Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:24:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Cứu quốc quân  (Đọc 2037 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 02:42:13 pm »

Tên sách: Lịch sử Cứu quốc quân
Nhà xuất bản: Việt Bắc
Năm xuất bản: 1975

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Thực hiện chỉ thị của Ban thường vụ Khu ủy khu tự trị Việt Bắc về kỷ niệm lần thứ 30 Ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà xuất bản Việt Bắc xuất bản cuốn LỊCH SỬ CỨU QUỐC QUÂN để làm tài liệu nghiên cứu đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân ta về một trong những lực lượng vũ trang đầu tiên của Đảng, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Cuốn sách này do Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trực thuộc Khu ủy khu tự trị Việt Bắc biên soạn.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc và mong nhận được ý kiến phê bình đóng góp của các bạn.


Tháng 3 năm 1975
                                                                                                                                                   
NHÀ XUẤT BẢN VIỆT BẮC

LỜI GIỚI THIỆU

Đội Cứu quốc quân là một trong những đội vũ trang đầu tiên do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo, cùng với đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân mà ngày nay là Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, được đồng bào các dân tộc hết lòng giúp đỡ, đội Cứu quốc quân đã nhanh chóng trưởng thành. Trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa và khởi nghĩa giành chính quyền ở chiến khu Hoàng Hoa Thám (thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang), Cứu quốc quân đã giành được nhiều thành tích to lớn, góp phần xây dựng nên Khu giải phóng - căn cứ địa chủ yếu của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Tài liệu ghi chép về những hoạt động của Cứu quốc quân đến nay còn lại rất ít. Do đó, chúng tôi dựa vào hồi ký của các đồng chí cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân và nhân dân ở những địa phương thuộc chiến khu Hoàng Hoa Thám trước đây đã được xác minh qua các hội nghị tọa đàm, đem đối chiếu với những chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong thời kỳ đó, để nghiên cứu, biên soạn cuốn sách này.

Chúng tôi biên soạn cuốn lịch sử Cứu quốc quân nhằm ghi lại những thành tích vẻ vang, rút ra một số kết luận có ý nghĩa như là kinh nghiệm trên các mặt xây dựng lực lượng và đấu tranh vũ trang của Cứu quốc quân, để góp phần cho công tác giáo dục và phát huy truyền thống cách mạng. Đồng thời, biên soạn cuốn sách này, chúng tôi còn hi vọng giới thiệu với bọn đọc một số tài để tìm hiểu về vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945, về căn cứ địa Việt Bắc và về việc xây dựng lực lượng vũ trang đầu tiên của Đảng ở địa bàn miền núi.

Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn, chúng tôi được sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí cán bộ và chiến sĩ Cứu quốc quân, cóc đồng chí cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc đã hoạt động ở địa phương trong thời kỳ đó; của các cấp ủy Đảng ở những nơi trước đây Cứu quốc quân hoạt động. Đồng thời chúng tôi còn được sự giúp đỡ, cộng tác của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương và các tỉnh Bắc Thái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng; của các đồng chí cán bộ nghiên cứu ở Ban nghiên cứu lịch sử quân đội; Viện khoa học quân sự và trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Nhân dịp, xuất bản tập sách này, chúng tôi chân thành cám ơn tất cả các cơ quan và các đồng chí.

Khả năng của chúng tôi có hạn. chắc rằng cuốn sách này còn có nhược điểm và thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến xây dựng của bạn đọc.


Tháng 2 năm 1975
                                                                                                                                              
BAN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG
KHU TỰ TRỊ VIỆT BẮC
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 02:45:11 pm »

PHẦN THỨ NHẤT

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỘI CỨU QUỐC QUÂN

Nơi ra đời của đội Cứu quốc quân là vùng Bắc Sơn — Võ Nhai. Bắc Sơn là một châu thuộc tỉnh Lạng Sơn. Võ Nhai là một châu thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tuy ở hai tỉnh, nhưng là hai châu kề sát nhau, có mối quan hệ khăng khít với nhau từ lâu đời. Đời Lý, đời Trần, Bắc Sơn và Võ Nhai cùng nằm trong một châu gọi là châu Vạn Nhai. Đến đời Lê gọi là châu Vũ Lễ. Sang đời Hậu Lê mới gọi là châu Võ Nhai. Đến năm 1804, thực dân Pháp tách một phần đất đai châu Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, để lập ra châu Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn.

Bắc Sơn, Võ Nhai là hai châu miền núi. Nơi đây rừng già, núi đất, núi đá vôi hiểm trở, đi lại khó khăn, đã từng là một trong những địa bàn hoạt động chống Pháp của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, Hoàng Đình Kinh. Núi đất, rừng già cây cối um tùm, rậm rạp. Núi đá cao ngất có những vách đá tai mèo dựng đứng và nhiều hang động to rộng. Đó là những phòng tuyến thiên nhiên kiên cố ngăn cản bước tiến của kẻ địch. Nhưng đối với cách mạng, đây lại là địa bàn tương đối thuận lợi để xây dựng, che giấu và bảo toàn lực lượng.

Vùng Bắc Sơn — Võ Nhai nằm ở vị trí rất cơ động. Từ Bắc Sơn — Võ Nhai có thể nhanh chóng liên lạc ra vùng biên giới Việt — Trung, nhanh chóng tiến về đồng bằng và trung du theo hai hướng: xuống Phú Bình, Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên), và xuống Hữu Lũng, Yên Thế (tỉnh Bắc Giang). Do đó, trong những năm ba mươi của thế kỷ này, Đảng cộng sản Đông Dương đã xây dựng nơi đây thành một đầu mối giao thông quan trọng giữa bộ phận ở trong nước với bộ phận ở ngoài nước.

Bắc Sơn và Võ Nhai là địa bàn sinh sống từ lâu đời của đồng bào các dân tộc anh em Tày, Nùng, Dao Kinh. Sinh sống trên mảnh đất giàu đẹp nhưng điều kiện thiên nhiên lại có phần khắc nghiệt này, đồng bào các dân tộc đã được rèn luyện các đức tính cần cù, thông minh và dũng cảm. Đồng bào các dân tộc ở đây còn có truyền thống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, khi gặp thiên tai, hoạn nạn. Những đức tính quý báu và truyền thống tốt đẹp đó đủ bảo đảm cho đồng bào các dân tộc Bắc Sơn, Võ Nhai có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, Nhưng dưới ách áp bức và bóc lột của thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai của chùng, đời sống của đồng bào các dân tộc Bắc Sơn, Võ Nhai vô cùng cực khổ, tối tăm. Đời sống vật chất của đồng bào thì cùng quẫn và đói khát bởi biết bao thứ thuế bất công phi lý của thực dân Pháp; bởi sự ăn bớt, ăn chặn, ức hiếp mọi bề của bọn hào lý tay sai. Đời sống tinh thần của đồng bào thì tối tăm, lạc hậu vì chính sách kìm hãm, nô dịch và đầu độc của thực dân Pháp bằng việc khuyến khích các tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, hút xách... Thâm độc hơn, thực dân Pháp còn triệt để thi hành chính sách chia rẽ dân tộc để dễ bề cai trị và bóc lột nhân dân ta. Hết thảy các dân tộc Bắc Sơn, Võ Nhai đều căm ghét thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai của chúng.

Với tình hình và đặc điểm trên đây, Bắc Sơn và Võ Nhai là mảnh đất tốt để gieo hạt giống cách mạng. Trong những năm 1935, 1936, 1937, Đảng ta đã cử cán bộ đến Bắc Sơn, Võ Nhai xây dựng cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng của Đảng. Đến năm 1940, ở các xã Vũ Lăng, Hữu Vĩnh, Bắc Sơn, Hưng Vũ, Chiêu Vũ, Vũ Lễ, Vĩnh Yên, Vũ Địch (châu Bắc Sơn), và ở các xã Phú Thượng, Lâu Thượng, Tràng Xá, La Hiên (châu Võ Nhai) đã xây dựng được các cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng của Đảng.

Có áp bức là có đấu tranh, đó là một quy luật. Nhân dân các dân tộc Bắc Sơn, Võ Nhai đã nhiều lần đấu tranh chống các chính sách và thủ đoạn áp bức, bóc lột của thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai của chúng. Từ ngày có Đảng cộng sản Đông Dương (tức là Đảng lao động Việt Nam ngày nay) ra đời và cử cán bộ đến tuyên truyền và giác ngộ, phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc Bắc Sơn và Võ Nhai càng sôi nổi, liên lục. Mục tiêu đấu tranh là chống chính sách bắt phu, thu thuế, chống áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, đòi các quyền tự do, dân chủ. Hình thức đấu tranh là đưa yêu sách cho bọn hào lý địa phương, cho chánh sứ, tuần phủ, phủ thống sứ... Cao hơn là trừng trị bọn hào lý tay sai. Phong trào đó đã nổi lên các cuộc đấu tranh tiêu biểu. Năm 1936, nhân dân Gia Hòa (châu Bắc Sơn) kiện lý trưởng Lao Văn Pháp ức hiếp nhân dân, buộc quan trên pbảỉ cách chức y. Cùng năm đó, nhân dân xã Bắc Sơn (châu Bắc Sơn) kiện lý trưởng Lường Đình Văn ăn quịt tiền, buộc y phải hoàn trả lại 30 đồng cho nhân dân. Cũng năm 1936, nhân dân bị bắt đi làm đường ở Mỏ Gà (châu Võ Nhai) đấu tranh chống bọn cai ký đánh đập phu và ăn quịt tiền công. Trong những năm 1937, 1938, thực dân Pháp tăng cường bắt phu làm con đường từ Bình Gia sang Bắc Sơn, xuống Võ Nhai. Những đảng viên cộng sản ở Bắc Sơn và Võ Nhai đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân các dân tộc đấu tranh chống bắt đi phu trong ngày mùa. Phong trào đó đã lôi cuốn nhiều tầng lớp nhân dân lao động tham gia. Cuộc đấu tranh chống đi phu của nhân dân Võ Nhai làm cho tên tri châu Đèo Văn Long phải đổi đi nơi khác. Nhân dân Bắc Sơn họp thành đoàn biểu tình kéo lên châu đấu tranh. Cao hơn, nhân dân bị bắt đi phu còn trừng trị những tên cai, đội coi phu hống hách, như tên đội Nháy. Các cuộc đấu tranh với các mục tiêu chính trị cũng đã được tổ chức. Tháng 10 năm 1938, khoảng 100 người ở châu Võ Nhai cùng ký tên vào một bản yêu sách đòi thả chính trị phạm. Tháng 9 năm 1939, khoảng hơn 70 người ở Võ Nhai lại cùng ký tên vào một bản yêu sách chống việc quay trở lại Hiệp ước 1884. Cuộc vận động hưởng ứng phong trào «Đông Dương đại hội» cũng diễn ra sôi nổi ở Bắc Sơn và Võ Nhai.

Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, những đảng viên cộng sản ở Bắc Sơn và Võ Nhai còn rải truyền đơn, treo cờ đỏ nhân những ngày kỷ niệm lịch sử như Quốc tế lao động, Cách mạng tháng Mười Nga, xô-viết Nghệ-Tĩnh... Trong thời kỳ này, các sách báo của Đảng như báo «Tin tức», «Đời nay»... được lưu hành tương đối rộng rãi ở Bắc Sơn và Võ Nhai.

Mặc dầu có những cuộc đấu tranh tự phát và dưới những khẩu hiệu kinh tế, nhưng phong trào đấu tranh đó đều có ý nghĩa chính trị sâu sắc, bao gồm đấu tranh chính trị và bạo lực của quần chúng. Nó có tác dụng giáo dục, rèn luyện và tổ chức nhân dân Bắc Sơn, Võ Nhai tiến lên con đường đấu tranh cách mạng. Truyền đơn, cờ đỏ và sách báo của Đảng đã góp phần làm cho ảnh hưởng của cách mạng ngày càng sâu rộng trong nhân dân các dân tộc Bắc Sơn, Võ Nhai. Các tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng của Đảng được xây dựng trong thời kỳ 1935 —1939 cùng với truyền thống bất khuất của nhân dân các dân tộc Bắc Sơn, Võ Nhai là điều kiện rất thuận lợi để phát triển phong trào cách mạng một cách sôi nổi trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 —1945). Với tình hình và đặc điểm trên đây; trong trào lưu chung của phong trào cách mạng và dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng ở Bắc Sơn, Võ Nhai đã sản sinh ra đội Cứu quốc quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 02:48:16 pm »

PHẦN THỨ HAI

QUÁ TRÌNH TRƯỞNG THÀNH CỦA CỨU QUỐC QUÂN

I —SỰ CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG.
CUỘC KHỞI NGHĨA BẮC SƠN VÀ ĐỘI DU KÍCH BẮC SƠN

Tháng 9 năm 1939, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra đã chấm dứt thời kỳ vận động dân chủ rộng lớn của nhân dân ta do Đảng ta lãnh đạo. Một thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam bắt đầu. Đó là thời kỳ «Đổi đế quốc chiến tranh ra nội chiến, đổi chiến tranh cướp bóc ra chiến tranh cách mạng, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, dựng chính quyền cách mạng, tuyên bố ra khỏi đế quốc chiến tranh»(1).

Ngày 3 tháng 9 năm 1939, tức là hai ngày sau khi phát-xít Đức tấn công Ba Lan, đế quốc Anh và Pháp tuyên chiến với phát-xít Đức. Ngay sau khi xông vào vòng chiến, đế quốc Pháp liền thẳng tay đàn áp Đảng cộng sản Pháp và phong trào dân chủ, tiến bộ ở Pháp cũng như ở các thuộc địa của Pháp.

Ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách phát-xít vô cùng tàn bạo. Về chính trị, chúng ra sức đàn áp và khủng bố Đảng cộng sản Đông Dương và các tổ chức cách mạng của nhân dân Đông Dương. Về quân sự, chúng tăng cường bất lính, xây thêm sân bay, pháo đài, lập xưởng đúc đạn, thực hiện cái gọi là «tăng cường phòng thủ Đông Dương». Về kinh tế, chúng tăng sưu thuế, trưng thu, trưng dụng, mở quốc trái, lạc quyên... thực hành chính sách «kinh tế chỉ huy». Tất cả những chính sách trên đây của thực dân Pháp là nhằm tiêu diệt phong trào cách mạng Đông Dương, để giữ lấy thuộc địa Đông Dương, và để bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy phục vụ cho chiến tranh. Các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc đó đều chịu ảnh hưởng tai hại của chính sách kinh tế chiến tranh của thực dân Pháp. Do đó nhiều cuộc đấu tranh đòi duy trì mức sinh hoạt của công nhân đã giành được trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, các cuộc đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng, chống bắt phu và bắt lính của nông dân và các tầng lớp khác, đã nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước.

Đứng trước những chuyển biến mới của tình hình thế giới và trong nước, tháng 11 năm 1939 Trung ương Đảng cộng sản Đông dương đã họp hội nghị lần thứ sáu để quyết định những chủ trương, chính sách mới cho phù hợp. Hội nghị nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương, quyết định mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương để tập trung lực lượng chống đế quốc xâm lược và bè tũ tay sai của chúng. Hội nghị đã xác định trách nhiệm của Đảng là «Dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mệnh giải phóng dân tộc»(2), và quyết định phát triển đội tự vệ thật đông đảo và rộng khắp để tiến tới xây dựng «Quốc dân cách mệnh quân»(3).

Hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã thấy rõ mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với đế quốc xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu. Từ đó Hội nghị quyết nghị phải kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập trung ngọn lửa cách mạng Đông Dương vào đế quốc xâm lược. Quyết nghị của Hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng đánh dấu bước chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng và mở ra một thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam.

Chiến tranh giữa các tập đoàn đế quốc ngày càng lan rộng và ác liệt. Ngày 10 tháng 5 năm 1940 quân đội phát xít Đức mở cuộc tiến công vào Pháp. Chỉ trong vòng một tháng, đế quốc Pháp đã phải đầu hàng, một chính phủ bù nhìn tay sai Đức được thành lập ở Vi-si do tên thống chế Pê-tanh phản bội dân tộc Pháp cầm đầu. Nhân cơ hội đế quốc Pháp thua phát xít Đức tháng 9 năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào xâm chiếm Đông Dương, miếng mồi béo bở mà chúng đã dòm ngó từ lâu. Thực dân Pháp vội vã đầu hàng, dâng Đông Dương cho phát xít Nhật. Nhưng, nhân dân Việt Nam bất khuất đã nổi dậy chống cả Nhật lẫn Pháp. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (tháng 9 năm 1940), Nam-kỳ (tháng 11 năm 1940) và cuộc binh biến ở Chợ Rạng, Đô Lương (tháng 1 năm 1941).

Ngày 22 tháng 9 năm 1940, phát xít Nhật đem quân tiến vào Lạng Sơn, mở đầu cho sự xâm lược Đông Dương của phát xít Nhật, nhằm biến Đông Dương thành một bàn đạp để mở rộng cuộc chiến tranh ở Thái-bình-dương, chiếm đoạt các thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Mỹ. Khi quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp ở đây đã nhanh chóng tan rã. Chỉ trong vòng hai ngày, quân Nhật đã phá tan những hệ thống phòng thủ kiên cố của Pháp ở Đồng Đăng, Na Sầm và thị xã Lạng Sơn. Tướng May-nơ-ra kéo quân xuống Đồng Mỏ, nhưng đến ngày 25 tháng 9 năm 1940 đã phải trương cờ trắng đầu hàng quân Nhật. Tàn quân Pháp bị Nhật đánh bại tháo chạy theo đường Điềm He — Bình Gia — Bắc Sơn để về Thái Nguyên. Trên đường tháo chạy, chúng vứt súng đạn dọc đường cải trang thành dân thường để che mắt quân Nhật và vào làng xin ăn. Đồng bào ở nhiều địa phương đã tự động đi thu nhặt súng đạn, có nơi còn đón đường tước vũ khí của tàn binh Pháp, Tri châu Thoát Lãng bị nhân dân địa phương nổi dậy trừng trị. Tri phủ Tràng Định và tri châu Điềm He một phần sợ Nhật và một phần sợ quần chúng đã bỏ công đường chạy trốn. Các đồn, nha ở Điềm He, Bình Gia bị nhân dân triệt phá. Chính quyền tay sai của thực dân Pháp ở nhiều nơi quân Pháp chạy qua lụng lay, tan rã; nhân dân tự đứng ra tổ chức trật tự, trị an ở làng xóm của mình.


(1) Văn kiện Đảng (1939—1945), Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, trang 110.
(2) Văn kiện Đảng (1939—1945), Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1963, tr—73.
(3) Văn kiện Đảng (1939—1945), Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1963, tr—63.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 02:51:03 pm »

Nắm được cơ hội trên đây, sáng ngày 25 tháng 9 năm 1940, một số đồng chí đảng viên vừa thoát khỏi nhà tù Lạng Sơn chạy về địa phương như đồng chí Nông Văn Cún, Hoàng Đình Ruệ... đã họp với một số đồng chí đảng viên ở chi bộ Hưng Vũ, Bắc Sơn như đồng chí Dương Công Bình, Hoàng Văn Hán... tại làng Nông Lục (xã Hưng Vũ). Cuộc họp quyết định lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đồn Mỏ Nhài, chiếm lấy châu lỵ Bắc Sơn. Cuộc họp đã phân công các đồng chí đi về các xã Hưng Vũ, Chiêu Vũ, Bắc Sơn, Trấn Yên… vận động và tập hợp nhân dân thành lực lượng có tổ chức, có vũ trang để tiến hành khởi nghĩa.

Tám giờ tối ngày 27 tháng 9 năm 1940, khoảng 600 người trong đó có cả tổng đoàn, xã đoàn, lính và dõng, trang bị bằng các loại vũ khí như súng trường, súng kíp, giáo mác, gậy gộc... chia thành ba mũi tiến đánh đồn Mỏ Nhài. Trước sức tiến công của cách mạng, quân địch đã hoang mang lại thêm hoang mang, nên đã nhanh chóng tan rã. Tri châu Hoàng Văn Sĩ cùng binh lính ở đồn Mỏ Nhài trốn chạy qua đèo Canh Dàn sang Bằng Mạc. Quân khởi nghĩa hoàn toàn làm chủ chân lỵ. Rạng ngày 28 tháng 9, các đồng chí lãnh đạo khởi nghĩa đã tổ chức một cuộc mít tinh quần chúng ngay tại châu lỵ, tuyên bố chính quyền đế quốc không còn nữa, nhân dân tự tổ chức lấy trật tự trị an ở làng bản của mình. Sau cuộc mít tinh mọi người giải tán ra về trong niềm hân hoan, phấn khởi. Cùng ngày hôm đó, nhân dân Hưng Vũ, Chiêu Vũ đuổi đánh và tước vũ khí bọn lính bại trận ở Dập Dị và Nà Ti, diệt hai tên lính Pháp và thu vũ khí; nhân dân Nam Nhi và Tràng Sơn thì phục kích tàn binh Pháp ở đèo Canh Tiếm, Thâm Thông, diệt một tên đội người Việt và hai tên lính Pháp.

Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã giành được thắng lợi đầu tiên rất có ý nghĩa là đã đập tan chính quyền địch ở châu lỵ. Nhưng do hoàn cảnh và điều kiện lịch sử lúc đó, các đồng chí lãnh đạo khởi nghĩa không biết tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiến lên. Sau khi làm chủ được châu lỵ các đồng chí lãnh đạo khởi nghĩa cử đồng chí Nông Văn Cún xuống Võ Nhai gặp đồng chí Chu Văn Tấn để đồng chí Chu Văn Tấn báo cáo về Xứ ủy Bắc—Kỳ xin chỉ thị.

Sau khi Pháp đã chấp thuận những yêu sách và đồng thời thấy lật đổ hoàn toàn ngay Pháp chưa có lợi, phát xít Nhật đã bắt tay với Pháp, dùng Pháp làm tên tay sai đắc lực đàn áp cách mạng Việt Nam. Do vậy, đế quốc Pháp đã nhanh chóng đưa binh lính quay trở lại Bắc Sơn đàn áp cuộc khởi nghĩa. Ngày 1 tháng 10 năm 1940, tên phó sứ tỉnh Lạng Sơn Bôn-phít cùng hai tên võ quan là Boóc-đi-ô (đồn trưởng đồn Đình Cả) và Lơ-gay (đại lý đồn Bình Gia), chỉ huy khoảng một trung đội lính khố xanh từ Đình Cả (châu Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) tiến lên chiếm lại đồn Mỏ Nhài, tổ chức lại bộ máy cai trị của chúng tại Bắc Sơn. Thấy Pháp trở lại, những tên tổng lý, kỳ hào phản động, tham tiền và hiếu danh lại quay ra ôm chân chủ, làm mật thám chỉ điểm cho Pháp, tiến hành đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Bắc Sơn.

Thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai phản động đã đàn áp, khủng bố nhân dân Bắc Sơn rất dã man. Chúng bắt bớ, bắn giết, tra tấn, tù đầy, đốt phá xóm làng, ruộng vườn những người tham gia khởi nghĩa, hòng dập tắt phong trào cách mạng Bắc Sơn trong một thời gian ngắn, có những tên tay sai đắc lực như xã đoàn Niên (Nguyên Văn Niên), chánh Hương (Nguyễn Văn Hương), lý Chẩn... chỉ lối, đưa đường, quân địch đã đốt phá một loạt nhà cửa, ruộng vườn ở Minh Đán, Nông Lục (xã Hưng Vũ), Mỏ Tát, Nam Nhi, Tràng Sơn (xã Vũ Lăng)(1), và chúng đã bắt được một số người tham gia khởi nghĩa. Địch đã bắt đầu thiết lập lại được chính quyền tay sai ở các địa phương. Chúng đem tổng đoàn Phú và tổng đoàn Vĩnh là những người tham gia cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ra xử bắn ở Mỏ Nhài, để khủng bố quần chúng, đồng thời cũng là để trấn an bọn tay sai. Cuộc khủng bố của địch đã phần nào gây nên sự hoang mang trong một số quần chúng. Vấn đề cấp thiết lúc này là những người lãnh đạo phải bám chắc quần chúng để giữ vững và tiếp tục đưa phong trào tiến lên.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khi được báo cáo, Xứ ủy Bắc-kỳ đã cử hai xứ ủy viên lên Bắc Sơn tham gia lãnh đạo phong trào. Đầu tháng 10 năm 1940 đồng chí Trần Đăng Ninh và Nguyễn Thành Diên(2) đã lên đến Nam Nhi (xã Vũ Lăng). Qua kiểm tra và nắm tình hình, ngày 14 tháng 10 năm 1940, đồng chí Trần Đăng Ninh đã triệu tập một cuộc họp các đảng viên địa phương ở Sa Khao (xã Vũ Lăng) để phổ biến chỉ thị của Xứ ủy. Qua thảo luận, cuộc họp đã nhất trí quyết nghị:

a) Tập trung đảng viên và một số quần chúng tích cực, vận động nhân dân thu thập vũ khí để thành lập đội du kích Bắc Sơn. Xây dựng khu vực Nà Tấu (xã Ngư Viễn), Sa Khao, Mỏ Tát, Bản Me, Nam Nhi (xã Vũ Lăng) thành căn cứ của đội du kích.

b) Giải tán chính quyền địch, thu bằng triện của bọn kỳ hào, tiêu diệt bọn mật thám, tịch thu tài sản của bọn tay sai phản động đem chia cho nhân dân.

c) Tích trữ lương thực để chiến đấu lâu dài, tổ chức mit tinh diễn thuyết kêu gọi nhân dân ủng hộ cách mạng.

đ) Thành lập ban chỉ huy đội du kích gồm có các đồng chí Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn...


(1) Tiêu biểu là làng Minh Đán có 29 nóc nhà hoàn toàn bị địch đốt trụi, hàng trăm dân chúng không có nhà ở.
(2) Nguyễn Thành Diên là xứ ủy viên xứ ủy Bắc-kỳ sau này bị bắt, đã phản bội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 02:52:17 pm »

Thực hiện quyết định của cuộc họp Sa Khao, ngày 16 tháng 10 năm 1940, ban chỉ huy Đội du kích đã tổ chức một cuộc mít tinh diễn thuyết tại Làng Đon Úy (xã Vũ Lăng). Thay mặt ban chỉ huy, đồng chí Trần Đăng Ninh tuyên bố Đội du kích Bắc Sơn đã được thành lập và kêu gọi nhân dân tích cực ủng hộ Đội du kích, tiếp tục đẩy mạnh cuộc khởi nghĩa. Đây là đội du kích đầu tiên do Đảng ta chỉ huy. Quyết định của cuộc họp Sa Khao được đảng viên, Đội du kích và đông đảo quần chúng tích cực thực hiện. Được nhân dân ủng hộ, Đội du kích liên tiếp trừng trị những tên tay sai đầu sỏ, bảo vệ cơ sở và thúc đẩy phong trào cách mạng tiến lên. Ngày 15 tháng 10 năm 1940, du kích đã giết tên xã đoàn Niên ở Nà Tấu (xã Ngư Viễn). Ngày 20 tháng 10 tên chánh Hương dẫn lính vào đốt nhà ở Mỏ Tát, Bản Me đã bị du kích bắn trọng thương ở suối Ràng Hoài (Tràng Sơn, Vũ Lăng). Ngày 23 tháng 10, một tiểu đội du kích lại đột nhập vào nhà chánh Hương ở Vũ Lăng, tịch thu tài sản đem chia cho dân nghèo. Ngày 24 tháng 10, Đội du kích tiến công toán lính dõng do châu đoàn Trịnh Văn Nghiêm chỉ huy và chiếm lấy trường Vũ Lăng.

Những hoạt động liên tiếp cùng những thắng lợi đã giành được của Đội du kích đã cổ vũ nhân dân hăng hái ủng hộ và tham gia du kích. Phong trào thu nhặt vũ khi, quyên góp sủng kíp, giáo, mác, thóc, gạo... ủng hộ du kích đã được đông đảo nhân dân tích cực tham gia. Phong trào đó diễn ra sôi nổi ở các xã Hữu Vĩnh, Ngư Viễn, Vũ Lăng, Vũ Lễ, Hưng Vũ, Chiêu Vũ, Bắc Sơn, Trấn Yên, Gia Hòa... Phong trào này còn lôi kéo cả một số anh em binh lính, xã đoàn... tham gia. Ở Vũ Lăng, nơi có sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ huy Đội du kích, các hoạt động của quần chúng diễn ra sôi nổi. Ở đây chính quyền địch bị xóa bỏ, bằng triện của tổng lý bị tịch thu. Khế ước, sổ sách, giấy tờ của chúng bị đốt. Chỉ sau một thời gian tương đối ngắn, phong trào cách mạng ở Bắc Sơn lại phát triển mạnh. Đến cuối tháng 10 năm 1940, lực lượng vũ trang của quần chúng cách mạng đã phát triển tới hai, ba trăm người. Trong đó Đội du kích là lực lượng vũ trang thoát ly cũng được bổ sung thêm nhiều đội viên dũng cảm.

Phát huy khí thế của phong trào, Ban chỉ huy Đội du kích quyết định đánh đồn Mỏ Nhài, chiếm lại châu lỵ Bắc Sơn. Để động viên quần chúng hưởng ứng, bảo đảm giành thắng lợi trong trận đánh, Ban chỉ huy Đội du kích quyết định tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại nhà trường Vũ Lăng. Ngày 28 tháng 10 năm 1940, nhân dân các xã Hữu Vĩnh, Ngư Viễn. Vũ Lăng, Vũ Lễ, Hưng Vũ, Chiêu Vũ, Bắc Sơn, Gia Hòa, Trấn Yên cùng Đội du kích Bắc Sơn họp thành đoàn tuần hành gồm hàng nghìn người kéo từ Nam Nhi đến trường Vũ Lăng họp mít tinh. Ban chỉ huy Đội du kích phân công một số tiểu đội canh gác ở Kéo Coi, Kéo Gàn, Canh Tiến bảo vệ cuộc mít tinh. Thay mặt Ban chỉ huy Đội du kích, đồng chí Trần Đăng Ninh đã lên diễn thuyết trước cuộc mit tinh. Đồng chí vạch trần tội ác của đế quốc Pháp, Nhật, động viên nhân dân tích cực ủng hộ cách mạng, tiêu diệt kẻ thù, giành độc lập, tự do. Do ta mất cảnh giác để bọn phản động địa phương đến dự mít tinh, bọn này đã mật báo cho tên Bóoc-đi-ê. Tên Bóoc-đi-ê đem quân từ đồn Mỏ Nhài xuyên rừng tập kích cuộc mít tinh. Bị đánh bất ngờ, nhưng quần chúng cách mạng và quân du kích đều là người địa phương đã nhanh chóng phân tán, theo đường rừng rút lui an toàn.

Ngày 20 tháng 10 năm 1940, đồng chí Trần Đăng Ninh thay mặt Ban chỉ huy đã triệu tập một cuộc họp gồm các đồng chí đảng viên trung kiên ở Nà Pán (xã Vũ Lăng). Qua thảo luận, đánh giá tình hình, cuộc họp quyết định:

a) Rút toàn bộ cán bộ, đảng viên đã bị lộ cùng quân du kích vào rừng sâu để tiến hành hoạt động bí mật.

b) Đối với những cán bộ, đảng viên chưa bị lộ thi kiên trì bám chắc lấy quần chúng để củng cố và giữ vững cơ sở cách mạng ở các xã.

c) Gấp rút chuẩn bị để chống cuộc khủng bố lớn của địch.

Sau cuộc họp này, đồng chí Trần Đăng Ninh về xuôi báo cáo, xin chỉ thị của Trung ương và Xứ ủy. Đến đây, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn chấm dứt, để chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới.

Ưu điểm căn bản của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn là, lúc đầu đã chớp đúng thời cơ Nhật đánh Pháp, quân Pháp thua chạy, hệ thống chính quyền tay sai ở những nơi tàn quân Pháp chạy qua lung lay tan rã. Những đảng viên cộng sản đã kiên quyết lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa thì quyết tâm và anh dũng chiến đấu. Do đó cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã nhanh chóng giành được thắng lợi đầu tiên là chiếm lấy đồn, đập tan chính quyền tay sai ở châu lỵ. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã không giành được thắng lợi quyết định vì đã không biết chớp lấy thời cơ thuận lợi đó để tiến công liên tục, đập tan hoàn toàn bộ máy chính quyền tay sai của thực dân Pháp ở các địa phương, tiến lên xây dựng chính quyền cách mạng và tổ chức lực lượng vũ trang để bảo vệ lấy nó. Hơn nữa, thời cơ của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn là thời cơ cục bộ, địa phương, nó qua đi rất nhanh, toàn quốc chưa có điều kiện để hưởng ứng, do đó, đã bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt và liên tục. Mặc dù vậy, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Nó có tác dụng thức tỉnh quần chúng, động viên phong trào cách mạng toàn quốc, và mở đầu thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam, như Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương Đảng đã đánh giá «Đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc Đông Dương»(1).

Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn chưa giành được thắng lợi quyết định. Nhưng nó đã rèn luyện quân khởi nghĩa và tập hợp quân khởi nghĩa thành Đội du kích Bắc Sơn là đội du kích đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong quá trình chiến đấu, khu căn cứ của Đội du kích Bắc Sơn cũng đã hình thành. Đó là cơ sở thuận lợi, là điều kiện trực tiếp của sự xuất hiện căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai và sự ra đời đội Cứu quốc quân.


(1) Văn kiện Đảng (1939—1945), Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1963, tr—189.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 02:53:41 pm »

II - CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH KHỦNG BỐ
VÀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY
CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, ĐỘI CỨU QUỐC QUÂN RA ĐỜI

Xuất phát từ tình hình mới do sự xâm lược Đông Dương của phát-xít Nhật và do cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đưa tới, tháng 11 năm 1940, Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã họp hội nghị lần thứ bảy. Hội nghị khẳng định chủ trương chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược cách mạng của Hội nghị lần thứ sáu là đúng. Hội nghị thấy rằng sự xâm lược Đông Dương của phát xít Nhật và sự đầu hàng của thực dân Pháp làm cho nhân dân Đông Dương lâm vào tình trạng «một cổ hai tròng», do dó kẻ thù của cách mạng Việt Nam lúc đó là phát-xít Nhật, Pháp. Vì vậy, Hội nghị quyết định đổi mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thành Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát-xít Pháp — Nhật ở Đông Dương.

Thành công lớn của Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương Đảng là đã đặt hẳn vấn đề khởi nghĩa vũ trang vào chương trình nghị sự của cuộc cách mạng Đông Dương. Hội nghị đã quyết định duy trì và phát triển Đội du kích Bắc Sơn và căn cứ của Đội du kích để tiến tới xây dựng căn cứ địa cách mạng, lấy vùng Bắc Sơn — Võ Nhai làm trung tâm. Hội nghị còn vạch ra phương hướng hoạt động của Đội du kích Bắc Sơn là dùng hình thức vũ trang công tác, khi cần thì chiến đấu chống địch khủng bố để bảo vệ tính mệnh và tài sản của nhân dân, phát triển thật sâu rộng các cơ sở cách mạng để củng cố và mở rộng căn cứ cứ Đội du kích. Hội nghị đã phân công đồng chí Hoàng Văn Thụ trực tiếp chỉ đạo thực hiện nghị quyết này.

Sau Hội nghị lần thứ bảy, Trung ương Đảng lại ra liên tiếp hai thông báo gửi các cấp bộ Đảng, kêu gọi tích cực ủng hộ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, cuộc khởi nghĩa Nam-kỳ. Xứ ủy Bắc-kỳ cũng cấp tốc mở hai lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày ở Đức Thắng (Bắc Giang). Sau đó các lớp huấn luyện quân sự như vậy chuyển lên Bắc Sơn (Lạng Sơn).

Trong lúc phong trào cách mạng ở Bắc Sơn đang gặp nhiều khó khăn thì được sự ủng hộ tích cực của phong trào cách mạng ở Võ Nhai. Từ đầu tháng 11 năm 1940, đồng chí Chu Văn Tấn đã tổ chức đưa một số đảng viên và quần chúng tích cực ở Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá lên Bắc Sơn tham gia Đội du kích. Đồng thời, trước những khó khăn của phong trào cách mạng ở Bắc Sơn, Xứ Ủy Bắc-kỳ và Trung ương đã liên tiếp điều lên Bắc Sơn một số cán bộ có năng lực để tăng cường hạt nhân lãnh đạo. Từ tháng 12 năm 1940 và những tháng đầu năm 1941, các đồng chí Lương Văn Chi, Nguyễn Cao Đàm, Hoàng Văn Thái, Bùi Sinh, Bình Tiến, Bùn, Thống, Ái... đã lần lượt lên đến Bắc Sơn Võ Nhai. Đồng chí Lương Văn Chi, thường vụ Xử ủy Bắc-kỳ, là một cán bộ quân sự của Đảng lên Bắc Sơn phụ trách chung, mở các lớp huấn luyện quân sự cho Đội du kích.

Sau khi đánh phá cuộc mít tinh ở trường Vù Lăng, thực dân Pháp đẩy mạnh khủng bố phong trào cách mạng Bắc Sơn. Tên Bóoc-đi-ê được những tên tay sai đắc lực như chánh Hương chỉ lối, đưa đường, hàng ngày dẫn lính, dõng đi sục sạo khắp các xã Vũ Lăng, Vũ Lễ, Chiêu Vũ, Ngư Viễn... để lùng bắt cán bộ, khủng bố nhân dân và tiêu diệt Đội du kích.

Hành động điên cuồng của kẻ địch có gây cho phong trào cách mạng Bắc Sơn nhiều khó khăn, nhưng chúng không thể dập tắt được phong trào cách mạng. Dưới ánh sáng nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương Đảng, được sự quan tâm lãnh đạo của Trung ương và Xứ ủy Bắc-kỳ, với sự cổ vũ của phong trào cách mạng toàn quốc, phong trào cách mạng Bắc Sơn đã từng bước vượt lên những thử thách gay go. Đầu tháng 12 năm 1940, Đội du kích Bắc Sơn được củng cố lại, có khoảng 20 đội viên, trang bị đầy đủ bằng súng trường, súng kíp. Sau khi được củng cố, Đội du kích Bắc Sơn đã tích cực chiến đấu và công tác để giữ vững và phát triển cơ sở quần chúng. Ngày 26 tháng 1 năm 1941, Đội du kích đã phục kích bắn hai tên tay sai của thực dân Pháp ở Tam Hoa (xã Hưng Vũ) để cảnh cáo bọn chó săn, chim mồi. Tên phó Thưởng chết tại trận. Tên lý Tốn thi bị thương nặng. Số cán bộ ở xuôi lên tăng cường cùng những cán bộ, đảng viên trung kiên ở địa phương tích cực chắp nối lại đường liên lạc với các cơ sở Đảng ở các xã. Từ đó, nhiều cơ sở Đảng và các cơ sở quần chúng ở các địa phương được củng cố lại. Sang đầu tháng 2 năm 1941, phong trào cách mạng Bắc Sơn đã hồi phục, có sự liên hệ chặt chẽ với phong trào cách mạng Võ Nhai và được phong trào cách mạng ở Võ Nhai tích cực hỗ trợ.

Cuối tháng 2 năm 1941, đoàn đại biểu đi họp Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng ở Pác Bó (tỉnh Cao Bằng) lên đến Khuổi Nọi (xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn). Trong thời gian dừng chân ở Bắc Sơn, các đồng chí Trung ương đã họp với Ban chỉ huy Đội du kích và gặp Đội du kích để nắm tình hình và chỉ thị những chủ trương, biện pháp công tác cần kíp, Tại cuộc họp ở Khuổi Nọi (xã Vũ Lễ) vào ngày 23 tháng 2 năm 1941, đồng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng đã nói về tình hình và nhiệm vụ cách mạng, chủ trương phát triển Đội du kích Bắc Sơn thành Cứu quốc quân làm lực lượng nòng cốt xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn — Võ Nhai, và đồng thời làm vốn xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng. Về nhiệm vụ của Đội Cứu quốc quân, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã chỉ rõ là tích cực dùng hình thức vũ trang công tác, củng cố và mở rộng căn cứ của đội du kích Bắc Sơn, nhanh chóng phát triển lực lượng của mình về mọi mặt để kịp khi thời cơ đến thì tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Sau đó, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã trao cho đội Cứu quốc quân lá cờ đỏ sao năm cánh do Hội phụ nữ phản đế Hà Nội thêu. Đồng chí Lương Văn Chi thay mặt cho đội Cứu quốc quân lên hứa với Trung ương Đảng quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng và đọc năm lời thề danh dự của đội:

1 — Không phản Đảng.

2 — Tuyệt đối trung thành với Đảng.

3 — Kiên quyết phấn đấu và trả thù cho những đồng chí đã hi sinh.

4 — Không hàng giặc

5 — Không hại dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 02:54:13 pm »

Trung ương chỉ định đồng chí Lương Văn Chi làm chỉ huy trưởng và đồng chí Chu Văn Tấn làm chỉ huy phó đội Cứu quốc quân. Cũng tại cuộc họp trên, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Chu Văn Tấn tổ chức và chỉ huy một tổ Cứu quốc quân làm nhiệm vụ đưa đường và bảo vệ đoàn cán bộ đi họp Hội nghị lần thứ tám của Trung ương ở Pác Bó (châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). Đồng thời, đồng chí Hoàng Văn Thụ giao cho đồng chí Lương Văn Chi nhiệm vụ phát triển mạnh mẽ các tổ chức quần chúng và lực lượng tự vệ, mở rộng địa bàn hoạt động của Cứu quốc quân, chuẩn bị điều kiện để đến ngày 1 tháng 5 năm 1941 khi Trung ương trở về sẽ làm lễ ra mắt đội Cứu quốc quân trước đông đảo quần chúng cách mạng. Đồng chí Hoàng Văn Thụ còn căn dặn thêm, nếu Trung ương chưa về thì đến ngày đó vẫn cứ tổ chức lễ ra mắt đội Cứu quốc quân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đội du kích Bắc Sơn ra đời từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và căn cứ của Đội du kích đã không ngừng lớn lên. Trên cơ sở Đội du kích Bắc Sơn đã được rèn luyện, trưởng thách trong đấu tranh, Trung ương Đẳng đã quyết định phát triển nó thành đội Cứu quốc quân để làm vốn xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, và làm lực lượng nòng cốt xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn — Võ Nhai. Đội Cứu quốc quân ra đời là kết quả to lớn của phong trào cách mạng Bắc Sơn, Võ Nhai dưới sự lãnh đạo của Đảng, và sự cổ vũ của phong trào cách mạng toàn quốc. Đội Cứu quốc quân thành lập là nguồn động viên, cổ vũ nhân dân các dân tộc Bắc Sơn và Võ Nhai hăng hái tham gia cách mạng, ra sức xây dựng vùng Bắc Sơn — Võ Nhai sớm trở thành một căn cứ địa cách mạng vững mạnh.

Chấp hành chỉ thị của Trung ương, đội Cứu quốc quân do đồng chí Lương Văn Chi chỉ huy ra sức củng cố và mở rộng khu du kích Bắc Sơn. Có sự lãnh đạo chặt chẽ, Cứu quốc quân tăng cường liên hệ mật thiết với quần chúng, làm cho mối quan hệ đó ngày càng bền chặt, tạo điều kiện thuận lợi để Cứu quốc quân hoạt động. Được đồng bào các dân tộc hết lòng giúp đỡ và bảo vệ, Cứu quốc quân tích cực trừ gian, diệt phản động đầu sỏ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng. Ngày 13 tháng 4 năm 1941, Cứu quốc quân diệt xã đoàn Hưởng ở Chiêu Vũ để cảnh cáo bọn tay sai phản động, ngăn chặn những hoạt động chỉ điểm của chúng. Đồng thời, Cứu quốc quân còn tích cực tập luyện quân sự ở Bản Ít (xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn). Để chuẩn bị đón Trung ương về, Cứu quốc quân còn tích cực vận động nhân dân Nùng ở Bản ít, nhân dân Dao ở Khuôn Khát cùng tham gia đẵn gỗ, xây dựng cơ quan bí mật ở Khuổi Nọi (xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn), vận động đồng bào Tày ở Mỏ Pja cùng làm cơ quan bí mật ở Lân Táy (xã Hữu Vĩnh, châu Bắc Sơn), Nhân dân Bản Ít, Khuôn Khát (xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn), Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá (châu Võ Nhai)... đã hăng hái đóng góp lương thực, thực phẩm để xây dựng cơ quan bí mật ở Khuổi Nọi (xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn).

Đến tháng 4 năm 1941, phong trào cách mạng ở Bắc Sơn, Võ Nhai đã phát triển khá rộng. Đặc biệt vùng rừng núi hiểm trở thuộc các xã Vũ Lễ, Vũ Lăng, Hữu Vĩnh, Ngư Viễn (châu Bắc Sơn), Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá (châu Võ Nhai) địa thế nối liền nhau, đã trở thành khu trung tâm của căn cứ địa Bắc Sơn — Võ Nhai, trong đó vùng Khuổi Nọi (thuộc xã Vũ Lễ) là trung tâm chính. Vùng Khuổi Nọi được Cứu quốc quân cùng lực lượng tự vệ tổ chức canh phòng, bảo vệ chặt chẽ. Trên các ngả đường vào khu vực này đều có canh gác. Người lạ mặt ra vào phải có giấy của ban lãnh đạo. Người mang súng phải có giấy phép của cách mạng. Ở khu trung tâm của căn cứ địa, phong trào cách mạng của quần chúng rất sôi nổi. Các cuộc mít tinh kỷ niệm những ngày lịch sử, hội họp, các tổ chức quần chúng được tổ chức công khai. Trật tự, trị an ở các làng bản được bảo đảm. Mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc ở đây đều hăng hái ủng hộ cách mạng. Các lớp huấn luyện quân sự và chính trị của Xứ ủy Bắc-kỳ được tổ chức ở Khuổi Nọi, không những đã đào tạo được nhiều cán bộ cho căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai, mà còn đào tạo được một số cán bộ cho các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang.

Để phát huy khí thế cách mạng lên cao hơn nữa, các đồng chí lãnh đạo quyết định tổ chức một cuộc mít tinh lớn nhân ngày Quốc tế lao động, đồng thời làm lễ ra mắt đội Cứu quốc quân theo chỉ thị của Trung ương. Ngày 1 tháng 5 năm 1941, cuộc mít tinh này đã được tổ chức trọng thể ở Khuổi Nọi (xã Vũ lễ, châu Bắc Sơn). Cuộc mít tinh có đông đảo quần chúng cách mạng các dân tộc tới dự. Đồng chí Lương Văn Chi, chỉ huy trưởng Cứu quốc quân đã phát biểu trước cuộc mít tinh, tuyên bố quyết định thành lập đội Cứu quốc quân của Trung ương Đảng. Cuộc mít tinh tràn đầy không khí phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Quần chúng cách mạng dự mít tinh hân hoan chào đón sự ra đời của đội Cứu quốc quân, vì nó là đội quân cách mạng của Đảng và của nhân dân, gồm con em các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh, ra đời và chiến đấu ngay ở quê hương của mình. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tiền đồ tươi sáng của Cứu quốc quân, quần chúng cách mạng ở Bắc Sơn, Võ Nhai và nhiều nơi khác, đã gửi đến cho Cứu quốc quân nhiều vật phẩm thắm tình quân dân ruột thịt. Cán bộ và chiến sĩ đội Cứu quốc quân là đội viên Đội du kích Bắc Sơn trước đây và đội viên trung kiên của các đội tự vệ ở các xã, đã được rèn luyện trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, trong cuộc đấu tranh chống địch khủng bố, rất cảm động trước sự quan tâm chăm sóc của Đảng và của nhân dân. Đồng chí Lương Văn Chi thay mặt cho toàn thể cán bộ và chiến sĩ, đọc năm lời thề của đội Cứu quốc quân đối với Đảng và đối với nhân dân, hứa quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhân dân giao phó.

Tổ Cứu quốc quân làm nhiệm vụ đưa đường và bảo vệ đoàn đại biểu đi họp Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng do đồng chí Chu Văn Tấn chỉ huy và đồng chí Hoàng Tài làm liên lạc, đã vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ Khuổi Nọi đoàn đi qua Bình Gia, Văn Mịch, Tràng Định ra Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) và tháng 4 năm 1941 đã vào đến Pác Bó (châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), an toàn. Sau Hội nghị, tổ Cứu quốc quân này lại đưa đường và bảo vệ các đồng chí trở về căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai. Từ Pác Bó về Long Châu (Trung Quốc), đoàn đi theo hai đường. Một đường qua đất Trung Quốc dọc biên giới Việt — Trung theo con đường lúc đi. Một đường từ Pác Bó (Hà Quảng) xuống Hòa An, Thạch An, về Tràng Định rồi ra Bó Cục (Long Châu, Trung Quốc) Hai đoàn cùng gặp nhau tại đây, rồi từ đó vào Tràng Định qua Bình Gia đến Bắc Sơn, Võ Nhai vào đầu tháng 7 năm 1941 an toàn. Đây là một thành tích to lớn của tổ Cứu quốc quân này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 02:57:21 pm »

III — TÁM THÁNG ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH KHỦNG BỐ
CỦA CỨU QUỐC QUÂN

Trước những biến chuyển mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, đầu tháng 2 năm 1941, Hồ Chủ tịch về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1941 với tư cách là đại biểu của Quốc tế cộng sản, Hồ Chủ tịch đã triệu tập Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng ở Pác Bó. Dưới sự chủ tọa của Hồ Chủ tịch, Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng, chủ trương và chính sách mới của Đảng được phát triển về mọi mặt.

Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, qua phân tích sâu sắc các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam lúc đó, Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng nhất trí tán thành các nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu và lần thứ bảy. Đồng thời, Hội nghị lần thứ tám đã đề ra nhiều chủ trương và chính sách cụ thể, nhằm giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, động viên mọi tầng lớp nhân dân có lòng yêu nước tiến lên mặt trận đấu tranh cách mạng giành lại độc lập, tự do. Để tập hợp đông đảo hơn nữa các lực lượng, các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chủ yếu của dân tộc là phát xít Pháp, Nhật và bè lũ tay sai của chúng, Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc gọi là Hội cứu quốc.

Về phương pháp cách mạng để giành lại độc lập và chủ quyền của đất nước, Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng khẳng định «Cuộc cách mạng Đông Dương, kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang»(1). Vì vậy, Hội nghị đề ra: «Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và dân ta trong giai đoạn hiện tại»(2).

Để thiết thực chuẩn bị khởi nghĩa, «Hội nghị Trung ương lần thứ tám đã quyết định lấy miền rừng núi Việt Bắc để xây dựng căn cứ vũ trang»(3), trước hết là căn cứ Cao Bằng và căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai. Căn cứ Cao Bằng do Hồ Chủ tịch và các đồng chí Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp phụ trách. Căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai do Ban thường vụ Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo. Hội nghị lần thứ tám của Trung ương còn quyết định tăng cường cho căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai thêm một số cán bộ như các đồng chí Phùng Chí Kiên, Bế Sơn Cương, Mã Thành Kính, Đặng Văn Cáp, Trần Văn Phấn... Đồng chí Phùng Chí Kiên là ủy viên Trung ương Đảng, đồng thời là một cán bộ quân sự của Đảng, đã từng là chỉ huy Hồng quân Trung Quốc đánh Nhật, được cử về Bắc Sơn — Võ Nhai làm chỉ huy trưởng.

Đầu tháng 7 năm 1941, các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng cùng số cán bộ mà Trung ương tăng cường cho căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai về đến Bắc Sơn. Khi về đến Binh Gia đoàn đã thấy dấu hiệu của một cuộc khủng bố lớn. Khắp các ngả đường từ Bình Gia vào Bắc Sơn đều thấy có lính dõng, mật thám đi tuần và canh gác. Sở dĩ kẻ địch biết được cuộc hành trình của đoàn là do tên Công đi họp Hội nghị lần thứ tám, đi bằng con đường công khai về Hà Nội đã cung cấp tin tức cho địch. Do đó, ngày 30 tháng 6 năm 1941, sở mật thám Bắc-kỳ đã đưa một chi nhánh lên Đình Gả (châu Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên) để đón đường các đồng chí Thường vụ Trung ương về xuôi. Đến Đình Cả chúng lập phòng tra tấn tại chỗ để đàn áp, khủng bố nhân dân địa phương. Sở mật thám Bắc-kỳ còn chỉ thị cho các chi nhánh mật thám Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang tăng cường mạng lưới mật thám, thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhau để chặn đường hòng tóm gọn các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng. Tên trùm mật thám Lạng Sơn Đăng-vít (Denkwick) tức tốc đi lên Bắc Sơn đóng chốt ở xã Vũ Lễ. Đồng thời, thực dân Pháp tập trung binh lính dưới sự chỉ huy của những tên thực dân khét tiếng gian ác như Ba-rôn, Bút-kê, Bê-ra-da... tiến công căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai tử ba mặt. Một mặt từ Bắc Giang và một mặt từ Thái Nguyên tiến lên Võ Nhai. Một mặt khác từ Lạng Sơn tiến vào Bắc Sơn. Ngoài ra, thực dân Pháp còn tăng cường lực lượng đàn áp, khủng bố tại chỗ, đó là bọn dõng và mật thám ở các làng, xã. Với lực lượng như vậy, thực dân Pháp hi vọng rằng sẽ bắt gọn các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng, tiêu diệt hoàn toàn Cứu quốc quân và dập tắt phong trào cách mạng ở Bắc Sơn, Võ Nhai trong một thời gian ngắn. Trọng tâm cuộc khủng bố của địch lúc đầu là Bắc Sơn, sau đó chuyền dần xuống Võ Nhai. Từ đó, cuộc đấu tranh bền bỉ và anh dũng bảo vệ Trung ương và phong trào cách mạng của Cứu quốc quân và nhân dân Bắc Sơn, Võ Nhai cũng bắt đầu.


(1) Văn kiện Đảng (1939 — 1945), Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, tr-211.
(2) Như trên, tr-393.
(3) Võ Nguyên Giáp Từ nhân dân mà ra, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1969, tr-84
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 02:58:06 pm »

Ngày 6 tháng 7 năm 1941, các đồng chí Thường vụ trung ương về đến xã Quỳnh Sơn (châu Bắc Sơn) thì gặp tụi mật thám chặn đường. Với tinh thần cảnh giác, được tổ Cứu quốc quân đi theo dẫn đường và nhân dân địa phương giúp đỡ, các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt đã an toàn rút vào cơ quan bí mật ở Lân Táy (xã Hữu Vĩnh). Tức tối vì chẳng bắt được ai, kẻ địch khủng bố nhân dân. Chúng bắt nhân dân địa phương nộp năm đồng tiền «phạt vạ» mỗi xuất đinh. Không nao núng tinh thần, nhân dân các bản Lân Táy, Mỏ Pja, Lân Pán... vẫn bí mật tiếp tế lương thực, thực phẩm và tổ chức bảo vệ các đồng chí Trung ương ở cơ quan Lân Táy. Bắt đầu từ đó, hàng ngày thực dân Pháp tung những đơn vị lính, dõng do bọn mật thám địa phương thông thuộc địa hình dẫn đường, lùng sục vào các làng bản, khu rừng, khe suối, hang đá ở Mỏ Pja, Mỏ Ruệ, Lũng Rào, Bản Ít, Khuôn Khát... để truy bắt cán bộ cách mạng. Chúng đi tới đâu thì bắt người, cướp của, đốt phá nhà cửa, ruộng vườn của đồng bào tới đó, để uy hiếp tinh thần của nhân dân.

Mặc dù địch mở cuộc khủng bố lớn, trong thời gian dừng chân ở Bắc Sơn, các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng đã tranh thủ truyền đạt nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Trung ương cho cán bộ địa phương, huấn luyện và đào tạo cán bộ. Tại cơ quan Lân Táy, các đồng chí Thường vụ Trung ương đã được trực tiếp nghe đồng chí Lương Văn Chi báo cáo tình hình phong trào cách mạng Bắc Sơn, Võ Nhai. Ban thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ định Ban lãnh đạo mới của căn cứ địa Bắc Sơn — Võ Nhai đồng thời là ban chỉ huy đội Cứu quốc quân. Ban này gồm có các đồng chí Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi và Chu Văn Tấn, do đồng chí Phùng Chí Kiên là ủy viên Trung ương Đảng làm chỉ huy trưởng. Ban thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ của Cứu quốc quân là tích cực đấu tranh chống địch khủng bố, bảo vệ Trung ương và cơ sở cách mạng. Ban chỉ huy Cứu quốc quân chuyển đến vùng Khuổi Nọi, họp bàn và phân công thực hiện chỉ thị của Trung ương. Đồng chí Phùng Chí Kiên và đồng chí Lương Văn Chi ở Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân và chỉ huy Cứu quốc quân đấu tranh chống địch khủng bố, bảo vệ Trung ương. Đồng chí Chu Văn Tấn về Võ Nhai để cùng các đồng chí cán bộ nòng cốt ở địa phương lãnh đạo nhân dân và Cứu quốc quân đấu tranh, chuẩn bị cơ quan bí mật để Trung ương rút xuống đây, tổ chức đường liên lạc để đưa các đồng chí Trung ương về xuôi an toàn.

Kẻ địch săn lùng ráo riết. Được Cứu quốc quân và quần chúng cách mạng bảo vệ, giúp đỡ, ngày 21 tháng 7 năm 1941, các đồng chí Thường vụ Trung ương rút khỏi Lân Táy đi qua Lân Riều, Lân Nặm, Lân Đẩy, Lân Rào đến Sa Khao, Khuổi Nọi, và đầu tháng 8 xuống đến cơ quan bí mật do Cứu quốc quân xây dựng ở Núi Lều (xã Tràng Xá, châu Võ Nhai). Ngày 25 tháng 7 năm 1941, khi được tin các đồng chí Thường vụ Trung ương đến Mỏ Pja, kẻ địch liền huy động lực lượng tiến công vào đây. Lực lượng của chúng có khoảng một trung đội lính khố xanh do tụi mật thám địa phương dẫn đường. Chúng tiến công vào Mỏ Pja theo 4 hướng. Từ Nà Yêu, Kéo Cuởm, Nà Nâm và từ Vĩnh Yên vượt đèo Canh Tung cùng tiến thẳng vào Mỏ Pja. Nhưng lúc này các đồng chí Trung ương đã rút đi xa. Chẳng bắt được người, chúng tiến hành khủng bố nhân dân vùng này.

Đã gần một tháng càn quét, nhưng chẳng bắt được các đồng chí Trung ương và cũng không tiêu diệt được Cứu quốc quân, thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai tăng cường đàn áp và khủng bố. Già, trẻ, gái, trai của những gia đình có người tham gia cách mạng, chúng bắt về giam ở Đàng Lang (xã Quỳnh Sơn). Chúng dỡ nhà, cướp của, dồn dân các bản Lân Pán, Nà Yêu, Khuổi Cưởm, Mỏ Pja... ra tập trung ở bản Pác Mỏ (xã Hữu Vĩnh). Chúng liên tiếp hành quân càn quét vào vùng Khuổi Nọi (xã Vũ Lễ) là trung tâm căn cứ của Cứu quốc quân. Trong những cuộc càn quét đó, kẻ địch đã triệt hạ hoàn toàn bản Khuôn Khát, một bản gồm 16 nóc nhà của đồng bào Dao. Cả bản chỉ còn lại một người trốn thoát. Đây là một tội ác tầy trời của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Cũng trong các cuộc càn quét đó, kẻ địch đã bắt phần lớn đồng bào các bản Nà Cái, Bản Ít đem về giam giữ ở trại giam Đàng Lang (xã Quỳnh Sơn)

Cứu quốc quân đã dũng cảm chặn từng bước các cuộc tiến công của địch để bảo vệ phong trào cách mạng. Có trận, Cứu quốc quân đã phá tan cuộc càn quét của kẻ địch như ở Giá Huần (xã Vũ Lễ). Nhưng kẻ địch tăng cường khủng bố, tình hình ngày càng khó khăn. Vùng trung tâm căn cứ liên tục bị tiến công. Cơ sở quần chúng ở một vài nơi bị vỡ. Sinh hoạt của cán bộ và Cứu quốc quân ở trong rừng ngày càng gặp khăn. Phạm vi hoạt động của Cứu quốc quân ở Bắc Sơn dần dần bị thu hẹp. Đứng trước tình hình đó, các đồng chí Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi quyết định rút đại bộ phận Cứu quốc quân ra khỏi Bắc Sơn lên Cao Bằng và vùng biên giới Việt-Trung, chỉ để lại Bắc Sơn một tiểu đội để giữ vững cơ sở quần chúng.

Bộ phận rút khỏi Bắc Sơn theo hai hướng. Một hướng lên biên giới Việt — Trung về phía Lạng Sơn. Một hướng lên căn cứ Cao Bằng. Ngày 8 tháng 8 năm 1941, bộ phận thứ nhất rút khỏi Khuổi Nọi. Bộ phận này gồm các đồng chí Đặng Văn Cáp. Hoàng Văn Thái, Dương Công Bình, Hoàng Văn Hán, Ý, Sơn... Đến ngày 15 tháng 8 thì sang tới vùng biên giới Việt — Trung. Ngày 10 tháng 8 bộ phận thứ hai cũng rút khỏi Khuổi Nọi. Bộ phận này gồm các đồng chí Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi, Hà Khai Lạc, Bế Sơn Cương, Mã Thành Kính, Thành, Lâm... Khi đến làng Văn Học (châu Nà Rì) thì gặp địch xét hỏi. Các đồng chí đã chủ động đánh địch đề tiếp tục hành quân. Một tên lính dõng bị chết. Tên chánh Thượng bị thương. Kẻ địch huy động lực lượng lính, dõng các địa phương truy kích, phục kích, chặn đường. Ngày 22 tháng 8 năm 1941, bộ phận này hành quân tới làng Khau Pàn (xã Bằng Đức, châu Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn) thì lọt vào ổ phục kích của địch. Bị bất ngờ, địa hình không quen thuộc, sau nhiều ngày hành quân trong rừng đã mệt, kẻ địch lại đông hơn ta gấp bội, do đó bộ phận này đã bị tổn thất nặng. Đồng chí Phùng Chí Kiên bị hi sinh tại trận. Đồng chí Lương Văn Chi bị ốm, không đi được, đến ngày 28 tháng 8 thì bị địch bắt đem về giam ở nhà tù Cao Bằng, và ngày 20 tháng 9 thì hi sinh ở nhà tù. Số còn lại rút lên căn cứ Cao Bằng an toàn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 02:59:11 pm »

Bộ phận ở lại Bắc Sơn gồm có các đồng chí Nguyễn Cao Đàm, Dương Quốc Vinh, Dương Thần Tần, Hoàng Đình Ruệ, Hoàng Doãn Hoàng, Hoàng Văn Thằng, Đường Quảng Long, Đường Văn Thức. Mã Viết Thốn, Mã Viết Vinh. Bộ phận này chia thành từng tổ công tác ở các xã Vũ Lăng, Vũ Lễ, Hưng Vũ, Chiêu Vũ, Hữu Vĩnh, Bắc Sơn... để giữ vững cơ sở quần chúng. Địch truy lùng ráo riết, đến cuối tháng 8 năm 1941, thì chúng bắt được 6 chiến sĩ Cứu quốc quân. Ngày 20 tháng 9 năm 1941, địch đem xử bắn và đem bêu đầu ở châu lỵ để uy hiếp tinh thần nhân dân. Đó là các liệt sĩ Hoàng Đình Ruệ, Dương Thần Tần. Hoàng Doãn Hoàng, Hoàng Văn Thằng, Mã Viết Thốn, Mã Viết Vinh. Còn lại bốn đồng chí là Nguyễn Cao Đàm, Dương Quốc Vinh, Đường Văn Thức và Đường Quảng Long rút xuống Võ Nhai cùng bộ phận Cứu quốc quân ở đây đấu tranh chống địch khủng bố.

Máu của cán bộ và chiến sĩ Cứu quốc quân đã đổ xuống. Nhưng quân thù không thể tiêu diệt được đội Cứu quốc quân và dập tắt phong trào cách mạng của nhân dân Bắc Sơn, Võ Nhai. Các liệt sĩ Cứu quốc quân đã nêu một tấm gương chiểu đấu anh dũng, không phản Đảng, không hại dân, không khuất phục kẻ thù. Tấm gương hi sinh cao cả vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân của các liệt sĩ ấy như là lời kêu gọi đội Cứu quốc quân, đồng bào Bắc Sơn, Võ Nhai hăng hái và bền bỉ đấu tranh, tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiến lên không ngừng.

Mất mục tiêu chủ yếu của cuộc khủng bố ở châu Bắc Sơn, từ đầu tháng 9 năm 1941, thực dân Pháp chuyển trọng tâm của cuộc khủng bố xuống châu Võ Nhai. Song, không phải đến lúc này kẻ địch mới khủng bố phong trào cách mạng Võ Nhai, và cũng không có nghĩa là cuộc khủng bố ở Bắc Sơn của chúng đã kém phần khốc liệt.

Sang tháng 9 năm 1941, cuộc khủng bố của kẻ địch ở châu Bắc Sơn vẫn được tiếp tục đẩy mạnh nhằm triệt phá hoàn toàn phong trào cách mạng ở đây. Một mặt, chúng tăng cường lực lượng mật thám, tay sai và kích thích bọn này ráo riết hoạt động. Mặt khác, chúng tăng thêm lính, dõng, xây thêm bốt gác. Các đồn Mỏ Nhài, Nam Nhi, Quang Thái, Đàng Lang, Bác Bãi đều được bổ sung thêm lính. Với lực lượng được tăng cường, kẻ địch liên tiếp hành quân càn quét, khủng bố nhân dân. Chúng tiến hành hàng loạt vụ bắt người, cướp của. Hàng trăm quần chúng và đảng viên ở các xã Hữu Vĩnh, Vu Lăng, Vũ Lễ, Hưng Vũ, Chiêu Vũ, Bắc Sơn... bị chúng bắt đem đi giam cầm ở nhà tù Lạng Sơn, Hỏa lò (Hà Nội), Chợ Chu (Thái Nguyên), Nghĩa Lộ, Sơn La, Côn Đảo. Chúng đẩy mạnh chính sách dồn làng, tập trung dân để «tát nước, bắt cá», kìm kẹp chặt chẽ nhân dân. Ở xã Vũ Lăng, địch dồn dân ở các bản Cốc Bó, Nà Pán, Tát Hương, Nà Kheo... lên cạnh đồn Nam Nhi để dễ kiểm soát. Ở xã Chiêu Vũ, chúng dồn dân bản Lân Nghiến sang bản Tân Kỳ, Lân Khinh sang Áng Nộc. Chúng lùng bắt người của những gia đình cách mạng và có cảm tình với cách mạng ở các xã Vũ Lễ, Vũ Lăng, Ngư Viễn, Hưng Vũ, Chiêu Vũ, Hữu Vĩnh... về trại tập trung Đàng Lang, Chiêu Vũ. Ngoài ra, kẻ địch còn hạn chế việc bán muối để o ép nhân dân. Đồng thời với chính sách đàn áp và khủng bố, kẻ địch còn tiến hành mua chuộc, dụ dỗ nhân dân và trụy lạc thanh niên. Chúng đặt thưởng rất hậu cho những người bắt được cán bộ cách mạng đem nộp cho chúng. Chúng tuyên bố sẽ tha bổng hoàn toàn cho những ngườí ra đầu thú. Chủng tổ chức những ngày hội thi sắc đẹp, các trò chơi có tính chất miệt thị dân tộc như leo cột mỡ, bịt mắt liếm chảo có thưởng... để đầu độc thanh niên.

Sự khủng bố, đàn áp, cướp phá của thực dân Pháp và bè lũ tay sai làm cho đời sống của đồng bào rất cực khổ, nhất là đồng bào sống trong các trại lập trung và khu dồn dân. Ở đó đồng bào phải sống chen chúc trong những căn nhà chật hẹp ẩm thấp. Do đó nạn ốm đau, bệnh tật hoành hành trong hoàn cảnh không thuốc thang, đói rét. Hàng ngày chúng còn bắt nhân dân đi cuốc đất, đường Chiêu Vũ đi Mỏ Nhài và xây đồn Nam Nhi. Trong khi phải lao động vất vả, đồng bào lại còn bị đánh đập, chửi mắng. Xung quanh khu dồn dân, trại tập trung là hàng rào bằng tre vót nhọn bao quanh, có hệ thống chòi canh, bốt gác kiểm soát nghiêm ngặt mọi người ra vào. Cứ tối đến là chúng lại điểm mặt từng người. Đi làm, đi chợ đều có lính, có mật thám đi kèm. Kẻ địch còn gài bọn mật thám tay sai vào các khu tập trung để theo dõi mọi cử chỉ, lời nói của nhân dân. Cuộc sống của đồng bào bị o ép đến cùng cực.

Đến tháng 9 năm 1941, phong trào cách mạng Bắc Sơn gặp nhiều khó khăn, tạm thời lắng xuống. Lúc này lực lượng Cứu quốc quân là nòng cốt của cuộc đấu tranh chống địch khủng bố đã rút ra Bắc Sơn để bảo toàn lực lượng. Đồng thời cán bộ, đảng viên địa phương cũng bị cuộc khủng bố của địch tách khỏi phong trào. Một số thì bị bắt. Một số thì phải chạy vào rừng sâu hoạt động bí mật. Trong khi đó, cuộc đấu tranh chống địch khủng bố ở châu Võ Nhai của đồng bào các dân tộc và bộ phận Cứu quốc quân ở đây vẫn tiếp diễn và ngày càng sôi nổi.

Khi thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai tập trung lực lượng tiến công phong trào cách mạng Bắc Sơn thì chúng cũng bắt đầu khủng bố phong trào cách mạng Võ Nhai. Chúng điều các chi nhánh mật thám lên đóng chốt ở Đình Công, Đình Cả, Làng Giữa để chỉ huy bọn tay chân, chặn đường các đồng chí thường vụ Trung ương về xuôi, đàn áp và khủng bố nhân dân, tiêu diệt Cứu quốc quân. Kẻ địch đã tiến hành hàng loạt vụ bắt người, đốt phá nhà cửa và ruộng vườn ở các xã Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá... để uy hiếp tinh thần của nhân dân. Các Làng Cao, Làng Phật, Làng Lầm bị địch đốt phá. Hành động đó của chúng càng làm cho ngọn lửa căm thù của nhân dân thêm bốc cao.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM