Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:13:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong KCCM  (Đọc 5841 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 09:58:09 am »

Thực hiện những nhiệm vụ nói trên, lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chính trị các đơn vị quân tình nguyện và chuyên gia quân sự đã giáo dục cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc phối hợp hoạt động trong công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng giúp bạn, ngày càng hiệu quả.


Cuối tháng 4 năm 1966, Đoàn 463 phối hợp với Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mở đợt truy lùng đánh bại kế hoạch tổ chức gián điệp ở Bản Ban thuộc huyện Mường Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng. Mường Khăm - một huyện hậu phương là vựa lúa của tỉnh Xiêng Khoảng, nhưng công tác thu thóc cứu nước thường đạt rất ít. Mỗi năm có hàng trăm người đi lính cho Vàng Pao và nhiều gia đình bị địch dụ dỗ đưa vào Loong Chẹng. Cán bộ về hoạt động ở vùng này thường bị bọn phỉ phục kích, ám sát. Nhiều cán bộ ta đã anh dũng hy sinh.


Sau một thời gian nắm tình hình, lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 463 và Quân khu Cánh Đồng Chum nhận định: Mùa mưa này, có khả năng địch sẽ mở cuộc tập kích vào Bản Ban, cắt đường số 7, phá cơ sở của ta. Cuối tháng 5 năm 1966, quân khu nhận được bản báo cáo của huyện Mường Khăm: “Một chủ tịch xã, cách đây một năm trốn theo địch, làm tới chức tiểu đoàn trưởng, sắp đưa quân ra đóng ở San Chồ; anh ta đề nghị, nếu được ra đóng ở San Chồ, sẽ thực hiện kế hoạch “binh biến” chiếm San Chồ và đưa quân về hàng Pa-thét Lào”.


Qua báo cáo của huyện Mường Khăm, quân khu bạn nhận định: Đây là một mưu kế của địch, hòng làm ta mất cảnh giác để chúng thực hiện kế hoạch tập kích đánh phá kho tàng của ta ở khu vực Bản Ban, đường số 7, dồn dân vào vùng chúng kiểm soát. Vì thế, ta phải tương kế, tựu kế, tiêu diệt địch ở San Chồ, bao vây, khống chế bọn gián điệp nằm vùng, vạch trần bộ mặt phản động của chúng; đồng thời xây dựng, củng cố cơ sở Bản Ban vững chắc.


Đảng ủy Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng phân công đồng chí Xa-mán - Chính ủy quân khu cùng đồng chí Nguyễn Bình Sơn - Trưởng Đoàn 463 chỉ đạo và thực hiện kế hoạch tổ chức đánh địch, vây bắt bọn gián điệp ở San Chồ. Phòng Tham mưu quân khu bạn tổ chức một tổ công tác (gồm đồng chí Cơ - cán bộ tác chiến, đồng chí Doanh - chuyên gia phòng quân báo và một tổ điện đài) xuống Bản Ban hiệp đồng kế hoạch “binh biến”, phối hợp với huyện Mường Khăm làm việc với người của “lực lượng binh biến”. Bản đồ hiệp đồng do Phòng Tham mưu Quân khu bạn vẽ xác định rõ vị trí tập kết, đường hành quân và điểm tập kết cuối cùng của quân ta để chiếm lĩnh trận địa, xuất phát tiến công San Chồ. Về thời gian hành động, dành cho “lực lượng binh biến” quyết định và báo cho ta biết trước 5 ngày để quân khu chuẩn bị triển khai thực hiện kế hoạch.


Về phía bạn, Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng giao cho đồng chí Bun-nin - Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu, đồng chí Chun - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Pa-thét Lào) và đồng chí Pa-sợt - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Pát-chay cùng chuẩn bị một kế hoạch hành động, đảm bảo lương thực, thực phẩm, đường tiến quân và vị trí tập kết cho bộ đội để tập kích San Chồ.

Ngày 5 tháng 6 năm 1966, hai máy bay T-28 đến ném bom, bắn phá khu vực Na Ưng - nơi ta vạch trên bản đồ để tập kết lực lượng. Ta cử một cán bộ tham mưu đến phê bình Huyện ủy Mường Khăm đã để lộ bí mật cho máy bay địch đến bắn phá. Quân khu bạn xác định: “Thế là địch đã cắn câu”. Tổ công tác được lệnh cử cán bộ trinh sát đi nắm địch ở San Chồ. Ngày 7 tháng 6 năm 1966, người của “lực lượng binh biến” báo cho ta biết ngày hành động là ngày 12 tháng 6. Chiều ngày 8 tháng 6, địch sử dụng trực thăng đưa một khẩu pháo 105 ly hạ xuống San Chồ.


Sáng 9 tháng 6, lực lượng của tạ tới trạm hậu cần nhận lương thực, vượt qua Tha Lin Nọi đến Nậm Phàn. Bộ phận đồng chí Xa-mán và đồng chí Nguyễn Bình Sơn mang theo điện đài trực tiếp chỉ huy trận đánh. Hướng nghi binh do đồng chí Xinh-ca-po chỉ huy thực hiện đúng kế hoạch hiệp đồng.


18 giờ ngày 9 tháng 6, bộ đội ta vượt suối Nậm Phàn, giữ được bí mật, an toàn. Bộ phận nghi binh báo cáo: Trưa ngày 9 tháng 6, pháo 105 ly ở San Chồ bắn thử 3 phát ra ngã ba Bản Ban, nhưng cơ quan huyện vẫn không thấy phản ứng gì. 20 giờ cùng ngày, Cục Quân báo Việt Nam cho biết: “Địch báo động cho nhau có một tiểu đoàn Pa- thét Lào đã vượt đường số 7, ngày 11 tháng 6 sẽ đánh San Chồ”. 23 giờ, đồng chí Xa-mán điện về: “Bộ đội đang chuẩn bị, trận địa yên tĩnh, 1 giờ sáng sẽ nổ súng”. Nhận được điện, đồng chí Nu-hắc nói: “Ta đánh trước một ngày, trên thực tế diễn ra rất khớp với dự kiến”.


Đúng 1 giờ sáng ngày 10 tháng 6 năm 1966, Tiểu đoàn 2 Pa-thét Lào và Tiểu đoàn Pát-chay từ phía nam chia làm năm mũi tiến vào các vị trí: mỏm Đao, sở chỉ huy, sân bay, đồn bảo vệ phía đông và phía tây. Hoả lực các cỡ bắn áp đảo quân địch. Bộ binh nhanh chóng chia cắt địch ra để tiêu diệt. Bọn địch bị đánh bất ngờ, chúng không kịp trở tay, đối phó. Sau 30 phút chiến đấu, ta đã làm chủ hoàn toàn khu vực San Chồ, tiêu diệt 150 tên địch, thu một khẩu pháo 105 ly và nhiều súng, đạn các loại. Đặc biệt, tại văn phòng tiểu khu, ta thu được tài liệu, trong đó có đầy đủ danh sách những tên gián điệp và danh sách bọn phản động ở huyện Mường Khăm nhận lương hằng tháng của tiểu khu San Chồ1 (Danh sách bọn phản động có 10/12 người là cán bộ trong Huyện ủy Mường Khăm, nhận lương hằng tháng của địch (từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1966)). Những tài liệu này được chuyển ngay về quân khu bạn.


9 giờ ngày 10 tháng 6 năm 1966, Bộ tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng họp quyết định: Tổ chức bắt ngay bọn phản động; phải cương quyết, bất ngờ. Ngay sau cuộc họp, quân khu bạn tổ chức một xe bọc thép, 1 ô tô gát 66 cùng một trung đội bảo vệ do đồng chí Xa-mán chỉ huy xuống huyện Mường Khăm, bắt gọn toàn bộ bọn phản động đưa về quân khu.


Trước những chứng cớ rõ ràng, bọn phản động đều phải cúi đầu nhận tội. Đồng chí Nu-hắc thay mặt Trung ương Đảng Nhân dân Lào ra quyết định: Đình chỉ sinh hoạt Đảng bộ huyện Mường Khăm, đồng thời, cử Ban cán sự mới do đồng chí U Đôm (Chủ nhiệm chính trị Tỉnh đội, Thường vụ Tỉnh ủy Xiêng Khoảng) làm Bí thư huyện Mường Khăm. Quân khu sử dụng tập thể cán bộ, học viên Trường Quân sự của quân khu và đội chuyên gia quân sự thuộc Đoàn 463 xuống Mường Khăm, Bản Ban cùng đồng chí U Đôm củng cố cơ sở Đảng, các tổ chức chính quyền, đoàn thể và xây dựng lực lượng du kích giúp bạn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 09:58:53 am »

Ngày 25 tháng 6 năm 1966, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ta gửi điện cho Quân khu Tây Bắc, Đoàn 959 và Sư đoàn 316 nêu rõ: Đế quốc Mỹ và tay sai đang âm mưu và hành động lấn chiếm vùng ngoại vi Cánh Đồng Chum, tăng cường đánh phá các trục đường số 6, số 7, dự báo, chúng sẽ tiến công quy mô lớn vào trung tâm Cánh Đồng Chum. Các đơn vị khẩn trương chuẩn bị, phối hợp với bạn đánh địch.


Khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một trong những địa bàn rất quan trọng đối với cách mạng Lào. Phía bắc là tỉnh Sầm Nưa (Húa Phằn), căn cứ địa của Mặt trận Lào yêu nước, phía đông giáp Nghệ Tĩnh (Việt Nam), phía tây là quốc lộ 13 nối liền Kinh đô Luông Phra Băng với Thủ đô Viêng Chăn. Khu vực Cánh Đồng Chum là một cao nguyên rộng lớn, có độ cao trung bình trên một nghìn mét, có rừng rậm, núi cao hiểm trở và những lòng chảo rộng, bằng phẳng. Trong khu vực này có 8 sân bay, là những căn cứ không quân của địch. Máy bay địch có thể hoạt động cả khu vực rộng lớn đối với nước Lào và miền Bắc (Việt Nam). Từ Cánh Đồng Chum có đường số 7 đi Nghệ An, đường số 6 đi Sầm Nưa, đường số 4 đi Tha Thơm vào phía đông Thủ đô Viêng Chăn tương đối thuận lợi.


Đối với Đông Dương, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một hướng chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, có liên quan mật thiết với việc bảo vệ trị an vùng biên giới Lào - Việt. Đặc biệt là liên quan chặt chẽ đến hành lang vận chuyển chiến lược từ miền Bắc Việt Nam cho các chiến trường ở Đông Dương. Khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là trung tâm chống “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai ở Lào. Ta và bạn xác định cần tăng cường lực lượng, quyết tâm bảo vệ vững chắc khu vực này.


Ngày 1 tháng 7 năm 1966, Bộ Tổng tham mưu ta chỉ thị: Cần nhanh chóng tổ chức hai trung đoàn quân tình nguyện, đưa vào Sầm Nưa và Xiêng Khoảng làm nhiệm vụ giúp bạn, yêu cầu tổ chức lực lượng phòng thủ dài ngày, cùng bạn chiến đấu, kiên quyết phá tan âm mưu lấn chiếm của Mỹ và tay sai, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng và mở rộng vành đai giải phóng của bạn.


Thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, ngày 3 tháng 7 năm 1966, Đoàn 766 quân tình nguyện Việt Nam được thành lập, dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ chỉ huy tối cao quân giải phóng nhân dân Lào. Đoàn 766 có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng vũ trang bạn đánh địch lấn chiếm Sầm Nưa, chống không quân địch oanh tạc, truy quét phỉ, trừ gian, củng cố cơ sở, bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở khu vực Viêng Say, Na Kay. Lực lượng trực thuộc Đoàn 766 gồm: Tiểu đoàn bộ binh 5, Tiểu đoàn bộ binh 923, Tiểu đoàn cao xạ 37 ly, đại đội thông tin trinh sát và các cơ quan Đoàn hoạt động ở Sầm Nưa.


Ban chỉ huy Đoàn 766 (khi mới thành lập) gồm các đồng chí: Phạm Nghiên - Đoàn trưởng kiêm Chính ủy; Hồng Tân - Đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng; Song Toàn - Chủ nhiệm Chính trị; Tương Đức Cù - Chủ nhiệm Hậu cần.


Ngày 17 tháng 8 năm 1966, Trung đoàn 866 được thành lập trên cơ sở một số đơn vị của ta đang hoạt động ở khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng do đồng chí Hà Thế Lương làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Vũ Thái làm Chính ủy, Lực lượng trực thuộc Đoàn 866 gồm có 2 tiểu đoàn bộ binh (924 và 7), 1 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly và 2 đội công tác. Trung đoàn 866 còn gọi là Đoàn 866 đặt dưới sự chỉ đạo của Đoàn 463, do đồng chí Nguyễn Bình Sơn làm Trưởng đoàn, đồng chí Lê Văn làm Chính ủy.


Các mặt công tác như tổ chức, xây dựng lực lượng, cung cấp hậu cần do Đoàn 959 thông qua Đoàn 766 ở Sầm Nưa chỉ đạo và cung cấp. Tuy chưa hoàn chỉnh biên chế trung đoàn, nhưng các ban tham mưu, chính trị, hậu cần được củng cố để giúp lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy các tiểu đoàn hoạt động. Ngay sau khi thành lập, Trung đoàn 866 nhanh chóng ổn định tổ chức, triển khai giáo dục chính trị, các chính sách dân tộc, quán triệt tình hình nhiệm vụ, xây dựng chương trình huấn luyện, hiệp đồng chiến đấu với bạn, giữ vững hành lang các đường số 6, số 4 và những cao điểm xung quanh khu vực Cánh Đồng Chum.


Cuối tháng 8 năm 1966, Đảng ủy Trung đoàn 866 họp ra nghị quyết lãnh đạo trung đoàn hoàn thành nhiệm vụ giúp bạn và phối hợp với bạn chiến đấu. Nghị quyết nhấn mạnh: Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ cùng sát cánh với quân và dân Lào chống kẻ thù chung, xây dựng tinh thần đoàn kết quốc tế, trong sáng, gắn bó với bạn, phối hợp chiến đấu tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng. Qua thực tế chiến đấu giúp lực lượng vũ trang cách mạng Lào trưởng thành về mọi mặt để bạn sóm đảm đương được nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Đồng thời, rèn luyện bộ đội ta vững về chính trị tư tưởng, tổ chức, giỏi về kỹ thuật, chiến thuật, có nền nếp tác phong chiến đấu, công tác thực sự, thực tế, đáp ứng được yêu cầu giúp bạn ngày càng cao.


Quán triệt nghị quyết Đảng ủy, các đơn vị khẩn trương triển khai lực lượng phối hợp cùng bạn sẵn sàng chiến đấu. Tiểu đoàn 7 do đồng chí Mạc Mạnh làm Tiểu đoàn trưởng hoạt động ở khu vực đường số 6, đoạn từ Bản Thà đến Kẹo Lực, nốì từ Xiêng Khoảng sang Sầm Nưa. Tiểu đoàn 924 do đồng chí Hoàng Đình Hợp làm Tiểu đoàn trưởng hoạt động ỏ đường số 4 đi Tha Viêng và đường sô 4B đi Bản Piểng lên Phu Sao - một điểm cao hết sức quan trọng ở hướng đông bắc Xiêng Khoảng.


Tiểu đoàn 7 vừa bố trí lực lượng phục kích đánh địch, giữ vững hành lang bảo đảm trục đường thông suốt, không cho địch phục kích, phá hoại tuyến vận tải của ta và bạn; đồng thời tổ chức các đội tuần tra vào các bản nắm tình hình, giúp bạn xây dựng các tổ du kích. Công việc này gặp rất nhiều khó khăn vì lực lượng tiểu đoàn ít, không thông thạo địa hình, mặt khác địch lén lút gài mìn, bắn lén gây tổn thất cho ta. Địch còn lợi dụng móc nối với những tên phản động ở các bản để khống chế, thúc ép nhân dân vào vùng do chúng kiểm soát. Cán bộ, chiến sĩ ta hoạt động trong các thôn, bản đã khắc phục khó khăn, đồng cam cộng khổ với nhân dân,được dân tin yêu, giúp đỡ, chở che nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nắm chắc tình hình địch, các đại đội đã nhanh chóng rút kinh nghiệm, củng cố quyết tâm, tăng cường tuần tra, mở rộng phạm vi hoạt động, bám sát vị trí địch, phối hợp với các đội du kích của bạn tiêu diệt địch. Nhờ đó, ta vẫn giữ được tuyến đường thông suốt, bảo vệ được nhân dân và giúp các thôn bản phát triển lực lượng du kích.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2021, 09:59:56 am »

Ở hướng đông - đông bắc thị xã Xiêng Khoảng, địch tăng cường lực lượng đặc biệt Vàng Pao và các tiểu đoàn phái hữu phản động có không quân từ căn cứ Loong Chẹng yểm trợ lấn chiếm vùng giải phóng ở khu vực Mường Ngàn, Mường Phàn, Phu Sao, Phu Pha Sút. Thị xã Xiêng Khoảng bị uy hiếp nghiêm trọng. Đầu tháng 10 năm 1966, Trung đoàn 866 tập trung chỉ đạo Tiểu đoàn 924 và Đại đội trinh sát 24 phối hợp với hai tiểu đoàn (701, 705) của bạn kiên quyết đánh địch, giữ vững vùng giải phóng, bảo đảm các tuyến đường số 4 và số 4B luôn thông suốt.


Bị ta đánh quyết liệt, địch không chiếm được cao điểm Phu Sao, nên chúng tập trung nhiều tiểu đoàn có không quân chi viện nống lấn ra các tuyến đường ở thị xã Xiêng Khoảng. Vì vậy, việc vận chuyển lương thực, đạn dược vào tuyến trong và đưa thương binh, liệt sĩ ra hậu cứ của trung đoàn rất khó khăn, gian khổ, có lúc còn bị tổn thất.


Để giúp bạn bảo vệ vùng giải phóng và các tuyến đường số 4, 4B, Bộ tư lệnh Quân khu Tây Bắc quyết định điều Đại đội hoả lực 67 bổ sung cho Trung đoàn 866. Ngày 15 tháng 11 năm 1966, Đại đội hoả lực 67, do đồng chí Nguyễn Hồng Đoan làm Đại đội trưởng hành quân từ Phù Yên - Nghĩa Lộ sang Sầm Nưa rồi đến Xiêng Khoảng. Trong điều kiện hành quân gấp, lại mang theo ĐKZ, cối 82 ly cùng đạn dược và lương thực, thực phẩm, cán bộ, chiến sĩ đại đội đã quyết tâm khắc phục khó khăn, hành quân an toàn. Đến Sầm Nưa, tuy bị máy bay địch đánh vào đội hình, nhưng đơn vị vẫn xác định trách nhiệm củng cố bộ đội, vượt qua khó khăn, nguy hiểm hành quân đến Noọng Pét nhận nhiệm vụ đúng thời gian quy định. Đại đội 67 được tăng cường cho Tiểu đoàn 924. Vừa chiến đấu, đại đội vừa tranh thủ huấn luyện phù hợp với địa hình tác chiến, cùng Tiểu đoàn 924 và các đơn vị của bạn đánh địch nống lấn, bảo vệ vùng giải phóng và các tuyến đường ở thị xã Xiêng Khoảng.


Tại Sầm Nưa, ngày 30 tháng 10 năm 1966, Tiểu đoàn 923 (Đoàn 766) đánh địch, giải phóng Phu Lao Xưa, bức địch rút khỏi Phu Soi Voi, bước đầu mở thông đường 6B. Đoàn 766 chủ trương điều chỉnh, bố trí lực lượng, tập trung phần lớn lực lượng về củng cố một thời gian, đồng thời chuẩn bị đánh địch ở Huội Tum và Nhọt Phát. Lúc này, địch tăng cường lực lượng vào Sầm Nưa, điều Tiểu đoàn 206 (BS206) từ Xiêng Khoảng lên, rút Tiểu đoàn 24 (BV24) về và đưa phần lớn lực lượng ra tuyến ngoài để lấn chiếm vùng giải phóng, uy hiếp đường 6B. Ngày 17 tháng 11 năm 1966, địch đưa BV28 từ Phu-nam-pa lên Nọng Khạng rồi đánh ra Mường Hét, Mường Long. Tiếp đó, ngày 21 tháng 11, chúng đưa BV27 và một số bộ phận của BS205 và BS206 lên hướng Nhọt Phát để thực hiện ý định ngày 24 tháng 12 năm 1966 sẽ đánh ra Mốc Lốc. Tranh thủ thời cơ, ngày 19 tháng 12 năm 1966, các đơn vị thuộc Đoàn 766 phối hợp với các đơn vị bạn đánh địch, giải phóng Huội Lon, Na Ao. Trong khi đó, ở hướng Mốc Lốc, Tiểu đoàn 5 (Đoàn 766) dùng bộ phận nhỏ chặn địch ở chính diện, đưa một trung đội đánh vòng vào sau lưng địch, bẻ gãy các cuộc tiến công của chúng. Tiểu đoàn 923 đánh thọc sâu vào sào huyệt địch ở Na Khang.


Đợt hoạt động quân sự của Đoàn 766 đánh dấu bước chuyển biến về vận dụng phương châm tác chiến đánh nhỏ kết hợp với đánh lớn và lần đầu tiên thọc sâu đánh vào tận sào huyệt của địch, tiêu diệt được một bộ phận sinh lực quan trọng của địch, buộc chúng phải thay quân (đưa BS201 từ Long Chẹng lên thay BS203 về củng cố), rút bớt lực lượng và phạm vi chiếm đóng ở Huội Tum.


Trước tình hình địch tăng cường BV28 phòng thủ Nọng Khạng, Quân khu Tây Bắc điều Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 174 chủ lực) phối hợp với bạn đánh địch, giải phóng Nọng Khạng.


Tại Xiêng Khoảng, ngày 4 tháng 12 năm 1966, các đơn vị của Đoàn 766 cùng bạn đánh địch, giải phóng Bản Viêng, Phu Xa Bốt. Kết quả đợt hoạt động này đã gây cho địch một số thiệt hại, giải phóng Phu Lao Xưa, Phu Soi Voi, mở thông đường 6B, nối liền khu căn cứ địa trung tâm Sầm Nưa với khu vực chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum. Trong khi đó, Đoàn 565 giúp bạn đánh bại Mỹ - ngụy ở khu vực nam đường số 9, Lầu Ngam và Tha Teng.


Ngày 22 tháng 12 năm 1966 tại Húa Mường, Trung đoàn 148 (Sư đoàn bộ binh 316), Tiểu đoàn 923 và Tiểu đoàn 5 quân tình nguyện (Đoàn 766) phối hợp với Tiểu đoàn 705 của bạn đánh địch, diệt 62 tên, thu 30 súng các loại, 20 tấn lương thực, giải phóng 3.000 dân.


Mỹ - ngụy càng thất bại, càng điên cuồng, tăng cường cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân trên toàn lãnh thổ nước Lào. Từ chỗ chỉ bắn phá một số vùng có tính chất uy hiếp tinh thần theo kiểu chiến tranh tâm lý, nay mở rộng ra toàn quốc, đánh phá liên tục với quy mô lớn, mang tính hủy diệt. Mỗi ngày có tới 300 lượt máy bay, ném gần 1.000 tấn bom, bắn rốc-két xuống vùng giải phóng Lào1 (Lịch sử Lào, Nxb Khoa học xã hội, H. 1997, tr. 201). Chúng đánh vào những địa bàn quan trọng như Sầm Nưa, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, đường số 9 - Nam Lào, nhằm làm suy yếu lực lượng kháng chiến Lào. Lực lượng không quân Mỹ trực tiếp chi viện cho quân ngụy trong chiến đấu, nhằm hỗ trợ Mỹ - ngụy đang thất bại ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Do đó, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở Lào.


Sau khi củng cố lực lượng quân ngụy, nhất là lực lượng đặc biệt Vàng Pao, Mỹ - ngụy liên tiếp mở các cuộc càn quét, lấn chiếm với quy mô từ một tiểu đoàn đến nhiều binh đoàn, tiến công vùng giải phóng ở Thượng Lào, Trung Lào và Hạ Lào. Quân giải phóng nhân dân Lào và nhân dân các bộ tộc Lào, có sự giúp đỡ của quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đánh trả quyết liệt tiêu hao, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, phá tan các cuộc càn quét của chúng.


Trong hai năm 1965-1966, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã giúp bạn xây dựng và phối hợp với bạn đánh địch, thu phục phỉ, củng cố vùng giải phóng, loại khỏi vòng chiến đấu 16.000 tên địch, thu phục, gọi hàng 4.000 tên phỉ, bắn rơi 391 chiếc máy bay Mỹ - ngụy. Riêng mùa khô năm 1965-1966, ta và bạn đã giải phóng Tông Sơ (tỉnh Mường Say), Nậm Bạc, Pạc Seng (Luông Phra Băng), Húa Mường, Mường Hiềm, Nhọt Phát, Nọng Khạng (Sầm Nưa), Na Kay (Khăm Muộn), Tha Teng ( Sạ-ra-van), Át-ta-pư.


Các đơn vị quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã giúp bạn liên tiếp đập tan các cuộc tiến công lấn chiếm của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng và mở rộng vành đai giải phóng. Phong trào đấu tranh chính trị và chiến đấu du kích trong vùng địch kiểm soát phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, uy tín của cách mạng lan rộng trong các tầng lớp nhân dân các bộ tộc Lào. Các đợt thu phục phỉ theo phương châm ba mặt (lấy vận động chính trị làm gốc, quân sự làm áp lực, kinh tế làm đòn bẩy) do Trung ương Đảng bạn đề ra, bước đầu giành nhiều thắng lợi. Nhiều ổ, nhóm phỉ quan trọng ở khu Tông Sơ, Húa Mường, Hồng Nôm, Phu Xa Bốt bị xoá bỏ, hàng nghìn tên phỉ ra hàng cách mạng. Một số nơi, có đơn vị phỉ mang cả vũ khí, rời bỏ hàng ngũ địch trở về với cách mạng1 (Như ở Nậm Ưu, Phu Công (Sầm Nưa), liên huyện 90 và một số nơi khác). Những thắng lợi đó tuy mới là bước đầu, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, vì ta đã phá được âm mưu thâm độc của Mỹ - ngụy nhằm ngăn chặn phong trào cách mạng của Lào phát triển các ổ phỉ, thu hẹp vùng giải phóng. Đồng thời làm cho nhân dân hiểu rõ hơn đường lối chính nghĩa và chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng Nhân dân Lào.    


Trong hai năm 1965-1966, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ chỉ huy tối cao quân giải phóng nhân dân Lào, các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã nỗ lực giúp bạn củng cố cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích được phát triển cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện cho quân và dân Lào có thể tự lực, tự cường, từng bước vươn lên hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của mình.


Cán bộ, chiến sĩ ta đã phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng phối hợp với bạn chiến đấu đánh địch lấn chiếm, thu phục phỉ, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, đồng thời giữ vững và phát triển chiến tranh du kích ở vùng địch hậu, giúp cho cách mạng Lào tiến lên giành những thắng lợi mới.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2021, 01:52:31 pm »

II. CÙNG BẠN XÂY DỰNG VỮNG CHẮC VÙNG GIẢI PHÓNG, ĐÁNH BẠI MỘT BƯỚC CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI (1967- 1968)

Sang năm 1967, đế quốc Mỹ và tay sai tăng cường thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở Lào với quy mô ngày càng ác liệt và toàn diện hơn. Chúng dùng mọi biện pháp quân sự để thôn tính Lào, thể nghiệm phương thức tác chiến mới: Tập trung các GM (Binh đoàn cơ động), quân ngụy Viêng Chăn làm lực lượng tiến công, chiếm đóng kết hợp với lực lượng đặc biệt đóng chốt trên các điểm cao và cắm sâu vào vùng giải phóng để mở rộng địa bàn hoạt động phá hoại cách mạng Lào. Chúng liên tiếp mở các cuộc càn quét lấn chiếm quy mô từ tiểu đoàn đến nhiều binh đoàn vào các vùng giải phóng Thượng Lào, Trung Lào và Hạ Lào, tăng cường cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân trên toàn lãnh thổ nước Lào.


Trước tình hình đó, Trung ương Đảng Nhân dân Lào xác định: Cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc Lào là lâu dài, gian khổ, nhưng nhất định thắng lợi. Với quyết tâm hạn chế Mỹ để thắng Mỹ trong phạm vi “chiến tranh đặc biệt”, trước mắt phải ra sức đẩy mạnh đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, tích cực bảo vệ vùng giải phóng, truy quét và thu phục phỉ ở hậu phương.


Quán triệt tình hình nhiệm vụ mới, lãnh đạo, chỉ huy các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục phát huy thế chủ động tiến công địch; đồng thời chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ tranh thủ thời gian, ra sức nâng cao chất lượng, hiệu suất công tác, chiến đấu, giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và quân sự.


Trong hai ngày 30 và 31 tháng 12 năm 1966, địch dùng máy bay F4 và T.28 oanh tạc các trận địa phòng ngự của ta ở Mốc Lốc, nhằm hỗ trợ cho đơn vị BV27 tiến lên chiếm giữ. 11 giờ ngày 1 tháng 1 năm 1967, địch chiếm được Mốc Lốc và dùng BV27 từ Mốc Lốc đánh sang, BS14 từ Phu Đan lấn xuống Mường Pồn.


Đại đội 6 - Tiểu 5 (Đoàn 565) ở Mường Pồn tổ chức chiến đấu đánh trả quyết liệt cuộc phản công của BV27. Cán bộ, chiến sĩ ta chiến đấu rất dũng cảm, buộc địch không thể tiến lên được. Đại đội tổ chức ba đợt phản kích có cối, ĐKZ của tiểu đoàn chi viện. Sau một thời gian chiến đấu, ta đã phá được cuộc tiến công của BV27, diệt 93 tên địch, thu nhiều vũ khí và các phương tiện chiến đấu, chiếm lại khu vực Mốc Lốc.


Ngày 12 tháng 1 năm 1967, Tiểu đoàn 4 quân tình nguyện Việt Nam1 (Trước là Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 27 thuộc Quân khu 4) phối hợp với Đại đội 1 Pa-thét Lào và dân quân du kích tổ chức đợt tiến công địch ở hầu hết các địa bàn Mường Tùm Lan thuộc tỉnh Sa-ra-van, loại khỏi vòng chiến đấu gần 200 tên, giải phóng hàng nghìn dân. Trận đánh thắng lợi đã góp phần mở rộng vùng giải phóng đến phía đông thị xã Sa-ra-van, từ Tùm Lan xuống Lầu Ngam, bảo vệ phía đông đường hành lang chiến lược vận chuyển Bắc - Nam (phía tây binh trạm 34 và 35).


Để thực hiện âm mưu gom dân, cắt đứt tuyến hành lang chiến lược của ta từ Sa-ra-van đến Bản Phồn, từ đầu tháng 1 năm 1967, địch dùng lực lượng lớn gồm 2 GM (21, 804), 1 tiểu đoàn thuộc GM16 và 2 tiểu đoàn lính ngụy địa phương mở cuộc càn “Thê Va Thắt I”, và “Thê Va Thắt II” đánh vào khu vực Lầu Ngam. Đây là một địa bàn chiến lược quan trọng thuộc tỉnh Sa-ra-van. Tại đây, địch có 84 vị trí chiếm đóng cùng với hàng chục tiểu đoàn cơ động, tạo nên mạng lưới quân sự dày đặc, hòng bao vây, tiêu diệt gọn lực lượng vũ trang của ta và bắt dân phải theo chúng.


Lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 565 khẩn trương giúp bạn chuẩn bị phương án đánh địch. Lực lượng gồm: Tiểu đoàn 2 (Đoàn 565), Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 27) phối hợp với Tiểu đoàn 12 Pa-thét Lào, các đại đội độc lập của Lầu Ngam, Không Xê Đôn cùng dân quân du kích địa phương. Kết hợp giữa quân sự với chính trị, bộ đội ta vừa đánh địch bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, vừa kiên trì vận động nhân dân đấu tranh giành giật với địch từng tấc đất, từng hộ dân trong các bản, làng. Trong chiến đấu ác liệt, nhiều người dân đã vượt qua bom đạn và sự kiểm tra gắt gao của địch để tiếp tế cho bộ đội. Nhờ đó, các đơn vị vẫn anh dũng chiến đấu hằng tháng trời trong lòng địch. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 1 phối hợp với đơn vị bạn đánh chặn địch ở nhiều nơi. Trong đó có những trận phục kích, tập kích đạt hiệu suất chiến đấu cao như các trận đánh vào sở chỉ huy GM địch ở Pha Khẻm, Na Mi, Kép Phỏng, Na Tản Đông, Bản Đông, Khẻm Lại... Trong trận Phắc Cụt, Tiểu đoàn 1 đã diệt gọn một trung đội địch, sau đó tiếp tục truy kích chúng về Phu Đoọc Nhầy, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 tên. Tại khu vực Huội Sản Phăn (thuộc mường Lạ Mam) Tiểu đoàn 2 phối hợp với dân quân du kích tập kích địch trên đường hành quân từ Lạ Mam về Tha Teng, diệt hàng chục tên địch.


Như vậy, Tiểu đoàn 2 (Đoàn 565) và Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 27) quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị bạn cùng nhân dân địa phương đánh bại cuộc hành quân “Thê Va Thắt I” và “Thê Va Thắt II” của địch, diệt 162 tên, thu hơn 100 súng các loại, bảo vệ nhân dân, củng cố lực lượng du kích, giữ vững vùng giải phóng của bạn.


Đêm 1 tháng 2 năm 1967, các chiến sĩ đặc công của Quân khu Tây Bắc tập kích vào sân bay Luông Phra Băng phá hủy 11 máy bay, 1 xe ô tô, đốt cháy 1 kho xăng và 1 kho đạn, diệt 1 đại đội địch.


Từ ngày 4 tháng 2 đến ngày 24 tháng 4 năm 1967, Tiểu đoàn 924 và Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 866) quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân và dân Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng đánh bại cuộc tấn công với quy mô lớn của 3 GM quân Phu-mi Nô-xa-vẳn và lực lượng phản động Coong Le, giữ vững toàn bộ khu vực chiến lược từ Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đến Sa-la-đen-đi-la.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2021, 01:54:26 pm »

Với tinh thần chủ động tiến công địch, đầu tháng 4 năm 1967, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 174) và đơn vị đặc công độc lập của Quân khu Tây Bắc cùng Tiểu đoàn 701 của bạn tổ chức đánh địch ở Nọng Khạng (Sầm Nưa). Lực lượng địch gồm 2 PC và 10 đại đội của BV28 và AC15.


Sau khi các tiểu đoàn và đơn vị đặc công cử trinh sát đến nắm tình hình các vị trí của địch, 18 giờ ngày 3 tháng 4, Tiểu đoàn 705 và Tiểu đoàn 1 tiến vào chiếm lĩnh vị trí tiến công. Do đêm tối vướng cây, một đồng chí đi đầu vướng mìn bị hy sinh và hai đồng chí bị thương, địch phát hiện bắn ra đội hình tiến công của ta. Vì vậy, ta không thể đánh mật tập được, bộ phận chỉ đạo quyết định đánh cường tập. 2 giờ 45 phút ngày 4 tháng 4 năm 1967, hoả lực Tiểu đoàn 705 và Tiểu đoàn 1 bắn vào Phù Ta Sỏi. Bộ phận Tiểu đoàn 1 xung phong lên Phù Ta Sỏi ba lần đều bị đánh bật xuống. Đại đội 2 (Tiểu đoàn 705) xung phong chiếm được đoạn chiến hào phía Nam sân bay Nọng Khạng.


8 giờ sáng ngày 4 tháng 4, Tiểu đoàn 705 tập trung binh hoả lực đánh vào phía nam sân bay Nọng Khạng, kết hợp đánh từ phía đông xuống. Tiểu đoàn 1 dùng hoả lực đánh Phù Ta Sỏi. Sau ba đợt xung phong, ta đã đánh chiếm toàn bộ sân bay Nọng Khạng và Phù Ta Sỏi, tiêu diệt 45 tên địch, bắt một số tên, thu nhiều súng các loại và 3   tấn gạo, 1 tấn thóc, 1 tấn muối. Khu vực Nọng Khạng hoàn toàn giải phóng.


Sau những thất bại nặng nề, Mỹ - ngụy liên tiếp mở các cuộc càn quét với quy mô từ một tiểu đoàn đến nhiều binh đoàn, tiến công vào vùng giải phóng của bạn. Trước tình hình đó, ngày 22 tháng 4 năm 1967, Bộ Chính trị ta họp xác định nhiệm vụ trung tâm của cách mạng Lào hiện nay là củng cố vùng giải phóng và đẩy mạnh hoạt động ở vùng địch kiểm soát. Hội nghị đề ra nội dung và yêu cầu công tác xây dựng vùng giải phóng và phát triển phong trào ở vùng địch kiểm soát, nhằm đẩy mạnh hoạt động về mọi mặt, đáp ứng với tình hình cách mạng Lào trong giai đoạn mới.


Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, các đoàn 959, 565, 463, 766 và 866 tăng cường lực lượng giúp bạn, bảo vệ, củng cố vùng giải phóng, đẩy mạnh hoạt động ở vùng địch kiểm soát. Từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 31 tháng 5 năm 1967, Tiểu đoàn 2 (Đoàn 565) phối hợp với các đơn vị bạn tổ chức hai đợt chống càn tại Lầu Ngam. Được nhân dân địa phương giúp đỡ, Tiểu đoàn 2 cùng với đơn vị bạn đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 33 (BP33); tiếp đó, liên quân Lào - Việt đánh 61 trận, diệt 410 tên địch, bắn bị thương 205 tên, bắn hỏng 2 máy bay T28, thu 100 súng các loại. Sau đợt hoạt động này, Tiểu đoàn 2 rút về vị trí tập kết bị bom pháo địch oanh tạc vào đội hình, đồng chí Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thuyên cùng một số chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và bị thương.


Tại khu vực Bản Phồn, từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7 năm 1967, Tiểu đoàn 927 dùng hình thức bắn tỉa diệt 40 tên, buộc địch phải dồn về phía sau. Mỗi lần một tên địch bị bắn chết, chúng điên cuồng bắn hàng trăm phát đạn ĐKZ, cối, tiêu tốn nhiều đạn, nhưng không hiệu quả. Lợi dụng lúc địch đang hoang mang, Tiểu đoàn 927 tập kích Bản Phôn, diệt 94 tên, thu 53 súng các loại. Ngày 25 tháng 7, Tiểu đoàn 927 phối hợp với Tiểu đoàn 613 của bạn tập kích, kết hợp pháo kích địch ở Phu Khoa. Sau 15 phút chiến đấu, ta diệt nhiều tên địch, phá hủy toàn bộ vũ khí của chúng, giải phóng bốn vị trí Phu Khoa, Phu Phao, Phu Ngua, Nhọt Sin.


Ngày 6 tháng 7 năm 1967, Tiểu đoàn 1 và đại đội đặc công (Trung đoàn 27) phối hợp với dân quân du kích tiến công địch ở Bản Phồn - một căn cứ lớn của địch ở phía đông (thuộc tỉnh Tà-vên-oọc). Tiểu đoàn 2 (Đoàn 565) chặn đánh địch ở khu vực Xạ Thư, Huội Lay. Trong trận này, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam cùng dân quân du kích đã giành thắng lợi lớn, diệt và bắt hàng trăm tên địch.


Cuối tháng 7 tháng 1967, đội công tác thuộc Đoàn 565 đến Lầu Ngam, thống nhất với Tỉnh ủy và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Sa-ra-van về kế hoạch công tác ba mặt (dân vận, địch vận, tác chiến), đồng thời giải quyết một số khó khăn về lương thực cho bộ đội.


Lực lượng quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hoạt động tại Lào phần lớn là trên chiến trường rừng núi, địa bàn ngăn cách, xa hậu phương. Đời sống của bạn cũng còn nhiều khó khăn, nên khả năng cung cấp lương thực và các nhu yếu phẩm tại chỗ ít. Ở tiền phương, tình hình ta lúc tập trung, lúc phân tán, lại liên tục cơ động chiến đấu với bạn. Chuyên gia ta hoạt động phân tán, việc cung cấp lương thực, vật chất gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, đang là mùa mưa, lũ lớn, việc tiếp tế càng khó khăn hơn. Tuyến đường vận chuyển từ Việt Nam sang Lào bị địch liên tục đánh phá. Nhiều đơn vị hết gạo, hằng tuần, anh em phải chia sẻ cho nhau từng bánh lương khô, từng nắm rau rừng.


Lãnh đạo, chỉ huy các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tổ chức đơn vị thành nhiều đội công tác đến các địa phương của bạn vận động nhân dân bán gạo, thực phẩm, ủng hộ bộ đội. Tiểu đoàn 2 (Đoàn 565) phối hợp với một đại đội của bạn vượt sông Xê xết, vào Bưng Xai tiến hành vũ trang tuyên truyền, vận động nhân dân tác bộ tộc Lào bán gạo cho bộ đội. Dù đời sống còn khó khăn thiếu thốn, nhưng nhân dân không quản mưa to, lũ lớn đã vận chuyển lương thực, thực phẩm đến bán và ủng hộ các đơn vị bộ đội Lào - Việt.


Từ ngày 20 đến 30 tháng 7 năm 1967, Quân ủy Trung ương và Bộ chỉ huy tối cao Lào triệu tập Hội nghị cán bộ quân chính trong toàn quân tại Na Cay (Sầm Nưa). Đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn - Tổng Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy và đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon - Phó Bí thư, Quân ủy, Tư lệnh tối cao lực lượng vũ trang Pa- thét Lào chủ trì hội nghị.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2021, 01:56:07 pm »

Đoàn 959 được giao nhiệm vụ đã tập trung giúp ba cơ quan Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và Tổng cục Hậu cần bạn gấp rút chuẩn bị nội dung báo cáo của Quân ủy Trung ương trước hội nghị. Qua nghiên cứu thảo luận hội nghị đã nhất trí cao về đánh giá tình hình địch, ta và những mặt mạnh, yếu của lực lượng vũ trang, về phương hướng nhiệm vụ của quân giải phóng nhân dân Lào trong thời gian tới, nhất là nhiệm vụ hoạt động quân sự trong mùa khô năm 1967-1968.


Từ kinh nghiệm thực tế trên các chiến trường, Quân ủy Trung ương rút ra một số vấn đề quan trọng, về phương thức tác chiến của lực lượng vũ trang cần phải nắm vững là tích cực, chủ động, liên tục tiến công địch; phát huy ưu thế tuyệt đối về cách đánh gần, đánh thọc sâu, lấy ít đánh nhiều, đánh mạnh, đánh nhanh, giải quyết chiến trường nhanh; tiêu diệt địch phải gắn với bảo vệ dân; tác chiến kết hợp với công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở và vận động binh lính địch, thu phục phỉ; phối hợp chặt chẽ giữa ba thứ quân, giữa các chiến trường, bảo đảm các yếu tố bí mật, bất ngờ, nghi binh tốt; đánh nhỏ, đánh chắc thắng.


Về xây dựng, phải hết sức coi trọng xây dựng chất lượng chính trị, tăng cường bản chất của quân đội nhân dân, nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, phấn đấu trở thành “Đơn vị 3 giỏi”, “Chiến sĩ 3 giỏi”1 (Tiêu chuẩn đơn vị 3 giỏi và chiến sĩ 3 giỏi: xây dựng cơ sở giỏi và tăng gia sản xuất giỏi). Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện của Đảng đối với quân đội. Các cấp ủy Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội được trong sạch vững mạnh.


Để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng vũ trang cách mạng, hội nghị quyết định đổi tên bộ đội Pa-thét Lào thành quân giải phóng nhân dân Lào, do đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon làm Tư lệnh tối cao.


Sau hội nghị, các đại biểu khẩn trương trở về địa phương, đơn vị chuẩn bị bước vào cuộc chiến đấu mới. Đoàn 959 tiếp tục cử một số chuyên gia cùng cán bộ ba cơ quan Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần của bạn xuống các đơn vị giúp bạn nghiên cứu chiến trường, dự kiến các tình huống, các khu vực địch có khả năng tiến công, qua đó, chuẩn bị các phương án tác chiến và bố trí lực lượng sẵn sàng chiến đấu.


Phát huy kết quả và kinh nghiệm của hội nghị quân chính, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam tích cực cùng bạn triển khai toàn diện các mặt chuẩn bị chiến đấu đánh địch.


Trung tuần tháng 9 năm 1967, đội công tác (Đoàn 565) giúp bạn phân tán lực lượng hoạt động và vận động nhân dân khu vực bản Xoỏng Họng trên trục đường từ Lầu Ngam đi Không Xê Đôn đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch. Bất ngờ, có một đại đội địch từ Lầu Ngam đánh ra thăm dò ta ở khu vực Xoỏng Họng. Đội công tác cùng Đại đội 1 (Tiểu đoàn 1), đại đội đặc công (Trung đoàn 27) phối hợp với du kích địa phương tập kích địch ở khu vực Noỏng Kha (cách bản Xoỏng Họng 3 km về phía đông nam), diệt tên chỉ huy và một số binh lính. Trận đánh đã giúp cho đội công tác (Đoàn 565) có nhiều thuận lợi, thâm nhập vận động nhân dân từng bước phá bung các trại tập trung của địch.


Ngày 25 tháng 10 năm 1967, Tiểu đoàn 4 quân tình nguyện phối hợp với bộ đội địa phương tiến công địch ở Tùm Lan, diệt 2 đồn trên đường số 23 phía bắc thị xã Sa-ra-van, giải phóng hoàn toàn Tùm Lan, mở rộng vùng giải phóng xuống phía nam tỉnh Xa Vẳn Na Khệt.


Ở hướng Lầu Ngam, đầu tháng 11 năm 1967, địch sử dụng 2 tiểu đoàn lính dù (BP3 và BP5) của GM802 đánh vào Mường The, Noỏng Sảng, Noỏng Tầu, Ka Chúc. Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 27) quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, buộc chúng phải quay về phòng ngự ở khu vực Nậm Sằn, Bản Len, thị trấn Lầu Ngam.


Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 2 (Đoàn 565) phối hợp với Tiểu đoàn 12 của bạn vượt sông Xê Đôn, tiến công địch ở đồn Bưng Xai. Đây là đồn lớn án ngữ trên đường số 16, nằm giữa sông Xê Đôn và sông Xê Xết. Ta và bạn đã mưu trí đánh địch, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trảm tên. Trước thất bại của địch ở Bưng Xai, quân ngụy ở Sa-ra-van và đồn Va-pi Khăm-thoong án binh bất động. Trận đánh thắng lợi tạo điều kiện cho cán bộ và chiến sĩ đội công tác (Đoàn 565) tiến vào các bản tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu chính sách của cách mạng Lào, ủng hộ quân đội giải phóng nhân dân Lào. Nhân dân nhiều làng, bản đã đem gạo, lợn, gà ra ủng hộ và bán cho các đơn vị bộ đội Việt - Lào.


Từ tháng 11 năm 1967 đến đầu năm 1968, Đại đội 70 quân tình nguyện đã phối hợp với lực lượng trung lập yêu nước của ông Khăm Uồn Búp Pha, truy quét các ổ phỉ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 600 tên, có 524 tên ra hàng, giải phóng các khu vực U  Tày, U Nưa, Ma-ly-thâu, Ta-cô và Ô-le thuộc tỉnh Phong Xa Lỳ.


Ở phía Đông Hến, ngày 25 tháng 12 năm 1967, Tiểu đoàn 5 (Đoàn 565) phối hợp với Tiểu đoàn 18 của bạn chiến đấu tiêu diệt chỉ huy sở và đại đội trợ chiến của BI29 của địch. Đại đội 3, Tiểu đoàn 5 bắn rơi 1 máy bay trực thăng địch đến cứu cố vấn Mỹ. Đại đội đặc công quân tình nguyện cùng 1 đại đội (Tiểu đoàn 18) của bạn tiêu diệt địch ở điểm cao 154. Ngày 27 tháng 12, Tiểu đoàn 5 phối hợp với Tiểu đoàn 14 bạn đánh địch càn quét ỏ nam đường số 9. Đại đội 3 (Tiểu đoàn 5) anh dũng chiến đấu đánh lui 7 đợt tiến công của tiểu đoàn dù 33, gây cho chúng nhiều thiệt hại.


Cuối năm 1967, Tiểu đoàn 2 (Đoàn 565) liên tục chiến đấu chống 2 trung đoàn ngụy phái hữu có máy bay và pháo binh yểm hộ, lấn chiếm vùng giải phóng trên địa bàn tỉnh Tà-vên-oọc và khu vực phía đông cao nguyên Bô-lô-ven. Trong 8 ngày, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 2 được dân quân du kích địa phương hỗ trợ đã đánh lui nhiều đợt tiến công của địch. Ngày 27 tháng 12 năm 1967, chiến sĩ Tiểu đoàn 2 dùng súng bộ binh hạ 1 máy bay giặc Mỹ oanh tạc đội hình tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 804 phái hữu ở Bản Đông, phía đông cao nguyên Bô-lô-ven, buộc chúng phải dùng máy bay 14 lần hạ cánh lấy xác đồng bọn. Trong trận chiến đấu ác liệt này, 12 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, 25 chiến sĩ bị thương.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2021, 01:57:36 pm »

Ngày 30 tháng 12 năm 1967, Quân ủy Trung ương ta ra nghị quyết (số 71/NQ-QU) về việc tăng cường giúp đỡ cách mạng Lào. Nghị quyết đề ra chủ trương và những công tác cụ thể giúp bạn trong thời gian tới là: Giúp bạn quán triệt và nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, phấn đấu với tinh thần khẩn trương nhất, cố gắng cao nhất đẩy mạnh xây dựng, phát triển lực lượng, tích cực và liên tục tiến công địch về quân sự, chính trị, địch vận, tạo thời cơ và tranh thủ thời cơ giành thắng lợi lớn nhất... Nhiệm vụ cơ bản nhất là giúp bạn củng cố, mở rộng vùng giải phóng; đồng thời tích cực đẩy mạnh hoạt động ở địch hậu, coi đó là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng; giúp bạn chỉ đạo cả hai chiến trường Nam và Bắc Lào, cả hai vùng giải phóng và địch hậu, làm cho hai chiến trường, hai vùng phối hợp, hỗ trợ thúc đẩy nhau phát triển.


Quán triệt nghị quyết của Quân ủy Trung ương, các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tổ chức nghiên cứu, chuẩn bị nội dung giúp bạn thực hiện tốt những công tác lớn: Giữ vững, củng cố, mở rộng vùng giải phóng, đẩy mạnh hoạt động quân sự ở cả hai vùng giải phóng và địch hậu, tích cực xây dựng lực lượng vũ trang cả về số lượng và chất lượng, chú trọng cả ba thứ quận, nâng cao hiệu suất chiến đấu.


Sau thất bại mùa khô 1965-1966, địch đã huy động 6 tiểu đoàn chủ lực ngụy Viêng Chăn dưới sự yểm trợ trực tiếp của không quân Mỹ mở cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng Nậm Bạc. Tại đây, địch muốn thể nghiệm phương thức tác chiến mới. Chúng cho rằng quy mô tổ chức và tác chiến của quân đội giải phóng nhân dân Lào mới đến cấp tiểu đoàn, còn quân ngụy Viêng Chăn thì đã có binh đoàn cơ động, lại được sự hỗ trợ của phi pháo thì nhất định chúng sẽ tạo được ưu thế và giành được thắng lợi. Sau khi chiếm được Nậm Bạc, địch tăng cường lực lượng tổ chức nhiều cuộc nống lấn, mở rộng địa bàn kiểm soát, nhằm tạo bàn đạp nối liền với Luông Phra Băng, uy hiếp hậu phương tây bắc Việt Nam.


Nậm Bạc thuộc tỉnh Luông Phra Băng, nằm giữa bốn tỉnh tây - bắc Thượng Lào. Đây là một địa bàn chiến lược quan trọng ở Bắc Lào, nơi tranh chấp quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng Lào trong nhiều năm. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1962 về Lào, Nậm Bạc do các lực lượng Pa-thét Lào kiểm soát. Tháng 7 năm 1966, địch dùng GM11, BV12, BV15 và BV16 tiến công lấn chiếm Nậm Bạc.


Lực lượng quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với các đơn vị bạn liên tiếp đánh địch (từ tháng 7 năm 1966 đến tháng 7 năm 1967), buộc chúng phải chuyển sang co cụm, phòng ngự ở các khu vực chúng lấn chiếm được. Tháng 8 năm 1967, địch tăng cường lên Nậm Bạc GM12 và GM15, tổ chức nhiều mũi tiến công, mở rộng phạm vi lấn chiếm. Chúng đã chiếm được khu trung tâm và một số khu vực xung quanh. Đến tháng 12 năm 1967, lực lượng địch ở Nậm Bạc đã có các GM11, GM12, GM15 và 1 tiểu đoàn thuộc GM25, 1 tiểu đoàn pháo binh đóng thành ba cụm cứ điểm ở Na Khang, Huổi Ngát và trung tâm thung lũng Nậm Bạc, kèm theo 2 khu phỉ ở Chòm Văn, Giang Tơi, 4 đại đội phỉ ở Moóc Phúc, Pa-mao. Trong từng cứ điểm, địch bố trí nhiều chốt tiểu đội, trung đội, hình thành một cụm phòng ngự tiểu đoàn. Phía trước có các ổ phỉ thường xuyên hoạt động, nhằm ngăn chặn ta từ xa. Trước một lực lượng quân chủ lực ngụy Lào ở Nậm Bạc lớn như vậy, Quân ủy Trung ương Việt Nam và Lào nhất trí chủ trương: Tổ chức lực lượng, mỏ chiến dịch tiến công tiêu diệt địch, giải phóng Nậm Bạc.


Để thống nhất chỉ huy và hiệp đồng chiến đấu giữa ta và bạn, đầu tháng 11 năm 1967, Bộ chỉ huy chiến dịch được thành lập. Về phía Việt Nam có các đồng chí: Vũ Lập - Quân khu trưởng Quân khu Tây Bắc được chỉ định làm Tư lệnh; Huỳnh Đắc Hương - Phó chính ủy Quân khu làm Chính ủy chiến dịch. Đồng chí Thăng Bình làm Tham mưu trưởng, đồng chí Quang Vinh làm Chủ nhiệm chính trị. Phía bạn có đồng chí Xi Xổm Phon Lò Văn Xay - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Lào tham gia, cùng đồng chí Bí thư Huyện ủy Nậm Bạc và cán bộ ba cơ quan Tổng cục của bạn.


Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Trung đoàn 335, Sư đoàn 316, Tiểu đoàn 5 quân tình nguyện (Đoàn 766), Tiểu đoàn 409 quân giải phóng nhân dân Lào, đại đội đặc công của Quân khu Tây Bắc, đại đội địa phương Nậm Bạc cùng dân quân du kích của bạn.


Yêu cầu của chiến dịch này là đánh nhanh, gọn, bất ngờ, chắc thắng, tiêu diệt toàn bộ căn cứ địch, giải phóng Nậm Bạc.


Quân ủy Trung ương ta chỉ thị cho Quân khu Tây Bắc, bằng bất kỳ giá nào cũng phải hoàn thành chiến dịch trước Tết Mậu Thân 1968 để phối hợp với chiến trường miền Nam.


Phương châm tác chiến của chiến dịch được đặt ra là: chuẩn bị đầy đủ, bảo đảm chắc thắng, sử dụng lực lượng có trọng điểm, đột phá mạnh, bao vây nhiều tầng, nhiều lớp, tác chiến kết hợp với địch vận, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của chiến dịch, Bộ tư lệnh chiến dịch hạ quyết tâm sử dụng lực lượng như sau:

Trung đoàn 148 được tăng cường 3 khẩu cối 120 ly, 6 khẩu pháo 12,7 ly, 2 phân đội súng phun lửa làm nhiệm vụ ở hướng chủ yếu tiến đánh 2 cụm cứ điểm Na Nhang, Huổi Ngát, nằm sâu trong tuyến phòng ngự bảo vệ khu trung tâm do GM12 chiếm giữ.

Trung đoàn 174 (thiếu 1 tiểu đoàn) được tăng cường 6 khẩu pháo 12,7 ly, một phân đội súng phun lửa, cơ động xuống hướng tây nam Nậm Bạc tổ chức đón lõng, chặn đường rút của địch, hình thành thế bao vây vòng trong chiến dịch.

Trung đoàn 335 cùng các đơn vị phối thuộc khác có nhiệm vụ tiêu diệt GM11 cùng các ổ phỉ, ép địch trong khu vực chạy về hướng tây nam, hình thành thế bao vây vòng giữa.

Tiểu đoàn 409 của bạn hiệp đồng với Trung đoàn 335 đánh chiếm trung tâm Nậm Bạc, sau đó truy lùng tàn quân địch, làm công tác củng cố, xây dựng chính quyền cách mạng. Đại đội 1 Nậm Bạc cùng dân quân du kích bạn và các lực lượng pháo binh, công binh hình thành thế bao vây vòng ngoài.


Các đơn vị khẩn trương làm công tác chuẩn bị. Tư tưởng chỉ đạo, phương châm tác chiến, cách đánh được các đơn vị tổ chức quán triệt, thảo luận đến từng tiểu đội.


Ngày 29 tháng 11 năm 1967, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 174 cùng các đơn vị công binh, trinh sát bắt đầu xuất phát từ Nà Mường làm nhiệm vụ chuẩn bị chiến trường và bảo vệ đường hành quân cho Sư đoàn 316. Sau gần 1 tháng hành quân, luồn lách, vượt qua những cánh rừng rậm rạp, vách đá tai mèo cao chót vót, toàn Sư đoàn 316 đã tới được vị trí tập kết an toàn.


Nhân dân các dân tộc hai tỉnh Sơn La, Lai Châu được huy động đi dân công, phục vụ chiến dịch. Bằng các phương tiện vận chuyển thô sơ kết hợp với cơ giới, trong tháng 12 năm 1967, ta đã vận chuyển được hàng trăm tấn lương thực, đạn dược tới chiến trường.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2021, 01:58:28 pm »

Phát hiện ta tăng cường lực lượng ở vùng Nậm Bạc, ngày 15 tháng 12 năm 1967, địch dùng trực thăng đưa tiểu đoàn 99BP lên Nậm Bạc thay cho GM15 và đưa GM15 tiến ra hướng Mường Ngòi. Chúng hy vọng buộc đối phương phải dùng một lực lượng lớn ngăn chặn ở Mường Ngòi, kéo giãn lực lượng ta uy hiếp khu trung tâm Nậm Bạc.


Trước tình hình đó, ta dùng Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 174 được tăng cường Tiểu đoàn 12 ĐKB của Quân khu Tây Bắc, tổ chức chặn đánh địch. Ở khu vực Nậm Bạc, chớp thời cơ GM15 rút đi, bộ đội ta và bạn chiếm thêm một số vị trí, đưa hoả lực vào gần sân bay, khống chê vận chuyển tiếp tế đường không, tăng thêm thế chia cắt địch. Trung đoàn 335 vây ép địch và chiếm một số cao điểm có lợi thế để hình thành thê bao vây địch, tạo thế thuận lợi khi mở chiến dịch Nậm Bạc.


Ngày 9 tháng 1 năm 1968, các đơn vị theo phương án đã định, tiến vào chiếm lĩnh trận địa. Trung đoàn 148 bố trí lực lượng trong khu vực Na Khang - Huổi Ngát và dùng Đại đội 11 cơ động sang hướng bắc Na Nhang chốt chặn, đề phòng địch chạy theo hướng này. Nhiệm vụ của trung đoàn là tiêu diệt sở chỉ huy GM12 trong khu vực và sẵn sàng lật cánh sang hướng đông tiêu diệt GM15.


Cùng ngày 9 tháng 1, Trung đoàn 174 (thiếu Tiểu đoàn 1) và các lực lượng tăng cường vòng xuống tây nam Nậm Bạc, bố trí trận địa chặn địch trong khu vực Mốc Lốc, Phu Sam Sum, tạo thế đón lõng, hình thành vòng vây thứ nhất. Trung đoàn dùng Tiểu đoàn 3 làm lực lượng dự bị chiến dịch, sẵn sàng cơ động phối hợp với Trung đoàn 148 diệt GM15.


Trung đoàn 335, Tiểu đoàn 5 quân tình nguyện, Tiểu đoàn 409 bạn trong ngày 9 tháng 1 đã đưa lực lượng áp sát sở chỉ huy GM11 và các ổ phỉ, sẵn sàng nổ súng theo hiệp đồng chiến dịch, tạo thành vòng vây thứ hai. Các đơn vị pháo binh, công binh, trinh sát cùng Đại đội 1 Nậm Bạc, dân quân du kích của bạn đã chiếm lĩnh các vị trí được phân công theo phương án tác chiến, tạo thành thế bao vây vòng ngoài cùng, sở chỉ huy chiến dịch đặt ở Pắc Bắc, cách trung tâm Nậm Bạc 10 km về hướng đông. Đến ngày 12 tháng 1 năm 1968, các lực lượng tham gia chiến dịch đã hình thành xong thế trận bao vây nhiều tầng, nhiều lớp, có trọng điểm. Thế trận chiến dịch đã chuẩn bị xong.


19 giờ ngày 12 tháng 1 năm 1968, chiến dịch tiến công Nậm Bạc bắt đầu. Các vị trí tiền duyên của địch trong khu vực Na Nhang bị nhấn chìm trong đạn pháo bắn dồn dập của ta. Cùng với sự chi viện của pháo binh, các mũi đột kích của Trung đoàn 148 đánh thẳng vào sở chỉ huy GM12 và B15 cùng các cứ điểm xung quanh. Một số lớn địch bị tiêu diệt và bị bắt tại chỗ, số còn lại tháo chạy về Phu Nha Hợp - Viêng Xi. Ta tổ chức truy kích địch. Rạng sáng ngày 19 tháng 1, Tiểu đoàn 6 đuổi kịp tàn quân địch, đánh một trận vận động xuất sắc ở Phu Nha Hợp, diệt hơn 100 tên. Trong lúc địch đang hoang mang, thừa thắng, Trung đoàn 148 tổ chức đánh thẳng vào cụm Huổi Ngát. Sau gần một giờ chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ vị trí này.


Trung đoàn 335, Tiểu đoàn 5 quân tình nguyện và Tiểu đoàn 409 bạn đồng loạt nổ súng tiến công GM11 ở trung tâm Nậm Bạc cùng các ổ phỉ ở xung quanh, đồng thời chặn đánh các toán quân lẻ trong khu vực, dồn địch chạy về hướng tây nam bị sa vào trận địa phục kích của Trung đoàn 174.


Tại khu vực trận địa đón lõng của Tiểu đoàn 2, ba tiểu đội của 3 đại đội ở đông nam Phu Sam Sum tiến công vào đội hình 2 tiểu đoàn địch, diệt và bắt 300 tên, thu hàng trăm súng, làm 2 tiểu đoàn này hoàn toàn tan rã. Số sống sót bỏ chạy tán loạn. Các cánh quân địch rút chạy bị Trung đoàn 174 đánh chặn ở các các điểm cao 551, 452, 569, tiêu diệt một số lớn. Sau đó, Trung đoàn 174 cùng Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148, tổ chức lùng quét tàn quân địch diệt và bắt thêm một số tên.


Trung đoàn 148 (thiếu 1 tiểu đoàn) lật cánh sang phía đông phối hợp với Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 174 tiêu diệt GM15. Sáng ngày 19 tháng 1, Đại đội 3 Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 148 ở hướng chủ yếu, phối hợp với 1 đại đội của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 174 hướng thứ yếu tiến công điểm cao Moóc-ca-chóp, nơi đặt sở chỉ huy GM15. Chiến sĩ ta lợi dụng các gốc cây, mô đá, áp sát địch dùng lựu đạn thủ pháo đánh vào các tuyến hào tiền tiêu. Hướng thứ yếu cũng tổ chức đánh vào phía sau lưng địch. Địch co cụm, chống đỡ yếu ớt, cuối cùng bị ta đánh bật khỏi điểm cao. Sở chỉ huy địch bị đập tan.


Trong hai ngày 20 và 21 tháng 1 năm 1968, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 148 từ Ta Bu truy kích địch xuống Nậm Ngà. Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 174 đuổi đánh địch xuống đông nam Nậm Bạc, bắt và diệt một số tàn quân của GM12 và GM11. Địch bị đánh thiệt hại, nhưng chúng vẫn rất ngoan cố chống cự. Cuộc chiến đấu diễn ra giằng co quyết liệt đến ngày 27 tháng 1 năm 1968 mới kết thúc.


Sau 16 ngày đêm chiến đấu, với chiến thuật thọc sâu, bao vây nhiều tầng, nhiều lớp, truy kích mạnh, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với bạn đập tan các khu vực phòng ngự của địch và truy lùng tàn quân địch. Kết thúc chiến dịch, ta loại khỏi vòng chiến đấu 3.200 tên (trong đó có hơn 2.000 tên bị bắt), thu và phá hủy 34 khẩu ĐKZ, 47 súng cối, 25 trung đại liên, 9 khẩu pháo 105 ly, 2 khẩu sơn pháo 75 ly, 20 xe ô tô, bắn rơi 1 máy bay T.28 và 1 máy bay lên thẳng. Khu vực Nậm Bạc với trên 1 vạn dân được giải phóng.


Chiến thắng Nậm Bạc đánh dấu bước trưởng thành về trình độ tác chiến của liên quân Lào - Việt, góp phần khôi phục, củng cố khu giải phóng nối liến Sầm Nưa, Xiêng Khoảng và vùng giải phóng Bắc Lào, mở ra một vùng giải phóng liên hoàn rộng lớn ở Thượng Lào. Chiến thắng Nậm Bạc có ý nghĩa quan trọng, góp phần đánh bại một phương thức tác chiến chiến lược mới của đế quốc Mỹ trong “chiến tranh đặc biệt” ở Lào; đồng thời làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch ngày càng có lợi cho cách mạng Lào.


Cùng ngày 12 tháng 1 năm 1968, Tiểu đoàn 4 quân tình nguyện phối hợp với 1 đại đội quân giải phóng nhân dân Lào tiến công giải phóng thị trấn Tùm Lan (Sa-ra-van), diệt trên 70 tên, bắt 15 tên, loại khỏi vòng chiến đấu 100 tên khác, giải phóng hàng nghìn dân dưới ách kìm kẹp của phái hữu, nối liền vùng giải phóng Tùm Lan với Lầu Ngam. Khu căn cứ cách mạng Trung Lào, phía tây binh trạm 34, 35 được bảo vệ vững chắc, tạo thế uy hiếp địch.


Phối hợp với chiến trường Nậm Bạc, đêm 13 tháng 1 năm 1968, đơn vị đặc công của Quân khu Tây Bắc đã tiến công sân bay, trận địa pháo ở Luông Phra Băng (hậu phương trực tiếp của địch), phá hủy 12 máy bay, 2 pháo 105 ly, diệt 127 tên địch.


Chiến dịch tiêu diệt địch ở Nậm Bạc kết thúc thắng lợi, từ cuối tháng 1 năm 1968, các đơn vị chủ lực (Sư đoàn bộ binh 316) rút khỏi Nậm Bạc. Một bộ phận Trung đoàn 335 và Trung đoàn 148 ở lại tiếp tục làm nhiệm vụ tiễu phỉ, truy quét tàn quân địch ở Chòm Văn, Giang Tơi; đồng thời giúp bạn xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, bán vũ trang, bảo vệ và củng cố vùng giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2021, 01:59:16 pm »

Sau chiến dịch Nậm Bạc, ta và bạn liên tiếp đánh địch ở nhiều nơi, gây cho chúng thiệt hại nặng. Ngày 29 tháng 1 năm 1968, đội công tác (Đoàn 463) phối hợp với lực lượng trung lập yêu nước Lào (gồm 3 tiểu đoàn, được tăng cường 1 tiểu đoàn du kích, 2 pháo 85 ly) tổ chức đánh địch, giải phóng khu vực Na Sia. Trận đánh diễn ra quyết liệt, địch dựa vào núi đá chống trả dữ dội. Máy bay địch tập trung bắn phá chi viện. Quân ta vẫn bám sát địch chiến đấu. Pháo binh ta bắn trúng hào địch ẩn nấp tạo điều kiện cho các mũi tiến công. Cuối cùng, địch phải tháo chạy. Các bộ phận phục kích, đón lõng, chặn đánh địch trên các hướng.


Trong trận này, lực lượng ta và bạn đã thực hiện phương châm: dùng quân sự đánh tiêu diệt, dùng chính trị kêu gọi, thu phục được hơn 100 tên lính ngụy mang theo vũ khí về với gia đình, với cách mạng. Đây là trận đánh đầu tiên của lực lượng trung lập yêu nước được quân giải phóng nhân dân Lào và quân tình nguyện Việt Nam phối hợp chiến đấu. Chiến thắng Na Sia đánh dấu sự tiến bộ trong sử dụng lực lượng tác chiến tập trung (cỡ trung đoàn tăng cường) của lực lượng trung lập yêu nước và khẳng định sự rèn luyện, trưởng thành của cán bộ, chiến sĩ đoàn kết chiến đấu hoà nhập với quân giải phóng nhân dân Lào và quân tình nguyện Việt Nam.


Trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, lực lượng Coong Le và phái hữu đã mở các đợt tiến công vào Phu Cút, nhưng đều thất bại. Lực lượng phỉ của Vàng Pao cũng bị đánh ở nhiều nơi. Tuyến phòng thủ Tha Viêng bị ta tiêu diệt, uy hiếp xuống Tha Thơm, Mường Om. Cụm phỉ ở Na Sia bị ta đánh tan tác phải tháo chạy, co cụm lại khu vực Mường Ngàn.


Phát huy thắng lợi, Quân khu Cánh Đồng Chum và Đoàn 463 chủ trương mở chiến dịch giải phóng Mường Ngàn, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực phỉ Vàng Pao, giải phóng nhân dân, tạo điều kiện chi viện cho lực lượng bạn ở Đông Viêng Chăn hoạt động.


Mường Ngàn là một khu vực tập trung đông dân, là vựa lúa và cơ sở cách mạng của huyện Mường Khum, tỉnh Xiêng Khoảng. Địa hình nổi lên ba điểm cao hình thành thế chân kiềng: Phu Hom Cheng, Phu Then Chao và Phu Tong Mong. Ngoài ra có Phu Viêng và Khu Na Đi, có đường ô tô 4B từ thị xã Xiêng Khoảng đến Mường Ngàn. Đường bộ từ Mường Ngàn đi Keo Xẹt, Tha Thơm, Na Đi Tha Viêng và sân bay Na Hon gần Phu Viêng.


Về địch, Vàng Pao mới tổ chức hình thành thí điểm các đơn vị biệt kích (SGU). Khu vực Mường Ngàn có 5 SGU. SGU 2 là chủ lực phòng giữ Phu Hom Cheng - điểm cao 2.139 khống chế toàn bộ khu Mường Ngàn, đương đi Keo Xẹt, Tha Thơm và Tha Viêng. SGƯ1 phòng giữ Phu Then Chao - cao điểm 1654 khống chế đường đi Tha Thơm và Mường Moọc. Còn 3 SGU giữ các vị trí Phu Tong Mong, Phu Viêng và khu Na Đi (mỗi SGU quân số khoảng 170 tên).


Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 tiểu đoàn bộ binh (2, 24, 701) và tiểu đoàn pháo binh tổng hợp 605 (gồm pháo binh, xe thiết giáp, súng phun lửa).

Ngày 2 tháng 2 năm 1968, chiến dịch mở màn. Sau một thời gian chiến đấu, ta và bạn đã phá vỡ toàn bộ tuyến phòng thủ của địch ở Mường Ngàn. Địch tháo chạy, ta và bạn truy kích về hướng nam, tiếp đó tổ chức đánh chiếm luôn Tha Thơm, Phu Mừn, Mường Mày, Bô Ri Khăm, bức địch rút khỏi Mường Bò, uy hiếp vùng địch tạm chiếm. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 280 tên địch, thu nhiều vũ khí cùng quân trang, quân dụng, thực phẩm. Khu vực Mường Ngàn được giải phóng, tạo điều kiện chi viện và mở thông tuyến vận chuyển tiếp tế cho Đông Viêng Chăn.


Sau chiến dịch Mường Ngàn, Đoàn 463 cùng Quân khu Cánh Đồng Chum tổ chức ngay một đợt vận chuyển chi viện cho Đông Viêng Chăn, nhằm tranh thủ thời gian củng cố cơ sở chiến tranh nhân dân và giải quyết một phần khó khăn cho nhân dân trong vùng hậu địch. Chỉ trong một thời gian ngắn, ta và bạn đã thực hiện vận chuyển được hơn 10 tấn hàng an toàn (gồm súng, đạn, lương thực, thực phẩm, vải, thuốc chữa bệnh) vào Phu La Vẹc, Đông Viêng Chăn.


Tại Sầm Nưa, Đoàn 959 giúp bạn mở đợt hoạt động thu phục phỉ, chủ yếu là giải quyết ổ phỉ lâu đời ở Pa Thí - nơi ta và địch đã giành giật nhiều lần nhưng vẫn chưa dứt điểm được. Đây là vùng núi đá cao, hiểm trở, dài hơn 7 km, cách thị xã Sầm Nưa 20 km. Bọn phỉ ở đây có khoảng 2.500 tên. Chúng dồn dân, lập ấp, làm hàng rào bao bọc xung quanh. Tháng 3 năm 1967, khi chiến tranh phá hoại diễn ra ác liệt, Mỹ xây dựng trên đỉnh núi đá (cao khoảng 1.000 m) một đài TACAN (đài ra-đa) do sĩ quan và nhân viên kỹ thuật người Mỹ điều khiển, dẫn đường cho máy bay địch xuất phát từ Thái Lan đi ném bom, bắn phá các tỉnh phía Bắc Lào và miền Bắc Việt Nam.


Để đảm bảo thắng lợi, Bộ Chỉ huy tối cao Lào tăng cường cho Sầm Nưa 2 tiểu đoàn chủ lực (705, 613), Tiểu đoàn 585 bộ đội địa phương và dân quân du kích tỉnh. Lực lượng quân tình nguyện gồm 2 tiểu đoàn bộ binh (5 và 923) của Đoàn 766, một đơn vị đặc công của Quân khu Tây Bắc và 2 máy bay AN.2 của không quân Việt Nam chi viện. Đoàn 959 tổ chức một bộ phận chuyên gia (có các đồng chí chuyên gia dân chính) trực tiếp giúp các đơn vị khẩn trương làm công tác chuẩn bị.


Ngày 18 tháng 11 năm 1967, đợt hoạt động đầu tiên đã diễn ra rất quyết liệt. Được sự chi viện tối đa của không quân Mỹ, bọn phỉ cố giữ cho được sào huyệt quan trọng ở Sầm Nưa, nơi mà chúng đã dày công nuôi dưỡng, cắm sâu vào vùng giải phóng bên cạnh cơ quan lãnh đạo của Trung ương bạn.


Được nhân dân địa phương nhiệt tình giúp đỡ, quân tình nguyện Việt Nam cùng bạn kết hợp vừa chiến đấu truy quét, vừa vận động thu phục phỉ, lần lượt tiến công địch từ ngoài vào trong. Ngày 10 tháng 3 năm 1968, liên quân Lào - Việt nổ súng tấn công các cụm phỉ ở Pa Thí, Huổi Mạ, Huổi Mun. Ta chiếm toàn bộ các mục tiêu quan trọng (sân bay, khu ra-đa, chỉ huy sở), loại khỏi vòng chiến đấu 872 tên, trong đó có thiếu tá chỉ huy trưởng và 18 sĩ quan nhân viên kỹ thuật Mỹ, làm tan rã 3 đại đội (3AC), bắn rơi 10 máy bay, thu 300 súng, giải phóng 10 xã với hơn một vạn dân.


Địch bị liên quân Lào - Việt đánh bại ở Pa Thí, Vàng Pao gần như bất lực vì thiếu quân chi viện, buộc phải rút khỏi Pa Thí về giữ tuyến phòng ngự phía tây Mường Kút, Mường Hiểm, Nà Kliang chờ thời cơ lấn chiếm lại Pa Thí. Đồng thời, chúng huy động máy bay bắn phá khu vực thị xã Sầm Nưa, Khang Khay và phái các toán lẻ hoạt động phía hậu phương của bạn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2021, 02:00:44 pm »

Ngày 20 tháng 3 năm 1968, Đoàn 766 phối hợp với quân giải phóng nhân dân Lào diệt phỉ ở Huội Hin Sa (phía tây Pa Thí), đánh tan 1 tiểu đoàn địch, thu toàn bộ vũ khí của chúng.


Đầu năm 1968, tình hình chiến sự ở Đông Dương diễn biến mau lẹ. Đòn tiến công của quân và dân miền Nam trong Têt Mậu Thân năm 1968 đã làm thay đổi thế chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, đẩy chúng vào thế lúng túng và bị động. Ngày 31 tháng 3 năm 1968 L.Giôn-xơn thông báo quyết định đơn phương ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào đàm phán với Việt Nam ở Pa-ri (Pháp). Song với bản chất hiếu chiến và ngoan cố, Mỹ vẫn khẩn trương tăng cường sức mạnh quân sự để tiếp tục bám giữ miền Nam Việt Nam và đẩy mạnh “chiến tranh đặc biệt” ở Lào. Quân và dân Việt Nam phối hợp với các lực lượng cách mạng Lào chủ động tiến công địch. Đế quốc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, chuyển sang ném bom mạnh và thường xuyên ở Lào. Các đơn vị quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam phối hợp với bạn anh dũng đánh máy bay địch. Ngày 1 tháng 4 năm 1968, Đoàn 766 phối hợp với tiểu đoàn cao xạ của bạn bắn rơi tại chỗ 2 máy bay địch, bắt giặc lái ở khu vực Na Kay.


Liên tiếp trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 năm 1968, Tiểu đoàn 924 cùng hai đại đội 67 và 24 (Trung đoàn 866) đánh địch giải phóng tuyến hành lang từ Phu Khe đến phía nam thị xã Xiêng Khoảng kéo dài về Phu Hụa Xạng thuộc phía đông Cánh Đồng Chum. Bị thất bại nặng nề trong âm mưu tăng cường "chiến tranh đặc biệt", nhưng Mỹ vẫn ngoan cố dùng không quân và lực lượng ngụy Lào đánh phá, lấn chiếm vùng giải phóng cách mạng Lào.


Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân giải phóng nhân dân Lào đẩy mạnh hoạt động truy quét phỉ, củng cố vùng giải phóng, xây dựng cơ sơ quần chúng. Sau những thắng lợi của quân giải phóng nhân dân Lào và quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân các bộ tộc Lào càng tin tương ở Đảng Nhân dân Lào và Mặt trận Neo Lào Hắc Xạt yên tâm làm ăn, động viên chồng con rời bỏ hàng ngũ phỉ trở về và chỉ cho ta chỗ cất giấu vũ khí của địch. Từ đầu mùa khô đến tháng 5 năm 1968, toàn Lào đã có 3.000 phỉ ra hàng. Tính riêng Bắc Lào, Sầm Nưa và Xiêng Khoảng trong tháng 5 năm 1968 có 433 tên phỉ ra hàng trở về với gia đình.


Song song với thắng lợi dồn dập của quân và dân miền Nam Việt Nam, mùa khô năm 1967-1968, cách mạng Lào đã giành được thắng lợi to lớn, toàn diện, có tính chất vững chắc, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra một tình thế cách mạng mới. Quân ngụy Lào ngày càng thiệt hại, rơi vào thế bị động, lúng túng. Cách mạng thắng lợi lớn và nắm quyền chủ động tiến công địch trên hầu khắp các chiến trường. Các mục tiêu của địch đều bị đánh, cả hai lực lượng chiến lược của địch đều bị tổn thất lớn. Tổng số địch bị loại khỏi vòng chiến đấu lên tới 16.843 tên. Nhiều đội quân cơ động bị tiêu hao (2 GM và 7 tiểu đoàn bị xoá sổ, 5 GM và 28 tiểu đoàn bị tiêu hao nặng, 13 tiểu đoàn lực lượng đặc biệt bị tiêu diệt và ra hàng). Ta và bạn thu và phá hủy 3.200 súng các loại, 122 máy vô tuyến điện, 3 trạm ra-đa, bắn rơi và phá hủy 106 chiếc máy bay, thu hồi và giải phóng nhiều vùng quan trọng như Nậm Bạc, Pa Thí, Tha Thơm, Lầu Ngam với khoảng 17 vạn dân; đánh tan một số căn cứ thổ phỉ trên các địa bàn có tính chất chiến lược, mở rộng quyền làm chủ nông thôn ở vùng địch hậu, uy hiếp nhiều thị trấn, thị xã của địch.


Để cứu vãn thất bại nặng nề, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai âm mưu dùng thương lượng để ngăn chặn hoạt động quân sự của quân giải phóng nhân dân Lào. Song mâu thuẫn giữa Mỹ và tay sai, sự tranh giành địa vị giữa các tập đoàn trong nội bộ tay sai Mỹ ngày càng lan tràn và trầm trọng hơn.


Trong khi địch buộc phải co về thế phòng thủ chiến lược thì lực lượng vũ trang cách mạng Lào ngày càng phát triển. Trên khắp các miền Thượng, Trung và Hạ Lào, lực lượng bạn đã trưởng thành về mọi mặt, nổi bật là về nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch, chiến thuật phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam, với các chiến trường và ba thứ quân có những bước phát triển mới. Trên các chiến trường, quân giải phóng nhân dân Lào và quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam luôn giữ thê chủ động đánh địch. Tại Xiêng Khoảng, địch bị mất Tha Thơm, Tha Viêng. Pắc San bị uy hiếp, địch phải điều 12 BI từ Phôn Hồng về Pắc San, 21 BI ở Tây Bô Ri Khăm lên giữ tuyến Mường Hương, Mường Bò để bảo vệ an toàn cho Pắc San. Đồng thời, Vàng Pao đang tích cực xây dựng cơ sở phỉ Mẹo ở vùng Phu Xe, Phu Hụột (tây nam Tha Thơm 50 km) để mở rộng địa bàn hoạt động của phỉ ở vùng này, ngăn chặn ta phát triển vào Đông Viêng Chăn.


Ở Nam Lào, trước sự uy hiếp của liên quân Lào - Việt, địch phải rút bỏ một số vị trí lẻ chung quanh Lầu Ngam, Át-ta-pư. Trên 4 tỉnh Bắc Lào, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với bạn tiễu phỉ rộng rãi, đồng thời tiến hành đánh giao thông dọc trên sông Mê Kông.


Trước những yêu cầu mới trên chiến trường ba nước Đông Dương, để đáp ứng nhiệm vụ tác chiến trên địa bàn Trung - Hạ Lào, cũng như nhiệm vụ bảo vệ vững chắc tuyến vận tải chiến lược Đông Trường Sơn, trong bối cảnh Mỹ đã leo đến nấc thang cao nhất của chiến tranh xâm lược, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng hai nước Việt - Lào thống nhất chủ trương kiện toàn các lực lượng quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam ở Nam Lào.


Theo chủ trương đó, ngày 28 tháng 6 năm 1968, Bộ Tổng tham mưu ra quyết định (số 98/TM-QĐ) tách Đoàn chuyên gia quân sự và quân tình nguyện Việt Nam 565 tại Nam Lào thành hai lực lượng: Lực lượng chuyên gia quân sự mang phiên hiệu Đoàn 565 và lực lượng quân tình nguyện Nam Lào mang phiên hiệu Đoàn 968.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM