Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:45:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật  (Đọc 4166 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2021, 02:56:41 pm »

Xin trở lại tuyên bố ngày 29 tháng 12 năm 1067 của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh:

"Sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề có liên quan".


Oa-sinh-tơn phản ứng như thế nào? Lúng túng và chập chững.

Ngày 1 tháng 1 năm 1968, Tổng thống Giôn-xơn còn nói rằng chính phủ Mỹ thấy cần phải xác minh những lời tuyên bố của Bộ trưởng ngoại giao Bắc Việt Nam (AFP, Oa-sinh-tơn ngày 2 tháng 1 năm 1968).


Bộ Ngoại giao Mỹ thì nhắc đi nhắc lại tuyên bố 29 tháng 9 của Tổng thống Mỹ: Mỹ sẽ chấm dứt ném bom nếu có bảo đảm thảo luận có hiệu quả và Bắc Việt Nam không được lợi dụng để tăng cường tiếp tế vào Nam (Tiếng nói Hoa Kỳ, ngày 5 tháng 1 năm 1968).


Trong lúc Mỹ vẫn ngoan cố bám lấy lập trường "chấm dứt ném bom có điều kiện" trên đây, nhưng lại dùng thủ đoạn xoa dịu dư luận quần chúng Mỹ bằng cách rêu rao Mỹ "đang nghiên cứu", "đanh tiếp tục làm sáng tỏ", "đang chờ đợi một loại trả lời nào đó của Hà Nội" v.v... thì việc gì phải đến đã đến!


Quá trình đếm ngược đến giờ G và ngày N đã kết thúc.

Đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968, tức là đêm mùng 3 rạng mùng 4 Tết Mậu Thân, cuộc Tổng tấn công và nổi dậy trên toàn miền Nam của quân và dân ta nổ ra, làm rung chuyển cả Nhà Trắng và Lầu Năm góc và đã tạo ra một bước ngoặt chiến lược.


Mỹ hoàn toàn bi bất ngờ về ngày tháng và quy mô của trận tập kích.

Tổng thống Giôn-xơn la lên: 44 đô thị và 24 căn cứ quân sự của Mỹ bị tấn công! Ngày 12 tháng 2 trong một cuộc gặp gỡ với sinh viên, Tổng thống Mỹ còn tuyên bố rằng công thức Xan An-tô-ni-ô vẫn có giá trị, tuy đồng thời phải nói: "Chúng ta sẽ họp với họ ngày mai, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng".


Cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân, tuy không đạt được tất cả các mục tiêu đề ra, đã gây nên một sự chấn động chính trị và tâm lý lớn lao trên thế giới và trong nội bộ nước Mỹ và, qua cuộc tấn công quy mô và toàn diện này, theo cách nói của Đin Rớt và Mắc Na-ma-ra, Mỹ đã ý thức được rằng họ chẳng những không thắng được Việt Nam mà còn có thể thua to. Do đó, Mỹ không còn cách nào thoát thân nào khác hơn là xuống thang chiến tranh và đề nghị đàm phán.


Ngày 31 tháng 3, Tổng thống Giôn-xơn tuyên bố Mỹ ngừng ném bom hạn chế ở miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị nói chuyện.


Hà Nội sẽ phản ứng ra sao? Oa-sinh-tơn chờ đợi, cả thế giới chờ đọi. Một ngày qua, rồi hai ngày, ba ngày...

Suốt 72 tiếng đồng hồ căng thẳng, mặc dù không ai dám thúc giục Việt Nam, vì Mỹ chỉ ngừng ném bom hạn chế, song cả thế giới đều chờ mong và đều hy vọng Việt Nam sẽ chấp thuận.


Tuyên bố ngày 3 tháng 4 của Bộ Ngoại giao ta đã đáp ứng đúng lòng chờ mong và niềm hy vọng đó: Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ cử đại biểu của mình tiến hành cuộc nói chuyện tay đôi với Mỹ, để đòi Mỹ chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam dân chủ cộng hòa và chỉ sau đó, hai bên mới có thể bàn bạc và giải quyết những vấn đề có liên quan.

Cả thế giới reo vui.

Về phần Mỹ, tuy phải xuống thang chiến tranh và phải ngồi lại nói chuyện ở thế thua, thế bị động và bất lợi, họ vẫn dựa vào tiềm lực quân sự và kinh tế còn mạnh, ngoan cố bám lấy những điều kiện lỗi thời và kéo dài thương lượng.


Dầu vậy, đến ngày 1 tháng 11 năm 1968 tức bảy tháng sau tuyên bố cuối tháng 3 của Mỹ và sau năm tháng nói chuyện giữa hai đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ, Tổng thống Giôn-xơn buộc phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.


Thế là, phối hợp chặt chẽ với chiến trường, đòn tấn công ngoại giao đầu năm 1967, đưa đến tiếp xúc bí mật cuối năm và tuyên bố thứ hai ngày 29 tháng 12 của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.


Đế quốc Mỹ, với đầu óc hiếu chiến và tiềm lực quân sự, kinh tế còn có thể huy động được, chưa dễ chịu sớm bỏ cuộc, nhưng thế thua, thế bị động và bất lợi của Mỹ đã rõ ràng và không thể đảo ngược.


Bây giờ, ắt mọi người đều nhận ra mục tiêu chiến lược và yêu cầu phối hợp giữa ngoại giao và chiến trường để đánh đòn quyết liệt Tết Mậu Thân.


Tiến hành "tiếp xúc bí mật" cuối năm - vừa là kết quả, vừa là bộ phận của cuộc tấn công ngoại giao đầu năm - đấu tranh vạch chính sách hai mặt của Mỹ, kiên quyết bác bỏ "chấm dứt ném bom có điều kiện", giằng co suốt hai tháng trời... là một thủ đoạn ngoại giao vừa tìm hiểu thêm địch, vừa thu hút địch, kéo dài và chủ động cắt khi không cần thiết nữa.


Qua cuộc tiếp xúc, chúng ta càng thấy rõ thêm là Mỹ không còn cách thoát thân nào khác hơn là nói chuyện với đối phương, nhưng mặt khác, Mỹ vẫn một mực từ chối xuống thang chiến tranh và chỉ muốn đàm phán trên thế mạnh.


Trước thái độ ngoan cố của đế quốc hiếu chiến Mỹ, quyết tâm chiến lược của Việt Nam chẳng những được chứng minh mà còn được củng cố thêm,

Rốt cuộc, Kít-xin-giơ đã húc đầu vào tường và đã thất bại.

Đến đây, ắt có bạn đọc sẽ hỏi: Vậy, Kít-xin-giơ có thừa nhận sự thất bại của ông ta không?

Xin đáp: Có và không!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2021, 02:57:31 pm »

Có là vì trong hồi ký Những năm ở Nhà Trắng, sau khi khoe khoang "Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1967, chính phủ Giôn-xơn yêu cầu tôi làm trung gian trong một cố gắng làm cho đàm phán tiến triển", Kít-xin-giơ đã phải thú nhận: "cuối cùng, cố gắng đó thất bại".


Không, là vì liền sau đó, Kít-xin-giơ vội vã kể công: "Nhưng đó là một bước trên đường đi tới một thỏa thuận mà một năm sau đã cho phép tạm ngừng những cuộc ném bom và bắt đầu những cuộc hội đàm hòa bình". Đây là một sự bịa đặt hoàn toàn!


Kít-xin-giơ làm như "công lao" của ông ta đã đưa tới hội đàm hòa bình, mà không hề có hai cuộc "phản công chiến lược" mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 đã thất bại nặng nề của Mỹ, mà cũng chẳng hề có cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân đã thắng lợi vang dội của Việt Nam và đã làm thất bại "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, tạo nên một bước ngoặt chiến lược, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào đàm phán và bắt đầu quá trình rút ra khỏi miền Nam Việt Nam.


Chắc có bạn đọc lại hỏi: "Nhưng Kít-xin-giơ có nói vì sao ông ta đã thất bại không?".

Kể lại cuộc tiếp xúc đầu tiên với đồng chí Xuân Thủy và tôi, ngày 4 tháng 8 năm 1969, tại nhà của ông Xanh-tơ-ni (J.Sainteny, nguyên Tổng đại diện Pháp tại Hà Nội) ở phố Ri-vô-li (Rivoli), Kít-xin-giơ viết: "Tôi hơi ngài ngại trước cuộc gặp gỡ này. Lần đầu tiên, bản thân tôi tiến hành một cuộc đàm phán. Cũng là lần đầu tiên, tôi đi gặp cái con người Bắc Việt Nam mà tôi luôn bắt trượt, mà tôi đã theo đuổi không kết quả trong suốt cả mùa hè, nhân danh Tổng thống" (Sách đã dẫn).


Té ra, Kít-xin-giơ thất bại là chỉ vì ông ta đã "bắt trượt" con người Bắc Việt Nam mà ông đã "theo đuổi"? Vậy thì ông ta đã thành công nếu đã không "bắt trượt" tôi? Nếu đúng thế, thì quả thật Kít-xin-giơ không hiểu vì sao ông ta đã thất bại. Nhưng có đúng thế không?


Không lẽ sau khi ra khỏi Nhà Trắng và mãi đến lúc cầm bút viết hồi ký mà Kít-xin-giơ từng nổi tiếng là "ông giáo sư của Tổng thống Ních-xơn" và được các giới trí thức và báo chí phương Tây coi như là bộ óc thuộc loại xuất sắc nhứt của nước Mỹ, lại chưa hiểu rằng sở dĩ cuộc tiếp xúc của Mỹ rơi Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Pa-ri đã thất bại hoàn toàn là chính vì thái độ khăng khăng muốn "đàm phán trên thế mạnh" của Oa-sinh-tơn? Thái độ ấy đã vấp phải quyết tâm chiến lược không gì lay chuyển nổi của đối phương và theo cách nói của Kít-xin-giơ, đã phá sản vì "lý do đó".


Cũng không lẽ cuộc đàm phán gay go, vừa công khai vừa bí mật, kéo dài năm năm và đã kết thúc bằng một Hiệp nghị buộc Oa-sinh-tơn phải rút toàn bộ quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam, cũng đã không giúp cho Kít-xin-giơ nhận thức được nguyên lý cơ bản của nghề đàm phán nhằm chấm dứt một cuộc chiến tranh là người ta không thể nào giành được qua tiếp xúc hay tại bàn hội nghị những gì đã không giành được trên chiến trường? Càng không thể lấy lại được cái gì đã mất, như cái "thế mạnh" chẳng hạn, vì từ lâu nó đã tuột khỏi tầm tay của Mỹ.


Lại không lẽ Kít-xin-giơ cũng không hiểu rằng dù có lắm mưu ma chước quỉ ông ta vẫn không lật ngửa được con bài của Việt Nam dân chủ cộng hòa về khả năng đàm phán sau khi Mỹ chấm dứt vô điều kiện việc ném bom bắn phá, và một khi Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ động lật ngửa con bài của mình ra bằng tuyên bố ngày 29 tháng 12 năm 1967, thì đã quá muộn rồi, làm cho Mỹ trở tay không kịp nữa?


Tóm lại, có lẽ ông giáo sư Kít-xin-giơ hiểu tất cả! Nhưng đừng ai hỏi ông phanh phui trước mọi người những nguyên nhân thất bại của ông ta trong vai trò "trạng sư của quỷ sứ" hoặc thú nhận bất cứ điều gì không có lợi cho tham vọng trở lại Nhà Trắng của ông ta mà ai cũng biết.

Còn hai ông Ô-bắc và Mạc-cô-vích thì sao?

Sau một số lần tiếp xúc, tôi đã nhận ra hai ông là những người có thiện chí.

Sở dĩ hai ông đã nhận vai trò trung gian vừa gay go vừa tế nhị như hai ông nói, là vì hai ông mong được đóng góp vào những cố gắng tìm ra một giải pháp thương lượng khả dĩ chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.


Hai ông chỉ mong đạt được "mục tiêu hạn chế" là sự gặp gỡ giữa đại diện có thẩm quyền của hai chính phủ, trước hoặc sau khi Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. Từ đó trở đi, việc gì có thể xảy ra, sẽ không liên quan đến hai ông nữa.


Hai ông có hiểu vì sao đã không đạt được "mục tiêu hạn chế" đó không?

Tháng 11 năm 1967, một thời gian sau khi cuộc tiếp xúc đã chấm dứt, hai ông đã viết cho Kít-xin-giơ một bức thư khá dài, điểm lại tình hình, nhận sự thiếu sót của bản thân, nhưng chủ yếu là phân tích và phê phán nghiêm khắc thái độ và chính sách của Mỹ (Xem phụ lục IX).


Hai ông đã thấy được rằng hai ông đã khởi đầu bằng một sự sai lầm, vì đã cho rằng sự chấm dứt không điều kiện việc ném bom như chúng ta đòi hỏi là "một điều kiện có thể thương lượng được - chí ít cũng có thể được hiểu theo một cách nào đó - dưới ánh sáng của một lời chú giải tinh tế.


Hai ông tự nhận sai lầm mà không hề trách móc Việt Nam về bất cứ vấn đề gì. Trái lại, hai ông đã phân tích và phê phán nghiêm khắc thái độ lật lọng và chính sách hai mặt của Mỹ: vừa leo thang chiến tranh bằng cách tăng cường ném bom bắn phá, vừa trao đổi thông điệp đề nghị đàm phán, nói một cách khác "hai chuyến giao hàng đều do một người gởi" mà người gởi đó không ai khác hơn là Tổng thống Giôn-xơn.


Hai ông không loại trừ khả năng những thông điệp mà Mỹ trao cho Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ là những "tư liệu của một hồ sơ được chuẩn bị để đưa ra cho dư luận Mỹ".

Trong một bức thư khác gởi cho Kít-xin-giơ đề ngày 15 tháng 12 năm 1967, tức 2 tháng sau khi cuộc tiếp xúc bí mật bị phía Việt Nam dân chủ cộng hòa cắt đứt, Mạc-cô-vích tiếp tục đánh giá thái độ của mỗi bên và ông tỏ ra vẫn chưa nguôi cơn bực tức đối với Mỹ.


Một lần nữa, ông khẳng định, "thiện chí không còn bàn cãi vào đâu được" của phía Việt Nam và nhắc lại phía Việt Nam đã nhiều lần tố cáo "trò hai mặt" của Mỹ (Xem phụ lục IX).


Ông cho rằng cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng trái ngược nhau trong nội bộ Mỹ đã làm tiêu tan mọi hy vọng và buộc Mắc Na-ma-ra phải từ chức (tháng 11 năm 1967).

Về phần mình, ông tỏ ra hết sức bực bội khi biết có vụ Ma-ri-gôn (Marigold) (Tên mà Mỹ dùng để chỉ sự trung gian không thành công của Ba Lan), trước cuộc tiếp xúc Pa-ri: "Nếu tôi biết có vụ Ma-ri-gôn, chắc là tôi đã từ chối tiếp tục từ cuối tháng 8".

Thật vậy, có lúc hai ông muốn cắt đứt với Mỹ vì sợ bị Mỹ lợi dụng.

Tuy nhiên, cũng có lúc hai ông tưởng chừng như đã đạt mục tiêu và tỏ ra nôn nóng.

Tôi tin rằng bây giờ hai ông đã hiểu.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2021, 10:27:06 am »

PHỤ LỤC


I. Trích báo cáo của hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích về chuyến đi Hà Nội từ ngày 18-7 đến ngày 28-7-1967

Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2021, 10:27:46 am »

II. Thông điệp ngày 25-8 của Chính phủ Mỹ gởi Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa

Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2021, 10:28:25 am »

III. Thông điệp trả lời của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa

Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2021, 10:29:04 am »

IV. Thông điệp ngày 13-9 của Chính phủ Mỹ

Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2021, 10:30:01 am »

V. Thông điệp miệng của Kít-xin-giơ ngày 24-9



Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2021, 10:31:54 am »

VI. "Dự thảo thông điệp" của Chính phủ Mỹ

Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2021, 10:32:51 am »

VII. Thư của Tổng thống Giôn-xơn gởi Chủ tịch Hồ Chí Minh
   
Ngày 8 tháng 2 năm 1967

Thưa Chủ tịch,

Tôi viết thư này gởi Ngài hy vọng có thể chấm dứt cuộc xung đột ở Việt Nam. Cuộc xung đột này đã gây ra thiệt hại nặng nề về số người chết và bị thương, về tài sản bị phá hoại và về sự đau khổ của con người. Nếu chúng ta không tìm được một giải pháp đúng đắn và hòa bình thì lịch sử sẽ nghiêm khắc phê phán chúng ta.

Cho nên tôi tin rằng cả hai chúng ta đều có nghĩa vụ nặng nề là phải nghiêm chỉnh tìm con đường dẫn tới hòa bình.

Chính là để đáp ứng với nghĩa vụ đó mà tôi trực tiếp viết thư gởi Ngài. Trong mấy năm qua, chúng tôi đã cố gắng bằng rất nhiều cách và qua nhiều con đường để chuyển tới Ngài và các vị đồng sự của Ngài lòng mong muốn của chúng tôi thực hiện một giải pháp hòa bình. Vì những lý do gì đó, những cố gắng đó đã không đưa tới kết quả gì.

Có thể là ý kiến và thái độ của chúng tôi cũng như ý kiến và thái độ của các Ngài đã bị xuyên tạc hoặc hiểu lầm trong khi được chuyển qua các con đường đó. Chắc chắn là khi liên hệ gián tiếp luôn luôn có nguy cơ đó.

Có một cách tốt để khắc phục vấn đề này và tiến lên trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Đó là chúng ta thu xếp một cuộc nói chuyện trực tiếp giữa những đại diện được tin cậy, cuộc nói chuyện đó sẽ tiến hành một cách bảo đảm bí mật và không công bố. Những cuộc nói chuyện đó không được dùng để tuyên truyền mà phải là một cố gắng nghiêm chỉnh để tìm ra một giải pháp có thể thực hiện được và cả hai bên đều có thể chấp nhận được.

Trong hai tuần qua, tôi đã ghi nhận lời tuyên bố công khai của các đại diện Chính phủ Ngài gợi ý rằng các Ngài sẵn sàng tiến hành nói chuyện tay đôi trực tiếp với đại diện của Chính phủ Mỹ miễn là chúng tôi chấm dứt "vô điều kiện" và vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động quân sự đối với nước Ngài.

Trong những ngày qua, những bên nghiêm chỉnh và có trách nhiệm đã gián tiếp bảo đảm với chúng tôi rằng đề nghị của Ngài là thực như thế.

Tôi xin nói thẳng rằng với đề nghị đó tôi thấy có hai khó khăn lơn. Do lập trường công khai của Ngài, một hành động như thế về phía chúng tôi nhứt định sẽ gây nên sự bàn tán trên toàn thế giới cho rằng cuộc thảo luận đang được tiến hành và sẽ phương hại đến tính chất không chính thức và bí mật của những cuộc thảo luận đó. Thứ hai, nhứt định về phía chúng tôi sẽ có sự lo ngại nghiêm trọng rằng Chính phủ Ngài sẽ có thể lợi dụng hành động đó của chúng tôi để cải thiện vị trí quân sự của mình.

Chú ý tới những vấn đề đó, tôi sẵn sàng tiếp theo hướng chấm dứt chiến sự xa hơn là điều mà Chính phủ Ngài đã đề nghị hoặc là trong những lời tuyên bố công khai hoặc là qua con đường ngoại giao không chính thức. Tôi sẵn sàng ra lịnh chấm dứt ném bom nước Ngài và ngừng đưa thêm lực lượng Mỹ vào miền Nam Việt Nam ngay khi nào tôi được bảo đảm là việc thâm nhập vào miền Nam Việt Nam bằng đường bộ và đường thủy đã chấm dứt. Tôi tin rằng những hành động tự kiềm chế đó của cả hai bên sẽ tạo điều kiện cho chúng ta tiến hành một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh và không chính thức sớm dẫn đến hòa bình.

Tôi đưa ra với Ngài đề nghị trên đây với một ý thức khẩn trương đặc biệt do ngày nghỉ năm mới ở Việt Nam sắp tới. Nếu Ngài có thể chấp nhận được đề nghị này thì tôi thấy không có lý do gì nó lại không thể bắt đầu có hiệu lực sau ngày nghỉ năm mới tức là Tết.

Đề nghị mà tôi đã đưa ra sẽ mạnh thêm nhiều nếu các nhà chức trách quân sự của Ngài và của Chính phủ miền Nam Việt Nam có thể nhanh chóng thương lượng để kéo dài thời gian ngừng bắn nhân dịp Tết.

Về địa điểm cuộc thảo luận tay đôi mà tôi đề nghị, có nhiều khả năng. Ví dụ như chúng ta có thể cử đại diện đến gặp nhau ở Mát-xc ơ-va là nơi có tiếp xúc. Các đại diện có thể gặp ở một nước nào khác như Miến Điện. Ngài có thể ý kiến gì khác về cách sắp xếp hoặc về địa điểm và tôi sẽ cố thỏa mãn gợi ý của Ngài.

Điều quan trọng là chấm dứt cuộc xung đột đã mang lại những gánh nặng cho nhân dân cả hai nước chúng ta và trước hết là cho nhân dân miền Nam Việt Nam. Nếu Ngài có ý kiến gì về hành động mà tôi đề nghị thì điều kiện hết sức quan trọng là tôi nhận được những ý kiến đó càng sớm càng hay.


Chào Ngài
Lyndon B. Johnson
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2021, 10:34:02 am »

VIII. Thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh


Ngày 15 tháng 2 năm 1967


Thưa Ngài,

Ngày 10 tháng 2 năm 1967, tôi đã nhận được thư của Ngài. Đây là thư trả lời của tôi.

Nước Việt Nam cách xa nước Mỹ hàng vạn dặm. Nhân dân Việt Nam không hề động chạm đến nước Mỹ. Nhưng trái với lời cam kết của đại diện Chính phủ Mỹ tại hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, Chính phủ Mỹ đã không ngừng can thiệp vào Việt Nam, gây ra và mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam nhằm chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Từ hơn 2 năm nay, Chính phủ Mỹ còn dùng không quân và hải quân đánh phá nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một nước độc lập, có chủ quyền.

Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, phá hoại hòa bình và chống lại loài người. Ở miền Nam Việt Nam, nửa triệu quân Mỹ và quân chư hầu dùng những vũ khí tàn ác nhứt và những thủ đoạn chiến tranh dã man nhứt, kể cả bom na-pan, chất độc hóa học và hơi độc, để giết hại hàng loạt đồng bào chúng tôi, phá hoại mùa màng, triệt hạ làng mạc.

Ở miền Bắc Việt Nam, hàng ngàn máy bay trút hàng chục vạn tấn bom đạn, phá hoại các thành phố, xóm làng, nhà máy, cầu đường, đê đập, tàn phá cả nhà thờ, đình chùa, nhà thương, trường học. Trong thư Ngài tỏ ra xót xa trước những đau thương tàn phá ở Việt Nam. Xin hỏi Ngài ai đã gây ra những tội ác tày trời ấy? Chính là quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ. Chính phủ Mỹ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình hình cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay.

Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ chống nhân dân Việt Nam là một thử thách đối với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa; cuộc chiến tranh đó là một sự đe dọa đối với phong trào độc lập của các dân tộc, đồng thời uy hiếp nghiêm trọng hòa bình ở châu Á và thế giới.

Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất tha thiết với độc lập, tự do và hòa bình. Nhưng trước sự xâm lược của Mỹ, nhân dân Việt Nam đoàn kết một lòng, không sợ hy sinh gian khổ, đã đứng lên kháng chiến và quyết kháng chiến đến khi giành được độc lập, tự do thực sự và hòa bình chân chính. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng tôi được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới, kể cả những tầng lớp rộng rãi trong nhân dân Mỹ.

Chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam thì con đường đưa đến hòa bình ở Việt Nam là Mỹ phải chấm dứt xâm lược. Chính phủ Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam; phải thừa nhận Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; phải để nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình. Đó là nội dung cơ bản của lập trường 4 điểm của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thể hiện những nguyên tắc và điều khoản chủ yếu của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam. Đó là cơ sở cho giải pháp chính trị đúng đắn về vấn đề Việt Nam.

Trong thư, Ngài có đề ý kiến Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ trực tiếp nói chuyện. Nếu Chính phủ Mỹ thật muốn nói chuyện thì trước hết Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ mới có thể nói chuyện và bàn các vấn đề có liên quan đến hai bên.

Nhân dân Việt Nam quyết không khuất phục trước vũ lực và quyết không nói chuyện trước sự đe dọa của bom đạn.

Sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa. Mong Chính phủ Mỹ hãy hành động hợp với lẽ phải.

   
Chào Ngài
Hồ Chí Minh

Gởi Ngài Lyndon B. Johnson
Tổng thống nước Mỹ
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM