Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:16:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật  (Đọc 4170 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:42:05 pm »

- Tên sách: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
- Tác giả: Mai Văn Bộ
- Nhà xuất bản: Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm xuất bản: 1985
- Số hóa: quansuvn



LỜI GIỚI THIỆU


Sài Gòn và miền Nam nước ta được giải phóng tròn một thập kỷ. Thế mà về thất bại của Hoa Kỳ, về những bài học mà nước này cần rút ra cho mình vẫn còn không ít người Mỹ tranh luận, tranh luận đặc biệt sôi nổi nhân dịp 30 tháng 4 năm nay.


Có tướng lãnh, có chính khách cay cú với thất bại chiến tranh đầu tiên trong lịch sử của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - thất bại mà họ đã góp phần và cái giá phải trả về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý chưa tính sổ hết được - cho rằng nước họ không thua chiến tranh, không thua về quân sự, chỉ thua trên mặt trận chính trị đối nội, thua tại bàn đàm phán Pa-ri.


Ai có theo dõi thời cuộc và suy nghĩ khách quan đều có thể hiểu được thâm tâm của những tướng lãnh và chính khách nầy. Nghe họ nói, đọc những gì họ viết, người ta không nhầm lẫn ai trong bọn họ muốn bào chữa cho bản thân, ai - trong "thời kỳ sau Việt Nam" - muốn Oa-sinh-tơn cứ tiếp tục chính sách đối đầu và ở đâu mà sức ép chính trị, thủ đoạn kinh tế, đe dọa quân sự tỏ ra không khuất phục được đối phương thì dùng võ lực nếu thấy lực lượng so sánh cho phép.


Có mấy ai tin - ngay cả ở Hoa Kỳ - rằng không thất bại về quân sự mà chú Sam chịu cuốn cờ về nước một cách ê chề, rồi nhìn một cách bất lực cả một cơ đồ thực dân mới được dày công xây dựng trong suốt hai thập kỷ sụp đổ như một lâu đài bằng giấy với sự tháo chạy tán loạn vào những ngày, những giờ cuối cùng của cả thầy lẫn tớ? Dĩ nhiên, thất bại quân sự đâu có nghĩa là quân lính Mỹ bị hất xuống Biển Đông.

Dù sao, những kẻ ngoan cố nhất cũng đã thừa nhận rằng nước họ thua trên những mặt trận khác.

Trên mặt trận ngoại giao - một mặt trận thật sự với những cuộc đấu tranh phức tạp, gay gắt, quyết liệt, hai bên mặt đối mặt suốt năm năm trời - chúng ta biết còn quá ít. Mong mỏi của nhiều người là nhân dịp kỷ niệm 40 năm thắng lợi của ngành ngoại giao ta, nhiều tài liệu sẽ được công bố, giúp cho nhân dân ta và cả người nước ngoài hiểu thêm nhiều điều bổ ích, hiểu sâu hơn cuộc đấu tranh toàn diện của dân tộc ta và, qua đó, thấy rõ hơn tầm vóc của thắng lợi cuối cùng trong cuộc đọ sức với đế quốc Mỹ.


Quyển Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật dưới dạng hồi ký là một trong những tài liệu ấy. Một tài liệu "sống" vì người trong chuyện ghi lại những điều chính mình làm hoặc bản thân chứng kiến trực tiếp.


Những sự kiện được ghi lại xảy ra một thời gian ngắn trước cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân (1968). Người lãnh đạo ở Nhà Trắng và Lầu Năm góc cùng một số phụ tá của họ thấy rõ nửa triệu quân Mỹ bị sa lầy ở Việt Nam. Một mặt trận nhân dân thế giới đã hình thành trên thực tế đòi Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh. Đông đảo nhân dân Mỹ và trong các giới chính trị và quân sự ngày càng có nhiều tiếng nói đòi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam. Đã đến lúc Oa-sinh-tơn thấy phải tiếp xúc với "phía  bên kia" ngoài chiến trường để tìm cách rút khỏi bãi lầy. Nhưng làm sao tiếp xúc được? Ai sẽ làm môi giới mà Mỹ có thể tín nhiệm và Hà Nội có thể chấp nhận? Tiếp xúc ở đâu và dưới hình thức nào để giữ bí mật nhằm không để lộ Mỹ đang ở thế yếu? Nội dung cụ thể của tiếp xúc mà hai bên có thể thỏa thuận là gì? Đấy là bao nhiêu vấn đề không phải kỹ thuật đơn thuần mà có nội dung chính trị tế nhị, phức tạp cần có đáp số để tiến nhanh đến đàm phán thật sự, tìm một giải pháp thương lượng cho cuộc chiến tranh.


Đọc hồi ký người ta thấy phía Việt Nam hiểu sâu sắc địch thủ của mình như thế nào, đã phá tan những thủ đoạn dai dẳng của họ muốn đàm phán trên thế mạnh như thế nào, đã kiên trì và vững vàng giữ lập trường nguyên tắc của mình, đồng thời khôn khéo, chủ động kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh trên chiến trường và tranh thủ dư luận quốc tế như thế nào nhằm, cuối cùng, buộc họ phải tiếp xúc với phía ta theo điều kiện cơ bản của ta.


Tác giả ghi lại tỉ mỉ những sự kiện, nhắc lại bối cảnh trước và trong quá trình chúng xảy ra, và phân tích nhằm giúp người đọc hiểu rõ bề sâu của vấn đề, qua đó cũng bắt đầu cho thấy phần nào bản lĩnh của hai bên trên một mặt trận mới.


Tác giả - đồng chí Mai Văn Bộ - là người không xa lạ với thành phố ta và các tỉnh phía Nam nói riêng. Đồng chí đã từng hoạt động trong phong trào sinh viên yêu nước trước Cách Mạng Tháng Tám tham gia viết lời cho nhiều bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thời bấy giờ và bài "Giải phóng miền Nam" sau nầy.

Tháng 8 năm 1945, đồng chí tham gia Tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí trải qua nhiều cương vị công tác, trong nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn và ở khu giải phóng Nam Bộ.

Sau hội nghị Giơ-ne-vơ (1954) đồng chí trở lại Sài Gòn trong Phái đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam cạnh Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát.

Từ năm 1960, đồng chí Mai Văn Bộ chuyển hẳn sang ngành ngoại giao và từ đó cho đến đầu những năm 80 nầy. Đồng chí đã từng giữ trong nhiều năm cương vị đại sứ tại Pháp, kiêm đại sứ tại Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua, đi lại nhiều nước ở Tây Âu và Bắc Âu.

Đồng chí là thành viên phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Pa-ri.

Năm 1984, đồng chí Mai Văn Bộ trở về thành phố Hồ Chí Minh và viết tập hồi ký nầy mà Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Nếu chúng tôi không nhầm, đây là tập hồi ký đầu tiên của một cán bộ ngoại giao Việt Nam được xuất bản ở nước ta.


                                                              NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
                                                                             Tháng 6 năm 1985
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:43:25 pm »

TRƯỚC KHI VÀO CHUYỆN


Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thường khuyên các đồng chí lớn tuổi và đã trải qua thực tiễn đối ngoại nên viết hồi ký.


Từ lâu, tôi cũng đã có ý định viết về đòn tấn công ngoại giao đầu năm 1967 dẫn đến cuộc tiếp xúc bí mật giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ vào cuối năm đó tại Pa-ri, thủ đô nước Pháp.


Thật vậy, cuộc tiếp xúc bí mật kéo dài đúng hai tháng cuối năm 1967 là một thủ đoạn không thể tách rời đòn tấn công ngoại giao công khai đầu năm mà nó vừa là kết quả, vừa là bộ phận. Huống chi, chỉ có dưới ánh sáng của đòn tấn công ngoại đầu năm - dần dần trở thành một chiến dịch huy động cả dư luận quốc tế - cuộc tiếp xúc bí mật cuối năm mới có được đầy đủ ý nghĩa và tác dụng của nó trong nhiệm vụ đấu tranh, tìm hiểu thêm kẻ địch và kết hợp phục vụ chiến trường đang tiến nhanh tới cuộc tập kích chiến lược mùa Xuân 1968.


Tuy nhiên, tôi đã không viết tập hồi ký ngắn này nếu Hen-ri Kít-xin-giơ (Henry Kissinger), trước đây là cố vấn an ninh của Tổng thống Ních-xơn (Nixon), cũng đã không viết trong tập hồi ký (Những năm ở Nhà Trắng) The White House Years của ông ta (A la Maison Bianche 1968-1973, bản dịch tiếng Pháp, Nhà xuất bản Fayard 1979) như sau:

"Trong nhiều tháng ròng tôi đi lại đều đặn Pa-ri để chuyển những thông điệp và nhận thông điệp của người Bắc Việt Nam. Cuối cùng, cố gắng đó thất bại, những đó là một bước trên đường đi tới một thỏa thuận mà một năm sau đã cho phép tạm ngừng những cuộc ném bom và bắt đầu những cuộc đàm phán hòa bình".


Bằng cách nói nửa úp nửa mở khá tinh vi trên đây, Kít-xin-giơ đã xuyên tạc sự thật, kể công và bịa đặt vai trò của ông ta trong quá trình đi tới ngừng ném bom và đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Việt Nam.

Vả lại, đọc những dòng trên đây của Kít-xin-giơ, người ta có quyền nêu lên rất nhiều câu hỏi, như:

- Tại sao có cuộc tiếp xúc bí mật giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ?

- Những "thông điệp" được trao đổi giữa hai bên là những thông điệp nào và nội dung ra sao?

- Tại sao có chuyện lạ lùng cố gắng thất bại mà lại là một bước trên đường đi tới một thỏa thuận? v.v...

Và từ đó, người ta cũng có thể đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Tôi tự thấy mình có trách nhiệm làm sáng tỏ những vấn đề trên đây, vạch trần trò bịp bợm và lập lại sự thật về một thắng lợi rực rỡ của ngành Ngoại giao Việt Nam, vì "người Bắc Việt Nam" mà Kít-xin-giơ đã nhắc đến trong hồi ký, xin được phép nói rõ chính là tôi.


Nói thực ra, việc làm của tôi không có gì là đặc biệt khó khăn. Hồ sơ gồm tất cả chỉ thị từ trong nước, những biên bản tiếp xúc, báo cáo và một số tài liệu vẫn còn đó.

Cho nên, để viết về đòn tấn công ngoại giao đầu năm 1967 cũng như về cuộc tiếp xúc bí mật vào cuối năm đó, tôi có đầy đủ tư liệu, chỉ cần sắp xếp có trình tự, đặt lại các sự kiện trong bối cảnh  và các mối liên quan, làm cho mỗi sự kiện tự nói lên ý nghĩa của nó, với những phân tích và kết luận cần thiết.


Song, có một điều vẫn làm tôi băn khoăn. Ở phương Tây, trong những năm gần đây, viết hồi ký đã trở thành một cái mốt. Có chính khách vừa mới ra khỏi chính quyền đã khao khát trở lại, vội vã viết hồi ký để phô trương thành tích, kể cả những thành tích có tính chất tưởng tượng; hoặc để tự bào chữa về một lỗi lầm hay một thất bại mà người ta không thể nào ngụy trang thành thắng lợi, hoặc cũng thường thấy, chỉ để trả thù vì đã đột ngột mất toi chiếc ghế bộ trưởng mà nạn nhân đã phải dày công xoay xở mới ngồi vào được.


Thành thật mà nói, tôi không có những ý đồ như vậy. Song đã viết hồi ký thì không thể nào chỉ đóng vai trò một nhân chứng thụ động, hoặc chỉ kể chuyện của người khác mà còn phải và chủ yếu kể lể rất nhiều về những việc làm của mình hoặc về những sự kiện có liên quan ít hay nhiều, gần hay xa đến bản thân, huống chi còn phải nói lên, bằng lời văn hay không bằng lời văn, cách đối xử, những ý nghĩ và tình cảm, những phân tích, nhận định và đánh giá, khi thì thuận lợi cho người này mà không thuận lợi cho người kia, thậm chí có khi thuận lợi cho cá nhân mình mà không thuận lợi cho người khác.

Mong bạn đọc thông cảm tình thế tế nhị và lắm khi khó xử của người viết hồi ký.


                                                                                    Viết xong tại Làng đại học Thủ Đức
                                                                                             Thành phố Hồ Chí Minh
                                                                                        Ngày 15 tháng 11 năm 1984
                                                                                                    MAI VĂN BỘ
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:45:12 pm »

I
NHIỆM VỤ MỚI


Trung tuần tháng 8 năm 1987, sau khi về nước dự Hội nghị ngoại giao lần thứ 6 và thăm một số nơi trên miền Bắc, tôi lại tạm biệt Hà Nội vang rền tiếng bom, tiếng máy bay siêu âm, tiếng nổ của hỏa tiễn và tiếng súng phòng không đủ các cỡ, để trở lại Pari, với một nhiệm vụ mới, bí mật và khẩn trương.

Vì có tình hình mới.

Trước, cũng cần nhắc lại, vào thời gian nói trên tại Hà Nội, không phải người ta chỉ có nghe những tiếng rú nhức óc và tiếng nổ long trời của các loại vũ khí hiện đại mà qua báo chí, các đài phát thanh và tin của các hãng thông tấn, người ta còn nghe vọng đến tai từ năm châu bốn biển tiếng la ó, tiếng gào thét phẫn nộ của các phong trào quần chúng lên án Mỹ và đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược chống Việt Nam.


Đặc biệt, tinh thần chống chiến tranh đã phát triển khá sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân Mỹ.

Thời báo Niu-Yoóc (The New York Times) viết rằng chính trị của Mỹ ở Việt Nam đã trở thành đề tài của một cuộc thảo luận rộng rãi và nóng bỏng trong "mỗi gia đình, mỗi cơ quan, mỗi nông trang". Với thời gian, cuộc phản chiến của nhân dân Mỹ đã trở thành một phong trào chính trị quy mô chưa từng thấy. Thanh niên Mỹ biểu tình, công khai đốt xé thẻ quân tịch và chạy ra nước ngoài (Ca-na-da, Tây Âu, Bắc Âu...) tham gia các tổ chức quần chúng ủng hộ Việt Nam.


Riêng ở Pháp, trên 30 chính đảng và tổ chức quần chúng gồm tất cả các khuynh hướng chính trị và tôn giáo, cùng với nhân sĩ, trí thức, nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà báo, v.v... đã tập hợp thành một lực lượng chính trị rộng rãi và không ngừng hoạt động dưới những hình thức cực kỳ phong phú chống chính trị xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.


Dù thuộc ngành hoạt động xã hội nào, hệ ý thức hay tôn giáo nào, chỉ cần có một chút lương tri thì mỗi người đều có lý do chính đáng để chống đế quốc xâm lược Mỹ.


Song song với sự giúp đỡ quí báu và có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa, Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam và chống Mỹ đã hình thành trên thực tế ở Tây Âu.


Người ta nói không sai: Lương tri của loài người đã trỗi dậy chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

Giữa năm 1967, chiều hướng của cuộc chiến tranh đã trở nên khá rõ ràng.

Nếu cần một hình tượng để mô tả tình thế tuyệt vọng của đế quốc Mỹ lúc bấy giờ, có thể nói là tên sen đầm quốc tế quen thói ngạo nghễ và ỷ thế hiếp người, đang lâm vào tình cảnh bi đát "chó bỏ giỏ cua". Phải, nó còn có thể gầm ghè, nhe răng đe dọa và cắn chết người, nhưng nó đã không thể nào tự nó rút chân ra được nữa rồi!

Nói một cách khác, Mỹ đã sa lầy ở Việt Nam.

Có người nói Mỹ đã bắt đầu bằng một sự sai lầm. Đó là khi nó chọn đối tượng làm nạn nhân cho chính sách xâm lược của nó. Để rồi từ đó, mỗi lần đứng trước nguy cơ thất bại, nó lại áp dụng chiến thuật, "chạy trốn về phía trước" bằng cách tiếp tục leo thang chiến tranh.


Song quá trình "thất bại - leo thang" và "leo thang - thất bại" đã nghiễm nhiên trở thành một quy luật khắc nghiệt như một sợi dây vô hình trói chặt Mỹ, mà Mỹ cố vùng vẫy cũng không thể nào thoát được.

Dưới đây, tôi không trở lại từ đầu mà chỉ xin nhắc lại một số sự kiện và chi tiết có ý nghĩa, từ năm 1961 trở đi.

Đầu năm 1961, từ Ai-xen-hao (Eisenhower) sang Ken-nê-đy (Kennedy) với chính sách "cứng rắn ở tất cả các mặt trận" và chiến lược "trả đũa ồ ạt", Mỹ đã phát động trở lại cuộc chạy đua vũ trang và đặt thế giới trước "sự thách thức của Mỹ" (le defi americain). Mỹ vác ngọn cờ thập tự chinh chống phong trào giải phóng dân tộc, sẵn sàng can thiệp ở bất cứ nơi nào mà nó có thể can thiệp, chẳng những để "ngăn chặn" mà còn để "đẩy lui" mọi tiến bộ xã hội, bằng mọi giá.


Hành động tội ác đầu tiên của Ken-ne-đy là cuộc đổ bộ chống Cu-ba ở Vịnh Con Lợn ngày 18 tháng 4 năm 1961. Nếu Mỹ đã tạm thời thành công ở Goa-tê-ma-la (Guatemala) năm 1954, thì cuộc đổ bộ chống Cu-ba đã kết thúc bằng một sự thất bại vang dội và nhục nhã. Liền sau đó, tháng 5 năm 1961, thay vì rút bài học thất bại, Ken-ne-đy vội vã phái Phó Tổng thống Giôn-xơn đến Sài Gòn mang cho Diệm sự ủng hộ của chính quyền mới và chuẩn bị "chiến tranh đặc biệt".


Chiến lược tố cộng - diệt cộng đã gây cho phong trào và lực lượng cách mạng những tổn thất nghiêm trọng chưa từng thấy, nhưng đồng thời, nó cũng đã đưa chế độ độc tài gia đình trị kiểu phong kiến cực kỳ phản động của Diệm đến bờ vực thẳm. Từ đầu năm 1960, phong trào đồng khởi ở Nam Bộ đã nổi lên như vũ vão và giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Từ thế chủ động, Mỹ đã sa vào thế bị động chiến lược.


Để đối phó, sau chuyến đi Sài Gòn của Giôn-xơn, Mỹ tung cố vấn và vũ khí vào miền Nam và cuộc "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ đã bắt đầu bằng kế hoạch chữa cháy cấp tốc "18 tháng bình định miền Nam", tạm thời cứu được Diệm khỏi sụp đổ, để rồi ba năm sau, chính Mỹ lại giết tên đao phủ đã trở thành một thứ "ngựa bất kham" mà nó đã cứu sống. Song chỉ ba tuần lễ sau khi Diệm bị giết (1-11-1963), Tổng thống Ken-ne-đy cũng bị ám sát (22-11-1963). Nội bộ Mỹ-ngụy rối tựa bòng bong. Ngỡ tưởng giết Diệm và đưa cánh quân sự lên cầm quyền là có thể ổn định được tình hình chính trị nội bộ, Mỹ có ngờ đâu những cuộc đấu đá, tranh giành ảnh hưởng và địa vị giữa các tướng lĩnh  và các phe phái chính trị, ngấm ngầm từ lâu, nay có dịp nổ bùng ra và hàng chục cuộc đảo chính, âm mưu đảo chính và hất cẳng lẫn nhau nối tiếp liên miên, đến nỗi sau này, trong hồi ký của ông ta, Giôn-xơn đã phải than thở "lật đổ Diệm là một chủ trương sai lầm".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:46:44 pm »

Phong trào cách mạng càng phát triển và càng tấn công khắp miền Nam thì cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ của Mỹ-ngụy càng thêm rối ren và hỗn loạn hơn bao giờ hết.


Kết quả là đến cuối năm 1964 và đầu 1965, mặc dù có sự tham gia trực tiếp ngày càng đông của lực lượng không quân và hải quân, "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ bắt đầu lâm vào nguy cơ phá sản hoàn toàn.


"Quyền chủ động đã về tay cộng sản", Mắc Na-ma-ra, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, và tướng Tay-lo đã báo cáo như vậy  về Oa-sinh-tơn, tháng 4 năm 1965.


Thay vì chấp nhận sự thất bại và trình bày nó như là "một sự thất bại của Diệm" cho đỡ mất mặt, Mỹ lại tiếp tục áp dụng "chiến lược phản ứng linh hoạt" bằng cách ồ ạt đổ quân lên miền Nam và liên tục ném  bom bắn phá miền Bắc với sự đồng lõa không chút giấu giếm của Bắc Kinh: "Mỹ không đụng đến ta, ta không đụng đến mi".


Ngày 9 tháng 6 năm 1965, trong cuộc họp báo chí hằng tuần, Tổng thống Giôn-xơn tuyên bố không qui định bất cứ một giới hạn nào cho việc Mỹ gởi quên sang Việt Nam. Thế là, tháng 8 năm 1965, từ 25.000, đạo quân viễn chinh của Mỹ tăng vọt lên 75.000 và Tổng thống Mỹ lại cam kết sẽ tăng quân số đó lên 300.000.


Chỉ ba tháng sau, cuối tháng 11 năm 1965, tổng số quân Mỹ ở Việt Nam đã lên đến 200.000 và không quân Mỹ đã tiến hành 3.000 lần đột kích vào bầu trời miền Bắc Việt Nam. Tháng 12 năm 1965, Mỹ công khai thừa nhận không quân Mỹ đã bắt đầu đánh phá những mục tiêu kinh tế bên trong khu vực Hà Nội - Hải Phòng, chấm dứt một sự khẳng định giả dối được lập đi lập lại: "không quân Mỹ chỉ nhằm vào những mục tiêu quân sự".


Trên đà tiếp tục leo thang, con số 300.000 quân của Tổng thống Giôn-xơn chẳng mấy mốc đã bị vượt và đến cuối năm 1966, quân số Mỹ có mặt ở Việt Nam đã tăng vọt lên 389.000.


Năm 1967, Mỹ còn sẽ tung thêm quân vào chiến trường Việt Nam, đưa quân số của đạo quân viễn chinh Mỹ lên đến khoảng nửa triệu!


Với việc đổ nửa triệu quân lên miền Nam và liên tục ném bom bắn phá miền Bắc, Mỹ đã phải chiu hàng năm 30 tỷ đô-la và nếu trước đây, Mỹ còn rêu rao chiến tranh ở miền Nam vẫn là chiến tranh của ngụy quyền được Mỹ giúp đỡ thì bây giờ Mỹ không còn thấy cần đến cái thứ lá nho đó nữa nên Mỹ đã chường mặt ra và công khai thừa nhận "chiến tranh cục bộ" ở Việt Nam là "một cuộc chiến tranh của Mỹ".


Thật ra, chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam "đặc biệt" hay "cục bộ", trước cũng như sau năm 1965, bao giờ chẳng là "một cuộc chiến tranh của Mỹ"? Ngụy quyền, ngụy quân, và cả những đơn vị vũ trang của một số nước chư hầu tham gia chiến tranh bên cạnh quân Mỹ, cũng chỉ là những công cụ chiến tranh của Mỹ mà thôi.


Vả lại, Mắc Na-ma-ra đã lấy làm hãnh diện vì "cuộc chiến tranh của Mỹ" còn được gọi là "cuộc chiến tranh của Mắc Na-ma-ra" (Tháng 7 năm 1964, trả lời phỏng vấn của Thời báo Niu-Yoóc, Mắc Na-ma-ra tuyên bố: "Tôi không có gì để phản đối về việc người ta gọi chiến tranh là "chiến tranh của Mắc Na-ma-ra". Tôi nghĩ rằng nó rất quan trọng và tôi bằng lòng được liên kết với nó. Cho nên, tôi sẽ làm tất cả để giành chiến thắng").


Nói "chiến tranh của Mắc Na-ma-ra" cũng là nói chiến tranh của Lầu Năm góc, của các tướng lãnh nóng đầu, của những "diều hâu" khác và của "Đảng của chiến tranh". Họ sẽ không lùi trước việc sử dụng bất cứ thứ vũ khí nào mà họ có thể huy động được, với khuynh hướng thường xuyên thoát khỏi mọi sự giám sát chính trị. Lý lẽ duy nhứt hướng dẫn hành động của họ, như họ thường nhắc lại, là họ không có sự lựa chọn nào khác hơn là sự chiến thắng. Do đó, đối với họ, chỉ có "chiến tranh tổng lực".


Trên thực tế, từ sau Hội ngị Hô-nô-lu-lu tháng 6 năm 1964, cùng với việc tên tướng "diều hâu" khét tiếng Tay-lo (Taylor) nhậm chức đại sứ ở Sài Gòn, Mỹ đã bắt đầu tiến hành "chiến tranh tổng lực" chống Việt Nam.


Nhằm mục đích trên đây, Mỹ sẽ huy động tất cả sức người, sức của và các loại vũ khí hiện đại nhứt và tinh vi nhứt mà tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của nước Mỹ và tương quan lực lượng trên phạm vi thế giới cho phép Mỹ huy động.


Nếu không một thành phố đông dân nào của miền Bắc đã phải chịu cùng một số phận với Hi-rô-si-ma, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là Mỹ đã không hề nghĩ đến khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử ở chiến trường Việt Nam, một chiến trường thuộc châu Á, sau chiến trường Nhật Bản.


Bằng chứng là ba lần - tháng 10 năm 1965, tháng 7 năm 1965 và tháng 10 năm 1966 - một người Đức, gốc Do Thái, lấy quốc tịch Mỹ, với cái tên Henri Kít-xin-giơ đã đến Sài Gòn để "nghiên cứu tình hình miền Nam", với tư cách cố vấn đặc biệt của Tổng thống Giôn-xơn về "chiến lược nguyên tử". Đồng thời, Oa-sinh-tơn cố tình đưa tin một số đơn vị pháo đầu tiên, thích hợp với việc phóng đầu đạn nguyên tử, cũng đã đến miền Nam Việt Nam. Như vậy, chủ trương "nguyên tử hóa chiến tranh Việt Nam" đã có một bước đầu chuẩn bị.


Một bằng chứng nữa là ngày 13 tháng 3 năm 1966, chính Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra đã tuyên bố trước Quốc hội: "Không thể nói dứt khoát là vũ khí nguyên tử sẽ không bao giờ được sử dụng". "Nói một cách khác, người ta không thể loại trừ khả năng Mỹ gây nên những Hi-rô-si-ma khác ở Việt Nam "tùy sự phát triển của tình hình"!


Không có gì là khó hiểu cả. Trên thực tế, để đạt tới chiến thắng quân sự, họ đã không lùi trước bất cứ một tội ác chiến tranh nào. Sau khi tung ra ở miền Nam những sư đoàn thủy quân lục chiến nổi tiếng "không ai thắng nổi" với một hỏa lực mà người ta chỉ thấy được trên các chiến trường của chiến tranh thế giới lần thứ hai, mà vẫn không giành được thắng lợi nào có tính chất quyết định, Mỹ đã liều lĩnh dùng đến những biện pháp tuyệt vọng: bom na-pan, hơi độc và chất độc hóa học, đồng thời với việc áp dụng rộng rãi chiến thuật phát xít tàn bạo: đốt sạch, phá sạch và giết sạch.


Cách tiến hành chiến tranh bằng những biện pháp độc địa trên đây, bất chấp sự phẫn nợ và lên án của nhân dân thế giới, đã nói lên sự bất lực hoàn toàn của Mỹ trong ý đồ giành lấy một chiến thắng quân sự.


Riêng việc dùng chất độc hóa học ồ ạt trong năm 1965 cũng đã chứng minh rằng mỹ không còn hy vọng giành thắng lợi bằng những loại vũ khí khác.


Người ta còn nhớ vào đầu năm 1965, các nhà chiến lược Lầu Năm góc, kể cả người cầm đầu là Bộ trưởng quốc phòng Mắc Na-ma-ra, đều dự đoán cuộc chiến tranh ở Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm bằng sự chiến thắng của Mỹ. Thế mà, chẳng cần phải đợi đến cuối năm, chỉ mới vào đầu tháng 7 năm 1965, sự thất bại quá rõ ràng của "chiến lược, leo thang" đã được cụ thể hóa bằng việc Ca-bốt Lốt trở lại chức vụ đại sứ Mỹ ở Sài Gòn thay thế tướng Tay-lo từng nổi tiếng là "con người của sự leo thang".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:48:34 pm »

Cũng tháng 7 năm 1965, vào ngày 20, trong một "diễn văn lớn" đọc tại Liên hợp quốc, Tổng thống Giôn-xơn lớn tiếng bảo vệ Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954, chẳng khác nào Hiệp nghị này đã được Mỹ luôn luôn "tông trọng"!


Và, cũng vào cái thời điểm oái oăm này, chẳng còn ai nữa để mà ngạc nhiên khi nghe hai Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ tuyên bố trên đài truyền hình rằng Mỹ sẵn sàng đeo đuổi chiến tranh 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm nữa, cho đến khi nào miền Bắc Việt Nam ý thức được rằng họ không thể thắng và không có giải pháp nào khác hơn là thương lượng (U.P, ngày 10 tháng 8, 1965).


Nói như vậy, phải chăng cũng có nghĩa là về phần mình hai ngài Bộ trưởng Mỹ đều đã ý thức được rằng Mỹ cũng không thể thắng được Việt Nam và cũng không có giải pháp nào khác hơn là thương lượng?


Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đây, Mắc Na-ma-ra đồng thời đã đưa ra một khái niệm mới "xuống thang" (désescalade) hoặc "leo thang ngược chiều" (escalade a rebours). Ông ta còn nói rằng chiến tranh có thể kết thúc bằng "sự giảm bớt từng bước" hoạt động quân sự của hai bên và không bắt buộc chấm dứt một lượt.


Nói trắng ra, hai ngài Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ đã công khai thú nhận rằng Mỹ đã hoàn toàn mất hết hy vọng giành thắng lợi quân sự bằng chiến lược mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam.


Chính trong những điều kiện trên đây mà Tổng thống Giôn-xơn đã mở ra một "cuộc tấn công hòa bình" đại quy mô vào cuối năm 1965.


Nhằm tranh thủ dư luận quần chúng Mỹ và dư luận nhân dân thế giới hòng đổ trách nhiệm kéo dài chiến tranh cho Việt Nam, Tổng thống Giôn-xơn tung một lô phái viên mệnh danh là "những kẻ bành trướng vì hòa bình", gồm cả Phó tổng thống Hăm-phơ-rây (Humphrey), đi bốn phương trời.


Phó tổng thống Mỹ lãnh "sứ mạng đặc biệt" đi Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Phi-lip-pin... (sự thật là để yêu cầu các nước này tham gia nhiều hơn nếu chiến tranh còn kéo dài và mở rộng!).


Ha-ri-man (Harriman) (Sau này, Ha-ri-man cầm đầu Phái đoàn Mỹ đàm phán tay đôi với Phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa trước khi Hội nghị Pa-ri từ hai bên chuyển thành bốn bên) đại sứ lưu động của Nhà Trắng, cùng một đoàn 17 "chuyên gia", thình lình đến Vác-sa-va, thủ đô Ba Lan, ngày 9 tháng 12 năm 1965, mà đại sứ Mỹ ở đây cũng không hề hay biết. Tất nhiên, hành động bất thường, đột xuất này của Mỹ không có mục đích nào khác hơn là làm cho dư luận phương Tây chú ý đến chuyến đi. Trong lúc đó, không phải ngẫu nhiên mà các giới thân cận của Nhà Trắng công khai nói đến "leo thang hòa bình" với hàm ý "không loại trừ khả năng sẽ có một cuộc gặp gỡ Giôn-xơn - Hồ Chí Minh".


Uy-li-am Bơn-đi (William Bundy), Thứ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề Viễn Đông, cũng được phái đi Ca-na-đa.


Như vậy là chính phủ Mỹ có thể nói với thế giới rằng Mỹ đã tiếp xúc và đã vận động Ba Lan và Ca-na-đa, hai thành viên của Ủy ban quốc tế có nhiệm vụ kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954. Mỉa mai thay, không lúc nào bằng lúc này, bộ máy tuyên truyền đầu độc của Mỹ không ngừng nhắc đến một Hiệp nghị quốc tế mà chính Mỹ đã chà đạp lên để bứng lấy và tiếp tục cuộc chiến tranh bỏ dở của thực dân Pháp ở Việt Nam.


Mỹ còn cố giả tạo "một không khí lạc quan" bằng cách ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam trong mấy ngày, Tổng thống Giôn-xơn tuyên bố: sẵn sàng thương lượng, bất cứ lúc nào!


Tổng thống Mỹ có muốn hòa bình thật không? Nếu muốn hòa bình, thì thứ hòa bình nào hay là "hòa bình kiểu Mỹ", theo những điều kiện do Mỹ đưa ra?


Vậy thử xem lập trường thương lượng của Tổng thống Giôn-xơn là như thế nào.


Chắc có người còn nhớ, trên mười năm về trước, có một thượng nghị sĩ Mỹ tên là Lin-đơn B.Giôn-xơn đã làm chấn động dư luận quần chúng Mỹ và buộc dư luận thế giới cũng phải chú ý, bằng cách dõng dạc tuyên bố chống lại việc đưa lính Mỹ đi chết ở Đông Dương trước thượng nghị viện Mỹ (Ngày 5 tháng 4 năm 1954, trong một cuộc thảo luận tại Thượng nghị viện về chính sách của Mỹ ở Đông Dương, Giôn-xơn tuyên bố: "Tôi chống lại việc đưa lính Mỹ đến nơi bùn và đầm lầy của Đông Dương để bị giết chóc nhằm làm tồn tại mãi mãi chủ nghĩa thực dân và sự bóc lột châu Á bởi người da trắng").


Người ta cũng chưa quên rằng trong chiến dịch tranh cử tổng thống cuối năm 1964, cũng ông Giôn-xơn đó và Đảng dân chủ của ông ta đã tập trung cuộc vận động xung quanh vấn đề "Hòa bình ở Việt Nam". Và, cũng vì lẽ đó, mà ông Giôn-xơn đã đắc cử với một tỷ lệ phiếu chưa từng thấy trong biên niên bầu cử tổng thống ở Mỹ. Tất nhiên, điều đó không có ý nghãi nào khác hơn là nhân dân Mỹ chán ghét chiến tranh và tỏ ra ghê tởm tên hiếu chiến cực đoan Gôn-oa-tơ (Goldwater), ứng cử viên của Đảng cộng hòa, và cũng không có cách nào khác hơn là đặt nguyện vọng tha thiết của họ vào Giôn-xơn, được quảng cáo rùm beng là "ứng cử viên của hòa bình".


Nhưng bây giờ thì mọi người đã rõ là sau khi đắc cử Tổng thống, ông Giôn-xơn đã ngang nhiên phản bội những người đã bầu cử ông ta, vì ông đã làm theo nguyện vọng không phải của đa số nhân dân Mỹ mà của Gôn-oa-tơ! Và bằng cách đó, Tổng thống mới đắc cử đã thổi bùng ngọn lửa phản chiến lên khắp nước Mỹ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:49:39 pm »

Dầu vậy, "Tuyên bố chính thức" ngày 2 tháng 1 năm 1966 của Nhà Trắng vẫn kể là "những sáng kiến vì hòa bình" của chính phủ Mỹ "khó mà đếm hết được"!


Theo "Tuyên bố chính thức" trên đây thì sáng kiến nghiêm túc nhứt của Mỹ là "kế hoạch hòa bình" được Tổng thống Giôn-xơn đưa ra trong bài diễn  văn đọc ngày 7 tháng 4 năm 1965 tại Bôn-ti-mo (Baltimore). Điều gì là quan trọng và đáng quan tâm hơn hết trong "kế hoạch hòa bình" đó?


Mỹ nói sẵn sàng thương lượng với Hà Nội, và chỉ với Hà Nội mà thôi, Mỹ làm như không hề có "Việt cộng".


Và, nếu có thương lượng với Hà Nội, Mỹ sẵn sàng biếu một tỷ đô-la cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam, kể cả miền Bắc. Nói một cách khác, Oa-sinh-tơn sẵn sàng mua hòa bình ở miền Nam với giá một tỷ đô-la. Thậm chí, cũng có thể nói điều kiện hòa bình của Mỹ là: miền Bắc phải bán miền Nam cho Mỹ! Đúng là hòa bình kiểu Mỹ!


"Tuyên bố chính thức" ngày 2 tháng 1 năm 1966, còn phô trương "nhiều đóng góp của Mỹ vào sự nghiệp hòa bình". Những đóng góp nào? Người ta không còn tin ở mắt mình nữa, khi đọc thấy tuyên bố khẳng định đóng góp trước hết của Mỹ là Hiệp nghị Giơ-ne-vơ! Té ra sự "đóng góp" quan trọng nhứt của Mỹ lại là một Hiệp nghị quốc tế mà Mỹ đã cố tình vi phạm, mà "Sách trắng" của Mỹ công bố ngày 27 tháng 2 năm 1966 không hề nói đến trong những "cam kết của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam".


Cuối cùng, phải nói là chính phủ Mỹ đã xóa sạch mọi cơ sở thương lượng bằng cách khẳng định rằng Mỹ không bao giờ rời bỏ miền Nam Việt Nam vì Mỹ không thể "phản bội" nhân dân miền Nam! Khăng khăng từ chối nói chuyện với "những người đang chiến đấu", coi miền Nam chẳng khác nào bang thứ 52 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với lập trường ngoan cố đến phi lý đó, Oa-sinh-tơn đã cố tình bóp chết từ trong trứng nước mọi khả năng chấm dứt chiến tranh bằng một giải pháp thương lượng.


Vì Mỹ còn chưa muốn chấm dứt chiến tranh, một cuộc chiến tranh đã được lập chương trình, chuẩn bị đầy đủ và tiến hành ráo riết trong khuôn khổ chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí đã trở thành lý do tồn tại chủ yếu của chính sách đó.


Vì Mỹ còn rất sợ hòa bình, chưa dám nghĩ đến mà cũng chưa hình dung nổi sự sụp đổ không tránh khỏi của toàn bộ chiến lược của mình ở kv trong trường hợp hòa bình được lập lại và Mỹ phải rút quân về nước.


Tóm lại, vì chỉ bằng chiến tranh Mỹ mới còn hy vọng bám được miền Nam Việt Nam và thế đứng lâu dài của Mỹ ở khu vực.


Vào giữa năm 1967, tình hình chiến sự ở miền Nam đang xích gần tới một thời điểm có tính chất quyết định.


Có thể nói năm 1967 là một năm bản lề, nó có nhiều triển vọng mở ra một thời kỳ mới.

Mỹ vẫn lao đầu vào chiến tranh, vẫn tiếp tục, ngày đêm ném bom bắn phá miền Bắc, mặc dù, theo lời Ca-bốt Lốt những "biện pháp trừng phạt" đó có thể "gây nhiều thiệt hại", nhưng không có nghĩa gì về mặt quân sự và chiến lược  (Ngày 15-2-1965, trả lời phỏng vấn của báo U.S News and World Report (Tin tức Mỹ và thế giới), Ca-bốt Lốt nói: "Tôi không tin rằng những biện pháp trừng phạt đó, tự nó giải quyết được vấn đề. Tôi không tin rằng chúng ta có thể chiến thắng hoàn toàn bằng việc ném bom các đường tiếp tế") .


Từ "Hội đồng chiến tranh" này đến "Hội đồng chiến tranh" khác, những phần tử nóng đầu của Lầu Năm góc vẫn nhai đi nhai lại luận điệu độc nhứt: Vì kẻ địch không muốn hòa bình, nên Mỹ không có sự lựa chọn nào khác hơn là tiếp tục chiến tranh để giành lấy một thắng lợi quân sự với bất cứ giá nào.


Trong khi đó, tình thế của Mỹ trên chiến trường vẫn hoàn toàn bế tắc. Số máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc cứ tăng lên và danh sách lính Mỹ chết "nơi bùn và đầm lầy của Đông Dương nhằm làm tồn tại mãi mãi chủ nghĩa thực dân và sự bóc lột châu Á bởi người da trắng", như Tổng thống Giôn-xơn đã từng nói khi ông còn là một thượng nghị sĩ chưa được biết tiếng, cứ kéo dài ra.


Một điều đáng nói là "cuộc tấn công hòa bình" của Tổng thống Giôn-xơn, với tính chất bịp bợm và lập trường phi lý của nó, chẳng những không gây được sức ép nào đối với Việt Nam mà trái lại, nó đã báo động khắp nơi đề phòng một cuộc leo thang mới, sau khi sự thất bại của nó được công bố.


Lời lẽ "hòa bình giả" và hành động "chiến tranh thật" của Tổng thống Mỹ làm cho "khủng hoảng lòng tin" càng ăn sâu trong mọi tầng lớp nhân dân và ngay cả trong hàng ngũ binh sĩ Mỹ, điều chưa từng thấy ở mức độ nghiêm trọng như vậy trong lịch sử 200 năm của nước Mỹ.


Tình hình nội bộ của nước Mỹ ngày càng trở nên phức tạp và căng thẳng. Chiến tranh thúc đẩy quá trình quân sự hóa nền kinh tế chỉ có lợi cho các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh.


Trong những điều kiện trên đây, tất nhiên là phong trào phản chiến của quần chúng Mỹ đã không ngừng phát triển cả về bề rộng và bề sâu.

Nhìn rộng ra, vị trí quốc tế của Mỹ trên thế giới ngày càng bị thu hẹp và suy yếu.

Chiến tranh ở Việt Nam giúp Mỹ nắm chặt hơn một số chư hầu ở khu vực châu Á. Song, điều quan trọng và cốt tử đối với Mỹ là thái độ của các đồng minh lớn ở Tây Âu. Thay vì đổ xô đến cứu Mỹ như Mỹ đã từng cứu họ, họ đã ngoảnh mặt làm ngơ. Ắt họ không thể nào quên được rằng Mỹ đã lợi dụng danh nghĩa chống chủ nghĩa thực dân cũ để thay chân họ ở nhiều nơi bằng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Thậm chí, có kẻ lăm le chờ Mỹ rút khỏi Đông Dương để trở lại dưới hình thức nào đó hoặc chen chân vào để thủ lợi, và tất cả đồng minh của Mỹ ở Tây Âu và Nhật Bản không sót một kẻ nào đều tranh nhau lợi dụng cơ hội - có thể nói là bằng vàng - để cạnh tranh với Mỹ, làm giàu và phát triển kinh tế, đặc biệt trong những năm 60, với một tốc độ trung bình hàng năm gấp 2 lần so với thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Riêng Nhật Bản đã thu lợi thêm vì đã trở thành một căn cứ hậu cần quan trọng của Mỹ.


Mặt khác, Mỹ dùng chiến trường Việt Nam - một chiến trường của châu Á - để làm nơi thử vũ khí mới, hiện đại nhứt và tinh vi nhứt của Mỹ. Nhưng, cũng trong thời gian đó, tương quan lực lượng trên phạm vi thế giới đã thay đổi khá nhiều và không còn có lợi cho Mỹ nữa.


Tóm lại, nếu Mỹ không sớm buông Việt Nam, quá trình sa sút của Mỹ trên nhiều mặt đối nội và đối ngoại chỉ có thể tiếp tục đi xuống của nó mà thôi.


Đầu năm 1967, Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tung ra một đòn tấn công ngoại giao công khai đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và khẳng định rằng chỉ sau đó, hai bên mới có thể nói chuyện. Nay, Mỹ đã đánh tiếng muốn có "tiếp xúc bí mật" giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Nếu đúng như thế, chúng ta cũng sẵn sàng.

Trong bối cảnh trên đây, chắc không còn ai ngạc nhiên nữa nếu biết rằng nhiệm vụ mới, bí mật và khẩn trương mà tôi được trao trước khi tạm biệt Hà Nội lần này là sẵn sàng tiếp xúc với Mỹ.

Tôi còn nhớ rất rõ là tôi lên đường với một ý nghĩ cứ lẩn quẩn trong đầu, như một sự ám ảnh.

Những kẻ dám liều lĩnh xâm lược Việt Nam, dù thâm độc và tàn bạo đến đâu, dù giàu và mạnh đến cỡ nào, nếu đến lúc nào đó mà vẫn chưa bị đánh bật ra khỏi bờ cõi Việt Nam thì cuối cùng, cũng phải tìm lối thoát thân bằng cách ngồi lại nói chuyện với Việt Nam ở thế thua, thế bị động và bất lợi cho chúng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:36:15 pm »

II
ĐÒN TẤN CÔNG NGOẠI ĐẦU NĂM 1967


Tôi vừa trở lại Pa-ri thì một số nhà báo quen biết yêu cầu được gặp với lý do đơn giản: "Vì ông từ trong nước mới sang, ắt có nhiều chuyện để kể cho chúng tôi nghe!".

Tôi đành tiếp học trong một cuộc gặp gỡ thân mật.

Các nhà báo lấy làm thú vị khi tôi kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc chiến đấu anh dũng phi thường của nhân dân ta, tại thủ đô Hà Nội cũng như ở các tỉnh mà tôi đã đi thăm. Đặc biệt, tôi đã kể lại việc phi cơ Mỹ bị hỏa tiễn phòng không của ta bắn rơi. Lúc bấy giờ, tôi đang đứng dưới mái nhà Bộ Ngoại giao nhìn lên nền trời thu trong vắt của Hà Nội, thì 2 phi cơ Mỹ nối đuôi nhau lao tới ném bom cầu sắt Long Biên. Tức thì một hỏa tiễn phòng không từ đất vọt lên và nổ tung. Chiếc phi cơ đi đầu rơi lả tả. Chiếc thứ hai kịp lao xuống, tránh được sức nổ của hỏa tiễn và cút mất. Chiếc dù của tên phi công thoát chét bay lơ lửng khá lâu, đơn độc giữa bầu trời phút chốc trở lại im phăng phắc như không hề có việc gì đã xảy ra.   


Sau khi trả lời nhiều câu hỏi, tôi định chấm dứt cuộc gặp gỡ. Nhưng một nhà báo đã đứng lên hỏi:

- Trước đây người ta nói Việt Nam đã thắng Pháp không phải ở dbp mà ở Pa-ri. Là vì người Pháp đã xuống đường chống lại cuộc "chiến tranh bẩn thỉu" của thực dân. Vậy, phải chăng Việt Nam ngày nay cũng đang hy vọng thắng Mỹ ở Oa-sinh-tơn?

Đáp: Vấn đề chủ yếu đối với chúng tôi là làm thất bại một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo bị mọi người lên án và nguyền rủa. Còn chúng tôi mong sẽ thắng ở đâu, ở Việt Nam hay ở Mỹ, điều đó không quan trọng, miễn là thắng.

Lại một nhà báo khác đứng lên hỏi:

- Thời gian gần đây, người ta nói rất nhiều về những cuộc tiếp xúc bí mật giữa Oa-sinh-tơn và Hà Nội. Đến nay, những loại tin như vậy đều bị bên này hoặc bên kia cải chính. Vậy, riêng ông, ông mới từ Hà Nội sang, ông có định tiếp xúc bí mật với một đại diện nào đó của chính phủ Mỹ không?

Đáp: Nếu tôi có dự định tiếp xúc bí mật với người Mỹ mà hôm nay lại đi khai ra với ông, thì còn gì là bí mật nữa?

Các nhà báo cười ầm lên, chế giễu anh chàng đã đưa ra câu hỏi quá vụng về. Sau đó, tất cả vui vẻ ra về.

Thật ra, các nhà báo đã đánh hơi và chắc cũng đã ngửi thấy trong không khí mùi "tiếp xúc bí mật" giữa Mỹ và Việt Nam. Huống chi, không phải hoàn toàn vô cớ mà họ cho rằng cuộc tiếp xúc đó có thể xảy ra tại Pa-ri.


Ngày 5 tháng 1 năm 1967, tôi có nhận lời mời dự bữa cơm trưa của Hội báo chí ngoại giao (Association de la presse diplomatique) tại Nhà Hội Mỹ latin (Maison de l'Amérique letine).

Phòng ăn mà cũng là phòng họp báo chật ních. Trên 40 nhà báo của rất nhiều nước đã có mặt hôm đó.

Theo thống kê, cuối bữa cơm, khi cà phê được dọn ra thì Chủ tịch Hội đứng lên giới thiệu khách và cuộc họp báo bắt đầu.

Tôi trả lời nhiều câu hỏi: về lập trường bốn điểm của Việt Nam dân chủ cộng hòa; về tình hình ở miền Nam Việt Nam; về tầm quan trọng chính trị, chiến lược và quân sự của Mặt trận dân tộc giải phóng; về "những kế hoạch hòa bình" của Mỹ; về đề nghị ba điểm của Tổng thư ký Liên hợp quốc (Thant) v.v...

Nhưng cuối cùng, hàng chục câu hỏi đã được tập trung vào một vấn đề, tuy cách đề cập có khác nhau, như:

- Mỹ đòi phải có sự đáp ứng mới chịu chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, vậy ông nghĩ thế nào?

- Đổi lấy việc Mỹ chấm dứt vĩnh viễn việc ném bom miền Bắc, chính phủ Bắc Việt Nam có nhận "xuống thang chiến tranh" ở miền Nam không?

- Việc Mỹ chấm dứt vĩnh viễn việc ném bom có đưa đến đàm phán không?

- Sau khi Mỹ chấm dứt ném bom, ông có nhận tiếp xúc với người Mỹ nhằm giải quyết vấn đề chiến tranh bằng con đường thương lượng không?

Sau khi nhắc lại lập trường nguyên tắc của Việt Nam dân chủ cộng hòa là Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn việc ném bom bắn phá miền Bắc mà không được đòi hỏi bất cứ một sự đáp ứng nào, đồng thời vạch rõ Mỹ đã thất bại trong việc leo thang chiến tranh và đang bị dư luận khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Mỹ, lên án ngày càng dữ dôi, tôi tuyên bố:

Trong những điều kiện trên đây, đứng trước sự thất bại đã trở nên hiển nhiên, và đồng thời, phải đối phó với trào lưu dư luận khắp nơi lên án Mỹ, nếu Mỹ chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc thì sự kiện đó sẽ được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa xem xét.

Cùng trong những điều kiện đó, sau khi chấm dứt việc ném bom bắn phá miền Bắc, nếu chính phủ Mỹ đề nghị tiếp xúc với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, tôi nghĩ rằng đề nghị đó cũng sẽ được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa nghiên cứu.

Tôi nói vừa dứt, cả phòng họp rộn lên.

Nhiều nhà báo đẩy ghế đứng lên và tranh nhau hỏi:

- Ông nói đề nghị tiếp xúc của Mỹ sẽ được nghiên cứu, tức có nghĩa là có nhiều khả năng đề nghị đó sẽ được chấp nhận, có phải như vậy không?

- Nếu có tiếp xúc, cuộc tiếp xúc đó sẽ đượ tiến hành, theo ông, trước hay là sau việc Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc?

- Như vậy, có "cái mới" trong lập trường của Việt Nam dân chủ cộng hòa, đề nghị ông nõi rõ thêm v.v...

Tất nhiên là tôi không nói rõ thêm điều gì ngoài những lời tuyên bố trên kia. Họ càng thèm thuồng, càng tốt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:39:08 pm »

Ngay sau đó, nhiều nhà báo vội vã rời phòng họp, để báo cái tin "giật gân" trên đây về tòa soạn của họ. Suốt mấy ngày, các đài phát thanh Tây Âu và Mỹ chưa hết nhắc lại và bình luận đủ cách, đủ kiểu lời tuyên bố của tôi.


Tiếp theo, ngày hôm sau, 6 tháng 1, trả lời phỏng vấn của nhà báo Mô-ri-xơ Vẹc-te (Marice Verther) trên Đài truyền hình Pháp, tôi lại nhấn mạnh rằng chiến lược leo thang chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã không đạt được bất cứ mục tiêu nào Mỹ đã đề ra mà trái lại, chiến tranh phá hoại dã man của Mỹ chẳng những đã thất bại về những mục tiêu của nó mà còn bị toàn thể nhân dân thế giới lên án. Sau đó, một lần nữa, tôi tuyên bố:


Nếu Mỹ chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam và đề nghị tiếp xúc với Việt Nam dân chủ cộng hòa, đề nghị đó sẽ được nghiên cứu.


Đầu năm 1967, nhân dịp tiếp Đoàn ngoại giao, Tổng thống Pháp Đờ-gôn lại lên tiếng nghiêm khắc phê phán Mỹ, gọi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là "một cuộc chiến tranh phi nghĩa", "một cuộc chiến tranh đáng ghét". Và, một lần nữa, Tổng thống khẳng định: "Bất cứ một giải pháp nào về vấn đề Việt Nam cũng phải thông qua việc Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam".

Mỹ phản ứng cay cú.

Được nhà báo Mô-ri-xơ Vẹc-te yêu cầu bình luận về lời tuyên bố trên đây của Tổng thống Đờ-gôn, tôi vui vẻ nói:

"Tất nhiên lập trường đầy phẫn nộ và dứt khoát đó của Tổng thống nước Cộng hòa Pháp là một đóng góp tích cực cho sự nghiệp hòa bình, cho nên, về phần tôi, không có gì phải phàn nàn cả!".

Tóm lại, có thể nói rằng với những tuyên bố của tôi ngày 5 và 6 tháng 1 năm 1967, dư luận và báo chí Phương Tây đã được chuẩn bị để đón lấy lời tuyên bố quan trọng ngày 28 tháng 1 của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh.


Ngày 28 tháng 1 năm 1967, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Ô-xtrây-lia Bước-sết (Wilfred Burchett) như sau:

Hỏi: Mỹ có lần tuyên bố cần có những cuộc "nói chuyện trực tiếp" giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa. Xin Bộ trưởng bình luận về lời tuyên bố đó.

Trả lời: Mỹ nói thế, nhưng trong việc làm thì tỏ ra rất ngoan cố và xảo quyệt, vẫn tiếp tục "leo thang" đẩy mạnh và mở rộng chiến tranh xâm lược. Nếu quả thật Mỹ muốn nói chuyện thì trước hết, Mỹ phải chấm dứt việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hoạt động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ mới có thể nói chuyện được.

Câu trả lời còn có đoạn cuối sau đây:

"... Chúng tôi tin chắc rằng lập trường bốn điểm và thái độ đúng đắn của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày càng được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân và chính phủ các nước yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới. Nếu Mỹ không chịu nghe theo lẽ phải thì càng tự vạch mặt là kẻ xâm lược ngoan cố. Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhứt Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và thế giới".

Thế là, đòn tấn công ngoại giao đầu năm 1967 của Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được tung ra, tung ra đúng thời cơ thuận lợi và trong những điều kiện đã được chuẩn bị trước.


Một trào lưu dư luận hoan nghênh lời tuyên bố dấy lên khắp nơi.

Dư luận thế giới cho rằng Việt Nam "có thiện chí hòa bình" và do đó, tập trung đòi Mỹ phải đáp ứng, bằng cách đình chỉ không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam.


Dư luận quần chúng và báo chí Mỹ cũng đã trở nên hết sức sôi nổi. Báo chí Mỹ bình luận nhiều, coi trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam là "một dấu hiệu", "một gợi ý" và "một sự tiến triển" đánh dấu một giai đoạn mới.


Tuy mỗi người có thể giải thích sự mềm dẻo của Việt Nam một cách khác nhau, nhưng điểm hội tụ vô cùng lý thú là hầu hết các nhà bình luận trên báo chí và đài truyền hình Mỹ đều gặp nhau trong một thái độ chung là đòi chính phủ Mỹ phải đáp lại thiện chí bằng thiện chí.


Thoạt tiên, Mỹ rất bị động và lúng túng. Nhà Trắng cũng như Bộ Ngoại giao Mỹ đều im thin thít. Rõ ràng là họ chưa sẵn sàng tiếp thu ý kiến của đối phương mà cũng chưa dám vội vã lên tiếng bác bỏ.


Mãi năm ngày sau, Mỹ mới chính thức mở chiến dịch tuyên truyền phản kích.

Trong hai cuộc họp báo, ngày 1 tháng 2 của Đin Rớt, Bộ trưởng Ngoại giao, và ngày 2 tháng 2 của đích thân Tổng thống Giôn-xơn, họ đều nói loanh quoanh đổ cho Việt Nam là "chưa nghiêm chỉnh" và "chưa thật sự cố gắng để đi tới hòa bình", trái lại họ thề thốt rằng "Mỹ rất sốt sắng vì hòa bình" và "Mỹ sẵn sàng đi quá nửa đường". Cuối cùng, họ nhắc lại 14 điểm trước đây của Mỹ, có thể bổ sung thêm thời gian rút quân (6 tháng) ở điểm 8 (Lập trường 14 điểm của Tổng thống Giôn-xơn) tuyên bố rõ ràng về lập trường đàm phán của Mỹ.

Do đó, hai trận tuyến đã hình thành.


Việt Nam dân chủ cộng hòa kiên quyết đòi Mỹ chấm dứt việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và chỉ sau đó, hai bên mới có thể nói chuyện với nhau được.


Còn Mỹ thì biện bạch cho hai lập luận: một là "thương lượng không điều kiện tiên quyết", có nghĩa là thương lượng trong khi Mỹ vẫn tiếp tục toàn bộ chiến sự chiến sự cả việc ném bom bắn phá miền Bắc; hai là "ngừng ném bom có điều kiện", tức "có đi có lại"; Việt Nam phải "xuống thang quân sự ở miền Nam" và "giảm thâm nhập vào Nam".

Hai lập luận trên đay của Mỹ chỉ nhằm một mục đích: đàm phán trên thế mạnh!

Chừng nào Mỹ còn bám lấy lập trường "đàm phán trên thế mạnh" đó, thì chưa thể có đàm phán được.

Chẳng phải chờ đợi lâu lắc gì, cuộc đấu tranh bùng nổ ngay giữa hai trận tuyến và được phản ánh hàng ngày trong dư luận quần chúng Mỹ và trên tất cả đài phát thanh, đài truyền hình và báo chí thế giới.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2021, 08:40:48 pm »

Tiếp tục đòn tấn công ngoại giao, Việt Nam dân chủ cộng hòa: Mỹ ném bom phá hoại các đê điều trên miền Bắc, trong khi mùa mưa sắp đến; Mỹ phải chấm dứt ngay và không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc.

Bộ Ngoại giao Mỹ vội vàng cải chính.


Ngày 3 tháng 2 trả lời phỏng vấn của nhà báo Rô-giê Pie (Roger Pie) ở mục "Năm cột trên trang nhứt" (Cin colonnes à la Une) của Đài truyền hình Pháp, tôi bác bỏ luận điệu dối trá "không quân Mỹ chỉ đánh phá những mục tiêu quân sự", xác định rõ Mỹ không có quyền đánh phá bất cứ một mục tiêu nào, dù quân sự hay là dân sự, trên lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và do đó Mỹ phải chấm dứt việc ném bom bắn phá mà không được đòi hỏi bất cứ điều kiện nào.

Tôi kết luận: "Lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 đã làm sáng tỏ thiện chí của Việt Nam dân chủ cộng hòa và toàn thế giới sẽ phán xét".

Dư luận quần chúng và báo chí Mỹ càng xôn xao sau khi Mỹ bị tố cáo đã phạm tội ác ném bom đê điều. Có nhà quan sát phương Tây đến tận nơi ném bom và xác nhận ý đồ của Mỹ nhằm gây ngập lụt nhiều vùng rộng lớn của châu thổ Sông Hồng.


Phong trào phản chiến của quần chúng và thanh niên Mỹ tiếp tục phát triển mạnh, càng đòi chính phủ Mỹ đáp ứng lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 của Việt Nam dân chủ cộng hòa.


Ngày 9 tháng 2, nhân dịp trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Mỹ NBC, tôi khẳng định:

"Sau lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 của Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hòa, thiện chí của chúng tôi không cần được chứng minh nữa. Bây giờ, đến lượt chính phủ Mỹ phải chứng minh thiện chí của Mỹ.

Mỹ phải chọn một trong hai con đường: nếu những người cầm quyền Mỹ chấm dứt vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thì sau đó, những cuộc nói chuyện có thể được tiến hành giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ, còn nếu họ từ chối làm như vậy, họ sẽ tự lột mặt nạ  và tỏ ra là những kẻ xâm lược ngoan cố chỉ biết có sức mạnh của vũ khí".


Khách quan mà nói, đòn tấn công ngoại giao đầu năm 1967 đã tạo nên một cuộc diện chính trị quốc tế rất thuận lợi cho Việt Nam. Sức ép mạnh mẽ của dư luận và báo chí thế giới đổ dồn về phía Oa-sinh-tơn đòi Mỹ chấm dứt ném bom để tạo điều kiện cho Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ nói chuyện với nhau.


Đến đây, chúng ta có thể kết luận rằng, trong khi Mỹ bị kẹp giữa hai gọng kềm - vừa sa lầy ở Việt Nam, vừa bị lên án khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Mỹ - nên đâm ra bị động và lúng túng về mọi mặt, thì trái lại, qua đợt tấn công ngoại giao quyết liệt mở ra từ đầu năm 1967 mà cao điểm là lời tuyên bố ngày 28 tháng 1, Việt Nam dân chủ cộng hòa đã vận dụng tài tình sách lược phân hóa hàng ngũ địch, cô lập kẻ thù chính hiếu chiến và ngoan cố và, do đó, đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ của nhân dân thế giới.


Từ lập trường bốn điểm nổi tiếng đầu năm 1965 và bằng đòn tấn công ngoại giao đầu năm 1967, Việt Nam đã giành được chủ động trên mặt trận dư luận quốc tế và ngoại giao, cũng như đã giành được chủ động trên chiến trường miền Nam.


Từ nay trở đi, phối hợp chặt chẽ  và sinh động với chiến trường, ngoại giao Việt Nam sẽ duy trì và phát huy tinh thần chủ động đó, vận dụng với nhiều sáng tạo hơn nữa sách lược phân hóa hàng ngũ địch, cô lập hơn nữa kẻ thù chính và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi hơn nữa của nhân dân thế giới, đặc biệt của nhân dân Mỹ, cho đến khi nào Mỹ cùng đường phải ngồi lại nói chuyện với Việt Nam ở thế thua, thế bị động và bất lợi.


Vả chăng, cái mốc cực kỳ quan trọng trên đây đã được đánh dấu một cách cụ thể bằng bức thư mà Tổng thống Giôn-xơn buộc phải gởi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh vào đầu tháng 2 năm 1967.

Quả thật như vậy, trong tình thế bị động và lúng túng, Tổng thống Giôn-xơn đã dùng đến một cách đối phó ắt đã làm cho nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Ông ta đã tạm để qua một bên cái đầu óc kiêu căng xấc láo để ký tên vào một bức thư gởi cho Hồ Chủ tịch. Phải chăng Tổng thống Mỹ đã ngỡ là, bằng cahs làm có vẻ khác thường đó, ông ta có thể làm cho mọi người tin ở "thiện chí hòa bình" dù sao cũng đã quá muộn màng của một kẻ đã bị quần chúng năm châu phẫn nộ liệt vào loại "hung thần", thậm chí còn gọi đích danh là "tên sát nhân"?


Số là đầu tháng 2 năm 1967, đại diện Mỹ ở Mát-xcơ-va xin gặp đại diện của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và trao thư tay của Tổng thống Giôn-xơn gởi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phụ lục VII và VIII: Thư của Tổng thống Giôn-xơn gởi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Ngày 15 tháng 2, thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đại diện nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trao cho đại diện Mỹ (Phụ lục VII và VIII: Thư của Tổng thống Giôn-xơn gởi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh).


Chỉ cần đọc qua một lần cũng đủ thấy là nội dung hai bức thư chứa đựng những lập trường và quan điểm hoàn toàn đối kháng.

Một bên, Việt Nam, là chân lý, chính nghĩa và đạo lý.

Còn một bên, Mỹ, là phi lý, phi nghĩa và phi nhân.

Liền sau khi hai bức thư được Hà Nội công bố, bộ máy tuyên truyền của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ vội vã mở chiến dịch bịa đặt và xuyên tạc mà chắc là họ đã dự kiến và chuẩn bị từ trước, đặc biệt là tung ra luận điệu nham hiểm cho rằng việc Hà Nội công bố hai bức thư đã làm hỏng một con đường "quí báu" mà hai bên đáng lẽ phải dùng để đàm phán và "giải quyết toàn bộ cuộc chiến tranh". Đồng thời, Tổng thống Giôn-xơn không ngớt rêu rao Mỹ đã có "25 cố gắng hòa bình", song không một lần nào đã được phía Việt Nam dân chủ cộng hòa đáp ứng. Nói một cách khác, chiến tranh còn kéo dài là do phía Việt Nam dân chủ cộng hòa chứ không phải là do phía Mỹ!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2021, 02:56:06 pm »

Trước tình hình trên đây, ngày 10 tháng 4, tôi đã trả lời một số câu hỏi phỏng vấn của Đài truyền hình và phát thanh Ca-na-đa:

Hỏi: Tại sao Hà Nội lại đi công bố thư trao đổi giữa Tổng thống Giôn-xơn và Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Đáp: Lý do thật đơn giản. Suốt hai năm qua, các nhà cầm quyền Mỹ không ngừng nhai lại những luận điệu dối trá về "ý muốn hòa bình và thương lượng" của họ, ngay cả trong khi họ họp Hội đồng chiến tranh ở đảo Guam. Chính thượng nghị sĩ Phun-brai (Fulbright), Chủ tịch Ủy ban ngoại giao của Thượng nghị viện Mỹ đã lên tiếng tố cáo Tổng thống Giôn-xơn đến đảo Guam không phải để tìm một giải pháp hòa bình mà để tìm một chiến thắng quân sự nhằm bắt Hà Nội đầu hàng, bằng cách tàn sát càng nhiều người bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu! Mặt khác, để mọi người, đặc biệt la nhân dân Mỹ, yên tâm chờ đợi, bộ máy tuyên truyền đầu độc của Mỹ thỉnh thoảng lại tung ra những tin hoàn toàn bịa đặt về "những tiếp xúc có thể xảy ra" giữa Oa-sinh-tơ và Hà Nội.

Cho nên, vì mục đích đưa ra ánh sáng những thủ đoạn bịp bợm đó và vạch cho dư luận thế giới thấy rõ những ý đồ thực sự và những mục tiêu thực sự của Mỹ ở Việt Nam mà những bức thư đã được công bố.


Hỏi: Bây giờ, ông có thể cho biết về thái độ của Tổng thống Giôn-xơn trong "cử chỉ" của ông ta?

Đáp: Được! Nếu ông muốn, tôi sẽ nói về "cử chỉ" của Tổng thống Giôn-xơn.

Trước hết, hãy đặt "cử chỉ" đó trở lại trong bối cảnh của nó.

Ngày 8 tháng 2, đại diện Mỹ ở Mát-xcơ-va xin gặp đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đã trao một bức thư của Tổng thống Giôn-xơn gởi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vài ngày sau, bằng "hành động kéo dài việc ngưng ném bom", Mỹ tự ý định một thời hạn để chờ Hà Nội "trả lời".

Ngày 15 tháng 2, đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trao cho đại diện Mỹ thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Song, ngày hôm trước, 14-2, Tổng thống Giôn-xơn đã tự cho rằng ông ta không "chờ" được nữa, đã tự ý ra lịnh ném bom bắn phá lại miền Bắc và cũng đã quyết định "tiếp tục toàn bộ chiến sự".

Từ những sự kiện trên đây, cần rút ra hai điểm trong cái gọi là "cử chỉ" của Tổng thống Mỹ.

Một là: "kéo dài ngưng ném bom", đồng thời tự ý định một thời hạn để chờ "trả lời", đó chẳng phải là một tối hậu thư hay sao? Dù sao đi nữa, người ta cũng có đầy đủ lý do để nghĩ rằng Tổng thống Giôn-xơn đòi chúng tôi chấp nhận mà không bàn cãi điều kiện đàm phán của Mỹ, bằng cách đe dọa ném bom bắn phá trở lại và ông ta đã làm đúng như vậy!

Hai là: Trước khi nhận được thư trả lời - thời gian chờ đợi không quá một tuần lễ - Tổng thống Mỹ đã ra lịn ném bom bắn phá trở lại và "tiếp tục toàn bộ chiến sự".

Rõ ràng mục đích của Mỹ không phải là "chấm dứt cuộc xung đột ở Việt Nam" như Tổng thống Giôn-xơn đã nói mà chỉ nhằm tạo ra một cái cớ để Mỹ tiếp tục chiến tranh. Ý nghĩa của cái gọi là "cử chỉ" của Tổng thống Mỹ là như thế đấy!


Hỏi: Chính phủ Mỹ nói đã có "25 cố gắng hòa bình" ông nghĩ thế nào?

Đáp: Như ông biết, đó chỉ là những điệu hát đã nhàm tai! "Đàm phán không điều kiện tiên quyết", có nghĩa là bắt chúng tôi phải đàm phán dưới bom, "ngừng ném bom có điều kiện" và đòi chúng tôi phải "xuống thang quân sự ở miền Nam", tức đòi nhân dân máy bay chấp nhận sự đầu hàng từng bước; còn ngừng bắn", tức là đòi nhân dân miền Nam từ bỏ cuộc chiến đấu trong lúc một đạo quân viễn chinh Mỹ trên 400.000 tên vấn tiếp tục chiếm đóng miền Nam.

Vậy chúng tôi có thể nói: "25 cố gắng hòa bình" của Tổng thống Giôn-xơn trên thực tế đã chuẩn bị cho 25 cố gắng chiến tranh và "Năm lần tạm ngừng ném bom" cũng đã chuẩn bị cho việc leo thêm năm nấc thang chiến tranh mới.


Hỏi: Đề nghị ông nói về nội dung thông điệp của Tổng thống Giôn-xơn. Ông nghĩ gì về bức thông điệp đó, ông có những lý lẽ nào?

Đáp: Lý lẽ duy nhứt của chúng tôi là chân lý, và sức mạnh của chúng tôi là do chúng tôi có chính nghĩa.

Tổng thống Giôn-xơn bắt đầu bức thư bằng cách viện có rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh và ông ta sẽ bị "lịch sử nghiêm khắc phê phán", vì "cả hai chúng ta đều có nghĩa vụ nặng nề là phải nghiêm chỉnh tìm con đường dẫn tới hòa bình".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đáp lại: "Chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam thì con đường đưa đến hòa bình ở Việt Nam là Mỹ phải chấm dứt xâm lược".

Vả lại, điều rất hiển nhiên là người ta không thể nào tìm ra được một giải pháp đúng đắn cho vấn đề Việt Nam, nếu người ta không có một sự phân biệt rõ ràng giữa kẻ xâm lược là Mỹ, và người bị xâm lược là Việt Nam và nếu người ta không xác định trách nhiệm duy nhứt trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là trách nhiệm của Mỹ.

Ngoài ra, Tổng thống Giôn-xơn còn nói ông ta xót xa về "số người chết và bị thương", về "tài sản bị phá hoại" và về "sự đau khổ của con người". Vậy, người ta phải tự hỏi: "Kẻ nào đã phạm tội ác ở Việt Nam?" Chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh ở Việt Nam chứ không phải Việt Nam đã gây ra chiến tranh ở Mỹ.


Hỏi: Tôi nghĩ rằng vấn đề chủ yếu nhứt mà đó cũng là nội dung chính của bức thư của Tổng thống Giôn-xơn, là vấn đề ngừng ném bom. Ông nghĩ thế nào?

Đáp: Vâng, cho đến bây giờ, ai ai cũng biết là Tổng thống Giôn-xơn tiếp tục bác bỏ sáng kiến hòa bình ngày 28 tháng 1 của chúng tôi, tiếp tục bác bỏ tất cả những lời kêu gọi đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam. Song, lý lẽ dối trá nhứt, chính là lý lẽ mà ông ta đã nêu lên trong thư và dựa vào đó để tiếp tục những cuộc ném bom. Ông hãy nghe rõ! Tổng thống Giôn-xơn nói như thế này: "Việc ngừng ném bom sẽ gây nên sự bàn tán tiến hành và sẽ phương hại đến tính chất không chính thức và bí mật của những cuộc thảo luận đó". Nói một cách khác, trong tình hình đó, cuộc thảo luận nào cũng sẽ thất bại! Tất nhiên, không ai hiểu tại sao cả. Còn Tổng thống Mỹ thì đương nhiên kết luận: Như vậy, chính vì lợi ích của những cuộc thảo luận, chúng tôi phải tiếp tục ném bom các ông.

Ông có thể cho lời ngụy biện đó là nghiêm chỉnh hay sao?
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM