Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:36:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tự vệ thành Sài Gòn-Chợ Lớn những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp  (Đọc 1948 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 09:18:54 am »

2. Giải quyết vấn đề hậu cần, đáp ứng các yêu cầu tác chiến ở nội thành

Hậu cần là một công tác quan trọng không thể thiếu được đối với lực lượng Tự vệ Thành. Hoạt động ở thành phố tạm bị địch chiếm, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tự lo liệu mọi mặt. Anh chị em đều tự tìm kiếm công ăn việc làm, tự tìm chỗ ở. Chỉ khi tạm thời mất việc mới dựa vào các cơ sở quần chúng cách mạng. Bởi vì đa phần cơ sở cách mạng là quần chúng cần lao, nghèo khổ khi đau ốm, khi bị thương, anh chị em cũng dựa vào nhân dân. Nhân dân không để anh chị em tự lo mà tìm thầy thuốc tận tình chăm sóc cho đến khi lành bệnh. Trường hợp chiến sỹ ta bị bệnh nặng, bà con đưa anh em vào bệnh viện và nhận là con cháu, chăm sóc nuôi chu đáo cho đến khi xuất viện. Đồng chí Hà Ngọc Tiếu - Chỉ huy phó bị bệnh kiết lỵ rất nặng không dám đến bệnh viện điều trị vì sợ bị lộ, đã được vợ chồng Nguyễn Văn Ly1 (Vợ chồng Nguyễn Văn Ly đều thuộc tầng lớp trí thức. Nguyễn Văn Ly là anh rể bác sĩ Vũ Kim Vinh - công tác tại bệnh viện Quân y 108 - Hà Nội) công chức của Pháp nhờ bác sĩ tư đến tận nhà chữa cho đến khi khỏi. Riêng Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ vận động tổ chức được một nhóm bác sĩ yêu nước, phục vụ chữa bệnh cho anh chị em, như các bác sĩ Nguyễn Văn Diệp, Đặng Văn Hồ. Các khu, đội tự vệ cũng vận động bác sĩ, y sĩ phục vụ cho đơn vị mình.


Về bảo đảm vũ khí, trang bị để đánh địch, ngoài vũ khí chuyên dùng thích hợp với tác chiến ở nội thành như lựu đạn, mìn các loại, đạn tái tạo, do ban vũ khí của Tự vệ Thành sản xuất chuyển về với số lượng ngày càng tăng, các đơn vị còn chủ trương lấy vũ khí địch đánh lại địch. Ở trong thành phố, tự vệ tổ chức nhiều vụ giật súng, lấy súng của địch. Bất cứ ở đâu, hễ quân địch sơ hở là chiến sĩ ta giật súng, ngay cả ban ngày. Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ ta hoặc vận động binh sĩ địch, hoặc dựa vào bồi bếp các nhà tây tổ chức lấy vũ khí. Có những vụ ta thu được từ năm đến bảy khẩu súng các loại, đạn và lựu đạn. Súng gì cũng lấy, loại nào thích hợp với hoạt động của mình thì giữ lại dùng, súng lớn thì cất giấu và chuyển ra căn cứ trang bị cho các lực lượng vũ trang tập trung.


Đối với căn cứ ngoại thành, việc cung cấp của trên rất hạn hẹp. Tự vệ Thành đã dựa vào sự ủng hộ của nhân dân nội thành. Cán bộ và chiến sỹ được đồng bào cung cấp quần áo, lương thực, thuốc men, thậm chí cả thực phẩm tươi sống. Trong công tác hậu cần ở nội thành thì chị Hai Bính (tức Nguyễn Thúy Lan) là người hoạt động năng nổ, có nhiều đóng góp cho tự vệ. Chị vừa là giao liên đặc biệt của Ban chỉ huy, vừa tích cực vận động nhân dân ủng hộ vật chất cho Tự vệ Thành, tổ chức quyên góp tiền bạc, thuốc men, quần áo, thực phẩm. Có khi, chị mang ra căn cứ cả một nồi thịt kho lớn cho anh chị em. Ngoài ra, đơn vị còn tổ chức trồng rau, nuôi gà, vịt lấy trứng và thịt, nuôi lợn để tự cải thiện.


Một trong những công tác hết sức đặc biệt đối với lực lượng Tự vệ Thành là việc chăm sóc anh chị em bị kẻ thù bắt giữ, giam cầm trong các nhà tù của địch.


Hoạt động ở đô thị bị địch tạm chiếm, tuy cố gắng giữ gìn bí mật trong quá trình công tác, nhưng cán bộ, chiến sĩ không tránh khỏi bị địch bắt, bị giam cầm trong cấc nhà tù của địch với số lượng không ít. Cứu anh chị em ra khỏi những nơi bị giam, chăm sóc anh chị em tại các nhà tù sau khi địch đã xét xử thành án... là trách nhiệm không thể thiếu được của các cấp chỉ huy. Các Ban chỉ huy khu, đội tự vệ nói chung đều dựa vào nhân dân tìm trạng sư bào chữa cho anh chị em khỏi bị kết án, hoặc giảm nhẹ án tù. Vì mạng sống của những chiến sĩ tự vệ, vì tương lai của cuộc kháng chiến, thắng lợi của cách mạng, nên mặc dầu khó khăn, tốn kém về tiền của, song không một nhân mối nào khi được nhờ lại chối bỏ trách nhiệm. Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ vận động trạng sư Ngô Sách Vinh để bào chữa nhiều vụ án mà địch xét xử cán bộ ta.


Một nét độc đáo của cơ sở ta ở thành phố là đồng bào đã tổ chức đi thăm nuôi tù định kỳ hàng tuần tại các khám, bất kể anh chị em tù nhân có là con cháu mình hay không.


Việc thăm nuôi tù là một công việc phức tạp và nguy hiểm. Người đi thăm nuôi tù phải xin địch một giấy chứng nhận là thân nhân của người tù. Và cũng vì thế, người xin đi "thăm nuôi tù" bị địch liệt vào loại "thân Việt Minh" bị địch theo dõi, khống chế. Nhưng không vì thế mà đồng bào ngần ngại. Người đi thăm nuôi tù thường là phụ nữ, nhất là phụ nữ lớn tuổi, về lương thực, thực phẩm, quà bánh và các nhu cầu khác như xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, thuốc uống... cho tù nhân thì các đoàn thể quần chúng cách mạng: thanh niên, phụ nữ, công đoàn, các tổ chức có anh chị em bị tù đảm nhận việc nấu nướng, mua sắm cung cấp khá đầy đủ. Đi thăm nuôi tù không chỉ đem quà bánh cho tù nhân, mà quan trọng hơn là cung cấp tin tức hoạt động của đồng chí, đồng đội ở bên ngoài cho những người bị địch giam giữ và cung cấp tình hình các đồng chí bị địch giam giữ cho tổ chức biết. Có hoạt động "thăm nuôi tù" nên số anh chị bị bắt giam luôn nhận được thông tin bên ngoài: tin gia đình, đơn vị; không cảm thấy hoàn toàn bị cách ly khỏi đồng chí, đồng đội mình, luôn luôn được động viên, cổ vũ trong đầu tranh. Việc đi thăm nuôi tù đã trở thành một nhu cầu của tổ chức cách mạng và đã trở thành một phong trào từ tự phát của quần chúng đi đến tổ chức của các đoàn thể, đơn vị cách mạng ở nội thành, ở Tự vệ Thành, những điển hình như các bà Tư Nhiễm, Nguyễn Thị Phương, Trần Thị Chữ, Vũ Thị Tiếu là những bà mẹ, người chị đầy nhiệt tình trong việc chăm sóc tù nhân. Biết được anh chị em nào bị địch bắt, nhất là các liên lạc viên, các bà đã theo anh chị em từ nhà tù này đến nhà tù khác, thậm chí lên tận Thủ Đức, Biên Hoa để chăm sóc anh chị em như chính những thành viên máu thịt, người thân trong gia đình.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 09:19:58 am »

3. Tổ chức Ban vũ khí sửa chữa sứng đạn và sản xuất mìn, lựu đạn thích hợp với yêu cầu chiến đấu ở nội thành

Chiến đấu trong nội thành, có được súng tốt, không hỏng hóc, đạn không bị lép, nổ đúng yêu cầu, không chỉ tiêu diệt được địch mà còn quyết định đến tính mạng của chiến sỹ và cán bộ. Thấy được yêu cầu trên, Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ đã sớm quyết tâm xây dựng một tổ chức chuyên sửa chữa và sản xuất một số loại vũ khí theo yêu cầu đánh địch ở chiến trường đô thị. Các khu, đội tự vệ đã vận động được hơn 10 công nhân có nhiệt tình yêu nước tự nguyện rời gia đình, bỏ cơ sở, làm ăn ra căn cứ Vườn Thơm thành lập ban vũ khí Tự vệ Thành từ đầu năm 1947.


Giai đoạn đầu, ban được giao nhiệm vụ:

- Sửa chữa các loại vũ khí hỏng hóc.

- Kiểm tra và sửa chữa các loại lựu đạn, mìn. Xem xét từng chi tiết đảm bảo an toàn trong vận chuyển, đảm bảo lựu đạn, mìn, nổ nhậy và nổ đúng thời gian yêu cầu của từng trận đánh.

- Dùng vỏ đạn súng nhỏ đã xử dụng làm lại thành những viên đạn mới (rờ-sạc)... Khi có điều kiện sẽ tiến tới nghiên cứu sản xuất một số loại vũ khí thích hợp với yêu cầu đánh địch ở nội thành như lựu đạn nhỏ nhưng có sức công phá lớn, lựu đạn chỉ gây tiếng nổ mà không sát thương để tạo tình thế mất an ninh, làm mìn hẹn giờ... Về mìn, ban vũ khí thừa hưởng một kho mìn do bác Ba Châu lấy được tại kho của địch ở Bà Chiểu. Lượng mìn lấy được của địch có đủ dây cháy chậm và hạt nổ.


Ban vũ khí lúc đầu có 10 công nhân, sau tăng lên 30, chia thành bốn tổ chuyên môn:

- Tổ cơ khí gồm các nhóm: sửa chữa các loại súng, chế tạo súng thô sơ (súng tự tạo), sửa chữa và làm mới mìn, làm các thiết bị, tự chế khuôn mẫu, gá lắp, sửa chữa và làm mới các chi tiết của lựu đạn, mìn. Tổ do đồng chí Tống Văn Trọng phụ trách.

- Tổ hóa chất có nhiệm vụ nghiên cứu, chế thuốc nổ, thuốc cháy, kiểm tra dây cháy chậm, kiểm tra sửa chữa và lắp ráp các loại lựu đạn, mìn và kíp nổ. Tổ do đồng chí Tăng Hoàng Diệu phụ trách.

- Tổ khôi phục có nhiệm vụ tái tạo các loại đạn (rờ-sạc). Tổ do đồng chí Nguyễn Văn Năm phụ trách.

- Tổ phục vụ sản xuất và đời sống.

Trưởng ban vũ khí là đồng chí Lê Sỹ Thường, trực tiếp phụ trách kỹ thuật sản xuất. Đồng chí Nguyễn Minh Chánh, một cán bộ kỹ thuật điện làm chính trị viên phụ trách tổ chức, quản lý, công tác chính trị tư tưởng chăm sóc đời sống vật chất, văn hóa cho công nhân.


Một số công nhân có tay nghề khá, phần lớn là đảng viên được phân công phụ trách nhóm, làm nòng cốt trong các khâu sản xuất, công tác, như các đồng chí Thanh Tùng, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Văn Não, Bình, Tâm, Tươi, Thêm...


Toàn thể nhân viên trong ban vũ khí Tự vệ Thành đã từng hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ. Những người chưa từng biết súng đạn là gì, phải gấp rút tìm hiểu làm quen với các cấu tạo của từng loại vũ khí thông dụng, học tập nguyên lý chế tạo để có thể sửa chữa, điều chỉnh và làm mới các loại cấu trúc đơn giản, đáp ứng được đòi hỏi cấp bách cuộc chiến đấu ở nội thành. Anh em phải tự lo nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất, vừa lo cuộc sống, đồng thời luôn sẵn sàng đối phó với các cuộc hành quân đánh phá của địch vào căn cứ. Chỉ ít lâu sau, phần lớn nhân viên ban vũ khí đã từng bước đáp ứng được một số loại vũ khí tốt, đủ điều kiện đưa vào phục vụ chiến đấu ở vùng địch hậu. Qua thực tế sử dụng vũ khí, cán bộ và chiến sĩ ở nội thành rất hoan nghênh.


Những thành tựu về sản xuất và sửa chữa vũ khí của ban vũ khí trong thời gian này gồm:

- Nghiên cứu thành công, tổ chức sản xuất và sử dụng các loại thuốc nổ từ phu-mi-nát thủy ngân, dùng làm hạt nổ, chủ động được trong sửa chữa và sản xuất các loại đạn, lựu đạn.

- Tái tạo nhiều đạn các cỡ, nhất là đạn dùng cho súng nhỏ (9 ly, 7,2 ly, 12 ly).

- Sửa chữa được hầu hết các trường hợp súng hỏng hóc và làm thêm các bộ phận mới để phát huy các tính năng tác dụng của súng như làm ông phóng lựu đạn gắn vào súng trường (Tromblon VB) cho tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ.

- Nghiên cứu và sản xuất một số mìn không sát thương, dùng phá sòng bạc "Đại Thế Giới" ở Chợ Lớn vào cuối năm 1947. Làm nhiều lựu đạn vỏ bật lửa (hộp quẹt) hoặc vỏ bút máy, nổ tiếng đanh nhưng không sát thương. Loại lựu đạn này đã sử dụng đánh vào một buổi chợ phiên ở vườn Bờ-rô, đầu năm 1948.

- Sản xuất nhiều loại mìn hóa chất, tiếng nổ nhỏ nhưng gây cháy dữ dội để phá các kho tàng, tàu thuyền của địch. Làm các loại mìn định hướng, mìn hẹn giờ (có sự giúp đỡ của kỹ sư Lê Tâm) dùng đánh các nơi địch tập trung đông như nhà hàng, câu lạc bộ sĩ quan và hạ sĩ quan; sản xuất loại súng đơn giản chỉ bắn một phát rồi vứt bỏ để phi tang (có sự giúp đỡ của đồng chí Nguyễn Văn Quý - trưởng phòng công binh Khu 7) nhằm diệt các nhân vật quan trọng của địch.

- Sản xuất thành công loại lựu đạn nhỏ cầm gọn trong lòng bàn tay, có khía nhỏ và sâu, sát thương cao.

- Tổ chức và biệt phái một tổ sửa chữa vũ khí sang tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ, cơ động trực tiếp giải quyết tại chỗ các hư hỏng nhẹ về vũ khí, đảm bảo kịp thời cho tiểu đoàn chiến đấu.


Ban vũ khí được thành lập tháng 4 năm 1947, đến tháng 4 năm 1948 thì chuyển thành công binh xưởng của 10 Ban công tác thành, tháng 1 năm 1950 chuyển về Ban Quân giới Nam Bộ, do Phân liên khu Miền Đông quản lý tại An Thành (Thủ Dầu Một). Từ trên 10 công nhân ban đầu, xưởng đã phát triển lên trên 80 công nhân, cán bộ. Tuy số vũ khí, đạn mà ban sản xuất, sửa chữa còn ít ỏi, song có tác dụng lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động của Tự vệ Thành trong những tháng năm đầy khó khăn, thiếu thốn. Từ cơ sở nhỏ nhoi ban đầu này đã đặt cơ sở cho việc hình thành những xưởng quân giới của lực lượng vũ trang Sài Gòn - Chợ Lớn trong những giai đoạn tiếp sau.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2021, 09:21:29 am »

4. Phát hành báo Tự vệ, coi trọng công tác thông tin giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tinh thần quyết chiến, quyết thắng

Để có phương tiện tuyên truyền, bồi dưỡng ý chí chiến đấu cho cán bộ, chiến sỹ của mình, Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ chủ trương ra tờ báo Tự Vệ lưu hành trong nội bộ. Nội dung chủ yếu của báo Tự Vệ, gồm:

- Thông tin về mọi mặt và thành tích của từng đơn vị, từng cán bộ chiến sĩ, trong thành phố như: giết giặc, trừ gian, cướp vũ khí của địch, địch vận, phá hoại của cải, kho tàng của địch, vận động quân nhu, tài chính... nhằm động viên phong trào thi đua giết giặc lập công, đồng thời giúp cho việc công nhận và biểu dương mọi chiến công của lực lượng Tự vệ Thành một cách chính xác, kịp thời, hạn chế hiện tượng tranh công, đổ lỗi.

- Thông tin về các chiến công lớn của chiến trường Nam Bộ và cả nước, một số thông tin quan trọng của thế giới liên quan đến chiến trường Việt Nam, nhằm giáo dục, động viên anh chị em giữ vững niềm tin, nâng cao tinh thần quyết tâm chiến đấu diệt địch, làm tăng lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân thành phố đối với công cuộc kháng chiến của toàn dân.


Đối tượng phục vụ của tờ báo là cán bộ, chiến sĩ Tự vệ Thành, chủ yếu là lực lượng hoạt động ở nội thành và một phần ven đô. Báo được giao liên đưa vào nội thành, phân phối đến các Ban chỉ huy, khu đội tự vệ để chuyển đến tay đội viên của từng đơn vị. Báo cũng được chuyển đến một số cơ sở quần chúng cách mạng, những tổ vận động ủng hộ kháng chiến, các gia đình có cảm tình với cách mạng để gây tin tưởng, giữ vững tinh thần của nhân dân đối với tổ chức Tự vệ Thành. Báo do hai đồng chí Minh Chánh, Như Thơ phụ trách. Bài, tin đăng báo do toàn Ban chỉ huy, các trưởng, phó ban các đơn vị trực thuộc và cán bộ chỉ huy chiến đấu các khu, các đội viết. Đến tháng 4 năm 1948, Tự vệ Thành hợp nhất vào Liên đại đội du kích thì báo Tự Vệ kết thúc hoạt động và chuyển sang tổ chức khác.


Trong công tác thông tin, Thành bộ Tự vệ cũng chú ý đến việc vận động các báo chí công khai ở Sài Gòn - Chợ Lớn đăng những tin, bài về kháng chiến cũng như cung cấp tin về hoạt động của Tự vệ Thành cho các báo. Đồng chí Nguyễn Quang Phục được Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ bố trí trong giới báo chí công khai để hoạt động. Vào trung tuần tháng 9 năm 1946, Ban chỉ huy quân sự Sài Gòn - Chợ Lớn ra nhật lệnh được đăng trên nhiều báo xuất bản công khai ở Sài Gòn. Nội dung nhật lệnh là: ra lệnh cho tất cả các Ban công tác Thành và Tự vệ Thành đình chỉ hoạt động quân sự trên địa bàn thành phố từ 0 giờ ngày 14 tháng 9 năm 1946, nhằm thi hành tạm ước 14-9-1946 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp. Nhật lệnh cũng nhắc nhở các đơn vị phải cảnh giác, tránh sự khiêu khích của địch và tránh đụng độ không cần thiết. Với Nhật lệnh này, chúng ta nhằm chứng tỏ cho địch biết:

- Sài Gòn - Chợ Lớn có lực lượng quân sự lực tổ chức nghiêm túc.

- Tự vệ Thành và Ban công tác Thành không phải là tổ chức khủng bố giết hại đàn bà, trẻ em như địch thường xuyên tạc.

- Tổ chức quân sự thành Sài Gòn - Chợ Lớn chịu sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Nhật lệnh do đồng chí Nguyễn Văn Tư - Phó ban chỉ huy quân sự Sài Gòn - Chợ Lớn ký.


5. Không ngừng quan tâm đến công tác huấn luyện chính trị, quân sự, công tác chính trị nội bộ

Một vấn đề mà Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ quan tâm đến nhiều là công tác huấn luyện. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ hoạt động nội thành về chính trị và quân sự là điểu rất cần thiết, ở nội thành, công tác huấn luyện được tiến hành tại từng đơn vị cơ sở.


Đối tượng huấn luyện là cán bộ trung đội hoặc tiểu đội trong số những anh chị được phép biết mặt nhau. Nội dung huấn luyện là: công tác quần chúng (lúc đó gọi là "Năm bước công tác cách mạng"), công tác bí mật. Về quân sự, nội dung huấn luyện là: chiến tranh du kích vận dụng trong thành phố, cách thức ngụy trang khi đi chiến đấu, sử dụng các loại vũ khí, chủ yếu là đánh lựu đạn và bắn súng ngắn. Mỗi lớp từ ba đến năm người. Hai đồng chí Nguyễn Tứ Phương và Nguyễn Minh Hoàng được giao nhiệm vụ huấn luyện. Trong thời gian huấn luyện (thường là 15 ngày), cán bộ tập trung tại cơ sở. Thời gian biểu huấn luyện được bố trí phù hợp, thuận tiện cho hoạt động của cán bộ.


Tại căn cứ Vườn Thơm, đồng chí Nguyễn Xuân Diệu đã được Khu bộ Khu 7 cho thành lập trở lại Trường Quân chính Khu 7, nhằm mục đích trước mắt đào tạo cán bộ cho Tự vệ Thành. Tại đây đã mở được hai khóa học: khóa lấy tên Thái Văn Lung và khóa lấy tên Dương Văn Dương. Đối tượng huấn luyện là cán bộ trung đội và tiểu đội trưởng Tự vệ Thành. Phần lớn cán bộ được huấn luyện là do Mặt trận Việt Minh thành phố, chủ yếu do đồng chí Trịnh Đình Trọng - Chủ tịch Mặt trận tuyển lựa và giới thiệu ra. Hai khóa này huấn luyện tập trung, công khai như các khóa lấy tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau hai khóa này, do sự kiểm soát của địch trong thành phố ngày càng chặt chẽ, thủ đoạn khủng bố bắt bớ, khai thác của địch ngày càng tinh vi, hiểm độc, cán bộ hoạt động trong nội thành càng phải triệt để giữ bí mật, nên các khóa huấn luyện sau được tổ chức với quy mô nhỏ. Mỗi khóa tổ chức thành từng tổ biệt lập. Mỗi tổ ba đến năm người đã biết mặt nhau. Anh chị em khác tổ không được phép biết mặt nhau, không dùng tên gọi mà chỉ dùng số và không được phép đi ra chơi ngoài phạm vi quy định cho tổ của mình; ăn uống thì có người phục vụ đến tận nơi ở. Do đó, mỗi lớp huấn luyện không đông, thường là 20 người.


Tuy nhiên, công tác huấn luyện tập trung ở nhà trường chỉ có thể giải quyết được trong số ít cán bộ. Nội dung huấn luyện làm thường xuyên, liên tục trong tất cả các khu và đội tự vệ là đi sâu vào từng tiểu đội, từng tổ chiến đấu. Nội dung công tác tư tưởng, công tác chính trị thì do cán bộ chỉ huy trực tiếp phụ trách và thông qua, một số bài viết có tính chất phổ biến nội dung huấn luyện trên báo Tự Vệ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2021, 10:53:38 am »

III. CỦNG CỐ BAN CHỈ HUY TỰ VỆ THÀNH, XÂY DỰNG CÁC TỔ CHỨC PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU

1. Củng cố Ban chỉ huy Tự vệ Thành

Tháng 11 năm 1946, đồng chí Trịnh Văn Hà ra công tác tại hậu cứ Vĩnh Lộc. Cuối tháng 12 năm 1946, khi trở về nội thành đồng chí Hà bị địch bắt. Chúng đưa anh ra xét xử tại tòa án quân sự thường trực và tuyên án 16 năm tù khổ sai và 16 năm đày "biệt xứ". Tiếp đến là đồng chí Nguyễn Mạnh Liên, khi có biểu hiện bị địch phát giác, Ban chỉ huy chủ trương bố trí để đồng chí Liên lánh mặt một thời gian. Trong khi bố trí bàn giao công việc để ra căn cứ thì cuối tháng 11 năm 1946, đồng chí bị địch bắt. Chúng đưa anh về bốt Ca-ti-na (Catinat) tra tấn rất dã man. Song không có được ở anh một lời khai nào. Bất lực trước dũng khí của người chiến sĩ Tự vệ Thành, vào một đêm (khoảng mùng 9 hoặc 10 tháng 2 năm 1947), địch đã hèn hạ thủ tiêu Nguyễn Mạnh Liên.


Ngày 30 tháng 10 năm 1946, đồng chí Nguyễn Văn Hoàn bí danh là Hà Ngọc Tiếu được ra khỏi Khám Lớn theo điều khoản cuối của Tạm ước 14-9-1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại biểu chính phủ Pháp. Đồng chí Xuân Diệu đón đồng chí Hoàn ra ngay chiến khu và Khu trưởng Nguyễn Bình ký quyết định cử làm Chỉ huy phó Tự vệ Thành. Đồng chí Hà Ngọc Tiếu tiến hành sáp nhập những tổ tự vệ đã tổ chức được trước khi bị địch bắt, hợp nhất vào Thành bộ Tự vệ. Ra khỏi Khám lớn cùng đồng chí Tiếu có đồng chí Trần Bá Hào, một cán bộ quân sự và cũng là học viên Trường Quân chính Khu 7, sau đó là đồng chí Nguyễn Danh Khôi. Đồng chí Khôi được Ban chỉ huy Tự vệ Thành cử làm đội trưởng đội tự vệ Tô Hiệu. Tại căn cứ ngoài chiến khu, một văn phòng được lập ra gồm các bộ phận hành chính, tổ chức, quân nhu, liên lạc. Đồng chí Nguyễn Tứ Phương là trưởng văn phòng. Trong văn phòng, lúc đó bộ phận liên lạc được xem là quan trọng, bởi chính chị em liên lạc và đông đảo liên lạc viên thật sự là nhân tố bảo đảm công tác điều hành chỉ huy tự vệ ở nội thành.


Tự vệ Thành được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Khu trưởng Nguyễn Bình. Các cơ quan trực thuộc Bộ Tư lệnh khu như tham mưu, chính trị, quân nhu đã chăm sóc đơn vị về tinh thần, vật chất như các đơn vị giải phóng quân khác. Ủy ban hành chính kháng chiến Sài Gòn - Chợ Lớn quan tâm giúp đỡ Tự vệ Thành về nhiều mặt. Đặc biệt là Thành bộ Việt Minh đã chọn cán bộ và đoàn viên các đoàn thể cứu quốc bổ sung cho Tự vệ Thành.


Thông qua Mặt trận Việt Minh, đồng chí Nguyễn Xuân Diệu đã gặp được đồng chí Nguyễn Văn Mười xứ ủy viên phụ trách thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Hai đồng chí đã nhất trí xây dựng chi bộ Đảng trong Tự vệ Thành, cả hai đồng chí đã chú trọng công tác tuyên truyền về Đảng trong một số cán bộ cốt cán của Tự vệ Thành. Giữa tháng 4 năm 1947, đồng chí Nguyễn Văn Mười đã chủ trì lễ kết nạp Đảng cho bốn đảng viên đầu tiên của Tự vệ Thành là: Hà Ngọc Tiếu, Nguyễn Tứ Phương, Hồ Hữu Đức, Trần Bá Hào. Lễ kết nạp được tiếp hành tại Vườn Thơm. Cũng theo đúng quy định của Đảng lúc bấy giờ, sau ba tháng, tức tháng 7 năm 1947, đồng chí Nguyễn Văn Mười tổ chức lễ công nhận đảng viên chính thức bốn đồng chí nói trên và tuyên bố thành lập chi bộ đảng Tự vệ Thành, cử đồng chí Nguyễn Xuân Diệu làm bí thư chi bộ. Đây là chi bộ đảng đầu tiên của Tự vệ Thành được cấp trên trực tiếp xây dựng và giới thiệu với Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thường vụ Thành ủy. Đồng chí Nguỵễn Văn Mười cũng giới thiệu chi bộ Tự vệ Thành với Ủy viên chính trị bộ (sau này là Chính ủy) của Khu bộ Khu 7, lúc đó là đồng chí Nguyễn Văn Trí (Hai Trí) để chi bộ chịu sự lãnh đạo trực tiếp theo hệ thống lãnh đạo của Đảng bộ quân sự Khu 7. Qua thực tiễn công tác và yêu cầu nhiệm vụ, chi bộ ngày càng phát triển mạnh, có nhiều tổ đảng làm nhiệm vụ lãnh đạo chuyên sâu trong tất cả các tổ chức khu, đội tự vệ ở nội thành và các tổ chức trực thuộc Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ ngoài căn cứ. Đầu năm 1948, Trung ương Đảng có chỉ thị cho phép kết nạp đảng tập thể, đã tạo điều kiện cho chi bộ Tự vệ Thành phát triển khá mạnh. Các đảng viên được Tự vệ Thành kết nạp thời đó, sau này đều là những đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Tình hình phát triển của Tự vệ Thành trong thế đi lên đòi hỏi một sự phân công toàn diện hơn và thành lập các cơ quan trực thuộc hoàn chỉnh hơn, đủ khả năng phục vụ cho tác chiến ở nội thành.


Vào tháng 4 năm 1947, trong Ban chỉ huy có sự phân chia công tác mới:

- Đồng chí Nguyễn Xuân Diệu, thôi giữ chức Chỉ huy trưởng Thành bộ Tự vệ, trở về làm Giám đốc trường Quân chính Khu 7.

- Đồng chí Hà Ngọc Tiếu, thay đồng chí Nguyễn Xuân Diệu làm Chỉ huy trưởng Thành bộ Tự vệ; về nội bộ, được phân công phụ trách ban tác chiến và ban chính trị, chỉ đạo tác chiến ở nội thành.

- Đồng chí Nguyễn Tứ Phương - Chỉ huy phó; về nội bộ, phụ trách các bộ phận trực thuộc ngoài căn cứ: văn phòng, quân nhu, liên lạc, binh công xưởng.

- Đồng chí Tạ Đức Đường giữ chức Chính trị viên Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ; phụ trách về công tác chính trị và xây dựng đảng trong các đơn vị ở nội thành. (Đồng chí Tạ Đức Đường nguyên là thợ đóng giày hoạt động cách mạng trước năm 1945, bị địch bắt nhiều lần, khi bị chúng đuổi về nguyên quán là Hưng Yên, đồng chí lại tìm cách trốn vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động).

- Đồng chí Trần Bá Hào, phụ trách chỉ huy chung lực lượng vũ trang tập trung của Tự vệ Thành (sau này là tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ).

- Đồng chí Hồ Hữu Đức, chuyển sang làm phó Ban thông tin (gọi tắt là B.T.T do đồng chí Cao Văn Tây phụ trách).


Để phục vụ cho những nhiệm vụ tác chiến ở nội thành, tháng 4 năm 1947, Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ đã chính thức xây dựng các bộ phận trực thuộc cần thiết. Tùy tính chất và nhu cầu công việc mà tổ chức gọn nhẹ, nhưng hoạt động có chất lượng. Các cơ quan thuộc Thành bộ Tự vệ lúc này gồm có:

- Văn phòng, kiêm cả tổ chức và nhân sự.

- Ban tác chiến

- Ban chính trị, chủ yếu là xuất bản báo Tự Vệ để tuyên truyền, giáo dục nội bộ.

- Ban quân nhu, làm hai nhiệm vụ: tiếp nhận quân nhu ở nội thành cung cấp cho bên ngoài và vận chuyển vũ khí đạn dược từ căn cứ ở ngoại thành vào nội thành cấp phát cho tự vệ. Nhiệm vụ thứ hai được xem trọng hơn. Ban quân nhu còn phụ trách cả về tài chính và tăng gia sản xuất để tự túc một phần thực phẩm.

+ Ban liên lạc lấy tên là đội Mê Linh.

+ Ban vũ khí, sau phát triển thành một binh công xưởng.

Trường Quân chính đào tạo và bồi dưỡng chiến sỹ cán bộ cho nội thành.


Ngoài các ban trực thuộc, để phát huy khả năng chiến đấu của nữ thanh niên, Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ đã thành lập một trung đội tác chiến nữ, lấy tên là trung đội Minh Khai và cử đồng chí Dư Thị Lắm (tức Nguyễn Thị Hạnh) làm trung đội trưởng. Trung đội được giao cho Ban công tác 10, do đồng chí Nguyễn Danh Khôi làm đại đội trưởng trực tiếp chỉ huy. Trung đội đã chiến đấu ngoan cường, lập nhiều chiến công vang dội.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2021, 10:55:22 am »

2. Tự vệ Thành xây dựng đơn vị vũ trang tập trung, Ủy ban kháng chiến hành chính thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập trung đoàn Phạm Hồng Thái

Khi Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ lập căn cứ ở vùng ngoại ô thành phố thì vấn đề thiết yếu đặt ra là phải xây dựng cho mình một lực lượng vũ trang tập trung để đánh địch bảo vệ căn cứ. Về phía địch, sau khi cơ bản ổn định tình hình nội đô, chúng bắt đầu càn quét ra các vùng ven đô vì vậy, xây dựng lực lượng vũ trang tập trung để bảo vệ căn cứ là yêu cầu khẩn thiết. Việc xây dựng lực lượng này còn có mấy yêu cầu hợp lý: một là, có một số anh em hoạt động ở nội thành bị lộ cần lánh mặt một thời gian, đưa anh em vào một đơn vị vũ trang hoạt động sát ven đô, tạo điều kiện đột nhập vào thành phố, nhằm luyện thêm ý chí chiến đấu và kỹ thuật tác chiến ở nội thành. Hai là đường dây liên lạc của ta từ căn cứ về nội đô và ngược lại trong những chuyến đặc biệt đi đêm phục vụ cho việc đưa đón cán bộ hoặc vận chuyển hàng nặng (chủ yếu là đưa vũ khí vào nội thành) cần có lực lượng vũ trang bảo vệ, chống địch phục kích.


Tập thể Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ thống nhất chủ trương xây dựng một đơn vị vũ trang tập trung, quyết định tổ chức một cuộc vận động nội bộ, rút vũ khí và người của các khu và đội tự vệ từ thành phố ra tăng cường cho lực lượng vũ trang sẵn có ở Vườn Thơm. Khi nhận quyết định của đồng chí Nguyễn Bình về thành phố hoạt động, đồng chí Hà Ngọc Tiếu đã giao lại một đơn vị cùng vũ khí trang bị cho đồng chí Huỳnh Văn Nghệ - chi đội trưởng chi đội 10. Cuối năm 1945 đầu năm 1946, khi còn hoạt động ở Vĩnh Cửu (thuộc Biên Hoa), theo chỉ dẫn của đồng chí Xuân Diệu, đồng chí Huỳnh Văn Nghệ đã lấy được một số súng của quân Nhật còn giấu lại. Do mối quan hệ đó, chi đội 10 thường xuyên gửi lựu đạn, đạn cho Tự vệ Thành. Nay Tự vệ Thành yêu cầu giúp, chi đội 10 sẵn sàng chi viện cho Tự vệ Thành một trung đội có một súng trung liên Brenn, một súng phóng lựu (Tromblon VB) và một số súng tự động như Mi-tơ-ray-ét, Cac-bin, Tom-sơn... thích hợp với tác chiến ở nội đô. Cuối tháng 3 năm 1947, đồng chí Huỳnh Văn Nghệ phái đồng chí Nguyễn Văn Chừng đưa trung đội về Vườn Thơm giao cho Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ. Đồng chí Chừng ở lại cùng trung đội chiến đấu một thời gian mới trở về Biên Hòa.


Với trung đội do chi đội 10 chi viện cộng với một trung đội sẵn có và số súng bộ binh ở nội thành chuyển ra, Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ quyết định xây dựng một tiểu đoàn, tổ chức thật gọn nhẹ những trang bị hỏa lực mạnh, thích ứng với tác chiến ở ven đô và thành phố, lấy tên là tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ.

Ban chỉ huy tiểu đoàn, gồm:

- Trần Bá Hào tiểu đoàn trưởng.

- Phạm Thái Chu: chính trị viên.

- Lê Lăng (tức Châu Văn Hổ): tiểu đoàn phó.

Tiểu đoàn biên chế gồm hai đại đội bộ binh và một đại đội hỏa lực. Trong mỗi đại đội bộ binh có một trung đội hỏa lực. Trong đại đội hỏa lực có một tiểu đội trọng liên 12,7 ly, một tiểu đội súng cối 81 ly và hai tiểu đội công binh.

Nhiệm vụ của tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ là:

- Yểm trợ, bảo vệ đường dây liên lạc giữa nội thành và ngoại thành.

- Vũ trang tuyên truyền để vận động nhân dân thành phố ủng hộ kháng chiến và hỗ trợ cho công tác địch - ngụy vận.

- Tùy theo yêu cầu từng lúc, phối hợp với các lực lượng trong nội thành đánh sâu vào các đồn bốt ở ven đô và cả ở nội đô, thực hiện chiến thuật trong đánh ra, ngoài đánh vào để hỗ trợ cho phong trào hoạt động trong đô thị.

- Bảo vệ cơ quan của Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ và các cơ quan quân - dân - chính - Đảng của thành phố đóng tại căn cứ (Bàu Cò, Láng Le, Tân Nhựt).

- Tích cực bảo vệ căn cứ bằng đánh tiêu hao, tiêu diệt các đồn bốt địch đóng xung quanh căn cứ; chống các cuộc hành quân của địch càn quét vào căn cứ.

- Phối hợp với các lực lượng vũ trang bạn (các liên tác chiến đấu quân của các Ban công tác, trung đoàn 306, 308, 312 của tỉnh Gia Định và Chợ Lớn) đánh vào các đồn bốt ở ngoại thành, hỗ trợ cho phong trào nội thành.


Ngay sau khi thành lập, được huấn luyện cấp tốc về chiến thuật đánh trong thành phố, tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ đã chủ động tiến công một số đồn bốt địch ở vùng sát ven đô, có lần đánh sâu vào Tân Sơn Nhất - Phú Nhuận đạt hiệu suất chiến đấu cao. Sự ra đời của tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ đã tạo cho cán bộ chiến sỹ các khu đội tự vệ ở nội thành một tinh thần phấn khởi, tin tưởng. Giờ đây, khi họ tác chiến bên trong thành phố đã có sự hỗ trợ và phối hợp của lực lượng vũ trang bên ngoài.


Đầu năm 1947, Trung ương Đảng chủ trương xây dựng quân đội nhân dân có đủ ba thứ quân, do đó tháng 3 năm 1947, Khu 7 có cuộc họp để tổ chức cho các chi đội chuyển thành trung đoàn, thành lập các tỉnh đội, huyện đội ở những nơi chưa có, tổ chức bộ đội tập trung của tỉnh, bộ đội địa phương huyện, củng cố các xã đội và du kích xã. Tháng 5 năm 1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn đề nghị Bộ Tư lệnh Khu 7 cho thành lập trung đoàn tập trung của thành phố lấy tên trung đoàn Phạm Hồng Thái và chuyển các ban công tác các khu, đội tự vệ thành các đại đội du kích tập trung thuộc Ủy ban kháng chiến hành chính thành bộ đội địa phương. Riêng Tự vệ Thành chuyển thành ba đại đội: đại đội số 8, đại đội số 9 và số 10, tạm thời gọi là Liên đại đội 8, 9, 10. Chỉ huy trưởng là đồng chí Nguyễn Tứ Phương, bổ sung hai chỉ huy phó là Hoàng Trọng Khải và Nguyễn Hoài Nam. Hai đồng chí này sau một thời gian hoạt động đều hy sinh trong chiến đấu. Các đơn vị vũ trang hoạt động trong phạm vi ngoại ô thành phố được tập trung lại và ngày 19 tháng 5 năm 1947, trung đoàn Phạm Hồng Thái làm lễ ra mắt gồm ba tiểu đoàn:
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2021, 10:57:13 am »

Tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ với ba trung đội và hai trung đội của công an xung phong tăng cường. Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm:

- Tiểu đoàn trưởng: Trần Bá Hào.

- Tiểu đoàn phó: Lê Lăng (tức Châu Văn Hổ).

- Chính trị viên: Phạm Thái Chu.

Tiểu đoàn Ngô Gia Tự bao gồm lực lượng vũ trang liên hiệp Công đoàn thành phố của hai cánh quân đứng chân ở Gò Vấp, chỉ huy là đồng chí Triệu Cải và cánh quân đứng chân ở vùng Bình Trị Đông, Phú Thọ, do đồng chí Tám Quờn chỉ huy cùng với lực lượng vũ trang của ban công tác 4 hình thành. Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm:

- Tiểu đoàn trưởng: Nguyễn Minh Đức.

- Tiểu đoàn phó: Phùng Minh Ký.

- Chính trị viên: Lê Tấn Ích.

Tiểu đoàn Ký Con là lực lượng liên tác chiến đấu quân (lực lượng liên hiệp tác chiến của năm ban công tác 1, 2, 3, 5, 6; trừ ban công tác 4 nằm trong tiểu đoàn Ngô Gia Tự), được bổ sung thêm một đại đội của Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam từ Quảng Ngãi vào. Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm:

- Tiểu đoàn trưởng: Phạm Quang Thuần.

- Tiểu đoàn phó: Hoàng Giai Nhi,
            Cao Hồng Hải.

- Chính trị viên: Khưu Tân Lợi.

Ban chỉ huy trung đoàn Phạm Hồng Thái, gồm các đồng chí:

- Trung đoàn trưởng: Huỳnh Văn Vàng.

- Trung đoàn phó: Nguyễn Văn Hâm (quyết định có danh sách nhưng chưa nhận nhiệm vụ).

- Chính trị viên: Hà Ngọc Tiếu.


Trung đoàn Phạm Hồng Thái chủ yếu là các lực lượng vũ trang tập trung của các đơn vị Sài Gòn - Chợ Lớn, đứng chân tại căn cứ Bầu Cò - Láng Le và trụ bám ở hai huyện Hóc Môn (tỉnh Gia Định) và Trung Huyện (tỉnh Chợ Lớn) để huấn luyện và chỉnh quân. Nhiệm vụ chính của trung đoàn là chủ động tiến công các đồn bốt xung quanh thành phố, phối hợp và hỗ trợ cho các lực lượng Tự vệ Thành, các Ban công tác, Công an xung phong tiến công địch bên trong thành phố, chống càn, bảo vệ căn cứ của các cơ quan dân - chính - Đảng của Sài Gòn - Chợ Lớn đóng tại khu vực Tân Nhựt - Bàu Cò - Láng Le - Vườn Thơm.


Trong quá trình tác chiến tiến công địch ở ngoại ô và ven đô trung đoàn đã lập được nhiều thành tích, đồng thời cùng nhiều lần kiên cường đánh trả các cuộc càn của địch vào khu căn cứ.


Việc hình thành trung đoàn Phạm Hồng Thái đã tách các tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ, Ký Con, Ngô Gia Tự ra khỏi sự chỉ huy của Tự vệ Thành và các Ban công tác thành. Những đơn vị này chịu sự chỉ huy chỉ đạo trực tiếp của Bộ chỉ huy Khu 7 và Ủy ban kháng chiến hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn.


Vào cuối năm 1947, đầu năm 1948, trên bình diện cả nước cũng như chiến trường Nam Bộ, cuộc kháng chiến của quân dân ta có bước chuyển biến tích cực. Trước yêu cầu tác chiến ngày càng tập trung, quy mô hơn trên cả ba miền Bắc - Trung - Nam, chúng ta chủ trương phát triển mạnh ba thứ quân, đặc biệt là lực lượng vũ trang tập trung.


Ngày 7 tháng 3 năm 1948, Khu ủy Khu 7 tiến hành hội nghị quyêt định "xây dựng hàng loạt các trung đoàn".

Thực hiện nghị quyết của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Khu 7 tiến hành chuyển các chi đội thành các trung đoàn.

Đơn vị nào không đủ quân số, vũ khí thì sáp nhập hai hoặc ba chi đội thành một trung đoàn.

Tháng 7 năm 1948, trung đoàn Phạm Hồng Thái hợp nhất với chi đội 6 thành trung đoàn 306 Phạm Hồng Thái. Trong toàn khu, các đơn vị dồn dịch biên chế như sau:

- Chi đội 1 thành trung đoàn 301.

- Chi đội 2 và chi đội 3 họp thành trung đoàn 302, sau lại hợp nhất với chi đội 9 thành trung đoàn 309.

- Chi đội 4 hợp nhất với chi đội 25 thành trung đoàn 304.

- Chi đội 7, chi đội 16, một phần chi đội 25 và Quốc gia tự vệ quân Bà Rịa thành trung đoàn 307. Đầu tháng 5 năm 1948, trung đoàn 307 hợp nhất với trung đoàn 309 thành trung đoàn 397.

- Chi đội 15 hợp nhất với tiểu đoàn Nguyễn An Ninh thành trung đoàn 308.

- Chi đội 10 thành trung đoàn 310.

- Chi đội 12 thành trung đoàn 312.


Việc hình thành các trung đoàn vũ trang tập trung trên địa bàn Sài Gòn - Chợ Lớn phản ánh quy luật phát triển của cuộc kháng chiến và quy luật phát triển tổ chức lực lượng vũ trang ta. Nhiều trung đoàn hình thành cùng lúc chứng minh bước phát triển nhảy vọt của lực lượng vũ trang Sài Gòn - Chợ Lớn, đồng thời hứa hẹn những đòn tiến công quy mô lớn vào đội quân xâm lược Pháp và tay sai.


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỰ VỆ THÀNH SÀI GÒN - CHỢ LỚN (1946-1949)

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2021, 09:43:51 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2021, 11:02:53 am »

Chương ba
MỘT SỐ THÀNH TÍCH VÀ CHIẾN CÔNG CỦA TỰ VỆ THÀNH
(từ 1946-1948)


Trong thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, đánh địch tại sào huyệt của chúng, cách đánh của Tự vệ Thành chủ yếu là biệt động. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến ở nội thành là phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và binh vận. Các mặt đấu tranh này quyện vào nhau không thể tách rời nhau. Quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo đó, trong nhiều cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng, Tự vệ Thành đã có sự phối hợp đắc lực bằng cách tạo tiếng nổ để yểm trợ. Công tác binh vận cũng hỗ trợ đắc lực cho đầu tranh quân sự trong rất nhiều trường hợp. Mặt khác, đấu tranh quân sự thúc đấy đấu tranh chính trị phát triển rộng khắp, vững chắc; đồng thời tạo điều kiện cho binh vận phát huy vai trò làm rệu rã hàng ngũ địch. Kết hợp ba mặt: quân sự, chính trị và binh vận không chỉ là lý luận mà có thực tế cuộc kháng chiến chứng minh.


Nói đến thành tích chiến đấu của Tự vệ Thành, không thể tách rơi khỏi phong trào đấu tranh chính trị diễn ra liên tục trong vùng địch tạm chiếm của đông đảo các tầng lớp quần chúng cách mạng. Tuy nhiên, chỉ nói riêng về mặt đấu tranh quân sự thì ngay sau khi ra đời, Tự vệ Thành đã chiến đấu tích cực, nhất là sau khi thực dân Pháp phản bội các hiệp định có tính chất "hòa hoãn” đã ký kết với Chính phủ ta. Phương thức chiến đấu của Tự vệ Thành đa dạng với tinh thần kiên quyết, táo bạo và tài trí. Hiệu quả các mặt hoạt động của Tự vệ Thành được biểu hiện rõ nét bằng những nội dung sau:


1. Thường xuyên uy hiếp tinh thần địch

Tự vệ Thành từ đánh địch lẻ tẻ, thường xuyên đã tiến lên tác chiến phối hợp nhiều lực lượng nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Điển hình là trận đánh ngày 22 tháng 12 năm 1946, nhằm hưởng ứng lơi kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19 tháng 12 năm 1946). Đáp lời kêu gọi thiêng liêng đó, Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ đã tổ chức một trận tiến công địch bằng lựu đạn đồng loạt đánh vào các cơ quan quân sự và đồn bốt của địch trong toàn thành phố. Mục đích chủ yếu của trận đánh là đồng loạt gây tiếng nổ để uy hiếp kẻ địch, qua đó khẳng định ý chí quyết tâm kháng chiến của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn, quyết tâm cùng cả nước chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Mục đích sát thương kẻ thù chỉ là thứ yếu.


Đúng 19 giờ 30 phút ngày 22 tháng 12 năm 1946, giờ mà địch đang nghỉ ngơi ăn uống, trong toàn thành phố, tiếng lựu đạn nổ dồn dập khiến quân địch vô cùng hoảng sợ. Chúng nấp trong công sự bắn vu vơ. Tiếng nổ lựu đạn càng làm cho địch tình náo loạn, địch vô cùng hoang mang không biết đằng nào mà đối phó.


Phương thức gây tiếng nổ bằng đánh lựu đạn, mìn thường xuyên uy hiếp tinh thần địch, chứng tỏ lực lượng kháng chiến luôn luôn có mặt trong thành phố, động viên, giữ vững niềm tin của nhân dân vào cuộc kháng chiến chống xâm lược, giành độc lập dân tộc.


2. Đoạt vũ khí của địch, tự trang bị

Thực hiện phương châm "Lấy vũ khí của địch, đánh lại địch”, các khu và đội tự vệ luôn luôn tìm mọi cách, mọi lúc đoạt súng của địch, tự trang bị cho mình.

- Một lần trên đường Đét-banh (Rue Déspagne - nay là đường Lê Thánh Tôn), anh Đào Văn Thực, đội trưởng đội tự vệ Ký Con bằng tay không đánh vào gáy một tên Pháp làm nó ngất xỉu để đoạt súng. Một lần khác, cũng anh Đào Văn Thực, tại phía sau chợ Bến Thành, đã mượn đòn gánh của một chị bán hàng rong đánh vào gáy một tên Pháp đi trên đường để đoạt súng.

- Năm 1947, anh em khu tự vệ Lam Sơn liên tiếp tổ chức phục kích địch, chặn đánh địch đi tuần đêm ở Xóm Gà (Gò Vấp) thu một tiểu liên và hai súng trường; phục kích ở ngã ba Cây Thị thu một tiểu liên, hai súng ngắn. Tự vệ khu Lam Sơn đã trang bị cho mình hai súng ngắn, còn súng tiểu liên thì giấu ở nơi an toàn để đưa ra căn cứ.

- Tháng 4 năm 1947, để trang bị cho tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ, đội Ký Con tiến hành binh vận, nhờ ngụy binh phát hiện ra kho súng ở bốt Bà Chiểu. Đội Ký Con đã dùng một xe nhà binh địch chở một số chiến sỹ tự vệ cải trang ngụy binh đến bốt Bà Chiểu vào giờ địch ngủ trưa, bắt trói lính gác (người của địch, ta đã giác ngộ) phóng xe thẳng vào kho lấy 7 súng các loại và nhiều đạn, rồi rút lui. Người lính gác vẫn cài lại để làm "nội ứng" sau này, súng đạn giao các anh Nguyệt Lãng và Thanh cất giấu ở cơ sở tại Khánh Hội.

- Tháng 4 năm 1947, cũng bằng công tác địch vận, anh em đội tự vệ Quang Trung đã vận động được người nấu bếp của viên đại úy bác sĩ Duy-pông (Dupont), nhà ở đường Gác-xơ-ri (Garcerie - nay là đường Phạm Ngọc Thạch), đột nhập vào nhà lấy một lúc 3 súng côn (Colt), một khẩu P38, một tiểu liên (Mi-tray-et) báng gấp.

- Tháng 5 năm 1947, anh Minh làm bồi trong trại lính Pháp, nhân địch sơ hở đã lấy một khẩu trung liên FM "đầu bạc" rồi tìm cách chuyển ra ngoài trại giao cho anh Ngô Thanh Vân (tức Ba Đen) của đội tự vệ Ký Con. Anh Ba Đen đã tháo rời từng bộ phận của súng, đem đến gửi má Phương - cơ sở của anh ở đường Mông-xô. Má Phương giấu súng vào một bó chổi, chờ ngày chuyển ra căn cứ.

- Ngày 2 tháng 5 năm 1948, anh Chu cùng hai chiến sĩ đội tự vệ Trần Quốc Tuấn đột nhập vào nhà một tên mật thám Pháp ở đường Xa-xơ-lup Lô-bát (Chasseloup Laubat) lấy một lúc năm khẩu súng: một tiểu liên kiểu của Đức, một khẩu Côn 12 ly, một khẩu Rơ-manh-tông 9 ly, một súng ngắn Mỹ, một khẩu Brao-ninh và 500 đạn các cỡ.


3. Đánh phá cơ sở hậu cần của địch

Tự vệ Thành đã táo bạo đốt một khu vực trong kho quân nhu của quân đội Pháp, gây thiệt hại nặng cho địch. Vụ phá hủy một lúc trên 20 xe quân dụng của quân đội Pháp trong công xưởng Đô Thành (Atelier municipale) do đội Trần Quốc Tuấn thực hiện làm cho địch vừa thiệt hại và lo ngại. Vụ đốt kho cao su An-căng (Alcan) do đội Tô Hiệu tiến hành đã gây cho địch nhiều lúng túng. Đặc biệt, vụ đánh phá xưởng dệt của Đỗ Văn Năng (thành viên đảng Đại Việt) do đội Ký Con thực hiện vừa là để cảnh cáo tên trùm phản động, vừa là đánh vào một cơ sở kinh tế, phục vụ cho chiến tranh của địch. Gần như toàn bộ nhà xưởng dệt vải ka-ki dùng may quân phục của địch bị mìn phá hủy.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2021, 11:03:50 am »

4. Làm công tác địch vận

Vào thời điểm xây dựng tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ, anh em tự vệ khu Lam Sơn đã vận động đưa ra căn cứ nguyên một tiểu đội lính ngụy đóng ở sân bay Tân Sơn Nhất. Tiểu đội này cơ bản là người tốt nhưng phải đi lính cho Pháp để tránh bị khủng bố và vì kinh tế. Cả tiểu đội được biên chế vào đội hình chiến đấu của tiểu đoàn. Anh Đạt, tiểu đội trưởng trở thành cán bộ chỉ huy; anh Bệ, tiểu đội phó được giao công tác quản lý cho tiểu đoàn đều công tác tận tụy và lập được nhiều thành tích. Trong công tác ngụy vận, cái khó là vận động số sỹ quan. Khu tự vệ Lam Sơn đã hết sức kiên trì công tác cả tháng và đã vận động được hai trung úy ngụy trong trung tâm truyền tin của địch trở về với lực lượng kháng chiến mang theo hai máy bộ đàm và hai súng. Hai sỹ quan này đã tham gia công tác ở chiến khu và đều là người vững vàng, kiên trì theo cách mạng.


Trong địch vận, anh em Tự vệ Thành cũng giác ngộ được một lính Pháp, một lính Đức và một lính đánh thuê người châu Phi đưa ra chiến khu. Số binh lính người nuớc ngoài đã được giác ngộ này được giao cho Bộ Tư lệnh Khu 7. Tự vệ Thành không có điều kiện giao công tác. Chính vì bảo đảm nguyên tắc đó, các khu và đội tự vệ thiên về công tác ngụy vận.


5. Diệt ác ôn, tay sai và những nhân vật chủ chốt trong hàng ngũ địch

Tháng 4 năm 1947, đồng chí Đặng Đức Hào, chỉ huy phó tự vệ khu Bạch Đằng đã bắn gục tên đội Có, trưởng đồn cảnh sát Phú Nhuận ngay trên đường phố. Diệt được tên tay sai khét tiếng tàn ác này, nhân dân Phú Nhuận đều hởi dạ, hởi lòng.


Một vụ diệt nhân vật trọng yếu của địch gây dự luận xôn xao không những ở Sài Gòn mà cả ở Pháp là vụ diệt tên đại tá Im-phen (Imfelt) Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Lào, trú ở Khách sạn các Quốc gia (Hotel des Nations) số 68 - 70, đại lộ Sac-ne (Charner), nay là đường Nguyễn Huệ. Im-phen là chuyên viên tình báo Pháp. Anh Võ Hồng Tâm (tên thật là Võ Văn Hưng) là đội viên khu tự vệ Tây Hồ, một thanh niên 17 tuổi làm nghề hớt tóc dạo cho các khách sạn. Tay nghề khá cao, biết tiếng Pháp, giao tiếp lịch sự, anh được nhiều khách hàng tín nhiệm, trong đó có tên Im-phen là người rất thích Tâm. Tâm báo cáo về quan hệ này với tổ chức. Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ quyết định giao cho Võ Hồng Tâm hạ sát tên này. Biết rằng khó có thể bảo đảm an toàn và bí mật khi mưu sát Im-phen, nên ta chuẩn bị phương án nếu bị bắt, Võ Hồng Tâm sẽ khai là bị tên cáo già thực dân cưỡng bức "đồng giới luyến ái". Tâm kháng cự lại thì bị đánh, nên buộc lòng phải hạ sát Im-phen để thoát thân.


Ngày 1 tháng 7 năm 1947, Võ Hồng Tâm đã mưu trí, dũng cảm dùng dao đâm chết Im-phen tại phòng làm việc của hắn. Như dự kiến trước, việc làm của Tâm không thoát khỏi sự theo dõi của lính gác và cảnh sát. Tâm bị địch bắt, đưa về giam ở bốt quận nhất và tiếp đó bị tòa án thực dân kết án tử hình. Ban chỉ huy Tự vệ Thành kịp thời nhờ luật sư bào chửa cho Tâm. Với các tình tiết như chưa đến tuổi 18, bị Im-phen cưỡng bức "đồng giới luyến ái" buộc Tâm phải tự vệ, dẫn đến cái chết của tên bạo dâm, Tâm đã thoát được án tử hình và bị đày ra Côn Đảo với án tù 20 năm khổ sai.


Vào tháng 8 năm 1947, các chiến sĩ Khu tự vệ Bắc Sơn định diệt tên Đi-gô (Digot) ủy viên thường trực đảng của Đờ-gôn (De Gaulle) tại Đông Dương - một tên gián điệp lợi hại. Nhóm hành động do các anh Phạm Gia Đảng, Trần Văn Tiệp và anh Nguyễn Duy Quang (tức Xứng). Anh Quang là lái xe cho tên Đi-gô. Sau khi tiến hành điều tra, chỉ chờ thời cơ là hạ sát tên Đi-gô, anh Quang đã đua vợ là chị Hồ Thị Khang và hai con nhỏ 4 tuổi và 4 - 5 tháng tuổi ra chiến khu trước đó vài ngày. Đến ngày hành động, anh Quang lái xe đón tên Đi-gô đi làm về. Bất ngờ khi đó tên Đi-gô gặp một người bạn, hai tên đi bộ nói chuyện. Hắn ra hiệu cho xe về trước. Anh Quang liền đánh xe về nhà được một lúc thì tên Đi-gô cũng về tới nơi. Anh Quang liền ném một quả lựu đạn hạ sát tên Đi-gô, sau đó anh Quang lái xe một mạch ra thẳng chiến khu Gò Cát, xã Bình Hưng Hòa.


Được tin Đi-gô chỉ bị thương, nhưng vẫn phải về điều trị ở Pa-ri, tòa án binh của Pháp tuyên án tử hình anh Quang (vắng mặt)1 (Theo lời kể của chị Hồ Thị Khang).

Chiến công của anh Quang đã được Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ báo cáo lên Khu 7. Khu trưởng Nguyễn Bình đã trực tiếp đến thăm gia đình và khen thưởng anh Quang. Anh Quang sau đó tham gia chiến đấu ở tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ, chị Quang (cùng hai cháu nhỏ) về công tác ở văn phòng trung đoàn Phạm Hồng Thái. Cả gia đình anh Quang tiếp tục công tác trong khu kháng chiến đến ngày tập kết ra Bắc.


Chiếc xe chiến lợi phẩm (của tên Đi-gô) cũng được triển lãm ở chiến khu và sau được đưa về binh công xưởng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2021, 11:06:46 am »

6. Đánh phá các tụ điểm ăn chơi, giải trí của địch

Sau các cuộc càn quét, tàn sát đồng bào, đánh phá các khu căn cứ của ta, quân địch trở về thành phố, ăn chơi phè phỡn tại các tụ điểm. Chúng còn bày đặt ra các trò chơi giải trí để ru ngủ một số người và huênh hoang về sự an toàn của vùng chúng tạm chiếm. Tự vệ Thành có nhiệm vụ tập kích các tụ điểm ăn chơi của địch, vừa tiêu diệt một phần sinh lực địch, vừa đánh vào tinh thần, tâm lý huênh hoang, ngạo mạn của địch.


Ngày 2 tháng 3 năm 1947, các chiến sĩ Tự vệ Thành tiến công rạp chiếu bóng Ca-tay (Cathay) bằng lựu đạn, diệt 24 lính Pháp, 9 lính khác bị thương.


Ngày 19 tháng 3 năm 1947, các anh Địch, Biếu (Hà Hữu Ni), Lương Hữu Phúc, Bản, em Lê Xuân Đồng thuộc đội tự vệ Tô Hiệu tập kích quán rượu Văn Lộc bằng lựu đạn, ba trái nổ làm bọn lính Tây và khách hàng đang ăn nhậu chạy tán loạn, một số lính lê dương bị chết.


Đầu năm 1947, Bô-la-éc (Bollaert) được cử sang Việt Nam làm cao ủy Pháp thay cho Đac-giăng-li-ơ (D’Argenlieu). Cũng thời gian này Chính phủ Pháp cử hai bộ trưởng chiến tranh và quân lực là Côt-xtơ Phlo-rê (Coste Floret) và Giắc-ki-nô (Jacquinot) sang Việt Nam. Sau khi thị sát tình hình, chúng huênh hoang tuyên bố: tại Sài Gòn thời kỳ bình định đã qua, an ninh trật tự đã được vãn hồi, chỉ còn những vụ hành quân cảnh sát thôi. Để chứng minh cho tuyên bố huênh hoang đó, chúng xúc tiến âm mưu mê hoặc nhân dân mà trước tiên là mở rộng khu sòng bạc "Đại Thế giới” ở Chợ Lớn và chuẩn bị mở chợ phiên ở vườn Bơ-rô.


Khu trưởng Khu 7 Nguyễn Bình đã triệu tập Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ lên khu bàn kế hoạch. Tại cuộc họp này, đồng chí Tư lệnh chỉ thị: phải đánh mạnh trong toàn thành phố, trước tiên là đánh phá "Đại Thế giới" và chợ phiên. Mục đích của ta là làm cho nhân dân Sài Gòn và thế giới biết rằng ở Việt Nam và ngay cả Sài Gòn chưa phải đã có an ninh trật tự như địch thường rêu rao.


Địch đã cho sòng bạc "Đại Thế giới” hoạt động trở lại với ba mục đích rất thâm độc: một là thu thêm nguồn tài chính nuôi chiến tranh; hai là làm cho đồng bào ta đam mê cuộc đỏ đen, trụy lạc mà quên đi kẻ thù trước mắt là quân Pháp cướp nước và bè lũ tay sai bán nước; ba là chứng tỏ trật tự, trị an trong thành phố đã được vãn hồi.


Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ giao nhiệm vụ này cho đội Ký Con do đồng chí Đào Văn Thực chỉ huy. Trước khi đánh sòng bạc "Đại Thế giới", ta tổ chức in truyền đơn (in-rô-nê-ô) giải thích cho nhân dân rõ âm mưu của kẻ thù trong việc tổ chức sòng bạc này. Mặc dầu truyền đơn đã rải ở khu vực này nhiều lần, song nhiều người dân vẫn vào ra "Đại Thế giới". Bời vậy ta phải dùng hình thức vũ trang để cảnh cáo. Khu "Đại Thế giới" được địch bảo vệ khá chu đáo nhằm đề phòng ta đánh phá. Cửa ra vào có cảnh sát vũ trang chặn chốt, khám xét kỳ mọi người, đề phòng "Việt Minh" đem vũ kí vào trong khuôn viên.


Tối ngày 7 tháng 3 năm 1947, đội Ký Con đã huy động một tiểu đội gồm 10 anh chị em, mang theo 8 quả lựu đạn không sát thương do chị Võ Thị Nga và chị Hợp (người Hoa) mới ở Quảng Châu sang Việt Nam được chị em ta vận động giúp đỡ. Cả hai chị đểu mặc đồ xẩm1 (Quần, áo phụ nữ người Hoa), đem hai giỏ lựu đạn lọt vào trong khuôn viên và phân phối cho các anh Thực, Long "lé", Long "đen", Sáng, Huy, Lạng. Ai nấy đều vào vị trí của mình tại mục tiêu đã chọn trước, rút chốt lựu đạn sẵn sàng. Đúng giờ quy định và theo một quy ước đã thống nhất, bảy quả lựu đạn gần như nổ cùng lúc, gây tiếng vang lớn. Một trái lép. Tiếng kêu cứu hoảng loạn, cả sòng bạc tan tác: quân bài, tiền bạc rơi vãi tứ tung. Các con bạc ôm đầu đạp lên nhau chạy thục mạng. "Đại Thế giới" như ong vỡ tổ. Bọn cảnh sát giữ trật tự cũng hoảng hốt bỏ trốn. Một số người bị thương vì lựu đạn cũng có, vì giẫm đạp lên nhau cũng có. Trong số đó, cò một người bị chết. Sau khi đã ổn định được trật tự, địch đưa những người bị thương đi cấp cứu. Thấy có người chết chúng liền tìm cách khai thác để gây căm thù chia rẽ nhân dân với lực lượng kháng chiến. Chúng tổ chức một đám tang lớn để tiễn ngườí quá cố. Nắm tình hình đó, đội Ký Con đã ném tiếp một trái lựu đạn giải tán được đám tang, làm cho địch không thực hiện được ý định của chúng. Sau đó địch phải mất nhiều ngày khôi phục "Đại Thế giới". Nhưng số người đến ăn chơi không còn đông như trước nữa.


Vào tháng 4 năm 1948, quân Pháp giở trò tổ chức chợ phiên tại vườn Bơ-rô (nay là công viên Văn hóa). Đây cũng lại là âm mưu ru ngủ nhân dân bằng trò cờ bạc, vui chơi. Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ lên án âm mưu thâm độc này và khuyên đồng bào ta tẩy chay không tham gia vào chợ phiên. Một kế hoạch đánh phá chợ phiên được xây dựng với hai phương án: đánh phá trên mặt đất, cho người theo đường ống ngầm tiềm nhập và bất thần xuất hiện trên mặt đất, gây tiếng nổ giữa chợ.


Về cách đánh phá trên mặt đất, lần đầu tiên ta tập trung dùng loại vũ khí mới do công binh xưởng Tự vệ Thành sản xuất: loại mìn hình ngoài là bật lửa và bút máy. Hai loại mìn này tuy nhỏ nhưng tiếng nổ đanh và khá lớn, gây kinh hoàng giữa đám vui chơi nhưng lại không gây thương vong cho đồng bào. Mặc dù địch bảo vệ chặt chẽ khu vực chợ phiên, nhưng với hai loại mìn ít ai ngờ tới, anh em Tự vệ Thành và các Ban công tác đã lọt vào khuôn viên chợ phiên đánh phá, liên tục gây tiêng nổ trong nhiều ngày. Địch hoang mang, chưa tìm được phương cách đối phó. Đồng bào hoảng sợ đến chợ phiên thưa dần. Có một số lựu đạn của ta không nổ, anh chị em sơ ý không tìm cách lượm lại và giấu đi nên địch phát hiện ra. Chúng bèn ra lệnh cấm mọi người vào chợ phiên không được mang bật lửa và bút máy. Nhiều người không biết lệnh này nên đã bị địch làm khó dễ. Có người cưỡng lại bị địch bắt, nên mọi người cũng chán nản cảnh chơi vui mà bị bắt, bị cầm tù, nhiều người không đến chợ phiên nữa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2021, 11:07:26 am »

Trận đột kích của Tự vệ Thành theo hệ thống cống ngầm là một cách đánh hoàn toàn mới, một cuộc thử nghiệm về phương thức tác chiến kiểu kỳ tập. Khu tự vệ Tây Hồ cung cấp cho Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ một bản đồ đường cống ngầm của thành phố Sài Gòn. Đây là một tài liệu rất quý. Ta có thể theo hệ thống cống ngầm này đánh vào những nơi trọng yếu, bí mật của địch. Để thử nghiệm sử dụng bản đồ này, Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ chủ trương giao cho một tổ năm người lấy trong anh em gan dạ nhất, trang bị lựu đạn tốt và mang tiểu liên báng xếp, mỗi súng hai băng đạn theo đường cống đột nhập vào khuôn viên chợ phiên, đội nắp cống chui lên, bắn phá vào các gian hàng rồi rút lui bằng đường cống. Ban Chỉ huy Thành bộ Tự vệ đã giao cho đội trưởng đội Trần Quốc Tuấn bí mật chọn một tiểu đội đặc biệt ra căn cứ cùng với Ban chỉ huy nghiên cứu cách sử dụng đường cống ngầm. Anh em được lệnh giữ bí mật hoàn toàn công tác này. Sau khi đã nghiên cứu kỹ bản đồ, nắm vững điểm xuống, đường đi và điểm lên mặt đất, tiểu đội gồm năm đội viên cùng với đồng chí đội trưởng đội Trần Quốc Tuấn được lệnh thực thi phương án đánh địch với một quyết tâm cao. Đường cống anh em đi là loại có đường kính hai mét, lối lên xuống đường ống ở đầu vườn Bờ-rô, bên ngoài khuôn viên chợ phiên khoảng 800 mét. Miệng cống trở lên mặt đất nằm ngay giữa khuôn viên chợ phiên. Mặc dầu lực lượng bố trí tham gia trận đánh đã mang theo một bản sao sơ đồ đường ngầm, đèn pin, địa bàn, để soi rọi, song vẫn xác định sai điểm cần lên, không đúng khuôn viên chợ phiên mà là ngã sáu đường Véc-đong (Verdun) - nay là đường Cách mạng tháng Tám. Cả nhóm đành trụ lại ở miệng cống chờ tôi mới lên. Đã mất hướng, anh em không dám mạo hiểm vòng lại để tìm đúng đường, đây là quyết định đúng đắn. Kế hoạch tập kích chợ phiên không thực hiện được, nhưng đã để lại một bài học rất quan trọng. Đó là muốn sử dụng đường cống, phải tập dượt nhiều lần cho thật thông thạo, không thể ngày một ngày hai mà thành công được. Đặc biệt phải biết sử dụng địa bàn kết hợp với sử dụng bản đồ thật giỏi để định hướng cho đúng; đồng thời phải biết ước định độ dài của đoạn đường mình đi dưới cống. Với số anh em đã tham gia công tác này, tuy không đạt kết quả, vẫn được Ban chỉ huy biểu dương vì tinh thần dám hành động.


Trung đội Minh Khai - một đơn vị nữ chiến sĩ được Ban chỉ huy Thành bộ Tự vệ thành lập và giao cho Ban công tác 10 do đồng chí Nguyễn Danh Khôi làm chỉ huy trưởng. Đúng 19 giờ 30 ngày 23 tháng 3 năm 1948, trung đội ra quân trận đầu. Chị Mạc Thị Lan cùng một nữ đội viên đã tiến công bằng lựu đạn vào rạp chiếu bóng ASAM ở Đa Kao gây thương vong cho một số lính Pháp.


Ngày 30 tháng 4 năm 1948, hai chị Bùi Thị Huệ và Nguyễn Thị Đào (tức Nga) dùng lựu đạn đánh ở rạp Ca-tay (Cathay) gây thương vong cho một số lính Pháp.


Trận đánh gây khiếp sợ cho quân Pháp ở Sài Gòn và tác động mạnh đến tình hình nước Pháp là bốn nữ chiến sĩ trung đội Minh Khai tập kích rạp chiếu bóng Ma-giét-tích (Majestic) diệt và làm bị thương trên 60 sĩ quan Pháp.


Rạp Ma-giét-tích là rạp chiêu bóng khá hiện đại, xây dựng phía sau khách sạn Ma-giét-tích, một khách sạn vào loại sang nhất lúc bấy giờ ở Sài Gòn (nay là khách sạn Cửu Long). Tin tình báo cho biết ngày "N" có một cuộc họp của bọn sĩ quan hải quân Pháp tại Sài Gòn và sau cuộc họp bọn chúng sẽ cùng nhau đi xem phim tại rạp Ma-giét-tích. Ban chỉ huy trung đội Minh Khai lúc đó có chị Dư Thị Lắm trung đội trưởng và chị Nguyễn Thị Huê chính trị viên, tức tốc ra gặp Ban chỉ huy công tác 10 báo cáo tỉ mỉ tình hình và kế hoạch tập kích của trung đội. Hai chị đề nghị ban chỉ huy cung cấp cho trung đội ba quả lựu đạn tốt, bảo đảm nổ một trăm phần trăm. Được ban chỉ huy đồng ý, hai chị khẩn trương về thành tiến hành chuẩn bị cho trận đánh. Chị Nguyễn Thị Huệ (24 tuổi) đuạc phân công phụ trách trận đánh, các chị Nguyễn Thị Kim Dung, Bùi Thị Huê, Hoàng Thị Thanh, Mạc Thị Lan (đểu ở độ tuổi 15 - 16) được phân công nghiên cứu thực địa và tập kích rạp chiếu bóng theo kế hoạch. Đồng chí Nguyễn Danh Khôi cử cán bộ đến trung đoàn 120 đóng tại Tân An, trình bày rõ tầm quan trọng của trận đánh, đề nghị cung cấp cho ba quả lựu đạn OF mà trung đoàn mới đoạt được của địch trong trận đánh Mộc Hóa ít ngày trước đó. Số lựu đạn này được chuyển nhanh về thành cho trung đội Minh Khai.


Đúng ngày 10 tháng 6 năm 1948, sĩ quan hải quân Pháp tổ chức cuộc họp, buổi tối chúng xem phim "Giã biệt em yêu" tại rạp Ma-giét-tích.


Theo đúng kế hoạch, các chị Huê, Dung, Thanh, Lan trang phục lộng lẫy "vào rạp xem phim". Nhờ cách giao tiếp mềm mỏng, khéo léo và nhờ sắc đẹp, các chị đã vào rạp an toàn trước sự kiểm soát gắt gao của địch. Số lựu đạn mang theo được giấu kỹ dưới ví xách tay. Mỗi người thản nhiên ngồi đúng ghế mà chị Huê đã bố trí, mua sẵn.


Như kế hoạch tác chiến đã quy định, khi còn chiếu phim phụ thì các chị đều phải rút chốt lựu đạn, cẩn thận bọc trong mùi xoa và nắm chặt trong tay, không quên liệng chốt nhẹ nhàng xuống sàn. Các động tác này đều phải làm trong đêm tối. Vào lúc 20 giờ "giờ G" nhân lức đèn trong rạp tắt để chuyển tù phim phụ sang phim chính - cũng chính là giờ thống nhất hành động chỉ trong nháy mắt, chị Kim Dung ngồi phía bên phải màn ảnh vung tay ném trái lựu đạn qua vai vào phía trong nơi bọn sĩ quan ngồi. Cùng lúc, lựu đạn của chị Bùi Thị Huê và Hoàng Thị Thanh từ bên trái ném qua đúng chỗ đó đồng loạt nổ. Ba tiếng nổ: ầm! ầm! ầm như xé tan bầu không khí, làm rung chuyển toàn bộ rạp. Tiếp theo là tiếng la hét thất thanh làm náo loạn cả rạp, gây nên cảnh tượng hết sức kinh hoàng trong đêm tối.


Mấy phút sau địch mới tĩnh trí lại, đèn trong rạp bật sáng. Thừa lúc lộn xộn, chị Hoàng Thị Thanh quần áo trắng có dính máu vì bò lê dưới đất, đã vọt thoát được ra ngoài, địch không nghi ngơ gì và chị thuê xe trở về cơ sở của mình an toàn. Chị Kim Dung cũng lẫn vào trong đám đông chạy ra cửa thoát thân. Nhưng vừa đến cửa thì cánh cửa sắt đã bị đóng chặt lại. Địch cho xe cứu thương đưa bọn bị thương và xác chết về các bệnh viện Grall và Chợ Rẫy. Bọn cảnh sát đặc biệt miền Đông mở cuộc điều tra tại chỗ. Địch buộc mọi người phải ngồi lại chỗ cũ để xét hỏi từng người. Chị Kim Dung nhanh trí lượm một vé khác ở cuối rạp, xa chỗ lựu đạn nổ. Qua vài câu xét hỏi địch không nghi ngờ gì, cho chị ra về. Chị Huệ nhỏ (tức Mạc Thị Lan bị một mảnh lựu đạn nhỏ văng trúng mắt cá chân trái chảy máu, giả vờ khóc, lôi đứa em đi ra khỏi rạp. Chị Bùi Thị Huê ngồi lại chỗ cũ, bị địch tình nghi và bắt đưa về bót Ca-ti-na cùng 50 người bị tình nghi khác. Số bị địch tình nghi bắt giữ phần lớn là nam. Mãi hôm sau địch mới tra khảo đến thị Bùi Thị Huê.


Kết quả trận đánh này các nữ Tự vệ Thành diệt 20 tên sĩ quan, trong đó có hai tên quan năm hải quân. Trong số chết có cả tên mật thám An-be. Hơn 30 tên khác vừa sĩ quan Pháp (đa số là thủy binh) và sĩ quan ngụy bị thương, nhiều tên bị thương nặng. Trong số này có tên quản lý Pháp - Hoa ngân hàng. Trận đánh đã làm chấn động dư luận báo chí cả Sài Gòn lẫn Pa-ri.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM