Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:19:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong KCCM  (Đọc 5852 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:14:58 pm »

- Tên sách: Lịch sử Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong kháng chiến chống Mỹ 1954-1975
- Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
- Năm xuất bản: 2005
- Số hoá: ptlinh, quansuvn


* Chỉ đạo nội dung:
   Thiếu tướng, PGS, TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG

* Chủ biên:
   Đại tá, TS. DƯƠNG ĐÌNH LẬP

* Biên soạn:
   - Đại tá, TS. DƯƠNG ĐÌNH LẬP
   - Đại tá VŨ TRỌNG HOAN
   - Đại tá NGUYỄN TRỌNG DINH
   - Thượng tá TRẦN MINH CAO
   - Thiếu tá, ThS. TRƯƠNG MAI HƯƠNG


“GIÚP NHÂN DÂN NƯỚC BẠN TỨC LÀ MÌNH TỰ GIÚP MÌNH, ĐỂ LÀM TRÒN NHIỆM VỤ CHIẾN ĐẤU, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, CÁC CHÚ CẦN PHẢI:
VƯỢT MỌI KHÓ KHĂN, THI ĐUA DIỆT ĐỊCH, CHIẾN ĐẤU ANH DŨNG Ở BÊN ĐÓ CŨNG NHƯ BÊN TA;
NÊU CAO TINH THẦN QUỐC TẾ, TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN, TÔN TRỌNG PHONG TỤC TẬP QUÁN, KÍNH YÊU NHÂN DÂN NƯỚC BẠN;
TUYỆT ĐỐI GIỮ GÌN KỶ LUẬT, GIỮ GÌN DANH TIẾNG CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM”.



HỒ CHÍ MINH
(Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 7,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1996, tr. 64)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:16:14 pm »

LỜI NÓI ĐẦU


Trong những năm 1945-1975, thực hiện thỏa thuận giữa Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân hai nước Việt - Lào, một bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam được giao nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của bạn. Thực hiện nhiệm vụ giúp bạn theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình", nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã sát cánh cùng các lực lượng kháng chiến của cách mạng Lào, không ngại khó khăn gian khổ, chấp nhận mọi sự hy sinh, giúp bạn từ việc tuyên truyền giác ngộ quần chúng, xây dựng cơ sở và phát triển lực lượng chính trị, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, phát động nhân dân đấu tranh, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, đến quá trình chiến đấu chống địch càn quét, lấn chiếm, bảo vệ nhân dân và chính quyền cách mạng, bảo vệ thành quả cách mạng Lào.


Được sự thương yêu, đùm bọc, chăm sóc của nhân dân các bộ tộc Lào và sự đoàn kết hiệp đồng chiến đấu của các lực lượng vũ trang cách mạng Lào, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế cao cả, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng Lào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-19.75). Đó là thắng lợi to lớn của tình đoàn kết chiến đậu đặc biệt Việt - Lào, đồng thời củng là thắng lợi chung của cách mạng ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.


Tổ chức nghiên cứu, biên soạn lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào trong những năm 1945-1975 là việc làm lớn, rất có ý nghĩa. Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào là một bộ phận của lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời là một bộ phận của lịch sử quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Đảng, nhân dân và quân đội hai nước Việt - Lào anh em.


Những năm gần đây, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam được các Ban liên lạc, cùng nhiều đồng chí nguyên là cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào cộng tác, giúp đỡ đã thu thập tư liệu, tổ chức biên soạn xuất bản các cuốn: "Quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Hạ Lào - Đông Bắc Cam-pu-chia (1948-1954)" năm 1998; "Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1945-1975)" - (Đoàn 100 cố vấn quân sự và Đoàn 959 chuyên gia quân sự), năm 1999; ’’Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào (1945-1954)", năm 2002; "Lịch sử các đoàn 81, 82, 83, 280 quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (1945-1954)", năm 2004, phản ánh sinh động, thăm thiết mối tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt - Lào trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975).


Trên cơ sở cuốn “Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào 1945-1975” - (Đoàn 100, Đoàn 959), “Lịch sử Sư đoàn 968”, “Lịch sử Sư đoàn 316”, “Lịch sử Sư đoàn 31” đã xuất bản và bản thảo lịch sử các đoàn 335, 463, 565, 766, 866 đang được hoàn chỉnh, cùng một số tài liệu liên quan khác, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức biên soạn cuốn: "Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)". Nội dung cuốn sách trình bày những mặt hoạt động chủ yếu của quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế trên chiến trường Lào, giúp bạn tổ chức, xây dựng, phát triển lực lượng quân sự, chính trị, xây dựng căn cứ kháng chiến; cùng các đơn vị quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào phối hợp với các đơn vị quân chủ lực Việt Nam chiến đấu, giành thắng lợi từng bước, tiến tới đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Lào đến thắng lợi hoàn toàn.


Mặc dù tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, biên soạn, song do tư liệu thu thập chưa thật đầy đủ, trình độ người viết có hạn, nên cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình, bổ sung tư liệu của các cơ quan, đơn vị, nhà nghiên cứu cùng bạn đọc để sửa chữa, bổ sung cho lần xuất bản sau cuốn sách đạt chất lượng tốt hơn.


Nhân dịp cuốn "Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)" được xuất bản, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo,   động viên của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và Thủ trưởng Tổng cục Chính trị; cảm ơn Đại tướng Chu Huy Mân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Tong cục Chính trị; Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, nguyên Trưởng đoàn kiêm Chính ủy Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào, đại tá Hà Minh Tân, đại tá Trần Công Hàm cùng Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào đã đóng góp nhiều ỷ kiến quý báu; cảm ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã cộng tác, giúp đỡ cho cuốn sách được ra mắt bạn đọc.


VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:20:18 pm »

Chương một
GIÚP CÁCH MẠNG LÀO CỦNG CỐ VÙNG GIẢI PHÓNG,
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, ĐẤU TRANH THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ VỀ LÀO (1954 - 1959)


I. TÌNH HÌNH CÁCH MẠNG LÀO SAU HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ, GIÚP BẠN CỦNG CỐ VÙNG TẬP KẾT, XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI PA-THÉT LÀO (1954-1955)

Thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Thắng lợi này có tác dụng làm chuyển biến tình hình cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng hai nước Lào và Cam-pu-chia anh em. Pháp và các nước tham gia hội nghị cam kết: tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.


Thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, việc đầu tiên là thực hiện lệnh ngừng bắn. Điều 10 Hiệp định quy định lệnh ngừng bắn phải thực hiện theo nguyên tắc “đồng thời trên toàn cõi Đông Dương, sự đình chỉ chiến sự phải đồng thời trên toàn cõi Việt Nam, tại tất cả các chiến trường và cho tất cả mọi lực lượng của hai bên”1 (Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), tập I, Nxb quân đội nhân dân, H.2003, tr. 34). Theo thời gian được thỏa thuận, ngày 22 tháng 7 năm 1954, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh cho các lực lượng vũ trang ngừng bắn trên toàn chiến trường Việt Nam và quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Cam-pu-chia. Ở Bắc Bộ - Việt Nam, lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực ngày 27 tháng 7; Trung Bộ ngày 1 tháng 8; Lào ngày 6 tháng 8; Cam-pu-chia ngày 7 tháng 8 và Nam Bộ ngày 11 tháng 8 năm 1954.


Tại Lào, ngày 23 tháng 7 năm 1954, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ kháng chiến Lào ra lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ và thực hiện Hiệp định đình chiến ở Lào. Tất cả các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích cùng quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế trên chiến trường Lào thực hiện lệnh ngừng bắn. Theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, lực lượng Pa-thét Lào tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ. Năm 1955 sẽ tổ chức tổng tuyển cử để thành lập một nhà nước Lào độc lập, thống nhất trên toàn vẹn lãnh thổ của Lào.


Với Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực dân Pháp buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Lào cũng như Việt Nam và Cam-pu-chia. Ở Lào, thực dân Pháp chỉ còn 1.500 quân ở Sê Nô tiếp tục giúp quân phái hữu Viêng Chăn huấn luyện một thời gian nữa, sau đó rút về nước.


Các lực lượng tay sai của Pháp bị phân hoá, tan rã, phần lớn chạy theo Mỹ đang âm mưu thôn tính các nước Đông Dương. Đế quốc Mỹ muốn biến Lào cùng với miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, hòng tiến công tiêu diệt các lực lượng cách mạng, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc, bao vây uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á.


Thực hiện âm mưu đó, ngày 29 tháng 9 năm 1954, đế quốc Mỹ thúc ép thực dân Pháp ký thông báo Mỹ - Pháp ở Oa-sinh-tơn, để Mỹ xúc tiến thành lập một chính quyền tay sai thân Mỹ ở Lào, trực tiếp viện trợ, đưa cố vấn Mỹ vào huấn luyện, xây dựng quân đội Vương quốc Lào. Dựa vào sự giúp đỡ của Mỹ, các thế lực phản động Lào, do Ka-tày Đôn Xa Rít và Phủi-xa Na-ni-con đứng đầu đã tập hợp các lực lượng thân Mỹ, tổ chức sát hại Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cu-vô-ra-vông - người có xu hướng hoà bình trung lập trong Chính phủ Vương quốc Lào; đồng thời, chúng tiến hành đàn áp, khủng bố những người kháng chiến cũ ở 10 tỉnh gồm: Huội Sài, Bò Kẹo, Luông Phra Băng, Xiêng Khoảng, Viêng Chăn (Thượng Lào), Khăm Muộn, Xa Vẳn Na Khệt (Trung Lào), Sa-ra-van, Át-ta-pư, Chăm Pa xắc (Hạ Lào).


Ngày 8 tháng 9 năm 1954, Mỹ lôi kéo các nước Anh, Pháp, Ôx-trây-li-a, Niu Di-lân, Thái Lan, Pa-kix-tan, Phi-líp-pin thành lập khối liên minh quân sự Đông Nam Á (SEATO)1 (Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình ở khu vực, do mâu thuẫn sâu sắc, lại chịu tác động bởi thất bại của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, năm 1973, Pa-kix-tan rút khỏi tổ chức này. Tháng 9 năm 1975, SEATO quyết định tự giải thể, sau đó chấm dứt hoạt động vào tháng 6 năm 1977) ngang nhiên đặt Lào, miền Nam Việt Nam và Cam-pu-chia trong khu vực bảo hộ của khối này. Những hành động can thiệp xâm nhập, phá hoại của đế quốc Mỹ và tay sai đã làm cho tình hình Lào ngày càng trở nên căng thẳng. Đế quốc Mỹ đã thực sự nhảy vào Lào, thay thế Pháp, trở thành kẻ thù xâm lược trực tiếp nguy hiểm của nhân dân Lào cũng như nhân dân Việt Nam và Cam-pu-chia. Ngay khi Hội nghị Giơ-ne-vơ chưa kết thúc, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (ngày 15-7-1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản báo cáo quan trọng, chỉ rõ: “Mỹ không những là kẻ thù của thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt, Miên (Cam-pu-chia), Lao”1 (Hồ Chí Minh: Những bài nói và viết về quân sự, tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1987, tr. 247).


Mặc dù chưa giành được chính quyền trên toàn quốc, nhưng theo quy định Hiệp định Giơ-ne-vơ, Pa-thét Lào được công nhận là một lực lượng chính trị độc lập, hợp pháp, có quân đội cùng hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ là vùng giải phóng sẽ trở thành nơi tập kết của lực lượng cách mạng cả nước2 (Lần đầu tiên "các lực lượng cách mạng và quân đội Lào Ít-xa-la" được gọi theo tên mới là các lực lượng Pa-thét Lào trong Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Lào). Trong khi quân tình nguyện Việt Nam rút về nước, quân Pháp triệt thoái khỏi Lào trong thời hạn 120 ngày (kể từ ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ), các lực lượng cách mạng Lào từ khắp nơi trong cả nước chuyển về tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ, chờ hai phái Pa-thét Lào và Chính phủ Vương quốc Lào đàm phán tìm giải pháp chính trị hoà hợp dân tộc, bảo đảm quyền tự do cho nhân dân xây dựng lại cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:22:13 pm »

Hai tỉnh Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ và một dãy hành lang nối liền hai tỉnh, xuyên qua phía đông tỉnh Luông Phra Băng, gọi là “Đàn Pẹt” (tiểu khu 8 ) - một vùng rừng núi hiểm trở với diện tích khoảng 32.770 km2, nơi cư trú của 32 vạn dân gồm nhiều bộ tộc sống xen kẽ nhau, từng là vùng căn cứ Trung ương cách mạng Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nối liền với khu Tây Bắc và Liên khu 4 (Việt Nam) - đã hoàn toàn giải phóng, tạo thuận lợi để phát triển mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt - Lào.


Song tình hình các tỉnh Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ còn khó khăn, phức tạp. Ở nhiều địa phương, cơ sở cách mạng chưa được củng cố; nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển, trình độ dân trí thấp; đời sống của nhân dân thiếu thốn, lạc hậu. Một số vùng còn bị bọn phỉ và tay sai phản động địa phương khống chế; chính quyền cách mạng các cấp hình thành, nhưng chưa phát huy được hiệu lực quản lý mọi mặt xây dựng cuộc sống mới của địa phương.


Trong khi đó, tình hình tại các tỉnh thuộc Thượng, Trung, Hạ Lào do Chính phủ Vương quốc Lào kiểm soát diễn biến căng thẳng, phức tạp. Sau khi các lực lượng Pa-thét Lào ở 10 tỉnh chuyển về khu tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ (Thượng Lào), phía Chính phủ Vương quốc Lào tìm mọi cách ngăn cản, gây nhiều khó khăn cho nhân dân các bộ tộc Lào thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Lào. Để giữ vững cơ sở ở các vùng lực lượng Pa-thét Lào vừa rút quân tập kết, Chính phủ kháng chiến Lào sắp xếp lực lượng, phân công một số cán bộ, đảng viên ở lại tiếp tục làm nhiệm vụ giữ vững liên lạc từ cơ sở lên Trung ương, bảo đảm sự chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp hành động kịp thời giữa Trung ương Đảng, Chính phủ kháng chiến Lào ở khu tập kết hai tỉnh với phong trào đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào ở 10 tỉnh đòi đối phương nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Lào.


Trước âm mưu, thủ đoạn mới của đế quốc Mỹ đối với Lào cũng như các nước Đông Dương và trên cơ sở tham khảo ý kiến của Trung ương Đảng, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Trung ương Mặt trận Lào Ít-xa-la và Chính phủ kháng chiến Lào đề ra nhiệm vụ của cách mạng Lào trong giai đoạn mới là: “Đoàn kết toàn dân đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, xây dựng hai tỉnh tập kết thành căn cứ đấu tranh của cả nước; giữ vững và phát triển cơ sở quần chúng ở các vùng ta vừa rút quân, dựa vào lực lượng của ta và hiệp định đình chiến mà thương lượng hợp tác với Chính phủ Vương quốc, tiến hành tổng tuyển cử tự do và thành lập Chính phủ Liên hiệp thống nhất, tiến tới xây dựng một nước Lào dân chủ và hoàn toàn độc lập”1 (Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, 1999, tr. 12). Đặc biệt, Trung ương Mặt trận Lào It-xa-la và Chính phủ kháng chiến Lào nhấn mạnh: “Bảo vệ và xây dựng hai tỉnh thành căn cứ cách mạng cả nước và xây dựng, phát triển các lực lượng vũ trang vững mạnh... là công tác trung tâm mấu chốt nhất trong giai đoạn này”2 (Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, 1999, tr. 12).


Đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng Lào, trước khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, Chính phủ kháng chiến và Bộ Quốc phòng Lào đã xác định quyết tâm: “Bất kể tình huống nào, việc đẩy mạnh xây dựng bộ đội Pa-thét Lào là một nhiệm vụ hết sức cần thiết... là công tác trung tâm thứ nhất, phải tập trung lực lượng kiên trì thực hiện cho kỳ được”1 (Tài liệu chỉ đạo cuộc đấu tranh của Bộ Tổng tư lệnh, tập IV, 1965, tr. 368).


Theo phương hướng đó, Bộ Quốc phòng Lào đã gặp gỡ bàn bạc với Bộ tư lệnh quân tình nguyện Mặt trận Thượng Lào2 (Tháng 11 năm 1954, Bộ tư lệnh quân tình nguyện Mặt trận Thượng Lào và các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam hoạt động trên toàn chiến trường Lào hoàn thành nhiệm vụ quốc tế lần lượt rút hết quân về nước tập kết ở Thọ Xuân (Thanh Hóa), Hương Sơn, Đức Thọ (Hà Tĩnh). Sau một thời gian, toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam rút về nước được tổ chức thành bộ đội biên phòng, mang tên Tổng đội Biên phòng 335, có nhiệm vụ phòng thủ biên giới Việt - Lào. Bộ tư lệnh Mặt trận Thượng Lào tổ chức thành Bộ tư lệnh Biên phòng), dự kiến kế hoạch phát triển bộ đội Pa-thét Lào đến mùa xuân 1955 phải đạt số quân khoảng một vạn, tổ chức thành 5 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn pháo binh ở Thượng Lào, 2 tiểu đoàn bộ binh ở Trung Lào, 2 tiểu đoàn bộ binh ở Hạ Lào. Bộ Quốc phòng Lào chỉ thị cho các khu, tỉnh gấp rút tuyển quân, chuẩn bị mọi mặt cơ sở vật chất, phương tiện để xây dựng, phát triển bộ đội Pa-thét Lào.


Thực hiện chủ trương trên, Chính phủ kháng chiến và Bộ Quốc phòng Lào đề nghị Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch tiếp tục giúp bạn củng cố, xây dựng lực lượng quân đội Pa-thét Lào trong tình hình mới. Trước mắt bạn đề nghị ta cử đoàn cố vấn quân sự sang giúp xây dựng quân đội Pa-thét Lào ở ba cấp: Giúp chung ở Bộ Quốc phòng; giúp Trường Quân chính Com-ma-đam đào tạo, huấn luyện cán bộ và giúp xây dựng các tiểu đoàn chủ lực, các đại đội binh chủng phối thuộc.


Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Việt Nam cũng như Lào đã được quốc tế công nhận là các quốc gia độc lập có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Mỗi nước tiếp tục xây dựng lực lượng và đấu tranh vì nền độc lập, thống nhất của mỗi nước. Trong bối cảnh chung đó, mối quan hệ đoàn kết liên minh chiến đấu giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam - Lào chuyển sang thời kỳ mới: thời kỳ tập trung xây dựng lực lượng, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị, nhằm củng cố hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc, đưa cách mạng mỗi nước tiến lên giành thắng lợi mới. Nhằm tăng cường xây dựng, phát huy khả năng tự lực của các lực lượng Pa-thét Lào đấu tranh thắng lợi trong giai đoạn mới, Đảng ta chủ trương tiếp tục giúp bạn toàn diện, cơ bản, trước mắt tập trung giúp bạn “xây dựng các lực lượng vũ trang, củng cố khu căn cứ hai tỉnh, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ”1 (Thư của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đồng chí Nguyễn Khang - Trưởng ban cán sự giúp Lào ngày 30 tháng 8 năm 1954).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:23:31 pm »

Do tình hình Lào sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đã thay đổi, cả hai bên phải tôn trọng hiệp định, nên phương thức hợp tác, giúp đỡ của ta đối với cách mạng Lào cũng phải thay đổi phù hợp với tình hình mới. Trên cơ sở bàn bạc thống nhất với Chính phủ kháng chiến và Bộ Quốc phòng Lào về các vấn đề chiến lược cách mạng và chiến lược quân sự giúp bạn, Đảng ta chủ trương chuyển từ chế độ quân tình nguyện sang chế độ cố vấn quân sự (từ năm 1959 đổi gọi là chuyên gia quân sự) bên cạnh các cấp ủy và các đồng chí chủ trì của bạn từ Trung ương đến khu, tỉnh và một số huyện nằm ở các địa bàn quan trọng của Lào.


Về mặt quân sự, Đảng ta đặt chế độ cố vấn tách khỏi hệ thống bộ đội tình nguyện, thực hiện ở ba cấp: Bộ Quốc phòng (giúp chung mọi mặt), Trường quân chính (giúp đào tao huấn luyện cán bộ) và các đơn vị, địa phương (mỗi nơi có một tổ cố vấn, gồm 1 cán bộ tiểu đoàn và một số cán bộ đại đội).


Trung ương Đảng ta xác định phương châm giúp bạn là: đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của bạn. Hết sức đề cao lòng tự tin, tinh thần độc lập tự chủ của bạn, ra sức giúp đỡ bồi dưỡng cán bộ bạn tự đảm đương lấy nhiệm vụ của bạn theo tinh thần “cách mạng Lào do nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Lào tự làm lấy là chủ yếu; tránh bao biện làm thay, tránh chủ quan, hấp tấp”1 (Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1945-1975), Sđd, tr. 20).


Quán triệt nhiệm vụ Trung ương Đảng giao, Bộ Quốc phòng ta khẩn trương chuẩn bị lực lượng giúp bạn theo phương thức mới. Từ đầu tháng 7 năm 1954, tại xã Na Rì, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng nước ta triệu tập cuộc họp gồm một số cán bộ quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào vừa về nước báo cáo tình hình giúp bạn. Đồng chí Đoàn Việt Hưng - Phó chính ủy quân tình nguyện Việt Nam tại Lào thay mặt đoàn cán bộ từ chiến trường Lào về báo cáo tình hình cách mạng Lào sau khi có Hiệp định Giơ-ne-vơ và chuyển đạt những đề nghị của Chính phủ kháng chiến Lào và Bộ Quốc phòng Lào yêu cầu Việt Nam cử một đoàn cố vấn quân sự sang giúp bạn Lào trong giai đoạn cách mạng mới.


Theo đề nghị của Chính phủ kháng chiến Lào và Bộ Quốc phòng Lào, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tổng Quân ủy, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thay mặt Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam công bố Quyết định ký ngày 16 tháng 7 năm 1954 về việc thành lập Đoàn cố vấn quân sự Việt Nam, mang phiên hiệu Đoàn 100, có nhiệm vụ giúp quân đội Pa-thét Lào1 (Quân đội Ít-xa-la (Quân đội Lào tự do) hình thành trên cơ sở hợp nhất giữa đội Lát-xa-vông (đơn vị vũ trang chính quy ở Thượng Lào thành lập ngày 20-1-1949) với các đội vũ trang ở Trung và Hạ Lào; năm 1954 khi về tập kết ở hai tỉnh gọi là quân đội Pa-thét Lào; năm 1966 đổi thành quân giải phóng nhân dân Lào và từ năm 1975 đến nay là Quân đội nhân dân Lào) trong thời kỳ mới. Đồng chí Chu Huy Mân - Chính ủy Đại đoàn 316 (giữa năm 1955 đổi thành sư đoàn), được cử làm trưởng đoàn cố vấn quân sự kiêm Bí thư Đảng ủy Đoàn 100.


Thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ và Bộ Quốc phòng hai nước Việt - Lào, Bộ Quốc phòng nước ta giao nhiệm vụ cho Cục Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị và Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu, lựa chọn và điều động ngay một số cán bộ trung cấp, sơ cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng, chiến đấu và bảo đảm chiến đấu, từng công tác ở các cơ quan chiến lược, các đại đoàn chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương của Việt Nam tham gia Đoàn 100 sang giúp bạn xây dựng quân đội Pa-thét Lào ở ba cấp: Bộ Quốc phòng, nhà trường và các đơn vị, địa phương.


Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, Cục Tổ chức cán bộ (Tổng cục Chính trị) và Cục Quân lực (Bộ Tổng tham mưu) triển khai công tác tuyển chọn cán bộ từ các cơ quan Bộ Tổng tư lệnh, các đại đoàn chủ lực (giữa năm 1955 gọi là sư đoàn) 308, 304, 312, 316, 320, 351; Trung đoàn 42 chủ lực Liên khu 3 và các tỉnh đội Hà Đông, Hải Dương. Bộ Quốc phòng còn giao cho Bộ tư lệnh quân tình nguyện Mặt trận Thượng Lào tuyển chọn một số cán bộ có kinh nghiệm, từng hoạt động lâu năm trên đất bạn và một số cán bộ giỏi tiếng Lào làm nhiệm vụ phiên dịch bổ sung cho Đoàn cố vấn quân sự 100.


Sau khi được lựa chọn và nhận quyết định của Bộ Quốc phòng, hầu hết số cán bộ tham gia Đoàn 100 tập trung về trạm Thống nhất của Bộ Quốc phòng ở khu vực Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Những cán bộ được giao nhiệm vụ làm cố vấn quân sự cho bạn vừa mới trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chưa có thời gian nghỉ ngơi, giải quyết những vấn đề riêng tư. Hầu hết anh em là những cán bộ, đảng viên đã được rèn luyện thử thách, có phẩm chất chính trị vững vàng và có kinh nghiệm xây dựng, chiến đấu ở Việt Nam, nhưng chưa quen với công tác làm cố vấn giúp bạn, ít am hiểu phong tục, tập quán và ngôn ngữ các bộ tộc Lào. Tình hình đó đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên Đoàn 100 phải hết lòng vì sự nghiệp giúp bạn, phải có kiến thức, năng lực và phương pháp công tác tốt mới có thể vượt qua được mọi khó khăn, gian khổ, đủ sức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế vẻ vang mà Đảng, quân đội và nhân dân ta giao phó.


Thực hiện chủ trương của Bộ Tổng tư lệnh, Đoàn ủy và đồng chí Đoàn trưởng Đoàn 100 tranh thủ thời gian tổ chức cho anh em học tập quán triệt đường lối, nhiệm vụ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta đối với cách mạng Lào nói chung và những quan điểm cơ bản về quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt - Lào trong thời kỳ mới. Qua đợt học tập chính trị, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ Đoàn 100 nắm vững đường lối quốc tế trong sáng của Đảng và tư tưởng "giúp nhân dân nước bạn bạn tức là mình tự giúp mình" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, càng thêm tin tưởng vững chắc vào truyền thống đoàn kết chiến đấu đặc biệt và khả năng phát triển của cách mạng Lào.


Đầu tháng 8 năm 1954, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Tổng Quân ủy, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và đồng chí Chu Huy Mân - Đoàn trưởng Đoàn 100 đến báo cáo và chúc sức khoẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại buổi gặp mặt ý nghĩa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao mối quan hệ và tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa Đảng, quân đội, nhân dân hai nước Việt - Lào và căn dặn cán bộ, đảng viên Đoàn 100 “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”. Lời dạy của Bác Hồ có ý nghĩa: giúp cách mạng Lào, quân đội Lào trưởng thành tức là góp phần tăng thêm sức mạnh chiến đấu của ba dân tộc anh em trên bán đảo Đông Dương1 (Chu Huy Mân: Trên chiến trường Lào, giúp bạn là tự giúp mình (hồi ký)).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:24:28 pm »

Trước ngày Đoàn 100 lên đường sang nước bạn Lào, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đến thăm và làm việc với lãnh đạo, chỉ huy của Đoàn. Đồng chí nhắc nhở cán bộ, đảng viên của Đoàn 100: “Phải luôn luôn nắm vững đường lối quan điểm quốc tế của Đảng, tập trung mọi sức lực giúp đỡ bồi dưỡng cán bộ bạn nhanh chóng trưởng thành tự đảm đương được nhiệm vụ... Giúp bạn theo phương thức cố vấn là một công việc mới mẻ đối với cán bộ ta. Vì vậy, phải chú trọng tìm hiểu thực tế, rút kinh nghiệm qua từng nhiệm vụ, từng việc làm để không ngừng cải tiền phương pháp, nâng cao chất lượng giúp đỡ bạn”. Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh căn dặn: “Muốn giúp bạn tốt, ta phải “cố” hết sức để bạn “vấn” thật nhiều nếu bạn không “vấn”, thì ta không còn là “cố” nữa”1 (Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1945-1975), tr. 21-22). Thay mặt Tổng cục Chính trị, đồng chí Nguyễn Chí Thanh trao tặng mỗi cán bộ và nhân viên phục vụ Đoàn 100 một huy hiệu của Bác Hồ để ghi nhớ ngày lên đường làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào. Đồng chí Chu Huy Mân, thay mặt cán bộ, chiến sĩ xin hứa với Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Chủ tịch Hồ Chí Minh nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Lào.


Sau một thời gian tập trung học tập và chuẩn bị khẩn trương, ngày 10 tháng 8 năm 1954, Đoàn cố vấn quân sự 100 nhận nhiệm vụ lên đường sang nước Lào, mở đầu quan hệ giúp bạn trong thời kỳ mới. Từ khu căn cứ Trung ương ở tỉnh Thái Nguyên, Đoàn tổ chức hành quân bằng ô tô vào tỉnh Thanh Hoá. Đến thị trấn Hồi Xuân thuộc huyện Quan Hoá, toàn bộ Đoàn chuyển đội hình hành quân bộ lên phía tây vùng biên giới Việt - Lào. Đường hành quân phải vượt qua nhiều suối sâu, đèo cao dưới nhiều đợt mưa kéo dài. Ban ngày hành quân, đêm dừng nghỉ ngơi, cán bộ chỉ huy Đoàn tranh thủ phổ biến, trao đổi về tình hình, nhiệm vụ cách mạng Lào và những nội dung, phương pháp chủ yếu của công tác giúp bạn trong tình hình mới. Sau một thời gian hành quân, Đoàn đến Na Mèo, một địa điểm nằm giữa vùng biên giới hai nước Việt - Lào. Được tin, một số cán bộ Lào và Việt ra đón, đưa Đoàn 100 về vùng Bua Pha Nưa, khu căn cứ Trung ương và Bộ Quốc phòng Lào thuộc huyện Mường Xôi, tỉnh Sầm Nưa.


Vừa đến nơi, Ban chỉ huy Đoàn 100 phân công đại bộ phận lực lượng đi chặt cây làm lán trại, ổn định nơi ở; một bộ phận đi lấy gạo, thực phẩm ở gần biên giới và một bộ phận gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ bạn từ các tỉnh đến. Cán bộ chỉ huy của Đoàn sang thăm và làm việc với đồng chí Nguyễn Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, phụ trách Ban cán sự miền Tây giúp Lào; tiếp đó, đến chào và chúc sức khoẻ các đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn - Bộ trưởng Quốc phòng Chính phủ kháng chiến Lào; đồng chí Xi-xa-vạt Kẹo Bun Phăn - phụ trách tham mưu; Bun Phôm Ma-hả-xây - phụ trách chính trị quân đội Pa-thét Lào. Cuộc gặp gỡ giữa cán bộ chỉ huy Đoàn cố vấn quân sự Việt Nam với các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng Lào diễn ra thân mật, đầy tình thắm thiết anh em. Sau vài ngày, Bộ Quốc phòng Lào mời một số cán bộ chủ chốt của Đoàn nghe thông báo về tình hình, phương hướng, nhiệm vụ cách mạng Lào và đề nghị ta giúp bạn, mở đầu quan hệ làm việc chính thức giữa Đoàn 100 với Chính phủ kháng chiến và Bộ Quốc phòng Lào.


Buổi đầu giúp bạn, Đoàn ủy Đoàn 100 gồm các đồng chí Chu Huy Mân, Lê Tiến Phục, Nguyễn Đức Phương, Quốc Vinh và đồng chí Tuy, do đồng chí Chu Huy Mân làm Bí thư. Đoàn 100 gồm các phòng Tham mưu, Chính trị, Hậu cần vừa phụ trách công tác nội bộ Đoàn, vừa trực tiếp làm cố vấn giúp ba cơ quan Bộ Quốc phòng Lào. Đồng chí Nguyễn Thăng Bình - Trung đoàn phó, cán bộ tham mưu Đại đoàn 312, được cử làm tổ trưởng cố vấn Phòng tham mưu Bộ Quốc phòng Lào. Đồng chí Lê Tiến Phục - phó chính ủy trung đoàn, cán bộ tổ chức Tổng cục Chính trị được giao nhiệm vụ làm tổ trưởng cố vấn Phòng Chính trị kiêm cố vấn Ban tổ chức Bộ Quốc phòng Lào. Đồng chí Nguyễn Đức Phương - Trung đoàn phó, cán bộ hậu cần Đại đoàn 308 được cử làm tổ trưởng cố vấn Phòng Hậu cần Bộ Quốc phòng Lào.


Bên cạnh việc bố trí cán bộ làm nhiệm vụ cố vấn chung cho các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần thuộc Bộ chỉ huy tối cao bạn, lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 100 cử một số cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội trưởng làm tổ trưởng cố vấn các cơ quan nghiệp vụ chuyên môn và Trường Quân chính Com-ma-đam.


Tại Phòng Tham mưu, đồng chí Nguyễn Hữu Nghị - Trung đoàn phó Trung đoàn 42, làm cố vấn ban dân quân và trực tiếp giúp Tỉnh đội Sầm Nưa. Đồng chí Ngọc Anh - Tiểu đoàn phó, làm cố vấn ban tác chiến; sau một thời gian, đồng chí Phạm Xưởng - Tiểu đoàn trưởng được cử bổ sung, phụ trách chung. Đồng chí Nguyễn Hữu Tường - Đại đội trưởng, cán bộ quân tình nguyện từng công tác ở Lào, làm cố vấn ban quân huấn. Đồng chí Phạm Văn Miện - Tiểu đoàn phó và đồng chí Lương Thế Nho - Đại đội trưởng, vừa làm cố vấn cho ban quân báo, vừa hướng dân việc triển khai công tác ở phân đội trinh sát. Đồng chí Trần Văn Sâm - Đại đội trưởng, làm cố vấn ban quân lực. Đồng chí Hoàng Chất - Đại đội trưởng và đồng chí Lê Thành Ý - Trung đội trưởng làm cố vấn ban thông tin. Đồng chí Phạm Bá Dũng - Đại đội phó làm cố vấn ban cơ yếu.


Ở Phòng Chính trị, đồng chí Hà Minh Tân - Chính trị viên tiểu đoàn, cán bộ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị), làm cố vấn ban tuyên huấn, sau một thời gian bổ sung thêm đồng chí Nguyễn Xuân Lan - Chính trị viên đại đội. Ban tổ chức cán bộ do đồng chí Lê Tiến Phục kiêm nhiệm, sau bổ sung thêm các đồng chí Nguyễn Hữu Lợi - Chính trị viên phó đại đội; Nguyễn Phong - Trung đội trưởng; Đỗ Văn Nghiễn - Trung đội trưởng đều là cán bộ quân tình nguyện từng hoạt động trên chiến trường Lào, làm trợ lý tổ chức, bảo vệ, dân vận và địch vận.


Ở Phòng Hậu cần, đồng chí Nguyễn Lung, bác sĩ - Tiểu đoàn trưởng, làm cố vấn ban quân y. Đồng chí Đỗ Đình Hữu - Tiểu đoàn phó, làm cố vấn ban quân khí. Đồng chí Nguyễn Đình Lợi - Tiểu đoàn phó sau sang làm cố vấn ban tham mưu - kế hoạch hậu cần.


Tại Trường Quân chính Com-ma-đam, đồng chí Võ Quốc Vinh - Trung đoàn phó làm cố vấn quân sự, đồng chí Lê Tự Lập - Phó chính ủy trung đoàn, làm cố vấn chính trị Ban giám hiệu nhà trường. Đồng chí Trương Anh Dũng - Tiểu đoàn phó trợ lý kế hoạch; các đồng chí Đặng Sắc, Phạm Văn Hoè - Đại đội trưởng, làm trợ lý huấn luyện.


Đối với các tổ cố vấn giúp các đơn vị chủ lực, địa phương và các bộ phận chuyên môn kỹ thuật khác, chờ bạn hình thành cơ cấu tố chức quân đội sẽ do Đoàn ủy 100 và đồng chí đoàn trưởng nghiên cứu báo cáo Bộ Quốc phòng ta quyết định cử cán bộ chuyên trách.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:26:07 pm »

Với tình nghĩa thủy chung trong mối quan hệ đặc biệt “vừa là đồng chí vừa là anh em”, với quan điểm “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” và trên cơ sở đề nghị của Chính phủ kháng chiến và Bộ Quốc phòng Lào, mỗi cán bộ, đảng viên Đoàn 100 xác định rõ ý thức trách nhiêm giúp đỡ bạn trong điều kiện mới, bắt đầu xây dựng kế hoạch hoạt động giúp bạn giữ vững phong trào cách mạng và xây dựng quân đội Pa-thét Lào.


Theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ, đến cuối tháng 11 năm 1954, các đơn vị quân đội Pa-thét Eào trong cả nước (gồm một số đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương), đại bộ phận là dân quân du kích và các nhóm thanh niên mới tập trung gồm 8.138 người, tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ1 (Các lực lượng cách mạng Lào tập kết về hai tỉnh gồm 8.138 người, cộng với ở hai tỉnh là 9.138 người, trong đó có 3.260 ngươi Hạ Lào; 1.175 ngươi Trung Lào; 584 người Luông Phra Băng, 2.441 người Viêng Chăn và Xay Nha Bu Ly; 2.006 người Huội Sài và 670 người Xiêng Khoảng). Hầu hết cán bộ, chiến sĩ bạn có lòng yêu nước, căm thù địch, tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ Mặt trận Lào yêu nước, nhưng chưa từng sống xa gia đình, quê hương, chưa quen với đời sống tập thể và kỷ luật quân đội, nên trong thời gian đầu có những diễn biến tư tưởng phức tạp không thật yên tâm làm nhiệm vụ cách mạng ở hai tỉnh tập kết.


Trong khi đó, tình hình kinh tế, văn hoá ở hai tỉnh Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ phát triển chậm, đời sống nhân dân các bộ tộc Lào còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Khả năng bảo đảm vật chất, kỹ thuật, trang bị phục vụ xây dựng, sẵn sàng chiến đấu của bạn còn hạn chế, chủ yếu vân dựa vào sự viện trợ của Việt Nam.


Căn cứ vào đặc điểm tình hình nhiệm vụ của cách mạng Lào và yêu cầu của bạn về xây dựng lực lượng vũ trang làm nòng cốt để bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng vừa giành được, lãnh đạo và chỉ huy Đoàn 100 đã xây dựng đề án tổ chức lực lượng giúp bạn. Dựa vào kinh nghiệm của Việt Nam trong giai đoạn đầu xây dựng lực lượng, Đoàn 100 đề xuất phương án tổ chức xây dựng quân đội Pa-thét Lào với quy mô cao nhất là cấp tiểu đoàn, gồm cả các đơn vị bộ binh và trợ chiến.


Thực hiện phương án xây dựng tổ chức quân đội Pa- thét Lào đến cấp tiểu đoàn đặt ra yêu cầu cấp bách là phải gấp rút đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ có thể đảm đương được kịp thời nhiệm vụ trước mắt; đồng thời cần phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức Đảng ở cơ sở, bảo đảm cấp trung đội có tổ Đảng, đại đội có chi bộ, tiểu đoàn có Đảng bộ, hoặc liên chi vững chắc; tạo điều kiện cho việc xây dựng, phát triển quy mô tổ chức đến cấp trung đoàn sau này khi tình hình phát triển, cách mạng Lào giành được chính quyền trong cả nước.


Theo phương án xây dựng lực lượng đó, tổ chức cơ quan Bộ Quốc phòng Lào gồm có ba cơ quan: tham mưu, chính trị, hậu cần và các đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực thuộc Bộ, tổ chức các lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân: các tiểu đoàn chủ lực, các đơn vị bộ đội địa phương (đại đội tập trung ở tỉnh, trung đội tập trung ở huyện) và các đội du kích ở xã, bản; tự vệ chiến đấu ở các cơ quan, xí nghiệp, làm nòng cốt cho phong trào cách mạng địa phương.


Đề án tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang do Đoàn 100 soạn thảo đã được hội nghị Ban cán sự miền Tây trao đổi góp ý kiến. Một số đồng chí cho rằng: Các đơn vị quân đội Pa-thét Lào chỉ có thể đánh du kích nhỏ lẻ, chưa thể huy động lực lượng lớn đánh tập trung, do đó chỉ cần tổ chức biên chế đơn vị cấp trung đội và một vài đại đội thí điểm. Hội nghị tập trung thảo luận, phân tích cụ thể tình hình đặc điểm cách mạng Lào, nêu rõ yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang cho bạn là hết sức cần thiết. Đồng chí Nguyễn Khang - Bí thư Ban cán sự miền Tây của Trung ương Đảng ta thay mặt Ban cán sự miến Tây kết luận nhất trí với những nội dung trong phương án đề xuất của Đoàn 100.


Tiếp đó, đồng chí Chu Huy Mân - Đoàn trưởng kiêm Chính ủy Đoàn 100 đến làm việc với các đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Chính trị, Chủ nhiệm Hậu cần bạn. Sau một thời gian nghiên cứu, trao đổi thẳng thắn về những nội dung chủ yếu của Đề án xây dựng lực lượng vũ trang như: tổ chức biên chế, giáo dục huấn luyện, bảo đảm hậu cần, xây dựng Đảng, xây dựng các cơ quan, đơn vị, sẵn sàng chiến đấu..., các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Bộ Quốc phòng Lào đã chấp thuận theo những nội dung chính và quyết định coi đó là Đề án xây dựng lực lượng vũ trang chính thức của bạn.


Đầu tháng 12 năm 1954, tại một địa điểm ở khu vực bản Cang Thạt và Cang Mùng thuộc huyện Mường Xôi, tỉnh Sầm Nưa, hội nghị quân chính Lào, do đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn - Bộ trưởng Quốc phòng Lào chủ trì thông qua Đề án xây dựng lực lượng vũ trang Pa-thét Lào, do Đoàn 100 đề xuất với bạn.


Cũng tại hội nghị này, đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng bạn đọc báo cáo, trong đó nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của quân đội Pa-thét Lào là: “Khuếch trương và củng cố các lực lượng vũ trang Pa-thét Lào thành một quân đội cách mạng vững mạnh, có đủ khả năng trước mắt, phá tan âm mưu quân sự của đối phương, bảo vệ khu tập kết, hậu thuẫn vững chắc cho đấu tranh chính trị; về lâu dài, nếu địch gây lại chiến tranh thì sẽ trở thành lực lượng nòng cốt cho cuộc vũ trang toàn dân để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, giải phóng hoàn toàn đất nước”1 (Lịch sử Quân đội nhân dân Lào, Nxb Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn, 1996, Bản dịch tiếng Việt, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, tr. 116, 117).


Hội nghị cũng nhất trí với phương châm xây dựng quân đội Pa-thét Lào phải nắm vững những nội dung chủ yếu: lấy giáo dục chính trị tư tưởng làm chính, bồi dưỡng cán bộ làm trọng tâm. Tổ chức gọn nhẹ, dựa theo tính chất dân tộc, phù hợp với trình độ chỉ huy của cán bộ, điều kiện chiến trường và khả năng cung cấp tại chỗ. Xây dựng bộ đội chủ lực, xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích; xây dựng đơn vị, đồng thời xây dựng cơ quan. Tăng cường xây dựng hệ thống lãnh đạo của Đảng và hệ thống công tác chính trị trong quân đội2 (Lịch sử Quân đội nhân dân Lào, Nxb Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn, 1996, Bản dịch tiếng Việt, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, tr. 116, 117).


Thành tích giúp bạn sớm xác định Đề án xây dựng lực lượng vũ trang Pa-thét Lào và tổ chức nghiên cứu, thảo luận nghiêm túc nhất trí trong nội bộ bạn là kết quả bước đầu của Đoàn 100, nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo cho bạn và ta tin tưởng, phấn khởi xây dựng mối quan hệ đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau hiệu quả ngay từ buổi đầu. Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 100 đã có kinh nghiệm thực tế về cách thức giúp bạn trong tình hình mới hiệu quả, đúng phương châm, chế độ giữa hai bên ta và bạn. Các đồng chí lãnh đạo quân đội Pa-thét Lào cũng vui vẻ, phấn khởi, thoải mái tiếp thu những ý kiến giúp đỡ chân tình của cố vấn quân sự Việt Nam và tự quyết định việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của mình.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:27:15 pm »

Tháng 12 năm 1954, Bộ Quốc phòng Lào quyết định thực hiện biểu biên chế trong toàn quân và các cơ quan, đơn vị bạn theo cơ cấu của một đội quân chủ lực tập trung và lực lượng vũ trang địa phương ở hai tỉnh tập kết. Nhờ sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của Đoàn 100, các cơ quan, đơn vị của bạn đã được củng cố, sắp xếp, hình thành cơ cấu tố chức có quân số đầy đủ theo biên chế gồm quân chủ lực tập trung (9 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn trợ chiến, 1 tiểu đoàn vận tải, 3 đại đội thông tin, quân báo, công binh) trực thuộc Bộ Quốc phòng Lào và các lực lượng vũ trang địa phương (gồm 1 trung đội bảo vệ cơ quan, 12 đại đội độc lập và đại đội địa phương, 3 cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng Lào; Trường Quân chính Com-ma-đam, 2 cơ quan tỉnh đội Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ). Đến cuối năm 1954, quân số sắp xếp vào các đơn vị quân đội Pa-thét Lào đã cơ bản ổn định. Số thừa ra được giải quyết cho về các địa phương làm cán bộ cơ sở. Một số khác được bố trí sang Việt Nam học văn hoá, đào tạo thành cán bộ để về nước hoạt động sau này.


Trên cơ sở hệ thống tổ chức quân đội Pa-thét Lào, Đoàn ủy và đồng chí Đoàn trưởng Đoàn 100 nghiên cứu sắp xếp tổ chức và giao nhiệm vụ cho từng tổ cố vấn giúp bạn ở 9 tiểu đoàn bộ binh (705, 609, 601, 613, 617, 593, 585, 701, 589), Tiểu đoàn trợ chiến 605, Đoàn Pát-chay (Lào Xủng), 3 đại đội (công binh, quân báo, thông tin) và hai tỉnh đội Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ.


Đối với các tiểu đoàn của bạn, những cán bộ cố vấn Việt Nam được chia thành từng tổ bố trí ở các tiểu đoàn như: tổ Tiểu đoàn 705, do đồng chí Đảo - Tiểu đoàn phó, làm tổ trưởng; tổ Tiểu đoàn 609, do đồng chí Bảo, Chiến sĩ thi đua toàn quốc - Chính trị viên đại đội làm tổ trưởng; tổ Tiểu đoàn 601, do đồng chí Bổng - Chính trị viên tiểu đoàn làm tổ trưởng; tổ Tiểu đoàn 613, do đồng chí Dũng - Tiểu đoàn phó làm tổ trưởng; tổ Tiểu đoàn 617, do đồng chí Khôi - Đại đội trưởng làm tổ trưởng; tổ Tiểu đoàn 593, do đồng chí ích - Tiểu đoàn phó làm tổ trưởng; tổ Tiểu đoàn 585, do đồng chí Cập - Tiểu đoàn phó làm tổ trưởng; tổ Tiểu đoàn 701, do đồng chí Tăng - Tiểu đoàn phó làm tổ trưởng; tổ Tiểu đoàn 598, do đồng chí Lân - Tiểu đoàn phó làm tổ trưởng; tổ Tiểu đoàn trợ chiến 605, do đồng chí Hồng - Chính trị viên tiểu đoàn làm tổ trưởng; tổ Đoàn Pát-chay, do đồng chí Bình - Đại đội phó làm tổ trưởng.


Tổ cố vấn ở các đại đội gồm: Đại đội công binh, do đồng chí Trình - Đại đội trưởng làm tổ trưởng; Đại đội quân báo do đồng chí Nho vừa là trợ lý cố vấn ban quân báo, vừa giúp hướng dẫn công tác ở các phân đội trinh sát; Đại đội thông tin, do đồng chí Mai - Chính trị viên phó đại đội phụ trách.


Các tổ cổ vấn hai tỉnh đội gồm: Tỉnh đội Sầm Nưa, do đồng chí Nghị - Trung đoàn phó, cố vấn ban dân quân kiêm phụ trách; tổ cố vấn Tiểu đoàn 601, do đồng chí Bổng làm tổ trưởng có nhiệm vụ phối hợp giúp đỡ tỉnh. Tỉnh đội Phong Xa Lỳ (tổ cố vấn tổ chức tháng 3 năm 1955), do đồng chí Đinh Văn Tuy - Trung đoàn trưởng làm tổ trưởng.


Trong giai đoạn đầu triển khai công tác giúp bạn, Đoàn ủy và đồng chí Đoàn trưởng tổ chức cho các cán bộ của Đoàn nghiên cứu, thảo luận, học tập, quán triệt sâu sắc những nguyên tắc, phương châm, phương pháp giúp bạn trên từng lĩnh vực cụ thể. Lãnh đạo, chỉ huy Đoàn xác định nắm vững nguyên tắc, phương châm và phương pháp giúp bạn giữ vai trò rất quan trọng trong việc củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào, góp phần nâng cao hiệu quả giúp bạn trong giai đoạn cách mạng mới.


Sau khi nghiên cứu, thảo luận một cách dân chủ, thẳng thắn nghiêm túc, từ đồng chí lãnh đạo, chỉ huy đến mỗi cán bộ cố vấn của Đoàn thống nhất nhận thức: Thực hiện đúng đắn chủ trương, đường lối, phương châm, phương pháp và nguyên tắc giúp bạn là cách thức hay nhất để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu và khả năng của bạn, giúp bạn tự vươn lên đảm đương nhiệm vụ của mình. Những nội dung cơ bản của các nguyên tắc, phương châm, phương pháp giúp bạn được Đoàn 100 thống nhất quy định thực hiện:

1. Tôn trọng độc lập chủ quyền của bạn, trước hết là tôn trọng ý kiến của cán bộ bạn. Trong mọi công việc giúp bạn, cán bộ ta phải nghiên cứu chuẩn bị trước, sau đó gợi ý, hướng dẫn cụ thể cho bạn nắm được tình hình, trên cơ sở đó đề ra chủ trương và biện pháp tổ chức thực hiện từng mặt công tác. Những ý kiến của bạn nêu lên lúc đầu dù chỉ được một phần và còn đơn giản, ta vẫn phải tỏ thái độ vui mừng, tiếp tục gợi ý để bạn suy nghĩ, bổ sung hoàn thiện hơn.

Quán triệt quan điểm tôn trọng ý kiến của bạn, mọi công việc đều do bạn làm chủ, ta cần kiên quyết bồi dưỡng, giúp đỡ tận tình để bạn quyết định và tự đảm đương công việc là một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giúp bạn của Đoàn cố vấn quân sự 100. Theo tinh thần đó, ta giúp bạn từng bước nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, lòng tự tin, phát huy hiệu quả tinh thần trách nhiệm và ý thức tự lực, tự cường, phấn đấu rèn luyện trưởng thành, tự đảm đương dần, tiến tới hoàn thành mọi nhiệm vụ trong xây dựng, chiến đấu và công tác của bạn.


2. Ta giúp bạn phải “được việc, được lòng, được người cán bộ”. Tất cả nội dung công việc giúp bạn đều phải có kế hoạch cụ thể. Khi đi vào thực hiện phải động viên bạn tích cực thực hiện đạt hiệu quả. Trong quan hệ giúp đỡ bạn, phải tạo được lòng tin cậy và sự đoàn kết gắn bó của bạn. Tư tưởng được lòng cán bộ bạn không phải là nể nang, làm thay bạn mọi công việc. Thực tế, một số ít cán bộ bạn khi phải đương đầu với những tình huống phức tạp đòi hỏi phải đào sâu suy nghĩ, phải nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý đã tỏ ra ngần ngại, muốn nhờ ngay anh em Việt Nam làm giúp cho xong. Trong những trường hợp đó, nếu những cán bộ Việt Nam làm hết cho bạn, thì có thể “được lòng bạn”, nhưng không thực hiện được yêu cầu theo quan điểm của Đảng ta là giúp bạn rèn luyện trưởng thành trong mọi công việc, hoàn cảnh khác nhau.


Trong công tác giúp bạn đòi hỏi có lúc phải khẩn trương, nhưng chúng ta không được nóng vội, thúc ép, thậm chí làm thay cho bạn. Tránh tình trạng được việc mà để bạn bất bình là sai và trách nhiệm đó chính là thuộc về cán bộ Việt Nam. Vì thế, quan điểm giúp bạn “được việc, được lòng, được người cán bộ”, là một yêu cầu khách quan đòi hỏi phải có mối quan hệ chặt chẽ trong mọi lĩnh vực, không được xem nhẹ lĩnh vực nào và mục đích cuối cùng phải đạt là giúp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bạn không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:30:05 pm »

Sau khi nghiên cứu quán triệt sâu sắc về những nguyên tắc, phương châm, phương pháp giúp bạn, tất cả cán bộ cố vấn Đoàn 100 đều nhận thức rõ nhiệm vụ, tự tin trong công tác giúp bạn hơn. Những bỡ ngỡ, vướng mắc, trăn trở ban đầu dần được giải toả, mỗi cán bộ của đoàn càng nhận rõ trách nhiệm, phấn khởi thực hiện nhiệm vụ đươc giao góp phần đưa quan hệ đoàn kết Việt - Lào thêm bền chặt. Căn cứ vào tình hình cách mạng Lào và với phương châm, phương pháp giúp bạn đúng đắn, lãnh đạo, chỉ huy Đoàn dự kiến trong ba năm, ta có thể giúp bạn đào tao được một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm nòng cốt cho nhân dân các bộ tộc Lào đấu tranh đòi đối phương nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ về Lào.


Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, các đơn vị quân đội Pa-thét Lào hoạt động phân tán trên các chiến trường Thượng, Trung, Hạ Lào, ít có thời gian và điều kiện tập trung để xây dựng, huấn luyện cơ bản. Sau khi được tập trung về hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ, các đơn vị có điều kiện thuận lợi học tập chính trị, huấn luyện quân sự để nâng cao ý thức trách nhiệm, khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.


Quán triệt phương châm “lấy chính trị tư tưởng làm chính, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm chính” như nêu trong đề án xây dựng lực lượng, lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 100 tập trung một số cán bộ tuyên huấn, quân huấn có kinh nghiệm giúp bạn nghiên cứu biên soạn gấp tài liệu sát với thực tế của Lào và cùng bạn tổ chức các đợt tuyên truyền giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự sâu rộng trong các đơn vị. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang.


Nội dung giáo dục về chính trị gồm: quán triệt tình hình nhiệm vụ mới của cách mạng Lào, nâng cao nhận thức vể bản chất, truyền thống và vai trò của quân đội nhân dân, ý nghĩa nội dung 8 lời thề, 12 điều kỷ luật quân đội, sức mạnh đoàn kết của nhân dân các bộ tộc Lào, công tác tuyên truyền vận động quần chúng của các lực lượng vũ trang cách mạng Lào. Qua đó xây dựng lòng tin, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập tự chủ, quan điểm cách mạng và tinh thần phục vụ nhân dân cho mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội Pa-thét Lào.


Về quân sự, bộ đội bạn được huấn luyện thành thạo 4 kỹ thuật lớn, nhất là kỹ thuật bắn súng; nắm vững các nguyên tắc và vận dụng tốt các hình thức chiến thuật từ tổ ba người, tiểu đội, trung đội, đại đội đến tiểu đoàn chiến đấu. Sau mỗi khoá huấn luyện, các đơn vị tổ chức diễn tập và bắn đạn thật đạt kết quả, đánh dấu bước trưởng thành về trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ và khả năng chiến đấu của chiến sĩ bạn.


Lúc đầu, do năng lực trình độ của cán bộ bạn còn hạn chế, nhiều cán bộ của bạn chưa có kinh nghiệm trong công tác giáo dục, huấn luyện, nên cán bộ ta phải bồi dưỡng giáo viên và làm động tác mẫu giúp cán bộ bạn nắm vững những nội dung tài liệu để bạn tự đảm đương lên lớp hướng dẫn cho cơ quan, đơn vị bạn trong từng khoá huấn luyện. Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ và động viên kịp thời của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ kháng chiến và cơ quan Bộ Quốc phòng Lào, cùng sự giúp đỡ tận tình và hiệu quả của các tổ cố vấn bên cạnh các cơ quan, đơn vị bạn, phong trào học tập chính trị, huấn luyện quân sự tương đối cơ bản đã diễn ra sôi nổi trên khắp các khu vực đóng quân của bộ đội Pa-thét Lào ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ. Cán bộ, chiến sĩ bạn đã không quản ngại vất vả, mưa nắng, hăng say luyện tập với nhiệt tình cách mạng cao, quyết tâm bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng Lào.


Trong hai năm 1955 và 1956, ta và bạn đã tổ chức được nhiều đợt tập huấn giáo dục về chính trị, huấn luyện quân sự cho các đơn vị bạn đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao trình độ chính trị và khả năng chiến đấu của quân đội Pa-thét Lào. Qua học tập, cán bộ, chiến sĩ càng hiểu rõ tình hình, nhiệm vụ và ý thức trách nhiệm của mình, càng hăng hái vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thực hiện tốt các chỉ thị, mệnh lệnh của trên, phấn đấu xây dựng quân đội củng cố hậu phương hai tỉnh ngày càng vững chắc.


Cùng với việc giúp bạn tổ chức các đợt giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự tập trung, lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 100 giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ cố vấn giúp bạn trên từng lĩnh vực chuyên môn. Tổ cố vấn Trường Quân chính Com-ma-đam và tổ cố vấn các ngành chuyên môn kỹ thuật biên soạn các tài liệu về chương trình giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự và công tác của từng ngành, giúp bạn tổ chức các lớp huấn luyện cơ bản tại trường và tại chức cho cán bộ bạn. Trong những năm 1955-1957, tổ cố vấn Trường Quân chính Com-ma-đam đã giúp bạn tổ chức 5 khoá huấn luyện, mỗi khoá gồm 3 lớp quân sự, chính trị, địa phương. Tham gia chương trình đào tạo trong 5 tháng gồm những cán bộ tiểu đội, trung đội bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương; cán bộ xã đội, huyện đội hai tỉnh; còn bổ túc 3 tháng là cán bộ đại đội và một số cán bộ tiểu đoàn của bạn.


Trong khi bạn chưa có điều kiện bảo đảm thông tin liên lạc, tổ cố vấn thông tin, cơ yếu đã trực tiếp giúp bạn bảo đảm các mạng liên lạc bằng vô tuyến điện thông suốt; đồng thời tích cực giúp bạn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kỹ thuật thông tin, cơ yếu, tạo cơ sở cho bạn từng bước nắm được tính năng, nâng cao trình độ kỹ thuật, tự bảo đảm hệ thống liên lạc luôn thông suốt. Các đồng chí cố vấn tổ thông tin và các đồng chí cố vấn tổ cơ yếu đã nỗ lực phấn đấu, phát huy các sáng kiến giúp bạn thực hiện các chương trình huấn luyện hiệu quả.


Tuy nhiên, do khả năng trình độ văn hoá, chuyên môn của cán bộ, chiến sĩ bạn còn nhiều hạn chế, hầu hết anh em không biết chữ la-tinh, một số còn mù chữ, do đó việc truyền đạt, tiếp thu chuyên môn kỹ thuật rất khó khăn, chậm chạp. Trước tình hình đó, các đồng chí cố vấn tổ thông tin, cơ yếu phải tự nghiên cứu, tìm ra công thức mật mã của Lào, giúp bạn học văn hoá chữ la-tinh, kiên trì bồi dưỡng bằng phương pháp thực hành cho bạn hiểu được các kỹ thuật từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trong những năm 1954-1956, ta đã giúp bạn mở được các lớp đào tạo và thực tập tại chỗ cho 19 báo vụ viên (có 3 nữ), 20 cơ yếu, 3 cơ công; đồng thời giúp bạn củng cố kiện toàn các ban thông tin, cơ yếu của Bộ chỉ huy tối cao quân đội Pa-thét Lào.


Tháng 9 năm 1956, ta tổ chức bàn giao cho bạn tự khai thác toàn bộ mạng thông tin liên lạc và bộ phận cơ yếu mật mã của bạn. Đây là một thành tích giúp bạn xuất sắc trong lĩnh vực thông tin, cơ yếu, tạo thuận lợi cho bạn tin tưởng phấn đấu theo tinh thần tự lực của bạn. Trong lần gặp gỡ các đồng chí Xi Thoong, Xi-vi-lay - cán bộ thông tin của Lào ở thị xã Sầm Nưa, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông - Chủ tịch Mặt trận Pa-thét Lào nhận xét: “Đây là những cán bộ thông tin (nai xái) đầu tiên của đất nước Lào”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:31:57 pm »

Tháng 6 năm 1957, Hoàng thân Thủ tướng Xu-va-na Phu-ma về Sầm Nưa liên lạc với lực lượng Pa-thét Lào, thấy bộ đội Lào biết làm báo vụ, cơ yếu giỏi, lại biết chơi bóng chuyền, sinh hoạt văn nghệ tốt, đã xúc động khen ngợi: “Người Lào bên phía Neo Lào Hắc Xạt quả thật có nhiều tiến bộ và chỉ có anh em Việt (Ái noọng Việt) mới giúp được như vậy”1 (Tư liệu do đồng chí Ngô Thế Khoa, cán bộ thông tin từng giúp bạn những năm 1954-1958 cung cấp).


Cùng thời gian này, các đồng chí tổ cố vấn quân y đã giúp bạn xây dựng ban quân y và các cơ sở trực thuộc như bệnh viện quân y, tổ phẫu thuật lưu động, kho dược (gồm cả đông y và tây y), bảo đảm cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh và cứu thương. Trong những năm 1954-1957, tổ quân y đã giúp bạn mỏ một số lớp đào tạo cho 48 y tá, 24 dược tá; đồng thời tổ chức bồi dưỡng tại chức cho 3 quân y sĩ làm nhiệm vụ ở ban quân y và 15 y tá, dược tá làm nhiệm vụ của y sĩ, dược sĩ phụ trách các tổ chuyên môn quân y của bạn.


Trong khi đó, tổ cố vấn quân báo giúp bạn xây dựng hệ thống tổ chức quân báo cho bạn từ ban quân báo Bộ chỉ huy tối cao đến các phân đội trinh sát trực thuộc Bộ và các tiếu đội hoặc trinh sát của các tiểu đoàn, tỉnh đội. Các đông chí cố vấn đã giúp bạn biên soạn một số tài liệu nghiệp vụ, tổ chức bồi dưỡng cán bộ bạn ở ban quân báo biết cách tổ chức hệ thống mạng lưới nắm địch, chủ yếu là phương thức trinh sát địch; tổ chức huấn luyện các phân đội nhỏ và thu thập, tổng hợp, nhận định, đánh giá về địch, phục vụ cho lãnh đạo nắm tình hình, kịp thời chỉ huy chiến đấu khi cần thiết. Các đồng chí cố vấn còn tổ chức huấn luyện các phân đội trinh sát trực thuộc Bộ Quốc phòng bạn nắm được những vấn đề cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật trinh sát và cùng một số cán bộ bạn đến hoạt động nắm tình hình ở sát vùng địch để thử thách rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.


Đối với tổ cố vấn giúp Đoàn văn công quân đội Pa-thét Lào, đã tận tình giúp bạn học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ về ca, múa, nhạc, nâng cao trình độ khả năng diễn xuất cho anh em văn công của bạn; đồng thời giúp bạn xây dựng các chương trình biểu diễn (thường xuyên có hai chương trình). Nhờ vậy, chương trình biểu diễn của đoàn văn công bạn đạt kết quả tốt, được các đơn vị quân đội Pa-thét Lào và nhân dân các bộ tộc Lào khen ngợi, góp phần động viên bạn xây dựng, phát triển đoàn văn công Trung ương và các đoàn văn công quân đội Pa-thét Lào những năm sau này.


Song song với việc giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại trường, tại chức, nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu kiến thức mới của khoa học quân sự cho bạn, lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 100 chú trọng giúp bạn tổ chức và duy trì nền nếp học văn hoá, xoá bỏ tình trạng mù chữ, nâng cao trình độ cho cán bộ, chiến sĩ bạn. Hầu hết cán bộ, chiến sĩ Lào xuất thân từ vùng nông thôn và dân tộc miền núi, ít được học hành, tỷ lệ mù chữ còn khá cao. Qua học tập văn hoá một thời gian, tất cả anh em Lào đều biết đọc, biết viết. Trên cơ sở đó, cán bộ ta tổ chức giúp bạn từ chỗ chưa biết đến biết làm và thông thạo các phép tính, biết xây dựng kế hoạch, viết báo cáo, làm nòng cốt tổ chức, hướng dẫn việc học văn hoá cho bộ đội bạn. Đến cuối năm 1957, hầu hết cán bộ, chiến sĩ bạn đã biết đọc biết viết chữ Lào; một số có triển vọng được cử đi học các lớp bổ túc văn hoá dài ngày ở Trường Sư phạm Na Khao do Bộ Giáo dục Lào quản lý đào tạo. Nhờ vậy, trình độ đội ngũ cán bộ cũng như chiến sĩ Pa-thét Lào ngày càng được nâng cao, đáp ứng kịp thời yêu cầu xây dựng sẵn sàng chiến đấu và công tác trong tình hình mới.


Trong điều kiện sinh hoạt, xây dựng, công tác tập trung tại hai tỉnh tập kết với gần một vạn người, việc bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, phục vụ kịp thời yêu cầu xây dựng, sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội Pa-thét Lào và lực lượng vũ trang địa phương là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và phức tạp, nặng nể. Lúc bấy giờ, hệ thống tổ chức công tác bảo đảm hậu cần và cơ sở vật chất, kỹ thuật của bạn hầu như không có gì. Nền kinh tế của hai tỉnh Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ còn rất nghèo nàn, lạc hậu, đời sống của nhân dân các bộ tộc Lào gặp nhiều khó khăn, do đó khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm tại chỗ hết sức eo hẹp. Trước tình hình đó, tổ cố vấn hậu cần vừa phải lo giúp bạn bảo đảm hậu cần hằng ngày cho các cơ quan, đơn vị bạn, vừa phải giúp bạn xây dựng tổ chức hệ thống bảo đảm ăn, mặc, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn hậu cần, kỹ thuật, từng bước giúp bạn tự đảm đương nhiệm vụ, đáp ứng kịp thơi yêu cầu xây dựng quân đội Pa-thét Lào ngày càng vững mạnh.


Thực hiện phương châm giúp bạn khắc phục khó khăn, thiếu thốn, tổ cố vấn hậu cần đã giúp bạn tổ chức tiếp nhận một khối lượng lớn quân trang, lương thực, vũ khí, khí tài của Việt Nam viện trợ chuyển sang cho bạn, bảo quản và cấp phát tới các cơ quan, đơn vị bạn ở Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ. Riêng năm 1955, ta đã giúp bạn tiếp nhận 2.522 tấn gạo, 22 tấn muối, hàng vạn bộ quần áo, chăn, màn... Thời gian đầu, cán bộ bạn chưa có kinh nghiệm về quản lý, bộ đội bạn chưa quen với sinh hoạt tập thể, nên việc chấp hành nền nếp công tác nuôi quân, cấp phát, thanh toán và chấp hành các chế độ phòng bệnh, bảo quản vũ khí trang bị chưa nghiêm, để thất thoát cơ sở vật chất, khí tài trang bị xuống cấp. Phát huy ý thức trách nhiệm, tăng cường mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, coi công việc của bạn cũng như của mình, cán bộ hậu cần, kỹ thuật của Đoàn 100 và các tổ cố vấn ở từng đơn vị đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, luôn luôn đi sâu sát, hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ bạn từ việc sinh hoạt mang, mặc theo đúng tác phong quân đội cách mạng, sắp xếp nơi ăn ở gọn gàng, ngăn nắp đến giữ gìn, bảo quản, sử dụng đúng mức lương thực, thực phẩm và trang bị khí tài, góp phần bảo đảm cho bạn yên tâm xây dựng, bảo vệ hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM