Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:23:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thuỷ quân Sông Lô thời chống Pháp xâm lược (1949-1954)  (Đọc 4119 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2021, 08:17:01 am »

ĐỘI 71 THỦY QUÂN CHIẾN ĐẤU DU KÍCH Ở VEN BIỂN ĐÔNG BẮC


Đại tá Nguyễn Việt
Nguyên Chính trị viên Ban nghiên cứu Thuỷ quân - Bộ Tổng Tham mưu - Phó Cục trưởng Cục Khoa học quân sự - Bộ Tổng Tham mưu.
Ghi theo lời kể của đồng chí Vũ Quân, Phi Hoàng, Quang Tiếp, Lê Toàn, Trịnh Tuần, Minh Thái, Xuân Thự...


Vào cuối tháng 4 năm 1951, trong lúc chuẩn bị đưa lực lượng đội Thuỷ binh 71 đi chiến đấu ven biển Đông Bắc (theo kế hoạch đã được duyệt 1950), sắp xếp lại tổ chức Ban nghiên cứu Thủy quân, tiếp tục công tác nghiên cứu xây dụng và tác chiến Thuỷ quân, tiếp tục huấn luyện khoá 2... thì nhận được lệnh Bộ Tổng Tham mưu cho giải thể Ban nghiên cứu Thủy quân (cùng với Ban nghiên cứu Không quân) với lý do tăng cường xây dựng một số đại đoàn chiến đấu chủ lực, giảm quân số ở những cơ quan, đơn vị chưa thật cần thiết, trong đó có cơ quan thuỷ quân và không quân, đưa Đội Thuỷ binh 71 đi chiến đấu ở vùng Đông Bắc, đồng thời chuyển số cán bộ công nhân viên còn lại về cơ quan, trường học hoặc đơn vị thuộc Bộ đóng quân ở khu vực Liên khu 10, Lien khu Việt Bắc.


Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, Ban nghiên cứu Thuỷ quân đã nhanh chóng thực hiện việc giải thể cơ quan, tập trung đưa lực lượng 71 Thuỷ binh đi chiến đấu du kích ven biển, cụ thể như sau:

Chiến đấu ở ven biển Hải Ninh:

- Số cán bộ đội thuỷ binh 71 ra Hải Ninh chiến đấu gồm khoảng 15 đồng chí, anh Trác Vinh Nam, đội phó đội thuỷ quân 71 được chuyển phụ trách tỉnh đội phó tỉnh đội Hải Ninh từ cuối 5/1951 cùng các đồng chí Trần Cang, Vũ Duy Bình, Nguyễn Trịnh Cược, Nguyễn Bá Đức, Vũ Phi Hoàng, Lê Văn Khá, Ngô Văn Mai, Hà Văn Ngữ, Nông Văn Phượng, Phạm Vũ Quân, Trương Văn Thời, Dương Văn Tước, Lê Văn Vỹ... Xuất phát từ Đoan Hùng tháng 6/1951, đi theo đường Bình Ca, Thái Nguyên, Nhã Nam, Hữu Lũng ra đường 1 Chi Lăng, Đồng Mỏ, Lạng Sơn, theo đường 4 xuống Định Lập, rẽ lên Bản Hang cách thị trấn Định Lập 20km về phía Bắc, nơi cơ quan tỉnh đội Hải Ninh đóng quân. Gặp BCH tỉnh đội, mà trực tiếp là tỉnh đội phó Trác Vinh Nam (đã về nhận chức từ cuối 5/1951), anh em được phân công về một số địa phương:


Về huyện đội Móng Cái: 4 đồng chí, Hà Văn Ngữ - Trung đội trưởng, Nguyễn Trịnh Cược - Trung đội phó, Bùi Duy Bình - a trưởng, Nông Văn Phượng- a trưởng. Cả 4 đồng chí đều chuyển về Trung đội 45 (trung đội người Việt) thuộc đại đội địa phương huyện (gồm 3 trung đội: 1 trung đội người Việt, 2 trung đội người Hoa), Trung đội 45 chiến đấu bảo vệ khu căn cứ Pò Hèn - Thán Phún - Tràng Vinh suốt từ 1951-1954.


Về huyện đội Tiên Yên: 4 đồng chí, Nguyễn Bá Đức, trợ lý tác huấn huyện đội, Trần Cang, Đinh Văn Tước, Trương Văn Thời, cả ba đều là tiểu đội trưởng được phân công về đại đội địa phương Tiên Yên.


Về cơ quan tỉnh đội: 4 đồng chí, Lê Văn Vỹ cán bộ trung đội, trợ lý tham mưu tác huấn tỉnh đội, Vũ Phi Hoàng cán bộ trung đội, thư ký BCH tỉnh đội. Phạm Vũ Quân cán bộ trung đội, trưởng ban địch vận tỉnh đội, Năm 1952 đề bạt cán bộ đại đội, về làm Chính trị phó huyện đội Đình Hải (Đình Lặp + Ba Chẽ) kiêm chỉ huy đại đội 35. Năm 1953 về đại đội 54 chủ lực tỉnh làm chính trị viên đại đội. Ngô Văn Mai tiểu đội trưởng bảo vệ tỉnh, sau chuyển sang chỉ huy giao liên tỉnh đội.


Tình hình tỉnh Hải Ninh lúc đó (cuối 1951, đầu 1952) đang rất khó khăn. Địch chiếm đóng rộng, càn quét liên miên, đốt phá làng bản, giết hại nhân dân, cán bộ, thực hiện khủng bố trắng, tung biệt kích thám báo, thổ phỉ phục kích các ngả đường triệt phá tiếp tế, liên lạc giữa các khu căn cứ tỉnh - huyện.     Mặc dù vô vàn khó khăn ác liệt, anh em Thuỷ binh 71 tuy mới đến địa bàn còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng đều quyết tâm trụ bám cơ sở, hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, công tác được giao từ cuối 1951 đến 1954.


Ở Móng Cái: khu căn cứ Tràng Vinh - Pò Hèn - Thán Phún, trung đội 45 địa phương huyện đã bền bỉ xây dựng cơ sở giữ dân, giữ đất, liên tục chiến đấu bảo vệ khu căn cứ:

1952, đánh bại 2 cuộc càn lớn quy mô tiểu đoàn địch, phá âm mưu xây dựng đồn bốt ở núi Lý La nhằm uy hiếp khu căn cứ ta.

1953, tổ chức đội công tác đặc biệt luồn sâu vào địch hậu, đánh phá đường giao thông, phá cơ sở vật chất địch trên đường 4 từ Móng Cái đi Lộc Phủ.

4/1953, phá 1 xe GMC diệt 1 tiểu đội địch trên đường Tài Vân - Lộc Phủ.

Ở Tiên Yên: liên tục đánh địch trên đường Đình Lập - Tiên Yên; Đầm Hà - Tiên Yên; Bình Liêu - Tiên Yên, giành dân giữ dân, xây dựng khu căn cứ.    

1952, đã vận động hơn 40 tên phỉ ra đầu hàng mang theo vũ khí ở vùng Khe Quang - Khe Lục. Đánh bại nhiều lần địch tiến công lấn chiếm vùng giáp ranh Điền Xá - Bắc Lãng; phục kích chống càn bảo vệ khu căn cứ Cường Lợi, Lâm Ca, Đồng Thắng (quanh Tiên Yên).

1953, đánh địch ở Văn Mây, Phong Du, trấn giữ cửa ngõ Tiên Yên, Dương Hải, Hà Lâu, bảo vệ hành lang Tiên Yên, Đầm Hà.

1954, phối hợp Điện Biên Phủ phát động hoạt động du kích rộng khắp Tiên Yên, Đầm Hà, Hà Cối. Đánh mạnh trên đường 4 Đầm Hà, Hà Cối, Chúc Bài Sơn, Tân Mài, diệt phỉ, trừ gian, đẩy mạnh xây dựng cơ sở du kích giam giữ chân địch trong khu vực. Trong quá trình chiến đấu lâu dài ác liệt vùng địch tạm chiếm, một số đồng chí Thuỷ binh 71 đã hy sinh anh dũng như:

- Đồng chí Nông Văn Phượng cán bộ trung đội đã hy sinh khi đang truy kích địch trên đồi Cốc Soóng trong trận chống tiểu đoàn địch càn quét khu vực Tràng Vinh tháng 6/1952.

- Đồng chí Lê Văn Vỹ cán bộ tham mưu tác huấn tỉnh xuống xây dựng cơ sở Tiên Yên - Hà Cối đã hy sinh trong trận đánh mìn ở Tằng Sám Phu - Tây Hà Cối, hè 1954.

- Đồng chí Ngô Văn Mai đội trưởng đội giao liên tỉnh đội đã bảo đảm giữ vững liên lạc giữa tỉnh với huyện, trên các nẻo đường nhiều thổ phỉ, thám báo biệt kích địch hoạt động liên tục ngày đêm, trong điều kiện sinh hoạt vật chất vô cùng thiếu thốn, ăn đói, nhịn khát, lội suối trèo đèo vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Đầu 1953, đồng chí Mai đã xung phong nhận nhiệm vụ mang bộc phá lên đánh lô cốt chính trong trận công đồn Thán Phún và đã anh dũng hy sinh tại đây.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2021, 08:19:48 am »

Sang 1954 sau Hiệp định Giơnevơ. Đồng chí Phạm Vũ Quân, đồng chí Vũ Phi Hoàng được gọi về Cục Tác chiến 8/1954, thành lập bộ phận nghiên cứu Hải quân, chuẩn bị xây dựng Cục phòng thủ bờ bể 5/1955.

- Đồng chí Hà Văn Ngữ, Nguyễn Trịnh Cược, Vũ Duy Bình được điều về tiểu đoàn 470 vào quý 3/1955, thuộc Cục Phòng thủ bờ bể, trong đó đồng chí Nguyễn Trịnh Cược, trợ lý tác huấn d470; đồng chí Hà Văn Ngữ, đại đội trưởng tiểu đoàn 470 bảo vệ bán đảo Trà Bình (Trà Cổ) cùng Vũ Duy Bình.

Còn số khác tiếp tục công tác tại địa phương Hải Ninh.

Chiến đấu ven biển đặc khu Hòn Gai cuối 1951 -1954:

Số cán bộ học viên nhận nhiệm vụ đi hoạt động du kích ven biển Đặc khu Hòn Gai khoảng 15 đồng chí:

Cán bộ đại đội: Nghiêm Xuân Hùng, Thanh Văn Minh (sau về Ban chỉ đạo du kích biển liên khu Việt Bắc).

Cán bộ trung đội: Trần Quang Cánh (tức Lê Toàn), Nguyễn Xuân Triết, Đinh Văn Chí, Trần Quang Hậu, Vũ Ngọc Dấu.

Cán bộ tiểu đội: Cúc, Tạn, Cống, Quả, Chỉnh và một số đồng chí nữa.

Cuối tháng 6/1951, hành quân từ Đoan Hùng sang Thái Nguyên qua Bố Hạ về An Châu, Sơn Động đến Thanh Sơn - Vị Loại, nơi đóng quân Đặc khu Hòn Gai.

Cùng đi có đồng chí Phan Tiền Đạo cán bộ Thuỷ quân, trưởng BCĐ du kích biển liên khu Việt Bắc đến trao đổi thống nhất với địa phương về nhiệm vụ xây dựng, hoạt động chiến đấu du kích ven biển Đặc khu Hòn Gai, phân phối sử dụng cán bộ Ban nghiên cứu Thuỷ quân làm nòng cốt chiến đấu...

BCH đặc khu sau khi nghiên cứu địa bàn các đảo và khả năng số cán bộ Thuỷ quân mới về đã quyết định sử dụng tập trung từng tổ đưa ra đảo Quán Lạn, Ngọc Vừng, Dô La... thuộc huyện Cẩm Phả.

Do vùng địch tạm chiếm lan rộng, đường dây liên lạc bị cắt đứt, nên phải đi vòng từ Vị Loại ra Đình Lập sang Bình Liêu, cơ quan tỉnh đội Hải Ninh chuyển về Cẩm Phả, Mông Dương. Sau đó, Đặc khu tạm dừng việc phái ra đảo, sử dụng cả chục đồng chí thuỷ quân (trừ đồng chí Nghiêm Xuân Hùng, Nguyễn Minh Triết, Đinh Văn Chí, Trần Quang Hậu đi nhận công tác khác) về chiến đấu ở đại đội Hồ Chí Minh thuộc đặc khu vào cuối năm 1951.


Đại đội Hồ Chí Minh gồm đa số công nhân mỏ, là đại đội địa phương mỏ, thành lập từ cuối 1946, có vinh dự lớn là mang tên Bác, được giao nhiệm vụ. Xây dựng cơ sở địch hậu ven biển Hòn Gai, chiến đấu bảo vệ căn cứ kháng chiến, bảo vệ nhân dân sản xuất, chuẩn bị chiến trường đón chủ lực đến tác chiến trên địa bàn, tổ chức đường dây đưa đón cán bộ, bộ đội ra vào khu tạm chiếm. Căn cứ của Đại đội ở vùng Hoành Bồ.


Anh em Thuỷ quân nhanh chóng hoà nhập, đã cùng đơn vị chiến đấu hoạt động từ cuối 1951 đến 1954, lập nhiều thành tích xây dựng căn cứ du kích, bảo vệ địa phương ven biển Hòn Gai, diệt nhiều địch, trừ nhiều phỉ và phản động, trong đó nổi lên vài trận như:

1952: Phục kích ở Cựa Gà, diệt 2 xe địch, thu 1 súng cối và trên 100 súng trường Mas. Phục kích Đồng Ho diệt 30 tên, trong đó có 1 quân trưởng, 1 quan 2, 1 quan 1, thu 8 tiểu liên Tulles, 3 súng ngắn cùng nhiều quân trang quân dụng.

6/1954: Tập kích bốt Giếng Đáy, cách Bãi Cháy 8km, diệt và bắt 21 tên (trong đó có vợ chồng tên đồn trưởng người Hoa, thu 20 súng cùng nhiều trang bị kỹ thuật khác).

7/1954: Đang bao vây, pháo kích, uy hiếp bức hàng đồn Đá Trắng gồm 80 tên thì vừa lúc Hiệp định Giơnevơ được ký kết.

Quá trình chiến đấu trên địa bàn Hòn Gai là quá trình vượt qua nhiều khó khăn gian khổ trong nhiều ngày, nhiều tháng, năm. Đơn vị vừa đánh giặc, vừa xây dựng cơ sở địa phương, giữ dân, giành dân, vừa bảo vệ sản xuất, vừa bảo vệ đường dây nối liền khu căn cứ vào sâu trong địch hậu, vừa tiễu phỉ trừ gian. Bọn phỉ hoạt động ác liệt, chúng thường xuyên lùng sục Việt Minh để lấy thưởng. Cứ 1 cái tai của Việt Minh là Tây thưởng 50 kg gạo. Ngoài ra, còn phải tự lực giải quyết lương thực thực phẩm, thương binh... đi lấy gạo mất 6 - 7 ngày luồn rừng ra đến kho gạo vùng Mai Sưu - Tân Mộc; thường xuyên sử dụng một trung đội thay nhau đi lấy gạo; cáng 1 thương binh về quân y ở khu hậu phương thường mất 1 tiểu đội đi cả tuần tới nửa tháng...


Trong thời gian 1951 - 1954, trong số 10 đồng chí Thuỷ quân về đại đội Hồ Chí Minh, tất cả đều chiến đấu dũng cảm, lập công, giữ vững phẩm chất đạo đức quân nhân, đều được khen thưởng. Một số đồng chí bị hy sinh trong chiến đấu như: đồng chí Chỉnh, đồng chí Cúc...

Sau khi hoà bình được lập lại 7/1954, địch vẫn ở lại Hòn Gai theo Hiệp định 300 ngày cho đến 5/1955 mới rút.

Đại đội Hồ Chí Minh được đặc khu giao nhiệm vụ cùng huyện Cẩm Phả tuyên truyền vận động nhân dân các đảo Cái Bầu, Cái Rồng, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Dô La, Vạn Hoa... đứng lên xây dựng cơ sở cách mạng, lật đổ chính quyền cũ, lập chính quyền nhân dân.

Đến 5/1955, đại đội cùng Trung đoàn 50 khu Tả Ngạn nhận nhiệm vụ tiếp quản thị xã Hòn Gai.

Đi đầu là đại đội Hồ Chí Minh, địch rút đến đâu, đại đội tiến theo đến đó, từ cuối thị xã đến bến phà Bãi Cháy.

Tiếp quản xong, đại đội được giao nhiệm vụ bảo vệ nhà máy điện Cọc 5 - Hà Tu - Hà Lầm.

Anh em Thuỷ quân tiếp tục công tác, hoạt động trong đội hình đại đội Hồ Chí Minh. Sau đó cấp trên điều động mỗi người một ngả, không có tin của nhau, chỉ được biết vài ba đồng chí:

- Đồng chí Nghiêm Xuân Hùng hy sinh khi về tập huấn ở Sơn Tây 1954.

- Đồng chí Đinh Văn Chí về Ban nghiên cứu Hải quân Cục Tác chiến ngay từ 10/1954, sau đó ít năm chuyển về Cục Quân báo (đã mất).

- Đồng chí Trần Quang Hậu về Bộ Tư lệnh pháo binh (đã mất).

- Đồng chí Trần Quang Cánh về trinh sát quân khu tả ngạn, sau sang đặc công, là Thiếu tướng - Phó Tư lệnh Chính trị Binh chủng Đặc công (đã mất 2005).


Chiến đấu ven biển Quảng Yên (1951-1954):

Đội Thuỷ binh 71 ra chiến đấu ven biển Quảng Yên chia thành hai bộ phận:

- Bộ phận đổ bộ lên đảo Cát Bà (sẽ trình bày ở phần sau).

- Bộ phận về một số huyện như Yên Hưng, Cát Hải, Đông Triều, Kinh Môn..., về tiểu đoàn Bạch Đằng địa phương tỉnh và về cơ quan tham mưu - chính trị tỉnh đội Quảng Yên vào thời điểm đầu tháng 7/1951, quân số khoảng 20 đồng chí như: Trịnh Tuần, Trần Duy Hợi, Nguyễn Quang Tiếp, Nguyễn Phú Đạt, Trần Thọ, Bình, Đỉnh, Mộc...

Địch lúc này chiếm đóng dày đặc chiến trường Quảng Yên, tuyến boong ke vững chắc mới xây dựng dọc đường 18 từ Phả Lại, Đông Triều, Uông Bí, Yên Lập ra đến Bãi Cháy, Hòn Gai. Chúng thường xuyên càn quét, phát triển thổ phỉ, biệt kích, hoạt động ven rừng dãy núi vòng cung Đông Triều, Yên Tử, Hoành Bồ...

Anh em đội Thuỷ binh 71 ra chiến trường Quảng Yên ban đầu còn bỡ ngỡ, nhưng đã nhanh chóng hoà nhập địa bàn, trụ bám cơ sở du kích, cùng quân dân tại chỗ chiến đấu quyết liệt, chống càn quét, diệt nhiều địch, giữ vững và phát triển khu căn cứ du kích trong vùng địch tạm chiếm ờ từng huyện suốt từ cuối 1951 đến 1954 hoà bình được lập lại. Trong quá trình trụ bám lâu dài đã trải qua nhiều cuộc càn quét của địch như: Bôlêrô 1952 vùng Kinh Môn, Đông Triều, Chí Linh, Yên Hưng 1952- 1953, và nhiều trận chiến đấu giành thắng lợi như ở Yên Hưng - Cát Hải, Đông Triều, Kinh Môn... Một số đồng chí đã anh dũng hy sinh ở Quảng Yên như. Đồng chí Dương Đình Ấu - đại đội trưởng từ đảo Cát Bà về đại đội 908 tiểu đoàn Bạch Đằng thuộc tỉnh đội đã hy sinh trong trận chống càn dài ngày ở xã Văn Đức, Chí Linh 1952. Đồng chí Đàm Nguyệt - trung đội trưởng đã hy sinh trên trục đường Mạo Khê, Tràng Bạch 1952. Đồng chí Mộc, Bình, Đỉnh hy sinh trong trận Nhị Chiểu dọc sông Kinh Thầy,...


Một số đồng chí bị địch bắt trong chống càn như: Đồng chí Nguyễn Quang Tiếp cán bộ trung đội bị bắt 1952 ở chiến trường Yên Hưng khi đang vận động địch ra hàng (địch vận) ở thị xã Quảng Yên. Địch đưa về Đoạn Xá - Hải Phòng, sau đến cuối 1953 đưa sang Lào làm tù binh phục vụ lao công, đã chạy trốn được, kịp về chiến đấu bảo vệ đèo Phađin Điện Biên Phủ 1954. Đồng chí Nguyễn Phú Đạt - cán bộ trung đội bị bắt ở xã Xuân Sơn - Đông Triều trong chống càn dọc đường 18, đã kiên cường không cung khai cơ sở du kích, địa điểm cơ quan tỉnh, bị địch đưa đi đày ở Côn Đảo. Nhưng khi dừng chân ở Mỹ Tho - Nam Bộ đã vượt ngục ra chiến đấu trong đội hình bộ đội địa phường Mỹ Tho, đến 1954 tập kết ra Bắc, tiếp tục công tác và chiến đấu, khi nghỉ hưu là đại tá.


Tóm lại, số các đồng chí đội 71 ra chiến trường ven biển Quảng Yên đã nhanh chóng hoà nhập địa bàn, cùng quân dân địa phương chiến đấu anh dũng dài ngày trong lòng địch, hoàn thành nhiệm vụ công tác và chiến đấu.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2021, 08:21:32 am »

Chiến đấu trên đảo Cát Bà 1951-1954:

Tháng 6/1951 bộ phận ra Cát Bà, vẫn mang bí danh đội 71 do đồng chí Dương Đình Ấu làm đội trưởng, đồng chí Trần Minh Thái làm chính trị viên - bí thư chi bộ, gồm trên dưới 40 đồng chí từ cấp tiểu đội, trung đội đến đại đội, thành phần có nhiều đồng chí là dân vùng biển thạo nghề sông nước, trang bị đầy đủ súng đạn bộ binh, có tới 4 trung liên, do đội 71 mang về từ Trung Quốc.


Nhiệm vụ được BCH tỉnh đội Quảng Yên giao là bí mật an toàn đổ bộ lên đảo Cát Bà, làm nòng cốt hoạt động chiến đấu, xây dựng cơ sở, phát động phong trào đánh du kích trên đảo, tránh đánh lớn, chỉ hạn chế trong đánh nhỏ lẻ cấp tiểu đội. Một ngày cuối tháng 6/1951, đội xuất phát ra đảo, người dẫn đường là trung đội trưởng trinh sát Đàm Nguyệt, nguyên học viên Thuỷ quân khoá I, thông thạo địa bàn Quảng Yên, Uông Bí, Yên Hưng, Cát Hải. Đội hành quân, đi theo ven dãy núi Yên Tử, Vàng Danh, Lán Tháp đến Băng Cô, Chùa Lôi, đổ sang Yên Lập, vượt đường 18, vào trú quân tại 1 hang thuộc Yên Cư - Đại Đán (là làng Tề nhưng "Tề kháng chiến"), lọt vào giữa phòng tuyến đường 18 và ven biển của địch, cách các đồn Pháp ở xung quanh chỉ độ 1,5 - 2km, sau 4 ngày đêm hành quân vất vả, ngay sáng hôm sau đến Yên Cư, đồng chí Đàm Nguyệt đi trinh sát tìm thuyền ra đảo.


Gặp một chủ thuyền buồm lớn, là người Trà Cổ đi buôn giữa các vùng ven biển, ta vừa động viên thuyết phục, vừa có ý bắt buộc là bộ đội phải đi ngay, nếu ở lại bị lộ sẽ xảy ra tác chiến, ảnh hưởng đến nhân dân. Sau một thời gian thương lượng, được chủ thuyền đồng ý, anh em chuẩn bị ra đảo, đặt kế hoạch tác chiến trên thuyền nếu gặp địch tuần tiễu, đề xuất vài ba phương án có thể xảy ra. Đến chiều tối, bắt đầu cuộc hành quân trên thuyền buồm ra đảo, cự ly độ trên 20km thì tới xã Gia Luận xã địa đầu phía Bắc của đảo.


Cuộc hành quân đã may mắn không gặp địch, chỉ thỉnh thoảng nghe tiếng động cơ tàu địch từ xa vẳng tới. Đến 3 giờ sáng, thuyền đổ quân xuống bãi sú, phải lội một quãng khá dài mới vào đến bờ. Chỉ huy thay mặt anh em cảm ơn ông chủ thuyên và gửi biếu một số tiền, gạo. Ông chủ vui vẻ nhận, nhưng xin gửi lại để ủng hộ bộ đội đánh giặc, giải phóng quê hương vùng biển. Thế là 5 ngày đêm hành quan luồn rừng, vượt đèo, qua biển giữa vòng vây các tuyến cứ điểm Pháp, đội 71 đã đổ bộ bí mật, an toàn lên đảo Cát Bà.


Cát Bà - một đảo dài 16km, rộng 12km, là đảo lớn nhất của huyện Cát Hải. Ở phía Nam đảo có pháo đài hải quân Pháp ở ngay bên thị trấn Cát Bà. Cát Bà và Đồ Sơn là 2 pháo đài lợi hại án ngữ hai bên cửa Nam Triệu, cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ vào Hải Phòng lên Hà Nội. Cát Bà là căn cứ du kích của ta, có đại đội địa phương huyện 919, nay có thêm Đội Thuỷ binh 71 đến tăng cường hoạt động xây dựng phong trào chiến tranh du kích địa phương. Có thể nói ngoài vùng pháo đài địch và thị trấn địch kiểm soát chặt chẽ, còn nhiều nơi trên đảo Cát Bà đều là "vùng ta", nào khu căn cứ Hà Sen, nào xã Chân Châu, Gia Luận... Tuy nhiên, vùng ta vẫn thiếu đói nhiều, lương thực chính trên đảo là bắp ngô, phải ăn rất dè sẻn mới giảm được đói triền miên, ít ngày sau khi đổ bộ lên đảo, cấp trên chỉ định đồng chí Dương Đình Ấu Đội trưởng Đội 71 kiêm huyện đội phó Cát Hải, Đại đội phó Đại đội 919; đồng chí Trần Minh Thái - Chính trị viên Đội 71 kiêm Chính trị phó huyện đội Cát Hải, Chính trị phó Đại đội 919.


Huyện đội trưởng kiêm đại đội trưởng Đại đội 919 là đồng chí Võ Hiệp Cương, nguyên đại đội trưởng Thuỷ quân từ Đoan Hùng mới ra đảo cuối 1950 đầu 1951. Như vậy cả 3, chỉ huy ở Cát Bà đều là quân của Ban Nghiên cứu Thuỷ quân. Quá trình chiến đấu tại đảo từ 1951 đến 1955 là quá trình vừa chiến đấu du kích nhỏ lẻ, vừa xây dựng cơ sở vận động quần chúng, vừa tích cực chống càn quét bảo vệ sản xuất, bảo vệ tính mạng tài sản nhân dân.


Một số trận đánh du kích trên đảo 1951-1954:

2/9/1951: một tổ du kích với bẫy đá đã chống càn thắng lợi ở vùng quanh thị trấn, bắt sống 1 tên địch, thu một súng trường.

1952, quân dân Hà Sen, trong đó có Đội 71 đã đánh nhiều trận chống càn thắng lợi, buộc địch từ cuối 1952 đến 1954 không dám càn vào căn cứ ta. Cũng trong năm 1952, tỉnh điều động một số cán bộ đội 71 đi nhận công tác khác trong tỉnh, huyện, như đồng chí Dương Đình Ấu, Trần Minh Thái về tiểu đoàn Bạch Đằng địa phương tỉnh.

Quá trình chiến đấu dài ngày trên đảo có một số đồng chí hy sinh anh dũng như: Đồng chí Tuấn Chi - Chính trị viên đại đội, đồng chí Tràng, đồng chí Kỵ, đồng chí Đàm Nguyệt... thuộc đại đội 919.

Bộ phận chỉ đạo hoạt động du kích ven biển Đông Bắc thuộc Phòng Tham mưu Liên khu Việt Bắc (1951-1954):

Sau khi giải thể cơ quan Ban nghiên cứu Thuỷ quân, Bộ Tổng Tham mưu chủ trương thành lập một bộ phận chỉ đạo hoạt động, xây dựng du kích ven biển Đông Bắc (tức Ban 6) thuộc Phòng Tham mưu Liên khu Việt Bắc từ cuối tháng 6/1951. Bộ phận này gồm 7 đồng chí: Trưởng ban Phan Tiền Đạo (tức Trần Thông Bảo) cán bộ cấp tiểu đoàn, nguyên cán bộ chỉ huy Ban nghiên cứu Thuỷ quân, vốn là thuyền trưởng tàu buôn Pháp. Thanh Văn Minh, Lê Trường Đa, cán bộ cấp đại đội, đều là Thuỷ binh thời Pháp. Đồng chí Đa chuyên chịu trách nhiệm huấn luyện dân quân du kích toàn liên khu (bao gồm cả du kích biển). Trần Kỳ tốt nghiệp Trường sĩ quan Lục quân, Trung đội trưởng Đội Thuỷ binh 71. Cao Xuân Thự, Trần Văn Đương, học viên Đội Thuỷ binh 71. Văn Bích Liên, nữ văn thư Ban NCTQ (ngay sau khi thành lập bộ phận, chuyển về kho Dược, Cục Quân y).


Nhiệm vụ của bộ phận (ban 6): Theo dõi tình hình địch ta ở ven biển Đông Bắc, Nghiên cứu chỉ đạo xây dựng, hoạt động, chiến đấu du kích ven biển các tỉnh Hải Ninh, Đặc khu Hòn Gai, Quảng Yên, đặc biệt chú trọng các khu căn cứ du kích tỉnh, huyện vùng địch tạm chiếm. Sau một thời gian công tác, sang năm 1952 để giảm biên chế, sáp nhập với cơ quan Tác huấn, Phòng tham mưu Liên khu Việt Bắc, đồng chí Phan Tiền Đạo được chỉ định làm Trưởng ban tác huấn.


Nội dung công việc, ngoài công tác nghiên cứu chỉ đạo tại cơ quan, anh em đều thay nhau xuống địa phương tới các khu căn cứ du kích ven biển, các hải đảo để xâm nhập thực tế, nghiên cứu rút kinh nghiêm xây dựng huấn luyện, hoạt động và chiến đấu, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích ven biển Đông Bắc. Ngoài công tác chuyên môn anh em còn đảm nhiệm một số công tác Đảng tại cơ quan như: Đồng chí Thanh Văn Minh, bí thư chi bộ Phòng Tham mưu, đồng chí Lê Trường Đa, uỷ viên kiểm tra liên chi uỷ liên chi tham mưu - chính trị cơ quan liên khu. Đồng chí Trần Kỳ, Trần Văn Đương, chi uỷ viên chi bộ tham mưu. Quá trình công tác tại cơ quan tham mưu liên khu, số các đồng chí Ban nghiên cứu Thuỷ quân đều tích cực cố gắng công tác, sâu sát cơ sở địa phương, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng chí Trần Kỳ đã hy sinh trong chống càn Dromadaire của Pháp năm 1953 tại địch hậu Vĩnh Phúc. Sang năm 1953, một số đồng chí thuyên chuyển công tác: Đồng chí Phan Tiền Đạo về Cục Tác chiến 1953. Đồng chí Lê Trường Đa chuyển phụ trách tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn vận tải ô tô Tổng cục Hậu cần 1953, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.


Đến 1954, hoà bình lập lại: Đồng chí Phan Tiền Đạo, Thanh Văn Minh được điều về bộ phận nghiên cứu Hải quân Cục Tác chiến từ 10/1954, chuẩn bị thành lập Cục Phòng thủ bờ bể 1955. Đồng chí Lê Trường Đa 1955 về phụ trách Xưởng 46 - xưởng sửa chữa, đóng tàu Hải quân. Đồng chí Cao Xuân Thự đi chiến dịch Đường 13 Đông Bắc, chuẩn bị đánh Đồi Ngô, Cầu Lồ - Lục Nam tháng 6-7/1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Tiếp đến hoà bình lập lại, đi trả tù binh Âu Phi ở Việt Trì 1954.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2021, 08:26:15 am »

TỰ HÀO ĐƯỢC LÀM "GẠCH NỐI" GIỮA
ĐỘI THỦY QUÂN SÔNG LÔ VỚI QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN


Đại tá Trịnh Tuần
Nguyên Chủ nhiệm Chính trị
Quân chủng Hải quân


Tốt nghiệp khoá huấn luyện Thuỷ quân du kích thuộc Đội 71 từ Trung Quốc trở về nước, tôi cũng như bao bạn bè đều có một tâm trạng háo hức mong đợi sớm được giao nhiệm vụ công tác ở bất kỳ một đơn vị nào thuộc ngành Thuỷ quân non trẻ của Quân đội ta. Song niềm vui chưa đến thì nỗi buồn đã làm tiêu tan mọi ước mơ hy vọng, khi chúng tôi được tin Bộ chủ trương giải thể Thuỷ quân. Mặc dù lúc đó chúng tôi hiểu được hoàn đất nước ta đang gặp khó khăn về trang bị và điều kiện hoạt động của Thuỷ quân nhưng do tâm lý tiểu tư sản nôn nóng, thích bay bổng của lính học sinh nên việc giải thể Thuỷ quân đã đem cho chúng tôi một sự hụt hẫng rất lớn.


Vào một buổi sáng đầu Hạ năm 1951, các đại đội học viên được tập hợp trên một bãi đất trống ở bìa rừng làng cỏ ven sông Chảy để đón Thủ trưởng Bộ xuống thăm. Cả đội ngũ thống nhất tề chỉnh trang nghiêm, đang hướng về khán đài thì Thiếu tướng Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái xuất hiện trong trang phục màu cỏ úa, tóc húi cua. Sau khi nhận báo cáo của trực ban, đồng chí niềm nở nói chuyện với chúng tôi thân mật như một người anh. Đồng chí thông báo cho chúng tôi về tình hình chung, những thuận lợi và bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kể từ sau chiến thắng biên giới phía Bắc, đồng thời cũng nêu lên những khó khăn mà chúng ta phải vượt qua để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Cuối cùng đồng chí đề cập đến chủ đề chính cần phải đả thông giải thích cho chúng tôi: "Đất nước ta có bờ biển dài và nhiều sông ngòi, nhất định phải có lực lượng thuỷ quân tương xứng để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay chưa có điều kiện để xây dựng thuỷ quân như mong muốn, một mặt vì trang bị và địa bàn cho thuỷ quân hoạt động rất khó khăn, mặt khác Bộ đang cần tập trung nhân lực, vật lực để xây dựng một số đơn vị chủ lực, cần phải cắt giảm quân số và chi tiêu ở những nơi chưa thật cần thiết. Do vậy, Bộ chủ trương giải thể Thuỷ quân và Không quân. Bộ giao cho Ban nghiên cứu Thuỷ quân việc phân bổ số cán bộ học viên ở đây sao cho hợp lý để phát huy được kiến thức quân sự và trình độ văn hoá mà anh em đã được đào tạo. Ngoài việc chuyển đại bộ phận đi học Lục quân, Pháo binh và các đơn vị khác, giữ lại đội hình 71 thuỷ quân đưa đi xây dựng du kích biển ở vùng Đông Bắc theo phương án đã bàn. Số anh em này trực thuộc các tỉnh đội, đặc khu đội vừa hoạt động chiến đấu vừa làm quen với chiến trường sông biển...". Thế là mọi câu hỏi đặt ra đã được giải đáp rõ ràng. Dù nuối tiếc bâng khuâng, chúng tôi đều nhất trí với trên, nhất là số thành viên thuộc đội Thuỷ quân 71, may mắn và vinh dự được giao nhiệm vụ "Ra vùng Đông Bắc hoạt động chiến đấu làm quen với chiến trường sông biển", càng ghi nhớ sâu sắc, đây là những lời có hàm ý: nhắn nhủ, gửi gắm, tin cậy... của cấp trên đối với chúng tôi, nên đã vơi đi phần nào tâm trạng nuối tiếc của mình. Sau buổi họp mặt, một loạt những quyết định điều động được triển khai, Đội 71 cũng được biên chế nhiều bộ phận và chuẩn bị lên đường.


- Về cơ quan tham mưu Liên khu Việt Bắc 7 người do đồng chí Phan Tiền Đạo (nguyên là Phó ban nghiên cứu Hải quân) phụ trách, có nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo hoạt động du kích vùng ven biển trong đó có hoạt động cùa Đội 71 Thuỷ quân.

- Về tỉnh đội Hải Ninh, đặc khu đội Hòn Gai, mỗi nơi khoảng 15 người.

- Còn lại khoảng trên 60 người về tỉnh đội Quảng Yên và đổ bộ lên đảo Cát Bà.

Buổi chia tay trước lúc lên đường thật xúc động lưu luyến. Tôi cùng Thọ Sơn, Trần Thọ ngồi tâm sự tới khuya, khi ra về chúng tôi cứ ôm nhau khóc bởi cuộc chia tay không biết còn có ngày gập lại.


Đến Quảng Yên chúng tôi được thông báo tình hình đặc điểm địa lý, so sánh lực lượng địch - ta, sự phát triển không đều giữa các vùng. Nét nổi bật nhất ở đây là chiến tranh du kích đã phát triển mạnh mẽ. Ta đã làm chủ được nhiều vùng rộng lớn từ Kinh Môn, Chí Linh, Đông Triều, Nam Sách, dọc hai bên quốc lộ 18 chiến lược, từ Phả Lại đi Hòn Gai... Quảng Yên thực sự trở thành một địa bàn tranh chấp, giành giật giữa ta và địch, nên rất cần cán bộ để phát triển lực lượng chiến đấu trên sông, biển và các hải đảo.    Tiếp nhận chúng tôi, lãnh đạo chỉ huy địa phương rất mừng. Mọi người đều coi trọng vì chúng tôi không chỉ là những cán bộ chủ lực biệt phái mà còn là những cán bộ có trình độ văn hoá, được đào tạo thuỷ quân từ Trung Quốc về. Nhưng hầu hết chúng tôi còn trẻ, đều là những "lính cậu" mới rời thao trường, chưa từng trải trong hoạt động chiến đấu địch hậu, nên có đôi chút e ngại.


Sáu người được điều về cơ quan tham mưu tỉnh đội là Nguyễn Phú Đạt, Trần Duy Hợi, Trần Thọ, Nguyễn Quang Tiếp và tôi). Số còn lại đông hơn (gần 50 người) được giữ nguyên phiên hiệu Đội 71 do đồng chí Dương Đình Ấu và Trần Minh Thái chỉ huy tiếp tục hành quân bí mật "đổ bộ" lên đảo Cát Bà. Tại đây theo kế hoạch đã định, đồng chí Võ Hiệp Cương, nguyên là Đại đội trưởng Đại đội khung huấn luyện học viên Thuỷ quân đã được điều ra làm huyện đội trưởng kiêm đại đội trưởng đại đội địa phương huyện đảo Cát Hải (gồm 2 đảo Cát Hải, Cát Bà lúc đó đều thuộc tỉnh Quảng Yên). Đồng chí Cương được Bộ giao nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng và cơ sở để tiếp nhận Đội Thuỷ binh 71 ra đảo. 
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2021, 08:28:07 am »

Thế rồi tất cả chúng tôi đều lao vào nhiệm vụ mới tại một chiến trường đầy khó khăn gian khổ và ác liệt. Nếu không có nghị lực của tuổi trẻ và nhất là không có sự yêu thương đùm bọc của đồng bào, đồng chí ở vùng địch hậu Quảng Yên lúc đó chúng tôi khó có thể vượt qua. Với mong muốn được thử sức và cống hiến, chúng tôi sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ, chấp nhận mọi thử thách và gian lao. Trải qua nhiều cương vị khác nhau, từ trợ lý tham mưu tác chiến, cán sự dân quân, cán sự tổ chức bảo vệ chính trị, rồi làm chính trị viên một đại đội thuộc tiểu đoàn chủ lực của Tỉnh, tôi đã từng trực tiếp đi xuống các đại đội, trung đội truyền đạt kế hoạch và chỉ đạo các chiến đấu, phục kích, tập kích chống càn.... hoặc khi được giao nhiệm vụ vào các vùng trắng, để khôi phục xây dựng cơ sở, phát động đấu tranh chính trị, chiến tranh du kích, phá tề trừ gian....Chúng tôi cùng chia sẻ cùng lăn lộn với bộ đội, với cán bộ và nhân dân địa phương, từng chịu nhiều trận càn khốc liệt như trận càn mang tên "Bolero" năm 1952.


Được theo dõi tình hình từ cơ quan tham mưu tỉnh đội, chúng tôi rất lạc quan trước bước triển khai thuận lợi, suôn sẻ của Đội 71 tại đảo Cát Bà. Toàn đội được hợp nhất với Đại đội 919, đồng chí Dương Đình Ấu được bổ nhiệm là Huyện đội phó kiêm đại đội phó, Trần Minh Thái là chính trị viên phó huyện đội, kiêm chính trị viên phó đại đội. Nhìn hình thức thì 919 là đại đội địa phương cấp huyện, nhưng thực chất là một đại đội rất mạnh mà chiến sĩ được tuyển chọn từ dân quân du kích vùng biển. Đội ngũ cán bộ từ đại đội trung đội, tiểu đội hầu hết đều là cán bộ học viên Thuỷ quân tăng cường.


Đến đây càng thấy ý định của cấp trên thật rõ ràng nhất quán, đưa số cán bộ học viên thuỷ quân ra vùng biển Đông Bắc và đặc biệt là Đội 71 ra đảo Cát Bà là muốn dựa vào đảo, xây dựng và phát triển lực lượng đánh địch trên biển mà đối tượng chính là các tàu hải quân Pháp hoạt động xung quanh đảo có căn cứ tại thị trấn Cát Bà, chỉ cách căn cứ của huyện đội (thuộc các xa Trân Châu, Xuân Đám...) chừng 5 - 6km, nhưng lực bất tòng tâm. Hàng ngày trên đảo chúng ta quan sát, phát hiện các tàu địch ngang nhiên hoạt động trước mắt mình mà không làm gì được.


Điều trăn trở thấm thìa của chúng tôi là: Xây dựng lực lượng phát động chiến tranh du kích trên biển... là một nhiệm vụ khó khăn nặng nề, một sự uỷ thác tin cậy. Chúng tôi đã cố gắng, nhưng thực tế khó khăn quá lớn, khả năng của ta chưa thể vượt qua nên chưa làm được gì đáng kể. Nguyên nhân này trước đó đã được dự báo: "khi mà bộ đội ta còn thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu cả những vũ khí thô sơ thông thường trang bị cho bộ đội địa phương thì lấy đâu ra tiền bạc để đóng tàu thuyền, sắm vũ khí cần thiết theo yêu cầu chiến đấu trên biển".


Trong hoạt động và chiến đấu dù ở những đơn vị, những lĩnh vực khác nhau, nhưng đã là thành viên Đội 71 Thuỷ quân, mọi người đều thể hiện được phẩm chất và bản lĩnh kiên cường, dũng cảm đối mặt với kẻ thù trên chiến trường cũng như trong lao tù khi chẳng may bị địch bắt. Nhiều đồng chí đã hy sinh anh dũng như Dương Đình Ấu, Đàm Nguyệt, Nguyễn Tuấn Chi, bị thương nặng hoặc bị bắt như Trần Minh Thái, Nguyễn Phú Đạt, Nguyễn Quang Tiếp... Bản thân tôi cũng đã nhiều lần rơi vào tình huống nguy hiểm khi bị địch phục kích, bị bao vây và xăm hầm, hoặc bị lũ cuốn khi đang vượt sông Kinh Thầy nhưng đều may mắn vượt qua.


Chúng tôi rất tự hào vì những ngày được sống và chiến đấu trong vùng địch hậu Quảng Yên, tự hoà được Đảng bộ, quân và dân địa phương tin yêu, nuôi dưỡng, chở che như chính con em và người thân của mình.


Thời gian trôi đi, sau chiến dịch Điện Biên Phủ tinh thần quân địch suy sụp rệu rã. Tại chiến trường Quảng Yên, chúng tôi đang hăng hái chiến đấu và chiến thắng thì Hiệp định Giơnevơ được ký kết, chúng tôi được lệnh chuẩn bị tập kết quân về khu vực quy định. Lúc này tôi đang làm chính trị viên một đại đội chủ lực của tỉnh đội, chưa kịp rút quân về vị trí tập kết thì nhận được lệnh về Bộ nhận công tác mới (lúc đó vào khoảng cuối tháng 8-1954).


Từ huyện Nam Sách nơi đơn vị đang hoạt động, tôi phải quay vào căn cứ Tỉnh đội ở sâu trong rừng thuộc huyện Sơn Động để làm thủ tục thuyên chuyển. Mọi việc được giải quyết nhanh chóng, tôi còn đủ thời gian thăm hỏi và chia tay với các đồng chí thủ trưởng cấp trên và bạn bè. Đến giữa tháng 9, tôi có mặt ở trạm đón tiếp ở Bộ, lúc đó vẫn ở trong rừng thuộc huyện Đại Từ Thái Nguyên. Niềm vui hoà bình cùng với công việc chuẩn bị tiếp quản Thủ Đô, làm cho không khí ở đây thật nhộn nhịp. Sau vài ngày chờ đợi tôi được đại diện cấp trên thông báo quyết định về cục tác chiến/ BTTM. Trước mắt chúng tôi được đồng chí Hùng Sơn phổ biến chính sách, các quy định và những công việc phải làm sau khi vào tiếp quản Thủ đô.


Đoàn chúng tôi trong đội hình cơ quan, hành quân bằng xe vận tải từ phía Sơn Tây qua cửa ô Cầu Giấy, theo đường Hoàng Diệu vào thành đúng vào tối khuya ngày 9-10-1954. Sau thời gian ngắn ổn định nơi ăn ở, chúng tôi được biên chế chính thức về "Ban chuyên trách vùng biển" thuộc Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu với nhiệm vụ theo dõi tình hình vùng biển, chuẩn bị tiếp quản các căn cứ hải quân của Pháp trong khu vực 300 ngày và cảng Hải Phòng; đồng thời nghiên cứu các phương án tổ chức Cục và các lực lượng phòng thủ bờ bể miền Bắc sau khi được hoàn toàn giải phóng. Lúc này trong ban mới có 7 người đều là cán bộ và học viên Thuỷ quân trước đây là Thanh Văn Minh, Đinh Văn Chí, Vũ Phi Hoàng, Phan Tiền Đạo, Nguyễn Xuân Quế, Phạm Vũ Quân và Tôi (Trịnh Tuần) và trên giao cho anh Đạo tạm thời phụ trách. Khi đồng chí Nguyễn Bá Phát cùng một số đồng chí từ Khu V ra, trong đó có Lê Trường Đa (nguyên là đại đội trưởng khung huấn luyện học viên Thuỷ quân), Đinh Xuân Lâm, Phạm Thế Biên, Huỳnh Văn Nhiễu... được bổ sung vào Ban chuyên trách, đồng chí Nguyễn Bá Phát được trên giao chính thức là Trưởng ban. Những ngày đầu người ít, nhiều việc, đồng chí Phát tạm giao cho anh em chúng tôi từng nhóm việc cụ thể: Thanh Văn Minh, Đinh Văn Chí nghiên cứu hệ thống tổ chức cơ quan, đơn vị trực thuộc và công tác hậu cần nội bộ. Anh Phạm Vũ quân, Vũ Phi Hoàng và Trịnh Tuần... được phân công nghiên cứu hệ thống bố phòng và các thành phần lực lượng phòng thủ bảo ven bờ biển. Anh Lê Trường Đa, Nguyễn Xuân Quế và một số cán bộ kỹ thuật nghiên cứu phương án xây dựng lực lượng tàu thuyền...


Đây là công việc rất nặng nề, vượt quá khả năng của chúng tôi. Nhờ có sự chỉ đạo và định hướng rõ ràng của cấp trên, chúng tôi vững tin bắt tay vào việc, vừa đi vừa khảo sát thực tế, vừa tham khảo tài liệu, vừa phác thảo đề cương nghiên cứu. Vì thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên phải làm đi làm lại nhiều lần, nhưng chúng tôi không nản lòng. Được sự động viên khích lộ, hướng dẫn của cấp trên mà trực tiếp là đồng chí Trần Văn Quang, Nguyễn Bá Phát và nhiều cán bộ tham mưu trong cơ quan Cục Tác chiến giúp đỡ tận tình, cuối cùng mỗi bộ phận chúng tôi cũng hình thành được phương án được giao và được cấp trên chấp nhận, trong đó có: Phương án biên chế tổ chức cơ quan, trường huấn luyện, xưởng và kế hoạch điều động cán bộ từ các nơi về. Phương án xây dựng lực lượng Phòng thủ bờ biển; các đài trạm quan sát, các khu tuần phòng, các trận đại pháo bờ biển; phương án xây dựng lực lượng tàu thuyền đầu tiên, bao gồm các kế hoạch sưu tầm máy móc phương tiện thuỷ từ các đơn vị, địa phương, tìm kiếm trục vớt các tàu địch bị ta đánh đắm trên các sông để khôi phục và sửa chữa, đóng mới một số ca nô gỗ lắp máy...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2021, 08:29:44 am »

Khi phương án được triển khai, tôi được phân công đi Cát Bà, anh Vũ Phi Hoàng đi Tiên Yên để thăm dò khảo sát các cơ sở đóng tàu của địa phương. Mỗi chúng tôi đều có báo cáo kết quả chuyến đi, nhưng chỉ có đề nghị mở cơ sở đóng thuyền tại Tiên Yên của anh Hoàng được trên chấp thuận, vì ở đó có sẵn một cơ sở đóng thuyền của địa phương, hơn nữa lại có nguồn gỗ phong phú có thể khai thác.


Đồng thời với việc thông qua các đề án xây dựng tổ chức lực lượng, Bộ Quốc phòng đã ra một loạt các quyết định thành lập Trường huấn luyện bờ bể để đào tạo cán bộ thuỷ thủ và xưởng 46 để sửa chữa phục hồi và đóng mới ca nô, tàu thuyền cho lực lượng bờ biển (cùng ngày 26/4/1955) thành lập cơ quan Cục phòng thủ bờ bể (7/5/1955) trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu và sau đó ra quyết định thành lập các đơn vị trong thành phần lực lượng phòng thủ bờ biển. Đồng chí Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng thay mặt thủ trưởng Bộ đến trụ sở của Cục (lúc đó còn tạm thời đặt tại nhà máy bia Ồmen trên đường Hoàng Hoa Thám - Hà Nội) để truyền đạt nghị quyết của Tổng Quân uỷ và quyết định của Bộ Quốc phòng, trực tiếp giao nhiệm vụ cho Cục Phòng thủ bờ bể (lúc này mới có trên 100 người gồm cả cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên). Trong buổi họp mặt, chúng tôi vô cùng phấn khởi lắng nghe từng lời của đồng chí Thủ trưởng Bộ (đồng chí Hoàng Vần Thái), nhớ lại cách đó 4 năm về trước cũng chính đồng chí đã ân cần giải thích cho anh em học viên chúng tôi thông suốt về chủ trương giải thể Thuỷ quân của Bộ trong một cuộc họp ở bìa rừng làng cỏ bên bờ sông Chảy, thì lần này cũng vẫn là đồng chí với phong thái giản dị và giọng nói ấm áp thân tình như ngày nào, mà sao lại tác động mạnh mẽ đến ý thức và tình cảm của chúng tôi đến thế. Những mong muốn ấp ủ từ lâu của các chàng trai lính Thuỷ sông Lô đã thành hiện thực. Triển vọng tương lai của một Quân chủng Hải quân hiện lên trước mắt chúng tôi. Càng ngày chúng tôi càng thấy rõ Đảng ta, nhân dân ta rất muốn có một lực lượng Hải quân không chỉ từ ngày hôm đó mà ngay từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi Quyền Chủ tịch nước, cụ Huỳnh Thúc Kháng ký quyết định thành lập Ngành Hải quân Việt Nam. Rồi đến tháng 3/1949 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký nghị định thành lập Ban nghiên cứu Thuỷ quân và Trường huấn luyện thuỷ quân. Nhưng lúc đó tình hình đất nước còn khó khăn nên đã không thực hiện được hoặc phải giải thể.


Điều mà chúng tôi không thể quên được là hình ảnh đồng chí Hoàng Văn Thái, một trong số các đồng chí lãnh đạo của Bộ đã có nhiều tâm huyết trong việc xây dựng Hải quân và "đỡ đầu" cho lực lượng Hải quân hiện nay ra đời, đồng thời những anh em thuộc "thế hệ lính Thuỷ Sông Lô", chúng tôi cũng thấy rõ và rất biết ơn các anh Nguyễn Việt, Lê Ngọc Quang, Nguyễn Khương, Trần Lưu Phương, Lê Trường Đa... vừa là những cán bộ chỉ huy, vừa là những người anh đã dìu dắt chúng tôi thuở ban đầu và các anh cũng là những người rất nhiệt thành với sự nghiệp xây dựng Hải quân.


Sau khi có quyết định và tổ chức được hình thành như có một động lực mới thúc đẩy mạnh mẽ các mặt công tác, cứ mỗi ngày qua đi là lại đưa đến những thành quả có thể trông thấy được. Nếu như tháng 4/1955 một bộ phận công nhân tập trung ở bến phà Đen Hà Nội do anh Lê Trường Đa phụ trách bắt đầu triển khai tìm kiếm trục vớt các máy móc phương tiện tàu đắm trên các triền sông, và một bộ phận đi Tiên Yên đóng các thuyền gỗ lắp máy, thì đến tháng 6/1955 ta đã khôi phục xong 2 chiếc ca nô Trombleux và Hoà Bình. Cả hai đều được lắp thêm súng máy và trở thành phương tiện chiến đấu đầu tiên của Hải quân. Tháng 7/1955 sửa chữa khôi phục thêm 4 ca nô khác vừa thu gom từ các nơi về và tháng 8/1955 đóng xong 20 chiếc ca nô gỗ lắp máy GMC được tháo từ ô tô chiến lợi phẩm. Tại buổi lễ thành lập hai Thuỷ đội Sông Lô và Bạch Đằng ngày 20 tháng 8 năm 1955, đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí lãnh đạo của Đảng, quân đội như Hoàng Văn Thái, Nguyễn Chánh, Đỗ Mười đã duyệt tàu thuộc các thuỷ đội trên sông Cấm - Hải Phòng, mở đầu giai đoạn lịch sử lực lượng Hải quân non trẻ của nước ta ra đời trước niềm hân hoan phấn khởi của nhân dân.


Quá trình xây dựng và chiến đấu của Hải quân ta tuy trải qua nhiều khó khăn và những bước thăng trầm. Nhưng đã từng bước khắc phục: từ những ca nô gỗ lắp máy đầu tiên, dần dà Hải quân đã được trang bị các tàu tuần tiều vỏ sắt, các tàu phóng lôi, tàu tên lửa và các phương tiện quan sát tương đối hiện đại. Đến nay Hải quân đã thành một Quân chủng gồm nhiều thành phần lực lượng: Có tàu mặt nước, có pháo binh, tên lửa bờ biển, Hải quân đánh bộ... đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy không được may mắn theo lớp 100 anh em sang Trung quốc để đào tạo và nhận về tàu vỏ sắt đầu tiên như các anh Nguyễn Ngọc Giám, Hoàng Lương, nhưng tôi cũng được đồng chí Nguyễn Bá Phát cho đi học lớp cán bộ thuyền đầu tiên của trường 45 thuộc Cục Phòng thủ bờ bể. Học xong chưa kịp xuống thuỷ đội thì anh Trần Phương Lưu Hiệu trưởng và anh Vũ Khổng Tước, chính uỷ của trường lúc đó biết tôi vốn là cán bộ chính trị nên điều động tôi làm trợ lý chính trị cơ quan hiệu bộ lúc đó đang còn rất ít người, mới chỉ có anh Văn Thanh Minh và tôi là người thứ hai. Quyết định này là bước ngoặt nữa trong quá trình công tác Hải quân của tôi, mặc dầu chúng tôi đều quan niệm đã là Hải quân thì phải ở tàu và rất thích được xuống các thuỷ đội. Nhưng vì yêu cầu nhiệm vụ nên phải chấp hành sự phân công của tổ chức. Sau này tôi được cử đi học thêm một số lớp bổ túc về Hải quân và được tham gia nhiều đợt tập huấn cả về chiến thuật, chiến dịch, được đi học tập nghiên cứu tại Học viện Hải quân Liên Xô. Nhưng như đã được sắp đặt, công tác chính trị vẫn là sự nghiệp gắn bó cả đời tôi cho đến lúc nghỉ hưu. Bạn bè thân thiết một số cho rằng tôi là người không may mắn, hoặc chịu thiệt thòi trong công việc. Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ như vậy và cũng chưa bao giờ tôi so sánh được mất thiệt hơn. Trái lại, tôi luôn tự nhủ mình là một người may mắn, không những may mắn hơn các đồng chí đã hy sinh hoặc bị thương mà còn may mắn hơn nhiều người khác; đó là hai lần Tôi vinh dự được phục vụ sự nghiệp xây dựng Hải quân, lần thứ nhất là "Lính Thuỷ sông Lô" tuy thời gian ngắn nhưng đã để lại cho tôi những kỷ niệm sâu sắc của một thời trai trẻ trong tình bạn bè, tình đồng đội. Ở đây tuy chưa được học nhiều kiến thức Hải  quân hiện đại nhưng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng và tình cảm rất sâu đậm về Hải quân. Bởi thế sau này khi được gọi trở lại Hải quân gặp những đồng đội cũ, tôi có cảm giác như trở về đại gia đình của chính mình. Tôi yêu mến và gắn bó với Hải quân, bởi Hải quân là nơi tôi đã sống và cống hiến phần lớn cuộc đời của mình và cũng tự hào hơn khi được tham gia làm một cái "gạch nối" giữa hai thời kỳ lịch sử "Thời kỳ Lính thuỷ Sông Lô" và "Thời kỳ Hải quân hiện đại".


Hải Phòng, Xuân Giáp Tuất 1994
T.T
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2021, 08:35:21 am »

TỪ THỦY QUÂN SÔNG LÔ ĐẾN VÙNG BIỂN ĐẶC KHU HỒNG GAI

Thiếu tướng Lê Toàn
Nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Binh chủng Đặc công


Sau khi học Lục quân khoá 5 ra trường, đang chờ để được phân công về đơn vị mới, thì khoảng tháng 4/1950 chúng tôi gồm Trần Quang Cánh (Lê Toàn), Trần Minh Thái, Nguyễn Xuân Triết, Lương Văn Ba, Nguyễn Văn Ngoạn... được điều động về một bộ phận tuyển quân của Bộ Tổng Tham mưu do anh La Tuynh phụ trách cùng với một số cán bộ chuyên môn khác vào Thanh Hoá tuyển chọn một số thanh niên, chủ yếu ở các trường Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng... để đưa về Ban Nghiên cứu Thuỷ quân và Ban nghiên cứu Không quân. Trong hoàn cảnh kháng chiến ta còn nhiều thiếu thốn cả về cán bộ chuyên môn và phương tiện nên việc khám tuyển còn rất đơn sơ. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn cũng đã tuyển được trên dưới 200 người, phần lớn là học sinh đang học tại trường, nhưng anh em rất phấn khởi nhập ngũ và hăng hái lên đường.


Trên đường hành quân từ Thanh Hoá ra Phú Thọ, chúng tôi phải đi tắt theo đường rừng, qua Hồi Xuân, La Hán của Thanh Hoá, suối Rút, chợ Bờ, dốc Pheo, dốc Búa, dốc Tù Mù của Hoà Bình, sang Thanh Sơn rồi ngược lên Đoan Hùng (Phú Thọ). Cuộc hành quân đầy gian khổ vất vả, một thử thách lớn đối với các cậu ấm vốn chưa quen gian khổ. Tuy vậy trong không khí chung toàn dân kháng chiến, thà chết chứ quyết không trở lại đời nô lệ, anh em đã động viên, giúp đỡ nhau rất tận tình. Tất cả đã đi đến nơi về đến chốn.


Ra đến đất Đoan Hùng đoàn chúng tôi phân chia thành hai bộ phận: Một bộ phận về Thuỷ quân sông Lô mà lúc đó gọi là Ban  nghiên cứu Thuỷ quân, một bộ phận về Ban nghiên cứu Không quân ở Bình Ca tỉnh Tuyên Quang. Bộ phận chúng tôi về Thuỷ quân được gọi là khoá 2, vì khoá 1 đã học xong chương trình. Chúng tôi được biên chế thành một đại đội có ba trung đội. Đại đội trưởng là anh Trần Lưu Phương quê ở Quảng trị, sau anh Phương là anh Võ Hiệp Cương. Còn ba trung đội trưởng là: B1: Trần Minh Thái, B2 Trần Quang Cánh (tức là tôi), B3 Nguyễn Xuân Triết, anh em ăn ở tại lán trong nhà dân, mỗi nhà vài ba người.


Chúng tôi là cán bộ lục quân, nên làm nhiệm vụ huấn luyện về quân sự và quản lý xây dựng trung đội, còn về phần huấn luyện chuyên môn đã có các thầy giáo chuyên môn giảng dạy. Trong quá trình huấn luyện, giặc Pháp nhiều lần đánh phá bằng không quân và đổ bộ lên Phú Thọ. Vì vậy chúng tôi đã phải di chuyển ba bốn địa điểm. Đến đâu cũng được sự cưu mang đùm bọc của Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị học tập đạt kết quả tốt. Rất vinh dự cho khoá học của chúng tôi đã có lần được đồng chí Hoàng Văn Thái - Tổng Tham mưu trưởng quân đội về thăm và làm việc với đơn vị.


Khoảng tháng 4/1950, đội 71 ở bên Trung Quốc trở về thì cũng là lúc cấp trên có lệnh giải thể Ban nghiên cứu Thuỷ quân, phân tán về các đơn vị làm nhiệm vụ mới.


Chúng tôi lại phải phân chia thành nhiều bộ phận đi làm các nhiệm vụ khác nhau như: đi học lục quân, đi đơn vị chiến đấu. Hai bộ phận chúng tôi được giao nhiệm vụ biệt phái xuống vùng địch hậu Hồng Gai và Quảng Yên xây dựng du kích miền duyên hải, trong đó: Các anh Võ Hiệp Cương, Trần Minh Thái, Trần Kỳ, Dương Đình Ấu, Lương Văn Ba, Trịnh Tuần xuống vùng Cát Hải, Quảng Yên. Anh Nghiêm Xuân Hùng, tôi, Nguyễn Văn Triết, Chí, Hậu, Dấu, Tạn, Cúc, Cống, Chỉnh... về các đảo của huyện Cẩm Phả thuộc đặc khu Hồng Gai. Cũng từ đó chúng tôi có dịp liên lạc giữa các đoàn.


Đoàn chúng tôi vẽ đặc khu đội Hồng Gai là một bộ phận trực thuộc sự chỉ đạo và quản lý về mọi mật của đặc khu. Rất không may cho chúng tôi là trong thời gian này vùng địch hậu Cẩm Phả có người là cơ sở của ta phản bội đã dẫn đường cho địch đi càn quét, truy lùng, bắt bớ các cơ sở cách mạng và du kích của ta trên các đảo: Quán Lạn, Dô La, Ngọc Vừng, Vạn Cảnh. Vì mất liên lạc với cơ sở, không biết được thật cụ thể tình hình ở hậu địch nơi chúng tôi cần đến nên đoàn chúng tôi phải qua Hải Ninh để nắm tình hình và tìm cách liên lạc với cơ sở. Sau một số ngày hành quân theo trục đường 13 qua An Châu, Đình Lập rồi sang Bình Liêu tìm đến tỉnh đội Hải Ninh mới biết được tình hình địch càn quét khủng bố, không còn người đưa đường và không còn cơ sở để làm chỗ dựa hoạt động, chúng tôi đành phải quay trở về đặc khu với một tâm trạng buồn chán. Nhiệm vụ không thực hiện được, hành quân quay lại với một chặng đường đầy gian khổ vất vả, không tiền, không gạo, có bữa phải ăn cả ổi xanh, sim rừng thay cơm.


Về khu chờ đợi để tình hình ổn định lại đi tiếp nhưng mãi hai, ba tháng sau vẫn chưa đi được. Vì chờ đợi lâu cấp trên đã phải chuyển một số anh em đi đơn vị khác (như các anh Hùng, Chí, Hậu, Triết), còn đa số chúng tôi được bố trí về làm cán bộ ở đại đội Hồ Chí Minh, đơn vị chủ lực của đặc khu. Đại đội này vốn lúc đầu thành lập gồm toàn công nhân mỏ nên lấy tên là đại đội Hồ Chí Minh. Từ ngày thành lập đến khi kết thúc cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đại đội này luôn giữ vững truyền thống chiến đấu dũng cảm, lập được nhiều chiến công xuất sắc, được Khu uỷ và nhân dân địa phương tin yêu quý mến. Số cán bộ Thuỷ quân về đây, tuy nhiệm vụ chính chưa thực hiện được, nhưng đã nhanh chóng hoà nhập, góp phần công sức, xương máu của mình vào cuộc chiến đấu giải phóng và bảo vệ khu mỏ, có đồng chí anh dũng hy sinh như đồng chí Chỉnh, đồng chí Cúc... Bẵng đi mấy chục năm chiến đấu trên nhiều chiến trường khác nhau rồi đến ngày hoà bình được lập lại, lại tham gia công tác trên nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương khác nhau và cho mãi đến  vài năm gần đây thì một số anh em cựu binh Thuỷ quân Sông Lô sinh sống trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng và có ngưòi ở rất xa mới lại có dịp gặp lại nhau và thành lập Ban liên lạc Thuỷ quân sông Lô. Mỗi lần gặp nhau tay bắt mặt mừng, bao kỷ niệm từ xa xưa lại có dịp cùng nhau ôn lại. Tuy tuổi đời đã trên dưới 70, tóc đã bạc, sức đã yếu nhưng tâm hồn vẫn tươi trẻ như anh lính Thuỷ sông Lô cách đây gần 50 năm về trước, các bài hát cũ có dịp ngân vang, ngân vang như không bao giờ ngớt.


Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 1998
L.T
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2021, 08:41:54 am »

ĐÊM HẢI ĐẢO


Trung tá Trần Minh Thái


   Trùm chăn che đầu tưởng là rất kín

   Bóng đêm bên ngoài, cái sợ bên trong

   Người với đảo trên Biển Đông thao thức

   Xoay chiều nào cũng lút giữa mênh mông

   ... Tròng trành đêm

   Nền san hô phập phồng nhẹ thở

   Chòi gác chung chiêng

   Có vì sao nào tuột xuống biển đen

   Để sóng lân tinh chao mình hứng đỡ

   Biển chạy vào trong mây

   Kẻ săn lùng là gió

   Nấp vào đâu giữa khoảng vô cùng

   Tiếng chó sủa cắm vào chân sóng

   Nghe sao mà đơn côi, bé bỏng

   Xa xôi ơi, đất liền!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2021, 08:43:55 am »

MỘT CHẶNG ĐƯỜNG GHI NHỚ CỦA TÔI


Đại tá Nguyễn Phú Đạt
Chuyên viên nghiên cứu - Tổng cục Chính trị BQP
49-A7- Khương Thượng - Trung Tự


Sau khi giã từ đảo Điều Thuận thuộc tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc trở về nước, một bộ phận của Đoàn 71 được về vùng Đông Bắc chiến đấu. Xuất phát từ đặc điểm của Đông Bắc - lúc đó gồm: tỉnh Quảng Yên, đặc khu Hòn Gai và tỉnh Hải Ninh - là một chiến trường có biển và nhiều sông lạch, Bộ Tổng tư lệnh chủ trương - trong khi Hải quân chưa phát triển ra biển được - cử chúng tôi về đây hoạt động, tạo điều kiện cho chúng tôi có thể áp dụng những gì đã học tập.


Bộ phận chúng tôi chia làm hai mũi: một mũi đi Quảng Yên và một mũi đi Hải Ninh. Mũi đi Hải Ninh do anh Trác Vinh Nam lãnh đạo, có anh Vũ Phi Hoàng, anh Phạm Vũ Quân và một số anh em khác, trong đó có anh "Vĩ ò" mà tôi không bao giờ quên: anh là người cùng làng với tôi, tính tình cởi mở, vui tính, đã hy sinh trong một lần dùng mìn đánh xe tăng địch.


Mũi đi Quảng Yên, số lượng đông hơn, khoảng vài chục anh em, trong đó có anh Dương Đình Ấu, Trần Minh Thái, Đàm Nguyệt tức Nguyệt Sám, Trịnh Tuần, Trần Thọ, Trần Duy Hợi tức "Hợi gà" còn gọi là Hợi Lồ Giàng (kỷ niệm Lính thuỷ sông Lô - vì khi anh hát, anh có cái giọng khàn khàn vịt đực không hát được Lô Giàng mà chỉ Lồ Giàng) và tôi, Nguyễn Phú Đạt.


Quảng Yên là một tỉnh mà phong trào đấu tranh trong lòng địch phát triển cao. Quảng Yên lúc đó gồm: Sơn Động (dùng làm căn cứ của tỉnh) Yên Hưng, Đông Triều, Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách và một huyện đảo Cát Hải. Mỗi huyện đều có căn cứ du kích, một đại đội bộ đội địa phương làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh du kích của huyện. Nòng cốt cho phong trào đấu tranh du kích của tỉnh là tiểu đoàn Bạch Đằng - một tiểu đoàn lẫy lừng chiến công, sánh ngang với tiểu đoàn Bắc Bắc đã được giải thưởng: lá cờ do Bác Hồ tặng cho đơn vị bộ đội địa phương có nhiều thành tích chiến đấu. Tiểu đoàn Bạch Đằng mang tên con sông Bạch Đằng lịch sử, để lại trong lòng tôi biết bao kỷ niệm.


Ban chỉ huy tỉnh đội lúc đó gồm có đồng chí Nguyễn Anh Vũ, tỉnh đội trưởng - sau này là cán bộ cao cấp trong Bộ Ngoại giao, đồng chí Trịnh Nguyên, Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Quảng Yên, kiêm chính trị viên tỉnh đội - sau này làm Tổng giám đốc Công ty Than Quảng Ninh, đồng chí Vũ Đình Mai, tỉnh đội phó - sau này làm tỉnh đội trưởng tỉnh đội Quảng Ninh và anh Phùng - tỉnh uỷ viên làm chính trị viên phó tỉnh đội, hy sinh năm 1952 trong chiến dịch càn quét "Bolero" của địch.


Chúng tôi về Quảng Yên chưa đầy một năm thì địch mở chiến dịch "Bolero" càn quét các cán cứ du kích các huyện Kinh Môn, Đông Triều, Chí Linh, Nam Sách, trọng tâm là Kinh Môn. Chiến dịch này phối hợp với chiến dịch đánh ra Hoà Bình năm 1952 nhằm thăm dò hướng hoạt động của chủ lực ta trong Thu Đông 52 - 53. Chiến dịch "Bolero" trọng tâm đánh vào huyện Kim Môn với đòn phủ đầu là trận nhảy dù đánh vào Kim Xuyên nhằm tiêu diệt Đại đội 910, đại đội chủ công của tiểu đoàn Bạch Đằng. Chiến dịch càn quét này với chính sách giết sạch, phá sạch, đốt sạch nhằm xoá bỏ khu du kích, bảo vệ đường chiến lược số 5 và bảo vệ thành phố Cảng Hải Phòng, đồng thời thăm dò hướng tiến công của ta trong Thu Đông 52 - 53. Căn cứ vào trận đánh thọc sâu vào khu căn cứ Yên Hưng do đội biệt kích Commando do tên quan tư, chỉ huy phó Commando Bắc Bộ Ducasse chỉ huy, do tôi trực tiếp hỏi cung tên sĩ quan tù binh cao cấp này đã rõ.


Đây là thời kỳ chiến đấu quyết liệt giữa ta và địch ở chiến trường Quảng Yên kể từ sau chiến dịch đường 18 năm 1951. Đó cũng là thời kỳ thử thách của cán bộ, chiến sĩ Đội thuỷ quân 71 được biên chế về chiến trường này, anh em đã chiến đấu quyết liệt và lập nhiều thành tích. Trong trận địch càn quét nhiều ngày liền vào xã Văn Đức, huyện Chí Linh - một căn cứ du kích vững mạnh, do trên một trung đoàn địch tiến hành - anh Dương Đình Ấu, cán bộ đại đội của tiểu đoàn Bạch Đằng, chỉ huy chiến đấu tại thôn Khê Khẩu, xã Văn Đức trong nhiều ngày liền và đã anh dũng hy sinh.


Cũng thời gian đó, anh Trần Minh Thái, cán bộ đại đội của Bạch Đằng cũng chiến đấu tại mặt trận Chí Linh đã bị địch bắn trọng thương trong trận chống càn.


Trong chiến dịch càn quét các khu du kích Quảng Yên này, anh Đàm Nguyệt đã hy sinh trong lúc bám sát theo dõi địch, trên đoạn đường Mạo Khê - Tràng Bạch. Anh là một chiến sỹ tình báo rất nhanh nhẹn, gan dạ, đã từng cung cấp nhiều tin tức địch tình có ích cho việc chỉ đạo tác chiến của tỉnh.


Sau anh Đàm Nguyệt đến anh Đô hy sinh trong khi cùng 1 đại đội của tiểu đoàn Bạch Đằng vượt sông Kinh Thầy vào khu Nhị Chiểu - Kinh Môn. Khu Nhị Chiểu bị địch tàn phá hầu như không còn gì; từ nhà cửa, đến vật nuôi đều bị chúng phá sạch, giết sạch. Tôi cũng được cử đi cùng đại đội 908 vào khu Nhị Chiểu - vì làm nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và nguy hiểm nên tỉnh đội chỉ định cả tiểu đoàn trưởng Chu Bằng Thanh trực tiếp chỉ đạo chiến đấu cho đại đội này.


Chúng tôi cùng nhân dân Nhị Chiểu đã tạm rút lui vào rừng đem theo cả, chó, lợn gà... bí mật vượt sông Kinh Thầy bằng phao nilon, dựa vào khu núi đá để chiến đấu. Sau hơn 1 tuần, trong một trận chiến đấu không cân sức với địch, một số anh em của Đội Thuỷ binh 71 như anh Bình, anh Đỉnh cũng hy sinh, anh Tiếp bị địch bắt ở chiến trường Yên Hưng - địch đưa Anh sang Nam Lào phục vụ cho các cuộc hành quân càn quét của chúng. Anh Tiếp vượt ngục ở Nam Lào, được bộ đội Pathét Lào hướng dẫn chỉ đường về nước.


Tôi cũng bị địch bắt tại mặt trận Đông Triều. Chúng tra tấn dã man, bắt tôi khai ra cơ sở của ta ở xã Xuân Sơn - Đông Triều. Địch đánh tôi chết đi sống lại nhiều lần nhưng không khai thác được gì. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh yên tâm vào sự trung thành không khai báo của tôi - nên đã không di chuyển địa điểm.


Địch đưa tôi về giam tại căng (trại) 51 Hải Dương, sau đó đưa về căng Đoàn Xá - Hải Phòng, dụ dỗ tôi làm việc cho chúng, nhưng tôi từ chối. Bằng nhiều biện pháp không được, chúng đưa tôi cùng một số anh em tù binh khác vào Nam bằng một chuyến máy bay C119, giam chúng tôi ở "Khám số 7" Mỹ Tho. Lúc này chúng tôi đã có tổ chức bí mật, một trung đội tự trang bị bằng dao ăn, kìm, búa chờ thời cơ vượt ngục. Chúng tôi thấy đây là thời cơ tốt nhất để vượt ngục, vì trong khi chúng tôi đánh địch ở miền Bắc, trụ ở các hệ thống boong ke kiên cố (vì miền Bắc là chiến trường chính) thì trong Nam địch vẫn duy trì hệ thống đồn bốt cao lênh khênh kiểu "De la tour" - như hồi 1950 ta đánh Đông Khê (vì miền Nam là chiến trường phụ của chúng). Chúng tôi dự tính cuối tuần trăng, tối trời, dễ đánh, nhưng không may, giữa tháng địch đọc danh sách khoảng 50 người, báo trước sáng hôm sau chuyển tù. Chúng tôi biết chúng đưa ra Côn Đảo. Không bỏ lỡ thời cơ, dù trăng sáng vằng vặc trên trời, chúng tôi nhanh chóng vạch kế hoạch "phá khám" vượt ngục.


Vượt ngục thành công. Một số anh em hy sinh. Chúng tôi được tỉnh uỷ Mỹ Tho tiếp nhận và giao nhiệm vụ. Tôi trở lại một đại đội ở Mỹ Tho tiếp tục chiến đấu. Chỉ đánh được vài tháng thì hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Tôi tập kết ra Bắc trong trung đoàn Long - Châu - Sa, trên chiếc tàu thuỷ Liên Xô: Xta-vơ-rô-pôn trong lực lượng bộ đội miền Nam tập kết.


Tôi trở lại công tác tại khu đội Hồng Quảng - vùng mỏ Quảng Ninh - vẫn còn duyên nợ với vùng mỏ. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tôi lại chiến đấu trong lực lượng pháo cao xạ vùng mỏ; chính lực lượng này đã bắn rơi máy bay, bắt sống tên giặc lái đầu tiên An-va-rét, ngày 5 tháng 8 năm 1964.


Nay tôi đã về hưu sau 40 năm hoạt động trong quân đội - kỷ niệm sâu sắc nhất, đậm đà nhất vẫn là vùng mỏ Quảng Ninh.


N.P.Đ
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2021, 08:45:52 am »

LẦN ĐẦU ĐI BIỂN


Nguyễn Kim
Giáo viên máy nổ (MECANO) c45 -
Cục Phòng thủ bờ bể - Bộ Tổng Tham mưu


   Tàu vừa mới thoát nơi bến cảng

   Chưa ra khơi đã thoáng Hải Âu

   Chập chờn như cánh chim câu

   Xa gia đình mới cách đâu một ngày

   Bạn bè tiễn tới đây từ giã

   Mà lòng sao như quá bâng khuâng!

   Giang hồ vốn thói phong trần

   Rời quê hương vẫn có phần xót xa!

   Tàu chạy lâu mới ra tới biển

   Nhìn xa xa thoáng hiện chân trời

   Chợt tàu cưỡi sóng biển khơi

   Ngoảnh đầu nhìn lại bờ thời thấy đâu?

   Nỗi nhớ nhà âu sầu biển rộng

   Chao cánh vòng lại bóng Hải Âu!

   Nhìn chú chim bay theo tàu

   Dường như chẳng chút nỗi đau nhớ nhà?

   Cứ bay theo cho ta đỡ nhớ

   Bóng quê hương cho đỡ tủi lòng!...

   Rời buồng làm việc vừa xong

   Lên boong lại thấy lượn tròn Hải Âu

   Bay theo tàu ngủ đâu cho được

   Ôi cánh chim thao thức đêm trường? 

   Lòng ta dầu nặng quê hương

   Vẫn mang duyên nợ đèo bòng biển khơi

   Sáng hôm sau mắt còn ngái ngủ

   Đứng trên boong hít thở khí trời

   Cánh Hải Âu vẫn chơi vơi

   Ngay trên cao phía bầu trời tàu đi

   Giữa đại dương rầm rì tiếng sóng

   Bóng Hải Âu tựa bóng quê hương

   Xa nhà bao nỗi nhớ thương

   Cánh chim làm vợi mọi đường nhớ nhung

   Ôi quê hương thắm thiết vô cùng!.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM