiến đấu, ta làm chủ hoàn toàn quận lỵ Lệ Thanh, diệt và bắt toàn bộ quân địch, gồm chỉ huy khi khu, đại đội bảo an 142, một đại đội thám báo, một trung đội dân vệ, một toán mật thám; 110 tên chết tại trận, 12 tên bị bắt; 6 xe vận tải, 3 kho đạn, 1 hầm xăng và 3 khẩu trung liên bị phá hủy; 2 đại liên, 1 cối 81mm, 1 cối 60mm, 1 trung liên, 65 khẩu súng khác, trên 5.000 viên đạn các loại, 47 máy thông tin và nhiều thuốc chữa bệnh  bị tịch thu. Về phía ta, có 11 đồng chí hy sinh và 43 đồng chí bị thương1. Đây là trận đánh tập trung đầu tiên của Tiểu đoàn 952. Thắng lợi của trận đánh là kết quả sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có sự vận dụng thành công chiến Thuật của đặc công và bộ binh có hỏa lực đi cùng; nó giải đáp câu hỏi về cách đánh cứ điểm địch nằm sâu trong vành đai ấp chiến lược và dinh điền.

   Chiến thắng Lệ Thanh mở đầu đợt hoạt động hè  của Mặt trận Tây Nguyên trên hướng tây Gia Lai, tạo  điều kiện cho Trung đoàn 320 (thiếu Tiểu đoàn 966) phục kích giao thông trên đường 19 tây, đoạn từ Thanh Bình đến cầu Ia Krai. Từ 9 giờ 30 phút đến 23 giờ ngày 1 tháng 6, Trung đoàn đánh liên tiếp ba trận, diệt gọn 2 đại đội (140, 979) thuộc tiểu đoàn 14 bảo an, 3 trung đội, 1 phân đội tình báo Plei Ku và toàn bộ phái đoàn kiểm tra bộ nội vụ ngụy quyền Sài Gòn; diệt 165 tên (có 2 cố vấn Mỹ, 2 thiếu tá ngụy) làm bị thương 74 tên, bắt 40 tên (có thiếu tá Lê Văn Cứ - phó tỉnh trưởng Plei Ku); phá hủy 34 xe quân sự, bắn rơi 5 máy bay và bắn cháy 3 chiến khác; thu 121 khẩu súng các loại, 3 máy thông tin và 8.000 viên đạn. Đây là một trận đánh hay, có hiệu suất chiến đấu cao.

   Những trận đánh liên tiếp của Trung đoàn 320, Tiểu đoàn 952 và lực lương vũ trang địa phương trên hướng tây nam Plei Ku đã gây chấn động mạnh. Quân  địch trong khu vực hỏang sợ, ngày 5 tháng 6 đã rút chạy  khỏi 6 đồn: Plei Bôn, Cà Lúi, Công Gô... Chớp thời cơ,  lực lượng vũ trang Gia Lai đẩy mạnh tiến công phá ấp giành dân: đột nhập dinh điền Lệ Chí, tiến công địch ở làng Chế Rùi, bao vây bức rút trung tâm huấn luyện biệt kích Ktoh, phục kích ở Măng Yang... gây cho địch nhiều thiệt hại. Được quân giải phóng hỗ trợ, từ ngày 3 đến ngày 9 tháng 6, đồng bào Thượng, Kinh nổi dậy đồng loạt, phá 13 dinh điền (Đức Nghiệp, Thanh Giáo, Lệ Ngọc 1, Lệ Ngọc 2, Thanh Bình, Đức Khánh, Trị Đức, Giáo Trạch, Lệ Phong 1, Lệ Phong 2, Đức Hùng...), giải phóng trên 10.000 dân.

   Phối hợp chặt chẽ với hướng tiến công trọng điểm ở tây Gia Lai, Trung đoàn 101, Tiểu đoàn 200 pháo binh cùng lực lượng địa phương tỉnh Kon Tum tiến công  mạnh vào hệ thống cứ điểm đồn bốt địch ở bắc Tây Nguyên. Từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 3 tháng 6, Trung đoàn 101 tiến công cứ điểm Pô Kô, phục kích ở đông nam cầu 2km diệt gọn 4 trung đội (thuộc đại đội 103 bảo an và đại đội 3 biệt kích), diệt và làm bị thương 104 tên địch (có 4 cố vấn Mỹ), bắt 12 tên, thu nhiều vũ khí. Tiếp đó, ngày 25 tháng 6 Trung đoàn 101 phối hợp với một trung đội địa phương và du kích tiến công chi khu Tu Mơ Rông, pháo kích quận lỵ Đắc Tô. Tại Tu Mơ Rông địch có 340 tên, nhiều vũ khí, trong đó có 2 khẩu pháo 105mm, đóng trên núi Ngọc Hòe (điểm cao 1.557m). Cứ điểm này có chiều dài 350m, rộng 70m, xung quanh có 8 hàng rào thép gai và tre nứa, xen kẽ là những bãi mìn chống bộ binh, do tên Thanh quận trưởng chỉ huy. Để tạo vành đai bảo vệ, địch cưỡng ép hơn 10.000 dân trong vùng vào các ấp chiến lược bao quanh cứ điểm. Ta tuy vũ khí trang bị còn hạn chế, nhưng với quyết tâm rất cao, dũng cảm mưu trí sáng tạo đã chiến đấu liên tục từ 20 giờ 30 phút. đến 23 giờ, làm chủ hoàn toàn cứ điểm, 200 tên địch bị giết, 32 tên bị bắt làm tù binh; 2 pháo 105mm, 1 cối 61, 2 kho đạn, 13 xe quân sự và 5 xe ủi đất bị phá hủy; 147 súng các loại và 67 máy thông tin bị tịch thu. Để làm nên chiến thắng Tu Mơ Rông, 10 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh và 28 đồng chí bị thương. Trận đánh không những đánh dấu bước trưởng thành mới của Trung đoàn 101 mà còn để lại những kinh nghiệm quý về tiến công  cứ điểm tương đối lớn của địch trên điểm cao ở vùng rừng núi Tây Nguyên.

   Phát huy thắng lợi, đêm 6 tháng 7 Trung đoàn 101  sử dụng Tiểu đoàn 2 tiến công và làm chủ quận lỵ Đắc Tô, loại khỏi vòng chiến đấu 80 tên địch, phá hủy 7 xe quân sự, 1 kho đạn và một kho xăng, thu 62 súng và 29 máy thông tin. Ngày hôm sau (7.7), Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn phục kích trên đường 14 đoạn nam Đắc Tô, loại khỏi vòng chiến đấu 75 tên thuộc trung đoàn 42 đi cứu viện, trong đó có tên trung tá Nguyễn Văn Nho - trung đoàn trưởng bị tử trận. Những đòn tiến công quân sự của chủ lực Mặt trận trên hướng bắc Tây Nguyên đã tạo điều kiện cho quân và dân Kon Tum đẩy mạnh các hoạt động tiến công, diệt nhiều đồn bốt, phá banh nhiều ấp chiến lược dọc quốc lộ 14 như: Kon Rú, Kon Tra, Đắc Sé, Kong La... mở rộng vùng giải phóng. Đợt hoạt động mạnh của ta ở bắc Tây Nguyên mùa hè năm 1965 làm cho địch lo sợ; Chính hãng UPI đã phải thốt lên: ''Việt Cộng có thể cắt đôi miền Nam ở vĩ tuyến 15, nơi họ chiếm giữ gần hết tỉnh Kon Tum trong tuần qua''.




-------------------------------------------------------------------
1. Một sô trận đánh của các đơn vị thuộc Binh Đoàn Tây Nguyên, tập 5, Nxb QĐND, H.1996, tr. 25.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 09:03:34 pm »

*

   Trong khí thế tiến công sôi động, rộng khắp của quân và dân Tây Nguyên, ngày 11 tháng 7 năm 1965 Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên họp kiểm điểm công tác lãnh đạo các mặt sáu tháng đầu năm, đồng thời ''quyết  nghị một số phương hướng lãnh đạo trước mắt trong đợt ba của chiến dịch mùa hè''. Thép đó, Đảng ủy ra nghị quyết ''về quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ''. Tuy lúc này những đơn vị chiến đấu lớn của quân viễn chinh Mỹ chưa lên Tây Nguyên, nhưng Đảng ủy Mặt trận đã dự kiến tình hình, âm mưu sắp tới của địch và nhận định:  ''Trên chiến trường B3, vùng rừng núi Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng. Để bảo đảm giữ vững các khu vực chiến lược này, trong thời gian tới chúng có khả năng đưa những đơn vị quân Mỹ hoàn chỉnh chiếm đóng ở các vị trí chiến lược quan trọng, chủ yếu và trước tiên có thể là Plei Ku, Kon Tum... Quân Mỹ xuất hiện trên chiến trường Tây Nguyên, nhất thời chúng có thể bơm thêm sức hoạt động cho bọn ngụy quân, nhưng chúng cũng không thể nào khắc phục được nhược điểm cơ bản của bọn ngụy quân... ngày càng suy yếu đồng thời trên 0chiến trường sẽ xuất hiện nhiều mục tiêu ngoài công sự cũng như trong hậu cứ, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt chúng, mặc dù ban đầu chúng có thể đánh phá một số nơi và gây khó khăn tạm thời cho ta, chứ không thể đẩy lui  được phong trào cách mạng của ta đang phát triển''1. Trên cơ sở đánh giá khoa học và dự đoán sát đúng đó, Đảng ủy xác định: ''Chúng ta cần phải cảnh giác mọi mặt, thường xuyên bồi dưỡng, chuẩn bị tư tưởng cho bộ đội sẵn sàng diệt quân Mỹ. Quyết đánh thắng trận đầu và giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ biện pháp đề phòng binh khí, kỹ thuật Mỹ (nhất là máy bay, hóa chất độc)''; trước hết phải dám đánh Mỹ và quyết tâm thắng Mỹ, cứ đánh khắc tìm ra cách đánh.

   Nghị quyết tháng 7 năm 1965 của Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng, nó không  những kịp thời chỉ đạo các lực lượng đẩy mạnh tiến công  địch trong đợt 3 hoạt động hè, mà còn thể hiện tính nhạy bén chủ động, kiên định cách mạng, đặt cơ sở cho việc chuẩn bị tư tưởng, xây dựng quyết tâm sẵn sàng bước  vào cuộc đọ sức với quân viễn chinh Mỹ trên chiến  trường Tây Nguyên. Ngay sau đó, nghị quyết của Đảng ủy Mặt trận đã được quán triệt trong đại hội Đảng bộ các cấp và cán bộ, chiến sĩ trên toàn chiến trường Tây Nguyên.

   Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy Mặt trận, cuối mùa hè, đầu mùa thu năm 1965, các đơn vị chủ lực trên hai hướng tây bắc Kon Tum và tây nam Plel Ku phối hợp  chặt chẽ với quân và dân địa phương đẩy mạnh các hoạt  động tiến công địch. Hướng tây nam Plei Ku, Trung  đoàn 320 tiến hành vây cứ điểm Đức Cơ và phục kích  trên đường 19 tây diệt viện binh địch. Đầu tháng 8, Tiểu đoàn 966 xiết chặt vòng vây xung quanh cứ điểm Đức Cơ, liên tục pháo kích và bắn tỉa. Lúc đầu, quân địch trong trại ''lính đặc biệt' này có 400 tên ngụy và 12 cố vấn Mỹ, đến ngày 9 tháng 8, địch ở đây chỉ còn khỏang 150 tên và lâm vào tình trạng rất khốn quẫn. Để cứu nguy cho Đức Cơ, địch liên tục huy động nhiều lực lượng thay nhau đến giải vây và dùng máy bay tiếp tế, song quân cứu viện lại rơi vào các trận địa phục kích của ta. Chiến sự diễn ra quyết liệt xung quanh Đức Cơ và dọc đường 19 tây. Trong các ngày  3, 4, 5 của tháng 8, Trung đoàn 320 liên tục tiến công chiến đoàn dù ngụy, diệt 1 tiểu đoàn và đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn còn lại. Địch dùng cả máy bay B57 và X-cai-rai-đơ liên tục đánh phá hỗ trợ nhưng vẫn không xoay chuyển được tình thế. Ngày 9 tháng 8, địch huy động một lực lượng lớn gồm: chiến đoàn  thuủy quân lục chiến, chi đoàn 3 thiết giáp, tiểu đoàn 21 biệt động quân, 1 đại đội công binh, 1 trung đội pháo 105mm từ Plei Ku tiến theo đường 19 tây hòng giải tỏa Đức Cơ. Lập tức Trung đoàn 320, Tiểu đoàn 952 và một đại đội pháo binh của Tiểu đoàn 200 từ trận địa  phục kích giao thông đường 19 ở  khu vực ngã ba Lệ Thanh đến ngã ba Đức Nghiệp đồng loạt nổ súng. Trận đánh diễn ra rất quyết liệt, kéo dài suốt ngày 9 đến 4 giờ 30 phút ngày 10 tháng 8. Ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 500 tên địch (có 2 cố vấn Mỹ và 1 thiếu tá ngụy bị diệt), bắt 4 tên; phá hủy 10 xe bọc thép, 3 xe tăng, 12 xe ô tô, 2 pháo 105mm, bắn rơi 2 máy bay (1 F.105 và 1 L.19); thu 22 khẩu súng và nhiều quân dụng. Về phía ta có 107 đồng chí hy sinh và 102 đồng chí bị thương.

    Chiến thắng lớn của ta ở tây nam Plei Ku đã làm cho quân khu 2 ngụy hoang mang, tướng Oét-mo-len (Wiuiam Westmoreland) tư lệnh ''Bộ chỉ huy viện trợ quân sự'' (MACV) ở miền Nam phải vội vã điều lữ đoàn dù số 173 và lữ đoàn bộ binh số 2 Mỹ từ Phan Rang và Biên Hòa lên Plel Ku (10.8 ). Nhưng bọn lính dù Mỹ đi đến Thanh Bình đã bị súng cối và súng máy của ta đánh vào đội hình. Ngày 12 tháng 8, Oét-mo-len lén lút đáp trực thăng xuống Đức Cơ thị sát và khích lệ tinh thần binh lính. Khi chiếc trực thăng chở y vừa cất cánh thì một loạt đạn súng cối của ta rơi trúng sân bay Đức Cơ.

   Trung tuần tháng 8, khi các lực lượng ta ở tây nam Plei Ku mở vây Đức Cơ, thì ở bắc Tây Nguyên, Trung đoàn 101 được tăng cường hai khẩu pháo 75mm, 2 trung đội bộ đội huyện 40 tỉnh Kon Tum tiến công quận lỵ Đắc Sút. Nằm bên đường 14, cách thị xã Kon Tum 60km về phía bắc, quận lỵ Đắc Sút vốn là cứ điểm cũ của Pháp, được Mỹ, ngụy cải tạo xây dựng thanh cụm cứ điểm (gồm 12 cứ điểm) do ba đại đội bảo an (101, 104, 749), 2 đại đội dân vệ, 2 trung đội pháo 105mm và 2 trung đội biệt kích (có 12 sĩ quan Mỹ chỉ huy) với tổng quân số trên 450 tên, đóng giữ. Sau khi trinh sát nắm chắc tình hình, chuẩn bị chu đáo, lúc 18 giờ 15 phút ngày 18 tháng 8 ta bất ngờ nổ súng tiến công. Trận đánh diễn ra rất ác liệt, kéo dài 12 giờ. Đến 6 giờ 15 phút ngày 19, ta làm chủ hoàn toàn cụm cứ điểm, diệt gọn ban chỉ huy chi khu, 3 đại đội bảo an, loại khỏi vòng chiến đấu 145 tên (có 5 cố vấn Mỹ), bắt 211 tên, chỉ còn khỏang 100 tên chạy thóat được về Đắc Tô; phá hủy 20 xe quân sự và 2 kho đạn, bắn rơi 7 máy bay; thu 815 khẩu súng các loại (kể cả địa phương thu, có 2 pháo 105mm, 2 cối 81mm, 7 cối 61mm, 4 ĐKZ 57mm, 12 đại liên, 21 trung liên), 46 máy thông tin, 19.638 viên đạn nhọn, hàng trăm quả đạn cối, 4 tấn gạo. Về phía ta có 65 đồng chí hy sinh và 204 đồng chí bị thương.

   Đây là trận đánh có ý nghĩa cả về quân sự và chính trị là trận hiệp đồng bộ - pháo cấp trung đoàn đầu tiên tiến công cứ điểm địch của bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên. Với chiến công xuất sắc này, Trung đoàn 101 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhì. Sau trận đánh, Tiểu đoàn 200 đã kéo được 2 khẩu đại bác 105mm chiến lợi phẩm về căn cứ, mở đầu truyền thống lấy pháo địch đánh địch của bộ đội pháo binh Tây Nguyên.

   Chiến thắng Đắc Sút đã kết thúc thắng lợi đợt tiến công mùa hè năm 1965 của quân và dân Tây Nguyên. Trong gần ba tháng liên tục tiến công, bộ đội chủ lực B3  được quân và dân địa phương hỗ trợ phối hợp, đánh 42 trận, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch (loại khỏi vòng chiến đấu 981 tên, làm bị thương 836 tên, bắt 437 tên), bắn rơi 18 máy bay, thu 780 súng các loại, mở rộng vùng giải phóng, buộc địch phải thu hẹp vùng kiểm soát. Trải qua chiến đấu gian khổ ác liệt, bộ đội chủ lực Tây Nguyên trưởng thành nhanh chóng, toàn diện. Chiến thắng mùa hè năm 1965 của quân và dân Tây Nguyên không những góp phần cùng quân dân toàn miền Nam đánh bại hoàn toàn chiến lược ''chiến tranh đặc biệt'' của Mỹ; mà còn là bước rèn luyện thử thách quan trọng để bước vào những đợt hoạt động dài ngày, những chiến dịch đánh tiêu diệt lớn quân viễn chinh Mỹ, trong cuộc ''chiến tranh cục bộ'' trên địa bàn Tây Nguyên.




------------------------------------------------------------------
1. Nghị quyết Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên họp ngày 11, 12, 13 tháng 7 năm 1965, tr. 18.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 09:08:23 pm »

*

   Trước những thất bại liên tiếp ở Đồng Xoài  (11.5- 22.7), Ba Gia (29.5-20.7), Núi Thành (26.5), ''đặc biệt'' lo lắng về ''sự xâm nhập quy mô của lực lượng miền Bắc vào cao nguyên Trung phần'' và yêu cầu mở rộng chiến tranh xâm lược của phái hiếu chiến Mỹ, ngày 17 tháng 7  năm 1965 Tổng thống Giôn-xơn quyết định ồ ạt đưa  quân chiến đấu Mỹ và chư hầu vào miền Nam Việt Nam.  Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Giôn-xơn tuyên bố: ''Hôm nay, tôi đã ra lệnh đưa sang Việt Nam sư đoàn  không vận và một số lực lượng khác nữa để nâng hầu như ngay tức khắc tăng quân số chiến đấu của chúng ta  từ 75.000 lên 125.000. Sau đây sẽ cần thêm lực lượng bổ sung và lực lương này sẽ được đưa sang theo yêu cầu''. Đến đây cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam đã lên đến đỉnh cao nhất ''chiến tranh cục bộ''. Với chiến lược hai gọng kìm ''tìm diệt'' và ''bình định'', kết hợp leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, đế quốc Mỹ tin rằng sẽ đánh bại lực lượng đối phương trong vòng 2 năm đến 2 năm rưỡi, giành thắng lợi quyết định.

   Thực hiện cuồng vọng đó, chỉ trong một thời gian  ngắn, Mỹ và chư hầu đã đưa vào miền Nam 4 sư đoàn, 4 lữ đoàn  (gồm 43 tiểu đoàn) nâng tổng số quân từ 85.720  tên (7.1965) lên 206.772 tên (12.1965). Cùng với tăng nhanh quân Mỹ, quân ngụy cũng được củng cố và phát triển thành 10 sư đoàn, 4 trung đoàn, 20 tiểu đoàn độc lập với tổng số 520.000 tên. Một lượng vũ khí phương tiện chiến tranh khổng lồ đổ vào miền Nam với hàng nghìn pháo lớn, 1396 xe cơ giới, 2.186 máy bay và 341 tàu chiến. Nhiều sân bay, quân cảng, kho tàng, hệ thống truyền tin, các tuyến đường bộ được gấp rút xây dựng và mở rộng phục vụ nhu cầu chiến tranh. Miền Nam Việt Nam trở thành một căn cứ quân sự khổng lồ.

   Trước âm mưu đen tối và hành động phiêu lưu leo thang chiến tranh cực kỳ nguy hiểm của đế quốc Mỹ,  ngày 20 tháng 7 năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời  kêu gọi: "Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng  kiên quyết chiến đấu; dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm,  20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn''. Lời hịch cứu nước của Người vang dậy núi sông, là hiệu lệnh chiến đấu giục giã quân dân hai miền Nam - Bắc bước vào cuộc đọ sức trực tiếp với quân viễn chinh Mỹ, với niềm tin sắt đá vào thắng lợi và lòng dũng cảm vô song.

   Mùa thu năm 1965, trong khí thế sục sôi đánh Mỹ  của cả nước, chiến trường Tây Nguyên có những chuyển  biến quan trọng. Xuất phát từ vị trí chiến lược, tình hình  chiến tranh phát triển, yêu cầu khẩn trương xây dựng khối chủ lực mạnh nhằm giải phóng bắc Tây Nguyên vào  cuối năm 1965; tháng 7 Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương cử Thiếu tướng Chu Huy Mân - Chính ủy Quân khu 5 làm Tư lệnh  kiêm Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên1 thay đồng chhí Nguyễn Chánh và đồng chí Đoàn Khuê. Tiếp đó, trong Bộ tư lệnh và ba cơ quan Mặt trận có sự phân công mới: đại tá Nguyễn Chánh và thượng tá Nguyễn Hữu An làm Phó tư lệnh, đại tá Huỳnh Đắc Hương làm Phó chính ủy, thượng tá Bùi Nam Hà (Tham mưu phó Quân khu 5) làm Tham mưu trưởng, trung tá Đặng Vũ Hiệp (Phó chủ nhiệm chính trị Quân khu 5) làm Chủ nhiệm chính trị, trung tá Lê Trí làm Chủ nhiệm hậu cần Mặt trận Tây Nguyên.

   Để kịp thời chỉ đạo và bảo đảm cho khối chủ lực ngày càng lớn mạnh ở Tây Nguyên, tháng 8 năm- 1965 Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp chỉ đạo về quân sự và Tổng cục Hậu cần trực tiếp bảo đảm hậu cần cho Mặt trận Tây Nguyên. Cùng thời gian này, Bộ bổ sung cho Tây  Nguyên Trung đoàn bộ binh 33, hai tiểu đoàn vận tải bộ của Đoàn 559, tăng thêm một số cán bộ của hai sư đoàn 325, 304 và đoàn cán bộ của Tổng cục Hậu cần. Các Đoàn hành lang C02, C07 trước đây thuộc Quân  khu 5 cũng được chuyển giao cho Phòng Hậu cần Mặt trận.2

        Đến đầu mùa khô năm 1965, khi ta mở chiến dịch Plei Me, chiến trường Tây Nguyên đã có khối chủ lực cơ động mạnh, khá cân đối bao gồm: Bộ tư lệnh và ba cơ quan Mặt trận, 4 trung đoàn bộ binh (320, 101, 33 và 66 đang hành quân vào), 1 tiểu đoàn đặc công (952), 1 tiểu đoàn pháo binh (200), 1 tiểu đoàn súng máy phòng không (32), một số đơn vị bảo đảm phục vụ, với tổng quân số 7.853 cán bộ, chiến sĩ. Riêng lực lượng hậu cần hình thành hai khu vực: cánh Bắc và cánh Nam. Bên cạnh khối chủ lực Mặt trận, các lực lượng vũ trang địa phương ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc cũng có bước phát triển mới. Mỗi tỉnh đội đều có tiểu đoàn bộ binh, các dại đội binh chủng và bảo đảm, các huyện đội có đại đội, ở các xã có trung đội, làng buôn có tiểu đội du kích. Đây là lực lượng vừa tích cực dành địch tại chỗ, vừa thường xuyên củng cố xây dựng địa bàn, là nguồn bổ sung trực tiếp kịp thời cho các đơn vị chủ lực, là một nhân tố rất quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên chiến thắng quân thù.




------------------------------------------------------------------
1. Lúc đầu Bộ Chính trị thông báo Thiếu tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh, Thiếu tướng Chu Huy Mân làm Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên. Sau do yêu cầu nhiệm vụ đồng chí Lê Trọng Tấn vẫn làm Phó tư lệnh Bộ chỉ huy Miền.
2. Đoàn hành lang C02 (Đoàn Đông Bắc) thuộc Quân khu 5, thành lập tháng 4 năm 1961, đảm nhiệm việc tiếp nhận hàng chi viện từ miền Bắc và từ Quảng Đà, cấp phát cho các lực lượng ta trên đất Kon Tum và chuyển tiếp cho Đồan hành lang C07 Tây Bắc) chuyển vào nam Tây Nguyên và Nam Bộ. Ngoàii ra còn có nhiệm vụ đưa đón bảo đảm sinh hoạt cho khách qua lại trên tuyến hành lang. Vị trí đứng chân của Đoàn từ cuối năm 1961 ở tỉnh Kon Tum.
Đoàn hành lang C07 (Đoàn Tây Bắc) thuộc Quân khu 5, thành lập tháng 3 năm 1961 trên cơ sở hành lang "giao bưu'' trên đất Gia Lai. Ngoài các nhiệm vụ tiếp nhận, cấp phát, chuyển tiếp hàng, đưa đón khách, Đoàn còn đẩy mạnh tăng gia tự túc. Lực lượng phần lớn là người Ê Đê, Gia Rai, Mơ Nông...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM