Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:34:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Cứu quốc quân  (Đọc 2038 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 02:59:48 pm »

Đến khi các đồng chí Thường vụ Trung ương rút xuống Võ Nhai, kẻ địch lại càng đẩy mạnh việc đàn áp và khủng bố. Ngày 13 tháng 8 năm 1941, các lực lượng binh lính, cảnh sát dưới sự chỉ huy của tên thanh tra mật thám Ba-ra-da và hai tên giám binh là Ba-rôn và Bút-kê, lùng sục vào Làng Cao (xã Phú Thượng). Cứu quốc quân đã dũng cảm chặn đánh. Nhưng lực lượng địch đông, hỏa lực mạnh, ta phải rút lui. Địch vào được tới Làng Cao, nhưng chúng chẳng bắt được ai.

Cũng như ở Bắc Sơn, nhân dân các dân tộc Võ Nhai và bộ phận Cứu quốc quân ở đây đã bảo vệ an toàn các đồng chí Thường vụ Trung ương. Ở Võ Nhai, các đồng chí Thường vụ Trung ương tiếp tục mở các lớp huấn luyện tại Váng Bàn, Núi Lều (xã Tràng Xá). Nội dung các lớp này là phổ biến nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng, huấn luyện và đào tạo cán bộ. Sau đó đồng chí Trường Chinh và đồng chí Hoàng Văn Thụ tiếp tục cuộc hành trình về xuôi. Còn đồng chí Hoàng Quốc Việt ở lại thêm một thời gian để chỉ đạo phong trào cách mạng Võ Nhai và chỉ đạo hoạt động Cứu quốc quân. Đồng chí Hoàng Văn Thụ về nước rồi cử liên lạc lên báo cáo tình hình. Sau đó đồng chí Trường Chinh — Tổng bí thư của Đảng tiếp tục lên đường về xuôi. Cứu quốc quân đã tổ chức đường giao thông, trạm liên lạc và bảo vệ cho các đồng chí về xuôi an toàn.

Không còn mục tiêu chính của cuộc khủng bố ở Bắc Sơn, sang tháng 9 năm 1941, thực dân Pháp chuyển trọng tâm của cuộc khủng bố xuống Võ Nhai là nơi còn có bộ phận Cứu quốc quân do đồng chí Chu Văn Tấn chỉ huy, đang hoạt động. Để tiêu diệt Cứu quốc quân và dập tắt phong trào cách mạng Võ Nhai, trước hết kẻ địch tăng cường lực lượng để đàn áp và khủng bố. Chúng củng cố đồn cũ, lập thêm đồn lính và bốt gác mới. Ở Bắc Sơn, hệ thống đồn binh, bốt gác của địch từ Vũ Lăng qua Vũ Lễ đến Gia Hòa, Nhất Thể. Ở Võ Nhai, chủng xây đồn, lập bốt từ Bình Long qua La Thế, Làng Nác, Làng Giang, Làng Giữa đến Lâu Thượng, Phú Thượng, La Hiên. Phía Đồng Hỷ, chúng đóng đồn ở Trại Cau, Trại Cả. Phía Hữu Lũng, Yên Thế (tỉnh Bắc Giang cũ), chúng cũng lập thêm một số đồn, bốt mới. Với hệ thống đồn binh, bốt gác này, kẻ địch vừa tạo thành thế bao vây Võ Nhai từ các mặt, đồng thời vừa nhanh chóng triển khai lực lượng để đàn áp phong trào cách mạng. Ngoài hệ thống đồn binh, bốt gác này thực dân Pháp còn tăng cường lực lượng mật thám tại các địa phương, đến tận các bản làng hẻo lánh.

Với lực lượng lính, dõng và mật thám tăng cường kẻ địch ngày đêm đi lùng sục bắt người, cướp của, đàn áp nhân dân. Đêm cũng như ngày, bọn mật thám tay sai đi dò xét tình hình. Bọn này trèo lên cây cao, leo lên đỉnh núi để quan sát từng làn khói, nghe ngóng từng tiếng động trong rừng. Chúng còn lấy vôi hoặc tro bếp đánh dấu dọc những con đường mòn, cửa rừng, cửa hang, khe suối để phát hiện dấu vết đi lại. Đêm đến chúng len lỏi đến ẩn nấp trong các bụi rậm quanh nhà, dọc đường đi để theo dõi người qua lại, chuyện trò. Hễ thấy có gì khả nghi thì lập lức đi dẫn lính đồn, dõng đến vây bắt, càn quét, cướp phá.

Song song với hành động đàn áp, khủng bố liên tiếp, kẻ địch còn mở rộng chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu cách mạng. Chúng bú mớm cho các hạng tay sai sống trà trộn cùng nhân dân hàng ngày phao tin đồn nhảm, nào cộng sản là «cộng vợ, cộng chồng», là «bọn giặc», người này, người nọ đã ra đầu thú... Thủ đoạn này là nhằm gây tâm lý hoang mang, hoài nghi trong nhăn dàn, chia rẽ nhân dân với cán bộ và Cứu quốc quân, phá vỡ tổ chức cách mạng của ta, làm cho cán bộ và Cứu quốc quân mất chỗ dựa.

Cuộc khủng bố của đế quốc Pháp cùng bè lũ tay sai tuy có gây cho ta nhiều khó khăn, nhưng chúng không thể ngăn cản được bước tiến của cách mạng. Cứu quốc quân phải sống trong rừng sâu, nhưng nhờ có quần chúng làm tai mắt mà Cứu quốc quân vẫn biết được tình hình địch. Những quần chúng cách mạng hàng ngày theo dõi, bám sát mọi hoạt động của địch để tìm cách báo cho Cứu quốc quân. Ngoài ra, quần chúng cách mạng còn bí mật chuyển lương thực, quần áo, thuốc men cho cán bộ và Cứu quốc quân sống và chiến đấu. Còn Cứu quốc quân và những cán bộ, đảng viên địa phương thì kiên quyết bám lấy cơ sở quần chúng để tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh, quyết xứng đáng với tình thương yêu của nhân dân. Nhờ vậy Cứu quốc quân không bị tiêu diệt, cơ sở cách mạng ở các địa phương nhìn chung vẫn được giữ vững.

Với những thủ đoạn trên đây không đạt được kết quả mong muốn, thực dân Pháp lại tiến công phong trào cách mạng Võ Nhai, bằng việc đẩy mạnh chính sách dồn làng, tập trung dân như ở Bắc Sơn chúng đã làm và gây nhiều khó khăn cho phong trào cách mạng. Để làm việc đó, chúng tiến hành hàng loạt vụ đốt nhà, cướp của dồn dân vào sống tập trung ở một chỗ để chúng dễ bề kiểm soát và kìm kẹp. Các khu tập trung dân kiểu phát-xít ở Nà Pheo, Đình Cả, Làng Giữa, Đồng Ẻn chật ních người, gồm cả già, trẻ, đàn ông, đàn bà. Mỗi khu tập trung đều có hàng rào bằng tre vót nhọn bao quanh. Chúng chỉ để một hoặc hai cổng ra vào. Ngày đêm đều có lính, dõng thay nhau canh gác, tuần phòng nghiêm ngặt. Hàng ngày cứ tối đến chúng lại điểm mặt từng người. Kẻ địch còn gài bọn mật thám cùng sống trà trộn với nhân dân ở các khu tập trung để theo dõi, rình mò. Đời sống của nhân dân ở các khu tập trung rất cực khổ. Đã phải sống chen chúc, chật chội, đói rét, bệnh tật không thuốc thang, lại còn bị o ép, đánh đập, chửi mắng.

Ngoài ra, để đánh vào tình cảm gia đình thân thiết của Cứu quốc quân, của cán bộ, đảng viên địa phương, kẻ địch còn lùng bắt bố mẹ, vợ con, chị em của họ đem đi cầm tù ở trại giam Chợ Chu (phủ Định Hóa, Thái Nguyên).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 03:01:16 pm »

Thủ đoạn dồn làng, tập trung dân của địch tuy có gây cho ta nhiều khó khăn, nhưng không thể ngăn nổi bước tiến của cách mạng. Mặc dù bị kẻ địch kiểm soát và kìm kẹp gắt gao, nhưng nhân dân sống ở trong các khu tập trung vẫn tìm cách lợi dụng những sơ hở của địch để liên lạc, tiếp tế cho Cứu quốc quân, cán bộ và đảng viên sống ở trong rừng sâu. Vì vậy, Cứu quốc quân cũng như cán bộ và đảng viên vẫn có đủ lương ăn, vẫn nắm được tình hình địch. Ban ngày thì sống trong rừng sâu học tập chính trị và huấn luyện quân sự. Ban đêm thì chia thành các tổ công tác, bí mật trở về các bản, các khu tập trung liên lạc với quần chúng, hướng dẫn đồng bào đấu tranh. Đồng bào các dân tộc thấy cán bộ, đảng viên và Cứu quốc quân vẫn thường xuyên liên lạc với cơ sở thì lại càng tin tưởng, hăng hái ủng hộ và giúp đỡ cách mạng.

Cứu quốc quân cùng cán bộ, đảng viên kiên trì bám sát cơ sở, và quần chúng tích cực ủng hộ và giúp đỡ, cho nên phong trào cách mạng ở Võ Nhai không bị phá vỡ. Trong cuộc đấu tranh chống địch khủng bố, cơ sở quần chúng và lực lượng tự vệ nhìn chung vẫn có sự phát triển. Các đội tự vệ tiếp tục được bổ sung thêm nhiều đội viên là những phần tử trung kiên của các Hội cứu quốc. Trên cơ sở đó, ngày 15 tháng 9 năm 1941, Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân đã được thành lập tại rừng Khuôn Méng (xã Tràng Xá, châu Võ Nhai)(1). Tại buổi lễ thành lập, đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đảng, đã giao nhiệm vụ Cứu quốc cho đội. Đồng chí chỉ rõ nhiệm vụ trước mắt của Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân là tích cực đấu tranh chống địch khủng bố, trừ gian, diệt phản động đầu sỏ, bảo vệ cơ sở cách mạng; không ngừng củng cố và phát triển các đội tự vệ làm nguồn bổ sung cho Cứu quốc quân; củng cố và mở rộng địa bàn hoạt động ra các hướng; duy trì tiếng súng đấu tranh để cổ vũ phong trào cách mạng toàn quốc và thiết thực ủng hộ Liên xô kháng chiến. Trong buổi lễ thành lập, mọi người đã bùi ngùi, xúc động làm lễ truy điệu những đồng chí Đệ nhất trung đội Cứu quốc quân đã hy sinh; tiếp đó là làm lễ kết nạp một số quần chúng tích cực đã được rèn luyện và thử thách vào Đảng; rồi đến lễ tuyên thệ của Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân. Trong phần lễ tuyên thệ, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương Đảng đã trao lá cờ đỏ sao vàng cho Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân.

Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân có hơn 40 người. Lúc đầu, trung đội có một nữ chiến sĩ là chị Đường Thị Sông. Sau đó có thêm hai chị tham gia là Hoàng Thị Ngoan và Hoàng Thị Môn. Ban chỉ huy trung đội do đồng chí Hoàng Quốc Việt cử ra gồm có 3 đồng chí. Đồng chí Chu Văn Tấn là chỉ huy trưởng. Đồng chí Nguyễn Cao Đàm là chính trị chỉ đạo viên. Đồng chí Trần Văn Phấn là chỉ huy phó. Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân được phiên chế thành 5 tiểu đội. Tiểu đội trưởng các tiền đội lúc đầu gồm các đồng chí Lê Dục Tôn, Chu Quốc Hưng, Hứa Văn Chì, Từ Văn Thoòng và Hà Văn Loi(2).

Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân thành lập là kết quả to lớn của cuộc đấu tranh chống địch khủng bố. Kết quả đó tăng cường thêm lực lượng nòng cốt của cuộc đấu tranh chống địch khủng bố ở Võ Nhai. Đồng thời, kết quả đó nói lên rằng, dù kẻ địch có quỷ quyệt và tàn bạo đến đâu cũng không thể dập tắt được phong trào cách mạng, khi mà nhân dân ta đã được Đảng tuyên truyền và giác ngộ; dù trong hoàn cảnh địch khủng bố liên tục nhưng nếu đi đúng đường lối của Đảng, dựa chắc vào dân, bí mật hoạt động thì vẫn giữ vững được cơ sở quần chúng, và lực lượng vũ trang nhân dân chẳng những không bị tiêu diệt mà còn có điều kiện phát triển.

Ngay sau khi thành lập, Ban chỉ huy Cứu quốc quân đã phân công các đơn vị đi đến các địa phương đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống địch khủng bố. Đồng thời, Ban chỉ huy Cứu quốc quân đã cử một tổ Cứu quốc quân đưa đường bảo vệ vệ đồng chí Hoàng Quốc Việt về Trung ương. Ngày 19 tháng 9 năm 1941, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã an toàn rút khỏi Võ Nhai để về xuôi. Đến đây Cứu quốc quân và đồng bào các dân tộc Bắc Sơn, Võ Nhai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng trong thời gian công tác ở địa phương. Thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai đã huy động một lực lượng khá lớn binh lính, mật thám, thi hành một loạt thủ đoạn đàn áp, khủng bố khốc liệt, tiến công liên tục căn cứ Bắc Sơn—Võ Nhai để vây bắt các đồng chí Thường vụ Trung ương, nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại. Đây là một thành tích to lớn của Cứu quốc quân và đồng bào các dân tộc Bắc Sơn Võ Nhai kiên cường, mưu trí.


(1) Khi đơn vị này thành lập thì tự xưng là Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân và suy tôn đội thành lập ở Khuổi Nọi tháng 2 năm 1941 là Đệ nhất trung đội Cứu quốc quân. B.T.
(2) Do sự phát triển của phong trào đòi hỏi, những đồng chí phụ trách các tiểu đội luôn luôn có sự thay đổi. Ban chỉ huy Cứu quốc quân điều động đồng chí cũ đi công tác, lại cử đồng chí khác thay.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tư, 2021, 03:11:21 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 03:01:48 pm »

Từ cuối tháng 9 năm 1941 trở đi, khi mà các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng đã về xuôi an toàn, và cuộc tiến công căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai của thực dân Pháp đã chuyển trọng tâm xuống Võ Nhai, liên tiếp hành quân tìm diệt Cứu quốc quân và khủng bố nhân dân, thì cuộc đấu tranh vũ trang chống địch khủng bố bằng chiến thuật du kích của Cứu quốc quân mới thực sự sôi nổi. Mục tiêu chiến đấu của Cứu quốc quân là tiêu diệt những tên mật thám đầu sỏ, phá tan các cuộc hành quân càn quét của địch. Ngày 16 tháng 9 năm 1941, tên Gác-ni-ê (Garnier) chỉ huy hai trung đội lính bao vây một đơn vị tự vệ khoảng hai mươi người ở Tràng Xá. Đơn vị tự vệ này đã mưu trí vượt vây an toàn. Ngày hôm sau, địch lại cho hai trung đội lính khố xanh càn quét vào Khuôn Kẹn (Tràng Xá), lại bị Cứu quốc quân phục kích bắn chết một tên, những tên khác bỏ chạy. Cùng ngày hôm đó, chúng cho một toán khác khoảng 100 tên tiến công vào Khuôn Đã (xã Tràng Xá), là nơi có cơ quan bí mật của ta. Một tiểu đội Cứu quốc quân đi công tác trên đường trở về cơ quan đã gặp địch. Trong trận tao ngộ chiến này, lực lượng của ta rất mỏng so với địch, kể cả về số lượng và vũ khí. Nhưng toàn tiểu đội đã dũng cảm chiến đấu vừa nghi binh, vừa đánh, vừa làm công tác địch vận. Địch ỷ vào lực lượng đông, hỏa lực mạnh xông lên, Cứu quốc quân không run sợ, dựa vào lợi thế địa hình, kiên quyết chiến đấu. Trận đánh kéo dài từ 3 giờ đến 5 giờ chiều thì chấm dứt. Ta không bị hy sinh người nào. Kẻ địch chết khoảng 10 tên. Ngày 30 tháng 10 năm 1941, Cứu quốc quân tiêu diệt tên nho Thuận là tên mật thám đắc lực của thực dân Pháp.

Sau khi đồng chí Hoàng Quốc Việt về xuôi, Trung ương lại cử cán bộ lên Võ Nhai. Khoảng trung tuần tháng 10 năm 1941, đồng chí Đào Văn Trường là thường vụ Xứ ủy Bắc-kỳ lên đến Võ Nhai để truyền đạt chỉ thị của Trung ương và tham gia lãnh đạo phong trào. Lãnh đạo căn cứ địa Bắc Sơn — Võ Nhai lúc này là Ủy ban quân sự, chính trị Bắc Sơn, Võ Nhai do Trung ương cử ra. Ủy ban này gồm có các đồng chí Đào Văn Trường, Chu Văn Tấn, Nguyễn Cao Đàm, do đồng chí Đào Văn Trường làm chủ nhiệm. Trung ương chỉ thị cho Ủy ban quân sự, chính trị Bắc Sơn, Võ Nhai phải nhanh chóng kiện toàn Cứu quốc quân để đánh du kích chống địch khủng bố, bảo vệ cơ sở cách mạng, lấy súng địch trang bị cho mình; bám sát lấy dân, củng cố và phát triển các Hội cứu quốc, mở rộng địa bàn hoạt động, khôi phục lại phong trào Bắc Sơn.

Chấp hành chỉ thị của Trung ương, Ủy ban quân sự, chính trị Bắc Sơn, Võ Nhai đã họp hội nghị cán bộ để thảo luận kế hoạch thực hiện. Cuối tháng 10 năm 1941, Cứu quốc quân rút vào rừng sâu chấn chỉnh đội ngũ. Toàn đội có khoảng 60 người, phiên chế thành 7 tiểu đội. Ban chỉ huy Cứu quốc quân gồm có một chỉ huy trưởng là đồng chí Đào Văn Trường, ba chỉ huy phó là các đồng chí Chu Văn Tấn, Lê Dục Tôn, Trần Văn Phấn và một chính trị, chỉ đạo viên là đồng chí Nguyễn Cao Đàm. Toàn đội có một chi bộ Đảng. Ở mỗi tiểu đội có một tổ Đảng.

Sau khi phiên chế lại, toàn đội bước vào học tập chính trị và huấn luyện quân sự. Nội dung học chính trị là đường lối, chính sách của Đảng, chương trình và điều lệ Việt Minh, cách tổ chức các Hội cứu quốc. Nội dung huấn luyện quân sự là học chiến thuật du kích, những động tác quân sự cơ bản từ cá nhân chiến đấu đến tiểu đội và trung đội chiến đấu. Những đảng viên thì học thêm phần về Đảng như tài liệu «cộng sản sơ giải», nghị quyết hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng. Ngoài ra, cán bộ và chiến sĩ còn học tập 10 điều kỷ luật(1) và 5 lời thề của đội. Việc học tập văn hóa, ra tờ báo «Bắc Sơn», viết nhật ký, ca hát... cũng rất sôi nổi, hào hứng.

Qua học tập chính trị, huấn luyện quân sự và củng cố tổ chức, sức mạnh chiến đấu và năng lực công tác của Cứu quốc quân được nâng cao thêm một bước. Tình đồng chí, tình bạn chiến đấu, quan hệ đồng đội và với dân càng thêm gắn bó. Trình độ chính trị, tư tưởng và đạo đức, tác phong của người chiến sĩ cách mạng được nâng cao thêm. Qua học tập, cán bộ và chiến sĩ Cứu quốc quân nắm vững thêm đường lối và chính sách của Đảng, cách tuyên truyền và vận động quần chúng; càng hiểu rõ thêm nhiệm vu vinh quang của mình vừa là người chiến sĩ cách mạng, vừa là người cán bộ tuyên truyền.

Trên cơ sở lực lượng đã được củng cố thêm một bước, Ban chỉ huy Cứu quốc quân phân chia lực lượng thành các tổ công tác về các địa phương lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống địch khủng bố, củng cố và mở rộng địa bàn hoạt động của Cứu quốc quân. Một tổ do đồng chí Phúc Quyền và đồng chí Phương Cương phụ trách, tháng 11 năm 1941 sang Đại Từ, Định Hóa mở ra địa bàn hoạt động. Một tổ do đồng chí Nông Văn Cún và đồng chí Chu Quốc Hưng phụ trách, lấy Phú Thượng (Võ Nhai) làm bàn đạp, có nhiệm vụ khôi phục lại phong trào Bắc Sơn. Cùng thời gian này, một tổ công tác do đồng chí Hà Văn Châm phụ trách đi về Bắc Yên Thế, Hữu Lũng (tỉnh Bắc Giang cũ) xây dựng cơ sở quần chúng. Còn đại bộ phận lực lượng Cứu quốc quân thì hoạt động ở Tràng Xá, Lâu Thượng, Phú Thượng (Võ Nhai) tiến hành cuộc đấu tranh chống địch khủng bố, bảo vệ cơ sở cách mạng.


(1) Mười điều kỷ luật đã có từ hai lớp huấn luyện quân sự đầu tiên của Đảng ở Đức Thắng (tỉnh Bắc Giang) vào cuối năm 1940. Mười điều kỷ luật đó là:
1 — Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên.
2 — Không lấy cái kim, sợi chỉ của dân.
3 — Mua bán của dân phải cho công bằng.
4 — Tuyệt đối không đem của công làm của tư.
5 — Nói năng phải lễ phép.
6 — Ở đâu phải giữ gìn sạch sẽ nhà, vườn của dân.
7 — Bắt được của rơi phải trả.
8 — Làm hỏng cái gì phải đền.
9 — Không tắm rửa trước phụ nữ.
10 — Không rượu chè, cờ bạc, hút thuốc phiện,
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 03:04:34 pm »

Đến cuối tháng 11 năm 1941, bộ phận đi mở rộng địa bàn hoạt động đã thu được những thành tích bước đầu. Các tổ công tác của Cứu quốc quân bắt mối liên lạc với cán bộ, đảng viên và cơ sở quần chúng ở các địa phương rồi từ đó phát triển thêm những cơ sở mới. Kết quả là, địa bàn hoạt động của Cứu quốc quân đã bước đầu có sự mở rộng ra các hướng. Ở Thái Nguyên, Cứu quốc quân đã bắt được liên lạc với cơ sở cũ và phát triển thêm một số cơ sở mới ở Cây Thị, Mỏ Sắt (Đồng Hỷ), La Bằng (Đại Từ), Làng Cam, Phấn Sức (Phú Lương). Ở Tuyên Quang, Cứu quốc quân đã xây dựng được một số cơ sở quần chúng ở Phượng Liễn (Sơn Dương) và vùng đồng bào người Dao xung quanh Núi Hồng thuộc Đại Từ, Sơn Dương và Yên Sơn. Ở phía Bắc Giang, Cứu quốc quân cũng đã xây dựng được một số cơ sở quần chúng ở Đồng Vương, Khuôn Đổng (Yên Thế).

Bộ phận ở Võ Nhai tích cực đấu tranh chống địch khủng bố, bảo vệ cơ sở cách mạng. Cuộc đấu tranh này nổi bật là cuộc đấu tranh vũ trang bằng chiến thuật du kích, có kết hợp với công tác binh vận và địch vận, phát động quần chúng đấu tranh chính trị với địch. Đối với bọn mật thám tay sai thì kiên quyết trừng trị những tên đầu sỏ, cảnh cáo bọn a tòng, phân hóa và cô lập cao độ bọn chúng. Ngày 25 tháng 11 năm 1941, Cứu quốc quân phục kích bắn chết một tên, phá tan cuộc càn quét vào Tràng Xá của một toán lính dõng. Ngày 12 tháng 12, một tiểu đội Cứu quốc quân trên đường đi công tác đã chạm trán bất ngờ với một đại đội lính khố xanh đi càn ở Mỏ Mủng. Cứu quốc quân đã kịp thời chủ động tiến công, buộc chúng phải rút chạy. Ngày 14 tháng 12, Cứu quốc quân phục kích bắn chết một tên mật thám dẫn lính vào Tràng Xá để đi càn quét. Đêm 31 tháng 12 rạng mồng 1 tháng giêng năm 1942, Cứu quốc quân quấy rối đồn Tràng Xá, bắn bị thương 7 tên. Ngày 11 tháng 1 năm 1942, Cứu quốc quân bắn chết tên «Đội béo» trong trận phục kích ở Suối Bù.

Trong chiến đấu, Cứu quốc quân vừa kiên quyết tiến công quân sự, vừa làm công tác binh vận. Trong trận «tao ngộ chiến» ở Khuôn Đã, Cứu quốc quân vừa nổ súng, vừa kêu gọi binh lính địch đầu hàng. Cứu quốc quân còn viết truyền đơn bằng tiếng Việt, tiếng Pháp để tuyên truyền binh lính địch. Những truyền đơn đó được Cứu quốc quân, tự vệ và nhân dân, có cả chị em phụ nữ như chị Dính, bà Cò, Muối Phan, Muối Báo... đem rải ở chợ ở dọc đường đi, thậm chí nhồi cả vào túi lính khi chúng chòng ghẹo chị em. Cứu quốc còn gài người của ta như anh Đặng Lâm, Đặng Đức Chấn... vào hàng ngũ binh lính để tuyên truyền lôi kéo. Đối với binh lính người Việt thì khêu gợi tinh thần yêu nước, kêu gọi họ quay súng bắn vào bọn chỉ huy, trở về với gia đình vợ con, hay chạy sang với cách mạng. Đối với lính Âu — Phi, lính Pháp, thì kêu gọi họ chạy sang hàng ngũ cách mạng cùng chiến đấu chống phát-xít Pháp, Nhật.

Công tác binh vận khôn khéo và sắc bén của Cứu quốc quân đã thu được nhiều kết quả, làm cho kẻ địch hoảng sợ. Thực dân Pháp buộc phải luôn luôn thay đổi lính. Cứ độ hai hoặc ba tuần là chúng lại đem lính ở nơi khác đến thay, sợ để lâu sẽ bị tuyên truyền lôi kéo. Trong một số cuộc càn quét, binh lính địch, có cả lính Âu — Phi, lính Pháp, bắn chỉ thiên, cố ý làm lộ cuộc hành quân, có người còn bí mật liên lạc báo tin tức cho Cứu quốc quân kịp thời đối phó.

Trong cuộc đấu tranh chống địch khủng bố, Cứu quốc quân còn tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chính trị với địch. Với những mục tiêu cụ thể, thiết thực như chống đàn áp, chống khủng bố, đòi hủy bỏ chính sách dồn làng, tập trung dân, đòi thả những người bị bắt giam... các cuộc đấu tranh chính trị với địch đã tập hợp đông đảo đồng bào các dân tộc tham gia. Những cuộc đấu tranh này tuy quy mô còn nhỏ, chưa nhiều và không liên tục, nhưng cũng đã gây cho đích nhiều khó khăn, lúng túng, tạo điều kiện thuận lợi để Cứu quốc quân chiến đấu và xây dựng lực lượng.

Mặc dù sống trong hoàn cảnh rất khó khăn, thiếu thốn mọi bề, chiến đấu liên tục, nhưng sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của Cứu quốc quân rất sôi nổi. Toàn đội thi đua học văn hỏa, học hát, làm thơ, viết báo và viết nhật ký. Ban chỉ huy Cứu quốc quân có một cuốn nhật ký chiến đấu(1) ghi rõ công việc làm, thành tích chiến đấu và công tác của Cứu quốc quân. Những bài hát «Hoàng phố», «Tuốt gươm trường ba thước», «Nào ta đi Hồng binh»... với lời ca mộc mạc, dễ thuộc, dễ nhớ nhưng có sức truyền cảm mạnh mẽ, thúc giục lòng người, mọi chiến sĩ Cứu quốc quân đều thuộc. Có cả những bài theo điệu dân ca Tày, Nùng, động viên chị em phụ nữ tham gia cách mạng. Trong chiến đấu gian khổ và anh dũng, người chiến sĩ Cứu quốc quân còn làm thơ ghi lại những tấm lòng yêu nước của nhân dân, tinh thần chiến đấu hăng say của đội quân cách mạng. Việc học văn hóa của Cứu quốc quân cũng rất sôi nổi, đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của người chiến sĩ cách mạng. Người biết chữ dạy người chưa biết. Người biết nhiều dạy người biết ít. Do đó trình độ văn hóa của đội Cứu quốc quân dần dần được nâng cao, tạo điều kiện thuận đi tiếp thu nhanh chóng đường lối, chính sách của Đảng.


(1) Về cuốn nhật ký chiến đấu của Cứu quốc quân hiện nay chưa tìm thấy bản gốc, chỉ có bản sao lại của nhà văn Tô Hoài. Nội dung cuốn nhật ký ghi tiểu sử Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân và những hoạt động của nó từ ngày 15 tháng 11 năm 1941 đến ngày 22 tháng 2 năm 1942. Nhật ký còn chép lại những truyền đơn địch vận và những bài thơ do Cứu quốc quân viết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 03:06:33 pm »

Việc khen thưởng và kỷ luật của Cứu quốc quân cũng đã được tiến hành kịp thời, nghiêm minh để động viên và giáo dục mọi người. Sau mỗi đợt công tác, mỗi trận chiến đấu, đơn vị họp lại để rút kinh nghiệm, nhận xét ưu điểm, khuyết điểm và thành tích của từng người. Những ai mắc khuyết điểm, nhẹ thì phê bình, nặng thì hạ tầng công tác. Những ai có thành tích thì biểu dương, khen thưởng. Hình thức là họp toàn đội để biểu dương tặng «bội tinh» cho những người có công trạng. «Bội tinh» có hai hạng, hạng nhất là một ngôi sao bằng bạc, đường kính chừng 6 phân. Hạng nhì là một ngôi sao bằng bạc, đường kính độ 2 phân.

Bị kẻ địch liên tục tìm diệt, nhưng Cứu quốc quân vẫn duy trì được cuộc chiến đấu là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao ở các địa phương. Hễ thấy địch sắp càn đến làng xóm của mình thì bà con nhắn Cứu quốc quân đến nhà hoặc đến nương rẫy để lấy thóc gạo, để khỏi lọt vào tay kẻ địch, hoặc bị chúng đốt phá đi. Nếu Cứu quốc quân không kịp đến lấy thì bà con thu hoạch đem giấu vào hang, vào rừng sâu, rồi báo cho Cứu quốc quân cứ đến đó lấy đem dùng. Kẻ địch biết điều đó, cho lính đi đốt phá nương rẫy của bà con. Cứu quốc quân phục kích đánh địch đi đốt phá để bảo vệ nguồn sống của mình. Đêm đến phân công nhau đi canh gác, gặt đem về xây dựng thành những kho dự trữ ở trong rừng sâu. Bà con sống trong các khu tập trung cũng tích cực giúp đỡ Cứu quốc quân. Chị em đi lấy củi, đi làm nương lân la trò chuyện với tụi lính đi kèm. Dần dần bọn này tin, để chị em đi vào rừng một mình. Thế là chị em bỏ thư vào gốc cây, hang đá là những trạm liên lạc bí mật với Cứu quốc quân. Qua đó, Cứu quốc quân biết được âm mưu của địch, của cải, thóc gạo của dân cất giấu, cứ việc đến đó lấy ăn. Ngoài lương thực, bà con còn mua diêm, thuốc men, giấy, mực... để bí mật chuyển cho Cứu quốc quân. Nhờ đó mà Cứu quốc quân có gạo ăn để chiến đấu, có thuốc dùng khi ốm đau, biết âm mưu của địch để đặt kế hoạch đối phó.

Hơn nửa năm tập trung binh lính và mật thám tiến công căn cứ Bắc Sơn —Võ Nhai, nhưng thực dân Pháp không tiêu diệt được Cứu quốc quân và dập tắt phong trào cách mạng ở đây. Bước sang năm 1942, thực dân Pháp dấn thêm một bước mới, hòng thực hiện cho kỳ được mục tiêu của cuộc khủng bố. Chúng huy động thêm lính Pháp, lính Âu — Phi, lính Tây Nguyên, lính khố xanh, mật thám để tiến công liên tục, hành quân càn quét sâu vào các khu rừng. Chúng đẩy mạnh việc bắt bớ, dồn làng, tập trung dân để triệt nguồn tiếp tế và liên lạc của Cứu quốc quân. Chúng đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền nói xấu cách mạng. Chúng đào mả tổ cán bộ và chiến sĩ Cứu quốc quân, đánh vào tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc. Sau trận Cứu quốc quân quấy rối đồn Tràng Xá, thực dân Pháp ra yết thị, hễ bắn chết một người của nó thì chúng sẽ đem 4 người là thân nhân của Cứu quốc quân ở các trại tập trung ra xử bắn.

Tình hình lúc này trở nên rất căng thẳng. Thủ đoạn đàn áp và khủng bố của kẻ địch tàn khốc đến cực điểm. Nhân dân bị o ép gắt gao và bị kìm kẹp nặng nề trong các khu tập trung, đã bắt đầu có một số bà con hoang mang. Lương thực dự trữ của Cứu quốc quân đã gần cạn. Địch kéo dài cuộc khủng bố trong khi vụ làm mùa của nhân dân đã đến. Ở Bắc Sơn, Võ Nhai lúc này cũng chưa phát động được phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ và liên tục của quần chúng. Phong trào ủng bộ Bắc Sơn, Võ Nhai của nhân dân cả nước do Trung ương Đảng phát động cũng chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ để hỗ trợ.

Đứng trước tình hình cấp bách đó, Ủy ban quân sự, chính trị Bắc Sơn, Võ Nhai quyết định tạm rút Cứu quốc quân ra khỏi căn cứ. Đồng chí Đào Văn Trường về xuôi báo cáo và xin chỉ thị Trung ương. Đại bộ phận lực lượng Cứu quốc quân rút xuống vùng đồng bào Dao ở Bù Cu, Đá Trắng (Đồng Hỷ) chờ lệnh. Tháng 2 năm 1943, đồng chí Đào Văn Trường trên đường về báo cáo Trung ương bị sa lưới địch. Thế là đường liên lạc với Trung ương bị tắc hoàn toàn. Ban chỉ huy Cứu quốc quân thấy rằng cần phải chủ động giải quyết khó khăn, thực hành «hóa chỉnh vi linh», đưa đại bộ phận lực lượng rút lên biên giới Việt — Trung, để lại căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai một số đồng chí bám sát cơ sở. Bộ phận ở Đại Từ, Định Hóa (Thái Nguyên) và Bắc Yên Thế, Hữu Lũng (Bắc Giang cũ) tiếp tục xây dựng và phát triển cơ sở quần chúng, để sau này mở rộng địa bàn hoạt động. Nhiệm vụ của bộ phận rút ra biên giới Việt — Trung là củng cố lực lượng, sắm vũ khí và xây dựng vùng Tràng Định, Thoát Lãng (Lạng Sơn) thành một bàn đạp mở đường trở về mở rộng căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai.

Công việc chuẩn bị rút khỏi căn cứ được tiến hành chu đáo và khẩn trương. Bộ phận thì chuẩn bị lương ăn. Số thì điều tra, trinh sát, tổ chức đường đi. Bộ phận thì lo ổn định tư tưởng nhân dân. Sau một tháng chuẩn bị, tháng 3 năm 1942, đại bộ phận lực lượng Cứu quốc quân do đồng chí Chu Văn Tấn chỉ huy, làm cuộc trường chinh lên biên giới Việt-Trung. Hơn mười ngày ròng rã, vượt qua các chòi canh, bốt gác, đồn lính của địch, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, tin tưởng ngày trở về, Cứu quốc quân đã an toàn lên đến biên giới Việt-Trung.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 03:09:42 pm »

Thế là mọi cố gắng của thực dân Pháp trong gần một năm mở cuộc tiến công quy mô lớn và khốc liệt vào căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai đã hoàn toàn thất bại. Những mục tiêu chủ yếu của cuộc khủng bố của thực dân Pháp là bắt gọn Ban thường vụ Trung ương Đảng, tiêu diệt Cứu quốc quân và dập tắt phong trào cách mạng Bắc Sơn, Võ Nhai đều không thực hiện được. Trong suốt tám tháng (từ tháng 7 năm 1941 đến tháng 2 năm 1942) đấu tranh liên tục chống địch khủng bố trong những điều kiện vô cùng khó khăn bằng cuộc chiến đấu với chiến thuật du kích là chủ yếu, kết hợp với công tác binh vận và địch vận, đội Cứu quốc quân đã giành được thắng lợi to lớn. Tuy mới ra đời, lực lượng còn non trẻ, vũ khí thô sơ, nhưng có Đảng lãnh đạo, có nhân dân ủng hộ và che chở, nên Cứu quốc quân không bị kẻ địch tiêu diệt. Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố, Cứu quốc quân đã giữ vững và bồi dưỡng lực lượng của mình về mọi mặt, tiêu hao lực lượng địch và bảo vệ được các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng cũng như cơ sở cách mạng ở địa phương. Thắng lợi đó tạo mọi điều kiện cho bước phát triển mạnh mẽ trong những năm về sau. Cuộc đấu tranh chống địch khủng bố ở Bắc Sơn, Võ Nhai nói lên sức sống mãnh liệt của đường lối, chính sách của Đảng, nói lên đoàn kết dân tộc và đoàn kết quân dân là sức mạnh vô địch, nói lên khả năng tiềm tàng cách mạng lo lớn của đồng bào các dân tộc. Bản thân cuộc đấu tranh cùng những thắng lợi mà cuộc đấu tranh đó đã giành được là nguồn động viên và cổ vũ phong trào cách mạng toàn quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lần đầu tiên cuộc chiến đấu du kích đã xuất hiện ở Bắc Sơn, Võ Nhai. Cầm khí giới chống phát-xít Pháp, Nhật «Đội quân du kích Bắc Sơn, Đình Cả đã thực tế ủng hộ Liên Xô kháng chiến»(1). Từ tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố ở căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng tháng 2 năm 1943 đã rút ra kết luận: «Ta muốn thắng:

a — Phải làm cho cuộc chiến tranh du kích sinh sôi nảy nở thành cuộc khởi nghĩa của nhân dân toàn xứ.

b — Phải luôn luôn tiến công quân địch và giữ thế chủ động.

c — Phải phối hợp với dân chúng quấy rối sau lưng địch không để cho chúng bao vây về kinh tế cũng như về quân sự»(2).

Tám tháng đấu tranh chống địch khủng bố ở Bắc Sơn — Võ Nhai có nhược điểm là chưa phát động và tổ chức được phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng, việc trừ gian và diệt phản động đầu sỏ làm chưa nhanh, gọn. Song cuộc chiến đấu chống địch khủng bố của Cứu quốc quân đã nêu một tấm gương sáng ngời về tinh thần kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng, luôn luôn chủ động, sáng tạo, tự lực cánh sinh, vượt mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Đó là phẩm chất cách mạng cao đẹp của Cứu quốc quân.

Cuộc đấu tranh chống địch khủng bố ở căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai cho ta thấy:

1 — Dưới ách thống trị của phát-xít Pháp, Nhật, Đảng ta hoàn toàn có thể dựa vào đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi để phát động cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang, tiến tới xây dựng căn cứ địa cách mạng.

2 — Muốn thắng kẻ địch có ưu thế hơn ta về số lượng và trang bị thì, lực lượng vũ trang cách mạng phải có tinh thần triệt để cách mạng, chiến đấu anh dũng, mưu trí và dẻo dai theo đường lối chính trị đúng đắn của Đảng; phải có phong trào đấu tranh chính trị, có cơ sở quần chúng rộng rãi và vững mạnh để hoạt động và phát triển lực lượng, để chi viện cho bộ đội vũ trang, để cung cấp lương thực, liên lạc đưa tin tức cho bộ đội vũ trang đánh địch; phải khéo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đánh địch với tuyên truyền và tổ chức quần chúng, trừ gian, diệt phản động đầu sỏ, làm công tác binh vận và địch vận, phân hóa cao độ kẻ địch, làm giảm sút ý chí của chúng.

3 — Quy luật của chiến đấu du kích là dựa vào dân, vừa đánh vừa củng cố và phát triển lực lượng, cách đánh phải linh hoạt, tập kích, phục kích, «tao ngộ chiến», binh vận, địch vận, cơ động biến hóa không cùng, khi tập trung, lúc phân tán, luôn luôn làm sinh sôi nảy nở, luôn luôn quấy rối, chủ động tiến công.

Đến khi mất mục tiêu khủng bố về quân sự, từ tháng 3 năm 1942, thực dân Pháp dần dần rút một phần lớn binh lính ra khỏi căn cứ Bắc Sơn —Võ Nhai. Chúng chỉ còn để lại một số lính cần thiết đóng trong các đồn bốt, và gài bọn mật thám tay sai ở các địa phương. Cuộc khủng bố của địch lắng dịu dần. Chúng tiến hành một chiến   tuyên truyền cho những «thắng lợi» hão huyền của chúng, nhằm phỉnh phờ và lừa gạt nhân dân. Ngoài những câu chuyện hoang đường như «cộng sản đã bị tiêu diệt, bị chết đói, chết khát ở trong rừng...», chúng còn giở giọng dụ dỗ nhân dân «từ đây sẽ được sống sung sướng dưới sự bảo hộ của chính phủ»(!). Song đồng bào các dân tộc Bắc Sơn, Võ Nhai không mắc lừa chúng, luôn luôn cảnh giác với địch, tin tưởng ở cách mạng, ở Cứu quốc quân. Các chiến sĩ Cứu quốc quân được phân công ở lại đã theo sát lãnh đạo nhân dân để duy trì và củng cố các cơ sở quần chúng. Các cuộc đấu tranh với những mục tiêu cụ thể: đòi tự do đi lại, họp chợ bình thường, đòi thả những người bị bắt giam, giải tán các khu tập trung dân, lại liên tiếp nổ ra. Đồng bào tập trung kéo lên đồn, nha, vào nhà lý trưởng, chánh tổng đấu tranh, đưa yêu sách. Có cuộc đấu tranh đã thu hút hàng trăm quần chúng các xã Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá, La Hiên kéo lên tỉnh đấu tranh, buộc địch phải thả 71 người là bà con của Cứu quốc quân bị giam ở Chợ Chu (phủ Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) và trại tập trung Đình Cả (Võ Nhai), trở về làng xóm làm ăn sinh sống.


(1) Văn kiện Đảng (1939—1945) Nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội, 1963 — tr. 383
(2) Văn kiện Đảng (1939—1945) Nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội, 1963 — tr. 383
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2021, 03:34:53 pm »

Đến cuối năm 1942, bộ phận Cứu quốc quân công tác ở bên hữu ngạn sông Cầu cũng đã thu được nhiều kết quả. Bắt mối liên lạc với cán bộ, đảng viên ở địa phương, dựa vào các cơ sở cũ, bộ phận này đã nhanh chóng xây dựng và phát triển các Hội cứu quốc ở Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), Nam Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn cũ). Bộ phận Cứu quốc quân công tác ở Bắc Yên Thế, Hữu Lũng (tỉnh Bắc Giang cũ) cũng đã xây dựng được các Hội cứu quốc ở Mỏ Sắt, Canh Nậu, Đồng Vương. Cơ sở quần chúng mở rộng, đòi hỏi phải có thêm cán bộ để củng cố và phát triển kịp thời. Do đó, khoảng tháng 11 năm 1942, bộ phận ở lại trong nước đã cử cán bộ đi liên lạc với bộ phận chủ lực của Cứu quốc quân ở biên giới Việt — Trung. Đồng chí Phúc Quyền đi sang Bắc Sơn, Bình Gia xuống Hữu Lũng, Yên Thế để liên lạc với bộ phận Cứu quốc quân ở đây. Đồng chí Nhất Quí và đồng chí Phương Cương ra biên giới Việt — Trung để báo cáo với Ban chỉ huy Cứu quốc quân. Do đó Ban chỉ huy nắm được hoạt động của Cứu quốc quân ở trong nước.

Những kết quả trên đây của bộ phận ở lại tạo điều kiện rất thuận lợi để mở rộng địa bàn hoạt động của Cứu quốc quân một cách nhanh chóng và mạnh mẽ khi bộ phận ở biên giới trở về căn cứ. Kết quả đó cho thấy, đứng trước những thử thách gay go và quyết liệt, nếu ta biết dựa chắc vào quần chúng, phân tán lực lượng, bí mật mở rộng địa bàn hoạt động, tạo ra nhiều cơ sở để hỗ trợ lẫn nhau thì lực lượng vũ trang cách mạng không những không bị tiêu diệt, mà còn tạo ra được những nhân tố thuận lợi để xây dựng và phát triển lực lượng của mình về mọi mặt.

Bộ phận rút sang biên giới Việt — Trung được sự giúp đỡ của nhân dân và những đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc ở vùng Bó Cục, Bản Nhiếc, Hạ Đống... đã nhanh chóng chấn chỉnh tổ chức, ổn định sinh hoạt. Từng nhóm hai, ba người phân tán, dựa vào nhân dân địa phương, những gia đình có quan hệ họ bàng với anh em Cứu quốc quân để sống và công tác, cùng tham gia lao động sản xuất với bà con. Cứu quốc quân đã tích cực liên hệ với chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch, cùng các chiến sĩ cách mạng Việt Nam ở đây như Bùi Ngọc Thành, Hồ Đức Thành, vận động thành lập cơ quan ngoại giao với chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch. Với sách lược mềm dẻo và khôn khéo, đến cuối năm 1942, cơ quan «Biện sự xứ»(1) đã được thành lập tại Long Châu (Trung Quốc). Nhờ đó mà Cứu quốc quân có điều kiện thuận lợi đi lại, mua sắm vũ khí, học tập chính trị và huấn luyện quân sự, để sau này trở về nước mở rộng địa bàn hoạt động. Phát huy phẩm chất của một đội quân cách mạng, và với tinh thần quốc tế vô sản, bộ phận Cứu quốc quân ở biên giới Việt — Trung đã cùng với nhân dân địa phương tiễu phỉ, trừ gian, bảo vệ tính mệnh và tài sản của nhân dân. Do đó, được nhân dân địa phương tin yêu và tích cực giúp đỡ Cứu quốc quân, và đã thiết thực bồi đắp thêm tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung -Việt.

Đến khoảng tháng 6 năm 1942, khi đã chấn chỉnh xong đội ngũ, Ban chỉ huy Cứu quốc quân liền cử các tổ công tác vào Tràng Định, Thoát Lãng, Văn Uyên (tỉnh Lạng Sơn) là các huyện kề sát biên giới Việt — Trung, để bắt liên lạc với các cơ sở cũ, phát triển thêm các cơ sở mới, xây dựng vùng này thành nơi có phong trào cách mạng phát triển, có cơ sở quần chúng rộng rãi, làm bàn đạp mở đường trở về trong nước mở rộng địa bàn hoạt động. Đồng thời sau đó, Ban chỉ huy Cứu quốc quân cũng đã cử cán bộ về liên lạc với bộ phận ở trong nước để nắm tình hình.

Đến cuối năm 1942, qua sự liên lạc giữa bộ phận ở trong nước và bộ phận ở biên giới Việt — Trung, Ban chỉ huy Cứu quốc quân thấy cần phải nhanh chóng đưa toàn bộ Cứu quốc quân ở biên giới Việt — Trung trở về trong nước hoạt động. Tháng 10 năm 1942, đơn vị đầu tiên của Cứu quốc quân rời biên giới Việt — Trung trở về căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai. Sang tháng 11 năm 1942, đơn vị thứ hai lên đường trở về căn cứ. Trên đường về, khi đi qua các địa phương thuộc Tràng Định, Thoát Lãng, Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn), các đơn vị Cứu quốc quân đã tranh thủ củng cố các Hội cứu quốc, đồng thời phát triển thêm các cơ sở quần chúng, xây dựng thành mạng lưới liên lạc quần chúng vững chắc để bộ phận còn lại ở biên giới an toàn trở về căn cứ hoạt động.

Về đến xã Phú Thượng (châu Võ Nhai), đồng chí Lê Dục Tôn thay mặt Ban chỉ huy đã triệu tập một cuộc họp cán bộ của bộ phận mới về và bộ phận ở lại xây dựng cơ sở quần chúng. Cuộc họp được triệu lập để bàn kế hoạch công tác, phân công các tổ Cứu quốc quân về các địa phương. Cuộc họp đã quyết định nội dung công tác cấp bách của các tổ Cứu quốc quân là phát triển mạnh mẽ các Hội cứu quốc, giữ vững con đường liên lạc quần chúng với bộ phận còn lại ở biên giới Việt — Trung; khẩn trương bắt liên lạc với phong trào cách mạng ở trung du để tìm bắt liên lạc với Ban thường vụ Trung ương Đảng. Cuộc họp còn nhấn mạnh phải tích cực, khẩn trương tìm bắt liên lạc với Ban thường vụ Trung ương Đảng, vì đó là một công tác cần kíp để nắm vững chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng.


(1) Tên gọi lúc đó là «Việt Nam dân tộc giải phóng đồng minh hội hải ngoại Đệ nhất Biện sự xứ» B-T
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2021, 02:52:22 pm »

IV — CỨU QUỐC QUÂN MỞ RỘNG ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG,
TÍCH CỰC CHUẨN BỊ KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Bước sang năm 1043, tình hình thế giới và trong nước có những biến chuyển mau lẹ. Do đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị ở Võng La từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2 năm 1943. Hội nghị đã phản tích, đánh giá sâu sắc tình hình và nhận định rằng: «Phong trào cách mạng Đông Dương có thể bỗng chốc tiến lên bằng những bước nhảy cao»(1). Xuất phát từ nhận định đó, Hội nghị đã quyết nghị và vạch ra một kế hoạch toàn diện nhằm chuẩn bị đầy đủ về tinh thần và vật chất cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền sắp tới. Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng ở nông thôn rừng núi, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng.

Dưới ánh sáng nghị quyết Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (tháng 2 năm 1943), công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng và nhân dân ta được đưa lên một bước mới cả ở miền núi và miền xuôi, cả ở nông thôn và thành thị.

Cũng vào tháng 2 năm 1943, tại Lũng Hoài (Hòa An, Cao Bằng) đã có cuộc gặp gỡ giữa các đồng chí lãnh đạo căn cứ địa Cao Bằng với các đồng chí chỉ huy Cứu quốc quân. Cuối tháng giêng năm 1943, đồng chí Chu Văn Tấn cùng đồng chí Hà Khai Lạc vào Pác Bó để gặp Hồ Chủ tịch và liên lạc với Trung ương. Vào đến Pác Bó thì được biết Hồ Chủ tịch đã đi công tác xa. Đồng chí Lê Quảng Ba cho liên lạc đưa đồng chí Chu Văn Tấn đến Lũng Hoài (một thung lũng nhỏ trong dãy núi Lam Sơn) gặp các đồng chí Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Lã, là những đồng chí lãnh đạo căn cứ Cao Bằng. Tại đây, đã có cuộc họp trao đổi kinh nghiệm xây dựng lực lượng và đấu tranh chống địch khủng bố. Đồng thời, cuộc họp Lũng Hoài đã bàn bạc kế hoạch phối hợp mở thông con đường liên lạc «Nam tiến» theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, để nối liền hai trung tâm căn cứ với nhau, mở đường về xuôi kết hợp với phong trào cách mạng toàn quốc và liên lạc thường xuyên với Ban thường vụ Trung ương Bảng. Trong niềm phấn khởi và tin tưởng, cuộc họp Lũng Hoài đã quyết định:

1 — Giữ vững cơ sở vùng biên giới Việt-Trung, đánh thông đường từ đó về Bình Gia, Bắc Sơn, Võ Nhai.

2 — Xây dựng cơ sở mới ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, củng cố các cơ sở cũ, nối liền các đường liên lạc với nhau.

3 — Xúc tiến việc thành lập các đội xung phong Nam tiến do đồng chí Văn (tức đồng chí Võ Nguyên Giáp) trực tiếp chỉ huy. Cứu quốc quân sẽ cử một tiểu đội lên Cao Bằng để cùng các đội xung phong Nam tiến đánh thông đường về xuôi. Đồng thời Cứu quốc quân cũng sẽ mở bốn con đường lên đón các mũi Nam tiến từ Cao Bằng thọc xuống là:

a) Từ Tràng Định (Lạng Sơn) lên Đông Khê (Cao Bằng).

b) Từ Hội Hoan (Thoát Lãng) và Văn Mịch (Bình Gia) (tỉnh Lạng Sơn) lên Nà Rì (tỉnh Bắc Cạn).

c) Từ Võ Nhai qua Thượng Nung, Cúc Đường (Thái Nguyên) lên Nà Rì (Bắc Cạn).

d) Từ Bịnh Hỏa (Thái Nguyên) lên Chợ Đồn (Bắc Cạn).

4 — Tìm bắt liên lạc với Ban thường vụ Trung ương Đảng ở dưới xuôi(2).

Những quyết định của cuộc họp Lũng Hoài có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành khu căn cứ địa cách mạng ở Việt Bắc, vì nó phù hợp với nghị quyết về xây dựng căn cứ địa cách mạng của Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng tháng 2 năm 1943.

Trở về biên giới, đồng chí Chu Văn Tấn họp bộ phận Cứu quốc quân còn đang công tác ở đây để phổ biến và tổ chức thực hiện nghị quyết cuộc họp Lũng Hoài. Ngay sau đó, một tiểu đội gồm 7 đồng chí(1) đã được phái vào Cao Bằng phối hợp công tác với các đội xung phong Nam tiến cuối tháng 2 năm 1943, tiểu đội này đã vào tới Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng). Từ đầu tháng năm 1943, đại bộ phận Cứu quốc quân ở biên giới Việt — Trung đã trở về căn cứ an toàn, chỉ còn lại vài ba đồng chí ở lại cơ quan «Biện sự xứ». Trên đường trở về qua Tràng Định, Thoát Lãng, Bình Gia, các đồng chí chỉ huy Cứu quốc quân đã tranh thủ mở các lớp huấn luyện ngắn ngày cho các đội tự vệ, cán bộ và đảng viên. Nội dung các lớp huấn luyện đó là chương trình, điều lệ Việt Minh, phương pháp vận động và tổ chức quần chúng. Đồng thời, các đồng chí chỉ huy đã phân công các tổ Cứu quốc quân công tác ở Tràng Định, Thoát Lãng, xây dựng vùng này thành nơi có phong trào cách mạng vững mạnh.


(1) Văn kiện Đảng (1939—1945) Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1963 — tr. 385
(2) Xem Hồi ký Kỷ niệm Cứu quốc quân của đồng chí Chu Văn Tấn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1971.
(3) Bảy đồng chí đó là các đồng chí Hoàng Thịnh, Vi Văn Từ, Lê Văn Hiền, Hà Khai Lạc, Bế Chấn Hưng, Thơ, Thức.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2021, 02:54:04 pm »

Về đến căn cứ, Ban chỉ huy Cứu quốc quân liền phân công các tổ công tác của Cứu quốc quân tỏa về các địa phương củng cố và phát triển các Hội Cứu quốc, các đội tự vệ. Dựa vào những cơ sở cũ do cán bộ, đảng viên ở địa phương và do bộ phận ở lại xây dựng, các tổ công tác của Cứu quốc cùng phối hợp với cán bộ địa phương nhanh chóng phát triển phong trào Việt Minh, phong trào tự vệ thành làn sóng mạnh mẽ ở Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang), Bắc Sơn, Bình Gia, Tràng Định, Thoát Lãng (Lạng Sơn), Bắc Yên Thế và Hữu Lũng (Bắc Giang cũ), Từ Sơn Dương, Yên Sơn, Cứu quốc quân đã bắt đầu gây dựng phong trào lên Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Theo hướng Bắc tiến, lừ Định Hóa và Phú Lương, Cứu quốc quân đã mở rộng phong trào Việt Minh lên Nghĩa Tá, Chợ Đồn và Bạch Thông (Bắc Cạn). Vùng Đại Từ — Định Hóa — Sơn Dương… dần dần trở thành một trung tâm căn cứ mới của Cứu quốc quân.

Tại Bắc Sơn, Võ Nhai, nơi mà phong trào bị thực dân Pháp khủng bố khốc liệt cũng được Cứu quốc quân nhanh chóng khôi phục. Các Hội Cứu quốc ở các xã Chiêu Vũ, Hưng Vũ, Vũ Lăng, Vũ Lễ, Ngư Viễn, Trấn Yên, Quỳnh Sơn, Bắc Sơn... (châu Bắc Sơn) lại tích cực hoạt động. Phong trào Việt Minh ở châu Bắc Sơn bắt đầu có sự liên hệ khăng khít với phong trào Việt Minh ở Bình Gia. Ở Võ Nhai, phong trào Việt Minh cũng đã được Cứu quốc quân mở rộng thêm ra Phương Giao, Phương Bá, La Hiên, Làng Mười và sang Cây Thị (Đồng Hỷ). Các xã Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá đã tổ chức được Ban chấp hành Việt Minh xã.

Đến cuối năm 1943, công tác Bắc tiến của Cứu quốc quân cũng đã thu được kết quả tốt đẹp. Từ Định Hóa (Thái Nguyên) Cứu quốc quân phát triển theo hai hướng lên Bắc Cạn để đón các mũi Nam tiến. Một hướng tiến lên Chợ Đồn, Chợ Rã. Một hướng liến dọc theo quốc lộ số 3 lên Bạch Thông. Từ Võ Nhai, Cứu quốc quân phát triển cơ sở quần chúng qua Thượng Nung, Cúc Đường, Nà Rì (Bắc Cạn). Từ Tràng Định (Lạng Sơn), Cứu quốc quân phát triển các Hội Cứu quốc lên Đông Khê (Cao Bằng). Tất cả các đội Bắc tiến của Cứu quốc quân đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, lặn lội tới các làng xóm hẻo lánh để xây dựng và phát triển các Hội Cứu quốc từ địa phương này đến địa phương khác. Tới cuối mùa hạ năm 1943, con đường Bắc tiến qua vùng cao, nơi cư trú của đồng bào Dao, đã phát triển tới vùng núi Phja Bjooc (hướng Định Hóa — Chợ Đồn) và vùng cao các xã Bác Ái, Khánh Long, Vĩnh Tiến (hướng Tràng Định — Đông Khê). Đồng thời cũng trên hai hướng đó, các đội xung phong Nam tiến cũng đã tiến xuống Nam Chợ Đồn và phía Nam Đông Khê. Khoảng trung tuần tháng 10 năm 1943, đội xung phong Nam tiến mang tên Trần Phú, do đồng chí Nông Văn Quang phụ trách, đã gặp đội Bắc tiến của Cứu quốc quân do đồng chí Hoàng Thượng phụ trách, tại Bản Bẳng (Nghĩa Tá, Chợ Đồn). Tiếp đó. tháng 11 năm 1943, mũi Nam tiến do đồng chí Nguyễn Bằng Giang phụ trách, cũng đã gặp mũi Bắc tiến của Cứu quốc quân do đồng chí Hà Khai Lạc phụ trách, ở Phi Mỹ (Tràng Định). Cũng vào tháng 11 năm 1943, đồng chí Chu Văn Tấn và đồng chí Võ Nguyên Giáp đã gặp nhau tại Khuổi Tà (Phúc Lâm, Yên Sơn, Tuyên Quang), bàn kế hoạch tổng kết đợt một và triển khai đợt hai công tác Nam tiến và Bắc tiến, nhằm củng cố và mở rộng con đường liên lạc quần chúng này. Để kỷ niệm việc nối liền hai trung tâm căn cứ với nhau, các đồng chí quyết định đổi tên xã Khuổi Tà, nơi hai đoàn cán bộ Nam tiến và Bắc tiến gặp nhau là xã Thắng Lợi. Thắng lợi của phong trào Nam tiến và Bắc tiến là một cái mốc đánh dấu một bước ngoặt của sự hình thành khu căn cứ địa Việt Bắc, tạo ra những nhân tố thuận lợi cho sự ra đời khu giải phóng sau ngày Nhật đảo chính Pháp.

Công tác bắt liên lạc với Ban thường vụ Trung ương Đảng cũng được Cứu quốc quân xúc tiến khẩn trương. Ban chỉ huy Cứu quốc quân tổ chức nhiều mạng lưới liên lạc qua cơ sở quần chúng, qua nhà tù đế quốc... theo nhiều hướng. Đến tháng 8 năm 1943, Cứu quốc quân đã bắt được liên lạc với Ban thường vụ Trung ương Đảng qua chi bộ Đảng ở «căng»(1) Bá Vân (Đồng Hỷ). Tiếp đó, tổ Cứu quốc quân công tác ở Yên Thế (Bắc Giang) qua cơ sở Việt Minh ở Đèo Ảnh, và tổ công tác của Cứu quốc quân ở Định Hóa, qua chi bộ Đảng ở nhà tù Chợ Chu, cũng đã bắt được liên lạc với Ban thường vụ Trung ương Đảng ở dưới xuôi. Từ đây sự liên lạc giữa Cứu quốc quân với Trung ương Đảng luôn luôn thông suốt. Đày là một kết quả to lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự trưởng thành về mọi mặt của Cứu quốc quân. Việc bắt được liên lạc với Ban thường vụ Trung ương Đảng đã đem đến cho Cứu quốc quân thêm nguồn sinh lực dồi dào, làm cho những chỉ thị, nghị quyết của Đảng được chuyển tới Cứu quốc quân kịp thời và nhanh chóng. Đó là kết quả của tinh thần tích cực, chủ động, không ngại gian khổ, nguy hiểm, phấn đấu trong một thời gian dài (từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1943) của Cứu quốc quân để bắt liên lạc với Trung ương.


(1) Căng (Camp) là trại tập trung tù chính trị của thực dân Pháp
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2021, 02:57:14 pm »

Sau khi nhận được báo cáo của Cứu quốc quân, Trung ương đã chỉ thị cho Cứu quốc quân là phải kết hợp chặt chẽ công tác chuẩn bị khởi nghĩa theo nghị quyết của Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (tháng 2 năm 1943), với việc thực hiện nghị quyết của cuộc họp Lũng Hoài. Đến tháng 2 năm 1944 đồng chí Hoàng Quốc Việt lên chiến khu kiểm tra tình hình và chỉ đạo hoạt động của Cứu quốc quân. Sau khi nghe báo cáo và qua kiểm tra thực tế, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã triệu tập một cuộc họp cán bộ tại Khuổi Kịch (Sơn Dương Tuyên Quang). Đồng chí Hoàng Quốc Việt đã trực tiếp truyền đạt nghị quyết Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng tháng 2 năm 1943. Đồng chí nói, Trung ương coi nghị quyết về công tác xây dựng căn cứ địa, củng cố và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng là một công tác quan trọng và cần kíp lúc này của toàn Đảng.

Nhận thấy phong trào cách mạng trên địa bàn hoạt động của Cứu quốc quân (lúc này gọi là chiến khu Hoàng Hoa Thám) đã mở rộng, cuộc họp quyết định thành lập Đệ tam trung đội Cứu quốc quân để có đủ lực lượng nòng cốt kịp thời và phát triển phong trào cách mạng mạnh mẽ hơn nữa. Đồng thời, cuộc họp quyết định chia chiến khu Hoàng Hoa Thám thành hai phân khu, lấy Sông Cầu làm ranh giới, để việc chỉ đạo được kịp thời và sâu sát. Phân khu A gọi là phân khu Quang Trung, gồm Võ Nhai, Đồng Hỷ (phía tả ngạn sông Cầu) (Thái Nguyên), Bắc Sơn, Bình Gia, Tràng Định, Thoát Lãng (Lạng Sơn) Bắc Yên Thế và Hữu Lũng (Bắc Giang), là địa bàn hoạt động của Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân. Phân khu B gọi là phân khu Nguyễn Huệ, gồm Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ (phần hữu ngạn sông Cầu) (Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Nam Chợ Đồn (Bắc Cạn), là địa bàn hoạt động của Đệ tam trung đội Cứu quốc quân. Đồng chí Chu Văn Tấn là ủy viên ủy ban quân chính Bắc — kỳ được Trung ương chỉ định làm chỉ huy trưởng chiến khu Hoàng Hoa Thám.

Theo quyết định trên, ngày 25 tháng 2 năm 1944, lễ thành lập Đệ tam trung đội Cứu quốc quân đã được tổ chức trọng thể tại rừng Khuồỉ Kịch. Trung đội này gồm có số cán bộ và chiến sĩ của trung đội hai mở rộng địa bàn hoạt động sang đây; số cán bộ và đội viên đội xung phong Nam tiến mang tên Trần Phú do địch khủng bố, không liên lạc được với Ban xung phong Nam tiến, còn đang công tác ở vùng này; và những cán bộ, đội viên trung kiên của các đơn vị tự vệ ở Đại Từ, Định Hóa, Sơn Dương... Tất cả có khoảng 30 người, được tổ chức thành Đệ tam trung đội Cứu quốc quân. Ban chỉ huy Đệ tam trung đội Cứu quốc quân gồm đồng chí Triệu Khánh Phương, đồng chí Chu Phóng, đồng chí Phương Cương, do đồng chí Triệu Khánh Phương là một cán bộ dũng cảm, người Dao, làm trung đội trưởng. Tại buổi lễ thành lập, thay mặt Trung ương Đảng, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã nói về tình hình và triển vọng của phong trào cách mạng nước ta phong trào cách mạng thế giới và những nhiệm vụ cần kíp của Đảng ta trong giai đoạn trước mắt. Đồng chí chỉ thị và động viên toàn thể cán bộ và chiến sĩ Đệ tam trung đội Cứu quốc quân hay phát huy truyền thống anh dũng của Đệ nhất và Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân, ra sức củng cố và mở rộng địa bàn hoạt động, tích cực chuẩn bị về mọi mặt để tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền. Buổi lễ tràn ngập trong bầu không khí hân hoan, phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Khi đồng chí Hoàng Quốc Việt nói đến tin đồng chí Hoàng Văn Thụ, ủy viên Ban thường vụ trung ương Đảng, người đã đi sát, theo dõi và chăm sóc từng bước đi lên của Cứu quốc quân, bị đế quốc Pháp bắt và khí phách hiên ngang của anh, thì mọi người đều căm uất, nghẹn ngào. Tất cả đều chung một ý nghĩ sẽ noi gương anh, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhân dân giao phó. Sau khi nói chuyện và giao nhiệm vụ, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã trao lá cờ đỏ sao vàng cho Đệ tam trung đội cứu quốc quân.

Đệ tam trung đội Cứu quốc quân thành lập là một cái mốc đánh dấu sự phát triển của Cứu quốc quân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ một trung đội lúc mới thành lập và địa bàn hoạt động nhỏ hẹp, đến nay đội Cứu quốc quân đã phát triển thành hai trung đội với hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, địa bàn hoạt động đã mở rộng thành chiến khu Hoàng Hoa Thám rộng lớn. Kết quả đó nói lên khẩu hiệu chuẩn bị để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng là hoàn hoàn đúng đắn, cấp thiết và đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân ta. Đồng thời, kết quả đó còn nói lên, dựa vào quần chúng để mở rộng địa bàn hoạt động, tạo ra nhiều cơ sở hỗ trợ lẫn nhau là phương hướng đúng đắn để tiến lên xây dựng và phát triển lực lượng của Cứu quốc quân một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM