Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:29:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật  (Đọc 4175 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2021, 10:35:46 am »

IX. Lập trường 4 điểm của Việt Nam dân chủ cộng hòa

1. Xác nhận những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhứt và toàn vẹn lãnh thổ. Theo đúng Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính phủ Mỹ phải rút quân đội, nhân viên quân sự và các loại vũ khí ra khỏi miền Nam Việt Nam; triệt để phá những căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam, xóa bỏ "Liên minh quân sự với miền Nam". Chính phủ Mỹ phải đình chỉ hành động chiến tranh đối với miền Bắc, phải hoàn toàn chấm dứt mọi hành động xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

2. Trong lúc chờ đợi thực hiện hòa bình thống nhứt nước Việt Nam, trong lúc còn tạm thời chia làm hai miền, thì phải triệt để tôn trọng những điều khoản quân sự của Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam, như: hai miền đều không có liên minh quân sự với nước ngoài, không có căn cứ quân sự, quân đội và nhân viên quân sự nước ngoài trên đất mình.

3. Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo cương lĩnh chính trị của Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN, không có sự can thiệp của nước ngoài.

4. Việc thực hiện hòa bình thống nhứt nước Việt Nam do nhân dân Việt Nam ở hai miền tự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.
   

Đề nghị 3 điểm của Tổng thư ký Liên hợp quốc (Thant)

1. Ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam.

2. Giảm đáng kể các hoạt động quân sự của tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam.

3. Phải có sự tham gia của Mặt trận dân tộc giải phóng trong bất cứ một việc giải quyết hòa bình nào.


Lập trường 14 điểm của Tổng thống Giôn-xơn:

1. Mỹ chấp nhận Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và 1962 như là những cơ sở "đủ tốt" cho việc đàm phán.

2. Mỹ sẽ hoan nghênh một cuộc hội nghị về Đông Nam Á hoặc bất cứ một khu vực nào của châu Á.

3. Mỹ sẵn sàng tiến hành những cuộc đàm phán không điều kiện.

4. Mỹ sẵn sàng, nếu Hà Nội muốn, tiến hành các cuộc thảo luận không chính thức (informal) và không điều kiện.

5. Một cuộc ngưng bắn có thể là điểm đầu tiên của hội nghị hòa bình, hoặc bước chuẩn bị cho một hội nghị hòa bình, hoặc bước chuẩn bị cho một hội nghị như vậy.

6. Mỹ sẵn sàng thảo luận chương trình 4 điểm của miền Bắc Việt Nam.

7. Mỹ không muốn có căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.

8. Mỹ không muốn sự có mặt về quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

9. Ủng hộ tuyển cử tự do.

10. Việc thống nhất hai nước Việt Nam có thể được quyết định bằng sự tự do quyết định của nhân dân hai nước.

11. Các nước Đông Nam Á có thể là không liên kết hoặc trung lập, Mỹ không muốn có đồng minh mới.

12. Mỹ sẵn sàng đóng góp 1 tỷ đô-la cho chương trình phát triển khu vực mà Bắc Việt Nam có thể tham gia.

13. Việt cộng sẽ không có khó khăn gì trong việc trình bày quan điểm của họ tại một hội nghị sau khi chiến sự chấm dứt.

14. Việc ném bom sẽ được chấm dứt nếu những gì xảy ra sau đó sẽ được công bố.


Thư của hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích gởi cho Kít-xin-giơ tháng 11 năm 1967, có những đoạn sau đây:

... mục tiêu hạn chế tỏ ra là có thể đạt được sau những thảo luận tại cuộc họp của Pất-oát-sơ, thế mà, đến nay, mục tiêu đó vẫn chưa đạt được. Tại sao?

Bản thân chúng tôi khởi đầu đã phạm một sai lầm vì nghĩ rằng "sự chấm dứt không điều kiện việc ném bom" như chính phủ Hà Nội nói, là "một điều kiện" có thể thương lượng được - chí ít cũng có thể được hiểu theo một cách nào đó dưới ánh sáng của một lời chú giải tinh tế. Chúng tôi đã mất quá nhiều thì giờ mới hiểu được - và làm cho ông hiểu được - rằng điều đã được nói với chúng ta từ 25 tháng 7: không điều kiện có nghĩa là, theo tinh thần của những người đã trình bày nó - không có một điều kiện nào. Thí dụ: một thời hạn ngừng ném bom là một điều kiện; mong muốn rằng việc ngừng ném bom sẽ được tiếp theo bằng những cuộc nói chuyện có hiệu quả là một điều kiện được biểu thị bằng chữ có hiệu quả, v.v...

Chúng tôi nghĩ - và chúng tôi cần nói lên rõ ràng - rằng nhà cầm quyền của ông phạm sai lầm lớn nhứt, có lẽ sai lầm đó làm cho sự hoạt động của chúng tôi không đạt một kết quả nào, bằng việc liên tiếp ném bom chiếc cầu và thành phố Hà Nội ngày 15 tháng 8 và những ngày 21, 22, 23 tháng 8 trong khi, qua con đường của ông, ngày 17 tháng 8 chính phủ Mỹ yêu cầu chúng tôi chuyển thông điệp đã được thảo ra sau khi tôi từ Hà Nội trở về. Chúng tôi không có cách nào làm cho người Việt Nam hiểu rằng sự trùng hợp của hai sự tiến triển, sự leo thang mới và nghiêm trọng bằng việc ném bom đánh phá lần này thủ đô của họ và việc gởi một thông điệp tìm con đường thương lượng, là ngẫu nhiên. Và, thành thật mà nói, ông Hen-ri thân mến, thật khó mà tin như vậy, khi báo chí về phần họ, cũng như chúng ta về phần chúng ta, đều chỉ rõ rằng hai chuyến giao hàng đều do một người gởi - nếu ông cho phép tôi gọi người đứng đầu nước ông như thế!

Sau những sự can thiệp của ông, một khi Hà Nội được loại ra khỏi danh sách các mục tiêu ném bom - chúng tôi mong Hà Nội sẽ vĩnh viễn không bị ném bom nữa - thì những cuộc ném bom lại tăng cường đánh phá Hải Phòng, trong lúc chúng tôi và ông đang tìm cách xác định rõ thêm những con đường đưa tới thương lượng.

Không một thông điệp nào mà ông nhờ chúng tôi chuyển giao đã nói lên hiện tình của những cuộc ném bom mà chỉ những bình luận của ông mới nói đến mà thôi. Trái lại, những thông điệp nhận được của Hà Nội đều nói đến và nhấn mạnh sự trùng hợp đó.

... Thật vậy, những thông điệp mà chúng tôi chuyển có thể, hoặc là một sự mong muốn thành thật đi tơi thương lượng, hoặc là những tư liệu của một hồ sơ được chuẩn bị để đưa ra cho dư luận Mỹ.


Thư Mạc-cô-vích gởi Kít-xin-giơ đề ngày 15-12-1967

Phía Việt Nam: Chúng tôi được tiếp ở Hà Nội hồi tháng 7 và chúng tôi đã có được tất cả những cuộc tiếp xúc mong muốn trong hai tháng, cho đến giữa tháng 10. Với tiền lệ của vụ Ma-ri-gôn, việc chấp nhận những cuộc tiếp xúc là một cử chỉ thiện chí hiển nhiên, có ý nghĩa hơn là tôi đã nghĩ và tôi không thấy một biểu hiện nào khác có giá trị hơn. Nhiều lần, ông Mai Văn Bộ có nói với chúng tôi về trò hai mặt...

Phía Mỹ: ... Việc ông Mắc Na-ma-ra ra đi - nếu chúng tôi không hiểu nhầm - là một dấu hiệu chắc chắn của cuộc đấu tranh khuynh hướng và cũng nói lên sự chọn lựa của người có trách nhiệm chính. Trong bối cảnh như thế, ông phải có lý do vững chắc mới duy trì được chút hy vọng nào đó. Việc duy trì con đường tiếp xúc này trong hai tháng trời, trong những điều kiện như thế, đã làm tiêu tan mọi hy vọng của bên này cũng như bên kia. Nếu tôi được biết có vụ Ma-ri-gôn chắc là tôi đã từ chối tiếp tục từ cuối tháng 8.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM