Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:42:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những người mặc áo cỏ  (Đọc 4409 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2021, 07:39:12 pm »

 
        - Tên sách : Những người mặc áo cỏ
                           Tập truyện Đặc công

        - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

        - Năm xuất bản : 1987
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2021, 03:57:12 pm »


       
CÀNH THANH MAI ĐÃ RA HOA

Truyện ký       

        Phải đến lúc này, hạ tuần tháng ba, dải rừng già trầm mặc bên sườn phía đông dãy Trường Sơn, nơi đặt sở chỉ huy của Bộ tư lệnh mặt trận đường 9 mới thực sự có đôi chút sắc màu của mùa xuân Tân Hợi.

        Đó là lúc mà những trận mưa xuân lâm thâm như một làn sương mỏng manh, mơ hồ phủ lên ngàn cây xanh sẫm, lầm lỳ, gân guốc và khô khốc. Gió mùa đông bắc, trong suốt mấy tháng qua đã rắc lên khoảng không gian màu xanh ấy một lớp cát bụi đất đỏ Mưa sương rả rích, êm dịu đã làm cho cây lá bóng nhãy lên, trở lại vẻ mượt mà muôn thuở. Từng giọt, từng giọt rơi xuống lớp đất đầy lá mục khô tạo thanh những tiếng sột soạt vui vẻ, rồi nhanh chóng thăm vào đất, dần dà tưới ướt những rễ cây. Thế là, giống như người khát được uống, cây rừng ngày đêm rì rầm chuyển động không ngừng đưa nhựa sống lên rải khắp cơ thể khô cằn khiến cho thân cành trở nên tươi tắn, lớn phồng lên và đan khít vào nhau hơn nữa. Những búp lá non nở bung ra như những ngón tay xinh xắn của trẻ sơ sinh, rụt rè bên những chùm lá đa già hay đang độ thanh xuân, khẽ rung rinh khi một làn gió nhẹ lướt qua. Rồi chẳng bao lâu, từ những kẽ lá, đầu cành, nụ hoa nhú ra trắng hay hồng, lúc đầu chỉ bằng đầu kim hay hạt tăm và lớn dần trong lớp mưa bay lạnh ngắt. Rồi muôn loài hoa với đủ sắc màu rực rỡ lần lượt nối nhau trang điểm cho tấm màn xanh muôn thuở của rừng già. Khu rừng được ướp bởi một mùi thơm thanh khiết nhẹ nhàng và kín dáo của hương hoa, càng trở nên hấp dẫn bởi bản hòa tấu của âm thanh ban mai: Tiếng vi vu của ong mật, tiếng xào xạo của lá vàng, tiếng hót nhí nhành, vui tươi hay dạo mạo của loài chim, tiếng giác lo âu hay nũng nịu của nai con gọi mẹ và cả tiếng rì rào của gió biển rải về mơn man trên những búp lá thanh xuân.

        Nhưng cái âm diệu Mùa Xuân ấy, gần như ngày nào cũng vậv chỉ ngự trị không gian được lúc bình minh. Đến khi ánh mặt trời đã quét những ánh nắng rực rỡ đầu tiên trên mặt biền và cảnh vật đã thực sự trở nên rõ ràng thì thinh không bỗng ầm ầm vang động bởi những tiếng rít rú của hàng đàn máy bay phản lực Mỹ cất cánh từ những hàng không mẫu hạm ngoài biển Đông. Chúng lao vào đất liền với dáng hùng hổ của những tên kẻ cướp hung bạo. Chúng rạch nát bầu trời Quảng Trị, tìm săn đuổi những đoàn ô tô ngụy trang xanh rờn chở đạn hay kéo pháo đang lầm lỳ bò chậm chạp trên những nẻo đường mòn tiến vào hướng đường 9, từ Đông Hà đến Khe Sanh, hay nối nhau bổ nhào trút bom xuống những tọa độ mà đêm qua hay ngày hôm qua chúng đã đánh dấu được trên bản đồ bay nhờ trinh sát thám không hay chỉ điểm dưới đất. Phần lớn là chúng bay cao tránh tấm lưới lửa phòng không của ta, tham gia chi viện cho quân của chúng ở tận Bản Đông, cầu Ka Ki hay thị trấn Sê NÔ bên đất bạn Lào. Từ lúc ấy cho đến tối mịt, người ta chi còn nghe thấy tiếng trầm rền của bom nổ từ mãi xa, tiếng uỳnh oàng không ngớt của đại bác hai bên. Cuộc sống của những con người đang hoạt động dưới màu xanh mướt của ngọn cây mới diễn ra với một nhịp điệu cực kỳ khẩn trương căng thẳng.

        Chiến dịch đường 9 — Nam Lào đang đi đến giai đoạn cuối và vì thế càng trở nên quyết liệt. Bộ chỉ huy của ta quyết tâm giáng một đòn chí tử bằng tất cả sức mạnh của mình cho hai sư đoàn rưỡi quân Mỹ và bốn sư đoàn thiện chiến nhất của quân Sài Gòn, đẩy mạnh phối hợp chiến trường nhằm chia lửa và phân tán lực lượng địch, tạo thuận lợi thêm cho mặt trận chính. Sở chỉ huy mặt trận đường 9 vào những ngày cuối tháng ba vì thế càng bị cuốn hút vào cơn bão lốc chiến trường ấy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2021, 03:58:02 pm »


       
*

        Chiếc lán nhỏ, mái lợp tranh, tường cót nứa, ẩn kín dưới tán cây rậm rạp, được ngăn làm hai gian nhỏ: gian trong là phòng ngủ có đặt hai chiếc giường dã chiến. Gian ngoài có vẻ rộng hơn là nơi làm việc có một bộ bàn ghế mộc sơ sài, một chiếc tủ nhỏ chỉ cao khoảng một mét, hai chiếc máy điện thoại. Nổi bật hơn cả là tấm bản đồ chiến sự mặt trận đường 9 — Nam Lào với những ký hiệu xanh đỏ chi chít treo trên cót vách. Tư lệnh đặc công, phụ trách chỉ huy phó mặt trận đường 9 Nguyễn Chí Điềm đang đứng trước tấm bản đồ. Gọn gàng trong chiếc áo bông quân phục và mặc dầu đã đi giày da, ông cũng chẳng cao lớn thêm lên bao nhiêu. Với tầm vóc nhỏ bé và chiếc điếu cày chỉ dài gang tay do cậu cần vụ sáng tạo nên từ một đoạn ống kim loại máy bay Mỹ, mới trông, ông giống một viên chức dân sự cấp huyện. Nhưng khi ông đeo kính và đứng trước tấm bản đồ với giọng nói sôi nổi có tính chất khẳng định và một chiếc que dài trong tay, thì ông bộc lộ rõ ra là một người chỉ huy có bản sắc riêng. Nhưng lúc này dáng mặt ông băn khoăn, có vẻ không vui.

        Một chiếc máy diện thoại bỗng reo lên một hồi ngắn nghe cạch cạch, vừa đủ cho người trong nhà nghe. Tư lệnh Điềm nhấc ống nghe lên:

        — 03 nghe đây.

        Đáp lại giọng nói trầm, hơi khàn của ông, là tiếng nói trong trẻo của cô diện thoại viên thường trực ở phòng trực ban:

        — Báo cáo đồng chí 03, có phái viên mặt trận Bộ xuống muốn được gặp và làm việc với đồng chí. Có thể đưa vào thẳng chỗ đồng chí không ạ ?

        « Lại cái chuyện dốc chiến đây ! » — Đại tá Điềm nghĩ thầm rồi tặc lưỡi trả lời:

        — Cô nói với trực ban đưa đồng chí phái viên Bộ vào chỗ tôi nhé !

        Đặt ống nghe, đại tá Điềm thong thả nhồi thuốc vào chiếc điếu cày, rồi cũng với dáng thong thả như vậy, ông đánh diêm và ghé miệng rít một hơi dài, ngửa cổ lên phun ra một làn khói xanh mù mịt. Ông thoáng nhớ lại những hoạt động chiến đấu của bộ đội. Đặc biệt là của lực lượng đặc công đường 9 trong đợt hoạt động vừa qua. Tự nhiên cặp mắt mệt mỏi của ông lại lướt trên tấm bản đồ một lượt nữa. Ông chuẩn bị để sẵn sàng trình bày với phái viên Bộ những điều vướng mắc của ông đối với việc sử dụng đặc công trong tác chiến hiệp đồng binh chủng trong đợt chiến dịch vừa qua.

        Anh chiến sĩ cảnh vệ đưa vào một người có vóc dáng cao lớn, đi đôi giày vải, lưng khoác tấm vải dù Mỹ.

        — Báo cáo đồng chí phó chỉ huy mặt trận, Xuân Quang có mặt!

        Người cán bộ vừa bước lên thềm nhà, vừa cất tiếng chào vui vẻ, thân mật. Tư lệnh reo lên:

        — Ôi! Tưởng ai, hóa ra cậu đấy à ? Tớ đoán cậu xuống có việc gì rồi!

        Người cán bộ có tên là Xuân Quang, chính là trưởng phòng tác chiến của Bộ tư lệnh đặc công, hiện là trưởng phòng đặc công trong Bộ tham mưu của mặt trận Bộ. Khi vào chiến trường tham gia chiến dịch này, anh cùng đi với tư lệnh binh chủng nhưng do diễn biến và yêu cầu của tình hình, anh được giữ lại trên mặt trận Bộ đặc trách theo dõi các lực lượng đặc công toàn mặt trận, còn tư lệnh binh chủng thì được Bộ giao nhiệm vụ làm chỉ huy phó mặt trận đường 9, đặc trách các lực lượng đặc công tác chiến trong phạm vi địa bàn bắc Quảng Trị. Vì là người nhà, nên hai người trò chuyện vói nhau rất thân mật, cởi mở. Sau khi hỏi thăm sức khỏe tư lệnh, Xuân Quang đi đến bên tấm bản đồ, quan sát một lượt rồi khẽ nói:

        — Các « cụ » trên ấy có ý nóng ruột về việc đánh đá của đặc công mình trong đợt vừa qua nên cho tôi xuống hỏi anh lý do vì sao như vậy. Bản thân tôi ở trên ấy cũng rất lo lắng. Chúng ta có nhiệm vụ quan trọng trong chiến dịch và phải chứng minh như thế nào cho những luận điểm mà chúng ta đã tổng kết vừa qua về vai trò chiến dịch, chiến lược của bộ đội đặc công trong chiến đấu  hiệp đồng binh chủng.

        Tư lệnh pha trà, rót nước rồi đẩy chiếc cốc đến trước mặt người cán bộ cộng sự rất gần gũi và tâm đắc của mình. Giọng ông không giấu được nỗi băn khoăn:

        — Quang này! Cậu với mình hai đứa ở với nhau thế nào không nói làm gì. Nhưng bây giờ cậu là cấp trên của minh xuống đây, mình sẽ báo cáo để cậu nắm được tình hình đặc công và chúng mình cùng bàn bạc với nhau xem phải như thế nào. Bởi vì chính mình cũng chưa hài lòng với hiện trạng này. Thằng địch mở chiến dịch Lam Sơn 719, bộc lộ toàn bộ lực lượng ra dã ngoại, thoát ly hậu cứ là cơ hội rất lớn cho đặc, công ta làm bàn. Thế mà ta đã chứng minh khả năng như thế nào? Có làm được một số trận cũng đáng nói đấy, nhưng chưa phải đã phát huy hết khả năng. Mình với cậu sẽ cùng tìm nguyên nhân để kịp thời khắc phục. Bây giờ đã là giữa tháng ba rồi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2021, 06:12:38 pm »


        Nói xong, tư lệnh kéo chiếc xà cột da, mở nắp lôi ra một xấp giấy. Đó là những tờ điện báo của các đơn vị đặc công trực thuộc các sư đoàn và của đặc công trực thuộc mặt trận.
        Xuân Quang có nước da đỏ au và thể lực rất cường tráng. Với sự thành thục nghiệp vụ của một trưởng phòng tác chiến binh chủng, anh đỡ tập giấy từ tay đại tá Điềm, rồi vừa đọc từng tờ, vừa đưa mắt đối chiếu trên bản đồ treo trên vách:

        — Như thế là từ đầu chiến dịch tới nay, đặc công 403 không đánh được trận nào. Nó được giao nhiệm vụ vào Lao Bảo nhưng không vào được. Sau đó lại giao nhiệm vụ cho nó vào Bản Đông nhưng cũng không vào được. Loay hoay mãi, sư đoàn cho chuyển sang vác gạo !... Thằng d11 sư đoàn 11, hiệp đồng với bộ binh tập kích cụm cơ giới của thiết đoàn 4 chạy về Bản Đông, đánh được nhưng bị tiêu hao nặng. Trận tập kích vào d2 dù ngụy ở điểm cao 555 cũng không thành công. Nó đánh được hai trận tập kích dã ngoại, diệt một đại đội địch... Anh đặc công 320 mãi tới ngày 11 tháng này mới nhận nhiệm vụ, mới đánh được vài trận cò con... Đặc công 324 hiệp đồng với bộ binh vây lấn đánh vào chỉ huy sở lữ 147 thủy quân lục chiến, diệt một đại đội, phá bốn pháo, tạm được... Anh d10 sư 2 đánh trận này được: ngày 5 tháng ba nó mới nhận lệnh, ngày 7 đã tập kích sở chỉ huy trung đoàn 2 sư 1 ngụy ở điểm cao 725 diệt khoảng một trăm tên, phá bốn pháo, tạo điều kiện thuận lợi cho sư đoàn bước vào vây lấn... Anh 31 của ta, chuẩn bị hai trận nhưng cả hai trận trong tháng hai và tháng này chẳng nên cơm cháo gì... Làm ăn khá hơn cả có lẽ là anh 35. Từ trung tuần tháng hai đến nay, nó đánh được gần mười trận tập kích vào hậu cứ Ái Tử, Sa Mưu, đốt gần hai triệu lít xăng, phá hủy hơn chín vạn viên đạn đại bác... Như thế là cho đến hôm nay, đặc công chưa đánh được trận nào vào sân bay của chúng. Điều này khiến các « cụ » trên ấy có ý kiến đấy. Những trận đánh được vừa qua, quả thật cũng chưa làm cho chúng ta hài lòng. Mà anh em thì rất cố gắng, quyết tâm rất cao, chịu gian khổ rất lớn. Vậy thì do những nguyên nhân gì ?

        Ngồi bắt chéo chân trên chiếc ghế dựa, hai tay chắp lại trước bụng, đại tá Điềm lắng nghe tiếng đọc rành rọt từng bức điện tuy rằng ông đã gần như thuộc làu từng câu trong mỗi báo cáo ngắn ngủi. Cặp mắt hơi có màu vàng vì bệnh tật của ông thoát ánh lên một niềm hứng khởi khi nghe nhắc lại kết quả những trận tập kích kho xăng, kho đạn, sở chỉ huy của địch trên một địa bản trài rộng từ Bản Đông về đến Ái Tử, Sa Mưu và thoáng tối đi khi nghe đến những trận đánh không thành. Khi Xuân Quang đã nghiên cứu xong các bức điện, đại tá Điềm thở phào một hơi, giọng tư lự :

        — Rốt cuộc, chính là trong chiến dịch này ta phải cố gắng bằng mọi cách, chứng minh bằng hoạt động cụ thể những điều mà chúng mình đã nêu ra trong hội nghị tổng kết cuối năm sáu tám và mấy lần sau đấy. Từ những hoạt động của đặc công ta trên các chiến trường, nhất là chiến trưởng miền Nam trong những năm qua cho đến chiến dịch này, chúng ta phải xây dựng cho được hệ thống lý luận hoàn chỉnh về khoa học quân sự của binh chủng ta, khẳng định nghệ thuật chiến đấu đặc công trong các trường hợp đánh độc lập và đánh hiệp đồng. Chúng ta sẽ dựa vào đó mà bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của binh chủng và sau nữa, ta sẽ đề nghị với Bộ tổ chức khoa đặc công  trong các nhà trường, học viện, cho các cán bộ chỉ huy binh chủng hợp thành. Đó là trách nhiệm cơ bản của chúng ta. Nó cũng đang là niềm ước vọng cháy bỏng của mình.

        Trưởng phòng tác chiến lắng nghe tư lệnh với một nỗi cảm thông sau sắc. Từ lâu, anh rất hiểu con người ông. Điều quý giá nhất mà anh nhận thấy ở tư lệnh từ ngày binh chủng được thành lập đến nay là niềm say mê nghiên cứu những nét đặc thù của lực lượng đặc biệt này. Là người cộng sự gần gũi nhất của tư lệnh, anh hiểu rằng, trên cương vị người đứng đầu một binh chủng đặc biệt của quân đội ta, đại tá ngày đêm lo nghĩ trên những vấn đề cơ bản của nó. Trước khi về đảm nhận trọng trách này, ông đã từng là tư lệnh một lữ đoàn dù của quân đội ta. Đó cũng là một binh chủng mới mẻ, hiện đại. Đành rằng lý luận về nghệ thuật chiến đấu của bộ đội nhảy dù thì thế giới người ta đã hoàn chỉnh, nhất là đối với Liên Xô. Ta có thể tham khảo và học tập. Nhưng vận dụng vào điều kiện của ta, vào nền kinh tế xã hội và công nghiệp quốc phòng thì phải xây dựng bộ đội nhảy dù như thế nào ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2021, 06:13:08 pm »


        Thế là tư lệnh lao vào nghiên cứu, học hỏi, tổ chức bộ đội, tiến hành huấn luyện và nghiêm túc rút kinh nghiệm. Bộ đội dù ai cũng biết rằng bản thân tư lệnh rất gương mẫu trong việc tập nhảy, rèn luyện thể lực (ông vốn là một huấn luyện viên thể dục trước dây). Thể trạng ông vốn nhỏ bé, mỗi lần nhảy, gió đẩy dù lạc mục tiêu rất xa, nhiều lần dù rơi xuống sông Chũ, xuống mái nhà, xuống bụi tre gai... ông vẫn kiên trì rèn luyện, ôm dù đi bộ hàng ki-lô-mét về lại đội hình. Kết quả là có được kinh nghiệm phong phú. Từ những cuộc tập luyện nghiêm khắc có bản thân mình tham gia, ông dần dần xây dựng được một hệ thống lý luận về khoa học quân sự cho binh chủng nhảy dù non trẻ Việt Nam và được Bộ Tổng tham mưu chấp nhận. Khi binh chủng đặc công  được chính thức thành lập vào một ngày lịch sử tháng ba năm sáu bảy, lại chính ông được Bộ Tổng tham mưu chỉ định là người đứng đầu. Điều ấy đã gây ra sự ngạc nhiên lúc đầu đối với cơ quan binh chủng. Nhưng đến khi mọi người hiểu ra rằng, ngay từ cuộc chiến tranh chống Pháp, đại tá Điềm đã từng là trung đoàn trường của tỉnh Bình Thuận, đã trực tiếp tổ chức xây dựng những lực lượng đặc công đầu tiên cho địa phương khu 6, đã đánh những trận tiêu diệt có tiếng vang hồi ấy như trận Ngã Hai, Bắc Ái... Và cũng từ ngày ấy, những tư tưởng chiến thuật của đặc công đã dần dần hình thành trong đầu óc của con người ham đánh giặc lại rất có ý thức nghiên cứu này, thì mọi người đều khâm phục sự sáng suốt của trên là nắm vững cán bộ. Đến nay, trên cương vị mới, ông lại nghiên cứu, tìm tòi. Ông đã lắng nghe hàng trăm cán bộ các cấp báo cáo về những trận đánh của họ vào căn cứ hậu cứ, kho tàng sân bay, bến cảng, đã bàn bạc, tranh cãi với họ trước sa bàn hay tấm sơ đồ chiến lệ, trong hội nghị tổng kết của binh chủng lần thứ nhất vào cuối năm 1968, nơi tập trung tinh hoa trí tuệ của các lực lượng chiến đấu đặc công và biệt động của chiến trường miền Nam. Và, điều rất quan trọng nữa là bản thân ông từ hai năm nay cũng đã mấy lần trực tiếp vào chiến trường, tham gia như một thành viên trong cơ quan tham mưu chiến dịch của Bộ, trực tiếp chỉ đạo lực lượng đặc công chiến đấu trong đội hình binh chủng hợp thành. Từ những kinh nghiệm, những bài học gián tiếp và trực tiếp ấy, tư lệnh dồn mọi tâm sức xây dựng cơ sở lý luận về nghệ thuật chiến đấu của binh chủng đặc biệt, mà thực tế đã chứng minh là rất lợi hại và là một sáng tạo độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, tuy còn rất non trẻ. Trong quá trình biên soạn những tài liệu cơ bản, trưởng phòng tác chiến Xuân Quang là người gần gũi ông nhiều nhất, với tư cách là người chấp bút. Nhưng tư lệnh không phải chỉ coi anh như người thư ký mà là người cộng sự ngang hàng. Ông tôn trọng, lắng nghe ý kiến của anh, tranh cãi nhiều khi rất gay gắt với anh trước một đề xuất của anh hay một nhận định của bản thân ông mà anh chưa nhất trí. Nhiều đêm doanh trại đã tắt đèn từ lâu, nhưng ánh sáng trong phòng làm việc của tư lệnh vẫn tỏa ra ngoài cửa sổ và thường là mãi đến mười một mười hai giờ, anh mới có thể gấp cặp bìa tài liệu chào tư lệnh ra về. Cũng có nhiều khi, mới năm giờ sáng, cậu công vụ đã chạy sang lay anh thức dậy: Tư lệnh sau đêm suy nghĩ đã có một phát kiến gì mới muốn trao đổi ngay với anh.

        Lý luận về nghệ thuật chiến đấu của đặc công trong cuộc chiến tranh giải phóng, cùng với sự đánh giá về khả năng, vai trò của nó có thể dảm nhiệm trong chiến đấu độc lập hay trong chiến đấu binh chủng hợp thành, qua những ngày tháng miệt mài của cơ quan tham mưu, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tư lệnh dần dần hình thành và hoàn chỉnh. Nó được báo cáo lên Bộ Tổng tham mưu và đem ra tập huấn cho đội ngũ cán bộ binh chủng. Có những luận điểm đã được khẳng định như những vấn đề kỹ thuật hay chiến thuật cơ sở, chủ yếu là vận dụng cho hoạt động chiến đấu độc lập từng địa bàn, từng trận. Nhưng điều mà tư lệnh Điềm dồn nhiều tâm sức là khả nâng hoạt động của lực lượng đặc công chiến đấu trong đội hình binh chủng hợp thành trong từng chiến dịch và vấn đề phát huy vai trò chiến lược của lực lượng trong phạm vi toàn cục. Về vấn đề này, chưa có nhiều thực tế để chứng minh. Vì thế, khi Bộ Tổng tham mưu quyết định mở chiến dịch phản công nhằm đập tan âm mưu của Mỹ — ngụy trong chiến dịch Lam Sơn 719, thì mặc nhiên tư lệnh binh chủng được tham gia trong thành phần cơ quan chiến dịch. Tư lệnh lên đường với một niềm hứng khởi đặc biệt và với một quyết tâm vững chắc, sẽ lấy thực tế hoạt động của binh chủng mình trong chiến dịch này để chứng minh cho sự đứng vững của luận điểm và công trình nghiên cứu. Cũng dĩ nhiên, ông lại đưa trưởng phòng tác chiến cùng đi như là một người trợ thủ đắc lực và người đồng chí tâm dắc.
Logged

Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM