Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:58:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Cứu quốc quân  (Đọc 2086 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2021, 03:25:20 pm »

PHẦN THỨ BA

HOÀN CẢNH VÀ ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI,
NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA CỨU QUỐC QUÂN

I - HOÀN CẢNH VÀ ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA CỨU QUỐC QUÂN

Cứu quốc quân là một trong những đội vũ trang đầu tiên do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo ở thời kỳ 1940 — 1945. Thật ra, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã đặt vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1930 đã thảo luận vấn đề tổ chức quân đội công nông. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất tháng 10 năm 1930 thông qua Luận cương chính trị với 10 nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng dân chủ tư sản Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ «lập quân đội công nông»(1). Nghị quyết của Hội nghị còn chỉ rõ «giúp cho công nông hội tổ chức đội tự vệ»(2). Đại hội lần thứ nhất của Đảng tháng 3 năm 1935 đã đề ra chủ trương thực hành tổ chức đội tự vệ công nông, dưới ánh sáng của những nghị quyết đó, trong thời kỳ 1930 — 1935, các đội tự vệ công nông đã xuất hiện, như «Xích vệ đỏ» trong xô-viết Nghệ— Tĩnh, đội tự vệ của công nhân đồn điền Phú Riềng, hãng dầu Phú Mỹ và xí nghiệp dầu Sô-cô-ni (Sài Gòn). Sang thời kỳ 1936 —1939, Đảng ta tập hợp hàng triệu quần chúng trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa và bọn vua quan phản động, đòi quyền tự do, dân chủ, đòi cải thiện dân sinh và bảo vệ hòa bình thế giới.

Đến khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra (tháng 9 năm 1939), Đảng ta nhận định «hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng»(3). Do đó, tháng 11 năm 1939, Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã họp Hội nghị lần thứ sáu để quyết định những chủ trương, chính sách cho phù hợp. Hội nghị khẳng định rằng, trong điều kiện cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã nổ ra, bọn thống trị ở Đông Dương thi hành chế độ phát-xít vô cùng tàn bạo, phát-xít Nhật lăm le nhảy vào xâm chiếm Đông Dương, đời sống của toàn thể nhân dân Đông Dương bị chà đạp nghiêm trọng thì «bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng, để tranh lấy giải phóng dân tộc»(4). Hội nghị đã đề ra: «Dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mệnh giải phóng dân tộc»(5) và chủ trương phát triển đội tự vệ thật đông đảo rộng khắp, tiến tới xây dựng «Quốc dân cách mệnh quân»(6).

Trong lúc nhân dân ta đang đấu tranh để thực hiện chủ trương, chính sách mới của Đảng thì tình hình trong nước và thế giới có những biến chuyển dồn dập. Chiến tranh giữa các tập đoàn đế quốc ngày càng lan rộng và ác liệt. Ngày 10 tháng 5 năm 1940, quân đội phát-xít Đức mở cuộc tiến công vào nước Pháp. Chỉ trong vòng một tháng đế quốc Pháp đã phải đầu hàng, một chính phủ bù nhìn tay sai Đức do tên thống chế Pê-tanh phản bội dân tộc Pháp cầm đầu được thành lập. Đế quốc phát-xít Nhật nhân cơ hội Pháp thua Đức, nhảy vào xâm chiếm Đông Dương, miếng mồi béo bở mà chúng đã nhòm ngó từ lâu, nhằm biến Đông Dương thành một bàn đạp mở rộng chiến tranh ở Thái—Bình Dương chiếm đoạt các thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ. Ngày 22 tháng 9 năm 1940, phát-xít Nhật đánh vào Lạng Sơn, đồng thời cho 6.000 quân đổ bộ lên Đồ Sơn gần Hải Phòng. Sau vài trận thử sức ở biên giới Việt — Trung, tên toàn quyền Đông Dương Đờ-cu theo gương đồng bọn ở Pháp vội vã đầu hàng, dâng Đông Dương cho phát-xít Nhật. Từ đây, nhân dân ta bị hai kẻ thù là phát-xít Nhật và Pháp thống trị, Nhưng dân ta quyết không sợ, đã đứng lên chống lại cả Pháp lẫn Nhật. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (tháng 9 năm 1940), Nam-kỳ (tháng 11 năm 1940) và cuộc binh biến ở Chợ Rạng, Đô Lương (tháng 1 năm 1941) đã liên tiếp nổ ra và có tiếng vang lớn trong cả nước, báo hiệu sự quật khởi của nhân dân ta tiến lên giành lại độc lập và tự do.

Xuất phát từ tình hình mới do phát-xít Nhật xâm chiếm Đông Dương và do cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đưa tới, tháng 11 năm 1940 Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị lần thứ bảy. Hội nghị thấy rằng, dưới hai tầng áp bức Pháp, Nhật: «Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy»(7), và xác định trách nhiệm của toàn Đảng là: «Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do, độc lập»(8). Hội nghị nhắc lại chủ trương: «Mở rộng các đội tự vệ»(9), thực hiện: «Võ trang cho dân chúng»(10) và tiến tới tổ chức «Nhân dân cách mạng quân»(11). Đồng thời, Hội nghị đã thảo luận và quyết nghị hai vấn đề cụ thể, đó là đề nghị khởi nghĩa của Xử ủy Nam-kỳ và phát triển ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.

Đối với vấn đề phát triển ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn để cổ vũ phong trào cách mạng toàn quốc, Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương Đảng đã nhất trí nghị quyết là, duy trì và phát triển Đội du kích Bắc Sơn để làm vốn xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng về sau này, dùng hình thức vũ trang công tác, khi cần thì chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ tính mệnh và tài sản của nhân dân, phát triển sâu rộng các tổ chức cách mạng của quần chúng, tiến tới thành lập căn cứ địa cách mạng, lấy vùng Bắc Sơn — Võ Nhai làm trung tâm, do Trung ương trực tiếp chỉ đạo. Dưới ánh sáng nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương Đảng, Đội du kích Bắc Sơn không ngừng phát triển, và căn cứ của Đội du kích không ngừng mở rộng. Trên cơ sở đó, đội Cứu quốc quân đã được thành lập làm lực lượng nòng cốt xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn — Võ Nhai, và làm vốn xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng.

Tóm lại, sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, hình thức đấu tranh và cách tiến hành chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của Đảng ta; sự phát triển không ngừng của phong trào cách mạng Bắc Sơn, Võ Nhai và Đội du kích Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng, là điều kiện quyết định trực tiếp sự ra đời của đội Cứu quốc quân.


(1) Văn kiện Đảng (1929—1935) Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, tr. 50
(2) Văn kiện Đảng (1929—1935) Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, tr. 67
(3) Văn kiện Đảng (1939—1945) Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, tr. 24
(4) Văn kiện Đảng (1939—1945) Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, tr. 57
(5) Văn kiện Đảng (1939—1945) Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, tr. 73
(6) Văn kiện Đảng (1939—1945) Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, tr. 63
(7) Văn kiện Đảng (1939—1945) Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, tr. 142
(8) Văn kiện Đảng (1939—1945) Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, tr. 142
(9) Văn kiện Đảng (1939—1945) Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, tr. 166
(10) Văn kiện Đảng (1939—1945) Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, tr. 166
(11) Văn kiện Đảng (1939—1945) Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1963, tr. 166
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2021, 03:26:22 pm »

II — MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA LỊCH SỬ CỨU QUỐC QUÂN

Quá trình công tác và chiến đấu, quá trình xây dựng và phát triển lực lượng của đội Cứu quốc quân để lại cho Đảng ta nhiều kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, về đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa giành chính quyền. Những kinh nghiệm đó là:

1— Đảng phải không ngừng tăng cường và củng cố sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của mình đối với lực lượng vũ trang.

Từ những ngày đầu lực lượng còn non trẻ đến khi đã có lực lượng đông đảo và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác và đấu tranh, lúc thuận lợi cũng như khi gặp nhiều khó khăn, Cứu quốc quân luôn luôn được Trung ương Bảng và Xử ủy Bắc-kỳ quan tâm chăm sóc. Khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, Xứ ủy Bắc-kỳ và Trung ương Đảng cử ngay cán bộ lên Bắc Sơn cùng cán bộ, đảng viên địa phương lãnh đạo phong trào cách mạng, xây dựng, phát triển Đội du kích Bắc Sơn và căn cứ du kích Bắc Sơn. Trong lúc phong trào Bắc Sơn đang gặp khó khăn, Ban lãnh đạo khu du kích Bắc Sơn đang lúng túng thì Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương Đảng họp và đã vạch ra phương hướng tiến lên của phong trào cách mạng Bắc Sơn và Đội du kích Bắc Sơn. Hội nghị đã phân công đồng chí Hoàng Văn Thụ trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Bắc Sơn, Võ Nhai. Sau đó, Trung ương Đảng phát động phong trào «ủng hộ Bắc Sơn khởi nghĩa» trong toàn quốc, đồng thời cử thêm nhiều cán bộ quân sự và chính trị lên Bắc Sơn huấn luyện quân sự, học tập chính trị, đào tạo cán bộ địa phương. Trên đường về xuôi sau Hội nghị lần thứ tám, mặc dù kẻ địch mở cuộc khủng bố khốc liệt vùng Bắc Sơn, Võ Nhai, nhưng các đồng chí Thường vụ Trung ương vẫn tranh thủ thời gian truyền đạt nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Trung ương, huấn luyện và đào tạo cán bộ cho đội Cứu quốc quân. Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng quyết định tăng cường thêm cho Cứu quốc quân và căn cứ Bắc Sơn —Võ Nhai thêm một số cán bộ, trong đó có đồng chí Phùng Chỉ Kiên là ủy viên Trung ương Đảng, đặt Cứu quốc quân và căn cứ Bắc Sơn — Võ Nhai dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban thường vụ Trung ương Đảng. Đến năm 1944, khi chiến khu Hoàng Hoa Thám đã hình thành, tình hình ngày càng khẩn trương, Trung ương lại cử đồng chí Hoàng Quốc Việt là ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đảng lên chiến khu trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Cứu quốc quân, đồng thời tăng cường thêm cho Cứu quốc quân số cán bộ, đảng viên vượt ngục đế quốc ra chiến khu. Khi cuộc đấu tranh chống địch khủng bố mang tính chất của một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Võ Nhai tháng 11 năm 1944, Trung ương Đảng đã kịp thời cử cán bộ lên uốn nắn, nên lực lượng Cứu quốc quân ở đây được bảo toàn.

Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc-kỳ không những chỉ vạch ra đường lối, chủ trương, phương châm hoạt động cho Cứu quốc quân và cử cán bộ có năng lực lãnh đạo Cứu quốc quân, mà còn chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xây dựng tổ chức Đảng trong đội Cứu quốc quân ngày càng vững mạnh. Bằng việc rèn luyện trong thực tế công tác và bồi dưỡng trong các lớp huấn luyện ngắn ngày, đội ngũ cán bộ của Cứu quốc quân ngày càng trưởng thành, mà ngày nay có nhiều đồng chí là cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng, của quân đội. Cứu quốc quân là đội quân cách mạng gồm con em các dân tộc, cho nên việc đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số cũng được chú ý và đạt nhiều kết quả.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương và Xứ ủy, tổ chức Đảng trong các đơn vị Cứu quốc quân cũng đã mau chóng trưởng thành, hoàn thành vai trò lãnh đạo của mình trong các đơn vị Cứu quốc quân. Ở mỗi tiểu đội, tổ công tác của Cứu quốc quân đều có chi bộ, tổ đảng hoặc đảng viên lãnh đạo. Với tinh thần dân chủ bàn bạc, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình... các tổ đảng, chi bộ đảng tăng cường được sự lãnh đạo của mình trong các đơn vị. Việc tăng cường sinh hoạt, tích cực học tập đường lối, chính sách của Đảng đã giúp cho cán bộ, đảng viên giữ vững được phẩm chất cách mạng và hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của mình. Phẩm chất đó là trung thành vô hạn với Đảng, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân; tận tụy, độc lập, chủ động, tự giác trong công tác; khiêm tốn, giản dị trong sinh hoạt, có tình, có lý trong quan hệ đồng chí, đồng đội và với nhân dân. Tóm lại, sự lãnh đạo của Đảng đối với Cứu quốc quân là trực tiếp, tuyệt đối và hoàn diện. Đó là nhân tố quyết định nhất mọi thắng lợi trong quá trình xây dựng và phát triển lực lượng, quá trình chiến đấu và công tác của Cứu quốc quân. Đảng đã trực tiếp tổ chức và rèn luyện Cứu quốc quân vì nó là một công cụ sắc bén của Đảng để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng bằng hình thức vũ trang, vì nó giữ vai trò là trụ cột của khởi nghĩa toàn dân và bảo vệ thành quả của cuộc đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng thì Cứu quốc quân mới có bản chất tốt đẹp của đội quân cách mạng, vì Đảng ta là đội tiền phong của giai cấp và của dân tộc. Chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng thì Cứu quốc quân mới trưởng thành mau chóng, vì Đảng ta có đường lối cách mạng đúng đắn, có nghệ thuật lãnh đạo cách mạng tài giỏi. Chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng thì Cứu quốc quân mới đủ sức mạnh để chiến thắng kẻ thù, vì Đảng ta đem đường lối tổ chức của Đảng, đem truyền thống bất khuất của dân tộc, lấy nhiệm vụ chính trị của Đảng, lấy chủ nghĩa Mác — Lê-nin và tinh thần quốc tế vô sản để rèn luyện và giáo dục Cứu quốc quân có lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, có ý thức tổ chức và kỷ luật cao, có tinh thần chiến đấu dũng cảm và mưu trí. Bây chẳng những là bài học kinh nghiệm của Cứu quốc quân, mà nó còn là nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng ta về sau này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2021, 03:26:53 pm »

2 — Không ngừng xây dựng và phát triển mạnh các tổ chức chính trị của quần chúng làm cơ sở vững chắc để phát triển lực lượng vũ trang cách mạng về mọi mặt.

Tất cả cán bộ và chiến sĩ các trung đội Cứu quốc quân đều là cán bộ và đảng viên, cán bộ và đội viên các đội tự vệ, cán bộ và hội viên các Hội cứu quốc ở địa phương hoặc ở dưới xuôi lên tăng cường. Được Đảng tuyên truyền và giác ngộ, họ là những người con của các dân tộc đã gia nhập Đảng cộng sản hoặc các tổ chức cách mạng của Đảng, Trong các cuộc đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng, đòi các quyền tự do, dân chủ, họ là những người hăng hái, dũng cảm đấu tranh. Rèn luyện trong các tổ chức cách mạng và trong phong trào đấu tranh của quần chúng, họ được tuyển lựa vào các đội tự vệ, bổ sung cho Cứu quốc quân. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và cuộc đấu tranh chống địch khủng bố sau đó đã dẫn đến sự ra đời của Đội du kích Bắc Sơn — tiền thân của Đệ nhất trung đội Cứu quốc quân. Kết quả của phong trào cách mạng ở Bắc Sơn, Võ Nhai dưới ánh sáng của Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương Đảng là đã củng cố và không ngừng phát triển Đội du kích Bắc Sơn cũng như phong trào cách mạng Bắc Sơn, Võ Nhai, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thành lập Đệ nhất trung đội Cứu quốc quân. Thắng lợi của tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố là đã bảo vệ được cán bộ lãnh đạo của Đảng, phát triển không ngừng các Hội cứu quốc và các đội tự vệ, dẫn tới sự ra đời của Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân. Sự phát triển mạnh mẽ các Hội cứu quốc, các đội tự vệ ở Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Sơn Dương, Yên Sơn... đã thúc đẩy và tạo điều kiện thành lập Đệ tam trung đội Cứu quốc quân. Phong trào cách mạng sôi nổi và rộng khắp ở chiến khu Hoàng Hoa Thám trước và trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền từng phần làm cho lực lượng Cứu quốc quân phát triển rất nhanh chóng.

Lực lượng chính trị và lực lượng tự vệ đông đảo cũng như phong trào cách mạng phát triển là những điều kiện rất cơ bản để phát triển lực lượng Cứu quốc quân. Các huyện Bắc Sơn, Thoát Lãng, Tràng Định (Lạng Sơn), Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương (Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang)... có phong trào cách mạng sâu rộng, là những nơi đóng góp cho Cứu quốc quân nhiều cán bộ và chiến sĩ. Không có đông đảo nhân dân các dân tộc được Đảng giác ngộ và tập hợp vào các Hội cứu quốc, các đội tự vệ thì Cứu quốc quân không thể trưởng thành mau chóng và giành được những thắng lợi to lớn. Luôn luôn bị kẻ địch khủng bố tìm diệt, nhưng được đồng bào các dân tộc giàu lòng yêu nước hết lòng giúp đỡ và bảo vệ từ miếng cơm, manh áo, viên thuốc, đấu gạo, bơ muối, cho đến việc che giấu, liên lạc đưa tin tức..., Cứu quốc quân đã vượt qua mọi thử thách gay, go. Hơn thế nữa, đồng bào các dân tộc còn đấu tranh chính trị với địch như chống đàn áp, khủng bố, chống chính sách dồn làng, tập trung dân, làm công tác binh vận, địch vận, giám sát hoạt động của bọn mật thám tay sai..., tạo điều kiện cho Cứu quốc quân xây dựng và phát triển lực lượng. Chính dựa vào lực lượng chính trị rộng lớn của quần chúng để xây dựng và phát triển đội ngũ của mình, cho nên Cứu quốc quân có bản chất cách mạng tốt đẹp, có tinh thần chiến đấu dũng cảm, gan dạ và mưu trí. Là con em đồng bào các dân tộc bị áp bức, cho nên cán bộ và chiến sĩ Cứu quốc quân thấu hiểu nỗi thống khổ của đồng bào, tiếp thu được những tinh hoa thật thà, chất phác, dũng cảm, thông minh của các dân tộc. Từ nhân dân mà ra, được Đảng giáo dục và rèn luyện, cán bộ và chiến sĩ Cứu quốc quân luôn luôn trung thành với Đảng, với nhân dân, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân.

Do vị trí rất quan trọng của lực lượng chính trị, trong quá trình xây dựng và phát triển lực lượng, các đơn vị Cứu quốc quân đã chủ động phối hợp với cán bộ và đảng viên ở các địa phương, ra sức xây dựng và phát triển các Hội cứu quốc, các đội tự vệ. Trên cơ sở quán triệt đường lối cách mạng và chính sách dân tộc, cũng như nắm vững tâm lý và nguyện vọng của các dân tộc, Cứu quốc quân đã thu được nhiều thành tích to lớn trong công tác tổ chức quần chúng. Bằng những phương pháp và hình thức tuyên truyền phong phú, với phương châm vừa phát triển vừa củng cố, Cứu quốc quân đã xây dựng nên chiến khu Hoàng Hoa Thám rộng lớn, có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đông đảo.

Tóm lại, lực lượng chính trị là lực lượng có tổ chức của nhân dân lao động các dân tộc bị áp bức. Lực lượng đó là cơ sở rất vững chắc để xây dựng Cứu quốc quân vững mạnh về mọi mặt. Trên ý nghĩa «lòng dân là căn cứ», có dân là có trang bị, vũ khí, lương ăn, là lực lượng tiến công kẻ địch bằng bạo lực chính trị, các đơn vị Cứu quốc quân đã tích cực xây dựng và phát triển các Hội cứu quốc, tập hợp thành lực lượng chính trị vững mạnh về mọi mặt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2021, 03:27:50 pm »

3 — Không ngừng củng cố và mở rộng căn cứ địa cách mạng để làm chỗ dựa xây dựng và phát triển lực lượng và làm bàn đạp tiến công kẻ địch khi thời cơ đã đến.

Quá trình trưởng thành của Cứu quốc quân gắn liền với quá trình lớn mạnh của căn cứ địa cách mạng. Khi Đội du kích Bắc Sơn và căn cứ của đội du kích được củng cố và phát triển thì Đệ nhất trung đội Cứu quốc quân thành lập. Đến lúc trung tâm căn cứ địa Bắc Sơn—Võ Nhai xuất hiện, thì Đệ nhị trung đội Cứu quốc quân ra đời. Sự hình thành chiến khu Hoàng Hoa Thám rộng lớn đã tạo điều kiện để tổ chức Đệ tam trung đội Cứu quốc quân. Đến khi khu giải phóng thành lập, thì lực lượng Cứu quốc quân đã khá đông đảo và thống nhất với Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân. Dựa vào căn cứ địa, Cứu quốc quân có thể tiến hành đánh du kích lâu dài chống địch khủng bố để bảo toàn và phát triển lực lượng. Dựa vào căn cứ địa, Cứu quốc quân đã nhanh chóng giành được thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền từng phần và trong cuộc đấu tranh chống Nhật bảo vệ vùng giải phóng.

Sở dĩ căn cứ địa Bắc Sơn — Võ Nhai, Đại Từ — Định Hóa — Sơn Dương… có tác dụng rất lo lớn đối với quá trình trưởng thành của Cứu quốc quân vì, nó có lực lượng cách mạng và phong trào cách mạng mạnh mẽ; có nền kinh tế tự cấp, tự túc phong phú về nhiều mặt, đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cần thiết về đời sống và trang bị của Cứu quốc quân; nó là một vị trí chiến lược cơ động, tạo điều kiện cho Cứu quốc quân tiến có thể đánh thắng địch và lui có thể bảo toàn lực lượng. Những điều kiện trên đây đều có ý nghĩa rất quan trọng. Song, sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng và phong trào đấu tranh cách mạng là điều kiện quan trọng bậc nhất đối với sự trưởng thành của Cứu quốc quân.

Trong quá trình xây dựng và phát triển lực lượng, Cứu quốc quân đã tích cực mở rộng địa bàn hoạt động, củng cố căn cứ địa vững mạnh. Việc xây dựng căn cứ địa của Cứu quốc quân là một quá trình, đi từ xây dựng lực lượng chính trị tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang, từ từng căn cứ nhỏ còn bị chia cắt tiến lên nối liền các căn cứ đó với nhau thành một khu căn cứ rộng lớn, từ chưa hoàn chỉnh đến ngày càng hoàn chỉnh. Phương châm xây dựng của Cứu quốc quân là vừa chiến đấu để bảo vệ căn cứ vừa mở rộng, vừa phát triển, vừa củng cố.

Tóm lại, lịch sử Cứu quốc quân cho thấy, việc xây dựng căn cứ địa cách mạng vững mạnh có ý nghĩa rất quan trọng. Căn cứ địa cách mạng không những chỉ là chỗ dựa để xây dựng lực lượng vũ trang nói riêng và lực lượng cách mạng nói chung mà còn là bàn đạp tiến công kẻ địch bằng cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang, thực hành phương châm đánh lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận tiến lên đập tan hoàn toàn ách thống trị của đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai. Với ý nghĩa đó căn cứ địa cách mạng là mối uy hiếp thường xuyên đối với kẻ địch, và cũng là mục tiêu đánh phá thường xuyên, ác liệt của kẻ địch. Do vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng phải không ngừng củng cố và mở rộng căn cứ địa cách mạng, tích cực công tác và chiến đấu để xây dựng căn cứ địa cách mạng.

4 — Tăng cường giáo dục chính trị và tư tường là vấn đề căn bản nhất trong quá trình rèn luyện Cứu quốc quân để có đủ sức mạnh chiến thắng kẻ thù và đủ năng lực hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng.

Tuy lực lượng còn non trẻ, trang bị còn nghèo nàn và thô sơ, nhưng Cứu quốc quân đã thu được nhiều thắng lợi trong nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ lực lượng, cán bộ cách mạng, bảo vệ căn cứ địa, trong khởi nghĩa giành chính quyền. Tiêu biểu là thắng lợi của tám tháng đánh du kích ở Bắc Sơn, Võ Nhai. Trong hoàn cảnh bí mật, khó khăn, gian khổ, thiếu thốn mọi bề, nhưng Cứu quốc quân đã thu được nhiều thành tích trong nhiệm vụ công tác mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng và củng cố căn cứ địa cách mạng, có được những kết quả to lớn đó là do Trung ương, Xử ủy, chi bộ và tổ đảng ở các đơn vị đã làm tốt công tác giáo dục, nâng cao trình độ chính trị và tư tưởng của Cứu quốc quân.

Trong quá trình xây dựng lực lượng, Cứu quốc quân luôn luôn được học tập đường lối chính sách của Đảng như chương trình và điều lệ Việt Minh, nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng, nghị quyết Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng tháng 2 năm 1943... Các buổi sinh hoạt đơn vị, chi bộ, tổ Đảng để kiểm điểm, rút kinh nghiệm công tác và chiến đấu cũng được chú ý tổ chức. Công tác khen thưởng, kỷ luật cũng kịp thời và nghiêm minh.

Với nội dung cụ thể, thiết thực và với hình thức phong phú, công tác giáo dục và rèn luyện để nâng cao trình độ chính trị và tư tưởng của Cứu quốc quân đã tạo nên sức mạnh để chiến thắng kẻ thù, có năng lực tổ chức và lãnh đạo quần chúng. Tất cả cán bộ và chiến sĩ Cứu quốc quân nắm được mục đích tối cao của cách mạng, thấy rõ vai trò và trách nhiệm vinh quang của mình: trung thành tuyệt đối với Đảng, vì Tổ quốc hi sinh, vì nhân dân phục vụ. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, với lòng yêu nước thiết tha và nghĩa đồng bào sâu sắc, cán bộ cũng như chiến sĩ Cứu quốc quân đã nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, chiến đấu anh dũng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhân dân giao phó. Ý thức tổ chức và kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và tự giác, đề cao vũ khí tự phê bình và phê bình, đã đoàn kết Cứu quốc quân thành một khối sắt thép, không một sức mạnh nào có thể tiêu diệt được. Cùng là con em nhân dân lao động các dân tộc, cùng một mục đích và lý tưởng chiến đấu dưới lá cờ của Đảng, cán bộ và chiến sĩ Cứu quốc quân gắn bó với nhau bằng tình thương yêu giai cấp nồng nàn, tình đồng chí trong sáng, gian khổ cùng chịu đựng, khó khăn cùng khắc phục, tất cả cùng một quyết tâm chiến đấu diệt địch, giành lại độc lập và tự do cho dân tộc.

Tóm lại, lịch sử Cứu quốc quân nói lên rằng không thể chiến thắng kẻ địch có ưu thế hơn ta về số lượng và trang bị nếu như không trang bị cho lực lượng vũ trang cách mạng lòng tin và tinh thần quyết tâm diệt địch, không mưu trí và dũng cảm, không thể hoàn thành nhiệm vụ công tác nếu như không quan tâm tổ chức học tập để nắm vững đường lối, chính sách của Đảng. Để có được ý chí chiến đấu cao và năng lực công tác dồi dào, thì phải thường xuyên chăm lo giáo dục và rèn luyện, nâng cao trình độ chính trị và tư tưởng cho lực lượng vũ trang cách mạng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2021, 03:28:22 pm »

5 — Quán triệt đường lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong từng thời kỳ để đề ra phương châm công tác đúng đắn và hình thức đấu tranh thích hợp.

Trong quá trình tổ chức và rèn luyện Cứu quốc quân, Đảng đã chăm lo giáo dục và bồi dưỡng Cứu quốc quân nắm vững đường lối và chính sách của Đảng cũng như chiến thuật, chiến lược và sách lược cách mạng. Chính vì vậy Cứu quốc quân đa thu được nhiều thành tích trong công tác và chiến đấu.

Cứu quốc quân được tổ chức và rèn luyện xuất phát từ đường lối chính trị và phục tùng đường lối chính trị của Đảng. Trước ngày Nhật đảo chính Pháp thì nhiệm vụ chính trị hàng đầu của toàn Đảng là gấp rút chuẩn bị lực lượng để tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền. Quán triệt mục tiêu đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương và Xứ ủy, Cứu quốc quân tích cực xây dựng lực lượng, mở rộng căn cứ địa. Kết quả là, đến đầu năm 1945, lực lượng của Cứu quốc quân, đã có 3 trung đội, địa bàn hoạt động của Cứu quốc quân đã mở rộng thành chiến khu Hoàng Hoa Thám gắn liền với căn cứ Cao Bằng và với phong trào cách mạng trung du và đồng bằng. Trong thời kỳ này, Cứu quốc quân cũng đã phát động các cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang, chống địch khủng bố, bảo vệ lực lượng và căn cứ địa cách mạng, như tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố ở Bắc Sơn, Võ Nhai, như cuộc đấu tranh chống địch khủng bố tháng 11 năm 1944 ở Võ Nhai. Thành công to lớn nhất của tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố ở căn cứ Bắc Sơn —Võ Nhai là Cứu quốc quân đã biết vận dụng linh hoạt chiến thuật du kích, vừa đánh vừa củng cố và phát triển lực lượng, nên đã bảo toàn được lực lượng của mình. Song cuộc đấu tranh này cũng có nhược điểm là, chưa phát động và tổ chức được các cuộc đấu tranh chính trị mạnh mẽ và liên tục của quần chúng để hỗ trợ cho hoạt động du kích của Cứu quốc quân, nhanh chóng đập tan những thủ đoạn đàn áp và thủng bố của kẻ địch. Cuộc đấu tranh chống địch khủng bố ở Võ Nhai tháng 11 năm 1944, Cứu quốc quân và nhân dân đã tung ra những nghị lực phi thường, nhưng do ban lãnh đạo chưa vận dụng đúng đắn chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa, không nắm được tình hình, nên đã gặp nhiều khó khăn, nếu không được Trung ương kịp thời uốn nắn thì chắc rằng không tránh khỏi bị tổn thất.

Coi việc xây dựng lực lượng là nhiệm vụ chủ yếu trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa không có nghĩa là coi nhẹ mặt đấu tranh, kìm hãm phong trào. Phát động các cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang trong thời kỳ này là, nhằm củng cố và phát huy những kết quả của nhiệm vụ vũ trang công tác chứ không phải là để khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của địch, tiêu diệt lực lượng của chúng, như cuộc đấu tranh chống địch khủng bố tháng 11 năm 1944 ở Võ Nhai đã làm. Các cuộc đấu tranh đó phải bảo đảm nguyên tắc tránh bộc lộ lực lượng dẫn tới sẽ bị thủ tiêu, mà phải củng cố và phát triển được lực lượng. Đồng thời các cuộc đấu tranh đó phải biết kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đánh địch với việc tuyên truyền và tổ chức quần chúng, làm công tác binh vận và địch vận, diệt bọn mật thám đầu sỏ.

Cuộc đảo chính lật Pháp độc chiếm lấy Đông Dương của phát-xít Nhật tạo điều kiện cho Đảng ta phát động cao trào chống Nhật cứu nước mạnh mẽ và khởi nghĩa giành chính quyền từng phần. Cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Tuy chưa nhận được chỉ thị của Trung ương, nhưng do quán triệt được chỉ thị, nghị quyết của Đảng đã đề ra từ trước về thời cơ và điều kiện khởi nghĩa, Cứu quốc quân đã nhạy bén, kịp thời chớp lấy thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền.

Đồng thời với việc đẩy mạnh hoạt động quân sự, lấy đó làm nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn khởi nghĩa, Cứu quốc quân cũng rất coi trọng công tác xây dựng và phát triển lực lượng chính trị và tự vệ một cách sâu rộng, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa, củng cố và bảo vệ thành quả đã giành được. Thực tế khi cuộc khởi nghĩa từng phần diễn ra sôi nổi thì, chính là lúc các Hội cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, các đội tự vệ phát triển nhanh nhất, đồng thời số lượng cũng như chất lượng của Cứu quốc quân phát triển một cách nhảy vọt. Lúc này, Cứu quốc quân hướng mọi hoạt động của mình theo phương châm: vừa đánh vừa xây dựng và phát triển lực lượng, chiến đấu để đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển lực lượng. Lực lượng chính trị và tự vệ phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ khởi nghĩa đã tạo điều kiện cho Cứu quốc quân càng đánh lực lượng càng phát triển và càng giành thắng lợi to lớn.

Ở thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền từng phần và đấu tranh chống Nhật bảo vệ vùng giải phóng, Cứu quốc quân kiên quyết tiến công và liên tục tiến công bằng chính trị và vũ trang, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay. Phát huy chỗ mạnh tuyệt đối về chính trị và tinh thần, Cứu quốc quân đã đánh nhiều trận phục kích, công đồn giành thắng lợi to lớn. Dưa vào địa hình rừng núi, đèo cao, rừng sâu để tổ chức phục kích, truy kích Cứu quốc quân đã tạo được những yếu tố bí mật bất ngờ, phát huy chỗ mạnh của mình, hạn chế chỗ mạnh của địch, bảo đảm đánh chắc thắng.

Những cuộc đấu tranh vũ trang của Cứu quốc quân trong thời kỳ chuẩn bị lực lượng cũng như trong thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền cho chúng ta thấy rằng:

a) Trước hết phải nắm vững chủ trương và đường lối cách mạng của Đảng, phải nắm vững thời cơ và điều kiện khởi nghĩa thì cuộc đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa mới giành được thắng lợi.

b) Mặc dù kẻ địch có ưu thế hơn ta về mọi mặt, nhưng nếu biết dựa chắc vào dân và địa hình rừng núi, biết vận dụng linh hoạt chiến thuật du kích, thiên biến vạn hóa, mưu trí, dũng cảm, kiên quyết, mau lẹ và kịp thời thì, ta vẫn có đủ khả năng đánh thắng kẻ địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2021, 03:29:53 pm »

MỘT SỐ KẾT LUẬN

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương và Xứ ủy, đội Cứu quốc quân đã trưởng thành mau chóng trong công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng. Sự trưởng thành mau chóng của Cứu quốc quân gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng của quần chúng ở chiến khu Hoàng Hoa Thám, ở khu căn cứ địa Việt Bắc và sự cổ vũ của phong trào cách mạng toàn quốc. Thắng lợi đã giành được của Cứu quốc quân là rất to lớn. Thắng lợi đó bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng, từ sự thương yêu, đùm bọc của đồng bào các dân tộc. Đồng thời, đó là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và chí căm thù địch sâu sắc; của nhiệt tình cách mạng và ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc; của lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân: của óc thông minh, sáng tạo của toàn thế cán bộ và chiến sĩ đội Cứu quốc quân. Thắng lợi đó là đã xây dựng nên chiến khu Hoàng Hoa Thám có lực lượng chính trị và lực lượng tự vệ đông đảo, góp phần đưa đến sự ra đời của khu giải phóng, căn cứ địa chủ yếu của Cách mạng tháng Tám 1945. Đánh giá về các đội vũ trang đầu tiên của Đảng, đồng chí Lê Duẩn viết: «Sinh ra và lớn dần lên trong phong trào cách mạng rộng lớn của quần chúng, các đội quân Cứu quốc và giải phóng mà thanh thế vượt xa số quân cũng như quy mô những trận chiến đấu của nó, đã góp phần rất quan trọng tạo ra cao trào cứu nước của quần chúng từ 1941 đến 1945»(1).

Sự trưởng thành mau chóng cùng những thắng lợi to lớn mà Cứu quốc quân đã giành được chứng tỏ rằng, đường lối cách mạng và sự chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang cũng như đấu tranh võ trang của Đảng là hoàn toàn đúng đắn. Những kinh nghiệm của Cứu quốc quân để lại rất phong phú, góp phần xây dựng nên truyền thống tốt đẹp của quân đội ta, góp phần vào sự hình thành và phát triển đường lối quân sự cũng như nghệ thuật quân sự của Đảng ta,

Kế tục và phát huy những truyền thống tốt đẹp của Cứu quốc quân, quân và dân các dân tộc thuộc chiến khu Hoàng Hoa Thám trước đây, đã không tiếc công, tiếc của, sẵn sàng hi sinh xương máu của mình, góp phần xây dựng Việt Bắc thành căn cứ địa thần thánh của cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Trong sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và chống Mỹ, cứu nước, quân và dân các dân tộc Việt Bắc đã tích cực xây dựng Việt Bắc vững mạnh về mọi mặt để cùng cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, để chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, cho Tây Nguyên kết nghĩa anh em đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược. Truyền thống của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, của Cứu quốc quân, của Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, của Cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống Pháp đã được phát huy, nhất định ngày càng được nhân dân các dân tộc Việt Bắc phát huy một cách mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở khu ta, góp phần cùng nhân dân cả nước xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà.

Từ «cái hạt giống bé nhỏ... nẩy nở thành cái rừng to lớn»(2), ngày nay Đảng ta và nhân dân ta đã xây dựng được một đội quân cách mạng hùng hậu với các quân chủng, binh chủng hiện đại, đã đập tan mọi bước phiêu lưu quân sự của đế quốc Mỹ, tên sen đầm quốc tế, kẻ thù số một của nhân loại tiến bộ. Hơn ba mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng vinh quang, lực lượng vũ trang cách mạng cùng với nhân dân ta đã «đánh thắng hai đế quốc to — là Pháp và Mỹ»(3). Chúng ta tự hào về lực lượng vũ trang hùng mạnh ngày nay bao nhiêu thì chúng ta lại càng tự hào về những đội vũ trang đầu tiên bấy nhiêu vì nó đã góp phần quan trọng đánh bại đế quốc Pháp, Nhật, đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam — kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Lịch sử Cứu quốc quân mãi mãi là nguồn động viên, cổ vũ quân và dân các dân tộc Việt Bắc trong sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam.


(1) Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nhà Xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1970, tr. 48.
(2) Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1970, tr. 74.
(3) Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1970, tr. 330.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM